• Thông báo

    • Bá Kiến®

      Nội quy Lý Học Plaza

      Nội quy này là bản mở rộng Nội Quy - Quy định của Diễn đàn. Khi tham gia mua bán, các thành viên phải tuân theo những quy định sau: Tiêu đề bài viết: Bao gồm: Chỉ dẫn địa lý, Loại hình Mua/Bán, Thông tin mua bán.
      Chỉ dẫn địa lý: Tỉnh/thành nơi mua bán. Hoặc sử dụng định nghĩa có sẵn:TQ: Toàn quốc
      HCM: TP Hồ Chí Minh
      HN: Hà Nội
      [*]Ví dụ: HCM - Bán Vòng tay Hổ Phách ​Nội dung bài viết: Mô tả chi tiết sản phẩm mua/bán
      Bắt buộc phải có thông tin liên lạc, giá Mua/Bán
      Bài mới đăng chỉ được phép up sau 03 ngày.
      Thời gian up bài cho phép: 01 ngày 01 lần.
      Các hành vi vi phạm nội quy này sẽ bị xóa bài hoặc khóa tài khoản mà không cần báo trước.

Leaderboard


Popular Content

Showing most liked content on 16/12/2012 in all areas

  1. Từ Ruộng mà Ra Văn minh nhân loại bắt đầu từ văn minh nông nghiệp trồng trọt, khi con người bắt đầu khai thác lớp thổ nhưỡng bề mặt của Trái (Trái=Tròn). Nền văn minh Việt, nền văn minh song Nin, nền văn minh song Hằng đều thế cả. Khi Trái ( là có Trước như Trời Trăng) còn nguyên sơ, gọi cây là Mọc, giống như mặt trời cũng mọc. Mọc=Mộc; gọi thổ nhưỡng là Thó. Thó=Thổ. Khi biết khái thác bề mặt của Trái để Trồng Trọt là lúc con người bắt đầu rat ay. “Ra Tay”=Rấy, “0+0”=1, nhiều Rẩy thì gọi bằng từ lặp Rẩy Rẩy. “Rẩy Rẩy”=Rẫy, đó là thời đốt cỏ, chọc lỗ. trỉa hột. Đến khi biết làm lúa nước thì biết Đắp bờ giữ Đác làm thành “Rẩy Vuông”=Ruống, “1+0=1. Nhiều Ruống thì “Ruống Ruống”=Ruộng, “1+1”=0. (Những từ như Rẩy, Ruống là những từ trong quá trình “gia công dở dang”, trong sản xuất thì gọi là “sản phẩm dở dang”, vì vậy nó không xuất hiện nữa trong ngôn ngữ thường dùng). Ruộng=Vuông.Do phải đắp bờ giữ Đác làm lúa nước trên bề mặt của Trái nên mới gọi Trái là Đất (hàm ý đã có khai thác thành Ruộng Vuông), tác động để giữ được Đác trên Đất là Đào, Đắp. Đất đã có Ruộng Vuông nên ví Đất là Vuông (hình tượng bánh chưng Nền Nếp Vuông, hình tượng Yoni bằng đá Vuông). Từ đó có từ đôi Trái Đất (có xưa mới có nay), cũng giống như có Tổ mới có Tôi, có Họ mới có Tên, viết Họ trước Tên sau theo ngữ pháp Xuôi (Hán ngữ cũng bắt chước vậy viết Họ trước tên sau, trong khi ngữ pháp Hán ngữ là Ngược, như ngôn ngữ phương Tây, đáng lý phải viết Tên trước Họ sau như phương Tây). Từ đôi Đất Thó (có mẹ mới có con), sau từ “đất thó” dùng chỉ tên riêng loại đất nguyên chất mịn màng lớp sâu dưới mặt ruộng không lẫn tí mùn nào, có thể dùng nặn đồ gốm, sâu nữa là lớp đất sét màu trắng có thể nặn đồ sứ. Dân nông nghiệp ham Ruộng nên ví Đất là Vuông. Ba tác nhân trên ruộng là Kẻ, Cây, Con (“Trên đồng cạn, dưới đồng sâu. Kẻ cày, kẻ cấy, con trâu đi