• Thông báo

    • Bá Kiến®

      Nội quy Lý Học Plaza

      Nội quy này là bản mở rộng Nội Quy - Quy định của Diễn đàn. Khi tham gia mua bán, các thành viên phải tuân theo những quy định sau: Tiêu đề bài viết: Bao gồm: Chỉ dẫn địa lý, Loại hình Mua/Bán, Thông tin mua bán.
      Chỉ dẫn địa lý: Tỉnh/thành nơi mua bán. Hoặc sử dụng định nghĩa có sẵn:TQ: Toàn quốc
      HCM: TP Hồ Chí Minh
      HN: Hà Nội
      [*]Ví dụ: HCM - Bán Vòng tay Hổ Phách ​Nội dung bài viết: Mô tả chi tiết sản phẩm mua/bán
      Bắt buộc phải có thông tin liên lạc, giá Mua/Bán
      Bài mới đăng chỉ được phép up sau 03 ngày.
      Thời gian up bài cho phép: 01 ngày 01 lần.
      Các hành vi vi phạm nội quy này sẽ bị xóa bài hoặc khóa tài khoản mà không cần báo trước.

Leaderboard


Popular Content

Showing most liked content on 11/02/2013 in Bài viết

  1. Hải giám Trung Quốc trương câu đối tết ở Senkaku: Rắn trắng hiển uy Chủ nhật 10/02/2013 13:00 (GDVN) - Tàu Hải giám 137, lực lượng này dán đôi liễn đỏ: "Kim long đằng phi hoành tảo đông dương quỷ mị; Ngân xà kình vũ chương hiển Trung Hoa quốc uy" cùng hàng chữ "Xuân trạch Điếu Ngư" treo chính giữa khoang cửa. Bộ trưởng QP Nhật: Tokyo phân biệt được radar thường với radar tên lửa Trung Quốc cấm dân đốt pháo hoa "Nổ tung Tokyo" Tết Quý Tỵ, tàu TQ rút khỏi Trường Sa kéo ra Thái Bình Dương tập trận Hải giám Trung Quốc tuyên bố sẽ đón Giao thừa Tết Quý Tỵ tại Senkaku Tokyo có bằng chứng, Thủ tướng Abe: TQ phải xin lỗi Nhật vụ ngắm bắn Đôi liễn xưng hùng xưng bá ngoài Biển Hoa Đông của Hải giám Trung Quốc Hình ảnh tàu Hải giám đón tết Quý Tỵ cũng như chuẩn bị bữa cơm tất niên gần Senkaku do Nhật Bản kiểm soát được các phương tiện truyền thông nhà nước Trung Quốc truyền đi như một thông điệp Bắc Kinh sẽ còn mạnh tay hơn ngoài Hoa Đông trong năm con rắn. Trên cửa khoang lái tàu Hải giám 137, lực lượng này dán đôi liễn đỏ: "Kim long đằng phi hoành tảo đông dương quỷ mị; Ngân xà kình vũ chương hiển Trung Hoa quốc uy" cùng hàng chữ "Xuân trạch Điếu Ngư" treo chính giữa khoang cửa. Đôi liễn năm mới của Hải giám 137 Trung Quốc tạm dịch: Rồng vàng đi quét sạch ma quỷ biển Hoa Đông (ám chỉ Nhật Bản - PV), Rắn bạc đến lắc lư ra uy nước Trung Quốc. Hàng chữ ở giữa "Xuân trạch Điếu Ngư", tạm dịch "xuân về tràn khắp đất trời Điếu Ngư". Nhân viên tàu Hải giám 137 khoe rằng, đôi Liễn rồng vàng rắn bạc này được lựa chọn ra từ gần 400 đôi liễn người Hoa khắp thế giới gửi cho họ trong khi nhiều độc giả các tờ báo mạng Trung Quốc cho rằng đôi liễn này thể hiện rõ ý đồ của Bắc Kinh xưng hùng, xưng bá trên Biển Hoa Đông. Tết Quý Tỵ, ngoài tàu Hải giám 137 đón giao thừa và "xông biển" đầu năm ngoài Senkaku, hải quân Trung Quốc còn phái 3 tàu chiến hạm đội Bắc Hải sau khi tập trận (trái phép - PV) ngoài Trường Sa đã rút ra Tây Thái Bình Dương tiếp tục tập trận "khai xuân" từ 29 Tết Quý Tỵ. ================== Đây chỉ là chuyện vặt trong một tổng thể vĩ mô. Nhưng Lý học luôn phân tích từ hiện tượng trong mối liên hệ hợp lý với tổng thể và ngược lại. Điều này phù hợp với một nhận định nhân danh khoa học của giáo sư Trịnh Xuân Thuận: "Để phân tích một hiện tượng dù rất nhỏ, phải viễn dẫn đến toàn thể lịch sử hình thành vũ trụ". Nó khác hẳn về bản chất lấy cái cục bộ thay thế cho cái toàn thể. Đầu năm mới, nhân bài viết này, ngồi nhà vắng xem "quán vắng", bắt chước các cụ nhà ta, phân tích thử mối liện hệ giữa mấy chữ trong câu đối, hoành phi này. trong cái tàu Giảm Hái của Trung Quốc ở Senkaku với mối liên hệ với biển Đông theo Lý học xem sao! Đôi câu đối viết như sau: "Kim long đằng phi hoành tảo đông dương quỷ mị" đối với "Ngân xà kình vũ chương hiển Trung Hoa quốc uy", Và hoành phi viết: "Xuân trạch Điếu Ngư" Về câu đối được hiểu là: "Rồng vàng bay thẳng ra biển Đông tiêu diệt loài ma quỉ" và " Rắn bạc xuyên mưa lớn thể hiện sức mạnh của Trung Quốc". Đây là đối câu đối đặt dưới Hoàng phi, vậy nó là thành tố tạo nên, hoặc thể hiện nội dung của hoành phi theo đúng luật trưng hoành phi, câu đối. Không biết vị cao nhân nào của các vị nghĩ ra cái nội dung này? Thời phong kiến thì cứ gọi là tống cổ đi đày như Lý Bạch tiên sinh vậy. Này! Tớ nói thật nhá! Ý kiến trái chiều có thể làm khó nghe - quí vị Trung Quốc nên bỏ hai câu đối này, còn không thì bỏ hoành phi viết lại. Hoặc bỏ hết thay cái khác. Nếu không quí vị mất thể diện ở đây đấy. Ấy là tớ dự báo vậy đấy! Ai lại lấy con rắn biểu tượng cho "Trung Hoa quốc uy" bao wờ? Mãng xà vương còn chưa ăn ai - khi hình tượng rồng vàng ở vế kia - mà lại còn đem rắn nước ("Vũ" - có yếu tố thủy) để dọa Nhật Bủn thì chán hẳn đấy quí vị ạ! Đầu năm mới mà quí vị không kiêng cữ gì cả. Ở Senkaku mà đã mất thể diện thì thôi xuống biển Đông làm gì nữa cho thêm buồn. Đấy là tớ mới phân tích sơ sơ thui. Buồn ngủ wá rùi.
    4 likes
  2. LẠI BÀN CHUYỆN "KIM LONG ĐẰNG PHI". Tết Quý Tỵ - Tết của rắn nước - vì nếu xét Thiên Can làm chủ đạo thì Quý thuộc Thủy. Xét về độ số thì Quý đứng thứ 10 trong Thập Thiên Can, "Ngũ thập đồng đạo" - Cho nên can Quý đứng chung với can Mậu ở Trung Cung Hà Đồ - theo Lý học Việt. Năm Tỵ luôn nằm ở cung Khôn Theo Hà Đồ phối Hậu Thiên Lạc Việt. Rồng nằm đất đã thấy chán hẳn. Huống chi lại rắn cũng còn nằm đất luôn, mà lại là rắn nước nữa thì buồn quá. Bởi vậy, chẳng phải ngẫu nhiên mà một phương pháp bói số phận khái quát của năm, khi vận hạn đến năm Rắn, các cụ Việt Nho phán là " Xà hãm tỉnh". Tức là "rắn trong giếng", chẳng làm nên trò trống gì. Đặc biệt Năm Quý Tỵ thì do Quý nhập trung, nên tính chất của "rắn trong giếng" thể hiện rõ hơn cả. Ấy là bói "nôm", cho nó dễ. Thế mà năm nay, một cái tàu Hải Giám của Trung Quốc, xông ra Senkaku, treo đôi câu đối với hoành phi có vẻ khí thế lắm. Hôm qua, tôi có dịp phân tích trong Quán vắng. Nhưng buồn ngủ quá, nên mới chỉ sơ sơ vài đường. Hôm nay, cũng rách việc - mùng hai Tết mà - nên gõ tiếp. Câu đối viết: "Kim long đằng phi hoành tảo đông dương quỷ mị" đối với "Ngân xà kình vũ chương hiển Trung Hoa quốc uy", Và hoành phi viết: "Xuân trạch Điếu Ngư" Mới đọc qua thì thấy "oách sì đằng", rất khí thế. Phen này siêu cường hạng ba Nhật Bản chắc mất Senkaku đến nơi và ngậm ngùi để người Trung Quốc đặt tên là Điếu Ngư. Nhưng ngẫm lại thì cái khí thế ấy nó chỉ như cái ngọn cây Thiết Mộc Lan (Còn gọi là Lan phát tài), hoặc như cây Hoàng Nam - mà bắt đầu từ khóa Nâng cao của Phong Thủy Lạc Việt, tuyệt đối nghiêm cấm không được dùng trong nhà. Chính vì hình tượng thể hiện tính suy khí của nó). Tổ tiên ta thường xem qua khẩu khí văn chương, ngôn từ xét đoán người và tiên tri rất chuẩn - tất nhiên là khẩu khí bất chợt, khách quan. Chứ không phải thứ rặn ra khẩu khí. Việc bắt chước, rặn ra khẩu khí chỉ thể hiện tham vong. Hì! Có câu chuyện trong giai thoại văn học Việt Nam, như sau: Có cụ đồ khi tan học, gặp trời mưa. Học trò không về được. Cụ ra vế đối trong khi chờ mưa tạnh: Vũ vô kiềm tỏa, năng lưu khách. - Tức là: Mưa tuy không có then khóa, những giữ được khách ở lại. Một trò đối: Sắc bất ba đào, dị nịch nhân - Tức là sắc đẹp tuy không sóng gió, nhưng làm say đắm con người. Thầy khen: Câu đối rất hay. Có tài làm quan to, nhưng thân bại danh liệt vì....gái. Một học trò khác đối lại như sau: Phấn bất uy quyền dị sử nhân - Tức là phân cứt tuy không uy quyền gì, nhưng sai khiến lòng người. Thầy đồ nghe xong lắc đầu: Khẩu khí của kẻ trọc phú. Sau này, lớn lên, mọi việc đều xảy ra đúng như vậy. Người học trò có câu đối hay đó chính là ngài Nguyễn Giản Thanh làm quan to trong triều Hậu Lê, sau cũng tai tiếng. Hoặc giả như câu chuyện của Thiệu Khang Tiết, nghe tiếng chim phương Bắc hót ở Nam Dương Tử, mà phán rằng: Nhà Nam Tống sắp mất. Hai mươi năm sau, lịch sử chứng minh ông nói đúng. Những câu chuyện đại loại như vậy, lưu truyền đầy rẫy ở nền văn hóa Đông phương. Nói ra, các nhà khoa học ít tiếp cận với Lý học Đông phương, chắc lắc đầu quầy quậy, cho rằng: "Không có 'cơ sở khoa học'". Họ hiểu vậy cũng có nguyên nhân của nó. Bởi vì đó là tư duy khoa học từ đầu thế kỷ trước chính thức lên ngôi ở châu Á và được hỗ trở bởi các phương tiện kỹ thuật - hệ quả của tư duy khoa học hiện đại châu Âu, mới chỉ là những tri thức khoa học ứng dụng là chủ yếu. Cuộc tranh chấp giữa văn minh Đông phương và Tây phương ở châu Á, đã kết thúc từ nửa đầu thế kỷ XX với tiếng thở dài của nhà nho: Thôi có làm chi cái chữ Nho. Ông Nghè, ông Cống cũng nằm co. Chi bằng đi học làm thày Phán. Tối rượu Sâm banh, sáng sữa bò. Và thế rồi học thuật Đông Phương cổ bị loại khỏi cuộc sống với sự biến mất của ông đồ già, trong tiếng thở than: Năm nay hoa lại nở. Không thấy ông đồ xưa? Những người muôn năm cũ. Hồn ở đâu bây giờ. Nhưng trí thức khoa học chính thống của Tây Phương - cơ sở nền tảng tri thức của nền văn minh hiện đại - lại không loại trừ một cách cực đoan những giá trị còn lại của văn minh Đông phương, những điều mà một số nhà khoa học cực đoan Đông Phương thường lên tiếng loại trừ. Bởi vì ngưồn gốc khoa học Tây Phương chính là sự giải thoát khỏi các tín điều giáo lý và nhân danh tự do. Đây chính là một trong những yếu tố mà xã hội Tây Phương tự cân đối để phát triển trong tự nhiên. Ít nhất trong khoa học. Đó là lý do mà giáo sư Ngô Bảo Châu phát biểu: "Nghiên cứu khoa học phải có Tự Do".Mặc dù - trong xã hội phương Tây - họ cũng có đầy đủ những chuẩn mực xã hội chặt chẽ để duy trì sự ổn định. Tất cả những hiện tượng khách quan tồn tại đều được thừa nhận ở xứ sở của nền tảng tri thức khoa học hiện đại gọi chung là văn minh Tây Phương. Còn ở Phương Đông, chỉ tiếp thu được cái ngọn, thì lại xuất hiện tinh thần khoa học cực đoan. Mọi thứ gọi là "khoa học chưa giải thích được" đều bị coi là mang mầu sắc "mê tín dị đoan"; là thiếu "cơ sở khoa học", là chưa được "khoa học công nhận".....bởi chính sự "mê tín khoa học", một cách không hoàn chỉnh. Nhưng chân lý chỉ có một - "Mọi con đường đều tới La Mã" - "Pháp của Như Lai chỉ có một vị duy nhất. Đó chính là sự giải thoát" Đến cuối thế kỷ XX - Sự phát triển của khoa học Tây Phương đã đến giai đoạn tập hợp và mô hình hóa những nhận thức trực quan và mô tả bằng những công thức với những ký hiệu và những khái niệm trừu tượng, tổng hợp được những thực tại và những quy luật cục bộ và sản sinh ra những lý thuyết khoa học mô tả quy luật của tự nhiên. Họ đã vượt qua giai đoạn khoa học thực nghiêm, thực chứng và bắt đầu manh nha một giai đoạn mới trong sự phát triển của nền văn minh: Đó chính là khoa học lý thuyết. Từ đấy đã sản sinh ra những tiêu chí khoa học phổ biến rộng rãi và được giới khoa học mặc nhiên thừa nhận. Tiêu chí cho một lý thuyết thống nhất vũ trụ ra đời trong hoàn cảnh này. Mặc dù họ vẫn không thể xác quyết được có hay không khả năng tìm ra chính lý thuyết đó. Đây chính là điểm tiếp cận của khoa học Tây phương với nền văn minh Đông phương - trong cuộc hội nhập toàn cầu. Nguyên nhân của vấn đề mà cơ quan văn hóa Liên Hiệp Quốc đặt ra với chủ đề: "Đối thoại giữa các nền văn minh" - mà tôi đang viết dở trong một topic nào đó trên diễn đàn. Có hai điểm giống nhau và khác nhau của hai nền văn minh Đông Tây trong tiếng thở dài của những nhà Nho Việt. Đó là tất cả những giá trị sử dụng của nền văn minh Đông Phương đều chỉ là hệ quả có tính ứng dụng của một hệ thống lý thuyết đã thất truyền và sai lệch của một nền văn minh đã sụp đổ và không để lại dấu vết. Trong lịch sử văn minh hiện tại thì chính là nền văn minh - mà các nhà khoa học gọi là - nền văn minh thứ V ở Nam Dương Tử. Xa xôi hơn, theo nghiên cứu của tôi thì đây chính là nền văn minh kế thừa