• Thông báo

    • Bá Kiến®

      Nội quy Lý Học Plaza

      Nội quy này là bản mở rộng Nội Quy - Quy định của Diễn đàn. Khi tham gia mua bán, các thành viên phải tuân theo những quy định sau: Tiêu đề bài viết: Bao gồm: Chỉ dẫn địa lý, Loại hình Mua/Bán, Thông tin mua bán.
      Chỉ dẫn địa lý: Tỉnh/thành nơi mua bán. Hoặc sử dụng định nghĩa có sẵn:TQ: Toàn quốc
      HCM: TP Hồ Chí Minh
      HN: Hà Nội
      [*]Ví dụ: HCM - Bán Vòng tay Hổ Phách ​Nội dung bài viết: Mô tả chi tiết sản phẩm mua/bán
      Bắt buộc phải có thông tin liên lạc, giá Mua/Bán
      Bài mới đăng chỉ được phép up sau 03 ngày.
      Thời gian up bài cho phép: 01 ngày 01 lần.
      Các hành vi vi phạm nội quy này sẽ bị xóa bài hoặc khóa tài khoản mà không cần báo trước.

Leaderboard


Popular Content

Showing most liked content on 21/01/2011 in all areas

  1. Phải chăng nơi đây cất giữ cuốn "Chứng khoán chân kinh" mà bao nhiêu cao thủ đã tốn rất nhiều công sức tìm kiếm? :D http://www.lyhocdongphuong.org.vn/forum/public/style_emoticons/default/grin.gif http://www.lyhocdongphuong.org.vn/forum/public/style_emoticons/default/grin.gif Các bạn thân mến! Diễn đàn TTCK VN theo phong cách Lý Học Đông Phương trong thời gian qua đã thu hút được sự quan của nhiều người, nhưng có lẽ sự trao đổi kinh nghiệm vẫn chưa được nhiều, lý do là nhiều bạn chưa tạo cho mình 1 TK trong diễn đàn để tiện trao đổi. Để tiện cho việc trao đổi thông tin và tích lũy kinh nghiệm trong diễn đàn TTCK VN, rất mong các bạn nhiệt tình tham gia: 1/Tự tạo cho mình 1 TK để vào diễn đàn trao đổi kinh nghiêm: http://www.lyhocdongphuong.org.vn/diendan/ 2/Vào trang chủ tải về 5 chương LV ĐT rồi tự nghiên cứu và ứng dụng: http://www.lyhocdongphuong.org.vn/News/02/...an/45/5/page/3/ 3/Bạn nào muốn học thêm cơ bản PT LV rồi kết hợp LV ĐT để nâng cao công lực thì vào đây: http://www.lyhocdongphuong.org.vn/diendan/...=18131&st=0 Khi học xong PT LV và LV ĐT, các bạn kết hợp với các phương pháp PTKT (TA), PTCB (FA) thì các bạn đã có cuốn "Chứng khoán chân kinh" rồi đó. Chúc các bạn luyện thành công bí kíp 'Chứng khoán chân kinh". :D :D ;)
    2 likes
  2. Điều kỳ diệu của cây trầu bà 17/01/2011 7:28 “Khá sáng tạo và táo bạo” - đó là một trong những nhận xét của hội đồng giám khảo Giải thưởng sinh viên nghiên cứu khoa học Eureka lần 12-2010 dành cho đề tài nghiên cứu “Khảo sát mức ô nhiễm ozon tại một số cơ sở photocopy và biện pháp xử lý” của Lại Thùy Hạnh - sinh viên năm 4 khoa môi trường Trường ĐH Khoa học tự nhiên (ĐHQG TP.HCM).Ý tưởng đề tài nảy sinh từ những lần Thùy Hạnh đi photocopy tài liệu, hỏi thăm về môi trường làm việc của các nhân viên tại đây. Những lời than phiền giản dị như môi trường làm việc có phần nóng bức, ngột ngạt... Cô sinh viên này tự làm khó mình bằng thắc mắc: máy photocopy là nguồn phát sinh của rất nhiều ô nhiễm (chất quang dẫn, bụi mực, mùi, ánh sáng, tia cực tím, tiếng ồn và nhiệt). Đặc biệt trong quá trình hoạt động, máy photocopy phát ra tia UV có tác dụng biến đổi oxy trong không khí thành ozon. Ngoài ra, sự sản sinh VOCs (các hợp chất hữu cơ dễ bay hơi) cũng là nguyên nhân làm tăng nồng độ ozon trong các khu vực photocopy. Vậy làm sao để giảm ô nhiễm ozon ở cơ sở photocopy nhằm bảo vệ sức khỏe cho nhân viên và cả khách hàng? Trong khi đi tìm câu trả lời, Thùy Hạnh tình cờ đọc được bài viết về cây hoàng tâm diệp (còn gọi là cây trầu bà - ảnh) có khả năng hút được khí độc từ máy vi tính. Cô liền đề xuất ý tưởng thử nghiên cứu về khả năng làm giảm thiểu nồng độ ozon ở khu vực photocopy và được tiến sĩ Tô Thị Hiền, giảng viên Trường ĐH Khoa học tự nhiên (ĐHQG TP.HCM) - người hướng dẫn đề tài, động viên thực hiện. Sau hàng loạt thí nghiệm, kết quả thu được thật thú vị: cây trầu bà giúp giảm thiểu ô nhiễm ozon rất tốt! Đề tài nghiên cứu này của Hạnh đã được trao giải ba Giải thưởng Eureka lần 12-2010. Một phần tiền trong giải thưởng được Thùy Hạnh dùng mua cây trầu bà tặng các cơ sở photocopy đã hỗ trợ mình trong quá trình thực hiện nghiên cứu! Theo Tuổi Trẻ
    2 likes
  3. Thân gửi ACE hội viên ! Thời gian gần đây tôi thấy rất nhiều câu hỏi của ACE về việc luận tuổi vợ chồng, chọn năm sinh con, chọn ngày tháng cưới hỏi - động thổ làm nhà, ... nhưng các câu hỏi tản mạn ở nhiều topic khác nhau nên người tư vấn mất nhiều thời gian để "tìm câu hỏi và trả lời" !? Vì ACE tư vấn cũng phải giành thời gian cho việc mưu sinh nên tôi mở topic này để từ vấn cho ACE hội viên những vấn đề có liên quan đến tương quan tuổi vợ chồng con cái, chọn ngày động thổ - làm nhà, ... Tôi yêu cầu các bài viết nhờ tư vấn : - Cung cấp đầy đủ thông tin về ngày tháng năm của người được tư vấn + người thân. Nội dung cần tư vấn phải rõ ràng. - Những câu hỏi đòi hỏi phải phân tích chi tiết (ví dụ như tại sao lại như vậy, hay hãy giải thích ...) sẽ không nhận được câu trả lời mà được chỉ đến các bài viết có tính lý thuyết để người hỏi tự nghiên cứu. - Văn phong nhã nhặn, cách xưng hô "Anh - em". - Việc tư vấn là tùy duyên nên không sốt ruột, lần lượt từ trên xuống dưới. ACE hội viên có khả năng tư vấn có thể vào topic này để cùng trao đổi. Linh Trang
    1 like
  4. Giải mã trò chơi dân gian: TÍNH MINH TRIẾT TRONG TRÒ CHƠI LÒ CÒ XỦN Thiên Đồng – Bùi Anh Tuấn Trung tâm nghiên cứu Lý học Đông Phương Một trò chơi của trẻ em rất phổ biến trong dân gian Việt có thể đang ẩn giấu phía sau nó những mật mã có thể làm sáng tỏ hơn cho một lý thuyết học thuật cổ Đông phương đầy tính minh triết thuộc nền Văn hiến Lạc Việt gần 5000 năm huyền vĩ bên bờ nam sông Dương Tử. LỜI GIỚI THIỆU Kính thưa quí vị quan tâm. Có thể nói đây là một bài viết với những ý tương xuất sắc của tác giả Thiên Đồng Bùi Anh Tuấn - một thành viên nghiên cứu của Trung Tâm nghiên cứu Lý học Đông phương. Qua bài viết này, chúng ta thấy một sự liên hệ chặt chẽ giữa một trò chơi của trẻ em Việt Nam với những nguyên lý căn bản của thuyết Âm Dương Ngũ hành và mối liên hệ với những gía trị văn hóa phi vật thể truyền thống khác còn lưu truyền trong văn hóa dân gian Việt; như: Bánh chưng bánh dầy, ô ăn quan...vv.... Từ những sản phẩm của trí tuệ thể hiện qua những hình thức trò chơi dân gian tưởng chừng như đơn giản ấy, chúng ta lại nhận thức được mối liên kết hữu cơ rất chặt chẽ của những di sản văn hiến phi vật thể Việt với một lý thuyết đồ sộ và bí ẩn, làm tốn biết bao giấy mực của các nhà nghiên cứu quốc tế từ hàng thiên niên kỷ. Điều này càng thấy rõ một chân lý khách quan minh chứng cho Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến, một thời huyền vĩ ở bờ nam sông Dương tử và là chủ nhân đích thực của nền Lý học Đông phương. Thiên Sứ - Nguyễn Vũ Tuấn Anh. Giám đốc trung tâm nghiên cứu Lý Học Đông phương I. SƠ LƯỢC VỀ TRÒ CHƠI1. Trò lò cò xủn ở Nam Bộ Việt Nam. Dưới đây là đồ hình trong trò chơi Lò cò xủn phổ biến ở Nam bộ Việt Nam. Độc giả xem hình dưới đây: Khi chơi, trẻ em thường vẽ đồ hình trên dưới đất bằng que vạch, hoặc phấn trắng trên nền gạch. Đồ hình gồm 10 ô từ 1 đến 10, gọi là 10 mức. Một ô với hình bán nguyệt trên cùng gọi là ô Trời hay mức Trời. Ba đường thẳng có chia đuôi gọi là đuôi chuột, nhằm phân ranh giới trái phải của vị trí khởi hành và kết thúc. Điều kiện chơi: * Vẽ hình trên mặt đất như hình trên * Ô 1, 2, 3, 4 và 7, 8, 9, 10 buộc phải lò cò (Di chuyển bằng một chân, chân kia co lên). * Ô 5 và 6 thì được phép bẹp 2 chân. * Đối tượng chơi: không phân biệt nam nữ, ấu lão, có thể lực có thể tham gia. * Hình thức: thi đấu tay đôi hay nhóm đối kháng. * Vật dụng: gọi là “chàm” thường là một viên đá, gổ hay những vật tương tự có bề mặt tròn dẹt, phải dùng chân đứng để di chuyển trong lúc chơi. Cách chơi Người chơi đến lượt mình vào vị trí khởi hành, thảy chàm bắt đầu từ ô số 1 và nhảy vào ô số 1 với một chân co một chân duỗi, dùng một chân di chuyển viên chàm từ ô số 1 lần lượt sang ô số 2, cứ thế thuận tự cho đến hết 10 ô. Đi đến ô nào bị phạm lỗi theo quy định thì phải ngừng chơi đến lượt người khác. Khi đến lượt mình thì bắt đầu từ ô đã đi được trong lần trước. Khi đi hết các ô từ 1 đến 10 thì người chơi thảy chàm sao cho vào ô Trời rồi di chuyển bằng cách nhảy chàng hảng hai chân từ ô 1-10, 2-9, 3-8, 4-7, 5-6, rồi quay ngược lại dừng lại ở ô 5-6, vẫn ở vị trí chàng hảng, nhưng ngồi xổm xuống thấp, lòn tay qua dưới 2 chân mò tìm chàm cho được mới thôi. Xong, người chơi di chuyển bằng cách như lúc đầu về vị trí khởi hành. Ở vị trí khởi hành, người chơi lại tiếp tục đi những thử thách tiếp theo, gọi là mụt ghẻ ở tay, ở chân, ở đầu và gánh nước bằng cách để viên chàm ở mu bàn tay, mu bàn chân, vai, đầu rồi di chuyển qua từng ô từ 1 đến 10, mà không lò cò sao cho chàm không rơi. Hết một vòng khi trở về vị trí khởi hành, người chơi tung viên chàm lên không rồi đưa tay bắt lấy, nếu rớt chàm thì dừng chơi, chờ lượt đi lại. Hết những thử thách, người chơi được quyền “cất nhà”, bằng cách đứng dạng hai chân ở vị trí khởi hành và vị trí dừng, quay lưng lại với vị trí đồ hình rồi tung chàm ngược ra sau. Chàm được phép rơi vào một trong 10 ô, không cán mức, không văng ra ngoài đồ hình thì coi như thành công. Chàm ở ô nào thì ô đó gọi là “nhà” và người chơi đi đến đó thì có quyền đứng 2 chân, không được co chân. Nếu lỡ co chân là “cháy nhà”, ô đó trở lại ô bình thường như ban đầu. Những người chơi khác, hoặc không cùng phe, không được quyền đứng hai chân ở nhà người khác, hoặc phe khác. Cất nhà xong, người chơi trở lại mức khởi điểm là mức 1 và tiếp tục một chu trình mới. Cuộc chơi ngừng khi các ô trở thành nhà của mình hoặc của đối thủ. Những ô đã trở thành nhà thì không phải thảy chàm vào ô đó. Ai hoặc phe nào nhiều nhà nhất được coi là thắng cuộc. Điều kiện ngừng chơi: * Trong khi di chuyển chàm, nếu chàm phạm vạch thì phải ngừng chơi và đến lượt người khác. * Chân đạp ranh giới giữa các ô hay chàm dừng ở ranh giới giữa các ô hay văng ra khỏi đồ hình. Tuy nhiên chàm văng vào giữa hai đôi chuột thì không bị phạm điều kiên này. * Lò cò vào ô 5 hay 6 thì người đi bị dừng chơi. * Bẹp 2 chân vào mức 1,2,3,4,7,8,9,10. * Cuộc chơi ngừng khi cả hai bên đồng ý ngừng Hình minh họa - Trẻ em chơi Lò cò xủn. 1. Trò lò cò xủn ở Bắc Bộ Việt Nam. Sự khác nhau giữa hình trò chơi ở miền Bắc với miền Nam - ở trên - là chỗ nơi ô Trời có hình tam giác, vẽ lớn hay nhỏ tùy theo người chơi. Do vậy nội dung quy định và cách thức chơi đại để giống như ở miền Nam, nhưng có cái khác cách chơi ở miền Nam một chút. Cụ thể, khi đi đến mức 5 thì người chơi xủn cho viên chàm vào “ô Trời” đồng thời cũng nhảy lò cò vào ô đấy. Có 2 trường hợp xẩy ra: Nếu chàm ở ngoài phạm vi ô tam giác thì người chơi chỉ được xủn một lần sao cho sang ô 6 mà không di dịch chàm nhiều lần trong “ô Trời”. Nếu chàm rơi vô đúng hình tam giác thì ngưới chơi phải xủn chàm ra khỏi khu vực tam giác rồi được phép xủn tiếp sang ô 6. Nhưng nếu chàm sau khi xủn ra mà vẫn còn vướng lại trong tam giác hay vướng ở biên của tam giác đó thì phạm quy, gọi là “Xê xích thủ”, buộc người chơi phải đi lại từ ô 01 đầu tiên. Trò chơi chỉ đơn giản như vậy nhưng mang đầy tính chất thể thao, nghệ thuật và trí tuệ. Bởi khi người tham gia cuộc chơi cần phải có một thể lực ổn định, một tinh thần nhạy bén giúp cho sự vận động và quan sát để thực hiện cách chơi. Đồng thời cần phải có sự khéo léo trong những động tác, hành động di chuyển để thắng cuộc. Vì vậy có thể nói trò chơi dân gian Việt, ngoài việc mang ý nghĩa lợi ích về tinh thần và thể lực cho người chơi thì nó lại chính là một loại hình văn hóa mang đậm nét trí tuệ sâu sắc của dân tộc Việt. Tuy nhiên, nếu nó chỉ dừng lại ở tác dụng của một trò chơi thì nó không phản ánh được một tư duy cao cấp hơn của một dân tộc có một nền văn hiến rực rỡ, văn hiến Việt 5000 năm. Bởi nội dung của trò trơi đó lại chuyển tải những mật mã, những thông điệp bí ẩn về một tri thức cao cấp của nền văn hiến ấy. II. GIẢI MÃ NHỮNG BÍ ẨN TRONG TRÒ CHƠI Từ những tác phẩm “Thời Hùng Vương qua truyền thuyết và huyền thoại”, “Định mệnh có thật hay không?”, “Hà đồ trong văn minh Lạc Việt”, “Tính minh triết trong tranh dân gian Việt nam”…của nhà nghiên cứu Nguyễn Vũ Tuấn Anh, lấy cảm hứng từ những sự hiệu chỉnh về nguyên lý lý thuyết học thuật cổ Đông phương hay sự giải mã của Ông về những bí ẩn trên linh vật bánh Dầy – bánh Chưng, những câu ca dao hay những trò chơi dân gian “chơi ô ăn quan”…người viết tiếp nối nguồn cảm hứng ấy hay ít ra là sự học tập từ một người Thầy, thử khám phá thêm những bí ẩn đằng sau những trò chơi dân gian, cụ thể là trò “Lò cò xủn” nhằm làm phong phú hơn cho sự nhận thức về một hệ thống lý thuyết thuộc nền văn minh Lạc Việt. 1. Bánh Chưng, Bánh Dầy - Linh vật của nền văn hiến Việt. Nếu câu chuyện bánh chưng bánh dầy lưu truyền trong tâm thức người dân Việt từ ngàn xưa như một mặc khải cho một hình tượng thiêng liêng của nền văn hiến Việt, dân tộc duy nhất trên thế giới dùng thực phẩm làm biểu tượng chuyển tải một giá trị minh triết đông phương, một tri thức về vũ trụ quan sâu sắc thì trò chơi dân gian, cụ thể là trò chơi lò cò xủn, là một phương thức khác âm thầm truyền lưu những tri thức ấy và như là một “dấu ấn” minh chứng cho chủ nhân của nền văn minh này. Từ bao đời nay, trong những ngày xuân mới, Tết đến, người dân Việt, con cháu Rồng Tiên với cả lòng thành kính dân lên tổ tiên Lạc Hồng đôi bánh Chưng – bánh Dầy, biểu hiện cho tâm thức người Việt. Một chi tiết tinh tế cũng như là một nghi thức chuẩn xác rằng khi đặt đôi linh tượng bánh Chưng – bánh Dầy lên bàn thờ tổ tiên Lạc Hồng thì luôn luôn chiếc bánh Dầy được đặt chồng lên trên chiếc bánh Chưng. Cũng theo cách giải thích của người xưa cho hậu nhân rằng Trời ở bên trên, đất ở bên dưới, bánh Dầy để trên bánh Chưng là ý đó. Một chiếc bánh bằng nếp giã trắng tinh hình tròn với vòng cung vồng lên hình bán nguyệt biểu thị cho Trời trên, một bánh Chưng hình khối vuông gói bởi lá xanh biểu thị cho Đất dưới;Lạ lùng thay được tái hiện lại một cách thông minh tuyệt vời bằng đồ hình của trò Lò cò xủn, truyền lại cho hậu thế bằng một loại hình trò chơi dân dã, chứa đựng tài tình nội dung một nguyên lý của thuyết Âm Dương Ngũ hành. Một ô hình cung bán nguyệt bên trên một ô lớn hình vuông chứa 10 ô nhỏ là một cách tái hiện rất giản đơn, nhưng tinh tế và rất cũng vô cùng bí ẩn hình tượng của bánh Dầy để trên bánh Chưng. Hay nói chính xác hơn là một đôi phạm trù Âm Dương. Trong trí nhớ của những trẻ nhỏ chơi trò Lò cò xủn, trong đó có cả người viết, ô hình cung bán nguyệt, theo quy định của trò chơi, được gọi là “ô Trời” hay “mức Trời” và 3 đường tua rua gọi là “đuôi chuột”, chính sự quy định này như là một mật ngữ, như là một chìa khóa để cho người viết khám phá ẩn ý đằng sau trò chơi. 2. Ẩn Ngữ “Dương trước Âm sau”: Vòng cung bên trên, theo một sự hiển nhiên, được đám trẻ nít của bao đời gọi là “ô Trời”, 3 tua rua cuối gọi là “đuôi chuột”. Hai chi tiết nhỏ nhưng qúy báu. Ô vòng cung được gọi là Trời đối lập với cái khác nó là hình vuông hay hình chữ nhật, tùy theo cách vẽ của người chơi, lẽ dĩ nhiên sẽ gọi là Đất theo sự giải mã. Chi tiết còn lại là 3 tua rua “đuôi chuột”. Chi Tý tức là chuột, con giáp đứng đầu trong 12 con giáp, gọi là Địa Chi thì ngay trong trò chời Lò cò xủn được nhắc đến, được dùng làm ranh giới cho mốc khởi đầu và kết thúc lượt chơi. Nhưng chi tiết này chỉ nêu một phần của chuột. Đó là “đuôi chuột”, tức cái phía sau của chuột. Như vậy cái đối lập với Trời, là ô vuông, được gắn kết một chi tiết phụ là “đuôi”, nghĩa là muốn nói cái có “sau”, là Đất, đối đãi với cái có trước là Trời. Cặp phạm trù Trời – Đất được mã hóa bằng đồ hình của trò chơi, cũng chính là một cách vẽ giản lược của hình ảnh bánh Dầy trên bánh Chưng, rõ ràng đây là hình tượng ám chỉ ý “Dương trước Âm sau”. Tuy nhiên, điều này vẫn chưa đủ đầy, khi đằng sau nó còn mang một nội dung sâu sắc hơn… 3. Ẩn ý “ Dương tịnh Âm động” và “ Mẹ tròn Con vuông” Khi vạch xong 10 ô, trẻ nhỏ hay người chơi không quên đánh số thứ tự vào từ 1 đến 10. Đây lại là một bí ẩn…lộ rõ từ hàng ngàn năm trước, nhưng chưa bao giờ được giải nghĩa cũng từ bao lâu...Thuận tự của các số được đánh số từ dưới đi lên, từ trái sang phải, từ trên xuống dưới, hết một vòng theo đúng chiều thuận, chiều kim đồng hồ…. cho thấy rằng 10 con số trùng hợp với 10 Thiên Can. Khi người viết mạo muội cho áp theo thứ tự của 10 Can theo thứ tự 10 số thì chiều tương sinh của ngũ hành hiển thị chiều vận động của của Thiên Hà trong vũ trụ được diễn giải cô động trên nguyên lý căn để là Hà Đồ. Từ sự giải mã của phần trên, cho rằng đồ hình trò chơi Lò cò xủn là đồ hình giản lược của hình tượng bánh Dầy trên bánh Chưng, linh tượng của văn hiến Việt, biểu thị cho sự lý giải về thể bản nguyên vũ trụ - tức bánh Dầy- và một trạng thái đối đãi có sau nó – tức bánh Chưng- thì ngay trong trò chơi, tính trạng của hai thể đối đãi này được diễn tả trực thị qua quy định và hoạt động của trò chơi. Trước tiên, xin khảo qua một đoạn trong tác phẩm “Thời Hùng Vương qua truyền thuyết và huyền thoại’, trang 40, của nhà nghiên cứu Nguyễn Vũ Tuấn Anh: Quy định của trò chơi, người chơi chỉ “đi”, tức mọi hoạt động di chuyển và diễn biến của trò chơi, chỉ diễn ra trong phạm vi hình vuông, 10 ô số, và chiều di chuyển của người chơi là chiều thuận của chiều kim đồng hồ cũng chính là chiều tương sinh của âm dương ngũ hành. Một cách trực kiến, ô hình vuông được diễn tả ý nghĩa “động” qua những hoạt động của người chơi, theo chiều biểu kiến của người “đi” nước lò cò, là chiều biểu kiến sự vận động tương tác thuận của ngũ hành được thể hiện trên Hà Đồ. Nói một cách khác, phần ô vuông trên đồ hình của trò chơi là diễn tả bằng một hình thức khác đồ hình của Hà Đồ, tức diễn tả trạng thái sau khởi nguyên của vũ trụ là Âm Động đối đãi có sau so với Dương tịnh có trước. Ý nghĩa Dương tịnh, tức Thái Cực chí tịnh là bản nguyên của vũ trụ khi chưa có cái đối đãi, được giản đơn bằng một ô bán nguyệt cung tròn viên mãn, gọi là “mức Trời”, mà nơi đó người chơi không được phép “đi”, tức ô Trời được để trống không, yên tịnh, nhằm diễn tả nghĩa Tịnh của cái Dương, cái Thái Cực. Ẩn ý “Dương tịnh Âm động”, Mẹ tròn con vuông” được mã hóa một cách khéo léo, bí ẩn và giản đơn thông qua mô hình giản lược, một trò chơi của trẻ nhỏ lột tả hết nội dung của một nguyên lý lý thuyết học thuật cổ Đông phương và dường như trong trò chơi còn diễn giải những ẩn ý về sự nhận thức vũ trụ. 4. Ẩn Ý Về Sự Nhận Thức Vũ Trụ: “Tính Thấy Trong Minh Triết Cổ Đông Phương”. Trong cách thức chơi, có một quy định về một “nước đi” như sau: “Khi đi hết các mức từ 1 đến 10 thì người chơi thảy chàm sao cho vào ô Trời rồi di chuyển bằng cách nhảy chàng hảng hai chân từ ô 1-10, 2-9, 3-8, 4-7, 5-6, rồi quay ngược lại dừng lại ở ô 5-6, vẫn ở vị trí chàng hảng nhưng ngồi xổm xuống thấp, lòn tay qua dưới 2 chân mò tìm chàm cho được mới thôi. Xong, người chơi di chuyển bằng cách như lúc đầu về vị trí khởi hành.”. Hoạt động của trò chơi chủ yếu diễn ra trên ô vuông lớn chứa 10 ô theo quy định, riêng ô Trời không được đi vào đó, nhưng khi đi hết 10 ô thường thì được phép thảy chàm vào “ô Trời”, muốn lấy chàm thì phải nhảy cóc bằng 2 chân trong 2 ô, rồi dùng sự phán đoán mà nhặt chàm. Từ những sự giải mã trên, “ô Trời” là mật thư cho hình tượng bánh Dầy, là ý niệm về cái Dương, là Thái Cực, đó là trạng thái về bản nguyên của vũ trụ. Có thể tổ tiên Lạc Hồng với nền văn hiến Lạc Việt gần 5000 năm, kể từ năm Nhâm Tuất 2879 trc CN, muốn chuyển tải một ẩn ngữ rằng “Sự nhận thức về một thực tại khởi nguyên của vũ trụ không thể thông qua sự logich lý trí, suy luận của cái đầu mà phải nhận thức thực tại ấy bằng một tư duy trù tượng cao cấp ngay từ bản nguyên và gốc rể của nó” Chi tiết trong trò chơi cho thấy rõ, người chơi không nhìn trực tiếp để nhặt chàm. Nếu quay lưng lại, không nhìn ra sau,thì phải lòn tay qua hai chân mà không lòn tay ra sau lưng, do vậy phài cần đến sự phán đoán của tư duy trừu tượng - đây chính là sự nhận thức sự khởi nguyên của vũ trụ tại giây /0/tuyệt đối. Cũng tương tự như sự khởi sinh của một con người thoát ra từ bụng mẹ thì hành động lòn tay qua hai chân dưới và ngang bộ phận sinh dục, bộ phận khởi sinh những “tiểu vũ trụ” là con người, thì đó lại là một ẩn ngữ cho biết rằng có một lý thuyết toàn diện giải thích thực tại từ sự khởi nguyên của vũ trụ và muốn nhận thức thực tại ấy thì không gì khác hơn rằng phải dùng tư duy trù tượng nhận thức lại từ căn để thực tại ấy, đó gọi là tính “Thấy” hay gọi là Tính “Biết” được diễn từ hằng ngàn năm trong Lý học Đông phương. Hành động người chơi phải nhảy cóc hai chân trên hai ô, hai hành Âm Dương có thể là một ẩn ngữ cho biết rằng muốn tiến tới một nhận thức tuyệt đối là bản nguyên vũ trụ, tính “Thấy” hay tính “Biết” phải vượt qua tâm lý nhị nguyên, phải đạt được trạng thái của sự cân bằng âm dương thì mới có thể tiệm cận đến trạng thái tuyệt đối ấy. Hình minh họa - Lòn tay ra sau lưng tìm chàm 5. Tịnh - Động là tương đối sau khởi nguyên Vũ Trụ Ở cách chơi phổ biến vùng Nam Bộ Việt Nam, trò chơi diễn tả rõ bản chất của Dương tịnh và Âm Đông qua những biển hiện cụ thể của trò chơi. Nhưng trờ chơi lò cò xủn ở vùng Bắc bộ Việt Nam thì có chút khác biệt về hình thức thể hiện đồ hình, chính sự khác biệt này lại diễn tả một ý khác của Lý học đông phương: “Tịnh động là tương đối sau sự khởi nguyên của vũ trụ”. So với cách chơi và đồ hình trò chơi vùng Nam bộ thì cách chơi vùng Bắc bộ người chơi được phép lò cò vào “Ô Trời”, nhưng không được phép dịch chuyển chàm nhiều lần trong ô này, khác với ô 1 đến 10 được phép dịch chuyển nhiều lần có thể. Như vậy nhìn chung, cả đồ hình, mọi chổ đều thể hiện tính chất “động”, tuy vậy tiền nhân đã ý nhị sắp sẵn sự quy định sự di chuyển ở “ô Trời” bị hạn chế hơn 10 ô còn lại, chi tiết này thật tinh tế. Người viết cho rằng đó là sự diễn tả ý nghĩa “Tịnh động tương đối”. Xin khảo qua một đoạn trong “Thời Hùng Vương và bí ẩn Lục thập hoa giáp”, tg Nguyễn Vũ Tuấn Anh, trang 33: Có thể hiểu, mặt trời tỏa sáng và tịnh so với Trái đất, nhưng ngay trong bản thân mặt trời, các hiện tượng sôi sục, cháy bỏng, bão mặt trời vẫn diễn ra quyết liệt ngay trong nội tại. Sự nhìn nhận cái “Động Tịnh” phải được xem xét trong cái toàn thể và trong mối tương quan đối đãi thì mới thấy được tính chân lý của vấn đề. Hay nói cách khác là sự phân biệt Động Tịnh mang tính đối đãi so sánh và tùy từng hệ quy chiếu. 6. Tri thức nhân loại tiến tới sự nhận thức Bản nguyên Vũ Trụ Trong đồ hình trò chơi vùng Bắc bộ, phần ô Trời được vẽ thêm hình tam giác và khi người chơi không dịch chuyển được chàm ra khỏi tam giác này bằng một lần đẩy duy nhất thì bị phạm quy, gọi là “xê xích thủ”. Yếu tố bí ẩn lại được tăng thêm khi xuất hiện chi tiết này. Các cụ ngày xưa đều biết, khi vẽ hình tượng tam giác là một hình tượng mang ý nghĩa thô tục xấu xa. Một hình tam giác được vẽ trên vách tường nhà, kế bên là câu chửi. Tranh cổ của Hăng-ri -Óc ghe đầu thế kỷ XX. Một hình tam giác được vẽ ở vách một ngôi nhà để “chửi” hay có ý nghĩa mĩa mai một ai đó như ngày nay người ta vẫn vẽ trên tường những câu thô tục vẫn thường thấy. Bởi hình tượng tam giác trong hiện tượng văn hóa dân gian của người Việt thể hiện cho sinh thực khí nữ, hay nói đúng hơn là bộ phận khởi sinh cho những “tiểu vũ trụ” con người. Hình vòng cung bán nguyệt “ô Trời” như một cái bụng bầu của người phụ nữ, điểm xuyết thêm một tam giác và như vậy hình ảnh phồn thực khi phụ nữ lâm bồn, chuyển dạ được cách điệu tinh tế thông qua khả năng trừu tượng của người quan sát. Một chi tiết thật bất ngờ và bí ẩn, ngay cả khi người viết nhận ra hình tượng này, thán phục trước sự tinh tế của tiền nhân Lạc Việt. Từ sự quán xét hình tượng trên, có thể đây hiểu rằng đây là một hình tượng cô động diễn tả nội dung của của Nguyên lý học thuật cổ đông phương về sự khởi nguyên của vũ trụ, cái bản nguyên duy nhất và trước nhất mà mật ngữ dân gian Việt thường gọi “Mẹ tròn”, nay sự điểm xuyết của hình tượng tam giác nâng lên hay khẳng định “tính mẹ” của khái niệm, nghĩa là vũ trụ được khởi sinh từ một thể bản nguyên viên mãn, như một đứa con sinh ra từ bụng người mẹ. Cũng giống như hành động lòn tay qua hai chân của người chơi trong cách chơi thứ nhất, ý nghĩa của hình cung tròn và tam giác muốn chuyển tải một ẩn ngữ diễn đạt về sự nhận thức một thực tại vũ trụ phải thông qua một tư duy trừu tượng mới có thể nhận thức được thực tại đó cho mọi sự khởi nguyên. Hình tam giác trên chóp Kim tự tháp trên tờ đô la. Mặt khác, hình tượng tam giác được nhìn thấy ở nhiều dân tộc trên thế giới như các Kim tự tháp Ai Cập, Hy Lạp, Kim tự tháp InCa, Maya, như chóp tam giác có hình con mắt trên tờ dollar…là biểu tượng sự thông minh, sự huyền bí hay những tri thức chưa được biết đến. Bằng một óc tưởng tượng giản đơn: một hình ảnh của kim tự tháp nào đó hiện ra dưới vòm trời bao la được giản lược qua đồ hình của trò lò cò. Sự trùng lặp đôi khi có hay không có nguyên do, nhưng nếu chỉ gói gọn trong trò chơi dân gian Việt, trong phạm vi giải mã của trò chơi thì tam giác và cung tròn cũng đủ tạo nên một hình tượng “con mắt huyền bí” chứa đựng những ẩn ngữ cho một lý thuyết Âm Dương Ngũ Hành, lý thuyết học thuật cổ đông phương, lý thuyết thống nhất vũ trụ. Do vậy một mật mã cuối cùng của trò chơi được giải nghĩa rằng: “Phải nhận thức bản nguyên của vũ trụ là cái toàn thể, cái duy nhất một, cái mang tính Mẹ với sự viên mãn, chí tịnh khởi sinh vạn hữu và “cái đó” được khái niệm gọi rằng tính Thấy hay tính Biết được diễn giải trong nguyên lý học thuật cổ đông phương từ bao đời nay.” Hình trẻ em Việt Nam chơi lò cò xủm III. LỜI KẾTSự giải mã không nhằm làm bằng chứng chứng minh mà nhằm khám phá những bí ẩn đằng sau những dấu ấn văn hóa vật thể hay phi vật thể còn phổ biến hay âm thầm tồn tại trong xã hội người Việt hằng ngàn năm. Những thăng trầm của lịch sử tương tự như sự thăng trầm tồn tại của một học thuyết cổ Đông phương đã làm cho lý thuyết ấy bị thất truyền thì những giá trị được che giấu hay ít ra là trùng lấp ẩn sau những văn hóa vật thể hay phi vật thể như ca dao, hò vè, tục ngữ, dân ca, hình tượng, biểu tượng hay những trò chơi dân gian…sẽ làm định hướng cho việc làm hoàn chỉnh hay nhận thức đúng đắn một lý thuyết cổ đông phương mà nhà nghiên cứu Nguyễn Vũ Tuấn Anh từng khẳng định đó là một “Lý thuyết thống nhất vũ trụ”, một lý thuyết mà các nhà khoa học hiện đại từng mơ ước: Hay như SW Hawking, nhà vật lý thiên văn hàng đầu thế giới, đã từng viết: Nhưng thật thú vị, những quy luật vũ trụ thuộc một lý thuyết cho sự nhận thức về thực tại vũ trụ lại được diễn tả cô động và sinh động chỉ trên một trò chơi trẻ nhỏ của người Việt. Chỉ có thể có ở một sự thông minh linh hoạt của những chủ nhân của nền học thuật cổ Đông phương thuộc nền văn minh Lạc Việt mới có thể mã hóa một cách xúc tích những ẩn ý của lý thuyết cao cấp ấy. Đó chính là câu trả lời cho sự băn khoăn của nhà khoa học hàng đầu SW Hawking, khi ông đặt vấn đề: Lý thuyết ấy được tập cho trẻ em Lạc Việt ngay từ khi còn thơ ấu qua trò chơi Lò cò xủn, ô ăn quan , bánh chưng, bánh dầy...... Tp HCM, 16/12/2010 Thiên Đồng Bùi Anh Tuấn ===================================== Tài liệu Tham khảo: - Hà Đồ trong văn minh Lạc Việt, tg Nguyễn Vũ Tuấn Anh, NXB Tổng Hợp TpHCM 2007 - Thời Hùng Vương qua truyền thuyết và huyền thoại, tg Nguyễn Vũ Tuấn Anh, NXB Tổng Hợp TpHCM 2003 - Tính minh triết trong tranh dân gian Việt Nam. - Phong thủy Lạc Việt, tg Nguyễn Vũ Tuấn Anh, lưu hành nội bộ.
