• Thông báo

    • Bá Kiến®

      Nội quy Lý Học Plaza

      Nội quy này là bản mở rộng Nội Quy - Quy định của Diễn đàn. Khi tham gia mua bán, các thành viên phải tuân theo những quy định sau: Tiêu đề bài viết: Bao gồm: Chỉ dẫn địa lý, Loại hình Mua/Bán, Thông tin mua bán.
      Chỉ dẫn địa lý: Tỉnh/thành nơi mua bán. Hoặc sử dụng định nghĩa có sẵn:TQ: Toàn quốc
      HCM: TP Hồ Chí Minh
      HN: Hà Nội
      [*]Ví dụ: HCM - Bán Vòng tay Hổ Phách ​Nội dung bài viết: Mô tả chi tiết sản phẩm mua/bán
      Bắt buộc phải có thông tin liên lạc, giá Mua/Bán
      Bài mới đăng chỉ được phép up sau 03 ngày.
      Thời gian up bài cho phép: 01 ngày 01 lần.
      Các hành vi vi phạm nội quy này sẽ bị xóa bài hoặc khóa tài khoản mà không cần báo trước.

Leaderboard


Popular Content

Showing most liked content on 16/02/2013 in Bài viết

  1. Lộ diện quốc gia giúp Triều Tiên thử hạt nhân Cập nhật lúc 13:43, 16/02/2013 (ĐVO)- Vụ thử hạt nhân thứ ba của Triều Triên đang khiến cả Mỹ và Hàn Quốc đau đầu. Dù đã ngay lập tức cử tàu chiến, máy bay trinh sát thu thập số liệu, song Hàn Quốc vẫn bó tay trong việc xác định bản chất vụ nổ. Tuy nhiên, những phát hiện mới đây đang dần hé lộ công nghệ cũng như quốc gia giúp Triều Tiên tiến hành vụ thử này. Triều Tiên chuẩn bị thử tên lửa loại lớn hơn? Tập trận chằng chéo và nỗi bất hạnh châu Á Nhật lần đầu sử dụng Osprey trong tập trận chung Đáp trả Triều Tiên, Hàn Quốc trình làng tên lửa hành trình Hàn Quốc bó tay Ngay sau khi phát hiện “chấn động địa chất nhân tạo” ở Triều Tiên, Hàn Quốc đã điều các tàu chiến và máy bay trinh sát được trang bị các thiết bị dò tìm có độ nhạy cao nhằm tìm kiếm và thu thập mọi dấu tích của chất phóng xạ. Nhưng cho tới 2 ngày sau vụ nổ (14/2), Ủy ban An ninh và An toàn hạt nhân Hàn Quốc thừa nhận dù đã phân tích 8 loại mẫu thu thập từ đất, nước biển và không khí nhưng "chưa phát hiện thấy đồng vị phóng xạ nào". Tuyên bố này đồng nghĩa với việc Hàn Quốc vẫn chưa thể biết liệu Triều Tiên đã sử dụng plutoni hay urani trong vụ thử hạt nhân mới nhất. Địa điểm thử hạt nhân lần thứ ba của Triều Tiên Theo giới phân tích, một trong những mối quan tâm hàng đầu của thế giới sau khi Triều Tiên thử hạt nhân là xác định chính xác bản chất và quy mô vụ thử để từ đó xác định mức độ công nghệ mà chương trình hạt nhân của Bình Nhưỡng đã đạt được. Giới chuyên gia rất muốn biết phải chăng Triều Tiên đã chuyển từ plutoni (vốn được sử dụng trong các vụ thử năm 2006 và 2009) sang urani làm giàu ở mức độ cao. Các số liệu địa chấn cho thấy sức công phá của vụ thử vào khoảng 6.000-7.000 tấn thuốc nổ TNT (6-7 kiloton). Tuy nhiên, do vụ thử của Triều Tiên được thực hiện dưới hầm ngầm nên nhiều khả năng đã được khống chế tốt và không để thoát phóng xạ ra ngoài. Điều này đã khiến Hàn Quốc không thể xác định được Triều Tiên đã dùng plutoni hay urani cũng như công nghệ trong vụ thử. Dấu ấn Pakistan Dù chưa thể xác định chính xác bản chất vụ nổ, song việc phân tích các hình ảnh vệ tinh khu vực bãi thử cũng như quá trình phát triển hạt nhân của Triều Tiên đang hé lộ nhiều điều. Các hình ảnh vệ tinh chụp bãi thử Pungye-ri mà Triều Tiên vừa sử dụng cho vụ thử hạt nhân thứ 3 cho thấy có các đường hầm mới được đào ở phía Nam của đường hầm từng được sử dụng cho hai vụ thử trước đó. Theo các chuyên gia Mỹ, đây là lần đầu tiên Triều Tiên sử dụng đường hầm mới ở phía Nam bãi thử. Trong khi đó, Bộ trưởng Quốc phòng Hàn Quốc Kim Kwan-jin ngày 12/2 cho rằng có thể Bình Nhưỡng đã sử dụng đường hầm phía Tây trong vụ thử lần này. Nhưng các phân tích logic cho thấy nhiều khả năng Triều Tiên đã sử dụng đường hầm phía Nam. Đường hầm này được khởi công từ năm 2009, ngay sau vụ thử thứ hai. Ông Siegfried S. Hecker, cựu Giám đốc Viện Nghiên cứu Los Alamos của Mỹ (nơi chế tạo ra quả bom nguyên tử đầu tiên trên thế giới) cho rằng có nhiều dấu hiệu chứng tỏ Triều Tiên học hỏi công nghệ thử hạt nhân từ Pakistan. Sau khi Pakistan thực hiện vụ thử hạt nhân ngầm năm 1998, các cuốn hồi ký của nhiều nhân vật liên quan công việc này đã tiết lộ thông tin tổng quát về việc đào đường hầm. Điều đáng nói là liệu Triều Tiên có trực tiếp tiếp cận sơ đồ thiết kế của Pakistan hay chỉ bắt chước công nghệ đào hầm thử hạt nhân từ những thông tin công khai. Lịch sử cho thấy có thể Triều Tiên đã được phép tiếp cận trực tiếp với các tài liệu của Pakistan. Pakistan từng nhập tên lửa đạn đạo tầm trung Nodong của Triều Tiên để triển khai cho tên lửa Ghauri có thể mang đầu đạn hạt nhân của nước này. Đổi lại, nhiều khả năng Pakistan đã chuyển sơ đồ thiết kế đầu đạn cũng như sơ đồ thiết kế đường hầm thử hạt nhân cho Triều Tiên. Tên lửa Nodong của Triều Tiên Bên cạnh đó, thời gian tiến hành vụ thử của Triều Tiên có nhiều nét tương đồng với Pakistan. Trên thực tế, Bình Nhưỡng chỉ mất khoảng 2 tuần để thực hiện kế hoạch thử hạt nhân lần ba kể từ khi giới lãnh đạo nước này ra quyết định. Ngày 17/1, nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un “khẳng định quyết tâm thực hiện biện pháp quan trọng” thì chỉ 16 ngày sau (12/2), Triều Tiên đã tiến hành vụ thử hạt nhân lần thứ ba. Trong trường hợp của Pakistan năm 1998 cũng tương tự. Chỉ hơn nửa tháng sau khi Ấn Độ liên tiếp thử hạt nhân ngầm thành công (vào các ngày 11 và 13/5/1998), Pakistan đã đáp trả bằng vụ thử hạt nhân ngầm thành công đầu tiên vào ngày 30 cùng tháng. Plutoni hay urani Một trong những vấn đề được quan tâm là Triều Tiên đã sử dụng plutoni hay urani trong vụ thử hạt nhân thứ ba. Trong các vụ thử hạt nhân năm 2006 và 2009, Triều Tiên đã sử dụng plutoni. Năm 2006, quy mô vụ nổ hạt nhân chưa tới 1 kiloton. Vụ nổ plutoni thường được sử dụng trong các vụ thử hạt nhân ban đầu với quy mô nhỏ do các vụ nổ có quy mô từ 5-20 kiloton thường phát sinh các vấn đề bất ổn đối với thiết bị nổ. Quy mô vụ thử năm 2009 vẫn chưa được xác định cụ thể. Nga cho rằng vụ nổ vào khoảng 10-20 kiloton trong khi Mỹ lại dự đoán là chỉ khoảng 2 kiloton. Số lượng plutoni được sử dụng năm 2006 ước tính 5-6 kg, trong khi hiện vẫn chưa xác định được số lượng plutoni trong vụ thử năm 2009. Bộ Quốc phòng Hàn Quốc cho rằng sau 2 lần thử, Bắc Triều Tiên đang sở hữu plutoni tương đương với trên 6 vũ khí hạt nhân. Triều Tiên ăn mừng thành công vụ thử hạt nhân lần thứ ba hôm 15/2 Nhiều nguồn tin cho thấy Triều Tiên đã bắt đầu thử hạt nhân ngay sau Chiến tranh Triều Tiên (1950-1953). Mục tiêu ban đầu của Bình Nhưỡng là phát triển vũ khí hạt nhân với Plutoni, loại chất phóng xạ có thể dễ dàng được sử dụng dựa trên nền tảng công nghệ hạt nhân của Liên Xô. Với loại plutoni, từ năm 1956, Triều Tiên đã cử kỹ thuật viên tới Liên Xô học tập. Năm 1965, Triều Tiên bắt đầu vận hành lò phản ứng hạt nhân dùng cho nghiên cứu tại tổ hợp Yongbyon. Tháng 5/1994, Triều Tiên đã sở hữu khoảng 8.000 thanh nhiên liệu đã qua sử dụng và hoàn tất quá trình tái xử lý số thanh nhiên liệu này đến tháng 6/2003 và chiết xuất được plutoni. Theo Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế (CSIS) của Mỹ, Triều Tiên đã chiết xuất được khoảng 20-53 kg plutoni, tương đương với số lượng dùng cho 4-13 vũ khí hạt nhân. Nhưng bất ngờ là năm 2008, Triều Tiên đã dỡ bỏ tháp làm lạnh plutoni sau khi Mỹ xem xét rút nước này khỏi danh sách các nước tài trợ khủng bố. Triều Tiên dừng sản xuất plutoni có thể do nước này đã chuyển sang sản xuất urani làm giàu ở cấp độ cao và đã sử dụng trong vụ thử hạt nhân lần thứ ba hôm 12/2 vừa qua. Bên trong cơ sở hạt nhân Yongbyon Mặt khác, giới chuyên gia cũng cho rằng Triều Tiên đã bắt tay vào làm giàu urani từ nửa cuối thập niên 1980. Đến giữa thập niên 1990, Triều Tiên còn tiếp cận được với công nghệ làm giàu urani của Tiến sĩ Abdul Qadeer Khan của Pakistan và cũng đã nhập khẩu thành công các máy li tâm. Năm 2010, Triều Tiên thậm chí còn cho ông Siegfried S. Hecke, cựu Giám đốc Viện Nghiên cứu Los Alamos, tham quan bên ngoài cơ sở làm giàu urani tại tổ hợp Yongbyon. Triều Tiên khi đó tuyên bố nước này sở hữu 2.000 máy li tâm. Mỹ và Hàn Quốc cho rằng Triều Tiên còn đặt nhiều máy li tâm khác ngoài Yongbyon. Vào tháng 5/2012, hãng thông tấn AFP còn dẫn lời các chuyên gia cho rằng Triều Tiên đủ khả năng sản xuất được 40 kg urani làm giàu ở cấp độ cao mỗi năm với 2.000 máy li tâm này. Với tốc độ như vậy, Triều Tiên nhiều khả năng đang sở hữu 3-6 vũ khí hạt nhân sử dụng urani. Đông Triều =================== Sẽ còn nhiều bất ngờ khác diễn biến rất nhanh trong ngay mùa Xuân Quý Tỵ này! Hãy chờ xem!
