• Thông báo

    • Bá Kiến®

      Nội quy Lý Học Plaza

      Nội quy này là bản mở rộng Nội Quy - Quy định của Diễn đàn. Khi tham gia mua bán, các thành viên phải tuân theo những quy định sau: Tiêu đề bài viết: Bao gồm: Chỉ dẫn địa lý, Loại hình Mua/Bán, Thông tin mua bán.
      Chỉ dẫn địa lý: Tỉnh/thành nơi mua bán. Hoặc sử dụng định nghĩa có sẵn:TQ: Toàn quốc
      HCM: TP Hồ Chí Minh
      HN: Hà Nội
      [*]Ví dụ: HCM - Bán Vòng tay Hổ Phách ​Nội dung bài viết: Mô tả chi tiết sản phẩm mua/bán
      Bắt buộc phải có thông tin liên lạc, giá Mua/Bán
      Bài mới đăng chỉ được phép up sau 03 ngày.
      Thời gian up bài cho phép: 01 ngày 01 lần.
      Các hành vi vi phạm nội quy này sẽ bị xóa bài hoặc khóa tài khoản mà không cần báo trước.

Leaderboard


Popular Content

Showing most liked content on 17/01/2013 in all areas

  1. mấy năm nay sinh hoạt ở diễn đàn của bác Thiên Sứ, nói bậy mà trúng bạ ,được nhiều người hưởng ứng... nhiều người hẹn bác về Vn có người thì bao chầu nhà hàng có người thì hứa đãi chầu cà phê , mà mấy năm trước thì không có ý định về ,năm tới thì có thể lết về, cho nên bác phải lên danh sách ai ủng hộ cà phê hay chầu nhà hàng ghi để nhiều quá quên ,lúc đó về Vn mở danh sách ra điễm mặt từng tên ,nhớ đừng có quên nhé !
    3 likes
  2. Tóm lại, hầu hết các nhà nghiên cứu đều mặc định rằng: Những từ gọi là Hán Việt đều có nguồn gốc Hán. Sai lầm từ chỗ này. Chẳng có Từ Hán Việt nào có nguồn gốc Hán cả, Mà phải nói rằng, chính người Hán lấy tiếng Hán để phiên âm tiếng Việt. Thí dụ; Số đếm : 1; 2; 3; 4; 5; 6; 7; 8, người Hán đọc : Y, ơ, san, sư, ủ, liu, tơ, ba. Chẳng liên quan gì đến - nhất, nhị, tam tứ ngũ lục thất, bát cả. Tất cả đều là sự mặc định rồi cứ người này truyền người kia như là sự hiển nhiên. Cũng như cội nguồn văn hóa Đông phương mặc định là của Trung Quốc vậy. Trong khí chẳng có cơ sở nào để xác định điều đó. Tôi đã nhiều lần phân tích và chứng minh rồi.
    3 likes
  3. Vừa rồi có một clip lịch sử của nhóm sinh viên trẻ, được tung hê trên mạng, ca ngợi là một sáng tạo. Xem lại - không hề nhắc tới Thời Hùng vương - cội nguồn lịch sử dân tộc, mà chỉ nhắc tới từ An Dương vương. Bây giờ lại có cuộc hội thảo, cũng chỉ nhắc tới từ thời An Dương Vương , thông qua tướng Cao Lỗ. Sao lại có hiện tượng nhận định về lịch sử có vẻ như ngẫu nhiên, nhưng trùng khớp ăn ý về thời điểm và nội dung thế nhở?!Tôi khuyên các nhà hoạt động chính trị và những nhà nghiên cứu nghiêm túc, nên cân nhắc và cảnh giác với cáí gọi là ngẫu nhiên này. Cá nhân tôi chẳng ghét và căm thù cá nhân hoặc một thể chế nào. Phó thường dân dự khuyết hạng hai như tôi chỉ lo kiếm tiền nuôi vợ con. Nhưng tôi sẽ cảm tình với những ai có cái nhìn chính xác về Việt sử 5000 năm văn hiến. Tất nhiên phải là sự chân thành, chứ không phải nói miệng để tiếp cận với tôi rồi trở mặt. Tôi cần một dấu hiệu xác tín về sự diễn tiến nhằm xác định cội nguồn dân tộc: Việt sử 5000 năm văn hiến. Còn đi gam lờ thì là quyền của họ. Tôi cũng không có gì để nói thêm.
    3 likes
  4. Những mẹo vặt trong bếp nhà bạn Sử dụng nước luộc khoai tây, nui để tưới cây, dùng giấm trắng chữa vết bầm tím trên da... Trứng ngỗng bổ đến đâu? Đau lưng vì những thói quen xấu Dưới đây là những mẹo vặt sử dụng các vật dụng có sẵn trong nhà bếp rất có lợi ích cho cuộc sống của gia đình bạn. Bón phân cho cây bằng nước luộc Bạn có thể sử dụng nước luộc nui hoặc khoai tây để làm nước tưới cây cảnh trong vườn nhà. Loại nước luộc này chứa khá nhiều chất dinh dưỡng cần thiết giúp cây phát triển xanh tốt. Nước luộc khoai tây, luộc nuôi có thể dùng để tưới nước cho cây vì có rất nhiều chất dinh dưỡng. Ảnh: N.S. Tách ly thủy tinh bị dính vào nhau Rất khó để tách hai chiếc ly thủy tinh bị dính vào nhau, nếu quá mạnh tay có thể chúng sẽ bị vỡ. Hãy áp dụng bí quyết sau: Cho đá vào chiếc ly bên trong đồng thời ngâm chiếc ly ở bên ngoài vào chậu nước ấm. Nước ấm sẽ làm thủy tinh giãn nở ra còn chiếc cốc có chứa đá lạnh sẽ co rút lại. Lúc này, bạn có thể dễ dàng tách hai chiếc cốc ra khỏi nhau. Khử mùi hôi của hóa chất trong nhà Hành thái sợi ngâm trong nước có tác dụng tẩy các mùi hóa chất như sơn, vẹc-ni.. Ảnh: N.S Một số loại dung dịch hóa học như sơn hay véc-ni có mùi khá mạnh, thậm chí chúng có thể gây hại cho sức khỏe nếu hít quá nhiều. Để khử những mùi hôi của các hóa chất này, bạn có thể trộn hỗn hợp giữa hành thái nhỏ với nước, thay vì phải sử dụng những loại dung dịch khử mùi đắt tiền. Đặt bát hành ở những nơi đang có mùi sẽ giúp bạn cải thiện được mùi hóa chất trong không gian sống của mình. Giải quyết các ngăn tủ gỗ bị sít Các ngăn tủ gỗ cũ kỹ nếu để lâu ngày sẽ bị sít, rất khó kéo ra, vào. Để đóng, mở ngăn tủ nhẹ nhàng hơn, bạn hãy dùng nến (sáp) chà vào hai cạnh bên dưới của ngăn kéo. Nến giúp tạo độ trơn cho hai cạnh ngăn tủ, làm chúng dễ kéo hơn rất nhiều. Chữa vết bầm tím trên da Dùng một miếng bông thấm giấm trắng để thoa lên phần da vừa bị bầm tím. Giấm không chỉ làm nhạt màu của vết bầm mà còn giúp cho vùng da đang bị tổn thương sẽ nhanh lành hơn. Làm trắng răng bằng chuối Chà răng bằng vỏ chuối sẽ giúp răng bạn trắng lên trông thấy. Ảnh: N.S. Thật ngạc nhiên là loại trái cây này lại có tác dụng tẩy sạch những vết ố vàng trên răng. Bạn chỉ cần dùng vỏ chuối chà theo hình tròn lên bề mặt của răng mỗi ngày khoảng từ 2 đến 3 phút. Vài tuần sau, chắc chắn bạn sẽ bất ngờ với hàm răng trắng sáng của mình.Chữa vết côn trùng cắn Sữa có tính chất dưỡng ẩm tự nhiên đối với da và còn giúp làm dịu các vết đốt của côn trùng. Caenzyme trong sữa còn có khả năng làm giảm sưng tấy. Để chữa vết côn trùng cắn, bạn hãy trộn hỗn hợp gồm sữa, nước và muối rồi thoa chúng lên những chỗ có vết đốt, cắn. Chỉ một lát sau, da sẽ bớt bị ngứa và tấy đỏ. Theo Phụ nữ Online
