-
Thông báo
-
Nội quy Lý Học Plaza
Nội quy này là bản mở rộng Nội Quy - Quy định của Diễn đàn. Khi tham gia mua bán, các thành viên phải tuân theo những quy định sau: Tiêu đề bài viết: Bao gồm: Chỉ dẫn địa lý, Loại hình Mua/Bán, Thông tin mua bán.
Chỉ dẫn địa lý: Tỉnh/thành nơi mua bán. Hoặc sử dụng định nghĩa có sẵn:TQ: Toàn quốc
HCM: TP Hồ Chí Minh
HN: Hà Nội
[*]Ví dụ: HCM - Bán Vòng tay Hổ Phách Nội dung bài viết: Mô tả chi tiết sản phẩm mua/bán
Bắt buộc phải có thông tin liên lạc, giá Mua/Bán
Bài mới đăng chỉ được phép up sau 03 ngày.
Thời gian up bài cho phép: 01 ngày 01 lần.
Các hành vi vi phạm nội quy này sẽ bị xóa bài hoặc khóa tài khoản mà không cần báo trước.
-
Leaderboard
Popular Content
Showing most liked content on 25/01/2013 in all areas
-
Năm nay còn 2 tuần nữa kịp lấy không?2 likes
-
Giải mã bí ẩn ngôi đền - cứ bước vào hậu cung là trả giá bằng cái chết Giaoduc.net.vn Thứ tư 08/02/2012 07:05 "Phần hậu cung của đền có thể hiểu như nơi nghỉ ngơi của "thánh" không phận sự tuyệt đối không được bước chân vào nếu không muốn gặp những tai họa khủng khiếp. Cánh cửa ấy tưởng chừng cũng đơn giản như bao cánh cửa khác trong vô vàn những ngôi đình đền trên khắp Việt Nam, cũng mang đặc trưng sơn màu cánh gián và đường nét sơn son thiếp vàng, ngả màu cũ kỹ và bốn góc cánh cửa tróc lở theo thời gian. Vậy nhưng từ bao đời nay, hàng chục vạn người từng đến thăm ngôi đền Cao (thôn Đại, xã An Lạc, huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương) đều tò mò vì không ai biết phía sau cánh cửa hậu cung này là bí mật gì mà người nào phạm “lời nguyền” cứ bước chân qua là mất mạng, nhận những reo rắc đen đủi cho người thân. Cổng đền Cao (Hải Dương) “Tàn đời” vì trái “luật đền”? Cụ ông Dương Văn Luyện (74 tuổi, cùng ngụ địa chỉ nêu trên) cho biết theo phong tục địa phương quy định từ ngàn năm nay, mỗi năm đến ngày lễ hội thì làng phải bầu ra một "quan trùm" và bốn "quan đám". Bốn "quan đám" phụ trách việc lễ tế ở bốn ngôi đền trong quần thể đền Cao, còn "quan trùm" thì phụ trách chung mọi việc. Từng hàng chục năm liên tục được làng bầu làm những “chức sắc” này và năm nay được “phong” làm “quan trùm” nên không ngõ ngách nào trong ngôi đền này ông không biết, nhưng riêng những “bí mật” sau cánh cửa hậu cung thì “có chết cũng không nói”. Phong tục quy định điều cấm kỵ đầu tiên mà các "quan trùm, quan đám" phải tuân thủ là họ có trách nhiệm mỗi tháng phải hai lần vào hậu cung để dọn dẹp và biết được một phần cảnh trí trong đó. Thế nhưng trong suốt thời gian còn giữ “chức”, họ phải tuân theo “luật” "có biết cũng không nói, tò mò không biết thì cũng không hỏi" và sau này dù có còn giữ “chức” hay không thì những gì đã được nhìn thấy trong hậu cung thì cũng “sống để bụng, chết mang đi”. Vì thế mà cho đến giờ, trong hậu cung của đền Cao có những bí mật gì vẫn là một điều bí ẩn. Đền Cao được bao bọc bởi rừng cây xanh mướt, càng thêm uy nghiêm bởi sự hiện diện của 54 cây lim cổ thụ hàng trăm năm tuổi, trong đó "cụ" lim thọ nhất thì đã hơn 800 tuổi, cao tới 20m. Mới đây, những cây lim này đã được Hội Bảo vệ thiên nhiên và môi trường Việt Nam" công nhận là "Cây di sản Việt Nam". Nếu biết rằng trước đó, cả nước mới chỉ có 10 cây cổ thụ nhận được danh hiệu này thì việc tới 54 cây hội tụ cả ở đền Cao đã là một sự lạ kỳ. Việc thờ cúng ở đền Cao cũng là một sự lạ vì đền không thờ tượng như một số nơi khác mà thờ bài vị của "thánh". Vào lễ hội, bài vị được mặc áo trông như người ngồi trên ngai, qua bao năm mà bài vị vẫn mới tinh, dọc theo bài vị là hai hàng chữ Hán vàng óng chưa hề trầy xước. Phong tục oái oăm này còn ràng buộc những vị chức sắc những quy định cực kỳ ngặt nghèo khác. Trong những ngày lễ hội, dù có giỗ chạp thì các "chức sắc" cũng không được thắp hương lên ban thờ gia tiên, thậm chí không được… ăn các món trên ban thờ nhà mình. Cũng thời gian này họ đều phải ăn chay, tắm rửa sạch sẽ; khi làm lễ phải mặc đội khăn, che miệng; đặc biệt “thuộc nằm lòng” quy tắc khi vào hậu cung thì bước chân phải trước, ra khỏi cung bước chân trái trước. Lệ làng thì cứ thế mà tuân theo, trong tâm tưởng của những người dân trong vùng dù vẫn có lúc tò mò nhưng sự tò mò ấy rồi cũng bị quên đi khi các cụ cao niên cho biết “Phần hậu cung có thể hiểu như nơi nghỉ ngơi của "thánh". Mọi người quan tâm làm gì”. Những người dân đến vãn cảnh, cúng bái có lỡ lạc chân qua khu vực có cánh cửa luôn được khóa cẩn thận này cũng chẳng ai dám ghé mắt vào vì “sợ” “lời nguyền” người xưa truyền lại là ““không phận sự tuyệt đối không được bước chân vào” nếu không muốn gặp những tai họa khủng khiếp”. Chuyện về cánh cửa bí ẩn chỉ rộ lên khi khoảng 20 năm trước, một du khách đã “trả giá” bằng chính mạng sống của mình