-
Thông báo
-
Nội quy Lý Học Plaza
Nội quy này là bản mở rộng Nội Quy - Quy định của Diễn đàn. Khi tham gia mua bán, các thành viên phải tuân theo những quy định sau: Tiêu đề bài viết: Bao gồm: Chỉ dẫn địa lý, Loại hình Mua/Bán, Thông tin mua bán.
Chỉ dẫn địa lý: Tỉnh/thành nơi mua bán. Hoặc sử dụng định nghĩa có sẵn:TQ: Toàn quốc
HCM: TP Hồ Chí Minh
HN: Hà Nội
[*]Ví dụ: HCM - Bán Vòng tay Hổ Phách Nội dung bài viết: Mô tả chi tiết sản phẩm mua/bán
Bắt buộc phải có thông tin liên lạc, giá Mua/Bán
Bài mới đăng chỉ được phép up sau 03 ngày.
Thời gian up bài cho phép: 01 ngày 01 lần.
Các hành vi vi phạm nội quy này sẽ bị xóa bài hoặc khóa tài khoản mà không cần báo trước.
-
Leaderboard
Popular Content
Showing most liked content on 27/12/2012 in Bài viết
-
2 likes
-
Lá số của người ở trên, rất khó lập gia đình ,trước khi cưới hay khi cưới cũng vậy , phải có nhiều trỡ ngại hay bị ngăn cản; nếu lấy chồng sớm thì khó tránh bị đỗ vỡ, nếu cam phận làm nhỏ hay là người đến sau,tức chồng là người đã có lần lập gia đình thì mới bền / dầu cho lấy ai cũng vậy có lấy được chồng là vua hay tổng thống cũng khổ là khổ .1 like
-
Nhập gia tùy tục. Bạn nên lấy Lá số tử vi Lạc Việt thì mới mong nhận được sự tư vấn của các bác trên diễn đàn Lý học Đông Phương bạn ạ. Thân! P/S: Bạn vào link này để lấy Lá số: Lấy lá số tử vi Lạc Việt1 like
-
1 like
-
tình cảm chị em, quan tâm đến nhau là tốt đáy. nhưng chau đừng buồn vì số chị cháu Cung Phu bị Triệt thì cũng chẳng nên lấy chồng sớm làm gì. Còn Cung Quan Lộc của chị cháu cũng không sáng sủa gì. Nếu đua chên vào danh vọng sẽ không thành công đâu. Chị cháu nen đi vào kỹ nghệ hay buôn bán lại đỡ vất vả hơn.1 like
-
1 like
-
khó nói mà lại dễ post à ??? Lên mạng đọc báo đụng toàn cướp giết hiếp đã chán rồi......Vào đây giải trí lại thấy mấy cái hình này mệt mắt thêm chứ có vui tẹo nào đâu.......sigh......1 like
-
Phần cơ nghiệp phía trên khuyên, phải chọn con đường đi k theo số đông sẽ công thành danh toại, con đường k ai muốn đi, nhưng khi mình đi thì sẽ nhiều ng thèm muốn đi như mình. Chọn con đường đi vì lý tưỏng, vì đam mê, k vì danh lợi vật chất thì sẽ thành công hơn1 like
-
Quán vắng!
hoctronho liked a post in a topic by Thiên Sứ
Không hiểu biết quốc sử là điều đáng hổ thẹn nhất Thứ năm 27/12/2012 06:00 (GDVN) - "Thưa Thầy, phải chăng sứ mệnh của quốc sử trong xã hội cũng như nhà trường đã hàm chứa trong hai câu thơ của Bác Hồ?". Tôi đã trả lời ngay: "Đúng vậy, cô ạ. Vì quốc sử là máu thịt, là tâm hồn Việt Nam. Có người còn bạo miệng cho rằng: Không hiểu biết quốc sử là điều đáng hổ thẹn nhất. Nhớ lại hơn mười năm trước (l999), một cô nhà báo hỏi tôi: “Gần nửa thế kỷ đứng trên bục giảng và chỉ giảng dạy một môn duy nhất là Lịch sử Việt Nam, thầy suy nghĩ như thế nào để những bài học quốc sử không bị lãng quên?” Một câu hỏi vừa thú vị, vừa nhức nhối. Thú vị, vì dạy và học quốc sử đang là một vấn đề lớn đặt ra cho toàn xã hội; điều mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nhắc nhở cách đây 70 năm (1941): “Dân ta phải biết sử ta”. Nhức nhối, vì làm sao đến nỗi quốc sử lại có thể “bị lãng quên!” Ảnh minh họa. (Nguồn Internet) Trải hàng ngàn năm, dân tộc Việt Nam, cũng như bao dân tộc khác trên trái đất, rất có ý thức về lịch sử dân tộc mình. Có thể nói không quá đáng rằng: vừa lọt lòng mẹ chúng ta đã bắt đầu cảm nhận