• Thông báo

    • Bá Kiến®

      Nội quy Lý Học Plaza

      Nội quy này là bản mở rộng Nội Quy - Quy định của Diễn đàn. Khi tham gia mua bán, các thành viên phải tuân theo những quy định sau: Tiêu đề bài viết: Bao gồm: Chỉ dẫn địa lý, Loại hình Mua/Bán, Thông tin mua bán.
      Chỉ dẫn địa lý: Tỉnh/thành nơi mua bán. Hoặc sử dụng định nghĩa có sẵn:TQ: Toàn quốc
      HCM: TP Hồ Chí Minh
      HN: Hà Nội
      [*]Ví dụ: HCM - Bán Vòng tay Hổ Phách ​Nội dung bài viết: Mô tả chi tiết sản phẩm mua/bán
      Bắt buộc phải có thông tin liên lạc, giá Mua/Bán
      Bài mới đăng chỉ được phép up sau 03 ngày.
      Thời gian up bài cho phép: 01 ngày 01 lần.
      Các hành vi vi phạm nội quy này sẽ bị xóa bài hoặc khóa tài khoản mà không cần báo trước.

Leaderboard


Popular Content

Showing most liked content on 31/01/2013 in Bài viết

  1. Hiểu tục ngữ Học sinh tiểu học có thể sáng tác được tục ngữ nếu được hướng dẫn hiểu đúng cốt lõi cú pháp Việt là Đề và Thuyết của GS Cao Xuân Hạo. Mỗi tiếng là một từ. Một câu có thể là một từ, hai hay nhiều từ. Câu có đề và thuyết, đề là cái chính cần nêu, thuyết là cái giải thích cho đề. Tục ngữ nói có gieo vần. Mỗi tục ngữ gồm nhiều câu ngắn làm thành một Nôi khái niệm lớn, là cái Đề chung của tục ngữ. Bản thân mỗi câu ngắn trong tục ngữ đều có Đề và Thuyết, mà Thuyết còn có phần ẩn không nói ra, lý do là để cho ngắn gọn. Dùng NÔI khái niệm và phân tích câu theo Đề và Thuyết thì mới dễ hiểu và hiểu đúng hàm ý của tục ngữ, còn phân tích câu theo kiểu Chủ ngữ-Vị ngữ-Tân ngữ như ngữ pháp Tây thì dễ hiểu sai lệch ý mà tục ngữ truyền đạt. NÔI=Nói=Hỏi=Học=Đọc=Đúng=Hùng=Hồng. Trẻ em lớn lên từ Nôi ru con của mẹ, biết Nói mới biết Hỏi, biết Hỏi mới biết Học, biết Học mới biết Đọc, biết Đọc mới hiểu Đúng, làm Đúng mới nên Hùng mạnh, nước có Hùng mạnh mới được Rộng (Hồng) rãi nhiều nước trên thế giới ngưỡng mộ. Nước=Nam=Ham=Hiếu=Điệu=Đồng=Hồng=Hùng. Nước Việt của người Việt ở phương Nam. Người Việt từ cổ đại đã biết Ham, biết Hiếu, biết Điệu (Đẹp+Khéo+Dịu=Điệu), biết Đồng lòng trong tình nghhĩa Đồng bào của một đại tộc lớn, sống trên vùng rộng lớn của ĐNÁ từ nam Dương Tử, gọi là họ Hồng Bàng của nước Văn Lang thành lập cách nay 5000 năm thời các Vua Hùng, hung mạnh vì có nền văn minh rực rỡ. Phân tích để hiểu tục ngữ bằng Nôi khái niệm, để học sinh tiểu học có thể sáng tác được tục ngữ. Ví dụ: 1/Cảnh cau Màu chuối. TN này có hai câu ngắn. Nôi khái niệm chung của TN này là “Mục đích trồng làm”, phần ẩn chung của Thuyết ở mỗi câu là “nên ưu tiên”. Diễn giải: Mục đích trồng làm Cảnh nên ưu tiên cau, Mục đích trồng làm Màu (như hoa màu) nên ưu tiên chuối. Nếu không phân tích theo Đề (Cảnh, Màu) và Thuyết (cau, chuối), mà phân tích như theo cú pháp Tây thì sẽ hiểu sai là Cảnh của cây cau là Màu của cây chuối. Như vậy Nôi khái niệm còn có thể mở rộng nhiều nữa, là do học sinh tự sáng tạo tiếp, hoặc tự đặt nhiều câu khác theo cách tương tự. Nôi có mở rộng là: Cảnh cau=Màu chuối=Rào duối=Chổi rành=Mành sậy=Gậy trúc… 2/ Chó treo Mèo đậy. Nôi khái niệm chung là “Vật ăn vụng là”. Phần ẩn của Thuyết là “thì phải bảo vệ thức ăn của người bằng cách”. Diễn giải: Vật ăn vụng là Chó thì phải bảo vệ thức ăn của người bằng cách treo, Vật ăn vụng là Mèo thì phải bảo vệ thức ăn của người bằng cách đậy. Nôi khái niệm có mở rộng là: Chó treo=Mèo đậy=Ruồi bẫy=Kiến ngâm=Vi Khuẩn Xâm đút tủ lạnh… 3/ Học tài Thi phận. Nôi khái niệm chung là “Kết quả quyết định của”. Phần ẩn của Thuyết là “là do”. Diễn giải: Kết quả quyết định của Học là do tài, Kết quả quyết định của Thi là do phận. Nôi khái niệm có mở rộng: Học tài=Thi phận=Bận ham=Làm siêng=Biếng nản=Ngán no=Lo dối=Bối Rối lỡ lời=Chơi Bời mất dạy=Chạy Vạy túng tiền=Điên Điên lú lẫn=Lẩn Thẩn mất trí=Bí ngu= Chữ Mù không học… 4/Ăn cho Buôn so. Nôi khái niệm chung là “Cách hành xử khi”. Phần ẩn của Thuyết là “là phải”. Diễn giải: Cách hành xử khi Ăn là phải cho, Cách hành xử khi Buôn là phải so (so đo). Nôi khái niệm có mở rộng: Ăn cho=Buôn so=Làm lo=Đọ gắng=Thắng tranh=Giành rang… 5/ Đau đẻ Ngứa ghẻ Hờn ghen. Nôi khái niệm chung là “Bức xúc”. Phần ẩn của Thuyết là “khi”. Diễn giải: Bức xúc Đau khi đẻ, Bức xúc ngứa khi ghẻ, Bức xúc Hờn khi ghen. Nôi khái niệm có mở rộng: Đau đẻ=Ngứa ghẻ=Hờn ghen=Hen cúm=Rúm sợ=Dối Vợ ngoại tình=Bất Bình gặp trái=Vãi Đái yếu hèn… 6/Lợn nhà Gà chợ. Nôi khái niệm chung là “Mua hời giá”. Phần ẩn của Thuyết là “khi tới”. Diễn giải: Mua hời giá Lợn khi tới nhà, Mua hời giá Gà khi tới chợ. Nôi khái niệm có mở rộng: Lợn nhà=Gà chợ=Rau rộ=Cau vườn=Lươn ruộng=Muống ao=Đào hái=Cải mùa=Cua vựa=Dưa đồng… 7/Rắn mai tại lỗ Rắn hổ về nhà. Nôi khái niệm chung là “Cấp độ nọc độc của”. Phần ẩn của Thuyết là “là dính nọc thì chết ngay khi”. Diễn giải: Cấp độ nọc độc của Rắn mai gầm là dính nọc thì chết ngay khi tại lỗ, Cấp độ nọc độc của Rắn hổ mang là dính nọc thì chết ngay khi về nhà. Nôi khái niệm: Rắn mai tại lỗ=Rắn hổ về nhà.
