• Thông báo

    • Bá Kiến®

      Nội quy Lý Học Plaza

      Nội quy này là bản mở rộng Nội Quy - Quy định của Diễn đàn. Khi tham gia mua bán, các thành viên phải tuân theo những quy định sau: Tiêu đề bài viết: Bao gồm: Chỉ dẫn địa lý, Loại hình Mua/Bán, Thông tin mua bán.
      Chỉ dẫn địa lý: Tỉnh/thành nơi mua bán. Hoặc sử dụng định nghĩa có sẵn:TQ: Toàn quốc
      HCM: TP Hồ Chí Minh
      HN: Hà Nội
      [*]Ví dụ: HCM - Bán Vòng tay Hổ Phách ​Nội dung bài viết: Mô tả chi tiết sản phẩm mua/bán
      Bắt buộc phải có thông tin liên lạc, giá Mua/Bán
      Bài mới đăng chỉ được phép up sau 03 ngày.
      Thời gian up bài cho phép: 01 ngày 01 lần.
      Các hành vi vi phạm nội quy này sẽ bị xóa bài hoặc khóa tài khoản mà không cần báo trước.

Leaderboard


Popular Content

Showing most liked content on 14/02/2013 in all areas

  1. Anh chị em tìm hiểu Phong Thủy Lạc Việt thân mến. Tôi tin rằng anh chị em phần nhiều có cái nhìn nghiêm túc hơn cả với Phong Thủy Lạc Việt, mặc dù tùy trình độ - mà Lý học gọi là "căn cơ" có thể có nhiều điều chưa hiểu hết. Nhưng đây là một bài viết rất quan trọng của tôi, nhằm so sánh nền tảng tri thức căn bản giữa hai nền văn minh, trên cơ sở tiêu chí khoa học cho một lý thuyết khoa học. Và tôi cũng nói thẳng là chuyện phân tích cặp câu đối, hoành phi của Tàu chỉ là cái cớ. Với tôi nó chỉ là chuyện vặt, khi mà bản thể những yếu tố tương tác cốt lõi trong một tập hợp lớn hơn đã an bài. Mong anh chị em hãy chép về và suy ngẫm kỹ với tất cả nhiệt tình mà tôi đã nghĩ tới anh chị em khi viết bài này và đã sửa lại một lần cuối với mong muốn anh chị em dễ hiểu hơn.
    5 likes
  2. Không biết trong bốn con tàu Hải giám này của Trung Quốc, con tàu nào treo cặp câu đối - hoành phi liên quan đến topic này không nhỉ? Bởi vậy. Cái gì cũng chừng mực thôi. Quá lố nó thành ra hài hước. ============================== Nhật Bản rượt đuổi Hải giám Trung Quốc ngoài Senkaku Thứ Năm, 14/02/2013, 06:39 [GMT+7] (ĐVO) - Hải giám vừa liên tục chạy vừa kêu gọi tàu Cảnh sát biển Nhật Bản "giữ an toàn" khi nhìn thấy những khẩu súng hạng nặng. Tuy nhiên tàu Hải giám phải vừa liên tục chạy vừa kêu gọi tàu Cảnh sát biển Nhật Bản “giữ an toàn“ khi nhìn thấy những khẩu súng hạng nặng được trang bị trên 4 chiếc tàu này. (Theo GDVN/CCTV)
    3 likes
  3. Lên đồng với ông quan đám Thứ Năm, 14/02/2013 - 06:08 (Dân trí) - Sáng mùng 4 Tết, hội làng Đồng Kỵ (xã Đồng Quang, Tiên Sơn, Bắc Ninh) chính thức khai mạc. Sau các nghi lễ dân gian cổ truyền, hội bước vào phần hào hứng và gây hưng phấn nhất: dô ông quan đám. Một quan đám mê hoặc vài chục thanh niên lực lưỡng. 4 quan đám nghiêng ngả như hành pháp phía trên cả trăm đôi vai trần hừng hực chẳng khác gì thuyền nan trôi giữa dòng nước lũ. Đám thanh niên cứ thế lôi tuột các ông đám từ trong đình ra ngoài sân trong âm vang tiếng reo hò. Các ông dô một tiếng, tráng đinh đáp lại dậy đất. Ông quan đám cùng tràng đinh như dòng nước xoáy dữ dộị càn lướt vòng quanh sân đình hàng chục lượt trong tiếng hò reo sảng khoái của người dân. 2 quả pháo tượng trưng chuẩn bị được rước về đình làng. Theo truyền thuyết thì pháo được rước ra đình để hội quân, khích lệ tinh thần quân lính. Hội dựa trên truyền thống đánh thủy quái của thành hoàng làng. Kích thước của pháo rất lớn và được sơn son thếp vàng cực cầu kì. Lễ rước pháo bắt đầu. 4 ông quan đám. Đây là 4 người đến tuổi 50 ở mỗi giáp được làng chọn ra tượng trưng 4 vị tướng xuất quân đánh giặc. 4 ông quan đám và các chức sắc bắt đầu tế lễ trong đình làng. Đây là thời điểm mà có lẽ, người xem hội và đám tráng đinh cảm thấy lâu nhất. Nghi lễ đã xong, các tráng đinh ầm ầm lao vào trong đình làng nhấc bổng ông đám lên vai. Một ông quan đám đầu tiên được kéo tuột ra ngoài sân đình. Đám trai tráng lực lưỡng ào ào như lũ cuốn phăng các ông đám. Các ông nghiêng ngả trên những đôi tay rắn chắc trong tiếng hò reo vang dội. Dô ông đám là nghi thức cực kì đặc sắc mà lễ hội của làng Đồng Kỵ vẫn còn lưu truyền cho đến tận hôm nay. Hữu Nghị
    2 likes
