-
Thông báo
-
Nội quy Lý Học Plaza
Nội quy này là bản mở rộng Nội Quy - Quy định của Diễn đàn. Khi tham gia mua bán, các thành viên phải tuân theo những quy định sau: Tiêu đề bài viết: Bao gồm: Chỉ dẫn địa lý, Loại hình Mua/Bán, Thông tin mua bán.
Chỉ dẫn địa lý: Tỉnh/thành nơi mua bán. Hoặc sử dụng định nghĩa có sẵn:TQ: Toàn quốc
HCM: TP Hồ Chí Minh
HN: Hà Nội
[*]Ví dụ: HCM - Bán Vòng tay Hổ Phách Nội dung bài viết: Mô tả chi tiết sản phẩm mua/bán
Bắt buộc phải có thông tin liên lạc, giá Mua/Bán
Bài mới đăng chỉ được phép up sau 03 ngày.
Thời gian up bài cho phép: 01 ngày 01 lần.
Các hành vi vi phạm nội quy này sẽ bị xóa bài hoặc khóa tài khoản mà không cần báo trước.
-
Leaderboard
Popular Content
Showing most liked content on 07/12/2012 in all areas
-
Quán vắng!
Thiên Đồng and 4 others liked a post in a topic by Thiên Sứ
Một giá trị văn hóa truyền thông Việt được quốc tế công nhận. Đó là tin vui. Tuy nhiên, đối với tôi thì nó chỉ giới hạn đến đấy. Điều quan ngại của tôi là: Người ta sẽ tiếp tục trình bảy bản chất thời đại Hùng Vương như thế nào đối với quốc tế. Thời đại Hùng Vương - thời đại mở đầu cho Việt sử gần 5000 năm văn hiến, một thời huy hoàng ở miền nam sông Dương Tử, hay bản thân vua Hùng chỉ là một "pò khun" - nói theo Trần Quốc Vượng - "thủ lĩnh của liên minh 15 bộ lạc" với những người dân "ở trần đóng khố" và địa bàn sinh hoạt chỉ "vỏn vẹn ở đồng bằng Bắc Bộ"? Do đó – với cá nhân tôi – thì việc quốc tế công nhận tín ngưỡng thờ vua Hùng chỉ là viên gạch đầu tiên. Vấn đề tiếp theo là: Thời đại Hùng Vương được hiểu như thế nào với cộng đồng quốc tế. Đấy mới là điều quan trọng không chỉ với cá nhân tôi, mà với cả lịch sử văn hóa dân tộc, trong hiện tại và cả tương lai. Cá nhân tôi, sẽ chính thức đề nghị cơ quan văn hóa Liên Hiệp Quốc tổ chức một cuộc hội thảo khoa học quốc tế về Thời Đại Hùng Vương với sự góp mặt của những học giả đầu ngành ở Việt Nam và quốc tế, một cách minh bạch và sòng phẳng - nhân danh khoa học thật sự. Cá nhân tôi sẽ tham gia hội thảo này với những chi phí tự túc. Nếu tôi được thừa nhận là đúng thì món quà cũng của cá nhân tôi tặng cho cơ quan văn hóa Liên Hiệp Quốc sẽ là "Thuyết Âm Dương Ngũ hành là lý thuyết thống nhất vũ trụ", ngay trong một cuộc hội thảo tiếp theo và trong hội thảo này, những nhà khoa học Việt Nam sẽ do cá nhân tôi mời. Tôi hy vọng rằng: Những nhà lãnh đạo quốc tế và trong nước có trách nhiệm về văn hóa sẽ quan tâm đến đề nghị của tôi.5 likes -
Quán vắng!
Thiên Đồng and one other liked a post in a topic by Thiên Sứ
Nền tảng của nền văn minh toàn cầu đã xuất hiện - Âm trong Âm - Đó chính là phương tiên giao thông và mạng thông tin toàn cầu và những giao dịch kinh tế chống chéo giữa các quốc gia. Theo luận điểm của tôi trong bài viết bàn về "Nguyên nhân sự phổ biến hiện tương tham nhũng" - thì - tất yếu những mối quan hệ xã hội mới đã xuất hiện. Thí dụ: Sự đầu tư của các công ty nước ngoài, mối quan hệ với họ....vv...và...vv. Đây là hiện tương mà thuyết Âm Dương Ngũ hành - nhân danh nền văn hiến Việt, một thời huy hoàng ở miền nam sông Dương tử - xác định với sự phân loại gọi là "Dương trong Âm". Tất yếu những mối quan hệ xã hội này, rất cần một hình tháo ý thức xã hội cho nó. Và khi người ta không nhận thấy điều này thì "sự phổ biến hiện tượng tham nhũng" sẽ xảy ra ở cấp độ toàn cầu như bài viết trên. Tất nhiên, hậu quả của nó sẽ góp phần rất, rất đáng kể cho việc suy đồi đạo đức, bất mãn cuộc sống, tội phạm nảy sinh và cùng với khủng khoảng kinh tế toàn cầu - một hiện tượng báo hiệu sự thay đổi có thể dùng hình ảnh "Lột xác để tiến hóa - sẽ là một kết thúc bi thảm. Vì "Âm thịnh, Dương suy tắc loạn" và vì không phải sự lột xác nào cũng thành công. Luận điểm nổi tiếng nhân danh nền văn hiến Việt "Dương tịnh, Âm động" - phủ định sai lầm trong cổ thư chữ Hán (vốn ăn cắp bản quyền của nền văn hiến Việt, khi nền văn minh này sụp đổ ở nam Dương Tử ), cho rằng" Dương động, Âm tịnh" - không thể giải thích được bản chất sự phổ biến hiện tượng tham nhũng đang xẩy ra và vấn nạn của cả nhân loại. Hình thái ý thức xã hội thuộc Dương tịnh, nên nó chỉ có thể thay đồi khi Âm động - chính là sự phát triển đời sống kinh tế xã hội, và tạo ra các mối quan hệ xã hội mới - từ đó dẫn đến sự thay đổi hình thái ý thức xã hội ở hạ tầng cơ sở, để cân bằng Âm Dương. Sự công nhận trên phương diện quốc tế Việt sử 5000 năm văn hiến - cội nguồn đích thực của Lý học Đông phương - chủ nhân thực sự của thuyết Âm Dương ngũ hành - chính là lý thuyết thống nhất, sẽ là cơ sở để ồn định thế giới trong tương lai, khi cuộc hội nhập toàn cầu hoàn tất. Đó chính là chân lý tiềm ẩn trong lời tiên tri của bà Vanga: "Một lý thuyết cổ xưa sẽ quay trở lại với nhân loại". Nhược đài sư tử thượng. Thiên hạ Thái Bình phong. Sư tử chính là hình tượng của Kỳ Lân, biểu tượng của Hà Đồ phối Hậu Thiên Lạc Việt - nguyên lý căn để đích thực của thuyết Âm Dương Ngũ hành thuộc về nền văn hiến Việt. Đây chính là Lý thuyết thống nhất sẽ quay trở lại trong tương lai nhân loại mà bà Vanga đã nói tới. Tôi sẽ không cố gắng thuyết phục ai cả. Nhưng hệ quả của việc quan tâm để hiểu được vấn đề, hay không sẽ rất khác nhau. "Nếu quả thật có một lý thuyết thống nhất, thì chính nó sẽ quyết định chúng ta tìm ra nó hay không". Nếu quả thật ngân hàng thế giới muốn chống tham nhũng - chứ không phải chỉ đặt vần đề rồi thôi - thì hãy liện hệ với TTNC LHDP. Không phải chúng tôi vô cảm và không muốn giúp các bạn . Nhưng vì chúng tôi không có điều kiện gặp.2 likes -