    4 likes
  2. Ra mắt cuốn sách “Cuộc hành trình đi tìm chữ Việt cổ” (GD&TĐ) - Chiều nay (29/01) tại Hà Nội, Nhà xuất bản Hồng Đức phối hợp với Liên hiệp các Hội Unesco Việt Nam, Tạp chí Kinh tế Châu Á Thái Bình Dương tổ chức Lễ ra mắt cuốn sách “Cuộc hành trình đi tìm chữ Việt cổ” và giao lưu với tác giả Nhà nghiên cứu Chữ Việt cổ Đỗ Văn Xuyền. Cuốn sách của Nhà nghiên cứu Chữ Việt Cổ Đỗ Văn Xuyền đã “giải mã” được Chữ Việt Cổ - thứ chữ của một nền văn minh rực rỡ từ thời các Vua Hùng dựng nước Văn Lang. Cuốn sách đánh dấu hành trình 50 năm kiên trì, bền bỉ, với cái tâm trong sáng và lòng yêu đất nước sâu sắc, niềm tự hào về văn hóa Việt của tác giả Đỗ Văn Xuyền. Ông đã đi tới đích của cuộc hành trình đi tìm Chữ Việt Cổ với hướng đi riêng không giống với hướng đi của các bậc tiền bối, đó là trở về với nhân dân. Bởi ông nhận biết được vai trò quan trọng của nhân dân trong việc lưu giữ và bảo tồn những di tích lịch sử của tổ tiên giúp ông hoàn thành được công trình Chữ Việt Cổ. Trong hành trình 50 năm đầy gian nan, ông không quản ngại đi đến các vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc, miền núi; đình, chùa, miếu mạo… Bất cứ khi nào, nơi nào, cứ nghe thông tin có “chữ lạ” là ông lại lên đường. Không thiếu lần trong nhiều ngày liền, ông chỉ ăn lương khô, thậm chí cạn kiệt tiền để đi xe khách về nhà… Để đến hôm nay, người Việt Nam chúng ta có thể tự hào với bè bạn rằng: “ Chúng ta đã tìm lại bộ chữ Khoa Đẩu - bộ chữ Tổ tiên ta sáng tạo ra từ thời tiền sử mà suốt hai nghìn năm qua, chúng ta tưởng đã không còn nữa”. Tác giả đã chứng minh được, từ thời Hùng Vương, người Việt ta đã có chữ viết, được thể hiện trên Bản đồ giáo dục thời Hùng Vương, danh sách các thầy cô giáo thời Hùng Vương, các cuốn sách Chữ Việt Cổ hiện còn lưu giữ tại Bảo tàng Sơn La và trên những hiện vật còn được lưu giữ ở khắp thế giới như Trống đồng của Việt Nam đang được trưng bày trạng trọng tại Bảo tàng Paris (Pháp)... Trên cơ sở các tiêu chí khoa học đã được xác định đó, Nhà Nghiên cứu Chữ Việt Cổ Đỗ Văn Xuyền đã chứng minh đặc điểm của bộ ký tự Chữ Việt Cổ là không có dấu. Theo công trình của nhà nghiên cứu người Pháp Haudricourt và qua khảo sát một số bộ tộc Việt cho thấy: trước công nguyên người Việt nói không dấu, do không có dấu nên bộ chữ Khoa Đẩu phải dùng tới hai loại phụ âm: phụ âm cao và thấp để thể hiện các từ khác nhau. Bộ chữ có đầy đủ số lượng nguyên âm, phụ âm cơ bản như chữ quốc ngữ. Những nét độc đáo trong bộ chữ chỉ có thể giải thích bằng ngôn ngữ Việt. Cách phát âm của bộ ký tự này hết sức đơn giản như cách nói của những người dân quê cổ. Các phụ âm khóa đuôi dùng chung… Theo tác giả Đỗ Văn Xuyền, từ hàng nghìn năm qua, các nhà khoa học trong và ngoài nước