khi nằng nặc đòi vào tận nơi để chụp hình. Cụ Luyện kể lại năm ấy ông cũng là "quan đám" của đền và sự việc xảy ra ngay dịp kỷ niệm đền được công nhận Di tích lịch sử văn hóa cấp Quốc gia. Hôm ấy sau buổi lễ, một nam du khách trung tuổi vốn là một người quen biết đến từ tỉnh Hải Dương cứ nằng nặc đòi “quan đám” phải mở cửa hậu cung cho mình vào chụp ảnh. Dù ông Luyện can ngăn thế nào, vị khách này cũng không nghe rồi khẳng định: "Tội vạ đâu tôi chịu. Chết tôi cũng chịu". Ông Luyện đành phải mở cửa hậu cung cho khách vào, còn mình quỳ khấn ở ngoài. Trong hậu cung, ánh đèn flash lóe liên tiếp vài cái, sau một hồi “vãn cảnh” và chụp ảnh xong, vị khách đi ra mang nét mặt rất hoan hỉ. Trong trí nhớ của ông lão đã bước vào tuổi “thất thập cổ lai hi” này, đây là lần đầu tiên có người lạ dám bước vào hậu cung của đền như thế. Những chuyện lạ với vị khách này xảy ra từ ấy. Bảy bức ảnh trong hậu cung người này chụp, khi mang về rửa thì phim đều đều đen sì “tối như đêm 30”. Rồi 3 ngày sau, tin từ tỉnh báo về vị ấy đã bị đột quỵ sau một buổi họp. Được đưa đi chữa ở khắp các bệnh viện nổi tiếng ngoài Hà Nội nhưng chưa đầy một tháng sau, du khách “bạo gan” này không qua khỏi. Tai họa chưa dừng ở đó. Khoảng 3 tháng sau, con trai duy nhất của người này thắt cổ tự vẫn, nghe nói là phẫn uất vì chuyện bị vợ ngoại tình. Tiếp một tháng nữa, một người trong gia đình ấy khi đang đi công tác xa bỗng bị có người chỉ mặt mà bảo: "Nhà mày có người xúc phạm đến thần thánh. Nếu không về làm lễ cầu xin thì còn có thêm người chết nữa". Người này về kể chuyện thì gia đình mới móc xích các sự việc lại với nhau và “tá hỏa tam tinh” ngờ rằng đó là hậu quả của việc “phạm thánh”. Ông Luyện kể rằng phải sau khi sắm lễ tìm lên đền “tạ tội” thì gia đình ấy “mới được yên”. Mang họa vì phạm “húy kỵ nhà thánh"? Dư luận trong khu vực lại thêm một lần “dậy sóng” với sự việc một thanh niên “ngỗ ngược” đã “trả giá” vì muốn “thử độ thiêng” của đền những ngày cuối năm 2011. Một thanh niên ở xã Đồng Lạc (cạnh xã An Lạc) nhiều năm nay “ấm ức” trước “luật” đại kỵ trước khi vào lễ đền Cao không được ăn thịt chó nên đã rủ vài người bạn đi làm một bữa thịt chó xả xui cuối năm rồi mặt đỏ bừng bừng lên lễ đền. Chỉ vừa bước lên đến sân nghỉ, còn cách sàn đền chừng chục bậc tam cấp nữa thì chàng trai bỗng ngã dập đầu, chúi mặt xuống đất. Người đi lễ hốt hoảng chạy lại xem thấy nạn nhân miệng cứ há hốc ra, không kêu được mà cũng không cựa quậy gì được. Những người bạn của anh chàng vội vàng chạy vào cầu cứu "quan trùm" và khi nghe rõ sự tình, người coi đền lập tức thắp 9 nén hương kêu cầu trước bài vị "thánh" rồi mang ra cho một chén nước đã được đặt làm lễ cho đám bạn cạy miệng đổ vào mồm thanh niên “ngông cuồng”. Lạ thay từ lúc đó anh chàng kêu được ra tiếng và cà nhắc đi về nhà. Sau sự việc, bố mẹ của chàng thanh niên nghịch ngợm này đã phải sắm lễ lên đền, khẩn cầu "thánh" tha thứ cho cái việc "trẻ đầu xanh lỡ nghịch dại". Một người khác tự nhận mình gặp phải “những tai ương ghê gớm hơn vì dám phạm kỵ húy” ở đền Cao là bà Lương Thị Cải (người huyện Nam Sách, lấy chồng thôn Đại). Cuối năm 2010 bà dâng một mâm lễ lên đền gồm toàn những món chay do người con dâu cả của bà bày biện. Bà Cải thuật lại bà không nhớ ngày hôm trước người con dâu này vừa phải về quê để làm lễ "sang cát" cho bố đẻ, trong khi một “đại kỵ” khác khi dâng lễ lên đền Cao theo tục lệ là người biện lễ tuyệt đối trước đó ít ngày không được dính vào chuyện tang trở. “Xăng xái đội lễ lên đền, vừa bước vào cửa "thánh" và có cảm giác tôi chỉ sượt qua rất nhẹ mà đôi lục bình nặng trịch trên ban thờ bỗng rơi vỡ tan tành. Lúc ấy tôi sợ đến tái mét cả mặt mày nhưng nghĩ mình vô tình làm vỡ lọ nên chỉ kêu cầu xin lỗi "thánh" về việc đó thôi, đâu ngờ "thánh" quở về việc khác", bà Cải thuật lại. Ngày đó cứ nghĩ rằng mình “phạm lỗi” làm vỡ lục bình của đền nên người phụ nữ này đã cung tiến trả đền những lọ lục bình khác nhưng chỉ được dăm ngày là những đồ “đền bù” này lại rơi vỡ hoặc sứt mẻ như kiểu “lời xin lỗi không được chấp nhận”. Trong suốt nửa năm sau đó gia đình bà liên tục gặp tai ương: Người con trai cả hành nghề lái xe đường dài đã hàng chục năm, bỗng gây tai nạn liên tiếp, không đến nỗi chết người nhưng cũng phải bán cả xe để trang trải; người con trai thứ thì làm ăn gặp thất bát, bị bạn hàng lừa mất cả tỉ đồng rồi bỏ trốn; đen đủi nhất là người con trai út, anh này đang đi chơi với bạn bè thì gặp hai băng nhóm đuổi đánh nhau, chẳng hiểu “nhìn gà hóa cuốc” thế nào mà trong đám đánh nhau có đối tượng tưởng nhầm anh là đối thủ nên bị đánh nhầm, bị “tặng” trận đòn “thừa sống thiếu chết” phải đi viện khâu hàng chục mũi trên đầu, lại gặp nhiều rắc rối khi bị cơ quan công an gọi lên làm việc mấy lần vì nghi có liên quan đến hai băng nhóm côn đồ đó. Thấy gia đình gặp nhiều tai họa bất thường, bà mẹ điên đầu tìm gặp người làng để hỏi ý kiến và soát xét lại mọi việc từ đầu, cuối cùng đã phát hiện ra sơ xuất vì đã dùng lễ do người con dâu có tang sửa soạn. Một lần nữa, bà lại biện lễ lên đền thống thiết kêu cầu và cho rằng "từ ngày đó gia đình tôi không gặp thêm tai ương gì nữa. Bây giờ tôi gần như đã thành “người nhà đền”, gặp việc gì cũng lăn xả vào làm, không bao giờ dám quản ngại, chỉ mong "thánh" “chứng” cho lòng thành của tôi". Người trong khu vực còn rỉ tai nhau việc cấm kỵ ngồi lên lưng đôi voi và ngựa bằng đá chầu trước cửa đền. Điều cấm kỵ này xuất phát từ sự việc một nhóm thanh niên từ trên huyện về đền dám “cưỡi voi tranh với thánh”. Chuyện xảy ra vài năm trước khi nhóm thanh niên dạo quanh thăm thú cảnh đền, chụp ảnh rồi một thanh niên hứng khởi muốn có bức hình mình đang cưỡi voi đá ngựa đá. Dù người nhà đền đã hết sức ngăn cản nhưng rình lúc không ai trông coi, cậu thanh niên vẫn cố tình ngồi lên lưng một chú voi để chụp vội kiểu ảnh. Mọi chuyện vẫn bình thường đến khi nhóm thanh niên ròi đền ra về. Vừa bước khỏi cổng đền, cậu thanh niên bị trúng gió bỗng ngã vật ra đất, miệng sùi bọt mép, được đưa tới bệnh viện nhưng cả đời chịu cảnh bị liệt nửa người bên phải. Voi đá trước cửa đền Cao trên núi Thiên Bồng “Chuyện lạ” chỉ là những tai nạn tình cờ Với những câu chuyện như truyền thuyết, người trong khu vực cho rằng ngôi đền này như một “mảnh đất thiêng” của họ. Có những người từ xa tới nghe chuyện đã phản bác “Nếu là đền thiêng thì tại sao gần đây mới xảy ra chuyện?”, những người cao niên bèn dẫn ra một loạt những “dẫn chứng xa xưa” khác: Từ những năm khi thực dân Pháp xâm lược, vùng đất này luôn là nơi bị giặc càn quét và có những đêm từ bên kia sông giặc bắn sang đến hàng trăm quả đại bác nhưng chưa từng một quả đạn nào rơi vào khu vực đền Cao. Đó là lý do khiến ngôi đền có tuổi thọ hàng ngàn năm mà vẫn giữ nguyên được bài vị thờ "thánh", ngọc phả và 12 đạo sắc phong từ thời tiền Lê để lại. Một người già khác cho biết, còn có một “khu vực cấm” khác trong ngôi đền là lạch nước ngăn cách ban thờ "thánh" bày các loại vũ khí và cửa hậu cung được coi như “biên giới” của người đi lễ. Dù lạch nước chỉ rộng chưa đầy 10cm nhưng dân trong thôn chưa bao giờ từng dám bước qua ranh giới đó. Khách thập phương khi đến đây cũng được nhắc nhở cẩn thận để không phạm vào cấm kỵ này. Lý giải về những câu chuyện người ta cho rằng bị "thánh vật", một vị cán bộ UBND xã cho biết cũng có nghe nhiều lời đồn đại nhưng rất có thể đó chỉ là những tai nạn ngẫu nhiên. "Ví như trường hợp cậu thanh niên ăn thịt chó, uống rượu, say mèm như thế mà leo mấy chục bậc cầu thang lên đền, ngã dập mặt cũng không có gì lạ cả", ông nói. Vị cán bộ xã cũng đặt vấn đề: “Những câu chuyện mang đầy chất tâm linh ấy có thể do chính người dân địa phương đồn thổi, mục đích là để tăng thêm sự huyền bí cho ngôi đền của thôn mình. Tuy nhiên dù chưa rõ thực hư những câu chuyện như thế nào nhưng đền Cao từ nhiều năm nay vẫn là địa điểm thu hút khách thập phương về vãn cảnh, tế lễ". Và cái lợi lớn nhất từ những câu chuyện “đền thiêng” mà khách đến thăm nhận thấy là từ rất nhiều năm nay ngôi đền chưa từng một lần mất trộm. Ông Nguyễn Văn Đức, Trưởng ban quản lý di tích đền Cao khẳng định: "Đồ thờ tự của đền không ai dám tơ hào, nhiều năm qua không xảy ra việc mất mát dù trong đền có nhiều đồ cổ, quý giá dù có những thứ rất dễ lấy, dễ giấu như những chiếc chén đựng nước cúng làm bằng ngọc". Về việc dân làng có “khó chịu” khi phải sống chung với những điều cấm kỵ khắt khe khi bước vào đền Cao hay không, ông Đức cười: “Những quy định này đã trở thành luật tục của làng nên nhất nhất ai cũng tuân theo, đã không khó chịu mà thậm chí còn có phần tự hào vì đã giữ được bản sắc của làng mình mà bao đời cha ông lưu truyền”. Theo ngọc phả đền Cao ghi lại, vào thời Đinh ở Nga Sơn (phủ Hà Trung, Thanh Hóa) có vợ chồng ông Vương Đức Tĩnh và bà Đào Thị Thanh sống với nhau đã lâu nhưng chưa có con nên quyết đi tìm cuộc sống mới. Khi đến vùng đất này, thấy đây là nơi bình yên, thuần hậu nên ông bà đã ở lại sinh cơ lập nghiệp. Làm ăn ngày càng khá giả nhưng ông bà vẫn không quên ngày ngày cầu trời khấn phật cho sinh quý tử rồi lời khẩn cầu thấu tới thần linh. Một đêm bà đang tắm bên bến sông bỗng gặp gió lớn sóng to, ầm ầm như "rồng hút nước", sau đó bà thụ thai, đủ 9 tháng 10 ngày thì sinh một lúc được 5 người con gồm hai gái 3 trai, đặt tên là Vương Thị Đào, Vương Thị Liễu, Vương Đức Minh, Vương Đức Xuân, Vương Đức Hồng. Năm người con lớn lên học hành binh thư chữ nghĩa rất tinh thông. Một