bừa”). Trồng Cây nên phải Cày, phải Cấy. Cây là Mọc từ Mầm hột nên chữ Mọc=Mộc đại diện cho Cây, người Nhật đọc chữ Mộc này là Ki với nghĩa của Nhật ngữ là “cây”. Kẻ, Cây, Con là ba tác nhân trên Ruộng. Các làng Việt đều có tên với chữ đầu là Kẻ. Tình yêu thiên nhiên là thái độ sòng phẳng của Kẻ Việt đối với Đất, Nước, Cây, Con : có Mua nhiều thì mới được Mùa (“Mua Mua”=Mùa, 0+0=1), Mua bằng đầu tư công sức và tiền bạc mới có được Mùa.Nền nông nghiệp của năm tác nhân Kẻ, Đất, Nước, Cây, Con dưới qui luật “thuận theo Trời” hình thành nên khái niệm Ngũ Hành. Trong văn minh nông nghiệp, Kẻ là chủ tể, rất sòng phẳng với bốn tác nhân kia, chứ không phải là thái độ ăn sẵn như thời nguyên thủy sống bằng hái lượm. Sòng phẳng ấy thể hiện bằng Nuôi bốn tác nhân kia và cả chính than tâm mình: Nuông Cây, Nuôi Con, Nuôi Nuông Đất, Nuôi Nuông Nước, Dưỡng người và than tâm mình (chung nôi khái niệm là: Nuôi=Nấng=Nâng=Niu=Nuông=Nương=Dưỡng). Đối với Đất và Nước thì phải Nuôi Nuông để giữ cho chúng được màu mỡ (Màu Mỡ=Giàu Có) và không bị ô nhiễm. Đối với Con thì phải Nuôi Nấng. Động vật như cá, gà, vịt thường có động tác “Nâng mồi rồi nuốt Xuôi”=Nuối, “0+0”=1. Gia súc gia cầm đều ăn nhiều, nên “Nuối Nuối”=Nuôi, 1+1=0. Thức ăn cho Nuôi gọi là Thức Nuôi (mà không cần phải dài dòng là “thức ăn chăn nuôi”. Đối với Cây thì phải Nuông Nương, vì Cây hấp thụ chậm chạp và đòi hỏi Chìu Chuộng và Nâng Niu (đỡ Cây đổ rạp khi gió lớn), các loại phân bón cho cây gọi chung là Thức Nuông. Đối với người (kể cả thân tâm mình thì phải Dưỡng bằng Thức Ăn. Người=Ngài=Ai=Ăn (“Ăn để mà sống chứ không phải sống để mà ăn”). Người cũng ăn nhiều như động vật, nên “Ăn Ăn”=Ắn, “0+0”=1. Ắn cùng Rỡi với Cắn. Đói thì phải Ắn (ăn nhiều). “Phải Ắn”=Phạn, 1=1+0, chữ Phạn nghĩa là Cơm, vì đói thì cái Phải Ắn nhiều là Cơm. (Người thừa dinh dưỡng thường ăn rất ít cơm). Người ăn còn biết vừa ăn vừa thưởng thức, tức thưởng ngợi các thức ăn, bình phẩm, hàm ơn, nên Ăn=Uống=In=Ẩm=Phẩm=Nhấm=Nhậu=Nhằn=Nhai=Lai Rai. Trong nôi khái niệm này từ In mới là từ gốc đầu tiên. In là đổ đầy cho cái khuôn dạ dày (làm bánh đổ khuôn cũng gọi là bánh In). In dùng chung cho cả ăn và uống. In vốn là của Tày-Thái (dòng Âu Cơ). Chế độ mẫu hệ là có trước nên con biết nói theo mẹ trước, “ăn” nó gọi theo mẹ là In. Năm mươi con theo mẹ lên Rừng, đi về phía Tây tận hết vùng Đoài Miến, lướt “Đoài Miến”=Điện, “1+1”=0, nhiều vùng Điện là “Điện Điện”=Điền, “0+0”=1, tức Vân Nam về sau. (Vân Nam=Việt Nam, từ Việt Nam là có từ thời cổ đại, là tên chỉ địa phương của người Việt phương Nam, QT Tơi-Rỡi diễn biến âm ra vô cùng nhiều địa phương gọi là Việt Nam, song do đã biến âm nên chúng không bị trùng nhau. Ví dụ người Đài Loan gọi