-
Thông báo
-
Nội quy Lý Học Plaza
Nội quy này là bản mở rộng Nội Quy - Quy định của Diễn đàn. Khi tham gia mua bán, các thành viên phải tuân theo những quy định sau: Tiêu đề bài viết: Bao gồm: Chỉ dẫn địa lý, Loại hình Mua/Bán, Thông tin mua bán.
Chỉ dẫn địa lý: Tỉnh/thành nơi mua bán. Hoặc sử dụng định nghĩa có sẵn:TQ: Toàn quốc
HCM: TP Hồ Chí Minh
HN: Hà Nội
[*]Ví dụ: HCM - Bán Vòng tay Hổ Phách Nội dung bài viết: Mô tả chi tiết sản phẩm mua/bán
Bắt buộc phải có thông tin liên lạc, giá Mua/Bán
Bài mới đăng chỉ được phép up sau 03 ngày.
Thời gian up bài cho phép: 01 ngày 01 lần.
Các hành vi vi phạm nội quy này sẽ bị xóa bài hoặc khóa tài khoản mà không cần báo trước.
-
Leaderboard
Popular Content
Showing most liked content on 13/02/2013 in Bài viết
-
LẠI BÀN CHUYỆN "KIM LONG ĐẰNG PHI". Tiếp theo Như vậy - với định nghĩa về khí của tôi, nhân danh nền văn hiến Việt, đối chiếu với tiêu chí khoa học về một giả thuyết nhân danh khoa học thì thỏa mãn hoàn toàn với tất cả các định tính về khí được miêu tả trong từng trường hợp cục bộ trong các mối quan hệ của khí trong các cổ thư để lại (Tham khảo bài viết về Khí trong hội thảo Phong thủy do TTNC LHDP tổ chức ngày 15. 12. 2009 - Nguyễn Vũ Tuấn Anh). Ứng dụng khái niệm này của TTNC LHDP nhân danh nền văn hiến Việt thì tất cả mọi tương tác trong tập hợp "Lịch sử quan hệ Trung Nhật với đảo Điếu Ngư/ Senkaku" đã hình thành và tạo ra sản phẩm hệ quả của nó trong tập hợp - còn tiếp tục diễn biến trong tương lai - chính là cặp câu đối này. Hay mô tả cách khác: Tất cả những mối quan hệ tương tác phức tạp trong tập hợp I - 1 - 1, đã sản sinh ra "khí chất" của tập hợp này và hệ quả tiếp theo trong giai đoạn này - do sự tương tác của chính khí chất đó - chính là cặp hoành phi câu đối kia, đã được lựa chọn. Do đó, cặp hoành phi câu đối - gọi là hiện tượng "Kim Long đằng phi" - chính là kết tinh của mọi khí chất tạo nên và tương tác trở lại để ảnh hưởng đến tương lai của mối quan hệ này (Từ chuyên môn của Lý học gọi là Thần Khí). Vấn đề là nó phản ánh như thế nào? Để có một thí dụ sinh động hơn, trước khi phân tích hiện tượng "Kim Long đằng phi", tôi xin kể và phân tích một câu chuyện nổi tiếng trong Tam Quốc Chí, có liên quan đến vấn đề này. Táo Tháo trong một lần đem quân chính phạt. Thế trận giằng co. Dương Tu là quan trưởng quản vào hỏi Tào Tháo khẩu lệnh ban đêm. Táo Tháo đang suy tư về trận đánh, khi đúng lúc Dương Tu hỏi, chợt nhìn thấy cái gân gà trên mâm cơm, nên buột miệng nói: "Kê cân". Hôm sau Dương Tu cho quân bản bộ của mình thu xếp hành trang để chuẩn bị rút lui. Hạ Hầu Đôn hỏi: "Vì sao chưa có lệnh rút quân , mà ông đã chuẩn bị hành trang vậy?". Dương Tu trả lời: "Kê cân tức là gân gà. Gân gà thì ăn không được, mà bỏ thì tiếc. Thừa tướng đưa khẩu lệnh này chứng tỏ thế tiến thoái lưỡng nan. Sớm muộn ngài cũng rút quân. Nên tôi chuẩn bị trước". Hạ Hầu Đôn nghe theo cũng ra lệnh chuẩn bị rút quân. Táo Tháo chém Dương Tu vì làm rối loạn lòng quân. Nhưng sau đó, ông rút quân thật và hối hận vì hành vi của mình. Hiện tượng về mối liên hệ giữa khẩu lệnh "kê cân" và sự rút quân của Tào Tháo, so sánh với hiện tượng "Kim Long đằng phi" và tương lai của mối quan hệ Trung Nhật trên Điếu Ngư / Senkaku, đều có thể tiên tri. Phân tích hiện tượng "kê cân" thì khẩu lệnh này chính là "thần khí" - một thuật ngữ chuyên ngành của Lý Học - của Táo Tháo liên quan đến toàn bộ chiến dịch và nhất là khi được hỏi khẩu lệnh. Thần khí này tương tác với thực tế môi trường chung quanh - trong đó có mâm cơm có cái gân gà và tạo ra kết quả là khẩu lệnh "Kê Cân". Thần Khí ấy, tương tác với môi trường ấy thì kết quả sẽ không thể khác đi và làm nên khả năng tiên tri của Dương Tu. Đến đây, tôi tin các bạn đang xem bài viết này có thể hiểu được, sự tương đương giữa sự xuất hiện "kê cân" với sự xuất hiện của "Kim Long đằng phi" - Cả hai đều là mối quan hệ tương tác giữa khí chất được tạo nên bởi tính tương tác có quy luật của các phần tử trong một tập hợp và môi trường cụ thể có khả năng tiên tri. Tất nhiên, cái kết quả của mối quan hệ này là "kê cân", phản ánh bản chất của thần khí của Tào Tháo đang bề tắc và trong thế tiến thoái lưỡng nan, khi ông ta chọn "kê cân" làm khẩu lệnh. Điều này làm nên khả năng phân tích của Dương Tu về một hình tượng có vẻ như ngẫu nhiên. Tôi thường giảng cho học viên phong thủy Lạc Việt rằng: Tất cả mọi hiện tượng trong phong thủy đều là kết quả của nhiều yếu tố tương tác phức tạp. Trong chuyên ngành Phong Thủy của Lý Học Đông phương nhân danh nền văn hiến Việt - tất cả những quy luật tương tác căn bản đều đã được mô hình hóa bởi 4 hệ tương tác chính (Tàu gọi là 4 trường phái. Đúng là vớ vẩn). Nhưng ngoài ra còn rất nhiều yếu tố tương tác khác, ngoài những quy luật được mô hình hóa trong phong thủy - lý học Đông phương còn mô tả những yếu tố tác động ngoài phong thủy, là: Mô hình định tính số phận. Đó chính là Tử Vi, Tử Bình, Thái Ất chuyên về cá nhân...vv....Hay nói rõ hơn: Bản thân phong thủy cũng chỉ là một tập hợp con, gồm nhiều phấn tử khác, nằm trong một tập hợp lớn hơn chính là thuyết Âm Dương Ngũ hành - trong sự miêu tả quy luật tương tác của toàn thể vũ trụ.Chính vì là phấn tử trong một tập hợp, nó phải nhất quán và có tính liên quan hệ thống với học thuyết này. Ngược lại thì chính người Tàu với hơn 2000 năm - kể từ khi nền văn minh Việt sụp đổ ở miến nam Dương Tử - còn chưa hiểu được bản chất của thuyết ADNH, cho dù chỉ là đơn giản nhất: Nó ra đời vào thời điểm nào trong lịch sử văn minh Trung Hoa? Qua sự phân tích của tôi, các bạn và anh chị em đang tìm hiểu và học môn Phong Thủy Lạc Việt cũng thấy được tính vượt trội hơn hẳn về mặt tri thức của nền Lý học Đông phương trong sự nhận thức vũ trụ, thiên nhiên, xã hội, cuộc sống và con người so với tất cả thành quả của tri thức khoa học hiện đại. Bởi vậy , nó không thể ra đời vào thời "liên minh bộ lạc" của Chu Văn Vương, hoặc thời đồ đá ở bên Tàu với con Long Mã. Chỉ có những thứ tư duy "Ở trần đóng khố" mới có thể hiểu như vậy. Vậy mà không thiếu gì kẻ cứ xưng xưng là Phong Thủy Tàu làm ra cứ từ đúng trở lên. Giáo sư Ngô Bảo Châu nói: "Thiên tài không đi lẫn với bầy cừu". Thiên Sứ tui thì không phải thiên tài, nhưng quả là không thể thuyết phục được những con bò! Trở lại với tập hợp con I - 1 -1 thì chính thần khí kết tụ trong tập hợp này qua ban giám khảo đã chọn ra cặp câu đối hoành phi kia và nó phản ánh trở lại sự tương tác của thần khí đó với môi trường trong tương lai. Nhưng nó chỉ là một tập hợp con và chịu sự chi phối lớn hơn của một tập hợp bao trùm lên nó - theo lý thuyết Canto được sự thẩm định của thuyết ADNH, mà tôi đã trình bày ở trên. Và chính thần khí của tập hơp con này lại tương tác với các tập hợp khác trong tổng thể của mối quan hệ con người trên thế giới, để có thể suy luận ra toàn bộ diễn tiến trong tương lai của con người. Tất nhiên, đó chỉ là xác định về mặt lý thuyết và đối chiếu với những tiêu chí khoa học hiện đại nhất hiện nay Nó tương tự như việc "Đuổi mưa" khi chưa xảy ra - Duy nhất giáo sư Đào Vọng Đức xác định: "Về mặt lý thuyết, tôi cho rằng Nguyễn Vũ Tuấn Anh có thể làm được". Vâng! Giáo sư nhận xét hoàn toàn chính xác. Vì nó còn phụ thuộc vào khả năng người thực hiện. May quá! Bão tố ầm ấm chung quanh Hà Nội - từ đảo Hải Nam đánh vào, Thanh Nghệ đánh lên. Nhưng Hanoi chỉ có một trận mưa cục bộ vào tối ngày mùng 4. 10, làm gián đoạn vài chương trình sân khấu ngoài trời, trong lúc tôi mỏi mệt ngủ thiếp trong phòng massage ở 49 Thái Thịnh. Tất cả các TTKT TV của nền khoa học hiện đại đã sai. Kể cả Hoa Kỳ. Cho nên tôi chỉ đặt vấn đề lý thuyết và rõ ràng đó là một lý thuyết vượt trội của một nền văn minh huyền vĩ đã tồn tại trên trái Đất này. Chính vì tính vượt trội về mặt lý thuyết so với nền tảng tri thức hiện đại, nên nó thành huyền bí trong con mắt tha nhân. Do đó, sự hội nhập giữa hai nền văn minh mà Liên Hiêp Quốc đề xướng, không chỉ đơn giản là hội nhập giữa nền văn minh Đông phương và nền tảng tri thức khoa học hiện đại có xuất xứ từ Tây Phương này. Mà đó chính là sự hội nhập giữa lịch sử của nền văn minh hiện đai với một quá khứ xa xôi thuộc về một nền văn minh đã tồn tại trên trái Đất này - mà tôi gọi là "văn minh Atlantic". Thưa các bạn quan tâm. Chỉ có mỗi việc luận đoán hiện tượng "Kim Long đằng phi", mà tôi phải dài dòng văn tự như thế này. Trong khi chỉ cần đưa ra một lời "bói" và chở kiểm chứng. Kết quả thực tế sẽ xác định và không cần phải nói nhiều và tôi đã thực hiện trong topic "Quán vắng" của web này. Nhưng đấy cũng chính là điều mà các nhà khoa học cực đoan Đông Phương thường hay nhận xét: "khoa học chưa giải thích được"; là "Chưa có cơ sở khoa học" và kết luận" "mê tín dị đoan".... Bởi vậy nhân ngày đầu năm, tôi phải dẫn giải dài dòng văn tự như vậy. Bây giờ tôi mới trình bày xong những luận cứ căn bản liên quan đến việc phân tích hiện tượng này. Và cần phải có sự trình bày dài dòng văn tự này, nó mới tạm có thể hiểu rằng: Không hề có "mê tín dị đoan" ở đây! Còn tiếp7 likes
-
LẠI BÀN CHUYỆN "KIM LONG ĐẰNG PHI". Tiếp theo Trong Lý học Đông phương, không nhất thiết phải lên quẻ khi dự đoán. Bởi vì bản thân hệ thống lý thuyết đó đã là một sự phản ánh hoàn chính với hệ thống phương pháp luận phản ánh quy luật của tự nhiên có thể tiên tri. Tử Vi; Tử Bình, quẻ Dịch, các mô hình dùng trong phong thủy....vv....thực chất chỉ là mô hình biểu kiến, những ký hiệu siêu công thức phản ánh trong từng hệ quy chiếu chuyên ngành của thuyết Âm Dương Ngũ hành - có thể coi đó là những tập hợp con thuộc vể học thuyết này - nếu nói theo ngôn ngữ toán học. Do đó, không cần thiết lúc nào cũng phải lên quẻ. Sử dùng thần khí cảm ứng có thể nói ngay. Đây chính là trường hợp của bà Vanga. À! Mà viết đến đây, tôi cũng hy vọng những nhà khoa học nửa mùa đừng thấy tôi dùng chữ "thần" , mà vội bắt bẻ là tôi "mê tín dị đoan" và có xu hướng tôn giáo nha! Tôi phải nói trước vậy, vì đã có người muốn gán cho tôi âm mưu thành lập tôn giáo. Khái niệm "thần" trong Lý học, khá phổ biến trong sinh hoạt văn hóa, đời sống Việt, để chỉ những giá trị tiêu biểu, cốt lõi của hiện tượng, sự vật, sự việc...Có thể ngay bây giờ cũng có người sử dung khái niệm này. Thí dụ: Một bức tranh vẽ được coi là có "thần", không có nghĩa là họa sĩ đã vẽ ông Thần trong đó. Trường hợp bà Vanga là một hiện tượng khách quan, mà những cấu trúc tự nhiên của cơ thể phủ hợp với những tương tác nhanh chóng với các thần khí của sự kiện và cảm ứng được diễn biến tương tác tiếp theo của các dạng thần khí đó. Những người học Lý học và thường xuyên có trạng thái tập trung tinh thần cao độ, cũng có khả năng này. Đó là trường hợp của Thiệu Khang Tiết và Dương Tu, hoặc những nhà tiên tri khác. Có một số nhà khoa học cho rằng: Khả năng tiên tri - cho dù là có phương pháp tiên tri - mang tính nặng về cảm ứng , nên nó thiếu tính minh bạch khoa học được thể hiện bằng những mô hình biểu kiến, hoặc những công thức, phương trình cho những kết quả giống nhau có thể kiểm chứng. Cá nhân tôi cho rằng: Tất cả mọi chuyện trên thế gian này đều cần đến tính cảm ứng. Dù là trong các vấn đề khoa học, hay trong đời sống thường ngày. Vấn đề chỉ là tỷ trọng cảm ứng ít hay nhiều mà thôi. Ngay cả học sinh phổ thông ở bất cứ cấp nào, cùng trong một lớp học, cùng giải một đề toán; em nào có tính cảm ứng tốt sẽ giải bài toán đúng hơn. Huống chi, ở những mô hình biểu kiến rất cao cấp, mô tả hàng tỷ sự kiện nằm trong tập hợp của một quẻ bói và khác hẳn nhau về hình tướng của từng sự kiện. Tất yếu nó đòi hỏi tính cảm ứng rất cao. Hơn nữa, cảm ứng là một thực tại khách quan. Nó không phải là một cấu trúc có tính lý thuyết được mô hình hóa. Bởi vậy, không thể lấy những tri thức khoa học để phủ nhận tính cảm ứng khi so sánh với tri thức khoa học vốn mang tính lý thuyết. Người ta chỉ có thể lấy tri thức khoa học giải thích, hoặc lý thuyết hóa mô tả hiện tương khách quan mà thôi, chứ không thể coi hiện tượng khách quan là phi khoa học- vì nó là đối tượng nghiên cứu của khoa học. Cụ thể dùng trí thức khoa học để giải thích tính cảm ứng trong khả năng tiên tri đã chứng tỏ trên thực tế. Thí dụ như bà Vanga và các hiện tượng ngoại cảm. Nhưng riêng vấn đề "Kim Long đằng phi" thì không cần một cảm ứng sâu như vậy. Hiện tượng này có thể phân tích qua những hình tượng cụ thể của cặp Hoành phi câu đối này với những tri thức Lý học đã được xác định, bởi những nguyên tắc, nguyên lý căn bản của nó. Chúng ta bắt đầu từ 4 chữ trên tấm hoành phi "Xuân trạch Điếu Ngư". Nội dung của câu này - nói theo ngôn ngữ cổ - là bị "sái" ngay từ nội dung. Về chuyên môn của Phong Thủy Lạc Việt , tôi cần xác định ngay: Đảo không có trạch - nếu hiểu theo nghĩa trạch quy ước. Mà chỉ có mạch khí. Khái niệm trạch trong phong thủy thì có định hướng một vùng đất nào đó thì mới có trạch quy ước. Bởi vậy, không thể có mùa Xuân về trên đất Điếu Ngư được. Điều này có thể thấy rằng người Trung quốc sử dụng vấn đề Điếu Ngư/ Senkaku như một cái cớ để thể hiện một mục đích khác, chưa hẳn họ đã coi đó là một mục đích cần phải thực hiện trên thực tế. Khi mục đích không cụ thể thì những yếu tố hệ quả là cặp cấu đối cũng rất là thiếu khí chất.mạnh mẽ thể hiện mục đích này. Nếu như nội dung hoành phi này viết: "Xuân khí Điếu Ngư" thì mục đích và hình tượng miêu tả thể hiện rất rõ. Tiếc thay nó không phải như vậy! Do đó, nội dung của hoành phi xác định vấn đề Điếu Ngư/ Senkaku chưa hẳn đã là mục đích nhất định phải thực hiện Bây giờ chúng ta xét vế đối thứ nhất có vẻ mạnh mẽ hơn cả về tính hình tượng: "Kim Long đằng phi, hoành tảo Đông dương quỉ mị" - Rồng bay thẳng thì khí thế rất dũng mãnh. Nhưng tại sao lại Kim Long? Chính vì nó là cuối năm Thìn - Rồng. Năm Thìn lại thuộc thổ, vừa biểu tượng cho Vương quyền, vừa biểu tượng cho trung cung thuộc Thổ theo Lý học, nên sắc vàng. Nói nôm là ...Rồng đất (Đây là tôi cũng giải thích theo các hiểu phổ biến và sai lầm coi Thìn Thổ , màu vàng, nên dùng hình tượng rống Vàng. Đúng ra năm Nhâm Thìn là Thủy Long). Nhưng hình tượng rồng trong đây là Rồng vàng hiểu theo nghĩa vàng kim loại. Thôi cứ coi là rồng đất thổ sinh rồng vàng Kim đi. Rồng Thìn thuộc Dương. Dương trước Âm sau. Như vậy về hình thức thì đao to búa lớn, rất khí thế! Ok. Nhưng nội dung thể hiện sai. Nguyên tắc Lý học "Dương trước Âm sau", nên lấy Thiên Can làm chuẩn. Thiên Can Nhâm nền phải là Thủy Long sắc xanh dương và chẳng có lý do nào để xác định là Kim Long cả. Giữa bản chất của hình tượng Thủy Long và hình tượng được miêu tả - Kim Long, cho thấy sự không nhất quán về cơ sở Lý học với hình tượng. Nội dung và hình thức mâu thuẫn ngay trong hình tượng thể hiện. Điều này trùng hớp với nội dung của hoành phi , mà tôi đã phân tích ở trên. Do đó, tôi cho rằng: Người Trung Quốc không coi việc tái chiếm Điều Ngư, như là một mục đích cần thực hiện. Nhưng vế sau thuộc Âm, thể hiện bản chất của vấn đề thì lại rất chi là "yểu điệu thục nữ", chẳng có khí thế gì của bậc mày râu lâm trận cả. Nhưng buồn thay! Nó lại gắn liền với "Trung Hoa quốc uy" - "Ngân xà đằng vũ, chương hiển Trung Hoa quốc uy". Híc! Nếu vế đối đổi thế này thì chắc lão Thiên Sứ gàn này cũng phải nghiêm túc xem xét kỹ vấn đề: - "Kim Long đằng phi, chương hiển Trung Hoa quốc uy" - "Ngân xà kình vũ. hoành tảo Đông dương quỷ mỵ". Tuy nó vẫn yếu ớt vì hình tượng con rắn nước của Quý Tỵ - nhưng ít ra cũng giữ được khí thế. Vì rắn, rết ứng với ma quỉ sẽ hợp cách hơn và có tính đồng đẳng trong một vế đối.. Đằng này nó lại ngược lại. Cũng may mà tác giả này sinh ra không phải thời phong kiến. Chứ không thì can tội phạm húy nặng, chắc nhẹ cũng đi đày. Hì! Ngân xà là con rắn bạc, ứng với năm Tỵ. Phải chi năm nay là Tân Tỵ thì còn có khí chất cho Ngân xà. Vì Tân thuộc Kim. Nhưng thật là điều buồn, khi Địa chi Tỵ đã là không tốt, mà lại là Quý Tỵ, tức là con rắn nước thì thôi rồi "Lượm ơi!". Chỉ có cái mẽ rắn để doa người yếu bóng vía, nhưng thực chất lại chẳng làm gì được ai. Tính khí yếu ớt của con rắn nước thì làm sao hiển thị "Trung Hoa quốc uy" được. Ngay cả trường hợp dùng câu đối theo nội dung đã sửa đổi bởi lão gàn này thì toàn bộ tổng thể cặp hoành phi câu đối cũng bị sái vì nội dung câu chữ của hoành phi - vốn là chủ thể chính thể hiện nội dung. Huống chi lại còn đem rắn nước thể hiện cho quốc uy thì tất sẽ mất thể diện. Lão gàn này viết trong "Quán vắng" sáng sớm mùng Một Tết, thì mùng Ba Tết, Bắc Triều Tiên làm cái "Bùm!", chẳng coi ai ra gì - trong đó có Trung Hoa . Híc! Đấy là một thí dụ sinh động về sự giảm tải của quốc uy Trung Hoa - đất nước có ảnh hưởng lớn nhất so với Bắc Cao Ly. Cũng may mà Thiên sứ tui phân tích trước đó trong Quán vắng" - tưc là trước khi Bắc Triều tiên nổ bom nguyên tử , qua mặt Trung quốc. Nếu không thì cũng không ít người lại bảo Thiên Sứ nói dựa. Bởi vậy, thôi đi quý quốc. Nên quay về ổn định chính bên trong của quý quốc và tìm cách hòa nhập với thế giới trong hòa bình. Chính sự hội nhập này đã tạo điều kiên cho quý quốc phát triển như hiện nay. Nay quý quốc lại tự phá bỏ thì không khác gì tự hủy cái gốc của mình. Con rắn nước thì chẳng làm gì được ai đâu. Qua ngày 23 tháng Chạp rồi. Cái xe bắt đầu lao dốc. Nhưng vẫn có thể dừng lại kịp. À mà này - Việt Nam lưu truyền từ lâu câu "Long vĩ xà đầu khởi chiến tranh". Câu này đã ứng rồi. Cũng may đấy! Nhưng lịch sử vẫn có thể lặp lại, ở một mức độ và hình thức khác.Thành thật chia buồn đầu năm.Vài lời bàn chơi, nhân lúc đầu năm rảnh việc. Đúng sai cũng chia sẻ với các bạn để nghiệm xem sao. Ngày Tỵ tháng Giáp Dần, năm Quý Tỵ. Thái Tuế , Tam sát ứng ngày tháng năm lung tung cả. Chuyện cũng còn dài - từ cặp hoành phi , câu đối này. Cũng xin để nghiệm xem sao. Cảm ơn quí vị và anh em vì đã xem bài viết.6 likes
