-
Thông báo
-
Nội quy Lý Học Plaza
Nội quy này là bản mở rộng Nội Quy - Quy định của Diễn đàn. Khi tham gia mua bán, các thành viên phải tuân theo những quy định sau: Tiêu đề bài viết: Bao gồm: Chỉ dẫn địa lý, Loại hình Mua/Bán, Thông tin mua bán.
Chỉ dẫn địa lý: Tỉnh/thành nơi mua bán. Hoặc sử dụng định nghĩa có sẵn:TQ: Toàn quốc
HCM: TP Hồ Chí Minh
HN: Hà Nội
[*]Ví dụ: HCM - Bán Vòng tay Hổ Phách Nội dung bài viết: Mô tả chi tiết sản phẩm mua/bán
Bắt buộc phải có thông tin liên lạc, giá Mua/Bán
Bài mới đăng chỉ được phép up sau 03 ngày.
Thời gian up bài cho phép: 01 ngày 01 lần.
Các hành vi vi phạm nội quy này sẽ bị xóa bài hoặc khóa tài khoản mà không cần báo trước.
-
Leaderboard
Popular Content
Showing most liked content on 29/01/2013 in Bài viết
-
Quán vắng!
phamhung and 2 others liked a post in a topic by Thiên Sứ
Bỏ tiền triệu dát vàng cho cá chép ông Táo Cập nhật lúc 06:11, 29/01/2013 (ĐVO)-Trong những ngày giáp Tết, không ít người kháo nhau về thứ bột tẩm màu hóa phép để dát vàng cho cá chép trong ngày ông Công, ông Táo mong năm mới sẽ gặp nhiều may mắn, tài lộc hơn. Bột hóa phép cá vàng Những ngày gần đây tại một khu chợ tạm thuộc quận Thủ Đức (TP HCM) xuất hiện một người đàn ông ăn mặc dị thường, “thoắt ẩn thoắt hiện” tự xưng là đạo sĩ đi khắp nơi rao bán những túi bột màu vàng được dùng để “dát vàng cá chép” trong ngày ông Công, ông Táo. Người đàn ông này rao bán rằng đây là những túi bột được sư phụ của anh ta luyện phép trong 9 ngày 9 đêm mà có được, chỉ cần dát thứ bột này lên con cá chép trong ngày Táo quân thì sẽ cầu được ước thấy, gặp nhiều may mắn trong năm mới. Những gói bột màu vàng này nhìn rất giống bột nghệ, mỗi túi có trọng lượng từ 0,5kg- 1kg, có giá từ 700- 1 triệu đồng/gói. Những gói bột vàng được quảng cáo là do đạo sỹ cao tay luyện được, có thể hóa phép cá chép, mang may mắn, tài lộc vào năm mới. Theo lời vị đạo sĩ này, phải hòa tan gói bột vàng theo đúng liều lượng qui định, sau đó quét lớp bột này lên mình con cá chép và đợi đến lúc hóa vàng. Khi thả cá chép ra ao, sông, hồ, người thả cá khấn cầu những điều mình mong muốn trong năm mới. Nếu làm sai lời dặn của đạo sĩ thì sẽ không có tác dụng. Người dân: kẻ bán tín người bán nghi Trước những lời chào mời, giới thiệu về sản phẩm, nhiều người nghi ngờ không dám tin nhưng bên cạnh đó, vẫn có những người dân tin vào sức mạnh thần kỳ của gói bột vàng và săn lùng mua bằng được mong sao may mắn, tài lộc sẽ đến với họ trong năm tới. Bà Nguyễn Thị Thu Vân (51 tuổi) bán trái cây dạo cho biết bà mới được một vị đạo sĩ giới thiệu về gói bột vàng và ngỏ ý nếu bà cần người này sẽ cung cấp số lượng không hạn chế. Vì không rõ thực hư nên bà Vân đã chủ động từ chối. Nhiều người dân tỏ thái độ e ngại trước sự xuất hiện của vị đạo sĩ tự xưng và những gói bột lạ vì sợ lừa đảo. Túi phép nhưng lại có số lượng không hạn chế và người đạo sĩ này thoắt ẩn hiện không ai biết anh ta là ai, ở đâu đã đặt ra nhiều nghi vấn. Tuy nhiên, những người mê tín lại tin vào phép thuật của những gói bột lạ. Chị D.T.N. (ngụ huyện Củ Chi) bày tỏ: "Tôi đang tìm mua gói bột vàng để chuẩn bị tiễn ông Công, ông Táo về trời. Tôi quan niệm rằng, có thờ có thiêng có kiêng có lànhNhững gì liên quan đến bùa phép sẽ rất linh thiêng". Nhiều người còn cho rằng, việc cúng Táo quân mà cá chép không được "dát vàng" cũng không có ích gì, không đem lại may mắn, cúng cũng như không. Sự xuất hiện của những gói bột là cộng với sự mê tín của nhiều người dân trong khu vực này đã trở thành cơ hội trục lợi của những con buôn. Một người phụ nữ tên Hoa (ngụ quận Bình Tân) cho hay: "Tôi thấy có khá nhiều người bàn tán xôn xao về các túi bột vàng này. Tôi cũng có nghe tin những túi bột này dùng để quét lên mình cá chép trong ngày tiễn ông Công, ông Táo về trời để cầu tài lộc, may mắn. Hiện có vài người bà con nhờ mua giúp vài túi. Tôi thấy đây là cơ hội làm ăn có thể kiếm được tiền nên trong vài ngày tới dù bất cứ giá nào cũng sẽ tìm nguồn hàng về bán”. Chưa biết thực hư về thành phần trong túi bột vàng kia là gì nhưng đã có không ít người tiêu dùng sẵn sàng bỏ tiền triệu để sở hữu “gói phép tài lộc”, liệu rằng may mắn có đến không hay