-
Thông báo
-
Nội quy Lý Học Plaza
Nội quy này là bản mở rộng Nội Quy - Quy định của Diễn đàn. Khi tham gia mua bán, các thành viên phải tuân theo những quy định sau: Tiêu đề bài viết: Bao gồm: Chỉ dẫn địa lý, Loại hình Mua/Bán, Thông tin mua bán.
Chỉ dẫn địa lý: Tỉnh/thành nơi mua bán. Hoặc sử dụng định nghĩa có sẵn:TQ: Toàn quốc
HCM: TP Hồ Chí Minh
HN: Hà Nội
[*]Ví dụ: HCM - Bán Vòng tay Hổ Phách Nội dung bài viết: Mô tả chi tiết sản phẩm mua/bán
Bắt buộc phải có thông tin liên lạc, giá Mua/Bán
Bài mới đăng chỉ được phép up sau 03 ngày.
Thời gian up bài cho phép: 01 ngày 01 lần.
Các hành vi vi phạm nội quy này sẽ bị xóa bài hoặc khóa tài khoản mà không cần báo trước.
-
Leaderboard
Popular Content
Showing most liked content on 12/01/2013 in all areas
-
Nôi Của Phát Triển
hoctronho and one other liked a post in a topic by Lãn Miên
NÔI của phát triển NÔI khái niệm là cái NÔI của sự phát triển ngôn từ. mà chỉ có trong tiếng Việt viết bằng chữ quốc ngữ mẫu tự Latin mới dễ nhìn thấy. NÔI là cái Ổ tạo ra mọi khái niệm Âm (N-Negative) và mọi khái niệm Dương (I-Innegative). Bất cứ một ngôn từ của bất kỳ ngôn ngữ nào cũng có thể đưa về đến NÔI khái niệm Việt bằng các Qui Tắc tạo ngôn từ Việt, phải qua “gia công” nhiều hay ít mà thôi. Ví dụ: (1) từ Vois (tiếng Mỹ nghĩa là “tiếng nói”), dùng QT Vo thấy ngay cái lõi “Oi”, lại dùng QT Tơi-Rỡi thì có Oi = Nói = NÔI; (2) từ CTPAHA của tiếng Nga nghĩa là “đất nước”, qua QT Vo thì còn âm “Na” (tiếng Nga phát âm chữ “HA” ở cuối của từ CTPAHA), mà Na = Nước = NÔI; (3) từ Ga là gốc từ tiếng Pháp, ghép thành từ Nhà Ga, nhưng Nhà Ga theo QT Tơi-Rỡi thì là cùng nôi khái niệm, Nhà = Ga, Ga là sắc thái riêng cái nhà của ngành đường sắt, Nhà = Ga = Gối (gối đầu tức tăng-bo)= Nối (nối tuyến đường ray)= NÔI; (4) từ Hobenhof tiếng Đức nghĩa là nhà ga, nếu QT Vo thì được từ “Ho” nếu là vo lệch, “Ho” tiếng Đức phát âm là Hô, qua QT Tơi-Rỡi thì thấy Hô = Đỗ = Đợi = Nơi = Nôi, hoặc được từ “Ben” ở cái lõi giữa nếu là vo đều tay, mà theo QT Tơi-Rỡi thì Ben = Bến = Nền = Nơi = NÔI, đều là những từ thuộc khái niệm “nhà ga” từ NÔI khái niệm Việt; (5) từ Gác là gốc tiếng Pháp, ghép thành từ Canh Gác, nhưng từ ghép này cũng đồng thời là từ đôi trong NÔI khái niệm Việt mà thôi, Canh trong “canh gà Thọ Xương” là chỉ khoảng thời gian trách nhiệm nhất định, như con Gà đến giờ là nó gáy báo hết đêm, là một ca trách nhiệm của nó, cái nôi khái niệm ấy là NÔI = =Cối (tiếng điểm canh bằng gõ cối đồng) = Ca = Canh = Gánh (gánh trách nhiệm trong ca) = Gà (điểm giờ hết ca đêm) = Gáy= = Gọi = Gõ = Gác. (Cối Đồng, viết theo ngữ pháp Hán là Đồng Cổ, do từ Cối Vỗ = Cổ Vũ)... Người Việt đẻ con ra đặt nằm trong NÔI để trong cái Gióng có bốn tao treo lên để vừa an toàn (tục ngữ “chó treo mèo đậy”), vừa lúc lắc cho con dễ ngủ, vừa hát ru gieo vào tiềm thức con tình yêu con người và yêu đất nước. Hán ngữ gọi cái nôi là cái làn lắc (“yáolán 摇 篮”), cái cụm từ “nôi cách mạng” trong tiếng Việt thì Hán ngữ gọi là cái “làn lắc cách mạng” (“gémìng de yáolán 革 命 的 摇 篮”). NÔI đựng đứa trẻ sơ sinh thì nó chính là NÔI sinh ra ngôn ngữ cho cả đời nó là đúng logic. NÔI chỉ là vật chứa một cái “đầu tiên, động, mà hơn”, tức là cái So (con So là con đầu tiên), So = Sọ = Đọ (nghĩa là hơn)= Đồ = Đứa = Đầu = Thẩu (đồ gốm để đựng cơm, hình giống cái Sọ, “có thực mới vực được đạo”)= Thủ. Cái Đứa ấy từ NÔI lớn lên, phát triển, có thể trở thành “đồ thông minh” để làm thủ trưởng, cũng có thể trở thành “đồ mất dạy” để tham nhũng. Từ cái NÔI là một sự động, có thể là động vật, có thể là thực vật, do là NÔI=Nuôi=Nuông=Nang=Nàng=Nương=Ương=Ươm, NÔI ấy là mảnh ruộng (Nương), là cái túi như của kanguru đựng con (Nang), là người mẹ (Nàng) để Ương mầm cho sự phát triển. Thời hiện đại người ta dùng cụm từ “Nôi cách mạng” để chỉ “Đất trung ương”. Mọi “từ Hán Việt” đều bắt nguồn từ cái NÔI tre của Việt Nam, NÔI là để cho ra khái niệm, tre là để làm thẻ tre viết chữ, rồi làm giấy viết, Giấy=Gió=Nỏ=NÔI (giấy phải phơi khô mới viết được), từ đôi Khô Nỏ.Khái niệm của ngôn ngữ là từ cái Trứng = T Rưng = “Tưng Từng Tưng”= =Tiếng = Miệng = Mồm = Mở = Nở = NÔI. Ngôn ngữ bắt nguồn từ cái NÔI khái niệm của tiếng Việt, từ cái NÔI tre của Việt Nam: Để chỉ sự phát triển của tộc người thì NÔI = Nòi = Nọi (tiếng Lào)= Nống (“Nở Rộng” = Nống) = Giống = Dòng = Trong (không có lai tạp) = Trung (là Chỗ Giữa = Giao Chỉ) = Chủng 種. Để chỉ sự phát triển của tư duy thì NÔI = Nỗi = Niềm = Liêm 廉(sự minh bạch) = Lẽ = Lý 理. Để chỉ sự phát triển của ngôn ngữ thì NÔI = Na (Nôm Na, ha-Na-xư tiếng Nhật nghĩa là “nói” ) = Nói = Gọi = Gí (tiếng Đài Loan)= Gô (tiếng Nhật)= Vồ-Vập = Van = Và (tiếng Việt Đông) Để chỉ sự phát triển năng lượng thì NÔI = Năng 能 = Nổ = Nở = Vỡ = Vã = Ra = Nã 拿 = Xạ 射 = Đả 打 = Phá 破 = Phát 發 = =Pháo 炮 = Bạo 爆 = Bục = Bộc 爆 = Bắn = Bung = Bùng = Súng = Tung = Tóe = Tạc 炸 = Tùng = Đùng = Đoàng = Đạn 彈 。 