-
Thông báo
-
Nội quy Lý Học Plaza
Nội quy này là bản mở rộng Nội Quy - Quy định của Diễn đàn. Khi tham gia mua bán, các thành viên phải tuân theo những quy định sau: Tiêu đề bài viết: Bao gồm: Chỉ dẫn địa lý, Loại hình Mua/Bán, Thông tin mua bán.
Chỉ dẫn địa lý: Tỉnh/thành nơi mua bán. Hoặc sử dụng định nghĩa có sẵn:TQ: Toàn quốc
HCM: TP Hồ Chí Minh
HN: Hà Nội
[*]Ví dụ: HCM - Bán Vòng tay Hổ Phách Nội dung bài viết: Mô tả chi tiết sản phẩm mua/bán
Bắt buộc phải có thông tin liên lạc, giá Mua/Bán
Bài mới đăng chỉ được phép up sau 03 ngày.
Thời gian up bài cho phép: 01 ngày 01 lần.
Các hành vi vi phạm nội quy này sẽ bị xóa bài hoặc khóa tài khoản mà không cần báo trước.
-
Leaderboard
Popular Content
Showing most liked content on 25/12/2012 in Bài viết
-
Bản thân tôi chứng kiến nhiều điều kỳ diệu của Đông Y. Như tôi bị viêm nướu răng, phải mổ nhiều lần ổ viêm mà chưa hết. Nhưng chỉ bằng một vị thuốc Đông ý để...bắt sâu răng, bây giờ tôi không thấy hiện tượng viêm nữa. Chưa hết. Tôi bị thoát vị đĩa đệm. chắc chắn phải mổ. Nhưng chỉ hai thày lang vườn chữa là khỏi. Nền Đông y có cội nguồn Lạc Việt còn rất nhiều bí ẩn. Tôi vẫn mơ ước phục hồi lại Viện Nghiên cứu Đông Y.4 likes
-
Giải mã bí ẩn loài cỏ trị giá 100 triệu đồng/kg ở Sapa (VTC News) - Cỏ nhung có một tác dụng thần kỳ mà người Việt không biết, đó là có khả năng tái tạo tế bào, đặc biệt là tái tạo tế bào gan. Trong những chuyến đi rừng với “người rừng” Trần Ngọc Lâm, tôi được ông chỉ cho vô số loại cỏ, cây, củ, quả, toàn những thứ được coi là thần dược. Những loài cỏ, cây, mà các thiền sư Tây Tạng sử dụng, hầu như người Việt Nam chưa biết đến, cũng không có trong sách vở ngành dược. Cách đây khoảng 7 năm, trong mỗi chuyến đi rừng, lúc nấu ăn, ông Lâm thường vào rừng nhổ một số loại cỏ để nấu canh. Ông Lâm thường nâng niu những chiếc lá nhỏ hình trái tim, có màu xanh tía, với những sợi óng ánh như kim tuyến. Cỏ nhung trong rừng Hoàng Liên Sơn với những chiếc lá óng ánh màu kim tuyến Khi đó, ở Việt Nam chẳng ai biết loại cỏ này, cũng không có trong sách, nên ông tự đặt tên cho nó là cỏ kim tuyến. Ông Lâm bảo rằng, loài cỏ này là một vị thuốc cực quý, quan trọng thứ nhì trong bài thuốc chữa ung thư mà ông sử dụng để cứu mình. Loài cỏ này thực sự là thần dược. Tôi ăn bát canh có lá kim tuyến, thấy sức khỏe hồi phục rất nhanh. Những lúc đi rừng mệt quá, không muốn bước nữa, chỉ cần bứt lá kim tuyến nhai sống, lại tiếp tục đi được. Hồi trèo lên độ cao 2.800m, thấy loài cỏ này, ông Lâm đã xúc động trào nước mắt và ông tin rằng mình sẽ sống được. Ông cứ ngắt lá, thân, rửa qua nước suối rồi nhai tất. Thế mà sức khỏe hồi phục rất nhanh. Tôi tin lời ông Lâm nói về thứ cỏ lạ này, nên đã mang chúng về Hà Nội, hỏi một số giáo sư, tiến sĩ chuyên ngành đông y, dược học. Tuy nhiên, ngày đó, chẳng vị nào biết về loại cỏ này. Có vị còn bảo nó chả có giá trị gì cả. Tôi cũng đã từng kỳ công dẫn bác sĩ Nguyễn Hữu Trọng lên Sapa xem loài cỏ này, để tìm cách bảo tồn, nhưng ông cũng mù tịt nốt. Cây cỏ nhung mà ông Lâm gọi là kim tuyến do tác giả chụp trên độ cao 2.900m trong rừng Hoàng Liên Sơn Thời gian gần đây, khi người Trung Quốc phát hiện ở Việt Nam có loài cỏ này, đã thu mua ráo riết. Ở ngoài Bắc thì gọi nó là cỏ nhung, còn trong Tây Nguyên thì gọi là cỏ kim cương. Trong khi các thương lái thu mua với giá bạc triệu cho một kg cỏ kim tuyến tươi, thì một số nhà dược học của ta vẫn khẳng định trên báo chí rằng loài cỏ này có giá trị rất thấp, chỉ sánh ngang… lá lốt. Chính vì không hiểu họ mua để làm gì, nên không ít người có tính suy diễn đặt ra chuyện kẻ xấu lừa đảo đồng bào. Ngành đông y nước Việt xét về tổng thể quả thực còn non trẻ so với người phương Bắc. Có vô số loài cây cỏ bí ẩn, là những thần dược thực sự, nhưng chưa được biết đến. Thậm chí, chẳng biết là cây gì, có tác dụng gì. Vậy nên, người ta vô tư thu mua những cây cỏ quý với giá… cỏ rác. Ông Lâm phải luồn lách khắp hang sâu núi thẳm để tìm thuốc quý tự cứu mình Ông Lâm vốn có bao năm bôn ba Trung Quốc, làm việc và sống với người Trung Quốc, nên ông biết họ cực kỳ cao thủ trong việc thu mua nguyên liệu thảo dược từ nước ngoài. Họ không bao giờ họ tiết lộ công dụng của những thứ mà họ sẽ mua. Bởi vì, nếu công dụng của thứ họ mua lộ ra, người khác sẽ biết cách chế biến, sử dụng, như vậy, họ sẽ khó thu mua tiếp, hoặc phải thu mua với giá cao. Ông Lâm có đến cả trăm ví dụ về sự khôn lanh của người phương Bắc. Họ làm giàu trên sự ngây thơ của chúng ta. Vô số loài thảo dược quý đã bị họ tận thu, mà chúng ta lại cười họ rằng bỏ tiền thu mua thứ vớ vẩn. Bài thuốc trị ung thư của ông Lâm, do các thiền sư Tây Tạng chỉ cho gồm có 7 loại chính, trong đó quý nhất là ngũ trảo long, rồi đến cỏ nhung, giảo thiền kê, giảo cổ lam, bạch hoa xà… Đồng bào đã nhổ sạch cỏ nhung trong rừng Hoàng Liên Sơn bán sang Trung Quốc với giá rẻ mạt Hồi ông Lâm mới vào Hoàng Liên Sơn sống với thú hoang, cỏ nhung mọc lan khắp các hốc cây, bụi rậm. Thậm chí, chúng mọc đầy trong vườn thảo quả của đồng bào. Đồng bào phải nhổ bỏ đi. Hồi ông Lâm nấu bát canh cỏ nhung cho tôi ăn, ông bảo: “Chú thân với cháu lắm, chú mới tiết lộ cho cháu về cây cỏ này. Cháu có biết người Trung Quốc và người Nhật mua cây cỏ này với giá bao nhiêu tiền không?”