Bài viết đăng báo Thế giới Gia đình, số 22, 13-6-2012 ============================================ Hình tượng linh thú trong Phong thuỷ Lạc Việt Thiên Đồng - Bùi Anh Tuấn - Thành viên nghiên cứu Phong thủy Lạc Việt Trung tâm nghiên cứu Lý học Đông phương Phải chăng các vật phẩm phong thủy như tượng sư tử, kỳ lân, tỳ hưu…là những vật khí cát tường đều mang đến tài lộc, giàu sang phú quý? Cuộc trao đổi giữa Thế giới Gia Đình và anh Thiên Đồng Bùi Anh Tuấn, thành viên nghiên cứu Phong thủy Lạc Việt thuộc trung tâm nghiên cứu Lý học Đông phương sau đây làm rỏ hơn vấn đề quan tâm. Hỏi: Theo anh như thế nào gọi là vật khí phong thủy tốt? Đáp: Mọi thứ đều có thể trở thành vật phẩm phong thủy hay còn gọi là vật khí phong thủy, theo quan niệm Phong thủy Lạc Việt. Vật khí phong thủy phục vụ cho một trong nhiều phương pháp thực hành của phong thủy mà dân gian thường biết đến và gọi là “trấn yểm” hay “trấn yếm”. Điều kiện đầu tiên cho mọi hình tượng, vật thể phục vụ cho việc trấn yểm là vật nào khí đó, hình tượng đó phải là hình tượng tốt lành và tươi đẹp, đầy tính mỹ thuật và nghệ thuật. Mục đích sử dụng của con người là tốt hay xấu, tùy thuộc vào đó mà việc dùng vật khí phong thủy để trấn yểm sẽ có hiệu quả tốt – xấu. Tuy nhiên, đôi lúc cũng là vật khí phong thủy mang hình tượng tốt, cát tường, nhưng do thực hiện không đúng phương pháp chuyên môn nên hiệu quả mang lại là tiêu cực, phản tác dụng. Giống như bệnh đau bụng mà cho uống nhân sâm thì bệnh nhân…hết cứu. Do vậy vật khí phong thủy tốt hay xấu là do mục đích người sử dụng và phải vận dụng đúng phương pháp của chuyên môn. Rồng thời Lý, hình tượng tốt theo Phong thuỷ Lạc Việt Hỏi: Hiện nay có hiện tượng rất phổ biến là nhà riêng cơ quan làm việc đều vận dụng phong thủy bằng cách bố trí tỳ hưu, sư tử…trong nội thất, trước cửa nhà, trước mặt tiền nhà, có phải đây là hình tượng hoàn toàn tốt hay không và anh nghĩ sao về hiện tượng này? Đáp: Không những nhà riêng và cơ quan mà việc để sư tử, tỳ hưu mà đền chùa, miếu mạo cũng để sư tử hay tỳ hưu. Đó là do sự kém hiểu biết về văn hóa Việt hoặc tâm lý sính ngoại chạy theo phong trào như chạy theo mốt, dẫn đến những nét lai căn, bất cập giữa truyền thống và ngoại lai, tạo nên những bi hài cho không gian văn hóa nước nhà. Và cũng như thế, đối với nhà riêng và cơ quan làm việc, do vận dụng không đúng phong thủy mà vẻ mỹ quan kiến trúc trở nên hợm hĩnh, tạp nham và tạo thêm yếu tố tiêu cực tiềm ẩn khi vận dụng không dúng cách đối với những vật khí phong thủy như sư tử, kỳ lân, tỳ hưu, long quy…Rất nhiều cơ quan, công ty luôn gặp những rắc rối, trì trệ hay thậm chí dẫn đến nguy cơ về kinh tế, đều có sử dụng tượng sư tử hay tỳ hưu trấn hai bên cổng chính hay cửa chính của cơ quan. Mặc dù hình tượng sư tử, kỳ lân, tỳ hưu không phải là yếu tố quyết định cho sự thành bại, không phải là yếu tố duy nhất ảnh hưởng mà chỉ là yếu tố tham gia trong nhiều yếu tố tương tác còn lại khác nhưng nó cũng mang tiềm ẩn những yếu tố tiêu cực khởi phát. Do vậy tượng sư tử,kỳ lân, tỳ hưu…vẫn chưa phải là hình tượng hoàn toàn tốt theo quan niệm Phong thủy Lạc Việt. Hỏi: Vậy thì hình tượng sư tử, tỳ hưu được sử dụng trong trường hợp nào? Đáp: Tượng sư tử, kỳ lân và tỳ hưu được dùng làm linh thú trấn đại môn của cung điện, dinh thự nhà vua hay vương quyền hoặc thấp hơn là đại môn dinh phủ của quan cấp phủ, tương đương ngày nay là quan cấp tỉnh thành. Bởi, đây là những hình tượng biểu trưng cho sức mạnh quyền lực, quyền uy thuộc Dương, nhưng hình ảnh dữ dằn, đầy sát khí thuộc Âm nên phù hợp nơi quyền lực và quan trường mà không phải là hình tượng để mong cầu tài lộc hay giàu sang phú quý. Riêng tỳ hưu với quan niệm như một mặc khải rằng, đây là một linh thú chỉ ăn vàng bạc, kim ngân, của cải mà không bao giờ “thải ra” thì đó là một biểu nghĩa trái quy luật Âm Dương, bởi theo quy luật này thì trong thế giới không có gì hoàn toàn thuần Âm hay thuần Dương. Mọi thứ đều phải tuân theo quy luật Âm Dương, có vô tức phải có ra, có đầy thì phải có vơi, do đó hình tượng tỳ hưu là một hình tượng của sự bế tắt, không phát triển, theo quan niệm Phong thủy Lạc Việt. Tựu chung, tượng sử tử, kỳ lân, tỳ hưu không phù hợp cho việc bố trí theo phong thủy đối với tư gia, cơ quan làm việc, cơ sở kinh doanh tư nhân hay nhà nước nói chung mà chỉ phù hợp cơ quan cấp tỉnh thành trở lên hoặc nếu là dinh thự cá nhân thì gia chủ phải có cấp bậc tướng trở lên, đó gọi là hợp mệnh. Và tỳ hưu, do tính chất bế tắt của hình tượng sẽ không là hình tượng tốt để dùng. Đôi nghê thời Lê, thế kỷ XV Hỏi: Trong văn hóa dân gian Việt Nam có hình tượng nào tương tự như hình tượng sư tử, kỳ lân hay tỳ hưu hay không? Đáp: Có. Đó là con Nghê. Con nghê mang tính chất thuần Việt. người dân thường cũng hay gọi là con chó đá. Con Nghê thuần Việt trông hiền hòa mang đậm tính cách Việt hơn, cũng có bờm, vây, đầu có sừng, lông có xoáy âm dương hoặc vẩy rồng, miệng đôi khi ngậm ngọc, đôi khi đeo lục lạc, chân có mống vuốt và hý cầu…tuy đầy vẽ hùng mạnh uy nghiêm nhưng rất hiền hòa và hình tượng tạo hình cũng rất thanh thoát nhẹ nhàn thân thiện, hình tượng này được trưng ở nơi thờ tự đình chùa hay miếu mạo, ngoài ra không dùng (và cũng không nên dùng) cho trường hợp nào khác. Xin cảm ơn anh về một cuộc trao đổi bổ ích này!1 like