đều khẳng định: Việt Nam có chữ viết từ rất sớm. Các nhà nghiên cứu trong nước và nước ngoài như Anh, Tiệp Khắc đã xác nhận: “Ngay từ trước công nguyên, người Việt đã có chữ tượng thanh – loại chữ ghép chữ cái thành từ”. Điều này được thể hiện trên các di chỉ khảo cổ đồ gốm, đồ đồng của thời kỳ Đông Sơn như: lưỡi cày, đặc biệt là trống đồng…cùng các hình vẽ chữ viết trên đá cổ Sa Pa, Xín Mần. Pá Màng… theo một hệ thống nhất quán, tất cả đều thể hiện đó là những chữ viết cổ từ thời kỳ tiền văn tự, phát triển và hoàn thiện dần thành bộ chữ “Khoa Đẩu”. Chữ Việt Cổ hay còn gọi là Chữ Khoa Đẩu, chữ Vua Hùng có hình dáng như những con nòng nọc đã được nhiều nhà nghiên cứu trong nước và nước ngoài khẳng định. Cuốn sách dày120 trang, do Nhà Xuất bản Hồng Đức ấn hành năm 2013. Châu Anh Nhà nghiên cứu Nguyễn Vũ Tuấn Anh tặng hoa và tài trợ cho Nhà nghiên cứu Chữ Việt Cổ 10 triệu đồng
    3 likes
  3. Học I Tờ Tại sao bắt đầu học đánh vần chữ quốc ngữ lại gọi là “Học I Tờ” ? Còn trình độ nhân thức mặt chữ khi mới bắt đầu học lại gọi là “trình độ A, Bê, Cê” ? Câu hỏi 2 dễ giải thích vì A, B, C là ba chữ cái đầu bảng Anphabét của chữ cái Latin, buộc phải thuộc lòng thứ tự các chữ cái trong bảng đó để còn tiện tra từ điển và biết đánh đúng thứ tự mục bài viết. Giải thích câu 2 là giải thích cái “Học I Tờ”, cái này liên quan đến cái quán tính từ vạn năm trước của người Việt do đã có học bằng các con chữ cái Việt thời Vua Hùng (còn gọi là chữ khoa đẩu), nay gọi tắt là chữ cái Việt (hiểu là có từ thời tiền sử), bởi vì khi học chữ quốc ngữ ta không gọi các chữ cái là chữ của ta, mà vẫn gọi với một tinh thần rất công bằng như khoa học là “con chữ cái Latin”. Nhà nghiên cứu Đỗ Văn Xuyền đã có công sưu tầm lại đầy đủ các con chữ cái Việt và giải mã được cách ghép vần để tạo thành từ đơn âm tiết của tiếng Việt thời tiền sử khi sử dụng các con chữ cái Việt đó. Chữ quốc ngữ đã hình thành từ công lao những nhà truyền giáo Bồ Đào Nha đưa mẫu tự Latin đến xứ ta, và công lao những người Việt đem cách ghép vần bằng chữ cái Việt thời Vua Hùng áp dụng vào thành cách đánh vần chữ quốc ngữ. Hai tố Tây và Việt ấy đã hình thành nên chữ quốc ngữ gồm chữ cái Latin và cách đánh vần như Việt. Đây rõ ràng là một sự đổi mới lại như cũ, làm cho Việt Nam thành nước đầu tiên ở ĐNÁ đã “Latin hóa” được chữ viết của ngôn ngữ mình, để bước đầu hội nhập Đông Tây. Xã hội loài người trên tòan cầu sẽ còn lần đổi mới lại như cũ nữa, như nhà tiên tri, bà Vanga nói: “ Một lý thuyết cổ xưa sẽ trở lại với nhân loại…”. Cái lý thuyết cổ xưa ấy lại cũng được tìm ở người Việt. Chữ cái Latin chia thành phụ âm và nguyên âm. Phụ âm thì không phát ra thành tiếng, còn nguyên âm thì phát ra thành tiếng, do đặc điểm ngôn