    4 likes
  2. Để cứu vài con tê giác bị làm thịt vì mục đích phục vụ "phong độ" đại gia trong khoản này. Thiên Sứ tui "cống hiến" cho các đại gia một bài thuốc cực kỳ hiệu nghiệm và nổi tiếng trong lịch sử. Nếu ai đã xem chuyện Kim Bình Mai - một chuyện bị liệt vào hàng "dâm thư" và từng bị cấm vào thời phong kiến, chắc sẽ được biết tới một vị thuốc gọi là "Dâm Dương hoắc". Nghe cái tên đã lùng bùng lỗ tai. Thuốc này rẻ như bèo. Phó thường dân dự khuyết hạng hai như tôi cũng có thể mua ...vài tạ. Một thành viên PTLV đã dùng vị thuốc này theo hướng dẫn của tôi và bà xã cấn bầu ngay sau đó có....một tháng. Tuy nhiên, cái nguy hiểm của dùng vị thuốc này là nếu qúa liều lượng thì rất phiền. Quí vị đại gia nào giảm sút phong độ chỉ cần mua vài lạng Dâm Dương hoắc, về ngâm rượu xâm xấp đủ 9 ngày. Uống mỗi ngày một ly nhỏ vào buổi sáng, bảy ngày liên tiếp. Mỗi tháng chỉ uống không quá một cữ 7 ngày. Không dùng quá ba tháng. Chỉ nên dùng cho người trên 50 tuổi có vấn đề về "phong độ". Còn thấy ổn định không nên lạm dụng. Bản thân tôi không dùng vị thuốc này. Tôi cũng khuyên những ai hay sử dụng trí óc không nên dùng loại thuốc này thường xuyên. Rất dễ "tẩu hỏa nhập ma". Các vị đại gia hãy tha cho mấy con tê giác.
    3 likes
  3. HẬU KIM LONG ĐẰNG PHI. Chỉ có mỗi một cặp Hoành phi, câu đôi mà cũng thành ra lắm chuyện! Vâng! Chuyện này cũng không có gì là lạ - Khi mà "Để giải thích một hiện tượng dù rất nhỏ, cũng phải viện dẫn đến toàn thể lịch sử hình thành vũ trụ". Tất nhiên là so với "toàn thể lịch sử hình thành vũ trụ" thì mấy bài trong topic này là quá sơ sài! Mối liên hệ giữa hiện tượng "Kim Long đằng phi" với các phần tử trong tập hợp của nó, đã được phân tích trên cơ sở Lý học Đông phương, trong các bài viết trên. Nhưng đấy cũng mới chỉ là phân tích một mặt của vấn đề: Khí chất của tập hợp và ảnh hưởng đến nội dung thể hiện trực tiếp của đối câu đối là mô tả sức mạnh của Trung Quốc đối với vấn đề Điếu Ngư với thực tế bản chất của sức mạnh đó. Nhưng căn cứ vào tiêu chí khoa học cho một giả thiết khoa học thì - Nếu - sự phân tích này được coi là đúng - nó phải có khả năng lý giải một cách hợp lý hầu hết những vấn đề liên quan đến nó, có tính nhất quán, hoàn chỉnh, tính hệ thống, tính khách quan, tính quy luật và khả tiên tri. Không thỏa mãn được tiêu chí này thì giả thuyết, hoặc phân tích này sẽ bị coi là sai, hoặc - cùng lắm - là nó chỉ mang tính hợp lý cục bộ. Về mặt lý thuyết thì sự phân tích này - nếu được coi là một sự phân tích đúng - thì nó có thể tỏa ra đến vô tận: Ngược thời gian đến khởi nguyên vũ trụ và tương lai xa thì đến ngày Tận Thế - theo đúng tinh thần của giáo sư Trịnh Xuân Thuận đã nhận định. Chẳng ai có thời gian để làm việc này. Cho nên sự tiếp tục phân tích "Hậu Kim Long đằng phi" theo một hướng khác, chỉ mang tính giới hạn những vấn đề liên quan, nhằm chứng tỏ tính hợp lý và cũng là một minh chứng cho sự xác định của giáo sư Trịnh Xuân Thuận và của Lý Học về mối liên hệ giữa các hiện tượng trong một tập hợp hám chứa nó. Trên cơ sở đã phân tích nội dung hoành phi, qua câu "Xuân trạch Điều ngư", tôi đã xác định rằng: Người Trung Quốc không có mục đích thật sự chiếm đảo Điều Ngư / Senkaku từ sự quản lý của người Nhật. Vậy thì họ nhắm mục đích gì? Để phân tích vấn đề này theo tiêu chí khoa học, cần phải lấy ngay câu chữ trong cặp hoành phi câu đối trên. Điều này thể hiện tính nhất quán, tính hệ thống của giả thuyết này, khi so sánh với tiêu chí khoa học cho một giả thiết khoa học. Không thể căn cứ vào hệ thống phương pháp luận của Lý học để xác định sự việc; rồi sau khi kết luận vấn đề lại lấy lý thuyết toán tập mờ để diễn giải diễn biến tiếp theo của sự việc được. Như vậy là thiếu tính hệ thống, tính nhất quán. Hoặc thí dụ như nghiên cứu về phong thủy trên cơ sở phương pháp luận của hệ thống ADNH, mà lại lấy người nào có sổ đỏ trong ngôi gia để luận trạch mệnh, là thiếu tính hệ thống, tính nhất quán....Đại để vậy. Trên cơ sở này, xem xét hai hình tượng dùng trong đôi cấu đối là "Kim Long" và "Ngân xà" để xét đoán mục đích thật của việc tranh chấp Điều ngư/ Senkaku từ phía Trung Quốc. Chúng ta thấy rằng: Rồng và Rắn về mặt hình tượng là cùng loài. Cùng ra biển Đông Hải để đem lại "Xuân trạch Điều Ngư". Mối liên hệ hình tượng này khiến chúng ta liên tưởng trực tiếp tới Đài Loan. Như vậy, qua hình tượng rồng , rắn của đôi cấu đối Tết, chúng ta có thể kết luận trên cơ sở phân tích Lý học rằng: Người Trung quốc không có mục đích giành Điều Ngư/ Senkaku từ Nhật Bản. Mà họ chỉ lấy làm cái cớ để lôi kéo Đài Loan thực hiện mục đích hợp nhất các vùng lãnh thổ của Trung quốc. Tất nhiên vấn đề còn nhiều và hoàn toàn - Về phương diện Lý học - có thể phân tích sâu về mọi hiện tượng liên quan, mà chỉ cần qua những hình tượng của cặp câu đối, hoành phi này. Nhưng tạm dừng ở đây. Đây là một thí dụ theo phương pháp ứng dụng của tôi để anh chị em tham khảo phương pháp phân tích của Lý học và cách liên hệ so sánh đối chiếu với chuẩn là tiêu chí khoa học và các nguyên lý tri thức khoa học hiện đại. Cảm ơn sự quan tâm của anh chị em. . .
    2 likes
  4. Màu thời gian' trong ảnh Nguyễn Quốc Dũng Họa sĩ, nhiếp ảnh gia Nguyễn Quốc Dũng đánh thức những vẻ đẹp rất xưa trong loạt ảnh tham gia triển lãm "Màu thời gian" của mình. Triển lãm ảnh "Màu thời gian" của họa sĩ, nhiếp ảnh gia Nguyễn Quốc Dũng khai mạc ngày 17/2 tại 66 Nguyễn Thái Học, Hà Nội. Những cô gái chân trần, những tà áo trắng, khung cửa, vệt nắng... gợi nhớ hình ảnh của thời xưa cũ. Ảnh của anh như tranh, như được tạo ra từ phút thăng hoa không chút trần tục. Thiếu nữ trong ảnh Nguyễn Quốc Dũng hiện lên với vẻ tinh khiết, nồng nàn... Có những bức ảnh như một giấc mơ. Đỗ Hương
    2 likes
  5. " Chúc bạn có đủ hạnh phúc để được dịu dàng.Đủ từng trải để được mạnh mẽ. Đủ nỗi buồn để biết cảm thông. Đủ hy vọng để biết hạnh phúc."- Hãy đến nơi bạn thích. Hãy trở thành người bạn muốn. Bởi lẽ bạn chỉ có 1 cuộc đời và một cơ hội thực hiện tất cả những gì bạn mong mỏi. Chúc bạn có đủ cam đảm"...
    2 likes
  6. Thời gian vừa qua, Ban Quản Trị diễn đàn nhận được nhiều yêu cầu xóa Chủ đề/Bài viết của các thành viên. Chúng tôi xin trả lời về vấn đề này như sau: Quản trị diễn đàn không xóa Chủ đề/Bài viết nếu Không vi phạm quy định của diễn đàn hoặc Không có chỉ đạo bằng văn bản của Ban giám đốc Trung Tâm Nghiên Cứu Lý Học Đông Phương Chủ đề/Bài viết trên diễn đàn là sự tự nguyện của chủ thể ( người gửi ) và chịu trách nhiệm về thông tin mà mình cung cấp, đồng thời là sự đóng góp tâm huyết của các thành viên khác khi tham gia thảo luận, tư vấn, và hướng dẫn... Chúng tôi tôn trọng những sự đóng góp này và mong rằng các thành viên cũng thể hiện sự tôn trong đối với những công sức đóng góp đó. Trong trường hợp nội dung Chủ đề/Bài viết là các thông tin thực sự nhạy cảm, ảnh hưởng đến cá nhân hoặc các lý do khác... Yêu cầu phải được thể hiện bằng văn bản với các thông tin sau:Ngoài bì thư ghi rõ: Yêu cầu/ Đề nghị sử lý nội dung Gửi về: Trung Tâm Nghiên Cứu Lý Học Đông Phương Địa chỉ: A75/6F/14 Bạch Đằng, Phường 2, Quận Tân Bình, Tp HCM Thông tin cần cung cấp bằng văn bản: Đơn đề nghị xóa chủ đề/bài viết trên diễn đàn Lý Học Đông Phương (Nêu rõ lý do), đường dẫn (url) đến bài viết/chủ đề yêu cầu xóa Bản sao Chứng Minh Nhân Dân ( Có công chứng - thời hạn dưới 03 tháng) Chứng thực thông tin sở hữu tài khoản hợp pháp bao gồm:- Tên truy cập diễn đàn ( username ) - Địa chỉ email đăng ký Cam kết chứng thực các thông tin trên và chịu trách nhiệm trước pháp luật nếu có bất kỳ vấn đề liên quan đến pháp luật phát sinh. Một (01) phong bì có dãn sẵn tem, ghi sẵn địa chỉ liên hệ của bạn. Trung Tâm Nghiên Cứu Lý Học Đông Phương sẽ gửi kết quả sử lý thông tin theo yêu cầu của bạn về địa chỉ này. Chú ý: Ngoài những thông tin trên. Trung Tâm Nghiên Cứu Lý Học Đông Phương, Ban Quản Trị, Quản Trị Kỹ Thuật: Không yêu cầu bạn phải cung cấp thông tin đăng nhập tài khoản của bạn (bao gồm username, password - mật khẩu, địa chỉ email, thông tin cá nhân) qua bất kỳ hình thức nào khác (như gửi tin nhắn, hỏi qua email...)Ban Quản Trị diễn đàn không sử lý trường hợp nhờ xóa hộ bài viết của người khác.
