• Thông báo

    • Bá Kiến®

      Nội quy Lý Học Plaza

      Nội quy này là bản mở rộng Nội Quy - Quy định của Diễn đàn. Khi tham gia mua bán, các thành viên phải tuân theo những quy định sau: Tiêu đề bài viết: Bao gồm: Chỉ dẫn địa lý, Loại hình Mua/Bán, Thông tin mua bán.
      Chỉ dẫn địa lý: Tỉnh/thành nơi mua bán. Hoặc sử dụng định nghĩa có sẵn:TQ: Toàn quốc
      HCM: TP Hồ Chí Minh
      HN: Hà Nội
      [*]Ví dụ: HCM - Bán Vòng tay Hổ Phách ​Nội dung bài viết: Mô tả chi tiết sản phẩm mua/bán
      Bắt buộc phải có thông tin liên lạc, giá Mua/Bán
      Bài mới đăng chỉ được phép up sau 03 ngày.
      Thời gian up bài cho phép: 01 ngày 01 lần.
      Các hành vi vi phạm nội quy này sẽ bị xóa bài hoặc khóa tài khoản mà không cần báo trước.

Leaderboard


Popular Content

Showing most liked content on 10/06/2011 in all areas

  1. Nếu Tổ quốc đang bão giông từ biển Có một phần máu thịt ở Hoàng Sa Ngàn năm trước con theo cha xuống biển Mẹ lên rừng thương nhớ mãi Trường Sa Đất Tổ quốc khi chập chờn bóng giặc Các con nằm thao thức phía Trường Sơn Biển Tổ quốc chưa một ngày yên ả Biển cần lao như áo mẹ bạc sờn Nếu Tổ quốc hôm nay nhìn từ biển Mẹ Âu Cơ hẳn không thể yên lòng Sóng lớp lớp đè lên thềm lục địa Trong hồn người có ngọn sóng nào không Nếu Tổ quốc nhìn từ bao quần đảo Lạc Long cha nay chưa thấy trở về Lời cha dặn phải giữ từng thước đất Máu xương này con cháu vẫn nhớ ghi Đêm trằn trọc nỗi mưa nguồn chớp bể Thương Lý Sơn đảo khuất giữa mây mù Thương Cồn Cỏ gối đầu lên sóng dữ Thương Hòn Mê bão tố phía âm u Nếu Tổ quốc nhìn từ bao thương tích Những đau thương trận mạc đã qua rồi Bao dáng núi còn mang hình goá phụ Vọng phu buồn vẫn dỗ trẻ, ru nôi Nếu Tổ quốc nhìn từ bao hiểm họa Đã mười lần giặc đến tự biển Đông Những ngọn sóng hoá Bạch Đằng cảm tử Lũ Thoát Hoan bạc tóc khiếp trống đồng Thương đất nước trên ba ngàn hòn đảo Suốt ngàn năm bóng giặc vẫn chập chờn Máu đã đổ ở Trường Sa ngày ấy Bạn tôi nằm dưới sóng mặn vùi thân Nếu Tổ quốc neo mình đầu sóng cả Những chàng trai ra đảo đã quên mình Một sắc chỉ về Hoàng Sa thuở trước * Còn truyền đời con cháu mãi đinh ninh Nếu Tổ quốc nhìn từ bao mất mát Máu xương kia dằng dặc suốt ngàn đời Hồn dân tộc ngàn năm không chịu khuất Dáng con tàu vẫn hướng mãi ra khơi Nhà thơ: Nguyễn Việt Chiến
    3 likes
  2. Tự Nguyện - Trương Quốc Thắng Nếu là chim, tôi sẽ là loài bồ câu trắng Nếu là hoa, tôi sẽ là một đóa hướng dương Nếu là mây, tôi sẽ là một vầng mây ấm Là người, tôi sẽ chết cho quê hương Là chim, tôi sẽ cất cao đôi cánh mềm Từ nam ra ngoài bắc báo tin nối liền Là hoa, tôi nở tình yêu ban sớm Cùng muôn trái tim ngất ngây hoà bình Là mây, theo làn gió tung bay khắp trời Nghìn xưa oai hùng đó tôi xin tiếp lời Là người, xin một lần khi nằm xuống Nhìn anh em đứng lên phất cao ngọn cờ
    2 likes
  3. THẦN CHÚ GIẢI THOÁT QUA SỰ NHÌN NGẮM Vì lòng đại bi thương xót chúng sanh, Chư Phật và Bồ Tát đã tạo ra những phương tiện thật thiện xảo để cứu vớt chúng sinh. Xin giới thiệu một phương pháp thanh tịnh nghiệp chướng thông qua sự thấy cho những người hữu duyên. Trong Kinh Thác Nước Mạnh Mẽ (Forceful Waterfall Sutra) có chép: Chỉ cần nhìn thấy câu chú này một lần có thể thanh tịnh nghiệp chướng của ba trăm triệu kiếp trong quá khứ. Xin giới thiệu “Giải Thoát Thông Qua Sự Thấy” (Liberation Upon Seeing). Giải Thoát Thông Qua Sự Thấy là một terma (kho tàng giáo pháp do đức Liên Hoa Sanh và Yeshe Tsogyal ẩn dấu, sẽ được phát hiện tại thời điểm thích hợp bởi một bậc thầy giác ngộ) viết bằng ngôn ngữ của những Không Hành Nam (Dakas) và Không Hành Nữ (Dakinis). Terma này được phát hiện bởi Terton Mingyur Dorje ở thế kỷ 17. Terton Mingyur Dorje (1645-1667) được xem là vị guru thứ 27, dòng Giác Ngộ Hoàn Hảo (Perfect Enlightenment Sect) của trường phái Nyingma. Những người may mắn được thấy hình này sẽ không kinh nghiệm qua ba cõi thấp và sẽ được giải phóng khỏi nỗi sợ rơi vào các cõi thấp; sẽ được thanh lọc năm độc (tham, sân, si, kiêu mạn và đố kị) và giải thoát khỏi nghiệp chướng; được giải thoát khỏi nỗi sợ hãi của phần còn lại trong luân hồi. ( "Those who see this script will not experience the three lower realms and will be liberated from the fear of falling into the lower realms; will be purified of the five poisons and will be freed from the results of one's karma; will be freed from the fear of remaining in samsara.") Trích từ Terma của TERTON Migyur Dorje. ---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- "Từ diễn đàn Lý Học Đông Phương và Phatca.com, Bản in (như chữ ký dưới đây) sẽ được tặng cho những ai có lòng tôn kính Thần Chú Giải Thoát với mong muốn hóa giải muôn triệu kiếp nạn của chúng sinh, hội tụ con đường an lạc. Các bạn đăng ký thỉnh nhận kèm tên và địa chỉ chúng tôi sẽ gởi qua đường bưu điện trên khắp mọi miền đất nước! Thay mặt Ban từ thiện Trung Tâm phát Bồ Đề Tâm xin hân hạnh được chuyển giao đến tất cả thành viên tham gia Diễn Đàn."