Việt Nam là “Oát Lâm”. Oát Lâm=Quát Lâm=Qúi Lâm=Quế Lâm – nơi có cột đồng Mã Viện, vậy Quế Lâm cũng là Việt Nam, căn cứ vào cái biến âm, không căn cứ vào cái chữ đã ghép Ngược là “rừng quế”. Việc lấy từ Việt Nam đặt tên nước là mãi sau này, thời Nguyễn, thay cho Đại Nam, Đại Việt, Đại Cồ Việt… Văn Lang). In là của dòng Âu Cơ, In là từ tổ, vì nó trực tiếp từ cái NÔI tổ mà ra, chữ I là bên Dương (Innegative), chữ N là bên Âm (negative). Nghĩa của In là “ăn uống”, là khái niệm Dương (“Nam thực như Hổ, nữ thực như miu”). Năm mươi con theo Lạc Long xuống biển là dòng Kinh-Mường, từ tổ In của mẹ Âu Cơ đã tách ra từ chi là Ăn riêng, Uống riêng. Đoài Miến vẫn giữ từ tổ là In chung cho “ăn uống”. Người Thái Lan dùng Kin chung cho ăn uống ( giống như Cắn cùng Rỡi với Ăn, Kin cùng Rỡi với In, Rỡi còn mang nghĩa là Ruột Rà, uống nước là “Kin Nam”, ăn cơm là “Kin Khao”, tức ăn Gạo, người Việt gọi là ăn Cơm, người Nhật lại phát âm Cơm là Kô Mê chỉ gạo, nho viết bằng chữ Mễ, người Hán đọc chữ Mễ là “mỉ” chỉ gạo. “In In”= Ỉn, 0+0=1 vẫn nghĩa chung là ăn uống, con lợn nó ăn uống nhiều nên còn gọi nó là con Ỉn, giống lợn Ỉn vùng Quảng Ninh có lịch sử lâu đời hàng vạn năm (người Mỹ mua về Mỹ nuôi trong nhà chung với người sạch sẽ như nuôi chó, vì nó là giống gen quí). Ỉn=Ẩm cũng vẫn là chung ăn uống. Người Việt Đông sau dùng chữ Ẩm 飲 chỉ nghĩa riêng là “uống” (Quan Thoại gọi uống là chữ Hớp 喝 phát âm là “hưa”, vì tộc quan không có âm ngậm). Thức ăn nhiều thì “Thức Thức”=Thực 食, “1+1=0, Thực có nghĩa là rất nhiều thức ăn phong phú. Người Việt Đông sau dùng chữ Thực 食 cho ý riêng là “ăn” (Quan Thoại gọi ăn là chữ Ngật 吃 phát âm là “sư”). Ẩm Thực 飲 食 rất xứng đáng đi kèm với từ văn hóa, là văn hóa ẩm thực, tức “Ăn Uống nhiều Thức”, không thể thay bằng “văn hóa ăn uống” được. Chửi nhau “ăn” nọ ăn kia, không hề có ai chửi “thực” nọ thực kia, vì Thực 食trong tiếng Việt có nghĩa là “nhiều loại thức ăn phong phú”. Ẩm Thực 飲 食 sở dĩ là từ đẹp, lịch sự vì nó là từ gốc của Việt từ thời mẹ Âu Cơ, nó đẹp vì đã qua “gia công” nhiều lớp như đã dẫn ở trên bằng QT của Lãn Miên nêu phù hợp với thuật toán nhị phân (số học nhị phân là do nhà bác học người Đức nêu ra từ thế kỷ 17, sau khi dã đọc Kinh Dịch, ngày nay thì các nhà khoa học nói “ toán nhị phân làm ra tương lai của nhân loại”). “Hầu hết” lại bảo từ Âm Thực 飲 食là “từ Hán- Việt” (Từ điển Yếu tố Hán Việt thông dụng Viên ngôn ngữ , NXB KHXH 1991, trang 19 giải thích Ẩm 飲 là uống, trang 402 giải thích Thực 食 là ăn. Nó chỉ đúng với tiếng Việt Đông ( gọi là Việt ngữ 粵 語 chứ không phải là Hán ngữ 漢 語), không đúng với tiếng Việt Nam. Nếu Ẩm là uống , Thực là Ăn thì “du lịch ẩm thực” đổi lại là “du lịch ăn uống” cho nó “giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt). Người Việt Đông dùng chữ Ẩm 飲 cho ý riêng “ăn”, và chữ Thực 食 cho ý riêng uống, nhưng vẫn hiểu hàm ý Ẩm Thực 飲 食là ăn uống nhiều thức phong phú. Cho nên ẩm thực Quảng Châu nổi tiếng xưa nay. TQ có câu thành ngữ “Ăn Quảng Châu (ẩm thực phong phú), ở Hàng Châu (phong cảnh đẹp, đất Cối Kê xưa, nổi tiếng gái đẹp), chết Liễu Châu (nhiều gỗ tốt đóng quan tài đẹp). Sài Gòn có câu thành ngữ “Ăn quận năm (có thêm ẩm thực phong phú của người Hoa), nằm quận ba ( kiến trúc Pháp đẹp và qui hoạch Pháp phù hợp mật độ dân cư và hài hòa thiên nhiên). VN có câu thành ngữ “Ăn cơm Tàu, lấy vợ Nhật, ở nhà Tây”. Nhưng muốn ở nhà Tây cho đúng nghĩa sướng thì qui hoach phải hiểu tường tận câu Đất Nước Rừng vàng Biển bạc, tức phải ứng dụng Phong Thủy Lạc Việt.
    2 likes
  2. Trừ những học giả Âu Mỹ không biết gì về bản chất của nền văn minh Đông phương. Còn lại đúng là một đám láo nháo. Tinh hoa của nền văn minh Đông phương và những giá trị đích thực của nó không thuộc về văn minh Trung Hoa.
    2 likes
  3. Còn 5 ngày nữa, thày trò xúm xít ăn nhậu để chúc mừng "một ngày như mọi ngày" đã qua đi. Hì. Trên tiệc nhậu sẽ gồm hai chai Mao Đài tửu cao cấp thứ xịn. Nếu uống hết sẽ tiếp theo là chai rượu Tây thứ xin loại của Đại gia dùng làm quả biếu các xếp lớn. Đấy là phần đóng góp của Thiên Sứ - theo lời hứa từ khi Ngày Tân Thế đến trang web này. Hân hạnh được mời.
    2 likes
  4. Kinh Cứu Khổ Nam mô, đại từ, đại bi, quảng đại, linh cảm, quan thế âm bồ tát Nam mô, cứu khổ, cứu nạn, quan thế âm bồ tát. Bá thiên vạn ức phật, hằng hà sa số phật, vô lượng công đức phật. Phật cáo a nan ngôn, thủ kinh đại thánh, năng cứu ngục tù, năng cứu trọng bệnh, năng cứu tam tai, năng cứu bá nạn khổ. Nhược hửu nhân tụng đắc nhất thiên biến, nhất vạn biến nhất hiệp gia ly khổ nạn, tụng đắc. Nam mô phật lực oai, nam mô phật lực hộ, sử nhân vô ác tâm, định nhân thân đắc độ hồi quang bồ tát, hồi thiện bồ tát, a nậu đại thiên vương chánh điện bồ tát.Ma ha tát. Ma kheo, ma kheo, thanh tịnh tuỳ kheo, quang sự đắc tán tụng sự đắt ư, chư vị bồ tát ngự bá a la hán cứu khổ đệ tử tên..... tuổi ...nhất thân ly khổ nạn, tự ngôn quan thế âm bồ tát, bá thiên vạn biến tai nạn tự nhiên đắc giải thoát, tín thọ phụng thành, tức thiết chơn ngôn viết: kim bà, kim bà đế, cầu ha, cầu ha đế ,đà ra ni đế, ni ha la đế, tỳ lê nể đế, ma ha dà đế, chơn lăng càn đế, ta bà ha. Trì tụng kinh này nhiều giúp bạn và gia đình giải thoát tai nạn, bệnh tật, và những khổ nạn, Cầu gì được nấy. Xin truyền bá kinh này nếu ước nguyện thành sự thật. Nam mô cứu khổ cứu nạn Quan thế âm bồ tát! Khi gặp sự nạn các bạn hãy trì chú 9 biến trong 9 ngày sẽ thấy sự màu nhiệm mà ta cảm nhận được.
