• Thông báo

    • Bá Kiến®

      Nội quy Lý Học Plaza

      Nội quy này là bản mở rộng Nội Quy - Quy định của Diễn đàn. Khi tham gia mua bán, các thành viên phải tuân theo những quy định sau: Tiêu đề bài viết: Bao gồm: Chỉ dẫn địa lý, Loại hình Mua/Bán, Thông tin mua bán.
      Chỉ dẫn địa lý: Tỉnh/thành nơi mua bán. Hoặc sử dụng định nghĩa có sẵn:TQ: Toàn quốc
      HCM: TP Hồ Chí Minh
      HN: Hà Nội
      [*]Ví dụ: HCM - Bán Vòng tay Hổ Phách ​Nội dung bài viết: Mô tả chi tiết sản phẩm mua/bán
      Bắt buộc phải có thông tin liên lạc, giá Mua/Bán
      Bài mới đăng chỉ được phép up sau 03 ngày.
      Thời gian up bài cho phép: 01 ngày 01 lần.
      Các hành vi vi phạm nội quy này sẽ bị xóa bài hoặc khóa tài khoản mà không cần báo trước.

Leaderboard


Popular Content

Showing most liked content on 02/01/2013 in Bài viết

  1. ===============Tôi đã gửi ý kiến sửa đổi hiến pháp theo chỉ thị 22-CT/TW và Nghĩ quyết 38/2012/QH13 trong mục đóng góp ý kiến của Vietnamnet.vn, như sau: Đề nghị sửa lại câu trong lời nói đầu:. Thành:
    7 likes
  2. ===============Tôi đã gửi ý kiến sửa đổi hiến pháp theo chỉ thị 22-CT/TW và Nghĩ quyết 38/2012/QH13 trong mục đóng góp ý kiến của Vietnamnet.vn, như sau: Đề nghị sửa lại câu trong lời nói đầu:. Thành:
    3 likes
  3. Trai Việt có thể tham khảo bài viết này. Nhưng đó không phải ý kiến của tôi. Triết gia cổ đại Aristote phát biểu một câu rất chí lý đến ngày hôm nay: "Nếu tất cả mọi bí mật được đưa ra ngoài ánh sáng, thế giới này sẽ sụp đổ". Cái nhìn của ông ta chỉ đúng đến giai đoạn này thôi và trong trường hợp này. Việt Nam trong cuộc chơi quyền lực Mỹ - Trung 31/12/2012 02:00 Liệu Việt Nam có thể vun đắp mối quan hệ gần gũi hơn với Mỹ mà không giẫm lên chân Trung Quốc? Việt Nam trên bàn cờ các nước lớn Đầu năm 1833, một phái đoàn Mỹ do Edmund Roberts dẫn đầu đã tới Việt Nam trên chiếc chiến hạm nhẹ USS Peacock neo đậu tại vịnh Vũng Lắm, ngoài khơi tỉnh Phú Yên ngày nay. Với tư cách là một "phái viên đặc biệt" của Tổng thống Andrew Jackson, Roberts đã đề xuất ký kết một hiệp định thương mại với nhà Nguyễn nhưng sứ mệnh không hoàn thành do những hiểu lầm từ rào cản ngôn ngữ và chính sách bế quan tỏa cảng lúc bấy giờ của Việt Nam gây ra. Hai nước đã phải mất 166 năm sau mới có thể đi đến một hiệp định thương mại song phương. Nhiệm vụ dang dở của Roberts là một trong nhiều cơ hội bị bỏ lỡ, mà ngay từ ngày đầu hai bên bắt đầu có những sự tiếp xúc, đã ngăn cản Việt Nam và Mỹ tạo dựng một mối quan hệ vững chắc hơn. Thế kỷ 20, việc các tương tác kinh tế nghèo nàn cùng những điều kiện bất lợi trong thời kỳ Chiến tranh lạnh đã càng đẩy hai nước rời xa nhau. Việt Nam đã không may mắn khi ở giữa một cuộc đối đầu chiến lược cam go giữa hai khối Đông - Tây khi Chiến tranh lạnh diễn ra mạnh mẽ hơn vào những năm 1950. Khi các chiến sĩ Cộng sản Việt Nam đánh bại quân Pháp và tiến tới thống nhất cả nước vào năm 1954, họ đã vấp phải một chính sách kiềm chế chống cộng sản của phương Tây mà Mỹ là người đứng đầu. Trong khi đó, khối Cộng sản tiếp nhận Việt Nam như một "tiền đồn chống chủ nghĩa đế quốc" ở Đông Nam Á. Cuối cùng, Việt Nam và Mỹ đã rơi vào một cuộc chiến khốc liệt để lại những dấu ấn không thể xóa nhòa trong lịch sử hai nước. Kết thúc chiến tranh, hai nước phải mất thêm hai thập niên nữa để hàn gắn và bình thường hóa quan hệ, điều mà chỉ đạt được vào năm 1995. Kể từ khi đó, mối quan hệ đã phát triển với tốc độ khiến nhiều nhà quan sát bất ngờ. Mỹ hiện đang là thị trường xuất khẩu lớn nhất và nhà đầu tư nước ngoài lớn thứ 10 của Việt Nam. Quan hệ chính trị cũng vươn tới tầm cao mà cải hai bên đều mong muốn nâng lên tầm quan hệ đối tác chiến lược. Trong khi đó, quan hệ quân sự dù còn khiêm tốn nhưng cũng đang được thắt chặt. Chuyến thăm lịch sử của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta tới vịnh Cam Ranh hôm 3/6/2012 chứng minh cho mối quan hệ đang ngày một nồng ấm giữa hai nước. Tuy nhiên, nếu nhìn vào bối cảnh lịch sử, với bất cứ ai quan tâm đến mối quan hệ Việt - Mỹ cũng nên xem xét hai câu hỏi quan trọng. Trước hết, do vịnh Cam Ranh cách không xa vịnh Vũng Lắm, chuyến thăm của Panetta gợi lại sứ mệnh của Roberts năm 1833. Liệu Việt Nam sẽ chớp lấy cơ hội từ sự tái quan tâm của Mỹ đến mình để đảm bảo một mối quan hệ vững chắc hơn với siêu cường số một thế giới, hay sẽ lại để nó trôi qua, như những gì triều đình Huế đã làm vào năm 1833? Thứ hai, trong bối cảnh cạnh tranh chiến lược đang gia tăng giữa Mỹ và Trung Quốc, một mối quan hệ Việt-Mỹ mạnh mẽ hơn sẽ khó tránh khỏi gây tổn hại đến quan hệ của Việt Nam với Trung Quốc. Vậy Việt Nam sẽ rơi vào cuộc Chiến tranh lạnh 2.0 và lại trở thành nạn nhân của một cuộc chơi quyền lực mới? Không giống như thời nhà Nguyễn, Việt Nam ngày nay đã là một quốc gia mở cửa hơn nhiều. Cải cách kinh tế từ những năm 1980 đưa đất nước hội nhập vào nền kinh tế toàn cầu. Về mặt này, Việt Nam coi Mỹ là một trong những đối tác kinh tế quan trọng hàng đầu. Đầu tư từ các tập đoàn công nghệ cao của Mỹ như Intel đã mở đường cho các nhà đầu tư nước ngoài muốn giúp Việt Nam vươn lên tầm cao mới trong chuỗi giá trị và tạo dựng một nền kinh tế sáng tạo, hiệu quả. Do vậy, Việt Nam muốn thúc đẩy quan hệ kinh tế với Mỹ. Quyết định tham gia đàm phán về Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương là một minh chứng cho điều đó. Tuy nhiên, việc Việt Nam tích cực cải thiện quan hệ với Mỹ là một chuyện, nhưng mối quan hệ đó sẽ tiến triển bao xa vẫn là điều chưa ai rõ. Trước hết, những khác biệt trong hệ thống chính trị giữa hai nước luôn khiến Việt Nam phải thận trọng. Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN) vẫn coi chiến lược "diễn biến hòa bình" là mối đe dọa lớn đối với sự an nguy của chế độ. Một bộ phận trong giới lãnh đạo ĐCSVN tin rằng chiến lược đó đang được các nước phương Tây, đặc biệt là Mỹ, sử dụng để từng bước cản trở và làm thay đổi Đảng. Những lo ngại đó càng sâu sắc hơn bởi những chỉ trích thường xuyên của họ về vấn đề nhân quyền tại Việt Nam. Nhiều chính trị gia Mỹ thậm chí còn nêu cải thiện tình hình nhân quyền là điều kiện tiên quyết để thúc đẩy xa hơn mối quan hệ song phương. Trong khi đó, Việt Nam cũng thận trọng để không để những diễn triển trong quan hệ Việt - Mỹ ảnh hưởng đến sự gắn kết với Trung Quốc. Chênh lệch sức mạnh, vị trí địa lý gần gũi, và sự phụ thuộc kinh tế lẫn nhau ngày càng tăng giữa Việt Nam và Trung Quốc, cũng như sự tương đồng ý thức hệ giữa hai Đảng Cộng sản đều có xu hướng khiến cho các nhà hoạch định chính sách Việt Nam phải cân nhắc kỹ lưỡng trước khi có bất kỳ động thái nào có thể gây khó khăn cho mối quan hệ của Việt Nam với người láng giềng phương bắc. Ngoài ra, một mối quan hệ xấu đi với Trung Quốc cũng không tránh khỏi gây bất ổn cho môi trường bên ngoài và phát triển kinh tế trong nước của Việt Nam. Do tăng trưởng kinh tế trở thành nguồn lực quan trọng nhất đảm bảo ổn định đất nước, Việt Nam không muốn đi ngược lại con đường đã đi. Điều này chỉ ra một điểm: mặc dù muốn thúc đẩy trao đổi kinh tế với Mỹ, nhưng Việt Nam vẫn do dự tăng cường quan hệ chính trị và quân sự với đất nước từng là kẻ thù này. Tuy nhiên, diễn biến thực tế trong mối quan hệ song phương trong vài năm qua cho thấy một hướng đi trái ngược; mối quan tâm củng cố quan hệ chính trị và quân sự với Mỹ của Việt Nam dường như càng sâu sắc hơn ngay cả khi những nỗ lực như vậy có thể khiến Trung Quốc không hài lòng và gây mất tự tin cho một bộ phận lãnh đạo Đảng. Mặc dù các nhà ngoại giao Việt Nam nói mối quan hệ Việt - Mỹ tốt đẹp hơn được đặt trong khuôn khổ chính sách đối ngoại chung của Việt Nam là đa dạng hóa và đa phương hóa, hầu hết các nhà quan sát bên ngoài đều cho rằng động cơ chính đằng sau quyết định nuôi dưỡng mối quan hệ thân thiết hơn đó chủ yếu liên quan đến những căng thẳng đang gia tăng trên Biển Đông, nơi Trung Quốc trở nên ngày càng ngông cuồng trong cách thực thi các tuyên bố chủ quyền lãnh thổ vô căn cứ của mình. Với những tuyên bố chủ quyền chồng lấn trên quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và các ranh giới biển, Việt Nam và Trung Quốc là hai bên đối lập chính trong tranh chấp Biển Đông. Việt Nam nhìn chung coi cuộc xâm lược chiếm quần đảo Hoàng Sa của Trung Quốc năm 1974, cuộc đụng độ hải quân với Trung Quốc tại quần đảo Trường Sa năm 1988, và tuyên bố chủ quyền biển dựa trên đường 9 đoạn là bằng chứng cho thấy chủ nghĩa bành trướng Trung Quốc, thứ mà trong quá khứ Việt Nam đã từng là nạn nhân. Việc Trung Quốc ngày càng hung hăng trong thời gian gần đây - như thể hiện trong vụ việc của tàu Bình Minh 2 hồi tháng 5/2011 (khi tàu Trung Quốc tấn công tàu khảo sát địa chất của Việt Nam), và việc thành lập cái gọi là thành phố Tam Sa vừa qua (một thành phố cấp tỉnh trực thuộc tỉnh Hải Nam để quản lý các đảo và bãi đá trên Biển Đông), và việc Trung Quốc mời thầu các nhà thầu quốc tế 9 lô thăm dò dầu khí ngay trong vùng đặc quyền của Việt Nam hồi tháng 6 - càng báo động Việt Nam về ý đồ của Trung Quốc ở Biển Đông. .... Trước sự hiện đại hóa quân sự nhanh chóng ở quy mô lớn hơn nhiều của Trung Quốc, khoảng cách quân sự giữa hai nước vẫn tiếp tục nới rộng. Vì thế, ngay cả khi Việt Nam không ngừng nhấn mạnh chính sách quốc phòng tự lực, Việt Nam cũng vẫn cần làm sâu sắc mối quan hệ chiến lược với các cường quốc để bổ trợ cho những sự yếu thế đáng kể trong quan hệ với Trung Quốc. Trong kịch bản đó, Mỹ trở thành đối tác được ưu tiên hơn của Việt Nam. Trước hết, Mỹ là cường quốc duy nhất có khả năng thách thức và kiềm chế hiệu quả tham vọng quân sự của Trung Quốc. Thứ hai, trong khi mối đe dọa "diễn biến hòa bình" được cho là âm mưu của các nước phương Tây, chưa mang đến những nguy cơ thực sự đối với sự cầm quyền của Đảng, mối đe dọa mang tên Trung Quốc đối với chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam đang hiện hữu hơn nhiều. Và thứ ba, trong khi thực tế mối quan hệ gần gũi hơn với Mỹ có thể khiến Trung Quốc