    1 like
  4. Tây Tạng: Nghinh đón Lễ "Tát Ca Đạt Ngõa" Triêu Dương (dịch) Ngày 2/6/2011, là 1/4 theo lịch Tây Tạng, dưới ánh nắng tươi đẹp của thành phố Lhasa linh thiêng, Tây Tạng lại một lần nữa nghinh đón lễ"Tát Ca Đạt Ngõa" (Sagadawa Festival) - lễ truyền thống của Phật giáoTạng Truyền. Tháng 4 (theo lịch Tạng) là tháng Phật, ngôn ngữ Tạng gọi là"Tát Ca Đạt Ngõa". Lễ "Tát Ca Đạt Ngõa" bắt đầu từ mồng 1tháng 4, khi đến ngày 15 thì đã đạt đến đỉnh điểm. Tương truyền, ngày 15/4(lịch Tạng) là ngày đản sinh, niết bàn và thành Phật của đức Phật Tổ Thích Ca Mâu Ni, Tây Tạng gọi là tháng Phật. Trọn cả thời gian tháng Phật, để kỷ niệm Phật Tổ, mọi người sẽ thông qua các hình thức như: Chuyển kinh, bố thí, thắp nhang, phóng sanh... Khách hành hương đang vây quanh Cung điện Potala Ngày 2/6/2011 là ngày đầu tiên của lễ Tát Ca Đạt Ngõa. Buổi sáng, các phóng viên đã đến các nơi chủ yếu là Lâm Khuếch, Bát Khuếch - con đường chuyển kinh, nhìn thấy các tín đồ tay cầm Phật châu (chuỗi), tay xoay ống chuyển kinh, miệng niệm kinh văn, thành tâm cầu nguyện. Người chuyển kinh bái Phật đi qua cung điện Potala Trước chùa Đại Chiêu, các tín đồ triều bái tượng Thích CaMâu Ni và họ xếp thứ tự để đi vào đại điện, cũng có rất nhiều người quỳ dài lễ bái bên ngoài, thể hiện túc nguyện từ trong tâm của họ Những tín đồ đến từ rất sớm và khấu đầu trước chùa Đại Chiêu(Jokhang) Tín đồ và du kháchđến chuyển kinh trong thời gian lễ "Tát Ca Đạt Ngõa" tương đối nhiều hơn ngày thường. Đúng 12 giờ trưa, vẫn có rất đông tín đồ vây quanh Cung điện Potala, chùa Đại Chiêu để chuyển kinh. Vô số người chuyển kinh trong công viên Tông Giác Lộc Khang Khói trong hai lò Ôi Tang trước quảng trường chùa Đại Chiêu,từ sáng sớm đến trưa, những sợi khói từ cành dâu vẫn lượn lờ không dứt, thỉnh thoảng có một số tín đồ tiếp tục thêm vào lò những cành dâu cành thông, tỏa những sợi khói thơm cuộn tròn trên không. (Ôi Tang chính là những sợi khói lantỏa rồi cuộn vòng giống như mây mù do khói từ những cành tùng bách được đốt lên, là nghi thức cúng tế truyền thống của dân tộc Tạng) Lò Ôi Tang Chuyển kinh là một hoạt động tôn giáo của Phật giáo Tạng Truyền, tức là đi xung quanh tuyến đường nhất định để cầu nguyện, cứ một vòng thì xoay ống chuyển kinh một lần. Trên ống chuyển kinh có thần chú Lục Tự Chân Ngôn (sáu chữ Đại Minh Thần chú). Phật giáo Tạng Truyền cho rằng, nếu ai tụng chú này càng nhiều, biểu lộ tâm kiền thành đối với Phật càng nhiều, thì sẽ thoát khỏi cái khổ luân hồi. Do đây, hàng tín đồ ngoài niệm tụng bằng miệng ra, họ còn chế tạo ống kinh "Ma Ni", đem câu "Lục tự Đại Minh chú" khắc vào ống dẫn kinh, dùng tay xoay chuyển, mỗi lần chuyển, niệm một biến kinh, biểu lộ lặp đi lặp lại hàng trăm hàng nghìn lần câu thần chú "Om Mani Pad meHum" "Kinh Luân" thường gặp ở hầu hết các chùa Phật giáo Tây Tạng Potala luôn trong trái tim người Tây Tạng dù ở bất kỳ nơi đâu
    1 like
  5. Năm nay tiền bạc hai vợ chồng hao hụt rất nhiều gần như phá sản khánh kiệt, gần về cuối năm có những lúc rất khó khăn về tiền bạc. Công việc giấy tờ sổ sách cần phải cẩn thận kẻo bị nhầm lẫn bị người khác thưa kiện. Cửa nẻo khóa cẩn thận đề phòng trộm cắp, nhất là các tháng 6,10,12 âm lịch
    1 like
  6. Năm nay sao nhỉ: tháng giêng có dự định gì thế? giống như là học thêm hay kiếm thêm món gì mà ko được . T2 loanh quanh chồng con mà chẳng được việc gì sao?T3 trong nhà chắc có chuyện ko hay anh em thấy bàn nhau sôi nổi thế tiền bạc ....? T4 Vừa rồi vui có buồn có nhưng vui trong nhà bao nhiêu thì ngoài lại mang buồn đến bấy nhiêu . Phiền toái cứ buộc vào người. THáng 5 khởi sinh chuyện chung quy lại là miệng lưỡi kiểu nói giống con trẻ quá mà sinh ra nhiều chuyện. việc này kéo dài đến cãi vã nhau đấy . Tháng 10 thì đi lại cẩn thận kẻo có người nó vượt đền đỏ nó đâm cho ngã xe nhé!
    1 like
  7. OK cám ơn bạn, tôi sẽ rút kinh nghiệm để đi theo đúng điều lệ của anh em đặt ra bên đó Cũng tại vì chúng luôn nói chúng giúp ta mà ta vô ơn, ... nên tôi muốn lấy ví dụ bắc hàn của chúng nó để nói lại, nhưng dù sao thì tôi cũng đi sai tiêu chí khi động chạm tới 1 dân tộc khác, 1 quốc gia khác Cảm ơn bạn, anh em ta tiếp tục chiến đấu
    1 like
  8. Bên 4rum www.defence.pk, đôi chỗ anh dẫn chứng đến Bắc Hàn, Triều Tiên sơ suất đáng tiếc trong việc dùng từ, mong anh thận trọng nhé. Tôi theo dõi rất sát sao diễn biến bên đó. Tôi ủng hộ anh và các bạn đấu tranh cho chính nghĩa trên tinh thần bình tĩnh, đoàn kết. Chúc anh em sức khỏe.
    1 like
  9. Chắc bác ấy mải làm vài vò, không vào đọc rồi. Pm cho bác ấy đi, hihi
    1 like
  10. vâng em xin lỗi anh achau đất nước VN đang trong hoàn cảnh rất khó khăn @mmm dân trung quốc nó có cái nhìn và cái hiểu sai về chiến tranh năm 1979, campuchia, và nhiều cuộc chiến khác, anh em bút chiến ở đó, ai cũng hiểu điều đó, đã khai sáng cái đầu của bọn nó 1 ít rồi, hiện giờ cách nói chuyện của họ đã có cái nhìn đa chiều hơn, không như thời gian đầu nc với mình Thông tin của họ được kiểm duyệt, thông tin của mình cũng thế, nhưng tôi biết đọc các thôn tin đa chiều từ bbc, .... nói chung chiến đấu với chúng, phát hiện ra 1 điều rằng, chúng có những thằng rất phát xít, rất thích chiến tranh và soáy vào các nỗi đau chiến tranh vn như vụ mỹ lai, chất độc mầu da cam, ... mục đích là kích động ta và mỹ đánh nhau, nhưng cũng có những người dân trung quốc yêu chuộng hòa bình ở đó, họ thiếu thông tin, vì thế ko thể trách họ, họ chỉ là nạn nhân của 1 mục đích xấu mà thôi
    1 like
  11. @ViTieuBao: bác thử hỏi dân TQ xem bây giờ họ có biết chính xác cuộc chiến năm 79 là gì không? Và cuộc chiến Campuchia, chúng ta có được quốc tế ủng hộ không? Người dân TQ và cả VN cũng thế, đều bị kiểm duyệt thông tin và định hướng thông tin. Bác xem câu hỏi đầu tiên của tôi và đọc lại các bài báo của VN gần đây mà xem (thông tin 1 chiều hết) @Achau: Tôi đã đọc bài đấy trước khi trả lời bác, chính vì vậy tôi mới nói sau lần xâm phạm thứ 2 của TQ thì cần xem xét lại quan điểm của tướng Vịnh. Tất nhiên không phải quan điểm của tôi là đúng hoàn toàn (kể cả tướng Vịnh), cái này phải được thực tiễn chứng minh. Vấn đề dân tộc VN sẽ phải trả giá nào cho sai lầm thôi. Thực ra thì tôi nhân câu nói của bác để chia sẻ bức xúc chứ không chỉ trích gì bác đâu. Các bác cũng thấy tàu cá của chúng ta hoạt động ở biển Đông vẫn bị TQ bắt giữ coi như xâm phạm lãnh thổ TQ, vậy chúng ta phải tiếp tục nhường nhịn nữa cho đúng quan điểm lãnh đạo??? Lúc nào có điều kiện các bác đến Đà Nẵng, Nha Trang, Vũng Tàu hỏi thăm dân biển thử, tàu TQ chạy vè vè ngoài biển của mình như trong ao nhà chúng. Các cụ ngày xưa nói rất đúng, bây giờ làm sao để nghèo mà không hèn khó quá, khó quá vậy.
    1 like
  12. Sinh Giáp Ngọ 2014 và Kỷ Hợi 2019 nhé! Thân mến.
    1 like
  13. Việc này hơi khó phán xét, vì tuổi cha mẹ ko xung, con út tuy ko hợp tuổi cha mẹ, nhưng theo TL ko đến nỗi trầm trọng để cha phải đi xa. Có thể phải kết hợp xét thêm các yếu tố khác, như Phong Thủy nhà ở chẳng hạn. Còn sức khỏe thì chị nên nhờ xem Tử Vi thì chính xác hơn, nhưng chắc chắn bị tiểu đường và hút thuốc thì ko thể tốt được rồi. Thân mến. Vợ chồng hay cãi nhau, tuổi vợ chồng rơi vào trường hợp Thiên khắc địa xung, chỉ hợp mạng, nhưung vợ là người biết lo cho chồng, lấy nhau về làm ăn cũng khá khá. Từ lúc sinh con đầu Canh Dần thfi công việc của mẹ thuận lợi hơn so với cha, con hợp tuổi nên trong nhà cũng êm ấm. Nhà này nên sinh thêm 1 đứa con trai tuổi Nhâm Thìn 2012 là rất tốt. Thân mến. Từ nay tới năm 2015 thì năm nào cưới cũng được. Vợ chồng ko hợp tuổi thì vẫn lấy thôi, quan điểm ở đây là tuổi vợ chồng chỉ là yếu tố ban đầu, còn tuổi con cái mới quyết định cuộc sống sau này. Cặp này Thiên can, địa chi tương sinh, mạng Kim vợ sinh Thủy chồng là tương quan rất tốt. Nên sinh con năm Ất Mùi 2015 và Tân Sửu 2021. Thân mến. Việc này khó mà giải quyết bằng lý học được, phải do bản thân 2 người tự giải quyết với nhau thôi. Đã chính thức ly hôn mà còn muốn sinh con là sao? Tôi thấy chẳng có gì hợp lý cả. Đời người chỉ toàn nghiệp chướng và nợ thôi! Vạn sự tùy duyên. Thân mến.