những hóa chất dát lên con cá chép vô tình khiến cá ngấm độc và làm ô nhiễm nước sông, hồ. Còn người dân thì tiền mất tật mang? Phạm Mai (Tổng hợp từ NĐT) ========================= Thật vớ vẩn! Chẳng có Đạo sĩ nào làm cái trò này. Cúng "Ông Công, ông Táo" chỉ là một hình thức nhằm xác định sự kết thúc chu kỳ của Dịch Lý - Biểu tượng của quẻ Hỏa Thủy Vị tế - Ông táo biểu tượng của bếp Hỏa là Quẻ Ly; Cá chép biểu tượng của thủy Nước là quẻ Khảm. Ông Táo cưỡi cá chép chính là hình tượng của quẻ Hỏa Thủy vị tế, kết thúc chu kỳ vũ trụ Hậu Thiên của 64 quẻ dịch trong thời gian một năm. Đây chính là một hình thức nghi lễ mang tính phổ biến một sự nhận thức qui luật của tự nhiên - văn hóa. Giàu thì cúng cá Anh Vũ cho "Oai", nghèo thì lòng tong, cân cấn cũng được. Chứ không phải cá chép bằng vàng mới...thiêng. Tại sao lại cúng ông Công ông Táo lên giời vào ngày 23? Mà không phải 22 hoặc 24? Chính vì Táo Quân là vua, nên lấy độ số 5 - Do 2 + 3 bằng 5 là độ số Dương của Trung Cung Hà Đồ. Bởi vậy không có "Bà Táo" lên giời là vậy. Dương nên là ông Táo. Bẩy ngày sau Tết là ngày lực tương tác của vũ trụ trong sự chuyển tiếp sang năm mới cân bằng giữa hai năm - Tương tự như điểm không vong trong Phong Thủy, Nên ông cha ta giải thích "mê tín dị đoan" là : các thần thánh đi lên Giời cả, dân gian không phải kiêng cữ gì là vậy. Cần hiểu biết để đỡ bị bịp vào lúc năm hết, Tết đến. Tàu thì làm gì có hình tượng minh triết như zdậy? Wên đi cho nó nhanh.3 likes -
1 like
-
Quán vắng!
hoctronho liked a post in a topic by Thiên Sứ
Biển Đông: Việc Philippines kiện đã phá vỡ thế chiến lược của TQ Thứ ba 29/01/2013 11:56 (GDVN) - Việc Phillippines quyết định giải quyết tranh chấp bằng con đường tài phán quốc tế là bước đi tích cực, thể hiện thái độ kiên quyết trong việc giải quyết mọi xung đột, mâu thuẫn theo quy định của luật quốc tế. Ngày 22/1/2013, Philippines chính thức triệu tập và gửi thông báo cho Đại sứ quán Trung Quốc về quyết định đưa tranh chấp trên biển với Trung Quốc ra giải quyết tại Tòa trọng tài quốc tế thành lập theo quy định của Phụ lục VII Công ước Luật biển năm 1982 (UNCLOS). Sau đây chúng tôi xin gửi tới bạn đọc bài phân tích của TS. Nguyễn Toàn Thắng – Giảng viên Khoa Luật quốc tế - Trường Đại học Luật Hà Nội về vấn đề này. TS. Nguyễn Toàn Thắng - ĐH Luật Hà Nội Trên cơ sở những cố gắng không thành về chính trị, ngoại giao, Philippines mong muốn tìm kiếm một giải pháp pháp lý bền vững nhằm giải quyết tranh chấp theo quy định của UNCLOS mà cả Philippines và Trung Quốc đều là thành viên; trong khi đó Trung Quốc luôn khẳng định không chấp nhận thẩm quyền của các cơ quan tài phán quốc tế. Vậy, cơ chế giải quyết tranh chấp của UNCLOS có thể được áp dụng và vụ việc trên mang lại ý nghĩa gì trong bối cảnh tranh chấp phức tạp trên biển Đông? Cơ chế giải quyết tranh chấp theo UNCLOS Giải quyết các tranh chấp biển bằng biện pháp hoà bình là nghĩa vụ của tất cả các quốc gia. Điều 280 của UNCLOS quy định: các quốc gia có quyền thỏa thuận, lựa chọn các biện pháp hòa bình để giải quyết tranh chấp. Trong trường hợp không đạt được thỏa thuận và theo yêu cầu của một bên tranh chấp, các bên phải lựa chọn, theo hình thức tuyên bố bằng văn bản, một trong bốn khả năng của thủ tục bắt buộc dẫn đến quyết định bắt buộc là: Thứ nhất là Tòa án luật biển quốc tế được thành lập theo đúng Phụ lục VI; Thứ hai là Tòa công lý quốc tế; Thứ ba là một tòa trọng tài được thành lập theo đúng Phụ lục VII và thứ tư là một tòa trọng tài đặc biệt được thành lập theo đúng Phụ lục VIII để giải quyết một hay nhiều loại tranh chấp đã được qui định rõ trong đó. Nếu các quốc gia không đưa ra tuyên bố lựa chọn thì được xác định là chấp nhận thẩm quyền của Tòa án trọng tài thành lập theo phụ lục VII (điều 287, khoản 1,3). Tuy nhiên, Công ước đồng thời quy định một số trường hợp ngoại lệ, cho phép các quốc gia không áp dụng thủ tục bắt buộc nói trên, bao gồm các loại tranh chấp: Các tranh chấp về việc giải thích hay áp dụng các Điều 15, 74 và 83 của Công ước liên quan đến việc hoạch định ranh giới các vùng biển hoặc tranh chấp liên quan đến vịnh lịch sử hay danh nghĩa lịch sử (điều 298, khoản 1, a); Các