-
Thông báo
-
Nội quy Lý Học Plaza
Nội quy này là bản mở rộng Nội Quy - Quy định của Diễn đàn. Khi tham gia mua bán, các thành viên phải tuân theo những quy định sau: Tiêu đề bài viết: Bao gồm: Chỉ dẫn địa lý, Loại hình Mua/Bán, Thông tin mua bán.
Chỉ dẫn địa lý: Tỉnh/thành nơi mua bán. Hoặc sử dụng định nghĩa có sẵn:TQ: Toàn quốc
HCM: TP Hồ Chí Minh
HN: Hà Nội
[*]Ví dụ: HCM - Bán Vòng tay Hổ Phách Nội dung bài viết: Mô tả chi tiết sản phẩm mua/bán
Bắt buộc phải có thông tin liên lạc, giá Mua/Bán
Bài mới đăng chỉ được phép up sau 03 ngày.
Thời gian up bài cho phép: 01 ngày 01 lần.
Các hành vi vi phạm nội quy này sẽ bị xóa bài hoặc khóa tài khoản mà không cần báo trước.
-
Leaderboard
Popular Content
Showing most liked content on 24/12/2012 in Bài viết
-
Đất Nước Rừng vàng Biển bạc Từ Đất/Nước kết cấu như cặp đối Dương/Âm. Chỉ có người Việt gọi xứ sở mình là Đất Nước, hàm nghĩa là một “Môi trường sinh thái cân bằng”. Anh ngữ chỉ gọi xứ sở là Land, Hán ngữ gọi xứ sở là Quốc Thổ hay Lãnh Thổ. Cặp đối Đất/Nước (Dương/Âm) tương tự cặp đối Trời/Đất. Kết cấu của các cặp từ đối ấy tự nói lên rằng sự sinh ra Vũ Trụ là Dương có trước Âm, Dương sinh ra Âm, như thành ngữ “Trời Tròn Đất Vuông”, “Mẹ Tròn con Vuông”. Ghép Tròn với Vuông theo đúng Dương Âm là Tròn Vuông = Trọn Vẹn, chỉ sự hoàn hảo, cũng là “Cân bằng sinh thái”. Qui hoạch cái gì, từ qui hoạch một thành phố, qui hoạch một doanh nghiệp , qui hoạch một việc nhỏ đều là: muốn được Trọn Vẹn phải theo đúng Âm Dương Ngũ Hành, tức phải dùng cái nhìn của Phong Thủy Lạc Việt. Khi biểu thị Trái Đất bằng hình Vuông là người Việt ám chỉ Đất ấy là đất đã có loài người khai thác (do Ruộng = Vuông = Văn文 = Vành - Vạnh = Mảnh. Chữ 文 người Triều Châu đọc là “vuông”, người Quảng Châu đọc là “mảnh”) , tức trái đất đã có văn minh, đời sống xã hội loài người đã có quốc gia, chia nhau mỗi quốc gia một Mảnh trên trái đất. Từ hai âm tiết Trái Đất (sẽ chứng minh nó là từ đôi, tức Trái=Đất), Trái Đất nếu mà theo ý “cái đầu tiên” thì gọi tắt là Trái, đúng với cặp đối Dương/ Âm nguyên thủy của Trời/Đất là Trời/Trái (cặp đối nguyên thủy là hai từ trong cặp đó phải là cùng Tơi hoặc cùng Vắng Tơi). Từ đôi Trái Đất nếu mà theo ý “cái nhiều hơn” thì gọi tắt là Đất, vì loài người sinh ra và nhiều dần lên là ở trên mặt đất, chứ không phải là ở dưới nước như loài đơn bào đầu tiên của sự sống, ý “nhiều” là loài người nhiều lên đồng thời khai thác cũng nhiều lên đối với trái đất. Cặp đối nguyên thủy của Đất/Nước là cặp Đất/Đức. Đất=Thật (thành ngữ “Hiền như đất, thật như ruộng”). Đức=Thực (người có Đức là người chân thực). Như vậy Đất/Nước = Đất/Đức = Thật Thực, đó chính là cái môi trường sinh thái lý tưởng nhất vì nó còn chân thực, còn Trọn Vẹn (tức là một sinh thái có Đức), chưa bị tàn phá, ô nhiễm để biến thành một sinh thái Đểu. Chữ Đức 德 của Việt nho ( từ Việt nho dùng trong nghiên cứu ngôn ngữ ở đây có nghĩa là “từ của Tiếng Việt viết bằng chữ nho của người Việt” ) viết ra có nghĩa là sự đầy đủ, chu đáo đối với thiên hạ, gọi là sống có Đức. Nguyên gốc của nó chỉ có nghĩa là nước , trong nôi khái niệm Té=Tế=Túc=Tức=Đức=Đế=Đủ=Đầy=Đen=Đác=Nác=Nước=Nam=Nậm=Âm=Lầm=Thâm=Than=Thủy. Các từ Đen, Lầm, Thâm, Than, Thủy là chỉ màu Ngũ Hành của Nước, sau lấy dùng chỉ vật tương ứng: Than thay cho từ Mun , Thủy thay cho từ Nước; Lầm, Thâm để chỉ tên hai loại vải màu sẫm. Túc=Tức=Đức=Đủ=Đầy, là bản chất của nước, bản chất ấy là Đầy=Đẩy vì nước là luôn có xu hướng Nống=Nở Rộng, ra mọi phía (thấm, lan, tràn, bốc hơi, nở khi đóng băng). Nói Đất Nước Việt Nam có nghĩa là xứ sở tên là Việt Nam, nhưng riêng từ Đất Nước đã bao hàm ý nghĩa là nơi sinh thái cân bằng, là nơi chân thực, nơi đó nhân dân thuần phác và nhân hậu. Các ngôn ngữ khác không thể có được cái “ý tại ngôn ngoại” này vì họ không dùng từ Đất Nước để chỉ xứ sở của mình. Cặp đối Trời/Đất nguyên thủy là Trời/Trái. Ta thường nói “Dương và Âm như haì mặt Phải và Trái”, thì đúng như vậy, vì Trời=Trải=Phải, đương nhiên Đất=Trái, từ Trái Đất là một từ đôi, Trái là nói khi địa cầu đang còn nguyên thủy, Đất là nói địa cầu khi đã được con người khai thác bề mặt để làm Ruộng, từ buổi bình minh của nền nông nghiệp trồng trọt đầu tiên của nhân loại, là của người Việt, cách nay hàng vạn năm, Ruộng=Vuông= Văn=Vẹn=Vành-Vạnh=Mảnh, là nền văn minh lúa nước của dân Việt nước Văn Lang ở nam Dương Tử, cách nay 5000 năm. Nếu nói về hành tinh Trái thì người Việt biểu diễn nó bằng hình Tròn giống như Trời và Trăng, là những cái có Trước (hình tượng Trời bằng chiếc bánh Dầy hoàn toàn trong trắng không có áo gói, câu “Khí trong nhẹ nổi nôi Trời, khí trọc nặng lắng thành nôi Trái mà” của bài Ấu học giải thích về sự hình thành Vũ Trụ, trong quyển Ấu Học Quỳnh Lâm được sưu tầm từ ca dao truyền miệng của người Việt ghi lại thành sách viết bằng chữ nho thời nhà Tùy). Còn nếu nói về Trái với ý là hành tinh, có lẽ là duy nhất, có con người đã khai thác thì người Việt biểu diễn nó là Đất bằng một hình vuông, từ đôi Trái Đất đã tự nó nói lên ý xưa (Trái) và nay (Đất) của chính nó, tức cái hình thành Trước và cái hình thành Trễ, bằng cái “ý tại ngôn ngoại”. Biểu tượng Đất bằng hình Vuông của bánh chưng vuông hay bằng đá vuông như Yoni là nói rằng Đất Nước văn minh, khi đã thừa biết các hành tinh do Vũ Trụ sinh ra đều là những cái có Trước, như Trời=Trăng=Trái= (đều là) = Tròn=Còn, cái nôi khái niệm nói lên sự tồn tại vĩnh cửu của chúng là Còn=Tròn=Trời=Trăng=Trái=Mãi, tức chúng luôn luôn là Già. Từ nguyên của từ Giời Già (giọng Kinh Đô) là từ Trời Tra (giọng Nghệ). Từ Vũ+Trụ có nghĩa là Không Gian+Thời Gian (giải thích của Từ điển Hán-Việt, nhưng lại cho rằng đó là “từ Hán- Việt”). Vũ Trụ là một từ gốc Việt cổ xưa nhất. Vì: (1) Vũ là do lướt “Vỏ Ủ”=Vũ (đúng QT Thanh điệu: 1+1=0 của thuật toán nhị phân); (2) Trụ là do lướt “Trời Ủ”=Trụ (đúng QT Thanh điệu: 1+1=0 của thuật toán nhị phân). Hai từ Vũ và Trụ là cùng nôi khái niệm “thuộc Trời” vì vậy khi nguời Việt bỏ chữ khoa đẩu chuyển sang viết bằng chữ nho thì hai chữ đó đều có chung một cái Tơi là bộ thủ Miên宀 đặt phía trên (Vỏ=Vòm=Vải=Mái=Miên 宀; Trời=Trải=Phải=Mái=Miên 宀). Ủ là một sự chuyển động, cũng giống như sự lên men vậy. Hai chữ Vũ Trụ nho viết bằng ghép chữ biểu ý, đọc chỉ cần lướt các bộ ghép là ra: (1) Do Vỏ=Vòm=Vải=Mái=Miên 宀; Ủ=Ứ=Ư 于 nên Vũ 宇 được ghép bằng bộ thủ Miên 宀 và bộ thủ Ư 于, thành chữ Vũ 宇, đọc bằng lướt “Vỏ Ủ”=Vũ (đúng dấu 1+1=0); (2) Do Trời=Trải=Phải=Mái=Miên 宀; Ủ=Du 游 =Do 由 nên chữ Trụ ghép bằng bộ thủ Miên 宀 và bộ thủ Do 由, thành chữ Trụ 宙 , đọc bằng lướt “Trời Ủ”=Trụ (đúng dấu 1+1=0). Bộ thủ là của Việt, từ “Bộ Thủ” 部 首, nghĩa là “bộ đầu” là cái bộ ở vị trí đầu chữ (tức cái Tơi của lời), ghép theo ngữ pháp Việt ( nếu là của Hán thì đã ghép theo ngữ pháp Hán là Thủ Bộ 首 部). Thủ=Tu (xúc tu là tay của loài côn trùng)=Tay=Tơi. Rõ ràng là xét về dấu thanh điệu (mà chỉ ở tiếng Kinh mới tìm ra được QT Thanh điệu mà Lãn Miên nêu: “không”, “ngã”, “nặng” thuộc nhóm 0; “sắc”, “hỏi”, “huyền” thuộc nhóm 1) thì Vũ=1+1=0, Trụ=1+1=0. Vậy Vũ Trụ bắt đầu là từ một “Cái Không Vô Định” (giống như Thiên Sứ khẳng định: “Không có hạt của Chúa”). Nhưng “Cái Không Vô Định” ấy lại là cái Có, vì Vũ=0, Trụ=0; Vũ Trụ=0+0=1 (đúng thuật toán nhị phân). Đúng là Sắc Sắc Không Không. “Cái Không Vô Định” đó gọi là Trời (Hán ngữ phải gọi là Thiên Không). Người Việt than vãn“Trời ơi” là ám chỉ cái Không (không rõ nguyên nhân), còn “Cái của Trời ơi” là chỉ cái của cải bỗng nhiên mà có, không biết do đâu đem lại. Ủ là thuộc tính của tự nhiên, là một sự chuyển động của tự nhiên, giống như lên men , thì phải có Đủ thời gian mới thành. Ngày nay văn minh công nghiệp (lấn át văn minh nông nghiệp) dùng công nghệ để rút ngắn quá trình Ủ, muối cá là có ngay nước mắm chứ không phải cất nước nhĩ một hai năm; rượu mới nấu xong cho qua máy là có thể thành ngay rượu bằng rượu cất 5 năm hay 15 năm. Tuy nhiên công nghệ ấy cũng chẳng Đọ được với Trời, chỉ cho ra hàng dởm mà thôi, chất lượng không thể nào bằng Ủ tự nhiên được, cũng giống như thịt heo nuôi bằng thuốc tăng trọng hay bằng thuốc tăng nạc. Trà đen Phổ Nhĩ của người Thái ở Vân Nam theo cách Ủ cổ truyền là càng Ủ lâu năm thì cho ra chất lượng trà càng tốt, càng có giá cao. Hệ đếm nhị phân là từ qui tắc Dương/Âm, hệ đếm chỉ có hai con số, số thứ nhất là 1, số thứ hai là 0. Cặp đối 1/0 tương đương cặp đối Trời/Đất. Vì: Trời=Trụ=Chủ=Chúa=Chậu=Chắc=Chốt=Cột=Một, là con số thứ nhất, tức số 1của hệ nhị phân. Cho nên người Việt mới có tục trồng cột Nêu tế Trời ngày mồng 1 Tết. Đất=Đồng=Hồng=Hai=Trái=Vài=Vuông, là con số thứ hai , tức số 0 của hệ nghị phân, (Đồng là đồng ruộng, Hồng 洪là rộng, “Đất Rộng”=Đồng, 1+0=1; “Đồng Đồng”=Động 洞 , 1+1=0, ý chỉ một vùng lớn. Người Việt ví Đất đã có loài người khai thác là hình Vuông (Ví là lời so sánh : Ví= Ví-Von=Van = Vân= =Ngân= Ngâm-Nga = Ngữ = Ngôn = Ngợi= Lời). Ruộng=Chuộng=Vuông=Vốn=Bốn=Bổn 本 = Bản 本. Hình vuông chỉ có chính xác là Bốn cạnh. Ruộng là cái Vốn quí nhất của nhân loại từ buổi bình minh của văn minh nông nghiệp hàng vạn năm trước cho đến ngày nay. Người Việt ham chuộng hình vuông ( áo cổ vuông của thủy thủ, trang trí hình vuông trên ngực áo hay lưng áo của các sắc tộc) vì chuộng Ruộng và chuộng cái lỗ Vuông là đồng tiền, tức ham chuộng cái Tư Bổn từ trong ngôn từ cổ đại. Cái Vốn=Bổn=Bốn là gồm: Nhân tài, Tiền tài, Khí tài, Nghệ tài. Do chuộng hình vuông nên quốc gia đầu tiên của nguời Việt cách nay 5000 năm ở nam Dương Tử đặt tên là Văn Lang 文 狼 = Vuông Lớn (chữ Văn 文 theo Hứa Thận giải thích trong Thuyết Văn Giải Tự là: bốn nét của Vuông 口viết lệch đi), có cờ cũng là cờ hình vuông (như vẫn còn thấy ngày nay ở các đình chùa). Vuông Lớn là của người Việt, vì người Việt thích Ruộng tức thích Vuông, nên nói bằng cách dùng từ Vuông đại diện cho từ Việt thì là Văn Lang = Vuông Lớn = Việt Lớn = Đại Việt, đó là một quá trình phát triển liên tục dài 5000 năm từ Văn Lang đến Đại Việt. Do ví Đất là Vuông nên người Việt mới chế đồng tiền là hình Tròn có lỗ Vuông ở giữa, với nghĩa Tròn Vuông = Trọn Vẹn (tức giao dịch phải sòng phẳng), bằng hình ảnh Tròn/ Vuông = Trời /Đất (tức giao dịch có Trời Đất chứng giám), đó là chữ Tín. (Chữ Tín 信 là do chữ Tin, nhấn ý hai bên giao dịch phải tin nhau thì dùng từ lặp Tin Tin, nhưng lướt thì “Tin Tin” = Tín, đúng dấu thanh điệu 0+0=1 của thuật toán nhị phân của người Việt. (Từ điển Yếu tố Hán-Việt thông dụng của Viện ngôn ngữ NXB KHXH HN1991 cho rằng từ Tín 信 là “từ Hán-Việt”, trang 415). Đồng tiền cổ nhất của người Hán là hình tròn có lỗ tròn ở giữa. So với lỗ tròn thì lỗ vuông nó ma sát sắc hơn với sợi dây xâu các đồng tiền, dở thế, vậy mà người Việt vẫn chế đồng tiền là hình Tròn có lỗ Vuông ở giữa như hình ảnh Trời/Đất, chứng tỏ người Việt coi trọng cái ý nghĩa hơn cái thực dụng ( thành ngữ Việt “Lễ mọn lòng thành”, “Lời chào cao hơn mâm cỗ”). Người Việt coi trọng đồng tiền do đổ mồ hôi mà có. Vốn xưa người Việt chế đồng tiền bằng vỏ Bối 貝để làm phương tiện trao đổi. Sự đổi của người Việt rất là thật thà ( thành ngữ “Khôn ngoan chẳng đọ thật thà”) kể từ khi còn là hình thức vật đổi vật (những tục như chợ Viềng ở Nam Định hay chợ “ma” họp ban đêm ở các nơi khác còn đến ngày nay), trẻ con thường Đổi những vật chúng kiếm được cho nhau mà không hề so đo giá trị ( bởi vì ở cái nôi khái niệm “sự chân thật nguyên thủy” thì: Trời=Trải=Phải=Trái=Trội=Đổi=Đất=Thật ). Cái đổi thật thà ấy mới là Đổi=Bối = Báu = Bảo . Từ Báu sinh ra là từ khi người Việt biết dùng vỏ Bối ại gidiện á trị trao đổi, người ta chế tiền bằng cách trau chuốt vỏ Bối cho thật đẹp, lướt “Bối Trau” = Báu, dùng Bối 貝 làm đối làm phương tiện trao đổi thì lướt “Bối Trao” = Bảo 寶. Từ đôi Bảo Bối hay Báu Bối ám chỉ cái quí là sự chân thật trong trao đổi qua phương tiện vỏ Bối. (Ngày nay ngành ngoại giao dùng cụm từ “Trao đổi công hàm” cũng hàm ý quí báu như trao đổi trong giao dịch mua bán vậy). Sau, người Việt chế đồng Tiền (như Cam Pu Chia gọi là đồng Riên) bằng đồng, rồi bằng Bạc, gọi là đồng Bạc (như Thái Lan gọi là đồng Bạt), đồng tiền kỷ niệm thì làm bằng Vàng. Bạc và Vàng đều là kim loại quí nên từ ghép Vàng Bạc đại diện cho nghĩa Qúi Báu (nguyên thủy của từ Qúi Báu là từ Qui Bối, vì người Việt cổ đại dùng mai rùa - Qui để viết chữ và dùng vỏ Bối để làm đồng tiền. Giáp cốt văn chính là của người Việt, là chữ khắc trên mai rùa. Rùa là con vật đi chậm chạp, Rùa=Rù Rà=Rù Rì=Rì=Qui (“nó đi chậm Rì”). Qui Bối = Qúi Báu. Bản thân từ đôi Qúi Báu đã nói lên cái “ý tại ngôn ngoại “ của nó là Sĩ – kẻ viết chữ (lên mai Qui) và Thương – kẻ đi buôn (dùng đồng Bối) đều được người Việt cổ đại coi trọng như nhau vì đều là thành phần Qúi Báu trong xã hội). Cặp đối Rừng/Biển đại diện cho nghĩa Đất/Nước, bởi Đất/Nước hàm ý là “Sinh thái cân bằng” thì nó phải có Rừng và có Biển. Đất và nước là yếu tố đầu tiên cho nền văn minh nông nghiệp trồng trọt mà người Việt có sớm nhất nhân loại. Kỹ thuật canh tác lúa nước là “Nhất nước nhì phân tam cần tứ giống” cho thấy là người Việt cổ đại đã biết làm nền nông nghiệp bền vững, biết nuôi cây, đồng thời biết nuôi đất, nên mới hiểu được là Đất=Thật và Đức=Thực. Nông nghiệp có hai khu là Trồng Trọt và Chăn Nuôi, cả hai khu ấy như Âm/Dương, phải song hành và hỗ trợ cho nhau, tự chúng Dưỡng nhau và đều đòi hỏi con người Dưỡng chúng. Tất cả những khái niệm ấy đều do Tiếng Việt của người Việt , chủ nhân nông nghiệp trồng trọt đầu tiên nhân loại, làm ra: Cặp đôi đối nguyên thủy nói lên công việc ChănNuôi/Trồng Trọt là Nuôi/Nuông, tức đều phải cần Ruộng (Cứ đổ cát lấp Ruộng đi mà làm công nghiệp !, văn minh công nghiệp đang lấn át văn minh nông nghiệp, trên phạm vi toàn cầu). Nôi khái niệm chung là Ruộng=Nuông=Nuôi=Nấng=Nà=Nương=Dưỡng 養. Từ đôi Nuôi Nấng, Nuôi Dưỡng, từ ghép Nuông Chiều là vừa Nuông vừa Chiều. Từ Nà là tiếng Tày-Thái chỉ Ruộng, như vùng Xịp Xoong Bản Nà của người Thái ở Vân Nam. Hai khu Trồng Trọt và Chăn Nuôi của nông nghiệp đều cần có đất và nước, tức cần Đất/Đức với nội dung của chúng là Thật Thực. Nuông và Nuôi bằng hóa chất chỉ là do văn minh công nghiệp lấn át văn minh nông nghiệp. Câu tục ngữ “Hiền như đất, thật như ruộng” đủ thấy người Việt cổ đại hiểu rằng đối xử với đất và nước bằng thái độ như thế nào thì đất và nước cũng sẽ đối xử lại bằng thái độ như vậy. Giao dịch với đất và nước cũng phải như giao dịch mua bán qua đồng tiền Tròn Vuông, nghĩa là