Các từ đôi, láy, ghép như Nở Bung, Nổ Bùng, Nổ Lục Bục ( “Lắm tiếng Bục”= Lục, từ đôi Lục Bục), Bộc Phá 爆 發, Tạc Đạn 炸 彈, Tùng Tùng, Đùng Đoàng, Tung Tóe, Bạo Tạc 爆 炸. Hán ngữ dùng từ Bạo Tạc 爆 炸 chỉ ý Nổ, dùng từ ghép Xạ Kích 射 擊 chỉ ý Bắn. Nước Văn Lang cổ đại cách nay 5000 năm là một cái NÔI của văn minh nhân loại. NÔI=Nước=Được=Đất=Điền=Biển. Biển Đông là cái NÔI của Việt, cổ Hán thư gọi Biển Đông là “Giao Chỉ Dương 交 址 洋”. Chiến lược phát triển vào trong biển của dân Lạc Việt nước Văn Lang đã có từ thời cổ đại. Truyền thuyết Trăm Trứng có câu “Nàng là giống Tiên, đem 50 con lên Rừng=Rú=Rậm=Lâm 林, ta là giống Rồng, thủy tộc, đem 50 con xuống biển”. Đông=Động. Biển = Bàng-Bái 滂 湃 (nghĩa là nước trào cuồn cuộn)= Hải 海 = Hồ 湖 = Hố = Ổ = Nổ = NÔI. Con Rồng cháu Tiên coi Biển Đông là cái Ổ của Rồng, tức cái ”Lỗ Rồng“ = Long. Hạ Long là đẻ nhiều Rồng. NÔI=Nở=Đỡ=Đẻ=Sẻ=Sạ=Hạ. “Sạ Kinh” = Sinh, “Sạ Đán” = Sản. Do là dân biển, giao lưu rộng, người Việt cổ đại luôn có “đột Phá trong tư duy để Đạt được mục tiêu”, gọi tắt là “Phá Đạt “= Phát 發, 1+0=1, sớm biết “Dò Biển” = Diễn 衍, 1+1=0, để mà phát vào “Trong Biển” = Triển 展, 0+1=1. Nghe chữ Phát Triển 發 展 đã thấy nó còn hàm ý là dựa vào biển mà phất lên giàu mạnh. Tư duy ấy đã có ở người Việt nuớc Văn Lang từ thời cổ đại, nhờ đó mà làm nên nền văn minh Văn Lang rực rỡ 5000 năm trước ở nam Dương Tử. Giao thương hàng hải có sớm nhất là ở người Việt. Xuồng = Thuồng ( con thuồng luồng cổ đại) = Thương = Thuyền. Một=Mua, Hai=Lái, Ba=Buôn, Bốn=Bổn, đó là bốn Ven của cái lỗ Vuông của đồng tiền (tục ngữ “một vốn bốn lời”) của Văn Lang = Vuông Lớn.2 likes -
Quán vắng!
hoctronho and one other liked a post in a topic by Thiên Sứ
Mỹ đã đẩy Nga và Trung Quốc sát lại gần nhau Thứ bảy 12/01/2013 06:02 (GDVN) - Moscow và Bắc Kinh có vẻ như đang bắt đầu gieo những hạt giống của một mối quan hệ chiến lược lâu dài đối phó với Mỹ. Nga và Trung Quốc, hai quốc gia đã chia sẻ cùng quan điểm với nhiều vấn đề quốc tế, dường như đang cố gắng xây dựng một mối quan hệ đối tác chiến lược đối phó với Mỹ. Tổng thống Nga Vladimir Putin (trái) và Tổng bí thư đảng Cộng sản Trung Quốc Tập Cận Bình. Theo Russia Today News của Nga, trong bối cảnh nước Mỹ đang ngày càng tăng cường hiện diện tại các nước láng giềng của Nga và Trung Quốc, thì theo một cách tự nhiên, Moscow và Bắc Kinh có vẻ như đang bắt đầu gieo những hạt giống của một mối quan hệ chiến lược lâu dài. Nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình đã từng nhấn mạnh cam kết thiết lập một mối quan hệ đối tác đặc biệt với Nga khi nói ông và Tổng thống Vladimir Putin cùng nhất trí rằng mối quan hệ đối tác chiếc lược toàn diện giữa Moscow và Bắc Kinh vẫn là "ưu tiên hàng đầu trong chính sách đối ngoại" của họ. Nhận định trên đã được nhắc lại một lần nữa hôm 8.1 trong chuyến thăm Bắc Kinh của Thư ký Hội đồng An ninh Liên bang Nga Nikolay Patrushev, người từng tham gia vòng đàm phán thứ 8 về chiến lược an ninh Nga-Trung. Ông Tập Cận Bình cũng đã từng lặp lại tình cảm dành cho các nhà lãnh đạo Nga khi từng phát biểu tại một hội nghị truyền thông quốc tế gần đây rằng mối quan hệ Nga-Trung "đã trở thành một trong những yếu tố quan trọng trong các vấn đề (lĩnh vực) quốc tế". Sự chuyển hướng trọng tâm chiến lược tới châu Á -Thái Bình Dương của Mỹ đã khiến Moscow và Bắc Kinh cùng nóng ghế. Với thực tế địa chính trị khu vực hiện nay, không có gì đáng ngạc nhiên khi Moscow và Bắc Kinh cùng tìm cách tạo dựng một mối quan hệ đối tác chiến lược song phương. Nga và Trung Quốc, quốc gia vốn thích là một quốc gia độc lập không thích tham gia vào các liên minh song phương và hiếm khi hé lộ mục tiêu chính trị, đã từng thực hiện một bước nhảy vọt về đức tin khi cố gắng thiết lập một mối quan hệ gần gũi với Washington. Tuy nhiên, nó nhanh chóng trở nên hỗn loạn khi nhiều người ở Moscow cáo buộc Mỹ làm các mối quan hệ đối tác trở nên xấu đi. Thực tế, nguyên do chính khiến mối quan hệ Nga-Mỹ nên sa sút là do kế hoạch xây dựng hệ thống lá chắn phòng thủ tên lửa Đông Âu, cách biên giới Nga chỉ vài dặm. NATO, ban đầu tuyên bố có ý định hợp tác với Nga về dự án này, nhưng sau đó lại đổi ý và thậm chí còn không chấp thuận đề nghị của Moscow về việc thiết lập một đảm bảo pháp lý rằng hệ thống này sẽ không bao giờ nhằm vào lãnh thổ Nga. Trong khi đó, kế hoạch chuyển đổi trọng tâm chiến lược sang châu Á - Thái Bình Dương, trong đó Mỹ sẽ tăng cường sự hiện diện quân sự tại khu vực này, và tuyên bố ủng hộ các đối thủ của Trung Quốc trong tranh chấp lãnh thổ cũng đã khiến Bắc Kinh hoàn toàn không hài lòng. Lá chắn tên lửa châu Âu của Mỹ đã khiến mối quan hệ Moscow - Washington trở nên sa sút. Đồng thời, Moscow và Bắc Kinh đều cùng có chung quan điểm với một số vấn đề nóng toàn cầu, trong đó có vấn đề Syria, nơi các tay súng nổi dậy đang cố gắng lật đổ chính quyền Tổng thống Bashar al-Assad. Khi các nhà ngoại giao Nga và Trung Quốc đã kêu