-
Thông báo
-
Nội quy Lý Học Plaza
Nội quy này là bản mở rộng Nội Quy - Quy định của Diễn đàn. Khi tham gia mua bán, các thành viên phải tuân theo những quy định sau: Tiêu đề bài viết: Bao gồm: Chỉ dẫn địa lý, Loại hình Mua/Bán, Thông tin mua bán.
Chỉ dẫn địa lý: Tỉnh/thành nơi mua bán. Hoặc sử dụng định nghĩa có sẵn:TQ: Toàn quốc
HCM: TP Hồ Chí Minh
HN: Hà Nội
[*]Ví dụ: HCM - Bán Vòng tay Hổ Phách Nội dung bài viết: Mô tả chi tiết sản phẩm mua/bán
Bắt buộc phải có thông tin liên lạc, giá Mua/Bán
Bài mới đăng chỉ được phép up sau 03 ngày.
Thời gian up bài cho phép: 01 ngày 01 lần.
Các hành vi vi phạm nội quy này sẽ bị xóa bài hoặc khóa tài khoản mà không cần báo trước.
-
Leaderboard
Popular Content
Showing most liked content on 23/01/2013 in all areas
-
III - 3. Văn minh Đông phương. Như vậy chỉ có nền văn minh Đông Phương trong cuộc hội nhập toàn cầu có đủ tư cách để đối thoại với nền văn minh Tây phương là tảng tri thức phổ biến hiện nay - văn minh hiện đại. Còn tất cả các nền văn minh khác trong cuộc hội nhập toàn cầu - có thể dùng hình ảnh là những nền văn minh đã chết hẳn, hoặc chết lâm sàng - bởi vì nó không có những hậu duệ để kế thừa những nền tảng tri thức của những nền văn minh đó. Cho nên nó chỉ là đối tượng khảo cứu, tìm hiểu qua những giá trị di sản còn sót lại. Xã hội Đông phương từ thời cổ đại - đã tồn tại và phát triển trên nền tảng tri thức của nền văn minh Đông phương. Cũng như nền văn minh Tây phương đã tồn tại và phát triển trên nền tảng tri thức của nó. Nếu không có sự giao lưu giữa hai nền văn minh - để có một cuộc đối thoại mà UNESCO khởi xướng - thì những người dân phương Đông vẫn tồn tại và phát triển trên nền tảng tri thức của họ - tức nền văn minh của họ. Và sự phát triển tất yếu theo quy luật của tự nhiên đã dẫn hai nền văn minh Đông Tây gặp gỡ nhau trong không gian hiện đại và bắt đầu một cuộc đối thoại. Nhưng nền văn minh Đông phương với đầy đủ những giá tri tri thức của nó, gồm cả những giá trị ứng dụng tương đương với khái niệm "khoa học kỹ thuật" hiện đại và đã ứng dụng trong cuộc sống của họ. Đó là những ngành như: Đông y bao gồm cả y dược học, chẩn trị và các vấn đề liên quan đến cơ thể sinh học...vv.....; Thiên văn học, như lịch pháp, quan sát thiên văn với những tri thức về lịch pháp hết sức cao cấp - so với Dương lịch hiện nay, chưa kể đến những bộ môn mà theo nghiên cứu của chúng tôi phản ánh bản chất của những quy luật tương tác của vũ trụ có khả năng tiên tri, như: Bốc Dịch, Tử Vi, Thái Ất ......Đây chính là những gía trị tri thức mà kiến thức của khoa học kỹ thuật hiện đại chưa nắm bắt được. Kiến trúc, xây dựng: ngành Phong thủy....vv.....Với những tri thức hết sức cao cấp so với những tri thức trong kiến trúc và xây dựng hiện đại. Có thể nói rằng: Nếu kiến thức hiện đại chỉ chú ý đến kết cấu kỹ thuật và không gian thẩm mỹ của từng ngôi nhà, khu đô thị...thì ngành Phong Thủy Đông phương còn xác định tính quy luật tương tác của tự nhiên giữa ngôi gia và môi trường sống liên quan đến con người. Ngoài những nền tảng tri thức tương đương với khái niệm "Khoa học kỹ thuật" hiện đại mà chúng tôi trình bày ở trên thì nền văn minh Đông phương còn có cả một nền tảng minh triết về con người , cuộc sống và xã hội. Về điều này thì có thể nói rằng: Nếu như nền văn minh Tây phương trỗi dậy vào thế kỷ XVIII với quan niệm "Tự do, bình đẳng và bác ái" và sự giải phóng con người trong sự nô lệ vào những giáo điều tồn giáo thì nền văn minh Đông Phương đã giải phóng con người ra khỏi chính những mặc định của nó trong mối quan hệ mà những giá trị nhân đạo được đề cao trong "Nhân, nghĩa, lễ, trí, tín". Những gía trị minh triết của văn minh Đông phương hướng con người dẫn đến sự hòa nhập với tự nhiên và sống trong tự nhiên với những hiểu biết về quy luật của tự nhiên , điều mà chúng tôi đã trình bày ở trên. Con người không thể tàn phá trái Đất này và đi sang hành tinh khác để ở. Tất nhiên nó phải bảo vệ môi trường sống của nó với những giá trị tri thức nền tảng. Đó chính là cơ sở minh triết của nền văn minh Đông phương - nếu như tôi có thể tóm tắt như vậy. Còn tiếp3 likes
-
Kính thưa quí vị quan tâm. Một người bạn tôi ở Hanoi vừa giới thiệu cho tôi bài viết dưới đây trên Bee.net. Nhận thấy đây là một đề tài thú vị. Tôi đưa bài này vào đây để rộng đường tranh luận và tham khảo với các thành viên trên diễn đàn. Tôi nghĩ rằng: Nếu UNESCO đặt vấn đề một cách nghiêm túc và quan tâm tới luận điểm "Việt sử 5000 văn hiến, cội nguồn của văn minh Đông phương" thì đây là một dịp để chúng tôi trình bày về nền văn minh huyền vĩ và còn bí ẩn trong con mắt của các nhà khoa học thuộc văn minh hiện đại, có xuất xứ từ văn minh Tây Phương. ========================================. ĐỐI THOẠI GIỮA CÁC NỀN VĂN MINH Bee.net25/12/2010 09:00:28 Tại sao UNESCO không nói “đối thoại văn hóa” mà lại đổi là “đối thoại giữa các nền văn minh”? 1. Một số vấn đề văn minh và văn hóa Trong khoảng bảy chục năm gần đây, những tiến bộ kỹ thuật của loài người vượt xa những tiến bộ đạt được trong 600.000 năm trước đó. Cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ nhất - thế kỷ 18 - đã đưa ra máy hơi nước, lấy cơ khí thay cho cơ bắp, năng lượng chính là than đá. Cách mạng công nghiệp lần thứ hai, thế kỷ 19 bùng nổ sau Đại chiến II, dẫn đến sự sản xuất hàng loạt hàng tiêu thụ; nó sử dụng chủ yếu năng lượng dầu lửa và diện, cùng các nguyên liệu mới lấy từ dầu lửa, siêu hợp kim. Cách mạng công nghiệp lần thứ ba vào cuối thế kỷ 20, đặc biệt cách mạng viễn thông - tin học (télématique), sử dụng điện tử thay thế con người xử lý những thông số, giải phóng trí óc, tự động hóa sản xuất. Công thương nghiệp phát triển cao do các cuộc cách mạng công nghiệp là tiền đề tạo ra “xã hội tiêu thụ”, ở Mỹ ngay từ những năm 40 thuộc thế kỷ trước, và khoảng hai chục năm sau, ở các nước Tây Âu, rồi đến Nhật Bản v..v.. Từ đó đẻ ra “chủ nghĩa tiêu thụ”, con người biến thành “sinh vật tiêu thụ”, kinh tế là thống soái. Trong suốt thời kỳ chiến tranh lạnh (1946-1989), ngoài cuộc đua tranh về tiềm lực quân sự, cả