• Thông báo

    • Bá Kiến®

      Nội quy Lý Học Plaza

      Nội quy này là bản mở rộng Nội Quy - Quy định của Diễn đàn. Khi tham gia mua bán, các thành viên phải tuân theo những quy định sau: Tiêu đề bài viết: Bao gồm: Chỉ dẫn địa lý, Loại hình Mua/Bán, Thông tin mua bán.
      Chỉ dẫn địa lý: Tỉnh/thành nơi mua bán. Hoặc sử dụng định nghĩa có sẵn:TQ: Toàn quốc
      HCM: TP Hồ Chí Minh
      HN: Hà Nội
      [*]Ví dụ: HCM - Bán Vòng tay Hổ Phách ​Nội dung bài viết: Mô tả chi tiết sản phẩm mua/bán
      Bắt buộc phải có thông tin liên lạc, giá Mua/Bán
      Bài mới đăng chỉ được phép up sau 03 ngày.
      Thời gian up bài cho phép: 01 ngày 01 lần.
      Các hành vi vi phạm nội quy này sẽ bị xóa bài hoặc khóa tài khoản mà không cần báo trước.

Leaderboard


Popular Content

Showing most liked content on 14/11/2012 in all areas

  1. TRUYỆN SỰ TÍCH CHÚ CUỘI VÀ GIẢI MÃ CHUYỂN ĐỐI TỐN KHÔN. Thiên Đồng - Bùi Anh Tuấn Thành viên nghiên cứu Phong thủy Lạc Việt Trung tâm Nghiên cứu Lý học Đông Phương. Trong kho tàng truyện cổ tích Việt, những câu chuyện cổ sinh động giúp cho bao thế hệ trẻ em Việt Nam mở rộng những thế giới tưởng tượng huyền ảo lung linh, mở rộng nhận thức thế giới quan thông qua những hình tượng và nội dung đầy uyên áo. Nhưng đằng sau nội dung của các câu truyện cổ không thiếu sự ẩn tàng những minh triết cổ Đông phương. Và cũng từ cái nhìn minh triết ấy, một ẩn ngữ cho việc di cung hoán vị Tốn – Khôn trên Bát quái Hậu thiên của cổ thư để đi đến một nguyên lý hoàn chỉnh là Hậu thiên Lạc Việt phối Hà đồ là một điều có thể hình dung được. Người viết xin trình bày việc hoán vị Tốn – Khôn dựa trên sự giải mã một ẩn ngữ như một thông điệp thông qua câu truyện “Sự tích Chú Cuội” - một câu chuyện nổi tiếng trong kho tàng cổ tích Việt Nam. Nội dung câu chuyện như sau: Ngày xưa ở một miền nọ có một người tiều phu tên là Cuội. Một hôm, như lệ thường, Cuội vác rìu vào rừng sâu tìm cây mà chặt. Khi đến gần một con suối nhỏ, Cuội bỗng giật mình trông thấy một cái hang cọp. Nhìn trước nhìn sau anh chỉ thấy có bốn con cọp con đang vờn nhau. Cuội liền xông đến vung rìu bổ cho mỗi con một nhát lăn quay trên mặt đất. Nhưng vừa lúc đó, cọp mẹ cũng về tới nơi. Nghe tiếng gầm kinh hồn ở sau lưng, Cuội chỉ kịp quẳng rìu leo thoắt lên ngọn một cây cao. Từ trên nhìn xuống, Cuội thấy cọp mẹ lồng lộn trước đàn con đã chết. Nhưng chỉ một lát, cọp mẹ lẳng lặng đi đến một gốc cây gần chỗ Cuội ẩn, đớp lấy một ít lá rồi trở về nhai và mớm cho con. Chưa đầy ăn giập miếng trầu, bốn con cọp con đã vẫy đuôi sống lại, khiến cho Cuội vô cùng sửng sốt. Chờ cho cọp mẹ tha con đi nơi khác,Cuội mới lần xuống tìm đến cây lạ kia đào gốc vác về. Dọc đường gặp một ông lão ăn mày nằm chết vật trên bãi cỏ, Cuội liền đặt gánh xuống, không ngần ngại, bứt ngay mấy lá nhai và mớm cho ông già! Mầu nhiệm làm sao, mớm vừa xong, ông lão đã mở mắt ngồi dậy. Thấy có cây lạ, ông lão liền hỏi chuyện. Cuội thực tình kể lại đầu đuôi. Nghe xong, ông lão kêu lên: - Trời ơi! Cây này chính là cây có phép "cải tử hoàn sinh" đây. Thật là trời cho con để cứu giúp thiên hạ. Con hãy chăm sóc cho cây nhưng nhớ đừng tưới bằng nước bẩn mà cây bay lên trời đó! Nói rồi ông lão chống gậy đi. Còn Cuội thì gánh cây về nhà trồng ở góc vườn phía đông, luôn luôn nhớ lời ông lão dặn, ngày nào cũng tưới bằng nước giếng trong. Từ ngày có cây thuốc quý, Cuội cứu sống được rất nhiều người. Hễ nghe nói có ai nhắm mắt tắt hơi là Cuội vui lòng mang lá cây đến tận nơi cứu chữa. Tiếng đồn Cuội có phép lạ lan đi khắp nơi. Một hôm, Cuội lội qua sông gặp xác một con chó chết trôi. Cuội vớt lên rồi giở lá trong mình ra cứu chữa cho chó sống lại. Con chó quấn quít theo Cuội, tỏ lòng biết ơn. Từ đấy, Cuội có thêm một con vật tinhkhôn làm bạn. Một lần khác, có lão nhà giàu ở làng bên hớt hải chạy đến tìm Cuội, vật nài xin Cuội cứu cho con gái mình vừa sẩy chân chết đuối. Cuội vui lòng theo về nhà, lấy lá chữa cho. Chỉ một lát sau, mặt cô gái đang tái nhợt bỗng hồng hào hẳn lên, rồi sống lại. Thấy Cuội là người cứu sống mình, cô gái xin làm vợ chàng. Lão nhà giàu cũng vui lòng gả con cho Cuội. Vợ chồng Cuội sống với nhau thuận hòa, êm ấm thì thốt nhiên một hôm, trong khi Cuội đi vắng, có bọn giặc đi qua nhà Cuội. Biết Cuội có phép cải tử hoàn sinh, chúng quyết tâm chơi ác. Chúng bèn giết vợ Cuội,cố ý moi ruột người đàn bà vứt xuống sông, rồi mới kéo nhau đi. Khi Cuội trở về thì vợ đã chết từ bao giờ, mớm bao nhiêu lá vẫn không công hiệu, vì không có ruột thì làm sao mà sống được. Thấy chủ khóc thảm thiết, con chó lại gần xin hiến ruột mình thay vào ruột vợ chủ. Cuội chưa từng làm thế bao giờ, nhưng cũng liều mượn ruột chó thay ruột người xem sao. Quả nhiên người vợ sống lại và vẫn trẻ đẹp như xưa. Thương con chó có nghĩa, Cuội bèn nặn thử một bộ ruột bằng đất,rồi đặt vào bụng chó cũng sống lại. Vợ với chồng, người với vật lại càng quấn quít với nhau hơn xưa. Nhưng cũng từ đấy, tính nết vợ Cuội tự nhiên thay đổi hẳn. Hễ nói đâu là quên đó, làm cho Cuội lắm lúc bực mình. Ðã không biết mấy lần, chồng dặn vợ: "Có đái thì đái bên Đông, Đừng đái bên Tây, cây dông lên trời!". Nhưng vợ Cuội hình như lú ruột, lú gan, vừa nghe dặn xong đã quên biến ngay. Một buổi chiều, chồng còn đi rừng kiếm củi chưa về, vợ ra vườn sau, không còn nhớ lời chồng dặn, cứ nhằm vào phía Tây gốc cây quý mà đái. Không ngờ chị ta vừa đái xong thì mặt đất chuyển động, cây đảo mạnh, gió thổi ào ào. Cây đa tự nhiên bật gốc, lững thững bay lên trời. Vừa lúc đó thì Cuội về đến nhà. Thấy thế, Cuội hốt hoảng vứt gánh củi, nhảy bổ đến, toan níu cây lại. Nhưng cây lúc ấy đã rời khỏi mặt đất lên quá đầu người. Cuội chỉ kịp móc rìu vào rễ cây, định lôi cây xuống,nhưng cây vẫn cứ bốc lên, không một sức nào cản nổi. Cuội cũng nhất định không chịu buông, thành thử cây kéo cả Cuội bay vút lên đến cung trăng. Từ đấy Cuội ở luôn cung trăng với cả cái cây quý của mình. Mỗi năm cây chỉ rụng xuống biển có một lá. Bọn cá heo đã chực sẵn,khi lá xuống đến mặt nước là chúng tranh nhau đớp lấy, coi như món thuốc quý để cứu chữa cho tộc loại chúng. Nhìn lên mặt trăng, người ta thấy một vết đen rõ hình một cây cổ thụ có người ngồi dưới gốc, người ta gọi cái hình ấy là hình chú Cuội ngồi gốc cây đa.... 1.Sự Trùng Hợp Với Cung Sức Khỏe Đồ hình dưới đây được một Phong thủy gia Đài Loan công bố vào khoảng những năm 60 của thế kỷ 20. Trên đồ hình này - căn cứ theo Lạc Thư phối Hậu Thiên Văn Vương - quan niệm rằng: Cung Khảm - chính Bắc = Sự Nghiệp. Cung Cấn - Đông Bắc = Tri Thức. Cung Chấn - Chính Đông = Sức Khỏe. Cung Tốn - Đông Nam = Hôn Nhân. Cung Ly - Chính Nam = Danh tiếng - Địa vị. Cung Khôn - Tây Nam = Phú Quý. Cung Đoài - Chính Tây = Con cái. Cung Càn - Tây Bắc = Quí Nhân. Tuy nhiên, trên cơ sở Hậu thiên Lạc Việt Phối Hà Đồ mà nhà nghiện cứu Nguyễn Vũ Tuấn Anh đã chỉnh lý từ việc chuyển đổi Tốn - Khôn thì cung Chấn, phương Đông với ý nghĩa Sức Khỏe vẫn không thay đổi. Ta xem đồ hình sau: Cung Khảm - chính Bắc = Sự Nghiệp. Cung Cấn - Đông Bắc = Tri Thức. Cung Chấn - Chính Đông = Sức Khỏe. Cung Tốn - Tây Nam = Hôn Nhân. Cung Ly - Chính Nam = Danh tiếng - Địa vị. Cung Khôn - Đông Nam = Phú Quý. Cung Đoài - Chính Tây = Con cái. Cung Càn - Tây Bắc = Qúy Nhân. Như vậy, trên đồ hình Bát quái Hậu thiên không kể Lạc Việt hay cổ thư, phương Đông thuộc dương Mộc ứng với quái Chấn, hình tượng của cây to và theo Bát cung thì cung Chấn đông phương ứng với cung Sức Khỏe, theo phong thủy bát trạch không kể cổ thư hay Phong thủy Lạc Việt. Sự trùng hợp khi trong cây chuyện kể chi tiết quan trọng được thể hiện chính là cây đa, cũng là một loại cây to và sống lâu năm,là loại cây thuốc giúp con người "cải tử hoàn sinh". Ta hãy đọc lại đoạn sau: Dọc đường gặp một ông lão ăn mày nằm chết vật trên bãi cỏ, Cuội liền đặt gánh xuống, không ngần ngại,bứt ngay mấy lá nhai và mớm cho ông già! Mầu nhiệm làm sao, mớm vừa xong, ông lão đã mở mắt ngồi dậy. Thấy có cây lạ, ông lão liền hỏi chuyện. Cuội thực tình kể lại đầu đuôi. Nghe xong ông lão kêu lên: - Trời ơi! Cây này chính là cây có phép "cải tử hoàn sinh" đây. Thật là trời cho con để cứu giúp thiên hạ. Con hãy chămsóc cho cây nhưng nhớ đừng tưới bằng nước bẩn mà cây bay lên trời đó! Sự mạnh và yếu, khỏe và bệnh, chết và sống, là trạng thái thể chất tiêu cực và tích cực đều thuộc phạm trù “sức khỏe”. Vì vậy, hình tượng quái Chấn dương mộc thuộc là cung Sức Khỏe trùng khớp với nội dung câu truyện có yếu tố cây đa thần dược chữa bệnh và “cải tử hoàn sinh”. Nói rồi ông lão chống gậy đi. Còn Cuội thì gánh cây về nhà trồng ở góc vườn phía đông, luôn luôn nhớ lời ông lão dặn, ngày nào cũng tưới bằng nước giếng trong Quan trọng ở chi tiết, Cuội trồng cây ở “ góc vườn phía đông”. Như vậy phương vị, tượng quái và ý nghĩa của cung đã được định vị rõ ràng và trùng khớp với hình tượng trọn vẹn quái Chấn, Dương mộc, cung Sức Khỏe và Đông phương. Sách “ Nhập môn Chu Dịch dự đoán học” của tác giả Thiệu Vĩ Hoa, trang 46 có đoạn: “Tượng Chấn Chấn là sấm, là đế vương, là con trai cả,là chủ, là tổ, là tông, là ông, là chư hầu, là bách quan, là kẻ sĩ, là chồng, là hành nhân, là đồ vật chính, là vương thần, là quân tử, là trăm thứ ngũ cốc, là tiền đồ rộng lớn, là đường bằng phẳng, là cỏ dại, là cây thấp, làlăng, là ngựa, là hưu lộc, là cái làn, là gót chân, là ngón cái, là dày, là đâmvào, là trống, là ra, là sống, là ban đầu, là bên trái, là dần dần, là đi, là làm, là khởi đầu, là bôn ba, là sống lại, là phấn chấn, là giơ lên, là kính trọng, là cấm, là đầu, là uy, là nhân nghĩa, là kinh sợ, là nói, là cười, là kêu, là âm thanh,là lời cáo, là vui, là kế giữ, là xuất chinh.” Một sự ngẫu nhiên rõ ràng ngay trong chú giải ý nghĩa quái Chấn của sách“ Nhập môn Chu Dịch dự đoán học” của tác giả Thiệu Vĩ Hoa, cũng thể hiện một ý nghĩa tương đồng với nội dung câu truyện nói về công dụng hiệu lực của cây thần có khả năng cứu chữa “cải tử hoàn sinh”, chết đi có thể cứu sống lại, là “sống, khởi đầu, sống lại”. Theo quan niệm của nhà nghiên cứu Nguyễn Vũ Tuấn Anh, thuyết Âm Dương Ngũ Hành thuộc nền văn hiến Việt huyền vĩ với lịch sử trải gần 5000 năm, bát quái là ký hiệu siêu công thức trong quan hệ tương tác của vạn vật thì sự tương hợp về hình tượng và ý nghĩa giữa những chi tiết cây thần “Cải tử hoàn sinh” của câu truyện dân gian người Việt và sự giải thích tượng Chấn từ Hán thư là một sự không những trùng hợp mà có thể là một thông điệp phải được giải mã, được chuyển tải từ lâu trong lòng dân tộcViệt thuộc nền văn minh Văn Lang, hướng dẫn cho việc mở ra một bí ẩn của nguyên lý học thuật cổ Đông phương. 