phải Trọn Vẹn (sòng phẳng), có Trời/Đất chứng giám, bởi vậy chẳng ai dám làm ô nhiễm môi trường. Năm nghìn năm trôi đi, trên cùng một mảnh “ruộng mật bờ xôi”, hột nếp trồng ra vẫn thơm dẻo như nếp gói bánh chưng thời Vua Hùng. Đất Nước Rừng vàng Biển bạc là câu người Việt chỉ xứ sở mình với nghĩa chính yếu là “Môi trường sinh thái cân bằng còn nguyên rừng , nguyên biển, là cái quí báu nhất sánh ngang bạc, ngang vàng”. Văn minh công nghiệp chắc không cần ý đó nên ngày nay người ta có thể qui hoạch hoành tráng cho dân cả một quận sống trong chỉ một chung cư vĩ đại cao mấy trăm tầng (sống như những robot), toàn bộ nước thải sẽ dùng công nghệ đắt tiền xử lý lại trở thành nước uống. Những người không hiểu nghĩa chính yếu vừa nêu của câu “Đất Nước Rừng vàng Biển bạc” thì chê bai rằng: Nước ta tài nguyên ít ỏi, khai thác đã gần cạn kiệt, còn đâu mà cứ dạy trẻ con ca tụng mãi câu “Đất nước rừng vàng biển bạc”. Nghĩ như họ là do họ có thói ăn sẵn, họ có thể vô cảm qui hoạch lấy cát san lấp ruộng mật bờ xôi để làm khu công nghiệp hay sân gôn, mà không chọn những nơi sỏi đá vì sợ tốn công san ủi. Tư duy ăn sẵn vốn có xuất xứ từ dân du mục cổ đại phương Bắc, chứ không phải xuất xứ từ dân nông nghiệp trồng trọt cổ đại phương Nam. Nôi khái niệm của nước là: Té=Tế=Túc=Tức=Đức=Đế=Đen=Đác=Nác=Nước=Nam=Nậm=Lầm=Thâm =Thủy. Chữ Đức 德 vốn là nước (là “tức” trong tiếng Khơ Me). Đức=Đủ=Đầy=Đẩy (là bản chất cái Năng của nước). Cái Tế Vi , lướt “Tế Vi”=Tí . Cái Tí của Vũ Trụ đã theo QT Nở mà thành cặp đối Dương/Âm là Tá/Té (=Hỏa/Thủy), cũng như cái Năng của Vũ Trụ đã theo QT Nở mà thành cặp đối Nắng/Nước (Nắng=Nướng=Dương; Nước=Nậm=Âm). Con người là một tiểu Vũ Trụ, nên cái Năng trong cơ thể cũng là một năng lượng vô hình như cái Năng của Vũ Trụ, nó vô hình vì Năng= Chăng = Khăng = Không. Trong cơ thể thì cái Năng này có phải là cái Khí như đông y gọi ? Khăng=Không nên Khăng+Khăng=0+0=1 theo thuật toán nhị phân, đúng như lướt từ lặp “Khăng Khăng”=Khẳng, đúng dấu theo thuật toán nhị phân 0+0=1, là khẳng định . (Từ điển Yếu tố Hán-Việt thông dụng NXB KHXH HN 1991 giải thích Khẳng 肯là có, nhưng coi là “từ Hán-Việt, trang 201). Từ lặp là nhằm mục đích nhấn ý “nhiều” cho nghĩa của từ được lặp, VD : người người là nhiều người. Kiểu lướt từ lặp là phổ biến như một Qui Tắc trong Tiếng Việt, theo đúng QT Biến thanh điệu phù hợp thuật toán nhị phân (0+0=1, 1+1=0, 0+1=1, 1+0=1). Thanh điệu nhóm 0 là “không”, “ngã”, “nặng”. Thanh điệu nhóm 1 là “sắc”, “hỏi”, “huyền” ) bất kể từ đó có viết bằng chữ nho hay không có viết bằng chữ nho, chứng tỏ tất cả những từ người Việt dùng đều là từ gốc Việt. Ví dụ từ lặp Nhiều Nhiều mà lướt thì “Nhiều Nhiều” = Nhiêu 饒, đúng 1+1=0 theo thuật toán nhị phân. Ngoài Ngoài mà lướt thì “Ngoài Ngoài” = Ngoại 外, đúng 1+1=0 theo thuật toán nhị phân. Từ điển Yếu tố Hán-Việt Viện ngôn ngữ NXB KHXH HN 1991 trong Lời nói đầu có nói: “Quá trình giao lưu ngôn ngữ đã lưu lại trong tiếng Việt một khối lượng lớn từ ngữ gốc Hán, mà các nhà Việt ngữ học thường gọi là từ Hán-Việt. Các tài liệu nghiên cứu cho biết khoảng 60% vốn từ tiếng Việt hiện đại có nguồn gốc từ tiếng Hán. Ở nhiều lĩnh vực khác như Chính trị, Kinh tế, Luật pháp tỉ lệ này còn cao hơn (70-80%)”. Phân tích từ: Từ Ngoại Giao , Ngoại là “nhiều ngoài” do lướt từ lặp “Ngoài Ngoài” = Ngoại, 1+1=0 , Giao=Trao là sự trao đổi, như nói “trao đổi công hàm”. Kết cấu ngữ pháp Ngược thì dùng từ Ngoại Giao. Kết cấu ngữ pháp Xuôi thì dùng từ Trao Ngoại, tức trao đổi với nhiều ngoài, nếu chỉ với một đối tác cụ thể, có thể dùng Trao Ngoài. Từ Trao Ngoại quả là thật chính xác như đã dẫn (lại còn phù hợp với cụm từ Trao Đổi công hàm), khi đó lướt “Trao Ngoại” =Trái=Phải=Trải=Trời (theo dấu thanh điệu thì tương ứng là: “0+0”=1=1=1=1, được kết quả hoàn toàn là khẳng định, nhưng khẳng định đây là khẳng định cái minh bạch phải trái, trải theo theo thời gian). Nếu dùng theo ngữ pháp Ngược thì là từ Ngoại Giao, khi đó lướt sẽ cho ra kết quả duy nhất không thể khác được , là lướt “Ngoại Giao”= Ngáo = Láo = Tráo = Đảo (theo dấu thanh điệu tương ứng là: “0+0”=1=1=1=1, được kết quả hoàn toàn là khẳng định, nhưng khẳng định đây là khẳng định cái dọa dẫm ngáo ộp lắt léo tráo trở thì đổ). Ngôn từ và Qui Tắc tạo từ tiếng Việt nó làm thành như thế đấy. Các nhà thơ còn tự tạo ra từ mới bằng cách dùng nói lái để nói xỏ, ví dụ từ “lộn lèo” của cụ Nguyễn Khuyến, từ cũ của nó là “lộn tùng phèo” tức là “lộn xộn đi cùng cái phèo (lòng lợn khi mổ bụng nó ra)- khi mổ bụng lợn ra thì ruột nó “Phòi Theo”=Phèo”,1+0=1; “lộn tùng phèo” lái lại là “lẹo tùng phồn” tức “lẹo đi cùng phồn thực”. Từ Luật 律 chẳng qua nó cũng chỉ là “từ Ruộng mà Ra”, gốc của nó là cái Lạt dang để buộc bánh chưng (thành ngữ “Lạt mềm buộc Chặt”=Luật). Lạt ấy qua luộc (tương đương với “luận”, phê bình kiểm điểm nhau người ta còn gọi là “luộc nhau”) Chín rồi thì nó thành Lạt Chín, mềm dẻo hơn; Lạt Chín=Luật Chính, ngữ pháp ngược thì gọi Luật Chính là Chính Luật. Gọi là Chín vì thời cổ đại trong khi nhiều tộc khác còn ăn sống thì đại tộc Việt đã có văn minh biết ăn chín uống sôi, ăn uống đều gọi chung là In ( thành ngữ “nhớ như In”). “Cho In”=Chín, 0+0=1. Chín đến hoàn hảo gọi là “Chín Kinh”=Chính, 1+0=1. Từ Luật Chính mà lần trở lại khi đang còn “gia công” thì nó là “Cho In Chín Kinh”, hiểu nghĩa đen là: “Cho ăn uống chín như người Kinh” ; hiểu nghĩa bóng là “hãy nhớ Cho như In cái Chín Cung của người Kinh”. Kinh là tộc đông dân nhất trong đại tộc Việt cổ đại từ thời Kinh Dương Vương, gọi là Kinh Chúng; Kinh Chúng lái lại là Cung Chính, cái cửu cung (nhắc nhớ trên cái bánh chưng) phải là chính nguyên gốc như tổ tiên người Việt đã làm ra nó thì mới ứng dụng đúng, làm đảo lộn đi, sinh ra nhiều trường phái, cãi nhau (“tranh minh 爭 鳴” rất hùng biện) mấy ngàn năm nay mà ứng dụng vẫn sai. Luật Chính nó đúng là “từ Ruộng mà Ra”, từ cái Lạt Chín của bánh chưng mà thôi, theo Ngược thì sai bét cả. Trong từ đôi Nhiều Nhặn (Việt nho viết bằng chữ Nhiêu Nhiên 饒 然) thì Nhặn nặng ý “nhiều” hơn là Nhiều. Chín Nhặn là chín nhiều, lướt “Chín Nhặn”=Chắn, 1+0=1, Chắn nặng ý “chín” hơn là Chín, ghép thành từ đôi Chín Chắn ( người trưởng thành thì đến độ Chín Chắn). Chín cũng là con số 9. Trùng âm nhưng cũng là do có quan hệ ý nghĩa. Gọi là hệ số thập phân có con số 10 là khi số học đã có dùng số 0. Thời cổ đại để đếm thì chỉ đếm từ 1 đến 9 rồi quay vòng lại số 1 (Khơ Me chỉ đếm đến số 5 rồi quay lại số 1, gọi là hệ ngũ phân). Cho nên đếm đến 9 là xong, là hoàn hảo, “gà Chín cựa, ngựa Chín hồng mao” là quí nhất, vàng còn đòi tới bốn số Chín mới coi là vàng Chắn (ngược lại chỉ là vàng Chành tức vàng giả,vàng tây). Kéo quả cân cho đến vạch mà cán cân thăng bằng nhất , tức đã đúng trọng lượng vật cân thì gọi là Chấn Cân . Khi bán hàng mà phải cân thì hai người bán và mua cùng coi cân để xem đã Chấn Cân chưa, hai người cùng chứng giám cái Chấn đó thì là “Chấn Chấn”=Chân 真,1+1=0, đó là sự cân bằng hoàn hảo (rồi dùng ghép thành từ Chân Thật, có Chân thì mới là bán Thật thà, ngành tư pháp còn dùng cái cân làm biểu tượng ngành). Khi đã có cái “thành phẩm” từ là từ Chân 真(bản thân nó vẽ cũng cân đối khi bổ đôi theo chiều dọc) chỉ sự cân bằng hoàn hảo thì người ta chỉ dùng từ Chân 真 mà “qua cầu rút ván” cái “phôi gia công” đang là cái “sản phẩm dở dang” là Chấn Chấn. Chữ Cân 巾 của Việt nho để chỉ cái Cân 巾, cũng đại diện cho cái Khăn 巾, vì khăn đội trên đầu của đàn ông, đàn bà người Việt hay người Chăm đều rất cân đối (nhìn cái khăn mỏ quạ của người quan họ thì rõ, đến mái tóc con gái còn rẽ đường ngôi giữa. Người Hãn cổ đại du mục đội mũ lông cừu chứ không có cái kiểu khăn đó, trong khi người Việt lúc đó đã biết ươm tơ dệt lụa, thương lái bán sang cho cả xứ Ả Rập. Để mà “hầu hết” nói rằng chữ Cân là “từ Hán-Việt”, rồi người Việt mới biết đặt tên cho cái khăn (?). “Chúng là những từ gốc Hán đã Việt hóa hoàn toàn, nghĩa là cả về ngữ âm lẫn ngữ pháp, chúng đã nhiễm được các đặc tính ngữ âm và đặc tính ngữ pháp của từ tiếng Việt” ! ? ). Hán ngữ dùng chữ Xứng 稱 là chữ sau trong từ đôi Cân Xứng để gọi cái cân, phát âm là “chen”. Hán ngữ không có từ Cân Xứng. Vậy chữ Xứng 稱 cũng là từ Việt, có nghĩa như Cân, để ghép thành từ đôi Cân Xứng. Chữ Xứng 稱 này cũng là chữ Xưng 稱, hai người đối thoại cùng Xưng thì “Xưng Xưng”=Xứng , 0+0=1, nghĩa đen là bằng nhau , không ai cướp lời ai (thành ngữ “xứng đôi vừa lứa”) , còn nếu một bên lấn át bên kia thì gọi là Xưng Xỉa. Cân 巾 Bằng 平Kinh 京 - Cân = Kinh, (nhìn ba chữ của Việt nho thấy nó vẽ nên sự cân bằng như thế nào). Khen “món ăn này ngon kinh” tức món ăn này ngon đến độ hài hòa cân bằng do nêm nếm chứ không phải là ngon đến mức “kinh tởm”. Hán ngữ dùng chữ Cân 巾chỉ cái khăn, phát âm là “jin”, còn thì không hiểu cân là cân bằng, ý “cân bằng” Hán ngữ dùng chữ Bình 平, hay Bình Hành平 衡. Nhưng từ Bình cũng vẫn là từ Việt, “Bằng 平 Kinh 京” = Bình 平,1+1=0 (chẳng phải là ba chữ này đều vẽ cân bằng đó sao?). Kinh 京 sở dĩ cân bằng vì đường kinh mạch trong cơ thể chia dọc cơ thể là đối xứng cân bằng. Hán ngữ lại dùng chữ Kinh 經 là đường kinh (sợi dọc) trong dệt vải để gọi kinh mạch, chúng lấy cái gì làm trục để mà đối xứng ? Kinh 京 và Kinh 經 nguyên thủy đều chỉ là từ cái âm Kinh Lạch chỉ những dòng nước chảy dài trên đồng ruộng lúa nước của người Việt, cũng chỉ là “từ Ruộng mà Ra”. Kinh Lạch=Kinh Lạc, là đã mượn âm, nâng nghĩa khoa học thành để chỉ hệ thống mạch kinh lạc trong cơ thể (GS Nguyễn Tài Thu nói: “Châm cứu đã được người Việt phát minh và ứng dụng từ thời Thần Nông, lúc đó kim châm cứu là mài chuốt bằng đá”). Cân để biết trọng lượng một vật mà đến Chấn vạch trên cán cân cho cân bằng là Kịch=Cực, quá nữa thì dư, dư thì bán lỗ. Số 9 đã chỉ rõ vị trí địa lý của nước Tần theo Dịch học của người Việt là ở tận phía Tây của đất Việt, đến đó là Chấn rồi, “Tây Chấn”= Tần 秦, 0+1=1, là cái tên mà người Việt đặt để gọi nước đó. Vì vị trí địa lý của Tần ở số Chín theo Dịch học của người Việt, nên người Việt cũng gọi nó là nước Chín (Hán ngữ phát âm là “chín”- pinyin “qín”, nhưng âm tiết “qín” này trong Hán ngữ không có nghĩa là số 9). Từ Chín này người Ấn Độ phiên âm là China, phương Tây cũng theo đó gọi là China. Xưa đồ sứ Giang Tây của người Việt bán sang phương Tây khi người phương Tây còn chưa biết đến làm men sứ, cho nên phương Tây gọi đồ sứ là “china”. Từ Ơi nghĩa là cái tín hiệu gọi đối tượng đến với mình. Hán ngữ không có từ Ơi tín hiệu này, nhưng ở các ngôn ngữ của Việt Nam, Cam Pu Chia, Lào , Thái Lan thì từ Ơi dùng hàng ngày. Nguyên thủy nó là từ Ời của Tiếng Việt, lặp thì là Ời Ời (như câu ca dao cổ: “Thằng Cuội ngồi gốc cây đa. Bỏ trâu ăn lúa van cha ời ời. Cha thì cắt cỏ trên trời. Mẹ thì cưỡi ngựa đi mời quan lang”), lướt thì “Ời Ời”=Ơi, dấu 1+1=0 đúng thuật toán nhị phân. Ơi là muốn đưa về mình, nôi khái niệm đó là Mời=Ơi=Ăn=Uống=Ẩm=In=Ấn=Nhấn=Nhận=Nhồi=Nhét=Nhịn=Kin (là ăn, uống của tiếng Tày Thái)=Nín=Xin=Thín=Thỉnh 請 của cái nôi khái niệm chung là “đưa vào mình”. (Nhặn là nhiều, cặp đối Nhặn/Nhẵn, Nhẵn là không còn gì, Nhẵn Thín là “không còn gì đưa vào mình” nữa, “ăn hết nhẵn thín rồi”). Hán ngữ dùng từ Thỉnh 請 với nghĩa là đưa về mình, tức là Mời=Ơi. Nói lịch sự thì dùng từ đôi để nhấn mạnh ý là từ Xin Mời, hoặc dùng từ lặp Mời Mời, lướt thì “Mời Mời”= Mơi, đúng dấu 1+1=0 của thuật toán nhị phân. (Từ điển đã dẫn giải thích Thỉnh 請 là một từ Hán-Việt”). Người Thái đã mượn cái từ Mơi lịch sự này nên người Việt nhường hẳn từ đó cho người Thái, tiếng Thái nói Mơi nghĩa là Mời. Người Việt hay Mời, có ăn thì “Mời khắp Sóc” = “Mời…Sóc” = Mọc, dấu 1+1=0 đúng thuật toán nhị phân. Thành từ đôi Mời Mọc nghĩa là hay mời, đó là cái quan hệ tình làng nghĩa xóm của dân ăn trầu, “ăn ở với nhau như đọi nước đầy”. Sóc là một từ Việt cổ dùng chỉ cụm dân cư nhỏ ở rải rác (vẫn còn dùng trong tiếng Khơ Me). Sóc=Hóc=Ngóc=Chóc=Chòm=Xóm=Thom=Thôn 村= (Hán ngữ phát âm lơ lớ “xun 村” để gọi cái Xóm, vì không phát âm được những âm ngậm). Ở thành cụm dân cư hẻo lánh thì gọi là ở Chóc Ngóc, hay ở Hóc Bò Tó. Dân ở “Thành Xóm” = Thom, dấu 1+1=0 đúng thuật toán nhị phân . Nhiều Thom thì dùng từ lặp “Thom Thom”=Thỏm, 0+0=1 đúng thuật toán nhị phân, Thỏm tức lọt thỏm vào đâu đó, rất rải rác. Ở thành Xóm , Thom tức rất rải rác nên Sóc=Sưa=Sót=Lọt=Lạc 落. Chữ Thôn Lạc 村 落 của người Việt là chữ mà Hán ngữ mượn dùng, phát âm lơ lớ là “xun lua 村 落” để chỉ Xóm Sóc. Lớn hơn đơn vị Xóm Sóc thì người Việt gọi là Làng. Làng=Hạng 巷 (con hẻm)=Hương 郷. Đơn vị dân cư cấp cơ sở mà Hán ngữ dùng đều là của Tiếng Việt. Dân thì thường gọi từ cấp nhỏ lên cấp to hơn là: Xóm, Làng, Xã, Tổng. Quan thì hay gọi từ cấp trên xuống theo lộ trình đi kinh lý của quan là : Tổng, Xã, Làng , Xóm, nho viết Làng Xóm bằng chữ Hương Thôn 鄉 村. Muốn gọi lại với mình, tức Muốn Ơi, mà lướt thì “Muốn Ơi”= Mời, dấu 1+0=1 đúng thuật toán nhị phân. Muốn có của cải tức Muốn Của thì lướt “Muốn Của” = Mua, dấu 1+1=0 đúng thuật toán nhị phân, (Muốn Của=Mua , đẳng thức này nói lên rằng từ trong tư duy, người Việt rất sòng phẳng); và lướt cả câu “Muốn có của Cải”= “Muốn… Cải” = Mãi 買, 1+1=0. Từ Mãi 買 này nó là một từ gốc Việt , Hán ngữ mượn của Việt để dùng với nghĩa là mua, phát âm là “mải 買”. Mua nhiều thì dùng từ lặp là Mua Mua, lướt thì “Mua Mua” = Múa, dấu 0+0=1 đúng thuật toán nhị phân. Hoạt động mua nhiều của thương nhân là lướt cả câu “Múa đi bán Lái”= “Múa…Lái” = Mại 賣, dấu 1+1=0 đúng thuật toán nhị phân, Lái đây là Lái Buôn, là Thương Lái. “Múa đi bán Lái” nghĩa là “Mua nhiều rồi đi bán cho Thương Lái”. Thương Lái là gọi tắt cụm từ “Thương hồ lái buôn”, người Việt cổ đại là đi buôn bằng phương tiện thuyền bè, “thương hồ” chỉ xuồng đi sông biển (Xuồng=Thuồng=Thương=Thuyền, nó giống như con Thuồng Luồng đi trên nước), phải lái xuồng đi buôn nên gọi là “lái buôn”. Xuồng=Thương mới là người chủ, Lái chỉ là thằng hai làm thuê cho chủ Xuồng. Thương Mại là từ Việt, có nghĩa là cái hoạt động “Thương hồ mua nhiều (múa) rồi đi bán cho lái buôn khác”. (Từ điển Yếu tố Hán-Việt thông dụng của Viện ngôn ngữ NXB KHXH HN 1991 giải thích, trang 253, từ Mãi 買là mua, từ Mại 賣là bán, là “từ Hán-Việt” ! ?). Hán ngữ mượn chữ rồi ghép lại thành từ Mãi Mại 買 賣 để nói ý Mua Bán, dùng chữ Mại chỉ với ý là bán thì làm sao đủ ý như từ Mại 賣 vốn là của Tiếng Việt được, làm sao họ giải thích được nghề Thương Mại là cả mua và bán? Lùi về “cổ Hán ngữ” thì còn thấy