• Thông báo

    • Bá Kiến®

      Nội quy Lý Học Plaza

      Nội quy này là bản mở rộng Nội Quy - Quy định của Diễn đàn. Khi tham gia mua bán, các thành viên phải tuân theo những quy định sau: Tiêu đề bài viết: Bao gồm: Chỉ dẫn địa lý, Loại hình Mua/Bán, Thông tin mua bán.
      Chỉ dẫn địa lý: Tỉnh/thành nơi mua bán. Hoặc sử dụng định nghĩa có sẵn:TQ: Toàn quốc
      HCM: TP Hồ Chí Minh
      HN: Hà Nội
      [*]Ví dụ: HCM - Bán Vòng tay Hổ Phách ​Nội dung bài viết: Mô tả chi tiết sản phẩm mua/bán
      Bắt buộc phải có thông tin liên lạc, giá Mua/Bán
      Bài mới đăng chỉ được phép up sau 03 ngày.
      Thời gian up bài cho phép: 01 ngày 01 lần.
      Các hành vi vi phạm nội quy này sẽ bị xóa bài hoặc khóa tài khoản mà không cần báo trước.

Leaderboard


Popular Content

Showing most liked content on 10/02/2013 in all areas

  1. Năm mới, Tết đến, ntpt kính chúc Thầy Xuân mới đến, 2013 Sự bình an, sánh bước cùng Thầy Gia đình, hạnh phúc xum vầy An khang, thịnh vượng, ngày ngày luôn xuân Công danh giữa chốn thương trường, Trên yêu, dưới mến, cầm cương vững vàng, Chiến công, thành tựu huy hoàng, Luôn mang ý đẹp, rạng danh công Thầy, Năm mới ntpt kính chúc các bạn thân hữu của mục Tử Vi nói riêng và diễn đàn Lyhocdongphuong nói chung Vừa đủ Hạnh Phúc để giữ tâm hồn bạn được ngọt ngào. Vừa đủ Thử Thách để giữ bạn luôn kiên nhẫn. Vừa đủ Hy Vọng để cho bạn được hạnh phúc. Vừa đủ Thất Bại để bạn mãi khiêm nhường. Vừa đủ Thành Công để giữ bạn mãi nhiệt tâm. Vừa đủ Bạn Bè để bạn được an ủi. Vừa đủ Vật Chất để đáp ứng các nhu cầu vật chất của bạn. Vừa đủ Nhiệt Tình để bạn cho đời thêm hân hoan. Vừa đủ Niềm Tin để xua tan những thất vọng. Chúc luôn hoan hỉ, sức khỏe bền bỉ, công danh hết ý, tiền vào bạc tỉ, tiền ra ri rỉ, tình yêu thỏa chí, Vạn sự như ý, luôn cười hi hi. Cung hỷ Cung hỷ
    4 likes
  2. Tổng thống Obama chúc Tết Quý Tỵ Thứ Bảy, 09/02/2013 19:36 (NLĐO) – Tổng thống Mỹ Obama và phu nhân Michelle gửi lời chúc mừng nồng nhiệt nhất đến những đất nước ăn mừng Tết Nguyên đán vào ngày 10-2. Tổng thống Obama và phu nhân. Ảnh: Huffington Post Trong thư, Tổng thống Mỹ cho biết ở Mỹ và khắp nơi trên thế giới, người dân châu Á và khu vực Thái Bình Dương đang hân hoan chào đón năm Quý Tỵ. Tổng thống gửi đến tất cả mọi người ăn Tết Nguyên đán lời chúc hòa bình, thịnh vượng, sức khỏe và phát tài. Ngài Obama cho biết theo truyền thống người phương Đông, con rắn tượng trưng cho sự ngôn ngoan, toàn vẹn, phương pháp tiếp cận khéo léo, hy vọng sẽ “giúp chúng ta làm mọi việc suôn sẻ và tạo ra một tương lai công bằng, bình đẳng cho mọi người”. Cùng lúc, Thủ tướng Anh David Cameron cũng đã gửi lời chúc mừng năm mới đến những người ăn Tết Nguyên đán. Lê Thoa (Theo Tân Hoa Xã) ==================== Trong bài viết này cho thấy ngay những chính khách Tây phương đẳng cấp cũng rất tôn trọng văn hóa bản địa của một bộ phận lớn con người trên thế giới về Tết Âm Lịch. Nhưng những kẻ dốt nát, "nhìn gà hóa cuốc", "chuyện nọ xọ chuyện kia", Đem cái cục bộ làm ví dụ cho cái toàn thể. Nên sự quán lý yếu kém thì đổ thừa tại Tết làm kinh tế kém phát triển, nên đòi bỏ Tết. Thêm chừng ba người ngu phát biểu kiểu này nữa thì thế giới chắc loạn mựa nó hết. Ấy là mùng Một Tết kiêng nên nói nhẹ nhàng vậy. Năm mới chúc những thằng ngu đặc trở nên ngu vừa phải.
    4 likes
  3. Biểu tượng ngành y: Lịch sử của một sai lầm NGUYỄN VĂN TUẤN Cập nhật lúc 09:24, 10/02/2013 (ĐVO)- Trong tâm tưởng của phần đông công chúng, rắn là một hình tượng không tốt. Nói đến rắn, người ta nghĩ ngay đến sự độc hại của nó (khẩu Phật tâm xà; Miệng hùm nọc rắn; Ấp rắn trong lòng, nuôi ong tay áo; Cõng rắn cắn gà nhà, v.v.) Nhưng có lẽ nhiều người cũng ngạc nhiên là biểu tượng của ngành y, một ngành cứu người, lại là con rắn! Vậy nguồn gốc và lịch sử ra đời của biểu tượng này xuất phát từ đâu? Rắn là một linh vật đối với Ấn Độ giáo (Hinduism). Tại những đền chịu ảnh hưởng văn hóa Ấn Độ giáo như Campuchea và Thái Lan, chúng ta thấy tượng rắn thần Naga khắp nơi. Naga theo tiếng Phạn có nghĩa là rắn lớn, và được xem là thần rắn trong Ấn Độ giáo. Naga được gắn với hai vị thần quan trọng là Vishnu và Shiva, biểu trưng cho sự sinh thành, phát triển và huỷ diệt, nâng đỡ và bảo đảm sự ổn định của thế giới. Nhưng trong văn hóa phương Tây, rắn còn dùng làm biểu tượng của ngành y. Ngành y có hai biểu tượng làm nhiều người lẫn lộn. Nhiều tổ chức y khoa trên thế giới, kể cả Quân Y Mĩ, lấy biểu tượng là cây gậy với hai con rắn quấn chung quanh, và đầu gậy là hai cánh (còn gọi là Cadeceus). Nhưng phần lớn các trường y trên thế giới đều có biểu tượng là cây gậy với một con rắn quấn quanh (còn gọi là gậy Aesculapius). Cadeceus: Biểu tượng Quân Y Hoa Kì (trái) và gậy Aesculapius: Biểu tượng ngành y (phải) Aesculapius được xem là một vị thần thành hoàng của nghề y. Ông là một nhà phẫu thuật tài ba và nhà nghiên cứu dược liệu. Cây gậy của Aesculapius có một con rắn quấn chung quanh. Truyền thuyết kể lại rằng khi Aesculapius khám bệnh cho Glaukos, người bị sét đánh chết, thì một con rắn lượn vào phòng. Ông rất ngạc nhiên, và phản ứng bằng cách lấy cây gậy đập chết con rắn. Ông càng ngạc nhiên hơn khi thấy một con rắn khác xuất hiện, và con rắn này đặt vào miệng con rắn bị giết một loại cỏ, và nó lập tức sống lại. Ngay lúc đó, Aesculapius học được một bài học đáng giá: ông dùng chính loại cỏ đó để cứu sống Glaukos. Từ đó, con rắn được xem là đầy tớ của Aesculapius, tượng trưng cho sự thông thái, trường thọ, và tái sinh. Sau này, Aesculapius dùng cây gậy với con rắn quấn quanh để làm biểu tượng cho nghề thầy thuốc [1]. Biểu tượng cây gậy với một rắn rất phổ biến trong thời cổ điển. Nhưng trong thời đại Kitô giáo đến Trung Cổ, nhiều biểu tượng Hi Lạp – La Mã, kể cả cây gậy một rắn của Aesculapius, bị cấm đoán. Thay vào đó là lọ nước tiểu được dùng làm biểu tượng ngành y. Nhưng sau thời Phục Hưng cho đến đầu thế kỉ 20 thì cây gậy của Aesculapius lại trở thành phổ biến và biểu tượng chính thức của nghề thầy thuốc. Ở nhiều quốc gia, biểu tượng gậy Aesculapius được xem là tượng trưng cho dân y và quân y. Một biểu tượng khác của nghề y là cây gậy cadeceus. Caduceus là cây gậy với hai con rắn quyện vào nhau, là vật bất li thân của Hermes – một vị thần trong huyền thoại Hi Lạp. Thật ra, Cadeceus tự nó không phải là một vật tượng trưng trong thần thoại Hi Lạp. Hình tượng của Cadeceus có nguồn gốc từ Babylon, tượng trưng cho thần Ningizzida, người chẳng có liên quan gì đến nghệ thuật chữa bệnh. Theo truyền thuyết, Hermes lấy huy hiệu Cadeceus khi ông thấy hai con rắn đang cắn nhau, và ông dùng cây gậy cấm giữa hai con rắn. Lập tức, hai con rắn quyện chung quanh cây gậy và làm thành hình tượng chúng ta hay thấy ngày nay. Hermes được xem là một sứ giả của thượng đế, một nhà ngoại giao, và một nhà thương lượng. Nhưng Hermes còn là một vị thần của ăn trộm và phản phúc! Hermes là một vị thần ích kỉ về kinh doanh. Hermes còn chịu trách nhiệm hướng dẫn những linh hồn của người chết đi vào địa ngục. Do đó, lấy cadeceus của Hermes làm biểu tượng ngành y là một sai lầm [2]. Tại sao biểu tượng ngành y lại có khi là cây gậy cadeceus với hai rắn? Câu trả lời có lẽ là từ năm 1902, khi Quân Y Mĩ (US Medical Army Corps) lấy gậy cadeceus này làm biểu tượng cho ngành quân y. Việc sử dụng biểu tượng này xuất phát từ một hiểu lầm. Sự hiểu lầm của Quân Y Mĩ xuất phát từ những sách y khoa do nhà xuất bản John Churchill bên Anh. Nhà xuất bản John Churchill thời cuối thế kỉ 19 chuyên in sách ngành y, và hay dùng Cadeceus in trong các sách y khoa. Ông chủ nhà in là Churchill nghĩ rằng hai con rắn là biểu tượng sự phối hợp giữa y học (medicina)và văn học (literis). Vì thế, giới lãnh đạo Quân Y Mĩ thời đó nghĩ rằng cadeceus là biểu tượng ngành y ở Pháp, Anh, và Đức [3]. Nhưng trong thực tế, Pháp, Anh và Đức đều dùng gậy Aesculapius làm biểu tượng chính thức của ngành y. Tóm lại, gậy Aesculapius là biểu tượng chính thức và phù hợp cho ngành y. Biểu tượng gậy Aesculapius đã tồn tại 2000 năm qua. Biểu tượng cadeceus (hai rắn quấn chung quanh cây gậy) là một sai lầm hơn 100 năm qua, xuất phát từ một hiểu lầm của giới Quân Y Hoa Kì từ đầu thế kỉ 20. Tham khảo: [1] Fromson JA. The Asclepius: the ancient standard of physicians. Am J Psychiatry 2011;168:752. [2] Bohigian GM. The staff and serpent of Asclepius. Mo Med 1997;94:210-1. [3] Cox RA, et al. The Symbol of Modern Medicine: Why One Snake Is More Than Two. Ann Int Med; 2003;138:673-677. Nguyễn Văn Tuấn ================ Thực ra rắn không phải chỉ là biểu tượng của riêng một nền văn minh nào. Mà nó phổ biến khắp các nền văn minh cổ đại. Các Pharaon Ai Cập cũng dùng hình tượng rắn Hổ mang gắn ở phía trước vương miện. Văn hóa Đông phương - đặc biệt là Đạo Mẫu ở Việt Nam thì không thể thiếu hình tượng hai con rắn Âm Dương chầu ở chánh điện - với truyền thuyết Thanh Xà, Bạch xà nổi tiếng. Trung Quốc cũng có câu chuyện này, nhưng nó lại không phải một tín ngưỡng như ở Việt Nam. Điều này càng chứng tỏ rằng: Truyện lưu truyền ở Trung Quốc chỉ là mảnh vụn còn sót lại của nền văn hiến Việt. Hình tượng Rồng Lý tuyệt tác của văn hiến Việt chính là một sự kết hợp sáng tạo giữa loài rắn, cá sấu và sư tử.Hình ảnh này chính là sự kế thừa của nền văn hiến Việt từ hàng ngàn năm trước ở bờ nam sông Dương tử.