những di sản của một nền văn minh toàn cầu kỳ vĩ - mà tôi gọi là văn minh Atlantic. Nền tảng tri thức với những phương tiện kỹ thuật của nền văn minh - là cơ sở để tạo ra hệ thống lý thuyết của Lý học Đông phương đã bị xóa sổ, bởi một thiên tai khủng khiếp trên chính trái Đất này. Cho nên, ngay cả nếu hệ thống Lý thuyết của nền văn minh này còn giữ lại một cách hoàn chỉnh đến ngày nay thì cũng sẽ rất mơ hồ. Huống chi nó còn sụp đổ lần thứ hai. Đó chính là sự sụp đổ của quốc gia Văn Lang - cội nguồn Việt tộc - ở bở Nam Dương tử. Sự thất truyền và sai lệch của hệ thống lý thuyết này, chính là nguyên nhân để nó không thể giải thích một cách hợp lý - là yếu tố tối thiểu trong các tiêu chí khoa học - những luận cứ sử dụng trong các phương pháp ứng dụng của nền văn minh Đông phương - hệ quả liên hệ với hệ thống lý thuyết này. Do đó, khi những phương tiện kỹ thuật mang tính ứng dụng của nền khoa học Tây phương va chạm với tính ứng dụng của khoa học Đông phương thì tính hợp lý lý thuyết của khoa học ứng dụng Tây phương giải thích được mối liên hệ này. Còn tính ứng dụng của khoa học Đông phương thì không - Do tính thất truyền và sự mất hẳn nền tảng tri thức và phương tiện kỹ thuật liên quan. Đây chính là điểm khác biệt của hai nền văn minh Đông Tây khi va chạm và nền văn minh Tây phương chính thức lên ngôi ở Đông phương từ nửa đầu thế kỷ trước. Đó chính là nguyên nhân căn bản để các nhà khoa học Tây Phương và những nhà khoa học có nền tảng trí thức Tây phương cho rằng: Những bộ môn ứng dụng của văn minh Đông phương "không có cơ sở khoa học". Chính vì nó thiếu tính liên hệ hợp lý tối thiểu giữa thực tế ứng dụng với một lý thuyết liên hệ. Nhưng sự giống nhau khi hai nền văn minh đổi ngôi trong những gíai đoạn tiền hội nhập ban đầu ở phương Đông, chính là: cả hai nền văn minh đều có những hệ qủa ứng dụng được kiểm chứng trên thực tế. Riêng nền văn minh Đông phương thì sự kiểm chứng trải hàng ngàn năm. Thực tế ứng dụng làm cho chính những nhà khoa học Tây phương thứ thiệt - chính gốc Tây và là người Tây luôn - phải ngơ ngác và mô tả một nền văn minh Đông phương huyền bí. Nhưng họ không chê bai và nghiêm túc nghiên cứu nền văn minh này. Tuy nhiên, họ đã thất bại. Vì không ai có thể tìm ra một cái đúng từ một cái sai. Họ đã mặc định: Nền văn minh Đông phương huyền bí này có nguồn gốc từ văn minh Hán. Đấy là sai lầm căn bản cho mọi nghiên cứu về Lý học Đông phương. Điều này tôi đã nhiều lần chứng minh nền không nói sâu thêm ở đây. Sự khác biệt khi va chạm tính ứng dụng của hai nền văn minh , chính là: tất cả những ứng dụng của văn minh Đông phương đều là hệ quả của một hệ thống lý thuyết đã hoàn chỉnh, giải thích tất cả mọi hiện tượng từ sự hình thành vũ trụ cho đến mọi hành vi của con người, có khả năng tiên tri. Còn nền văn minh Tây phương thì chỉ là kết quả của khoa học thực nghiệm và không có khả năng tiên tri. Đấy chính là điểm khác biệt và giống nhau khi hai nền văn minh va chạm, mà tôi đã nói ở trên. Nhưng chính nền văn minh Tây phương khí phát triển đến ngày nay và những chuẩn mực của tiêu chí khoa học hình thành thì chính nó lại quay trở lại với nền văn minh Đông phương. Và chính những tiêu chí khoa học cho một lý thuyết khoa học của Tây phương lại là điểm tiếp nối, cơ sở của sự "Đối thoại giữa hai nền văn minh". Đây chính là hình ảnh của con rắn tự cắn vào đuôi mình tạo thành một vòng tròn huyền bí, nổi tiếng trong văn minh Ấn Độ. Đây cũng chính là lúc mà những con nòng nọc tiến hóa trở thành cóc và trở về với cội nguồn Việt sử 5000 năm văn hiến, một thời huy hoàng ở miến nam sông Dương tử. Vì là sự phục hồi một hệ thống lý thuyết đã có sẵn của nền văn minh Đông phương - Khi mà những nền tảng tri thức và cơ sở vật chất hình thành nên lý thuyết đó đã mất đi - thì để phục hồi lại lý thuyết này , không thể sử dụng nhựng phương tiện kỹ thuật của nền văn minh Tấy phương hiện đại để chứng nghiệm những di sản ứng dụng của văn minh Đông phương. Cũng không thể lấy cơ sở nền tảng trí thức khoa học Tây Phương hiện đại nhất , như thuyết Lượng tử, thuyết Tương đối ...để so sánh đối chiếu. Mà phải lấy tiêu chí khoa học cho một lý thuyết khoa học làm chuẩn mực. Trên cơ sở so sánh đối chiếu với tiêu chí khoa học thì tất cả mọi bí ẩn của nền văn minh Đông phương bắt đầu hé mở với những di sản phi vật thể - chủ yếu trong văn hóa truyền thống Việt. Bắt đầu từ nguyên lý "Hà Đồ phối Hậu Thiên Lạc Việt" Chính từ nguyên lý căn để nhân danh nền văn hiến Việt này, đã giải thích tất cả có tính hệ thống những gía trị của Lý học Đông phương nhân danh nền văn hiến Việt , phủ hợp với tất cả những tiêu chí khoa học khắt khe nhất cho một lý thuyết khoa học và cả những tiêu chí cho một lý thuyết thống nhất vũ trụ. Đây chính là ứng cử viên duy nhất của "một lý thuyết cổ xưa sẽ quay trở lại với nhân loại" - mà nhà tiên tri vĩ đại Vanga đã nói tới. Nhưng tiếc thay! Khoảng cách giữa hai nền văn minh còn quá xa. Nền tảng tri thức xã hội và phương tiện khoa học kỹ thuật hiện nay, không phải là nền tảng tri thức và phương tiện của nền văn minh Atlantic. (Với những nghiên cứu của cá nhân tôi thì Kim Tự Tháp lớn nhất của Ai Cập có khả năng nằm đúng Trung tâm các đại lục địa vào thời kỳ Atlantic - theo phương pháp định tâm nhân danh phong thủy Lạc Việt - cùng với hàng loạt Kim Tự tháp khác trên khắp thế giới - mà người Atlantic đã dùng để cân bằng các lực tương tác của vũ trụ với Địa cầu, nhằm tránh một thảm họa toàn cầu. Và tuy họ đã thất bại, nhưng cứu được những gì còn lại cho chúng ta hiện nay. Đó chính là nguyên nhân, có rất nhiều giá trị văn minh cổ đại có nét tương đồng về chiêm tinh, Kim tự tháp và các truyền thuyết gợi nhớ về một thảm họa Đại Hồng Thủy). Chính vì khoảng cách quá xa đó, nên ngay cả những nhà khoa học hàng đầu - tiêu biểu của nền tảng tri thức khoa học hiện đại, không dễ gì tiếp thu được ngay những gía trị huyền vĩ của nền văn minh Đông phương - những gía trị còn lại đích thực của văn minh Atlantic. Tuy nhiên, như tôi đã trình bày - chính tiêu chí khoa học hệ quả của nền văn minh hiện đại sẽ là cầu nối giữa hai nền văn minh. Đó là cầu nối duy nhất hiện nay. Vậy thì trên cơ sở xác định một nền văn minh Đông phương huyền vĩ với những tri thức vượt trội qua tiêu chí khoa học, chúng ta sẽ thấy những khả năng liên hệ giữa mọi hiện tượng đều có khả năng tiên tri không có gì là lạ. Kết hợp với nhận định của nhà khoa học hàng đầu - Giáo sự Trịnh Xuân Thuận - phát biểu: "Để giải thích một hiện tượng dù rất nhỏ, cũng phải viễn dẫn đến toàn thể lịch sử hình thành vũ trụ" . Đây là một sự xác định mang tính lý thuyết - tổng hợp tất cà những tri thức khoa học hiện đại. Nhưng chính trí thức khoa học tiên tiến nhất - qua lời phát biểu của giáo sư Trịnh Xuân Thuận - chưa có tính ứng dụng. Còn Lý học Đông phương đã ứng dụng từ lâu. Và không chỉ dừng ở giải thích. Nó còn có khả năng tiên tri. Vâng! Bây giờ nó ứng dụng trong việc phân tích mang tính chưa có "cơ sở khoa học" này: Phân tích câu đối hoành phi của Trung Quốc trên tàu hải giám. Đây chính là mối liên hệ giữa một hiện tượng rất nhỏ - chính là ý thức phát khởi với môi trường và tác động lại môi trường và tạo ra lịch sử tiếp nối của con người trong vũ trụ, thể hiện tính quy luật có khả năng tiên tri. Còn tiếp.
    3 likes
  3. Nhân dịp năm mới Quý Tỵ, thanhphuc xin chúc Sư phụ và các anh chị em diễn đàn một năm mới AN, NINH, KHANG, THÁI Xin chúc mọi người: - Vừa đủ HẠNH PHÚC để giữ tâm hồn bạn được ngọt ngào. - Vừa đủ THỬ THÁCH để giữ bạn luôn kiên nhẫn. - Vừa đủ MUỘN PHIỀN để giữ bạn thật sự tỉnh táo. - Vừa đủ HY VỌNG để cho bạn được hạnh phúc. - Vừa đủ THẤT BẠI để bạn mãi khiêm nhường. - Vừa đủ THÀNH CÔNG để giữ bạn mãi nhiệt tâm. - Vừa đủ BẠN BÈ để bạn được an ủi. - Vừa đủ VẬT CHẤT để đáp ứng các nhu cầu vật chất của bạn. - Vừa đủ NHIỆT TÌNH để bạn cho đời thêm hân hoan. - Vừa đủ NIỀM TIN để xua tan những thất vọng.
    2 likes
  4. Đại sứ Pháp "xì xụp" phở vỉa hè Hà Nội Thứ Hai, 11/02/2013 06:00 (NLĐO)- Đại sứ Jean Noel Poirier hít hà hương vị thơm lừng, bốc lên nghi ngút từ bát phở bò tái chín đặt trên chiếc ghế nhựa màu xanh, rồi tay thìa, tay đũa "xì xà,xì xụp" như bao thực khách người Việt khác tại quán phở vỉa hè Hà Nội giữa trời đông. Đại sứ Pháp tại Việt Nam Jean Noel Poirier là người rất yêu thích ẩm thực Việt, đặc biệt là món phở. Một buổi sáng mùa đông lạnh giá, nhiệt độ ngoài trời chỉ khoảng 10 độ C, ông Poirier một mình đạp xe đến một quán phở "Tư Lùn" có tiếng trên phố Hai Bà Trưng để thưởng thức phở vỉa hè. Đại sứ Jean Noel Poirier vừa điểm tâm vừa trò chuyện với thực khách tại quán Tới quán, Đại sứ Poirier chọn cho mình một chiếc chỗ ngồi trên chiếc ghế nhựa màu xanh, trước mặt cũng là một chiếc ghế nhựa màu xanh khác, cao hơn. Đó là "bàn ăn" bữa sáng hôm nay của ngài Đại sứ. Khác hẳn với phong thái của một nhà ngoại giao chuyên nghiệp khi làm việc, Đại sứ Poirier trông bình dị, mộc mạc, trò chuyện thân mật với các thực khách khác bằng tiếng Việt khá sõi trong khi chờ đợi tới lượt mình được phục vụ. “Lúc nào cũng phải đóng bộ, với những món thìa đĩa bằng bạc được dọn ra, không làm tôi thích như được ngồi thưởng thức các món ăn dân dã và hiểu thêm về đời sống thường ngày của người dân” - Đại sứ Poirier sau này tâm sự. Khi chủ quán đưa tới bát phở bò tài chín ngậy mùi quyến rũ, bốc khói nghi ngút trong cái lạnh cắt da khoảng 10 độ C của mùa Đông Hà Nội, ông Poirier hít hà, xuýt xoa trước hương vị đã khiến ông "mê mẩn" này. "Tôi mê ẩm thực Việt về sự sáng tạo và hòa trộn của các nguyên liệu và gia vị trong chế biến thức ăn. Bát phở ngon chủ yếu là do nước dùng, phở bò tái chín tổng hợp được thật nhiều mùi hương và vị" - Đại sứ Poirier nói. Gọi thêm đĩa quẩy vàng rộm, Đại sứ nêm nếm thêm chanh, ớt rồi tay phải cầm đũa, tay trái cầm thìa "xì xà, xì xụp" món ăn mà ông cho là một trong những "tuyệt tác ẩm thực" của người Việt. Bữa sáng của Đại sứ Poirier kết thúc bằng câu tiếng Việt rất sõi: “Anh ơi, tính tiền”. Gọi rồi, ông Đại sứ rút ví, trả tiền cho chủ quán. Rời quán phở, Đại sứ Poirier thưởng thức tiếp ly cà phê nóng tại một quán cà phê đúng phong cách Hà Nội trong một ngôi biệt thự phảng phất phong cách Pháp, vừa giản dị vừa sâu lắng. Đại sứ Poirier cho biết, những lúc rảnh rỗi, ông thường thích đạp xe quanh Hà Nội để khám phá ra những góc phố với những món ăn Hà Nội độc đáo, nhiều hương vị. Ngoài phở, ông còn thích các món ăn như canh rau, cá ăn với cơm của người Hà Nội. Đại sứ tâm sự, ông thấy người Hà Nội giờ vui vẻ và khá giả hơn trước nhiều. Có khác ngày xưa là họ sẵn sàng khoe là mình khá giả và giàu có chứ không phải giấu diếm như 20 năm trước. Trong mắt Đại sứ, người Hà Nội cũng vui vẻ thân thiện hơn và …nói nhiều hơn. “Tôi chỉ muốn chúc người Hà Nội sang năm mới nhiều may mắn, gia đình sum vầy, hạnh phúc” - vị Đại sứ Pháp giản dị và chân thành ngỏ lời chúc. Một số hình ảnh về Ngài Đại sứ mê món phở. Đại sứ Jean Noel Poirier ngồi chờ đến lượt mình được phục vụ Tay cầm đũa, tay cầm thìa đúng kiểu người sành ăn phở Vẻ hài lòng với món điểm tâm buổi sáng "Anh ơi, tính tiền" - Ngài Đại sứ gọi ông chủ quán Bữa sáng của Đại sứ Jean Noel Poirier kết thúc bằng một tách cà phê nóng hôi hổi Bài và ảnh: Bích Diệp =================== Lạy cụ Nguyễn Tuân, Con bái cụ làm Thành hoàng làng về mô tả Phở. Hôm nào ngày lành, tháng rách, con xin được cụ phù hộ cho con viết một bài về Phở Việt. Con cũng là dân mê phở Việt từ hàng chục năm nay. Đáng nhẽ con lên Thiên Đường lâu rồi, những cũng vì Phở mà con ở lại trần gian đấy cụ ạ!