-
2 câu trên không phải là câu hỏi.1 like
-
BÂY giờ mới chịu nhận giờ DẦN mệnh liêm tham tại Hợi sao ?/ TRƯỚC ĐÂY CHẮC ĐI xem thầy nào mới cho là mệnh Thái âm ,tôi có nhiều cách chứng minh là giờ Dần nhưng thấy thái độ ngạo mạn và vô lễ ăn nói trịch thượng nên không giải ,may nhờ anh Loc coc tu giải cho nhưng đừng mà vội mừng số nầy không giáu được đâu ,chỉ có cái vỏ bề ngoài .1 like
-
dạ thật có duyên khi được gặp chú :) chúc chú mạnh khỏe :) cámơn chú rất nhiều :) vì bấy lâu nay cháu luôn nghĩ mình thuộc lá số giờ tuất ! giờ thì cháu không còn bâng khuân nữa :) cháu thấy lá số cháu có tả phù hữu bật quyền lộc tử phá hội hợp ! như vậy là rất tốt hã chú ! ko lẽ cháu sau này giàu tới vậy sao lúc đó cháu muốn cám ơn chú thì cháu phải liên lạc thế nào đây :D chú ở hcm hã chú :)1 like
-
Nhiều
hoctronho liked a post in a topic by Lãn Miên
Dạo kỷ niệm nghìn năm Thăng Long thấy truyền thông đưa câu “Hà Nội-Thăng Long-thành phố Rồng Bay”, có cả biểu ngữ. viết như vậy. Có lẽ người ta hiểu từ Thăng Long theo kiểu dịch Hán tự chữ Thăng Long, nhưng lại dịch sai chữ Thăng là Bay, vì Rồng Bay nói theo Hán ngữ thì là Phi Long 飛 龍 chứ không phải là Thăng Long, Thăng Long 升 龍 hiểu theo Hán ngữ là Rồng Lên. Nhưng mình người Việt thì cứ theo Việt mà hiểu, Thăng Long 升 龍 nghĩa là Lên Rồng, nghĩa bóng là hóa rồng tức lên phát đạt giàu mạnh và văn minh. Đó chính là ước mơ của Lý Công Uẩn khi ông thấy trong giấc mơ là từ thành Đại La có con rồng đang lên. ( Trời=Trên=Lên=Then=Thiên=Thăng=Thượng) . Cũng do hiểu theo kiểu dịch chữ từ ngữ pháp đã bị Hán hóa nên người ta lại giải thích vịnh Hạ Long下 龍 là vịnh “Rồng Xuống” (nếu nói ý Rồng Xuống thì Hán ngữ gọi là Giáng Long). Thực ra theo cách hiểu xưa của người Việt thì Hạ Long nghĩa là “Đẻ nhiều Rồng” vì từ Hạ nghĩa là Đẻ. Khi người Việt nói Đẻ con hay Sinh con là nói cái việc đẻ một lứa con (lứa là do lướt “Lần Đứa”=Lứa, nghĩa là lần thì một lần ấy nhưng có thể ra một đứa hay hai đứa hoặc nhiều đứa cùng lúc), nhưng hỏi “sinh hạ” được mấy con tức là hỏi về “nhiều” nên đã dùng từ đôi Sinh Hạ, mà nguyên nghĩa của từ đôi thì hai từ đồng nghĩa đó ghép với nhau để nhấn mạnh “nhiều” cho cái ý của chúng, từ đứng sau bao giờ cũng mang ý “nhiều” lại cho nhấn mạnh ý của từ đứng trước. Cho nên Hạ có nghĩa là “đẻ nhiều”. Nhưng Hạ=Rạ=Rớt, nên đứa con đầu gọi là con So, còn những đứa con sau đều gọi là con Rạ (Rạ mang ý là đẻ nhiều nữa sau khi máy đã thành công đẻ được đứa con đầu, tự nhiên thì đẻ hết trứng mới thôi hoặc đẻ đến khi máy không đẻ được nữa thì thôi, đó chính là Rạ=Hạ nghĩa là đẻ nhiều, nhiều đây là nhiều lần đẻ, mà dùng cho gà vịt thì người ta hay dùng từ “Rớt trứng” hoặc “Rớt hột”. Ước mơ Lên Rồng cho đất nước của vua Lý cách nay nghìn năm cũng giống như ước mơ lên rồng của chúng ta ngày nay cho bằng vai với “bốn con Rồng mới nổi ở châu Á” là Hồng Kông, Đài Loan, Hàn Quốc và Singapo, mà để Lên được Rồng thì nguyên nhân chính lại không phải là tài nguyên tự nhiên mà là con người. Người Việt từ trong ngôn từ đã hiểu điều đó cách nay vạn năm, đó là từ Con Đỏ = Con So là con đầu tiên, tức yếu tố con người là cái cần qúi trọng đầu tiên để có thể làm nên tất cả. Trong lịch sử, xã hội nào “Vùi Con Đỏ xuống dưới hầm tai vạ” (Bình Ngô đại cáo – Nguyễn Trãi) thì không Lên Rồng được. (Từ “Con Đỏ” là từ cổ xưa, nay ta dùng là từ “Nhân Dân”, là từ đôi nhưng ghép theo kiểu Hán ngữ, nếu ghép theo kiểu Việt thì là Dân Nhân, tương thuận như Con Đỏ, vì Nhân còn mang ý là “đầu tiên” như Đỏ: Đỏ=So=Nhỏ=Nhân là cái Nhân của hạt cây, nó bé tí nhưng là nhân tố đầu tiên để mọc ra cái cây. Mà thành ngữ xưa nói “Trồng người như trồng cây” và “Dụng nhân như dụng mộc”) Tại sao Đỏ=So=Sơ=Thơ lại mang nghĩa là đầu tiên? Vì mỗi đầu tiên của một ngày , người Việt thấy mặt trời từ từ lên (khi đó nhìn nó hoàn toàn màu đỏ), đó là quá trình Blơi = Ló = Đỏ = Tỏ = Rõ = Rực = Nực = Nhức = Nhật = Nhoáng = Choang = Chang-Chang = Sáng = Náng = Nắng = Nướng = Dương ( vùng Bắc Trung Bộ phát âm từ Nướng là “Náng”), đó là ánh dương sáng choang. [ Ngắn gọn thì so sánh hai nôi khái niệm đối nhau: Nước=Nậm=Âm // Dương=Nướng=Nắng là do cặp đối Nước/Nắng như là Đất/Trời để thấy rằng thuyết Âm/Dương là bản quyền của người Việt; và các dân tộc thuộc nhóm ngôn ngữ Kinh (dùng từ Nước) với các dân tộc thuộc nhóm ngôn ngữ Tày Thái (dùng từ Nậm) là con cùng một mẹ Âu Cơ, vốn là cùng chung một Nước Văn Lang xưa “bắc