• Thông báo

    • Bá Kiến®

      Nội quy Lý Học Plaza

      Nội quy này là bản mở rộng Nội Quy - Quy định của Diễn đàn. Khi tham gia mua bán, các thành viên phải tuân theo những quy định sau: Tiêu đề bài viết: Bao gồm: Chỉ dẫn địa lý, Loại hình Mua/Bán, Thông tin mua bán.
      Chỉ dẫn địa lý: Tỉnh/thành nơi mua bán. Hoặc sử dụng định nghĩa có sẵn:TQ: Toàn quốc
      HCM: TP Hồ Chí Minh
      HN: Hà Nội
      [*]Ví dụ: HCM - Bán Vòng tay Hổ Phách ​Nội dung bài viết: Mô tả chi tiết sản phẩm mua/bán
      Bắt buộc phải có thông tin liên lạc, giá Mua/Bán
      Bài mới đăng chỉ được phép up sau 03 ngày.
      Thời gian up bài cho phép: 01 ngày 01 lần.
      Các hành vi vi phạm nội quy này sẽ bị xóa bài hoặc khóa tài khoản mà không cần báo trước.

Leaderboard


Popular Content

Showing most liked content on 25/11/2012 in all areas

  1. LỜI TIÊN TRI 2012 Bất động sản chết lâm sàng..... =========================== Nhà đất 'chết lặng' cuối năm 25/11/2012 11:00 - Mặc dù đã cuối năm nhưng thị trường bất động sản vẫn chưa có dấu hiệu ấm lên. Với phân khúc nhà đất biệt thự, liền kề tại các khu đô thị mới, câu chuyện không dừng lại ở việc giảm giá mà ở tính thanh khoản rất kém. Nhà đất Hà Đông la liệt giảm giá, cắt lỗ Tan vỡ gia đình vì... đầu tư nhà đất thua lỗ Xem bài khác trên Vef.vn Đất nền đua giảm giá Trong nhiều tháng qua, thị trường đất nền biệt thự liền kề tại các dự án gần như đóng băng. Khảo sát cho thấy, giá nhà đất giảm mạnh, nhất là các dự án xa trung tâm, thiếu hạ tầng, chưa triển khai xây dựng phần thô. Tại dự án Thanh Hà, Kim Chung Di Trạch, đất liền kề được rao bán chỉ từ khoảng 20 triệu đồng/m2, trong khi hồi đầu năm chào bán giá thấp cũng đã 28-30 triệu đồng/m2. Giá chào bán đất nền tại dự án Kim Chung Di Trạch đã giảm khoảng 20 đến 25 triệu đồng/m2 tùy loại, giảm 40% so với thời điểm sốt nóng. Cuối năm 2010, giá đất dự án này đã tăng lên gấp đôi so với năm 2009, và được giao dịch ở mức khoảng 37 triệu đồng/m2 với loại lô liền kề đường 10,5m và sau đó, được đẩy lên đến 50-55 triệu đồng/m2. Chỉ 1 năm sau, giá đất tại đây rớt thảm hại và được xem là có mức giảm mạnh nhất tại Hà Nội thời gian qua. Tại Mê Linh, nhiều dự án chào bán đất nền chỉ dưới 10 triệu đồng/m2. Ngay cả các dự án đã hoàn thiện xây thô bàn giao nhà, tình trạng giảm giá, bán cắt lỗ vẫn diễn ra ồ ạt. Một số dự án được xem như "hàng hot" trên thị trường như Văn Phú, An Hưng, Dương Nội, Văn Khê, Geleximco,Vân Canh HUD... giá mỗi căn liền kề dao động trung bình khoảng từ 40-60 triệu đồng/m2, thậm chí là 90 triệu đồng/m2 vào hồi cuối năm 2011 đầu năm 2012, nhưng hiện nay mặt bằng giá chỉ dao động còn khoảng 25-35 triệu đồng/m2 tùy vào vị trí, hoặc cao cũng vào khoảng 