    1 like
  5. Nhất định thày trò mình sẽ nhậu một trận rùi. Hi. Nhưng với cái "Ngày Tận Thế" toàn cầu này, thì chẳng cần phải chứng minh bằng máy ảnh. Có điều trong trường hợp này, dù tôi có nói sai thì cũng không kịp ...nghe chửi. Nhưng có nói đúng thì cũng chẳng ai khen. Vì rất nhiều nhà khoa học cũng nói như tôi, trong đó có hẳn cơ quan nổi tiếng của Hoa Kỳ là Nasa. Sự khác nhau giữa tôi và các nhà khoa học cùng không tin "Ngày Tận Thế" là: Một số nhà khoa học còn lăn tăn ở sự thẳng hàng giữa các hành tinh và tính xuyên tâm của trục thẳng hàng này. Còn tôi thì - cho dù việc đó có thật - chỉ coi đó là mốc chuẩn không gian để tính cho một chu kỳ vũ trụ.
    1 like
  6. Cháu ít được hưởng Phúc. Trong dòng họ không đông lắm. Họ hang ly tán nhiều .Cháu được cụ Tổ 4 đời đi sau phù hộ. Ngôi mộ này trước khi quy tụ lai được chôn cất nơi đất tốt, cây cỏ rậm rạp. Cháu còn vất vả mấy năm nữa.
    1 like
  7. Có mấy tháng đâu mà đợi không kịp? gái tuổi Thìn chỉ nên cưới trong các tháng 4,5,10,11 al thôi. Tháng Giêng và tháng 3 ko nên cưới vì kỵ theo Lý Học, tháng 2 thì kỵ với chồng.
    1 like
  8. Khoảng tháng 2 hoạc 3 âm, cháu nên mở cửa hàng. Quyết định tháng nào tôi se cho ngày khai trương, mầu sắc biển hiệu, bài cúng khai trương.
    1 like
  9. Nghe "Dị nhân đuổi mưa" luận bàn lý thú "ngày tận thế" 14/12/2012 14:36:56 (Kienthuc.net.vn) - “Tôi từng nghiên cứu về ngày tận thế và đó là một ngày như mọi ngày. 21.12 là ngày đông chí...", ông Nguyễn Vũ Tuấn Anh, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Lý học Đông phương, thuộc Trung ương Hội Nghiên cứu Đông Nam Á - Việt Nam cho biết. Quan niệm sai lầm Trao đổi với Kiến Thức xung quanh những thông tin liên quan ngày tận thế, “Dị nhân đuổi mưa” Nguyễn Vũ Tuấn Anh khẳng định rằng, ngày 21.12 là ngày tận thế theo lịch Maya là không có cơ sở. “Từ lâu tôi luôn khẳng định không có ngày tận thế theo lịch Maya", ông Tuấn Anh nói. “Dị nhân đuổi mưa” Nguyễn Vũ Tuấn Anh lí giải: “Tôi từng nghiên cứu về ngày tận thế, chứ không phải nói hùa theo một số ý kiến. Theo những tư liệu mà chúng tôi nắm được, người Maya chưa bao giờ xác định ngày 21.12.2012 là ngày tận thế. Đó chỉ là ngày kết thúc một chu kỳ thời gian theo quan niệm của họ. Mỗi một nền văn minh đều có chu kỳ lịch của riêng mình. Thí dụ như nền văn minh hiện đại thì chu kỳ lớn nhất là thiên niên kỷ (1.000 năm) hoặc chu kỳ lịch của nền văn minh Đông phương - là đối tượng nghiên cứu của chúng tôi - thì chu kỳ lớn nhất là 25.920 năm. Người Maya tính theo chu kỳ lịch của họ được kết thúc vào thời điểm trên. Đó là một luận cứ để xác định ngày đấy không phải là ngày tận thế mà là "một ngày như mọi ngày". “Từ lâu tôi luôn khẳng định không có ngày tận thế theo lịch Maya" Theo ông Nguyễn Vũ Tuấn Anh, các nhà thiên văn học hiện đại cho rằng, ngày 21.12.2012 là ngày đông chí. Họ cũng xác định rằng, trong ngày này các hành tinh trong Thái dương hệ nằm trên một đường thẳng và đường