    3 likes
  4. DỰ BÁO THẾ GIỚI NĂM QUÝ TỴ 2013 Bản chính thức Nguyễn Vũ Tuấn Anh Ngày 1 tháng Giêng Quý Tỵ Việt lịch. Kính thưa quí vị. Năm Quí Tỵ Việt lịch tương đương với năm 2013 Dương lịch, cho thấy nhiều dấu hiệu sôi động của thế giới. Bởi vậy có lẽ đây là năm đầu tiên chúng tôi có lời dự báo trước cho năm 2013 vào thời điểm 11. 12. 2012 thay vì đầu năm âm lịch Quý Tỵ như thường lệ. Nhưng do năm nay có nhiều tình huống rất đặc biệt, nhưng lại ảnh hưởng đến cuộc sống của một bộ phận không nhỏ trong cư dân toàn cầu. Đó chính là mâu thuẫn có căng thẳng giữa những quốc gia có tranh chấp lãnh thổ và những biến động thiên tai lớn có khả năng xảy ra. Cho nên chúng tôi cần có thời gian quan sát bổ sung cho tới thời điểm giới hạn là 23. tháng Chạp Nhâm Thìn Việt lịch. Đây là bản dự báo chính thức của chúng tôi vào năm Quý Tỵ Việt lịch - 2013, có một số bổ sung và hiệu chỉnh. Năm Quý Tỵ 2013 nhìn trên bản đồ Huyền Không Lạc Việt, chúng ta thấy Thái Tuế động 2 cung Khôn, Tỵ; đối xung Thái Tuế là Càn, Hợi. Tuế phá năm ở 2 sơn Thân- Canh. Như vậy là Thái Tuế tác động cả hai cung Thiên môn và Địa hộ là Càn Khôn - theo Hậu Thiên Lạc Việt phối Hà đồ. Theo Huyền Không Lạc Việt thì Thái Tuế chính là sao Bát Bạch - là sao quản vận 8 hiện nay (2004 - 2023), gặp Thái Tuế xung chiếu ở Thiên môn, Địa hộ thì năm nay sẽ có rất nhiều biến động về thiên tai. Sao quản trung cung năm nay theo Huyền Không Lạc Việt là sao Nhất Bạch phi thuận và Ngũ hoàng phi nghịch. Xét về ngũ hành thì sao Nhất Bạch thuộc hành thủy sinh xuất ra sao Bát Bạch thuộc mộc, nhưng bị Ngũ Hoàng thổ khắc. Đã vậy, năm nay bị Phục Ngâm toàn bàn, trục Đông Tây vốn là trục Tuyệt Mạng trong Phong Thủy lại bị Tam sát chiếu 6 sơn chính Đông. Nên những đối đầu ở những quốc gia và vùng lãnh thổ liên quan đến trục này ở phía Đông so với Ai Cập rất căng thẳng. Đấy là nhận xét tổng quát.Về chi tiết chúng tôi diễn giải như sau: Kinh tế toàn cầuDo sao Nhất Bạch quản trung cung cho nên vào nửa đầu năm nhìn chung kinh tế thế giới có khởi sắc. Từ tháng Giêng đến tháng 3 Việt lịch có những dấu hiệu tốt. Do một số nước tung những gói cứu trợ cho nền kinh tế của mình và sự thương lượng về nợ xấu của các quốc gia được giúp đỡ để vượt qua khó khăn ban đầu. Nền kinh tế khởi sắc từ tháng Giêng và đến tháng Hai là vượng nhất. Từ cuối tháng 3 đến hết tháng 6 có nhiều quốc gia chủ chốt có vẻ như ổn định được về mặt kinh tế và hứa hẹn phát triển. Tuy nhiên đấy chỉ là trạng thái thể hiện bên ngoài. Bởi vì sao Nhất Bạch tuy là ngôi sao tốt nhưng bị sinh xuất và bị Ngũ Hoàng khắc. Đó là lý do mà nửa cuối năm, những hy vọng của nửa đầu năm bắt đầu tan vỡ, những bất ổn xã hội tưởng chừng được khắc phục thì trở nên trầm trọng hơn do số lượng thất nghiệp tăng cao. Sự lạm phát bắt đầu trở nên trầm trọng. Có thể nói nửa cuối năm Quý Tỵ là thời kỳ ảm đạm của nền kinh tế thế giới từ trước đến nay. Những doanh nghiệp bậc thấp và bậc trung tiếp tục phá sản. Giá vàng thế giới có xu hướng tăng, nền kinh tế tiếp tục suy thoái nặng, bất động sản cuối năm rơi vào trường hợp cận tử. Những quốc gia châu Âu như Hy Lạp, Tây Ban Nha, Ý… thoát khỏi được sự khủng hoảng kinh tế năm 2012 thì cuối năm 2013, sự kiện này lại lặp lại ở mức độ nghiêm trọng hơn, có thể có những chính phủ ở vài quốc gia bị sụp đổ. Hay nói rõ hơn: Sự khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2013 bắt đầu trở thành cuộc khủng hoảng xã hội, ảnh hưởng đến tận thượng tầng kiến trúc. Nếu như năm 2008, khủng hoảng kinh tế toàn cầu bắt đầu từ sự sụp đổ của những đại gia kinh tế, năm 2010 là năm sụp đổ của tầng lớp trung lưu và cấp thấp hơn, năm 2011 là năm của khủng hoảng kinh tế cấp quốc gia và năm 2012 ảnh hưởng đến hạ tầng xã hội- thì - có thể nói rằng năm 2013 là năm mà sự khủng hoảng kinh tế thế giới bắt đầu tác động đến thượng tầng kiến trúc xã hội. Tất cả các nước trong trục Tây Bắc Đông nam của địa cầu với Ai Cập làm Trung tâm đều bị ảnh hưởng ở mức độ khác nhau. Thiên tai Có thể nói năm 2011, 2012 thiên tai nặng nề thì năm 2013 là đỉnh cao của thiên tai từ trước đến nay. Tất cả các quốc gia thuộc trục Tây Bắc Đông Nam theo hình vẽ trên đều bị thiên tai nặng nề. Càng về cuối năm thì thiên tai càng tăng mạnh và có tính cực đoan. Động đất cũng tăng nặng, khả năng xuất hiện trận động đất sẽ sánh ngang với các trận động đất ở Indonesia năm 2004 và Nhật Bản hồi tháng 3 năm 2011. Những siêu bão sẽ xảy ra nhiều hơn, hạn hán cũng nặng hơn ở những quốc gia thường có hạn hán.Một số vùng lãnh thổ bị nạn đói đe dọa. Tai họa do han hán xảy ra kéo dài từ tháng 4 đến hết tháng 6 Việt lịch. Ngay tháng Giêng Việt lịch năm Quý Tỵ, thiên tai lớn đã xảy ra ở các vùng lãnh thổ và quốc gia ở hai sơn Khôn (Theo Huyền Không Lạc Việt) Tỵ và vùng Đông Nam Ai Cập, hoặc Trung Đông.Nam châu Âu. Giữa nửa cuối năm, siêu bão và lũ lụt sẽ rất nặng nề cho nhiều quốc gia. Dịch bệnh Dịch bệnh không có gì thay đổi so với năm 2012 nhưng đề phòng các bệnh liên quan đến thú 4 chân gây ảnh hưởng đến người như chuột, lợn(heo). Những loài thủy sản chết và thất thu. Những trận Đại dịch sẽ manh nha xảy ra. Tuy nhiên con người khắc phục được. Chiến tranh Năm 2012 chúng tôi đã xác định rằng sẽ có chiến tranh cấp quốc gia trên thế giới tuy nhiên cho đến giờ này 11.12.2012 (20.10 Nhâm Thìn -Việt lịch) vẫn chưa xảy ra những cuộc chiến lớn, như kiểu cuộc chiến Iraq vào năm 2003. Ngoại trừ nếu coi cuộc chiến Palestin và Do Thái ở dải Gara; hoặc việc quân Pháp đổ bộ vào Mali là một cuộc chiến cấp quốc gia. Những nước ở Phi Châu phía Đông Nam Ai Cập vẫn rất nhiều bất ổn. Nửa cuối năm sẽ giảm, nhưng không dứt hẳn. Năm 2013, những cuộc đối đầu vẫn rất căng thẳng. Biển Đông vẫn sẽ có nhiều diễn biến mới và rất bất ngờ. Nhưng tôi xác định sẽ không xảy ra chiến tranh lớn xảy ra ở đây. Vì sao Thái Tuế đã chuyển sang hướng khác (xin xem bản đồ bên trên). Bất ổn ở vùng trung tâm địa cầu vẫn xảy ra vào nửa đầu năm nhưng căng thẳng sẽ giảm đi vào nửa cuối năm. Những điểm nóng trên thế giới như Đông Bắc Á, Biển Đông, Trung Đông và Bắc Phi, sẽ ngày một nóng lên. Nhưng hành vi đối đầu ở Đông Bắc Á và Trung Ân, khiến khả năng ngăn chặn chiến tranh mong manh như tơ nhện. Nhưng chiến tranh lớn có tính quyết định cuối cùng chưa xảy ra ngay trong năm nay. Nhưng sẽ rất căng thẳng và là trung tâm của sự kiện quốc tế trong năm 2013. Nam Bắc Cao Ly sẽ có biến cố bất ngờ trong năm nay. Nếu như vùng Đông Bắc Á thoát khỏi một cuộc đối đầu quân sự nghiêm trong thì chính là do sự bất ngờ của Cao Ly. Khủng bố Nguy cơ khủng bố ngày càng giảm so với năm trước.Nhưng hoạt động của họ sẽ táo bạo hơn và mang sự liều lĩnh. Một số tổ chức khủng bố sẽ hình thành như những tổ chức bán quân sự. Các vấn đề tệ nạn xã hội Các vấn đề tệ nạn xã hội gần như không có gì thay đổi về tính chất so với năm 2012, tức là khủng hoảng xã hội sẽ tiếp tục xuất hiện và gây bạo động ở một số quốc gia. Những tệ nạn xã hội sẽ ngày một nhiều hơn và rất táo bạo. Nạn đói sẽ xảy ra do thiên tai và những tệ nạn như: ma túy, mại dâm, buôn người không hề giảm. Nhìn chung có thể nói thế giới sẽ mệt mỏi trong năm 2013 về các vấn đề liên quan. Ở những vùng bất ổn định hiện nay như: Ai Cập vẫn tiếp tục kéo dài bất ổn định; Khủng hoảng ở Xyri sẽ kết thúc, nhưng không hoàn mỹ; Khủng hoảng ở Iran sẽ được giải quyết bởi sự biết điều của hai bên và chiến tranh không xảy ra ở đây. An toàn vệ sinh thực phẩm & Môi trường sống Mức độ an toàn vệ sinh thực phẩm và sự ô nhiễm môi trường, mất cân bằng sinh thái ngày càng nghiêm trọng, khiến cho trở thành một vấn nạn mang tính quốc tế. Khoa học kỹ thuật Quân sự Những siêu vũ khí sẽ ngày càng hoàn thiện và xuất hiện những loại vũ khí mới phi truyền thống như vũ khí điện từ trường, lade và xuất hiện các phương tiện chiến tranh điện tử hoặc những loại vũ khí sử dụng sóng…. Sẽ xuất hiện - hoặc ở trang thái thí nghiệm hoàn hảo - một loại vũ khí, mà tôi không biết gọi là gì - tạm đặt tên là: "Vũ khí định hướng năng lượng". Nhưng trong năm 2013 và sau đó nhiều thập niên, các loại vũ khí sử dụng sóng, hoặc tác động đến các dạng sóng được coi là phát minh vượt trội và là loại vũ khí nguy hiểm nhất. Cũng trong năm 2013, những tổ chức quân sự chuyên nghiệp về chiến trang mạng sẽ hình thành và phát triển một cách mạnh mẽ. Sẽ xuất hiện những cuộc tấn công mạng gây hậu quả nghiêm trọng cho một số quốc gia. Dân sự Xu hướng tự động hóa và robot hóa rất phát triển. Nếu như trong năm 2012 chúng tôi đã dự báo rằng: Những robot phỏng sinh học sẽ ngày càng chiếm ưu thế trong các phát minh của tương lai- năm 2013 sẽ là sự hoàn thiện của những phát minh loại này. Có thể nói năm 2013 là năm lên ngôi của công nghệ điện tử, vi tính và mạng toàn cầu với những phát minh có tính ứng dụng của loại này. Y học Năm 2013 tiếp tục có những phát minh vượt trội mang tính cách mạng trong y học. Có thể nói những phương pháp chữa bệnh của Tây y sẽ có những thay đổi căn bản về phương pháp chữa bệnh với các phát minh mới và ngày càng gần gũi với nền Đông Y Đông phương. HOA KỲ NĂM 2013 Nền kinh tế Hoa Kỳ trong năm 2013 cũng theo xu hướng chung của thế giới là có sự khởi sắc vào những tháng đầu năm. Nhưng đến tháng 5 Việt lịch thì dấu hiệu suy thoái bắt đầu xuất hiện và khủng hoảng có dấu hiệu quay trở lại. Cuối năm nay vào khoảng tháng 10 Việt lịch sự khủng hoảng toán cầu có thể nói nặng nhất từ trước đến nay , bắt đầu từ Hoa Kỳ. Về sự khởi sắc kinh tế đầu năm thì cả Hoa Kỳ và thế giới, chỉ ở một số ngành nhất định chứ không phải là sự khởi sắc toàn diện và sẽ có một số ngành nghề mới xuất hiện, thu hút nhân lực lao động. Đây là nguyên nhân của sự khởi sắc đầu năm 2013 nói chung của toàn thế giới.Tuy nhiên sự phát triển này có thể ví như một người đang bị thất nghiệp. Nhưng họ nay có được một công việc bán thời gian không ổn định.Thì có thể coi công việc bán thời gian không ổn định, như là sự phát triển so với thất nghiệp hoàn toàn. Có thể nói rằng việc phục hồi kinh tế vào nửa đầu năm, chủ yếu là vào từ tháng 2 đến tháng 4 Việt lịch, nhưng về bản chất thì những nguyên nhân gây ra khủng hoảng của toàn cầu vẫn chưa khắc phục được. Do đó nửa cuối năm 2013, bắt đầu từ tháng 7 Việt lịch nền kinh tế thế giới lại xuống dốc trầm trọng, trong đó có nền kinh tế Hoa Kỳ. Tuy nhiên so với thế giới, nước Mỹ vẫn có một nền kinh tế ổn định hơn cả. CÁC DỰ ĐOÁN KHÁC TRONG NĂM 2013 Những dự đoán kinh tế sau đây căn cứ vào bài “Dự đoán kinh tế thế giới năm 2013” của Thùy Linh - VnExpress (cũng đã đăng trong topic này). Chúng tôi sẽ dự báo theo những dự đoán mà bài viết trên đã đề cập đến. 1. Nhiều công ty Ấn Độ vỡ nợ hàng loạt? Theo như chúng tôi thì không phải bi đát như vậy với nền kinh tế Ấn Độ bởi vì không chỉ riêng đồng rupee suy yếu mà nhiều đồng tiền lớn trên thế giới cũng suy yếu theo cho nên nó mang lại một sự cân bằng nhất định khiến cho chỉ có một số công ty bị phá sản và Ấn Độ sẽ không bị tụt hạng tín nhiệm, ngược lại nền kinh tế Ấn Độ lại có dấu hiệu phát triển trong năm tới bởi những kế hoạch của chính phủ. 2. Bill Gates quay lại Microsoft? Theo như dự đoán trong bài viết trên thì Ông Bill Gates có thể sẽ quay về làm CEO tạm thời để tái cấu trúc và đưa Microsoft về thời hoàng kim trước kia. Nhưng chuyện này hoàn toàn không xảy ra, mặc dù Giám đốc hiện thời của Microsoft có thể được thay thế bởi một người khác. 3. Thuế cải tổ y tế của Tổng thống Obama bị hoãn? Mặc dù có những khó khăn như bài phân tích ở trên về vấn đề này. Nhưng thuế cải tổ y tế của Obama chỉ bị lùi lại thời gian thực hiện chứ không bị hoãn do những biến động giá trị đồng USD trong mối tương quan tiền tệ quốc tế có thay đổi. 4. Volkswagen và Toyota vượt GM? Thực ra cả hai hãng này cũng không vượt được GM của Hoa Kỳ chính bởi sự ảm đạm kinh tế thế giới đã kéo lùi doanh thu của hai hãng này. 5. Giá dầu tại Mỹ không tăng cao? Đồng ý gía dầu sẽ không tăng cao nhưng nói chính xác là tăng không đáng kể chứ không phải là không tăng. Tuy nhiên, không phải nguyên nhân do nước Mỹ khai thác các mỏ dầu của mình mà là do sự ổn định thị trường dầu thế giới bởi thị trường dầu ở Trung Đông ổn định hơn. 6. Buffett tăng cường hoạt động thâu tóm? Có thể nói nhà tỷ phú thần thoại Hoa Kỳ Warren Buffett lần đầu tiên nếm mùi thất bại bởi những tác động nằm ngoài dự kiến trong kế hoạch thâu tóm của ông ta. 7. CEO JPMorgan nghỉ hưu Chúng tôi không có ý kiến gì về vấn đề này 8. Hewlett-Packard sẽ phải tách công ty Chúng tôi không có ý kiến gì về vấn đề này 9. UnderArmour uy hiếp thị phần của Nike Chúng tôi không có ý kiến gì về vấn đề này Trên đây là những dự báo của chúng tôi trong năm Quý Tỵ 2013 với hy vọng xác định khả năng xảy ra trong tương lai, để giúp con người gần lành tránh dữ và hướng tới một cuộc sống tốt đẹp hơn.
    3 likes
  5. Nhân dịp năm mới Quý Tỵ, thanhphuc xin chúc Sư phụ và các anh chị em diễn đàn một năm mới AN, NINH, KHANG, THÁI Xin chúc mọi người: - Vừa đủ HẠNH PHÚC để giữ tâm hồn bạn được ngọt ngào. - Vừa đủ THỬ THÁCH để giữ bạn luôn kiên nhẫn. - Vừa đủ MUỘN PHIỀN để giữ bạn thật sự tỉnh táo. - Vừa đủ HY VỌNG để cho bạn được hạnh phúc. - Vừa đủ THẤT BẠI để bạn mãi khiêm nhường. - Vừa đủ THÀNH CÔNG để giữ bạn mãi nhiệt tâm. - Vừa đủ BẠN BÈ để bạn được an ủi. - Vừa đủ VẬT CHẤT để đáp ứng các nhu cầu vật chất của bạn. - Vừa đủ NHIỆT TÌNH để bạn cho đời thêm hân hoan. - Vừa đủ NIỀM TIN để xua tan những thất vọng.
    2 likes
  6. Nguyên Anh xin kính chúc sư phụ và các anh chị em một xuân mới bình yên và hạnh phúc !
    2 likes
  7. Bánh Chưng Việt Nam xuất hiện trên trang chủ Google Chủ Nhật, 10/02/2013 - 01:45 (Dân trí) - Đúng thời khắc giao thừa, đội ngũ sáng tạo Doodle của Google đã ra mắt doodle Tết giới thiệu món Bánh Chưng, một nét truyền thống đặc biệt của ngày Tết cổ truyền Việt Nam. Doodle là các biểu tượng vui trên trang chủ Google vào những ngày lễ lớn, các sự kiện nổi bật hay kỷ niệm cuộc đời của các hoạ sĩ, nhà khoa học hay các nhà lãnh đạo tài ba. Google cho rằng Doodle sẽ khiến việc tìm kiếm thông tin trở nên vui hơn, thêm vào đó, với mỗi mẫu thiết kế người dùng lại hiểu biết thêm đôi chút về những điều đặc biệt đang diễn ra xung quanh… Và 2013 là năm đầu tiên Google sáng tác Doodle nhân dịp Tết Nguyên Đán. Từ thời khắc giao thừa, Doodle Tết trên trang của của Google vẽ cảnh hai hũ gạo và đậu xanh nhỏ ở vị trí chữ “o” trong logo Google, ở vị trí “g” là hình một bé gái tay cầm bánh Chưng chuẩn bị gói bằng lá dong. Chữ “l” được thay thế bởi hình ảnh cây nêu truyền thống mang lời chúc năm mới. Cuối cùng, chữ “e” phác hoạ hình ảnh một bé trai đang giúp em gái mình mang bánh chưng về nhà chung vui. Hình ảnh Bánh Chưng Việt Nam và lời chúc mừng năm mới bằng tiếng Việt trên trang chủ của Google. Ngoài ra, trang chủ Google xuất hiện thông điệp ”Chúc mừng năm mới" bằng cả tiếng Anh và tiếng Việt, khi click vào đường link kèm theo người dùng sẽ được đọc về lịch sử của ngày Tết Nguyên đán cổ truyền của Việt Nam. “Lần đầu tiên ăn bánh chưng, tôi cảm nhận được tại sao đây lại là món ăn không thể thiếu, là linh hồn của các bữa ăn gia đình mỗi dịp Tết về,” Amy Kuronjpanya, Giám đốc truyền thông và Đối ngoại khu vực Đông Dương, Châu Á Thái Bình Dương chia sẻ. “Ngày nay, không còn nhiều gia đình tự gói, tự nấu bánh chưng như trước kia bởi thế lần đầu tiên sáng tác doodle Tết, chúng tôi muốn bày tỏ sự ngưỡng mộ chân thành với món ăn giản dị mà rất ngon miệng này. Doodle Bánh chưng Tết là lời gợi nhắc về sự quan trọng của ngày Tết, nhân dịp này chúng tôi cũng xin gửi những lời chúc tốt đẹp nhất tới người Việt Nam, xin cùng chung vui với các bạn.” Khôi Linh
    2 likes
  8. Mừng xuân mới Quý Tỵ, thanhdc xin chúc Sư phụ, BQT diễn đàn và các anh chị em diễn đàn một năm mới AN, KHANG, THỊNH, VƯỢNG.
    2 likes
  9. NHÂN DỊP NĂM MỚI, KÍNH CHÚC SƯ PHỤ VÀ CÁC ANH CHỊ EM CÙNG GIA ĐÌNH MỘT NĂM MỚI TRÀN ĐẦY SỨC KHỎE, HẠNH PHÚC, MAY MẮN VÀ LUÔN THÀNH CÔNG TRONG CÔNG VIỆC VÀ CUỘC SỐNG. CHÚC CHO DIỄN ĐÀN CỦA CHÚNG TA NGÀY CÀNG PHÁT TRIỂN.
    2 likes
  10. Mỹ công bố báo cáo tiềm năng dầu khí Biển Đông khiến Trung Quốc mờ mắt Chủ nhật 10/02/2013 06:41 (GDVN) - EIA cũng cho biết có nhiều bằng chứng cho thấy hầu hết các nguồn tài nguyên dầu khí Biển Đông tập trung ở khu vực Bãi Cỏ Rong, phía Đông quần đảo Trường Sa (thuộc chủ quyền Việt Nam - PV), nơi cả Việt Nam, Philippines, Trung Quốc và Đài Loan đều tuyên bố chủ quyền. Philippines: Trung Quốc không phải là láng giềng tốt! Trung Quốc sẽ "tuần tra toàn diện" Biển Đông 3 tàu chiến Trung Quốc diễn tập "trục xuất tàu nước ngoài" ở Trường Sa Tàu chiến, máy bay Trung Quốc diễn tập ứng cứu khẩn cấp trên Biển Đông Yomiuri: Bắc Kinh đang biến Biển Đông, Hoa Đông thành biển Trung Quốc Dàn khoan, tàu khai thác dầu khí Trung Quốc kéo ra Biển Đông (ảnh: Vượng báo Đài Loan) Thông tấn xã Đài Loan CNA ngày 9/2 đưa tin, Washington vừa công bố một bản báo cáo cho hay Biển Đông có tiềm năng rất lớn về nguồn nhiên liệu dầu khí, đặc biệt là khu vực đang có những tranh chấp về chủ quyền lãnh thổ giữa các quốc gia. Theo Cục Quản lý thông tin năng lượng Mỹ (EIA), Biển Đông iện có khoảng 11 tỷ thùng dầu và 190 nghìn tỷ mét khối khí đốt tự nhiên. Mỹ cũng trích dẫn một báo cáo của công ty Dầu khí quốc gia Trung Quốc (CNOOC) hồi tháng 11 năm ngoái cho hay, Biển Đông có khoảng 125 tỷ thùng dầu và 500 nghìn tỷ mét khối khí đốt tự nhiên trong số các nguồn tài nguyên chưa khám phá ở Biển Đông, tuy nhiên các nghiên cứu bổ sung của các tổ chức độc lập khác không xác nhận con số này. Ngoài dầu khí, Biển Đông còn là một tuyến hàng hải quốc tế quan trọng và tấp nập trải dài từ eo biển Malacca ở phía Tây Nam cho tới eo biển Đài Loan ở phía Đông Bắc. Đây là nơi có nguồn tài nguyên phong phú và có tầm quan trọng chiến lược, vị trí địa chính trị quan trọng. Báo cáo của EIA cũng cho biết lượng tiêu thụ khí đốt tự nhiên ở các nước châu Á tăng 3,9% mỗi năm và dự kiến sẽ tăng từ 10% tổng lượng tiêu thụ khí đốt của thế giới năm 2008 lên 19% vào năm 2035. Trung Quốc dự kiến sẽ chiếm 43% trong số tăng trưởng này, đặc biệt là với mục tiêu đầy tham vọng tăng tỷ lệ dự trữ khí đốt thiên nhiên từ 3% đến 10% vào năm 2020. Quần đảo Trường Sa là nơi được cho là có trữ lượng khí đốt khoảng 100 tỷ feet khối, nhưng không có số liệu nào chứng minh trước đó. Tuy nhiên theo số liệu khảo sát của ngành địa chất Mỹ, khu vực này ước tính có khoảng 2,5 tỉ thùng dầu và 25,5 nghìn tỉ mét khối khí đốt tự nhiên chưa được khám phá. Bản báo cáo của EIA cũng cho biết có nhiều bằng chứng cho thấy hầu hết các nguồn tài nguyên dầu khí Biển Đông tập trung ở khu vực Bãi Cỏ Rong, phía Đông quần đảo Trường Sa (thuộc chủ quyền Việt Nam - PV), nơi cả Việt Nam, Philippines, Trung Quốc và Đài Loan đều tuyên bố chủ quyền. Trong khi đó khu vực quần đảo Hoàng Sa (thuộc chủ quyền Việt Nam bị Trung Quốc chiếm đóng trái phép - PV) hầu như không phát hiện thấy khả năng có dầu mỏ hoặc khí đốt. Biển Đông được cho là có trữ lượng khí đốt tự nhiên dồi dào hơn dầu khí nên các công ty khai thác sẽ phải xây dựng hệ thống ống dưới biển khá đắt tiền để có thể thu được lượng khí đốt dồi dào này. Bấm vào đây để viết bình luận - Bấm xem tất cả bình luận hay Hồng Thủy (Nguồn: CNA) ===================== Ngày xưa, các cụ nhà ta đốt đèn dầu thực vật, leo lét trên tường. Ấy mà là cũng phải thuộc "giai cấp quý tộc" mới có điều kiện đó. Còn dân đen thì thôi, các cụ cứ gọi là "ngủ thầm".Bây giờ đèn điện sáng choang, ngay cả phó thường dân cũng vậy. Ấy là do cái tri thức khoa học mà ra, gọi là năng lượng điện vậy. Nhìn lại các cụ quí sờ tộc ngày xưa thấy mà thương vì sự vất vả. Chỉ vài chục, hoặc khoảng 100 năm trở lại đây, cũng do cái tri thức khoa học, người ta dùng một thứ năng lượng mới. Ấy là năng lượng từ trường. Ngày ấy nhìn lại mấy thằng đi kiếm dầu về đốt thấy mà thương.