tranh chấp liên quan đến các hoạt động quân sự (điều 298, khoản 1, B). Các tranh chấp liên quan đến việc giải thích hay áp dụng các quy định của Công ước về nghiên cứu khoa học biển và đánh bắt hải sản (điều 298, khoản 1, B) và các tranh chấp thuộc thẩm quyền giải quyết của Hội đồng bảo an Liên hợp quốc (điều 298, khoản 1, c). Nếu tranh chấp phát sinh thuộc một trong các trường hợp ngoại lệ nêu trên, tranh chấp chỉ có thể được giải quyết trên cơ sở thỏa thuận giữa các quốc gia hữu quan. Xung đột pháp lý giữa Philippines và Trung Quốc Ngày 25/8/2006, Trung Quốc đưa ra tuyên bố về việc áp dụng các ngoại lệ nêu trên, với nội dung cụ thể như sau "Trung Quốc không chấp nhận bất kỳ thủ tục nào quy định tại Mục 2, Phần XV của Công ước liên quan đến các tranh chấp được nêu tại khoản 1 (a) (B) ©, điều 298 của Công ước". Như vậy, đối với những tranh chấp quy định tại khoản 1 (a) (B) © điều 298 của UNCLOS, Trung Quốc không bắt buộc phải áp dụng thủ tục bắt buộc trong cơ chế giải quyết tranh chấp của UNCLOS. Trong đơn kiện Trung Quốc, Philippines đã nêu cụ thể những vấn đề yêu cầu Tòa trọng tài xem xét giải quyết, tập trung chủ yếu vào một số nội dung: Thứ nhất là việc Trung Quốc tuyên bố thiết lập đường "đứt khúc 9 đoạn" là hành vi vi phạm UNCLOS; Thứ hai là một số cấu trúc địa chất trên biển Đông mà Trung Quốc chiếm đóng bất hợp pháp không có quy chế pháp lý của đảo (khoản 1 điều 121 UNCLOS), mà chỉ được xác định là đảo đá (khoản 3 điều 121 UNCLOS), bãi cạn lúc chìm lúc nổi và thậm chí là bãi ngầm chìm ngập dưới mực nước biển ngay cả khi thủy triều xuống thấp nhất; Thứ ba là Trung Quốc đã thực hiện các hành vi vi phạm quyền chủ quyền và quyền tài phán của Philippines được UNCLOS ghi nhận tại vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa. Những nội dung trong yêu cầu của Philippines có liên quan và thuộc một trong các trường hợp ngoại lệ mà Trung Quốc tuyên bố hay không? Tòa trọng tài sẽ có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp liên quan đến việc giải thích và áp dụng UNCLOS, trừ những trường hợp ngoại lệ nêu trên. Trong giai đoạn sắp tới, cuộc chiến pháp lý giữa Philippines và Trung Quốc tập trung vào vấn đề này; và đây là điểm quyết định cho những bước tiếp theo của vụ việc. Khả năng tiến triển của vụ việc Vào thời điểm hiện tại, chưa thể đưa ra những kết luận cụ thể, chắc chắn về điểm mạnh và yếu trong lập luận của Philippin và Trung Quốc, với 2 lý do là trong đơn kiện, Philippines mới chỉ đề cập khái quát cơ sở pháp lý cho yêu cầu của mình và Trung Quốc cũng chỉ mới tuyên bố không chấp nhận thẩm quyền của Tòa mà chưa đưa ra lập lập phản biện yêu cầu của Philippines. Tuy nhiên, trên cơ sở nội dung đơn kiện của Philippines, có thể lưu ý thấy đối với yêu sách đường "đứt khúc chín đoạn" của Trung Quốc, Philippines chỉ yêu cầu Tòa giải quyết tranh chấp liên quan đến việc Trung Quốc thiết lập đường "đứt khúc chín đoạn" và tuyên bố "quyền chủ quyền và quyền tài phán" đối với vùng biển trong phạm vi đường "đứt khúc chín đoạn" có phù hợp với các quy định của UNCLOS, đặc biệt là các điều liên quan đến lãnh hải (điều 13-14), vùng đặc quyền kinh tế (điều 55-57), thềm lục địa (điều 76) và quy chế pháp lý của đảo (điều 121). Trung Quốc chưa chính thức tuyên bố những khả năng quốc gia này sử dụng lập luận về quyền lịch sử hay vùng nước lịch sử để từ chối thẩm quyền của Tòa trọng tài là rất lớn. Đây sẽ là một trong những điểm "cam go' của cuộc chiến pháp lý vì điều 298 của UNCLOS không hề giải thích khái niệm "quyền lịch sử". Liệu Trung Quốc có đầy đủ bằng chứng để thuyết phục Tòa về việc thực hiện "quyền lịch sử" theo đúng quy định tại điều 298 của UNCLOS? Trung Quốc sẽ phải đối diện với rất nhiều khó khăn khi muốn làm điều đó. Về quy chế pháp lý của các cấu trúc địa chất trên biển, Philippines không yêu cầu Tòa trọng tài xác định chủ quyền đối với những cấu trúc đó (vấn đề chủ quyền sẽ thuộc một trong các trường hợp ngoại lệ Trung Quốc tuyên bố; do vậy sẽ không thuộc thẩm quyền của Tòa trọng tài). Philippines chỉ yêu cầu Tòa áp dụng các quy định của UNCLOS, bao gồm điều 121 về đảo, để chỉ rõ từng cấu trúc địa chất là đảo, đảo đá, bãi cạn lúc