thẳng này đi qua tâm của dải ngân hà chúng ta. Sự trùng khớp này đã khiến cho nhiều người quan niệm rằng, những hiệu ứng của việc tương tác giữa các hành tinh thẳng hàng sẽ gây xáo trộn môi trường của trái đất và đó là nguyên nhân của những thiên tai khủng khiếp có thể xảy ra. Thậm chí, có những nhà khoa học còn cho rằng, trục trái đất có thề bị đổi chiều bởi những hiệu ứng tương tác nói trên. Tất nhiên nếu xảy ra khả năng này thì sự sống trên trái đất sẽ bị hủy diệt và coi như là ngày tận thế. “Đây là một quan niệm sai lầm. Bởi vì khi xác định một chu kỳ thời gian thì nó phải có căn cứ để khởi đầu và kết thúc một chu kỳ khác với một không gian tương ứng với nó. Bằng một phương pháp toán học đơn giản, chúng ta thấy rằng, chu kỳ của từng hành tinh quay quanh mặt trời, tất yếu nó sẽ có bội số chung để tạo một chu kỳ thẳng hàng cho các hành tinh này, nếu chúng ta lấy hiện tượng chu kỳ thẳng hàng để định vị chu kỳ thời gian - thì có thể nói rằng, chu kỳ này được lặp đi lặp lại nhiều lần so với thái dương hệ. Và chu kỳ này cũng trùng hợp với chu kỳ lịch của người Maya. Điều này càng xác định rõ hơn vấn đề mà chúng tôi nêu ra ở trên về sự kết thúc một chu kỳ lịch của người Maya chứ không phải xác định ngày tận thế”, ông Nguyễn Vũ Tuấn Anh đưa ra lập luận. “Các hành tinh trong hệ mặt trời luôn luôn vận động với tốc độ rất nhanh trong không gian vũ trụ, do đó khoảng thời gian để các hành tinh thẳng hàng chỉ là một khoảng khắc rất ngắn và nó không đủ thời gian để tạo hiệu ứng làm thay đổi môi truờng trái đất. Bởi vậy, luận điểm cho rằng trái đất có thể tận thế vào ngày 21.12.2012 là không có cơ sở”, ông Nguyễn Vũ Tuấn Anh cho biết thêm. Chục tỷ năm nữa Liên quan đến thông tin cho rằng, hàng chục tỷ năm nữa trái đất sẽ đến ngày tận thế, “Dị nhân đuổi mưa” Nguyễn Vũ Tuấn Anh cho rằng rất khó để khẳng định ngày tận thế của trái đất. “Trong nền thiên văn học hiện đại, quan sát sự hình thành và hủy diệt của những ngôi sao trong vũ trụ, nên họ cho rằng đến một lúc nào đó mặt trời cũng sẽ hết năng lượng và nó sẽ nở to ra, khối lượng của nó sẽ bao trùm cả thái dương hệ. Lúc đó, những hành tinh bao quanh hệ mặt Trời, như trái đất của chúng ta, sẽ bị ngập trong một khối lửa khổng lồ. Lúc đó, mọi sự sống trên trái đất sẽ bị hủy diệt. Đây chỉ là một giả thuyết của các nhà khoa học hiện đại, dựa trên sự quan sát trực quan những ngôi sao, để đưa ra một kết luận như vậy....cho hàng tỷ năm sau”, ông Nguyễn Vũ Tuấn Anh bày tỏ. “Tôi nghĩ rằng đây chỉ là một kết luận của kiến thức khoa học hiện nay. Biết đâu sự phát triển của tri thức khoa học trong tương lai, họ lại có một sự hiểu biết khác đi. Và lúc đó, họ lại chứng minh được rằng sự sống trên trái Đất này là vĩnh cửu. Tôi nghĩ rằng, ngay cả khi giả thuyết của các nhà khoa học đúng, thì chúng ta phải chờ hàng chục tỷ năm nữa để chứng nghiệm. Lâu quá! Mới chỉ có vài ngàn năm thôi mà chúng ta đã không biết hết được những gì đã xảy ra trong quá khứ. Thế thì ai dám bảo đảm rằng chuyện xảy ra hàng chục tỷ năm sau sẽ đúng? Cho nên tôi nghĩ, chúng ta hãy trân trọng cuộc sống của chính chúng ta và gìn giữ những gì chúng ta đã có” “Dị nhân” Nguyễn Vũ Tuấn Anh cho biết. Hải Ninh