hai bên Tư bản - Xã hội chủ nghĩa đều lao vào cuộc đua tranh kinh tế với quan niệm cho rằng sự vượt trội về tiềm lực kinh tế sẽ có ý nghĩa quyết định đối với thành bại về đại cục và mức sống cao là mục đích sống. Đến thập kỷ 80, UNESCO đã rung chuông báo động để nhân loại nhìn nhận lại tầm quan trọng của văn hóa: “Thập kỷ văn hóa UNESCO” giúp ta nhận thức lại tương quan giữa văn hóa và kinh tế trong đời sống con người. Sự phát triển đơn thuần về kinh tế không phải là một đảm bảo cho “chất lượng sống”, yếu tố mang lại ý nghĩa cho cuộc sống. Văn hóa phải là động cơ cho xã hội vận hành, kinh tế là nhiên liệu của xã hội đó. Văn hóa phải là mục tiêu của kinh tế chứ không phải ngược lại. Mỗi quốc gia, mỗi dân tộc, tạo ra một nền văn hóa riêng cho mình, như con tằm tạo ra cái kén cho bản thân nó. Các nền văn hóa do đó đều có giá trị ngang nhau, phải được tôn trọng, không thể áp đặt những giá trị của một nền văn hóa này cho một nền văn hóa khác. Do đó mà UNESCO đã ra Tuyên bố toàn cầu về đa dạng văn hóa (Universal Declaration ơn Cultural Diversity) tháng 11/2001, lấy ngày 21/5 hàng năm là ngày Đa dạng văn hóa vì Đối thoại và Phát triển. Nghị quyết năm 1998 của UNESCO lấy năm 2001 là năm Đối thoại giữa các nền văn minh. Muốn thực hiện được đa dạng văn hóa, không để một nền văn hóa nào bị kém vế, hoặc bị tiêu diệt, dĩ nhiên là phải có đối thoại giữa các nền văn hóa, các nền văn minh. Phải chăng những cuộc chiến gần đây ở Nam Tư cũ, Apganixtăng, Irắc, ở Châu Phi đã bùng nổ do đối đầu văn hóa, đã gạt bỏ đối thoại văn hóa. Xin chuyển sang vấn đề chữ nghĩa. Tại sao UNESCO không nói “đối thoại văn hóa” mà lại đổi là “đối thoại giữa các nền văn minh”? Có thể do những lý do sau đây: a. Để nhấn mạnh “tầm vóc chính trị” (political dimension) của vấn đề, nhằm đạt được sự chú ý của các chính khách có quyền quyết định. Trước kia thường nói đến quan hệ tri thức và văn hóa, ít gắn văn minh với chính trị (ý kiến của KMATSUURA, Tổng Giám đốc UNESCO). b. Từ văn minh (civilization) có thể hàm ý bao quát hơn văn hóa (culture). Một nền văn minh bao gồm nhiều nền văn hóa của một dân tộc trong một thời gian nào đó (ý kiến của V.FINNBO GADOTTIR, nguyên Tổng thống nước Cộng hòa Băng đảo). c. Văn minh chỉ những giá trị, tư tưởng và hành động có tính phổ biến, được chấp nhận là chân lý về mặt thực dụng. Văn hóa cụ thể hóa văn minh, là chất liệu và các biểu tượng của nó. Đó là hai từ khác nghĩa nhau (ý kiến của H.CLEVELAND, nhà nghiên cứu). d. Có thể trước đây, một số nhà tư tưởng, nhà sử học thiên về nghiên cứu sự thăng trầm của các nền văn minh (như PAUL VALÉRY, SPENGLER, TOYNBEE). Gần đây, có luận điểm nổi tiếng của S.P. HUNTINGTON về sự đụng độ của các nền văn minh (The Clash of Civilization). Theo tôi, hai từ văn minh và văn hóa thuộc loại các từ mà một số nhà nghiên cứu cho là có thể hiểu được nhiều cách, nghĩa rộng hay nghĩa hẹp. Vì vậy, trước khi dùng, nên nói rõ mình dùng theo nghĩa nào. Nếu theo nghĩa rộng thì “văn hoá có thể trùng nghĩa với “văn minh”. Theo bộ môn nhân học văn hóa, thường “văn hóa” nhấn mạnh về ứng xử, giao tiếp và tư duy trong quan hệ xã hội của một cộng đồng. Còn “văn minh” nhấn mạnh về quan hệ giữa con người và môi trường tự nhiên (các thành tựa để con người tồn tại thể chất). 2. Đối thoại văn hóa là một phương thức tiếp biến văn hóa Từ khi nhân loại bước vào thời đại văn minh, cách đây trên 5000 năm, đã có giao lưu văn hóa. Giao lưu văn hóa mở rộng dần như các vết dầu loang, từ giao lưu giữa các bộ lạc đến giữa các bộ tộc, các quốc gia, các châu lục. Giao lưu dẫn đến quốc tế hóa, đặc biệt được đẩy mạnh từ khi nền văn minh tư bản phương Tây bắt đầu từ thế kỷ 15-16 tìm ra châu Mỹ và vươn tới các nước châu Á, châu Phi, rồi đến sau cuộc Cách mạng Công nghiệp vào thế kỷ 18. Giao lưu văn hóa tạo ra hiện tượng tiếp biến (tiếp thụ và cải biến) văn hóa (acculturation). Tiếp biến văn hóa là gì? Đó là sự tiếp xúc giữa những nhóm người khác nhau về hóa, do đó sinh ra những sự thay đổi về văn hóa (ứng xử, giao tiếp, tư duy) ở trong mỗi nhóm. (Đây là định nghĩa ở cuộc họp UNESCO châu Á tại Téhéran 1978 mà tôi có dịp tham gia). Có thể nêu lên một định nghĩa khác: “Quá trình một nhóm người hay một cá nhân qua tiếp xúc trực tiếp và liên tục với một nhóm khác, tiếp thụ (tự nguyện hay bị bắt buộc, toàn bộ hay từng bộ phận) nền văn hóa của nhóm này" (DICTIONNAIRE UNIVERSEL FRANCOPHONE - 1997) (Có thể thêm vào ý: có hoặc không có ý thức). Như vậy là khi hai nền văn hóa A và B gặp nhau thì ảnh hưởng lẫn nhau, kết quả A thành A2, B thành B2. “Tiếp biến văn hóa” thể hiện qua hai phương thức: a. Phương thức bạo lực (qua chiến tranh, xâm lược, đế quốc chủ nghĩa thực dân): đối đầu (xung đột) văn hóa. A mạnh hơn B, áp đặt văn hóa của mình; nếu bản sắc văn hóa B không đủ sức chống lại, nó sẽ bị phá hủy từng phần và có khi bị tiêu diệt (A thay hẳn B, không còn B nữa). Thí dụ một số bộ lạc thuộc địa cũ ở châu Phi - Thái Bình Dương mất hết bản sắc dân tộc. b. Phương thức hòa bình (qua buôn bán truyền bá tôn giáo tư tưởng, trao đổi văn hóa nghệ thuật), tức là đối thoại văn hóa (văn minh). Dĩ nhiên buổi đầu gặp nhau bao giờ cũng có “sốc” văn hóa. Cũng không thể tách bạch hẳn hai phương thức, vì trong một thời kỳ lịch sử có khi có cả một và hai, tuy phương thức 1 hay 2 ngự trị, trong 1 cũng có ít nhiều 2, mà trong 2 có thể có ít nhiều 1. Thí dụ trong thời kỳ thực dân, tuy phương thức áp đặt văn hóa (bạo lực) là chủ yếu, dân thuộc địa vẫn có trường hợp tự ý tìm đến những giá trị nhân văn của kẻ thống trị (phương thúc 2). Trong tiếp biến văn hóa vừa có thể chống lại vừa có thể tiếp thụ. Xin lấy một thí dụ thuộc bộ môn “xã hội - ngôn ngữ học” (socio - linguistique) do anh Hoàng Tuệ cung cấp (1). Khi hai ngôn ngữ (hiện tượng song ngữ bilinguisme) song song tồn tại trong một cộng đồng, thường thì quan hệ bất bình đẳng: ngữ mạnh át ngữ yếu. Mạnh vì lý do chính trị (ngữ của dân tộc xâm chiếm), kinh tế (ngữ của dân tộc chi phối kinh tế) hay tư tưởng tôn giáo. Vì vậy, dân tộc kém phải đấu tranh giữ cho tiếng mẹ đẻ của mình tồn tại và thuần khiết, nhằm bảo tồn bản sắc văn hóa của mình (đối đầu văn hóa). Đồng thời cần tiếp thụ tinh hoa một ngôn ngữ phát triển hơn về một số mặt để làm giàu bản sắc dân tộc (đối thoại văn hóa). Dân tộc Việt Nam đã từng có hai thể nghiệm lớn về vấn đề này (Hán tự và tiếng Pháp), vào hai thời kỳ (thế kỷ 15 và thế kỷ 20), với hai nhân vật điển hình (Nguyễn Trãi và Hồ Chí Minh). Nguyễn Trãi làm thơ tiếng Việt (Quốc âm thi tập) là mặt đối đầu (chống chữ Hán). Nhưng ông cũng lại làm thơ chữ Hán (mặt đối thoại, tiếp thụ) vì vào thế kỷ 15, văn thơ Nôm chưa nhuần nhuyễn bằng Hán. Trường hợp Hồ Chí Minh cũng vừa đối đầu vừa đối thoại. Bản Tuyên ngôn độc lập (1945) là một thí dụ về văn xuôi chính luận mới, vừa tiếp thụ được tu từ và lập luận (rhétorique) phương Tây (Pháp), vừa nắm bắt được phong cách văn xuôi mới trong nước, không ngây ngô lai căng như ngôn ngữ một số nhà chí sĩ đồng thời sống ở nước ngoài quá lâu. Hồ Chí Minh viết và làm thơ tiếng Việt và chữ Hán, viết văn xuôi tiếng Pháp, với ý thức vừa đối đầu vừa đối thoại văn hóa. Qua hơn nghìn năm Bắc thuộc, gần trăm năm Pháp thuộc, tiếng Việt không bị mất (đối đầu) mà còn phong phú thêm (đối thoại) do bản sắc văn hóa Việt đã tự khẳng định (qua vận động nội tại và đấu tranh chống thiên nhiên và ngoại xâm). Tóm lại, đối thoại văn hóa (văn minh) nằm trong khuôn khổ tiếp biến văn hóa, và vẫn theo những quy luật như trước trong thời đại toàn cầu hóa. Đối thoại văn hóa (văn minh) đã có từ xa xưa. Tại sao đến nay, UNESCO mới nêu thành vấn đề ưu tiên của nhân loại? Phải chăng do toàn cầu hóa đang khơi sâu hố giàu nghèo Nam - Bắc và trong từng quốc gia? Các dân tộc nghèo sợ mất bản sắc? Đặc biệt Hồi giáo cực đoan tuyên bố Thập tự chinh chống văn minh phương Tây, chủ trương khủng bố? Mỹ thì tự nhận đại diện văn minh phương Tây đơn phương gây chiến? Muốn có hòa bình thế giới, UNESCO chủ trương đa dạng văn hóa và đối thoại giữa các nền văn minh (văn hóa). Kỳ tới: Việt Nam trong quá trình tiếp biến văn hóa ===================================================== Chú thích: (1) Xem Hữu Ngọc - Phác thảo chân dung văn hóa Pháp (NXB Thế giới - tái bản 1997). (2) Christiane Pasquel Rafcaw Hữu Ngọc- Tạp chí Hồn việt1 like
-
Tết Nguyên Đán
one_newbie liked a post in a topic by Hà Châu
TƯ LIỆU THAM KHẢO TẾT NGUYÊN ĐÁN CÓ TỪ BAO GIỜ ? Nguồn gốc Tết Nguyên Đán, hay nói ngắn hơn là Tết có từ đời Ngũ Đế, Tam Vương. Đời Tam Vương, nhà Hạ, chuộng màu đen, nên chọn tháng đầu năm, tức tháng Giêng, nhằm tháng Dần. Nhà Thương, thích màu trắng, lấy tháng Sửu (con trâu), tháng chạp làm tháng đầu năm. Qua nhà Chu (1050-256 trước công nguyên), ưa sắc đỏ, chọn tháng Tý (con chuột), tháng mười một làm tháng Tết. Các vua chúa nói trên, theo ngày giờ, lúc mới tạo thiên lập địa: nghĩa là giờ Tý thì có trời, giờ Sửu thì có đất, giờ Dần sinh loài người mà đặt ra ngày tết khác nhau. Đến đời Đông Chu, Khổng Phu Tử ra đời, đổi ngày tết vào một tháng nhất định: tháng Dần. Mãi đến đời Tần (thế kỷ III trước Công nguyên), Tần Thủy Hoàng lại đổi qua tháng Hợi (con lợn), tức tháng Mười. Cho đến khi nhà Hán trị vì, Hán Vũ Đế (140 trước Công nguyên) lại đặt ngày Tết vào tháng Dần (tức tháng Giêng) như đời nhà Hạ, và từ đó về sau, trải qua bao nhiêu thời đại, không còn nhà vua nào thay đổi về tháng Tết nữa. Đến đời Đông Phương Sóc, ông cho rằng ngày tạo thiên lập địa có thêm giống Gà, ngày thứ hai có thêm Chó, ngày thứ ba có Lợn, ngày thứ tư sinh Dê, ngày thứ năm sinh Trâu, ngày thứ sáu sinh Ngựa, ngày thứ bảy sinh loại Người và ngày thứ tám mới sinh ra ngũ cốc. Vì thế, ngày Tết thường được kể từ ngày mồng Một cho đến hết ngày mồng bảy. * (Trích bài "Tết Nguyên Đán" của Nguyễn Đình Khang)1 like -
III - 4. Ngôn ngữ đối thoại giữa hai nền văn minh. Nền văn minh Tây phương đã phát triển từ những nhận thức trực quan, rồi hình thành những tư duy trừu tượng và trên nên tảng trí thức đó hình thành những hệ thống lý thuyết và trở thành nền tảng tri thức căn bản định hướng cho sự phát triển của con người hiện đại. Văn minh Phương Đông cũng không nằm ngoài những qui luật này. Tuy nhiên, nó là một trường hợp ngoại lệ, vì nền tảng xã hội và tri thức hình thành nên một học thuyết cổ xưa - là tiền đề cho tất cả các bộ môn ứng dụng mà chúng tôi nhắc tới ở trên - đã sụp đổ. Cho nên nền văn minh này chỉ còn lại những mảnh vụn, phản ánh những mặt khác nhau của nền văn minh này, tồn tại và lưu truyền trong các nền văn hóa truyền thống của các dân tộc hậu duệ của nền văn minh này, trong đó có Việt Nam. Chính sự ứng dụng có hiệu quả và một nền tảng tri thức mơ hồ tạo ra nó, đã làm nên sự bí ẩn huyền vĩ của nền văn minh Đông Phương. Do đó, để có được một sự đối thoại hoàn chỉnh thì những giá trị nền tảng của nền văn minh này phải được phục dựng đầy đủ. Và trong một giả thuyết thuận lợi rằng: Nền văn minh Đông phương đã được phục dựng đầy đủ; hoặc chí ít là những nét căn bản của những giá trị thuộc về nền văn minh này thì vấn đề còn lại cần giải quyết để có một cuộc đối thoại hoàn hảo - được miêu tả một cách hình ảnh - là: Ngôn ngữ đối thoại giữa hai nền văn minh. Không thể nói chuyện với nhau bằng hai hệ thống ngôn ngữ khác nhau mà không có phiên dịch. BÀI CHƯA HOÀN CHỈNH1 like
-
Không đến nỗi yểu mạng. Khoảng gần 40 tuổi có thể bị bệnh nặng hoặc tai nạn gì mà thập tử nhất sinh. Nên năng đi chùa, cầu nguyện, làm phước, bố thí sẽ qua được nạn vào thời gian đó. Đường con cái khá xấu, có thể không con hoặc con cái khó dạy ham chơi, có con nuôi có hiếu. Bản tính khá aggressive, ông chồng thì ung dung đủng đỉnh nên hay gây nhau vì lý do đó.1 like
-
1 like
-
2 bé sát nhau (2010,2011) mệt bở hơi tai nhưng vui,ơn trời,con cái là của trời cho. Thôi chúc em sớm được luận giải,anh lượn đây,không ở đây tán nhảm làm loãng topic của em. À quên,anh thấy nếu muốn xem sinh con năm nào là tốt thì đâu cần giờ sinh đâu nhỉ,chỉ cần năm sinh của mẹ,cha là đủ mà.E thử đọc box luận tuổi xem sao. Thân mến.1 like
-
Tết Nguyên Đán
Liên HX liked a post in a topic by Hà Châu