50-60 triệu đồng/m2. Tình hình đất thổ cư cũng không mấy sáng sủa. Chịu ảnh hưởng chung xu thế giảm giá của thị trường bất động sản, giá đất thổ cư cũng giảm nhẹ từ 3-5 triệu đồng/m2. Hiện tượng chào bán tăng mạnh do thời điểm cuối năm, áp lực đáo nợ tín dụng tăng cao khiến tình trạng vỡ nợ lan rộng. Trước đây, đất thổ cư được xem là phân khúc ổn định nhất và luôn giữ giá. Nay nhiều người muốn bán đất cũng phải rao nhiều lần, chấp nhận mất tiền trăm cho bên môi giới. Giá bán đất nền tại dự án Kim Chung Di Trạch đã giảm khoảng 20 đến 25 triệu đồng/m2 tùy loại. Khu vực An Khánh, An Thượng, Hoài Đức có giá giảm mạnh nhất, mỗi lô ở đây chỉ khoảng 12-15 triệu đồng/m2. Chủ nhà chia ra làm nhiều mảnh nhỏ, khoảng 30m2/lô nên mức giá rất hấp dẫn. Tương tự, khu vực Hà Đông, tại Yên Nghĩa, nhiều lô mặt đường 3,5m, ôtô đỗ cửa giá chỉ 14-15 triệu đồng/m2. Khu trung tâm như Dương Nội, Vạn Phúc, La Khê giá đất thổ cư dao động khoảng 25-30 triệu đồng/m2,... Khu Tây Mỗ, Hoài Đức giá khoảng từ 25-35 triệu đồng/m2, trong khi trước đó khoảng 35-40 triệu đồng; khu Cổ Nhuế khoảng 35-40 triệu đồng/m2 còn trước đó là 42-45 triệu đồng... Khu Mỹ Đình, giá đất thổ cư trong ngõ hiện dao động khoảng 45-52 triệu đồng/m2, khu Xuân Đỉnh khoảng 43-47 triệu đồng/m2,... Trong nội đô, tình trạng vỡ nợ, bán tháo nhà cửa khiến nhiều căn nhà tiền tỷ giảm giá mạnh. Một ngôi nhà 7 tầng tại Mỹ Đình được xây dựng cách đây hơn 1 năm đang rao bán với giá khoảng 20 tỷ, thời điểm vừa mới xây xong giá tới 32 tỷ đồng. Hiện tại, chủ nhà đang chào bán với mức giá còn hấp dẫn hơn, sẵn sàng thuê lại sau khi bán. Một nhà khác 3 tầng ở Khương Đình, chủ nhà cũng rao bán gấp trong tuần giá chỉ 2,1 tỷ đồng, có thương lượng và chịu mọi khoản phí. Tương tự, nhà 5 tầng ôtô đỗ cửa ở phố Nguyễn Ngọc Nại đang rao bán gấp giá 5,2 tỷ đồng. Chưa có tín hiệu tốt về thanh khoản Ông Phạm Đức Toàn, đại diện EZ Property Vietnam, nhận xét, giao dịch bất động sản vẫn ảm đạm, chưa có dấu hiệu tốt về thanh khoản do xuất hiện lượng lớn hàng phát mại của các ngân hàng tung ra thị trường. Các tài sản này khi giao dịch thường được ký thỏa thuận 3 bên giữa khách mua, chủ sở hữu và ngân hàng. Tỷ lệ thành công của mảng sản phẩm này khá cao do giá cả hợp lý, an toàn do pháp lý của sản phẩm đã được ngân hàng thẩm định. Nhu cầu nhà đất về cuối năm thường cao hơn các quý trong năm, lượng khách hàng liên hệ tới sàn giao dịch cũng nhiều hơn. Tuy nhiên, việc giao dịch thành công một hợp đồng mất nhiều thời gian và công sức của nhân viên sàn do khách hàng có nhiều lựa chọn và mặc cả về giá bán. Lý giải về việc đất nền giảm mạnh, ông Toàn cho rằng, phân khúc này trầm lắng - nhất là đất tại các dự án mới - do nhiều nguyên