    2 likes
  5. Lại “từ Hán Việt” Báo Lao Động cuối tuần13-1-2013 mục Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt, có bài của tác giả Nguyễn Đức Dương, phần 2 nói về “Canh gà Thọ Xương”, phần 1 nói về qui định i ngắn y dài khi viết từ Hán Việt, trong đó có đoạn viết: “Phần đông chúng ta hiện nay chưa biết phải căn cứ vào đâu để biết từ nào là gốc Hán Việt và từ nào là thuần Việt, bởi lẽ từ nguyên ( tức gốc gác của từ ngữ) là chuyện hết sức “cao siêu”đối với hầu hết người Việt bình thường. Ấy là chưa kể đến một sự thực hết sức hiển nhiên sau: Hàng loạt từ ngữ rõ ràng đều là gốc Hán, nhưng xưa nay chưa hề thấy ai viết với y dài. Xin minh họa bằng dẫn chứng để người đọc dễ nắm bắt. Hàng trăm từ ngữ chẳng hạn như chi (chi phí), chí (chỉ khí, chí tôn), di (di cư, di chỉ), dĩ (sở dĩ, dĩ hòa vi quí), thi (thi cử, thực thi)…” Đọc bài này do thấy “vẫn chưa ngã ngũ” nên tôi góp vài lời: Phần 2: Đúng, trong bài này Canh Gà không có ý hai là canh nấu bằng thịt gà. Ở đây là do lối tiếng Việt có cách dùng từ làm đại diện cho từ. Ví dụ Tiếng làm đại diện cho Giờ, vì đến giờ thì đồng hồ đánh tiếng. Hỏi “Đi mất mấy giờ ?” hay “Đi mất mấy tiếng ?”, như nhau. “Tiếng Chuông Trấn Võ, Canh Gà Thọ Xương” là một câu đối, địa danh Thọ Xương đối với địa danh Trấn Võ, từ đôi Canh Gà đối với từ đôi Tiếng Chuông. Là từ đôi vì Tiếng=Chuông, chuông đại diện cho tiếng, vì chuông chỉ gõ khi điểm canh. Canh=Gà, vì tiếng gáy của gà báo hết canh đêm, nên Gà đại diện cho Canh. Dùng từ đôi để nhấn ý trách nhiệm phải điểm canh. Canh là khoảng thời gian qui định Gánh một trách nhiệm nào đó. NÔI khái niệm các khoảng thời gian ngắn dài khác nhau, dùng cho các sắc thái khác nhau là: NÔI=Chỗi=Chợt=Chợp=Chớp=Chốc=Lốc=Lát=Lúc=Khúc=Khối=Khi=Kỳ=Thì=Thế=Thời=Đời=Đại=Đỗi=Hồi=Cỗi=Canh=Ca=Kíp. Trong nôi khái niệm này không có từ nào gốc Tàu hay gốc Tây cả. Đừng tưởng cái lịch Lốc là do gốc Blog mà ra. Gọi là lịch Lốc vì nó bao Khối thời gian là một năm, nhưng cũng bay vèo như cơn Lốc mà tiêu luôn 365 ngày. Đỗi là một Khối thời gian Đo được bằng ước lượng. VD nói “Tiễn anh đi một Đỗi đường” thì tình cảm hơn hẳn là nói “Tiễn anh đi một Đoạn đường” , vì một đằng là số đo thời gian (muốn kéo dài thêm), một đằng là số đo đường dài. Già Cỗi là già rồi mà còn già tiếp theo thời gian trôi. Cằn Cỗi là đã cằn rồi còn cằn mãi theo thời gian trôi. Kiếp là chỉ thời gian của hồn luân hồi, kỳ này nó ở cơ thể sống này, kỳ tiếp nó ở cơ thể sống khác, những kỳ tiếp như vậy gọi là bằng lướt “Kỳ Tiếp”=Kiếp. Hán ngữ dịch từ Một Kiếp của tiếng Việt là Nhất Sinh, chứ không có khái niệm luân hồi là “Kỳ Tiếp”=Kiếp. Thời là một khoảng thời gian, nhấn ý dài thì dùng từ đôi Thời Đại. Còn trong ý ngắn mà muốn nhấn dài thêm chút thì dùng từ lặp Thời Thời, mà lướt từ lặp thì biến thanh điệu phải theo đúng thuật toán nhị phân, lướt “Thời Thời”=Thơi, 1+1=0, “Thơi Thơi”=Thới=Thái. Thời gian rảnh thì gọi lướt “Thời Rảnh”=Thảnh, ghép lại có Thảnh Thơi là có nhiều thời gian rỗi để nghỉ ngơi. Lúc con người ta đang Thảnh Ở = “Thảnh Ư”=Thư, và Thư Cả tức Thư hoàn toàn thì “Thư Cả”=Thả. Nên Thư Thái, Thư Thả đều có từ nguyên là Thảnh Thơi. Phần 1: Tranh luận về từ Hán Việt để quyết định i ngắn hay y dài “vẫn chưa ngã ngũ” thật là mất thời gian vô ích, thời gian đó để mà chế ra từ Việt mới thì còn có thể chế ra cả tỷ từ đều là thuần Việt hết, vì nhị phân chỉ có hai con số 1 và 0 (mà chỉ ngôn từ Việt mới có) có thể đẻ mãi không cạn trứng. Ngôn ngữ NÔI khái niệm của Việt nó sinh ra tất cả, như Trời sinh ra tất cả: NÔI=Cội=CÀN=Cả=Cự=Cồ=Lồ=Lõi=Nòi=NÔI, vì nó là cái Nòi cội nguồn nhất, là Cồ nhất, là khổng Lồ nhất ở phương đông cổ đại, đó là nòi Việt. Chẳng phải ngẫu nhiên mà Đinh Tiên Hoàng Đế khi lập lại nước Việt đã đặt tên nước là Đại Cồ Việt. Năm 1986 GS Bùi Văn Nguyên ĐHSP HN có xuất bản cuốn “Việt Nam cội nguồn Bách Việt, chưa thấy tái bản. NÔI=Nài=Ai=Ngài=Người, loài người là chỉ huy trên trái đất này. Nài có nghĩa là chỉ huy, như Nài voi còn gọi là quản tượng. Người khác động vật là có Ý Nghĩ, có Ý Chí, giải thích theo từ nguyên thì là vì: Ai=Óc=Ý, người đứng thẳng nên óc ở vị trí cao nhất, Óc=Nóc=Não, “Người có Ý”=Nghĩ, “Chủ suy Nghĩ”=Chí志. Kẻ theo đuổi mục đích do mình suy nghĩ ra gọi là kẻ có Chí志. Cái NÔI sinh ra sự sống và sự chết, tức là sự hoạt động và sự dừng, như là nhị phân 1 và 0: NÔI=Chồi=Chắc=1, và NÔI=Chối=Chết=0. Sự sống thì: NÔI=Sôi (sôi động)=Son=Sòn=Són=Sỏn=Sản=Sinh. Son có nghĩa như là tế bào đực hay cái nguyên vẹn ban đầu (ca dao “Anh còn son, em cũng còn son”). Nhưng Son và Son tức Son Son sẽ cho ra ba đáp số: Son Son=Són, 0+0=1; Son Son=Sòn, 0+0=1; Son Son=Sỏn, 0+0=1. Són là đẻ, Sòn Sòn là đẻ dày, tức cái Mau nó Ngắn, “Mau Ngắn”=Mắn, tức mắn đẻ. Sỏn=Sản nghĩa là đẻ. Có được sự sinh Sôi này là do hai cái Son đực/cái, tức do có đôi dương/âm: NÔI=Đôi=Động=Đi=Đẻ. Nhấn mạnh ý đẻ cho trang trọng thì dùng từ đôi “Đẻ Sản”=Đản (Phật Đản=Phật Sinh). Con có cha có mẹ tức hai người hợp pháp đẻ ra thì dùng từ đôi “Đẻ Sinh”=Đinh (bất kể là gái hay trai), lớn lên sẵn sàng bảo vệ Tổ Quốc: “Lớn Đinh”=Lính (tục ngữ “Giặc đến nhà đàn bà cũng đánh”). Lướt