    2 likes
  5. Chiếc hộp hoa sen bằng vàng thời Trần vừa phát lộ Cập nhật lúc 06:44, 11/02/2013 (ĐVO) - Ngày 21/6/2012, một cổ vật nhà Trần “xứng đáng được xếp vào hàng bảo vật Quốc gia” đã phát lộ trước mắt nhà sư Thích Quảng Hiển, trụ trì chùa Trung Tiết (Đông Triều, Quảng Ninh) khi vị sư này cùng đoàn hành hương đi qua con đường Trại Lốc, thuộc xã An Sinh (Đông Triều, Quảng Ninh) để lên núi Ngọa Vân bái Phật. Đó là chiếc hộp hình hoa sen, được chế tác bằng vàng ròng nằm khuất lấp dưới lớp bùn đất được máy xúc, máy ủi đào lên khi làm đường. Huyện Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh được mọi người biết đến với quần thể chùa Yên Tử, nơi khởi phát thiền phái Trúc Lâm cùng khu di tích lăng mộ của nhà Trần. Tương truyền, con đường Trại Lốc ngày nay cũng chính là con đường mà Điều ngự Giác hoàng Trần Nhân Tông thường đi để lên với chùa Ngọa Vân (Đông Triều, Quảng Ninh) tu hành và hóa Phật. Vì thế, chiếc hộp bằng vàng hình hoa Sen phát lộ trước mắt nhà sư đã khiến câu chuyện về “cơ duyên” giữa chiếc hộp bằng vàng và Phật giáo trở nên huyền bí. Nhân duyên từ giấc mơ lạ Cổ vật bằng vàng thời Trần được phát lộ Để tìm hiểu về câu chuyện chiếc hộp bằng vàng ròng được phát hiện, tôi đã tìm đến ngôi chùa Trung Tiết (Đông Triều, Quảng Ninh) để gặp nhà sư Thích Quảng Hiển, người đã phát hiện ra chiếc hộp quý báu này. “Chùa Trung Tiết, hay còn gọi là chùa Tuyết thờ hai vị bề tôi trung thành của vua Trần Anh Tông, đó là Đặng Tảo và Lê Chung, còn chùa Ngọa Vân nằm trên núi Bảo Đài, xã Bình Khê thờ vị vua Trần Nhân Tông – Đệ nhất Tổ thiền phái Trúc Lâm. Tôi và các du khách vẫn thường hành hương lên đó bái Phật… Ngày 21/6, trên đường hành hương đến cụm di tích Ngọa Vân, qua đoạn khu Suối 1, xã An Sinh, chân tôi vấp phải một vật cứng. Vì đường đang thi công, có rất nhiều đá nằm ngổn ngang nên tôi không để ý và cùng các tăng ni phật tử tiếp tục hành trình. Đi khoảng 10m, linh cảm có điều khác lạ, tôi quay lại, thì ra vật vừa bỏ qua không phải là đá mà là một chiếc hộp nhỏ màu nâu. Tôi mang ra suối rửa sạch lớp bụi bẩn thì thấy hộp tỏa ra thứ ánh sáng màu vàng”, nhà sư Thích Quảng Hiển mở đầu câu chuyện. Rồi ông hướng đôi mắt ra phía xa, nhìn về quả núi trước mặt, nơi xây dựng chùa Ngọa Vân. Theo Đại Việt sử ký toàn thư, năm 1320, để tưởng nhớ công lao của hai người bề tôi trung thành đã giúp rất nhiều công sức gây dựng nên triều đại nhà Trần hùng mạnh, vua Trần Nhân Tông đã cho dựng chùa và ban tên chùa là Trung Tiết tự. Trải qua gần 700 năm với nhiều biến động của thiên nhiên, lịch sử, chùa bị xuống cấp nghiêm trọng. Với giọng nói nhỏ nhẹ, trầm ấm, vị sư Thích Quảng Hiển tiếp lời: “Cách đây 3 năm, rất nhiều đêm tôi nằm mơ thấy có một ông già râu tóc bạc phơ đi vào chùa đưa cho tôi một túi vàng và nói là để sửa chữa chùa. Nhà sư Thích Quảng Hiển Thời gian qua đi, nhưng tôi chẳng thấy có ai đưa cho mình túi vàng nào cả. Tưởng đó chỉ là giấc mơ bình thường nhưng đến khi tôi vô tình nhặt được chiếc hộp bằng vàng, linh tính đó là vật quý hiếm nên tôi đã thông báo lên chính quyền địa phương và bàn giao cho UBND huyện Đông Triều bảo quản và lưu giữ. Không hiểu có cơ duyên gì hay không nhưng sau đó tôi có nghe một người lái máy xúc ở đấy kể lại ông ấy đã từng đá phải chiếc hộp vào ngày hôm trước mà chẳng mảy may suy nghĩ”. Câu chuyện thầy Hiển nhặt được chiếc hộp quý càng trở nên kỳ lạ hơn nữa khi nắp của chiếc hộp bỗng dưng biến mất rồi tìm về với chủ cũ. Thầy Hiển cho biết: “Sau khi nhặt được chiếc hộp, tôi đã bảo quản rất kỹ càng. Nhưng mấy hôm sau, vào một buổi sáng, tỉnh dậy tôi thấy chiếc nắp hộp đã biến mất mặc dù nó được chốt rất chắc với phần thân hộp. Nếu là có trộm thì chắc chắn sẽ lấy cả phần thân chứ không chỉ lấy phần nắp. Không tìm ra nguyên nhân nắp hộp biến mất nên tôi đành bàn giao lại chiếc hộp cho UBND huyện mà có mỗi phần thân. Sau đó mấy hôm thì nắp chiếc hộp bỗng dưng xuất hiện trước mắt tôi trong một lần tôi đang đi vào trong gian phòng ngủ của mình. Hiện tại, tôi đã bàn giao đầy đủ phần thân và phần nắp hộp cho chính quyền địa phương”. Bà Nguyễn Thị Viễn, trưởng Phòng Văn hóa - Thể thao và Du lịch huyện Đông Triều cho biết: Chiếc hộp được nhà sư phát hiện là do những chiếc máy xúc đào ra khi đang thi công công trình làm đường lên chùa Ngọa Vân. Sau khi được tiếp nhận chiếc hộp, Phòng Văn hóa đã kết hợp với UBND huyện Đông Triều mời chuyên gia ở Trung tâm nghiên cứu Kinh thành Thăng Long về nghiên cứu. Sau khi có kết quả nghiên cứu, Phòng Văn hóa đã lập hồ sơ đề nghị Bộ Văn hóa xếp chiếc hộp bằng vàng hình hoa sen thành “bảo vật Quốc gia”. Biểu trưng cho sự phát triển Phật giáo ở Việt Nam Thạc sĩ Nguyễn Văn Anh, cán bộ Trung tâm nghiên cứu Kinh thành Thăng Long – Viện Khoa học Xã hội Việt Nam là một trong những người được UBND huyện Đông Triều mời về để nghiên cứu chiếc hộp bằng vàng này. Ông Anh cho biết: Chiếc hộp được chia thành 2 phần: nắp và thân. Chiều cao toàn thân là 4,20 cm. Trong đó phần thân cao 2,84-3,20 cm, chân đế cao 0,60 cm; đường kính miệng 4,90 cm, đường kính thân (chỗ lớn nhất) 5,10 cm, đường kính chân đế 3,50 cm. Sau khi giám định thì thấy chiếc hộp được làm hoàn toàn bằng vàng ròng, có trọng lượng tương đương 15,04 chỉ vàng. Ngày 9/10/2012, Hội đồng Giám định cổ vật (Bộ VHTTDL) đã tiến hành giám định chiếc hộp kim loại màu vàng nói trên trước sự chứng kiến của lãnh đạo Sở VHTTDL, Công an tỉnh Quảng Ninh và UBND huyện Đông Triều. Cũng có mặt tại buổi giám định hôm đó, PGS.TS Nguyễn Đình Chiến, Giám đốc Bảo tàng Lịch sử Việt Nam nói: Toàn thân hộp được trang trí hoa văn cánh sen. Tất cả tạo cho chiếc hộp vẻ của một bông sen đang độ mãn khai. Giữa nắp hộp là một đài sen được tạo tác rất công phu với 4 lớp cánh xếp thành vòng tròn đồng tâm. Lớp cánh ngoài cùng có 11 cánh, lớp thứ hai 33 cánh, lớp thứ ba 28 cánh, lớp trong cùng 15 cánh. Ở tâm, núm nắp hộp như đài sen nhỏ. Xen kẽ giữa các lớp cánh sen là đường chỉ nổi và riềm văn chấm tròn như nhụy hoa tạo nổi rất tinh tế. “Nhưng độc đáo và đặc sắc nhất của chiếc hộp này là bên trong tất cả các cánh sen (từ nắp đến thân) đều được chạm khắc chìm hoa chanh 4 cánh. Xung quanh hoa chanh điểm xuyết những cành lá mềm, các vòng tròn nhỏ để tạo kiểu nền gấm. Bao quanh các đường riềm của từng cánh sen cũng được trang trí hoa văn dây lá mềm rất công phu và đẹp. Chiếc hộp chắc chắn phải được tạo ra từ tay một nhà nghệ thuật tài ba và hết sức công phu”, ông Chiến nhận định và cho biết thêm, qua so sánh phong cách trang trí trên hộp, đặc biệt với hoa văn cánh sen nổi và loại hoa văn hoa chanh, đường viền chấm nổi thường gặp trên các loại cổ vật bằng gốm men và đá thời Trần, Hội đồng Giám định cho rằng chiếc hộp vàng này được chế tạo vào thời Trần (thế kỷ XIII - XIV). ThS. Nguyễn Văn Anh kết luận: “Chiếc hộp này mang hình hoa Sen và xuất hiện dưới triều đại nhà Trần nên nó càng biểu trưng cho sự phát triển của Phật giáo dưới thời Trần cũng như tinh hoa văn hóa Phật giáo của đất nước Việt Nam. Qua khảo sát, chúng tôi còn ghi nhận nhiều vết tích thời Trần được tìm thấy ở nhiều địa điểm khác nhau. Điều này cho thấy, có thể dưới thời Trần, Ngọa Vân đã là một quần thể các di tích mà Ngọa Vân am chỉ là một phần trong quần thể đó và ngay cả khi Trần Nhân Tông mất đi, nó còn được tiếp tục xây dựng và thậm chí được mở rộng”. PGS.TS Tống Trung Tín – Viện Khảo cổ học Việt Nam, chia sẻ: Từ trước đến nay, rất hiếm khi tìm được những cổ vật bằng vàng ở thời nhà Trần. Trước đây, ở Hưng Yên người ta có đào được 5 chiếc lá bằng vàng nhưng mà lại ở dưới thời Lý. Trong giới chơi đồ cổ, nhiều người đang sở hữu những cổ vật có hình hoa sen độc đáo, quý giá. Đối với người Việt, hoa sen có vai trò và vị trí đặc biệt cả về tâm linh và văn hóa. Vì thế, nắm trong tay những cổ vật này là niềm tự hào của bất cứ ai. Đề tài hoa sen xuất hiện khá sớm trong nghệ thuật tạo hình, hầu như ở thời nào cũng được các nghệ nhân thể hiện trong các đồ án trang trí của nơi thờ tự hoặc ở các công trình văn hóa của cộng đồng. Sen được khai thác, phản ánh dưới nhiều góc độ, bố cục khác nhau, xuất hiện xuyên theo chiều dài của lịch sử dân tộc qua những công trình kiến trúc, nhưng có thể nói, dưới thời Trần, hình tượng hoa sen được sử dụng phổ biến nhất. Trung Tuyến
    1 like
  6. Bếp Việt bừng sáng 11/02/2013 6:30 (TS Xuân) 2012 là năm ẩm thực Việt bừng sáng trên các phương tiện truyền thông đại chúng khắp hành tinh. Hãy cùng TNTS điểm lại 5 sự kiện ẩm thực tiêu biểu góp phần đưa tên tuổi ẩm thực Việt vang danh thế giới. Xem Martin Yan giới thiệu ẩm thực Việt Martin Yan trong Khám phá Việt Nam cùng Martin Yan - Ảnh: Điền Quân Media cung cấp Nhà sản xuất chương trình truyền hình thực tế Khám phá Việt Nam cùng Martin Yan “rắp tâm” đem ẩm thực Việt “tung” ra thế giới bằng những thước phim tuyệt đẹp gắn liền với một nghệ sĩ chuyên trình diễn cạnh bếp lửa: Martin Yan (Yan Can Cook). 