khó chịu và mang lại những hậu quả tiêu cực cho nền kinh tế Việt Nam, cơ sở chính cho sự cầm quyền của Đảng - chủ nghĩa dân tộc và tinh thần chống ngoại xâm - cũng có nghĩa là nếu nhượng bộ trước áp lực của Trung Quốc và để cho sự toàn vẹn lãnh thổ gặp nguy thì nó sẽ thậm chí còn gây thiệt hại hơn nhiều cho uy tín và tính chính danh của Đảng. Quyết định chuyển hướng trọng tâm chiến lược về châu Á - Thái Bình Dương của Mỹ vừa qua... cũng sẽ làm diễn biến cuộc tranh chấp thay đổi theo hướng có lợi cho Việt Nam, ít nhất là trong ngắn hạn. Xét về chiến lược, tranh chấp Biển Đông đang được cấu thành bởi ba lớp mâu thuẫn gắn bó chặt chẽ với nhau. Lớp trong nhất là cuộc đối đầu giữa Trung Quốc với từng bên tuyên bố chủ quyền Biển Đông trong ASEAN, bao gồm Việt Nam. Lớp ở giữa là cuộc cạnh tranh giữa ASEAN với Trung Quốc. Lớp ngoài cùng là cuộc cạnh tranh chiến lược mới nổi lên rõ rệt trong thời gian gần đây giữa Trung Quốc và Mỹ, trong đó Biển Đông là một trong những sân khấu diễn ra. Mặc dù Mỹ không phải là một bên trong tranh chấp, nhưng tham vọng khó chấp nhận và sự gia tăng quyết liệt của Trung Quốc trên Biển Đông tạo cho Mỹ cái cớ để can dự vào. Điều mà Mỹ muốn đảm bảo thông qua tham gia vào cuộc tranh chấp không phải chỉ là hòa bình hay tự do hàng hải trên Biển Đông, mà có vẻ như tranh chấp còn đang được siêu cường này sử dụng như một công cụ tiện lợi để kiềm chế sự trỗi dậy của Trung Quốc ở tầm khu vực và trên phạm vi toàn cầu. Động thái của Mỹ rõ ràng phù hợp với lợi ích của Việt Nam, tức là đưa tranh chấp với Trung Quốc ra lớp ngoài cùng để hóa giải sức mạnh vượt trội hơn của Trung Quốc. Sự tham gia của Mỹ dù là gián tiếp cũng có thể buộc Trung Quốc phải hành động thận trọng hơn và ít sẵn sàng sử dụng vũ lực hơn. Ngoài ra, toan tính chiến lược của Mỹ đối với Trung Quốc cũng sẽ làm giảm áp lực trong vấn đề nhân quyền đối với Việt Nam và tạo cơ hội thúc đẩy quan hệ song phương bước lên tầm cao mới. Việt Nam và Mỹ vừa có những bước đi thúc đẩy xa hơn mối quan hệ song phương, đặc biệt trong lĩnh vực chính trị và quân sự. Hai nước từng là kẻ thù đang tổ chức các cuộc đối thoại an ninh, quốc phòng và nhân quyền hằng năm. Trong chuyến thăm lịch sử tới vịnh Cam Ranh, Bộ trưởng Benetta được cho là đã bày tỏ rằng Mỹ sẵn sàng giúp nâng cấp cảng và kêu gọi Việt Nam cho phép tàu hải quân Mỹ, bao gồm cả tàu chiến, có quyền tiếp cận lớn hơn tới cơ sở này. Và nếu xu hướng hợp tác đó còn tiếp tục, Mỹ có thể sẽ xem xét việc dỡ bỏ lệnh cấm vận mua bán vũ khí cho Việt Nam trong tương lai gần. Bên cạnh đó, hai nước cũng có nhiều động thái xây dựng lòng tin và hiểu biết lẫn nhau hơn nữa. Đơn cử, từ tháng 8/2012, một dự án do Mỹ tài trợ đã bắt đầu được triển khai để khử các chất hóa học độc hại từ chất độcmàu da cam tại một địa điểm gần sân bay Đà Nẵng. Dự án được đại sứ Mỹ David Shear miêu tả là động thái cụ thể của hai nước nhằm chôn lấp di sản của quá khứ. Tuy nhiên, mặc dù mang lại những lợi ích chiến lược quan trọng, việc nối lại tình hữu nghị Việt-Mỹ trong bối cảnh cuộc đối đầu địa chính trị ngày càng sâu sắc giữa Mỹ với Trung Quốc cũng mang đến cho Việt Nam những rủi ro, mà nghiêm trọng nhất là có thể kéo Việt Nam vào một cuộc chơi quyền lực mới. Khi Trung Quốc đang từng bước hướng đến trở thành một siêu cường, một cuộc chiến tranh lạnh 2.0 có thể sẽ xuất hiện trong tương lai không xa. Lý thuyết thông thường, đặc biệt từ quan điểm chủ nghĩa hiện thực, sẽ dự đoán rằng nếu sự trỗi dậy của Trung Quốc đe dọa nghiêm trọng đến lợi ích toàn cầu của Mỹ, Mỹ sẽ phản ứng lại bằng cách kiềm chế Trung Quốc. Thực tế, sự chuyển hướng trọng tâm quân sự từ châu Âu về châu Á, theo như tuyên bố của Panetta tại Singapore hồi tháng 6 năm nay, có thể được coi là dấu hiệu ban đầu của chính sách kiềm chế. Tương tự, ở cấp độ khu vực, sự can dự nhiều hơn của Mỹ vào tranh chấp Biển Đông từ năm 2010 cho thấy Mỹ đang tìm cách ngăn cản Trung Quốc hiện thực hóa tham vọng biển của mình. Tóm lại, Mỹ đang sử dụng "mối đe dọa Trung Quốc" ở Biển Đông để tập hợp lực lượng và sự ủng hộ nhằm đối phó với Trung Quốc. Việc Mỹ nối lại quan tâm đối với Việt Nam, một quốc gia có vị trí địa lý quan trọng và là kẻ thù của Trung Quốc trong lịch sử, do đó được định hình trong bối cảnh này. Nếu cạnh tranh chiến lược Trung - Mỹ tiếp tục diễn triển quyết liệt hơn, Việt Nam, với tư cách là một nước láng giềng của Trung Quốc và một bên trong tranh chấp Biển Đông, sẽ ở vào thế rất khó trong việc duy trì cân bằng giữa hai cường quốc và tránh những điều không mong muốn. Khi Mỹ tái cân bằng lực lượng về phía châu Á - Thái Bình Dương và làm sâu sắc thêm mối quan hệ với các nước trong khu vực, Trung Quốc sẽ không thể đứng yên. Theo đó, Trung Quốc sẽ cố gắng gây áp lực lên Việt Nam, nhắc nhở Việt Nam về tâm quan trọng của mối quan hệ hữu hảo với Trung Quốc. Đơn cử, trong mấy tháng trở lại đây, đã có những báo cáo về việc Trung Quốc ngừng hoặc trì hoãn nhập khẩu một số hàng hóa của Việt Nam vì những