-
Thông báo
-
Nội quy Lý Học Plaza
Nội quy này là bản mở rộng Nội Quy - Quy định của Diễn đàn. Khi tham gia mua bán, các thành viên phải tuân theo những quy định sau: Tiêu đề bài viết: Bao gồm: Chỉ dẫn địa lý, Loại hình Mua/Bán, Thông tin mua bán.
Chỉ dẫn địa lý: Tỉnh/thành nơi mua bán. Hoặc sử dụng định nghĩa có sẵn:TQ: Toàn quốc
HCM: TP Hồ Chí Minh
HN: Hà Nội
[*]Ví dụ: HCM - Bán Vòng tay Hổ Phách Nội dung bài viết: Mô tả chi tiết sản phẩm mua/bán
Bắt buộc phải có thông tin liên lạc, giá Mua/Bán
Bài mới đăng chỉ được phép up sau 03 ngày.
Thời gian up bài cho phép: 01 ngày 01 lần.
Các hành vi vi phạm nội quy này sẽ bị xóa bài hoặc khóa tài khoản mà không cần báo trước.
-
Leaderboard
Popular Content
Showing most liked content on 13/11/2012 in all areas
-
Thấy Gì Qua Vụ "khóa Môi"?
nhakhanh and 2 others liked a post in a topic by Như Thông
A DI ĐÀ PHẬT. NHỮNG SỰ VIỆC VỪA QUA CHỈ LÀ ÍT CHƯỚNG NGẠI TRÊN CON ĐƯỜNG TU TẬP. CẦU CHÚC CHO SƯ THÀNH QUẢ TRÊN CON ĐƯỜNG TU TẬP. A DI ĐÀ PHẬT.3 likes -
2 likes
-
Ai chơi? Và ai chịu? Khi câu chuyện xảy ra, bạn bè tôi có người nói bây giờ sư hổ mang nhiều lắm. Nhưng khi nhìn thấy hình nhà sư giàn giụa nước mắt như vầy, tôi chỉ thấy ông là một con người. Và thấy xót xa, ái ngại. Có thể ông tu mà chưa học thuộc lòng tứ oai nghi. Và ông đã bị trả giá. Tôi tin rằng bao nhiêu đó hình phạt mà công luận dành cho ông đã quá kinh hoàng cho ông rồi, qua những giọt nước mắt của ông. Và tôi chỉ mong ông vượt qua được thôi. Đối với tôi người nào khoác áo tu tôi cũng kính trọng, vì họ dũng cảm hơn tôi. Hơn nữa, nhìn 1 người bị đánh, dù họ có phạm tội gì chăng nữa, tôi có thể có 2 cách nhìn: 1 là thương cảm xót xa, 2 là tò mò thích thú.... Cái nào tôi sẽ chọn? Theo tôi, đôi khi phật tánh cũng phải rèn luyện mà có. Và tôi, một con người, sẽ có điều kiện hơn 1 con thú để rèn luyện phật tánh đó...Kính!2 likes
-
Có lẽ phải nói thêm thế này: Ngày xưa các cụ không có khái niệm "thắt lưng" để miêu tả 'cái thắt lưng" như bây giờ Âu phục hay dùng để thắt cái lưng lại. Bởi vậy khi các quí zdị hàn nâm giải thích cái từ "Thắt lưng" thì đừng đem cái khái niệm từ bên Tây để áp đặt vào ngôn ngữ Việt. Khái niệm "thắt" dùng để chỉ chỗ hẹp lại thì gọi là thắt. Từ ngữ thì ồn ào, đao to búa lớn, nhưng nội dung thì rỗng tuyếch, ngớ ngẩn.2 likes
-
Thắt Lưng Buộc Bụng
Hạt gạo làng and one other liked a post in a topic by Lãn Miên
Lao động cuối tuần số 43 từ 2-4.11.2012 Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt Thử tháo gỡ sự “vô lý ầm ầm” khi điền giải thành ngữ “thắt lưng buộc bụng” Nguyễn Đức Dương Mới đây. LĐCT (số 43) có giới thiệu cùng bạn đọc một bài viết dài của PGS-TS Phạm Văn Tình, trong đó tác giả dành gần trọn nội dung để diễn giải thành ngữ [TN] Thắt lưng buộc bụng. Nhìn chung nhờ xác định nhanh chóng và đúng đắn thực chất ngữ học của đơn vị ngôn từ đang xét, tác giả đã diễn giải thành công TN vừa nêu. Tuy nhiên, khi thử soi sang cái được tác giả gọi là “nghĩa đen” của nó [Có lẽ nên gọi đó là “nghĩa hiển ngôn”, như nhà ngôn ngữ học Cao Xuân Hạo từng làm thì hơn] thì ông có phần hơi lướng vướng do bị tình cảnh “vô lý ầm ầm” “bủa vây”, như chính ông công khai thừa nhận, ngay cả khi đã viện tới sự giúp sức của một số cô bác cao tuổi. Sở dĩ tác giả đã lâm vào tình cảnh ngoài ý muốn ấy, theo thiển nghĩ, chắc chỉ vì quĩ thời gian của ông quá eo hẹp, khiến ông quên không để ý tới nghĩa thứ hai của từ lưng được “Từ điển tiếng Việt” của GS Hoàng Phê ( chủ biên), một công trình biên khảo dày công vừa được Nhà Xuất bản Trí thức tặng thưởng “Giải sách hay năm 2012” nêu rõ. Giá có nhiều thì giờ hơn, chắc ông sẽ nhận thấy ngay bộ phận tiếp theo sau đây trong lời diễn giải của từ lưng: “ [Là thứ] dải bao dài bằng vải [mà phụ nữ thời xưa hay buộc ngang lưng cho đẹp] dùng làm chỗ đựng tiền; (thường dùng trong khẩu ngữ) để chỉ tiền riêng, tiền vốn (Người viết nhấn mạnh) […]). Nghĩa này của lưng hiện chúng ta còn có thể bắt gặp trong Kiều ( Chung lưng mở một ngôi hang) […] Nữa khi muôn một thế nào. Bán hùm buôn sói chắc vào lưng đâu?) hoặc trong một số áng thơ văn cổ (Mỏng lưng em cũng chẳng giàu. Nhiều miệng lấy chi cho đủ) [Nguyễn Công Trứ. Hàn nho phong vị phú]. Từ những gì vừa trình bày, chúng ta có thể đi đến nhận định: có thể giảng cụm thắt lưng và cụm buộc bụng đại để như sau: Thắt lưng= Hạn chế các khoản tiền bạc định chi tiêu; và Buộc bụng=Hạn chế ăn uống. Còn toàn bộ TN là: Hạn chế tới mức cao nhất cả chi tiêu lẫn ăn uống (để đồng vốn đỡ bị tham lạm trong thời buổi kinh tế hết sức ngặt nghèo). Tình cảnh “vô lý ầm ầm” có lẽ đã được tháo gỡ xong. Nhân đây chúng tôi xin có đôi lời với tác giả Phan Thị My (xin xem LĐCT số 38) cùng đông đảo bạn đọc chung quanh những lời góp ý của bà khi bàn về cặp tục ngữ [TNg] “Khuất mắt khôn coi” và “Khuất mắt trông coi” được chúng tôi giới thiệu trên LĐCT số 36. Chúng tôi xin thú thật là rất nhiều người đi trước, giàu kinh nghiệm hơn, khuyên tôi nên tránh trả lời bởi, theo họ, khoảng cách giữa ý kiến của đôi bên còn quá rộng. Chẳng hạn hồi còn đi học ở trường, các thầy, các cô dạy tôi đều khuyên nên chia mọi biểu thức ngôn từ cần tìm hiểu thành nhiều hợp phần nhỏ hơn (chảng hạn, âm vị thành nét khu biệt hoặc nghĩa thành nét nghĩa, v.v.) mới hy vọng đi sâu được vào thực chất của nó và phát hiện được các đặc trưng lý thú của nó. Về sau, khi ra trường, hầu như mọi cuốn sách tôi đọc đều dạy tôi điều tương tự, và những lời dạy ấy từ đó trở đi tôi đều cố làm đúng trong bất cứ trường hợp nào. Ấy thế mà tác giả bài góp ý lại khuyên tôi là “không nhất thiết phải suy xét đến tận chân tơ kẽ tóc bất kỳ một thành ngữ nào để xem nó có hợp lý không”. Ngoài ra tôi còn được dạy rằng tần suất sử dụng của của các biểu thức trong lời ăn tiếng nói chẳng phải lúc nào cũng luôn đi đôi với tính đúng đắn của biểu thức ấy, bởi lẽ “tính đúng đắn” ấy lắm khi đã bị cái được nhà ngữ học lỗi lạc F. de Saussure gọi là “từ nguyên học dân gian” làm cho sai lạc đi. Ấy thế nhưng tác giả bài góp ý lại khuyên tôi: “[…] quan trọng hơn, là xem tần số sử dụng nó trong cuộc sống, trong xã hội cao hay thấp, số lượng sử dụng nhiều hay ít mà thôi”. Sự khác biệt quá lớn ấy đã ngăn tôi viết bải trả lời; cho nên ở đây tôi muốn thưa lại cùng độc giả xa gần chỉ vài lời như vậy mà thôi để mong được thông cảm. Lãn Miên viết: Tôi chưa được đọc các bài thảo luận về câu thành ngữ “Thắt lưng buộc bụng” trên các số của LĐCT. Tình cờ tôi đọc LĐCT số 43 có bài trên, nên đưa lên đây. Tôi không phải người nghiên cứu ngôn ngữ nên chẳng dám lạm bàn. Tôi chỉ đưa hiểu của tôi về câu thành ngữ trên để trình bạn đọc tham khảo. Tôi giải thích câu thành ngữ “Thắt lưng buộc bụng” bằng “QT Tạo ngôn từ Việt” của Lãn Miên nêu (nhưng chưa được ai công nhận), cộng với “Qui tắc cấu trúc của câu nói Việt là Đề và Thuyết” của GS Cao Xuân Hạo (nhưng chưa được Bộ GDĐT công nhận) như sau: Câu thành ngữ “Thắt lưng buộc bụng” nếu chỉ giải thích theo những cái vật cụ thể (nhìn sờ thấy được) là Lưng và Bụng thì sẽ chỉ ra một ý nghĩa rất phiến diện là “dè sẻn”, một phản ứng hoàn toàn bị động trước hoàn cảnh ngặt nghèo, không thuộc tư duy năng động như bổn tính vốn có của người Việt là năng động như nước, như GS Cao Xuân Huy nói: “Cái lý của người Việt là nước, ở bầu thì tròn, ở ống thì dài”. Nếu hiểu cả từ trừu tượng (không nhìn sờ thấy được) là Lưng và Bụng thì nội dung câu thành ngữ “Thắt lưng buộc bụng” là : Tùy theo hoàn cảnh mà nghĩ ra cách giải quyết, một phản ứng hoàn toàn chủ động, như tư duy thường có của người Việt. Tức câu thành ngữ đó cũng tương tự câu “Cái khó ló cái khôn”. Câu thành ngữ “Thắt lưng buộc bụng” có hai mệnh đề như hai câu con là Thắt Lưng và Buộc Bụng. (1) Trong câu con Thắt Lưng thì Thắt là “Đề” (Đề bao giờ cũng đặt đầu câu) và “Thuyết” cho cái đề đó là Lưng (Thắt cái gì ? Thắt cái Lưng ! ). Nhưng QT Tơi-Rỡi lại chỉ rõ: Thắt=Bắt (Tôi Thắt mõm bao lại không cho gạo đổ ra, tức tôi Bắt gạo nằm im trong bao). Lưng nghĩa là sự thiếu thốn (Đong Lưng hay đong Đầy ? ). Lưng nằm trong nôi khái niệm của một sự biến từ Âm tới Dương như từ 0 tới 1, là cái nôi: Ung=Lủng=Lưng=Lưng-Lửng=Lừng-Lững=Lừng-Lẫy=Đầy, tương ứng là các nghĩa: Không còn ( Ung và Lủng) - Thiếu (Lưng) – Gần đủ (Lưng-Lửng) - Đủ chững (Lừng- Lững)– Tràn (Lừng-Lẫy) – Đầy (Đầy vun có ngọn) Vậy ý nghĩa của câu con “Thắt Lưng” là: Bắt cái thiếu thốn, tức Nắm bắt hoàn cảnh thiếu thốn. (2) Trong câu con Buộc Bụng thì Buộc là “ Đề” và cái “Thuyết” cho cái đề đó là Bụng ( Buộc cái gì ? Buộc cái Bụng ). Theo QT Tơi- Rỡi thì Buộc=Bắt, nên có từ đôi Bắt Buộc. Bụng nghĩa là “cách giải quyết”. Người Việt nói “Tôi đang nghĩ Bụng” tức là “Tôi đang nghĩ Cách giải quyết”. Thế giới còn phải ngạc nhiên là chỉ có người Việt là nghĩ bằng bụng, khi người Việt nói câu “Bụng nó nghĩ là…” mà không hiểu cái ý: “Cách giải quyết của nó là …”. Người ta không hiểu được “Bụng” nghĩa là “Cách giải quyết” bởi do người ta không công nhận QT Lướt trong tạo từ của tiếng Việt (lướt hai tiếng hay cả một câu dài thành một từ). Bụng là kết quả của lướt cả câu “Bước vào tâm thức tận Cùng” = “Bước… Cùng” = Bụng. Theo QT Lướt thì trong cái biến này cái Tơi của từ đầu- từ Bước là “B” sẽ lướt đến chắp với cái Rỡi của từ cuối- từ Cùng là “Ung” để thành Bụng. Tại sao lại thành “dấu nặng Bụng” ? Về thanh điệu thì Lãn Miên đã chia 6 thanh điệu của tiếng Việt thành hai Nhóm là Nhóm Âm (0) gồm “không”, “ngã”,“nặng” và Nhóm Dương (1) gồm “sắc”, “hỏi”, “huyền”; chứ không chia thành hai nhóm Bằng, Trắc như người ta chia. Trong cái biến “Bước… Cùng” thì theo thanh điệu có Bước= “sắc”=1; Cùng= “huyền”=1; đương nhiên theo qui tắc toán nhị phân (hệ quả của khái niệm Âm Dương của người Việt) thì 1+1=0, nên Bụng= “nặng”=0 ( thanh điệu của nó phải là dấu nặng). Bụng là “Cách giải quyết”, nhưng là cách giải quyết kiểu Việt, tức phải “Bước vào tâm thức tận Cùng”, tức phải qua Thiền để tìm được cách giải quyết sáng suốt. Vậy Thiền cũng là một phát minh bản quyền của người Việt. Cả câu lớn “Thắt lưng buộc bụng” thì “Đề” là Thắt Lưng và “Thuyết” cho cái đề ấy là “Buộc Bụng” (Thắt lưng thì phải làm sao ? Thắt lưng thì phải buộc bụng ). Nghĩa là “Nắm bắt hoàn cảnh thiếu thốn thì buộc phải nghĩ ra cách giải quyết sang suốt”. Đó chính là tính nhân văn, là minh triết của câu thành ngữ trên. Đó mới chính là phản ánh đúng tư duy năng động như nước của người Việt. Trong suốt chiều dài lịch sử hàng ngàn năm giữ gìn và phát triển bản sắc dân tộc, trong bất cứ hoàn cảnh khó khăn ngặt nghèo nào người Việt cũng đều nghĩ tìm ra được ra lối ra, như Nguyễn Trãi từng nói “Hào kiệt đời nào cũng có”. Thành ngữ Việt đơn giản mà không tầm thường. Ví dụ câu “Ăn trông nồi, ngồi trông hướng” không phải là đơn giản mẹ khuyên con nhỏ phải biết cư xử trong bữa cơm, mà là khuyên con phải biết qui hoạch bất cứ việc gì từ việc nhỏ đến việc lớn như qui hoạch vĩ mô, hay qui hoạch hạ tầng một thành phố lớn, cốt lõi của mọi qui hoach đều phải là lấy nhu cầu lợi ích của cộng đồng người làm đầu: Trong câu “Ăn trông nồi, ngồi trông hướng” thì “Trông” nghĩa là trông cậy, trông cậy đáng dựa nhất là trông cậy vào trí tuệ của nhân dân [ Cho nên mới có câu chuyện ông đẽo cày lấy gỗ trong rừng, nhưng đẽo cày thì ra ngồi công khai vệ đường mà đẽo để được nhân dân chỉ vẽ cho] ; “Ăn” nghĩa là mọi nhu cầu hoạt động của Con Người; “Nồi” nghĩa là nguồn lực, gồm tài nguyên của đất nước và trí tuệ của nhân dân (Nồi=Nôi=Nước); “Ngồi” là sự yên ổn lâu dài của cả cộng đồng xã hội (Ngồi=Ngôi=Người=Tươi=Tuổi=Tuế Tuế); “Hướng” là Phong Thủy Lạc Việt ( Hướng là do lướt “Hỗ Tương” = Hướng, thanh điệu là “ngã”+ “không”= “sắc” tức 0+0=1, đúng như toán học nhị phân của người Việt. “Hướng” là Phong Thủy Lạc Việt, “Hỗ Tương” là nói sự tương tác đúng Âm Dương Ngũ Hành, nếu không có Phong Thủy Lạc Việt thì định hướng sai. Định hướng sai thì của dù có cả đống cũng dần dần đội nón ra đi kể cả của quí nhất là chất xám cũng đội nón ra đi(ví dụ lao động xuất khẩu hết hợp đồng lại trốn ở lại Hàn Quốc có đến hàng ngàn). Thành ngữ Việt đơn giản vậy mà không hề tầm thường.2 likes -
