• Thông báo

    • Bá Kiến®

      Nội quy Lý Học Plaza

      Nội quy này là bản mở rộng Nội Quy - Quy định của Diễn đàn. Khi tham gia mua bán, các thành viên phải tuân theo những quy định sau: Tiêu đề bài viết: Bao gồm: Chỉ dẫn địa lý, Loại hình Mua/Bán, Thông tin mua bán.
      Chỉ dẫn địa lý: Tỉnh/thành nơi mua bán. Hoặc sử dụng định nghĩa có sẵn:TQ: Toàn quốc
      HCM: TP Hồ Chí Minh
      HN: Hà Nội
      [*]Ví dụ: HCM - Bán Vòng tay Hổ Phách ​Nội dung bài viết: Mô tả chi tiết sản phẩm mua/bán
      Bắt buộc phải có thông tin liên lạc, giá Mua/Bán
      Bài mới đăng chỉ được phép up sau 03 ngày.
      Thời gian up bài cho phép: 01 ngày 01 lần.
      Các hành vi vi phạm nội quy này sẽ bị xóa bài hoặc khóa tài khoản mà không cần báo trước.

Leaderboard


Popular Content

Showing most liked content on 23/11/2012 in all areas

  1. Giám đốc Facebook tại Việt Nam nói gì về ý kiến 'chấm dứt Facebook'? Thứ sáu 23/11/2012 07:23 (GDVN) - Trước ý kiến của độc giả Phạm Quốc Dũng cho rằng “cần chấm dứt ngay hoạt động Facebook ở Việt Nam”, Giám đốc phát triển và hoạch định chính sách của Facebook tại Việt Nam, ông Huỳnh Kim Tước đã lên tiếng. Ngay sau khi Báo điện tử Giáo dục Việt Nam đăng tải bài viết của độc giả Phạm Quốc Dũng với nội dung "Cần phải chấm dứt ngay hoạt động của facebook tại Việt Nam", tòa soạn đã nhận được rất nhiều ý kiến của độc giả. Trong hàng nghìn comment, email gửi đến tòa soạn thì trong đó hầu hết phản bác ý kiến mà anh Phạm Quốc Dũng đưa ra. Ảnh: minh họa, nguồn internet "90 % Không đồng tình đóng cửa facebook ở Việt Nam" Nhưng trong số những ý kiến đó cũng có một số ý kiến trái chiều và thể hiện quan điểm là ủng hộ với ý kiến của độc giả Phạm Quốc Dũng là "Cần phải chấm dứt ngay hoạt động của facebook tại Việt Nam" đã thu hút sự quan tâm của cộng đồng dân cư mạng và dư luận xã hội. Tiếp đó là những phản hồi xung quanh câu hỏi nên hay không việc cần đóng cửa hoạt động của mạng xã hội Facebook tại Việt Nam. Nguyên nhân chính dẫn đến việc tranh luận xung quanh chủ đề nên đóng cửa hoạt động Facebook tại Việt Nam chính là việc thời gian qua trên nhiều tài khoản facebook cá nhân, hội nhóm có những phát ngôn đi quá xa với thuần phong mĩ tục, có những xuyên tạc về chủ trương đường lối của Đảng và nhà nước. Thậm chí là việc mượn nó làm nơi bêu xấu, xúc phạm đến các cá nhân, danh dự người khác nhằm mục đích xấu… Những câu chuyện phía sau sự kiện Facebook đang nóng lên khi hai quan điểm đối lập nhau được hình thành. Với một số người “nghiền” Facebook thì việc đóng cưa trang mạng xã hội này là điều vô lý bởi lẽ ai nói sai, bêu xấu thì cần phải đích danh chứ không phải ai tham gia mạng xã hội Facebook cũng nhảm nhí linh tinh. Còn với không ít người Facebook dù sao cũng chỉ là phương tiện giải trí, nếu có nguy hại với xã hội cần phải dẹp bỏ. Xoay quanh chủ đề nóng hổi này phóng viên báo điện tử Giáo dục Việt Nam đã có cuộc phỏng vấn đối với ông Huỳnh Kim Tước, Giám đốc phát triển và hoạch định chính sách của Facebook tại Việt Nam. Mời độc giả đóng góp, cho ý kiến và gửi những bài viết của mình theo địa chỉ: toasoan@giaoduc.net.vn hoặc có thể BẤM VÀO ĐÂY để phản hồi Trước ý kiến “cần đóng cửa hoạt động Facebook tại Việt Nam” ông Huỳnh Kim Tước cho rằng: “Sau khi thông tin đó được đưa ra đã có đến 90% người sử dụng Facebook không đồng tình, con số đó đã nói lên tất cả”. Từ con số đó theo ông Huỳnh Kim Tước cần đưa ra câu hỏi ngược lại với người ra ý kiến “đóng cửa hoạt động Facebook” rằng tại sao lại có phát ngôn như vậy. Ông Huỳnh Kim Tước - Giám đốc phát triển và hoạch định chính sách của Facebook tại Việt Nam (ảnh nguồn Internet) "Không thể "nhặt sạn" trên facebook ở Việt Nam" Nói đến trên mạng xã hội Facebook thời gian gần đây xuất hiện nhiều cá nhân, hội nhóm thành lập tài khoản với mục đích bêu xấu, đưa ra ý kiến bình luận nhằm mục đích bêu xấu cá nhân, tổ chức. Về vấn đề này ông Huỳnh Kim Tước cho rằng, mạng xã hội Facebook cũng như xã hội thực tế thu nhỏ. Trong đó mọi người chia sẻ thông tin, đưa ra ý kiến bình luận theo quan điểm cá nhân. “Cần đưa ra vấn đề nếu không có Facebook thì cũng sẽ một mạng xã hội khác hoặc một dạng trang thông tin khác để người ta đưa ra quan điểm ý kiến chia sẻ, vì nhu cầu trao đổi thông tin có từ khi con người xuất hiện” – ông Huỳnh Kim Minh Tước phân tích. Về việc cá nhân, hội nhóm có những lời nói phát ngôn nhằm mục đích bôi xấu nhà mạng quản lý Facebook sẽ làm gì? Ông Huỳnh Kim Tước cho rằng, việc phát ngôn đưa ra ý kiến của cá nhân từng người thì người đó phải chịu trách nhiệm. Trước ý kiến của nhiều độc giả cho rằng nhà mạng Facebook cần “nhặt” sạn với những bình luận không phù hợp với thuần phong mỹ tục Việt Nam, ông Huỳnh Kim Tước cho biết việc đó là không thể bởi Facebook là trang mạng xã hội đa phương tiện thông tin, số lượng truy cập tham gia tới hơn 1 tỷ người trên toàn thế giới không thể có chương trình nào sàng lọc phù hợp để “nhặt” sạn cho ngôn ngữ từng quốc gia được. Về việc thông tin những người có phát biểu không đúng với thuần phong mỹ tục của Việt Nam, nếu cơ quan điều tra muốn có thể xem toàn bộ thông tin công khai ngay chính trên giao diện của cá nhân, hội nhóm này. Cũng xung quanh chủ đề Facebook tại Việt Nam thời gian qua, ông Huỳnh Kim Tước cho rằng mạng xã hội Facebook đang chứng tỏ ưu điểm về trao đổi thông tin và độ tương tác. Nhiều doanh nghiệp hiện nay đang sử dụng Facebook làm nơi tiếp thị maketing sản phẩm. Những trang Fanpage trên Facebook có số lượng khách hàng gấp 81 lần so với một thương hiệu... Huỳnh Kim Tước - “ông cố vấn” của Google “Kinh nghiệm của tôi là đừng nghĩ mình có kinh nghiệm” - Huỳnh Kim Tước, chàng trai cố vấn của Google tại VN, đã nói như vậy khi được hỏi về việc có kinh nghiệm gì để chinh phục các nhà tuyển dụng hàng đầu của Google. Con đường dài 12 tuổi, Huỳnh Kim Tước theo gia đình sang Mỹ sống và bắt đầu một cuộc sống mới nơi đất khách quê người. Lý giải về quyết định chọn ngành tâm lý học khi bước vào giảng đường của Trường ĐH Texas tại San Antonio (Mỹ), anh nói xem phim thấy các nhân vật là nhà tâm lý khá hay và có vẻ gì đó thú vị nên quyết định chọn ngành này. Tuy nhiên, thực tế khô khan của ngành học đã làm Huỳnh Kim Tước chán nản. Và sau bốn năm học, Huỳnh Kim Tước phải đứng trước sự lựa chọn: học thêm bốn năm nữa nếu vẫn còn ý định trở thành nhà tư vấn tâm lý hoặc sẽ đi một con đường khác. Huỳnh Kim Tước chọn con đường thứ hai để đi. Huỳnh Kim Tước đăng ký học cao học ngành quản trị công quyền. Trong thời gian đó, một chương trình giúp phát triển kinh tế cho những khu vực khó khăn của cựu tổng thống Mỹ Bill Clinton đang tuyển điều phối viên. Chỉ những ứng cử viên nặng ký mới có khả năng được nhận nhưng may mắn lại mỉm cười với Huỳnh Kim Tước. Cộng đồng người da đen và Mexico nơi Huỳnh Kim Tước sẽ phải làm việc mâu thuẫn khá lớn nên không dễ chấp nhận một người da đen hay da trắng làm cầu nối giữa họ. Và Huỳnh Kim Tước - một chàng trai da vàng đến từ châu Á - trở thành người được chọn với trách nhiệm nặng nề xen lẫn nhiều thách thức. Bạn bè và gia đình ra sức khuyên ngăn vì quá nguy hiểm khi phải sống ở những nơi được cho là các khu ổ chuột, mỗi lần đi đến các khu dân cư phải có trên dưới 15 cảnh sát đi theo để bảo vệ. “Tôi đặc biệt ấn tượng với câu nói của một người nhập cư khi biết tôi là người châu Á: hãy về nơi anh thuộc về nó. Và tôi nghĩ: tại sao lại không nhỉ”. Không đợi quá lâu, anh tìm về nước một mình mặc dù được rất nhiều người khuyên đừng về vì sẽ không có tương lai. Đường đến Google Huỳnh Kim Tước cho biết tại căngtin của Google dành hẳn một quầy riêng để bán các món ăn VN. Giải thích về việc này Huỳnh Kim Tước cho biết trong một lần được thưởng thức món ăn VN do người mẹ nấu, Larry Page tỏ ra rất thích thú, đặc biệt là hai món sườn nướng và canh chua. Năm 1996, Huỳnh Kim Tước trở lại VN sau gần 15 năm sang Mỹ. Và kỳ diệu thay, căn