• Thông báo

    • Bá Kiến®

      Nội quy Lý Học Plaza

      Nội quy này là bản mở rộng Nội Quy - Quy định của Diễn đàn. Khi tham gia mua bán, các thành viên phải tuân theo những quy định sau: Tiêu đề bài viết: Bao gồm: Chỉ dẫn địa lý, Loại hình Mua/Bán, Thông tin mua bán.
      Chỉ dẫn địa lý: Tỉnh/thành nơi mua bán. Hoặc sử dụng định nghĩa có sẵn:TQ: Toàn quốc
      HCM: TP Hồ Chí Minh
      HN: Hà Nội
      [*]Ví dụ: HCM - Bán Vòng tay Hổ Phách ​Nội dung bài viết: Mô tả chi tiết sản phẩm mua/bán
      Bắt buộc phải có thông tin liên lạc, giá Mua/Bán
      Bài mới đăng chỉ được phép up sau 03 ngày.
      Thời gian up bài cho phép: 01 ngày 01 lần.
      Các hành vi vi phạm nội quy này sẽ bị xóa bài hoặc khóa tài khoản mà không cần báo trước.

Leaderboard


Popular Content

Showing most liked content on 15/02/2013 in all areas

  1. Cuộc tập trận bất thường của Trung Quốc 15/02/2013 3:15 Việc Hạm đội Bắc Hải của Trung Quốc, vốn hoạt động tại phía đông bắc nước này, tập trận ở biển Đông ẩn chứa sự bất thường đáng quan ngại. Vừa qua, cổng thông tin của chính phủ Trung Quốc China.org.cn đưa tin tàu khu trục Thanh Đảo cùng 2 tàu hộ tống Yên Đài và Diêm Thành đã tiến vào biển Đông để tập trận gần quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Nhóm chiến hạm này thuộc Hạm đội Bắc Hải (NSF) đóng vai trò là lực lượng hạt nhân chiến lược của Bắc Kinh và đảm trách hoạt động tại vịnh Bột Hải và vùng Hoàng Hải, phía đông Sbắc Trung Quốc. Hạm đội Nam Hải (SSF) mới hoạt động tại biển Đông. Vì thế, các chuyên gia quốc tế nhận định đây là một động thái bất thường của Trung Quốc nhằm thể hiện khả năng đẩy mạnh hoạt động hải quân tại biển Đông. Từ trái qua: Tàu Thanh Đảo, Yên Đài, Diêm Thành - Ảnh: ECSN.CN/Nhân Dân Nhật Báo Phát biểu với Thanh Niên, chuyên gia Swee Lean Collin Koh, thuộc Trường Nghiên cứu quốc tế S.Rajaratnam (RSIS) ở Singapore, khẳng định: “NSF triển khai tàu chiến xuống biển Đông thực sự không bình thường”. Theo đó, đây còn là dấu hiệu cho thấy Bắc Kinh đang tập trung nhiều hơn vào vùng biển phía nam. Chuyên gia này phân tích thêm: “Trong trường hợp này, quân đội Trung Quốc chứng minh rằng họ có thể điều động những đơn vị xa xôi như NSF xuống hỗ trợ SSF tại biển Đông”. Cùng quan điểm, GS Carl Thayer thuộc Học viện Quốc phòng Úc nhận định: “Cuộc tập trận là đáng chú ý khi chỉ mình NSF thực hiện”. Ông xem đó là cách Bắc Kinh biểu dương sức mạnh. Ngoài ra, TS James Holmes ở Trường Chiến tranh Hải quân Mỹ phân tích: “Biển Đông rõ ràng là “sân khấu” quan trọng của Bắc Kinh, nơi cần tập trung hầu như hoặc tất cả lực lượng hải quân Trung Quốc để hành động. Theo đó, NSF cần làm quen với việc hoạt động tại khu vực này”. Tuy nhiên, chuyên gia Koh đánh giá rằng: “Việc NSF tập trận tại biển Đông chỉ mang tính biểu tượng vì cuộc tập trận không có nhiều tàu chiến tham gia và hải quân Trung Quốc còn gặp nhiều khó khăn trong công tác hậu cần”. Đẩy mạnh ngư chính Tờ China Daily ngày 8.2 dẫn lời ông Ngô Tráng, Cục trưởng Cục Thủy sản Nam Hải thuộc Bộ Nông nghiệp Trung Quốc, tuyên bố từ năm 2014 sẽ triển khai tàu ngư chính tuần tra hằng ngày trên biển