• Thông báo

    • Bá Kiến®

      Nội quy Lý Học Plaza

      Nội quy này là bản mở rộng Nội Quy - Quy định của Diễn đàn. Khi tham gia mua bán, các thành viên phải tuân theo những quy định sau: Tiêu đề bài viết: Bao gồm: Chỉ dẫn địa lý, Loại hình Mua/Bán, Thông tin mua bán.
      Chỉ dẫn địa lý: Tỉnh/thành nơi mua bán. Hoặc sử dụng định nghĩa có sẵn:TQ: Toàn quốc
      HCM: TP Hồ Chí Minh
      HN: Hà Nội
      [*]Ví dụ: HCM - Bán Vòng tay Hổ Phách ​Nội dung bài viết: Mô tả chi tiết sản phẩm mua/bán
      Bắt buộc phải có thông tin liên lạc, giá Mua/Bán
      Bài mới đăng chỉ được phép up sau 03 ngày.
      Thời gian up bài cho phép: 01 ngày 01 lần.
      Các hành vi vi phạm nội quy này sẽ bị xóa bài hoặc khóa tài khoản mà không cần báo trước.

Leaderboard


Popular Content

Showing most liked content on 22/01/2013 in Bài viết

  1. lá số nầy sau nầy rất khá giả ,nếu đi về kinh doanh hay buôn bán sau nầy tất khá ,làm giàu nhanh dễ kiếm tiền nhưng không thể thành đại gia; không được hưởng của tổ phụ để lại ,có mà không được thừa hưởng hay phải từ bỏ nếu hưởng cũng phá tán hết ,sau tự tay xây dựng , có được vợ đẹp có học thường là trưởng nữ nhưng phải sợ vợ ,vợ chồng tối giận nay hờn vì Phục binh hóa kỵ nơi tòa phu thê, nên muộn lập gia đi xa mà kết hôn may ra duyên nợ mới bền chặt .
    2 likes
  2. "Tại sao người ta bỏ em...mà em vẫn yêu như vậy... Còn người quan tâm em là anh..em lại bỏ rơi.." (Khi không còn yêu - Akira Phan) Híc... Ngẫm lại... Với vị thế "anh cả" đỡ đầu cho em Bắc Hàn hơn 60 năm...đưa cả "Chí nguyện quân" qua giúp "em" đánh "đế quốc Mỹ"...ngay cả con trai cả của Mao chủ tịch cũng để lại nắm xương tàn nơi đất khách... Vậy mà hôm nay...anh "đành lòng" liên kết với "đế quốc" thông qua "nghị quyết" để "lột" em lớp nữa...vì e.."không kiểm soát" được em... Híc... Ngẫm xưa nữa.. Khi VN-TQ "sông liền sông, núi liền núi" và cả nước TQ vĩ đại...là hậu phương của VN...em cứ đi và giải phóng dân tôc...anh giúp sức của...anh "coi nhà" giúp...nhưng khi tranh tối, tranh sáng...anh lẻn "cửa hậu" vào..."hiếp" vợ em... Dĩ nhiên là em..."không phục" và anh nhân đó "rộng họng" la làng "đồ VN vô ơn"... rồi cùng "đế quốc" thông qua "nghị quyết" cấm em bận quần (cấm vận) suốt 15 năm... Híc... Trong khi đó..."đế quốc Mỹ" và "phát xít Nhật" đều đã gây xương máu trên mảnh đất này...nhưng khi "người ta" quay lại...em lại "niềm nở" tay bắt mặt mừng... Còn anh xưa nay "giúp" em không ít...em lại "dè chừng"... "Bất công" cho anh quá...phải không... Không đâu anh... Khác nhau ở chữ "thiện chí"... anh ơi... Đối "anh" em vẫn "mở cửa" cho anh đó thôi, Nhưng vô được cửa rồi, anh lại đòi đụng tới cái "phéc-mơ-tuya" của em... Đừng hòng anh nhé...hơn 2.000 năm rồi...và nó "không phải là con số đọc trong một giây"... Ai không biết chứ em rành anh "sáu câu"... Nhớ nhé... Làm anh khó đấy... Đâu phải chuyện đùa... Anh làm không được... Muốn "làm cha" cơ... Híc...
    2 likes
  3. Ngày tốt năm Quý Tỵ dùng cho Tất niên, xuất hành, khai trương, động thổ. Trung tâm nghiên cứu Lý Học Đông Phương Tiễn năm cũ đi đón xuân mới đến, người Việt ta, theo phong tục Đông phương cổ truyền, có tục ăn tất niên, xuất hành, xông đất, chọn ngày khai trương và chọn ngày xây sửa nhà để cầu may mắn, tài lộc, tránh hung tìm cát. Ban biên tập diễn đàn Trung Tâm Nghiên Cứu Lý Học Đông Phương sưu tầm, tìm hiểu so sánh, đối chiếu đề xuất về các ngày gọi là tốt để quý vị bạn đọc tham khảo. Tất Niên: Đây là ngày kết thúc một năm làm việc vất vả, ngày nhìn lại những thành quả lao động của năm cũ. Ngày tốt theo Việt lịch: ngày 25 tháng Chạp năm Nhâm Thìn, nhằm ngày thứ ba 05.02. 2013 Tây lịch. Đây là ngày tốt, sẽ là một kết thúc tốt đẹp cho trăm nghiệp trăm nghề để chuẩn bị cho một năm mới vạn sự an lành. Giờ tốt nhất trong ngày: Giờ Tỵ. Từ 9g00 đến 11g00 Xuất Hành: Ngày tốt theo Việt lịch: mồng 04 tháng Giêng năm Quý Tỵ, nhằm ngày thứ tư 13.02.2013 Tây lịch Đây là ngày Tư Mệnh Hoàng Đạo là ngày tốt cho cầu công danh, sự nghiệp, học hành, thăng quan, phát tài, phát lộc và phát triển trong mọi sự. Giờ tốt trong ngày: Giờ Dần, từ 03g20 đến 5g19 Giờ Ngọ, từ 11g20 đến 13g19 Giờ Thân, từ 15g20 đến 17g19 Hướng Xuất Hành: Hướng tốt xuất hành là hướng Nam. Hướng được coi là tốt thì cũng kén người có bản lãnh, mão hiểm và quyết đoán. Hướng Tốt Để Động Thổ: Theo Huyền Không Lạc Việt, niên tinh 5 Ngũ Hoàng nhập trung, toàn bàn phục ngâm, phương Đông Nam gặp Thái Tuế, phương Tây Tây Bắc xung Thái Tuế, tam sát ở Đông Đông Bắc, Đông và Đông Đông Nam, do vậy phương động thổ an toàn nhất là hướng Nam chếch Tây Nam. Cụ thể là phương Ngọ – Đinh. Ngày Tốt Khai Trương: Ngày tốt theo Việt lịch: Mồng 04 tháng Giêng năm Quý Tỵ, nhằm ngày: thứ tư 13.02. 2013 Tây lịch. Đây là ngày Tư mệnh Hoàng Đạo là ngày tốt cho cầu quan, cầu tài, cầu lộc, thăng tiến và phát triển trong mọi sự. Giờ tốt trong ngày: Giờ Dần, từ 03g20 đến 5g19 Giờ Ngọ, từ 11g20 đến 13g19 Giờ Thân, từ 15g20 đến 17g19 Hoặc ngày 16 tháng Giêng năm Quý Tỵ, nhằm ngày thứ ba 25.02.2013. Đây là ngày Tư Mệnh Hoàng Đạo là ngày phúc đức tôt cho những người cầu tiến, kiên định và mạo hiểm. Giờ tốt trong ngày: Giờ Thìn, từ 7g20 đến 9g19 Giờ Mùi, từ 13g20 đến 15g19 Tuổi Tốt Để Xông Đất và Mở Hàng Khai Trương: Chọn tuổi: Mậu Thìn,Mậu Ngọ, Mậu Thân, Mậu Dần, Canh Tý, Canh Thân. Các tuổi mang chữ Tân cũng tốt: Tân Dậu, Tân Sửu, Tân Mẹo Những tuổi như trên được mời mua mở hàng khai trương đầu năm,động thổ xây sửa nhà, dự lễ về nhà mới, đi đón cô dâu về nhà chồng, tiễn đưa người thân đi làm ăn xa, đón em bé từ bảo sanh viện về nhà, dự lễ cúng đầy tháng, dự lễ cúng thôi nôi cho em bé, dự lễ cúng đáo tuế, cúng thất tuần cho gia chủ sẽ được cát tường đại lợi.Nhưng hãy chọn người tử tế đàng hoàng, nhân cách đầy đủ, trí tuệ thông minh, hiền hậu nhân từ. Phúc lộc đầy đủ. Lưu ý là họ phải không trong thời gian thọ tang. Nam nữ đều tốt. Người được mời xông đất, khai trương đâù năm kiêng mặc áo trắng hoặc đen. Áo mặc tông màu xanh lá cây (tong màu đậm càng tốt) là thuận nhất với năm Quý Tỵ. Năm Quý Tỵ có lẽ là năm mà lý học Đông phương và các nhà khoa học dễ nhất trí về một nền kinh tế toàn cầu còn khó khăn hơn.. Cầu chúc quý vị một năm mới AN LẠC VUI KHỎE MAY MẮN THỊNH VƯỢNG
    1 like
  4. TQ sẵn sàng kế hoạch đánh chìm tàu Mỹ 22/1/2013 10:52 Tờ Business Insider (Mỹ) hôm 21/1 đưa tin, trong khi Mỹ tuyên bố sẽ bảo vệ Nhật nếu xảy ra xung đột xung quanh chủ quyền quần đảo Senkaku/Điếu Ngư, Trung Quốc đã lặng lẽ lên kế hoạch đối phó với Washington. Tàu khu trục 052 diễn tập bắn đạn thật. Ảnh: sinodefence Khi Mỹ tuyên bố thay đổi chiến lược, chuyển trọng tâm từ Trung Đông sang châu Á và trực tiếp tăng cường nguồn lực quân sự tới Thái Bình Dương, thì Trung Quốc đã không phải mất nhiều thời gian để đối phó với cái mà họ cho là một mối đe dọa mới trong khu vực. Trung Quốc đã nhanh chóng gia tăng các khả năng tên lửa thông thường có thể mang nhiều đầu đạn, phóng từ nhiều vị trí - một chiến thuật có thể áp đảo tàu phòng thủ của hải quân và sẽ làm tê liệt mọi khả năng của con tàu ấy. Tần Duy Hồng, Chỉ huy lực lượng Nhị pháo (cách gọi lực lượng tên lửa chiến lược) của Trung Quốc nói: "Tên lửa thông thường là quân át chủ bài trong tác chiến hiện đại. Vì vậy, chúng tôi phải sẵn sàng bất cứ lúc nào. Chúng tôi phải có khả năng phản ứng nhanh chóng trước các cuộc tấn công, đánh trúng mục tiêu với độ chính xác cao, tiêu diệt hoàn toàn đối thủ. 114 tên lửa đã phóng của chúng tôi đều đạt được mục tiêu chính xác". Quy trình sử dụng tên lửa trên một tàu hải quân Mỹ thường gồm các hoạt động: Đầu tiên họ sẽ phóng tên lửa phòng không tầm xa kiểu như SM-2ER. Nếu không thành công thì sau đó một tên lửa tầm ngắn hơn như ESSM sẽ được dùng, tiếp đến là hệ thống súng trên boong tàu sẽ bắn đạn phòng không nổ mạnh. Tuy nhiên, từng quy trình đều sử dụng một tên lửa, nên nếu Trung Quốc có thể bắn nhiều tên lửa cùng lúc, cùng hướng vào cùng một con tàu, thì cơ hội thành công của họ sẽ tăng lên gấp bội. Trung Quốc cũng sẽ khởi động vũ khí từ bờ biển cũng như trên những tàu khu trục 052 mới lớp Luho được trang bị hệ thống Aegis. Theo giới phân tích, kế hoạch tác chiến này đặc biệt phù hợp với những diễn biến mới trong khu vực hiện nay. Thái An (theo Business Insider) ========================== Nếu "canh bạc cuối cùng" xảy ra thì tên lửa chỉ là thứ vũ khí hạng hai. Trong cuộc chiến Vùng Vịnh lần thứ I - những thứ vũ khí của phe Đồng Minh là những thứ không hề có trên thị trường và chưa hề được nghe nói tới. Bây giờ nó được bày bán cứ như hàng chợ.
    1 like
  5. Số nầy cả đời không sợ túng thiếu đói khổ ,lúc nào cũng đầy đủ cơm no áo mặc ,nhưng đến khi gặp thời công danh hiển đạt có tiền của thì người hơi hách dịch tự phụ,đi ngoài đường mắt chỉ nhìn lên trời nên vì vậy chắc có nhiều kẻ ghét không ưa .