Kính thưa quí vị và anh chị em.<Tôi đã giới thiệu hai lý thuyết khoa học gây chú ý hiện này là lý thuyết Wolfram và lý thuyết Canto. Tôi đã giải thích vì sao thuyết Wolfram chưa được giới khoa học coi như một phát hiện và ứng dụng trên thực tế mô hình này. Nhưng trường hợp lý thuyết Canto thì tôi chưa giải thích nguyên nhân. Bởi vậy, tôi trình bày ý tưởng của tôi về hiện tượng vì sao thuyết Canto bị coi là "Nghịch lý Canto"? Tại sao giới khoa học lý thuyết không coi bài toán về tính chất của những tập hợp của ông Canto như một chân lý, mà gọi nó là nghịch lý và chỉ có Lý học nhân danh nền văn hiến Việt xác định đó chính là một phát hiện tiệm cận đến chân lý và hoàn toàn chính xác?Điều khác nhau giữa lý thuyết Canto và Wolfram có thể tóm tắtở chỗ: Thuyết Wolfram chưa hoàn chỉnh, nên bị hoài nghi; còn thuyết Canto đã hoàn chỉnh, nhưng cũng bị hoài nghi - thể hiện ở danh xưng mà có thể do chính tác giả đặt ra: "Nghịch lý Canto". Kết quả phản ứng của tri thức nền văn minh hiện đại - mà đại diện là những tri thức khoa học hàng đầu - giống nhau ở tính hoài nghi với hai lý thuyết này. Nhưng nó còn giống nhau ở chỗ đều được Lý học nhân danh nền văn hiến Việt thừa nhận tính chất phản ánh chân lý ở mức độ khác nhau của nó. Sự hoài nghi của tri thức khoa học hiện đại với hai lý thuyết này và sự xác định của Lý học Việt nói lênđiều gì?Nếu như thuyết Wolfram còn trong sự hoài nghi của các nhà khoa học hàng đầu ở tính chưa hoàn chỉnh thì nó còn ở một yếu tố rất quan trọng sau đây: Nó phản ánh một thực tại nào trong lịch sử vũ trụ? Thưa quí vị Một trong những tiêu chí khoa học xác định một giả thiết nhân danh khoa học được coi là đúng, đã phát biểu rằng: Mô hình Wolfram được Lý học Việt công nhận là đúng và xác định tính chưa hoàn chỉnh của nó. Vậy mô hình Wolfram phản ánh một thực tại nào khi nền Lý học Việt công nhận nó? Có thể nói rằng: Điều này thì chính ông Wolfram cũng chưa nghĩ ra! Ông ta đã phát hiện ra mô hình Wolfram dựa trên nguyên lý: Tất cả mọi cái phức tạp nhất đều bắt đầu bằng những thành tố rất đơn giản - mà ông gọi là "các thành tố cơ bản" - những tế bào Automat. Giả thiết của ông đã được chứng minh bằng mô hình Kim tự tháp Wolfram. Nhưng nó phản ánh một thực tại nào cấu trúc ban đầu của vũ trụ và diễn biến trong lịch sử vũ trụ để hình thành nên những cấu trúc phức tạp của vũ trụ hiện nay được mô tả bằng mô hình Wolfram và để được sự ủng hộ của giới khoa học lý thuyết? Vâng! Điều này thì chính ông Wolfram cũng chưa thể nghĩ ra. Mặc dù có thể coi ông ta có một tư duy vĩ đại. Có thể nói rằng: Không chỉ mô hình Wolfram, mà có rất nhiều công thức toán học hiện đại và người ta không biết nó phản ánh một thực tại nào? Vậy thì căn cứ vào đâu để nền Lý học Việt xác nhận rằng - mô hình Kim Tự tháp Wolfram - hoàn toàn chính xác và sự phát hiện xuất xắc của thành viên lớp Phong thủy Lạc Việt cao cấp đã liên hệ những tế bào Automac hình thành nên Kim tự tháp Wolfram với ký hiệu Bát quái của Dịch học. Sự xác nhân của Lý học chính là vì sự liên hệ biểu hiện của mô hình này với thuyết Âm Dương ngũ hành miêu tả một thực trạng diễn biến trong lịch sử vũ trụ từ khời nguyên đến ngày hôm nay - qua chính ký hiệu và mô hình Bát quái - siêu công thức của Lý học Đông phương - có mối liên hệ trùng khớp với ký hiệu siêu công thức bát quái. Như vậy, mô hình Wolfram thỏa mãn tiêu chí khoa học cho một giả thuyết khoa học về khả năng phản ánh một thực tịa quan sát được - tôi nhắc lại - đó chính là thực tại khởi nguyên vũ trụ được miêu tả trong Lý học Việt và toàn bộ lịch sử của nó cho đến ngày hôm nay - tất nhiên là mãi mãi về sau với khả năng tiên tri. Và chỉ có Lý học Việt mới đủ khả năng thẩm định điều này và xác định mô hình Kim Tự Tháp Wolfram hoàn toàn khoa học và la 2mo6 hình đầu tiên sơ khai của trí thức khoa học hiện đại có sự trùng khớp với mô tả của lý học Việt qua ký hiệu, siêu công thức Bát quái. Thưa quí vị. Đã từ rất lâu, trên diễn đàn này, tôi đã trình bày một trong những tiêu chí khoa học là - "Để hình thành nên một học thuyết thì phải có một nền tảng tri thức xã hội làm cơ sở cho sự hình thành học thuyết đó".Tiêu chí này đã được ứng dụng để chứng minh nền văn minh Hán không thể là chủ nhân của thuyết Âm Dương ngũ hành và Bát quái. Bởi vì từ hàng ngàn năm trôi qua, chính nền văn minh Hán đã không thể phục hồi được học thuyết này. Và điều này chứng tỏ nền văn minh Hán không thể là nền tảng hình thành nên thuyết Âm Dương Ngũ hành và B<font át quái - ký hiệu siêu công thức của học thuyết này. Ứng dụng tiêu chí này vào mô hình Wolfram thì chúng ta thấy rằng: Nó đã ra đời trên nền tảng tri thức kỹ thuật của các phần mềm máy tính và được thực hiện trên cơ sở này tạo ra mô hình Wolfram. Nhưng mặt khác thì tri thức về những quy luật của sự vận động vũ trụ từ giai đoạn khởi nguyên lịch sử cho đến BÀI CHƯA HOÀN CHỈNH2 likes
-
Bị ngăn cản kết hôn vì không hợp tuổi Tôi tuổi Dần và anh tuổi Hợi. Mẹ tôi và mẹ anh đã ra sức ngăn cản chuyện tôi và anh yêu nhau, rồi đưa ra các dẫn chứng vợ chồng kỵ tuổi lấy nhau, người chồng đã mất khi còn rất trẻ. Tôi đau khổ và bối rối vô cùng. From: Xuân Thu Sent: Thursday, November 25, 2010 2:44 PM Kính gửi các anh chị Ban biên tập mục Tâm sự! Tôi viết câu chuyện của tôi với mong muốn duy nhất là có thể chia sẻ lòng mình cả với những người tôi không hề quen biết dù câu chuyện của tôi có lẽ đã thuộc vào đề tài quá cũ. Hơn 4 năm trước đây tôi đã gặp và nhận lời yêu người yêu tôi bây giờ. Tình cảm của chúng tôi đã trải qua rất nhiều sóng gió với hiểu lầm, không liên lạc và xa cách. Nhưng khi gặp lại nhau vào năm ngoái, cả hai chúng tôi đã quyết định quay lại. Chúng tôi là tình yêu đầu đời trong sáng và đã có rất nhiều kỷ niệm vui buồn, những lúc vượt qua khó khăn luôn ở bên nhau. Giờ đây khi cả hai có công việc ổn định và có thể tiến đến hôn nhân thì tình yêu của chúng tôi cũng đang đi đến lúc bế tắc vô cùng chỉ vì một lý do duy nhất: tôi và anh kỵ tuổi nhau. Tôi tuổi Dần và anh