bệnh cảm cúm hành hạ ông nhiều năm liền ở Mỹ đã không còn khi về đến VN. “Đây đúng là quê hương của tôi rồi” - Huỳnh Kim Tước nói đầy tự hào và sung sướng. Trong thời gian ở VN, Huỳnh Kim Tước sử dụng các dịch vụ của Google và gửi về đại bản doanh ở Mỹ những ý kiến đóng góp để các sản phẩm hoàn thiện hơn. Và chính trong thời gian đó ông đọc được thông tin Google cần tuyển một người làm cố vấn tại VN để giúp định hướng các sản phẩm bằng tiếng Việt. Sau khi hồ sơ được chấp nhận, anh phải trải qua năm cuộc phỏng vấn bằng điện thoại từ trụ sở của Google và yêu cầu làm một bản phân tích thị trường tại VN. Và trong một năm đó, ông phải trả lời chất vấn của hàng loạt bộ phận như kỹ thuật, kinh doanh, pháp lý, PA... Đúng một năm sau, anh được mời sang trụ sở của Google tại Mỹ để trải qua vòng phỏng vấn cuối cùng và cũng để nhận câu trả lời. Sau đó Huỳnh Kim Tước về giữ chức vụ Growth Manager nhưng dựa trên thông tin Facebook chỉ tuyển dụng duy nhất vị trí trên tại Việt Nam, đồng thời với quá trình công tác tại Google trước đó thì có thể khẳng định ông Tước chính là quản lí cấp cao của mạng xã hội sở hữu 600 triệu thành viên này. (Nguồn - Tuổi trẻ) Còn nữa... Báo điện tử Giáo dục Việt Nam sẽ tiếp tục thông tin về vụ việc này... Mời độc giả đóng góp, cho ý kiến và gửi những bài viết của mình theo địa chỉ: toasoan@giaoduc.net.vn hoặc có thể BẤM VÀO ĐÂY để phản hồi =================== Fây si búc, hay phúc si ba gì thì nó cũng chỉ là một phương tiện, hình thành trong sự phát triển của nền văn minh nhân loại và phục vụ như cầu của con người trong giai đoạn lịch sử của nó. Nó cũng như cái tăm xỉa răng của dân ta khi chưa có bàn chải đánh răng của văn minh Thái Tây nhập lậu vào xứ An Nam cả. Nó cũng như cái cày 51 cải tiến, hay sang hơn: như máy tính bảng, điện thoại Ai phôn tôi nghe vậy. Vậy cấm lá cấm cái gì? Cái phương tiện này nó chỉ chuyển tải nội dung không lành mạnh à? Nếu thế thì thiếu cha gì những phương tiện như: Bờ lốc; internet....vv....Không lẽ cấm tuốt? Ấy chết! Cả điện thoại di động nữa. Mà cái điện thoại di động nó còn kinh nữa: Tụi khủng bố còn dùng làm phương tiện kích nổ mìn. Eo ơi. Cứ gọi là cấm tuốt! Tất nhiên là bạn thấy có gì đó không ổn trong lập luận này. Nền văn minh thế giới đã phát triển đến giai đoạn toàn cầu hóa. Đến Maphia cũng còn phải hợp tác quốc tế mới mần ăn được. Bởi vậy sự phát triển của những phương tiện có tính toàn cầu hóa , chính là nền tảng để hình thành nên những gía trị văn minh nhân loại trong tương lai. Cấm sử dụng phương tiện không khác gì cản trở sự tiến hóa và tự tiêu diệt. Cá nhân, hoặc một nhóm người, một cộng đồng nhỏ có thể không cần đến cái gì cả, Thậm chí họ không cần đến cả điện. Như một bộ phận người có tín ngưỡng ở Hoa Kỳ vẫn dùng nến và xe ngựa. Nhất định không dùng xe hơi và ánh sáng điện. Nhưng sự tiến hóa chung thì nó vẫn phải cần đến những phương tiện phù hợp. Facebuc và tất cả những mạng xã hội khác, chính là phương tiện cần cho con người hiện đại, trong giai đoạn lịch sử của nó, trong mối quan hệ xã hội hiện đại. Vấn đề ở đây không phải là cấm một cách ngớ ngẩn. Mà là cần một hình thái ý thức xã hội mới thích hợp với mối quan hệ xã hội nảy sinh trên facebuc. Để tạo dựng một hình thái ý thức xã hội cho một, hay nhiều mối quan hệ xã hội thì không phải độc quyền của ai cả. Nhưng để có một hình thái ý thức chuẩn mực làm nền tảng cho sự phát triển tiếp theo thì không phải ai cũng có thể làm được.
    2 likes
  2. Say xe, tăng huyết áp: hãy nhẩm đọc 720.640! SGTT.VN - Một trong những ưu thế của các liệu pháp khí công và thiền của y học phương Đông là đạt hiệu quả nhanh chóng mà không sợ tác dụng phụ. Thực hành cách chữa bệnh theo liệu pháp tượng số bát quái có đáp ứng tốt trong phần lớn các trường hợp say tàu, xe; đau đầu; cao huyết áp. Tượng số bát quái Liệu pháp tượng số là cách chữa bệnh phối hợp giữa khí công, chu dịch và y học truyền thống. Nhẩm đọc một nhóm số nhất định là hình thức tập trung tư tưởng để tạo ra những đáp ứng thư giãn. Ngoài ra, theo quan niệm thiên nhân tương ứng của khí công cổ đại, mỗi tượng số có liên quan đến khí hoá của một hành, một tạng hoặc phủ nhất định trong cơ thể. Mỗi sự việc, hiện tượng đều có thể quy chiếu vào hoặc âm hoặc dương, vào một trong 5 hành: kim, mộc, thuỷ, hoả, thổ hoặc một trong các tượng số: càn (1), đoài (2), ly (3), chấn (4), tốn (5) khảm (6), cấn (7), khôn (8). Thông qua biện chứng luận trị, một dãy số được thiết lập phù hợp với tình hình bệnh lý để khi người bệnh nhẩm đọc sẽ tạo ra những hiệu ứng khí hoá, bổ hoặc tả, cần thiết cho yêu cầu chữa bệnh… Vài tác dụng của “thần chú” 720.640 Chống say tàu, xe: khi có các dấu hiệu say tàu, xe như chóng mặt, buồn nôn, nôn ói dẫn đến mệt mỏi, vật vã… người bệnh có thể nằm hoặc ngồi tựa lưng, thư giãn và nhẩm đọc dãy số 720.640. Đọc liên tục: “bảy hai không sáu bốn không bảy hai không sáu bốn không…” Chỉ đọc thầm trong trí, không đọc lớn ra ngoài để tránh tán khí. Đọc với nhịp độ vừa phải, không nhanh không chậm, sao cho tâm ghi nhận rõ từng số một. Theo liệu pháp tượng số bát quái, số 7 là tượng số ứng với dạ dày thuộc dương thổ, số 2 là tượng số ứng với ruột già. Nhẩm đọc 720 gây ra hiệu ứng giáng khí ở kinh dương minh. Ngoài ra, số 6 là tượng số của thận, số 4 là tượng số của can, nhóm số 640 có tác dụng dưỡng huyết, bổ can thận, nạp khí về thận. Số 0 còn để gia tăng tính hoạt hoá của hai khí âm hoặc dương. Dấu chấm ở giữa là dấu chỉ ngưng một tích tắc khi đọc, nhằm ngăn cách hai nhóm số với tác dụng khác nhau. Say tàu, xe, theo đông y, là triệu chứng rối loạn khí hoá. Chống say tàu, xe chủ yếu làm cho khí của kinh dương minh di chuyển thuận từ trên xuống dưới, thường gọi là thuận khí hay chống khí nghịch. Do đó, sự phối hợp của hai nhóm số vừa giáng khí vừa nạp khí về thận có thể nhanh chóng tạo ổn định chân khí nơi hạ tiêu để chống say tàu, xe. Chữa đau đầu, cao huyết áp: khi có các triệu chứng huyết áp tăng (dân gian hay gọi tăng xông hay lên máu) như nhức đầu, chóng mặt, mờ mắt, mắt đỏ, hai gò má đỏ, tay chân lạnh… người bệnh nên ngồi hoặc nằm ở một nơi yên tĩnh, hít thở bình thường, hai mắt khép nhẹ, nhẩm đọc liên tục dãy số 720.640 với tốc độ vừa phải, không nhanh không chậm, đọc khoan thai sao cho tâm ghi nhận rõ từng số một. Sau từ năm đến mười phút nhịp thở sẽ bình thường, huyết áp sẽ hạ. Người dễ quên có thể viết các chữ số trên một mảnh giấy để nhìn và đọc. Về mặt khí công, tượng số 7 ứng với dạ dày thuộc dương thổ và ứng với kinh dương minh, đường kinh chủ về vệ khí. Tượng số 2 ngoài ứng với ruột già còn ứng với phế, da. Do đó, nhóm số 720 không chỉ có tác dụng giáng khí mà còn có ý nghĩa tăng cường khí huyết ra ngoại biên để hạ huyết áp. Ngoài ra, nhẩm đọc 720.640 còn có thể giải quyết tốt một số trường hợp đau nửa đầu, đau đầu do âm hư... Nói chung, dãy số 720.640 có tác dụng điều tiết, làm cân bằng giữa trên và dưới, giữa âm và dương theo hướng ổn định dương khí hậu thiên ở trung tiêu và chơn hoả về mệnh môn, nên có thể xem là biện pháp dưỡng sinh không sợ gây ra những phản ứng phụ. Lưu ý, những liệu pháp thiền và khí công có thể tạo ra những đáp ứng nhanh, chậm khác nhau ở mỗi người. Việc phối hợp điều trị hoặc gia giảm các loại thuốc cần tham khảo ý kiến bác sĩ điều trị. Riêng với cao huyết áp, dù thực hành liệu pháp nào cũng chỉ cắt cơn tạm thời, việc ổn định lâu dài cần có sự phối hợp của chế độ ăn ít chất béo, nhiều rau quả, ngũ cốc thô và năng vận động. Lương y Võ Hà
    1 like