TƯ LIỆU THAM KHẢO CHUẨN BỊ ĐÓN TẾT Sắm tết Hiện nay, nhiều chợ đã được mở vào ngày giáp Tết để phục vụ người dân.Chợ Tết là những phiên chợ có phiên họp chợ vào trước tết từ 25 tháng Chạp cho đến 30 tháng Chạp, bán nhiều mặt hàng, nhưng nhiều nhất là các mặt hàng phục vụ cho tết Nguyên đán, như lá dong để gói bánh chưng, gạo nếp để gói bánh chưng hoặc nấu xôi, gà trống, các loại trái cây dùng thờ cúng (ngũ quả) để cúng tổ tiên,... Vì tất cả những người buôn bán hầu như sẽ nghỉ bán hàng trong những ngày Tết, những ngày đầu năm mới không họp chợ, nên phải mua để dùng cho đến khi họp chợ trở lại đưa đến mức cầu rất cao. Người Việt có câu mồng bốn chợ ma, mồng ba chợ người nên chợ được họp phiên đầu năm là mồng ba tết (ngày 3 tháng 1 âm lịch). Hơn nữa, chợ Tết cũng để thỏa mãn một số nhu cầu mua sắm để thưởng ngoạn, để lễ bái như hoa tết, những loại trái cây, đặc biệt là dưa hấu và những loại trái có tên đem lại may mắn như mãng cầu, dừa, đu đủ, xoài,... Những loại chợ Tết đặc biệt cũng sẽ chấm dứt vào trước giờ Ngọ giao thừa. Vào những ngày này, các chợ sẽ bán suốt cả đêm, và đi chợ Tết đêm là một trong những cái thú đặc biệt. Kèm theo các chợ mua bán ngày giáp tết đông đúc, nhiều nơi còn tổ chức các chợ hoa nhằm vui xuân. Dọn dẹp, trang trí Mâm ngũ quả Ngày Tết, hầu như gia đình nào cũng có mâm ngũ quả để chưng trên bàn thờ, bên cạnh bánh chưng xanh, lọ hoa, nến. Năm loại quả, mỗi quả một dáng vẻ và màu sắc riêng, hợp lại thành bức tranh sống động, vui mắt. Mỗi vùng, miền có cách trình bày mâm ngũ quả khác nhau. Người miền Nam chuộng mãng cầu, dừa, đu đủ, xoài và sung, trong khi đó người miền Bắc lại thích chuối, bưởi, đào, hồng và quýt. Miền Nam Mâm quả sắp kiểu miền Nam Với triết lý “cầu vừa đủ xài sung túc”, người miền Nam chuộng năm loại quả là mãng cầu, dừa, đu đủ, xoài và sung. Người ta thường chọn ba loại quả có hình dáng to và trọng lượng nặng là đu đủ, dừa, xoài đặt lên mâm trước để lấy thế. Sau đó, bày những quả khác chèn lên, để tạo thành một ngọn tháp. Người miền Nam thường kiêng kỵ chưng trái có tên mang ý nghĩa xấu (kể cả khi đọc trại) như chuối - chúi nhủi, cam - cam chịu, lê - lê lết, sầu riêng, bom (táo), lựu - lựu đạn... và không chọn trái có vị đắng, cay.Miền Bắc Mâm ngũ quả miền Bắc Cách trình bày truyền thống sẽ là nải chuối được đặt dưới cùng, ở giữa để đỡ lấy toàn bộ các trái cây khác. Quả bưởi đặt giữa nải chuối, xung quanh là hồng, quýt, đào (có thể thay thế bằng cam, lê-ki-ma, táo) bày đan xen vào nhau. Chuối xanh cong lên ôm lấy bưởi mang ý nghĩa đùm bọc.Chọn 5 thứ quả theo quan niệm người xưa là ngũ hành ứng với mệnh của con người. Chọn số lẻ tượng trưng cho sự phát triển, sinh sôi. Cây nêu Cây nêu là một thân cây tre dài, thẳng, cao khoảng 5-6 mét, được dựng nơi trang trọng, rộng rãi; đầu thân tre được buộc một dải vải điều (màu đỏ) có ghi những lời cầu nguyện hoặc lời chúc năm mới, và một cái giỏ tre, trong đó có đựng cau, trầu, rượu, hoặc một số phẩm vật khác theo phong tục từng miền như vàng mã, bùa trừ tà, cành xương rồng, bầu rượu bện bằng rơm, hình cá chép bằng giấy (để táo quân dùng làm phương tiện về trời), giải cờ vải tây, điều (màu đỏ), đôi khi người ta còn cho treo lủng lẳng những chiếc khánh nhỏ bằng đất nung, mỗi khi gió thổi, những khánh đất va chạm nhau tại thành những tiếng kêu leng keng nghe rất vui tai... . Người ta tin rằng những vật treo ở cây nêu, cộng thêm những tiếng động của những khánh đất, là để báo hiệu cho ma quỷ biết rằng nơi đây là nhà có chủ, không được tới quấy nhiễu... Vào buổi tối, người ta treo một chiếc đèn lồng ở cây nêu để tổ tiên biết đường về nhà ăn Tết với con cháu. Cây tre để làm cây nêu dĩ nhiên là phải được chôn chặt và neo nhiều phía để tre đứng vững, khi đó tre chứng tỏ sự dẻo dai bền bỉ, dầu gió nhẹ hay mạnh, dù gió đông bắc hay tây nam, tre có nghiêng qua nghiêng về thì phần chính cây vẫn thẳng và cây không gãy. Người ta ví sự dẻo dai và vững chãi của tre như sức sống Việt Nam.Tại miền Bắc thời đã xa, cây nêu thường được dựng vào ngày 23 tháng Chạp âm lịch, là ngày Táo quân về trời. Truyền thuyết cho rằng, từ ngày này cho đến đêm giao thừa, vắng mặt Táo quân, ma quỷ thường nhân cơ hội này lẻn về quấy nhiễu, cho nên cây nêu dựng lên để chặn ma quỷ. Cây nêu được thênh thang giữa trời đất suốt thời gian từ lễ dựng nêu cho đến ngày hạ nêu, thường thường là ngày 7 tháng giêng âm lịch. Trước khi dựng nêu, người ta lập bàn thờ trang nghiêm để cúng tế, cầu Trời Phật, cầu mưa thuận gió hòa, cầu tổ tiên phù hộ độ trì cho con cháu. Theo học giả Nguyễn Đổng Chi trong Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam (NXB Khoa học xã hội, Hà Nội 1972), sự tích cây nêu được tóm tắt như sau: Ngày xưa Quỷ chiếm toàn bộ đất nước,còn Người chỉ làm thuê, và nộp phần lớn lúa thu hoạch cho Quỷ. Quỷ ngày càng bóc lột Người quá tay, và cuối cùng Quỷ tự cho mình hưởng quyền "ăn ngọn cho gốc". Người chỉ được hưởng rạ, tuyệt đường sinh nhai nên cầu cứu Đức Phật giúp đỡ. Phật bảo Người đừng trồng lúa mà trồng khoai lang. Mùa thu hoạch ấy, Người được hưởng không biết bao nhiêu củ khoai, còn Quỷ chỉ hưởng lá và dây khoai, đúng theo phương thức "ăn ngọn cho gốc". Sang mùa khác, Quỷ lại chuyển qua phương thức "ăn gốc cho ngọn". Phật bảo Người lại chuyển sang trồng lúa. Kết quả Quỷ lại hỏng ăn. Quỷ tức lộn ruột nên mùa sau chúng nó tuyên bố "ăn cả gốc lẫn ngọn". Phật trao cho Người giống cây ngô (bắp) để gieo khắp nơi. Quỷ lại không được gì, còn Người thì thu hoạch cơ man là trái ngô. Cuối cùng Quỷ nhất định bắt Người phải trả lại tất cả ruộng đất không cho làm rẽ nữa. Phật bàn với Người điều đình với Quỷ, xin miếng đất bằng bóng chiếc áo cà sa treo trên ngọn cây tre. Quỷ thấy không thiệt hại gì nên đồng ý. Khi đó Phật dùng phép thuật để bóng chiếc áo cà sa đó che phủ toàn bộ đất đai khiến Quỷ mất đất phải chạy ra biển Đông. Do mất đất sống nên Quỷ huy động quân vào cướp lại. Trận đánh này bên Quỷ bị thua sau khi bị bên Người tấn công bằng máu chó, lá dứa, tỏi, vôi bột... và Quỷ lại bị Phật đày ra biển Đông. Trước khi đi, Quỷ xin Phật thương tình cho phép