-
Ngàn Xưa Văn Hiến
thanhdc and 2 others liked a post in a topic by Thiên Sứ
Ngắm mai trắng, đào hồng trong Hội hoa xuân Thứ Tư, 13/02/2013 10:18 (NLĐO) – Không ít hiện vật đặc sắc, quý hiếm và mới lạ hiện diện trong Hội hoa xuân (HHX) Quý Tỵ 2013, trong đó cũng có những hiện vật tuy bình thường nhưng lại gây tò mò, thích thú cho người dân TPHCM. Một trong những hiện vật mới lạ và quý hiếm có thể kể đến đầu tiên là cây Đa tử trà hương. Đây là loài mới được phát hiện năm 2012 tại vườn quốc gia Bidoup Núi Bà (Lâm Đồng). Cây có tên khoa học là Polyspora huongiana, được đặt theo tên của ông Lê Văn Hương – Giám đốc Vườn quốc gia Bidoup. Cây Đa tử trà hương quý hiếm Theo ông Lưu Hồng Trường, Viện Sinh học Nhiệt đới, loài Đa tử trà hương này chưa từng ghi nhận trên thế giới, thuộc họ Trà, hoa có màu hồng sẫm đến đỏ. Đến nay, Việt Nam có tổng cộng 7 loài Đa tử trà. Cây Đa tử trà hương trong HHX Quý Tỵ 2013 có rất nhiều nụ màu hồng sẫm, nhưng do thay đổi thời tiết nên chưa thể nở bung. Nụ hoa màu hồng sẫm rất nhiều Một “nhan sắc” khác cũng thuộc hàng quý hiếm là cây đào Thất thốn của nghệ nhân Bùi Văn Sang (TP Đà Lạt, Lâm Đồng). Cây đào Thất thốn có tuổi thọ cao, dáng lùn, thân xù xì rêu mốc, cho nhiều hoa (màu hồng và đỏ), sai quả. Mỗi năm thân đào chỉ cao thêm được 3cm. Đào có tên gọi Thất thốn vì mỗi thốn (cành cây) dài bằng đốt ngón tay có thể trổ tới 7 bông hoa. Sắc hoa hồng nhạt rất đáng yêu Theo anh Sang, đào Thất thốn là một giống đào cổ ở Nhật Tân (Hà Nội). Cây đào Thất thốn Đà Lạt đầu tiên được nghệ nhân Vũ Hữu Sửu gây giống vào năm 1968. Đến năm 1996, nghệ nhân Mười Lời (bố anh Sang) đã ghép thành công đào thất thốn lên cây đào Đà Lạt. Khác với đào bích, đào phai, đào Thất thốn nở hoa muộn vào sau rằm tháng giêng, ít khi nở hoa đúng dịp Tết Nguyên đán. Cây đào Thất thốn có mặt tại HHX hiện cũng chỉ trổ một ít hoa màu hồng. Đào Thất thốn trên thị trường có giá rất "khủng" Một hiện vật khác tuy bình thường nhưng lại tạo được niềm thích thú cho du khách là cây đào đang cho trái. Đây cũng là hiện vật của nghệ nhân Bùi Văn Sang. Từ trước đến nay, người dân TPHCM chỉ quen ngắm hoa đào chứ ít khi được tận mắt thấy trái đào. Nằm trong khu vực trưng bày Cây có trái, cây đào lông nhận được rất nhiều lời tán thưởng, reo vui “ôi trái đào kìa, trước đến giờ mới thấy” của du khách. Cây đào đang có hơn chục trái như thế này Hoa đào vẫn nở tít trên những cành cao Một hiện vật cũng nằm trong khu vực Cây có trái khiến du khách phải dừng bước ngắm nhìn là cây vú sữa cổ thụ 80 tuổi có 100 trái. Đây là hiện vật hoành tráng nhất tại khu vực này. Du khách sẽ mải mê ngắm nhìn vú sữa lúc lỉu trên cành, trái nào cũng căng tròn xanh bóng. Nằm lọt thỏm giữa “rừng” mai vàng là cây mai trắng (bạch mai) của nghệ nhân Phan Văn Lớn (Thạnh Bình, Đồng Tháp). Cây mai này nở bông trắng cây vào những ngày đầu xuân, màu trắng tinh khiết của bạch mai thu hút rất nhiều ánh mắt du khách. Nghệ nhân Phan Văn Lớn cho biết mai trắng chỉ nở khoảng 2 ngày là tàn, nhanh hơn mai vàng. "Tôi yêu mai không phải vì hoa mai trắng, mà yêu vì màu trắng hoa mai..." Sắc mai tinh khiết trong nắng xuân Tâm lý người dân chuộng mai vàng và thích chưng mai vàng trong những ngày xuân để cầu tài lộc. Bạch mai với màu trắng “tang tóc” không được ưa chuộng nên ít người trồng. Có lẽ vì vậy mà bạch mai dần dần trở thành hàng hiếm. Trong HHX năm nay, ngoài cây bạch mai của nghệ nhân Phan Văn Lớn, còn một cây mai trắng của một nghệ nhân ở Long Xuyên (An Giang) cũng vừa mới nở. Bài - ảnh: Ánh Nguyệt ================= Trong Truyện Kiều có đoạn mô tả:"Nét buồn như cúc, điệu gầy như mai"Chính là hình tượng từ cây mai trắng này. Mai Trắng biểu tượng của vẻ đẹp cao khiết, thanh quý của phụ nữ ngày xưa....Hình tượng nhành mai nhỏ nhắn, đầy sinh khí quả cảm trong gió lạnh, thể hiện tính thanh khiết, trong trắng và tính chịu đựng của phụ nữ lý tưởng phương Đông theo quan niệm cổ, khác hẳn hình tượng "vâm", "bốc lửa" theo quan niệm vẻ đẹp của phương Tây. Bởi vậy, người phương Đông cổ chơi mai trắng chính là đưa quan niệm về vẻ đẹp của con người vào trong hình ảnh của cây cảnh - Đây chính là giá trị văn hóa của cây mai trắng. Người đời sau bắt chước đưa đòi, thấy các cụ chơi, cũng chơi nhưng chẳng hiểu gì cả. Híc! Các cụ ngày xưa chơi cây cảnh là hưởng thụ giá trị biểu tượng văn hóa qua vẻ đẹp của cây cảnh, chứ không phải thuần vì nó là cây cảnh đẹp , đắt tiền.Đấy cũng là nguyên nhân và mục đích của chủ đề này vậy.3 likes -
Lời Tiên Tri 2013
Đại Phúc and one other liked a post in a topic by Thiên Sứ
Trung Quốc rầm rộ triển khai quân, chuẩn bị chiến tranh? Thứ Tư, 13/02/2013 - 11:22 Xe tăng, pháo binh rầm rộ di chuyển dọc tuyến đường chính của tỉnh ven biển Phúc Kiến làm dấy lên nhiều suy đoán rằng quân đội Trung Quốc đang chuẩn bị cho chiến tranh, truyền hình NTD cho hay. Xe tăng và pháo binh di chuyển rầm rộ trên đường ở Phúc Kiến. Ảnh do người dân chụp trong khoảng 3-2 đến 6-2. Những bức ảnh do người dân địa phương chụp từ ngày 3-2 đến 6-2 cho thấy đoàn xe tăng và pháo binh dài đến vài cây số di chuyển trên đường. Không chỉ ở tỉnh Phúc Kiến, các xe quân sự cũng được thấy trên bờ biển của tỉnh lân cận là Chiết Giang. Theo trang web molihua.org, những chiếc xe tăng ở tỉnh Hồ Bắc đang được chuyển đến một căn cứ quân sự ở bờ biển. Quân đội được triển khai trên hai tỉnh ven biển Phúc Kiến và Chiết Giang. Động thái này diễn ra khi căng thẳng đang leo thang giữa Trung Quốc và Nhật Bản trên quần đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư. Cộng đồng quốc tế đang lo ngại rằng hai nước có thể đang trên bờ vực chiến tranh. Tàu chiến và máy bay của hai bên từng nhiều lần chạm trán trên vùng biển gần quần đảo tranh chấp này. Bộ Quốc phòng Nhật Bản ngày 5-2 cho biết, trong suốt cuộc tập trận hải quân gần vùng tranh chấp, radar tên lửa trên tàu chiến của Trung Quốc nhắm trực tiếp vào tàu hải quân của Nhật trên Biển Hoa Đông, một hành động bị Tokyo coi là rất nguy hiểm. Hôm 7-2, Thời báo Hoàn cầu của Trung Quốc cho đăng tải một bài báo nhận định rằng một cuộc xung đột quân sự “có khả năng thật sự” bùng lên giữa Trung Quốc và Nhật Bản. Tờ báo cũng cho hay càng ngày càng ít người hi vọng về một giải pháp hòa bình cho cuộc khủng hoảng trên Senkaku/Điếu Ngư. Căng thẳng giữa Trung Quốc và Nhật Bản bắt đầu bùng phát khi Nhật Bản quyết định quốc hữu hóa 3 trong 5 hòn đảo thuộc quần đảo Senkaku/Điếu Ngư vào tháng 9 năm ngoái. Sự kiện này thổi bùng lên hàng loạt các cuộc biểu tình chống Nhật trên khắp Trung Quốc. Kể từ đó, tàu hải giám và máy bay Trung Quốc liên tục xuất hiện trên vùng nước gần Senkaku/Điếu Ngư trong khi lực lượng tuần duyên Nhật Bản cũng được lệnh tăng cường giám sát, củng cố phòng thủ. Theo Phan Yến Tiền phong/NTDTV ==================== Hy vọng rằng không có chiến tranh lớn ở đây - như dự báo của tôi. Nhưng cũng mong rằng tôi đoán đúng! Tuy nhiên tôi cần xác định rất rõ ràng rằng: Mọi việc ở biển Đông đều liên thông với Đông Bắc Á. Cứ một viên đạn súng lục ở biển Đông thì Đông Bắc Á là một quả tên lửa.2 likes -
LẠI BÀN CHUYỆN "KIM LONG ĐẰNG PHI". Tết Quý Tỵ - Tết của rắn nước - vì nếu xét Thiên Can làm chủ đạo thì Quý thuộc Thủy. Xét về độ số thì Quý đứng thứ 10 trong Thập Thiên Can, "Ngũ thập đồng đạo" - Cho nên can Quý đứng chung với can Mậu ở Trung Cung Hà Đồ - theo Lý học Việt. Năm Tỵ luôn nằm ở cung Khôn Theo Hà Đồ phối Hậu Thiên Lạc Việt. Rồng nằm đất đã thấy chán hẳn. Huống chi lại rắn cũng còn nằm đất luôn, mà lại là rắn nước nữa thì buồn quá. Bởi vậy, chẳng phải ngẫu nhiên mà một phương pháp bói số phận khái quát của năm, khi vận hạn đến năm Rắn, các cụ Việt Nho phán là " Xà hãm tỉnh". Tức là "rắn trong giếng", chẳng làm nên trò trống gì. Đặc biệt Năm Quý Tỵ thì do Quý nhập trung, nên tính chất của "rắn trong giếng" thể hiện rõ hơn cả. Ấy là bói "nôm", cho nó dễ. Thế mà năm nay, một cái tàu Hải Giám của Trung Quốc, xông ra Senkaku, treo đôi câu đối với hoành phi có vẻ khí thế lắm. Hôm qua, tôi có dịp phân tích trong Quán vắng. Nhưng buồn ngủ quá, nên mới chỉ sơ sơ vài đường. Hôm nay, cũng rách việc - mùng hai Tết mà - nên gõ tiếp. Câu đối viết: "Kim long đằng phi hoành tảo đông dương quỷ mị" đối với "Ngân xà kình vũ chương hiển Trung Hoa quốc uy", Và hoành phi viết: "Xuân trạch Điếu Ngư" Mới đọc qua thì thấy "oách sì đằng", rất khí thế. Phen này siêu cường hạng ba Nhật Bản chắc mất Senkaku đến nơi và ngậm ngùi để người Trung Quốc đặt tên là Điếu Ngư. Nhưng ngẫm lại thì cái khí thế ấy nó chỉ như cái ngọn cây Thiết Mộc Lan (Còn gọi là Lan phát tài), hoặc như cây Hoàng Nam - mà bắt đầu từ khóa Nâng cao của Phong Thủy Lạc Việt, tuyệt đối nghiêm cấm không được dùng trong nhà. Chính vì hình tượng thể hiện tính suy khí của nó). Tổ tiên ta thường xem qua khẩu khí văn chương, ngôn từ xét đoán người và tiên tri rất chuẩn - tất nhiên là khẩu khí bất chợt, khách quan. Chứ không phải thứ rặn ra khẩu khí. Việc bắt chước, rặn ra khẩu khí chỉ thể hiện tham vong. Hì! Có câu chuyện trong giai thoại văn học Việt Nam, như sau: Có cụ đồ khi tan học, gặp trời mưa. Học trò không về được. Cụ ra vế đối trong khi chờ mưa tạnh: Vũ vô kiềm tỏa, năng lưu khách. - Tức là: Mưa tuy không có then khóa, những giữ được khách ở lại. Một trò đối: Sắc bất ba đào, dị nịch nhân - Tức là sắc đẹp tuy không sóng gió, nhưng làm say đắm con người. Thầy khen: Câu đối rất hay. Có tài làm quan to, nhưng thân bại danh liệt vì....gái. Một học trò khác đối lại như sau: Phấn bất uy quyền dị sử nhân - Tức là phân cứt tuy không uy quyền gì, nhưng sai khiến lòng người. Thầy đồ nghe xong lắc đầu: Khẩu khí của kẻ trọc phú. Sau này, lớn lên, mọi việc đều xảy ra đúng như vậy. Người học trò có câu đối hay đó chính là ngài Nguyễn Giản Thanh làm quan to trong triều Hậu Lê, sau cũng tai tiếng. Hoặc giả như câu chuyện của Thiệu Khang Tiết, nghe tiếng chim phương Bắc hót ở Nam Dương Tử, mà phán rằng: Nhà Nam Tống sắp mất. Hai mươi năm sau, lịch sử chứng minh ông nói đúng. Những câu chuyện đại loại như vậy, lưu truyền đầy rẫy ở nền văn hóa Đông phương. Nói ra, các nhà khoa học ít tiếp cận với Lý học Đông phương, chắc lắc đầu quầy quậy, cho rằng: "Không có 'cơ sở khoa học'". Họ hiểu vậy cũng có nguyên nhân của nó. Bởi vì đó là tư duy khoa học từ đầu thế kỷ trước chính thức lên ngôi ở châu Á và được hỗ trở bởi các phương tiện kỹ thuật - hệ quả của tư duy khoa học hiện đại châu Âu, mới chỉ là những tri thức khoa học ứng dụng là chủ yếu. Cuộc tranh chấp giữa văn minh Đông phương và Tây phương ở châu Á, đã kết thúc từ nửa đầu thế kỷ XX với tiếng thở dài của nhà nho: Thôi có làm chi cái chữ Nho. Ông Nghè, ông Cống cũng nằm co. Chi bằng đi học làm thày Phán. Tối rượu Sâm banh, sáng sữa bò. Và thế rồi học thuật Đông Phương cổ bị loại khỏi cuộc sống với sự biến mất của ông đồ già, trong tiếng thở than: Năm nay hoa lại nở. Không thấy ông đồ xưa? Những người muôn năm cũ. Hồn ở đâu bây giờ. Nhưng trí thức khoa học chính thống của Tây Phương - cơ sở nền tảng tri thức của nền văn minh hiện đại - lại không loại trừ một cách cực đoan những giá trị còn lại của văn minh Đông phương, những điều mà một số nhà khoa học cực đoan Đông Phương thường lên tiếng loại trừ. Bởi vì ngưồn gốc khoa học Tây Phương chính là sự giải thoát khỏi các tín điều giáo lý và nhân danh tự do. Đây chính là một trong những yếu tố mà xã hội Tây Phương tự cân đối để phát triển trong tự nhiên. Ít nhất trong khoa học. Đó là lý do mà giáo sư Ngô Bảo Châu phát biểu: "Nghiên cứu khoa học phải có Tự Do".Mặc dù - trong xã hội phương Tây - họ cũng có đầy đủ những chuẩn mực xã hội chặt chẽ để duy trì sự ổn định. Tất cả những hiện tượng khách quan tồn tại đều được thừa nhận ở xứ sở của nền tảng tri thức khoa học hiện đại gọi chung là văn minh Tây Phương. Còn ở Phương Đông, chỉ tiếp thu được cái ngọn, thì lại xuất hiện tinh thần khoa học cực đoan. Mọi thứ gọi là "khoa học chưa giải thích được" đều bị coi là mang mầu sắc "mê tín dị đoan"; là thiếu "cơ sở khoa học", là chưa được "khoa học công nhận".....bởi chính sự "mê tín khoa học", một cách không hoàn chỉnh. Nhưng chân lý chỉ có một - "Mọi con đường đều tới La Mã" - "Pháp của Như Lai chỉ có một vị duy nhất. Đó chính là sự giải thoát" Đến cuối thế kỷ XX - Sự phát triển của khoa học Tây Phương đã đến giai đoạn tập hợp và mô hình hóa những nhận thức trực quan và mô tả bằng những công thức với những ký hiệu và những khái niệm trừu tượng, tổng hợp được những thực tại và những quy luật cục bộ và sản sinh ra những lý thuyết khoa học mô tả quy luật của tự nhiên. Họ đã vượt qua giai đoạn khoa học thực nghiêm, thực chứng và bắt đầu manh nha một giai đoạn mới trong sự phát triển của nền văn minh: Đó chính là khoa học lý thuyết. Từ đấy đã sản sinh ra những tiêu chí khoa học phổ biến rộng rãi và được giới khoa học mặc nhiên thừa nhận. Tiêu chí cho một lý thuyết thống nhất vũ trụ ra đời trong hoàn cảnh này. Mặc dù họ vẫn không thể xác quyết được có hay không khả năng tìm ra chính lý thuyết đó. Đây chính là điểm tiếp cận của khoa học Tây phương với nền văn minh Đông phương - trong cuộc hội nhập toàn cầu. Nguyên nhân của vấn đề mà cơ quan văn hóa Liên Hiệp Quốc đặt ra với chủ đề: "Đối thoại giữa các nền văn minh" - mà tôi đang viết dở trong một topic nào đó trên diễn đàn. Có hai điểm giống nhau và khác nhau của hai nền văn minh Đông Tây trong tiếng thở dài của những nhà Nho Việt. Đó là tất cả những giá trị sử dụng của nền văn minh Đông Phương đều chỉ là hệ quả có tính ứng dụng của một hệ thống lý thuyết đã thất truyền và sai lệch của một nền văn minh đã sụp đổ và không để lại dấu vết. Trong lịch sử văn minh hiện tại thì chính là nền văn minh - mà các nhà khoa học gọi là - nền văn minh thứ V ở Nam Dương Tử. Xa xôi hơn, theo nghiên cứu của tôi thì đây chính là nền văn minh kế thừa những di sản của một nền văn minh toàn cầu kỳ vĩ - mà tôi gọi là văn minh Atlantic. Nền tảng tri thức với những phương tiện kỹ thuật của nền văn minh - là cơ sở để tạo ra hệ thống lý thuyết của Lý học Đông phương đã bị xóa sổ, bởi một thiên tai khủng khiếp trên chính trái Đất này. Cho nên, ngay cả nếu hệ thống Lý thuyết của nền văn minh này còn giữ lại một cách hoàn chỉnh đến ngày nay thì cũng sẽ rất mơ hồ. Huống chi nó còn sụp đổ lần thứ hai. Đó chính là sự sụp đổ của quốc gia Văn Lang - cội nguồn Việt tộc - ở bở Nam Dương tử. Sự thất truyền và sai lệch của hệ thống lý thuyết này, chính là nguyên nhân để nó không thể giải thích một cách hợp lý - là yếu tố tối thiểu trong các tiêu chí khoa học - những luận cứ sử dụng trong các phương pháp ứng dụng của nền văn minh Đông phương - hệ quả liên hệ với hệ thống lý thuyết này. Do đó, khi những phương tiện kỹ thuật mang tính ứng dụng của nền khoa học Tây phương va chạm với tính ứng dụng của khoa học Đông phương thì tính hợp lý lý thuyết của khoa học ứng dụng Tây phương giải thích được mối liên hệ này. Còn tính ứng dụng của khoa học Đông phương thì không - Do tính thất truyền và sự mất hẳn nền tảng tri thức và phương tiện kỹ thuật liên quan. Đây chính là điểm khác biệt của hai nền văn minh Đông Tây khi va chạm và nền văn minh Tây phương chính thức lên ngôi ở Đông phương từ nửa đầu thế kỷ trước. Đó chính là nguyên nhân căn bản để các nhà khoa học Tây Phương và những nhà khoa học có nền tảng trí thức Tây phương cho rằng: Những bộ môn ứng dụng của văn minh Đông phương "không có cơ sở khoa học". Chính vì nó thiếu tính liên hệ hợp lý tối thiểu giữa thực tế ứng dụng với một lý thuyết liên hệ. Nhưng sự giống nhau khi hai nền văn minh đổi ngôi trong những gíai đoạn tiền hội nhập ban đầu ở phương Đông, chính là: cả hai nền văn minh đều có những hệ qủa ứng dụng được kiểm chứng trên thực tế. Riêng nền văn minh Đông phương thì sự kiểm chứng trải hàng ngàn năm. Thực tế ứng dụng làm cho chính những nhà khoa học Tây phương thứ thiệt - chính gốc Tây và là người Tây luôn - phải ngơ ngác và mô tả một nền văn minh Đông phương huyền bí. Nhưng họ không chê bai và nghiêm túc nghiên cứu nền văn minh này. Tuy nhiên, họ đã thất bại. Vì không ai có thể tìm ra một cái đúng từ một cái sai. Họ đã mặc định: Nền văn minh Đông phương huyền bí này có nguồn gốc từ văn minh Hán. Đấy là sai lầm căn bản cho mọi nghiên cứu về Lý học Đông phương. Điều này tôi đã nhiều lần chứng minh nền không nói sâu thêm ở đây. Sự khác biệt khi va chạm tính ứng dụng của hai nền văn minh , chính là: tất cả những ứng dụng của văn minh Đông phương đều là hệ quả của một hệ thống lý thuyết đã hoàn chỉnh, giải thích tất cả mọi hiện tượng từ sự hình thành vũ trụ cho đến mọi hành vi của con người, có khả năng tiên tri. Còn nền văn minh Tây phương thì chỉ là kết quả của khoa học thực nghiệm và không có khả năng tiên tri. Đấy chính là điểm khác biệt và giống nhau khi hai nền văn minh va chạm, mà tôi đã nói ở trên. Nhưng chính nền văn minh Tây phương khí phát triển đến ngày nay và những chuẩn mực của tiêu chí khoa học hình thành thì chính nó lại quay trở lại với nền văn minh Đông phương. Và chính những tiêu chí khoa học cho một lý thuyết khoa học của Tây phương lại là điểm tiếp nối, cơ sở của sự "Đối thoại giữa hai nền văn minh". Đây chính là hình ảnh của con rắn tự cắn vào đuôi mình tạo thành một vòng tròn huyền bí, nổi tiếng trong văn minh Ấn Độ. Đây cũng chính là lúc mà những con nòng nọc tiến hóa trở thành cóc và trở về với cội nguồn Việt sử 5000 năm văn hiến, một thời huy hoàng ở miến nam sông Dương tử. Vì là sự phục hồi một hệ thống lý thuyết đã có sẵn của nền văn minh Đông phương - Khi mà những nền tảng tri thức và cơ sở vật chất hình thành nên lý thuyết đó đã mất đi - thì để phục hồi lại lý thuyết này , không thể sử dụng nhựng phương tiện kỹ thuật của nền văn minh Tấy phương hiện đại để chứng nghiệm những di sản ứng dụng của văn minh Đông phương. Cũng không thể lấy cơ sở nền tảng trí thức khoa học Tây Phương hiện đại nhất , như thuyết Lượng tử, thuyết Tương đối ...