-
Thông báo
-
Nội quy Lý Học Plaza
Nội quy này là bản mở rộng Nội Quy - Quy định của Diễn đàn. Khi tham gia mua bán, các thành viên phải tuân theo những quy định sau: Tiêu đề bài viết: Bao gồm: Chỉ dẫn địa lý, Loại hình Mua/Bán, Thông tin mua bán.
Chỉ dẫn địa lý: Tỉnh/thành nơi mua bán. Hoặc sử dụng định nghĩa có sẵn:TQ: Toàn quốc
HCM: TP Hồ Chí Minh
HN: Hà Nội
[*]Ví dụ: HCM - Bán Vòng tay Hổ Phách Nội dung bài viết: Mô tả chi tiết sản phẩm mua/bán
Bắt buộc phải có thông tin liên lạc, giá Mua/Bán
Bài mới đăng chỉ được phép up sau 03 ngày.
Thời gian up bài cho phép: 01 ngày 01 lần.
Các hành vi vi phạm nội quy này sẽ bị xóa bài hoặc khóa tài khoản mà không cần báo trước.
-
Leaderboard
Popular Content
Showing most liked content on 19/01/2011 in all areas
-
TẠI SAO TÂN MÃO THUỘC HÀNH MỘC MÀ KHÔNG PHẢI HÀNH THỦY ? HÀNH HỎA ? HAY HÀNH NÀO KHÁC ? (Tặng bạn đọc vốn yêu thích triết luận phương Đông) Lê Hưng VKD ( Lê Hưng VKD là con trai cả cụ Thiên Lương, từng tham gia viết bài trên tập san Khoa Học Huyền Bí trước 1975 với bút danh GS Lê Trung Hưng) I/ Hệ thống can – chi : Trong các triết luận của văn hóa phương Đông châu Á, khái niệm thời gian dịch chuyển được diễn tả bằng thuật danh Can & Chi: Can là hệ đếm thời gian theo chu kỳ 10 giai đoạn, gọi là thập thiên can (Gíáp, Ất, Bính, Đinh, Mậu, Kỷ, Canh, Tân, Nhâm, Qúi) tương thích với vận động của thế giới vũ trụ (được qui chiếu vào phương vị của trái đất theo tư duy của người trần gian). Chi là hệ đếm thời gian theo chu kỳ 12 giai đoạn, gọi là thập nhị địa chi (Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất, Hợi) tương thích với vận động của trái đất (được qui chiếu theo vị trí sinh sống của người trần gian). Khi ghép nối Can & Chi gọi là “nạp âm Can Chi” và bản chất vận động của tổ hợp thời gian này (tức: nạp âm Can Chi – NÂCC) chính là việc làm của một hành trong hệ 5 hành (ngũ hành: kim, mộc, thủy, hỏa, thổ) Ngày nay mọi người đều đã hiểu : 1/ Cốt tủy tinh hoa minh triết phương Đông, là cổ thư Kinh Dịch 2/ Cốt tủy nội dung của Kinh Dịch, là luận bàn của học thuyết Âm Dương 3/ Cốt tủy vận động của Âm Dương, là lý giải (biện chứng) của học thuyết Ngũ hành Thế nên, việc kết hợp hệ đếm Can – Chi ( tức NÂCC ) chính là một “ hình thái ma trận” (10 hàng 12 cột), để có 60 số đếm thời gian (thuật ngữ cổ gọi là lục thập hoa giáp) theo tiêu chí “âm cư âm vị - dương cư dương vị = can âm đi với chi âm; can dương đi với chi dương” được người xưa áp dụng vào lịch biểu xác định cho 4 thời điểm của mọi sự việc : thời dụng (giờ) – nhật dụng (ngày) - nguyệt dụng (tháng) và niên dụng (năm)….Khởi đầu cho một hoa giáp (tức 60 đơn vị NÂCC) là Giáp Tý (can khởi đầu của 10 can & chi khởi đầu của 12 chi) kết thúc một hoa giáp là Qúi Hợi (can cuối cùng của 10 can & chi cuối cùng của 12 chi) II/ Hệ thống ngũ hành: Vạn vật có sự sống ở trần gian này, được người xưa tích lũy trải nghiệm bằng luận thuyết Ngũ hành ( Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ ) tức là 5 cách vận động – dịch chuyển – biến thái – chuyển hóa… của mọi quá trình phát triển & hủy diệt sự vật (cũng có thể khái quát hơn : số lượng & chất lượng sự vật luôn tiếp biến cho nhau !) - Hành vi “bản năng” là động thái hành Mộc (sinh sôi, nẩy nở…) - Hành vi “hành động” là động thái hành Hỏa (phát huy, phát triển...) - Hành vi “kinh nghiệm” là động thái hành Thổ (thu gọn, qui nạp…) - Hành vi “phương pháp” là động thái hành Kim (chắt lọc, chọn lựa…) - Hành vi “phản xạ” là động thái hành Thủy (phát tán, thanh lý,đối phó…) Các bộ môn xã hội – nhân văn cổ (như : đông y học, phong thủy, thiên văn, nông lịch khí tượng, tử vi, dịch lý…) đều đã sử dụng “ nạp âm can chi” (NÂCC) qui đổi ra “ ngũ hành” để giải thích “ ngưỡng vô thường” của mọi cấu trúc sự vật luôn biến & hóa ở thế giới này (théorie des changements d’ici- bas). Bảng qui đổi 60 số đếm thời gian Can + Chi ra ngũ hành đã được người xưa công bố rộng rãi (và người đời nay đã nhuần nhuyễn thuộc lòng như định đề hiển nhiên – postulatum – của toán học phổ thông !).Thí dụ : Tân Mão thuộc bản chất hành Mộc, Ất Mão thuộc bản chất hành Thủy , Kỷ Mão là hành Thổ… Nhưng một thực tế nghịch lý đang hiện có (trong các đầu sách đã xuất bản bấy lâu nay) là: - Chưa sách nào giới thiệu được cách qui đổi từ nạp âm Can Chi ra hệ ngũ hành ? - Trình tự nào, căn cứ nguyên do nào mà người xưa đã biến hóa số đếm Can Chi (số lượng ) thành ra 1 hành trong 5 hành ( chất lượng) ? - Tại sao Giáp Ngọ phải là hành Kim? mà không phải là hành Hỏa?...v…v III/ Đề xuất kỹ thuật lượng hóa hệ đếm Can Chi thành hệ ngũ hành : Trước các thắc mắc khái quát nêu trên, gia tộc của học phái Thiên Lương – Đẩu Sơn xin phép đề xuất một qui trình nhỏ chuyển đổi nạp âm Can+ Chi ra ngũ hành, như sau : Bước 1 (Bảng A) Lượng hóa cho mỗi Can (trong 10 Can) bằng ký tự số đếm thập phân (numération décimale) từ số 0 (zéro) rồi tiếp theo 1, 2, 3, … Bước 2 (Bảng :( Lượng hóa cơ chế tam phân của lưỡng nghi Âm - Dương: * 3 phân nghi âm: Thiếu âm, Quyết âm, Thái âm * 3 phân nghi dương: Thiếu dương, Dương minh, Thái dương cũng bằng ký tự số đếm thập phân (0, 1, 2, 3…) Bước 3 (Bảng C) Lượng hóa cho mỗi chi ( trong 12 chi ) phân phối theo trình tự cơ chế 3 phân của Âm Dương: - Từ Tý đến Tỵ thuộc nghi Dương, từ Ngọ dến Hợi thuộc nghi Âm, cùng ra ký tự số đếm hệ thập phân ( 0, 1, 2, 3…) Bước 4 (Bảng D) Căn cứ tín hiệu “ nạp âm” của hệ ngũ âm trong nhạc lý cổ phương Đông (cung, thương, giốc, chủy, vũ ) được ghi trong sách Nội Kinh ( bộ y thư cổ nhất của y học cổ truyền Trung Hoa ) : tại âm vi giốc, khí hóa vi Mộc tại âm vi chủy, khí hóa vi Hỏa tại âm vi cung, khí hóa vi Thổ tại âm vi thương, khí hóa vi Kim tại âm vi vũ, khí hóa vi Thủy chuyển đổi ra ký tự số đếm hệ thập phân ( 0,1,2,3…) Ghi chú: hành gốc (biến) căn cứ theo sách Nội Kinh, còn hành ngọn (hóa) thì theo luật sinh xuất ngũ hành (Thổ sinh Kim, Thủy sinh Mộc….) Bước 5 (Bảng E) Đây là bảng tổng hợp tất cả số đếm của mỗi Can + Chi (gọi là “nạp âm” Can Chi – NÂCC): chuyển đổi ra ký tự số thập phân ( 0, 1, 2, 3…) Thí dụ 1: Nạp âm Tân Mão có số ký tự : * Can Tân là 3 (theo bảng A) * Chi Mão là 1 (theo bảng C) ═> NÂCC “Tân Mão” = 3+1 = 4 Thí dụ 2: nạp âm Qúi Hợi = 4 (bảng A) + 2 (bảng C) = 6 Bước 6 (Bảng F) Vì hệ ngũ âm nhạc lý cổ chỉ vận hành từ ký tự 0 (zéro) đến 4 (tức là nhịp 5), nên số đếm của nạp âm Can Chi (NÂCC) ở bảng E cũng chỉ sử dụng nhịp 5 (từ 0 đến 4), do đó nếu nạp âm Can Chi có ký tự 5 hoặc ký tự 6 , ta làm phép trừ cho 5 để tìm số dư (là số còn lại sau phép tính trừ) và lấy số dư này làm ký tự cho hành ngọn (hóa) theo bảng D; Thí dụ 1 : * nạp âm Canh Thìn (theo bảng E) có ký tự 5; ta có số dư: 5 - 5 = 0 ═> Canh Thìn hành Kim (theo bảng D) Thí dụ 2 : * nạp âm Nhâm Tuất (theo bảng E) có ký tự 6; ta có số dư: 6 - 5 = 1 ═> Nhâm Tuất hành Thủy (theo bảng D) Toàn bộ ngũ hành của lục thập hoa giáp như sau : Tạm kết: ngày xuân “nhàn lãm” hệ đếm Can Chi của người xưa, ta không thể không “kính nhi viễn chi” (dù nhìn từ xa, mà đã bái phục) tầm cao “huệ & tuệ”(1) của học thuật và văn hóa dân gian cổ đại Đông phương ! Ghi chú: (1) Huệ là vô tư trong sáng Tuệ là thấu đáo mọi hiểu biết Lê Hưng VKD (Bình Dương)3 likes
-
Xin Mọi Người Giúp Cháu !
Trang Bờm and one other liked a post in a topic by Học Trò
2009 mà đã chót dại với tình yêu thì 2011 còn có khả năng đỡ dại, nếu không thì sẽ biết dại tình là như thế nào. Mong là đủ khôn ngoan trong mọi chuyện.2 likes -
Đây là bài viết hay, nhưng nó cũng là hệ quả cú lừa "gà" kinh điển nhất trên TTCK VN thời VNI1000. ============================================= Tôi là một cán bộ hưu trí, dành dụm cả đời được 100 triệu, cũng định gửi tiết kiệm để dưỡng già. Nhưng theo trào lưu chung, tôi đã mang số tiền trên đầu tư vào một số loại cổ phiếu, thời điểm tôi mua vào là gần đỉnh VNI 1.170 Đến hôm nay, số tiền trên còn lại theo giá thị trường là hơn 75 triệu. Dường như thị trường đã đúng, còn tôi đã sai. Bằng cách tìm đọc và nghiền ngẫm các cuốn sách về chứng khoán, tôi thấy mình đã phạm rất nhiều sai lầm mà hình như đã là nhà đầu tư mới thì hầu như không thể tránh khỏi. Viết ra những sai lầm của mình cũng là một cách chia sẻ và rút kinh nghiệm. Theo bảng liệt kê, tôi đã phạm phải khoảng 80 loại sai lầm. Tôi sẽ viết ra dần những sai lầm của mình. 1. Không có phương pháp đầu tư ( đầu cơ ) rõ ràng : Cũng giống như nhiều người, tôi suy nghĩ rất đơn giản : cứ cố gắng mua được giá thấp thì sẽ bán được giá cao Nhưng thế nào gọi là thấp thì tôi không hình dung ra được, tôi luôn có cảm giác mua các cổ phiếu giá 40 - 50 nghìn sẽ an toàn hơn các cổ phiếu giá 400 - 500 nghìn. Nhưng đến giờ thì các cổ phiếu mà tôi coi là giá rất cao lại có vẻ giảm ít hơn các cổ phiếu tôi coi là giá thấp. Tôi nghĩ rằng mình đã rất khôn ngoan khi mua hàng nghìn cổ phiếu giá thấp thay cho hàng chục hay hàng trăm cổ phiếu giá cao, khi mua các cổ phiếu giá thấp tôi có cảm giác đang mua được nhiều hơn với cùng một số tiền. Nhưng hóa ra không phải vậy : không nên suy nghĩ theo số lượng cổ phiếu mua được, mà nên suy nghĩ theo giá trị số tiền đầu tư. Nên mua mặt hàng tốt nhất có thể chứ không phải mặt hàng rẻ nhất. Khi đã lỗ tới 25% số vốn ban đầu thì tôi không biết phải tiếp tục như thế nào nữa, ngoài việc ôm chặt số cổ phiếu giảm giá qua từng ngày và tự an ủi bằng câu nói của W.B : Nếu bạn không đủ can đảm nhìn cổ phiếu của mình mất đi 40% giá trị thì bạn đừng nên đầu tư. Nhưng khi đọc lại chăm chú từng dòng chữ cuốn tiểu sử của W.B thì tôi té ngửa vì lâu nay đã có bao người hiểu sai câu nói của ông. Rà soát lại hầu hết các thương vụ đầu tư mà W.B đã thực hiện thì chưa có thương vụ đầu tư nào của W.B phải trải qua giai đoạn thua lỗ trên 10%. Vậy thì con số 40% thua lỗ mà W.B nói tới là khả năng chịu đựng của ông chứ không phải thực tế đã xảy ra. Còn tôi và bao nhiêu người khác thì lỗ lã đã xảy ra thật. Vậy mà tôi cũng như bao người cứ chắc mẩm : đến W.B còn thua lỗ tới 40% thì mình lỗ lã như vậy cũng là thường tình Một câu hỏi lóe lên trong tôi : tại sao W.B làm được vậy mà mình không làm được ? Tại sao những khoản đầu tư mà W.B đã thực hiện đều sinh lời lớn và ít phải trải qua những giai đoạn lỗ lã nặng ? Bởi vì ông mua vào chọn lọc, thận trọng, kiên nhẫn, còn tôi thì mua ào ào. Tôi tưởng tượng W.B sẽ làm gì nếu ông bắt đầu với 100 triệu giống như tôi ? Ông sẽ đặt ra tiêu chuẩn mua vào : + P/E < 20 + G>20% trong 5 năm qua và 5 năm tới + P/E/G < 1 + P/B < bình quân chung + ROE, ROA > 20% và ông kiên nhẫn tìm kiếm, nếu chưa tìm được thì ông sẽ kiên quyết chờ đợi những cổ phiếu đang có giá khá cao giảm dần về tiêu chuẩn ông mong đợi. Nếu tôi lựa chọn phương pháp của W.B để làm lại, tôi cũng kiên nhẫn chờ đợi. Nhưng ngoài W.B vẫn có những nhà đầu tư ( đầu cơ ) vĩ đại khác ? Tôi tiếp tục tìm kiếm các phương pháp đã được kiểm nghiệm qua thời gian, sắp xếp theo thứ tự từ mới đến cũ : William J.O'neil và phương pháp CAN SLIM Tiêu chuẩn mua vào của W.J.O C = Current Quarterly Earning per Share (lợi tức trên cổ phần quý hiện tại) phải càng cao càng tốt và nếu vốn đầu tư không nhiều thì nên chọn cổ phiếu có lợi tức trên cổ phần quý hiện tại cao nhất - nhì - ba thị trường. Cổ phiếu được chọn phải cho thấy sự tăng trưởng với tỷ lệ lớn của lợi tức quý hiện tại khi so với cùng kỳ năm trước. Nếu cổ phiếu có mức lợi nhuận hàng quý tăng đột biến thì phải cho ngay vào tầm ngắm. Nhưng lợi nhuận tăng đột biến này phải loại bỏ lợi tức một lần bất thường. Sở dĩ W.J.O đưa tiêu chuẩn này lên hàng đầu vì lợi nhuận hàng quý tăng đột biến luôn cho thấy công ty đã và đang có sự phát triển đột phá một cách thần kỳ. Nếu cẩn thận hơn nữa thì chọn cổ phiếu có lợi nhuận tăng đột biến trong hai quý gần nhất. A = Annual Earnings Increases (tỷ lệ tăng trưởng lợi tức hàng năm) tìm sự gia tăng đột biến. Lý do W.J.O đưa tiêu chuẩn này vào sự tìm kiếm cổ phiếu để đầu tư bởi vì có thể các công ty hoàn toàn có khả năng đưa ra một báo cáo quý có lợi cho công ty vào thời điểm thích hợp, việc xem xét tỷ lệ tăng trưởng hàng năm sẽ đảm bảo lựa chọn được cổ phiếu có chất lượng. Cách tìm kiếm và đánh giá A tương tự như C. N = New Products, New Management, New Highs (sản phẩm mới, lãnh đạo mới, đỉnh giá mới) công ty mà tôi đang tìm kiếm theo phương pháp của W.J.O phải vừa phát triển thành công những sản phẩm mới, hoặc những dịch vụ mới, hoặc chí ít cũng phải là những dự án mới. Nếu bộ máy quản lý của công ty được thay mới, trong bộ máy lãnh đạo mới đó lại có người của công chúng thì quá tuyệt. Sau tất cả những sự thay đổi trên thì W.J.O khuyên tôi nên chờ đợi, lúc nào giá cổ phiếu của công ty vừa đột phá ra khỏi khu vực giá ổn định thì mua ngay vào. Mới nghe thì có vẻ nghịch lý, tại sao không mua ngay mà phải chờ ? Bạn hãy thử tưởng tượng : giả sử những điều kiện thuận lợi trên của công ty xảy ra trong tình hình thị trường nguội lạnh chứ không phải sốt giật như vừa qua ? Lúc đó chúng ta cần phải chờ đợi sự công nhận thật sự của công chúng, nếu không ta sẽ bị chôn vốn. Tất nhiên đó là W.J.O quá cẩn thận, còn chúng ta có thể tùy tình hình cụ thể mà mua ngay vào khi thích hợp. S = Supply and Demand (cung và cầu) W.J.O khuyên nên lựa chọn cổ phiếu tốt cộng với nhu cầu lớn, đầu tiên tôi cũng không hiểu lắm W.J.O khuyên như vậy có nghĩa gì (già rồi nên suy nghĩ hơi chậm), nhưng qua trao đổi với các bạn trẻ thì chữ S ở đấy là để chỉ các bluechips. L = Leader (dẫn đầu) W.J.O khuyên nên chọn các cổ phiếu đứng đầu một ngành, trong bất kỳ tình huống nào thì cổ phiếu của công ty đầu ngành luôn có những lợi thế trội hơn hẳn những công ty cùng ngành, trong một số trường hợp đặc biệt thì công ty đầu ngành thậm chí có một tầm cao hơn rất nhiều so với công ty thứ hai trong ngành. I = Institutional Sponsorship (sự bảo trợ của các tổ chức) điều này thì quá đúng rồi, mua cổ phiếu của công ty mà có nhiều cổ đông là các ông lớn thì thực sự được đảm bảo bằng vàng khối. M = Market Direction (xu hướng thị trường) W.J.O muốn nhắc đến sự quan trọng của xu hướng thị trường tới từng cổ phiếu, xu hướng thị trường có tác động tới tất cả các cổ phiếu mà không hề có ngoại lệ. Dù một cổ phiếu có đủ cả C A N S L I nhưng M đi xuống thì cổ phiếu đó cũng không nằm ngoài quy luật. Đây là quan điểm rất khác biệt với W.B. W.J.O cho rằng dù một cổ phiếu có tốt đến mấy thì nhà đầu tư vẫn nên có thời điểm để vào - ra khỏi nó một cách hợp lý. Tôi chỉ là một người hưu trí bình thường, nhưng nếu đầu tư theo phương pháp của W.J.O thì tôi sẽ tuân thủ điều này. Sau khi nghiền ngẫm kỹ phương pháp của W.J.O, tôi thấy đây là kim chỉ nam và phải tuân thủ triệt để nếu thị trường tôi tham gia là một thị trường rộng lớn cỡ như thị trường Mỹ, nơi có tới hàng trăm ngàn công ty phát hành cổ phiếu ra công chúng. Khi đó phương pháp CAN SLIM thực sự như một cỗ máy đãi vàng, tìm ra những hạt vàng trong cát. Nhưng nếu áp dụng vào Việt Nam thì tôi sẽ giảm bớt mức độ yêu cầu để không bỏ lỡ những cơ hội tốt. Tôi cũng đã đọc thêm một số phương pháp khác áp dụng cho trung và dài hạn nhưng về cơ bản cũng khá giống phương pháp của W.B và W.J.O và không xuất sắc hơn. Nên tôi quyết định nếu đầu tư cho trung và dài hạn tôi sẽ làm theo W.B và W.J.O Nếu tôi trẻ hơn 30 tuổi, có thể tôi sẽ mạo hiểm hơn trong đầu tư cũng như đầu cơ ? Và để không lạc hậu với thời cuộc tôi cũng tìm đọc thêm một số phương pháp đầu cơ trong ngắn hạn Phương pháp đầu cơ trong ngắn hạn và trung hạn của Nicolas Darvas, Gernald M.Loeb, Bernard Baruch (còn nhiều huyền thoại khác nhưng tôi chỉ tập trung nghiền ngẫm phương pháp của những huyền thoại trong vòng 30 - 40 năm trở lại đây, trường hợp nhà đầu cơ của mọi thời đại G. Soros tôi xếp thành một mục nghiên cứu riêng) Đặc điểm chung của những nhà đầu cơ lớn : + Nguyên tắc hàng đầu : biết cắt giảm thua lỗ + Ngừng giao dịch khi không xác định được xu hướng của thị trường + Chỉ mua cổ phiếu khi nó đạt một mức giá cao mới + Mua trung bình tăng (chứ không phải trung bình giảm) + Giữ lại cổ phiếu tăng giá, bán đi cổ phiếu giảm giá Khi đọc lướt qua, thực sự tôi không hiểu gì cả, tất cả những điều họ làm đều trái với suy nghĩ thông thường của tôi. Nhưng càng ngẫm ngợi, càng đào sâu và so sánh với kinh nghiệm thương đau của mình, tôi thấy những điều họ làm mới thực sự là chân lý. Đến lúc đó tôi mới thấm thía câu nói : muốn thành công trên thị trường chứng khoán, hãy làm ngược với đám đông (ngược ở đây là ngược về phương pháp chứ không phải hành động cụ thể) Vì tôi chỉ là một người hưu trí, không thể một lúc áp dụng hiệu quả và sáng tạo được ngay những nguyên tắc trên, nên tôi sẽ vừa học, vừa làm, vừa tìm hiểu dần để khắc phục khoản thua lỗ 25% trong thời gian qua. 2. Hoang mang, dao động tìm mọi cách gỡ gạc ngay thay vì bình tĩnh xem xét mọi khía cạnh của việc thua lỗ : Giờ đây tôi đã bị lỗ 25% rồi, thực sự tôi bối rối kinh khủng, không biết làm gì cả ngoài một ý nghĩ nung nấu trong đầu : làm thế nào để gỡ lại ngay khoản thua lỗ. Ngày nào tôi cũng có mặt trên sàn giao dịch của công ty chứng khoán để dò là tin tức, lang thang trên internet để tìm sự đồng cảm, vồ lấy mọi thông tin có tính an ủi : thị trường sẽ đảo chiều lên ngay trong ngắn hạn. Quá trình dò hỏi tôi nhận được nhiều lời khuyên lắm, tập trung vào một số hướng chính như sau : + Giữ chặt cổ phiếu, kiên quyết không bán để chờ giá tăng trở lại + Bán ngay để giảm lỗ + Mua thêm vào để giá bình quân giảm xuống + Tìm cách nhảy sóng, hay nhảy sạp gì đó mà các bạn trẻ hay nhắc tới Khi chưa học được thói quen bình tĩnh xem xét mọi khía cạnh của việc thua lỗ thì có lẽ tôi đã làm ngay theo một trong những hướng trên. Nhưng khi đã học được thói quen bình tĩnh, tôi bắt đầu xem xét kỹ từng hướng một. 3. Giữ chặt cổ phiếu, kiên quyết không bán để chờ giá tăng trở lại Những người khuyên tôi như trên thường dựa vào một số lập luận chính : + Giá giảm rồi giá sẽ tăng trở lại, trong quá khứ đã xảy ra như vậy và những người kiên quyết giữ đều lãi lớn + W.B đã nói giảm tới 40% chưa vấn đề gì + Nền kinh tế tăng trưởng cực tốt + v.v... và v.v... Nếu tôi nghe theo lời khuyên trên thì tôi phải làm gì ? Tôi được gì ? Tôi sẽ gặp rủi ro gì ? Tôi phải làm gì ? Dễ lắm, tôi không cần phải làm gì cả, chỉ việc để số cổ phiếu nằm im. Chỉ yêu cầu một điều duy nhất : trong suốt thời gian tới tôi không được phép nghĩ tới nó, không được nghe đài, đọc báo, xem tivi, lướt net, không được bàn tán về nó. Tóm lại coi nó không hề tồn tại. Tôi được gì ? + Tôi sẽ được một số cổ phiếu quy ra tiền vẫn y nguyên nếu tình hình vẫn như hiện nay + Tôi sẽ được ... hòa vốn nếu thời gian tới có nhiều người bước vào thị trường mà cũng ngây thơ như tôi + Tôi sẽ được lãi lớn nếu thời gian tới lại có rất, rất nhiều người bước vào thị trường mà ngây thơ ... còn hơn tôi Tôi sẽ gặp rủi ro gì ? 