hôm hai ông bà về quê hương bản quán, đến bến đò Thần Phù (Thanh Hóa) không may gặp bão đắm thuyền và mất tại đó vào ngày mồng 6/3. Năm 981 quân Tống xâm lấn bờ cõi nước ta. Vua Lê Đại Hành truyền hịch đi khắp nơi tìm người hiền tài ra phò vua giúp nước. Lúc này 5 người con họ Vương đang có tang cha mẹ nên không dám về triều ứng thí. Đến khi nhà vua hành quân đi đánh giặc qua nhận thấy ở đây địa thế hiểm yếu liền cho lập đồn trại đóng quân. Hàng ngày thấy những người con họ Vương đi ngang qua cửa doanh đồn, Vua nhận thấy họ đều là người tài năng liền cho thử tài và chiêu dụng, phong chức cho ba anh em trai là Quyền chưởng Trung hoa tể đại tướng và phong cho hai chị em gái là Mẫu nghi chí tôn thiên hạ. Sau khi nhận tước phong, các ngài cùng xin phép nhà vua cho được cầm quân ra đánh giặc. Khi ấy 5 vị tướng cầm quân tiến đánh theo đường bộ, giáp chiến một trận cực kì ác liệt khiến giặc thua to bỏ cả đồn tháo chạy. Sau này bờ cõi Đại Việt được giữ vững, vua cho mở tiệc khao thưởng quân sĩ và nhân dân. Nhà vua dẫn quân trở về kinh đô, còn 5 ngài xin ở lại mãn tang cha mẹ sẽ về triều bái yết. (Tục thắp hương đen ở đền Cao xuất phát từ tích này. Hương màu đen tượng trưng cho 5 vị mặc quần áo đen để tang cha mẹ, thể hiện lòng chí hiếu của con cái). Không ngờ ý trời linh hóa, đêm hôm đó trời đất tối tăm mờ mịt, mưa gió ầm ầm, 5 ngài đều thăng hóa về trời (đêm 24 tháng Giêng). Sáng hôm sau trời đất lại trong sáng trở lại, dân kéo đến xem thì đã thấy mối đất đùn thành những ngôi mộ lớn. Người dân liền lập biểu dâng lên triều đình. Nhà vua nghe tin vô cùng thương xót bậc quân thần có công lao với đất nước, liền sai quan triều đình về tận nơi làm lễ phúng viếng và phong mĩ tự cho 5 ngài: Vương Thị Đào là “Đào hoa trinh thuận công chúa”. Vương Thị Liễu là “Liễu hoa linh ứng công chúa”. Vương Đức Minh là “Thiên Bồng Đại tướng quân đại Vương”. Vương Đức Xuân là “Dực thánh linh ứng đại vương”. Vương Đức Hồng là “Anh vũ dũng lược đại vương”. Năm vị được nhân dân tôn làm “Thượng đẳng phúc thần” và đã xây dựng đền thờ phụng. Thanh Huyền Ngọc/PL&TĐ1 like
-
Vòi rồng Nhật Bản bắn vỡ tàu cá Đài Loan Thứ sáu 25/01/2013 14:37 (GDVN) - Tàu cá Đài Loan đã bị tổn hại nghiêm trọng, "thủy lực vòi rồng" Nhật Bản đã bắn vỡ tàu Toàn Gia Phúc, toàn bộ số người Đài Loan trên tàu này đều bị ướt như chuột lột, điện thoại cầm trên tay cũng bắn vỡ màn hình. Vòi rồng Nhật Bản nã thẳng vào tàu cá Toàn Gia Phúc được hộ tống bởi 4 tàu Cảnh sát biển Đài Loan Trong "trận chiến vòi rồng" tái diễn trên Biển Hoa Đông trưa hôm qua 24/1 giữa 8 tàu Cảnh sát biển Nhật Bản với 7 tàu Đài Loan, gồm 3 tàu cá và 4 tàu Cảnh sát biển hộ tống, phía Đài Loan đã "thua trận" và buộc phải rút lui và từ bỏ kế hoạch đổ bộ Senkaku dựng tượng Ma Tổ. 3 tàu Hải giám Trung Quốc cũng có mặt tại hiện trường nhưng chỉ biết đứng nhìn khi tàu Đài Loan yêu cầu Hải giám Trung Quốc "rời khỏi lãnh hải Trung Hoa dân quốc" trong khi 7 chiếc tàu Đài Loan đang bị vòi rồng Nhật Bản tấn công dữ dội. Hai bên đều có phóng viên đi cùng đã quay lại trận "thủy chiến" trên Biển Hoa Đông. Do bị vòi rồng Cảnh sát biển Nhật Bản chia làm 2 mũi tấn công hai bên trái - phải tàu cá Đài Loan đã bị tổn hại nghiêm trọng, "thủy lực vòi rồng" Nhật Bản đã bắn vỡ tàu Toàn Gia Phúc, toàn bộ số người Đài Loan trên tàu này đều bị ướt như chuột lột, điện thoại cầm trên tay cũng bắn vỡ màn hình. Nhóm người Đài Loan thuộc tổ chức "Bảo vệ Điếu Ngư Đài" sau khi trở về cảng Tân Bắc, Đài Loan vào tối qua đã tuyên bố sẽ kiện chính phủ Nhật Bản "dám" dùng vòi rồng bắn vỡ tàu của họ, đồng thời làm cho toàn bộ nhóm người này bị cảm lạnh vì ngấm nước từ dàn "thủy lực" của Cảnh sát biển Nhật Bản.1 like
-
Năm Tỵ có khả năng kết hôn cũng như có con. Năm Tỵ cũng có hạn di chuyển, nhưng bây giờ vẫn chưa mở hồ sơ thì không biết có vượt biển được không?! Năm Thìn có giai đoạn nào chia tay sướt mướt không? Nên mở hồ sơ đính hôn sẽ dễ đi hơn hồ sơ kết hôn, nghĩa là đính hôn rồi làm visa 3 tháng qua Mỹ, trong vòng 3 tháng qua Mỹ phải kết hôn liền. Nếu có tài sản thì sẽ dễ xin visa hơn. Còn đua không kịp năm sau thì năm Mùi hi vọng hơn. Số này khó đi xa, đi luôn bị trắc trở buổi ban đầu, giấy tờ nhiều trục trặc và tốn kém.1 like
-
1 like
-
Đính chính một chút:hebi là con rắn còn rắn con gọi là Kohebi. Quan niệm thế nào là đẹp thì mỗi quốc gia có một cách nhìn riêng.Như công ty anh làm việc có mấy cô giá mà ở VN thì xếp vào hàng hotgirl,có đại gia đưa rước nhưng khi anh hỏi bọn con trai ở đây thì lại nhận xét là bình thường,còn mấy cô mà chúng khen xinh thì theo anh là bình thường.Về đàn ông thì có lẽ Nhật Bản và VN chung cách đánh giá hay sao ấy mà ở VN lẫn Nhật Bản chưa ai khen anh đẹp trai cả Chính vì anh thích xem Tom và Jerry nên mới đặt tên con như vật.Nhóc thứ 2 định đặt là Jerry nhưng sợ các cụ các ông bà ở quê không quen gọi nên đành gọi là Chít.Có lẽ cũng không dám có thêm 1 chó cún nữa đâu,nuôi Mèo và Chuột đã mệt lắm rồi.2 đứa nó ngày nào cũng phá tan hoang cái nhà thành cái bãi rác. Mà em ở miền Trung là ở đâu thế?1 like