    2 likes
  11. Phamhung xin kính chúc Sư phụ và toàn thể anh chị em diễn đàn một năm mới Mạnh khỏe, May mắn và Thành công **CUNG CHÚC TÂN XUÂN VẠN SỰ NHƯ Ý** CUNG kính mời nhau chén rượu nồng CHÚC mừng năm đến, tiễn năm xong TÂN niên phúc lộc khơi vừa dạ XUÂN mới tài danh khởi thỏa lòng VẠN chuyện lo toan thay đổi hết SỰ gì bế tắc thảy hanh thông NHƯ anh, như chị, bằng bè bạn Ý nguyện, duyên lành, đẹp ước mong
    2 likes
  12. Năm mới chức sư phụ Thiên Sứ và anh chị em khỏe mạnh,diễn đàn ngày càng phát triển hơn nữa.
    2 likes
  13. Những can thiệp vô ích Ala Phan October 5, 2011 Sau khi đã hết vốn chánh trị để có thể tung ra gói kích cầu nào khác (QE 3), hai ông Obama và Bernanke dùng một tên mới là “gói giúp việc làm” với 450 tỷ dollars và “gói chuyển đổi trái phiếu” (Operation Twist) với 400 tỷ dollars để cố hồi sinh kinh tế Mỹ. Dĩ nhiên, hai ông phải in thêm tiền hay vay mượn. Sang năm, không những vốn chánh trị của hai ông và đảng Dân Chủ sẽ hết, mà công nợ và sự sụt giá của đồng dollar sẽ gây thêm tác hại cho vận hành kinh tế của Mỹ và toàn cầu qua lạm phát. Hai ông không thể chấp nhận một cuộc suy thoái kinh tế nào, cho dù đó là định luật của thiên nhiên. Khi vay thì phải trả, khi tiêu xài tưng bừng không sản xuất thì phải chấp nhận một suy đồi về tăng trưởng để bắt đầu lại. Tại sao thiên nhiên có bốn mùa, tại sao mọi người vẫn vui với mùa thu lá vàng, với mùa đông tuyết lạnh, vì họ biết rằng tiếp theo là mùa xuân của lá xanh và chồi lộc. Tôi tin rằng hai ông sẽ thất bại như trong hai lẩn trước khi ban hành QE 1 và QE2. Kinh tế sẽ được tác động trong vài ba tháng, rồi thị trường và luật tự nhiên sẽ kéo dài thêm suy thoái, mổi lần xấu hơn một chút. Giống như những đứa trẻ vừa lớn, chính trị gia luôn thích quậy phá, sửa đổi và hiếu động. Chúng không bao giờ chấp nhận ngồi yên cho tình thế tự biến đổi hay cho người lớn chút yên nghĩ để lo liệu công việc của riêng họ. Chúng phải suy nghĩ để đẻ ra những trò chơi liên tục, ngang ngược và nguy hiểm, cho chúng và mọi người khác. Vừa rồi một anh sinh viên Việt soạn luận án Tiến Sĩ ở Úc xin gặp tôi vài giờ để bàn thảo và phản biện cho đề tài nghiên cứu. Anh đang cố gắng chứng minh là mức thu nhập của người dân (GDP per capita) có tỷ lệ nghịch với những can thiệp của chánh phủ vào vận hành kinh tế tài chánh. Số liệu cho thấy ở những nước mà chánh phủ biết tiết kiệm tối đa về ngân sách và ít dính líu đến các hoạt động của thị trường, cũng như ít quyền lực về mặt kiểm soát, điều hành; thì người dân ở các quốc gia đó có mức sống khả quan nhất. Hai nền kinh tế tiêu biểu cho giả thuyết này là Thụy Sĩ và Hồng Kông. Ngược lại, 2 quốc gia ma người dân phải lãnh búa rìu nặng nề nhất là Bắc Triều Tiên và Zimbabwe. Ngay cả một ông Tổng Thống Mỹ (Reagan) cũng phải công nhận, “ Chánh sách của các chánh phủ với nền kinh tế có thể tóm lược như sau: nếu chúng (các doanh nghiệp) sống, thì bắt đóng thuế; nếu chúng sống mạnh, thì phải kiểm soát; mạnh quá thì phải cấm; và nếu chúng không sống nỗi, thì hỗ trợ chúng”. Thử tưởng tượng chúng ta đối xử với những người thân yêu của chúng ta theo phương thức vừa kể. Khi con cái khỏe mạnh thì làm đủ chuyện để tạo gánh nặng làm cho chúng yếu hơn. Còn với những người bệnh hoạn kiệt lực thì cố gắng “không cho phép” họ chết. Tóm lại, xã hội sẽ đẩy những xác chết biết đi (zombies). Và với một nền kinh tế đầy những ngân hàng zombies, những công ty sản xuất zombies, những quan chức zombies… thì tương lai nào cho thế hệ trẻ hiện nay? Tôi nhớ đến một hội thảo ở Ấn Độ khi tôi đề nghị với ngài Thứ Trưởng Kế Hoạch Ấn là nên sa thải 50% công chức và tăng lương cho 50% nhân viên còn lại. Họ sẽ bận rộn với công việc hơn, có tiền nhiều hơn; do đó, họ sẽ không còn thì giờ để nặn đẻ ra những quyết định, văn kiện sách nhiễu người làm kinh tế tư nhân. Đây sẽ là một gói kích cầu lớn nhất của mọi thời đại trên thế giới. Tôi rất sợ những quan chức rãnh rỗi thì giờ, ngồi nghĩ ra đủ cách để “cứu” dân, nhất là sau khi ngà ngà trên bàn nhậu. Tệ hại hơn các giải pháp cứu dân là lời kêu gọi để chính phủ tự kinh doanh để kiếm tiền dùm cho dân. Đây là căn bản của lý thuyết “quốc hữu hóa” các tài sản của tư nhân thành xí nghiệp quốc doanh, vì chánh phủ quản lý thì tiền không chạy vào túi các tên tư bản ích kỷ. Thông điệp này rất được cử tri Âu Mỹ ưa chuộng vì phần lớn dân nghèo đều hoang tưởng rằng đồng tiền này sẽ thực sự chạy vào túi mình. Chắc chắn họ sẽ thất vọng khi nhận ra là nó luôn luôn chạy vào túi người khác. Năm 1945, ông Attlee lên thay ông Churchill làm Thủ tướng nước Anh sau khi vận động thắng cử với tiêu đề hãy “quốc hữu hóa” trên toàn diện nền kinh tế, nhất các công ty lớn. Sau cuộc họp phê chuẩn của quốc hội, ông Attlee tình cờ gặp lại ông Churchill trong phòng vệ sinh. Đang đi tiểu, ông Churchill bỗng dời chổ ra xa khi ông Attlee vừa đến đứng cạnh ông. “Tại sao, ông có điều gì thù ghét tôi chăng?” Churchill nói, “ Hoàn toàn không. Tôi chỉ sợ ông thấy cái kích thước của #### tôi, ông lại đòi quốc hữu hóa thì phiền lắm”. Lúc còn là sinh viên năm thứ 3 của đại học, năm 1966, tôi và 2 người bạn Tàu làm “ta ba lô” du lịch Bắc Âu. Ấn tượng nhất trong chuyến lữ hành qua 4 nước là một buổi sáng mùa hè, chúng tôi lấy chiếc xe điện để đến Christiania ở Copenhagen, Đan Mạch. Giờ đi làm, xe khá đông, không còn chỗ ngồi và chúng tôi phải đứng. Cạnh tôi là một người đàn ông ăn mặc chỉnh tề, xách cặp đội nón, phong cách thường thấy ở những anh quản lý kế toán chuyên nghiệp. Mặt đẹp trai, nụ cười đôn hậu và có vẻ như quen biết nhiều người trên xe vì những cái gật đầu chào hỏi “godmorgen” liên tiếp. Ông ta cũng quay nói “hello” với tôi và tôi cũng “hello” lại dù không biết ông ta là ai. Sau khi rời xe điện, tôi quay hỏi người bạn Đan Mạch đi cùng. Anh ta nhún vai, “Ồ, đó là Ông Otto, Thủ Tướng, đang trên đường đi làm”. Tôi ngạc nhiên, tròn mắt và anh ta hỏi lại tôi, tại sao, “Ông ta cũng phải đi làm mỗi ngày như mọi người, có gì là lạ?” Thì ra, đây là chuyện bình thường ở xứ sở này. Một ông công chức, dù cao cấp, vẫn leo lên chiếc xe điện, như những cư dân Hà Nội leo lên chiếc xe buýt để đến sở làm. Hết chỗ ngồi thì cũng phải đứng như mọi người khác. Dù còn trẻ và rất ngu dốt về chuyện chính trị, tôi cũng mường tượng trong cách hành xử của ông Thủ Tướng đó có cái gì tương quan đến việc tại sao người Đan Mạch có mức sống cao nhất thế giới và một văn hóa sống thông minh đương đại. Còn những quốc gia phải chi trả cả chục triệu đô la mỗi năm chỉ để tạo sĩ diện cho một vài ông lãnh đạo thường là những quốc gia có những chính trị gia thích xen vào kinh tế và hành dân. Điển hình là nước Mỹ của tôi và các nuớc nghèo khổ ở Phi Châu. (Bài đã đăng trên Tạp Chí Doanh Nhân số 89 ngày 3 tháng 10 năm 2011) T/S Alan Phan, Chủ Tịch Quỹ Đầu Tư Viasa T/S Alan Phan là Chủ Tịch Quỹ Đầu Tư Viasa tại Hong Kong và Shanghai. Du học Mỹ từ năm 1963, ông đã làm việc tại nhiều công ty đa quốc gia ở Wall Street và phát triển công ty Hartcourt của mình thành một tập đoàn niêm yết trên sàn Mỹ với thị giá hơn 700 triệu dollars. Ông sống và làm việc tại Trung Quốc từ 1999. T/S Phan đã xuất bản 7 cuốn sách bằng Anh và Việt ngữ về kinh tế tài chánh của các quốc gia mới nổi. Ông tốt nghiệp BS tại Penn State (Mỹ), MBA tại American Intercontinental (Mỹ), Ph.D tại Sussex (Anh) và DBA tại Southern Cross (Úc). Email của ông là aphan@asiamail.com và Web site cá nhân là www.gocnhinalan.com. ====================== Những người thông minh thì hay hài hước. Bài này rất hài.
    2 likes
  14. Năm nay vẫn còn long đong lận đận, tiền tài khó khăn khánh kiệt, công việc chắc vẫn chưa có, làm gì cũng bị chèn ép ngột ngạt khó khăn, có thể dính dấp đến pháp lý. Hạn VCD nhập hạn VCD, linh xương đà vũ, có khi bế tắc mà nghĩ quẩn làm quẩn... Cố lên nhé vì hạn năm nay có thể vợ có thai. Chờ thêm lời tư vấn của bác haithienha cho chính xác nhé