4. Tiếp tục giữ chặt cổ phiếu của các công ty đang làm ăn thua lỗ Trong số cổ phiếu tôi đang nắm giữ, có cổ phiếu của công ty đang làm ăn thua lỗ. Lẽ thông thường thì tôi đã phải bán ngay khi chúng bắt đầu giảm giá và làm tôi thua lỗ, nhưng vì tôi là một ông già lẩm cẩm, bị tình cảm chi phối và nhận thức chậm nên tôi cứ chờ đợi và hy vọng. Bây giờ thì tôi đã hiểu một điều rất đơn giản : tất cả mọi cổ phiếu đều ẩn chứa tính đầu cơ cao và bao hàm các rủi ro và rủi ro cao nhất luôn thuộc về các công ty làm ăn thua lỗ. 5. Tiếp tục giữ chặt cổ phiếu của các công ty mà khả năng rất thấp trong việc phục hồi lại và vượt qua giá vốn đã mua vào Tức là khi bạn mua vào tại đỉnh cơn sốt này, giá cổ phiếu giảm, bạn lỗ và chờ đợi, mãi rồi cũng xảy ra cơn sốt tiếp theo nhưng giá vẫn không thể vượt qua được giá vốn bạn mua vào. Trường hợp này ít rủi ro hơn khi nắm giữ các cổ phiếu của công ty đang làm ăn thua lỗ. Nhưng mệt mỏi và vô vọng thì hơn rất nhiều. Trên thế giới thì có vô vàn dẫn chứng, còn tại thị trường non trẻ của chúng ta thì có không dưới 10 trường hợp như vậy đâu (tôi không muốn nói rõ tên các cổ phiếu đó, các bạn hãy tự tìm hiểu nhé) và thật bất hạnh cho nhà đầu tư nào nếu cứ giữ mãi cổ phiếu đó với niềm tin nó sẽ phục hồi. 6. Tiếp tục giữ chặt cổ phiếu của công ty bị rơi vào tầm ngắm của bầy thú điện tử Thu gom, dìm giá, ép giá, kich giá - từ trước tới giờ tôi cứ nghĩ chúng tệ đến thế là cùng, nhưng hóa ra tất cả còn phải chào thua khi những con kên kên chuyên ăn xác chết xuất hiện. Ở một thị trường mới nổi thì những cổ phiếu ban đầu bao giờ cũng là những cổ phiếu thực sự tốt, khả năng phá sản hầu như không có, chỉ có mạnh yếu, thịnh suy,mỗi lúc mỗi khác. Nhưng qua quá trình phát triển của thị trường khả năng phá sản sẽ xuất hiện (2 - 3 năm tới Việt Nam vẫn chưa xuất hiện khả năng đó) Nhưng trong tiến trình hội nhập, với lộ trình mở room thì việc nhà đầu tư nước ngoài nắm quyền kiểm soát công ty là chuyện hết sức bình thường. Nếu họ là những nhà đầu tư chân chính,với khả năng quản lý tốt, doanh nghiệp từ chỗ yếu kém sẽ có thể hồi phục. Nhưng nếu là những con kên kên thì thật tai họa. Hãy thử tưởng tượng khi tôi mua vào một cổ phiếu với giá cao, nhưng sau đó doanh nghiệp làm ăn kém, giá cổ phiếu giảm dần, khi giá giảm tới mức thuận lợi, những con kên kên sẽ nhảy vào thâu tóm và xẻ thịt doanh nghiệp ra để bán. Vậy là khoản thua lỗ của tôi sẽ một đi không trở lại. Đó là thì tương lai, nhưng nếu vẫn giữ nếp suy nghĩ cũ, không sớm thì muộn tôi có thể sẽ rơi vào tình huống này. Vậy nếu cổ phiếu tôi đang nắm giữ rơi vào một trong ba trường hợp trên, tôi sẽ bán ngay lập tức mà không nắm giữ chặt nữa. Thế là tôi đã có hướng giải quyết cho 30 - 40% các khoản đầu tư của mình. Số cổ phiếu còn lại là những cổ phiếu tốt, nhưng giá vẫn cứ giảm, nếu xử trí không khéo léo tôi sẽ phạm sai lầm. Đó là những sai lầm gì ? 7. Không xác định nổi xu hướng thị trường hiện tại Sau khi thanh lý 40% số cổ phiếu thực sự không tốt, hiện nay tôi có 40% tiền mặt và 60% cổ phiếu được coi là tốt. Tôi không biết phải làm tiếp gì cả vì không xác định nổi xu hướng thị trường hiện tại. Hình như không xác định được xu hướng thị trường hiện tại là một sai lầm khá phổ biến (tôi tự an ủi bản thân như vậy), lúc thị trường đi lên tôi nghĩ nó lên mãi, lúc nó bắt đầu xuống tôi lại hoảng hốt cho là nó xuống mãi, tới lúc mới đi ngang nhè nhẹ tôi lại mơ đến lúc nó giật đùng đùng. Tóm lại là tôi không hiểu ra làm sao cả. Vậy có cách nào xác định được tương đối xu hướng thị trường ? (tôi già rồi, không nhanh bằng lớp trẻ, thôi thì chấp nhận ăn ít no lâu) Sau khi lân la tìm hiểu thế nào xu hướng thị trường, tôi nghe loáng thoáng muốn biết được xu hướng là phải có chen (ah thì ra là thế, chen lấn ý mà, chen lấn nhiều trên sàn thì thị trường sẽ tăng, chen lấn ít, thậm chí chả ai thèm chen lấn với mình tất thị trường giảm) sau tôi mới biết là nhầm, không phải chen (lấn) mà là trend. Nhưng dù sao cái vụ chen lấn kia cũng khá chính xác đấy. Làm thế nào để xác định trend ? Chợt nhớ ra đứa cháu trai đang làm việc tại một tổ chức tài chính, tôi bèn lặn lội đèn sách đến nhờ vả, mặc dù được cháu tận tình chỉ bảo nhưng sau 3 ngày đánh vật với nào là MACD, BB, Momenturn, RSI, MFI, Aroon, CCI vân vân và vân vân - tóm lại tôi vẫn chưa hiểu gì cả. Cháu trai của tôi rất thông cảm nhưng chỉ biết an ủi : TA là một môn học khó bác ạ và cần có năng khiếu nữa, bác biết chút chút về làm vườn thì trồng cây chắc là nó vẫn sống tươi tốt, chứ bác biết chút chút về TA mà đầu tư cổ phiếu theo kiểu ngày nào, tuần nào cũng mua mua bán bán là mất tiền oan đó. Chợt nhớ ra điều gì đó, cháu trai hỏi tôi : vậy bác đầu tư cổ phiếu ngẫu hứng hay có phương pháp ? Tôi trả lời : trước thì lung tung nhưng giờ thì bác đang lựa chọn hai ông W.B và W.J.O làm thày dạy. Vậy thì tốt rồi, bác nên nghiên cứu kỹ phương pháp đầu tư và tuân thủ, còn việc tham khảo bằng TA chủ yếu để cân nhắc vào - ra thị trường cho hợp lý. Một trend hình thành và phát triển đều cần có thời gian, đủ để bác suy tính chứ không trồi sụt chóng mặt như giá cả khớp lệnh đợt một đợt ba đâu, nếu bác chấp nhận được việc không tranh mua đáy, không tranh bán đỉnh thì có thể kết hợp phương pháp đầu tư mà bác chọn và tín hiệu phát ra từ MACD là tạm ổn. Sau đó dần dần bác sẽ có kinh nghiệm hơn. Thế này bác nhé có đường MACD (26,12) thường được biểu hiện bằng màu xanh và đường EXP (9) thường được biểu hiện bằng màu hồng. Mỗi đường đều có số liệu cụ thể, hiệu số của hai số liệu đó gọi là Divergence. Bác có thể đọc kỹ hơn tại : http://www.dautuchungkhoan.com/Kinh-Nghiem/2005/03/3813.OTC Nói chung tín hiệu phát ra từ MACD không quá nhạy với thực tế thị trường nhưng nó cho bác một cái nhìn ổn định trong trung hạn. Sau khi ngắm nghía kỹ MACD tôi thấy mình đúng là khờ thật. MACD cho thấy thị trường bắt đầu đi xuống từ sau tết mà đúng lúc đó tôi lại mua vào. Cháu tôi còn dặn kỹ, vì MACD không quá nhạy với thực tế thị trường nên bác cần lưu ý : Nếu thị trường đang trong thời kỳ tăng trưởng thì cần xét kỹ đang là giai đoạn đầu hay là giai đoạn cuối (bây giờ tôi thấy thấm thía cái đoạn đầu hay cuối này lắm rồi). Nếu thị trường giảm xuống thì nó vận động thế nào ? Nó yếu ớt và vận động kém ? hay chỉ đơn thuần là vừa trải qua một đợt điều chỉnh bình thường (nếu giảm < 10% là điều chỉnh bình thường, > 10% cần phải nghiên cứu kỹ hơn). Thị trường đang vận hành cùng với sự phát triển của nền kinh tế hay nó đang vận động một cách quá mạnh mẽ, hoặc quá yếu ớt với nền kinh tế ? Cháu tôi dặn thêm : trong tình hiện nay bác nên thận trọng khi chưa biết thị trường đi tiếp ra sao, nếu không bác sẽ rơi tiếp vào sai lầm (khi bác đã chuyển một phần cổ phiếu thành tiền và đã lỗ thì hay mắc phải lỗi này)1 like
-
Trong thập niên 1960 trở lại đây, Việt Nam ở hoàn cảnh chiến tranh, biến cố diễn ra liên miên. Hôm nay thế này, ngày mai bừng mắt dậy đã khác, nên khiến con người muốn tìm hiểu số mệnh mình bằng các khoa học huyền bí. Trong các khoa học huyền bí, thì khoa Tử-vi được coi là có nhiều tính chất khoa học, giải đoán được mọi sự kiện của cuộc đời và mở rộng. Bởi vậy khoa Tử-vi được nghiên cứu rất nhiều. Từ những người cao niên, học thức uyên thâm, tới những sinh viên học sinh, thi nhau tìm hiểu khoa này. Cho đến năm 1973-1975, một bán nguyệt san được xuất bản với tên khoa học huyền bí do ông Nguyễn Thanh Hoàng sáng lập và làm chủ nhiệm. Tạp chí này mang tên Khoa học huyền bí nhưng gần như là nơi quy tụ những kết quả của các nhà nghiên cứu Tử vi. Người yêu khoa Tử vi thì nhiều, mà sách vở ấn hành không được là bao. Tựu trung có các bộ sau đây : - Tử-vi đẩu số tân biên của Vân-Điền Thái-Thứ Lang. - Tử-vi áo bí của Hà-Lạc Dã Phu. - Tử-vi Hàm-số của Nguyễn Phát Lộc. - Tử-vi đẩu số toàn thư của La Hồng Tiên do Vũ Tài Lục dịch nhưng chỉ có một phần ngắn. Trong bốn bộ sách Tử-vi trên thì từ tính chất các sao, đến cách an sao, giải đoán hầu như quá khác biệt nhau, khiến cho người nghiên cứu không biết đâu là phải, đâu là trái, đâu là sự thật mà đi theo. Thậm chí có sách đi vào những chi tiết thần kỳ chí quái, hoang đường trái hẳn với khoa Tử-vi nguyên thủy, đó là bộ Tử-vi Áo-bí của Hà-lạc Dã Phu. Hiện (1977) khoa Tử-vi ở Việt-nam, bị coi là một khoa nhảm nhí bị cấm tuyệt, người coi Tử-vi bị kết tội ngang với những tội đại hình. Tuy nhiên trong dân chúng, vẫn nghiên cứu, và các thầy Tư-vi vẫn đông khách. Tại hải ngoại, người Việt lại tiếp tục nghiên cứu khoa này, số người nghiên cứu hầu như đông đảo hơn hồi 1975 về trước nữa. Lý do, khi tiếp xúc với văn minh cơ giới Âu-Mỹ không giải quyết được lẽ huyền bí của con người với vũ trụ. Hơn nữa khoa Tử-vi nhiều tính chất khoa học hơn các khoa chiêm tinh khác. Lý do thứ ba khiến khoa Tử-vi được nhiều người nghiên cứu là, khi ra ngoại quốc, người Việt không ít thì nhiều đều tìm cách học thêm. Học nhiều thì kiến thức rộng. Kiến thức càng rộng thì việc nghiên cứu càng sâu rộng hơn. Một vài nơi như Pháp, Canada, Úc, Hoa-kỳ, họ đã thành lập những hội nghiên cứu Tử-vi, hơn nữa có nhiều bạn trẻ dùng vi tính lập lá số, giải đoán lá số; thực là một điều đáng khuyến khích. Tuy nhiên trong hoàn cảnh khó khăn hiện tại, lấy đâu ra sách vở tài liệu để họ nghiên cứu ? Sách vở căn bản không có, rất dễ dàng đi đến sai lạc, khiến cho khoa Tử-vi bị mất giá trị, mà mất luôn sự tin tưởng và mất luôn ngày giờ của người nghiên cứu. Bởi vậy chúng tôi mạo muội mở đầu cho phong trào, bằng một bài nghiên cứu về lịch sử khoa Tử-vi, để độc giả có một cái nhìn tổng quát, khiến nó không bị ngộ nhận là nhảm nhí và đồng hóa với những khoa huyền bí thiếu biện chứng khác. . I.- Thư tịch về khoa Tử-vi Khoa Tử-vi bắt nguồn từ thời nào ? Ai là người khai sáng ra nó, cho đến nay sử sách không ghi lại. Các Tử-vi gia thường chỉ chú ý đến việc giải đoán Tử-vi hơn là đi tìm hiểu lịch sử. Bởi vậy cho đến lúc này, lịch sử khoa này vần còn lờ mờ. Thậm chí có người còn lầm lẫn khoa Tử-vi với những chuyện truyền kỳ chí quái ma trâu đầu rắn đầy hoang đường của tiểu thuyết Phong- thần hoặc Tây du ký và nói rằng: Khoa Tử-vi do một ông tiên tên Trần Đoàn đặt ra, và Trần Đoàn lão tổ là một Tiên ông trường sinh bất lão, có tài hô phong hoán vũ, phép tắc nhiệm mầu. Nhiều vị còn thờ Trần Đoàn lão tổ. Khi xem số cho thân chủ còn thắp hương khấn vái, để lão tổ linh ứng cho một quẻ, thật là nhảm nhí và vô lý hết sức. Kể từ khi khoa Tử-vi được đắc dụng vào niên hiệu Càn-đức nguyên niên, đời vua Thái-tổ nhà Tống (863), cho đến nay trên một ngàn năm chưa có sử gia nào chép về lịch sử cả. Trên đường nghiên cứu, chúng tôi tìm được một số thư tịch rải rác sau đây, biên tập sơ lược về khoa này. Tôn trọng đúng nguyên tắc sử gia Đông phương, những gì nghi ngờ thì để nguyên, mà cổ nhân gọi là nghi dĩ truyền nghi. 1.- Tử-vi chính nghĩa Bộ này do Hy Di tiên sinh truyền cho Tống thái-tổ là Triệu Khuông Dẫn. Bản chúng tôi có là bản chép tay của Hoa-yên tự. Bản này được tàng trữ tại Quốc sử quán triều Nguyên, năm 1955 trong một cuộc chính biến lật đổ Quốc trưởng Bảo-Đại chúng tôi sưu tầm được. 2.- Triệu Thị Minh Thuyết Tử-vi kinh Chúng tôi có hai bản. Bản chép tay gia truyền, cũng chép từ chính bản của Hoa-yên tự. Một bản nữa của Cẩm-chướng thư cục Thượng-Hải ấn hành năm 1921. Hai bản không khác nhau là bao. Bởi gốc của bộ sách này là bộ Tử-vi chính nghĩa. Sau khi được Hy Di tiên sinh truyền cho, Triệu Khuông Dẫn và con cháu nhà Tống nghiên cứu rộng ra mới đặt cho một tên mới là Triệu Thị Minh Thuyết Tử-vi kinh. Có nghĩa là họ Triệu giảng giải rõ ràng về bộ Tử-vi kinh. Bộ này được Hoàng Bính truyền sang Việt Nam vào niên hiệu Nguyên phong thứ 7 đời vua Trần Thái Tông (1257), Hoa-yên tự chép lại và lưu truyền tới nay. 3.- Đông-a di sự Bộ này không phải là bộ sách nghiên cứu về Tử-vi, mà là bộ sách chép các học thuật đời Trần, trong đó có phần chép về Tử-vi. Bộ sách do ba người liên tiếp chép, đó là Huệ Túc phu nhân vợ của Trần Thái Tông; Đoàn Nhữ Hài, một vị Tể tướng đời Trần, học trò của Huệ Túc; Trần Nguyên Đán, một vị bác học cuối đời Trần. Bản chúng tôi có là bản do Trần Nguyên Đán khắc bản mộc năm 1388. 4.- Tử-vi đại toàn Bộ này do các văn thần nhà Thanh nghiên cứu, tổng hợp hết các sách cổ kim về Tử-vi, chép lại. Đây không phải là bộ biên tập, nghiên cứu mà chỉ là bộ sao chép lại mà thôi. Bản chúng tôi có là bản sao, đề rằng do Cẩm-Chướng thư cục Thượng-hải xuất bản năm 1921. 5.- Tử-vi đẩu số toàn thư Do La Hồng Tiên biên soạn rất giản lược, nhưng giống bộ Tử-vi chính nghĩa. Có thể nói đây là bộ Tử-vi chính nghĩa yếu lược. Bộ này do Cẩm Chướng thư cục xuất bản năm 1921 tại Thượng-hải. Sau này ông Vũ Tài Lục có dịch nhưng dịch một phần rất ngắn, và không chú giải. La Hồng Tiên sống vào đời Minh. Trên đây là 5 bộ Tử-vi được coi là chính thư hay do chính phái biên tập. Ngoài ra còn một vài bộ dưới đây bị coi là tạp thư, tá phái nhưng chúng tôi vẫn nghiên cứu đầy đủ. 6.- Tử-vi Âm-dương chính nghĩa Bộ này do Lã Ngọc Thiềm và các tử-vi gia thuộc Bắc phái biên tập, nên thường thêm chữ Bắc-tông để phân biệt với Nam-tông. Bản chúng tôi có là bản chép tay. 7.- Tử-vi Âm-dương chính nghĩa Do Ma-y biên soạn vào đời Tống, sau được các Tử-vi gia thuộc Nam-phái bổ túc sửa đổi, nên thường thêm chữ Nam-tông để phân biệt với Bắc-tông. Bộ này khắc bản in vào đời Thanh triều Khang-Hy, nhưng không ghi rõ năm nào. 8.- Tử-vi thiển thuyết Bộ tổng luận về Tử-vi do Lưu Bá Ôn, một đại thần khai quốc nhà Minh biên soạn. Bản chúng tôi có là bản khắc in vào đời Thanh triều Khang Hy, nhưng không ghi rõ năm nào. 9.- Lịch số tử-vi toàn thư Bộ này do Hứa Quang Hy đời Minh biên soạn. Bản chúng tôi có là bản chép tay. Ngoài ra chúng tôi sưu tầm được khoảng trên hai mươi bộ sáchkhác, nhưng tựu trung mô phỏng các bộ sách trên đây cả nên không bàn tới.1 like
-
Tin tuc 24h) - Sau khi dư luận lên tiếng về chuyện cô Chanh (Vĩnh Phúc) chữa được nhiều căn bệnh nan y cho những người dân nghèo chỉ bằng một cái bắt tay và nghe cô hát, nhà nghiên cứu Nguyễn Phúc Giác Hải thuộc Trung tâm nghiên cứu tiềm năng con người (TT NCTNCN) đã mục sở thị và “ngả mũ” khâm phục. Được cho là người có khả năng chữa được nhiều căn bệnh nan y mà y học hiện đại đang “bó tay”, chỉ bằng một cái bắt tay, hay đếm con số 1,2,3… cô Chanh (thôn Viên Du, phường Đồng Tâm, huyện Tam Dương, Vĩnh Phúc), có thể chẩn đoán chính xác bệnh tới 100%, và chỉ cần thêm một nắm thuốc cỏ, cây, hoa, lá là bệnh nhân có thể khỏi bệnh. “Danh y” của cô Chanh ngày càng trở nên nổi tiếng và mỗi ngày có tới hàng trăm lượt người (chủ yếu là dân nghèo) đã về đây chữa bệnh. Có dịp quay trở lại nhà cô Chanh để tiếp tục xác nhận thực hư câu chuyện chữa bệnh kiểu “kì quái” của cô Chanh, chen chân trong dòng người tấp nập chúng tôi không khó để nhận ra Nhà nghiên cứu Nguyễn Phúc Giác Hải và một số cán bộ thuộc Trung tâm Nghiên cứu tiềm năng con người cũng có mặt để ghi nhận về sự việc này. Trong buổi sáng ngày 9/1, Nhà nghiên cứu Nguyễn Phúc Giác Hải đã đặt nhiều câu hỏi để kiểm chứng tính xác thực từ việc chữa khỏi bệnh một cách “kì quái” của cô Chanh. Ngoài ra ông cùng một số cán bộ của Trung tâm Nghiên cứu tiềm năng con người cũng ghi lại tỉ mỉ địa chỉ của những người đã được cô Chanh chữa khỏi bệnh để xác minh thêm thông tin. Có thể nói, sau khi sự kiện cô Chanh được dư luận cho là người có khả năng đặc biệt chữa được nhiều bệnh nan y, phóng viên đã có cuộc trao đổi với Nhà nghiên cứu Nguyễn Phúc Giác Hải - một trong những nhà nghiên cứu khoa học về tiềm năng con người có uy tín tại Việt Nam. Ông Hải cho biết, "sau khi nghe thông tin báo chí nêu về “hiện tượng” cô Chanh chữa bệnh nan y hết sức kì quái, ngày 28/12/2010, một đoàn của Trung tâm nghiên cứu tiềm năng con người gồm tôi cùng với GS.Viện sĩ Đào Vọng Đức, nguyên là Giám đốc trung tâm, nay là Chủ tịch Hội đồng khoa học Trung tâm nghiên cứu tiềm năng con người và một người bạn (xin giấu tên) đã lên gặp cô Chanh để tìm hiểu chuyện chữa bệnh kỳ lạ của cô”. Tại đây đoàn đã tìm hiểu những người đến chữa bệnh và xác minh tính xác thực của những thông tin về khả năng chữa khỏi bệnh của cô Chanh. Ông Hải cho biết thêm, để kiểm chứng thông tin về cách khám, chữa bệnh kì lạ của cô Chanh, chính bản thân ông Hải trực tiếp để cho cô Chanh đoán và chữa bệnh cho mình. Cũng giống như mọi người, ông Nguyễn Phúc Giác Hải đếm 1, 2, 3 và được cô Chanh bắt tay lắc lắc chuẩn đoán ông Hải bị bệnh thoái hóa đốt sống cổ và thoái hóa đốt sống lưng. Không ngần ngại, ông Hải “ngả mũ” thừa nhận cô Chanh đoán chính xác 100%. Sau đó ông Hải được cô Chanh cho một gói gọi là thuốc trong đó là những nắm cỏ cây, thân cây, lá về nhà uống thuốc, kèm theo một điều kiện là mỗi ngày nghĩ đến cô mấy phút…Và thật đặc biệt, chỉ sau 6 ngày thì hiện nay ông Hải cho biết các đốt sống cổ và đốt sống lưng của ông đã đỡ đi nhiều và mặc dù thời tiết ở Hà Nội lạnh thấu xương nhưng ông cảm thấy không còn đau lưng hoặc đau xương nữa, thậm chí đi lại bình thường. Tiếp đó cô Chanh cũng chẩn đoán cho một đồng nghiệp đi cùng ông Hải đúng cả 3 bệnh. Đến nay ông này khẳng định, thời điểm hiện tại thì các bệnh trong người đã nhẹ hẳn đi và có chiều hướng sức khỏe tốt lên… Xung quanh thực hư về câu chuyện cô Chanh có khả năng chữa khỏi được nhiều căn bệnh nan y mà y học hiện đại đang chưa tìm ra lời giải, nhà nghiên cứu Nguyễn Phúc Giác Hải cho rằng: “chúng ta chưa cần xem hình thức khám chữa bệnh của Chanh mà hãy quan tâm đến vấn đề hiệu quả. Đặc biệt là nhiều bệnh nhân nghèo đã được chữa khỏi bệnh như vậy là điều rất đáng quý”. Sáng 11/1, trao đổi với phóng viên về hiện tượng cô Chanh có thể chữa khỏi nhiều căn bệnh nan y, Phó Giám đốc Sở Y tế tỉnh Vĩnh Phúc Đặng Quang Thanh cho biết, việc cô Chanh có khả năng chữa bệnh kì bí như vậy, thực tế không có gì kiểm chứng. Sở Y Tế cũng đã cử đoàn kiểm tra phối hợp với các cơ quan chức năng đình chỉ hoạt động khám chữa bệnh của cô Chanh vì cô Chanh không có chuyên môn gì về ngành y. Ông Thanh cho biết thêm, tuy nhiên nếu nhiều người khẳng định chữa khỏi bệnh, Sở Y tế sẽ thành lập một Hội đồng khoa học để kiểm chứng vấn đề này. Nguồn: http://us.24h.com.vn/tin-tuc-trong-ngay/ch...c46a349773.html1 like
-