. Thấy loài cỏ này mọc đầy trong rừng, tôi đoán bừa cỡ trăm ngàn. Tôi ngã bổ chửng khi ông Lâm tiết lộ rằng, cách đây 10 năm người Trung Quốc mua ở Tây Tạng với giá 5 triệu đồng/kg tươi dính cả đất ở rễ. Người Nhật còn mua nó với giá đắt hơn nhiều. Nếu là cỏ nhung khô thì có giá trên 100 triệu đồng/kg. Thời điểm đó, vài kg cỏ nhung đổi được mảnh đất Hà Nội. Lúc đó, tôi chợt nghĩ, hay bỏ công việc làm báo nhọc nhằn, đi nhổ cỏ nhung bán cho người Trung Quốc sẽ giàu to. Nhổ một ngày trong rừng thì được cỡ vài bao. Bác sĩ Nguyễn Hữu Trọng, người rất quan tâm đến cây cỏ, đã được tác giả dẫn lên Sapa 7 năm trước để nghiên cứu, mang về Hà Nội chiết xuất, nhưng cũng không biết cỏ nhung để làm gì Nhưng tôi chọn cách im lặng. Nếu người Trung Quốc biết có cỏ nhung ở Việt Nam, họ sẽ thuê người Việt nhổ sạch. Không có cỏ nhung, ông Lâm sẽ không sống được. Ông Lâm cũng không muốn nói công dụng của nó với các nhà khoa học, bởi sẽ lại giống các cây cỏ khác, họ sẽ chẳng nghiên cứu đến đầu đến đũa, rồi thiên hạ biết, người Trung Quốc biết, sẽ bị nhổ sạch. Mới đây, trở lại đại ngàn Hoàng Liên Sơn, lang bạt trong rừng, ông Lâm đố tôi tìm được cây cỏ nhung nào. Tôi và ông đi rạc cẳng chẳng kiếm nổi một cây. Mấy năm trước, người Trung Quốc phát hiện ở Hoàng Liên Sơn có cỏ nhung, họ thuê đồng bào H’Mông nhổ. Đồng bào H’Mông như loài dê núi, luồn rừng cả ngày không biết mệt. Không đầy một năm, cỏ nhung trong đại ngàn Hoàng Liên bị nhổ sạch. Lúc đầu, người Trung Quốc mua với giá 50 ngàn/kg, sau tăng lên 100 ngàn, 500 ngàn, 2 triệu đồng, và giờ là 5 triệu đồng cho một kg cây tươi gồm cả rễ dính đất. Khi cỏ nhung lên tới giá đó, thì Hoàng Liên Sơn đã sạch bóng loài cỏ này. Ông Lâm phải trồng thuốc quý ở những nơi hiểm trở, bí mật để bảo tồn giống, có thuốc chữa bệnh Nhìn những chuyến xe chở cỏ nhung ùn ùn sang bên kia biên giới, ông Lâm buồn muốn rơi nước mắt. Thương lái mua cỏ nhung của đồng bào với giá 50 ngàn đồng và họ bán với giá 5 triệu đồng, thậm chí là 10 triệu đồng một kg tươi ở nước họ, hoặc bán sang Hồng Kông, Đài Loan, Nhật Bản. Nếu là cỏ nhung sấy khô thì có giá cả trăm triệu đồng một kg. Đau xót không tưởng tượng nổi. “Vàng ròng” đã chảy hết sang bên kia biên giới. Hai năm trước, cỏ nhung, còn gọi là kim cương bỗng sốt xình xịch ở Tây Nguyên, cũng là bởi người Trung Quốc phát hiện một số vùng núi cao ở Tây Nguyên có loài cỏ này. Học sinh bỏ cả trường lớp đi nhổ cỏ nhung bán cho thương lái với giá 200 ngàn/kg, sau lên 500 ngàn/kg. Giờ thì thứ cỏ bí ẩn này đã có giá tới 1 triệu đồng/kg. Theo ông Lâm, sở dĩ cỏ nhung trong Tây Nguyên rẻ như vậy vì chất lượng không bằng ở Hoàng Liên Sơn. Loài cỏ này phải mọc ở độ cao trên 2.800m mới có giá trị dược liệu cao nhất. Cho đến lúc này, một sự thực đau lòng, là cả các chuyên gia dược liệu, các nhà chức trách vẫn chưa biết cỏ nhung để làm gì, có tác dụng gì. Chẳng lẽ người ta bỏ cả núi tiền mua cỏ về cho dê ăn? Theo ông Trần Ngọc Lâm, các thiền sư Tây Tạng sử dụng cỏ nhung để tăng cường sức khỏe, giải độc cơ thể, điều trị ung thư. Vận động viên của Trung Quốc thường dùng cỏ nhung trước các cuộc thi đấu bởi nó có tác dụng chẳng kém gì doping. Viện quân y Trung Quốc sử dụng cỏ nhung cùng một số vị khác trong điều trị ung thư từ rất lâu rồi. Nhưng cỏ nhung có một tác dụng thần kỳ mà người Việt không biết, đó là có khả năng tái tạo tế bào, đặc biệt là tái tạo tế bào gan. Với tác dụng này, cỏ nhung thực sự là thần dược, cỏ trường sinh, quý hơn vàng ròng. Chúng ta sẽ đặt câu hỏi, vì sao cỏ nhung đắt thế mà chúng ta không gieo trồng? Nếu trồng được loài cỏ này, thì nó đã chẳng đắt thế. Loài cỏ này chỉ mọc ở những chỗ ven suối, ẩm ướt, trong bóng tối, ở môi trường mùn dày. Nó không chấp nhận bất kỳ sự chăm sóc nào. Ông Lâm cung cấp thông tin giá trị của cỏ nhung, để mong rằng, chính quyền ra sức bảo vệ loài cỏ cực quý này, trước khi chúng bị nhổ sạch khỏi lãnh thổ Việt Nam.3 likes
-
Riêng ở VN là nơi ấn hành hiện cũng chỉ còn biết đến hai bản: một (không đầy đủ) lưu giữ tại Thư viện quốc gia Hà Nội và một bản khác (tương đối tốt) tại Thư viện Khoa học tổng hợp TP.HCM. Bộ tranh khắc và ký họa đặc biệt này có khoảng 4.200 bức vẽ về sinh hoạt nghề nghiệp trên khắp đường phố Hà Nội cùng các vùng phụ cận do nhiều họa sĩ, nghệ nhân Việt Nam thực hiện theo yêu cầu của nhà nghiên cứu người Pháp Henri Oger. Bộ tranh khắc này sau đó được xuất bản với số lượng cực kì hạn chế chưa đầy 60 bản năm 1909. Bộ tranh khắc cực quí hiếm này đã có lúc tưởng chừng như tuyệt tích2 likes
-
Quán vắng!