nhân, trong đó lý do chính là giá đất được thổi lên quá cao trong thời gian trước, vượt xa giá trị thực. Đến khi thị trường bất động sản suy thoái, tâm lý của những người bán chưa sẵn sàng hạ giá, người mua kỳ vọng giá xuống thấp hơn nữa nên cung cầu chưa gặp nhau. Trong khi đó, bất động sản loại này thường có giá trị cao. Một lô đất nếu đã có nhà xây thô thường có giá tri lên tới vài tỷ đồng, không phải khách hàng nào cũng có khả năng chi trả. Bên cạnh đó, nguồn cung lại bùng nổ trong giai đoạn 2008 - 2010 với hàng trăm dự án được tung ra thị trường, vấn đề hạ tầng đồng bộ các khu đô thi mới chưa hoàn thiện, chưa được đấu nối kỹ thuật với hạ tầng hiện hữu cũng là một nguyên nhân dẫn đến tình trạng trầm lắng của phân khúc đất nền. Một đại diện sàn giao dịch Nhadat24h.net cho rằng, các tin rao bán BĐS với giá ngày càng giảm thời gian qua cho thấy tâm lý nhiều khách hàng có phần hoảng loạn. Ngoài ra, để tăng tính thanh khoản, nhiều nhà đầu tư sẵn sàng giảm mạnh giá bán trực tiếp cho khách hàng, khiến giá thương lượng trên thực tế tiếp tục thấp hơn khoảng 30% so với mức giá đã rao bán trước đó. Theo Savills Việt Nam, giá biệt thự liền kề giảm mạnh nhất trong 1 năm trở lại đây. Mặc dù giá chào bán vẫn tiếp tục giảm nhưng thanh khoản thị trường rất thấp. Nhận định về thị trường thời gian tới, nhiều sàn bất động sản cũng như các chuyên gia đều tỏ ra bi quan. Ông Nguyễn Văn Hiệp, Công ty GP - Invest nhận định, phải đến giữa năm 2013, hệ thống ngân hàng mới được tái cấu trúc xong nên thời điểm đó mới tạo hy vọng cho thị trường bất động sản. Ít nhất đến cuối năm 2013, may ra thị trường mới có thể phục hồi. Duy Anh ============= Nhờ hồi đầu năm, các chiêm tình gia, phong thủy gia, các nhà quản lý liên quan đến Bất động sản, cả trong nước và quốc tế đều tỏ ra hài lòng và hy vọng về thị trường Bật động sản cả Việt Nam và thế giới trong năm 2012. Chỉ có web của Lý học Đông phương xác định: Bất động sản chết lâm sàng. Ngày ấy - và cả bây giờ Thiên Sứ tui vẫn chơi với ông Vũ Tiến Tùng (Vẫn túng tiền), nên đã đề nghị giúp bất cứ Cty Bất động sản nào muốn thoát hiểm thì chịu mua lại miếng đất qui hoạch treo của Thiên Sứ. Chẳng ma nào ngó tới. Bây giờ thì có cho tiền tỷ, Thiên Sứ cũng botay.com. Ở cõi trần gian này, cái gì cũng có giới hạn thời gian thôi. Sang năm, mọi chuyên sẽ còn khó khăn hơn rất nhiều. Đến giờ này thì ngay cả bà bán ve chai cũng nhận thức đươc điều đó, mà không cần phải đến cao nhân, trí thức phân tích nhận định vấn đề. Cứu cánh duy nhất là Việt sử 5000 năm văn hiến phải được tôn vinh. Mọi người có quyền không tin điều này. Đến lúc này, Thiên Sứ tôi cũng không còn thời gian để thuyết phục nữa. Đã 15 năm rồi, nên bây giờ chỉ nhắc vậy thôi.