nguyên do còn chưa xác định rõ. Như đã nói ở trên, Trung Quốc vừa thành lập một đơn vị quân sự đồn trú tại cái gọi là thành phố Tam Sa mới thành lập để phụ trách theo dõi khu vực tranh chấp ở Biển Đông. Động thái này rõ ràng nhằm vào Việt Nam và Philippine. Chưa hết, Trung Quốc cũng ngấm ngầm thực hiện chiến dịch ngoại giao gây ảnh hưởng lên Campuchia, láng giềng hữu nghị từ nhiều năm của Việt Nam. Việc Campuchia, được cho là dưới áp lực của Bắc Kinh, phản đối đưa vấn đề Biển Đông vào thông cáo chung kết thúc Hội nghị Bộ trưởng ASEAN tại Phnom Penh năm nay có thể được coi là động thái của Trung Quốc nhằm chia rẽ Việt Nam và Campuchia. Một mối quan hệ tốt với Campuchia cũng có ý nghĩa thiết yếu đối với an ninh của Việt Nam, nên dường như Trung Quốc đã biết phải làm đau Việt Nam như thế nào nếu không dành cho Bắc Kinh sự quan tâm thích đáng. Tuy nhiên, khả năng Việt Nam bị lôi kéo vào một cuộc chơi quyền lực giữa Mỹ và Trung Quốc không nên bị phóng đại. Khả năng ấy vẫn phụ thuộc một số diễn biến khác. Quan trọng nhất là cuộc cạnh tranh chiến lược giữa Mỹ và Trung Quốc sẽ trở nên khốc liệt đến mức nào. Không giống như thời kỳ Chiến tranh lạnh, sự phụ thuộc lẫn nhau mạnh mẽ và phức tạp về kinh tế đang có xu hướng hạn chế các cường quốc theo đuổi kiểu đối đầu thời Chiến tranh lạnh. Diễn biến tương lại trong chính sách đối ngoại của Mỹ, Trung Quốc, và Việt Nam cũng có vai trò nhất định. Đơn cử, nếu có được sự nhượng bộ từ Trung Quốc, và bộ Quy tắc ứng xử trên Biển Đông được thông qua, Việt Nam sẽ thấy ít sẵn sàng làm sâu sắc quan hệ với Mỹ hơn nếu nó đồng nghĩa với việc gây tổn hại cho quan hệ với Trung Quốc. Việt Nam ngày nay không giống như đất nước của Triều đại nhà Nguyễn gần hai thế kỷ trước, không muốn bỏ qua cơ hội củng cố quan hệ với Washington. Tuy nhiên, khi mà cuộc cạnh tranh chiến lược Trung-Mỹ tăng nhiệt, nhân tố Trung Quốc cũng nổi lên là vấn đề thách thức nhất đối với các nhà chiến lược và hoạch định chính sách đối ngoại của Việt Nam. Việt Nam bị giằng xé giữa hai lựa chọn: duy trì mối quan hệ tốt với Trung Quốc và thúc đẩy quan hệ vững chắc hơn với Mỹ. Là một nước nhỏ và láng giềng của Trung Quốc, Việt Nam không muốn phải lựa chọn giữa Mỹ và Trung Quốc. Hậu quả của mỗi lựa chọn như thế ai cũng rõ, nên hiển nhiên, nếu phải quyết định thì đó sẽ là một lựa chọn đầy khó khăn cho Việt Nam. Lê Hồng Hiệp (American Review Magazine). Trâm Anh dịch
    2 likes
  4. 1 like
  5. Theo hiểu biết của tôi về những môn ứng dụng của Lý học thì "Thố Lộng Nguyệt" trong bài báo trên tuy liên quan trực tiếp đến năm Mão trong 12 con giáp của Âm lịch Việt. Nhưng không phải là sự thay thế cho tên gọi Mão trong 12 con giáp của Âm lịch. Nó là tên một vận hạn khi con người rơi vào cung Mão theo cách tính của một phương pháp dự báo trong Lý học.( Thử Qui điền; Ngưu thực thảo; Hổ hàm kiếm; Thố Lộng nguyệt.....). Nhà báo này viết đúng và không phải là theo Tàu trong việc sửa đổi năm Mão thành năm Thỏ.Cái sai của nhà báo này lại ở chỗ: Gán nó cho Phật thoại. Thực ra tên gọi "Thố Lộng Nguyệt" của phương pháp này gắn với một điển tích nổi tiếng của Á Đông và đã là một hình tượng trong Truyện Kiều của Nguyễn Du: "Rằng mua ngọc đến Lam kiều. Sính nghi xin day bao nhiêu cho tường?"
    1 like
  6. Còn một dân tộc nữa cũng có một sức sống mãnh liệt. Đó là dân tộc Do Thái. Hai ngàn năm vong quốc, họ vẫn giữ được bản sắc của họ, nhờ một niêm tin rằng: Dân tộc của họ được Thượng Đế bảo vệ. Và họ luôn giáo dục các thế hệ tương lai về nguồn gốc và văn hóa truyền thống.
    1 like
  7. Sở dĩ người Hán không đồng hóa được người Việt là bởi vì người Hán ăn cắp văn hóa Việt để làm cái của mình. Sửa Sử sách cho nó ra vẻ là cái của dân Hán nhưng rốt cuộc thì chính người Hán cũng bị các sách sử giả của chính họ lừa bịp rằng dân tộc họ là dân tộc văn minh. Thực tình thì chỉ giả văn minh mà thôi. Vì không học được cái gốc của văn minh. Đến khi họ đô hộ người Việt trong 1000 năm thì họ lại đem cái cũ, nhưng lúc này đã thiếu đầu thiếu đuôi, sang dạy lại cho người Việt. Người Việt không những không chê mà còn học hết và học giỏi hơn cả thầy Tàu. Mưu sự tại nhân, thành sự tại thiên. Thầy Tàu dù biết mình dở hơn trò Việt nhưng làm sao dám học lại trò. Bởi thế, cho đến ngày nay, dù họ cứ tự xưng văn minh, văn hiến, chế ra dịch học nhưng thực ra họ chỉ học là cái dịch không đầu không đuôi như chú Thiên Sứ đã nói. Còn 1000 năm Bắc thuộc thực ra là họ chỉ đem những cái của ta trả lại cho ta thôi. Đường nào cũng về La Mã. Bởi thế, trên thế giới không có nước thứ hai nào như Việt Nam, 1000 năm Bắc thuộc vẫn là Việt Nam. Một thực tế hiển nhiên nhưng không phải ai cũng công nhận, đó là người Hán bị người Việt đồng hóa về văn hóa mà bản thân họ cũng không biết, bởi những cuốn sử giả do chính họ chép ra. Thật là ông trời khéo đùa.
    1 like
  8. Xác nhận : đã nhận được chuyển khoản của bạn Ngọc Nhàn. Bạn đã có thể vào lớp Phong Thủy Lạc Việt 11 và lớp Luận Tuổi 01 Trân trọng.