Năm mới Tân Mão, mùng một nhầm ngày Kỷ Sửu, chưa qua lập xuân, HK căn cứ theo lịch tiết khí, vì thế vẫn còn trong năm củ, niên tinh vẫn còn là Bát bạch, nguyệt tinh Cửu tử, nhật tinh Ngũ hoàng, thời khắc giao thời, khí chủ quản niên nguyệt suy yếu, vì thế nhật tinh Ngũ hoàng nhập trung cung phi thuận tạo nên tinh bàn của ngày mùng một là tinh bàn của khí bản nguyên, trong HK gọi đó là trùng khí hay là phục ngậm, điều này thường cho là không tốt. Ngày Kỷ Sửu theo Bát môn đấu pháp chiến thì cho là ngày Thập ác đại bại, xuất hành đại hung, chẳng biết như thế nào, nhưng theo phi tinh vẫn thấy là ngày không tốt, không lẽ ru rú trong nhà trong ngày Tết vui vẻ, nhìn lại tinh bàn thì thấy hướng Bắc, Đông bắc, Nam theo HK truyền thống, và Đông bắc, Tây, Bắc theo HKLV vẫn là phương tốt, cứ thế mà cứ đi như thường. Mùng 2, ngày canh dần lập xuân, năm mới, niên tinh Thất xích, nguyệt tinh Bát bạch, nhật tinh Lục bạch, tạo nên tinh bàn niên nguyệt nhật, tam ban liền số, hanh thông vui vẽ tốt đẹp vô cùng, phương nào mà chẳng đi được có gì mà ngại. Theo Bát môn đấu pháp chiến thì ngày này Canh dần xuất hành đại cát, mọi việc vui vẽ, có quới nhân tiếp đãi dẫn đường, có người tìm đến nhà, có tài lộc bất ngờ.1 like
-
Điều kỳ diệu của cây trầu bà 17/01/2011 7:28 “Khá sáng tạo và táo bạo” - đó là một trong những nhận xét của hội đồng giám khảo Giải thưởng sinh viên nghiên cứu khoa học Eureka lần 12-2010 dành cho đề tài nghiên cứu “Khảo sát mức ô nhiễm ozon tại một số cơ sở photocopy và biện pháp xử lý” của Lại Thùy Hạnh - sinh viên năm 4 khoa môi trường Trường ĐH Khoa học tự nhiên (ĐHQG TP.HCM).Ý tưởng đề tài nảy sinh từ những lần Thùy Hạnh đi photocopy tài liệu, hỏi thăm về môi trường làm việc của các nhân viên tại đây. Những lời than phiền giản dị như môi trường làm việc có phần nóng bức, ngột ngạt... Cô sinh viên này tự làm khó mình bằng thắc mắc: máy photocopy là nguồn phát sinh của rất nhiều ô nhiễm (chất quang dẫn, bụi mực, mùi, ánh sáng, tia cực tím, tiếng ồn và nhiệt). Đặc biệt trong quá trình hoạt động, máy photocopy phát ra tia UV có tác dụng biến đổi oxy trong không khí thành ozon. Ngoài ra, sự sản sinh VOCs (các hợp chất hữu cơ dễ bay hơi) cũng là nguyên nhân làm tăng nồng độ ozon trong các khu vực photocopy. Vậy làm sao để giảm ô nhiễm ozon ở cơ sở photocopy nhằm bảo vệ sức khỏe cho nhân viên và cả khách hàng? Trong khi đi tìm câu trả lời, Thùy Hạnh tình cờ đọc được bài viết về cây hoàng tâm diệp (còn gọi là cây trầu bà - ảnh) có khả năng hút được khí độc từ máy vi tính. Cô liền đề xuất ý tưởng thử nghiên cứu về khả năng làm giảm thiểu nồng độ ozon ở khu vực photocopy và được tiến sĩ Tô Thị Hiền, giảng viên Trường ĐH Khoa học tự nhiên (ĐHQG TP.HCM) - người hướng dẫn đề tài, động viên thực hiện. Sau hàng loạt thí nghiệm, kết quả thu được thật thú vị: cây trầu bà giúp giảm thiểu ô nhiễm ozon rất tốt! Đề tài nghiên cứu này của Hạnh đã được trao giải ba Giải thưởng Eureka lần 12-2010. Một phần tiền trong giải thưởng được Thùy Hạnh dùng mua cây trầu bà tặng các cơ sở photocopy đã hỗ trợ mình trong quá trình thực hiện nghiên cứu! Theo Tuổi Trẻ1 like
-
HKLV và HK truyền thống chỉ khác cách phi và độ số ở Nam và Tây, Đông Nam và Tây Nam. Năm Tân Mão Thất xích nhập trung cung, thì Ngũ Hoàng theo HK truyền thống hay HKLV đều như nhau, tại Đông.1 like
-
Theo quan điễm của bác , đây là cách VCD sát tinh độc thủ / nếu được hoàn hảo với cách VCD đắc tam không thì các không đó nên chiếu về không nên đóng cung VCD .1 like
-
Năm Mão ,cháu cần chú trọng đến sức khỏe hay bị bệnh vặt về thời khí ,nóng nảy trong người hay nổi u nhọt nhiều ,công việc nên cố giử ,cũng là 1 năm không may mắn đến cho việc làm ,đề phòng bị sa thãi hơn là đựoc chuyển việc tốt ,tài lộc thu nhập kém chi nhiều hơn thu ,coi chừng những việc hao tốn liên quan đến xe cộ / lá số của cháu bị cách nhật nguyệt tàng hung ,nếu đặt nhiều cao vọng sẽ thất vọng ,quan lộ cũng không được hanh thông cần nương dựa và người khác mà ấm thân ,sau cưới được vợ giỏi và được nhờ vào vợ mà khá giả thêm ,nhưng nên lập gia đình muộn nếu không khó mà 1 duyên 1 nợ.1 like
-
1 năm không thuận cho tiền tài, có những biến chuyển bất ngờ sảy ra trong cuộc sống. Có thể vướng trai gái, khá mệt mỏi. Nếu có người yêu có khi có chuyện vì thai sản mà sinh cưới hỏi.1 like
-
Thiên Luân nhầm rồi, xem lại đi.1 like
-
Hi Khánh Hoàng, Mình chen chút được k? Cũng k biết mình nghĩ có đúng k, nhưng mình nghĩ thế này, nếu thật sự LVĐT có khả năng tiên tri thì nó sẽ đúng trong mọi lĩnh vực cần tiên tri, vấn đề là khả năng gieo quẻ và luận quẻ của người luận và khả năng tiếp nhận quẻ của người nhận thông tin nữa. Mình nghĩ ngay cả Thầy Thiên Sứ cũng k dám chắc quẻ mình gieo và luận là đúng. Chia sẻ là để chứng nghiệm khả năng tiên tri của quẻ, còn ai đâm đầu đi mua theo thì phải tự chịu trách nhiệm về việc mình chọn và mình làm chứ sao lại đẩy trách nhiệm cho quẻ và người gieo quẻ được. Quẻ chỉ là 1 yếu tố thông tin để tham khảo thôi mà Vậy có công ty phân tích kỹ thuật nào chịu trách nhiệm về việc nhà đầu tư thua lỗ do đọc và làm theo phân tích kỹ thuật của họ k? Chia sẻ sự thật và nói lên chính kiến của mình 1 cách khách quan, rõ ràng, chi tiết, dễ hiểu ...về 1 vấn đề nào đó với mong muốn mang đến sự tốt đẹp cho người khác (chưa chắc gì nó là chân lý, là đúng đâu > vì nếu đúng rồi cần gì chứng minh nữa). Cái đúng nhất, đẹp nhất chính là cái tâm thật của những người tạo lập và tham gia diễn đàn cũng như topic này . Mình cũng chia sẻ thật với KH những suy nghĩ cá nhân của mình thôi. Mong là KhanhHoang và các sư huynh tham gia vào diễn đàn này như một môi trường đầy thử thách để công khai thực nghiệm và chứng minh khả năng tiên tri của quẻ LVĐT Mỗi ngày dù bận đến mấy mình đều dành thời gian vào diễn đàn, vì nơi đây thật sự bổ ích. Xin cám ơn tất cả. Meiji1 like
-
Nhiều bạn trẻ mới 21-22 cứ gọi nhau là vợ chồng. Nghe qua thì rất keo sơn, nhưng thực sự vẫn chỉ là tình yêu trẻ con của bọn to đầu mà não nhỏ. Riêng cắt nghĩa Phu Thê đã không hiểu tường tận mà cứ ngoa ngôn ngọa ngữ, đến khi chia lìa thì thành ra tờ giấy rách chứ không phải trang giấy trắng.Nếu biết Tiết chế để làm chủ bản thân, làm chủ cuộc sống thì đã không như vậy. Thật tiếc vì nhiều người trẻ tuổi sống gấp, sống vội nhưng chẳng ai chuẩn bị cho mình 1 cái Phanh hay 1 cái Dù để dùng khi cần thiết cả. Mới đôi mươi đã muốn hỏi chuyện mình có thành Tỷ phú không và hôn sự thế nào. Chẳng thấy mấy người hỏi làm gì để sau này giầu có và hạnh phúc cả. Tự hoạch định tương lai Trí nghiệp chủ thì lại tưởng bảo là làm thế nào để thành SẾP, thế mới đau. Đó là do hầu hết các bạn trẻ chỉ học cái Váng nên nhiều vấn đề cần sự Thâm Sâu mới là cội rễ của Phát triển đã bị bỏ qua. Chạy theo toàn cái phù phiếm như Nhan sắc, phấn sáp, phù du.1 like
-
Tính chuyện “hạn chế ảnh hưởng” của đồng USD? Hội đồng Tư vấn tiền tệ Quốc gia quyết định đưa ra trình Chính phủ đề án chống Đô la hóa. Trong đó có những tính toán mà nếu triển khai có thể tác động khá mạnh đến thị trường. Một số phương án nhằm “hạn chế ảnh hưởng” của đồng USD tại Việt Nam đang được nhà điều hành và hội đồng tư vấn tính đến. Phát biểu tại hội nghị của Chính phủ với các địa phương tổ chức cuối năm 2010, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Giàu cho biết đang xem xét việc định hướng nhập khẩu một số mặt hàng bằng các ngoại tệ như Euro, Yên Nhật, Nhân dân tệ… Có thể xem đó là một trong những phương án được tính đến nhằm góp phần hạn chế áp lực đối với tỷ giá USD/VND cũng như những ảnh hưởng của nó đối với nền kinh tế. Đây không phải lần đầu tiên vấn đề đa dạng hóa ngoại tệ trong thanh toán hàng nhập khẩu được đặt ra. Vấn đề này cũng có nhiều quan điểm trái chiều trong những tranh luận trước đây. Tham vấn ý kiến của chuyên gia, trả lời VnEconomy tại buổi gặp mặt đầu năm do Câu lạc bộ Nhà báo chứng khoán phối hợp với Ban Kinh tế - Thông tấn xã Việt Nam tổ chức cuối tuần qua, TS. Lê Xuân Nghĩa, Phó chủ tịch Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia cũng đưa ra một số thông tin đáng chú ý. Ông Nghĩa cho biết, sau nhiều bàn bạc, Hội đồng Tư vấn tiền tệ Quốc gia quyết định đưa ra trình Chính phủ đề án chống Đô la hóa. Các chuyên gia quốc tế cũng đã góp ý về đề án này. Trong đó có những tính toán mà nếu triển khai có thể tác động khá mạnh đến thị trường. Cụ thể, theo ông Nghĩa, bước thứ nhất được tính đến là làm thế nào để hạn chế được cho vay bằng ngoại tệ, hoặc chỉ giới hạn cho vay những ngành nghề nhất định. Hướng khuyến nghị mà chuyên gia này đưa ra là trước hết phải điều chỉnh tỷ lệ dự trữ bắt buộc bằng ngoại tệ, gián tiếp tác động đến lãi suất. Bước thứ hai là tiến tới hạn chế đối tượng và tiến tới chấm dứt cho vay bằng ngoại tệ, mặc dù vẫn tiếp tục huy động tiền gửi bằng ngoại tệ. Bước thứ ba là hạn chế nhận tiền gửi bằng ngoại tệ và tiến tới chấm dứt nhận tiền gửi bằng ngoại tệ. “Đó là cách triệt tiêu hoàn toàn tình trạng Đô la hóa. Và khi triệt tiêu được tình trạng đô la hóa rồi thì chúng ta chỉ còn lại một thị trường hối đoái đơn thuần, ai có ngoại tệ thì bán, ai cần ngoại tệ thì mua, Ngân hàng Trung ương sẽ là người mua - người bán cuối cùng để cân bằng cung - cầu ngoại tệ. Lúc đó trong các ngân hàng thương mại không còn tài khoản tiền gửi và cho vay nữa. Nhiều nước đã làm như vậy. Đến lúc đó việc thanh toán bằng nhiều đồng tiền mới hiện thực”, ông Nghĩa nhìn nhận. Tuy nhiên, chuyên gia này cũng cho rằng đó là một đề án rất lớn và phải thực hiện kéo dài trong nhiều năm. Và cơ hội tốt nhất để đưa ra dự án đó là lạm phát ở mức thấp và VND có uy tín trong dân cư. Theo Minh Đức VNEconomy1 like
-
Màn độc diễn của khối ngoại Những ngày đầu năm 2011, giới quan sát lại một lần nữa phải để mắt đến hoạt động của các quỹ đầu tư chỉ số ETF (exchange-traded fund) nước ngoài. Sự quan tâm này bắt nguồn từ việc khối ngoại lại bất ngờ thể hiện vai trò dẫn dắt trên TTCK Việt Nam. Với "chiêu thức" giao dịch tập trung vào một số mã lớn như BVH, MSN…, tuy không mất quá nhiều vốn nhưng các quỹ đầu tư nước ngoài lại gây ảnh hưởng mạnh lên VN-Index. Động thái giao dịch này khiến nhà đầu tư trong nước ở thế bị động khi chỉ số chứng khoán đã không còn phản ánh đúng thực tế thị trường. Không lạ khi mới đây, một CTCK trong nước đã quyết định loại bỏ 4 mã chứng khoán thường xuyên "bị" khối ngoại đầu cơ, nhằm cung cấp cho nhà đầu tư một chỉ số Index phản ánh xu hướng giá của cả thị trường chính xác hơn. Chưa có một nghiên cứu, bình luận chính thức nào từ phía cơ quan quản lý về sự hiện diện các ETF tại TTCK Việt Nam. Tuy nhiên theo thống kê của các tổ chức tài chính quốc tế như Rothschild và HSBC, hiện tại, đang có hai quỹ ETF hoạt động. Đó là The Market Vector Vietnam (VNM) do Van Eck Global quản lý và DB X-Trackers FTSE Vietnam của Deutsche Bank. Quy mô mỗi quỹ lên tới hàng trăm triệu USD. Sẽ rất bình thường khi TTCK Việt Nam trong giai đoạn hội nhập cũng có các sản phẩm, dịch vụ tài chính tương tự như các TTCK phát triển. Tuy nhiên, sự hiển diện và tạo ảnh hưởng mạnh mẽ của các ETF tại TTCK Việt Nam gợi ra nhiều suy nghĩ. Thứ nhất, một số tổ chức tài chính nước ngoài đang tự do"kinh doanh" Index. Trong khi đó cách đây chưa lâu, một tổ chức tài chính trong nước vừa tung ra ý tưởng "bán" các sản phẩm "ăn theo" Index thì ngay lập tức đã bị Ủy ban Chứng khoán Nhà nước tuýt còi. Ai cũng biết, một thị trường hiệu quả là thị trường luôn có sự cạnh tranh bình đẳng. Bởi vậy, dường như đang có sự không công bằng với các tổ chức tài chính trong nước khi họ phải chịu lép vế trên chính sân chơi của mình và "cuộc chơi" Index thành màn độc diễn của khối ngoại. Thứ hai, với một số CTCK lớn, Báo ĐTCK đã đặt câu hỏi về việc có điều gì bất thường quanh việc gần đây các nhà đầu tư quốc tế ưa thích bỏ tiền qua hình thức đầu tư gián tiếp (P-Notes, ETF, DR…) thay vì hiện diện trực tiếp tại TTCK Việt Nam? Và câu trả lời chung là, khối ngoại nhiều người phải trở thành nhà đầu tư gián tiếp bất đắc dĩ. Họ vướng một số rào cản để có thể mở tài khoản giao dịch trực tiếp (chẳng hạn như việc xin xác nhận lý lịch tư pháp để được cấp mã số giao dịch). Cơ quan quản lý thị trường có thể viện lý do rằng, việc ngăn không cho các tổ chức tài chính trong nước kinh doanh Index là để phòng ngừa tình trạng thao túng, làm giá cổ phiếu, còn thủ tục cấp mã số giao dịch cho nhà đầu tư nước ngoài rất chặt chẽ nhằm quản lý, giám sát sự luân chuyển của các dòng vốn nóng và khống chế dòng tiền "bẩn" chảy vào TTCK Việt Nam. Tuy nhiên, thực tế thị trường hiện nay cho thấy, nhiều giải pháp kỹ thuật như trên đã không còn theo kịp với sự phát triển chung của thị trường. Điều này đòi hỏi các giải pháp mới trên cơ sở thay đổi tư duy và cách thức tiếp cận vấn đề mới có thể giữ được trật tự thị trường và sự công bằng cho chính nhà đầu tư nội. Theo Giang Thanh ĐTCK1 like
-
1 like
-
Anh Đại Phúc tự phân tích kỹ thuật rồi tự mình gieo quẻ và luận rồi chia sẻ với mọi người là điều thật đáng quý. Khanhhoang cũng rất hâm mộ anh. Còn Khanhhoang biết LV ĐT đã lâu nhưng nhận thấy không đủ khả năng nên không theo học môn này, thỉnh thoảng gặp mấy Sư huynh thì hỏi 1 quẻ cho vui vậy thôi. LV ĐT dùng để tiên tri những vấn đề về cuộc sống con người với tinh thần khách quan thì độ chính xác rất cao. Nhưng dùng LV ĐT để tiên tri những vấn đề như chứng khoán nhằm tìm kiếm lợi ích cho mình hoặc cho bạn bè, người thân thì các Sư huynh ra quẻ có độ chính xác đến đâu thì chưa ai kiểm chứng được. Nếu như Khanhoang đưa quẻ mà các Sư huynh lấy cho mình ra, công khai lên diễn đàn thì với uy tín của mấy Sư huynh thì chắc sẽ có người hành động theo, nếu lúc đó chẳng may quẻ sai thì mọi người sẽ lãnh đủ, như vậy vô tình là lạm hại mọi người rồi. Nếu như quẻ khi nào cũng đúng thì vì sao lai không đưa lên đây cho mọi người tham khảo chứ, mình kiếm được tiền, anh em bạn bè cũng kiềm được tiền sau đó dùng 1 phần trong số tiền kiếm được làm từ thiện như vậy chẳng phải hay lắm sao. Vài lời chia sẻ lại với anh Đạ Phúc và xin lỗi anh nếu Khanhoang có nói điều gì không hợp lý trong topic của anh.1 like
-
2011 nếu chuyển việc mà được lên chức hoặc lên lương thì đi. nếu xe cộ bị tai nạn gẫy bánh, cong vành thì cố ăn vạ, thể nào cũng được bồi hoàn lớn hơn dự tính. cẩn thận hạn thiệt thân thiệt danh do người khác phái mang đến.1 like
-
Tấu hài: Ngọc Hoàng:...............Này táo kinh tế...........sao mặt nhà ngươi nhăn như mặt khỉ vậy, cá chép nhà ngươi đâu mà cỡi cá bống thế kia Táo kinh tế: Bẩm ngọc hoàng, cá chép táo bán mất rồi, may mà sắm được con cá bống này đi tạm, không thì sang năm mới lên chầu Ngọc Hoàng được, dạ bẩm ngọc Hoàng là năm vừa rồi ở hạ dưới có một chuyện cực kỳ là lạ, mặt táo không nhăn như khỉ thì mới là lạ đấy Ngọc hoàng ạ. Ngọc Hoàng: Chuyện gì nhà ngươi mau nói cho ta nghe. Táo kinh tế: Dạ, bẩm Ngọc hoàng, đấy là năm vừa rồi, chỉ số VNI gần như đứng im, mà tài khoản của các con bạc cháy như lửa hỏa diệm sơn, nhà nhà kêu khóc, người người người kêu la......nhiều người bán cả nhà, cả xe...để trả nợ, nhiều người còn nợ nần, nhiều người còn ....méo hết cả mặt Ngọc hoàng ạ, táo bán con cá chép nhưng vẫn may mắn sắm được con cá Bống là do năm vừa rồi may nhờ táo kinh tế biết thông tin nội dán, được bán T0, T1....nên tài khoản đi có 50% thôi, chứ còn lại thì....chết hết ạ. Ngọc hoàng: Thôi thôi......nhà người đừng có nói nữa, ta cũng méo cả mặt ra đây. Ta được ưu tiên là VIP, được đòn bẩy 1:3, được vay đánh xuống, được bán T0, T1...những dịch vụ mà dân đen như nhà ngươi không bao giờ có được............thế mà ta còn đi 80% nữa là ngươi, ta còn phải lên triều bằng nạng đây nhà ngươi1 like
-
Tình yêu có thể hóa giải mọi thứ đấy bạn. Cưới nhau và sinh con năm Tân Mão ngay nhé!!!1 like
-
Thưa chị, Cung phúc của nhà chị tốt, có điều đường tình duyên hơi phát, lắm mối duyên quá mà không chọn được. Chủ yếu là do bản thân có các tiêu chuẩn lựa chọn hơi cổ điển nên khó gặp. 30 tuổi lấy chồng. Chồng lành dễ bắt nạt, có quan hệ/làm việc nhiều với những tai to mặt lớn. Có người giúp cho mà thành duyên.Duy có điều cha mẹ chồng chị thì không hợp lắm. Số này có chồng thì phải "chiến đấu" với mẹ chồng, có con thì "đánh vật" với con, nên chỉ có chuẩn bị tinh thần/sức khỏe *luyện thể thao từ giờ đi là vừa*. Đồng thời cũng phải chiến với "thù trong" = mâu thuẫn tâm lý nội tâm. Tốt nhất, nên sống đơn giản, vô tư, xả bớt ưu phiền đi cho nó nhẹ người. À, lưu ý chị họa ở đường nghề nghiệp, dễ mất tiền của, và sức khỏe dễ bị tổn thương về ăn uống và huyết áp tim mạch. bệnh phụ nữ cũng cần phải theo dõi sát sao. Đặc biệt là hay bị rơi vào các hoàn cảnh trớ trêu *công việc, tình duyên* mà tiến thoái lưỡng nan. Huyencodieuly1 like
-
Trước hết bạn phải xem xét lại là có thật sự cảm thấy có người âm theo không ? và là người thân hay người ngoài . để mà biết chính xác .... và nếu là người thân thì nên vào chùa thỉnh thầy cầu siêu cho họ . còn nếu người ngoài . thì bạn cố gắng trì tụng kinh thật nhiều và hàng ngày . ví dụ Kinh A DI ĐÀ hay là Chú Đại Bi Tâm đà la ni . và nếu đc thì trì tụng thêm Kinh Địa Tạng nữa . rồi bạn mua 1 tràng hạt (Xâu Chuổi) . nên mua 18 hạt nhé ! sau đó bạn vào chùa xin thầy quán (khai hoang) giúp bạn . rồi đeo vào . mình nghĩ 1 thời gian sau sẽ hết thôi bạn ah ! bạn cứ nhất tâm hướng phật và niệm kinh thì tà ma nào má ám bạn đc nữa ! hi vọng đã giúp đc bạn1 like
-
Máy rót bia từ đáy cốc rót lên (Dân trí) - Hãng GrinOn của Mỹ đã phát minh ra một chiếc máy rót bia rất tài tình: sử dụng hệ thống nam châm để rót bia từ đáy rót lên. Cốc được giữ cố định bằng van bằng nam châm ở đáy ly. Miếng nam châm này sẽ nổi lên theo mực nước. Khi rót đầy, nó sẽ chìm xuống để chốt lỗ ở đáy cốc. Biện pháp này vừa giúp tiết kiệm bia rơi vãi triệt để, vừa vô cùng sành điệu. Đây được cho là loại máy rót bia nhanh nhất thế giới vì chỉ rót đầy cốc trong vài giây. Xem video: Nguyễn Thuý Theo Metro1 like
-
Ngoài chuyện chồng con ra, quý cô muốn xem gì nào?1 like
-