2.Thông Điệp Giải Mã Chuyển Đổi Tốn – Khôn: Một chi tiết quý báu đẩy cao trào câu truyện “Chú Cuội” lên cao là câu dặn dò cho người vợ không được bình thường hay quên, được nhắc rõ bằng câu lục bát vần điệu: '"Có đái thì đái bên Đông Đừng đái bên Tây, cây dông lên trời” Chính ngay câu nói thơ này của nhân vật Cuội, người viết cho rằng đây là ẩn ngữ, là chìa khóa cho bí ẩn phải chuyển đổi hai quái Tốn và Khôn.Sự chuyển đổi Tốn – Khôn, cũng như việc dùng các câu chuyện dân gian Việt Nam để minh họa cho việc chuyển đổi ấy đã được nhà nghiên cứu Nguyễn Vũ Tuấn Anh là người đầu tiên khởi xướng nhằm minh họa thêm cho việc chuyển đổi Tốn - Khôn tạo nên một nguyên lý căn để và hoàn chỉnh trong nguyên lý học thuật cổ Đôngphương, gọi tắt là “Lý học”, là Hậu thiên Lạc Việt phối với Hà Đồ, đã tạo niềm hứng khởi cho người viết khi vô tình nhận ra những sự tương hợp, dường như là mật mã, trong những câu truyện dân gian Việt Nam. Hình ảnh cây thần “cải tử hoàn sinh” đã được xác định với sự trùng hợp là quái Chấn, cung Sức Khỏe và phương Đông là cái mốc cho việc giải mã tiếp theo. Ta lại thử tìm xem trong Hán thư, cụ thể là cuốn “ Nhập môn Chu Dịch dự đoán học” của tác giả Thiệu Vĩ Hoa, trang 45 có đoạn như sau: Tượng Khôn Khôn là đất, là sau, là thần, là vợ, là dân. Là bầy đàn, là số đông, là tiểu nhân, là thị dân, là bọn trộm cướp, là mẹ, là phụ nữ, là dì, là thành trì, là ruộng, là một bang, là nhà cửa, là gia trạch, là trên bộ, là bùn, là bế quan, là bò, là ngưa con, là xe lớn, là hông,là bình đưng, là đức dày, là ngọt, là béo, là thân thể, là cái cung, là mình,là tự mình, là vương (vua nước chư hầu), là yên, là trinh, là lợi, là giàu, là tích tụ, là đến, là dùng, là quy về, là nội dung, là kinh doanh, là dối lận, là mê, là muốn, là cú, là hại, là chết, là tang, là loạn, là chiều tối, là mười năm, là bạn, là tiền tài, là hàng hóa, là vuông vức, là quang minh chính đại,là thuận theo, là được về sau, là có kết thúc, là vô biên cương, là sự nghiệp. Tượng Tốn Tốn là gió, là sương, là trưởng nữ, là trinh nữ, là phụ nữ, là vợ, làngười trong cung, là người đi buôn, là trường mộc, là cỏ tranh, là thuốc, là gà, là cá, là súc vải, là giường, là cây cuốc, là dây, là liên hệ, là bắp đùi,là cánh tay, là tay, là nhìn xuống, là múa, là hát, là giải thoát, là trắng, là cao, là nhập vào, là phục ẩn, là tiến thoái, là không quyết, là mệnh, là hành sự, là hiệu lệnh, là phong tục, là nhìn thấy, là của cải. Qua hai đoạn trích dẫn giải ý nghĩa của tượng quái thì sự trùng hợp giữa hai quái đều có nghĩa là vợ, tương đồng với chi tiết người phụ nữa của chú Cuội là…vợ của Cuội. Như vậy, yếu tố thứ hai để xác định cho chìa khóa giải mã là hình tương vợ của Cuội tức là nguyên nhân cho cao trào câu chuyện. Ta đọc lại lời của Cuội dặn vợ: "Có đái thì đái bên Đông Đừng đái bên Tây, cây dông lên trời” Tượng Khôn là đất và là vợ và tượng Tốn là gió. Mối tương tác để gây nên bi kịch là người vợ và cây thần “Cải tử hoàn sinh” nghĩa là một ẩn ngữ cho biết mối tương quan về vị trí Tốn Khôn mà trong đó vị trí này phải lấy Đông mộc, quái Chấn là mốc. Hình tượng người vợ của Cuội là hình tượng của mối tương tác, tương quan của vị trí hai quái Tốn – Khôn. và hành động “đái” của người vợ là biểu hiện cho hiện tượng chuyển đổi hai Quái Khí này. Truyện có đoạn: Một buổi chiều, chồng còn đi rừng kiếm củi chưa về, vợ ra vườn sau, không còn nhớ lời chồng dặn, cứ nhằm vào phía Tây gốc cây quý mà đái. Không ngờ chị ta vừa đái xong thì mặt đất chuyển động, cây đảo mạnh, gió thổi ào ào. Cây đa tự nhiên bật gốc, lững thững bay lên trời. Ta thử nhìn lại đồ hình Bát quái Hậu Thiên được cho là Văn Vương tạo tác, được cổ thư ghi lại. Hậu thiên Văn Vương Rõ ràng với đồ hình Hậu Thiên Văn Vương thì quái Khôn ở Tây Nam về phía phương Tây, quái Tốn và quái Chấn là hình ảnh ứng với gió ở phía dưới mà cây ở bên trên, trùng khớp với chi tiết của chuyện là: Có đái thì đái bên Đông. “Đừng đái bên Tây, cây dông lên trời” và chi tiết: “Không ngờ chị ta vừa đái xong thì mặt đất chuyển động, cây đảo mạnh, gió thổi ào ào.Cây đa tự nhiên bật gốc, lững thững bay lên trời”. Gió dưới cây trên là hình ảnh của “Cây đa tự nhiên bật gốc, lững thững bay lên trời.”. Hình tượng hai quái Chấn - Cây (trên) và Tốn - Gió (dưới) dưới đây, rỏ ràng tương thích với hiện tượng gió thổi "Cây đa tự nhiên bật gốc, lững thững bay lên trời”. Như vậy hậu quả của việc đái không đúng chổ của người vợ làm cây bay lên trời và câu dặn dò như cảnh báo “Đừng đái bên Tây, cây dông lên trời” Bởi Cuội đã biết hậu quả như thế nào khi thực hiện hành động đó. Như vậy, đó là một lời nhắn nhủ cho hậu thế rằng vị trí Tốn nằm phía dưới Chấn là một vị trí hoàn toàn không hợp lý cho một nguyên lý lý thuyết về sự sắp xếp Bát quái trong lý thuyết Âm Dương Ngũ Hành. Hình tượng người vợ do vậy phải chính là tượng Khôn.Và nếu người vợ (của Cuội), “đái” đúng vị trí ở hướng Đông thì sao? Ta thử nhìn đồ hình Bát quái Hậu Thiên Lạc Việt, do nhà nghiên cứu Nguyễn Vũ Tuấn Anh đã chuyển đổi, được minh chứng qua những tác phẩm “Thời Hùng Vương qua truyền thuyết và huyềnthoại”, "Tìm về cội nguồn Kinh Dịch"; "Thời Hùng Vương và bí ẩnLục thập hoa giáp"; Tính minh triết trong tranh dân gian Việt Nam" như sau: HậuThiên Lạc Việt: Hậu thiên Lạc việt phối Hà Đồ Hình tượng Chấn - Cây (trên) và Khôn - Đất (dưới) là hình tượng tương thích cho hiện tượng cây trụ trên mặt đất. Đồ hình rỏ ràng thể hiện quái Chấn tượng mộc, tức là cây, đang đứng trên đất là quái Khôn - đất ở phía dưới. Hình tượng này là một hình tượng hoàn toàn hợp lý cho quy luật tự nhiên là “Cây ở trên đất”. Nghĩa là một kết cục tốt đẹp, trọn vẹn và đúng đắn đem lại hạnh phúc cho thế gian khi cây thần “Cải tử hoàn sinh” không bay lên trời, nếu người vợ “đái đúng chổ”. Từ đây cũng thấy rằng hiển thị một mật ngữ rỏ ràng nhắn gửi, nếu quái Khôn để đúng vị trí về phương Đông, phía dưới quái Chấn, vì hành động đái của nữ là phải ngồi, ám chỉ phía dưới, thì một sự hoàn chỉnh trọn vẹn của nguyên lý học thuật cổ đông phương sẽ được mở ra. Nghĩa “cải tử hoàn sinh” ở đây khi cây thần còn ở lại thế gian, tức là cây trụ trên đất, nhiên hậu làm hiển hiện một ý nghĩa rỏ ràng là một sự hồi sinh cho một lý thuyết hoàn chỉnh,cho một nền văn hiến với một nguyên lý học thuật cổ nhất quán, hoàn chỉnh, thể hiện qua một nguyên lý căn để là Hậu thiên Lạc Việt phối Hà đồ. 3. Lời Kết: Người viết cho rằng truyện “Sự Tích chú Cuội” là một câu truyện dân gian đặc sắc,chứa đựng dấu hiệu hay một ẩn ngữ cho một minh triết Đông phương chứng tỏ chủ nhân đích thực cho Nguyên Lý học thuật cổ Đông phương thuộc nền văn minh Văn Lang rực rỡ 5000 năm ở phía nam sông Dương Tử. Phải chăng thần dược "cải tử hoàn sinh" cũng có thể mang một ẩn nghĩa rằng sẽ có sự phục hồi lý thuyết âm dương ngũ hành một cách có hệ thống và hoàn chỉnh, xứng đáng là một lý thuyết thống nhất, trên cơ sở của những "di tích" văn hóa phi vật thể còn để lại trong văn hóa Việt. Và nếu sự ẩn ngữ đó đúng như vậy thì rỏ ràng đó là một sự hồi sinh cho một lý thuyết cổ xưa đã bị thất truyền, như thế sự trùng lấp so với lời tiên tri của nhà tiên tri Vanga nổi tiếng: "Một lý thuyết cổ xưa sẽ quay trở lại với nhân loại trong tương lai." Sự giải mã không được xem như một bằng chứng khoa học, nhưng là một sự gợi mở cho việc tìm lại cội nguồn, việc tìm lại một nền văn minh đã bị lãng quên trong quá khứ. Ngày mười chín tháng Ngọ năm Tân Mẹo. Thiên Đồng Tham khảo: - Hà Đồ trong văn minh Lạc Việt, tg Nguyễn Vũ Tuấn Anh, NXB Tổng Hợp TpHCM 2007 - Thời Hùng Vương qua truyền thuyết và huyền thoại, tg Nguyễn Vũ Tuấn Anh, NXB Tổng Hợp TpHCM 2003 - Tính minh triết trong tranh dân gian Việt Nam. - Phong thủy Lạc Việt, tg Nguyễn Vũ Tuấn Anh, lưu hành nội bộ. - Dịch học ngũ linh, tg Cao Từ Linh, NXB Văn Hóa Thông Tin, 2006. - Nhập môn chu dịch dư đoán học, tg Thiệu Vỹ Hoa, NXB Văn Hóa Thông Tin, 1996. - www.wikipedia.org
    4 likes
  2. Giảm giá nhà để bóp chết nhà thu nhập thấp 26/10/2012 08:32:56 (GMT+7) - Tại buổi gặp gỡ đối thoại giữa lãnh đạo Bộ Xây dựng và các doanh nghiệp ngành bất động sản khu vực Hà Nội tổ chức ngày 25/10, Phó tổng giám đốc Vinaconex Đoàn Châu Phong cho rằng doanh nghiệp địa ốc đang đối mặt với hàng loạt khó khăn. Nhiều doanh nghiệp đã không còn đủ kiên trì để đeo bám nữa mà muốn thoát khỏi cuộc chơi bằng cách bán phá giá, giảm giá nhà xuống mức thấp thê thảm. Không nên chỉ bó khung cho người thu nhập thấp Hình ảnh nhếch nhác tại khu nhà thu nhập thấp Nhan nhản nhà thu nhập thấp rao cho thuê Giá bán nhà thu nhập thấp có thể giảm thêm 15% Nhà thu nhập thấp có thể được bán sau 5 năm sử dụng Ông Phong bức xúc vì cho rằng, trong thời điểm nhạy cảm này, nếu một doanh nghiệp bán phá giá thì người dân sẽ chờ các doanh nghiệp khác phá giá theo. Ông Phong đề xuất Bộ xây dựng cần có chính sách chống bán phá giá để bảo vệ cho các doanh nghiệp chân chính. Phó tổng giám đốc Vinaconex Đoàn Châu Phong giới thiệu về dự án nhà thu nhập thấp Ngô Thì Nhậm với Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải (Ảnh:Vinaconex) Liên quan đến việc bán phá giá trong thời gian gần đây là chung cư Đại Thanh gây sốt khi hạ giá bán từ 14 triệu đồng mỗi m2 xuống còn 10 triệu đồng.Hàng tram người dân lao vào mua nhà, phải cắn rang chịu “chi’ cho “cò mồi” vài chục triệu để sở hữu căn nhà giá rẻ này. Cơn sốt Đại Thanh còn chưa kịp nguội, hàng loạt doanh nghiệp cũng vào cuộc giảm giá để giành giật khách hàng bằng cách trực tiếp giảm giá hoặc tăng khuyến mãi chiết khấu. Mới đây, dự án Westa cũng giảm giá xuống còn 17 triệu/m2 và quảng cáo theo chiêu “độc” như treo lên cột điện, lên cành cây hoặc cột đèn đỏ để gây sự chú ý. Chung cư Đại Thanh giảm giá sốc khiến nhà thu nhập thấp e ngại bị bóp chết Ông Phong lý giải, hiện nay, nhà ở xã hội doanh nghiệp vẫn phải xây dựng và bán theo giá như nhà nước quy định có công thức: Giá thành xây dựng + 10% định mức, chưa bao giờ vượt quá con số này. “Nếu có một doanh nghiệp bán nhà thương mại phá giá thì người mua sẽ chờ nhà thương mại”. Lãnh đạo Vinaconex cho rằng, sau khi hạ giá, một số căn hộ còn bán giá thấp hơn cả nhà thu nhập thấp sẽ gây sự so sánh cho người dân. "Khi nhà xã hội còn đắt hơn cả nhà ở thương mại, người dân sẽ so sánh. Họ sẽ có tâm lý chờ đợi để mua nhà thu nhập thấp, tôi gì mua nhà ở xã hội", vị phó tổng giám đốc của đơn vị được ví von là con chim đầu đàn của ngành xây dựng lo ngại. Đề xuất với Bộ trưởng và lãnh đạo thành phố, ông Phong bức xúc “"Giá thành thế nào, bán ra bao nhiêu Bộ phải kiểm soát chặt chẽ để tránh ảnh hưởng đến doanh nghiệp khác. Giá công bố bao nhiêu, tạo sao lại bán thấp như vậy, cần kiểm tra kỹ" Ông Nguyễn Văn Sửu, Phó chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội cho hay, Thành phố đang kiểm tra những dự án bán phá thấp. "Thành phố sẽ kiểm tra những dự án phá giá đó có bán thật như vậy không hay chỉ đưa thông tin gây xáo trộn thị trường. Chúng tôi sẽ xem giá cả như vậy có hợp lý không và họ đã nộp đủ tiền sử dụng đất chưa, có bán được thật sự hay không", ông Sửu khẳng định. Một lãnh đạo doanh nghiệp khác tham gia hội nghị lại cho rằng “ Các doanh nghiệp được ông Phong quy kết là bán phá giá nhà họ có lý lẽ của họ. Đó là một cách để xây được nhà, bán được hàng, không bị thành một khối nợ xấu với ngân hàng, không trở thành kẻ lừa đảo khách hàng, đẩy nhanh tiến độ hoàn thiện dự án, vừa cứu được doanh nghiệp lại vừa tạo điều kiện cho những người thu nhập thấp có nhà, đúng với yêu cầu của Bộ trưởng Bộ xây dựng. Hơn thế, chắc chắn doanh nghiệp đã bán nhà như vậy thì đã đóng tiền sử dụng đất, vì nếu không đóng tiền sử dụng đất theo quy định thành phố thì không bao giờ được giao đất mà làm nhà như vậy”. Tại hội nghị, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trịnh Đình Dũng lại khẳng định “Nếu doanh nghiệp đã say mê thì phải quyết liệt bằng cách hạ giá sản phẩm, cơ cấu lại sản phẩm để đến với người dân chứ không phải làm cái to đẹp để hình ảnh doanh nghiệp được đẹp. Còn người dân phải có trách nhiệm tìm sản phẩm phù hợp”. Hải Bình ==================== Lúc giá nhà lên vù vù thì chẳng thấy ma nào kiến nghị chống tăng giá ảo cả. Lúc nó xuống thì đề nghị chống bán phá giá với nập nuận "sợ bóp chết nhà thu nhập thấp". Mục đích cuối cùng của nhà thu nhập thấp chính là để dân nghèo có nhà ở. Vậy nhà càng thấp càng tốt chứ nhỉ? "Sang năm 2013, dân nghèo sẽ có thể mua biệt thự ở khu ổ chuột cao cấp". Hình như tôi đã nói câu này ở đâu đó trên diễn đàn..