  3. Kínhthưa Thầy Thiên Sứ, thưa các Anh Chị và mọi người. Duyên cũng đã học, ứng dụngmôn Lạc Việt Độn Toán được một thời gian, duyên nhận thấy rằng có một vấn đềrất khó trong LVĐT đó là vấn đề “ Xác định độ số” trong LVĐT. Qua một thời gianhọc, ứng dụng môn này duyên rút ra được một cách để xác định độ số mà theoduyên thì rất chính xác qua thực nghiệm. Nên bây giờ duyên xin đưa lên đây đểmọi người cùng xem xét, khảo nghiệm ạ, duyên rất mong được Thầy Thiên Sứ, vàcác Anh Chị chỉ bảo cho duyên những chỗ thiếu sót. Nhưta được biết thì quẻ LVĐT gồm có quẻ nội và quẻ ngoại. Quẻ nội là quẻ Lục Nhâmchỉ tính chất sự việc, quẻ ngoại là Bát môn chỉ điều kiện, hoàn cảnh bên ngoài.Tuy nhiên độ số không nhất định chỉ nằm ở quẻ Nội hoặc chỉ nằm ở Quẻ ngoại mànó còn phụ thuộc vào các yếu tố khác. Trongviệc xác định độ số trong quẻ LVĐT duyên thường làm như sau: Bước 1: Trước hếtdựa vào tượng quẻ, ý nghĩa của quẻ xem thử là quẻ cho biết kết quả là thành haybại, được hay mất, mau hay lâu, nhanh hay chậm. Bước 2: Xem xétsự sinh khắc của ngũ hành trong quẻ xem thử nên lấy độ số của quẻ nội hay quẻngoại hay cả 2 hay cộng trừ cả 2 quẻ. + Nếu quẻ Nộikhắc quẻ Ngoại thì lấy độ số quẻ Nội. + Nếu quẻ Ngoạikhắc quẻ Nội thì lấy độ số quẻ Ngoại. + Nếu quẻ Nộisinh quẻ Ngoại thì lấy độ số quẻ Nội. + Nếu quẻ Ngoạisinh quẻ Nội thì lấy độ số quẻ Ngoại. + Nếu quẻ Nội vàNgoại ngang hòa thì cộng độ số 2 quẻ lại với nhau. Bước 3: Dựa vào điềukiện thực tế tình hình mà “định lượng” độ số cho quẻ là phút, hay giờ hay ngàyhay tháng hay năm… Sau đây là các ví dụ khảo nghiệm ạ. VD 1. Hỏi: Bao lâu nữa thì có mạng? Giờ Hợi/23/6/ nhâm thìn. Đang trên máy vi tính đọc tàiliệu LVĐT nói đến phần cảm ứng, tôi nhìn xuống Dcom đang hiện màu xanh(mất mạngnãy giờ) liền động tâm hỏi bao lâu nữa thì có mạng? Quẻ: Sinh – Đại An. Luận: mạngđang bắt đầu hồi phục, có lại rồi sẽ ổn định. Nhanh thì 3ph chậm thì 5 ph nữa. Nghiệm: Saibét. Đúng 17ph sau có mạng đc tầm 1ph lại mất mạng. sau 8 phút sau thì lại cómạng lai, lần này có hơn 1ph nhưng chập chờn tý( mấy chục giây) nhưng lại cóngay. Tổng cộng sau đúng 30ph thìmạng có ổn định. Qua quẻ này ta thấy Sinh Mộc khắc đại an thổ nên lúc đầu có khó khăn nhưng sau đó sẽ vượt qua đc và ổn định, chắcchắn, bình yên. Sinh độ số là 3 mà tính chất của quẻ phát chậm nên hải luận30ph nữa. Độ số chính xác tuyệt đối. 1, Ở quẻ thứ nhất ta thấy. - ĐK1: Tượng quẻ:bãi cỏ xanh rộng lớn, quẻ tốt, chậm chắc chắn sẽ thành công, khó khăn khôngđáng kểà Khẳng định kết quảsẽ có mạng trở lại. - ĐK 2: Sinh khắc ngũ hành trong quẻ: Thấy quẻ Ngoại ( Sinh) khắcquẻ nội (Đại An). Vì kết quả là việc thành nên có thể lấy độ số của quẻngoại khắc quẻ nội làSinh – 3. - ĐK 3: Điều kiện thực tế: Lúc đó thấy khả năng đơn vị là Phútchứ không thể là giờ được và dựa vào đk 1(kết quả đạt đc chậm) & đk 2( hoàncảnh bên ngoài khắc chủ thể nên có khó khăn nhưng nhỏ) nên phải là Hàng chụcà Đơn vị làPHÚT. Kết luận: Quán xét 3 điều kiện trên ta thấy: Đk 1 chothấy Kết quả là việc thành nhưng có khó khăn nhỏ và tính chất là chậm àThực tếĐiều kiện 2 cho thấy sự khó khăn và lấy độ số của Quẻ ngoại khắc quẻ nội làm độsố - 3 à Điều kiện 3 cho thấy đơn vị phải là Phút với mức độ làhàng chục. Thực tế chứngnghiệm là mạng có 2 lần rồi mất (chập chờn) sau đó là ổn định, chắc chắn chínhxác là 30 phút. VD 2. Hỏi:Khi nào thì trường học viện biênphòng công bố điểm thi? Giờ Tuất 15/6/2012 Giờ: Thổ Ngày: Kim Tháng; Hỏa Năm: Hỏa Quẻ: Hưu - xích khẩu Quẻ nội – Xích khẩu. Chủ sựtranh luận, cãi vả, kiện tụng, tranh chấp lại bị tháng Hỏa khắc nên tình hìnhcàng trở nên căng thẳng, Quẻ ngoại: Hưu chỉ sự trìtrệ, bế tắc, nghỉ ngơi bất lực lại được ngày Kim sinh nên càng bế tắc. Tượng quẻ chủ sự tranh chấpnội bộ chưa đi đến thống nhất. Sự bế tắc trì trệ xuất pháttừ quẻ nội nhưng nguyên nhân là quẻ ngoại. KẾT LUẬN:Nội bộ của trường đang có những vấn đề gây tranh cãi, chưa thống nhất được nêngây ảnh hưởng đến thời gian công bố điểm thi. Nhanh thì 6 ngày nữa, chậm thì 10ngày nữa sẽ công bố điểm thi. NGHIỆM: 9ngày ứng với ý nghĩa của quẻ là chậm và độ số của xích khẩu là 4 & 9. nếu 4ngày thì sẽ ko tương ứg với ý nghĩ của quẻ là chậm, bế tắc. Bài học: Hưu có độ số là 6nhưng là điều kiện bên ngoài và cần xet ý nghĩa của quẻ là lâu hay mau và điềukiện thực tế mà lấy độ số cho thích hợp. 2,Xét Quẻ thứ 2 - ĐK 1: Tượng quẻ: Xích khẩu kim sinh hưu thủy tù, chủ sự lưỡnglự, tranh chấp nội bộ và không còn cơ hộià Khẳng định nội bộ đang tranh luận, phânvân, lưỡng lự, trong khi hoàn cảnh không tốt đẹp càng làm cho tình hình nội bộcàng căng thẳng hơn. Dựa vào thực tế thì không thể ko công bố điểm thi đc nênKết quả là sẽ công bố điểm thi nhưng chậm. - ĐK 2: Xét sự sinh khắc của Nội Ngoại quẻ thấy Quẻ nội Xích khẩukim sinh Hưu thủy tù. Trên thực tế độ số của xích khẩu Kim là 9 đã ứng nghiệm. - ĐK 3: Xét điều kiện thực tế: Hiện tại lúc bấy giờ thì hầu hếtcác trường khác đã công bố điểm thi rồi và thời gian nhập học cũng không cònnhiều nên đơn vị ở đây là Ngày và khó có thể mức độ từ hàng chục được. à đơn vị làngày, mức độ là hang đơn vị. KẾT LUẬN: Xét 3 Đk trên ta thấy: Đk 1 cho thấy sẽcông bố điểm thi chậm. à Đk 2 cho thấy thực tế chứng nghiệm thìlấy độ số của quẻ nội sinh quẻ ngoại là Xích khẩu 4 & 9 và Đk 3 cho thấy thực tế không còn nhiều thời gian nữa để có thể lấyđơn vị là tháng dù kết quả là sẽ muộn và mức độ của ngày cũng không thể lớn hơnhàng đơn vị (1 chữ số) được, nên đơn vị phải là ngày với số chữ số là 1 chữ.Đơn vị tuy là ngày theo quẻ Xích khẩu là 4 & 9, dựa vào ĐK 1 ta thấy khôngthể là 4 được => nên lấy độ số 9làm kết quả cuối cùng. Thực tế chứng nghiệm đúng100% tức 9 ngày. Đây là các ví dụ mà Duyêntrích dẫn từ Diễn đàn mình, vì cũng lâu nên duyên không nhớ ở topic nào nữa mong mọi người cùng tham khảo ạ. 3,Các AEC thử đoán xem: -Cóbao nhiêu người đến họp mặt (offline) tại nhà Sư Phụ Thiên Sứ vào trưa hôm nay(25/10/0 9)? (không tính Sư Phụ) Trả lời: BáKiến Giờ Tỵ: Được quẻ Khai Xích khẩu : Mạn luận: Có 9 hoặc 14 người, Nhiềunhất là 19. Dimmuội 9h22 ngày 8/9ÂL năm Kỷ Sửu CẢNH (độ số 2) - TỐC HỶ (độ số 2,7) Muội đoán có 4 người. <br style="mso-special-character: line-break;"><br style="mso-special-character: line-break;"> Vusonganh Giờ Thìn - 9/9/Kỷ Sửu : Quẻ Khai Xích Khẩu Bàn về việc quan trọng nên không thể có đông người tham gia được. Nên đoán có 3người - và SP là chủ tọa Kết quả là: Cuộc họp gồmcó 9 người nếu tính luôn Sư Phụ, 8 người nếu không tính. Gồm Achau,Chauthevinh, Hatgaolang, Phongphongthay, Thiên Đồng, Vovinhivi, VoThuong,Zhinshan. 3, Ở vd 3 ta thấy. - Quẻ của anh BáKiến : Khai – Xích khẩu. Ta thấy Quẻ nội cũng sinh quẻ ngoại nên lấy độ số củaquẻ Nội là Xích khẩu 4 & 9. ra kết quả là 9. - Quẻ của Dimmuội Cảnh – Tốc hỷ. Ta thấy 2 nội ngoại ngang hòa nhau nên lấy độ số của Cảnh 2+ độ số của Tốc Hỷ 2 & 7 cũng ra kết quả 9. - Quẻ củaVuonganh Khai – Xích Khẩu cũng tương tự như của anh Bá Kiến dù không biết thời điểm2 người lập quẻ có trùng nhau không. Cũng kết quả là 9. 4. 0h15' 11/8 Mậu tý Khi nào lũ rút ? ĐỗTiểu cát Nhanh thì thứ 3 (12/8) chậm thì thứ 4 (13/8), Lũ sẽ giảm.(3 ngày). Tổng số người mất tích ? Cảnh Vô vong75 - 100 người 4, Xét Qua quẻnày ta lại thấy. Khi quẻ nội sinh quẻ ngoại thì lấy độ số quẻ nội. 5. Nhiệt độ ngoài trời mấyhôm nay ở HN theo nhà đài đo được là 46 - 48 độ, nhiệt độ cách mặt đường nhựa2m là 68 độ! Thật kinh dị! NDK bèn ra thử quẻ xem bao h có mưa, không chắcthành cái lạp xường mất! Khai - Tốc Hỷ Quẻ ra giờ Ngọ (12h), NDK dự đoán ngày mai mới có mưa, mưa to nhưng chỉ 1 lúc,ai dè 6 rưỡi tối mưa ào ào, được 30' là ngừng! Dùsao thì quẻ cũng đã nghiệm! Hura! Qua quẻ này ta thấy: Quẻ ngọai khắc quẻ nội thìlấy độ số quẻ ngọai tức là 1 ngày. 6. Hkeikun dự định hôm nàoquay trở lại Hà nội? Quẻ độn Đỗ- Tiểu Cát Dự đoán nghe ra có vẻ là lâu ( 7 ngày tức là 1 tuần ) nhưng thực tế chỉ 3 hômthôi, hkeikun đi từ hôm nay thứ 4 ngày 17/12 thì chắc chỉ đến tối thứ 6 ngày19/12 là xong viêc về HN thôi nhở? Qua quẻ này talại thấy Nội sinh ngoại nên lấy độ số của quẻ nội (Tiểu Cát 3 -8). Qua trên duyênmọng mọi người cùng xác định lại trên thực tế ứng dụng cả mỗi người xem thử cócùng hướng suy luận như duyên không, xin đưa lên đây để mọi người cùng thamkhảo ạ. Kính chúc các AnhChị và mọi người sức khỏe, thành công hạnh phúc. Thân ái!