từ Bán của Tiếng Việt, viết bằng chữ nho Phán 販 ; Hán hóa ngữ pháp thì có từ ghép Tiểu Phán 小 販 chỉ người bán nhỏ; còn Buôn thì vì Hán ngữ không có vần “uôn” nên phải ghép hai chữ là chữ Bán 販 và chữ Mại 賣 để chỉ ý Buôn, đó là chữ “Pán Mại 販 賣”. Trong kinh doanh,Tiếng Việt đã chỉ rõ: Thằng Một là thằng Mua (Một=Mua) tức người tiêu dùng là ưu tiên số Một, là thượng đế. Thằng Hai là thằng Lái (Hai=Lái), là Lái xuồng cho chủ buôn, tức hệ thống giao thông. Thằng Ba là thằng Buôn (Ba=Buôn), tức hệ thống đại lý. Thằng Bốn là thằng Bổn (Bốn=Bổn), tức thằng có Vốn để sản xuất ra hàng hóa. Chữ Bốn=Bổn=Vốn là người Việt ám chỉ “cái bốn cạnh” tức cái Vuông, nó có thể là Ruộng (“thế chấp sổ đỏ”), nó có thể là đồng tiền lỗ Vuông. Bốn là con số nói lên sự Vẹn như Vuông của lỗ đồng tiền. Qua bốn con số Một, Hai, Ba, Bốn đủ hình dung được mạng lưới kinh doanh: Tức là muốn kinh doanh thì thứ Một là nắm nhu cầu người tiêu dùng, thứ Hai là hình dung mạng lưới phân phối bằng đuờng sông hay đường bộ, thứ Ba là nắm các đại lý để họ buôn hàng của mình, thứ Bốn mới là quyết định dồn vốn để sản xuất cái gì. Từ thời cổ đại người Việt đã biết làm kinh doanh như vậy nên trống đồng đã có bán khắp nơi từ ba nghìn năm trước. Khi ấy người Hán phương Bắc chưa vượt được qua sông Dương Tử (Dòng Cả) để mà “nam hạ”. Trong khi thời tiền sử, người Việt đã khai thác nông nghiệp Ruộng Vuông đến tận hạ du, trung du Hoàng Hà, đến thời Xuân Thu gọi là Bách Việt. Đến chữ Thỉnh 請nghĩa là mời mà Hán ngữ còn phải mượn của tiếng Việt (phát âm lơ lớ là “xỉng”), trong khi người Kinh (dòng Lạc Long) và người Thái (dòng Âu Cơ) đã chia sẻ nhau từ Mời hàng vạn năm trước, như tiếng đầu lưỡi của dân ăn trầu (“Miếng trầu là đầu câu chuyện”, nôi khái niệm cho cái hồn của câu này là: Tiếng=Miệng=Miếng=Mời, người Việt khi ăn cơm đều nói “Mời” hoặc “Xin Mời” với người cùng mâm). Mua nhiều tức lặp Mua Mua, khi lướt còn có một đáp số nữa là lướt “Mua Mua”= Mùa, dấu 0+0=1 đúng thuật toán nhị phân. Cái đẳng thức lướt này cho thấy rõ ràng người Việt có thái độ sòng phẳng cả với đất và nước chứ không phải thái độ cướp bóc, có đổ mồ hôi và phân bón cho cây và đất mới có thu hoạch kết quả của cây trồng đại trà là Mùa, đó là Mùa lúa, Mùa bưởi, Mùa cam v.v. Sự thu hoạch (củ và quả) của nông nghiệp trồng trọt là Mùa=Vua=Vụ=Củ=Quả=Của=Của-Cải=Quý 貴, chữ Qúi đây là quí báu, Mùa là một sự quí báu, con người phải biết quí của cải do mình đổ công sức làm ra. Nhưng Mùa Vụ cũng chiếm thời gian, thường là ba tháng cho một vụ hoa màu nên Mùa=Của=Qúi 季 , chữ Qúi này là một quí thời gian bằng ba tháng, nhưng nó cũng mang nghĩa là phải quí thời gian đã cho một Mùa thu hoạch. Hán ngữ mượn cả hai chữ này nhưng lại không hiểu ý tứ Việt trong liên hệ của hai chữ Qúi 貴 và Qúi 季, nên chữ Qúi 貴(quí báu của cải do một Mùa làm ra) thì phát âm là “quây”- pinyin “gui”, còn chữ Qúi 季( quí báu cái thời gian ba tháng dành cho một Mùa hoa màu) thì phát âm là “chì”- pinyin “ji” , khái niệm “Mùa của hoa màu” và khái niệm “ba tháng thời gian” đều chỉ dùng có một chữ “Chì 季” là quí ba tháng, ví dụ mùa lê thì gọi là “lê quí” . Các nhà Quốc ngữ của VN rất hiểu hai chữ nho Qúy 貴 báu và Qúi 季 thời gian của Việt nho nên đã qui định viết Qúy báu bằng y dài vì của cải thì phải đổ mồ hôi lâu dài mới có), còn Qúi thời gian bằng i ngắn. (vì thời gian thì bao giờ cũng là trôi qua rất nhanh nên phải quí nó). Sau, gần đây “cải cách chữ viết” qui định dùng i ngắn tất cho nó tiện dụng chứ không cần Trọng Nghĩa như người xưa, cho nên chữ Lý Luận có thể viết là “ní nuận”, không cần cái thâm ý là muốn có Lý phải đi tìm tòi rất lâu dài mới ra được chân lý. Mùa=Vua=Vụ nên còn có từ đôi Mùa Vụ, gọi là Mùa thu hoạch hay gọi là Vụ thu hoạch đều được. (Diễn biến âm này cũng giống như Mần=Vận=Vụ務 là làm nhiệm vụ, làm là phải vận động chân tay hoặc trí não, người Nhật đọc chữ Vụ 務 này là “Màn”= Mần). Từ cái nôi Mùa=Của=Qúi 季 thấy rõ rằng hoạt động nông nghiệp trồng trọt của người Việt cổ đại đã đẻ ra lịch thời gian, mùa thu hoạch đã cho ra từ Qúi 季 để chỉ 3 tháng một, một năm chia thành 4 quí, đồng thời hàm ý là quí cái thời gian. Hán ngữ mượn chữ Qúi 季 này để chỉ 4 quí trong năm, cũng dùng luôn chữ Qúi 季 này để chỉ Mùa của cây trồng, ví dụ mùa thu hoạch lê thì Hán ngữ gọi là “lê 梨 quí 季”, chứng tỏ cái nông nghiệp trồng trọt của họ có sau của người Việt mấy ngàn năm. Quả Bí Đỏ còn gọi là Bí Ngô. Nước Ngô xưa ám chỉ là Nước Đỏ của dân Kẻ Lửa=Quẻ Ly là người phương Nam, theo Dịch học. Người Hán gọi quả bí đỏ là “nam 南 qua 瓜” tức loại dưa của người Nam. Cổ đại , tộc Việt là dân Lửa, ở nhà sàn. Kẻ Lửa=Quẻ Ly. Nhìn quẻ Ly cũng giống hình tượng trưng cái nhà sàn: dưới là một kẻ kín như cái nền nhà, trên là một kẻ kín như cái mái nhà, giữa là kẻ hở tượng trưng sàn nhà (vì ghép bằng nứa hay gỗ nên không thể kín đến độ nước không rò được. Đồng bào Tày gọi kiểu nhà sàn có bếp lửa đặt giữa sàn là “nhà quẻ Ly”. Thời Tam Quốc ba nước Ngụy , Thục, Ngô thì nước Ngụy là của Hán tộc, Thục và Ngô là gốc Việt. Ly=Lý=Lê=Lò=Lô=Lữ=Lâm v.v. vốn là dân Kẻ Lửa của phương Nam. Tộc phả của TQ ghi họ Lê có gốc thủy tổ là ở ấp Kinh Triệu (Thiểm Tây, đất gốc của nhà Tần). Nhưng người họ Lê ở TQ tập trung đông nhất lại là ở vùng Lĩnh Nam. Nhiều bạn mạng TQ cãi lại rằng: “Họ Lê là đặc trưng nhất cho người phương Nam từ vóc dáng, da dẻ đến khuôn mặt, là đặc trưng của dân lúa nước nên không thể thủy tổ ở Thiểm Tây được, có thể cổ đại có ông họ Lê nào đó làm quan to cho nhà Tần ở Thiểm Tây (cũng giống như Lý Ông Trọng là người Việt làm tướng cho nhà Tần- Chuyện “Lý Ông Trọng” trong Lĩnh Nam Chích Quái). Gia phả các họ thường qui về một danh nhân nào đó tôn làm thủy tổ cho có danh giá, nên gia phả cũng không đáng tin, vì không tìm rõ đến tận cội nguồn”. Phả của tộc Trung Hoa lại viết thủy tổ của dân tộc Trung Hoa là ông Hoàng Đế, ông Hoàng Đế đẻ ra ông Đế Thần Nông, ông Đế Thần Nông đẻ ra ông Thiếu Hạo… cứ thế liên tục một mạch sinh ra bách tính của dân tộc Trung Hoa liên tục 5000 năm. Đọc nghe thấy quá “pha học”. Nếu tôi dịch bài trên mạng internet “Tổng hợp các bài văn tế Hoàng Đế tại lăng Hoàng Đế ở Thiểm Tây” của các lãnh tụ và lương dân TQ từ cổ chí kim thì sẽ được một cuốn sách hay, những bài thơ, phú tuyệt đẹp về văn học. Nhưng “ông” Hoàng Đế là “ông” Đế Hoàng= “ông” Đế Vàng = ”ông” Nước Vàng, lại là của người Việt như Dịch học chỉ rõ, mà màu Vàng ấy là ở Trong Cung = trung “quốc” = Trong “của Nước”, đó là đất Giữa, là Chỗ Giữa = Chỗ Giao, mà Hán ngữ theo ngữ pháp của họ đã viết Ngược là Giao Chỉ. Tóm lại để cho tiện thì ngắn gọn gọi ngữ pháp Hán là Ngược, ngữ pháp Việt là Xuôi. Do nhiều từ, nhất là các từ ghép, dùng cái Ngược áp đặt vào Tiếng Việt , nên mới bị gọi là “từ Hán Việt” . Nhưng Xuôi=Chuôi=Chắc, vì vậy dựa vào Tiếng Việt thì sẽ tìm được từ nguyên của ngôn từ Hán là trong “cổ Hán ngữ”, mà từ nguyên của “cổ Hán ngữ “ lại là trong Tiếng Việt. Ví dụ Trăng là chỉ hành tinh, Nguyệt là chỉ cái sáng của hành tinh đó, vì ánh sáng thì như nhau: Trăng=Trời=Ngời=Nguyệt. Hán ngữ mượn chữ Nguyệt 月để chỉ trăng, viết ngược Trăng Sáng là Minh 明 Nguyệt 月, còn khẩu ngữ dân gian gốc Việt trên đất TQ vẫn nói theo xuôi là Nguyệt 月 Lượng 亮 ( do Nguyệt Sáng = Nguyệt Láng = Nguyệt Lượng 月亮). Văn minh nhân loại bắt đầu từ văn minh nông nghiệp trồng trọt, khi con người bắt đầu khai thác lớp thổ nhưỡng bề mặt của Trái (Trái=Tròn). Nền văn minh Việt, nền văn minh sông Nin, nền văn minh sông Hằng đều thế cả. Khi Trái ( là có Trước như Trời, Trăng) còn nguyên sơ, gọi cây là Mọc, giống như mặt trời cũng mọc. Mọc=Mộc 木 (Thuyết Văn Giải Tự giải thích chữ Mộc 木 là: chui từ đất lên – tức là Mọc !) gọi thổ nhưỡng là Thó. Thó=Thổ. Khi biết khai thác bề mặt của Trái để Trồng Trọt là lúc con người bắt đầu ra tay. “Ra Tay”=Rấy, “0+0”=1, nhiều Rẩy thì gọi bằng từ lặp Rẩy Rẩy. “Rẩy Rẩy”=Rẫy, đó là thời đốt cỏ, chọc lỗ, trỉa hột. Đến khi biết làm lúa nước thì biết Đắp bờ giữ Đác làm thành “Rẩy Vuông”=Ruống”, 1+0=1. Nhiều Ruống thì “Ruống Ruống”=Ruộng, “1+1”=0. (Những từ như Rẩy, Ruống là những từ trong quá trình “gia công dở dang”, trong sản xuất thì gọi là “sản phẩm dở dang”, vì vậy nó không xuất hiện nữa trong ngôn ngữ thường dùng). Ruộng=Vuông. Do phải đắp bờ giữ Đác làm lúa nước trên bề mặt của Trái nên mới gọi Trái là Đất (hàm ý đã có khai thác thành Ruộng Vuông), tác động để giữ được Đác trên Đất là Đào, Đắp. Đất đã có Ruộng Vuông nên ví Đất là Vuông (hình tượng bánh chưng Nền Nếp Vuông, hình tượng Yoni bằng đá Vuông). Từ đó có từ đôi Trái Đất (có xưa mới có nay), cũng giống như có Tổ mới có Tôi, có Họ mới có Tên, viết Họ trước Tên sau theo ngữ pháp Xuôi (Hán ngữ cũng viết Họ trước tên sau, trong khi ngữ pháp Hán ngữ là Ngược, như ngôn ngữ phương Tây, đáng lý phải viết Tên trước Họ sau như phương Tây). Từ đôi Đất Thó (có mẹ mới có con), sau , từ “đất thó” dùng chỉ tên riêng loại đất nguyên chất mịn màng lớp sâu dưới mặt ruộng không lẫn tí mùn nào, có thể dùng nặn đồ gốm, sâu nữa là lớp đất sét màu trắng có thể nặn đồ sứ. Dân nông nghiệp ham Ruộng nên ví Đất là Vuông. Ba tác nhân trên ruộng là Kẻ, Cây, Con (“Trên đồng cạn, dưới đồng sâu. Kẻ cày, kẻ cấy, con trâu đi bừa”). Trồng Cây nên phải Cày, phải Cấy. Cây là Mọc từ Mầm hột nên chữ Mọc=Mộc 木 đại diện cho Cây, người Nhật đọc chữ Mộc 木 này là Ki với nghĩa của Nhật ngữ là “cây”. Kẻ, Cây, Con là ba tác nhân trên Ruộng. Các làng Việt đều có tên với chữ đầu là Kẻ. Tình yêu thiên nhiên là thái độ sòng phẳng của Kẻ Việt đối với Đất, Nước, Cây, Con : có Mua nhiều thì mới được Mùa (“Mua Mua”=Mùa, 0+0=1), Mua bằng đầu tư công sức và tiền bạc mới có được Mùa. Nền nông nghiệp của năm tác nhân Kẻ, Đất, Nước, Cây, Con dưới qui luật “thuận theo Trời” hình thành nên khái niệm Ngũ Hành. Trong văn minh nông nghiệp, Kẻ là chủ tể, rất sòng phẳng với bốn tác nhân kia, chứ không phải là thái độ ăn sẵn như thời nguyên thủy sống bằng hái lượm. Sòng phẳng ấy thể hiện bằng Nuôi bốn tác nhân kia và cả chính thân tâm mình: Nuông Cây, Nuôi Con, Nuôi Nuông Đất, Nuôi Nuông Nước, Dưỡng người và thân tâm mình (chung nôi khái niệm là: Nuôi=Nấng=Nâng=Niu=Nuông=Nương=Dưỡng). Đối với Đất và Nước thì phải Nuôi Nuông để giữ cho chúng được màu mỡ (Màu Mỡ=Giàu Có) và không bị ô nhiễm. Đối với Con thì phải Nuôi Nấng. Động vật như cá, gà, vịt thường có động tác “Nâng mồi rồi nuốt Xuôi”=Nuối, “0+0”=1. Gia súc gia cầm đều ăn nhiều, nên “Nuối Nuối”=Nuôi, 1+1=0. Thức ăn cho Nuôi gọi là Thức Nuôi (mà không cần phải dài dòng là “thức ăn chăn nuôi”. Đối với Cây thì phải Nuông Nương, vì Cây hấp thụ chậm chạp và đòi hỏi Chìu Chuộng và Nâng Niu (đỡ Cây đổ rạp khi gió lớn), các loại phân bón cho cây gọi chung là Thức Nuông. Đối với người (kể cả thân tâm mình thì phải Dưỡng bằng Thức Ăn). Người=Ngài=Ai=Ăn (“Ăn để mà sống chứ không phải sống để mà ăn”). Người cũng ăn nhiều như động vật, nên “Ăn Ăn”=Ắn, “0+0”=1. Ắn cùng Rỡi với Cắn. Đói thì phải Ắn (ăn nhiều). “Phải Ắn” = Phạn 飯, 1+1=0, chữ Phạn 飯 nghĩa là Cơm, vì đói thì cái Phải Ắn nhiều là Cơm. (Người thừa dinh dưỡng thường ăn rất ít cơm). Người ăn còn biết vừa ăn vừa thưởng thức, tức thưởng ngợi các thức ăn, bình phẩm, hàm ơn, nên Ăn=Uống=In=Ẩm=Phẩm=Nhấm=Nhậu=Nhằn=Nhai=Lai Rai. Trong nôi khái niệm này từ In mới là từ gốc đầu tiên. In là đổ đầy cho cái khuôn dạ dày (làm bánh đổ khuôn cũng gọi là bánh In). Khi mổ con gà thì thấy rõ ràng thức ăn chứa trong cái Diều ( “Dạ chứa Nhiều”=Diều) của nó in hình khuôn cái diều của nó (từ đó mới sinh ra từ In của nghề in chữ từ bản khắc gỗ, In thì phải Ấn xuống nên gọi là In Ấn, Hán ngữ mượn chữ Ấn 印 này để gọi ngành in là Ấn Loát 印 刷. In dùng chung cho cả ăn và uống. In vốn là của Tày-Thái (dòng Âu Cơ). Chế độ mẫu hệ là có trước nên con biết nói theo mẹ trước, “ăn” nó gọi theo mẹ là In. Năm mươi con theo mẹ lên Rừng, đi về phía Tây tận hết vùng Đoài Miến, lướt “Đoài Miến”=Điện, “1+1”=0, nhiều vùng Điện là “Điện Điện”=Điền, “0+0”=1, tức Vân Nam về sau. (Vân Nam=Việt Nam, từ Việt Nam là có từ thời cổ đại, là tên chỉ địa phương của người Việt phương Nam, QT Tơi-Rỡi diễn biến âm ra vô cùng nhiều địa phương gọi là Việt Nam, song do đã biến âm nên chúng không bị trùng nhau. Ví dụ người Đài Loan gọi Việt Nam là “Oát Lâm”. Oát Lâm=Quát Lâm=Qúi Lâm=Quế Lâm – nơi có cột đồng Mã Viện, vậy Quế Lâm cũng là Việt Nam, căn cứ vào cái biến âm, không căn cứ vào cái chữ đã ghép Ngược là “rừng quế”. Việc lấy từ Việt Nam đặt tên nước là mãi sau này, thời Nguyễn, thay cho Đại Nam, Đại Việt, Đại Cồ Việt… Văn Lang). In là của dòng Âu Cơ, In là từ tổ, vì nó trực tiếp từ cái NÔI tổ mà ra, chữ I là bên Dương (Innegative), chữ N là bên Âm (negative). Nghĩa của In là “ăn uống”. In nghĩa chung là ăn uống, là từ cổ nhất của Việt, thể hiện trong câu đầu lưỡi “Nhớ như In” tức là nhớ như ăn uống ( hễ khát thì nhớ uống, hễ đói thì nhớ ăn, cái nhớ ấy là dễ nhớ nhất và lâu bền nhất ). Năm mươi con theo Lạc Long xuống biển là dòng Kinh-Mường, từ tổ In của mẹ Âu Cơ đã tách ra từ chi là Ăn riêng, Uống riêng. Đoài Miến vẫn giữ từ tổ là In chung cho “ăn uống”. Người Thái Lan dùng từ Kin chung cho ăn uống ( giống như Cắn cùng Rỡi với Ăn, Kin cùng Rỡi với In, Rỡi còn mang nghĩa là Ruột Rà. Người Thái Lan gọi uống nước là “Kin Nam”, ăn cơm là “Kin Khao”, tức ăn Gạo, người Việt gọi là ăn Cơm, người Nhật lại phát âm Cơm là Kô Mê chỉ gạo, nho viết bằng chữ Mễ 米, người Hán đọc chữ Mễ 米 là “mỉ” chỉ gạo. Ăn uống nhiều thì dùng từ lặp “In In”= Ỉn, 0+0=1 , vẫn nghĩa chung là ăn uống, con lợn nó ăn uống nhiều nên còn gọi nó là con Ỉn, giống lợn Ỉn vùng đồng bằng Bắc Bộ có lịch sử lâu đời hàng vạn năm (người Mỹ mua về Mỹ, nuôi trong nhà chung với người, sạch sẽ như nuôi chó, họ thích nó vì nó là giống gen quí). Ỉn=Ẩm ( QT Tơi-Rỡi, chúng có cái chung là “vắng tơi”) cũng vẫn là chung ăn uống. Ăm Thực thì mọi Thức tất cả là đều In vào dạ dày (nhiều Thức thì “Thức Thức”=Thực, 1+1=0). Người Việt Đông sau dùng chữ Ẩm 飲 chỉ nghĩa riêng là “uống” (Quan Thoại gọi uống bằng mượn từ Hớp nước của Việt, viết chữ nho là chữ Hát喝 , họ phát âm lơ lớ là “hưa”, vì tộc quan không có âm ngậm). Thức ăn nhiều thì “Thức Thức”=Thực 食, “1+1=0, Thực có nghĩa là rất nhiều thức ăn phong phú. Người Việt Đông sau dùng chữ Thực 食cho ý riêng là “ăn” , ám chỉ đã ăn thì phải nhiều thức ăn phong phú (Quan Thoại mượn chữ Cắn=Ăn=Ngắn=Ngật 吃 = Ngốn=Thôn 吞 – là thôn tính cái thức ăn - của Việt nho, gọi ăn bằng chữ Ngật 