    4 likes
  3. Gửi hoangnt, Thiên Đồng đã giải mã truyện "Trí khôn ta đây", xin trích lại bài đã đăng trong diễn đàn này từ tháng 3/2010. ================================== Truyện cổ tích Việt Nam và sự liên hệ Bát Trạch Lạc Việt Thiên Đồng Bùi Anh TuấnThành viên nghiên cứu Phong thủy Lạc Việt Trung tâm Nghiên cứu Lý học Đông Phương Trong tác phẩm, công trình nghiên cứu như: “Thời Hùng Vương qua truyền thuyết và huyền thoại”, "Tìm về cội nguồn Kinh Dịch"; "Thời Hùng Vương và bí ẩn Lục thập hoa giáp"; Tính minh triết trong tranh dân gian Việt Nam" của nhà nghiên cứu Nguyễn Vũ Tuấn Anh, ông đã lấy những câu truyện cổ tích, truyền thuyết và huyền thoại để làm cảm hứng cho sự giải mã và phân tích những bí ẩn của nguyên lý học thuật cổ Đông Phương (gọi tắt là Lý Học Đông Phương) thuộc nền văn hiến Việt trải gần 5000 năm lịch sử. Sự giải mã phân tích ấy, mặc dù ông không coi là bằng chứng chứng minh cho những sự liên quan, nhưng cũng đặt ra nhiều chiêm nghiệm thú vị. Lấy cảm hứng theo cách tiếp cận và giải mã của nhà nghiên cứu Nguyễn Vũ Tuấn Anh và được sự hướng dẫn gợi ý của ông, người viết xin đưa ra đây thêm một vài trường hợp trong kho tàng truyện cổ tích Việt Nam, để trả lời câu hỏi: “Phải chăng những di sản văn hóa dân gian Việt là những chiếc chìa khóa giải mã những hiện tượng bí ẩn của Lý Học Đông Phương?” Xin tham khảo qua hai câu truyện cổ tích sau đây. Câu truyện thứ nhất: Hổ và Mèo "Ngày xưa, muông thú đều tôn Mèo là Thầy, vì Mèo rất tài giỏi, dạy cho muông thú các môn võ nghệ để phòng thân và tồn tại. Như trâu biết húc, gà biết mổ và đá, ngựa biết chạy và lúc gặp kẻ thù nguy hiểm thì biết đá hậu…Khi ấy Hổ chưa biết ngón nghề võ nào, thấy muông thú đều được học thì cũng muốn lắm, ngặt nỗi không biết làm sao, bèn tìm cách học lén khi những con thú học với Mèo. Mèo một lần bắt gặp, Hổ thấy thế xin: -Xin Thầy thương tình mà truyền cho các ngón nghề võ nghệ phòng thân. Nghe thế Mèo đồng ý nhận Hổ làm học trò mà ngày ngày truyền dạy võ nghệ, truyền tất cả các ngón nghề. Mỗi lần học, Hổ lại nài nỉ: -Thầy còn tuyệt nghệ nào xin truyền hết đi. Thế là Mèo lại truyền môn “ra oai” bằng những chiêu gầm gừ, gầm rống và xù lông làm đối phướng khiếp vía kinh hải. Ngày qua ngày, Hổ đã học được hết tất cả các môn võ nghệ. Muông thú đều sợ hãi và đều thất bại dưới móng vuốt của Hổ mỗi khi tỉ thí. Tính tham lam và cao ngạo lên cao, nhìn lại thấy chỉ còn Mèo là Hổ chưa tỉ thí và nghĩ Mèo quá nhỏ thó so với Hổ, nếu thắng Mèo nữa thì sẽ là Chúa tể muôn loài. Vậy là Hổ thẳng thừng thách đấu với Mèo. Mèo nghe tin ấy không tỏ vẻ sợ hải hay ngạc nhiên. Đến ngày thi đấu, Mèo đến, Hổ đã chờ sẳn. Không nói không rằng, Hổ liền bất ngờ tấn công Mèo. Mèo biết trước, nhanh nhẩu né tránh và trèo thoăn thoắt lên cây cao. Hổ bị bất ngờ nên tức lắm, ở dưới gốc cây gầm rống vang cả núi rừng. Mèo ở trên cây cười và bảo: -Meo mẻo mèo meo, ta còn võ trèo, ta chẳng dạy cho. Hổ càng tức điên, nhưng cố bình tĩnh, nhại lại Mèo, nghiến răng nói: -Meo mẻo mèo meo, ta bắt được Mèo ta ăn cả cứt! Từ ấy, Hổ tuy mạnh mẽ nhưng lại không biết leo trèo, cũng từ ấy dòng dõi nhà Mèo đều phải đào hố và giấu phân của mình." Câu chuyện kết thúc với hình ảnh một con hổ dưới gốc cây đang ấm ức trước con mèo trên cành cây. Dường như nội dung duy nhất chuyển tải của câu truyện, xét trên quan niệm truyền thống ngàn đời của người Việt Nam, là muốn nhắc nhở người đời rằng phải biết “tôn sư trọng đạo”, “uống nước nhớ nguồn”. Điều này dường như đã đủ đối với bao nhãn quan xã hội nhân văn. Nhưng lạ lùng thay, khi bằng nhãn quan của lý thuyết Âm Dương Ngũ Hành thuộc nền Văn Hiến Việt thì sự trùng khớp mang tính ngẫu nhiên thú vị. Trong mười hai cung Địa Chi, người xưa quy định, Dần Mão thuộc mùa Xuân, thuộc Mộc, câu chuyện kết thúc với hình ảnh gồm 3 yếu tố Hổ - Dần, Mèo – Mão và Cây – Mộc, môt sự trùng khớp với quan niệm Dần – Mão – Mộc thuộc Đông phương. Khi quán xét thêm ba yếu tố này trên nguyên lý Hậu thiên Lạc Việt phối Hà Đồ trong 24 sơn hướng Bát trạch Lạc Việt sẽ thấy như sau: Mão trụ tại phương chính Đông thuộc Dương Mộc, độ số là 3 Dương trên Hà Đồ và quái Chấn chủ quản chính Đông phương. Hình ảnh con Mèo trèo lên cây cao trùng khớp với Mão trụ ở Đông phương và cây cao to đã phát triển là Dương Mộc. Vì ý nghĩa Mèo có khả năng trèo lên cây cao to lớn trong câu chuyện nên có thể chứng tỏ sự biểu đạt ý nghĩa của việc gắn kết mật thiết hiễn nhiên Mão – Mộc, chính Đông phương. Còn lại là hình ảnh con Hổ ngồi dưới gốc cây, vì không học được khả năng leo trèo. Hổ là Dần, thuộc phương Đông Bắc âm Mộc thuộc thứ phương, độ số là 8 Âm trên Hà Đồ. Hổ và Mèo tạo thành sự đối lập Âm Dương rỏ rệt trong cùng hành Mộc, Mão – Mèo đại diện cho chính Đông phương dương Mộc, Hổ - Dần đại diện cho thứ phương Âm Mộc. So với sự tương quan Hổ - Dần, Mão – Mèo thì Dần đứng hàng thứ 3 trong 12 địa chi, cũng tương ứng với sơn Dần là sơn Dương và Mão đứng hàng thứ 4 trong 12 địa chi, tương ứng với sơn Mão Âm trong 24 sơn Bát Trạch Lạc Việt. Theo nguyên lý “Âm đi lên, dương đi xuống”, “ Âm cao dương thấp” thì Mão – Mèo là Âm thể hiện trong câu chuyện Mèo có khả năng trèo lên cao, Hổ - Dần thuộc Dương thể hiện trong câu chuyện là không học được khả năng trèo lên cao và phải ngồi ở dưới dốc cây, ở dưới thấp. Câu truyện Hổ và Mèo kể chuyện Hổ đi học võ nghệ để có được khả năng và sức mạnh , đó là muốn nhấn mạnh sức mạnh và tri thức, cũng như sức mạnh của tri thức. Lạ lùng thay sự trùng lấp ý nghĩa này khi xét trong Mệnh Cung Bát Trạch truyền bao đời nay thì 2 cung Tri Thức và Sức Khỏe nằm liền nhau Tri Thức thuộc Cấn âm Mộc, cung có Dần ở, Sức Khỏe (Sức Mạnh) thuộc Chấn dương Mộc, cung có Mão trụ. Có sức khỏe chưa chắc đã mạnh, điều này chắc chắn đúng và được thể hiện ngay trong nội dung câu truyện, Mèo không thể thắng được sức mạnh võ biền của Hổ nên đã nhanh nhảu trèo lên cây. Đây là sự thể hiện của sức mạnh trí tuệ linh hoạt khi tri thức chỉ là phương tiện để nhằm mục đích đạt được cái cao hơn. Vậy cái cao hơn là gì? Câu truyện chắc hẳn không chỉ chuyển tải ý nghĩa đạo lý “tôn sư trọng đạo” mà ở chiều sâu còn gửi gắm hàm ý thâm trầm hơn khi quán xét theo lý Dịch. Sách “ Nhập môn Chu Dịch dự đoán học” của tác giả Thiệu Vĩ Hoa, trang 46 có đoạn: “Tượng Chấn Chấn là sấm, là đế vương, là con trai cả, là chủ, là tổ, là tông, là ông, là chư hầu, là bách quan, là kẻ sĩ, là chồng, là hành nhân, là đồ vật chính, là vương thần, là quân tử, là trăm thứ ngũ cốc, là tiền đồ rộng lớn, là đường bằng phẳng, là cỏ dại, là cây thấp, là lăng, là ngựa, là hưu lộc, là cái làn, là gót chân, là ngón cái, là dày, là đâm vào, là trống, là ra, là sống, là ban đầu, là bên trái, là dần dần, là đi, là làm, là khởi đầu, là bôn ba, là sống lại, là phấn chấn, là dơ lên, là kính trọng, là cấm, là đầu, là uy, là nhân nghĩa, là kinh sợ, là nói, là cười, là kêu, là âm thanh, là lời cáo, là vui, là kế giữ, là xuất chinh.” Cùng trích từ sách “ Nhập môn Chu Dịch dự đoán học” của tác giả Thiệu Vĩ Hoa, trang 47 có viết: “Tượng Cấn Cấn là núi, là đá, là cát, là miếu thờ, là môn đình, là cung thất, là thành trì, là nhà trọ, là ngõ hẻm, là đường tắt, là huyệt, là gò đồi, là thung lũng, là khô, là thiếu nam, là quân tử, là hiền nhân, là người thâm trầm, là đệ tử, là tiểu nhân, là cô đơn, là trẻ thơ ngây, là chúa, là lỗ mũi, là tay, là ngón tay, là lưng, là ngày cuối tháng, là đêm, là đuôi, là da, là hổ, là báo, là chuột, là ngôi sao nhỏ, là ngày kết thúc, là gỗ nhỏ, là quả to, là ngô, là hoa lệ, là ngừng, là thận trọng, là tiết lễ, là chấp chính, là dẫn dắt, là chọn lấy, là cầu tìm, là đưa dắt, là nạp vào, là nắm lấy, là nhiều, là dày, là trung thành thật thà, là tích đức, là biết nhiều, là tin, là nhớ đến, là nhỏ là xấu hổ, là nghỉ, là nhàn, là ở, là thôi, là đề phòng, là ngôi thứ.” Hình ảnh Mèo trên cây và Hổ dưới đất đại diện cho quẻ Chấn bên trên và Cấn bên dưới, xét theo cảm ứng tượng quẻ. Theo nội dung và hoàn cảnh câu chuyện thì trong nhiều nghĩa của tượng Chấn thì nghĩa là tổ, là quân tử, là nhân nghĩa là phù hợp với nội dung và hoàn cảnh câu chuyện, vì mèo là người dạy cho muôn loài võ nghệ, đem cái tri thức, kiến thức, sở học của mình mà giúp cho muôn loài tồn tại và tiến triển và chỉ có người có cái tâm bao dung rộng lớn đầy nhân nghĩa mới làm được đều đó luôn cả đối với học trò, dù biết trước sẽ là phản đồ. Điều này rỏ ràng hơn khi nghĩa của quẻ Cấn là hổ, là đệ tử,là tiểu nhân, là cầu tìm, là tích đức. Hổ đã tìm điến để cầu học với Mèo và được Mèo truyền thụ võ nghệ, là truyền thụ tri thức, nhưng Hổ lại không chịu tích đức, không hiểu ra được điều nhân nghĩa mà luôn dùng võ lực, oai danh, những điều đã học được để đe dọa trấn áp thiên hạ, muôn loài, một khi tham vọng lợi ích, quyền lực che mờ cả lý trí thì sẳn sàng quay trở ngược lại đánh người thầy, phản thầy một cách thẳng thừng. Tham vọng của kẻ nghịch đồ càng cao, càng mờ mắt vì danh, vì lợi, vì quyền hạn thì tất yếu dẫn đến những hành động bỉ ổi xuất phát từ tư tưởng hèn kém mà mọi việc hạ cấp hay ti tiện nào cũng có thể làm, đó là: “-Meo mẻo mèo meo, ta bắt được Mèo ta ăn cả cứt!” Rõ ràng và đích thật, đây là hạn tiểu nhân. Quẻ Cấn bao gồm hai nghĩa song song là “tiểu nhân” và “quân tử”, nhưng cũng hàm chứa nghĩa “tích đức”, do vậy tiểu nhân hay quân tử chỉ khác nhau một chữ “Đức” mà thôi. Khi lấy hai tượng Chấn chồng lên Cấn thì được quẻ Lôi Sơn Tiểu Quá, một sự trùng lấp lại hiện ra so với nội câu truyện, khi xét nghĩa quẻ sau đây: Trích từ sách “ Chu Dịch dự đoán học” của tác giả Thiệu Vĩ Hoa, trang 52: “Tiểu quá, Quá tức là vượt qua. Có thể vượt qua điều thường tình mới đủ sức làm việc lớn.” Hổ muốn thị oai, muốn làm chúa tể muôn loài, nghĩa là muốn mưu cầu việc lớn, nhưng Hổ không thể vượt qua được điều rất bình thường là thu phục lòng muôn loài, không chịu tích đức, không hiểu ra được cái tuyệt chiêu tối thượng cần phải cầu học là Nhân Nghĩa, do vậy mà Hổ phải chịu thất bại trước Mèo, trước sức mạnh linh hoạt của tri thức, của lòng Nhân Nghĩa. Và Mèo được muôn loài tôn và trọng không phải vì tài nghệ hay sức mạnh võ biền mà là vì cái tâm Nhân Nghĩa truyền thụ đạo học. Trích từ sách “Dịch học ngũ linh”, tác giả Cao Từ Linh, NXB Văn Hóa Thông Tin, trang 678 có đoạn: Lời quẻ “Tiểu Quá, hanh lợi, trinh, khả tiểu sự bất khả đại sự, phi điểu di chi âm, bất nghi thượng, nghi hạ, đại cát” (Quá nhưng việc nhỏ, hanh thông hợp đạo chính thì lợi, có thể làm việc nhỏ, không thể làm việc lớn. Con chim bay để tiếng kêu lại, không nên lên cao mà nên xuống thấp, được vậy thì đại cát.) Hổ không thể đánh bại được Mèo đã thể hiện cái “không thể làm việc lớn”. Vì Tiểu Quá là vượt qua những việc nhỏ, những chuyện thường tình thế sự thì mới có thể nghĩ đến việc lớn hơn. “bất nghi thượng, nghi hạ đại cát” ý chỉ người nào việc náy mà tùy theo khả năng của mình vậy. Phải chăng câu chuyện ngoài việc muốn chuyển tải ý nghĩa nhắn nhủ rằng tri thức của nền văn minh phương Đông chỉ truyền lại cho những ai học được điều Nhân Nghĩa và nền tảng của tri thức phương Đông này lấy Nhân Nghĩa làm chủ đạo, mà còn chuyển tải hàm ý xác định tính chất hai cung Cấn và Chấn là hai cung Tri Thức và Sức Khỏe (sức mạnh) trong Mệnh cung Bát Trạch, muốn nhấn mạnh núi tri thức phương đông là phương tiện hướng đến một sức mạnh lý trí linh hoạt của Đông phương dựa trên nền tảng Nhân Nghĩa sâu sắc. Truyện thứ 2, tựa: Trí khôn ta đây!(hay là sự tích bộ lông vằn của hổ, hàm răng trên bị khuyết của trâu) "Một con cọp từ trong rừng đi ra, thấy một anh nông dân cùng một con trâu đang cày dưới ruộng. Trâu cặm cụi đi từng bước, lâu lâu lại bị quất một roi vào mông. Cọp lấy làm ngạc nhiên. Ðến trưa, mở cày, Cọp liền đi lại gần Trâu hỏi: - Này, trông anh khỏe thế, sao anh lại để cho người đánh đập khổ sở như vậy? Trâu trả lời khẽ vào tai Cọp: - Người tuy nhỏ, nhưng người có trí khôn, anh ạ! Cọp không hiểu, tò mò hỏi: - Trí khôn là cái gì? Nó như thế nào? Trâu không biết giải thích ra sao, đành trả lời qua quýt: - Trí khôn là trí khôn, chứ còn là cái gì nữa? Muốn biết rõ thì hỏi người ấy! Cọp thong thả bước lại chỗ anh nông dân và hỏi: - Trí khôn của anh đâu, cho tôi xem một tí có được không? Anh nông dân suy nghĩ một lát rồi nói: - Trí khôn tôi để ở nhà. Ðể tôi về lấy cho anh xem. Anh có cần, tôi sẽ cho anh một ít. Cọp nghe nói, mừng lắm. Anh nông dân toan đi, lại làm như sực nhớ ra điều gì bèn nói: - Nhưng mà tôi đi khỏi, lỡ anh ăn mất trâu của tôi thì sao? Cọp đang băn khoăn chưa biết trả lời thế nào thì anh nông dân đã nói tiếp: - Hay là anh chịu khó để tôi buộc tạm vào gốc cây này cho tôi được yên tâm. Cọp ưng thuận, anh nông dân bèn lấy dây thừng trói cọp thật chặt vào một gốc cây. Xong anh lấy rơm chất chung quanh Cọp,rồi châm lửa vừa đốt vừa cầm gậy nện Cọp tới tấp và quát: - Trí khôn của ta đây! Trí khôn của ta đây! Trâu thấy vậy thích quá, bò lăn ra mà cười, không may hàm trên va vào đá, răng gãy không còn chiếc nào. Mãi sau dây thừng cháy đứt, Cọp mới vùng dậy ba chân bốn cẳng chạy thẳng vào rừng không dám ngoái nhìn lại. Từ đó, cọp sinh ra con nào trên mình cũng có những vằn đen dài, vốn là dấu tích những vết cháy, còn trâu thì chẳng con nào có răng ở hàm trên cả." Câu truyện cổ tích này được truyền khẩu từ bao đời nay, đã làm cho biết bao tâm hồn trẻ thơ, luôn cả những người lớn lấy làm thú vị vì cách giải thích một nguyên do lông cọp bị vằn và hàm răng trâu không có hàm trên, qua đó cũng diễn đạt ý nghĩa sâu hơn của câu truyện là trí khôn chỉ có ở con người và trí khôn không phải là điều gì lớn lao lắm mà chỉ đơn giản là việc ứng xử với thiên nhiên với môi trường xung quanh một cách linh hoạt. Đây là điều thật lý thú và thú vị đem đến từ câu chuyện. Điều này chỉ dừng lại ở đây thôi thì sẽ không còn gì đáng nói, nhưng bất ngờ thay đằng sau nó dường như chuyển tải một bí ẩn khác, khi nhìn dưới nhãn quan Lý học đông phương. Câu truyện vỏn vẹn chỉ có 3 nhận