2012 là năm mà bộ phim 26 tập này được hoàn thành với những chuyến du lịch, khám phá của Martin Yan đến các danh lam thắng cảnh nổi tiếng để khám phá các món ăn ngon. Những nụ cười hồn hậu, những vùng đất thanh bình, những phong cảnh đẹp sửng sốt... liên tục được giới thiệu một cách hết sức tự nhiên thông qua chuyến lênh đênh trên biển của Martin Yan đến một làng chài ở Hạ Long để cùng nấu món canh chua cá lóc với gia đình một người dân, chuyến đạp xe đến một làng quê nằm giữa núi rừng hoang vu trên đảo Cát Bà ở Hải Phòng để uống ngụm nước giếng mát trong hay cuộc hóa thân thành bác nông dân làng quê Bắc bộ Ninh Bình, mang ủng cao su tới gối đi đặt trúm bắt lươn... Lần đầu tiên, một chương trình truyền hình thực tế mang tầm vóc quốc tế đã ra mắt ở Việt Nam để thông qua ẩm thực giới thiệu du lịch, thông qua du lịch quảng bá đất nước và con người Việt Nam. Bộ phim “ngốn” hết 1 triệu USD, được thực hiện bằng 3 ngôn ngữ: Việt, Anh, Hoa, phát sóng ra hàng chục quốc gia trên thế giới thông qua những kênh truyền hình tên tuổi như PBS của Mỹ, AFC (kênh truyền hình ẩm thực châu Á). Cú hạ cánh vào Sách kỷ lục châu Á Chân dung món ăn có tên trong Sách kỷ lục châu Á - Ảnh: Đào Ngọc Thạch Ẩm thực Việt đã đáp ngoạn mục vào Sách kỷ lục châu Á (Asia Book of Records), đặt trụ sở tại Ấn Độ. Tổ chức này đã xác lập “Giá trị ẩm thực châu Á” đối với 12 món ăn đặc sản vùng miền của Việt Nam, bao gồm phở, bún chả, bún thang của Hà Nội, bánh đa cua Hải Phòng, cơm cháy Ninh Bình, miến lươn Nghệ An, phở khô Gia Lai, bánh khọt Vũng Tàu, gỏi cuốn và cơm tấm của TP.HCM, bún bò Huế và mì Quảng của Quảng Nam. 12 món ăn Việt Nam được xác lập kỷ lục châu Á là kết quả của hành trình tìm kiếm, quảng bá đặc sản và ẩm thực Việt Nam ra cộng đồng quốc tế. Vua đầu bếp Mỹ gốc Việt Christine Hà (phải) khiến cả thế giới phải chú ý đến ẩm thực Việt - Ảnh: Fox Tại cuộc thi MasterChef 2012 tít tắp ở đất Mỹ, ẩm thực Việt bất ngờ buộc cả thế giới phải chú ý với sự xuất hiện của cô gái khiếm thị nhỏ nhắn gốc Việt Christine Hà. Ở màn chào sân, cô đã khiến tất cả những người Việt Nam tự hào về món cá trê kho tộ dân dã mà cả những bà nội trợ quê mùa nhất cũng biết nấu, bởi đến 3 giám khảo lừng lẫy và khó tính cũng phải gật đầu, dẫu cô “bắt” cả 3 phải ăn cá nguyên xương (điều mấy ông Tây thường rất “dị ứng”) với lý do “đó là cách ăn của người Việt”. Ở màn chung kết, Hà đem món cơm thịt heo kho với nước dừa và nước mắm bình dị mà cô giới thiệu mang hương vị của quê nhà Việt Nam để “đọ” với món sườn cừu nướng sang trọng, đẹp mắt và rất chuyên nghiệp của đối thủ. Vị giám khảo khó tính Gordon Ramsay lập tức vặn: “Chúng ta không phải đang ở Việt Nam, cũng không đang ở quê nhà. Cô đang ở vòng chung kết của MasterChef”, để rồi sau đó chính ông phải thừa nhận nếu có nhà hàng nào phục vụ món ăn này, ông sẽ vui vẻ móc túi 20 USD, thậm chí 30 USD cho một đĩa, trong khi một vị giám khảo khác bảo ông có thể ăn gấp đôi khẩu phần, cho rằng đó là món ăn “có thể ngấu nghiến cả ngày”. Với việc MasterChef của Mỹ phủ sóng toàn cầu, món ăn Việt khiến thế giới phải nghiêng mình, bởi chính những món ăn mộc mạc này được công nhận là ngon nhất đấu trường MasterChef, góp phần mang lại danh hiệu Vua đầu bếp Mỹ cho cô gái khiếm thị. Thức ăn đường phố lên ngôi Bánh mì Việt Nam được Lonely Planet đánh giá là ngon nhất thế giới - Ảnh: Khả Hòa 2012 cũng là năm mà các phương tiện truyền thông nước ngoài tới tấp vinh danh ẩm thực đường phố Việt Nam. Ông khổng lồ truyền thông CNN bầu chọn Hà Nội là 1 trong 10 thành phố có thức ăn đường phố ngon nhất châu Á, tạp chí ẩm thực Food & Wine của Mỹ đưa TP.HCM vào danh sách những thành phố có món ăn đường phố tuyệt vời nhất hành tinh, trang web du lịch VirtualTourist.com nhận định thức ăn đường phố Việt Nam ngày càng uy tín... Tờ Time Out London (Anh) thì chọn bánh mì Việt Nam vào danh sách những món ăn đường phố tuyệt vời nhất có mặt ở London. Thậm chí, theo nội dung cuốn sách Món ăn đường phố tuyệt nhất thế giới của Nhà xuất bản Lonely Planet thì ổ bánh mì ngon nhất thế giới chính là bánh mì Việt Nam. Ngoài bánh mì, những chuyến xuất ngoại liên miên ra truyền thông nước ngoài của phở, gỏi cuốn, bánh xèo, cơm tấm, canh chua, bún chả, bún riêu cua, chả giò, bánh cuốn... khiến cư dân khắp hành tinh tha hồ... nuốt nước bọt. Nổi lửa trên... truyền hình Chương trình Next Iron Chef Việt Nam - Ảnh: TV Plus cung cấp Giữa lúc “hiệu ứng Christine Hà” vẫn còn nóng hôi hổi, MasterChef mau chóng bay qua Việt Nam, gây nóng các diễn đàn mạng khi chỉ mới ở vòng loại, còn chưa lên sóng. Đây không phải là lần đầu tiên, nhà đài nổi lửa để tìm kiếm tài năng trong nhà bếp. Cuộc thi truyền hình thực tế đầu tiên có yếu tố “ngoại” là Iron Chef, xuất xứ từ Nhật đã thổi một luồng gió mới vào cách giới thiệu ẩm thực trên truyền hình Việt: hấp dẫn hơn, gay cấn hơn và chuyên nghiệp hơn thông qua những cuộc thi tài nấu nướng. Next Iron Chef Việt Nam tiếp nối, lồng thêm một chút du lịch vào khi chọn những điểm du lịch làm nơi thi tài. Ngoài ra, nhiều đài truyền hình còn “đãi” khán giả những món ngon khác với các chương trình ẩm thực “nội” 100% có những sáng tạo mới so với cách hướng dẫn công thức nấu nướng khá tẻ nhạt ngày nào. Tất nhiên những chương trình như thế này chỉ dành cho người Việt xem nhưng thông qua chúng, họ khám phá được bao điều độc đáo trong nền ẩm thực cực kỳ phong phú của quê hương, càng khao khát đem thế mạnh này giới thiệu ra thế giới. Kiều Oanh ============ Ngày xưa, Tản Đà được mấy vị đại gia mời đi ăn cao lâu Tàu. Thời ấy, đi ăn cao lâu Tàu là danh giá lắm. Lâu lâu mới có dịp đi, chứ không phải tràn cung mây như bây giờ. Vậy mà ông ta không đi. Về nhà ông luộc rau muống, chấm nước mắn chanh ớt ăn cơm với cả cà pháo. Có người hỏi ông: "Sao không đi ăn cao lâu cho nó ngon miệng?". Ông trả lời: "Bọn nó có biết ăn uống thế nào là ngon đâu! Tôi cũng rất hảo món rau muống chấm nước mắm, chanh ớt. Đây là món Việt đầu tiên tôi chọn, sau khi đi Tàu cả hơn tuần lễ.
    1 like
  7. Obama và những hy vọng mới Thứ 2, 11/2/2013, 5:0 GMT+7 Ngày 21/01/2013, Obama đã nhậm chức nhiệm kỳ Tổng thống thứ hai cùng những kỳ vọng về sự thay đổi mà ông sẽ mang lại giúp nền kinh tế Mỹ vượt qua những thách thức trong thời gian tới. Xem bài khác trên Vef.vn Những dấu hiệu tích cực Bước vào nhiệm kỳ 2, ông Obanma chấp nhận thực tế rằng nước Mỹ đang bị chia rẽ nhưng quyết tâm vượt lên và tiếp tục theo đuổi các chính sách kinh tế, xã hội còn dang dở của mình. Trong khi có rất nhiều lo ngại về tốc độ tăng trưởng GDP của Mỹ trong năm 2013, cũng có những lý do để tin tưởng rằng Tổng thống Obama sẽ giúp kinh tế phục hồi. Trong năm cuối cùng của nhiệm kỳ đầu tiên, nền kinh tế Mỹ đã tạo ra 1.84 triệu việc làm, tương đương với mức của năm 2011. Tỷ lệ thất nghiệp trong cuối năm 2012 ở mức thấp nhất trong vòng 4 năm ông Obama lên nắm quyền, một dấu hiệu cho thấy thị trường lao động Mỹ đang có những bước tiến vững chắc. Đến đầu năm 2013, viễn cảnh rơi vào vực thẳm tài khóa và suy thoái của kinh tế Mỹ đã tạm thời được gỡ bỏ khi hai đảng Cộng hòa và Dân chủ đã đạt được thỏa thuận về việc tăng mức trần nợ công. Bất chấp những tranh cãi chính trị về vách đá tài chính và trần nợ công, thị trường tài chính Mỹ đã có những tín hiệu vui khi đạt tăng trưởng 12%, theo đánh giá của S&P 500, cho thấy sự thành công trong công tác điều hành chính phủ và củng cố niềm tin của nhà đầu tư đối với thị trường tài chính Mỹ. Một triển vọng khác đó là cuộc cách mạng dầu khí có thể làm thay đổi nền kinh tế Mỹ khi nước này đã chính thức phát triển thương mại khí đá phiến. Theo dự báo của Cơ quan năng lượng quốc tế (IEA), Mỹ có thể vượt qua Ả-rập Xê-út để trở thành nhà cung cấp năng lượng hàng đầu thế giới trước năm 2017. Điều này sẽ giúp Mỹ tự túc về năng lượng, bớt lệ thuộc vào nguồn dầu mỏ tại khu vực Trung Đông nhiều bất ổn. Sự phát triển này sẽ không chỉ làm thay đổi cơ cấu cung cấp năng lượng Mỹ mà còn ảnh hưởng tới vai trò kinh tế và địa chính trị của Mỹ trong việc điều chỉnh nhu cầu năng lượng toàn cầu. Tới nay, giá dầu cao là một trong những nguyên nhân chính của các vấn đề tài chính Mỹ. Đó là lý do tại sao chính quyền Mỹ các đời tổng thống đều luôn xem việc đảm bảo sự ổn định của nguồn cung năng lượng là một trong lợi ích quốc gia cốt lõi của Mỹ. Thế giới trông đợi gì? Thể chế thương mại lớn nhất toàn cầu là WTO đang tồn tại nhiều bất cập và các nước đang trông đợi những nền kinh tế hàng đầu thế giới như Mỹ lên tiếng cải tổ. Chương trình nghị sự trong WTO cũng đã trở nên lạc hậu so với yêu cầu thực tế khi đã quá tập trung vào việc giảm thuế quan, vấn đề trợ cấp. Một mối quan tâm khác của phần còn lại của thế giới đó chính là việc Tổng thống Obama sẽ giải quyết thế nào quan hệ Mỹ - Trung và sức khỏe của hai nền kinh tế số 1 và số 2 thế giới. Thông qua Đối thoại chiến lược, Mỹ tập trung xây dựng quan hệ đối tác hợp tác kinh tế với Trung Quốc, giảm các cọ xát thương mại liên quan tới vấn đề sở hữu trí tuệ, bí mật thương mại, cạnh tranh bất bình đẳng hay các hoạt động phi thị trường được nhà nước hỗ trợ. Quan điểm của Mỹ tới nay vẫn là hoan nghênh một Trung Quốc hùng mạnh, thịnh vượng và trở thành một đối tác có trách nhiệm đối với kinh tế toàn cầu. Thời gian tới Mỹ sẽ tập trung nguồn lực vào Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP). Từ góc độ của Mỹ, TPP sẽ giúp hạ các rào cản, nâng cao tiêu chuẩn và định hình tăng trưởng dài hạn cho toàn khu vực. TPP giúp Mỹ tiếp cận tốt hơn các thị trường đang phát triển của châu Á, giúp thúc đẩy xuất khẩu của Mỹ, tạo việc làm. Các hiệp định khu vực (FTA) có thể không phải là yếu tố mới song Mỹ sẽ xem xét đàm phán FTA với EU trong năm 2013. Ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương, Nhật Bản, Hàn Quốc tiếp tục là hai đồng minh và đối tác kinh tế quan trọng của Mỹ. Đây đều là những đối tác lớn của Mỹ trong WTO. Mỹ và Nhật Bản đã có những cam kết mạnh mẽ về việc phát triển năng lượng sạch, sử dụng an toàn năng lượng hạt nhân sau thảm họa Fukushima và tăng cường đầu tư song phương, đảm bảo sự vận hành của chuỗi cung ứng toàn cầu. Hợp tác Mỹ-Hàn được đánh dấu bằng Hiệp định thương mại tự do (KORUS) có hiệu lực từ tháng 3/2012, nhờ đó, xuất khẩu hàng hóa nông nghiệp của Mỹ sang Hàn Quốc đã tăng đáng kể. Sự thành công của KORUS giúp Mỹ hạ thấp rào cản thuế quan, tạo cơ hội đầu tư và thúc đẩy tự do thương mại trong toàn khu vực. Thời gian qua, Mỹ đã can dự vào kinh tế khu vực bằng cách tham gia sâu hơn vào các tổ chức như ASEAN, APEC, thúc đẩy hệ thống thương mại , đầu tư tự do nhằm gỡ bỏ hàng rào thuế quan, mở rộng thương mại và tăng cường đầu tư vào khu vực, củng cố các biện pháp bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ. Xu hướng này sẽ tiếp tục được TT Obama theo đuổi và thực hiện trong nhiệm kỳ thứ hai của mình. AV ========== Thế giới này có thể tìm được giải pháp hội nhập trong hòa bình. Nhưng tiếc thay! Suy cho cùng thì chính cái "tham, sân, si" mà Đức Phật nói tới làm cho nó khó có thể đạt được điều mơ ước ấy. "Nếu quả thật có một lý thuyết thống nhất, thì chính nó quyết định chúng ta tìm ra nó hay không!" Ông Hawking đã nói thế. Thiên Sứ tui bổ sung rằng: Chẳng cứ gì đến Lý thuyết thống nhất - nghe nó hoàng tráng, vĩ mô quá! Vần đề là có tìm được giải pháp tối ưu cho mọi sự kiện cần giải quyết hay không! Còn không thì cứ gọi là "Định mệnh đã an bài": Ma đưa lối, quỷ đưa đường. Cớ sao tìm lối đoạn trường mà đi.