giáp Động Đình Hồ, tây giáp Ba Thục, đông giáp Đông Hải, nam giáp Hồ Tôn” như sử thư ghi]. Quá trình để có được Ánh Dương Sáng Choang cũng giống như quá trình của Lên Rồng. Yếu tố con người là yếu tố quyết định cho Lên Rồng thì con người đó phải là con người hướng thiện như Đạo dạy (từ Đạo 道 là do lướt “Đầu Gạo” = Đạo là cái đầu nhân gạo của hạt cây để mọc lên mầm mà thành cây, nho viết chữ Đạo 道bằng ghép chữ Đi 辶với chữ Đầu 首, cũng nghĩa như lướt “Đi 辶 Đầu 首” = Đạo 道). Người Việt cổ đại quan niệm con người được sinh ra từ một giọt máu đầu tiên (“Một hòn máu Đỏ nên người”) và một cái Đỏ ấy có thể thành tốt có thể thành xấu tùy theo suy nghĩ, luôn nghĩ tốt tức luôn hướng thiện sẽ thành người tốt, nên người mẹ khi còn mang “hòn máu Đỏ” trong bầu đã luôn nghĩ con mình sẽ khỏe mạnh, thông minh, giỏi giang, để suy nghĩ ấy gieo vào tiềm thức đứa con từ khi còn là bào thai (đó là ý tứ của câu thành ngữ Việt “Dạy con từ thủa còn thơ”). Gieo gì gặt nấy, tức cho gì được nấy, cho thời gian thì được thời gian, cho tiền thì được tiền, cho cái trấn áp suy nghĩ sang người khác thì cũng được Vũ Trụ cho lại chính mình cái trấn ấp suy nghĩ tức là mình sẽ chẳng nghĩ ra được gì là sáng tạo tự do của mình cả, chỉ loay hoay múa gậy trong bị mà thôi (ngẫm câu “Không có gì quí hơn độc lập, tự do” của Bác Hồ, là khuyên mỗi con người phải độc lập tự do trong suy nghĩ của mình để luôn hướng thiện, gieo vào tâm thức mình cái tốt để thành năng lượng của thành công). Do mỗi cá thể đều có thể thành tốt hoặc xấu nên những cặp từ đối nguyên thủy cổ xưa đều là đồng âm, chỉ có chữ nho phải vẽ biểu ý khác nhau để phân biệt chúng mà thôi. Ví dụ một từ “Đỏ” nghĩa là “người”, hay là cái đầu tiên tạo nên tính nết con người, sẽ theo QT Nở mà cho ra cặp từ đối Đạo/Đạo (tương đương cặp Xấu/Tốt dùng về sau) trong đó xấu là Đạo 盜( của “đạo tặc”, chữ Đạo 盜 này nghĩa là ăn cắp; tham nhũng là chỉ ý ăn cắp của công, từ một xu đến trăm ngàn tỷ, như nhau); và tốt là Đạo 道 (của “đạo đức”, chữ Đạo 道 này nghĩa là đi đầu). Hoặc từ Lửa theo QT Nở mà sinh ra cặp từ đối Liệt/Liệt (tương đương cặp Yếu/Mạnh dùng về sau), trong đó yếu là Liệt 劣 (của “bại liệt”, “thân bại danh liệt”, chữ Liệt 劣 này nghĩa là yếu, viết biểu ý bằng ghép chữ Thiếu 少 và chữ Sức 力. Chữ Liệt 劣 này sinh ra từ dính Leo-Lét chỉ ngọn lửa yếu); và mạnh là Liệt (của “oanh liệt”, chữ Liệt 烈 này nghĩa là Mạnh, viết bằng ghép âm “liệt 列” mượn của từ dính La-Liệt nghĩa là nhiều, to (do từ Lớn theo QT Nở mà nở ra từ dính La-Liệt) với chữ Hỏa 灬 nghĩa là Lửa. Chữ Liệt 烈 mang biểu ý “lửa lớn” này sinh ra từ dính Lẫy-Lừng, chỉ ngọn lửa mạnh đang cháy lan rộng ra). Các từ ghép bằng chữ nho như Bại Liệt 敗 劣, Oanh Liệt 轟 烈 mà người ta gọi là “từ Hán Việt” , truy ra nguyên gốc đều là từ Việt cổ. Quay lại Thăng Long là ước mơ Lên Rồng, để lên được thành rồng thì yếu tố chính để tạo nên thành công là con người hướng thiện. Không có cái đó thì sẽ tụt hậu tức đang Rồng xuống Rắn, đang Rắn xuống Dẫn 蚓 (Hán ngữ dùng chỉ con giun), đang Dẫn 蚓 xuống Dĩn (loài ký sinh cắn hút máu động vật), đang Dĩn xuống Giun, đang Giun xuống Trùn, đang Trùn xuống Trùng 蟲 , đang Trùng xuống Sùng (đục khoét củ khoai lang), đang Sùng xuống Sâu (như chủ tịch nước Trương Tấn Sang nói: “Vài con sâu rồi thành cả bầy sâu thì đến chết cái đất nước này”) Cổ xưa hàng vạn năm trước, người Việt là dân nông nghiệp trồng trọt đầu tiên của nhân loại, nên họ quan niệm một cái cây cũng như một con người, cũng có hồn, cũng có mọi nhu cầu, cũng cần được chăm sóc. Quá trình từ hạt nẩy thành cây là từ cái gạo của hạt nảy ra cái mầm đâm đất mà lên, từ mềm thành cứng, đó là quá trình sinh ra mầm và lên thành cây như sau: Gạo=Đạo=Đủ=Vũ=Võ=Nhỏ=Nhã=Nhú=Mu=Mầm=Mềm=Chêm=Chạc=Chắc=Châm=Đâm=Đứng=Chững=Cứng=Cứng-Cáp=Cường , đến Cường thì rõ ràng là đã trưởng thành Chững Chạc rồi. (Đó là nếu biết chọn giống lấy hạt Chắc. Nếu chọn nhầm phải hạt Lép thì sẽ có hậu quả xấu: Lép=Lỗi=Tội=Ôi=Yếu=Ỏi=Còi=Còi-Cọc. Cặp từ đôi đối Còi Cọc // Cứng Cáp). Những từ như Nho Nhã, Nhã Ngữ (Nhã Ngữ mà Khổng Tử từng nói là của nền văn minh hơn hẳn của phương nam để phương bắc học tập) đều ra từ cái nôi này, đặc trưng cho tính mềm mại của dân nông nghiệp trồng trọt, không phải la hét dữ dội khi dồn đuổi mục súc trên đồng cỏ chăn thả, nên giọng nói Việt được các học giả TQ nhận xét là chất giọng “nhu hòa” tức mềm mại như lời ca mượt mà, không có phụ âm nào phát ra bật mạnh.Từ Mu trong nôi này cũng mang nghĩa “đầu tiên” vì là sự đang phồng lên của cái mầm, nên có thuyết “Lục địa Mu”. Nôi này cũng cho thấy trẻ con cũng giống như cái mầm cây, nó đã tự biết luyện võ và vũ từ khi còn là bào thai. Nôi này cũng cho thấy tại sao người Nhật và người Hàn lại dùng từ Đạo thay vì dùng từ Võ, vì những từ đó là cùng nôi khái niệm “để cho sự lớn lên”. Tê Won Đô tiếng Nhật viết bằng ba Hán tự là Thủ Không Đạo 手 空 道 tức võ tay không, nhưng Tê Won nghĩa là Tay Vắng (tiếng Nhật đọc chữ Thủ 手 là “Tê” theo âm Nhật nghĩa là “Tay”), chữ Vắng là do đọc lướt từ đôi “Vô chăng” = Vắng (thanh điệu đúng qui tắc toán nhị phân là 