• Thông báo

    • Bá Kiến®

      Nội quy Lý Học Plaza

      Nội quy này là bản mở rộng Nội Quy - Quy định của Diễn đàn. Khi tham gia mua bán, các thành viên phải tuân theo những quy định sau: Tiêu đề bài viết: Bao gồm: Chỉ dẫn địa lý, Loại hình Mua/Bán, Thông tin mua bán.
      Chỉ dẫn địa lý: Tỉnh/thành nơi mua bán. Hoặc sử dụng định nghĩa có sẵn:TQ: Toàn quốc
      HCM: TP Hồ Chí Minh
      HN: Hà Nội
      [*]Ví dụ: HCM - Bán Vòng tay Hổ Phách ​Nội dung bài viết: Mô tả chi tiết sản phẩm mua/bán
      Bắt buộc phải có thông tin liên lạc, giá Mua/Bán
      Bài mới đăng chỉ được phép up sau 03 ngày.
      Thời gian up bài cho phép: 01 ngày 01 lần.
      Các hành vi vi phạm nội quy này sẽ bị xóa bài hoặc khóa tài khoản mà không cần báo trước.

Leaderboard


Popular Content

Showing most liked content on 03/12/2011 in all areas

  1. Thưa các bạn, Là thành viên mới của diễn đàn, tôi mạnh dạn mở topic này với hy vọng có thể giúp các thành viên khác có được những thông tin để tham khảo từ lá số tử vi của mình trước khi đưa ra những quyết định về công danh, sự nghiệp. Những thành viên tham gia topic này xin vui lòng đưa ra các thông tin ngắn gọn, đầy đủ, chính xác và các câu hỏi cũng nên gắn gọn, rõ ràng. Với những kiến thức và kinh nghiệm có được, tôi sẽ cố gắng giải đáp cho các thành viên. Xin cảm ơn sự hưởng ứng tham gia của các thành viên. Xin chúc cho diễn đàn ngày càng phát trỉển mạnh mẽ. Huyencodieuly
    1 like
  2. Qua những quyển sách bác Thiên Sứ viết, có thể nói tranh thờ Ngũ hổ là một xuất phát điểm cho những lập luận về nguồn gốc nền văn minh Lạc Việt. Mặc dù đây không phải là một minh chứng khoa học nhưng nó là một trong những thông điệp chuyển tải dễ dàng, dễ hiểu nhất đối với người đọc. Theo tôi nghĩ chính những phân tích về tranh thờ Ngũ hổ dòng Hàng Trống và dòng Đông Hồ đã làm những quyển sách bác Thiên Sứ viết dễ tiếp cận hơn nhiều so với những quyển sách khác viết về Dịch lý. Tất nhiên những quyển sách viết về Dịch lý truyền thống vẫn giữ nguyên giá trị của nó nhưng những quyển Hà đố với văn minh Lạc Việt, Thời Hùng Vương với bí ẩn Lục thập Hoa giáp v.v là một xuất phát điểm tốt, ngoài ra nó cũng đưa ra một cách nhìn mới mẻ, khoa học về nguồn gốc Lạc thư, Hà đồ, thuyết Âm dương ngũ hành. Thật đáng tiếc là ngày nay những tranh thờ Ngũ hổ không nhiều tranh bố trí màu sắc những con hổ đúng cách, làm sai lệch thông điệp muốn truyền tải từ tranh, mà nhiều người mua tranh cũng không để ý điều này. Hôm nay tìm được một bài viết khá hay về tranh thờ Ngũ hổ, với những hình minh họa đúng, phân tích ngắn gọc, nội dung súc tích, và cũng phù hợp với những phân tích của bác Thiên Sứ, đặc biệt những tranh hổ được thể hiện qua những con tem. Nay chia sẻ với các bạn Bài viết lấy từ www.vietstamp.net.vn Bài viết có nhiều ảnh đính kèm, không biết các bạn có nhìn thấy không, nếu không thấy thì bạn vui lòng để lại tin nhắn, tôi sẽ tải về và upload lại. ______________________________________________________________________________ Tranh thờ Ngũ Hổ Trong tín ngưỡng dân gian Việt Nam, hổ là