vật: Cọp, Trâu và Người, trong đó Người và Cọp là hai nhân vật chính, còn Trâu là nhân vật phụ, nhân vật trung gian. Điều trùng hợp ở đây là Cọp và Trâu là hai hình tượng trùng lấp với Sửu và Dần khi liên hệ trên 24 sơn Bát Trạch Lạc Việt, cung Cấn, thuộc phương Đông Bắc, Âm Mộc trên Hà Đồ phối Hậu Thiên Lạc Việt. Bát quái mệnh cung từ cổ thư chữ Hán Bát quái mệnh cung Lạc Việt Nội dung chính của câu truyện kể về việc Hổ thắc mắc muốn hiểu biết trí khôn là gì. Lạ lùng thay, ngay trên Bát quái mệnh cung được lưu truyền bao đời nay, cũng như đồ hình Bát Quái mệnh cung được một một Phong thủy gia người Đài Loan công bố thì cung Tri Thức lại ở ngay cung Đông Bắc, gồm 3 sơn Sửu – Cấn – Dần. Và theo sự phục hồi trên cơ sở Hậu Thiên Lạc Việt phối Hà Đồ thì Sửu – Cấn – Dần thuộc phương Cấn âm Mộc, vẫn là phương Đông Bắc.Tri Thức là Trí Khôn là khả năng cao cấp nhất chỉ có con người mới có được, và yếu tố con người xuất hiện trong câu truyện không phải là dư thừa hay không hợp lý khi trong cố thư có câu: “Thiên sinh ư tý, địa tịch ư sửu, nhân sinh ư dần” Tạm dịch là trời sinh ra ở hội tý, đất sinh ra ở hội sửu và người sinh ra ở hội dần. Vì vậy vấn đề “trí khôn là cái gì? ở đâu?” được giải quyết trong phần cuối câu truyện xảy ra giữa Cọp và Người, hình ảnh của Dần và Nhân. Sự trùng lấp Trâu - Cọp với Sửu – Dần và nội dung câu truyện giải thích trí khôn là gì với tương đương nghĩa của tính chất cung Đông Bắc là Tri Thức là một sự trùng họp tuyệt vời, có thể là một bí ẩn chuyển tải trong kho tàng truyện cổ tích của người Việt, trong văn hóa của người Việt lưu truyền một cách vô thức qua bao thế hệ, có thể đây là một thông điệp ngàn đời muốn nhắn nhủ rằng chủ nhân đích thực của nền văn minh phương Đông là con Rồng cháu Tiên với nền văn hiến 5000 năm huyền vĩ. Hai câu truyện “Hổ và Mèo” và “Trí khôn của ta đây” trùng lặp với sự giải mã theo cơ sở Lý học Đông phương, xác nhận hai phương Chấn và Cấn là hai cung Sức Khỏe và Tri Thức mà qua đó chủ nhân đích thực của nền văn minh phương Đông muốn nhắn gửi một điều sâu thẩm rằng tri thức Đông phương là sức mạnh linh hoạt và biến chuyển (qua hình ảnh Mèo và Người) không dể bị áp chế bởi sức mạnh võ biền (hình ảnh Hổ) và nền tảng của nền văn minh ấy là đạo lý Nhân Nghĩa sâu sắc. Có thể đây không phải là một chứng minh, nhưng ít ra cũng là một cách nhìn đầy thú vị của riêng người viết, khi liên hệ những yếu tố của kho tàng văn hóa Việt với tri thức Lý học Đông phương nhằm tạo một sự hứng khởi trên con đường nguyên cứu khám phá trong biến bờ Lý học Đông phương huyền vĩ. Không dám cho rằng là đúng khi tính bao hàm của cơ sở Lý học Đông phương quá rộng lớn so với sự nhận thức hạn hữu của con người. Tp HCM, tháng 3-2010 Thiên Đồng ----------------------------------------------------- Tham khảo: - Hà Đồ trong văn minh Lạc Việt, tg Nguyễn Vũ Tuấn Anh, NXB Tổng Hợp TpHCM 2007 - Thời Hùng Vương qua truyền thuyết và huyền thoại, tg Nguyễn Vũ Tuấn Anh, NXB Tổng Hợp TpHCM 2003 - Tính minh triết trong tranh dân gian Việt Nam. - Phong thủy Lạc Việt, tg Nguyễn Vũ Tuấn Anh, lưu hành nội bộ. - Dịch học ngũ linh, tg Cao Từ Linh, NXB Văn Hóa Thông Tin, 2006. - Nhập môn chu dịch dư đoán học, tg Thiệu Vỹ Hoa, NXB Văn Hóa Thông Tin, 1996. - www.wikipedia.org trích lại từ: http://diendan.lyhoc...trach-lac-viet/
    3 likes
  4. 2 likes
  5. Kính thưa quí vị quan tâm. Trong tiểu luận "Tính Minh triết trong tranh dân gian Việt Nam - Thiên Sứ tôi dưới bút danh - Nguyễn Vũ Tuấn Anh đã giới thiệu đồ hình Âm Dương Việt và chứng minh tính minh triết của đồ hình này so với đồ hình Âm Dương trong cổ thư chữ Hán. Đồ hình Âm Dương Việt không chỉ tồn tại trong tranh dân gian Việt như "Lưỡng nghi sinh tứ tượng" - Tranh dân gian hàng Trống; "Đàn lợn" tranh dân gian Đông Hồ mà chúng tôi còn phát hiện được trong cả các ngồi đền cổ Việt Nam. Điều này đã cho chúng ta thấy rằng: Trong văn hóa dân gian Việt đã lưu truyền một sự minh triết hoàn toàn riêng về thuyết Âm Dương Ngũ hành qua đồ hình Âm Dương của riêng nền văn minh này. Dưới đây, tôi xin trân trọng giới thiệu với những bậc trí giả quan tâm những đồ hình Âm Dương Việt còn sót lại sau bao thăng trầm lịch sử của giống nòi Lạc Việt. Đàn lợn Tranh dân gian Đông Hồ Lưỡng nghi sinh tứ trượngTranh dân gian Hàng Trống Dưới đây, là hình Âm dương chú bé cầm trên tay được phóng to và phục chế lại. Hình Thái Cực trong tranh dân gian Việt Nam Hình Thái Cực phục chế từ tranh dân gian Việt Nam Đồ hình Âm Dương trong đền thờ Mẫu thân sinh ra Thánh Gióng tại Bắc Ninh. Kính thưa quý vị quan tâm. Qua những đồ hình Âm Dương được giới thiệu trên đây và còn lưu truyền trong dân gian ở những đồ gỗ và gốm sứ tranh cổ. Vấn đề được đặt ra ở đây là: Tại sao với một quan niệm nền văn hóa Hán là chủ thể tạo ra thuyết Âm Dương Ngũ hành , mà một nền văn minh Việt gọi là "Chịu ảnh hưởng văn hóa Hán" lại có một đồ hình Âm Dương khác hẳn? Hiện tượng này được giải thích hợp lý và phủ hợp với tiêu chí khoa học chính là quan niệm cho rằng: Dân tộc Việt có truyền thống lịch sử văn hiến trải gần 5000 năm, một thời huyền vĩ ở Nam sông Dương Tử, chính là cội nguồn của nền văn hóa Đông phương. Nền văn hiến này đã sụp đổ vào thế kỷ thứ III trước CN và những di sản của nó bị sai lệch trong qua trình Hán hóa. Tiểu luận này làm rõ hơn quan điểm lịch sử trên và nằm trong hệ thống những sách đã xuất bản và những tiểu luận đã trình bày trên các website. Còn tiếp
    1 like
  6. sieuga 13 Tháng mười một 2012 - 02:08 AM Cảm ơn bác rất nhiều.Và cũng xin lỗi bác vì đến bây giờ cháu mới vào xem được vì vừa rồi có việc gia đình nên ko có thời gian online. Mong bác nói thêm cho cháu về con cái : Bạn đông con, có quý tử và hiếu thảo. và công việc ạ: Thì cái câu này nè bạn: Chậm công danh; hoặc công danh phải lận đận, chật vật; hoặc công danh không mấy cao, thăng giáng thất thường; hoặc không bền vững.
    1 like
  7. Mệt ghê cứ xách lá số đi hỏi lung rồi về đây khóc bù lu bù loa. Cả 2 lá số cung Phúc đều tốt, trăng mật rồi đến dập mật vẫn có thể có con
    1 like
  8. Năm tới số cô con gái sẽ thuận lợi hơn người con trai ,dự định của cô ta có thể toại nguyện.Cậu trai năm tới có thể bị thay đổi trong công việc;,về tình cảm cũng bị rắc rối cô con gái thì được thay đổi, nhưng sức khỏe kém hay bênh vặt.
    1 like
  9. Diễn đàn có quy định không xem dùm cho người khác bạn ạ... Có thể chỉnh sửa bài trong khoảng thời gian 45p (theo mình nhớ) kể từ khi bạn viết bài...sau khoảng thời gian đó thì ko sửa được nữa...
    1 like
  10. Thui hỷ xả 2 ông sư thôi ! ông hối lỗi rồi, khóc thấy tội luôn. Công đức bao nhiêu năm dính cú hôn môi đồng tính này coi như bị xoá đi khá nhiều rồi. Họ cần phải tu tập lại cho đàng hoàng. Vậy thôi, xin công chúng tha cho ổng. Vấn đề đáng trách là Mr Đờm Mục Kiền Liên đời đầu. Phạm lỗi mà không biết hối lỗi, câng câng viết lá thư bay bướm 6 trang thấy ớn, đọc đi đọc lại thấy Đờm ta xin lỗi chừng 3 hàng kiểu ta đây bất cần, còn lại là dạy đời thiên hạ và rao giảng phật pháp thì thấy thôi...cho qua... tay Đờm này, hết thuốc chữa, chỉ dụ được con nít mới lớn ăn chưa no lo chưa tới làm fan thôi. Cái gì chứ đụng vào tôn giáo, tôn giáo nào cũng vậy thì quả báo lớn lắm. Tay Đờm này đúng là điếc không sợ súng. <_<
    1 like
  11. 'Nhóm lợi ích' gồm những ai? 14/11/2012 05:00 Hàng triệu người phải hiểu như thế nào đây khi xem các thông tin về tác hại của thủy điện và phản đối nó được xây dựng trong rừng nguyên sinh? LTS: Xung quanh việc trao đổi hoặc kiến nghị về thủy điện Đồng Nai 6 và 6A, mới đây, Tuần Việt Nam nhận được bài viết về vấn đề này. Để rộng đường dư luận, tôn trọng tính thông tin đa chiều, Tuần Việt Nam xin đăng tải bài viết dưới đây. Mong bạn đọc cùng thảo luận. Vừa qua, tại Hà Nội, ông Bùi Pháp- Chủ tịch Hội đồng Quản trị Tập đoàn Đức Long Gia Lai (ĐL- GL) đã đưa ra một nhận định chấn động báo giới: "Một số bộ phận, một số lợi ích riêng đã cấu kết với một số nhà báo, tờ báo đưa thông tin không chính xác..." Chỉ là không biết sự cầu cứu của ông Bùi Pháp đến cơ quan chức năng có thẩm quyền sẽ được xử lý như thế nào mà thôi... Phát ngôn hay... lộng ngôn? Nếu thực sự có "bộ phận", "một số lợi ích riêng" nào đó (hiểu gọn là nhóm lợi ích) làm ảnh hưởng đến quyền lợi của tập đoàn ĐL- GL như ông Bùi Pháp nói thì chắc chắn không thể không nhắc đến các đơn vị hành chính là TP.HCM, Đồng Nai và Bình Dương và Lâm Đồng. Hai tỉnh đầu tiên đã có kiến nghị trực tiếp với Chính phủ về những tác hại của thủy điện đối với sông Đồng Nai. Hai tỉnh sau từng lên tiếng ủng hộ các quyết định đó trên báo chí. Ngoài ra, Chủ tịch UBND TP.HCM Lê Hoàng Quân cũng đồng thời là Chủ tịch UB sông Đồng Nai- cũng gửi văn bản đến Chính phủ về các tác hại của thủy điện đối với sông Đồng Nai. Chủ tịch UBND TP.HCM từng giao cho Sở Công thương TP.HCM nghiên cứu các tác hại của thủy điện trước khi làm kiến nghị gửi Chính phủ. Đồng Nai từng tổ chức hội thảo khoa học để tổng hợp ý kiến và thậm chí là gặp trực tiếp chủ đầu tư dự án trước khi gửi văn bản phản đối thủy điện. Vì thế, liệu hai đơn vị hành chính thuộc loại lớn nhất nước này có dễ dàng để một cá nhân như ông Bùi Pháp muốn nói gì thì nói? Và quả đúng thế thật, gần như ngay sau phát biểu của ông Bùi Pháp, ông Trương Văn Vở, Phó Trưởng đoàn Đại biểu QH tỉnh Đồng Nai đã nhận định: "Quan điểm của tôi là mọi công dân, kể cả ông Bùi Pháp, nếu nói không đúng, "vu khống" cho các cơ quan ở Đồng Nai phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về lời nói của mình. Chúng tôi sẽ họp bàn để có ý kiến về việc này". Ông Huỳnh Ngọc Đáng - Phó Trưởng đoàn chuyên trách đoàn Đại biểu QH tỉnh Bình Dương - đề nghị ông Bùi Pháp cần phát biểu có trách nhiệm hơn. "Bộ phận" nào, nhóm "lợi ích riêng" nào đã "kết cấu với một số nhà báo, tờ báo đưa thông tin không chính xác" như ông đã phát biểu? Khi mà những phát ngôn này đều được đăng tải trên các tờ báo uy tín. Chủ tịch tỉnh Đồng Nai Đinh Quốc Thái và Phó CT tỉnh Nguyễn Thành Trí, xác định phản đối thủy điện Đồng Nai 6 và 6A đến cùng trên cơ sở những tâm tư của người dân và lo lắng của chính quyền. Và không thể không nhắc đến Mạng lưới sông ngòi Việt Nam (VRN) như là một tổ chức khoa học rất lo ngại đối với hai dự án thủy điện của tập đoàn ĐL- GL. Đơn vị này cũng từng gửi kiến nghị dừng thủy điện dựa trên các nghiên cứu khoa học thực địa và tuyên bố sẵn sàng tranh luận khoa học công khai. Một nhà báo, một tờ báo nếu viết sai sự thật về một cá nhân, tổ chức nào đó thì cá nhân, tổ chức đó có quyền khiếu nại, khởi kiện để bảo vệ quyền lợi. Ông Bùi Pháp từng phát biểu hùng hồn mang tính xúc phạm báo chí, cộng đồng để rồi sau đó trên một tờ báo, ông lại cho rằng mình không nói như vậy. Việc lợi ích nhóm cấu kết với báo chí được ông "chỉnh" lại là chỉ... "có thể" mà thôi. Người viết bài không tin các hình ảnh, ghi âm và những người có mặt tại cuộc giới thiệu về hai dự án thủy điện tại Hà Nội lại không lưu lại chút gì về việc lúc ông nói xuôi, lúc ông nói ngược. Đoàn khảo sát của các cán bộ thuộc Viện Sinh học nhiệt đới đi khảo sát (tháng 7-2011) nơi dự kiến xây dựng thủy điện Đồng Nai 6. Ảnh: Đức Tuyên/ Tuổi trẻ Dùng "tài nguyên lòng dân" quá tệ Bầy đàn - cụm từ nhiều liên tưởng này đã được sử dụng bởi một cán bộ có trách nhiệm cầm cân nảy mực, đánh giá báo cáo tác động của hai dự án thủy điện bị phản đối nhiều nhất: Ông Nguyễn Vũ Trung, Phó Trưởng phòng Đánh giá môi trường tổng hợp, Cục Thẩm định và Đánh giá tác động môi trường (Bộ Tài nguyên- Môi trường). "Tôi yêu cầu báo chí, nhà khoa học phải khách quan, trung thực, thể hiện lòng tự trọng và tính chịu trách nhiệm của mình. Không thể à ơi theo tâm lý bầy đàn. Các phóng viên, các nhà khoa học có mặt tại hội thảo cần nhìn về tương lai của đất nước, của con cháu mà sống có trách nhiệm. Những phát ngôn trước công luận phải gắn với tự trọng, danh dự, phẩm giá của mình", ông nói. Nhưng hàng triệu người phải hiểu như thế nào đây khi xem các thông tin về tác hại của thủy điện và phản đối nó được xây dựng trong rừng nguyên sinh? Nghĩa là tri thức, kinh nghiệm, tâm tư, suy nghĩ và quyền tự do phát biểu về vấn đề có sự ảnh hưởng đến tài sản quốc gia (vườn Quốc gia Cát Tiên) cũng như tính mạng, tài sản của hàng triệu đồng bào ở hạ lưu sông Đồng Nai là vô giá trị? Bỗng nhớ tới bộ phim Sự im lặng của bầy cừu. Người viết không có ý so sánh kẻ ăn thịt người Hannibal Lecter với... doanh nghiệp bị đánh giá là muốn "ăn" rừng cho bằng được. Nhưng thật sự hồ nghi ông Trung... ngây thơ như sinh viên thực tập FBI Clarice Starling. Những lợi ích chung (tương lai của đất nước, của con cháu) bị đánh tráo khái niệm sang việc phải ủng hộ chủ đầu tư hai dự án thủy điện rất khéo léo. Nhưng gọi hàng triệu người phản đối thủy điện Đồng Nai 6 và 6A là "à ơi theo tâm lý bầy đàn" thì đúng là không chấp nhận được. "Tài nguyên lòng dân" cũng bị rẻ rúng? Không hiểu tại sao một cán bộ đại diện cho Bộ TN- MT phát biểu như vậy trước công luận mà bộ chủ quản này hoàn toàn không có ý kiến gì để người dân biết chủ trương của mình. Hình như "tài nguyên lòng dân" bị rẻ rúng quá! Ngành điện, dầu khí với mức lương bị lãnh đạo ngành than thở là "không đủ sống" cũng đủ khiến thiên hạ ước mơ. Ngành than, ngành gỗ xuất khẩu bao lâu nay ra nước ngoài với giá rẻ mạt để rồi bây giờ quay lại nhập khẩu với giá cao ngất. Nguồn nước- khi đến được với người dân với giá bán 100% nhưng bị thất thoát trung bình 40%. Đất đai - một thứ tài nguyên gắn bó cơ hữu với người Việt- đã được quản lý đến mức góp phần để xảy ra trên 70% vụ kiện tụng... Nếu dùng "tài nguyên lòng dân" như thế thì, không biết Bộ TN- MT sẽ nghĩ gì khi thấy người dân hoan hô nhiệt liệt UBND tỉnh, đoàn Đại biểu QH Đồng Nai đã dám quyết liệt phản đối thủy điện đến cùng, nghĩ gì khi Tỉnh ủy Đồng Nai cũng đã gửi công văn lên cấp trên đề nghị dừng hai dự án này? Nhất Ngôn ================== Đã nói rồi! Nên dừng lại đi, không mất cả chì lẫn chài.