ngữ đa âm tiết của phương Tây. Chữ cái Việt không gọi là chia ra phụ âm và nguyên âm, mà mỗi chữ cái là một âm vận, tức phát ra thành tiếng, mà mỗi tiếng là một từ tức có nghĩa hoàn chỉnh, như nhận định của nhà ngôn ngữ học GS Cao Xuân Hạo. Bắt đầu học chữ quốc ngữ thì gọi là “Học I Tờ”. I và Tờ là gồm thanh điệu nhóm âm tức nhóm 0 (chữ I) và thanh điệu nhóm dương tức nhóm 1 (chữ Tờ). Chữ cái Việt đánh vần nên từ Việt, theo nhà nghiên cứu Đỗ Văn Xuyền là thời tiền sử chưa có dấu, thanh điệu chỉ mới chia thành hai nhóm là nhóm thanh điệu thấp và nhóm thanh điệu cao. Đương nhiên là như vậy, vì thời tiền sử ngôn từ chưa nhiều. Ngôn từ nhiều lên, thanh điệu đã nhiều lên theo, thành sáu thanh điệu, mà Lãn Miên chia thành hai nhóm là nhóm âm (0) gồm “không”, “ngã”, “nặng” và nhóm dương (1) gồm “sắc”, “hỏi”, “huyền” , mà diễn biến thanh điệu của từ lặp khi bị lướt để thành một từ mới cùng nôi khái niệm là theo đúng thuật toán nhị phân: 0+0=1, 0+1=1, 1+0=1, 1+1=0. Học I Tờ chỉ cần học một tháng là đọc thông viết thạo chữ quốc ngữ, xóa được nạn mù chữ. Ca dao “Rủ nhau đí học I Tờ. Bước đầu khó nhọc đến giờ vinh quang”. Âm vận I có nghĩa của I, thời chữ cái Việt tiền sử âm vận I chỉ có một chữ cái, vẫn bảo lưu được cái âm tiết I với nghĩa hoàn chỉnh của nó cho đến tận ngày nay, mà không cần phải hội thảo quốc gia là nên viết i ngắn hay y dài (VD làm như y, giống y xì, làm ngành y – là chữa theo thuốc và theo phác đồ điều trị). Nhấn mạnh cái Y thì dùng từ lặp Y Y, mà lướt thì sẽ cho ra ba đáp số: “ Y Y”= =Ý, 0+0=1, rõ ràng là mình nếu cứ theo cái tư duy của mình thì đó là cái Ý của mình; “Y Y”= Ỷ, 0+0=1, rõ ràng là nếu mình cứ theo mãi cái gì đó thì thành ra Ỷ , là ỷ lại; “Y Y”= Ỳ, 0+0=1, rõ ràng là nếu mình cứ y mãi cái tư duy cũ của mình, không chịu đổi mới, thì thành một sức Ỳ lớn. Ba chữ Y, Ý, Ỷ mà Hán ngữ dùng là mượn của tiếng Việt, cho nên Hán ngữ không có chữ Ỳ. Con trâu ở vùng sâu vùng xa nó còn biết đứng ỳ không nghe lệnh người nếu nó không đồng ý, chẳng lẽ nó phải mượn “từ Hán Việt” rồi mới chế ra cái từ Ỳ ? Âm vận Tờ có nghĩa của Tờ, (VD tờ giấy bạc, tờ báo). Câu ”Học I Tờ” có nghĩa là học theo như tờ sách của thầy dạy. Con chữ cái Việt thời Hùng Vương là “Tờ” nó là một âm vận, nó có nghĩa của nó, nó đồng thời cũng là một từ, Học chữ quốc ngữ vì chữ cái là chữ cái Latin nên mới gọi T là phụ âm. Nhưng vần “tờ” này dùng với tần suất rất lớn trong tiềng Việt, có tác giả đã viết cả một tiểu thuyết tình yêu mà chỉ toàn bằng các chữ có vần “tờ” đầu. Học I Tờ cũng là học theo giấy, tức viết đến đâu học đến đó. Mà giấy thì người Việt đã làm ra cách nay vạn năm. Nôi khái niệm các công đoạn làm cho ra thành phẩm Giấy là: Vỏ=Dó=Giã=Gieo=Xeo=Xáo=Sào=Sấy=Giấy. Nguyên liệu