    1 like
  14. Hàm Rồng mất tích (theo thegioivohinh) Sự biến mất của kỳ quan này – theo cách lý giải của Hoàng Tuấn Phổ - là do sự chuyển dòng của sông Mã. Núi Hàm Rồng tức núi Long Hạm, tên cũ là Đông Sơn, quanh co chạy dọc theo triền phía Nam sông Mã. Dãy núi uyển chuyển liên tiếp như dạng hình 9 khúc rồng nhấp nhô uốn lượn dài, bao quanh những đồi thông ngút ngàn và những thung lũng thơ mộng, cuối cùng nổi vọt lên một ngọn núi cao, lớp đá chồng chất, trên núi có động Long Quang. Núi sát bờ sông, trên bờ có mỏm đá dô ra như hình mũi rồng, cho nên gọi là Long tị. Gần mặt nước có hai lớp đá trồng nhau như hàm rồng, đó là Long hàm. Toàn hình, trông từ phương bắc, giống như đầu rồng đương uống nước. Động Long Quang trên núi Rồng là nơi danh thắng, đã lưu luyến nhiều tao nhân mặc khách. Nguyễn Trãi, Lê Thánh Tông và nhiều văn sĩ khác đã có thơ lưu lại trên động Long Quang. Trên động có hai cửa hai bên, hình như hai mắt rồng, mà thường gọi là Long nhãn. Vòng theo chân núi Hàm Rồng, ngược lên theo bậc đá dốc chừng 30m thì tới cửa Động Tiên Sơn. Động có 3 - 4 tầng thường được gọi là động 1, động 2, động 3. Trong mỗi động có nét đẹp độc đáo riêng. ở đây nhũ đá tạo hình tuyệt đẹp gắn với những truyền thuyết như tích Phật, tích Tiên, “Hoa quả sơn”, “Hội bàn đào tiên” ... Từng vách đá, từng ngách hang đâu đâu cũng thấy như trăm ngàn vạn vật đang được sinh ra. Đối diện với núi Hàm Rồng, bên bờ bắc sông Mã là núi Ngọc hay còn gọi là núi Châu Phong. Nhìn xa, núi giống như con rồng đang vờn hạt ngọc. Theo nhận định của Đào Duy Anh trong cuốn Nước Việt Nam Qua Các Triều Đại (Nhà Xuất bản Văn hóa Thông tin - 2005) dòng chính của sông Mã trước đây vốn chảy thẳng ra lửa Lạch Trường, theo lối sông Lèn ngày nay. Khi ấy ngã ba sông Mã, sông Ngu (sông Lèn) có tên là Tuần Ngu – nay là ngã ba Bông – nơi thu thuế đường thủy của nhà Lê. Một cơn lũ lớn vào đầu triều Nguyễn đánh chìm một bè gỗ lim lớn, dần dần phù sa bồi đắp làm hẹp cửa vào dòng sông Ngu Lại, khiến sông Mã phải trổ một nhánh phụ ra lối qua cầu Hàm Rồng và đổ ra cửa biển Hội Trào như hiện nay. Sự chuyển dòng một cách bất đắc dĩ của sông Mã khiến lạch sông nhỏ ngay qua Hàm Rồng trở thành một con sông lớn, nhấn Hàm Rồng vào sâu trong dòng nước. Theo nhận định của Đào Duy Anh trong cuốn Nước Việt Nam Qua Các Triều Đại (Nhà Xuất bản Văn hóa Thông tin - 2005) dòng chính của sông Mã trước đây vốn chảy thẳng ra lửa Lạch Trường, theo lối sông Lèn ngày nay Khi ấy ngã ba sông Mã, sông Ngu (sông Lèn) có tên là Tuần Ngu – nay là ngã ba Bông – nơi thu thuế đường thủy của nhà Lê. Một cơn lũ lớn vào đầu triều Nguyễn đánh chìm một bè gỗ lim lớn, dần dần phù sa bồi đắp làm hẹp cửa vào dòng sông Ngu Lại, khiến sông Mã phải trổ một nhánh phụ ra lối qua cầu Hàm Rồng và đổ ra cửa biển Hội Trào như hiện nay. Sự chuyển dòng một cách bất đắc dĩ của sông Mã khiến lạch sông nhỏ ngay qua Hàm Rồng trở thành một con sông lớn, nhấn Hàm Rồng vào sâu trong dòng nước. Một Hàm Rồng phong thủy Tôi trở lại Hàm Rồng, ngắm nhìn phong cảnh. Vẫn núi Rồng, núi Ngọc, sông Mã, động Tiên Sơn, động Long Quang. Vẫn người Bắc kẻ Nam tập nập lại qua trên hai chiếc cầu bắc ngang dòng sông Mã. Vẫn non xanh nước biếc hùng vĩ. Vẫn mây trắng ngàn năm bay. Những ai từng đi ngang qua xứ Thanh, tỉnh Thanh Hóa ngày nay, nơi dòng sông Mã cắt ngang đường Quốc lộ 1A, hẳn đều biết đến địa danh Hàm Rồng (phường Hàm Rồng, TP Thanh Hóa). Từ ngàn năm trước, nơi đây vẫn được ngợi ca là một danh sơn thắng địa, nguồn thi hứng bất tận cho các tao nhân mặc khách danh tiếng như Lê Quát, Phạm Sư Mạnh, Nguyễn Trãi, Lê Thánh Tông, Ngô Thì Sĩ Phan Huy Ích, Nguyễn Siêu, Cao Bá Quát, Tản Đà, v.v… Núi non vẫn trơ gan cùng tuế nguyệt. Gọi điện trách, anh bạn tôi không có vẻ giận, chỉ hỏi: “Đang đứng ở đâu?”. “Trên núi Đầu Rồng, trong động Long Quang”. “Đó là hai mắt của Rồng. Anh đi theo cửa hang nào cũng được, bám vách đá hướng về phía núi Ngọc, thấy phiến đá cao, là đến mỏm đá mũi rồng. Phía dưới mũi Rồng có một hang động hình cáo hàm còn rồng gọi là Hàm Rồng. Nhưng tôi cũng khuyên anh đừng cố tìm. Hàm Rồng đã mất tích lâu rồi” – Dứt câu anh cúp máy. Ngọn núi đá vôi mà tôi đang đứng khá nổi danh trong sử sách. Theo sách Đại Nam Nhất Thống Chí, núi Hàm Rồng ngày nay vốn là núi Long Hạm, tên cũ là Đông Sơn, mạch núi từ Ngũ Hoa (xã Dương Xá, huyện Thiệu Hóa ngày nay) theo bên sông dẫn đến, uyển chuyển liên tiếp như hình con rồng chín khúc, cuối dãy nổi lên ngọn núi cao, đá chất chồng. Trên núi có động Long Quang. Dưới núi có tảng đá lởm chởm trông như hàm rồng đang hút nước sông Mã. Trong cuốn Lý Thường Kiệt (Nhà Xuất bản Sông Nhị, Hà Nội - 1949), học giả Hoàng Xuân Hãn cũng có cùng nhận định: “Núi Long Hàm hay Hàm Rồng là nhỏn cuối của một dãy núi, chạy dài trên hữu ngạn sông Mã từ làng Dương Xá đến cầu Hàm Rồng, dài trên khoảng năm cây số. Núi là núi đất lẫn đá nhưng nhỏn Hàm Rồng thì toàn đá. Trên cao có động tên là Long Quang. Động có hai cửa hai bên, hình như hai mắt rồng, thường gọi là Long Nhãn. Núi sát bờ sông, trên bờ có mỏm đá dô ra như hình mũi rồng, cho nên gọi là Long Tị. Gần mặt nước có hai lớp đá chồng nhau như hàm rồng. Đó là Long Hàm. Toàn hình – trông từ phương phương Bắc – giống như đầu rồng đang uống nước. Bên kia sông có