    1 like
  5. Đại Phúc xin được đưa lên đây tác phẩm đặc biệt của Phan Thiên Ân để các bạn cùng tham khảo. =================================== LỜI TỰA Tôi nhớ một buổi tối đàm đạo với một người trẽ tuổi về giá trị của đồng tiền. Giọng cô ta hăng say “Có những thứ mà đồng tiền không thể mua được”, tôi cười đùa “Đồng ý, nhưng đó là những thứ mà tôi không cần”. Nói vậy nhưng trong thâm tâm, tôi vẫn thông cảm cái băn khoăn của tuổi mới lớn về tiền bạc. Tôi đả lớn lên với câu kinh thánh như “Người giàu mà lên được Thiên Đường còn khó hơn con Lạc Đà chui qua lổ kim”, hay những lời nói được ghi là danh ngôn như “Không có tài sản lớn lao nào mà không thu nhập bằng tội ác” rồi những so sánh chế diễu về những tên trọc phú với kẽ thanh bần. Lớn lên, ra đời, sau bao nhiêu bài học về tủi nhục, nghèo hèn, thua kém và thất bại, tôi bắt đầu biết kính trong giá trị của đồng tiền. Tôi không biết cái nghèo có mang lại hạnh phúc hay nhân cách cho ta không? Nhưng tôi thấy người ta đã nhân danh cái nghèo để bào chữa cho bao nhiêu tội ác, từ đấu tranh giai cấp cho đến trộm cướp lường gạt. Nhưng từ kính trọng đổng tiền đến thờ phượng nó lại là một thái cực bao người đã lầm lổi. Chính tôi cũng đã bỏ mất bao thì giờ để tìm cách làm giàu theo kiểu gia tốc của Mỹ,kiểu fast food, (something for nothing, get rich quick). Lại thêm một lô những bài học. Các triết lý nhân quả của nhà Phật mà tôi đã bõ quên luôn luôn hiện diện. Muốn có trái ăn, phải biết trồng cây. Đông tiền chỉ là những trái quả tạo thành từ hạt giống,công sức và thời gian cùa mình.Không chịu bỏ gổ vào lò sưởi mà ngồi đợi hơi nóng, thì cái đợi chờ phải là thiên thu. Sau những bước vấp đó, tôi bắt đầu đi trong vững vàng. Xã hội và sở thuế bắt đầu sắp tôi vào danh sách những người giàu có. Có tiền, tôi thấy mình rộng lượng hơn, thương và kính trọng tha nhân hơn, nhưng trên hết, tôi thương và kính trọng tôi hơn. Những mặc cảm với những người dân đã đô hộ chúng ta như người Mỹ, người Nhật, người Tàu, người Pháp đã biến mất. Tôi viết cuốn sách này để kỹ niệm ngày tôi thoát xác,bay cao với thế giới. Tôi viết cho tôi, hơn là cho bất cứ ai. Cuốn sách như cuốn nhật ký,giữ kín ở một góc tối nào trong đống sách vở tài liệu thu gom từ bao năm đi và sống. Nhưng một buổi tối ở khách sạn Metropole ở Hà Nội làm tôi thay đổi ý định. Tôi đến Việt Nam với một phái đoàn đầu tư của một công ty lớn của Mỹ Tên chủ tịch chiếm một phòng lớn nhất gọi là Presidential suite. Tôi chỉ ở một Junitor Suite, tiền phòng chỉ có 420 Đô la mỗi ngày, nhưng cũng bằng tiền lương nguyên năm của một kỹ dư trẻ ở xứ mình. Tối đó, sau một ngày họp hành mệt nghĩ, tên chủ tịch Mỹ kéo tôi xuồng Bar, ngồi uống rượu nghe hắn đánh đàn dương cầm nghêu ngao bài “ My way”. Chung quanh cả bọn điếu đóm lăng xăng hát theo,kể cả những tên không ở trong phái đoàn. Tôi nhìn quanh tất cả đều là ngoại quốc, trừ những anh bồi bàn. Tôi chợt thấy thật cô đơn trong cái ồn ào và trong cái tráng lệ tuyệt mỹ của một khách sạn năm sao. Tôi thèm muốn bóng dáng của người Việt, mong có thêm những bạn đồng hành cùng quê hương cho tôi khỏi thấy mình vong thân ngay trên xứ sở của mình. Tôi cho in lại cuốn sách này để mong những người Việt đi sau tránh những lổi lầm và thu ngắn cuộc hành trình để gia nhập cộng đồng thế giới với niềm hãnh diện và trong dự kính nể của những người ngoại quốc. Tôi nghĩ là người đọc không cần biết tên tuổi tôi làm gì nên xin được ghi là “VÔ DANH”. Tôi không định kiếm tiền bằng cuốn sách này, nên xin gửi cho các cơ quan thiền nguyện bán và lấy tiền gây quỹ cho họ. Ai không có phương tiện mua,thư về cho nhà xuất bản, chúng tôi sẽ gửi tặng. Tôi cũng không giữ bản quyền. Ai nghĩ là điều gì trong cuốn sách có lợi, xin tự cho trích dịch hay xuất bản lại. Nếu có lòng, xin mua thêm nhiều cuốn gữi tặng bạn bè. Vã lại, sau năm ngàn năm văn hiến của nhân loại, không có tư tưởng ý kiến nào là mới lạ. Mọi dòng chữ trong cuốn sách này chỉ là một góp nhặt bắt chước từ nhiều nơi. Lời chót tôi xin thưa với những người bạn trẻ là đừng bao giờ nghĩ rằng: “Đồng tiền sẽ giải quyết được mọi việc”. Tuy không quên những lợi ích do đồng tiền mang lại, nhưng tôi cũng không bao giờ quên những phúc lộc không cần đến tiền. Tôi có một bộ áo vét rất đẹp để trong tủ. Chiếc áo này hơi lạ là không có túi, tôi đã lấy dao cạo hết áo túi ra rồi. Đây là bộ áo cuối cùng tôi sẽ mặc khi chết. Nó nhắc nhở tôi rằng khi nằm xuống, tôi không cần bất cứ một túi đựng cho bất cứ một đồ vật gì. Cho nên khi có người hỏi tôi tại sao trong công việc làm ăn, tôi cứ thích cho FREE nhiều thứ sản phẩm, nhiều dịch vụ. Tại sao tôi không có vẻ gắn bó gì lắm với tiền bạc. Tôi đã cười nói “ Khi bạn không cần phải hỏi điều đó, bạn sẽ có câu trả lời." Mong bạn lên đường. Khi đi là sẽ đến.
    1 like
  6. Đây là bài viết hay, nhưng nó cũng là hệ quả cú lừa "gà" kinh điển nhất trên TTCK VN thời VNI1000. ============================================= Tôi là một cán bộ hưu trí, dành dụm cả đời được 100 triệu, cũng định gửi tiết kiệm để dưỡng già. Nhưng theo trào lưu chung, tôi đã mang số tiền trên đầu tư vào một số loại cổ phiếu, thời điểm tôi mua vào là gần đỉnh VNI 1.170 Đến hôm nay, số tiền trên còn lại theo giá thị trường là hơn 75 triệu. Dường như thị trường đã đúng, còn tôi đã sai. Bằng cách tìm đọc và nghiền ngẫm các cuốn sách về chứng khoán, tôi thấy mình đã phạm rất nhiều sai lầm mà hình như đã là nhà đầu tư mới thì hầu như không thể tránh khỏi. Viết ra những sai lầm của mình cũng là một cách chia sẻ và rút kinh nghiệm. Theo bảng liệt kê, tôi đã phạm phải khoảng 80 loại sai lầm. Tôi sẽ viết ra dần những sai lầm của mình. 1. Không có phương pháp đầu tư ( đầu cơ ) rõ ràng : Cũng giống như nhiều người, tôi suy nghĩ rất đơn giản : cứ cố gắng mua được giá thấp thì sẽ bán được giá cao Nhưng thế nào gọi là thấp thì tôi không hình dung ra được, tôi luôn có cảm giác mua các cổ phiếu giá 40 - 50 nghìn sẽ an toàn hơn các cổ phiếu giá 400 - 500 nghìn. Nhưng đến giờ thì các cổ phiếu mà tôi coi là giá rất cao lại có vẻ giảm ít hơn các cổ phiếu tôi coi là giá thấp. Tôi nghĩ rằng mình đã rất khôn ngoan khi mua hàng nghìn cổ phiếu giá thấp thay cho hàng chục hay hàng trăm cổ phiếu giá cao, khi mua các cổ phiếu giá thấp tôi có cảm giác đang mua được nhiều hơn với cùng một số tiền. Nhưng hóa ra không phải vậy : không nên suy nghĩ theo số lượng cổ phiếu mua được, mà nên suy nghĩ theo giá trị số tiền đầu tư. Nên mua mặt hàng tốt nhất có thể chứ không phải mặt hàng rẻ nhất. Khi đã lỗ tới 25% số vốn ban đầu thì tôi không biết phải tiếp tục như thế nào nữa, ngoài việc ôm chặt số cổ phiếu giảm giá qua từng ngày và tự an ủi bằng câu nói của W.B : Nếu bạn không đủ can đảm nhìn cổ phiếu của mình mất đi 40% giá trị thì bạn đừng nên đầu tư. Nhưng khi đọc lại chăm chú từng dòng chữ cuốn tiểu sử của W.B thì tôi té ngửa vì lâu nay đã có bao người hiểu sai câu nói của ông. Rà soát lại hầu hết các thương vụ đầu tư mà W.B đã thực hiện thì chưa có thương vụ đầu tư nào của W.B phải trải qua giai đoạn thua lỗ trên 10%. Vậy thì con số 40% thua lỗ mà W.B nói tới là khả năng chịu đựng của ông chứ không phải thực tế đã xảy ra. Còn tôi và bao nhiêu người khác thì lỗ lã đã xảy ra thật. Vậy mà tôi cũng như bao người cứ chắc mẩm : đến W.B còn thua lỗ tới 40% thì mình lỗ lã như vậy cũng là thường tình Một câu hỏi lóe lên trong tôi : tại sao W.B làm được vậy mà mình không làm được ? Tại sao những khoản đầu tư mà W.B đã thực hiện đều sinh lời lớn và ít phải trải qua những giai đoạn lỗ lã nặng ? Bởi vì ông mua vào chọn lọc, thận trọng, kiên nhẫn, còn tôi thì mua ào ào. Tôi tưởng tượng W.B sẽ làm gì nếu ông bắt đầu với 100 triệu giống như tôi ? Ông sẽ đặt ra tiêu chuẩn mua vào : + P/E < 20 + G>20% trong 5 năm qua và 5 năm tới + P/E/G < 1 + P/B < bình quân chung + ROE, ROA > 20% và ông kiên nhẫn tìm kiếm, nếu chưa tìm được thì ông sẽ kiên quyết chờ đợi những cổ phiếu đang có giá khá cao giảm dần về tiêu chuẩn ông mong đợi. Nếu tôi lựa chọn phương pháp của W.B để làm lại, tôi cũng kiên nhẫn chờ đợi. Nhưng ngoài W.B vẫn có những nhà đầu tư ( đầu cơ ) vĩ đại khác ? Tôi tiếp tục tìm kiếm các phương pháp đã được kiểm nghiệm qua thời gian, sắp xếp theo thứ tự từ mới đến cũ : William J.O'neil và phương pháp CAN SLIM Tiêu chuẩn mua vào của W.J.O C = Current Quarterly Earning per Share (lợi tức trên cổ phần quý hiện tại) phải càng cao càng tốt và nếu vốn đầu tư không nhiều thì nên chọn cổ phiếu có lợi tức trên cổ phần quý hiện tại cao nhất - nhì - ba thị trường. Cổ phiếu được chọn phải cho thấy sự tăng trưởng với tỷ lệ lớn của lợi tức quý hiện tại khi so với cùng kỳ năm trước. Nếu cổ phiếu có mức lợi nhuận hàng quý tăng đột biến thì phải cho ngay vào tầm ngắm. Nhưng lợi nhuận tăng đột biến này phải loại bỏ lợi tức một lần bất thường. Sở dĩ W.J.O đưa tiêu chuẩn này lên hàng đầu vì lợi nhuận hàng quý tăng đột biến luôn cho thấy công ty đã và đang có sự phát triển đột phá một cách thần kỳ. Nếu cẩn thận hơn nữa thì chọn cổ phiếu có lợi nhuận tăng đột biến trong hai quý gần nhất. A = Annual Earnings Increases (tỷ lệ tăng trưởng lợi tức hàng năm) tìm sự gia tăng đột biến. Lý do W.J.O đưa tiêu chuẩn này vào sự tìm kiếm cổ phiếu để đầu tư bởi vì có thể các công ty hoàn toàn có khả năng đưa ra một báo cáo quý có lợi cho công ty vào thời điểm thích hợp, việc xem xét tỷ lệ tăng trưởng hàng năm sẽ đảm bảo lựa chọn được cổ phiếu có chất lượng. Cách tìm kiếm và đánh giá A tương tự như C. N = New Products, New Management, New Highs (sản phẩm mới, lãnh đạo mới, đỉnh giá mới) công ty mà tôi đang tìm kiếm theo phương pháp của W.J.O phải vừa phát triển thành công những sản phẩm mới, hoặc những dịch vụ mới, hoặc chí ít cũng phải là những dự án mới. Nếu bộ máy quản lý của công ty được thay mới, trong bộ máy lãnh đạo mới đó lại có người của công chúng thì quá tuyệt. Sau tất cả những sự thay đổi trên thì W.J.O khuyên tôi nên chờ đợi, lúc nào giá cổ phiếu của công ty vừa đột phá ra khỏi khu vực giá ổn định thì mua ngay vào. Mới nghe thì có vẻ nghịch lý, tại sao không mua ngay mà phải chờ ? Bạn hãy thử tưởng tượng : giả sử những điều kiện thuận lợi trên của công ty xảy ra trong tình hình thị trường nguội lạnh chứ không phải sốt giật như vừa qua ? Lúc đó chúng ta cần phải chờ đợi sự công nhận thật sự của công chúng, nếu không ta sẽ bị chôn vốn. Tất nhiên đó là W.J.O quá cẩn thận, còn chúng ta có thể tùy tình hình cụ thể mà mua ngay vào khi thích hợp. S = Supply and Demand (cung và cầu) W.J.O khuyên nên lựa chọn cổ phiếu tốt cộng với nhu cầu lớn, đầu tiên tôi cũng không hiểu lắm W.J.O khuyên như vậy có nghĩa gì (già rồi nên suy nghĩ hơi chậm), nhưng qua trao đổi với các bạn trẻ thì chữ S ở đấy là để chỉ các bluechips. L = Leader (dẫn đầu) W.J.O khuyên nên chọn các cổ phiếu đứng đầu một ngành, trong bất kỳ tình huống nào thì cổ phiếu của công ty đầu ngành luôn có những lợi thế trội hơn hẳn những công ty cùng ngành, trong một số trường hợp đặc biệt thì công ty đầu ngành thậm chí có một tầm cao hơn rất nhiều so với công ty thứ hai trong ngành. I = Institutional Sponsorship (sự bảo trợ của các tổ chức) điều này thì quá đúng rồi, mua cổ phiếu của công ty mà có nhiều cổ đông là các ông lớn thì thực sự được đảm bảo bằng vàng khối. M = Market Direction (xu hướng thị trường) W.J.O muốn nhắc đến sự quan trọng của xu hướng thị trường tới từng cổ phiếu, xu hướng thị trường có tác động tới tất cả các cổ phiếu mà không hề có ngoại lệ. Dù một cổ phiếu có đủ cả C A N S L I nhưng M đi xuống thì cổ phiếu đó cũng không nằm ngoài quy luật. Đây là quan điểm rất khác biệt với W.B. W.J.O cho rằng dù một cổ phiếu có tốt đến mấy thì nhà đầu tư vẫn nên có thời điểm để vào - ra khỏi nó một cách hợp lý. Tôi chỉ là một người hưu trí bình thường, nhưng nếu đầu tư theo phương pháp của W.J.O thì tôi sẽ tuân thủ điều này. Sau khi nghiền ngẫm kỹ phương pháp của W.J.O, tôi thấy đây là kim chỉ nam và phải tuân thủ triệt để nếu thị trường tôi tham gia là một thị trường rộng lớn cỡ như thị trường Mỹ, nơi có tới hàng trăm ngàn công ty phát hành cổ phiếu ra công chúng. Khi đó phương pháp CAN SLIM thực sự như một cỗ máy đãi vàng, tìm ra những hạt vàng trong cát. Nhưng nếu áp dụng vào Việt Nam thì tôi sẽ giảm bớt mức độ yêu cầu để không bỏ lỡ những cơ hội tốt. Tôi cũng đã đọc thêm một số phương pháp khác áp dụng cho trung và dài hạn nhưng về cơ bản cũng khá giống phương pháp của W.B và W.J.O và không xuất sắc hơn. Nên tôi quyết định nếu đầu tư cho trung và dài hạn tôi sẽ làm theo W.B và W.J.O Nếu tôi trẻ hơn 30 tuổi, có thể tôi sẽ mạo hiểm hơn trong đầu tư cũng như đầu cơ ? Và để không lạc hậu với thời cuộc tôi cũng tìm đọc thêm một số phương pháp đầu cơ trong ngắn hạn Phương pháp đầu cơ trong ngắn hạn và trung hạn của Nicolas Darvas, Gernald M.Loeb, Bernard Baruch (còn nhiều huyền thoại khác nhưng tôi chỉ tập trung nghiền ngẫm phương pháp của những huyền thoại trong vòng 30 - 40 năm trở lại đây, trường hợp nhà đầu cơ của mọi thời đại G. Soros tôi xếp thành một mục nghiên cứu riêng) Đặc điểm chung của những nhà đầu cơ lớn : + Nguyên tắc hàng đầu : biết cắt giảm thua lỗ + Ngừng giao dịch khi không xác định được xu hướng của thị trường + Chỉ mua cổ phiếu khi nó đạt một mức giá cao mới + Mua trung bình tăng (chứ không phải trung bình giảm) + Giữ lại cổ phiếu tăng giá, bán đi cổ phiếu giảm giá Khi đọc lướt qua, thực sự tôi không hiểu gì cả, tất cả những điều họ làm đều trái với suy nghĩ thông thường của tôi. Nhưng càng ngẫm ngợi, càng đào sâu và so sánh với kinh nghiệm thương đau của mình, tôi thấy những điều họ làm mới thực sự là chân lý. Đến lúc đó tôi mới thấm thía câu nói : muốn thành công trên thị trường chứng khoán, hãy làm ngược với đám đông (ngược ở đây là ngược về phương pháp chứ không phải hành động cụ thể) Vì tôi chỉ là một người hưu trí, không thể một lúc áp dụng hiệu quả và sáng tạo được ngay những nguyên tắc trên, nên tôi sẽ vừa học, vừa làm, vừa tìm hiểu dần để khắc phục khoản thua lỗ 25% trong thời gian qua. 2. Hoang mang, dao động tìm mọi cách gỡ gạc ngay thay vì bình tĩnh xem xét mọi khía cạnh của việc thua lỗ : Giờ đây tôi đã bị lỗ 25% rồi, thực sự tôi bối rối kinh khủng, không biết làm gì cả ngoài một ý nghĩ nung nấu trong đầu : làm thế nào để gỡ lại ngay khoản thua lỗ. Ngày nào tôi cũng có mặt trên sàn giao dịch của công ty chứng khoán để dò là tin tức, lang thang trên internet để tìm sự đồng cảm, vồ lấy mọi thông tin có tính an ủi : thị trường sẽ đảo chiều lên ngay trong ngắn hạn. Quá trình dò hỏi tôi nhận được nhiều lời khuyên lắm, tập trung vào một số hướng chính như sau : + Giữ chặt cổ phiếu, kiên quyết không bán để chờ giá tăng trở lại + Bán ngay để giảm lỗ + Mua thêm vào để giá bình quân giảm xuống + Tìm cách nhảy sóng, hay nhảy sạp gì đó mà các bạn trẻ hay nhắc tới Khi chưa học được thói quen bình tĩnh xem xét mọi khía cạnh của việc thua lỗ thì có lẽ tôi đã làm ngay theo một trong những hướng trên. Nhưng khi đã học được thói quen bình tĩnh, tôi bắt đầu xem xét kỹ từng hướng một. 3. Giữ chặt cổ phiếu, kiên quyết không bán để chờ giá tăng trở lại Những người khuyên tôi như trên thường dựa vào một số lập luận chính : + Giá giảm rồi giá sẽ tăng trở lại, trong quá khứ đã xảy ra như vậy và những người kiên quyết giữ đều lãi lớn + W.B đã nói giảm tới 40% chưa vấn đề gì + Nền kinh tế tăng trưởng cực tốt + v.v... và v.v... Nếu tôi nghe theo lời khuyên trên thì tôi phải làm gì ? Tôi được gì ? Tôi sẽ gặp rủi ro gì ? Tôi phải làm gì ? Dễ lắm, tôi không cần phải làm gì cả, chỉ việc để số cổ phiếu nằm im. Chỉ yêu cầu một điều duy nhất : trong suốt thời gian tới tôi không được phép nghĩ tới nó, không được nghe đài, đọc báo, xem tivi, lướt net, không được bàn tán về nó. Tóm lại coi nó không hề tồn tại. Tôi được gì ? + Tôi sẽ được một số cổ phiếu quy ra tiền vẫn y nguyên nếu tình hình vẫn như hiện nay + Tôi sẽ được ... hòa vốn nếu thời gian tới có nhiều người bước vào thị trường mà cũng ngây thơ như tôi + Tôi sẽ được lãi lớn nếu thời gian tới lại có rất, rất nhiều người bước vào thị trường mà ngây thơ ... còn hơn tôi Tôi sẽ gặp rủi ro gì ? 4. Tiếp tục giữ chặt cổ phiếu của các công ty đang làm ăn thua lỗ Trong số cổ phiếu tôi đang nắm giữ, có cổ phiếu của công ty đang làm ăn thua lỗ. Lẽ thông thường thì tôi đã phải bán ngay khi chúng bắt đầu giảm giá và làm tôi thua lỗ, nhưng vì tôi là một ông già lẩm cẩm, bị tình cảm chi phối và nhận thức chậm nên tôi cứ chờ đợi và hy vọng. Bây giờ thì tôi đã hiểu một điều rất đơn giản : tất cả mọi cổ phiếu đều ẩn chứa tính đầu cơ cao và bao hàm các rủi ro và rủi ro cao nhất luôn thuộc về các công ty làm ăn thua lỗ. 5. Tiếp tục giữ chặt cổ phiếu của các công ty mà khả năng rất thấp trong việc phục hồi lại và vượt qua giá vốn đã mua vào Tức là khi bạn mua vào tại đỉnh cơn sốt này, giá cổ phiếu giảm, bạn lỗ và chờ đợi, mãi rồi cũng xảy ra cơn sốt tiếp theo nhưng giá vẫn không thể vượt qua được giá vốn bạn mua vào. Trường hợp này ít rủi ro hơn khi nắm giữ các cổ phiếu của công ty đang làm ăn thua lỗ. Nhưng mệt mỏi và vô vọng thì hơn rất nhiều. Trên thế giới thì có vô vàn dẫn chứng, còn tại thị trường non trẻ của chúng ta thì có không dưới 10 trường hợp như vậy đâu (tôi không muốn nói rõ tên các cổ phiếu đó, các bạn hãy tự tìm hiểu nhé) và thật bất hạnh cho nhà đầu tư nào nếu cứ giữ mãi cổ phiếu đó với niềm tin nó sẽ phục hồi. 6. Tiếp tục giữ chặt cổ phiếu của công ty bị rơi vào tầm ngắm của bầy thú điện tử Thu gom, dìm giá, ép giá, kich giá - từ trước tới giờ tôi cứ nghĩ chúng tệ đến thế là cùng, nhưng hóa ra tất cả còn phải chào thua khi những con kên kên chuyên ăn xác chết xuất hiện. Ở một thị trường mới nổi thì những cổ phiếu ban đầu bao giờ cũng là những cổ phiếu thực sự tốt, khả năng phá sản hầu như không có, chỉ có mạnh yếu, thịnh suy,mỗi lúc mỗi khác. Nhưng qua quá trình phát triển của thị trường khả năng phá sản sẽ xuất hiện (2 - 3 năm tới Việt Nam vẫn chưa xuất hiện khả năng đó) Nhưng trong tiến trình hội nhập, với lộ trình mở room thì việc nhà đầu tư nước ngoài nắm quyền kiểm soát công ty là chuyện hết sức bình thường. Nếu họ là những nhà đầu tư chân chính,với khả năng quản lý tốt, doanh nghiệp từ chỗ yếu kém sẽ có thể hồi phục. Nhưng nếu là những con kên kên thì thật tai họa. Hãy thử tưởng tượng khi tôi mua vào một cổ phiếu với giá cao, nhưng sau đó doanh nghiệp làm ăn kém, giá cổ phiếu giảm dần, khi giá giảm tới mức thuận lợi, những con kên kên sẽ nhảy vào thâu tóm và xẻ thịt doanh nghiệp ra để bán. Vậy là khoản thua lỗ của tôi sẽ một đi không trở lại. Đó là thì tương lai, nhưng nếu vẫn giữ nếp suy nghĩ cũ, không sớm thì muộn tôi có thể sẽ rơi vào tình huống này. Vậy nếu cổ phiếu tôi đang nắm giữ rơi vào một trong ba trường hợp trên, tôi sẽ bán ngay lập tức mà không nắm giữ chặt nữa. Thế là tôi đã có hướng giải quyết cho 30 - 40% các khoản đầu tư của mình. Số cổ phiếu còn lại là những cổ phiếu tốt, nhưng giá vẫn cứ giảm, nếu xử trí không khéo léo tôi sẽ phạm sai lầm. Đó là những sai lầm gì ? 