    1 like
  6. TÙY QUAN ĐIỂM CỦA TỪNG NGƯỜI . theo tôi, nếu người cự- nhật thì không có khiếu về kinh doanh ,nhưng nếu lộc-mã thì nên kinh doanh hơn nữa đây là cách song lộc triều nguyên , kinh doanh hay buôn bán không có nghĩa là phải có bằng hay cần bằng về kinh tế hay ngoại thương , ngày nay kinh tế phát triển nhiều mặt và nhiều lãnh vực ,không phải buôn bán là mở tiệm hay bán hàng rong ,đó là cách nhìn thiển cận và thiếu hiểu biết của những người thời trung cổ hay thời ngăn sông cấm chợ. Tôi đã hiểu cách xem của cao nhân nào bên diễn đàn nọ , nhưng quan điểm của tôi thì lại khác... Thân vào vận khốc -hư tý -ngọ là cách hiển đạt tiếng tăm bộ sao nầy chỉ phát vào trung vận trở đi khi nó đóng cung Thân có phải là trùng hợp chăng / hơn nữa cách cự nhật chiếu là chỉ thịnh vào hậu vận ,ông ta hẳn nhìn phục-tướng -kỵ nên cho là lắm kẻ thù ? ,bất cứ ai khi thành công hay có gì hơn người khác thì bị kẻ tiểu nhân ganh ghét đó là cái thường tình của sự đời ,nhưng mà nghe nhiều nhiều cao kiến quá mà không biết chọn lưạ của cao kiến nào /
    1 like
  7. Thập niên đại vân 42-51 , thành công về sự nghiệp phát triển cơ nghiệp , nhưng tỏng gia đạo có nhiều chuyện .... Cung tài cơ -nguyệt miếu đại giáp tướng ,nếu khong có giải thần thì chắc thành đại gia. Làm gì đó trong chính quyên nhà nước nhưng có liên quan đến việc kinh doanh.
    1 like
  8. Chồng cháu có cái trán cao. có bằng cấp. Cháu có những mối tình đén nhanh mà đi cung nhanh không kém.. Về tiền bạc cháu có nhiều nguồn tiền tự nhiên ập đến, Nói cháu đừng tự ái nhé, cháu đã có một mối tình nhớ đời rồi muốn quên thì phải có thời gian.
    1 like
  9. Philippines đưa tranh chấp biển đảo với Trung Quốc ra tòa án LHQ Thứ Ba, 22/01/2013 - 15:30 (Dân trí) - Ngoại trưởng Philippines hôm nay cho biết, nước ông đã đưa Trung Quốc lên tòa án Liên hợp quốc, nhằm thách thức tuyên bố chủ quyền của nước này đối với gần như toàn bộ Biển Đông. Một tàu Trung Quốc gần bãi cạn Scarborough. “Philippines sẽ dùng gần như mọi cách thức chính trị và ngoại giao để giải quyết tranh chấp biển đảo với Trung Quốc theo phương thức đàm phán hòa bình… chúng tôi hi vọng rằng các tiến trình của tòa án sẽ đem vấn đề tranh chấp này tới một giải pháp lâu dài”, Ngoại trưởng Del Rosario cho biết trong cuộc họp báo. Ngoại trưởng Del Rosario cũng cho biết Manila đã thông báo cho đại sứ Bắc Kinh về quyết định đưa Trung Quốc ra tòa án phân xử theo Công ước về Luật biển của Liên hợp quốc, được cả 2 nước ký năm 1982. Theo Ngoại trưởng Philippines, trong bản đệ trình, Philippines cho biết cái gọi là “đường 9 đoạn” của Bắc Kinh, vẽ tuyên bố chủ quyền đối với hầu hết Biển Đông, trong đó có cả vùng biển, đảo nằm sát bờ biển các nước láng giềng, là bất hợp pháp. Bản đệ trình cũng kêu gọi Trung Quốc “rút lại các hoạt động phi pháp, vi phạm quyền tối cao và tài phán của Philippines theo Công ước 1982 UNCLOS”, ông cho biết thêm. Tuyên bố chủ quyền của Philippines chồng lấn với tuyên bố chủ quyền của các nước gồm Philippines, Brunei, Malaysia và Việt Nam. Trong suốt 2 năm qua Trung Quốc đã gia tăng hoạt động nhằm củng cố tuyên bố chủ quyền của mình ở vùng biển được cho là giàu dầu lửa và khí đốt này. Manila cho rằng quan điểm của Trung Quốc đã dẫn tới căng thẳng với Philippines vào năm ngoái trên bãi cạn Scarborough, quần thể gần bờ biển Philippines hơn so với bờ biển Trung Quốc. “Trong rất nhiều trường hợp, suốt từ năm 1995, Philippines đã trao đổi quan điểm với Trung Quốc về giải quyết hòa bình những tranh chấp này. Tới hôm nay, vẫn rất khó tìm được giải pháp”, Ngoại trưởng Philippines khẳng định. Vũ Quý Theo AFP ======================= Tốt! Giải pháp duy nhất đúng - đối với Philipfin - nếu không muốn đánh nhau và không chịu được áp lực của nước lớn. Công bằng, minh bạch. Trung Quốc không theo kiện thì vô lý. Mà theo kiện thì ai có bằng chứng thuyết phục người đó đúng. Tòa xử là một chuyện. Còn phần thi hành án nữa chứ! Hì. Vậy phải nhờ sen đầm quốc tế.
    1 like
  10. Thích hợp với ngành kinh doanh, đặc biệt là bất động sản, hoặc có thể theo ngành giảng dạy. Mệnh Thân không Đào Hồng, mà Đào Hồng lại lọt xuống Tật ách, Mệnh Cô Thần thì yên tâm đi muốn hại con người ta cũng không có khả năng Đại vận 42-51: Có thể gia đình tan vỡ hoặc mất mẹ
    1 like
  11. Dạ thưa chú Thiên Sứ, cháu rất cảm ơn chú đã chia sẻ bài thuốc dân gian hay để chữa bệnh TCM. sau khi đọc lại các bài của chú và anh phamhung cháu đã tìm hiểu thì thấy có 2 loại: Loại cây thuốc chú nói đến là Bạch Hoa Xà (hay Bạch Hoa Xà Thảo), còn loại cây mà mẹ cháu dùng với Bán Chi Liên là Bạch Hoa Xà Thiệt Thảo. Cháu tím được tài liệu nó về hai loại cây trên. Xin post cho mọi người tham khảo: 1.Bạch hoa xà BẠCH HOA XÀ Agkistrodon seu Bungarus 1. Tên khoa học: Plumbago zeylanica L. 2. Họ: Đuôi công (Plumbaginaceae). 3. Tên khác: Đuôi công hoa trắng, cây lá đinh, bạch tuyết hoa, cây chiến... 4. Mô tả: Cây sống dai cao 0,3-0,6m, có gốc dạng thân rễ, với thân sù sì, bóng láng. Lá mọc so le, hình trái xoan, hơi có tai và ôm thân, nguyên, nhẵn, nhưng trăng trắng ở mặt dưới. Hoa màu trắng, thành bông ở ngọn và ở nách lá, phủ lông dính, tràng hoa dài gấp đôi đài. Cây ra hoa quả gần như quanh năm, chủ yếu vào tháng 5-6. 5. Phân bố: Cây mọc tự nhiên ở Ấn Độ và Malaixia, nhưng thuần hoá và thường trồng trong tất cả các xứ nhiệt đới, nhất là ở Java (Inđônêxia). Ởnước ta, cây cũng được trồng nhiều trong các vườn gia đình; trồng bằng cành ở nơi ẩm mát. 6. Trồng trọt: Có thể trồng bằng một đoạn cành hoặc đoạn thân gần gốc ở nơi ẩm mát. Cây ưa đất ẩm, tơi xốp, nhiều mùn. Có khả năng phát triển trồng ở các vùng chuyên canh. 7. Bộ phận dùng: Rễ, lá. 8. Thu hái, chế biến: Rễ, lá quanh năm. Rễ đào về, rửa sạch, cắt đoạn ngắn rồi phơi khô dùng dần. Lá thường được dùng tươi. 9. Thành phần hoá học: Plumbagin (metyl-2-hydroxy-5- naphtoquinon-1-4). 10. Tác dụng dược lý: Plumbagin là một tác nhân làm viêm tấy và sát trùng tốt; nó kích thích mô cơ với liều thấp và làm tê liệt với liều cao, gây co thắt mô cơ của quả tim, ruột và giun ký sinh, kích thích sự tiết mồ hôi, nước tiểu và mật, còn có tác dụng kích thích đối với hệ thần kinh. 11. Công năng: Khu phong trừ thấp, tán ứ tiêu sưng; còn có thể thư cân hoạt huyết, làm sáng mắt. 12. Công dụng: Ở Trung Quốc, thường dùng trị 1. Phong thấp đau nhức xương, da thịt thâm tím; 2. Đau dạ dày, gan lách sưng phù; 3. Bệnh ngoài da (hecpet mọc vòng), nhọt mủ, bong gân. Kinh nghiệm dân gian dùng lá giã đắp chữa đinh nhọt rất đặc hiệu, do đó có tên là cây lá dính. Ở Inđônêxia, cũng dùng chữa bệnh ngoài da, thấp khớp, nhức đầu, các bệnh về cơ quan tiết niệu và làm thuốc gây sẩy thai. Để chữa các bệnh ngoài da, người ta lấy lá và rễ giã ra trộn lẫn với bột gạo làm thuốc đắp. Để trị nhức đầu, chỉ cần dùng một lượng nhỏ thuốc đắp vào phía sau tai sẽ làm giảm đau. Ở Philippin, nước sắc rễ dùng trị ghẻ. Ở Ấn Độ, người ta dùng rễ trị các bệnh ngoài da, ỉa chảy, khó tiêu, bệnh trĩ, phù toàn thân, làm thành bột đắp với giấm, sữa hay muối và nước dùng đắp ngoài trị phong hủi và những bệnh ngoài da khác. Cồn thuốc của rễ cây có khả năng làm ra mồ hôi. Dịch sữa của cây dùng đắp trị ghẻ và mụn loét. 13. Cách dùng, liều lượng: Dùng rễ 10-15g đun sôi kỹ trong 4 giờ, lấy nước uống hoặc lấy rễ ngâm rượu xoa bóp. Rễ, lá giã nhỏ đắp lên nơi sưng đau. Sắc rễ lấy nước bôi ghẻ. 14. Bài thuốc: 14.1. Tăng huyết áp: Bạch hoa xà (toàn cây) 16 g, lá dâu 20 g, hoa đại 12 g, quyết minh tử (hạt muồng) 16 g, cỏ xước 12 g, ích mẫu 12 g. Sắc uống ngày một thang. 14.2. Mụn, nhọt sưng tấy: Lá bạch hoa xà đắp cách 2-3 lớp gạc ngay trên mụn nhọt, có tác dụng làm tan nhọt. Chỉ nên đắp 30 phút. Nên cẩn thận vì có thể gây bỏng da nếu không đắp cách gạc. Nếu bị bỏng, cần dùng dung dịch acid boric loãng rửa vết bỏng. 14.3. Táo bón: Lá bạch hoa xà nấu canh với giấm hoặc chanh để ăn (có thể xào). Uống 1 bát canh, sau 1 giờ là đi ngoài được, người không mệt. Nếu muốn thôi đi ngoài, vò lá với nước lạnh, uống 1/2 chén. 14.4. Phong thấp: Rễ bạch hoa xà 12 g, dây đau xương 12 g, thổ phục linh 16 g. Sắc uống ngày một thang. 14.5. Sưng đau do chấn thương: Rễ hoặc lá bạch hoa xà giã với cơm thành bột nhão, đắp lên chỗ sưng đau. 14.6.Bong gân sai khớp: Rễ bạch hoa xà 20 g, cam thảo đất 16 g. Sắc uống ngày một thang. Có thể dùng rễ bạch hoa xà ngâm rượu làm thuốc xoa bóp. 14.7. Chốc lở: Lá bạch hoa xà giã nát, đắp lên tổn thương sau khi đã rửa sạch, nếu thấy nóng thì phải bỏ ra. 14.8. Đau gan, đau dạ dày: Rễ bạch hoa xà 12 g, nhân trần 20 g, cam thảo đất 16 g. Sắc uống ngày một thang. 14.9. Ghẻ: Rễ bạch hoa xà sắc lấy nước, dùng nước này để bôi ghẻ. 14.10. Chậm kinh: Bạch hoa xà (toàn cây) 16 g, lá móng tay 40 g, củ nghệ đen 20 g, cam thảo đất 16 g. Sắc uống ngày một thang. Khi thấy kinh phải ngừng uống ngay. 14.11. Tê thấp: Bột rễ bạch hoa xà trộn với dầu vừng, xoa bóp (kinh nghiệm của Ấn Độ). Chú ý: Ở nước ta còn có cây mang tên Đuôi công hay Xích hoa xà (Plumbago rosea L.), cùng họ, mọc hoang ở nhiều nơi, nhân dân sử dụng như cây Bạch hoa xà. Cần phân biệt với cây Bạch hoa xà thiệt thảo - Cỏ lưỡi rắn hoa trắng (Hedyotis diffusa Willd.), họ Cà phê (Rubiaceae) Không dùng cho phụ nữ có thai. Nếu bị bỏng rộp, dùng acid boric để rửa chỗ da bị tổn thương. 