-
Thông báo
-
Nội quy Lý Học Plaza
Nội quy này là bản mở rộng Nội Quy - Quy định của Diễn đàn. Khi tham gia mua bán, các thành viên phải tuân theo những quy định sau: Tiêu đề bài viết: Bao gồm: Chỉ dẫn địa lý, Loại hình Mua/Bán, Thông tin mua bán.
Chỉ dẫn địa lý: Tỉnh/thành nơi mua bán. Hoặc sử dụng định nghĩa có sẵn:TQ: Toàn quốc
HCM: TP Hồ Chí Minh
HN: Hà Nội
[*]Ví dụ: HCM - Bán Vòng tay Hổ Phách Nội dung bài viết: Mô tả chi tiết sản phẩm mua/bán
Bắt buộc phải có thông tin liên lạc, giá Mua/Bán
Bài mới đăng chỉ được phép up sau 03 ngày.
Thời gian up bài cho phép: 01 ngày 01 lần.
Các hành vi vi phạm nội quy này sẽ bị xóa bài hoặc khóa tài khoản mà không cần báo trước.
-
Leaderboard
Popular Content
Showing most liked content on 12/02/2013 in all areas
-
LẠI BÀN CHUYỆN "KIM LONG ĐẰNG PHI". Tiếp theo Tri thức khoa học hiện đại đã nhận thức được hầu hết những dạng tồn tại của vật chất có khối lượng - Từ hạt vật chất nhỏ nhất đến các thiên hà khổng lồ. Nhưng một khối lượng khổng lồ những dạng tồn tại khác của vật chất họ chưa nhìn thấy, chiếm đến 96% trong tổng thể những dạng tồn tại trong vũ trụ, mà họ gọi là "vật chất tối". Tất nhiên - với giới hạn của tri thức khoa học hiện đại - các nhà khoa học chưa thể xác định được bản chất tương tác của các dạng tồn tại trong vũ trụ. Và hệ quả tất yếu - do chưa khám phá hết các dạng tồn tại của vật chất trong vũ trụ - cho nên chưa thể biết được bản chất tương tác của vật chất - và càng không thể đạt tới khám phá những quy luật tương tác của các dạng vật chất vận động trong vũ trụ, nhằm xác định quy luật phát triển của vũ trụ, thiên nhiên trên trái Đất và cuộc sống của con người. Để đạt được điều này, khoảng cách giữa Lý học Đông phương và khoa học hiện đại thật là xa vời vợi. Ngược lại, Lý học Đông phương - nhân danh nền văn hiến Việt - đã sử dụng những mô hình biểu kiến, những công thức và có thể thay thế bằng những đại lượng cụ thể - là những dự kiện đầu vào mang yếu tố thời gian - tất nhiên nó phản ánh một không gian vũ trụ tương ứng có tính quy luật - để tiên tri những sự kiện sẽ xảy ra. Tức là phù hợp với đầy đủ yếu tố của tri thức khoa học hiện đại, gồm: Dự kiện đầu vào, nội dung cần biết và khả năng kiểm chứng trong tương lai kết quả được dự báo. Thành quả nghiệm chứng của các phương pháp tiên tri Đông phương trải hàng Thiên Niên Kỷ. Đó là niềm mơ ước của tất cả những tri thức và các lý thuyết khoa học hiện đại. Chưa có một lý thuyết và một kết quả ứng dụng nào của tri thức khoa học hiện đại nào vượt thời gian như vậy. Tất yếu để có những mô hình biểu kiến và những phương pháp tiên tri đó, nó phải là hệ quả của một hệ thống lý thuyết hoàn chỉnh và nắm bắt được tất cả mọi bản chất của các dạng tồn tại và tương tác của vật chất với quy luật của chúng. Đó chính là thuyết Âm Dương Ngũ hành - nhân danh nền văn hiến Việt, trải gần 5000 năm lịch sử, một thời huy hoàng ở miền nam sông Dương Tử - Nền văn minh thứ V trong lịch sử văn minh nhân loại, kế thừa của nền văn minh toàn cầu Atlantic đã sụp đổ. Trong lịch sử văn minh Hán, chính các nhà nghiên cứu Hán Nho từ hàng ngàn năm nay, đến tận bây giờ vẫn chưa thể xác định được thuyết Âm dương ngũ hành - mà họ tự nhận là của họ - hình thành trong giai đoạn nào trong lịch sử văn minh Hán. Đây là điều kiện tối thiểu để xác định sự hình thành một lý thuyết trong một nền văn minh theo tiêu chí khoa học: Một học thuyết được xác định thuộc về nền văn minh nào thì nó phải có một quá trình hình thành hợp lý trong lịch sử nền văn minh đó. Đại để vậy. Đây cũng mới chỉ là một trong những tiêu chí khoa học nhằm xác định một nền văn minh chủ thể sở hữu một học thuyết, chưa phải là tiêu chí duy nhất. Nói tóm lại : Thuyết Âm Dương Ngũ hành không thể thuộc về văn minh Hán xét trên cơ sở tiêu chí khoa học liên quan đến sự hình thành một học thuyết. Điều này tôi đã chứng minh trên diễn đàn. Nên không bàn ở đây. Bởi vậy, tất cả những nhà nghiên cứu về văn minh Đông phương đã hoàn toàn bế tắc, khi cố gắng mở cánh cửa của nền văn minh huyền bí này. Họ đã sai lầm từ đầu khi mặc định rằng: Nó thuộc về văn minh Hán. Tất nhiên từ sự mặc định này thì tất cả những giá trị lởm khởm , sai lệch, phi lý trong những gì mà nền văn hiến Việt còn sót lại, khi nền văn minh này bị sụp đổ ở Nam Dương tử - mà văn minh Hán cóp nhặt được - đều nghiễm nhiên là thành tựu của nền văn minh Hán. Bởi vậy, hầu hết các nhà khoa học quan tâm, hoặc thực sự nghiêu cứu sâu về Lý học Đông phương - xuất phát từ mặc định nguồn gốc của Lý học Đông phương có nguồn gốc Hán - đều nhận thấy một sự mơ hồ, huyền bí - Hoặc như giáo sư Nguyễn Văn Tuấn đã kết luận: "Giả khoa học". Các nhà khoa học đẳng cấp như giáo sư Nguyễn Văn Tuấn đã đúng và chỉ đúng trong điều kiện này. Nhưng nếu chúng ta vượt qua được sự mặc định lịch sử thuyết ADNH thuộc về văn minh Hán và bắt đầu từ một điều kiện khác: xác định nguồn gốc văn minh Đông phương có cội nguồn từ từ nền văn hiến Việt trải gần 5000 năm lịch sử , một thời huy hoàng ở miến nam sông Dương Tử - thì mọi việc cũng sẽ khác hẳn. Nhân danh nền văn hiến Việt và đi tìm những gía trị cội nguồn của thuyết ADNH từ những di sản văn hóa phi vật thể còn lại trong văn hiến Việt, để hiệu chỉnh, tập hợp lại những gía trị của thuyết Âm Dương Ngũ hành và so sánh với tiêu chí khoa học cho một lý thuyết khoa học được coi là đúng thì nó hoàn toàn thỏa mãn. Không những chỉ phù hợp với tiêu chí khoa học cho một lý thuyết khoa học, nó còn thỏa mãn với cả tiêu chí cho một lý thuyết thống nhất mà ông Hawking đã mô tả. Tiếc thay! Sau đó, vì sự thất vọng và bế tắc của nền khoa học hiện đại trong những cố gắng khám phá vũ trụ, thiên nhiên, cuộc sống và con người, chính ông đã phát biểu một cách bi quan: "Không thể có một lý thuyết thống nhất!". Nhưng nếu ông nhìn về văn minh Đông phương và vào trang web này của chúng tôi, tôi hy vọng rằng: Ông sẽ không bi quan như vậy. Tất cả những tiêu chí khoa học cho một lý thuyết khoa học và cả lý thuyết thống nhất, mà ông đã công bố trong cuốn "Lược sử thời gian" nổi tiếng của ông , đều được thỏa mãn với thuyết Âm Dương Ngũ hành - nhân danh nền văn hiến Việt với nguyên lý căn để "Hậu Thiên Lạc Việt phối Hà Đồ". Tuy nhiên điều đáng tiếc là không có một kênh thông tin nào để ông có thể quan tâm đến chúng tôi, những người kém may mắn về phương diện thông tin. Nhưng đấy không phải là một bận tâm của chúng tôi. Chúng tôi phục hồi những gía trị của nền văn minh Đông phương vì một mục đích chứng minh chân lý. Tất yếu nó có nhu cầu trao đổi thông tin với những mối quan hệ liên quan. Và nó chỉ là điều kiện cần để phổ biến chân lý, chứ không phải là điều kiện cần để đạt tới chân lý. Trở lại với thuyết ADNH. Chính nhưng mô hình biểu kiến với các kết quả có thể kiểm chứng xác định một hệ thống tri thức siêu việt vượt ngoài tầm của nền tảng tri thức hiện đại có khả năng tiên tri - thì - tất yếu, hệ thống lý thuyết đó phải là hệ quả của một nhận thức toàn diện mọi dạng tồn tại của vật chất trong vũ trụ - trong đó có vật chất tối - mà tri thức khoa học hiện đại chưa biết đến. Và còn hơn thế nữa, lý thuyết đó phải nhận thức được những mối quan hệ của những qui luật tương tác trong lịch sử hình thành vũ trụ thì mới có khả năng mô tả những mô hình biểu kiến xác định những quy luật tổng hợp để có thể tiên tri. Một trong những yếu tố tương tác quan trọng chính là sự tương tác của những giá trị thuộc về con người, mà mọi người quen gọi là "ý thức"; hoặc "tinh thần". Thực tế khách quan vận động bên ngoài còn người đã tạo nên nhận thức của con người. Chính từ nhận thức đó, con người có ý thức tác động trở lại với môi trường - bao gồm cả thiên nhiên, văn hóa, xã hội, cuộc sống cho đến từng hành vi...Hành vi đó, có thể đúng, có thể sai...tùy thuộc vào mối tương quan trong cấu trúc vật chất tạo nên con người phản ánh qua hình tướng và tùy thuộc vào khả năng nhận thức của chính mỗi con người trong môi trường của nó. Đôi câu đối hoành phi trên con tàu Hải Giám ra Senkaku của Trung Quốc chính là sự lựa chọn có ý thức của một ban giám khảo với hàng ngàn câu đối dự thi thể hiện ý thức mỗi con người. Quyết định lựa chọn đôi cấu đối hoành phi này là kết quả tổng hợp nhận thức được hội tụ ở ban giám khảo. Và tất nhiên, nó phản ánh một thực tại tế vi, phản ánh tất cả mọi yếu tố tương tác hình thành nên cặp câu đối hoành phi này trong tập hợp của nó và tác động trở lại môi trường có khả năng tiên tri. Đến đây, tôi cần bày tỏ thêm một khái niệm về một dạng tồn tại của vật chất trong Lý học Đông phương, mà không có khái niệm tương ứng trong ngôn ngữ khoa học hiện đại. Đó chính là khái niệm "Khí". Khí là một khái niệm mô tả một dạng vật chất tồn tại trên thực tế và - đây chính là dạng vật chất không có khối lượng - liên quan đến vấn đề "Hạt của Chúa" , mà các nhà khoa học thế giới đang tìm kiếm và tôi đã xác định "Không có Hạt của Chúa" - với tư cách nhân danh nền Lý học Việt - côi nguồn của văn minh Đông phương để thẩm định điều này , trong một topic khác trên diễn đàn. Trong Lý học Đông phương khái niệm khí được sử dụng trong hầu hết mọi lĩnh vực của các chuyên ngành khác nhau. Và trong đời sống xã hội Việt khái niệm khí sử dụng rất nhiều. Từ ngôn ngữ bình dân, cho đến các danh từ chính trị, xã hội. Nhưng bản chất của Khí thì hàng ngàn năm qua, kể cả kết hợp với những phương tiện khoa học hiện đại, người ta vẫn chưa thể xác định được bản chất của Khí. Khái niệm khí trong sự ứng dụng của lý học Đông phương - từ hàng ngàn năm qua - chỉ là một cảm nhận mơ hồ và không có một định nghĩa chuẩn và phân loại chính xác - ngoại trừ TTNC LHDP. Tất nhiên khi hình thành khái niệm "khí" - một dạng tồn tại của vật chất không khối lượng - trong thuyết Âm Dương Ngũ hành thì nền văn minh nhận thức được thực tại này phải có những phương tiện để nhận thức được nó. Nhưng nền văn minh Allantic đã bị hủy diệt hoàn toàn cùng với nền tảng xã hội và những phương tiện kỹ thuật của họ. Và chỉ để lại cho đời sau những khái niệm họ tổng hợp qua những nhận thức của họ. Trong Lý học thì ngay cả dạng tồn tại không khối lượng của vật chất , gọi là "khí" này cũng được phân loại theo Âm Dương và Ngũ hành. Đồng thời với một luận đề nổi tiếng của Lý học là "Khí tụ thành hình". Như vậy Lý học cũng đã xác định từ vật chất không khối lượng hình thành vật chất có khối lượng - mà nhỏ nhất chính là những dạng tồn tại mà khoa học hiện đại gọi là "hạt cơ bản". Về nguyên tắc theo Lý học Đông phương thì khí cũng được phân loại theo thuyết Âm Dương ngũ hành. Tất yếu sẽ không thể có một dạng vật chất phi khối lượng duy nhất tạo ra nhiều dạng hạt cơ bản đang hiện hữu. Hay nói một cách khác: Không thể có một trường duy nhất tạo ra "Hạt của Chúa". Sau này, nếu cộng đồng khoa học châu Âu xác định "không có Hạt của Chúa" ; hoặc không có một trường duy nhất để gọi là Hạt của Chúa - thì đây chính là một trong những luận cứ quan trọng của tôi để chứng minh rằng: Vì sao từ lâu tôi đã xác định "Không có Hạt của Chúa!" Đương nhiên tôi sẽ phải kết hợp với nhiều nguyên lý căn bản của những lý thuyết khoa học hiện đại khác. Mà một trong những sự lựa chọn của tôi chính là mô hình toán học Vonfram. Nhưng đó là chuyện về sau - "Bao giờ cho đến Tháng Mười". Bây giờ quay trở lại vấn đề khí chất của cặp Hoành phi câu đối "Kim Long đằng phi" và khả năng tiên tri căn cứ vào hiện tượng này liên quan đến sự bí ẩn của Khí mà tôi đã trình bày. Còn tiếp5 likes
-
LẠI BÀN CHUYỆN "KIM LONG ĐẰNG PHI". Tiếp theo Trong những giả thuyết của khoa học hiện đại tính đến ngày hôm nay, có một hệ thống lý thuyết toán, chưa được "khoa học công nhận". Đó là "nghịch lý Canto". Nghịch lý này phát biểu rằng: "Mọi tập hợp đều là phần tử trong một tập hợp lớn hơn" và "có một tập hợp bao trùm lên tất cả mọi tập hợp". Chính vế thứ hai của của giả thuyết này làm nên nghịch lý Canto. Nhưng Lý học Đông phương xác định rằng: Đây chính là một giả thuyết khoa học sơ khai gắn liền với Lý học Đông phương. Nền văn minh Đông phương - có cội nguồn từ văn hiến Việt, một thời huy hoàng ở miền Nam sông Dương Tử - đã phát hiện ra mô hình này từ lâu và ứng dụng trong thuyết Âm Dương Ngũ hành. Tất cả mọi sự kiện, hiện tượng trong vũ trụ, cuộc sống, thiên nhiên và đến từng hành vi của con người...đều đã được phân loại thành những tập hợp với những khái niệm biểu kiến mô tả của lý thuyết này là Âm Dương và Ngũ hành. Bất kỳ một tập hợp nào được miêu tả bằng một hành, lại có đủ những phần tử cũng được phân loại thành Ngũ hành trong tập hợp đó. Tôi thí dụ: 1/ Giờ là thành tố trong tập hợp của Ngày - được phân loại theo quy luật can chi. Ngày mùng 4 Tết Quý Tỵ là ngày được xếp là Quý Tỵ. Ngày lại là con - phần tử trong tập hợp của tháng. Tháng Giêng là tháng Giáp Dần. Tháng Giêng lại là phần tử trong tập hợp của Năm Quý Tỵ. Và năm lại là một tập hợp của vận....vv.....tất cả đều được phân loại theo Ngũ hành và Âm Dương. Tất cả thời gian của lịch sử vũ trụ này lại nằm trong một tập hợp lớn hơn chính là toàn thể lịch sử hình thành vũ trụ cho đến khi kết thúc một chu kỳ và trở về với Thái Cực - là trạng thái khởi nguyên của nó. Hiện nay - theo sự phân loại của thuyết Âm Dương Ngũ hành thì chúng ta đang thuộc thời gian của Đại Vân Hội Ngọ - thuộc Hỏa. Nước Văn Lang - cội nguồn lịch sử Việt tộc, theo chính sử - ra đời ở Nam Dương Tử vào năm thứ 8 thuộc Vận VII - Đại vận Hội Ngọ. Tính ra tương đương với năm 2879 trước BC. 2/ Cá thuộc tập hợp thuộc hành Thủy. Nhưng cá đỏ thuộc Hỏa, Vàng thuộc Thổ ...vv... Qua thí dụ trên thì như vậy, thuyết Âm Dương Ngũ hành chính là sự thẩm định những giá trị của những tri thức khoa học tiên tiến nhất. Bây giờ, chúng ta căn cứ vào sự phân loại này của thuyết Âm Dương Ngũ hành và miêu tả của mô hình Canto; căn cứ vào luận điểm "vạn vật tương hỗ" của Lý học Đông phương và nhận xét của giáo sư Trịnh Xuân Thuận, để chúng ta phân tích hiện tượng "Kim Long đằng phi". Hiện tượng "Kim Long đằng phi" chỉ là một hiện tượng nhỏ: Một đôi câu đối và một cái hoành phi viết bằng giấy, trong căn buồng của con tàu cảnh sát biển của Tàu. Nhưng - "Để giải thích một hiện tượng dù rất nhỏ, phải viện dẫn đến toàn thể lịch sử hình thành vũ trụ". Đây là điều mà chúng ta không thể có thời gian. Bởi vậy - Căn cứ vào lý thuyết Can to , được sử thẩm định của thuyết Âm Dương Ngũ hành (Tức là lý thuyết này của khoa học hiện đại đã được "Lý học công nhận" và ứng dụng cho dễ hiểu. Hi) - chúng ta lần lượt xét những tập hợp riêng hàm chứa hiện tượng này. Bắt đầu từ một tập hợp lớn nhất, là: I - "Lịch sử hình thành vũ trụ liên quan đến sự hình thành đảo Điếu Ngư/ Senkaku"", chúng ta lấy ra một tập hợp con, là: I - 1: " Lịch sử quan hệ con người với đảo Senkaku / Điếu Ngư". Từ tập hợp con này chúng ta lại lấy ra một tập hợp nhỏ hơn mà nó hàm chứa, là: I - 1 - 1: "Lịch sử mối quan hệ Trung Nhật và đảo Điếu Ngư/ Senkaku". Và sự xuất hiện cặp hoành phi câu đối với tựa "Kim Long đằng phi" của topic này, là kết quả tất yếu của tất cả mọi tương tác phức tạp của các phần tử trong tập hợp I - 1 - 1 này. Đương nhiên, cái kết quả cuối cùng này phản ánh mọi tương tác liên quan để hình thành ra hiện tượng "Kim Long đằng phi" - Tri thức của khoa học hiện đại với lời nhận định nổi tiếng của giáo sư Tring Xuân Thuận dừng lại đến đây. Và chỉ cần phân tích với những dự liệu lịch sử để dẫn đến hiện tượng "Kim Loang đằng phi" trong nội hàm tập hợp con nhỏ nhất , mà tôi đã phân loại như trên, cũng đủ là một đề tài khoa học. Nhưng Lý học Đông phương - nhân danh nền văn hiến Việt - không dừng lại ở đây và nó sẽ tiếp tục phân tích tính nguyên nhân và khả năng tương tác trở lại để hình thành trong tương lai của "Lịch sử mối quan hệ Trung Nhật và đảo Điếu Ngư/ Senkaku", với khả năng tiên tri. Tức là những nhân tố sẽ xuất hiện trong tương lại của tập hợp con I - 1 - 1, do chính ảnh hưởng của nó. Còn tiếp5 likes
-
LẠI BÀN CHUYỆN "KIM LONG ĐẰNG PHI". Tết Quý Tỵ - Tết của rắn nước - vì nếu xét Thiên Can làm chủ đạo thì Quý thuộc Thủy. Xét về độ số thì Quý đứng thứ 10 trong Thập Thiên Can, "Ngũ thập đồng đạo" - Cho nên can Quý đứng chung với can Mậu ở Trung Cung Hà Đồ - theo Lý học Việt. Năm Tỵ luôn nằm ở cung Khôn Theo Hà Đồ phối Hậu Thiên Lạc Việt. Rồng nằm đất đã thấy chán hẳn. Huống chi lại rắn cũng còn nằm đất luôn, mà lại là rắn nước nữa thì buồn quá. Bởi vậy, chẳng phải ngẫu nhiên mà một phương pháp bói số phận khái quát của năm, khi vận hạn đến năm Rắn, các cụ Việt Nho phán là " Xà hãm tỉnh". Tức là "rắn trong giếng", chẳng làm nên trò trống gì. Đặc biệt Năm Quý Tỵ thì do Quý nhập trung, nên tính chất của "rắn trong giếng" thể hiện rõ hơn cả. Ấy là bói "nôm", cho nó dễ. Thế mà năm nay, một cái tàu Hải Giám của Trung Quốc, xông ra Senkaku, treo đôi câu đối với hoành phi có vẻ khí thế lắm. Hôm qua, tôi có dịp phân tích trong Quán vắng. Nhưng buồn ngủ quá, nên mới chỉ sơ sơ vài đường. Hôm nay, cũng rách việc - mùng hai Tết mà - nên gõ tiếp. Câu đối viết: "Kim long đằng phi hoành tảo đông dương quỷ mị" đối với "Ngân xà kình vũ chương hiển Trung Hoa quốc uy", Và hoành phi viết: "Xuân trạch Điếu Ngư" Mới đọc qua thì thấy "oách sì đằng", rất khí thế. Phen này siêu cường hạng ba Nhật Bản chắc mất Senkaku đến nơi và ngậm ngùi để người Trung Quốc đặt tên là Điếu Ngư. Nhưng ngẫm lại thì cái khí thế ấy nó chỉ như cái ngọn cây Thiết Mộc Lan (Còn gọi là Lan phát tài), hoặc như cây Hoàng Nam - mà bắt đầu từ khóa Nâng cao của Phong Thủy Lạc Việt, tuyệt đối nghiêm cấm không được dùng trong nhà. Chính vì hình tượng thể hiện tính suy khí của nó). Tổ tiên ta thường xem qua khẩu khí văn chương, ngôn từ xét đoán người và tiên tri rất chuẩn - tất nhiên là khẩu khí bất chợt, khách quan. Chứ không phải thứ rặn ra khẩu khí. Việc bắt chước, rặn ra khẩu khí chỉ thể hiện tham vong. Hì! Có câu chuyện trong giai thoại văn học Việt Nam, như sau: Có cụ đồ khi tan học, gặp trời mưa. Học trò không về được. Cụ ra vế đối trong khi chờ mưa tạnh: Vũ vô kiềm tỏa, năng lưu khách. - Tức là: Mưa