7. Không xác định nổi xu hướng thị trường hiện tại Sau khi thanh lý 40% số cổ phiếu thực sự không tốt, hiện nay tôi có 40% tiền mặt và 60% cổ phiếu được coi là tốt. Tôi không biết phải làm tiếp gì cả vì không xác định nổi xu hướng thị trường hiện tại. Hình như không xác định được xu hướng thị trường hiện tại là một sai lầm khá phổ biến (tôi tự an ủi bản thân như vậy), lúc thị trường đi lên tôi nghĩ nó lên mãi, lúc nó bắt đầu xuống tôi lại hoảng hốt cho là nó xuống mãi, tới lúc mới đi ngang nhè nhẹ tôi lại mơ đến lúc nó giật đùng đùng. Tóm lại là tôi không hiểu ra làm sao cả. Vậy có cách nào xác định được tương đối xu hướng thị trường ? (tôi già rồi, không nhanh bằng lớp trẻ, thôi thì chấp nhận ăn ít no lâu) Sau khi lân la tìm hiểu thế nào xu hướng thị trường, tôi nghe loáng thoáng muốn biết được xu hướng là phải có chen (ah thì ra là thế, chen lấn ý mà, chen lấn nhiều trên sàn thì thị trường sẽ tăng, chen lấn ít, thậm chí chả ai thèm chen lấn với mình tất thị trường giảm) sau tôi mới biết là nhầm, không phải chen (lấn) mà là trend. Nhưng dù sao cái vụ chen lấn kia cũng khá chính xác đấy. Làm thế nào để xác định trend ? Chợt nhớ ra đứa cháu trai đang làm việc tại một tổ chức tài chính, tôi bèn lặn lội đèn sách đến nhờ vả, mặc dù được cháu tận tình chỉ bảo nhưng sau 3 ngày đánh vật với nào là MACD, BB, Momenturn, RSI, MFI, Aroon, CCI vân vân và vân vân - tóm lại tôi vẫn chưa hiểu gì cả. Cháu trai của tôi rất thông cảm nhưng chỉ biết an ủi : TA là một môn học khó bác ạ và cần có năng khiếu nữa, bác biết chút chút về làm vườn thì trồng cây chắc là nó vẫn sống tươi tốt, chứ bác biết chút chút về TA mà đầu tư cổ phiếu theo kiểu ngày nào, tuần nào cũng mua mua bán bán là mất tiền oan đó. Chợt nhớ ra điều gì đó, cháu trai hỏi tôi : vậy bác đầu tư cổ phiếu ngẫu hứng hay có phương pháp ? Tôi trả lời : trước thì lung tung nhưng giờ thì bác đang lựa chọn hai ông W.B và W.J.O làm thày dạy. Vậy thì tốt rồi, bác nên nghiên cứu kỹ phương pháp đầu tư và tuân thủ, còn việc tham khảo bằng TA chủ yếu để cân nhắc vào - ra thị trường cho hợp lý. Một trend hình thành và phát triển đều cần có thời gian, đủ để bác suy tính chứ không trồi sụt chóng mặt như giá cả khớp lệnh đợt một đợt ba đâu, nếu bác chấp nhận được việc không tranh mua đáy, không tranh bán đỉnh thì có thể kết hợp phương pháp đầu tư mà bác chọn và tín hiệu phát ra từ MACD là tạm ổn. Sau đó dần dần bác sẽ có kinh nghiệm hơn. Thế này bác nhé có đường MACD (26,12) thường được biểu hiện bằng màu xanh và đường EXP (9) thường được biểu hiện bằng màu hồng. Mỗi đường đều có số liệu cụ thể, hiệu số của hai số liệu đó gọi là Divergence. Bác có thể đọc kỹ hơn tại : http://www.dautuchungkhoan.com/Kinh-Nghiem/2005/03/3813.OTC Nói chung tín hiệu phát ra từ MACD không quá nhạy với thực tế thị trường nhưng nó cho bác một cái nhìn ổn định trong trung hạn. Sau khi ngắm nghía kỹ MACD tôi thấy mình đúng là khờ thật. MACD cho thấy thị trường bắt đầu đi xuống từ sau tết mà đúng lúc đó tôi lại mua vào. Cháu tôi còn dặn kỹ, vì MACD không quá nhạy với thực tế thị trường nên bác cần lưu ý : Nếu thị trường đang trong thời kỳ tăng trưởng thì cần xét kỹ đang là giai đoạn đầu hay là giai đoạn cuối (bây giờ tôi thấy thấm thía cái đoạn đầu hay cuối này lắm rồi). Nếu thị trường giảm xuống thì nó vận động thế nào ? Nó yếu ớt và vận động kém ? hay chỉ đơn thuần là vừa trải qua một đợt điều chỉnh bình thường (nếu giảm < 10% là điều chỉnh bình thường, > 10% cần phải nghiên cứu kỹ hơn). Thị trường đang vận hành cùng với sự phát triển của nền kinh tế hay nó đang vận động một cách quá mạnh mẽ, hoặc quá yếu ớt với nền kinh tế ? Cháu tôi dặn thêm : trong tình hiện nay bác nên thận trọng khi chưa biết thị trường đi tiếp ra sao, nếu không bác sẽ rơi tiếp vào sai lầm (khi bác đã chuyển một phần cổ phiếu thành tiền và đã lỗ thì hay mắc phải lỗi này)
    1 like
  7. XIN SƯ PHỤ VÀ CÁC CAO NHÂN XEM VÀ CHO Ý KIẾN KIẾN NGHỊ XEM THÊM CHỌN TUỔI HỢP XÔNG ĐẤT ĐẦU NĂM Hướng, giờ tốt xuất hành đầu năm Tân Mão 2011 3 ngày Tết đầu năm xét theo Cửu tinh và Sinh khắc can chi thì có sự đánh giá ngược nhau giữa hai lịch,. Theo cách tính sinh khắc can chi 3 ngày đầu năm đều không được tốt nhưng theo cách tính Cửu tinh thì cả 3 ngày đều đẹp. Riêng ngày mùng 1 là ngày khi kết hợp tham khảo thêm lịch Hoàng Đạo là ngày Minh Đường (đẹp) và cách tính thập nhị chỉ Trực là Trực Kiến (đẹp) nên ta có thể coi đây là ngày bình thường còn ngày mùng 2 và mùng 3 đều không được tốt. Vì vậy, khi xuất hành hay khai trương công việc chỉ cần theo hướng và giờ tốt là được...Giờ đẹp xuất hành tính theo bát quái lịch của ngày đầu năm là: Ngày mùng 1: Từ 7h-9h sáng giờ Thìn- quẻ Thủy Hoả Ký Tế tính theo Kinh Dịch là giờ đẹp còn tính theo cách tính giờ Hoàng Đạo còn có giờ Mão từ 5-7h, giờ Tỵ từ 9-11h , giờ Thân từ 15-17h Còn để khai trương, mở cửa hàng cửa hiệu hay mở đầu công việc của năm mới thì ngày : 6/01/2011 – Giáp Ngọ (hành Kim) tức ngày 08/02/2011 (DL) – Theo Sinh khắc Can Chi của ngày có thiên can Giáp (Mộc) sinh cho địa chi Ngọ (Hoả) nên đây là ngày Bảo Nhật - Đại Cát. Xét theo Cửu tinh đây là ngày Tứ Lục - Cửu Tinh tiếp tục đi Thuận (bình thường). Giờ đẹp từ 7h-9h sáng - quẻ Hoả Địa Tấn, 9h-11h sáng - quẻ Hoả Thiên Đại Hữu. Vận khí năm Tân Mão ( 2011) Thuộc năm Thuận Hoá: Thủy Vận; Kim khí Khí sinh Vận; Khí thịnh, Vận suy Đại Vận cả năm Tân Mão: Thủy Vận -- Đại Khí: "Táo Kim" Tư Thiên Khí hậu năm Tân Mão ( 2011) sẽ biến thiên chủ yếu theo Táo Kim : Đầu năm nhiều mưa nhưng nửa cuối năm thiên về khô táo, khí hậu hanh khô. Dễ sinh bệnh táo nhiệt, bệnh thời khí, đường hô hấp, mũi họng. Theo cơ chế “Âm Dương” năm Tân Mão là năm Thiên Vận thuộc Kim (Tân) khắc Địa khí thuộc Mộc (Mão) nên theo thuyết Vận Khí, nhiều khả năng khí hậu thiên về khô táo vốn là bản chất của Tân – Kim. Về nhân sự là năm “thiên thời’ khắc chế “địa cục”, vì vậy sẽ có nhiều khó khăn về thời cơ, cần lưu ý. Cửu tinh năm Tân Mão (2011) Niên Mệnh: Thất Xích - Kim Tinh Hướng sinh vượng: Trung cung, chính Tây và Tây Bắc. Đại Cát hướng: Chính Tây Các hướng Cát Lợi: Chính Bắc, Đông Nam, Chính Nam, Đông Bắc Hướng bình thường - hướng hao Mệnh (sinh xuất):Tây Nam Hướng Đại Hung - Đích sát hướng: Chính Đông Các hướng Hung kỵ: Chính Bắc, Chính Nam Cửu tinh các tháng năm Tân Mão (2011) Tháng Giêng – Tháng Mười : Bát Bạch - Thổ tinh Nhị Hắc - Thổ tinh Tháng hai - Tháng mười một: Thất Xích - Kim tinh Nhất Bạch - Thủy tinh Tháng ba - Tháng mười hai: Lục Bạch - Kim tinh Tháng tư: Ngũ Hoàng - Thổ tinh Tháng năm: Tứ Lục - Mộc tinh Tháng sáu: Tam Bích - Mộc tinh Tháng bảy: Nhị Hắc - Thổ tinh Tháng tám: Nhất Bạch - Thủy tinh Tháng chín: Cửu tử - Hỏa Tinh Theo dự báo của GS.TSKH Hoàng Tuấn, chủ tịch Hội Văn hóa Á Đông, một trong những chuyên gia nghiên cứu về lịch cổ và văn hóa phương Đông. đối với nước ta do chúng ta đang sống ở tiểu vận thứ 8 (từ 2004 - 2023) thuộc Bát Bạch thổ tinh. Nước ta thuộc phương Nam - Cửu tử Hỏa tinh. Thổ và hỏa tương sinh nên tương đối tốt - đất nước hưng thịnh - thời cuộc tốt chung cho mọi người. Năm nay năm Tân Mão có Thiên khí là “Thất xích - kim” được Địa khí luôn là “Ngũ hoàng - thổ” tương sinh nên điều kiện xã hội tạo ra thời vận tốt cho mọi việc không có trở ngại về mặt xã hội đương thời. Con người có thể tạo ra thời vận, triển khai mọi việc lớn, dễ thành sự nghiệp nhưng cũng tốn rất nhiều công lao, hao nhiều sức lực. Giờ tốt trong 3 ngày Tết Ngay đêm giao thừa, từ 23h đêm 30 tháng Chạp năm Canh Dần đến 1h sáng ngày mồng Một tháng Giêng năm Tân Mão thuộc giờ Giáp Tý - ngày Ký Sửu, thuộc giờ bình thường, người dân có thể đi du xuân hái lộc, còn muốn tìm ngày "xuất hành" đầu năm để đi tìm cái may mắn cho mình và gia đình trong cả năm thì nên chọn các giờ tốt phù hợp với mình trong cả 3 ngày Tết như sau: Ngày mồng Một Tết (03/2/2011) là ngày có sự đánh giá ngược nhau giữa hai lịch. Theo phương pháp cửu tinh thì mồng Một là ngày Bát Bạch (Tốt) nhưng theo sinh khắc can chi thì đây là ngày Đồng khí Âm thổ -Nhân dân ly- Hung (xấu). Tham khảo thêm lịch Hoàng Đạo là ngày Minh Đường (đẹp) và cách tính thập nhị chỉ Trực là Trực Kiến (đẹp) nên ta có thể coi đây là ngày bình thường. Khi xuất hành hay khai trương công việc chỉ cần theo hướng và giờ tốt là được. Hướng tốt nhất để xuất hành ngày này là hướng Tây Nam (Đại Cát Hướng - Sinh khí), tiếp đến là hướng chính Tây (Diên Niên - Khỏe mạnh), Đông Bắc (Phục Vị), Tây Bắc (Thiên Y). Hướng tuyệt đối không nên đi là hướng Đông Nam (Tuyệt Mệnh), Chính Đông (Lục Sát - hay mâu thuẫn cãi cọ với người thân, chính Bắc (Ngũ Quỷ - hay bị quấy phá), Chính Nam (Họa Hại - dễ gặp tai nạn, phiền hà. Từ 7h-9h sáng giờ Thìn- quẻ Thủy Hoả Ký Tế tính theo Kinh Dịch là giờ đẹp. Giờ tốt tính theo Hoàng Đạo là: Giờ Mão (5 - 7 giờ sáng), giờ Tị (9 - 11 giờ sáng), giờ Thân (15 - 17 giờ). Ngày mồng 2 Tết (ngày 04/2/2011) cũng là ngày có sự đánh giá ngược nhau giữa hai lịch. Theo Cửu Tinh đây là ngày Cửu Tử , Rất Tốt, nhưng theo sinh khác can chi thì lại là ngày Phạt nhật - đại hung - rất xấu. Hướng tốt nhất - đại cát hướng - là hướng chính Đông (sinh khí), Đông Nam (Thiên Y), chính Nam (Phục Vị), chính Bắc (Diên Niên). Các hướng không có lợi là Tây Bắc (Tuyệt Mệnh), Tây Nam (Lục Sát), Đông Bắc (Họa Hại), chính Tây (Ngũ Quỷ), Giờ Hoàng Đạo là giờ Thìn (từ 7 - 9 giờ sáng), giờ Tị (9 - 11 giờ sáng) và giờ Mùi từ 13 - 15 giờ. Ngày mồng 3 Tết (Ngày 05/2/2010) là ngày xét theo Cửu tinh đó là ngày Nhất Bạch, còn theo Sinh khắc Can chi là ngày Phật nhật - Đại Hung - xấu. Đại cát hướng xuất hành có lợi là Đông Nam (Sinh Khí), tiếp đến là Chính Đông (Thiên Y), Chính Bắc (Phục Vị), chính Nam (Diên Niên). Hướng xấu là Tây Nam (Tuyệt Mệnh), Tây Bắc (Lục Sát), Đông Bắc (Ngũ Quỷ), chính Tây (Họa Hại). Giờ tốt nhất là giờ Mão từ 5 - 7 giờ sáng, giờ Ngọ 11 - 13 giờ sáng và giờ Mùi (13 - 15 giờ)... Bất kể phương pháp tính ngày, chọn hướng nào cũng đều mang tính tương đối và không có gì tuyệt đối nên ta cũng không nên quá câu nệ mà ảnh hưởng tới công việc. Nếu có công việc phải đi hướng xấu thì chỉ cần tìm một đoạn hướng tốt để đi vòng, sau đó vòng sang là được.
    1 like
  8. Trong thập niên 1960 trở lại đây, Việt Nam ở hoàn cảnh chiến tranh, biến cố diễn ra liên miên. Hôm nay thế này, ngày mai bừng mắt dậy đã khác, nên khiến con người muốn tìm hiểu số mệnh mình bằng các khoa học huyền bí. Trong các khoa học huyền bí, thì khoa Tử-vi được coi là có nhiều tính chất khoa học, giải đoán được mọi sự kiện của cuộc đời và mở rộng. Bởi vậy khoa Tử-vi được nghiên cứu rất nhiều. Từ những người cao niên, học thức uyên thâm, tới những sinh viên học sinh, thi nhau tìm hiểu khoa này. Cho đến năm 1973-1975, một bán nguyệt san được xuất bản với tên khoa học huyền bí do ông Nguyễn Thanh Hoàng sáng lập và làm chủ nhiệm. Tạp chí này mang tên Khoa học huyền bí nhưng gần như là nơi quy tụ những kết quả của các nhà nghiên cứu Tử vi. Người yêu khoa Tử vi thì nhiều, mà sách vở ấn hành không được là bao. Tựu trung có các bộ sau đây : - Tử-vi đẩu số tân biên của Vân-Điền Thái-Thứ Lang. - Tử-vi áo bí của Hà-Lạc Dã Phu. - Tử-vi Hàm-số của Nguyễn Phát Lộc. - Tử-vi đẩu số toàn thư của La Hồng Tiên do Vũ Tài Lục dịch nhưng chỉ có một phần ngắn. Trong bốn bộ sách Tử-vi trên thì từ tính chất các sao, đến cách an sao, giải đoán hầu như quá khác biệt nhau, khiến cho người nghiên cứu không biết đâu là phải, đâu là trái, đâu là sự thật mà đi theo. Thậm chí có sách đi vào những chi tiết thần kỳ chí quái, hoang đường trái hẳn với khoa Tử-vi nguyên thủy, đó là bộ Tử-vi Áo-bí của Hà-lạc Dã Phu. Hiện (1977) khoa Tử-vi ở Việt-nam, bị coi là một khoa nhảm nhí bị cấm tuyệt, người coi Tử-vi bị kết tội ngang với những tội đại hình. Tuy nhiên trong dân chúng, vẫn nghiên cứu, và các thầy Tư-vi vẫn đông khách. Tại hải ngoại, người Việt lại tiếp tục nghiên cứu khoa này, số người nghiên cứu hầu như đông đảo hơn hồi 1975 về trước nữa. Lý do, khi tiếp xúc với văn minh cơ giới Âu-Mỹ không giải quyết được lẽ huyền bí của con người với vũ trụ. Hơn nữa khoa Tử-vi nhiều tính chất khoa học hơn các khoa chiêm tinh khác. Lý do thứ ba khiến khoa Tử-vi được nhiều người nghiên cứu là, khi ra ngoại quốc, người Việt không ít thì nhiều đều tìm cách học thêm. Học nhiều thì kiến thức rộng. Kiến thức càng rộng thì việc nghiên cứu càng sâu rộng hơn. Một vài nơi như Pháp, Canada, Úc, Hoa-kỳ, họ đã thành lập những hội nghiên cứu Tử-vi, hơn nữa có nhiều bạn trẻ dùng vi tính lập lá số, giải đoán lá số; thực là một điều đáng khuyến khích. Tuy nhiên trong hoàn cảnh khó khăn hiện tại, lấy đâu ra sách vở tài liệu để họ nghiên cứu ? Sách vở căn bản không có, rất dễ dàng đi đến sai lạc, khiến cho khoa Tử-vi bị mất giá trị, mà mất luôn sự tin tưởng và mất luôn ngày giờ của người nghiên cứu. Bởi vậy chúng tôi mạo muội mở đầu cho phong trào, bằng một bài nghiên cứu về lịch sử khoa Tử-vi, để độc giả có một cái nhìn tổng quát, khiến nó không bị ngộ nhận là nhảm nhí và đồng hóa với những khoa huyền bí thiếu biện chứng khác. . I.- Thư tịch về khoa Tử-vi Khoa Tử-vi bắt nguồn từ thời nào ? Ai là người khai sáng ra nó, cho đến nay sử sách không ghi lại. Các Tử-vi gia thường chỉ chú ý đến việc giải đoán Tử-vi hơn là đi tìm hiểu lịch sử. Bởi vậy cho đến lúc này, lịch sử khoa này vần còn lờ mờ. Thậm chí có người còn lầm lẫn khoa Tử-vi với những chuyện truyền kỳ chí quái ma trâu đầu rắn đầy hoang đường của tiểu thuyết Phong- thần hoặc Tây du ký và nói rằng: Khoa Tử-vi do một ông tiên tên Trần Đoàn đặt ra, và Trần Đoàn lão tổ là một Tiên ông trường sinh bất lão, có tài hô phong hoán vũ, phép tắc nhiệm mầu. Nhiều vị còn thờ Trần Đoàn lão tổ. Khi xem số cho thân chủ còn thắp hương khấn vái, để lão tổ linh ứng cho một quẻ, thật là nhảm nhí và vô lý hết sức. Kể từ khi khoa Tử-vi được đắc dụng vào niên hiệu Càn-đức nguyên niên, đời vua Thái-tổ nhà Tống (863), cho đến nay trên một ngàn năm chưa có sử gia nào chép về lịch sử cả. Trên đường nghiên cứu, chúng tôi tìm được một số thư tịch rải rác sau đây, biên tập sơ lược về khoa này. Tôn trọng đúng nguyên tắc sử gia Đông phương, những gì nghi ngờ thì để nguyên, mà cổ nhân gọi là nghi dĩ truyền nghi. 1.- Tử-vi chính nghĩa Bộ này do Hy Di tiên sinh truyền cho Tống thái-tổ là Triệu Khuông Dẫn. Bản chúng tôi có là bản chép tay của Hoa-yên tự. Bản này được tàng trữ tại Quốc sử quán triều Nguyên, năm 1955 trong một cuộc chính biến lật đổ Quốc trưởng Bảo-Đại chúng tôi sưu tầm được. 2.- Triệu Thị Minh Thuyết Tử-vi kinh Chúng tôi có hai bản. Bản chép tay gia truyền, cũng chép từ chính bản của Hoa-yên tự. Một bản nữa của Cẩm-chướng thư cục Thượng-Hải ấn hành năm 1921. Hai bản không khác nhau là bao. Bởi gốc của bộ sách này là bộ Tử-vi chính nghĩa. Sau khi được Hy Di tiên sinh truyền cho, Triệu Khuông Dẫn và con cháu nhà Tống nghiên cứu rộng ra mới đặt cho một tên mới là Triệu Thị Minh Thuyết Tử-vi kinh. Có nghĩa là họ Triệu giảng giải rõ ràng về bộ Tử-vi kinh. Bộ này được Hoàng Bính truyền sang Việt Nam vào niên hiệu Nguyên phong thứ 7 đời vua Trần Thái Tông (1257), Hoa-yên tự chép lại và lưu truyền tới nay. 3.- Đông-a di sự Bộ này không phải là bộ sách nghiên cứu về Tử-vi, mà là bộ sách chép các học thuật đời Trần, trong đó có phần chép về Tử-vi. Bộ sách do ba người liên tiếp chép, đó là Huệ Túc phu nhân vợ của Trần Thái Tông; Đoàn Nhữ Hài, một vị Tể tướng đời Trần, học trò của Huệ Túc; Trần Nguyên Đán, một vị bác học cuối đời Trần. Bản chúng tôi có là bản do Trần Nguyên Đán khắc bản mộc năm 1388. 4.- Tử-vi đại toàn Bộ này do các văn thần nhà Thanh nghiên cứu, tổng hợp hết các sách cổ kim về Tử-vi, chép lại. Đây không phải là bộ biên tập, nghiên cứu mà chỉ là bộ sao chép lại mà thôi. Bản chúng tôi có là bản sao, đề rằng do Cẩm-Chướng thư cục Thượng-hải xuất bản năm 1921. 5.- Tử-vi đẩu số toàn thư Do La Hồng Tiên biên soạn rất giản lược, nhưng giống bộ Tử-vi chính nghĩa. Có thể nói đây là bộ Tử-vi chính nghĩa yếu lược. Bộ này do Cẩm Chướng thư cục xuất bản năm 1921 tại Thượng-hải. Sau này ông Vũ Tài Lục có dịch nhưng dịch một phần rất ngắn, và không chú giải. La Hồng Tiên sống vào đời Minh. Trên đây là 5 bộ Tử-vi được coi là chính thư hay do chính phái biên tập. Ngoài ra còn một vài bộ dưới đây bị coi là tạp thư, tá phái nhưng chúng tôi vẫn nghiên cứu đầy đủ. 6.- Tử-vi Âm-dương chính nghĩa Bộ này do Lã Ngọc Thiềm và các tử-vi gia thuộc Bắc phái biên tập, nên thường thêm chữ Bắc-tông để phân biệt với Nam-tông. Bản chúng tôi có là bản chép tay. 7.- Tử-vi Âm-dương chính nghĩa Do Ma-y biên soạn vào đời Tống, sau được các Tử-vi gia thuộc Nam-phái bổ túc sửa đổi, nên thường thêm chữ Nam-tông để phân biệt với Bắc-tông. Bộ này khắc bản in vào đời Thanh triều Khang-Hy, nhưng không ghi rõ năm nào. 8.- Tử-vi thiển thuyết Bộ tổng luận về Tử-vi do Lưu Bá Ôn, một đại thần khai quốc nhà Minh biên soạn. Bản chúng tôi có là bản khắc in vào đời Thanh triều Khang Hy, nhưng không ghi rõ năm nào. 9.- Lịch số tử-vi toàn thư Bộ này do Hứa Quang Hy đời Minh biên soạn. Bản chúng tôi có là bản chép tay. Ngoài ra chúng tôi sưu tầm được khoảng trên hai mươi bộ sáchkhác, nhưng tựu trung mô phỏng các bộ sách trên đây cả nên không bàn tới.