  4. LẠI BÀN CHUYỆN "KIM LONG ĐẰNG PHI". Tiếp theo Trong Lý học Đông phương, không nhất thiết phải lên quẻ khi dự đoán. Bởi vì bản thân hệ thống lý thuyết đó đã là một sự phản ánh hoàn chính với hệ thống phương pháp luận phản ánh quy luật của tự nhiên có thể tiên tri. Tử Vi; Tử Bình, quẻ Dịch, các mô hình dùng trong phong thủy....vv....thực chất chỉ là mô hình biểu kiến, những ký hiệu siêu công thức phản ánh trong từng hệ quy chiếu chuyên ngành của thuyết Âm Dương Ngũ hành - có thể coi đó là những tập hợp con thuộc vể học thuyết này - nếu nói theo ngôn ngữ toán học. Do đó, không cần thiết lúc nào cũng phải lên quẻ. Sử dùng thần khí cảm ứng có thể nói ngay. Đây chính là trường hợp của bà Vanga. À! Mà viết đến đây, tôi cũng hy vọng những nhà khoa học nửa mùa đừng thấy tôi dùng chữ "thần" , mà vội bắt bẻ là tôi "mê tín dị đoan" và có xu hướng tôn giáo nha! Tôi phải nói trước vậy, vì đã có người muốn gán cho tôi âm mưu thành lập tôn giáo. Khái niệm "thần" trong Lý học, khá phổ biến trong sinh hoạt văn hóa, đời sống Việt, để chỉ những giá trị tiêu biểu, cốt lõi của hiện tượng, sự vật, sự việc...Có thể ngay bây giờ cũng có người sử dung khái niệm này. Thí dụ: Một bức tranh vẽ được coi là có "thần", không có nghĩa là họa sĩ đã vẽ ông Thần trong đó. Trường hợp bà Vanga là một hiện tượng khách quan, mà những cấu trúc tự nhiên của cơ thể phủ hợp với những tương tác nhanh chóng với các thần khí của sự kiện và cảm ứng được diễn biến tương tác tiếp theo của các dạng thần khí đó. Những người học Lý học và thường xuyên có trạng thái tập trung tinh thần cao độ, cũng có khả năng này. Đó là trường hợp của Thiệu Khang Tiết và Dương Tu, hoặc những nhà tiên tri khác. Có một số nhà khoa học cho rằng: Khả năng tiên tri - cho dù là có phương pháp tiên tri - mang tính nặng về cảm ứng , nên nó thiếu tính minh bạch khoa học được thể hiện bằng những mô hình biểu kiến, hoặc những công thức, phương trình cho những kết quả giống nhau có thể kiểm chứng. Cá nhân tôi cho rằng: Tất cả mọi chuyện trên thế gian này đều cần đến tính cảm ứng. Dù là trong các vấn đề khoa học, hay trong đời sống thường ngày. Vấn đề chỉ là tỷ trọng cảm ứng ít hay nhiều mà thôi. Ngay cả học sinh phổ thông ở bất cứ cấp nào, cùng trong một lớp học, cùng giải một đề toán; em nào có tính cảm ứng tốt sẽ giải bài toán đúng hơn. Huống chi, ở những mô hình biểu kiến rất cao cấp, mô tả hàng tỷ sự kiện nằm trong tập hợp của một quẻ bói và khác hẳn nhau về hình tướng của từng sự kiện. Tất yếu nó đòi hỏi tính cảm ứng rất cao. Hơn nữa, cảm ứng là một thực tại khách quan. Nó không phải là một cấu trúc có tính lý thuyết được mô hình hóa. Bởi vậy, không thể lấy những tri thức khoa học để phủ nhận tính cảm ứng khi so sánh với tri thức khoa học vốn mang tính lý thuyết. Người ta chỉ có thể lấy tri thức khoa học giải thích, hoặc lý thuyết hóa mô tả hiện tương khách quan mà thôi, chứ không thể coi hiện tượng khách quan là phi khoa học- vì nó là đối tượng nghiên cứu của khoa học. Cụ thể dùng trí thức khoa học để giải thích tính cảm ứng trong khả năng tiên tri đã chứng tỏ trên thực tế. Thí dụ như bà Vanga và các hiện tượng ngoại cảm. Nhưng riêng vấn đề "Kim Long đằng phi" thì không cần một cảm ứng sâu như vậy. Hiện tượng này có thể phân tích qua những hình tượng cụ thể của cặp Hoành phi câu đối này với những tri thức Lý học đã được xác định, bởi những nguyên tắc, nguyên lý căn bản của nó. Chúng ta bắt đầu từ 4 chữ trên tấm hoành phi "Xuân trạch Điếu Ngư". Nội dung của câu này - nói theo ngôn ngữ cổ - là bị "sái" ngay từ nội dung. Về chuyên môn của Phong Thủy Lạc Việt , tôi cần xác định ngay: Đảo không có trạch - nếu hiểu theo nghĩa trạch quy ước. Mà chỉ có mạch khí. Khái niệm trạch trong phong thủy thì có định hướng một vùng đất nào đó thì mới có trạch quy ước. Bởi vậy, không thể có mùa Xuân về trên đất Điếu Ngư được. Điều này có thể thấy rằng người Trung quốc sử dụng vấn đề Điếu Ngư/ Senkaku như một cái cớ để thể hiện một mục đích khác, chưa hẳn họ đã coi đó là một mục đích cần phải thực hiện trên thực tế. Khi mục đích không cụ thể thì những yếu tố hệ quả là cặp cấu đối cũng rất là thiếu khí chất.mạnh mẽ thể hiện mục đích này. Nếu như nội dung hoành phi này viết: "Xuân khí Điếu Ngư" thì mục đích và hình tượng miêu tả thể hiện rất rõ. Tiếc thay nó không phải như vậy! Do đó, nội dung của hoành phi xác định vấn đề Điếu Ngư/ Senkaku chưa hẳn đã là mục đích nhất định phải thực hiện Bây giờ chúng ta xét vế đối thứ nhất có vẻ mạnh mẽ hơn cả về tính hình tượng: "Kim Long đằng phi, hoành tảo Đông dương quỉ mị" - Rồng bay thẳng thì khí thế rất dũng mãnh. Nhưng tại sao lại Kim Long? Chính vì nó là cuối năm Thìn - Rồng. Năm Thìn lại thuộc thổ, vừa biểu tượng cho Vương quyền, vừa biểu tượng cho trung cung thuộc Thổ theo Lý học, nên sắc vàng. Nói nôm là ...Rồng đất (Đây là tôi cũng giải thích theo các hiểu phổ biến và sai lầm coi Thìn Thổ , màu vàng, nên dùng hình tượng rống Vàng. Đúng ra năm Nhâm Thìn là Thủy Long). Nhưng hình tượng rồng trong đây là Rồng vàng hiểu theo nghĩa vàng kim loại. Thôi cứ coi là rồng đất thổ sinh rồng vàng Kim đi. Rồng Thìn thuộc Dương. Dương trước Âm sau. Như vậy về hình thức thì đao to búa lớn, rất khí thế! Ok. Nhưng nội dung thể hiện sai. Nguyên tắc Lý học "Dương trước Âm sau", nên lấy Thiên Can làm chuẩn. Thiên Can Nhâm nền phải là Thủy Long sắc xanh dương và chẳng có lý do nào để xác định là Kim Long cả. Giữa bản chất của hình tượng Thủy Long và hình tượng được miêu tả - Kim Long, cho thấy sự không nhất quán về cơ sở Lý học với hình tượng. Nội dung và hình thức mâu thuẫn ngay trong hình tượng thể hiện. Điều này trùng hớp với nội dung của hoành phi , mà tôi đã phân tích ở trên. Do đó, tôi cho rằng: Người Trung Quốc không coi việc tái chiếm Điều Ngư, như là một mục đích cần thực hiện. Nhưng vế sau thuộc Âm, thể hiện bản chất của vấn đề thì lại rất chi là "yểu điệu thục nữ", chẳng có khí thế gì của bậc mày râu lâm trận cả. Nhưng buồn thay! Nó lại gắn liền với "Trung Hoa quốc uy" - "Ngân xà đằng vũ, chương hiển Trung Hoa quốc uy". Híc! Nếu vế đối đổi thế này thì chắc lão Thiên Sứ gàn này cũng phải nghiêm túc xem xét kỹ vấn đề: - "Kim Long đằng phi, chương hiển Trung Hoa quốc uy" - "Ngân xà kình vũ. hoành tảo Đông dương quỷ mỵ". Tuy nó vẫn yếu ớt vì hình tượng con rắn nước của Quý Tỵ - nhưng ít ra cũng giữ được khí thế. Vì rắn, rết ứng với ma quỉ sẽ hợp cách hơn và có tính đồng đẳng trong một vế đối.. Đằng này nó lại ngược lại. Cũng may mà tác giả này sinh ra không phải thời phong kiến. Chứ không thì can tội phạm húy nặng, chắc nhẹ cũng đi đày. Hì! Ngân xà là con rắn bạc, ứng với năm Tỵ. Phải chi năm nay là Tân Tỵ thì còn có khí chất cho Ngân xà. Vì Tân thuộc Kim. Nhưng thật là điều buồn, khi Địa chi Tỵ đã là không tốt, mà lại là Quý Tỵ, tức là con rắn nước thì thôi rồi "Lượm ơi!". Chỉ có cái mẽ rắn để doa người yếu bóng vía, nhưng thực chất lại chẳng làm gì được ai. Tính khí yếu ớt của con rắn nước thì làm sao hiển thị "Trung Hoa quốc uy" được. Ngay cả trường hợp dùng câu đối theo nội dung đã sửa đổi bởi lão gàn này thì toàn bộ tổng thể cặp hoành phi câu đối cũng bị sái vì nội dung câu chữ của hoành phi - vốn là chủ thể chính thể hiện nội dung. Huống chi lại còn đem rắn nước thể hiện cho quốc uy thì tất sẽ mất thể diện. Lão gàn này viết trong "Quán vắng" sáng sớm mùng Một Tết, thì mùng Ba Tết, Bắc Triều Tiên làm cái "Bùm!", chẳng coi ai ra gì - trong đó có Trung Hoa . Híc! Đấy là một thí dụ sinh động về sự giảm tải của quốc uy Trung Hoa - đất nước có ảnh hưởng lớn nhất so với Bắc Cao Ly. Cũng may mà Thiên sứ tui phân tích trước đó trong Quán vắng" - tưc là trước khi Bắc Triều tiên nổ bom nguyên tử , qua mặt Trung quốc. Nếu không thì cũng không ít người lại bảo Thiên Sứ nói dựa. Bởi vậy, thôi đi quý quốc. Nên quay về ổn định chính bên trong của quý quốc và tìm cách hòa nhập với thế giới trong hòa bình. Chính sự hội nhập này đã tạo điều kiên cho quý quốc phát triển như hiện nay. Nay quý quốc lại tự phá bỏ thì không khác gì tự hủy cái gốc của mình. Con rắn nước thì chẳng làm gì được ai đâu. Qua ngày 23 tháng Chạp rồi. Cái xe bắt đầu lao dốc. Nhưng vẫn có thể dừng lại kịp. À mà này - Việt Nam lưu truyền từ lâu câu "Long vĩ xà đầu khởi chiến tranh". Câu này đã ứng rồi. Cũng may đấy! Nhưng lịch sử vẫn có thể lặp lại, ở một mức độ và hình thức khác.Thành thật chia buồn đầu năm.Vài lời bàn chơi, nhân lúc đầu năm rảnh việc. Đúng sai cũng chia sẻ với các bạn để nghiệm xem sao. Ngày Tỵ tháng Giáp Dần, năm Quý Tỵ. Thái Tuế , Tam sát ứng ngày tháng năm lung tung cả. Chuyện cũng còn dài - từ cặp hoành phi , câu đối này. Cũng xin để nghiệm xem sao. Cảm ơn quí vị và anh em vì đã xem bài viết.