    1 like
  8. Tiết Sử Việt cuối năm ở trường quốc tế Thứ 6, 8/2/2013, 6:2 GMT+7 Hai người cách nhau cả ba thế hệ nhưng lại có một điểm chung khi truyền dạy cho học trò thế nào là tình yêu đất nước mà không cần sự trợ giúp của những mỹ từ, không chút giáo điều thô cứng. Atlat về chủ quyền biển đảo Trò chuyện với tác giả sách 'Trường Sa - Hoàng Sa' Trong mắt tôi, Q. mang dáng dấp đúng chất thư sinh: xương xương, trắng trẻo, trán cao, vóc người cao nhồng (cao hơn tôi gần môt cái đầu), khi Q. cười cả đôi mắt sau cặp kính trắng gọng mảnh và đôi hàng răng cùng sáng lấp lóa. Tôi quen Q. chắc đã 7, 8 năm, từ khi cậu còn là sinh viên khoa Sử, và trong từng đấy năm, Q. loay hoay làm thêm đủ nghề để đắp đổi tiền nhà trọ, tiền ăn, tiền học thêm... cùng mấy thứ sinh hoạt phí nhì nhằng để khỏi mang tiếng thanh niên sức dài vai rộng lên Sài Gòn trọ học được nhờ chăm bẵm ngửa tay xin tiền ba má. Tuy không thân nhau lắm - có lẽ vì tôi hơn Q. gần hai chục tuổi, nhưng tôi vẫn mên mến cái tính luôn biết tự thân tự lập của cậu nên có năm, dù không gặp nhau, tôi vẫn alô cho Q. được vài lần để hỏi thăm và mỗi lần như vậy, tôi lại tình cờ biết Q. đang chạy lo sinh kế với nào là hướng dẫn viên du lịch, phục vụ bàn nhà hàng, làm bảo hiểm.. . Lần Q. cho tôi biết cậu đã tốt nghiệp xuất sắc và đang xin làm hướng đẫn viên trong một nhà bảo tàng ngay trung tâm thành phố, tôi "à" lên động viên: "Vậy là em được làm nghề không uổng phí kiến thức mình có rồi!", giọng cậu trầm trầm đáp lại với câu nói cố hữu trong các cuộc thoại ngắn ngủi: "Dạ, am cũng không biết có làm lâu được không.." Quả đúng vậy, chỉ non năm sau, Q. thông báo cho tôi gọn lỏn: "Em nghỉ bảo tàng rồi anh. Chán lắm anh ơi!”." Vậy Q. tính làm gì đây?"."Dạ, em xin vô làm bảo hiểm". Đâu như nửa năm sau thì "Em nghi bảo hiểm anh à!" Tôi thấy thương thương nhưng cũng cho đó là chuyện... thường thường vì thanh niên bây giờ đừng nói chuyên đi làm chỗ nào thì chịu yên chỗ nấy, toàn nhảy cóc nhảy nhái! Cách đây trên 3 tháng, cũng do tôi tình cờ alô mà được Q. khoe: "Em sắp được đi dạy ở Trường quốc tế Vìệt - Mỹ" "Chà, được đó! Q. dạy cái gì? Cấp lớp nào?". "Dạ em dạy sử cho tụi nhóc lớp 8". "Dạy sử Việt cho học học sinh quốc tế à?". "Dạ, cho học sinh người Việt. Tụi nhóc Việt học tiếng Việt như học sinh trường công học tiếng nước ngoài vậy anh". Theo lẽ thường, tôi động viên cậu vài câu và viện cớ đang bận việc, phải cúp máy nhanh, vì thật tình, tôi không muốn nghe lại điệp khúc: ‘Dạ, em cũng không biết có làm lâu được không. Thế mà cách đây mấy hôm, đang chập chờn nghỉ trưa, tôi nghe giọng Q. hào hứng trên điện thoại: "Anh! Đi ăn bún măng vịt há! Em mời". Lồng lên chạy theo Q. dưới nắng trưa nóng ran như chảo lửa, tôi không hiểu món bún măng vịt mà Q. muốn pi-a cho tôi dù có đặc sắc đến cỡ nào mà thưởng thức trong tiết trưa oi ả thế này thì quả là khiên cưỡng. Đã vậy, khi còn chưa kịp gạt chống xe trước quán bún bình dân giăng bạt nhựa hấp nắng hầm hập, chắc là được một bữa đắt hàng, mấy cô bán quán đã nhanh nhảu “rào" trước: "Còn đầu cánh thôi nha thầy Q.!". Lúc đĩa gỏi vịt xếp tú hụ những... mẩu đầu cánh cùng cù lẳng cù loi mang đầy thiện chí của cô chủ quán muốn bù đắp cho "thầy Q." lỡ đến sau, tôi hỏi cho Q. đỡ ngại vì đã mời ông anh một bữa bất đắc dĩ: "Q. hôm nay không có tiết dạy à?". "Dạ, em rảnh rồi anh. Trường cho nghỉ đông rồi (các trường quốc tế theo thông lệ thường cho học sinh nghỉ 3 tuần, từ trước Giáng sinh 1, 2 tuần đến sau Tết Dương lịch, nên gọi là nghỉ đông). Đẩy gọng kính trắng ngay ngắn trên sống mũi cao, Q. chuyển tông giọng liến thoắng: "Tiết học cuối năm, anh biết em bày trò gì cho học sinh của em không? Em kể chuyện 2 quần đảo Hoàng Sa - Trường Sa, rồi kết bằng một màn đấu lý có thưởng. Mấy lần làm touristguide (hướng dẫn viên du lịch), trong đoàn khách có cả khách Việt kiều, họ kể cho em nghe nhiều chuyên thế hệ trẻ người Việt lớn lên ở nước ngoài rất lơ mơ về sử nước nhà. Còn những sinh viên Việt Nam đi du học, khi homestay (trú trong nhà của người bản địa cùng với sinh viên các nước khác), gặp sinh viên người Trung Quốc, họ dễ dàng đuối lý trong các cuộc tranh luận mỗi khi rộ lên chuyện biển Đông hoặc khi đề cập đến chuyên chủ quyền đối với Hoàng Sa - Trường Sa. Em nghĩ sinh viên mình đuối lý không phải vì vốn ngoại ngữ mà ví họ đã không mặn mà với môn lịch sử khi còn học trong nước. Sinh viên mình ra nước ngoài học, đa số giỏi may môn tự nhiên hoặc chỉ lo sao cho mấy chứng chỉ ngoại ngữ TOEFL, IELTS được mấy chấm là họ nghĩ đủ rồi. Trách sao họ không dễ đuối lý với mấy chuyên Hoàng Sa - Trường Sa chứ!" Theo lời của Q., để "bày trò" cho tiết học sử cuối năm sinh động, Q. chuẩn bị rất chu đáo: cậu photocopy những trang sử liệu là những tấm bản đồ Việt Nam từ thế kỷ XVII - XVIII đã thể hiện hình ảnh hai quần đảo Hoàng Sa - Trường Sa, những bài báo đăng trên các báo Tuổi trẻ, Thanh niên, An ninh thế giới... về hậu duệ của những người được triều đình phong kiến nhà Nguyễn phong làm đội cơ dẫn quân và đoàn chiến thuyền ra trấn giữ biển đảo Tổ quốc... Câu chuyện Q. kể cho 12 học sinh của mình về hai quần đảo nơi trùng khơi sóng nước là một phần máu thịt của đất mẹ Việt Nam được trình bày trực quan qua các đoạn video clip đầy màu sắc, âm thanh của việc phục dựng "Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa", có chất hùng ca viết lên từ dòng máu bất khuất của những chiến sĩ trẻ hôm nay ngày đêm vững vàng ôm súng giữ cho lá cờ Tổ quốc ngạo nghễ tung bay giữa lúc trời quang nắng tỏa hay lúc đại dương sóng chồm gió hú... Trình bày xong bài giảng có đầy đủ chương hồi và kịch tính như một sử truyện, Q. đưa ra câu hỏi: “Nếu bây giờ chủ quyền Việt Nam trên hai quần đảo này bị xâm phạm, các em sẽ làm gì? Em nào ra được biện pháp hay nhất cùng lập luận thích hợp nhất, thầy sẽ tặng cho em đó một món quà đặc biệt". Tức thì những cánh tay rào rào đưa lên. Đại diện "phe chủ chiến" đưa ra biện pháp thép: Quân đội, Hải quân Việt Nam phải được mua thêm nhiều vũ khí hiện đại, cả máy bay trinh thám và... tàu ngầm, liên minh với các nước láng giềng cùng bị... ăn hiếp! “Phe chủ hòa” thì lập luận chắc nịch - đến thấy Q. cũng phải ngạc nhiên - cần căn cứ trên sử liệu và các luật quốc tể để bảo vệ chủ quyền bằng con đường ngoại giao. Đại diện "phe chủ hòa" này là một em gái, nói năng nhỏ nhẹ nhưng khúc chiết, chững chạc như người lớn. Gương mặt trăng non của em rạng ngời khi đón nhận phần thưởng từ tay thầy Q. Em hồn nhiên nhấc hộp quà lên rồi lắc nhè nhẹ. Nghe như có cái gì đó lăn lốc cốc bên trong hộp, em ngước mắt lên nhìn “Gì vậy thầy?”. Khi nắp hộp quà bung ra, 12 cái đầu xúm xít châu vào, ngơ ngác nhìn bạn dốc ra một mẩu đá xù xì màu trắng ngà. "Đây là mẩu san hô lấy từ Trường Sa về đó, các em!". Thế là cả lớp dậy lên tiếng ồ đầy ngưỡng vọng, còn cô bé kia, thoáng chốc ran ran đôi má lẳng lặng mở cặp, lôi hết sách tập bút trong đó ra, nâng niu đặt hộp quà vào sâu trong đáy cặp rồi trước khi dằn hết sách bút lên trên như cất giữ một thứ báu vật, em còn băn khoăn hỏi: "Mẫu đá san hô này có thấm máu của những người lính hi sinh vì Trường Sa không thầy?". "Có chứ em - giọng Q. rải thật chậm - cả máu của rất nhiều người đi trước nữa". Xế trưa những ngày cuối năm còn chang chang nắng mà hai cánh tay tôi dựng đầy gai ốc. Nẻo sâu trong hồi ức chợt mở toang, ào ạt ùa về hình ảnh tiết học toán cuối cùng của lớp 12A1 chúng tôi chỉ ít ngày trước kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 1986. Dạy môn toán cho lớp chúng tôi là thầy Nguyễn Cung Tạo, một thầy giáo trẻ, vừa "từ quê ra thành" (lời của thầy hóm hỉnh khi nói về chuyện say mấy năm dạy ở Long An được nhận về Trường trung học phổ thông Trưng Vương của quận 1 trung tâm thành phố Hồ Chí Minh). Giờ toán của thầy không khô khan vì thầy có đủ cách cho điểm thưởng nhằm kích sự ganh đua học tập giữa các tổ. Theo trí nhớ của tôi, cứ vào mỗi tiết học cuối của tuần, thầy thường dành hơn 5 phút trước hồi chuông báo kết thúc tiết học để kể cho chúng tôi nghe một câu chuyện gì đó, toàn là những chuyện giàu tính nhân văn như "Chiếc lá cuối cùng", "Món quà Giáng sinh"... Tiết học sau cùng với thầy ngày đó, sau khi đập hai bàn tay dính đầy bụi phấn trắng, thầy trịnh trọng: "Hôm nay thầy sẽ kể cho các em nghe một câu chuyên đặc biệt, như là một món quà chúc các em thi tốt kỳ thi ra trường". Thầy kể: Trong lớp học trường làng của một vùng quê nghèo hẻo lánh, buổi học của ông thầy giáo già không bao giờ kết thúc trọn vẹn vì bầy học trò chân tay lấm lem phèn đất bày đủ trò quỷ sứ: bắn ná, bắn bi vào nhau rồi xoay qua chọi đất côm cốp lên bảng. Rồi một ngày, tiếng đạn pháo ì ầm xé toạc khung trời bình yên quê nghèo, đã lác đác vài phụ huynh chân đất áo vá đến xin thầy cho con thôi học để cùng cả nhà gồng gánh tránh xa khói lửa chiến tranh. Trước đám học trò tồ tộc giờ loe hoe non chục đứa, thầy giáo già nghiêm giọng: "Các con hãy mở tập ra, viết theo thầy mấy chữ này. Từ mai trường đóng cửa, thầy trò ta sẽ không gặp lại". Đám học trò ngơ ngác: "Sao vậy thầy?". Thầy cúi xuống, bàn tay trồi khung xương run run giữ chặt cặp kính ố mờ: "Chiến tranh. Chiến tranh tới đây rồi, các con... Thầy chỉ mong các con viết thật đẹp vào tập mấy chữ này, và khi thầy viết, đừng có đứa nào chọi đất lên bảng, nghe không!"... Thầy Tạo của chúng tôi dừng giọng kể, nhìn khắp lớp một lượt: "Các em có đoán được ông thầy già đó viết mấy chữ gì không?“. Đón những cáị lắc đầu, chau mày của chúng tôi, thầy quay lại với lấy viên phấn, xóa vội góc bảng trên cao nhằng nhịt dãy biểu thức, nắn nót từng chữ: TỔ QUỐC MUÔN NĂM! Hồi chuông báo hết tiết học vang lên như xé làm tất cả lớp chúng tôi giật bắn mình ngay khi thầy khoanh mạnh nét cuối của dấu chấm than. Thầy vội vã thu dọn mớ giáo trình, chắc không kịp nhìn thấy có mấy đứa con gái mắt đã rưng rưng... Thầy Tạo dạy toán của chúng tôi thuộc lớp người sinh trưởng trong những năm 1950. Thầy Q. dạy sử mang đầy nét thư sinh ngồi trước mặt tôi, chân mang giày Adidas hàng fake thuộc thế hệ 9x đang vô tư giẫm lên đống xương vịt do mấy thực khách bình dân đến trước vứt vương vãi dưới đất. Thầy tôi bước lên bục giảng từ môi trường sư phạm chính quy, còn Q. đi "gõ đầu trẻ" như là một "biện pháp tình thế". Hai người cách nhau cả ba thế hệ nhưng lại có một điểm chung khi truyền dạy cho học trò thế nào là tình yêu đất nước mà không cần sự trợ giúp của những mỹ từ, không chút giáo điều thô cứng. Chỉ cần chọn được một khoảnh khắc, một-thời-điểm-hữu-hình, những từTổ Quốc, CHỦ QUYÊN ĐẤT NƯỚC đã đường hoàng thẩm thấu vào tri giác nhận thức, vào máu thịt của lớp hậu sinh chưa một ngày sống trong đạn lửa. Q. à! Tôi từng băn khoăn cho cái kiểu làm việc nhảy cóc nhảy nhái của em, mang cả cảm giác thương hại rằng, khi làm nhân viên bảo tàng, chắc Q. không ít lần phải thuyết minh như cái máy khi ngán ngẩm nhìn nhiều vị khách tham quan đứng trước hiện vật trưng bày mà rúc rích bình phẩm; rằng khi làm phục vụ bàn cho nhà hàng Ấn Độ, ăn hoài càri, cơm nị chắc Q. thèm lắm chén cơm trắng ăn cùng thịt kho nước dừa; rằng khi bán bảo hiểm, Q. cứ ôm điện thoại nhai nhải điệp khúc cầu cạnh với những người không quen biết... Giờ thì mọi cảm giác băn khoăn, thương hại đã không còn trong tôi khi được Q. bật hộp tin nhắn trong cái điện thoại hàng Trung Quốc mà khoe 9, 10 tin nhắn từ các học trò của mình: "Em xin thầy mail cho em mấy hình ảnh Hoàng Sa - Trường Sa chiều nay thầy cho tụi em coi...", "Mai mốt mà học IT ( kỹ thuật viên tin học) xong, em sẽ dựng game trận chiến bảo vệ Trường Sa", rồi là "Nếu được đi du lịch Trường Sa, em sẽ vác về cho thầy cả khối san hô nha thầy!"... Và nếu bài viết này được đăng lên báo, tôi hy vọng là sẽ không phải nghe Q. nhắc đến câu nói cố hữu trong các cuộc thoại: "Dạ, em cũng không biết có làm được lâu không", bởi vì tiết học cuối năm của Q. dành cho học trò của mình - những em sau này chắc chắn sẽ lên đường du học - không phải là kẹo bánh và màn nhịp tay hát những ca khúc mừng năm mới bằng tiếng nước ngoài, mà là một câu chuyện đặc biệt, một món quà đặc biệt gửi vào hành trang thế hệ tương lai. (Theo Sĩ Tuấn/ Báo Xuân An Ninh Thế Giới) ================================ Gần hết bài viết chỉ nói đến quan hệ tình cảm cá nhân của hai con người. Nhưng đọc đoạn này, sao tôi thấy buồn. Đành rằng học sinh Việt có thể dốt sử. Như người đàn bà Đỗ Ngọc Bích - nghiên cứu sinh Tiến sĩ ở Hoa Kỳ chẳng hạn. Nhưng còn các giáo sư tiến sĩ kiến thức đầy mình về sử Việt đâu. Chắc phải giỏi lắm chứ nhỉ? Người Trung quốc lập luận rằng: Trước đây cả ngàn năm Việt Nam, là một bộ phận của Trung Quốc. Nếu như phủ nhận truyền thống văn hóa sử Việt thì những lập luận của "hầu hết những nhà khoa học ngành sử Việt Nam" đúng là nói ngọng thật. Cho nên, đừng trách đám học sinh ngô nghê. Bởi vậy, nếu chân lý Việt sử 5000 năm văn hiến được tôn vinh đích thực - thì - vấn đề là Việt Nam hưng quốc chứ không phải ly khai khỏi đế chế Hán. Nói ra lại sắp có hai thằng nhìn vào nhà hai ngày hôm nay. Vâng! Mới hôm qua - mùng Một Tết - trên chính web này, tôi thấy một nick rất ấn tượng trong chỗ ghi những người có ngày sinh nhật ở cuối trang - không biết của ai - noleinhinny 49 (Đây chính là tuổi của cô Nguyễn Thị Thái theo Âm lịch mà tôi đề cập đến) - Tôi dịch ra tiếng Việt: "Nó lại nhìn này". Tất nhiên, không phải cô ta. Nhưng đây chính là "điềm" khá ấn tượng.