cả câu “Bắt buộc đi nghĩa vụ làm Lính”=Binh .Tất cả các từ hình thành như đã dẫn ở trên có từ nào là từ gốc Hán không ?, hay là toàn gốc Việt hết ? Tiếng Việt có từ Lính và từ Binh, cùng nôi khái niệm, nhưng sắc thái khác nhau, không hoàn toàn đồng nghĩa nhau. Hán ngữ chỉ mượn một chữ Binh của Việt nho để dịch từ Lính và cả từ Binh của tiếng Việt. Binh Lính là từ đôi, số nhiều, mang nghĩa cả quân chính qui, cả quân tự nguyện (mà Hán ngữ phải gọi là “dân binh”, vì chỉ có một từ mượn là chữ Binh). NÔI của sự tận cùng là: NÔI=Chối=Chót=Tót=Tốt=Tột=Tuyệt=Tận=Chấn=Chung=Cung=Cuối=Cứng=Dừng= =Chựng=Chí至=Chết=Hết=Kết. Chết Cứng=Chết Kết là hết cựa quậy. Tót Vời=Tuyệt Vời. Chung Kết=Cuối Cùng, Chối Chết=Chí Chết. Chí Tôn là Tột Cùng của sự Tôn Kính. Chót Vót=Chối Vọt, không thể vượt cao hơn được nữa. Từ Đi trong tiếng Việt còn dùng để khẳng định, mệnh lệnh thức, nghĩa là “làm”, “hành”, “được”. VD: Ăn Đi !, Ngủ Đi !, Về Đi ! Do vậy nó tạo ra rất nhiều từ khác khi lướt: “Thử Đi”=Thí 試 (trong từ thi cử, thí nghiệm; “ Thơ Đi”=Thi 詩 (trong từ thi nhân, tức là người làm thơ, nói “bài thơ của thi nhân…”, trong tiếng Việt từ Thơ và Thi không đồng nghĩa nhau, Hán ngữ chỉ mượn có một chữ Thi詩. Nếu cho rằng từ Thi詩 là từ Hán Việt như từ điển giải thích, đồng nghĩa với từ Thơ của tiếng Việt thì đừng bắt lỗi chính tả câu viết “bài thơ của thi nhân…tức là bài thi của thơ nhân…”; “Thành Đi”=Thi 施 (trong từ thi hành, thực thi); “Cho Đi”=Chi 支 (trong từ chi phí); “Cho Đủ”=Chu (trong từ chu cấp)=Thù (trong từ thù lao); “Cho Dân”=Chẩn (trong từ phát chẩn, khi có nạn đói). Mặt khác Đi=Di移=De= Dời=Dịch易= Xịch=Xê=Xe=Xa車. Di trong từ di tích, di sản lại là một từ do lướt “Dẫn Qúi”=Di遺, bản thân chữ Việt nho đã nói lên cái lướt đó, đó là bộ Chân=Dẫn và bộ Qúi, lướt “Dẫn Qúi”=Di遺, tức dẫn cái quí lại cho đời sau. Ngay cả những từ “cao siêu” như Phép Tắc, Nguyên Tắc có nghĩa là thuộc phía lẽ phải, cũng chỉ là từ ruộng mà ra, con trâu nó còn hiểu được trái phải khi nghe lệnh Rì/Tắc (Bắc Bộ) = =Dí/ Thá (Nam Bộ). “Mày là cái thá gì ?” có nghĩa là “mày không thuộc lẽ phải”. Trong Óc ( Óc=Nóc=Não) sinh ra Ý , trong các loại Ý có Ừ (tức đồng ý), Ừ=Ầy=Hầy, từ Hầy này là dùng chung trong các ngôn ngữ: tiếng Việt, tiếng Việt Đông, tiếng Nhật (nghĩa là đồng ý). Hầy=Hài (trong từ Hài Lòng, tức đồng ý). Hài=Phải (phải ! , phải rồi ! , tức đồng ý). Hài=Hãy. Hãy là mệnh lệnh thức, khuyên phải làm vì đồng ý mình. Hán ngữ không có từ Hãy này, thay bằng chữ Nhượng như mệnh lệnh thức. Mệnh lệnh “Hãy hoàn thành một công việc” thì cái Đề của câu này là “Hãy Thành”=Hành, và chữ Hành mang nghĩa là “Làm cho có kết quả”. Đó là từ nguyên của chữ Hành đấy, từ trong cái nôi Việt. Hai cái mệnh lệnh thức, đặt trước câu hoặc sau câu, đều là gốc Việt, và có tác dụng tạo ra rất nhiều từ mới: Hãy Thành là mệnh lệnh thức, khuyên làm cho có kết quả, lướt “Hãy Thành”=Hành. Thành Đi là mệnh lệnh thức, khuyên làm cho có kết quả, lướt “Thành Đi”=Thi. Hành cũng là làm, Thi (thi công) cũng là làm, từ đôi Thi Hành, mà lướt “Thi Hành”=Thành, đó là kết quả. Thi hay Hành đều nghĩa là làm, do từ cái động tác lao động giản đơn là Gánh, nâng ý lên là Gánh trách nhiệm, gánh trách nhiệm trong thời gian qui định thì là Canh, gánh trách nhiệm cho có kết quả thì là Hành, của nền hành chính, của thị trường là Hàng, của doanh nghiệp là Hãng. Bao nhiêu là “từ Hán Việt” vậy mà từ nguyên của chúng chỉ là cái từ Gánh của đồng ruộng Việt. Do Làm mà người ta Ham nên càng làm nhiều, “Làm Làm”=Lam, 1+1=0; “Thành Ham”=Tham; từ đó mà có từ Tham Lam. Hán ngữ mượn từy,dùng đúng nghĩa như vậy, phát âm là “than lán”. Khẳng định từ Tham Lam là một từ gốc Việt, vì Hán ngữ không có từ Ham, thay bằng Hỉ Hoan nghĩa là thích, và không có từ Làm, thay bằng từ Tố hay Tác. Từ điển Yếu tố Hán Việt thông dụng của Viện ngôn ngữ,NXB KHXH HN 1991 cho rằng 70% thích là từ Hán Việt. Đây là cuốn từ điển biên soạn bằng tài trợ nước ngoài. Nếu bây giờ có nước ngoài tài trợ cho dự án nghiên cứu ngôn từ Việt, chắc họ sẽ chứng minh được 100% từ vựng Việt là có gốc Hán. (Khác gì dự án “Học chữ đầu tiên là chữ E”, trong khi câu đầu tiên trong sách truyền bá quốc ngữ của GS Hoàng Xuân Hãn là “O tròn như quả trứng gà, Ô thời đội mũ, Ơ thời mang râu”, đủ thấy cái n-Ô-i khái niệm Việt là cái Ổ đẻ ra tất cả). Theo cái lý âm dương thì có đôi mới đẻ được ra nhiều, nên Làm nhiều tức “Làm Làm”=Lam, 1=1=0 (“tham công tiếc việc”, “hay lam hay làm”); “Làm Làm”=Lãm, 1+1=0 (chăm chú, “giàu đôi con mắt, có đôi bàn tay”); “Làm Làm”=Lạm, 1+1=0 (tham quá mức độ có thể tham, lạm phát là phát tiền ra lưu hành quá mức. Đến cái từ Lạm rành rành ra thế mà còn được giải thích là “từ Hán Việt”, trang 227 từ điển đã dẫn, làm quá, ăn quá thì gọi là lạm, cố ý phải lạm thì gọi là phạm, “Phải Lạm”=Phạm, mà đã “Chắc Phạm” tức là Chạm thật sự rồi, chạm vào của công thì gọi là tham nhũng, “Phạm vào cái nguyên Bản” thì lướt thành ra Phản, tội cứ như thế mà tăng dần mức độ lên. Giải thích từ Lạm là từ Hán Việt cũng bằng chửi bố từ Làm). Mẹ quát đứa bé con: “Đừng có ham gánh vọc đi !” đó là không đồng ý cái hành vi của đứa bé con, “ Ham Gánh”=Hành, “Vọc Đi”=Vi; tức không đồng ý với cái việc làm sai trái của đứa nhỏ; Làm=Lấn=Mần=Mần-Miếc=Việc=Vọc=Vụ=Vi, vi phạm là làm phạm , đơn giản của Việt là thế chứ có gì mà “cao siêu”, cổ súy cái gọi là “từ Hán Việt” qua các cuộc hội thảo cấp nhà nước chỉ làm rắc rối vấn đề không đáng để mất thời gian.