tuy không có then khóa, những giữ được khách ở lại. Một trò đối: Sắc bất ba đào, dị nịch nhân - Tức là sắc đẹp tuy không sóng gió, nhưng làm say đắm con người. Thầy khen: Câu đối rất hay. Có tài làm quan to, nhưng thân bại danh liệt vì....gái. Một học trò khác đối lại như sau: Phấn bất uy quyền dị sử nhân - Tức là phân cứt tuy không uy quyền gì, nhưng sai khiến lòng người. Thầy đồ nghe xong lắc đầu: Khẩu khí của kẻ trọc phú. Sau này, lớn lên, mọi việc đều xảy ra đúng như vậy. Người học trò có câu đối hay đó chính là ngài Nguyễn Giản Thanh làm quan to trong triều Hậu Lê, sau cũng tai tiếng. Hoặc giả như câu chuyện của Thiệu Khang Tiết, nghe tiếng chim phương Bắc hót ở Nam Dương Tử, mà phán rằng: Nhà Nam Tống sắp mất. Hai mươi năm sau, lịch sử chứng minh ông nói đúng. Những câu chuyện đại loại như vậy, lưu truyền đầy rẫy ở nền văn hóa Đông phương. Nói ra, các nhà khoa học ít tiếp cận với Lý học Đông phương, chắc lắc đầu quầy quậy, cho rằng: "Không có 'cơ sở khoa học'". Họ hiểu vậy cũng có nguyên nhân của nó. Bởi vì đó là tư duy khoa học từ đầu thế kỷ trước chính thức lên ngôi ở châu Á và được hỗ trở bởi các phương tiện kỹ thuật - hệ quả của tư duy khoa học hiện đại châu Âu, mới chỉ là những tri thức khoa học ứng dụng là chủ yếu. Cuộc tranh chấp giữa văn minh Đông phương và Tây phương ở châu Á, đã kết thúc từ nửa đầu thế kỷ XX với tiếng thở dài của nhà nho: Thôi có làm chi cái chữ Nho. Ông Nghè, ông Cống cũng nằm co. Chi bằng đi học làm thày Phán. Tối rượu Sâm banh, sáng sữa bò. Và thế rồi học thuật Đông Phương cổ bị loại khỏi cuộc sống với sự biến mất của ông đồ già, trong tiếng thở than: Năm nay hoa lại nở. Không thấy ông đồ xưa? Những người muôn năm cũ. Hồn ở đâu bây giờ. Nhưng trí thức khoa học chính thống của Tây Phương - cơ sở nền tảng tri thức của nền văn minh hiện đại - lại không loại trừ một cách cực đoan những giá trị còn lại của văn minh Đông phương, những điều mà một số nhà khoa học cực đoan Đông Phương thường lên tiếng loại trừ. Bởi vì ngưồn gốc khoa học Tây Phương chính là sự giải thoát khỏi các tín điều giáo lý và nhân danh tự do. Đây chính là một trong những yếu tố mà xã hội Tây Phương tự cân đối để phát triển trong tự nhiên. Ít nhất trong khoa học. Đó là lý do mà giáo sư Ngô Bảo Châu phát biểu: "Nghiên cứu khoa học phải có Tự Do".Mặc dù - trong xã hội phương Tây - họ cũng có đầy đủ những chuẩn mực xã hội chặt chẽ để duy trì sự ổn định. Tất cả những hiện tượng khách quan tồn tại đều được thừa nhận ở xứ sở của nền tảng tri thức khoa học hiện đại gọi chung là văn minh Tây Phương. Còn ở Phương Đông, chỉ tiếp thu được cái ngọn, thì lại xuất hiện tinh thần khoa học cực đoan. Mọi thứ gọi là "khoa học chưa giải thích được" đều bị coi là mang mầu sắc "mê tín dị đoan"; là thiếu "cơ sở khoa học", là chưa được "khoa học công nhận".....bởi chính sự "mê tín khoa học", một cách không hoàn chỉnh. Nhưng chân lý chỉ có một - "Mọi con đường đều tới La Mã" - "Pháp của Như Lai chỉ có một vị duy nhất. Đó chính là sự giải thoát" Đến cuối thế kỷ XX - Sự phát triển của khoa học Tây Phương đã đến giai đoạn tập hợp và mô hình hóa những nhận thức trực quan và mô tả bằng những công thức với những ký hiệu và những khái niệm trừu tượng, tổng hợp được những thực tại và những quy luật cục bộ và sản sinh ra những lý thuyết khoa học mô tả quy luật của tự nhiên. Họ đã vượt qua giai đoạn khoa học thực nghiêm, thực chứng và bắt đầu manh nha một giai đoạn mới trong sự phát triển của nền văn minh: Đó chính là khoa học lý thuyết. Từ đấy đã sản sinh ra những tiêu chí khoa học phổ biến rộng rãi và được giới khoa học mặc nhiên thừa nhận. Tiêu chí cho một lý thuyết thống nhất vũ trụ ra đời trong hoàn cảnh này. Mặc dù họ vẫn không thể xác quyết được có hay không khả năng tìm ra chính lý thuyết đó. Đây chính là điểm tiếp cận của khoa học Tây phương với nền văn minh Đông phương - trong cuộc hội nhập toàn cầu. Nguyên nhân của vấn đề mà cơ quan văn hóa Liên Hiệp Quốc đặt ra với chủ đề: "Đối thoại giữa các nền văn minh" - mà tôi đang viết dở trong một topic nào đó trên diễn đàn. Có hai điểm giống nhau và khác nhau của hai nền văn minh Đông Tây trong tiếng thở dài của những nhà Nho Việt. Đó là tất cả những giá trị sử dụng của nền văn minh Đông Phương đều chỉ là hệ quả có tính ứng dụng của một hệ thống lý thuyết đã thất truyền và sai lệch của một nền văn minh đã sụp đổ và không để lại dấu vết. Trong lịch sử văn minh hiện tại thì chính là nền văn minh - mà các nhà khoa học gọi là - nền văn minh thứ V ở Nam Dương Tử. Xa xôi hơn, theo nghiên cứu của tôi thì đây chính là nền văn minh kế thừa những di sản của một nền văn minh toàn cầu kỳ vĩ - mà tôi gọi là văn minh Atlantic. Nền tảng tri thức với những phương tiện kỹ thuật của nền văn minh - là cơ sở để tạo ra hệ thống lý thuyết của Lý học Đông phương đã bị xóa sổ, bởi một thiên tai khủng khiếp trên chính trái Đất này. Cho nên, ngay cả nếu hệ thống Lý thuyết của nền văn minh này còn giữ lại một cách hoàn chỉnh đến ngày nay thì cũng sẽ rất mơ hồ. Huống chi nó còn sụp đổ lần thứ hai. Đó chính là sự sụp đổ của quốc gia Văn Lang - cội nguồn Việt tộc - ở bở Nam Dương tử. Sự thất truyền và sai lệch của hệ thống lý thuyết này, chính là nguyên nhân để nó không thể giải thích một cách hợp lý - là yếu tố tối thiểu trong các tiêu chí khoa học - những luận cứ sử dụng trong các phương pháp ứng dụng của nền văn minh Đông phương - hệ quả liên hệ với hệ thống lý thuyết này. Do đó, khi những phương tiện kỹ thuật mang tính ứng dụng của nền khoa học Tây phương va chạm với tính ứng dụng của khoa học Đông phương thì tính hợp lý lý thuyết của khoa học ứng dụng Tây phương giải thích được mối liên hệ này. Còn tính ứng dụng của khoa học Đông phương thì không - Do tính thất truyền và sự mất hẳn nền tảng tri thức và phương tiện kỹ thuật liên quan. Đây chính là điểm khác biệt của hai nền văn minh Đông Tây khi va chạm và nền văn minh Tây phương chính thức lên ngôi ở Đông phương từ nửa đầu thế kỷ trước. Đó chính là nguyên nhân căn bản để các nhà khoa học Tây Phương và những nhà khoa học có nền tảng trí thức Tây phương cho rằng: Những bộ môn ứng dụng của văn minh Đông phương "không có cơ sở khoa học". Chính vì nó thiếu tính liên hệ hợp lý tối thiểu giữa thực tế ứng dụng với một lý thuyết liên hệ. Nhưng sự giống nhau khi hai nền văn minh đổi ngôi trong những gíai đoạn tiền hội nhập ban đầu ở phương Đông, chính là: cả hai nền văn minh đều có những hệ qủa ứng dụng được kiểm chứng trên thực tế. Riêng nền văn minh Đông phương thì sự kiểm chứng trải hàng ngàn năm. Thực tế ứng dụng làm cho chính những nhà khoa học Tây phương thứ thiệt - chính gốc Tây và là người Tây luôn - phải ngơ ngác và mô tả một nền văn minh Đông phương huyền bí. Nhưng họ không chê bai và nghiêm túc nghiên cứu nền văn minh này. Tuy nhiên, họ đã thất bại. Vì không ai có thể tìm ra một cái đúng từ một cái sai. Họ đã mặc định: Nền văn minh Đông phương huyền bí này có nguồn gốc từ văn minh Hán. Đấy là sai lầm căn bản cho mọi nghiên cứu về Lý học Đông phương. Điều này tôi đã nhiều lần chứng minh nền không nói sâu thêm ở đây. Sự khác biệt khi va chạm tính ứng dụng của hai nền văn minh , chính là: tất cả những ứng dụng của văn minh Đông phương đều là hệ quả của một hệ thống lý thuyết đã hoàn chỉnh, giải thích tất cả mọi hiện tượng từ sự hình thành vũ trụ cho đến mọi hành vi của con người, có khả năng tiên tri. Còn nền văn minh Tây phương thì chỉ là kết quả của khoa học thực nghiệm và không có khả năng tiên tri. Đấy chính là điểm khác biệt và giống nhau khi hai nền văn minh va chạm, mà tôi đã nói ở trên. Nhưng chính nền văn minh Tây phương khí phát triển đến ngày nay và những chuẩn mực của tiêu chí khoa học hình thành thì chính nó lại quay trở lại với nền văn minh Đông phương. Và chính những tiêu chí khoa học cho một lý thuyết khoa học của Tây phương lại là điểm tiếp nối, cơ sở của sự "Đối thoại giữa hai nền văn minh". Đây chính là hình ảnh của con rắn tự cắn vào đuôi mình tạo thành một vòng tròn huyền bí, nổi tiếng trong văn minh Ấn Độ. Đây cũng chính là lúc mà những con nòng nọc tiến hóa trở thành cóc và trở về với cội nguồn Việt sử 5000 năm văn hiến, một thời huy hoàng ở miến nam sông Dương tử. Vì là sự phục hồi một hệ thống lý thuyết đã có sẵn của nền văn minh Đông phương - Khi mà những nền tảng tri thức và cơ sở vật chất hình thành nên lý thuyết đó đã mất đi - thì để phục hồi lại lý thuyết này , không thể sử dụng nhựng phương tiện kỹ thuật của nền văn minh Tấy phương hiện đại để chứng nghiệm những di sản ứng dụng của văn minh Đông phương. Cũng không thể lấy cơ sở nền tảng trí thức khoa học Tây Phương hiện đại nhất , như thuyết Lượng tử, thuyết Tương đối ...