    4 likes
  2. Việc học sinh tiếp thu lượng tri thức bên ngoài nhiều hơn kiến thức học từ thầy cô là việc được khuyến khích từ lâu rồi mà, cho nên mới có chuyện khuyến khích tinh thần tự học, soạn bài trước theo SGK để lên lớp có gì chưa hiểu sẽ dễ tiếp thu bài giảng hoặc hỏi trực tiếp giáo viên đứng lớp,... Vậy mới là học, chứ không thì là "học vẹt" à ? Còn giáo viên chủ yếu là truyền phương pháp sư phạm và kinh nghiệm trong việc tiếp thu hệ thống kiến thức, nhưng không thể vì thế mà coi thường đạo lý tôn sư trọng đạo được. Ngay cả từ thời phong kiến, thường thì trò giỏi hơn thầy rất nhiều, các sĩ tử khi lên kinh ứng thí với kiến thức "thông kinh bác sử" đều chủ yếu do tự học là chính, nhưng một khi đã đỗ đạt đến Trạng Nguyên hay Bảng Nhãn... thì đều rất tỏ lòng tôn kính các bậc thầy đồ trong làng trong mỗi lần vinh quy bái tổ. Gần đây cũng thấy có kiến nghị nên chấm dứt việc tặng hoa hồng (chắc không đúng nghĩa của nó là "bông hồng") cho thầy cô trong lễ 20/11 mà thấy càng thấm thía cho cuộc sống thực dụng ngày nay. Bất chợt, tự nhiên ngẫm và nhớ đến lời một bài hát từ thời TP còn ngồi ghế phổ thông (khoảng 198x), mà bây giờ, theo suy nghĩ riêng của TP, đó là một bài hát hay nhất và ý nghĩa nhất trong các bài hát nói lên lòng tôn kính của học trò đối với các thầy cô giáo. "..... Trên bầu trời cao én dập dìu bay Như gọi mùa thu xôn xao nắng vàng Gọi trang sách theo bên chúng em Vào trường học chăm mùa thu lay động Cây bông hồng, em trồng tặng cô Có thêm chồi non, hương thơm mượt mà. Có một chùm hoa đang vừa mới hé ê lệ trong nắng mai. Em ân cần ngắt tặng cô giáo Đem thêm mùa thu, Xuân trong bầu trời Dâng cô bông hồng đẹp tươi "
    2 likes
  3. Võ sư miệt vườn và tuyệt chiêu 'lạnh sống lưng' Cập nhật lúc :4:50 PM, 24/11/2012 Thân hình vạm vỡ, nước da màu đồng với những cơ bắp rắn như lim, nhưng dáng vẻ dữ dằn ấy biến mất khi anh nở nụ cười hiền khô trên môi. Thân hình vạm vỡ, nước da màu đồng với những cơ bắp rắn như lim, nhưng dáng vẻ dữ dằn ấy biến mất khi anh nở nụ cười hiền khô trên môi. Anh là võ sư Nguyễn Kim Tuấn, người có những màn biểu diễn võ thuật, đặc biệt là “tuyệt chiêu” lột dừa bằng răng làm người xem thót tim và thán phục. Nhưng, cái danh nổi như cồn ấy lại song hành cùng cái nghèo và sự cô đơn. Hàm răng cứng nhất Việt Nam Hỏi thăm mãi tôi mới tìm được đến căn phòng trọ nhỏ của anh nằm sâu trong một con hẻm trên đường Trần Xuân Soạn, Q7, TPHCM. Dù là lần đầu gặp mặt, và chưa kịp hỏi tôi tên gì, từ đâu đến, Kim Tuấn đã vui vẻ: “Vào nhà đi, để tớ kêu café uống, hay mình ra ngoài đầu hẻm ngồi luôn?”