-
Ăn tết ta theo tây lịch, GS Nguyễn Minh Thuyết nói gì? (VTC News) - Nếu không khắc phục việc lợi dụng ngày tết để hối lộ, ăn uống, tiêu xài phung phí thì dù ăn tết theo lịch nào đi nữa đất nước cũng khó phát triển. GS.TS Nguyễn Minh Thuyết - nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội - vừa lên tiếng về đề xuất ăn tết âm lịch theo dương lịch của GS. Võ Tòng Xuân. Ông viết: Tôi không tán thành quan điểm “hội nhập tết” vì ăn tết dương lịch hay âm lịch thì cũng là ăn tết. Bản thân tết âm lịch không có lỗi! Lỗi là ở con người. Nếu chúng ta không khắc phục được thói quen rậm rịch cả tháng chuẩn bị đón tết, ăn tết, chúc tết hay lợi dụng ngày tết để hối lộ và nhận hối lộ, rồi ăn uống, tiêu xài phung phí theo kiểu “no dồn đói góp” thì dù có ăn tết theo dương lịch hay lịch nào đi chăng nữa mọi việc vẫn thế cả thôi. Theo tôi được biết, ở các nước phương Tây, người ta nghỉ suốt từ lễ Noel cho đến sau tết dương lịch vài ngày. Thời gian nghỉ như vậy là tương đối dài, tương đương với nghỉ tết âm lịch ở nước ta theo đúng quy định của Chính phủ. GS.TS Nguyễn Minh Thuyết Được nghỉ nhiều ngày, người ta đi mua sắm, du lịch, tận dụng các dịch vụ. Như thế nghỉ cũng có tác dụng góp phần phát triển kinh tế, chứ đâu phải nghỉ là làm thiệt hại cho kinh tế. Có ý kiến cho rằng nghỉ tết lệch với các nước sẽ vuột mất cơ hội làm ăn, ký hợp đồng. Thực ra, khi cả nước nghỉ vẫn có những bộ phận phải làm việc, chứ không phải tất cả đều nghỉ. Ví dụ, các anh chị lao công hay bác sĩ, công an, bộ đội, người kinh doanh,…vẫn phải thay ca nhau làm việc. Như vậy thì lo nghỉ tết vuột mất cơ hội làm ăn là không có cơ sở. Theo quan điểm của tôi, tết cổ truyền là ngày lễ rất thiêng liêng, gắn với tâm tư, tình cảm của mỗi người cho nên không thể thay đổi một cách dễ dàng và cũng chẳng có lý do gì chính đáng để thay đổi. Có thể so sánh hơi khập khiễng một chút, nhưng chuyện bỏ tết ta ăn tết tây làm tôi nhớ lại có thời nước ta đã từng phát động sáng tác quốc ca mới thay cho bài “Tiến quân ca”. Được nghỉ nhiều ngày, người ta đi mua sắm, du lịch, tận dụng các dịch vụ Nếu không khắc phục được thói quen rậm rịch cả tháng chuẩn bị đón tết, ăn tết, chúc tết hay lợi dụng ngày tết để hối lộ và nhận hối lộ, rồi ăn uống, tiêu xài phung phí theo kiểu “no dồn đói góp” thì dù có ăn tết theo dương lịch hay lịch nào đi chăng nữa mọi việc vẫn thế cả thôi. GS.TS Nguyễn Minh Thuyết Những ca khúc được sáng tác trong “phong trào” ấy không phải không có bài hay nhưng không một ca khúc nào thay thế được bài hát gắn liền với những ngày toàn dân sôi sục đứng lên giành độc lập và những năm tháng hào hùng làm nên lịch sử. Quốc ca không phải chỉ là một bài hát hay. Ăn tết cũng không phải chỉ là ăn, là nghỉ, nhà cầm quyền quyết một cái là xong. Tương tự, tới đây, khó có quy định nào của chính quyền bỏ được phong tục cúng giỗ tổ tiên của người Việt Nam, thay bằng làm sinh nhật cho các cụ. Hội nhập không có nghĩa là thay tết ta bằng tết tây. Nhìn quanh các nước, ta sẽ thấy không phải nước nào cũng mừng năm mới vào mồng 1 tháng Giêng dương lịch. Những gì đã gắn bó sâu sắc với đời sống tâm hồn của toàn dân tộc cần phải được trân trọng. Cái đáng bỏ là những thói quen xấu “ăn theo” ngày tết. ============================================= Đón Tết cổ truyền theo dương lịch: 'Con rất lo sợ' (VTC News) - Bài viết đầy tâm huyết của một sinh viên gửi đến GS-TS Võ Tòng Xuân, tác giả quan điểm nên gộp Tết cổ truyền vào Tết dương lịch. Thư của bạn Trảo Thanh Phụng, 20 tuổi, sinh viên năm thứ 3 trường Đại học Luật TP.HCM viết: Kính thưa Giáo sư! Thật trân trọng khi có những bậc tiền bối như giáo sư còn tâm huyết với đất nước. Đó là một điều đáng ghi nhận. Nhưng có lẽ, Giáo sư đã có cái nhìn quá xa vời, thậm chí không giới hạn về vấn đề này. Lần đầu tiên khi con đọc bài viết “Đón tết cổ truyền theo dương lịch” của Giáo sư, con đã rất lo sợ. Con không hiểu, thật sự không hiểu tại sao Giáo sư lại có suy nghĩ như vậy? Giáo sư muốn đất nước giàu lên? Giáo sư muốn kinh tế theo kịp thế giới? Khung cảnh Tết quê mà bất kỳ ai đã trài qua đều không khỏi xúc động mỗi khi xuân về Giáo sư muốn ích nước lợi dân hay Giáo sư muốn cho văn hóa và con người Việt Nam tiến bộ? Con vẫn không hiểu, bởi lẽ toàn bài viết, tất cả chỉ vì Giáo sư thôi! Vì Giáo sư nghĩ như vậy sẽ tốt. Con đang là một sinh viên và con đang hình dung về một