để so sánh đối chiếu. Mà phải lấy tiêu chí khoa học cho một lý thuyết khoa học làm chuẩn mực. Trên cơ sở so sánh đối chiếu với tiêu chí khoa học thì tất cả mọi bí ẩn của nền văn minh Đông phương bắt đầu hé mở với những di sản phi vật thể - chủ yếu trong văn hóa truyền thống Việt. Bắt đầu từ nguyên lý "Hà Đồ phối Hậu Thiên Lạc Việt" Chính từ nguyên lý căn để nhân danh nền văn hiến Việt này, đã giải thích tất cả có tính hệ thống những gía trị của Lý học Đông phương nhân danh nền văn hiến Việt , phủ hợp với tất cả những tiêu chí khoa học khắt khe nhất cho một lý thuyết khoa học và cả những tiêu chí cho một lý thuyết thống nhất vũ trụ. Đây chính là ứng cử viên duy nhất của "một lý thuyết cổ xưa sẽ quay trở lại với nhân loại" - mà nhà tiên tri vĩ đại Vanga đã nói tới. Nhưng tiếc thay! Khoảng cách giữa hai nền văn minh còn quá xa. Nền tảng tri thức xã hội và phương tiện khoa học kỹ thuật hiện nay, không phải là nền tảng tri thức và phương tiện của nền văn minh Atlantic. (Với những nghiên cứu của cá nhân tôi thì Kim Tự Tháp lớn nhất của Ai Cập có khả năng nằm đúng Trung tâm các đại lục địa vào thời kỳ Atlantic - theo phương pháp định tâm nhân danh phong thủy Lạc Việt - cùng với hàng loạt Kim Tự tháp khác trên khắp thế giới - mà người Atlantic đã dùng để cân bằng các lực tương tác của vũ trụ với Địa cầu, nhằm tránh một thảm họa toàn cầu. Và tuy họ đã thất bại, nhưng cứu được những gì còn lại cho chúng ta hiện nay. Đó chính là nguyên nhân, có rất nhiều giá trị văn minh cổ đại có nét tương đồng về chiêm tinh, Kim tự tháp và các truyền thuyết gợi nhớ về một thảm họa Đại Hồng Thủy). Chính vì khoảng cách quá xa đó, nên ngay cả những nhà khoa học hàng đầu - tiêu biểu của nền tảng tri thức khoa học hiện đại, không dễ gì tiếp thu được ngay những gía trị huyền vĩ của nền văn minh Đông phương - những gía trị còn lại đích thực của văn minh Atlantic. Tuy nhiên, như tôi đã trình bày - chính tiêu chí khoa học hệ quả của nền văn minh hiện đại sẽ là cầu nối giữa hai nền văn minh. Đó là cầu nối duy nhất hiện nay. Vậy thì trên cơ sở xác định một nền văn minh Đông phương huyền vĩ với những tri thức vượt trội qua tiêu chí khoa học, chúng ta sẽ thấy những khả năng liên hệ giữa mọi hiện tượng đều có khả năng tiên tri không có gì là lạ. Kết hợp với nhận định của nhà khoa học hàng đầu - Giáo sự Trịnh Xuân Thuận - phát biểu: "Để giải thích một hiện tượng dù rất nhỏ, cũng phải viễn dẫn đến toàn thể lịch sử hình thành vũ trụ" . Đây là một sự xác định mang tính lý thuyết - tổng hợp tất cà những tri thức khoa học hiện đại. Nhưng chính trí thức khoa học tiên tiến nhất - qua lời phát biểu của giáo sư Trịnh Xuân Thuận - chưa có tính ứng dụng. Còn Lý học Đông phương đã ứng dụng từ lâu. Và không chỉ dừng ở giải thích. Nó còn có khả năng tiên tri. Vâng! Bây giờ nó ứng dụng trong việc phân tích mang tính chưa có "cơ sở khoa học" này: Phân tích câu đối hoành phi của Trung Quốc trên tàu hải giám. Đây chính là mối liên hệ giữa một hiện tượng rất nhỏ - chính là ý thức phát khởi với môi trường và tác động lại môi trường và tạo ra lịch sử tiếp nối của con người trong vũ trụ, thể hiện tính quy luật có khả năng tiên tri. Còn tiếp.3 likes
-
Lời Tiên Tri 2013
hoctronho and one other liked a post in a topic by Thiên Sứ
- Vì nó chưa xảy ra, chứ không phải sẽ không thể xảy ra. Khi chiến tranh tiền tệ xảy ra thì sự khủng hoảng đến ngay với nước nào có tổ chức cơ cấu kinh tế yếu nhất và lệ thuộc xuất khẩu. Bởi vậy, qua ngày 23. tháng Chạp Nhâm Thìn Việt lịch thì mọi việc đã an bài. Việt Nam nên lựa chon nền tảng của mọi giá trị là nông nghiệp và cân đối mọi giá trị trên cơ sở này, có thể tránh được rủi ro. Hoặc là thế giới này phải chọn một giải pháp dung hòa quyền lợi giữa các quốc gia với sự hiểu biết những quy luật lịch sử tất yếu. Hoặc là chiến tranh trong tương lai không xa để xác định một quyền lực thống trị ổn định kinh tế toàn cầu. Xe bắt đầu lao dốc! Ngay bây giờ với một lực cản nhẹ, nhưng đúng chỗ may ra thoát cảnh tàn phá của "canh bạc cuối cùng". Ấy dà! Buồn năm phút!2 likes -
THỜI HÙNG VƯƠNG VÀ CHỮ VIỆT CỔ. Nguyễn Vũ Tuấn Anh Vào ngày 29 tháng 1. 2013, tại khách sạn Railway, 80 Lý Thường kiệt, Nhà xuất bản Hồng Đức phối hợp với Tạp chí Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương tổ chức một buổi giới thiệu sách "Cuộc hành trình đi tìm chữ Việt cổ" của nhà nghiên cứu Đỗ Văn Xuyền. Một cuốn sách trong hàng trăm, hàng nghìn đầu sách xuất bản mỗi năm ở Việt Nam với nội dung viết về một thứ chữ đã trở thành lịch sử và bây giờ chẳng còn ai quan tâm đến nó. Nó không còn giá trị sử dụng trong xã hội Việt Nam hiện đại và có lẽ cả xã hội loài người nói chung. So với những cuốn sách khác bán chạy như tôm, viết về các phương pháp kinh doanh làm giầu, những bí mật của thế giới chính trị, quân sự; những kiến thức khoa học hiện đại; về tương lai của con người, xã hội và của cả thế giới này... để con người có thể nhanh chóng nắm bắt, trang bị kiến thức thời đại để nhanh chóng lao vào cuộc đời với khí thế hừng hực trong cuộc tranh đua - thì - cuốn sách của nhà nghiên cứu Đỗ Văn Xuyền có vẻ như không nằm trong hành trang của tri thức hiện đại. Chữ Việt cổ, nếu có thật thì cũng chỉ như một chứng cứ lịch sử và chẳng còn gía trị sử dụng. Chẳng ai cần đến thứ chữ viết từ hàng ngàn năm trước. Người ta đua nhau học tiếng Anh, tiếng Trung để hội nhập với thế giới. Ngay cả chữ Quốc Ngữ hiện đại, ngay cả trình độ trên phổ thông trung học, người ta còn viết sai cả chính tả, huống chi là chữ viết của ông cha từ hàng ngàn năm trước. Nếu chỉ nhìn về góc độ thực dụng hạn hẹp thì có vẻ đúng như thế! Và có lẽ cũng vì thế mà nhà nghiên cứu Đỗ Văn Xuyền bỏ cả một đời người cũng chỉ cặm cụi một mình với rất nhiều gian nan, với nỗi lòng đau đáu tìm về cội nguồn chữ viết của dân tộc. Ông tự bỏ công sức với nguồn tài lực ít ỏi của chính ông và gia đình để lặn lội đi tìm chữ Việt cổ. Không phải đến ngày 29. 1. 2013 ông mới giới thiệu cuốn sách của này. Ngày mùng 4 tháng 5. 2012, tại Hội trường Nhà xuất bản Tri Thức 53 Nguyễn Du, Trung Tâm Minh Triết Việt và Nhà xuất bản Tri Thức đã phối hợp tổ chức một buổi thuyết trình về Chữ Việt cổ của nhà nghiên cứu Đỗ Văn Xuyền. Sau buổi thuyết trình, sự quan tâm của các nhà khoa học chuyên ngành về lịch sử, ngôn ngữ đều cho rằng công trình của nhà nghiên cứu Đỗ Văn Xuyền chưa đủ sức thuyết phục. Và họ - những nhà khoa học ấy - qua công trình nghiên cứu khoa học của ông, đã khen ngợi ông Xuyền là có "tinh thần yêu nước"?! Điều mà ông Xuyền đã quá đủ để chứng tỏ, khi vào tận sở mật thám Pháp tại Hải Phòng, giải cứu ngài Nguyễn Hữu Thọ - sau này là Chủ tịch Mặt trận Dân tộc Giải phóng Miền Nam và Chủ tịch nước Cộng Hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Ông không cần thiết phải bỏ cả cuộc đời còn lại của mình thể hiện lòng yêu nước qua công trình nghiên cứu chữ Việt cổ. Tôi nghĩ chính ông mới đủ tư cách nhận xét lòng yêu nước của người khác, qua những hành động quả cảm của ông khi tham gia chống quân Pháp xâm lược. Trong buổi thuyết trình này, giáo sư Viện sĩ Phan Huy Lê đã tham dự và cho rằng những luận cứ của ông Xuyền còn chưa đủ "cơ sở khoa học". Ý kiến của giáo sư Phan Huy Lê được báo Thanh Niên mô tả như sau: Tất nhiên, không phải chỉ có một mình giáo sư Viện sĩ Phan Huy Lê, những nhà khoa học chuyên ngành thuộc hàng "top", có chức danh và học vị trong các Viện nghiên cứu, khi phát biểu cũng thể hiện sự chưa thỏa mãn với luận điểm của ông Xuyền. Với địa vị học thuật thể hiện qua danh vị và những chức vụ đảm trách các bộ môn khoa học liên quan, những phát biểu của họ nghiễm nhiên mang tính quyền lực học thuật. Và thế là nó gây một cảm giác mơ hồ vốn mang tính phổ biến với cụm từ "chưa được khoa học công nhận". Đương nhiên với những ý kiến của những nhà khoa học có danh vị, làm cho đông đảo những người ủng hộ một cảm giác rằng: Một nhà nghiên cứu nghiệp dư, không tên tuổi, còn có bút danh là trong thế giới văn chương là Khánh Hoài - tức là không có "chuyên môn sâu", như cách nói của giáo sư Viện sĩ Phan Huy Lê - lại có thể làm được một công việc mà ngay những nhà khoa học tên tuổi - cả trong lẫn ngoài nước, từ hàng trăm năm nay - đã thất bại!? Nhưng sự thành công trong việc đi tìm hệ thống chữ Việt cổ đã thực sự xảy ra với công trình nghiên cứu của ông Xuyền. Bởi vì, trong nghiên cứu khoa học không lệ thuộc vào sức chứa bộ nhớ và chức danh của các nhà khoa học. Nó cũng không phụ thuộc vào số đông cổ vũ với những pan hâm mộ và phương tiện nghiên cứu hoàng tráng trong các Viện khoa học. Tất nhiên nó cũng không lệ thuộc vào các đề tài khoa học với kinh phí hàng chục triệu tiền Việt, hoặc hoàng tráng hơn - đến hàng trăm tỷ Dollar - như cỗ máy gia tốc hạt của cộng đồng khoa học châu Âu đi tìm Hạt của Chúa. Tất cả những điều đó chỉ là những yếu tố hỗ trợ. Để có những phát minh khoa học thì tôi cần phải xác định ngay rằng: Một trong những yếu tố có tính quyết định cho sự thành công của một công trình nghiên cứu khoa học, chính là phương pháp nghiên cứu. Phương pháp nghiên cứu của nhà văn Khánh Hoài. Về phương pháp nghiên cứu chữ Việt cổ từ trước đến nay có thể phân loại với ba phương pháp đã thể hiện như sau: 1. Phương pháp dựa trên các di vật khảo cổ - do GS Hà Văn Tấn khởi