    1 like
  4. 1 like
  5. Lúc yêu thì hợp cả mà, xét trên quan điểm của Luận Tuổi Lạc Việt thì ko có tuổi tốt xấu trong tình yêu, cứ yêu đã, khi nào lập gia đình thì sẽ có tương tác khác phụ trợ thì sẽ làm thay đổi, khi ấy sẽ rõ tốt xấu. Thân mến.
    1 like
  6. Bằng cấp rởm cũng là phiếu 'bé ngoan'... ra tiền Tác giả: Hà Văn Thịnh Bài đã được xuất bản.: 22/11/2012 05:00 GMT+7 Nếu chúng ta chỉ trang bị cho tuổi trẻ thứ kiến thức nửa vời, sự rập khuôn cũ kỹ hết thời và sự nhút nhát ám ảnh suốt đời, làm sao các thế hệ tương lai có thể đi xa? Đăm đắm nghề dạy học suốt mấy chục năm trời, sắp đến lúc phải giã từ nó để "nghe chân ngựa về, chốn xa", tôi mới chợt nghiệm ra rằng có biết bao câu hỏi từ thuở "đã mang lấy nghiệp vào thân", dẫu có trăn trở đến bao nhiêu cũng không dễ trả lời... Tại sao GD luôn bị trách "oan"? Dĩ nhiên, khi có hàng vạn người ta thán về sự xuống cấp của GD thì chắc chắn, "nó" không thể bị oan. Có rất nhiều vấn đề được đem ra mổ xẻ: Từ triết lý GD, cách dạy, sách giáo khoa, đội ngũ thầy, cô giáo, cơ chế quản lý, chế độ đãi ngộ, đặc trưng "ăn xổi" của nền kinh tế chụp giựt, sự hụt hẫng và mất thăng bằng - mất căn bản văn hóa do chiến tranh... Tất thảy, đều được đem ra mổ xẻ thật kỹ càng. Thế nhưng, chúng ta đã bao giờ bình tâm ngồi lại cùng nhau một chút để tìm cho ra cái căn nguyên nào là quyết định nhất? Cuộc đời vận hành phức tạp lắm nhưng cái có thể coi là "nguồn cội" của mọi vấn đề, có khi lại đơn giản vô cùng: Liệu có phải chúng ta đã sai ngay từ khi trẻ nhỏ mới bắt đầu líu ríu đến trường? Khi thầy cô giáo, cha mẹ, xã hội đã dạy cho đứa trẻ tính cách hơn thua đầy ích kỷ bằng dối trá! Phiếu BÉ NGOAN liệu có phải là minh chứng rõ nhất của sự khởi đầu không? Ngoan hay không ngoan, tất cả các bé, sau một tuần chơi- học, học- chơi đều có phiếu "ngoan" để rồi sau đó đem dán chi chít lên mặt tủ, lên cửa như một niềm tự hào trẻ thơ. Cái cách làm mà ta nghĩ là làm vui - ngoan tâm hồn trẻ nhỏ ấy thật ra đã mặc nhiên ngầm định rằng, không ngoan hay ngoan chẳng có gì quan trọng, bạn nào cũng có, hoặc phải có. Vậy là, cái phiếu be bé ấy vô tình đã ám ảnh tâm lý trẻ, dù không ngoan các em cũng phải có nó để "báo tin vui" cho ông bà, cha mẹ. Rất nhiều câu hỏi có thể nghĩ ra từ cái phiếu bé ngoan. Nếu không hiểu câu chuyện rất nhỏ nhưng có ý nghĩa "đá tảng" này thì không thể giải thích vì sao quan chức lại chiếm đến 59/60 người đề nghị xét công nhận chiến sĩ thi đua toàn quốc. Tại sao con người cứ phải đuổi theo phiếu "bé ngoan" như một thứ bùa mê? Chẳng phải "bằng cấp dởm" là loại phiếu "bé ngoan" ra tiền, ra bạc, ra chức, ra quyền sao? Dạy cho trẻ nhỏ chạy theo hư danh, tham lam, dối trá ngay từ đầu, và suốt nhiều năm sau này liệu có phải là cái căn nguyên làm đảo lộn mọi giá trị... Chẳng phải "bằng cấp dởm" là loại phiếu "bé ngoan" ra tiền, ra bạc, ra chức, ra quyền sao? Sao cứ bắt các em khiêm tốn mãi? Bác Hồ dạy trẻ phải khiêm tốn, thật thà, dũng cảm. Lời dạy đó đúng muôn đời nhưng không hiểu đúng, trở thành lạm dụng nó thì lại kéo theo hệ lụy. Ta đã từng nghe không biết bao nhiêu thầy cô giáo khi nói về học sinh ngỗ ngược đều đệm thêm cái kết nặng như chì: "Trứng khôn hơn rận", "chưa đỗ ông nghè..."... Nền GD coi trọng thái quá sự khiêm tốn (đồng nghĩa với cách huấn luyện bắt trẻ nhỏ phải "cúi đầu tuyệt đối") là kìm hãm sự sáng tạo, khuyến khích học sinh đi theo lối mòn, chấp nhận "lời trên" (cha mẹ thầy cô) như là chân lý vĩnh cửu. Tại sao phương Tây phát minh và sáng tạo nhiều, khiến xã hội tăng trưởng cùng phát triển, nếu không phải từ sự tự do sáng tạo, và dám phản biện? Ở đó, mọi điều cũng giản dị: Người ta dạy cho trẻ phải phân biệt được đúng, sai. Dạy cho trẻ biết nghi ngờ trước khi biết chấp nhận (tất nhiên, chỉ thật sự phù hợp với học sinh THPT và sinh viên). Người ta dạy rằng nếu các em không hơn thầy, cô khi thầy cô bằng tuổi này thì đó là sự tàn lụi của văn hóa. Rằng nếu không phản biện lại các giá trị cũ mòn thì sẽ không có thay đổi, phải biết cách chấp nhận, tự hào trò có thể giỏi hơn thầy... Nếu không truyền lại cho thế hệ mai sau lòng tự tin, quyết đoán, dám đương đầu với thách thức thì GD để làm gì? Thiếu những đức tính ấy, con người chỉ có thể tồn tại bằng ô dù, luồn lọt, dối gian... Tổng thống Mỹ những năm 1901-1909, Theodore Roosevelt có nói rằng ông thích một câu ngạn ngữ của vùng Tây Phi: Hãy nói một cách mềm mỏng nhưng phải cầm cây gậy thật lớn, bạn sẽ đi xa (Speak softly and carry a big stick, you will go far). "Cậy gậy lớn" đó là kiến thức và sự tự tin để theo đuổi, thực hành kiến thức đóng góp cho đời. Nếu chúng ta chỉ trang bị cho tuổi trẻ thứ kiến thức nửa vời, sự rập khuôn cũ kỹ hết thời và sự nhút nhát ám ảnh suốt đời, làm sao các thế hệ tương lai có thể đi xa? Những lỗ hổng nghiêm trọng Dù có biện minh cách nào đi nữa thì hàng ngàn lớp học ĐH từ xa, tại chức để "cử nhân hóa" cho hàng vạn giáo viên, nói lên rằng cái lỗ hổng về kiến thức của đội ngũ này vô cùng nghiêm trọng. Đành rằng đó là cái "lỗi" có từ thời sau chiến tranh, bao cấp, xã hội phải cưu mang nó, nhưng tại sao ngân sách GD không bỏ ra một khoản tiền để tuyển hàng vạn cựu sinh viên sư phạm khá giỏi để gối đầu, để thay dần (thay bằng cách giảm dần số tiết dạy) đội ngũ đó? Dĩ nhiên, không ai cho phép đảo lộn cuộc sống của hàng vạn con người đã đóng góp cho ngành GD nhiều năm nhưng phải chấp nhận cho những người yếu và thiếu về trình độ dạy ít đi, để dành thời gian không lên lớp học thêm, đọc thêm... Về lương bổng, nhất thiết phải cải tiến: Chẳng có học sinh nào tôn trọng cô giáo nếu hàng ngày cô phải chạy chợ bỏ mối hàng cho mẹ của chúng. Chẳng có người thầy nào không băn khoăn khi lương của một trung úy mới ra trường vài năm bằng lương của thầy giáo đã dạy học 30 năm... Dù muốn hay không, Bộ GD và ĐT phải có biện pháp cần thiết để thanh lọc lại, "chỉnh đốn" lại đội ngũ tiến sĩ, thạc sĩ nhiều và kém chất lượng như hàng... second hand hiện nay. Nói ra điều đó thật đau lòng nhưng là một thực tế. Thử kiểm tra bất kỳ chương trình đào tạo Th.s nào, sẽ thấy ít nhất, 50 % chuyên đề cao học chỉ là xào xáo lại, thêm son, thêm phấn cho chương trình ĐH mà thôi. Mấy năm trước, một vị Thứ trưởng Bộ này nói rằng có 30% TS không thực chất. Nhưng một khi cái không thực chất ấy vẫn cứ tiếp diễn thì làm sao bắt sinh viên phải học thật, thi thật... Vận mệnh của dân tộc không cho phép tồn tại mãi hoài sự rút kinh nghiệm, kiểm điểm sâu sắc, ngành GD rõ ràng cần phải hành động quyết liệt. Nghề dạy học đắng cay, vất vả và nhiều trăn trở lắm. Thế nhưng, hàng triệu nhà giáo vẫn ngày đêm quyết "sinh nghề, tử nghiệp" là điều nhắc nhở với Nhà nước, và xã hội sự cần thiết phải đổi thay có chất lượng lĩnh vực này. Ai đó nói rằng nếu lương thấp quá, hàng vạn giáo viên sẽ bỏ nghề. Sẽ không bi kịch đến mức ấy đâu, bởi lương tâm của người thầy không thể chỉ lượng hóa bằng các con số nhảy múa trên bàn ăn, trên cái giỏ đi chợ. Nhưng nếu người thầy đem theo cả cái giỏ đi chợ đầy muộn phiền vào lớp học thì bài giảng làm sao có chất lượng đây? ========================= Đây là một nhận xét chính xác và nhân bản.
    1 like
  7. Bạn đừng lo lắng quá, cũng chưa chắc là trượt đâu bạn ah, đó là mình luận trên cơ sở quẻ của bạn thôi, qua đấy mình muốn chia sẽ kinh nghiêm LVĐT thôi.Lúc nãy khi đang trả lời bài viết của bạn mình độn một quẻ hỏi vì sao bạn trượt thì đc quẻ Đỗ - Tiểu Cát, theo quẻ này thì mọi sự cố gắng của bạn sẽ đc đền đáp. Nhưng quẻ cũng bị khắc nhiều bạn ạ, cứ chờ xem sao nhé. Chúc bạn thành công nhé. Thân!
