-
Thông báo
-
Nội quy Lý Học Plaza
Nội quy này là bản mở rộng Nội Quy - Quy định của Diễn đàn. Khi tham gia mua bán, các thành viên phải tuân theo những quy định sau: Tiêu đề bài viết: Bao gồm: Chỉ dẫn địa lý, Loại hình Mua/Bán, Thông tin mua bán.
Chỉ dẫn địa lý: Tỉnh/thành nơi mua bán. Hoặc sử dụng định nghĩa có sẵn:TQ: Toàn quốc
HCM: TP Hồ Chí Minh
HN: Hà Nội
[*]Ví dụ: HCM - Bán Vòng tay Hổ Phách Nội dung bài viết: Mô tả chi tiết sản phẩm mua/bán
Bắt buộc phải có thông tin liên lạc, giá Mua/Bán
Bài mới đăng chỉ được phép up sau 03 ngày.
Thời gian up bài cho phép: 01 ngày 01 lần.
Các hành vi vi phạm nội quy này sẽ bị xóa bài hoặc khóa tài khoản mà không cần báo trước.
-
Leaderboard
Popular Content
Showing most liked content on 20/12/2012 in Bài viết
-
Quán vắng!
hoctronho and 2 others liked a post in a topic by Thiên Sứ
Dốt sử, học sinh không biết mình là ai, được sinh ra từ đâu? Thứ sáu 14/12/2012 07:18 (GDVN) - Ngay giữa lòng Thủ đô lại có những em học sinh lại không biết được Thủ đô của nước Việt Nam tên là gì. Những câu trả lời như: Thủ đô là… Cầu Giấy, Quảng trường Ba Đình khiến chúng ta bật cười nhưng cũng xót xa trước những hiểu biết non kém. Các em vừa đáng thương, vừa đáng trách. GS Nguyễn Minh Thuyết bàn chuyện HS Hà Nội không biết tên Thủ đô Học sinh Hà Nội nói: Yết Kiêu đánh giặc Minh, Sơn Tinh là... thần nước Tiến sĩ Nguyễn Nhã: Phải thay đổi toàn diện môn sử Thiếu góc nhìn văn hóa và nhân học trong môn lịch sử? Sau năm 2015: Học sinh sẽ hết “chán” học lịch sử? LTS: Thời gian vừa qua, Báo Giáo dục Việt Nam có thực hiện một loạt các clip trắc nghiệm câu hỏi về kiến thức bộ môn tiếng Việt, lịch sử, đời sống dành cho học sinh từ 10 – 11 tuổi (lớp 4, lớp 5). Trong đó, nhiều học sinh không biết hoặc lúng túng trước kiến thưc về lịch sử, truyện cổ tích hay đời sống. Trước thực trạng này, Báo Giáo dục Việt Nam có nhận được bài viết chia sẻ của độc giả Minh Anh về nỗi lo lắng trước tình trạng học sinh kém hiểu biết về lịch sử nước nhà. Bác Hồ đã từng nói: “Dân ta phải biết sử ta/ Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam” trong những năm kháng chiến chống Pháp để cho mọi người nhớ về lịch sử Việt Nam với mong muốn giúp cho dân mình có thể học sử và nhớ sử tốt hơn. Nhìn nhận về cách học sử, dạy sử nước ta hiện nay cũng còn nhiều điều đáng bàn. Thời gian vừa qua, tôi có theo dõi những clip trắc nghiệm dành cho học sinh tiểu học tại Thủ đô do Báo điện tử Giáo dục Việt Nam đăng tải, là một người lo lắng cho thế hệ trẻ, quả thật tôi thấy rất hoang mang. Nếu theo dõi clip, chắc hẳn ai cũng đều nhận ra, hầu hết học sinh không hứng thú với môn học lịch sử. Các em trả lời thẳng thắn: "Con không thích môn lịch sử vì con học dốt". Đa phần các em chỉ thích đọc truyện tranh như Doremon hay Conan, thích chơi game, mà lúng túng khi được hỏi về kiến thức về văn học, lịch sử, thậm chí là cả những kiến thức đời thường của cuộc sống. Nhiều học sinh không thể kể được tên của 5 vị anh hùng dân tộc, không biết Thánh Gióng biết nói khi mấy tuổi, bà Triệu đánh giặc gì, Hai Bà Trưng đánh giặc gì... Ảnh minh họa. (Nguồn Internet) Dẫu biết rằng, kết quả khảo sát này không phải là lần đầu tiên cho thấy sự thiếu hụt kiến thức căn bản, nhiều người cho rằng chuyện bình thường bao năm rồi vẫn thế có thay đổi gì đâu, thế nhưng vẫn không khỏi khiến tôi cảm thấy "sốc". Bởi xét cho cùng thì lịch sử làm một môn học hết sức quan trọng trong việc giáo dục thế hệ trẻ. Lịch sử cho học sinh hiểu biết về quá khứ, cội nguồn của dân tộc, giáo dục cho học sinh ý thức bảo tồn và phát huy các giá trị truyền thống, ý thức trách nhiệm của bản thân với quê hương, đất nước. Học sử để nhắc nhở chúng ta phải biết mình là ai, chúng ta đang ở đâu và truyền thống của chúng ta như thế nào? Bởi con người sinh ra phải có anh em, làng xóm, có những đặc điểm văn hóa, nếp sống cũng như quá trình phát triển riêng biệt. Điều này còn khiến cho chúng ta, con cháu chúng ta tự hào và để cho các quốc gia khác biết đến. Như vậy, nếu không hiểu lịch sử dựng nước giữ nước là không hiểu văn hóa dân tộc. Một dân tộc không có bản sắc văn hóa riêng thì khó lòng tồn tại được. Thế mà, ngay giữa lòng Thủ đô lại có những em học sinh lại không biết được Thủ đô của nước Việt Nam tên là gì. Những câu trả lời như: Thủ đô là… Cầu Giấy, Quảng trường Ba Đình khiến chúng ta bật cười nhưng cũng xót xa trước những hiểu biết non kém. Các em vừa đáng thương, vừa đáng trách. Vào mỗi dịp thi tuyển sinh Cao đẳng, Đại học, chúng ta lại gặt hái được hàng ngàn điểm 0 tròn trĩnh. Kết quả môn lịch sử luôn xếp hạng "chót", ngay cả khi những điểm thi ấy được so sánh với những môn “khó nhằn” cùng khối C như văn học và địa lý. Thiết nghĩ, những thí sinh có điểm 0 môn sử trong kỳ thi đại học thì lẽ ra không thể lọt qua kỳ thi tốt nghiệp THPT khi năm đó có thi lịch sử mới đúng. Vậy mà tỷ lệ đỗ tốt nghiệp các trường hàng năm vẫn là 100%. Những điểm 0 môn lịch sử trong một kỳ thi đã được thông báo trước, đã có thời gian ôn tập cho chúng ta nhiều nghi ngờ về cách dạy, cách học hiện tại đang được áp dụng. Với chất lượng thấp, nếu không nói là quá thấp như hiện tại khiến chúng ta cần nghiêm túc xem lại quá trình đào tạo. Bởi tư duy môn lịch sử không hề khó như các môn học tự nhiên, thế nhưng tại sao học sinh lại vẫn không chịu học. Phải chăng là do môn lịch sử không hấp dẫn? Điều đó đồng nghĩa với việc, học sinh không hề có lỗi, lỗi do chương trình học, do sách giáo khoa, do giáo viên, phụ huynh và do nhận thức của người lớn hời hợt về môn lịch sử đã ảnh hưởng đến các em. Thử hỏi, là người lớn nhưng bạn có đảm bảo nắm chắc tất cả kiến thức lịch sử của học sinh cấp 1 hay không? Trước chương trình học nặng, nhiều lý thuyết đã khiến học sinh rất dễ…ngán ngẩm. Ở cấp tiểu học, các em còn đang trong tuổi ăn, tuổi chơi thì chương trình lịch sử nên nhẹ nhàng, dễ đọc, dễ hiểu và hấp dẫn. Có như thế học sinh mới hứng thú học được. Nếu tiếp tục áp dụng mãi chương trình học môn lịch sử, tồn tại những thuật ngữ khó hiểu đến nỗi giáo viên còn…chưa giải thích được hết thì học sinh làm sao mà tếp thu cho nổi. Các em cầm cuốn sách lịch sử lên mà chỉ thấy nặng trịch, khô khan, xa lạ. Bước vào cấp II, cấp III, SGK môn lịch sử vẫn không hề thay đổi nên thường được học sinh gắn liền với các từ như: “ác mộng”, “ đau đầu”, “khó nhằn”… Để tìm kiếm được những người yêu thích môn sử trong môi trường giáo dục quả thực rất hiếm hoi, bởi sinh viên ngành sử ra trường rất khó xin việc làm, có việc làm thì cũng rất khó sống với đồng lương ít ỏi. Nhiều thí sinh học sử để thi khối C đơn giản vì các em học kém tự nhiên, không còn biết thi khối gì nên đành học thuộc lòng sử mà thôi. Vì vậy, không có động lực gì để thôi thúc học sinh, sinh viên thích học môn lịch sử cả. Đó là chưa kể, áp lực thi cử và kiểu học để… ứng phó với thi cử đã ăn sâu vào con người Việt Nam. Học sinh đi thi với tâm lý là có học cũng… không làm được bài nên mới học tủ, quay cóp để phục vụ cho bài thi mà không tiếp thu được kiến thức. Chừng nào giáo viên, phụ huynh còn chưa nhận biết được tầm quan trọng của môn lịch sử thì chừng đó chất lượng sử vẫn còn lẹt đẹt. Nhận thức được những khó khăn trên mới mong thay đổi được cách học, cách dạy môn lịch sử trong nhà trường. Để đến hẹn lại lên, vào mùa thi đại học sẽ không còn hàng ngàn điểm 0 môn lịch sử. Khi ai đó phóng vấn một câu bất ngờ về lịch sử, bạn không phải tránh né hay lung túng, thay vào đó là niềm tự hào vì được nói lên tiếng nói yêu tổ quốc. Độc giả Minh Anh =============== Xem xong bài này thấy buồn và ...chán hẳn. Và không chỉ bài này. Ngay cả những bài viết của nhiều danh sĩ tên tuổi, cũng không thấy ai vạch mặt chỉ tên và nói đích danh nguyên nhân sâu xa của nó, là sự phủ nhận cội nguồn Việt sử từ một quốc gia văn hiến thành liên minh bộ lạc với người dân "ở trần đóng khố". Và ngay trong bài này, sự trích dẫn bài thơ của Ngài Hồ Chí Minh - một giá trị tư tưởng đang được đề cao hiện nay - cũng không hoàn chỉnh. Họ không trích những câu tiếp theo nói về cội nguồn lịch sử dân tộc. Tác giả chỉ trích dẫn hai câu đầu là: “Dân ta phải biết sử ta. Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam” Mà hai câu tiếp theo liền kề là: "Kể năm hơn 4000 năm,Tổ tiên rực rỡ, anh em thuận hòa". Tác giả thì chắc không quên, nhưng có lẽ thấy không cần thiết phải trích dẫn, hay ngại đụng chạm với "hầu hết những nhà khoa học trong nước" và "cộng đồng khoa học thế giới"? Tác giả viết: Phải chăng tác giả quên rằng chính người viết sách giáo khoa cũng không dám nói thẳng về đối tượng của cuộc chiến Hai Bà Trưng là đánh giặc Hán - và điều này đã gây nên rất một dư luận phản ứng rộng rãi, mới cách đây mấy tháng. Bài viết của tác giả này thì tầm thường. Một thứ khả năng của ông từ chuyên viết sớ ở các đình đền, giúp cho đám con nhang, đệ tử dốt nát, muốn bày tỏ tấm lòng với thần thánh. Nên bài viết của ông ta chỉ nêu hiện tượng chung chung và tỏ vẻ mong muốn một sự thay đổi, như một ước mơ. Tất nhiên thôi! Vì có thể ông ta chỉ là một người thuộc loại văn hay chữ tốt và nhiều chữ, nhưng lại không phải là người có chiều sâu về khả năng tư duy. Nhưng ngay cả những bậc trí giả tên tuổi, lên tiếng về giáo dục cũng chẳng có một biện pháp nào khả thi. Và cũng chưa hề có một ý kiến nào về cội nguồn dân tộc trong bộ môn lịch sử dạy ở nhà trường - mặc dù, môn sử là một môn bê bết nhất trong ngành giáo dục Việt Nam, mà mọi người đều biết. Tôi luôn xác định rằng: Không thể có bất kỳ một giải pháp nào khả thi cho nền giáo dục Việt Nam phát triển, nếu cội nguồn dân tộc Việt Nam 5000 năm văn hiến không được sáng tỏ. Không lẽ đây là một tình trạng kéo dài mãi và không có lối thoát? Phải chăng có một cái gì đó không bình thường trong cấu trúc của nền giáo dục Việt Nam, khiến nó ngày càng tồi tệ từ gần 20 năm nay?3 likes -
2 likes
-
mệnh cháu thuộc cơ-nguyệt-đòng -lương, người hiền hậu dễ hòa đồng, tương người và có lòng vị tha nhưng cung phu cự môn tọa thủ, sách có câu Cự Môn đa bất mãn hoài, trước khi lập gia đình thì phải trãi qua nhiều lần thất vọng, nếu lập gia đình sớm phải chịu cảnh đỗ vỡ đôi ba lần, kết hợp ới cung Thân cho thấy nếu cháu lấy chồng có vài trường hợp dưới đây xảy ra cho cháu; ông chồng là người đã đỗ vỡ trong cuộc sống gia đình;cháu phải làm thứ; hay là là người đến sau; chồng có dạng người thấp ,da trắng mặt vuông vắn đầy đặn, tóc xoăn hay có màu hoe, có của khá giả,nhưng hay thích đàn hát nhậu nhẹt hay có ham ghiện gì đó như cờ bạc v.v , tính thâm trầm giận gì hay để bụng đó/ về đường con cái thì sanh con rất khó nuôi,thường chỉ có được 1 con là gái, nếu sau nầy nhận thêm con nuôi nữa thì con nuôi lại có hiếu hơn con ruột/ năm tới theo tôi thấy cháu chưa thể có lập gia đình được ,có thể là năm Ngọ, nhưng cần cẩn trọng trong năm tới về sự liên hệ với người khác phái có thể lưu lại 1 việc ngoài ý muốn rồi phải phá bỏ nó, về tiền bạc coi chừng bị gạt gẫm hay bị trộm cướp giựt ...2 likes
-
Bài báo dưới đây chính thức xác nhận - cho đến ngày hôm nay - Trước Ngày Tận Thế 21. 12. 2012 một ngày - rằng: Chưa chính thức coi hạt tìm thấy vào tháng 7. 2012 là 'Hạt của Chúa" và mọi người phải chở đợi đến tháng Ba . 2013. Thiên Sứ tui tiếp tục chờ - vì chắc chắn không có Ngày Tận thế vào ngày mai. Nếu những nhà khoa học châu Âu xác định ngay bây giờ thì tôi sẽ chứng minh cũng ngay sau đó không quá 12 giờ - nếu họ yêu cầu - Vì sao tôi kiên quyết không bao giờ có cái gọi là Hạt của Chúa - dù khái niệm đó được hiểu như thế nào. Tất nhiên - nhân danh Việt sử 5000 năm văn hiến, một thời huy hoàng ở miền nam sông Dương tử. ================================ Sắp khẳng định 'hạt của Chúa' tồn tại Thứ năm, 20/12/2012, 08:55 GMT+7 Các nhà khoa học của Tổ chức Nghiên cứu Nguyên tử châu Âu (CERN) hôm qua thông báo có thể họ sẽ tuyên bố loại hạt mới mà họ tìm thấy trong năm nay chính là hạt Higgs vào tháng 3/2013. Vì sao con người truy lùng "hạt của Chúa"? Nobel Vật lý không tôn vinh "hạt của Chúa" Hình minh họa hạt Higgs phân rã thành hai tia gamma. Hạt Higgs chỉ tồn tại trong thời gian cực ngắn. Vì thế, để chứng minh sự tồn tại của chúng, các nhà vật lý chỉ có thể dựa vào những dấu vết mà chúng để lại sau mỗi vụ va chạm giữa các hạt cơ bản với tốc độ cực lớn. Ảnh: MSNBC. Ngày 3/7, CERN tuyên bố các nhà vật lý của họ đã tìm ra một hạt có đặc điểm rất giống hạt Higgs, loại hạt tạo nên khối lượng cho vật chất theo một giả thuyết do nhà vật lý người Anh Peter Higgs đề xướng. Tuy nhiên, CERN không khẳng định loại hạt mới chính là hạt Higgs. Khoảng 3.000 nhà vật lý của CERN – được chia thành hai nhóm mang tên Atlas và CMS - đã tham gia nỗ lực tìm kiếm hạt Higgs bằng cách thực hiện những vụ va chạm trực diện giữa các luồng hạt trong máy gia tốc hạt lớn. Oliver Buechmuller, một nhà vật lý trong nhóm CMS, nói rằng rất có thể ông và các đồng nghiệp sẽ kết luận loại hạt mới chính là hạt Higgs trong một hội nghị thường niên của CERN tại thành phố La Thuile, Italy từ ngày 2 tới 9/3 năm sau, MSNBC đưa tin. Trong vài tháng qua, người ta đồn đại trên các nhật ký điện tử cá nhân và thậm chí trên cả những tạp chí khoa học như Scientific American rằng các nhà vật lý của CERN đã tìm thấy hai loại hạt Higgs, chứ không phải một. "Đó chỉ là tin đồn của những người muốn thổi phồng sự thật. Thực tế đơn giản hơn nhiều: Chúng tôi đo khối lượng của loại hạt mới theo hai cách và thu được hai kết quả khác nhau chút ít. Nhưng sau khi kết hợp hai kết quả ấy, chúng tôi chỉ thu được một giá trị duy nhất. Do vậy, sự chênh lệch giữa hai kết quả chỉ là sai số thống kê. Những tình huống tương tự luôn xảy ra trong các thí nghiệm khoa học", Pauline Gagnon, một nhà vật lý trong nhóm ATLAS, phát biểu. Giới khoa học tin rằng, sau khi vũ trụ ra đời nhờ Vụ nổ lớn từ 13,7 tỷ năm trước, hạt Higgs đã giúp vật chất liên kết với nhau để tạo nên các hành tinh, ngôi sao, thiên thạch, thiên hà, chòm sao, hố đen. Theo họ, nếu hạt Higgs không tồn tại, ngày nay vũ trụ sẽ ở trong trạng thái hỗn độn giống như bát súp. Vì thế nó còn được gọi là "hạt của Chúa". Nếu các nhà vật lý của CERN có thể chứng minh sự tồn tại của hạt Higgs, đây sẽ là thành tựu khoa học vĩ đại nhất trong 100 năm. Máy gia tốc hạt lớn, cỗ máy lớn nhất và phức tạp nhất trên hành tinh, nằm trong một đường hầm có chiều dài 27 km ở biên giới Pháp và Thụy Sĩ. Nó sẽ ngừng hoạt động trong khoảng hai năm (bắt đầu từ tháng 2 tới) để CERN nâng cấp. Sau quá trình nâng cấp, sức mạnh của cỗ máy sẽ tăng gấp đôi để nó có thể tiếp tục tìm hiểu những bí mật khác của vũ trụ. Minh Long2 likes
-