xướng và đã tìm ra được một số hình, như là ký tự trên các di vật khảo cổ có niên đại xác định khác nhau. Nhưng chưa đủ căn cứ để xác định tính hệ thống của chữ Việt cổ. 2. Phương pháp dựa vào các hình khắc cổ trên đá - do một nhà nghiên cứu người Pháp đã và đang dựa trên hàng nghìn bản in từ đá cổ Sapa và các bãi đá cổ khác - sau khi tổng hợp và phân loại ông đã xác định được một số motif lặp lại trong nhiều hình vẽ có thể là một dạng ký tự - tuy nhiên chưa công bố kết quả cụ thể nào. 3. Phương pháp phỏng đoán chữ Việt cổ còn lại ở Tây Bắc và đi sưu tầm và hệ thống hóa - phương pháp này do GS Lê Trọng Khánh khởi xướng. Nhưng giáo sư Lê Trọng Khánh lại cho rằng đó là hệ thống chữ viết của người Tày Thái vì nó thể hiện ngôn ngữ trong sinh hoạt của người Tày Thái. Tất nhiên, tất cả những phương pháp này đã thất bại. Tôi trình bày khái quát nguyên nhân thất bại của ba phương pháp này, như sau: 1/ Phương pháp của giáo sư Hà Văn Tấn, chủ yếu dựa vào sự tìm thấy hay không những di sản cổ còn lại để xác định hệ thống chữ Việt cổ. Đây là một phương pháp nghiên cứu lịch sử - được "khoa học công nhận", nhưng tất nhiên không phải là duy nhất đúng - khá thịnh hành ở khoảng nửa đầu thế kỷ trước. Nhưng di sản khảo cổ không phải là bằng chứng duy nhất chứng minh cho lịch sử. Điều này dễ hiểu! Vì chẳng có lẽ nào vì không có di vật khảo cổ thì lịch sử không tồn tại. Nhất là những vấn đề lịch sử đã lùi sâu vào quá khứ tính bằng thiên niên kỷ - Tất nhiên, những di sản cổ ngay cả bằng sắt thép cũng hoàn toàn ...biến mất. Chưa nói đến di sản phi vật thể là hệ thống chữ viết của một dân tộc bị đô hộ hàng ngàn năm. Ngay cả trường hợp tìm thấy một di sản vật thể cổ có thể mô tả một sự kiện lịch sử nào đó thì cũng chỉ có thể coi đó là một sự hiện hữu khách quan và tự nó không nói lên điều gì. Nhà nghiên cứu với bằng chứng di sản vật thể khảo cổ tìm được, vẫn cần một hệ thống luận cứ hợp lý tối thiểu, để giải thích sự hiện hữu của di sản đó trong mối liên hệ với môi trường lịch sử mà nó đã ra đời. ở đâu đó trong cõi trần gian này. Điều kiện cần cốt lõi của phương pháp này là: Phải tìm thấy những di vật khảo cổ. Không tìm thấy thì bế tắc và giáo sư Hà Văn Tấn đã không tìm thấy. 2/ Phương pháp dựa vào các hình khắc cổ trên đá - dựa trên hàng nghìn bản in từ đá cổ Sapa và các bãi đá cổ khác do một nhà nghiên cứu người Pháp triển khai. Ông đã tổng hợp và phân loại và xác định được một số motif lặp lại trong nhiều hình vẽ có thể là một dạng ký tự - tuy nhiên chưa công bố kết quả cụ thể nào. Phương pháp này của nhà nghiên cứu người Pháp thực chất cũng chỉ là sự sưu tầm di vật khảo cổ dưới một hình thức khác. Nó vẫn đòi hỏi khả năng giải mã để có thể đọc và phục hồi lại toàn bộ hệ thống chữ Việt cổ. Nhưng với hàng ngàn năm đã trôi qua, ngôn từ của một dân tộc cũng biến đổi theo thời gian. Ngay cả hệ thống ký tự Ai Cập cổ đại trong Kim Tự Tháp, hiện hữu rõ ràng như vậy, nếu không tìm được mối liên hệ với 6 ký tự liên quan đến chữ viết hiện đại thì con người của nền văn minh hiện nay vẫn chưa đọc được những bản văn khắc trong các Kim Tự tháp cổ Ai Cập. Bởi vậy, cùng chung số phận với phương pháp của giáo sư Hà Văn Tấn - căn cứ trên di vật khảo cổ - là những di sản vật thể để xác định một giá trị văn hóa phi vật thể là một sai lầm. Cho nên, việc đi tìm hệ thống chữ Việt cổ của phương pháp này cũng đi vào bế tắc. Cho dù nó được thực hiện bởi những nhà khoa học tên tuổi tầm cỡ. 3. Phương pháp phỏng đoán chữ Việt cổ còn lại ở Tây Bắc và sưu tầm và hệ thống hóa - của GS Lê Trọng Khánh. Đây là phương pháp có một định hướng gần đúng hơn cả - so với hai phương pháp trên. Bởi vì với một di sản phi vật thể là hệ thống chữ Việt cổ thì nó phải được tìm hiểu và khám phá từ những giá trị di sản phi vật thể. Do đó, giáo sư Lê Trọng Khánh thành danh trong việc truy tìm hệ thống chữ Việt cổ. Nhưng sự thành công của giáo sư chỉ dừng lại ở đây. Chính vì mặc dù có một phương pháp gần đúng, nhưng giáo sư lại không có một hệ thống luận cứ đủ thuyết phục để tiếp tục tiến tới mục đích cuối cùng. Giáo sư Lê Trọng Khánh cho rằng đó là hệ thống chữ viết của người Tày Thái vì nó thể hiện ngôn ngữ trong sinh hoạt của người Tày Thái. Vấn đề được đặt ra là: Vì sao dân tộc Tày Thái - trong điều kiện chịu chung cảnh Bắc thuộc hàng ngàn năm như Việt tộc và là một bộ phận thiểu số trong cộng đồng Việt cổ lại có chữ viết, còn dân tộc Việt cổ lại không có? Nhu cầu nào và xuất phát từ một hệ thống quản trị xã hội nào để dân tộc Tày Thái có hệ thống chữ viết riêng của mình? Nhưng với nhà nghiên cứu Đỗ Văn Xuyền đã đi tìm một phương pháp hoàn toàn khác. Phương pháp nghiên cứu của ông có tính kế thừa từ những phương pháp trên với những tư liệu cực kỳ phong phú. Phương pháp của ông có nhiều điểm tương đồng với giáo sư Lê Trọng Khánh, là đi tìm nguồn gốc của chữ Việt cổ lưu truyền trong dân gian, qua những giá trị di sản phi vật thể. Do đó, có sự ngộ nhận ông đi theo con đường của giáo sư Lê Trọng Khánh. Nhưng điểm nhấn và cũng là sự khác biệt của nhà nghiên cứu Đỗ Văn Xuyền với các phương pháp trên chính là ông đã tổng hợp những dữ kiện về chữ Việt cổ trong một hệ thống luận cứ chặt chẽ - dựa trên những tiêu chí khoa học cho một giả thuyết khoa học được coi là đúng - trong chuyên ngành khoa ngôn ngữ học hiện đại - để xác định bộ chữ Việt cổ từ thời Hùng Vương dựng nước. Tiêu chí khoa học cho một lý thuyết, một giả thuyết, một phương pháp...vv....nhân danh khoa học, là những giá trị thẩm định và phản biện khoa học hoàn toàn khách quan, được hình thành trong lịch sử phát triển của khoa học hiện đại và được sự thừa nhận bởi những nhà khoa học thực sự. Nhà nghiên cứu không có "chuyên môn sâu" như ông Đỗ Văn Xuyền, không thể tự đặt ra tiêu chí khoa học của riêng ông, để tự thỏa mãn những luận cứ của ông với "lòng yêu nước". Tiêu chí khoa học chính là cái mốc chuẩn để phân biệt tính khoa học và phi khoa học. Đây cũng chính là cơ sở để thừa nhận hay phủ nhận những luận cứ của nhà nghiên cứu Đỗ Văn Xuyền. Do đó, để phản biện và chứng minh sự sai lầm trong hệ thống luận cứ của nhà nghiên cứu Đỗ Văn Xuyền thì phải căn cứ vào chính những tiêu chí khoa học được ông đề cập, hoặc những tiêu chí khoa học mà ông Xuyên bỏ qua để chỉ ra sai lầm của ông. Nhưng có vẻ như những người phủ nhận công trình nghiên cứu của ông Xuyền, chưa đủ tầm để thực hiện điều đó. Mặc dù học vị của họ cũng rất đáng kính nể. Từ nhiều năm nay, công trình nghiên cứu của ông Xuyền đã phổ biến rộng rãi, nhưng chưa có dù chỉ một bài viết có tính hệ thống với những luận cứ chặt chẽ, thể hiện tính "chuyên môn sâu" của những học giả đáng kính, phản biện những luận điểm của ông Xuyền?! Ông đã chứng minh sự tồn tại của một hệ thống chữ Việt cổ thỏa mãn đầy đủ tiêu chỉ khoa học cần có cho một hệ thống chữ viết của một nền văn minh. Từ cơ sở tiêu chí này so sánh với chữ Việt cổ liên hệ với ngôn ngữ trên các vùng miền của người Việt hoàn toàn thỏa mãn. Những người phủ nhận luận cứ của nhà văn Khánh Hoài lạm dụng khá nhiều từ khoa học. Nhưng họ lại không định nghĩa được chính khái niệm mà họ sử dụng. Thí dụ như giáo sư viện sĩ Phan Huy Lê đặt vấn đề về "cơ sở khoa học" trong hệ thống luận cứ của nhà nghiên cứu Đỗ Văn Xuyền. Nhưng vấn đề được đặt ra là: Thế nào nội dung của 'cơ sở khoa học'. Tôi nghĩ: Những nhà nghiên cứu vốn không có "chuyên môn sâu", như ông Xuyền và cả tôi, và có lẽ cũng rất nhiều người khác, cần được hiểu nội dung thế nào là "cơ sở khoa học", để căn cứ vào đấy tự thẩm định?! Hoặc giả như PGS. TS Tống Trung Tín phát biểu: “Tôi đánh giá đây là một cách đọc theo phương pháp khoa học là… tưởng tượng. Nghĩa là nó không mấy chặt chẽ và hơi võ đoán” - thì chí ít ông cũng cần phải đưa ra cơ sở nào để ông có một "đánh giá" như vậy chứ nhỉ?! Tóm lại, tôi có thể kết luận rằng: Sự phủ nhận một cách vội vã là thái độ vô trách nhiệm đối với lịch sử văn hóa của dân tộc, ít nhất là do thiểu hiểu biết. Ý nghĩa của việc tìm ra Chữ Việt cổ. "Để xác định một nền văn minh thì nó phải có hệ thống chữ viết để duy trì và phát triển nền văn minh đó". Đó là một trong những tiêu chí khoa học để thẩm định một nền văn minh đã tồn tại trong lịch sử. Cội nguồn dân tộc Việt thời Hùng Vương, được ghi nhận trong tâm khảm của những người Việt Nam sau hàng ngàn năm Bắc Thuộc, bằng những truyền thuyết và huyền thoại và những dòng viết ngắn ngủi trong chính sử một cách mơ hồ. Đó chính là cái nguyên cớ để vào những thập niên cuối thế kỷ XX, những người có học vị đã đặt lại vấn đề cội nguồn lịch sử dân tộc nhân danh khoa học. Nhưng những lập luận của họ - do chỉ dựa trên sự hoài nghi về cội nguồn lịch sử dân tộc - nên không hề tỏ ra có một luận cứ sắc xảo. Mặc dù vậy, lợi dụng học vị họ vẫn ngang nhiên kết luận về Thời Hùng Vương cội nguồn lịch sử của Việt tộc, chỉ tồn tại "khoảng từ thế kỷ thứ VII trước CN" và chỉ "cùng lắm là một liên minh bộ lạc" với những người dân "ở trần đóng khố". Địa bàn hoạt động của nước Văn Lang - theo họ - chỉ vỏn vẹn ở "đồng bằng Bắc Bộ". Chúng tôi đã bác bỏ những luận điểm của họ, rõ ràng, minh bạch trên web của Trung tâm nghiên cứu Lý học Đông phương. Một trong những luận điểm trong việc phủ nhận giá trị văn hóa sử truyền thống Việt chính là việc không tìm thấy một hệ thống chữ viết để chứng tỏ sự tồn tại một nền văn hiến đầy tự hào của người Việt. Đây cũng chính là tiêu chí khoa học để xác định sự tồn tại của một nền văn minh. Nhưng đó là một yêu cầu khám phá, tìm hiểu và phục hồi, chứ không phải là một luận điểm phủ định - ngay cả như không tìm thấy hệ thống chữ Việt cổ. Nhưng thật may mắn! Nhà nghiên cứu Đỗ Văn Xuyền đã xác định được hệ thống chữ Việt cổ. Đây chính là một điểm nhấn sắc sảo trong việc xác định cội nguồn lịch sử Việt tộc với gần 5000 năm văn hiến. Sự khám phá của nhà văn Khánh Hoài xác định "một nền văn minh thì nó phải có hệ thống chữ viết để duy trì và phát triển nền văn minh đó". Bởi vậy, nên "hầu hết những nhà khoa học trong nước" và "cộng đồng khoa học thế giới" phủ nhận Việt sử gần 5000 năm văn hiến, đã có những cố gắng phi lý để phủ nhận thành tựu xuất sắc của ông. Tôi có thể thẳng thắn mà phát biểu như vậy. Nhưng thật đáng tiếc cho họ - những nhà khoa học với bằng cấp đáng kính - vẫn không hề có những luận cứ phản biện đủ minh bạch trước công luận - dù chỉ là trong một bài viết nghiêm túc - để chỉ ra sai lầm trong hệ thống luận cứ của nhà nghiên cứu Đỗ Văn Xuyền. Tôi nghĩ, nếu những nhà khoa học thực sự có trách nhiệm với cội nguồn văn hóa sử dân tộc, thực sự có tinh thần khoa học, đủ tính công bằng và đủ tự tin vào khả năng tri thức thể hiện qua học vị của họ cho việc làm sáng tỏ chân lý - thì - cần tổ chức một cuộc hội thảo tranh luận một cách công khai, minh bạch để xác định tính chân lý cội nguồn văn hóa sử của Việt tộc, trong đó bao gồm một thành tố quan trọng là hệ thống chữ Việt cổ của nhà văn Khánh Hoài. Điều mà chúng tôi luôn xác định rằng: Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến, một thời huy hoàng bên bờ nam sông Dương Tử và là cội nguồn của nền văn minh Đông phương một thời huyền vĩ. 6. 2. 2013 26. tháng Chạp Nhâm Thìn Việt lịch ============================= * Di sản văn hóa phi vật thể được hiểu là các tập quán, các hình thức thể hiện, biểu đạt, tri thức, kỹ năng và kèm theo đó là những công cụ, đồ vật, đồ tạo tác và các không gian văn hóa có liên quan mà các cộng đồng và các nhóm và trong một số trường hợp là cá nhân công nhận là một phần di sản văn hóa của họ. Được chuyển giao từ thế hệ này sang thế hệ khác, di sản văn hóa phi vật thể được cộng đồng, các nhóm không ngừng tái tạo để thích nghi với môi trường và mối quan hệ qua lại giữa cộng đồng với tự nhiên và lịch sử của họ, đồng thời hình thành trong họ ý thức về bản sắc và sự kế tục, qua đó khích lệ thêm sự tôn trọng đối với sự đa dạng văn hóa và tính sáng tạo của con người. Định nghĩa "di sản văn hóa phi vật thể của cơ quan văn hóa Liên Hiệp Quốc1 like
-
LẠI BÀN CHUYỆN "KIM LONG ĐẰNG PHI". Tiếp theo Như vậy - với định nghĩa về khí của tôi, nhân danh nền văn hiến Việt, đối chiếu với tiêu chí khoa học về một giả thuyết nhân danh khoa học thì thỏa mãn hoàn toàn với tất cả các định tính về khí được miêu tả trong từng trường hợp cục bộ trong các mối quan hệ của khí trong các cổ thư để lại (Tham khảo bài viết về Khí trong hội thảo Phong thủy do TTNC LHDP tổ chức ngày 15. 12. 2009 - Nguyễn Vũ Tuấn Anh). Ứng dụng khái niệm này của TTNC LHDP nhân danh nền văn hiến Việt thì tất cả mọi tương tác trong tập hợp "Lịch sử quan hệ Trung Nhật với đảo Điếu Ngư/ Senkaku" đã hình thành và tạo ra sản phẩm hệ quả của nó trong tập hợp - còn tiếp tục diễn biến trong tương lai - chính là cặp câu đối này. Hay mô tả cách khác: Tất cả những mối quan hệ tương tác phức tạp trong tập hợp I - 1 - 1, đã sản sinh ra "khí chất" của tập hợp này và hệ quả tiếp theo trong giai đoạn này - do sự tương tác của chính khí chất đó - chính là cặp hoành phi câu đối kia, đã được lựa chọn. Do đó, cặp hoành phi câu đối - gọi là hiện tượng "Kim Long đằng phi" - chính là kết tinh của mọi khí chất tạo nên và tương tác trở lại để ảnh hưởng đến tương lai của mối quan hệ này (Từ chuyên môn của Lý học gọi là Thần Khí). Vấn đề là nó phản ánh như thế nào? Để có một thí dụ sinh động hơn, trước khi phân tích hiện tượng "Kim Long đằng phi", tôi xin kể và phân tích một câu chuyện nổi tiếng trong Tam Quốc Chí, có liên quan đến vấn đề này. Táo Tháo trong một lần đem quân chính phạt. Thế trận giằng co. Dương Tu là quan trưởng quản vào hỏi Tào Tháo khẩu lệnh ban đêm. Táo Tháo đang suy tư về trận đánh, khi đúng lúc Dương Tu hỏi, chợt nhìn thấy cái gân gà trên mâm cơm, nên buột miệng nói: "Kê cân". Hôm sau Dương Tu cho quân bản bộ của mình thu xếp hành trang để chuẩn bị rút lui. Hạ Hầu Đôn hỏi: "Vì sao chưa có lệnh rút quân , mà ông đã chuẩn bị hành trang vậy?". Dương Tu trả lời: "Kê cân tức là gân gà. Gân gà thì ăn không được, mà bỏ thì tiếc. Thừa tướng đưa khẩu lệnh này chứng tỏ thế tiến thoái lưỡng nan. Sớm muộn ngài cũng rút quân. Nên tôi chuẩn bị trước". Hạ Hầu Đôn nghe theo cũng ra lệnh chuẩn bị rút quân. Táo Tháo chém Dương Tu vì làm rối loạn lòng quân. Nhưng sau đó, ông rút quân thật và hối hận vì hành vi của mình. Hiện tượng về mối liên hệ giữa khẩu lệnh "kê cân" và sự rút quân của Tào Tháo, so sánh với hiện tượng "Kim Long đằng phi" và tương lai của mối quan hệ Trung Nhật trên Điếu Ngư / Senkaku, đều có thể tiên tri. Phân tích hiện tượng "kê cân" thì khẩu lệnh này chính là "thần khí" - một thuật ngữ chuyên ngành của Lý Học - của Táo Tháo liên quan đến toàn bộ chiến dịch và nhất là khi được hỏi khẩu lệnh. Thần khí này tương tác với thực tế môi trường chung quanh - trong đó có mâm cơm có cái gân gà và tạo ra kết quả là khẩu lệnh "Kê Cân". Thần Khí ấy, tương tác với môi trường ấy thì kết quả sẽ không thể khác đi và làm nên khả năng tiên tri của Dương Tu. Đến đây, tôi tin các bạn đang xem bài viết này có thể hiểu được, sự tương đương giữa sự xuất hiện "kê cân" với sự xuất hiện của "Kim Long đằng phi" - Cả hai đều là mối quan hệ tương tác giữa khí chất được tạo nên bởi tính tương tác có quy luật của các phần tử trong một tập hợp và môi trường cụ thể có khả năng tiên tri. Tất nhiên, cái kết quả của mối quan hệ này là "kê cân", phản ánh bản chất của thần khí của Tào Tháo đang bề tắc và trong thế tiến thoái lưỡng nan, khi ông ta chọn "kê cân" làm khẩu lệnh. Điều này làm nên khả năng phân tích của Dương Tu về một hình tượng có vẻ như ngẫu nhiên. Tôi thường giảng cho học viên phong thủy Lạc Việt rằng: Tất cả mọi hiện tượng trong phong thủy đều là kết quả của nhiều yếu tố tương tác phức tạp. Trong chuyên ngành Phong Thủy của Lý Học Đông phương nhân danh nền văn hiến Việt - tất cả những quy luật tương tác căn bản đều đã được mô hình hóa bởi 4 hệ tương tác chính (Tàu gọi là 4 trường phái. Đúng là vớ vẩn). Nhưng ngoài ra còn rất nhiều yếu tố tương tác khác, ngoài những quy luật được mô hình hóa trong phong thủy - lý học Đông phương còn mô tả những yếu tố tác động ngoài phong thủy, là: Mô hình định tính số phận. Đó chính là Tử Vi, Tử Bình, Thái Ất chuyên về cá nhân...vv....Hay nói rõ hơn: Bản thân phong thủy cũng chỉ là một tập hợp con, gồm nhiều phấn tử khác, nằm trong một tập hợp lớn hơn chính là thuyết Âm Dương Ngũ hành - trong sự miêu tả quy luật tương tác của toàn thể vũ trụ.Chính vì là phấn tử trong một tập hợp, nó phải nhất quán và có tính liên quan hệ thống với học thuyết này. Ngược lại thì chính người Tàu với hơn 2000 năm - kể từ khi nền văn minh Việt sụp đổ ở miến nam Dương Tử - còn chưa hiểu được bản chất của thuyết ADNH, cho dù chỉ là đơn giản nhất: Nó ra đời vào thời điểm nào trong lịch sử văn minh Trung Hoa? Qua sự phân tích của tôi, các bạn và anh chị em đang tìm hiểu và học môn Phong Thủy Lạc Việt cũng thấy được tính vượt trội hơn hẳn về mặt tri thức của nền Lý học Đông phương trong sự nhận thức vũ trụ, thiên nhiên, xã hội, cuộc sống và con người so với tất cả thành quả của tri thức khoa học hiện đại. Bởi vậy , nó không thể ra đời vào thời "liên minh bộ lạc" của Chu Văn Vương, hoặc thời đồ đá ở bên Tàu với con Long Mã. Chỉ có những thứ tư duy "Ở trần đóng khố" mới có thể hiểu như vậy. Vậy mà không thiếu gì kẻ cứ xưng xưng là Phong Thủy Tàu làm ra cứ từ đúng trở lên. Giáo sư Ngô Bảo Châu nói: "Thiên tài không đi lẫn với bầy cừu". Thiên Sứ tui thì không phải thiên tài, nhưng quả là không thể thuyết phục được những con bò! Trở lại với tập hợp con I - 1 -1 thì chính thần khí kết tụ trong tập hợp này qua ban giám khảo đã chọn ra cặp câu đối hoành phi kia và nó phản ánh trở lại sự tương tác của thần khí đó với môi trường trong tương lai. Nhưng nó chỉ là một tập hợp con và chịu sự chi phối lớn hơn của một tập hợp bao trùm lên nó - theo lý thuyết Canto được sự thẩm định của thuyết ADNH, mà tôi đã trình bày ở trên. Và chính thần khí của tập hơp con này lại tương tác với các tập hợp khác trong tổng thể của mối quan hệ con người trên thế giới, để có thể suy luận ra toàn bộ diễn tiến trong tương lai của con người. Tất nhiên, đó chỉ là xác định về mặt lý thuyết và đối chiếu với những tiêu chí khoa học hiện đại nhất hiện nay Nó tương tự như việc "Đuổi mưa" khi chưa xảy ra - Duy nhất giáo sư Đào Vọng Đức xác định: "Về mặt lý thuyết, tôi cho rằng Nguyễn Vũ Tuấn Anh có thể làm được". Vâng! Giáo sư nhận xét hoàn toàn chính xác. Vì nó còn phụ thuộc vào khả năng người thực hiện. May quá! Bão tố ầm ấm chung quanh Hà Nội - từ đảo Hải Nam đánh vào, Thanh Nghệ đánh lên. Nhưng Hanoi chỉ có một trận mưa cục bộ vào tối ngày mùng 4. 