0+0=1). Tay Vắng Đạo là Võ Tay Không. Dùng chữ Won = =Vắng = Vô Chăng , Vô Chăng là từ đôi, để nói ý phân bua rằng cả hai tay đều không cầm vũ khí gì. Ai Ki Đô thì người Nhật viết bằng ba Hán tự là Hợp Khí Đạo 合 氣 道. Còn Ka Ra Tê Đô thì Hán ngữ dịch là Nhu Đạo Thuật , nhưng Ka Ra = Nhã= =Nhu; Tê=Tay (tiếng Nhật); Đạo = Đô = Đọ = Võ = Vũ; đều từ gốc Việt hết, tiếng Việt có từ ghép Đô Vật, còn từ “Đọ” nghĩa là “so hơn”. Núi Đọ ở Thanh Hóa, giữa đồng bằng ven biển, cái tên gọi của nó đã cho nó cái nghĩa là so hơn tất cả về cái cao của nó, ở giữa đồng bằng bên bờ biển, nó To và Thò lên trời, lên đó tha hồ mà ngắm mặt trời mọc: Đọ=To=Thò=Thái=Chái=Cháy. Khảo cổ học đã chứng minh là nền văn minh lúa nước sớm nhất là từ văn hóa Hòa Bình vạn năm trước. Việt tộc đã men theo bờ biển lên phía bắc vào các cửa sông (hạ du) như Dương Tử, Hoàng Hà, ngược sông về phía tây ( đến trung du như “tây giáp Ba Thục”) khai thác các đồng bằng ven sông để trồng lúa, phía bắc ven biển đến tận Sơn Đông TQ ngày nay, tại Sơn Đông thì núi Đọ khác mới hơn đã được gọi là núi Thái (Thái Sơn), là ngọn núi cao ven biển để lên đó ngắm mặt trời đang mọc tức đang Cháy Đỏ. Chữ Việt 粤 theo Đỗ Thành blog Nhạn Nam Phi giải thích nó gồm chữ Thái 采 nghĩa là “nắng cháy” lồng trong chữ Vuông 口 nghĩa là “mảnh ruộng” (Hồng=Rộng=Ruộng=Vuông=Văn, tiếng Quảng Châu đọc chữ Văn là “mảnh”, còn tiếng Triều Châu đọc chữ Văn là “vuông”, từ đồng nghĩa: văn bằng = mảnh bằng; Văn Lang nghĩa là Rộng Lớn, Hồng Bàng cũng nghĩa là Rộng Lớn, vì Lớn=Lãnh=Lang=Bàng ). Phía dưới chữ Thái trong Vuông là hình cong của cái cày, thành chữ Việt 粤 . Cái âm “thái” của chữ Thái 采, nghĩa là cháy, là ánh nắng, về sau được ghi lại bằng chữ Thái 太 chỉ Thái Dương 太 阳 nghĩa là mặt trời, nhưng cái âm “Thái Dương” nguyên gốc nó là “Cháy Nắng” vì Cháy=Chái=Thái, Nắng=Nướng=Dương. Chữ Thái Sơn cũng có nguyên gốc là Cháy Son, vì Pnom=Non=Hòn=Son=Sơn=San, mà Cháy Son còn có nghĩa là Cháy Đỏ, như nhìn thấy mặt trời khi nhú lên. Câu ca dao Việt “Công cha như núi Thái Sơn, nghĩa mẹ như nước Sông Nguồn chảy ra” cũng nói lên được Việt tộc đã từng ở những đâu: Cha=Ta=Tía; Sông Nguồn tức Nguyên Giang 沅 江, hạ du của nó cùng với trung hạ du Phong Giang vùng Động Đình Hồ ở Hồ Nam TQ thuộc thủy hệ trung du Trường Giang. [ Ở Việt Nam không có dòng sông nào tên là sông Nguồn, nên chữ Sông Nguồn cổ xưa từ Hồ Nam về sau đã bị nói sai thành “trong nguồn”, tương tự về âm nhưng cũng thấy là sai mẹo, thường người ta nói là “trên nguồn” khi chỉ đầu dòng của con sông. Phục nguyên chữ Sông Nguồn trong câu ca dao trên là của GS Bùi Văn Nguyên ĐHSP HN viết trong cuốn “Việt Nam cội nguồn Bách Việt” của ông, sách xuất bản năm 1986, nay tìm các hiệu sách không còn thấy bán và cũng chưa từng thấy được tái bản. Phục nguyên chữ Thái Sơn là Cháy Son thì câu ca dao trên viết lại là “Công cha như núi Cháy Son, nghĩa mẹ như nước Sông Nguồn chảy ra”. Núi Cháy Son có nghĩa là Núi Đỏ = Núi Đọ, nó cao hơn tất cả (Đọ) nơi đồng bằng ven biển, nó là Đỏ tức là đầu tiên, là vị trí đầu tiên khi người Việt cập thuyền từ biển vào bờ, vì cao và sát biển nên nó là vị trí cho người đầu tiên nhìn thấy mặt trời mọc khi đứng trên đỉnh núi. Phục nguyên bài “Việt nhân ca” , có từ thời nước Sở, của Đỗ Thành còn cho thấy 2800 năm trước ở Triết Giang dân cư nói như nguời Kinh ở Việt Nam ngày nay nói. Còn Thuyết Văn Giải Tự của Hứa Thận viết cách nay 2000 năm ( nay có sẵn trên mạng internet : 《在线说文解字查询 tại tuyến Thuyết Văn Giải Tự tra tầm》) thì cứ phát âm như tiếng Việt mà “lướt” thì trúng, còn phát âm như Hán ngữ hiện đại mà “thiết” thì trật ] . Tóm lại, nếu muốn “giải tự” cách quê mùa, tức rất Việt, theo kiểu Lãn Miên, thì không cần phải mất công sao lục “tầm chương trích cú” từ các cổ thư của Tàu. Chỉ cần công nhận QT Tơi-Rỡi trong tạo từ Việt (hay là để biểu đạt sự diễn biến của từ Việt mà Lãn Miên phịa ra) là đúng, thì trong bài này quay lại chữ Nhiều ở đầu bài, mà Việt nho viết bằng chữ Nhiêu饒, sẽ giải thích được tại sao chữ Văn 文 thì người Quảng Châu (của đất Văn Lang xưa) lại đọc là “Mảnh”, còn người Triều Châu (của đất Văn Lang xưa, ở bắc Quảng Đông giáp Phúc Kiến) lại đọc là “Vuông”: Vuông /Tròn là hình ảnh của cặp “tượng đài” Bánh Chưng dưới, Bánh Dầy trên (như cặp tượng đài bằng đá Yoni dưới, Linhga trên ở thánh địa Mỹ Sơn), tượng trưng cho Đất/Trời theo cấu trúc Âm/Dương. Vuông mà Vuông Lắm tức Vuông Nhiều, viết là Vuông Nhặn, vì thay tơi “Nh” của Nhặn cho cùng với tơi “V” của Vuông để được từ dính Vuông-Vắn để nhấn mạnh cho ý Vuông là Vuông Lắm, rồi nhấn mạnh nữa bằng từ láy thì Vuông-Vắn = Vuông Vằn-Vặn = Vuông Vành-Vạnh, có nôi khái niệm: Vuông=Văn=Vắn= Vằn-Vặn = Vành-Vạnh = Mảnh ( Mảnh là cách đọc chữ Văn 文 của tiếng Quảng Châu). Trời=Tròn, nhưng Tròn Lắm = Tròn Nhiều = Tròn Nhặn, rồi thay tơi “Nh” của nhặn cho cùng tơi “Tr” của Tròn thì được từ dính Tròn -Trặn nhấn ý cho Tròn. Người Kinh Đô nói giọng chải chuốt nhẹ nhàng hơn nên thường làm mềm các âm cứng, bởi vậy họ phát âm Trăng là Giăng, Trời là Giời, Tròn là Chòn, nên Tròn Trặn phát âm là