tuổi Hợi. Mẹ tôi và mẹ anh đã ra sức ngăn cản chuyện tôi và anh yêu nhau, rồi đưa ra các dẫn chứng vợ chồng kỵ tuổi lấy nhau, người chồng đã mất khi còn rất trẻ. Đọc đến đây có thể rất nhiều người sẽ nói rằng thời buổi nào rồi mà còn coi trọng chuyện tuổi tác trong hôn nhân. Nhưng có thể các anh chị nằm trong số ít không coi trọng chuyện này. Trong khi đó người Việt Nam rất xem trọng chuyện tuổi tác trong hôn nhân. Nếu lấy nhau trong sự ngăn cản quyết liệt của gia đình 2 bên hẳn tôi và anh đều sẽ không thực sự hạnh phúc. Tôi có thể khẳng định chúng tôi yêu nhau rất nhiều và tình yêu đã đủ lớn, đã được thời gian chứng minh. Nhưng tôi cũng không hiểu sao giờ đây tôi đang quyết định không liên lạc với anh để chúng tôi suy nghĩ lại chuyện này. Tôi có cảm nhận rằng tình yêu của tôi sắp ra đi. Tôi đau khổ và bối rối vô cùng. Các anh chị ai đã có kinh nghiệm giải quyết vấn đề này xin hãy chia sẻ cùng tôi. Hiện tại tôi cảm thấy hụt hẫng trong lòng. Rất mong Ban biên tập đăng bài viết này của tôi để tôi có thể tìm ra hướng đi đúng đắn cho bản thân mình. Chân thành cảm ơn anh chị! Thu http://vnexpress.net/GL/Ban-doc-viet/Tam-s...10/11/3BA237EF/ Hai mối tình của tôi đều tan vỡ vì không hợp tuổi Khi cô ấy nghe nói không hợp như vậy thì tinh thần yêu đương tan biến đi đâu mất và xoay 180 độ. Cô ấy nói thôi mình chỉ có duyên phận tới đó, dừng lại là đúng mức rồi. Tôi nghe mà không tin vào tai mình nữa. (Hung) Xem tiếp : http://vnexpress.net/GL/Ban-doc-viet/Tam-s...10/12/3BA23EAB/ Đau khổ khôn nguôi sau mối tình kỵ tuổi Phải chia tay anh, tôi hụt hẫng, đau khổ, mất niềm tin. Hơn một năm đầu tiên tôi đã đi tìm anh, nấp ở một góc nào đó để đợi anh đi làm về, để thấy bóng dáng anh cho đỡ nhớ, cho đến ngày anh có người khác thì tôi không còn đến tìm anh nữa. (Hien) Xem tiếp : http://vnexpress.net/GL/Ban-doc-viet/Tam-s...10/12/3BA23E2C/ -------------------------------------- Bài trả lời của TTNC Lý Học Đông Phương Kính gửi ban biên tập mục Tâm sự và quý bạn đọc, Mấy hôm nay chúng tôi theo dõi mục tâm sự và cảm thấy khá bức xúc vì các vấn đề về tuổi hợp hay không hợp trong hôn nhân. Là những người đã và đang nghiên cứu văn hóa truyền thống, nghiên cứu hệ thống lý học Phương Đông nên chúng tôi cũng muốn có đôi lời chia sẻ với quý bạn đọc.Chúng tôi viết bài này nhằm cung cấp cho quý vị quan tâm một cái nhìn đúng đắn hơn về vấn đề tuổi và tương tác tuổi trong mối quan hệ nam nữ. Trong truyền thống văn hóa Á Đông, lúc cưới vợ gả chồng thì những người có tuổi trong gia đình đều quan tâm đến vấn đề luận tuổi. Nhưng qua thời gian cũng như thăng trầm của lịch sử, ngày nay, việc luận tuổi đã bi thất truyền dẫn tới những quan niệm chưa chính xác, lệch lạc và trở thành một nỗi lo sợ vô lý cho các cặp trai gái yêu nhau muốn tiến đến hôn nhân. Và cũng qua cả ngàn năm nay, sự thất truyền, tam sao thất bản đã dẫn đến những phương pháp luận tuổi không đầu không đuôi, gây ra những cảnh dở khóc dở cười, chia ly vô cớ và đầy nước mắt của những đôi yêu nhau. Phương pháp phổ biến hiện nay đa số các “thầy” xem tuổi đều áp dụng phương pháp cung phy. Có 8 cung phi cho nam (Càn, Đoài, Ly, Chấn, Tốn, Khảm, Cấn, Khôn) và 8 cung phi tương tự cho nữ, kết hợp lại sẽ cho ra 64 trường hợp, hay còn gọi là 64 cặp tương tác (Càn – Đoài, Càn – Khảm, Đoài – Ly, Cấn – Tốn…), và kết quả của 64 cặp sẽ tương ứng với các chữ : Sinh Khí – Diên Niên – Phúc Đức – Phục Vị - Ngũ Quỷ - Tuyệt Mạng – Lục Sát – Họa Hại. Như vậy chỉ có 64 trường hợp tương tác tuổi. Chúng ta thử làm phép tính nhỏ, với nhân loại mấy tỷ người mà chỉ có 64 trường hợp để xem tốt xấu thì xác xuất giống nhau là rất lớn. Cứ 64 cặp thì có 1 cặp giống nhau. Có thể thấy rằng đây là điều thiếu logic. Ngoài ra, còn có phương pháp ít phổ biến hơn, đó là phương pháp Cao Ly Đồ Hình. Phương pháp này lấy 10 thiên can theo tuổi nam phối 12 địa chi theo tuổi nữ, sau đó sẽ có 1 bảng phân loại và định tuổi cát-hung. Nếu ta lấy 6 tỷ người trên thế giới và giả định có 1 tỷ cặp vợ chồng với trung bình có 4 con một cặp (ứng với 6 tỷ), đem chia cho 120 trường hợp thì ta sẽ có: 1000. 000. 000: 120 = Gần 8.300.000 triệu cặp vợ chồng có chung một hoàn cảnh. Chỉ cần 3/ 10 trong số 120 trường hợp phối cung đó chia ly hoặc chết thì ta sẽ có 8.300.000 x 36 = 298. 800. 000 cặp vợ chồng ly tan. Và hơn 1 tỷ trẻ em mồ côi trên thế gian này. Phổ biến nhất hiện nay là tình trạng trong dân gian vẫn lưu giữ và truyền miệng những câu như “Dần Thân Tỵ Hợi” “Tý Ngọ Mão Dậu” “Thìn Tuất Sửu Mùi” là Tứ hành xung, hoặc “Canh cô Mậu Quả”, “gái tuổi Dần”, nhưng người ta quên rằng đằng sau những câu trên là cả 1 hệ thống lý thuyết hoàn chỉnh các mối quan hệ của Thiên can, Địa chi, mạng. Qua các phương pháp trên, các bạn cũng có thể nhận thấy thiếu sự hợp lý và khập khiễng trong phương pháp luận tuổi. Nhưng đáng tiếc là sự coi tuổi khập khiểng này đã tồn tại trên thực tế và ăn vào tiềm thức của các bậc ông bà cha mẹ, làm họ tin một cách mù quáng. Các phương pháp coi tuổi vợ chồng khập khiễng trên từ những vị thầy nửa mùa, chẳng hiểu thấu lý, nên vô tình đã để lứa đôi tan nát. Để thay đổi những quan niệm sai lầm trên, chúng tôi cần thấy phải có một phương pháp hoàn chỉnh, logic, nhằm giúp cho những đôi lứa yêu nhau đến được với nhau. Chính vì vậy chúng tôi, những người làm công việc nghiên cứu tại trung tâm nghiên cứu Lý Học Đông Phương đã tổng hợp, nghiên cứu và kiểm nghiệm để có được một phương pháp luận tuổi đúng đắn, hợp lý và mang tính khái quát cao nhất. Phương pháp này chúng tôi đặt tên là “Luận Tuổi Lạc Việt” với sự điều chỉnh mạng Thủy – Hỏa trong Lạc Thư Hoa Giáp so với Lục Thập Hoa Giáp của Trung Quốc nhằm chứng mính cách so tuổi vợ chồng còn sót lại trong dân gian hiện nay chỉ là những mảnh vụn rời rạc, không hoàn chỉnh dẫn đến những sai lầm tai hại. “Không có tuổi vợ chồng xấu trong tình yêu đôi lứa đích thực” và “yêu nhau cứ lấy” là quan điểm của chúng tôi. Ngoài ra, tương quan vợ chồng chỉ là những điều kiện ban đầu, khi gia đình có con thì tương quan