chìm lúc nổi hay bãi ngầm và liệu những cấu trúc này có khả năng có vùng biển rộng vượt quá 12 hải lý. Đây là điểm mạnh trong lập luận của Philippines và sẽ không thuộc các trường hợp ngoại lệ mà Trung Quốc tuyên bố. Tuy nhiên, cũng cần lưu ý rằng, các cấu trúc địa chất được Philippines đề cập bao gồm nhiều cấu trúc địa chất của quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam. Kiện Trung Quốc là bước đi chiến lược của Philippines Về tổng quan, việc Philippines quyết định đưa tranh chấp ra giải quyết tại Tòa trọng tài quốc tế là bước đi chiến lược, phù hợp với quy định của luật quốc tế. Các quốc gia có nghĩa vụ hòa bình giải quyết tranh chấp nhưng có quyền lựa chọn các biện pháp khác nhau, trong đó có biện pháp tài phán quốc tế. Sự lựa chọn của Philippin không làm "phức tạp hóa" tình hình biển Đông; ngược lại thể hiện mong muốn tìm kiếm một giải pháp bền vững, không sử dụng vũ lực mà giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, trên cơ sở tôn trọng các quy định của luật quốc tế. Việc giải quyết tranh chấp về biên gới, lãnh thổ thông qua con đường tài phán quốc tế là sự lựa chọn tương đối "mới" của các quốc gia ASEAN. Cùng với một số nước như Malaysia, Indonesia và Singapore, Philippines tiếp bước, tạo ra tiền lệ cho việc giải quyết tranh chấp bằng biện pháp tài phán. Có thể đánh giá đây là bước đi mang tính tích cực, thể hiện ý chí, nguyện vọng của các quốc gia mong muốn áp dụng biện pháp này khi không thể đạt được thỏa thuận trên bàn đàm phán, nhằm tìm kiếm giải pháp hòa bình, ổn định, giải quyết triệt những xung đột, mâu thuẫn phát sinh. Bước đi "mạnh dạn" của Philippines đã phá vỡ "thế chiến lược" của Trung Quốc. Trên thực tế, Trung Quốc luôn áp dụng chiến lược vừa "xoa dịu", vừa "đe dọa" đối với từng quốc gia Đông Nam Á để thực hiện tham vọng tại biển Đông. Dựa trên sức mạnh quân sự, Trung Quốc tiến hành vừa "đàm phán" vừa "đe dọa sử dụng vũ lực", đồng thời kiểm soát thực địa để buộc các quốc gia trong khu vực phải chấp nhận "nền hòa bình lệ thuộc" và chịu sự áp đặt theo cách của Trung Quốc. Đây là lý do Trung Quốc luôn chủ trương đàm phán song phương và "không quốc tế hóa" tranh chấp tại biển Đông. Với bước đi trên, Philippines đã phát huy được thế mạnh của mình – lấy pháp luật để chống lại sức mạnh quân sự. Đó là công cụ pháp lý hữu hiệu cho phép Phillipines nhận được sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế và hạn chế sức mạnh của Trung Quốc, tránh những cuộc đối đầu quân sự bởi trong cuộc đối đầu đó, lợi thế luôn thuộc về Trung Quốc; đồng thời chuyển thế chiến lược, biến "đối đầu quân sự" thành cuộc đối đầu giữa các luật sư. Trong trận chiến này, các quốc gia liên quan sẽ bình đẳng và buộc phải bộc lộ quan điểm pháp lý của mình – điều mà Trung Quốc không mong muốn khi thực hiện chiến lược vừa đàm, vừa lấn; sử dụng sức mạnh quân sự để lấn lướt trên thực địa. Với vụ kiện này, Philippines đã tạo ra tiền lệ có ý nghĩa tích cực đối với việc giải quyết tranh chấp ở biển Đông. Bên cạnh đó, yêu cầu của Philippines có ý nghĩa quan trọng, góp phần làm sáng tỏ yêu sách mập mờ của Trung Quốc về đường "đứt khúc chín đoạn". Dù muốn hay không, Trung Quốc buộc phải đưa ra cơ sở pháp lý cho tuyên bố của mình. Đó là điều các quốc gia Đông Nam Á đã yêu cầu Trung Quốc khi quốc gia này yêu sách về đường "đứt khúc chín đoạn". Ngoài ra, việc xác định quy chế pháp lý của các cấu trúc địa chất trên biển có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, là cơ sở để giải quyết những xung đột, mâu thuẫn phát sinh. Nếu điều này được thực hiện, khu vực tranh chấp sẽ được xác định rõ ràng, từ đó các bên có thể ngồi vào bàn đàm phán để tìm kiếm các biện pháp quản lý xung đột, tiến tới giải quyết vấn đề tranh chấp chủ quyền. Khả năng tham gia của Việt Nam Việc Tòa trọng tài thụ lý giải quyết tranh chấp giữa Phillipines và Trung Quốc sẽ có tác động trực tiếp đến Việt Nam. Đặc biệt, các cấu trúc địa chất được Phillippin yêu cầu Tòa xác định quy chế pháp lý nằm trong quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam. Vì vậy, Việt Nam có thể tham gia vụ kiện để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, đồng thời