một năm được vài ba ngày vào đất liền viếng thăm phần mộ của tổ tiên cha ông. Phật thương hại nên hứa cho. Do đó, hàng năm, cứ vào dịp Tết Nguyên đán là những ngày Quỷ vào thăm đất liền thì người ta theo tục cũ trồng cây nêu để Quỷ không bén mảng đến chỗ Người cư ngụ. Trên nêu có treo khánh đất, có tiếng động phát ra khi gió rung để nhắc nhở bọn Quỷ nghe mà tránh. Trên ngọn cây nêu còn buộc một bó lá dứa hoặc cành đa mỏ hái để cho Quỷ sợ. Ngoài ra, người ta còn vẽ hình cung tên hướng mũi nhọn về phía đông và rắc vôi bột xuống đất trước cửa ra vào trong những ngày Tết để cấm cửa Quỷ. Tranh tết Tranh Tết từ lâu đã trở thành một tập quán, một thú chơi của người dân Việt Nam và không chỉ người có tiền mới chơi tranh mà người ít tiền cũng có thể chơi tranh. Nó là một phần không thể thiếu trong không gian của ngày Tết cổ truyền xưa kia. Những màu sắc rực rỡ như khơi gợi nên cảm giác mới mẻ ấm cúng rộn rã sắc xuân trong mỗi gia đình của người Việt. Câu đối TếtĐể trang hoàng nhà cửa và để thưởng Xuân, trước đây từ các nho học cho tới những người bình dân "tồn cổ" vẫn còn trọng tục treo "câu đối đỏ" nhân ngày Tết. Những câu đối này được viết bằng chữ Nho (màu đen hay vàng) trên những tấm giấy đỏ hay hồng đào cho nên còn được gọi là câu đối đỏ. Bản thân chữ "câu đối đỏ" cũng xuất hiện trong câu đối Tết sau: Thịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏ Cây nêu, tràng pháo, bánh chưng xanh Câu đối thuộc thể loại văn biền ngẫu, gồm hai vế đối nhau nhằm biểu thị một ý chí, quan điểm, tình cảm của tác giả trước một hiện tượng, một sự việc nào đó trong đời sống xã hội. Nên lưu ý là từ đối (對) ở đây có nghĩa là ngang nhau, hợp nhau thành một đôi. Câu đối là một trong những thể loại của văn học Trung Quốc và Việt Nam Hoa tết Ngoài hai loại hoa đặc trưng cho Tết là đào và mai, hầu như nhà nào cũng có thêm những loại hoa để thờ cúng và hoa trang trí. Hoa thờ cúng có thể như hoa vạn thọ, cúc, lay-ơn, hoa huệ ...; hoa để trang trí thì muôn màu sắc như hoa hồng, hoa thủy tiên, hoa lan, hoa thược dược, hoa violet, hoa đồng tiền... Ngoài ra, hoa hồng, cẩm chướng, loa kèn, huệ tây, lá măng, thạch thảo... cắm kèm sẽ tạo sự phong phú và mang ý nghĩa sum họp cho bình hoa ngày tết. Màu sắc tươi vui chủ đạo của bình hoa cũng ngụ ý cầu mong một năm mới làm ăn phát đạt, gia đình an khang và sung túc. Hoa đào Sự tích hoa đào ngày Tết: Miền Bắc thường chọn cành đào đỏ để cắm trên bàn thờ hoặc cây đào trang trí trong nhà, theo quan niệm người Trung Quốc, đào có quyền lực trừ ma và mọi xấu xa, màu đỏ chứa đựng sinh khí mạnh, màu đào đỏ thắm là lời cầu nguyện và chúc phúc đầu xuân. Sự tích hoa đào miền Bắc: Ngày xưa, trên ngọn núi Sóc Sơn có một cây đào rất to, trên cây đào có hai vị thần cai quản, một vị tên là Trà, vị kia tên là Uất Lũy. Hai vị thần này có năng lực xua đuổi tà ma nên xung quanh vùng không có ma quỷ nào dám xâm phạm nên cuộc sống người dân nơi đây quanh năm luôn được an bình và sung túc. Nhưng cứ đến ngày cuối năm, hai vị thần này phải về chầu trời nên ma quỷ lại đến quấy phá cư dân trong vùng. Sau khi quay về, nghe người dân báo lại sự việc, hai vị thần căn dặn người dân: Từ nay về sau, khi đến dịp cuối năm chúng ta về chầu trời, các người hãy bẻ nhánh cây đào có hoa mang về cắm trong nhà, ma quỷ thấy cây hoa đào, tưởng có chúng ta ở đấy nên sẽ không đến quấy phá nữa. Thế là người dân nghe lời hai vị thần, cứ đến ngày cuối năm lại bẻ nhánh đào mang về nhà cắm trong lọ để trừ tà đuồi ma. Có người thì nhổ cả cây mang về trồng trong nhà để mong là quanh năm sẽ không bị tà ma quấy phá. Hoa mai Hoa Mai, với miền Nam nước Việt, nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới rất thích hợp môi trường cho hoa Mai đơm bông nẩy lộc mỗi dịp Xuân về Tết đến. Miền Trung và miề Nam lại hay dùng cành mai vàng hơn miền Bắc, màu vàng tượng trưng cho sự cao thượng vinh hiển cao sang, màu vàng còn tượng trưng cho vua (thời phong kiến). Màu vàng thuộc hành Thổ trong ngũ hành, theo quan điểm người Việt, Thổ nằm ở vị trí trung tâm và màu vàng được tượng trưng cho sự phát triển nòi giống. Đối với người miền Nam, nếu hoa Mai nở đúng vào lúc đón giao thừa hay nở vào sáng sớm ngày mùng một Tết thì điều đó có nghĩa là sự may mắn, thịnh vượng, và hạnh phúc sẽ đến với cả gia đình trong năm đó. Sự tích cây mai miền Nam: Ngày xưa có một cô gái tên Mai con một người thợ săn vốn rất gan dạ và can đảm. Năm lên mười bốn, cô gái đã được cha đào luyện trở thành một nữ hiệp sĩ vô cùng tài giỏi và tinh thông võ thuật. Lúc ấy có một con yêu tinh đến quấy phá một làng nọ, dân làng treo giải ai giết được yêu tinh sẽ được thưởng trọng hậu. Thế là hai cha con lên đường giết yêu tinh. Sau khi giết được yêu tinh trở về, danh tiếng của hai cha con vang dội và truyền rao khắp nơi. Vài năm sau người cha lâm bệnh nặng và sức khỏe ngày một yếu đi. Còn cô con gái thì đã bước qua tuổi mười tám, sức khỏe càng tăng lên gấp bội, võ thuật càng ngày càng tinh thông. Năm ấy yêu tinh rắn lại xuất hiện ở một vùng nọ và dân làng đến khẩn khoàn hai cha con đi giết yêu tinh. Trước khi con gái lên đường, người mẹ may cho cô một bộ đồ gấm màu vàng rất đẹp và cô gái hứa ngày trở về sẽ mặc bộ đồ vàng ấy cho mẹ nhìn thấy cô từ xa. Sau đó hai cha con trèo non lội suối tìm cho ra yêu tinh để tiêu diệt nó. Người cha vì sức yếu nên không phụ giúp được gì để cô con gái một mình chống chọi với yêu tinh. Nhưng cuối cùng cô gái cũng giết được nó. Nhưng rủi thay, trước khi chết, con yêu rắn đã vùng dậy dùng đuôi quấn và xiết chết cô gái. Cảm thương trước tấm lòng hiệp nghĩa của cô gái cũng như sự khóc lóc van nài của người mẹ tội nghiệp nên ông Táo trong nhà đã khẩn khoản xin Ngọc Hoàng cho cô gái được sống lại và trở về với gia đình trong chín ngày. Thế là từ đó, cô gái được trở về nhà trong hình hài nguyên vẹn với gia đình trong chín ngày (từ 28 tháng Chạp cho đến mồng 6 Tết thì biến mất). Về sau khi cha mẹ và người thân của cô gái mất hết, cô gái không trở về nhà nữa mà hóa thành một cây hoa mọc bên ngôi miếu mà người dân đã lập nên để