10, làm gián đoạn vài chương trình sân khấu ngoài trời, trong lúc tôi mỏi mệt ngủ thiếp trong phòng massage ở 49 Thái Thịnh. Tất cả các TTKT TV của nền khoa học hiện đại đã sai. Kể cả Hoa Kỳ. Cho nên tôi chỉ đặt vấn đề lý thuyết và rõ ràng đó là một lý thuyết vượt trội của một nền văn minh huyền vĩ đã tồn tại trên trái Đất này. Chính vì tính vượt trội về mặt lý thuyết so với nền tảng tri thức hiện đại, nên nó thành huyền bí trong con mắt tha nhân. Do đó, sự hội nhập giữa hai nền văn minh mà Liên Hiêp Quốc đề xướng, không chỉ đơn giản là hội nhập giữa nền văn minh Đông phương và nền tảng tri thức khoa học hiện đại có xuất xứ từ Tây Phương này. Mà đó chính là sự hội nhập giữa lịch sử của nền văn minh hiện đai với một quá khứ xa xôi thuộc về một nền văn minh đã tồn tại trên trái Đất này - mà tôi gọi là "văn minh Atlantic". Thưa các bạn quan tâm. Chỉ có mỗi việc luận đoán hiện tượng "Kim Long đằng phi", mà tôi phải dài dòng văn tự như thế này. Trong khi chỉ cần đưa ra một lời "bói" và chở kiểm chứng. Kết quả thực tế sẽ xác định và không cần phải nói nhiều và tôi đã thực hiện trong topic "Quán vắng" của web này. Nhưng đấy cũng chính là điều mà các nhà khoa học cực đoan Đông Phương thường hay nhận xét: "khoa học chưa giải thích được"; là "Chưa có cơ sở khoa học" và kết luận" "mê tín dị đoan".... Bởi vậy nhân ngày đầu năm, tôi phải dẫn giải dài dòng văn tự như vậy. Bây giờ tôi mới trình bày xong những luận cứ căn bản liên quan đến việc phân tích hiện tượng này. Và cần phải có sự trình bày dài dòng văn tự này, nó mới tạm có thể hiểu rằng: Không hề có "mê tín dị đoan" ở đây! Còn tiếp1 like
-
Đầu xuân Quý Tỵ iem xin mạo muội các bậc tiền bối cao thủ trong lý học Đông phương xem qua Tử vi của Nick Diệp Phong : Nếu đúng TV này của chị thì năm nay di chuyển công việc sẽ bất lợi, chị ko có số đi buôn nên toàn buôn ngược, chỉ buôn thuốc là phát tài phát lộc. số Chị phải đi Đò ngang 2- 3 lần mới đứng số nêú theo Tử vi thì chồng chị là người cao to đẹp trai, da trắng hồng thì chị nên lấy người hơi xấu trai và da ngăm ngăm đen thì tốt chồng nên sinh năm 1983 or 1982. Chị là người cao ráo xinh gái da trắng hồng, hay chải chuốt làm dáng và rất sát trai nhưng chị chỉ có số nữ nhân phù trợ nên lấy chồng xong nên tránh xa đàn ông nhé. Con cái sinh nhiều toàn những đứa nói nhiều mà rất thông minh học 1 biết 10, chị lại đc hưởng ngôi mộ của Bà nội đất dang bị đào bới tan lở. Chị ra khỏi nhà hoặc giao tiếp ngoài xã hội luôn gặp sự phiền lòng, thị phi tuy nhiên cũng hay gặp quý nhân phù trợ, là người luôn được no cơm ấm áo, ko bao giờ bị đói. Năm nay tuổi Diệp Phong nhìu người bị hạn nặng riêng chị lại nhìu Lộc, chỉ bị hạn ít thui như hạn đau vào người tháng 4; 10; 11;12 âm tốn tiền đầu tư vào tháng 5; 6 âm thì rất tốt; các tháng còn lại tốt đẹp, đa lộc tài, nói chung chị có số Đào hoa ngược tức là trẻ thì có vẻ ít người iu nhưng lấy chồng xong thì rất nhìu người đến "cưa" đòi iu mà cứ dính vào đàn ông là chị gặp Hạn trừ khi gặp Pháp sư may ra mới giải được vận hạn mà PS thì cực hiếm còn người tự nhận là pháp sư thì wa nhìu !!!!!!11 like
-
Chư Giáp và Chữ Mậu không " âu yếm " nhau lắm, vì cháu sinh con năm này nên có sự chia ly . Năm nay cháu lại có mối tình sâu sắc đến. Cung Phu của cháu xấu đấy nếu cháu lấy chồng trễ một chút thì đâu phải chia ly. Dù sao thì cung Phu cũng có sao Hóa Khoa, giải được nhiều tai ương. Nếu đi bước nữa cháu nên đợi đến cuối năm 2016 ( tháng 11, 12 ) hãy cưới , nhưng e rằng năm ấy cháu có hạn tang tóc. Hoăc năm 2017 hãy cưới nhé. Cháu nên có đứa con út vào năm 2020 và tốt nhất là 2021, thì cuộc đời cháu đến cuối đời sẽ an nhàn, sung sướng.1 like
-
TẢN MẠN NGOÀI LỀ Viết đến đây tôi chợt nhớ ra: Ngày mùng 4 Tết là ngày xung Thái Tuế trực diện của Năm, trong tháng liên quan đến Tam sát. Nhưng là một ngày tốt nhất tính từ đầu năm. Ai chịu chơi và có bản lĩnh thực sự thì hãy khai trương vào ngày này. Thành công thì rất ư hoàng tráng, còn thất bại thì rất buồn. Còn tự thấy muốn an toàn thì xin chọn ngày khác.1 like
-
Nhìn chung cuộc đời cháu vui thì ít mà buồn thì nhiều vì Mệnh Vô chính diệu. Tuổi Dương mà Mệnh lại nằm tại cung Âm, Mệnh Kim gập Mộc cục bị khắc. Cuộc đời cháu thế nào cũng có lần phải mổ xẻ, kể cả lúc sinh nở. Cung Phúc lại không mấy tốt đẹp, họ hàng ly tán nhiều. Cách tốt nhất là cháu nên ly Tổ mà lập thân và luôn cầu khấn Cụ Tổ 5 đời sẽ được phù hộ. Cháu còn vất vả khoảng 3 năm nữa, sang tuổi 33 thì tương đối dễ chịu hơn. Hãy cứng rắn để vươn lên nhé .1 like
-
Đại hạn10 năm của cháu đang ở vận tốt. Cháu sẽ lập gia đình trong thời gian này. Năm nay, Quý Tỵ cháu phải lưu ý giữ gìn sức khỏe cho Mẫu thân, có thể dẫn đến châm trích mổ xẻ. Riêng cháu thế nào cũng có mối tình sâu sắc và nên tổ chức cưới vào tháng 9 âm thì tốt. Có sự thay đổi theo hướng tích cực. Nhân dịp đầu năm, bác cũng chúc cháu và toàn gia một năm tràn đầy sinh lực, luôn gặp may mắn và thành công trên mọi phương diện.1 like
-
Xuân Quý Tỵ đã đến, ReQuat xin được chúc tất cả anh chị em, sự phụ trong 4rum: Cung chúc Tân Xuân Vạn sự như ý Tỷ sự như mơ Triệu sự bất ngờ An khang thịnh vượng1 like
-
Trong 10 năm tới cháu còn phải tự mình phấn đấu trên thương trường và còn long đong đấy. Cháu làm ngành Luật cũng thích hợp thôi. Cung Quan cháu còn phải thay đổi nơi làm việc nhiều nơi. Cháu không được hưởng Phúc nên nếu ly Tổ lập thân, sinh sống xa quê thì sự thành công sẽ tốt hơn.Dòng họ cháu đã ly tán, xa quê nhiều. Nếu trước khi cháu sinh ra mà ông Nội còn thì cháu được Cụ Nội theo sau phù hộ .Ngôi mộ này được chôn cất ở nơi đất tốt, cây cỏ chung quanh rậm rạp và gần đường đi. Cháu thường xuyên khấn sẽ được phù hộ. Riêng năm Quý Tỵ cháu sẽ gặp nhiều chuện tốt đấy, học hành cũng thành công.1 like
-
Bếp Việt bừng sáng 11/02/2013 6:30 (TS Xuân) 2012 là năm ẩm thực Việt bừng sáng trên các phương tiện truyền thông đại chúng khắp hành tinh. Hãy cùng TNTS điểm lại 5 sự kiện ẩm thực tiêu biểu góp phần đưa tên tuổi ẩm thực Việt vang danh thế giới. Xem Martin Yan giới thiệu ẩm thực Việt Martin Yan trong Khám phá Việt Nam cùng Martin Yan - Ảnh: Điền Quân Media cung cấp Nhà sản xuất chương trình truyền hình thực tế Khám phá Việt Nam cùng Martin Yan “rắp tâm” đem ẩm thực Việt “tung” ra thế giới bằng những thước phim tuyệt đẹp gắn liền với một nghệ sĩ chuyên trình diễn cạnh bếp lửa: Martin Yan (Yan Can Cook). 2012 là năm mà bộ phim 26 tập này được hoàn thành với những chuyến du lịch, khám phá của Martin Yan đến các danh lam thắng cảnh nổi tiếng để khám phá các món ăn ngon. Những nụ cười hồn hậu, những vùng đất thanh bình, những phong cảnh đẹp sửng sốt... liên tục được giới thiệu một cách hết sức tự nhiên thông qua chuyến lênh đênh trên biển của Martin Yan đến một làng chài ở Hạ Long để cùng nấu món canh chua cá lóc với gia đình một người dân, chuyến đạp xe đến một làng quê nằm giữa núi rừng hoang vu trên đảo Cát Bà ở Hải Phòng để uống ngụm nước giếng mát trong hay cuộc hóa thân thành bác nông dân làng quê Bắc bộ Ninh Bình, mang ủng cao su tới gối đi đặt trúm bắt lươn... Lần đầu tiên, một chương trình truyền hình thực tế mang tầm vóc quốc tế đã ra mắt ở Việt Nam để thông qua ẩm thực giới thiệu du lịch, thông qua du lịch quảng bá đất nước và con người Việt Nam. Bộ phim “ngốn” hết 1 triệu USD, được thực hiện bằng 3 ngôn ngữ: Việt, Anh, Hoa, phát sóng ra hàng chục quốc gia trên thế giới thông qua những kênh truyền hình tên tuổi như PBS của Mỹ, AFC (kênh truyền hình ẩm thực châu Á). Cú hạ cánh vào Sách kỷ lục châu Á Chân dung món ăn có tên trong Sách kỷ lục châu Á - Ảnh: Đào Ngọc Thạch Ẩm thực Việt đã đáp ngoạn mục vào Sách kỷ lục châu Á (Asia Book of Records), đặt trụ sở tại Ấn Độ. Tổ chức này đã xác lập “Giá trị ẩm thực châu Á” đối với 12 món ăn đặc sản vùng miền của Việt Nam, bao gồm phở, bún chả, bún thang của Hà Nội, bánh đa cua Hải Phòng, cơm cháy Ninh Bình, miến lươn Nghệ An, phở khô Gia Lai, bánh khọt Vũng Tàu, gỏi cuốn và cơm tấm của TP.HCM, bún bò Huế và mì Quảng của Quảng Nam. 12 món ăn Việt Nam được xác lập kỷ lục châu Á là kết quả của hành trình tìm kiếm, quảng bá đặc sản và ẩm thực Việt Nam ra cộng đồng quốc tế. Vua đầu bếp Mỹ gốc Việt Christine Hà (phải) khiến cả thế giới phải chú ý đến ẩm thực Việt - Ảnh: Fox Tại cuộc thi MasterChef 2012 tít tắp ở đất Mỹ, ẩm thực Việt bất ngờ buộc cả thế giới phải chú ý với