Đông. Nhận định với Thanh Niên về động thái này, chuyên gia Koh cho rằng đây là sự chuẩn bị của Trung Quốc để sẵn sàng cho những va chạm tại khu vực tranh chấp ở biển Đông. TS Homles thì nhận định hành động trên của Bắc Kinh nhằm thiết lập đặc quyền tại khu vực tranh chấp, không thừa nhận tồn tại tranh chấp trên biển Đông. Tương tự, GS Thayer đánh giá những tàu ngư chính trong vỏ bọc dân sự sẽ không chỉ “bảo vệ” ngư dân Trung Quốc mà còn nhằm ngăn chặn các nước lân cận thực thi chủ quyền trong khu vực tranh chấp trên biển Đông. Liên quan đến biển Đông, Cơ quan Quản lý thông tin năng lượng Mỹ ngày 7.2 công bố báo cáo về ước tính dự trữ dầu và khí đốt ở biển Đông. Theo báo cáo, trữ lượng tại khu vực này lên đến 11 tỉ thùng dầu và 4.000 tỉ m3 khí đốt nhưng không có dấu hiệu chứng minh xung quanh quần đảo Hoàng Sa chứa dầu lẫn khí đốt. Nhận định về báo cáo trên, giới chuyên gia quốc tế cho rằng những số liệu ước tính, dù không lớn hơn mức mà Bắc Kinh từng nhận định, vẫn có thể khiến tình hình biển Đông căng thẳng hơn. Ngô Minh Trí ============= Vào năm 1973 - 1974, những phương tiện truyền thông của Hoa Kỳ làm rầm rĩ về sự phát hiện ra tiềm năng dầu hỏa ở Biển Đông của Việt Nam. Một ông bạn công nhân, nhưng là trong hàng ngũ lãnh đạo phân xưởng của tôi, tán dóc trong giờ mất điện - đã dõng dạc tuyên bố với vẻ nắm bắt nhiều thông tin: "Những mỏ dầu ở Trung Đông so với mỏ dầu tìm thấy ở biển Đông của Việt Nam chỉ là con tem dán lên lưng một con voi". Kinh quá! Gần 40 năm sau, sự vĩ đại của các mỏ dầu trên biển Đông - qua lời tiên tri sặc mùi quảng cáo của ông cán bộ - phụ trách mảng điện của phân xưởng - về sự giáu có của đất nước Việt, được các khoa học gia hẳn của Hoa Kỳ xác định - có "cơ sở khoa học" về tiềm năng dầu mỏ ở biển Đông. Hic! Cũng vào thời điểm 73 - 74 này, trên báo giấy chính thống xuất bản ở miền Bắc Việt Nam, có bài viết về những đại doanh nghiệp Canada để nghị một vị bộ trưởng có thẩm quyền của nước này cấp giấy phép cho họ thăm dò dầu khí ở biển Đông. Theo bài báo mô tả thì vị bộ trưởng này đã phát biểu: "Các anh là những thằng ngu". Trí nhớ của tôi dạo này cũng kém. Nhưng câu phát biểu của vị bộ trường Canada này thì tôi chắc chắn nhớ nguyên văn. Bây giờ, lại thấy các cơ quan truyến thông Hoa Kỳ lên tiếng với "tinh thần khoa học" về tiềm năng mỏ dầu ở biển Đông. Và với bài viết này thì Trung Quốc ầm ầm kéo quân xuống biển Đông tập trận. Hẳn hạm đội Bắc Hải mới ghê chứ! Cứ làm như Hạm đội Nam Hải chẳng làm nên trò trống gì ở đây khiến cho, hạm đội Bắc Hải phải tổ chức tập trân, đề phòng khi cần hỗ trợ. Tân bộ trưởng quốc phòng Hoa Kỳ lại là một cựu chiến binh ở Việt Nam. Tất cả rất ồn ào với những hiện tượng liên quan đến châu Á Thái Bình Dương xuất hiện dồn dập, phù hợp với chiến lược Châu Á Thái Bình Dương của Hoa Kỳ. Nhưng nhìn kỹ hơn, cũng chỉ về mặt hiện tượng thì thấy các doanh nghiệp dầu mỏ thượng thặng của Anh Quốc và Hoa Kỳ chẳng có ma nào tham gia khai thác dầu ở đây. Cty BP cũng định tham gia, Trung Quốc doa thế là biển mất. Nhà máy lọc dầu Dung Quất lúc đầu chính phủ Pháp định triển khai cũng rút luôn. Híc! Chỉ thấy có Ấn Độ đến