    1 like
  15. Năm mới chúc Sư Phụ cùng toàn thể anh chị em vạn sự như ý, tấn tài, tấn lộc, năm mới có nhiều điều tốt đẹp mới.
    1 like
  16. Năm mới xin chúc ad cùng ace trên diễn dàn 1 năm mới, mạnh khỏe, hạnh phúc và thành công trong cuộc sống !
    1 like
  17. GS Hoàng Tụy: Chấn hưng giáo dục là nhiệm vụ cấp bách Cập nhật lúc 08:52, 10/02/2013 (ĐVO) - Đại hội Đảng lần thứ XI đã có chủ trương phải đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục Việt Nam, năm 2013 là năm bản lề xây dựng đề án “Đổi mới giáo dục căn bản và toàn diện”. Trả lời chất vấn trước Quốc hội tại kỳ họp vào tháng 12/2012, Bộ trưởng Phạm Vũ Luận cũng đã thẳng thắn thừa nhận những yếu kém của ngành giáo dục. Ông thông báo rằng Bộ Giáo dục đã thành lập Ban đổi mới chương trình - SGK phổ thông. Tuy nhiên, GS Hoàng Tụy - nguyên Viện trưởng Viện Toán học Việt Nam đặt vấn đề, nếu không cải cách giáo dục triệt để, không thống nhất được triết lý giáo dục mà vội vàng in SGK mới thì chỉ vài năm sau lại phải thay mới. Ra quy định để chống Tây hóa trẻ Việt? Những sai phạm của Quyền Hiệu trưởng trường Trung cấp KT-CN GTVT Bà Nguyễn Thị Bình:Yếu kém căn bản của nền giáo dục là... Đảo ngược quy trình PV: - Thưa Giáo sư Hoàng Tụy, Bộ Giáo dục đã thành lập Ban “Đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông sau năm 2015” với nhiều hứa hẹn tốt đẹp. Tuy nhiên, rất nhiều chuyên gia đã đặt một dấu hỏi lớn nghi ngờ về sự thành công của lần đổi mới này. Giáo sư có suy nghĩ gì trước sự kiện này? GS Hoàng Tụy: - Theo tôi, chưa cải cách giáo dục mà bàn tới thay đổi SGK là làm ngược. Trong cải cách giáo dục thì chương trình là một phần nội dung rất quan trọng. Cần phải có một chương trình thống nhất từ lớp 1 tới lớp 12, còn như hiện nay mỗi năm lại cắt chỗ này, thay chỗ khác, nhưng thực chất là không làm thay đổi bản chất của vấn đề. Đã không thay đổi được bản chất của vấn đề thì đương nhiên sách giáo khoa phải in đi in lại, mà như vậy thì vô cùng lãng phí. Dù là tiền từ nguồn nào thì suy cho cùng cũng là của nhân dân, cho nên lãng phí một đồng cũng không được phép. Hiện nay, chương trình được thiết kế hết lớp 12 rồi học sinh thi vào các trường đại học, cao đẳng, năm nào cũng tổ chức mấy kỳ thi lớn như vậy, gây lãng phí tiền của của nhân dân và đất nước, nhưng hiệu quả đào tạo và sử dụng thì rất kém. Tại sao lại như vậy? Thực chất không chỉ ở nước ta mà các nước khác trên thế giới họ cũng luôn cần một lực lượng lao động là những người thợ kỹ thuật, là nhu cầu thực của xã hội nhưng ta lại không chú trọng đào tạo. Chúng tôi đã từng đề nghị xây dựng chương trình giáo dục từ lớp 1 đến lớp 9 là hết giai đoạn cung cấp văn hóa phổ thông cần thiết, và cái đó sẽ tiến đến chỗ phổ cập. Còn với chương trình THPT thì chọn 1/3 học sinhtốt nghiệp THCS có thành tích học tập cao vào học, và những em này hướng vào đại học. Còn lại 2/3 học sinh theo hướng vừa học kiến thức phổ thông căn bản, vừa hướng nghiệp. Như vậy sau khi tốt nghiệp, học sinh muốn học đại học, cao đẳng thì có thể thi tiếp, nếu không thì sau 3 năm học PTTH, các em đã có nghề để tự lập, đi làm việc. Hiện nay, rất nhiều gia đình khó khăn, nhiều em chỉ muốn học hết phổ thông là ra đời kiếm sống, rồi sau này mới học tiếp thì cách làm như tôi vừa nói ở trên sẽ tạo được điều kiện ấy, mà nó cũng phù hợp với nhu cầu của xã hội. Như vậy, chương trình giáo dục phổ thông phải khác hẳn, và phải làm như vậy thì mới giải quyết được tình trạng “nút cổ chai” hiện nay là sau 12 năm thì 1/3 vào đại học, cao đẳng, còn 2/3 thì bơ vơ, ra đời mới bắt đầu đi học nghề, rất mất thời gian, tốn kém tiền bạc của gia đình và tiền của Nhà nước. Nhiều em học thêm một năm nữa rồi thi tiếp đại học, cao đẳng, nhưng có em đỗ, có em không, rồi cũng phải quay lại học nghề, như thế rất lãng phí. Giáo sư Hoàng Tụy (Ảnh: Xuân Trung) PV: - Vậy ta phải phân loại học sinh thế nào để chia làm hai nhánh như trên, thưa Giáo sư? GS Hoàng Tụy: - Theo tôi là có thể tuyển dựa trên học bạ, kết hợp với phỏng vấn. Quá trình học tập sẽ sàng lọc rất rõ năng lực của từng em, chỉ cần các giáo viên đánh giá và làm việc công tâm là mọi việc đâu vào đấy. Việc chia nhánh học sinh như tôi vừa đề cập ở Singapore người ta đã làm nhiều năm nay rồi, ở nhiều nước tiên tiến cũng áp dụng như vậy. Xin nhắc lại rằng đó là nhu cầu thực của xã hội, chứ không phải nhồi nhét kiến thức rồi sau 12 năm thì đẩy hết ra xã hội, trở thành gánh nặng của đất nước. PV: - Tuy chưa đổi mới, cải cách giáo dục toàn diện và triệt để, nhưng thực tế thì Bộ Giáo dục vẫn đang tính tới chuyện thay mới SGK, cho dù Bộ trưởng Phạm Vũ Luận cũng đã thừa nhận đang thiếu một tổng chủ biên. Như vậy, với lần đổi mới SGK này sẽ lại một lần nữa chứng kiến sự tốn kém nhiều tỷ đồng. Quan điểm của GS về vấn đề này thế nào? GS Hoàng Tụy: - Chưa có một chương trình mới thực sự căn bản và toàn diện cho giáo dục, nhưng lãnh đạo của Bộ cũng vẫn đang phải chịu nhiều áp lực, và áp lực ấy đến từ chính chương trình hiện tại. Có thể nói rằng, chương trình hiện nay đang dạy cho học sinh phổ thông đã xuất hiện nhiều vấn đề bất cập rồi, cho nên người ta bàn chuyện thay đổi SGK là để sửa lại những gì đang bị cho là bất hợp lý ở thời điểm hiện tại. Tất nhiên làm như thế này thì sẽ vô cùng lãng phí, bởi vì chưa xác định được hướng đi nào cho phù hợp, chương trình nào là phù hợp, là chuẩn mực mà đã in lại SGK thì vài năm sau sẽ lại nảy sinh bất cập, lại nảy sinh các lỗi này lỗi khác… thế rồi lại bàn tính đến chuyện thay sách. Cứ như vậy, tiền tỷ đội nón ra đi, trong khi cái gốc là cải cách giáo dục thì không thực hiện. Lẽ ra Trung ương phải ra được nghị quyết về vấn đề này, phải định hướng rõ triết lý giáo dục, phương hướng, nhiệm vụ ra sao rồi mới trên cơ sở đó viết SGK. Triết lý giáo dục là vô cùng quan trọng, bởi đó là tư tưởng xuyên suốt cho các cuốn sách. Nhưng chưa thống nhất tư tưởng đã viết sách rồi là không đúng, là làm ngược. Chấn hưng giáo dục là nhiệm vụ khẩn cấp PV: - GS có cho rằng, SGK hiện nay quá nặng tính hàn lâm, không sát với thực tế đời sống? GS Hoàng Tụy: - Các nhà lãnh đạo của ta thì mong muốn vừa dạy chữ vừa dạy người, nhưng không ai nói rõ là dạy người như thế nào cả. Dạy người nhưng vẫn cứ theo cái nếp của ngày xa xưa, cho nên xã hội hiện nay bị rối loạn lên, đạo đức suy đồi, rất nhiều câu chuyện đau lòng xảy ra ở lứa tuổi học trò. Điều đó cho thấy cách dạy người của ta đang rất thiển cận, trẻ em còn nhỏ nhưng đã nhồi nhét vào đầu chúng thế này thế khác, nói lý thuyết thì rất hay, nhưng ra thực tế xã hội lại hoàn toàn ngược lại. Ấy là vì chúng không được dạy các kỹ năng sống, những điều gần gũi với cuộc sống, mà chỉ có lý thuyết suông, cuối cùng học sinh chỉ học được cái giả dối… Tất cả những điều ấy thuộc về triết lý giáo dục, mà tới giờ vẫn chưa xác định được, chưa định hướng được thì bàn viết SGK mới làm gì? Hiện nay, đất nước đang đứng trước thực trạng đáng buồn, xã hội nhiễu nhương, văn hóa suy đồi, kinh tế suy thoái. Chưa bao giờ như bây giờ cuộc sống bức bách đòi hỏi phải cải cách giáo dục, coi đó là điều kiện sống còn của dân tộc. Cứu nước giờ đây có nhiều việc khẩn cấp phải làm, trong đó chấn hưng giáo dục là một trong những nhiệm vụ khẩn cấp. Giáo dục là một hệ thống phức tạp đang bị khủng hoảng trầm trọng. Muốn cứu nó phải tìm cho ra căn bệnh gì là gốc đang tàn phá nó, ngấm ngầm nhưng khốc liệt, thì mới mong chữa chạy được và mở ra được con đường mới cho nó. Bằng không, hết cải tiến lại cải lùi, đổi mới liên tục nhưng vụn vặt, chắp vá, đổi đi đổi lại chỉ thêm tốn kém tiền của, công sức của nhân dân mà rốt cục quay về điểm xuất phát. Điển hình như cái vòng xoay trong việc chống tiêu cực thi cử, chống bệnh thành tích mà ai cũng đã biết. Từ hàng chục năm qua, nhiều chuyên gia giáo dục đã liên tục cảnh báo: Giáo dục của ta không chỉ lạc hậu (ai cũng thấy) mà nguy hiểm hơn là nó còn đang bị xa dần con đường chung của nhân loại, phát triển lạc điệu với thế giới văn minh. Khi đã đi lạc đường, phát triển lạc điệu thì làm sao đuổi kịp người ta được nữa, làm sao có thể hội nhập với bạn bè thế giới được. Trong xu thế toàn cầu hóa, chúng ta không thể đảo ngược các giá trị, nước nào không nhanh chóng thay đổi để hội nhập, không thích nghi được thì sẽ bị cô lập. Tình hình giáo dục của chúng ta hiện nay quả thực rất nguy cấp, nếu không sớm tỉnh ngộ thì sẽ tiếp tục tụt hậu… “chết lâm sàng” rồi bị đào thải. Có thể khẳng định khuyết tật cấu trúc, lỗi thiết kế hệ thống của giáo dục là nguyên nhân sâu xa đẻ ra mọi khó khăn. PV:- Là một trong những người đặt nền móng cho ngành toán học Việt Nam, đồng thời cũng là cha đẻ của lĩnh vực Tối ưu hóa toàn cục trong Toán học ứng dụng, Giáo sư thấy chương trình toán phổ thông hiện nay như thế nào? GS Hoàng Tụy: - Chương trình phổ thông của chúng ta dạy đồng loạt cho tất cả mọi người, cho nên nặng với số đông, thầy cứ dạy, trò cứ học nhưng chẳng thu hoạch được bao nhiêu kiến thức. Tuy nhiên, cũng chương trình ấy lại nhẹ với số ít, là những người có khả năng học chuyên sâu với từng môn học cụ thể. Như chúng tôi đã từng đề nghị thì học tới hết lớp 9 là đã phổ cập xong kiến thức cơ bản, còn khi vào bậc PTTH (2 hoặc 3 năm) thì tạo điều kiện để 1/3 số học sinh được lựa chọn có thể học chuyên sâu theo môn học mà các em có khả năng phát triển. Ai thích môn Văn và có năng khiếu thì học nhiều về Văn, còn ai có khả năng học Toán, Lý, Hóa… thì phát triển chiều sâu theo môn ấy. Thậm chí với những học sinh thực sự có năng lực, các em hoàn toàn có thể học thêm một phần nào đó chương trình của đại học, và khi lên tới bậc đại học rồi thì các em sẽ được miễn học những học phần kiến thức đã học ở bậc phổ thông. Song song với việc học chuyên sâu vào một môn học, các em vẫn phải học các môn khác, nhưng học kiến thức cơ bản thôi, đó là kiến thức bổ trợ chứ không nên cào bằng để tất cả học giống nhau từ đầu đến cuối. Có nghĩa là chúng ta vẫn phải có một bộ SGK kiến thức cơ bản nhất, còn ai có năng khiếu môn nào thì học nâng cao môn ấy, có thể mở ra các CLB chuyên sâu cho từng môn học. Ở các nước phát triển như Mỹ hay châu Âu cũng làm vậy, mà gần ta nhất là Singapore họ cũng có rất nhiều các CLB để học sinh phát triển chuyên sâu môn học yêu thích. Xin nói thêm, ở bậc học thấp hơn, từ lớp 1 đến lớp 9 thì nên học vừa phải thôi, nhẹ nhàng, vừa học vừa giúp học sinh phát triển thể chất, chứ không thể nhồi nhét rồi tạo ra tình trạng “cặp to hơn người”, dạy thêm – học thêm tràn lan khắp mọi nơi, khiến cho nhiều gia đình lo lắng, bức xúc, nhiều em nhỏ cứ học quần quật từ sáng tới tối… rốt cuộc học để thi. Câu chuyện này đã diễn ra hai chục năm nay và chúng tôi đã nói rất nhiều lần rồi, nhưng cho tới giờ hầu như không thay đổi, mà chỉ là sự vá víu chỗ này hay chỗ khác, chứ không giải quyết triệt để được bài toán đổi mới giáo dục. PV:- Thưa GS, bên cạnh câu chuyện đổi mới chương trình, in mới SGK gây lãng phí hàng trăm tỷ đồng mỗi năm thì vẫn luôn tồn tại cả vấn đề “chương trình phân ban”. Từ việc phân ban này cũng sẽ “đẻ” ra