này sẽ thay đổi tốt hoặc xấu phụ thuộc vào tuổi đứa con có hợp với cha mẹ hay không, đặc biệt là con út! Ông bà ta có câu “giàu con út, khó con út” Theo phương pháp này, tương tác giữa người với người xảy ra ở cả 3 yếu tố Thiên can, Địa chi và Mạng thông qua mối quan hệ về ngũ hành sinh khắc và nguyên lý âm dương. Như vậy, để dể hình dùng, ta có thể làm phép tính như sau : 60 tuổi nam phối 60 tuổi nữ, cùng với tuổi của 60 đứa con út có khả năng sinh ra theo tương quan tuổi vợ chồng, Tức là ta sẽ có: 60 x 60 x 60 = 216.000 trường hợp khác nhau. Xác xuất để tinh toán cao hơn nhiều lần so với các phương pháp trên. Ở đây, chúng tôi chưa nói đến các cách cục tốt trong việc phối tuổi vợ chồng và con cái trong gia đình. Nhưng vấn đề không dừng lại ở những con số khô khan và phương pháp lạnh lùng. Phương pháp “Luận tuổi Lạc Việt” còn có tính nhân bản ở chỗ là nó khẳng định một cách hợp lý theo thuyết Âm Dương Ngũ hành về tình yêu nam nữ -"Yêu nhau cứ lấy" và sinh đứa con chính là nguồn hạnh phúc gia đình, dù tuổi cha mẹ có khắc nhau đi chăng nữa. Và một vấn đề chúng tôi cũng muốn chia sẻ với quý bạn đọc, đó là “tuổi tác” là một trong những điều kiện tương tác mang tính căn bản ảnh hưởng đến một hoặc nhiều mối quan hệ giữa người với người, chứ không có nghĩa tuổi tác sẽ quyết định mọi thứ diễn ra xung quanh bạn. Có rất nhiều các yếu tố khác ảnh hưởng đến cuộc sống của mỗi các nhân, mỗi gia đình như : hoàn cảnh gia đình, công việc, thu nhập, tính cách cá nhân… Chính vì vậy khi gặp các vấn đề nan giải trong cuộc sống, các bạn không nên quy hết vào lý do… không hợp tuổi, để rồi có những đáng tiếc xảy ra và xã hội lại tiếp tục duy trì những quan niệm không chính xác về việc xem xét tương quan tuổi giữa người với người! Xin chân thành cám ơn quý báo và quý bạn đọc. Thiên Luân Trung Tâm Nghiên Cứu Lý Học Đông Phương.1 like
-
"Cho canh tác dự án hoang là bất khả thi" 13/11/2012 13:00:00 (GMT+7) - Cũng theo GS. TSKH Đặng Hùng Võ, nguyên Thứ trưởng Bộ TN&MT để tình trạng đất lãng phí trên dự án hoang như hiện nay cũng chính là do cách thức quản lý không phù hợp. Đất dự án hoang sẽ cho canh tác "Ai ơi lỡ bỏ ruộng hoang" Ruộng bỏ hoang vì dự án Những khu đất vàng 'bỏ hoang' giữa Sài Gòn Hà Nội khó thu hồi được đất vàng bỏ hoang Đất vàng biến tướng mục đích sử dụng Trước thảm cảnh của thị trường BĐS, đặc biệt là vấn đề đất hoang, dự án hoang đang tràn lan hiện nay, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trịnh Đình Dũng cho rằng: Với những dự án đã giải phóng mặt bằng, là bất động sản nhà ở, việc bỏ không là lãng phí, cần tiết kiệm đất bằng cách khuyến khích thành đất canh tác hay làm gì đó và đề nghị chính quyền địa phương ủng hộ, khuyến khích doanh nghiệp giao đất trống cho người dân canh tác. Xung quanh vấn đề đất dự án hoang sẽ cho canh tác GS. TSKH Đặng Hùng Võ có trao đổi với Vland: “Đây không chỉ là vấn đề cần xử lý về quy hoạch mà còn phải giải quyết hàng loạt vấn đề khác. Về quy hoạch, về mục đích sử dụng đất, những ý kiến bất bình mang tính xã hội… Nếu chúng ta chỉ giải quyết thiên lệch về vấn đề quy hoạch mới là không phù hợp. Điều quan trọng là hơi thở cuộc sống đang cần gì, cuộc sống đang cần chúng ta làm gì, cần những người chịu trách nhiệm trước dân làm gì thì chúng ta phải làm điều đó. GS. TSKH Đặng Hùng Võ, nguyên Thứ trưởng Bộ TN&MT Ở đây phân tích sâu hơn thì chúng ta thấy rằng việc giao đất cho các hộ nông dân mất đất canh tác trở lại chúng ta cần phải có sự xem xét kỹ hơn về khía cạnh pháp lý, về khía cạnh nghĩa vụ tài chính mà doanh nghiệp chịu trách nhiệm thì việc giao lại đất đó là tạm thời hay lâu dài. Điều này phụ thuộc khá lớn vào nghĩa vụ tài chính mà doanh nghiệp đã thực hiện và các thủ tục pháp luật mà chúng ta đã giải quyết”. “Để lãng phí đất như này là có tội với dân” PV:Thực tế, những dự án hoang tại Long An, Tây Ninh…đã được trả lại cho người nông dân và nhận được sự đồng thuận lớn của người dân. Như vậy, liệu có nên nhân rộng việc này? GS. TSKH Đặng Hùng Võ: Tất nhiên, một số chuyện như ở Long An, Tây Ninh…người ta đã trả lại, nhưng đây là những vùng mà nhà đầu tư đã được khoanh đất đó nhưng chưa thực hiện việc bồi thường, chưa nộp tiền sử dụng đất thì chuyện trả lại đất ruộng cho người nông dân là rất dễ. Người nông dân cũng rất hoan nghênh. Chúng ta cũng có khuyết điểm là để lãng phí đất trong vòng 1 – 2 năm. Nhưng việc trả lại ở đây không có gì quá phức tạp. Và câu chuyện đó đã được thực tế chứng minh là dễ dàng, nhiều địa phương đã trả lại rồi. Thế nhưng, cũng có nhiều trường hợp như ở Hà Nội mà vấn đề sẽ “hóc” hơn là những trường hợp mà nghĩa vụ tài chính đã được thực hiện. Bây giờ, nếu bảo chủ đầu tư trả lại cho dân, người dân cứ tiếp tục giữ đất trong khi đã nhận tiền bồi thường rồi, chủ đầu tư đã trả tiền đất cho nhà nước rồi thì lại vô hình chung dẫn đến những xung đột lợi ích tiếp theo. Vậy thì chúng ta sẽ xử lý như thế nào? Đặc biệt nếu người dân được giao đất dù chỉ là canh tác tạm thời nhưng nếu họ kiên quyết chiếm giữ lại, không rút lui thì lúc đó để thực hiện pháp luật chúng ta lại mất công, mất sức trong việc thuyết phục người nông dân, rồi lại cưỡng chế. Như thế chúng ta đã lại để lãng phí đất thêm một khoảng thời gian nữa để có thể lặp lại mặt bằng. Trong những trường hợp ấy chúng ta phải cân nhắc cách thức thực hiện. Về phía trả lại người nông dân tôi cho là hơi bất khả thi. Nhiều diện tích đất nông nghiệp bị bỏ hoang gây ra sự lãng phí lớn PV:Như vậy, chúng ta phải “bất lực” nhìn doanh nghiệp bỏ hoang dự án hết năm này đến năm khác nếu không thu xếp được tài chính thưa ông? GS. TSKH Đặng Hùng Võ: Trong trường hợp này, chúng ta nên lựa chọn theo mua bán và xác nhập doanh nghiệp. Tức là có thể chuyển nhượng dự án cho những nhà đầu tư có năng lực tài chính hơn, hoặc nếu trong trường hợp nhà nước cần đất đó để làm gì mà điều kiện có ngân sách thì nhà nước có thể đứng ra làm việc đó mua lại theo nghĩa vụ tài chính mà doanh nghiệp đã thực hiện. Đó cũng là việc mà nhà nước nên cân