    1 like
  9. Ý xăm này nói bạn năm nay cẩn thận chuyện thị phi, khẩu thiệt, biết nhường nhịn, nhượng bộ thì dễ hóa hung thành kiết.
    1 like
  10. Cung chúc tân xuân, vạn sự bình an.
    1 like
  11. Kính chúc sư phụ, các sư huynh, sư tỷ cùng toàn thể anh chị em 1 năm mới thật nhiều sức khỏe, thành đạt, hạnh phúc, vạn sự may mắn.
    1 like
  12. Nhân dịp xuân Quý Tỵ, Thiên Đồng chúc Sư Phụ cùng các cô chú bác anh chị em thành viên gần xa tân niên hỷ lạc, gia đạo bình an, hiển vinh phát đạt, thịnh vượng thái hòa.
    1 like
  13. Nhân xuân Quí Tị , chúc Sư Phụ và ACE một năm mới An Khang, Thịnh Vượng, Sức Khỏe , Hạnh Phúc và Thành Công.
    1 like
  14. Năm mới, Tết đến, ntpt kính chúc Thầy Xuân mới đến, 2013 Sự bình an, sánh bước cùng Thầy Gia đình, hạnh phúc xum vầy An khang, thịnh vượng, ngày ngày luôn xuân Công danh giữa chốn thương trường, Trên yêu, dưới mến, cầm cương vững vàng, Chiến công, thành tựu huy hoàng, Luôn mang ý đẹp, rạng danh công Thầy, Năm mới ntpt kính chúc các bạn thân hữu của mục Tử Vi nói riêng và diễn đàn Lyhocdongphuong nói chung Vừa đủ Hạnh Phúc để giữ tâm hồn bạn được ngọt ngào. Vừa đủ Thử Thách để giữ bạn luôn kiên nhẫn. Vừa đủ Hy Vọng để cho bạn được hạnh phúc. Vừa đủ Thất Bại để bạn mãi khiêm nhường. Vừa đủ Thành Công để giữ bạn mãi nhiệt tâm. Vừa đủ Bạn Bè để bạn được an ủi. Vừa đủ Vật Chất để đáp ứng các nhu cầu vật chất của bạn. Vừa đủ Nhiệt Tình để bạn cho đời thêm hân hoan. Vừa đủ Niềm Tin để xua tan những thất vọng. Chúc luôn hoan hỉ, sức khỏe bền bỉ, công danh hết ý, tiền vào bạc tỉ, tiền ra ri rỉ, tình yêu thỏa chí, Vạn sự như ý, luôn cười hi hi. Cung hỷ Cung hỷ
    1 like
  15. Năm nay tiền bạc dễ trắng tay, kiếm càng dễ thì mất càng dễ, không thì tiền bạc kiếm rất khó khăn. Lời khuyên không nên nghe lời hùn hạp vào những phi vụ đầu tư mạo hiểm
    1 like
  16. Đẹp ngỡ ngàng hoa sứ giống như thật (Dân trí) - Những khóm hoa tươi đẹp, khoe sắc mãi không tàn là các tác phẩm độc đáo được làm từ gốm sứ của nghệ nhân Vladimir Kanevsky ở Ukraina. Nghệ nhân Vladimir Kanevsky Từ những nhánh huệ dạ hương, hoa cúc đến cây ông lão hay cây thục quỳ… đều được nghệ nhân Vladimir Kanevsky tạo ra hoàn toàn từ gốm sứ. Tất cả đều đạt đến độ tinh xảo thực sự và khiến người xem khó lòng phát hiện ra đó đều là những loài thực vật nhân tạo. Cảm hứng từ các bức tranh hệ thực vật châu Âu vào thế kỷ 17-18 và bộ sưu tập hoa thủy tinh tại Bảo tàng lịch sử thiên nhiên của trường Đại học Harvard đã giúp Vladimir Kanevsky tạo ra các tác phẩm mới độc đáo mang phong cách riêng. Kanevsky không chỉ biết sử dụng gốm để tạo hình, mà còn biết thêm thắt những chi tiết nhỏ nhất, mềm mại làm cho các tác phẩm của ông giống như thật. "Ông là một trong số ít người tôi biết, ông thực sự là ‘đối thủ’ của tạo hóa", Caroline Roehm, một nhà sưu tầm nói về nghệ nhân Kanevsky. Các tác phẩm hoa bằng gốm sứ của Vladimir Kanevsky từ lâu đã được các nhà sưu tầm nghệ thuật và thiết kế thời trang trên khắp thế giới đánh giá cao. Các sản phẩm của Kanevsky thông thường có giá từ 3.000-20.000 USD. Một số tác phẩm tuyệt đẹp của Kanevsky : An Tử
    1 like
  17. Như vậy cháu đã ly Tổ rồi. Sang năm ( Quý Tỵ )cháu có điềm sinh con, nếu con trai đầu lòng thì dễ nuôi. Nhưng sang năm cháu còn vất vả đấy, hay bị miệng tiếng, bị oán trách.
    1 like
  18. Sinh vật lạ từ đất chui lên ở Quảng Bình: Nhà khoa học nói gì? Thứ Hai, 17/12/2012 - 21:56 Viện trưởng Viện sinh thái và Tài nguyên sinh vật cho biết, người dân cần cảnh giác về sinh vật lạ chui từ đất lên ở Quảng Bình. Dân hoang mang vì “sinh vật lạ” Chị Lưu bắt những sinh vật lạ bỏ vào trang giấy học sinh cho PV quan sát. Liên quan tới hiện tượng hàng ngàn sinh vật lạ, hình thù giống con đỉa chui từ đất trong vườn lên, lũ lượt kéo nhau vào nhà dân ở xã Vạn Trạch, huyện Bố Trạch (Quảng Bình), phóng viên đã có cuộc trao đổi với PGS.TS. Lê Xuân Cảnh, Viện trưởng Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật. Ông có thể cho biết sinh vật lạ bò vào nhà người dân là con gì? Hiện nay, chúng tôi chưa lấy được mẫu về chúng nên chưa thể kết luận chính xác đó là sinh vật gì. Chúng tôi đang cử cán bộ vào Quảng Bình để thị sát tình hình cụ thể xem thế nào. Nếu chỉ nhìn qua hình ảnh, mô tả của báo giới thì chưa thể đi đến một kết luận mang tính khoa học được. Đến thời điểm này, tôi chỉ có thể nói là chưa rõ chúng thuộc loài nào. Về mặt khoa học, chúng tôi chưa dám khẳng định chúng thuộc loài gì cho tới khi có được các mẫu trong tay. Chị Lưu bắt những sinh vật lạ bỏ vào trang giấy học sinh cho PV quan sát. Theo phản ánh, hàng ngàn sinh vật lạ từ vườn rau đó còn tìm cách trườn qua sân xi măng để vào nhà dân. Điều này có đáng lo ngại không? Tất cả những sinh vật mới, chưa biết là loài gì, lần đầu tiên xuất hiện thì cần phải có cảnh giác bởi vì có thể chúng có ngay độc tố ở ngoài da chẳng hạn. Do vậy, người dân nơi đây cần hết sức cẩn thận. Chỉ khi biết cụ thể đó là loài gì, thuộc nhóm nào, chúng tôi mới có thể đưa ra được khuyến cáo chính xác. Hiện tại, tôi chỉ khuyến cáo người dân với tất cả các sinh vật lạ nói chung, cần phải đề phòng. Vậy người dân ở đây nên làm gì? Theo tôi đánh giá thì những sinh vật dạng này cũng không có gì gớm ghiếc lắm. Nếu chúng nằm trong các nhóm như đỉa vắt hay giun thì tôi chưa thấy có trường hợp nào chứa nhiều độc tố. Người dân ở đây nên cảnh giác. Loài này chui từ đất lên nên những chỗ cứng hoặc những chỗ khô chắc chắn chúng không tới được vì chúng ưa độ ẩm. Do vậy, người dân trước mắt cần giữ khô, sạch sẽ nơi mình ở, đồng thời có chất nào đó để ngăn cách chúng như vôi bột. Chúng không thể bay, nhảy nên cũng không đáng lo ngại lắm. Qua quan sát hình ảnh trên các phương tiện thông tin đại chúng, tôi nhận thấy hình như chúng không có chân, tua hay xúc. Mà nếu đã như vậy thì chúng sẽ không đi được xa ở những khu vực khô ráo. Dùng vôi bột để ngăn chặn đà tấn công của chúng tôi nghĩ là hợp lý vì nó vừa ngăn chặn được chúng vừa đảm bảo được sức khỏe cho con người, môi trường. Không nên dùng hóa chất theo cảm tính để ngăn chặn chúng vì hiện chúng ta vẫn chưa biết chúng thuộc chủng loại nào. Nếu là giun thì sẽ phải sử dụng loại hóa chất khác với đỉa. Khi nào chúng ta phân loại được chúng thì mới có thể đưa ra biện pháp xử lý chính xác hơn. Xin cảm ơn ông! Theo Minh Quân VTC ================= Trong bài viết trên, người dân đã xác định rằng: Dùng vôi sinh vật lạ cũng chẳng chết, mà chỉ dùng muối. Anh chị em Phong Thủy Lạc Việt cao cấp đều biết rằng: Muối và Vôi đều là hai hoạt chất có Dương Khí mạnh, dùng để trấn Âm Khí trong phong thủy. Con vật lạ này theo cách nhìn từ Lý học do Âm khí bế dưới đất gây ra, tương tự như đỉa, giun và có thể phân loại thuộc loài này, nhưng không phải loài đỉa và giun. Bởi vậy, không kỵ vôi thì kỵ muối - Dương khí - là vậy. Nếu phân tích trên là đúng thì sinh vật này còn kỵ một loại nữa vẫn thường dùng để tẩy rửa Âm khí là Rượu. Có thể tưới rượu xuống nền đất để khứ Âm khí, chúng sẽ đi, hoặc chết.