nhiều loại sách khác và một chương trình khác? GS Hoàng Tụy: - Phân ban của chúng ta rất máy móc, cứng nhắc… Học sinh theo ban nào là cứ phải theo suốt, mà ở lứa tuổi cuối cấp 2, đầu cấp 3 thì các em cũng chưa thể định hình được là mình nên phát triển theo hướng nào, chuyên sâu vào môn nào. Vì thế, nên có một cuốn sách chương trình cơ bản cho tất cả, ngoài ra với mỗi môn thì có thêm hai, ba cuốn sách nâng cao, để các em có quyền lựa chọn học tập và thay đổi dễ dàng. Vào thời điểm cách đây cả chục năm, tôi cũng đã nói về chuyện phân ban nên hay không. Lúc đó đặt ra câu hỏi: Vì sao có chuyện phân ban và phải chăng, như Bộ Giáo dục đã kết luận, phân ban là chủ trương đúng đắn với xu thế giáo dục hiện đại trên thế giới? Giáo dục là việc hệ trọng, phân ban là việc hệ trọng của giáo dục, không nên đưa ra làm thí điểm khi chưa nghiên cứu kỹ. Chọn hàng trăm nghìn học sinh làm vật thí nghiệm, dù là giáo dục thì cũng là điều cần tránh. Về giáo dục, phải nghiên cứu kỹ chủ trương, khi nắm chắc rồi thì thực hiện chứ không nên làm thử. Phải xét chủ trương phân ban trong toàn bộ tình hình giáo dục mới thấy hết hậu quả hay, dở của nó. Không phải như có người nói, khối lượng tri thức của loài người ngày nay đã đạt tới mức dù học 12-13 năm cũng không đủ để có học vấn phổ thông, cho nên phải chuyên ban sớm. Đó là lý luận để biện hộ cho quan điểm thực dụng hẹp hòi trong việc đào tạo con người. Trong tình hình chất lượng giáo dục còn quá yếu và học vấn phổ thông bị coi nhẹ (có học sinh đạt giải quốc tế nhưng học lực trung bình yếu), lại thêm các lớp chuyên, lớp chọn tràn lan tiếp tục tồn tại trá hình, mà lại phân ban quá sớm thì thật sự có lý do lo ngại cho nguy cơ một nền giáo dục què quặt quái dị. Thật tội nghiệp cho thanh thiếu niên từ tiểu học đã phải học căng thẳng chẳng kém gì ở đại học vào mùa thi cử, lại còn phải nhờ bố mẹ làm bài thay, lên THCS và THPT tiếp tục bị nhồi nhét, học thuộc lòng, sao chép mẹo, mẫu để nhỡ không nhớ được thì cầu cứu mọi thứ “phao” để qua được các kỳ thi. Liên miên suốt một đời học sinh hầu như chỉ có học thuộc, luyện thi và thi. Cuối cùng lên được đại học rồi thì mệt mỏi quá nên 'xả hơi', học cầm chừng, học qua quýt, đến mức đại học mà vào lớp phải điểm danh, còn thi nghiên cứu sinh, thi cao học đều phải rọc phách mà vẫn có ông nghè, ông cử rởm. Không ai đổ cho phân ban là nguyên nhân sinh ra các tệ nạn đó, nhưng rõ ràng phân ban quá sớm trong tư duy cứng nhắc như vậy đã làm tăng thêm đầu óc thực dụng thiển cận và tinh thần khoa cử méo mó, làm rối ren thêm tình hình vốn đã phức tạp. Một nền giáo dục như vậy sẽ đặt chúng ta vào tình thế hết sức bất lợi trong cạnh tranh quốc tế. Có lẽ, ai cũng hiểu rằng, trong thời đại chuyển sang văn minh dựa vào trí tuệ, ai nhiều khả năng sáng tạo thì người ấy thắng. Vậy thì e rằng cách giáo dục của ta sẽ thui chột nhiều hơn là óc sáng tạo. Xây dựng thành nước công nghiệp: Con người và công nghệ PV: - Theo Giáo sư, việc cải cách giáo dục có ý nghĩa như thế nào với con đường mục tiêu đưa Việt Nam cơ bản trở thành nước công nghiệp vào năm 2020? GS Hoàng Tụy: -Hiện nay có một điểm rất yếu kém, bất cập trong chủ trương xây dựng nước ta thành nước công nghiệp vào năm 2020, đó chính là vấn đề con người và công nghệ. Từ giờ tới 2020 chỉ còn 7 năm, chúng ta sẽ đi lên công nghiệp thế nào khi mà chúng ta chủ yếu chỉ lắp ráp, không có sáng kiến, không có những sản phẩm kỹ thuật xứng tầm được khắc tên Việt Nam? Tôi tin chắc rằng, với tình hình như hiện tại thì không thể cạnh tranh với thiên hạ được. Muốn phát triển công nghiệp thì phải có công nghệ phụ trợ, không phải là chế tạo toàn bộ sản phẩm mà chỉ là một số các chi tiết, thí dụ như vỏ chiếc điện thoại di động thì cần rất nhiều công nhân lành nghề, kỹ thuật viên…, có nghĩa là phải định hướng cho một bộ phận học sinh từ phổ thông, sau đó qua đào tạo trung cấp nữa là họ làm tốt. Hiện tại, chúng ta không phát triển được công nghiệp phụ trợ nên chỉ có lắp ráp, mà như vậy thì không để lại dấu ấn gì cả, vì lắp ráp chỉ là công việc mang tính cơ học, không có hàm lượng chất xám trong đó. Với cách tổ chức đào tạo ở phổ thông hiện nay đang tạo ra một loạt các thế hệ thanh niên sau khi tốt nghiệp không vào được đại học thì trở thành gánh nặng xã hội, cứ năm sau lại nhiều hơn năm trước và trở thành vấn đề bất ổn. Thậm chí, vào đại học rồi, ra trường vẫn cứ thất nghiệp, vì nhu cầu thực của xã hội thì ít mà đào tạo lại tràn lan, trong khi cái đáng phải đào tạo để phát triển thiết thực cho nền kinh tế thì không chú trọng. Tôi thất vọng khi Hội nghị Trung ương 6 không ra được nghị quyết về giáo dục. Trước đó thì ngành giáo dục, rồi những tổ chức, những chuyên gia tâm huyết với nền giáo dục nước nhà đã tổ chức, tham gia nhiều cuộc hội thảo, bàn rất nhiều hướng, đóng góp các sáng kiến mong cho nền giáo dục thay đổi, bắt kịp với thế giới văn minh. Biết bao nhiêu cuộc hội thảo đã được tổ chức, tốn biết bao nhiêu tiền của, nhưng rốt cuộc tại Hội nghị Trung ương 6 thì kết lại là do còn nhiều ý kiến khác nhau nên tạm gác lại, tới một tháng sau thì ra nghị quyết nhưng không nói gì tới cải cách giáo dục nữa. Và như vậy nghĩa là phủ nhận cải cách giáo dục. Bao nhiêu năm qua, từ lãnh đạo Bộ Giáo dục cho tới lãnh đạo Trung ương cũng đã phát biểu, đã nhìn nhận rằng phải cải cách giáo dục toàn diện, triệt để, ấy vậy mà cuối cùng lại không làm được gì rõ ràng cả. Diệu Linh (Thực hiện) ======================== Kính thưa cụ Hoàng Tụy. Nhà em thấy mùng một Tết mà cụ còn lên báo phát biểu ý kiến về giáo dục Việt thì cảm động lắm, nên có mấy lời xin được chia sẻ với cụ. Dạ! Thưa cụ. Nhà em tán thành với cụ về cái vấn đề mà cụ gọi là "Triết lý giáo dục". Cụ đặt vấn đề đúng! Nhưng nó mới chỉ là cái danh từ thể hiện một ý niệm sơ khai. Nó cần một khái niệm mang tính định nghĩa chuẩn để bổ sung cho cái nội dung. Nếu không thì nói vậy cho vui thôi. Cũng như việc phủ nhận văn hóa truyền thống Việt gọi là "cơ sở khoa học". Nhưng đến nay chẳng thấy ma nào nói rõ cái "cơ sở khoa học" ấy nó ra làm sao. Những ý kiến của cụ, nếu xét về những chi tiết cục bộ thì phải nói rằng xuất sắc nhất trong những ý kiến đóng góp cho nền giáo dục Việt. Nhưng ý tưởng căn bản, cốt lõi trong toàn bộ ý kiến của cụ, có tính quyết định vấn đề thì lại chưa được làm rõ. Đó chính là "Triết lý giáo dục" vậy. Nhà em thì bình dân, nên cứ nói toạc móng lợn là: Nếu không giáo dục thể hệ tiếp nối nền văn hiến Việt về chân lý Việt sử trải 5000 năm văn hiến thì sẽ chẳng bao giờ phục hồi được nền giáo dục Việt. Thưa cụ! Vởi em thì khi tìm thấy một nền triết lý giáo dục chuẩn sẽ dẫn đến một kết quả như em đã rụt rẻ phát biểu ý kiến. Phủ nhận Việt sử 5000 năm văn hiến sẽ gây một hiệu ứng mâu thuẫn trong tư duy của bất cứ ai quan tâm đến giáo dục và tất nhiên: Chẳng bao giờ tìm được một "triết lý giáo dục" chuẩn. Và tất nhiên người ta sẽ tiếp tục "cải cách giáo dục" bằng cách ....sửa sách giáo khoa. Cái này nhà em nói lâu rồi. Và với em thì chẳng có gì ngạc nhiên khi họ sửa sách giáo khoa cả.
    1 like
  18. Cháu có ý định như vậy là trái với quy luật của Trời. Cuộc sống của người phụ nữ nên biết dựa vào người đàn ông, mà cháu nói muôn có cuộc sống ổn định tức là phải có chỗ dựa, đó là người chồng. Các Cụ thường nói " Con săn sóc cha không bằn bà chăm ông ", Tại cháu chưa tìm được nửa kia của đời mình đấy thôi. Chú dã nói cháu cần được hỗ trợ về Phong Thủy, cuộc sống sẽ ổn định.
    1 like
  19. Ngắm những "bảo vật" lan rừng trong Hội hoa xuân Chủ Nhật, 10/02/2013 05:25 (NLĐO) - Năm ngoái, do thời tiết không thuận lợi nên lan rừng hầu như vắng bóng trong Hội Hoa xuân Nhâm Thìn 2012. Năm nay, những đợt lạnh kéo dài đã tạo điều kiện cho lan rừng khoe sắc đua hương đúng dịp Tết Nguyên đán. Lan rừng tụ hội về Hội Hoa xuân Quý Tỵ 2013 khá nhiều, trong đó không thiếu những “nhan sắc” lộng lẫy. Đến khu lan rừng, điều đầu tiên khiến du khách thích thú là mùi hương ngào ngạt của muôn ngàn đóa hoa đang độ mãn khai. Người dân du xuân vừa được hít hà mùi hương quyến rũ, vừa được ngắm sắc hoa tươi tắn trong nắng xuân. Chiếm được cảm tình nhiều nhất là bụi lan Giả hạc màu tím rất ấn tượng, cành thòng xuống dài gần chạm đất. Kế đó là những bụi lan kim điệp vàng tươi bám chắc trên thân gỗ mục. Một “tuyệt sắc giai nhân” không thể không nhắc đến là bụi lan Ý thảo màu trắng tuyền của nghệ nhân Quốc Anh (Lâm Đồng). Đây là bụi lan Ý thảo đột biến, vô cùng quý hiếm, được định giá lên đến hàng chục ngàn đô la Mỹ. Kế đó là bụi long tu, cánh hoa màu trắng hồng rất dễ thương hiện còn hàng trăm nụ chuẩn bị bung nở trong những ngày tới. Ngoài những giống lan trên, khu lan rừng còn có sự góp mặt của nhiều loại lan Ngọc Điểm, đặc biệt là sự có mặt của Tiểu Hồ điệp – một giống lan rừng nguyên thủy vô cùng quý giá và đắt giá! Mời bạn đọc cùng ngắm lan rừng trong Hội hoa xuân Quý Tỵ 2013: Long tu Lan Giả hạc còn gọi là Lưỡng điểm hạc hay Phi điệp. Hoa nở vào mùa xuân và mùa hạ. Hoa có hương thơm nồng nàn quyến rũ, nở và tàn trong 2 tuần lễ, khi tàn hoa vẫn còn hương thơm. Cành hoa lan Giả hạc thòng xuống gần chạm đất Lan Ý thảo đột biến Lan Kim Điệp đang thuộc nhóm nguy cấp và đứng trước nguy cơ tuyệt chủng. Nguyên nhân là do hạt lan Kim Điệp phát triển rất kém ngay cả khi đã chín. Đồng thời, hạt lại phụ thuộc vào sự nhiễm nấm và phụ thuộc hoàn toàn vào điều kiện tự nhiên để nảy mầm. Tiểu Hồ điệp - hoa sẽ nở từng cái một, vì vậy, hoa ra thành một chuỗi dài như thế này mất cả năm. Toàn cảnh "nhan sắc" của chậu Tiểu Hồ điệp Lan Ngọc điểm màu cà rốt Lan Ngọc Điểm (còn gọi Lan Tai trâu) hay lan Nghinh xuân. Lan này có mùi thơm ngát, từ 2-3 tuần mới tàn. Một số loại lan rừng của nước ngoài cũng góp mặt trong Hội hoa xuân Quý Tỵ 2013 Tin - ảnh: A.Nguyệt =========================== Từ hàng ngàn năm trước Cn, dân tộc Việt đã chơi Lan. Lan và trúc được ví với sự tao nhã, thanh cao của người quân tử.
    1 like
  20. Kính thưa quí vị hội viên. Ban giám đốc TTNC LHDP đã họp và nhất chí để Thiên Sứ tạm rút lui khỏi trách nhiệm Giám đốc TTNC LHDP. Từ nay, quyền giám đốc TTNC LHDP sẽ do anh Nguyễn Thế Trung Tổng Giám đốc Cty DTT, chịu trách nhiệm điều hành và chịu trách nhiệm trước TW Hội Đông Nam Á và pháp luật. Hai Phó giám đốc thường trực sẽ trợ lý cho anh Nguyễn Thế Trung là: 1/ Phó giám đốc TTNC Lý học Đông Phương - Hoàng Triệu Hải, kiêm trưởng đại diện VPTT tại Hanoi. Hỗ trợ Quyền giám đốc các hoạt động của TTNC LHDP tại Hanoi và các địa phương liên quan. Thay mặt quyền giám đốc trong mọi công việc khi Quyền giám đốc TT có công tác khác. 2/ Phó giám đốc TTNC Lý học Đông Phương - Nguyễn Đức Thông - Ký danh Hạt Gạo Làng, kiêm điều hành VPTT tại T/p HCM . Hỗ trợ Quyền giám đốc các hoạt động của TTNC LHDP tại T/ P HCM và các địa phương liên quan.Thay mặt quyền giám đốc trong mọi công việc khi Quyền giám đốc TT có công tác khác. Toàn bộ văn bản về sự ủy quyền pháp lý điều hành TTNC LHDP đã được gửi đến TW Hội Đông Nam Á theo đúng thủ tục hành chánh. Dưới đây là nội dung văn bản.