hoctronho and one other liked a post in a topic by Thiên Sứ
Ông Giản Tư Trung phân biệt doanh nhân, trọc phú, con buôn Cập nhật lúc 16:18, 24/12/2012 (ĐVO) - "Trọc phú và con buôn đều giống nhau ở chỗ kiếm được tiền bằng cách lừa ai đó hoặc hại ai đó, chỉ khác nhau về quy mô thôi. Con buôn thì quy mô nhỏ, còn trọc phú thì quy mô lớn. Để đánh giá là một doanh nhân hay là con buôn người ta không nhìn vào quy mô mà người ta nhìn vào cách kiếm tiền của họ". Đốt tiền chơi ngông chỉ là hợm hĩnh, lố bịch! Chuyên gia giáo dục Giản Tư Trung PV:- Là một chuyên gia giáo dục, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển Giáo dục IRED và là Hiệu trưởng Trường Doanh nhân PACE luôn trăn trở với sự học của doanh nhân, khao khát hình thành thế hệ doanh nhân mới, xin ông cho biết những phẩm chất, tố chất cần phải có của họ? Ông Giản Tư Trung - Chuyên gia giáo dục, Viện trưởng Viện IRED và Hiệu trưởng Trường PACE:- Thế hệ doanh nhân “mới” sẽ có những đặc tính khác với thế hệ doanh nhân “cũ”. Thế hệ doanh nhân mới là thế hệ của một nền kinh thương mới và chính thế hệ này cũng góp phần tạo nên nền kinh thương mới. Theo tôi thế hệ doanh mới này cần có ba đặc tính cơ bản: + Khát vọng mới: Khát vọng đua tranh mạnh mẽ cùng thế giới, dù quy mô của doanh nghiệp là lớn hay chỉ nhỏ gọn trong phạm vi gia đình, dù là đua tranh ở bên ngoài đất nước hay đua tranh với thế giới ngay trong “nhà” của mình, chứ không chỉ là đua tranh giữa các doanh nhân Việt với nhau. Đó còn là khát vọng dẹp bỏ những hình ảnh “doanh nhân Việt xấu xí” mà thay vào đó là khát vọng xây dựng hình ảnh mới đẹp hơn cho cả cộng đồng doanh nhân và doanh nghiệp Việt Nam trong mắt bạn bè quốc tế. + Năng lực mới: Năng lực quản lý và lãnh đạo mới để có thể thực hiện được khát vọng mới nói trên. Đó là những doanh nhân: có khả năng nhìn xa (không chỉ 2 năm, 5 năm, mà có thể là 20 năm, 30 năm..., thậm chí là xa hơn) và trông rộng (không chỉ giới hạn ở tầm nhìn Việt Nam, mà còn có khả năng nhìn thấy cơ hội ở khắp nơi trên thế giới); có khả năng sống một cách đàng hoàng và làm việc thành công cùng những con người với đủ màu da, quốc tịch, chủng tộc, cũng như tôn giáo... + Văn hóa mới: Nếu có khát vọng mới, có năng lực mới mà thiếu đi một nền tảng văn hóa mới cho doanh nhân, doanh nghiệp, cho nền kinh thương thì có thành công nhưng cũng không bền vững và dễ đổ vỡ. Cái không bền đó là do kinh doanh của họ không dựa trên một nền tảng văn hóa vững chắc chứ không đơn giản là vì chiến lược. Mặc dù đầu óc chiến lược của họ là rất giỏi nhưng họ lại dựa trên những giá trị không bền vững để làm ăn, chỉ cần một sai sót nhỏ toàn bộ cơ nghiệp có thể bị sụp đổ. PV:- Ông có thể phân tích rõ hơn về cái văn hóa mới mà ông muốn nói đến? Ông Giản Tư Trung:- Từ văn hóa ở đây đôi khi bị dư luận hiểu không đúng hay không đủ. Văn hóa không phải chỉ đơn giản là ứng xử lịch sự, là nói năng đúng lễ nghĩa... Văn hóa ở đây được hiểu như là “hệ điều hành” của con người, nó chi phối toàn bộ suy nghĩ và hành động của con người, của doanh nghiệp, của cả nền kinh thương. Một con người có nền tảng văn hóa là người: Có một cái đầu đã được khai sáng, khai minh để có khả năng phân biệt được ai là ai, cái gì là cái gì, mình là ai...., biết phân định đúng-sai, phải-trái, chân-giả, thiện-ác, chính-tà…, biết sống ở trên đời này vì cái gì…; Có một trái tim giàu lòng lòng trắc ẩn, biết rung động trước cái đẹp (của con người của tự nhiên), biết thổn thức trước nỗi đau của đồng loại, biết phẫn nộ trước cái sai, cái xấu và cái ác… Một trong biểu hiện rõ nhất của nền tảng văn hóa đó là hành xử tín thực, tức là, nói những gì mà mình thực sự nghĩ và thực sự làm những gì mình nói; đó là, luôn biết là mình biết cái gì và đặc biệt là biết rõ cái mà mình không biết để tránh đặt mình vào tình trạng ấu trĩ, vô minh mà mình lại không hề biết… Đối với doanh nhân, văn hóa nó biểu hiện rõ nhất ở cách kiếm tiền và cách xài tiền của họ. Nếu anh kiếm tiền mà những đồng tiền đó là những đồng tiền tử tế, chân chính, không lừa ai, không hại ai, và đem lại lợi ích, giá trị cho người khác thì đó cũng được gọi là văn hóa. Nhưng nếu khi anh có nhiều tiền rồi, anh muốn dùng tiền, muốn tiêu tiền như làm đám cưới khủng cho con, hay mua chó triệu đô để ngắm… thì có thể bị xã hội còn nhiều người nghèo cho là lố bịch, hợm hĩnh. Tiêu tiền cũng phải có văn hóa, mà muốn tiêu tiền có văn hóa thì đòi hỏi người tiêu tiền phải có văn hóa. Nếu có nhiều tiền mà lại thiếu văn hóa thì rất dễ rơi vào những chuyện không hay… PV:- Càng ngày càng có nhiều hiện tượng kỳ quái thu hút sự chú ý của dư luận xã hội như: đại gia mượn máy bay chỉ để rước dâu cho oai, khoe tặng nhà trăm tỉ cho chú rể, nuôi chó triệu đô…và họ tự nhận họ là đại gia, là người thành đạt. Ông có nhận xét gì về cách chơi trội của những kẻ giàu có mà chưa sang như thế? Ông Giản Tư Trung:- Cái