    1 like
  9. Chú bé nhà nông dắt trâu đi cày. Đang đi, trâu thấy đám trâu làng đang chọi bèn nổi máu xung, lồng lên để nhập cuộc... Chú bé hoảng hồn la "dừng lại, dừng lại". Nhưng trâu vẫn lồng lên chạy. Bác nông dân ở gần vội vàng chạy theo, chụp được dây buộc trâu, miệng hô "họ... họ....". Con trâu nghe tiếng quát to đứng khựng lại, không còn chạy nữa. Muốn con trâu hiểu là nó đang làm bậy thì đành phải nói ngôn ngữ của trâu vậy. Chứ như chú bé kia làm sao kiểm soát được con trâu.
    1 like
  10. @Timur: Bạn ra ngoài tạo 1 cái topic khác nhé! @dinhvi: biết chết liền !!! @Bác Thiên Sứ: bác Thiên Sứ ơi! Bây giờ có cách nào giải quyết không ạ? Bác bói cho cháu 1 quẻ đi, được không bác? Xem coi công việc sắp tới của cháu thế nào? Cám ơn bác lắm ạ! Chúc bác an khang! ^^
    1 like
  11. Lo lắng là mang dây buộc mình. Dự báo tương lai là để chuẩn bị tinh thần vui vẻ đón nhận nếu nó là điều lành đến và tự chấn an mình khi điều xấu đến. Nó không khác gì Nha khí tượng dự báo thời tiết để mọi người mang Ô hay áo mưa hay xác định nếu mưa thì tạt vào mua cái áo dùng 1 lần. Nếu thấy lo quá thì đừng xem nữa. cũng như ra đường luôn thủ sẵn cái áo mưa bắt chấp thời tiết thế nào hoặc ở lỳ trong nhà.
    1 like
  12. Năm mão cưới vợ được rồi. có người yêu ở xa năm thìn có sự thăng tiến về công việc nhưng vẫn đề phòng tiểu nhân ám hại
    1 like
  13. 1 like
  14. Hôm nay mua các mã ETF an toàn và Break out: VCB, CTG, ... Sức lan tỏa đã sang các cp Blu: SJS, QCg, LCG... HNX bị đè nén mạnh, khi bật thì cũng mạnh. VNI do các mã trụ kéo chẳng có gì là vô lý cả, chỉ có NDT vô lý vì cứ cho rằng VNI lên thì cổ phiểu NÓNG của họ phải tăng, còn Blu thì đi ngang. (Do 2 năm đi theo chiều hướng này nên NDT quen kiểu cp làm giá) Năm 2006 chỉ có 2 trụ VNN và STB kéo VNI lên 800. Bây giờ có khác gì đâu, chỉ thay tướng thôi.
    1 like
  15. Văn Thị Minh Thanh Ng­ườii mang vận số này có tổng vận thuần lương, có ngoại vận hung nhưng địa vận từ hung hóa cát, may mắn đấy, bởi càng về sau càng tốt đẹp hơn trong cả tiền tài, hạnh phúc gia đình và các mối lương duyên khác. Người này thời trẻ ko tránh khỏi vất vả, con đường ít nhiều gập ghềnh, nhưng do biết tính toán, tiết kiệm trong chi tiêu nên cuộc sống tương đối dư dả và dễ thở hơn về sau. Và tiền của dư dả cho tới lúc già, khác hẳn vận hạn khó khăn kinh tế khi còn trẻ. Là người giữ phúc cho gia đình tốt đấy, đúng với câu Phúc đức tại mẫu. Chỉ thêm 1 điều là, hãy năng làm phúc, làm điều thiện thêm nhé, tích đức thêm cho con, sẽ tốt đấy. Tính tình ngay thẳng, nói ít làm nhiều, đôi khi dẫn tới bất hòa và vợ chồng ko hiểu nhau. Cẩn thận bệnh đau đầu, các bệnh viêm dây thần kinh và bệnh đường hô hấp nhé. Nhìn chung là tên tốt, càng về sau càng tốt đẹp. Như hồi trẻ vất vả, trung niên và già lại ko lo về tiền bạc. Nư mới đầu VC còn khắc khẩu, sau 10 năm ra đường lại luôn nắm tay như hồi đang yêu. Chúc mừng nhé Thân mến
    1 like
  16. ngô thị ngọc son Người này mang thiên vận cát, nhân vận cát, địa vận cát, ngoại vận cát, đại vận có cát có hung. Là người từng bước mà thành công, thăng tiến vững chắc, làm nên nghiệp lớn. Người mang vận số này hội đủ vinh hoa phú quí, đắc tài đắc lộc. Nếu sinh đúng thời có thể còn là hào kiệt Lưu ý người mang vận số này là may mắn tới nhiều, thuận lợi tốt đẹp, chính vì thế nên sinh ra tự mãn, đôi khi thiếu sự bao dung nên hay vướng chuyện thị phi, cứng cỏi quá nên thiếu sự thông cảm, bởi vậy phải tập tu tâm dưỡng tính, thấy thành công chớ vội mừng. Là người mang vận số nhiều người mơ ước đấy, nhưng cũng có gặp phải tai họa ngoài ý muốn. Về tổng vận khó có thể nói là cát hay hung. Nếu là đàn ông thì tốt hơn. Nếu là phụ nữ thì dễ bị cô đơn, chăn đơn gối chiếc, hoặc ít cũng khắc với lục thân. Thân mến
    1 like
  17. 1 like
  18. trả lời xong thì lại bị hỏi tai nạn ở đâu, như thế nào, người va chạm là nam hay nữ, già hay trẻ, v.v... Miễn luôn nhé.
    1 like
  19. Vậy thì phải kiếm thêm ít nhất là hai người nữa. Con số ba là con số của sự hoàn chỉnh,nên không phát triển được. Trong một cuộc sống phát triển mà không phát triển có nghĩa là tan rã và sụp đổ. Điều này bất lợi trong mọi vấn đề - tất nhiên cả trong kinh doanh.
    1 like
  20. Bạn cho hỏi vì sao nữ 26 tuổi lại không cưới được? Bạn nên đọc thêm bài này rồi TL cho bạn năm sinh con! http://www.lyhocdongphuong.org.vn/diendan/...showtopic=17888
    1 like
  21. Không hùn ba người. Có người thứ tư bao giờ cũng tốt hơn. DLM tuổi gì?
    1 like
  22. PHÂN TÍCH KỸ THUẬT-HSC: Ngày 20/01/2011, VNINDEX tăng 6.07 điểm, tương đương 1.20% đóng cửa ở mốc 511.98 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh là 34.79 triệu cổ phiếu, thấp hơn -7.58% so với phiên trước và thấp hơn 9.00% so với khối lượng trung bình 90 ngày. Độ rộng thị trường chuyển sang tiêu cực, với số mã giảm nhiều hơn số mã tăng (A/D ratio là 0.83) với 119 mã giảm, và 99 mã giảm. Quan điểm phân tích ngắn hạn: Thị trường mở cửa tăng điểm và nhanh chóng tăng chạm mức cao nhất trong ngày tại 514.05 trong điều kiện thanh khoản tiếp tục duy trì ở mức thấp trước khi áp lực bán tăng lên ở phiên 2 và phiên 3, lấy lại một phần số điểm tăng Quan điểm phân tích kỹ thuật trung hạn: Xu hướng trung hạn là tăng. Với việc phá vỡ kháng cự mạnh 500, quá trình tích lũy được kỳ vọng đã kết thúc. Thị trường đang hướng về mục tiêu là vùng kháng cự xung quanh 545 và chúng tôi kỳ vọng thị trường sẽ kiểm định vùng này trước cuối tháng 3 năm 2011. Thách thức đối với đà tăng điểm: Vùng 529 nơi có đường internal trendline, ngưỡng Fibonacci Retracement 161.8%, Fibonacci Extension 161.8% trở thành vùng kháng cự quan trọng cho thị trường. Vùng hỗ trợ đáng chú ý: Vùng hỗ trợ quan trọng xung quanh 497 điểm tại đường internal trend line và đỉnh ngắn hạn ngày 15/12/2010.
    1 like
  23. Chào bạn, [Kinh Lưu Niên] Bạn sẽ còn phải trăn trở nhiều vì công việc của mình trong tương lai. Các dự định có thể sẽ 0 thành công và gặp trắc trở. Tuy nhiên sau đó sẽ là thời kỳ khác, bạn có cơ hội được làm ở những vị trí tốt hoặc thân cận với cấp trên. Thân ái!
    1 like
  24. chà chà, lá số của quý anh cũng rất kỳ cách. Tìm bác Thiên Sứ để giải quyết nhé, hãy trình bầy rõ từ việc lấy vợ năm nào, con cái ra sao, công ăn việc làm, các cụ thân sinh, v.v... để bác ấy kê toa bốc thuốc cho. Bác Thiên Sứ trị về Phong thủy, phần đất nhà quý anh có vấn đề cần giải quyết trong năm 2011, đúng là có duyên tìm đến LHPD. Kiếp trức mắc nợ con cái nên kiếp này trả nợ. Cố mà làm tròn đạo nghĩa cha con kẻo nó oán. Vợ chồng mà lấy sớm trước 27 tuổi thì 2012 viết đơn, mài mực sửa bút từ bây giờ là vừa.
    1 like
  25. Tôi có mắng nhiếc gì quý cô đâu, tại giỏi xem Voi chứ không rành xem Trâu thành ra cứ gẩy đàn vậy thôi. Nói là sống vội ở đây là vội vã quá, cứ như ngày mai là ngày tận thế vậy. Thậm trí có nhiều người còn lấy ví dụ các Đại gia và Đại thiếu gia chết trẻ ra mà phỉ báng rằng không biết thụ hưởng để lúc chết chẳng biết mùi đời. Đúng ra, cuộc sống cũng như các cụ ta dạy "Sông có khúc, người có lúc" nhưng chẳng mấy quý cậu ấm, cô chiêu ngày nay chịu nghiền ngẫm xem câu nói ấy nói gì mà cứ ào ào như thác đổ, quên mất rằng nước có lúc ào ào thì cũng có lúc lững lờ trôi và cũng có lúc tĩnh lặng như Hồ. Đời người cũng vậy, cũng có lúc phải nhanh, cũng có lúc phải chậm và cũng có lúc phải Thiền. Nói ngắn gọn là phải Hợp lý.
    1 like
  26. (Dân trí) - Trong 14 uỷ viên Bộ Chính trị khoá mới có 9 đồng chí từng là uỷ viên Bộ Chính trị khoá trước và 5 đồng chí được bầu mới. 1.Nguyễn Phú Trọng, UVBCT khóa X, Chủ tịch Quốc hội Ông Nguyễn Phú Trọng (Ảnh: Việt Hưng) Sinh ngày: 14-4-1944. Quê quán: xã Ðông Hội, huyện Ðông Anh, Hà Nội. Dân tộc: Kinh; tôn giáo: không; Trình độ học vấn: Giáo sư, Tiến sĩ (Chính trị học, chuyên ngành xây dựng Ðảng); Trình độ chuyên môn: Cử nhân Văn, Ðại học Tổng hợp. Nghề nghiệp, chức vụ: Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Ðảng đoàn Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam, Ủy viên Hội đồng Quốc phòng và An ninh. Ngày vào Ðảng: 19-12-1967; ngày chính thức: 19-12-1968. Là đại biểu Quốc hội các khóa XI, XII. Ông đã được tặng thưởng nhiều Huy chương và Bằng khen. Tóm tắt quá trình hoạt động cách mạng, học tập, làm việc của ông Nguyễn Phú Trọng: 1963-1967: học Khoa Ngữ văn, Trường đại học Tổng hợp Hà Nội. Từ tháng 12-1967 đến tháng 8-1973: là cán bộ biên tập Tạp chí Cộng sản, đi thực tế ở Thanh Oai, Hà Tây (năm 1971). Từ tháng 9-1973 đến tháng 4-1976: nghiên cứu sinh kinh tế chính trị tại Trường Ðảng cao cấp Nguyễn Ái Quốc, là Chi ủy viên. Từ tháng 5-1976 đến tháng 8-1980: là cán bộ biên tập Tạp chí Cộng sản, Phó Bí thư chi bộ. Từ tháng 9-1980 đến tháng 8-1981: học Nga văn tại Trường Ðảng cao cấp Nguyễn Ái Quốc. Từ tháng 9-1981 đến tháng 7-1983: Thực tập sinh bảo vệ PTS Khoa học lịch sử (chuyên ngành xây dựng Ðảng) tại Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Liên Xô. Từ tháng 8-1983 đến tháng 2-1989: là Phó Ban (1983-1987), Trưởng Ban Xây dựng Ðảng (1987-1989); Phó Bí thư rồi Bí thư Ðảng ủy cơ quan Tạp chí Cộng sản (1985-1991). Từ tháng 3-1989 đến tháng 8-1996: là Ủy viên Ban Biên tập (1989 - 1990), Phó Tổng Biên tập (1990 - 1991), Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản (1991-1996). Từ tháng 1-1994 đến nay: ông là Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Ðảng Cộng sản Việt Nam các khóa VII, VIII, IX, X. Từ tháng 8-1996 đến tháng 2-1998: là Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội, kiêm Trưởng Ban Cán sự Ðại học, trực tiếp phụ trách Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội. Từ tháng 12-1997 đến nay: là Ủy viên Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Ðảng Cộng sản Việt Nam các khóa VIII, IX, X. Từ tháng 2-1998 đến tháng 1-2000: phụ trách công tác tư tưởng - văn hóa và khoa giáo của Ðảng. Từ tháng 3-1998 đến tháng 8-2006: là Phó Chủ tịch (1998 - 2001) rồi Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương, phụ trách công tác lý luận của Ðảng (2001 - 2006). Từ tháng 8-1999 đến tháng 4-2001: tham gia Thường trực Bộ Chính trị. Từ tháng 1-2000 đến tháng 6-2006: là Bí thư Thành ủy Hà Nội các khóa XII, XIII, XIV. Từ tháng 5-2002 đến nay: là đại biểu Quốc hội khóa XI và khóa XII. Từ tháng 6-2006 đến nay: là Chủ tịch Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam, Bí thư Ðảng đoàn Quốc hội, Ủy viên Hội đồng Quốc phòng và An ninh. Ngày 23-7-2007, tại Kỳ họp thứ nhất Quốc hội khóa XII, ông được bầu giữ chức Chủ tịch Quốc hội khóa XII. Từ tháng 7/2007: Chủ tịch Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Bí thư Đảng Đoàn Quốc hội, Uỷ viên Hội đồng Quốc phòng và an ninh. Ngày 18/1/2011: được Ban chấp hành Trung ương bầu làm Tổng bí thư khóa XI. 2. Trương Tấn Sang, UVBCT khóa X, Thường trực Ban Bí thư Ông Trương Tấn Sang Họ và tên: Trương Tấn Sang Sinh ngày: 21/1/1949 Dân tộc: Kinh Tôn giáo: không Quê quán: Xã Mỹ Hạnh, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An. Ngày vào Đảng: 20/12/1969. Trình độ học vấn: Đại học (Cử nhân Luật). Lý luận chính trị: Cao cấp Tóm tắt quá trình công tác 1966-1969: Công tác phong trào thanh niên, học sinh sinh viên P.K 2. 1969-1971: Đảng Ủy viên, Bí thư Đoàn thanh niên, phụ trách đội du kích bí mật thị trấn Đức Hòa, Long An. 1971: Bị địch bắt. 1973: Trao trả theo Hiệp định Paris. 1973-1975: Công tác tại Ban T73 thuộc Ủy ban Thống nhất Trung ương. 1975-1979: Công tác ở Liên hiệp công đoàn Gia Đinh, rồi Ban khai hoang xây dựng kinh tế mới Thành phố Hồ Chí Minh. Phó Ban khai hoang. 1979-1983: Giám đốc Nông trường Phạm Văn Hai, Thành phố Hồ Chí Minh, Thành Ủy viên dự khuyết. 1983-1986: Thường vụ Thành ủy, Bí thư huyện ủy Bình Chánh. 1988-1990: Học lớp 2 năm Học viện Nguyễn Ái Quốc. Tháng 6/1991, tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng, được bầu là Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Ủy viên Thường vụ Thành ủy, Giám đốc Sở Nông nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh. 1992: Quyền Chủ tịch, rồi Chủ tịch Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh. Tháng 6/1996, tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng, được bầu là Ủy viên Ban Chấp hànhTrung ương Đảng, được Trung ương bầu vào Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh. Từ 1/2000, được Bộ Chính trị phân công Trưởng ban Kinh tế Trung ương. Tháng 4/2001, tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng, được bầu là Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, được Trung ương bầu vào Bộ Chính tri, phân công Trưởng Ban Kinh tế Trung ương. Tháng 4/2006, tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng, được bầu là Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, được Trung ương bầu vào Bộ Chính tri, Ban Bí thư Trung ương. Tháng 5/2006: Giữ chức Thường trực Ban Bí thư Trung ương Đảng. Nơi làm việc: Ban Kinh tế TW Đảng - Số 10 Nguyễn Cảnh Chân, Ba Đình, Hà Nội 3. Phùng Quang Thanh, UVBCT khoá X, Đại tướng, Bộ tr­ưởng Bộ Quốc phòng Ông Phùng Quang Thanh. Họ và tên thường gọi: Phùng Quang Thanh Ngày sinh: 02/02/1949 Dân tộc: Kinh Tôn giáo: Không Quê quán: Xã Thạch Đà, huyện Mê Linh, tỉnh Vĩnh Phúc Trình độ học vấn: Cao cấp Quân sự (Đại học KHQS) Nghề nghiệp, chức vụ: Đại tướng, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Uỷ viên Bộ chính trị khóa X Ngày vào Đảng: 11/06/1968 Ngày chính thức: 11/06/1969 4. Nguyễn Tấn Dũng, UVBCT khoá X, Thủ tướng Chính phủ Ông Nguyễn Tấn Dũng. Họ và tên: Nguyễn Tấn Dũng Sinh ngày: 17/11/1949. Quê quán: Thành phố Cà Mau, tỉnh Cà Mau. Dân tộc: Kinh Tôn giáo: Không Thành phần gia đình: Cán bộ kháng chiến. Ngày tham gia Cách mạng: 17/11/1961 Ngày vào Đảng Cộng sản Việt Nam: 10/6/1967. Trình độ học vấn: Cử nhân Luật, cao cấp Chính trị Ủy viên Trung ương Đảng khóa 6, 7 ,8 ,9 , 10. Ủy viên Bộ Chính trị khóa 8, 9, 10. Phó Bí thư Ban cán sự Đảng Chính phủ, Phó Thủ tướng thường trực Chính phủ khóa 10, 11. Đại biểu Quốc hội khóa 10, 11. Tóm tắt quá trình công tác Tháng 11/1961 đến 9/1981: Tham gia Quân đội, làm văn thư, liên lạc, cứu thương, y tá, y sỹ, bổ túc chương trình phẫu thuật ngoại khóa của bác sĩ quân y và đã qua các cấp bậc-chức vụ: Tiểu đội bậc trưởng, Trung đội bậc trưởng, Đại đội bậc phó, đại đội bậc trưởng - Đội trưởng Đội phẫu thuật, Đại đội trưởng và Chính trị viên trưởng Đại đội Quân y (Bí thư Chi bộ Đảng thuộc Tỉnh Đội Rạch Giá (hiện nay là tỉnh Kiên Giang). Học khóa Bổ túc sỹ quan chỉ huy cấp Tiểu đoàn -Trung đoàn Bộ binh và đảm nhiệm nhiệm vụ Thượng úy - Chính trị viên trưởng Tiểu đoàn Bộ binh 207 (Bí thư Đảng uỷ Tiểu đoàn) và Đại úy Chủ nhiệm Chính trị Trung đoàn Bộ binh 152 (Ủy viên Thường vụ Đảng uỷ Trung đoàn) chiến đấu bảo vệ biên giới Tây Nam và giúp bạn Campuchía. Thiếu tá - Trưởng Ban cán bộ của Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Kiên Giang. Tháng 10/1981 đến 10/1994, chuyển ra ngoài Quân đội, đi học Trường Đảng cao cấp Nguyễn Ái Quốc và lần lượt qua các chức vụ: Tỉnh ủy viên - Phó Ban Tổ chức Tỉnh ủy Kiên Giang. ủy viên Thường vụ Tỉnh ủy - Bí thư Huyện ủy Hà Tiên. Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Kiên Giang. Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh, đại biểu Hội đồng Nhân dân tỉnh Kiên Giang. Bí thư Tỉnh ủy Kiên Giang, Bí thư Đảng ủy Quân sự tỉnh, Đảng Ủy viên Đảng uỷ Quân khu 9. Tháng 12/1986, tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng, được bầu ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng. Tháng 6/1991, tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng, được bầu là ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng. Tháng 11/1994: Thứ trưởng Bộ Công an, Đảng ủy viên Đảng ủy Công an Trung ương. Tháng 6/1996: tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng, được bầu lại vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng, được Trung ương bầu vào Bộ Chính trị. Tháng 6/1996 đến 8/1997: Trưởng Ban Kinh tế Trung ương và phụ trách công tác Tài chính của Đảng. Tháng 9/1997: tại kỳ họp thứ nhất Quốc hội khóa X, được Quốc hội phê chuẩn giữ chức Phó Thủ tướng Chính phủ. Tháng 9/1997 đến nay (6/2006): Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Ban cán sự Đảng Chính phủ - Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ. Chủ tịch Hội đồng Tài chính tiền tệ Quốc gia; Trưởng Ban chỉ đạo Tây nguyên; Trưởng Ban chỉ đạo Tây Nam Bộ; Trưởng Ban chỉ đạo Nhà nước về các công trình trọng điểm Quốc gia; Trưởng Ban chỉ đạo Trung ương về Đổi mới doanh nghiệp Nhà nước; Trưởng Ban chỉ đạo Trung ương về phòng chống tội phạm và Trưởng Ban chỉ đạo một số công tác khác. Từ tháng 5/1998 đến 12/1999: kiêm Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và bí thư Ban cán sự Đảng Ngân hàng Nhà nước. Tháng 4/2001: tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng, được bầu lại vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng, được Trung ương bầu vào Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ. Đại biểu Quốc hội khóa X, XI. Tháng 8/2002: tại kỳ họp thứ nhất Quốc hội khóa XI, được Quốc hội phê chuẩn giữ chức Phó Thủ tướng Chính phủ. Tháng 4/2006: tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng, được bầu lại vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng, được Trung ương bầu vào Bộ Chính trị. Ngày 27/6/2006: tại kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XI được bầu giữ chức Thủ tướng Chính phủ. Ngày 28/7/2006: Thủ tướng Chính phủ, Bí thư Ban Cán sự đảng Chính phủ, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng./. 5. Nguyễn Sinh Hùng, UVBCT khoá X, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Ông Nguyễn Sinh Hùng Họ và tên thường gọi: Nguyễn Sinh Hùng Ngày sinh: 18/01/1946 Dân tộc: Kinh Tôn giáo: Không Quê quán: Xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An Trình độ học vấn: Tiến sỹ Khoa học Kinh tế Nghề nghiệp, chức vụ: Uỷ viên Bộ chính trị khóa X, Phó Thủ t­ướng Thường trực Chính phủ Ngày vào Đảng: 26/05/1977 Ngày chính thức: 26/05/1978 6. Lê Hồng Anh, UVBCT khoá X, UVBCT khoá X, Đại tướng, Bộ tr­ưởng Bộ Công an Ông Lê Hồng Anh Họ và tên thường gọi: Út Anh Ngày sinh: 12/11/1949 Quê quán: Xã Vĩnh Bình Bắc, huyện Vĩnh Thuận, tỉnh Kiên Giang. Trình độ học vấn: Cử nhân Luật, Cử nhân Chính trị Nghề nghiệp, chức vụ: Uỷ viên Bộ Chính trị khóa X, Bộ trưởng Bộ Công an Ngày vào Đảng: 02/03/1968 Ngày chính thức: 02/03/1969 1960-1965: Đoàn Văn nghệ xã Vĩnh Bình, nhân viên Phòng Giáo dục huyện Vĩnh Thuận, tỉnh Kiên Giang 1966-1967: Cán bộ tuyên huấn xã, Chánh văn phòng xã Đội Vĩnh Bình Bắc, huyện Vĩnh Thuận, tỉnh Kiên Giang 1968-05/1968: Phó bí thư xã đoàn Vĩnh Bình Bắc, cán bộ huyện Đoàn huyện Vĩnh Thuận, tỉnh Kiên Giang 06/1969-06/1977: Cán bộ Tỉnh đoàn, Uỷ viên BCH, UV Thường vụ Tỉnh Đoàn tỉnh Kiên Giang, Bí thư Thị đoàn thị xã Rạch Giá 07/1977-06/1982: Phó Bí thư Tỉnh đoàn, tỉnh uỷ viên, Bí thư Tỉnh đoàn Kiên Giang 07/1982-09/1986: Tỉnh uỷ viên, Phó trưởng Ban Tổ chức Tỉnh uỷ Kiên Giang 10/1986-06/1987: Uỷ viên Thường vụ, Chủ nhiệm UB Kiểm tra tỉnh uỷ Kiên Giang 07/1987-07/1990: Uỷ viên Thường vụ Tỉnh uỷ, Trưởng ban Tổ chức Tỉnh uỷ, Bí thư huyện uỷ Châu Thành, tỉnh Kiên Giang 08/1990-08/1991: Ủy viên Thường vụ, Trưởng Ban Tổ chức Tỉnh uỷ Kiên Giang 09/1991-05/1996: Phó Bí thư thường trực Tỉnh uỷ, Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch Hội đồng Nhân dân tỉnh Kiên Giang 06/1996-03/2001: Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh uỷ Kiên Giang, Phó chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương 04/2001-2002: Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương. 2002-nay: Bộ trưởng Bộ Công an 7. Lê Thanh Hải, UVBCT khoá X, Bí thư Thành uỷ Thành phố Hồ Chí Minh Ông Lê Thanh Hải. Họ và tên: Lê Thanh Hải (tên thường gọi Hai Nhựt) Sinh ngày 20/2/1950. Quê quán: Xã Điều Hòa, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang. Dân tộc: Kinh Ngày vào Đảng Cộng sản Việt Nam: 17/4/1968 Trình độ học vấn: Đại học (Cử nhân kinh tế, Cử nhân văn chương). Lý luận chính trị: Cao cấp. Tóm tắt quá trình công tác Năm 1966: Thoát ly gia đình tham gia cách mạng. Từng kinh qua nhiều chức vụ từ cơ sở: Chủ tịch, Bí thư xã, Bí thư Quận đoàn Tân Bình, Phó Bí thư Đảng ủy cấp trên cơ sở kiêm Chỉ huy trưởng Lực lượng Thanh niên xung phong Thành phố Hồ Chí Minh, Bí thư Quận ủy quận 5, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kế hoạch Thành phố Hồ Chí Minh, Giám đốc sở Kế hoạch-Đầu tư. Năm 1999: Ủy viên Thường vụ Thành uỷ, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh. Tháng 4/2001: tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng, được bầu là Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng. Từ 7/2001: là Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh. Đại biểu Hội đồng Nhân dân thành phố khóa VI. Tháng 4/2006: tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng, được bầu là Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, được Trung ương bầu vào Bộ Chính trị. Từ 28/6/2006: Giữ chức Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh. Từ tháng 10/2010: tại Đại hội Đảng bộ Thành phố Hồ Chí Minh lần thứ VIII được bầu giữ chức Bí thư Thành phố Hồ Chí Minh. 8. Tô Huy Rứa, UVBCT khoá X, BTTWĐ, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Ông Tô Huy Rứa (Ảnh: Việt Hưng) Họ và tên: Tô Huy Rứa Sinh ngày: 04/06/1947. Quê quán: huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa. Dân tộc: Kinh. Ngày vào Đảng Cộng sản Việt Nam: 06/02/1967. Trình độ học vấn: Phó giáo sư-tiến sỹ Triết học. Lý luận chính trị: Cao cấp. Tóm tắt quá trình công tác: Tháng 6/1965: Tham gia cách mạng. Tháng 6/1996: tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng, được bầu là Ủy viên Ban Chấp hànhTrung ương Đảng, Phó Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh. Từ 1/2000: là Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Thành ủy Hải Phòng. Tháng 4/2001: tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng, được bầu là Ủy viên Ban Chấp hànhTrung ương Đảng, Bí thư Thành ủy Hải Phòng. Tháng 5/2003: Phó Giám đốc Thường trực Học Viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. 