. Thái độ thân mật, vồn vã của Kim Tuấn khiến tôi thấy gần gũi như đã thân từ lâu lắm. Nguyễn Kim Tuấn sinh năm 1963, trong một gia đình có đến 10 anh chị em ở vùng quê Hòa Long, Lai Vung, Đồng Tháp. Tuổi thơ của cậu bé Kim Tuấn gắn liền với những bóng dừa nghiêng mình soi bóng dưới mặt nước. Anh kể: “Hồi nhỏ, tôi nghịch ngợm, phá phách dữ lắm. Suốt ngày bị người ta đến nhà mắng vốn cha mẹ. Một trong những trò tôi và đám bạn thích làm nhất là đến vườn nhà người ta hái trộm dừa. Rất nhiều lần bị người ta phát hiện, họ đứng dưới gốc đợi tôi xuống để xách tai về giao cho cha đánh đòn. Tôi ở trên ngọn cây nhìn xuống thấy họ, sợ quá nhảy ùm xuống sông, nhưng trước khi nhảy, tôi không quên ôm theo một trái. Năm 6 tuổi, tôi được cha đưa đến vùng Thất Sơn, An Giang gửi cho thầy Ba Lưới học võ. Suốt 10 năm sau đó, tôi đã được thọ giáo các môn phái Thất Sơn võ đạo, Thần quyền, Thần võ đạo…Trong những năm học võ, các sư phụ đều nói tôi rất có “căn” về nội công nên hướng cho tôi tập mạnh môn này”. Võ sư Kim Tuấn chuẩn bị màn trình diễn bổ cau bằng 2 ngón tay. Năm 17 tuổi, chàng trai trẻ Nguyễn Kim Tuấn hạ sơn. Thời đó, võ đài phát triển rất mạnh ở vùng sông nước. Hằng đêm, võ đài được dựng ở những bãi đất trống cho môn sinh của các lò võ thượng đài. Tuấn lân la đến các võ đài xin thi đấu. Nhưng, lúc đó anh chỉ là kẻ vô danh, không có lò võ nào bảo trợ nên anh không thể thi đấu. Sau nhiều lần kiên nhẫn chứng minh khả năng, cuối cùng Tuấn cũng được một võ sư rất nổi tiếng thời ấy là Mười Huỳnh nhận làm môn sinh và bảo chứng cho anh thượng đài. Nhiều năm sau đó, trên võ đài, chàng võ sĩ trẻ gần như không có đối thủ. Không chỉ thế, anh còn sang thi đấu và thắng cả những võ sĩ người Thái, Campuchia… Dùng răng bóc vỏ dừa. Không chỉ thi đấu thắng thua bằng tay chân với các võ sĩ khác, mỗi lần thượng đài, Tuấn còn biểu diễn nội công, khí công và "tuyệt chiêu" lột dừa bằng răng, bằng hai ngón chân cái. Anh có thể cầm trái dừa, từ trên cầu nhảy xuống sông, sau một hơi lặn ngoi lên, trái dừa trong tay anh đã lột xong vỏ... Tiếng tăm của Tuấn nổi đến mức hồi ấy, những đoàn Sơn Đông mãi võ mỗi khi về Đồng Tháp biểu diễn, đều tìm gặp để thông báo cho anh biết và tỏ lòng tôn trọng bậc anh tài. Năm 1999, khi những võ đài không được phép mở tự do nữa, Kim Tuấn giải nghệ và lưu lạc lên Sài Gòn. Ở đây, võ công của anh lại có dịp phát huy và tên tuổi anh tiếp tục tỏa sáng. Tỏa sáng và cô đơn Nói về “tuyệt chiêu” lột dừa bằng răng, Kim Tuấn bảo: “Tính tôi khi đã quyết làm gì rồi thì phải làm cho bằng được. Chính vì thế mà những ngày tập “gặm” vỏ dừa khô, hai hàm răng ê ẩm đến mức chỉ nghĩ đến chuyện nhai… cơm thôi đã thấy sợ. Nhưng tôi vẫn không nản. Đến năm 1990, tôi thành công với màn lột dừa bằng răng”. Anh cười phô hàm răng trắng đều tăm tắp nhưng lại thiếu mất 1 cái, bảo: Năm 1997, tôi làm trọng tài đá banh ở quê, lúc sơ ý bị ngay một trái vào mặt và tiêu mất 1 cái. Mà lạ thật, răng mình cắn vỏ dừa khô không sao, vậy mà trái banh cao su lại “ăn” nó dễ dàng. “Mất răng vậy anh lột dừa có khó hơn không?”, tôi hỏi. “Trái lại, phần thiếu ấy lại khiến chiếc răng bên cạnh dễ dàng “móc” vỏ dừa hơn”, anh cười đáp. Thành tích lột dừa hiện nay