    1 like
  21. TƯ LIỆU THAM KHẢO Mỹ, Nhật, Australia tập trận rầm rộ trên Thái Bình Dương (Dân trí) – Ngày 7/2, các chiến đấu cơ Mỹ, Nhật và Australia đã đổ về Thái Bình Dương để tham gia cuộc tập trận tác chiến thường niên giữa 3 nước. Sự kiện này càng thu hút sự chú ý giữa lúc Trung Quốc không ngừng phô trương sức mạnh. Cuộc tập trận mang tên Cope North với sự tham gia của khoảng 1.700 binh sỹ nhằm chuẩn bị cho các lực lượng của Mỹ, Nhật và Australia sẵn sàng cùng tham chiến nếu có một cuộc khủng hoảng quân sự bùng phát. Trong cuộc tập trận, không quân Australia có 230 quân, Mỹ cử 1.000 quân còn Nhật Bản điều 350 quân. Nhiều máy bay hiện đại tham gia Cope North 2013 Về khí tài, theo thông tin từ Bộ Quốc phòng Australia, không quân nước này cử 7 chiến đấu cơ F/A-18A Hornet, 1 chiếc E-7A Wedgetail, 1 máy bay tiếp nhiên liệu KC-30A và 1 máy bay vận tải C-130J Hercules. Nhật cũng điều các chiến đấu cơ F-15J Eagle, máy bay hỗ trợ F-2, máy bay vận tải C-130 Hercules, máy bay tiếp nhiên liệu KC-767 và máy bay chỉ huy, cảnh báo sớm E-2C Hawkeye. Hùng hậu hơn cả là lực lượng của không quân Mỹ với các chiến đấu cơ F-16, máy bay ném bom B-52, chiến đấu cơ F-15 Eagle, máy bay vận tải C-130 Hercules… Theo AP, cuộc tập trận cũng được xem như một lời nhắc nhở rõ ràng tới Bắc Kinh rằng mối quan hệ đồng minh của Mỹ trong khu vực vẫn rất mạnh, dù quan chức của các bên tham gia đều tuyên bố họ không có ý định chọc giận quân đội Trung Quốc. Khoảng 1700 binh sỹ của 3 nước tham gia tập trận “Cuộc diễn tập này không nhằm chống lại một quốc gia cụ thể, ví dụ như Trung Quốc”, Thiếu tướng không quân Nhật Masayuki Hironaka tuyên bố. “Tuy nhiên, tôi nghĩ rằng quan hệ đồng minh thân thiết giữa chúng tôi với Mỹ và Australia là một thông điệp mạnh mẽ”. Hồi đầu tuần này, cả 3 nước đã thực hiện những chuyến bay cùng nhau quanh đảo Guam của Mỹ trong một bài tập về cứu trợ nhân đạo, thả các gói hàng cứu trợ khẩn cấp bằng dù xuống các sân bay trong rừng. Máy bay vận tải C130 Sang ngày hôm qua, ngoài các chiến đấu cơ tham gia tập trận còn có sự tham gia của các máy bay ném bom, máy bay vận tải, máy bay tiếp nhiên liệu trên không. Lần đầu tiên các máy bay tiếp nhiên liệu của Nhật cùng tham dự. Các quan chức Mỹ cho biết họ tin rằng sẽ còn có nhiều đồng minh hơn, nhất là New Zealand và Philippines, sẽ sớm tham gia cuộc tập trận này. Các cuộc tập trận như Cope North được xem là một yếu tố then chốt trong việc điều chỉnh chiến lược hướng tới Thái Bình Dương của Washington. Theo chiến lược “tái cân bằng Thái Bình Dương”, Mỹ sẽ đưa thêm nhiều máy bay và tàu chiến hiện đại hơn tới khu vực này trong vòng vài năm tới, và hàng chục nghìn lính Mỹ đang đồn trú chủ yếu tại Nhật và Hàn Quốc sẽ được điều động, phân bổ rộng hơn. Máy bay vận tải dầu đa dụng KC-30A Những thay đổi này phản ánh mối lo ngại chiến lược ngày càng gia tăng của Mỹ đối với sức mạnh quân sự của Trung Quốc trong khu vực. Điều này có thể ảnh hưởng tới khả năng can thiệp của Washington khi có khủng hoảng, nhất là quanh khu vực Đài Loan hoặc các đảo ở Đông và Nam Hoa Đông mà Bắc Kinh đang có tranh chấp với các đồng minh của Mỹ. "Mỹ và các đối tác đang đưa mối quan hệ hợp tác tới một tầm cao mới", chỉ huy lực lượng không quân Mỹ tại Thái Bình Dương, Tướng Herbert Carlisle khẳng định. “Khối lượng hàng hóa thương mại đi qua đây, GDP của khu vực và nếu bạn nhìn vào tỷ lệ dân số thế giới sống trong khu vực này, rõ ràng tầm quan trọng của Thái Bình Dương là không thể bàn cãi”. Thanh Tùng Tổng hợp ============================= Đúng rùi! Cần phải luôn tôn trọng "Hòa bình thế giới"! Hì! Thưa Tướng Quân Hironaka! Ngài gửi thông điệp này đến ai vậy? Chắc là cho toàn thế giới và Trung Quốc chỉ là "ví dụ". Hì! Thật hân hạnh cho "thảo dân" Thiên Sứ tui. Gửi cho toàn thế giới thì chắc chắn trong đó có tui. Hì! Duyệt! Tôi đã nhận được thông điệp của ngài. Ấy là Lão gàn này cứ giàu trí tưởng bở vậy!
    1 like
  22. Sĩ quan Mỹ: Trung Quốc lấy mạnh hiếp yếu, bịa đặt bằng chứng lịch sử Thứ năm 07/02/2013 06:49 (GDVN) - Quan chức tình báo cấp cao nhất của Hạm đội Thái Bình Dương Mỹ cho rằng, Trung Quốc đã bịa đặt chứng cứ lịch sử để bành trướng lãnh thổ. James Fanell - Phó Tham mưu trưởng Phòng tác chiến thông tin và tình báo Hạm đội Thái Bình Dương - Hải quân Mỹ Tờ “Nhân Dân” Trung Quốc vừa có bài viết dẫn nguồn tin tờ “Sydney Morning Herald” Australia cho biết, thượng tá James Fanell, phó Tham mưu trưởng Phòng tác chiến thông tin và tình báo – Hạm đội Thái Bình Dương, Hải quân Mỹ đã chỉ trích Trung Quốc “lấy mạnh hiếp yếu” ở vùng biển quốc tế, cho rằng dã tâm của Trung Quốc là bắn chìm tàu chiến Mỹ và đoạt lấy quyền kiểm soát vùng biển của các nước láng giềng. James Fanell đã đưa ra tuyên bố trên tại một hội nghị được Học viện Hải quân Mỹ tổ chức tại San Diego gần đây. Ông cảnh báo, Trung Quốc thông qua ức hiếp đối thủ phô trương “tính xâm lược”, đã trở thành mối đe dọa hàng đầu. Ông còn cho rằng, Trung Quốc bịa đặt bằng chứng lịch sử, lấy đó làm căn cứ để đòi hỏi chủ quyền đối với các hòn đảo ở biển Đông và biển Hoa Đông. Theo Fanell, những vùng biển mà Trung Quốc đang tìm mọi cách đoạt lấy chưa từng được bất cứ chính quyền nào của Trung Quốc quản lý và kiểm soát trong 5.000 năm qua. Nói về Hải quân Trung Quốc, ông Fanell cho rằng, “Trung Quốc bành trướng/mở rộng ra đại dương là nhằm đối đầu với Hạm đội Thái Bình Dương Mỹ. Hải quân Trung Quốc đang vươn ra biển cả, học cách tiến hành chiến tranh trên biển. Không còn nghi ngờ gì nữa, Hải quân Trung Quốc đang tập trung vào tác chiến trên biển, bắn chìm hạm đội của đối phương”. “Tàu hải giám Trung Quốc đang hoạt động ở các vùng biển mà họ tự coi là của mình, nếu bạn mở bản đồ ra, bạn sẽ thấy những đòi hỏi chủ quyền của Trung Quốc đã tiến sát bờ biển của các nước láng giềng, đó là ‘đường chín đoạn’ (đường lưỡi bò bất hợp pháp), thậm chí cả biển Hoa Đông”. Hạm đội Nam Hải - Hải quân Trung Quốc được giao nhiệm vụ tác chiến ở biển Đông James Fanell nhấn mạnh, Trung Quốc đang cưỡng bức chiếm đoạt tài nguyên trên biển của các nước láng giềng, đầy thái độ bành trướng đối với láng giềng. “Của tôi là của tôi, chúng tôi muốn cùng các anh nói gì là của các anh”. Ông cho rằng: “Tàu hải giám không có nhiệm vụ gì khác ngoài gây phiền phức cho các nước khác, phục vụ cho đòi hỏi chủ quyền bành trướng của Trung Quốc… Hải giám Trung Quốc là một tổ chức gây rối chủ quyền biển hoàn toàn. Theo tôi, với vỏ bọc lịch sử hàng hải, Trung Quốc đang cố tình cướp đoạt quyền lợi biển của các nước láng giềng”. Fanell còn đánh giá, Hải quân Trung Quốc đã phát triển thành một đội quân “có khả năng chiến đấu”. Theo bài báo, Fanell là quan chức tình báo cấp cao nhất của Hạm đội Thái Bình Dương Mỹ. Điều này có nghĩa là, ông có thể bày mưu hiến kế cho các nhà hoạch định chính sách Quân đội Mỹ về khả năng và chiến lược quân sự của Trung Quốc. Hạm đội Nam Hải điều tàu chiến tới "tuần tra" ở vùng biển bãi cạn Scarborough, gây lo ngại cho các nước láng giềng. Tuy nhiên, Sam Roggeveen, học giả Viện nghiên cứu chính sách quốc tế Lowy, Australia cho rằng, phát biểu của James Fanell không đại diện cho quan điểm của Chính phủ Mỹ, Washington cũng có thể phủ nhận điều này, nhưng một sĩ quan cấp cao tuyên bố như vậy vẫn là một “tin xấu”. Roggeveen cảnh báo, quân Mỹ có thể đang quá “bi quan” về việc đối thoại với Trung Quốc. Tờ “Sydney Moring Herald” bình luận, cuộc khẩu chiến giữa Trung-Mỹ leo thang đã phản ánh cuộc cạnh tranh giữa hai nước tại khu vực ngày càng trầm trọng và nguy hiểm. Điều này làm cho các nhà hoạch định chính sách quốc phòng Australia, nước không muốn đối đầu với ai, cảm thấy đau đầu. Tàu hải giám Trung Quốc quần nhau với tàu tuần tra của Lực lượng bảo vệ bờ biển Nhật Bản. Trung Quốc tổ chức diễn tập đổ bộ đoạt đảo trái phép ở quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam (nguồn báo Phương Đông, Trung Quốc ngày 1/2/2013). Tàu chiến của Hạm đội Nam Hải - Hải quân Trung Quốc ở vùng biển bãi cạn Scarborough Bấm vào đây để viết bình luận - Bấm xem tất cả bình luận hay Việt Dũng ==================== Vị tướng này có nhắc tới con số thời gian 5000 năm liên quan tới lịch sử Đông phương. Nếu ông ta mạnh dạn hơn tý nữa mà xác định rằng: Chính người Việt - một nền văn minh huyền vĩ ở Đông phương từ 5000 năm trước là chủ thể của tất cả các vùng biển đảo tranh chấp hiện nay và cả Nam Dương tử thì chắc chắn Thiên Sứ tôi rất có cảm tình với nước Mỹ.