Dự đoán tuổi Mùi năm Tân Mão Đây là năm thuận lợi để các bạn tuổi Mùi tìm kiếm vận may trên con đường sự nghiệp. Thanh nhã, lạc quan, và dễ tính, các chú Dê luôn tạo ấn tượng đẹp cho mọi người xung quanh. Cá tính của họ nằm ở sự nóng nảy, hay bất bình, lúc nổi cáu, họ có thể làm mọi việc mà đôi khi không lường tới hậu quả. Là những người tài năng và giàu trí tưởng tượng, họ yêu thích nghệ thuật, sự sáng tạo và luôn muốn cống hiến năng lực của mình cho một cuộc sống tốt đẹp hơn. Với các bạn tuổi Mùi, đây sẽ là một năm tương đối ổn định, tốt, xấu đan xen tồn tại. Không ít cơ hội gõ cửa nhà bạn, nhưng cũng nhiều chướng ngại vật chắn đường đòi hỏi bạn phải thực sự tỉnh táo và mạnh mẽ. Dù được quý nhân phù trợ, bạn cũng khó tránh khỏi sự hiềm khích, dèm pha, hậu quả có thể liên quan đến pháp luật nếu không khéo léo xử lý. Thu nhập trung bình, của cải làm ra khó tích lũy, nhìn chung đây không phải là năm vượng phát của bạn. Tuy nhiên, mọi sự có thể thay đổi nếu bạn giữ cho mình tinh thần lạc quan, vững vàng và nhanh nhạy. Với những bạn đang tìm kiếm công việc mới, kết quả sẽ khả quan nếu bạn thường xuyên cập nhật thông tin từ bạn bè, người thân để tìm kiếm mối làm ăn. Tháng 3, tháng 4 và tháng 9 là thời điểm thích hợp cho những thay đổi tích cực. Hãy cho mình cơ hội để gặp gỡ, giao lưu và tìm kiếm những bất ngờ mới cho cuộc sống. Ngoài ra, sự động viên từ gia đình, bạn bè sẽ mang đến cho bạn nguồn cổ vũ, sự tự tin to lớn. Trong năm nay, bạn cũng nên cân nhắc về việc mua nhà hoặc đi du lịch nước ngoài nếu điều kiện tài chính cho phép. Về sự nghiệp Đây là năm thuận lợi để các bạn tuổi Mùi tìm kiếm vận may trên con đường sự nghiệp. Công việc trôi chảy cộng với sự ủng hộ từ đồng nghiệp sẽ giúp bạn được đánh giá cao và có cơ hội thăng quan, tiến chức, bổng lộc và tiếng tăm cũng vì thế mà được tăng cường. Tuy nhiên, một vài vấn đề nhỏ nhặt có thể là nguyên nhân khiến bạn bị hiềm khích, dẫn đến cãi vã, kiện cáo… Cách giải quyết tốt nhất là khéo léo trong cư xử, đặc biệt với những vấn đề ngoài công việc, đừng xen vào chuyện của người khác nếu không cần thiết. Về tài chính Dù sự nghiệp thuận lợi, bổng lộc không ít nhưng các chú Dê lại không có một năm tiền bạc rủng rỉnh như mong đợi. Do ảnh hưởng của một số chòm sao không may mắn, bạn bị thất thoát tiền bạc, đồng thời do chi tiêu phóng tay, đây là năm mà bạn không tích lũy được nhiều. Với những người buôn bán, nếu bạn tham gia kinh doanh bất động sản hoặc đầu tư thì khả năng thắng lợi khá cao, tuy nhiên cần hết sức thận trọng khi ký kết giấy tờ liên quan đến pháp luật. Lời khuyên cho bạn là trong mọi tình huống, hãy luôn giữ thái độ điềm tĩnh, thận trọng, vội vàng chỉ khiến bạn trả giá đắt. Về tình yêu Dù bạn là nam hay nữ thì cơ hội để bạn tìm thấy một nửa trong 2011 này là rất lớn, hãy chủ động và tự tin trong các cuộc gặp gỡ để chia sẻ và giao lưu. Tháng 2, tháng 8 và tháng 9 sẽ mang đến cho bạn những cơ hội tuyệt vời để gặp gỡ đối tượng của mình, đừng bỏ lỡ. Trong khi đó, các cặp kết hôn cần đề phòng sự xuất hiện của người thứ ba khiến hạnh phúc gia đình bị rạn nứt, cả hai nên cho nhau nhiều thời gian hơn để tâm tình và tìm thấy tiếng nói chung. Lời khuyên cho bạn: học cách hòa hợp để hạnh phúc hơn. Về sức khỏe Sức khỏe của các chú Dê năm nay không được tốt, hãy chăm chút cho bản thân nhiều hơn, tránh tham gia các hoạt động mạo hiểm. Ngoài ra, bạn nên chú ý đến chế độ ăn kiêng, cẩn thận khi lái xe và tuyệt đối tránh uống rượu khi lái xe. Bùa may mắn Đá: Ngọc lục bảo Hoa: Phi Yến Giờ: 1h tới 3h chiều Mùa: Mùa hè Màu: Xanh lá cây, xanh da1 like
-
Cách "tường vân ấp nguyệt" nếu được hóa kỵ cung đối thì tốt hơn thành "nhật nguyệt chiếu bích " cách trong lá số này nếu gặp tuần thì giàu có cự vạn nhưng gặp triệt thì không đẹp bằng thậm chí đã bị triết giảm vì tuần mới làm cho hóa kỵ như đám mây ngũ sắc . Quan cung lại có không kiếp đồng cung tỵ cách này phát dã như lôi nhưng không tránh khỏi có lúc hoạnh phá.(hoạnh phá rất lớn)Tuy là đủ tứ linh nhưng cách này vẫn phải tự mình bươn chải. Cự cơ mão dậu dễ kiếm tiền và kiếm nhiều tiền nhưng riêng cự này phải cạnh tranh khốc liệt. Chưa kể ở đay còn có kiếp, không, phù, khốc, khách là cách mà cũng hay gặp chuyện buồn thương. Vài lời ngu ý mong các bậc tiền bối chỉ giáo thêm..1 like
-
Thời buổi hiện nay 25t vẫn còn là sớm ,chưa gì là muộn cần phải đắn đo , số nầy tình duyên trắc trở buổi đầu sau mới thành ,lấy chồng cũng không phải người phương xa ; sao SUY không có ảnh hưởng gì tới nhật nguyệt cả ,sao nầy chỉ sự sức khỏe kém người hay lo nghĩ xa xôi ,trầm tư ... trong sách nói ; khi nhật nguyệt nằm tại sửu -mùi cần có hóa kỵ mới giải được cách âm dương hỗn hợp nầy nếu thêm tuần hay triệt thì càng rực rỡ ;đây chỉ là trường hợp riêng cho nhật nguyệt đắc địa tại sửu -Mùi ,ngoài trường hợp nầy khi nhật nguyệt gặp phải tuần triệt thì phản ngược xấu thành tốt tốt thành xấu / , cách cự cơ mão dậu + hóa lộc + lộc tồn xung chiếu thì quá tốt rồi ,giàu có nhưng không xếp vào hàng đại gia. ngoài 40t công danh hoạnh phát nhất thời ,nếu có điều kiện đi học thì cứ học thêm ,nếu có cơ hội thì nên chuyên về kinh doanh ,nếu đi làm công dầu tư hay công thì như lượm bạc cắc hàng ngày ... muốn có giàu có mà không cực khổ không buốn bán thì phải giai cấp 5c ,ăn trên ngồi trước ,cần có đảng phải có dịp hốt của hay tham nhũng mới nên giàu có .1 like
-
Số này không giàu thì ai giàu nữa????1 like
-
1 like
-
Bạn sắp có tài lộc lớn bất ngờ không tốn công sức!1 like
-
35. Dấu hiệu cho thấy thị trường đã phục hồi thật sự Lẽ ra cháu sẽ nói dấu hiệu này sau khi cho bác biết vài sai lầm nữa. Nhưng sợ bác làm liều nên cháu nói luôn. + Thị trường tăng vài phiên liên tiếp + Giá trị giao dịch lớn hơn hẳn mức trung bình của giá trị giao dịch trong quá trình suy giảm, và tăng ổn định theo đà tăng của thị trường + VNI đã cao hơn mức vài phiên trước > 10% + Phân tích kỹ thuật cho thấy tất cả các chỉ số đều thuận chiều theo xu hướng tăng. Nếu bác chưa thạo lắm thì cứ nhìn vào MACD là được : MACD (26:12) cắt mạnh EXP (9) theo hướng từ dưới đi lên. Divergence : (+) dương 36. Hãy quan tâm tới chính số tiền trong tài khoản của mình Khi thị trường down bác hãy quan tâm tới chính số tiền trong tài khoản của mình, đừng để chỉ số VNI đánh lừa, đừng để giao dịch của các định chế lớn đánh lừa cảm giác. Cháu nói thế là có ý gì vậy ? Vâng, thế này bác nhé : giả sử bác không stop loss, trong tài khoản của bác có chủ yếu là cổ phiếu PS. Mặc dù VNI không giảm nhiều, từ 1.170 xuống 1.050 chẳng hạn - chỉ giảm khoảng 10% nhưng thực tế bác đã lỗ khoảng 20% rồi. Hiện tại cũng thế, VNI giảm từ 1.170 xuống 1.000 - chỉ giảm 14% nhưng sự thực bác đã mất 30 - 35% rồi đấy. Bác cũng đừng để giao dịch của các định chế lớn đánh lừa cảm giác : hôm nào thị trường giảm, định chế lớn mua nhiều lên, bác thấy yên tâm vì nó mua nhiều thế chắc không giảm nữa đúng không ạ ? nhưng hôm sau lại giảm nữa, bác lại thấy định chế mua nhiều hơn nữa. Không thể hiểu nổi đúng không ạ ? Nó mua nhiều mà giá vẫn cứ giảm ??? Đến hôm thị trường tăng thì định chế lớn lại mua ít đi ? ừ, bác thấy nó cứ rối tinh Vấn đề không có gì khó hiểu nếu bác đặt mình vào vị trí của họ : mua vào ở một mức giá hợp lý để bù đắp dần danh mục đã bán. Ngày nào họ cũng đặt mua hầu như với một khối lượng cố định, ở một khoảng giá cố định. Như vậy hôm nào giá giảm họ mua được nhiều, giá càng giảm họ mua càng được nhiều. Hôm nào dân mình tranh mua thì nghiễm nhiên họ mua được ít, dư mua trần chủ yếu của dân mình, còn dư mua không trần là của họ. Sao khổ thế cháu ? dân đầu cơ nhỏ toàn phải mua đắt. Vâng, vì không kiên nhẫn bác ạ. 37. Cần làm những gì trong lúc chờ đợi thị trường qua đáy Chuẩn bị về mặt tinh thần : lòng kiên nhẫn và sự kiềm chế Nói đi nói lại thì phẩm chất đầu tiên đối với nhà đầu tư hay đầu cơ là sự kiên nhẫn bác ạ. Bác thấy trên thị trường, trên các phương tiện thông tin cứ nháo nhào : người bảo lao vào ngay không mất cơ hội, người bảo chờ đợi, người bảo thế này, người bảo thế kia, thông tin lung tung hết cả, bác thấy có hoa mắt không ? Cháu lấy ví dụ nhỏ để bác thấy sự quan trọng của lòng kiên nhẫn Giả sử có những người hô phải mua ngay không là mất cơ hội, đến cuối năm (12/2007) thị trường sẽ tăng đùng đùng. Theo dự báo của nhiều người VNI cuối năm sẽ tăng hơn lúc đỉnh 1.170 khoảng > 10%, tức là khoảng 1.300 điểm cuối năm nay. Vậy từ nay tới lúc đó VNI tăng thêm 300 điểm, cứ cho là đều đặn tháng sau cao hơn tháng trước 30 điểm (cháu nói là đều đặn bởi từ giờ đến lúc đó hầu như không có thông tin cực tốt gây đột biến cho thị trường). Khi xu hướng đi lên chưa rõ ràng như hiện nay, thì bác chờ đợi thêm 1 - 2 tháng nữa, coi như mất cơ hội chút xíu, nhưng sự an toàn cho đồng vốn tăng lên rất nhiều đúng không ạ ? Giả sử có người hô thị trường còn xuống nữa, suy giảm vẫn chưa đến đáy, nếu vậy bình tĩnh chờ đợi là đúng quá rồi. Bác đừng lo là không mua vào kịp vì trên đường đi lên thị trường vẫn có những phiên điều chỉnh. Như vậy, trong bất luận trường hợp nào hiện nay (đi lên từ giờ cho tới hết năm, hoặc còn xuống nữa rồi mới lên được) thì kiên nhẫn quan sát và chờ đợi vẫn mang lại lợi ích hơn là nóng vội. Chuẩn bị về vốn : bác nên để đồng vốn của bác (tôi vẫn còn 50 triệu tiền mặt sau khi đã stop loss mà) dưới hình thức có khả năng chuyển đổi cao nhất để sẵn sàng quay lại thị trường khi đã qua đáy. Cháu biết nhiều người đã chuyển vốn ra khỏi thị trường chứng khoán, vì sốt ruột thấy vốn không sinh lời nhiều nên đưa vốn vào những hình thức khó chuyển đổi khi cần thiết (bất động sản, thị trường hàng hóa, cho vay lãi ...) thành ra khi quay lại thị trường là có tâm lý chậm chân, nôn nóng, lại phải tranh mua trần một cách không cần thiết. Chuẩn bị danh mục mua vào Bác nên bắt đầu nghiên cứu để lập ra một danh mục mua vào khi thị trường qua đáy, cháu xin gợi ý một số lưu ý khi lập danh mục 1. Cổ phiếu được chọn phải là bluechip với các chỉ số cơ bản thật tốt 2. Cổ phiếu được chọn càng giảm giá ít nhất trong đợt suy giảm này càng tốt 3. Cổ phiếu càng có tính thanh khoản cao càng tốt 4. Cổ phiếu có ngành nghề được coi là hot sẽ được ưu tiên hơn Bác nên lựa ra một danh sách khoảng 10 loại cổ phiếu là vừa, các cổ phiếu được xếp theo thứ tự từ tốt nhất >>> giảm dần xuống (xếp thế nào là theo quan điểm và nhận định của riêng bác). Bác có thể coi như các cổ phiếu từ thứ 1 đến 5 là danh mục chính, thứ 6 đến 10 là danh mục dự phòng. Bác nên chia tiền ra làm 6 - 7 phần, khi thị trường qua đáy thì bác mua vào 4 - 5 loại cổ phiếu đã xác định trong danh mục chính, 2 phần tiền còn lại dùng để dự phòng (tại sao lại không mua hết tiền, tại sao cần khoản tiền dự phòng này, cháu sẽ giải thích kỹ khi thị trường qua đáy và nhắc bác mua vào) 38. Tinh thần thanh thản Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ các bước trên, bác nên quay lại với nhịp sống bình thường, đừng quá lo nghĩ về việc thua lỗ vừa qua. Vẫn còn hơn 40 sai lầm mà cháu, thế đến đây là hết sai lầm rồi à ? Hết sai sao được hả bác ? 40 sai lầm đó đang nằm ở phía trước, trong giai đoạn thị trường đi lên mà bác. ================ Còn nữa...1 like
-
33. Lỗ ít không bán, lỗ nhiều quá không chịu nổi thì bán bằng được Điều này chắc cháu không cần nói nhiều đúng không ạ. Người ta gọi là Chưa thấy quan tài chưa đổ lệ Thấy quan tài rồi nước mắt như mưa Khi vẫn còn nhiều người nhăm nhe khởi nghĩa, khi vẫn còn nhiều người cắn răng chịu lỗ thì thị trường vẫn chưa qua đáy đâu bác ạ. Tới lúc nào lỗ nhiều quá không chịu nổi, tìm cách bán bằng được, lúc đó thị trường mới qua đáy. 34. Đừng sa vào để rồi trở thành nạn nhân của những đợt hồi phục giả tạo Trên đường đi xuống đáy, thị trường sẽ có nhiều đợt hồi phục giả tạo Tại sao lại có những đợt hồi phục giả tạo trước khi thị trường hồi phục thật sự ? Khi thị trường đi xuống, không nói thì ai cũng rõ người bán là ai rồi : những người stop loss và những người bottom fishing Tùy thuộc vào + Quy mô vốn (cực lớn, lớn, nhỏ) + Nguồn vốn (nhàn rỗi, vay, cầm cố) + Tính cách : hoang mang, kiên định một cách ngây thơ, kiên định một cách ngốc nghếch v.v... Thời gian nhận ra cần phải stop loss sẽ khác nhau Người mua là ai ? + Những định chế tài chính mua bù đắp danh mục sau khi đã bán trước đó (mua chậm rãi, từ tốn) + Những người nôn nóng muốn gỡ lại khoản thua lỗ (ào ào mua ngay khi nghĩ thị trường đã quay đầu) + Những người mua bình quân giá giảm (cảm thấy cổ phiếu mình có vẻ không giảm nữa là mua bình quân ngay) + Những người chơi bottom fishing (mua một cách mưu mẹo) Tùy thuộc vào xu hướng cấp 3 của mỗi phiên giao dịch mà tính chất người mua - bán sẽ thay đổi Khi thị trường đã đi xuống 4 - 5 phiên là bắt đầu diễn ra quá trình phân hóa tư duy : + Những định chế tài chính cảm thấy thị trường phục hồi giả tạo là sẽ ngừng mua hoặc mua ít + Những người nôn nóng là ào vào mua ngay + Những người mua bình quân giá giảm cũng ào vào mua + Những người chơi bottom fishing cân nhắc bán ra (để mua lại rẻ hơn vài phiên sau đó) + Thêm một lực lượng nhiệt tình nữa : thay vì phải stop loss lại quay ra không bán (tiết cung) mà mua thêm vào (tăng cầu) Chính vì thế dù thị trường có lên (kể cả vài chục điểm) nhưng giá trị giao dịch vẫn thấp (chẳng qua vào phiên phục hồi giả tạo cung thấp hơn cầu thì giá lên thôi) Thậm chí ngay phiên sau đó thị trường lại quay đầu vì sức cầu cạn, cung tăng lên.1 like
-
28. Tại sao các định chế tài chính bắt đầu mua vào khi giá giảm - sao không chờ thật giảm hãy mua ? Để trả lời cho câu hỏi này, bác và cháu lại phải quay về đọc kỹ mục 13. Cháu chép lại mấy dòng trong mục 13. nhé " ... Bác ơi, ta nghiên cứu thị trường để có cái nhìn về tương lai, chứ không phải ngồi đó mà xuýt xoa : giá mà, ước gì tôi mua cổ phiếu năm 2003 - 2004. Bác không thể đi ngược thời gian về lại thời kỳ tích lũy 2004 đúng không ạ ? Cũng như bác không thể ngồi đó chờ đợi đến đáy của xu thế cấp 1 suy thoái sắp tới đúng không bác ? Vì thực ra chưa ai có thể nói được bây giờ có thể là suy thoái không ? và đợt suy thoái thật sự bao giờ sẽ tới ? Nên nếu bác là các tổ chức lớn, bác vẫn bước vào thị trường bình thường, lúc đó bác sẽ vừa xây dựng danh mục, vừa đầu tư, vừa đầu cơ, vừa tái cơ cấu dựa trên sự vận dụng xu thế thị trường cấp 2. ..." Tại sao họ bắt đầu mua vào ? Bởi một lý do rất đơn giản : họ đã .... bán ra trước đó. Bán ra trước thì phải mua lại sau để lập lại danh mục. Thế tại sao họ mua vào mà giá vẫn giảm ? Bác cứ hình dung thế này, khi các định chế lớn bắt đầu bán ra tức là nguồn vốn đối ứng của những nhà đầu cơ nhỏ như bác bắt đầu cạn (đây là tiêu chí rất quan trọng đấy bác ạ, họ chỉ bán khi sức cầu sắp cạn, giá chuẩn bị bước vào đỉnh tăng trưởng cao nhất). Sau quá trình bán - mua như vậy thì nhà đầu cơ nhỏ ôm toàn cổ phiếu và còn rất ít tiền, các định chế tài chính lớn quay lại là người nắm nguồn vốn.Tất nhiên là họ phải quay lại mua để bổ sung cho danh mục đã bán đi trước đó, nhưng họ mua một cách chọn lọc và bình tĩnh nên giá vẫn cứ giảm. Sao họ không chờ cho giá thật giảm hãy mua ? Thì như cháu đã nói, nguồn vốn của họ rất lớn, khi họ bán thì họ sẽ bán trong một khoảng giá nào đó, khi mua họ cũng bắt đầu mua trong một khoảng giá nào đó. Nhưng ở đây là họ mua trở lại cho danh mục nên họ mua rất chậm rãi. Bác đừng nên hy vọng họ mua là giá sẽ tăng. Thế sao họ không tranh nhau mua ? Vì ai cũng có phần bác ạ, thực chất họ đang mua lại chính những cổ phiếu họ đã bán ra (chẳng hạn định chế A bán ra 8 triệu cổ phiếu, B bán ra 12 triệu, C bán ra 11 triệu mà cổ phiếu vẫn nằm trong thị trường, có chạy đi đâu, nguồn cung đủ mà bác, ai mua lại của người nấy thôi mà, sao phải tranh nhau ?) Thế thị trường có tăng trở lại không cháu ? Sau giai đoạn mua để bổ sung lại danh mục, giai đoạn này giá vẫn cứ giảm theo quán tính thị trường bác ạ. Sau đó họ bắt đầu giải ngân nguồn vốn mới, lúc đó thị trường mới lên được Mệt quá cháu nhỉ, thế bao giờ thị trường xuống đến đáy hả cháu ? 29. Xác định đáy của thị trường dựa vào ... mức lỗ của chính mình Câu hỏi luôn trăn trở của những người kiên quyết cố thủ giữ cổ phiếu đó là : lúc nào thị trường đến đáy và đảo chiều ? Chắc chỉ 15 - 20 % đúng không nào ? Giảm nữa có mà chết hết à ? Ừ, vô lý. làm sao giảm đến thế được. Quái, sao lỗ mất 25% rồi ? Ừ, chắc chỉ đến 30% là cùng Sao giảm đến 40% rồi mà chúng nó cứ bán nhỉ ? Cái bọn cổ đông XYZ này láo nháo thật, n-g-u hết chỗ nói, sao cứ giá sàn chúng nó nện nhỉ ? Nhìn bên kia họ đoàn kết thế, từ đầu đợt giảm giá đến giờ mất chưa đến 20% 30. Xác định đáy của thị trường dựa vào sự hỗ trợ của Nhà nước Hồi 1 : Yên tâm mà múc đi ông, từ giờ đến bầu cử cứ vô tư Hồi 2 : Hơi giảm tý, nhưng không sao, bác Chủ tịch quốc hội bảo là không để thị trường sụp mà Hồi 3 : Giảm 20% nhằm nhò gì, Nhà nước phải giữ vững để bầu cử tốt đẹp chứ, còn hơn tháng nữa thôi mà Hồi 4 : Thôi chết, đám cổ phiếu của mình lỗ 30 - 40% rồi, nhưng vô tư Thủ tướng đến thăm HoSTC là up ngay Hồi 5 : .... 31. Nỗi ám ảnh phải xác định được đáy của thị trường Mặc dù cháu tôi nói có vẻ rất hài hước : lúc nào đến đáy của thị trường là bác sẽ biết, lo gì hả bác. Nhưng như mọi người, tôi vẫn sốt ruột vô cùng. Tôi khẩn khoản cháu tôi bày cho tôi cách xác định đáy của thị trường. Cháu tôi hỏi rất nghiêm túc : - Nếu bác biết đáy của thị trường thì bác sẽ làm gì ? - Bác mua vào chứ còn làm gì nữa ? - Thế nếu đó chưa là đáy ? - Thì bác lại mua tiếp - Nếu thị trường giảm tiếp ? - Bác mua tiếp - Giảm nữa thì sao ạ ? - Giảm gì mà giảm lắm thế, lấy đâu ra lắm tiền mà mua nữa Cháu chỉ hỏi thế thôi, nếu hành động như bác là sai đấy. Cháu xin lấy một ví dụ cho bác xem : Giả sử ta quay lại thời điểm thị trường giảm năm ngoái, VNI lao từ 632 xuống 480. Đến mức đó là đã giảm kinh khủng rồi phải không ạ ? Đến lúc này bác cảm thấy là đáy lắm rồi bèn dốc tiền mua vào, nhưng thị trường lại đi xuống 450 Vét nốt những đồng còn lại trong túi bác mua được một ít ở 450 Nhưng thị trường lại lao xuống 420 - Kinh hoàng Thị trường lao xuống 410 - Tuyệt vọng Thị trường lao xuống 400 - ... Thị trường lao xuống ... may mà lúc này tất cả các lực lượng ra tay vực thị trường lên Bây giờ cháu sẽ kẻ một vạch màu xanh ở mức VNI 480 cắt qua đồ thị cả chiều xuống và chiều đi lên Bác thấy rõ ràng VNI muốn đi lên sẽ phải cắt qua mức 480 mới lên được đúng không ạ ? Giá cổ phiếu ở Mức VNI 480 bên mũi tên đỏ và VNI 480 bên mũi tên xanh hầu như bằng nhau Nếu bác chọn mua vào lúc VNI 480 bên mũi tên đỏ, bác sẽ có những quãng thời gian kinh hoàng Nếu bác chọn mua vào lúc VNI 480 bên mũi tên xanh, bác hoàn toàn thoải mái Bác chọn bên nào ? Còn chọn gì hả cháu, bên xanh chứ còn gì nữa. Thôi, bác biết là bác dại rồi. 32. Thị trường luôn vô lý hơn tưởng tượng Thấy tôi ủ rũ quá (nói gì thì nói chứ tôi vẫn đang lỗ 25 triệu và số cổ phiếu còn lại, mang tiếng là bluechip chứ vẫn giảm giá qua từng ngày). Tất nhiên, may mắn là tôi đã stop loss, chứ không thì bây giờ 100 triệu chắc còn 60 triệu. Cháu tôi nói : thôi thì cháu sẽ nói cho bác biết các biểu hiện khi thị trường đã qua đáy. Bác lưu ý nhé : cháu nói qua đáy chứ không phải đến đáy. Nếu muốn mua vào thì luôn mua vào khi thị trường đã qua đáy. Nhưng trước khi thị trường qua đáy, vì từ bây giờ (cuối tháng 4/2007) tới lúc đó cũng khá lâu đấy bác ạ, cháu muốn nói cho bác biết một số cái bẫy trong khi thị trường lao xuống đáy. Bác cố gắng nhớ 2 câu khẩu quyết này : + Thị trường luôn vô lý hơn bạn tưởng tượng (nếu bác tưởng tượng đáy của thị trường là 800 điểm thì hãy chuẩn bị tinh thần xa hơn chút nữa đi, giống như khi thị trường đi lên, lúc thị trường 800 điểm, ai cũng nghĩ VNI 1.000 là kinh khủng lắm rồi, nhưng thị trường còn vô lý đi thêm một đoạn 170 điểm nữa) + Thị trường đi lên mua vào bên tay trái dốc cao, thị trường đi xuống mua vào bên tay phải vực thẳm. Cháu đánh dấu 2 vòng tròn xanh trên đồ thị đó, bác không cần tài năng gì đặc biệt chỉ cần làm đúng 3 điều 1. Có vốn nhàn rỗi 2. Kiên nhẫn không có giới hạn 3. Mua vào tay phải vực thẳm, tay trái dốc cao Đảm bảo bác thành công = 70% W.B1 like