con vật có sức mạnh thiêng liêng diệt trừ được ma quỷ. Đã từ lâu, hổ được tôn thờ và danh xưng của hổ cũng được thần thánh hóa là Ngài, là “Ông Ba mươi” đầy uy linh, quyền kính. Hổ được dựng thành biểu tượng qua nhiều chất liệu của tạo hình: gỗ, đá, vôi giấy, đất nung, tranh vẽ, tranh cắt giấy... có ở hầu khắp các công trình: đền, miếu, đình, lăng mộ… Nhưng mẫu tranh được biết đến nhất qua nhiều thế hệ đó là tranh Ngũ Hổ của phố Hàng Trống (Hà Nội) ngày xưa. Không chỉ là một tác phẩm hội họa, tranh Ngũ Hổ còn ẩn chứa nhiều thông điệp của nền văn hóa cổ phương Đông.Không bày trên bàn thờ gia tiên như những bức tranh ngũ quả, tranh Ngũ Hổ thường treo ở bàn thờ dành riêng cho “Ông Ba mươi”, dưới ban thờ thần thánh hoặc thờ Phật. Theo các nhà nghiên cứu văn hóa dân gian, tục thờ hổ bắt nguồn từ một cuộc sống nguyên thủy, khi con người còn sống trong điều kiện săn bắt, hái lượm hoặc giai đoạn đầu của cuộc sống nông nghiệp, hổ chính là sức mạnh thiên nhiên gần gũi và là tai họa đối với con người. Do đó, con người thờ hổ. Tranh Ngũ Hổ Hàng Trống có kích cỡ 0,55m x 0,75m. Tranh vẽ năm con hổ được bố cục đông đầy, cân đối trên mặt giấy. Mỗi con một dáng vẻ: con thì đứng, con thì ngồi, con cưỡi mây lướt gió... Từ những dáng hổ ngồi, hổ đứng, hổ cưỡi mây đến những ánh mắt, chòm râu, vẻ mặt, cùng khí thế toàn thân đều toát lên sức sống mãnh liệt của loài “chúa sơn lâm”. Đây là loại tranh khắc gỗ in trên giấy. Nhưng cách thức của dòng tranh Hàng Trống là chỉ in bản nét rồi dùng bút lông tô màu. Để thổi hồn cho bức tranh, các nghệ nhân đặc biệt chú ý phối màu khi vẽ tranh ngũ hổ. Màu sắc trong tranh cũng phải lộng lẫy, uy linh, giống với những bức tranh khác của dòng tranh Hàng Trống, Ngũ Hổ được tạo bởi bản in những nét màu đen, sau đó người thợ sẽ dùng bút lông để tô màu.Năm con hổ với những màu sắc khu biệt, rõ ràng nhưng lại rất uyển chuyển. Trong quá trình tô màu, các nghệ nhân đã vờn chuyển màu, tạo độ đậm, nhạt, sáng, tối khác nhau. Nên các nhân vật trong tranh không còn là mảng bẹt như cách thể hiện của các dòng tranh đương thời. Với bút pháp diễn tả ấy, các nhân vật đã “nổi khối”. Đồng thời với việc vờn chuyển diễn tả khối này, các nghệ nhân còn đi sâu vào việc phát huy khả năng diễn tả của nét. Cùng với những nét được khắc in qua bản gỗ, khi cần nhấn, đẩy các chi tiết, các nghệ nhân Hàng Trống không ngần ngại dùng bút để nẩy, tỉa. Với cách thức sáng tạo của riêng mình, các nghệ nhân Hàng Trống không chỉ tạo nên nét riêng cho dòng tranh, mà đã làm bật lên sức sống nội tại của nhân vật. Điều này người xem rất dễ dàng nhận thấy thông qua các nhân vật hổ: những khối thân chắc khỏe, những dáng ngồi, thế đứng đường bệ, oai phong đặc biệt những chiếc đuôi như đang ve vẩy hoặc uốn vồng lên để đập xuống đất mà bật chồm lên. Và những con mắt hổ hừng hực nội lực của loài mãnh chúa. Màu sắc trong tranh Ngũ Hổ là một thế giới hòa sắc, lộng lẫy, uy linh. Nhưng nó vẫn được khu biệt với năm màu: xanh, đỏ, trắng, vàng, đen trên năm nhân vật. Lối dùng màu này của các nghệ nhân Hàng Trống thể hiện rõ một hàm