    2 likes
  6. Đài Loan sẽ tiến hành 62 cuộc tập trận trong năm 2013 16/01/2013 12:30 (TNO) Đài Loan vào hôm 15.1 thông báo sẽ tổ chức 62 cuộc tập trận trong năm nay nhằm củng cố năng lực phòng thủ trước mối đe dọa đang gia tăng từ Trung Quốc. Một cuộc tập trận của Đài Loan - Ảnh: AFP Cuộc tập trận thường niên lớn nhất mang tên Hán Quang sẽ được tổ chức thành hai giai đoạn trong năm nay, theo tờ China Post. Đây là cuộc tập trận nhằm kiểm tra năng lực phòng thủ của Đài Loan trước một cuộc tấn công tiềm tàng của Trung Quốc. Người phát ngôn của Cơ quan Phòng vệ Đài Loan La Thiệu Hòa cho biết, giai đoạn tập trận bắn đạn thật Hán Quang sẽ diễn ra vào tháng 4 và cuộc tập trận giả lập máy tính sẽ diễn ra vào tháng 7. Thiếu tướng Lý Triệu Minh thuộc Lực lượng Phòng vệ Đài Loan thông báo có ba cuộc tập trận bắn đạn thật sẽ được tiến hành bởi các quân đoàn số 6, số 8 và số 10, với sự tham gia của tên lửa đất đối không, không đối không và không đối đất, theo tờ Taipei Times. Lực lượng biệt kích sẽ huấn luyện trên địa hình đồi núi vào tháng 3 và tháng 11. Các cuộc tập trận chống tàu ngầm và ngư lôi sẽ được tổ chức một lần trong năm nay. Một cuộc diễn tập nhảy dù và không vận cũng sẽ được tổ chức. Theo ông La Thiệu Hòa, Đài Loan không có kế hoạch tập trận tại khu vực Senkaku/Điếu Ngư trong năm nay song có các kế hoạch dự phòng toàn diện để đối phó với bất kỳ kịch bản nào trong vấn đề tranh chấp chủ quyền quần đảo với Trung Quốc và Nhật. Sơn Duân ====================== Nếu đã được coi là "chỉ một nước Trung Hoa" thì làm gì có chuyện tranh chấp chủ quyền quần đảo với Trung Quốc? Mà chỉ là vấn đề gọi tên quốc hiệu là gì thôi! Bởi vậy! Thiếu tính chính danh thì thành một lũ ngọng cả.
    2 likes
  7. Mà sau này , nếu bác thích về Việt Nam , sống an nhàn thanh thản , gần gũi với quê hương Cháu sẽ giới thiệu cho bác 1 miếng đất đẹp , phong cảnh hữu tình ở Hà Nội Bác tha hồ mà an hưởng cuộc sống nhàn hạ
    1 like
  8. Bác ơi, cháu đặt 1 cục gạch mời bác, bác muốn ăn/uống gì cũng được ạ! :D Bao giờ trước khi về bác lập một topic là "Tôi đang về VN đây" chẳng hạn để mọi người tề tựu ạ hihi. Sorry chị me huong em ké topic tí nhé
    1 like
  9. Muốn xem ngày tháng tốt thì qua mục xem ngày tháng tử vi không có cách xem đó. Cảm ơn xuôi không vậy sao ? ít ra cũng phải có 1 ly cà phê chứ !
    1 like
  10. Quẻ này rất tốt. Câu trả lời là tới luôn. Cưa bây giờ rồi 2014 hôn nhau...ý lộn hôn nhân.Thiên Đồng
    1 like
  11. up giúp bạn mong các bác ý vào giúp, hjhj. Tôi hy vọng tôi đã ko làm ảnh hưởng đến cơ duyên của bạn với các bác ý.
    1 like
  12. Sập mái công trình nhà thờ, hàng chục người bị thương Thứ năm, 17/1/2013, 12:04 GMT+7 Sáng nay, sau tiếng động lớn là tiếng kêu thét của hàng chục người đang đứng trên mái nhà thờ Ngọc Lâm (Thái Nguyên). Sàn mái rộng cả trăm m2 đổ sụp khiến 2 người tử vong, 50 người bị thương và nhiều người được cho là vẫn mắc kẹt bên dưới. > Ảnh hiện trường vụ sập mái nhà thờ 9h sáng nay, hơn 50 công nhân và người dân đang thi công đổ mái nhà thờ Ngọc Lâm (xã Linh Sơn, Đồng Hỷ) thì tiếng động lớn phát ra rồi cả mái nhà sập xuống. Tiếng kêu thét vang lên, hàng chục người đứng trên mái rơi xuống đất, nhiều người ở gần đó cũng bị vật liệu xây dựng đè lên. Hàng chuc cảnh sát, người dân đang tìm kiếm nạn nhân mắc kẹt trong đống đổ nát. Ảnh: Nguyễn Hải. Tại hiện trường, mái nhà thờ rộng cả trăm mét vuông cùng giàn giáo và bức tường cao khoảng 15 mét bị đổ, vật liệu xây dựng bắn khắp nơi. Nhiều người dân đã vào hiện trường hỗ trợ tìm kiếm người bị nạn, xe công nông, xe máy, ôtô trong làng được huy động để đưa các nạn nhân đi cấp cứu. Báo Thái Nguyên cho hay, tại Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên đến 11h30 đã có 2 người tử vong và khoảng 50 người cấp cứu. Chừng 200 bác sĩ, y tá cùng cả trăm sinh viên thực tập được huy động cấp cứu và hỗ trợ nạn nhân. Cậu bé đang khóc lóc nhờ người dân gọi điện tìm bố trong vụ tai nạn. Ảnh: Báo Thái Nguyên. Anh Nguyễn Minh Khảm (xóm Ngọc Lâm, xã Linh Sơn) bị gãy chân kể: "Tôi đang làm trên đỉnh mái nhà thờ thì thấy toàn bộ phần mái dưới chân sập xuống rồi bị ngã văng ra bên rìa công trình". Trao đổi với Vnexpress.net, lãnh đạo Công an huyện Đồng Hỷ cho biết, vụ tai nạn làm ít nhất 2 người tử vong và hàng chục người khác bị thương được đưa vào bệnh viện cấp cứu. Công an đang cùng chính quyền địa phương tiếp tục tìm kiếm nạn nhân và điều tra nguyên nhân sự cố. Nhà thờ Giáo họ Ngọc Lâm được khởi công xây dựng gần 2 năm, khi hoàn thành sẽ là nơi cầu nguyện, sinh hoạt tôn giáo của gần 300 giáo dân xóm Ngọc Lâm. * Ảnh: Hiện trường vụ sập mái nhà thờ * Tiếp tục cập nhật Nguyễn Hải - Bá Đô