nhỏn đá tròn, người ta gọi là núi Hỏa Châu. Cảnh chung gọi là Long Hí Châu (Rồng vờn hạt ngọc)”. Một nhà nghiên cứu người xứ Thanh là Hoàng Tuấn Phổ gần đây có đưa ra một cứ liệu khi viết về cuốn Núi Rồng –Sông Mã (Nhà Xuất bản Văn hóa - 1993). Tác giả dựa vào lời dẫn bài Long Hạm Nham Tức Hứng của Phan Huy Ích viết năm 1782: “Sau khi đến nơi nhậm trị, tôi qua thăm lại cảnh cũ núi Da Sơn (tên cũ là núi Rồng) ở bên cạnh bến sông. Chỗ vách đá trống có một phiến đá cao hơn năm thước ta (hơn hai mét), bề rộng có thể trải được chiếu. Hình thù đá như cổ cái môi, trơn tru giống như đầu rồng mở miệng vậy. Vì thế mới gọi là động Hàm Rồng. Trước động có một hòn đá rất lớn nhòm xuống dòng sông đột khởi lên như hình hàm rồng ngậm ngọc, cho nên đặt tên là hòn Đá Ngọc. Trong khoảng giữa chân núi và hòn Đá Ngọc của Hàm Rồng đã được san lấp thành nền đất bằng phẳng, rộng hai trải chiếu, trên đó dựng một am nhỏ, đặt tên Song Lạc Quán. Khoảng trống vách bên phải tạm chứa được bốn, năm người ngồi, tôi thường bao con hát vào đó đàn hát gọi là Nhạc Phòng. Vách đá trái - tùy theo hình thể của đá – sắp đặt bàn trà, chỗ bếp rượu, tôi lại khắc chữ vào ria núi đá và xây dựng công đường, nhà cao cửa rộng, có hành lang, trồng cây, trồng hoa thành hàng lối, phong cảnh rất đẹp…”. Nếu những cứ liệu trên đủ sức thuyết phục, có thể khẳng định, sở dĩ ngọn núi này nổi tiếng vì nó có một điểm sất đặc biệt. Núi có dáng hình một con rồng đang há miệng. Nhưng tôi xuống sát mép nước, đi ra xa theo phía bờ bắc, rồi đứng cao trên đỉnh núi Ngọc đối diện, thấy rất rõ dáng núi như đầu rồng nhưng hàm rồng thì thú thực không thấy đâu. Có lẽ nào hình tượng Hàm Rồng đẹp như cảnh tiên ấy – như cách anh bạn mọt sách của tôi nói – từng hiện diện nhưng nay mất tích. Khi tôi đem sự băn khoăn đến hỏi một người từng nghiên cứu khá kỹ về Hàm Rồng, lại nhận thêm một ý kiến khác. Phải chăng hàm rồng chỉ là một thuật ngữ của khoa học phong thủy. Đó là ý kiến của ông T – một trong số ít người của xứ Thanh còn xác định được 28 huyệt mà Thánh địa lý Tả Ao phát hiện ở Thanh Hóa. Ông T cho rằng, các nhà phong thủy có câu: “Tiên tích đức, hậu tầm long” (tức là chứa tức trước, tìm đất sau). Trong phép tầm long của các nhà phong thủy, trước hết phải tìm tổ núi, rồi dò theo long mạch mà tìm đến huyệt. Huyệt là thế đất có án che phía trước, chẩm làm chỗ dựa phía sau, bên trái là tay long, bên phải là tay hổ. Long mạch có thể lớn hoặc nhỏ, có nhiều điểm kết mà điểm kết tốt nhất gọi là hàm rồng. Người ta thường nói những gia tộc được đại phú đại quý là nhờ có “mả táng hàm rồng” là vì vậy. Hàm Rồng nay ở đâu Trước anh bạn tôi có nhiều người quan tâm đến một vách đá hình miệng rộng đang há ngay mép nước, bên trong có chứa long mạch hàm rồng. Người coi lời dẫn tựa của bài Long Hạm Nham Tức Hứng như lời chú của vị quan châu đi tìm bí mật hang Thần trong truyện Vàng Và Máu của Thế Lữ. Người đi tìm long mạch, người đến chỉ vì tò mò nhưng nhìn chung, ai cũng cố vén bức màn huyền bí để mục sở thị cái hình tượng khởi khát cho cái tên Hàm Rồng hiện nay. Trong cuốn sách đã dẫn, tác giả Hoàng Tuấn Phổ còn dựa vào bài thơ Long Đại Nham của Nguyễn Trãi để khẳng định có một hang đá tự nhiên mang hình tượng con rồng há miệng. Có vẻ hơi khiên cưỡng khi cho rằng Long Đại Nham là động lớn núi Rồng (Đại nham: động lớn) và câu: “Lê Phạm phong lưu ta tiệm viễn/Thanh đài bán thực bích gian thi” . (Lê, Phạm văn phong dần vắng thấy/Rêu tường xóa lấp nửa vần thi – Lê Cao Phan dịch) chứng tỏ bản khắc thơ trong động của hai danh sĩ đời Trần là Lê Quát và Phạm Sư Mạnh bị rêu phong vì hang động thấp, gần nước sông. Năm 1949, nhà sử học Hoàng Nguyên Hãn chứng minh cuốn An Nam Chí Lược (Lê Tắc soạn - 1335), bộ sách được coi là Hàm Rồng ngày nay còn họi là Long Đại Nham, Bảo Đài Sơn hay Hang Dơi là sai. Một số sách đời sau như An Nam Chí (Cao Hùng Trưng) hay Việt Kiều Thư, Minh Chí đều chịu ảnh hưởng của sách này, nên có chung lỗi đó. Theo ông, đó là ngọn núi Linh Trường, Lê Thánh Tông viết: “Núi xanh cao vót, dáng dị kỳ, đứng sững ở cửa biển. Chân núi có động, sâu thẳm khôn cùng, tương truyền đấy là miệng rồng. Ngoài cửa động có viên đá hình cái mũi, tương truyền đấy là mũi rồng. Dưới mũi lại mọc ra một viên đá tròn nhẵn nhụi đáng yêu, tương truyền đấy là hạt ngọc. Đá lớn đá nhỏ lô nhô rất nhiều hình thái, chỗ thưa chỗ dày, không thể đếm được, tương truyền là râu rồng…”. Núi đó từng có thơ của Lê, Phạm đề, nên nếu tìm theo hướng đó, chúng ta sẽ phải xa nơi cần tìm hàng chục km. Vị trí Hàm Rồng lâu nay vẫn được phỏng đoán là nơi cuối cùng của núi Đầu Rồng, dưới đôi mắt và mũi rồng, hướng về phía núi Ngọc (Hỏa Châu Phong). Nhưng nó là những phần đất còn lại, hay chìm sâu giữa dòng sông Mã như bây giờ thì chưa ai khẳng định được. Nếu là phần trên bờ, chỉ cần khai quật đi lớp cát bồi chừng dăm ba mét, hy vọng sẽ thấy. Nhưng nếu chân núi Rồng vốn vươn xa ra giữa sông , hy vọng tìm thấy là rất mong manh, vì nước nơi này cực xiết. Trước đây người ta không dễ hạ được một móng cầu thì ai có thể xuống đó mà thám hiểm. Hơn nữa, trải qua mấy trăm năm dưới dòng sông Mã với lượng nước trung bình năm 52,6 m3/s, modul dòng chảy năm 221/s.km2, tổng lượng cát bùn khoảng 3,027.106 tấn, liệu Hàm Rồng có còn dấu tích. Chúng tôi