gọi lệnh ngừng bắn sau các cuộc đàm phán, Mỹ lại tuyên bố ủng hộ phe đối lập. "Moscow và Bắc Kinh đều giữ các quan điểm chung trên các địa điểm nóng toàn cầu, trong đó có Syria, Bắc Triều Tiên, Afghanistan và Iran. Họ cũng sâu sắc bày tỏ mối hoài nghi về hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ" - ông Evgeny Bazhanov, Chủ tịch Học viện Ngoại giao của Bộ Ngoại giao Nga, nói với RT trong một cuộc phỏng vấn. Cuối cùng, mối quan hệ Trung Quốc-Nga đang được thúc đẩy bởi các yếu tố khác ngoài sự cảnh giác ngày càng tăng của họ về ý định địa chính trị của Mỹ. Ví dụ, để đáp ứng như cầu của nền kinh tế đang bùng nổ, Bắc Kinh đang cần có những nguồn cung cấp dầu mỏ và khí đốt lớn, đáng tin cậy. Và Nga luôn hoan nghênh cơ hội để đa dạng hóa nguồn cung cấp dồi dào các nguồn tài nguyên thiên nhiên. Bấm vào đây để viết bình luận - Bấm xem tất cả bình luận hay Nguyễn Hường (nguồn RT) ======================== Nếu tình "hữu nghị" này trở thành hiện thực thì sự xác định Nga sẽ đồng minh với Hoa Kỳ trong "canh bạc cuối cùng"(*)bị sai. Tuy nhiên chuyện này xác xuất sai cực kỳ hiếm , đến mức gần như không có. Hãy chờ xem. ======================== * Trừ trường hợp những quyết sách của Trung quốc có dấu hiệu thay đổi từ này đến 23. tháng Chạp Việt lịch - Mà điều kiện tiên quyết phải là công nhận Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến và long trong công nhận chủ quyền của Việt Nam trên các vùng tranh chấp.2 likes -
Hành tinh giống trái đất nhất lộ diện Thứ sáu, 11/1/2013, 09:35 GMT+7 Với bán kính gấp 1,5 lần địa cầu, một hành tinh xoay quanh ngôi sao giống mặt trời là thiên thể giống trái đất nhất mà con người từng biết. Hình minh họa một hành tinh có đặc điểm giống trái đất trong dải Ngân Hà. Ảnh: gawker.com. Hơn một tuần sau khi các nhà thiên văn quốc tế tuyên bố họ sẽ tìm thấy phiên bản song sinh của địa cầu, kính thiên văn không gian Kepler của Cơ quan Hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) đã phát hiện một ứng cử viên sáng giá. KOI 172.02 - tên của hành tinh này - là thiên thể giống trái đất nhất mà giới thiên văn từng thấy, Space đưa tin. Khác biệt giữa KOI 172.02 và địa cầu là rất nhỏ. Bán kính của nó lớn hơn bán kính trái đất khoảng 50% và nó xoay quanh một ngôi sao khá giống mặt trời. Khoảng cách giữa nó và ngôi sao tương đương 3/4 khoảng cách từ trái đất tới mặt trời -nghĩa là sự sống có thể tồn tại trên bề mặt của nó. Một năm của KOI 172.02 kéo dài 242 ngày, nghĩa là nó nằm gần ngôi sao riêng hơn so với trái đất. Mặc dù vậy, nó tận hưởng mọi điều kiện thuận lợi đối với sự sống. "Đây là lần đầu tiên chúng ta tìm thấy một hành tinh gần giống trái đất và xoay quanh một ngôi sao rất giống mặt trời. Trước kia chúng ta chỉ phát hiện những hành tinh xoay quanh các ngôi sao hoàn toàn khác biệt với mặt trời", Natalia Batalha, một nhà thiên văn của Trung tâm Nghiên cứu Ames thuộc NASA, bình luận. Nhà vật lý thiên văn Mario Livio, một nhà khoa học của NASA, khẳng định rằng phát hiện KOI 172.02 là một thành tựu quan trọng. "Chắc chắn nó là một ứng cử viên đầy triển vọng đối với những người săn lùng sự sống bên ngoài trái đất", Livio nói. Kết quả phân tích dữ liệu của kính Kepler cho thấy "phiên bản song sinh của địa cầu" không phải là hành tinh đá, song khả năng nước tồn tại trên đó là rất lớn. "Có lẽ chúng ta sẽ không thấy động vật sống trên cạn ở đó, song có thể thấy những con cá heo rất thông minh", Livio nói đùa. Dữ liệu từ kính thiên văn Kepler cho thấy hơn 17 tỷ hành tinh có kích cỡ tương đương trái đất đang "cư ngụ" trong dải Ngân Hà. Minh Long ============ Trước đây, hồi còn trẻ tôi cũng có ý nghĩ cho rằng khả năng tồn tại sự sống ngoài trái Đất là rất có thể. Ngay cả những kiến thức về Lý học mà tôi mới tiếp xúc ở dạng sơ khai vào những năm 20 của cuộc đời cũng gây cho tôi một sự suy nghĩ về khả năng tồn tại sự sống ngoài Địa cầu. Rồi cuộc đời trôi đi với bao thăng trầm, những suy nghĩ hồi còn trẻ không còn là sự quan tâm của tôi nữa. Nhưng khi tôi bắt đầu nghiên cứu sâu về Lý học Đông phương từ 15 năm nay, thì ý tưởng về sự sống ngoài hành tinh lại đến trong tôi, như một qui trình hợp lý của tư duy khi tôi nhận thấy đây chính là một lý thuyết thống nhất vũ trụ. Và vấn đề có hay không sự sống ngoài Địa cầu là trách nhiệm phải giải thích của Lý thuyết này.Tính hợp lý của tất cả mọi hiện tượng liên quan đến lịch sử phát triển của vũ trụ thông qua những tri thức của Lý học Đông phương nhân danh nền văn hiến Việt, đã đi đến một kết luận rằng: Không thể có sự sống ngoài Địa cầu.Có hai cách nhận thức sự vật và sự việc. Một cách là nhận thức trực quan thông qua các giác quan và các phương tiện kỹ thuật ngày càng hiện đại, mà không ít người trong giới khoa học nhầm lẫn cho rằng - như vậy là đã được "khoa học chứng minh"; hay "khoa học công nhận". Một cách nhận thức thứ hai, đó là khả năng suy luận để xác định bản chất của sự việc thông qua biểu