nhắc. Nhà nước cũng có thể chủ động tìm các doanh nghiệp để có thể nhận dự án… Điều này đòi hỏi sự nghiên cứu phải hết sức cụ thể đối với từng dự án để chúng ta có thể đưa ra những giải pháp trên nguyên tắc giải quyết vấn đề lãng phí trong sử dụng đất. Thế nhưng nó không thể là chính sách chung. Trường hợp chưa hoàn thành thì là áp dụng chính sách chung được. Việc trả lại là hoàn toàn hợp lý. Và trả lại là cách thức duy nhất. Còn nếu về cơ bản đã hoàn tất thủ tục pháp luật thì việc này sẽ không hề đơn giản. Phải xử lý cụ thể ở từng dự án, không thể đưa ra cách thức chung. Nhưng nhất định chúng ta phải giải quyết không thể để lãng phí như thế này được. Để lãng phí đất như này là có tội với dân. Đã thu hồi của dân chúng ta làm không nên chuyện thì chắc chắn gây ra những bất bình xã hội. Đây là điều tối kỵ trong quá trình phát triển đất nước. Để chứng minh cho người dân biết chúng ta là những người quản lý mẫn cán thì chúng ta phải tìm cách thức để xử lý sao cho hợp lý nhất. Đối với từng dự án chúng ta phải rà soát lại để đưa ra cách thức thực hiện tối ưu. Cách quản lý chưa phù hợp PV:Cũng bàn về vấn đề canh tác trên dự án hoang, Giám đốc Sở quy hoạch và kiến trúc Hà Nội Nguyễn Văn Hải cho rằng: Những dự án đã giải phóng mặt bằng rồi thì việc sử dụng đất phải đúng chức năng đã được phê duyệt. Vì vậy, yêu cầu nếu các dự án chưa triển khai cần thay đổi chức năng sử dụng đất thì ông Hải nhấn mạnh là “không phù hợp”. Xin ông cho biết về ý kiến này? Để lãng phí đất như hiện nay cũng chính là do cách thức quản lý không phù hợp. GS. TSKH Đặng Hùng Võ: Quy hoạch cũng là con người làm ra thì con người có thể điều chỉnh quy hoạch. Quy hoạch không phải là cái gì bất di bất dịch đã đề ra thì không thể sửa đổi. Con người làm ra thì con người có quyền điều chỉnh để sao cho nó không gây ra lãng phí, phù hợp với cuộc sống và nó không tạo ra bất bình xã hội khi nhà đầu tư có đất nhưng không dùng còn người lao động bị thu hồi đất, trông thấy đất hoang thì tiếc. Quy hoạch cũng là con người làm ra thì con người có thể điều chỉnh quy hoạch. Quy hoạch không phải là cái gì bất di bất dịch đã đề ra thì không thể sửa đổi. Con người làm ra thì con người có quyền điều chỉnh để sao cho nó không gây ra lãng phí, phù hợp với cuộc sống và nó không tạo ra bất bình xã hội khi nhà đầu tư có đất nhưng không dùng còn người lao động bị thu hồi đất, trông thấy đất hoang thì tiếc. Nhưng vấn đề đặt ra ở đây là phải xem xét cụ thể với từng trường hợp. PV:Nhiều nhận định đưa ra thị trường BĐS sẽ tiếp tục gặp khó trong thời gian và tình trạng dự án hoang sẽ còn tiếp diễn và cần phải có những cách thức dài hơi. Theo ông, vấn đề cần đặt ra là gì? GS. TSKH Đặng Hùng Võ: về dài hạn thì chúng ta phải thay đổi cách thức quản lý dự án. Chúng ta cần phải quản lý dự án gắn với sắc thuế khi đất không được đưa vào sử dụng. Chúng ta không nên dùng cơ chế thu hồi đất như hiện nay. Cơ chế thu hồi đất như hiện nay rất phức tạp vì phải giải quyết cái tồn đọng của vấn đề tài chính. Chúng ta nên dùng cơ chế thuế đánh vào đất để hoang không sử dụng. Và chắc chắn khi chúng ta dùng thuế thì các nhà đầu tư phải chủ động tìm cách tự giải quyết. Hoặc họ phải đi tìm tiền để đầu tư hoặc họ phải chủ động tìm nhà đầu tư khác chuyển nhượng dự án. Tầm nhìn dài hơi hơn chúng ta cần phải thay đổi cách quản lý gắn với sắc thuế đánh vào đất bỏ hoang không sử dụng. Để lãng phí như hiện nay cũng chính là do chúng ta chọn cách thức quản lý không phù hợp. Hồng Khanh (thực hiện) ================== Trước đây thu mua của dân bao nhiêu tiền một hecta thì bây giờ bán lại cho họ bằng giá, chứ có gì đâu mà phải lăn tăn.1 like
-
Vị huynh đài Trai_viet_ thật đáng khen Tâm từ khởi, trí bừng khai. Hay thay. Khi nào về Việt Nam, mời huynh đài tới tổng đường Cái Bang chơi. Hân hạnh đón tiếp! Ghế Trưởng Lão còn khuyết mấy cái.1 like
-
Theo lá số giờ Dần là người người thấp nhỏ, khuôn mặt hơi vuông ngạnh, da trắng hồng, môi mỏng hơi bị thâm môi dưới, tay chân nhỏ, các ngón tay ngón chân nhỏ, chữ viết đẹp, người tính tình tự cao tự phụ. Bố mẹ không khá giả, khắc khẩu. Trên đầu hay mặt có sẹo hay tì vết. Nếu là lá số này năm Ngọ thấy có khả năng đi du học. Chuyện đi xuất ngoại nếu đây là lần apply đầu tiên thì khó mà thành công. Luôn gặp trục trặc buổi ban đầu.1 like
-
quan điểm đó cũng biết thì trích dẫn đoạn này ra làm gì: giải thích cho các cụ là hạnh phúc ko qđ bởi tuổi 2 vợ chồng mà là tuổi con tương tác đến tuổi 2 vợ chồng. Con đầu chưa biết cưới lúc nào nên cứ cưới thì có con luôn, con út sinh vào 2018 nhé.1 like
-
Anh sachhiem ạ! Một trong những kết luận của Lý học và trở thành một nguyên tắc ứng xử - là : "Quân tử thì không trái lý". Chính anh đã viết: "Nội quy của diễn đàn là không được quảng cáo dưới bất cứ hình thức nào". Trước đây tôi từng là một chuyên viên trong ngành quảng cáo, Dầu hèn cũng thể - tôi là một trong số ít người tham gia sáng lập ra tờ Muaban nổi tiếng hiện nay. Bởi vậy, tôi cũng có chút ít kiến thức về phương pháp quảng cáo và tôi hiểu thế nào là những hình thức quảng cáo. Do đó, không cần anh phải viết bài quảng cáo mới gọi là quảng cáo. Mà chỉ cần cách thức ký tên để giới thiệu một trang web khác, cũng là một hình thức quảng cáo cho trang web đó. Bởi vậy, chúng tôi mới căn cứ vào hình thức quảng cáo của anh mà phải sửa chữa lại chữ ký đó và thay nick của anh "sách hiếm" là đủ. Còn nick của anh là một hình thức quảng cáo cho một trang web có thật. Hình thức quảng cáo thì thiên biến vạn hóa, con người có thể sáng tạo ra nhiều hình thức khác nhau, để quảng cáo cho một hiện tượng gì đó. Bởi vậy, chúng tối coi anh đã vi phạm nội quy và nội quy của chúng tôi rất chặt chẽ - ít nhất trong trường hợp cụ thể này. Anh yên tâm đi. Chúng tôi - hoặc chí ít là cá nhân tôi không phải là người bảo thủ. Chỉ có cách nhìn khác nhau thôi. Nếu anh góp ý đúng chúng tôi sửa ngay. Tuy nhiên, lần này tôi phải xóa bài góp ý của anh vì nó một lần nữa mang tính quảng cáo.1 like
-
1 like
-