Phụ nữ mà được bộ Cơ, Nguyệt, Đồng ,Lương là quá tốt rồi. Chàng nào mà tu rồi mới lấy được cháu làm vợ, Cháu an tâm. Cái anh chàng ấy còn yêu cháu nhiều lắm. Cứ để anh ta bị phản bội thì mới thấy giá trị của mối tình xưa. Con cái thì có hiếu, mà cháu cũng là bà mẹ tốt, yêu thương và chăm con. Chỉ có điều là sau này chúng nó không nghe, bướng. Thí dụ báo nó theo nghanhf này, nó cứ đi ngành khác. Sang năm đề phòng tai nạn nhỏ về đụng xe.2 likes
-
Cầu Siêu có phải là nghi lễ của Phật Giáo không ? Tâm Diệu Trước khi trả lời câu hỏi này, thiết tưởng chúng ta cần tìm hiểu xem đạo Phật quan niệm như thế nào về sự Sinh và sự Tử. Theo quan điểm chung của Phật giáo, con người sau khi chết không phải là mất hẳn, đó chỉ là một trạng thái biến dạng của nghiệp thức. Thể xác phân tán nhưng phần tâm thức qua nghiệp lực dẫn giắt vẫn tiếp tục tìm về cảnh giới tương ứng. Và cứ như thế con người chúng ta khi chưa đạt đạo giải thoát, thì vẫn mãi luẩn hồi trong vòng tử sinh. Về sự sinh và sự tử này, Phật giáo có hai quan điểm, một là tái sinh tức thời và hai là tái sinh qua giai đoạn chuyển tiếp “thân trung ấm” tùy theo nghiệp lực của mỗi chúng sinh. Quan điểm đầu cho rằng tái sinh xảy ra tức thời chỉ trong một sát na niệm tưởng, không để trống khoảnh khắc nào trong trạng thái lưng chừng như làn sóng điện lan trong không gian, tức khắc được phát sinh trong máy thu thanh hay thu hình. Sự sinh tử theo quan điểm này xảy ra cực kỳ nhanh chóng và được xem là một tiến trình liên tục. Còn quan điểm thứ hai cho rằng có một số trường hợp phải qua giai đoạn chuyển tiếp, ở đó chúng sinh mang dạng “thân trung ấm” lưu lại trong khoảng thời gian từ một đến bảy tuần lễ, thông thường thời gian thọ sinh là bảy ngày, tuy cũng có thể lâu hơn nữa do sở duyên chưa thích hợp. Quan điểm tái sinh tức thời được khẳng định bởi giáo lý Phật giáo Nguyên Thủy. Theo ngài Hòa Thượng Narada Maha Thera viết trong quyển sách nổi tiếng Đức Phật và Phật Pháp,(bắt đầu trích): “Cái chết là sự chấm dứt của đời sống tâm-vật-lý của cá nhân. Chết là sự diệt tắt của sinh lực, tức là đời sống tâm linh và vật lý, cùng với hơi nóng và thức. Chết không phải là sự tiêu diệt hoàn toàn của một chúng sanh, mặc dầu kiếp sống chấm dứt. Cái tiềm lực làm sống chúng sanh không bị tiêu diệt. Cũng như ánh sáng, đèn điện là biểu hiện bề ngoài mà ta có thể thấy của luồng điện vô hình, chúng ta là biểu hiện bề ngoài của luồng nghiệp vô hình. Bóng đèn có thể vỡ và ánh sáng có thể tắt, nhưng luồng điện vẫn tồn tại, và ánh sáng có thể phát hiện trở lại nếu ta đặt vào đấy một bong đèn khác. Cũng thế ấy, sự tan rã của thể xác không làm xáo trộn luồng nghiệp lực, và sự chấm dứt của thức hiện tại dẫn đến sự phát sanh của công thức mới. Tuy nhiên, không có gì trường tồn bất biến, như một thực thể đơn thuần, "chuyển" từ hiện tại sang tương lai. Hiện tượng, chết và tái sanh, diễn ra tức khắc, dầu ở nơi nào, cũng như làn sóng điện phát ra trong không gian được thâu nhận tức khắc vào bộ máy thâu thanh. Luồng nghiệp lực trực tiếp chuyển từ cái chết ngay đến tái sanh, không trải qua một trạng thái chuyển tiếp nào (antarabhava). Phật Giáo thuần túy không chủ trương có linh hồn người chết tạm trú ở một nơi nào, chờ đến khi tìm được một nơi thích hợp để đầu thai” (hết trích). [1] Đối với Phật giáo Bắc Tông, hay còn gọi là Phật Giáo Ðại Thừa, thì quan niệm rằng không hẳn là tất cả mọi người sau khi chết đều tái sinh ngay lập tức. Trường phái này cho là những người có nghiệp cực thiện thì ngay sau khi chết sẽ sanh vào các cõi Tịnh, thí dụ cõi Tây Phương Cực Lạc, cõi Ðông Phương Tịnh Ðộ, vân vân, và những người có nghiệp cực ác thì sau khi chết sẽ sanh ngay vào các cảnh giới ác, như Ðịa Ngục, Ngạ Quỷ hoặc tái sinh thành các loài súc sinh. Trường hợp đó gọi là “chết đây sinh kia tức thời”. Ngoài các trường hợp đó, sau khi chết, người chết có thể còn lưu tâm thức lại một thời gian trong trạng thái gọi là Thân Trung Ấm, và mơ màng trong cảnh giới này từ 1 đến 49 ngày. Trong thời gian đó, người qua đời vẫn còn có ấn tượng mạnh mẽ về kiếp sống vừa qua. Và chính từ niềm tin này, người ta coi trọng sự cầu nguyện (cầu siêu) để giúp chuyển hóa tâm trạng người chết khiến cho thần thức của họ được siêu thoát vào các cõi an lành và vì vậy có tục lê cúng giỗ cầu siêu bảy tuần liên tiếp. [2] Do quan niệm “Hiện tượng chết và tái sanh diễn ra tức thời và không có cái gọi là “linh hồn” người chết tạm trú ở một nơi nào” của Phật Giáo Nguyên Thủy, nên có thể nói rằng Phật Giáo không có nghi lễ cầu siêu vì cầu siêu không có tác dụng gì đối với người đã chết, mà chỉ tốn công mất của mà thôi. Để bảo vệ cho quan điểm này, ngoài những điều trích dẫn sách [1] đã nêu trên, chúng tôi xin trích dẫn kinh(bắt đầu trích) : “Người nào sát sanh, lấy của không cho, sống theo tà hạnh trong các dục, nói láo, nói hai lưỡi, nói lời độc ác, nói lời phù phiếm, tham lam, sân hận, theo tà kiến. Rồi một quần chúng đông đảo, đến cầu xin, cầu khẩn chấp tay mong rằng người ấy sau khi thân hoại mạng chung, được sanh thiện thú, thiên giới, cõi đời này. Nhưng người ấy, sau khi thân hoại mạng chung, phải sanh vào cõi dữ, ác thú, đọa xứ, địa ngục. Ví như một người quăng một tảng đá lớn vào một hồ nước sâu. Rồi một quần chúng đông đảo đến cầu xin, cầu khẩn, chấp tay cầu rằng: "Hãy đứng lên, tảng đá lớn! Hãy nổi lên, tảng đá lớn! Hãy trôi vào bờ, này tảng đá lớn!". Sự cầu khẩn như vậy là vô ích, vì tảng đá ấy với sức nặng của nó không thể nổi lên, không trôi vào bờ, như lời cầu xin của quần chúng ấy. Trái lại, một người không sát sanh, không lấy của không cho, không sống tà hạnh trong các dục, không nói láo, không nói hai lưỡi, không nói lời độc ác, không nói lời phù phiếm, không tham lam, không sân hận, không theo tà kiến. Rồi một quần chúng đông đảo, đến cầu xin, cầu khẩn, chấp tay cầu rằng người ấy, sau khi thân hoại mạng chung, sẽ sanh vào cõi dữ, ác thú, đọa xứ, địa ngục! thời lời cầu xin ấy không được thành tựu, người ấy vẫn đựơc sanh vào cõi thiện thú, cõi trời, cõi người. Ví như một người nhận chìm một ghè dầu vào trong hồ nước sâu rồi đập bể ghè dầu ấy, thời dầu ấy sẽ nỗi lên trên mặt nước. Dẫu cho có một số đông quần chúng đông đảo đến cầu xin, cầu khẩn, chấp tay, cầu rằng số dầu ấy chìm xuống đáy nước. Lời cầu xin ấy tất nhiện không có kết quả, số dầu ấy vẫn nỗi trên mặt nước. Như vậy có cầu khẩn, cầu xin cũng không ích lợi gì.” (hết trích) [3] Thật ra, Phật Giáo Bắc Tông, truyền từ Ấn Độ qua các nước phương Bắc như Trung Hoa, Triều Tiên, Nhật Bản và Việt Nam trong khoảng 700 năm đầu cũng không hề có nghi lễ cầu siêu cho người chết. Nghi lễ cầu siêu này thực sự chỉ bắt đầu từ đời của vua Đường Huyền Tông, tức Đường Minh Hoàng (685-762) vào năm 738 và được truyền qua Việt Nam sau đó. Vì thế, lễ cầu siêu độ ngày nay tại Việt Nam chỉ là một hình thức văn hóa của Trung Hoa pha trộn với đạo Phật. Để chứng minh cho điều này chúng tôi trích dẫn lời Pháp sư Tịnh Không, một vị cao tăng người Trung Hoa đương thời, rất có uy tín, với một quá trình giảng kinh thuyết pháp gần nửa thế kỷ (bắt đầu trích): “Lão pháp sư Đạo An đã từng giảng, nguồn gốc của việc siêu độ bắt đầu từ thời đại Đường Minh Hoàng. Thời đức Phật không có, Phật giáo truyền đến Trung Quốc thời kỳ đầu cũng không ghi chép sự việc này. Đến thời đại của Đường Minh Hoàng, vì vua Đường sủng ái Dương Quí Phi, khiến nhân dân và triều thần bất mãn, mới có loạn An Lộc Sơn nổi tiếng trong lịch sử suýt nguy cấp đến cả quốc gia dân tộc. Với sự