    1 like
  13. Chúc mừng gia đình sư huynh Thiên Luân có thêm thành viên mới. Bé mau ăn, chóng lớn, mạnh khoẻ.
    1 like
  14. Chị ơi, Bác Haithienha ở bên Mỹ chị ạ, nên ở SG thì chắc chị cũng không gặp bác ấy được. Theo em thì chị và chồng chị cứ ăn ở hiền lành, tu nhân tích đức mà không vì lý do hay mục đích gì hết, việc làm thiện làm phúc không chỉ cho đời sống này mà còn cho cả những kiếp sống sau nữa, việc tu nhân tích đức được tính bằng kiếp, chứ 1 đời người thì chưa đủ được...sorry em nói hơi dông dài, em không có ý dạy khôn gì đâu chị nhé... Chính em cũng đang phải hoàn thiện bản thân theo hướng như vậy :)
    1 like
  15. Không có chuyện Trung Quốc tấn công Senkaku? Cập nhật lúc 06:09, 17/01/2013 (ĐVO) - Chiến tranh thực chất đều bắt nguồn từ lợi ích. Không có lợi ích chẳng có quốc gia nào chủ động tổ chức chiến tranh. Philippines: Hải quân lẳng lặng bắt kẻ ’xâm nhập trái phép’? Diễn biến mới: Bắc Kinh sẽ khảo sát tại Senkaku Việt Nam, Nhật Bản, ASEAN: Hàng không mẫu hạm không chìm Kể từ khi đảng Dân chủ Tự do (LDP) Nhật Bản lên nắm quyền và ông Shinzo Abe làm Thủ tướng thì tình hình tranh chấp Senkaku mà Trung Quốc gọi là Điếu Ngư căng thẳng ngày càng tăng và có vẻ như xung đột quân sự sẽ xảy ra. Vấn đề là nó xảy ra hay không thì hoàn toàn tùy thuộc vào Trung Quốc tiến hành các hoạt động tranh chấp ở mức độ nào, bởi vì quần đảo này Nhật Bản đã và đang quản lý nó từ hơn 40 năm nay. Nếu như Trung Quốc tấn công Nhật Bản thì đây là một dấu mốc trong lịch sử Trung Quốc, bởi lần đầu tiên có sự ngược lại. Tuy nhiên, chắc chắn không có hay chưa có chuyện Trung Quốc sẽ đánh chiếm Senkaku, tấn công Nhật Bản bây giờ hay trong tương lai gần. Senkaku/Điếu Ngư là “món hàng đặt cược” quá nhỏ nhoi, không là gì hết của một canh bạc quá lớn-chiến tranh vì nó mà bên thắng hay thua đều thảm họa. Tiến hành chiến tranh thông thường với Nhật Bản, Trung Quốc không xác định được thắng hay bại, vì Nhật có sức mạnh quân sự, kinh tế chẳng thua kém gì Trung Quốc thì cơ sở nào để khẳng định chiến thắng? Chẳng phải như Mỹ, tiến hành chiến tranh là thu lợi trực tiếp (như với Libi, I-rắc…) hoặc giỏi lắm thì tốn USD (mà USD thì họ in ra được) chứ ít tốn người, chiến thắng là cầm chắc, nhưng, với cái quần đảo Senkaku/Điếu Ngư này Trung Quốc phải tốn kém rất nhiều người và của. Về người, lính Trung Quốc thời nay hoàn toàn là “con một” từ chính sách một con của Trung Quốc vì tăng trưởng GDP, chẳng may chỉ 2 cái tàu ngầm không thể nổi là hơn 500 người “con một” đã biến 1000 người già không nơi nương tựa trong tương lại gần. Về của, bị tàn phá nặng nề, đặc biệt là phương tiện quân sự mà khôi phục lại không phải chỉ trong một vài năm. Như vậy, tiến hành chiến tranh với Nhật Bản, nếu Nhật Bản “chết” thì Trung Quốc cũng “hết hơi”, sẽ là một thảm họa cho cả hai. Lúc đó Ấn Độ, Nga “tọa sơn quan…” nên họ có thừa khả năng cạnh tranh chiến lược với Trung Quốc trong tương lai. Bản đồ lừa dối mới của Trung Quốc bao gồm 130 đảo ở Biển Đông. Trung Quốc quen “tọa sơn quan hổ đấu” chứ đời nào lại muồn mình là một trong 2 con hổ đấu đó. Trung Quốc làm dấy lên căng thẳng với Nhật Bản, hô hào chuẩn bị chiến tranh…thực chất là “bắn một mũi tên trúng 2 đích”. Một là làm thõa mãn chủ nghĩa dân tộc cực đoan đang tác động, gây sức ép không ít lên chính phủ. Đơn giản là chính phủ nuôi nó, lợi dụng nó để trục lợi thì cũng phải để cho nó sống, làm thõa mãn một ít nhu cầu của nó. Trung Quốc chẳng phải giống như đã chiến thắng đó sao. Mới chỉ cần vài cái tàu hải giám, máy bay hải giám mà Nhật Bản rối rít cả lên, nào là tăng ngân sách quốc phòng, nào là điều hàng chục chiếc F15 ra chặn đường, nào Thủ tướng Nhật phải cầu cứu NATO…huống chi Trung Quốc sử dụng Hải quân thì…30 giây. Vì vậy, căng thẳng sẽ được Trung Quốc đẩy lên cao nữa, những cuộc tập trận lớn, hoành tráng với giả định là đánh chiếm đảo Senkaku/Điếu Ngư sẽ diễn ra trong nay mai nhằm làm cho chủ nghĩa dân tộc Trung Quốc mãn nhãn. Tuy nhiên, Giới lãnh đạo Trung Quốc như một “phù thủy” cao tay, đâu dại nghe theo cái đám “diều hâu”, chủ nghĩa dân tộc như “đám âm binh” đến mức “mất quyền điều khiển”. Trung Quốc sẽ bằng cách này hay cách khác, duy trì căng thẳng với Nhật Bản trong tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư nhưng không đến mức gây ra xung đột quân sự, bởi đích thứ 2 mà Trung Quốc nhắm đến là tập trung dư luận chú ý đến căng thẳng Trung-Nhật để “thò tay vét nốt các hòn đảo trên biển Đông vào túi”. Đến đây chúng ta mới hiểu đâu là chính, đâu là phụ, bởi lẽ, Trung Quốc chưa đủ mạnh để đồng thời một tay đấm Nhật Bản trên biển Hoa Đông, tay còn lại bóp cổ các nước có tranh chấp trên biển Đông. Với Nhật Bản, chắc chắn giới lãnh đạo Trung quốc sẽ nhận thức được rằng, bây giờ hoặc không bao giờ. Hiện tại, ngay cả giới “diều hâu” nhất như ông La Viện cũng đang run sợ, hốt hoảng trước những bước đi của Nhật Bản trong việc xóa bỏ tất cả những ràng buộc của kẻ bại trận trong thế chiến thứ 2 để “bình thường hóa quân đội”, “bình thường hóa Nhật Bản” có đủ quyền như mọi quốc gia trên thế giới, làm tất cả mọi thứ cần làm để bảo vệ an ninh quốc gia. Ông La Viện muốn Liên Hợp quốc “trùm chăn Nhật Bản” để Trung Quốc “đấm”, là điều không thể. Những thay đổi của Nhật Bản là do Trung Quốc tạo ra, Trung Quốc phải chịu trách nhiệm. Gieo gió thì gặt bão thôi. Nhưng có một tình thế mà Trung Quốc đáng suy xét là sự thay đổi trong đối nội, đối ngoại của Nhật Bản, trên khu vực châu Á-TBD không phải quốc gia nào cũng run sợ và hốt hoảng. >>Báo Trung Quốc đưa kịch bản lấy đảo Điếu Ngư Lê Ngọc Thống =============== Đoạn này tác giả nói đúng! Mục đích chính của Trung Quốc là Biển Đông, chứ không phải Senkaku. Nhưng cái rắc rối nó ở chỗ này: Đông bắc Á và Biển Đông luôn liên thông với nhau và nó là chuyện xảy ra sau khi Trung Quốc đe dọa tấn công Việt Nam (3/ 2008). Khi chưa có Senkaku thì đó là nguy cơ chiến tranh Cao Ly; bây giờ là Nhựt Bủn. Hì! Bởi vì bản chất sâu xa của vấn đề là "Ai sẽ là "bá chủ thế giới", mà đối tượng dứt điểm thì tại do người Trung Quốc nhẩy xổ ra thể hiện tham vọng trước một bá chủ trên thực tế là Hoa Kỳ, sau khi Liên Xô sụp đổ. Cho nên dù Trung Quốc không muốn, Đông Bắc Á vẫn cứ là chiến trường chính trong tương lai. Cái này nói nhiều rùi. Hôm nay mùng 6 tháng Chạp Việt lịch. Còn 17 ngày nữa thì đến ngày "Ông Công, Ông Táo" lên giời theo truyền thống văn hóa Việt. Với tôi, ngày này quan trong hơn cả "Ngày Tận Thế 21. 12. 2012". Ngày Tận Thế theo lịch Maya - mà không ít người trên thế giới phát sốt thì tôi chỉ coi là một cái cớ để ăn nhậu và thể hiện tính chân lý của Lý học Việt trên cơ sở khoa học. Nhưng với cột mốc 23 tháng Chạp Nhâm Thìn Việt lịch thì với cá nhân tôi, nó quyết định định hướng cho cách hiểu - cũng của cá nhân tôi - về tương lai của một lý thuyết thống nhất sẽ được thể hiện theo cách nào? Hoặc là sau khi dân tộc Arxiry bị tiêu diệt; hoặc trong hòa bình và phát triển?