Cháu ssinh 10/09/1989 âm lịch Chồng cháu sinh 09/09/1989 âm lịch Chúng cháu có một bé sinh 13/09/2011 âm lịch ạ! Nhà bạn 2 vợ chồng sn 1989 thì sinh 2017 cũng được, nhưng 2 anh em ko hợp nhau. Con 2017 lúc bé sức khỏe ko đc tốt, sinh con 2017 về lâu dài mới tốt cho gia đình.1 like
-
Ai "chống lưng" cho dự án phá rừng làm thủy điện? Chủ Nhật, 11/11/2012 10:57 (NLĐO) - Đó là câu hỏi ngày càng hiện rõ trong lòng công chúng, những người yêu và bảo vệ Vườn Quốc gia Cát Tiên trước quyết tâm phá rừng làm thủy điện của Tập đoàn Đức Long Gia Lai và sự nhiệt tình ủng hộ của không ít bộ ngành. Kể từ khi thông tin về dự án thủy điện Đồng Nai 6 và 6A được thông tin rộng rãi, không chỉ UBND tỉnh Đồng Nai, các nhà khoa học, báo chí mà nhân dân cả nước đều lên tiếng phản đối vì một mục đích duy nhất: Bảo vệ rừng. Không ai có tí lợi ích riêng tư nào đến việc bảo vệ đó ngoài môi trường sống của đất nước và tương lai của thế hệ mai sau. Ấy vậy mà, vừa qua, trong hội thảo “Các khuyến nghị quá trình ra quyết định của Ủy ban Thế giới về đập” do Mạng lưới Sông ngòi Việt Nam (VRN) tổ chức, ông Nguyễn Vũ Trung, Phó trưởng Phòng Đánh giá môi trường tổng hợp, Cục Thẩm định và đánh giá tác động môi trường (Bộ Tài nguyên - Môi trường) cho rằng thái độ phản đối trên làm ông "rất đau lòng" vì đã o ép, hắt hủi và làm khó doanh nghiệp, tức Tập đoàn Đức Long Gia Lai. Chưa dừng lại, ông Trung còn lớn tiếng yêu cầu: "Báo chí, nhà khoa học phải khách quan, trung thực, thể hiện danh dự, lòng tự trọng và tính chịu trách nhiệm của mình. Không thể à ơi theo tâm lý bầy đàn. Các phóng viên, các nhà khoa học có mặt tại hội thảo cần nhìn về tương lai của đất nước, của con cháu mà sống có trách nhiệm. Những phát ngôn trước công luận phải gắn với tự trọng, danh dự, phẩm giá của mình”. Việc doanh nghiệp khăng khăng đòi phá rừng làm thủy điện vì lợi ích kinh tế cũng không phải là chuyện quá bất ngờ. Thế nhưng, việc ông Trung, một quan chức cấp bộ chịu trách nhiệm quản lý nguồn tài nguyên và môi trường của đất nước lại "mắng" những người bảo vệ rừng bằng những lời lẽ nặng nề khiến dư luận bàng hoàng, phẫn nộ. Ông Nguyễn Vũ Trung (người cầm micro) tại buổi hội thảo. Ảnh: PHÁP DÂN Ông Trung đã xúc phạm chúng tôi! Tôi các bạn và những công nhân làm việc vất vả để có tiền đóng thuế cho nhà nước. Ông Nguyễn Vũ Trung lại phát biểu nói những người như chúng ta là bầy đàn. Thấy buồn vô cùng! Sao có thể sỉ nhục tôi như thế? Lý do gì? Đó có phải là phát ngôn chính thức không? (Lê An) Tôi nghe ông Trung này phát ngôn theo kiểu trưởng giả mà nóng đỏ mặt. Ông lo cho tương lai dân tộc trong khi đó ông biết gì về tác động môi trường như các chuyên gia, các khoa học gia chân chính? Ông nói ai bầy đàn? Vớ vẩn....! Ông quy kết nhóm lợi ích nào? Tôi đang sống ở bên Lũng Cú (huyện Đồng Văn, Hà Giang) đây, tôi được gì khi ra sức bảo vệ Rừng Quốc gia Cát Tiên? (Dũng) Thông thường từ bầy đàn là dùng cho súc vật như bầy gà, bầy vịt, bầy chó, đàn heo, đàn bò, đàn trâu... Ông Trung dùng câu "...à ơi theo tâm lý bầy đàn" chẳng khác nào ông ví những người phản đối ông, những độc giả (trong đó có tôi) là... súc vật. Tôi thực sự mong ông khi phát biểu nên cẩn trọng đừng cho rằng mình là người đang ngự trên ngôi cao muốn nói sao cũng được", (Thanh) Không chỉ bất bình, tổn thương vì lời nói của một công bộc cấp cao, nhiều bạn đọc cho rằng, phát biểu trên của ông Trung đã thể hiện một trình độ văn hóa có vấn đề. Bạn Trung Thực viết: Nếu tôi là người tổ chức hội thảo, với câu nói chưa có văn hóa của ông Trung, tôi sẽ bảo ông ta ra khỏi phòng họp. Nếu câu nói này xuất hiện ở bất cứ môi trường có giáo dục nào, người phụ trách cũng sẽ phải yêu cầu người nói xin lỗi tất cả những người có mặt và tự ra khỏi phòng. Bạn Người Xứ Dừa nhận xét: Qua lời nói và phản ứng như vậy hỏi ông có đủ tư cách và trình độ để làm phó trưởng Phòng Đánh giá môi trường tổng hợp, Cục Thẩm định và đánh giá tác động môi trường (Bộ Tài nguyên - Môi trường) không? Đọc những phát biểu của ông Trung tôi tấy tức giận quá, bạn Nguyễn Lộc bày tỏ, chính ông Trung mới phải xem lại lòng tự trọng, danh dự và phẩm giá của mình. Ông Trung là cán bộ, là đầy tớ của nhân dân, khi nhân dân có ý kiến thì ông bảo đó là ý kiến của bầy nầy, đàn nọ... Vậy đầy tớ như ông có xứng đáng hay không? Tôi ngạc nhiên về cách nhìn của ông Trung đối với người dân, thật là không thể chấp nhận được! Thời gian gần đây, cả xã hội tập trung luận bàn về văn hóa từ chức, với phát biểu coi thường nhân dân của ông Trung, thiết nghĩ nếu ông là người có văn hóa mong ông sớm có lời xin lỗi nhân dân và sớm rời khỏi chức vụ mà ông đang giữ, đó là điều mà ông Trung nên làm, cần làm đấy ông Trung ạ!, bạn đọc Trà Quang Doan-Nông dân đề nghị thẳng thừng. Không chỉ loạn ngôn khi nói về nhân dân, những người chủ của đất nước, ông Trung còn có những phát biểu hết sức "ngộ nghĩnh" trước những câu hỏi chất vấn liên quan đến báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) của chủ đầu tư về dự án thủy điện Đồng Nai 6, 6A. Cụ thể, ông Trung nói: “Chúng ta nói quá nhiều về báo cáo ĐTM, phải hiểu nó là cái gì và đó chỉ là một công cụ” và "việc lập báo cáo ĐTM là của chủ đầu tư, cơ quan quản lý không làm thay và nếu có sai phạm thì chủ đầu tư phải chịu trách nhiệm". Nhận định về khái niệm "ĐTM chỉ là một công cụ" của ông Trung, bạn đọc Đăng Khoa suy diễn: Ý ông muốn nói ĐTM không là gì cả, chỉ là đống giấy lộn cho có để cho đúng thủ tục thôi, không khoa học, tri thức gì ở đây cả, đừng có mà ý kiến ý cò chứ gì? Phó phòng đánh giá môi trường mà nói vậy, hèn nào thiên nhiên, môi trường Việt Nam nơi nào cũng tan hoang, nhếch nhác... Còn bạn Nguyễn Thị Bích Nga nhận xét: Ông Trung nói "ĐTM chỉ là công cụ" trong trường hợp này là đúng. Nó đã bị Tập đoàn Đức Long Gia Lai nhào nặn theo ý họ, bảo làm gì thì làm đó. Phải chăng ông Trung cũng là 1 công cụ không hơn không kém? Với phát biểu, "chúng tôi chỉ đánh giá, thẩm định ĐTM để trình Chính phủ, nếu sai thì chủ đầu tư phải chịu trách nhiệm ..." của ông Trung khiến một lần nữa, nhiều