đắc lực của Quách Tử Nghi, một vị đại tướng đương thời đã bình định cuộc nổi loạn, tuy nhiên, quân dân tử thương rất nhiều. Sau khi bình định cuộc nổi loạn, triều đình tại mỗi chiến trường chính, xây dựng một miếu thờ gọi là Khai Nguyên tự, vì đúng vào niên hiệu Khai Nguyên, thỉnh cao tăng đại đức, tụng kinh, bái sám truy điệu cho quân dân tử nạn. Đây là lễ truy điệu do triều đình cử hành, gọi là pháp hội siêu độ. Từ đó dân chúng học theo, mỗi khi có người qua đời, người dân cũng thỉnh pháp sư đến làm Phật sự siêu độ, tạo phong tục cho đến ngàynay.” (hết trích) [4] *** Nói tóm lại, Phật Giáo không có nghi lễ cầu siêu, còn nghi lễ cầu siêu độ ngày nay được tổ chức tại các chùa Bắc Tông ở trong nước cũng như hải ngoại chỉ là một hình thức văn hoá Trung Hoa. Và với lời dạy của Đức Phật được trích dẫn trên, việc cầu siêu không có tác dụng gì đối với người đã chết, mà chỉ tốn công mất của mà thôi, nếu có chăng chỉ là an tâm nhất thời cho người sống. Theo giáo lý đạo Phật, không ai có thể siêu độ cho ai, không ai có thể giải thoát cho ai, ngoại trừ chính cá nhân người đó. Nếu nói rằng cầu siêu là sự báo đáp công ơn cha mẹ thì việc báo đáp ấy cũng không có tác dụng gì. Nếu muốn báo đáp công ơn cha mẹ thì người còn sống phải tu tâm dưỡng tánh, tránh không làm các điều ác, nỗ lực làm các điều thiện và phát tâm giải thoát nhằm hướng đến công ơn cha mẹ mới gọi là chân thật báo hiếu. Tuy nhiên, theo truyền thống của người Việt Nam, việc cúng giỗ là điều rất tốt, nhưng nên được xem như là ngày tưởng niệm, ngày nhớ tưởng đến người đã khuất, trước là nói lên lòng thành kính tưởng nhớ, sau là nhắc nhở con cháu nên tiếp nối mỹ tục biết cảm ơn các bậc sinh thành. Chúng ta có thể tổ chức cúng giỗ tại nhà, hoặc tại chùa chỉ với mục đích tưởng niệm, không thiết lễ cầu siêu dâng sớ và đốt vàng mã theo văn hóa Trung Hoa (vì tin chắc là ông bà hoặc đã lên các cõi Tịnh hay đã tái sanh làm người ngay từ lúc nhắm mắt lìa đời). Nếu đủ phương tiện có thể tổ chức cúng giỗ tại chùa thì rất tốt. Trước nhất, đây là một duyên lành giữa thân nhân người chết đối với nhà Phật, có dịp cho con cháu, họ hàng tiếp cận với các vị Sư, nhân đó, họ có thể tìm hiểu để học hỏi thêm về Phật pháp. Thứ nữa là thân nhân người chết có thể tạo chút phước qua việc cúng dường Tam Bảo, để nhà chùa có thêm khả năng ấn tống kinh sách, phổ biến Phật pháp rộng rãi, thêm phương tiện để hoàn thành các Phật sự. Các vị Sư là những Trưởng Tử Như Lai, là những Ðạo Sư, có nhiệm vụ thiêng liêng là hoằng dương Chánh Pháp song song với việc tu tập bản thân để giải thoát luân hồi. Phật tử tại gia cũng vậy, ngoài việc lo cho gia đình, xã hội cũng cần phải tu tập bản thân và giúp phương tiện cho các vị Ðạo Sư trong công cuộc hoằng truyền và bảo vệ sự trong sáng của đạo Phật. Tâm Diệu (December 2012) Chú thích: [1] Narada Maha Thera, Phạm Kim Khánh dịch, Đức Phật và Phật Pháp [2] Dr Evans-Wents viết rằng theo kinh sách Tây Tạng, có một trạng thái chuyển kiếp từ khi chết đến lúc đầu thai. Linh hồn người chết phải ở trạng thái ấy trong 1, 2, 3, 4, 5, 6 hay 7 tuần lễ, cho đến 49 ngày ("The Tibetan Book of the Dead", trang XLII - XLIII, 58, 160, 165). Quan niệm như vậy trái với giáo lý nguyên thủy của Đức Phật (Xem bản dịch tiếng Việt: Vi Diệu Pháp Toát Yếu Abhidhammattha Saṅgaha - A Manual of Abhidhamma, [3] Thích Minh Châu. Tập IV của Tương Ưng Bộ Kinh - Thiên Sáu Xứ, [42] chương VIII, Tương ưng thôn trưởng (Asibandhakaputta), kinh số 6 [4] Tịnh Không, Vì sao phải siêu độ vong nhân:1 like
-
1 like
-
Nhà 25-30 m2 bán cho SV -PH ạ ! một GĐ 2 VC với 2 đứa con nhét vào 25 m2 nằm chồng lên nhau mà ngủ à ? lại còn chỗ đi xả , mẹ bố khỉ vấn đề là không phải nhà to hay bé mà vấn đề giá XD so với thu nhập của người dân chưa cân xứng - 1 đất nước kinh tế còn ở dạng nghèo nàn mà giá nhà đất đắt tầm nhất nhì thế giới. Đã là 1 gia đình thì mua nhà tối thiểu cũng hải 35 m2 trở lên còn nhỏ hơn thì dù có tiền cũng cần cân nhắc. Mà thời buổi kinh tế khó khăn có cho vay chắc chẳng có ma nào dám vay đừng nói là lãi suất cao hay thấp, Vấn đề cần giải quyết là giải quyết công ăn việc làm và có thu nhập cho người dân thì chẳng thằng nào lo . Lại đi lo bơm tiền lung tung kiểu này ko phải chết lâm sàng đâu mà bong bóng đang vỡ đấy .1 like
-
Cạnh tranh trong công việc. Rắc rối về tình yêu. Hai việc khác nhau. Trước khi cháu sinh ra, anh của bố có ai mất không ? Nếu không thì là anh của ông Nội ? Môt người chắc chắn là Cụ Nội .Ngôi mộ này trước khi quy tụ lại chôn ở nơi trũng, chung quanh có nước.1 like
-
1 like
-
1 like
-
Kỹ Thuật Tỉnh Thức Trần Khải Khó có thể biết chính xác, hay khó có thể đo lường những con số về số lượng Phật tử, dù là tại Việt Nam hay tại Hoa Kỳ. Bởi vì lúc nào cũng có nhiều người tự xem mình là Phật tử, có khi tự xem mình là học giả về Phật giáo sau vài năm đọc kinh điển, mà không cần bước vào chùa hay cần phải gặp vị sư nào để học hỏi. Điều đó thật tự nhiên, bởi vì Phật giáo không ràng buộc, cũng không đẩy ra bất kỳ ai. Nhưng nói ngược lại cũng sẽ đúng, bởi vì vẫn đang có rất nhiều người chịu ảnh hưởng của Phật giáo, sống theo một số tin tưởng và thậm chí còn ngồi thiền theo Phật giáo, nhưng lại không hề xem mình là Phật tử. Cứ tự gọi là vô thần, hay đạo nào khác cũng được. Tại Mỹ con số này nhiều lắm. Hai trong những pháp thiền Phật giáo đang được nhiều người Mỹ tu tập là Minh Sát Thiền (Pali ngữ : Vipassana; Anh ngữ : insight Meditation) và Thiền Tào Động (Nhật ngữ : Soto), thì khi thực dụng lại hoàn toàn không đưa ra tín hiệu nào. Một phần được trích ra từ các pháp Thiền để biến thành cái người ta thường gọi là pháp Thiền Tỉnh Thức (Mindfulness Meditation) đã được áp dụng rộng rãi ở nhiều nơi tại Hoa Kỳ, vì các lợi ích cụ thể. Có khi, người ta tránh chữ Thiền (Meditation) vì mang chút ít ý nghĩa tôn giáo, nên gọi là Kỹ Thuật Tỉnh Thức (Mindfulness Techniques) để không gây dị ứng với ai hết. Rồi có nơi khi dạy pháp này, lại dạy kèm theo các tư thế (asana) của Yoga để biến thành một môn thể dục thực dụng, cho cả thân và tâm. Tuy nhiên, vấn đề là, ai tập cũng được không cần phải là Phật tử. Theo báo Columbian Missourian hôm 13-02-05, phóng viên Shannon Burke ghi nhận rằng, "lợi ích của Tỉnh Thức thay đổi tùy người, nhưng trong 2 thập niên qua, các cuộc nghiên cứu y khoa khám phá ra rằng những người tập kỹ thuật Tỉnh Thức, như thiền định hay Yoga, có thể đối trị với đau đớn nhiều lần, đối trị dễ hơn các điều kiện cảm xúc, như khi bị trầm cảm; giảm các mức độ căng thẳng, giảm lo lắng; và tăng khả năng hệ miễn nhiễm". Thế cho nên, Phil Jacson, người làm Huấn Luyện Viên cho hai đội bóng cà na Chicago Bills và Los Angeles Lakers để thắng 9 giải vô địch NBA, đã dùng các kỹ thuật thiền định để động viên và khuyến khích các cầu thủ của ông. Trên tòa án cũng đang dùng tới tỉnh thức. Một chương trình ở St Louis, có tên Dự Án Án Tù Giác Ngộ (Enlightened Sentencing Project), gồm một mạng lưới các thẩm phán tòa án hình sự, các vị này ra án buộc các người thọ án treo và án quản chế phải theo học một khóa, trong đó dạy Tỉnh Thức, Yoga và phép thở như một cách kiểm soát giận dữ, giảm nghiện ma tuý và loại trừ tính tình hung dữ. Sinh viên đại học cũng học thiền nữa. Đại Học Luật Missouri (MU school of law) cũng dạy kỹ thuật Tỉnh thức cho sinh viên. Người chỉ huy chương trình Initiative on