2. Bạch hoa xà thiệt thảo Xuất xứ: Quảng Tây Trung Dược Chí. Tên khác: Giáp mãnh thảo, Xà thiệt thảo, Nhị Diệp Luật (Trung Dược Học), Xà thiệt thảo, Ải cước bạch hoa xà lợi thảo (Quảng Tây Trung Dược Chí), Mục mục sinh châu dược Tiết tiết kết nhụy thảo, Dương tu thảo (Quảng Đông Trung Dược), Xà tổng quản, Hạc thiệt thảo Tế diệp liễu tử (Phúc Kiến Trung Thảo Dược), Tán thảo, Bòi ngòi bò, Bòi ngòi bò (Việt Nam). Tên gọi: Cây có lá như lưỡi rắn nên có tên Bạch Hoa Xà Thiệt Thảo. Tên khoa học: Odenlandia diffusa (Willd) Roxb. Họ khoa học: Cà Phê (Rubiaceae). Mô tả: Cây thảo sống hàng năm, mọc bò, nhẵn. Thân hình 4 cạnh, màu nâu nhạt tròn ở gốc. Lá hình giải hay hơi thuôn, nhọn ở đầu, màu xám, dai, không cuống, lá kèm khía răng ở đỉnh. Hoa thường mọc đơn độc, hay họp 1-2 chiếc ở nách lá. Hoa màu trắng ít khi hồng, không cuống. Đài 4 hình giáo nhọn, ống dài hình cầu. Tràng 4 tù nhẵn, ống tràng nhẵn cả hai mặt. Nhị 4 dính ở họng ống tràng. Bầu 2 ô, 2 đầu nhụy, nhiều noãn, quả khổ dẹt ở đầu, có đài còn lại ở đỉnh. 2 ô nhiều hạt, có góc cạnh. Có hoa quả hầu như quanh năm. Địa lý: Cây có ở cả 3 miền nước ta, ở vườn hai bên lối đi đều hay gặp. Thu hái, sơ chế: Thu hái phơi khô cất dùng. Phần dùng làm thuốc: Toàn cây. Thành phần hóa học: + Trong Bạch Hoa Xà Thiệt Thảo chủ yếu có: Hentriaconotane, Stigmastatrienol, Ursolic acid, Oleanolic acid, b-Sitosterol, p-Coumnic, b-Sitosterol-D-Glucoside (Trung Dược Học). + Asperuloside, Asperulosidic acid, Geniposidic acid, Deacetylasperulosidic acid, Scandoside, Scandoside methylester, 5-O-p-Hydroxycinnamoyl scandoside methylester, 5-O-feruoyl scandoside methylester, 2-Methyl-3- Hydroxyanthraquinose, 2-Methyl-3- Methoxyanthraquinose, 2-Methyl-3- Hydroxy-4- Methoxyanthraquinose (Nishihama Y và cộng sự, Planta Med, 1981, 43 (1): 28). + Ursolic acid, b-Sitosterol Yakagi S và cộng sự, Shoyakugaku Zasshi 1982, 36 (4): 366). Tác dụng dược lý: -Tác dụng kháng khuẩn: In vitro, tác dụng này không mạnh. Có tác dụng yếu đối với Tụ cầu khuẩn vàng, trực khuẩn lỵ. Dịch chích không có tác dụng ức chế vi khuẩn. Thuốc có hiệu quả rõ rệt đối với ruột dư viêm thực nghiệm trên thỏ (Trung Dược Học). + Tác dụng trên hệ miễn dịch: những thực nghiệm căn bản trên thỏ, có thể tin rằng sự kháng nhiễm có thể do thuốc có tác động lên hệ miễn dịch của cơ thể như làm tăng sinh hệ tế bào nội bì lưới, làm tăng hoạt lực của tế bào thực bào, tăng chức năng hệ miễn dịch không đặc hiệu (Trung Dược Học). +Tác dụng chống khối u: thuốc sắc Bạch Hoa Xà Thiệt Thảo nồng độ cao in vitro thấy có tác dụng ức chế đối với tế bào trong bệnh bạch cầu viêm cấp, bạch cầu hạt tăng cấp (Trung Dược Học). +Thuốc còn có tác dụng làm tăng cường chức năng vỏ tuyến thượng thận, nhờ đó, có tác dụng kháng viêm (Trung Dược Học). +Tác dụng kháng ung thư: Thuốc ức chế sự phân chia sinh sản của hạch tế bào ung thư làm cho tế bào ung thư hoại tử khác biệt so với lô chứng (Trung Dược Học). + Tác dụng ức chế sản sinh tinh dịch: theo dõi 102 cas, kiểm tra tinh dịch sau 3 tuần uống thuốc thấy có 77% bệnh nhân tinh trùng giảm từ 1/3 đến 1/10 so với trước khi uống thuốc (Trung Dược Học). + Chích nước sắc chiết cồn của Bạch Hoa Xà Thiệt Thảo cho bệnh nhân bị nhiều loại rắn độc khác nhau cắn phải, dùng một mình hoặc kết hợp với thuốc chống nọc độc, thấy có tác dụng làm giảm tỉ lệ tử vong của chuột do độc tố của rắn độc. Ở các cas trung bình, chỉ dùng Bạch Hoa Xà Thiệt Thảo là đủ (Trung Dược Học). + Điều trị ruột dư viêm: dùng liều cao (40g tươi hoặc 20g khô) Bạch Hoa Xà Thiệt Thảo, trong nhiều nghiên cứu thấy có kết quả tốt. Trong 1 lô 30 bệnh nhân, bị ruột dư viêm được điều trị bằng thuốc sắc Bạch Hoa Xà Thiệt Thảo, trong khi nhóm khác dùng Dã Cúc Hoa và Hải Kim Sa. Có 2 bệnh nhân cần giải phẫu, còn lại tất cả đều hồi phục, không có vấn đề gì. Thời gian nằm viện là 4,2 ngày (Trung Dược Học). Tính vị: +Vị ngọt nhạt, tính mát (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển). +Vị ngọt, hơi đắng, tính hàn (Trung Dược Học). +Vị đắng, ngọt, tính ôn, không độc (Quảng Tây Trung Dược Chí). + Vị hơi ngọt, tính hơi hàn (An Huy Trung Thảo Dược). Quy Kinh: + Vào kinh Can, Vị, Tiểu trường (Trung Dược Học). + Vào kinh Vị, Đại trường, Tiểu trường (Hiện Đại Thực Dụng Trung Dược). + Vào kinh Tâm, Can, Tỳ (Quảng Tây Trung Dược Chí). Tác dụng: + Thanh nhiệt, giải độc, lợi niệu, khử ứ (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển). + Thanh nhiệt, giải hỏa độc, tiêu ung (Trung Dược Học). + Thanh nhiệt, giải độc, tiêu ung, kháng nham, lợi thấp (Hiện Đại Thực Dụng Trung Dược). + Tiêu thủng, giải độc, khu phong, chỉ thống, tiêu viêm (Quảng Đông Trung Dược). Chủ trị: + Trị các loại sưng đau do ung thư, các loại nhiễu trùng như nhiễm trùng đường tiểu, viêm hạnh nhân, viêm họng, thanh quản, viêm ruột thừa, viêm phế quản cấp mãn tính, viêm gan thể vàng da hoặc không vàng da cấp tính, Rắn độc cắn, sưng nhọt lở đau, tổn thương do té ngã(Quảng Tây Trung Dược Chí). + Trị rắn cắn, ung thư manh trường, kiết lỵ (Quảng Đông Trung Dược). Liều dùng Dùng khô từ 20-40g, ngoài dùng tươi gĩa nát đắp lên nơi đau. Đơn thuốc kinh nghiệm: + Trị ung nhọt, u bướu: Bạch hoa xà thiệt thảo 120g, Bán biên liên (tươi) 60g sắc uống, ngoài đâm nát đắp lên nơi đau (Quảng Tây Trung Thảo Dược). + Trị ung thư phổi: Bạch hoa xà thiệt thảo, Bạch mao căn mỗi thứ 160g (dùng tươi), sắc uống với nước đường (Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dược). + Trị ruột dư viêm cấp tính: Bạch hoa xà thiệt thảo 80g, sắc uống, nhẹ ngày 1 thang, nặng ngày 2 thang (Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dược). + Trị ho do viêm phổi: Bạch hoa xà thiệt thảo (tươi) 40g. Trần bì 8g, sắc uống (Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dược). + Trị amidal viêm cấp : Bạch hoa xà thiệt thảo 12g, Xa tiền thảo 12g, sắc uống (Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dược). + Trị đường tiểu viêm, tiểu buốt, tiểu gắt: Bạch hoa xà thiệt thảo, Dã cúc hoa, Kim ngân hoa, mỗi thứ 40g, Thạch vi 20g, sắc uống thay nước trà (Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dược). + Trị chấn thương thời kỳ đầu: Bạch hoa xà thiệt thảo (tươi) 120g, nước, rượu mỗi thứ 1 nửa sắc uống (Hiện Đại Thực Dụng Trung Dược). + Bảo vệ gan, lợi mật: Bạch hoa xà thiệt thảo + Hạ khô thảo + Cam thảo [theo tỉ lệ 2 + 2 + 1] (Tam Thảo Thang – Hiện Đại Thực Dụng Trung Dược). + Trị ruột dư viêm cấp đơn thuần và phúc mạc viêm nhẹ: Bạch hoa xà thiệt thảo 60g, sắc, chia 3 lần uống. Đã trị hơn 1000 cas kết qủa tốt (Dược Lý Và Ứng Dụng Trung Dược, NXB Vệ Sinh Nhân Dân, 1983). + Trị rắn độc cắn: Bạch hoa xà thiệt thảo 20g, sắc với 200ml rượu uống trong ngày. Dùng 2/3 thuốc, chia làm 2-3 lần uống, còn 1/3 đắp vào vết cắn. Trị 19 cas đều khỏi (Quảng Đông Y Học Tạp Chí 1965, 4:14). + Trị dịch hoàn ứ nước (biến chứng sau khi thắt ống dẫn tinh): Bạch hoa xà thiệt thảo 30g, sắc, chia làm 3 lần uống. Trị 38 cas, có kết qủa 34 cas (Vạn Hiếu Tài – Nông Thôn Y Học Tạp Chí 1987, 2:11). + Trị gan viêm, vàng da: Bạch hoa xà thiệt thảo 31,25g, Hạ khô thảo 31,25g, Cam thảo 15,625g, chế thành xi rô. Trị 72 cas, có kết quả 100%. Ngày nằm viện bình quân 25,3 ngày (Tam Thảo Thang – Báo Cáo Của Khoa Nhiễm Bệnh Viện Trực Thuộc số 2 Học Viện Y Học Hồ Nam đăng trong Thông Tin Trung Dược Thảo 1987, 2:1). Tham Khảo: “Bạch hoa xà thiệt thảo + Bán chi liên mỗi vị 40g, được dùng nhiều trong các bài thuốc trị các loại ung thư (Quảng Tây Trung Thảo Dược). Phân biệt: (1) Cây trên khác với cây cũng được gọi là Bạch hoa xà thiệt thảo, hoặc có các tên khác như: Đuôi công hoa trắng, Bươm bướm tích lan, Bươm bướm trắng. Nhài công, Bạch tuyết hoa. Lài đưa, Chiến (Plumbago zeylanic L.) thuộc họ Plumbaginnaceae, là cây cỏ cao từ 0,50m đến 1m, cành có góc, thân có khía dọc. Lá hình trứng hay thuôn, đầu nhọn mọc so le, cuống lá ôm lấy thân, hoa hình đinh màu trắng, mọc thành bông dày đặc ở ngọn, đài có nhiều lông dính. Nhân dân thường lấy rễ lá tươi để làm thuốc. Rễ có màu trắng đỏ nhạt, mép ngoài sẫm có rãnh dọc, phấn trong màu nâu, vị hắc gây buồn nôn, có tính chất làm rộp da. Cây này có vị cay tính nóng, có độc, có tác dụng thông kinh. hoạt huyết, sát trùng tiêu viêm. Thường dùng ngoài để chữa đinh nhọt, tràng nhạt, sưng vú, dùng lá rễ tươi đâm nát đắp vào. Khi chữa hắc lào lở ghẻ lấy rễ tươi rửa sạch gĩa nhỏ phơi trong mát ngâm rượu 70 độ bôi vào, chữa chai chân đi không được bằng cách đâm tươi rịt 2 giờ rồi bỏ ra. Ngoài ra có thể sao vàng sắc uống để trừ hàn lãnh, ứ huyết của sản phụ. (2) Cũng cần phân biệt với cây Xích hoa xà còn gọi là Bạch hoa xà, Bươm bướm hường, Bươm bướm đỏ đuôi công (Plumbago indica Linn hoặc Plumbago rosea Linn.) là cây thảo thân hóa gỗ rất nhiều, có khía dọc nhỏ nhẵn. Lá nguyên mọc cách hình mũi mác thuôn, mặt trên hơi có lông gần tù ở đầu, cuống lá ngắn. Hoa họp thành bông dài ở đỉnh, đơn hoặc phân ít nhánh ở phần trên, lá bắc hình trứng, chỉ bằng 1/4 của đài. Đài hình trụ có 5 cạnh phủ lông tuyến khắp mặt ngoài, tận cùng là 5 răng ngắn, nhọn. Tràng màu đỏ, ống nhỏ, dài gấp 4 lần đài, 5 thùy trải ra hình trứng hơi tròn. Nhị 5. Bầu bé, vòi nhụy chĩa thành 5 cánh ở ngọn. Cây có ở cả 3 miền nước ta, thường được dùng làm cảnh. Có tài liệu giới thiệu rễ cây này cũng có công dụng như cây này. Kinh nghiệm nhân dân dùng bột rễ cây này trộn với dầu để xoa bóp nơi tê thấp và bệnh ngoài da như cùi hủi, ung thư. Có nơi chữa đau gân, đau xương, làm thuốc trụy thai, thường hay dùng lá, nếu nhức xương thì dùng rễ, lá xào ăn, ăn nhiều thì có tác dụng xổ. (3) Ngoài ra người ta còn dùng cây Bòi Ngòi Trắng (Oldenlandia pinifolia (Wall) K.Schum) để thay cho Bạch hoa xà thiệt thảo. (4) Ở Trung Quốc cũng dùng cây Bòi Ngòi Ngù, còn gọi tên khác là Vỏ Chu (Oldenladia corymbosa Linn.) hoặc Thủy tuyến thảo, là cây cùng họ với cây trên, công dụng giống nhau. Người ta thường cho rằng tác dụng trị ung thư thì cây Bạch hoa xà thiệt thảo có tác dụng tốt hơn cây này. Đó là cây thảo sống hàng năm thẳng đứng cao 0,15-0,40m, phân nhánh nhiều, nhẵn. Thân non màu lục, có 4 cạnh, sau tròn và xám ở gốc. Lá hình giải hay hình trái xoan dài, nhọn cả hai đầu và không có cuống, chỉ có gân chính là nổi rõ, lá kèm mềm, chia thùy ở đỉnh. Hoa tập trung thành sim ở nách lá. Quả nang hình bán cầu, hơi lồi ở đỉnh. Cây có hoa và quả quanh năm. Nhân dân dùng toàn cây, thu hái quanh năm nhưng tốt nhất là vào mùa hè, thu, lúc cây ra hoa. Thu hái về phơi khô hay sao vàng, dùng trong các chứng sốt cao, đau nhức xương cốt, thấp khớp, đau lưng, mệt lả (Danh Từ Dược Vị Đông Y).