    1 like
  19. Giỗ Tổ Hùng Vương, Dạy con chữ Hiếu Đọc Âm Dương với Ngũ Hành Lắm kẻ phê phán linh tinh lắm điều Đó là những kẻ ngạo kiêu Nghĩ cạn chẳng hiểu thấu điều uyên thâm Lời cổ xưa chẳng xa xăm Chân lý là cái vĩnh hằng đúc nên Giống như vừng sáng thái dương Mặt trời già lão vẫn lên mỗi ngày Văn minh vật chất ngày nay Nhìn vào Việt cổ, thấy đầy tương lai Khoa học, minh triết lâu dài Văn Lang văn hiến loài người có công Muốn hiểu thấu phải thực lòng 5000 năm trước Tổ Tông nói rồi Mẹ cha nước mắt chảy xuôi Không hề đứt đoạn mạch hồi thương con Con xa dù có vuông tròn Nhớ cha mẹ, chỉ khóc thầm đôi khi Mẹ khi đang ngủ giữa thì Vẫn lo thấp thỏm để vì giấc con Quạt xua muỗi, tém màn chăn Cho con thẳng giấc ngon lành suốt đêm Con chưa giúp được bao lăm Hãy khiến cha mẹ yên tâm không buồn Người gặp vui, sướng trong lòng Cho nên con biết sớm hôm mau lời: Sớm ngủ dậy, hỏi mẹ vui Chiều về chào mẹ với lời hân hoan Lớn lên tung cánh đi làm Ở xa, điện thoại thường xuyên gọi về Mẹ cha dù có ở quê Yên tâm, đỡ phải lo về đứa con. “Đầu Gạo” lướt Đạo - mọc mầm Là theo qui luật xoay vần tự nhiên Cũng giống như mọi hành tinh Đều theo quĩ đạo riêng mình mà xuôi Người với người cũng vậy thôi Một Đạo tương tác, gọi nôi Ngũ Hành Âm Dương quan hệ hai phần Cha – Con, Chồng – Vợ, Anh – Em, Bạn – Bè Ngũ Hành phép tắc thuận tề Sẽ không xung đột, thuộc về tự nhiên Xã hội như cái khí quan Gia đình như thể tự nhiên tế bào Gia đình khỏe, xã hội cao Gia đình quan trọng với nhau vợ chồng Sống trong hòa lạc gia đường Con cái học được tình thương con người Lớn lên thấy rõ cuộc đời Một bàn cờ tướng tuyệt vời khó đi Thận trọng từng bước cực kỳ Ngã biết đứng dậy là khi công thành Con nhìn thấy đó học nhanh Càng ơn cha mẹ sinh thành ra con Làm cha dù có thật nghiêm Cũng dành kể chuyện thánh hiền con nghe Ngày dành mười phút tỉ tê Là con có được tràn trề niềm vui Càng thêm hãnh diện với đời Đến trường kể bạn ngời ngời điều hay Có hiếu cha mẹ ngày ngày Ra đời con sẽ thành ngay trung thần. Mọi việc cha mẹ ôm đồm Mua nhà, cưới vợ đều làm thay con Con cho rằng đó tự nhiên Cha mẹ cũng chẳng được phiền công lao Chiều chuộng nên hiểu thế nào? Trăng đến rằm tự làm sao chẳng tròn (!) Thế là chẳng uốn nắn con Mọi việc theo ý của con mà chiều Nghe thầy tướng số vài điều Yên tâm cứ để mặc diều gió bay Con vậy bất hiếu có ngày Bởi do cha mẹ quá tay nuông chiều Thánh hiền xưa đã từng nêu Gia cư kiện cáo là điều húy kiêng Làm cho đổ vỡ gia phong Chẳng có kết quả đáng mong mà chờ Dạy hiếu từ lúc lúc còn thơ Con dù nhiều ít, vẫn nhờ được con Từ nhỏ biết dạy vuông tròn Không nên mọi việc ôm đồm làm thay Để cho con nhiễm tính lười Là làm hư hại cuộc đời con sau Cha mẹ dù có thật giàu Chi cho con phải trước sau kiệm cần Để con tự lực bản thân Học, làm, biết cách dần dần tiến lên Dù ai giàu có lắm tiền Không quá tam đại, rồi liền đến suy Ngày nay chẳng đợi đến thì Một đời cũng dễ suy vi tan tành Do lối xa xỉ lộng hành Tiêu thụ vật chất đã thành thói quen Vì con nên phải yêu thương Yêu thương có lý, chớ thường tình không Thành ra chiều chuộng bất công Là nuôi bất hiếu đứa con sau này Chăm con, rèn luyện hàng ngày Mới thành bản lĩnh sau này cho con Công danh, hiếu đạo vuông tròn Ấy là trọn phận thương con, không nàn Trẻ con mà tính tham lam Dễ thành vô lễ, dễ làm ngạo kiêu Sẽ bất hiếu, ưa nuông chiều Chẳng nghĩ cha mẹ, chống điều khuyên răn. Người sinh ra bổn tính tham Dạy nghĩ người khác, phải làm tấm gương Nguyên nhân chớ có coi thường Muốn dạy con cái, nêu gương phải lành Khi con mới một tuổi thành Ông Bà Cha Mẹ cơm dành bón con Thế là tạo một thói quen Cho “ông vua nhỏ” nghiễm nhiên trong nhà Nửa vua, nửa hổ tạo ra Cái gương mẫu ấy thật là gương sai Bữa ăn phải diễn như vầy: Món ngon nhất nói mời ngay Ông Bà Trẻ nhìn hiếu hạnh ngẫm ra Mời theo thứ bậc, cuối là đến con Lòng bé nghĩ sẽ vui hơn Học tính hiếu thuận kính nhường người trên Mỗi khi bưng món quà lên Bé biết trước hết mời ông mời bà Biết chia, mời mẹ mời cha Người lớn vui vẻ khen là bé ngoan Trong lòng bé cũng hân hoan Cả nhà vui vẻ, hiếu đoan, lễ nghì Trẻ từ nhỏ nhiễm tự tư Là do người lớn làm hư con mình Dành cho con mọi ưu tiên Không tập con cái tính hiền vị tha 5000 năm Đất Nước ta Sách xưa ghi rõ như là đầu tiên Chọn vợ kén gái thục hiền Gia tộc phát đạt được trên ba đời “Quan Quan Thư Cưu, Tại hà chi châu, Yểu điệu thục nữ, Quân tử hảo cầu” : “Con Con Cù Cu, ấy nghĩa vợ chồng Bay xa vẫn đậu, một lòng sắt son Nếp xưa kén chọn dâu con Lấy đạo hiền đức để còn dài lâu” Ngắt bông sen hạnh cúng cầu Tổ Tiên mát ruột với dâu nhà mình Con trai hiếu thảo thường tình Con dâu hiếu thảo làm vinh họ hàng. Khen con cũng thể động viên Cách khen không đúng cũng liền hại con Tùy theo đức hạnh mà khen Khen đúng đức hạnh, con liền phát huy Khen mà sáo rỗng tức thì Con thành kiêu ngạo tưởng gì cũng hơn Thích nghe khen quá thành quen Khi phê bình lại chẳng thèm để tâm. Muốn ra đời gặp quí nhân Cái tính lịch sự phải cần truốt trau Lễ cầu Phật chẳng thấm đâu Phật nhận hối lộ còn nào Thánh nhân? Lịch sự từ nhỏ phải cần Dạy con lễ phép, ân cần hỏi thăm Chào Thầy, chào Bác, chào Anh Vui chào các bạn cho nhanh miệng chào Quen cách lịch sự thanh tao Ra đời luôn gặp chỗ nào quí nhân. Trẻ con thích bắt chước làm Là tính hiếu động thích ham hiểu đời Hai, ba tuổi đã biết rồi Phải hướng dẫn bé, kèm lời ngợi khen Tự lau ghế, tự tắt đèn Tự xếp quần áo, tự em đi giày Thế là tập bé khéo tay Biết giúp người lớn, biết hay việc làm Người lớn mà cứ ôm đồm Giành phần làm hết, biến em thành lười. 孝 “Hiếu” là lướt tiếng “Hai Yêu” Lớp già, lớp trẻ, hai đều thương nhau Nho viết chữ Lão 老 trên đầu Chữ Con 子 ở dưới, hợp nhau Hiếu 孝 thành: Con gánh trách nhiệm trên mình Phụng dưỡng cha mẹ sinh thành ra con Ngược xuôi đọc HIẾU thấy thâm: U YÊU thành HIẾU, con HÀM YÊU U. Chuyện đời xưa kể lời ru Con đi đốn củi để bù sinh nhai Ở nhà có bạn đến chơi Chờ con không gặp, mẹ thời không yên Mẹ bèn lấy một cái kim Đâm tay chảy máu, Con liền nhói đau Vội vàng rảo bước về mau Nhào đến ôm mẹ , mẹ đau thế nào Mẹ bèn kể chuyện đuôi đầu Mẹ làm vậy để cho mau con về Giao cảm dù cách sơn khê Con biết thương mẹ, mau về bạn con. Ngày nay chẳng dạy mất khôn Con chẳng hề biết mẹ thèm món chi Mẹ thì mọi thứ chi li Lo cho con hết, đều vì phần con Như vậy là hiếu chưa tròn Hai bên cùng biết quan tâm mới là Con phải chăm sóc mẹ cha Thường xuyên phải biết mua quà phụng dâng Anh em họ mạc xóm làng Hiếu là phải biết nhịn nhường, giúp nhau. Dạy hiếu, ba điểm phải trau Lấy mình làm mẫu là đầu ưu tiên Trong ngày sinh nhật của mình Mời cha mẹ đến để dành cảm ơn Cái gương ấy gợi cho con Ngày sinh nhật nó, nó còn nghĩ ai. Người tính toán chẳng bằng Trời Người thường chỉ dựa vào người nghĩ suy Chẳng nghĩ trật tự tôn ti Yêu ghét cứ thế vô tư mà làm Thành ra gương xấu cho con Học được chữ Hiếu phải còn dài lâu Nhà và trường phải gắn nhau Con học điều tốt, về mau khoe nhà Động viên con tiến bộ mà Đừng nói trêu giỡn, thế là mất nghiêm Trẻ con muốn giúp việc làm Mẹ cha phải biết động viên, vui mừng Khen con là có hiếu tâm Để cho con trẻ trong lòng sướng vui Lòng thiện như cỏ nảy chồi Mỗi ngày lại một tốt tươi trong lòng Nếu con vụng, giúp chẳng xong Thì phải hướng dẫn tận tình cho con Chớ làm tự ái tâm hồn Phải trân trọng cái nhiệt tình của con. Dạy con chữ Hiếu đầu tiên Có Hiếu, đức hạnh sẽ liền nở hoa Từ nhỏ yêu kính mẹ cha Cái tâm hiếu ấy mới là dài lâu Ra đời kính trước, nhường sau Quan tâm xã hội mà mau trưởng thành Khi đau chẳng tự khổ mình Mà thương cha mẹ vì tình lo âu Biết giữ ngôn hạnh làm đầu Chẳng để cha mẹ xấu đâu vì mình Nghe chửi “mất dạy” biết kinh Luôn luôn lo giữ cho mình đoan trang. Hiếu giúp phán đoán hèn sang Giúp chọn người, chọn bạn vàng cho ta. Kẻ không hiếu thảo mẹ cha Thì ra xã hội đều là khó tin Toan tính lợi, hại, cân, đong Đâu có tình nghĩa trong lòng thiện căn Nhiều kẻ thực sự chăm làm Nhưng lòng chỉ nhắm đến danh với quyền Lo thăm đối tác làm ăn Lơ là đạo nghĩa về thăm mẹ già Tình duyên cũng chẳng chăm lo Giữa đường hạnh phúc lại là chia tay Do không học hiếu mà gây Bất hiếu ảnh hưởng tới bầy cháu con. Đọc to lục bát là khôn Nhịp điệu nó giống thở Thiền hít sâu “Nam mô” là hít sâu vào “A di đà Phật” thở phào mạnh tuôn Bài ru dưới để cho con Ê - A, Hít - Thở, còn hơn chơi tràn: Ru con, con ngủ cho ngoan Ngàn năm tinh túy Văn Lang mãi còn Công cha như núi Cháy Son Nghĩa mẹ như nước sông Nguồn chảy ra Một lòng thờ mẹ kính cha Cho tròn chữ Hiếu mới là đạo con Hiếu Kinh xưa đã từng răn Nuôi tâm hồn Việt ngàn năm cửu trường Trong nhà hòa hợp tình thương Anh chị em phải biết nhường nhịn nhau Lời nói phải nghĩ trước sau Cẩn thận, nói thật, chẳng đâu mất lòng Chơi thì bình đẳng, bạn đông Gần người tử tế để mong học nhiều Thể thao, tập vẽ, tập thêu Tập đờn, tập hát, đến điều học văn Cha mẹ gọi, dạ thưa nhanh Cha mẹ nhờ, phải thi hành làm ngay Mẹ cha khuyên nhủ, giãi bày Là mong con giỏi những ngày mai sau Con phải cung kính nghe theo Cả con, cha mẹ, lòng đều cùng vui Nếu khi con lỡ gì sai Cha mẹ có trách, vâng lời tiếp thu Cãi lại cha mẹ là hư Làm cha mẹ giận, cũng như đau lòng Luôn luôn phải biết quan tâm Hỏi han cha mẹ ân cần sớm hôm Tối chúc cha mẹ ngủ ngon Sáng dậy nhanh miệng, mẹ tròn giấc không Học về chào hỏi vui lòng Kể cho cha mẹ chuyện trong lớp mình Rồi kể sang chuyện học hành Bài hôm nay thấy với mình ra sao Đi đâu xin phép, thưa chào Về nhà mách lại nơi nào, việc chi Ở nhà phải có nội qui Vệ sinh, tắm rửa phải đi đúng giờ Ngồi học đừng nghịch vẩn vơ Ti Vi giải trí chỉ giờ trẻ em Thế là cha mẹ yên tâm Con ta tự biết lo chăm việc mình Việc gì khác, nếu muốn làm Hỏi trước cha mẹ khuyên nên thế nào Chớ có tự ý nhúng vào Lỡ khi nguy hiểm, tổn hao sức mình Biết hỏi là trẻ thông minh Cha mẹ cũng sẽ vì mình yên tâm Mọi vật dù nhỏ của công Con đừng tự tiện lấy dùng làm riêng Đồ của ai cứ để nguyên Mình tò mò lấy bị phiền trách tham Điều gì cha mẹ vui lòng Thì con phải biết làm xong cho lành Điều gì cha mẹ không ưng Thì con phải biết liệu chừng gạt bên Thân mình phải biết giữ gìn Chơi đừng vô ý để mình bị thương Mẹ cha sẽ rất đau lòng Lo không chữa khỏi, lo không an toàn Chơi đừng ngỗ nghịch, ngang tàng Mẹ cha xấu hổ xóm làng người ta Mẹ cha yêu quí con mà Con phải hiếu thuận mới là con ngoan Mẹ cha dù có quá nghiêm Con vẫn hiếu thuận, dịu hiền là thương Con sai, xin lỗi là thường Sửa ngay, giữ tín, đường đường con ngoan Mẹ cha có lúc mắng oan Con phải bình tĩnh, dịu dàng phân bua Mẹ cha lúc ấy chưa vừa Đợi lúc vui vẻ con thừa tỉ tê Bấy giờ cha mẹ sẽ nghe Cũng sẽ xin lỗi, ai dè mình sai Vậy là con đã có tài Biết khuyên phải trái, làm hài lòng nhau Cũng có cha mẹ nóng đầu Đánh con vô lý làm đau nhân tình Con cũng đừng oán, đừng khinh Làm vậy cha mẹ của