    2 likes
  7. Gần đây, vào tháng 5 năm 2011, 2 học giả người Mỹ tên Peter Navarro và Greg Autry đã xuất bản cuốn sách "Death by China" -" Chết dưới tay Trung QUốc". Quyển sách bóc mẽ rất nhiều trò xấu từ kinh tế, hàng hóa, quân sự, ngoại giao... cúa giới lãnh đạo hiện tại Trung Quốc. Cháu có đọc sơ qua bản dịch và cảm giác sau khi đọc xong là........hết dám xài đồ Trung Quốc. Đọc xong ngẫm nghĩ không biết sao cuốn sách ra đời vào thời điểm này? Hay anh cao bồi đang chuẩn bị dư luận trước để đập anh Tàu? Nếu đúng có lẽ anh cao bồi đã rút ra bài học sau cuộc chiến Việt Nam...hihi, "chính danh" trước cái đã........ ngày mùng 6 tết bên Nga xảy ra hiện tượng mưa sao băng kì lạ ( http://tuoitre.vn/giao-duc/khoa-hoc/533998/mien-trung-nga-nao-loan-vi-mua-sao-bang.html ) , không biết có điềm gì đây không nữa..........
    2 likes
  8. Mỹ thử tên lửa đánh chặn nhằm “dằn mặt” Triều Tiên và Trung Quốc Thứ sáu 15/02/2013 17:00 Tờ TaipeiTimes ngày 15/2 dẫn lời ông Rick Fisher - cộng tác viên cao cấp của Trung tâm chiến lược và đánh giá quốc tế (IASC) - cho biết: Mỹ đã thử nghiệm thành công hệ thống đánh chặn tên lửa đạn đạo tầm trung trên Thái Bình Dương, gần quần đảo Hawaii. Đây là lời đáp trả của Washington trước vụ thử lửa thứ ba của Triều Tiên cũng như những hành động gây hấn của Trung Quốc trên Biển Đông và Hoa Đông trong thời gian gần đây. Ảnh minh họa. Theo đó, ngày 13/2/2013, Mỹ đã thử nghiệm thành công hệ thống Phòng thủ Tên lửa Đạn đạo (BMD) Aegis có khả năng đánh chặn các loại tên lửa đạn đạo tầm trung trên Thái Bình Dương. Mục tiêu được phóng từ hòn đảo Kauai, Hawaii. Vụ thử nghiệm này diễn ra ngay sau khi Triều Tiên tuyên bố tiến hành vụ thử hạt nhân thứ ba vào một ngày trước đó. Đồng thời, theo ông Rick Fisher, hành động này của Mỹ cũng nhắm tới Trung Quốc khi nước này liên tục có những động thái khó lường trong việc xây dựng các hệ thống tên lửa. Đây là lần thử nghiệm thành công thứ 24 trong tổng số 30 lần hệ thống được kích hoạt từ năm 2002. Ông Fisher còn cho biết: “Khả năng phòng thủ tên lửa của Mỹ liên quan chặt chẽ đến an ninh của Đài Loan, Nhật Bản và Hàn Quốc. Bởi nó sẽ góp phần răn đe Triều Tiên và Trung Quốc trong việc phát triển các loại tên lửa mang đầu đạn hạt nhân”. Không lâu sau vụ thử nghiệm, Bộ Quốc phòng Mỹ cũng đưa hệ thống theo dõi mục tiêu trên quỹ đạo vào hoạt động nhằm tăng cường tính chủ động trước khả năng có thể xảy ra một cuộc chiến trong tương lai. Trước đó, ngày 27/6/2012, Mỹ cũng đã sử dụng tên lửa đánh chặn mới loại Raytheon để bắn hạ thành công tên lửa đạn đạo ngoài khơi Hawaii trong khuôn khổ của cuộc thử nghiệm hệ thống lá chắn tên lửa tiên tiến nhằm đối phó với Triều Tiên và Iran. Đây là lần thử nghiệm thành công thứ 2 liên tiếp của hệ thống phòng thủ trên chiến hạm lớp Ticonderoga - USS Lake Erie được thiết kế có thể đánh chặn tên lửa SM-3 Block IB. Bấm vào đây để viết bình luận - Bấm xem tất cả bình luận hay Chí Đăng/Songmoi.vn ================ Trong chiến tranh hiện đại và với một tương lai gần thì quân đội nước nào phòng thủ chắc, chính là đội quân chiến thắng. Bởi vì vũ khí tấn công hiện nay - chỉ cần một nửa trong số đó - đủ xóa sổ toàn bộ sự sống trên địa cầu với hàng ngàn đầu đạn hạt nhân. Đó là lý do mà mỗi khi hệ thống phòng thủ tên lửa của NATO kéo gần tới biên giới Nga thì bị phản đối kịch liệt. Đó cũng là lý do mà Hoa Kỳ luôn kêu gọi Nga giảm tải số lượng đầu đạn hạt nhân. Vì số lượng càng giảm thì nguy cơ rủi ro do bị bắn trúng càng thấp. Hệ thống phòng thủ tên lửa của Hoa Kỳ uy lực đến đâu thì chưa từng bị thử thách. Nhưng chỉ cần sự hiệu quả của hệ thống "Vòm sắt" của Do Thái trong trận mưa tên lửa tấn công từ giải Gara, cũng đủ để hiểu được khả năng phòng thủ của Hoa Kỳ mạnh đến cỡ nào - Khi mà kỹ thuật quân sự của Hoa Kỳ là cha đẻ của kỹ thuật quân sự Do Thái. Chỉ cần một suy luận đơn giản như vậy, cũng đủ thấy nội dung câu nói của một vị tướng Nga: "Trung Quốc gây chiến với Hoa Kỳ là tự sát". Đương nhiên vị tướng Nga này phát biểu rất có "cơ sở khoa học", vì ông ta hiểu ông ta nói gì. Nếu chiến tranh xảy ra với sự tham gia của Hoa Kỳ thì Trung Quốc sẽ chẳng có cơ hội nào đưa được tên lửa hạt nhân ra khỏi bệ phóng - Đó là Thiên Sứ tôi cảnh báo trước như vậy. Nếu có quả nào lọt sổ bay lên thì cũng sẽ bị xóa sổ ngay trước khi nó bay được ra ngoài lãnh thổ Trung Hoa. Căn cứ vào đâu để tôi phát biểu khi chuyện chưa hề xảy ra. Trước hết tôi không có thứ tư duy của một nhà khoa học nổi tiếng với phát biểu "phải nhìn thấy mới tin" để thể hiện "tinh thần khoa học". Tinh thần Lý học luôn đặt ra những thẩm định nghiêm khắc cho một giả thuyết hợp lý. Căn cứ mà tôi phát biểu chính là vì hệ thống "Vòm sắt" của người Do Thái mới chỉ là hệ thống phòng thủ mặt đất. Chỉ mới vậy thôi mà nó đã vô hiệu hóa hàng trăm quả tên lửa được phóng đi từ sát biên giới Do Thái. Huống chi một hệ thống phòng thủ từ trong không gian. Hệ thống này đã tồn tại và ngày càng hoàn thiện. Chiếc xe đã lao dốc. Nhưng ngay bây giờ còn kịp dừng lại. Suy ngẫm đến cùng Đức Phật dạy chính xác: "Bể khổ là do lòng tham, sự dốt nát và mê muôi". Cho nên mới thành: Ma đưa lối, quỷ đưa đường. Cớ sao tìm lối đoạn trường mà đi. Thật ngậm ngùi khi Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến với một tri thức huyền vĩ, chưa được sáng tỏ để góp phần tìm ra một giải pháp cho tương lai.
    2 likes
  9. Thiên tai tăng nặng.....(so với Nhâm Thìn - 2012). Thưa Quí vị! Hôm nay mới có mùng 7 Tết! ====================== Động đất đồng loạt xảy ra ở Philippines, New Zealand Thứ Bẩy, 16/02/2013 - 16:38 (Dân trí) - Hai trận động đất đã xảy ra ở Philippines, New Zealand vào ngày hôm nay, nhưng hiện không có thông tin về thiệt hại cũng như thương vọng. Một trận động đất mạnh 6,2 richter đã xảy ra vào 12h37 ngày 16/2 ở ngoài khơi đảo Mindanao của Philippines, cách đông bắc thành phố Sarangani khoảng 30km. Thông tin được viện địa chất học của chính phủ Philippines thông báo. Người dân đã hoảng loạn bỏ chạy khỏi các tòa nhà khi trận động đất khiến nhiều vật bị lắc lư. Cơ quan trên cũng dự đoán không có thiệt hại và thương vong cũng như không có nguy cơ sóng thần trong trận động đất. Trong khi đó một trận động đất 6,0 richter cũng xảy ra ở ngoài khơi North Island của New Zealand vào 6h16 chiều ngày thứ bảy (giờ địa phương), với tâm chấn nằm dưới độ sâu 204km, cách đông bắc Auckland khoảng 300km. Rung chấn không được cảm thấy rõ ở khắp khu vực và cảnh sát cho biết không có thông tin về thiệt hại và thương vong. Một trận động đất 6,3 richter ở độ sâu nông đã tàn phá thành phố lớn thứ hai New Zealand – Christchurch, vào tháng 2 năm ngoái, khiến 185 người thiệt mạng. Cả Philippines và New Zealand đều nằm trong “Vành đai lửa” Thái Bình Dương, nên thường xuyên phải hứng chịu động đất. Vũ Quý Theo AFP
    1 like
  10. Em sinh giờ Mão, trong công việc luôn phải thay đổi và di chuyển thường xuyên. Chọn làm lễ tân, hướng dẫn du lịch cũng thích hợp.
    1 like
  11. Lá số ông chồng bị lỗi. Năm sau thấy nóng lòng cho chuyện đi xa, nhưng không đi được. Giờ mà ẵm 2 đứa nhỏ 6 tháng sinh đôi sang nước ngoài, một mình lo 2 đứa chắc điên thật chứ không điên giả. Năm Ngọ nếu muốn thì có thể đi. Còn chuyện vợ chồng gây lộn thì chắc như cơm bữa , tự giải quyết với nhau chứ người tư vấn không thể khuyên ở hay không ở. Bản thân chị cũng nên kiệm lời và bớt khó tính lại.