hiện bên ngoài, là hiện tượng nhận thức được của sự việc, trên cơ sở một hệ thống phương pháp luận của một lý thuyết. - về cơ bản nó được tổng hợ dựa trên nền tảng của nhận thức trực quan, ngày càng phong phú. Trong lịch sử tiến hóa của nền văn minh nhân loại đã có nhiều hệ thống lý thuyết ra đời với tham vọng giải thích mọi hiện tượng trên thế gian. Vào thời sơ khai của lịch sử nền văn minh nhân loại nhận thức được hiện nay, đó là những hệ thống phương pháp luận của các tôn giáo và triết học. Sự phát triển của nền văn minh đã làm xuất hiện những hiện tượng trực quan mà những hệ thống giải thích thế giới của những tư duy triết học đã hình thành trước đó và tôn giáo từ thời xa xưa đã không giải thích được. Đây chính là cơ sở để xuất hiện những nền tảng trí thức khoa học hiện đại bắt đầu từ thế kỷ XV. Cho đến ngày hôm nay, tri thức khoa học hiện đại đã nhận thức bằng trực quan thông qua những phương tiện kỹ thuật, tất cả những cấu trúc tế vi nhất của vật chất và đỉnh cao của nó chính là việc đi tìm "Hạt của Chúa" - với hy vọng mở ra một chương mới trong lịch sử tiến hóa của nền văn minh nhân loại. Nếu những nhà khoa học hàng đầu trên thế giới hiện nay với một phương tiện khoa học đồ sộ và tốn kém nhất trong lịch sử văn minh nhân loại là cỗ máy gia tốc hạt, xác định có Hạt của Chúa, hay nói cách khác: Họ chứng minh được nguyên nhân tạo ra tất cả các hạt có khối lượng trong vũ trụ này - thì - đó chính là một bước tiến vĩ đại, kết thúc một giai đoạn phát triển của nền văn minh. Và các nhà khoa học hàng đầu thế giới bắt đầu mở sang một chương mới cho giai đoan phát triển của nền văn minh nhân loại khi đi tìm những bí ẩn còn lại của vũ trụ với những cấu trúc vật chất phi khối lượng. Tuy nhiên, một điều dễ nhận thấy rằng: Những tri thức khoa học hiện đại - trong lịch sử phát triển của nó - mới chỉ xuất hiện những lý thuyết cục bộ, riêng phần với sự giải thích chưa hoàn chỉnh cho từng ngành riêng rẽ với một sự liên hệ mong manh bởi các kiến thức căn bản. Mặc dù đã đạt đến đỉnh cao của sự khám phá những cấu trúc tế vi của vật chất, nhưng nó gần như không nhận thức được bản chất mối liên hệ tương tác giữa các vật thể từ vi mô, đến vĩ mô trong vũ trụ. Viết đến đây, tôi tin rằng: Không một nhà vật lý lý thuyết nào trong những nhà khoa học thực sự trên thế giới, xác định đã có một lý thuyết khoa học mô tả được bản chất của các mối liên hệ tương tác giữa các dạng tồn tại của vật chất trong vũ trụ. Và điều này là tất nhiên khi họ thừa nhận đến 96% dạng tồn tại của vật chất trong vũ trụ họ chưa biết. Tất nhiên, khi tri thức khoa học hiện đại chưa thể nắm bắt được bản chất tương tác của vũ trụ, hay nói một cách khác là khi hiện tượng chỉ được nhìn nhận một cách trực quan thì việc nhận thức các hiện tượng giống nhau - thí dụ như có 17 tỷ hành tinh giống Địa cầu - sẽ không phản ánh bản chất giống nhau của nó - khi mà bản chất mối liên hệ tương tác trong vũ trụ chưa được khám phá. Hay nói cách khác: Không phải vì hình thức giống nhau tương đối của 17 tỷ hành tinh trong Ngân hà là cơ sở để xác định có khả năng tồn tại sự sống ngoài Địa cầu. Nhân đây tôi nói luôn về "con chuôt" được "phát hiện" trên sao Hỏa cũng chỉ là hiện tượng và không phản ánh bản chất của vấn đề có hay không sự sống ở đây. Bởi vì, ngay cả khi những trí thức khoa học hiện đại phát triển được một lý thuyết phản ánh bản chất mối liên hệ tương tác giữa các dạng tồn tại trong vũ trụ - thì nó cần phải tiếp tục hoàn chỉnh để giải thích quá trình tương tác đó trong lịch sử hình thành vũ trụ cho đến ngày hôm nay - khi tôi gõ xong hàng chữ này - và cả một tương lai cho đến khi vũ trụ này quay trở lại với trạng thái khởi nguyên của nó. Và đến lúc đó, họ sẽ phải thừa nhận rằng: Không thể tồn tại sự sống ngoài Địa cầu và cũng không có Hạt của Chúa. Đó cũng là điều mà Lý học Đông phương - nhân danh nền văn hiến Việt trải gần 5000 năm lịch sử, một thời huy hoàng ở bờ nam sống Dương tử - đã xác định từ lâu rồi. Những tri thức khoa học hiện đại, còn chưa đạt được những gì mà Lý học Đông phương đã ứng dụng và giải thích mọi hiện tượng - từ khởi nguyên vũ trụ và lịch sử hình thành của nó, cho đến mọi hành vi của con người với khả năng tiên tri - thì làm gì có chuyện vua Văn Vương làm ra Hậu Thiên Bát Quái vào thời điểm 1000 năm BC và Khổng tử viết Kinh Dịch vào 500 năm BC làm nền tảng cho mọi sự ứng dụng của Lý học Đông phương, như Tử Vi, Phong thủy...vv.... Thật là buồn cười! Khi chính những "tác giả" cụ thể của nền văn minh Hoa Hạ lại là một ví dụ cụ thể để xác đinh việc ăn cắp bản quyền của nền văn minh Việt về Lý học Đông phương. Có ai hiểu điều này không nhỉ? Tôi sẽ chờ kết quả cuối cùng được công bố vào tháng 3. 2013 của các nhà khoa học ở CERN về Hạt của Chúa. Nếu tôi đúng thì hoặc là tôi sẽ chứng minh bằng những tri thúc phù hợp với khả năng nhận thức của nền khoa học hiện nay về cơ sở nào để không thể có Hạt của Chúa. Và tất nhiên là cả vấn đề vì sao không thể có sự sống ngoài Địa cầu. Hoặc là tôi sẽ vô sự trong căn nhà của tôi, nếu tôi sai. Tất nhiên lúc đó sẽ chẳng còn lý do gì để tiếp tục viết lách và trình bày luận điểm của mình.2 likes