biển Đông với món Cary cay. Hì. Đấy là thực trạng trước khi được các nhà pha học Hoa Kỳ phát biểu về tiềm năng dầu lửa ở biển Đông ồn ào mới mấy ngày hôm nay. Nhưng mà này! Lý học phương Đông nhìn nhận hiện tượng để xác định bản chất với những mối quan hệ tương tác có khả năng tiên tri. Chứ không hề mơ hồ về bản chất hiện tượng thể hiện qua hình thức sự việc. Tức là - Ít nhất về mặt lý thuyết - nó chứng tỏ sự nắm bắt quy luật của vũ trụ, nằm ngoài khả năng mưu sự của con người - cái mà con người nghi ra và luôn cho rằng đúng nhất trước khi quyết định hành vi của mình - từ con mẹ ve chai đến những người có những quyết định làm ảnh hưởng đến cả thế giới. Nhưng quyết định xong mới biết mình ngu. Bởi vậy, cụ Nguyễn Du mới bảo rằng thì là: Ma đưa lối, quỷ đưa đường. Cớ sao tìm lối đoạn trường mà đi. Mấy vị đại Cty dầu mỏ Gia Nã Đại tuy ngu, nhưng được vị bộ trưởng đầy tinh thần trách nhiệm của đất nước này khuyên bảo thẳng thắn, nên biết dừng lại. Không thì mất cả chỉ lẫn chài sau ngày 30. 4. Híc! Cái này thành ngữ thâm thúy, đầy minh triết Việt đã phát biểu: 'Nó lú, nhưng chú nó khôn" (Bây giờ, cái giới trẻ tiếp xúc với zdăng minh Tây phương, phát huy văn hóa truyền thống, cũng lấy di sản ngôn ngữ có vần lập ra những câu rất ngỗ nghĩnh và lẵng nhách là - thí dụ - "sát thủ đầu mưng mủ". Hì). Bây giờ lại sắp xuất hiện mấy thằng ngu nữa. Thấy mà buồn Nhưng Thiên Sứ không phải là chú của mấy anh Tàu, Nên thôi. Để kết luận bài viết này, tôi cũng lấy câu cửa miệng trong dân gian Việt: "Mày ngu thì cho mày chết!" .
    4 likes
  2. Báo chí Trung – Nhật khẩu chiến dữ dội SGTT.VN - Không chỉ căng thẳng trên mặt trận ngoại giao, sự kiện Trung Quốc “khóa mục tiêu bằng radar” đối với máy bay và tàu chiến của Nhật Bản trên biển Hoa Đông đã làm nổ ra những cuộc khẩu chiến dữ dội không kém trên các mặt báo và trong phát ngôn của chuyên gia 2 nước. Ngay sau khi sự kiện này xảy ra, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã tỏ ra vô cùng giận dữ và gọi đó là “hành động nguy hiểm” còn Trung Quốc lại ra sức phủ nhận việc làm này của mình đồng thời kêu gọi Nhật Bản “dừng ngay các hành động phi pháp”. Dân Nhật Bản phản đối sự khiêu khích của Trung Quốc Phát biểu trước các phóng viên, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta đã đề nghị Trung Quốc “phải dừng ngay các hành động dọa dẫm láng giềng và không làm phức tạp thêm tình hình”. Sau tuyên bố của Thủ tướng Nhật Bản, nhật báo Yomiuri Shimbun của nước này đã có bài xã luận chỉ trích mạnh mẽ hành động của phía Trung Quốc và gọi đó là “hành vi khiêu chiến nguy hiểm”. Giới truyền thông Trung Quốc với truyền thống “đồng thanh” của mình cũng lên tiếng phản pháo và tất nhiên là những tiếng nói “to mồm nhất, mạnh mẽ nhất” vẫn là Thời báo Hoàn cầu, Tân Hoa Xã, Nhân dân nhật báo và đài truyền hình trung ương Trung Quốc (CCTV). Trong một bài xã luận của mình, tờ Thời báo hoàn cầu của Bắc Kinh đã cho rằng phía Nhật Bản đã cố tình “làm to chuyện” vụ “khóa mục tiêu trên radar” để phát đi hồi chuông báo động trong công chúng Nhật Bản. “Nếu chính quyền của ông Abe thực sự đang muốn nhồi vào đầu công chúng Nhật về