bày tỏ quan điểm giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình và trên cơ sở tuân thủ pháp luật quốc tế. Tóm lại, việc Phillippines quyết định giải quyết tranh chấp bằng con đường tài phán quốc tế là bước đi tích cực, thể hiện thái độ kiên quyết trong việc giải quyết mọi xung đột, mâu thuẫn theo quy định của luật quốc tế. Điều này cho thấy, luật quốc tế nói chung, UNCLOS nói riêng vẫn luôn đóng vai trò quan trọng, là cơ sở pháp lý để các quốc gia giải quyết tranh chấp ở biển Đông. Bấm vào đây để viết bình luận - Bấm xem tất cả bình luận hay TS. Nguyễn Toàn Thắng =================== Báo TQ phủ nhận hoàn toàn giá trị của Công ước LHQ về Luật biển Thứ ba 29/01/2013 06:00 (GDVN) - Bài báo tỏ ra hung hăng khẳng định lòng tham "đường lưỡi bò", đồng thời coi luật pháp quốc tế như thứ vô giá trị. Trung Quốc liên tục trang bị tàu hộ vệ, tàu khu trục mới cho Hạm đội Nam Hải Tân Hoa xã ngày 26/1/2012 đăng lại bài viết của tờ Hoàn Cầu Trung Quốc có nhan đề “Việt Nam bày tỏ thái độ về việc Philippines kiện Trung Quốc ra tòa án, muốn giải quyết hòa bình vấn đề biển Đông”. Bài viết cho rằng, từ khi xảy ra tranh chấp ở bãi cạn Scarborough (Trung Quốc tuyên truyền là đảo Hoàng Nham) đến nay, Trung Quốc liên tục coi đó là “lãnh thổ vốn có” của họ, rằng họ có “chủ quyền không thể tranh cãi”. Thực ra thì điều khẳng định này của Trung Quốc chưa thấy căn cứ pháp lý ở đâu, kể cả "đường lưỡi bò" vô lý đòi trên 80% biển Đông, liếm sát bờ biển các nước ven biển Đông. Theo bài báo này, Philippines bất chấp sự thực “chủ quyền của Trung Quốc” (không có bằng chứng), đã “gây ra tranh chấp”, gần đây còn đưa vấn đề chủ quyền biển Đông đem ra Tòa án luật biển quốc tế để tố cáo Trung Quốc. Trong khi đó, gần đây, Việt Nam cũng cho biết, muốn giải quyết hòa bình tranh chấp trong khuôn khổ luật pháp quốc tế. Bài viết dẫn nguồn hãng tin CNA Đài Loan ngày 25/1 cho rằng, đây là phản ứng chính thức đầu tiên của Việt Nam đối với vấn đề này. Bài báo dẫn nguồn tin từ Thông tấn xã Việt Nam cho rằng, quan chức Ủy ban biên giới quốc gia của Bộ Ngoại giao Việt Nam cho biết, lập trường nhất quán của Việt Nam là phải giải quyết hòa bình vấn đề biển Đông dựa trên luật pháp quốc tế, nhất là Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển năm 1982. Hạm đội Nam Hải thường xuyên tập trận đe dọa các nước Tờ “Thanh niên” Việt Nam dẫn lời giáo sư Hoàng Việt, Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh cho biết, đây là vụ kiện giữa Philippines và Trung Quốc, kết quả phán quyết của trọng tài quốc tế sẽ không có hiệu lực đối với nước thứ ba, nhưng phán quyết này sẽ gây tác động to lớn đối với phương diện pháp lý của tranh chấp biển Đông. Ông phân tích, nếu kết quả trọng tài cho rằng, “đường chín đoạn” (đường lưỡi bò) của Trung Quốc vi phạm Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển năm 1982 thì sẽ có lợi cho các nước có liên quan khác. Ngược lại, sẽ có lợi cho Trung Quốc, “sẽ làm cho vấn đề biển Đông càng trở nên phức tạp và nguy hiểm”. Nhưng, giáo sư Hoàng Việt chỉ ra, tòa án quốc tế cũng có khả năng từ chối thụ lý vụ kiện này. Giáo sư Hoàng Việt nhấn mạnh, trong tranh chấp biển Đông, một số nước ủng hộ Philippines, phán quyết của trọng tài quốc tế sẽ có tác động to lớn đối với các nước có liên quan. Trung Quốc ngày càng ra sức tuyên truyền để thực hiện tham vọng "đường lưỡi bò" bất hợp pháp, nhưng họ hoàn toàn không có bằng chứng pháp lý và lịch sử. Về việc Philippines kiện Trung Quốc ra tòa án quốc tế, ngày 23/1, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi tiếp tục lên giọng khẳng định cái chủ quyền bất hợp pháp của họ đối với “đường lưỡi bò”, rêu rao là họ có bằng chứng pháp lý và lịch sử đầy đủ. Phát ngôn viên ngoại giao TQ Hồng Lỗi phê phán Philippines cái gọi là “xâm chiếm một số đảo của Trung Quốc ở quần đảo Trường Sa (thuộc chủ quyền Việt Nam), từ đó gây ra tranh chấp lãnh thổ” và coi đó là “nguồn gốc và cốt lõi gây ra tranh chấp Trung Quốc-Philippines ở biển Đông”. Hồng Lỗi tiếp tục nhấn mạnh đến phương thức giải quyết song phương: “do các nước chủ quyền có liên quan trực tiếp đàm phán giải quyết tranh chấp”. Ông này cho đây là “đồng thuận giữa