-
90.000 Dollar cho hai năm học cơ à? Kinh quá ! Trong khi đó, một thân chủ Tàu chính cống - đã xác định chắc chắn với tôi rằng: "Người Tàu cũng thừa nhận phong thủy Tàu có chỗ sai, nhưng không ai đủ khả năng để chứng tỏ điều đó".Bởi vậy. Phong Thủy Việt đây, nếu sang Tàu dạy chỉ lấy 50. 000 USD/ người trong hai năm đây. Hì. Ông Vũ Tiến Tùng (Vẫn túng tiền) ông ấy bảo lấy rẻ.1 like
-
Anh QuangNX và các anh chị em thân mến!Việc phủ nhận Tết cổ truyền liên quan đến ÂL là 1 hành vi vô văn hóa, xuất phát từ 1 trí tuệ, 1 nhận thức nông cạn với cái nhìn trực quan hạn hẹp của không ít người trong giới trí thức ngày nay. Tết cổ truyền theo ÂL của người Việt, là hệ quả của 1 hệ thống tri thức phân định thời gian theo ÂL Đông Phương. Việc bãi bỏ Tết cổ truyền thực chất là bãi bỏ ÂL Đây cũng chính là quyết định của Nhật Hoàng Minh Trị và cũng là một sai lầm không có tính quyết định trong công cuộc cải cách của NHật Hoàng. Nhưng nó lại là một luận cứ quan trong của những kẻ dốt nát bám vào để thể hiện cái gọi là "tinh thần khoa học" một cách mù quáng của họ.. Từ lâu tôi đã nhiều lần xác định trên diễn đàn rằng: Lịch chính là 1 sự phân định thời gian căn cứ vào sự vận động có quy luật của không gian vũ trụ xung quanh trái đất, phục vụ cho nhu cầu của con người. Khi nhu cầu càng phức tạp và cao cấp thì sự phân định thời gian cũng căn cứ vào sự vận động vũ trụ tương quan càng phức tạp. Tôi có thể xác định ngay rằng: Dương lịch chính là sự cảm nhận quy luật vận động của vũ tru trong không gian ngoài trái Đất đơn giản nhất trong khả năng nhận thức của con người. Nó có từ thời mà cái gọi là tri thức khoa học tiên tiến, văn minh hiện nay - xuất phát từ văn minh phương Tây - còn quan niệm trái Đất đứng yên và mặt Trời quay quanh Trái Đất. Quan niệm đó đã được khoa học chứng minh là sai, nhưng sản phẩm của nó là hệ thống Dương lịch thì vẫn không hề thay đổi. Và tất nhiên, nó cũng chẳng chết thằng Tây nào. Nhưng ngược lại thì hệ thống Âm lịch của Việt Nam - cội nguồn của nền văn minh Đông phương huyền bí - thì có một cấu trúc hết sức phức tạp bởi mối liện hệ với không gian vũ trụ - không chỉ đơn giản là Mặt trời quay quanh trái Đất, như tri thức "khoa học hiện đại đã công nhận" rất có "cơ sở khoa học", mà nó còn kết hợp với cả chu kỳ Mặt trăng và mối liên hệ với rất nhiều chòm sao khác trong không gian vũ trụ ngoài trái đất. Những chòm sao Thiên Cực Bắc với chu kỳ hơn 6000 năm ghi dấu ấn trong Việt lịch - Một/ Chạp/ Giêng - là một thí dụ. Sự phân định thời gian với mối tương quan không gian hết sức phức tạp như vậy, đã chứng tỏ một tri thức thiên văn kỳ vĩ - hơn hẳn Mặt trời quay quanh trái đất và ngược lại, đã được "khoa học chứng minh". Sự phức tạp này đã xác định một nhu cầu rất cao cấp - là hệ quả của những tri thức vũ trụ thuộc về một nền văn minh cổ xưa đã để lại cho nền văn hiến Việt và tồn tại đến ngày hôm nay - trong văn hóa truyền thống Việt, thể hiện qua việc sử dụng Tết Al như là một dầu mốc của chu kỳ thời gian. Bởi vậy, việc đề nghị xóa bỏ Tết Al để gọi là hội nhập với thế giới, không chỉ là thể hiện sự dốt nát của những kẻ hợm hĩnh, bon chen, muốn chứng tỏ mình, hùa theo trào lưu một cách mù quáng, trong việc xóa sổ văn hóa truyền thống Việt , mà còn thể hiện sự dốt nát trong nhận thức và khả năng tư duy của những kẻ này. Lời chỉ trích của tôi hơi nặng nề. Nhưng hy vọng các bạn hiểu được sự bức xúc của tôi.Không có gí để nói chuyện với những con bò.1 like
-
Dương Trạch Tam Yếu.
digifellow liked a post in a topic by Guest
BÀI 9: CÁC ỨNG BIẾN VÀ HỖ BIẾN Trong phép Bát biến du – niên (xem bài 8) có hai cách: chính biến và Hổ biến. Cần phân biệt để dùng cho trúng chỗ. - Chính biến: là từ cung Cửa – cái biến tới mỗi cung của các chỗ kia. Mỗi khi biến tất được một du – niên. Từ cung Cửa – cái biến tới một cung nào thì an du – niên vào cung ấy chớ không an vào Cửa – cái. Thí dụ Cửa – cái tại Kiền và Bếp tại Đoài thì phải từ Kiền biến tới Đoài tất được Sinh khí, vậy an Sinh khí tại Bếp Đoài chớ không an tại Cửa – cái Kiền. Thí dụ Cửa – cái tại Khảm và Chủ – phòng hay Sơn – chủ tại Chấn thì phải từ Khảm biến tới Chấn tất được Thiên y, vậy an Thiên y tại Chủ – phòng hay Sơn – chủ Chấn. Thí dụ Cửa – cái tại Ly và Hướng Bếp ngó về Đoài thì phải từ Ly biến tới Đoài tất được Ngũ quỷ, đó là Hướng – Bếp ngó về Đoài Ngũ quỷ… Từ Cửa – cái biến tới Cửa Bếp, biến tơi Cửa – phòng, biến tới Cửa – ngõ đều cũng gọi là Chính biến, nhưng 3 chỗ này ít quan trọng. - Hỗ biến: là hai cung của hai chỗ biến qua biến lại với nhau và tất nhiên cùng được một du – niên giống tên. Du – niên này không chính thức ở bên nào, nhưng vẫn có ảnh hưởng cho cả hai bên (hai chỗ). Thí dụ từ Bếp Ly biến tới