ý tưởng của một cuộc chiến tranh thì Trung Quốc cũng cần phải gửi đến một thông điệp tương tự đối với người dân của mình”, tờ Thời báo Hoàn cầu viết với giọng điệu hung hăn và hiếu chiến thường thấy bấy lâu nay. Tờ Tin tức Bắc Kinh bình luận rằng ông Thủ tướng Nhật đang muốn tăng cường sức mạnh quân sự và kêu gọi xem xét lại bản Hiến pháp hòa bình của nước này bằng cách liên tục tố cáo và thổi phồng những hành động của quân đội Trung Quốc trên biển Hoa Đông. "Trong khi Mỹ vẫn tỏ thái độ thận trọng và không cam kết gì cụ thể nên trước khi tiến hành chuyến thăm Mỹ, ông Shinzo Abe đã thổi phồng sự kiện để nhấn mạnh đến “mối đe dọa Trung Quốc” nhằm tranh thủ sự ủng hộ mạnh mẽ hơn từ phía Mỹ", tờ Tin tức Bắc Kinh viết. Wen Wei Po – một tờ báo ở Hong Kong có quan điểm thân Bắc Kinh cho rằng “Nhật Bản có động cơ khác và cũng có một phần lỗi trong khi tố cáo ‘nạn nhân’ Bắc Kinh”. Tờ báo này cũng có quan điểm giống tờ Tin tức Bắc Kinh khi nhận định đó chẳng qua là hành động “hối thúc Mỹ mạnh mẽ hơn” trong mối quan hệ giữa Tokyo và Bắc Kinh. Jiang Xinfeng, một chuyên gia nghiên cứu về Nhật Bản của Học viên khoa học quân sự Trung Quốc phát biểu trên tờ Trung Quốc Nhật báo rằng trong những năm gần đây, Nhật Bản đã tỏ ra lo sợ trước sự lớn mạnh của quân đội Trung Quốc nên giới truyền thông Nhật thường phóng đại các sự việc liên quan để “đổ tội” cho Trung Quốc. Tờ Bưu điện Hoa Nam buổi sáng của Hong Kong trích lời Ni Lexiong, giám đốc Viện nghiên cứu chính sách quốc phòng và năng lực biển của trường ĐH Khoa học chính trị và Luật Thượng Hải trong đó không phủ nhận hành động nguy hiểm của Trung Quốc mà biện hộ rằng đó là hành động “phản ứng của quân đội Trung Quốc trước sự khiêu khích của Nhật Bản”. Cũng trên tờ Bưu điện Hoa Nam buổi sáng, giáo sư Da Zhigang của Viện nghiên cứu khoa học xã hội Hắc Long Giang (Trung Quốc) tỏ ra “thật thà” hơn khi cho rằng hành động của phía Trung Quốc là để nhằm “thí nghiệm khả năng phản ứng trước các tình huống nguy cấp” của quân đội Nhật Bản. “Nhưng hành động “thử phản ứng” này có thể bị hiểu sai và sẽ đẩy căng thẳng trên biển Hoa Đông vào một cuộc chiến tranh”, ông giáo sư này nói. Báo chí Nhật Bản tuy không “hiếu chiến” như giới truyền thông Trung Quốc nhưng cũng bày tỏ những thái độ khá mạnh mẽ. Trong bài xã luận của mình, tờ Yomiuri Shimbun khẳng định: "Việc vượt qua ranh giới thông thường của các tập quán quốc tế bằng sức mạnh quân sự là một sự khiêu chiến nguy hiểm… Hiện, Trung Quốc không chỉ là phía liên tục quấy rối các nước láng giềng như Nhật Bản hay các nước Đông Nam Á ở Biển Đông mà còn là mối lo ngại chung của cộng đồng quốc tế. Nhật Bản cần tăng cường sức mạnh hợp tác với Mỹ và các nước Đông Nam Á trong khi yêu cầu Trung Quốc phải có trách nhiệm hơn với những hành động gây căng thẳng của mình”. Một bài báo khác cũng trên tờ Yomiuri Shimbun cho rằng Trung Quốc đang cố tình khoét sâu vào cuộc khủng hoảng của Nhật Bản bằng những hành động quân sự để gây sức ép buộc Nhật phải công nhận tuyên bố chủ quyền của họ trên vùng biển tranh chấp. “Trung Quốc đang tăng tốc và mạo hiểm trong khi có ý định gây chiến với Nhật Bản”, bài