Mindfulness in Law and Dispute Resolution tại trường MU là Leonard Riskin, đã đưa tỉnh thức vào nhiều đại học luật và nghề pháp lý. Nhưng điều chắc chắn là những người tập pháp đó không xem mình là Phật tử, mà cũng không tự xem mình là Ấn Độ Giáo khi dùng các tư thế Yoga. Cũng hệt như người tập võ Thiếu Lâm, cũng không xem mình là tín đồ của Phật Giáo. Tờ Journal for the Scientific Study of Religion (tạp chí Nghiên Cứu Khoa Học về Tôn giáo) mới đăng một cuộc nghiên cứu của hai người : nhà xã hội học về tôn giáo Hoa Kỳ Robert Wuthnow và nhà nghiên cứu Theravada tại Hoa Kỳ là Wendy Cadge. Khám phá này thực ra không có gì lạ đối với người Việt Nam mình. Nhưng với Mỹ thì là một hiện tượng lạ. Rằng rất nhiều người thường xuyên đi các chùa Phật giáo và trung tâm thiền tập mà lại không xem mình là Phật tử. Thí dụ cụ thể, có khoảng 50% số độc giả của Tricycle, một tạp chí Phật giáo lớn ở Hoa Kỳ, không tự xem mình là Phật tử. Sử gia về Tôn giáo Hoa Kỳ Thomas Twêd thì đưa ra chữ "Nightstand Buddhists" (Phật tử bên đèn) để chỉ cho những người có thể đọc 1 cuốn sách Phật giáo trước khi ngủ, hay là có thể ngồi thiền vào buổi sáng. Dựa trên cuộc nghiên cứu thực hiện trong các năm 2002-2003, Wuthnow và Cadge thấy rằng 1/7 người Mỹ đã từng tiếp cận ở mức độ tương đối, đối với Phật giáo đã ảnh hưởng đến đời sống tôn giáo của họ. Đó là những con số cao bất ngờ. Hiện thời có khoảng 4 triệu người Mỹ tự xưng mình là Phật tử. Nhưng bản nghiên cứu cho thấy hiện tượng bất ngờ : khi hỏi có bao nhiêu người Mỹ đưa nếp sống Phật giáo vào đời sống tâm linh của họ, thì con số là 12.5% dân số, tức là có khoảng 26,125,000 người thành niên Hoa kỳ. Còn con số người Mỹ nói rằng chịu ảnh hưởng lớn từ Phật giáo thì cũng gần như trên : tới 12%, túc là 25,080,000 người Mỹ thành niên. Thế nghĩa là, con số sống theo đạo Phật hay chịu ảnh hưởng đạo Phật nhiều hơn gấp 6 lần số người có căn cước Phật tử. Còn con số người Mỹ có lượng tiếp cận tương đối với Phật giáo là 14%, tức 29.260.00 người thành niên. Chính vì có sức lôi cuốn như thế, nên một số người đã bày tỏ dị ứng với các kỹ thuật an tâm của Phật giáo. Hiển nhiên là, tập Yoga không phải là tín đồ Ấn Độ giáo, thì tập Kỹ Thuật Tỉnh Thức cũng không phải là Phật tử. Trở lại bài báo trên Comlubian Missourian, giáo sư Leonard Riskin mới bị shock khi nhận biết rằng anh sinh viên luật năm thứ 3 Andy Hirth gởi lên Hội Đồng Khoa, khiếu nại rằng Kỹ Thuật Tỉnh Thức do trường đại học MU giảng dạy có thể dẫn sinh viên vào Phật giáo. Hirth nói, "Ngay cả nếu chương trình được xóa bỏ toàn bộ mọi liên hệ với bất cứ điều gì có thể được xem có tính tôn giáo, thì dường như chương trình vẫn là một cánh cổng dẫn người ta quan tâm vào Phật giáo, điều tôi không nghĩ là thích nghi". Theo luật, các đại học công lập không được truyền giáo. Nhưng nếu tỉnh thức không giúp gì được cho người đạo khác, thì làm sao con số người "quan tâm" và "chịu ảnh hưởng" lên tới 25 hay 26 triệu người Mỹ. Viện Trưởng đại học MU Brady Deaton trả lời thư khiếu nại của Hirth rằng, MU thường xuyên mời các diễn giả và nghệ sĩ tới trường "để sinh viên tiếp cận nhiều ý kiến và kinh nghiệm, cả trong và ngoài lớp học. Trong khi đó chúng tôi không có ý dạy pháp tu tâp của tôn giáo nào, chúng tôi vẫn khuyến khích trao đổi ý kiến về tôn giáo". Đây cũng là chỗ mà các nhà giáo dục quan tâm : dạy kỹ thuật Tỉnh thức sẽ giúp thanh niên chữa các bệnh ma tuý, bớt các thái độ bạo hành. Mà không cần nhắc gì tới tôn giáo hay tín ngưỡng...1 like
-
Thủ tướng Chính phủ: Lãi suất hỗ trợ người mua nhà xã hội 4-5% là hợp lý Sáng 19/12, Thủ tướng chỉ đạo các Bộ, ngành quyết tâm phát triển nhà xã hội, cố gắng có mức lãi suất 4-5%/năm là hợp lý. Trong 2 ngày vừa qua, người dân rất quan tâm đến động thái mới về những chính sách, giải pháp nhằm tháo gỡ khó khăn, “giải cứu” thị trường bất động sản sau khi Thủ tướng họp bàn với lãnh đạo 2 thành phố lớn là Tp.HCM sáng 18/12 và Hà Nội sáng 19/12 để nắm thực trạng thị trường hiện nay, và đề ra các giải pháp trong thời gian tới. Bộ Tài chính, Bộ Xây dựng, NHNN, UBND Thành phố Hà Nội, UBND Tp.HCM đã có những giải pháp kiến nghị Chính phủ tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản, chủ yếu tập trung vào 6 nhóm giải pháp. Nhóm giải pháp về việc hoàn thiện hệ thống quy phạm pháp luật; Nhóm giải pháp miễn giảm thuế; Nhóm giải pháp tín dụng, nhóm giải pháp xử lý nợ xấu, hàng tồn kho BĐS kích cầu thị trường; Nhóm giải pháp tái cơ cấu DN;… Trong 2 buổi làm việc, thực trạng cho thấy hiện nay nợ xấu bất động sản và hàng tồn kho tại 2 thành phố có thị trường BĐS phát triển nhất là tương đối lớn. Lãi suất 4-5% mới hợp lý Tại buổi làm việc với lãnh đạo Hà Nội vào sáng nay, Thủ tướng đồng tình với đề xuất của HN và ý kiến của các bộ, ngành. Đồng thời nhấn mạnh, tồn đọng BĐS có nhiều nguyên nhân, nhưng đầu tiên là do quản lý nhà nước yếu kém. “Dân còn nghèo mà quy hoạch dự án toàn nhà to, nhà sang. Lúc thừa thì toàn thừa nhà to nhà sang, trong khi nhà nhỏ, nhà thu nhập thấp cho người lao động thì vẫn thiếu”- Thủ tướng nói. Trong chiến lược phát triển nhà ở, đã đề ra 8 nhóm đối tượng cần có sự can thiệp của nhà nước để có nhà ở. Do đó, Thủ tướng yêu cầu quản lý nhà nước cần theo hướng rà soát, điều chỉnh quy hoạch dự án, quan tâm phát triển nhà ở xã hội, giảm nhà ở cao cấp; phân loại dự án phải dừng, dự án được tiếp tục triển khai, dự án phảo chuyển đôi cơ cấu…Tính toán việc mua nhà ở thương mại làm nhà tái định cư. Đặc biệt, về lãi suất, Thủ tướng chỉ đạo kiên quyết đưa ra gói tín dụng lãi suất thấp cho đối tượng mua nhà xã hội: “Lãi suất thấp, cộng với quỹ hỗ trợ của địa phương, cố gắng có mức lãi suất 4-5%/năm là hợp lý.” Thủ tướng nói Sẽ có Nghị quyết của Chính phủ về “giải cứu” BĐS Thủ tướng nhấn mạnh, hiện nay Chính phủ, ngân hàng có đề án tổng thể giải quyết nợ xấu, trong đó 70% là nợ BĐS. Có thể thành lập doanh nghiệp mua lại nợ xấu, giúp doanh nghiệp vượt qua khó khăn hiện nay. Bên cạnh đó, Ngân hàng thương mại cũng phải tự cơ cấu lại nợ, thiết lập dự phòng rủi ro, tích cực xử lý tài sản thế chấp. Chính phủ đề nghị Ngân hàng giao quyền chủ động cho ngân hàng thương mại xem xét cho dự án hoàn thành, có đầu ra được vay tiếp. Mặt khác, doanh nghiệp cũng phải chung sức cùng Chính phủ, chịu trách nhiệm cùng chính phủ tháo gỡ khó khăn. “”Doanh nghiệp đã từng lãi to rồi, giờ là lúc doanh nghiệp cũng phải chia sẻ với Chính phủ, với xã hội”. Thủ tướng đề nghị, các giải pháp cần được đưa vào Nghị quyết của Chính phủ để triển khai ngay từ đầu năm 2013. Chính phủ sớm ban hành Nghị quyết về một số giải pháp tháo gỡ và ổn định thị trường BĐS, làm cơ sở để các Bộ ngành Trung ương, các địa phương tổ chức thực hiện. Theo số liệu của NHNN tính đến 31/10/2012, tổng dư nợ bất động sản khoảng 207.595 tỷ đồng, tăng 3,6% so với thời điểm 31/12/2011. Trong đó, nợ xấu khoảng 13,5% tổng dư nợ bất động sản tương đương 28.000 tỷ đồng. <br style="margin: 0px; padding: 0px;"> Thống đốc Nguyễn Văn Bình: "Trong 2013 xử lý khoảng 100 đến 150 ngàn tỷ nợ trong bất động sản. Đối tượng tiêu thụ tồn kho: Cung ứng 20 đến 40 nghìn tỷ cho các NHTM để cho vay mua nhà trong 10 năm, lãi suất 8%/năm". Riêng Tp.HCM 85.000 tỷ đồng là số dư nợ tín dụng bất động sản tại Tp.HCM (nguồn: NHNN) Khoảng 15.000 căn hộ chung cư chưa bán, hơn 300.000 m2 nền đất tồn kho, thừa khoảng 58.748 m2 văn phòng cho thuê. Hà Nội Tồn kho 1,44 triệu m2 sàn nhà ở, 175000m2 sàn văn phòng cho thuê. Nợ xấu BĐS chiếm 13% tổng dự nợ xấu ngân hàng. Kiều Thuật1 like