    2 likes
  5. LẠI BÀN CHUYỆN "KIM LONG ĐẰNG PHI". Tết Quý Tỵ - Tết của rắn nước - vì nếu xét Thiên Can làm chủ đạo thì Quý thuộc Thủy. Xét về độ số thì Quý đứng thứ 10 trong Thập Thiên Can, "Ngũ thập đồng đạo" - Cho nên can Quý đứng chung với can Mậu ở Trung Cung Hà Đồ - theo Lý học Việt. Năm Tỵ luôn nằm ở cung Khôn Theo Hà Đồ phối Hậu Thiên Lạc Việt. Rồng nằm đất đã thấy chán hẳn. Huống chi lại rắn cũng còn nằm đất luôn, mà lại là rắn nước nữa thì buồn quá. Bởi vậy, chẳng phải ngẫu nhiên mà một phương pháp bói số phận khái quát của năm, khi vận hạn đến năm Rắn, các cụ Việt Nho phán là " Xà hãm tỉnh". Tức là "rắn trong giếng", chẳng làm nên trò trống gì. Đặc biệt Năm Quý Tỵ thì do Quý nhập trung, nên tính chất của "rắn trong giếng" thể hiện rõ hơn cả. Ấy là bói "nôm", cho nó dễ. Thế mà năm nay, một cái tàu Hải Giám của Trung Quốc, xông ra Senkaku, treo đôi câu đối với hoành phi có vẻ khí thế lắm. Hôm qua, tôi có dịp phân tích trong Quán vắng. Nhưng buồn ngủ quá, nên mới chỉ sơ sơ vài đường. Hôm nay, cũng rách việc - mùng hai Tết mà - nên gõ tiếp. Câu đối viết: "Kim long đằng phi hoành tảo đông dương quỷ mị" đối với "Ngân xà kình vũ chương hiển Trung Hoa quốc uy", Và hoành phi viết: "Xuân trạch Điếu Ngư" Mới đọc qua thì thấy "oách sì đằng", rất khí thế. Phen này siêu cường hạng ba Nhật Bản chắc mất Senkaku đến nơi và ngậm ngùi để người Trung Quốc đặt tên là Điếu Ngư. Nhưng ngẫm lại thì cái khí thế ấy nó chỉ như cái ngọn cây Thiết Mộc Lan (Còn gọi là Lan phát tài), hoặc như cây Hoàng Nam - mà bắt đầu từ khóa Nâng cao của Phong Thủy Lạc Việt, tuyệt đối nghiêm cấm không được dùng trong nhà. Chính vì hình tượng thể hiện tính suy khí của nó). Tổ tiên ta thường xem qua khẩu khí văn chương, ngôn từ xét đoán người và tiên tri rất chuẩn - tất nhiên là khẩu khí bất chợt, khách quan. Chứ không phải thứ rặn ra khẩu khí. Việc bắt chước, rặn ra khẩu khí chỉ thể hiện tham vong. Hì! Có câu chuyện trong giai thoại văn học Việt Nam, như sau: Có cụ đồ khi tan học, gặp trời mưa. Học trò không về được. Cụ ra vế đối trong khi chờ mưa tạnh: Vũ vô kiềm tỏa, năng lưu khách. - Tức là: Mưa tuy không có then khóa, những giữ được khách ở lại. Một trò đối: Sắc bất ba đào, dị nịch nhân - Tức là sắc đẹp tuy không sóng gió, nhưng làm say đắm con người. Thầy khen: Câu đối rất hay. Có tài làm quan to, nhưng thân bại danh liệt vì....gái. Một học trò khác đối lại như sau: Phấn bất uy quyền dị sử nhân - Tức là phân cứt tuy không uy quyền gì, nhưng sai khiến lòng người. Thầy đồ nghe xong lắc đầu: Khẩu khí của kẻ trọc phú. Sau này, lớn lên, mọi việc đều xảy ra đúng như vậy. Người học trò có câu đối hay đó chính là ngài Nguyễn Giản Thanh làm quan to trong triều Hậu Lê, sau cũng tai tiếng. Hoặc giả như câu chuyện của Thiệu Khang Tiết, nghe tiếng chim phương Bắc hót ở Nam Dương Tử, mà phán rằng: Nhà Nam Tống sắp mất. Hai mươi năm sau, lịch sử chứng minh ông nói đúng. Những câu chuyện đại loại như vậy, lưu truyền đầy rẫy ở nền văn hóa Đông phương. Nói ra, các nhà khoa học ít tiếp cận với Lý học Đông phương, chắc lắc đầu quầy quậy, cho rằng: "Không có 'cơ sở khoa học'". Họ hiểu vậy cũng có nguyên nhân của nó. Bởi vì đó là tư duy khoa học từ đầu thế kỷ trước chính thức lên ngôi ở châu Á và được hỗ trở bởi các phương tiện kỹ thuật - hệ quả của tư duy khoa học hiện đại châu Âu, mới chỉ là những tri thức khoa học ứng dụng là chủ yếu. Cuộc tranh chấp giữa văn minh Đông phương và Tây phương ở châu Á, đã kết thúc từ nửa đầu thế kỷ XX với tiếng thở dài của nhà nho: Thôi có làm chi cái chữ Nho. Ông Nghè, ông Cống cũng nằm co. Chi bằng đi học làm thày Phán. Tối rượu Sâm banh, sáng sữa bò. Và thế rồi học thuật Đông Phương cổ bị loại khỏi cuộc sống với sự biến mất của ông đồ già, trong tiếng thở than: Năm nay hoa lại nở. Không thấy ông đồ xưa? Những người muôn năm cũ. Hồn ở đâu bây giờ. Nhưng trí thức khoa học chính thống của Tây Phương - cơ sở nền tảng tri thức của nền văn minh hiện đại - lại không loại trừ một cách cực đoan những giá trị còn lại của văn minh Đông phương, những điều mà một số nhà khoa học cực đoan Đông Phương thường lên tiếng loại trừ. Bởi vì ngưồn gốc khoa học Tây Phương chính là sự giải thoát khỏi các tín điều giáo lý và nhân danh tự do. Đây chính là một trong những yếu tố mà xã hội Tây Phương tự cân đối để phát triển trong tự nhiên. Ít nhất trong khoa học. Đó là lý do mà giáo sư Ngô Bảo Châu phát biểu: "Nghiên cứu khoa học phải có Tự Do".Mặc dù - trong xã hội phương Tây - họ cũng có đầy đủ những chuẩn mực xã hội chặt chẽ để duy trì sự ổn định. Tất cả những hiện tượng khách quan tồn tại đều được thừa nhận ở xứ sở của nền tảng tri thức khoa học hiện