-
23. Khuôn mẫu cái nêm hướng xuống (Falling Wedge) - cân nhắc khi thị trường đi xuống, nên chớp lấy khi thị trường đi lên Khuôn mẫu FW là một khuôn mẫu kỹ thuật có khuynh hướng chỉ báo giá sẽ tăng, khi khuôn mẫu mới được hình thành thì khoảng cách giữa hai đường xu thế rộng, sau đó độ rộng giảm dần khi giá chứng khoán giảm. Sự biến động của giá hình thành một chóp nón (hình cái nêm) hướng xuống dưới do đỉnh và đáy dần hội tụ. Khi giá vượt ra khỏi đường kênh bên trên là dấu hiệu đảo chiều xu thế giá cấp 3 của cổ phiếu. Lý thuyết thì như vậy, nhưng khi thực hành vì bác là người mới chưa có kinh nghiệm, bác cần hết sức lưu ý : + Xu hướng chung của thị trường thời điểm đó là gì ? thị trường đang lên hay xuống ? + Giá cổ phiếu vào thời điểm xem xét có mức cản tâm lý nào không ? (giá tâm lý ở trong trường hợp này là 500) + Có biểu hiện nào về câu cá tại đáy không ? (Bottom Fishing) Cháu xin giải thích một chút thế nào gọi là câu cá tại đáy, thực chất chính là ôm vào để nhảy sóng đấy. Khi thị trường đi xuống, khi giá tâm lý ở đây là 500, thì sẽ có những người tới mức giá 500 là họ ôm vào, nhưng chỉ cần có lời 5 - 10% là họ nhảy ra ngay. Theo lý thuyết thì khi giá vượt ra khỏi đường kênh bên trên là có thể mua được, nhưng với tình hình thị trường đi xuống + giá tâm lý 500 thì bác nên chờ đợi T+3 xem giá có quay xuống tiếp không rồi hãy có quyết định. Nếu gặp trường hợp khuôn mẫu FW trong các điều kiện sau : + Thị trường đang lên + Cổ phiếu nghiên cứu là một bluechip + Giá cổ phiếu đứng giá một thời gian dài Bác nên mua ngay khi giá cổ phiếu vượt qua đường kênh bên trên mà không cần phải suy tính gì hết. 24. Các khuôn mẫu khác - đọc thật kỹ - chưa hiểu thấu đáo thì đừng sử dụng Nói chung cháu khuyên bác : + Nếu may mắn bước vào thị trường đúng vào giai đoạn bắt đầu của một xu thế cấp 1 tăng trưởng : đầu tư lâu dài theo phương pháp của W.B + Nếu bước vào thị trường vào giai đoạn nóng của một xu thế cấp 1 tăng trưởng : nên cố gắng chờ đợi xu thế cấp 2 (giảm) xuất hiện và tiến triển đến giai đoạn cuối, khi xu thế cấp 2 (giảm) chấm dứt, thị trường bắt nhịp trở lại xu thế cấp 1 tăng trưởng thì có thể đầu tư lâu dài theo phương pháp W.B hoặc đầu tư trung hạn theo phương pháp W.J.O + Nếu bước vào thị trường vào giai đoạn nóng của một xu thế cấp 1 tăng trưởng và nếu bác muốn mạo hiểm một chút thì có thể đầu cơ ngắn hạn theo 3 khuôn mẫu : ngọn đồi cao, cờ chữ nhật, cái nêm hướng xuống Các khuôn mẫu sau đây tuyệt đối chưa hiểu thấu đáo thì chưa sử dụng : + Vai - đầu - vai : xuất hiện khuôn mẫu này là phải cảnh giác ngay, thị trường nói chung, cổ phiếu nói riêng giá sẽ đảo chiều + Cờ đuôi nheo + Cốc và tay cầm + Tam giác hướng lên, tam giác hướng xuống, tam giác cân + Hai đáy, ba đáy + Hai đỉnh, ba đỉnh vân vân và vân vân Lằng nhằng phết cháu nhỉ, hình như giá đi xuống bác thấy có một cách đơn giản mà ai cũng sử dụng được : đó là mua bình quân giá giảm, cháu thấy có ổn không ? 25. Mua bình quân giá giảm - mất chi phí cơ hội nếu thị trường điều chỉnh sâu - cái chết cầm chắc nếu suy thoái thật sự Cháu tôi hỏi ngược lại tôi : Bác hình dung thế này nhé, bác đang đi xe trên đường, gặp một con dốc đi xuống, sương mù dày đặc không rõ đường đi phía trước, xe lao ngày càng nhanh. Bác sẽ dừng xe lại hay cứ lao xuống hy vọng đầu bên kia sẽ có con dốc vòng lên ? Tôi trả lời ngay không suy nghĩ : dừng lại chứ đi tiếp có mà chết à. Bác đi hỏi thêm nhiều người nữa xem câu trả lời thế nào nhé. Mấy hôm sau tôi gọi điện cho cháu trai : Ai cũng trả lời là sẽ dừng xe lại cháu ạ Vậy tại sao khi bắt đầu lỗ mà chưa biết thị trường sẽ đi xuống tới đâu, bác không dừng lại (stop loss) ? Vì bác thấy những người chịu đựng kiên cường rồi vẫn có lãi cả đấy thôi Vâng, thực tế diễn ra như vậy. Nhưng có điều này mọi người khi đã lỗ rồi luôn cố tình đánh lừa mình và cố tình không hiểu : + Khi thị trường điều chỉnh sâu : những người stop loss đúng lúc, sau đó quay lại khi thị trường phục hồi thật sự luôn lãi gấp nhiều lần những người cắn răng chịu lỗ + Khi thị trường suy thoái : những người stop loss đúng lúc là những người còn tồn tại, những người cắn răng chịu lỗ là những người đi về nơi xa lắm. Tôi vẫn cố tình không hiểu : Sao tây vẫn mua vào ? Sao nó không bán hết đi ? 26. Các định chế tài chính hành động khác biệt đôi chút so với nhà đầu tư cá nhân do quy mô vốn quá lớn - nhưng vẫn tuân thủ quy tắc stop loss Họ vẫn tuân thủ quy tắc stop loss đấy bác ạ. Vì bác không hiểu quy trình của họ nên nghĩ thế thôi. Cháu sẽ nói rõ cho bác đây. Vì họ quy mô vốn rất lớn nên họ sẽ stop trước khi loss, còn chúng ta thì sao ? loss rồi mới chịu stop, thậm chí còn không chịu stop. Khi thị trường theo đánh giá của họ là đã rất nóng, họ sẽ điều tiết giảm mua vào, và điều tiết bán ra theo cả hai phía của đỉnh tăng trưởng. Khác với chúng ta đúng không bác ? Càng thấy giá cao càng thích, thậm chí giá đã trượt khỏi đỉnh tăng trưởng từ lâu mà vẫn luyến tiếc. Những ví dụ khác cháu không dám đề cập, chỉ riêng ví dụ về BHS cháu sẽ lấy làm minh họa và nói kỹ (do họ thực hiện một cách quá lộ liễu, vì tình thế quá cấp bách và quy mô của BHS nhỏ, không đủ che dấu hành động của họ) Khi giá của BHS bắt đầu vượt qua vạch đỏ là họ bắt đầu quá trình stop của mình, bắt đầu bán ra, thủ thuật này gọi là : phân phối (bán ra) ngay trong quá trình tăng trưởng. Khi giá đạt đỉnh (cháu đánh dấu bằng chữ thập đỏ) nhiều người trong chúng ta vẫn chưa chịu tin là đỉnh đúng không ạ ? Nhưng họ đã dự đoán được từ lâu (cháu thấy có người trên diễn đàn này đã nói trước về cái đỉnh 70 của BHS đấy), khi giá đã trượt khỏi đỉnh tăng trưởng thì họ sẽ bán khéo léo hơn, sao cho khi giá trôi xuống dưới vạch đỏ thì quá trình stop hoàn thành. Bác có thể kiểm tra lại và thấy rõ khối lượng cổ phiếu bán ra tăng vọt ở 2 vòng tròn đen cháu đánh dấu bến dưới. Khác nhau về tư duy bác ạ, với nhà đầu cơ nhỏ của chúng ta thì cứ phải đạt đỉnh, qua đỉnh rồi mới gọi là loss Còn họ thì giá bán ra mới là quan trọng, giá 65 nghìn thì bên này đỉnh hay bên kia đỉnh cũng vẫn là 65 nghìn. Cái này cháu tôi giải thích rõ ràng quá, đành phải chịu vậy. Nhưng đầu óc bảo thủ của tôi vẫn chưa chịu tin là mình đã loss : Thế bây giờ họ đã lỗ đúng không ? Họ phải tìm cách giảm lỗ chứ, phải cứu thị trường chứ ? Cháu tôi lắc đầu, thôi cháu lại phải giải thích vậy 27. Quan điểm về lỗ - lãi của các định chế tài chính Họ là những định chế được tổ chức chặt trẽ, nên tiêu chí lỗ - lãi của họ có tiêu chuẩn rõ ràng bác ạ. + Chỉ đánh giá sau khi đã kết thúc năm tài chính + Kế hoạch trong năm tài chính được xây dựng rõ ràng. Hoàn thành kế hoạch là cơ sở quan trọng để đánh giá năng lực của CEO. Các tiêu chí phụ để đánh giá năng lực của CEO + Thị trường có tăng thì có giảm (họ không duy ý chí như mình, cứ phải tăng mãi cơ). Có năm thị trường tăng trưởng cực tốt, có năm suy thoái. Năng lực của CEO đánh giá qua việc : khi thị trường tăng trưởng thì mức tăng trưởng của định chế tài chính phải cao hơn (càng cao hơn càng tốt) mức tăng trưởng bình quân chung của thị trường, cao hơn mức tăng trưởng của các định chế tài chính khác cùng đẳng cấp. Ngược lại cũng thế : khi thị trường suy thoái thì mức suy giảm của định chế tài chính phải thấp hơn (càng thấp hơn càng tốt) mức suy thoái bình quân chung của thị trường, thấp hơn mức suy thoái của các định chế tài chính khác cùng đẳng cấp. + Khả năng xử lý tình hình của CEO để đạt kết quả tốt nhất trong tình hình thực tế của thị trường (thị trường tăng trưởng thì tối ưu hóa lợi nhuận, thị trường suy thoái thì giảm đến mức thấp nhất tổn thất) Thấy tôi đăm chiêu, cháu trai tôi nói : thôi để cháu lấy ví dụ cụ thể vậy Bác đọc kỹ tiểu sử của W.B rồi phải không ạ ? Bác có để ý một số mốc quan trọng trong cuộc đời lừng lẫy của ông không ? 1962 - Kiếm được những triệu đô la đầu tiên 1970 - Kiếm được 25 triệu USD và rút khỏi thị trường đến năm 1974 Hiện nay tài sản ước đạt trên 40 tỷ USD Bác thấy có gì đặc biệt không ? Bác đọc kỹ rồi, ông ý cứ mua rồi để đó thế là lãi to. Trời, bác bảo là đọc kỹ mà nhận xét thế thì chết rồi. Bác để ý nhé từ 1962 đến 1970 là 8 năm Ông W.B tăng tài sản của mình lên khoảng 10 lần Từ 1974 đến nay là 33 năm Ông W.B tăng tài sản của mình lên khoảng ... 1.600 lần. Nói một cách đơn giản là ông W.B đầu tư lâu dài vào cổ phiếu, cổ phiếu tăng giá trị thì tài sản của ông tăng đúng không ạ ? Rổ cố phiếu của ông phải tăng 1.600 lần, cái tăng nhiều bù cái tăng ít, tức là phải có cổ phiếu tăng 2 - 3.000 lần. Bác xem trong suốt thời gian 1974 đến nay có cổ phiếu nào tăng tới 300 lần không ? Kể cả trong cơn sốt bong bóng dot.com cũng không có cổ phiếu nào tăng nổi quá 300 lần. Ờ lạ hén, không có cái gì tăng quá 300 lần mà ông ý tăng được 1.600 lần. Vâng, từ 1962 - 1970 tuy là một nhà đầu tư giỏi nhưng W.B chưa thực sự thu hút được sự chú ý của giới tài chính. Chỉ sau khi rút lui khỏi thị trường tài chính, bảo toàn nguồn vốn trong cuộc khủng hoảng 1970 - 1973, quay lại đầu tư năm 1974 và gặt hái thành công rực rỡ bắt đầu từ năm 1976 thì W.B mới mở được cánh cửa nguồn vốn của thị trường tài chính Mỹ (W.B rút lui năm 1970, quay lại đầu tư 1974 với việc mua vào cổ phiếu các công ty rất tốt với giá rẻ bằng 1/2 năm 1970 thậm chí có nhiều cổ phiếu rẻ 1/6 - 1/8) Từ năm 1962 - 1970 ông chỉ tự đầu tư bằng vốn của mình nên chỉ tăng tài sản từ vài triệu USD lên 25 triệu Nhưng từ 1976 trở đi, giới tài chính coi W.B là Midas, chạm vào đâu là ở đó chính là mỏ vàng, nên mọi cánh cửa nguồn vốn đều mở ra trước mắt ông. Ở Việt Nam cũng vậy, những cách xử trí tình huống khéo léo của CEO sẽ được đánh giá rất cao và có khả năng mở được hầu bao của những nguồn vốn lớn. Bác đừng nên nhìn quá gần vào mấy chuyện lỗ lãi trong vài ba tháng. Ờ, thì bác già rồi, chỉ nghĩ được đến tiền chợ cho bác gái ở nhà thôi. Nhưng bác vẫn không thể hiểu nổi, sao các định chế tài chính hiện nay cứ mua vào, sao không chờ giá rẻ hơn mà mua ?1 like
-
20. Khuôn mẫu vai - đầu - vai : chớ nên mua hay nhảy sóng khi bờ vai bên phải chưa hình thành Ở phía trên cháu tôi đang nói về quá khứ, nhưng từ bây giờ có thể có lúc sẽ đề cập đến tương lai, nên khi đưa ví dụ minh họa, tôi sẽ xóa đi tên của cổ phiếu đó cho khách quan Trong trường hợp này, nếu bác nôn nóng nhảy sóng, bác sẽ thành công 1 lần khi mua 62 và bán 66, nhưng khoản lãi của bác và một phần vốn không nhỏ sẽ tan theo dòng nước khi giá cổ phiếu tiếp tục đi xuống để hình thành bờ vai bên phải. Giá xuống 62 bác lại ôm tiếp (thậm chí ôm nhiều hơn cả lần trước) bây giờ xuống tới 45 thì ... ôi thôi. Bác có thể thấy kể cả khi đã hình thành bờ vai bên phải thì cũng chưa có gì chắc chắn là giá cố phiếu sẽ không giảm tiếp. Thế mình cứ học thuộc các loại khuôn mẫu là mua - bán ngon lành đúng không cháu ? Đó mới chỉ là điều kiện cần chứ chưa đủ bác ạ, thị trường là một quá trình vận động không ngừng, đồ thị luôn chuyển biến từ hình thái khuôn mẫu này sang hình thái khuôn mẫu khác, cái tương lai mới là cái quan trọng, điều đó đòi hỏi tư duy của bác phải luôn vận động cùng với sự vận động của thị trường. Bác đừng cứng nhắc trong suy nghĩ về chuyện cứu giá này nọ. Điều tiết về mặt vĩ mô là chuyện đương nhiên (không có thị trường chứng khoán nước nào nằm ngoài sự điều tiết vĩ mô của nhà nước) nhưng đó là chuyện tác động, định hướng trong dài hạn. Bác cũng đừng suy nghĩ cứng nhắc về chuyện giá nó không lên vì đại gia, khoai tây gì gì đó làm giá. Họ là một thành tố của thị trường, hành động của họ cũng phải tuân theo quy luật của thị trường. Chẳng hạn với ví dụ vai - đầu - vai trên, khi bác mua lại lần 2 với giá 62, giá cứ giảm xuống 45 như hiện tại. Bác kiên quyết cho rằng khoai tây, đại gia nó làm giá nên giá mới giảm thê thảm như vậy. Thiệt hại sẽ thuộc về bác trước tiên. Khi giá down tiếp xuống dưới 55, nếu bác suy nghĩ khách quan thì ý nghĩ đầu tiên hiện ra : giá đã xuống dưới vòng cổ 55 (neckline) tức là đồ thị đang chuyển sang một khuôn mẫu khác, cần phải bán ở giá 55 và theo dõi tiếp, hiển nhiên thiệt hại của bác đã giảm từ 27% xuống còn 11% và cơ hội lấy lại 11% đó đang xuất hiện khi đồ thị cho thấy giá có thể đi lên sau khi chạm mức 45. Hình thái mới của đồ thị tuy chưa rõ, nhưng cơ hội là rất lớn. Cháu xin phép được quay lại để nói kỹ về khuôn mẫu vai - đầu - vai này vì đây là hình mẫu hình thành khi có những biến cố quan trọng, nó là dấu hiệu quan trọng cho thấy xu thế thị trường đã chuyển từ xu thế giá tăng sang xu thế giá giảm. Khuôn mẫu vai - đầu - vai là sự mô phỏng theo hình dáng đầu và hai vai con người. Con người thì hai vai bằng nhau (không tính các bác vai bị lệch, hì hì hì) nhưng khuôn mẫu này thì không nhất thiết đỉnh của hai vai phải bằng nhau. Cái quan trọng của khuôn mẫu này là cái vòng cổ (neckline) ở ví dụ trên vòng cổ dao động trong khoảng 53 - 55. Khi giá tiếp tục giảm xuống dưới vòng cổ thì có thể khẳng định xu thế giảm chắc chắn đã xuất hiện, mô hình khuôn mẫu vai - đầu - vai đã bị phá vỡ, cần chuyển sang dự báo mô hình khuôn mẫu tiếp theo. Một ví dụ minh họa nữa cho khuôn mẫu vai - đầu - vai (một cổ phiếu thực tế của sàn HoSTC), khuôn mẫu này đẹp cứ như lấy từ sách giáo khoa ra 21. Khuôn mẫu cờ chữ nhật - cơ hội rất tốt của những người chuyên nghiệp, nhưng cũng là cái bẫy với những người mới nếu lòng tham trỗi dậy Khuôn mẫu cờ chữ nhật là một mô hình tiếp tục của xu thế thị trường trong ngắn hạn. Giá cổ phiếu dao động với ngưỡng hỗ trợ và cản trên rất dễ nhận thấy. Ví dụ dưới đây thuộc về một bluechip, sau khi từ khuôn mẫu ngọn đồi cao chuyển sang khuôn mẫu cờ chữ nhật. Khi bác nhận ra khuôn mẫu này và muốn nhảy sóng với nó, bác nên hết sức chú ý một số điểm sau : + Độ dài của cờ, điều này là quan trọng nhất với những người chưa có kinh nghiệm + Xu thế trước đó của cờ và xu thế sau đó của cờ. Nếu giá cổ phiếu đang tăng rất cao rồi chuyển sang hình mẫu này, xu hướng chung của thị trường lại có chiều hướng giảm, bác nên suy tính đến việc giá cổ phiếu sẽ rớt xuống dưới mức hỗ trợ. Cái bẫy ở đây đối với những người mới đó là sự dễ dàng của khuôn mẫu và lòng tham, bác có thể thành công 1 lần, 2 lần nhưng có thế đến lần thứ 3 khi bác quyết định xuống tiền mạnh tay thì giá nó rớt cái rầm xuống dưới mức hỗ trợ. 22. Khuôn mẫu cờ đuôi nheo - biết cho vui chứ người mới không nên nhao vào Đây là một khuôn mẫu rất phổ biến trong thực tế, nhưng rất khó xử lý. Nó đòi hỏi việc xử lý tình huống cần có thêm rất nhiều thông tin và công cụ hỗ trợ. Nếu cháu là bác thì cháu sẽ tránh xa khuôn mẫu này. Cháu sẽ tìm một số ví dụ bác xem cho vui1 like
-
14. Không phải cổ phiếu nào cũng nhảy sóng được Những cổ phiếu nên tránh khi nhảy sóng : + Cổ phiếu được coi là giữ nhịp cho thị trường + Cổ phiếu tính thanh khoản kém + Cổ phiếu có rủi ro về ngành nghề cao Cháu trai tôi còn đề cập tới những sai lầm tâm lý và sai lầm kỹ thuật khi nhảy sóng Những sai lầm tâm lý phổ biến trong nhảy sóng 15. Tâm lý ngày nào cũng nhảy (ngày nào cũng nhăm nhe mua mua - bán bán) Đã bước vào thị trường chứng khoán là phải có đức tính kiên nhẫn bác ạ, cháu chưa nói tới chuyện kiên nhẫn của ông W.B chờ đợi suốt giai đoạn 1969 - 1974 và chỉ chấp nhận quay lại thị trường vào đúng giai đoạn bắt đầu của một xu thế cấp 1 tăng trưởng. Chờ đợi xu thế cấp 2 đòi hỏi phải kiên nhẫn là đương nhiên rồi. Nhưng nhảy sóng cũng phải kiên nhẫn bác ạ. Bác chỉ nên nhảy sóng khi xuất hiện tín hiệu (cháu sẽ trao đổi kỹ về tín hiệu mua - bán với bác trong phần những sai lầm kỹ thuật phổ biến). Có thể vài ngày mới xuất hiện tín hiệu, có thể trong ngày xuất hiện tín hiệu tại vài cổ phiếu liền. Nhưng bác phải ghi nhớ thật kỹ : nhảy sóng vào - ra theo tín hiệu chứ không phải bắt buộc ngày nào cũng nhảy một cái gì đó. 16. Nhảy bị kẹp chân - chấp nhận chuyển thành nắm giữ lâu dài Bác để ý nhé : cháu dùng từ nắm giữ lâu dài chứ không dùng từ đầu tư lâu dài Khi bác đầu tư lâu dài là bác đã có sự nghiên cứu kỹ lưỡng, còn bác nhảy sóng đó là biện pháp tình thế. Thông thường mọi người hay nhảy sóng với chính cổ phiếu mình còn giữ lại trong tài khoản (tận dụng lợi thế T+0, T+1, T+2). Nhưng có hai nhược điểm với cách nhảy sóng nửa vời này : + Cổ phiếu đang nắm giữ chưa xuất hiện tín hiệu nhảy sóng thích hợp hoặc tín hiệu không rõ ràng, chờ đợi lâu bác không đủ kiên nhẫn, nhảy liều rất dễ bị kẹp chân + Trong một xu hướng cấp 2 đi xuống thì giai đoạn tích lũy động là giai đoạn nhảy sóng tốt nhất, nhưng bản thân giai đoạn tích lũy động này cũng có xu hướng đi xuống, nếu nhảy không khéo rất dễ bị kẹt lại và dẫn đến tâm lý khắc phục bằng cách mua bình quân giá giảm (một quan niệm sai lầm khi thị trường đi xuống - cháu sẽ nói kỹ hơn khi trao đổi với bác về việc có nên mua bình quân giá giảm - các nhà đầu cơ lớn luôn vứt bỏ ngay ý nghĩ này ra khỏi đầu) 17. Nhảy theo kiểu khôn lỏi - một nét đặc trưng rất riêng của người Việt chúng ta, hì hì hì Khi cổ phiếu của bác nắm giữ mãi vẫn chưa thấy cơ hội thích hợp, giá cứ giảm dù không nhiều, bác cảm thấy khá sốt ruột. Kiểm tra lại các số liệu trong quá khứ của cổ phiếu mình nắm giữ bác phát hiện ra một điều : khi cổ phiếu này giảm mạnh xuống sàn là hôm sau hồi lại ngay thậm chí hồi lại mức kịch trần. Một ý nghĩ lóe lên trong đầu, vậy thì hôm nào mình cũng sẽ đặt mua giá sàn hoặc trên giá sàn tý ti. Nếu mua được là hôm sau canh me bán ra ngay. Nói chung bác cứ thử nhảy theo kiểu này đi, sau đó bác sẽ vỡ ra một điều : thế này mình thà bán quách cổ phiếu đi rồi mua lại sau còn hay hơn. Những sai lầm kỹ thuật phổ biến trong nhảy sóng 18. Xác định mức giá đáy hỗ trợ và mức cản trên một cách quá thô sơ và đơn giản Nhiều người nhận thấy khi giá cổ phiếu đi xuống một mức nào đó thì nó quay giật lên và trên đường đi lên nó không thể vượt qua một mức giá nào đó, rồi quay giật xuống Một vài lần như vậy xảy ra, họ bắt đầu xem xét các cổ phiếu khác cũng có tình trạng tuơng tự, một kết quả ngoại suy chóng vánh được đưa ra : thế này thì cứ tới mức giá aaa ta sẽ mua vào, giá lên tới mức bbb ta sẽ bán ra. Có thể mua vào bán ra thành công một vài lần, nhưng rồi tình hình chợt thay đổi : + Vừa mua vào ở mức giá được coi là đáy aaa thì giá cổ phiếu bắt đầu tuột dốc không phanh (thực sự luống cuống và không biết làm gì tiếp theo) + Vừa bán xong ở mức giá bbb thì giá cổ phiếu bắt đầu tăng phi mã (chùn tay không dám mua lại ngay - hóa ra mình vừa bán rẻ mua đắt à ?, vừa ngồi tiếc của vừa tự trách bản thân, nhưng nguy hiểm nhất là thấy giá tăng mãi dường như không ngừng, thế là lao vào mua lại, mua xong giá bổng nhiên quay ngoắt xuống) Lợi nhuận của mấy lần nhảy sóng thành công trước đây tan thành mây khói. Nếu giá đáy hỗ trợ và mức cản trên xác định quá đơn giản như vậy thì bất kể ai cũng trở thành chuyên gia trên thị trường chứng khoán rồi. Nên lưu ý giai đoạn giá cổ phiếu dao động một cách ổn định và dễ nhận thấy như trên luôn nằm giữa các giai đoạn biến động phức tạp, cần phải xem xét trước đó giá cổ phiếu đã biến động ra sao, theo khuôn mẫu nào, giai đoạn ổn định tạm thời hiện nay có thể kéo dài trong bao lâu ? (yếu tố thời gian rất quan trọng cho việc nhảy sóng) sau đó giá cổ phiếu có thể biến động tiếp như thế nào ? Một số khuôn mẫu biến động của giá cổ phiếu và những giai đoạn nào có thể nhảy sóng khá an toàn ? 