    1 like
  12. Thời nhà Lý, Trần đã chế tạo Tứ đại pháp khí làm bảo vật của quốc gia đó là chuông Quy Điền, vạc Phổ Minh, tháp Báo Thiên và tượng Phật Di Lạc chùa Quỳnh Lâm. An Nam Tứ đại pháp khí là bốn khí vật bằng đồng cực lớn tương truyền được đúc ở thời Lý, là tháp Báo Thiên và chuông Quy Điền ở kinh đô Thăng Long, vạc chùa Phổ Minh ở Nam Định và tượng Phật Di Lạc chùa Quỳnh Lâm ở Quảng Ninh. Dân gian còn nhớ vạc Phổ Minh còn có thể chạy được trên miệng, còn bia chùa Quỳnh Lâm kể rằng pho tượng Phật Di Lạc ở đây cao những 6 trượng (3.1m) đầu tượng chạm nóc điện cao 7 trượng, đứng ở bến đò Triều Đông xa mười dặm (chừng 5km) còn trông thấy rõ. Tòa tháp do vua Lý Thánh Tông cho xây dựng vào năm 1057 giữa kinh đô Thăng Long, tên tháp là Đại Thắng Tư Thiên, nhưng vì là bộ phận của ngôi chùa Sùng Khánh Báo Thiên cho nên người đời quen gọi là Tháp Báo Thiên. Tháp cao 12 tầng với ngọn tháp đúc bằng đồng, trên ngọn tháp khắc ba chữ Đao Lỵ Thiên thể hiện ý chí vươn lên tận trời cao, cho nên tháp luôn được xem là cây cột chống trời “Kình Thiên Trụ” của kinh đô Thăng Long. Chùa Báo Ân Ảnh tham khảo file:///C:DOCUME~1MINHPH~1LOCALS~1Tempmsohtmlclip11clip_image002.jpg Phạm Sư Mạnh, người Hải Dương, tiến sĩ đời vua Trần Minh Tông (1314-1329), có làm bài thơ Đề Báo Thiên tháp: Trấn áp Đông Tây giữ đế kỳ, Một mình cao ngất tháp uy nghi. Chống trời cột trụ non sông vững, Sừng sững ngàn năm một đỉnh chùy. Chuông khánh gió đưa vang đối đáp, Đèn sao đêm đến rực quang huy. Đến đây những muốn lưu danh tính, Mài mực sông xuân viết ngẫu thi. Ba mươi ba năm sau, sau khi xây tháp Báo Thiên ngoài cửa Nam hoàng thành Thăng Long, đến lượt một trong “Tứ đại pháp khí” được tạo tác, đó là quả chuông đồng khổng lồ mang tên Quy Điền do vua Lý Nhân Tông cho đúc vào mùa xuân năm 1080 để treo ở ngôi chùa Diên Hựu (tức chùa Một Cột), hình hoa sen nở trên mặt nước cuống hoa là cây cột đá kỳ vĩ, bên trong thờ tượng Quan Âm Bồ Tát bằng vàng, biểu thị sự trường tồn của Phật pháp. Chùa do vua Lý Thái Tông xây dựng từ năm 1049. Năm 1958, chùa Một Cột còn được trồng cây bồ đề chiết từ cây mẹ nơi đức Thích Ca thành Đạo, do Tổng thống nước Ấn Độ Prasat tặng Chủ tịch Hồ Chí Minh. Chùa Một Cột Ảnh dựng lại theo văn bia cổ, họa sĩ Trịnh Quang Vũ phác thảo, Hà Nội, Việt Nam file:///C:DOCUME~1MINHPH~1LOCALS~1Tempmsohtmlclip11clip_image004.jpg Chùa được hình thành từ đời Tiền Lý khoảng thế kỷ V-VI và được tu sửa qua các triều đại Đinh, Tiền Lê, Lý, Trần, Hậu Lê. Chùa được tôn tạo và hoàn chỉnh vào thời Lý, Trần. Thời Lý, nhà sư Không Lộ đã cho đúc một pho tượng Di Lạc bằng đồng cao sáu trượng (khoảng 20m) và một tấm bia đá lớn với hoa văn hình rồng uốn lượn. Chùa Quỳnh Lâm thực sự trở thành một trung tâm Phật giáo quan trọng trong thế kỷ XIV với hoạt động của Pháp Loa Đồng Kiên Cương, vị tổ thứ hai của Thiền phái Trúc Lâm. Trên cơ sở chùa Quỳnh Lâm cũ, tháng 12 năm 1317, Pháp Loa cho xây dựng và thành lập viện Quỳnh Lâm với các kiến trúc đồ sộ và hoàn chỉnh, trở thành đệ nhất danh lam cổ tích của nước Nam. Đây là trung tâm truyền kinh giảng đạo và đào tạo hàng ngũ sư sãi, nhiều hội lớn nổi tiếng được tổ chức tại đây như “hội Thiên Phật” trong bảy ngày bảy đêm” (1325). Năm 1319, tôn giả Pháp Loa đã kêu gọi tăng nhân, phật tử chích máu in hơn 5.000 quyển kinh Địa Tạng lưu giữ ở Quỳnh Lâm viện. Năm 1328, ông tâu xin nhà vua cho được kéo tượng Phật Di Lạc bị chìm dười nền điện lên bảo tọa để dát vàng. Năm 1329, Pháp Loa đưa một phần tro hài cốt của Phật hoàng Trần Nhân Tông về an trí trong tòa tháp đá ở chùa Quỳnh Lâm. Thời giặc Minh (1407-1427) xâm lược nước ta, chùa bị phá hủy và pho tượng Di Lạc bị cướp mang đi. <br clear="all"> Vạc Phổ Minh được đúc vào tháng 2 năm Nhâm Tuất (1262) đời Trần Thánh Tông, nhân dịp Trần Thái Tông về chơi Tức Mặc, nay thuộc về tỉnh Nam Định. Tại đây, Trần Thái Tông đã ban yến cho dân làng, các hương lão từ 60 tuổi trở lên được ban tước hai tư, lão bà thì được hai tấm lụa. Nhân đấy, đổi Tức Mặc làm phủ Thiên Trường. Dựng cung Trùng Quang để các vua sau khi đã nhường ngôi về ở, lại dựng một cung riêng gọi là cung Trùng Hoa cho Tự quân (vua mới) khi đến chầu Thái Thượng hoàng thì ngự ở đó. Phía Tây cung Trùng Quang, dựng chùa Phổ Minh, tại đây cho đúc một chiếc vạc đồng lớn và cho khắc bài minh vào vạc. Cùng với chuông Quy Điền, tháng 10 năm Bính Ngọ (1426) khi bị vây ở Đông Quan, Vương Thông đã cho phá vạc Phổ Minh để lấy đồng đúc vũ khí. Có bài Thi vịnh về Tứ đại pháp khí: Bách xích sai nga trĩ đế thành, An Nam tứ khí cổ kim danh. Hoàn khu cộng hiệp cam lâm trạch, Phát tượng thiên thu trạc quyết linh. Trong Tam quốc chí, Hồi 65: “Cam Ninh trăm kỵ cướp Ngụy doanh - Tả Từ quăng chén đùa Tào Tháo”: nói về gỏi phải có cá Lư ở sông Tùng Giang mới ngon, ẩn ý nói về pháp khí là cái Lư hương trên vẽ “Song long triều nguyệt”, “Tùng Giang” mang ý nghĩa là cái Trống. Như vậy, có thể nhận định bộ Khung là các bức tranh này vẽ “Tứ đại pháp khí” bao gồm vạc, lư, chuông, trống. Quản Lộ cũng là tên hiệu của Bồ Tát Nguyễn Minh Không, ông sống dưới thời nhà Lý và đây là một trong những mắt xích quan trọng xác định tác giả của bộ bài Mạt chược. Chúng ta có thể thấy, ít nhất là một trong “Tứ đại pháp khí” này luôn xuất hiện tại bất kỳ một không gian thờ tự của các tôn giáo hoặc trong các lễ hội dân gian của các quốc gia trên thế giới. Mặc dù, vạc Phổ Minh được tạo tác thời Trần nhưng hình ảnh cái vạc đồng là thần khí đã có từ thời nhà Hạ, Thương, Chu. Chuông Trống Vạc Lư file:///C:DOCUME~1MINHPH~1LOCALS~1Tempmsohtmlclip11clip_image006.jpg Chuông voi, Đông Sơn, Việt Nam file:///C:DOCUME~1MINHPH~1LOCALS~1Tempmsohtmlclip11clip_image008.jpg Trống đồng Ngọc Lũ, Đông Sơn, Việt Nam file:///C:DOCUME~1MINHPH~1LOCALS~1Tempmsohtmlclip11clip_image010.jpg Mao công đỉnh, thời Tây Chu, Trung Hoa file:///C:DOCUME~1MINHPH~1LOCALS~1Tempmsohtmlclip11clip_image012.jpg Lư hương gốm Bát Tràng, Việt Nam Vậy thì, những chữ Nho in trên các lá bài của bộ Khung xanh là Tổng, Màn, Thùng, Sọt sẽ tương ứng với bộ tranh Tứ Khí chính là Chuông, Trống, Vạc, Lư. Tổng hợp lại hai bộ Hoa và hai bộ Khung bổ sung, trở thành bộ bài Mạt chược nguyên thủy, chúng ta có thể hiểu kết hợp các bộ tổ hợp tạo thành câu thư pháp: “Đại Nguyên Hợp Hỷ” có nghĩa là một chu kỳ nguyên vận quay trở lại thì “Thiên hạ thái bình”. - Bộ Đầu (tài phao) gọi là Rồng - Nguyên: Trung, Phát, Bạch. - Bộ Khung (khí) gọi là Gió - Hỷ: Long, Lân, Quy Phụng - Gió Đông, Gió Tây, Gió Nam, Gió Bắc - Trống, Chuông, Vạc, Lư. - Bộ Hoa (xương) gọi là Hoa - Đại: Ngư, Tiều, Canh, Mục - Xướng, Sáo, Nhị, Phách - Xuân, Hạ, Thu, Đông - Mai, Lan, Cúc, Trúc. - Bộ Nạc (thịt) - Hợp: Văn, Vạn, Sách. Một trong những trò chơi dân gian đặc biệt nhất đó là múa rối nước, nó đã có từ nghìn năm trước, vô cùng lý thú và độc đáo về mặt kỹ thuật và sáng tạo hơn những loại hình nghệ thuật đã được biết đến và được xếp vào hành thể loại quan trọng nhất của sân khấu múa rối. Chỉ một cái ao làng là đủ trở thành sân diễn, tại chùa Thầy, Sài Sơn, huyện Quốc Oai, Hà Tây còn lưu giữ lại một cái thủy đình diễn múa rối nước từ thời nhà Lý, bài viết của Nguyễn Công Bật được ghi trên bia đá vào năm Tân Sửu (năm trị vì thứ hai của Thiên Phù Duệ Vũ - 1121) để ca ngợi công đức của vua Lý Nhân Tông. Thủy đình chùa Thầy và tranh múa rối nước Ảnh, Phùng Anh Tuấn file:///C:DOCUME~1MINHPH~1LOCALS~1Tempmsohtmlclip11clip_image002.jpgfile:///C:DOCUME~1MINHPH~1LOCALS~1Tempmsohtmlclip11clip_image004.jpg Tích diễn thường là các điển cố lịch sử hoặc các trò dân gian truyền thống như đốt pháo mở cờ, mời trầu, kéo quân, kéo tứ linh, múa Tễu, chọi trâu, múa lân, đấu vật, múa tiên, ngư-tiều-canh-độc, Trưng Trắc Trưng Nhị, Hưng Đạo bình Nguyên, Lam Sơn khởi nghĩa, đua thuyền, rồng phun mưa, chăn trâu thả diều, quay tơ dệt cửi… cùng với dàn nhạc biểu diễn, trong đó không thể thiếu trống cái báo hiệu buỗi diễn bắt đầu. Với mỗi tiết mục, thường có đoạn giới thiệu bằng thơ hay văn biền ngẫu có nhịp điệu, tiếp theo là phần ngâm và hát, cũng khi có bài xướng, như bài minh họa cho tiết mục múa Tứ Linh: Rồng thiêng xuất hiện, Phượng hoàng múa ca, Lân Rùa hòa quyện, Tứ Linh tụ hội. Hào cửu ngũ quẻ Càn, Rồng bay lên trời, Thời thái bình, Rồng hiện ra trên cánh đồng, Rồng đâu phải là loài vật luôn sống trong chốn ao tù. Trong múa rối nước, một nhân vật quan trọng không thể thiếu là chú Tễu, vai trò như là một chú hề trên các sân khấu khác. Tễu thường là một thanh niên có da thịt, mặc áo cộc để lộ cái bụng phệ, mặt lúc nào cũng tươi cười, ánh mắt thì như giễu cợt, hai tay ve vẩy còn người lúc nào cũng ngọ nguậy. Tễu thường xuất hiện vào đầu buổi diễn để hát mở đầu, vừa dẫn chương trình lại vừa bình phẩm thói tư tật xấu bằng giọng châm biếm. Tễu có nét của một thanh niên đẹp trai, thông minh, sang trọng và dí dỏm. Chú là nhân vật được yêu thích nhất trong những con rối nước, thễ hiện tính hài hước, lạc quan, yêu đời của dân tộc Việt. Từ hình ảnh chú Tễu, chúng ta thấy có sự giống nhau đến lạ lùng với quân bài Joker (chú Hề) bổ sung trong bộ bài Mạt chược. Rồng phun mưa và Chú Tễu Ảnh tác giả Hoài Nguyên