Sơn – chủ Tốn được Thiên y, rồi từ Sơn – chủ Tốn biến lại Bếp Ly tất cũng được Thiên y. Thiên y này ảnh hưởng cho cả hai bên Ly và Tốn, nhưng nhiều ít có khác. Bởi Thiên y Thổ nói với Ly Hoả là tương sanh đắc vị, tốt nhiều, nhưng đối với Tốn Mộc là tương khắc thất vị, tốt ít. Hỗ biến không dùng vào hết thảy 7 chỗ quan hệ, chỉ dùng vào 3 chỗ chính yếu mà thôi, tuỳ theo Tịnh – trạch, Động – trạch hay Biến – hoá – trạch. Ở Tịnh trạch thì dùng Cửa – cái, Chủ – phòng và Bếp hỗ biến với nhau. Ở Động trạch hay Biến hoá trạch thì dùng Cửa – cái, Sơn – chủ và Bếp hỗ biến với nhau. – Như 3 chỗ chính yếu hỗ biến với nhau được 3 du – niên tốt là Sinh khí, Diên niên và Thiên y thì gọi là Nhà ba tốt (nhà có 3 du – niên tốt). Bằng 3 chỗ chính yếu hỗ biến với nhau chỉ được một du – niên tốt mà tới 2 du – niên xấu là cái nhà bất lợi. (Không có trường hợp hai chỗ tốt và một chỗ xấu. Cũng không có trường hợp ba chỗ đều xấu). Phàm ở nhà ba tốt sẽ phát đạt, giàu sang và yên lành. Thí dụ Cửa – cái tại Cấn, Phòng – chủ tại Khôn và Bếp tại Đoài. Vậy lấy Cấn Hỗ biến cùng được Sinh khí, lấy Khôn với Đoài hỗ biến cùng được Thiên y và lấy Đoài với Cấn hỗ biến cùng được Diên niên. Ba chỗ chính yếu này hỗ biến với nhau được Sinh khí, Diên niên và Thiên y là ba du – niên tốt cho nên gọi là Nhà ba tốt, ở sẽ thịnh vượng. – Thí dụ Cửa – cái tại Tốn, Sơn – chủ tại Kiền và Bếp tại Khảm. Vậy lấy Tốn với Kiền hỗ biến cùng được Hoạ hại, lấy Kiền với Khảm hỗ biến cùng được Lục sát, và lấy Khảm với Tốn hỗ biến cùng được Sinh khí. Ba chỗ chính yếu này hỗ biến với nhau được Hoạ hại, Lục sát và Sinh khí, tức là chỉ có một tốt mà tới hai xấu cho nên gọi là nhà bất lợi, ở chẳng thịnh vượng. BÀI 10: DU – NIÊN SỞ – THUỘC, HUNG KIẾT - Có 4 kiết du – niên ứng điểm lành là: Sinh khí Diên niên, Thiên y và Phục vị. Và cũng có 4 hung du – niên ứng điểm dữ là: Tuyệt mệnh, Ngũ quỷ, Lục sát và Họa hại. 1) SINH KHÍ thuộc Mộc là du – niên rất tốt, đem sức sống mạnh và nguồn sanh lợi lộc vào nhà. Ở Đông tứ trạch thì hợp trạch (hợp với nhà), khiến cho nhà thịnh vượng lên, vì Mộc với Kim tương khắc. Sinh khí lâm Chấn Tốn Mộc là đăng diện tốt nhiều hơn lâm Khảm Ly Thuỷ là đắc vị, cón lâm Kiền Đoài Cấn Khôn là thất vị tốt ít. (Phàm du – niên gặp cung tỷ hoà là đăng diện tốt bậc nhất, gặp cung tương sanh là đắc vị tốt bậc nhì, gặp cung tương khắc là thất vị tốt bậc ba). 2) DIÊN NIÊN thuộc Kim là du – niên rất tốt, có nghĩa là tuổi thọ, làm bền sự phát đạt, thứ nhất là phát đạt tài ngân, châu ảo. Cũng gọi nó là thần phúc đức. Ở Tây tứ trạch thì hợp trạch (hợp với nhà), khiến cho nhà thịnh vượng lên, vì Kim gặp Kim thành Vượng khí. Bằng ở Đông tứ trạch là không hợp với nhà, vì Kim với Mộc tương khaắc. – Như Diên niên lâm kiền Đoài là đăng diện tốt nhiều hơn lâm Cấn Khôn Khảm là đắc vị, còn lâm Chấn Tốn Ly là thất vị ít tốt. 3) THIÊN Y thuộc Thổ là du – niên rất tốt, làm hưng vượng điền sản, đất vườn, lục súc. Nó có tính cách như một lương y, một cứu tinh năng giải trừ tai hoạn, năng gia tăng phúc đức. Ở Tây tứ trạch thì nó hợp với nhà vì Thổ sanh nhà Kim, bằng ở Đông tứ trạch không hợp với nhà vì nhà Mộc khắc Thổ. Thiên y làm Cấn Khôn là tỷ hoà đăng diện tốt nhiều hơn lâm Kiền Đoài Ly là tương sanh đặc vị, còn lâm Chấn Tốn Khảm là tương khắc thất vị tốt ít. 4) PHỤC VỊ là du niên tốt phụ thuộc, có tánh cách phụ trợ, tiếp thêm. Ở chung với Phòng – chủ hay Sơn – chủ và Bếp thừa Sinh khí, Diên niên, Thiên y thì nó tốt theo, bằng thừa hung du – niên thì nó chẳng ra gì. Ở Đông tứ trạch thì nó hợp với nhà vì Mộc ặp Mộc sanh vượng khí, bằng ở Tây tứ trạch thì nó không hợp với nhà vì nhà Kim khắc Mộc. – Phục vị lâm Chấn Tốn là tỷ hoà đăng diện tốt hơn lâm Khảm Ly là tương sanh đặc vị, bằng lâm Kiền Đoài Cấn Khôn là tương khắc thất vị tốt ít. 5) TUYỆT MỆNH là du – niên rất hung hại, đem tuyệt khí vào nhà, sinh kế rất bất lợi. Nó ở cung nào cũng gây tai hoạ, dù tỷ hoà hay tương sanh cũng vậy (dù đăng diện hay đắc vị cũng vậy). Đông tứ trạch có nó thì nguy lắm vì nó Kim khắc nhà Mộc. 6) NGŨ QUỶ thuộc Hoả là du – niên rất hung, đem tai hoạ vào nhà, thứ nhất là những chuyện quái dị, bệnh hoạn và các tai nạn máu lửa. Bếp gặp nó xấu nhất. Ở Tây tứ trạch có nó thì nguy nhất vì nó Hoả khắc nhà Kim. Dù nó đăng diên hay đắc vị cũng hung. 7) LỤC SÁT thuộc Thuỷ là hung du niên, đem sát khí vào nhà, chuyện ứng về các tai nạn nước, tà dại, dâm đãng. Nó ở Bếp hại nhiều hơn ở các chỗ khác. Cái sức lực gây tai hoạ của nó kém hơn Ngũ quỷ và Tuyệt mệnh, vì nó thuộc Thuỷ đối với Đông tứ trạch hay Tây tứ trạch đều tương sanh. 8) HOẠ HẠI là một hung du – niên, đem hung khí vào nhà, sanh nhiều hao hại. Cái sức hung hại của nó tương đương hoặc nhẹ hơn Lục sát. Đối với Đông tứ trạch tương sanh, đối với Tây tứ trạch nó bị khắc, không nguy hại bằng Tuyệt mệnh và Ngũ quỷ. (Chú ý: Sinh khí đồng ứng như sao Tham lang, Diên niên đồng ứng như sao Vũ khúc, Thiên y đồng ứng