cúng bái cô. Thấy cây hoa lạ mọc lên bên miếu và cứ trổ hoa vàng suốt chín ngày Tết nên dân làng lấy tên cô gái đặt cho cây hoa ấy là cây hoa mai và chiết nhánh mang về trồng khắp nơi để trừ tà đuổi quỷ, mang lại may mắn cho gia đình mỗi độ xuân về, năm hết tết đến. Mặc dù chỉ là hai câu chuyện cổ tích dân gian, nhưng một phần nào đó đã nói lên ước mơ và hoài bão thiết tha của người Việt xưa về một cuộc sống an lành, ấm no, hạnh phúc. Đó là những mơ ước, những hoài bão mà con người trong bất cứ thời đại nào cũng mong mỏi như vậy. Tuy bản thân cây đào hay cây mai chỉ là thực vật và trổ hoa theo mùa chứ không có gì linh thiêng cả, nhưng nếu đã là một di sản tinh thần của người Việt thì cũng nên được bảo tồn và giữ gìn cho các thế hệ sau vì đó là những nét văn hóa truyền thống đẹp và quý báu. Nó làm nên giá trị văn hóa Tết cổ truyền của người Việt từ xa xưa cho đến tận hôm nay và mãi mãi về sau. Cây quất Tết đến, cây quất thường được trang trí tại phòng khách. Cây quất Tết ngày càng có nhiều kiểu dáng cầu kỳ nhưng vẫn phải bảo đảm sự xum xuê, lá xanh tốt, quả vàng chi chít thể hiện sự trù phú, hứa hẹn năm mới được mùa, ăn nên làm ra, dồi dào sức sống.1 like -
1 like
-
1 like
-
1 like
-
Không biết dùng lời nào để khuyên. năm tới có nhiều chuyện bế tắc ,sức khỏe bố và bản thân kém, bệnh về áp huyết thấp và thần kinh. hạn nhập cung hợi ,mã ngộ tuyệt - không ,dù cố gắng xoay xở thế nào cũng thành vô vọng ,như người ngựa đường cùng mất phương hướng không biết lối ra ... suy tính nhiều nhưng đi đến đâu ,nên tập trung vào 1 vấn đề nào đó để giải quyết từng một1 like
-
Chụp hình cái tay đưa lên xem. Lá số anh bạn trai giữa 2 canh giờ. Cần phải hỏi kỹ lại giờ sinh trước hay sau 5h. Hai người có phải rất hợp rơ với nhau? Ít khi giận lâu?1 like
-
Nếu cô em chắc về giờ sinh thì xem lời giải trên. Còn lá số giờ Tỵ, năm Mão có nghe theo lời người ngoài mà bị mất mát về tiền bạc khá nhiều có thể do đầu tư xa. Đầu năm ấy thu rất nhiều lợi nhuận, nhưng accident bất ngờ vào cuối năm mà gây ra thiệt hại nặng. Năm Thìn được cha mẹ hay người lớn tuổi trong gia đình giúp đỡ về tiền bạc. Theo lá số này thì năm sau là năm đang quan ngại, sức khoè cha mẹ nếu còn bị suy yếu, hoặc trong người có nhiều bệnh tật, không được khoẻ, năm sau có thể sẽ phải bán nhà1 like
-
1 like
-
Thiên Luân xin chân thành cám ơn những lời chúc tốt đẹp của Sư phụ, các sư huynh đệ tỷ muội đã dành tặng cho gia đình Thiên Luân. Tặng mọi người chút hình ảnh thay vì nhiều lời nhé Bé Thiên Khôi1 like
-
VĂN HIẾN VIỆT VÀ "ĐỐI THOẠI GIỮA CÁC NỀN VĂN MINH" Nguyễn Vũ Tuấn Anh Giàm đốc Trung Tâm nghiên cứu Lý học Đông phương. 26/ 12/ 2010 Trong những bản văn chính thức của tổ chức văn hóa Liên Hợp Quốc, không lần nào sử dụng khái niệm "văn hiến", ngoại trừ sự tồn tại của nó trong dân tộc Việt. Kính thưa quí vị quan tâm. Bài viết trên Bee.net không thấy tên tác giả, bởi vậy có thể coi như quan điểm của ban biên tập. Nếu đây là do sơ xuất của lỗi đánh máy trên báo điện tử, mà sau này họ sửa chữa thì chúng tôi sẽ bổ sung. Nhưng cá nhân tôi không quan trọng tác giả là ai, mà là nội dung của vấn đề được đặt ra trong bài báo. Trong nội dung bài báo này có thông tin về chủ trương của UNESCO về "Đối thoại giữa các nền văn minh". Chúng tôi nghĩ rằng Nếu UNESCO đặt vấn đề một cách nghiêm túc và quan tâm tới luận điểm "Việt sử 5000 văn hiến, cội nguồn của văn minh Đông phương" thì đây là một dịp để chúng tôi trình bày về một nền văn minh huyền vĩ và còn bí ẩn trong con mắt của các nhà khoa học thuộc văn minh hiện đại, có xuất xứ từ văn minh Tây Phương và đó là một trong những cơ hội để làm sáng tỏ cội nguồn Việt sử - nguồn gốc của nền văn minh Đông phương huyền vĩ và bí ẩn trên thế giới, qua sự chủ trương "Đối thoại với các nền văn minh" do UNESCO khởi xướng. Trong bài báo trên Bee.net còn đặt ra một vấn đề - Từ đó đặt lại vấn đề về khái niệm văn hóa và văn minh. Đây là một điều dễ hiểu. Bởi vì cho đến nay, đây là hai khái niệm chưa có một chuẩn thống nhất về nội dung khái niệm, mặc dù người ta vẫn ứng dụng một cách thành thạo trong các văn bản. Nhưng người ta chỉ cảm nhận được nó trong sự tổng hợp trừu tương khái niệm này từ những ứng dụng cụ thể của từng trường hợp. Chứ không phải đã có một định nghĩa chuẩn về khái niệm này. Hiện nay, theo thống kê của những nhà nghiên cứu thì có ngót 400 định nghĩa về khái niệm văn hóa. Bởi vậy, chúng tôi cũng tuân thủ theo qui tắc mà bài viết trên Bee.net đề cập và định nghĩa về khái niệm văn hóa theo cách hiểu của chúng tôi. I. KHÁI NIỆM VĂN HÓA - VĂN MINH & VĂN HIẾN. Trước hết, tôi xác định rằng: Trong ngôn ngữ và văn tự Việt, khái niệm "văn hiến" là một khái niệm xưa nhất có trong các văn bản cổ và ngôn ngữ của dân tộc này. Và chỉ có dân tộc Việt mới xác định dân tộc mình có một nền văn hiến trong các bản văn chính thức cấp quốc gia. Trong các bản văn chữ Hán xuất hiện từ thế kỷ trước của một số nhà nghiên cứu cũng dùng danh xưng văn hiến. Nhưng ở cấp quốc gia, không thấy khái niệm này xuất hiện trong các chiếu chỉ, bản văn cấp quốc gia...vv..... Trong "Bình Ngô Đại cáo" của Nguyễn Trãi - anh hùng dân tộc Việt ở thế kỷ XIV - viết: Như nước Đại Việt ta thuở trước. Vốn xưng nền văn hiến đã lâu. Hay gần hơn, từ thế kỷ XVIII, một bài thơ của vua Minh Mạng, hiện còn khắc, treo trong Điện Thái Hòa - Hoàng thành Huế, viết: Văn hiến thiên niên quốc. Xa thư vạn lý đồ. Hồng bàng khai tịch hậu. Nam phục nhất Đường Ngu (/Nghiêu). Khái niệm văn hiến này sẽ được phân tích sau khi chúng tôi trình bày luận điểm của chúng tôi về khái niệm "văn hóa". I. 1. Khái niệm văn hóa * Khái niêm "văn" Chúng tôi quan niệm cho rằng danh từ văn hóa là một từ thuần Việt và khẳng định nó không phải là một từ Hán Việt có nguồn gốc từ ngôn ngữ Hán, mặc dù nó có thể miêu tả bằng văn tự Hán. Người Hán phát âm chữ "văn" (文) là "uấn", hoặc "uẩn", chăng có liên hệ gì về ngữ âm với cách phát âm chữ "văn" trong tiếng Việt cả. Danh từ "văn" trong tiếng Việt là một thành tố trong tổ hợp từ có cùng phụ âm "v" đầu , miêu tả hệ quả của một hành vi con người thể hiện ý tưởng, là: Văn, viết, vẽ.....cùng thuộc hoặc liên quan đến tay (Trong khi đó phát âm tiếng Hán cho những từ này là: Văn - Uấn; viết - Sỉa; vẽ - Hoa hoa. Không hề có chút cơ sở nào dấu tích để gọi là Việt Hán cả); hoặc hình tượng thể hiện dấu ấn tự nhiên hay nhân tạo là: Vằn, vện, vết....