ngày điều Giáo sư nói sẽ thành sự thật, khi ấy chỉ còn có một cái Tết mà thôi. Lâu nay, đối với con Tết thật sự chỉ là ngày Tết cổ truyền. Đó là điều con chờ đợi nhất mỗi năm, chờ đợi đến khát khao cháy bỏng. Vì chỉ có ngày đó, con mới được nghỉ nhiều, mới có thể về quê đón Tết, đoàn tụ cùng với gia đình. Con không biết Giáo sư có thấu hiểu được nỗi lòng của những kẻ xa quê hương như chúng con không, nhưng Tết với chúng con thực sự là một nỗi niềm khó tả. Hằng năm, chúng con hy vọng, cố gắng, nỗ lực học tập chỉ mong đến ngày được về quê, được nhìn khung cảnh thanh bình của xóm làng Việt Nam, khung cảnh đậm chất Việt của quê hương trong những ngày cận Tết, được ôm cha mẹ trong vòng tay, được trò chuyện cùng anh chị em, được thăm hỏi bà con họ hàng. Đó thật sự là những ngày ý nghĩa nhất. Nếu chỉ còn một cái Tết, con sẽ đón Tết theo phong cách người Tây, hay vẫn giữ những phong tục của văn hóa Việt? Theo Giáo sư chúng ta vẫn nên giữ gìn bản sắc văn hóa Việt. Con chợt giật mình tự hỏi: vậy là Tây không ra Tây, ta không ra ta rồi? Các nước ăn tết theo dương lịch, Giáo sư cứ thử nhìn xem, nó khác lắm. Cái Tết của họ nó cũng nhanh chóng, hối hả trôi qua như chính cuộc sống của họ vậy. Họ không cần phải cúng lễ tổ tiên, họ cũng chẳng việc gì phải thăm hỏi bà con họ hàng, họ lại càng không mất thời gian vào những việc như: đưa ông Táo, nấu bánh chưng, bánh tét, cúng tết nhà, tết giếng, lì xì thì chắc cũng không cần thiết… Tết theo dương lịch là cái tết của khoảnh khắc, còn theo con, Tết cổ truyền là cái Tết của sự đoàn viên, cái Tết của sự chậm rãi. Nếu Giáo sư muốn dịch chuyển ngày ăn Tết cổ truyền theo dương lịch thì thiết nghĩ Giáo sư phải dứt khoát, đón tết đúng nghĩa như các nước đã và đang làm, hãy bỏ hẳn luôn tất cả những phong tục ăn tết cổ truyền của đất nước. Có như thế mới trọn vẹn chứ! Nhưng Giáo sư vẫn muốn giữ lại nghĩa là Giáo sư biết không thể nào bỏ được. Giáo sư thấy nó vẫn cần, nó vẫn còn ý nghĩa, vậy tại sao chỉ vì một khoảng thời gian, mà Giáo sư chấp nhận dịch chuyển cả một lịch sử, một truyền thống, một văn hóa đẹp của đất nước? Đó phải chăng là một sai lầm? Tất cả chúng con, những thế hệ tương lai của đất nước rất hiểu những điều Giáo sư muốn nói trong bài viết của mình. Thời đại này, chúng con đã nhận thấy giá trị của học hành và kiến thức, bởi vì chúng con đã cảm nhận được trách nhiệm và gánh nặng. Con vẫn nhớ như in về những bài học lịch sử, những bài học đã dạy cho con biết được rẳng, những cái tết đã làm nên tình nghĩa, đạo lí, những cái tết đã làm nên mùa xuân, thắng lợi vẻ vang cho đất nước, và cũng có cả những cái tết đầy nước mắt, đau thương, đầy máu của dân tộc. Theo bạn, có nên đón Tết cổ truyền theo dương lịch? Không nên. Hội nhập gì thì cũng phải giữ gìn truyền thống của người Việt Nên, để bớt đi việc có 2 cái tết trong năm Gộp lại, nhưng vẫn giữ cách tổ chức ngày Tết theo đúng truyền thống tổ tiên Ai thích ăn Tết gì thì ăn Tết cổ truyền không còn là một cái tết “vô nghĩa”, “ăn hại” như Giáo sư muốn nói, mà nó đã là một phần của lịch sử. Nước Việt Nam là 1 lịch sử, và chính những trang sử vẻ vang đã làm nên đất nước này. Bài viết của Giáo sư chỉ là quan điểm Giáo sư thôi, dù nó có tiến bộ, có hay, có đúng con vẫn nghĩ Giáo sư hãy thử một lần đặt mình và vị trí của một ai đó trong xã hội này, như con chẳng hạn, để thấy được rằng, điều mình nói còn có phần phiến diện, chưa thấu đáo. Giáo sư có nhìn thấy những giọt nước mắt của những người con xa quê chờ đợi ngày hồi hương? Giáo sư có nghe chăng những tiếng than mỏi mệt của những công nhân đang ngày đêm lao lực vì công cuộc mưu sinh, nhưng họ vẫn chờ đợi! Họ chờ đợi điều gì thưa giáo sư? Chỉ là chờ cái Tết cổ truyền đến thật nhanh, thật mau, để họ được sống trọn vẹn trong sự ấm áp và đầy đủ của gia đình. Chỉ có Tết cổ truyền, thời gian mới dài hơn một chút, thời gian mới chậm hơn một chút, họ sống ý nghĩa hơn một chút… Chỉ thế thôi, nhưng nó đã là niềm khắc khỏi qua biết bao nhiêu thế hệ. Tết cổ truyền đẹp và ý nghĩa lắm thưa Giáo sư. Khoảng khắc giao thừa của Tết dương lịch qua đi, tết cũng gần như chấm hết. Con trẻ mong chờ Tết để được lì xì, mừng tuổi Nhưng với Tết cổ truyền của người Việt, cái Tết có từ trước đó, từ những ngày tảo mộ, từ ngày háo hức đưa ông Táo về trời, và rồi sau cái thời khắc chuyển giao năm cũ và năm mới, Tết mới thật sự bắt đầu. “Mồng một tết cha, mồng hai tết mẹ mồng ba tết thầy” câu nói ấy đã ăn sâu vào tiềm thức của mỗi con người Việt Nam, ngày Tết cổ truyền có ý nghĩa không thưa Giáo sư? Con cho rằng, tất cả những ý kiến của Giáo sư đều nhìn theo hướng có lợi cho kinh tế, cho đất nước. Đó là điều quá tốt, nhưng Giáo sư có chắc chắn, có dám đảm bảo, có dám lấy cuộc