19. Khuôn mẫu ngọn đồi cao Khuôn mẫu ngọn đồi cao thường xảy ra trong một thời kỳ tăng trưởng mạnh của một xu thế cấp 1 tăng trưởng. Khuôn mẫu này thường xảy ra khi toàn thị trường nói chung tăng trưởng rất mạnh (như giai đoạn sau tết âm lịch tới đầu tháng 3/2007 vừa qua). Khuôn mẫu này bắt đầu hình thành bằng một cuộc tăng giá cổ phiếu từ 50% đến 150% hoặc cao hơn nữa trong một thời gian rất ngắn (khoảng 1 - 2 tháng). Giá cổ phiếu dường như tăng không thể có điểm dừng (bạn nào nắm giữ PS, trong thời gian sau tết sẽ có cảm giác này, giá tăng như máy bay lên thẳng, mỗi ngày ngủ dậy là có từ 5 - 10% lợi nhuận) Cháu sẽ tìm kiếm ví dụ minh họa cho bác thấy (ví dụ chỉ có tính chất minh họa, không có ý ám chỉ cổ phiếu đó là tốt hay xấu, nên mua hay nên bán) Khi tình huống này xảy ra, bạn nên đánh giá ngay tình hình để không bỏ lỡ cơ hội : + Ở một cố phiếu cụ thể đây là kỳ đầu hay là kỳ cuối của quá trình tăng ? Nếu là kỳ đầu (mới tăng được 10 - 15%) thì nên cân nhắc có vào thị trường hay không ? + Nếu là kỳ cuối thì có hình thành giai đoạn tạo nền vững chắc không ? Nếu bạn quan sát kỹ và có kinh nghiệm thì trong giai đoạn sau tết âm lịch đến đầu tháng 3/2007 sẽ có hai sự lựa chọn khá an toàn : + Xông vào tranh mua PS (kỳ đầu của khuôn mẫu ngọn đồi cao) + Nhảy sóng với BCs (kỳ cuối của khuôn mẫu ngọn đồi cao)(nhiều BCs dao động ổn định, giản đơn và rất dễ nhận thấy) Đó là chuyện của quá khứ rồi, biết để mà tận dụng cơ hội cho lần sau, không nên nuối tiếc (không nhận ra cơ hội) hay hoang mang (trót mua trên đỉnh đồi), nên quan sát và suy ngẫm xem khuôn mẫu ngọn đồi cao có thể chuyển dịch thành những khuôn mẫu nào trong tương lai1 like
-
12. Ơ rê ka - nhảy sóng : có sai lầm không nhỉ ? Giả sử đang chuẩn bị tái cơ cấu danh mục theo nguyên tắc 11. vừa biết thì tôi phát hiện ra : nhảy sóng vui hơn nhiều ? Tôi quyết định không cơ cấu, cơ kéo gì hết : lấy luôn 40% tiền và 60% cổ phiếu để nhảy sóng Tôi tức tốc tìm gặp cháu trai để nói cho nó biết phát hiện lớn lao của mình. Thế này nhé, cháu nhìn thấy không ? cổ phiếu này giá chỉ xuống đến đây là kịch, sau đó nó vọt lên, lên đến đây nó lại giảm, nhưng giảm xuống mức cũ là vọt lên. Đấy nhé, nếu bác mua ở đây, bác bán ở đây thế là có 10% rồi, bác thấy ngoài sàn mấy cụ hưu trí giống bác gọi đó là nhảy sóng đấy. Có thế mà bác không nhìn ra, nhìn thấy sớm có phải kiếm bao nhiêu tiền rồi không ? Cháu tôi chỉ nhìn tôi và cười, tôi chột dạ : bác nói không đúng à ? nhảy sóng là sai à ? Không bác ạ, nhảy sóng là một việc làm bình thường, nó chỉ sai khi bác không biết nhảy mà ... cứ nhảy. Trước đây bác đã chót mua lung tung, sau đó lỗ nên cháu giúp bác tìm cách giảm lỗ, bây giờ bác lại đang bắt đầu tìm cách mua mua - bán bán để gỡ gạc trong khi thực chất bác chưa hiểu gì cả. Vậy là nhảy sóng khi chưa hiểu hết về nó là một sai lầm phổ biến và khá tốn tiền nếu nhảy sai. Cháu tôi bắt đầu giảng giải cho tôi : ai là người nhảy sóng chuyên nghiệp. 13. Ai là người nhảy sóng ? Và tôi - một người hưu trí có thể nhảy được không ? Cháu tôi bắt đầu bài giảng ngắn về xu thế 3 cấp của thị trường : Xu thế trong dài hạn của thị trường là xu thế cấp 1. Xu thế cấp 1 có thể là một xu thế đi lên (hoặc đi xuống) trong một khoảng thời gian tương đối dài (đối với những thị trường đã phát triển ổn định thường từ vài năm đến nhiều năm, đối với những thị trường mới hình thành thường từ 1 - 3 năm) Xu thế cấp 1 đi lên (tăng trưởng) là một xu thế mà trong đó đỉnh tăng trưởng sau cao hơn đỉnh tăng trưởng trước, đáy của mỗi đợt phản ứng giá sau cao hơn đáy của mỗi đợt phản ứng giá trước. Xu thế cấp 1 đi lên thường bắt đầu từ một trạng thái đi ngang tích lũy của thị trường trong một thời gian đủ dài và kết thúc tại một đỉnh tăng trưởng rất cao so với trạng thái tích lũy đi ngang lúc ban đầu. Xu thế cấp 1 đi xuống (suy thoái) là một xu thế mà trong đó đỉnh hồi phục sau luôn thấp hơn đỉnh hồi phục trước, đáy của đợt suy giảm sau luôn thấp hơn đáy của đợt suy giảm trước. Xu thế cấp 1 đi xuống thường bắt đầu từ một đợt phản ứng giá của một đỉnh tăng trưởng rất cao và kết thúc tại một trạng thái không thể xấu hơn nữa của thị trường + nền kinh tế Tôi hỏi cháu tôi : bác cần phải biết cái xu thế cấp 1 này để làm gì hả cháu ? Hiểu về xu thế cấp 1 của thị trường rất quan trọng với những nhà đầu tư dài hạn bác ạ, nếu bác đầu tư ban đầu theo phương pháp của W.B thì bác nên bắt đầu mua vào khi thị trường đang trong trạng thái đi ngang tích lũy (sau một xu thế suy thoái) và cân nhắc khả năng bán ra khi thị trường đi lên một đỉnh tăng trưởng rất cao (có khả năng đỉnh tăng trưởng đó chính là đỉnh của toàn bộ xu thế cấp 1) Cháu xin lấy một ví dụ về thị trường nước ta để bác rõ hơn : Sau khi thị trường chứng khoán VN suy thoái xuống tới đáy vào cuối năm 2003, sau đó thị trường hồi phục nhẹ vào đầu năm 2004 Thị trường đi vào thời kỳ tích lũy rất dài : từ đầu 2004 tới tận cuối 2005, những nhà đầu tư dài hạn sẽ đầu tư hoặc cơ cấu danh mục của mình trong thời gian này. Bác chú ý nhé, thị trường bắt đầu tăng tốc : VNI từ dưới 300 cuối 2005 tăng lên trên 350 (đỉnh tăng trưởng số 1) sau đó phản ứng giá giảm nhẹ xuống một chút (phản ứng giá số 1) Thị trường bắt đầu tăng tốc tiếp : VNI ~ 350 tăng lên 630 (đỉnh tăng trưởng số 2) sau đó xảy ra một đợt phản ứng giá khá mạnh VNI lùi về ~ 400 (phản ứng giá số 2) Bác thấy không : dù đợt (phản ứng giá số 2) rất mạnh nhưng nó vẫn cao hơn (phản ứng giá số 1), thậm chí cao hơn cả (đỉnh tăng trưởng số 1). Hồi đó tất cả market makers đều hiểu : nếu không chung sức hỗ trợ thị trường để nó tuột xuống ~ 300 là suy thoái xẩy ra ngay. Bác cháu mình xem tiếp nhé : Vào thời điểm bây giờ thì cháu và bác đều tạm thời nhìn thấy đỉnh tăng trưởng 1.170 rồi và thị trường đang đi vào giai đoạn phản ứng giá. Nhưng bác có thấy đỉnh tăng trưởng 1.170 có thể nói cực cao so với giai đoạn tích lũy < 300 trước đó đúng không ạ ? Vậy thì ta bắt đầu phải đặt câu hỏi : đây là một đợt phản ứng giá thông thường hay chính là giai đoạn đầu của quá trình suy thoái ? Muốn trả lời được câu hỏi đó thì bác và cháu cần tìm (một đỉnh tăng trưởng) và (phản ứng giá) nằm giữa mốc VNI 630 và VNI 1.170 để theo dõi. Theo cháu ta nên chọn (đỉnh tăng trưởng VNI > 800) và (phản ứng giá VNI ~ 740) để xem xét. Bác mua vào gần đỉnh 1.170, giảm đến 800 có mà chết hả cháu ? giảm 1.000 rồi tăng lại đi thôi. Bác ơi, chúng ta đang xem xét dưới con mắt của một nhà đầu tư dài hạn mà bác. Vậy mới khách quan được. Bác hãy tạm quên là bác đang lỗ đi, chuyện đó tính sau, bác sẽ hết lỗ và lãi lớn vào xu thế cấp 1 tăng trưởng lần sau, đầu tư tài chính là chuyện cả đời mà bác. Bây giờ bác và cháu xem xét tiếp nhé, nếu VNI giảm tiếp xuống < 800 thì thị trường sẽ chuyển từ giai đoạn phản ứng giá của một xu thế cấp 1 tăng trưởng, để trở thành giai đoạn bắt đầu của một xu thế cấp 1 suy thoái. Gay quá cháu nhỉ ? Thế không ai làm gì để cứu thị trường à ? Thị trường vận hành tự nhiên mà bác (hay ít ra market makers đang để nó vận hành tự nhiên). Họ sẽ suy nghĩ hỗ trợ cho nó khi 850 < VNI < 900 Thế bây giờ thị trường sẽ tuột xuống 850 hả cháu ? Ồ không bác ạ, thị trường đang vận hành tự nhiên mà, có thể nó xuống tới 900 rồi tự hồi được mà không cần hỗ trợ của market makers, cháu chỉ nói là có thể thôi vì nó cũng có thể cứ đi mãi xuống 800 lắm chứ, vì cháu đang theo dõi với con mắt của một nhà đầu tư với giá vốn mua vào lúc VNI < 300 nên cháu rất khách quan. Thế khoai tây mua trong khoảng 900 ~ 1000 sẽ lỗ hết à ? họ sẽ phải làm gì chứ ? Bác ơi, ta nghiên cứu thị trường để có cái nhìn về tương lai, chứ không phải ngồi đó mà xuýt xoa : giá mà, ước gì tôi mua cổ phiếu năm 2003 - 2004. Bác không thể đi ngược thời gian về lại thời kỳ tích lũy 2004 đúng không ạ ? Cũng như bác không thể ngồi đó chờ đợi đến đáy của xu thế cấp 1 suy thoái sắp tới đúng không bác ? Vì thực ra chưa ai có thể nói được bây giờ có thể là suy thoái không ? và đợt suy thoái thật sự bao giờ sẽ tới ? Nên nếu bác là các tổ chức lớn, bác vẫn bước vào thị trường bình thường, lúc đó bác sẽ vừa xây dựng danh mục, vừa đầu tư, vừa đầu cơ, vừa tái cơ cấu dựa trên sự vận dụng xu thế thị trường cấp 2. Ah, hay quá nhỉ, thế mà bác cứ nghĩ khoai tây nó lỗ : nó cũng cuống lên như bác, hì hì hì Bây giờ bác và cháu tìm hiểu về xu thế cấp 2 của thị trường (cháu phải lưu ý bác một chút : vì thị trường luôn thu nạp người mới, mà những người này không thể lúc nào cũng vào đúng thời điểm bắt đầu của một xu thế cấp 1 tăng trưởng, cho nên họ phải hết sức lưu ý vận dụng xu thế cấp 2 để mang lại nhiều lợi ích nhất cho họ) Xu thế cấp 2 của thị trường là những đợt phản ứng giá làm ngắt quãng quá trình tăng (giảm) của xu thế cấp 1. Xu thế cấp 2 kéo dài trong thời gian từ vài tháng đến dưới một năm đối với những thị trường phát triển ổn định, vài tuần đến vài tháng đối với những thị trường mới hình thành. Xu thế cấp 2 - điều chỉnh giảm là các đợt giảm giá trung gian xảy ra trong khi thị trường đang vận động theo xu thế cấp 1 tăng trưởng Xu thế cấp 2 - hồi phục tăng là các đợt hồi phục trung gian xảy ra trong khi thị trường đang vận động theo xu thế cấp 1 suy thoái. Cho bác hỏi một chút ? sao tự nhiên đang tăng ngon lành lại nhảy đâu ra cái đợt điều chỉnh giảm ? tăng mãi cũng tốt chứ sao ? Nếu được vậy thì tốt quá, cháu cũng mong như vậy, cứ ngồi mà đếm tiền, hì hì hì. Nhưng đã là một phần của nền kinh tế thì nó phải vận hành theo quy luật kinh tế chung. Sự vận hành của thị trường chứng khoán có sơ sở dựa trên sự vận hành của nền kinh tế, nhưng trong quá trình vận hành nó được cộng thêm tâm lý kỳ vọng (hoặc thất vọng) của nhà đầu tư. Khi thị trường chứng khoán vận hành quá mạnh mẽ so với nền kinh tế (bởi vì sự kỳ vọng của nhà đầu tư vào nền kinh tế quá lớn) sẽ tạo ra những đỉnh tăng trưởng rất cao, nhưng khi sự phát triển của nền kinh tế (cụ thể ở đây là sự phát triển của các doanh nghiệp) không theo kịp kỳ vọng của nhà đầu tư, lúc đó sẽ diễn ra quá trình đánh giá lại. Quá trình đánh giá lại này đương nhiên sẽ làm thị trường chứng khoán điều chỉnh giảm xuống. Nếu bác nhìn nhận vấn đề dưới góc cạnh : quá trình đánh giá lại là một tất yếu của thị trường thì khi xuất hiện giai đoạn điều chỉnh giảm bác sẽ không bị shock. Khi bác đã có một cái nhìn khách quan về thị trường chứng khoán, một sự đánh giá đúng về nền kinh tế, một cơ sở kiến thức đầy đủ, một bản lĩnh vững vàng và một kinh nghiệm (có thể phải trả giá đôi chút) thì bác sẽ thấy sự xuất hiện của những xu thế cấp 2 là hoàn toàn tất yếu và đó chính là cơ hội để bác gia tăng lợi nhuận. Đang lo héo người về khoản thua lỗ, đầu óc lại đang ong ong về những điều vừa biết được, nhưng vừa nghe thấy chính đợt điều chỉnh giảm đang diễn ra này cũng là một cơ hội gia tăng lợi nhuận là tôi tỉnh người ra ngay. Giảm mà cũng ra tiền hả cháu ? Nói cho bác nghe ngay đi. Vâng, cháu nói đây : vốn ban đầu của bác là 100 triệu đúng không ạ ? Sau khi bị lỗ 25% bác cắt giảm lỗ bằng cách bán bớt 40% cổ phiếu yếu kém, vậy là bác có 30 triệu tiền mặt và số cổ phiếu BCs quy ra tiền là 45 triệu. Bác cơ cấu tiếp số cổ phiếu BCs, vậy hiện tại bác có 50 triệu tiền mặt và số cổ phiếu BCs quy ra tiền là 20 triệu (số cổ phiếu BCs này có khả năng chống trả được những giai đoạn điều chỉnh giảm của xu thế cấp 2 hiện nay, trừ đợt sóng cuối cùng - nếu xảy ra) Bây giờ thị trường đang giảm, nhưng bác đừng nghĩ tới thị trường, bác đừng nghĩ tới những khoản thua lỗ (lỗ thì đã lỗ rồi đúng không ạ), bác cũng đừng cứng nhắc đoán định thị trường sẽ giảm đến bao nhiêu, nếu phải giảm đến bao nhiêu thì thị trường sẽ giảm đến đó bấy nhiêu. Lúc nào thị trường lên lại, với những dấu hiệu sau này cháu sẽ trao đổi thêm với bác, tự khắc bác sẽ nhận ra ngay. Vấn đề của bác bây giờ là ôn lại thật kỹ từng điểm của phương pháp CAN SLIM của W.J.O Phương pháp CAN SLIM có mục đích mấu chốt là tìm ra những cổ phiếu có khả năng tăng trưởng cao hơn mức tăng chung của thị trường. Chính vì thế bác thấy ông W.J.O có bao giờ thèm quan tâm tới P/E của cổ phiếu đâu (điều này rất khác ông W.:D Bởi vì mục đích như vậy (tìm kiếm cổ phiếu có khả năng bùng nổ cao) nên CAN SLIM sẽ phát huy tác dụng cao nhất khi : + Thị trường trong thời kỳ bắt đầu của xu thế cấp 1 tăng trưởng + Thị trường trong thời kỳ cuối của một xu thế cấp 2, chuẩn bị bắt nhịp trở lại vào xu thế cấp 1 tăng trưởng Và cháu nhắc lại với bác hai câu khẩu quyết này, không sợ bác quên : + BCs nào giảm ít nhất trong đợt suy giảm thì sẽ phục hồi nhanh nhất khi thị trường hồi phục + Khi thị trường hồi phục thì BCs hồi phục nhanh chậm khác nhau Bác lưu ý thật kỹ nhé : phục hồi nhanh nhất, tức là tốc độ phục hồi, chứ không phải mức độ % phục hồi. Ví dụ : cổ phiếu bluechip XYZ trong đợt suy giảm vừa qua giảm 20% trong khi các cổ phiếu khác giảm nhiều hơn, cá biệt có PS giảm tới 40 - 50%. Khi thị trường hồi phục thì cổ phiếu XYZ phục hồi với tốc độc nhanh nhất, có khi chỉ 4 - 5 phiên là tăng trở lại 20 - 25% sau đó nó có tăng tiếp hay không thì chưa biết. Cổ phiếu AAA khác cũng là bluechip nhưng phục hồi chậm hơn, có khi phải 6 - 8 phiên mớ tăng trở lại 20 - 25%, cổ phiếu BBB cũng là bluechip nhưng có khi thị trường phục hồi được cả tuần lễ rồi mà nó chả nhúc nhích, nhưng bác đừng chủ quan vì có khi nó mà bắt đầu phục hồi là phục hồi luôn một lèo 30 - 40%. Bác cần nghiên cứu kỹ phương pháp CAN SLIM để tìm ra thứ tự các bluechips tăng nhanh chậm khác nhau. Lấy ngay 50 triệu mua bluechips XYZ, cảm thấy nó tăng hết cỡ là chuyển tiếp sang AAA, rồi tiếp sang BBB. Nếu bác di chuyển khéo thì chỉ riêng đợt phục hồi đầu tiên bác đã có thể lấy lại 45 - 50% của 50 triệu, vậy là bác đã hòa vốn 100 triệu rồi. Nếu bác may mắn nữa thì còn lấy lại được 60 - 70% của 50 triệu. Đó chỉ mới là đợt phục hồi sau khi thị trường suy giảm thôi nhé, còn một đợt tăng trưởng vài chục % tiếp theo nữa. Vậy nhé, việc của bác bây giờ là bảo toàn vốn (50 triệu), luyện kiến thức (phương pháp CAN SLIM để tìm ra dần các BCs có sức bật mạnh trong tuơng lai), rèn bản lãnh (kiên nhẫn chờ đợi). Nghe cháu tôi động viên, tôi thấy chờ đợi bây giờ không sốt ruột nữa và hưng phấn hơn trước kia nhiều. Chợt nhớ ra mục đích chính cuộc gặp này với cháu trai, tôi ấp úng : thế còn nhảy nhảy nhót nhót thì sao hả cháu. Vâng, nếu bác muốn làm được điều đó thì cần tìm hiểu tiếp về xu thế cấp 3 của thị trường Xu thế cấp 3 của thị trường là những biến động nhỏ, thường xuất hiện trong một chu kỳ ngắn < 9 phiên giao dịch với biên độ dao động hẹp. Những nhà đầu cơ nhiều kinh nghiệm, giỏi về TA có thể lợi dụng những dao động này để sinh lợi. Nghe cháu tôi nói thế biết ngay là làm khó cho tôi rồi (kinh nghiệm chưa có mấy, TA mù tịt, lại thêm tâm lý biến động mạnh trong thời gian qua) Nhưng tôi vẫn quyết định hỏi cặn kẽ về những sai lầm có thể mắc phải khi nhảy sóng1 like
-