file:///C:DOCUME~1MINHPH~1LOCALS~1Tempmsohtmlclip11clip_image006.jpgfile:///C:DOCUME~1MINHPH~1LOCALS~1Tempmsohtmlclip11clip_image008.jpg Khi chú Tễu xuất hiện từ màn trúc, ngay sau màn giáo trống với nhịp trống ngày càng dồn dập, một giọng cất lên: Ớ này anh em ơi! Sao ooo? Tiếng đế đáp… Ai ai cũng gọi là Vông. Đến sau này Thủy Hỏa tương thông, Đoàn mới đặt tên tôi là Tễu. Chú tự giới thiệu, đùa giỡn, chọc ghẹo khán giả, chú hát: Ta tắm ao ta (thời) ta tắm ao ta! Ấy! Ta về ta tắm áo ta, dù trong dù đục, ao nhà vẫn hơn. Rồi chú tiến lại bánh pháo hồng treo trên một cây sào cắm giữa ao và châm lửa, Tiếng pháo nổ ran trong khi tiếng hát báo hiệu cờ xí sắp được kéo lên. Thế rồi, những những lá cờ từ dưới nước vọt lên, được kéo lên đỉnh cột cờ, mà vẫn khô nguyên và bay phần phật, lá cờ to nhất tung bay ngạo nghễ trước gió là lá cờ Thần, có thêu chòm sao Bắc Đẩu ở giữa. Tiếng trống dồn dập hơn, một con Rồng vàng lướt trên mặt nước, hai con Kỳ Lân tranh nhau một quả cầu lụa theo nhịp trống do một con rối đánh, một con chim Phượng hoàng xòe hai cánh, mổ đôm đốp lên mai một con Rùa đang vừa rẽ nước vừa lắc lư cái đầu. Sau điệu múa Tứ Linh, một ông câu xuất hiện, ông giật cần câu lên, ở đầu dây một con cá chép đang giẫy dụa, một người khác lại ụp nhiều con cá đang bơi tứ phía vào trong một cái lờ (Tham khảo Múa rối nước của Việt Nam, tác giả GS. TS Trần Văn Khê, Nxb Thời đại, 2012). Hoa vông vang Ảnh tham khảo trên Internet file:///C:DOCUME~1MINHPH~1LOCALS~1Tempmsohtmlclip11clip_image010.jpg Chú Tễu tên Vông: Cây vông vang dạng thân gỗ cổ thụ, hoa có màu đỏ rực như hoa gạo, lá dùng để nấu canh, vị hơi chát nhưng có tác dụng an thần và tốt cho giấc ngủ, lá vông vang còn dùng gói nem nên còn được gọi là vông nem. Gỗ vông vang được dùng làm guốc mộc vì rất nhẹ và êm, vỏ cây phơi khô làm thuốc chữa đau lưng, lở ngứa. Hoa vông vang chứa rất nhiều mật ngọt nên thường thu hút các loài chim bay về hút mật. Cùng với trò múa rối nước, trong các trò chơi dân gian Việt Nam còn có bộ bài Tổ Tôm, mà phần lớn cách chơi và các thuật ngữ giống với bài Mạt chược như Văn, Vạn, Sách, Ù, Phỗng, Thiên khai…, chúng ta hãy cùng xem qua hình ảnh của bộ bài: Bài Tổ Tôm Trò chơi dân gian Việt file:///C:DOCUME~1MINHPH~1LOCALS~1Tempmsohtmlclip11clip_image012.jpg Tổ Tôm thể hiện nền văn hóa Nhật Bản nhưng người dân Nhật Bản hoàn toàn không biết tới bộ bài này. Tổ tôm chỉ có 120 quân ít quân hơn bộ bài Mạt chược, cách chơi Tổ Tôm phần lớn giống như Mạt chược với các quân Văn, Vạn, Sách và 3 quân danh dự như quân Rồng của Mạt chược, cách gọi tên bài cũng tương tự. Sự kiên kết giữa hai bộ bài Mạt chược và Tổ Tôm trong việc bổ sung cho nhau, bài Tổ Tôm có hình con cá chép là quân Bát Vạn mang ý nghĩa quan trọng cũng sẽ được giải thích ở các chương sau. Thời nhà Lý, triều đình đã chôn 80.000 cây tháp đất nung ở núi Bát Vạn, phía Đông Nam huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh để hộ quốc, ngăn chặn sự trấn yểm phong thủy khốc liệt của các pháp sư người Trung Quốc tại các long mạch núi sông nước Việt, đặc biệt là của tên tướng pháp sư khét tiếng Cao Biền, thời triều Đường như lịch sử nước ta đã từng ghi nhận. Một số ngọn tháp đất nung thấy ghi: “Khai thiên thống vận hoàng đế”, Khai thiên thống vận hoàng đế là tôn hiệu của vua Lý Thái Tông. Sử cũ còn ghi rằng: “Năm Kỷ Dậu 1129, vua Lý Thái Tông mở hội khánh thành 84.000 bảo tháp ở gác Thiên Phù”.Tháp nặn bằng đất nung thành màu gạch đỏ, hình vuông, một tầng đáy và 5 tầng thân, có một cái chóp đỉnh cũng nhiều tầng, toàn bộ tháp cao chừng 50cm, cạnh đáy khoảng 15-17cm. Tìm kiếm dưới âm phủ, tác giả Đỗ Văn Ninh, Nxb Thanh niên, 2004. Nhân sinh quí thích chí, Cuộc ăn chơi chi hơn thú Tổ Tôm. Tài kinh luân xoay dọc chuyển ngang, Cơ điều đạc quân ăn đang đánh. Gọi một tiếng, người đều khởi kính, Dạy ba quân, ai dám chẳng nhường? Cất nếp lên, bốn mặt khôn đương, Hạ bài xuống, Tam Khôi chiếm cả. Nay gặp hội quốc gia nhàn hạ, Nghĩ ăn chơi thú nọ cũng hay, Gồm hai văn võ trong tay. Bài thơ Thú Tổ Tôm, tác giả Nguyễn Công Trứ. Một trong những dấu ấn lạ kỳ trong văn hóa Việt có lẽ là ông Phỗng hay chú Phỗng, trên bài của bạn có hai lá giống nhau cả hàng lẫn số, nếu ai đó đánh ra một lá giống như thế thì được lấy về làm Lưng và được gọi là Phỗng, dù nó ở bất kỳ cửa nào và được đánh ra 1 quân tại bên phải của mình. Dân gian có câu “Phỗng tay trên” là vậy, trường hợp ta quên không Phỗng lần thứ nhất thì lẫn thứ hai không được phép Phỗng lại. Nước bài Phỗng là con dao hai lưỡi, phân biệt người đánh cao, người đánh thấp, lại còn phân biệt cả phép lịch duyệt của người chơi (Tham khảo cuốn Việt Nam đặc sản bài lá, tác giả Trần Gia Anh, Nxb Thanh Hóa, 2010). Tượng Phỗng Tranh vẽ dân gian file:///C:DOCUME~1MINHPH~1LOCALS~1Tempmsohtmlclip11clip_image002.jpgfile:///C:DOCUME~1MINHPH~1LOCALS~1Tempmsohtmlclip11clip_image004.jpgfile:///C:DOCUME~1MINHPH~1LOCALS~1Tempmsohtmlclip11clip_image006.jpg Chân đèn hình người chất liệu đồng, văn hóa Đông Sơn (thế kỷ VII tr.CN - thế kỷ II), phát hiện tại Lạch Trường, Thanh Hóa Phỗng là tượng người bằng đất, đá, gỗ đặt ở miếu mạo, được coi là người đứng hầu nơi thờ tự, Phỗng còn là tượng dân gian bằng đất, bằng sành sứ cỡ nhỏ, dáng to béo, vui vẻ, thường để bày chơi trong các gia đình. Nhà thơ Nguyễn Khuyến có bài thơ Phỗng đá, mà rằng: Ông đứng làm chi đó hỡi ông, Trơ trơ như đá, vững như đồng. Đêm ngày gìn giữ cho ai đó, Non nước đầy vơi có biết không. Trên hai bức tranh dân gian có chữ Nôm, một bức vẽ ông Phỗng bưng nến và bức kia vẽ chú Phỗng đội nến, chữ Phỗng được viết bằng Nôm, được viết bằng bộ Nhân và chữ Phụng, bộ Nhân chỉ người, Phụng nghĩa là hầu hạ, vâng lời, dâng biếu, nghĩa này thích hợp với nhân vật Phỗng nơi thờ tự, giữ việc dâng nến. Thành ngữ “Ngồi im như Phỗng” và “Đứng im như Phỗng đực”, có nghĩa là ngồi và đứng không động đậy giống tượng đồ chơi của trẻ con hoặc giống ông Phỗng nơi thờ tự (Tham khảo bài viết của Thằng bù nhìn, thằng Phỗng của tác giả Nguyễn Dư). Phỗng đứng Đình Đình Bảng, Bắc Ninh, ảnh trong Bulletin des Amis du Vieux Hue Số 1 Janv - Mars 1941 Phỗng ngồi Nội Duệ, Bắc Ninh, ảnh trong Bulletin des Amis du Vieux Hue Số 1 Janv - Mars 1941) file:///C:DOCUME~1MINHPH~1LOCALS~1Tempmsohtmlclip11clip_image008.jpg file:///C:DOCUME~1MINHPH~1LOCALS~1Tempmsohtmlclip11clip_image010.jpg Nhằm tăng tính năng động của bộ bài Mạt chược, các hiệp hội Mạt chược đã thống nhất bổ sung thêm quân Joker (gọi là chú Hề hay chú Tễu của văn hóa dân gian Việt Nam) có thể thay thế bất kỳ quân nào, khi mà vòng quay của trò chơi theo chiều ngược chiều kim đồng hồ giống như hình ảnh của vạn vật trên mặt trống đồng Ngọc Lũ một cách tương ứng. Jokers Tham khảo các loại bài Tarots, Châu Âu file:///C:DOCUME~1MINHPH~1LOCALS~1Tempmsohtmlclip11clip_image002.jpg file:///C:DOCUME~1MINHPH~1LOCALS~1Tempmsohtmlclip11clip_image004.jpg Khi bổ sung quân chú Hề Joker vào bộ bài 144 quân, một số quy tắc mới được thiếp lập, một số cách thắng đang được áp dụng: file:///C:DOCUME~1MINHPH~1LOCALS~1Tempmsohtmlclip11clip_image006.jpgfile:///C:DOCUME~1MINHPH~1LOCALS~1Tempmsohtmlclip11clip_image008.jpgfile:///C:DOCUME~1MINHPH~1LOCALS~1Tempmsohtmlclip11clip_image010.jpg Quân chú Hề Joker bổ sung (4 quân) được thay thể bằng hình ảnh tương ứng trong trò chơi dân gian Việt Nam là chú Tễu. Qua diễn xướng dân gian múa rối nước, hình ảnh chú Tễu với giáo đầu bằng tiếng trống cũng cần tham khảo trong việc phối hợp tranh vẽ về chú Tễu. Do đó, tổng số quân bài bổ sung cùng với chú Tễu là 20 quân, nâng tổng số quân bài trong bộ bài Mạt chược Việt Nam nguyên thủy là 164 quân. Chú hề ca hát và đánh trống và tượng đồng Điền Đời Đông Hán, Thiên Hồi Sơn, Thành Đô, Tứ Xuyên, Trung Quốc file:///C:DOCUME~1MINHPH~1LOCALS~1Tempmsohtmlclip11clip_image002.jpgfile:///C:DOCUME~1MINHPH~1LOCALS~1Tempmsohtmlclip11clip_image004.jpg Quân bài Joker hay chú Tễu tạo thành một bộ mới, liên kết tất cả các bộ bài còn lại thành một cơ thể người hoàn chỉnh hay một cấu trúc vũ trụ duy nhất, gọi là Bộ Não (Ngọc) và nó đại diện cho chữ Hòa nghĩa là Thủy Hỏa tương hợp mới tạo ra sự phát triển tốt đẹp cho sự sống của muôn loài. Rồng ngậm ngọc (ngọc chạm khắc) Mộ Triệu Văn Đế, Quảng Đông, Trung Quốc file:///C:DOCUME~1MINHPH~1LOCALS~1Tempmsohtmlclip11clip_image006.jpg Triệu Văn Đế Triệu Muội là con của Trọng Thủy - Mỵ Châu, là cháu của Triệu Đà, vua nước Nam Việt. Người thắng sẽ là người cắm ngọn cờ trên đỉnh tháp, nội dung giống như một trò chơi rối nước nổi tiếng là múa “Tứ Linh” như đã mô tả ở trên. Thời nhà Lý, phần thưởng cho người thắng cuộc thi không biết phải là “cúp vàng” giống như ngày nay hay không? Chúng ta hãy quan sát trò chơi Tổ Tôm điếm trong một không gian lễ hội, cuộc chơi được được điều khiển chính bằng một cái trống bỏi với các quy tắc thống nhất như: Trống hỏi: tung, cắc; Trống ăn: cắc; Trống Phỗng: tung, tung, Trống dậy Khàn: tung, tung, tung; Trống dậy Thiên khai: tung, tung, tung, tung, Trống dục chơi nhanh: gõ cắc cắc liên hồi, Trống ù: gõ một hồi;… Tổ Tôm điếm Tư liệu trong sách Conaisance du Viet Nam file:///C:DOCUME~1MINHPH~1LOCALS~1Tempmsohtmlclip11clip_image008.jpg