-
Thưa bác Túy lão! Nhà nước cũng đã có chủ trương hỗ trợ tiền cho từng người có nhu cầu nhà ở thật với mức cho vay 4 - 5 % năm để mua nhà ở, đồng thời điều chỉnh các căn hộ nhỏ lại cho phù hợp với nhu cầu và khả năng của từng hộ gia đình đúng như nhận định của Sư phụ Thiên sứ "* Bất động sản chết lâm sàng....* Sang năm 2013, dân nghèo có cơ hội mua biệt thự ở khu ổ chuột cao cấp...." Nhu cầu về nhà ở thực tế thì nhiều nhưng với mức thu nhập như hiện nay của người lao động thì khó có ai có thể có tiền mà mua nhà để ở, kể cả được tạo điều kiện cho vay với lãi suất thấp. Mặc dù vậy, nếu có chủ trương mở cửa, tạo điều kiện thì em vẫn cứ vay để mua và dùng chính ngôi nhà đó để thế chấp rồi đến hạn không trả được tiền thì em sẽ để Ngân hàng thu lại cái nhà đó và em quay về với cái "máng lợn" thui. kekekekekeke Theo lý học thì mọi thứ đều ở mức cân bằng là tốt mà bác???1 like
-
- Người dân (có nhu cầu nhà ở) có Tiền mua hay không ? mới là vấn đề quan trọng. Còn như gói hỗ trợ này Tiền vẫn chỉ chảy trong túi các đại gia sang ngân hàng và ngược lại. Vậy hãy chờ xem quả bóng đã xì hơi các cụ ta thường có câu gì nhỉ : " Bịt đằng trôn nó lại hở ....." thu nhập dân chúng ăn còn chẳng đủ lấy đâu ra tiền mà mua nhà . (Trừ những người làm cho doanh nghiệp nhà nước hưởng lương theo kiểu đánh trống ghi tên và các quan lại trong bộ máy NN )1 like
-
Sắp đón tiền tấn, đại gia BĐS lên hương 20/12/2012 01:30 Liên tiếp các cuộc làm việc, các kế hoạch và lời hứa giải cứu BDD , các đại gia BĐS như mở cở trong bụng. Đã đến lúc các đại hia đã thể mở tiệc ăn mừng và trên thị trường chứng khoán rất nhiều cổ phiếu đã tăng giá đưa các đại gia “lên hương”. Lại sướng như BĐS Không còn lờ mờ như trong các tuyên bố trước đây, phát biểu trong buổi làm việc với TP.HCM ngày 18/12 nhằm tìm các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho thị trường BĐS và xử lý nợ xấu, lãnh đạo Chính phủ, các bộ ngành liên quan đã đưa ra những thông điệp khá rõ ràng. Theo đó, chỉ trong vài ngày tới, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) sẽ giảm lãi suất trên cơ sở lạm phát đang được giữ ổn định, chỉ số giá tiêu dùng cả nước tháng này dưới 0,5% và cả năm chỉ khoảng 7%. Thống đốc NHNN Nguyễn Văn Bình cam kết tại cuộc họp sẽ đưa ra khoảng 100.000-150.000 tỷ đồng để xử lý nợ xấu, chủ yếu tập trung xử lý nợ xấu liên quan đến BĐS ngay từ quý II/2013. Bên cạnh đó, cung ứng khoảng 20.000-40.000 tỷ đồng hỗ trợ người mua nhà với lãi suất hợp lý khoảng 8% trong thời hạn 5-10 năm và sẵn sàng hỗ trợ cho các dự án phục vụ mục đích này… Chính phủ sẽ tập trung giải quyết vấn đề nợ xấu, hàng tồn kho, BĐS ứ đọng ngay từ đầu năm tới bằng các giải pháp tổng thể, đồng bộ cả trước mắt và lâu dài. Thậm chí, có ngân hàng đề xuất gói giải pháp trong đó gắn cho vay với áp lực yêu cầu chủ đầu tư giảm giá bán nhà… và thực hiện ngay từ cuối 2012, nhằm tạo tâm lý ổn định cho thị trường và tạo điều kiện cho người mua nhà. Các thông tin được đưa ra dồn dập trong một buổi họp đã gây tác động rất mạnh tới giới đầu tư và kỳ vọng về một thị trường BĐS hồi phục, các doanh nghiệp BĐS hưởng lợi từ các chính sách này đã bùng lên mạnh mẽ. Trên TTCK tập trung, phản ứng với các thông tin hỗ trợ mạnh nói trên, sáng 19/12 hàng loạt cổ phiếu BĐS, xây dựng và vật liệu xây dựng đã đồng loạt tăng trần như DIG, ITC, LCG, NTL, SJS, TDC, TDH, VPH, ITA, DID, DIC, DAG, PTC, PSG, PXA, S96… Nhiều cổ phiếu đang trong tình trạng rất khó khăn như STL, SCR… cũng đang đã nhanh chóng tăng hết biên độ cho phép ấn tượng vào cuối phiên buổi sáng. Cùng với tuần diễn biến tích cực hơn trước đó, thông tin “hạ lãi suất trong vài ngày tới” và kế hoạch xử lý nợ xấu đã khiến các nhà đầu tư tin tưởng mãnh liệt vào một con sóng dài trên thị trường chứng khoán (TTCK), mức lãi kỳ vọng được đặt ra lên tới vài chục phần trăm trước kỳ nghỉ Tết. Theo nhiều nhà đầu tư, đối tượng chính có lợi trong lần này là các doanh nghiệp BĐS và các ngân hàng. Dòng tiền lần này sẽ là dòng tiền chính sách và đầu cơ giai đoạn này dường như “ăn chắc”. Hết thời giảm giá? Hướng đi đã được xác định khá rõ ràng. Theo đó, tiền sẽ được đưa ra để xử lý nợ xấu, lãi suất sẽ được hạ để doanh nghiệp dễ thở, người có nhu cầu thực sự có thể mua nhà… Đây là giải pháp có lẽ được rất nhiều người mong muốn. Trong cuộc họp với TP.HCM hôm 18/12, lãnh đạo NHNN có một nhận định khá rõ ràng cho rằng, BĐS đang bóng bóng và có thể xì hơi, vỡ vào một thời điểm nào đó. Đây cũng là nhận định đã được nhiều chuyên gia đưa ra trước đó. Có thể thấy, nợ xấu ở mức cao như hiện nay là một vấn đề nghiêm trọng và cần được giải quyết để ổn định kinh tế, xã hội, giống như nhiều nước trên thế giới như Nhật, Hàn Quốc đã từng phải làm. Mặc dù vậy, vấn đề được đặt ra là chúng ta sẽ lấy nguồn tiền nào để giải quyết nợ xấu, để tài trợ lãi suất cho vay mua nhà… Về vấn đề này, NHNN chưa đề cập rõ nhưng cho biết có thể cân đối được. Bên cạnh đó, nhiều người tỏ ra lo ngại nếu thực sự tiền được bơm ra để giải quyết nợ xấu, qua đó cứu BĐS thì lạm phát có tăng trở lại? Bong bóng BĐS sẽ tiếp tục được duy trì? Khi đó vòng xoáy khủng hoảng có trở lại hay không? Và giải quyết nợ xấu trong vòng bao lâu (Mỹ đã mất 4 năm, Nhật mất 10 năm, Hàn Quốc 5 năm). Dù thế nào đi chăng nữa, những động thái nói trên có thể đang khiến nhiều người đang “làm” BĐS và “chơi” chứng khoán mở cờ trong bụng, mở tiệc ăn mừng. Trên TTCK, dòng tiền đang có lý do chảy vào cổ phiếu. Thanh khoản trong phiên giao dịch buổi sáng 19/12 tăng mạnh lên gần 600 tỷ đồng trên sàn HOSE và hơn 200 tỷ đồng trên sàn Hà Nội. Tiền chảy mạnh vào các cổ phiếu BĐS, xây dựng, vật liệu xây dựng và ngân hàng đã khiến đa số các cổ phiếu trong các lĩnh vực này tăng giá. Theo đánh giá của nhiều nhà đầu tư, dòng tiền lần này sẽ là dòng tiền của chính sách, chính sách hỗ trợ cho một dạng hàng hóa đặc biệt là BĐS. Theo đó, đầu cơ trong giai đoạn này tỷ lệ “ăn sóng” là rất lớn, tối thiểu thì cũng là dòng tiền đang nằm im trong túi của nhiều nhà đầu tư chảy vào thị trường, chưa kể tới khoản tiền được bơm vá. Trên thực tế, các ngân hàng được cho là đang bị kẹp vốn rất lớn trong BĐS, nợ xấu đang nằm nhiều trong BĐS. Do vậy, giải quyết nợ xấu cũng là khơi thông những bế tắc đang ngăn cản hoạt động của ngân hàng, doanh nghiệp trong thời gian gần đây. Và khi dòng tiền được khơi thông, chắc chắn một phần sẽ được đổ vào chứng khoán để chờ đón cơ hội. “Dân” BĐS trong khi đó đang chờ đợi một làn gió mới với giao dịch được kỳ vọng ấm áp trở lại. Mặc dù vậy, cũng có nhiều người nghi ngại về khả năng tươi sáng của các thị trường này. Theo đó, với BĐS, một điều quan trọng đối với thị trường này là dòng tiền của giới đầu cơ. Tuy nhiên, thực tế cho thấy những đối tượng có tiền này có lẽ không ít người đã ngán ngẩm với ba từ BĐS. Trong khi đó, người dân làm công ăn lương, người dân lao động thì không nhiều người có số tiền vài trăm triệu tới một hai tỷ đồng để mua nhà đất, căn hộ. Tuy vậy, trong số họ, cũng có những người đang chờ đợi giải pháp tổng thể với một tia hy vọng về khả năng ép chủ đầu tư hạ giá sản phẩm, cùng với hướng tín dụng ưu đãi dễ tiếp cận. Mạnh Hà1 like
-
Quán vắng!