Trung Quốc và ASEAN trong Tuyên bố về ứng xử của các bên ở biển Đông (DOC), đòi hỏi các nước ký kết phải tuân thủ nghiêm túc tuyên bố này”. Trung Quốc khát dầu và tài nguyên khoáng sản, nguồn lợi thủy sản... ở biển Đông. Bài báo tiếp tục đổ lỗi cho “một số nước” đã tìm cách dựa vào “cái gọi là” Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển (bài báo nhấn mạnh như vậy) để “xâm chiếm lãnh thổ Trung Quốc”. Đồng thời, bài báo cho rằng: “Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển không phải là công ước quốc tế dùng để giải quyết tranh chấp chủ quyền lãnh thổ giữa các nước, cũng không thể trở thành căn cứ để phán quyết loại tranh chấp này”. Trung Quốc lo ngại Mỹ và các nước chặn tuyến đường cung ứng năng lượng của họ ở biển Đông, eo biển Malacca, Ấn Độ Dương. Bấm vào đây để viết bình luận - Bấm xem tất cả bình luận hay Việt Dũng =================== Tất nhiên là nếu Trung Quốc không theo kiện vụ này với "đầy đủ bằng chứng lịch sử không thể chối cãi" và "bằng chứng pháp lý" - như họ thường rêu rao - thì chỉ còn cách phủ nhận luật pháp quốc tế: Một quả thua đậm về ngoại giao. Còn nếu theo kiện và họ thua đi chăng nữa thì đây chính là cơ hội để họ chứng tỏ thiện chí tuân thủ luật pháp quốc tế và thế giới sẽ phát triển theo hướng khác.1 like -
Chữ Việt cổ đã được giải mã? 29/01/2013 09:44 | Phóng sự - Khám phá (VTC News) - Năm 2011, Báo điện tử VTC News đã có loạt phóng sự về hành trình gian nan nửa thế kỷ nghiên cứ chữ Việt cổ của ông Đỗ Văn Xuyền. Loạt bài người đi tìm chữ Việt cổ - Người đọc thông viết thạo chữ Việt cổ - Chữ Việt cổ - chữ của nền văn minh rực rỡ - Bí ẩn chữ viết thời Hùng Vương - Người 50 năm giải mã chữ của tổ tiên người Việt - Sự thật ngôi miếu thờ thầy trò thời Hùng Vương Chiều 29-1-2013, tại 80 Lý Thường Kiệt, Hà Nội, nhà nghiên cứu Đỗ Văn Xuyền đã có buổi mắt cuốn sách “Cuộc hành trình đi tìm chữ Việt cổ” và giao lưu với các nhà nghiên cứu, những người say mê chữ Việt cổ. Năm 2011, Báo điện tử VTC News đã có loạt phóng sự về hành trình gian nan nửa thế kỷ nghiên cứ chữ Việt cổ của ông Đỗ Văn Xuyền. Ông Xuyền tuyên bố rằng đã giải mã được chữ Việt cổ - thứ chữ của một nền văn minh rực rỡ từ thời các Vua Hùng dựng nước Văn Lang. Cuốn sách đánh dấu hành trình 50 năm kiên trì, bền bỉ, với cái tâm trong sáng và lòng yêu đất nước sâu sắc, niềm tự hào về văn hóa Việt của ông Xuyền. Ông giáo già Đỗ Văn Xuyền giảng giải về chữ Việt cổ (Ảnh: nhân vật cung cấp) Ông đã đi tới đích của cuộc hành trình đi tìm chữ Việt cổ với hướng đi riêng không giống với hướng đi của các bậc tiền bối, đó là trở về với nhân dân. Bởi ông nhận biết được vai trò quan trọng của nhân dân trong việc lưu giữ và bảo tồn những di tích lịch sử của tổ tiên giúp ông hoàn thành được công trình chữ Việt cổ. Trong hành trình 50 năm đầy gian nan, ông không quản ngại đi đến các vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc, miền núi, đình, chùa, miếu mạo… Bất cứ khi nào, nơi nào, cứ nghe thông tin có “chữ lạ” là ông lại lên đường. Không thiếu lần trong nhiều ngày liền, ông chỉ ăn lương khô, thậm chí cạn kiệt tiền để đi xe khách về nhà… Ông muốn tuyên bố với thế giới rằng, người Việt đã có chữ Khoa Đẩu, thứ chữ được sáng tạo từ thời tiền sử, mà suốt 2.000 năm qua đã bị thất lạc. Giờ đây, ông giáo Xuyền ít sử dụng chữ Quốc ngữ, mà toàn sử dụng chữ Việt cổ vào công việc ghi chép, sáng tác Tác giả đã chứng minh được, từ thời Hùng Vương, người Việt ta đã có chữ viết, được thể hiện trên Bản đồ giáo dục thời Hùng Vương, danh sách các thầy cô giáo thời Hùng Vương, các cuốn sách chữ Việt cổ hiện còn lưu giữ tại Bảo tàng Sơn La và trên những hiện vật còn được lưu giữ ở khắp thế giới như Trống đồng của Việt Nam đang được trưng bày trạng trọng tại Bảo tàng Paris (Pháp)... Từ điển khoa học thế giới đã xác định “Chữ viết là những ký hiệu viết ra để ghi ngôn ngữ không thể tồn tại độc lập ngoài ngôn ngữ”. Một hệ thống chữ viết hợp lý nếu nó thích ứng với đặc điểm của ngôn ngữ. Trên cơ sở các tiêu chí khoa học đã được xác định đó, ông Đỗ Văn Xuyền đã chứng minh đặc điểm của bộ ký tự chữ Việt cổ là không có dấu. Ông Xuyền viết tặng phóng viên bằng chữ Việt cổ Theo công