Hội Lim ai thấy chả thèm, Tổ Tôm, bài điếm, giò nem thiếu gì. Đồn rằng lại dệt cửi thi, Cao lâu trăm thức, thiếu gì món ngon. Phương ngôn xứ Bắc. Trong cuộc thi Mạt chược toàn quốc gia, kết thúc cuộc chơi chính là lúc gió Đông nổi lên “Muôn việc đủ cả, chỉ cần gió Đông”, Rồng vàng xuất hiện bay lượn trên bầu trời. Mật ngữ chỉ ra Tứ đại pháp khí trong đời Lý có cây tháp Báo Thiên chùa Báo Ân nghĩa là đài chiến thắng báo công lớn với Trời, hay giống như cờ Tướng, ông Trời mới là người điều khiển cuộc cờ người này. Do vậy, chúng ta có thể tạm nhận định: “cúp vàng” cho cuộc chơi Mạt chược với hình dáng có vẻ giống như một cái “Tháp vàng” mang ý nghĩa người thắng đã cắm cờ trên đỉnh ngọn tháp. Chiều cao tháp gồm 5 tầng với đỉnh chóp hình quả bầu, giống như những cây tháp đất nung dùng trấn giữ tú khí non sông mà Bồ Tát Nguyễn Minh Không đã cho chôn 80.000 cái ở núi Bát Vạn, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh. Số 5 chính là độ số của hành Thổ trung hòa 4 hành Kim, Mộc, Thủy, Hỏa còn lại, nó thể hiện chữ “Hòa” trong nền minh triết Đông Phương. Rồng ngậm ngọc Lá đề hình rồng và đầu rồng thời nhà Lý, Việt Nam file:///C:DOCUME~1MINHPH~1LOCALS~1Tempmsohtmlclip11clip_image010.jpg Quay trở lại Hồi 80 trong Tây du ký: “Gái đẹp tìm chồng, mong được sánh đôi - Ngộ Không bảo vệ thầy biết ngay yêu quái” có đoạn mô tả cảnh Đường Tăng lững thững ngắm cảnh núi, nghe tiếng chim hót líu lo, bất giác lại chạnh lòng nhớ tới quê hương: Từ thuở Thiên bài truyền chiếu chỉ, Nơi Bình phong gấm nhận quan Văn, Đền treo mười dặm rời Đông thổ, Cùng với vua Đường cách núi sông. Chỉ ước Gió mây Rồng Hổ hội, Nào hay sư đệ giữa non cùng, Vu Sơn mười hai ngọn đi hết, Biết đến bao giờ lại cố hương. Trong bài thơ này, tác giả dùng những thuật ngữ chơi Mạt chược, như: Thiên bài, Cẩm bình phong, Quan đăng thập ngũ, Thiên địa phân, Long hổ phong vân hội, Ao mã quân, Vu Sơn phong thập nhị đối tử…, dịch giả cuốn Tây du ký đã theo ý nhằm dịch nghĩa bài thơ để được dễ hiểu hơn. Như vậy, theo Tây du ký các thuật ngữ trên là những bộ tổ hợp lớn trong ván bài Mạt chược thời cổ. Như vậy, thời vua Trần Nhân Tông thì trò chơi Mạt chược đã thịnh hành trong giới quý tộc, quan lại triều đình rồi. Lại xem Hồi 49 trong Tam Quốc Chí: “Cửa Tam Giang, Chu Du phóng hỏa - Đàn Thất tinh, Gia Cát cầu phong”, tác giả Bồ Tát Nguyễn Minh Không: Khổng Minh nói:Tôi tuy rằng bất tài, nhưng có gặp được một dị nhân truyền cho quyển Kỳ môn độn giáp Thiên thư có thể gọi được gió, bảo được mưa. Đô đốc muốn cần đến gió Đông Nam, thì phải lập đàn tại núi Nam Bình, gọi là đàn Thất Tinh, bề cao 9 thước, chia làm 3 tầng, dùng 120 người cầm cờ đứng xung quanh, tôi xin lên đàn, dùng phép, mượn gió Đông Nam thật to 3 ngày 3 đêm để đô đốc dùng binh, Đô đốc nghĩ thế nào?. Du nói: Chẳng cần đến 3 ngày 3 đêm, chỉ một đêm gió to là xong việc, nhưng xin tiên sinh phải làm ngay cho, chớ để chậm chạp. Khổng Minh nói: Ngày 20 tháng 11 là ngày Giáp Tý, bắt đầu tế gió, đến ngày 22 là ngày Bính Dần thì gió im, có được không? Du nghe nói mừng lắm, đứng choàng dậy, lập tức sai quân đến núi Nam Bình đắp đàn, và điều một 120 tên lính cầm cờ giữ đàn, sẵn sàng nghe lệnh. Khổng Minh từ biệt Chu Du, cùng với Lỗ Túc lên ngựa đến núi Nam Bình, xem xét địa thế. Rồi sai quân sĩ lấy đất đỏ ở phương Đông Nam đắp đàn hình vuông, chu vi rộng 24 trượng mỗi tầng cao 3 thước, cả thảy là 9 thước. Tầng dưới cùng cắm 28 lá cờ sao bao gồm: Phương đông 7 lá cờ xanh có hình chòm sao Thanh Long là: Giốc, Cang, Đê, Phòng, Tâm, Vĩ, Cơ. Phương bắc 7 lá cờ đen có hình chòm sao Huyền Vũ là: Đẩu, Ngưu, Nữ, Hư Nguy, Thất, Bích. Phương tây 7 lá cờ trắng có hình chòm sao Bạch Hổ là: Khuê, Lâu, Vị, Mão, Tất, Thuỷ, Sâm. Phương nam 7 lá cờ đỏ có hình chòm sao Chu Tước là: Tỉnh, Quỷ, Liễu, Tính, Trương, Dực, Chẩn. Tầng giữa 64 lá cờ cắm xung quanh theo phương vị 64 quẻ Dịch, đứng dàn ra 8 hướng. Tầng trên cùng dùng 4 người; người nào cũng phải đội mũ bịt tóc, mặc áo the thâm, áo dài đai rộng, giày đỏ quần vuông. Mé trước, 1 người đứng bên tả, cầm cái cần dài, trên đầu cầm cắm lông gà, để chiêu gió; 1 người đứng bên hữu cũng cầm cái cần dài, trên đầu cần buộc cờ hiệu Thất tinh, để khiến chiều gió. Mé sau, 1 người bên tả cắp thanh bảo kiếm, 1 người bên hữu bưng cái lư hương; ở dưới chân đàn lại có 24 người vác cờ xí và khí giới đứng quanh 4 phía. Ẩn dụ dùng đất đỏ phía Đông Nam để đắp đàn ý nói cung Khôn phải ở phương vị này trong Hậu Thiên Bát quái, như vậy, tác giả nắm rõ sai lệch độ số phương vị của hai cung Tốn, Khôn rồi sau đó mới cầu gió Đông tức Phật pháp. Mặt khác, qua nội dung đối đáp của Không Minh với Chu Du về “Nhốt hai nàng Kiều bên Đông Nam“, nhận thấy ẩn ý rằng: cung Khôn, Âm Hỏa phải nằm ở phương vị Đông Nam chứ không phải Tây Nam trong độ số Hậu thiên Bát quái, do vậy cần phải đổi chỗ Tốn, Khôn mới đúng theo Hà đồ nguyên thủy. Đàn tràng do Khổng minh đắp lấy từ hình ảnh của đàn Nam Giao kinh thành Thăng Long mà các vị vua thường đến tế lễ Trời cầu mong cho một năm mưa thuận, gió hòa, mùa màng bội thu. Toàn cảnh đàn Nam Giao và buổi lễ Ảnh cổ, Phường Trường An, thành phố Huế, Việt Nam file:///C:DOCUME~1MINHPH~1LOCALS~1Tempmsohtmlclip11clip_image002.jpgfile:///C:DOCUME~1MINHPH~1LOCALS~1Tempmsohtmlclip11clip_image004.jpgfile:///C:DOCUME~1MINHPH~1LOCALS~1Tempmsohtmlclip11clip_image006.jpg Lễ tế Nam Giao đã xuất hiện ở Trung Quốc từ thời Nghiêu, Thuấn, cách đây hơn 4.000 năm. Theo Lý Dịch, Trời thì tròn, Đất thì vuông, cho nên trong năm, nhà vua làm chủ tế 2 lần khác nhau: một lần vào tiết Đông chí, tế trời ở nơi viên khâu (gò tròn), một lần vào tiết Hạ chí, tế đất ở Phương Khâu (gò vuông). Gò tròn nằm ở phía Nam Quốc đô nên gọi là Nam giao, gò vuông nằm ở phía Bắc Quốc đô nên gọi là Bắc giao. Về sau, 2 lễ tế Trời, Đất gom lại làm một và đàn tế gọi chung là đàn Nam Giao. Ở nước ta, tục Tế Giao có lẽ bắt đầu lại vào thời vua Lý Anh Tông (1138-1175). Nhà vua cho lập đàn Viên Khâu ở thành Thăng Long, cứ ba năm một lễ lớn, hai năm một lễ trung, một năm một lễ nhỏ. Nhà Trần kế tục nhà Lý bỏ hẳn lệ Tế Giao trong gần 200 năm (1225-1400). Khi họ Hồ soán ngôi nhà Trần, Hồ Hán Thương lập đàn tế Trời ở núi Đốn Sơn (Thanh Hóa). Tương truyền, trong một buổi tế, Hán Thương run tay làm đổ chén rượu nên truyền bãi tế. Người đương thời cho đó là điềm gở của nhà Hồ. Năm 1428, Bình Định Vương Lê Lợi lên ngôi Hoàng đế, định lệ Tế Giao vào mùa Xuân, trong 3 ngày Xuân đán, chọn một ngày tốt để làm lễ. Đây là đàn tế trời duy nhất ở Việt Nam còn khá nguyên vẹn, đàn gồm 3 tầng, xây chồng lên nhau, tượng trung cho “Tam tài“ Thiên, Địa, Nhân, đàn quay mặt về phương Nam. Tầng trên cùng hình tròn tên là Viên Đàn, tượng trưng cho Trời, xung quanh có lan can màu xanh; nền Viên Đàn lát những phiến đá được khoét lỗ tròn. Đến kỳ tế lễ, những lỗ này được dùng để cắm cột dựng lều vải màu xanh hình nón, gọi là Thanh Ốc. Tầng tiếp theo hình vuông tên Phương Đàn, tượng trưng cho Đất, lan can màu vàng. Khi tế, người ta dựng lều vải màu vàng, gọi là Hoàng Ốc. Tầng dưới cùng cũng có hình vuông, lan can màu đỏ, tượng trung cho con Người. Ba tầng đều có cửa và bậc cấp ở bốn mặt Đông, Tây, Nam, Bắc. Tại đây, khi tế có 128 văn sinh và vũ sinh đứng múa Xung quanh đàn còn có các công trình như Trai Cung (dành cho vua vào nghỉ ngơi trai giới một ngày trước buổi lễ), Thần Trù (nhà bếp, nơi chuẩn bị các con vật cúng), Thần Khố (kho chứa đồ dùng cho cuộc tế) và một số công trình phụ khác. Những con vật được đem ra cúng trong dịp này gọi là các con sinh với tam sinh là trâu, heo, dê được tập trung vỗ béo từ trước bằng những thức ăn tinh sạch. Trước đấy, vào ngày lành tháng tốt, nhà vua đích thân ban hành những chiếu dụ thông báo cho dân chúng sát hại trâu bò trước tế lễ 3 ngày, tri ân những người có công với nước, không tra khảo tù nhân trước đó và cho phép giảm án cho các tù nhân có chuyển biến tốt. Trời và Đất là hai ý niệm quan trọng chi phối đời sống văn hóa và tư tưởng của người Phương Đông. Các vua chúa ngày xưa thường tự xưng là "con Trời" (Thiên tử), thay Trời để chăm lo đời sống nhân dân. Vì thế, vua chúa thường phải làm lễ tế cáo với Trời, Đất như một bổn phận của con cái đối với cha mẹ, đồng thời cũng để cầu xin sự an lành, hạnh phúc cho dân. Vua và các quan lại phải trai giới ba ngày trước khi tế. Lễ Tế Nam Giao được tổ chức vào mùa xuân hàng năm. Cuộc lễ chính thức bắt đầu vào giờ Dần, với nhiều nghi lễ lần lượt tiến hành ở các tầng đàn, có sự tham gia đầy đủ của các quan lại cũng như sự góp mặt của dàn nhạc (chuông, trống, chiêng, khánh, tù và, nhị, sáo...). 