10/2004: Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh. Tháng 4/2006: tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng, được bầu là Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, được Trung ương bầu vào Ban bí thư Trung ương Đảng. Tháng 5/2006: Trưởng Ban Tư tưởng Văn hóa Trung ương và sau đó là Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương. Tháng 1/2009: tại Hội nghị lần thứ 9 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa X) được bầu vào Bộ Chính trị. 9. Phạm Quang Nghị, UVBCT khoá X, Bí thư­ Thành uỷ Hà Nội Ông Phạm Quang Nghị (Ảnh: Việt Hưng) Họ và tên: Phạm Quang Nghị Sinh ngày 2/9/1949. Quê quán: Xã Định Tân, huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa. Dân tộc: Kinh Ngày vào Đảng Cộng sản Việt Nam: 28/11/1973. Trình độ học vấn: Đại học Tổng hợp Hà Nội, Tiến sĩ Triết học. Lý luận chính trị: Cao cấp Tóm tắt quá trình công tác: Trước 1966: Học phổ thông. 1967/1970: Học Đại học Tổng hợp Hà Nội (khoa Lịch sử). 1970/1975: Cán bộ nghiên cứu Ban Tuyên huấn Trung ương Cục. 1975/1978: Học trường Nguyễn Ái Quốc (chuyên ban Triết học). Từ 1978 đến 11/1997: trải qua nhiều chức vụ từ cơ sở: Phó Giám đốc, Giám đốc Trung tâm Thông tin Công tác tư tưởng, Phó Trưởng ban Tư tưởng Văn hóa Trung ương, Bí thư Đảng ủy khối Công tác tư tưởng. 1981-1985: Nghiên cứu sinh tại Liên Xô (cũ). Là Phó Tiến sỹ Triết học. Tháng 6/1996, tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng, được bầu là Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tư tưởng Văn hóa Trung ương. Từ 12/1997: Bí thư Tỉnh ủy Hà Nam. Tháng 4/2001: tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng, được bầu là Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Hà Nam. Tháng 6/2001: tại kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa X phê chuẩn bổ nhiệm giữ chức Bộ trưởng Bộ Văn hóa / Thông tin; Bí thư Ban cán sự. Đại biểu Quốc hội khóa XI. Tháng 8/2002: tại kỳ họp thứ nhất Quốc hội khóa XI, được Quốc hội phê chuẩn giữ chức Bộ trưởng Bộ Văn hóa-Thông tin. Tháng 4/2006: tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng, được bầu là Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, được Trung ương bầu vào Bộ Chính trị và Ban Bí thư Trung ương Đảng. Từ 28/6/2006: Tham gia Ban Chấp hành, Ban Thường vụ Thành ủy và giữ chức Bí thư Thành ủy Hà Nội. 29/7/2006: Thôi không tham gia Ban Bí thư Trung ương Đảng nhiệm kỳ 2006-2010. Tháng 10/2010, tại Đại hội Đảng bộ thành phố Hà Nội lần thứ XV được bầu giữ chức vụ Bí thư Thành ủy Hà Nội. 10. Trần Đại Quang, UVTWĐ khoá X, Trung tướng, Thứ trưởng Bộ Công an Ông Trần Đại Quang Họ và tên: Trần Đại Quang Sinh ngày: 12/10/1956. Quê quán: Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình. Dân tộc: Kinh. Ngày vào Đảng Cộng sản Việt Nam: 26/7/1980. Trình độ học vấn: Phó giáo sư-Tiến sỹ Luật. Lý luận chính trị: Cao cấp. Tóm tắt quá trình công tác Tháng 7/1972: Tham gia cách mạng. Trước năm 2006: Thiếu tướng, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục An ninh, Bộ Công an. Tháng 4/2006: Thiếu tướng, Thứ trưởng Bộ Công an. Tháng 4/2006: Tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X, được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng nhiệm kỳ 2006-2010. Tháng 4/2007: Được thăng hàm Trung tướng. 11. Tòng Thị Phóng, BTTWĐ khoá X, Phó Chủ tịch Quốc hội Bà Tòng Thị Phóng. Họ và tên: Tòng Thị Phóng Sinh ngày 10/2/1954. Quê quán: phường Chiềng An, thành phố Sơn La, tỉnh Sơn La. Dân tộc: Thái. Ngày vào Đảng Cộng sản Việt Nam: 20/11/1981. Trình độ học vấn: Cử nhân Luật. Lý luận chính trị: Cao cấp. Tóm tắt quá trình công tác Tháng 9/1971: Tham gia cách mạng 1995 - 2001: Chủ tịch Hội đồng Nhân dân tỉnh Sơn La. Tháng 6/1996: tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng, được bầu là Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Hội đồng Nhân dân tỉnh Sơn La. Từ 1996 - 2002: Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội. Tháng 1/2001: Đại hội lần thứ 11 Đảng bộ Sơn La bầu làm Bí thư Tỉnh ủy. Tháng 4/2001: tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng, được bầu là Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, phân công Bí thư Trung ương Đảng. Tháng 5/2002: Đại biểu Quốc hội khóa XI. Tháng 9/2002: Trưởng Ban Dân vận Trung ương. Tháng 4/2006: tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng, được bầu là Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, phân công Bí thư Trung ương Đảng. Ngày 23/7/2007: tại kỳ họp thứ nhất Quốc hội khóa XII được bầu giữ chức Phó Chủ tịch Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Đại biểu Quốc hội khóa X, XI, XII. 12. Ngô Văn Dụ, BTTWĐ khoá X, Chánh Văn phòng Trung ương Đảng Ông Ngô Văn Dụ Họ và tên: Ngô Văn Dụ Sinh ngày: 21/12/1947. Quê quán: huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc. Dân tộc: Kinh. Ngày vào Đảng Cộng sản Việt Nam: 10/3/1969. Trình độ học vấn: Đại học Kinh tế. Lý luận chính trị: Cao cấp. Tóm tắt quá trình công tác Tháng 5/1962: Tham gia cách mạng. Từ năm 1996: Phó Văn phòng Trung ương Đảng. Tháng 4/2001: tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng, được bầu là Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, phân công giữ chức Chánh Văn phòng Trung ương Đảng. Tháng 4/2006: tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng, được bầu là Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng. Tháng 1/2009: tại Hội nghị lần thứ 9 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa IX), được bầu vào Ban Bí thư. 13. Đinh Thế Huynh, UVTWĐ khoá X, Tổng Biên tập Báo Nhân Dân Ông Đinh Thế Huynh Họ và tên: Đinh Thế Huynh Sinh ngày: 15/5/1953. Quê quán: Xã Xuân Kiên, huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định. Dân tộc: Kinh. Vào Đảng Cộng sản Việt Nam: 8/8/1974. Trình độ học vấn: Tiến sĩ báo chí. Lý luận chính trị: Cao cấp. Tóm tắt quá trình công tác: Tháng 8/1971: Tham gia cách mạng. Năm 1998: Phó Tổng Biên tập báo Nhân dân. Tháng 4/2001: tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng, được bầu là Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng. Tháng 6/2001: Tổng Biên tập báo Nhân dân. Tháng 8/2005: tại Đại hội Nhà báo Việt Nam lần thứ VIII được bầu làm Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam. Tháng 4/2006: tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng, được bầu lại vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng. Tổng Biên tập Báo Nhân dân, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam. Tháng 8/2010: tại Đại hội Nhà báo Việt Nam lần thứ IX được bầu tái cử chức Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam. 14. Nguyễn Xuân Phúc, UVTWĐ khoá X, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Ông Nguyễn Xuân Phúc (Ảnh: Việt Hưng) Họ và tên: Nguyễn Xuân Phúc. Sinh ngày 20/7/1954. Quê quán: xã Quế Phú, huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam. Dân tộc: Kinh. Tôn giáo: không Trình độ học vấn: Đại học Kinh tế, Lý luận chính trị cao cấp. Ngày vào Đảng Cộng sản Việt Nam: 12/5/1982. Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X; Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ. Đại biểu Quốc hội khóa XI. Từ Khóa : danh sach bo chinh tri khoa 11 - danh sách bộ chính trị khóa xi - danh sach uy vien bo chinh tri khoa 11 - uy vien bo chinh tri khoa 11 - danh sach bo chinh tri khoa xi - danh sach uy vien bo chinh tri
    1 like
  27. 9h30 sáng nay, gần 1.400 đại biểu đã vỗ tay chúc mừng ông Nguyễn Phú Trọng (67 tuổi, Chủ tịch Quốc hội) trúng cử Tổng bí thư khóa XI. Danh sách 14 Ủy viên Bộ Chính trị cũng được xác định với 5 người mới, bên cạnh 9 vị tái cử. Báo cáo trước đại hội, ông Trương Tấn Sang, Thường trực Ban bí thư cho biết, tại phiên họp đầu tiên (chiều 18/1) Ban chấp hành trung ương khóa XI đã bầu ông Nguyễn Phú Trọng, làm Tổng bí thư. 9h20 sáng nay Tổng bí thư khóa X Nông Đức Mạnh đã tặng hoa chúc mừng tân Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng. Tân Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng nhận bắt tay chúc mừng của người tiền nhiệm Nông Đức Mạnh. Ảnh: Lê Hà. Trong bài diễn văn chúc mừng tân Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, Tổng bí thư khóa X Nông Đức Mạnh có kiểm điểm những mặt chưa làm được của mình trong nhiệm kỳ vừa qua. “Mặc dù có nhiều cố gắng, phấn đấu để hoàn thành tốt nhiệm vụ nhưng bản thân tôi vẫn còn những việc thực hiện chưa như mong muốn của Đảng và nhân dân. Ban chấp hành trung ước khóa X đã có báo cáo kiểm điểm trước đại hội, những hạn chế, khuyết điểm nêu trong báo cáo có phần trách nhiệm của tôi”, ông Mạnh nói. Ông Nông Đức Mạnh cũng bày tỏ sự kỳ vọng ở người kế nhiệm: “Đại hội với tinh thần đoàn kết, dân chủ đã đề ra đường lối cho chặng đường mới, với đồng chí Nguyễn Phú Trọng làm Tổng bí thư sẽ đem lại sức sống mới cho toàn Đảng, toàn dân. Tôi có niềm tin mãnh liệt vào điều đó”. Ngay sau phần phát biểu của ông Nông Đức Mạnh, toàn bộ đại biểu đã vỗ tay chúc mừng tân Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng. Phát biểu với tư cách tân Tổng bí thư - ông Trọng đánh giá rất cao người tiền nhiệm. Ông cho rằng, những thành tựu đạt được của đất nước ta trong thời gian qua gắn liền với sự lãnh đạo của Đảng, trong đó có sự đóng góp quan trọng của Ban chấp hành trung ương khóa X và công lao của ông Nông Đức Mạnh. Tân Tổng bí thư cho rằng, trên cương vị công tác mới, ông có nhiều thuận lợi cơ bản nhưng cũng có không ít khó khăn, thách thức đang ở phía trước. “Chúng tôi ý thức được rằng, những thành tựu và kinh nghiệm quý báu có được trong những nhiệm kỳ trước đây, đặc biệt là trong những năm đổi mới sẽ là nền tảng vững chắc cho bước phát triển kế tiếp của đất nước”, ông nói. Thay mặt Ban chấp hành mới, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng hứa trước Đại hội, sẽ không ngừng nỗ lực phấn đấu để hoàn thành tốt nhất nhiệm vụ được giao, phấn đấu tạo nền tảng để đến năm 2020, Việt Nam cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Ông Nguyễn Phú Trọng điều hành một phiên họp tại Đại hội XI. Ảnh: TTXVN Ông Nguyễn Phú Trọng là Giáo sư, Tiến sĩ Chính trị học (chuyên ngành Xây dựng Đảng) và từng 20 năm làm việc tại Tạp chí Cộng sản, trong đó 5 năm giữ chức Tổng biên tập. Sau đó ông làm Phó bí thư Thành ủy Hà Nội, phụ trách công tác tư tưởng – văn hóa và khoa giáo của Đảng, Chủ tịch Hội đồng lý luận trung ương. Đầu năm 2000, ông làm Bí thư Thành ủy Hà Nội. Tháng 7/2007 ông được bầu làm Chủ tịch Quốc hội. Trong danh sách 14 Ủy viên Bộ Chính trị khóa XI có 9 người tái cử, gồm các ông: Nguyễn Phú Trọng (Chủ tịch Quốc hội), Nguyễn Tấn Dũng (Thủ tướng), Trương Tấn Sang (Thường trực Ban Bí thư), Nguyễn Sinh Hùng (Phó thủ tướng), Phùng Quang Thanh (Bộ trưởng Quốc phòng), Lê Hồng Anh (Bộ trưởng Công an), Phạm Quang Nghị (Bí thư Thành ủy Hà Nội), Lê Thanh Hải (Bí thư Thành ủy TP HCM), Tô Huy Rứa (Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương). 5 vị lần đầu vào Bộ Chính trị là các ông Đinh Thế Huynh (Tổng biên tập báo Nhân dân, Chủ tịch Hội nhà báo), Ngô Văn Dụ (Chánh văn phòng Trung ương Đảng), Nguyễn Xuân Phúc (Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ), Trần Đại Quang (Thứ trưởng Bộ Công an) và bà Tòng Thị Phóng (Phó chủ tịch Quốc hội). Trong số Ủy viên Bộ Chính trị có gần 10 người mang học vị tiến sĩ. Ủy viên nhiều tuổi nhất là Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng (67), ít tuổi nhất là Thứ trưởng Bộ Công an Trần Đại Quang (55). Bộ Chính trị khóa XI có một phụ nữ là bà Tòng Thị Phóng (57 tuổi dân tộc Thái), Phó chủ tịch Quốc hội. Bà Phóng là người phụ nữ thứ hai từ trước đến nay được bầu vào Bộ Chính trị. Trước đó, tại khóa VIII (năm 1996) bà Nguyễn Thị Xuân Mỹ, Chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra cũng trúng cử Bộ Chính trị. Ban bí thư trung ương Đảng gồm ông, bà: Ngô Xuân Lịch, Trương Hòa Bình, Hà Thị Khiết, Nguyễn Thị Kim Ngân. Ủy viên Kiểm tra trung ương gồm 21 vị, Chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra trung ương là ông Ngô Văn Dụ. Cách đây 5 năm, tháng 4/2006, Ban chấp hành trung ương khóa X cũng bầu 14 Ủy viên Bộ Chính trị (sau đó đầu năm 2009 bầu thêm ông Tô Huy Rứa). Trong phiên bế mạc sáng nay, ông Đinh Thế Huynh - ủy viên của đoàn thư ký đã công bố kết quả biểu quyết một số vấn đề trong các văn kiện trình Đại hội XI. Trong phần biểu quyết liên quan đến đặc trưng kinh tế của xã hội xã hội chủ nghĩa, 895 đại biểu tương ứng với 65,04% số phiếu đồng ý với phương án 2. Theo đó, đại hội đã nhất trí về đặc trưng “có nền kinh tế phát triển cao dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại với quan hệ sản xuất tiến bộ phù hợp” (như tinh thần Đại hội X, có bổ sung thêm từ “tiến bộ”). Phương án 1 như dự thảo, với đặc trưng “có nền kinh tế phát triển cao dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và chế độ công hữu về tư liệu sản xuất” đã bị phủ quyết. Về việc Đảng lãnh đạo Quân đội nhân dân và Công an nhân dân, 1.103 phiếu biểu quyết (chiếm 80,16%) thông qua phương án bổ sung 2 nội dung vào khoản 1, Điều 25, chứ không giữ như Điều lệ Đảng hiện hành. Theo sửa đổi, sự lãnh đạo của Đảng được tập trung thống nhất vào Ban Chấp hành Trung ương mà trực tiếp, thường xuyên là Bộ Chính trị, Ban Bí thư; Đảng quyết định những vấn đề cơ bản xây dựng Quân đội nhân dân và Công an nhân dân. Nhà nước thống nhất quản lý đối với Quân đội, Công an và sự nghiệp quốc phòng, an ninh theo quy định của Hiến pháp và pháp luật. Đại hội cũng biểu quyết thông việc sửa đổi một số khoản của Điều 26, Điều 27 của Điều lệ Đảng về việc nêu rõ các chức danh, như: Tổng Bí thư là Bí thư Quân uỷ Trung ương; bí thư cấp uỷ địa phương trực tiếp làm bí thư đảng uỷ quân sự cùng cấp. Có 1.166 phiếu đồng ý, chiếm 84,74% với phương án này.
    1 like
  28. TẠI SAO TÂN MÃO THUỘC HÀNH MỘC MÀ KHÔNG PHẢI HÀNH THỦY ? HÀNH HỎA ? HAY HÀNH NÀO KHÁC ? (Tặng bạn đọc vốn yêu thích triết luận phương Đông) Lê Hưng VKD ( Lê Hưng VKD là con trai cả cụ Thiên Lương, từng tham gia viết bài trên tập san Khoa Học Huyền Bí trước 1975 với bút danh GS Lê Trung Hưng) I/ Hệ thống can – chi : Trong các triết luận của văn hóa phương Đông châu Á, khái niệm thời gian dịch chuyển được diễn tả bằng thuật danh Can & Chi: Can là hệ đếm thời gian theo chu kỳ 10 giai đoạn, gọi là thập thiên can (Gíáp, Ất, Bính, Đinh, Mậu, Kỷ, Canh, Tân, Nhâm, Qúi) tương thích với vận động của thế giới vũ trụ (được qui chiếu vào phương vị của trái đất theo tư duy của người trần gian). Chi là hệ đếm thời gian theo chu kỳ 12 giai đoạn, gọi là thập nhị địa chi (Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất, Hợi) tương thích với vận động của trái đất (được qui chiếu theo vị trí sinh sống của người trần gian). Khi ghép nối Can & Chi gọi là “nạp âm Can Chi” và bản chất vận động của tổ hợp thời gian này (tức: nạp âm Can Chi – NÂCC) chính là việc làm của một hành trong hệ 5 hành (ngũ hành: kim, mộc, thủy, hỏa, thổ) Ngày nay mọi người đều đã hiểu : 1/ Cốt tủy tinh hoa minh triết phương Đông, là cổ thư Kinh Dịch 2/ Cốt tủy nội dung của Kinh Dịch, là luận bàn của học thuyết Âm Dương 3/ Cốt tủy vận động của Âm Dương, là lý giải (biện chứng) của học thuyết Ngũ hành Thế nên, việc kết hợp hệ đếm Can – Chi ( tức NÂCC ) chính là một “ hình thái ma trận” (10 hàng 12 cột), để có 60 số đếm thời gian (thuật ngữ cổ gọi là lục thập hoa giáp) theo tiêu chí “âm cư âm vị - dương cư dương vị = can âm đi với chi âm; can dương đi với chi dương” được người xưa áp dụng vào lịch biểu xác định cho 4 thời điểm của mọi sự việc : thời dụng (giờ) – nhật dụng (ngày) - nguyệt dụng (tháng) và niên dụng (năm)….Khởi đầu cho một hoa giáp (tức 60 đơn vị NÂCC) là Giáp Tý (can khởi đầu của 10 can & chi khởi đầu của 12 chi) kết thúc một hoa giáp là Qúi Hợi (can cuối cùng của 10 can & chi cuối cùng của 12 chi) II/ Hệ thống ngũ hành: Vạn vật có sự sống ở trần gian này, được người xưa tích lũy trải nghiệm bằng luận thuyết Ngũ hành ( Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ ) tức là 5 cách vận động – dịch chuyển – biến thái – chuyển hóa… của mọi quá trình phát triển & hủy diệt sự vật (cũng có thể khái quát hơn : số lượng & chất lượng sự vật luôn tiếp biến cho nhau !) - Hành vi “bản năng” là động thái hành Mộc (sinh sôi, nẩy nở…) - Hành vi “hành động” là động thái hành Hỏa (phát huy, phát triển...) - Hành vi “kinh nghiệm” là động thái hành Thổ (thu gọn, qui nạp…) - Hành vi “phương pháp” là động thái hành Kim (chắt lọc, chọn lựa…) - Hành vi “phản xạ” là động thái hành Thủy (phát tán, thanh lý,đối phó…) Các bộ môn xã hội – nhân văn cổ (như : đông y học, phong thủy, thiên văn, nông lịch khí tượng, tử vi, dịch lý…) đều đã sử dụng “ nạp âm can chi” (NÂCC) qui đổi ra “ ngũ hành” để giải thích “ ngưỡng vô thường” của mọi cấu trúc sự vật luôn biến & hóa ở thế giới này (théorie des changements d’ici- bas). Bảng qui đổi 60 số đếm thời gian Can + Chi ra ngũ hành đã được người xưa công bố rộng rãi (và người đời nay đã nhuần nhuyễn thuộc lòng như định đề hiển nhiên – postulatum – của toán học phổ thông !).Thí dụ : Tân Mão thuộc bản chất hành Mộc, Ất Mão thuộc bản chất hành Thủy , Kỷ Mão là hành Thổ… Nhưng một thực tế nghịch lý đang hiện có (trong các đầu sách đã xuất bản bấy lâu nay) là: - Chưa sách nào giới thiệu được cách qui đổi từ nạp âm Can Chi ra hệ ngũ hành ? - Trình tự nào, căn cứ nguyên do nào mà người xưa đã biến hóa số đếm Can Chi (số lượng ) thành ra 1 hành trong 5 hành ( chất lượng) ? - Tại sao Giáp Ngọ phải là hành Kim? mà không phải là hành Hỏa?...v…v III/ Đề xuất kỹ thuật lượng hóa hệ đếm Can Chi thành hệ ngũ hành : Trước các thắc mắc khái quát nêu trên, gia tộc của học phái Thiên Lương – Đẩu Sơn xin phép đề xuất một qui trình nhỏ chuyển đổi nạp âm Can+ Chi ra ngũ hành, như sau : Bước 1 (Bảng A) Lượng hóa cho mỗi Can (trong 10 Can) bằng ký tự số đếm thập phân (numération décimale) từ số 0 (zéro) rồi tiếp theo 1, 2, 3, … Bước 2 (Bảng :( Lượng hóa cơ chế tam phân của lưỡng nghi Âm - Dương: * 3 phân nghi âm: Thiếu âm, Quyết âm, Thái âm * 3 phân nghi dương: Thiếu dương, Dương minh, Thái dương cũng bằng ký tự số đếm thập phân (0, 1, 2, 3…) Bước 3 (Bảng C) Lượng hóa cho mỗi chi ( trong 12 chi ) phân phối theo trình tự cơ chế 3 phân của Âm Dương: - Từ Tý đến Tỵ thuộc nghi Dương, từ Ngọ dến Hợi thuộc nghi Âm, cùng ra ký tự số đếm hệ thập phân ( 0, 1, 2, 3…) Bước 4 (Bảng D) Căn cứ tín hiệu “ nạp âm” của hệ ngũ âm trong nhạc lý cổ phương Đông (cung, thương, giốc, chủy, vũ ) được ghi trong sách Nội Kinh ( bộ y thư cổ nhất của y học cổ truyền Trung Hoa ) : tại âm vi giốc, khí hóa vi Mộc tại âm vi chủy, khí hóa vi Hỏa tại âm vi cung, khí hóa vi Thổ tại âm vi thương, khí hóa vi Kim tại âm vi vũ, khí hóa vi Thủy chuyển đổi ra ký tự số đếm hệ thập phân ( 0,1,2,3…) Ghi chú: hành gốc (biến) căn cứ theo sách Nội Kinh, còn hành ngọn (hóa) thì theo luật sinh xuất ngũ hành (Thổ sinh Kim, Thủy sinh Mộc….) Bước 5 (Bảng E) Đây là bảng tổng hợp tất cả số đếm của mỗi Can + Chi (gọi là “nạp âm” Can Chi – NÂCC): chuyển đổi ra ký tự số thập phân ( 0, 1, 2, 3…) Thí dụ 1: Nạp âm Tân Mão có số ký tự : * Can Tân là 3 (theo bảng A) * Chi Mão là 1 (theo bảng C) ═> NÂCC “Tân Mão” = 3+1 = 4 Thí dụ 2: nạp âm Qúi Hợi = 4 (bảng A) + 2 (bảng C) = 6 Bước 6 (Bảng F) Vì hệ ngũ âm nhạc lý cổ chỉ vận hành từ ký tự 0 (zéro) đến 4 (tức là nhịp 5), nên số đếm của nạp âm Can Chi (NÂCC) ở bảng E cũng chỉ sử dụng nhịp 5 (từ 0 đến 4), do đó nếu nạp âm Can Chi có ký tự 5 hoặc ký tự 6 , ta làm phép trừ cho 5 để tìm số dư (là số còn lại sau phép tính trừ) và lấy số dư này làm ký tự cho hành ngọn (hóa) theo bảng D; Thí dụ 1 : * nạp âm Canh Thìn (theo bảng E) có ký tự 5; ta có số dư: 5 - 5 = 0 ═> Canh Thìn hành Kim (theo bảng D) Thí dụ 2 : * nạp âm Nhâm Tuất (theo bảng E) có ký tự 6; ta có số dư: 6 - 5 = 1 ═> Nhâm Tuất hành Thủy (theo bảng D) Toàn bộ ngũ hành của lục thập hoa giáp như sau : Tạm kết: ngày xuân “nhàn lãm” hệ đếm Can Chi của người xưa, ta không thể không “kính nhi viễn chi” (dù nhìn từ xa, mà đã bái phục) tầm cao “huệ & tuệ”(1) của học thuật và văn hóa dân gian cổ đại Đông phương ! Ghi chú: (1) Huệ là vô tư trong sáng Tuệ là thấu đáo mọi hiểu biết Lê Hưng VKD (Bình Dương)
    1 like
  29. Cây đa Tân Trào lịch sử đang hồi sinh (LĐ) - Ngày 16.1, ông Lý Mạnh Thắng - Phó Giám đốc Ban quản lý Khu di tích lịch sử văn hoá và sinh thái Tân Trào (huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang) cho biết, cây đa Tân Trào đang hồi sinh trở lại rất nhanh. Tại vết tạo sẹo trên cành cây duy nhất còn sống của cây đa Tân Trào đã ra hai cụm rễ. Một cụm có 27 rễ và một cụm 12 rễ; đường kính mỗi cụm rễ 30-35cm. Hai cụm rễ này đã tiếp và ăn sâu vào trong lòng đất để hút chất dinh dưỡng nuôi cành còn lại của cây đa Tân Trào. Đáng chú ý, trên cành cây còn sống duy nhất này ra rất nhiều chồi mới, lá xanh biếc, đường kính tán khoảng 7m. =================================== Cũng xin nói thêm rằng Cây Đa Tân Trào là chứng kiến rất nhiều sự kiện lịch sử của Đất Nước. Cụ Rùa Hồ Gươm, Cây Đa Tân Trào, Mái Đình Hồng Thái... là những biểu tượng tâm linh của Đất Nước. Nơi mà đã có thời gian Chủ Tịch Hồ Chí Minh - Bác Hồ Kính Yêu đã làm việc tại những nơi này....
    1 like
  30. Anh Lãn Miên và quí vị thân mến. Vua Bàn Canh nhà Ân Thương sang cướp nước ta vào cuối đời Hùng Vương thứ VI - Niên đại tương đương các di chỉ nói trên. Chúng đánh vào tận kinh đô Văn Lang ở vùng hạ lưu sông Dương Tử. Vua Hùng thứ VI phải chạy ra đất Mân (Phúc Kiến ngày này) Trong bản văn kinh Dịch có nói rõ: "Vua chạy ra đất Mân". Những đồ đồng đào được ở khu vực gọi là Ân Thương kia chính là chiến lợi phẩm thu được từ cuộc chiến này. Khi chạy ra đất Mân - Vua Hùng thứ VI kêu gọi toàn dân cứu quốc - Đó chính là sự tích Thánh Gióng - xác định niên đại đầu thời đồ sắt của Việt tộc. Các nhà khảo cổ tìm thấy ở Đông Bắc Thái Lan tức là sát biên giới Văn Lang hoặc trong lãnh thổ Văn Lang xưa, những chiếc vòng sắt cổ tay có niên đại 1500 năm BC - tương đương niên đại với trận chiến Ân Thương giữa Việt tộc ở Nam Dương Tử.