sự xuất hiện của cô gái khiếm thị nhỏ nhắn gốc Việt Christine Hà. Ở màn chào sân, cô đã khiến tất cả những người Việt Nam tự hào về món cá trê kho tộ dân dã mà cả những bà nội trợ quê mùa nhất cũng biết nấu, bởi đến 3 giám khảo lừng lẫy và khó tính cũng phải gật đầu, dẫu cô “bắt” cả 3 phải ăn cá nguyên xương (điều mấy ông Tây thường rất “dị ứng”) với lý do “đó là cách ăn của người Việt”. Ở màn chung kết, Hà đem món cơm thịt heo kho với nước dừa và nước mắm bình dị mà cô giới thiệu mang hương vị của quê nhà Việt Nam để “đọ” với món sườn cừu nướng sang trọng, đẹp mắt và rất chuyên nghiệp của đối thủ. Vị giám khảo khó tính Gordon Ramsay lập tức vặn: “Chúng ta không phải đang ở Việt Nam, cũng không đang ở quê nhà. Cô đang ở vòng chung kết của MasterChef”, để rồi sau đó chính ông phải thừa nhận nếu có nhà hàng nào phục vụ món ăn này, ông sẽ vui vẻ móc túi 20 USD, thậm chí 30 USD cho một đĩa, trong khi một vị giám khảo khác bảo ông có thể ăn gấp đôi khẩu phần, cho rằng đó là món ăn “có thể ngấu nghiến cả ngày”. Với việc MasterChef của Mỹ phủ sóng toàn cầu, món ăn Việt khiến thế giới phải nghiêng mình, bởi chính những món ăn mộc mạc này được công nhận là ngon nhất đấu trường MasterChef, góp phần mang lại danh hiệu Vua đầu bếp Mỹ cho cô gái khiếm thị. Thức ăn đường phố lên ngôi Bánh mì Việt Nam được Lonely Planet đánh giá là ngon nhất thế giới - Ảnh: Khả Hòa 2012 cũng là năm mà các phương tiện truyền thông nước ngoài tới tấp vinh danh ẩm thực đường phố Việt Nam. Ông khổng lồ truyền thông CNN bầu chọn Hà Nội là 1 trong 10 thành phố có thức ăn đường phố ngon nhất châu Á, tạp chí ẩm thực Food & Wine của Mỹ đưa TP.HCM vào danh sách những thành phố có món ăn đường phố tuyệt vời nhất hành tinh, trang web du lịch VirtualTourist.com nhận định thức ăn đường phố Việt Nam ngày càng uy tín... Tờ Time Out London (Anh) thì chọn bánh mì Việt Nam vào danh sách những món ăn đường phố tuyệt vời nhất có mặt ở London. Thậm chí, theo nội dung cuốn sách Món ăn đường phố tuyệt nhất thế giới của Nhà xuất bản Lonely Planet thì ổ bánh mì ngon nhất thế giới chính là bánh mì Việt Nam. Ngoài bánh mì, những chuyến xuất ngoại liên miên ra truyền thông nước ngoài của phở, gỏi cuốn, bánh xèo, cơm tấm, canh chua, bún chả, bún riêu cua, chả giò, bánh cuốn... khiến cư dân khắp hành tinh tha hồ... nuốt nước bọt. Nổi lửa trên... truyền hình Chương trình Next Iron Chef Việt Nam - Ảnh: TV Plus cung cấp Giữa lúc “hiệu ứng Christine Hà” vẫn còn nóng hôi hổi, MasterChef mau chóng bay qua Việt Nam, gây nóng các diễn đàn mạng khi chỉ mới ở vòng loại, còn chưa lên sóng. Đây không phải là lần đầu tiên, nhà đài nổi lửa để tìm kiếm tài năng trong nhà bếp. Cuộc thi truyền hình thực tế đầu tiên có yếu tố “ngoại” là Iron Chef, xuất xứ từ Nhật đã thổi một luồng gió mới vào cách giới thiệu ẩm thực trên truyền hình Việt: hấp dẫn hơn, gay cấn hơn và chuyên nghiệp hơn thông qua những cuộc thi tài nấu nướng. Next Iron Chef Việt Nam tiếp nối, lồng thêm một chút du lịch vào khi chọn những điểm du lịch làm nơi thi tài. Ngoài ra, nhiều đài truyền hình còn “đãi” khán giả những món ngon khác với các chương trình ẩm thực “nội” 100% có những sáng tạo mới so với cách hướng dẫn công thức nấu nướng khá tẻ nhạt ngày nào. Tất nhiên những chương trình như thế này chỉ dành cho người Việt xem nhưng thông qua chúng, họ khám phá được bao điều độc đáo trong nền ẩm thực cực kỳ phong phú của quê hương, càng khao khát đem thế mạnh này giới thiệu ra thế giới. Kiều Oanh ============ Ngày xưa, Tản Đà được mấy vị đại gia mời đi ăn cao lâu Tàu. Thời ấy, đi ăn cao lâu Tàu là danh giá lắm. Lâu lâu mới có dịp đi, chứ không phải tràn cung mây như bây giờ. Vậy mà ông ta không đi. Về nhà ông luộc rau muống, chấm nước mắn chanh ớt ăn cơm với cả cà pháo. Có người hỏi ông: "Sao không đi ăn cao lâu cho nó ngon miệng?". Ông trả lời: "Bọn nó có biết ăn uống thế nào là ngon đâu! Tôi cũng rất hảo món rau muống chấm nước mắm, chanh ớt. Đây là món Việt đầu tiên tôi chọn, sau khi đi Tàu cả hơn tuần lễ.1 like
-
Năm mới, Tết đến, ntpt kính chúc Thầy Xuân mới đến, 2013 Sự bình an, sánh bước cùng Thầy Gia đình, hạnh phúc xum vầy An khang, thịnh vượng, ngày ngày luôn xuân Công danh giữa chốn thương trường, Trên yêu, dưới mến, cầm cương vững vàng, Chiến công, thành tựu huy hoàng, Luôn mang ý đẹp, rạng danh công Thầy, Năm mới ntpt kính chúc các bạn thân hữu của mục Tử Vi nói riêng và diễn đàn Lyhocdongphuong nói chung Vừa đủ Hạnh Phúc để giữ tâm hồn bạn được ngọt ngào. Vừa đủ Thử Thách để giữ bạn luôn kiên nhẫn. Vừa đủ Hy Vọng để cho bạn được hạnh phúc. Vừa đủ Thất Bại để bạn mãi khiêm nhường. Vừa đủ Thành Công để giữ bạn mãi nhiệt tâm. Vừa đủ Bạn Bè để bạn được an ủi. Vừa đủ Vật Chất để đáp ứng các nhu cầu vật chất của bạn. Vừa đủ Nhiệt Tình để bạn cho đời thêm hân hoan. Vừa đủ Niềm Tin để xua tan những thất vọng. Chúc luôn hoan hỉ, sức khỏe bền bỉ, công danh hết ý, tiền vào bạc tỉ, tiền ra ri rỉ, tình yêu thỏa chí, Vạn sự như ý, luôn cười hi hi. Cung hỷ Cung hỷ1 like
-
1 like
-
Đại hạn 10 năm của cháu từ 23 đến 32 tuổi tuổi tương dói tốt đẹp, Riêng sang năm cháu sẽ có một cái tang họ Nội gần, tang này gánh cho cháu nhiều tai ương. Sang năm cháu cũn có nhiều thay đổi.Nhanh thì cuối năm Tỵ, chậm thì năm Ngọ cháu sẽ có mối tình sâu sắc.1 like
-
Sinh vật lạ từ đất chui lên ở Quảng Bình: Nhà khoa học nói gì? Thứ Hai, 17/12/2012 - 21:56 Viện trưởng Viện sinh thái và Tài nguyên sinh vật cho biết, người dân cần cảnh giác về sinh vật lạ chui từ đất lên ở Quảng Bình. Dân hoang mang vì “sinh vật lạ” Chị Lưu bắt những sinh vật lạ bỏ vào trang giấy học sinh cho PV quan sát. Liên quan tới hiện tượng hàng ngàn sinh vật lạ, hình thù giống con đỉa chui từ đất trong vườn lên, lũ lượt kéo nhau vào nhà dân ở xã Vạn Trạch, huyện Bố Trạch (Quảng Bình), phóng viên đã có cuộc trao đổi với PGS.TS. Lê Xuân Cảnh, Viện trưởng Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật. Ông có thể cho biết sinh vật lạ bò vào nhà người dân là con gì? Hiện nay, chúng tôi chưa lấy được mẫu về chúng nên chưa thể kết luận chính xác đó là sinh vật gì. Chúng tôi đang cử cán bộ vào Quảng Bình để thị sát tình hình cụ thể xem thế nào. Nếu chỉ nhìn qua hình ảnh, mô tả của báo giới thì chưa thể đi đến một kết luận mang tính khoa học được. Đến thời điểm này, tôi chỉ có thể nói là chưa rõ chúng thuộc loài nào. Về mặt khoa học, chúng tôi chưa dám khẳng định chúng thuộc loài gì cho tới khi có được các mẫu trong tay. Chị Lưu bắt những sinh vật lạ bỏ vào trang giấy học sinh cho PV quan sát. Theo phản ánh, hàng ngàn sinh vật lạ từ vườn rau đó còn tìm cách trườn qua sân xi măng để vào nhà dân. Điều này có đáng lo ngại không? Tất cả những sinh vật mới, chưa biết là loài gì, lần đầu tiên xuất hiện thì cần phải có cảnh giác bởi vì có thể chúng có ngay độc tố ở ngoài da chẳng hạn. Do vậy, người dân nơi đây cần hết sức cẩn thận. Chỉ khi biết cụ thể đó là loài gì, thuộc nhóm nào, chúng tôi mới có thể đưa ra được khuyến cáo chính xác. Hiện tại, tôi chỉ khuyến cáo người dân với tất cả các sinh vật lạ nói chung, cần phải đề phòng. Vậy người dân ở đây nên làm gì? Theo tôi đánh giá thì những sinh vật dạng này cũng không có gì gớm ghiếc lắm. Nếu chúng nằm trong các nhóm như đỉa vắt hay giun thì tôi chưa thấy có trường hợp nào chứa nhiều độc tố. Người dân ở đây nên cảnh giác. Loài này chui từ đất lên nên những chỗ cứng hoặc những chỗ khô chắc chắn chúng không tới được vì chúng ưa độ ẩm. Do vậy, người dân trước mắt cần giữ khô, sạch sẽ nơi mình ở, đồng thời có chất nào đó để ngăn cách chúng như vôi bột. Chúng không thể bay, nhảy nên cũng không đáng lo ngại lắm. Qua quan sát hình ảnh trên các phương tiện thông tin đại chúng, tôi nhận thấy hình như chúng không có chân, tua hay xúc. Mà nếu đã như vậy thì chúng sẽ không đi được xa ở những khu vực khô ráo. Dùng vôi bột để ngăn chặn đà tấn công của chúng tôi nghĩ là hợp lý vì nó vừa ngăn chặn được chúng vừa đảm bảo được sức khỏe cho con người, môi trường. Không nên dùng hóa chất theo cảm tính để ngăn chặn chúng vì hiện chúng ta vẫn chưa biết chúng thuộc chủng loại nào. Nếu là giun thì sẽ phải sử dụng loại hóa chất khác với đỉa. Khi nào chúng ta phân loại được chúng thì mới có thể đưa ra biện pháp xử lý chính xác hơn. Xin cảm ơn ông! Theo Minh Quân VTC ================= Trong bài viết trên, người dân đã xác định rằng: Dùng vôi sinh vật lạ cũng chẳng chết, mà chỉ dùng muối. Anh chị em Phong Thủy Lạc Việt cao cấp đều biết rằng: Muối và Vôi đều là hai hoạt chất có Dương Khí mạnh, dùng để trấn Âm Khí trong phong thủy. Con vật lạ này theo cách nhìn từ Lý học do Âm khí bế dưới đất gây ra, tương tự như đỉa, giun và có thể phân loại thuộc loài này, nhưng không phải loài đỉa và giun. Bởi vậy, không kỵ vôi thì kỵ muối - Dương khí - là vậy. Nếu phân tích trên là đúng thì sinh vật này còn kỵ một loại nữa vẫn thường dùng để tẩy rửa Âm khí là Rượu. Có thể tưới rượu xuống nền đất để khứ Âm khí, chúng sẽ đi, hoặc chết.1 like