    1 like
  12. Dài lê thê và “đời là bể khổ” Chữ Thê vốn là chỉ cái thời ê, là cái thời gian kéo dài cái đau ê ẩm, lướt “Thời Ê” = Thê 凄, như là đánh vần vậy. Đủ thấy Thê 凄(1) là một sự khổ mà kéo dài, nên có các từ đôi Thê Thảm 凄 惨 (khổ và thảm khốc) và Thê Lương 凄 凉(khổ và lạnh) và cụm từ “Dài lê thê” nghĩa là dài và còn kéo lê cái khổ (cho chính mình và cho người khác). Một bài diễn thuyết dài lê thê thì đúng là làm khổ người nghe. Còn bài diễn thuyết “dài dằng dặc” liền mấy tiếng đồng hồ có khi vẫn được người nghe chăm chú vì bài có nội dung hấp dẫn, khác hẳn với cái bài “dài lê thê” kia. Nhưng cái khổ diễn tả bằng từ Thê 凄(1) giống như cái khổ của “mang nặng đẻ đau”, tức có sức mạnh tiềm tàng để tự giải phóng, đó chính là cái Thế 勢(4), thế năng, vì Thê mà kéo dài nữa thì “Thê Thê”= Thế 勢 (4) , 0+0=1. Do ý nghĩa này mà từ Thê 淒(1) được lấy làm đại diện cho từ Vợ, là chữ Thê 妻(2), nho viết biểu ý bằng chữ khác để phân biệt từ đồng âm. Thực ra logic của chúng là một. Định nghĩa cho kỹ thì chữ Thê 淒(1) là: Sự đau đáu bức xúc kéo dài bên trong (dấu “không” thuộc nhóm 0) do sức mạnh nội tại tiềm tàng chờ chực cơ hội có đủ điều kiện để giải phóng ra ngoài. Đó là hạt lúa đang khổ đợi, đau đáu mong có đủ điều kiện để nảy mầm sang một cuộc sống mới, nó đang là cái “Thê Nhọc” = Thóc, 0+0=1, cho nên hạt lúa để làm giống thì gọi là hạt thóc giống chứ không gọi là hạt lúa giống, hạt lúa lép là hạt chết, tự nó không có cái giai đoạn sống Thê 淒 để chờ nảy mầm. Chính do định nghĩa trên mà từ Thê 淒 mang nghĩa là một sự gian khổ chuẩn bị (cái thế năng) để cho ra một hành động quyết liệt, dẫn đến từ dùng trong quân sự là Thê (3) của Thê Đội một, Thê Đội hai v.v. Cũng theo định nghĩa Thê (1) như trên thì đó cũng là cái “Thê của Ai”= “Thê Ai”= Thai. Nó đau đáu mong đủ điều kiện để ra ngoài, bắt đầu một cuộc sống mới. Vậy Thóc và Thai là cùng nôi khái niệm, đều cùng là Thê 淒(1), đều là sự khổ đợi tạo thế năng chuẩn bị để cho một cuộc sống mới (mọc mầm hoặc ra đời). Vợ cũng được gọi là Thê 妻 vì có chức năng cho ra đời những mầm sống mới. Vợ nào mà chẳng đau đáu muốn đẻ dù chỉ được một đứa con. Quá trình khổ đợi của Thê 淒(1) là một quá trình có mục đích (để mọc mầm hoặc ra đời) của tiềm năng, nó quyết nói ra (đệ trình) cái mục đích đó, đó là “Thê Đệ” = Thệ 誓(dấu nhóm 0, là tư duy hướng nội) gọi là tuyên Thệ 誓(10), chỉ khi sẵn sàng hành động để đạt mục đích thì mới gọi là Thề (dấu nhóm 1, là tư duy hướng ngoại). Bởi vậy khi viết thì viết là lời tuyên Thệ, nhưng khi hô thì phải hô là xin Thề (11) ! tức sẵn sàng hành động để đạt mục đích. Hán ngữ chỉ mượn có một chữ Thệ 誓(10) viết cũng là tuyên Thệ(10) và hô cũng là tuyên Thệ(10) .Thê 淒(1) là khổ đợi, đau đáu cái mục tiêu, mãi kéo lê cái thời gian đợi (có hạt thóc bảo quản dưới lòng đất hàng nghìn năm, khảo cổ khai quật lên mới có đủ điều kiện mọc mầm), mà “Mãi kéo Lê”= “Mãi Lê”= Mễ = Trễ = Trệ = Trì = Trì Trệ. Mang vác cái gì chậm chạp còn gọi là “Lễ Mễ”, vì vật đó quá nặng nề, động tác chậm chạp gọi là “Lề Mề”. Cái thời gian “Thê Mễ”= Thễ (5), nó là Thê (1) nhưng thời gian kéo lê dài hơn, và Thễ nhấn mạnh thì “Thễ Thễ”= Thế 世 (6), 0+0=1, đó là khi đã “thái âm thành dương”, Thế 世 (6) này chính là chỉ cuộc đời (của con sau khi đã ra đời, của cây sau khi đã mọc mầm). Cuộc đời là dài, là diễn ra chầm chậm, lại là Thê 淒(1), thì đúng “đời là bể khổ”. Cuộc đời là Thế 世(6), là sự trôi theo thời gian, nhấn mạnh thì “Thế Thế”= Thệ 逝 (9), 1+1=0, chữ Thệ 逝 (9) này nghĩa là trôi đi, nho viết chữ Thệ 誓 (10) và Thệ 逝 (9) khác nhau. Nho viết chữ Thế 勢(4), thế năng, và chữ Thế 世(6), cuộc đời, bằng hai chữ biểu ý khác nhau để phân biệt từ đồng âm, thực ra chúng là một logic, cuộc đời cũng là một cái thế năng để tạo ra mọi hành động. Có những con người mà Thế 世 (6) và Thế 勢(4) của họ quá mạnh, tư duy của họ có thế năng có thể làm đảo lộn cả xã hội loài người. Cái Thai chính là đang trong giai đoạn Thê 淒(1), khi đủ thời gian, đủ điều kiện tức đã hoàn chỉnh cân bằng âm dương thì “Thê Thê”= Thể 體, 0+0=1, là một cơ thể cây hoặc con, đó là từ Thể 體(7) chỉ cơ thể. Một ngôn từ cũng như một con người, cũng đều có cả hai cái Thế 世(6) và Thế 勢(4), tức có cuộc đời, cuộc đời của một từ có thể dài cùng dân tộc, có thể ngắn hơn do bị bỏ quên hoặc bị thay thế bằng từ nước ngoài; cũng có thế năng, do ý nghĩa của từ đó có thể làm thay đổi cảm xúc của người nghe, vui sướng hay là run sợ, ví dụ phạm nhân nghe hỏi “Tha hay Tù ?” thì thế năng của từ Tha làm cho phạm nhân sướng còn thế năng của từ Tù làm cho phạm nhân sợ. Vì từ là có Thế 勢 (4) năng, nên tiếng Việt mới có câu hỏi cực kỳ chính xác là “Thế (8) nào ?”. Từ Thế (8) trong câu hỏi “Thế nào ?” như là đã dự đoán trước cái thế năng của từ trả lời sẽ ra làm sao, hoặc tốt hoặc xấu. Hán ngữ hỏi “thế nào ?” bằng từ “Zen me yang ?” nghĩa là dạng ra làm sao, không có gợi ý ra cái thế năng của từ trả lời. Sáu từ Thê 淒 - Thễ - Thệ 誓 - Thế世 - Thể 體 - Thề là sáu từ thuần Việt, cùng nôi khái niệm (chung Tơi “Th”, đổi Rỡi “ê” theo sáu thanh), trong đó chỉ có bốn từ viết bằng chữ nho (mà các nhà Việt ngữ học người Việt say sưa “từ Hán-Việt” gọi bốn chữ nho đó là “từ Hán-Việt”). Sáu từ của nôi khái niệm ấy Thê 凄 = Thễ = Thệ 誓 = Thế 世 = Thể 体 = Thề, Hán ngữ phát âm tương ứng là: “Xi 凄”-,.., “Sự 誓”- “Sự 世” – “Thỉ 体” – ,…, không theo logic như tiếng Việt. Còn nếu đúng logic như Việt thì xem câu dưới đây, nho viết: Cận 近 Thế 世 Tiến 進 Sĩ 士 Tận 儘 Thị 是 Cận 近 Thị 視 (nghĩa là: Gần Nay Tiến Sĩ Thảy Đều Cận Thị). Hán ngữ phát âm tương ứng các chữ trên là: “Jin 近” “shi 世” “Jin 進” “shi 士” “Jin 儘” “shi” 是 “Jin近” “shi 視” (rất “logic như một nôi khái niệm” nhá), nhưng đến người Hán đọc pinyin còn không hiểu nổi ý câu ấy, nếu không có viết bằng chữ nho biểu ý.
    1 like
  13. Nhân dịp năm mới Quý Tỵ, thanhphuc xin chúc Sư phụ và các anh chị em diễn đàn một năm mới AN, NINH, KHANG, THÁI Xin chúc mọi người: - Vừa đủ HẠNH PHÚC để giữ tâm hồn bạn được ngọt ngào. - Vừa đủ THỬ THÁCH để giữ bạn luôn kiên nhẫn. - Vừa đủ MUỘN PHIỀN để giữ bạn thật sự tỉnh táo. - Vừa đủ HY VỌNG để cho bạn được hạnh phúc. - Vừa đủ THẤT BẠI để bạn mãi khiêm nhường. - Vừa đủ THÀNH CÔNG để giữ bạn mãi nhiệt tâm. - Vừa đủ BẠN BÈ để bạn được an ủi. - Vừa đủ VẬT CHẤT để đáp ứng các nhu cầu vật chất của bạn. - Vừa đủ NHIỆT TÌNH để bạn cho đời thêm hân hoan. - Vừa đủ NIỀM TIN để xua tan những thất vọng.
    1 like
  14. 1 like
  15. . Bí ẩn bản chất vụ thử hạt nhân của Triều Tiên Thứ Sáu, 15/02/2013 - 13:32 (Dân trí) - Các nỗ lực khẩn cấp nhằm tìm hiểu xem loại thiết bị nào đã được kích nổ trong vụ thử hạt nhân mới nhất của Triều Tiên cho tới hôm qua vẫn chưa có kết quả, khi các chuyên gia Hàn Quốc không thể tìm thấy bất kỳ chất phóng xạ nào. Máy bay Nhật Bản cất cánh để thu thập các mẫu không khí sau vụ thử hạt nhân của Triều Tiên. Vụ thử hạt nhân của Triều Tiên hôm 12/2 đã gây ra một chiến dịch tức thì nhằm thu thập và phân tích dữ liệu phóng xạ có thể giúp cung cấp các đầu mối quan trọng về bản chất của vụ thử và sự tiến triển mà Bình Nhưỡng thu được trong chương trình vũ khí hạt nhân. Trong khi các dữ liệu địa chấn có thể hé lộ quy mô của vụ thử trong lòng đất - ước tính mạnh 6-7 kiloton, mục đích chính của chiến dịch là tìm kiếm các đồng vị phóng xạ có thể giúp xác nhận loại nguyên liệu phân tách nào đã được sử dụng trong vụ thử nghiệm. Các chuyên gia muốn biết liệu Triều Tiên đã chuyển từ plutonium - từng được sử dụng trong 2 vụ thử hạt nhân năm 2006 và 2009 - sang một chương trình vũ khí hạt nhân mới sử dụng uranium làm giàu cao hay chưa. Uỷ ban an ninh và an toàn hạt nhân Hàn Quốc ngày 14/2 cho hay cơ quan này đã phân tích 8 mẫu không khí, do các tàu chiến và máy bay của không quân được trang bị các thiết bị dò tìm độ nhạy cảm cao thu thập được. “Không đồng vị phóng xạ nào được tìm thấy cho tới nay”, uỷ ban cho biết trong một tuyên bố. Mục tiêu chính của các chuyên gia Hàn Quốc là các dấu vết của khí xenon được phát tán trong vụ nổ nhằm xác định loại vũ khí mà Triều Tiên sử dụng. “Chúng tôi đang phân tích các mẫu không khí nhưng chưa phát hiện xenon”, tuyên bố nói thêm. Nếu vụ thử dưới lòng đất được kìm chế tốt, rất khó hoặc có rất ít chất phóng xạ bị rò rỉ vào không khí. Hãng tin Yonhap dẫn một nguồn tin chính phủ Hàn Quốc nói không chất phóng xạ nào bị rò rỉ và cho biết thêm rằng lối vào đường hầm nơi vụ thử được tiến hành vẫn còn nguyên vẹn. Và cho dù là có chút khí nào thoát ra ngoài, các nhà khoa học nói rằng phải rất may mắn mới thu thập được chúng. Khí xenon cũng không được phát hiện sau vụ thử hạt nhân năm 2009. Ngoài các chuyên gia dò tìm của quân đội, Uỷ ban an ninh và an toàn hạt nhân Hàn Quốc còn cho hay 122 thiết bị tự động trên khắp nước này vẫn đang tiếp tục thu thập và phân tích các mẫu không khí. Nỗ lực tìm kiếm đang sắp hết thời gian. Xenon-133m, một đồng vị cần thiết để xác định loại nguyên liệu phân tách, chỉ có thể tồn tại hơn 2 ngày. Bằng chứng về một vụ thử uranium có thể chứng minh điều bị nghi ngờ lâu nay: liệu Triều Tiên có thể sản xuất uranium cấp độ vũ khí hay chưa? Nếu câu trả lời là có, Triều Tiên sẽ có con đường thứ 2 để chế tạo bom nguyên tử trong tương lai. Triều Tiên có trữ lượng quặng urani lớn và việc làm giàu uranium trong các máy ly tâm dễ dàng hơn nhiều so với làm giàu plutonium trong lò phản ứng hạt nhân. An Bình Tổng hợp
    1 like
  16. Có thể tôi dùng không đúng từ chuyên môn. Nhưng ý tôi muốn diễn đạt là nó làm các cấu trúc xã hội phải có sự thay đổi, cải cách bộ máy hành chính chẳng hạn.Thí dụ như trong bài báo trên: Người thất nghiệp tự sát, làm chính phủ phải tìm biện pháp giảm thất nghiệp...vv...
    1 like
  17. Xuân Quý Tỵ đã đến, ReQuat xin được chúc tất cả anh chị em, sự phụ trong 4rum: Cung chúc Tân Xuân Vạn sự như ý Tỷ sự như mơ Triệu sự bất ngờ An khang thịnh vượng
    1 like
  18. Cung chúc tân xuân, vạn sự bình an.
    1 like
  19. Trên trống đồng Lũng Cú, di vật khảo cổ thuộc văn hóa Đông sơn, có mấy chữ cái Việt cổ (cứ Việt) tương đương u, đ, ng, có thể đánh vần thành chữ Đụng. Theo nhà nghiên cứu Đỗ Văn Xuyền, thời tiền sử tiếng Việt mới chỉ có hai thanh điệu, chia đủ thành nhóm thanh điệu cao và nhóm thanh điệu thấp (như nhóm 1 và nhóm 0). Đến thời đồ đồng, có thể tiếng Việt đã có tới bốn thanh điệu, cũng chia đủ thành hai nhóm, hai thanh thuộc nhóm cao-nhóm 1, hai thanh thuộc nhóm thấp-nhóm 0. Ngày nay nếu bạn có dịp đi ngang qua bản làng người Thanh, một chi Thái ở miền tây Nghệ An, vào lúc chiều tà bạn sẽ nghe thấy những hồi tiếng cồng ngân nga chậm rãi khoan thai, chỉ có đúng bốn thanh điệu: Đung…Đùng…Đúng…Đụng… … Đung…Đùng…Đúng…Đụng…,như từ 0 đến 1 rồi lại từ 1 đến 0 lặp đi lặp lại, như là “thái âm thành dương”( 0+0=1) rồi “thái dương thành âm” (1+1=0). Trâu bò của bản đi ăn thả rông (mỗi con cổ có đeo một mõ gỗ lục lạc, lúc lắc thành tiếng kêu mà chủ nhà tự làm mõ đó nhận được ra tiếng riêng quen) nghe tiếng cồng ấy mà biết đến giờ tự quay về bản. Tiếng Việt ngày nay có sáu thanh điệu, cũng vừa chia đúng thành hai nhóm, nhóm cao gồm “sắc”, “hỏi”, “huyền” là nhóm dương-nhóm 1; nhóm thấp gồm ‘không”, “ngã” ,”nặng” là nhóm âm-nhóm 0. Ý tưởng tượng đài Trái Tim Thủy Tinh của thủ tướng Võ Văn Kiệt, với cái tên tượng đài là Trái Tim Thủy Tinh thực đúng là bốn chữ vàng. Về thanh điệu thì cái tên tượng đài ấy đủ thanh điệu tiếng Việt của một hồi nhạc thiền, từ bắt đầu cho đến kết quả của thiền: Tĩnh… Tịnh… Tinh…Tính…Tỉnh…Tình. Hãy bình tĩnh sẽ cho ra quyết định có tình. Tên của tượng đài bốn chữ Trái Tim Thủy Tinh nhắc nhở người ta liên tưởng đến bốn nét của chữ Tâm, để mà hành động đúng lương tâm. Nó còn nhắc nhở người ta nhớ đến 4 chữ THẬT trong đoạn di chúc của Bác Hồ (bắt đầu viết từ ngày 10-5-1965) dặn dò những người của đảng cầm quyền: “Đảng ta là một đảng cầm quyền. Mỗi đảng viên và cán bộ phải THẬT sự thấm nhuần đạo đức cách mạng, THẬT sự cần, kiệm, liêm, chính, chí công, vô tư. Phải giữ gìn Đảng ta THẬT trong sạch. Phải xứng đáng là người lãnh đạo, người đầy tớ THẬT trung thành của nhân dân”. Tên tượng đài bằng thủy tinh hình trái tim có tên bằng bốn chữ Trái Tim Thủy Tinh. Hai chữ giữa là Tim Thủy. Tim là dòng máu Việt. Thủy là Nước (thủy là màu ngũ hành của nước, lấy Thủy đại diện Nước). Dòng máu Việt là yêu Nước. Tim bên trái, Thủy bên phải. Quyền lợi của Nước phải là cao nhất. Tim=Tải=Trái, dòng máu Việt là trái tim tải Nước (thủy) đi lên. Tiếp là hai chữ liền nhau Thủy Tinh. Nước thì phải Tinh, Nước quyết định phải đúng đắn. Tinh Tinh=Tính, 0+0=1. Tinh Tinh=Tỉnh, 0+0=1. Tinh Tinh=Tình, 0+0=1. Một là Chắc. Chắc=Đắc=Được, (cặp đối Dương/ Âm là Được/ Thua ) . Chắc=Đắc=Được=Nước=Nác=Đác=Đức. Người vì Nước là người có Đức.
    1 like