Đây chính là phương pháp tạo từ tiếng Việt được miêu tả một cách xuất sắc của nhà nghiên cứu Lãn Miên - đã trình bày trong website lyhocdongphuong.org.vn(*). Khái niệm "văn", đứng một mình, miêu tả một bài viết thể hiện ý tưởng con người. Tất nhiên nó bao gồm đầy đủ tính hợp lý của một yếu tố cần phải có trước và là nguyên nhân của nó, chính là "chữ viết". Hay nói rõ hơn: Đó chính là sự thể hiến một quá trình phát triển xã hội đến giai đoạn cao và vượt trội so với giai đoạn cần thiết phải hình thành ký tự, chữ viết để thể hiện và truyền đạt ý tưởng. Bởi vì khái niệm "văn" tự nó đã đòi hỏi một cấu trúc ngôn từ mạch lạc, có tính hệ thống, chuẩn mực trong một bài viết dù là cô đọng nhất, để thể hiện ý tưởng người viết. Hay miêu tả một vế khác của vấn đề là: Khái niệm "văn" phải có nguồn gốc từ sự hiểu biết có tính tri thức. * Khái niệm "hóa" Đây cùng là một từ thuần Việt và khá phổ biến trong ngôn ngữ dân gian Việt ở mức phổ thông và bình dân. Nó miêu tả sự chuyển đối từ trạng thái này sang trạng thái khác. Những thành tố trong tổ hợp từ có phụ âm "h" đầu trong tiếng Việt còn tồn tại đến nay, miêu ta sự thay đổi là: Hóa, hòa, hoa (Trong "hoa chân, múa tay"). Riêng về từ này trong tiếng Hán viết chung một ký tự là "Hoa" ( 花 ). Bởi vậy, không có cơ sở nào để từ "hóa" với khái niệm của nó lại xuất phát từ ngôn ngữ và văn tự Hán cả. Khi mà chính người Hán không có từ này. Từ lâu, "Hóa" là tiếng phổ biến trong cả giới bình dân Việt. Những ngôn từ tiếng Việt dùng khái niệm "hóa" phổ biến , như: "Hóa vàng" - Chuyển đổi giá trị giấy tiền vàng mã sang giá trị tiền ...dưới Âm Phủ theo tín ngưỡng Việt; "hóa kiếp" - chuyển đổi từ kiếp này sang kiếp khác; "hóa thân" - chuyển đởi trạng thái thân thể từ hình thức này sang hình thức khác. Hóa học - chuyển đổi cấu trúc vật chất từ trạng thái này sang trạng thái khác....... Mục đích của bài viết này không nhằm chứng minh nền văn hóa Việt hoàn toàn có tính độc lập trong sự phát triển và không hề là hệ quả thu được từ văn hóa Hán. Nên chúng tôi không đi sâu vào vấn đề này, mà chủ yếu chỉ chứng minh cụ thể cho hai từ "văn" và "hóa" không có nguồn gốc Hán theo cách nhìn của chúng tôi. Nhưng từ đó - trên cơ sở khái niệm "văn" và "hóa" có nguồn gốc Việt này - chúng tôi tiếp tục trình bày khái niệm "văn hóa" làm cơ sở cho việc bàn về nội dung: "Đối thoại giữa các nền văn minh". Khái niệm văn hóa Trong danh từ "Văn hóa" thì văn lúc này chính là biểu tượng cô đọng của sự chuyển tải một hệ thống ý tưởng được diễn đạt và "hóa" chính là biểu tượng cô đọng của việc chuyển hóa những ý tưởng đó phổ biến trong sinh hoạt của cuộc sống. Trên cơ sở này thì khái niệm "văn hóa" được định nghĩa như sau: Văn hóa là một khái niệm trừu tượng mô tả sự chuyển hóa những ý tưởng có tính hệ thống, nhất quán có mục đích thành những hành vi được phổ biến và lưu truyền trong đời sống, sinh hoạt của một dân tộc, một cộng đồng, một khu vực dân cư hoặc cả một quốc gia và được coi là những chuẩn mực tạo giá trị tinh thần trong cuộc sống thì gọi là "Văn hóa". Những ứng dụng khái niệm văn hóa Như vậy, trên cơ sở định nghĩa này -Chúng tôi thử ứng dụng vào những trường hợp phố biến của khái niệm văn hóa như một thử nghiệm cho phản ánh đúng bản chất của nó và không mâu thuẫn với ý niệm phổ biến của từ này. * Văn & Hóa: Cũng từ định nghĩa trên, chúng tôi đặt những giá trị ý tưởng diễn đạt bằng bản văn hoặc ngôn ngữ, nhưng những ý tưởng, quan niệm mà chỉ dừng lại ở sự thể hiện trên văn bản, ngôn ngữ mà không thể chuyển hóa thành những hành vi trong sinh hoạt của một cộng đồng, một dân tộc.....thì chỉ có thể gọi là "văn" chứ không "hóa". Bản thân những cuốn sách, truyện.....là những hiện tượng, những thành tố trong đời sống văn hóa, chứ tự thân nó không phải là văn hóa. * Ứng dụng trong ngôn ngữ. Trong ngôn ngữ và bản văn, người ta thường dùng các khái niệm như: "Văn hóa dân tộc", "văn hóa Phật giáo" .....Thậm chí gần đây, có người dùng thuật ngữ "Văn hóa ẩm thực". Những khái niệm này được giải thích thế nào với định nghĩa về văn hóa nêu trên? Chúng tôi cho rằng: Do không có một định nghĩa chuẩn về khái niệm văn hóa, cho nên có những thuật ngữ mang tính lạm dụng vô lý. Thí dụ như khái niệm "văn hóa ẩm thực". Nhưng bản thân thuật ngữ này lại tự mâu thuẫn - bởi vì từ ẩm thực chỉ là một hành vi sinh hoạt, tự nó không thể là văn hóa. Sự lạm dụng do chưa có, định nghĩa chuẩn về "văn hóa", khiến người ta có thể ghép bất cứ một hành vi nào với khái niệm văn hóa, nếu thuật ngữ "văn hóa ẩm thực" được coi là một phát minh sáng giá thì người ta có thể ghép bất cứ một động từ nào với khái niệm "văn hóa". Thí dụ như: "Văn hóa ngủ"; hoặc "văn hóa hắt hơi"..... Những thuật ngữ sáng tạo kiểu này có nguồn gốc từ quan niệm của Đào Duy Anh cho rằng: Văn hóa là sinh hoạt (Việt Nam văn hóa sử cương - Đào Duy Anh). Nếu quan niệm của ông Đào Duy Anh đúng thì trên trái đất này tất cả những sinh hoạt của muôn loài đều có thể coi là văn hóa. Tất nhiên đó là điều không hợp lý. Ngược lại, nếu coi khái niệm văn hóa như định nghĩa trên mà chúng tôi đã trình bày thì nó xác quyết những vấn đề sau đây: a/ Văn hóa là hệ quả chỉ có ở động vật cao cấp có khả năng tổng hợp nhận thức trực quan phát triển khả năng tư duy trừu tượng và sự phát triển đạt được tính phong phú về ngôn ngữ và phải có văn tự để truyền đạt. b/ Có tổ chức chặt chẽ mang tính cộng đồng, để có thẩm quyền mang tính quyền lực xác định những giá tri tư tường trở thành phổ biến và lưu truyền trong cuộc sống cộng đồng. Trên cơ sở định nghĩa và mô tả này ("a/" & "b/") thì chúng tôi nhận thấy các thuật ngữ như: "Văn hóa Phật giáo"; "Văn hóa dân tộc"; "Văn hóa truyền thống".....vv....là sử dụng đúng khái niệm văn hóa. Bởi vì khái niệm "Phật giáo", "dân