để so sánh đối chiếu. Mà phải lấy tiêu chí khoa học cho một lý thuyết khoa học làm chuẩn mực. Trên cơ sở so sánh đối chiếu với tiêu chí khoa học thì tất cả mọi bí ẩn của nền văn minh Đông phương bắt đầu hé mở với những di sản phi vật thể - chủ yếu trong văn hóa truyền thống Việt. Bắt đầu từ nguyên lý "Hà Đồ phối Hậu Thiên Lạc Việt" Chính từ nguyên lý căn để nhân danh nền văn hiến Việt này, đã giải thích tất cả có tính hệ thống những gía trị của Lý học Đông phương nhân danh nền văn hiến Việt , phủ hợp với tất cả những tiêu chí khoa học khắt khe nhất cho một lý thuyết khoa học và cả những tiêu chí cho một lý thuyết thống nhất vũ trụ. Đây chính là ứng cử viên duy nhất của "một lý thuyết cổ xưa sẽ quay trở lại với nhân loại" - mà nhà tiên tri vĩ đại Vanga đã nói tới. Nhưng tiếc thay! Khoảng cách giữa hai nền văn minh còn quá xa. Nền tảng tri thức xã hội và phương tiện khoa học kỹ thuật hiện nay, không phải là nền tảng tri thức và phương tiện của nền văn minh Atlantic. (Với những nghiên cứu của cá nhân tôi thì Kim Tự Tháp lớn nhất của Ai Cập có khả năng nằm đúng Trung tâm các đại lục địa vào thời kỳ Atlantic - theo phương pháp định tâm nhân danh phong thủy Lạc Việt - cùng với hàng loạt Kim Tự tháp khác trên khắp thế giới - mà người Atlantic đã dùng để cân bằng các lực tương tác của vũ trụ với Địa cầu, nhằm tránh một thảm họa toàn cầu. Và tuy họ đã thất bại, nhưng cứu được những gì còn lại cho chúng ta hiện nay. Đó chính là nguyên nhân, có rất nhiều giá trị văn minh cổ đại có nét tương đồng về chiêm tinh, Kim tự tháp và các truyền thuyết gợi nhớ về một thảm họa Đại Hồng Thủy). Chính vì khoảng cách quá xa đó, nên ngay cả những nhà khoa học hàng đầu - tiêu biểu của nền tảng tri thức khoa học hiện đại, không dễ gì tiếp thu được ngay những gía trị huyền vĩ của nền văn minh Đông phương - những gía trị còn lại đích thực của văn minh Atlantic. Tuy nhiên, như tôi đã trình bày - chính tiêu chí khoa học hệ quả của nền văn minh hiện đại sẽ là cầu nối giữa hai nền văn minh. Đó là cầu nối duy nhất hiện nay. Vậy thì trên cơ sở xác định một nền văn minh Đông phương huyền vĩ với những tri thức vượt trội qua tiêu chí khoa học, chúng ta sẽ thấy những khả năng liên hệ giữa mọi hiện tượng đều có khả năng tiên tri không có gì là lạ. Kết hợp với nhận định của nhà khoa học hàng đầu - Giáo sự Trịnh Xuân Thuận - phát biểu: "Để giải thích một hiện tượng dù rất nhỏ, cũng phải viễn dẫn đến toàn thể lịch sử hình thành vũ trụ" . Đây là một sự xác định mang tính lý thuyết - tổng hợp tất cà những tri thức khoa học hiện đại. Nhưng chính trí thức khoa học tiên tiến nhất - qua lời phát biểu của giáo sư Trịnh Xuân Thuận - chưa có tính ứng dụng. Còn Lý học Đông phương đã ứng dụng từ lâu. Và không chỉ dừng ở giải thích. Nó còn có khả năng tiên tri. Vâng! Bây giờ nó ứng dụng trong việc phân tích mang tính chưa có "cơ sở khoa học" này: Phân tích câu đối hoành phi của Trung Quốc trên tàu hải giám. Đây chính là mối liên hệ giữa một hiện tượng rất nhỏ - chính là ý thức phát khởi với môi trường và tác động lại môi trường và tạo ra lịch sử tiếp nối của con người trong vũ trụ, thể hiện tính quy luật có khả năng tiên tri. Còn tiếp.1 like
-
Các thành viên trong diễn đàn Lý Học Đông Phương thân mến, " Tử Vi Lạc Việt là hệ quả của công trình nghiên cứu xác định một nguyên lý căn để của Lý học Đông phương là: Hậu Thiên lạc Việt phối Hà Đồ và xác định tính hợp lý từ nguyên lý căn để này của Lạc Thư Hoa giáp" Tử vi Lạc Việt cơ bản khác với tất cả các diễn đàn khác ở chỗ đổi Thủy-Hỏa, vòng Tràng sinh và vị trí an Khôi Việt trên một vài lá số. Điều này gây bỡ ngỡ cho không ít các thành viên mới tham gia trên diễn đàn, từ đó vội vàng kết luận là Trình tử vi Lạc Việt sai và phản ứng của nhiều người có phần không tích cực. Bởi vậy TM xin mở ra topic này với mong muốn lý giải các thắc mắc của nhiều người về sự khác biệt này. Nếu thành viên nào có băn khoăn, trước tiên xin vui lòng đọc và tìm hiểu kỹ trước khi nêu ra câu hỏi hay phản biện lại. Diễn đàn rất chào mừng các bạn có ham muốn tìm hiểu, tư vấn, đóng góp và trao đổi kiến thức. Cảm ơn các bạn vì đã quan tâm. Dưới đây là một vài trích đoạn trong sách của thầy Thiên Sứ và kèm theo đường link các cuốn sách với các bạn muốn tìm hiểu sâu thêm: Tác giả: Nguyễn Vũ Tuấn Anh Nguồn: Trung tâm nghiên cứu Lý học Đông Phương - Nhà xuất bản tổng hợp TP.HCM Tiên quyết: Hà đồ chính là cơ sở của Hậu thiên bát quái Lạc Việt. Xét về nội dung bản văn thì chỉ duy nhất cuốn Chu Dịch nói về sự ứng dụng khởi nguyên của Hà đồ. Bạn đọc quán xét đồ hình dưới đây: Qua đồ hình trên – tạm thời để sang một bên những vấn đề liên quan đến vị trí Tốn & Khôn (Đã chứng minh trong cuốn “Tìm về cội nguồn Kinh Dịch” và tiếp tục chứng minh trong cuốn sách này) – quan tâm cũng nhận thấy một sự trùng khớp hoàn toàn cho 4 phương vị chính Đông – Tây – Nam – Bắc là: * Khảm Thủy / Chính Bắc trong ứng dụng của Hậu thiên bát quái nằm ở độ số 1 chính Bắc / Thủy của Hà đồ (Hiện tượng này cũng trùng khớp khi Hậu thiên bát quái Văn Vương liên hệ Lạc thư, theo cổ thư chữ Hán). * Chấn Mộc / Chính Đông trong ứng dụng của Hậu thiên bát quái nằm ở độ số 3 chính Đông / Mộc của Hà đồ (Hiện tượng này cũng trùng khớp khi Hậu thiên bát quái Văn Vương liên hệ Lạc thư, theo cổ thư chữ Hán). * Đoài Kim / Chính Tây trong ứng dụng của Hậu thiên bát quái Lạc Việt nằm ở độ số 9 chính Tây / Kim của Hà đồ. Trong cổ thư chữ Hán thì Đoài kim nằm ở cung số 7 là độ số thuộc Hỏa của Lạc thư . Hỏa khắc Kim . * Ly Hỏa / Chính Nam trong ứng dụng của Hậu thiên bát quái Lạc Việt nằm ở độ số 7 chính Nam / Hỏa của Hà đồ. Trong cổ thư chữ Hán thì Ly/ Hỏa nằm ở cung số 9 thuộc Kim của Lạc thư. Hỏa khắc Kim Tính chất Ngũ hành của hai phương vị chính trong Hậu thiên Lạc Việt với Hà đồ không đổi so với Hậu thiên bát quái Văn Vương liên hệ với Lạc thư theo cổ thư chữ Hán là Khảm - Thủy Bắc và Chấn - Mộc Đông. Nhưng tính hợp lý và nhất quán hoàn toàn với 4 chính quái trên lại chỉ có ở Hà đồ liên hệ với Hậu thiên bát quái Lạc Việt là: * Khảm Thủy - Bắc nằm ở chính vị cung Dương Thủy Bắc, độ số 1 của Hà đồ . * Chấn Mộc - Đông nằm chính vị cung Dương Mộc Đông, độ số 3 của Hà đồ . * Ly Hỏa - Nam, nằm ở chính vị cung Dương Hỏa Nam, độ số 7 của Hà đồ . * Đoài Kim – Tây, nằm ở chính vị cung Kim Tây của Hà đồ. Tính hợp lý trùng khớp hoàn toàn này đã phủ nhận mối liên hệ giữa Hậu thiên Văn Vương với Lạc thư theo cổ thư chữ Hán. Sự kết hợp của Hà đồ với Hậu thiên bát quái Lạc Việt, chính là chìa khóa rất quan yếu để mở kho tàng văn hóa Đông phương đầy huyễn ảo một cách kỳ vĩ, khi bụi thời gian phủ dầy lên nền văn hiến một thời vàng son của người Lạc Việt. Trích dẫn 1: Hà đồ và nguyên lý cấu thành Hoa Giáp I. Hà đồ và nguyên lý nghịch trong cấu thành Lạc thư hoa Giáp từ cổ thư chữ Hán Trước hết, chúng ta xét đến độ số được sử dụng trong “Tinh lịch khảo nguyên”. Đây chính là số của Hà đồ và Tinh lịch khảo nguyên cũng công nhận điều này (Phần in đậm). Vì số Hà đồ mang tính qui luật thể hiện sự vận động của ngũ tinh cho nên sự trùng khớp này chứng tỏ bảng Lục thập hoa giáp lưu truyền trong cổ thư chữ Hán cũng phải dựa trên một nguyên tắc hoặc qui luật có liên hệ với Hà đồ. Về tính qui luật và nguyên tắc trong bảng lục thập hoa giáp lưu truyền trong cổ thư chữ Hán, người viết trình bày và minh chứng như sau: Bắt đầu từ: 1. Hành Kim Giáp Tí-Ất Sửu = Hải trung Kim: Kim sinh (Mạnh); cách 8 năm (Cách bát sinh tử) đến Nhâm Thân-Quý Dậu = Kiếm phong Kim: Kim vương (Trọng); cách 8 năm đến Canh Thìn-Tân Tỵ = Bạch Lạp Kim: Kim mộ (Quý). Kết thúc chu kỳ Sinh - Vượng - Mộ của Kim - tổng số là 24 năm; nghịch theo chiều kim đồng hồ trên Hà đồ; cách 8 năm tiếp theo tới hành Hỏa là: 2. Hành Hỏa Mậu Tí - Kỷ Sửu = Tích Lịch Hỏa (Sinh); cách 8 năm đến:Bính Thân - Đinh Dậu = Sơn hạ Hỏa (Vượng); cách 8 năm đến: Giáp Thìn - Ất Tỵ= Phúc Đăng Hỏa (Mộ). Kết thúc chu kỳ Sinh - Vượng - Mộ của hành Hỏa - tổng số là 24 năm; nghịch theo chiều kim đồng hồ trên Hà đồ; cách 8 năm tiếp theo tới hành Mộc là: 3. Hành Mộc Nhâm Tí-Quý Sửu = Tang đố Mộc (Sinh); cách 8 năm đến Canh Thân-Tân Dậu = Thạch Lựu Mộc (Vượng); cách 8 năm đến Mậu Thìn-Kỷ Tỵ = Đại Lâm Mộc (Mộ). Kết thúc chu kỳ Sinh - Vượng - Mộ của hành Mộc - tổng số là 24 năm; nghịch theo chiều kim đồng hồ trên Hà đồ; cách 8 năm tiếp theo tới hành Thủy là: 4. Hành Thuỷ Bính Tí-Đinh Sửu = Giáng hạ Thủy (Sinh); cách 8 năm đến: Giáp Thân-Ất Dậu =Tuyền trung Thủy (Vượng); cách 8 năm đến:Nhâm Thìn-Quý Tỵ = Trường Lưu Thủy(Mộ). Kết thúc chu kỳ Sinh - Vượng - Mộ của hành Thủy - tổng số là 24 năm; nghịch theo chiều kim đồng hồ trên Hà đồ; cách 8 năm tiếp theo tới hành Thổ là: 5. Hành Thổ Canh Tí-Tân Sửu = Bích thượng Thổ (Sinh); cách 8 năm đến: Mậu Thân-Kỷ Dậu = Đại dịch Thổ (Vượng); cách 8 năm đến: Bính Thìn-Đinh Tỵ = Sa trung Thổ (Mộ). Kết thúc chu kỳ Sinh – Vượng – Mộ của hành Thổ - tổng số là 24 năm. Qui luật cách bát sinh tử và Sinh Vượng Mộ - được lặp lại với nguyên tắc nghịch chiều kim đồng hồ trên Hà đồ ở trên bắt đầu từ Giáp Ngọ - Ất Mùi = Sa Trung Kim (Sinh) tiếp tục cho đến hết 60 năm của một hoa giáp. Xin bạn đọc xem hình sau đây: Nguyên lý nạp âm Lục thập hoa giáp trong cổ thư chữ Hán Như vậy, người viết đã chứng tỏ một tính quy luật và nguyên lý trong việc sắp xếp nạp âm 60 hoa giáp lưu truyền từ cổ thư chữ Hán, liên quan đến Hà đồ. Mặc dù đây là một nguyên lý sai. Nhưng chính tính qui luật nghịch chiều của nguyên lý này đã làm nên sự trùng khớp về độ số với Hà đồ của bảng Lục thập hoa giáp từ cổ thư chữ Hán mà Tinh lịch khảo nguyên nói tới; và sự trùng khớp về Ngũ hành giữa Ngũ Âm (Mang qui luật Ngũ hành) và hành khí của nạp âm trong Lục thập hoa giáp mà Chu Hy nói tới. Tính qui luật là một trong những yếu tố cần của một lý thuyết khoa học. Nhưng đó lại chưa phải là yếu tố đủ và quyết định. Sự sai lầm của tính qui luật chủ quan trong nguyên tắc này trong việc lập thành bảng 60 hoa giáp từ cổ thư chữ Hán thể hiện ở những điểm sau đây: 1. Hà đồ là một đồ hình biểu lý cho sự tương tác của vũ trụ với Địa cầu theo chiều thuận kim đồng hồ (Sự vận động của các thiên thể theo chiều nghịch. Đây chính là biểu lý của Lạc thư =Dương: Biểu lý cho vật thể/ thiên thể = Âm. Hà đồ = Âm: Biểu lý cho sự tương tác theo chiều thuận: Dương). Do đó, không thể căn cứ trên đồ hình căn nguyên của nó mà lại đi theo chiều ngược với chính nguyên lý của nó. 2. Chính vì sai lầm của nguyên tắc ngược chiều kim đồng hồ trên Hà đồ, nên qui luật cách bát sinh tử chỉ thể hiện giới hạn trong chính hành đó (Sinh - Vượng - Mộ) mà không thể hiện được ở các hành tiếp nối. Thí dụ: Kết thúc chu kỳ Sinh - Vượng - Mộ của hành Kim thì đáng lẽ phải là hành Thủy (Con do Kim sinh; Kim sinh Thuỷ) thì trong bảng Lục thập hoa giáp từ cổ thư chữ Hán lại là hành Hỏa? Nhưng có thể nói rằng: Ngay chính cả cái nguyên tắc sai này cũng không được phát hiện trong cổ thư chữ Hán cho đến tận bây giờ. Những phương pháp tính toán trong Tinh lịch khảo nguyên mới chỉ có tính tiếp cận với độ số Hà đồ mà thôi. Chính những sai lệch này đã đẩy nền văn minh Đông phương trở thành huyền bí, khi mà những nguyên lý của một siêu lý thuyết vũ trụ quan thất truyền trải hàng thiên niên kỷ. Đã hàng ngàn năm trôi qua, mặc dù hết sức cố gắng, người ta cũng không thể khám phá những bí ẩn của nền văn hoá phương Đông huyền vĩ. Đơn giản chỉ là: Bởi vậy, ông Thiệu Vĩ Hoa - một nhà nghiên cứu nổi tiếng Trung Hoa hiện đại - đã phải thừa nhận rằng: Sự phục hồi những nguyên lý của học thuật cổ Đông phương chỉ có thể thực hiện từ nền văn minh Lạc Việt, mà hậu duệ chính là dân tộc Việt Nam hiện nay. Để phục hồi lại nạp âm của bảng Hoa giáp này, chúng ta cũng phải tìm trong Hà đồ. II. Hà đồ và nguyên lý thuận trong cấu thành Lạc thư hoa Giáp từ văn minh Lạc Việt Trong phần trên, người viết đã chứng tỏ nguyên tắc nạp âm của bảng Lục thập hoa giáp lưu truyền qua cổ thư chữ Hán là: Chu kỳ cách bát sinh tử và nguyên lý Sinh - Vượng - Mộ của một hành trong 24 năm kết thúc thì chuyển sang hành khác – theo chiều ngược kim đồng hồ trên Hà đồ. Người viết đã chứng tỏ nguyên tắc nạp âm trong bảng Lục thập hoa giáp từ cổ thư chữ Hán là một nguyên tắc sai so với nguyên lý tạo nên nó là Hà đồ. Bởi vì, Hà đồ là đồ hình biểu lý cho sự tương tác có tính qui luật của ngũ tinh - Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ - trong Thái Dương hệ. Điều này đã được chứng minh trên thực tế qua trình thiên văn Skymap pro. Các hành tinh vận động theo chiều ngược kim đồng hồ, nên sự tương tác sẽ theo chiều thuận và đây cũng chính là chiều Ngũ hành tương sinh của Hà đồ; thuận với chiều tương sinh của Ngũ hành trong 4 mùa của Địa Cầu. Do đó, tính hợp lý với phương pháp “Sinh Vượng Mộ” và “Cách bát sinh tử” theo đồ hình biểu lý của nó là Hà đồ thì cũng phải theo đúng qui luật này. Vậy, thực chất bản thể nguyên Thủy của bảng hoa giáp theo nguyên lý của Hà đồ phải là thuận theo chiều tương sinh của nó. Phần tiếp theo đây chứng tỏ điều này. 1. Nguyên tắc nạp âm Lạc thư Hoa giáp Nguyên lý nạp âm của Lạc thư hoa giáp vẫn ứng dụng những nguyên lý cơ bản được phát hiện trong cổ thư chữ Hán là: * Qui luật Cách bát sinh tử. * Chu kỳ Sinh - Vượng - Mộ * Căn cứ trên Hà đồ và tuân theo nguyên lý THUẬN chiều kim đồng hồ của đồ hình này, chúng ta sẽ có bảng Lạc thư hoa giáp. Qui luật sắp xếp của Lạc thư hoa giáp chỉ khác bảng lưu truyền qua cổ thư chữ Hán ở vị trí hai hành Thủy và Hỏa. Điều này được trình bày như sau Bắt đầu từ hành Kim: 1. Hành Kim Giáp Tí- Ất Sửu = Hải trung Kim: Kim Sinh (Mạnh); cách 8 năm (Cách bát sinh tử) đến Nhâm Thân-Quý Dậu = Kiếm phong Kim: Kim Vượng (Trọng); cách 8 năm đến Canh Thìn-Tân Tỵ = Bạch Lạp Kim:Kim Mộ (Quý). * Kết thúc chu kỳ Sinh - Vượng - Mộ của Kim - tổng cộng 24 năm. Thuận theo chiều kim đồng hồ trên Hà đồ; cách 8 năm tiếp theo tới hành Thủy Bạn đọc lưu ý: Thủy là con do Kim sinh. Theo bảng Lục thập hoa giáp từ cổ thư chữ Hán thì sau hành Kim là Hỏa. Điều này không thể hiện được qui luật “Cách bát sinh tử”. Bởi vì Hỏa khắc Kim và không phải con (Tử) của Kim. 2. Hành Thuỷ: Mậu Tí - Kỷ Sửu = Giản hạ:Thủy (Sinh), cách 8 năm đến: Bính Thân - Đinh Dậu = Tuyền trung: Thủy (Vượng), cách 8 năm đến: Giáp Thìn-Ất Tỵ = Trường lưu:Thủy (Mộ). * Kết thúc chu kỳ Sinh - Vượng - Mộ của hành Thủy - Tổng cộng 24 năm. Thuận theo chiều kim đồng hồ trên Hà đồ; cách 8 năm tiếp theo tới hành Mộc (Mộc là con do Thủy sinh) là: 3. Hành Mộc: Nhâm Tí-Quý Sửu = Tang đố Mộc (Sinh), cách 8 năm đến Canh Thân-Tân Dậu = Thạch Lựu Mộc (Vượng), cách 8 năm đến Mậu Thìn - Kỷ Tỵ= Đại Lâm Mộc (Mộ). * Kết thúc chu kỳ Sinh - Vượng - Mộ của hành Mộc - Tổng cộng 24 năm. Thuận theo chiều