đời, học hàm học vị của mình ra để khẳng định, đổi ngày ăn Tết của dân tộc, tất cả sẽ tốt đẹp hơn không? Giáo sư chỉ nêu ra những mặt tiêu cực của ngày Tết cổ truyền, cũng đúng vì suy cho cùng, ý Giáo sư muốn chúng ta quên nó đi, nhưng nếu Giáo sư nêu ra được những ý nghĩa và mặt tích cực của nó, Giáo sư sẽ thấy được rằng nó đáng trân trọng và đáng quý đến mức nào. Nếu có, con nghĩ Giáo sư liều quá! Giáo sư chỉ nêu ra những mặt tiêu cực của ngày Tết cổ truyền, cũng đúng vì suy cho cùng, ý Giáo sư muốn chúng ta quên nó đi, nhưng nếu Giáo sư nêu ra được những ý nghĩa và mặt tích cực của nó, Giáo sư sẽ thấy được rằng nó đáng trân trọng và đáng quý đến mức nào. Dẫu mai sau đất nước chúng ta có giàu như thế nào, nhưng con người cũng chỉ biết chạy đi kiếm tiền, sống chỉ có công việc và công việc, sống đầy áp lực và căng thẳng, rồi tỷ lệ người dân tự tử sẽ cao như Nhật Bản thôi. Những lúc ấy, Giáo sư sẽ thấy sự “dài lê thê”, “sự nhàn rỗi” của những ngày tết, chẳng khác nào như một liều thuốc tinh thần kéo con người ta thoát khỏi vũng lầy của cuộc sống. Đất nước mình còn nghèo. Là một công dân Việt Nam, con cũng buồn, con cũng muốn cống hiến cho đất nước lắm chứ. Nhưng quá trình ấy cần phải có thời gian và nội lực. Điều chúng ta cần chính là nội lực. Nội lực ấy không chỉ từ những ngành kinh tế có sự giao thương với nước ngoài như Giáo sư đã nêu ra. Con thì nghĩ rằng, nội lực ấy chính là niềm tự hào dân tộc, niềm tự hào vì những bản sắc văn hóa của quê hương, một cái Tết cổ truyền đúng nghĩa, cũng là một niềm tự hào mà không phải đất nước, dân tộc nào cũng có, cũng xây dựng và giữ gìn được như Việt Nam đâu, thưa Giáo sư! Giáo sư cho rằng chúng ta đang “ôm mãi lịch sử để sống”. Cũng đúng, vì lịch sử ấy quá đẹp, quá hào hùng cơ mà, đáng lắm chứ. Chúng ta không giàu có, hiện đại như Mỹ, Anh, Hàn Quốc…, nhưng cái mà chúng ta có được chính là quá khứ, truyền thống. Chúng ta phải công nhận và giữ gìn nó, điều đó có gì sai sao? Giáo sư nghĩ đó là sự gật gù, cứ mãi sống với quá khứ, truyền thống thì quả là điều đáng tiếc. Đọc bài viết của Giáo sư, con cảm nhận chỉ có một điều làm Giáo sư “ấm ức”. Đó là tại sao chúng ta lại nghỉ Tết cổ truyền quá nhiều, không cần thiết, ảnh hưởng đến nhiều lợi ích. Vấn đề không phải ở thời gian. Nếu Giáo sư cho rằng nhiều, thì sao Giáo sư không đề xuất cắt giảm, cớ gì cứ phải gộp với Tết dương. Giáo sư muốn bớt đi một ngày nghỉ của chúng con, vô tình Giáo sư đã làm tăng thêm nỗi buồn của những người mong chờ đến Tết. Nụ cười rạng rỡ ngày xuân Giáo sư muốn ăn Tết theo dương lịch, là Giáo sư làm cho ngày mẹ xa con, chồng xa vợ, anh xa em... nhanh hơn. Chỉ vì nhiêu đó thời gian mà để cho niềm vui trở nên ngắn ngủi, trong khi một năm dài lê thê, đằng đẵng họ đã vất vả, nỗ lực đến nhường nào. Có đáng không thưa Giáo sư? Không biết Giáo sư nghĩ gì khi đọc được những điều con viết, có thể đó chỉ là những ý nghĩ bồng bột, non nớt của một đứa con nít, nhưng con vẫn muốn nói. Vì con quý ngày Tết cổ truyền lắm. Con sợ Giáo sư sẽ phá hủy giấc mơ và niềm mong mỏi của con. Con sợ một ngày con và những bạn bè trẻ của con sẽ lao như điên vào làm việc mà quên mất đường trở về nhà đón tết cùng gia đình. Con sợ, sợ Tết cổ truyền sẽ mất đi, tuổi thơ của con cũng mất đi, những cái Tết với quần áo đẹp, nụ cười trẻ thơ, bánh chưng xanh, bánh kẹo thật nhiều, và không quên những bao lì xì đỏ thắm. Con không mong mỏi điều gì, giữa con và Giáo sư cách xa nhau nhiều lắm, chúng ta là hai thế hệ khác nhau, học vấn thì có lẽ không biết mấy mươi năm, hay thậm chí cả đời con mới có thể bằng được Giáo sư. Nhưng con nghĩ rằng, Giáo sư cũng có con, và Giáo sư sẽ không bao giờ bỏ ngoài tai những lời nói của con trẻ. Rồi Giáo sư sẽ đọc được điều này, để Giáo sư thấy rằng, người Việt Nam, thế hệ trẻ Việt Nam vẫn cần, rất cần những ngày Tết cổ truyền. Họ có thể từ bỏ số tiền kếch xù từ công việc kinh doanh do nghỉ tết, nhưng họ nhất định không bỏ lỡ những giây phúc được đoàn tụ trong mái ấm gia đình và vòng tay người thân trong những dịp Tết đến, xuân về!1 like
-
Bình chọn topic này là topic hot nhất trong năm (đã sang trang thứ 4 và khả năng thêm nhiều trang là rất cao) Miền Nam có vẻ như đang hình thành hội,còn miền bắc thì sao nhỉ? Đã nhận được PM của TTTS,còn VN339 đang bay ở đường bay nào thế?Yêu cầu liên lạc về đài không lưu ngay không thì cắt nhiên liệu bây giờ1 like
-
