LỜI TIÊN TRI 2012
Suy thoái kinh tế thế giới 2012 ảnh hưởng tới hạ tầng xã hội.....
==================================
50 triệu dân Mỹ trong cảnh nghèo đói
Thứ 7, 17/11/2012, 07:33
Số lượng người nghèo tại Mỹ vọt lên con số 50 triệu, trong khi đó, tài sản của họ gần như bốc hơi hết sau cuộc đại suy thoái.
Giàu nhất thế giới có 50 triệu người nghèo
Báo cáo mới nhất vừa được Cục Thống kê dân số Mỹ đưa ra vào hôm thứ Tư (14/11). Theo đó, với công cụ thống kê mới, số lượng dân nghèo của Mỹ đã vọt lên mức 49,7 triệu người.
So với báo cáo chính thức của chính phủ vào hồi tháng 9 vừa qua, số lượng người nghèo Mỹ theo thống kê mới nhất tăng thêm vài triệu người. Như vậy, số dân sống dưới mức nghèo năm 2010 đã gần chạm tới con số 50 triệu tương đương với 16,1% tổng số dân, cao hơn nhiều so với 46,2 triệu (15%) theo ước tính trước đó của chính phủ.
Trong bối cảnh nền kinh tế Mỹ đang tăng trưởng ì ạch thì có quá nhiều người Mỹ phải chấp nhận những công việc với mức lương bèo bọt trong khi vẫn phải vật lộn với các chi phí sinh hoạt đắt đỏ.
Ông Timothy Smeeding, chuyên gia kinh tế trong lĩnh vực đói nghèo tại đại học Wisconsin-Madison cho rằng, chúng ta đang phải chứng kiến một tốc độ phục hồi quá chậm chạp. Nghèo đói vẫn gia tăng trong bộ phận những người lao động do đồng lương ngày càng ít ỏi. Trong khi đó công tác trợ cấp tại một số bang vẫn còn những hạn chế nhất định do khó khăn về tài chính.
Nghèo đói đang tấn công khoảng 15,1% người già nước Mỹ- những người 65 tuổi trở lên - cao gần gấp đôi so với ước tính 8,7% trước đó. Nguyên nhân của thực trạng này là chi phí y tế cao. Trong khi đó, 15,5% số người ở độ tuổi lao động phải sống dưới mức nghèo.
Tỷ lệ nghèo trong bộ phận người Mỹ gốc Tây Ban Nha và gốc Á cũng tăng lên mức 28% và 16,9% cao hơn so với con số 25,4 % và 12,3% trong báo cáo của chính phủ hồi tháng 9 vừa qua.
Mất hết tài sản vì suy thoái
Theo báo cáo mới đây tổ chức Pew Charitable Trusts, các gia đình nghèo khổ của nước Mỹ đã gần như mất hết tài sản trong suốt thời kỳ đại suy thoái. Điều này khiến cho họ càng trở nên chật vật với những lo toan bộn bề của cuộc sống.
Báo cáo chỉ ra rằng, người nghèo Mỹ đã mất đến 91% tổng tài sản sau cuộc đại suy thoái kinh tế. Mặc dù không thể so sánh với những tổn thất của giới giàu có hơn, đặc biệt là tầng lớp trung lưu Mỹ, thế nhưng mất mát đến hơn 90% tài sản thì quả là một bi kịch quá lớn đối với dân nghèo.
Bà Diana Elliott, nhà điều hành nghiên cứu của tổ chức Pew cho biết, tài sản ròng của những hộ gia đình nghèo đã giảm xuống chỉ còn 3.000 USD vào năm 2009 từ mức 32.000 USD năm 2007. Sự sụt giảm này có thể khiến cho những hộ gia đình vốn đã rất khó khăn lại càng chật vật hơn. Và đương nhiên Giấc mơ Mỹ của người dân Mỹ vì thế cũng khó lòng thực hiện. Những người này, tới đây sẽ phải đối mặt với khoảng thời gian khó khăn nhất để cải thiện cuộc sống sau những tổn thất quá lớn.
Việc mất mát tài sản trong thời kỳ đại suy thoái được cho là do giá nhà đất lao dốc. Tuy nhiên, tỷ lệ hộ gia đình có quyền sở hữu nhà đất lại rất thấp, Bà Elliot cho biết. Điều này đặt ra những câu hỏi về mức độ an toàn của các loại tài sản mà người thu nhập thấp thường nắm giữ như tài khoản tiết kiệm và séc.