kim đồng hồ trên Hà đồ; cách 8 năm tiếp theo tới hành Hỏa (Hỏa là con do Mộc sinh) là: 4. Hành Hỏa Bính Tí-Đinh Sửu = Lư trung Hỏa (Sinh), cách 8 năm đến:Giáp Thân-Ất Dậu = Sơn đầu Hỏa (Vượng), cách 8 năm đến: Nhâm Thìn - Quý Tỵ = Tích lịch Hỏa (Mộ). * Kết thúc chu kỳ Sinh - Vượng - Mộ của hành Hỏa - Tổng cộng 24 năm. Thuận theo chiều kim đồng hồ trên Hà đồ; cách 8 năm tiếp theo tới hành Thổ (Thổ là con do Hỏa sinh) là: 5. Hành Thổ Canh Tí-Tân Sửu = Bích thượng Thổ (Sinh); cách 8 năm đến: Mậu Thân-Kỷ Dậu = Đại dịch Thổ (Vượng); cách 8 năm đến Bính Thìn-Đinh Tỵ = Sa trung Thổ (Mộ). * Kết thúc chu kỳ Sinh – Vượng – Mộ của hành Thổ. Đến đây là kết thúc một kỷ 30 năm của Lạc thư hoa giáp. Qui luật “Cách bát sinh tử” được lặp lại với nguyên tắc thuận chiều kim đồng hồ trên Hà đồ ở trên bắt đầu từ Giáp Ngọ - Ất Mùi = Sa Trung Kim (Sinh) tiếp tục cho đến hết tạo thành bảng Lạc thư Hoa giáp với chu kỳ 60 năm. Nguyên tắc thuận theo chiều kim đồng hồ trên Hà đồ (Chiều Ngũ hành tương sinh) và vẫn ứng dụng qui luật Cách bát sinh tử với Sinh - Vượng - Mộ, được minh họa bằng hình sau đây: Nguyên tắc nạp âm Lạc thư hoa Giáp Theo chiều tương sinh thuận chiều kim đồng hồ trên Hà đồ Người viết xin được thể hiện chu kỳ của hai bảng Lạc thư hoa giáp và Lục thập hoa giáp lưu truyền qua cổ thư chữ Hán qua hình tròn để bạn đọc quan tâm dễ dàng so sánh tính tính quy luật và hợp lý giữa hai bảng như sau: Qua hai đồ hình so sánh ở trên, qua những luận điểm chứng minh cho nguyên tắc và qui luật tạo thành bảng Lục thập hoa giáp từ cổ thư chữ Hán và Lạc thư hoa giáp từ nền văn minh Lạc Việt, bạn đọc cũng nhận thấy tính qui luật và sự trùng khớp hợp lý của những giá trị nội tại tạo nên bảng Lạc thư hoa giáp. Đồng thời, bạn đọc cũng nhận thấy tính bất hợp lý trong bảng Lục thập hoa giáp lưu truyền trong cổ thư chữ Hán, chính vì sự sai lệch ngay từ nguyên lý của nó - Nghịch hành theo chiều ngược từ phải sang trái của Hà đồ. Trong khi đó, Hà đồ là đồ hình biểu lý Ngũ hành tương sinh theo chiều thuận. Đó chính là nguyên nhân để hàng ngàn năm trôi qua, biết bao học giả cổ kim thuộc văn minh Hoa Hạ không thể khám phá ra bí ẩn của nó. Người ta không thể tìm ra một cái đúng từ một cái sai. Qua những chứng minh ở trên, người viết đã chứng tỏ rằng: Chính Hà đồ là nguyên lý của chu kỳ hoa giáp 60 năm trong Lý học Đông phương dù theo cách nào: Hán cổ hay Lạc thư hoa giáp. Hà đồ là một đồ hình căn bản trong Lý học Đông phương và được chứng minh trong luận đề “Hà đồ và văn minh Lạc Việt”, đồng thời cũng được chứng tỏ trong di sản văn hoá dân gian Lạc Việt là bức tranh thờ Ngũ Hổ của phường Hàng Trống với danh xưng: Pháp Đại uy nỗ. Đây là điều không hề có trong các bản văn Hán cổ. Dưới đây là bảng Lạc thư hoa giáp từ nền văn minh Lạc Việt để quí vị quan tâm so sánh và ứng dụng thay thế cho bảng Lục thập hoa giáp theo cổ thư chữ Hán. 2. Lạc thư hoa giáp KỶ THỨ NHẤT Lục khí - Vận 1 Tam Âm Tam Dương Giáp Tí. Ất Sữu = Hải Trung Kim Bính Dần. Đinh Mão = Tuyền Trung Thuỷ Mậu Thìn.Kỷ Tỵ = Đại Lâm Mộc Lục khí - Vận 2 Tam Âm Tam Dương Canh Ngọ. Tân Mùi = Lộ BàngThổ Nhâm Thân. Quí Dậu = Kiếm Phong Kim Giáp Tuất. Ất Hợi = Trường Lưu Thuỷ Lục khí - Vân 3 Tam Âm Tam Dương Bính Tí, Đinh Sữu = Tích Lịch Hoả Mậu Dần, Kỷ Mão = Thành Đầu Thổ Canh Thìn, Tân Tỵ = Bạch Lạp Kim Lục khí - Vận 4 Tam Âm Tam Dương Nhâm Ngọ, Quí Mùi = Dương Liễu Mộc Giáp Thân, Ất Dậu = Lư Trung Hoả Bính Tuất, Đinh Hợi = Ốc Thượng Thổ Lục khí - Vận 5 Tam Âm Tam Dương Mậu Tí, Kỷ Sữu = Giáng Hạ thuỷ Canh Dần, Tân Mão = Tùng Bách Mộc Nhâm Thìn, Quí Tỵ = Sơn Đầu Hoả KỶ THỨ II Lục khí - vận 1 Tam Âm Tam Dương Giáp Ngọ, Ất Mùi = Sa Trung Kim Bính Thân, Đinh Dậu = Đại Khê Thuỷ . Mậu Tuất, Kỷ Hợi = Bình Địa Mộc Lục Khí - Vận 2 Tam Âm Tam Dương Canh Tí, Tân Sữu = Bích Thượng Thổ Nhâm Dần, Quí Mão = Kim Bạch Kim Giáp Thìn, Ất Tỵ = Đại Hải Thuỷ Lục Khí - Vận 3 Tam Âm Tam Dương Bính Ngọ, Đinh Mùi = Thiên Thượng Hoả Mậu Thân, Kỷ Dậu = Đại Dịch Thổ Canh Tuất, Tân Hợi = Thoa Xuyến Kim Lục khí - Vận 4 Tam Âm Tam Dương Nhâm Tí, Quí Sữu = Tang Đố Mộc Giáp Dần, Ất Mão = Sơn Hạ Hoả Bính Thìn, Đinh Tỵ = Sa Trung Thổ Lục khí - Vận 5 Tam Âm Tam Dương Mậu Ngọ, Kỷ Mùi = Thiên Hà Thuỷ Canh Thân, Tân Dậu =Thạch Lựu Mộc Nhâm Tuất, Quí Hợi = Phúc Đăng Hoả. Trên thực tế, người viết bài này đã ứng dụng Lạc thư hoa giáp thay thế cho bảng Lục thập hoa giáp lưu truyền từ cổ thư chữ Hán, trong tất cả những vấn đề liên quan. Trích dẫn 2: Tính hợp lý của độ số Cục trong Tử vi và Lạc Thư Hoa Giáp Hầu hết những người có tìm hiểu về Tử Vi đều biết cục số của Tử Vi lưu truyền trong cổ thư chữ Hán là: Thủy - NHỊ Cục. Mộc - Tam Cục. Kim - Tứ Cục Thổ - Ngũ Cục Hỏa - LỤC Cục Bây giờ chúng ta cùng quán xét độ số trên Hà đồ với độ số cục do cổ thư viết bằng chữ Hán thì chúng khác nhau ở cục số của Thủy / Hỏa. Điều này được mô tả như sau: Như vậy; chúng ta cũng nhận thấy rằng sự sai lệnh này ở đúng vị trí của hai hành Thuỷ/Hỏa. Chúng ta cũng biết rằng: Hành của cục trong Tử Vi chính là hành của tháng an Mệnh theo năm sinh của đương số. Bởi vậy, khi Thuỷ/ Hỏa đã đổi chỗ cho nhau trong Lục thập hoa giáp thì hành của cục cũng sẽ đổi Thủy & Hỏa. Điều này được miêu tả so sánh như sau: Qua sự so sánh trên, chúng ta lại thấy một sự trùng khớp hợp lý giữa độ số cục trong Lạc thư hoa giáp với Hà đồ, vốn là nguyên lý căn bản của nó. Còn bảng Lục thập hoa giáp lưu truyền qua cổ thư chữ Hán thì ngay cả người Hán cũng chẳng biết nguyên lý nào tạo ra nó và rối mù. Trước hết là không có tính nhất quán bởi độ số cục ngay từ đồ hình khởi nguyên của nó là Hà đồ (Đã chứng minh ở trên: Nguyên lý nghịch chiều tương sinh của Hà đồ). Người viết đã hân hạnh trình bày về tính qui luật và khả năng tiên tri là hai trong số những tiêu chí để thẩm định một lý thuyết khoa học. Không có tính qui luật thì không có khả năng tiên tri. Xét về góc độ khoa học thì khả năng tồn tại một phương pháp tiên tri là hệ quả tất yếu của một lý thuyết khoa học đã hoàn chỉnh. Bởi vậy, tính qui luật là không thể thiếu được, đó là yếu tố cần trong một lý thuyết thống nhất và hoàn chỉnh. Điều này không thể tìm thấy trong các bản văn chữ Hán lưu truyền từ hàng ngàn năm nay. Bởi vì, một lý thuyết tiền đề bị thất truyền. Khả năng tiên tri trong các phương pháp ứng dụng từ các cổ thư này - vốn là hệ quả của một lý thuyết - bị hạn chế bởi những sai lệch. Ứng dụng của cục số trong Lạc thư hoa Giáp và tử vi Từ khi cuốn “Thời Hùng Vương và bí ẩn Lục thập hoa giáp” được phát hành 1999, đã được sự quan tâm của các nhà nghiên cứu về ảnh hưởng của sự thay đổi hành Thủy & Hỏa trong Lạc thư hoa giáp trong ứng dụng .Do đó, người viết xin được dành phần này để nói rõ hơn về thực chất của sự thay đổi hai hành Thủy & Hỏa trong bảng Hoa giáp. - Sự thay đổi Thủy Hỏa trong bảng hoa giáp chỉ giới hạn trong hai hành Thủy và Hỏa, không có sự thay đổi ở các hành khác. - Sự thay đổi Thủy Hỏa trong bảng hoa giáp chỉ giới hạn ở nạp âm trong chu kỳ 60 hoa giáp, không phải là sự thay đổi ở những vấn đề liên quan khác giữa Thủy & Hỏa trong thuyết Âm Dương Ngũ hành. Có người cho rằng sự thay đổi này trong bảng hoa giáp thì Thủy & Hỏa trong thập Thiên Can và Địa chi cũng phải thay đổi là một sai lầm. Thí dụ như cho rằng: Bính Đinh Hỏa phải đổi thành Thủy, hoặc Tỵ Ngọ Hỏa cũng đổi thành Thủy là sai lầm. - Sự thay đổi Thủy & Hỏa trong bảng hoa giáp là một sự hiểu chỉnh hạn chế chỉ ứng dụng trong hai hành Thủy & Hỏa, chứ không phải là một sự phủ định tính tương tác của Ngũ hành trong bảng hoa giáp với những vấn đề liên quan. - Sự thay đổi hành Thủy & Hỏa trong Lạc thư hoa giáp so với Lục thập hoa giáp chứng tỏ sự sai lệch trong cổ thư chữ Hán truyền lại, là một trong sự phát triển tất yếu tiến tới sự hoàn chỉnh, nhất quán, nhằm chứng tỏ quan niệm cho rằng: Thuyết Âm Dương Ngũ hành là một học thuyết nhất quán, hoàn chỉnh và là một lý thuyết thống nhất, giải thích từ sự hình thành vũ trụ cho đến mọi vấn đề liên quan đến con người với khả năng tiên tri. Học thuyết này thuộc về dân tộc Việt, là nền tảng của danh xưng văn hiến với lịch sử gần 5000 năm của dân tộc Việt và là cội nguồn đích thực của nền văn minh Đông phương. Quan niệm này nhân danh khoa học, nên nó phải đáp ứng đầy đủ những tiêu chí của khoa học hiện đại. Bảng Hoa giáp là một trong những nguyên tắc căn bản về thời gian trong những ứng dụng của học thuật cổ Đông phương. Cho nên,tính tất yếu của sự hiệu chỉnh hai hành Thủy & Hỏa này sẽ dẫn đến sự hiểu chỉnh trong một số sự ứng dụng liên quan. Những bộ môn ứng dụng nào không liên quan đến nạp âm Ngũ hành trong bảng Hoa giáp sẽ không bị ảnh hưởng bởi sự hiệu chỉnh này. Thí dụ trong Tử Vi sự hiệu chỉnh này sẽ ảnh hưởng tới những người có cục và Mệnh thuộc Thủy và Hỏa. Trong trường hợp chúng ta lấy Tử vi theo các chương trình Tử vi vi tính đã lập sẵn - vốn căn cứ theo bảng Lục thập hoa giáp lưu truyền từ cổ thư chữ Hán - thì chỉ khi: - Gặp mạng Thủy và Hỏa sẽ đối chiếu với bảng Lạc thư hoa giáp để hiệu chỉnh lại. Thí dụ: trước đây mạng là: Giáng Hạ Thủy, nay là Lư Trung Hỏa. - Gặp cục Thủy & Hỏa thì sửa đổi lại và tất yếu những chòm sao và sao liên quan đến Cục Thủy hay Hỏa phải an lại theo đúng tính chất của cục đó. Thí dụ: Theo sách cổ chữ Hán, đương số có Thủy Nhị Cục. Vì Thủy cục nên Trường sinh bắt đầu từ Thân. Nay theo Lạc thư hoa giáp là Hỏa Nhị Cục, Trường sinh bắt đầu từ Dần. - Tất cả những câu phú và phương pháp luận đoán liên quan đến Thủy & Hỏa vẫn giữ nguyên giá trị, nhưng ứng dụng cho bảng Lạc thư hoa giáp. Thí dụ: Người có mệnh (Hoặc hạn) gặp Tử Phủ cư Dần tốt cho Hỏa và không tốt cho Thủy vẫn nguyên giá trị. Nhưng điều này ứng dụng cho Lạc thư hoa giáp. Sự luận đoán đúng sai vẫn còn tuỳ thuộc vào yếu tố khả năng của người luận đoán. Nhưng cùng một người luận đoán và một phương pháp luận đoán sẽ là sự kiểm chứng tính chính xác của Lạc thư hoa giáp. Một trong những tiêu chí khoa học là: Không có tính quy luật thì không thể có khả năng tiên tri. Nền văn minh Lạc Việt, từ những di sản văn hoá phi vật thể đã chứng tỏ tính hoàn chỉnh, nhất quán, tính quy luật, khả năng giải thích một cách hợp lý các vấn đề liên quan và khả năng tiên tri. Người viết rất cảm ơn sự quan tâm của quí vị nghiên cứu về môn Tử Vi sẽ có thời gian thực nghiệm tính hợp lý của Lạc thư hoa giáp, nhân danh nền văn minh Lạc Việt với gần 5000 năm văn hiến. Tính hợp lý của nguyên lý căn bản trong tính ứng dụng của thuyết Âm Dương Ngũ hành là: Hậu thiên Lạc Việt phối Hà đồ không chỉ dừng lại ở sự giải thích những phương pháp ứng dụng trong thuật phong thủy. Mà còn phải chứng tỏ tính hợp lý đó trong tất cả những phương pháp ứng dụng liên quan, theo đúng tiêu chí khoa học hiện đại. Trong chương này nguyên lý căn bản Hậu thiên Lạc Việt phối Hà đồ tiếp tục chứng minh khả năng chứng giải một cách hợp lý, có tính qui luật, tính khách quan và nhất quán trong một phương pháp tiên tri nổi tiếng và huyền vĩ của học thuật Đông phương cổ là Tử Vi Đẩu số. Đồng thời, người viết tiếp tục minh chứng với bạn đọc quan tâm về một thực tại đàng sau những giá trị của học thuật cổ Đông phương. Đó chính là sự vận động tương tác có tính quy luật của vũ trụ. Bạn đọc tiếp tục quán xét điều này ở những phần dưới đây. I. Tử vi đẩu số trong văn minh Đông Phương Tử Vi đẩu số là một phương pháp tiên tri cho từng số phận con người nổi tiếng trong văn hoá Đông phương vì khả năng tiên tri của nó. Nếu theo tiêu chí khoa học - cho một lý thuyết hoặc phương pháp khoa học thì nó phải có khả năng tiên tri - thì có thể nói rằng: Chưa hề có một lý thuyết khoa học tiên tiến nào của nhân loại bây giờ và hàng trăm năm nữa có thể tạo ra được khả năng tiên tri một cách huyền vĩ vì hiệu quả của nó như khoa Tử Vi đẩu số trong học thuật cổ Đông phương. Hiệu quả trong tiên tri đã tạo cho khoa Tử Vi có một chỗ đứng trong văn hoá Đông phương từ hàng thiên niên kỷ nay. Đây là một thực tại khách quan không thể phủ nhận trong mọi thăng trầm và những quan niệm khác nhau thuộc về lịch sử. Theo dã sử và truyền thuyết thì Trần Đoàn Lão tổ thời khai Tống là người sáng lập ra môn này và Tử Vi được hoàng gia Tống sử dụng rất hiệu quả, sau đó Tử Vi truyền sang Việt Nam từ thời Trần. Phương pháp tiên tri của Tử Vi dựa trên phương pháp luận của thuyết Âm Dương Ngũ hành, chia đời người làm 12 thành tố căn bản gọi là 12 cung gồm :Bản Mệnh – Huynh Đệ – Phu Thê – Tử Tức – Tài Bạch – Tật Ách – Thiên Di – Nô Bộc – Quan Lộc – Điền Trạch – Phúc Đức – Phụ Mẫu . Trên cơ sở 12 cung này, Tử Vi có kHỏang từ 120 đến 150 yếu tố tương tác được định danh như các sao trên trời, phân bổ có tính qui luật trên 12 cung. Tính chất qui ước tốt xấu của các sao tương tác trong một cung và tương tác giữa các cung làm nên tính tiên tri của khoa Tử Vi. Chính vì khả năng tiên tri huyền vĩ của nó phản ánh hệ quả một nhận thức thực tại vượt ra ngoài khả năng nhận thức của tri thức khoa học hiện đại, cho nên đến tận bây giờ, khoa Tử Vi vẫn là một hiện tượng đầy bí ẩn trong học thuật cổ Đông phương. Hàng ngàn năm trôi qua, với bao công sức của các nhà nghiên cứu vẫn không thể nào phục hồi được một lý thuyết hoàn chỉnh là cơ sở phương pháp luận của môn Tử Vi và họ cũng không thể khám phá được một thực tại nào là cơ sở nhận thức tạo ra lý thuyết đó. Chính vì tính bí ẩn kỳ vĩ của nó, nên không ít người đã sổ toẹt và cho rằng Tử Vi đẩu số là hiện tượng “mê tín dị đoan”. Đây là một luận điểm không hề có cơ sở khoa học, mặc dù nó nhân danh khoa học. Bởi vì, người ta không thể chỉ ra tính chất mê tín dị đoan của nó. Cũng có một số người tin tưởng vào khoa Tử Vi đẩu số vì hiệu quả tiên tri kỳ vĩ của nó thì cho rằng: sự thành lập môn Tử Vi là do sở ngộ tâm linh của các bậc tiên thánh. Thực ra đây cũng chỉ là một cách lấy sự bí ẩn này để lý giải một cái bí ẩn khác. Sở dĩ có hiện tượng này vì người ta không thể nào căn cứ vào những tri thức trong các bản văn chữ Hán – ở mọi phương diện trong lịch sử văn minh Hán – để phục hồi những nguyên lý và phương pháp hình thành môn Tử Vi. Đây không phải là vấn đề được đặt ra bây giờ, hoặc vài trăm năm trước, mà là đã trải hàng thiên niên kỷ. Việc đặt vấn đề tìm hiểu những thực tại được nhận thức và là tiền đề tạo ra môn Tử Vi và phương pháp an sao, không phải chỉ là làm sáng tỏ sự huyền bí, mà còn là tìm về cội nguồn đích thực của môn dự đoán này. Trong cổ thư chữ Hán, chúng ta chỉ tìm thấy phương pháp luận đoán và qui tắc an sao của Tử Vi, tức là chỉ có phần ứng dụng và hoàn toàn bí ẩn. Trước Trần Đoàn Lão tổ - vốn được coi là người sáng lập ra môn Tử Vi – nền văn minh Hán không hề có những tiền đề tri thức phổ biến để làm nền tảng cho việc hình thành môn này, cũng như tất cả các quy tắc của nó. Môn Tử Vi cùng chung số phận với tất cả các phương pháp ứng dụng khác trong học thuật cổ Đông phương truyền lại từ những bản văn chữ Hán, đều thiếu một học thuyết hoàn chỉnh là cơ sở cho phương pháp luận của nó. Ngoài ra, khi tri thức của con người hiện đại chưa hiểu được một thực tại nào là cơ sở nhận thức tạo ra các phương pháp ứng dụng trong học thuật cổ Đông phương thì người ta cũng không thể hiểu được nội dung những khái niệm phản ánh thực tại ấy. Bởi vậy, người ta đã giải thích những phương pháp và hiện tượng bằng những cách nhìn khác nhau và tất nhiên đầy mâu thuẫn. Nhưng nếu căn cứ vào tiêu chí khoa học hiện đại thì người viết có thể khẳng định rằng: Tử vi là một phương pháp hoàn toàn phù hợp và đáp ứng đầy đủ những tiêu chí khoa học hiện đại. Đó là: Tính quy luật, tính khách quan và có một phương pháp luận nhất quán theo thuyết Âm dương Ngũ hành và khả năng tiên tri. Trong Tử Vi không hề có dấu ấn của thần quyền. Tất cả chúng ta đều biết một vấn đề mặc nhiên rằng: Tất cả những sự ứng dụng có phương pháp luận theo một lý thuyết nào đó, đều phải là hệ quả của chính lý thuyết đó . Lý thuyết này phải phản ánh sự nhận thức một thực tại và nó phải được hình thành trước sự ứng dụng theo phương pháp luận của lý thuyết đó. Nhưng hàng ngàn năm trôi qua, con người với bao công sức vẫn không thể nào phục hồi được một lý thuyết hoàn chỉnh nào làm cơ sở phương pháp luận của môn Tử Vi và cũng không thể khám phá được một thực tại nào là cơ sở nhận thức tạo ra lý thuyết đó. Người ta không thể tìm một cái đúng từ một tiền đề sai. Nhưng sự bí ẩn của một phương pháp tiên tri trong Tử Vi đẩu số sẽ được sáng tỏ từ nguyên lý căn bản: Hậu thiên Lạc Việt phối Hà đồ có xuất xứ nguyên Thủy từ văn minh Lạc Việt. Để chứng minh điều này, bạn đọc quán xét và so sánh các hiện tượng sau đây giữa những vấn đề trong Tử Vi Đẩu số với nguyên lý mơ hồ của nó qua đồ hình Hậu thiên Văn Vương phối Lạc thư. II. Những vấn đề trong tử vi đẩu số 1. Hậu thiên Văn Vương phối Lạc thư trong cổ thư chữ Hán Bạn đọc quan tâm so sánh đồ hình Lạc thư phối Hậu thiên Văn Vương và Thiên bàn 12 cung trong Tử Vi đẩu số dưới đây : Hậu thiên Văn Vương phối Lạc thư Theo cổ thư chữ Hán So sánh với đồ hình Thiên bàn Tử Vi Qua cặp hình so sánh trên, bạn đọc cũng nhận thấy rằng: Hậu thiên Văn Vương phối Lạc thư từ cổ thư chữ Hán không hề có sự tương thích hợp lý với đồ hình Thiên bàn 12 của Tử Vi. Lạc thư là đồ hình tương khắc của Ngũ hành theo chiều ngược kim đồng hồ, hoàn toàn không hề có sự liên hệ nào với đồ hình 12 cung của khoa Tử Vi vốn thuận theo chiều Ngũ hành tương sinh. Mọi chuyện ngừng lại ở đây và đó là nguyên nhân của sự bế tắc hàng ngàn năm không thể phát triển được của học thuật cổ Đông phương. Học thuật cổ Đông phương chìm sâu trong sự huyền bí. Nhưng ngược lại, mọi sự huyền bí sẽ được sáng tỏ và phát triển hoàn toàn phù hợp với tiêu chí khoa học hiện đại và chỉ thẳng đến một thực tại huyền vĩ của vũ trụ, chính là cơ sở của học thuật cổ Đông phương. Đó chính là nguyên lý căn bản Hà đồ phối Hậu thiên Lạc Việt. Bạn đọc xem phần chứng minh sau đây . 2. Hà đồ phối Hậu thiên Lạc Việt và 12 cung thiên bàn Tử Vi Bạn đọc quan tâm xem xét hai đồ hình so sánh dưới đây: Hậu thiên Lạc Việt phối Hà đồ So sánh với đồ hình thiên bàn 12 cung tử vi Hậu thiên Lạc Việt phối Hà đồ hoàn toàn phù hợp với chiều tương sinh của Ngũ hành trên đồ hình 12 cung của khoa Tử Vi. Bạn đọc sẽ tiếp tục thấy một sự trùng khớp hợp lý đến hoàn hảo, khi đồ hình Hà đồ - Pháp đại uy nỗ của nền văn minh Lạc Việt - được thể hiện bằng hình tròn với 4 điểm kết thúc của Tứ hành thuộc Thổ và sắp xếp vào đó 12 cung địa chi tương ứng với Thiên Bàn Tử Vi.1 like