báo kết luận. Tờ Mainichi Shimbun viết: "Hành động (khóa mục tiêu bằng radar) đó có thể sẽ dẫn đến một cuộc xung đột vũ trang và đó là sự khiêu chiến rất tồi tệ và nguy hiểm… Chính quyền Bắc Kinh và các nhà lãnh đạo của Đảng Cộng sản Trung Quốc cần phải hiểu rõ vấn đề nghiêm trọng này. Chúng tôi khẩn thiết đề nghị phía Trung Quốc đừng bao giờ lặp lại những hành vi khiêu khích kiểu thế nữa”. Trong một bài bình luận, tờ Nikkei Telecom 21 viết: "Các quan chức cao cấp của quân đội Trung Quốc đã nhiều lần tỏ ra rất hung hăng và hiếu chiến. Họ phát đi những thông điệp sặc mùi súng đạn rằng những cuộc chiến tranh với Nhật Bản, Philippines hay Việt Nam là “không thể tránh được”. Việc liên tục gây rối và khiêu khích các nước láng giềng của Trung Quốc chẳng qua là để kêu gọi cấp ngân sách nhiều hơn cho quân đội mà thôi”. Infonet.vn ======================= Nếu thế giới này chỉ có Trung Quốc tay bo với Nhật, Philippines và Việt Nam thôi thì chắc họ cũng ra tay lâu rồi. Không có nói chuyện lý luận. Nhưng tiếc thay cho thực tế hiện nay là một cuộc hội nhập toàn cầu đang diễn ra. Bởi vậy, mọi động thái của quốc gia này đều ảnh hưởng đến quốc gia khác - trong đó có Huê Kỳ - siêu cường đang đóng zdai trò số một rưỡi trên thế giới. Bởi vậy, dù có máu Lý Quỳ đến mấy, thêm cả lít rượu , thịt chó thì mấy vị con cháu của hảo hán Lương Sơn Bạc cũng phải liếc liếc xem phản ứng của Huê Kỳ. Đó là một thực tế khách wan và có "cơ sở khoa học". Hì!. Trung Quốc đang tự sát về mặt ngoại giao. Thế giới đang có xu hướng hội nhập trong tương lai, mà một siêu cướng thứ II lại tự sát về mặt ngoại giao thì cái gì sẽ xảy ra? Điều này có lẽ không cần phải xem bói! Chỉ cần đủ thông minh với mức độ vừa phải để suy đoán!
    2 likes
  3. "Mỹ không hề trung lập trong vấn đề đảo Senkaku, sẵn sàng bảo vệ Nhật" Thứ sáu 15/02/2013 09:08 (GDVN) - Mỹ hoàn toàn không trung lập trung vấn đề đảo Senkaku, vì Mỹ có nghĩa vụ bảo vệ an ninh Nhật Bản, thậm chí Mỹ chống lại lập trường TQ trong các vấn đề khu vực khác. Randy Schriver, cựu phó trợ lý Ngoại trưởng Mỹ Tờ “Hoàn Cầu” vừa dẫn lời cứu phó trợ lý Ngoại trưởng Mỹ Randy Schriver ngày 8/2 thừa nhận, Mỹ tuy không lựa chọn đứng về bên nào trong vấn đề chủ quyền đảo Senkaku, nhưng hoàn toàn không trung lập trong vấn đề này. Qua đó, ông khuyên Đài Loan không nên gây thêm phiền phức trong vấn đề đảo Senkaku, nếu không Mỹ sẽ không hài lòng. Cùng ngày, tại diễn đàn quan hệ Mỹ-Đài do Quỹ Truyền thống (Heritage Foundation) Mỹ và Hội liên hiệp hữu nghị đồng hương Đài Loan ở Mỹ (Taiwan Benevolent Association of America, TBAA) tổ chức, khi nói về vấn đề biển Hoa Đông, ông Randy Schriver nói, ông hy vọng Đài Loan phát huy vai trò tích cực hơn, mang tính xây dựng hơn, ít nhất Đài Loan không nên trở thành vấn đề hoặc trở ngại của các giải pháp mang tính xây dựng. Ông Schriver còn nói về 3 phương diện để Đài Loan phát huy vai trò mang tính xây dựng là: Đài Loan cần tránh thể hiện bất cứ sự hợp tác nào với Trung Quốc trong vấn đề đảo Senkaku. Ông nói, tuy Mỹ không lựa chọn bên nào trong vấn đề đảo Senkaku, nhưng Mỹ hoàn toàn không trung lập, bởi vì Mỹ là đồng minh