    1 like
  9. Cháu xin ủng hộ ý kiến của chú Thiên Sứ, không thể dùng 1 từ chung chung là mấy ngàn năm được
    1 like
  10. Việc Tốt và Việc Xấu Một người đàn bà nướng bánh mì cho gia đình mình và làm dư ra một cái để cho người nghèo đói. Bà để ổ bánh mì dư trên thành cửa sổ bên ngoài cho người nghèo nào đó đi qua dễ lấy. Hàng ngày, có một người gù lưng đến lấy ổ bánh mì. Thay vì nói lời cám ơn, ông ta vừa đi vừa lẩm bẩm những lời sau đây: “Việc xấu người làm thì ở lại với người; việc tốt người làm thì sẽ trở lại với người!” Điều này cứ diễn ra, ngày này qua ngày khác. Mỗi ngày, người gù lưng đến lấy bánh và lại lẩm bẩm câu : “Việc xấu người làm thì ở lại với người, việc tốt người làm thì sẽ trở lại với người!”Người đàn bà rất bực bội. Bà thầm nghĩ, "Không một lời cám ơn, ngày nào người gù này cũng đến lấy bánh ta làm rồi lải nhải giai điệu khó chịu ấy! Hắn ta muốn ám chỉ điều gì?” Một ngày kia, không chịu được nữa, bà quyết định cho người gù đi khuất mắt. Bà tự nhủ, “Ta sẽ làm cho hắn mất dạng.” Và bà đã làm gì ? Bà cho thuốc độc vào ổ bánh mì dư bà làm cho người gù! Khi bà sắp sửa bỏ ổ bánh có thuốc độc lên thành cửa sổ, đôi tay bà bỗng run lên. Bà hốt hoảng, “Ta làm gì thế này?” Ngay lập tức, bà ném ổ bánh có thuốc độc vào lửa và vội làm một cái bánh mì ngon lành khác rồi đem để lên thành cửa sổ. Như mọi khi, người gù lưng đến, ông ta lấy bánh và lại lẩm bẩm: “Việc xấu người làm thì ở lại với người; việc tốt người làm thì sẽ trở lại với người.” Ông ta cầm ổ bánh đi cách vui vẻ mà không biết rằng trong lòng người đàn bà đang có một trận chiến giận dữ. Mỗi ngày, khi người đàn bà đặt ổ bánh mì cho người nghèo lên thành cửa sổ, bà đều cầu nguyện cho đứa con trai đi xa tìm việc làm. Đã nhiều tháng qua, bà không nhận được tin tức gì của con. Bà cầu nguyện cho con trở về nhà bình an.Buổi chiều hôm đó, có tiếng gõ cửa. Khi mở cửa ra, bà ngạc nhiên thấy con trai mình đứng trước cửa. Anh ta gầy xọp đi. Quần áo anh rách rưới đến thảm hại. Anh ta đói lả và mệt. Khi trông thấy mẹ, anh ta nói: “Mẹ ơi, con về được đến nhà quả là một phép lạ. Khi con còn cách nhà mình cả dặm đường, con đã ngã gục vì đói, không đi nổi nữa và tưởng mình sẽ chết dọc đường. Nhưng bỗng có một người gù lưng đi ngang, con xin ông ta cho con một chút gì để ăn, và ông ta đã quá tử tế cho con nguyên một ổ bánh mì ngon. Khi đưa bánh cho con, ông ta nói: “Đây là cái mà tôi có mỗi ngày, nhưng hôm nay tôi cho anh vì anh cần nó hơn tôi!”Khi người mẹ nghe những lời đó, mặt bà biến sắc. Bà phải dựa vào thành cửa để khỏi ngã. Bà nhớ lại ổ bánh mì có thuốc độc mà bà đã làm sáng hôm nay. Nếu bà không ném nó vào lửa thì con trai yêu quý của bà đã ăn phải và đã chết!Ngay lập tức bà nhớ lại câu nói có ý nghĩa đặc biệt của người gù lưng: “Việc xấu người làm thì ở lại với người; việc tốt người làm thì sẽ trở lại với người.”
    1 like
  11. 1 like
  12. GS Chu Hảo: Một nửa văn minh là...không văn hóa! Cập nhật lúc 06:07, 30/12/2012 (ĐVO)- Người ta thường hay nói, một nửa cái bánh mỳ vẫn là cái bánh mỳ, còn một nửa sự thật có khi là sự giả dối,. “Một nửa văn minh” ở đây chắc là cái gì đó còn tệ hại hơn. Đó là thói ích kỷ, vô trách nhiệm, thiếu văn hóa. – GS Chu Hảo thẳng thắn. Văn hóa “Kẻ Chợ” PV: - Hà Nội đang gấp rút xây dựng “Quy tắc ứng xử trong cơ quan, doanh nghiệp, cộng đồng dân cư và nơi công cộng, nhằm thay đổi hình ảnh người Hà Nội thanh lịch, văn minh”, điều này có nghĩa là Hà Nội đã từng có ‘thanh lịch chuẩn mực’ và đã bị mất mát nên giờ cần khôi phục lại sự văn minh, thanh lịch ấy. Sử sách nghiên cứu đã xác nhận Hà Nội xưa có tên là Kẻ chợ vậy văn hóa ứng xử cái thời có tên là Kẻ chợ tương ứng sẽ phải là văn minh Kẻ chợ, thanh lịch Kẻ chợ…và Hà Nội cần khôi phục lại, ông nghĩ sao về điều này? GS Chu Hảo: - Trước hết nói về chữ “văn hóa Kẻ Chợ”. Trong nhiều từ điển, chữ Kẻ Chợ xuất hiện vào khoảng thế kỷ 17, khi Thăng Long (tên gọi của Hà Nội trước đây) xuất hiện những giao dịch có tính chất thương mại với các nhà buôn phương Tây, thứ đã tạo nên một nét văn hóa mới, nét văn hóa thương mại. Theo tôi, nói đến chữ Kẻ Chợ, người ta cũng tôn trọng như nói đến chữ Tràng An. Nếu hiểu Kẻ Chợ là chợ búa, xô bồ, vị kỷ, bon chen… thì chắc là ứng với hiện trạng Hà Nội nhiều năm gần đây. GS Chu Hảo: Hà Nội hãy cố bớt hình thức đi một chút. Ảnh Huấn Cao Quả thật, càng ngày càng thấy nhiều biểu hiện phi văn hóa tồn tại ở Hà Nội. Chúng ta có thể thấy hàng ngày cảnh người Hà Nội chen lấn tham gia giao thông, vứt rác bừa bãi… Nghiêm trọng hơn là những việc kinh dị, trái luân thường đạo lý xảy ra trên địa bàn Hà Nội như: con cái đẩy bố già ốm ra nằm vỉa hè Núi Trúc, một ông Tiến sĩ đánh mẹ già rồi đuổi ra đường, bà cụ phải vào “Ngôi nhà hạnh phúc’ ở Thụy Khuê… Văn hóa đích thực của Hà Nội chủ yếu phải là những nét thanh lịch, tử tế trong các quan hệ giữa người với người và với thiên nhiên,, chứ không phải các hoạt động “cờ đèn kèn trống” ầm ĩ mỗi khi lễ tết. PV:- Hiện nay, tại Hà Nội, có một sự mâu thuẫn như thế này, trong khi người dân giữ nhà họ rất sạch, nhưng chỉ cần cách nhà khoảng chục mét, họ dễ dàng vứt rác. Không ít lần đã xảy ra chuyện hàng xóm láng giềng to tiếng mất mặm mất nhạt với nhau chỉ vì nhà nào cũng cố vứt rác sang phần đường nhà hàng xóm. Theo ông, đây có được coi là …một nửa cái sự văn minh không? Nếu không, chúng ta phải hiểu những hành vi đó như thế nào, thưa ông? GS Chu Hảo: - Người ta thường hay nói, một nửa cái bánh mỳ vẫn là cái bánh mỳ, còn một nửa sự thật có