những âm điệu sâu lắng qua lời ru của mẹ về Hai Bà Trưng “quê ở Châu Phong”, về một Bà Triệu “cưỡi voi bành vàng”…Lời ru đưa ta ngược về nguồn cội “Dù ai đi ngược về xuôi/ Nhớ ngày giỗ Tổ mồng 10 tháng Ba”. Lớn dần lên, bất cứ ai trong chúng ta mà lại không nhớ mẹ mình, bà mình vẫn rủ rỉ kể cho ta nghe những chuyện cổ tích tưởng như hoang đường mà thật hấp dẫn. Và cho đến hôm nay, tôi dám “đánh cược” rằng: Bất cứ ông lão, bà lão nào sống đến 90 tuổi có thể quên gần hết mọi chuyện trên đời, nhưng nếu còn chút minh mẫn của tuổi già, chắc chắn các cụ sẽ kể vanh vách cho ta nghe câu chuyện Thánh Gióng lên trời, Sơn Tinh - Thủy Tinh đánh nhau quyết liệt, chuyện Mỵ Châu - Trọng Thủy yêu nhau say đắm! Có thể có một cháu bé nào đó thắc mắc: Làm gì có chuyện đứa trẻ 3 tuổi chỉ cần vươn vai một cái là trở thành người lớn phi ngựa sắt như bay! Cũng có thể có một cậu thanh niên đang háo hức với mối tình đầu vắt vai đã sụt sùi “rơi lệ” khi nàng Mỵ Châu lén rắc lông ngỗng cho chàng lần theo dấu vết; lại còn trách nhà thơ chẳng hiểu gì yêu đương, nỡ kết tội nàng “trái tim lầm chỗ để trên đầu”… Nhưng với thời gian, với từng trải sự đời, cháu bé và cậu thanh niên, và có lẽ cả nhà thơ nghiệm ra rằng: Truyền thuyết là truyền thuyết, nhưng hạt nhân cốt lõi của nó là những thông điệp tuyệt vời của tổ tiên hàng ngàn năm trước, những thông điệp chất chứa biết bao gian lao tủi nhục, cay đắng nữa... gói ghém những căn dặn khôn ngoan, tinh tế liên quan đến sự sống còn của dân tộc, của giống nòi. Lại nhớ một lần đi thực tế điền dã về “vùng sâu, vùng xa”, tôi được trò chuyện với một thầy giáo già, da mặt thầy đã nhăn nheo nhưng cặp mắt thầy vẫn tinh anh: - Chú dạy sử hả? - Vâng ạ, cháu dạy sử, nhưng cháu đi thực tế để tiếp tục học sử. Thưa thầy, chuyện Thánh Gióng, chuyện Sơn Tinh - Thủy Tinh ngụ ý thế nào ạ? - Thánh Gióng hả? Là quyết tâm giữ nước ngay từ lúc sức mình còn rất non yếu. Sơn Tinh hả? Là dốc sức chống thiên tai lũ lụt bảo vệ mùa màng, sinh mạng. - Mỵ Châu - Trọng Thủy là sao, thưa thầy? - Sâu sắc lắm, cay đắng lắm các chú ạ; không phải chuyện yêu đương mùi mẫn của đôi trai gái đâu! - Thưa thầy, không "mùi mẫn" thì sao đến nỗi để lầm tim trên đầu? - Nhà thơ "thi vị hóa" thế thôi, chứ nhà thơ thừa biết câu chuyện ẩn chứa một thông điệp lớn. Là tổ tiên ta muốn căn dặn con cháu rằng: ở đời không ai không mắc sai lầm, kể cả ông thánh. Sai lầm dù có nghiêm trọng đến mấy vẫn có thể được lịch sử tha thứ, nhưng tuyệt đối không được vướng vào Mỵ Châu - Trọng Thủy. Thông điệp là ở chỗ đó"… Phải biết sử ta cho tường gốc tích nước nhà…" cũng chính là ở những chỗ như vậy! Thầy giáo già giải thích có vẻ đơn giản nhưng thật ấn tượng, giúp tôi cảm nhận lịch sử dân tộc mình càng học càng ngấm. Hình như trên thế gian này, cổ kim đông tây, chưa thấy một dân tộc nào chịu đau thương tủi nhục cả ngàn năm mà lại thoát ra được. Để đi từ tủi nhục đến vinh quang, bằng máu xương mình giành lại quyền làm chủ trên chính mảnh đất cha ông mình để lại không phải là chuyện bình thường! Một nhà sử học phương Tây đã có lý khi cho rằng: "Dân tộc nào dám vượt lên tủi nhục để khẳng định mình, dân tộc ấy xứng đáng để lại cho con cháu họ những trang sử đích thực". Hẳn rằng Việt Nam ta đã có một lịch sử như thế: Một dân tộc luôn phải gồng mình lên gấp bội (Thánh Gióng) để giữ nước, luôn phải đắp cao ngọn núi để chống bão lũ (Sơn Tinh)...