của Nhật Bản, có nghĩa vụ thực hiện Hiệp ước, Điều 5 của Hiệp ước bảo đảm an ninh Mỹ-Nhật thích hợp với đảo Senkaku. Tàu công vụ Nhật Bản dùng vòi rồng xua đuổi tàu Đài Loan ở vùng biển đảo Senkaku Đây là quan điểm rất rõ ràng của cựu Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ Armitage khi đến Tokyo và Bắc Kinh gần đây; hơn nữa tính toán về lợi ích chiến lược lâu dài, Mỹ cũng không muốn để chủ quyền đảo Senkaku và các khu vực xung quanh thuộc về tay Trung Quốc, vì vậy Đài Loan không nên hợp tác với Trung Quốc trong vấn đề này, nếu không Mỹ sẽ không thích. Đài Loan phải tích cực hợp tác với Tokyo, cố gắng cải thiện quan hệ Đài-Nhật. Ông cho biết, biết Đài Loan rất khó xử khi bị kẹt ở giữa Trung Quốc, một đối tác kinh tế lớn nhất với đồng minh Mỹ-Nhật, một đối tác an ninh lớn nhất, nhưng nếu Đài Loan có bất cứ hành động nào làm nảy sinh vấn đề với Nhật Bản, thì sẽ nảy sinh vấn đề với Mỹ, gây tổn hại cho quan hệ Mỹ-Đài. Đài Loan cần tránh tham gia vào môi trường đã không xác định và bất ổn. Ông cho rằng, tranh chấp đảo Senkaku giữa Trung-Nhật đã rất nguy hiểm, nếu Đài Loan tham gia, sẽ tăng thêm phiền phức cho môi trường không xác định, quan điểm của Mỹ đối với Đài Loan sẽ rất tiêu cực. Dean Cheng, nhà nghiên cứu Quỹ Truyền thống Mỹ và Stephen Yates, phó cố vấn an ninh quốc gia của cựu Phó Tổng thống Cheney khi tham dự diễn đàn cũng đều nhấn mạnh rằng, sức mạnh quân sự của Trung Quốc đang mở rộng, làm cho Đài Loan càng không an toàn hơn, đồng thời bày tỏ lập trường ủng hộ Nhật Bản trong vấn đề đảo Senkaku. Trung Quốc liên tục tăng cường sức mạnh quân sự gây sức ép ngày càng tăng đối với an ninh khu vực. Bấm vào đây để viết bình luận - Bấm xem tất cả bình luận hay Việt Dũng =================== Biết ngay mà! Mấy em Đài Loan mà dây vào việc này thì giăng i ti sớm. Cái này nói rồi. Còn Biển Đông nữa. Mấy em về Đài Loan bán trầu đi. Khi nào rảnh anh qua, mua trầu ủng hộ! Thấy em nhỏ xíu anh thương mà cứ bày đặt ra cái điều tỏ vẻ.
    2 likes
  4. Anh chị em tìm hiểu Phong Thủy Lạc Việt thân mến. Tôi tin rằng anh chị em phần nhiều có cái nhìn nghiêm túc hơn cả với Phong Thủy Lạc Việt, mặc dù tùy trình độ - mà Lý học gọi là "căn cơ" có thể có nhiều điều chưa hiểu hết. Nhưng đây là một bài viết rất quan trọng của tôi, nhằm so sánh nền tảng tri thức căn bản giữa hai nền văn minh, trên cơ sở tiêu chí khoa học cho một lý thuyết khoa học. Và tôi cũng nói thẳng là chuyện phân tích cặp câu đối, hoành phi của Tàu chỉ là cái cớ. Với tôi nó chỉ là chuyện vặt, khi mà bản thể những yếu tố tương tác cốt lõi trong một tập hợp lớn hơn đã an bài. Mong anh chị em hãy chép về và suy ngẫm kỹ với tất cả nhiệt tình mà tôi đã nghĩ tới anh chị em khi viết bài này và đã sửa lại một lần cuối với mong muốn anh chị em dễ hiểu hơn.
    2 likes
  5. Quả thật nhìn lá số em là thấy hạn này tương đối căng thẳng, từ cuối năm ngoái rồi. Đây đang là quãng thời gian khó khăn của em, phải cố gắng vượt qua thôi. Dính nợ nần thì mệt mỏi lắm. Tuy nhiên em đang trong gốc hạn tốt nên mọi việc rồi cũng qua thôi, không đáng lo lắm đâu. Hãy bình tĩnh giải quyết từng việc một. Chúc em may mắn !