    1 like
  8. Giờ Tuất/ ngày Đinh Hợi / Tháng Tân Hợi/ Năm Nhâm Thìn Quẻ Khai - Tốc Hỷ Giờ: Ngày: Thổ. Tháng: Kim Năm: Hỏa Tiết khí: lập đông Xét ngũ hành của ngày với quẻ Ngoại thì thấy Thổ khắc Thủy nên tính chất khai thông của Khai bị mất đi hay nói cách khác là không còn tốt nhiều nữa. Xét ngũ hành tháng với quẻ Nội là Tốc Hỷ thấy Hỏa khắc Kim nên khí lực của Tốc Hỷ bị dảm đi nhiều. Nên theo duyên thì tượng quẻ bây giờ không còn là dòng suối đẹp chẩy ào ạt nữa mà giống dòng nước nhỏ chảy róc rách(Khai mất đi tính thông suốt, khai thông vì bị Thổ khắc nên vậy và Tốc Hỷ không còn khí lực để nhanh và mạnh mẻ đc nữa). Xét trên điều kiện thực tế của VN339 thì cho thấy điều kiện bên ngoài không đc thuận lợi như VN339 nghĩ mà còn gặp nhiều ứng viên khác có năng lực nữa. Bản thân VN339 tuy có năng lực nhưng cũng chưa đủ mạnh để vượt qua cuộc tuyển dụng. Nên chung quy lại theo duyên thì quẻ này không thành là phải rồi. Vài lời góp ý với VN339, chúc VN339 luôn vui. Thân!
    1 like
  9. HỌ HỒNG BÀNG Tục truyền Kinh Dương Vương có tài đi dưới thủy phủ, lấy con gái Long Vương ở hồ Động Đình, sinh ra Sùng Lãm, hiệu là Lạc Long Quân, cho nối ngôi trị nước. Kinh Dương Vương không biết đi đâu mất. Lạc Long Quân dạy dân Việt cày cấy nông trang, đặt ra các đẳng quân, thần, tôn ti, các đạo cha con, vợ chồng, đôi khi trở về thủy phủ mà trăm họ vẫn yên vui...Hễ dân có việc lại lớn tiếng gọi Long Quân rằng: " Bố ơi, sao không lại cứu chúng tôi": Long Quân tới ngay, sự linh hiển cảm ứng của Long Quân, người đời không ai lường nổi...Long Quân lấy Âu Cơ rồi đẻ ra một bọc, cho là điềm bất tường, vứt ra cánh đồng. Qua sáu, bảy ngày bọc nở ra một trăm trứng, mỗi trứng nở ra một con trai, mới đem về nuôi. Không phải bú mớm, các con tự lớn lên, người nào cũng trí dũng song toàn, người người đều kính trọng cho là triệu phi thường (1). Long Quân ở lâu dưới thủy quốc, vợ con ít gặp. Một hôm Long Quân trở về, gặp nhau ở đất Tương, Âu Cơ nói: “Thiếp vốn là người đất Bắc, ở với vua sinh hạ được trăm con trai, vua bỏ thiếp mà đi, không cùng thiếp nuôi con, làm người vô phu vô phụ, chỉ biết thương mình”. Long Quân nói: “ Ta là nòi rồng, đứng đầu thủy tộc, nàng là giống tiên, sống ở trên đất, tuy khí âm dương hợp lại mà sinh ra con, nhưng thủy hỏa tương khắc, dòng giống bất đồng, khó ở lâu với nhau được, nay phải chia li. Ta đem năm mươi con về thủy phủ, chia trị các xứ, năm mươi con theo nàng về ở trên đất, chia nước mà trị. Lên núi xuống bể, hữu sự thì báo cho nhau biết”… Âu Cơ và năm mươi con lên ở đất Phong Châu (2) suy phục lẫn nhau, cùng tôn người con cả lên làm vua, hiệu là Hùng Vương, lấy tên nước là Văn Lang, đông giáp Nam Hải, tây tới Ba Thục, bắc tới Động Đình Hồ, nam tới nước Hồ Tôn (nay là Chiêm Thành). Chia nước làm mười lăm bộ (còn gọi là quận) là Việt Thường, Giao Chỉ, Lục Hải, Hoài Hoan, Ninh Hải, Dương Tuyền, Chu Diên, Vũ Ninh, Phú Lộc, Cửu Chân, Nhật Nam, Chân Định, Văn Lang, Quế Lâm, và Tượng Quận. Chia các em ra cai trị, lại đặt các em làm tướng văn, tướng võ: văn là lạc hầu, võ là lạc tướng, con trai vua gọi là quan lang, con gái mua gọi là mỵ nương, trăm quan gọi là bồ chính, thần tộc. Nữ lệ gọi là xảo xứng (còn gọi là nô tỳ). Bề tôi gọi là hồn, đời đời cha truyền con nối gọi là phụ đạo. Vua đời đời thế tập gọi là Hùng Vương, không hề thay đổi. Lúc ấy, dân sống ở ven rừng xuống nước đánh cá thường bị giống giao long làm hại, lên nói với vua. Vua đáp: “Giống sơn nam và giống thủy tộc có thù với nhau, thường ghét nhau cho nên hại nhau đó”. Khiến người đời lấy mực xăm vào mình theo hình Long Quân, theo dạng thủy quái. Từ đó dân không bị tai họa giao long làm hại nữa. Tục xăm mình của dân Bách Việt cũng bắt đầu từ đây. Hồi quốc sơ, dân không đủ đồ dung, phải lấy vỏ cây làm áo, dệt cỏ gianh làm chiếu, lấy cốt gạo làm rượu, lấy cây quang lang, cây tung lư làm cơm, lấy cầm thú, cá, ba ba làm mắm, lấy rễ gừng làm muối, cày bằng dao, trồng bằng lúa, sản xuất nhiều lúa nếp, lấy ống tre mà thổi cơm. Bắc gỗ làm nhà để tránh hổ sói, cắt tóc ngắn để dễ đi lại trong rừng núi. Đẻ con ra lấy lá chuối lót cho nằm, có người chết thì giã cối làm lệnh, người lân cận nghe tiếng đến cứu. Chưa có trầu, cau, việc hôn thú giữa nam và nữ lấy gói muối làm đầu, sau đó mới giết trâu, dê làm đồ lễ, lấy cơm nếp để nhập phòng cùng ăn, sau đó mới thành thân. Trăm người con trai chính là tổ tiên của người Bách Việt vậy. (Trích trong :Lĩnh nam chích quát”) ---------o0o--------- (1) Trong truyện này chúng tôi cắt bỏ bớt đoạn nói về Xuy Vưu hiên viên, Hoàng Đế là những nhân vật thần thoại Trung Quốc không liên quan gì tới truyện trăm trứng của ta. (2) Phong Châu: nay là vùng đất thuộc tỉnh Vĩnh Phú và một phần tỉnh Hà Sơn Bình; đúng ra phải gọi là Văn Lang vì tên Phong Châu mới có từ khoảng thế kỷ thứ VII - VIII Khảo dị: Xung quanh truyền thuyết về họ Hồng Bàng, ở Vĩnh Phú còn sưu tầm được những truyện về Lạc Long Quân và bà Âu Cơ: Lạc Long Quân đi thuyền dọc theo sông Đà, đến vùng động Lăng Xương (nay là xã Trung Nghĩa, huyện Tam Thanh) gặp một cô gái xinh đẹp tên là Âu Cơ, đang hái dâu ven sông. Lạc Long Quân lấy Âu Cơ làm vợ, đưa về núi Nghĩa (nay là xã Hy Cương, huyện Phong Châu). Sau khi lấy Lạc Long Quân, bà Âu Cơ có mang ba năm, ba tháng mười ngày thì sinh ra một bọc trứng. Lúc sinh, trên trời có mây sáng chiếu (nên chỗ sinh bọc trứng sau làm chùa và đặt tên Thiên quang thiền tự), bảy ngày sau bọc trứng nở ra một trăm người con trai. Lạc Long Quân không biết đặt tên mới cầu khẩn thiên địa, được lão tiên hay câu cá ở Việt Trì về đặt tên các con giúp (ở Việt Trì vẫn có hòn đá có dấu chân lão tiên này ngồi câu cá). Lạc Long Quân và Âu Cơ cùng chia đôi con, năm mươi người theo cha xuống biển, sinh ra các dân tộc miền xuôi, bốn mươi chín người lên núi, sinh ra các dân tộc miền núi, để người con trưởng ở lại làm vua là Hùng Vương, đóng đô ở Văn Lang. Bà Âu Cơ đưa con lên mạn ngược, khi đến vùng Hiền Lương thấy đất tốt mới để một người con lại, dạy cách đốt cỏ mà trồng lúa, lấy gạo giã nhỏ nhào với mật ong cho vào chõ làm bánh. Rồi bà lại đưa tiếp các con theo ngọn suối mà đi mãi vào các cánh đồng phía trong. Mỗi năm bà lại đi thăm các con vài lần, ở lại mỗi chỗ dăm hôm rồi đi nơi khác. Ở xã Hiền Lương nay còn đền thờ bà Âu Cơ, khi cầu có hèm làm bánh mật, và phải do phụ nữ tế. Trong bản “Ngọc phả Hùng Vương” hiện lưu ở đền Hùng được viết từ thời Trần, viết lại năm 1470, còn bản sao năm 1600 (Hoàng định nguyên niên) ghi: Sau khi lấy Lạc Long Quân, bà Âu Cơ có mang ba năm ba tháng mười ngày mới sinh và cũng sinh ra cái bọc có một trăm quả trứng. Lạc Long Quân thấy sự lạ bèn để lên mâm vàng cầu khẩn thiên địa, bảy ngày sau nở ra một trăm người con trai, không ăn uống, bú mớm, chỉ hương hoa, không biết nói, chỉ cười mỗi ngày ba lần. Bảy tháng sau cùng tự nhiên nói to: “Trời sinh thánh đế, trị nước sinh vua, bốn bể thanh bình, thiên hạ yên mạnh”. Đoạn sau cùng giống như truyện trên. Hiện tên một trăm người con của bà Âu Cơ vẫn còn được ghi lại. Đồng bào Mường có bài mo “Đẻ đất, đẻ nước” cũng có dạng tương tự như vậy.