đem những băn khoăn ấy định trao đổi với ông Ngô Hoàng Chung, Giám đốc Sở Văn hóa Thông tin Thanh Hóa. Ông Chùng từ chối vì Hàm Rồng không thuộc quản lý của Sở và chỉ sang Phòng Văn hóa Thành phố. Theo ông Hà Huy Tâm, Trưởng phòng Văn hóa Thành phố, thắng cảnh Hàm Rồng là quần thể di tích với 16 hạng mục cấp tỉnh. Về hang động thì có hai hạng mục chính là động Tiên Sơn và động Long Quang. Từ trước tới nay, địa phương chưa từng tổ chức một đợt khảo sát nào để tìm lại thắng tích. Xét thấy việc tìm lại thắng tích Hàm Rồng, ngoài yếu tố tâm linh còn là sự giáo dục truyền thống. Ông Tâm khẳng định, nếu hội tụ đủ một số điều kiện cần, sẽ có tờ trình UBND TP Thanh Hóa để làm. Liên quan đến núi Hàm Rồng và huyệt hàm rồng trong phong thủy, có một truyền thuyết kể rằng vào khoảng năm 866 – 875, tiết độ sứ đất Giao Châu (tên nước ta thời thuộc Đường) là Cao Biền, rất giỏi về phong thủy, am hiểu việc làm bùa chú, lại biết nuôi âm binh, có thể ném hạt đậu hóa thành binh lính. Biền thấy đấy Giao Châu có nhiều kiểu đất đế vương, sợ dân nơi đây bất khuất, khó lòng cai trị, nên thường cưỡi diều giấy bay đi xem xét và tìm cách trấn yểm các long mạch để phá vượng khí của người Nam. Bay qua vùng núi Hàm Rồng, nhìn thấy huyệt Hàm Rồng, Biền nói rằng địa thế này tuy không phải là hung địa “xương long vô túc” (rồng không chân) nhưng cũng là hình con rồng què chân, không phải đất cực quý, nên bỏ đi. Miệng nói vậy nhưng chính y lại âm thầm trở lại, mang theo hài cốt cha để táng vào mong sau này có thể phát đế vương. Sau nhiều lần táng mả cha vào, xương cốt cứ bị huyệt núi đùn ra, không kết phát. Cao Biền biết rằng đây là long mạch cực mạnh, cực quý. Thì lại càng ham thích. Rắp tâm làm đến cùng, Biền bèn tán nhỏ xương vừa tung lên thì có muôn con chim nhỏ cùng bay đến, vô cánh quạt vù vù làm xương cốt bám trên vách đá bay tứ tan. Biền than rằng linh khí nước Nam quá mạnh, không thể cưỡng cầu. Quả nhiên không lâu sau, Biền bị triệu về nước rồi bị giết. Và sau này, đất Thanh là nơi phát khởi của nhiều vua chúa. Nhiều người cho rằng, những chim nhỏ phá phép trấn yểm của Cao Biền là thần linh của sông núi nước Nam. Có người lại cho rằng đó là do Thánh Tả Ao hóa phép. Theo truyền thuyết, cụ Tả Ao là vua phong thủy của nước ta, chuyên phá những long mạch bị Cao Biền trấn yểm. Không ai rõ tên và năm sinh, năm mất của Tả Ao nên chỉ gọi theo tên làng. Nhiều tài liệu phỏng đoán cụ tên thật là Vũ Đức Huyền hay Hoàng Chiêm hoặc Hoàng Chỉ, Nguyễn Đức Huyên, v.v…, sống ở làng Tả Ao, huyện Nghi Xuân, Hà Tĩnh vào thời Lê. Cũng có người nói ông sống trước thời Tùy Đường. Nhờ chữa cho một thầy phong thủy người Tàu khỏi mù mắt, cụ được thầy này truyền nghề lại. Tả Ao học một biết mười, chẳng bao lâu biết hết các tuyệt kỹ của thuật phong thủy, bèn xin về nước. Thầy Tàu sau khi thử tài cụ, than rằng: “Tất cả tinh hoa môn phong thủy đã truyền về phương Nam rồi!”. Sợ Tả Ao biết hết các huyệt đế vương ở nước Nam mà khởi phát, thầy dặn khi đi trên đường về quê, qua nơi nào có sông núi phải nhắm mắt lại kẻo bị mù mắt. Nhưng khi đi qua Hàm Rồng, do tính tò mò, Tả Ao hé một mắt nhìn, một mắt nhắm và phát hiện đây có một huyệt là hàm rồng sắp mở miệng. Cụ bèn đem hài cốt cha đến đợi. Nhưng người nhà thấy Ao đào hài cốt cha đem đi thì hoảng hốt, chạy theo khóc lóc không cho làm thế. Giằng co mãi đến lúc hàm rồng khép miệng lại mà không táng được. Lại có khảo dị rằng, Tả Ao muốn cho con cháu phát khởi nên, trước khi chết, dặn con cháu đem chôn mình vào đấy lúc rồng há miệng. Các con người nghe, người cản nên đành hỏng việc. Vì vậy có người nói, tài giỏi như Tả Ao nhưng không đủ phúc phận cũng đành chịu. (Sưu tầm)
    1 like
  15. Ơ hay, gặp cướp có vũ trang thì bác đánh nhau với nó àh??? Cảnh sát biển VN ở đâu nhỉ, lực lượng nào bảo vệ ngư dân hay là nhân dân nói chung??? Theo lời tướng Vịnh thì chúng ta phải bảo vệ cả bọn cướp/phá hoại nếu nó ở trên đất của VN, tức là kệ người dân/doanh nghiệp đánh nhau với cướp còn lực lượng vũ trang đứng xem (khi nào có công văn thì giải quyết). Cũng giống như ngư dân bị TQ bắt thì tự đàm phán và nộp tiền chuộc về, còn chính quyền thì ghi nhận sự việc xảy ra là có thật. Lần đầu tiên TQ xâm phạm vùng biển và phá hoại tôi thấy tướng Vịnh nói còn có tí lý, còn sau lần thứ 2 bị xâm phạm chủ quyền thì tôi đặt câu hỏi khác (xin hiểu là câu hỏi cho các vị lãnh đạo): - Liệu truyền thông theo "lề phải" có đang trấn an dư luận hay không??? - Liệu QĐND Việt Nam có đủ dũng cảm/sức mạnh để bảo vệ nhân dân, tổ quốc không??? - Vùng biển có chủ quyền mà không có biện pháp cứng rắn giải quyết dứt điểm thì liệu vùng đang tranh chấp sẽ giữ được bao lâu??? - Mất Nước thì Đảng,... có còn không??? TQ quá hiểu VN nên đang tận dụng triệt để sự "do dự" của chính quyền VN lấn tới. Tôi nghĩ rằng bản thân TQ cũng không dám phát động chiến tranh với VN bây giờ. Chúng ta cần phải phản ứng cứng rắn, chấp nhận hy sinh, chấp nhận tổn thất cho dù nặng nề nhưng sẽ là lời cảnh cáo, răn đe ngược TQ. Mỹ đang đứng xem VN - TQ làm gì để can thiệp, bên nào có lợi thì sẽ nhảy vào. Nếu chúng ta yếu thế, đương nhiên TQ và Mỹ sẽ hưởng lợi trên vùng trời, vùng biển VN. Miếng bánh đã đưa ra nhưng Mỹ chưa ăn, chờ xem. Vài lời chia sẻ hơi gay gắt, mong các bác thông cảm.