tộc" đều phản ánh tính chất cộng đồng và sự chấp thuận lưu truyền những gia trị tư tưởng đó trong cộng đồng (Môi trường phổ biến văn hóa). Thuật ngữ "Văn hóa truyền thống" thì khái niệm truyền thống tương đồng với trạng thái lưu dữ, truyền đạt tất nhiên là trong môi trường của một cộng đồng....vv.... Mục đích của bài viết này là trình bày luận điểm của chúng tôi về vấn đề "Đối thoại giữa các nền văn minh", nên chúng tôi chỉ trình bày ngắn gọn luận điểm và sự miêu tả về khái niệm văn hóa qua kết luận trên. I. 2. Khái niệm văn minh. Khái niệm này chúng tôi xác định rằng hoàn toàn thuần Việt. Riêng từ "văn" chúng tôi đã trình bày ở trên với sự xác định nguồn gốc Việt. Khái niệm minh. Với từ "minh", nhiều người cho rằng: Nó là từ Hán Việt có ký tự là "明", người Hán phát âm là "mỉn", hoặc "mín". Dịch ra tiếng Việt là "sáng". Trong văn tự Hán nó gồm hai chữ là "日":Nhật - Mặt Trời và "月": Nguyệt - Mặt Trăng, nhằm miêu tả ánh sáng của mặt Trời và mặt Trăng soi sáng trên trái Đất này. Nên miêu tả với từ Hán Việt: "Minh - 明" có nghĩa là "Sáng" trong tiếng Việt. Nhưng với chữ Hán theo tượng hình và nội dung trình bày trên, rõ ràng là mâu thuẫn và nó sẽ hoàn toàn vô nghĩa nếu ghép từ này trong khái niệm "văn minh" trong tiếng Việt. Chúng tôi lập luận như sau: a/ Hình tượng của mặt trời và mặt trăng là miêu tả sự thay đổi của ngày và đêm, của sáng và tối. Như vậy, tự hình tượng này không thể hiểu nghĩa là sáng. Phải chăng đây chính là từ Việt với nghĩa "sáng" được Hán hóa bằng hình tượng mặt Trời "nhật/日" chiếu vào bóng tối "nguyệt/月" - mặt trăng? Trong Tử Vi có câu phú đắc: "Nhật nguyệt đồng tranh, công danh bất thành". Công danh bất thành thì lấy đâu ra "sáng"? b/ Nếu hiểu "minh" là sáng thì nghĩa của khái niệm văn minh là "văn sáng" sao? Hoàn toàn tối nghĩa. Nhưng ngược lại, nếu chúng ta nhận thấy rằng, danh từ "minh" là một từ thuần Việt và hoàn toàn không hề có gốc Hán thì khi thực hiện với từ ghép "văn minh" sẽ có một định nghĩa rất rõ ràng. Chúng tôi cho rằng: "Minh" là một từ gốc Việt miêu tả một thực trang trừu tương có tính bao phủ, rộng khắp. Nó còn được gọi là "Mênh" trong một số phát âm mang tinh địa phương của người Việt. Mênh mông - có nghĩa là bao trùm, trải rộng. Trên cơ sở xác định khái niệm "văn" và "minh" (Mênh) là hai từ thuần Việt với cách hiểu như trên - thì - chúng tôi hoàn toàn có cơ sở để định nghĩa khái niệm "Văn minh" như sau: Văn minh là khái niệm trừu tượng mô tả những giá trị tri thức được thể hiện (Văn) bao trùm một không gian tồn tại của con người thì gọi là văn minh. Những ứng dụng khái niệm văn minh. Với định nghĩa trên, chúng tôi úng dụng kiểm chứng tính hợp lý trong các mối liên hệ các hiện tượng liên quan , để xác định tính đúng đắn của định nghĩa này. * Khái niệm văn hóa chỉ có thể phát triển trở thành văn minh, nếu nền văn hóa được xác lập trên một không gian rộng có tính bao trùm và không phân biệt dân tộc, tôn giáo, đẳng cấp. Bởi vậy, người ta có thể nói: Văn minh Phương Đông - Những gia trị tri thức phổ biến bao trùm ở không gian phương Đông, Văn minh phương Tây. Thậm chí có thể nói: Văn minh Ấn độ - khi những giá trị tri thức của xứ sở này bao trùm lên một vùng lãnh thổ Ấn Độ gồm nhiều dân tộc. Nhưng chẳng ai nói "văn minh của bộ lạc...."; hoặc "văn minh xứ Đoài" cả. I. 3. Khái niệm văn hiến. Văn hiến là một từ thuần Việt và chỉ tồn tại trong ngôn ngữ Việt. Tiếng Anh - một ngôn ngữ quốc tế trong nền văn minh nhân loại hiện đại không có khái niệm này. Như đã trình bày ở trên, người Hán cũng có từ "văn hiến", nhưng nó chỉ được một vài học giả Hán trong thời gian gần đây, tự gán cho nền văn hóa Hán. Nó chưa hề có trong ngôn ngữ cấp quốc gia như đã thể hiện trong các bản văn lịch sử của dân tộc Việt. Trong một lần xa xưa, tôi có nhờ một người dịch ra tiếng Anh từ văn hiến. Anh ta không thể nào dịch được vì tiếng Anh không có từ này. Cuối cùng tôi phải đưa ra một một khái niệm dài dòng văn tự là: "Nền văn hóa hướng thượng". Tôi luôn luôn xác định rằng: Một ngôn ngữ cao cấp có thể dịch ra ngôn ngữ đó tất cả các ngôn ngữ có nền văn hóa thấp hơn. Nhưng một nền văn hóa thấp hơn sẽ rất khó khăn khi dịch một ngôn ngữ cao cấp hơn ra ngôn ngữ của nó. Do đó, lịch sử có thể thăng trầm, nền văn hiến huy hoàng trài gần 5000 năm của người Việt vẫn còn lại hào quang của nó khi xác định ngôn ngữ Việt có thể dịch tất cả các ngôn ngữ khác trên thế giới ra tiếng Việt. Như nước Đại Việt ta thuở trước. Vốn xưng nền văn hiến đã lâu. ...... Dẫu cường nhược có lúc khác nhau. Nhưng hào kiệt đời nào cũng có.... Danh từ "Hiến" cũng là một từ trừu tượng thuần Việt với nghĩa rất rõ ràng: Sự dâng hiến; một cử chỉ đưa lên một cách cung kính thì gọi là hiến. Trong tổ hợp từ cùng phụ âm đầu là: Hiến, hiển, hiện....đều có nghĩa thiêng liêng, cao quý. Vì là một từ thuần Việt, không liên quan đến các ngôn ngữ khác để so sánh, nên chúng tôi xác định định nghĩa khái niệm "văn hiến" như sau: Văn hiến là một khái niệm trừu tượng thuần Việt miêu tả nhưng tư duy hướng dẫn con người đến một cuộc sống cao cả (hiến). I. 4. Kết luận Trên cơ sở đã trình bày về các khái niệm "văn hóa", "văn minh" và "văn hiến", quí vị sẽ cùng chúng tôi tìm lời giải đáp tiếp theo cho việc "Đối thoại giữa các nền văn minh", chứ không phải là "Đối thoại giữa các nền văn hóa". Sự giải đáp này cũng chính là sự phát triển ứng dụng tiếp tục chứng tỏ tính hợp lý của những khái niệm Việt mà chúng tôi đã trình bày ở trên. Trên cơ sở này, chúng tôi tìm vị trí của nền văn hiến Việt trong cuộc "Đối thoại giữa các nền văn minh", khi mà nền văn minh Việt bao trùm không gian Đông phương với một tri thức - mà chúng tôi giả thiết rằng: Chính là lý thuyết thống nhất vũ trụ. Đó là thuyết Âm Dương Ngũ hành mà chúng tôi đã trình bày trên diễn đàn. Nếu mọi việc đều có những tác nhân thuận lợi thì có thể đây sẽ là sự mở đầu cho việc tìm hiểu một nền văn minh toàn cầu đã bị hủy diệt - chủ nhân đích thực của thuyết Âm Dương Ngũ hành , mà dân tộc Việt còn lưu truyền một cách bí ẩn trong cuộc sống văn hóa truyền thống đến ngày nay.1 like