    1 like
  10. 1 like
  11. Tai nạn tàu điện ngầm tại Hàn Quốc, 40 người bị thương Thứ Năm, 22/11/2012 - 14:00 (Dân trí) - Hơn 40 người bị thương, trong đó một số người bị thương nặng, khi một chiếc tàu điện ngầm đâm vào đuôi một tàu khác ở thành phố cảng Busan, miền nam Hàn Quốc vào sáng nay 22/11. Theo đài truyền hình YTN của Hàn Quốc, chiếc tàu đầu tiên, chật cứng hành khách sáng, đã dừng ở một đường hầm sau khi gặp trục trặc động cơ. Còn chiếc tàu thứ hai, sau khi đã trả khách ở một nhà ga, đã được phái tới giúp kéo chiếc tàu đầu tiên về vị trí an toàn, nhưng thay vào đó, nó lại đâm sầm vào đuôi của tàu kia khi đang ở góc cua. Cú đâm đã khiến chiếc tàu gặp trục trặc động cơ bị trật bánh, khiến hành khách bổ nhào về phía trước. Nhiều người đã bị thương, trong đó có những người bị gãy xương. Vũ Quý Theo AFP
    1 like
  12. Thuylan1903 10 Tháng mười 2012 - 11:23 PM' timestamp='1349886238' post='192948'] Xin chào chủ topic và các anh chị em trong diễn đàn. Đây là lá số tử vi của mình http://www.lyhocdong...w=screen&size=2 Mình là con cả trong gia đình, có 01 em trai sinh năm 1991, gia đình ba mẹ làm việc nhà nước, kinh tế ổn định. Năm 2007 mình kết hôn, chồng sinh năm Nhâm Tuất, có con gái đầu lòng sinh năm kỷ sửu. Trong cung vợ chồng mình được thầy phán là dù mình có lấy bất kì ai đi nữa thì cũng không thay đổi số mệnh là mình phải làm mới có ăn chứ không nhờ vả được chồng. Xin cho hỏi trong lá số tử vi của mình như vậy có đúng không? Con cái của mình sau này có công danh, hiếu thảo không?, mình có con trai không? Chồng mình có làm ăn buôn bán tốt không? Gia đạo ba mẹ mình sẽ bình an sống khỏe mạnh chứ? Đứa em trai về sau này có công danh gì không? Xin cám ơn mọi người. Xin chào ThuyLan1903 Đầu tiên là mình nói cho bạn hiểu rỏ: Mỗi người có một lá số và lá số đó nói đúng nhất về mình, bạn đừng nên đem lá số của mình để hỏi những vấn đề liên quan đến từng thành viên trong gia đình (lớn) của bạn. Bởi vì nếu có câu trả lời cho bạn mà ảnh hưởng đến các thành viên đó thì chưa chắc đã đúng. Nếu nó đúng thì ta chỉ cần một lá số cho một đại gia đình mà thôi và ai giải được lá số đó không phải là người. Đó là ông TRỜI. Về vợ chồng: Đúng ra bạn khó lập gia đình tuy nhiên chắc nhờ có đức của ông bà cha mẹ nên bạn lập được. Nhưng, bạn hãy cố gắng giữ gìn bởi vì lá số này thường đều chủ hai lần kết hôn, cái họa chia ly, sát phu, chắp nối hầu như khó tránh và có thể xảy ra ít nhất hai lần trong gia đạo Bạn ít con, không nhờ cậy được, con đầu lòng sinh ra hơi khó nuôi. Vài dòng chia sẽ
    1 like
  13. Khi một xã hội bế tắc ở tầm vĩ mô thì nó đẻ ra mấy thứ tủn mủn này. Cái này các cụ nhà ta nói rồi - cũng từ đúng trở lên - "Cờ bí dí tốt". In đường 'lưỡi bò' trên hộ chiếu Trung Quốc Trung Quốc cho in hình đường chủ quyền chín đoạn ở Biển Đông lên hộ chiếu điện tử kiểu mới, khiến Việt Nam và Philippines phải lên tiếng phản đối. Quan chức Bộ Ngoại giao Việt Nam nói với BBC rằng bộ này đã gửi công hàm phản đối tới Trung Quốc 'cách đây nửa tháng'. Nhật báo Anh Financial Times (FT) trong khi đó cho hay Đại sứ quán Việt Nam ở Bắc Kinh xác nhận: "Phía Việt Nam đã ghi nhận việc làm này và hai bên đang thảo luận nhưng chưa có kết quả [về động tác mới của Trung Quốc]". Quan ngại chính là khi công dân Trung Quốc sử dụng hộ chiếu in hình bản đồ, vẫn được gọi là 'đường lưỡi bò' chiếm phần lớn Biển Đông, ra nước ngoài; nếu các nước sở tại đóng dấu xuất nhập cảnh thì có thể được xem là chấp nhận yêu sách chủ quyền của Trung Quốc hay không. Và trong trường hợp không chấp nhận bản đồ chủ quyền này, thì dựa trên lý do nào để từ chối xuấ̉t nhập cảnh đối với người Trung Quố́c? Philippines, xưa nay vẫn là quốc gia lớn tiếng chỉ trích Trung Quốc ở Biển Đông nhất, cũng lập tức phản đối một cách mạnh mẽ. Truyền thông Philippines dẫn lời Ngoại trưởng Albert del Rosario viết trong công hàm ngoại giao gửi tới Bắc Kinh thông qua đường đại sứ quán, rằng Manila "cực lực phản đối việc in hình đường chín đoạn trong hộ chiếu điện tử vì bản đồ này bao gồm các phần lãnh thổ và lãnh hải của Philippines". “Philippines không chấp nhận đường chín đoạn, cho đây là tuyên bố chủ quyền về lãnh hải một cách quá đáng, vi phạm luật pháp quốc tế." Chủ đề nóng Chủ đề tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông đã phủ bóng lên nhiều cuộc họp châu Á-Thái Bình Dương, kể cả hội nghị thượng đỉnh vừa kết thúc ở Phnom Penh, có sự tham dự của Tổng thống Mỹ Barack Obama. Các nước trong khu vực vẫn không thể đạt được một sự thỏa thuận về giải quyết tranh chấp. Điều đáng nói, là đường lưỡi bò tuy được Trung Quốc mang ra sử dụng nhiều trng thời gian gần đây, nó không có tọa độ được quy định rõ ràng, và do vậy, bị cho là thiếu tính pháp lý. Giới quan sát nhanh chóng đưa ra bình luận về động tác mà một số người gọi là 'thâm độc' này của Trung Quốc. Một nhà ngoại giao ở Bắc Kinh, đề nghị giấu tên, nói với tờ FT: "Đây là bước leo thang khá nghiêm trọng vì Trung Quốc đang cấp hàng triệu hộ chiếu mới, và hộ chiếu người lớn nay có thời hạn 10 năm". "Nếu như thay đổi lập trường, thì Bắc Kinh sẽ phải thu hồi toàn bộ số hộ chiếu này." Được biết Bộ Công an Trung Quốc chịu trách nhiệm thiết kế và cấp mới các hộ chiếu. Trong loại hộ chiếu điện tử mới này, ngoài đường 'lưỡi bò' còn có các hình ảnh mô tả phong cảnh Trung Quốc và hai địa điểm du lịch nổi tiếng ở Đài Loan. Bộ Ngoại giao Trung Quốc, khi được liên lạc, trả lời ngắn gọn: "Bản đồ trong hộ chiếu không nhằm vào bất cứ quốc gia nào". "Trung Quốc sẵn sàng đối thoại với các nước liên quan." Hộ chiếu kiểu mới, lần đầu tiên có gài chip điện tử, bắt đầu được công an Trung Quốc cấp cho công dân khoảng 5 tháng trước đây. Giáo sư môn quan hệ quốc tế Đại học Nhân dân, ông Thời Ân Hoằng, thì bình luận rằng tuy loại hộ chiếu mới này có thể giúp "thể hiện chủ quyền, nhưng cũng có thể làm phức tạp hóa tình hình vốn đã nhiều vấn đề". Ông Thời cho rằng quyết định in hình bản đồ này là do lãnh đạo cấp bộ đưa ra, chứ "không phải từ cấp lãnh đạo cao nhất". Theo BBC
    1 like
  14. 1 like
  15. Huyện Bắc Trà My không tiếp đoàn kiểm tra động đất nữa 21/11/2012 08:20 Ngày 20/11, UBND tỉnh Quảng Nam tổ chức họp nghe báo cáo các vấn đề liên quan đến tái định cư các dự án thủy điện trên địa bàn tỉnh. Lãnh đạo các huyện miền núi bức xúc trước tình trạng thiếu đất sản xuất cho người dân các khu tái định cư (TĐC) thủy điện. Còn lãnh đạo huyện Bắc Trà My khẳng định: Từ nay, các đoàn đến Bắc Trà My huyện sẽ không tiếp đón nữa, vì không giải quyết được vấn đề gì! Xe cộ các đoàn rộn ràng đến Bắc Trà My sau mỗi lần động đất, nhưng vẫn không giải quyết được gì?!. Hiện nay hầu hết những hộ dân TĐC thủy điện trên địa bàn Quảng Nam không có đất sản xuất, nhiều hộ dân ở các khu TĐC thủy điện ở các huyện Đông Giang, Bắc Trà My… bỏ đi ở nơi khác hoặc vào rừng đốt nương làm rẫy; cơ sở hạ tầng nhiều công trình xuống cấp nhanh chóng, nguy cơ sạt lở cao đã ảnh hưởng đến đời sống người dân. Tại thủy điện Sông Tranh 2 (Bắc Trà My), nhà cửa TĐC xuống cấp hư hỏng, công trình cấp nước khu TĐC không sử dụng được, người dân bỏ hoang nhà cửa hàng loạt. Các điểm TĐC của thủy điện A Vương có nguy cơ sạt lở đất cao. Đặc biệt các công trình nhà ở do chủ đầu tư xây dựng chưa phù hợp với tập quán của người dân bản địa, không tính đến mức chịu động đất. Tỉ lệ hộ nghèo hầu hết các khu TĐC đều còn rất cao. Các dự án thủy điện tại Quảng Nam đã lấy hết hơn 5.700 ha đất, trong đó đất nông nghiệp là 2.000 ha, ảnh hưởng đến 3.519 hộ dân. Thế nhưng hầu hết trong các phương án quy hoạch bố trí TĐC, giải pháp dự phòng đất thổ cư, đất sản xuất không được đề cập đến. Việc khai hoang ruộng lúa nước để cấp cho dân rất hạn chế. Đất sản xuất hiện nay chủ yếu là nương rẫy nhưng chỉ bằng khoảng 1/4 so với diện tích cũ. Ông Đỗ Tài, Chủ tịch UBND huyện Đông Giang, bức xúc: “Tái định cư nhưng không có đất sản xuất, 100% hộ các khu TĐC có nguy cơ trở thành hộ nghèo”. Đáng lo ngại tại huyện Bắc Trà My nơi có công trình thủy điện Sông Tranh 2 gây động đất, ông Trần Anh Tuấn - Phó chủ tịch UBND huyện cho biết: Tại các khu TĐC có 38 hộ bỏ đi nơi khác mà nguyên nhân chính là thiếu đất sản xuất và động đất. Đặc biệt động đất khiến người dân rất hoang mang. Động đất cùng với thiếu đất sản xuất dẫn đến nguy cơ thiếu ăn. Tại sao xây dựng thủy điện chỉ tính đến việc chịu đựng động đất của đập, còn các công trình của dân, địa phương lại không được tính toán, chết dân ai chịu trách nhiệm ? Hiện tại công tác an dân đang là vấn đề vô cùng khó khăn cho địa phương này. Bức xúc trước việc động đất mạnh và liên tục, ông Tuấn khẳng định “Hôm nay, huyện nêu quan điểm khẳng định nếu các sở ban ngành của tỉnh lên khảo sát, kiểm tra tình hình của người dân thì huyện sẽ tiếp, còn các đoàn của Bộ, ngành T.Ư vào huyện sẽ không tiếp nữa. Thời gian qua, mỗi lần động đất mạnh thì các đoàn này, đoàn nọ vào nhưng chẳng giải quyết được vấn đề gì, động đất thì càng ngày càng mạnh. Từ nay, thời gian đó huyện sẽ dành giải quyết công việc của địa phương thay vì tiếp đón các đoàn”! Các địa phương cho rằng, cần phải có nhiều chính sách như hỗ trợ người dân khai hoang để có đất sản xuất, kiến nghị Chính phủ cần quy định cơ chế chia sẻ lợi ích trong lợi nhuận khi khai thác các công trình thủy điện cho địa phương, để có quỹ đầu tư cho các công trình xuống cấp, hư hỏng… Ông Nguyễn Ngọc Quang, Phó chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam, cho biết: Sẽ chỉ đạo Sở NN&PTNT từ đây đến cuối năm phải có báo cáo phân loại các loại đất rừng để tính đến việc cấp đất, giao đất, giao rừng cho dân vùng TĐC; lập phương án về phát triển diện tích lúa nước gắn với công trình thủy lợi. Lâu dài, phải có cơ chế khuyến khích trồng cây cao su để bà con có thu nhập ổn định cuộc sống. Tiếp tục có chính sách hỗ trợ cho người dân và nhanh chóng tập trung sửa chữa các công trình, nhà dân hư hỏng tại các khu TĐC. Ngày 20/11, UBND tỉnh Quảng Nam có Công văn số 4435/UBND-KTN đề nghị Tập đoàn Điện lực Việt Nam bố trí nguồn kinh phí 2,532 tỷ đồng để cho huyện Bắc Trà My thực hiện hỗ trợ khắc phục nhà ở, công trình bị hư hỏng do động đất gây ra trong thời gian qua. Được biết, tính đến ngày 6/11, đã có 856 nhà ở của nhân dân và 8 công trình công cộng trên địa bàn huyện bị hư hỏng do ảnh hưởng của động đất. Theo TPO Nguồn: http://vtc.vn/2-3562...ong-dat-nua.htm ------------------------------------- Lại còn phải đưa rước...cơm nước...bao bì...đi đi về về nữa... Tiền dân, tiền nước...chứ đâu phải "tiền chùa"... Rách việc...