    1 like
  31. 35. Dấu hiệu cho thấy thị trường đã phục hồi thật sự Lẽ ra cháu sẽ nói dấu hiệu này sau khi cho bác biết vài sai lầm nữa. Nhưng sợ bác làm liều nên cháu nói luôn. + Thị trường tăng vài phiên liên tiếp + Giá trị giao dịch lớn hơn hẳn mức trung bình của giá trị giao dịch trong quá trình suy giảm, và tăng ổn định theo đà tăng của thị trường + VNI đã cao hơn mức vài phiên trước > 10% + Phân tích kỹ thuật cho thấy tất cả các chỉ số đều thuận chiều theo xu hướng tăng. Nếu bác chưa thạo lắm thì cứ nhìn vào MACD là được : MACD (26:12) cắt mạnh EXP (9) theo hướng từ dưới đi lên. Divergence : (+) dương 36. Hãy quan tâm tới chính số tiền trong tài khoản của mình Khi thị trường down bác hãy quan tâm tới chính số tiền trong tài khoản của mình, đừng để chỉ số VNI đánh lừa, đừng để giao dịch của các định chế lớn đánh lừa cảm giác. Cháu nói thế là có ý gì vậy ? Vâng, thế này bác nhé : giả sử bác không stop loss, trong tài khoản của bác có chủ yếu là cổ phiếu PS. Mặc dù VNI không giảm nhiều, từ 1.170 xuống 1.050 chẳng hạn - chỉ giảm khoảng 10% nhưng thực tế bác đã lỗ khoảng 20% rồi. Hiện tại cũng thế, VNI giảm từ 1.170 xuống 1.000 - chỉ giảm 14% nhưng sự thực bác đã mất 30 - 35% rồi đấy. Bác cũng đừng để giao dịch của các định chế lớn đánh lừa cảm giác : hôm nào thị trường giảm, định chế lớn mua nhiều lên, bác thấy yên tâm vì nó mua nhiều thế chắc không giảm nữa đúng không ạ ? nhưng hôm sau lại giảm nữa, bác lại thấy định chế mua nhiều hơn nữa. Không thể hiểu nổi đúng không ạ ? Nó mua nhiều mà giá vẫn cứ giảm ??? Đến hôm thị trường tăng thì định chế lớn lại mua ít đi ? ừ, bác thấy nó cứ rối tinh Vấn đề không có gì khó hiểu nếu bác đặt mình vào vị trí của họ : mua vào ở một mức giá hợp lý để bù đắp dần danh mục đã bán. Ngày nào họ cũng đặt mua hầu như với một khối lượng cố định, ở một khoảng giá cố định. Như vậy hôm nào giá giảm họ mua được nhiều, giá càng giảm họ mua càng được nhiều. Hôm nào dân mình tranh mua thì nghiễm nhiên họ mua được ít, dư mua trần chủ yếu của dân mình, còn dư mua không trần là của họ. Sao khổ thế cháu ? dân đầu cơ nhỏ toàn phải mua đắt. Vâng, vì không kiên nhẫn bác ạ. 37. Cần làm những gì trong lúc chờ đợi thị trường qua đáy Chuẩn bị về mặt tinh thần : lòng kiên nhẫn và sự kiềm chế Nói đi nói lại thì phẩm chất đầu tiên đối với nhà đầu tư hay đầu cơ là sự kiên nhẫn bác ạ. Bác thấy trên thị trường, trên các phương tiện thông tin cứ nháo nhào : người bảo lao vào ngay không mất cơ hội, người bảo chờ đợi, người bảo thế này, người bảo thế kia, thông tin lung tung hết cả, bác thấy có hoa mắt không ? Cháu lấy ví dụ nhỏ để bác thấy sự quan trọng của lòng kiên nhẫn Giả sử có những người hô phải mua ngay không là mất cơ hội, đến cuối năm (12/2007) thị trường sẽ tăng đùng đùng. Theo dự báo của nhiều người VNI cuối năm sẽ tăng hơn lúc đỉnh 1.170 khoảng > 10%, tức là khoảng 1.300 điểm cuối năm nay. Vậy từ nay tới lúc đó VNI tăng thêm 300 điểm, cứ cho là đều đặn tháng sau cao hơn tháng trước 30 điểm (cháu nói là đều đặn bởi từ giờ đến lúc đó hầu như không có thông tin cực tốt gây đột biến cho thị trường). Khi xu hướng đi lên chưa rõ ràng như hiện nay, thì bác chờ đợi thêm 1 - 2 tháng nữa, coi như mất cơ hội chút xíu, nhưng sự an toàn cho đồng vốn tăng lên rất nhiều đúng không ạ ? Giả sử có người hô thị trường còn xuống nữa, suy giảm vẫn chưa đến đáy, nếu vậy bình tĩnh chờ đợi là đúng quá rồi. Bác đừng lo là không mua vào kịp vì trên đường đi lên thị trường vẫn có những phiên điều chỉnh. Như vậy, trong bất luận trường hợp nào hiện nay (đi lên từ giờ cho tới hết năm, hoặc còn xuống nữa rồi mới lên được) thì kiên nhẫn quan sát và chờ đợi vẫn mang lại lợi ích hơn là nóng vội. Chuẩn bị về vốn : bác nên để đồng vốn của bác (tôi vẫn còn 50 triệu tiền mặt sau khi đã stop loss mà) dưới hình thức có khả năng chuyển đổi cao nhất để sẵn sàng quay lại thị trường khi đã qua đáy. Cháu biết nhiều người đã chuyển vốn ra khỏi thị trường chứng khoán, vì sốt ruột thấy vốn không sinh lời nhiều nên đưa vốn vào những hình thức khó chuyển đổi khi cần thiết (bất động sản, thị trường hàng hóa, cho vay lãi ...) thành ra khi quay lại thị trường là có tâm lý chậm chân, nôn nóng, lại phải tranh mua trần một cách không cần thiết. Chuẩn bị danh mục mua vào Bác nên bắt đầu nghiên cứu để lập ra một danh mục mua vào khi thị trường qua đáy, cháu xin gợi ý một số lưu ý khi lập danh mục 1. Cổ phiếu được chọn phải là bluechip với các chỉ số cơ bản thật tốt 2. Cổ phiếu được chọn càng giảm giá ít nhất trong đợt suy giảm này càng tốt 3. Cổ phiếu càng có tính thanh khoản cao càng tốt 4. Cổ phiếu có ngành nghề được coi là hot sẽ được ưu tiên hơn Bác nên lựa ra một danh sách khoảng 10 loại cổ phiếu là vừa, các cổ phiếu được xếp theo thứ tự từ tốt nhất >>> giảm dần xuống (xếp thế nào là theo quan điểm và nhận định của riêng bác). Bác có thể coi như các cổ phiếu từ thứ 1 đến 5 là danh mục chính, thứ 6 đến 10 là danh mục dự phòng. Bác nên chia tiền ra làm 6 - 7 phần, khi thị trường qua đáy thì bác mua vào 4 - 5 loại cổ phiếu đã xác định trong danh mục chính, 2 phần tiền còn lại dùng để dự phòng (tại sao lại không mua hết tiền, tại sao cần khoản tiền dự phòng này, cháu sẽ giải thích kỹ khi thị trường qua đáy và nhắc bác mua vào) 38. Tinh thần thanh thản Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ các bước trên, bác nên quay lại với nhịp sống bình thường, đừng quá lo nghĩ về việc thua lỗ vừa qua. Vẫn còn hơn 40 sai lầm mà cháu, thế đến đây là hết sai lầm rồi à ? Hết sai sao được hả bác ? 40 sai lầm đó đang nằm ở phía trước, trong giai đoạn thị trường đi lên mà bác. ================ Còn nữa...
    1 like
  32. Phạn ngữ http://daitangkinhvietnam.org/nghien-cuu-p...लकण्ठ धारनी Nīlakantha Dhāranī namo ratnatrayāya namah ārya avalokiteśvarāya नमो रत्नत्रयायनमह् अर्यअवलोकितेश्वराय bodhisattvāya mahāsatvāya mahākārunikāya बोधिसत्त्वायमहासत्वाय महाकारुनिकाय oṃ sarvarabhaya sudhanadasye namaskrtvā imam ॐसर्वरभय सुधनदस्ये नमस्क्र्त्वाइमम् āryāvalokiteśvara raṃdhava namo narakindi. आर्यावलोकितेश्वर रंधव नमोनरकिन्दि। hrih mahāvadhasama sarva athadu śubhuṃ ajeyaṃ. ह्रिह् महावधसमसर्व अथदु शुभुं अजेयं। sarva satya nama, vastya namo vāka, mārga dātuh. सर्व सत्य नम वस्त्य नमो वाक मार्गदातुह्। tadyathā oṃ avaloki locate karate, e hrih ॐ अवलोकि लोचते करते एह्रिह् mahābodhisattva. sarva sarva, mala mala, mahima hṛdayam, महाबोधिसत्त्व। सर्व सर्व मल मल महिमहृदयम् kuru kuru karmuṃ, dhuru dhuru vijayate mahāvijayate, कुरु कुरुकर्मुं धुरु धुरु विजयतेमहाविजयते dhara dhara dhirīniśvarāya, cala cala, mama vimala muktele, धरधर धिरीनिश्वराय चल चल मम विमल मुक्तेले ehi ehi, śina śina, āraṣaṃ pracali viṣa viṣaṃ prāśaya. एहि एहि शिन शिन आरषं प्रचलि विष विषंप्राशय | huru huru mara hulu hulu hrih हुरु हुरु मर हुलु हुलुह्रिह् sara sara siri siri suru suru bodhiya bodhiya सर सर सिरि सिरि सुरुसुरु बोधिय बोधिय bodhaya bodhaya. maitriya nārakindi बोधय बोधय । मैत्रियनारकिन्दि dharṣinina bhayamāna svāhā siddhāya svāhā धर्षिनिन भयमान स्वाहासिद्धाय स्वाहा mahāsiddhāy svāhā siddhayogeśvarāya svāhā महासिद्धाय्स्वाहा सिद्धयोगेश्वराय स्वाहा narakindi svāhā māraṇara svāhā नरकिन्दिस्वाहा मारणर स्वाहा śira saṃha mukhāya svāhā sarva mahā asiddhāya svāhā शिर संह मुखाय स्वाहा सर्व महा असिद्धायस्वाहा cakra asiddhāya svāhā padma hastrāya svāhā चक्र असिद्धाय स्वाहापद्म हस्त्राय स्वाहा nārakindi vagalaya svāhā mavari śankharāya svāhā नारकिन्दि वगलय स्वाहा मवरि शन्खरायस्वाहा namaH ratnatrayāya namo āryavalokiteśvarāya svāhā नमः रत्नत्रयायनमो आर्यवलोकितेश्वराय स्वाहा oṃ sidhayantu mantra padāya svāhā ॐ सिधयन्तुमन्त्र पदायस्वाहा 大悲咒(梵汉对照版) (Chú Đại Bi Phạn Hán Đối Chiếu) http://www.diendanphatphaponline.com/trang...ow/sel-720.html Maha^ka^run!ikacitta-dha^ran!i^。 1.NangMa-ohRaTa-nangTa-raYa-ahrYa 〈梵〉namoratna-trayaya 〈汉〉南无喝罗怛那哆罗夜耶 2.NangMa-arhAhrRa-ya-ahr 〈梵〉namoarya 〈汉〉南无阿唎耶 3.BaLa-ohKa-eeTa-ehShia-vaRa-ahrYa 〈梵〉valokite-svaraya 〈汉〉婆卢羯帝 烁钵罗耶 4.Ba-ohDaha-eeSaTa-va-ahrYa 〈梵〉bodhisattvaya 〈汉〉菩提萨埵婆耶 5.MaHaSaTa-va-ahrYa-ahr 〈梵〉mahasattvaya 〈汉〉摩诃萨埵婆耶 6.MaHa-ahrKa-ahrRa-ouNa-eeKa-ahrYa 〈梵〉mahakarunikaya 〈汉〉摩诃迦卢尼迦耶 7.O-anm 〈梵〉om 〈汉〉唵 8.SaRa-vaRaBahaYa-eh 〈梵〉sarvaraviye 〈汉〉萨皤罗罚曳 9.Shia-ouDahaNang-ahrDahrSa-ya 〈梵〉sudhanadasya 〈汉〉数怛那怛写 10.NangMaSa-ka-reTa-va-ahrEeMa-oh-anm AhrRa-ya-ahr 〈梵〉namaskrtva imam arya 〈汉〉南无悉吉栗埵伊蒙阿唎耶 11.BaLa-ohKa-eeTa-ehShia-vaRa-ahr La-anmDahaVa 〈梵〉valokite-svararamdhava 〈汉〉婆卢吉帝 室佛罗楞驮婆 12.NangMa-ohNangLa-ahrKa-eeDaha-ee 〈梵〉namonarakindi 〈汉〉南无那罗谨墀 13.Ha-re-ahrRi-eeMaHa-ahrVaDahaShaMa-eh 〈梵〉hrihmahavat-svame 〈汉〉醯唎摩诃皤哆沙咩 14.SaRa-vaAhrTuh-ahrDahr-ouShia-ouBaha-wu-anm 〈梵〉sarvaarthatosubham 〈汉〉萨婆阿他豆输朋 15.AhrZha-ehYa-anm 〈梵〉ajeyam 〈汉〉阿逝孕 16.Sa-ouRa-vaSaTaNangMa-ohBa-ahrSa-ta NangMa-ohBaGa-ahr 〈梵〉sarvasat. namovasat. namovaka 〈汉〉萨婆萨哆 那摩婆萨哆 那摩婆伽 17.MaVaDahr-ouDaha-ou 〈梵〉mavitato 〈汉〉摩罚特豆 18.TaDahr-yaTuh-ahr 〈梵〉tadyatha 〈汉〉怛侄他 19.O-anmAhVaRa-ohKa-eh 〈梵〉om.avaloki 〈汉〉唵.阿婆卢醯 20.La-ohKaTa-eh 〈梵〉lokate 〈汉〉卢迦帝 21.KaRa-ahrTa-ahr 〈梵〉krate 〈汉〉迦罗帝 22.Eh-aiHa-re-eh 〈梵〉ehrih 〈汉〉夷醯唎 23.MaHaBa-ohDaha-eeSaTa-va-ahr 〈梵〉mahabodhisattva 〈汉〉摩诃菩提萨埵 24.Sa-ouRa-vaSa-ouRa-va 〈梵〉sarvasarva 〈汉〉萨婆萨婆 25.MaLaMaLa 〈梵〉malamala 〈汉〉摩罗摩罗 26.MaHa-ehMaHa-reDahrYa-anm 〈梵〉mahimahrdayam 〈汉〉摩醯摩醯唎驮孕 27.Ka-wuRa-ouKa-wuRa-ouKaRa-ma-anm 〈梵〉kurukurukarmam 〈汉〉俱卢俱卢羯蒙 28.Daha-ouRa-ouDaha-ouRa-ouBaZhaYaTa-ee 〈梵〉dhurudhuruvijayate 〈汉〉度卢度卢罚闍耶帝 29.MaHaBaZhaYaTa-ai 〈梵〉mahavijayate 〈汉〉摩诃罚闍耶帝 30.DahaRaDahaRa 〈梵〉dharadhara 〈汉〉陀罗陀罗 31.Daha-eeRa-eeNa-ee 〈梵〉dhrni 〈汉〉地唎尼 32.Shia-vaRa-ahrYa 〈梵〉svaraya 〈汉〉室佛罗耶 33.JiaLaJiaLa 〈梵〉calacala 〈汉〉遮罗遮罗 34.MaMaBa-ahrMaRa-ahr 〈梵〉mamavimala 〈汉〉麼麼罚摩罗 35.Ma-ouKa-ta-ehLa-eh 〈梵〉muktele 〈汉〉穆帝隶 36.EhHa-ehEhHa-ee 〈梵〉ehiehi 〈汉〉伊醯伊醯 37.Jia-eeNang-dahrJia-ee-anmDahr 〈梵〉sinasina 〈汉〉室那室那 38.AhrRa-sha-anmPar-raZhaLa-ee 〈梵〉arsamprasali 〈汉〉阿罗参佛罗舍利 39.BaShrBaShr-anm 〈梵〉visavisam 〈汉〉罚沙罚参 40.Par-raShia-ahrYa 〈梵〉prasaya 〈汉〉佛罗舍耶 41.Ha-ouRa-ouHa-ouRa-ouMaLa-ahr 〈梵〉huluhulumara 〈汉〉呼卢呼卢摩罗 42.Ha-ou-owRa-ouHa-ou-owRa-ouHi-ra-llalelue 〈梵〉huluhuluhrih 〈汉〉呼卢呼卢醯利 43.SaRa-ahrSaRa-ahr 〈梵〉sarasara 〈汉〉娑罗娑罗 44.Sa-eeRa-eeSa-eeRa-ee 〈梵〉sirisiri 〈汉〉悉唎悉唎 45.Sa-ouRa-ou-ahrSa-ouRa-ou 〈梵〉suru suru 〈汉〉苏嚧 苏嚧 46.Ba-ohDaha-eeYa-ahrBa-ohDaha-eeYa-ahr 〈梵〉bodhiya bodhiya 〈汉〉菩提夜 菩提夜 47.Ba-ohDahr-dahaYaBa-ohDahr-dahaYa-ahr 〈梵〉bodhayabodhaya 〈汉〉菩驮夜菩驮夜 48.Ma-aiTa-ra-eeYa 〈梵〉maitreya 〈汉〉弥帝唎夜 49.NangLaKa-ee-anmNang-ee-dahr-ee 〈梵〉narakindi 〈汉〉那罗谨墀 50.DahaRa-shr-eeNa-eeNang 〈梵〉dhrsnina 〈汉〉地利瑟尼那 51.ParYaMaNang 〈梵〉vayamana 〈汉〉婆夜摩那 52.Sa-va-ahrHa-ahr 〈梵〉svaha 〈汉〉娑婆诃 53.Sa-ehDahr-daha-ahrYa 〈梵〉siddhaya 〈汉〉悉陀夜 54.Sa-va-ahrHa-ahr 〈梵〉svaha 〈汉〉娑婆诃 55.MaHaSa-ehDaha-ahrYa 〈梵〉mahasiddhaya 〈汉〉摩诃悉陀夜 56.Sa-va-ahrHa-ahr 〈梵〉svaha 〈汉〉娑婆诃 57.Sa-eeDahr-daha-ahrYa-ohGa-eh 〈梵〉siddhayoge 〈汉〉悉陀喻艺 58.Shia-vaRaYa 〈梵〉svaraya 〈汉〉室皤罗夜 59.Sa-va-ahrHa-ahr 〈梵〉svaha 〈汉〉娑婆诃 60.NangRa-ahrKa-ee-anmNang-ee-dahr-ee 〈梵〉narakindi 〈汉〉那罗谨墀 61.Sa-va-ahrHa-ahr 〈梵〉svaha 〈汉〉娑婆诃 62.MaRaNangRa 〈梵〉maranara 〈汉〉摩罗那罗 63.Sa-va-ahrHa-ahr 〈梵〉svaha 〈汉〉娑婆诃 64.Sa-eeRaSa-anmAhrMa-ouKahaYa 〈梵〉sirasimhamukhaya 〈汉〉悉罗僧阿穆佉耶 65.Sa-va-ahrHa-ahr 〈梵〉svaha 〈汉〉娑婆诃 66.SaRa-vaMaHa-ahrAhSa-eeDahr-daha-ahrYa 〈梵〉sarvamahaasiddhaya 〈汉〉娑婆摩诃阿悉陀夜 67.Sa-va-ahrHa-ahr 〈梵〉svaha 〈汉〉娑婆诃 68.JiaKa-raSa-ehDahr-daha-ahrYa-ahr 〈梵〉cakraasiddhaya 〈汉〉者吉罗阿悉陀夜 69.Sa-va-ahrHa-ahr 〈梵〉svaha 〈汉〉娑婆诃 70.ParDahr-maKaSa-ta-raYa 〈梵〉padmakasiddhaya 〈汉〉波陀摩羯悉陀夜 71.Sa-va-ahrHa-ahr 〈梵〉svaha 〈汉〉娑婆诃 72.NangLa-aiKaNang-ee-dah-eeVaGa-ahrRaYa 〈梵〉narakindivagalaya 〈汉〉那罗谨墀皤伽罗耶 73.Sa-va-ahrHa-ahr 〈梵〉svaha 〈汉〉娑婆诃 74.MaBa-ahrRa-llalelueShiaNia-kaRa-ahrYa 〈梵〉mavarisankharaya 〈汉〉摩婆利胜羯罗夜 75.Sa-va-ahrHa-ahr 〈梵〉svaha 〈汉〉娑婆诃 76.NangMa-ohRaTa-nangTa-raYa-ahrYa 〈梵〉namoratna-trayaya 〈汉〉南无喝罗怛那哆罗夜耶 77.NangMa-arhRa-ya-ahr 〈梵〉manoarya 〈汉〉南无阿利耶 78.Ba-ahrRa-ohKa-ehTa-eh 〈梵〉valokite 〈汉〉婆罗吉帝 79.Shia-vaRa-ahrYa 〈梵〉svaraya 〈汉〉烁皤罗夜 80.Sa-va-ahrHa-ahr 〈梵〉svaha 〈汉〉娑婆诃 81.O-anmSa-eeDahr-daha-ya-anmNang-ta-ou 〈梵〉om sidhyantu 〈汉〉唵 悉殿都 82.MaNang-ta-ra 〈梵〉mantra 〈汉〉漫多罗 83.ParDaYa-ahr 〈梵〉padaya 〈汉〉跋陀耶 84.Sa-va-ahrHa-ahr 〈梵〉svaha 〈汉〉娑婆诃
    1 like
  33. Ui, lâu thiệt là lâu nhỉ Thiên Đồng không gặp lại cố tri. Thật đúng với biệt danh "Phụng Hoàng". Dù trong lửa đỏ hung tàn Tái sanh vẫn kiếp Phụng Hoàng hiển vinh Quạ đen đâu đáng so kình Cái tâm đen nhớp như hình quạ đen. Con chó nào cắn càn cắn bậy để Phụng Hoàng phải phật lòng đây? Thương - Lưu Niên Chó này là chó có nọc điên Đen đúa trông ngoài thấy hiền hiền Lông dài xoắn xoắn hình thô kệch Không sủa, tức khí là cắn liền. Con này nó muốn mon men lại khơi gợi cảm tình đã nhạt phai vuốt ve, cạ cạ, nghe yêm dịu lòng trong đã tính chuyện đường dài. Sau đó nó có cắn không: Đỗ Tốc Hỷ Sẽ cắn và là cắn rất hăng Đầu tiên khôn khéo cắn bằng văn Tiếp theo bằng võ thật hùng hổ Mặc dù già cả sắp rụng răng! Cắn rồi nó ra sao: Cảnh Xích Khẩu Cắn xong thì nó tru lên...sướng Liền chạy ra xa nhảy tung tăng Lòng còn tính chuyện rủ bè bọn Hùa vào hợp lực cắn thay răng Và ai thiệt hại: Tử - Tiểu Cát. Người có thật tình thì bị hại Cũng bởi tin yêu chiều chó thôi Nhưng tâm tình chó thì không thật Vẫn cứ âm mưu, cứ hại người Nó có ra đi không?: Kinh Vô Vong Nó có ở lại không? Khai Đại An. Dường như là nó chẳng muốn không Nhưng tạo nghiệp chướng ở trong lòng rồi lại thêm lần âm thầm tự Về quê an nghỉ cho thong dong Vài dòng thơ luận nghe chơi Hầu vui cũng được vài hồi rảnh rang. Đông Thiền
    1 like
  34. Sự khác biệt giữa nghiệp và số mệnh ? Đời sống của con người vốn rất đa dạng, muôn màu và vô cùng sai biệt. Mỗi cá nhân có một cấu trúc tâm sinh lý và hoàn cảnh, điều kiện sống hoàn toàn khác biệt nhau. Cùng là con người, nhưng có sự bất đồng rõ rệt giữa giàu nghèo, xấu đẹp, khoẻ mạnh và đau yếu, trường thọ và chết yểu, thành công và thất bại, hạnh phúc và khổ đau… Để trả lời câu hỏi nhân sinh vĩ đại này, các tôn giáo và triết học đều có những kiến giải theo quan niệm của riêng mình. Phật giáo giải thích căn nguyên của sự dị biệt đó bằng thuyết Nghiệp hoàn toàn khác biệt với quan niệm Số mệnh của Nho giáo. Số mệnh hay số phận là quan niệm của các trường phái triết học như Túc mệnh luận, Định mệnh luận và Thiên mệnh luận của Nho giáo. Túc mệnh luận cho rằng, mỗi con người đều có một số mệnh do quá khứ an bài và xếp đặt. “Nhất động nhất tác giai do tiền định”, mỗi cử chỉ, mỗi động tác đều được quyết định trước ở quá khứ. Mọi cố gắng hay nỗ lực của con người đều vô ích. Định mệnh luận có cùng quan niệm như Túc mệnh luận nhưng cường điệu hơn tính chất bất khả kháng của số mệnh. Số mệnh là quyết định, không thể thay đổi, phủ nhận hoàn toàn mọi nỗ lực cá nhân. Thiên mệnh luận của Nho giáo quan niệm Thiên mệnh có nhiều nghĩa. Thiên mệnh là Thiên đạo, tức đạo Trời. Ông Trời quy định cho mỗi cá nhân một số mệnh. Con người không thể cãi lại mệnh Trời, “ Trời kêu ai người nấy dạ”. Mọi cố gắng của con người không ngoài ý Trời. Nếu hiểu Thiên mệnh theo cách này thì Thiên mệnh luận gần với Thần ý luận của các tôn giáo sùng kính Thượng đế. Tuy nhiên, Thiên mệnh hay Thiên đạo còn được hiểu là luật tắc của tự nhiên (Khổng Tử ), là nguyên lý vận hành và biến hoá của tự nhiên (Chu Hy), thì quan niệm này không phải Số mệnh luận. Như vậy, số mệnh hay số phận dù theo Túc mệnh luận, Định mệnh luận hoặc Thiên mệnh luận đều có chung tính chất tiêu cực, thụ động, cứng nhắc và triệt tiêu mọi nỗ lực cải tạo, hướng thiện của con người. Con người đã có một số mệnh, được an bài, định đoạt ở quá khứ hoặc bị quyết định bởi ý chí của một đấng siêu nhiên. Khi đã an phận vào số phận, con người xuôi tay cho số phận đẩy đưa, phó mặc cho số mệnh quyết định. Phật giáo không chủ trương và không chấp nhận số mệnh. Con người hiện hữu và tồn tại với các đặc tính khác nhau là kết quả của Nghiệp được tạo tác bởi chính họ trong hiện tại và quá khứ. “Con người là chủ nhân của Nghiệp, là kẻ thừa tự Nghiệp…” ( Kinh Tiểu Nghiệp Phân Biệt – Trung Bộ III ). Nghiệp là hành động có tác ý, hay hành động phát sinh từ tâm được thể hiện qua hành động (Thân nghiệp), ngôn ngữ (Khẩu nghiệp) và tư duy (Ý nghiệp). Nghiệp lực là sức mạnh của Nghiệp, là động lực thúc đẩy, dẫn dắt để hình thành một thân phận chúng sanh. Nghiệp do mình tạo ra rồi trở lại chi phối chính mình. Nghiệp có nhiều loại, mỗi loại có một tính chất và công năng khác nhau. Hai loại Nghiệp chính thường được đề cập là Dẫn nghiệp và Mãn nghiệp. Dẫn nghiệp là Nghiệp do con người tạo ra trong đời sống hiện tại hay quá khứ thông qua thân, khẩu và ý hoặc thiện hoặc ác, để rồi chính Nghiệp này dẫn dắt con người ấy sanh vào một trong sáu nẻo của Lục đạo ( Trời, Người, A tu la, Súc sanh, Ngạ quỷ và Địa ngục ). Phạm tội Ngũ nghịch thì bị đoạ vào A tỳ địa ngục hoặc tu tập Thập thiện thì sanh vào cõi Trời hay tu tập Ngũ giới sẽ sanh vào cõi Người… Tuy nhiên, cùng là người nhưng có người khỏe mạnh, người lại ốm đau; người đẹp, kẻ xấu; người này sang trọng, người kia lại nghèo hèn vv… tất cả những sai biệt ấy là quả báo của Mãn nghiệp. Con người tạo ra Nghiệp lại không trốn thoát những Nghiệp do mình tạo ra. Nhưng Nghiệp không phải là Định mệnh hay Số mệnh. Điểm khác nhau cơ bản giữa Nghiệp và Số mệnh ở chỗ, Nghiệp do chính con người tác tạo, có tính chất duyên sinh, bất định tính và vô ngã nên Nghiệp có thể chuyển hoá được. Do đó, con người có thể thay đổi, chuyển hoá Nghiệp báo của chính mình từ xấu thành tốt, từ ác thành thiện hoặc ngược lại. Năng lực chuyển hoá Mãn nghiệp trở thành tốt hơn hoặc xấu đi được gọi là Năng tiêu nghiệp. Tác dụng của Năng tiêu nghiệp trong đời sống hiện tại rất lớn. Một người có tư chất thông minh và cơ thể khỏe mạnh là kết quả của Mãn nghiệp. Thế nhưng, người ấy không lo học tập, rèn luyện thân thể lại còn sống buông thả, đắm say tửu sắc, ma tuý. Kết quả từ chỗ khỏe mạnh anh ta trở nên ốm yếu, tiều tụy; từ chỗ thông minh thành ra ngu đần, thác loạn. Năng tiêu nghiệp đã làm tiêu hủy Nghiệp tốt của người này. Ngược lại, một người với quả báo Mãn nghiệp có cơ thể ốm yếu, tật bệnh nhưng nhờ biết giữ gìn sức khỏe, luyện tập dưỡng sinh, ăn uống điều độ, làm việc giờ giấc, người này vẫn khỏe mạnh, chiến thắng bệnh tật, thậm chí còn trường thọ. Bác sỹ Nguyễn Khắc Viện chỉ có một phần ba lá phổi màvẫn làm việc bình thường, trường thọ (80 tuổi) là một điển hình của Năng tiêu nghiệp theo hướng tích cực. Đối với Dẫn nghiệp, một loại Nghiệp có cường độ mạnh trong việc quyết định hướng tái sanh nhưng vẫn chuyển hoá được. Trong sách Đồng Mông Chỉ Quán, ngài Trí Giả đại sư có kể chuyện một Sa Di yểu mạng nhưng nhờ cứu sống một đàn kiến nên được chuyển Nghiệp. Đáng lẽ, vị Sa Di này phải chết trong vòng một tuần lễ lại được sống an ổn, trường thọ. Năng lực chi phối Dẫn nghiệp là Năng huỷ nghiệp. Một người thọ mạng vẫn còn, nghiệp lực của Dẫn nghiệp (Tái sanh nghiệp) vẫn còn nhưng vì người này trong đời trước hoặc ngay trong đời này đã tạo ra những Nghiệp cực mạnh, có khả năng tiêu hủy đời sống của họ, khiến họ có thể mất mạng như thường. Đó là những trường hợp đột tử, bất đắc kỳ tử, tai nạn. Đây không phải là số mệnh, định mệnh hay tới số, tận số. Phật giáo gọi là Nghiệp, tác động của Năng hủy nghiệp đã tiêu hủy một Dẫn nghiệp được tạo ra trước đó, chấm dứt một đời sống. Năng hủy nghiệp trong trường hợp này giống như cơn gió thổi tắt đèn trong khi đèn vẫn còn dầu và bấc. Tóm lại, Nghiệp là một phạm trù triết học lớn trong hệ thống giáo lý Phật giáo không thể phân tích hết trong mục Hỏi – Đáp này. Nghiệp theo Phật giáo là một cơ chế vận hành của đời sống được khám phá bởi tuệ giác của Đức Phật chứ không phải một tín ngưỡng vu vơ, siêu hình và hoàn toàn khác biệt với quan niệm Số mệnh của Nho giáo. Nghiệp do con người tạo ra trong quá khứ và từng phút từng giây trong hiện tại bằng ba con đường thân, miệng và ý rồi trở lại chi phối chính người ấy. Nghiệp tuy có năng lực mạnh mẽ, chi phối và quyết dịnh đời sống của chúng sanh trong hiện tại và tương lai nhưng Nghiệp không có định tính, vô ngã. Nghiệp có thể chuyển hoá và thay đổi được thông qua nỗ lực tu tập của cá nhân, chứ không cứng nhắc, tiêu cực như Số mệnh. Thuyết Nghiệp rất tích cực, khoa học và công bằng. Nó tôn vinh trách nhiệmvà giá trị con người, thúc đẩy con người hướng thiện, sống đạo đức, theo lẽ phải. Thuyết Nghiệp khích lệ con người hành động và tiến bộ, hoàn toàn vắng mặt bóng dáng tiêu cực, yếm thế. Đó là nét đặc sắc của giáo lý Nghiệp và là điểm khác biệt cơ bản nhất của quan niệm Nghiệp và Số mệnh. Tổ Tư Vấn Giacngovn.com