Đó cũng chính là hành trang cơ bản cho hết thế hệ Việt Nam này đến thế hệ Việt Nam khác đi hoài, đi mãi để mà phấn đấu. "Phải biết sử ta cho tường gốc tích" cũng tức là mỗi con người Việt Nam luôn tự hỏi mình từ đâu trong lịch sử đến đây. Có như vậy, ta mới biết mình đang ở đâu, sẽ đi tới đâu và để làm gì. Một dân tộc như Việt Nam, không có lịch sử mấy ngàn năm kiên cường như thế thì làm sao có thể sản sinh ra Hồ Chí Minh, và sự nghiệp hôm nay cũng không có. Cô nhà báo năm nào còn hỏi: "Thưa Thầy, phải chăng sứ mệnh của quốc sử trong xã hội cũng như nhà trường đã hàm chứa trong hai câu thơ của Bác Hồ?". Tôi đã trả lời ngay: "Đúng vậy, cô ạ. Vì quốc sử là máu thịt, là tâm hồn Việt Nam. Có người còn bạo miệng cho rằng: không hiểu biết quốc sử là điều đáng hổ thẹn nhất. Có lẽ đã đến lúc vị thế môn lịch sử dân tộc phải được "quán triệt" trong nhà trường các cấp. Ngay trong các trường đại học, kể cả khoa học tự nhiên, cũng nên có môn quốc sử với liều lượng khác nhau. Đơn giản là: Nếu chúng ta, trước hết là thanh thiếu niên ít hiểu biết lịch sử dân tộc từ gốc tích (chưa nói là hiểu một cách tường tận) thì làm sao xã hội có thể đòi hỏi ta phải thấu hiểu công ơn tổ tiên để đền đáp, để cống hiến xứng đáng cho quê hương, đất nước! Một khi môn lịch sử dân tộc được đặt đúng vị thế mặc nhiên phải có trong nhà trường thì mọi sự sẽ tự nó vận hành; và mọi người bằng trí tuệ của mình sẽ chung sức xoay chuyển tình thế. Và đến lúc đó, ta khỏi loay hoay gỡ rối bằng những biện pháp chắp vá vụn vặt về cơ cấu chương trình, về sách giáo khoa hay về thời lượng dạy - học môn lịch sử trong nhà trường. Vì rằng đến lúc đó, tự khắc ngành giáo dục - trước hết là các thầy cô dạy sử - sẽ có thừa bản lĩnh và tri thức để biết cách trả lại cho môn lịch sử dân tộc vị thế đích thực của nó. Lại càng khỏi lo học trò (từ tiểu học đến đại học) không biết tự thân vận động như thầy cô, một khi tài liệu dạy - học không còn bó hẹp trong sách giáo khoa, giáo trình hay các thư viện, và việc sử dụng laptop, truy cập chọn lựa thông tin về lịch sử trên internet đang trở thành câu chuyện bình thường khắp mọi miền đất nước. Ta nên đánh giá cao tư duy độc lập và khả năng sáng tạo của đội ngũ các thầy cô dạy sử cũng như hàng triệu học trò của họ. Suy nghĩ miên man, tôi ngủ thiếp và… nằm mơ. Tôi mơ thấy người ta đang nghiêm túc tính chuyện coi môn Lịch sử dân tộc là một môn học chính trong các cấp học phổ thông, đặt ngang hàng với môn Văn và môn Toán. Đột nhiên tôi thở phào tỉnh giấc, chợt nhận ra mình vừa ước mơ một điều gì trọng đại lắm. Cho dù ước mơ chỉ là ước mơ, và không phải ước mơ nào cũng có thể trở thành hiện thực, thì tôi vẫn nghĩ rằng đó là một giấc mơ đẹp của riêng tôi. Bấm vào đây để viết bình luận - Bấm xem tất cả bình luận hay Nguyễn Phan Quang ==================== Cũng chẳng một câu đụng chạm đến Việt sử 5000 năm văn hiến, một thời huy hoàng ở miền nam sông Dương tử. Tất cả ngôn ngữ đều sáo rỗng, mơ hồ..... Sự hèn hạ lên ngôi, nhưng lại vẻ tâm huyết; dốt nát lại đóng giả cao minh; giá áo túi cơm thì cứ như cao sang quyền quý; gối tớ , mặt mo phủ nhận cả tổ tiên thì lại tỏ ra chính nhân quân tử.... Bởi vậy, chẳng thể nói chuyện được nữa.1 like -
1 like
-
Chưa, 2-3 năm tới nữa cuộc đời của cháu còn nhiều thăng trầm việc ổn định thì còn xa.1 like
-
Quán vắng!