    1 like
  16. Ví dụ về mượn chữ nho để ký âm từ lướt Hán ngữ hiện đại gọi cái nền thùng xe là cái Xa Để Bản 車 底 板 (do người Hán đã mượn các chữ nho của tiếng Việt và ghép theo cú pháp Hán. Còn nếu đọc ba chữ nho đó từ phải sang trái sẽ thấy cú pháp Việt, thì là: Ván Đáy Xe), chứ không gọi là cái Dư 輿, như trong từ điển Hán Việt có chữ Dư 輿, giải thích nghĩa là “sàn xe để chở đồ”. QT Lướt để lướt hai tiếng hay cả câu dài thành một từ, từ cổ xưa đã được nhà nho dùng để tạo ra từ đơn âm tiết nhằm tiết kiệm cho việc viết, chỉ phải viết bằng một chữ. Những chữ “đặt ra” kiểu này của nhà nho không có trong khẩu ngữ Hán ngữ, chỉ có trong từ ghép do đã được dùng từ xưa trong “cổ Hán ngữ” (tức ngôn từ phát âm theo Việt mà cú pháp đã bị đổi ngược theo Hán), nếu tách khỏi từ ghép, chỉ phát âm đơn lập riêng nó thì người Hán sẽ không hiểu (phải hỏi là nó có ở từ ghép nào? Vì có nhiều chữ đồng âm dị nghĩa với nó). Ví dụ phát âm riêng “Dư” thì người ta phải hỏi là “Dư輿” của từ ghép “Dư Luận” hay là “Dư 餘” của từ ghép “Thừa Dư” (là hai chữ “dư” viết biểu ý khác nhau) mới xác định được là chữ “Dư” nào mà họ đã từng học. Cái âm tiết Dư vốn để chỉ cái nền đất, vì khi làm nhà thì người ta phải dùng đất đắp cho cao hơn mặt đất vốn có, gọi là “tôn nền”, cái nền ấy thành một chỗ đất “dư” nhân tạo, âm “dư” này viết bằng chữ “Dư 餘” thừa, vì nó rõ ràng nó “thừa 剩” hơn so với mặt đất xung quanh nó, tức nó Bự hơn (Dư=Bự=Bụ=Nhú=Nhô), cái nền đất gọi là Dư ấy nó Nhô cao hơn mặt đất xung quanh nó. Mặt khác Bự=Bạt nên chữ nho Bạt 拔 có nghĩa là “nâng cho cao hơn”, Hán ngữ dùng từ ghép Đề Bạt 提 拔 có nghĩa là “Nâng Cấp” trong việc phong quan chức. Tiếng Việt còn gọi cái chức “quan cao hơn” là “quan bự” (đến đứa con nít còn biết dùng từ “quan bự”). Hán ngữ còn dùng từ ghép (rất khoa học về mặt ngôn từ) là từ ghép Hải Bạt 海 拔 để chỉ chỗ “nhô cao hơn so với mặt nước biển”, ví dụ nói “Vị trí có Hải Bạt 400 mét” tức là “Vị trí có bình độ nhô cao hơn so với mặt nước biển 400 mét”. Người Việt đã quên mất từ Dư cổ xưa của chính mình, chỉ cái nền đất đắp, và cái QT Tơi-Rỡi là sự diễn biến âm của nó, đó là Dư=Bự=Bụ=Nhú=Nhô, nên ngày xưa dùng từ Hải Bạt của Hán ngữ để chỉ khái niệm “nhô cao hơn so với mặt nước biển”. Thời hiện đại thấy dùng vậy thì “bị Hán hóa quá”, không “giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt” nên lại phải dùng khái niệm “nhô cao hơn so với mặt nước biển” và đến bây giờ vẫn dùng như vậy. Ví dụ câu “Vị trí đó có bình độ nhô cao hơn so với mặt nước biển 400 mét”. Nhưng “nhô cao hơn so với mặt nước biển” là một câu chứ không phải là một từ, như từ ghép Hải Bạt của Hán ngữ dùng. Nếu công nhận rằng trong Tiếng Việt vốn có QT Lướt cả câu để tạo thành một từ mới ( như Hứa Thận 許 慎 đã vận dụng , ông gọi Lướt là “Thiết 切” vì Lướt = Lướt-Thướt = Thiết, cách nay 2000 năm, khi ông viết ra cuốn từ điển đầu tiên của Trung Hoa là cuốn “Thuyết Văn Giải Tự 說 文 解 字”) thì câu “Nhô cao hơn so với mặt nước biển” sẽ được lướt thành “Nhô cao hơn so với mặt nước Biển” = “Nhô… Biển” = Nhiển. Từ Nhiển là một từ mới, cái âm “nhiển” là có sẵn trong Tiếng Việt nhưng chưa được dùng, thì nay lấy ra dùng, phong phú thêm một từ mới mà thực ra là nó vốn ẩn sẵn bên trong cũ). Từ điển sẽ giải thích từ Nhiển: là từ do lướt cả câu “Nhô cao hơn so với mặt nước Biển”, câu này theo QT Lướt thì cái Tơi của từ đầu câu - từ Nhô là “Nh” đã lướt đến chắp với cái Rỡi của từ cuối câu – từ Biển là “iển” để thành từ Nhiển, nghĩa của nó là “nhô cao hơn so với mặt nước biển”, mà về thanh điệu thì vẫn đúng luật ( Thanh điệu “không”, “ngã”, “nặng” thuộc nhóm 0; “sắc”, “hỏi”, “huyền” thuộc nhóm 1): Nhô + Biển = Nhiển = 0 + 1= 1. ( Dùng từ Nhiển chỉ là ý của Lãn Miên nêu, còn làm hay không là do các nhà ngôn ngữ học quyền uy quyết định). Nhưng khi đã có từ Nhiển (tương đương từ Hải Bạt 海 拔 trong Hán ngữ dùng) thì câu “Vị trí đó có bình độ Nhô cao hơn so với mặt nước Biển 400 mét” sẽ được thay bằng câu “Vị trí đó có bình độ Nhiển 400 mét”. Trong câu này vì có từ mới là “Nhiển” thay cho cả câu “Nhô cao hơn so với mặt nước Biển” nên đã tiết kiệm được động tác gõ phím là chỉ có 7 gõ cho từ Nhiển thay cho 28 gõ cho cả câu, tiết kiệm thời gian được 4 lần. [ Trường hợp lướt cả câu để thành từ Nhiển cũng giống như trường hợp của câu “Dài mãi ra đến Biển” các cụ nhà nho ám chỉ “mạch nước ngầm” vì mạch nước ngầm thì cuối cùng nó cũng “Dài mãi ra đến Biển”, các cụ đã lướt “Dài mãi ra đến Biển”= “Dài…Biển” = Diễn 衍, đúng QT Thanh điệu: Dài+Biển=Diễn = 1+1=0 ( đúng như toán học nhị phân) và chỉ viết bằng một chữ Diễn 衍 gồm bộ Hành 行 là Đi có kẹp bộ Thủy 氵ở giữa, biểu ý là “nước nó đi”, nước đi thì cuối cùng cũng ra đến biển, chữ Diễn 衍 chẳng có tá âm “iên” nào mà lại đọc là Diễn, vậy nó chính là do lướt “Dài mãi ra đến Biển” = "Dài...Biển" = Diễn 衍. Chữ Diễn 衍 này còn mang nghĩa là “lấn biển”, trong khi một chữ Diễn khác thì không mang ý đó. Đó là cái địa danh Diễn Châu 衍 州. Về sau người ta viết chỉ chú cái âm “Diễn” nên cũng có văn bản viết Diễn Châu 演 州 bằng chữ Diễn 演 là biểu diễn, sai hết cả biểu ý “lấn biển” của một vùng đất từng một thời “Dài mãi ra đến Biển", nên trong vùng đồng bằng của nó nhiều nơi cách bờ biển ngày nay mấy chục cây số vẫn là “đất sò”, cứ đào lên là thấy từng lớp từng lớp dày vỏ nghêu sò ốc hến vỡ vụn, dùng đúc gạch không nung rất tốt gọi là gạch sò. Từ Diễn 衍 này không có dùng trong khẩu ngữ của Hán ngữ hiện đại, họ phải tra từ điển để hiểu ý nghĩa của nó và gọi nó là từ của “cổ Hán ngữ”. Cũng giống như cánh đồng “Sâu trũng chỉ mọc được toàn cỏ Lác” người ta đã lướt “Sâu trũng chỉ mọc được toàn cỏ Lác”= "Sâu...Lác" = Sác, ( đúng QT Thanh điệu: Sâu+Lác=Sác=0+1=1, như toán học nhị phân), nên có từ “đồng Sác”, chỉ thích hợp trồng cói, có rải rác ở nhiều vùng đồng bằng, thậm chí ở Cần Giờ còn có cả “rừng Sác”, toàn là các loại cây ngập nước ]. Từ Dư lúc đầu chỉ là chỉ cái chỗ đất tôn “dư” lên để làm nền nhà cho cao hơn mặt đất vốn có , đã diễn biến để có “Dư Trải” = Dải và “Dải nối tiếp Dải” = ”Dải…Dải” = Dãy (Thanh điệu: Dải+Dải=Dãy=1+1=0 , theo đúng toán nhị phân), để có các từ trong tiếng Việt là Dải núi và Dãy núi. Về sau người ta mượn ý từ Dư đó để chỉ cái nền thùng xe, viết là chữ Dư 輿. Rồi lại mượn tiếp cái âm “dư” của chữ Dư 輿 để ký âm từ lướt (mà chỉ trên nền tiếng Việt mới thấy ra điều đó) , đó là khi lướt hai từ Dân và Cư, lướt “Dân Cư” = Dư (Nếu dùng phát âm của Hán ngữ hiện đại mà “thiết” thì là “ Mín Chuy” = Muy; Muy là một âm tiết không có trong Hán ngữ, vì Hán ngữ phát âm chữ Dư 輿là “Uý”). (Hán ngữ hiện đại ngày nay dùng ngược là “Chuy Mín 居 民” tức Cư Dân). Chữ Dư = Dân Cư này đương nhiên chỉ là có sau, do vận dụng QT Lướt để tạo từ, và đã mượn âm (đương nhiên phải cả chữ) của chữ Dư 輿 để cho nó một nghĩa khác là “công chúng” (đúng như ý lướt “Dân Cư”). Nguyên gốc chữ Dư 輿 có nghĩa là Đất, do Dư=Doi=Dải=Dãy=Giát=Vạt=Vuông (Tiếng ta có những từ gọi Doi Đất, Vạt Đất, Vuông Đất, Dải Núi, Dãy Núi … phù hợp cho các địa hình khác nhau. Lướt “Dải nối tiếp Dải” = “Dải… Dải”=Dãy, đúng QT Thanh điệu: Dải+Dải=Dãy=1+1=0, theo đúng như toán học nhị phân. Dải núi chỉ có nghĩa là một trái núi liền mạch, còn Dãy núi có nghĩa là nhiều dải núi nối tiếp nhau. Trường hợp biến thanh điệu của Dải+Dải=Dãy cũng giống như trường hợp biến thanh điệu của Không+Không=Khống=0+0=1, theo đúng toán học nhị phân. Từ “cướp không” có nghĩa là cướp lấy mà không có đền bù, còn từ “cướp khống” có nghĩa là chưa cướp được mà tự coi như đã cướp được thành của mình rồi, tự đặt tên cho cái chưa cướp được, coi như là của mình rồi, như “đường lưỡi bò” ở Biển Đông). Dư nghĩa là cái nền đất, bởi vậy có các từ ghép như Dư Đồ 輿 图, Địa Dư; Địa Dư có nghĩa là đất bằng và đất nhô cao, mở rộng thành môn học “Địa Dư” là học về đất đai và dân cư theo hướng kinh tế học). Vì Dư=Giát=Giường nên chữ Dư còn dùng để chỉ cái nền để ngồi như Giát giường, Giát xe, bộ Giát= bộ Vạt (làm bằng tấm gỗ lim hay gỗ gụ quí rất dầy để trong nhà nằm nghỉ ngơi). Vì mượn âm “dư” của chữ Dư 輿 để ký âm từ lướt “Dân Cư”= Dư (nghĩa là “công chúng”, nhưng biểu ý chữ Dư 輿 thì chẳng có dính líu gì nghĩa công chúng cả, chỉ có hiểu như Việt đã lướt thì là cái âm tiết “dân cư” mới có nghĩa là công chúng). Bởi vậy Hán tự mới có từ ghép Dư Luận 輿 論 nghĩa là lời bình của công chúng (Lời=Luận). Vậy chữ Dư 輿 là một từ Việt, còn chữ Dư Luận輿 論 là một từ Việt-Hán vì nó được ghép ngược theo cú pháp Hán (ghép theo Việt thì là Luận Dư tức “Lời của Dân Cư”). Về cấu tạo chữ Dư 輿 thì bên trong phía trên có chữ Xe 車 đặt chèn trong chữ Hưng 興, mà Hưng 興=Hứng=Đựng=Thưng=Thịnh盛 =Thúng=Mủng=Máng=Sàng=Trang 裝 , đều là những đồ để đựng. Người Hán chỉ mượn chữ Thịnh 盛 và chữ Trang 裝 để dùng với ý là “đựng”( Với ý là “đựng” thì khẩu ngữ của Hán ngữ hiện đại thường dùng từ Trang 裝, từ Thịnh ít dùng, coi như từ cổ hơn), Phục Trang là từ để chỉ quần áo, là chỉ cái vỏ (Vỏ=Vải=Váy) đựng thân thể con người. Chữ Hưng 興 thì nghĩa đầu tiên của nó là “đựng” bởi nó có kẹp chữ Đồng 同 nghĩa là ở chung, ý rằng nó là cái Chứa một cái Chửa ở trong nó, tức cái vào ở chung với nó. Hán ngữ có từ phát âm là “thúng vu” cho hai chữ là Đồng Ốc 同 屋 để chỉ người ở chung phòng với nhau (dùng chữ Ốc 屋 cổ xưa mà tiếng Quảng Châu vẫn phát âm là “Ốc” để chỉ cái nhà). Những con vật miền sông nước mang “nhà” theo thân mình là Rùa, Cua, Ốc. Người Việt cổ đại gọi cái nhà là Ốc 屋 do nhìn thấy con ốc trong vỏ Ốc, cũng còn gọi "ở"là "Cư" do nhìn thấy con Cua thu mình cả cẳng, càng và mắt vào trong cái mai của nó . Nói chung là cái để ở thì QT Tơi-Rỡi của Lãn Miên nêu chỉ sự diễn biến âm tiết là : Ở = Ốc = Ấp = Ư 於 = Cư 居 = Cua = Rùa = =Vùa = Vu 於 (Hai từ Ư và Vu viết bằng cùng một chữ nho là chữ 於. Đánh vu hồi nghĩa là đánh vào chỗ ở. Cái bát to bằng đất nung rất mỏng không tráng men dùng để úp đậy đĩa thức ăn gọi là cái bát Vùa. Chữ Cư 居 này người Triều Châu vẫn đọc là “Cua”, còn từ chỉ cái Mái ở là logic với cái Mai cua. Cái Ốc 屋 mà có đông người ở thì thành từ Ấp 邑, là cụm dân cư). Chữ Hưng 興 có ngữ cảnh đọc là Hứng 興, ví dụ khi lấy chậu hứng nước mưa, khi ấy là một niềm vui vì được mát mẻ, về sau nhà nho có các từ Cao Hứng 高 興, Hưng Phấn 興 奮 để chỉ cái vui, tức là “đựng” cái phấn khởi. Hưng 興 và Thịnh 盛 đều có nghĩa là “đựng”, từ Hưng Thịnh 興 盛 chỉ là một từ đôi, từ đôi có tác dụng nhấn mạnh ý chung của hai từ đó, tức là nhấn mạnh sự “đựng” được nhiều, tức giàu có. Tấm cót dựng quây quanh vành trong của cái nong nằm ngửa thành bức vách tròn cao để đựng thóc người ta gọi là cái Thưng, nó khác và to hơn nhiều so với cái Thúng, dù hai thứ đó đều dùng đựng thóc. Hưng Thịnh 興 盛 là từ đôi , ban đầu chỉ là để chỉ cái thưng thóc đầy, về sau dùng với ý hoa mỹ chỉ sự giàu có. (Nền văn minh lúa nước của phương Nam có nhiều tre để làm thẻ viết chữ và chẻ lạt đan lát tạo nhiều đồ đựng đã đẻ ra Việt nho, còn Hán nho về sau chỉ là sự tiếp thu của Việt nho cả chữ lẫn nghĩa). Chữ Dư 輿 bên trong có kẹp chữ Xe 車 vì khi tôn nền làm nhà thì người Việt dùng xe cút kít chở đất đến đựng vào chỗ chỉ định đặt nền nhà. Bởi ý nghĩa là “đựng” đó nên chữ Dư 輿 về sau còn dùng để chỉ cái Giát xe tức cái nền thùng xe (trong ngữ cảnh này người ta sẽ đọc chữ Dư 輿 là Giát ). Chữ Xe 車 có nghĩa là “đưa ra” tức làm ra, như từ Xe Sợi nghĩa là kéo ra sợi. Vì Nôi khái niệm chung của Xe là “đưa ra”, tức cái Nôi : Té=Xe=Xé=Xẻ=Xê=Xa=Tả=Xả=Xổ=Thổ=Thồ=Thở=Chở, đều có nghĩa là đưa ra hay đưa đi. Từ cái Nôi khái niệm này mà có từ đôi dùng làm từ chuyên môn chỉ một loại bệnh là bệnh Thổ Tả 吐 瀉. Đọc là Thổ Tả 吐 瀉là khi viết bằng chữ nho. Khi chưa có chữ nho thì người ta viết bằng chữ khoa đẩu, đó là chữ Té Re (Té Re = Nước Ra = Thổ Tả 吐 瀉). Té=Tức=Đức=Đác=Nác=Nước. Nước luôn luôn làm cái việc của nó là Nở=Nống tức “đưa ra”: thấm, lan tràn, bốc hơi, nở tăng thể tích khi đóng băng. (Tiếng Quảng Châu thì chữ Xa 車 và chữ Tả 瀉 đều đọc là “Xe”, vì Té=Xe). Có nghĩa là người Việt cổ đại biết đi bằng Xe nước – Xuồng (do lướt “Xe Luồng” = Xuồng), đường sông, (Sông=Dòng=Lòng=Luồng=Lạch=Rạch=Rãnh), trước khi biết đi Xe đường bộ. Tất cả các từ như Diễn 衍, Ốc 屋, Ấp 邑,Hưng 興, Thịnh 盛, Dư 輿, Xa 車 nêu trên, từ điển “Yếu tố Hán-Việt thông dụng” của Viện Ngôn Ngữ (NXB KHXH Hà Nội 1991) đều cho là từ gốc Hán.
    1 like
  17. Để chữa say xe, tăng huyết áp chỉ cần bình tĩnh, chú tâm thổi phù theo từng hơi dài ra như thổi nến hay thổi bếp lửa là hết ngay thôi.
    1 like
  18. . Chân thành cảm ơn sự tư vấn của bạn. Xin cho hỏi là năm Nhâm thìn nhà em muốn sinh con gái có hợp ko a? Và em bé sinh năm 2008 có hợp ba mẹ làm ăn, sau này có dễ bảo ko a?
    1 like