khi là sự giả dối,. “Một nửa văn minh” ở đây chắc là cái gì đó còn tệ hại hơn. Đó là thói ích kỷ, vô trách nhiệm, thiếu văn hóa. Có người nói dân lao động ở khắp nơi đổ về đã làm hỏng môi trường văn hóa của Hà Nội. Lại có người lý luận, hiện tượng dẫm đạp, cướp hoa ở Hồ Hoàn Kiếm năm xưa là do văn hóa làng xâm nhập vào Hà Nội. Những ý kiến đó không thỏa đáng. Để xảy ra tình trạng hiện nay chứng tỏ, bản thân nội lực của văn hóa Hà Nội đã không đủ sức đề kháng để chống lại, hoặc đồng hóa những hành vi phản văn hóa ngoại nhập. Đổ lỗi rằng người dân tỉnh khác làm hỏng văn hóa Hà Nội là một cách ngụy biện, trốn tránh trách nhiệm. Hãy nhìn vào Đà Nẵng. Thành phố này cũng nhiều dân nhập cư từ miền Bắc và miền Trung nhưng vẫn là thành phố duy nhất ở Việt Nam lọt top 20 thành phố sạch nhất thế giới năm 2012. Bởi lãnh đạo Đà Nẵng dám minh bạch, kiên quyết giữ kỷ cương và dám chịu trách nhiệm. Nói như vậy để thấy, nếu ngay từ đầu, Hà Nội có nền giáo dục tốt, kỷ cương pháp luật nghiêm minh thì nó hoàn toàn có thể tiếp thu tinh hoa và loại trừ các yếu tố tiêu cực của mọi thứ văn hóa ngoại nhập. Hà Nội hãy cố gắng bớt hình thức đi một chút PV:- Mấy năm trước, Hà Nội đã biểu dương em Tuấn ở Thường Tín đã có hành vi tốt dẫn một cụ già sang đường. Gần đây, một cậu học sinh tiểu học cũng được vinh danh vì trả lại số tiền vài chục triệu đồng mà cậu nhặt được. Có người mừng rỡ, vì cho rằng sự thay đổi nào cũng phải bắt đầu từ những hành vi nhỏ nhưng, lại có người băn khoăn, có thế mà đã khen thưởng biểu dương cấp thành phố sao được? Ông nghiêng về ý kiến nào trong hai ý kiến trên, thưa GS? GS Chu Hảo: - Tuyên dương như vậy cũng không có gì sai, chỉ có điều, nó biểu hiện một sự thật rất đau lòng: những chuyện ngày xưa là bình thường mà giờ là thành tích. Tôi không bài bác chuyện tuyên dương người tốt việc tốt, nhưng những tấm gương phải xứng đáng chứ không nên quá dễ dãi để mà tự lừa dối mình rằng tình hình vẫn còn chưa tệ quá. PV:- Có lẽ do tình trạng xuống cấp văn hóa của nền văn hóa nói chung nên Hà Nội đặt ra vấn đề xây dựng “Quy tắc ứng xử trong cơ quan, doanh nghiệp, cộng đồng dân cư và nơi công cộng, nhằm thay đổi hình ảnh người Hà Nội thanh lịch, văn minh”. Theo ông, Bộ Quy tắc này có cứu vãn được tình thế? GS Chu Hảo: - Tôi không nghĩ là Bộ Quy tắc sẽ có tác dụng. Hà Nội có nhiều mối quan hệ khác nhau và mỗi mối quan hệ tương ứng với xử đó lại tương ứng với một bộ quy tắc ứng xử riêng. Như vậy, hoặc là Bộ Quy tắc sẽ có không biết bao nhiêu điều cần điều chỉnh, hoặc là quá chung chung như những khẩu hiệu suông. Có lẽ nên nghĩ theo cách khác, không nhất thiết phải đưa ra Bộ Quy tắc ứng xử mà hãy làm việc căn cơ nhưng dễ thực hiện hơn. Thứ nhất, hãy cố gắng xây dựng ở Hà Nội một hệ thống giáo dục Mầm non và Phổ thông tiên tiến nhất trong cả nước nhằm đào đạo các thế hệ trẻ tương lai của Hà Nội có nhân cách, có văn hóa và có năng lưc trí tuệ tốt. Họ sẽ là chủ nhân của Thủ đô có đủ nội lực bảo tồn và phát huy truyền thống văn hóa Thăng Long.. Thứ hai, hạn chế tối đa những phong trào và những cuộc vận động hình thức, vô bổ và tốn kém và những hoạt động chỉ nhằm lấy thành tích báo cáo. Tôi không hiểu tại sao vẫn cứ phải duy trì những phong trào thi đua hết sức hình thức, vô bổ và tốn kém như Xây dựng gia đình và khu dân cư văn hóa… khi mà trên thực tế, khi nhắc tới “danh hiệu” này, chẳng ai tôn trọng nữa. Xin nói thẳng, chừng nào Hà Nội còn giữ những phong trào kiểu như vậy thì chừng đó còn xuống cấp văn hóa nữa, vì đó là sự giả dối. Thứ ba, phải Kiên trì thiết lập lại kỷ cương, thượng tôn pháp luật. Trước hêt, trong một vài năm tới toàn bộ hệ thống và các công cụ hành chính hãy tập trung vào việc giải quyết dứt điếm tình trạng vi phạm luật lệ giao thông trên đường phố. Đấy là bộ mặt văn hóa của Thủ đô. Hãy bắt đầu bằng việc buộc mọi phương tiện giao thông (đặc biệt là xe máy ) phải giữ đúng phần đường của mình, nhất là ở các ngã ba, ngã tư đường phố. Chỉ cần thế thôi là bộ mặt Hà Nội đã khác rồi… Hoàng Hạnh (thực hiện) ==================== Tôi hân hạnh được gặp ông Chu Hảo một lần và trao đổi với ông chỉ có vài câu, trong giờ giải lao của một cuộc hội thảo. Nhưng tôi có cảm tình với ông Chu Hảo. Mặc dù về quan điểm lịch sử thời Hùng Vương, cội nguồn dân tộc Việt, ông vẫn có nhiều sự hoài nghi. Tuy nhiên, tôi chỉ nghĩ ông ta bị ảnh hưởng và bị thuyết phục bởi đám "hầu hết", chứ không phải chính kiến của ông ta. Bài phỏng vấn này và sự trả lời của ông cho tôi một cảm giác buồn vì thiếu vắng một tư duy sâu sắc để nhìn nhận một vấn đề của cả nội dung phỏng vấn với cách trả lời. Trước hết bắt đầu từ danh từ "kẻ chợ". Kẻ là danh từ nhân xưng của ngôn ngữ Việt cổ: "Kẻ ở, người đi". "Kẻ chợ" là từ cổ để chỉ người sống ở thị tứ. Vậy thôi! Nhưng ở đây tôi thấy nó mơ hồ quá: Bởi vậy, những giá trị bị đảo lôn vì thiếu tính chính danh. Như đoạn dưới đây: Cách đây không lâu, người ta cũng bàn tán ồn ào về cái khẩu hiệu "Tiên học Lễ, hậu học văn", nằm chềnh ềnh trong các trường phổ thông từ ngót hai chục năm nay. Cuối cùng hình như nó chẳng có tác dụng gì cả, học sinh ngày càng xuống cấp về nhiều phương diện. Thế là có người bàn nên bỏ nó đi, có người thì khuyên nên giữ lại. Nhưng chính trong sự bản luận sôi nổi đó, mới hóa ra người ta chẳng hiểu nội dung của nó là cái gì. Còn ở đây, những hành vi thuộc về giá trị đạo đức bị đánh đồng với hành vi lễ giáo và văn hóa. Không phân biết được những giá trị thì làm sao mà có một phương pháp đúng để giải quyết vấn đề?