    1 like
  12. sinh con năm 2013 cũng đc đấy, bạn ko có gì phải lo lắng đâu. 2017 sinh con út tốt, ttrai hay gái cũng được.
    1 like
  13. 1 like
  14. Sẽ xuất hiện những loại vũ khí làm thay đổi phương thức tiến hành chiến tranh....... =============================== Sự nguy hiểm tiềm ẩn của robot lặn UUV Cập nhật lúc :11:42 PM, 15/07/2011 Công ty Columbia Group đã giới thiệu một tàu ngầm robot (UUV) đa dụng có khả năng thay đổi khái niệm chiến tranh tương lai trên đại dương. Robot này có tên Proteus, dài 7,6 m, nặng gần 3 tấn và có thể di chuyển ngầm dưới nước với tốc độ đến 10 hải lý/h (18 km/h). Phẩm chất chủ yếu “thợ săn ngầm” này là là tính tự hoạt và linh hoạt sử dụng. Với một lần nạp nhiên liệu, Proteus có thể chạy ngầm trong phạm vi 600 km, với tốc độ trung bình 5-9 km/h, hoạt động trong 92 giờ. Nhờ có hình dáng thuôn nhọn, động cơ có độ ồn nhỏ và tốc độ chạy ngầm thấp, robot này hầu như tàng hình và có khả năng xâm nhập qua hệ thống phòng thủ chống tàu ngầm của đối phương. Tính năng của Proteus cho phép nó đảm nhiệm nhiều chức năng: từ tuần tra vùng biển cho đến bí mật theo dõi các tàu ngầm hạt nhân trang bị tên lửa đường đạn xuyên lục địa. Robot có khoang chở hàng có thể chứa hàng hóa lên tới 180 kg gồm các loại cảm biến (sensor), thiết bị liên lạc, thuốc nổ, nhiên liệu bổ sung... Proteus cũng có thể chở 7 lính đặc nhiệm trang bị đầy đủ, nhờ thế nó trở thành phương tiện lý tưởng để chuyên chở lực lượng đặc nhiệm đến các con tàu hoặc bờ biển đối phương. Tuy vậy, không phải ngẫu nhiên mà UUV này được gọi là "ác thú dưới nước". Bởi nó có thể tác chiến một thủy lôi cơ động nặng 800 kg MK67 hoặc các ngư lôi tự dẫn tối tân nhất МК54 cỡ 324 mm. Robot cũng có thể mang một thiết bị lặn không người lái Sea Fox dùng để phá nổ thủy lôi. Giới quân sự Mỹ nhiều lần tỏ ý muốn đưa vào trang bị các robot có thể thực hiện các nhiệm vụ ngầm dưới nước để tiết kiệm sinh mạng binh sĩ, đồng thời, có thể thực hiện các nhiệm vụ xa hàng ngàn hải lý, trong hàng tháng trời. Tham mưu trưởng Hải quân Mỹ, Đô đốc Gary Roughead cho rằng các tàu ngầm không người lái (UUV) có trang bị vũ khí là tất yếu. Tàu ngầm robot tương lai sẽ có thể mang được các vũ khí như ngư lôi và vô hiệu hóa thủy lôi. Hoặc bản thân chúng sẽ là một thứ vũ khí cảm tử lao vào mục tiêu. Proteus được thiết kế theo cách tiếp cận đầu. Các robot như Proteus ban đầu có lẽ sẽ được sử dụng như một trong các vũ khí trang bị của các tàu ngầm. Tuy vậy, rõ ràng là tiềm năng to lớn của chúng sẽ là mối đe dọa lớn đối với các tàu nổi và tàu ngầm trị giá có khi lên tới 1 tỷ USD. Với số tiền đó, đáy đại dương sẽ hết sức sôi động với các robot tự hoạt tàng hình, được trang bị các cảm biến, vũ khí và các hệ thống liên lạc hiện đại. Các robot đó sẽ có thể đối phó hiệu quả với mọi loại tàu chiến, cũng như hiện thực hóa ước mơ lâu nay của giới quân sự là theo dõi sát các tàu ngầm hạt nhân mang tên lửa của đối phương. >> Ấn Độ phát triển robot tàu ngầm >> Chuyên đề: Phương tiện không người lái Tag: Phương tiện không người lái, UUV, PM (theo RND) =============================== Trong vòng vài năm nữa, nhanh thì khoảng cuối năm tới , sẽ xuất hiện những phương tiện chiến tranh mà người ta không thể tưởng tượng ra. Cái tàu ngầm robot này chưa là cái đinh gì. Nó dùng để quảng cáo là chính....
    1 like
  15. "Cho canh tác dự án hoang là bất khả thi" 13/11/2012 13:00:00 (GMT+7) - Cũng theo GS. TSKH Đặng Hùng Võ, nguyên Thứ trưởng Bộ TN&MT để tình trạng đất lãng phí trên dự án hoang như hiện nay cũng chính là do cách thức quản lý không phù hợp. Đất dự án hoang sẽ cho canh tác "Ai ơi lỡ bỏ ruộng hoang" Ruộng bỏ hoang vì dự án Những khu đất vàng 'bỏ hoang' giữa Sài Gòn Hà Nội khó thu hồi được đất vàng bỏ hoang Đất vàng biến tướng mục đích sử dụng Trước thảm cảnh của thị trường BĐS, đặc biệt là vấn đề đất hoang, dự án hoang đang tràn lan hiện nay, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trịnh Đình Dũng cho rằng: Với những dự án đã giải phóng mặt bằng, là bất động sản nhà ở, việc bỏ không là lãng phí, cần tiết kiệm đất bằng cách khuyến khích thành đất canh tác hay làm gì đó và đề nghị chính quyền địa phương ủng hộ, khuyến khích doanh nghiệp giao đất trống cho người dân canh tác. Xung quanh vấn đề đất dự án hoang sẽ cho canh tác GS. TSKH Đặng Hùng Võ có trao đổi với Vland: “Đây không chỉ là vấn đề cần xử lý về quy hoạch mà còn phải giải quyết hàng loạt vấn đề khác. Về quy hoạch, về mục đích sử dụng đất, những ý kiến bất bình mang tính xã hội… Nếu chúng ta chỉ giải quyết thiên lệch về vấn đề quy hoạch mới là không phù hợp. Điều quan trọng là hơi thở cuộc sống đang cần gì, cuộc sống đang cần chúng ta làm gì, cần những người chịu trách nhiệm trước dân làm gì thì chúng ta phải làm điều đó. GS. TSKH Đặng Hùng Võ, nguyên Thứ trưởng Bộ TN&MT Ở đây phân tích sâu hơn thì chúng ta thấy rằng việc giao đất cho các hộ nông dân mất đất canh tác trở lại chúng ta cần phải có sự xem xét kỹ hơn về khía cạnh pháp lý, về khía cạnh nghĩa vụ tài chính mà doanh nghiệp chịu trách nhiệm thì việc giao lại đất đó là tạm thời hay lâu dài. Điều này phụ thuộc khá lớn vào nghĩa vụ tài chính mà doanh nghiệp đã thực hiện và các thủ tục pháp luật mà chúng ta đã giải quyết”. “Để lãng phí đất như này là có tội với dân” PV:Thực tế, những dự án hoang tại Long An, Tây Ninh…đã được trả lại cho người nông dân và nhận được sự đồng thuận lớn của người dân. Như vậy, liệu có nên nhân rộng việc này? GS. TSKH Đặng Hùng Võ: Tất nhiên, một số chuyện như ở Long An, Tây Ninh…người ta đã trả lại, nhưng đây là những vùng mà nhà đầu tư đã được khoanh đất đó nhưng chưa thực hiện việc bồi thường, chưa nộp tiền sử dụng đất thì chuyện trả lại đất ruộng cho người nông dân là rất dễ. Người nông dân cũng rất hoan nghênh. Chúng ta cũng có khuyết điểm là để lãng phí đất trong vòng 1 – 2 năm. Nhưng việc trả lại ở đây không có gì quá phức tạp. Và câu chuyện đó đã được thực tế chứng minh là dễ dàng, nhiều địa phương đã trả lại rồi. Thế nhưng, cũng có nhiều trường hợp như ở Hà Nội mà vấn đề sẽ “hóc” hơn là những trường hợp mà nghĩa vụ tài chính đã được thực hiện. Bây giờ, nếu bảo chủ đầu tư trả lại cho dân, người dân cứ tiếp tục giữ đất trong khi đã nhận tiền bồi thường rồi, chủ đầu tư đã trả tiền đất cho nhà nước rồi thì lại vô hình chung dẫn đến những xung đột lợi ích tiếp theo. Vậy thì chúng ta sẽ xử lý như thế nào? Đặc biệt nếu người dân được giao đất dù chỉ là canh tác tạm thời nhưng nếu họ kiên quyết chiếm giữ lại, không rút lui thì lúc đó để thực hiện pháp luật chúng ta lại mất công, mất sức trong việc thuyết phục người nông dân, rồi lại cưỡng chế. Như thế chúng ta đã lại để lãng phí đất thêm một khoảng thời gian nữa để có thể lặp lại mặt bằng. Trong những trường hợp ấy chúng ta phải cân nhắc cách thức thực hiện. Về phía trả lại người nông dân tôi cho là hơi bất khả thi. Nhiều diện tích đất nông nghiệp bị bỏ hoang gây ra sự lãng phí lớn PV:Như vậy, chúng ta phải “bất lực” nhìn doanh nghiệp bỏ hoang dự án hết năm này đến năm khác nếu không thu xếp được tài chính thưa ông? GS. TSKH Đặng Hùng Võ: Trong trường hợp này, chúng ta nên lựa chọn theo mua bán và xác nhập doanh nghiệp. Tức là có thể chuyển nhượng dự án cho những nhà đầu tư có năng lực tài chính hơn, hoặc nếu trong trường hợp nhà nước cần đất đó để làm gì mà điều kiện có ngân sách thì nhà nước có thể đứng ra làm việc đó mua lại theo nghĩa vụ tài chính mà doanh nghiệp đã thực hiện. Đó cũng là việc mà nhà nước nên cân nhắc. Nhà nước cũng có thể chủ động tìm các doanh nghiệp để có thể nhận dự án… Điều này đòi hỏi sự nghiên cứu phải hết sức cụ thể đối với từng dự án để chúng ta có thể đưa ra những giải pháp trên nguyên tắc giải quyết vấn đề lãng phí trong sử dụng đất. Thế nhưng nó không thể là chính sách chung. Trường hợp chưa hoàn thành thì là áp dụng chính sách chung được. Việc trả lại là hoàn toàn hợp lý. Và trả lại là cách thức duy nhất. Còn nếu về cơ bản đã hoàn tất thủ tục pháp luật thì việc này sẽ không hề đơn giản. Phải xử lý cụ thể ở từng dự án, không thể đưa ra cách thức chung. Nhưng nhất định chúng ta phải giải quyết không thể để lãng phí như thế này được. Để lãng phí đất như này là có tội với dân. Đã thu hồi của dân chúng ta làm không nên chuyện thì chắc chắn gây ra những bất bình xã hội. Đây là điều tối kỵ trong quá trình phát triển đất nước. Để chứng minh cho người dân biết chúng ta là những người quản lý mẫn cán thì chúng ta phải tìm cách thức để xử lý sao cho hợp lý nhất. Đối với từng dự án chúng ta phải rà soát lại để đưa ra cách thức thực hiện tối ưu. Cách quản lý chưa phù hợp PV:Cũng bàn về vấn đề canh tác trên dự án hoang, Giám đốc Sở quy hoạch và kiến trúc Hà Nội Nguyễn Văn Hải cho rằng: Những dự án đã giải phóng mặt bằng rồi thì việc sử dụng đất phải đúng chức năng đã được phê duyệt. Vì vậy, yêu cầu nếu các dự án chưa triển khai cần thay đổi chức năng sử dụng đất thì ông Hải nhấn mạnh là “không phù hợp”. Xin ông cho biết về ý kiến này? Để lãng phí đất như hiện nay cũng chính là do cách thức quản lý không phù hợp. GS. TSKH Đặng Hùng Võ: Quy hoạch cũng là con người làm ra thì con người có thể điều chỉnh quy hoạch. Quy hoạch không phải là cái gì bất di bất dịch đã đề ra thì không thể sửa đổi. Con người làm ra thì con người có quyền điều chỉnh để sao cho nó không gây ra lãng phí, phù hợp với cuộc sống và nó không tạo ra bất bình xã hội khi nhà đầu tư có đất nhưng không dùng còn người lao động bị thu hồi đất, trông thấy đất hoang thì tiếc. Quy hoạch cũng là con người làm ra thì con người có thể điều chỉnh quy hoạch. Quy hoạch không phải là cái gì bất di bất dịch đã đề ra thì không thể sửa đổi. Con người làm ra thì con người có quyền điều chỉnh để sao cho nó không gây ra lãng phí, phù hợp với cuộc sống và nó không tạo ra bất bình xã hội khi nhà đầu tư có đất nhưng không dùng còn người lao động bị thu hồi đất, trông thấy đất hoang thì tiếc. Nhưng vấn đề đặt ra ở đây là phải xem xét cụ thể với từng trường hợp. PV:Nhiều nhận định đưa ra thị trường BĐS sẽ tiếp tục gặp khó trong thời gian và tình trạng dự án hoang sẽ còn tiếp diễn và cần phải có những cách thức dài hơi. Theo ông, vấn đề cần đặt ra là gì? GS. TSKH Đặng Hùng Võ: về dài hạn thì chúng ta phải thay đổi cách thức quản lý dự án. Chúng ta cần phải quản lý dự án gắn với sắc thuế khi đất không được đưa vào sử dụng. Chúng ta không nên dùng cơ chế thu hồi đất như hiện nay. Cơ chế thu hồi đất như hiện nay rất phức tạp vì phải giải quyết cái tồn đọng của vấn đề tài chính. Chúng ta nên dùng cơ chế thuế đánh vào đất để hoang không sử dụng. Và chắc chắn khi chúng ta dùng thuế thì các nhà đầu tư phải chủ động tìm cách tự giải quyết. Hoặc họ phải đi tìm tiền để đầu tư hoặc họ phải chủ động tìm nhà đầu tư khác chuyển nhượng dự án. Tầm nhìn dài hơi hơn chúng ta cần phải thay đổi cách quản lý gắn với sắc thuế đánh vào đất bỏ hoang không sử dụng. Để lãng phí như hiện nay cũng chính là do chúng ta chọn cách thức quản lý không phù hợp. Hồng Khanh (thực hiện) ================== Trước đây thu mua của dân bao nhiêu tiền một hecta thì bây giờ bán lại cho họ bằng giá, chứ có gì đâu mà phải lăn tăn.