    1 like
  6. Huyền thoại hoàng cung Tác giả: VEF Bài đã được xuất bản.: 15/02/2013 05:00 GMT+7 Đó là kho báu mà theo truyền miệng là do vua Hàm Nghi chôn giấu ở một địa điểm bí mật sau ngày kinh đô Huế thất thủ vào 5/7/1885. Người ta trưng ra bằng chứng về một nhà truyền giáo người Pháp là Henri de Pirey, đã viết trên tạp chí B.A.V.H (Bulletin des amis du vieux Hué -1914) rằng khi rút khỏi kinh thành Huế, vua Hàm Nghi đã chuyển kho báu của hoàng cung đến phía Bắc. Kho báu này ước chừng 950 thùng, trong đó có 400 thùng đựng đầy vàng và 150 thùng đựng đầy bạc, số còn lại là các đồ đá quý nhất trong nước, nhưng vì cuộc chiến nên nhà vua chỉ mang theo 100 thùng mà thôi. Không lâu sau, vua Hàm Nghi bị Pháp bắt đầy sang đảo Reunion, số vàng của vua chôn giấu nơi đâu? Nhiều người đặt câu hỏi như thế và lên đường tìm kiếm. Nhưng họ quên rằng hoặc không biết, trong suốt 3 tuần lễ sau ngày vua Hàm Nghi ra đi, phần lớn kho báu trong hoàng cung đã lọt vào tay người Pháp. Điều đó được ghi nhận qua tài liệu lưu trữ ở văn khố Bộ Ngoại Giao Pháp tại Paris, với lời kể của linh mục Pene-siefert, cho biết người Pháp đã lấy trong trại Cẩm vệ quân 113 lạng vàng, 742 lạng bạc, 2627 quan tiền. Lấy tại cung bà thái hậu Từ Dũ 228 viên kim cương, 266 món nữ trang có nạm kim cương và hạt trai, hạt ngọc, 271 vật dụng bằng vàng, 1258 nén bạc, 3416 lạng vàng. Họ cũng lấy hết vật phẩm của các tiên đế nhà Nguyễn dùng lúc sinh thời từ mũ miện, đai áo, triều phục, long sàng, đến các đỉnh trầm, khay chén... Tính ra "kho tàng trong hoàng cung đã mất đi ước chừng 24 triệu quan vàng và bạc". Cuộc thất thoát kho báu của các vua triều Nguyễn kéo dài 2 tháng sau ngày kinh đô Huế bị thất thủ bởi người Pháp vào tháng 7.1885 đã gây tai tiếng hơn cả cuộc cướp phá lâu dài của hoàng đế nhà Thanh ở Bắc Kinh. Sau này vua Đồng Khánh nhiều lần đòi lại kho báu đã bị người Pháp lấy đi như biên bản ngày 21.3.1888 của Pháp đã ghi:" Trở lại chuyện đã bàn trước đây, hoàng thượng (vua Đồng Khánh) nhắc rằng các vật phẩm quý giá của hoàng gia bị thất thoát sau biến cố ngày 5.7 và chắc chắn hiện giờ đang nằm trên đất Pháp, giá trị nhất là chuỗi kim cương kết lại từ đời vua Gia Long cho đến đời vua Tự Đức, cùng một bảo kiếm nạm ngọc quý truyền lại từ đời vua Gia Long". Một trong những vật ấn tượng trong kho báu hoàng cung là con vui bằng vàng đúc rất tinh xảo, đã bị 2 người Pháp có trọng trách tranh giành về riêng mình. Để rồi cuối cùng con voi vàng (Kim Tượng) là báu vật truyền đời kia bị chặt ra làm hai chia cho hai đại diện thực dân Pháp mỗi người một nửa! Đó không phải là lời đồn của binh lính người Pháp hoặc quan chức người Việt, mà được ghi trong một báo cáo của khâm sứ Trung kỳ Paul Rheinart gửi Toàn quyền Đông Dương Richaud ngày 28.2.1889 kèm theo lời phàn nàn:" Điều buồn lòng song vẫn phải nhắc lại là thiếu tướng Prudhomme đã chiếm đoạt những vật phẩm quý báu một cách không do dự (...) và điều đáng tiếc nữa là không có ai đem trả lại phần nào trong những của cải vô giá mà họ đã tước đoạt trắng trợn". Các chi tiết trên phần lớn nằm trong tài liệu lưu trữ ở Văn khố Bộ Ngoại giao Pháp - Paris (chưa xuất bản) được sưu tầm, trích dẫn, dịch thuật bởi Nguyễn Xuân Thọ, Nguyễn Ngọc Cư, và do nhà nghiên cứu Phan Thuận An giới thiệu qua