  20. Từ nguyên của Trống Đồng Chữ Cái để viết ghép nên Từ theo kiểu ký âm còn gọi là Mẫu Tự, chính là từng Con Chữ. Nguyên tắc của Tiếng Việt, như GS Cao Xuân Hạo nêu, là nói ra một tiếng (một âm tiết) là phải có một ý nghĩa hoàn chỉnh, tức là một Từ. Khi đã ghép các Con Chữ thành một Từ, ta thường gọi là viết xong một Chữ, ví dụ viết “người”, gọi đó là Chữ “người”. Còn các từ ghép Chữ Cái hay Con Chữ, hay Mẫu Tự là chỉ riêng cái ký tự. Nay để khỏi phải dùng từ ghép mà chỉ dùng một tiếng thôi, ta có thể lướt “Con Chữ”=Cữ , nhấn mạnh ý thì lướt lặp “Cữ Cữ”=Cứ, 0+0=1; và “Ký Tự”=Cự, nhấn mạnh ý thì lướt lặp “Cự Cự”=Cứ, 0+0=1. Như vậy khẳng định (1!) có thể dùng từ Cứ thay thế cho việc phải dùng từ ghép Con Chữ hay Ký Tự, gọn tiện nói và viết hơn, mà vẫn giữ nguyên ý nghĩa mà nó mang: (1) Nó là Cữ=Cỡ nhất định do qui định viết nó như vậy, giống như cái số đo ấy mà. (2) Nó là Cự=Cựa, giống như cái Cựa chân con gà, hàm chứa ý nghĩa riêng, không Cựa con gà nào giống Cựa con gà nào, trên Cựa gà mang đầy thông tin về môi trường cư trú, nên người Việt cổ có thuật bói chân gà (để Biết thông tin do Coi cái cụ thể, lướt “Biết do Coi”=Bói), Cựa thì nho viết bằng chữ Cước, nó hàm chứa cái riêng của nó như vân ngón tay mỗi con người, nên chữ Cước dùng đại diện chỉ cái vân ngón tay, cái tên “Thẻ căn cước” là vì vậy, là căn cứ vào dấu vân ngón tay để phân biệt chính xác mỗi cá nhân, Tây gọi là Thẻ ID (identification), Ta gọi là cái Thẻ chứng minh nhân dân, tức chứng minh nhiều người, ví dụ nói “nhân dân VN” tức “mọi người VN”, mà lại không gọi là cái Thẻ chứng minh công dân. (3) Nó có âm đọc là “Cứ” trùng âm với căn cứ, bởi chính nó cũng là cái căn cứ để mà viết ghép thành một từ ký âm. (4) Nó là một khẳng định, Cứ !, cứ thế mà viết vì đã qui định viết như vậy, mỗi Con Chữ hay Ký Tự là một Cứ, là một chữ khẳng định, như Ạ!=Là!=Dạ!=(Dã! 也)=Nhá!=Nhé!=Nhỉ!=Hỉ!=Hầy!=Đấy!=(Đích! 的)=Đó!=Có!=Cơ!=Cứ!=Chứ!=(Chi! 之)=Chữ! Vì chưa có phần mềm để gõ phím ra Cứ (chữ cái khoa đẩu) thời Hùng Vương, nên khi đọc cuốn sách “Cuộc hành trình đi tìm chữ Việt cổ” của nhà nghiên cứu Đỗ Văn Xuyền, tôi suy đoán một số chữ viết trên các cổ vật có nêu trong cuốn sách như sau: 1/ Cứ “…” là “n” (Trên tảng đá Hầu Thào ở Sa Pa). Phải chăng đó là viết tắt của chữ Nền (tảng đá dùng để bó nền nhà) 2/ Các Cứ “…” là “u, đ, ng” (Trên rìu đồng Bắc Ninh). Phải chăng đó là chữ Ngắt? Vì Ngắt=Gặt=Chặt=Cắt=Xắt=Xả=Rạ=Rựa=Rìu ( Trong nôi khái niệm này có cả động từ cả danh từ như Rạ, Rựa, Rìu. Cổ xưa thường lấy động từ làm danh từ. VD gọi Đẻ, tức là mẹ; gọi Đụ, tức là bố. Đụ=Phụ=Phò=Bố, từ tiếng Việt cổ, cho “cổ Hán ngữ’ – Phụ, cho tiếng Lào – Phò, rồi vẫn lại trở về là của Việt – Bố. Ở Hưng Yên ngày nay vẫn còn có làng gọi ông Đực bà Đực, ông Cái bà Cái, chứ không gọi là ông Nội bà Nội, ông Ngoại bà Ngoại). 3/ Các Cứ “…” là “s-x, o” (Trên chiếc rìu đá do Đỗ Qúi Bảo tìm thấy ở đồi Giám, Việt Trì 1998). Phải chăng đó là chữ Xo. Vì Xo=Xoi=Xỏ=Xả=Rạ=Rựa=Rìu. 4/Các Cứ “…” là “ ng, n, u” (Trên tấm yếm hộ tâm bằng đồng ở bảo tang lịch sử). Phải chăng đó là viết tắt chữ Người Nú để chỉ cái “Vỏ Che”=Vè=Vệ cho người. Vì Nú=Náu=Nấp=Núp (Ru Rú = Nú). 5/ Các Cứ “…” là “ u, đ, ng” (Trên trống đồng Lũng Cú, thuộc văn hóa Đông Sơn). Phải chăng đó là chữ Đụng (dùng động từ chức năng làm danh từ chỉ cái trống đồng, hễ đụng thì nó kêu). Vì Đụng=Động=Trống. Cái Đụng=Cối Động=Cổ Đồng (Hán ngữ viết ngược là Đồng Cổ). Hai vật tượng trưng phồn thực là Cối/Chày: Cối=Cái=Gái; Chày=Chàng=Chài=Trai (tiếng Tày “Chài” nghĩa là Anh, đối với “Noọng” nghĩa là Em. “Noọng ơi noọng, au Chài mí ?” nghĩa là “Em ơi em, yêu Anh mấy?”. Chài còn dùng như động từ chỉ ý “gái bắt chồng bằng bỏ bùa”, gọi là “chài”, di ấn thời mẫu hệ). Cũng vậy, gọi tên vật theo động từ chức năng thì trống đồng chính là Cái Gõ=Cái Vỗ=Cổ Vũ. Cái Cổ Đồng là để Gõ hay Đụng cho nó kêu để cổ vũ mọi người Đồng lòng (như từng dùng trong cuộc khời nghĩa của Hai Bà Trưng chống Hán xâm lược ở khắp vùng Lĩnh Nam). Như vậy theo như các Cứ viết trên trống đồng Lũng Cú, thấy rõ từ nguyên của Trống Đồng là Cái Đụng. Hệ quả của Đụng (=Động) là: Đụng vào thì nó Nảy=Xảy (nho viết bằng chữ Xuất)=Thảy=Thả, Thả thì ra Thanh (nho viết bằng chữ Thanh). Đụng vào thì nó Nảy=Xảy=Táy (táy máy=đụng), Táy thì ra Tiếng. (Tiếng+Rống+Không)=Trống, đó là bản chất của Tiếng Trống, nghe thì to mà không nhìn thấy. Hệ quả của Tiếng Trống là tập hợp và cổ vũ mọi người đồng lòng: Đụng=Chung=Chúng=Cùng=Quần=Công=Cộng=Đông=Đồng (nhấn mạnh ý thì “Chung Chung”=Chúng, 0+0=1; “Đông Đông”=Đồng, 0=0=1; “Quần Quần”=Quận, 1+1=0. Các từ đôi Công Chúng, Quần Chúng, Công Cộng, Cộng Đồng là xuất hiện về sau, thời của nho Nhã). Chính vì thời tiền sử người Việt cổ đã có Cứ ký âm (chữ khoa đẩu), dân các địa phương theo Cứ ấy để ghi giọng nói địa phương mình, dễ dàng sáng tạo thêm, từ đó mà có các ngôn ngữ của Bách Việt. Giống như gần đây, vị giáo sư viện trưởng viện khoa học xã hội Trung Quốc nhận định rằng, nguyên nhân phân chia đế quốc La Mã cổ đại ra thành nhiều dân tộc với các quốc gia riêng là do dùng Cứ ký âm Latin. Tìm lại được Cứ ký âm của người Việt cổ thời tiền sử thật là quí giá đáng trân trọng. Do tác giả đã kiên trì trong 50 năm Đi vào nhân dân. Tục ngữ Việt có câu “Đi một đoạn đàng, học một sàng khôn”. Càng Đi nhiều càng biết nhiều. Cái Đi nhiều nhất, tức một bước của nó thì vĩ đại khủng khiếp, đó là Vũ Trụ Đi, tức Trời Đi. Người Đi thì còn Nghi, Nghiên cho đến Kiến mới thỏa mãn (“Người Đi”=Nghi), còn Trời Đi thì Trời biết liền, mở rộng cái khôn của Trời ra liền, cái biết ấy gọi là Tri (“Trời Đi”=Tri), mà nhiều Tri thì “Tri Tri”=Trí, 0+0=1. Người và Trời đều ở trạng thái Đi= Di移 =Dịch易. Đi thì học được khôn. Cái Trí của người là do Trời cho, còn cái Trí của Trời thì vô cùng.
    1 like
  21. Kính chúc sư phụ, các sư huynh, sư tỷ cùng toàn thể anh chị em 1 năm mới thật nhiều sức khỏe, thành đạt, hạnh phúc, vạn sự may mắn.
    1 like
  22. Nhân dịp xuân Quý Tỵ, Thiên Đồng chúc Sư Phụ cùng các cô chú bác anh chị em thành viên gần xa tân niên hỷ lạc, gia đạo bình an, hiển vinh phát đạt, thịnh vượng thái hòa.
    1 like
  23. Nhân xuân Quí Tị , chúc Sư Phụ và ACE một năm mới An Khang, Thịnh Vượng, Sức Khỏe , Hạnh Phúc và Thành Công.
    1 like
  24. Năm mới chúc Sư Phụ cùng toàn thể anh chị em vạn sự như ý, tấn tài, tấn lộc, năm mới có nhiều điều tốt đẹp mới.
    1 like
  25. Nguyên Anh xin kính chúc sư phụ và các anh chị em một xuân mới bình yên và hạnh phúc !
    1 like
  26. Năm mới xin chúc ad cùng ace trên diễn dàn 1 năm mới, mạnh khỏe, hạnh phúc và thành công trong cuộc sống !
    1 like
  27. Mừng xuân mới Quý Tỵ, thanhdc xin chúc Sư phụ, BQT diễn đàn và các anh chị em diễn đàn một năm mới AN, KHANG, THỊNH, VƯỢNG.
    1 like
  28. NHÂN DỊP NĂM MỚI, KÍNH CHÚC SƯ PHỤ VÀ CÁC ANH CHỊ EM CÙNG GIA ĐÌNH MỘT NĂM MỚI TRÀN ĐẦY SỨC KHỎE, HẠNH PHÚC, MAY MẮN VÀ LUÔN THÀNH CÔNG TRONG CÔNG VIỆC VÀ CUỘC SỐNG. CHÚC CHO DIỄN ĐÀN CỦA CHÚNG TA NGÀY CÀNG PHÁT TRIỂN.
    1 like
  29. Phamhung xin kính chúc Sư phụ và toàn thể anh chị em diễn đàn một năm mới Mạnh khỏe, May mắn và Thành công **CUNG CHÚC TÂN XUÂN VẠN SỰ NHƯ Ý** CUNG kính mời nhau chén rượu nồng CHÚC mừng năm đến, tiễn năm xong TÂN niên phúc lộc khơi vừa dạ XUÂN mới tài danh khởi thỏa lòng VẠN chuyện lo toan thay đổi hết SỰ gì bế tắc thảy hanh thông NHƯ anh, như chị, bằng bè bạn Ý nguyện, duyên lành, đẹp ước mong