-
Nhân dịp năm mới Quý Tỵ, thanhphuc xin chúc Sư phụ và các anh chị em diễn đàn một năm mới AN, NINH, KHANG, THÁI Xin chúc mọi người: - Vừa đủ HẠNH PHÚC để giữ tâm hồn bạn được ngọt ngào. - Vừa đủ THỬ THÁCH để giữ bạn luôn kiên nhẫn. - Vừa đủ MUỘN PHIỀN để giữ bạn thật sự tỉnh táo. - Vừa đủ HY VỌNG để cho bạn được hạnh phúc. - Vừa đủ THẤT BẠI để bạn mãi khiêm nhường. - Vừa đủ THÀNH CÔNG để giữ bạn mãi nhiệt tâm. - Vừa đủ BẠN BÈ để bạn được an ủi. - Vừa đủ VẬT CHẤT để đáp ứng các nhu cầu vật chất của bạn. - Vừa đủ NHIỆT TÌNH để bạn cho đời thêm hân hoan. - Vừa đủ NIỀM TIN để xua tan những thất vọng.1 like
-
12 trò chơi dân gian thú vị trong ngày Tết Thứ hai 11/02/2013 13:12 (GDVN) - Từ nhiều thế kỷ, Tết cổ truyền của người Việt luôn là thời điểm nở rộ của những trò chơi dân gian vô cùng phong phú, mang bản sắc riêng của từng địa phương. 1. Chơi đáo Là trò chơi rất phổ biến ở khắp các vùng quê xưa. Thú vui đánh đáo không chỉ hấp dẫn trẻ em mà cả đối với người lớn bởi nó thể hiện sự khéo léo của người chơi và lại còn có tâm lý ăn thua kích thích dù chỉ là rất ít. Ngày Tết, trẻ em được người lớn mừng tuổi một ít tiền và cũng được phép tiêu tiền nên dùng nó vào các trò chơi như đánh đáo rất hấp dẫn. Trò chơi rất đơn giản trên một bãi đất bằng phẳng. Tùy theo quy định của người chơi mà khoét lỗ. Dễ thì khoét lỗ to, khó thì khoét lỗ nhỏ. Ngoài lỗ đáo là vạch quy định để từ đó người chơi đứng ném tiền xu về phía lỗ đáo. Vạch này xa hay gần lỗ đáo cũng do những người chơi tự quy định, càng xa thì càng khó. Đồng xu nào trúng vào lỗ thì người ấy được ăn. Cứ như vậy, lần lượt tới người tiếp theo, đến khi nào không còn xu nữa thì hết ván... 2. Bắt vịt dưới ao Vào những năm Tết ấm trời, một số vùng quê tổ chức bắt vịt dưới ao. Người ta chọn một khoảng ao sâu, bờ cao hoặc dùng lưới hay que tre quây xung quanh. Người chơi từ 2 đến 4 người tùy theo diện tích của ao rộng hay hẹp. Người ta thả xuống ao 2 con vịt to khỏe và lần luợt 2 hoặc 4 người đăng ký xuống bắt. Trò chơi này người chơi không bị bịt mắt nhưng đòi hỏi nhanh nhẹn và bơi giỏi. 3, Bịt mắt bắt dê Cùng trên một sân cỏ, người chơi quây xung quanh làm vòng tròn. Trò chơi chủ yếu là vui, tùy chỗ cũng có thể treo giải thưởng. Những người chơi đăng ký và chia thành các cặp. Mỗi cặp lần lượt vào sân chơi. Người ta bịt mắt 2 người thật chặt. Một trong 2 người làm dê, người kia bắt. Người làm dê trong quá trình chạy trốn thỉnh thoảng phải gây ra tiếng động để người bắt biết mà đuổi theo... 4. Chơi đu Từ trong Tết bên cạnh đình hay một thửa ruộng rộng rãi, khô ráo người ta chuẩn bị các cột đu. Họ chọn cây tre to, dài, để trồng đu. Một cây đu có thể được trồng bởi 4-6 cây tre to. Cần đu cũng là những cây tre dài nhưng thon nhỏ, thường phải là tre đực) để lúc người đu nắm vào cho gọn và chắc tránh xảy ra trượt hay tuột tay lúc đu nhanh, mạnh. Tùy theo sở thích mà người ta đu một hay đu đôi. Khi một người lên cần đu có thể nhờ một người khác đẩy cho mình có đà. Sau đó là tự người đu nhún tùy ý. Đẹp nhất là đu đôi, các đôi trai gái ưng ý lựa chọn nhau lên đu, người nhún người đẩy. Tài năng và lòng dũng cảm của các chàng trai cô gái được phô bày ở đây như dịp tự thể hiện bản thân. 5. Đấu vật Đấu vật là một trò chơi thượng võ, cũng là một môn thể thao rất nổi tiếng vào các dịp Tết, dịp Hội. ở Việt Nam ngoài đấu vật ngày Tết còn có nhiều hội vật Làng Sình, Liễu Đôi, Hà Nam, Mai Động... Xưa ở vùng Bắc Ninh, Phú Thọ có những lò vật và những đô vật nổi tiếng cả một vùng. Để khuyến khích tài năng cũng như sự rèn luyện của trai tráng, nhiều làng xã đã treo giải vật rất cao trong 3 ngày tết. Tục xưa người ta trao giải bằng tiền, bằng mâm đồng, nồi đồng hay một số thứ khác. Quy định chung của cuộc đấu là người chiến thắng phải vật cho đối phương thua trắng bụng (ngã ngửa ra đất) hay nhấc bổng được đối phương lên. Trong môn vật này không chỉ đòi hỏi sức khỏe mà sự mưu trí và nhanh nhẹn đóng góp phần đáng kể. Về kỹ thuật cũng có những "miếng" riêng của nó như đệm, bốc, ghì... mà tùy theo từng hoàn cảnh và điều kiện đô vật phải biết lợi dụng triệt để các thời cơ quật ngã hay bê bổng đối phương. 6. Kéo co Là một trò chơi thu hút được rất nhiều người cùng tham gia, vừa có tác dụng rèn luyện sức khỏe, lại vừa vui vẻ, thoải mái. Nó đã trở thành trò chơi tập thể, phong tục phổ biến ở nhiều nơi trong nước ta. Cách chơi đơn giản, số người chơi bao nhiêu tùy ý, chia làm 2 phe bằng nhau, làm mốc đánh dấu vạch vôi để bên nào kéo được đối phương sang qua vạch mốc bên kia là bên đó thắng. 7. Chơi cờ tướng - cờ người Đây là thú chơi tao nhã, trí tuệ nhân những lúc trà dư tửu hậu. Các cụ thường gặp nhau bên chén trà và mở bàn cờ tướng ra giải trí. 32 quân cờ chia thành 2 phe (16 quân đỏ và 16 quân đen), bày xong là cuộc đấu trí bắt đầu. Cờ người cũng là cờ tướng mà quân cờ là người thật, cũng chơi trên sân bãi, 16 nam áo đỏ, 16 nữ mặc áo đen đeo biển (tên quân cờ) trước ngực, đứng vào vị trí. Hai tướng (Tướng Ông, Tướng Bà) mặc đẹp (như cờ tướng) có 2 cờ đuôi nheo cắm chéo sau lưng, được che lọng. Gặp buổi trời nắng, thì mỗi quân cờ được một người che ô, đứng bên và đi theo mỗi lần quân chuyển. Hai đối thủ ngồi phía sau. Có người chạy cờ, lo việc chuyển quân theo ý định của người chơi. Mỗi lần đi một nước, đấu thủ (có tiếng trống khẩu) gõ một tiếng. Người chạy cờ tới nghe lệnh và chuyển quân trên bãi. Nguyên tắc đi quân là mã nhật, tượng điền, xe liền, pháo cách. Vào cuộc chơi phải bình tĩnh, thận trọng, chủ động không bị phân tán bởi những người xem mách nước. Đi một nước phải tính trước 2, 3 nước tiếp theo để khỏi bị bất ngờ trước đối thủ của mình. Cờ tướng, cờ bỏi cờ người thường thấy trong các ngày hội, ngày Tết, mừng xuân mới. 8. Bắt trạch trong chum Với trò chơi bắt trạch trong chum, người ta đặt sẵn 5-7 chiếc chum thành một hàng ở sân đình, mỗi chum được đổ 2/3 nước và thả vào đó một con trạch. Khi trò chơi bắt đầu, từng đôi trai đến bên mỗi chiếc chum, mỗi người phải đưa một tay ra ôm nhau, còn tay kia thò vào chum bắt trạch. Cứ như vậy, cả hai choàng tay cho đến khi bắt được trạch. Trạch trơn nên luôn luôn chạy thoát, thành ra đôi trai gái chỉ bắt được tay nhau. Dân làng đứng xung quanh reo hò cổ vũ và trêu đùa các đôi, nhắc nhở đôi nào mải bắt trạch mà quên ôm nhau. Tiếng cười nói, tiếng chiêng trống náo động. Khi bắt được trạch, cả hai cùng giơ cao tay lên để mọi người xem đồng thời tiến lên lĩnh thưởng. 9. Đánh phết Đánh phết là trò thi đấu chơi vào ngày hội xuân ở đồng bằng Bắc Bộ. Sân chơi là sân đình, hai đầu sân (theo hướng đông - tây) có vòng tròn vạch vôi hay đào lỗ làm mục tiêu. Người đánh phết chia làm hai phe dùng gậy tre để cả gốc dài 1m đánh vào quả phết (làm bằng gỗ tròn sơn đỏ, tượng trưng cho Mặt Trời), hễ quả chuyển vào vòng tròn (hay lỗ) của đối phương là thắng cuộc. Có người cho rằng trò đánh phết có nguồn gốc từ tục thờ Mặt Trời (quả phết chuyển động từ đông sang tây và ngược lại). Dân gian còn gắn trò chơi này với sự tích Hai Bà Trưng luyện tập binh sĩ. Các cuộc thi đấu phết đều thu hút đông đảo người xem, mọi người cùng hò reo khích lệ trong không khí ồn ào sôi động. Cũng bởi vậy mà có câu khẩu ngữ “Vui ra phết”. 10. Đập niêu đất Đập niêu đất cũng là trò chơi dân gian khá phổ biến ở nhiều làng quê miền Bắc. Trò chơi thường diễn ra ở sân đình hay trên sân rộng. Trước khi chơi, người ta trồng ở giữa sân hai chiếc cột cách nhau 5m, buộc dây thừng nối 2 thân cột làm giá treo niêu. Một vạch mốc cách giá treo niêu khoảng 3 đến 5m được kẻ làm điểm xuất phát. Trước khi chơi, trọng tài sẽ trao cho người chơi một chiếc gậy dài khoảng 50cm, những người tham gia chơi đứng dưới vạch mốc và bị bịt mắt nên họ phải định hình hướng đi và ước lượng khoảng cách treo niêu để đập cho trúng một trong những chiếc niêu đang treo trên dây. Người đập trúng niêu sẽ có được phần thưởng ghi trong mảnh giấy nhỏ trong chiếc niêu bị đập vỡ… 11. Đi cầu kiều Đi cầu kiều là một trò chơi rất đơn giản mà không kém phần thú vị. Người ta lựa chọn một bờ đất cao trên một hố đất rộng, bắc một đoạn tre làm cầu. Đoạn tre ấy một đầu nằm ghếch trên bờ đất, đầu kia buộc vào sợi thừng hay chão, dây buộc vào chiếc cột chôn vững chắc. Làm sao để chiếc cầu đung đưa khó đi. Giải thưởng được treo trên cột, đến lượt ai, người đó leo cầu lấy thưởng. Có người mới leo được vài bước thì đã ngã. Có người ra tới mút đầu cầu lấy được thăng bằng nhưng khi với tay lấy giải thưởng thì loạng choạng lăn tùm xuống ao. Cuộc chơi càng hấp dẫn và kích thích sự hiếu thắng của mọi người. 12. Đi cà kheo Đi cà kheo là một trò chơi đòi hỏi người chơi phải lấy được thế cân bằng, có bước đi chính xác, sức khoẻ tốt kết hợp nhịp nhàng cả chân lẫn tay. Để làm chủ được đôi cà kheo đòi hỏi một khoảng thời gian tập luyện, dài hay ngắn trùy theo sự khéo léo của mỗi người. Các cuộc thi cà kheo tại các vùng quê vào dịp Tết thường tạo được tiếng cười sảng khoái cho người theo dõi bởi sự hấp dẫn, bất ngờ của trò chơi. Sau khi chọn được người thắng cuộc, đội cà kheo cùng các cổ động viên của làng sẽ sang làng khác để thi tiếp. * Mời độc giả đóng góp, cho ý kiến và gửi những bài viết của mình theo địa chỉ: toasoan@giaoduc.net.vn hoặc có thể BẤM VÀO ĐÂY để phản hồi! Bấm vào đây để viết bình luận - Bấm xem tất cả bình luận hay Phạm Liễu (Tổng hợp)1 like
-
LẠI BÀN CHUYỆN "KIM LONG ĐẰNG PHI". Tiếp theo Tri thức khoa học hiện đại đã nhận thức được hầu hết những dạng tồn tại của vật chất có khối lượng - Từ hạt vật chất nhỏ nhất đến các thiên hà khổng lồ. Nhưng một khối lượng khổng lồ những dạng tồn tại khác của vật chất họ chưa nhìn thấy, chiếm đến 96% trong tổng thể những dạng tồn tại trong vũ trụ, mà họ gọi là "vật chất tối". Tất nhiên - với giới hạn của tri thức khoa học hiện đại - các nhà khoa học chưa thể xác định được bản chất tương tác của các dạng tồn tại trong vũ trụ. Và hệ quả tất yếu - do chưa khám phá hết các dạng tồn tại của vật chất trong vũ trụ - cho nên chưa thể biết được bản chất tương tác của vật chất - và càng không thể đạt tới khám phá những quy luật tương tác của các dạng vật chất vận động trong vũ trụ, nhằm xác định quy luật phát triển của vũ trụ, thiên nhiên trên trái Đất và cuộc sống của con người. Để đạt được điều này, khoảng cách giữa Lý học Đông phương và khoa học hiện đại thật là xa vời vợi. Ngược lại, Lý học Đông phương - nhân danh nền văn hiến Việt - đã sử dụng những mô hình biểu kiến, những công thức và có thể thay thế bằng những đại lượng cụ thể - là những dự kiện đầu vào mang yếu tố thời gian - tất nhiên nó phản ánh một không gian vũ trụ tương ứng có tính quy luật - để tiên tri những sự kiện sẽ xảy ra. Tức là phù hợp với đầy đủ yếu tố của tri thức khoa học hiện đại, gồm: Dự kiện đầu vào, nội dung cần biết và khả năng kiểm chứng trong tương lai kết quả được dự báo. Thành quả nghiệm chứng của các phương pháp tiên tri Đông phương trải hàng Thiên Niên Kỷ. Đó là niềm mơ ước của tất cả những tri thức và các lý thuyết khoa học hiện đại. Chưa có một lý thuyết và một kết quả ứng dụng nào của tri thức khoa học hiện đại nào vượt thời gian như vậy. Tất yếu để có những mô hình biểu kiến và những phương pháp tiên tri đó, nó phải là hệ quả của một hệ thống lý thuyết hoàn chỉnh và nắm bắt được tất cả mọi bản chất của các dạng tồn tại và tương tác của vật chất với quy luật của chúng. Đó chính là thuyết Âm Dương Ngũ hành - nhân danh nền văn hiến Việt, trải gần 5000 năm lịch sử, một thời huy hoàng ở miền nam sông Dương Tử - Nền văn minh thứ V trong lịch sử văn minh nhân loại, kế thừa của nền văn minh toàn cầu Atlantic đã sụp đổ. Trong lịch sử văn minh Hán, chính các nhà nghiên cứu Hán Nho từ hàng ngàn năm nay, đến tận bây giờ vẫn chưa thể xác định được thuyết Âm dương ngũ hành - mà họ tự nhận là của họ - hình thành trong giai đoạn nào trong lịch sử văn minh Hán. Đây là điều kiện tối thiểu để xác định sự hình thành một lý thuyết trong một nền văn minh theo tiêu chí khoa học: Một học thuyết được xác định thuộc về nền văn minh nào thì nó phải có một quá trình hình thành hợp lý trong lịch sử nền văn minh đó. Đại để vậy. Đây cũng mới chỉ là một trong những tiêu chí khoa học nhằm xác định một nền văn minh chủ thể sở hữu một học thuyết, chưa phải là tiêu chí duy nhất. Nói tóm lại : Thuyết Âm Dương Ngũ hành không thể thuộc về văn minh Hán xét trên cơ sở tiêu chí khoa học liên quan đến sự hình thành một học thuyết. Điều này tôi đã chứng minh trên diễn đàn. Nên không bàn ở đây. Bởi vậy, tất cả những nhà nghiên cứu về văn minh Đông phương đã hoàn toàn bế tắc, khi cố gắng mở cánh cửa của nền văn minh huyền bí này. Họ đã sai lầm từ đầu khi mặc định rằng: Nó thuộc về văn minh Hán. Tất nhiên từ sự mặc định này thì tất cả những giá trị lởm khởm , sai lệch, phi lý trong những gì mà nền văn hiến Việt còn sót lại, khi nền văn minh này bị sụp đổ ở Nam Dương tử - mà văn minh Hán cóp nhặt được - đều nghiễm nhiên là thành tựu của nền văn minh Hán. Bởi vậy, hầu hết các nhà khoa học quan tâm, hoặc thực sự nghiêu cứu sâu về Lý học Đông phương - xuất phát từ mặc định nguồn gốc của Lý học Đông phương có nguồn gốc Hán - đều nhận thấy một sự mơ hồ, huyền bí - Hoặc như giáo sư Nguyễn Văn Tuấn đã kết luận: "Giả khoa học". Các nhà khoa học đẳng cấp như giáo sư Nguyễn Văn Tuấn đã đúng và chỉ đúng trong điều kiện này. Nhưng nếu chúng ta vượt qua được sự mặc định lịch sử thuyết ADNH thuộc về văn minh Hán và bắt đầu từ một điều kiện khác: xác định nguồn gốc văn minh Đông phương có cội nguồn từ từ nền văn hiến Việt trải gần 5000 năm lịch sử , một thời huy hoàng ở miến nam sông Dương Tử - thì mọi việc cũng sẽ khác hẳn. Nhân danh nền văn hiến Việt và đi tìm những gía trị cội nguồn của thuyết ADNH từ những di sản văn hóa phi vật thể còn lại trong văn hiến Việt, để hiệu chỉnh, tập hợp lại những gía trị của thuyết Âm Dương Ngũ hành và so sánh với tiêu chí khoa học cho một lý thuyết khoa học được coi là đúng thì nó hoàn toàn thỏa mãn. Không những chỉ phù hợp với tiêu chí khoa học cho một lý thuyết khoa học, nó còn thỏa mãn với cả tiêu chí cho một lý thuyết thống nhất mà ông Hawking đã mô tả. Tiếc thay! Sau đó, vì sự thất vọng và bế tắc của nền khoa học hiện đại trong những cố gắng khám phá vũ trụ, thiên nhiên, cuộc sống và con người, chính ông đã phát biểu một cách bi quan: "Không thể có một lý thuyết thống nhất!". Nhưng nếu ông nhìn về văn minh Đông phương và vào trang web này của chúng tôi, tôi hy vọng rằng: Ông sẽ không bi quan như vậy. Tất cả những tiêu chí khoa học cho một lý thuyết khoa học và cả lý thuyết thống nhất, mà ông đã công bố trong cuốn "Lược sử thời gian" nổi tiếng của ông , đều được thỏa mãn với thuyết Âm Dương Ngũ hành - nhân danh nền văn hiến Việt với nguyên lý căn để "Hậu Thiên Lạc Việt phối Hà Đồ". Tuy nhiên điều đáng tiếc là không có một kênh thông tin nào để ông có thể quan tâm đến chúng tôi, những người kém may mắn về phương diện thông tin. Nhưng đấy không phải là một bận tâm của chúng tôi. Chúng tôi phục hồi những gía trị của nền văn minh Đông phương vì một mục đích chứng minh chân lý. Tất yếu nó có nhu cầu trao đổi thông tin với những mối quan hệ liên quan. Và nó chỉ là điều kiện cần để phổ biến chân lý, chứ không phải là điều kiện cần để đạt tới chân lý. Trở lại với thuyết ADNH. Chính nhưng mô hình biểu kiến với các kết quả có thể kiểm chứng xác định một hệ thống tri thức siêu việt vượt ngoài tầm của nền tảng tri thức hiện đại có khả năng tiên tri - thì - tất yếu, hệ thống lý thuyết đó phải là hệ quả của một nhận thức toàn diện mọi dạng tồn tại của vật chất trong vũ trụ - trong đó có vật chất tối - mà tri thức khoa học hiện đại chưa biết đến. Và còn hơn thế nữa, lý thuyết đó phải nhận thức được những mối quan hệ của những qui luật tương tác trong lịch sử hình thành vũ trụ thì mới có khả năng mô tả những mô hình biểu kiến xác định những quy luật tổng hợp để có thể tiên tri. Một trong những yếu tố tương tác quan trọng chính là sự tương tác của những giá trị thuộc về con người, mà mọi người quen gọi là "ý thức"; hoặc "tinh thần". Thực tế khách quan vận động bên ngoài còn người đã tạo nên nhận thức của con người. Chính từ nhận thức đó, con người có ý thức tác động trở lại với môi trường - bao gồm cả thiên nhiên, văn hóa, xã hội, cuộc sống cho đến từng hành vi...Hành vi đó, có thể đúng, có thể sai...tùy thuộc vào mối tương quan trong cấu trúc vật chất tạo nên con người phản ánh qua hình tướng và tùy thuộc vào khả năng nhận thức của chính mỗi con người trong môi trường của nó. Đôi câu đối hoành phi trên con tàu Hải Giám ra Senkaku của Trung Quốc chính là sự lựa chọn có ý thức của một ban giám khảo với hàng ngàn câu đối dự thi thể hiện ý thức mỗi con người. Quyết định lựa chọn đôi cấu đối hoành phi này là kết quả tổng hợp nhận thức được hội tụ ở ban giám khảo. Và tất nhiên, nó phản ánh một thực tại tế vi, phản ánh tất cả mọi yếu tố tương tác hình thành nên cặp câu đối hoành phi này trong tập hợp của nó và tác động trở lại môi trường có khả năng tiên tri. Đến đây, tôi cần bày tỏ thêm một khái niệm về một dạng tồn tại của vật chất trong Lý học Đông phương, mà không có khái niệm tương ứng trong ngôn ngữ khoa học hiện đại. Đó chính là khái niệm "Khí". Khí là một khái niệm mô tả một dạng vật chất tồn tại trên thực tế và - đây chính là dạng vật chất không có khối lượng - liên quan đến vấn đề "Hạt của Chúa" , mà các nhà khoa học thế giới đang tìm kiếm và tôi đã xác định "Không có Hạt của Chúa" - với tư cách nhân danh nền Lý học Việt - côi nguồn của văn minh Đông phương để thẩm định điều này , trong một topic khác trên diễn đàn. Trong Lý học Đông phương khái niệm khí được sử dụng trong hầu hết mọi lĩnh vực của các chuyên ngành khác nhau. Và trong đời sống xã hội Việt khái niệm khí sử dụng rất nhiều. Từ ngôn ngữ bình dân, cho đến các danh từ chính trị, xã hội. Nhưng bản chất của Khí thì hàng ngàn năm qua, kể cả kết hợp với những phương tiện khoa học hiện đại, người ta vẫn chưa thể xác định được bản chất của Khí. Khái niệm khí trong sự ứng dụng của lý học Đông phương - từ hàng ngàn năm qua - chỉ là một cảm nhận mơ hồ và không có một định nghĩa chuẩn và phân loại chính xác - ngoại trừ TTNC LHDP. Tất nhiên khi hình thành khái niệm "khí" - một dạng tồn tại của vật chất không khối lượng - trong thuyết Âm Dương Ngũ hành thì nền văn minh nhận thức được thực tại này phải có những phương tiện để nhận thức được nó. Nhưng nền văn minh Allantic đã bị hủy diệt hoàn toàn cùng với nền tảng xã hội và những phương tiện kỹ thuật của họ. Và chỉ để lại cho đời sau những khái niệm họ tổng hợp qua những nhận thức của họ. Trong Lý học thì ngay cả dạng tồn tại không khối lượng của vật chất , gọi là "khí" này cũng được phân loại theo Âm Dương và Ngũ hành. Đồng thời với một luận đề nổi tiếng của Lý học là "Khí tụ thành hình". Như vậy Lý học cũng đã xác định từ vật chất không khối lượng hình thành vật chất có khối lượng - mà nhỏ nhất chính là những dạng tồn tại mà khoa học hiện đại gọi là "hạt cơ bản". Về nguyên tắc theo Lý học Đông phương thì khí cũng được phân loại theo thuyết Âm Dương ngũ hành. Tất yếu sẽ không thể có một dạng vật chất phi khối lượng duy nhất tạo ra nhiều dạng hạt cơ bản đang hiện hữu. Hay nói một cách khác: Không thể có một trường duy nhất tạo ra "Hạt của Chúa". Sau này, nếu cộng đồng khoa học châu Âu xác định "không có Hạt của Chúa" ; hoặc không có một trường duy nhất để gọi là Hạt của Chúa - thì đây chính là một trong những luận cứ quan trọng của tôi để chứng minh rằng: Vì sao từ lâu tôi đã xác định "Không có Hạt của Chúa!" Đương nhiên tôi sẽ phải kết hợp với nhiều nguyên lý căn bản của những lý thuyết khoa học hiện đại khác. Mà một trong những sự lựa chọn của tôi chính là mô hình toán học Vonfram. Nhưng đó là chuyện về sau - "Bao giờ cho đến Tháng Mười". Bây giờ quay trở lại vấn đề khí chất của cặp Hoành phi câu đối "Kim Long đằng phi" và khả năng tiên tri căn cứ vào hiện tượng này liên quan đến sự bí ẩn của Khí mà tôi đã trình bày. Còn tiếp1 like
-
TẢN MẠN NGOÀI LỀ Viết đến đây tôi chợt nhớ ra: Ngày mùng 4 Tết là ngày xung Thái Tuế trực diện của Năm, trong tháng liên quan đến Tam sát. Nhưng là một ngày tốt nhất tính từ đầu năm. Ai chịu chơi và có bản lĩnh thực sự thì hãy khai trương vào ngày này. Thành công thì rất ư hoàng tráng, còn thất bại thì rất buồn. Còn tự thấy muốn an toàn thì xin chọn ngày khác.1 like
-
Nếu nói là tuổi vợ chồng cháu xung khắc thì cái thiệt thòi thuộc về cháu chứ không phải chồng cháu , vì Hợi Mão Mùi Tam hợp mà nư lại kỵ Hợp. Cho nên cháu bị thiệt thòi là phải. Năm nay cháu nên cố gắng sinh con sẽ hóa giải được cái xấu này. Chuyện làm ăn không suôn sẻ là do toàn cảnh của nền kinh tế đang gập khó khăn chứ không phải do cháu . Nếu cháu sinh giờ này thì nhìn chung cháu ít ốm đâu và đầu hoặc mặt phải để lại dấu tích như vết sẹo chẳng hạn.1 like
-
LẠI BÀN CHUYỆN "KIM LONG ĐẰNG PHI". Tiếp theo Trong những giả thuyết của khoa học hiện đại tính đến ngày hôm nay, có một hệ thống lý thuyết toán, chưa được "khoa học công nhận". Đó là "nghịch lý Canto". Nghịch lý này phát biểu rằng: "Mọi tập hợp đều là phần tử trong một tập hợp lớn hơn" và "có một tập hợp bao trùm lên tất cả mọi tập hợp". Chính vế thứ hai của của giả thuyết này làm nên nghịch lý Canto. Nhưng Lý học Đông phương xác định rằng: Đây chính là một giả thuyết khoa học sơ khai gắn liền với Lý học Đông phương. Nền văn minh Đông phương - có cội nguồn từ văn hiến Việt, một thời huy hoàng ở miền Nam sông Dương Tử - đã phát hiện ra mô hình này từ lâu và ứng dụng trong thuyết Âm Dương Ngũ hành. Tất cả mọi sự kiện, hiện tượng trong vũ trụ, cuộc sống, thiên nhiên và đến từng hành vi của con người...đều đã được phân loại thành những tập hợp với những khái niệm biểu kiến mô tả của lý thuyết này là Âm Dương và Ngũ hành. Bất kỳ một tập hợp nào được miêu tả bằng một hành, lại có đủ những phần tử cũng được phân loại thành Ngũ hành trong tập hợp đó. Tôi thí dụ: 1/ Giờ là thành tố trong tập hợp của Ngày - được phân loại theo quy luật can chi. Ngày mùng 4 Tết Quý Tỵ là ngày được xếp là Quý Tỵ. Ngày lại là con - phần tử trong tập hợp của tháng. Tháng Giêng là tháng Giáp Dần. Tháng Giêng lại là phần tử trong tập hợp của Năm Quý Tỵ. Và năm lại là một tập hợp của vận....vv.....tất cả đều được phân loại theo Ngũ hành và Âm Dương. Tất cả thời gian của lịch sử vũ trụ này lại nằm trong một tập hợp lớn hơn chính là toàn thể lịch sử hình thành vũ trụ cho đến khi kết thúc một chu kỳ và trở về với Thái Cực - là trạng thái khởi nguyên của nó. Hiện nay - theo sự phân loại của thuyết Âm Dương Ngũ hành thì chúng ta đang thuộc thời gian của Đại Vân Hội Ngọ - thuộc Hỏa. Nước Văn Lang - cội nguồn lịch sử Việt tộc, theo chính sử - ra đời ở Nam Dương Tử vào năm thứ 8 thuộc Vận VII - Đại vận Hội Ngọ. Tính ra tương đương với năm 2879 trước BC. 2/ Cá thuộc tập hợp thuộc hành Thủy. Nhưng cá đỏ thuộc Hỏa, Vàng thuộc Thổ ...vv... Qua thí dụ trên thì như vậy, thuyết Âm Dương Ngũ hành chính là sự thẩm định những giá trị của những tri thức khoa học tiên tiến nhất. Bây giờ, chúng ta căn cứ vào sự phân loại này của thuyết Âm Dương Ngũ hành và miêu tả của mô hình Canto; căn cứ vào luận điểm "vạn vật tương hỗ" của Lý học Đông phương và nhận xét của giáo sư Trịnh Xuân Thuận, để chúng ta phân tích hiện tượng "Kim Long đằng phi". Hiện tượng "Kim Long đằng phi" chỉ là một hiện tượng nhỏ: Một đôi câu đối và một cái hoành phi viết bằng giấy, trong căn buồng của con tàu cảnh sát biển của Tàu. Nhưng - "Để giải thích một hiện tượng dù rất nhỏ, phải viện dẫn đến toàn thể lịch sử hình thành vũ trụ". Đây là điều mà chúng ta không thể có thời gian. Bởi vậy - Căn cứ vào lý thuyết Can to , được sử thẩm định của thuyết Âm Dương Ngũ hành (Tức là lý thuyết này của khoa học hiện đại đã được "Lý học công nhận" và ứng dụng cho dễ hiểu. Hi) - chúng ta lần lượt xét những tập hợp riêng hàm chứa hiện tượng này. Bắt đầu từ một tập hợp lớn nhất, là: I - "Lịch sử hình thành vũ trụ liên quan đến sự hình thành đảo Điếu Ngư/ Senkaku"", chúng ta lấy ra một tập hợp con, là: I - 1: " Lịch sử quan hệ con người với đảo Senkaku / Điếu Ngư". Từ tập hợp con này chúng ta lại lấy ra một tập hợp nhỏ hơn mà nó hàm chứa, là: I - 1 - 1: "Lịch sử mối quan hệ Trung Nhật và đảo Điếu Ngư/ Senkaku". Và sự xuất hiện cặp hoành phi câu đối với tựa "Kim Long đằng phi" của topic này, là kết quả tất yếu của tất cả mọi tương tác phức tạp của các phần tử trong tập hợp I - 1 - 1 này. Đương nhiên, cái kết quả cuối cùng này phản ánh mọi tương tác liên quan để hình thành ra hiện tượng "Kim Long đằng phi" - Tri thức của khoa học hiện đại với lời nhận định nổi tiếng của giáo sư Tring Xuân Thuận dừng lại đến đây. Và chỉ cần phân tích với những dự liệu lịch sử để dẫn đến hiện tượng "Kim Loang đằng phi" trong nội hàm tập hợp con nhỏ nhất , mà tôi đã phân loại như trên, cũng đủ là một đề tài khoa học. Nhưng Lý học Đông phương - nhân danh nền văn hiến Việt - không dừng lại ở đây và nó sẽ tiếp tục phân tích tính nguyên nhân và khả năng tương tác trở lại để hình thành trong tương lai của "Lịch sử mối quan hệ Trung Nhật và đảo Điếu Ngư/ Senkaku", với khả năng tiên tri. Tức là những nhân tố sẽ xuất hiện trong tương lại của tập hợp con I - 1 - 1, do chính ảnh hưởng của nó. Còn tiếp1 like
-
Ngày tháng cưới thì tiến hành như sau: Mua cuốn lịch vạn niên năm 2013, xem tháng cưới của cô dâu là tháng mấy - có 5.000 VND. Cuốn này tôi để đâu mất rồi, không nhớ. Bây giờ đi tìm thì ko có thời gian. Ai biết chỉ giúp chú này.Sau khi chọn xong tháng cưới vào topic xem ngày tốt trong năm 2013 trên diễn đàn, chọn ngày theo bảng của tuyetminhnguyen. Xong một chuyện. Sinh con tốt nhất là năm nay - nếu không kịp thì năm Bình Thân, hoặc Đinh Dậu. Quan điểm của chúng tôi có cơ sở là hệ thống lý thuyết nhất quán và xác định rõ ràng: Nam nữ yêu nhau cứ lấy. Không việc gì phải lăn tăn. về tuổi.1 like
-
Năm mới, Tết đến, ntpt kính chúc Thầy Xuân mới đến, 2013 Sự bình an, sánh bước cùng Thầy Gia đình, hạnh phúc xum vầy An khang, thịnh vượng, ngày ngày luôn xuân Công danh giữa chốn thương trường, Trên yêu, dưới mến, cầm cương vững vàng, Chiến công, thành tựu huy hoàng, Luôn mang ý đẹp, rạng danh công Thầy, Năm mới ntpt kính chúc các bạn thân hữu của mục Tử Vi nói riêng và diễn đàn Lyhocdongphuong nói chung Vừa đủ Hạnh Phúc để giữ tâm hồn bạn được ngọt ngào. Vừa đủ Thử Thách để giữ bạn luôn kiên nhẫn. Vừa đủ Hy Vọng để cho bạn được hạnh phúc. Vừa đủ Thất Bại để bạn mãi khiêm nhường. Vừa đủ Thành Công để giữ bạn mãi nhiệt tâm. Vừa đủ Bạn Bè để bạn được an ủi. Vừa đủ Vật Chất để đáp ứng các nhu cầu vật chất của bạn. Vừa đủ Nhiệt Tình để bạn cho đời thêm hân hoan. Vừa đủ Niềm Tin để xua tan những thất vọng. Chúc luôn hoan hỉ, sức khỏe bền bỉ, công danh hết ý, tiền vào bạc tỉ, tiền ra ri rỉ, tình yêu thỏa chí, Vạn sự như ý, luôn cười hi hi. Cung hỷ Cung hỷ1 like
-
PHONG THỦY NĂM QUÝ TỴ (2013) BÌNH NGUYÊN QUÂN Năm QUÝ TỴ, với Thiên Can QUÝ (THỦY) khắc Địa Chi TỴ (HỎA), tức là năm Thiên Can khắc Địa Chi, nên sẽ tương đối ổn định hơn. Trong năm nay, cơ hội thành công của các phong trào đối lập, chống lại chính quyền là rất thấp, vì vậy nên mọi biến động về chính trị và xã hội sẽ ít hoặc yếu hơn những năm trước. Ngược lại, do Thiên Can khắc thắng Địa Chi, nên chính phủ các nước thường sẽ thẳng tay đàn áp phe chống đối, hoặc áp đặt đường lối, chính sách cai trị 1 cách mạnh mẽ, cứng rắn hơn. Đồng thời, những quốc gia lớn, hùng mạnh sẽ tìm cách đe dọa, uy hiếp các nước nhỏ yếu nhiều hơn, dẫn đến tình hình căng thẳng hoặc chiến tranh trong năm nay, và nhất là năm tới (2014). Về phương diện kinh tế, năm 2013 sẽ là năm trì trệ hoặc suy thoái kinh tế của hầu hết mọi quốc gia trên thế giới, tuy rằng mức độ trầm trọng sẽ không bằng cuộc khủng hoảng năm 2008. Những quốc gia thoát khỏi cũng chỉ có mức tăng trưởng yếu, hoặc không đáng kể. Những ngành kinh tế có khả năng suy thoái trong năm nay là khai thác kim loại, quặng mỏ, cơ khí, chế tạo máy móc, mua bán, đầu tư vào quý kim (vàng, bạc...). Những ngành có triển vọng phục hồi (nhưng chậm) là địa ốc, khai thác, chế biến lâm sản. Những ngành ổn định, hoặc vẫn có khả năng phát triển (nhưng không mạnh) là du lịch, thủy sản, y tế, nghiên cứu, khoa học, kỹ thuật quân sự, dầu hỏa, khí đốt. Khí hậu năm 2013 cũng sẽ tương đối ổn định hơn, không bị nhiều thiên tai, gió bão, lũ lụt hoặc khô hạn như năm trước (ngoại trừ động đất và núi lửa sẽ hoạt động mạnh hơn). Từ khoảng giữa tháng 12 ÂL của năm trước (NHÂM THÌN) đến giữa tháng 2 ÂL (giữa Xuân) thời tiết khô và lạnh, buốt giá tới xương tủy. Từ giữa Xuân đến đầu mùa Hạ thời tiết vẫn hàn lạnh, nhưng ẩm ướt nên tuyết nhiều, mưa lạnh thường xuyên. Từ đầu đến giữa Hạ khí hậu thay đổi, gió nhiều, nhưng nóng ấm hẳn lên. Trong khoảng giữa Hạ đến đầu mùa Thu, không khí nóng và ẩm thấp, mưa nhiều. Trong mùa Thu khí hậu mát mẻ, mưa gió tương đối điều hòa. Từ cuối Thu đến đầu mùa Đông (giữa tháng 2 ÂL) khí hậu ấm áp hơn bình thường, nước không đóng băng, côn trùng và thảo mộc vẫn sinh sôi nảy nở. Về phương diện sứs khỏe, những bệnh có khả năng xuất hiện nhiều trong năm QUÝ TỴ là gan, tim mạch, mắt mờ, đau gân ở lưng, vai, co rút gân, tê liệt, chân đau không đứng được, đầy bụng, khó tiêu, đau nhức ở ngực, sườn và eo lưng, sốt nóng, ù tai, chóng mặt, hoa mắt, vàng da, phù thũng. Ngoài những yếu tố chung ở trên do ảnh hưởng của Thiên Can và Địa Chi, cũng như nạp âm và vận khí của từng năm, còn phải để ý đến phương vị của Phi tinh, Thái Tuế, Tuế Phá và Tam Sát, là những yếu tố quan trọng, có ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của từng căn nhà như sau: 1/ PHƯƠNG VỊ CỦA PHI TINH: là vị trí của 9 sao, di chuyển theo từng năm trên Lạc thư (bao gồm trung cung và 8 hướng). Vào năm QUÝ TỴ, mỗi sao sẽ đóng tại 1 khu vực như hình dưới. Như vậy là trong năm nay, tất cả 9 số đều đóng tại địa bàn nguyên thủy của chúng (tức trùng với Lạc thư), nên 1 số người cho rằng Phi tinh đều bị Phục ngâm, hoặc Ngũ Hoàng Đại sát (tức số 5) nhập trung cung, nên là 1 năm khó khăn, tiến thoái lưỡng nan, hoặc không thể xây cất, tu sửa nhà cửa được. Thật ra, vấn đề có gặp khó khăn hay không là tùy theo vận khí của căn nhà, chứ không phải là do niên tinh toàn bàn bị Phục ngâm. Còn việc xây nhà, mua nhà, hay tu sửa nhà cửa là tùy theo các sao và Thần sát tới tọa - hướng, cũng như địa thế chung quanh và thiết kế nhà như thế nào mà nảy sinh ra những chuyện tốt, xấu, chứ không phải vì có Ngũ Hoàng nhập trung cung mà không thể làm gì được. Vì vậy, đó đều là những quan điểm sai lầm. Tuy nhiên, mỗi khi 9 sao bị Phục ngâm thì tính chất tốt, xấu của chúng đều sẽ tăng lên. Đó là điều cần để ý khi đọc phần phân tích các niên tinh bên dưới. Một điểm khác cần chú ý là tọa độ mỗi hướng có khi thu hẹp lại, có khi mở rộng ra. Đó là tùy theo từng trường hợp phải dùng Thế quái (tức số thế) hay không dùng mà thôi. Sao NHẤT BẠCH (số 1) – đến phía BẮC (từ 337 độ 6 – 22 độ 5): Là cát tinh, chủ về công danh, khoa bảng, học vấn, những chuyện vui vẻ, có hỷ sự như hôn nhân, xum họp, thành công trong mọi việc… Tuy nhiên, không phải tất cả mọi nhà hướng BẮC năm nay đều phát khoa bảng, hoặc được thăng quan, tiến chức, mà cần phân biệt như sau: * DỌN VÀO Ở TRƯỚC NĂM 2004: a/ Nhà hướng NHÂM (từ 342 – 348 độ): có uy tín tốt, nhưng dễ bị hao tiền về những việc hiếu hỷ. Các tháng 8 và 9 âm lịch tăng tài lộc, địa vị, các tháng 2, 4, 5, 7 và 11 âm lịch bị hao tài nhiều vì hỷ sự. b/ Nhà hướng TÝ (từ 357 – 03 độ) và QUÝ (từ 12 – 18 độ): bị hao tán tiền của rất nhiều, công việc làm ăn thất bại, nhất là trong các tháng 2, 4, 5, 7 và 11 âm lịch. * DỌN VÀO Ở SAU NĂM 2004: a/ Nhà hướng NHÂM (từ 342 – 348 độ): tương tự như trường hợp (a) ở trên. b/ Nhà hướng TÝ (từ 357 – 03 độ) và QUÝ (từ 12 – 18 độ): được tăng thêm tài lộc, gặp nhiều chuyện vui vẻ hơn, nhất là trong các tháng 2, 4, 5, 7 và 11 âm lịch. Tất cả nhà hướng BẮC đều dễ mắc bệnh tật trong các tháng 3, 6 và 12 âm