đại gọi chung là văn minh Tây Phương. Còn ở Phương Đông, chỉ tiếp thu được cái ngọn, thì lại xuất hiện tinh thần khoa học cực đoan. Mọi thứ gọi là "khoa học chưa giải thích được" đều bị coi là mang mầu sắc "mê tín dị đoan"; là thiếu "cơ sở khoa học", là chưa được "khoa học công nhận".....bởi chính sự "mê tín khoa học", một cách không hoàn chỉnh. Nhưng chân lý chỉ có một - "Mọi con đường đều tới La Mã" - "Pháp của Như Lai chỉ có một vị duy nhất. Đó chính là sự giải thoát" Đến cuối thế kỷ XX - Sự phát triển của khoa học Tây Phương đã đến giai đoạn tập hợp và mô hình hóa những nhận thức trực quan và mô tả bằng những công thức với những ký hiệu và những khái niệm trừu tượng, tổng hợp được những thực tại và những quy luật cục bộ và sản sinh ra những lý thuyết khoa học mô tả quy luật của tự nhiên. Họ đã vượt qua giai đoạn khoa học thực nghiêm, thực chứng và bắt đầu manh nha một giai đoạn mới trong sự phát triển của nền văn minh: Đó chính là khoa học lý thuyết. Từ đấy đã sản sinh ra những tiêu chí khoa học phổ biến rộng rãi và được giới khoa học mặc nhiên thừa nhận. Tiêu chí cho một lý thuyết thống nhất vũ trụ ra đời trong hoàn cảnh này. Mặc dù họ vẫn không thể xác quyết được có hay không khả năng tìm ra chính lý thuyết đó. Đây chính là điểm tiếp cận của khoa học Tây phương với nền văn minh Đông phương - trong cuộc hội nhập toàn cầu. Nguyên nhân của vấn đề mà cơ quan văn hóa Liên Hiệp Quốc đặt ra với chủ đề: "Đối thoại giữa các nền văn minh" - mà tôi đang viết dở trong một topic nào đó trên diễn đàn. Có hai điểm giống nhau và khác nhau của hai nền văn minh Đông Tây trong tiếng thở dài của những nhà Nho Việt. Đó là tất cả những giá trị sử dụng của nền văn minh Đông Phương đều chỉ là hệ quả có tính ứng dụng của một hệ thống lý thuyết đã thất truyền và sai lệch của một nền văn minh đã sụp đổ và không để lại dấu vết. Trong lịch sử văn minh hiện tại thì chính là nền văn minh - mà các nhà khoa học gọi là - nền văn minh thứ V ở Nam Dương Tử. Xa xôi hơn, theo nghiên cứu của tôi thì đây chính là nền văn minh kế thừa những di sản của một nền văn minh toàn cầu kỳ vĩ - mà tôi gọi là văn minh Atlantic. Nền tảng tri thức với những phương tiện kỹ thuật của nền văn minh - là cơ sở để tạo ra hệ thống lý thuyết của Lý học Đông phương đã bị xóa sổ, bởi một thiên tai khủng khiếp trên chính trái Đất này. Cho nên, ngay cả nếu hệ thống Lý thuyết của nền văn minh này còn giữ lại một cách hoàn chỉnh đến ngày nay thì cũng sẽ rất mơ hồ. Huống chi nó còn sụp đổ lần thứ hai. Đó chính là sự sụp đổ của quốc gia Văn Lang - cội nguồn Việt tộc - ở bở Nam Dương tử. Sự thất truyền và sai lệch của hệ thống lý thuyết này, chính là nguyên nhân để nó không thể giải thích một cách hợp lý - là yếu tố tối thiểu trong các tiêu chí khoa học - những luận cứ sử dụng trong các phương pháp ứng dụng của nền văn minh Đông phương - hệ quả liên hệ với hệ thống lý thuyết này. Do đó, khi những phương tiện kỹ thuật mang tính ứng dụng của nền khoa học Tây phương va chạm với tính ứng dụng của khoa học Đông phương thì tính hợp lý lý thuyết của khoa học ứng dụng Tây phương giải thích được mối liên hệ này. Còn tính ứng dụng của khoa học Đông phương thì không - Do tính thất truyền và sự mất hẳn nền tảng tri thức và phương tiện kỹ thuật liên quan. Đây chính là điểm khác biệt của hai nền văn minh Đông Tây khi va chạm và nền văn minh Tây phương chính thức lên ngôi ở Đông phương từ nửa đầu thế kỷ trước. Đó chính là nguyên nhân căn bản để các nhà khoa học Tây Phương và những nhà khoa học có nền tảng trí thức Tây phương cho rằng: Những bộ môn ứng dụng của văn minh Đông phương "không có cơ sở khoa học". Chính vì nó thiếu tính liên hệ hợp lý tối thiểu giữa thực tế ứng dụng với một lý thuyết liên hệ. Nhưng sự giống nhau khi hai nền văn minh đổi ngôi trong những gíai đoạn tiền hội nhập ban đầu ở phương Đông, chính là: cả hai nền văn minh đều có những hệ qủa ứng dụng được kiểm chứng trên thực tế. Riêng nền văn minh Đông phương thì sự kiểm chứng trải hàng ngàn năm. Thực tế ứng dụng làm cho chính những nhà khoa học Tây phương thứ thiệt - chính gốc Tây và là người Tây luôn - phải ngơ ngác và mô tả một nền văn minh Đông phương huyền bí. Nhưng họ không chê bai và nghiêm túc nghiên cứu nền văn minh này. Tuy nhiên, họ đã thất bại. Vì không ai có thể tìm ra một cái đúng từ một cái sai. Họ đã mặc định: Nền văn minh Đông phương huyền bí này có nguồn gốc từ văn minh Hán. Đấy là sai lầm căn bản cho mọi nghiên cứu về Lý học Đông phương. Điều này tôi đã nhiều lần chứng minh nền không nói sâu thêm ở đây. Sự khác biệt khi va chạm tính ứng dụng của hai nền văn minh , chính là: tất cả những ứng dụng của văn