    1 like
  13. forum này là tư vấn về tử vi chị ơi....Chị hỏi lộn chỗ vậy không ai trả lời đâu.......hình như có forum về việc đặt tên đó, chị tìm thử xem. Thân!
    1 like
  14. Câu hỏi Cầu nguyện này nói chung cho tôn giáo. Vì vậy để xét chánh tà thì phải đứng trên một tôn giáo cụ thể để phân tích, do đó để giải quyết vấn đề này theo TG thì trước hết phải làm cho ra nhẽ tôn giáo nào là chân lý, phù hợp với khoa học nhất, giải thích các vấn đề liên quan một cách rốt ráo nhất. Vấn đề trên hãy để cho thời gia trả lời!
    1 like
  15. Những đứa con của chúng ta dầu có giỏi hay dỡ cũng không chắc đã vượt qua được tham, sân, si nên vẫn có cửa để ta nhắc nhở chúng trong giáo lý nhà Phật mở rộng. Ngay cả chúng ta cũng còn tam độc chưa giải thì nhắc nhở con cái cũng chỉ là để chúng ta nhìn lại mình như tự nhắc chúng ta vậy thôi, phải không CCB? Những khi có dịp thì quá ít ỏi so với hằng ngày hằng giờ chúng ta và con cái chúng ta đều bị tham, sân, si chi phối đến khổ. Thấy khổ, quan sát mà nhận ra sự huân tập gây nên, thì ta biết diệt nó thế nào bằng đạo lý của Phật Pháp thì cũng đã hết lòng với nhau rồi vậy. Thiên Bồng tự mình viết rồi lại không nhìn ra "không gian khác, thời gian khác" là những điều kiện đã làm thay đổi kết quả thành khác đó sao? Điều kiện cả. TB nên rõ vấn đề là "có nhiều cách tiếp cận với Phật giáo mà không nhất thiết phải qua việc đi Chùa" nhưng "muốn đi Chùa vì lý do gì đó" thì đâu có ai ngăn cản. Chẳng qua, ý muốn là vậy những điều kiện không cho phép thì không đi đến Chùa được cũng là kết quả không thể không xảy ra như thế. Nếu nói "nhân lực" là sức người thì có câu "sức người có hạn" nên mới có chuyện "Tận" là cái mà bạn có thể "làm" nhưng TB có thấy "sức người" cũng còn tùy vào "điều kiện". Thể lực yếu đuối, trí lực bạc nhược thì có thể kiên trì được gì nên chỉ là "Tận" sớm hay "Tận" trễ mà thôi. Nếu nói cái thể chất và trí lực của ta là do "Định mệnh" hay "Thiên mệnh" an bài thì khác nào ta như con rối bị giựt dây? BabyWolf xét ở một phạm trù nào đó thì "Duyên" cũng có thể được xem như là "Điều Kiện", ok nhưng (với nhị) http://diendan.lyhocdongphuong.org.vn/public/style_emoticons/default/39.gif cần phải xét Duyên (điều kiện) từ đâu mà ra cũng là điều hợp lý. Rồi BW suy rộng ra là từ sự tương tác của vạn vật, thì vạn vật tự dưng mà có hay có điều kiện? Đang tùy căn cơ của BW đây.
    1 like
  16. Cự Môn là một Bắc đẩu tinh, thuộc hành Thủy. Có lẽ hành Thủy khiến cho Cự Môn trở nên uyển chuyển theo hoàn cảnh, “ở bầu thì tròn, ở ống thì dài” Cự đắc địa đi với những võ tinh thì sẽ hỗ trợ cho võ tinh thêm mạnh mẽ để phát về võ nghiệp. nếu đi với những sao văn tinh thì sẽ thành công trong lãnh vực văn học, nghệ thuật, nếu đi với những sao có khuynh hướng về kinh doanh thì sẽ trở thành những tay kinh doanh cự phách, và tương tự, khi đi với dâm tinh thì Cự rất buông thả. Cự miếu địa ở Mão Dậu, vượng địa ở Tý Ngọ Dần, đắc địa ở Thân và Hợi, hãm ở Thìn Tuất Sửu Mùi, Tỵ. Mặc dù bị xếp hạng là ám tinh nhưng Cự miếu vượng thủ Mệnh là người thông minh và nhân hậu. Cự hãm thì thật sự đúng với biệt danh là ám tinh. Cự là cái miệng, của lời ăn tiếng nói…cho nên khi đắc địa thì khéo ăn nói, có tài hùng biện, có khả năng thuyết phục người. Nhưng nếu hãm thì lời nói thiếu suy nghĩ, thiếu thận trọng dễ mất lòng người và dễ bị tai tiếng thị phi, đôi lúc còn đưa đến tai họa cũng vì cái miệng. http://' target="_blank">Với bản tính bất nhất như đã nói trên, may mắn cho Cự tại hai vị trí miếu địa Mão Dậu, ám tinh này gặp được thiện tinh Thiên Cơ, thuộc Nam đẩu tinh, hành Mộc. Thiên Cơ cũng góp một phần bản chất vào mẫu người doanh thương Cự Cơ Mão Dậu này. Thiên Cơ miếu ở Thìn Tuất Mão Dậu, vượng ở Tỵ, Thân, đắc ở Tí Ngọ Sửu, hãm ở Dần Hợi. Cơ là một phúc thiện tinh cho nên dù hãm cũng không hề mất hết thiện tính của mình. Khi đắc địa, Cơ chỉ sự khéo léo về tay chân, sáng suốt về trí óc, có mưu trí nhưng lại xử sự nhân từ và cởi mở. Nếu ở vị trí miếu vượng thì chủ về phú quý, phúc thọ, và đặc biệt là có năng khiếu về kinh doanh. Như vậy, hai sao Cự Cơ cùng miếu tại Mão Dậu. Hành Thủy của Cự càng sinh vượng cho hành Mộc của Cơ, hơn nữa, cũng tại vị trí này, Cơ đặc biệt có năng khiếu về kinh doanh, cho nên Cự trở thành kẻ đồng hành rất tốt. Với bản tánh gan dạ, liều lĩnh, Cự hỗ trợ Cơ mạnh mẽ trong lãnh vực này. Người Cự Cơ Mãu Dậu là những người trong thương trường. Nhưng chúng ta cần phân biệt lãnh vực hoạt động của đôi bên. Người Tham Vũ Đồng Hành thường hoạt động trong lãnh vực kỹ nghệ chuyên môn v.v… Còn người Cự Cơ Mão Dậu không chuyên về một lãnh vực nào cả, có thể là ngành hàng tiêu dùng, có thể là những sản phẩm về văn học nghệ thuật v.v…Hay nói một cách khác là bản tính uyển chuyển của