lịch. Với nhà thuộc các hướng khác, nhưng phía BẮC có sao Nhất Bạch đến, mà trong trạch vận có các Hướng tinh 1, 4, 6, hay các cặp số 1 – 4, 1 – 6 tại đó mới có thể đặt fountain, bồn nước phun sương, hồ cá, 6 đồng tiền cổ, tháp Văn Xương, hòn non bộ... (tùy theo Sơn - Hướng tinh là gì mà chọn vật khí) để làm tăng sự thuận lợi, may mắn về khoa bảng, tài lộc, uy tín hay sự nghiệp mà thôi. Còn nhà có Hướng tinh là suy, tử khí tới phía BẮC thì nên giữ nơi đó cho yên tĩnh là tốt nhất. Với những người có cửa phòng ngủ, bếp, phòng tắm, cầu thang ở phía BẮC căn nhà (hay phòng), thì cần phối hợp với Phi tinh của trạch vận xem nó tốt hay xấu, rồi mới dùng cách kích động, hoặc hóa giải cho thích hợp. Sao NHỊ HẮC (số 2) – đến phía TÂY NAM (từ 202 độ 6 – 247 độ 5): Chủ đem đến nhiều bệnh tật, nếu nặng có thể làm chết người, nên thường được gọi là sao Bệnh phù. Hơn nữa, Nhị Hắc vốn còn là âm tinh, và thuộc Tiên thiên Hỏa, nên tùy trường hợp riêng biệt của mỗi căn nhà mà còn có thể gây ra tai họa xung đột, tranh chấp, nóng nảy. Do đó, cần treo windchime (chuông gió), hay đặt những vật bằng kim loại gần cửa trước mà hóa giải. Nhất là năm nay sao Nhị Hắc lại bị Phục ngâm, nên mức độ tác hại của nó càng mạnh. Tuy nhiên, cũng cần phân biệt những trường hợp tốt, xấu như sau: * VÀO Ở TRƯỚC NĂM 2004: a/ Nhà hướng MÙI (từ 207 – 213 độ): tài lộc hao tổn nặng, công việc làm ăn thất bại, lại còn dễ bị xung đột, nóng nảy, bệnh tật về tim mạch và đường hô hấp, con gái trong nhà dễ mắc tai họa về trinh tiết, cả năm hầu như không có lúc nào yên. b/ Nhà hướng KHÔN (từ 222 – 228 độ) và THÂN (từ 237 –243 độ): khổ sở vì bệnh tật, nhất là về máu huyết, con trai thứ trong nhà là đối tượng mắc nhiều bệnh tật hoặc tai họa, nhất là trong các tháng 2, 4, 7, 9 và 11 âm lịch. * VÀO Ở SAU NĂM 2004: a/ Nhà hướng MÙI (từ 203 – 217 độ): được tăng thêm thu nhập, công việc làm ăn thuận lợi, nhất là trong các tháng 1, 2, 9, 10 và 11 âm lịch. Tháng 6 có xung đột, tranh chấp. b/ Nhà hướng KHÔN (từ 218 – 232 độ) và THÂN (từ 233 –247 độ): mắc bệnh tật hay tai họa lớn, trong nhà có thể có người chết, nguy hiểm nhất là trong các tháng 1, 2, 4, 7, 9, 10 và 11 âm lịch. Tất cả nhà hướng TÂY NAM đều dễ mắc bệnh thường xuyên trong năm, nhưng nặng nhất là các tháng 4, 7 và 9 âm lịch. Tháng 6 có chuyện bất hòa, xung đột. Với nhà thuộc các hướng khác, nhưng phía TÂY NAM có sao Nhị Hắc tới thì chỉ cần giữ nơi đó cho yên tĩnh, tránh làm động, hay ngủ, nghỉ, làm việc nhiều tại đó. Với những người có cửa phòng ngủ, bếp, cầu thang, phòng tắm tại phía TÂY NAM của căn nhà (hay phòng ngủ) thì cần treo chuông gió (windchime) bằng kim loại nơi cửa phòng, hay 5 đồng tiền cổ, hoặc nên dọn sang phòng khác (nếu là người già cả hay sức khỏe yếu kém). Ngoài ra, cũng cần phối hợp với trạch vận của căn nhà mà gia, giảm cách hóa giải cho có hiệu quả hơn. Sao TAM BÍCH (số 3) – đến phía ĐÔNG (từ 67 độ 6 – 112 độ 5): Biểu hiện cho sự hung hăng, hiếu chiến, thích tranh đấu, nên khi tới đâu cũng thường gây ra xung đột, cãi vã, kiện tụng, mất mát tiền của. Nhất là năm nay Tam Bích lại bị Phục ngâm, nên mức độ tác hại của nó càng mạnh thêm. Tuy nhiên, với nhà hướng ĐÔNG thì còn chia ra những trường hợp như sau: * VÀO Ở TRƯỚC NĂM 2004: a/ Nhà hướng GIÁP (từ 68 – 82 độ): mắc bệnh tật hay tai họa lớn, trong nhà có thể có người chết, nguy hiểm nhất là các tháng 2, 5, 7 và 11 âm lịch. b/ Nhà hướng MÃO (từ 83 – 97 độ) và ẤT (từ 98 – 112 độ): bị hao tài nặng, công việc suy bại, lại còn dễ bị tranh chấp, xung đột, mắc tai nạn về xe cộ hoặc gan, mật và tay chân. Các tháng 1, 9 và 10 âm lịch hao tài nặng, các tháng 3, 4 và 12 dễ mắc tai nạn xe cộ hoặc chân tay. * VÀO Ở SAU NĂM 2004: a/ Nhà hướng GIÁP (từ 68 – 82 độ): công việc và tài lộc thuận lợi, nhất là trong các tháng 1, 2, 7, 10 và 11 âm lịch. b/ Nhà hướng MÃO (từ 83 – 97 độ) và ẤT (từ 98 – 112 độ): công việc và tài lộc vẫn gặp nhiều khó khăn, lại hay mắc bệnh tật nặng về gan, mật, bao tử, chân tay, tai nạn xe cộ, nhất là trong các tháng 2, , 3, 4, 6, 7, 9 và 11 âm lịch. Tất cả nhà hướng ĐÔNG đều dễ bị bệnh trong các tháng 5 và 8 âm lịch. Riêng tháng 8 còn bị xích mích, xung đột. Với nhà không thuộc hướng ĐÔNG thì khu vực đó chỉ cần giữ cho yên tĩnh là có thể tránh được tai họa. Nếu nơi đó là cửa phòng, cầu thang, bếp, phòng tắm… thì tùy thuộc vào phi tinh của trạch vận mà kích động, hoặc dùng phương thức hóa giải cho bớt tai họa. Sao TỨ LỤC (Số 4) – đến phía ĐÔNG NAM (từ 112 độ 6 – 157 độ 5): Là sao Văn Khúc, chủ về văn chương, thi cử, học vấn, danh tiếng. Tuy nhiên, không phải mọi nhà hướng ĐÔNG NAM đều có thể thăng tiến công danh, sự nghiệp, mà vẫn tùy theo sự phối hợp của nó với hướng nhà như sau: * VÀO Ở TRƯỚC NĂM 2004: a/ Nhà hướng THÌN (từ 113 – 127 độ): tài lộc hao tổn nhiều, công việc bị bế tắc, cũng như mắc tai họa, bệnh tật về khí huyết, gân xương hoặc tay chân, nhất là những tháng 1, 2, 4, 5, 9, 10 và 11 âm lịch. b/ Nhà hướng TỐN (từ 128 – 142 độ) và TỴ (từ 143 – 157 độ): tài lộc và công việc vẫn bị bế tắc, gia cảnh lụn bại, đàn bà trong nhà dễ mắc bệnh tật, tai họa, nhất là các tháng 2, 4, 5, 9 và 11 âm lịch. * VÀO Ở SAU NĂM 2004: a/ Nhà hướng THÌN (từ 117 – 123 độ): tài lộc và công việc đều gặp nhiều khó khăn, trong nhà đàn ông khắc vợ, người nhà lại bị những bệnh về gan, đầu, tay chân, bại liệt, nhất là các tháng 1, 2, 3, 4, 5, 9, 10, 11 và 12 âm lịch. b/ Nhà hướng TỐN (từ 128 – 142 độ) và TỴ (từ 143 – 157 độ): tài lộc và công việc gặp nhiều may mắn, thuận lợi. Các tháng 2, 3, 11 và 12 âm lịch đều rất tốt cho tài lộc. Tất cả nhà hướng ĐÔNG NAM đều dễ bị bệnh trong các tháng 6 và 9 âm lịch. Nếu nhà thuộc những hướng khác, nhưng phía ĐÔNG NAM có sao Tứ Lục đến thì xem trạch vận nhà tại đó có các Vận – Sơn – Hướng tinh 1, 4 hay không? Nếu có mới nên đặt những vật cao, nhọn (như tháp Văn Xương, cột cờ…) để làm tăng tiến sự học, danh tiếng. Nếu gặp những phi tinh khác thì tùy sự phối hợp của chúng với sao Tứ lục là tốt hay xấu mà kích hoạt, hay dùng cách hóa giải để giảm bớt tai họa. Nếu nơi đó là cửa phòng, bếp, phòng tắm, cầu thang…thì cũng phải phối hợp với trạch vận mới có thể biết nên phát huy sao Tứ lục, hay cần phải hóa giải nó. Sao NGŨ HOÀNG (số 5) – nhập trung cung (khu vực giữa nhà): Là sát khí độc hại nhất trong năm, đi đến đâu mang tai họa tới đó. Tuy nhiên, khi nhập trung cung thì mọi tính chất hung hiểm của nó sẽ không còn nữa, mà trái lại sẽ trở nên tốt đẹp. Vì khi Ngũ Hoàng nhập trung cung là đã ở vào địa vị chí tôn, nên mới được gọi là "Hoàng cực", chứ không còn là "Mậu Kỷ Đô thiên Sát" hay 'Ngũ Hoàng Đại Sát" nữa, nên chỉ có tốt, chứ không có tai họa. Chính vì vậy mà trong Huyền không mới không có trường hợp Ngũ Hoàng bị nhập tù (còn tất cả những sao khác khi nhập trung cung đều mắc phải). Do đó, việc xây cất, tu sửa nhà cửa trong năm nay (hay dọn về nhà mới) là 1 điều tốt chứ không xấu. Nếu có xấu là do những nguyên nhân khác (như trạch vận xấu, hướng nhà xấu, thần sát tới tọa - hướng nhà xấu, thiết kế xấu...), chứ không phải vì xây nhà, nhập trạch vào năm có Ngũ Hoàng nhập trung cung, hay niên tinh toàn bàn Phục ngâm. Sao LỤC BẠCH (số 6) – đến phía TÂY BẮC (từ 292 độ 6 đến 337 độ 5): Là cát tinh, chủ về danh chức, uy quyền, cũng như có dính dáng đến chính quyền, luật pháp. Tuy nhiên, không phải mọi nhà hướng TÂY BẮC năm nay đều có thể thăng quan tiến chức, mà tùy theo sự phối hợp của nó với hướng nhà như sau: * VÀO Ở TRƯỚC NĂM 2004: a/ Nhà hướng TUẤT (từ 297 – 303 độ): bị trộm cướp, hoặc có tranh chấp, xung đột lớn, gia đạo bất an, tài lộc hao tổn, công việc làm ăn bế tắc, thất bại, mắc bệnh về gan, mật, chân tay và gân xương, nhất là các tháng 1, 2, 6, 7, 9, 10 và 11 âm lịch. b/ Nhà hướng CÀN (từ 312 – 318 độ) và HỢI (từ 327 – 333 độ): tài lộc hao tán, công việc làm ăn gặp nhiều khó khăn, trở ngại, dễ bị những bệnh về đầu, mặt hoặc khí huyết, nhất là các tháng 1, 2, 5, 8, 10 và 11 âm lịch. * VÀO Ở SAU NĂM 2004: a/ Nhà hướng TUẤT: công việc làm ăn tương đối có tiến triển, thêm thu nhập, được thăng chức, có uy tín tốt, nhất là các tháng 2, 3, 5, 7, 8, 9, 11 và 12 âm lịch. b/ Nhà hướng CÀN (từ 308 – 322 độ) và HỢI (từ 323 – 337 độ): tiền bạc hao tổn nhiều, nhất là các tháng 3, 6, 7 và 12 âm lịch. Tuy nhiên, do vận khí nhà tốt, nên công việc làm ăn vẫn thuận lợi, tài lộc vẫn khá chứ không túng thiếu. Các tháng 4, 5 sẽ có thêm thu nhập. Tất cả nhà hướng TÂY BẮC đều dễ bị bệnh trong các tháng 2, 8 và 11 âm lịch. Đối với nhà thuộc các hướng khác, nhưng phía TÂY BẮC có sao Lục Bạch đến thì phải xem trạch vận nhà tại đó có các Vận – Sơn – Hướng tinh 1, 6 không? Nếu có mới nên đặt vật khí kích hoạt như hồ cá, fountain, tháp Văn Xương, chuông gió… để làm tăng tiến công danh, sự nghiệp, danh tiếng. Nếu gặp phi tinh khác thì tùy sự phối hợp của chúng với Lục Bạch mà kích hoạt, hay dùng cách hóa giải để giảm bớt tai họa. Nếu nơi đó là cửa phòng, bếp, phòng tắm, cầu thang…thì cũng phải phối hợp với Phi tinh của trạch vận mới có thể biết nên phát huy sao Lục Bạch, hay cần hóa giải nó. Sao THẤT XÍCH (số 7) – đến phía TÂY (từ 247 độ 6 – 292 độ 5): Là tặc tinh, chủ côn đồ, trộm cướp, tiểu nhân quấy phá, rình rập, hãm hại. Nó đến đâu cũng chủ xung đột, chém giết, tù đày, mắc họa Đào hoa. Hơn nữa, Thất Xích là âm tinh, lại là Hỏa Tiên thiên, nên còn chủ nóng nảy, bực bội, dễ gây hỏa hoạn, hoặc những bệnh về tim mạch và khí huyết. Vì vậy, nơi nó đến cần phải giữ cho yên tĩnh, tránh xử dụng, hoặc ngủ hay làm việc. Nếu muốn xử dụng thì cần sơn cửa màu đen, hoặc trải thảm đen, treo thủy tinh cầu bằng pha-lê (crystal ball), đặt tê giác 2 sừng bằng thủy tinh… mà hóa giải. Tuy nhiên, cũng cần phân biệt những trường hợp như sau: * VÀO Ở TRƯỚC NĂM 2004: a/ Nhà hướng CANH (252 – 258 độ): đại hao tán tài lộc, mọi sự đều bế tắc, gia cảnh suy bại, lại còn mắc họa Đào hoa, nhiều bệnh tật hiểm nghèo, nhất là về tim, thận, bao tử, ung thư, cả năm không có lúc nào yên. b/ Nhà hướng DẬU (263 - 277 độ) và TÂN (278 – 292 độ): gặp nhiều tai họa, tài lộc hao tổn, bị họa Đào hoa hay tiểu nhân mưu hại, cũng như những bệnh về khí huyết, trong nhà có thể có người chết, nhất là các tháng 3, 5, 6, 7, 9 và 12 âm lịch. Tháng 8 có xung đột, tranh chấp lớn. * VÀO Ở SAU NĂM 2004: a/ Nhà hướng CANH (252 – 258 độ): được tăng chút tài lộc, nhưng hay mắc tai họa về xe cộ, bệnh tật về gan, chân tay hoặc gân xương, cũng như phải đề phòng họa Đào hoa, nhất là các tháng 3, 5, 7, 8, 9 và 12 âm lịch. b/ Nhà hướng DẬU (263 - 277 độ) và TÂN (278 – 292 độ): bị hao tiền, công việc làm ăn kém hơn năm trước, nhất là các tháng 1, 2, 4, 7, 8, 10 và 11 âm lịch. Tuy nhiên, do vận khí nhà tốt, nên vẫn vượt qua được mọi khó khăn, các tháng 3, 5, 6, 9 và 12 sẽ có thêm thu nhập. Tất cả nhà hướng TÂY đều dễ bị bệnh trong các tháng 3, 9 và 12 âm lịch. Đối với nhà thuộc các hướng khác, nhưng phía TÂY bị sao Thất Xích đến thì chỉ cần giữ nơi đó cho yên tĩnh, không tu sửa, sinh hoạt nhiều thì vô hại. Với những người có cửa phòng ngủ, bếp, cầu thang, phòng tắm… nằm tại phía TÂY căn nhà (hoặc căn phòng) thì cần kết hợp với phi tinh của trạch vận, rồi mới áp dụng cách hóa giải cho thích hợp. Sao BÁT BẠCH (số 8) – đến phía ĐÔNG BẮC: (từ 22 độ 6 – 67 độ 5): Vừa là cát tinh lẫn vượng tinh, chủ đem đến mọi sự thuận lợi, may mắn cho tài lộc, công danh, sự nghiệp. Tuy nhiên, không phải nhà nào hướng ĐÔNG BẮC cũng được mọi sự tốt đẹp, mà chia thành những trường hợp như sau: * VÀO Ở TRƯỚC NĂM 2004: a/ Nhà hướng SỬU (từ 27 – 33 độ): tài lộc suy thoái, công việc làm ăn thất bại, mắc tai họa lớn, bệnh tật nặng về xe cộ, sông nước, máu huyết, trong nhà có thể có người chết, nhất là các tháng 1, 2, 5, 6, 7, 8, 9, 10 và 11 âm lịch. b/ Nhà hướng CẤN (từ 38 – 52 độ) và DẦN (53 – 67 độ): có tăng chút tài lộc, nhưng gia cảnh vẫn suy bại, con nhỏ hoặc con gái mắc tai họa lớn, trong nhà có thể có người chết, nhất là các tháng 1, 4, 6, 7, 8 và 10 âm lịch. * VÀO Ở SAU NĂM 2004: a/ Nhà hướng SỬU (từ 23 – 37 độ): tài lộc tăng tiến lớn, công việc làm ăn phát đạt, thuận lợi, nhất là các tháng 1, 4, 6, 7 và 10 âm lịch. b/ Nhà hướng CẤN (từ 38 – 52 độ) và DẦN (57 – 63 độ): tài lộc được tăng tiến đôi chút, nhưng hay bị hao công tổn sức, dễ mắc bệnh về bao tử, đường ruột, ngộ độc thức ăn, trong nhà có thể có người chết, nhất là các tháng 1, 2, 3, 4, 6, 7, 10, 11 và 12 âm lịch. Tất cả nhà hướng ĐÔNG BẮC đều dễ mắc bệnh trong các tháng 1, 4 và 10 âm lịch. Đối với nhà không thuộc hướng ĐÔNG BẮC, nhưng nếu trạch vận nhà có Hướng tinh 8 ở đó mới có thể đặt hồ cá, fountain, mở thêm cửa... để thúc đẩy tài lộc, sự nghiệp. Nếu gặp Phi tinh khác thì tốt hơn hết là để khu vực này yên tĩnh. Với những người có cửa phòng ngủ, hoặc bếp, cầu thang, phòng tắm tại phía ĐÔNG BẮC căn nhà (hoặc căn phòng) thì cũng cần kết hợp với phi tinh của trạch vận, rồi mới biết là nên kích động hay hóa giải sao Bát bạch. Sao CỬU TỬ (số 9) - đến phía NAM (từ 157 độ 6 – 202 độ 5): Là sao chủ về văn chương, danh tiếng, lại cũng là Sinh khí của vận 8, nên còn chủ may mắn trong công việc và tài lộc. Tuy nhiên, vẫn cần phân biệt những trường hợp tốt, xấu như sau: * VÀO Ở TRƯỚC NĂM 2004: a/ Nhà hướng BÍNH (từ 158 – 172 độ): tài lộc suy thoái nặng, có thể đi đến phá sản, thường xuyên gặp những chuyện nóng nảy, bực bội, dễ bị đau tim, cao máu, đau bao tử, ung thư, cũng như khí huyết, lại dễ bị hỏa hoạn. Trong nhà cả năm bất an, chỉ có các tháng 6 và 8 âm lịch là tương đối yên ổn mà thôi. b/ Nhà hướng NGỌ (từ 173 – 187 độ) và ĐINH (từ 192 – 198 độ): gặp nhiều khó khăn về tài lộc cũng như công việc, dễ bị những bệnh về phổi hoặc ho lao, nhất là các tháng 1, 2, 4, 5, 7, 9, 10 và 11 âm lịch. * VÀO Ở SAU NĂM 2004: a/ Nhà hướng BÍNH (từ 163 – 168 độ): tương tự nhà hướng BÍNH dọn vào trước năm 2004 ở trên. b/ Nhà hướng NGỌ (từ 177 – 183 độ) và ĐINH (từ 192 – 198 độ): tài lộc và công việc đều thăng tiến thuận lợi, có uy tín tốt, mọi sự hanh thông, nhất là các tháng 2, 4, 5, 7, 8, 9 và 11 âm lịch. Tất cả nhà hướng NAM đều dễ mắc bệnh trong các tháng 2, 5 và 11 âm lịch. Đối với nhà thuộc các hướng khác, nhưng phía NAM có sao Cửu Tử đến thì tùy theo Phi tinh của trạch vận ở đó là gì, rồi mới có thể kích hoạt, hoặc giữ cho yên tĩnh, hay dùng cách hóa giải để giảm bớt tai họa. Nếu nơi đó là cửa phòng, bếp, phòng tắm, cầu thang…thì cũng phải phối hợp với Phi tinh của trạch vận mới biết nên phát huy sao Cửu Tử, hay cần hóa giải nó. Đó là ảnh hưởng của Phi tinh trong năm đối với nhà cửa. Ngoài ra, còn phải chú ý đến ảnh hưởng của các Thần sát, trong đó quan trọng nhất là Thái Tuế, Tuế Phá và Tam sát. 2/ THÁI TUẾ: Năm nay, Thái Tuế đến phía ĐÔNG NAM, ở khu vực cung TỐN - TỴ (trong khoảng từ 127 độ 6 – 157 độ 5), vì vậy không nên đập phá, tu sửa, động thổ, hay hoạt động náo nhiệt… tại đó, nhất là nếu trạch vận của căn nhà có Sơn - Hướng tinh là suy, tử khí. Đối với nhà hướng TỐN - TỴ mà dọn vào ở sau năm 2004 thì năm nay Thái Tuế đến phía trước, mà trạch vận những nhà này đều đắc vượng khí tới hướng, nên không cần phải kiêng kỵ vấn đề Thái Tuế tới phía trước nhà. Với những người sinh năm HỢI, ngày HỢI, hay trong năm, tháng, ngày, giờ sinh có 2, 3, 4 HỢI mà ở nhà hướng TỴ, đi cửa trước phương TỴ, nhưng nếu nơi đó (cửa trước) đắc vượng khí thì không sao, vì với trường hợp này thì thường là trong số mệnh cũng đã có cứu giải. Còn với nhà phương TỴ gặp suy, tử khí mà dùng cửa đó thì tai họa càng khốc liệt, sẽ xảy đến cho mình hoặc người thân (cha mẹ, chồng vợ, con cái…) hay có khi cả nhà bị thương vong. Cho nên, cách tốt nhất là dùng cửa khác để ra vào, hoặc dời đi ở tạm nơi khác, hay đi xa nhiều để giảm bớt tai họa. Ngoài hướng nhà, còn cần để ý đến phương vị giường ngủ và bàn làm việc. Nếu chúng nằm trong phương TỐN - TỴ thì trừ khi nơi đó có sinh - vượng khí của Hướng tinh mới có thể tiếp tục dùng, còn nếu có suy, tử khí thì nên dời đi nơi khác. Nếu phía ĐÔNG NAM phòng ngủ, phòng làm việc có cửa phòng, bếp, phòng tắm, cầu thang… và có lối đi dẫn thẳng đến cửa phòng thì cũng tùy theo trạch vận như thế nào mà dùng biện pháp hóa giải thích hợp. Về việc xây cất, mua nhà, hay mở tiệm làm ăn… trong năm nay (QUÝ TỴ) thì vẫn có thể chọn nhà tọa - hướng TỐN hay TỴ, chứ không cần phải kiêng kỵ. 3/ TUẾ PHÁ: Là khu vực đối diện với Thái Tuế. Vì năm nay Thái Tuế đến TỐN - TỴ (tức phía ĐÔNG NAM), nên Tuế Phá đến CÀN - HỢI (tức phía TÂY BẮC). Trái ngược với khu vực Thái Tuế đến là có quá nhiều dương khí, nơi Tuế Phá đến chỉ toàn là âm khí, nên chủ đau yếu, chết chóc, trắc trở, thất bại trong công việc. Vì vậy, nơi đó cũng không nên đập phá, tu sửa, động thổ, ngủ nghỉ hay làm việc. Đối với người sinh năm TỴ, ngày TỴ, hay trong năm, tháng, ngày, giờ sinh có 2, 3 hay 4 TỴ mà đi cửa phương HỢI thì mọi sự đều bế tắc, gặp nhiều tai họa. Cách hóa giải là dùng cửa khác, hoặc đi xa nhiều, hay tạm ở nhà khác. Ngay cả đối với người tuy sinh vào năm, tháng, ngày, giờ khác, nhưng nếu nhà có cửa phương HỢI, mà thường dùng cửa này trong năm nay cũng sẽ gặp nhiều khó khăn, trở ngại trong mọi công việc, vì ngoài Tuế Phá còn bị niên tinh Lục Bạch (số 6 - phạm Phục Ngâm) đến. Tuy nhiên, với nhà đắc vượng khí tại đây thì không sao cả. Nếu giường ngủ, bàn làm việc nằm tại phía TÂY BẮC thì sức khỏe kém, dễ bị bệnh tật, công việc gặp nhiều trở ngại, lại hay bị cấp trên hoặc quan quyền hãm hại, làm khó dễ... Vì vậy, cách tốt nhất vẫn là dời giường hoặc bàn làm việc đi nơi khác. Nếu cửa phòng ngủ, phòng làm việc nằm tại phía TÂY BẮC thì cần phối hợp với trạch vận và phi tinh của căn nhà để xem nó tốt hay xấu, rồi mới dùng cách hóa giải cho thích hợp. 4/ TAM SÁT: Năm nay đến phía ĐÔNG (gồm các khu vực DẦN - GIÁP - MÃO - ẤT - THÌN). Vì Tam Sát là chúa tể của âm khí, nên thường gây hình thương, chết chóc, bệnh tật nặng. Do đó, nơi nó đến cũng không được động thổ, tu sửa hoặc chặt cây (nhất là cây lớn). Nếu vẫn cứ làm thì nhẹ cũng bị tai họa, thương tích, nếu nặng có thể vong mạng. Vì Tam Sát là chúa tể của âm khí, nên tối kỵ đến phía sau nhà. Tuy nhiên, không phải bất cứ nhà nào tọa ĐÔNG (1 trong 5 khu vực kể trên) là đều sẽ gặp tai họa, mà chỉ những nhà có phòng ngủ và giường ngủ nằm trong khu vực của Tam sát mà thôi. Cho nên, với người có phòng hay giường ngủ nằm trong những khu vực đó thì nên dời phòng, kẻo sẽ có tai họa thương tích, mổ xẻ, hay bệnh tật nặng có thể làm tổn thương đến tính mạng. Nhất là năm nay các niên tinh đến đó đều bị Phục ngâm, nên nếu không dời giường thì sẽ khó tránh nổi tai họa. Tóm lại, năm QUÝ TỴ (2013) là 1 năm kinh tế bị suy thoái, cũng như dân chúng sẽ chịu nhiều áp lực của chính quyền và cấp trên hơn. Năm nay cũng là năm mà nhiều nước nhỏ, yếu bị những nước lớn, hùng mạnh tìm cách uy hiếp, đe dọa, khiến cho tình hình thế giới sẽ rất căng thẳng, có thể dẫn đến những cuộc chiến tranh trong năm nay và năm tới. Chicago, ngày 17 tháng 1 năm 2013 Bình Nguyên Quân1 like