Đại Phúc liked a post in a topic by Thiên Sứ
Học sinh Hà Nội không biết tên Thủ đô: Quan chức từ chức ở Bộ Giáo dục: "Học sinh kém do nền giáo dục kém" Thứ ba 18/12/2012 06:40 (GDVN) - Xung quanh những bức xúc của giáo dục Việt Nam hiện nay, PGS.TS Nguyễn Kế Hào – nguyên Vụ trưởng Vụ GD Tiểu học (Bộ GD&ĐT) nói: Lí do vì đâu mà học sinh ngày càng thiếu hiểu biết, đến tên Thủ đô, Hồ Gươm hay những kiến thức đơn giản về lịch sử cũng không biết? Đó là do chương trình sách. Cần có được chuẩn chương trình lớp học và phải được công khai cho toàn dân, nếu cần có thể tiếp cận được. Không có chuẩn đó nên học sinh thường xuyên bị “dọa”, đó là cái bệnh của những người không mang bệnh. Nguyên Thứ trưởng Bộ GD: "1/4 kiến thức rơi vào các môn học buồn ngủ" SGK phổ thông: La liệt sự kiện, nhàm chán, thừa kiến thức... Quan chức từ chức ở Bộ Giáo dục: Một số người có quyền cũng tầm thường Bộ Giáo dục nên thống nhất tài liệu về kiến thức Hoàng Sa, Trường Sa LTS: Sau khi thực hiện một loạt các clip trắc nghiệm kiến thức cơ bản về lịch sử và đời sống của học sinh tại Hà Nội, Báo Giáo dục Việt Nam đã ghi nhận những chia sẻ sâu sắc của PGS.TS Nguyễn Kế Hào, người đã dũng cảm từ chức vào năm 2001 để phản đối việc thay đổi chương trình dạy tiểu học. Theo PGS.TS Nguyễn Kế Hào, việc học sinh Hà Nội không biết tên Thủ đô, không biết Hồ Gươm ở đâu, không biết các anh hùng lịch sử dân tộc... không phải lỗi của các em. Muốn cho giáo dục tốt phải đồng bộ Nguyên Vụ trưởng Vụ GD Tiểu học (Bộ GD&ĐT) Nguyễn Kế Hào cho rằng, lí do vì đâu mà học sinh ngày càng thiếu hiểu biết, đến tên Thủ đô, Hồ Gươm hay những kiến thức đơn giản về lịch sử cũng không biết? Đó là do chương trình sách. Ngoài chương trình sách ra nếu không dạy, không thi, không kiểm tra học sinh sẽ không học. Hiện chương trình sách đang ở mức quá tải, học sinh đến nỗi không còn có thời gian xem tivi như là một kiến thức bổ trợ, ngoại khóa nên những phông hiểu biết cơ bản về cuộc sống đương nhiên là cũng không biết. Thời gian còn lại học sinh phải đi học thêm, ngoài học sinh giáo viên cũng cảm thấy quá tải. Tất cả là do “cái cổ” của chương trình học không tạo ra hứng thú, không có cách dạy mới,vẫn kiên trì cách dạy giao bài tập cho học sinh trên lớp để nhanh hết giờ. Lí do vì đâu mà quá tải, PGS Hào nói rằng, từ khi chương trình sách triển khai năm 2002 đã có những bất ổn, thiếu người tổng chỉ huy, thiếu đồng bộ, chia nhỏ thành từng nhóm, từng tác giả làm sách. Vậy nên đã không tìm ra lối thoát và tiến hành giảm tải. Giảm tải ở đây không phải là chương trình cao mà chính là thừa, rườm rà, thiếu logic, không hợp lí, cái cần thì lại thiếu, cái có trong chương trình thì lại không để làm gì. Theo ông Nguyễn Kế Hào, cấp tiểu học phải là những cấp đậm tính dân tộc. Hiện nay nhiều người ảo tưởng tiểu học phải hội nhập quốc tế ngay, điều đó là không nên. Ảnh Xuân Trung HỘP THƯ TỐ CÁO TIÊU CỰC GIÁO DỤC Tuy nhiên, giảm tải cũng là một quá trình. “Ngay từ năm 2004 tôi đã nói, sửa chữa còn khó hơn làm mới. Cái tệ bây giờ là không có tiền người ta không làm, đáng nhẽ tác giả phải chịu trách nhiệm khi chương trình không thích hợp. Nhưng chương trình quá tải mà bắt giáo viên giảm tải thì họ không đủ sức vì tác giả còn không xử lí được”, ông Hào nói về sự bất cập trong làm sách giáo khoa. PGS Nguyễn Kế Hào cũng bày tỏ quan điểm, qua những clip do Báo Giáo dục Việt Nam thực hiện mà kết luận là học trò kém thì chưa chuẩn. Học sinh mà học kém thì đầu tiên phải là do nền giáo dục kém, do thiếu sót ở một khâu nào đấy. Bảo học sinh Trường Nguyễn Khả Trạc mà không biết ông Nguyễn Khả Trạc là ai thì không được. Những danh nhân này không có trong chương trình, lỗi này là lỗi chỗ khác chứ không phải giáo viên, cũng không phải tại học sinh. “Mình lâu nay coi sách là một pháp lệnh, không được hạ xuống. Đáng nhẽ chúng ta chỉ quản mục tiêu và chuẩn kiến thức kĩ năng, còn sách giáo khoa phải được sư phạm hóa để có những bộ sách khác nhau”, ông Hào đề nghị. PGS.TS Nguyễn Kế Hào bật mí, Trung tâm Công nghệ giáo dục (NXB Giáo dục Việt Nam) đang triển khai làm bộ sách phục vụ cho công cuộc đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục sắp tới, trước hết trong cấp tiểu học. Với mục tiêu hướng tới là học sinh lớp 1, sau 1 năm học có thể đọc thông viết thạo, không phải học trước, không phải học thêm, không thể tái mù chữ. Do vậy, tài liệu và phương pháp linh hoạt là quan trọng, còn mục tiêu quốc gia phải thống nhất. Tuy nhiên, chuẩn kiến thức kĩ năng là những cái tối thiểu quy định như học xong tiểu học phải đạt ở mức nào, lớp 1 phải đạt như thế nào, không ngoại trừ cả hiểu biết xã hội và hành vi lối sống. Theo ông Nguyễn Kế Hào, cấp tiểu học phải là những cấp đậm tính dân tộc. Hiện nay nhiều người ảo tường tiểu học phải hội nhập quốc tế ngay, điều đó là không nên. Vẫn nặng về nền giáo dục ứng thí, thi cử Đứng trước thực trạng dạy thêm, học thêm tràn làn như hiện nay ông Nguyễn Kế Hào lắc đầu nói rằng, đó chỉ chỉ hô khẩu hiệu, muốn làm phải đồng bộ từ trên. Trước hết phải đổi mới quan niệm về giáo dục trong cả ngành, trong toàn dân và trong mỗi gia đình. Cần phải có một triết lí giáo dục khác, chúng ta phải xác định được học để làm gì sau đó mới tính đến học cái gì và học như thế nào. Theo ông Hào, cần có được chuẩn chương trình lớp học và phải được công khai cho toàn dân, thậm chí phụ huynh nếu cần có thể tiếp cận được. Không có chuẩn đó nên học sinh thường xuyên bị “dọa”, đó là cái bệnh của những người không mang bệnh. Việc tổ chức học thêm cũng cần được công khai minh bạch. Nhưng, tâm lí muốn con đi học thêm của phụ huynh cũng khó thay đổi vì con hàng xóm đi học, đi học để được điểm cao hơn. Đây là một xu thế của cơ chế thị trường, bố mẹ kiếm được nhiều tiền, kinh tế khá giả thì không việc gì phải để con ở nhà, cho con đi học để có người quản lí, trông nom và yên tâm hơn. Trong tương quan đó, có giáo viên vẫn có mức sống thấp nhưng cũng có giáo viên khá giả lên vì dạy thêm. Theo ông Nguyễn Kế Hào, nền giáo dục của chúng ta đã quá nặng về thi cử, điểm số nên giáo viên chỉ cần đưa điểm ra dọa là học sinh sợ phải học thêm. Nói cách khác chúng ta vẫn chưa có điều kiện, muốn chống dạy thêm, học thêm thì giáo dục toàn diện phải tăng, trường sở phải có sân chơi, bãi tập có điều kiện tổ chức các hoạt động mới phát triển được toàn diện, hơn nữa sẽ giảm nhẹ đi, làm cho cân bằng lại. Theo lời PGS Nguyễn Kế Hào, cần phải nhìn lại quãng thời gian trước đó để thấy được nền giáo dục chậm phát triển như thế nào. “Thời trước giáo dục còn lành mạnh hơn bây giờ. Thời tôi làm ở Bộ GD&ĐT, cấp tiểu học mới tái lập lại, bắt đầu dạy 2 buổi/ngày, có trường chuẩn... Lúc đó cũng có giảm tải để đảm bảo phổ cập. Thời đó còn nghèo, không có điều kiện như bây giờ, nhưng dù sao tương đối thật hơn, giáo viên không đi làm thêm, dân cũng nghèo nên ít tiêu cực, cũng ít người giàu để có thể dùng đồng tiền để lũng loạn”. Nguyên Vụ trưởng Vụ GD Tiểu học nói tiếp, muốn giáo dục phát triển phải làm đồng bộ, phải từ những cái rất cơ bản và phải đổi mới. Tất cả vì học sinh thân yêu, dạy tốt, học tốt. Đó là triết lí của Bác Hồ, nhưng lâu nay chúng ta dường như đã lãng quên, đành rằng mỗi thời mỗi khác nhưng phải xác định được khái niệm dạy tốt, học tốt từ đấy mới đẩy lùi được tiêu cực. Bấm vào đây để viết bình luận - Bấm xem tất cả bình luận hay Xuân Trung ============== Tác giả bài này - một quan chức đến cấp Vụ trưởng từ chức để phản dối chương trình Giáo Dục - có nhiều điểm tiệm cân với luận điểm của tôi, qua những trích dẫn sau đây: Có lẽ đây là câu duy nhất mang tính nội dung giáo dục của vị giáo sư này. Ngoài ra những biện pháp khác của ông đề cập mang nặng tính kỹ thuật.1 like -