này lại phải quay về vấn đề văn hóa nền tảng. Nếu như nền văn hóa không vững, thì người ta kiếm tiền bằng cách không tốt sẽ dẫn đến tiêu tiền không tốt. Trên thực tế, đặc biệt là doanh nhân chỉ cần nhìn vào hai thứ: Cách người ta kiếm tiền và cách người ta tiêu tiền là có thể đánh giá được họ là ai. Những người có văn hóa người ta sẽ không hành xử như vậy, mà sẽ hành xử khôn ngoan hơn. Người ta vẫn nói, “giàu có gắn liền với tội lỗi”, điều đó là không đúng. Đồng tiền không có lỗi gì hết, đồng tiền chỉ là vật trung tính, bản thân nó không tốt cũng không xấu gì cả. Tốt hay xấu chính là cách người ta kiếm tiền và cách người ta tiêu tiền. Đằng sau một gia tài khổng lồ có thể là một cống hiến lớn hay một tội ác lớn hay là cả hai. Tiêu tiền là cách thể hiện của cả một trình độ văn hóa, không có trình độ văn hóa không thể biết cách tiêu tiền. Tại sao nhiều tỉ phú thế giới lại không để lại tài sản cho con của họ mà lại đem đi làm từ thiện? Cách làm từ thiện của họ cũng hoàn toàn không giống mình, họ làm từ thiện cực kỳ thông minh. Nghĩa là khi kiếm được đồng tiền là họ cũng đã rất khôn ngoan rồi nhưng khi họ tiêu tiền thì họ cũng tiêu rất khôn ngoan và có đẳng cấp. Đó là đầu tư vào văn hóa, khoa học, giáo dục, cho môi sinh và cho sức khỏe của con người (những thứ khá vô hình). Chứ người ta ít khi đem đồ ăn cho người khác, ít khi mua nhà cho họ ở (những thứ khá hữu hình). Phân biệt doanh nhân, trọc phú và con buôn PV:- Theo ông đại gia tổ chức đám cưới siêu xe, mượn máy bay chỉ để rước dâu trên trời nhưng lại nợ dân cả trăm tỉ. Đại gia tặng nhà trăm tỷ cho con để bù đắp tình cảm, vàng đeo gãy cổ nhưng vẫn không biết là làm nghề gì thì sẽ được xếp vào dạng nào? “Trọc phú”, con buôn hay là doanh nhân? Ông Giản Tư Trung:- Chỉ cần đặt câu hỏi: Nhiều tiền nhưng có phải là doanh nhân hay đại gia không? Nhiều tiền nhưng phải biết tiền đó kiếm được từ đâu ra, phải công khai minh bạch. Trong giới làm ăn của quốc gia nào cũng có 3 nhóm người: doanh nhân, trọc phú và con buôn. Trọc phú và con buôn đều giống nhau ở chỗ kiếm được tiền bằng cách lừa ai đó hoặc hại ai đó, chỉ khác nhau về quy mô thôi. Con buôn thì quy mô nhỏ, còn trọc phú thì quy mô lớn. Để đánh giá là một doanh nhân hay là con buôn người ta không nhìn vào quy mô mà người ta nhìn vào cách kiếm tiền của họ. Không thể lấy cái quy mô để đánh giá mà phải nhìn vào bản chất của vấn đề. Chẳng hạn, bà bán trái cây dạo cũng có thể là doanh nhân (nếu bán trái cây tử tế, không có thuốc trừ sâu, không phun hóa chất để bảo quản trái cây), cũng có thể là con buôn (nếu trái cây của bà ấy mua từ những nguồn độc hại, và được bảo quản bằng hóa chất…) Doanh nhân là một từ cao quý và rất đẹp, nếu không có văn hóa và làm ăn có văn hóa thì không được gọi là doanh nhân. Trong giới làm ăn không phải ai cũng là doanh nhân. Phải có văn hóa mới là doanh nhân nếu không thì nó lại thành “trọc phú” hoặc là “con buôn” rồi. Cũng như những người có học hàm, học vị cũng chưa chắc là đã có giáo dục, nhiều người không có học hàm học vị gì cả nhưng lại rất có giáo dục. Doanh nhân phải là những người kiếm tiền mà không làm hại đến ai, không lừa gạt ai và sản phẩm của họ có thể đem lại những giá trị cho người tiêu dùng. Nói ngắn gọn, doanh nhân là những người “kiếm” bằng cách “mang” và không “gây”. PV:- Lại có những kẻ tự vỗ ngực thừa mứa sự giàu có kiếm 150 triệu chỉ trong 3 ngày nhưng lại bêu riếu và trả dâu vì nghi mất trinh, đem clip sex nghi con dâu là nhân vật nữ trong đó rêu rao trước thiên hạ…Là một chuyên gia giáo dục, ông nghĩ gì về cách ứng xử này? Ông Giản Tư Trung:- Khoe có nhiều tiền thì cũng chẳng sao. Vấn đề là tiền đó ở đâu ra, có minh bạch và tử tế không. Vả lại cách “khoe” cũng rất quan trọng, khoe làm sao mà để người ta nể, chứ không để người ta chửi mới khó. Cái đó là cả một trình độ văn hóa. Nếu một hai trường hợp thì không sao, nếu sự khoe mẽ đó diễn ra phổ biến trong xã hội thì thành một hiện tượng, một vấn đề xã hội lớn rồi. PV:- Vấn đề xã hội mà ông muốn nói đến là gì? Tại sao càng ngày những hiện tượng vô văn hóa và thiếu văn minh như vậy càng trở nên phổ biến? Nó biểu hiện hay dự báo điều gì trong xã hội? Ông Giản Tư Trung:- Nếu văn hóa xã hội có vấn đề thì chắc hẳn giáo dục của ta cũng có vấn đề, vì giáo dục là một trong những mẹ đẻ quan trọng nhất của văn hóa. Có thể nhìn thấy ngay một điều mà những hiện tượng này đang phản ánh, đó chính là phản ánh hiện thực báo động “đỏ” của một xã hội. Nếu chỉ là một hai hiện tượng thì nó là bình thường, nhưng nếu xuất hiện vô số những hiện tượng đó thì chúng ta phải xem lại cách giáo dục của chúng ta. Không phải giáo dục nào cũng tạo ra sản phẩm mà chúng ta có thể nhìn thấy được. Trước đây, xem một video clip học sinh đánh nhau thì chúng ta thấy rất sốc nhưng không phải sốc vì học sinh đánh nhau bởi chuyện học sinh đánh nhau đâu còn lạ và cổ-kim, Đông-Tây, ở đâu cũng có, thời nào cũng có. Cái sốc ở đây là tình trạng đó diễn ra ngày càng nhiều và mang đặc sản riêng nên khiến người ta càng phải giật mình. Đặc sản đó là gì? Là sự vô cảm của những người đứng nhìn xung quanh, bình thản với tội ác đó. Không chỉ có vậy, còn tán dương, vỗ tay, quay clip. Và khi hiện tượng đó xảy ra càng nhiều, từ Bắc chí Nam, từ thành thị đến nông thôn thì nó lại phản ánh không phải sự vô cảm của một nhóm người nữa mà là sự vô cảm của cả một xã hội. Nó trở thành hiện tượng xã hội chứ không còn là chuyện bình thường nữa. Đó là một trong những biểu hiện của sự tha hóa về lối sống, sự xuống cấp của đạo đức xã hội. Chính vì vậy, mình phải sửa cái văn hóa, sửa cái nền giáo dục. Nhưng sửa như thế nào, thay đổi nó như thế nào? Muốn thay đổi được bản chất của xã hội thì không chỉ dựa nhà nước mà còn dựa vào bản thân mỗi người. Nghĩa là cần phải có sự thay đổi cả từ trên xuống và từ dưới lên. Nền tảng văn hóa là thước đo của sự sang trọng PV:- Với những vụ ỷ tiền để hạ thấp nhân phẩm, nhân cách của đồng loại như đại gia đá cục trả dâu chỉ vì nghi mất trinh, khoe tặng nhà cho con hơn trăm tỉ trước mặt những người dân mà họ cho rằng ‘cả đời không biết đến một ngày vui sướng”….nghĩa là họ tự thị và cảm thấy hạnh phúc trên nỗi đau khổ đói nghèo của đồng loại….theo ông, sự biến thái nhân cách này được hiểu hay nên hiểu như thế nào? Ông Giản Tư Trung:- Khi đồng tiền là của mình thì mình có quyền được dùng nó. Nhưng dùng tiền đôi khi là đúng luật nhưng lại trái đạo. Dùng tiền không chỉ dựa vào pháp lý và phải dựa vào đạo lý. Chúng ta không thản nhiên trước nỗi đau đồng loại của mình được. Anh hoàn toàn có quyền được sống xa hoa giữa một ngôi làng đầy nghèo đói, về mặt pháp lý anh không sai nhưng nếu nói về đạo lý thì anh không thể thấy hạnh phúc, vui sướng trên nỗi đau của người khác. Vấn đề xã hội đang nói đến không phải là pháp lý, mà là đạo lý. Không phải là chuyện đúng hay không đúng mà là chuyện nên hay không nên. Chúng ta lại phải quay lại câu hỏi “thế nào là một con người”? Trước khi là một doanh nhân thì cũng một con người. Doanh nhân nào thì họ cũng là một con người. Một thực tế cho thấy, cha mẹ nào cũng nói với con mình “mẹ mong sao sau này lớn lên con sẽ thành người”. Cô giáo nào cũng nói với học trò của mình là “cô mong sao sau này lớn lên con sẽ thành người”. Nhưng vấn đề là ở chỗ không ai dạy cho con trẻ thế nào là một “con người”. Nghĩa là chúng ta đang mong muốn một thứ mà chính chúng ta cũng không biết. Bản thân từ “con người” nó là cái gì ta không biết thì làm sao thành người được. Không thể trở thành một thứ mà bản thân mình cũng không biết là cái gì. PV:- Dân tộc ta có truyền thống nhân ái lễ nghĩa, có cả một ngàn năm văn hiến nên các cụ vẫn dạy phải giàu sang, giàu phải đi với sang mới quý; giàu mà ỷ thế làm càn thì bao giờ cũng bị lên án…trong thời đại hiện nay, theo ông, đạo lý ấy có cần phải thay đổi để thích hợp với xu hướng hội nhập toàn cầu hóa? Ông Giản Tư Trung:- Theo tôi, giàu mà sang như thời xưa các cụ hiểu như vậy là không đúng. Giàu nghĩa là có nhiều tiền. Có nghĩa là thước đo của giàu là tiền bạc, nhưng thước đo của sự sang trọng thì lại ít ai để ý. Giàu sang không nhìn vào túi tiền của họ, cách xài tiền của họ mà hãy nhìn cách kiếm tiền và xài tiền của họ. Một con cá mà ướp muối thì nó tươi, một người mà được ướp đậm bởi sự hiểu biết, bởi giáo dục thì nó sẽ sang. Bởi vậy, sang nó không nằm ở tiền bạc, mà nó nằm ở nền tảng văn hóa giáo dục, một bề dày văn hóa - giáo dục. Nếu muốn nhìn vào cái giàu của họ thì hãy nhìn vào túi tiền của họ. Còn nếu muốn nhìn vào cái sang của họ thì hãy nhìn vào trình độ và nhìn bề dày văn hóa giáo dục. PV:- Có nghĩa là theo ông đạo lý xưa cổ ấy không còn phù hợp? Ông Giản Tư Trung:- Nhiều đạo lý của cha ông từ ngàn xưa đến nay vẫn còn nguyên giá trị, nhưng có những cái cũng cần phải hiểu khác cho phù hợp với thời cuộc. Vì nền tảng văn hóa xã hội của cha ông ngày xưa khác với nền tảng văn hóa xã hội của chúng ta bây giờ. Cái sang mà các cụ nói là nói đến cái sang trọng bề ngoài. Tôi ví dụ như một số người vàng đeo lủng lẳng, kim cương đeo lủng lẳng nhưng nhìn vẫn thấy rất là lố. Bởi vì bên trong con người họ không thể hiện được sự sang trọng nhưng ngược lại có thể nói vui là những người chỉ cần mặc quần “tà lỏn”, đi dép lê mà lại vẫn toát lên được cái sang. Sự sang hay không không nằm ở vẻ ngoài. Một người học giả, một người đức cao vọng trọng một lời nói triệu người nghe họ rất sang trọng nhưng họ lại không giàu dù họ cũng không nghèo. Bởi người giàu nhất hiện nay có phải là người có nhiều tiền nhất đâu. Người giàu nhất phải là người cho đi nhiều nhất. PV:- Trước những sự việc lố bịch như đã nêu, chúng ta có cảm giác rằng đồng tiền đang thay thế hoặc nó đang đại diện cho vị thế xã hội, nhân cách, giá trị…đáng thèm