của Kim Tuấn là: Nếu chỉ dùng răng để lột (không dùng tay) anh hoàn thành một trái trong vòng 2 phút. Còn nếu có tay giữ anh lột xong 3 trái trong 58 giây. Dùng 2 ngón chân cái để lột một trái dừa mất hơn 4 phút. Nếu lột bằng tay không dùng răng khoảng 58 giây/2 trái. Dùng tay đóng đinh. Trong căn phòng nhỏ, Kim Tuấn lần lượt biểu diễn cho một khán giả duy nhất là tôi những màn kungfu tuyệt đỉnh: Đóng đinh xuống mặt bàn gỗ cứng bằng tay, đầu. Bàn tay cứng như thép của Kim Tuấn khiến những cây đinh cứ “ngoan ngoãn” lún dần xuống mặt bàn. Mặc dù biết chắc anh sẽ làm được mà sao tôi vẫn hồi hộp, nín thở dõi theo từng cử chỉ, biến động trên gương mặt anh. “Muốn làm được như vậy, mình phải vận nội công để dồn khí, lực của toàn thân vào một điểm duy nhất trên bàn tay. Lúc đó, bàn tay cũng cứng y như cây búa. Vậy mới đóng được cây đinh xuống và tay không bị đau”, anh nói. Sau màn đóng đinh là chiêu bổ cau bằng tay. Trái cau được Tuấn kẹp chặt giữa 2 ngón tay, đặt trái dừa dưới đất làm nền, anh lại tập trung dồn lực, vài giây sau 2 ngón tay kẹp trái cau chặt xuống. Trong tích tắc, trái cau được bổ làm đôi gọn gàng. Điều đáng nể ở Kim Tuấn là những màn như: nằm bàn chông đặt gạch trên ngực, lấy búa đập vỡ chồng gạch, cho xe tải cán qua người, công phá trái dừa bằng đầu…anh đều biểu diễn “sống”, nghĩa là không cần sự trợ giúp của âm thanh, ánh sáng và không cần bảo hiểm. Nhưng, một trong những tuyệt kỹ của Kim Tuấn mà rất ít người trong giới võ thuật làm được, đó là chiêu dùng cây giáo sắt nhọn đâm vào cổ trong khi anh đang nói chuyện. “Thường thì người biểu diễn dùng cây giáo chỉ có phần mũi làm bằng thép thật, còn phần thân được làm bằng cây mây sơn giống cây sắt. Khi tỳ mũi giáo vào cổ, đè xuống, do cán làm bằng cây mây, rất dẻo nên uốn cong lại. Nhìn cảnh này, người xem sẽ rất ấn tượng, còn người biểu diễn cũng làm dễ dàng hơn. Còn tôi thì không sử dụng cây mây mà từ đầu nhọn đến cuối cán đều bằng thép. Cứng hơn cây mây rất nhiều nên muốn cho nó cong lại như cây mây khó hơn, yêu cầu nội lực cao hơn”. Theo NNVN
    1 like
  4. Nếu có khoái khẩu các món như thịt chó,trâu, mèo, rắn ,nên từ bỏ ,thì lúc sinh con mới dễ ,nếu như vợ chồng đã có ăn các món đó thường sinh con ngẫn ngơ ,có bệnh về thần kinh hay bị sẫy thai thiếu tháng v.v.Tánh người ít khi làm việc thiện hay bố thí ,nên cải thiện cung tử bằng cách bố thí cúng dường. Trong người có thể có bệnh về Nam tính.
    1 like
  5. Vậy thì có tin chưa? Chưa có tin thì thử bói dịch xem thử.
    1 like
  6. Thường là vậy, người ta nói "Lù khù có ông Cù độ mạng", "Có tài mà cậy chi tài / Chữ tài đi với chữ tai một vần" Còn bị binh binh thêm nhiều năm nữa. Năm nay là năm bắt đầu cho đại vận khó khăn, vào hạn Đào - Không "bán thiên triết sĩ", chim bay đến lưng trời phải gãy cánh, phải bắt đầu lại từ con số 0. Thôi thì cố gắng vậy. Năm nay và năm sau đều có cơ hội có thai.