    1 like
  10. Vợ chồng cùng tuổi thì nặp hợp sinh trai, năm kỵ sinh gái, nếu muốn sinh 2014 hoặc 2014 thì phải sinh con gái. Tuy nhiên tương tác xấu thì vẫn xảy ra, nhưng ko mạnh so với sinh con trai. 2013 Tỵ Hợi trực xung, mạng âm Hỏa (theo Lạc Thư Hoa Giáp) giống cha mẹ nên phá nhau mạnh. 2014 thì mạng con Kim bị cha mẹ Khắc nên sức khỏe sẽ yếu, Hợi và Ngọ lại Tuyệt Nhau. Xung và Tuyệt thì Tuyệt còn mạnh hơn xung. Sau này cha mẹ và con chia ly nhiều khi nhà có sự lại ko gặp được nhau. Vậy đó, chỉ có 2018 là ổn nhất thôi, hoặc giải có thể sinh 2015, ưu tiên con gái rồi đến 2018 lại sinh đứa út là con trai thì tốt đẹp. Thân mến.
    1 like
  11. Hôm nay trên diễn đàn có hội viên Trần Phương đưa lên bài của ngài Chủ tịch nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam – trong đó có đoạn: Những nội hàm của câu này cho thấy mọi vấn đề phải bắt đầu từ sự thức tỉnh của đạo đức, lương tâm. Nhưng suy cho cùng thì những giá trị của đạo đức và lương tâm trong một con người, một dân tộc và cả loài người này không thể tự trên trời rơi xuống. Đó chính là những kết tinh của sự giáo dục và những giá trị văn hóa truyền thống đã hình thành và được lưu truyền trong cả một quá trình lịch sử của dân tộc đó. Tất nhiên, nó phải có cội nguồn văn hóa sử để làm điểm dẫn xuyên suốt cả một quá trình lưu truyền văn hóa sử truyền thống đó. Nhưng cội nguồn văn hóa sử của dân tộc Việt trải gần 5000 năm văn hiến, lại bị một số kẻ tự nhận là học giả, trí thức có học hàm, học vị và quyền lực học thuật phủ nhận, nhân danh khoa học. Nhưng cho đến giờ này, tôi vẫn chưa lý giải được: Sự phủ nhận truyền thống văn hóa sử Việt gần 5000 năm văn hiến nhân danh khoa học có thực chất là khoa học, hay chỉ là một âm mưu chính trị. Nếu thực chất khoa học thì nó phải được có sự công bằng khoa học tối thiểu và những giả thuyết khoa học trái chiều phải có sự biện minh và phản biện công khai. Nhưng từ năm 1992, tất cả các phương tiện thông tin đại chúng trong nước cũng như quốc tế và cả sách giáo khoa, đều không có một thông tin nào đầy đủ về những luận điểm phản biện sự phủ nhận truyền thống văn hóa sử Việt và chứng minh Việt sử 5000 năm văn hiến. Như vậy phải chăng những giả thuyết nhân danh khoa học của những người phủ nhận Việt sử 5000 năm văn hiến là chân lý vĩnh cửu không được phép phản biện? Trong khi chính họ không định nghĩa được khái niệm “cơ sở khoa học ” của họ? Vậy họ nhân danh cái gì để phủ nhân truyền thống văn hóa sử Việt với lich sử trải gần 5000 năm văn hiến? Cũng trong bài viết trên của ngài Chủ Tích nước Công Hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam xác định Đảng và Nhà Nước trong thể chế cầm quyền hiện nay cho phép đóng góp ý kiến xây dựng – thì tôi