吃 phát âm là “sư”). Ẩm Thực 飲 食 rất xứng đáng đi kèm với từ văn hóa, là văn hóa ẩm thực, tức “Ăn Uống nhiều Thức”, không thể thay bằng “văn hóa ăn uống” được. Chửi nhau “ăn” nọ ăn kia, không hề có ai chửi “thực” nọ thực kia, vì Thực 食 trong tiếng Việt có nghĩa là “nhiều loại thức ăn phong phú”. Ẩm Thực 飲 食 sở dĩ là từ đẹp, lịch sự vì nó là từ gốc của Việt từ thời mẹ Âu Cơ, nó đẹp vì đã qua “gia công” nhiều lớp như đã dẫn ở trên bằng QT của Lãn Miên nêu, phù hợp với thuật toán nhị phân (số học nhị phân là do nhà bác học người Đức nêu ra từ thế kỷ 17, sau khi dã đọc Kinh Dịch, ngày nay thì các nhà khoa học nói “ toán nhị phân làm ra tương lai của nhân loại”). “Hầu hết” lại bảo từ Ẩm Thực 飲 食 là “từ Hán- Việt” (Từ điển Yếu tố Hán Việt thông dụng Viên ngôn ngữ , NXB KHXH 1991, trang 19 giải thích Ẩm 飲 là uống, trang 402 giải thích Thực 食 là ăn. Nó chỉ đúng với tiếng Việt Đông ( tiếng Quảng Đông, TQ gọi là Việt ngữ 粵 語 chứ không phải là Hán ngữ 漢 語), không đúng với tiếng Việt Nam. Nếu Ẩm là uống , Thực là Ăn thì “du lịch ẩm thực” đổi lại là “du lịch ăn uống” cho nó “giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt” ). Người Việt Đông dùng chữ Ẩm 飲 cho ý riêng “ăn”, và chữ Thực 食 cho ý riêng uống, nhưng vẫn hiểu hàm ý Ẩm Thực 飲 食 là “ăn uống nhiều thức phong phú”. Cho nên ẩm thực Quảng Châu nổi tiếng xưa nay. TQ có câu thành ngữ “Ăn Quảng Châu (ẩm thực phong phú), ở Hàng Châu (phong cảnh đẹp, đất Cối Kê xưa, nổi tiếng gái đẹp), chết Liễu Châu (nhiều gỗ tốt đóng quan tài đẹp). Sài Gòn có câu thành ngữ “Ăn quận năm (có thêm ẩm thực phong phú của người Hoa), nằm quận ba ( kiến trúc Pháp đẹp và qui hoạch Pháp phù hợp mật độ dân cư và hài hòa thiên nhiên). VN có câu thành ngữ “Ăn cơm Tàu, lấy vợ Nhật, ở nhà Tây”. Nhưng muốn ở nhà Tây cho đúng nghĩa sướng thì qui hoach phải hiểu tường tận câu Đất Nước Rừng vàng Biển bạc, tức phải ứng dụng Phong Thủy Lạc Việt. Người Việt cổ đại đẻ con ra đặt nằm trong Nôi, Nôi đan bằng tre và mây, hình tròn như cái thúng, sau người ta vẫn có thói quen đặt con trong cái gùi tròn đeo sau lưng khi đi rẫy hay đặt con ngồi trong thúng gánh ra ruộng. Từ khi sinh ra đặt trong Nôi hình tròn , đứa trẻ sơ sinh đã hiểu rằng nó sống và lớn lên “thuận với Trời” ( Trời=Trụ=Chủ=Chúa, do đó mà có từ “Chúa Trời” ) và biết phân biệt Phải/Trái (Trời=Trải=Phải). Hán ngữ gọi cái Nôi là cái “yáo lán” tức cái “làn lắc” ý nghĩa của từ ấy chỉ là một đồ dùng cụ thể mà thôi. Các ngôn ngữ khác tôi không biết họ gọi bằng gì. Trời (Vũ Trụ) thì luôn luôn là Phải. ( “Lưới trời lồng lộng không sót một ai”). Trời/Trái chỉ là phản ánh hai mặt Dương/Âm. Nhưng khi đã là Trái Đất (do sự khai thác của con người) thì có thể xảy ra Đất hành động trái luật Trời. Nằm trong cái Nôi tròn, đứa trẻ sơ sinh bắt đầu hiểu ngữ pháp Xuôi của tiếng Việt, tư duy Xuôi (có Trời mới có Trái, có Trước mới có Trễ, có Tổ mới có Tôi, có Họ mới có Hô) , tức nhìn cái tổng thể trước rồi mới xác định được làm cái gì chi tiết, cụ thể. Đó là câu “Lý của người Việt là Nước”( GS Cao Xuân Huy). Nước khi rót vào chậu tròn, nó đã nhìn thấy cái tổng thể là cái chậu tròn ấy, và biết rằng nó phải theo cái khuôn tròn ấy; khi rót vào cái bể xây hình vuông, nó đã nhìn thấy cái tổng thể là bể vuông, và biết rằng nó phải theo cái khuôn vuông ấy. Tổng thể hay “đại cục” là luật quốc tế, là cái khuôn, thì Nước cũng phải biết rằng nó phải theo cái khuôn ấy. Trong Lời nói đầu của cuốn Từ điển Yếu tố Hán-Việt thông dụng, Viện ngôn ngữ, NXB KHXH HN 1991, có viết: “…. Chúng là những từ gốc Hán đã Việt hóa hoàn toàn, nghĩa là cả về ngữ âm lẫn ngữ pháp, chúng đã nhiễm được các đặc tính ngữ âm và đặc tính ngữ pháp của từ tiếng Việt. Đó là các từ như: dân, số, đoàn, toán, vv…” Giải thích gốc Việt của mấy từ “như: dân, số, đoàn, toán”. Dân là từ thuần Việt.: Từ NÔI khái niệm mà để cho ra cái nôi nhỏ hơn là Nôi khái niệm “người” thì bắt đầu từ Ổ, là cái lõi của NÔI. Ổ=U=Ai (U chỉ mẹ, Ai là từ xuất hiện đầu tiên để chỉ người, rồi cũng dùng đó làm từ nhân xưng ngôi thứ hai ( “Ai đi có nhớ Ta chăng. Ta về ta nhớ hàm rằng ai cười”), sau mới có Ai=Ngài=Người. Nhiều người thì dùng từ lặp Người Người). Từ Ai là từ đầu tiên của tiếng Việt chỉ người, nhiều người thì dùng từ lặp là Ai Ai. Con của người thì lướt “Con của Ai”=Cái , 0+0+1, (sau dùng Cái riêng để gọi mẹ hoặc dùng Cái riêng để chỉ Gái; con gọi mẹ là U hay Cái) . Theo QT Tơi Rỡi, diễn tả sự biến âm của các từ cùng Nôi khái niệm “người”: U=Ai=Cái=Cả=Con=Cần (tiếng Tày)=Nhân人= Rấn 人(Hán ngữ hiện đại, “ren”)=Dân 民=Dằn (tiếng Quảng Đông)= Mằn (tiếng Quảng Đông)= Mín 民(Hán ngữ hiện đại, “mín”). Nhiều người thì dùng từ đôi : Nhân Dân (tiếng Việt)=Dằn Mằn (tiếng Quảng Đông, TQ gọi là Việt ngữ 粤 语)=Rấn Mín (Hán ngữ hiện đại, “ren min”). Nhân là người, Dân cũng là người, Nhân Dân là một từ đôi, nghĩa là nhiều người. Thẻ Căn Cước là “Căn cứ vào cái Cước- vân đầu ngón tay” để phân biệt cá nhân (Thẻ ID phân biệt cá nhân ). Hán ngữ gọi là Thẻ Thân phận chứng, cũng chính xác vì thân mỗi người khác nhau, phận mỗi người cũng khác nhau . Viện ngôn ngữ học đặt tên cho cái Thẻ căn cước là Thẻ “Chứng minh nhân dân” , nghĩa ngôn ngữ học là thẻ “chứng minh nhiều người” để cấp cho mỗi người. Số là một từ thuần Việt, trong Dịch học. (Hán ngữ hiện đại thì con số gọi là Số, đếm cũng gọi là Số). Chữ Đoàn là một từ thuần Việt: Bầy vịt khi về chỗ nhốt thì chúng cụm lại đông lắm, lướt “Đông Lắm”=Đám, 1+0=1. Nhưng khi đi ăn ngoài đồng thì chúng tan ra thành từng cụm nhỏ, lướt “Đám Tan”=Đàn, 1+0=1. Từng đàn rải rác ngoài đồng vậy mà cũng không loạn, lướt “Đàn không Loạn”=Đoàn, 1+1=0. Từ Đoàn trong tiếng Việt dùng chỉ riêng cho trường hợp có đông cá thể nhưng không rối loạn. Hán ngữ dùng từ Đoàn cho cả trường hợp có rối loạn, dùng từ Quần cho nghĩa của từ đôi “bầy đàn”. Nhưng Quần lại là từ Việt 100%, nó là từ nôi khái niệm Con=Quan=Quân chỉ cá thể người, nhiều người thì lướt “Quân Quân”=Quần, 0+0=1. Từ Quân của Việt, Hán ngữ phát âm là “Jun”, nếu nói nhiều “Jun” thì lặp là Jun Jun, rồi lướt thì “Jun Jun”=Jún , 0+0+1(làm sao thành Quần được? Và Hán ngữ lại không có cái âm “Jún” quái lạ này; Hán ngữ đọc chữ Quần là “Qún”). Chỉ có từ Việt thì mới lý giải được sự đúng trong tạo từ , có biến thanh điệu đúng với thuật toán nhị nhân . Nội điều đó cũng cho thấy từ Toán là một từ của Việt. Từ Quần là từ Việt chỉ đông người, còn từ Quần Chúng là từ đôi, chỉ ý rất đông người , là từ của tiếng Việt mà Hán ngữ mượn dùng mà thôi. Từ Chúng là do từ Chung, Chung là khi nói có vài người ở chung với nhau, nhiều cái chung ấy thì lặp là Chung Chung, lướt “Chung Chung”=Chúng, 0+0=1, để nói ý nhiều người, nho viết bằng ghép ba chữ nhân với nhau để biểu ý đông người, đó là chữ Chúng 众. Hán ngữ có từ “tóng” để đọc chữ Đồng cho ý là “chung”. Nếu lặp cho ý nhiều và lướt thì “tóng tóng”= “tong”, 1+1=0, âm “tong” này trong Hán ngữ có nghĩa là “thông”, trong từ giao thông, làm sao ra được từ Chúng mà Hán ngữ phát âm là “zhòng” được?. [ Vậy là ở đây không hề có “từ Hán-Việt” ]. “Việt Nam cội nguồn Bách Việt” là cuốn sách của GS Bùi Văn Nguyên ĐHSP HN xuất bản năm 1986, nay chưa thấy tái bản. Trong sách đó có nêu chữ vuông là chữ của người Việt. Bản thân ngôn từ của tiếng Việt là Lời (từ)=Láy (từ láy)=Lặp (từ lặp)=Lái (từ nói lái)=Lắp (từ ghép), Lóng (từ nói lóng)=Lưỡng (từ đôi)=Lộn (từ đối lộn ngược âm dương)=Lồng (từ lồng đảo vị trí). Với QT Tạo từ của tiếng Việt, đủ chứng minh tiếng Việt đã sinh ra ngôn ngữ Bách Việt (vẫn giữ nguyên ngữ pháp Xuôi), ngôn từ của ngôn ngữ Bách Việt là nền tảng của ngôn ngữ Quan Thoại (ngữ pháp đã đảo thành ngữ pháp Ngược, âm vận chỉ còn là lơ lớ , và rất nghèo âm vận). Vì cổ đại, nền văn minh nông nghiệp của phương Nam nó cao hơn nhiều so với văn minh du mục của phương Bắc, ngôn từ phong phú hơn. Làm nông thì phải “Trông Trời, trông Đất, trông Mây. Trông Mưa, trông Nắng, trông Ngày, trông Đêm. Trông cho Chân cứng, Đá mềm. Trời yên, Biển lặng mới yên tấm lòng. Coi sóc hết thảy Côn Trùng. Trên Cây, dưới Đất mới mong được Mùa”. “Quan tộc” (thiểu số thống trị, làm quan) đã phải từ bỏ ngôn từ của chính tộc mình là ngôn ngữ chắp dính, đa âm tiết để sử dụng ngôn từ của “Dân tộc” là ngôn ngữ đơn lập, đơn âm tiết, Quan chỉ giữ cái “sức mạnh mềm cốt lõi” là ngữ pháp Ngược của mình, dần dần biến ngôn ngữ Việt thành Quan Thoại. Khổng Tử nói : “Chúng ta phải học cái văn minh của phương Nam (Nhã ngữ - nho Nhã) là vậy. Việt Nam là cội nguồn của Bách Việt thì tiếng Việt là cội nguồn của ngôn ngữ Bách Việt. Mà ngôn từ của Bách Việt lại là nền tảng của ngôn từ trong tiếng Quan Thoại. Vậy phải tìm ngọn nguồn để xem có phải là “từ Hán-Việt” hay không. Dẫn một câu thành ngữ chỉ có ba từ của Tiếng Việt, là câu đầu lưỡi mà người VN thường nói là “Nhớ như In”. Từ In là từ gốc cổ, dùng chung cho ăn uống, ăn cũng gọi là In, uống cũng gọi là In. Thay cái Tơi “K” cho cái Tơi ‘Vắng tơi” của từ In thì được Kin, tiếng Thái Lan dùng từ Kin này chung cho ăn uống, “Kin Khao” là ăn Gạo, “Kin Nam” là uống nước. Nhưng In=Ẩm, đã thay Rỡi, hai từ còn cái chung là cùng “Vắng tơi”. Ẩm 飲 Thực 食 nghĩa là “Ăn Uống nhiều Thức”. Thực là do lướt từ lặp Thức Thức (nghĩa là nhiều Thức, như từ Ai Ai, Người Người), lướt “Thức Thức”=Thực食, 1+1=0. Người Việt Đông sau dùng chữ Ẩm 飲 cho nghĩa riêng là ăn, dùng chữ Thực 食 cho nghĩa riêng là uống. In=Kin=Ăm, đều là dùng chung cho ăn uống, nhưng chỉ có người Việt là có câu thành ngữ “Nhớ như In”. Người Việt là chủ của thuyết ADNH, nên từ In đã theo QT Nở mà tách đôi ra thành Ăn và Uống (đều có chung là cái “Vắng tơi”). Ăn mang tính dương ( ăn vào thì nóng người, “nam thực như hố, nữ thực như miu”). Uống mang tính âm (uống nước vào thì mát người). Vậy trong các hậu duệ của Bách Việt là Việt Nam, Việt Đông và Thái Lan, đâu là Tổ ? “Nhớ như In” chỉ có ở tiếng Việt, dễ nhớ và nhớ lâu suốt đời, vì con người ta hễ khát thì nhớ uống, hễ đói thì nhớ ăn. Từ In, chung cho ăn uống, khi mổ vịt thấy thức ăn tích đầy diều nó, lấy ra đúng hình cái khuôn là vỏ diều của nó. Do đó mà từ In sau nâng lên thành từ khoa học công nghệ, từ hàn lâm là từ chỉ cái nghề In Ắn, nho viết bằng một chữ Ân 印, vì In=Ấn, đã in là in nhiều, nên phải dùng từ đôi là In Ấn, Hán ngữ dùng hai chữ ghép là Ấn Loát 印 刷 để chỉ nghề In Ấn. Vậy cái Ấn 印của Hoàng Đế Trung Hoa là “từ Hán-Viết”? . Chữ Kin mà người Thái dùng có cái Rỡi cùng Ruột Rà với từ In của Việt. Ăn uống thì phải nhiều, nên Kin Kin mà lướt thì “Kin Kin” =Kín, 0+0=1, Kín là vì thức thức đã nuốt hết vào bụng. Quan Thoại dùng khác tiếng Việt Đông (gọi là Việt ngữ 粵 語), Quan Thoại dùng chữ Ngật 吃 cho ý ăn, phát âm là “sư”; dùng chữ Hát 喝 cho ý uống. phát âm là “hưa”. Nếu chỉ căn cứ vào cái phát âm của người Quan tộc (người Hán) thì khó tìm ra gốc gác vì nó chỉ lơ lớ ( Quan Thoại rất nghèo âm vận, không có các âm ngậm và âm tắc). Nhưng nếu căn cứ vào cái “âm mà người Việt đọc chữ nho của Việt” (vẫn đọc như vậy cho đến nay) thì sẽ thấy gốc Tổ của hai chữ Ngật 吃 và Hát 喝 là của tiếng Việt, QT Tơi-Rỡi trong tạo từ Việt đã chỉ rõ điều này: Ăn=Cắn=Ngắn=Ngật吃 =Ngốn=Thôn 吞 (thôn tính là dùng chữ nho thay cho từ ăn cướp) [ Ngôn từ Việt thì mỗi âm “tiết” là một “từ” có nghĩa, nó là danh từ hay động từ hay tính từ là khi nó ở vị trí chức năng của nó trong câu. Nói “cái này Ngắn” và “Hãy Ngắn cái này lại” đó là hai chức năng khác nhau của Ngắn. Khi Ăn thì phải Cắn để Ngắn cái mồi trước khi nuốt ]; Uống=Tuống=Tợp=Hớp=Hát 喝 (Tuống là một từ do lướt “Tọng xuống”=Tuống, sau khi đã tham gia làm phôi cho gia công xong rồi thì Tuống không còn xuất hiện trong ngôn ngữ thường dùng nữa. [ Nếu biết lấy cái âm tiết Tuống cũ kỹ này để tạo ra từ mới khác bằng lướt hay bằng ghép v.v. thì “quay lại như cũ lại thành ra đổi mới”, là sáng tạo]. Cái “âm mà người Việt đọc chữ nho” là có từ khi người Việt cổ đại bỏ dùng chữ khoa đẩu, làm ra chữ vuông. Cái “Vuông chữ nho nhỏ” đã theo QT Vo cổ xưa mà vò rụng âm tiết đầu là “vuông” và âm tiết sau là “nhỏ”, giữ lại cái lõi giữa còn hai âm tiết là “chữ nho”, là cách nói gọn của “vuông chữ nho nhỏ”. Ví dụ về QT Vo điển hình là từ XaCaNa của dân biển cổ đại răng đen ăn trầu là Nhật Bản, nghĩa là Cá. Người Việt đã dùng QT Vo mà vò (vo nhiều là “Vo Vo”=Vò, 0+0=1, vo lần một rụng âm tiết đầu, vo lần hai rụng âm tiết đuôi) rụng đầu rụng đuôi còn lõi giữa là Ca (không dấu, đúng như nhận định của cụ Xuyền, tiếng Việt thủa ban đầu là không có thanh điệu). Nhưng Ca thì nhiều lắm, dưới biển dưới sông, nên phải lặp Ca Ca, mà lướt thì “Ca Ca”=Cá, 0+0=1. Người Thái gọi là con Pá, “Pá đẹc” là cá đã muối thành mắm ở Lào. Cái “âm mà người Việt đọc chữ nho” đến thời Hứa Thận viết cuốn từ điển đầu tiên cho Trung Hoa là cuốn Thuyết Văn Giải Tự cách nay 2000 năm, vẫn còn nguyên vẹn như người Việt đọc chữ nho ngày nay ( “thiết” theo hướng dẫn của Hứa Thận như Việt đọc thì trúng, mà “thiết” như Quan Thoại đọc thì trật), các chùa ngày nay vẫn dạy chữ nho và đọc như vậy, gọi là “học chữ Nam”. Tiếng Việt chính là cái NÔI , là gốc Tổ. Cái NÔI khái niệm ấy có cốt lõi là cái Ổ. “Tự Ổ”=Tổ, 0+1=1. Quan Thoại sử dụng ngôn từ là trên nền tảng của ngôn từ Việt, chỉ có khác là ngữ pháp Quan Thoại là ngữ pháp Ngược, ngữ pháp Việt là ngữ pháp Xuôi. Phương hướng thời gian trong tiếng Việt là Xưa-Xuôi. Về hướng quá khứ là Xưa, tìm về Xưa thì cứ tìm Nữa cũng chưa đến vô cực. Về hướng tương lai là Xuôi, tìm về hướng Xuôi thì cứ Đuổi mãi cùng chưa đến được vô cực. Về hướng Xưa tức về hướng Âm, các từ thường có dấu thanh điệu nhóm 0. Về hướng Xuôi tức về hướng Dương các từ thường có thanh điệu nhóm 1 ( VD: hướng vô Nội là “Tâm Ngoi”, hướng ra Ngoài là “Tầm Ngắm”, đường đi vô Xưa là “Xa”, đường đi ra Xuôi là “Ngái”, thời gian theo Xưa là “Dai”; thời gian theo Xuôi là “Dài”). Theo ngữ pháp Xuôi của ngôn ngữ Bách Việt thì “có Tổ mới có Tôi”, nên “có Họ mới có Hò”, vì vậy viết Họ trước tên sau. (Hò là tên gọi, gọi đò ngang vì không biết tên người chèo đò nên người ta chỉ gọi “Đò ơi”. Mà “gọi đò” vẫn thường nói là “hò Đò”, bà đi cấy mắng con: “Mày đi chơi lêu lổng những đâu mà để mẹ mày réo mày như hò đò vậy cà”. Hò thì nho viết bằng chữ Hô 呼 . Xưng 稱 là nêu tên mình, Hô 呼 là nêu tên người đối thoại. Hò=Hô呼 = Hanh 亨. Hanh là vì cái tiếng gọi nó lan tỏa đi không bị cản trở gì cả. Hò=Hô 呼 =Hanh 亨 =Danh 名( Quan Thoại tương ứng: “Hu”- “Hâng” – “Míng” ). Hò=Hô=Hanh toàn là từ Việt hết. Quan Thoại phát âm