như sao Cự môn, Phục vị đồng ứng như sao Phụ Bật, Tuyệt mệnh, đồng ứng như sao Phá quân, ngũ quỉ đồng ứng như sao Liêm trinh, Lục sát đồng ứng như sao Văn khúc và Hoạ hại đồng ứng như sao Lộc tồn. Vậy nên xem bài 11 nữa mới đầy đủ). BÀI 11: BÁT TINH SỞ THUỘC, HUNG KIẾT Bát tinh là 8 sao (8 ngôi sao). Sao tốt gọi là kiết tinh ứng những việc lành; sao xấu gọi là hung tinh ứng các việc dữ. Có 4 kiết tinh: Tham lang, Vũ khúc, Cự môn và Phụ Bật. Có 4 hung tinh: Tuyệt mệnh, Liêm trinh, Văn khúc và Lộc tồn. Chiếu theo bài 10 đã có nói những sự việc lành dữ của 8 du – niên, mình cũng biết được đại khái những sự việc lành dữ của 8 sao trong bài 11 này, vì 8 du – niên và 8 sao tuỳ thuộc nhau (xem bài 7). Nhưng 8 du – niên được dùng cả bốn loại trạch, còn 8 sao chỉ dùng ở Động trạch và Biến hoá trạch (Xem các thiên II, III, VI, V). Những điều lành dữ của 8 sao trong bài này cốt ý nói là khi nó được dùng làm Sao – chúa tức ở tại Phòng – chúa. Phòng – chúa tức ở tại Phòng – chúa. Phòng – chúa tức ngăn cao rộng lớn nhất của Động trạch và Biến hoá trạch là những loại trạch được dùng tới cách phiên tinh. Phàm hễ kiết tinh là tốt, nhưng kiết tinh đắc vị mới quí, kiết tinh đăng diện càng quí hơn, kiết tinh nhập miếu quí nhất bậc. Duy kiết tinh thất vị là sao mất ngôi chẳng còn quí nữa, tốt qua loa Kiết tinh đắc vị, đăng diện và nhập miếu gọi chung là kiết tinh đắc cách, nghĩa là được cách tốt. Còn hung tinh dù đắc cách cũng vẫn làm cho nhà suy vi huống chi là hung tinh thất vị. Trong bài 10 lấy 8 du – niên so đôi với các cung của nó gặp mà tính ra đắc cách hay thất vị. Còn trong bài 11 này lấy 8 sao so đối với cung Sơn – chủ mà tính biết đắc cách hay thất vị. Sơn chủ là cung chính giữa mặt hậu nhà tại ngăn sau chót của Đông trạch và Biến hoá trạch. - Kiết tinh đắc vị là sao tốt được ngôi. Phàm kiết tinh sanh Sơn – chủ, Sơn chủ sanh kiết tinh thì gọi là kiết tinh đắc vị, nhưng kiết tinh sanh Sơn – chủ có phần tốt hơn Sơn – chủ sanh kiết tinh. Như Tham lang Mộc sanh Sơn – chủ Ly Hoả hoặc Sơn – chủ Khảm Thuỷ sanh Tham lang Mộc. Như Cự môn Thổ gặp các Sơn – chủ Kiền Đoài Kim hay Ly Hoả. Như Vũ khúc Kim gặp các Sơn – chủ Khảm Thuỷ hay Cấn Khôn Thổ… - Kiết tinh đăng diện là sao tốt lên diện cao quí. Phàm kiết tinh và Sơn – chủ đồng thuộc một loại ngũ hành thì gọi là kiết tinh đăng diện. Như Tham lang Mộc hay Phụ Bật Mộc gặp các Sơn chủ Chấn Tốn cũng Mộc. Như Vũ khúc Kim gặp các Sơn – chủ Kiền Đoài cũng Kim. Như Thiên y Thổ gặp các Sơn – chủ Cấn Khôn cũng Thổ. - Kiết tinh nhập miếu là sao tốt vào miếu vũ tôn thương. Phàm kiết tinh đắc vị hay đăng diện lại được ở ngăn mặt hậu tức là ngăn sau hết, trực ngôi với Sơn – chủ thì gọi là kiết tinh nhập miếu, quí hiển vô cùng. Như Động trạch 4 ngăn có Sơn – chủ Cấn tại mặt hậu nhà và ngăn thứ tư cao rộng lớn nhất là Phòng – chúa có sao Cự môn. Vậy Cự môn Thổ gặp Sơn – chủ Cấn cũng Thổ tức tỷ hoà (đồng một loại ngũ hành) cho nên gọi Cự môn là kiết tinh đăng diện. Đã đăng diện lại được ở ngăn thứ tư là ngăn sau hết trực tiếp với Sơn – chủ cho nên lại gọi Cự môn là kiết tinh nhập miếu, thật quí hiển vô cùng. Thí dụ nhà này không phải Sơn – chủ Cấn Thổ mà Sơn – chủ Ly Hoả thì Cự môn không đăng diện mà là Cự môn đắc vị, nhưng vẫn ở ngăn sau hết thì cũng gọi Cự môn nhập miếu. Và lẽ dĩ nhiên Cự môn đắc vị mà nhập miếu tốt không bằng Cự môn đăng diện mà nhập miếu. - Kiết tinh thất vị là sao tốt mất ngôi. Phàm kiết tinh khắc Sơn – chủ khắc kiết tinh đều gọi là kiết tinh thất vị, tốt ít oi, dù ở ngăn sau hết được trực tiếp với Sơn – chủ cũng vậy. Như Tham lang hay Phụ Bật Mộc gặp các các Sơn – chủ Kiền Đoài Kim hay Cấn Khôn Thổ (Mộc với Kim tương khắc, mà Mộc với Tổ cũng tương khắc, mà Kim với Mộc cũng tương khắc. Như Cự môn Thổ gặp các Sơn – chủ Khảm Thuỷ hay Chấn Tốn Mộc (Thổ với Thuỷ tương khắc mà Thổ với Mộc cũng tương khắc). Trên nói về kiết tinh đắc cách và thất vị mà không cần đề cập với hung tinh làm Sao – chúa. Còn sau đây là nói về tính cách của mỗi sao, kể cả kiết tinh và hung tinh. - Tham lang là kiết tinh thuộc Mộc, rất hợp với Đông tứ trạch bởi sao Mộc ở nhà Mộc là vượng khí. Nó được dùng làm Sao – chúa (tức ở Phòng – chúa) ắt khiến gia đạo hưng long, sanh con anh hùng, nghề văn lập nên nhiều phái, viết nên nhiều bài văn cách tiếng tăm, rành rẽ và thông thạo trăm việc… Sao – chúa Tham lang ở nhà có các Sơn – chủ Kiền Đoài Cấn Khôn là thất vị. Ở nhà có Sơn – chủ Khảm hay Ly là đắc vị, ở nhà có Sơn – chủ Chấn hay Tốn là đăng diện. Như đắc vị hay đăng diện lại ở tại ngăn sau chót trực ngộ với Sơn – chủ thì gọi là nhập miếu. – Tham lang thất vị cũng khiến cho nhà phát đạt nhỏ, đặc vị khiến cho nhà giàu có vừa vừa, đăng diện khiến cho nhà giàu sang lớn, nhập miếu khiến nên đại thịnh vượng và phú quí tột đỉnh. Nhà có Sao – chúa Tham lang ở tới 3 năm hay 8 năm thì khởi đầu phát đạt. Sự phát đạt này kéo dài tới 30 năm. Nếu Tham lang ở Nhà ba tốt (xem bài 