-
Trước tiên xin kính chào các quý ông quý bà cùng toàn thể quý cô chiêu và quý cậu ấm. Hiện nay, mục Tử vi luận giải này rất đông khách, đại bộ phận khách khứa là quý cậu ấm và quý cô chiêu, mới 19 đôi mươi nên còn nhiều sự đời chưa hiểu, thiết tưởng mình đỗ đại học đã là nhớn, biết Hun đã là khôn nhưng khi lạc vào thế giới tiên đoán thì đúng là một kiến thức mới. Hiện nay, theo như tôi quan sát, hầu hết các anh chị, cô bác luận giải ở diễn đàn đều dùng từ ngữ tân thời, rất ít từ ngữ cổ hoặc cũ. Nhưng xem ra nhiều người Trẻ không hiểu và nhiều người xấu số (lá số không đẹp như ý) hay hỏi đi hỏi lại, người này trả lời không ưng thì tưng tưng chạy qua hỏi người khác. Giá mà khi đi học mà chăm chỉ chịu khó như thế thì tốt cho nước nhà quá. Vì vậy tôi xin mạn phép mở ra mục này để các cô bác, anh chị luận giải lá số đóng góp các kiến giải vào đây để các quý ông bà, quý cô ấm cậu chiêu đọc hiểu một vài vấn đề cơ bản. Với các quý vị nhờ bình giải lá số thì chỉ nên đọc hiểu chứ đừng View như người Anh. Bởi quý vị viết vài dòng cảm xúc vào đây thì sẽ có nhiều điều không cần thiết. Nếu thấy nhất thiết phải viết thì nên đọc kỹ trước khi đặt tay gõ phím hỏi về vấn đề mình chưa hiểu. Rào trước, Chắn sau như vậy thiết nghĩ cũng đã cạn lẽ. Xin phép quý vị cho tôi vào thẳng vấn đề cần vào như sau: 1/ Không còn là trinh nữ trước khi động phòng hoa trúc: Việc này không nhất thiết cứ phải là quan hệ với người ngoài rồi mới lấy chồng. Hoàn toàn có thể quan hệ với người chồng trước khi cưới và đăng ký kết hôn. 2/ Phải lập gia đình muộn mới tránh được hình khắc chia ly: Muộn là từ tầm 30 tuổi trở đi, Sớm là từ 24 tuổi trở về trước, Trung bình là tự hiểu. 3/ Giải pháp để tránh hình khắc ly dị: muộn lập gia đình, làm lẽ, cưới hỏi dở dang người này rồi lấy người khác, cưới đi và cưới lại 4/ Cưới đi và cưới lại: Là việc hi hữu, ví như vì ở xa nhau nên phải tổ chức cưới ở 2 nơi, bái gia tiên 2 lần, hoặc cưới chui trước khi cưới thật, tức là ra phường làm đăng ký kết hôn hoặc lấy được giấy đăng ký kết hôn rồi về nhà làm lễ bái gia tiên ở 1 trong 2 họ, Hiện nay thiên hạ rất chuộng cái vụ cưới đi rồi cô dâu lẳng lặng bỏ về nhà đẻ, sau đó chú rể mới lóc cóc đi đón dâu về lần nữa. Để gọi là qua 2 lần đò đểu. Vì là đò đểu nên chẳng có gì đảm bảo cái sự giả dối cố ý được biện hộ là chữa mẹo với chẳng méo này có tác dụng gì cả. Chồng 5 thê 7 thiếp vẫn cứ diễn ra, vợ thì có cả bộ sưu tập người tình thì vẫn chẳng tránh khỏi. Thế thì chọn giờ lành tháng tốt làm gì hay tại thầy bói dốt? 5/ Kim lâu đối với nữ nên không được lấy chồng: 1 lần ân ái cũng nên vợ chồng, nếu nói dại chỉ 1 lần nghịch dại mà có thai, vậy lúc nghịch dại ấy ai xem ngày xem giờ cho? Yêu thì Cưới, đó là nét văn hóa của dân tộc Việt, "Ép dầu ép mỡ ai nỡ ép duyên?", "Ngày xưa ai cấm duyên bà, mà nay bà già bà cấm duyên tôi?", "Hùng Vương kén rể thời nay: Xe bốn bánh, Cánh 2 bên, Lên thang máy (nhà biệt thự cao hơn 5 tầng phải đi thang máy chứ ko phải loại trung cư vớ vỉn) Như vậy Kim lâu hay không, không quan trọng trong việc cưới chồng, bởi nếu quan trọng thế thì sao lúc đẻ con ko tính chuyện kim lâu, chồng thì chỉ sống được vài chục năm cùng mình (lâu hơn cha mẹ mình) nhưng thường thì chồng không sống lâu hơn con mình (Ở nhà theo cha, lấy chồng theo chồng, chồng chết theo con cái). Vậy rõ ràng cái chuyện trăm năm kia là sống với con, con cái lo ma chay - hiếu hỉ cho cha mẹ, quan trọng thế sao không Kiêng? hay sướng quá nên quên mất việc kiêng cữ? 6/ Cải số: Quả có vài trường hợp lá số phán Tử vong, đương số quả nhiên có nhìn thấy Quỷ Môn Quan. Nhưng được cứu giải. Nên không phải xuống mười mấy tầng địa ngục an dưỡng. Đó là những trường hợp hi hữu và không phải tất cả những người có cùng ngày, cùng tháng, cùng năm đó đều được cứu giải như thế. Mình không chết thì người khác chết, số trời đã định ngày hôm đó Tử thần với lưỡi hái Đầu lâu phải gom đủ 3000 đầu lâu vào cái túi đen ngòm, nếu không đủ thì bị phạt, không nhẽ cái lão Sư cọ mốc với lưỡi hái dài ngoằng đó nhận hối lộ của quý vị để giết người khác thế thân cho quý vị hoài? Rõ là không rồi. Như vậy việc cải số cũng giống như việc thi Hoa hậu thế giới vậy, cả năm chỉ có 1 người đăng quang ngôi vị cao nhất mà thôi. Chứ cải được số thì sao không làm cho lá số đẹp cả 12 cung số luôn đi, chỉ cải mỗi cái cung Phu Thê hay Tử tức xấu hoắc để làm gì? vậy cung này tốt lên thì cung nào sẽ xấu đi đây? Tử vi không phải là cái để mọi người xoay chuyển càn khôn mà chỉ để con người nhìn vào đó để chuẩn bị tâm lý cũng như cách ứng xử sao cho tốt nhất trong hoàn cảnh đó mà thôi. Nhưng không có nghĩa là khoanh tay chịu trói, Tức biết được tháng này mình bị mất tiền có thể do bị cướp hoặc bị vay đểu. Thì mình phải tự đưa ra đối xách là cướp thì phải truy hô, vay đểu thì chỉ cho vay ít thôi. 7/ Giầu có đừng vội mừng, nghèo khó đừng vội lo: Biết số mình nghèo, bon chen cũng chẳng lợi gì thì đừng lấy đó làm buồn, mà hãy nghĩ đến việc mình sống có hạnh phúc không, người ta giầu có mà con cái ăn tàn phá hại thì có hạnh phúc không? kiếm tiền nhiều để vợ chồng nem chả mà vẫn chung giường, con cái hút sách mà vẫn đi du học thì khi về già có sướng không? Giầu mà không sang chẳng bằng nghèo khó mà đứng đắn. Sống ở trên đời, cần có 1 cái tâm cùng với cái tầm chứ không phải tiền bạc và địa vị. 8/ Tuổi còn trẻ quá (dưới 25) thì không nên tìm hiểu quá sâu về tương lai xa: Tầm tuổi này chỉ nên biết tương lai gần trong 5 năm tới chứ đừng tham lam mà hỏi thông cả đến lúc vào hòm. Cuộc đời này chỉ có 18% là những điều tuyệt vời, với 2% may mắn, còn lại có đến 80% những điều không may. Vì thế hầu hết xem số nói về điềm gở nhiều và dễ hơn điềm lành. Nhưng với số lượng điềm lành nhỏ bé ấy lại làm lên cả 1 kỳ tích về cuộc sống con người. Vì vậy, hãy nhìn gần để dễ làm, đừng nhìn xa quá mà thêm mệt mỏi. 9/ Tỷ phú tại Thiên, Triệu phú nhờ tích góp, đổi giờ sinh để làm gì?: Giầu không phô, nghèo không xấu hổ. Nếu đã biết số mình nghèo thì cố mà tích góp, để một mai mưa gió đau ốm còn có cái dùng, chứ nợ nần là tự mình bán danh dự của mình đi rồi. Bởi nhỡ một mai chết đi, gánh nợ đó đổ lên đầu ai nếu ko phải là người thân ruột thịt trong nhà? Vì vậy dù giầu hay nghèo thì cũng nên khiếm tốn. Đừng xừng sực đổi giờ sinh, ngày sinh. Nếu đã không biết thì cần làm rõ trước, khi đăng tin lên cần kiểm tra lại kẻo đến lúc người giải đã luận giải cả tràng rất dài rồi mà cuối cùng là sai giờ sinh. Nếu quý vị đi xem mất phí, sẽ có bao nhiêu người nhìn quý vị? người ta đang xếp hàng chờ đến lượt mà lại bị 1 kẻ lãng nhách xếp trước. Như thế là không lịch sự. Đổi giờ sinh, chắc gì đã có lá số tốt hơn 10/ Vợ chồng có ngày xa cách: Xa cách không có nghĩa là ly dị, nhưng lại có ý nghĩa là chia ly tạm thời. vì dận nhau hoặc vì công tác, không thể luận giải chính xác được là vì sao. 11/ Bị làm sao đó: Làm sao là làm sao thì có nhiều trường hợp, nhưng tựu chung là muốn biết nguyên nhân và kết quả, Tử vi không thể chỉ rõ được vấn đề, ví như đụng xe hay đâm xe? đụng thì chỉ là va quệt nhẹ, còn đâm xe thì nặng rồi. Nhưng ai đâm ai và xe đâm là xe gì thì chịu nhé, chỉ có Chúa mới biết nó là cái gì và như thế nào. Khoa học cũng như Tử vi không bao giờ trả lời Tại sao mà chỉ giải thích như thế nào. Đừng hỏi tại sao con người lại sinh ra trên trái đất này mà không phải là ở 1 Ngôi sao cô đơn nào đó trong vũ trụ. Không ai và không bao giờ bạn có câu trả lời. 12/ Sao này và sao kia: Nếu quý vị chưa thông tường hoặc chưa thuộc được ý nghĩa cũng như sự phối kết hợp giữa các sao thì không nên đưa ra những câu hỏi về các vì tinh tú này để tránh chuyện tranh cãi nhiều hơn là trao đổi học thuật. Người luận giải thực sự không có hứng thú đàm đạo với quý vị về vấn đề này (hầu hết là thế) 13/ Học giỏi không đồng nghĩa với giầu có và ngược lại: Cuộc đời là thế đó, quý vị có 1 quá khứ học hành siêu việt, nhưng chẳng có gì đảm bảo là quý vị có 1 tương lai sáng về tiền bạc cả. Tiền và Tài không phải lúc nào cũng song hành với nhau Ngày hôm nay có thu nhập cao thì đừng vội mừng, bao giờ nghỉ hưu ở tuổi 60 thì hãy phán xét việc bói toán là trò nhảm nhí. 14/ Giầu nứt đố đổ vách mà không bền: Ai cũng có 1 thời kỳ 10 năm phát đạt, nhưng không phải cả 10 năm đều phát mà có năm được năm hòa. Nhưng tổng kết là tốt và rất tốt. Cái ngưỡng 10 năm tốt đó nó thể hiện ở con số dưới đáy và ở giữa mỗi cung số. Quý vị có thể xác định được cho mình ở khoảng tuổi nào, ví như Mệnh là số 3 và khoảng thời gian tốt nhất cho mọi vấn đề của cuộc sống có thể là từ 23 đến 32 tuổi bởi cung kế tiếp là cung 33, nếu vận hạn tốt ở cung 43 thì thời kỳ tốt đẹp đó là từ 43 đến 52 tuổi. v.v... Đời người thường chi có 1 thời ký 10 năm này thôi, thường thì chỉ có một vài trường hợp đắc cách mới có 2 vận tốt, có thể là ở cung 33 và cung 53 tuổi, tức cung 43 tuổi ko tốt hoặc hơi xấu so với bình thường. 15/ Mất điện thoại có tìm lại được không? hay các câu hỏi đại loại như thế: Vậy mất người yêu có lấy lại được không? đâu cần bói toán gì cũng đoán được mà. Rất ít trường hợp Tử vi có thể đoán được, nên đi tìm các phương pháp tiên đoán khác thì hơn. Mong các quý vị giải số tiếp phím1 like
-
Ai cũng buồn vì có cung số nào đó của mình ko đẹp, nhưng thực sự không ai có đủ 12 cung số đẹp huy hoàng cả Ai cũng buồn vì mình không mau nổi tiếng và tài năng, nhưng nhìn những ngôi sao đương đại thì hiện nay mấy đĩa CD các bé hát hò đó đã lớn, vậy họ có còn được hâm mộ như lúc còn bé không? Ở VN mọi người có nhiều nổi tiếng đương đại để mọi người chiêm nghiệm, ko tiện nêu ra, nhỡ họ đọc xong lại kéo đổ diễn đàn thì khổ nhiều người. Trên thế giới có thể kể ra vài người đình đám có thể nêu vô tư vì nhiều khả năng họ chẳng biết mình nói gì về họ (toàn sự thật thôi mà) Michael Jackson sống là thế, chết là thế, có ai muốn như anh? Võ sĩ thép Mike Tison đến già mà vẫn có kẻ muốn thách đấu để 1 lần đứng trên đầu người vô địch một thời. Ai muốn được như anh không? Vua bóng đá PeLe chưa bao giờ đoán được đội vô địch, dù ở vòng trung kết. Buồn nhỉ. Thần đồng bóng đá Maradona nghiện ma túy đến độ lấy đầu con gái ra để thề là không nghiện hút mà vẫn hút hít v.v... Rất nhiều người tài đều chỉ có 1 thời và nếu không có sự điều chỉnh bản thân thì sẽ không có con đường tốt trong tương lai. Xem số là để biết ứng xử sao cho hợp lẽ đời và không hổ thẹn với lương tâm. Chứ không phải là để cải số hay thay đổi số phận hay làm sai đi lịch sử. Nếu trước kia tầu Titanic không chìm (trước đó đã có tiên đoán đến chuyện này và nêu đích danh cái tên Titanic) thì ngày nay nó đã ngao du khắp nơi với hàng ngàn lượt khách. Và người ta sẽ không thể tìm ra Vi khuẩn có thể phân hủy Thép (Thép cứng hơn Sắt do đã được bổ xung nhiều hợp chất tăng cứng Si, C, N, Ni...) Cái gì cũng có nguyên do sinh tồn của nó, cái chết của sinh vật này là sự sống của sinh vật khác. Giữa sinh và diệt là ranh giới mong manh.1 like
-
Để thuận tiện nhất cho các "thầy" Tử Vi có thể tư vấn, các bạn chú ý những điểm sau khi đặt câu hỏi . Nêu cụ thể giờ, ngày tháng năm sinh, ghi rõ là Dương Lịch hay Âm Lịch. Cụ thể giới tính Nam hay Nữ Bạn là người nhờ tư vấn, yêu cầu link sẵn lá số Tử Vi thông qua trình Tử Vi Lạc Việt của diễn đàn tại: Lấy lá số Tử Vi Bạn nêu cụ thể thông tin các sự kiện qua trọng trong đời để người xem kiểm chứng giờ sinh. Nêu vấn đề bạn quan tâm, muốn xin tư vấn. Bạn có thể tham khảo một ví dụ sau:1 like
-
Chú ý khi xin tư vấn Tử Vi
Xiaobaobei liked a post in a topic by Guest
Các A/C khi nhờ Tư vấn, ngoài thông tin cần thiết (theo như NOTE của anh phamthaihoa) xin chú ý một vài điểm sau: KHÔNG đăng nhiều bài viết có cùng nội dung tại nhiều thời điểm (hoặc cùng thời điểm) trên diễn đàn. KHÔNG dùng hình thức "SPAM" để đầy bài viết của mình lên đầu. (Dùng các câu quá ngắn, không mang nghĩa truyền tải thông tin) Lá số Tử vi của các bạn phải lấy từ Trình Tử Vi Lạc Việt ở Trang chủ của trang www.lyhocdongphuong.org.vn Các Thầy xem Tử Vi trong diễn đàn cũng khá lớn tuổi nên mong các bạn sử dụng ngôn ngữ giao tiếp cho phù hợp. Bài viết bắt buộc phải sử dụng ngôn ngữ Tiếng Việt, có dấu. Một vài chú ý nhỏ, mong các A/C lưu ý.1 like -
Tướng pháp phụ nữ - Phần 3 Cốt tướng Trong phép xem tướng, tâm tướng quan trọng nhất, rồi tới thần khí, tiếp theo là hình tướng. Nói thẳng ra trong hình tướng chỉ có 3 thứ phải xem: cốt tướng, nhục tướng và tướng khí huyết. Phần này bàn về cốt tướng. Cốt tướng là tướng xương, tức trên người cứ chỗ nào có xương thì liệt cả vào cốt tướng mà xem. Cốt tướng cần đạt các tiêu chuẩn sau thì mới coi là đẹp: - Thẳng thắn: Các loại xương cổ, vai, cánh tay, chóng chân, cột sống...phải thẳng thớm, ngang bằng, không được cong, vênh, lệch. Ngay cả xương trán cũng phải thẳng ( trán hói nếu có thông minh cũng dễ hỏng đường gia thất). Xương ngón tay cũng thẳng mới tốt, ngón tay cong là sức khoẻ kém và vất vả, nhiều khi còn thể hiện xấu tính. - Đều đặn: Xương đều đặn thể hiện ở sự cân đối, những phần xương lộ hẳn ra như gò má, đầu gối, mắt cá chân... thì nên có hình tròn trặn, vuông vắn, không nên nhọn và lệch . - Được thịt tương trợ: Câu này có lẽ hơi khó hiểu .Nó gồm có hai ý, thứ nhất là xương nên được thịt bao bọc chẳng nên lộ ra ngoài, thứ hai là xương và thịt phải cân nhau. Nên gầy quá béo quá theo tướng mà nói thường là không tốt. Lộ xương có nhiều ý, phổ biến nhất là vất vả, dù quan hay dân thì đều nhọc nhằn sương gió, gian khổ. Các tướng khác mà kém thì là người dưới trong xã hội, hoặc chết non. Cách lộ xương chỉ có tướng Hoả toàn cục thì đỡ nhất, tiếp theo là tướng Kim. Nhưng ngay cả với hai cách này, ý nghĩa xấu của lộ xương vẫn còn, chỉ có chế giảm đi và được bù lại bởi những cách khác. - Chắc chắn thanh tú: Xương ở trong thịt thì sao biết thanh tú chắc chắn? Câu trả lời là coi móng tay, móng chân, tóc và răng, trong đó răng là quan trọng nhất. Nên to dài khít, chắc, trắng trong. Xương thanh tú thì sang trọng, tài lộc, nếu cộng thêm các tướng tốt khác thì tuổi thọ và sức khoẻ rất khá, tình duyên cũng may mắn luôn. Tướng pháp phụ nữ - Phần 4 Tướng phụ nữ sát chồng Sát chồng có nghĩa không thuận lợi đường hôn nhân, không phải "chết chồng". Mức không thuận lợi này có thể đa dạng: li hôn, cãi vã, bất hoà, hay một trong hai kém về sức khoẻ và tuổi thọ. - Ánh mắt ác hay ánh mắt như khóc, tối và ướt. - Lông mày thô, như đàn ông. - Mũi gầy, mủi nhỏ xíu. - Mũi thấp tẹt. - Xương má xương mặt quá to và lộ. - Đôi bàn tay gân guốc như nam giới. - Giọng nói the thé, cao vút. - Hai đôi bàn tay lệch lạc thấy rõ. - Gò má cao và nhọn, hay mũi thấp mà gò má cao. - Hàm răng khấp khểnh, môi mỏng. Trích Nhân tướng học1 like