thô là Vỏ cây Dó, phải Giã ra thành bột, Gieo xuống nước (như gieo mình xuống sông), tiếp là động tác Xeo và Xáo bằng cái rây, rồi vắt tờ ướt lên Sào, để Sấy bằng cách phơi nắng, khô rồi mới thành Giấy. Tờ ấy nó là từ cái Xơ của vỏ cây, mà tiếng Tây gọi Xơ là Xenlulôzơ (do họ không biết lướt “Xenlulôzơ”= Xơ cho gọn như tiếng Việt). Trong buổi công bố cuốn sách Chữ Việt cổ của nhà nghiên cứu Đỗ Văn Xuyền, có câu hỏi là thời Vua Hùng có chữ viết, vậy mực ở đâu ? Người ta hỏi vậy mà không biết rằng vạn năm trước người Việt đã biết xăm mình và nhuộm răng đen ăn trầu, lại không biết làm ra mực ư ? Từ Mực, Hán ngữ mượn của tiếng Việt do dịch âm và ý của từ Mun Tức trong tiếng Việt, nghĩa là một chất màu đen (Mun) và là chất nước (Tức), Hán ngữ phát âm là “mua shủi” từ chữ Mặc Thủy. Mun Tức nói lướt là “Mun Tức”= Mực, viết bằng chữ Mặc (ngôn ngữ Môn Khơ Me “Tức” nghĩa là nước). Mặc Tử có thuyết của Mặc Tử, tương truyền ông ta da đen như mực, Hán thư còn nói có lẽ ông ấy người Ấn Độ, vì không rõ lai lịch của ông ấy. Ông ấy là người Việt phương nam mà thôi.
    2 likes
  4. TRẢ LỜI: Thứ nhất: đặt lại vấn đề rằng thế nào là "bằng chứng khoa học"? Bằng chứng khoa học cần phải đưa ra một cách cụ thể chứ không phải là một câu chung chung. Khi một lý thuyết khoa học được đưa ra thì nó luôn luôn vượt trội trên nền tảng tri thức hiện có. Do đó cho nên tất cả những nhà phát kiến đều có quyền suy luận. Vấn đề là sự suy luận đó dựa trên cơ sở nào và nó có phù hợp với những tiêu chí khoa học hay không. Việc đặt vấn đề Bác Xuyền xuất phát từ lòng yêu nước tôi nghĩ rằng không cần thiết phải đặt ra ở đây. Bởi vì một công trình khoa học thì căn cứ vào tiêu chí khoa học, chứ không căn cứ vào lòng yêu nước. Thế kỷ thứ 9 là thế kỷ tất cả các dân tộc trên dải đất Việt Nam này vẫn nằm dưới sự thống trị của Hán tộc. Vậy nguyên nhân nào để khẳng định dân tộc Thái có một bộ chữ viết để sử dụng và gìn giữ nền văn minh của họ, mà trong khi dân tộc Việt là một dân tộc văn minh hơn lại không có chữ việt? Trên thực tế chỉ một chữ i (ngắn) hoặc y (dài) mà các học giả Việt Nam đã tranh luận không biết bao nhiêu năm nay. Vậy dựa trên cơ sở xã hội - hệ thống chính trị, thể chế xã hội nào đã tạo nên bộ chữ Thái trên. Vậy thì chúng ta hoàn toàn có quyền đặt một giả thiết rằng: bộ vần Sanchit có khả năng đó là một trong những hệ thống Chữ Việt Cổ còn sót lại, Và không loại trừ người Tày Thái thừa kế lại và nền văn hóa của họ không bị xóa sổ, bởi vì họ ở vùng sâu vùng sa, nên it` chịu ảnh hưởng của chính quyền đô hộ phương Bắc. Bằng chứng một số dân tộc vùng sâu vùng sa vẫn mặc áo cài vạt bên trái như người Việt Cổ hàng ngàn năm trước.
    1 like
  5. Đã gởi đến bạn, mong Bạn sớm nhận được. Thân mến .