muốn của chính chủ nhân của nó. Theo ông, điều này phản ánh gì vậy? Phải chăng thế hệ doanh nhân trẻ có tiền một cách quá nhanh đang xác lập một hệ giá trị hay bộ tiêu chuẩn của riêng họ? Ông Giản Tư Trung:- Hãy đặt câu hỏi, mình khoe để làm gì và sẽ nhận lại được gì từ sự khoe mẽ đó? Khi mình khoe cái gì đó thì thường mình muốn nhận lại từ người khác sự quý mến, lòng tin, sự nể trọng. Nhưng có mấy khi khoe ra cái này, cái nọ mà lại nhận được những thứ mà mình muốn đâu. Vì sự quý mến, lòng tin, sư nể trọng là những thứ không bao giờ có thể mua được, bán được, xin được, cho được… Chỉ có một cách duy nhất để có nó đó là phải hành động trung thực, thuyết phục và dài lâu để tạo ra những thành quả thực sự có ý nghĩa cho xã hội. Chẳng hạn, cái mà người nghệ sỹ cần khoe nhất đó là những thành tự nghệ thuật mà họ đã cống hiến cho đời, chứ không phải là khoe nhà, xe, hay hàng hiệu. Cái mà một doanh nhân cần khoe có lẽ đó chính là những sản phẩm, dịch vụ mà mình tạo ra đã làm thay đổi xã hội như thế nào… Tin vào tương lai PV:- Xin ông cho biết, vì sao ông đặt niềm tin và kỳ vọng vào doanh nhân trẻ? Với hiện thực đang xảy ra, niềm tin ấy có bị lung lay? Ông Giản Tư Trung:- Không chỉ là doanh nhân trẻ và cả thế hệ doanh nhân hiện nay cũng thế. Những người khôn ngoan họ luôn biết phải làm gì. Những người làm doanh nhân là những người làm lãnh đạo. Và khi làm lãnh đạo thì họ sẽ phải chọn giữa một trong hai con đường: Một là: Hãy để xã hội nhào nặn họ, tạo ra họ, xã hội ra sao thì họ sẽ như vậy, xã hội xuống cấp họ cũng xuống cấp theo…. Hai là: Họ phải góp phần tạo ra xã hội, nhào nặn lên xã hội này và làm cho nó tốt đẹp lên. Có người có niềm tin vào khả năng vào trình độ của họ nhưng có người lại nói “một con én không thể làm nên mùa xuân”. Điều này cũng đúng, nhưng một con én có thể “không làm nên mùa xuân” nhưng lại có thể “báo hiệu mùa xuân đến”, tại sao mình lại không làm con én đó. Điều này rõ ràng là khó, nhưng nếu “ai cũng chọn việc nhẹ nhàng” thì “gian khổ biết nhường phần ai”. Để xã hội tốt lên, mỗi người sẽ tự gánh vác cái phần trách nhiệm của mình, khi ai cũng làm vậy cả thì xã hội sẽ tốt lên. Và để ý thức được sâu sắc điều đó thì cần phải giáo dục ngay từ bé. Tất cả những xã hội văn minh và những con người văn minh (con người sang trọng) đều hiểu và làm như vậy cả. PV:- Vậy thì xin ông cho một vài ví dụ để chứng minh cho niềm tin ấy? Ông Giản Tư Trung:- Đã có nhiều doanh nhân than thở với tôi, trước nền kinh thương khó khăn và trong một nền kinh thương còn nhiều lộn xộn, nếu làm ăn nghiêm túc thì khó có thể tồn tại được. Nhưng một câu hỏi đặt ra: Các bạn muốn làm ra xã hội hay muốn xã hội làm ra các bạn? Và tôi thấy không ít doanh nhân đã lựa chọn làm theo cách của mình, lựa chọn một cách làm ăn đàng hoàng. Với tôi, đó đã là cơ sở để có niềm tin ở họ. Còn nếu nghĩ rằng, người ta sao mình cũng phải vậy thì nói làm gì. Tôi cho rằng những người có tài năng, có bản lĩnh, có văn hóa thì họ vẫn là họ thôi, họ không những không bị xã hội cuốn đi, mà còn góp phần cải tạo xã hội thông qua công việc làm ăn, cũng như cuộc sống hàng ngày của họ. PV:- Xin cảm ơn ông! Li Lam ==================== Trọc phú - Từ xưa đến nay, chẳng ai hiểu khái niệm "trọc phú" là kẻ lừa đảo cả. Đây là một khái niệm mới với một danh từ cũ của ông chuyên gia giáo dục, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển Giáo dục IRED và là Hiệu trưởng Trường Doanh nhân PACE. Các cụ nhà ta dùng từ "Trọc phú" để chỉ những kẻ giàu có nhưng dốt nát, vô văn hóa, loại trưởng giả học làm sang. Đây là thí dụ của những gã trọc phú: Như vậy các cụ gọi là "trọc phú". Con buôn - Các cụ nhà ta dùng từ "con buôn" chỉ đơn giản là những người buôn bán nhỏ (Cò con). Nhưng ở đây ông chuyên gia giáo dục, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển Giáo dục IRED và là Hiệu trưởng Trường Doanh nhân PACE lại bảo là lừa đảo qui mô nhỏ?! . Vậy nhưng người buôn bán qui mô nhỏ không lừa đảo ai, tuân thủ pháp luật, thuận mua vừa bán, giá cả cạnh tranh ông gọi là gì? Giàu sang - là từ các cụ đặt ra - tất nhiên phải hiểu theo cách của các cụ. Mà nay bảo các cụ hiểu không đúng thế là thế quái nào? Giàu sang là tiêu chí để nhận xét khi phân loại so sánh với những kẻ gọi là "trọc phú". Nói chữ thì gọi là "phú quí". Chẳng hiểu ông ta nói cái gì? Bởi vậy phóng viên phải hỏi lại. Ôi buồn quá! Người ta thì buồn năm phút. Thiên Sứ tui buồn đến 5 phút rưỡi lận. Tốn thời gian quá!2 likes -