    1 like
  16. 1 like
  17. Chị ơi, chị nên gọi là chú/ bác Haithienha thì hợp lý hơn đấy.
    1 like
  18. Chị ơi, em không biết tử vi gì đâu, nhưng em nghĩ chị cho biết tuổi của bé và post lá số của chị thì bác Haithienha sẽ dễ luận đoán hơn. Xưa lưu truyền câu "đức năng thắng số", chị cứ giữ niềm tin, em nghĩ cuộc sống vẫn còn nhiều điều tốt đẹp. Chúc chị mau nhận được lời giải đoán của bác haithienha
    1 like
  19. 1 like
  20. Cá nhân tôi và chắc cũng của nhiều con người đều mong muốn mọi sự tốt đẹp. Nhưng tiếc thay! Mong muốn là một chuyện,còn quy luật của tự nhiên vẫn đưa tất cả vạn vật "cuốn theo chiều gió"(*). Nếu chỉ xét quy luật tự nhiên thì tôi có thể dự báo được rồi. Nhưng còn hy vọng vào một yếu tố tương tác nữa - Đó chính là con người - tuy cũng khó có thể vượt qua quy luật - nhưng ít ra là một hy vọng. ====================* Tên một tác phẩm nổi tiếng của Hoa Kỳ, mô tả cuộc chiến Nam Bắc dẫn đến hình thành nước Mỹ hiện đại.
    1 like
  21. Anh chàng tốt bụng T.T.T.S đã giúp cháu lấy lá số, thì có 2 việc cháu phải làm ; !- Công nhận là ngày dương, anh ta đã đổi sang ngày Âm như trên là đúng. 2- Cám ơn anh ta. Dựa vào việc cháu công nhận là ngày Dương , thì mọi người mới tư vấn mới chính xác.
    1 like
  22. Trường hợp 1 là trước 12 tuổi khó nuôi. Trường hợp 2 là trước khi lấy mẹ cháu bố cháu có một mối tình sâu sắc với ai đó. Còn không phải là cháu thích hay không thích thì nó vẫn xẩy ra .
    1 like
  23. Mã Anh Cửu "hùa theo" Trung Quốc khuấy căng thẳng Biển Đông, Hoa Đông Chủ nhật 13/01/2013 07:36 (GDVN) - Trong xử lý tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông và biển Hoa Đông, theo Tô Trinh Xương, Mã Anh Cửu đã "hợp tác với Trung Quốc và vấn đề này tạo ra những căng thẳng và bất ổn" Tờ Taipei Times ngày 13/1 đăng bài phỏng vấn Tô Trinh Xương - Chủ tịch đảng Dân chủ tiến bộ Đài Loan (DPP) đối lập cho rằng Quốc dân đảng (KMT) cầm quyền và Mã Anh Cửu hiện nay đang hùa theo Trung Quốc trong chính sách biển đảo làm leo thang căng thẳng trên Biển Đông và biển Hoa Đông. Mã Anh Cửu, Chủ tịch Quốc dân đảng cầm quyền (KMT) và là người đứng đầu đảo Đài Loan "Washington cho rằng Mã Anh Cửu sẽ thúc đẩy quan hệ hai bờ eo biển Đài Loan ổn định cho tới khi tranh chấp nhóm đảo Điếu Ngư Đài (Senkaku/Điếu Ngư) diễn ra, khi Mỹ nhận ra rằng đã có một sự thay đổi lớn trong sự cân bằng của quan hệ hai bờ eo biển Đài Loan", ông Xương nói với tờ Taipei Times. Trong 8 năm cầm quyền trước đó DPP cũng tuyên bố chủ quyền đối với nhóm đảo Điếu Ngư Đài (tên gọi phía Đài Loan đối với nhóm đảo Senkaku/Điếu Ngư), nhưng không hề có xung đột với Nhật Bản. DPP luôn kêu gọi giải quyết tranh chấp thông qua đàm phán hòa bình, nhưng chính quyền của Mã Anh Cửu và KMT lại kéo vòi rồng ra bắn vào tàu Cảnh sát biển Nhật Bản hồi năm ngoái. Những động thái của giới cầm quyền Đài Loan trên Biển Đông (Đài Loan gọi là biển Nam Hải) theo Tô Trinh Xương, cũng đã tạo ra những căng thẳng "không cần thiết" với các quốc gia trong khu vực. "Đài Loan đã có quân đồn trú trên đảo Thái Bình (tên gọi đảo Ba Bình nằm trong quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam bị Đài Loan chiếm đóng phi pháp - PV) và tuyên bố chủ quyền đối với khu vực, nhưng nó (chính quyền Đài Loan thời DPP - PV) cũng tôn trọng trật tự trên biển Nam Hải (Biển Đông), trong đó nhấn mạnh biện pháp giải quyết tranh chấp là đàm phán hòa bình chứ không phải "những hành động khiêu khích". Tô Trinh Xương, Chủ tịch đảng Dân chủ tiến bộ (DPP) đối lập tại Đài Loan Tô Trinh Xương đưa ra một ví dụ về "những hành động khiêu khích" của chính quyền Mã Anh Cửu trên Biển Đông là việc giới chức Đài Loan cho tiến hành một cuộc tập trận bắn đạn thật (phi pháp - PV) trên đảo Ba Bình, Trường Sa hồi năm ngoái. "Điều này (hành động của chính quyền KMT và Mã Anh Cửu trên Biển Đông, Hoa Đông - PV) chỉ có Trung Quốc hài lòng nhưng lại gây ra căng thẳng với các bên tranh chấp khác. DPP không bao giờ rút lại tuyên bố chủ quyền của mình, nhưng DPP cũng không gây xung đột với các bên", Tô Trinh Xương nhấn mạnh. Trong xử lý tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông và biển Hoa Đông, theo Tô Trinh Xương, Mã Anh Cửu đã "hợp tác với Trung Quốc và vấn đề này tạo ra những căng thẳng và bất ổn". Quan điểm của DPP là không hợp tác với Trung Quốc trong vấn đề chủ quyền trên Biển Đông và biển Hoa Đông. Bấm vào đây để viết bình luận - Bấm xem tất cả bình luận hay Hồng Thủy (Nguồn: Taipei Times) =========================== Một chính phủ mà gián điệp cái cắm đến mức độ như vậy ở cấp cao nhất trong quân đội, mà vẫn không phát hiện được thì ở trong chính phủ, sự phát hiện khó hơn nhiều. Bởi vậy, người Đài Loan rất dễ bị Trung Quốc xỏ mũi. Đây chính là nguyên nhân sâu xa để cô gái Đài Loan bị đuổi khỏi chiếu bạc và không có cả "cái khố mà mang".