9) thì sự phát đạt tiến lên tới 80 năm, có thể nhiều hơn nữa nếu gia chủ nhân từ, thường làm ân đức. - Vũ khúc là kiết tinh thuộc Dương Kim, rất hợp với tây tứ trạch vì Kim gặp Kim là vượng khí. Nó được dùng làm Sao chúa (tức ở Phòng – chúa) thì nhà rất thịnh mậu, sanh xuất bậc hào hoa, tài trí, xuất thân từ hai cửa vũ văn, võ dõng mà nhân từ, hiếu hạnh, có tài cán lớn mà hiểu rành lắm việc… Sao – chúa Vũ khúc ở nhà có các Sơn chủ Ly Chấn Tốn là thất vị ở nhà có các Sơn – chủ Cấn Khôn Khảm là đắc vị, ở nhà có các Sơn – chủ Kiền Đoài là đăng diện lại ở nhằm ngăn sau chót trực ngộ với Sơn – chủ tgì gọi là nhập miếu. Phàm Vũ khúc thất vị cũng khiến cho nhà phát đạt nhỏ, đắc vị khiến cho nhà giàu có vừa vừa, đăng diện ắt khiến cho nhà giàu sang lớn, nhập miếu khiên nên đại thịnh vượng và phú quí tột đỉnh. Nhà có Sao – chúa là Vũ khúc, ở tới 4 năm hay 9 năm thì khởi đầu phát đạt. Sự phát đạt này kéo dài tới 40 năm. Nếu Vũ khúc được dùng trong Nhà ba tốt (xem bài 9) thì sự phát đạt tiến lên tới 90 năm. Có thể hơn nữa nếu gia chủ nhân từ, thường làm âm đức. - Cự môn là kiết tinh thuộc Dương Thổ, rất hợp với Tây tứ trạch là bởi sao Thổ sanh nhà Kim. Nó được dùng làm Sao – chúa (tức ở Phòng – chú) thì người cùng tiền bạc và gia đạo đều hưng vượng, công danh hiển hách, ba đạo (Nho, Thích, Lão) đều tinh thông. Người tánh trí thông minh trong nghề y dược và lý số. Nếu làm bác sĩ, dược sư, bổn sư rất được vang danh. Sao – chúa Cự môn ở nhà có các Sơn chủ Khàm Chấn Tốn là thất vị, ở nhà có các Sơn – chủ Ly Kiền Đoài là đắc vị, ở nhà có các Sơn – chủ Cấn Khôn là đăng diện. Như đắc vị hay đăng diện lại ở nhằm ngăn sau chót trực ngộ với Sơn – chủ thiì gọi là nhập miếu. – Phàm Cự môn thất vị cũng khiến cho nhà phát đạt nhỏ, đắc vị khiến cho nhà giàu có vừa vừa, đăng diện khiến cho nhà giàu sang lớn, nhập miếu khiến nên đại thịnh vượng và phú quí tột đỉnh. Phàm là nhà có Sao – chúa là Cự môn, ở tới 5 năm hay 10 năm thì khởi đầu phát đạt. Sự phát đạt này kéo dài tới 50 năm. Nếu Cự môn được dùng trong Nhà ba tốt (xem bài 9) thì sự phát đạt tiến tới 100 năm. Có thể hơn thế nữa nếu gia chủ nhân từ, thường làm âm đức. - Phụ Bật cũng thuộc về kiết tinh nhưng chỉ tốt bằng phân nửa Tham lang, Vũ khúc và Cự môn. Nó là sao thuộc Mộc thứ nhì (Tham lang là Mộc thứ nhất) rất hợp với Đông tứ trạch, bởi sao Mộc gặp nhà Mộc thì vượng khí. Phụ Bật có nghĩa là theo giúp. Vì vậy nên có tốt hay xấu là tuỳ theo Sơn – chủ và Bếp. Như Sơn – chủ và Bếp thừa kiết du – niên (Sinh khí, Diên niên, Thiên y) thì nó trợ lực tốt thêm. Bằng Sơn – chủ và Bếp thừa hung du – niên (Tuyệt mệnh, Ngũ quỷ, Lục sát, Hoạ hại) thì nó vô dụng không ra gì. Sao – chúa Phụ Bật ở nhà có các Sơn – chủ Kiền Đoài Cấn Khôn là thất vị, ở nhà có các Sơn – chủ Khàm Ly là đắc vị, ở nhà có các Sơn – chủ Chấn Tốn là đăng diện. Như đắc vị hay đăng diện lại ở nhằm ngăn sau chót trực ngộ với Sơn – chủ thì gọi là nhập miếu.- Phàm Phụ Bật thất vị thì nhà chỉ đủ ăn, đắc vị thì nhà khá giả, đăng diện là nhà giàu có vừa vừa, nhập miếu là nhà giàu sang trung bình. Nhà có Sao – chúa là Phụ Bật, ở tới 3 năm hay 8 năm thì khởi đầu khá giả. Sự khá giả này kéo dài tới 15 năm. Nếu Phụ Bật được dùng trong cái Nhà ba tốt (xem bài 9) thì khá lâu tới 40 năm. Hoặc có thể nhiều hơn nữa nếu gia chủ nhân từ, thường làm âm đức. (Sự phát đạt và thời gian phát đạt của Phụ Bật chỉ bằng phân nửa của Tham lang). - Đính ngoa: Tham lang là sao Mộc phát đạt lớn, Phụ Bật cũng là sao Mộc nhưng phát đạt nhỏ. Đó là bởi danh từ và tính chất khác nhau. Nhưng cùng loại Mộc tất phải cùng ứng vào các số 3, 5, 30 và 50. Do đó thời gian phát đạt của Phụ Bật phải bằng thời gian phát đạt của Tham lang, mặc dù sự phát đạt hơn kém nhau rất xa. Xin thỉnh học giả suy nghiệm. - Phá quân là đại hung tinh thuộc Kim, khắc phá Đông tứ trạch nhiều hơn Tây tứ trạch, là sao hung tợn khó nỗi đương. Phòng – chúa có Phá quân sanh bệnh Huỳnh thũng (bệnh da vàng, phù thũng) làm khổ sở con người. Có con nhưng nó chẳng sống lâu, con gái bệnh lao mà mạng cũng yếu. Nó gây nhiều tai hoạn dữ tợn, chẳng luận là đắc cách hay thất vị. - Liêm trinh là đại hung tinh thuộc Hoả, khắc phá Tây tứ trạch nhiều hơn Đông tứ trạch. Phòng – chúa có Liêm trinh làm cho nhà cửa tiêu hoại. Tính cách của nó rất hung dữ và liều lĩnh, nhưng nếu cầm thương ra trận là một chiến sĩ mạnh mẽ, hăng say. Nó thường gây bệnh hoạn và thị phi (khẩu thiệt) và hiềm khích. - Văn khúc là hung tinh thuộc Thuỷ có tính thấm xuống cho nên khó mà tấn phát. Phòng – chúa có nó khiến cho người làm những chuyện điên cuồng, rồ dại kể ra chẳng hết, khiến cho nhà suy đồi, vận mệnh cùng khốn, huỷ hoại tổ nghiệp, phá hết ruộng vườn. Nếu làm binh sĩ ắt vì ngỗ nghịch mà bị đày ải. - Lộc tồn là hung tinh thuộc Âm Thổ. Phong – chúa có nó ắt nhà không thịnh vượng, khiến người tàn tạ,nhân khẩu bớt dần, con cái chẳng hưng, e tuyệt tự phải lập phòng nhì mới tốt.1 like