    1 like
  16. Vấn đề này thật sự không đơn giản đâu các bác nhà mình ạ, mấy ngày nay VTB cùng với các bạn bè VN mình bút chiến ở diễn đàn quân sự Paskitan, phát hiện ra 1 điều rằng, không phải toàn bộ người dân TQ đều như thế, chỉ có chính phủ TQ và 1 vài người họ máu chiến và chủ nghĩa dân tộc thôi Tất cả người dân TQ yêu chuộng hòa bình thì họ chả biết 1 tí gì thông tin cả, tất cả các thông tin họ biết được chỉ là 1 nửa, và thông tin đó là do chính phủ của họ cung cấp, đặc biệt trong lịch sử chiến tranh, họ chả biết 1 cái gì cả, tất cả mọi thứ họ biết chỉ là do chính phủ họ tuyên truyền, trong cách hiểu của họ quá ngây thơ, để thay đổi được suy nghĩ của họ thì khó như lên trời vậy, khi những người yêu hòa bình và chính nghĩa đang hiểu sai về ta, thì việc chanh chấp vừa rồi là đương nhiên Nhân dân và bạn bè thế giới họ có thông tin về ta quá ít, họ chỉ biết rằng đó là 1 vùng biển đang tranh chấp, và vùng biển đó chả thuộc về ai trong lịch sử cả, đặc biệt với sự tuyên truyền ko mệt mỏi của TQ thì họ đang hiểu dần vùng lưỡi bò là của người TQ Vì thế việc lấy lại Trường Sa và Hoàng Sa là rất khó khăn và vô cùng khó khăn, càng để lâu, cũng như thông tin không được tuyên truyền rộng dãi, thì việc lấy lại khó như lên trời vậy, vì chả ai tin vào VN cả, đến khi trong ý thức hệ của họ Biển Đông không thuộc về VN Đi kiếm tài liệu bằng Tiếng Anh do những nhà ngâm cứu VN viết ra thì rất khó, có mấy cái trang có như hoangsa.org hoặc 1 vài trang khác, thì bị tin tặc TQ tấn công sập hết rồi Qua vụ này VTB mới thấm được thế nào là đồng bào VN, qua diễn đàn quân sự đó, gặp được các bạn kiều bào từ Mỹ, Nhật bản, Nga, ... các bạn ấy ở xa tổ quốc và cực kỳ bận rộn nhưng lúc nào cũng hướng về tổ quốc VTB đang chiến đấu với níc name BinhMinh02 của anh Thiên Lang Anh em nào rảnh, ghé qua chiến đấu cùng nha Anh A Châu nói thế là sai rồi, nếu để doanh nghiệp tự xử thì ta đã mắc vào bẫy của chúng rồi, hôm nay là doanh nghiệp, ngày mai là người dân, vì sau chả ai giám ra biển nữa, và đương nhiên biển đó là của họ, 1 tấc đất ta cũng không thể mất về tay họ được
    1 like
  17. Chị Hồng Hà, Doanh Doanh thấy vài điều thế này, không biết có nên góp ý cùng chị: - Nhà chị rất sâu, nên giếng trời để giữa nhà sẽ hợp lý lấy sáng hơn chứ nhỉ? - Nếu có mái tôn, có lẽ chị nên gửi cả hình đó lên, vì Doanh Doanh ko bit là xác định nóc nhà ntn, nên cung cấp đủ thông tin tư vấn sẽ tốt hơn phải không chị - Chiều dài nhà khá dài, mà nhà vệ sinh ở cuối cùng hình như ko được hơp lý lắm, nhất là lại đi qua phòng bếp phòng ăn, hơi bất tiện nếu nhà có khách - Tầng 2 nên có 2 wc chị nhỉ, 1 wc phòng master vợ chồng, 1 wc dùng chung - Các cửa ban công và cửa ra vào đều đối nhau, về phong thủy Doanh Donah ko biết tốt xấu, nhưng chắc chắn gió lùa thế sẽ ko tốt cho sức khỏe, nên làm lệch đi chị ạ, gió đột ngột rất có thể đột quỵ nữa - Cầu thang chỉ có 17 bậc, với chiều cao trung bình nhà thường vào 3,3m tới 3,6m thì bậc sẽ khá cao, người già trẻ em đi hơi khó đó và cũng khá mỏi - Không hiểu hộp kỹ thuật của chị để chỗ nào nhỉ - Mà chị có ý định thuê ng giúp việc ko? Ko có phòng của họ và phòng ngủ khách thì đôi khi cũng bí Còn lại thì: - Cầu thang nhà chị uốn lượn đẹp lắm. Doanh Doanh rất thích cầu thang mềm mại vậy, kỹ thuật xây cũng đòi hỏi phải khéo mới làm được - Lô nhà vuông vắn, rộng rãi, trang trí sẽ rất đẹp. Hi vọng chị sẽ có ngôi nhà như ý nhé.