    1 like
  6. Nhà nghiên cứu Nguyễn Vũ Tuấn Anh, GĐ TT nghiên cứu Lý học Đông Phương đọc tham luận tại hội nghị. Nhà nghiên cứu lý học, Đại tá TS Nguyễn Ngọc Thạch luận giải các tuổi trong năm 2013. Nhà nghiên cứu Phong thủy và dịch học với tiểu luận về hai chữ Qúy Tỵ. Nhà nghiên cứu dịch học Nguyễn Thế Bình với Qủe Thủy Trạch Tiết cho năm 2013. Nhfa nghiên cứu Phong Thủy Đỗ Trọng Hoàn với Quẻ Thuần Cấn biến Quẻ Thủy Sơn Kiển. Đại diện UBND Huyện Quốc Oai, Hà nội tặng bằng khen Sư Thầy trụ trì Chùa Long Đẩu, Hòa Thượng Thích trường Xuân. Chụp hình giao lưu cùng các đại biểu dự hội nghị. Rất hân hạnh được đón tiếp các vị đại biểu, đã bớt chút thời gian vàng ngọc dự bữa cơm chay thân mật cùng Nhà Chùa chúng tôi ... (các đại biểu rất vui lòng nhận lời và đã sử lý nhiệt tình)
    1 like
  7. Ngay cả ý kiến của ông Soros cũng chẳng giải quyết được gì cả. Bởi vì bản chất cuộc khủng hoảng toàn cầu chính là sự phát triển của kinh tế khu vực bị phá vỡ để đi đến một nền kinh tế toàn cầu. Cho nên các chính phủ có ngưng bơm tiền theo ông Sôros thì cũng vậy mà thôi. Khi kinh tế phục hồi, nhưng đụng trần khu vực thì lại bị phá vỡ và khủng hoảng tiếp tục - cho đến khi cả cái thế giới này có một sự thống nhất bởi một tổ chức toàn cầu hoá. Sự hội nhập này sẽ - hoặc là một quốc gia bá chủ ; hoặc là tổ chức toàn cầu hoá được thành lập do con người nhận thức được qui luật của thiên nhiên, xã hội và con người.Sao cũng được! Mọi con đường đều tới La Mã. Có điều là nhanh hay chậm và như thế nào mà thôi.
    1 like
  8. Trước hết xin cám ơn lời góp ý của Chim Chích Bông đã có bề dầy của đóng góp cho Lý Học Đông Phương, 2080 bài viết mà.. Tôi mới gia nhập diễn đàn nên không rành lắm, tôi chỉ hiểu nôm na là cái mục này nằm trong Tư Vấn Tử Vi nên đề nghi cháu đó thôi. Và tôi cũng xin được mạnh dạn bầy tỏ lại một ý kiến nhỏ xíu là khi góp ý cho bất kỳ ai thì cũng nên hết sức nhã nhặn , không nên nói khơi khơi , nên tìm hiểu kỹ tuổi tác và cương vị của họ. hoặc mặc dù họ chỉ là " phó thường dân loại 2 ". Tôi thiết nghĩ sự mềm mỏng , nhẹ nhàng sẽ có tác dụng hơn. .Mưa phùn tuy nhỏ nhưng làm đất , đường ướt , lép nhép. mưa rào lại đường chóng khô. Tôi xin được kể ra đây một chuyện nhỏ nhé. Có một người cha trước khi hấp hối. 5 người con trai quây quần chung quanh. Người con cả hỏi cha rằng :" bố ơi, sao bố thành công thế !" Ông bố nghe con hỏi vậy liền há miệng ra và hỏi các con :" Răng của bố còn không ?" Năm người con nhao nhao trả lời :" Không ạ, răng bố rụng hết rôi! " Ông bố lại há miệng ra và hỏi tiếp :" Thế lưỡi của ta còn không /" Năm người con lại tranh nhau trả lời :" Còn ạ. Lưỡi của bố còn ạ ." Lúc này ông bố mới trả lời các con rằng :" Thế đấy, ở đời cái gì cứng nó sẽ hỏng trước, cái gì mềm nó sẽ tồn tại ." Nhất là trang wet này là nối tiếp của nền Văn minh Lạc Việt đã tồn tại 5000 nghìn năm Văn Hiến. ........................Cám ơn Chim Chich Bông đã xem mấy lời này.
    1 like
  9. Cháu lập bản Tử Vi nhé. Nhớ là Tư Vi Lạc Việt đấy.
    1 like