Chòn Chặn, rồi nhấn ý bằng từ láy là Chòn Chằn-Chặn. Mặt trời, mặt trăng và trái đất đều là Tròn cả, tức luôn Còn mãi mãi ( Tròn=Còn). Nhưng trái đất khi được đại diện bằng chữ Vuông 口, tức là khi loài người đã biết làm Ruộng (Ruộng=Vuông), tức đã bắt đầu khai thác bề mặt trái đất vì nhu cầu của con người. Vuông ám chỉ trái đất chỉ là ám chỉ “trái đất đã có sự khai thác của con người”. Càng ngày sự khai thác trái đất càng quá đi thì trái đất có thể đến lúc sẽ bị hủy diệt tức Mất, khi đó “Vuông Mất” = Vất. Do cặp đối Vuông/ Tròn bao giờ cũng cặp kè với nhau nên người ta nhấn cái ý “cặp kè” (theo lý Âm Dương là “ta với mình tuy hai mà một”) bằng cách nói lồng ngược là “Vuông chằn - chặn, Tròn vành - vạnh”. Cũng do giọng nói cố chải chuốt cho mềm mại của người Kinh Đô nên ở đất Kinh Bắc, quê hương giọng hát quan họ mượt mà, mới có câu ca quan họ chơi chữ tuyệt đẹp là “Giời bao nhiêu tuổi giời già, Giăng bao nhiêu tuổi gọi là giăng non”. Trời và Trăng thì đều là già như nhau vì bao giờ cũng Còn như Càn, nhưng Trời thì ngày nào cũng thấy tròn, nên gọi là Giời Già, còn trăng trong tháng thì khi tròn khi khuyết , trăng khuyết gọi là trăng non, từ Giăng Già đã được nho viết thành từ văn học đẹp đẽ là Hằng Nga 姮 娥, (Giăng Già = Hằng Nga), Nga 娥 là ví trăng như người con gái đẹp, Hằng 恒là liên tục mãi mãi ( do lướt câu cổ “Hồn gửi cung Trăng” = Hằng, nên chữ Hằng 恒 có bộ Tâm 忄 chỉ tâm hồn, hồn là cái người xưa quan niệm nó còn mãi mãi cả sau khi xác đã không còn, để hợp với từ Hằng Nga 姮 娥 chỉ Giăng Già thì nhà nho đã đổi cái tơi là bộ Tâm 忄 thành cái tơi là bộ Nữ 女 cho chữ Hằng 姮 của Hằng Nga 姮 娥, người Việt vẫn gọi cách thi vị Trăng là chị Hằng Nga, thường gọi tắt là chị Hằng. Giăng Già = Hằng Nga 姮 娥 là chữ nho Việt. Hán ngữ gọi Trăng là Nguyệt 月(phát âm là “yue”) và gọi thi vị là nàng Nguyệt Nga 月 娥. Chữ Hằng Nga 姮 娥 là chỉ lúc trăng tròn sáng tỏ, đẹp rạng rỡ như khuôn mặt người con gái dậy thì (còn gọi là tuổi trăng rằm), là lúc trăng “Rõ Lắm” = Rằm (đúng QT Thanh điệu theo toán nhị phân là 0+1=1), ngày lúc ấy gọi là ngày Trăng Rằm hay gọi tắt là ngày Rằm.1 like -
Theo kinh nghiệm bản thân thì bạn nên đưa ra những câu hỏi,vấn đề quan tâm cụ thể thì dễ được các bác tư vấn hơn.Hỏi chung chung thế này khó lắm. Thân mến.1 like
-
Lý giải chuyện 'trai mùng một, gái hôm rằm' Dân gian thường nói "Trai mùng một, gái hôm rằm. Nuôi thì nuôi vậy nhưng căm dạ này" để chỉ những đứa trẻ sinh ngày mùng một và ngày rằm có tính khí khác thường, khó nuôi. Tiến sĩ Nguyễn Ánh Hồng, giảng viên khoa Văn hóa phát triển, Học viện Báo chí và Tuyên truyền kể câu chuyện về người em gái của bà chào đời đúng đêm rằm năm 1974. "Các cụ vẫn bảo trai mùng một, gái hôm rằm, nghiệm từ em tôi mà ra thì thấy đúng là tính khí em ấy rất bướng bỉnh, mạnh mẽ, quyết liệt. So với tiêu chuẩn của con gái thì em tôi thừa nam tính", bà nói. Nhiều năm làm công tác nghiên cứu, giảng dạy về văn hóa, đặc biệt là văn hóa dân gian, bà Hồng cho biết, lâu nay, người ta vẫn nhầm tưởng việc sinh con trai vào ngày mùng 1 âm lịch, con gái sinh vào ngày rằm (15 âm lịch) đều "khó nuôi", tính khí khác người, nhưng sự thực hoàn toàn không phải vậy. Tiến sĩ Nguyễn Ánh Hồng. Ảnh: Kienthuc."Điều đó chỉ áp dụng cho trẻ sinh vào ban đêm chứ không mấy tác dụng đối với việc trẻ sinh vào ban ngày. Người ta cứ đánh đồng để tăng thêm sự hồ nghi, ly kỳ cho những người sinh ra vào hai ngày này", bà Hồng nhấn mạnh. Lý giải điều này, bà Hồng cho hay: "Văn hóa phương Đông vẫn tồn tại những câu chuyện bí ẩn về việc ma cà rồng xuất hiện cùng chu kỳ của mặt trăng. Ngày mùng 1 là bắt đầu cho một chu kỳ mới, ngày 15 trăng sáng nhất lại đánh dấu chu kỳ tiếp theo là trăng mờ dần. Vì thế người ta gắn câu chuyện này vào những người được sinh ra trong hai đêm đó để tăng thêm tính huyền bí". Tiến sĩ Vũ Thế Khanh, Tổng Giám đốc Liên hiệp Khoa học Công nghệ Tin học ứng dụng (UIA) lý giải mối quan hệ giữa việc con trai sinh đêm mùng một, con gái sinh đêm hôm rằm trên cơ sở sức hút của mặt trăng với thủy triều. Theo đó, sức hút của mặt trăng theo âm lịch, mặt trời theo dương lịch. Sức hút của mặt trăng gây ra trạng thái "thủy triều sinh học" trong cơ thể con người, khiến chất lỏng trong cơ thể thay đổi. Nó chính là nguyên nhân gây nên những kích thích thần kinh đến khủng hoảng, bị rối loạn và mất thăng bằng, làm trầm trọng thêm các chứng bệnh thần kinh. "Đồng thời, ai sinh vào hai đêm đó sẽ có những biến đổi sinh học đặc biệt hơn so với người sinh vào các đêm khác", ông Khanh nói. Không nên can thiệp bằng y học Thừa nhận quan niệm dân gian cũng có một phần cơ sở khoa học (xét trong mối quan hệ giữa ánh trăng với thủy triều) song ông Doãn Phú, Trung tâm Nghiên cứu Tiềm năng Con người, lưu ý đó mới chỉ là yếu tố ban đầu ảnh hưởng đến tính cách trẻ sinh ra trong hai đêm đó. "Cơ bản, tính cách ấy chịu sự chi phối bởi những quan niệm vốn tồn tại hàng trăm năm nay", ông Phú nói. Theo ông Phú, người Việt có phong tục thờ cúng tổ tiên, đi lễ chùa vào mùng một, ngày rằm. Ông Phú phân tích, những ngày ấy dân gian vẫn coi là