    1 like
  18. QUAN NIỆM PHONG THỦY TRONG KIẾN TRÚC XÂY DỰNG CỦA NGƯỜI TÀY, NÙNG VIỆT NAM Mã Đình Hoàn Sở Văn hóa Thông tin tỉnh Yên Bái I. Đặc trưng văn hóa của cộng đồng người Tày, Nùng Việt Nam Người Tày và người Nùng là hai tộc người có nét tương đồng về văn hóa, ngôn ngữ sử dụng thuộc ngữ hệ Tày Thái. Trước đây chữ viết là chữ Nôm Tày, Nôm Nùng. Trang y phục được dệt từ sợi bông nhuộm chàm ít hoa văn, hoạt tiết. Có phong tục tập quán riêng và dựng nên một nền văn nghệ cổ truyền phong phú đủ các thể loại thơ, ca, múa, nhạc, tục ngữ, ca dao … Địa bàn cư trú chủ yếu ở các tỉnh Việt Bắc, một số vùng lãnh thổ thuộc Đông bắc và Tây Bắc nước ta. Người Tày có dân số khỏang 1,2 triệu người, người Nùng có khỏang trên 70 vạn người. Kinh tế chính của người Tày, Nùng là nông nghiệp cấy lúa nước và làm nương rẫy, chăn nuôi gia súc, gia cầm, đào ao, thả cá … Đặc điểm cư trú ven các thung lũng, triền núi thấp, dọc thượng lưu của các dòng sông. Người Tày, Nùng có cuộc sống hồn hậu, hòa nhã, tinh thần lạc quan vui vẻ, bản lĩnh, ý trí vững vàng, đang vững bước cùng các tộc người khác trong cộng đồng các dân tộc Việt hăng hái thi đua yêu nước, xây dựng quê hương đất nước đẹp giàu. Trong khuôn khổ bài viết này chúng tôi chỉ điểm qua những nét chính về quan niệm phong thủy trong kiến trúc xây dựng. 2. Ảnh hưởng của tín ngữơng dân gian và tôn giáo. Trong quan niệm vũ trụ quan của cộng đồng người Tày, Nùng bị chi phối khá rõ về tín ngưỡng dân gian về tục thờ thần núi, thần sông, mặt trăng, mặt trời. Tôn giáo chịu ảnh hưởng của Tam giáo đồng nguyên là phật giáo, đạo giáo, nho giáo và chịu ảnh hưởng của văn hóa hai tộc người lớn là người Kinh và người Hán, ngoài ra còn chịu sự chi phối bởi yếu tố khu vực sinh sống. 3. Hướng kiến trúc xây dựng Người Tày, Nùng chọn hướng kiến trúc xây dựng theo quan niệm Ngũ Hành. Tuy nhiên do địa bàn cư trú và chịu ảnh hưởng của tín ngưỡng dân gian và phật giáo nên chia 5 hướng chính: Đông, Đông Nam, Đông Bắc, Bắc, Nam theo quan niệm: Hướng Đông là hứơng sinh khí. Hướng Đông Nam là hướng thiên y, trời cho thuốc. Hướng chính Bắc là hướng Phúc Đức. Hướng Tây Bắc là hướng Phục vị, làm ăn bình thường. Hướng Tây là hướng Lục sát, Thiên hỏa, Họa hại, Ngũ quỷ. Hướng này người Tày, Nùng kiêng dựng nhà ở vì cho rằng không yên bề gia thất, bệnh tật, tán của, chăn nuôi kém, đi xa không tốt, bị kẻ xấu đưa họa đến, học hành dốt nát .. 4. Các quy chuẩn phong thủy trong kiến trúc xây dựng.Người Tày, Nùng chọn những khu đất để xây dựng nhà ở, công trình phục vụ tín ngưỡng, tôn giáo theo các nguyên tắc sau: Tiền án, mặt nước (sông nước, ruộng phải thấp) Hậu chẩm, phía sau (phải có thế dựa vào núi, đồi) Thế núi sông phải thuận, núi phải hướng chung Tây Bắc, Đông Nam, núi quần thụ theo dải. Dựng nhà, dựng đình, miếu thế đẹp nhất la Tiền Tam Sơn, Hậu ngũ nhạc (phía trước là ba ngọn núi, phía sau vừa có rặng núi với năm khe suối) long mạch phải chạy dài chiều thuận từ phía sau ra phía trước, nghĩa là thấp dần ra khỏang rộng. Trục thần đạo (là đường thẳng định vị hướng của công trình, từ tiền án đến hậu chẩm) phải đi vào giữa công trình dựng. Núi, đồi hai bên phải có thế tay ngai vững trãi. Cửa vào, tam quan phải lệch trục thần đạo. Nếu được chọn chính diện phải được tạo tường chẵn hoặc ao sen để đường đi tỏa sang hai bên tránh vào giữa công trình. Công trình xây dựng phải tránh có đường đi phía sau nhà và công trình, tránh các nơi có vị trí vòng cung núi, đồi quẩn khí, có hại cho sức khỏe của người, tránh xây dựng các công trình ở bãi đất trống giữa cánh đồng, khu vực có mỏ quặng sắt hay bị sét đánh, tránh “đạo xuyên, thủy khốc”. Các công trình xây dựng chủ yếu dựa vào địa thế, lệ thuộc vào không gian. Nơi làm nhà, xây dựng các công trình tâm linh là điểm giao hòa của trời đất, khí lành. Ví dụ một trong những công trình xây dựng tiêu biểu của người Tày, Nùng được xây dựng ở xã Tân Trào, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang là đến Hồng Thái, là di tích lịch sử cách mạng. Có phong thủy điển hình, Đình được xây dựng trên một khu đất hình mâm xôi, theo hướng Tây Nam, Tiền án (phía trước) nhìn ra cánh đồng Đình, được bao bộc bởi sông Phó Đáy chạy theo hứơng Bắc Nam. Hậu chẩm (phía sau) được dựa vào thế đồi Chùa, phía hai bên được hai dải núi bao bọc thế tay ngai. Từ những quan niệm truyền thống nên các bản người Tày, Nùng được xây dựng dựa lưng vào núi, nhìn ra cánh đồng ruộng lúa, sông ngòi, góp phần tạo nên một bức tranh đẹp cho văn hóa cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Nguồn: Kientrucphongthuyvietlinh
    1 like
  19. Bạn hãy cung cấp số đt cho tiện việc nhận thư. Wild luôn gởi tặng một gia đình 2 bản khi nhận bản thuyết minh bạn sẽ hiểu vì sao phải cần hai bản, Chúc bạn sớm lĩnh hội phần vi diệu.
    1 like
  20. 1 like
  21. 1 like
  22. Cháu cảm ơn chú Thiên Sứ ạ. Cháu đã tìm được đoạn nói về Âm Sát trong bài trao đổi của chú với Vô Tri. Để tiện lợi cho những bạn khác có ý muốn tìm hiểu thêm về sao này, cháu trích đoạn ấy dưới đây:
    1 like