128 văn công và vũ công múa Bát Dật, các ca công hát 9 khúc nhạc tế trong 9 giai đoạn khác nhau của cuộc lễ, sau gần 3 tiếng đồng hồ, buổi tế mới kết thúc. Tham khảo bài viết ____, tác giả Huỳnh Thị Anh Vân. Việc đổi chỗ Tốn Khôn cũng được vua Trần Nhân Tông nhắc lại trong Tùy Đường diễn nghĩa qua hình ảnh ẩn dụ của con xúc xắc có mặt Nhất và mặt Tứ in màu đỏ dùng chơi Mạt chược tại hồi 87: “Chim anh vũ tụng kinh thành Phật - An Lộc Sơn quyên chúa hại dân”. Huyền Tông chơi xúc sắc hòa hai ván đầu với Dương Quý Phi, gieo lần ba được hai mặt Tứ và thắng, Huyền Tông kêu Cao Lực Sĩ thoa son lên hai mặt Tứ vì thế về sau mặt Tứ của xúc sắc đều có màu đỏ. Như vậy, hai mặt Tứ đỏ và hai mặt Nhất đỏ thể hiện cung Khôn độ số 2 và cung Tốn độ số 4 cần hoán chuyển vị trí trong Hậu Thiên Bát quái. Con xúc sắc file:///C:DOCUME~1MINHPH~1LOCALS~1Tempmsohtmlclip11clip_image008.jpg Con xúc sắc vua ban chấm đỏ, Nghĩa vuông tròn chẳng bỏ xương khô. Tấm son gửi gắm từ giờ, Ơn vua ghi nhớ nghìn thu không nhòa. Trong phương pháp tiên tri Tây tạng “MO” cho hai xúc sắc, khi xuất hiện hai mặt Tứ được gọi là “Nơi ngọn núi châu báu mọc trên nền vàng thật đáng kinh ngạc”, kết quả mọi mặt đều tốt đẹp (MO phương pháp tiên tri Tây Tạng, Jamgon Mipham, dịch giả Thanh Liên, Nxb Tôn giáo, 2011). Cũng Tùy Đường diễn nghĩa, Hồi 87: “Chim anh vũ tụng kinh thành Phật - An Lộc Sơn quyên chúa hại dân”, nói về con chim anh vũ tụng kinh thành Phật. Dương Quý Phi có con chim Anh Vũ tên là Tuyết Y, do viên nội thị thả con chim cắt xanh ra, nó định bắt chim anh vũ, chim anh vũ vội bay vào trong lầu, có một thị nữ cầm chổi lông tiện tay quật mạnh trúng mắt chim anh vũ, làm cho nó bất tỉnh một hồi sau mới dậy được. Chim Anh Vũ nói với Quý Phi rằng quả việc tụng kinh có phúc thật, rồi nó tiếp tục tụng kinh Phật. Ba ngày sau, mở mắt nói với Quý Phi: Tuyết Y này toàn nhờ vào việc tụng kinh mà may được thoát được kiếp cầm thú và về nước Phật, xin nương nương hãy tự giữ mình. Rồi nó chết, Quý Phi rất thương xót, liệm nó trong một cái hộp bằng bạc và an táng ở vườn sau gọi là “mồ Anh Vũ”. Sau đó, Huyền Tông biết chuyện bèn ra lệnh thả hết 10 con chim anh vũ khác đang nhốt trong cung trở về với núi rừng Quảng Nam. Câu chuyện nói về chim Anh Vũ dựa trên cốt truyện cổ Phật giáo Lòng hiếu thảo của chim Anh Vũ, nhưng không ăn nhập vào mạch chuyện lịch sử, nó mang ẩn ý nói về công chúa Huyền Trân, hoàng hậu vua Chế Mân nước Chiêm Thành, hai người có chung một người con trai. Sau khi Chế Mân chết, theo tục lệ Chiêm Thành là hoàng hậu sẽ được đưa lên giàn hỏa thiêu cùng với thân xác nhà vua, nhà Trần biết được bèn lệnh cho Trần Khắc Chung đem chiến thuyền đi giải cứu, đưa Huyền Trân trở về Đại Việt. Hình ảnh 10 con chim anh vũ được giải thoát chính là độ số 10 của Hà Đồ, có nghĩa kết thúc, kết chung một chu kỳ vận động của Âm Dương Ngũ Hành theo Hậu Thiên Bát Quái với hình ảnh tướng Trần Khắc Chung. Vùng rừng núi Quảng Nam đề cập ở trên chính là vùng đất mở rộng phía Nam của nước Việt với hai châu Ô, Ý thời nhà Trần. Sau khi về Thăng Long, công chúa Huyền Trân quy y cửa Phật và vì vậy, có lẽ pháp danh Tuyết Y chính là do vua trần Nhân Tông đặt cho. Trong bộ bài Tổ Tôm, quân Thang Thang với hình một phụ nữ cho đứa con trai bú chính là hình ảnh của công chúa Huyền Trân. Thang Thang - Chi Chi - Ông Cụ Bài Tổ Tôm, Việt Nam file:///C:DOCUME~1MINHPH~1LOCALS~1Tempmsohtmlclip11clip_image010.jpg Cũng chẳng giàu mà cũng chẳng sang, Chẳng gầy chẳng béo chỉ làng nhàng. Cờ đương dở cuộc không còn nước, Bạc chửa thâu canh đã chạy làng. Mở miệng nói ra gàn Bát sách, Mềm môi chén mãi tít cung Thang. Nghĩ mình lại gớm cho mình nhỉ, Thế cũng bia xanh cũng bảng vàng. Bài thơ Tự trào, Nguyễn Khuyến. Phiên là lượt chơi, cũng là tên buổi họp chợ Phiên diễn ra vào những ngày nhất định hàng tháng, không chỉ là nơi buôn bán, chợ phiên cũng giống như một lễ hội văn hóa có thi hát, thi nữ công gia chánh... chợ phiên Hà Nội là một nét duyên thầm của đất kinh kỳ. Lịch triều Hiến cương loại chí, Phan Chú viết: “Thăng Long thế kỷ XVIII có tám chợ lớn đó là chở Cửa Đông, Cửa Nam, Đình Ngang, Chợ Huyện, chợ Bà Đá, chợ Văn Cử, chợ Bác Cử và chợ Ông Nước”. Thực tế, có rất nhiều chợ Phiên khác như chợ Bưởi, chợ Mơ, chợ Đồng Xuân, chợ Hôm, chợ Khâm Thiên…, hãy cùng xem qua một số chợ Phiên. Chợ Bưởi thuộc phía Tây kinh thành, gần Hồ Tây, xưa kia là nơi giao lưu hàng hóa nông sản thực phẩm từ ngoại thành và các vùng phụ cận như huyện Từ Liêm, Hà Tây, Vĩnh Phúc vào nội thành rồi đổi hàng hóa thủ công mỹ nghệ, xa xỉ phẩm từ nội thành, nét nổi bật của chợ Bưởi là nơi cung cấp giống cây, con giống, sản vật làng nghề và họp chợ theo độ số phương Tây của Hà Đồ là 4, 9, 14, 19, 24 ,29: Chợ Bưởi một tháng sáu phiên, Ngày tư, ngày chín cho duyên đèo bòng. Chợ Đồng Xuân đã có từ rất xa xưa, ngay từ thời vua thời vua Lý Thái Tổ mới về kinh đô Thăng Long được năm năm, đã thấy Đại Việt Sử Ký Toàn Thư, Ngô Sĩ Liên, viết: “Ất Mão, năm thứ 6 (1015) xuống chiếu cho Dực Thánh Vương và Đông KInh Vương đi đánh các châu Đỗ Kim, Vị Long, Trường Tân, Bình Nguyên (vùng Tuyên Quang, Hà Giang ngày nay) bắt được thủ lĩnh là Hà Trắc Tuấn đem về kinh sư, chéo bêu đầu bên chợ Đông”. Sách Việt điện u linh của Lý Tế Xuyên vào thời Trần cũng viết: “Vua Lý Thái Tông cho mở chợ về phái cửa Đông, hàng quán chen chúc tới sát đền (Bạch Mã) rất là huyên náo”. Chợ Đồng Xuân cũng là chợ Phiên, họp một tháng sáu phiên vào các ngày 3, 8, 13, 18, 23, 28 ưng với phương Đông của Hà Đồ, chợ Đồng Xuân ngôi chợ sầm uất nhất kinh thành Thăng Long. Ô Quan Chưởng Ảnh thành cổ Hà Nội file:///C:DOCUME~1MINHPH~1LOCALS~1Tempmsohtmlclip11clip_image012.jpg Chợ Mơ nằm phía Nam kinh thành Thăng Long, vùng đất Kẻ Mai (tục gọi Kẻ Mơ) được hình thành từ rất lâu đời, chợ Mơ họp một tháng sáu phiên vào các ngày 2, 7, 12, 17, 22, 27 ứng với phương Nam độ số 2, 7 trên Hà Đồ. Người vùng Hoàng Mai kế tiếp nhiều đời làm nghề nấu rựu đã có câu hát: Khéo tài em cất rựu mơ, Kính mời thầy mẹ, dâng thờ tổ tiên, Tỏ lòng con thảo, dâu hiền, Lò em nồi tiếng khắp miền Đoài, Đông. Chợ Mơ vốn là một chợ thuộc vùng Kẻ Mơ xưa. Trải qua quá trình phát triển đô thị, chợ thuộc về địa phận phường Bạch Mai, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội. Chợ họp theo phiên vào các ngày 2, 7, 12, 17, 22, 27 âm lịch hàng tháng. Cùng với chợ Bưởi chuyên bán những cây giống vào ngày phiên, chợ Mơ còn bán chủ yếu là những động vật nuôi trong nhà như chó, mèo, thỏ, chim, cá cảnh. Chợ quê và Canh nông chi đồ Trang dân gian Hàng Trống, Việt Nam file:///C:DOCUME~1MINHPH~1LOCALS~1Tempmsohtmlclip11clip_image014.jpgfile:///C:DOCUME~1MINHPH~1LOCALS~1Tempmsohtmlclip11clip_image016.jpg Ngoài ra, Chợ Cống thuộc làng Cống, làng Đỗ Xã, xã Minh Cường, huyện Thường Tín, Hà Tây họp phiên ngày 5, 10, 15, 20, 25, 30 theo đúng độ số 5, 10 ở trung tâm Hà Đồ. Hầu hết các ngôi chợ khác, bao gồm cả ngoài thành đều hoạt động một tháng sáu phiên ngay cả chợ bán tranh Đông Hồ, qua đó, có thể thấy rằng: các chợ nằm ở phía Đông, Tây, Nam, Bắc của kinh thành Thăng Long xưa có những ngày họp chợ tương ứng với độ số của phương vị trên Hà Đồ. Chỉ có trung tâm kinh thành Thăng Long, là nơi vua ngự, theo Hồng phạm Cửu trù gọi là Hoàng Cực, cho nên không có hoạt động chợ tại khu vực này. Trong cuốn Tùy Đường diễn nghĩa, Hồi 76: “Dựng lầu gấm, cung tần bình thơ - Dạo phố phường, Đế Hậu hành lạc” đã mô tả Tết Thượng nguyên của kinh thành Thăng Long như sau: Phong tục kinh thành mỗi Tết thượng nguyên, khắp 36 phố phường, ba chợ đêm đến đều treo đèn hoa, lầu lớn nhà nhỏ đều kết lụa giăng gấm, người đi lại như mắc cửi, chuông trống rộn ràng, thâu đêm suốt sáng, chẳng hề cấm đoán gì. Có bài “Niệm nô kiều” sau đây làm chứng: Đèn đuốc tựa cây cao sáng rực, Đêm kim ngô thả mặc rong chơi. Băm sáu phố phường, Ấy kiến hay người. Ngựa xe chen chúc, ngược xuôi ồn ào, Kết mấy ả áo đào quần tía. Dáng như tiên hồn vía ngẩn ngơ, Trâm rơi, tóc xổ bơ phờ. Dưới đèn lánh mặt, thân sơ biết gì, Quay đầu nghe tiếng gọi xa xa. Tết Thượng nguyên này mấy thuở mà. Nói nói cười cười khôn cất bước. Một đoàn sau trước rộn sênh ca, Trăng là là, Cán sao Đẩu tà tà. Giục ngựa dong xe, Hát hết khúc thái hòa. Đêm sắp qua, Mệt mỏi trẻ già. Màn thơm đệm gấm, về nhà nghỉ thôi. Đặc biệt, trong môn thiên văn Đông Phương, khu vực chòm sao khu vực Đông Bắc bầu trời có tên là “Thiên Thị viên” cũng có nghĩa là cái Chợ Trời, còn các phiên chợ dưới trần gian chính là những phiên chợ theo những ngày quy định đã ứng dụng theo nguyên lý theo thuyết Âm Dương Ngũ Hành. Thiên Thị Viên Tranh hang động Đôn Hoàng, Trung Quốc file:///C:DOCUME~1MINHPH~1LOCALS~1Tempmsohtmlclip11clip_image002.jpg Giá trị nghệ thuật sâu sắc trên những bức tranh dân gian đã được nhà thơ Hoàng Cầm cảm nhận, đó chính là hồn của nước, là hình ảnh của quê hương: Bên kia sông Đuống, Quê hương ta lúa nếp thơm nồng. Tranh Đông Hồ gà lợn nét tươi trong, Màu dân tộc sáng bừng trên giấy điệp... (Bài thơ Bên kia sông Đuống, tác giả Hoàng Cầm). Toàn bộ mỹ thuật trang trí, kiến trúc, điêu khắc, pháp khí, cờ phướn, tháp bảo, giếng mắt rồng, tàng kinh các,… của mỗi ngôi chùa đều tổng hợp đủ cả các hình ảnh vạn vật từ Tứ Linh, Tứ Quý, Tứ Dân, Tố Nữ, Tứ Bình, Tứ Khí, Văn,Vạn, Sách và tổ hợp Trung, Phát, Bạch trở thành trung tâm bàn thờ của điện Đại Hùng trong mặt bằng nội Công ngoại Quốc của ngôi chùa, biểu hiện như một đàn tràng Mandala Mật Tông Tây Tạng với tâm kim cương là Đại Nhật Phật, Đế Thích, Ngọc Hoàng Thượng Đế, Đấng Chí Tôn, thần Ra, thần Apollo, thần Vishnu, thần Surya, Chúa Trời, Thánh Alla… hay dân gian Việt Nam thường gọi là ông Trời, đúng là: Phấn son tô điểm sơn hà, Muôn hồng nghìn tía đều là tự tay. Từ đây, chúng ta nhận thấy toàn bộ mật ngữ để xác định xuất xứ của bộ bài Mạt chược nguyên thủy nằm trong nền văn hóa cổ truyền Việt Nam, nền tảng thiết kế nên bộ bài Mạt chược hoàn toàn dựa trên nền tảng học thuyết Âm Dương Ngũ Hành đối với thiên nhiên, xã hội và con người. Việc thống nhất lại các nguyên tắc, tên gọi của trò chơi Mạt chược là rất cần thiết nhằm xác nhận lại chính thức xuất xứ nguyên thủy và tác giả là Bồ Tát Nguyễn Minh Không, cũng như mong muốn giới thiệu một nền văn hóa cổ truyền Việt Nam minh triết và nhân bản tới toàn thế giới. Cùng với trò chơi Mạt chược, thì bộ môn cờ tướng cho tới nay cũng là một ẩn số thú vị, hầu như không thể xác định được tác giả là ai? Vậy thì xác suất xác định được tác giả chẳng nhẽ là 0%? Mời theo dõi những sự kiện tiếp theo trong Chương VI: BÍ ẨN CỜ TƯỚNG. ***