Thích Đủ Thứ liked a post in a topic by Thiên Sứ
Để kiểm chứng nhận xét của mình, tôi lên Gu gồ chấm Nguyễn Trần Bạt thì thấy cái thư viện "Oai cai" nó nói thế này và đúng là ông Bạt không phải giáo sư tiến sĩ thật.1 like -
Châu Á 2013: thế tứ trụ đang lung lay! SGTT.VN - Châu Á bước vào một kỷ nguyên mới, kỷ nguyên của sự bất định cả về an ninh, chính trị lẫn phát triển kinh tế. Xe hơi xuất khẩu của Nhật chờ xuống tàu trong ngày 20.12 vừa qua tại cảng Yokohama. Xuất khẩu giảm khiến thâm hụt thương mại Nhật đang tăng lên. Ảnh: japantoday.com Vai trò bá quyền Mỹ, hệ thống liên minh, quan niệm về phát triển và định chế hoá các mô hình… tất cả đã/đang thay đổi một cách căn bản. Đó là kết luận của giáo sư Michael Wesley (đại học Sydney và viện Brookings) đăng trên The American Interest, số cuối năm. Trụ cột đầu tiên và vững chắc nhất thuở ấy là không một quốc gia nào dám chống lại sự lãnh đạo của Mỹ. Nước lớn còn quá nghèo, các quốc gia có máu mặt lại quá nhỏ. Châu Á nhìn chung chấp nhận điều đó. Trụ cột thứ hai mà Mỹ dày công tạo dựng, đó là cấu trúc liên minh không để ai giành giật ảnh hưởng. Trụ cột này dựa trên giả định quốc gia nào thách thức bá quyền Mỹ sẽ phải trả giá đắt. Mỹ có thể “bảo kê” cho một trật tự khu vực ổn định. Trụ cột thứ ba là quan niệm về phát triển kinh tế. Thế hệ lãnh đạo vừa giành được độc lập cho rằng, ổn định để phát triển kinh tế và chỉ khi kinh tế mạnh mới bảo đảm được ổn định. Mọi tranh luận về chính sách hay về chiến lược được coi là đe doạ ổn định, tức đe doạ phát triển. Từ đây, thêm trụ cột thứ tư, đó là định chế hoá các mô hình phát triển. Hàn Quốc, Đài Loan, Hong Kong và Singapore thời đó đều theo mô hình kinh tế hướng ngoại của Nhật. Mỹ mở thị trường trong nước để xuất khẩu từ châu Á vào, bất chấp các khoản thâm hụt thương mại. Giờ đây cả bốn trụ cột này đều thay đổi. Hệ lụy của những thay đổi chưa có tiền lệ này trước hết là thế lưỡng nan về an ninh của Washington. Các tranh chấp giữa Trung Quốc với một số nước châu Á trên Biển Đông và Hoa Đông gây khó cho Mỹ trong lựa chọn chính sách. Chủ trương của Mỹ giữ nguyên trạng trên Biển Đông đang làm cho các nước bị bắt nạt tự tin hơn trong đấu tranh chống lại các hành động xâm lấn của Trung Quốc. Tuy nhiên, các xung đột ở cường độ thấp sẽ đặt ra một nan đề là khi nào thì Mỹ cần bày tỏ cam kết để kềm giữ Trung Quốc, còn khi nào thì Mỹ im lặng để các nước láng giềng của Trung Quốc đừng đi quá xa. Đối với Mỹ, lý do địa dư và tâm lý dân chúng hiện nay càng đẩy nan đề này thành vấn đề lớn. Đối với các nước châu Á, lý lẽ duy trì căng thẳng với Trung Quốc là cách tốt nhất để “giữ chân” Mỹ phải ủng hộ họ vẫn là một vũ khí của kẻ yếu. Liên quan đến những đảo lộn kinh tế, tờ La Tribune (Pháp) mới đây đưa ra nhận xét, đa phần các chuyển đổi lớn về kinh tế đều diễn ra ở châu Á. Nhật Bản hiện đang theo đuổi mô hình kinh tế “lợi nhuận mới” độc đáo nhằm thu lợi tối đa từ đổi mới công nghệ với các sản phẩm xuất khẩu. Mỹ tuy hướng tới công nghệ cao, nhưng sự xì hơi của bong bóng bất