    1 like
  16. L300473 12 Tháng mười một 2012 - 10:20 PM Chào anh PCNDL, Vào diễn đàn thấy topic của anh và anh giải đáp toàn diện các mặt của cuộc đời một cách kỹ lưỡng, mình cũng muốn xếp hàng nhờ anh giải đáp dùm lá số, công danh, vận hạn, tình duyên (bao giờ gặp vợ tương lai, bao giờ kết hôn v.v), tài lộc từ 40-50 tuổi, từ 50-60 và từ 60 đến hết. Mong anh dành chút thời gian xem dùm mình. Lá số của mình (mình sinh khoảng 17h nhưng do ba mẹ không nhớ rõ giờ chính xác nên nằm giữa 2 giờ Dậu và Thân, nhờ chú Haithienha xác định dùm giờ sinh thì chúxác định là giờ Thân, bởi vậy mình để giờ Thân): http://www.lyhocdong...w=screen&size=2 Nhưng nếu tiện thì anh xem luôn dùm mình lá số giờ Dậu với nhé: http://www.lyhocdong...w=screen&size=2 Cảm ơn anh nhiều. Xin chào bạn L300473 Cám ơn bạn đã có lời khen và nhã ý muốn xem hộ lá số của bạn. Tuy nhiên do lá số đã được hai cao nhân trên diễn đàn đã luận giải theo mình biết đó là: bác HaiThienHa và cô NTPT. (Còn ai nữa không thì mình không biết, cho nên không nêu ra tên ở đây. Bởi vì mình ít khi dạo trên diễn đàn. SORY!) Và so với trình độ và kinh nghiệm của hai cao nhân đó thì mình còn xa lắm. Cho nên một khi đã có câu luận giải với lá số của bạn rồi thì những người này đã biết tất cả về bạn nhưng chưa nói ra. Vậy. Có gì thắc mắc bạn cứ hỏi các cao nhân đó thì sẽ có câu trả lời chính xác nha bạn. Chúc bạn vui
    1 like
  17. Biên Cương Nước Việt BS Trần Đại SỸ A. Sơ tâm về tộc Việt Tôi học chữ Nho trước khi học chữ Quốc-ngữ. Thầy khai tâm của tôi là ông ngoại tôi. Ông tôi không có con trai, mẹ tôi là con út của người. Theo luật triều Nguyễn, thì con trai ông tôi sẽ được “tập ấm”. Không có con trai, thì con nuôi được thay thế. Tôi là “con nuôi” của ông tôi, nên người dạy tôi học để nối dòng Nho gia. Tôi cũng được “tập ấm”, thụ sắc phong của Đại-Nam Hoàng đế. Năm lên sáu tuổi, tôi được học tại trường tiểu học do chính phủ Pháp mở tại Việt Nam. Cũng năm đó, tôi được học chữ Nho. Thời gian 1943-1944 rất ít gia đình Việt-Nam còn cho con học chữ Nho, bởi đạo Nho cũng như nền cổ học không còn chỗ đứng trong đời sống kinh tế, chính trị nữa. Thú thực tôi cũng không thích học chữ Nho bằng chơi bi, đánh đáo. Nhưng vì muốn làm vui lòng ông tôi mà tôi học. Các bạn hiện diện nơi đây không ít thì nhiều cũng đã học chữ Nho đều biết rằng chữ này học khó như thế nào. Nhưng tôi chỉ mất có ba tháng đã thuộc làu bộ Tam tự kinh, rồi sáu tháng sau tôi được học sử. Tôi được học Nam-sử bằng chữ Nho, đồng thời với những bài sử khai tâm bằng quốc ngữ vào năm bẩy tuổi. Thời điểm bấy giờ bắt đầu có những bộ sử viết bằng Quốc-ngữ, rất giản lược, để dạy học sinh, không bằng một phần trăm những gì ông tôi dạy tôi. Thầy giáo (ở trường) biết tôi là cái kho vô tận về sử Hoa-Việt, nên thường bảo tôi kể cho các bạn đồng lớp nghe về anh hùng nước tôi. Chính vì vậy, tôi phải lần mò đọc những bộ sử lớn viết bằng chữ Hán như “Đại-Việt sử ký”, “Khâm định Việt sử thông giám cương mục”, “An-Nam chí lược”, “Việt sử lược”… Đại cương, mỗi bộ sử đều chép rất giản lược về nguồn gốc dân tộc Việt-Nam như sau: “Vua Đế Minh, cháu ba đời vua Thần-Nông, nhân đi tuần thú phương Nam, đến núi Ngũ-lĩnh, kết hôn với một nàng tiên đẻ ra người con tên Lộc-Tục. Vua lập đài, tế cáo trời đất, phong cho con trưởng làm vua phương Bắc, tức vua Đế Nghi; phong con thứ là Lộc-Tục làm vua phương Nam. Ngài dạy hai thái tử rằng: Nghi làm vua phương Bắc, Tục làm vua phương Nam, lấy núi Ngũ-lĩnh làm cương giới. Hai người làm vua hai nước nhưng vốn cùng gốc ở ta, phải lấy điều hiếu hòa mà ở với nhau. Tuyệt đối Nam không xâm Bắc, Bắc chẳng chiếm Nam. Kẻ nào trái lời, sẽ bị tuyệt tử tuyệt tôn”. Xét triều đại Thần-Nông, khởi từ năm 3118 trước Tây-lịch, đến đây thì chia làm hai: 1. Triều Đại Thần Nông Bắc: - Vua Đế Nghi (2889-2884 trước Tây-lịch) - Vua Đế Lai (2843-2794 trước Tây-lịch) - Vua Đế Lai (2843-2794 trước Tây-lịch) - Vua Ly (2795-2751 trước Tây-lịch) - Vua Du Võng (2752-2696 trước Tây-lịch) Đến đây triều đại Thần-Nông Bắc chấm dứt, đổi sang triều đại Hoàng Đế từ năm Giáp-Tý (2697 trước Tây-lịch). Các nhà chép sử Trung-quốc lấy thời đại Hoàng Đế làm kỷ nguyên. Trong bộ Sử-ký, Tư-mã-thiên khởi chép quyển một là Ngũ đế bản kỷ, coi Hoàng Đế là Quốc-tổ Trung-quốc. 2. Triều Đại Thần-Nông Nam : Thái-tử Lộc-Tục lên làm vua năm Nhâm-Tuất (2879 trước Tây-lịch), hiệu là Kinh-Đương, lúc mười tuổi. Sau này người Việt lấy năm này làm kỷ nguyên lập quốc. Nếu cộng chung, cho đến nay là 4872 năm, vì vậy người Việt hằng tự hào rằng đã có năm nghìn năm văn-hiến. Xét về cương giới, cổ sử chép: “Thái-tử Lộc-Tục lên ngôi, lấy hiệu là vua Kinh-Đương (2), tên nước là Xích-quỷ, đóng đô ở Phong-châu nay thuộc Sơn-tây. Vua Kinh-Đương lấy con gái vua Động-đình là Long-nữ đẻ ra thái tử Sùng-Lãm. Thái tử Sùng-Lãm lại kết hôn với công chúa Âu-Cơ con vua Đế-Lai (3). Khi vua Kinh Đương băng hà thái-tử Sùng-Lãm lên nối ngôi vua tức vua Lạc-Long, đổi tên nước là Văn-lang. Nước Văn-lang Bắc tới hồ Động-đình, Nam giáp nước Hồ-tôn, Tây giáp Ba-thục, Đông giáp biển Đông-hải”. Cổ sử đến đây, không có gì đáng nghi ngờ. Nhưng tiếp theo, lại chép: “Vua Lạc-Long lấy công chúa Âu-Cơ sinh ra một bọc trăm trứng, nở ra trăm con. Ngài truyền cho các hoàng tử đi bốn phương lập ấp, tổ chức cai trị, giáo hóa dân chúng. Mỗi vị lập một ấp, sau trở thành lạc-hầu, theo lối cha truyền con nối. - Hoàng tử thứ nhất tới thứ 10 lập ra vùng hồ Động đình. - Hoàng tử thứ 11 tới thứ 20 lập ra vùng Tượng-quận. - Hoàng tử thứ 21 tới thứ 30 lập ra vùng Chân-lạp. - Hoàng tử thứ 31 tới thứ 40 lập ra vùng Chiêm-thành - Hoàng tử thứ 41 tới thứ 50 lập ra vùng Lão-qua. - Hoàng tử thứ 51 tới thứ 60 lập ra vùng Nam-hải. - Hoàng tử thứ 61 tới thứ 70 lập ra vùng Quế-lâm. - Hoàng tử thứ 71 tới thứ 80 lập ra vùng Nhật-nam. - Hoàng tử thứ 81 tới thứ 90 lập ra vùng Cửu-chân. - Hoàng tử thứ 91 tới thứ 100 lập ra vùng Giao-chỉ. Ngài hẹn rằng: Mỗi năm các hoàng tử phải về cánh đồng Tương vào ngày Tết để chầu-hầu phụ mẫu”. Một truyền thuyết khác lại nói: Vua Lạc-Long nói với Âu-Cơ rằng: “Ta là loài rồng, nàng là loài tiên, ở với nhau lâu không được. Nay ta đem năm mươi con xuống nước, nàng đem năm mươi con lên rừng. Mỗi năm gặp nhau tại cánh đồng Tương một lần”. Các sử gia Việt tuy lấy năm vua Kinh-Đương lên làm vua là năm Nhâm-Tuất 2879 trước Tây-lịch, nhưng không tôn vua Kinh-Đương với công chúa con vua Động-đình làm Quốc-tổ, Quốc-mẫu, mà lại tôn vua Lạc-Long làm quốc tổ, và công chúa Âu-Cơ làm quốc mẫu. Cho đến nay, nếu các bạn hỏi trăm người Việt ở hải ngoại rằng tổ là ai, họ đều tự hào: Chúng tôi là con rồng cháu tiên, Quốc-tổ tên Lạc-Long, Quốc-mẫu tên Âu-Cơ. Không phải sử gia Hoa-Việt cho rằng các vua Phục-Hy, Thần-Nông thuộc huyền sử, hay không hẳn là tổ mình, mà cho rằng triều Phục Hy, Thần Nông là tổ về huyết tộc, mà không phải là tổ chính trị. Bởi tại phương Bắc từ khi Hoàng Đế lên ngôi vua, tại phương Nam Lạc-Long lên ngôi vua, mới phân hẳn ra Việt, Hoa hai nước rõ ràng. B. Chủ Đạo Tộc Hoa, Tộc Việt : Như các bạn đã thấy, mỗi dân tộc đều có một chủ đạo, cùng một biểu hiệu. Người Pháp các bạn cho rằng tổ tiên là người Gaulois, con vật tượng trưng là con gà trống. Người Anh lấy biểu hiệu là con sư tử. Người Hoa-kỳ lấy biểu hiệu là con chim ưng. Người Trung-hoa lấy biểu hiệu là con rồng. Người Việt lấy biểu hiệu là con rồng và chim âu, gốc tự huyền sử vua Lạc Long là loài rồng, công chúa Âu-Cơ là loài chim. Người Do-Thái tự tin rằng họ là giống dân linh, được Chúa chọn. Vì vậy, sau hai nghìn năm mất nước, họ vẫn không bị đồng hóa. Khi tái lập quốc, với dân số bằng một phần trăm khối Ả-rập, nhưng họ vẫn đủ khả năng chống với bao cuộc tấn công để tồn tại. Đó là nhờ niềm tin họ thuộc sắc dân được Chúa chọn. Người Hoa thì tin rằng họ là con trời. Cho nên trong các sách cổ của họ vua được gọi là Thiên-tử, còn các quan thì luôn là người nhà trời xuống thế phò tá cho vua. Chính niềm tin đó cùng với văn-minh Hoa-hạ, văn minh Nho giáo đã kết thành chủ đạo của họ. Cho nên người Hoa dù ở đâu, họ cũng có một tổ chức xã hội riêng, sống với nhau trong niềm kiêu hãnh con trời. Cho dù họ lưu vong đến nghìn năm, họ cũng không bị đồng hóa, không quên nguồn gốc. Cũng chính vì vậy, mà từ một tộc Hoa nhỏ bé ở lưu vực sông Hoàng-hà, họ đánh chiếm, đồng hóa hàng nghìn nước xung quanh. Nhưng chủ đạo, và sức mạnh của họ phải ngừng lại ở biên giới Hoa-Việt ngày nay. Từ nguồn gốc lập quốc, từ niềm tin mình là con của Rồng, cháu của tiên, cho nên người Việt có một sức bảo vệ quốc gia cực mạnh. Tộc Việt đã chiến đấu không ngừng để chống lại cuộc Nam tiến liên miên trong hai nghìn năm của tộc Hoa. Bất cứ thời nào, người Việt dù bị phân hóa đến đâu, nhưng khi bị Bắc xâm, lập tức họ ngồi lại với nhau để bảo vệ quốc gia. Trong những lớp phế hưng của lịch sử Việt, hễ ai dựa theo chủ đạo của tộc Việt, đều thành công trong việc giữ được quyền cai trị dân. C. Đi Tìm Lại Nguồn Gốc Tộc Việt : Năm trước, đồng nghiệp của tôi đã giảng cho các bạn sinh viên hiện diện các giả thuyết về nguồn gốc dân tộc Việt-Nam, bao gồm: - Thuyết của Giáo sư Léonard Aurousseau, về cuộc di cư của người U-Việt hay Ngô-Việt sang Âu-lạc. -Thuyết của Claude Madroll về cuộc di cư của người Mân-Việt sang Âu-lạc. - Thuyết của học giả Đào Duy-Anh, Hồ-Hữu-Tường, về sự di cư do thời tiết của người Việt từ Bắc xuống Nam. - Thuyết của Trần Đại-Sỹ theo khoa khảo cổ, bằng hệ thống y-khoa ADN. Cuối cùng các giáo sư đồng nghiệp đã nhận định rằng: Nhờ vào khoa khảo cổ, nhờ vào hệ thống khoa học, từ nay không còn những giả thuyết về nguồn gốc tộc Việt nữa, mà chỉ còn lại công cuộc tìm kiếm của tôi, rồi kết luận: “Tộc Việt bao gồm trăm giống Việt sống rải rác từ phía Nam sông Trường-giang: Đông tới biển, Tây tới Tứ-xuyên, Nam tới vịnh Thái-lan. Người Việt từ Ngô-Việt di cư xuống phương Nam. Người Mân-Việt di cư xuống Giao-chỉ. Người Việt di cư từ Nam sông Trường-giang tránh lạnh xuống Bắc-Việt đều đúng. Đó là những cuộc di cư của tộc Việt trong lĩnh thổ của họ, chứ không phải họ là tộc khác di cư tới đất Việt”. Chính vì lý do đó, tôi được mời đến đây đọc bài diễn văn khai mạc niên khóa 1992-1993 này. Sau đây, tôi trình bày sơ lược về công trình nghiên cứu đó. Tôi xin nhắc lại, tôi chỉ là một bác sĩ y khoa, cho nên những nghiên cứu của tôi đặt trên lý luận khoa học thực nghiệm, cùng lý luận y khoa, nó hơi khác với những gì mà các bạn đã học. Phương Pháp Nghiên Cứu : Trong việc đi tìm nguồn gốc tộc Việt, tôi đã dùng phương pháp y khoa nhiều nhất, và phương pháp khoa học mới đây. Tôi đã được giáo sư Tarentino về khoa Antomie của Ý và giáo sư Vareilla Pascale của Pháp tích cực giúp đỡ. 1.Dùng Biện Chứng Y Khoa vào Khoa Cổ: Biện chứng căn bản của người nghiên cứu y khoa là: “Khi có chứng trạng, ắt có nguyên do”. Biện chứng này đã giúp tôi rất nhiều trong khi nghiên cứu về nguồn gốc tộc Việt. Khi nghiên cứu, những tài liệu cổ, dù là huyền thoại, dù là huyền sử, dù là triết học, tôi cũng coi