    1 like
  13. Mũi tên ba cạnh của nỏ thần Liên Châu Mũi tên Cổ Loa có chuôi dài, đầu là mũi nhọn, thân hình chóp và nổi lên ba cạnh sắc ở phía ngoài, khi kết hợp với nỏ thần Liên Châu nó có tính sát thương rất cao. Trong hội thảo "Danh tướng Cao Lỗ thời dựng nước", PGS Trịnh Sinh (Viện Khảo cổ học) chia sẻ, vùng đất Cổ Loa là vùng của truyền thuyết xung quanh nước Âu Lạc và An Dương Vương. Càng ngày các nhà khoa học càng thấy rõ trong đám mây mờ tỏ của truyền thuyết đã le lói sự thật lịch sử. Những cuộc khai quật khảo cổ học gần đây đã có những minh giải khoa học về một thời đầy biến động lịch sử này. Trong số các vòng thành Cổ Loa hiện còn, có những chứng cớ khẳng định lớp thành lõi, nằm bên dưới có niên đại trùng khớp, di vật thời Đông Sơn muộn với thời An Dương Vương được ghi trong sử sách. Về sau, người xưa qua các thời đại đã đắp thêm, bao phủ để chân thành rộng ra, cao hơn. Mũi tên đồng ba cạnh được tìm thấy ở Cổ Loa. Ảnh tư liệu. Những lẫy nỏ được khảo cổ tìm thấy là bằng chứng không thể chối cãi của việc người Việt dùng nỏ sát thương cao hơn, tên bay mạnh hơn. Trong thư tịch có rất nhiều đoạn nói về người Việt xưa thạo cung nỏ mà hình trên trống đồng, thạp đồng còn cho thấy những mảng khắc sinh động về người Việt cổ đang dùng cung tên. PGS Trịnh Sinh cho biết, sự có mặt của nỏ đồng đã cho phép suy luận ra sự tồn tại của đầu mũi tên. Trước thời An Dương Vương gần 2.000 năm, người Việt cổ đã biết làm mũi tên mài bằng đá khá sắc nét, trong nền văn hóa Phùng Nguyên. Sau đó là việc sử dụng thành thạo cung tên với mũi tên bằng đồng. Những mũi tên đồng này có mặt trong lòng đất mới được khai quật của văn hóa Đồng Đậu, Gò Mun và Đông Sơn. "Suốt hai thiên kỷ trước công nguyên, người Việt đã sử dụng mũi tên. Đấy là vũ khí lợi hại và mang tính truyền thống của dân tộc ta", PGS trịnh Sinh nói và cho hay đến thời An Dương Vương mà các nhà khảo cổ cho là niên đại Đông Sơn muộn, mũi tên lại được tìm thấy nhiều hơn. Đó là những loại mũi tên hình lá, mũi tên có cánh phẳng hình gần tam giác. Nhưng loại mũi tên tìm được nhiều nhất và cũng tập trung ở khu vực Cổ Loa là mũi tên có ba cạnh. Mũi tên này còn được đặt tên là mũi tên Cổ Loa, nó có chuôi dài, đầu có mũi nhọn, thân có hình gần chóp nhọn và nổi lên ba cạnh sắc ở phía ngoài. Mũi tên ba cạnh có sức sát thương cao. Người Hà Nội xưa có những kho chứa mũi tên loại này cực lớn. Một kho như vậy được tìm thấy trong lòng đất Cầu Vực gần chân thành ngoại, Cổ Loa, Đông Anh, Hà Nội vào năm 1959, với số lượng lên tới hơn một vạn chiếc được chôn dấu. PGS Trịnh Sinh cho biết, mũi tên ba cạnh chỉ có mặt trong nền văn hóa Đông Sơn. Trước đây, một số học giả cho là mũi tên của nhà Hán, hay của một nền văn hóa Hanstat bên trời Âu đem đến. Nhưng với sự phát triển của khảo cổ học, người Việt đã đúc được mũi tên từ cách thời An Dương Vương khoảng 1.000 năm trong văn hóa Đồng Đậu. Khuôn đúc mũi tên đồng bằng đá. Ảnh tư liệu. Việc đúc mũi tên không khó khăn bởi người Việt thời đó còn đúc được cả hiện vật to và tinh mĩ hơn như trống đồng Ngọc Lũ. Bằng chứng khảo cổ học trong cuộc khai quật Đền Thượng, thành nội Cổ Loa cho thấy đã có lò đúc và khuôn đúc mũi tên ba cạnh này. "Việc người Việt cổ tự đúc mũi tên là đúng. Tổ tiên ta đã là chủ nhân của loại tên đồng ba cạnh tìm thấy nhiều ở Cổ Loa", PGS Sinh khẳng định. Việc tự đúc, có lò đúc, có khuôn đúc, có dấu vết ở trong thành Nội của ba vòng thành hiện nay chứng minh rằng có một công xưởng đúc mũi tên lớn ở giữa vòng thành nội, được bao bọc bởi hai vòng thành ngoại và thành trung. Xưởng ấy đã đúc ra mũi tên ba cạnh với số lượng hàng vạn chiếc. Điều lạ là kho mũi tên đồng khổng lồ lại nằm ngoài các vòng thành. Theo PGS Sinh, điều này có thể giải mã theo hướng kho mũi tên nằm ngoài thành Cổ Loa, bên dòng sông Hoàng Giang. Có thể người Việt cổ đã tự phòng ngự từ xa, vòng ngoài, lấy bờ hào tự nhiên là dòng sông làm nơi dùng cung tên, chống giặc ở phạm vi ngoài. Hình người chiến binh được lặp lại trên thuyền lớn khắc trên trống thạp cho thấy người Việt xưa kia không những giỏi cung nỏ mà còn thạo thủy chiến. Những chiến binh đánh thủy của ta thời đó cũng bắn nỏ rất thạo. Và kho tên đồng vạn chiếc là để phục vụ đánh bật quân Triệu Đà, không phải trên tòa thành mà từ bờ sông Hoàng. Giải thích việc kho mũi tên đồng nằm dưới lòng đất vài nghìn năm từ khi Cổ Loa thất thủ, PGS Sinh lý giải rằng, có thể các chiến binh của ta đã không chịu giao nộp cho kẻ thù vũ khí. Đó cũng là cách chống đồng hóa, chống lại giặc phương Bắc đang tận thu trống đồng, đồ đồng để đúc cột đồng và ngựa đồng. "Với những tư liệu lịch sử mới, chúng ta có thể khẳng định người Việt thạo đúc mũi tên, nỏ. Người đứng ra phải là thủ lĩnh lớn, mà truyền thuyết đã nói đến là tướng quân Cao Lỗ", PGS Sinh nói. Hoàng Thùy
    1 like
  14. Vanminh nói đúng về hình dáng đấy, nhưng năm nay ( Nhâm Thìn ) thì chưa có gì biểu hiện cưới xin đâu. Chaus lấy chồng trễ lại tốt đấy, nếu lấy sớm thì đẫ ly hôn rồi. Nếu sang năm mà cưới thì phải cưới chạy. Đã trễ, cho trễ luôn. Nhanh thì cuối năm Ngo ( tháng 11, 12 âm ) chậm thì để hẳn năm Mùi hãy cưới thì cả hai sống đến trọn đời. Người chồng dù sao cũng thuộc loại ngang tàng, hơi phá phách. Tuy vậy cháu được chồng nể.
    1 like
  15. Thế gian còn nhiều chuyện! Cứ chờ xem. Nhưng dù sao tôi cũng ráng chờ đến 23 tháng Chạp, Nhâm Thìn Việt lịch. Một lần nữa tôi khuyên người Tàu hãy tỏ ra "biết mình, biết người" - trả lại Trường Sa và Hoàng Sa cho Việt Nam - và một điều kiện tiên quyết nữa là: Long trọng công nhận Việt sử 5000 năm văn hiến. một thời huy hoàng ở miền Nam sông Dương tử.Dù sao tất cả những sự kiện này không nằm ngoài dự đoán của tôi từ .....2008.
    1 like
  16. Đây nữa! Có nắng - thưa quí vị - và Tống Thống Mỹ đi bộ giữa lòng đường chứng tỏ an ninh tuyệt hảo. Thôi thế tốt rồi! Một cô gái cố gắng ghi lại những khoảnh khắc đẹp của lễ nhậm chức tổng thống thứ 57. Các điệp viên vây quanh xe của Tổng thống Obama trong lễ diễu hành từ tòa nhà Quốc hội tới Nhà Trắng sau lễ nhậm chức. Tổng thống Obama và phu nhân bước ra khỏi xe đi bộ và vẫy chào công chúng trong lễ diễu hành từ tòa nhà Quốc hội tới Nhà Trắng. Đoàn quân nhạc trình diễn trong lễ diễu hành. Các đơn vị quân đội trong lễ diễu hành. Tổng thống Obama và Phó Tổng thống Biden cụng ly trong bữa tiệc trưa sau lễ nhậm chức. An Bình Theo AP, AFP
    1 like
  17. Dưới đây là quan điểm của một sinh viên du hoc tại Mỹ, một Vlog đang khá hot. Cho dù đang sống trong môi trường 100% tư bản nhưng thể hiện ko phải thứ nửa nạc nửa mỡ kiểu ông giáo sư "giấy". http://vnexpress.net/video/xa-hoi/vlog-cua-jvevermind-ve-tet-hoi-nhap/2/82080/
    1 like
  18. Thấy chị chắc cũng xinh đẹp,ra ngoài nhiều người theo đuổi,sao mà giờ chưa có ai?Không biết xem nhiều nhưng cũng đoán năm nay chắc chị có cơ hội lên xe bông đấy....Mới học xem tử vi chém ko nhiều được....Chị chở bác Haithienha xem mới chính xác được! Mà chị phải mô tả về bản thân tính tình,các sự việc đã từng xảy ra trong đời nữa các bác mới luận giải giúp được
    1 like
  19. Thiên Luân xin chân thành cám ơn những lời chúc tốt đẹp của Sư phụ, các sư huynh đệ tỷ muội đã dành tặng cho gia đình Thiên Luân. Tặng mọi người chút hình ảnh thay vì nhiều lời nhé Bé Thiên Khôi
    1 like
  20. Cháu không được hưởng Phúc, nên trong cuộc sống phải từ nỗ lực bản thân. cháu nên ly tổ mà lập thân thì mới được sung sướng. Trong dòng họ cháu những người phụ nữ không được may mắn về tình cảm. Nhà đất thì còn vất vả dấy. cháu không giữ gìn được tài sản Tổ tiên để lại đâu , đất đai nếu được chia cháu cũng bán.
    1 like
  21. Năm nay cả 2 vợ chòng đều có sự di chuyển ,có thể xảy trong tháng 03-04 al , năm nay người chồng thời vận không may ,gặp nhiều trở ngại ,sức khỏe kém , cả 2 lá số chồng vợ năm nay phải thọ tang người thân trong họ ,tang người lớn tuổi ... đến 2 năm sau thì cả 2 vợ chồng sẽ di chuyển lần nữa . người chồng ; theo đuổi quan trường chỉ có hư danh ,mặc dù công việc nhàn hạ nhưng không bền chỉ được thời gian ngắn ngũi , có tay kinh doanh ,mệnh có lương-lộc thì cũng thích hợp với dược hay tư vấn môi giới v.v. không thích hợp với nghề bất động sản .
    1 like