nhân danh cá nhân – thành thật khuyên các ngài hãy phực hưng lịch sử văn hóa truyền thống Việt của dân tộc Việt – một cách khoa học, công bằng và công khai – như là một việc cấp bách nhất hiện nay. Bởi vì, đó chính là cội nguồn và là cơ sở của những giá trị đạo đức và lương tâm của người Việt – Điều được cho rằng tạo động lực phát triển mạnh mẽ cho dân tộc Việt, trong bài nói trên. Nhân bài của ngài Chủ tịch đăng trên web lyhocdongphuong.org.vn, nên tôi có ý kiến này, nhân danh cá nhân và là ý kiến đến chung với bất cứ ai trong những người có trách nhiệm trong thể chế cầm quyền. Tôi nghĩ rằng việc phục hưng văn hoa sử truyền thống nhân danh khoa học, công bằng và minh bạch trong nước và quốc tế – là trường hợp cụ thể ở Việt Nam – là trách nhiệm của những người đang lãnh đạo thể chế cầm quyền và cũng của bất cứ ai đã và đang, hoặc sẽ lãnh đạo của bất cứ dân tộc nào trên thế giới. Bởi vì, đó là một trong những yếu tố cần thể hiện tính chính thống của một thể chế cầm quyền – nếu xét về mặt chính trị. Cá nhân tôi sẵn sàng chứng minh và phản biện trước những con người được lựa chọn là tinh hoa của các hệ thống tri thức đại diện cho khoa học, chính trị và cả tâm linh, tôn giáo – để xác định nền văn hiến Việt trải gần 5000 năm lịch sử, một thời huy hoàng ở miến nam sông Dương tử chính là chân lý. Hay nói rõ hơn: Việt sử 5000 năm văn hiến, một thời huy hoàng ở miền nam sông Dương tử chính là một bộ phận cấu thành của chân lý tuyệt đối và nó luôn là chân lý trong mọi lĩnh vực tư duy của nhân loại, kể cả chính trị và tâm linh. Tôi xác định rằng: Không có ngày Tận Thế 21. 12. 2012. Nhưng sự phủ nhận những gía trị văn hóa sử truyền thống Việt chính là một thảm họa khiến thế giới này sẽ tan rã trong một tương lai gần. Tôi viết bài này trong ngày Tam nương – một điều kiêng cữ tuyệt đối trong Lý học Đông phương. Là người nghiên cứu Lý học, tôi hiểu rất rõ điều này. Nhưng tôi muốn dứt điểm vấn đề. Cho dù nó có thể rất tai hại với tôi. Thí dụ như bị chết, hoặc tiếp tục với một sức ép nặng nề hơn, theo kiểu hai thằng nhìn vào nhà hai ngày hôm nay....vv..... ============== PS: Bài này đã đăng trên web riêng của Thiên Sứ
    1 like
  12. Nếu thích hợp thì hai cháu cứ ra buôn bán đi. Sang năm hai cháu cũng có biẻu hiẹn khá đấy. Nếu được hỗ trợ về PT nơi cửa hang thì sự thành công càng chắc hơn.
    1 like
  13. Chào bạn Lão Nông, Sau đây chính là bức hình của chú DaoHoa up lên. Nhìn vào bức hình này thì mới biết Đồ Thái cực chính là do bóng của cây xào tạo ra, và củng là do ánh sáng mặt trời. Như vậy chính Thái Dương vẽ ra Đồ Thái Cực sớm nhất, từ khi nó được hình thành và phát ra ánh sáng. Nay nhìn vào hình, thì thấy lưỡng nghi có hình thể như thế là do sự chuyển động của trái đất quanh mặt trời. Vòng quỷ đạo này là hình ellipse có hai tâm, mặt trời thì cư ở một tâm còn tâm kia thì không có hành tinh nào cả. Hai tâm này có phải là một Âm một Dương trong thuyết Âm Dương không? Thân
    1 like