là chất liệu quan trọng. Như tôi đã từng trình bày, nước tôi có một tôn giáo, mà toàn dân đều theo, đó là thờ các anh hùng dân tộc. Tại những đền thờ chư vị anh hùng, thường có một cuốn phổ kể sự tích các ngài. Vì theo thời gian, tiểu sử các ngài bị dân chúng huyền thoại hóa đi, riết rồi thành hoang đường. Cho nên những học giả đi tiên phong nghiên cứu về sử học Việt thường bỏ qua. Tôi lại suy nghĩ khác: “Không có nguyên do, sao có chứng trạng”. Vì vậy tôi đã tìm ra rất nhiều điều lý thú. Tỷ dụ: Bất cứ một nhà nghiên cứu nào, khi khảo về thời vua An Đương cũng cho rằng truyện thần Kim-Quy cho vua móng, làm nỏ bắn một lúc hàng nghìn mũi tên khiến Triệu Đà bị bại, là hoang đường, là “ma trâu đầu rắn”. Nhưng tôi lại tin, và cuối cùng tôi đã tìm ra sự thực: Hồi ấy Cao-cảnh hầu Cao-Nỗ đã chế ra nỏ liên châu, như súng liên thanh ngày nay. Tôi cũng tìm ra khích thước ba loại mũi tên đồng của nỏ này. (4) Với lý luận y khoa, với anatomie, với lý thuyết y học mới về tế bào, với những khai quật của người Pháp ở Đông Dương, của Việt-Nam, của Trung-quốc cùng hệ thống máy móc tối tân đã giúp tôi phân loại xương sọ, xương ống quyển, cùng biện biệt y phục của tộc Hoa, tộc Việt, rồi đi đến kết luận về lãnh thổ nước Văn-lang tới hồ Động Đình. 2. Những Tài Liệu Cổ: Ranh giới phía Nam của nước Văn-lang tới nước Hồ-tôn đã quá rõ ràng. Còn ranh giới phía Tây với Ba-thục, phía Đông với biển lại tùy thuộc vào ranh giới phía Bắc. Nếu như ranh giới phía Bắc quả tới hồ Động-đình, thì ranh giới phía Tây chắc phải giáp Ba thục và phía Đông phải giáp Đông hải. Vì vậy tôi đi tìm ranh giới phía Bắc. Dưới đây là huyền thoại, huyền sử, mà tôi đã bấu víu vào để đi nghiên cứu. - Cổ sử Việt đều nói rằng ranh giới phía Bắc tới hồ Động-đình. - Truyền thuyết nói: Đế-Minh lập đàn tế cáo trời đất, rồi chia thiên hạ làm hai. Từ Ngũ-lĩnh về Bắc cho Đế Nghi, sau thành Trung-quốc. Từ Ngũ-lĩnh về Nam truyền cho vua Kinh Đương sau thành nước Văn lang. - Truyền thuyết nói: Sau khi vua Kinh Đương, vua Lạc-Long kết hôn, đều lên núi Tam Sơn trên hồ Động Ðình hưởng thanh phúc ba năm. Lúc ngài lên núi, có chín vạn hoa tầm xuân nở. - Truyền sử nói: Sau khi Quốc tổ Lạc Long, Quốc mẫu Âu Cơ cho các hoàng tử đi bốn phương qui dân lập ấp, dặn rằng: Mỗi năm về Tương-đài trên cánh đồng Tương chầu Quốc-tổ, Quốc-mẫu một lần. - Cổ sử nói: Quốc-tổ dẫn năm mươi con xuống biển, Quốc-mẫu dẫn năm mươi con lên núi, hẹn mỗi năm gặp nhau một lần ở cánh đồng Tương. - Sử nói: Vua nước Nam-Việt là Triệu-Đà thường đem quân quấy nhiễu biên giới Việt-Hán là Nam quận, Trường sa (Mậu-Ngọ, 183 trước Tây-lịch). Như vậy biên giới Nam-Việt với Hán ở vùng này. - Sử nói rằng: Khi Trưng-Nhị, Trần-Năng, Phật-Nguyệt, Lại-thế-Cường đem quân đánh Trường-sa (năm 39 sau Tây-lịch) thì nữ tướng Trần-thiếu-Lan tử trận, mộ chôn ở ghềnh Thẩm-giang. (Sự thực đó là Tương-giang thông với hồ Động-đình). Sau đó ít năm có trận đánh giữa Lĩnh-Nam với Hán. Tướng Lĩnh-Nam tổng trấn hồ Động đình là Phật-Nguyệt. Tướng Hán là Mã-Viện, Lưu-Long (năm 40 sau Tây-lịch).Nhưng các sử gia gần đây đều đặt nghi vấn rằng: Làm gì biên giới thời Văn-lang rộng như vậy, nếu có chỉ ở vào phía Bắc biên giới Hoa-Việt hiện nay trăm cây số là cùng. Tôi căn cứ vào những chứng trạng trên để tìm nguồn gốc. D. Đi Tìm Biên Giới Nước Văn Lang: 1. Núi Ngũ-Lĩnh: Cuối năm Canh-Thân (1980) tôi lấy máy bay đi Bắc kinh, rồi đổi máy bay ở Bắc kinh đi Trường sa. Trường-sa là thủ-phủ của tỉnh Hồ-Nam. Tất cả di tích của tộc Việt như hồ Động-đình, núi Tam-sơn, núi Ngũ-lĩnh, sông Tương, Thiên-đài, Tương-đài, cánh đồng Tương đều năm ở tỉnh này. Tôi đi nghiên cứu với một thư giới thiệu của giới chức cao cấp y học. Không biết trong thư giới thiệu, các giới chức y-khoa Trung-quốc ghi chú thế nào, mà khi tôi tiếp xúc với sở du-lịch, ty văn-hóa địa phương, họ đều tưởng tôi tới Trường-sa để nghiên cứu về sự cấu tạo hình thể cùng bệnh tật dân chúng tại đây. Thành ra tôi bị mất khá nhiều thời giờ nghe thuyết trình của các đồng nghiệp về vấn đề này. Tôi cư ngụ trong khách sạn Trường-sa tân điếm, năm trân đại lộ Nhân-dân. Tôi xin cuốn địa phương chí mới nhất của tỉnh, rồi mò vào thư viện ty văn hóa, sở bảo vệ cổ tích, đại học văn-khoa, lục lọi những tài liệu cổ, mà ngay những sinh viên văn khoa cũng ít ai ghé mắt tới. Đầu tiên tôi đi tìm núi Ngũ-lĩnh. Không khó nhọc, tôi thấy ngay. Đó là năm dãy núi gần như ngăn đôi Nam, Bắc Trung-quốc. - Một là Đại- Đữu lĩnh, - Hai là Quế-đương, Kỳ-điền lĩnh. - Ba là Cửu-chân, Đô-lung lĩnh. - Bốn là Lâm-gia, Minh-chữ lĩnh. - Năm là Thủy-an, Việt-thành lĩnh. Về vị trí: - Ngọ Thủy-an, Việt-thành chạy từ tỉnh Phúc-kiến, đến huyện Tuần-mai tỉnh Quảng-Đông. - Ngọn Đại-đữu chạy từ huyện Đại-đữu (nam-an), tỉnh Giang-Tây đến huyện Nam-hùng tỉnh Quảng-Đông. - Ngọn Lâm-gia, Minh-chữ chạy từ Lâm-huyện tỉnh Hồ-Nam đến Liên-huyện tỉnh Quảng Đông. - Ngọn Cửu-chân, Đô-lung chạy từ Đạo-huyện tỉnh Hồ-Nam tới Gia-huyện tỉnh Quảng-Tây. - Ngọn Quế-đương từ Toàn-huyện tỉnh Hồ-Nam tới huyện Quế-lâm tỉnh Quảng-Tây. Lập tức tôi thuê xe, đi một vòng thăm tất cả các núi này. Tôi đi mất mười ngày, gần 1500 cây số.Như vậy là Ngũ-lĩnh có thực, nay có núi đã đổi tên, có núi vẫn giữ tên cũ. Một câu hỏi đặt ra: Tại sao khi vua Minh phân chia từ Ngũ-lĩnh về Nam thuộc Lộc-Tục, mà lĩnh địa Việt tới hồ Động đình, mà hồ ở phía Bắc núi đến mấy trăm cây số. Tôi giải đoán như thế này: - Một là vua Đế Minh tế trời trên núi Ngũ-lĩnh là nơi ngài gặp tiên, rồi chia địa giới. Nhưng bấy giờ dân chưa đông, mà sông Trường-giang rộng mênh mông, sóng lớn quanh năm, nên vua Nghi chỉ giữ tới Bắc-ngạn mà thôi. Còn vua Kinh-Đương thì sinh trưởng ở vùng này, lại nữa lấy con vua Động-đình (một tiểu quốc), nên thừa kế luôn vùng đất của nhạc gia. - Hai là dân chúng Nam-ngạn Trường-giang với vùng Nam Ngũ-lĩnh vốn cùng một khí hậu, phong tục, nên họ theo về Nam, không theo về Bắc, thành thử hồ Động-đình mới thuộc lĩnh địa Việt. Kết luận: Quả có núi Ngũ-lĩnh phân chia Nam, Bắc Trung-quốc hiện thời, vậy có thể núi này đúng là nơi phân chia lãnh thổ Văn-lang và Trung-quốc khi xưa. Ánh sáng đã soi vào nghi vấn huyền thoại. 2. Thiên Đài: Nơi Tế Cáo Của Vua Đế Minh: Tương truyền vua Đế Minh lập đàn tế cáo trời đất trên núi Quế-đương, phân chia lãnh thổ Lĩnh- Bắc tức Trung-quốc, Lĩnh-Nam tức Đại-Việt. Đàn tế đó gọi là Thiên-đài. Nhưng dãy núi Quế-đương có mấy chục ngọn núi nhỏ, không biết ngọn Thiên-đài là ngọn nào, trên bản đồ không ghi. Sau tôi hỏi thăm dân chúng thì họ chỉ cho tôi thấy núi Thiên-đài nằm gần bên bờ Tương giang. Thiên-đài là ngọn đồi nhỏ, cao 179 mét , đỉnh tròn, có đường thoai thoải đi lên. Trên đỉnh có ngôi chùa nhỏ, nay để hoang. Tuy chùa được cấp huyện bảo tồn, nhưng không có tăng ni trụ trì. Chùa xây bằng gạch nung, mái lợp ngói. Lâu ngày chùa không được tu bổ, nên trên mái nhiều chỗ bị vỡ, bị khuyết. Tường mất hết vữa, gạch bị mòn, nhiều chỗ gần như lủng sâu. Duy nền với cổng bằng đá là còn nguyên, tuy nhiều chỗ đá bị bong ra. Bên trong, cột, kèo bằng gỗ đã nứt nẻ khá nhiều. Tại thư viện Hồ-Nam, tôi đã tìm được một tài liệu rất cũ, giấy hoen ố, nhưng chữ viết tay như phượng múa rồng bay, gồm 60 trang. Đầu đề ghi: “Thiên Đài Di Sự Lục” Trinh-quán tiến-sĩ Chu-minh-Văn soạn. Trinh-quán là niên hiệu của vua Đường Thái-tông từ năm Đinh-Hợi (627) đến Đinh-Mùi (647), nhưng không biết Chu đỗ tiến sĩ năm nào? Tuy sách do Chu-minh-Văn soạn, nhưng dường như bản nguyên thủy không còn. Bản này là do người sau sao chép lại vào đời Thanh Khang-Hy. Nội dung sách có ba phần: Phần của Chu-minh-Văn soạn, phần chép tiếp theo Chu-minh-Văn của một sư ni pháp danh Đàm-Chi, không rõ chép vào bao giờ. Phần thứ ba chép pháp danh các vị trụ trì từ khi lập chùa tới thời Khang-Hy (1662-1722). Chu-minh-Văn là tiến sĩ đời Đường, nên văn của ông thuộc loại văn cổ rất súc tích, đầy những điển cố, cùng thành ngữ lấy trong Tứ-thư, Ngũ-kinh cùng kinh Phật. (Nhân viên quản thủ thư viện thấy tôi đọc dễ dàng, chỉ lướt qua là hiểu ngay, ông ta ngạc nhiên khâm phục vô cùng. Nhưng nếu ông biết rằng tôi chỉ được học những loại văn đó từ hồi sáu bẩy tuổi, thì ông sẽ hết phục!) Tài liệu Chu-minh-Văn cũng nhắc lại việc vua Đế Minh đi tuần thú phương Nam, kết hôn với nàng tiên, sinh ra Lộc-Tục. Vua lập đàn tại núi này tế cáo trời đất, vì vậy đài mang tên Thiên-đài, núi cũng mang tên Thiên-đài-sơn. Mình-Văn còn kể thêm: Cổ thời, trên đỉnh núi chỉ có Thiên-đài thờ vua Đế-Minh, vua Kinh-Đương. Đến thời Đông Hán. một tướng của vua Bà tên Đào-hiển-Hiệu được lệnh rút khỏi Trường-sa. Khi rút tới Quế-đương, ông cùng nghìn quân lên Thiên-đài lễ, nghe người giữ đền kể sự tích xưa. Ông cùng quân sĩ nhất quyết tử chiến, khiến Lưu Long thiệt mấy vạn người mới chiếm được núi. Về đời Đường, để xóa vết tích Việt, Hoa cùng Nam, Bắc, các quan lại được sai sang đô hộ Lĩnh-Nam mới cho xây ngôi chùa tại đây. Tôi biết vua Bà là vua Trưng. Còn tướng Đào-hiển-Hiệu là em con chú của Bắc-bình vương Đào-Kỳ, tước phong quốc công, giữ chức Hổ-nha đại tướng quân. Bà Hoàng-thiều-Hoa chỉ huy trận rút lui khỏi khu Trường-sa, hồ Động đình, đã sai Hiển-Hiệu đi cản hậu, đóng nút chận ở Thiên đài, đợi khi quân Lĩnh-Nam rút hết, sẽ rút sau. Nhưng Hiển-Hiệu cùng chư quân lên núi thấy di tích thơ thời Quốc-tổ, Quốc-mẫu, đã không chịu lui quân, tử chiến, khiến quân Hán chết không biết bao nhiêu mà kể tại đây. Ngoài cổng chùa có hai đôi câu đối: Thoát thân Nam thành xưng sư tổ, Thọ pháp Tây-thiên diễn Phật-kinh.” (Hai câu này ngụ ý ca tụng thái tử Tất-đạt-Đa đang đêm ra khỏi thành đi tìm lẽ giải thoát, sau đó đắc pháp ở Tây-thiên, đi giảng kinh.) Tam bảo linh ứng phong điều vũ thuận, Phật công hiển hách quốc thái dân an. (Hai câu này ngụ ý nói: Tam bảo linh thiêng, khiến cho gió hòa mưa thuận, đó là công lao của nhà Phật khiến quốc thái dân an.) Nơi có dấu vết Thiên đài, còn đôi câu đối khắc vào đá: “Thiên-đài đại đại phân Nam, Bắc, Lĩnh-địa niên niên dữ Việt thường.” (Nghĩa là: Từ sau vụ tế cáo ở đây, đài thành Thiên-đài, biết bao thời, phân ra Nam, Bắc. Núi Ngũ-lĩnh năm này qua năm khác với dòng giống Việt-thường.) Chỗ miếu thờ Đào-hiển-Hiệu có đôi câu đối: “Nhất kiếm Nam hồ, kinh Vũ Đế, Thiên đao Bắc lĩnh, trấn Lưu-Long.” (Nghĩa là: Một kiếm đánh trận ở phía Nam hồ Động-đình làm kinh tâm vua Quang-Vũ nhà Hán, một nghìn đao thủ ở bắc núi Ngũ-lĩnh trấn Lưu-Long.) Kết luận: Như vậy việc vua Đế-Minh tế cáo trời đất là có thực. Vì có Thiên-đài, nên thời Lĩnh-Nam mới có trận đánh hồ Động-đình. Hai sự kiện đó chứng tỏ lĩnh địa Văn-lang xưa quả tới núi Ngũ-lĩnh, hồ Động-đình. 3. Cánh Đồng Tương: Có hai huyền sử nói về cánh đồng Tương: - Một là Quốc-tổ dẫn năm mươi con xuống biển. Quốc-mẫu dẫn năm mươi con lên núi, mỗi năm tái hội nhau trên cánh đồng Tương một lần. - Hai là Quốc-tổ, Quốc-mẫu truyền các hoàng tử đi bốn phương qui dân lập ấp, mỗi năm hội tại cánh đồng Tương một lần. Tôi đoán: Cả hai vị quốc tổ Kinh-Đương, Lạc Long sau khi kết hôn, đều đem Quốc-mẫu