minh Đông phương đều là hệ quả của một hệ thống lý thuyết đã hoàn chỉnh, giải thích tất cả mọi hiện tượng từ sự hình thành vũ trụ cho đến mọi hành vi của con người, có khả năng tiên tri. Còn nền văn minh Tây phương thì chỉ là kết quả của khoa học thực nghiệm và không có khả năng tiên tri. Đấy chính là điểm khác biệt và giống nhau khi hai nền văn minh va chạm, mà tôi đã nói ở trên. Nhưng chính nền văn minh Tây phương khí phát triển đến ngày nay và những chuẩn mực của tiêu chí khoa học hình thành thì chính nó lại quay trở lại với nền văn minh Đông phương. Và chính những tiêu chí khoa học cho một lý thuyết khoa học của Tây phương lại là điểm tiếp nối, cơ sở của sự "Đối thoại giữa hai nền văn minh". Đây chính là hình ảnh của con rắn tự cắn vào đuôi mình tạo thành một vòng tròn huyền bí, nổi tiếng trong văn minh Ấn Độ. Đây cũng chính là lúc mà những con nòng nọc tiến hóa trở thành cóc và trở về với cội nguồn Việt sử 5000 năm văn hiến, một thời huy hoàng ở miến nam sông Dương tử. Vì là sự phục hồi một hệ thống lý thuyết đã có sẵn của nền văn minh Đông phương - Khi mà những nền tảng tri thức và cơ sở vật chất hình thành nên lý thuyết đó đã mất đi - thì để phục hồi lại lý thuyết này , không thể sử dụng nhựng phương tiện kỹ thuật của nền văn minh Tấy phương hiện đại để chứng nghiệm những di sản ứng dụng của văn minh Đông phương. Cũng không thể lấy cơ sở nền tảng trí thức khoa học Tây Phương hiện đại nhất , như thuyết Lượng tử, thuyết Tương đối ...để so sánh đối chiếu. Mà phải lấy tiêu chí khoa học cho một lý thuyết khoa học làm chuẩn mực. Trên cơ sở so sánh đối chiếu với tiêu chí khoa học thì tất cả mọi bí ẩn của nền văn minh Đông phương bắt đầu hé mở với những di sản phi vật thể - chủ yếu trong văn hóa truyền thống Việt. Bắt đầu từ nguyên lý "Hà Đồ phối Hậu Thiên Lạc Việt" Chính từ nguyên lý căn để nhân danh nền văn hiến Việt này, đã giải thích tất cả có tính hệ thống những gía trị của Lý học Đông phương nhân danh nền văn hiến Việt , phủ hợp với tất cả những tiêu chí khoa học khắt khe nhất cho một lý thuyết khoa học và cả những tiêu chí cho một lý thuyết thống nhất vũ trụ. Đây chính là ứng cử viên duy nhất của "một lý thuyết cổ xưa sẽ quay trở lại với nhân loại" - mà nhà tiên tri vĩ đại Vanga đã nói tới. Nhưng tiếc thay! Khoảng cách giữa hai nền văn minh còn quá xa. Nền tảng tri thức xã hội và phương tiện khoa học kỹ thuật hiện nay, không phải là nền tảng tri thức và phương tiện của nền văn minh Atlantic. (Với những nghiên cứu của cá nhân tôi thì Kim Tự Tháp lớn nhất của Ai Cập có khả năng nằm đúng Trung tâm các đại lục địa vào thời kỳ Atlantic - theo phương pháp định tâm nhân danh phong thủy Lạc Việt - cùng với hàng loạt Kim Tự tháp khác trên khắp thế giới - mà người Atlantic đã dùng để cân bằng các lực tương tác của vũ trụ với Địa cầu, nhằm tránh một thảm họa toàn cầu. Và tuy họ đã thất bại, nhưng cứu được những gì còn lại cho chúng ta hiện nay. Đó chính là nguyên nhân, có rất nhiều giá trị văn minh cổ đại có nét tương đồng về chiêm tinh, Kim tự tháp và các truyền thuyết gợi nhớ về một thảm họa Đại Hồng Thủy). Chính vì khoảng cách quá xa đó, nên ngay cả những nhà khoa học hàng đầu - tiêu biểu của nền tảng tri thức khoa học hiện đại, không dễ gì tiếp thu được ngay những gía trị huyền vĩ của nền văn minh Đông phương - những gía trị còn lại đích thực của văn minh Atlantic. Tuy nhiên, như tôi đã trình bày - chính tiêu chí khoa học hệ quả của nền văn minh hiện đại sẽ là cầu nối giữa hai nền văn minh. Đó là cầu nối duy nhất hiện nay. Vậy thì trên cơ sở xác định một nền văn minh Đông phương huyền vĩ với những tri thức vượt trội qua tiêu chí khoa học, chúng ta sẽ thấy những khả năng liên hệ giữa mọi hiện tượng đều có khả năng tiên tri không có gì là lạ. Kết hợp với nhận định của nhà khoa học hàng đầu - Giáo sự Trịnh Xuân Thuận - phát biểu: "Để giải thích một hiện tượng dù rất nhỏ, cũng phải viễn dẫn đến toàn thể lịch sử hình thành vũ trụ" . Đây là một sự xác định mang tính lý thuyết - tổng hợp tất cà những tri thức khoa học hiện đại. Nhưng chính trí thức khoa học tiên tiến nhất - qua lời phát biểu của giáo sư Trịnh Xuân Thuận - chưa có tính ứng dụng. Còn Lý học Đông phương đã ứng dụng từ lâu. Và không chỉ dừng ở giải thích. Nó còn có khả năng tiên tri. Vâng! Bây giờ nó ứng dụng trong việc phân tích mang tính chưa có "cơ sở khoa học" này: Phân tích câu đối hoành phi của Trung Quốc trên tàu hải giám. Đây chính là mối liên hệ giữa một hiện tượng rất nhỏ - chính là ý thức phát khởi với môi trường và tác động lại môi trường và tạo ra lịch sử tiếp nối của con người trong vũ trụ, thể hiện tính quy luật có khả năng tiên tri. Còn tiếp.