    1 like
  24. Người chậm chạp, rề rà khi đâm thuê chém mướn có chạy kịp không?!?!?!
    1 like
  25. chào bạn, mình xem qua tướng của bạn thì có vài nét sau: bạn là người may mắn vì có nhiều người bạn tốt hay giúp đỡ, bạn cẩn thận trong lời nói, là người có duyên nhưng sau này lai là người lấn át chồng, ban cũng là người biết làm ra tiền, sinh nở dễ dàng con đầu lòng la trai. vi toc bạn tốt che mất phần chán và tai nên mình không xem duoc tuổi thơ và chuyen chong con. và vai diều tế nhị về bạn mình ko noi đươc. Em có nhiều nốt ruồi trên cơ thể, mọi người xem dùm em: nốt ruồi son trên mặt trước cánh tay trái (cách cổ tay khoảng 5cm),nốt ruồi màu nâu hình hạt gạo trên đùi trái, 2 nốt ruồi đen ở 2 nhũ hoa, nốt ruồi đen to nổi ở sau gáy ngay dưới tóc. Cám ơn mọi người.
    1 like
  26. NHỮNG HIỂU BIẾT CẦN THIẾT VỀ BÀN THỜ THẦN TÀI - ÔNG ĐỊA . Tại các cửa hàng và gia đình hiện nay, chúng ta thường thấy có bàn thờ Ông Địa - Thần Tài . Việc thờ cúng đó có nguồn gốc như thế nào ? Cách thờ cúng và bài trí ra sao ? Trong mục này , dienbatn xin cùng các bạn tìm hiểu về vấn đề này nhé . Theo CAO ĐÀI TỪ ĐIỂN , có viết như sau : " Thần tài: 神財 A: The Genius of fortune. P: Le Génie de fortune Thần: - vị Thần, - Tinh thần, - Thiêng liêng mầu nhiệm, - Tài trí phi thường. Tài: tiền bạc, của cải. Thần tài là vị Thần cai quản về tiền bạc và của cải. Theo tín ngưỡng dân gian, Thần tài mang lại tiền bạc hay của cải cho mỗi gia đình, nên mỗi gia đình, nhứt là gia đình mua bán hay kinh doanh đều có bàn thờ Thần tài, đốt nhang nghi ngút để cầu xin Thần tài cho mua may bán đắt, trúng mối lời nhiều, đem lại nhiều tiền bạc sung túc. Người đời rất quí trọng tiền bạc nên rất quí trọng Thần tài. Những nhà kinh doanh đều có lập bàn thờ Thần tài rất long trọng, đặc biệt bàn thờ Thần tài không được đặt trên cao mà phải đặt ngay trên mặt gạch nền nhà. Tục thờ Thần tài được người Tàu truyền cho dân ta. Người Tàu sang nước VN làm nghề buôn bán trở nên giàu có, mỗi nhà người Hoa đều có thờ Thần tài nên người Việt thấy vậy bắt chuớc theo. Nhiều nhà không có thờ phượng Trời Phật chi hết mà lại thờ Thần tài. Sự tích của Thần tài: có nhiều sự tích nhưng dân gian thường nhắc hai sự tích sau đây: 1. Thần tài là một cô gái tên là: Như Nguyện. Ngày xưa, có một lái buôn tên là Âu Minh, khi đi thuyền qua hồ Thanh Thảo, được Thủy Thần tặng cho một cô hầu gái tên là Như Nguyện. Âu Minh đưa Như Nguyện về nuôi trong nhà. Sự buôn bán từ ngày đó trở đi càng ngày càng phát đạt, chỉ trong vòng vài năm mà Âu Minh trở thành một nhà giàu có lớn. Một hôm, vào Tết Nguyên đán, Âu Minh tức giận đánh Như Nguyện làm nó sợ hãi, chui vào đống rác trốn mất. Kể từ đó, việc buôn bán của Âu Minh bắt đầu thua lỗ sa sút, chẳng bao lâu thì sạt nghiệp, trở nên nghèo khổ. Người ta cho rằng, Như Nguyện là Thần tài. Lúc Âu Minh nuôi Như Nguyện trong nhà thì Thần tài ủng hộ nên làm ăn phát đạt. Tới khi Như Nguyện bị đánh rồi bỏ đi thì Thần tài không còn chiếu cố Âu Minh nữa nên làm ăn sa sút, thất bại. Do sự tích nầy, người ta có tục kiêng cử quét rác và hốt rác trong ba ngày Tết, sợ Thần tài không có chỗ ẩn trốn mà đi nơi khác thì việc làm ăn trong năm sẽ bị xui xẻo thất bại. Cũng do sự tích nầy mà người ta lập bàn thờ Thần tài sát nền đất hay nền gạch, không đặt cao như các bàn thờ khác, và đặt ở góc nhà hay nơi hàng hiên. Nhưng trong thực tế, người ta thường gọi là Ông Thần tài chớ không ai gọi là Bà Thần tài, nên sự tích Thần tài là cô gái Như Nguyện chưa hẳn là chính xác. 2. Thần tài là ông Triệu Công Minh: Ông Triệu Công Minh ở đây không phải là Triệu Công Minh trong truyện Phong Thần hay trong truyện Bắc Du Chơn Võ, mà là một người dân ở núi Võ Đang bên Tàu. Truyện dân gian Trung quốc kể rằng: ở vùng núi Võ Đang có một ông già tên là Triệu Công Minh nhà rất nghèo. Ngày ngày, ông xách giỏ đi khắp nơi xin quần áo cũ để mặc và xin cơm cặn canh thừa để ăn. Nghèo đến thế nhưng ông lão có nuôi một con chó đen già và một con vịt lông vằn không đẻ trứng. Gần đấy có một ông phú hộ, gọi là Tiền Viên Ngoại, tánh rất xa xỉ và bất nhân, cơm ăn không hết thì đem đổ xuống cống, áo mặc cũ rồi thì bỏ vào đống rác. Ông lão nghèo họ Triệu thấy vậy mới lượm gom hết các quần áo cũ đem phân phát cho những người nghèo, hốt các canh thừa cơm cặn ấy về nuôi chó và vịt. Bỗng một hôm, con vịt đẻ ra 10 quả trứng vàng, còn con chó già thì khạc ra 10 thoi bạc. Từ đó thành lệ, mỗi ngày vịt và chó đều đẻ và khạc ra vàng bạc cho lão Triệu. Lão Triệu trở nên rất giàu có, trong lúc Tiền Viên Ngoại thì càng lúc càng nghèo vì tánh xa xỉ. Một thời gian sau, Tiền Viên Ngoại phải đi ăn xin, khi gặp lại Triệu Công Minh, lão Viên cảm thấy rất xấu hổ. Họ Triệu thông cảm, giúp cho lão Viên một số tiền khá khá đủ làm vốn liếng làm ăn, nhưng Lão Viên quen tánh tiêu xài xa xỉ nên dần dần hết vốn, trở nên nghèo khổ. Lão Viên lại sanh ác tâm, thấy họ Triệu giàu lớn như vầy bèn tính giết Triệu Công Minh để chiếm đoạt tài sản. Lão Viên thừa lúc vắng vẻ, lén đốt nhà của Triệu cháy ra tro, nhưng họ Triệu không chết, con vịt biến thành chim Phụng bay vút lên trời, con chó già biến thành con cọp đen xông ra cắn