    1 like
  30. Năm mới chức sư phụ Thiên Sứ và anh chị em khỏe mạnh,diễn đàn ngày càng phát triển hơn nữa.
    1 like
  31. Hiểu tục ngữ Học sinh tiểu học có thể sáng tác được tục ngữ nếu được hướng dẫn hiểu đúng cốt lõi cú pháp Việt là Đề và Thuyết của GS Cao Xuân Hạo. Mỗi tiếng là một từ. Một câu có thể là một từ, hai hay nhiều từ. Câu có đề và thuyết, đề là cái chính cần nêu, thuyết là cái giải thích cho đề. Tục ngữ nói có gieo vần. Mỗi tục ngữ gồm nhiều câu ngắn làm thành một Nôi khái niệm lớn, là cái Đề chung của tục ngữ. Bản thân mỗi câu ngắn trong tục ngữ đều có Đề và Thuyết, mà Thuyết còn có phần ẩn không nói ra, lý do là để cho ngắn gọn. Dùng NÔI khái niệm và phân tích câu theo Đề và Thuyết thì mới dễ hiểu và hiểu đúng hàm ý của tục ngữ, còn phân tích câu theo kiểu Chủ ngữ-Vị ngữ-Tân ngữ như ngữ pháp Tây thì dễ hiểu sai lệch ý mà tục ngữ truyền đạt. NÔI=Nói=Hỏi=Học=Đọc=Đúng=Hùng=Hồng. Trẻ em lớn lên từ Nôi ru con của mẹ, biết Nói mới biết Hỏi, biết Hỏi mới biết Học, biết Học mới biết Đọc, biết Đọc mới hiểu Đúng, làm Đúng mới nên Hùng mạnh, nước có Hùng mạnh mới được Rộng (Hồng) rãi nhiều nước trên thế giới ngưỡng mộ. Nước=Nam=Ham=Hiếu=Điệu=Đồng=Hồng=Hùng. Nước Việt của người Việt ở phương Nam. Người Việt từ cổ đại đã biết Ham, biết Hiếu, biết Điệu (Đẹp+Khéo+Dịu=Điệu), biết Đồng lòng trong tình nghhĩa Đồng bào của một đại tộc lớn, sống trên vùng rộng lớn của ĐNÁ từ nam Dương Tử, gọi là họ Hồng Bàng của nước Văn Lang thành lập cách nay 5000 năm thời các Vua Hùng, hung mạnh vì có nền văn minh rực rỡ. Phân tích để hiểu tục ngữ bằng Nôi khái niệm, để học sinh tiểu học có thể sáng tác được tục ngữ. Ví dụ: 1/Cảnh cau Màu chuối. TN này có hai câu ngắn. Nôi khái niệm chung của TN này là “Mục đích trồng làm”, phần ẩn chung của Thuyết ở mỗi câu là “nên ưu tiên”. Diễn giải: Mục đích trồng làm Cảnh nên ưu tiên cau, Mục đích trồng làm Màu (như hoa màu) nên ưu tiên chuối. Nếu không phân tích theo Đề (Cảnh, Màu) và Thuyết (cau, chuối), mà phân tích như theo cú pháp Tây thì sẽ hiểu sai là Cảnh của cây cau là Màu của cây chuối. Như vậy Nôi khái niệm còn có thể mở rộng nhiều nữa, là do học sinh tự sáng tạo tiếp, hoặc tự đặt nhiều câu khác theo cách tương tự. Nôi có mở rộng là: Cảnh cau=Màu chuối=Rào duối=Chổi rành=Mành sậy=Gậy trúc… 2/ Chó treo Mèo đậy. Nôi khái niệm chung là “Vật ăn vụng là”. Phần ẩn của Thuyết là “thì phải bảo vệ thức ăn của người bằng cách”. Diễn giải: Vật ăn vụng là Chó thì phải bảo vệ thức ăn của người bằng cách treo, Vật ăn vụng là Mèo thì phải bảo vệ thức ăn của người bằng cách đậy. Nôi khái niệm có mở rộng là: Chó treo=Mèo đậy=Ruồi bẫy=Kiến ngâm=Vi Khuẩn Xâm đút tủ lạnh… 3/ Học tài Thi phận. Nôi khái niệm chung là “Kết quả quyết định của”. Phần ẩn của Thuyết là “là do”. Diễn giải: Kết quả quyết định của Học là do tài, Kết quả quyết định của Thi là do phận. Nôi khái niệm có mở rộng: Học tài=Thi phận=Bận ham=Làm siêng=Biếng nản=Ngán no=Lo dối=Bối Rối lỡ lời=Chơi Bời mất dạy=Chạy Vạy túng tiền=Điên Điên lú lẫn=Lẩn Thẩn mất trí=Bí ngu= Chữ Mù không học… 4/Ăn cho Buôn so. Nôi khái niệm chung là “Cách hành xử khi”. Phần ẩn của Thuyết là “là phải”. Diễn giải: Cách hành xử khi Ăn là phải cho, Cách hành xử khi Buôn là phải so (so đo). Nôi khái niệm có mở rộng: Ăn cho=Buôn so=Làm lo=Đọ gắng=Thắng tranh=Giành rang… 5/ Đau đẻ Ngứa ghẻ Hờn ghen. Nôi khái niệm chung là “Bức xúc”. Phần ẩn của Thuyết là “khi”. Diễn giải: Bức xúc Đau khi đẻ, Bức xúc ngứa khi ghẻ, Bức xúc Hờn khi ghen. Nôi khái niệm có mở rộng: Đau đẻ=Ngứa ghẻ=Hờn ghen=Hen cúm=Rúm sợ=Dối Vợ ngoại tình=Bất Bình gặp trái=Vãi Đái yếu hèn… 6/Lợn nhà Gà chợ. Nôi khái niệm chung là “Mua hời giá”. Phần ẩn của Thuyết là “khi tới”. Diễn giải: Mua hời giá Lợn khi tới nhà, Mua hời giá Gà khi tới chợ. Nôi khái niệm có mở rộng: Lợn nhà=Gà chợ=Rau rộ=Cau vườn=Lươn ruộng=Muống ao=Đào hái=Cải mùa=Cua vựa=Dưa đồng… 7/Rắn mai tại lỗ Rắn hổ về nhà. Nôi khái niệm chung là “Cấp độ nọc độc của”. Phần ẩn của Thuyết là “là dính nọc thì chết ngay khi”. Diễn giải: Cấp độ nọc độc của Rắn mai gầm là dính nọc thì chết ngay khi tại lỗ, Cấp độ nọc độc của Rắn hổ mang là dính nọc thì chết ngay khi về nhà. Nôi khái niệm: Rắn mai tại lỗ=Rắn hổ về nhà.
    1 like
  32. Wiki.zupulu.com Tần thị tộc phổ Viết: Một nguồn gốc thứ ba của họ Tần là thời cổ đại, người Đại Tần đến Trung Quốc, có số dựa vào Tần lấy làm họ cho mình. Đại Tần tức đế quốc La Mã. Thời Đông Hán, Tấn từng có sứ của Đại Tần đến Trung Quốc giao hảo, rồi lưu cư không về nữa, nhận là họ “Tần”. Thời đó tây vực gọi Trung Quốc là Tần, sau các nước Tây phương gọi Trung Quốc là China, tức sự biến âm của “Tần”. 3、古代大秦人来中国,有的就以"秦"为氏。大秦即罗马帝国。东汉、晋朝时大秦皆曾遣使来中国通好,有留居不归者,以"秦"姓传也。古时西域称中国为秦,后来西方国家通称中国为支那,即"秦"音之变。 Giải thích như mạng trên không thể chính xác bằng giải thích của Việt: Thời cổ đại ấy, như nói ở trên, đất Việt nếu đi đến tận cùng về phía Tây Bắc là gặp đất Tần, tức đến cái ranh đó là chấn rồi, bước sang bước nữa là đất Tần. Người Việt mới gọi cái nước bên kia ranh ấy là Tây Chấn. Nói lướt thì “Tây Chấn”=Tần, 0+1=1; hoặc “Tây Tận”=Tần, 0+0=1; diễn biến thanh điệu đều đúng thuật toán nhị phân. Cái vị trí Tây Bắc ấy theo Dịch học của người Việt, được đánh dấu bằng số 9, nên người Việt cũng gọi cái nước ở vùng Tây Bắc ấy là nước Chín. Người Ấn Độ phiên âm chữ Chín là China, người phương Tây theo đó gọi TQ là China. Cái nước Chín ấy Quan thoại phát âm là “Qín”, nhưng âm “qín” này trong Quan thoại không hề có liên quan ý nghĩa gì với số 9, vì Quan thoại phát âm số 9 là “jiu”. Chứng tỏ cả cái Dịch học cũng không phải là của người Quan thoại. Tần Thủy Hoàng có họ tên thật là gì ? Zhidao,baidu,com/que stion/12816682 : 秦始皇的真实姓名叫什么? 2006-09-19 17:17 Là Doanh Chính (259-210 BC), là trung tử 中子của Tần Trang Tương Vương, vì sinh ở Hàm Đan đất Triệu nên còn gọi là Triệu Chính. Năm 247 BC Trang Tương Vương chết, Doanh Chính mới 13 tuổi lên thay vị Tần Vương 嬴政,下面中间是个“女”,不是“贝” 嬴政(前259~前210年)即秦始皇帝,秦庄襄王的中子。因出生于赵地邯郸,亦称赵政。公元前247年庄襄王死,13岁的嬴政代立为秦王 Gia phả của Tần Thủy Hoàng ? http://wenwen.soso.com/z/q269367247.htm: 秦始皇的家谱 有知道的不? 他的爸和爷爷 祖爷爷都是谁 2011-03-01 10:55 满意答案 好评率:100% Tần quốc 4 đời đầu không rõ. Đời 5 là Tần Trang Công, tại vị 44 năm (821-776 BC)… Đến đời áp trước Tần Thủy Hoàng là Tần Trang Tương Vương, tại vị 2 năm (249-247 BC). Doanh Chính lên ngôi từ 246-220 BC, tại vị 26 năm là Vương. Từ 221-210 trong vòng 10 năm thôn tính được hết lục quốc, lập nên đế quốc , xưng là Tần Thủy Hoàng Đế. Đời sau là Tần Nhị Thế, tại vị 2 năm (209-207 BC), rồi Tử Anh, năm 207BC, tại vị 8 tháng 秦国: 秦嬴 不详 不详 ,秦侯 不详 不详 ,公伯 不详 不详 , 秦仲 不详 不详 秦庄公 前821-前776 44 , 秦襄公 前777-前766 12 , 秦文公 前765-前714 51 , 秦宁公 前715-前702 13 , 秦出公 前703-前696 7 , 秦武公 前697-前676 21 , 秦德公 前677-前674 3 , 秦宣公 前675-前662 13 , 秦成公 前663-前660 3 , 秦穆公 前659-前619 40 , 秦康公 前620-前609 11 , 秦共公 前608-前602 6 , 秦桓公 前603-前577 26 , 秦景公 前576-前537 39 , 秦哀公 前536-前501 35 , 秦惠公 前500-前491 9 , 秦悼公 前490-前477 13 , 秦共公 前476-前443 33 , 秦躁公 前442-前429 13 , 秦怀公 前428-前425 3 , 秦灵公 前424-前415 9 , 秦简公 前414-前400 14 , 秦惠公 前399-前387 12 , 秦出子 前386-前385 1 , 秦献公 前384-前362 22 , 秦孝公 前361-前338 23 , 秦惠文王 前337-前311 26 , 秦悼武王 前310-前307 3 , 秦昭襄王 前306-前251 55 , 秦孝文王 前250 1 , 秦庄襄王 前249-前247 2 , 秦王(嬴政) 前246-前220 26 . 秦帝系表 (公元前221 至 公元前206年): 秦始皇 前221-前210 11 , 秦二世 前209-前207 3 , 子婴 前207 8个月 Câu đối 李核 出五蘝趙 嗣和刀天 應瑞 Lý hạch xuất ngũ liễm, Triệu tự hòa đao, thiên ứng thụy 蓮花開八葉結成木子地鐘靈 Liên hoa khai bát diệp, kết thành mộc tử, địa chung linh. Câu đối này nghĩa đen chỉ là: Hột mận (cây Lý) ra 5 liễm (một loài cây có rễ làm thuốc), hậu duệ họ Triệu dừng binh đao, thì trời ứng cho mọi sự tốt đẹp. Hoa sen nở 8 cánh, kết thành một cây, thì đất hòa bình vang tiếng chuông thiêng. Vấn đề là câu đối này xuất xứ ở đâu, thời nào, thì mới tìm ra được mật ngữ ẩn trong nó. Còn đơn giản, suy diễn chung chung thì nội dung là cầu mong thiên hạ thái bình. Nhưng cái thái bình ấy chỉ có được khi công nhận Ngũ Hành là của dân Man (mận=man) có từ thời Thần Nông (cây liễm có rễ làm thuốc – Đến cả châm cứu còn có từ thời Thần Nông), hậu duệ (chữ Tự) của cái đế quốc Tần (gốc từ Triệu Chính) phải dừng gây chiến tranh (Hòa Đao). Và công nhận cái Bát Quái là của dân Sóc (sóc=sen), đã từng tạo thành một lý thuyết gốc cho sự phát triển cuộc sống và sự sáng tạo trên trái đất (Mộc Tử, là một cây - một lý thuyết gốc, cho sự sáng tạo, vì Mộc=Mọc – “Thuyết văn giải tự” từng giải thích Mộc là “mọc từ đất lên” tức cái Khôn cho sự sáng tạo là từ loài người ở Trái Đất, Đất=quẻ Khôn).