Làm sao mà còn gì. Hình hài chưa hoàn thiện,mà là sẩy thai. chứ không phải sinh ra mà chôn cất. Không tìm được đâu. Dù sao với tâm của người phụ nữ, lòng thương con , nhớ thương giọt máu của như vậy rất đáng trân trọng .Nhớ ngày chôn cất thắp nén nhang cho ấm lòng một sinh linh bé nhỏ..1 like
-
Con nuôi cũng là 1 biện pháp nhưng tương tác thấp, chỉ giải quyết được phần nào. Nếu bạn đủ điều kiện thì cứ làm như vậy, quan trọng ko phải cứ nhận làm con nuôi là xong, mà con nuôi cũng phải ở chung với bạn như con ruột nhé. Thân mến.1 like
-
Việc này thì tùy bạn tự quyết thôi, nếu ko sinh liền thì sau này phải sinh liên tục : 2016 Bính Thân, 2017 Đinh Dậu hoặc phải đợi xa hơn là 2025 Ất Tỵ. Thân mến.1 like
-
E cũng là thành viên mới của diễn đàn, cũng hay đọc mục tư vấn kết hôn của diễn đàn. Theo e thấy chú Thiên Luân đã tư vấn là sang năm là năm tốt để tiến hành cưới thì chị nên nghe theo, vì đã tư vấn thì chắc chắn phải là năm tốt thì các Bác và các chú ấy mới tư vấn. Chứ chị lại hỏi vặn lại tiến hành ăn hỏi có được không thì e nghĩ là không được rồi. Vì ăn hỏi cũng phải tiến hành các nghi lễ bái gia tiên mà. Đôi lời e muốn chia sẻ cùng chị.1 like
-
Mình lấy giúp bạn : http://www.lyhocdongphuong.org.vn/apps/LaSoTuVi.php?name=%C4%90%E1%BA%B7ng+Ng%E1%BB%8Dc+T%C3%BA&ldate=7,7,9,8,2&year=2012&gender=f&view=screen&size=21 like
-
bạn ơi link lá số của bạn không click được bạn lấy lại đi cho bác xem loccoctu xem cho1 like
-
Cháu càng sau này càng lễ độ, khiêm tốn., là cô gái xinh, hồi nỏ học giỏi. ngày càng kén ăn nấu lại nấu nướng giỏi. Cháu không được hưởng Phúc đâu, mọi sự thành công trong cuộc sống là do nỗ lực bản thân mà ra. Dòng họ ly tán nhiều và cũng không thật đoàn kết lắm. Cháu được cụ Tổ 4 đời đi sau phù hộ. Ngôi mộ này nếu chưa quy tụ lại để nơi đất tan lở, ngập nước, nhiều lần bị úng thuỷ. Hơi xa một chút, bên trái và bên phải là đường đi lại.1 like
-
Ngã xe là phải rồi. Chưa hết đâu, còn bị mổ xẻ, châm trích nữa, nhất là khi sinh nở. đầu, mặt có sẹo nhẹ thì chân tay. Vì cung Tật Ách có Thiên Cơ gập Hoá Kỵ . Cháu được Cụ Tổ 6 đời phù hộ. Ngôi mộ này gần đường, có sắc đen. nên thường xuyên khấn vái sẽ bớt vận hạn.1 like
-
Nếu có một ngày bạn thất bại... Cảm giác thất bại không dễ thở chút nào. Nó khiến ta cảm thấy mình kém cỏi, mình thua người khác, mình vô dụng. Đó là lúc ta cần đọc những bài học về sự thất bại.... Một người phụ nữ kể, cô ấy luôn luôn đọc những mẩu chuyện về thất bại. Không phải để soi mói lỗi lầm của người viết mà để nhìn lại bản thân. Cô ấy là người phụ nữ trung niên, nhưng cô cũng giống như người khác, cũng vấp phải thất bại, và cô đọc để xem người khác đối diện với nó như thế nào, để tiếp tục đứng lên. Thất bại thật sự không dễ thở chút nào. Nhất là trong kinh doanh hay tình cảm. Thất bại trong kinh doanh làm mất một số tiền lớn, đẩy cuộc sống tới bế tắc. Thất bại trong tình cảm khiến con người như vô hồn, mất tinh thần, lãnh đạm, thờ ơ... Nhưng có những người suốt đời sống trong thất bại... Tổng thống Mỹ Abraham Lincoln thưở nhỏ không có điều kiện đi học. Năm 1816, gia đình ông bị đuổi khỏi căn nhà đang ở, ông phải đi làm thuê. 1818, mẹ ông qua đời. 13 năm sau, ông kinh doanh nhưng thất bại. 1 năm sau đó ông tranh cử vào cơ quan lập pháp nhưng thua. Tiếp theo ông mất việc. Ông đã từng mượn tiền để làm ăn kinh doanh nhưng phá sản. Ông tranh cử cho vị trí phát ngôn viên, ứng cử viên quốc hội liên bang, chạy đua vào quốc hội, xin làm cán bộ sở đất, chạy đua vào thượng viện...tất cả đều THUA. Ông thua 8 lần bầu cử, 2 lần kinh doanh, ông từng đính hôn với 1 người con gái, nhưng cô ấy mất và trái tim ông vỡ vụn... Nhà bác học Thomas Edison thất bại từ 10.000 đến 14.000 lần để tạo ra được chiếc bóng đèn điện. Có người hỏi liệu ông có mệt mỏi và chán nản không khi thất bại nhiều lần như vậy. Ông cười: Không, tôi tìm ra cách làm khác từ những thất bại như vậy. Và ông cứ làm, cứ làm... Ta nhớ lại bài học về Nhút Nhát và Liều Lĩnh. Nhút Nhát và Liều Lĩnh là 2 người bạn thân. Nhút nhát học rất giỏi, nhưng không có bạn. Cậu thích chơi đùa, nhưng không dám chơi bất kỳ trò chơi nào của tập thể. Nhút Nhát thích vẽ, nhưng lại từ bỏ bởi sợ thất bại. Cậu ấy vào đại học Y, sống một cuộc sống sinh viên nhàm chán và khi không chịu nổi, cậu ta tìm đến Liều Lĩnh. Nhút Nhát hỏi: - Tại sao cậu có nhiều bạn thế? - Vì tớ chủ động kết bạn với mọi người - Liều Lĩnh trả lời - Nhưng cậu sẽ gặp những người bạn xấu ? - Nhưng nhờ những người bạn xấu mà tớ mới biết quý những người bạn tốt thật sự. - Cậu dám mở một shop kinh doanh mà không sợ rằng mình sẽ lỗ vốn sao? - Nếu điều đó xảy ra thì tớ vẫn sẽ lời to khi thu về những kinh nghiệm cho mình. - Tại sao cậu lại yêu thương một người hết lòng khi biết rằng sẽ chẳng có gì là mãi mãi? - Vì tớ là con người, chứ không phải một cỗ máy, như cậu! Và... Nhút Nhát lặng im, cậu chưa bao giờ thất bại trong kinh doanh - vì cậu không dám nghĩ đến những ý tưởng quá táo bạo, chưa bao giờ cậu bị những người bạn xấu lừa lọc mình - vì cậu không có một người bạn nào bên cạnh, chưa bao giờ cậu phải đau khổ trong tình yêu - Nhút Nhát không dám mở trái tim mình ra vì sợ nó trầy xước. Câu chuyện dẫn ta đến một bài học khác, dám làm, dám chịu, và đứng lên để thành công... Từ lý thuyết tới thực tế là cả một chặng đường. Thực tế chẳng mấy ai làm được như Liều Lĩnh và chẳng mấy ai ngã rồi vẫn có thể đứng lên. Quan trọng là sự dũng cảm đối diện. Làm được nó là đã đi được một nửa, quan trọng là ta có đủ bản lĩnh để đi tiếp hay không? Để làm được nó, ta cần tới sự kiên cường và kiên trì. Ai trên thế giới nay cũng từng 1 lần thất bại, nhưng họ khác chúng ta ở chỗ, họ dám đứng dậy và kiên trì đi tiếp... Cứ khóc, cứ suy sụp, nhưng hãy gạt nước mắt đứng dậy, và nhớ rằng: Don't lose hope, you don't know what tomorrow will bring!1 like
-
Đăng ký kết hôn chỉ có ý nghĩa về mặt Pháp Lý, ngày xưa có ai đăng ký đâu :D. Quan trọng là tương tác hành khí vận niên của năm - tháng - ngày - cưới, chưa kể đến việc Lễ bái gia tiên thì động đến âm phần, ko thể bỏ qua được. Nếu Bất đắc dĩ phải cưới trong năm Tam Tai thì chỉ đăng kí kết hôn, đãi tiệc nhà hàng, vẫn có thể rước dâu như ko đốt đèn, k bái gia tiên, chỉ 2 gia đình gặp nhau nói chuyện là được. Nhưng bù lại cũng phải chọn ngày tháng giờ giấc cho thật tốt. Nói chung là, khi chúng ta rơi vào hoàn cảnh tương tác bất lợi thì phải cố chọn những tương tác khác tốt để bớt đi tương tác xấu. Thân mến.1 like