chữ Danh là “míng”, là do từ xưa người Kinh tự xưng là Mình, gọi người đối thoại là Mày (theo chiều Xưa thì Mày=Mai=Hai), người Thái gọi ngôi thứ hai là Mừ. Riêng một từ “Mới” cũng đủ thấy Tiếng Việt là Tổ kể cả cho tiếng Quan Thoại, đồng thời cũng cho thấy lịch thời gian tính theo trăng là do người Việt làm ra , người Hán sử dụng nó mà thôi: Thuật toán nhị phân chỉ có Hai con số, số thứ Nhất và số thứ Hai, đương nhiên theo thứ tự đếm thì số thứ Hai là số Mới hơn số thứ Nhất, cũng như đối thoại xưng Mình thì người đối thoại là Mới hơn so với chính mình, từ con số Hai mà ra Hai=Mai=Mày=Mừ=Mới=Mạy (tiếng Lào nghĩa là “mới”)=Máy (tiếng dân tộc thiểu số , nghĩa là “mới”)=Mai (tiếng Thái Lan nghĩa là “mới”)=Míng (tiếng Quan Thoại, nhưng dùng chỉ riêng để chỉ ngày Mới tức ngày Mai, gọi là “míng tian” dùng chữ nho Minh Thiên 明 天, ngữ pháp Ngược, chỉ là mượn chữ Minh 明 ký âm cho Mới mà người Quan tộc phát âm lơ lớ là “míng”). Tiếng Việt vẫn nói ngày Mai là ngày Mới, ngày Mới là ngày Tới. Bản thân chữ Minh 明 của Việt nho viết hoàn toàn biểu ý, gồm chữ Nhật 日 ghép với chữ Nguyệt 月, chẳng có âm “inh” mà vẫn đọc là Minh 明. Nhưng cái tá âm của nó là ẩn: Nhật=Thật. Ánh sáng mặt trời (chữ Nhật 日) là cái có thật, và cũng chẳng có ai thật thà bằng Trời. Nguyệt=Việt. Ánh sáng mặt trăng (chữ Nguyệt 月) là cái ưu việt nhất để người Việt làm ra lịch trăng cho nông nghiệp, Ngày giữa tháng ánh trăng "Rạng Lắm"= Rằm, 0+1=1, đêm rằm tâm lý con người thổn thức, con cua nó lột xác, thịt con cua chưa lột thì óp). Cái “Thời của ánh sáng trăng trong vòng 29 ngày thay đổi độ Sáng”= “Thời…Sáng”= Tháng. Tiếng Việt dùng chi ly rõ ràng: thiên thể là Trăng, ánh sáng của trăng là Nguyệt, thời của ánh trăng trong vòng 29 ngày là Tháng. Quan Thoại chỉ mượn một chữ của Việt nho là chữ Nguyệt 月, chỉ thiên thể cũng Nguyệt, chỉ tháng cũng Nguyệt, chỉ ánh trăng thì mượn luôn cả từ ghép theo Xuôi của Việt, là từ Nguyệt Sáng = Nguyệt Láng = Nguyệt Lượng 月 亮 (phát âm lơ lớ là “yue liang”. (Tìm đâu ra “từ Hán-Việt” ?). Chữ Minh 明 ấy Việt nho không để chỉ cái Mới, mà là để nhấn mạnh ý “ánh sáng tỏ tường” như Nhật 日 Nguyệt 月 và còn ám chỉ từ Mình, do lướt “Một Kinh”= Mình, 0+0=1 (người Kinh tự xưng là Mình). Mình ấy là “tấm lòng trong sáng” [ Ý tưởng “trái tim thủy tinh” của thủ tướng Võ Văn Kiệt ], lại cân bằng dương âm như Nhật với Nguyệt trong bản thân mình. “Có Họ mới có Hò”, đã thành “có Họ mới có Danh” rồi do gì nữa mà lại có “có Họ mới có Tên”? Người Việt chỉ yêu cái sáng, cái minh bạch chứ không yêu cái tù mù. Bản thân từ Tên cũng do cái sáng mà ra. Hàng trăm loài côn trùng gần gũi với nông nghiệp đều có tên gọi bằng từ dính, như tế bào đang tự tách đôi: Đòng - Đong, Cân - Cấn, Nòng-Nọc, Niềng-Niễng, Châu-Chấu, Đom-Đóm v.v. Ban đêm chỉ có con Đóm-Đóm là biết khoe mình sáng, tức hơn cả, nên trẻ con Việt thích chơi Đom-Đóm. Số lượng Đom Đóm thì nhiều, “Đom Đóm”=Đỏm, 0+1=1, nghĩa là khoe. Đỏm=Đốm=Lốm-Chốm=Chấm. Ngôi sao như một chấm sáng, như có cái gì đâm vào bầu trời đêm làm tóe sáng. Chấm=Đâm=Điểm=Điếm=Tiệm 店 =Tên. Quá trình gia công từ cái tên con Đom Đóm hay làm Đỏm khoe mình sáng hơn người là cái nôi khái niệm (lược bớt những từ phục vụ gia công là “sản phẩm dở dang” đi) là: Đỏm=…=Điếm=Tiệm店=Tên (trong nôi khái niệm này cũng có những từ viết bằng chữ nho, nhưng làm gì có “từ Hán-Việt” ở đây?). Cái Tên là một sự khoe (sự khoe là Đỏm, “đỏm dáng” là khoe dáng, nhưng thằng bé con mới có vài tuổi thì nó Đỏm dái là khoe dái, Dái=Giống, “To đầu mà dại, bé dái mà khôn”, “Nó bé nhưng Dé nó to”, ngôn ngữ nào là Tổ đây? Bây giờ đang tìm). Nhưng khoe bằng Tên đây là khoe cái sáng, như con đom đóm khoe nó sáng hơn các côn trùng khác trong đêm, nó còn hơn cả đèn (“Đèn khoe đèn tỏ hơn Trăng, đèn ra trước gió còn chăng hỡi đèn”). Cho nên chẳng có ai muốn đặt tên mình xấu cả, vì ai cũng muốn khoe sáng để làm đỏm. Tiệm buôn cũng vậy, nào là đặt tên cho thật kêu, vẽ biển quảng cáo thật đẹp để cho đỏm. Điếm canh cũng vậy, cái tên phải kêu và cái kẻng phải kêu khác tiếng kẻng khác để được quan trên chú ý và dân còn hiểu hiệu lệnh mà ứng cứu. Còn gái mại dâm thì gọi là gái Điếm, tức “ Đỏm thì mới Kiêm”= Điếm, 1+0=1, không phải là vì hay ngủ ở điếm canh, tuy cũng có, mà là hay làm đỏm, nào là tên phải nghe dễ thương, nào là số di động phải dễ nhớ, nào là son phấn với đỏm dáng bằng mặc nghèo thì mới kèm được khách. Một từ Tên mà phải gia công bằng qui trình sản xuất dài như vậy chứ không đơn giản, không phải là viết không dấu để rồi khi điểm danh lại đọc cái dòng đầu tiên và ngơ ngác hỏi “ai là Ho Va Ten đây ?”. Những từ chỉ bộ phận cơ thể người là những từ gốc nhất trong ngôn ngữ của mọi dân tộc. Trẻ vài tháng tuổi người ta đã dạy nó nghe và chỉ đúng bộ phận cơ thể. Mặt đâu, Má đâu, Mắt đâu, Mồm đâu, Mép đâu, Môi đâu, Mũi đâu, Tai đâu, Tay đâu, Chân đâu, Chim đâu, Bướm đâu. Mắt thì nho viết bằng chữ Mục目, Nhìn thì nho viết bằng chữ Nhãn眼. Hán ngữ mượn chữ Nhãn 眼để chỉ mắt. Mặt thì Hán ngữ gọi là Liễn 臉. Các dân tộc cổ đại , kể cả Ai Cập , vẽ thiên thể bằng hình con mắt. Tiếng Việt có từ Mặt Trời, Mặt Trăng chỉ thiên thể. Nhưng những từ chỉ bộ phận cơ bản nhất cấu tạo nên cơ thể (vật chất, thực vật và động vật) trong tiếng Việt lại là do Trời. Trời=Thơi=Thể. Thảnh Thơi là được như Trời, không bị áp đặt hay chỉ đạo.. Mọi Thể đều tự tại, ung dung với cái tự do của nó. (Đó là tư tưởng của đạo Lão có trước đạo Phật. Lâu=Lão=Dão=Già, đó là dẫn từ âm đến dương, từ ngôn từ cũ đến ngôn từ mới, từ dấu nhóm 0 đến dấu nhóm 1. Cái ông sống “Lâu rồi nên thành Cụ”= “Lâu…Cụ”, nói gọn, viết tắt là Lâu Cụ=Lão Tử ( Cu=Cụ=Tu=Tử. “Tu” là tiếng Tày-Thái-Việt Đông dùng ). Gọi Lão Tử là vì vậy chứ không phải tên tục ông ấy là Lão Tử, chỉ biết rằng ông ấy là một người Việt. Nghĩa thông tục đối với người không tu Thiền thì “Lâu Cụ”=Lú, 0+0=1, Lú nhiều thì là “Lú Lú”=Lụ, 1+1=0, hình thành từ Lụ Khụ, theo công thức toán thì là: < Lụ+ (“Khá Lú”=Khụ) = Lụ Khụ >, chứ không phải là giải thích “lụ khụ không phải là từ láy, chưa biết gọi nó là từ gì, những từ hai âm tiết kiểu như vậy thường là có một âm tiết , như ở đây là Khụ , chưa rõ nghĩa, có thể là một từ ở trạng thái chờ, chưa sử dụng”- như các nhà Việt ngữ học giải thích ). Từ khi mới là bắt đầu cái mầm sống, con người cũng là một Thể tự do tự tại. Ai=Ngài=Người (nhiều người là Ai Ai, Người Người, Nhân Dân). Để bắt đầu cái mầm sống là con người thì phải do tình yêu của cả hai người trai và gái, tình yêu đó là của Trai, Trai=Ai=Ái=Ôm=Ẵm=Nam 男, và của Gái, Gái=Ai=Ái=Nái (tức phải có trứng)= Nữ 女 [ chưa thấy “từ Hán-Việt” ở đâu cả]. Yêu = Ái 愛. Hai người yêu nhau thì “ Ái Ái”= Ai, 1+1=0, đó là lại sinh ra con người. Tình dục do tình Yêu của thể Trai và thể Gái đã sinh ra cái “Thể Ái”=Thai, 1+1+0, là sự bắt đầu của mầm con người [ vẫn chưa thấy “từ Hán-Việt” nào], nhưng nó còn là cái Thai 胎, chưa ra đời, nên theo khía cạnh thời gian thì cũng gọi cái Thai là cái Chưa. Chưa là một từ hoàn toàn chỉ ý thời gian. Thời gian của Thai 胎 trong bầu là dài, nên nó là “Chưa Chưa”=Chửa, 0+0=1. Người ta nói về các bà bầu là “có Thai” (tức đang mang cái mầm), là “có Chửa” (tức đang mang cái chờ thời gian khá dài để đẻ), nên người ta vẫn nói là “lịch chửa đẻ” chứ không gọi là lịch mang Thai, nhưng đến kỳ khám thì gọi là khám Thai, chứ không gọi là khám Chửa [ vẫn không thấy “từ Hán-Việt” nào” ]. Chưa Chưa=Chửa, chửa là cái thời gian nhiều hơn Chưa ( VD: “Việc này tôi làm chưa xong anh ạ. Việc khó quá, tôi làm mãi mà Chửa xong”). Cái ống nối đưa dinh dưỡng từ thể Mẹ cho Thể con còn gọi là cái cuống Ruột, đầu cuối đến thai gọi là cuống Rốn. Cái ống ấy là cái ống “Ruột nối hai thể với Nhau” = Rau. Rau=Nhau=Nhục, chữ Nhục 肉 của Việt nho chỉ cái Rau, viết biểu ý bằng hai chữ Nhân (biểu ý mẹ và con) trong một cái cung có cửa (để con còn chui ra khi đẻ). Quan Thoại mượn chữ Nhục 肉 này chỉ ý là Thịt. Vậy lý giải như thế nào, là hai người trong cung đều là Thịt, hay là người ăn Thịt người? Cái Thể của thực vật hay động vật là do Trời sinh ra. Trời=Thơi=Thể. Thể ấy theo QT Nở sinh ra cho thực vật là Thớ (Thớ=Xơ=Xenlulo), và sinh ra cho động vật là cái Thỉ 豕 (bộ thủ có tên là Thỉ 豕 có từ giáp cốt văn của người Việt). Cái Thỉ 豕 ấy sinh sản trong cơ thể từ ít đến nhiều. “Thỉ Ít”=Thịt, 1+1=0 , người trưởng thành rồi là khi Thỉ nhiều lên, “Thỉ Thỉ” = Thi 屍. Thi 屍 = Thây = Thân 身 , dùng cho các sắc thái khác nhau [ chưa thấy “từ Hán-Việt nào” ]. Tim và Tâm cũng là hai bộ phận của con người. Tim thì có hình hài, là thịt. Tâm 心 thì vô hình, là Tâm Hồn, nó cũng là năng lượng. Ở bệnh viện thì khoa Tim với khoa Tâm là hai khoa khác nhau. Hán ngữ mượn dùng chữ Tâm 心 để chỉ cả hai. Vì Tâm 心 là năng lượng, như ngọn lửa nên Việt nho viết bằng cách điệu bốn nét của quẻ Ly thành hình tượng trưng cái vòng kiềng với ba ông đầu rau của bếp lửa, lại còn thi vị hóa lên là “Ba sao với một trăng trong. Trọn đời giữ một Tấm Lòng sắt son”. Sách dạy tiếng Nhật của Mỹ lại giải thích Tâm 心 chỉ có một ý nghĩa thịt là Tim, vẽ bằng hình tượng (để dễ hình dung và dễ nhớ) là một con dao găm cong cong đâm vào tim làm chảy ra ba giọt máu. Người Việt yêu sự trong sáng, minh bạch nên còn ví Tâm với ánh sáng Trăng, hồn người sau khi chết là lên ở cung Trăng (ý này cũng có trong Ấu Học Quỳnh Lâm). “Hồn gửi cung Trăng”= Hằng, 1+0=1, là tồn tại mãi mãi. Nên cũng ví ánh sáng của Trăng là chị Hằng, “người chị hiền mãi mãi”, cũng còn ví ánh trăng nó sáng đẹp như là “Người con gái nết Na “ = “Người…Na” = Ngà. Gọi Trăng Ngà là vừa thiên thể (Trăng) vừa ánh sáng (Ngà), chứ không phải là ví mặt trăng nó quí như cái ngà voi. Nhưng cái ánh trăng là Ngà này thì nó lâu dài mãi mãi tức nhiều, nên “Ngà Ngà” = Nga, 1+1=0, nên còn gọi ánh sáng Trăng là Hằng Nga 姮 娥. Ví ánh trăng là Ngà, là Nga đó là cách ví von của người Việt, nên cái Nga ấy là “Ngà Việt”= Nguyệt, 1+0=1. Nguyệt là chỉ cái ánh sáng của thiên thể Trăng. Ngà=Nga=Nguyệt là chỉ ánh sáng của Trăng, cái căn cứ để làm nên lịch trăng. Cái Thời mà ánh Sáng của trăng thay đổi trong vòng 29 ngày là có nhiều Thời, nhiều Sáng trong vòng một năm. Cho nên “công thức” để “tính” xem cái Thời đó gọi là gì là: {(“Thời Thời”=Thơi) + (“Sáng Sáng” =Sang) = “Thơi Sang”=Tháng }, diễn biến thanh điệu tương ứng là: { (1+1=0) + (1+1=0)= 0+0=1, đó là 1 Tháng }. Quan Thoại mượn chữ Nguyệt 月 và chữ Nga 娥, gọi trăng là Nguyệt Nga 月 娥, nhưng lại là để chỉ cái thiên thể. Một chữ Nguyệt 月, mà Hán ngữ mượn của Việt, lại dùng để chỉ cả ba, chỉ thiên thể trăng cũng là chữ Nguyệt 月, chỉ tháng, cũng là chữ Nguyệt月, còn ánh sáng trăng thì mượn từ ghép của Việt còn nguyên ngữ pháp Xuôi, là Nguyệt Sáng=Nguyệt Láng=Nguyệt Lượng 月 亮. Ấu Học Quỳnh Lâm 幼 學 瓊 林 là những bài văn vần truyền miệng trong dân gian kể về sự hình thành vũ trụ , địa lý đất nước và lịch sử, phong tục. Đến đời Tùy thì được các nhà nho sưu tầm ghi lại thành sách. Tên sách là Ấu Học Quỳnh Lâm, là viết gọn, cú pháp Xuôi, nghĩa là: “Trẻ con (chữ Ấu 幼) tự học (chữ Học 學) thì sẽ thành ngọc đẹp (chữ Quỳnh 瓊) và hiểu biết nhiều Lắm (chữ Lâm 林)”. [Cách đặt tên sách của người xưa quả là hay, hoàn toàn dành chủ động cho học sinh, chẳng phát hiện ra tí áp đặt nào, kiểu như “Sách Dạy trẻ em mẫu giáo”, “Sách Hướng Dẫn học sinh cấp một”, “Sách Chỉ Đạo sinh viên làm luận án tốt nghiệp”] Chữ Lâm 林 thường lấy làm đại diện cho chữ Lắm (vì rừng thì lắm cây). Làng nào có nhiều người trí thức thì gọi là làng Hạnh Lâm 杏 林, tức là Hên Lắm đấy, sẽ gặp nhiều may mắn. Hên = Hanh 亨 = Hành 行, làm cái gì cũng trôi chảy. Làm nhiều thì gặp nhiều hạnh phúc. “Hành 行 Hành 行” = Hạnh 幸, 1+1=0. Theo QT Tơi-Rỡi thì Lắm=Trăm=Chăm-Bẵm=Bẫm=Bách 百, đều có nghĩa là nhiều, nhiều thì phải là Lớn. Lớn= Lang 狼 = Lãnh 領. Nên Bách Việt 百 越 = Lắm Việt = Lớn Việt = Lái Việt = Đại Việt 大 越. Chữ Đại 大 làm đại diện cho chữ Lớn, vì Đại là To, thằng to đầu thì làm thằng Lái thuyền, nên Lái=Đại. Chữ Đại 大 cũng đọc là To (Quan Thoại đọc chữ Đại 大 là “tà”- pinyin “dà”). Đại Việt là có sau, Vuông Lớn = Văn Lang , là có trước, là quốc gia văn minh cách nay 5000 năm. Văn Lang = Vuông Lớn hàm ý là “Trái Đất có người khai thác và rất lớn”.[ Hết đoạn này mà vẫn chưa thấy “từ Hán- Việt” nào ]. Hạ Long 下 龍 là Đẻ nhiều Rồng. Hạ là từ đứng sau trong từ đôi Sinh Hạ, nguyên thủy là từ Sinh Sạ, là cách đẻ của cá, mỗi lần nó đẻ là rớt hết cả vạn trứng cùng một lúc. Sạ lúa giống cũng vậy. Từ Sôn đã theo QT Nở mà tách đôi ra thành từ Sinh (đẻ ít) và từ Sạ (đẻ nhiều), sau khi hoàn thành gia công thì Sôn không thấy xuất hiện nữa trong ngôn ngữ thường dùng. Sôn chính là cái tế bào, nó “Sôn ra Đông”= Sống, 0+0=1, là cơ thể sống gồm rất đông tế bào, từ một tế bào ban đầu mà sinh ra. Cách đẻ của tế bào là từ một tế bào sẽ tự tách đôi thành hai tế bào như nhau, sự đẻ kiểu ấy là “Sôn Sôn” = Sồn, 0+0=1. Sồn nghĩa là đẻ, đẻ nhiều là Sồn Sồn. Tế bào khi chưa đẻ tức chưa tự biến đổi, đang nguyên, thì nó là Sôn Còn, lướt “Sôn Còn”=Sòn, 0+1=1. Nhưng tế bào nguyên trong cơ thể thì nhiều lắm , nên phải dùng từ lặp Sòn Sòn (giống như Người Người). Lướt “Sòn Sòn” = Son. Em còn Son là em chưa rớt cái trứng nào. Nhưng vợ chồng Son cũng lại là vợ chồng “Sẽ có Con” = Són, 0+1=0. Son là cái tế bào nguyên sơ, nhưng nó cũng lại là do Trời sinh ra: Trời=Tròn=Hòn=Hồn=Sôn=Son (“Một Hòn máu đỏ nên Người”. Sắt Son giữ trọn một đời thuận thiên). Có thuận thiên thì mới có Sống để mà Sinh Sạ. Chống lại thiên, làm ô nhiễm hủy hoại môi trường thì chết. Người Việt cổ đại đã biết là không thể “bẻ nạng chống trời”, nên đã làm ra cái thuyết Âm Dương Ngũ Hành. Cho nên trải 5000 năm người Việt vẫn giữ được “Nền Nếp” của nông nghiệp bền vững. Phá Ruộng là phá Vuông, phá Vuông thì mất Việt. [ Vẫn chưa thấy có “từ Hán- Việt” nào]. Có thể lấy quan điểm ngôn ngữ là “từ Ruộng mà Ra” để giải thích ngôn từ Việt. Ví dụ từ Lăng 稜, Việt nho viết là chữ Lăng 稜 nghĩa là cái cạnh của góc. Lăng có cùng Tơi “L” với Lúa, nên chữ Lăng 稜 có bộ thủ Lúa 禾 là chữ Hòa 禾 ("Hột lúa Ta"=Hòa,0+0=1). Cái hình tam giác không đặt tên theo góc như Hán ngữ hiện đại gọi là “tam giác hình”, mà gọi tên theo cạnh là cái Tam 三 Lăng 稜 (tức cái ba ven). Nếu từ một điểm vẽ ra ba đường thẳng thì được hình cái ngã ba. Các bà thợ cấy khi đi thăm bà đẻ ai chẳng khen đứa bé gái mới sinh là “Cái mặt nó giống cha mà cái ngã ba nó giống mẹ”. Nếu vẽ ba đường thẳng khép kín thì được cái hình tam giác. Tụi con nít chưa đi học vẫn