    1 like
  6. 1 like
  7. 1 like
  8. Ông trùm nhà giá rẻ: 'Cứu bất động sản biết bao tiền cho đủ?' Thứ năm, 14/2/2013, 00:12 GMT+7 Từng gây sốc bán nhà giá dưới 10 triệu đồng mỗi mét vuông, Giám đốc Doanh nghiệp tư nhân xây dựng số 1 Lai Châu Lê Thanh Thản nói với VnExpress rằng nên để thị trường bất động sản tự cứu mình khỏi khó khăn hiện nay. Chung cư Đại Thanh giảm giá sốc - Nhiều năm kinh nghiệm trong nghề bất động sản, ông dự đoán như thế nào về thị trường trong năm 2013? - Tôi cho rằng thị trường năm nay vẫn khó khởi sắc. Có 2 lý do. Một là doanh nghiệp vẫn tiếp tục gặp khó khăn. Thứ 2 là người mua không còn nhiều, những khách có tiền thì đều đã mua rồi. Những năm về trước, những nhà đầu tư thứ cấp chiếm tới 70% trên thị trường, người có nhu cầu thực chỉ chiếm 30%. Giờ bất động sản không phải kênh đầu tư hời như trước được nữa nên họ cũng bớt mặn mà hơn nên giao dịch chắc chắn vẫn ảm đạm. Phong thái giản dị của ông "trùm" xây nhà giá rẻ. Ảnh: Tiền Phong - Theo ông, giải pháp tốt nhất để vực dậy bất động sản là gì? - Tôi cho rằng, hiện chính sách không cứu được, nên để thị trường tự điều chỉnh. Theo đó, doanh nghiệp phải tự hạ giá xuống và bán sản phẩm, thậm chí là cắt lỗ. Còn Chính phủ cứu thì biết bao nhiêu tiền cho đủ. Còn nếu thực sự muốn tạo điều kiện cho người nghèo có nhà ở thì có một cách mà Quảng Ninh đã làm tôi cho là khá hiệu quả. Nhà nước cấp đất, các cơ quan tự đứng ra tổ chức xây dựng, những cán bộ nào thu nhập thấp chỉ phải nộp một phần tiền nhà, còn lại cơ quan bỏ ra để hỗ trợ. Nếu cơ quan không có tiền sẵn sàng đứng ra bảo lãnh để cho cán bộ công nhân viên vay tiền. Sau đó thu tiền lương trừ dần. Giá nhà vì thế rất rẻ chỉ khoảng 4 triệu một m2. Hiện địa phương này đã thực hiện khá thành công phương pháp trên. - Nổi tiếng trong năm 2012 nhờ việc bán nhà giá rẻ, nhưng kinh doanh như vậy thì lời lãi như thế nào thưa ông? - Thực ra chúng tôi vẫn có lãi, nhưng lãi ít hơn bởi mục tiêu là giảm lợi nhuận để vượt qua giai đoạn khó khăn. Ví dụ trước lãi 10 đồng thì giờ chỉ lấy 6,7 đồng thôi. Vì càng lấy lãi cao, càng khó bán và hậu quả là ế hàng, tiền thì không thể thu về trong khi người lao động thì ngồi chơi. Lúc đó, đứng giữa việc phải lựa chọn giữa lãi nhiều, ế hàng và lãi ít nhưng bán được hàng, chúng tôi đã chọn đánh nhanh, thắng nhanh, làm lớn nhưng ăn nhỏ để đạt hiệu quả cao hơn. - Bí quyết nào để ông bán thấp hơn thị trường nhưng vẫn có lãi? - Tôi cho rằng, một trong những yếu tố tác động đến giá thành của căn hộ là việc vận hành, quản lý của chủ đầu tư. Hiện nay nhiều công ty bất động sản có một bộ máy quản lý quá cồng kềnh nên chi phí xây dựng bị đội lên. Ngược lại, một bộ máy quản lý gọn nhẹ giá thành sẽ giảm đáng kể. Như chúng ta đã biết một thực tế là tại Việt Nam, tình trạng bớt xén vật liệu, rút ruột công trình, báo giá khống... xảy ra khá phổ biến. Điều này đẩy chi phí xây dựng lên cao và giá thành cũng bị đội lên. Chính vì thế, theo tôi, tình trạng thua lỗ của nhiều doanh nghiệp không chỉ là do lãi suất ngân hàng, tiền sử dụng đất... mà giá chủ yếu do công tác điều hành, quản lý. Không phải mới tham gia vào lĩnh vực bất động sản nên tôi cũng biết, nếu quản lý lỏng lẻo thì ở khâu vật tư và ký hợp đồng có thể khiến giá thành đội lên gấp đôi so với thực tế. Nếu doanh nghiệp tinh giản được bộ máy quản lý nhanh, gọn, vật tư vật liệu chặt chẽ thì sẽ có giá đầu ra hợp lý. - Ông đã áp dụng kinh nghiệm trên vào việc điều hành doanh nghiệp của mình như thế nào? - Tôi chỉ đạo trực tiếp quá trình thi công dự án, không qua một trung gian nào. Ngay từ khâu thiết kế, chúng tôi tự làm lấy. Thường thì một chung cư chi phí thiết kế lên tới hàng chục tỷ đồng, trong khi nếu tự làm chúng tôi chỉ mất khoảng 600 triệu đồng. Một số doanh nghiệp còn thuê thiết kế ngoại mất cả triệu đô khiến chi phí đội lên cao. Bên cạnh đó, tôi không xây dựng phòng vật tư vì nó chỉ càng làm cho bộ máy cồng kềnh. Tất cả các khâu, đều do tôi hoặc các lãnh đạo khác trong công ty duyệt. Bên cạnh đó, một số vật liệu có thể tự sản xuất được như bê tông thì chúng tôi tự làm, không phải thuê đơn vị nào cả, vừa kiểm soát được chất lượng và giá thành. Chính vì thế, nếu biết cách điều hành doanh nghiệp, tiết giảm chi phí thì giá thành xây dựng một m2 sàn khoảng 8-9 triệu đồng là bình thường. Ngọc Tuyên ======================= Lý học xác định rằng: - Tất cả mọi hiện tương đều có một giải pháp tối ưu tương ứng. - Trong tất cả những giải pháp để giải quyết một vấn đề thì có khả năng có "một giải pháp" tối ưu nhất, hoặc tất cả đều sai. Nhận xét của cá nhân tôi: Giải pháp của ông này và cả giải pháp mà ông ta không tán thành thể hiện trong bài viết này đều sai.