ngày của thánh thần. Đứa trẻ sinh ra trong ngày đó được coi là "lộc", con người sợ nếu như không đón tiếp, chăm sóc chu đáo thì phạm vào thánh thần, đứa trẻ sẽ bỏ cha mẹ mà đi (khó nuôi). Do đó, họ đón tiếp với một thái độ khác hẳn so với những đứa trẻ sinh vào các ngày khác, đêm khác. "Họ chiều chuộng, nâng niu hơn. Từ đó tạo cho trẻ thế ỷ lại, coi mình là nhất, đứng ở vị trí trung tâm vũ trụ, ai cũng phải phục tùng, săn đón. Tính cách ấy có thể là tốt, cũng có thể theo hướng trở thành người xấu", ông Phú nói. Hiện nay có nhiều gia đình chọn ngày giờ sinh cho trẻ, tránh "trai mùng một, gái hôm rằm" để dễ bề chăm sóc, không "trái tính trái nết" theo quan niệm truyền thống. Tuy nhiên, theo tiến sĩ Vũ Thế Khanh nếu vậy thì ai cũng sẽ chọn ngày giờ tốt cho con, làm gì còn người phải chịu cảnh khổ sở, nghèo túng nữa. Theo tiến sĩ Khanh, việc can thiệp y học tránh sinh con vào đêm mùng một và đêm rằm cũng là tâm lý dễ hiểu, nhưng quan trọng nhất là việc phụ huynh quan tâm giáo dục con em mình ra sao, không nên nuông chiều con cái thái quá để chúng coi mình là nhất, dễ sinh hư hỏng. "Những đứa trẻ sinh ra vào hai đêm đặc biệt đó, nếu có những tính tốt thì gia đình cần giúp trẻ phát huy, ngược lại phải biết rèn giũa, uốn nắn trẻ", ông Khanh cho hay. Cùng quan điểm, tiến sĩ Nguyễn Ánh Hồng cho rằng dù trẻ sinh ra vào ngày, giờ nào nếu có sự giáo dục, quan tâm chăm sóc của gia đình sẽ giúp chúng phát triển cả về thể chất lẫn tâm hồn hài hòa. "Không thể cứ đổ tội cho việc sinh vào mùng một, ngày rằm để thoái thác vai trò giáo dục của gia đình được", bà Hồng nói. Theo Kiến thức1 like
-
Tương quan tuổi thì tôi xem cho cô trong mục Xem Bói Tình yêu rồi thì phải. Còn năm sinh con thì nên chọn 2013 hoặc 2014 cho con đầu, con sau thì chọn 2015 Ất Mùi nếu muốn sinh liền, ko thì phải chọn 2022 Nhâm Dần hoặc 2023 Quý Mão nhé! Thân mến.1 like
-
Nhà này vợ làm trùm rồi nhỉ?. Hợp thì cũng có hợp, mà xung cũng có xung. 2 tuổi tương tác quan Thiên Can, Địa Chi và Mạng. Cặp này hợp mạng nên trong gia đình khá ổn, vợ chồng hòa thuận, tâm đầu ý hợp, vợ là người biết chăm lo cho chồng về nhiều mặt. Tuy nhiên chồng hơi lép vế so với vợ, vợ chủ động nhiều việc trong nhà, hơn chồng. Nếu nhà này vợ ko làm kinh tế chính thì chồng sẽ rất cực trong việc kiếm tiền. Ngược lại, nếu vợ làm kinh tế chính thì chồng sẽ thong thả hơn, tất nhiên, chồng ko kiêm tiền tốt bằng vợ. Đấy là luận trên cơ sở tuổi vợ chồng, vì bạn ko cung cấp thông tin là có con hay chưa, nếu có con thì sẽ khác đi nhiều đấy. Thân mến.1 like
-
Không có tuổi tốt xấu trong tình yêu, vì luôn luôn có cách hóa giải, cậu hãy bỏ tư tướng ấy đi nếu ko muốn ế.1 like
-
Con đầu có thể sinh Giáp Ngọ 2014 hoặc Ất Mùi 2015, con út thì tốt nhất nên chọn 2019 Kỷ Hợi. Gia đình sẽ khá chật vật cho đến khi sinh con út. Nhưng phải cố gắng thôi, các năm trước 2019 ko có năm nào thật sự đẹp đâu. Nếu được gái trước trai sau thì càng tốt. Thân mến.1 like
-
Người ta cứ bảo chỉ có phụ nữ mới quan tâm đến cung tử tức khi xem tử vi nhưng mình thấy khác.Mình và bạn đều là đàn ông,đều đặt nặng vấn đề con cái.Đúng là sau khi có con thì con cái là niềm hạnh phúc,là tài sản lớn nhất của mỗi người không kể là cha hay mẹ. Chúc bạn may mắn.Thêm có lời khuyên với bạn là khi nào chuẩn bị cưới thì sang mục luận tuổi để các bác ấy tư vấn sinh con năm nào thì tốt nhé.1 like
-
Vấn đề đặt ra trong topic này là cội nguồn của những bức tranh dân gian Việt có từ bao giờ và ý nghĩa (còn tranh cãi) trong hình thưc và nội dung của bức tranh đó. Chứ không phải cuộc tranh luận lạc đề của cách tính "mỗi đời tồn tại bao nhiêu năm". Ở topic này, tôi cảnh báo anh Auco làm lạc đề các topic theo cách hiểu của anh. Nếu anh tự thấy mình là người có chính kiến và khả năng lập luận thì hãy mở hẳn một hay nhiều topic riêng để trình bày quan điểm của mình. Sở dĩ tôi xóa mấy bài của anh, chính vì tính làm loãng chủ đề trong topic. Tôi cũng nói luôn để mọi người lưu ý rằng: Nếu muốn phản biện học thuật thì phải thỏa mãn một trong hai yếu tố, hoặc cả hai: 1/ Chứng minh lập luận của đối tượng phản biện sai - Theo đúng phương pháp mà đối tượng phản biện sử dụng để chứng minh - mà đối tượng phản biện không biện minh được. 2/ Chứng minh luận cứ từ một góc nhìn khác đúng - mà hoàn toàn phủ định mục đích chứng minh của đối tượng phản biện, mà đối tượng phản biện không phản bác được, căn cứ vào chính phương pháp chứng minh. Riêng ở diễn đàn này, đã có rất nhiều bài viết có luận cứ, minh chứng về cội nguồn những giá trị văn hiến Việt - từ tranh dân gian, ca dao, tục ngữ và các vấn đề liên quan đến cổ sử và văn hóa Đông phương cho đến Lý thuyết thống nhất vũ trụ . Chúng tôi sẽ không chấp nhận sự phản biện mà không thực hiện được một trong hai yếu tố trên. Bởi vì, nếu không nằm trong hai yếu tố trên thì đó chỉ là những thứ tư duy hời hợt, cảm tính, chủ quan và dốt nát. Tôi thí dụ: Để phản biện quan điểm phủ nhận những giá trị văn hóa truyền thống Việt của đám tư duy "ở trần đóng khố", nhưng nhân danh khoa học - thì chúng tôi cũng nhân danh khoa học - chứ không