Chùm ảnh: Tranh cổ "cực quí hiếm" về Hà Nội (P1) (GDVN) - Đến nay, vẫn chưa xác định hết danh tính của tập thể thợ vẽ và thợ khắc VN đã tham gia thực hiện bộ tranh khắc quí hiếm này... Bộ tranh khắc và ký họa đặc biệt này có khoảng 4.200 bức vẽ về sinh hoạt nghề nghiệp trên khắp đường phố Hà Nội cùng các vùng phụ cận do nhiều họa sĩ, nghệ nhân Việt Nam thực hiện theo yêu cầu của nhà nghiên cứu người Pháp Henri Oger. Bộ tranh khắc này sau đó được xuất bản với số lượng cực kì hạn chế chưa đầy 60 bản năm 1909. Hoàng Lâm (Ảnh: Saravan) Đó là bộ tranh khắc và ký họa có đến 4.200 bức vẽ về sinh hoạt nghề nghiệp trên khắp đường phố Hà Nội cùng các vùng phụ cận, do nhiều họa sĩ, nghệ nhân VN thực hiện theo yêu cầu của nhà nghiên cứu người Pháp Henri Oger cách đây một thế kỷ. Đến nay, người ta vẫn chưa xác định hết danh tính của tập thể thợ vẽ và thợ khắc VN đã làm việc với Henri Oger để hoàn tất bộ tranh độc đáo trên Từ điển bách khoa Việt Nam chỉ thấy nhắc đến vài người trong số đó như: Phạm Trọng Hải (quê Hưng Yên), Nguyễn Văn Giai, Phạm Văn Thiêu, Nguyễn Văn Đang (cả ba đều quê Hải Dương). Bộ tranh đồ sộ này xuất bản lần đầu tiên với tựa Kỹ thuật của người An Nam (Technique du peuple Annammite) vào đúng 100 năm trước (1909) gồm 2 tập khổ lớn và với số lượng rất ít: chưa đầy 60 bản. Ở nước ngoài, một ít bản hiện được lưu giữ dưới dạng vi phim tại các trường đại học như Johns Hopkins Baltimore, Southern Illinois Carbondale, California Berkeley, Cornell (Mỹ); ở Thư viện nghệ thuật và khảo cổ học ĐH Paris IV, Sorbonne (Pháp); ĐH Keio (Nhật Bản)... Riêng ở VN là nơi ấn hành hiện cũng chỉ còn biết đến hai bản: một (không đầy đủ) lưu giữ tại Thư viện quốc gia Hà Nội và một bản khác (tương đối tốt) tại Thư viện Khoa học tổng hợp TP.HCM.1 like
-
Các cụ khi đưa ra những từ như: giàu sang, trọc phú, con buôn là để miêu tả những khái niệm của các cụ liên quan đến từ này. Hậu thể mà lại bảo các cụ sai thì buồn cười quá. "Con buôn" mà bị coi là lừa đảo nhỏ, vậy những người buôn bán nhỏ mà không lừa đảo ai thì gọi là "cái buôn' à.Thảo nào! Thiên Sứ tui cứ bị phản đối rầm rầm, phản biện láo nháo cũng đành chịu thôi. Hẳn chuyên gia giáo dục, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển Giáo dục IRED và là Hiệu trưởng Trường Doanh nhân PACE mà còn giải thích như vậy thì đám ve chai lông vịt chẳng còn gì để nói.1 like
-
Theo lời cháu tâm sự thì lá số này đúng với bản thân cháu. Cuộc đời chúa còn nhiều gian nan và vất vả đấy.Cháu nên thương xuyên khấn cụ Tổ 5 đời ( Bố cháu gọi là Cụ, Ngôi mộ này chôn cất tại nơi gần đồi núi.1 like
-
Quán vắng!
hoctronho liked a post in a topic by Thiên Sứ
Tên lửa của Triều Tiên có thể bắn tới Mỹ? 23/12/2012 21:15 (TNO) Bộ Quốc phòng Hàn Quốc ngày 23.12 cho biết tên lửa Unha-3 mang theo vệ tinh Kwangmyongsong-3 của Triều Tiên có tầm bắn 10.000 km, có thể bay đến nước Mỹ. Tên lửa Unha-3 mang theo vệ tinh Kwangmyongsong-3 của Triều Tiên được phóng vào quỹ đạo hôm 12.12 - Ảnh: AFP Tên lửa Triều Tiên rúng động thế giới “Dựa trên phân tích và các thí nghiệm mô phỏng của chúng tôi, tên lửa này có tầm bắn trên 10.000 km, và mang theo đầu đạn 500 - 600 kg”, một quan chức quốc phòng Hàn Quốc giấu tên cho AFP biết. Theo dự đoán các chuyên gia quốc phòng Hàn Quốc, với tầm bắn 10.000 km, tên lửa này có thể bay đến các mục tiêu ở châu Á, đông Âu, miền tây châu Phi, và khu vực vùng biển miền tây của Mỹ. Dự đoán này được đưa ra dựa vào những mảnh vỡ tên lửa Unha-3 mà phía Hàn Quốc thu thập được sau vụ phóng tên lửa hôm 12.12. Triều Tiên lâu nay khẳng định các chương trình tên lửa của mình nhằm mục tiêu nghiên cứu khoa học, nhưng Mỹ và Hàn Quốc cáo buộc Bình Nhưỡng đang chế tạo tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM). Trong khi đó, hãng thông tấn quốc gia Triều Tiên KCNA ngày 22.12 đưa tin lãnh đạo Triều Tiên, ông Kim Jong-un vừa ra lệnh cho các nhà khoa học nước này tăng cường nghiên cứu việc phóng vệ tinh và tên lửa đẩy với công suất mạnh hơn. Phúc Duy ================ Cần gì phải đánh dấu hỏi! Cứ cho là nó đã bắn được không chỉ tới bờ Tây mà tới thẳng Washington. Thậm chí nó có thể mang theo cả đầu đạn hạt nhân. Nhưng vấn đề là nó có nổ được ở nước Mỹ không lại là chuyện khác. Ngay cuộc chiến dải Gara vừa qua, Hamas bắn hàng trăm quả tên lửa vào Do Thái , ngay sát nách mà chưa ăn thua gì. Huống chi tên lửa còn lặc lè bay qua Thái Bình dương, hoặc Bắc cực để vào Hoa Kỳ.Trước đây, tên lửa hạt nhân liên lục địa cũng chỉ là vũ khí răn đe theo kiểu hai bên cùng chết. Nhưng bây giờ thì là bảo đảm phòng thủ được, không bị tấn công thì sẽ chiến thắng. Đấy là chiến tranh lớn hiện đại.1 like -
Dở Khóc Dở Cười
babexu liked a post in a topic by ntpt
Năm sau chị không thấy thay đổi trong công việc. Nhưng tháng 12 al năm nay có nguy cơ nghỉ việc hay thay đổi. Năm sau sức khoẻ cha mẹ có thể suy yếu, thấy có tang mà không biết tang ai, cũng có thể do quan hệ nam nữ không cẩn thận mà phải bỏ thai1 like -