    1 like
  23. Giới học giả diều hâu Trung Quốc lại hiến kế "giết gà dọa khỉ" Thứ ba 22/01/2013 06:00 (GDVN) - Đới Húc nói thẳng ra rằng kế giết gà dọa khỉ ở đây thì "gà" chính là Nhật Bản, Philippines và Việt Nam và khỉ không phải ai khác chính là Mỹ. Nownews: Trung Quốc kêu gào khai chiến Senkaku chỉ là "võ mồm" Hứa Kỳ Lượng: Trung Quốc sẵn sàng cho "chiến tranh bảo vệ chủ quyền" Trung Quốc xây dựng trái phép khu nghỉ mát trên quần đảo Hoàng Sa Ngày 17/1 hãng Reuters đăng tải bài phân tích đặc biệt: "Giới diều hâu quân sự Trung Quốc khơi mào những cuộc tấn công" của David Lague nêu bật hiện tượng một vài năm gần đây trên các diễn đàn quân sự online, các kênh truyền thông Trung Quốc nổi lên một nhóm học giả quân sự đeo lon tướng tá đưa ra nhiều quan điểm hiếu chiến về tranh chấp chủ quyền lãnh hải với các nước láng giềng. Trung Quốc xây dựng dàn "hỏa lực mồm" tuyên truyền về biển đảo Hiện tại Trung Quốc đang duy trì hoạt động của một nhóm khoảng 20 sĩ quan quân đội cấp tá, cấp tướng chuyên lên các diễn đàn, phương tiện truyền thông của Trung Quốc để “phân tích, bình luận” về vấn đề tranh chấp chủ quyền biển đảo với các nước láng giềng. Dàn "hỏa lực mồm" Trung Quốc, từ trái qua phải, trên xuống dưới: Doãn Trác, Dương Nghị, Kim Nhất Nam, La Viện, Trương Triệu Trung, tất cả đều mang lon Thiếu tướng/Chuẩn đô đốc hải quân Nổi lên trong số này có thể kể tới Đới Húc – Đại tá không quân, La Viện – Thiếu tướng nghỉ hưu, Trương Thiệu Trung – Thiếu tướng, Doãn Trác – Thiếu tướng hải quân, Kim Nhất Nam – Thiếu tướng, Kiều Lương – Thiếu tướng không quân, Dương Nghị - Thiếu tướng hải quân nghỉ hưu, Nhiệm Hải Tuyền – Trung tướng…Những bài bình luận, phân tích của họ được phổ biến rộng rãi trên các phương tiện truyền thông nhà nước Trung Quốc, các ấn phẩm quân sự, các blog cá nhân cũng như các trang web chuyên phục vụ cho một nhóm người Trung Quốc quan tâm tới các đề tài quân sự, vũ khí, xung đột, tranh chấp với số lượng thành viên đang ngày càng tăng. Bình luận, phân tích của nhóm học giả này khiến nhiều người Trung Quốc ngày càng tin vào sức mạnh quân sự của quốc gia mình thông qua hình ảnh các loại vũ khí mới bao gồm tàu chiến, xe tăng, tên lửa, máy bay tấn công của PLA, đặc biệt là các tình huống chiến tranh Trung – Mỹ cũng như giữa Trung Quốc với các nước trong khu vực được lôi ra mổ xẻ. Nhóm học giả diều hâu lại hiến kế "giết gà dọa khỉ" Đới Húc, Đại tá Không quân trở thành “chuyên gia” nổi tiếng trong lĩnh vực vũ khí quân sự cho rằng để giải quyết vấn đề tranh chấp chủ quyền Biển Hoa Đông và Biển Đông, PLA chỉ cần tiến hành một cuộc chiến tranh chớp nhoáng, thần tốc giống như cuộc chiến biên giới Trung - Ấn năm 1962 sẽ “mang lại hòa bình lâu dài”. Theo viên Đại tá này, sẽ không có nguy cơ xảy ra chiến tranh giữa Trung Quốc với Mỹ chỉ vì những vấn đề lãnh thổ. Đới Húc, Đại tá không quân tung kế "giết gà dọa khỉ" “Chúng tôi thấy rằng Hoa Kỳ chỉ đang lừa bịp trên Biển Hoa Đông, Trung Quốc nên nhân cơ hội này để đối phó với những hành động khiêu khích trống rỗng bằng một hành động thực sự”, Đới Húc viết trong một bài bình luận đăng ngày 28/8/2012 trên Thời báo Hoàn Cầu, phiên bản của tờ Nhân Dân nhật báo.Cũng trong bài báo này, Đới Húc nói thẳng ra rằng kế giết gà dọa khỉ ở đây thì "gà" chính là Nhật Bản, Philippines và Việt Nam và khỉ không phải ai khác chính là Mỹ. Với giọng điệu hiếu chiến và xấc xược, Đới Húc lý luận rằng, chỉ cần tấn công một trong 3 nước này thì các bên còn lại sẽ "lập tức ngoan ngoãn" ngay. Mấy ngày qua, trước bối cảnh tranh chấp chủ quyền biển đảo trên Biển Hoa Đông và Biển Đông có dấu hiệu leo thang, dàn “hỏa lực mồm” này lại bắt đầu hoạt động mạnh trở lại sau tín hiệu bật đèn xanh từ giới chức Trung Quốc (Điều lệ huấn luyện tác chiến quân đội Trung Quốc năm 2013 của Bộ Tổng tham mưu PLA và phát biểu của Hứa Kỳ Lượng – Phó chủ tịch Quân ủy trung ương). Ngày 19/1, trên tờ Quân giải phóng và Nhân Dân nhật báo Trung Quốc, Kim Nhất Nam, Phó chủ nhiệm khoa Nghiên cứu chiến lược, đại học Quốc phòng Trung Quốc, học hàm Giáo sư, lon Thiếu tướng kêu gọi binh lính Trung Quốc hãy chuẩn bị tinh thần cho một cuộc chiến tranh quy mô lớn để kiểm soát một cuộc chiến quy mô nhỏ và các đơn vị chủ lực "luôn có một kế hoạch sẵn sàng cho chiến tranh". Hôm Chủ nhật Chủ nhật 20/1 trong một buổi hội thảo, Dương Nghị, một viên Thiếu tướng về hưu, cựu Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu chiến lược đại học Quốc phòng Trung Quốc phát biểu: "Đối với bất cứ quốc gia nào có hành vi làm tổn hại đến lợi ích an ninh của Trung Quốc, chúng ta sẽ phải kiên quyết phản kích tự vệ, các biện pháp phản ứng phải dứt khoát, nhanh chóng và gọn gàng." La Viện, Thiếu tướng quân đội đã nghỉ hưu và là thành viên của Ủy ban Chính hiệp Trung Quốc thường xuyên xuất hiện trong bộ quân phục với lon Thiếu tướng của mình trên truyền hình cũng như các bàn tròn online giao lưu trực tuyến về các vấn đề tranh chấp chủ quyền biển đảo với rất nhiều phát biểu cứng rắn và hiếu chiến. Theo “gợi ý” của La Viện, Trung Quốc và Đài Loan nên phái hàng trăm tàu thuyền đánh cá ra nhóm đảo Senkaku mà Trung Quốc gọi là Điếu Ngư cũng như khu vực Biển Đông để tạo ra một cuộc chiến tranh “nhân dân” trên biển. “Máy bay Trung Quốc có thể đánh bom đảo vào các ngày thứ Hai, thứ Tư và thứ Sáu còn Đài Loan khởi động các cuộc tấn công vào thứ Ba, thứ Năm và thứ Bảy.” Trong một cuộc phỏng vấn qua điện thoại, La Viện nói với Reuters từ Bắc Kinh, phàm đã là quân nhân Trung Quốc thì đều phải “diều hâu”. La Viện cho rằng, nguy cơ xung đột trên Biển Đông và Biển Hoa Đông trong năm 2013 là khá cao bởi các bên tranh chấp đều chạy đua trong việc hợp pháp hóa tuyên bố chủ quyền và triển khai lực lượng. Đón đọc phần 2: “Hỏa lực mồm” – 1 mũi tên nhiều đích và hệ lụy gậy ông đập lưng ông Bấm vào đây để viết bình luận - Bấm xem tất cả bình luận hay Hồng Thủy ================== Trước đây thì Trung Quốc coi Đế Quốc Mỹ là "Con hổ giấy". Sau tiệc rượu Mao Đài ở Thiên An Môn thì thành con hổ thật. Liên Xô sụp đổ . Bây giờ Đế quốc Mỹ là "con khỉ". Sau khi "canh bạc cuối cùng" kết thúc thì chẳng còn con nào.
    1 like
  24. Lương y ở ẩn mách bài thuốc trị viêm loét dạ dày và viêm xoang mãn tính cực công hiệu Lương y Nguyễn Khánh thuộc thế hệ thầy thuốc đông y lớn tuổi hiếm hoi còn lại ở Thừa Thiên - Huế. Chuyện nghề của ông lão 75 tuổi, ngụ tại thôn Tây Thượng, xã Phú Thượng, huyện Phú Vang này có những câu chuyện khá “lạ đời”, ví dụ như vì một lần bất đồng quan điểm với cách chẩn trị của một bệnh nhân mà ông “bỏ làm người nhà nước”, về quê bốc thuốc chữa bệnh giúp người. Tiếp xúc với ông lão, người ta thấy ông quả là một “thư viện bài thuốc”. Tự chế bài thuốc đặc trị viêm loét dạ dày Nói về bệnh viêm loét dạ dày, ông Khánh cho biết bệnh thường gặp phải ở lứa tuổi trung niên. Nguyên nhân chủ yếu do người bệnh uống nhiều bia rượu, có thói quen ăn thức ăn cay, nóng. Bài thuốc Tiêu dao theo ông có hiệu quả cực kỳ hiệu nghiệm, gồm 9 vị với hàm lượng lần lượt như sau: Đương quy (32g), Bạch thược (24g), Bạch truật (24g), Sài hồ (8g), Phục linh (24g), Chích thảo (4g), Nhũ hương (6g), Trần bì (4g) và Thần khúc nướng cháy (tức phần thuốc ngưng đọng lâu ngày thành tảng trong cối xay thuốc, 4g). Những vị thuốc trên có thể dễ dàng mua được từ tất cả các nhà thuốc đông y. Sau khi tập hợp đầy đủ các vị thuốc, người dùng chỉ cần đem trộn đều rồi sắc nước uống theo công tức 3 bát nước, lấy 1 bát rồi uống. “Mỗi ngày sắc một thang, chia thành hai lần sau các bữa ăn”, ông Khánh hướng dẫn. Ông Khánh lưu ý vị thuốc Nhũ hương chỉ nên sử dụng khi xác định dạ dày bệnh nhân bị loét, vì chất này có tác dụng dán liền những vị trí bị loét. Nếu chỉ mới viêm nhiễm mà dùng đến Nhũ hương sẽ gây ra cảm giác đau nhói do dạ dày thắt lại. Trong quá trình uống thuốc, điều cấm kị đối với bệnh nhân là kiêng tránh thức ăn cay, nóng và các chất kích thích. Để bệnh chóng khỏi, bên cạnh việc uống thuốc đều đặn, người bệnh cần tập luyện chế độ ăn uống hợp lý cả về chất lượng lẫn thời gian ăn nhằm tạo tính ổn định cho quá trình điều tiết men tiêu hoá. Về tác dụng của bài thuốc Tiêu dao, vị lương y khẳng định dù bệnh nặng đến mấy, chỉ cần kiên trì uống thuốc sẽ khỏi trong thời gian ngắn. Cụ thể: “Thông thường chỉ cần uống thuốc từ 7 – 10 ngày, bệnh tình sẽ thuyên giảm ngay. Ngoài tác dụng chữa trị chứng viêm loét dạ dày, bài thuốc còn giúp điều hoà gan huyết”. Trình bày tính ưu việt của bài thuốc đông y, ông lão cho rằng thuốc cho hiệu quả cao, giá thành lại “mềm” nên có thể áp dụng rộng rãi, bất kể ai đều có thể tự chế thuốc để chữa trị cho mình và người thân. Bài thuốc đã được hướng dẫn cho các bệnh nhân sử dụng từ hàng chục năm nay, bản thân ông không thể nhớ rõ bao nhiêu người đã thoát khỏi sự hành hạ của chứng bệnh vì “nhiều quá, không nhớ nổi”. “Bí kíp” loại trừ bệnh viêm xoang mãn tính Một “tuyệt chiêu” khác của ông Khánh là bài thuốc trị chứng viêm xoang mãn tính. Đây là căn bệnh tưởng chừng đơn giản nhưng rất khó chữa trị dứt điểm, gây cảm giác khó chịu cho người mắc phải. Kinh nghiệm lâu năm trong nghề giúp ông biết về bài thuốc “Thương nhĩ tán” chữa trị bệnh này, gồm bốn vị: Thương nhĩ tử (loại hạt có gai) đã sao cháy gai 40g; Bạc hà diệp phơi khô 3g; Bạch chỉ 20g; và Tân nhi (tức búp đa lông) 12g. Là thầy thuốc Đông y, nhưng ông lão lại không kiếm tiền bằng nghề thuốc, mà từ nhiều năm nay chủ yếu kiếm sống bằng “tài lẻ” chuyên dịch sách Hán Nôm, viết gia phả, câu đối.“Tôi không muốn tranh giành tiếng tăm, miếng ăn hay tranh đua thiệt hơn. Với thuốc, tôi chỉ đơn thuần muốn làm nghề, giúp người”, ông cười, bày tỏ quan điểm sống. “Trộn đều thuốc đem sắc lấy nước uống như thông thường, cần chú ý uống lúc nước thuốc còn nóng. Trước khi uống thì ăn một cọng hành tươi”, ông lão hướng dẫn. Sở dĩ phải uống thuốc lúc đang nóng bởi như thế sẽ tận dụng hơi nóng, đẩy tinh dầu trong hành tươi lên mũi. Quá trình này còn được gọi là xông mũi, giúp giải trừ khí độc, thông mũi từ đó dứt cơn viêm xoang. “Uống thuốc chừng bảy thang sẽ cho kết quả rõ rệt”, thầy thuốc Khánh tự tin. Điều cần lưu ý đối với bệnh nhân viêm xoang là hạn chế tối đa thức uống lạnh, chú ý giữ ấm cơ thể. Tương tự bài thuốc chữa trị bệnh viêm loét dạ dày, bài thuốc chữa viêm xoang rất dễ bào chế, giúp tiết kiệm chi phí đáng kể. Quá trình hành nghề, ông Khánh đã áp dụng bài thuốc “thương nhĩ tán” cho hàng trăm trường hợp và đều cho kết quả khả quan. Về nguồn gốc hai bài thuốc trên, vị lương khiêm tốn thừa nhận bản thân ông chẳng sáng tạo hay phát minh nên. Đó đều là những phương thuốc được dân gian sử dụng nhiều, được ghi chép cụ thể trong tài liệu y học cổ truyền dân tộc. Lương y ở ẩn tốt bụng Lương y Nguyễn Khánh thuộc thế hệ thầy thuốc đông y lớn tuổi hiếm hoi còn lại ở Thừa Thiên Huế. Cơ duyên đến với nghề y của ông cũng thật đặc biệt. Ông trải lòng hồi 14 - 15 tuổi phải vào Đà Lạt học chữ, thời gian đó thường bị chứng đau đầu “quấy nhiễu” không sao ngủ ngon giấc. “Tôi tìm sách đông y đọc, tìm hiểu cách trị bệnh cho chính mình. Một hôm tôi tự mình châm cứu theo sách và bất ngờ ngủ thiếp đến chiều tối mới dậy. Từ đó tôi càng tin tưởng và đam mê nghề thuốc đông y hơn”, ông nhớ lại. Thống nhất đất nước, chàng trai tiếp tục theo nghề, ngoài thời gian lên lớp còn tìm gặp những thầy lang giỏi khắp nơi học hỏi. Đầu những năm 1980, ông vào công tác tại Bệnh viện Y học cổ truyền TP HCM, sau đó chuyển về Bệnh viện Y học cổ truyền một tỉnh miền Trung. Vị lương y này “lạ đời” đến mức do một lần bất đồng quan điểm trong việc chẩn trị cho một bệnh nhân, ông thẳng thắn xin nghỉ việc, trở về cuộc sống “ẩn dật”. Về quê, ông giúp đỡ những bệnh nhân khó khăn bằng cách bắt mạch khám bệnh miễn phí, hướng dẫn cách bốc thuốc điều trị sao cho hiệu quả nhất. Dù cuộc sống “ẩn dật”, ông lão vẫn không ngừng nghiên cứu, trau dồi nghề nghiệp bản thân. Ông đưa tấm giấy hình tròn ghi rõ từng loại bệnh và huyệt đạo cần châm cứu khi chữa trị, là tấm la bàn châm cứu, thành quả lớn nhất trong nghề y như lời ông tự bạch: “La bàn tóm tắt cách thức chữa trị bằng phương pháp châm cứu với hầu hết các bệnh. Tấm la bàn chỉ rõ tất cả các kinh mạch trên cơ thể người, chỉ cần xoay đến mục bệnh cần tìm rồi theo đó mà châm là xong. Mất hơn chục năm tôi mới hoàn thiện xong”. Ông lão luôn sẵn lòng bày vẽ kinh nghiệm, chỉ bảo phương pháp trị bệnh cho tất cả những ai có nhu cầu, cũng là cách để khỏi thất truyền nhiều bài thuốc quý ngày trước “vang danh” mà nay hiếm được ai biết đến. Theo Thiên Hải - PLVN
    1 like
  25. Quốc phục là một lựa chọn từ y phục truyền thống , mang dấu ấn của y phục truyền thống và nó phải thể hiện được vẻ đẹp, sự trang trong đặc thù của văn hóa Việt. Tôi có cảm giác người ta nhầm lẫn giữa quốc phục và y phục truyền thống.
    1 like