ý, mang triết lý sâu xa của quan niệm dân gian truyền thống: Hoàng Hổ tướng quân : Con hổ ngồi chỉnh trện giữa tranh được vẽ vờn bằng màu vàng là tượng trưng cho hành Thổ, ứng với trung ương chính điện. Thanh Hổ tướng quân : Con hổ được vẽ bằng màu xanh là tượng trưng cho hành Mộc, ứng với phương Đông. Bạch Hổ tướng quân : Con hổ được vẽ bằng màu trắng là tượng trưng cho hành Kim, ứng với phương Tây. Xích Hổ tướng quân : Con hổ được vẽ bằng màu đỏ là tượng trưng cho hành Hỏa, ứng với phương Nam. Hắc Hổ tướng quân : Con hổ được vẽ bằng màu đen là tượng trưng cho hành Thủy, ứng với phương Bắc.Như vậy 5 nhân vật hổ, được thể hiện bằng 5 màu: đỏ, đen, vàng, xanh, trắng, mang một ý nghĩa tượng trưng cho Ngũ hành. Quan niệm cách thể hiện hình, màu mang tính ước lệ, tượng trưng này trong nghệ thuật dân gian xưa là rất phổ biến. Qua Ngũ Hổ, các nghệ nhân muốn phản ánh những thông điệp huyền bí mang tín ngưỡng dân gian. Từ ánh mắt, hướng quay mặt, từ cách đặt chân của 5 con hổ trong tranh đều mang những thông điệp theo thuyết Ngũ hành. Bức tranh hội đủ 5 sắc màu tượng trưng của Ngũ hành, tương ứng với từng thế, dáng của hổ. Ngồi uy nghi giữa tranh là ông hổ màu vàng, xung quanh là 4 ông với 4 màu sắc khác nhau, đỏ, xanh, trắng, đen. Theo thuyết Âm dương Ngũ hành thì hành Thổ là sự quy tàng của bốn hành kia trong chu kỳ vận động của Ngũ hành. Đó là nguyên nhân cho việc tạo màu trong tranh thờ Ngũ Hổ, là nguyên nhân để hổ vàng đứng giữa và lớn hơn cả. Việc bố trí màu sắc của từng con hổ xung quanh hổ vàng cũng không phải là vô tình. Nếu như trong tranh Ngũ Hổ của làng tranh Đông Hồ, màu sắc của 5 con hổ được bố trí theo quan hệ tương khắc, thì Ngũ Hổ của Hàng Trống lại thể hiện sự tương sinh giữa các hành Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ. Trên đầu hổ vàng, dưới mặt trời đỏ rực rỡ có 7 chấm trắng là hình tượng của chòm Đại hùng tinh. Chân hổ vàng trấn lên một miếng phù có ghi “pháp đại uy nỗ”. Hai bên hổ vàng: bên phải có 5 thanh kiếm, bên trái có 5 lá cờ lệnh. Hình ảnh của cờ lệnh và kiếm trong tranh Ngũ Hổ thể hiện sức mạnh của thiên nhiên trong quy luật vận động của vũ trụ và sự tương tác với trái đất. Hỗ trợ cho khí phách của ngũ hổ là những đám mây vần vũ huyền ảo được vẽ ở phía trên và phía dưới là 2 tảng núi cách điệu đối xứng cho 2 ngài hổ đứng.Nhiều người còn cho rằng: nhìn 5 “Ông Ba mươi”, gợi cho người xem cảm giác về một lá bùa chú. Cũng có ý kiến cho rằng “Ngũ Hổ” thể hiện sự xum vầy đầy đủ vì thế treo tranh Ngũ Hổ cảm thấy yên tâm vì được che chở. Ngày 25-11-1971, Bưu chính Việt Nam phát hành bộ tem "Tranh Ngũ Hổ (Hàng Trống - Hà Nội)" do họa sĩ Trần Lương thiết kế, gồm 5 mẫu và một bloc. Bloc tem này cũng được coi là con tem lớn nhất của Việt Nam.
    1 like