8. Bảo toàn vốn hay mua mua bán bán gỡ lại Sau khi đã bán bớt các cổ phiếu đang ngày càng giảm giá tôi thu về được một số tiền mặt, việc làm này hầu như có tính bản năng sinh tồn thôi, nhưng bây giờ ngồi nghĩ lại những kiến thức đã đọc được và đối chiếu với thực tế thị trường, tôi thấy mình đang thực hiện một cách vô thức những việc mà nhiều nhà đầu cơ lớn đã làm : cắt giảm thua lỗ. Nếu tôi giữ nguyên số tiền mặt này trong túi, thì một lần nữa tôi lại vô thức thực hiện đúng những việc mà các nhà đầu cơ lớn sẽ làm : ngừng giao dịch khi xu hướng chưa rõ ràng (chưa rõ thị trường sẽ lên hay xuống trong tương lai gần) Nhưng tôi còn trăn trở lắm với những cổ phiếu còn lại : bán tiếp thu tiền về (cũng là một dạng cắt giảm lỗ nếu giá tiếp tục giảm) ? để nguyên số cổ phiếu đó (coi như ngừng giao dịch) ? hay mua mua bán bán, theo cách nhiều người nói là nhảy sóng ? hay lấy chính số tiền vừa có mua từ từ vào các loại cổ phiếu tôi đang nắm giữ ? Tôi sẽ thử suy nghĩ xem trong mỗi cách đó tôi sẽ phạm phải những sai lầm nào làm cho đồng vốn của tôi ngày một teo lại ? 9. Bán tiếp thu tiền về và nỗi niềm đau đáu mong muốn quay lại thị trường sớm Sau khi bán nốt chỗ cổ phiếu còn lại, tôi thu được tiền mặt, thị trường mỗi ngày giảm thêm chút ít, vì tôi đã bán hết rồi nên thấy mình không bị lỗ thêm nữa (tâm lý vừa mừng) nhưng một sự thật đáng buồn là số tiền chỉ còn lại 75 triệu (tâm lý vừa buồn) Đầu óc tôi lúc nào cũng quẩn quanh với suy nghĩ : sao tự nhiên mình dại vậy, đang yên đang lành lại để mất 25% tài sản. Lúc này tôi lại càng bám sát nghe ngóng tình hình thị trường chứng khoán hơn nữa, vì tôi thấy muốn lấy lại 25% tài sản đã mất - chỉ có cách duy nhất là tiếp tục chơi chứng khoán. Tâm trạng của tôi lúc này rất kỳ lạ : thị trường hôm nào mà xuống là tôi hỉ hả - nhưng lên một chút thôi là tôi nóng hết cả ruột, chỉ sợ đây là đáy rồi, mua vào không kịp sẽ bị người khác tranh mất. Tôi gọi điện cho cháu trai khẩn khoản : cháu ơi, mua vào được chưa ? bác sốt ruột quá Cháu tôi hỏi lại : thế có cổ phiếu nào giảm giá về gần sát tiêu chuẩn W.B chưa ạ ? Chưa có - tôi trả lời thế có cổ phiếu nào mua vào được theo phương pháp CAN SLIM ? Cũng chưa thế các nhà đầu cơ lớn có mua khi giá vẫn đang giảm không ? Không, họ chỉ bắt đầu mua vào khi thị trường tăng thật sự Cháu tôi hỏi tiếp : Vậy sao bác mua vào làm gì ? Tại bác nóng ruột, tại bác thấy thị trường có lúc xanh được 1 - 2 hôm tăng hẳn mấy chục điểm (tất nhiên là tôi không nói tới nguyên nhân chính : bác muốn mua lại ngay để gỡ gạc 25% bị lỗ) Cháu tôi giải thích : bác biết vì sao thị trường thỉnh thoảng xanh được 1 - 2 phiên không ? bác biết vì sao thị trường mặc dù đang đi xuống nhưng thỉnh thoảng vẫn hồi lại không ? lúc đầu hồi mạnh được 2 - 3 phiên lên năm bẩy chục điểm, sau nay hồi nhẹ lên một hai chục điểm, sau nữa hồi được 5 - 7 điểm rồi lại đi xuống ? Trạng thái thị trường hiện nay (đi xuống nhưng vẫn có những đợt hồi phục nhẹ - đi xuống tiếp - hồi phục nhẹ nữa - đi xuống ...) gọi là trạng thái những nỗ lực hồi phục bất thành trong một xu thế thị trường đi xuống. Những tổ chức lớn hầu như án binh bất động, những tay chơi lớn rút khỏi thị trường (giá trị giao dịch giảm mạnh), chỉ còn những người như bác vẫn đang mong mỏi sớm quay lại thị trường, chỉ cần thị trường chững lại không xuống nữa là nhiều người nhao vào, thị trường lên một chút nhưng hết lực đẩy (sức cầu yếu quá) lại đi xuống, thêm một số người tiếp tục stop loss, thị trường giảm tiếp, chững lại là một số người không kiềm chế được lại nhao vào (nhưng đã ít hơn đợt trước) cứ thế ... tiếp diễn Nói thật lòng tôi thấy cháu tôi nói rất đúng, nhưng muốn tiền nằm im ở trong túi chờ thị trường hồi phục hẳn cũng khó khăn không kém việc giữ cổ phiếu mà ngày nào cũng thấy lỗ. Tôi phải cố quên hẳn chuyện tôi đã lỗ 25%. Nếu bạn lúc nào cũng nghĩ đến khoản tiền đã lỗ và mong ngóng quay lại thị trường thì e rằng sớm hay muộn bạn cũng rơi vào một đợt nỗ lực hồi phục bất thành 10. Giữ nguyên tiền thu được từ việc stop loss và giữ nguyên cổ phiếu có thể phạm sai lầm gì ? Nếu tôi vẫn giữ nguyên trong tài khoản 40% tiền (vừa thu được từ việc bán những cổ phiếu yếu kém) và 60% là cổ phiếu mà tôi coi là tốt thì việc gì sẽ xảy ra ? (Lưu ý các bạn một chút : nếu có bạn trừ trước tới giờ chỉ đầu tư hoàn toàn vào những BCs đã được thị trường công nhận là BCs, và vẫn chưa bán đi chút nào, tôi nghĩ các bạn nên đặc biệt chú ý tới sai lầm số 10 này) Sau khi quyết định như trên, tâm lý của tôi thư thái hơn trước nhiều, tôi nhìn thị trường với con mắt bình tĩnh hơn. Thị trường hồi phục một chút tôi vui một chút vì thấy tổng tiền trong tài khoản tăng lên một chút. Thị trường giảm nhẹ tôi cũng không quá buồn vì thấy sô tiền đang nắm giữ sẽ mua được nhiều cổ phiếu hơn. Nhưng sau một thời gian tôi bắt đầu cảm thấy có điều gì đó không ổn ? Tôi lại gọi điện cho cháu trai để hỏi về thắc mắc của mình. Cháu ơi, bác đang nắm giữ cổ phiếu, toàn là BCs thôi. Nhưng bác thấy hình như BCs đang phân hóa thành 3 loại. + Loại thứ nhất : là lên xuống giá cùng với thị trường, thị trường lên thì cổ phiếu này lên, thị trường xuống thì cổ phiếu này xuống + Loại thứ hai : thị trường lên cổ phiếu này lên theo, thị trường xuống cổ phiếu này cũng xuống nhưng không đáng kể, hoặc đứng giá + Loại thứ ba : thị trường lên cổ phiếu này lên theo nhưng tăng giá rất ít, thị trường xuống thì cổ phiếu này xuống theo mạnh Cháu tôi cười trả lời : đó là chuyện bình thường mà bác, bọn cháu trong nghề gọi là giai đoạn thị trường đánh giá lại giá trị của các BCs Vậy bác nên làm thế nào ? vẫn giữ nguyên 40% tiền và 60% cổ phiếu hay có cần hành động gì không ? Câu trả lời của cháu tôi sẽ có ở phần sau, còn nếu tôi tạm dừng quá trình mua mua - bán bán ở đây (thấy mấy ông ở quỹ Tây gọi một cách hoa mỹ là dừng quá trình Tái cơ cấu ) và giữ nguyên 40% tiền và 60% cổ phiếu thì cũng đòi hỏi bình tĩnh và kiên nhẫn. Nếu tôi tiếp tục mua mua - bán bán (không phải nhảy sóng nhé, đơn giản chỉ là cân đối tỷ lệ tiền - cổ phiếu trong tài khoản) thì tôi có thể phạm sai lầm gì ? 11. Chưa nắm vững nguyên tắc tái cơ cấu mà đã mua mua - bán bán Thị trường có trí nhớ - tôi vừa học được khái niệm này đấy Thị trường là một tập hợp các nhà đầu tư, đầu cơ, cũ có, mới có, có quá trình thu nạp người mới, có quá trình đào thải người cũ. Nhưng bản chất của các nhà đầu cơ, đầu tư hầu như không thay đổi theo thời gian (bản chất con người mà - khó thay đổi lắm) nên quá trình vận hành của thị trường là một sự lặp lại. Tuy được lặp lại (do bản chất nhà đầu tư, đầu cơ hầu như không thay đổi): nhưng biến số đầu vào thay đổi liên tục dẫn tới cường độ đầu ra thay đổi theo. Cháu trai tôi còn nói nhiều lắm, nhưng tựu trung tôi gút lại được mấy ý này : + BCs nào giảm ít nhất trong đợt suy giảm thì sẽ phục hồi nhanh nhất khi thị trường hồi phục + Khi thị trường hồi phục thì BCs hồi phục nhanh chậm khác nhau, có nhiều loại hồi phục chậm tới mức làm nản lòng rất nhiều nhà đầu tư (năm 2006 có một BC như vậy đấy - đấy là tôi nói để ví dụ thôi, không có ý ám chỉ gì cả) Vấn đề của bác là phải nghiên cứu quá khứ để dự đoán được BCs nào giảm ít, BCs nào sẽ giảm nhiều, BCs nào sẽ hồi phục nhanh, BCs nào sẽ hồi phục chậm nếu bác có ý định tái cơ cấu danh mục, nếu không cẩn thận bác sẽ tái cơ cấu nhầm Sau khi vỡ vạc ra một số kiến thức, tôi bắt đầu ngồi ngắm nghía danh mục của mình (40% tiền mặt và 60% cổ phiếu tôi cho là tốt) + Nếu 60% cổ phiếu của tôi chủ yếu là BCs thuộc loại số 2 (may mắn quá, hì hì) vậy là tôi có thể yên tâm chờ đợi, (nhưng cháu tôi có dặn : bác đọc lại mục M trong phương pháp CAN SLIM của ông W.J.O : không một cổ phiếu nào có thể đứng ngoài xu hướng của thị trường, những BCs thuộc loại số 2 có thể trụ được trước hầu hết những giai đoạn điều chỉnh, nhưng nó sẽ phải đi theo thị trường khi thị trường bước vào đợt sóng suy giảm cuối cùng + nếu điều đó xảy ra bác đừng hốt hoảng vì đó là cơ hội giải ngân 40% tiền của bác đấy) Nói vậy chứ : khó bình tĩnh được lắm - trừ khi chuẩn bị tinh thần ngay từ bây giờ. + Nếu 60% cổ phiếu của tôi san đều cho cả 3 loại (cháu tôi bảo : bác hãy quên khái niệm tất cả chúng là BCs đi, hãy coi loại 2 là BCs, loại 1 là tầm nhỡ, loại 3 là trên đường trở thành PS, cháu tôi nó giải thích : dân mình chưa quen, cứ nghĩ là BCs mãi là BCs chứ khi thị trường phát triển lớn lên, thêm nhiều cổ phiếu tham gia thị trường thì BCs teo dần thành PS là chuyện thường - lại phải thay đổi tư duy một tý - mệt thật) Sau khi tư duy được đình hình như vậy thì bác quay về mục số 8. Bảo toàn vốn ... để suy nghĩ kỹ và quyết định tiếp + Nếu 60% cổ phiếu của tôi chủ yếu thuộc loại có giảm mà không có tăng ? Tôi không biết mọi người hành động ra sao, riêng tôi - tôi sẽ bán Sau khi cơ cấu lần 2 (lần 1 là thanh lý PS) tôi có thêm một ít tiền trong tài khoản, cháu tôi khuyên giữ lại tiền mặt, đừng mua vào vội, nếu không có thể phạm sai lầm ở mục 9.1 like
-
Lịch Sử Tử Vi
Rin86 liked a post in a topic by Tiểu Phương
Tiếp theo Hài túm lấy dây cương hạch tội: - Nhà ngươi đi đâu mà có mắt như mù đụng phải ta? Người cỡi ngựa, mình chỉ mặc áo lót, mũ đội phía sau ra trước, nhảy xuống ngựa tạ lỗi: - Xin lỗi tiên sinh, tôi đi tìm cha tôi để tạ lỗi. Tiên sinh có biết chữ không? Tôi muốn nhờ tiên sinh một việc đây! Hài bực mình nói: - Ta học trường Quốc-tử giám, sắp thi Thái-học sinh, thì Bách-gia, Chư-tử, Cửu-lưu, Tam-giáo đều thông. Sao lại không biết chữ? Người cỡi ngựa tiếp: - Vậy tiên sinh làm dùm tôi bài biểu tạ tội với cha tôi, tôi sẽ bảo quan Quốc-tử giám tư nghiệp cho tiên sinh đậu. Năm sau thi Thái-học sinh tôi sẽ lấy tiên sinh đậu Trạng nguyên, được chăng? - Nhà ngươi điên à? Nhà ngươi có biết, chỉ có một người cho Thái-học sinh đậu Trạng-nguyên, đó là vua. Nhà ngươi là ai mà dám nói lớn lối như vậy? - Tôi là Vua đây. Đoàn Nhử Hài nhìn lại mũ người đó, quả là vua, vội thụp xuống đất tạ tội. Người cỡi ngựa chính là vua Trần Anh-tông. Nguyên sau khi chiến thắng Mông-cổ, năm 1293 vua Trần Nhân-tông nhường ngôi cho con là vua Trần Anh-Tông rồi đi tu. Vua Anh-Tông thường hay rượu chè say sưa. Nhân một hôm uống rượu Xương-bồ say quá nằm ngủ, thì Thượng-hoàng từ Thiên-trường về Thăng-long. Các quan trong triều không ai biết cả. Nhân-Tông thong thả xem cung điện từ giờ Thìn đến giờ Tỵ. Thái-giám dâng cơm. Thượng-hoàng không thấy vua đâu hỏi thái-giám. Thái-giám đánh thức vua dậy, nhưng vua say quá không tỉnh được. Thượng-hoàng giận quá bỏ về, lệnh cho các quan về Thiên trường họp, có ý truất phế Anh-tông. Đến giờ Mùi, Anh-tông mới tỉnh dậy, cung nhân đem việc ấy tâu. Vua sợ quá không kịp mặc áo, nhảy lên ngựa chạy tới chùa Từ-phúc, thì đụng phải Đoàn Nhữ Hài. Hai người xuống thuyền về Thiên-trường. Dọc đường Đoàn Nhữ Hài làm tờ biểu dài hai ngàn chữ tạ tội. Nhưng Thượng-hoàng vẫn còn giận, không cho vào. Hai người phải quỳ ở ngoài. Các quan liếc mắt nhìn tờ biểu, thấy văn hay, truyền nhau đọc. Thượng-hoàng nghe được hỏi: - Văn ở đâu mà hay như vậy? Các quan tâu rằng đó là bài biểu tạ tội của vua. Thượng-hoàng truyền: - Đưa vào đây! Ý ngài muốn nói rằng đưa bài biểu vào, nhưng các quan hiểu lầm đưa cả Vua và Đoàn Nhử Hài vào. Thượng-hoàng thấy sự đã rồi, đành tiếp biểu xem, thấy lời văn điêu luyện, thống thiết, bèn xá tội cho vua Anh-Tông. Ngài phán rằng: - Ta đang cần một thiếu niên anh tài phụ tá cho con ta. Nay gặp tiên sinh ở đâythực là may mắn. Hài trình việc gặp hòa thượng ở chùa Diên-hựu, được hòa thượng đoán trước sự việc. Thượng-hoàng phán: - Khoa Tử-vi do Hoàng Bính truyền sang Đại-Việt, khoa này đâu có truyền ra ngoài dân dã? Hòa thượng xem Tử-vi cho tiên sinh đó là sư phụ của ta, tức Tuệ-Trung Thượng-sĩ đó (tức Trần Quốc Tung). Hài nghe xong hoảng sợ, nghĩ hôm trước nếu mình gây với hòa thượng thì bị ốm đòn rồi. Bởi Tuệ-Trung là một võ học danh gia đời Trần. Thượng-hoàng hỏi số của Hài, rồi phán: - Số của tiên sinh là số của bậc tể thần. Sau này làm nên sự nghiệp hiển hách. Nhưng tiếc rằng Đào, Hồng cư Nô, thì thế nào cũng xảy ra một chuyện bất chính trong tình trường, lại thêm Tham, Hình nữa thì thế nào cũng vì má đào mà sự nghiệp tan vỡ, chết vì nghiệp tình, đáng tiếc thay. Vua Anh-tông tâu rằng: - Thần nhi nghe nói căn cứ vào khoa Tử-vi có thể cải được số mạng. Thỉnh cầu phụ hoàng có cách nào cứu được Đoàn tiên sinh không? Thượng-hoàng bèn xé từ bìa kinh Kim-cương viết mấy chữ Tứ đại giai không, miễn tử trao cho Đoàn Nhữ Hài. Tứ đại Giai không là chữ lấy trong kinh Kim-cương: “Vô nhân tướng, Vô ngã tướng, Vô chúng sinh tướng, Vô thọ giả tướng, tứ đại giai không”. Nghĩa là không có hình tượng của người, của ta, của chúng sinh, không có cái gì lâu dài cả. Bốn cái đó đều là hư ảo.. Thượng-hoàng phán: - Ta xem số thấy cái vạ vì má đào của tiên sinh sắp tới. Nay ta trao cho tiên sinh mảnh giấy này, khi bị nạn, có thể dùng nó để cứu mạng. Muốn giải cái nạn Hồng, Đào, Hình, Tham thì phải dùng đến Quyền. Nay ta viết chữ miễn tử tức là dùng Quyền rồi, phụ với Hóa-quyền đóng chung ở Tham-lang nữa. Muốn giải hạn Thiên-hình thì dùng đến Không-vong. Ta dùng bìa cuốn kinh Kim-cương, tức là dùng cái Không của đạo Phật. Như vậy mong có thể cứu được tiên sinh. Trở về Thăng-long, vua Anh-Tông phong cho Đoàn Nhữ Hài làm Ngự-sử trung tán, đây là lần đầu tiên một người không đậu đạt gì, mới 20 tuổi được phong làm Ngự-sử trung tán. Người thời đó ghanh ghét làm thơ giễu Hài như sau: Phong hiến luận đàm truyền cổ ngữ, Khẩu tồn nhũ xú Đoàn trung tán. Có nghĩa là: Ôn câu cổ ngữ tại đài Ngự sử. Miệng của Trung-tán Đoàn Nhữ Hài còn hôi sữa. Ba năm sau hạn của Đoàn Nhữ Hài qua cung Tý gặp Đào, Tham, Quyền, Hồng và Thiên-thương, triều đình khám phá ra mối tình của Đoàn Nhữ Hài với một cung nữ của vua Anh-Tông. Luật triều Trần rất khắt khe với tội ngoại tình. Ngay với thường dân khi ngoại tình xảy ra, gian phu bị tử hình, dâm phụ tùy người chồng tha hay không. Nay tội đó xảy ra giữa một đại thần với một cung nữ. Nên cả hai bị khép tội chém đầu. May nhờ có thủ bút của Thượng hoàng, viết trên bìa cuốn kinh Kim-cương nên cả hai được miễn tử. Vua Anh- Tông truyền gả cung nữ cho Đoàn Nhữ Hài. Đoạn trên đây được tóm lược trong sách Đông-a di sự, phần Đoàn Nhữ Hài liệt truyện.1 like -
2.- Một sự kiện sáng tỏ nhờ Tử-vi Qua những lá số được Huệ-Túc phu nhân và vương hầu đời Trần chấm còn để lại, ngày nay chúng ta thấy được nhiều khía cạnh lịch sử. Như hiện trong văn học sử, người ta không biết vị thiền sư đắc đạo Tuệ-Trung thượng sĩ đời Trần, bản sư của Trần Nhân-tông là Trần Quốc Tung, anh ruột Hưng Đạo vương Trần Quốc Tuấn, tước phong Hưng-Ninh vương hay là Hưng Nhượng vương Trần Quốc Tảng, con thứ nhì của Hưng Đạo vương? Căn cứ vào lá số của Huệ-Túc phu nhân, người sống đồng thời với Hưng Ninh vương, lại là thím của ngài, là sư phụ của ngài về khoa Tử-vi, thì những gì do phu nhân viết về ngài phải đúng. Hơn nữa phu nhân lại là người tích cực tiến cử Hưng Đạo Vương giữ chức vụ Tiết-chế binh mã, tức là Tổng tư lệnh quân đội, thì chắc chắn tình nghĩa thím cháu, vua tôi, thầy trò, phu nhân viết về gia đình Hưng Ninh Vương, Hưng Đạo vương không sai. Phu nhân chấm số cho Hưng-Ninh vương có phê như sau: "... Kinh vân Tử, Tham, Mão Dậu đa vi thoát tục chi tăng. Ngô kim nhật kiến Tuệ Trung chi số: Tử, Tham ư Dậu ngộ Quyền, Đào, tuấn nhã chi lang. Tả, Hữu hợp chiếu thị tất đa tài, đa năng. Đãn hiềm Tử, Tham cư Dậu ngộ Không, Kî tất thoát tục vi tăng”. Nghĩa là sách Tử-vi kinh nói rằng: người mệnh lập tại Dậu hay Mão, mà có Tử-vi, Tham lang thủ mệnh đa số là người thoát tục đi tu. Nay ta xem số của Tuệ Trung thì thấy mệnh lập tại Dậu, Tử-vi, Tham-lang thủ mệnh, còn gặp Đào-hoa, Hóa-quyền thì là người đẹp đẽ. Được Tả, Hữu hợp chiếu thì là người đa tài, đa năng. Nhưng tiếc rằng cái số và mệnh lập tại Dậu, Tử-vi, Tham-lang thủ mệnh,gặp Thiên-không, Hóa-kỵ thì thế nào cũng đi tu." Từ sự kiện trên ta tìm được Tuệ Trung thượng sĩ là Hưng-Ninh vương Trần Quốc Tung, chứ không phải là Trần Quốc Tảng. 3.- Phá cách, trợ cách Qua các tài liệu còn lại, thì khoa Tử-vi đời Trần có một sắc thái đặc biệt hơn ở Trung-quốc, đó là Phá cách và Trợ cách. Câu chuyện Đoàn Nhữ Hài là một bằng cớ. Nếu Tống Thái-tổ biết Trịnh Ân bị nạn mà cứu không được, thì vua Trần Nhân-Tông biết Đoàn Nhữ Hài bị nạn mà cứu thoát. Câu chuyện như sau: Đoàn Nhữ Hài là học trò trường Quốc-tử giám ở Thăng-long. Năm 20 tuổi, Hài chuẩn bị để thi Thái-học sinh (tiến sĩ), muốn được thi Thái học sinh thì Hài phải qua một kỳ khảo hạch của trường trước, nếu thấy khá thì mới được cử đi thi. Một hôm ra chùa Diên hựu (chùa Một-cột) chơi, thấy vị tăng ngồi nhìn trời, Hài hỏi: - Bạch hòa thượng, tiểu sinh nghe rằng người tu hành có thể biết được vận số sau này sẽ ra sao, có đúng không? Hòa thượng hỏi: - Tiên sinh muốn biết điều gì? - Tiểu sinh muốn biết mai sau hoạn lộ ra sao. Tiểu sinh mong sư phụ chỉ giáo cho tương lai. Hòa thượng hỏi ngày, giờ, tháng, năm sinh của Hài rồi nói: - Số của tiên sinh là số tá cửu trùng ư kim điện, nghĩa là số phò tá vua ở sân rồng, tức là số làm tới tể tướng. Mệnh lập tại Mùi, Tả, Hữu thủ mệnh là người đa tài, đa năng. Tử-vi kinh nói, Tả-phụ, Hữu-bật bình tính khắc khoan, khắc hậu nên tính tình từ tốn, hành sự cẩn trọng. Cái cách Nhật tại Mão, Nguyệt tại Hợi chiếu là cách Nhật, nguyệt tịnh minh, nên thì sớm gặp minh quân. Nhưng tiên sinh lại có một cách rất xấu Đào-hoa, Hồng loan cư nô, lại gặp Hình, thì tất thế nào cũng vì đàn bà mà tan nát sự nghiệp, đến phải vong mạng. Đáng tiếc, đáng tiếc. Hài mừng lắm trở về lo học hành, tháng sau trong kỳ thi khảo hạch của trường Quốc-tử giám, Hài bị trượt vì văn ngông nghênh, kênh kiệu quá. Hài giận lắm, tìm vị hòa thượng hỏi: - Hôm trước đại sư đoán rằng sau này tôi sẽ làm Tể-tướng, thế sao tôi thi trượt? Không đậu thì làm sao thi Thái-học sinh được? Không đậu Thái-học sinh thì sao có thể làm Tể-tướng? Vị Hòa-thượng cười đáp: - Từ xưa đến giờ có biết bao nhiêu vị Tể-tướng mà không đậu đại khoa? Bần tăng đoán tiên sinh làm Tể-tướng, chứ có đoán tiên sinh thi đậu đâu? Này năm nay tiểu hạn tiên sinh nhập cung Dậu được Thái-dương miếu địa, Hóa-khoa từ Mão chiếu sang thì thanh vân đắc lộ gặp được thiên-nhan. Nhưng đại hạn đóng ở cung Tỵ. Thiên-mã gặp Đà-la tức là ngựa què. Ngựa đã què lại còn đi đến cung Dậu gặp Tuần thì ngựa bị chặt cụt chân. Vậy khi nào tiên sinh gặp ngưạ cắn hoặc đá là lúc gặp vua, nhưng tiên sinh nhớ một điều: Khi được gặp vua, nếu hoàng-thượng ban thưởng cho bao nhiêu vàng bạc phải nộp cho lão tăng một nữa. Hài mừng lắm, về nhà, đúng ngày mà hòa thượng đoán gặp vua, không thấy linh nghiệm. Hài tìm đến chùa Diên-hựu để hỏi tội hòa-thượng. Nhưng trên đường đi, Hài bị một người cỡi ngựa đụng phải, té lăn vào bụi cỏ. Muốn biết tiếp theo ntn, xem bài post sau sẽ rõ1 like
-
VI.- Khoa Tử-vi đời Trần 1.- Trường hợp được trọng dụng Khoa Tử-vi được triều Trần biết đến trong một dịp đặt biệt: Thái-tử Hoảng bị bệnh mê man suốt ba ngày rồi mắt trợn ngược, tưởng qua đời. Vua đem thanh Thượng-phương bảo kiếm và áo Ngự-bào để bên cạnh rồi tuyên chỉ ; - Nếu tỉnh dậy sẽ ban cho. Ý nói sẽ truyền ngôi. Nhưng Thái-tử mắt vẫn trợn ngược. Hoàng hậu, phi tần khóc lóc thảm thiết, chuẩn bị chôn cất, nhân thấy Huệ-Túc phu nhân văn hay chữ tốt, có ý nhờ viết bài vị. Vì vậy phu nhân biết ngày, giờ, tháng, năm sinh của Thái-tử. Phu nhân bấm số, rồi tâu: Xin Hoàng-hậu đừng lo, Thái-tử chỉ mê man thôi, giờ Sửu ngày mai sẽ tỉnh dậy. Vua và Hoàng-hậu tin tưởng và hỏi tại sao phu nhân biết? Phu nhân tâu: - Thần tính số Tử-vi của Thái-tử thấy Đồng, Âm thủ mệnh tại Tý. Cung phúc tại Dần có Cự, Nhật. Tử-vi kinh nói rằng: “ Phú, thọ, quý, vinh, yểu, bần, ai, khổ, Do ư phúc trạch cát hung”. Nghĩa là : Giàu, sống lâu, làm lớn, tiếng tăm, chết non, đau thương, khổ, do cung phúc tốt hay xấu. Đây cung Phúc của Thái-tử có Cự, Nhật tại Dần, lại có Tả, Hữu, Xương, Khúc hợp chiếu, thì căn cơ là người thọ lắm. Mệnh lại được Đồng, Âm tại Tý... thế thì Thái tử không chết non, sau còn trở thành vị minh quân anh hùng, tạo sự nghiệp rạng rỡ cho họ Đông-a và cho nhà Đại-Việt nữa. Hiện Thái-tử bị hạn Tang, Hổ, Kiếp, Hình thì đau yếu nặng đó thôi. Vua và Hoàng-hậu còn phân vân chờ đến giờ Sửu hôm sau, thì Thái-tử tỉnh dần, rồi khỏi hẳn. Sau là vua Trần Thánh-tông, một vị vua anh hùng trong lịch sử Đại-Việt. Nhân đó vua Thái-tông mới hỏi lý do tại sao phu nhân biết, phu nhân mới trình bày khoa Tử-vi. Vua Thái-tông triệu Hoàng Bính vào cung, tiên sinh dâng lên hai bộ sách Tử vi chính nghĩa và Triệu Thị Minh Thuyết Tử-vi kinh. Vua Thái tông và hoàng tộc nhà Trần lại đua nhau nghiên cứu Tử-vi, và dùng như một nguyên tắc để cử người giúp nước.1 like