biết vẽ bậy cái hình tam giác lên tường để trêu nhau. Các cụ Việt nho khi dạy hình học đã từ nhưng cái cụ thể gần gũi là bộ phận của cơ thể để đặt ra từ khoa học thích hợp rất logic, nhưng thành những từ đẹp đẽ, thậm chí rất thi vị, gọi là ngôn từ nho nhã. Về sau Hán ngữ dùng, nên lại gọi là “từ Hán- Việt”. Thậm chí các cụ Việt nho còn dùng chữ để ghép biểu ý đặt ra từ mới chưa hề có, rồi mới phổ biến dần dần trong dân gian. Ví dụ lấy cái cười Hì Hì để đặt ra chữ Hỉ 喜 (Tiếng Việt dùng từ Vui Vẻ, viết bằng hai chữ Du Duệ 愉 悅. Hán ngữ dùng từ Khoái Lạc 快 樂, và còn ghép Hỉ Hoan 喜 歡 chỉ nghĩa “thích”). Hoặc ví dụ lấy từ Già để đặt ra chữ Gia 嘉 nghĩa là khen ngợi. Vì con người ta sống càng Già càng được khen ngợi, càng tự hào vì được “kính lão đắc thọ”. Già nhiều thì là “Già Già”= Gia, 1+1=0, lấy chữ Gia 嘉làm đại diện cho ý “khen ngợi”. Đặt chữ Gia 嘉bằng cách ghép chữ Hỉ 喜 ở trên với chữ Gia 加 (nghĩa là thêm, ngụ ý thêm tuổi) ở dưới. Gia 加 và Thêm 添 là hai từ Việt, Hán ngữ dùng, phát âm là “jia” và “tian” coi như hai từ đồng nghĩa. Nhưng trong Hán ngữ Gia 加 và Thiêm 添 không có liên hệ ý tứ gì với nhau (vì là từ mượn ). Còn trong Tiếng Việt thì Gia và Thêm có liên hệ ý tứ với nhau, đúng là đồng nghĩa. Bởi các bộ phận cơ thể con người chỉ có Da là thấy được nó luôn luôn được Thêm, đi nắng một ngày thì nó thêm đen, lớn lên thì nó thêm lông, về già thì nó thêm nếp nhăn, thêm đồi mồi. Cho nên từ Da được lấy làm đại diện cho ý thêm, nho viết là chữ Gia 加 , ngụ ý ăn 口 Thêm cho có sức 力( Hán ngữ gọi Da là chữ Bì 皮. Tiếng Việt còn dùng Da đại diện cho cái vỏ bọc ngoài. Da=Giấy=Gió=Vỏ=Váy). Từ Lăng 稜 do các cụ Việt nho đặt ra chỉ cái cạnh góc khi dạy hình học, sau có các từ dùng trong cả Hán ngữ như Lục Lăng, Lăng Trụ, Lăng Kính. Nhưng gốc của từ Lăng khoa học và hàn lâm này lại là cái cạnh của bộ phận cơ thể là từ Ven L. (cạnh của cái tam giác) sau thành từ Tam Lăng (ba ven). Ven=Bẹn=Bên=Biên=Bờ= Bang 邦 =Băng=Lăng稜, là “cái ở một bên”. Ven=Bẹn là cái cạnh của góc dưới của cơ thể. Góc=Hóc=Hang. Ở cơ thể nguời thì cái Hang dưới ấy nó có ở hai bên, tức có hai cái, nên “Hang Hang” = Háng, 0+0=1. Nói “dạng háng ra” chứ không ai nói dạng bẹn ra, vì Bẹn=Ven, chỉ là cái cạnh của góc. Hai góc ở phần trên của cơ thể thì nó giống của con gà, vẫn dùng che chở ấp ủ gà con, nên Góc=Nóc=Nạch, vì có hai cái, nên “Nạch Nạch” = Nách, 0+0-1. Cạnh của con sông thì gọi là Ven sông hay Bờ sông. Đánh trận giả thì chia hai Bên hay hai Bang hoặc hai Băng. Để chứng minh từ hàn lâm Lăng 稜 cũng chỉ là “từ Ruộng mà Ra” thì hãy nghe các bà thợ cấy nói, các bà ấy có học thuật toán nhị phân hồi nào đâu mà nói rất chính xác: “Lớn rồi mà không chịu đi mần ăn, cứ ở nhà làm gà què ăn Quẩn cối xay mãi à?”. Đó là mắng con. Nhưng Con = Quan 官 = Quân 君. Nhiều Quân thì là Quân Quân. Lướt thì “Quân Quân”= Quẩn, 0+0=1. Nhiều con tức nhiều Quân thì là Quân Quân, lướt sẽ cho ra ba đáp số: (1) “Quân Quân”= Quần, là Quần Chúng. Vài người cùng ở với nhau là cái Chung, nhiều cái chung ấy thì là “Chung Chung” = Chúng, 0+0=1. Quần Chúng là số đông , nghĩa thông thường là Nhân Dân. (2) “Quân Quân” = Quấn, 0+0=1. Đó là đông con mà chúng chưa có ý thức tự lập, “cứ Quấn mẹ hoài”. (3) “Quân Quân” = Quẩn, 0+0=1. Đó là đông con mà chúng dốt nát, không tìm được hướng lập nghiệp, nên “cứ ăn Quẩn cối xay”. Quẩn nhiều thì là “Quẩn Quẩn” = Quẫn, 1+1=0. Là càng bế tắc, không có lối ra. Mắng vậy mà con vẫn chưa chịu đi làm, điên tiết bả còn chửi dữ dằn hơn: “ Thiệt là cái đồ Lăng Loàn (truy về gốc thì là từ Ven L.), con với cái, lớn xác rồi mà không chịu đi mần ăn, cứ ở nhà ăn Vèn L. mẹ mày mãi à?”. Bà thợ cấy không biết chữ, bà có học thuật toán nhị phân hồi nào đâu mà nói chính xác ngôn từ như vậy? Vèn là hai Ven, tức hai Bẹn. (1) “Ven Ven” = Vèn, 0+0=1, (ý chỉ hai cạnh ở hai bên). (2) “Ven Ven”=Vén , 0+0=1, (ý chỉ cái động tác dùng cho hai cái cạnh. Ví dụ: Vén váy. Chỉ cần nói Vén là hiểu ngay có hai tay xách hai bên váy lên, hiểu cả cái phần không cần phải nói là “để nhìn vào trong”. (3)“Ven Ven” = Vẻn, 0+0=1, (ý chỉ động tác dùng cho cạnh xung quanh. Ví dụ: “Cơm chỉ Vỏn Vẹn chừng ấy thôi, mày Vẻn nốt mà ăn cho no”. Vỏn Vẹn là chỉ còn ở Ven. Vẻn=Vét là vét đáy nồi. Thuật toán nhị phân với hai con số 0 và 1 cũng chỉ là “từ Ruộng mà Ra”. Nghe ông chăn vịt thả đồng gọi vịt là thấy ngay . Ổng gọi “Vịt Vịt” = Vít, 0+0=1. Rồi lại gọi “Vít Vít” = Vịt, 1+1=0, cứ vậy gọi hoài, cho đến khi gọi “Vít Vìn Vịt, Vìn Vịt , Vìn Vịt …là bầy vịt về đông đủ. Quần chúng của Văn Lang cổ đại là văn minh, đất rộng dân đông, đã Quần rồi lại còn đông hơn nữa là “Quần 群 Quần 群” = Quận 郡, 1+1=0. (Hán ngữ phát âm chữ Quần là “qún”, phát âm chữ Quận là “jun”, lơ lớ do mượn chữ của Việt, không ra thuật toán nhị phân, “Jun Jun = Qún , trật lấc). Đông người ở thành “Quần Quần” = Quận, 1+1=0 như vậy mà vẫn không(0)hề có ô nhiễm môi trường như quận của đô thị hóa ngày nay. Cho nên muốn đô thị hóa, để có “Quần Quần” = Quận, đúng 1+1=0 , là không ô nhiễm môi trường, thì khi qui hoạch phải ứng dụng Phong Thủy Lạc Việt. [ Tất cả các chữ nho trong bài, Hán ngữ hiện đại đều có dùng. Nhưng nếu theo phát âm của Hán ngữ hiện đại thì thấy chúng không còn theo QT tạo từ như nêu, không có đúng theo thuật toán nhị phân . Bởi vậy thấy rõ rằng không có “từ Hán-Việt” nào ở đây cả, toàn là từ gốc Việt ]. Tóm tắt lại: Văn minh nông nghiệp trồng trọt là buổi bình minh của văn minh nhân loại. Hệ đếm ngũ phân cổ xưa và năm tác nhân trên Trái Đất của nền văn minh nông nghiệp: Người, Đất, Nước, Cây, Con có liên quan gì đến sự ra đời của thuyết Âm Dương Ngũ Hành ? Tư tưởng ấy đã từ Nam ra Bắc phát triển rực rỡ thành nền văn minh Văn Lang ở nam Dương Tử cách nay 5000 năm. Theo “Qui Tắc tạo ngôn từ Việt” của LM nêu thì: Người tiêu dùng là số Một=Mua, giao thông là số Hai=Lái, phân phối là số Ba=Buôn, nguồn lực là số Bốn=Bổn. ( Tục ngữ “Một vốn bốn lời”. Bổn cũng có lời, Buôn cũng có lời, Lái cũng có lời, Mua cũng có lời. Có phải đó là Win – Win ?). Từ Thương Lái vậy mà quan trọng.Thương Lái=Thằng Lái=Thằng Hai (giao lưu toàn cầu, tự do hàng hải). Giao lưu toàn cầu và tự do hàng hải (“hoành tráng”) chỉ là bắt đầu từ cái Ruột = cái Rau (cái Rau của bà đẻ). Ruột = Rồng (“Con Rồng cháu Tiên”) Quá trình phát triển của văn minh nông nghiệp trồng trọt ( của tộc ăn rau, không phải của tộc ăn thịt ): Rồng Lái = =Ruộng Lái = Xuồng Lái = Thuồng ( con thuồng luồng) Lái = Thương Lái. Lái Tàu = Lái Đầu = Lãnh Đạo. Lái=Lớn=Lang=Lãnh. Văn Lang=Vuông Lớn. Lớn=Lang=Lãnh=Lắm. Trăm=Chăm-Bẵm=Bẫm=Bách. Bách Việt: Prăm Việt = Trăm Việt = Lắm Việt = Lớn Việt = = Lái Việt = Đại Việt. Đại tộc Việt bắt đầu từ đâu? Bắt đầu từ Tình Yêu. Tình Yêu đến là từ cái nhìn đầu tiên (“Lúng Liếng là Lúng Liếng ơi, mắt người Lúng Liếng như sao trên trời”- dân ca quan họ Bắc Ninh. Hình ảnh Thần Tình Yêu trong truyện cổ tích phương Tây). Lúng Liếng là hai cái nhìn thiện cảm gặp nhau. Khi còn trong Tâm thì chúng là Lung Liêng. Hai Tâm thì là “Tâm Tâm”=Tấm, 0+0=1, Lung Liêng đã từ Trong ra Ngoài thì thành Lúng Liếng. Kết quả của cái Lúng Liếng là dẫn đến cái Lẹo. Trai=Ai=Ái=Ôm=Ẵm=Nam. Gái=Ai=Ái=Nái=Nữ. Yêu=Ái=Ai. Lẹo=Theo=Thể. “Thể Ái”=Thai, 1+1=0. Thai=Thon=Hòn. Trời=Tròn=Hòn=Hồn. Hồn ấy vào cái Hòn, và cái Thai lớn dần. “Hòn máu đỏ thành Ngài” = “Hòn…Ngài”= Hai, 1+1=0. “Ái Ái”=Ai, 1+1=0. Ai=Ngài=Người . “Hòn máu là chung của ai với Ai”= “Hòn…Ai”= Hài, 1+0=1. “Hài lớn lên nên Ngài”= “Hài…Ngài”= Hai, 1+1=0. (Đứa con đầu của tình yêu mang tên là Hai. Chọn tên là Hai là sự đồng thuận của cả hai vợ chồng - xem phần chữ nghiêng dẫn trên có hai đáp số cho tên Hai: “Hòn máu đỏ thành Ngài”=Hai, “Hài lớn lên nên Ngài”=Hai ) . Đó là cái Thể. Còn cái ngôn ngữ là bắt đầu từ cái Lẹo. “Lẹo sinh thai, thai ra con, con cất tiếng chào Đời”= “Lẹo…Đời” = Lời. Tên là ánh sáng từ con “Đom Đóm” = Đỏm, 0+1=1; Đỏm=Điểm=Tiệm=Tên, là sự khoe sáng nói chung và cả của đứa tên là Hai. Hai ấy là “Một Kinh” = Mình, 0+0=1. Mình ấy mang gen của hai người yêu nhau, nên “Mình Mình” = Minh 明, 1+1=0. Minh明ấy là ánh sáng của trời (là Nhật 日) hòa quyện với ánh sáng của trăng (là Nguyệt月), cân bằng dương âm trong mình, Minh 明 ấy là trái tim thủy tinh. “Tim thủy Tinh” = Tính, 0+0=1. Hai tính là “Tính Tính”=Tinh, 1+1=0. Hai người cùng tinh là “Tinh Tinh”=Tỉnh,0+0=1. Hai người cùng tinh là “Tinh Tinh”=Tình, 0+0=1. Hai họ sui gia là một cái tình (thành ngữ “Làm dâu một nhà, sui gia cả họ”). Bách tính chỉ trong một cái tình ( tiếng đờn của Việt Nam nó kêu “tính tình tang…tính tình tang…). “Trái tim thủy tinh” là cái Tình, cũng là cái Tỉnh ( ý tưởng tượng đài “Trái tim thủy tinh” của thủ tướng Võ Văn Kiệt ) Lẹo là ở trong (dấu thanh điệu nhóm 0), là động tác tình dục trong tình yêu của hai người yêu nhau, sinh ra cái ở ngoài do hai người sinh ra là “Lẹo Lẹo” =Lèo, 0+0=1. Lèo là người Lèo của đất nước Lèo ( tục ngữ “Nó bé nhưng Dé nó to”). Ngọc phả Hùng Vương lưu tại Đền Hùng (Phú Thọ) ghi rằng: “Tổ tiên ta đến từ Tây Vực, gọi là nước Tây Phương Cực Lạc, đặt bước chân đầu tiên đến núi Ba Vì, cách nay đã 7000 năm” (Ba Vì = Ba Vua, hình ảnh của quẻ Ly có một âm hai dương, hình ảnh ba ông đầu rau của bếp lửa). NÔI đầu tiên của đại tộc Việt là vùng lục địa ĐNÁ, là cái Ổ nằm giữa 2 cái Hồ . Đó là Nước , là H2O ( vùng có lượng mưa nhiều nhất trên trái đất). Ổ = Hố = Hồ 湖 = Hải 海 = Bái 灞 (nghĩa là tràn trề nước)= Biển. Hồ phía Đông là Biển Đông, Hồ phía Tây là Biển Ấn Độ ( Hồ Tây = Hồ Tôn). Đất Tổ ấy của Bách Việt còn lưu giữ đậm đặc dấu tích văn hóa của nền văn minh Văn Lang, một thời rực rỡ ở nam Dương Tử. Mảnh đất Tổ ấy đang bị uy hiếp bởi các ngôn từ “hoành tráng” như “tăng cường khai thác khoáng sản”, “đẩy mạnh phát triển thủy điện” bằng những cuộc khai thác ào ạt cùng hàng trăm thủy điện từ thượng nguồn Mê Kông đến miền Trung VN. Chỉ có sức mạnh mềm của Lý Học Đông Phương – thuyết Âm Dương Ngũ Hành mới hãm bớt được cái ào ạt ấy lại, để cái NÔI ấy của văn minh nhân loại khỏi bị tổn thương.3 likes
-
Chắc nay mai thôi bác Túy. Nhưng Pe em cho tôi cái số điện thoại để gọi bác. Đang cáu tiết cái vụ mình tuyên bố hẳn trên báo rằng thì là ngày Tận Thế là ngày đẹp có thể khai trương . Có thằng bỏ mựa nào lại bảo là Ngày Hắc Đạo. Nó không biết rằng các cụ nhà ta thường bảo: Mùng 9. 19. 29 là ngày vía Quan Âm, nếu không biết ngày nào tốt xấu thì cứ ba con 9 đó mà mần sẽ chẳng sao cả. Đấy là nói theo mê tín dị đoan, còn nói theo Lý học thì ba con 9 là độ số cao nhất kết thúc chu kỳ của Tứ Hành. Nên xấu tốt gì cũng Huề. Nhưng thôi, chịu thiên hạ rùi. Nói mãi cũng thế. Tìm bác Túy nhậu cho vui vậy. Cho cái số qua bê em nhé. Hì.3 likes
-
2 likes
-
Dạng người hơi cao nhưng gầy ốm ,nước da xanh xám , dáng đi hơi ẻo lả,tánh yếu mềm ủy mị.bước vào trung vận danh tài hưng vượng liên tiếp 2 thập niên ,đường quan lộ sáng sủa hanh thông hay gặp may mắn, đắc ý hơn mọi người, tài lộc dư dã ,nhưng không thể giàu có lớn , nếu giàu có lớn chắc phảigiảm thọ. Cưới vợ dễ dàng ,vợ trông cũng dễ nhìn, nhưng trong cuộc sống vợ chồng thì không phải dễ, vợ chồng bất hòa hay tranh cãi những chuyện tiểu tiết, đồng sàng dị mộng mỗi người 1 công việc riêng không hề có sự tương trợ hay tương kính lẫn nhau ,về sau có thêm vợ ngoài hay có nhân tình khác .2 likes
-
2 likes
-
Đọc truyện cười, đôi khi không chỉ là để cười, để thư giãn.Mà có thể, đằng sau những mẩu chuyện ấy là một bài học, một thông điệp đến từ cuộc sống. Câu chuyện thứ nhất: Một cậu học trò lớp ba viết rằng cậu muốn trở thành một diễn viên hài trong bài tập làm văn của mình. Thầy giáo Việt Nam phê: "Không có chí lớn", còn thầy giáo người nước ngoài nói: "Thầy chúc em mang tiếng cười cho toàn thế giới". Là người lớn, chúng ta nên khuyến khích, cổ vũ hơn là đặt ra những yêu cầu quá cao đối với trẻ con. Hơn thế, chúng ta hãy mở rộng khái niệm thành công để trẻ con thoải mái tung đôi cánh ước mơ của mình. ******** Câu chuyện thứ hai : Ăn cơm xong, mẹ và con gái rửa chén bát trong bếp, bố và con trai ngồi xem ti vi. Bỗng nhiên có tiếng đổ vỡ dưới bếp, sau đó im bặt. Con trai nói: "Con biết chắc mẹ vừa làm bể chén bát", bố hỏi: "Tại sao con chắc như thế?", con trai trả lời: "Vì không nghe tiếng mẹ la". Chúng ta luôn đánh giá người khác và đánh giá bản thân qua những tiêu chuẩn nào đó, thường khó khăn với người khác nhưng lại rất dễ dãi đối với mình. ******** Câu chuyện thứ ba: Người ăn mày nói: "Bà có thể cho tôi xin một ngàn không?", người qua đường trả lời: "Nhưng tôi chỉ có năm trăm", người ăn mày bảo: "Vậy bà thiếu tôi năm trăm nhé". Nhiều người trong chúng ta luôn cho rằng ông trời mắc nợ mình, cho mình không đủ, không tốt nên lòng tham đã che mất thái độ biết ơn. ******** Câu chuyện thứ tư: Người vợ đang nấu ăn trong nhà bếp, người chồng đứng bên cạnh nhắc nhở: "Cẩn thận, coi chừng khét!", "Sao em bỏ ít muối thế?, "Ơi kìa, nước đã sôi rồi, em cho thịt vào đi". Người vợ bưc bội: "Anh làm ơn đi ra ngoài giùm em! Em biết nấu ăn mà!". Người chồng mỉm cười: "Ừ, có ai bảo em không biết nấu ăn đâu. Anh chỉ muốn em hiểu được cảm giác của anh như thế nào khi đang lái xe mà em ngồi bên cạnh cứ lải nhải". Học cách thông cảm người khác không khó, chỉ cần chúng ta đặt mình vào hoàn cảnh của người khác. ********* Câu chuyện thứ năm: A nói với B: "Khu nhà tôi vừa dọn về một ông hàng xóm bất lịch sự. Tối hôm qua, đã gần một giờ sáng rồi mà ông ta còn qua đập cửa nhà tôi rầm rầm". B hỏi: "Thế anh có báo cảnh sát không?". A trả lời: "Không, tôi mặc kệ ông ta, xem ông ta như thằng điên vì lúc ấy tôi đang tập thổi kèn saxophone". Chuyện gì cũng có nguyên nhân, nếu biết trước lỗi của mình thì hậu quả sẽ khác đi. Tuy nhiên, chúng ta lại thường ít khi thấy mình sai, nhưng lại dễ dàng thấy người khác sai. Câu chuyện thứ sáu: Hai cha con đi ngang qua một khách sạn 5 sao. Trông thấy một chiếc xe hơi xịn rẽ vào, cậu con trai nhận xét: -Những người ngồi trên chiếc xe ấy đều có trình độ học vấn rất thấp! Ngườicha ôn tồn đáp lại: -Ngườivừa phát biểu câu ấy là người hiện trong túi không có lấy một đồng xu! Con người thường có thái độ "ghen ăn tức ở", khi nói ra điều gì, nhận xét việc gì đều thể hiện trình độ và "đẳng cấp" của mình. Bởi vậy hãy thận trọng! ********* Câu chuyện thứ bảy: Có hai đoàn khách nước ngoài đến tham quan một địa điểm du lịch sinh thái. Do trời mưa nên đường dẫn vào khu "Kỳ hoa dị thảo" lầy lội. Người hướng dẫn của đoàn thứ nhất bảo: "Xin lỗi