    1 like
  9. Gieo quẻ hỏi tình duyên được quẻ Hàm rất tốt nhưng biến Tuỵ. Thời gian đầu như đôi chim quấn quýt với nhau không rời, đến tháng Thân theo tiếng gáy của con chim khác mà bỏ lỡ bạn xưa
    1 like
  10. 1 like
  11. Bạn Bình Yên ơi, mình rất cảm thông với sự vất vả và cô đơn của bạn nhưng gần đúng như bác loccoctu đã xem cho bạn là nếu bạn lấy chồng muộn 1 chút sẽ sướng hơn. Mình xin phép được xem qua TV của bạn 1 chút là : Theo Tử vi thì số của Bình yên có Mệnh Vô chính diệu Đắc tam Không nên ko xấu lắm đâu, mà trước 30 tuổi có vất vả- sau 30 tuổi sẽ sung sướng hơn, con cái thông minh khó nuôi, ngịch như kẻ cướp, rất bướng tính cách như đàn ông là thích tập võ, thích đá bóng, BY thấm nhuần khẩu hiệu của nhà nước là mỗi chồng lại chỉ có 1 con để nuôi dậy cho tốt ! Mình rất muốn gặp bạn ở đâu đó để nhìn qua Tướng của bạn mới dám cho bạn lời khuyên là có nên đi bước nữa ngay ko và sẽ giải quyết được sự xung khắc 1 mất 1 còn của 2 mẹ con bạn, nếu để chậm sẽ rất nguy hiểm , email của mình là: Chiemtinhgia90@yahoo.com ! Nói ngắn gọn là BY đang có 3 sự gọi là Hạn xấu trong cuộc đời , đó là có số vất vả về đường chồng, đường con và đang bị Động mồ mả là ...như bác Loccoctu nói là ngôi mộ cụ Cố(kỵ) đời thứ 5 tính từ bạn BY lên là đời thứ nhất, cả 3 ngôi mộ đặt cạnh nhau đang bị động rứt nguy hiểm nên bạn hay bị đau Đầu chóng mặt, khí huyết lung tung, Vấn đề này mình xử lý được đó, nếu ko có giải pháp xử lý ngay thì trong dòng họ của BY sẽ ko đc bình yên và đã & đang có vài người bị bệnh Thần kinh, gia đạo lủng củng, chết non...! Số của BY có 4 sự hay (Change) lại ko đc bình yên vì bạn hay thay đổi chỗ ở, nghề nghiệp, đường chồng và 1 ngày BY thay đổi tính nết 3- 4 lần là lúc dễ lúc khó ( các Cụ nói là tính Đồng bóng). Bạn nói là ko đc nhờ người thân giúp đỡ nhưng bạn đang có số Nam Nhân phù trợ đấy thui, rất nhìu bạn trai tốt với BY , còn bạn gái lại ko tốt với BY ! BY có số buôn bán kinh doanh tuyệt vời lun, bạn đã thử làm chưa ? BY từ từ hãy láy chồng vì bạn có số được nhờ Bồ chứ không có số được nhờ chồng mà tính bạn lại bướng, ngang nên cuộc sống vợ chồng ko thể hòa thuận. Mún lấy chồng phải tính kỹ đã nếu ko đi 3 lần đò vẫn chưa đứng số , hỉ !
    1 like
  12. Ngày 14. 4. 2012, tại Văn Phòng Trung Tâm Nghiên cứu Lý học Đông phương đã nhận được cuốn "Biết mình, hiểu người, hài hòa cuộc sống" ("Linh Khu thời mệnh lý") của cụ Lê Hưng - Do nhà xuất bản Tổng Hợp T/p HCM phát hành. Tác giả nguyên là thứ nam của Lão Đại tiền bối Thiên Lương - vốn là nhà nghiên cứu Lý học Đông phương nổi tiếng ở Sài Gòn trước 1975. Cụ Lê Hưng đã xuất bản rất nhiều tác phẩm liên quan đền nhiều lĩnh vực của Lý học như Phong Thủy, Đông Y..Nhưng lần này, cuốn "Linh Khu thời mệnh lý" - Biết mình, biết người, hài hòa cuộc sống" là một cuốn sách đi sâu vào môn Tử Vi vốn được chân truyền từ dòng họ Lê - Lã có nguồn gốc từ Hải Dương và đặc biệt phát triển từ cụ Thiên Lương - một thời vang bóng. Trong nội dung cuốn sách Linh Khu thời mệnh lý là một tập hợp gồm nhiều bài viết có tính chuyên đề bình luận về các phương pháp liên quan đến Tử Vi và phong thủy rất chi tiết và sâu sắc. Mỗi bài đều có những tri thức toán học cao cấp đối chiếu so sánh để làm nổi bật chủ đề. Có thể nói đây là một cuốn sách rất có giá trị, mang tính chuyên sâu giành cho những người nghiên cứu khoa Lý học Đông phương. Hân hạnh giới thiệu với quý vị và anh chị em. Xin trân trọng cảm ơn tác giả đã ưu ái gửi sách cho Trung tâm nghiên cứu Lý học Đông phương.
    1 like