    1 like
  7. Tết Đoan Ngọ và Bách Việt tộc http://su.people.com.cn/GB/channel109/200706/19/1537.html Tết Đoan Ngọ nguyên do là ngày Tế totem của dân tộc Bách Việt. Số lượng lớn văn vật khai quật được thời cận đại cùng với nghiên cứu khảo cổ đã chứng thực: Khu vực rộng lớn ở trung du và hạ du sông Trường Giang, vào thời đại đồ đá mới, có di tồn văn hóa đặc trưng là đồ gốm có in hoa văn kỷ hà học, di tồn văn hóa này thuộc về dân tộc có totem Rồng, sùng bái Rồng- sử gọi là tộc Bách Việt. Tộc Bách Việt là tên chung chỉ các tộc liên quan đến người Việt cổ đại sống ở vùng mà ngày nay là miền nam Trung Quốc, sử thư ghi là “Bách Việt百粤”, “Việt 粤”, “Việt Tộc 越 族”. Trang trí trên các đồ gốm khai quật và truyền thuyết lịch sử đã làm sáng tỏ rằng họ sống ở làng ven sông, có tập tục cắt tóc ngắn, xăm mình, tự cho là con cháu của Rồng, cho rằng cắt tóc ngắn để dễ làm ăn dưới nước, và xăm mình hình con giao long để không bị các động vật dưới nước làm hại. Đến thời Tần Hán vẫn còn người Bách Việt, tết Đoan Ngọ chính là do họ sáng lập dùng ở ngày tế Tổ. Trong lịch sử phát triển hàng ngàn năm, đại bộ phận người Bách Việt đã hòa nhập vào trong khối Hán tộc, vì vậy Tết Đoan Ngọ đã trở thành ngày Tết của toàn dân tộc Trung Hoa. Trong lịch sử Trung Quốc, toàn bộ vùng đất Giang Nam rộng lớn, tức vùng từng được gọi “từ Giao Chỉ đến Cối Kê bảy tám ngàn dặm”, trước thời Tần Hán đều là nơi cư trú của Bách Việt tộc, họ dùng là cổ Việt ngữ, khác rất xa cổ Hán ngữ của người phương bắc Trung Quốc dùng, hai bên không thể hiểu được nhau. Theo các nhà ngôn ngữ học, cái gọi là 7 phương ngôn lớn ở Trung Quốc hiện nay thì phương ngôn phương bắc (quan bắc thoại) có thể coi là kết quả phát triển hàng ngàn năm từ cổ Hán ngữ, còn lại 6 phương ngôn kia là hình thành do hàng ngàn năm ảnh hưởng lẫn nhau giữa ngôn ngữ phương nam và ngôn ngữ phương bắc do người phương bắc di cư xuống phía nam. Nhất là Ngô ngữ (Thượng Hải-Triết Giang), Mân ngữ (Phúc Kiến) và Việt ngữ (Lưỡng Quảng) càng có quan hệ mật thiết với cổ Việt ngữ của dân tộc Bách Việt. Bách Việt thời Xuân Thu gọi là Ư Việt, lúc đầu trung tâm của Ư Việt là Cối Kê, đến Câu Tiễn kiến lập Việt Quốc. Cuối thời Xuân Thu, nước Ngô và nước Việt thường đánh chiếm lẫn nhau, năm 492 BC Việt Quốc bị vua Ngô là Phù Sai đánh bại, 19 năm sau vua Việt Quốc là Câu Tiễn lại đánh bại Phù Sai, tiêu diệt nước Ngô, xưng là Bá Chủ. Câu Tiễn trở thành một trong Ngũ Bá thời Xuân Thu. Các dân tộc thiểu số sống ở miền nam Trung Quốc ngày nay, dù ngôn ngữ và phong tục có khác nhau, nhưng đều có quan hệ nhất định với dân tộc Bách Việt cổ đại. Ngoài ra nhiều học giả còn cho rằng nhiều dân tộc ở lục địa ĐNÁ như người Thái ở Thái Lan, người Đán ở Miến Điện, người Kinh và người Mường ở Việt Nam, thậm chí các dân tộc Nam Đảo là thổ dân ở Đài Loan đều có quan hệ mật thiết nhất định với Bách Việt tộc. [Nghiên cứu của Đài Loan cho rằng 6000 năm trước, người Việt cổ, khi chưa tiếp xúc với người Hán, đã từ Phúc Kiến đi ra đảo Đài Loan, thành thổ dân Đài Loan, còn người Mân ngữ chỉ là về sau ra Đài Loan vào thời Minh]. Đến thời Tam Quốc thì Bách Việt tộc mới dần dần biến mất.
    1 like
  8. Khai tốc hỷ hay Hưu Xích khẩu ( em cứ copy ra đây , nếu anh Vn399 có đọc qua rồi thì cũng bỏ qua cho em nhé ) ( sắp đc 200 bài viết rồi - cố vài bài nữa , bệnh thành tích quá )
    1 like
  9. 1 like
  10. Thím bôi trơn chưaBôi thì nó mới nhanh, chỗ nào ko vậy còn không thì dài cổ ra hóng
    1 like
  11. Thử cố gắng tích cực xem tháng 12 al có thể đậu thai không
    1 like