Nhà nghèo Mỹ phải chịu đựng những tổn thất nặng nề do suy thoái nhưng họ không phải là những người duy nhất lâm vào cảnh ngộ này. Theo Cục dự trữ liên bang Mỹ, trong giai đoạn 2007- 2010, tổng tài sản của các gia đình Mỹ đã giảm tới 40%. Trong khi đó, người Mỹ gốc Tây Ban Nha cũng bị tổn thương nặng nề khi mất tới 2/3 tài sản.
Theo một báo cáo trên tờ These Times, vào năm năm 2009, cứ 3 gia đình lao động thì có hơn 1 gia đình thu nhập thấp hơn 200% so với mức nghèo.
Vấn đề trở nên tồi tệ hơn khi cuộc đại suy thoái đã khiến cho nhiều dân nghèo nước Mỹ bị mất việc. Từ năm 2007 đến 2009, tỷ lệ phụ nữ tại các khu vực “rất nghèo” bị thất nghiệp cao gấp đôi so với khu vực nghèo. Cũng trong giai đoạn này 20% nam giới thu nhập thấp bị mất việc so với mức 8% tại các khu vực có thu nhập khá hơn.
Theo Hung Ninh
Vietnamnet
==================================
Từ đầu năm 2008, Lý học Việt đã xác định: Các đại gia hàng đầu thế giới phá sản và mở đầu cho một cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu.
2009 - chúng tôi xác định kinh tế thế giới phục hồi, nhưng đó chỉ là lấy của tích trữ ra ăn.
2010 - Chúng tôi xác định các đại gia bậc trung lâm nguy.
2011 - Khủng hoảng đến cấp quốc gia.
Và 2012, chúng tôi đã xác định khủng hoảng sẽ gây ảnh hưởng đến tận đời sống hạ tầng xã hội.
Năm 2013 - một sự phá lệ trong các lời tiên tri hàng năm - Lý học Việt xác định rằng: Mọi chuyện sẽ bi đát hơn nhiều. Và viễn cảnh không mấy sáng sủa này của năm 2013 thì không cần đến khả năng tiên tri. Ai cũng có thể dự cảm thấy.
Những lời tiên tri của Lý học Việt tôi tin chắc rằng đến ngày hôm nay, hầu hết mọi người đều nghĩ rằng: "Đó chỉ là những quẻ bói" và đơn thuần chúng tôi chỉ là những thày bói mà thôi.
Nhưng đó chỉ là cái nhìn theo thói quen từ hàng ngàn năm nay trong lịch sử văn minh nhân loại. Nó cũng giống như người ta mặc định nền văn minh hiện nay là đỉnh cao so với quá khứ. Và rằng càng về quá khứ xa xưa thì con người càng "lạc hậu". Hoặc như người ta vốn mặc định rằng: Lý học Đông phương có nguồn gốc văn hóa Hán.
Chính vì những mặc định đó, mà người ta giải thích rằng: "Người cổ đại đã dùng con lăn và ròng rọc, cộng với sức người để xây nên Kim Tự Tháp". Cũng chính vì những mặc định đó , mà người ta không thể giải thích được sự huyền bí của Lý học Đông phương.
Sự thật không phải như vậy.
Những phương pháp "bói toán" của Lý học Đông phương thực chất là những mô hình biểu kiến, hệ quả của một hệ thống lý thuyết mô tả những quy luật vận động và tương tác của vũ trụ. Để có được những mô hình biểu kiến mô tả những quy luật vũ trụ với khả năng tiên tri tất cả mọi hiện tượng thiên nhiên, xã hội và con người - thì - nó phải xuất phát từ một nền văn minh rất cao cấp và vượt trội so với tất cả những tri thức khoa học hiện đại ngày nay. Tất nhiên nền văn minh rất cao cấp và vượt trội đó, phải có một nền tảng cơ sở kinh tế và cấu trúc tổ chức xã hội cũng rất cao cấp, làm tiền đề cho sự hình thành nên học thuyết tạo ra những mô hình biểu kiến , phản ánh những quy luật có thể tiên tri.
Và tất yếu - như một sự hợp lý cần có - để có được một nền văn minh cao cấp ấy, nó phải trải qua những giai đoạn tiến hóa. Và trong những giai đoạn tiến hóa đến vượt trội ấy - có một giai đoạn gọi là "tiền toàn cầu hóa" - giống như chúng ta hiện nay.
Vậy thì, nếu chúng ta muốn biết về lịch sử nền văn minh đó và từ đó, tự tìm một giải pháp cho tương lai và thoát khỏi những bế tắc hiện nay thì hãy tìm hiểu về nền văn minh này - mà tôi gọi là "Văn minh Atlantic", thông qua nền văn hiến Việt, trải gần 5000 năm lịch sử , một thời huy hoàng bên bờ nam sông Dương tử.
Thiên Sứ tôi muốn lưu ý rằng: Mọi chuyện đều có giới hạn.