mình càng sai Con phải kiên nhẫn khuyên nài Mẹ cha tỉnh ngộ, sửa sai lỗi mình Khi cha mẹ có bệnh tình Con cái phải biết quên mình chăm nuôi Bệnh mà đã quá nặng rồi Con cái luôn ở bên người không xa Khi cha mẹ đã băng hà Con cái luôn nhớ hương hoa tâm niềm Chớ qua loa, chớ phí tiền Mới đúng hiếu thuận, Thánh hiền từng răn Thành tâm, thành ý là cần Cũng như khi sống đang gần bên nhau. Anh chị em hợp tâm đầu Biết thương nhau, quí trọng nhau một nhà Mới làm vui sướng mẹ cha Mới là đạo hiếu, mới là con ngoan Chơi với bạn phải ngang hàng Chẳng gây oán giận, chẳng tham tranh giành Nói năng khiêm tốn dịu dàng Không nói tục tĩu, không màng chê bai Lớn thì biết giúp nhỏ chơi Nhỏ thì lễ phép nghe lời lớn khuyên Ai cần giúp, phải giúp liền Không đủ sức giúp thì truyền người trên Giúp người là việc ưu tiên Luôn luôn coi đó là niềm vui chung Xưng hô phải biết khiêm nhường Đáng chị gọi chị, anh thường gọi anh Bạn bè thân mật ân cần Bằng vai phải lứa xưng bằng mày tao Gặp ai lớn tuổi hỏi chào Nhường bé kém tuổi ra vào ưu tiên Cụ già là bậc người trên Khoanh tay lễ phép chào nghiêm trang chào Cùng với người lớn đi đâu Nhường già ngồi trước, trẻ sau mới ngồi Nghe hỏi phải biết trả lời Giọng phải to rõ, nói thời nghiêm trang Nhìn đối mặt, nói gọn gàng Mắt đừng lơ láo, chàng màng, ngó nghiêng Hàng ngày biết quí thời gian Dậy thì rửa mặt, đánh răng đúng giờ Vệ sinh xong, rửa tay cho Biết giữ sức khỏe, khỏi lo bệnh vào Ăn mặc phải giữ bảnh bao Đội mũ phải biết đội vào cho ngay Ra đường phải có dép, giày Đi học đeo cặp phải ngay mà vừa Ở nhà xem xếp đúng chưa Thứ nào chỗ nấy, không bừa lung tung Không ham lòe loẹt hư vinh Nhưng quần áo phải hợp mình trang nghiêm Ăn uống phải hợp dưỡng sinh Đừng có kén cá chọn canh gây phiền Ăn nhiều rau quả là nên Chớ uống nước ngọt, nước đường có ga Rượu bia thì hãy tránh xa Chớ đụng thuốc lá kẻo mà nguy to Ăn nhai kỹ, bụng vừa no Chớ ăn cơm bụi, ăn quà bán rong Thực phẩm chế biến gia công Đồ ăn công nghiệp là không lợi mình Đi bộ chú ý ngoài đường Không đi theo kiểu vội vàng, long đong Khi đứng cũng phải ngóng trông Không được ưỡn ẹo, cũng không cúi đầu Khi bước qua cửa đi vào Không đứng ngạch cửa mà chào người trong Khi ngồi, chân chớ có rung Ngồi đừng ngả ngớn khó trông, xấu người Khi mở cửa, vén rèm khai Con phải chú ý nhẹ tay đừng ồn Trong nhà chớ chạy ầm ầm Va phải đồ đạc đổ rầm, bị thương Cầm ly chén chớ coi thường Tránh làm rơi vỡ tốn tiền mẹ cha Vào phòng không có ai nhà Cũng không tự tiện mới là người nghiêm Làm việc gì cũng chú chăm Mới không phạm phải sai lầm do ta Không vội vã, chẳng qua loa Nhẫn nại, cẩn thận, làm là thành công Những trò chơi kém thông minh Hoặc là những chuyện linh tinh suy đồi Chớ tò mò, chớ nhòm coi Nhác thấy trò xấu phải rời xa ngay Thấy cửa đóng phải gõ tay Hỏi thăm trong ấy có người hay không Không được tự tiện mở tung Là không lịch sự, họ khinh chính mình Vào phòng khách chớ làm thinh Chào trước để họ biết mình là ai Khách hỏi ai đấy, vào đây Phải xưng tên rõ thẳng ngay mà vào Mượn ai dụng cụ thế nào Phải nói rõ trước dùng vào việc chi Được cho phép mới cầm đi Không như kẻ trộm thấy gì tự vơ Dùng xong trả lại đúng giờ Lần sau cần mượn mới là dễ xuôi. Nói thật thà, có đầu đuôi Lời gì đã hứa kịp thời thực thi Không làm nổi, hứa làm chi Nếu mà như vậy khác gì dối gian Nói ít còn hơn lan man Nói tốt hơn hẳn lặng câm ít lời Đáng nói mới nói ra thôi Điều không đáng nói thì thời thà im Nói lời đáng quí, trang nghiêm Chớ lời lẻo mép, tầm thường, gian ngoan Chớ lời tục tĩu bụi đường Đừng để thói xấu ấy vương vào mình Việc gì chưa thấy, chưa nhìn Đừng có phát biểu tự mình lung tung Việc chưa rõ, chớ tuyên truyền Mách lẻo như vậy nó liền thành ngoa Khác gì rước họa vào nhà Vì bị kẻ xấu làm loa tin đồn Việc ai xui, thấy chẳng khôn Thì nên từ chối, khỏi làm rối ren Nói năng câu chữ rõ ràng Chậm rãi, dứt khoát, chẳng sang mù mờ Nghe ai gạ chuyện thực hư Nghe thì bỏ vậy, chối từ ngoài tai Phải biết phán đoán đúng sai Việc không phận sự, chẳng hoài quan tâm Thấy người ưu điểm, thạo làm Thì nhớ cái tốt, dần dần học theo Thấy người làm xấu, làm điêu Tự răn mình chớ phạm điều trái ngang Tự rèn phẩm đức, kỹ năng Còn thua người, phải càng hăng gắng nhiều Dù có kém mặc, kém tiêu Cũng không lấy đó làm điều tự ti Năng lực mình có thiếu gì Cố gắng nhiều sẽ đến khi trưởng thành Mình mà nghe bạn phê bình Lại đem tức giận ra dành cho ai Mình mà nghe bạn khen hoài Lấy làm sung sướng tự oai với mình Thế là bạn tốt lánh dần Chỉ còn bạn xấu dẫn mình xấu hơn Nếu mà nghe thấy người khen Đừng có đắc ý, phải xem lại mình Càng cố gắng, việc càng thành Cho thật xứng đáng để giành lời khen Nếu mà nghe thấy phê bình Đừng có tức giận, làm thinh vui lòng Quyết tâm sửa chữa cho xong Thế là bạn tốt đến đông vui vầy Vô ý phạm lỗi là sai Cố ý phạm lỗi ác tai tội tình Biết sai, biết sửa, thông minh Cái lỗi nó sẽ xa mình bỏ đi Cố tình giấu lỗi càng nguy Cái sai sẽ đẻ ra thì càng sai Thân nhau, yêu quí loài người Yêu thương vạn vật là thời văn minh Người ta quí trọng nhân tình Người có đức hạnh, nâng mình càng cao Người có năng lực dồi dào Sẽ được khâm phục mà trao chức quyền Mình có năng lực kiếm tiền Cũng không tư lợi chỉ riêng cho mình Biết tổ chức, biết hợp quần Lợi ích xã hội là phần vẻ vang Chớ thấy giàu có bắt quàng Chớ thấy nghèo khó lấy làm khinh khi Chớ mới nới cũ làm gì Qúi trọng bạn cũ, nhớ ghi nghĩa tình Thấy người đang bận chớ phiền Thấy người lo, chớ chuyện nhàn, thêm lo Đừng đem kháo chuyện người ta Nào là khuyết điểm, nào là riêng tư Thà rằng cái tốt khen ra Cũng như ý đẹp làm quà noi theo Người ta nghe thấy mình nêu Nhất định càng dốc làm điều thiện hay Còn đem bêu xấu người ngay Nhiều khi sẽ rước họa tai về mình Tiền của thì phải phân minh Thà rằng nhận ít về mình còn hơn Thế là mình tạo thiện duyên Đến đâu cũng gặp người hiền giúp cho Muốn nhờ người giúp việc chi Phải xem việc ấy mình thì thích không Nếu mà mình chẳng thích làm Đừng đem việc ấy gán trông chờ người Nếu mà đã nhận ơn ai Phải lo báo đáp chóng chầy cho xong Ơn thì nhớ mãi trong lòng Oán thì lờ bỏ cho vong hận thù Nhân tâm lấy lý mà thu Còn dùng quyền thế, chẳng khi nào thành Người ta dù nể sợ anh Trong lòng không phục, tiềm tàng nguy tai Trên đời chọn bạn mà chơi Chọn người có đức, có tài mà thân Gần mực thì lụa nhuốm đen Gần đèn thì tỏ như đèn sáng soi Nếu mà đã đọc sách rồi Phải đem điều tốt mà soi thực hành Học rồi mà chẳng chịu làm Chỉ là mọt sách mơ màng hư vinh Đọc sách, một phải biết nhìn Hai phải biết nói, ba dồn đến tâm Rút ra kinh nghiệm ngấm ngầm Mới là nghiên cứu thâm trầm ý thư Đừng có một sách đọc qua Vội tìm sách khác hòng mà hiểu thêm Cách làm như vậy không chuyên Đọc từng cuốn sách phải nghiền cho sâu Ý nào sâu sắc ghi mau Tìm thầy, tìm bạn, yêu cầu hỏi thêm Giá sách xếp gọn từng ngăn Bàn học bút giấy cũng trong chỉnh tề Tâm mình yên tịnh một khi Đọc thì mới hiểu, học thì mới thông Vở tập khi lấy làm xong Xong xếp chỗ cũ gọn gàng, chỉn chu Sách không tốt, phải chối từ Đừng có xem, đọc, rước hư vào mình Thánh hiền sách dạy anh minh Học và thực tập sẽ thành nếp quen Gieo trong xã hội thiện duyên Đó là tạo phúc ước nguyền mai sau Hiếu Kinh đọc thuộc làu làu Tự mình nhắc nhở, giúp nhau việc lành.
    1 like
  20. Đất Nước Việt Nam Không có ngôn ngữ nào như ngôn ngữ Việt Nam, người Việt Nam từ thủa khai thiên lập địa gọi xứ sở của mình là Đất Nước, đó là Đất liền và Biển cả của dòng giống Tiên Rồng. Người Việt đã khai thác đất liền và biển cả của mình hàng vạn năm nay, minh chứng là hình thuyền trên trống đồng và mộ thuyền của người Việt là những di tích khảo cổ trên một vùng rộng lớn ở Đông Nam Á. Danh từ Đất Nước còn mãi từ trong sâu thẳm tâm thức của người Việt Nam, dùng đến tận bây giờ, mà các ngôn ngữ khác phải dịch khái niệm đó theo cách hiểu của họ là “Land” hay “Quốc thổ” hoặc “Giang sơn”. Bản thân danh từ Đất Nước của tiếng Việt đã có nghĩa là Đoàn Kết, vì Đất=Đàn=Đoàn; Nước=Nếp=Nết=Kết. Chính cái Nết tức cái Văn Hóa Biển Đông tức Văn Hóa Trống Đồng đã là chất keo kết dính mọi vùng đất của Tổ Quốc Việt Nam. Đến thời hiện đại, có cuốn tiểu thuyết nổi tiếng “Đất Nước đứng lên” của nhà văn Đoàn Giỏi cũng dùng đúng danh từ, đúng ý nghĩa là Đất Nước. Và bút danh Đoàn Giỏi cũng nói lên đầy đủ: Việt Nam, Đoàn kết tất cả mọi thứ lại thì thành Giỏi. Đất Nước là xứ sở Việt Nam, đã có trong lòng người Việt Nam từ hàng vạn năm trước, trong lời nói, khi nhân loại còn chưa có các loại ký tự. Xứ sở Việt Nam là Đất Nước, thực tế diện tích biển của nước ta còn rộng gấp mấy lần diện tích đất liền của nước ta, danh từ Đất Nước là Đất liền và Biển cả đã tồn tại trong tín ngưỡng thờ Tổ Tiên của người Lạc Việt từ hàng vạn năm trước, hiện hữu trong các đền thờ khắp đất nước ta. Trong đền thờ Quốc Tổ Lạc Hồng tại 98 Nguyễn Thái Sơn Gò Vấp Tp HCM có ban thờ Quốc Mẫu Âu Cơ, ban thờ Quốc Phụ Lạc Long Quân, ban thờ Nguyễn Trãi mà ở tường có khung treo văn bản từ nguyên gốc bài “Bình Ngô đại cáo”. Vào đền nhìn thấy những ban thờ đó trong lòng đã thật cảm động. Ban thờ Quốc Mẫu Âu Cơ có câu đối: “Nhìn Non thương nghĩa Mẹ; Trông Biển nhớ ơn Cha”. Rõ ràng là cuộc sống của dòng giống Tiên Rồng gắn liền với Đất liền và Biển cả. Câu đối dân gian của người xưa: “Nhìn Non thương nghĩa Mẹ; Trông Biển nhớ ơn Cha” nhắc nhở chúng ta rằng: Non cao Biển rộng là nhà; Cội nguồn văn hóa Việt là Rồng Tiên. Trong đền còn có một ban thờ mà linh vị đề là Cửu Huyền Thất Tổ, hai bên là câu đối: Vũ Hóa Hồ Hà Khai Thệ Giác; Trụ Sinh Hà Lạc Biểu Thần Thông. Vì không gặp vị chủ nhang đền thờ ở đó nên không có cơ hội được học hỏi, tôi chưa hiểu hết nghĩa các chữ trên, viết bằng chữ quốc ngữ, thành ra tôi phải đoán mò. Cửu Huyền Thất Tổ có phải là: thờ Tổ (chữ Tổ) của nền văn minh đã khuất (chữ Thất) về nơi chín suối (chữ Cửu) chỉ còn lại dấu tích trong huyền thoại (chữ Huyền) ? Còn câu đối “ Vũ Hóa Hồ Hà Khai Thệ Giác; Trụ Sinh Hà Lạc Biểu Thần Thông” dễ đoán hiểu hơn, nên tôi viết lại bằng chữ nho: 宇 化 湖 河 開 誓 覺 柱 生 河 洛 表 神 通 Và hiểu là: Trời sinh sông biển khai minh Lạc Hà trọn kiếp khiến mình thần thông Nếu là đúng như tôi đoán hiểu, thì rõ ràng là người xưa đã dặn lại rằng “ Vũ Hóa Hà Hồ Khai Thệ Giác”: Dương (chữ Vũ) có trước rồi mới sinh (chữ Hóa) ra Âm (chữ Hồ Hà) tức Trời có trước rồi mới sinh ra Trái Đất, tức có “Mẹ Tròn” trước rồi mới sinh ra “Con Vuông”, và có nước (chữ Hồ Hà) trên trái đất thì mới bắt đầu có sự sống để phát triển (chữ Khai) đến thành nền văn minh (chữ Thệ Giác) của nhân loại. “Trụ Sinh Hà Lạc Biểu Thần Thông”: Hà đồ và Lạc thư (chữ Hà Lạc) là biểu hiện (chữ Biểu) trí tuệ (chữ Thần Thông) trọn vẹn nhất (chữ Trụ) của đời sống (chữ Sinh) nhân loại. Không biết có đúng không ? Mong các bậc thức giả chỉ giáo, xin cảm ơn.
    1 like