  3. Kính thưa quí vị quan tâm. Không phải chỉ các nhà nghiên cứu Việt Nam, mà ngay cả các học giả Trung Quốc cũng cho nhận thấy sự mơ hồ của tác quyền cuốn Kinh Dịch (*/1). Bây giờ một học giả Hoa Kỳ, bỏ gần như thời gian của cả cuộc đời để nghiên cứu về Kinh Dịch, cũng hoài nghi cội nguồn Kinh Dịch khả năng không thuộc về văn minh Hán. Ông là Richard J. Smith với tựa cuốn sách là "Tìm hiểu vũ trụ và trật tự thế giới với sự phát triển của Kinh Dịch ở Trung Hoa (Fathoming the cosmos and ordering the World - The Yijing (I - Ching, or Classic of Changes) and lts Evolution in China). Sách được in năm 2008. Để viết được cuốn sách này, ông đã tham khảo hàng trăm cuốn sách liên quan đến kinh Dịch - chủ yếu là của các nhà nghiên cứu Trung Hoa - và các nước, trong đó có cả Việt Nam. Chúng tôi hân hạnh giờ thiệu với quý vị cuốn sách này và sẽ tiến hành dịch ra tiếng Việt, nếu được sự đồng ý của tác giả. Bản dịch sẽ được đưa lên diễn đàn Lý Học Đông phương để quí vị cùng tham khảo. Trang bìa cuốn sách. Trích đoạn của tác giả nói về sự mơ hồ của Kinh Dịch được cho rằng thuộc văn minh Hán. Mục lục tư liệu của tác giả - trên 40 trang. ...... Một trang trong mục lục tư liệu tham khảo của tác giả. Quí vị quan tâm thân mến. Như vậy, sự xac định Kinh Dịch - và cả thuyết Âm Dương Ngũ hành - không thuộc về văn minh Hán được nhận thức bởi những nghiên cứu độc lập và khách quan. Điều này thể hiện tính khách quan của vấn đề được nêu. Tuy nhiên tác giả Richard J. Smith, mặc dù bỏ gần hết thời gian cuộc đời để nghiên cưu, nhưng ông vẫn không thể xác định được tác quyền của Kinh Dịch thuộc về nền văn minh nào. Tôi có thể chia sẻ điều này với tác giả. Vì ông không thể hiểu được thấu đáo những diễn tiến lịch sử của nền văn minh Đông phương. Và giả sử ông có quan tâm thì ông cũng không thể nào tin được rằng: nền văn minh Lạc Việt - được quảng cáo rùm beng "Thực chất là một liên minh 15 bộ lạc" với những người dân "Ở trần đóng khố" - lại có thể chính là chủ nhân thực sự của những gia trị văn minh Đông phương. ========================================== Chú thích */ 1) http://www.lyhocdong...-cua-minh-2668/
    1 like
  4. chữ ký đủ tốt , nét sau cùng cần đi lên và kéo dài ra .
    1 like
  5. Năm tới sẽ tìm được công việc mới cũng tạm có thể được người khác xin giúp hay giới thiệu giúp công việc mới, ở nơi làm việc cẩn thận với các mối quan hệ đồng nghiệp dễ gây xích mích mất lòng, hay bị nói xấu sau lưng, công việc có nhiều kìm kẹp không mấy thoải mái, lúc đầu hơi khó khăn về gần cuối năm thì cũng dần ổn định./ Tình cảm sẽ có nhiều mối duyên đến trong năm tới, sẽ bất ngờ gặp được người ấy, người này có thể quen qua bạn bè quen biết hay người trong họ hàng giới thiệu cho, có thể quyết định kết hôn sớm trong năm. Năm sau tiền bạc nhiều lúc khó khăn, không nên cho người lạ vay mượn coi chừng bị gạt mất tiền... lúc khó khăn sẽ có người giúp đỡ. Tháng này đi đứng cẩn thận té ngã nhé! Tháng 7,9 âm vừa rồi có bị đau bệnh gì không?
    1 like
  6. Chào chị, số này kinh doanh được, nhưng không phải lúc nào cũng đắt hàng mà cũng thăng giáng thất thường, không kể kinh doanh, mà cuộc sống, công việc đều thế. Số này có thể kinh doanh được thời trang, mỹ phẩm, nhà hàng, khách sạn. Nhưng ý tưởng kinh doanh nhà nghỉ thì không nên, nhất là giai đoạn từ 26 - 35 lên nhanh mà cũng mất nhanh. Sau đó thì có thể làm gì tùy ý. Huyencodieuly
    1 like