bạn đọc đề nghị quan chức này từ chức. Vậy trách nhiệm thẩm định, đánh giá sai và tham mưu sai cho Chính phủ thì ai chịu? Trả lời vậy mà cũng trả lời được hả ông Trung?, bạn đọc Hoàng hỏi. Thực tế, những ý kiến trên là số ít trong hàng ngàn ý kiến của bạn đọc gởi về Người Lao Động Online bày tỏ thái độ "tức giận điên người" thể hiện qua những lời lẽ hết sức nặng nề mà chúng tôi không tiện đưa lên mặt báo. Qua đó, tựu chung lại vẫn là một mối lo ngại đang rõ nét dần trong lòng công chúng: Có hay không việc "chống lưng" cho doanh nghiệp phá rừng làm kinh tế? Nếu dự án thủy điện được thông qua, nhiều khu rừng nguyên sinh trong Vườn Quốc gia Cát Tiên có còn giữ được? Không thể bắt dân tộc trả giá! Cũng tại buổi hội thảo nói trên, ông Trung dẫn chứng việc có 40.000 doanh nghiệp đang chết, phần lớn là doanh nghiệp tư nhân vì bị đối xử thiếu bình đẳng với doanh nghiệp Nhà nước. Đức Long Gia Lai là một doanh nghiệp tư nhân, vì vậy, ông kêu gọi ủng hộ đơn vị này làm thủy điện Đồng Nai 6, 6A, "đừng hắt hủi doanh nghiệp tư nhân vì những đóng góp lớn của họ cho đất nước". Nhiều bạn đọc cho rằng, Tập đoàn Đức Long Gia Lai đóng góp gì lớn cho đất nước họ chưa nhìn thấy ngoài dự án Quốc lộ 14 do doanh nghiệp này làm chủ đầu tư đang xuống cấp trầm trọng và nâng cấp hoài mà đâu vẫn hoàn đó. Còn việc một quan chức của Bộ Tài nguyên Môi trường kêu gọi ủng hộ tập đoàn này lấy đất Vườn Quốc giá Cát Tiên làm kinh tế khiến nhiều nghi vấn được đặt ra. Tôi muốn hỏi Bộ Tài nguyên Môi trường là ông Trung được Bộ chính thức cử làm đại diện của Bộ tại hội thảo hay ông đi với tư cách cá nhân được Tập đoàn Đức Long Gia Lai tài trợ? Thật khó tin Bộ lại chọn một người như ông Trung làm đại diện của Bộ, bạn Quang Vinh nhận định. Đồng quan điểm, bạn Thu Lan cho biết, ông Trung đại diện cho Bộ Tài nguyên Môi trường mà tôi cứ nghĩ ông là chủ đầu tư. Những lời ông nói toàn là chung chung, không có một lý lẽ gì thuyết phục cả. Ông nói là các doanh nghiệp tư nhân đang chết, nhưng muốn cứu thì phải bằng cách giảm thuế, giảm lãi vay chứ không phải bằng cách cho đi phá rừng. Với câu hỏi "ông bảo vệ cho ai mà phát biểu vô trách nhiệm như vậy", bạn Hoang Lan "bắt giò" ông Trung: Ông đang dự hội thảo liên quan đến môi trường mà ông lại nêu có 40.000 doanh nghiệp đang chết, cái đó là cơ quan quản lý nhà nước lo chứ ông có tư cách gì mà lo chuyện đó, ông đang cố tình phá hoại thiên nhiên để cứu 1 doanh nghiệp tư nhân đang sắp chết ạ? Ông nói phải có trách nhiệm với con cháu thì lại càng sai, xây thủy điện bây giờ là phục vụ cho thế hệ chúng ta chứ chưa chắc đã phục vụ cho thế hệ con cháu. Muốn có trách nhiệm với con cháu thì hãy để lại thiên nhiên cho con cháu. Không chỉ chất vấn ông Trung, bạn Niên đặt câu hỏi với những quan chức đang ra sức bảo vệ dự án thủy điện Đồng Nai 6, 6A: Nhân dân đóng thuế để ngân sách có tiền trả lương cho các vị. Các vị đã tiêu tốn bao nhiêu thời giờ và tiền thuế của dân để các vị làm cái việc bảo vệ cho lợi ích một doanh nghiệp là Tập đoàn Đức Long Gia Lai phá rừng làm thủy điện? Tại sao các vị ưu ái Tập đoàn này quá vậy? Một dự án thủy điện bộc lộ nhiều bất cập, gây hại đến rừng và bị nhân dân, nhà khoa học và cả chính quyền sở tại phải đối kịch liệt nhưng vẫn không được đình lại mà dây dưa kéo dài từ năm này qua năm khác, kèm theo đó là sự ủng hộ nhiệt tình đến mức khó hiểu của các quan chức cấp trung ương đã khiến dư luận mất dần niềm tin. Việc công luận phản đối gay gắt xây dựng thủy điện 6 và 6A tại rừng Quốc gia Cát Tiên mà ông Trung cho là "tâm lý bầy đàn" thể hiện thái độ coi lợi ích cá nhân trên lợi ích dân tộc, chà đạp lên đạo lý, nhân phẩm. Tôi là một nhà giáo, là nhà khoa học ở xa Cát Tiên hàng ngàn km, tôi thấy rất bức xúc và đau lòng trước sự việc này. Theo tôi, không cần ĐTM, giải thích gì nhiều cả. Phá rừng dù chỉ 1 mét vuông để làm bất cứ việc gì cũng phải bị cấm. Vậy mà, vì sao câu chuyện này kéo quá dài? Nếu doanh nghiệp đã tốn kém quá lớn "bôi trơn" thì yêu cầu ai đó trả lại chứ không thể bắt dân tộc này trả giá, bạn đọc Nam Phong kiên quyết yêu cầu. NLĐO ======================= Bởi vậy, tôi đã khuyên họ chấm dứt dự án này đi. Còn không mất cả chỉ lẫn chài. Còn ông Nguyễn Vũ Trung, Phó trưởng Phòng Đánh giá môi trường tổng hợp, Cục Thẩm định và đánh giá tác động môi trường (Bộ Tài nguyên - Môi trường), với chức năng của ông thì đáng nhẽ ông phải bảo vệ tự nhiên, bảo vệ môi trường. Đằng này lại bênh doanh nghiệp và ủng hộ xử lý môi trường để bảo vệ doanh nghiệp là thế nào? Liệu chữ ký của ông có góp phần quyết định cho xây dựng thủy điện ở đây không vậy?1 like
-
Thực ra ai đi nhờ coi lá số cũng vui mừng khi có những lời chỉ dạy của các cao nhân. Nói chung các bác ý cũng bận nhiều việc và cũng có nhiều người như mình nhờ coi nên thông cảm cho các bác ý. Nếu may ra có duyên sẽ được các bác xem nhiều chút. Trong thời gian chờ đợi nếu muốn giúp giải tỏa tâm hồn và những điều khúc mắc thì bạn có thể đọc qua mấy cuốn tử vi xem cho mình đi, chắc ko đúng lắm đâu do mình chưa có nhiều kinh nghiệm nhưng mà nó vẫn rất vui . Bạn tìm đọc cuốn Tử Vi Đại Toàn đi, hay ghê.1 like
-
Lactuong thân mến. Tôi lưu ý anh chị em nghiên cứu và ứng dụng Lạc Việt độn toán và riêng Lạc Tướng là: Không sử dụng Lạc Việt độn toán và bất cứ một phương pháp dự báo nào liên quan đến nền văn hiến Việt vào việc dự báo sự sống chết và hạnh phúc của cọn người. Trong trường hợp quẻ cho biết là sẽ ly dị hoặc chết thì chỉ trả lời là: Trường hợp sống chết: "Nếu qua được ngày ...tháng ...năm thì sẽ qua khỏi". Trường hợp ly dị: "Nếu cố gắng nhẫn nhịn qua ngày ...tháng ....năm... thì sẽ qua khỏi" và tìm cách hóa giải giúp họ. Trường hợp biết chắc không thể được thì tìm cách thoái thác trả lời. Lactuong để ý thấy các cao thủ Lạc Việt độn toán - có thể đoán chính xác đến thời điểm ghi bàn trong một trận bóng - có bao giờ đoán việc ly dị và sống chết không? Hãy lưu ý việc này. Sau này, khi các anh chị em có truyền lại môn này cho ai, cũng cần lưu ý việc này. Thiên Sứ1 like