    1 like
  35. 8. Bảo toàn vốn hay mua mua bán bán gỡ lại Sau khi đã bán bớt các cổ phiếu đang ngày càng giảm giá tôi thu về được một số tiền mặt, việc làm này hầu như có tính bản năng sinh tồn thôi, nhưng bây giờ ngồi nghĩ lại những kiến thức đã đọc được và đối chiếu với thực tế thị trường, tôi thấy mình đang thực hiện một cách vô thức những việc mà nhiều nhà đầu cơ lớn đã làm : cắt giảm thua lỗ. Nếu tôi giữ nguyên số tiền mặt này trong túi, thì một lần nữa tôi lại vô thức thực hiện đúng những việc mà các nhà đầu cơ lớn sẽ làm : ngừng giao dịch khi xu hướng chưa rõ ràng (chưa rõ thị trường sẽ lên hay xuống trong tương lai gần) Nhưng tôi còn trăn trở lắm với những cổ phiếu còn lại : bán tiếp thu tiền về (cũng là một dạng cắt giảm lỗ nếu giá tiếp tục giảm) ? để nguyên số cổ phiếu đó (coi như ngừng giao dịch) ? hay mua mua bán bán, theo cách nhiều người nói là nhảy sóng ? hay lấy chính số tiền vừa có mua từ từ vào các loại cổ phiếu tôi đang nắm giữ ? Tôi sẽ thử suy nghĩ xem trong mỗi cách đó tôi sẽ phạm phải những sai lầm nào làm cho đồng vốn của tôi ngày một teo lại ? 9. Bán tiếp thu tiền về và nỗi niềm đau đáu mong muốn quay lại thị trường sớm Sau khi bán nốt chỗ cổ phiếu còn lại, tôi thu được tiền mặt, thị trường mỗi ngày giảm thêm chút ít, vì tôi đã bán hết rồi nên thấy mình không bị lỗ thêm nữa (tâm lý vừa mừng) nhưng một sự thật đáng buồn là số tiền chỉ còn lại 75 triệu (tâm lý vừa buồn) Đầu óc tôi lúc nào cũng quẩn quanh với suy nghĩ : sao tự nhiên mình dại vậy, đang yên đang lành lại để mất 25% tài sản. Lúc này tôi lại càng bám sát nghe ngóng tình hình thị trường chứng khoán hơn nữa, vì tôi thấy muốn lấy lại 25% tài sản đã mất - chỉ có cách duy nhất là tiếp tục chơi chứng khoán. Tâm trạng của tôi lúc này rất kỳ lạ : thị trường hôm nào mà xuống là tôi hỉ hả - nhưng lên một chút thôi là tôi nóng hết cả ruột, chỉ sợ đây là đáy rồi, mua vào không kịp sẽ bị người khác tranh mất. Tôi gọi điện cho cháu trai khẩn khoản : cháu ơi, mua vào được chưa ? bác sốt ruột quá Cháu tôi hỏi lại : thế có cổ phiếu nào giảm giá về gần sát tiêu chuẩn W.B chưa ạ ? Chưa có - tôi trả lời thế có cổ phiếu nào mua vào được theo phương pháp CAN SLIM ? Cũng chưa thế các nhà đầu cơ lớn có mua khi giá vẫn đang giảm không ? Không, họ chỉ bắt đầu mua vào khi thị trường tăng thật sự Cháu tôi hỏi tiếp : Vậy sao bác mua vào làm gì ? Tại bác nóng ruột, tại bác thấy thị trường có lúc xanh được 1 - 2 hôm tăng hẳn mấy chục điểm (tất nhiên là tôi không nói tới nguyên nhân chính : bác muốn mua lại ngay để gỡ gạc 25% bị lỗ) Cháu tôi giải thích : bác biết vì sao thị trường thỉnh thoảng xanh được 1 - 2 phiên không ? bác biết vì sao thị trường mặc dù đang đi xuống nhưng thỉnh thoảng vẫn hồi lại không ? lúc đầu hồi mạnh được 2 - 3 phiên lên năm bẩy chục điểm, sau nay hồi nhẹ lên một hai chục điểm, sau nữa hồi được 5 - 7 điểm rồi lại đi xuống ? Trạng thái thị trường hiện nay (đi xuống nhưng vẫn có những đợt hồi phục nhẹ - đi xuống tiếp - hồi phục nhẹ nữa - đi xuống ...) gọi là trạng thái những nỗ lực hồi phục bất thành trong một xu thế thị trường đi xuống. Những tổ chức lớn hầu như án binh bất động, những tay chơi lớn rút khỏi thị trường (giá trị giao dịch giảm mạnh), chỉ còn những người như bác vẫn đang mong mỏi sớm quay lại thị trường, chỉ cần thị trường chững lại không xuống nữa là nhiều người nhao vào, thị trường lên một chút nhưng hết lực đẩy (sức cầu yếu quá) lại đi xuống, thêm một số người tiếp tục stop loss, thị trường giảm tiếp, chững lại là một số người không kiềm chế được lại nhao vào (nhưng đã ít hơn đợt trước) cứ thế ... tiếp diễn Nói thật lòng tôi thấy cháu tôi nói rất đúng, nhưng muốn tiền nằm im ở trong túi chờ thị trường hồi phục hẳn cũng khó khăn không kém việc giữ cổ phiếu mà ngày nào cũng thấy lỗ. Tôi phải cố quên hẳn chuyện tôi đã lỗ 25%. Nếu bạn lúc nào cũng nghĩ đến khoản tiền đã lỗ và mong ngóng quay lại thị trường thì e rằng sớm hay muộn bạn cũng rơi vào một đợt nỗ lực hồi phục bất thành 10. Giữ nguyên tiền thu được từ việc stop loss và giữ nguyên cổ phiếu có thể phạm sai lầm gì ? Nếu tôi vẫn giữ nguyên trong tài khoản 40% tiền (vừa thu được từ việc bán những cổ phiếu yếu kém) và 60% là cổ phiếu mà tôi coi là tốt thì việc gì sẽ xảy ra ? (Lưu ý các bạn một chút : nếu có bạn trừ trước tới giờ chỉ đầu tư hoàn toàn vào những BCs đã được thị trường công nhận là BCs, và vẫn chưa bán đi chút nào, tôi nghĩ các bạn nên đặc biệt chú ý tới sai lầm số 10 này) Sau khi quyết định như trên, tâm lý của tôi thư thái hơn trước nhiều, tôi nhìn thị trường với con mắt bình tĩnh hơn. Thị trường hồi phục một chút tôi vui một chút vì thấy tổng tiền trong tài khoản tăng lên một chút. Thị trường giảm nhẹ tôi cũng không quá buồn vì thấy sô tiền đang nắm giữ sẽ mua được nhiều cổ phiếu hơn. Nhưng sau một thời gian tôi bắt đầu cảm thấy có điều gì đó không ổn ? Tôi lại gọi điện cho cháu trai để hỏi về thắc mắc của mình. Cháu ơi, bác đang nắm giữ cổ phiếu, toàn là BCs thôi. Nhưng bác thấy hình như BCs đang phân hóa thành 3 loại. + Loại thứ nhất : là lên xuống giá cùng với thị trường, thị trường lên thì cổ phiếu này lên, thị trường xuống thì cổ phiếu này xuống + Loại thứ hai : thị trường lên cổ phiếu này lên theo, thị trường xuống cổ phiếu này cũng xuống nhưng không đáng kể, hoặc đứng giá + Loại thứ ba : thị trường lên cổ phiếu này lên theo nhưng tăng giá rất ít, thị trường xuống thì cổ phiếu này xuống theo mạnh Cháu tôi cười trả lời : đó là chuyện bình thường mà bác, bọn cháu trong nghề gọi là giai đoạn thị trường đánh giá lại giá trị của các BCs Vậy bác nên làm thế nào ? vẫn giữ nguyên 40% tiền và 60% cổ phiếu hay có cần hành động gì không ? Câu trả lời của cháu tôi sẽ có ở phần sau, còn nếu tôi tạm dừng quá trình mua mua - bán bán ở đây (thấy mấy ông ở quỹ Tây gọi một cách hoa mỹ là dừng quá trình Tái cơ cấu ) và giữ nguyên 40% tiền và 60% cổ phiếu thì cũng đòi hỏi bình tĩnh và kiên nhẫn. Nếu tôi tiếp tục mua mua - bán bán (không phải nhảy sóng nhé, đơn giản chỉ là cân đối tỷ lệ tiền - cổ phiếu trong tài khoản) thì tôi có thể phạm sai lầm gì ? 11. Chưa nắm vững nguyên tắc tái cơ cấu mà đã mua mua - bán bán Thị trường có trí nhớ - tôi vừa học được khái niệm này đấy Thị trường là một tập hợp các nhà đầu tư, đầu cơ, cũ có, mới có, có quá trình thu nạp người mới, có quá trình đào thải người cũ. Nhưng bản chất của các nhà đầu cơ, đầu tư hầu như không thay đổi theo thời gian (bản chất con người mà - khó thay đổi lắm) nên quá trình vận hành của thị trường là một sự lặp lại. Tuy được lặp lại (do bản chất nhà đầu tư, đầu cơ hầu như không thay đổi): nhưng biến số đầu vào thay đổi liên tục dẫn tới cường độ đầu ra thay đổi theo. Cháu trai tôi còn nói nhiều lắm, nhưng tựu trung tôi gút lại được mấy ý này : + BCs nào giảm ít nhất trong đợt suy giảm thì sẽ phục hồi nhanh nhất khi thị trường hồi phục + Khi thị trường hồi phục thì BCs hồi phục nhanh chậm khác nhau, có nhiều loại hồi phục chậm tới mức làm nản lòng rất nhiều nhà đầu tư (năm 2006 có một BC như vậy đấy - đấy là tôi nói để ví dụ thôi, không có ý ám chỉ gì cả) Vấn đề của bác là phải nghiên cứu quá khứ để dự đoán được BCs nào giảm ít, BCs nào sẽ giảm nhiều, BCs nào sẽ hồi phục nhanh, BCs nào sẽ hồi phục chậm nếu bác có ý định tái cơ cấu danh mục, nếu không cẩn thận bác sẽ tái cơ cấu nhầm Sau khi vỡ vạc ra một số kiến thức, tôi bắt đầu ngồi ngắm nghía danh mục của mình (40% tiền mặt và 60% cổ phiếu tôi cho là tốt) + Nếu 60% cổ phiếu của tôi chủ yếu là BCs thuộc loại số 2 (may mắn quá, hì hì) vậy là tôi có thể yên tâm chờ đợi, (nhưng cháu tôi có dặn : bác đọc lại mục M trong phương pháp CAN SLIM của ông W.J.O : không một cổ phiếu nào có thể đứng ngoài xu hướng của thị trường, những BCs thuộc loại số 2 có thể trụ được trước hầu hết những giai đoạn điều chỉnh, nhưng nó sẽ phải đi theo thị trường khi thị trường bước vào đợt sóng suy giảm cuối cùng + nếu điều đó xảy ra bác đừng hốt hoảng vì đó là cơ hội giải ngân 40% tiền của bác đấy) Nói vậy chứ : khó bình tĩnh được lắm - trừ khi chuẩn bị tinh thần ngay từ bây giờ. + Nếu 60% cổ phiếu của tôi san đều cho cả 3 loại (cháu tôi bảo : bác hãy quên khái niệm tất cả chúng là BCs đi, hãy coi loại 2 là BCs, loại 1 là tầm nhỡ, loại 3 là trên đường trở thành PS, cháu tôi nó giải thích : dân mình chưa quen, cứ nghĩ là BCs mãi là BCs chứ khi thị trường phát triển lớn lên, thêm nhiều cổ phiếu tham gia thị trường thì BCs teo dần thành PS là chuyện thường - lại phải thay đổi tư duy một tý - mệt thật) Sau khi tư duy được đình hình như vậy thì bác quay về mục số 8. Bảo toàn vốn ... để suy nghĩ kỹ và quyết định tiếp + Nếu 60% cổ phiếu của tôi chủ yếu thuộc loại có giảm mà không có tăng ? Tôi không biết mọi người hành động ra sao, riêng tôi - tôi sẽ bán Sau khi cơ cấu lần 2 (lần 1 là thanh lý PS) tôi có thêm một ít tiền trong tài khoản, cháu tôi khuyên giữ lại tiền mặt, đừng mua vào vội, nếu không có thể phạm sai lầm ở mục 9.
    1 like
  36. Tiếp theo Hài túm lấy dây cương hạch tội: - Nhà ngươi đi đâu mà có mắt như mù đụng phải ta? Người cỡi ngựa, mình chỉ mặc áo lót, mũ đội phía sau ra trước, nhảy xuống ngựa tạ lỗi: - Xin lỗi tiên sinh, tôi đi tìm cha tôi để tạ lỗi. Tiên sinh có biết chữ không? Tôi muốn nhờ tiên sinh một việc đây! Hài bực mình nói: - Ta học trường Quốc-tử giám, sắp thi Thái-học sinh, thì Bách-gia, Chư-tử, Cửu-lưu, Tam-giáo đều thông. Sao lại không biết chữ? Người cỡi ngựa tiếp: - Vậy tiên sinh làm dùm tôi bài biểu tạ tội với cha tôi, tôi sẽ bảo quan Quốc-tử giám tư nghiệp cho tiên sinh đậu. Năm sau thi Thái-học sinh tôi sẽ lấy tiên sinh đậu Trạng nguyên, được chăng? - Nhà ngươi điên à? Nhà ngươi có biết, chỉ có một người cho Thái-học sinh đậu Trạng-nguyên, đó là vua. Nhà ngươi là ai mà dám nói lớn lối như vậy? - Tôi là Vua đây. Đoàn Nhử Hài nhìn lại mũ người đó, quả là vua, vội thụp xuống đất tạ tội. Người cỡi ngựa chính là vua Trần Anh-tông. Nguyên sau khi chiến thắng Mông-cổ, năm 1293 vua Trần Nhân-tông nhường ngôi cho con là vua Trần Anh-Tông rồi đi tu. Vua Anh-Tông thường hay rượu chè say sưa. Nhân một hôm uống rượu Xương-bồ say quá nằm ngủ, thì Thượng-hoàng từ Thiên-trường về Thăng-long. Các quan trong triều không ai biết cả. Nhân-Tông thong thả xem cung điện từ giờ Thìn đến giờ Tỵ. Thái-giám dâng cơm. Thượng-hoàng không thấy vua đâu hỏi thái-giám. Thái-giám đánh thức vua dậy, nhưng vua say quá không tỉnh được. Thượng-hoàng giận quá bỏ về, lệnh cho các quan về Thiên trường họp, có ý truất phế Anh-tông. Đến giờ Mùi, Anh-tông mới tỉnh dậy, cung nhân đem việc ấy tâu. Vua sợ quá không kịp mặc áo, nhảy lên ngựa chạy tới chùa Từ-phúc, thì đụng phải Đoàn Nhữ Hài. Hai người xuống thuyền về Thiên-trường. Dọc đường Đoàn Nhữ Hài làm tờ biểu dài hai ngàn chữ tạ tội. Nhưng Thượng-hoàng vẫn còn giận, không cho vào. Hai người phải quỳ ở ngoài. Các quan liếc mắt nhìn tờ biểu, thấy văn hay, truyền nhau đọc. Thượng-hoàng nghe được hỏi: - Văn ở đâu mà hay như vậy? Các quan tâu rằng đó là bài biểu tạ tội của vua. Thượng-hoàng truyền: - Đưa vào đây! Ý ngài muốn nói rằng đưa bài biểu vào, nhưng các quan hiểu lầm đưa cả Vua và Đoàn Nhử Hài vào. Thượng-hoàng thấy sự đã rồi, đành tiếp biểu xem, thấy lời văn điêu luyện, thống thiết, bèn xá tội cho vua Anh-Tông. Ngài phán rằng: - Ta đang cần một thiếu niên anh tài phụ tá cho con ta. Nay gặp tiên sinh ở đâythực là may mắn. Hài trình việc gặp hòa thượng ở chùa Diên-hựu, được hòa thượng đoán trước sự việc. Thượng-hoàng phán: - Khoa Tử-vi do Hoàng Bính truyền sang Đại-Việt, khoa này đâu có truyền ra ngoài dân dã? Hòa thượng xem Tử-vi cho tiên sinh đó là sư phụ của ta, tức Tuệ-Trung Thượng-sĩ đó (tức Trần Quốc Tung). Hài nghe xong hoảng sợ, nghĩ hôm trước nếu mình gây với hòa thượng thì bị ốm đòn rồi. Bởi Tuệ-Trung là một võ học danh gia đời Trần. Thượng-hoàng hỏi số của Hài, rồi phán: - Số của tiên sinh là số của bậc tể thần. Sau này làm nên sự nghiệp hiển hách. Nhưng tiếc rằng Đào, Hồng cư Nô, thì thế nào cũng xảy ra một chuyện bất chính trong tình trường, lại thêm Tham, Hình nữa thì thế nào cũng vì má đào mà sự nghiệp tan vỡ, chết vì nghiệp tình, đáng tiếc thay. Vua Anh-tông tâu rằng: - Thần nhi nghe nói căn cứ vào khoa Tử-vi có thể cải được số mạng. Thỉnh cầu phụ hoàng có cách nào cứu được Đoàn tiên sinh không? Thượng-hoàng bèn xé từ bìa kinh Kim-cương viết mấy chữ Tứ đại giai không, miễn tử trao cho Đoàn Nhữ Hài. Tứ đại Giai không là chữ lấy trong kinh Kim-cương: “Vô nhân tướng, Vô ngã tướng, Vô chúng sinh tướng, Vô thọ giả tướng, tứ đại giai không”. Nghĩa là không có hình tượng của người, của ta, của chúng sinh, không có cái gì lâu dài cả. Bốn cái đó đều là hư ảo.. Thượng-hoàng phán: - Ta xem số thấy cái vạ vì má đào của tiên sinh sắp tới. Nay ta trao cho tiên sinh mảnh giấy này, khi bị nạn, có thể dùng nó để cứu mạng. Muốn giải cái nạn Hồng, Đào, Hình, Tham thì phải dùng đến Quyền. Nay ta viết chữ miễn tử tức là dùng Quyền rồi, phụ với Hóa-quyền đóng chung ở Tham-lang nữa. Muốn giải hạn Thiên-hình thì dùng đến Không-vong. Ta dùng bìa cuốn kinh Kim-cương, tức là dùng cái Không của đạo Phật. Như vậy mong có thể cứu được tiên sinh. Trở về Thăng-long, vua Anh-Tông phong cho Đoàn Nhữ Hài làm Ngự-sử trung tán, đây là lần đầu tiên một người không đậu đạt gì, mới 20 tuổi được phong làm Ngự-sử trung tán. Người thời đó ghanh ghét làm thơ giễu Hài như sau: Phong hiến luận đàm truyền cổ ngữ, Khẩu tồn nhũ xú Đoàn trung tán. Có nghĩa là: Ôn câu cổ ngữ tại đài Ngự sử. Miệng của Trung-tán Đoàn Nhữ Hài còn hôi sữa. Ba năm sau hạn của Đoàn Nhữ Hài qua cung Tý gặp Đào, Tham, Quyền, Hồng và Thiên-thương, triều đình khám phá ra mối tình của Đoàn Nhữ Hài với một cung nữ của vua Anh-Tông. Luật triều Trần rất khắt khe với tội ngoại tình. Ngay với thường dân khi ngoại tình xảy ra, gian phu bị tử hình, dâm phụ tùy người chồng tha hay không. Nay tội đó xảy ra giữa một đại thần với một cung nữ. Nên cả hai bị khép tội chém đầu. May nhờ có thủ bút của Thượng hoàng, viết trên bìa cuốn kinh Kim-cương nên cả hai được miễn tử. Vua Anh- Tông truyền gả cung nữ cho Đoàn Nhữ Hài. Đoạn trên đây được tóm lược trong sách Đông-a di sự, phần Đoàn Nhữ Hài liệt truyện.
    1 like
  37. VI.- Khoa Tử-vi đời Trần 1.- Trường hợp được trọng dụng Khoa Tử-vi được triều Trần biết đến trong một dịp đặt biệt: Thái-tử Hoảng bị bệnh mê man suốt ba ngày rồi mắt trợn ngược, tưởng qua đời. Vua đem thanh Thượng-phương bảo kiếm và áo Ngự-bào để bên cạnh rồi tuyên chỉ ; - Nếu tỉnh dậy sẽ ban cho. Ý nói sẽ truyền ngôi. Nhưng Thái-tử mắt vẫn trợn ngược. Hoàng hậu, phi tần khóc lóc thảm thiết, chuẩn bị chôn cất, nhân thấy Huệ-Túc phu nhân văn hay chữ tốt, có ý nhờ viết bài vị. Vì vậy phu nhân biết ngày, giờ, tháng, năm sinh của Thái-tử. Phu nhân bấm số, rồi tâu: Xin Hoàng-hậu đừng lo, Thái-tử chỉ mê man thôi, giờ Sửu ngày mai sẽ tỉnh dậy. Vua và Hoàng-hậu tin tưởng và hỏi tại sao phu nhân biết? Phu nhân tâu: - Thần tính số Tử-vi của Thái-tử thấy Đồng, Âm thủ mệnh tại Tý. Cung phúc tại Dần có Cự, Nhật. Tử-vi kinh nói rằng: “ Phú, thọ, quý, vinh, yểu, bần, ai, khổ, Do ư phúc trạch cát hung”. Nghĩa là : Giàu, sống lâu, làm lớn, tiếng tăm, chết non, đau thương, khổ, do cung phúc tốt hay xấu. Đây cung Phúc của Thái-tử có Cự, Nhật tại Dần, lại có Tả, Hữu, Xương, Khúc hợp chiếu, thì căn cơ là người thọ lắm. Mệnh lại được Đồng, Âm tại Tý... thế thì Thái tử không chết non, sau còn trở thành vị minh quân anh hùng, tạo sự nghiệp rạng rỡ cho họ Đông-a và cho nhà Đại-Việt nữa. Hiện Thái-tử bị hạn Tang, Hổ, Kiếp, Hình thì đau yếu nặng đó thôi. Vua và Hoàng-hậu còn phân vân chờ đến giờ Sửu hôm sau, thì Thái-tử tỉnh dần, rồi khỏi hẳn. Sau là vua Trần Thánh-tông, một vị vua anh hùng trong lịch sử Đại-Việt. Nhân đó vua Thái-tông mới hỏi lý do tại sao phu nhân biết, phu nhân mới trình bày khoa Tử-vi. Vua Thái-tông triệu Hoàng Bính vào cung, tiên sinh dâng lên hai bộ sách Tử vi chính nghĩa và Triệu Thị Minh Thuyết Tử-vi kinh. Vua Thái tông và hoàng tộc nhà Trần lại đua nhau nghiên cứu Tử-vi, và dùng như một nguyên tắc để cử người giúp nước.
    1 like
  38. Chuyện trấn trạch có lẽ thuộc phạm trù trong Phong thủy. Khoa Tử vi còn được sd để xem người, dùng người vào việc gì mà câu chuyện về Tống Thái Tổ là 1 VD. Ở VN, nhà Trần cũng dùng tử vi để xem xét nên đánh hay nghị hòa đấy. Nhà Trần rất giỏi các môn huyền thuật, thậm chí còn có khoa tử vi môn phái Đông A.