Mỹ sắp đưa tàu chiến hiện đại nhất đến Châu Á-Thái Bình Dương Cập nhật lúc :10:17 AM, 21/12/2012 Một quan chức cao cấp bộ Quốc phòng Mỹ tiết lộ trong khuôn khổ chiến lược “xoay trục” đã được loan báo, Mỹ sẽ đưa một số chiến hạm mới nhất cùng nhiều loại vũ khí tối tân sang Châu Á-Thái Bình Dương. Mỹ sắp chuyển tàu chiến mới nhất và vũ khí hiện đại nhất sang khu vực Châu Á-Thái Bình Dương. Ảnh defenseindustrydaily.com Theo một số nguồn tin quốc phòng khác, kế hoạch triển khai này sẽ khởi sự ngay từ tháng Ba năm 2013. Nguồn tin xin giấu tên này, theo RFI, cho biết trong vòng một vài năm tới đây, các phương tiện chiến đấu như máy bay săn tàu ngầm P-8 Poseidon, tên lửa hành trình, tàu ngầm nguyên tử tấn công thuộc lớp Virginia, tàu cận chiến duyên hải LCS và chiến đấu cơ tàng hình F-35 sẽ được cử đến các cảng và căn cứ ở Châu Á. Quan chức quốc phòng nói trên đã khẳng định đó chỉ là một phần trong một nỗ lực to lớn hơn và “địa bàn Thái Bình Dương sẽ là nơi đầu tiên được tiếp nhận các hệ thống vũ khí mới”. Sau một thập kỷ lao vào các cuộc chiến tranh ở Iraq và Afghanistan, Washington đang chuyển hướng, tập trung hơn vào khu vực Châu Á-Thái Bình Dương, nơi mà quân đội Trung Quốc đang ngày càng khẳng định uy lực và các vụ tranh chấp chủ quyền trên các vùng biển đảo giữa Bắc Kinh và các nước láng giềng ngày càng gia tăng. Cuối tháng 6/2012, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta từng loan báo quyết định của Mỹ là sẽ chuyển 60% lực lượng Hải quân qua vùng Châu Á Thái Bình Dương từ nay đến năm 2020, và trước mắt sẽ cử ngay 4 chiếc tàu cận chiến duyên hải LCS, loại chiến hạm tối tân nhất của Mỹ hiện nay, qua hoạt động ở Singapore. Vào ngày 19/12, Chuẩn đô đốc Mỹ Thomas Rowden, cho biết là chiếc USS Freedom (LCS 1), chiến hạm đầu tiên thuộc loại tàu cận chiến thế hệ mới sẽ được đưa đến Singapore ngay từ tháng Ba năm tới trong một nhiệm vụ kéo dài 10 tháng. Trước đó, ngày 18/12, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta cũng loan báo khả năng triển khai máy bay chiến đâu phản lực tàng hình F-35 tại căn cứ không quân Iwakuni thuộc tỉnh Yamaguchi Nhật Bản vào năm 2017. Loại chiến đấu cơ này hiện còn đang được hoàn thiện. Theo hãng AFP, tháng 9/2012, Mỹ cũng đã loan báo việc trang bị cho Nhật Bản loại radar cực mạnh X-band để Tokyo tăng cường năng lực phòng thủ tên lửa. Minh Châu ================== Mùng 1 Tháng 3. 2013 bắt đầu sau Rằm tháng Giêng Việt lịch 5 ngày.1 like
-
Dở Khóc Dở Cười
Hà Trang liked a post in a topic by tomchit
Sao hôm nay gặp nhiều người thi trượt thế nhỉ Cho phép mình spam nhiều lời tý nhé Đừng buồn babexu,VN339 ạ.Các bạn mới ở lứa tuổi 20,hãy còn trẻ,hãy còn nhiều cơ hội để thăng tiến mà.Có mấy ai trong đời mà đạt được ước mơ của mình ngay từ những ngày đầu tiên đâu. Tôi để ý thấy người VN mình hay có thói quen chạy theo phong trào,kể cả trong việc định hướng nghề nghiệp,tôi cũng không là ngoại lệ.Nhớ cách đây 10 năm ngành kế toán là hot,cũng đâm đầu 4 năm trời học văn bằng 2 kế toán,cuối cùng bỏ xó vì không hợp với chuyên môn bằng 1.Vài năm gần đây các ngân hàng mọc như nấm sau mưa,bao nhiêu người đổ xô học Ngân hàng,đùng một cái các ngân hàng giải thể. Bạn babexu có nói bạn đi thi trừ người đầu tiên xuất sắc quá nên giữ lại còn đâu là do con ông cháu cha ai to hơn,bôi trơn nhiều hơn thì đỗ.Vậy chứng tỏ 1 điều là trình độ vẫn là điểm quan trọng nhất đúng không.Còn trình độ cỡ như nhau thì so về tiền và quan hệ.Bảo sao VN chúng ta bao năm nay phát triển theo hướng loạn xà ngầu.Bạn babexu cũng đã từng nói,vào nhà nước làm khỏi lo đến già,khỏi lo cho con cháu.Mình hỏi thử bạn nhé,nếu lần này bạn đỗ,mất một số tiền để chạy chọt,sau đó vài tháng bạn bị out giống như người bạn ACB của bạn ấy.lúc đó bạn có tiếc số tiền đã bỏ ra không.Nếu số bạn may không bị out,bạn sẽ phải nghĩ cách để "thu hồi vốn" (chắc cũng phải vài trăm triệu đấy nhỉ) thì liệu có sa chân vào những việc phạm pháp hay không.Mới vào thì làm gì đã có chức quyền mà hy vọng "lộc lá" cơ chứ. Tái ông thất mã,chưa chắc lần này các bạn trượt mà đã là đen đủi đâu.Hãy nhìn lại tình hình ngành ngân hàng VN đi,bạn sẽ cảm thấy điều đó.VN chúng ta chắc chắn sẽ chẳng đi mãi con đường con ông cháu cha này được đâu.Những điều gì trái với qui luật tự nhiên sẽ bị tự nhiên đào thải.Các bạn phản đối làm cho nước ngoài do bị bóc lột,bị sa thải khi về già.Điều đó đúng thôi,tư bản mà.Nhưng môi trường làm việc ở đó tôi nói thẳng là tốt hơn nhiều khi làm ở nhà nước.Làm nhà nước có thể bạn an nhàn hơn nhưng bạn sẽ phải quị lụy,ngày tết,ngày giỗ ngày nhà sếp có việc bạn sẽ được làm osin miễn phí (còn tranh giành nhau để làm osin ấy chứ),bạn sẽ không còn là bạn nữa.Dần dần kiến thức bạn sẽ bị mai một đi.Làm cho nước ngoài bạn sẽ thấy căng thẳng mệt mỏi nhưng bạn vẫn là bạn,không phải quị lụy ai cả và bạn sẽ học được rất nhiều thứ để nếu chẳng may có bị out thì bạn cũng dễ tìm được việc khác. Vài dòng chia sẻ.Chúc các bạn sớm tìm được con đường của mình.Tôi rất hiểu và thông cảm vì cách đây 10 năm tôi cũng như các bạn thôi.Cầm tấm bằng đỏ ra trường mà ngơ ngơ ngác ngác,tiền xăng không có mà đổ,tiền ăn đi vay từng bữa.....1 like