quý khách, chúng ta không thể đi tiếp". Còn người hướng dẫn đoàn thứ hai suy nghĩ một thoáng rồi nói: "Để quý khách thấy rằng việc tìm kiếm kỳ hoa dị thảo khó khăn như thế nào, Ban giám đốc công ty đã cố tình tạo con đường lầy lội cho quý khách có thêm cảm xúc thực tế". Hoàn cảnh khác nhau, quan điểm khác nhau sẽ nhìn một sự vật không giống nhau. Tư tưởng kỳ lạ như thế đấy bạn ạ! Nếu bạn chịu suy nghĩ thì quyền quyết định hoàn cảnh nằm trong tay bạn. Câu chuyện thứ tám: Một phụ nữ vào tiệm kim hoàn, trông thấy hai chiếc vòng đeo tay giống nhau như đúc, một chiếc giá 2 triệu, một chiếc giá 20 triệu. Không chần chừ, bà ta liền lấy chiếc 20 triệu vì nghĩ rằng đắt tiền chắc chắn sẽ là đồ tốt. Khi vừa quay lưng bước đi, bà nghe nhân viên nói với nhau: "Không ngờ chỉ vì đính sai bảng giá mà chúng ta lời đến 18 triệu đồng!". Hãy xem, lắng nghe và kiểm định. Đó là lời khuyên trong câu chuyện này. Có nhiều thứ tưởng vậy, thấy vậy, nghe vậy mà không phải vậy, đừng vì chủ quan, tin vào suy nghĩ của mình mà lầm to. ********* Câu chuyện thứ chín: Hai vợ chồng vào xem triển lãm tranh của các họa sĩ trẻ, trong đó có một bức tranh của con trai họ. Người vợ đi rất nhanh, mắt chỉ kịp lướt vào tên của tác giả ở mỗi bức tranh. Một lúc sau không thấy chồng, người vợ quay lại tìm. Người chồng đang đứng trước một bức tranh say sưa ngắm nhìn. Bức trang ấy lúc nẫy người vợ đã xem qua. Bà bực bội nói: "Ông đứng đó làm gì vậy? Sao không đi tìm bức tranh của con mình?". Người chồng quay sang nhìn vợ: "Đây là tranh của con mình nè, nó quên ký tên trên bức tranh". Trong cuộc sống, có người chỉ lo chạy băng băng nên đã không thể tìm thấy thứ mình cần tìm, đánh mất cơ hội được thưởng thức hoa nở hai bên đường. Câu chuyện thứ mười: Tại buổi lễ tốt nghiệp ở một trường cấp hai, thầy hiệu trưởng đọc tên học sinh xuất sắc nhất trong năm học. Đọc đến lần thứ ba mà vẫn không thấy ai đi lên sân khấu. Thầy hiệu trưởng nhìn xuống, hỏi cậu học sinh xuất sắc đang bình thản ngồi bên dưới: Em không nghe thầy gọi tên à? Cậu học sinh đứng lên, lễ phép: -Dạ,thưa thầy em đã nghe. Nhưng em sợ các bạn chưa nghe thấy ạ! Danh và lợi đã vô tình trở thành chiếc lồng nhốt chúng ta vào trong ấy. Chúng ta luôn giáo dục con em mình phải cố gắng học thật giỏi, phải trở thành nhân vật xuất sắc nhất nhưng lại ít khi dạy các em tính khiêm tốn. -------------- Câu chuyện thứ mười một Ở miến Bắc, mùa Đông giá lạnh, rét đậm rét hại làm chết cá, chết cua trên ruộng. Nhưng người nông dân vẫn phải lội ruộng trong nước và bùn lầy tê buốt. Xưa, có người nông dân làm thuê ra đồng nhưng không thể cấy được cây lúa vì quá lạnh, tay chân tê cóng, run lập cập. Người làm thuê về thưa cáo với địa chủ là hôm nay quá lạnh, để mai nếu ấm trời hơn mới xuống ruộng cấy lúa được. Tên địa chủ bắt chước Tây, mặc đồ ấm bên Tây, đi giày Tây, uống rượu Tây, chống ba toong Tây dẫn người nông dân ra ruộng. Hắn đứng trên bờ, chĩa đầu cây gậy ba toong xuống ruộng nước, rồi nói: - Hứ, lười nhác thì nói, nước thế này mà lạnh à? Cũng thân phận con người, nhưng khi người ta giàu sang, lắm tiền, làm ông chủ thì có quyền nói cái gì cũng được, hạch sách bất cứ ai. Không đặt mình vào hoàn cảnh người khác mà chỉ biết có lợi cho mình.(BVB bổ sung) Nhạc sĩ Quỳnh Hợp (Sưu tầm)1 like
-
A hài thế =))1 like
-
Lá Tía Tô là thuốc trị bịnh Gút rất hiệu nghiệm. Tía Tô cũng là thuốc trị bịnh Gout rất hiệu nghiệm nữa - Mỗi ngày ăn cơm 2 lần sáng và chiều đều phải có lá Tía Tô ăn như rau sống. Lúc nào cũng có Tía Tô sẵn trong nhà. - Khi cảm thấy sắp bị sưng chân là nhai nuốt nhiều lá Tía Tô liền. - Nếu đang bị lên cơn đau thì nấu 1 bó lá Tía Tô để uống thì sẽ giảm đau ngay trong vòng 1/2 tiếng.1 like
-
Không tốt nghĩa là sao ? sanh ra mẹ tròn con vuông vậy không tốt sao ? có người muốn sanh con mà không được, có người sanh khó khăn, như vậy không thấy vợ mình may mắn hay sao ? mới có 1 tuổi xem để làm gì ? nếu thầy nào phán số xấu rồi đem cho cô nhi viện hay bỏ góc chuối cho kiến nó tha hay sao ?1 like
-
Tôi khuyên cháu nên ở lại Korea trong năm tới, chẳng phải vì công việc của cháu, mà là năm tới hạn của cháu rất xấu có thể cháu bị tai nạn hay bị bệnh gì đó rất cần mỗ xẻ...bệnh viện và y khoa bên đó tân tiến hơn Vn nhiều ,tình cảm thì có nhiều rắc rối, có thể nhận được tin không lành về người bạn gái nầy.1 like
-
Rất cám ơn hai bác HaithienHa và Ntpt đã chỉ giáo1 like
-
Hjx, em cứ đọc mấy câu thở ở trên ngẫm chút.Còn 2 câu thơ anh đổi lại đó, thực sự anh làm 2 câu thơ đó nào anh đâu có hiểu =.=" , em cứ đọc tham khảo đi em .1 like
-
Nghĩa là cứ đợi nếu may mắn thì gặp được cao nhân sẽ xem giúp e hả a :D Vậy câu 1 nghĩa là sao a? Em không hiểu ạ :(1 like
-
Từ lặp là nhằm mục đích nhấn ý “nhiều” cho nghĩa của từ được lặp, VD “người người” là nhiều người. Kiểu lướt từ lặp là phổ biến như một Qui Tắc trong Tiếng Việt, theo đúng QT Biến thanh điệu phù hợp thuật toán nhị phân (0+0=1, 1+1=0, 0+1=1, 1+0=1. Thanh điệu nhóm 0 là “không”, “ngã”, “nặng”. Thanh điệu nhóm 1 là “sắc”, “hỏi”, “huyền” ) bất kể từ đó có viết bằng chữ nho hay không có viết bằng chữ nho, chứng tỏ tất cả những từ người Việt dùng đều là từ gốc Việt. Ví dụ từ lặp Nhiều Nhiều mà lướt thì “Nhiều Nhiều” = Nhiêu 饒, đúng 1+1=0 theo thuật toán nhị phân. Ngoài Ngoài mà lướt thì “Ngoài Ngoài” = Ngoại外, đúng 1+1=0 theo thuật toán nhị phân. Từ điển Yếu tố Hán-Việt Viện ngôn ngữ NXB KHXH HN 1991 trong Lời nói đầu có nói: “Quá trình giao lưu ngôn ngữ đã lưu lại trong tiếng Việt một khối lượng lớn từ ngữ gốc Hán, mà các nhà Việt ngữ học thường gọi là từ Hán-Việt. Các tài liệu nghiên cứu cho biết khoảng 60% vốn từ tiếng Việt hiện đại có nguồn gốc từ tiếng Hán. Ở nhiều lĩnh vực khác như Chính trị, Kinh tế, Luật pháp tỉ lệ này còn cao hơn (70-80%)”. Phân tích: Từ Ngoại Giao , Ngoại là “nhiều ngoài” do lướt từ lặp Ngoài Ngoài” = Ngoại, 1+1=0 , Giao=Trao là sự trao đổi, như nói “trao đổi công hàm”. Kết cấu ngữ pháp Ngược thì dùng từ Ngoại Giao. Kết cấu ngữ pháp Xuôi thì dùng từ Trao Ngoại, tức trao đổi với nhiều ngoài, nếu chỉ với một đối tác cụ thể, có thể dùng Trao Ngoài. Từ Trao Ngoại quả là thật chính xác như đã dẫn (lại còn phù hợp với cụm từ Trao Đổi công hàm), khi đó lướt “Trao Ngoại” =Trái=Phải=Trải=Trời (theo dấu thanh điệu thì tương ứng là: “0+0”=1=1=1=1, được kết quả hoàn toàn là khẳng định, nhưng khẳng định đây là khẳng định cái minh bạch phải trái trải theo thời gian). Nếu dùng theo ngữ pháp Ngược thì là từ Ngoại Giao, khi đó lướt sẽ cho ra kết quả do lướt là lướt “Ngoại Giao”= Ngáo = Láo = Tráo = Đảo (theo dấu thanh điệu tương ứng là: “0+0”=1=1=1=1, được kết quả hoàn toàn là khẳng định, nhưng khẳng định đây là khẳng định cái dọa dẫm ngáo ộp lắt léo tráo trở thì đổ). Ngôn từ và Qui Tắc tạo từ của tiếng Việt nó thành ra như thế đấy. Từ Luật 律 chẳng qua nó cũng chỉ là “từ Ruộng mà Ra”, gốc của nó là cái Lạt dang để buộc bánh chưng (thành ngữ “Lạt mềm buộc Chặt”=Luật). Lạt ấy qua luộc (tương đương với “luận”, phê bình kiểm điểm nhau người ta còn gọi là “luộc nhau”) Chín rồi thì nó thành Lạt Chín, mềm dẻo hơn; Lạt Chín = Luật Chính, ngữ pháp ngược thì gọi Luật Chính là Chính Luật. Gọi là Chín vì thời cổ đại trong khi nhiều tộc khác còn ăn sống thì đại tộc Việt đã có văn minh biết ăn chín uống sôi, ăn uống đều gọi chung là In ( thành ngữ “nhớ như In”. In = Ẩm, Ẩm Thực, In = Kin, tiếng Thái Lan dùng Kin chung cho ăn uống). “Cho In”= Chín, 0+0=1. Chín đến hoàn hảo gọi là “Chín Kinh”= Chính, 1+0=1. Chín kinh, cũng như ngon kinh là ngon đến mức hoàn hỏa do nêm nếm, chứ không phải là ngon đến “kinh tởm”. Trong từ đôi Nhiều Nhặn (Việt nho viết bằng chữ Nhiêu Nhiên) thì Nhặn nặng ý “nhiều” hơn là Nhiều. Chín Nhặn là chín nhiều, lướt “Chín Nhặn”= Chắn, 1+0=1, Chắn nặng ý “chín” hơn là Chín, ghép thành từ đôi Chín Chắn ( người trưởng thành thì đến độ Chín Chắn). “Cho In”= Chín , 0+0=1, “Chín Kinh”= =Chính,1+0=1 một từ Chính 正 của tiếng Kinh 京 mà phải qua gia công lâu thế, nếu lấy khi đang gia công dở dang thì sẽ được cụm từ “Cho In Chín Kinh”, cái mật mã này là vốn nằm trong hình thức của cái Bánh Chưng, tượng đài “không cần hoành tráng” để người Việt tìm thấy lại đúng cội nguồn. “Cho In Chín Kinh” giải nghĩa là: “Hãy nhớ Cho như In cái Chín Cung của người Kinh có từ thời Kinh Dương Vương”. Thời đó Kinh là tộc đông dân nhất trong đại tộc Bách Việt, gọi là Kinh Chúng (vài nhóm ở cùng nhau gọi là Chung, nhiều cái Chung ấy với nhau thì dùng từ lặp Chung Chung, mà lướt thì “Chung Chung”=Chúng, 0+0=1, Việt nho viết chữ Chúng 众 bằng ba chữ nhân 人, “Một cây làm chẳng nên non. Ba cây chụm lại nên hòn núi cao”. Kinh Chúng mà nói lái lại thì là Cung Chính. Cửu Cung mà lạt chia ra trên cái bánh chưng đã nhắc nhở người Việt rằng: Phải nhớ như in Chín cái Cung ấy là phải Chính, chính xác như tổ tiên người Việt xưa đã xếp vị trí các con số, thì ứng dụng nó mới đúng. Còn bọn Ngược làm sai vị trí số của chín cung, nên mới sinh ra lắm trường phái, cãi nhau ( “tranh minh 爭 鳴” hùng biện) mấy ngàn năm nay mà ứng dụng vẫn sai. Chín cũng là con số 9. Trùng âm nhưng cũng là do có quan hệ ý nghĩa. Gọi là hệ số thập phân có con số 10 là khi số học đã có dùng số 0. Thời cổ đại để đếm thì chỉ đếm từ 1 đến 9 rồi quay vòng lại số 1 (Khơ Me chỉ đếm đến số 5 rồi quay lại số 1, là hệ đếm ngũ phân). Cho nên đếm đến 9 là xong, là hoàn hảo, “gà Chín cựa, ngựa Chín hồng mao” là quí nhất, vàng còn đòi tới bốn số Chín mới coi là vàng Chắn (ngược lại chỉ là vàng Chành tức vàng giả,vàng tây). Kéo quả cân cho đến vạch mà cán cân thăng bằng nhất , tức đã đúng trọng lượng vật cân thì gọi là Chấn Cân . Khi bán hàng mà phải cân thì hai người bán và mua cùng coi cân để xem đã Chấn Cân chưa, hai người cùng chứng giám cái Chấn đó thì là “Chấn Chấn”=Chân 真,1+1=0, đó là sự cân bằng hoàn hảo (rồi dùng ghép thành từ Chân Thật). Khi đã có cái “thành phẩm” từ là từ Chân 真chỉ sự cân bằng hoàn hảo thì người ta chỉ dùng từ Chân mà “qua cầu rút ván” cái “phôi gia công” đang là cái “sản phẩm dở dang” là Chấn Chấn. Chữ Cân 巾của Việt nho để chỉ cái Cân 巾, cũng đại diện cho cái Khăn 巾, vì khăn đội trên đầu của đàn ông, đàn bà người Việt hay người Chăm đều rất cân đối (nhìn cái khăn mỏ quạ của người quan họ thì rõ, đến mái tóc con gái còn rẽ đường ngôi giữa). Hán ngữ dùng chữ Xứng 稱 là chữ sau trong từ đôi Cân Xứng để gọi cái cân, phát âm là “chen”. Hán ngữ không có từ Cân Xứng. Vậy chữ Xứng 稱 cũng là từ Việt, có nghĩa như Cân, để ghép thành từ đôi Cân Xứng. Chữ Xứng 稱 này cũng là chữ Xưng 稱 , hai người đối thoại cùng Xưng thì “Xưng Xưng” = Xứng , 0+0=1, nghĩa đen là bằng nhau , không ai cướp lời ai (thành ngữ “xứng đôi vừa lứa”) , còn nếu một bên lấn át bên kia thì gọi là Xưng Xỉa. Cân 巾Bằng 平 Kinh 京 - Cân = Kinh, (nhìn ba chữ của Việt nho vừa nêu thấy nó vẽ nên sự cân bằng như thế nào). Khen “món ăn này ngon kinh” tức món ăn này ngon đến độ hài hòa cân bằng do nêm nếm chứ không phải là ngon đến mức “kinh tởm”. Hán ngữ dùng chữ Cân 巾 chỉ cái khăn, phát âm là “jin”, còn thì không hiểu cân là cân bằng, ý “cân bằng” Hán ngữ dùng chữ Bình 平, hay Bình Hành 平 衡. Nhưng từ Bình cũng vẫn là từ Việt, “Bằng 平 Kinh 京” = Bình 平, 1+1=0 (chẳng phải là ba chữ này đều vẽ cân bằng đó sao?). Kinh 京 sở dĩ cân bằng vì đường kinh mạch trong cơ thể chia dọc cơ thể là đối xứng cân bằng. Hán ngữ lại dùng chữ Kinh 經 là đường kinh (sợi dọc) trong dệt vải, chúng lấy cái gì làm trục để mà đối xứng ? Kinh 京 và Kinh 經 nguyên thủy đều chỉ là từ cái âm Kinh Lạch chỉ những dòng nước chảy dài trên đồng ruộng lúa nước của người Việt. Kinh Lạch = Kinh Lạc, đã mượn âm, nâng nghĩa khoa học thành để chỉ hệ thống mạch kinh lạc trong cơ thể (GS Nguyễn Tài Thu nói: “Châm cứu đã được người Việt phát minh từ thời Thần Nông, lúc đó kim châm cứu là mài chuốt bằng đá”). Cân để biết trọng lượng một vật mà đến Chấn vạch trên cán cân cho cân bằng là Kịch=Cực, quá nữa thì dư, dư thì bán lỗ. Số 9 đã chỉ rõ vị trí địa lý của nước Tần theo Dịch học của người Việt là ở tận phía Tây, đến đó là Chấn rồi, “Tây Chấn”= Tần, 0+1=1, là cái tên mà người Việt đặt để gọi nước đó. Vì vị trí địa lý của Tần ở số Chín, nên người Việt cũng gọi là nước Chín (Hán ngữ phát âm là “chín”- pinyin “qín”, nhưng âm tiết này trong Hán ngữ không có nghĩa là số 9). Từ Chín này người Ấn Độ phiên âm là China, phương Tây cũng theo đó gọi là China. Xưa đồ sứ Giang Tây của người Việt bán sang phương Tây khi người phương Tây còn chưa biết đến làm men sứ, cho nên phương Tây gọi đồ sứ là “china”.1 like
-
Cụ ạ dĩ nhiên là có sự ràng buộc: 1- Sổ đỏ ( sổ hồng) công ty giữ bản cam kết làm việc trong vòng 15 năm và bằng cấp (bằng gốc) công ty giữ lại cụ ạ! Còn vè căn hộ giá rẻ thì Đ/c BT yêu cầu các nhà đầu tư như sau: căn hộ 60m2 thì chia đôi thành 30m2 bán cho dễ . Nghe câu nay chẳng lẽ ko chửi . căn hộ đã thiết kế 60m2 chia đôi có nhà ko có lối vào có nhà 2 phòng VS cụ nghĩ xem trình độ quản lý và trình độ nghiệp vụ như vậy thì nói gì đến cứu bất động sản . theo Lão Say cứu bất động sản là trước hết phải cứu cái thằng mua BĐS chứ cứu cái kiểu từ túi ngực xuống túi quần cứu ai? thôi kệ chúng nó đi cụ ạ. Biết cụ có chai rượu ngon mà lão say đang thèm "riệu" ko biết khi nào cụ ra "khứa lẩy" để lão say xin cụ 1 ly1 like
-
Trán có vết sẹo là ảnh hưởng đến cung phụ mẫu đệ à, cha mẹ sẽ bị ảnh hưởng gì đấy.1 like
-
Nhìn vao thiết kế, sắp đặt đồ dùng , bàn làm việc ở tầng trệt người biết chút ít về PT cũng nhận ra rằng Khí bị thoai nhiều. Đó là những cánh cửa hông. Còn việc nơi cháu ngủ tầng trên vì như bác đã nói, vượng khí lên được ít nào lại tràn vào nhà bếp và w C của phòng cháu ở. Như vậy cháu chỉ khi ngủ mới vào đó là phải. Còn việc dự kiến nơi ngủ mới thì cũng chỉ tạm được , nhưng phải làm 2 việc . Thứ nhất là nằm ở vị trí số 3 nhưng đầu quay về hướng như số 2. Thứ hai là phải khoan một lỗ nhỏ khoảng 3,4 cm tai sau bàn làm việc của cháu nhưng đúng góc phòng, sát nền nhà, lỗ này thông ra ngoài hành lang. Chỗ ngỗi làm việc của cháu cũng chưa tốt, Với vị trí ngồi như vầy thì cháu còn lâu mới lên Sếp được. Nếu là Sếp thì nhỏ và chỉ mới thôi, lâu sẽ không tốt. Nói là chỉ tạm được vì chỗ nằm đó vượng khí bị chặn hết bởi các bàn làm việc rồi. Mà cánh cửa phòng mở ra như vậy cũng không chuẩn đâu. Hay là cháu cứ nằm ở trên như cũ nhưng đầu quay về Tây nam và chuyển nơi ngồi lam việc sang vị trí dự định ngủ số 3. hướng ngồi như cũ. Vài lời....1 like
-
1 like
-
Quán vắng!
hoctronho liked a post in a topic by Thiên Sứ
Tên lửa của Triều Tiên có thể bắn tới Mỹ? 23/12/2012 21:15 (TNO) Bộ Quốc phòng Hàn Quốc ngày 23.12 cho biết tên lửa Unha-3 mang theo vệ tinh Kwangmyongsong-3 của Triều Tiên có tầm bắn 10.000 km, có thể bay đến nước Mỹ. Tên lửa Unha-3 mang theo vệ tinh Kwangmyongsong-3 của Triều Tiên được phóng vào quỹ đạo hôm 12.12 - Ảnh: AFP Tên lửa Triều Tiên rúng động thế giới “Dựa trên phân tích và các thí nghiệm mô phỏng của chúng tôi, tên lửa này có tầm bắn trên 10.000 km, và mang theo đầu đạn 500 - 600 kg”, một quan chức quốc phòng Hàn Quốc giấu tên cho AFP biết. Theo dự đoán các chuyên gia quốc phòng Hàn Quốc, với tầm bắn 10.000 km, tên lửa này có thể bay đến các mục tiêu ở châu Á, đông Âu, miền tây châu Phi, và khu vực vùng biển miền tây của Mỹ. Dự đoán này được đưa ra dựa vào những mảnh vỡ tên lửa Unha-3 mà phía Hàn Quốc thu thập được sau vụ phóng tên lửa hôm 12.12. Triều Tiên lâu nay khẳng định các chương trình tên lửa của mình nhằm mục tiêu nghiên cứu khoa học, nhưng Mỹ và Hàn Quốc cáo buộc Bình Nhưỡng đang chế tạo tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM). Trong khi đó, hãng thông tấn quốc gia Triều Tiên KCNA ngày 22.12 đưa tin lãnh đạo Triều Tiên, ông Kim Jong-un vừa ra lệnh cho các nhà khoa học nước này tăng cường nghiên cứu việc phóng vệ tinh và tên lửa đẩy với công suất mạnh hơn. Phúc Duy ================ Cần gì phải đánh dấu hỏi! Cứ cho là nó đã bắn được không chỉ tới bờ Tây mà tới thẳng Washington. Thậm chí nó có thể mang theo cả đầu đạn hạt nhân. Nhưng vấn đề là nó có nổ được ở nước Mỹ không lại là chuyện khác. Ngay cuộc chiến dải Gara vừa qua, Hamas bắn hàng trăm quả tên lửa vào Do Thái , ngay sát nách mà chưa ăn thua gì. Huống chi tên lửa còn lặc lè bay qua Thái Bình dương, hoặc Bắc cực để vào Hoa Kỳ.Trước đây, tên lửa hạt nhân liên lục địa cũng chỉ là vũ khí răn đe theo kiểu hai bên cùng chết. Nhưng bây giờ thì là bảo đảm phòng thủ được, không bị tấn công thì sẽ chiến thắng. Đấy là chiến tranh lớn hiện đại.1 like -
Tôi có thể tóm tắt với bạn trong vài câu sau đây; đi 1 đàng học 1 sàng khôn, ngày xưa vì chính sách bế quan tỏa cảng ,cho nên không mấy ai có dịp xuất ngoại để thấy cái giàu cái đẹp cái hay của thiên hạ ,rồi tự tôn vinh mình ,khi ra ngoài bạn cũng sẽ thấy dân tộc nào cũng đề cao chũng tộc mình cả ,tức ở đâu cũng có người tài và người giỏi, nhưng người ta thật sự mới là giỏi, hãy nhìn vào sự phát triển đất nươc và sự phồn vinh trong cuộc sống thì mới biết họ có tài có giỏi hay không ! hãy nhìn lại diện tích nước Vn rộng lớn là bao ? rừng vàng bạc biễn ở đâu nếu so sánh với các nước khác, Vn người nào cũng tài cũng giỏi tại sao đất nước còn nghèo mãi ...hãy tự hạ mình xuống thì mới nhìn thấy cái hay của người khác .Tôi cũng đồng ý với bạn 2 chữ Thiên Định , về số phận của cá nhân cũng như số phận của đất nước ,nhưng con người phải biết vận dụng cái trí óc mà nâng cao định số của mình , trời giao cho hạt giống và ban cho cái trí khôn tức chỉ dẫn biết cách trồng trọt nuôi sống chính mình ,chứ không phải thiên định là đến buổi ăn là trời sẽ ban phép hóa có 1 mâm cổ đầy dọn sẵn trên bàn. Khi đi ra ngàoi bạn mới thấy cái đẹp của mình chỉ là 1 phần nhỏ của người khác ,cái hay của mình chỉ là những cái mẹo vặt trong túi khôn của người ta .1 like
-
Anh ơi , em nói ví von , ví em như câu tục ngữ " ếch ngồi đáy giếng " thôi mà Anh giới thiệu về các đặc sẳn vùng miền hay quá - Hướng dẫn viên du lịch có khi nói ko hay đc như anh ( @ huynh Vn399 : muc của anh Tu tâm dương tính , có nick Vn344 comment ở đó mà ) Em chỉ nghe thấy các cụ dạy rằng : " Vận người thua Vận nước , Vận nước thua Vận trời " hay Tận nhân lực mới biết tri thiên mệnh ( Tri thiên mệnh ko có nghĩa là từ bỏ đấu tranh , bất động , chịu sự an bài . Trái lại , mà phải biết lẽ lúc nào đáng làm , lúc nào nên ngừng , lúc nào cần động , cần biến , lúc nào cần tĩnh cần thủ . Tri mệnh để tạo cho mình thái độ thong dong đối với đời , ứng phó với những biến động - Nó là phương pháp đấu tranh sát với thực tiễn1 like
-
Lời Tiên Tri 2013
P T An liked a post in a topic by Thiên Sứ
Có lẽ tôi cần phải nói rõ hơn thế này: Năm 2008, chúng tôi đã xác định hiện tượng các đại gia sụp đổ, mở đầu cho cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Nhưng năm 2009, chúng tôi cũng xác định kinh tế thế giới phục hồi. Nhưng đó chỉ là lấy của cải tích lũy ra để dùng và bản chất của cuộc khủng hoảng toàn cầu là chưa khắc phục được. Nhưng năm sau đó - 2010; 2011; 2012 - kinh tế khủng hoảng nặng hơn. Đặc biệt năm 2012 sự khủng hoảng đến đời sống hạ tầng xã hội. Vậy thì, sự khởi sắc vào đầu năm 2013, nó cũng giống như sự phục hồi của một người thất nghiệp tìm được việc làm không ổn định bán thời gian, khi mà chính cái nghề của anh ta đã không còn đắc dụng. Và sau cuộc khủng hoảng cuối năm 2013, thế giới này sẽ bế tắc hoàn toàn trong qua trình trình lột xác để tiến hóa. Như vậy sẽ dẫn đến hai xu hướng sau đây: Hoặc là một cuộc chiến dứt điểm để xu hướng toàn cầu hóa được thực hiện theo quy luật tự nhiên của nó. Hai là chọn một giải pháp dung hòa được quyền lợi của mọi dân tộc trên thế giới và hợp lý với môi trường trái Đất. Tôi cũng thẳng thắn nói luôn rằng: Nếu không có sự phục hồi những giá trị của một nền văn minh cổ xưa, nhân danh nền văn hiến Việt thì thế giới này chỉ có một con đường duy nhất là chiến tranh để dứt điểm. Những gì đang xảy ra trên thế giới này, đang lặp lại nhưng gì xảy ra vào cuối những năm 30 của thế kỷ trước dẫn đến cuộc Đại chiến thế giới lần II. Tuy nhiên, như tôi đã nhiều lần trình bày: Không có Đại chiến thế giới theo nghĩa hai phe đánh nhau. Mà lần này nếu xu hướng này xảy ra thì chỉ là một cuộc chiến tranh lớn hơn cuộc chiến vùng Vịnh. Lớn hơn nhiều. 60% quân lực của Hoa Kỳ dồn về Châu Á Thái Bình dương không phải để đi du lịch. Tôi chỉ trình bày cái nhìn của tôi và mọi người có quyền không tin, hoặc giải thích hiện tượng theo cách nhìn của mình, không tranh luận.1 like -
Sự thật muốn nghiên cứu tử vi thì không phải khó, nhưng khó là làm thế nào biết để kết hợp các đặc tính của các sao, vì tử vi tất cả đều dựa vào sao mà đoán, nếu không dựa vào tính đặc thù của sao thì tử vi không là gì cả, tử vi đã có nhiều ngàn năm, nhưng tam sao thất bản các sách ghi chép lại thì rời rạc, 1 người muốn xem được tử vi làm thế nào góp nhặt những mãnh vụn từ các góc xó của các sách vở, nếu muốn học hiểu nhanh thì cần có có người chỉ cho chìa khóa để mở , còn không thì như cầm đuốc đi trong đêm dài.Làm thế nào để được cho là tốt là xấu, ai phân định ra tĩ lệ %, đó chẳng qua là quan điễm riêng của từng người ,có thể 1 người nhìn vào thì cho là xấu ,1 người khác nhìn vào thì lại ok , thí dụ; nếu cho là phá hãm + với sát tinh thì có thể là quân trộm cướp ,người du thủ du thực ; nhưng nếu gặp sát tinh đắc địa thì biết đâu là 1 tướng cướp khét tiếng ; cũng như thất sát hãm + sát tinh thì là 1 tên đồ tể giết bò mỗ heo .1 like
-
1 like
-
[quote name='Qui Pham' date='17 Tháng mười một 2012 - 10:33 AM' timestamp='1353166418' post=cháu không cố ý ! xin lỗi chú ạ ! thật ra cháu chỉ mong muốn tạo thuận tiện cho người xem thôi ạ :) -.-" nhìn lá này nó nhỏn gọn...lá số này dễ xem hơn cái lá hà bá lữa kia :) / tầm hiểu biết của cháu còn kém lắm , tại sao biết lá số cháu đưa lên là dễ xem ? vào diễn đàn người khác mà chê là hà bá lữa ,chắc cháu đã được nơi nào đó xem qua rồi . không ai ở đây bắt cháu phải nhún nhường.đúng thật là cháu cần chú xem lá số ! nhưng không phải là hoàn toàn vì chuyện này mà cháu phải nhúng nhường :)/ lá số nào cũng vậy thôi chú à :) chú lớn chắc tự biết chứ ! nếu đã không có lòng xem cho cháu ! thì đừng dùng những lý do không xác đáng, mà chỉ trích cháu ! /nên đọc qui định của diễn đàn, chau còn nhỏ tuổi lắm nên học tánh nhẫn nhịn trước cháu không đồng ý ! ok :) /cháu không đồng ý thì BE GONE .1 like
-
Xin gửi tặng diễn đàn cuốn sách ebook "Xây Dựng Nhà Ở Theo Địa Lý - Thiên Văn - Dịch Lý" của tác giả Trần Văn Tam. Định dạng: PDF, scanned Số trang: 686 Dung lượng: 23MB Download tại: Giới thiệu về nội dung Xây Dựng Nhà Ở Theo Địa Lý - Thiên Văn - Dịch Lý: Hai yêu cầu cơ bản trong cuộc sống con người là ăn và ở, ngay từ thời nguyên thuỷ con người đã biết chọn nơi ở có điều kiện thích hợp nhất về gió và nước, đó là ý nghĩa xuất phát của thuật phong thuỷ. Cuốn " Xây dựng nhà ở theo địa lý-thiên văn-dịch lý " này có mục đích giới thiệu quan điểm " Thiên, Địa, Nhân đối ứng " hay còn gọi là thuyết " Tam Tài " trong triết học cổ Phương Đông, thể hiện trong việc áp dụng các kiến thức Thiên văn, Địa lý và Dịch lý trong việc làm nhà. Làm nhà theo Thiên văn là việc chọn các ảnh hưởng tốt nhất của Mặt Trời, Mặt Trăng và các vị tinh tú vào ngôi nhà. Làm nhà theo Địa lý là việc chọn các vị trí thế đất có nguồn nước đến, dòng nước đi, chọn phương hướng và bố cục phù hợp nhất với tâm sinh lý con người, làm cho không khí được điều hoà, môi trường trong sạch và tươi mát. Đó là những nhân tố hợp lý và khoa học trong Phong Thuỷ, chúng ta nên kế thừa và phát triển. Những quy luật, hiện tượng và sự biến động trong không gian và thời gian là vô cùng vô tận, những hiểu biết của con người, nhất là sự hiểu biết của một đời người ngằn ngủi với vũ trụ vô tận lại cạng hạn hẹp. Vì vậy sự kế thừa là đương nhiên và trong kế thừa chúng ta càng cần phải chọn lọc kỹ càng. Mục lục: Phần I: Sự ra đời của khoa địa lý, thiên văn Chương 1: Khái quát về kinh dịch Chương 2: Kinh dịch là cơ sở của khoa địa lý thiên văn Chương 3: Những khái niệm về địa lý cổ truyền Phần II: Địa lý thực hành Chương 1: Dương Trạch Chương 2: Thuỷ Pháp Chương 3: Chọn hướng nhà theo 64 quẻ của kinh dịch Chương 4: Chọn ngày khởi công và xây dựng nhà Chương 5: Các công trình phụ Chương 6: Chế hoá Chương 7: La kinh Tóm tắt: Các bước chọn hướng nhà Ghi chú: Đây là tài liệu tham khảo, không phải quan điểm của Phong Thủy Lạc Việt.1 like
-
Haiphuong đã nhờ bà gì đó mà báo đăng, tôi giới thiệu đến trợ giúp chưa. Hãy làm nốt phần này trước khi xuất viện. Sẽ thấy mọi chuyện tiến triển tốt. Hãy thả chim cho dù vì bị nguy mới thả. Còn hơn không thả con nào. Làm phước không bao giờ muộn cả. Haiphuong yên tâm đi.1 like
-
Không nên ngưỡng mộ ai ngoài ngưỡng mộ chính bản thân mình. Làm được việc này rất khó. Vì sao khó? Vì ngưỡng mộ chính bản thân mình dễ đưa mình tới ảo tưởng. Ngưỡng mộ chính bản thân mình mà mình không ảo tưởng về vị thế của mình, về kiến thức của mình, đó chính là bản lĩnh. None can judge you, except yourself. Sư chưa bao giờ đủ năng lực để làm Bề Trên. Đây không phải là lời báng bổ kẻ tu hành mà đó là sự thực. Việc thả chim, thả cá rồi đem việc đó kể lể với Bề Trên rằng tôi đã làm việc đó, hãy để tôi yên sẽ khiến Bề Trên cười ngất. Bởi những việc làm như thế chỉ có tính chất đối phó, chỉ có tính chất nhất thời và có phần giả tạo gượng gạo khi gán cho cái mác Phúc Đức. "Mặc Cả với Bề Trên" không phải là một cuộc đối thoại như kiểu mặc cả ngoài chợ. Hình thái của sự "mặc cả" này rất vi tế - nó nằm ngay trong những hành động, suy nghĩ, lời ăn tiếng nói của mỗi người trong cuộc sống thường nhật. Bản lĩnh và kiến thức đó là gì? Câu hỏi này hay nhưng mới chỉ dừng ở mức tò mò. Thiên hạ hay nói câu: "Không Thầy đố mày làm nên" tức là phải có Thầy dẫn dắt mới nên người. Bao giờ nghĩ được rằng: "Không Mày đố Mày làm nên" thì sẽ biết bản lĩnh và kiến thức là gì.1 like