    1 like
  39. ĐP lo cho mình còn chưa nổi, gánh thêm bạn TP nữa thì khó quá. Mà quẻ thì độn được Tử Tiểu Cát.Vừa trả lời TP xong thì ngửi thấy mùi thơm của Bưởi Diễn lọt vào mũi, thơm quá. :P :unsure: :wub:
    1 like
  40. ĐP giúp TP đầu tư CK nhé, TP rất muốn có 3 phần để làm việc mà ĐP nói Thân mến
    1 like
  41. IV. Khoa Tử-vi sau Hi-Di Hi-Di tiên sinh chết không chỉ định ai làm chưởng môn, thành ra học trò tiên sinh mạnh ai nấy nghiên cứu, không thống nhất. Bản chính bộ sách chép tay lại nằm trong hoàng cung, thành ra trongcác đệ tử tiên sinh, người được truyền nhiều thì giỏi, người được truyền ít thì dở nhưng vẫn tưởng mình được truyền đầy đủ. Năm 1127, quân Kim chiếm phía Bắc nước Trung-hoa, nhà Tống di cư xuống phía Nam . Khoa Tử-vi cũng theo đó chia làm Bắc-tông với Nam-tông. Bắc-tông thì theo đúng Hi-Di không sửa đổi gì về các sao, an sao, chỉ nghiên cứu rộng ra áp dụng giống như hoàng tộc nhà Tống. Còn Nam phái bị ảnh hưởng của khoa bói dịch, nên đổi rất nhiều : 1.Vòng Thái-tuế Theo Hi-Di có năm sao là: Thái-tuế, Tang-môn, Bạch-hổ, Điếu-khách, Quan-phù. Trong khi Nam phái thêm vào bảy sao nữa là: Thiên-không, Thiếu-âm, Tử-phù, Tuế-phá, Long đức, Phúc-đức, Trực-phù. Vị trí chính của sao Thiên-không được thay bằng sao Địa-không (bịa thêm ra). 2.Giải đoán vận hạn Theo Hi-Di tiên sinh thì đại hạn thứ nhất bắt đầu từ cung Huynh đệ hoặc Phụ mẫu. Trong khi Nam phái đổi là khởi từ cung mệnh. Rồi họ thêm những thứ đặc biệt như: Hạn Tam-tai, hạn Huyết-lộ, hạn Ác-thần, rồi căn cứ vào đó coi mỗi vì sao như một ông thần phải cúng vái trừ tà. Người ta quen gọi Bắc phái là chính phái và Nam phái là phái Hà-lạc. Đời Nguyên khoa Tử-vi bị cấm ngặt, bởi dân Trung-hoa đồng hóa khoa Tử-vi với nhà Tống, nên Nguyên triều cấm đoán, cũng không có gì lạ. Suốt đời nhà Minh khoa Tử-vi không có gì đặc sắc, chỉ mô phỏng những điều có từ đời Tống. Đến đời nhà Thanh, vua nhà Thanh thấy rằng: Mấy ông thầy Tử-vi thường được lòng dân chúng. Nhiều ông mượtn cớ coi Tử-vi để khích động dân nổi dậy chống triều đình. Vua Khang-Hy mời các nhà Tử vi danh tiếng về kinh, phong cho mỗi vị một chức quan để biến các vị thành tôi tớ triều đình. Lại cử một người Thanh đứng ra cai quản các vị này soạn bộ Tử-vi đại toàn. Bộ này chưa in thành sách. Trong dịp bát quốc xâm lăng Trung-hoa, thì Pháp, Nhật mỗi nước lấy được một bản. V. Tử-vi vào Việt-nam Có hai thuyết nói về khoa Tử-vi truyền vào Việt-nam. 1.- Thuyết thứ nhất Nói rằng một nhân viên sứ đoàn Đại-việt thời Lý tên Trần Tự Mai đã trộm được trọn vẹn bộ Tử-vi chính nghĩa và bộ Ngự-giám tử-vi, rồi đem về nước. Nhưng chính Tự-Mai cũng chỉ nghiên cứu rồi truyền cho con cháu. Ghi chú: Từ Trần Tự-Mai đến vua Trần Thái-tông gồm 8 đời. Trần Tự Mai sinh Trần Vỵ Hoàng. Trần Vỵ Hoàng sinh Trần Tự Quang. Trần Tự Quang sinh Trần Tự Kinh. Trần Tự Kinh sinh Trần Tự Hấp. Trần Tự Hấp sinh Trần Lý. Trần Lý sinh Trần Thừa. Trần Thừa sinh Trần Liễu, Trần Cảnh tức vua Thái-Tông nhà Trần. Nên sau này Hoàng Bính đem Tử-vi cho vua Trần, thì có cuộc tranh luận về Tử-vi giữa Hoàng Bính với Chiêu Minh vương Trần Quang-Khải và Chiêu-Quốc vương Trần Ích- Tắc. 2.- Thuyết thứ nhì Một thuyết khác nói khoa Tử-vi truyền vào Đại-việt từ niên hiệu Nguyên-phong thứ bảy đời vua Trần Thái-Tông (1257). Người truyền sang Đại-việt là tiến sĩ Hoàng Bính. Hoàng Bính sinh vào niên hiệu Gia-thái thứ nhì đời Tống Ninh-Tông (1203), đậu Tiến-sĩ làm Thị độc học sĩ (chức quan đọc sách và giang sách cho vua nghe) thời Tống Lý-Tông. Năm Bảo-hựu nguyên niên (1253), tiên sinh nhân ở chức vụ Thị độc học sĩ, nên nghiên cứu, hiểu tường tận các bộ sách Tử-vi chính nghĩa, Triệu Thị Minh Thuyết Tử-vi kinh, tiên sinh nghiên cứu số Tử vi của vua, Hoàng-hậu, các vương thần, khanh sĩ, văn võ đại thần, thì thấy số người cũng sắp táng gia bại sản, hoặc chết thê thảm, hoặc gia đình ly tán. Lúc đầu tiên sinh cho rằng có cuộc thay đổi ngôi vua trong triều, nhưng sau xem đến số của các vị trấn thủ đại thần, cũng đều tương tự cả. Tiên sinh cho rằng đó là vận nước sắp mất. Tiên sinh lại xem số mình và vợ con đều thấy thân cư Thiên-di, mệnh lập tại Tý, cung Thiên-di ở Ngọ. Tiên sinh mới giải đoán rằng: Tý là phương Bắc, Ngọ là phương Nam, vậy gia đình mình có số lập nghiệp ở phương Nam. Lại xem thiên văn, thấy tất cả các tinh hoa đều tụ cả ở phương Nam , mới bàn với phu nhân rằng: - Ta xem thiên văn thấy phương Nam sáng rực, tương lai thánh nhân đều xuất hiện ở đó. Nay quân Thát-đát (Mông-cổ) chiếm gần hết giang sơn rồi, mà triều đình trên thì vua hôn ám, các quan thì nhũng lạm, lòng dân đã mất, cái vạ vong quốc không xa cho lắm. Âu là ta cáo quan về hưu, rồi đem tộc thuộc xuống phương Nam lánh nạn. Năm 1257, Hoàng Bính đem tộc thuộc hơn ba nghìn người, đến biên giới Hoa-Việt, xin được vào đất Đại-Việt làm cư dân. Vua Thái-tông nhà Trần sai người lên tra xét, thấy họ quả thật tình, không có chi giả dối, mới thuận cho Hoàng Bính lập nghiệp ở vùng Yên bang. Hoàng Bính dâng người con gái út 16 tuổi, nhan sắc diễm lệ, làu thông thi thư và thuật số, Tử-vi tên Hoàng Chu-Linh. Vua Trần Thái-Tông thu nhận, phong làm Huệ-Túc phu nhân rất sủng ái.
    1 like
  42. III.- Khoa Tử-vi đời Tống Tống Thái-tổ được truyền khoa Tử-vi bằng bộ Tử-vi chính nghĩa, giữ làm của riêng của hoàng tộc họ Triệu. Bộ sách chỉ được lưu truyền trong hoàng cung để biết kẻ trung, người nịnh, để biết vận số mưu đồ đại sự. Tất cả công trình nghiên cứu của hoàng tộc nhà Tống, sau được chép thành sách gọi là Ngự giám tử-vi. Nhưng khi nhà Tống mất, thì con cháu nhà Tống dùng bộ sách này làm kế sinh nhai, nên không dám dùng tên cũ nữa, mà đổi là Triệu Thị Minh Thuyết Tử-vi kinh. So sánh giữa bộ Tử-vi chính nghĩa và bộ Triệu Thị Minh Thuyết Tử-vi kinh, thì bộ thứ nhất cố tính chất lý thuyết đaị cương, như những định luật. Bộ thứ nhì có tính chất thực nghiệm, thu góp kinh nghiệm mấy trăm năm nghiên cứu lại. Như bộ thứ nhất không bàn đến việc : - Hai người sinh cùng ngày, giờ, tháng, năm, nhưng lá số khác nhau. Bộ thứ nhì đi vào chi tiết này rất kỹ. - Số người sinh đôi. Trong khi bộ thứ nhì nghiên cứu đến mấy trăm cặp sinh đôi. - Số những người chết tập thể. Như chết chìm đò, chết trong chiến tranh. Bộ thứ nhì lại nghiên cứu kỹ hơn, đưa ra giải quyết v.v... Sau đây chúng tôi trình bày một giai thoại về Tử-vi đời Tống, mà hầu như ai cũng biết, và sử Trung-quốc cũng có chép : Khi còn cầm quân tranh thiên hạ, Tống Thái-Tổ có người em kết nghĩa tên là Trịnh Ân. Ân là một võ tướng dũng mãnh, tài ba, vợ Ân là Đào Tam Xuân cũng là một nữ tướng. Cả hai đã giúp cho Thái-tổ thành nghiệp lớn. Thái-tổ phong cho Trịnh Ân tước vương và thay vua trấn thủ ngoài biên trấn. Nhân đầu năm Thái-tổ xem số các tướng sĩ, văn võ quần thần, thấy số Trịnh Ân là Tướng-quân, Thiên-tướng thủ mệnh đại hạn gặp Kình-dương, tiểu hạn Thiên-hình. Lưu niên Thái-tuế gặp Kiếp, Kị mới nói với quần thần rằng : - Trịnh Ân do hai ông tướng thủ mệnh. Tướng sợ nhất kiếm và đao, không sợ Hỏa, Linh, Kiếp, Không. Nay đại hạn ngộ Kình là dao, tiểu hạn ngộ Hình là kiếm. Ta e rằng Ân sẽ bị chém mất đầu. Đã vậy lưu niên Thái-tuế gặp Kiếp, Kị thì sẽ do kẻ tiểu nhân ám hại. Hơn nữa Kiếp, Kị lại ngộ Hồng, Đào, thì kẻ hại Trịnh Ân sẽ là đàn bà. Triều đình đề nghị gọi Trịnh Ân về triều để được bảo vệ. Bấy giờ Trịnh Ân đương trấn thủ ngoài xa, nghe lệnh triệu hồi về kinh thì tuân theo. Khi đến kinh thấy một toán quân hầu hộ vệ kiệu vua, tiền hô hậu ủng. Ântưởng Thái-tổ, vội xuống ngựa phủ phục bên đường tung hô vạn tuế. Nhưng khi ngửng đầu lên không phải là vua, mà là cha của một Phi-tần được Thái-tổ sủng ái. Chức tước, địa vị của Trịnh Ân cao hơn nhiều, mà phải lạy phục xuống đất thì nhục quá. Trịnh Ân nổi giận lôi vị Quốc-cữu xuống đất đánh cho một trận về tội tiếm nghi vệ Thiên-tử. Vị Quốc-cửu bị đòn nhừ tử, về nhà báo cho con gái biết, khóc lóc đòi trả thù. Vị phi thấy cha bị đòn đau, trở vào cung phục rượu cho Thái-tổ say mèm, rồi dâng biểu nói Trịnh Ân làm phản đập phá nghi trượng Thiên-tử. Tống thái-tổ say quá không tự chủ được, phê vào chữ Trảm. Thế là Trịnh Ân bị mang ra chém đầu. Khi Thái-tổ tỉnh rượu được triều đình tâu tự sự, thì chỉ còn biết bưng mặt khóc lớn. Đào Tam Xuân thay chồng trấn ngoài ải, thấy chồng bị thác oan, Tam Xuân truyền quân sĩ để tang, kéo quân về triều hỏi tội. Các tướng phần bất mãn với việc Thái-tổ giết Trịnh Ân, nên không quyết tâm chiến đấu, hơn nữa không địch nổi Tam Xuân nên thua chạy. Tam Xuân vây kinh thành rất gấp. Triều đình tâu giết thứ phi, giết cả nhà Quốc cửu để tạ tội với Tam Xuân. Nhưng Tam Xuân vẫn không lui binh. Tình hình nguy ngập, Triệu Quang Nghĩa tâu với Tống Thái-tổ (Quang Nghĩa là em Tống Thái-tổ, sau được truyền ngôi vua): - Thần xem số Tam Xuân thấy Vũ-khúc, Phá-quân thủ mệnh. Vũ-khúc thì hay giận, Phá-quân thì nhẹ dạ. Tử-vi kinh nói rằng: Chỉ có Lộc-tồn chế được tính ác của Vũ-khúc, Thiên-lương chế được tính điên của Phá-quân. Vậy ở đây có vị văn thần nào Thiên-lương, Lộc-tồn thủ mệnh, đề nghị có thể thuyết phục được Tam Xuân. Thái-tổ chuẩn tấu, tìm ngay ra vị văn thần có tên Cao Hoài Đức có cách trên, sai ra ngoài thành, thuyết phục Tam Xuân. Quả nhiên Tam Xuân lui binh. Từ đấy trong suốt đời nhà Tống, con cháu họ Trịnh được nối tiếp nhau phong tước. Như vậy thì Triệu Quang Nghĩa đã học tới trình độ khá uyên thâm khoa Tử-vi, nên dùng phá cách dữ tợn của Tam Xuân và trợ cách giúp Thái-tổ. Nghiên cứu lá số của Thái-tổ, năm đó đại hạn ngộ Kỵ, tiểu hạn đi vào cung nô, gặp Thiên-thương, Kiếp. Hạn Thiên thương gặp Kiếp, Không thường là hạn bị hàm oan nguy đến tính mệnh. Chính Khổng-tử bị hạn này, bị vây tại nước Trần, hút chết đói. Số của Cao Hoài Đức, ngoài Thiên-lương, Lộc-tồn thủ mệnh, đại hạn ngộ Quyền, Khốc, Hư, Xương, Lương, Lộc chỉ chế được Tam Xuân. Nhưng chính Quyền, Khốc, Hư nói Tam Xuân nghe theo, và Văn-xương là sao giải hạn Địa-kiếp vậy.
    1 like
  43. II.- Nguồn gốc khoa Tử-vi Về nguồn gốc khoa Tử-vi thì bộ Tử-vi kinh tức Tử-vi chính nghĩa, phần Hy Di tiên sinh liệt truyện viết : “Tiên sinh làu thông Dịch-lý, Thiên-văn, Hình-tượng, Lịch-số, Địa-lý. Nhân thấy các khoa đều có uyên nguyên với số mạng nhân sinh, do vậy khải ngộ, soạn ra bộ Tử-vi kinh truyền cho đức Thái-tổ nhà ta.” Vì vậy nguồn gốc khoa Tử-vi, có thể kết luận rằng, đặt cơ sở trên : - Học thuyết Âm-dương ngũ hành của Dịch-lý. - Từ Thiên-văn học, với những biến chuyển của tinh đẩu. - Từ Hình tượng học, tức khoa nghiên cứu về hình dáng vũ trụ, con người và thú vật. - Từ Lịch-số, tức khoa nghiên cứu từ Thiên-văn, để tính sự tuần hoàn vũ trụ, tính ngày, tháng, năm. - Địa lý, tức Phong-thủy, nghiên cứu về con người tương ứng với địa phương hướng nhà khí hậu v.v.... 1.- Tiểu sử Hi-Di tiên sinh Tiên sinh họ Trần húy Đoàn tự Hy-Di, người đất Hoa-sơn, ngày nay về phía Nam huyện Hoa-âm tỉnh Thiểm-Tây. Khi ra đời tiên sinh bị đẻ non tháng, nên mãi hai năm mới biết đi, thuở nhỏ thường đau yếu liên miên. Tiên sinh học văn không thông, học võ không đủ sức, thường suốt ngày theo phụ thân ngao du khắp non cùng thủy tận. Thân phụ tiên sinh là một nhà Thiên-văn, Lịch-số đại tài đương thời. Về năm sinh của tiên sinh, không một thư tịch nào chép. Nhưng căn cứ vào bộ Triệu Thị Minh Thuyết Tử-vi kinh, khi tiên sinh yết kiến Tống Thái-tổ Triệu Khuông Dẫn vào niên hiệu Càn-đức nguyên niên có nói : « Ngô kim nhật thất thập hữu dư », nghĩa là, tôi năm nay trên 70 tuổi. Vậy có thể tiên sinh ra đời vào khoảng 888-893 tức niên hiệu Vạn-đức nguyên niên đời Đường Huy-Tông đến niên hiệu Cảnh-phúc nguyên niên đời Đường Chiêu-Tông. Tiên sinh bắt đầu học Thiên-văn năm 8 tuổi. Bộ Triệu Thị Minh Thuyết Tử-vi kinh thuật : " Tiên sinh tám tuổi mà còn thơ dại, lúc nào cũng ngồi trong lòng thân phụ. Một hôm thân phụ tiên sinh phải tính ngày giờ mưa bão trong tháng, bị tiên sinh quấy rầy, mới dắt tiên sinh ra sân, chỉ lên bầu trời đầy sao mà bảo : - Con có thấy sao Tử-vi kia không ? Đáp : - Thấy. Lại chỉ lên sao Thiên-phủ mà hỏi : - Con có thấy sao Thiên-phủ kia không ? Đáp : -Thấy. - Vậy con hãy đếm xem những sao đi theo saoTử-vi và Thiên-phủ là bao nhiêu ? Thân phụ tiên sinh tưởng rằng tiên sinh có đếm xong cũng phải trên nửa giờ. Không ngờ ông vừa vào nhà tiên sinh đã chạy vào thưa : - Con đếm hết rồi. Đi theo Tử-vi có năm sao, như vậy chòm Tử-vi có sáu sao. Đi theo sao Thiên-phủ có bảy sao, như vậy chòm Thiên-phủ có tám sao." Từ đấy tiên sinh được thân phụ hết sức truyền khoa Thiên-văn và Lịch-số. 2.- Truyền cho vua Tống Giai thoại kỳ thú mà hầu hết các nhà nghiên cứu Tử-vi đều biết, đó là Hi-Di tiên sinh đã dùng khoa Thiên-văn và Tử-vi đoán trước được hai đứa trẻ nghèo đói, sau đều trở thành vua. Bộ Tử-vi chính nghĩa phần Hi-Di liệt truyện đã kể giai thoại kỳ thú đó như sau : “Một hôm tiên sinh dẫn đệ tử ra sân xem Thiên-văn, chợt kêu lên rằng : - Kìa quaí lạ không ? Đệ tử xúm lại nhìn theo tay tiên sinh chỉ thì thấy sao Tử-vi, Thiên-phủ đi vào địa phận của sao Phá-quân và Hóa-kỵ, mà ánh sáng chiếu xuống núi Hoa-sơn. Tiên sinh noí : - Tử-vi, Thiên-phủ là đế-tượng, tức là vua. Tử-vi bao giờ cũng đi trước, Thiên-phủ bao giờ cũng theo sau. Đây tức là anh em một gia đình nào đó, đang buổi hàn vi, sau sẽ làm nên sự nghiệp vẻ vang, vị tới đế vương. Phá-quân là hao-tinh chủ nghèo đói, Hóa-kỵ chủ bần hàn, kêu xin. Phá ngộ Kỵ thì nghèo đói phải đi ăn mày. Tử, Phủ gặp Phá, Kỵ tức hai vị Thiên-tử chưa gặp thời phải đi ăn xin. Tất cả chiếu xuống Hoa-sơn, thì hai vị Thiên-sử sẽ qua đất Hoa-sơn ăn xin. Vậy ngày mai các người theo ta xuống núi, giúp cho vị anh hùng vị ngộ, đang gặp lúc cùng khó. Đệ tử thưa : - Đệ tử nghĩ, nhân lúc thiên-tử chưa gặp thời, ta nên cho người vay nợ, để mai đây có dịp đòi nợ cứu giúp dân nghèo. Tiên sinh đồng ý. Hôm sau thầy trò xuống chân núi thấy một đoàn người chạy loạn đi qua. Tiên sinh để ý đến một thiếu phụ gánh hai chiếc thúng, trong mỗi thúng có một đứa trẻ khôi ngô dung quang khác thường. Tiên sinh biết hai đứa trẻ này ứng vào sao Tử, Phủ trên trời đây. Mới hỏi thiếu phụ : - Bà ơi ! Bà có mệt lắm không ? Bà gánh hai vị Thiên-tử đi đâu vậy ? Thiếu phụ đặt gánh xuống thưa : - Con tôi đó, đứa lớn tên Triệu Khuông Dẫn, đứa nhỏ tên Triệu Khuông Nghĩa. Từ sáng đến giờ chúng đói không có gì ăn. Tiên sinh bố thí cho chút đồ ăn được không ? Tiên sinh đáp : - Tôi xem thiên văn thấy dung quang hai con bà khác phàm. Bà có nhớ ngày giờ sanh của chúng không ? Thiếu phụ cho ngày giờ năm sinh của hai con. Tiên sinh tính số Tử-vi, thấy cách của Khuông Dẫn là Tử, Phủ, Vũ, Tướng được Tả, Hữu, Khoa, Quyền, núi, giúp cho vị anh hùng vị ngộ, đang gặp lúc cùng khó. Đệ tử thưa : - Đệ tử nghĩ, nhân lúc thiên-tử chưa gặp thời, ta nên cho người vay nợ, để mai đây có dịp đòi nợ cứu giúp dân nghèo. Tiên sinh đồng ý. Hôm sau thầy trò xuống chân núi thấy một đoàn người chạy loạn đi qua. Tiên sinh để ý đến một thiếu phụ gánh hai chiếc thúng, trong mỗi thúng có một đứa trẻ khôi ngô dung quang khác thường. Tiên sinh biết hai đứa trẻ này ứng vào sao Tử, Phủ trên trời đây. Mới hỏi thiếu phụ : - Bà ơi ! Bà có mệt lắm không ? Bà gánh hai vị Thiên-tử đi đâu vậy ? Thiếu phụ đặt gánh xuống thưa : - Con tôi đó, đứa lớn tên Triệu Khuông Dẫn, đứa nhỏ tên Triệu Khuông Nghĩa. Từ sáng đến giờ chúng đói không có gì ăn. Tiên sinh bố thí cho chút đồ ăn được không ? Tiên sinh đáp : - Tôi xem thiên văn thấy dung quang hai con bà khác phàm. Bà có nhớ ngày giờ sanh của chúng không ? Thiếu phụ cho ngày giờ năm sinh của hai con. Tiên sinh tính số Tử-vi, thấy cách của Khuông Dẫn là Tử, Phủ, Vũ, Tướng được Tả, Hữu, Khoa, Quyền, Lộc củng chiếu. Ngặt đại hạn đang gặp Kiếp, Kỵ nên nghèo khó. Số của Khuông Nghĩa là Thiên-phủ lâm Tuất, ngộ Tả, Hữu, Khoa, Quyền đại hạn cũng đang gặp Kiếp, Kỵ nên nghèo khó. Tiên sinh nói với học trò : - Hai đứa trẻ này là chân mạng đế vương, khi đại hạn đi đến gặp Khôi, Việt, Xương, Khúc, là lúc thành đại nghiệp đấy. Ta phải giúp đỡ mới được, hầu mua lấy cảm tình, lúc thiên tử gặp thời, có thể nhân đó giúp dân vậy. Tiên sinh nói với thiếu phụ : - Tôi tính số thấy hai con bà sau đều làm vua. Khi đã làm vua rồi, thì tất cả giang sơn vạn dặm đều của con bà cả. Vậy bà bán cho tôi giải núi Hoa-sơn này lấy tiền mà tiêu. Thiếu phụ tưởng ông đạo sĩ điên khùng mới mua núi. Bà đồng ý bán. Bởi bà không biết chữ, nên xé vạt áo hai con quấn vào đôi đũa, nhét trong một ống đũa, coi như văn tự trao cho Hy-Di tiên sinh và nhận mười nén vàng. Năm 960, Triệu Khuông Dẫn thống nhất giang sơn, lên ngôi vua lập ra nhà Tống, sau là Tống Thái-Tổ. Niên hiệu Càn-đức nguyên niên (963), quan trấn thủ vùng Hoa-sơn dâng biểu về triều rằng: Có một đạo sĩ tên Trần Đoàn, tự Hy-Di bao dưỡng dân chúng không nộp thuế. Đạo sĩ nói rằng : Hoa-sơn là đất riêng của ông, đã được nhà vua bán cho rồi. Tống Thái-tổ không nhớ chuyện cũ, nổi giận, sai bắt Hy-Di tiên sinh vào triều trị tội. Nhưng quan địa phương rất kính trọng tiên sinh, không giám trói, còn đưa lừa cho tiên sinh cỡi đểlai kinh. Tiên sinh được giải vào triều kiến. Thái-tổ hỏi : - Đạo sĩ cũng phải tuân theo phép nước chứ ? Hà cớ phao ngôn nói rằng đã mua đất của triều đình ? Tiên sinh đáp : - Năm nay tôi đã trên 70 tuổi đâu dám nói dối. Luật lệ của bệ hạ là : Đời cha mẹ vay nợ, thì đời con phải trả. trước đây Thái-hậu qua Hoa-sơn, có bán cho bần đạo toàn vùng này lấy mười nén vàng. Văn tự còn đây. Tiên sinh xuất trình ống đũa và vạt áo. Thái-tổ truyền đem vào hậu cung hỏi Thái hậu. Thái-hậu nhớ chuyện cũ vội kêu lên : - Vị thần tiên ở núi Hoa-sơn đây mà, người đã cứu nạn cho nhà ta xưa đây. Thái-hậu kể chuyện xưa. Thái-tổ và triều thần kinh sợ về tài tiên tri của tiên sinh, vội tạ lỗi, lưu tiên sinh lại kinh, kính như bậc thầy. Tống Thái-tổ hỏi tiên sinh về khoa Tử vi, tiên sinh rút ra trong bọc tập sách nhỏ đề Tử-vi chính nghĩa trao cho Thái-tổ mà tâu rằng : - Đây là tất cả những tinh nghĩa về khoa Tử-vi. Bần đạo không phải là người đặt ra khoa này. Nhân người trước đã nói về Tử-vi, bần đạo nhận thấy Dịch-lý, Hình tượng Thiên văn, Lịch-số, Địa-lý đều có uyên nguyên với nhau, mới tước bỏ những rườm rà của người xưa, họp thành khoa Tử-vi mà thần viết trong tập này. Với khoa Tử-vi, bệ hạ có thể biết kẻ trung, người nịnh, thời nào tốt, thời nào xấu mà mưu đại sự. Đó là học tới bậc sơ đẳng. Còn học uyên thâm hơn, có thể nhân số mạng xấu, dùng người nào thì cứu được kẻ bị nạn, và cứu như thế nào ? Thấy kẻ ác thì dùng người nào, cách nào thì trị được, đó là học tới trung đẳng. Còn học tới chỗ uyên thâm cùng cực, có thể làm đảo lộn cả thiên hạ, nắm thiên hạ trong bàn tay. Nhưng bần đạo kính dâng bệ hạ một câu, khi dùng tập sách này, đó là : Chữ Nhân, đừng nên dùng vào những việc ác độc, tổn âm đức. Tiên sinh được các quan xin coi Tử-vi. Họ chỉ việc biên ngày sinh, tháng sinh, năm sinh và giờ sinh, tiên sinh sẽ kêu ra vị đó đang giữ chức vị gì trong triều, cùng sự lập thân ra sao, cuối cùng sự nghiệp sẽ kết thúc như thế nào. Triều thần không ai mà không kính phục. 3.- Cái chết của Hy-Di Sử Sách không ghi tiên sinh ra đời năm nào, mà cái chết của tiên sinh cũng rất mơ hồ. Bộ Triệu Thị Minh Thuyết Tử-vi kinh viết : « Niên hiệu Khai-bảo thứ ba (972), Thái-tổ sai sứ đến Hoa-sơn thỉnh tiên sinh, thì đệ tử cáo rằng tiên sinh ngao du sơn thủy đã ba năm không thấy trở về.» Sau trên mười năm không thấy tiên sinh trở về, đệ tử tiên sinh cho rằng thầy đã quy tiên. Họ họp nhau bầu lấy người chưởng môn. Nhưng khi sinhthời tiên sinh gặp ai dạy người đó, trình độ học trò không đều nhau, mà họ không biết nhau nữa. Cuối cùng vì trong mười năm xa sư phụ, mạnh ai nấy nghiên cứu thành ra khoa Tử-vi có nhiều dị biệt. Các đệ tử của tiên sinh tự ý thu đệ tử, truyền dạy, người có căn cơ thì dạy hết, người không có căn cơ thì dạy ít, thành ra khoa Tử-vi trở thành một khoa bí hiểm của riêng từng nhà, nhiều nhà còn giữ để làm kế sinh nhai, do vậy mới có nhiều khác biệt nhau.
    1 like
  44. Bác Thiên Địa Nhân sau khi khà khà mấy phát quên luôn chủ đề này rồi http://www.lyhocdongphuong.org.vn/forum/public/style_emoticons/default/dry.gif
    1 like
  45. 1 like
  46. Oh, lá số này lẽ nào đương số chưa bị ... tù? Bác chủ thớt xác nhận hộ cái :D Đồng ý quan điểm bác Viet Ha, và năm nay đương số có người mới thì phải
    1 like
  47. Lẩm cẩm! Xuất hành hướng Đông để chết ah! Để tôi tham khảo ý kiến anh chị em, đầu năm sẽ thông báo v/v này.
    1 like
  48. 1 like
  49. 1 like
  50. 1 like