    1 like
  33. Hình những chú chim nhỏ bé sải cánh tung bay tuyệt đẹp: (Sưu tầm)
    1 like
  34. Mãn nhãn loạt ảnh đoạt giải Ảnh thiên nhiên hoang dã 2012 Thứ Sáu, 19/10/2012 - 00:35 (Dân trí) - Ngày 18/10, cuộc thi ảnh thiên nhiên Veolia của năm đã chính thức công bố kết quả. Ngắm nhìn những tác phẩm đoạt giải người ta không khỏi thấy ngỡ ngàng trước vẻ đẹp của cuộc sống thiên nhiên hoang dã qua ống kính của các nhiếp ảnh gia. Có tên chính thức là “Veolia Environnement Wildlife Photographer of the Year”, đây là một trong những cuộc thi ảnh uy tín nhất thế giới do Bảo tảng lịch sử tự nhiên London cùng tạp chí Thiên nhiên hoang dã của BBC tổ chức. Cuộc thi có nhiều hạng mục như: nhiếp ảnh gia xuất sắc nhất, nhiếp ảnh gia trẻ xuất sắc nhất, ảnh về các loài vật có nguy cơ tuyệt chủng, ảnh về hành vi loài vật… Bức ảnh thiên nhiên đẹp nhất năm của tác giả Paul Nicklen (Canada) Giải nhất chung cuộc năm nay đã thuộc về tác giả Paul Nicklen với bức ảnh về cuộc trở về của bầy chim cánh cụt có tên “Những chúa tể bọt nước”. Được chụp từ dưới làn nước lạnh giá tại Nam Cực, bức ảnh đã thể hiện vô cùng sinh động sự trở về của những con chim cánh cụt bố mẹ sau chuyến kiếm mồi. Với những động tác "bay lượn" trong làn nước, những chú chim đã tạo ra những luồng bọt khí màu trắng tuyệt đẹp khi tăng tốc để phóng từ dưới nước lên các tảng băng. Để có được khoảnh khắc này Nicklen đã phải ngâm mình trong làn nước dưới 0 độ C và chờ đợi khá lâu. “Những hoàng đế đang trở về từ biển cả”, Nicklen lí giải về bức ảnh. “Những con chim cánh cụt đó đã ở ngoài biển suốt 3 tuần, bụng đầy thức ăn và chúng đang đem đồ ăn về cho lũ chim non. Chúng phóng từ dưới nước lên tảng băng như tên lửa. Khi đó tôi thở bằng vòi hơi với chân cứng đơ dưới lớp băng. Tất cả chúng ùa về và ở khắp nơi, trên đầu, trên tay, trên lưng tôi…Thật tuyệt vời”. Ngoài giải bức ảnh đẹp nhất, tác phẩm của Nicklen cũng ẵm luôn giải ảnh dưới nước đẹp nhất. Một số bức ảnh được trao giải năm nay: Bức ảnh của tác giả Kim Wolhuter (Nam Phi) đoạt giải về chủ đề thiên nhiên hoang dã bị đe dọa Serie 6 bức ảnh của tác giả Steve Winter (Mỹ) đoạt giải phóng viên ảnh thiên nhiên của năm Bức ảnh của Anna Henly (Anh) đoạt giải về chủ đề “Thế giới trong tầm tay chúng ta” Bức ảnh của Luciano Candisani (Brazil) đoạt giải về chủ đề “Các loài động vật máu lạnh” Bức ảnh của Robert Zoehrer (Áo) đoạt giải về chủ đề ảnh thiên nhiên đen trắng Bức ảnh của Grégoire Bouguereau (Pháp) đoạt giải về chủ đề động vật có vú Bức ảnh của Kai Fagerström (Phần Lan) đoạt giải về chủ đề thiên nhiên hoang dã tại đô thị Bức ảnh của Eve Tucker (Anh) đoạt giải phóng viên ảnh thiên nhiên trẻ (từ 15 – 17 tuổi) Bức ảnh của Larry Lynch (Mỹ) đoạt giải về chủ đề chân dung động vật Thanh TùngTổng hợp
    1 like
  35. Cảm ơn anh Lãn Miên. Các học ...thât (Không giám nói học giả sợ mất lòng. Thiên Sứ tôi vốn "dĩ hòa vi quý") đất Annam này luôn ra rả như ve rằng : Nền văn hóa Việt là do tiếp thu từ văn hóa Hán. Bằng chứng là ngôn ngữ Việt thông dụng chọn ra có đến 30. 000 từ Hán Việt. Cha! Bằng chứng sắc sảo ah. Nhưng hỏi lại rằng: Từ một quyết định nào để có thể Hán hóa 30. 000 từ tiếng Việt thống nhất và trở thành phổ biến cho đám sĩ phu Việt cong lưng học mấy ngàn năm nay thì không biết. Trong khi chính người Hán - để xóa nạn mù chữ - chỉ cần 1000 từ đựơc tự hóa để học? Tiếng Việt, ngôn ngữ Việt cứ như từ trên trời rơi xuống theo cách nhìn của họ. Vậy mà cứ ra rả như ve rằng ta là pha học, còn thằng khác là siêu hình. Chỉ nội vài tử quy định, nếu không có quyết định của chính phủ, cũng mỗi nơi một khác. Huống chi 30. 000 từ cứ như trên trời rơi xuống. Thực ra 30. 000 từ này là do từ thời Hùng Vương - trong bang giao với Trung Hoa, làm ra để dạy các quan chức ngoại giao. Việt sử lược viết: Việt Vương Câu Tiên sai sứ sang đề nghị Hùng Vương liên minh chống nhà Chu, bá chủ thiên hạ. Hùng Vương từ chối. Híc! Chi tiết này các nhà "pha học" lờ tịt. Bởi vì nhắc đến thì không thể lý giải nổi vì sao một liên minh 15 bộ lạc - ở trần đóng khố và trong thời đại đồ đồng, ở tận Bắc Việt xa xôi lại hân hạnh được một quốc gia Bá chủ Trung Nguyên (sau khí thắng Ngô Phù Sai) - cầu cạnh như thế. Tóm lại cái khoa học của đám phủ nhận lịch sử truyền thống văn hiến Việt là cái gì có lợi cho quan điểm của họ thì họ dùng, cái gì có hại thì lờ luôn.
    1 like
  36. Tư liệu bạn hoangnt cung cấp về Câu Đối là đúng,người nông dân cũng kể với tôi như vậy.Nhưng treo câu đó , người nông dân ngẫm rằng nội dung của câu đó là hệ quả đương nhiên, vì còn hiểu ở câu đó một điều khác: Văn minh Việt là nền văn minh sớm nhất, bởi vậy đã từng làm nên “nền văn minh nông nghiệp lúa nước” sớm nhất. (Chữ Thần của “Thần Nông” và chữ “Vũ Trụ” trong câu ấy nhắc họ điều đó, cả hai từ ấy đều là kết cấu theo ngữ pháp Việt)). Xin nhắc lại là : Các khái niệm trừu tượng trong ngôn ngữ Việt đều từ tên những vật cụ thể mắt thấy tay sờ của nông dân nền văn minh lúa nước mà ra. Ví dụ hai từ trừu tượng to tát nhất là “ Vũ Trụ” và “Hòa Bình”. Tiếc rằng cả hai từ này của người nông dân Việt Nam từ thời cổ đại, đến nay vẫn được các nhà ngôn ngữ học, các nhà sử học Việt Nam say sưa (!) giải thích đó là “từ Hán -Việt”. Vũ trụ hòa bình là tâm niệm của nhân loại văn minh ngày nay. Vũ Trụ là từ thuần Việt: VỎ là cái bọc kín những gì của nó chứa. Bọc kín lâu gọi là Ủ. Cái “ VỎ Ủ” nói lướt thành cái VŨ. Người Việt dùng từ VŨ này để chỉ cái Bầu đang ủ không gian, nên VŨ=Bầu không gian. TRỜI cũng đang Ủ cái Thời. Cái TRỜI Ủ nói lướt thành TRỤ. Người Việt dùng từ TRỤ này để chỉ thời gian. “Vũ Trụ”= “Không gian và thời gian”. Hòa Bình là từ thuần Việt: Từ “hòa bình” nguyên là từ lướt của câu “Hột lúa Ta trồng ở ruộng Bằng của Mình”. Lúa Ruộng Bằng thì nó có động hại gì đến ai đâu mà chẳng “Hòa Bình”, vì lúa nuôi sống người mà chẳng lấy lại gì kể cả cọng rơm , gốc rạ. Nếu trồng trên dốc còn sợ tuột đất làm hại đến kẻ khác. Nhưng ở triền đồi dốc người Việt lại làm ruộng bậc thang, cấy lúa trong cái “Khuông” chứa nước “Nằm” im. Cái “Khuông nước Nằm”=(lướt) = “Khảm”. Nền Vuông= nền Ruộng=nền Khuông đất để trồng lúa nước phải Bằng, còn phải bỏ công trang kỹ cho thật Bằng như mặt nước, để có được cái “Bằng như ý Mình”=(lướt)= “Bình”. Chữ Bình ấy người Việt viết cách điệu bằng 5 nét kẻ của quẻ Khảm, cũng có ý nghĩa là “ruộng nước”: ___ ___ ________ 平 bình ___ ___ Từ “Hột Lúa” =(lướt)=Hùa. Từ “hùa” là từ trừu tượng trong ngôn ngữ Việt, có nghĩa là “cùng đồng ý và cùng hành động như nhau”. Nhìn đống lúa hột có ngọn ngoài sân thì hột nào chẳng giống hột nào, nên tiếng Việt có câu thành ngữ “Im như thóc” tức chúng đồng ý với nhau, chúng cùng có giá trị như nhau, nên còn có câu “Im lặng là gật đầu”. Nhưng hột lúa này là lúa của Ta chứ không phải lúa của Tàu hay của Tây, nên “Hột lúa Ta”= =(lướt)=Hòa. Người Việt lấy 5 nét kẻ của quẻ Khảm để viết cách điệu thành chữ Hòa, vì chỉ có nước mới là chất “hòa tan” chất khác thành công bằng (nước mắm mà hòa tan trong bát nước thì chấm ở góc nào của bát nước chấm ấy chẳng có mùi vị nước mắm công bằng như nhau). Chữ Hòa 5 nét cách điệu ấy như sau: ___ ___ _______ 禾 lúa, lúa phải trồng ở Ruộng, nên thêm Vuông là 和 ___ ___ Chữ Hòa 和 ấy biểu ý rõ ràng là “Hột Lúa ruộng Ta”=(lướt)=Hòa . Cả hai chữ Hòa Bình 和 平 chỉ có nghĩa theo biểu ý của bộ Thủ là: Lúa Ruộng Bằng, và theo biểu ý của nét kẻ của Bói Quẻ(=Bát Quái) là: Nước Ruộng Nước. “ Nước Ruộng Nước” thì nó ở trong Khuông Phải , tức chịu theo Khuôn Phép là cái Khung Pháp của luật chứ chẳng Xăm Lướt đi đâu mà gọi là Xâm Lược. Thứ nữa nó lại không tự nổi sóng nên rất yên bình. Mà “Nước Ruộng Nước” 和 平 lại chính là Nước Việt Nam, từ vùng núi cao đến vùng biển chỗ nào cũng có ruộng nước.
    1 like