trình của nhà nghiên cứu người Pháp Haudricourt và qua khảo sát một số bộ tộc Việt cho thấy: Trước Công nguyên, người Việt nói không dấu, do không có dấu nên bộ chữ Khoa Đẩu phải dùng tới hai loại phụ âm: phụ âm cao và thấp để thể hiện các từ khác nhau. Bộ chữ có đầy đủ số lượng nguyên âm, phụ âm cơ bản như chữ quốc ngữ. Những nét độc đáo trong bộ chữ chỉ có thể giải thích bằng ngôn ngữ Việt. Cách phát âm của bộ ký tự này hết sức đơn giản như cách nói của những người dân quê cổ. Các phụ âm khóa đuôi dùng chung… Theo tác giả Đỗ Văn Xuyền, từ hàng nghìn năm qua, các nhà khoa học trong và ngoài nước đều khẳng định: Việt Nam có chữ viết từ rất sớm. Các nhà nghiên cứu nước ngoài như Anh, Tiệp Khắc đã xác nhận: “Ngay từ trước Công nguyên, người Việt đã có chữ tượng thanh – loại chữ ghép chữ cái thành từ”. Ông Xuyền viết hịch khởi nghĩa Hai Bà Trưng bằng chữ Việt cổ Điều này được thể hiện trên các di chỉ khảo cổ đồ gốm, đồ đồng của thời kỳ Đông Sơn như lưỡi cày, đặc biệt là trống đồng, cùng các hình vẽ, chữ viết trên đá cổ Sapa, Xín Mần, Pá Màng… Theo một hệ thống nhất quán, tất cả đều thể hiện đó là những chữ viết cổ từ thời kỳ tiền văn tự, phát triển và hoàn thiện dần thành bộ chữ Khoa Đẩu. Chữ Việt cổ hay còn gọi là chữ Khoa Đẩu, chữ Vua Hùng có hình dáng như những con nòng nọc đã được nhiều nhà nghiên cứu trong nước và nước ngoài khẳng định như giáo sư Hà Văn Tấn, Lê Trọng Khánh, giáo sư Bửu Cầm, giáo sư Đỗ Quang Vinh… Tuy nhiên, chưa có ai giải mã được chữ Việt cổ, thứ chữ đã bị mất từ sau khi cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng thất bại. Tại buổi giao lưu, nhà nghiên cứu Đỗ Văn Xuyền giải đáp mọi thắc mắc của các nhà nghiên cứu, nhà văn hóa, nhà ngôn ngữ, những người yêu cổ sử, yêu văn hóa Việt. Thái Phong1 like
-
Năm Quý Tỵ là năm thuận lợi , tốt rồi , con an tâm.Nhiều chuyện tốt mà con không phải cố gắng cũng tự đến.1 like
-
Năm Thìn nầy ,cháu có bị tai nạ gì như bị té xe hay bị người xô đẩy té bị trật tay phải hya là bị phỏng lửa điện gì ở xe cộ máy móc / năm nầy có người yêu nhưng hay cãi cọ bất đồng ý kiến ?1 like
-
Quán vắng!
thanhdc liked a post in a topic by Thiên Sứ
Hungnguyen thân mến.Sư phụ rất quý Hungnguyen vì khả năng phân tích sâu sắc vấn đề. Đây là tố chất cần của dân nghiên cứu Lý học. Bởi vậy, sư phụ không muốn Hungnguyen viết những loại bài như thế này. Nội dung loại bài như thế này manh tính khen chê chính kiến của một lãnh đạo cao cấp - Thứ trưởng quốc phòng về một khả năng ứng sử cấp quốc gia. Mặc dù nó không phải là một chính sách được xác định. Nhưng dù khen hay chê thì cũng là biểu lộ thái đô chính trị. Trong khi dân Lý học thực sự nắm bắt quy luật của tự nhiên, biết trước mọi việc, chỉ nên xem xét những sự kiện như là những yếu tố tương tác để dự đoán hậu quả. Để xảy ra bất cứ một sự kiện lớn nhỏ nào trong thế giới Hậu Thiên này - từ lịch sử thế giới cho đến cái bị rách của người ăn mày - đều gồm nhiều yếu tố phức tạp. Đôi khi hình thức và nội dung không tương thích với nhau.Bởi vậy, cân nhắc xem xét toàn diện. Sư phụ đã hoàn tất thủ tục chuyển giao TT. Khi sư phụ chình thức công bố các văn bản chuyển giao thì sau đó mọi việc sẽ do Thế Trung quyết định với Hatgaolang và Hoàng Triều Hải. Bá Kiến sẽ phụ trách về mặt kỹ thuật diễn đàn. BBW chỉ phụ tá Bá Kiến.1 like -
Quốc phục là một lựa chọn từ y phục truyền thống , mang dấu ấn của y phục truyền thống và nó phải thể hiện được vẻ đẹp, sự trang trong đặc thù của văn hóa Việt. Tôi có cảm giác người ta nhầm lẫn giữa quốc phục và y phục truyền thống.1 like
-