Cự, cho nên những sao đi kèm với Cự Cơ sẽ quyết định đương số sẽ kinh doanh trong lãnh vực nào. Ví dụ: Mệnh ở Mão hay Dậu có Cự Cơ với Hổ Tuế Phù, thì đây là những người có năng khiếu về luật pháp, những nhà làm luật, những quan tòa hay những danh sư danh tiếng, và chắc chắn những tổ hợp luật sư sẽ là những lãnh vực kinh doanh của họ. Mệnh ở Mão Dậu có Cự Cơ thêm Xương Khúc, Khôi Việt, Khoa, Tấu là người có năng khiếu về văn học, nghệ thuật, cho nên khi vào đường kinh doanh thì lãnh vực hoạt động thường là những nhà xuất bản sách, báo chí, nhạc, hay phim… Mệnh ở Mão Dậu có Cự Cơ thêm Tả Hữu, Lộc, Hình, Y, Quang, Qúy là người kinh doanh trong y dược học. Nhỏ thì là phòng mạch, lớn thì một bệnh viện, một viện bào chế dược phẩm… Nhưng cách Cự Cơ Mão Dậu cũng chỉ mới là giới tiểu thương, nếu muốn kinh doanh với tầm vóc lớn thì phải có thêm Song Hao mới gọi là đắc cách Chúng Thủy Triều Đông, có nghĩa là tất cả các dòng sông đều chảy về hướng Đông. Song Hao thuộc hành Thủy, lại được hành Kim của cung Dậu tương sinh, cho nên nguồn nước sẽ được dồi dào bất tận. Trong thiên nhiên, nước là biểu tượng của tiền bạc. Song Hao lại là biểu tượng của số nhiều. Những dòng sông từ Dậu là phương Tây, chảy về Mão là phương Đông, khiến cho hành Mộc của Thiên Cơ được hưng thịnh, và đây mới đúng là tầm vóc của mẫu người kinh doanh Cự Cơ Mão Dậu. Cũng vì thế mà Mệnh an tại Mão tốt hơn ở Dậu, tốt nhất đối với những tuổi Ất, Tân, Kỷ và Bính, những tuổi này sẽ đạt phú quý một cách dễ dàng hơn những tuổi khác. Nếu Mệnh ở Dậu, thì đương số cũng là người kinh doanh mà trở nên giàu có, nhưng càng giàu thì tuổi thọ càng giảm: “Cự Cơ Dậu, thượng hóa cát dã Túng hữu tài quan, dã bất chung” Nhưng Cự Cơ Mão Dậu đắc cách Chúng Thủy Triều Đông thì lại có người cho rằng Cự Cơ đã gặp Song Hao thì chớ nên có Hóa Lộc mà bị phá cách. Lý do quan điểm này cho rằng Hóa Lộc hành Thổ, khắc với hành thủy của Song Hao khiến cho Thiên Cơ thiếu nước. Lý luận này xét ra không được ổn vì cũng có nhiều sao khác thuộc hành Thổ như Lộc Tồn, tại sao chỉ áp dụng cho Hóa Lộc mà thôi? “Song Hao Mão Dậu ái ngộ Cự Cơ, tối hiềm Hóa Lộc” Thật ra Song Hao ở Mão Dậu kỵ với Hóa Lộc không phải nguyên nhân chính là do sự sinh khắc của ngũ hành mà là do ý nghĩa của Song Hao mà ra. Hao là hao tốn, tiêu hao. Với ý nghĩa đó cho nên Hóa Lộc, Lộc Tồn không nên gặp Hao, nếu gặp thì khác nào mang tiền thả trôi theo dòng nước. Tóm lại, Mệnh ở Mão Dậu có Cự Cơ Song Hao Hóa Lộc hay Lộc Tồn thì đương số cũng là ra tiền một cách dễ dàng, nhưng tiền vào tay mặt thì ra tay trái. Đối với nữ phái, Mệnh ở Mão Dậu có Cự Cơ là người đàn bà có tay làm ăn buôn bán, trên thương trường đương số không thua gì những đấng mày râu. Tuy nhiên, Cơ hiền lành không thể trói buộc nổi Cự với bản tánh liều lĩnh, phóng khoáng. Cự dù miếu vượng cũng có điều bất lợi cho phái nữ bởi vì Cự là cái miệng, là lời ăn tiếng nói, là khẩu thiệt thị phi, khắc khẩu, vợ chồng xa nhau thì thương nhớ, gần nhau thì cãi vã suốt ngày…Cho nên đàn bà có Cự thủ Mệnh hay Thân thì bên ngoài giỏi, tháo vát nhưng bên trong gia đạo thường vẫn có điều không ổn, ít nhiều hạnh phúc gia đình bị những đám mây đen của Cự lãng vãng đâu đó. Đó chính là nguyên nhân khiến cho Cự Môn phải mang danh là ám tinh. Nhưng nếu dùng lăng kính của Freud mà chiếu rọi cho tận cùng, thì một phần chính cũng vì đàn bà Cự Cơ Mão Dậu có khá nhiều tham vọng và khuynh hướng tình dục rất mạnh mẽ. Với bản chất đặc biệt đó chúng ta thấy có hai mẫu người đàn bà Cự Cơ Mão Dậu: 1) Họ có thể che dấu hay dồn nén khuynh hướng tình dục của mình thành những tham vọng trên lãnh vực làm ăn kinh doanh của họ, và đây chính là con đường mà Freud gọi là “tình dục thăng hoa thành tài năng” Trong những trường hợp tương tự như thế, chúng ta mới thấy quan điểm của Freud đã được khoa Tử Vi chứng nghiệm. Thật vậy, khi xét đến những là số của những vị chân tu chúng ta đều thấy hầu hết những lá số này đều có bóng dáng của Đào Hồng hay những dâm tinh khác. Điều này không có gì nghịch lý, kẻ chân tu vốn cũng đầy đủ thất tình lục dục như mọi người, có khi còn mạnh hơn, nhưng cái hay là họ đẩy tất cả những thất tình lục dục đó vào một chữ “không” biến tình dục thành tài năng, và được như vậy họ mới quán triệt được chữ “đạo”, rồi mới hiểu được chữ “ngộ” là gì. 2) Là người có cuộc sống buông thả, phóng khoáng. Họ dùng những thành qủa, giai cấp mà họ đạt được trong xã hội đễ biện minh cho quan niệm sống của họ. Và trên thương trường, đây cũng là người đàn bà không thua sút ai, mà cả trong cuộc chơi, họ cũng là người dám bỏ ngàn vàng để mua lấy trận cười làm vui…Đó chính là mẫu người đàn bà mà chúng ta thường gọi là “đàn bà dễ có mấy ai” Nguon:Quehuongyeudau.blogtiengviet.net
    1 like