tài liệu về các bảo vật ở hoàng cung, đăng trong Tuyển tập những bài nghiên cứu về triều Nguyễn do Sở Khoa học-Công nghệ-Môi trường Thừa Thiên-Huế kết hợp với trung tâm bảo tồn di tích cố đô Huế ấn hành(tháng 7.2002). Theo tài liệu trên, sau ngày vua Hàm Nghi đi đày, hoàng cung còn giữ lại nhiều bảo vật vô giá như những bửu tỷ bằng vàng khối có cái nặng đến 18kg, ngọc điệp nhà Nguyễn, những chiếc độc bình lớn bằng men lam Huế (bluers de Hue), các tủ chạm cẩn xà cừ, các ché lớn thời Minh và các ché màu lục nhạt (cédalon), các đĩa lớn đường kính 55cm màu hồ thủy đẹp tuyệt vời... Ngay cả những nhà sưu tập và nghiên cứu ngôn ngữ học nước ngoài như Paul Boudet - là chứng nhân thời ấy - đã cho biết rằng, lúc bấy giờ ở điện Càn Thành (điện Trung Hòa) "vẫn còn 26 quyển kim sách đúc bằng vàng chứa đựng các chi tiết được ghi lại về đăng quang của các vua Gia Long, Thiệu Trị, Tự Đức, Hàm Nghi, Thành Thái, Duy Tân, Đồng Khánh, Khải Định, những điều liên quan đến lễ tuyên phong cho các hoàng hậu và các hoàng thái tử" và 46 cái ấn bằng ngọc và bằng vàng. Tháng 11.2010, một tác phẩm hội họa của vua Hàm Nghi, lần đầu tiên được đem ra bán đấu giá tại Paris (Pháp). Bức sơn dầu Déclin du jour (chiều tà) này có kích thước 35 x 46 cm, ghi là vẽ năm 1915. Lúc đó cự hoàng ở Alger (Algérie), sống và sáng tác tranh tượng tại biệt thự Gia Long, khu El Biar. Theo quy định pháp luật, bảo vật quốc gia phải thể hiện là vật chứng của một sự kiện lớn, hoặc gắn bó với các anh hùng danh nhân, từ đó có thể nói bức tranh Déclin du jour của vua Hàm Nghi là một bảo vật. Cuộc bán đấu giá bảo vật ấy được Mathilde Tuyết Trân- một người Việt sinh sống ở nước ngoài - kể lại giá khởi đầu ấn định từ 800 - 1200 euro. Chỉ trong vài phút giá tăng lên đến 4.500. Đến khi những người Việt Nam có mặt trong phòng đấu giá trả tới 5.000 euro, thì "bắt đầu có người cho giá qua điện thoại, họ thêm ngay 1.000 euro, đẩy giá tấm tranh lên 6.000 euro. Từ đó cuộc đấu giá "tay đôi" giữa hai người phụ nữ trong phòng và người đẩy giá qua điện thoại diễn ra". Theo Mathilde Tuyết Trân, con số đã đẩy đến mức 8.800 euro cộng thêm 26% phụ phí đấu giá, thành mức tiền phải trả cuối cùng là 11.088 euro - gấp 8 lần giá ban đầu. Điều đó đã "thể hiện tình cảm đối với một kỷ vật của vua Hàm Nghi, tình cảm những người có lòng với quê hương và quá khứ lịch sử". (Theo Thanh niên)
    1 like
  7. 1 like
  8. Lòng thấy đủ sẽ là đủ
    1 like
  9. theo anh thì năm sau của em cũng chưa thật tốt lắm. dễ chia tay bạn trai. nợ thì trả được một phần chưa thể trả hết. Em bị cận đúng không? hoặc bệnh về mắt. Năm sau là một năm em phải cố gắng, càng cố gắng bao nhiêu, càng tốt bấy nhiêu.
    1 like
  10. Cháu không thành công trong mối tình đầu. Chồng tương đối đẹp trai, có bằng cấp và cháu được chồng nể. Hai người có tình cảm sâu sắc mới đi đến hôn nhân. Bản thân cháu thích ăn ngon, mặc đẹp, biết trọng lời hưa và danh dự, ưa nịnh, cũng hay giúp người nhưng người giúp lại thì ít. Cha mẹ nhiều khi mặt Hồ Tây nổi sóng và thế nào cũng có lần phải mổ, kể cả cháu sau này cũng có lần phải đụng chạm đến dao kéo.
    1 like
  11. Chuyện đó thuộc trách nhiệm của "Ông Tờ, Bà Nờ". Trang web này mọi chuyện đều minh bạch, rõ ràng; không chồng chéo trách nhiệm như vậy!
    1 like