động sản là dấu hiệu kết thúc chu trình nửa thế kỷ Mỹ góp phần chủ đạo cho kinh tế thế giới. Sự nổi lên của Trung Quốc, với tăng trưởng cao trong nhiều năm nhờ vào xuất khẩu và tăng tiêu dùng nội địa khiến Trung Quốc trở thành nền kinh tế hàng đầu, với các cực trung tâm phát triển mạnh. Các nhà phân tích lưu ý cục diện chính trị, kinh tế, an ninh tại khu vực sẽ có nhiều biến động trong một thế cân bằng/đối trọng xoay quanh trục Mỹ – Trung ganh đua địa chính trị, Trung – Nhật kiềm chế lẫn nhau, Mỹ – Nhật – Hàn tìm kiếm hình thức liên minh vượt lên di sản để vừa làm ăn kinh tế, vừa đối phó với những bất định về an ninh. Trung Quốc xây dựng khu vực thương mại tự do Trung – Nhật – Hàn để cân bằng ảnh hưởng của Mỹ và giảm bớt tác động của tam giác Mỹ – Nhật – Hàn. Các quốc gia này đều đối mặt với các vấn đề từ nền kinh tế toàn cầu lao đao đến vụ phóng tên lửa đưa vệ tinh lên quỹ đạo của Triều Tiên, khiến cho tình hình càng khó dự đoán. Tình huống đan xen vào lúc có thay đổi lãnh đạo được giới quan sát coi là thách thức nếu các tân lãnh đạo vẫn bế tắc trong đối phó với các xung đột công khai hoặc tiềm ẩn. Làm thế nào để thoát khỏi sự lung lay của những trụ cột nói trên. Cuộc chiến “vách đá tài khoá” đang gây quan ngại cho cả đồng minh lẫn đối tác của Mỹ. Các nước lo sợ “khoảng trống quyền lực” nếu Mỹ khai triển không thành công chiến lược Á tâm thì sẽ có thế lực muốn lấp chỗ trống của Mỹ. Việc vừa qua, Mỹ thắt chặt hơn các cơ chế đồng minh với Nhật, Úc, Hàn Quốc, Philippines và xây dựng các quan hệ đối tác mới với Ấn Độ, Singapore, Malaysia, Việt Nam và Indonesia cho thấy tính linh hoạt trong cấu trúc mới. Có nhiều gợi ý về mô thức “bản hoà tấu châu Á” (Concert of Asia). Hồn cốt của mô thức này là các nước trong khu vực sẽ đi đến thoả thuận chung: mọi căng thẳng và tranh chấp, kể cả tranh chấp biển đảo sẽ được giải quyết không qua xung đột. Sẽ có sự đồng thuận giữa các cường quốc, trước hết giữa Mỹ và Trung Quốc là không quốc gia nào được thách thức trật tự của “bản hoà tấu” này. Mỗi quốc gia sẽ cam kết trách nhiệm/nghĩa vụ trong việc duy trì trật tự và ổn định trong khu vực. Ở đây có sự ngầm hiểu Mỹ đồng ý để Trung Quốc có vị thế trong khu vực lớn hơn vị thế hiện nay. Thời Nghiêu – Thuấn trong quan hệ giữa các cường quốc châu Á liệu sẽ xảy ra sớm? Giang Thuỷ =============== Từ lâu tôi đã xác định rằng: Trong một tương lai gần, có hai khả năng để tiến đến sự hội nhập toàn cầu - là xu hướng tất yếu của sự phát triển của nền văn minh nhân loại - là: 1/ Cuộc chiến dứt điểm giành ngôi bá chủ. 2/ Một giá trị trí thức được phát hiện có khả năng hóa giải các mâu thuẫn giữa các quốc gia và các dân tộc, dung hòa được các chính kiến, tôn giáo và các nền văn hóa khác nhau. Cái gì sẽ xảy ra của một trong hai khả năng này? Nhưng trong một tương lai xa và có tính tất yếu thì khả năng thứ hai chắc chắn sẽ phải xuất hiện. Và khả năng thứ nhất chỉ là một hiện tượng trong sự phát triển.1 like
-
Thật tốt khi có nhiều chủ đề có ích như thế này. Chúc các Anh thành công.1 like