lên núi Tam-sơn trên hồ Động-đình hưởng thanh phúc ba năm. Vậy thì cánh đồng Tương sẽ gần đâu đó quanh hồ Động-đình. Phía Nam hồ Động-đình là sông Tương-giang, chảy theo hướng Nam-Bắc dài 811 cây số, lưu vực tới 92,500 cây số vuông, chẻ đôi tỉnh Hồ-nam với Quảng-Tây. Vậy cánh đồng Tương sẽ năm trong lưu vực Tương-giang. Tôi thuê thuyền đi từ cảng Dương-lâm nơi phát xuất ra Tương-giang là hồ Động-đình, xuống Nam, qua Tương-âm tôi dừng lại, nghiên cứu địa thế cùng thăm chùa Bạch-mã. Đây là địa phận quận Ích-đương. Vô tình tôi tìm ra một nhánh sông Âu-giang và một cái hồ rất lớn, vào mùa nước lớn rộng tới 4-5 mẫu, vào mùa nước cạn chỉ còn 2-3 mẫu mà thôi. Suốt lộ trình từ hồ Động-đình trở xuống, trên sông Tương cũng như hai bên bờ chim âu bay lượn khắp nơi. Đặc biệt trên Âu-giang, giống chim này càng nhiều vô kể. Từ Âu-giang, tôi trở lại sông Tương, xuôi tới Trường-sa, thủ phủ của Hồ-Nam, rồi tới các quận lî Tương-đàm, Chu-châu, Hành-đương, Quế-đương. Không khó nhọc tôi tìm ra cánh đồng Tương, tức là vùng trũng phía Tây-ngạn, giới hạn phía Bắc là hồ Động-đình, Nguyên-giang. Phía Nam là Linh-lăng, Hành-Nam. Phía Tây là vùng Triêu Dương, Lãnh thủy. Nhưng nay cánh đồng Tương chỉ còn khu vực tứ giác: Tương-giang, Nguyên-giang, Liên-thủy và Thạch-khê-thủy. Sau khi tìm ra cánh đồng Tương, Thiên-đài, cùng những đàn chim âu, tôi giải đoán như thế này: “Quốc-tổ Lạc-Long kết hôn với công chúa con Đế-Lai, hẳn công chúa cũng có tên. Nhưng vì lâu ngày, người ta không nhớ được tên ngài, nên đã lấy con chim Âu, rất hiền hòa, xinh đẹp ở vùng hồ Động-đình, Tương-giang,mà gọi tên là Âu-Cơ (Cơ là bà vợ vua). Vì người ta gọi Quốc-mẫu là Âu Cơ thì họ nghĩ ngay đến Quốc-mẫu sinh con. Quốc-mẫu là chim Âu, thì phải đẻ ra trứng. Còn con số một trăm, là con số triết học Việt-Hoa dùng để chỉ tất cả. Như trăm bệnh là tất cả các bệnh, trăm họ là toàn dân. Trăm con, có nghĩa là tất cả dân trong nước đều là con của Quốc-mẫu.” Kết luận: Đã có cánh đồng Tương, thì truyện Quốc-tổ, Quốc-mẫu hẹn mỗi năm hội tại đây một lần là có. Khi sự kiện có núi Ngũ-lĩnh, có Thiên-đài, nay chứng cớ cánh đồng Tương được kiểm điểm, thì lĩnh địa của tộc Việt xưa quả tới hồ Động đình. 4. Hồ Động Đình và Núi Tam Sơn: Hồ Động-đình nằm ở phía Nam sông Trường-giang. Hồ được coi như nới phát tích ra tộc Việt. Địa khu Bắc sông Trường-giang được gọi là tỉnh Hồ Bắc, tức đất Kinh-châu thuở xưa. Địa khu phía Nam sông Trường-giang được gọi là tỉnh Hồ-Nam. Hồ Động-đình nằm trong tỉnh Hồ-Nam. Hồ thông với sông Trường-giang bằng hai con sông. Cho nên người ta coi hồ như nơi chứa nước sông Trường-giang, rồi đổ vào cho Tương-giang. Trên Bắc-ngạn hồ có núi Tam-sơn. Tôi đã lên đây ba lần. Tương truyền các bà Trưng-Nhị, Trần-Năng, Hồ-Đề, Phật-Nguyệt đánh chiếm Trường-sa vào ngày đầu năm, vì vậy tôi cũng tới đây vào dịp này để thấy rõ phong cảnh để còn tả trận đánh trong bộ Cẩm-khê di-hận (6). Hồ rộng 3915 cây số vuông, độ sâu về mùa cạn là 38.5 mét, về mùa nước lớn là 39.20 mét.Tra trong chính sử, thì quả hồ Động-đình thuộc lĩnh địa Văn-lang. Như trên đã nói, triều đại Thần-Nông Bắc đến đời vua Du-Võng thì mất vào năm 2696 trước Tây-lịch, chuyển sang thời đại Hoàng Đế. Sử gia Trung-quốc cho rằng Hoàng-Đế là tổ lập quốc. Nói theo triết học Tây-phương, thì vua Du-Võng từ gốc Thần-Nông thuộc nông nghiệp cư trú trong vùng đồng bằng, ở phương Nam, lấy hỏa làm biểu hiệu nên còn gọi là Viêm-Đế. Còn vua Hoàng-Đế gốc ở dân du mục, săn bắn, từ phương Bắc xuống. Dân du mục nghèo, nhưng giỏi chinh chiến. Dân nông nghiệp giầu nhưng không giỏi võ bị nên bị thua. Bộ Sử-ký của Tư-mã-Thiên, quyển 1, Ngũ đế bản kỷ chép rằng: …Thời vua Hoàng Đế, họ Thần-Nông (Bắc) đã suy, chư hầu chém giết lẫn nhau, khiến trăm họ khốn khổ vô cùng. Vua Du-Võng không đủ khả năng chinh phục. Vua Hiên-Viên Hoàng Đế thao luyện can qua, chinh phục những chư hầu hung ác. Vì vậy các nơi theo về rất đông. Trong các chư hầu, thì Suy-Vưu mạnh nhất. Vua Du-Võng triều Thần-Nông định đem quân xâm lăng chư hầu, nhưng chư hầu chỉ tuân lệnh Hoàng Đế. Vua Hoàng Đế tu sửa đức độ, luyện tập binh mã, vỗ về trăm họ, giúp đỡ bốn phương, luyện tập thú dữ rồi đại chiến với vua Du-Võng ở Bản-tuyền, thành công. Suy-Vưu làm loạn, không tuân đế hiệu. Hoàng Đế triệu tập chư hầu, cùng Suy-Vưu đại chiến ở Trác-lộc, bắt sống Suy-Vưu. Chư hầu tôn ngài làm Thiên-tử thay họ Thần-Nông. Trong thiên hạ nơi nào không thuận, vua Hoàng Đế đem quân chinh phạt. Lãnh thổ của Hoàng Đế: Đông tới biển, vùng núi Hoàn-sơn, Đại-tông; phía Tây tới núi Không-động, Kê-đầu; Nam tới Giang, Hùng, Tương… (7) Sông Giang đây tức là sông Trường-giang. Hùng đây là Hùng-nhĩ-sơn, Tương là Tương-sơn. Bùi-Nhân đời Tống tập giải Sử-ký nói rằng Tương-sơn thuộc Trường-sa. Kết luận: Từ chính sử, huyền sử đều cho biết lĩnh địa Văn-lang tới hồ Động-đình. Khi vua Hoàng Đế dứt triều Thần-Nông Bắc, thì triều Thần-Nông Nam tức họ Hồng-bàng còn kéo dài tới 2439 năm nữa. Lĩnh thổ Trung-quốc thời Hoàng Đế cũng chỉ tới sông Trường-giang. Từ Nam bao gồm khu Trường-sa hồ Động đình vẫn thuộc Văn-lang. Khi chính sử ghi chép như vậy, thì việc Quốc-tổ, Quốc-mẫu với hồ Động-đình, núi Tam-sơn, không còn là huyền thoại nữa, mà thành sự thực lịch sử. Vậy truyện các ngài lên núi hưởng thanh phúc nên ghi vào chính sử. 5. Biên Giới Lĩnh Địa Tộc Việt Thế Kỷ Thứ Hai Trước Tây Lịch: Sử Hán- Việt đề đều ghi rằng vào thế kỷ thứ nhì trước Tây-lịch, thời Triệu-Đà cai trị lĩnh địa tộc Việt, biên giới vẫn còn ở vùng Trường-sa, hồ Động-đình. Sử Hán, sử Việt đều chép chi tiết giống nhau về vụ Triệu-Đà lập quốc ở lãnh thổ Lĩnh-Nam. Tần-thủy-Hoàng sai Đồ-Thư mang quân sang đánh Âu-Lạc, chiếm được vùng đất phía Bắc, lập làm ba quận: Nam-hải (Quảng Đông và một phần Phước-kiến), Quế-lâm (Quảng-tây, Hồ-Nam và một phần Quý-châu), Tượng-quận (Vân-Nam và một phần Quý-châu). Vua An-Dương Vương sai Trung-tín hầu Vũ-Bão-Trung và Cao-cảnh hầu Cao-Nỗ đem quân chống, giết được Đồ-Thư, tiêu diệt nửa triệu quân Tần. Tuy vậy vua An-Dương Vương cũng không chiếm lại vùng đất đã mất. Sau nhân thời thế loạn lạc, một viên quan Tần là Triệu-Đà trấn vùng Nam-hải, đem quân chiếm vùng Tượng-quận, Quế-lâm, rồi dùng gián điệp trong vụ án Mî-Châu, Trọng-Thủy mà chiếm được Âu-lạc, lập ra nước Nam-Việt. Lĩnh thổ nước Nam-Việt gồm những vùng nào? Không một sử gia chép rõ ràng. Nhưng cứ những sự kiện lẻ tẻ, ta cũng có thể biết rằng lĩnh địa Nam-Việt là lĩnh địa thời Văn-lang. Trong khi Triệu-Đà lập nghiệp ở phương Nam, thì cuộc nội chiến ở phương Bắc chấm dứt: Hạng-Vũ, Lưu-Bang diệt Tần, rồi Lưu-bang thắng Hạng-Vũ lập ra nhà Hán. Lưu-Bang lên ngôi vua, sai Lục-Giả sang phong chức tước cho Triệu-Đà. Đúng ra Triệu-Đà cũng không chịu thần phục nhà Hán, nhưng họ hàng, thân thuộc, mồ mả của Đà đều ở vùng Chân-Định. Đà sợ nhà Hán tru diệt họ hàng, cùng đào mồ cuốc mả tổ tiên mà phải lùi bước. Năm 183 trước Tây-lịch, Cao-tổ nhà Hán là Lưu-Bang chết, Lã-hậu chuyên quyền, cấm bán hạt giống, thú vật cái, kim khí sang Nam-Việt. Triệu-Đà không thần phục nhà Hán, xưng đế hiệu, rồi đem quân đánh Trường-sa, Nam-quận. Trường-sa là quận biên cương của Hán, vậy ít nhất lãnh thổ Nam-Việt, Bắc tới Trường-sa. Nam-quận là quận ở phía Bắc sông Trường-giang. Mà Nam-quận là quận biên cương Hán, thì biên giới Nam-Việt ít nhất tới Nam ngạn sông Trường-giang.
    1 like
  18. Về việc "Giặc Khăn vàng" vào cuối thể kỷ III - cuối thời Đông Hán, còn Hai Bà Trưng vào thế kỷ thứ nhất sau CN - Đầu thời Đông Hán. Hai vụ việc không liên quan đến nhau. Nhưng chuyện này không phải đề tài bàn ở topic này. Vấn đề Hai Bà Trưng khởi nghĩa chống lại sự dô hộ của nhà Hán và phục hưng Việt tộc ở Nam Dương tử đã qúa rõ ràng và là điều không thể phủ nhận được. Ngoài việc ngài Trần Đại Sỹ minh chứng qua zen di truyền - tức là một phương pháp khoa học kỹ thuật hiện đại thì chính Tô Đông Pha cũng phát biểu: Nếu không có Tuấn Ức Hầu (Mã Viện) thì dân chín quận Giang Nam (Tức Nam Dương tử) đã mặc áo cài vạt bên trái hết". Điều này cho thấy cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng hoàn toàn vì văn hóa và độc lập dân tộc với nguồn gốc Việt tộc ở Nam Dương tử. Ngoài ra còn có rất nhiều chứng cứ khác. Chỉ có loại tư duy "Ở trần đóng khố", tư tưởng nô lệ về văn hóa phủ nhận điều này.
    1 like
  19. CÔNG THỨC TÍNH NHANH BẢNG LẠCTHƯ HOA GIÁP ( Chu kỳ hành khí 60 năm của nền văn minh Lạc Việt) Kính thưa quí vị quan tâm. Tính qui luật là một yếu tố cần trong tiêu chí khoa học cho một phương pháp được coi là khoa học. Bảng Lục Thập hoa giáp lưu truyền trong cổ thư chữ Hán thể hiện tính quy luật qua sự tính toán trong Tinh Lịch Khảo nguyên để tìm hành của năm trong bảng Lục Thập hoa giáp. Nhưng đây là qui luật phiến diện, vì chỉ mình quy luật này được thực hiện - do tính ngược chiều kim đồng hồ của Hà Đồ trong nạp âm - còn các qui luật khác như : Cách Bát sinh tử, Sinh Vương Mộ không thực hiện được. Điều này tôi đã chứng minh trong cuốn sách "Hà Đồ trong văn minh Lạc Việt". Tuy nhiên, để chứng tỏ tính hoàn chỉnh của bảng Lạc Thư hoa giáp - nhân danh nền văn hiến huyền vĩ Việt - thì bảng Lạc Thư hoa giáp cũng cần một công thức tính toán tìm hành khí của năm để chứng tỏ tính qui luật của nó. Công thức tính này đã được anh Vo Truoc - Trần Quang thực hiện. Chúng tôi biên tập và trình bày lại như sau: CÔNG THỨC TÍNH NHANH BẢNG LẠC THƯ HOA GIÁP Vô Trước - Trần Quang. Trung Tâm nghiên cứu lý học Đông Phương. Trong công thức này số của Thiên Can và Địa chi được qui định như sau: 1 - Số Thiên Can Giáp Ất = 1 Bính Điinh = 2 Mậu Kỷ = 3 Canh Tân = 4 Nhâm Quý = 5 2 - Số Địa Chi: Tý Sửu = 1 Dần Mão = 2 Thìn Tị = 3 Ngọ Mùi = 4 Thân Dậu = 5 Tuất hợi = 6 3 - Số hành khí trong năm theo Lạc Thư hoa giáp trong phương pháp tính: (theo chiều tương khắc ngũ hành) Thủy = 4 Hỏa = 3 Kim = 2 Mộc = 1 Thổ = 0 4 - Công thức tính: 1. Số địa chi =< 3 (Số thiên can + Số địa chi) : 5 = x + Số dư 2. Số địa chi > 3 (Số thiên can + Số địa chi - 3) : 5 = x + Số dư Căn cứ vào số dư tra bảng số quy ước ở phần 3, ta sẽ có hành khí theo bảng Lạc Thư hoa giáp. 5 - Thí dụ: 5 - 1. Giáp tý Giáp = 1 Tý = 1 < 3 => 1 + 1 = 2 => 2 : 5 = 0 dư 2. Ta có: 2 = Kim 5 - 2. Bính Thân ( Sách Tàu là Hỏa) Bính = 2 Thân = 5 > 3 => 2 + 5 - 3 = 4 . Ta có 4 = Thủy 5 - 3. Quý Mùi Nhâm = 5 Mùi = 4 > 3 => 5 + 4 - 3 = 6. => 6 : 5 = 1 dư 1 Ta có dư 1 = Mộc 5 - 4. Đinh Mùi (Sách Tàu là Thủy) Đinh = 2 Mùi = 4 > 3 => 2 + 4 - 3 = 3 => 3 : 5 = 0 dư 3. Ta có 3 = Hỏa 5 - 5. Canh Tý Canh = 4 Tý = 1 < 3 => 4 + 1 = 5 => 5 : 5 = 1 dư 0. Ta có: 0 = Thổ Thay mặt Trung Tâm nghiên cứu lý học Đông phương, chúng tôi chân thành cảm ơn tác giả Votruoc - Trần Quang đã đóng góp trí tuệ của mình vào việc làm sáng tỏ và vinh danh nền văn hiến huyền vĩ Việt. Thiên Sứ - Nguyễn Vũ Tuấn Anh
    1 like
  20. Chào anh Liêm Trinh. Thời gian để tính cho "Tháng nhân" thì căn cứ vào Lịch Vạn niên, múi giờ thứ 8. Còn chúng ta lại đang sử dụng Lịch Bloc tính theo múi giờ thứ 7. Hà Uyên.
    1 like