- Có một số vấn đề sau: 1- Nếu nói dùng khố và yếm làm quốc phục thì đương nhiên không thể. 2- Xét về quốc phục - Theo lão Say quốc Phục phải thể hiện được nó là tính cách nét riêng của dân tộc đó , về tiêu chí nó không nhất thiết là phải ở thời đại nào nó có thể là Cổ có thể là Kim và khi mang bộ y phục đó người ta đều công nhận đó là của người Việt Nam. 3- Nếu nói áo dài mà phát triển ra áo tứ thân hay áo bà ba ... Lão say ko công nhận. Bởi vì áo tứ thân có trước áo dài - áo dài mới là biến thể của áo tứ thân . Vì sau khi chúa Nguyễn Hoàng vào Miền Nam mới thay đổi y phục và cả giọng nói cho khác với chúa Trịnh ngoài Miền bắc. nhưng thôi ta không bàn đến việc thời điểm ở đây. -Vấn đề là quốc phục là do cộng đồng và xã hội chọn ra và nó phải mang sắc thái, tính cách của người Việt . Nam phục cũng như nữ phục nó thể hiện được bẩn chất sự sáng tạo của người Việt chứ không thể bó buộc là phải loại này hay loại kia hoặc chất vải này hay chất vải kia. Nếu chúng ta định cho nó bất cứ một khuôn khổ nào đều không thể là hợp lý vì sao : Nếu ta định là khăn xếp áo dài và kèm theo là đôi guốc mộc Lão say tin chắc là khăn xếp áo dài được nhưng đôi guốc chắc chắn không ổn . Vì vậy ta không nên bó hẹp vấn đề. Có những vấn đề truyền thống đôi khi là tốt nhưng cũng chưa hẳn tất cả truyền thống đều tốt. Mỗi cá nhân con người đều có sự nhìn nhận khác nhau vị giáo sư kia cũng chỉ nói về cái nhìn nhận của cá nhân ông ta về tà áo dài làm quốc phục . Sẽ là sai lầm nếu đánh giá ý kiến cá nhân với một thái độ như vậy. ta có thể tìm quốc phục qua tham khảo :http://www.youtube.com/watch?v=I0C5m01O7YI tại đây có các loại trang phục qua các thời kỳ và được nghiên cứu khá tỷ mỉ và chi tiết. Với lão Say áo dài hay ngắn để làm quốc phục đều phải được xem xét kỹ lưỡng về mặt sử học và tính chất riêng của dân tộc Việt1 like
-
Uh, có thể như em nói chú Mậu xác định giờ sinh hơi khác nên của chị mới thành ko đúng như vậy, vì chú xác định chị sinh giờ Tỵ nên ko đúng tý nào cả màTheo chị biết thì từ khoảng 3-5h sáng là giờ Dần, may là em gái em được chú Mậu xác định là giờ Dần chứ nếu là giờ Sửu thì thành số của người khác rồi, làm sao đúng đc nữa. Lần cuối cùng chị đi xem số cách đây khoảng gần 2 năm rồi, là đợt xem chú Mậu và một ông thầy nữa trong SG nhân đợt đi công tác. Sau đó chị ko còn đi xem nữa, mà chị đi xem cũng là do mọi người thấy chị lận đận như vậy cứ đưa đi nên cả nể mà đi nhưng ko thấy đúng còn mang thêm lo lắng vào người như kiểu phải làm lễ cải số, rồi số gánh nợ nhà chồng cũ, rồi số cả đời ko yên, số nhiều đời chồng dù chị toàn xem tử vi chứ ko phải xem bói linh tinh đâu nhé....chị ko tin những điều đó, ko tốn tiền làm lễ theo họ (vì chị thấy nhiều lần chú Haithienha giải thích khi luận lá số cho mọi người là ko cách gì giải hay cải được số của mình cả) nhưng do hay suy nghĩ nên khi gặp chuyện ko suôn sẻ thành ra cũng hoang mang. Ko biết mọi người được chú Haithienha xem giúp là số thì thế nào chứ với chị thì những gì được chú xem cho đều chính xác hết, có những điều chị ko ngờ đến đều xảy ra đúng như chú dự báo trước thế mới lạ chứ. Nên chị tin con người ta sinh ra đã có số rồi thật :) Chị đang mong được chú Haithienha luận giúp cho mấy điều thắc mắc để thoát khỏi lo lắng vì cái tuổi Dần của mình nhưng chắc chú bận vì thấy chú ít vào luận giải, chị hy vọng là vẫn có duyên đc chú xem giúp1 like
-
1 like
-
Trước hết xin cám ơn lời góp ý của Chim Chích Bông đã có bề dầy của đóng góp cho Lý Học Đông Phương, 2080 bài viết mà.. Tôi mới gia nhập diễn đàn nên không rành lắm, tôi chỉ hiểu nôm na là cái mục này nằm trong Tư Vấn Tử Vi nên đề nghi cháu đó thôi. Và tôi cũng xin được mạnh dạn bầy tỏ lại một ý kiến nhỏ xíu là khi góp ý cho bất kỳ ai thì cũng nên hết sức nhã nhặn , không nên nói khơi khơi , nên tìm hiểu kỹ tuổi tác và cương vị của họ. hoặc mặc dù họ chỉ là " phó thường dân loại 2 ". Tôi thiết nghĩ sự mềm mỏng , nhẹ nhàng sẽ có tác dụng hơn. .Mưa phùn tuy nhỏ nhưng làm đất , đường ướt , lép nhép. mưa rào lại đường chóng khô. Tôi xin được kể ra đây một chuyện nhỏ nhé. Có một người cha trước khi hấp hối. 5 người con trai quây quần chung quanh. Người con cả hỏi cha rằng :" bố ơi, sao bố thành công thế !" Ông bố nghe con hỏi vậy liền há miệng ra và hỏi các con :" Răng của bố còn không ?" Năm người con nhao nhao trả lời :" Không ạ, răng bố rụng hết rôi! " Ông bố lại há miệng ra và hỏi tiếp :" Thế lưỡi của ta còn không /" Năm người con lại tranh nhau trả lời :" Còn ạ. Lưỡi của bố còn ạ ." Lúc này ông bố mới trả lời các con rằng :" Thế đấy, ở đời cái gì cứng nó sẽ hỏng trước, cái gì mềm nó sẽ tồn tại ." Nhất là trang wet này là nối tiếp của nền Văn minh Lạc Việt đã tồn tại 5000 nghìn năm Văn Hiến. ........................Cám ơn Chim Chich Bông đã xem mấy lời này.1 like