chết lão Viên, tất cả vàng bạc của Triệu đều hóa thành đá, và Triệu Công Minh biến thành Thần Tài. Dân chúng lập miểu thờ Triệu Công Minh gọi là Thần tài miếu. Chúng ta không thể xác định được người VN thờ Thần tài vào lúc nào, bởi vì như trên đã nói, việc thờ Thần tài là do người VN bắt chước các Hoa kiều, như thế những người VN thờ Thần tài chắc chắn là những người thường làm ăn buôn bán với các Hoa kiều. Việc thờ Thần tài trong mỗi gia đình khiến cho người ta sáp nhập Thần tài vào các Thần bản gia như: Thổ địa, Ông Địa, Ông Táo. Do đó, người Tàu làm ra một tấm bài vị gộp chung các danh hiệu của các vị Thần bản gia để thờ, mà người ta thường gọi là "bài vị Thần tài", và chúng ta thấy bài vị nầy được thờ ở hầu hết trong các tiệm quán, nhà buôn, ở các văn phòng công ty và xí nghiệp. Bài vị Thần tài được vẽ trên một tấm kiếng, nền sơn đỏ, tất cả đều là chữ Hán màu nhũ vàng, vẽ một cái cổng mà hai trụ có rồng quấn, trên cổng có tấm bảng đề "TỤ BẢO ĐƯỜNG" nghĩa là ngôi nhà có tụ lại những thứ quí báu, phía dưới có vẽ một cái TỤ BẢO BỒN là cái chậu huyền diệu chứa của báu. Sau đây là một kiểu bài vị Thần tài và các Thần bản gia: 堂寶聚寶進 財招銀 樹 正 開 花 前 後 地 主 財 神 五 方 五 土 龍 神 金 枝 初 潑 腳 祥吉意如安平季四順風帆一 CHÚ THÍCH: (chữ Hán trên bài vị đọc từ phải qua trái và từ trên xuống dưới) 聚寶堂 : TỤ BẢO ĐƯỜNG: nhà chứa của quí báu. 招財 : Chiêu tài: mời gọi tiền của. 進寶 : Tiến bảo: dâng hiến bảo vật. 金枝初潑腳 : Kim chi sơ phát diệp: Cành vàng bắt đầu trổ lá. 銀樹正開花 : Ngân thụ chánh khai hoa: Cây bạc chánh thức nở hoa. Hai câu trên là đôi liễn đặt hai bên bài vị, như để chúc tụng. Trong một kiểu bài vị khác, đôi liễn trên được viết là: Thổ năng sanh bạch ngọc (Đất thường sanh ngọc trắng) Địa khả xuất hoàng kim (Đất khá xuất vàng ròng). 如意吉祥 : Như ý cát tường: tốt lành như ý muốn. 一帆風順 : Nhứt phàm phong thuận: thuận buồm xuôi gió. 四季平安 : Tứ quí bình an: bốn mùa bình an. Hai câu chữ lớn ở chính giữa là danh hiệu của các Thần bản gia để thờ phượng: 五方五土龍神 : NGŨ PHƯƠNG NGŨ THỔ LONG THẦN 前後地主財神 : TIỀN HẬU ĐỊA CHỦ TÀI THẦN ■ Ngũ phương Ngũ thổ Long Thần: năm vị Thần trấn năm hướng và năm vị Thần đất đai long mạch sắp đặt theo Ngũ Hành gồm: bốn hướng Đông, Tây, Nam, Bắc, và Trung ương. ● Năm vị Thần Ngũ phương là: Hoàng đế (Trung ương), Bạch đế (hướng Tây), Hắc đế (hướng Bắc), Thanh đế (hướng Đông), Xích đế (hướng Nam). ● Năm vị Ngũ Thổ Long Thần là năm vị Thần long mạch coi về đất đai, bảo hộ cư dân làm ăn sinh sống, gồm: Thổ Công, làm chủ nền nhà. Thổ Thần, làm chủ khu đất. Thổ Địa, cũng gọi là Môn Khấu Thổ Địa Tiếp Dẫn Tài Thần: Thần Thổ Địa trực ở cổng để tiếp dẫn Thần Tài vào nhà. Thổ Phủ, bảo hộ các kho hàng. Thổ Kỳ, cai quản mặt đất nói chung. ■ Tiền Hậu Địa Chủ Tài Thần: gồm hai vị: Tiền Địa Chủ Tài Thần và Hậu Địa Chủ Tài Thần. ● Tiền Địa Chủ Tài Thần là Thần Tài của chủ đất trước. Thờ vị Thần nầy là có ý báo bổn tư nguyên, tức là báo đáp cái gốc, nhớ đến cái nguồn. ● Hậu Địa Chủ Tài Thần là Thần Tài của chủ đất sau, tức là thờ vị Thần Tài của chủ đất hiện nay. (Theo Huỳnh Ngọc Trảng - Nguyễn Đại Phúc: Thần Tài - Tín ngưỡng và Tranh tượng) Những cơ sở kinh doanh các ngành nghề đều có thờ Thần Tài. Họ lập bàn thờ Thần tài lớn và trang nghiêm rực rỡ, chưng cúng bông và trái cây thường xuyên, cúng nước mỗi sáng mỗi chiều đều đốt nhang khấn vái để Thần Tài luôn luôn phù hộ cho họ làm ăn phát tài. Trên bàn thờ, ngoài bài vị Thần Tài còn có đặt phía ngoài hai tượng: tượng Ông Địa và tượng Ông Thần Tài. Đạo Cao Đài không có chủ trương cấm đoán các hình thức tín ngưỡng dân gian như việc thờ cúng Thần Tài, Ông Địa, Ông Táo, Ông Độ Mạng, Bà Mẹ Sanh,... nhưng cũng không khuyến khích các việc ấy, vì các sự thờ cúng trên đều có tánh cách mê tín, vị kỷ, cầu lợi lộc, tiền bạc cá nhân, đi sâu vào sự ràng buộc con người vào vòng vật chất, khó thoát khỏi luân hồi, trái với lẽ đạo là tu để cầu giải thoát, chớ không phải tu để cầu hưởng sự giàu sang danh vọng. Giáo lý của Đạo Cao Đài cho thấy rõ rằng, chư Thần, Thánh, Tiên, Phật đều là những bậc sáng suốt, công bình, vô tư, không biết ăn hối lộ của vật chất thế gian do người trần dâng cúng. Ai làm lành thì được thưởng, ai làm ác thì bị đọa, theo đúng Luật Nhân Quả là luật công bình thiêng liêng của Trời Đất. Sự giàu có không phải do van xin Thần Thánh, mà là do phước đức của mình tạo ra từ kiếp trước. Một người nghèo khổ là do kiếp trước gây nhiều việc ác, tạo nhiều nghiệp xấu nặng nề, thì dầu trong kiếp nầy có lạy cầu Thần Thánh đến dập trán chảy máu đầu cũng không thể khá hơn được. ● Thuở xưa, Đức Khổng Tử có dạy rằng: Vi thiện giả, Thiên báo chi dĩ phúc, Vi bất thiện giả, Thiên báo chi dĩ họa.Nghĩa là: Làm điều lành thì Trời báo đáp cho điều phước, Làm điều chẳng lành thì Trời báo đáp điều tai họa.● Đông Nhạc Đế Quân cũng có nói rằng: Thiên Địa vô tư, Thần minh thời sát, Bất vị tế hưởng nhi giáng phúc, Bất vị thất lễ nhi giáng họa.Nghĩa là:Trời Đất không tư vị, các Thần sáng suốt thường soi xét, Không phải vì hưởng cúng tế mà xuống cho điều phước, Không phải vì thất lễ mà xuống cho điều tai họa.● Kinh Sám Hối cũng có câu: Thần minh chánh trực có đâu tư vì. ( Còn tiếp - dienbatn) .
    1 like