Cảm ơn lời chúc của hổ con đáng yêu (sao ko lấy nick là kawaitora nhỉ?) Bác Ntpt luận giải giúp em như vậy,yên tâm rồi nhé. Anh băn khoăn mãi mới nói với em điều này,trước khi nói phải "phỉ phui cái mồm" như các cụ bảo. Hồi vợ anh có bầu cả 2 đứa đều dọa sảy.Đứa 1 phải nhập viện vài tháng.Đến đứa thứ 2 bác sĩ yêu cầu nhập viện từ khi có bầu 3 tháng. May quá trong lúc đang tưởng chừng phải về VN thì anh tình cờ đọc trên mạng có nhà thuốc đông y ở VN chữa được căn bệnh này chỉ với 2 thang thuốc,không cần phải bắt mạch.Bán tin bán nghi anh mua gửi sang bên này uống thử,kết quả trên cả tuyệt vời. Cho nên e cứ yên tâm,chắc bầu bì không có sao đâu."Phỉ phui cái mồm",nếu là dọa sảy thì PM a sẽ gửi địa chỉ nhà thuốc ấy cho,em chỉ cần gọi điện là họ gửi cho em thôi. Thế nhé1 like
-
Cảm ơn bác Ntpt. Về gia đạo thì bây giờ cũng đang có chiều hướng như bác nói,tuy nhiên cả nhà đang cố gắng vượt qua,sống ở nước ngoài ngôn ngữ bất đồng mà vợ em thì chưa đi làm nên tâm lý có lúc bị dồn nén. Cuối sang năm em sẽ phải trả góp đợt cuối cùng của căn hộ chung cư,chắc bác nói tiền bạc hao hụt là ứng vào việc này chăng. Về chuyện mổ xẻ,thực ra em mới đăng ký thôi,chưa có câu trả lời chính thức của BV.Chắc là em cũng phải tìm BV nào khác sinh thiết một lần nữa cho chắc chắn trước khi mổ.E sẽ thông tin lại để bác nghiệm lý khi có kết quả. Cũng mong bác và bác Haithienha bớt chút thời gian xem giúp em về đại vận mới 35-44 này.Em cũng không ngờ năm cuối của đại vận trước (năm ngoái) nó lại xấu đến mức vậy dù đại vận đó em cũng đã làm được nhiều việc lớn (đối với bản thân mình) từ 2 bàn tay trắng....Hy vọng là sang đại vận mới này sẽ tốt hơn,cả về công việc lẫn sức khỏe. Xin chân thành cảm ơn bác.1 like
-
Trung Quốc muốn áp "một nước 2 chế độ" thống nhất bán đảo Triều Tiên Thứ ba 22/01/2013 19:00 (GDVN) - Trung Quốc muốn Hàn Quốc cùng với Bắc Triều Tiên thống nhất đất nước theo mô hình "một nước hai chế độ" mà nước này đang áp dụng đối với các đặc khu Hồng Kông, Ma Cao. Hãng thông tấn Yonhap ngày 22/1 đưa tin, Trung Quốc muốn Hàn Quốc cùng với Bắc Triều Tiên thống nhất đất nước theo mô hình "một nước hai chế độ" mà nước này đang áp dụng đối với các đặc khu Hồng Kông, Ma Cao. Thông tin trên được Phan Chấn Cường, một Giáo sư đeo lon Thiếu tướng đã nghỉ hưu của đại học Quốc phong Trung Quốc đưa ra, theo Yonhap, ông Cường cho rằng đó là mong muốn của Bắc Kinh xây dựng một nhà nước thống nhất trên bán đảo Triều Tiên theo mô hình mà họ cho rằng đã áp dụng thành công. Phan Chấn Cường, lon Thiếu tướng, học hàm Giáo sư đã nghỉ hưu của đại học Quốc phòng Trung Quốc chuyên phân tích các vấn đề thời sự quốc tế Phan Chấn Cường còn cảnh báo, "bất kỳ nỗ lực nào thống nhất bán đảo Triều Tiên dựa trên sự sụp đổ của chính quyền Bắc Triều Tiên sẽ gây ra những tác động tai hại lớn hơn cả tình hình an ninh đang ngày một xấu đi tại Libya và Syria". Một nước hai chế độ là một ý tưởng được Đặng Tiểu bình đưa ra trong quá trình thu hồi các bộ phận lãnh thổ bị nước ngoài chiếm đóng trước đó như Hồng Kông, Ma Cao. Các đặc khu này, về mặt danh nghĩa là một đặc khu hành chính cấp tỉnh của Trung Quốc nhưng có thể duy trì hệ thống chính trị - hành chính - pháp lý - kinh tế và tài chính riêng. Tuy nhiên đảo Đài Loan vẫn duy trì lực lượng quân sự và bộ máy chính quyền hoàn toàn riêng biệt bất chấp tuyên bố của Bắc Kinh, Đài Loan là một bộ phận lãnh thổ của Trung Quốc. Trung Quốc thực hiện nguyên tắc một nước hai chế độ một cách khá cứng rắn, bất kỳ quốc gia nào muốn thiết lập quan hệ ngoại giao với Bắc Kinh đều phải thừa nhận nguyên tắc "một Trung Quốc" và không được duy trì quan hệ ngoại giao chính thức với đảo Đài Loan. Bấm vào đây để viết bình luận - Bấm xem tất cả bình luận hay Hồng Thủy (Nguồn: Yonhap) ========================= Về việc Trung Quốc muốn áp......- về bản chất vấn đề chỉ là thể hiện một phương thức tiền thống nhất hai miền Cao Ly. Điều này gián tiếp xác nhận khả năng đúng của lời tiên tri từ Lý học Đông phương : "Hai miền Cao Ly sẽ thống nhất". Nếu quả là các quí vị không thể nghĩ ra cách nào hợp lý để cả hai bên đều zdui zdẻ, cộng với sự đồng thuận quốc tế thì TTNC LHDP sẽ nhận thực hiện dịch vụ tư vấn trọn gói với giá hữu nghị.1 like
-
Hợp tuổi hay không thì nên qua mục luận tuổi. Tử Vi không bàn đến chuyện hợp tuổi1 like
-
Năm 2013, trong công việc có sự thay đổi hoặc thay đổi về chỗ làm hoặc thay đổi về ngành nghề, phải đi lại nhiều hơn. Tư tưởng bất định, không quyết định hay chốt được việc gì dứt khoát. Năm sau trong gia đạo cũng nhiều chuyện bất an, nghi ngờ lẫn nhau về người thứ 3. Không khéo xử trí thì vợ có thể ẵm con về nhà ngoại. Tiền bạc kiếm nhiều nhưng mất mát cũng không ít, nhưng nhìn chung là hao hụt mất mát, nhất là những tháng cuối năm. Bệnh tật vẫn còn chứ không hết, nhưng tinh thần không bị hoảng loạn như năm vừa rồi. Năm 2012 có thấy làm thủ thuật cắt small, dù có đọc tháng 4 này sẽ mổ, nhưng ntpt xem lại không thấy mổ. Thôi thì chừng nào chính thức mổ rồi thì cho hay để có thêm kinh nghiệm luận giải.1 like