nhân danh Chúa, hoặc Đức Ala - để chứng minh họ sai và cũng nhân danh khoa học để xác định chúng tôi đúng. Tức là chúng tôi thỏa mãn cả hai điều kiện trên. Ngược lại, những kẻ cố sống cố chết, bảo thủ một cách dốt nát, ra sức chứng minh Lý học Tàu là đúng thì nhân danh chính là những điều Tàu nói để bảo Tàu đúng. Thí dụ: Thái cực cứ phải là Vô cực theo Chu Đôn Di, là một học giả Tàu. Trong khi chúng tôi đã chứng minh sai, nhân danh khoa học. Vậy muốn phản biện chúng tôi, họ phải chứng minh chúng tôi sai trên cơ sở khoa học trong lập luận của chúng tôi. Còn muốn chứng minh họ đúng thì phải định nghĩa khái niệm. Thí dụ: Bản chất Thái cực và Vô cực là gì và tại sao Thái cực lại sinh Âm Dương? Tất nhiên, họ không đủ trình độ để thực hiện việc này. Vì nếu họ thực hiện được cái mà chính những bậc Thày Tàu của họ cũng chưa làm được thì đó chính là sự tự phản biện. Tôi có gặp một người được giới thiệu là cao thủ tử vi và quen biết những nhà khoa học Việt kiều có tên tuổi ở Hoa Kỳ. Ông ta phản biện Lạc thư hoa giáp của tôi như sau: Anh ta nói: - Bảng Lục thập hoa giáp của Tàu đúng vì nó mang tính chất một tiền đề. Hỏi: Vì sao nó là những tiên đề? - Vì người Tàu không chứng minh được , nên coi là những tiên đề? Thật buồn cười! Một lý thuyết nhân danh khoa học, lại phụ thuộc vào người Tàu không chứng minh được thì cả nhân loại này dẫm phải cứt Tàu . Thằng ăn mày ở Việt Nam cũng không chứng minh được điều đó. Tôi đã chứng minh xong và phục hồi lại bảng Lạc Thư Hoa Giáp nhân danh nền văn hiến Việt. Bảng Lạc Thư Hoa giáp hoàn toàn thỏa mãn tất cả những tiêu chí khoa học cho một lý thuyết nhân danh khoa học. Do đó, muốn phản biện thì phải biết những luận điểm minh chứng của tôi trước đã. Đấy là vài lời cảnh báo cho những kẻ dốt nát, nhưng muốn thể hiện tham vong phản biện. Đừng để tôi tống cổ ra ngoài diễn đàn, vì không thể chấp nhận được thứ tư duy ngớ ngần ở diễn đàn học thuật. Tính dân chủ ở diện đàn này phụ thuộc vào chân lý khoa học.1 like
-
Tín ngưỡng thờ Vua Hùng trở thành di sản nhân loại 7:05 PM, 06/12/2012 (Chinhphu.vn) - Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên Hợp Quốc (UNESCO) vừa chính thức thông qua quyết định công nhận Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Phú Thọ là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Nghi lễ giỗ Tổ Hùng Vương vào tháng 3 hàng năm tại Phú Thọ. - Ảnh: Báo ảnh Việt Nam Quyết định được thông qua chiều 6/12, tại kỳ họp lần thứ 7 Ủy ban liên chính phủ về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể đang diễn ra ở Paris (Pháp).Đại sứ Dương Văn Quảng, Trưởng phái đoàn thường trực Việt Nam bên cạnh UNESCO nói đây là một tin vui, một vinh dự đối với nhân dân Việt Nam nói chung và nhân dân tỉnh Phú Thọ nói riêng. Việc UNESCO công nhận Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Phú Thọ đã chứng tỏ sức sống của văn hóa Việt Nam, gắn với dòng chảy văn hóa hội nhập vào thế giới. Các chuyên gia UNESCO đánh giá tục lệ thờ cúng Hùng Vương thể hiện lòng tôn kính đối với tổ tiên, làm tăng thêm lòng tự hào và đoàn kết dân tộc; tín ngưỡng này khi được công nhận sẽ khích lệ nhận thức về lòng biết ơn tổ tiên ở nhiều quốc gia trên thế giới cũng như nhận thức chung về tôn trọng đa dạng văn hóa trong cộng đồng. Những biện pháp bảo tồn, phát huy giá trị của tín ngưỡng do ngân sách của Nhà nước và chính quyền địa phương bảo đảm. Những biện pháp này nhằm bảo đảm việc duy trì và phát triển tín ngưỡng, đồng thời vẫn giữ nguyên được tính thiêng liêng và các quy định khác của tín ngưỡng. Thanh Bình1 like
-
1 like
-
Chúc mừng sinh nhật sư huynh yeuphunu. Hạnh phúc - Sức khỏe - Thành công - May mắn.1 like
-
CHÚC MỪNG SINH NHẬT "YÊU PHỤ NỮ". CHÚC MỘT CUỘC SỐNG HẠNH PHÚC, AN LÀNH.1 like
-
Đúng như vậy đấy. Ngày xưa để tìm mạng vận học thuộc lòng bài quyết.Ngân đăng giá bích câu. Yên mãn tự trung lâu. Hán địa siêu sài thấp. Thì bây giờ đọc cho nó chỉnh thêm là: Ngân đăng giá bích câu. Yên mãn tự trung lâu. Hán địa siêu sài thấp. Viêm thủy lạc kim âu. Tức là cứ như cũ, nhưng xong thì đổi lại Thủy Hỏa. * Ngân đăng giá bích câu. Ngọn đèn bạc đã làm lạnh bức tường vàng. Những gía trị giả đã thay thế những gía trị thật. * Yên mãn tự trung lâu. Lửa đã cháy tràn ngập từ trong tòa lâu đài. Nền văn hiến Việt - nước Văn Lang - đã sụp đổ bởi những mâu thuẫn nội tại của nó và bị xâm lược. * Hán địa siêu sài thấp. Đất nhà Hán đã nghiêng tràn đến chỗ thấp nhất. Đất nước Văn Lang - nền văn minh thứ V - bị diệt vong. * Viêm thủy lạc kim âu. Bởi vậy đó là lý do những bí ẩn của nền văn hiến Việt đã phải dấu đi bằng cách đổi lại Thủy Hỏa trong bảng Lạc Thư Hoa giáp. Thôi nhé! Tiểu Nhị đừng viết gì thêm vào đây nữa. Nếu viết dù là khen hay châm chọc tôi cũng xóa bài và đưa ra ngoài diễn đàn. Vì ko muốn mất thì giờ. Cái quan trong của tôi lúc này là có hay không "Hạt của Chúa", chứ không còn cần thiết đúng hay sai được mọi người công nhận trong Lạc Thư Hoa Giáp nữa. Ai thích thì dùng. Không thì thôi. Tôi không ép Tiểu nhị dùng Lạc Thư hoa giáp. Tôi khóa topic này. Từ nay nó chỉ để tham khảo.1 like