-
Chuyện trấn trạch có lẽ thuộc phạm trù trong Phong thủy. Khoa Tử vi còn được sd để xem người, dùng người vào việc gì mà câu chuyện về Tống Thái Tổ là 1 VD. Ở VN, nhà Trần cũng dùng tử vi để xem xét nên đánh hay nghị hòa đấy. Nhà Trần rất giỏi các môn huyền thuật, thậm chí còn có khoa tử vi môn phái Đông A.1 like
-
Nhâm Thìn mạng Hỏa theo lạc Thư Hoa Giáp!!! Các trường hợp của bạn đưa ra, bạn nhắm làm được trường hợp nào thì làm!! Cha mạng Kim khắc mạng mẹ Mộc nên sinh con mạng Thủy để hỏa giải là tốt nhất, đó là năm Bính Thân 2016, ngoài ra Thiên can Bính Tân hợp, Thân Dậu hợp!!! Năm Nhâm Thìn mạng con hợp mẹ, Thiên can hợp Cha, cũng là cách cuộc tốt! Nhưng năm 2016 là trọn vẹn nhất!!!1 like
-
IV. Khoa Tử-vi sau Hi-Di Hi-Di tiên sinh chết không chỉ định ai làm chưởng môn, thành ra học trò tiên sinh mạnh ai nấy nghiên cứu, không thống nhất. Bản chính bộ sách chép tay lại nằm trong hoàng cung, thành ra trongcác đệ tử tiên sinh, người được truyền nhiều thì giỏi, người được truyền ít thì dở nhưng vẫn tưởng mình được truyền đầy đủ. Năm 1127, quân Kim chiếm phía Bắc nước Trung-hoa, nhà Tống di cư xuống phía Nam . Khoa Tử-vi cũng theo đó chia làm Bắc-tông với Nam-tông. Bắc-tông thì theo đúng Hi-Di không sửa đổi gì về các sao, an sao, chỉ nghiên cứu rộng ra áp dụng giống như hoàng tộc nhà Tống. Còn Nam phái bị ảnh hưởng của khoa bói dịch, nên đổi rất nhiều : 1.Vòng Thái-tuế Theo Hi-Di có năm sao là: Thái-tuế, Tang-môn, Bạch-hổ, Điếu-khách, Quan-phù. Trong khi Nam phái thêm vào bảy sao nữa là: Thiên-không, Thiếu-âm, Tử-phù, Tuế-phá, Long đức, Phúc-đức, Trực-phù. Vị trí chính của sao Thiên-không được thay bằng sao Địa-không (bịa thêm ra). 2.Giải đoán vận hạn Theo Hi-Di tiên sinh thì đại hạn thứ nhất bắt đầu từ cung Huynh đệ hoặc Phụ mẫu. Trong khi Nam phái đổi là khởi từ cung mệnh. Rồi họ thêm những thứ đặc biệt như: Hạn Tam-tai, hạn Huyết-lộ, hạn Ác-thần, rồi căn cứ vào đó coi mỗi vì sao như một ông thần phải cúng vái trừ tà. Người ta quen gọi Bắc phái là chính phái và Nam phái là phái Hà-lạc. Đời Nguyên khoa Tử-vi bị cấm ngặt, bởi dân Trung-hoa đồng hóa khoa Tử-vi với nhà Tống, nên Nguyên triều cấm đoán, cũng không có gì lạ. Suốt đời nhà Minh khoa Tử-vi không có gì đặc sắc, chỉ mô phỏng những điều có từ đời Tống. Đến đời nhà Thanh, vua nhà Thanh thấy rằng: Mấy ông thầy Tử-vi thường được lòng dân chúng. Nhiều ông mượtn cớ coi Tử-vi để khích động dân nổi dậy chống triều đình. Vua Khang-Hy mời các nhà Tử vi danh tiếng về kinh, phong cho mỗi vị một chức quan để biến các vị thành tôi tớ triều đình. Lại cử một người Thanh đứng ra cai quản các vị này soạn bộ Tử-vi đại toàn. Bộ này chưa in thành sách. Trong dịp bát quốc xâm lăng Trung-hoa, thì Pháp, Nhật mỗi nước lấy được một bản. V. Tử-vi vào Việt-nam Có hai thuyết nói về khoa Tử-vi truyền vào Việt-nam. 1.- Thuyết thứ nhất Nói rằng một nhân viên sứ đoàn Đại-việt thời Lý tên Trần Tự Mai đã trộm được trọn vẹn bộ Tử-vi chính nghĩa và bộ Ngự-giám tử-vi, rồi đem về nước. Nhưng chính Tự-Mai cũng chỉ nghiên cứu rồi truyền cho con cháu. Ghi chú: Từ Trần Tự-Mai đến vua Trần Thái-tông gồm 8 đời. Trần Tự Mai sinh Trần Vỵ Hoàng. Trần Vỵ Hoàng sinh Trần Tự Quang. Trần Tự Quang sinh Trần Tự Kinh. Trần Tự Kinh sinh Trần Tự Hấp. Trần Tự Hấp sinh Trần Lý. Trần Lý sinh Trần Thừa. Trần Thừa sinh Trần Liễu, Trần Cảnh tức vua Thái-Tông nhà Trần. Nên sau này Hoàng Bính đem Tử-vi cho vua Trần, thì có cuộc tranh luận về Tử-vi giữa Hoàng Bính với Chiêu Minh vương Trần Quang-Khải và Chiêu-Quốc vương Trần Ích- Tắc. 2.- Thuyết thứ nhì Một thuyết khác nói khoa Tử-vi truyền vào Đại-việt từ niên hiệu Nguyên-phong thứ bảy đời vua Trần Thái-Tông (1257). Người truyền sang Đại-việt là tiến sĩ Hoàng Bính. Hoàng Bính sinh vào niên hiệu Gia-thái thứ nhì đời Tống Ninh-Tông (1203), đậu Tiến-sĩ làm Thị độc học sĩ (chức quan đọc sách và giang sách cho vua nghe) thời Tống Lý-Tông. Năm Bảo-hựu nguyên niên (1253), tiên sinh nhân ở chức vụ Thị độc học sĩ, nên nghiên cứu, hiểu tường tận các bộ sách Tử-vi chính nghĩa, Triệu Thị Minh Thuyết Tử-vi kinh, tiên sinh nghiên cứu số Tử vi của vua, Hoàng-hậu, các vương thần, khanh sĩ, văn võ đại thần, thì thấy số người cũng sắp táng gia bại sản, hoặc chết thê thảm, hoặc gia đình ly tán. Lúc đầu tiên sinh cho rằng có cuộc thay đổi ngôi vua trong triều, nhưng sau xem đến số của các vị trấn thủ đại thần, cũng đều tương tự cả. Tiên sinh cho rằng đó là vận nước sắp mất. Tiên sinh lại xem số mình và vợ con đều thấy thân cư Thiên-di, mệnh lập tại Tý, cung Thiên-di ở Ngọ. Tiên sinh mới giải đoán rằng: Tý là phương Bắc, Ngọ là phương Nam, vậy gia đình mình có số lập nghiệp ở phương Nam. Lại xem thiên văn, thấy tất cả các tinh hoa đều tụ cả ở phương Nam , mới bàn với phu nhân rằng: - Ta xem thiên văn thấy phương Nam sáng rực, tương lai thánh nhân đều xuất hiện ở đó. Nay quân Thát-đát (Mông-cổ) chiếm gần hết giang sơn rồi, mà triều đình trên thì vua hôn ám, các quan thì nhũng lạm, lòng dân đã mất, cái vạ vong quốc không xa cho lắm. Âu là ta cáo quan về hưu, rồi đem tộc thuộc xuống phương Nam lánh nạn. Năm 1257, Hoàng Bính đem tộc thuộc hơn ba nghìn người, đến biên giới Hoa-Việt, xin được vào đất Đại-Việt làm cư dân. Vua Thái-tông nhà Trần sai người lên tra xét, thấy họ quả thật tình, không có chi giả dối, mới thuận cho Hoàng Bính lập nghiệp ở vùng Yên bang. Hoàng Bính dâng người con gái út 16 tuổi, nhan sắc diễm lệ, làu thông thi thư và thuật số, Tử-vi tên Hoàng Chu-Linh. Vua Trần Thái-Tông thu nhận, phong làm Huệ-Túc phu nhân rất sủng ái.1 like
-
III.- Khoa Tử-vi đời Tống Tống Thái-tổ được truyền khoa Tử-vi bằng bộ Tử-vi chính nghĩa, giữ làm của riêng của hoàng tộc họ Triệu. Bộ sách chỉ được lưu truyền trong hoàng cung để biết kẻ trung, người nịnh, để biết vận số mưu đồ đại sự. Tất cả công trình nghiên cứu của hoàng tộc nhà Tống, sau được chép thành sách gọi là Ngự giám tử-vi. Nhưng khi nhà Tống mất, thì con cháu nhà Tống dùng bộ sách này làm kế sinh nhai, nên không dám dùng tên cũ nữa, mà đổi là Triệu Thị Minh Thuyết Tử-vi kinh. So sánh giữa bộ Tử-vi chính nghĩa và bộ Triệu Thị Minh Thuyết Tử-vi kinh, thì bộ thứ nhất cố tính chất lý thuyết đaị cương, như những định luật. Bộ thứ nhì có tính chất thực nghiệm, thu góp kinh nghiệm mấy trăm năm nghiên cứu lại. Như bộ thứ nhất không bàn đến việc : - Hai người sinh cùng ngày, giờ, tháng, năm, nhưng lá số khác nhau. Bộ thứ nhì đi vào chi tiết này rất kỹ. - Số người sinh đôi. Trong khi bộ thứ nhì nghiên cứu đến mấy trăm cặp sinh đôi. - Số những người chết tập thể. Như chết chìm đò, chết trong chiến tranh. Bộ thứ nhì lại nghiên cứu kỹ hơn, đưa ra giải quyết v.v... Sau đây chúng tôi trình bày một giai thoại về Tử-vi đời Tống, mà hầu như ai cũng biết, và sử Trung-quốc cũng có chép : Khi còn cầm quân tranh thiên hạ, Tống Thái-Tổ có người em kết nghĩa tên là Trịnh Ân. Ân là một võ tướng dũng mãnh, tài ba, vợ Ân là Đào Tam Xuân cũng là một nữ tướng. Cả hai đã giúp cho Thái-tổ thành nghiệp lớn. Thái-tổ phong cho Trịnh Ân tước vương và thay vua trấn thủ ngoài biên trấn. Nhân đầu năm Thái-tổ xem số các tướng sĩ, văn võ quần thần, thấy số Trịnh Ân là Tướng-quân, Thiên-tướng thủ mệnh đại hạn gặp Kình-dương, tiểu hạn Thiên-hình. Lưu niên Thái-tuế gặp Kiếp, Kị mới nói với quần thần rằng : - Trịnh Ân do hai ông tướng thủ mệnh. Tướng sợ nhất kiếm và đao, không sợ Hỏa, Linh, Kiếp, Không. Nay đại hạn ngộ Kình là dao, tiểu hạn ngộ Hình là kiếm. Ta e rằng Ân sẽ bị chém mất đầu. Đã vậy lưu niên Thái-tuế gặp Kiếp, Kị thì sẽ do kẻ tiểu nhân ám hại. Hơn nữa Kiếp, Kị lại ngộ Hồng, Đào, thì kẻ hại Trịnh Ân sẽ là đàn bà. Triều đình đề nghị gọi Trịnh Ân về triều để được bảo vệ. Bấy giờ Trịnh Ân đương trấn thủ ngoài xa, nghe lệnh triệu hồi về kinh thì tuân theo. Khi đến kinh thấy một toán quân hầu hộ vệ kiệu vua, tiền hô hậu ủng. Ântưởng Thái-tổ, vội xuống ngựa phủ phục bên đường tung hô vạn tuế. Nhưng khi ngửng đầu lên không phải là vua, mà là cha của một Phi-tần được Thái-tổ sủng ái. Chức tước, địa vị của Trịnh Ân cao hơn nhiều, mà phải lạy phục xuống đất thì nhục quá. Trịnh Ân nổi giận lôi vị Quốc-cữu xuống đất đánh cho một trận về tội tiếm nghi vệ Thiên-tử. Vị Quốc-cửu bị đòn nhừ tử, về nhà báo cho con gái biết, khóc lóc đòi trả thù. Vị phi thấy cha bị đòn đau, trở vào cung phục rượu cho Thái-tổ say mèm, rồi dâng biểu nói Trịnh Ân làm phản đập phá nghi trượng Thiên-tử. Tống thái-tổ say quá không tự chủ được, phê vào chữ Trảm. Thế là Trịnh Ân bị mang ra chém đầu. Khi Thái-tổ tỉnh rượu được triều đình tâu tự sự, thì chỉ còn biết bưng mặt khóc lớn. Đào Tam Xuân thay chồng trấn ngoài ải, thấy chồng bị thác oan, Tam Xuân truyền quân sĩ để tang, kéo quân về triều hỏi tội. Các tướng phần bất mãn với việc Thái-tổ giết Trịnh Ân, nên không quyết tâm chiến đấu, hơn nữa không địch nổi Tam Xuân nên thua chạy. Tam Xuân vây kinh thành rất gấp. Triều đình tâu giết thứ phi, giết cả nhà Quốc cửu để tạ tội với Tam Xuân. Nhưng Tam Xuân vẫn không lui binh. Tình hình nguy ngập, Triệu Quang Nghĩa tâu với Tống Thái-tổ (Quang Nghĩa là em Tống Thái-tổ, sau được truyền ngôi vua): - Thần xem số Tam Xuân thấy Vũ-khúc, Phá-quân thủ mệnh. Vũ-khúc thì hay giận, Phá-quân thì nhẹ dạ. Tử-vi kinh nói rằng: Chỉ có Lộc-tồn chế được tính ác của Vũ-khúc, Thiên-lương chế được tính điên của Phá-quân. Vậy ở đây có vị văn thần nào Thiên-lương, Lộc-tồn thủ mệnh, đề nghị có thể thuyết phục được Tam Xuân. Thái-tổ chuẩn tấu, tìm ngay ra vị văn thần có tên Cao Hoài Đức có cách trên, sai ra ngoài thành, thuyết phục Tam Xuân. Quả nhiên Tam Xuân lui binh. Từ đấy trong suốt đời nhà Tống, con cháu họ Trịnh được nối tiếp nhau phong tước. Như vậy thì Triệu Quang Nghĩa đã học tới trình độ khá uyên thâm khoa Tử-vi, nên dùng phá cách dữ tợn của Tam Xuân và trợ cách giúp Thái-tổ. Nghiên cứu lá số của Thái-tổ, năm đó đại hạn ngộ Kỵ, tiểu hạn đi vào cung nô, gặp Thiên-thương, Kiếp. Hạn Thiên thương gặp Kiếp, Không thường là hạn bị hàm oan nguy đến tính mệnh. Chính Khổng-tử bị hạn này, bị vây tại nước Trần, hút chết đói. Số của Cao Hoài Đức, ngoài Thiên-lương, Lộc-tồn thủ mệnh, đại hạn ngộ Quyền, Khốc, Hư, Xương, Lương, Lộc chỉ chế được Tam Xuân. Nhưng chính Quyền, Khốc, Hư nói Tam Xuân nghe theo, và Văn-xương là sao giải hạn Địa-kiếp vậy.1 like
-
II.- Nguồn gốc khoa Tử-vi Về nguồn gốc khoa Tử-vi thì bộ Tử-vi kinh tức Tử-vi chính nghĩa, phần Hy Di tiên sinh liệt truyện viết : “Tiên sinh làu thông Dịch-lý, Thiên-văn, Hình-tượng, Lịch-số, Địa-lý. Nhân thấy các khoa đều có uyên nguyên với số mạng nhân sinh, do vậy khải ngộ, soạn ra bộ Tử-vi kinh truyền cho đức Thái-tổ nhà ta.” Vì vậy nguồn gốc khoa Tử-vi, có thể kết luận rằng, đặt cơ sở trên : - Học thuyết Âm-dương ngũ hành của Dịch-lý. - Từ Thiên-văn học, với những biến chuyển của tinh đẩu. - Từ Hình tượng học, tức khoa nghiên cứu về hình dáng vũ trụ, con người và thú vật. - Từ Lịch-số, tức khoa nghiên cứu từ Thiên-văn, để tính sự tuần hoàn vũ trụ, tính ngày, tháng, năm. - Địa lý, tức Phong-thủy, nghiên cứu về con người tương ứng với địa phương hướng nhà khí hậu v.v.... 1.- Tiểu sử Hi-Di tiên sinh Tiên sinh họ Trần húy Đoàn tự Hy-Di, người đất Hoa-sơn, ngày nay về phía Nam huyện Hoa-âm tỉnh Thiểm-Tây. Khi ra đời tiên sinh bị đẻ non tháng, nên mãi hai năm mới biết đi, thuở nhỏ thường đau yếu liên miên. Tiên sinh học văn không thông, học võ không đủ sức, thường suốt ngày theo phụ thân ngao du khắp non cùng thủy tận. Thân phụ tiên sinh là một nhà Thiên-văn, Lịch-số đại tài đương thời. Về năm sinh của tiên sinh, không một thư tịch nào chép. Nhưng căn cứ vào bộ Triệu Thị Minh Thuyết Tử-vi kinh, khi tiên sinh yết kiến Tống Thái-tổ Triệu Khuông Dẫn vào niên hiệu Càn-đức nguyên niên có nói : « Ngô kim nhật thất thập hữu dư », nghĩa là, tôi năm nay trên 70 tuổi. Vậy có thể tiên sinh ra đời vào khoảng 888-893 tức niên hiệu Vạn-đức nguyên niên đời Đường Huy-Tông đến niên hiệu Cảnh-phúc nguyên niên đời Đường Chiêu-Tông. Tiên sinh bắt đầu học Thiên-văn năm 8 tuổi. Bộ Triệu Thị Minh Thuyết Tử-vi kinh thuật : " Tiên sinh tám tuổi mà còn thơ dại, lúc nào cũng ngồi trong lòng thân phụ. Một hôm thân phụ tiên sinh phải tính ngày giờ mưa bão trong tháng, bị tiên sinh quấy rầy, mới dắt tiên sinh ra sân, chỉ lên bầu trời đầy sao mà bảo : - Con có thấy sao Tử-vi kia không ? Đáp : - Thấy. Lại chỉ lên sao Thiên-phủ mà hỏi : - Con có thấy sao Thiên-phủ kia không ? Đáp : -Thấy. - Vậy con hãy đếm xem những sao đi theo saoTử-vi và Thiên-phủ là bao nhiêu ? Thân phụ tiên sinh tưởng rằng tiên sinh có đếm xong cũng phải trên nửa giờ. Không ngờ ông vừa vào nhà tiên sinh đã chạy vào thưa : - Con đếm hết rồi. Đi theo Tử-vi có năm sao, như vậy chòm Tử-vi có sáu sao. Đi theo sao Thiên-phủ có bảy sao, như vậy chòm Thiên-phủ có tám sao." Từ đấy tiên sinh được thân phụ hết sức truyền khoa Thiên-văn và Lịch-số. 2.- Truyền cho vua Tống Giai thoại kỳ thú mà hầu hết các nhà nghiên cứu Tử-vi đều biết, đó là Hi-Di tiên sinh đã dùng khoa Thiên-văn và Tử-vi đoán trước được hai đứa trẻ nghèo đói, sau đều trở thành vua. Bộ Tử-vi chính nghĩa phần Hi-Di liệt truyện đã kể giai thoại kỳ thú đó như sau : “Một hôm tiên sinh dẫn đệ tử ra sân xem Thiên-văn, chợt kêu lên rằng : - Kìa quaí lạ không ? Đệ tử xúm lại nhìn theo tay tiên sinh chỉ thì thấy sao Tử-vi, Thiên-phủ đi vào địa phận của sao Phá-quân và Hóa-kỵ, mà ánh sáng chiếu xuống núi Hoa-sơn. Tiên sinh noí : - Tử-vi, Thiên-phủ là đế-tượng, tức là vua. Tử-vi bao giờ cũng đi trước, Thiên-phủ bao giờ cũng theo sau. Đây tức là anh em một gia đình nào đó, đang buổi hàn vi, sau sẽ làm nên sự nghiệp vẻ vang, vị tới đế vương. Phá-quân là hao-tinh chủ nghèo đói, Hóa-kỵ chủ bần hàn, kêu xin. Phá ngộ Kỵ thì nghèo đói phải đi ăn mày. Tử, Phủ gặp Phá, Kỵ tức hai vị Thiên-tử chưa gặp thời phải đi ăn xin. Tất cả chiếu xuống Hoa-sơn, thì hai vị Thiên-sử sẽ qua đất Hoa-sơn ăn xin. Vậy ngày mai các người theo ta xuống núi, giúp cho vị anh hùng vị ngộ, đang gặp lúc cùng khó. Đệ tử thưa : - Đệ tử nghĩ, nhân lúc thiên-tử chưa gặp thời, ta nên cho người vay nợ, để mai đây có dịp đòi nợ cứu giúp dân nghèo. Tiên sinh đồng ý. Hôm sau thầy trò xuống chân núi thấy một đoàn người chạy loạn đi qua. Tiên sinh để ý đến một thiếu phụ gánh hai chiếc thúng, trong mỗi thúng có một đứa trẻ khôi ngô dung quang khác thường. Tiên sinh biết hai đứa trẻ này ứng vào sao Tử, Phủ trên trời đây. Mới hỏi thiếu phụ : - Bà ơi ! Bà có mệt lắm không ? Bà gánh hai vị Thiên-tử đi đâu vậy ? Thiếu phụ đặt gánh xuống thưa : - Con tôi đó, đứa lớn tên Triệu Khuông Dẫn, đứa nhỏ tên Triệu Khuông Nghĩa. Từ sáng đến giờ chúng đói không có gì ăn. Tiên sinh bố thí cho chút đồ ăn được không ? Tiên sinh đáp : - Tôi xem thiên văn thấy dung quang hai con bà khác phàm. Bà có nhớ ngày giờ sanh của chúng không ? Thiếu phụ cho ngày giờ năm sinh của hai con. Tiên sinh tính số Tử-vi, thấy cách của Khuông Dẫn là Tử, Phủ, Vũ, Tướng được Tả, Hữu, Khoa, Quyền, núi, giúp cho vị anh hùng vị ngộ, đang gặp lúc cùng khó. Đệ tử thưa : - Đệ tử nghĩ, nhân lúc thiên-tử chưa gặp thời, ta nên cho người vay nợ, để mai đây có dịp đòi nợ cứu giúp dân nghèo. Tiên sinh đồng ý. Hôm sau thầy trò xuống chân núi thấy một đoàn người chạy loạn đi qua. Tiên sinh để ý đến một thiếu phụ gánh hai chiếc thúng, trong mỗi thúng có một đứa trẻ khôi ngô dung quang khác thường. Tiên sinh biết hai đứa trẻ này ứng vào sao Tử, Phủ trên trời đây. Mới hỏi thiếu phụ : - Bà ơi ! Bà có mệt lắm không ? Bà gánh hai vị Thiên-tử đi đâu vậy ? Thiếu phụ đặt gánh xuống thưa : - Con tôi đó, đứa lớn tên Triệu Khuông Dẫn, đứa nhỏ tên Triệu Khuông Nghĩa. Từ sáng đến giờ chúng đói không có gì ăn. Tiên sinh bố thí cho chút đồ ăn được không ? Tiên sinh đáp : - Tôi xem thiên văn thấy dung quang hai con bà khác phàm. Bà có nhớ ngày giờ sanh của chúng không ? Thiếu phụ cho ngày giờ năm sinh của hai con. Tiên sinh tính số Tử-vi, thấy cách của Khuông Dẫn là Tử, Phủ, Vũ, Tướng được Tả, Hữu, Khoa, Quyền, Lộc củng chiếu. Ngặt đại hạn đang gặp Kiếp, Kỵ nên nghèo khó. Số của Khuông Nghĩa là Thiên-phủ lâm Tuất, ngộ Tả, Hữu, Khoa, Quyền đại hạn cũng đang gặp Kiếp, Kỵ nên nghèo khó. Tiên sinh nói với học trò : - Hai đứa trẻ này là chân mạng đế vương, khi đại hạn đi đến gặp Khôi, Việt, Xương, Khúc, là lúc thành đại nghiệp đấy. Ta phải giúp đỡ mới được, hầu mua lấy cảm tình, lúc thiên tử gặp thời, có thể nhân đó giúp dân vậy. Tiên sinh nói với thiếu phụ : - Tôi tính số thấy hai con bà sau đều làm vua. Khi đã làm vua rồi, thì tất cả giang sơn vạn dặm đều của con bà cả. Vậy bà bán cho tôi giải núi Hoa-sơn này lấy tiền mà tiêu. Thiếu phụ tưởng ông đạo sĩ điên khùng mới mua núi. Bà đồng ý bán. Bởi bà không biết chữ, nên xé vạt áo hai con quấn vào đôi đũa, nhét trong một ống đũa, coi như văn tự trao cho Hy-Di tiên sinh và nhận mười nén vàng. Năm 960, Triệu Khuông Dẫn thống nhất giang sơn, lên ngôi vua lập ra nhà Tống, sau là Tống Thái-Tổ. Niên hiệu Càn-đức nguyên niên (963), quan trấn thủ vùng Hoa-sơn dâng biểu về triều rằng: Có một đạo sĩ tên Trần Đoàn, tự Hy-Di bao dưỡng dân chúng không nộp thuế. Đạo sĩ nói rằng : Hoa-sơn là đất riêng của ông, đã được nhà vua bán cho rồi. Tống Thái-tổ không nhớ chuyện cũ, nổi giận, sai bắt Hy-Di tiên sinh vào triều trị tội. Nhưng quan địa phương rất kính trọng tiên sinh, không giám trói, còn đưa lừa cho tiên sinh cỡi đểlai kinh. Tiên sinh được giải vào triều kiến. Thái-tổ hỏi : - Đạo sĩ cũng phải tuân theo phép nước chứ ? Hà cớ phao ngôn nói rằng đã mua đất của triều đình ? Tiên sinh đáp : - Năm nay tôi đã trên 70 tuổi đâu dám nói dối. Luật lệ của bệ hạ là : Đời cha mẹ vay nợ, thì đời con phải trả. trước đây Thái-hậu qua Hoa-sơn, có bán cho bần đạo toàn vùng này lấy mười nén vàng. Văn tự còn đây. Tiên sinh xuất trình ống đũa và vạt áo. Thái-tổ truyền đem vào hậu cung hỏi Thái hậu. Thái-hậu nhớ chuyện cũ vội kêu lên : - Vị thần tiên ở núi Hoa-sơn đây mà, người đã cứu nạn cho nhà ta xưa đây. Thái-hậu kể chuyện xưa. Thái-tổ và triều thần kinh sợ về tài tiên tri của tiên sinh, vội tạ lỗi, lưu tiên sinh lại kinh, kính như bậc thầy. Tống Thái-tổ hỏi tiên sinh về khoa Tử vi, tiên sinh rút ra trong bọc tập sách nhỏ đề Tử-vi chính nghĩa trao cho Thái-tổ mà tâu rằng : - Đây là tất cả những tinh nghĩa về khoa Tử-vi. Bần đạo không phải là người đặt ra khoa này. Nhân người trước đã nói về Tử-vi, bần đạo nhận thấy Dịch-lý, Hình tượng Thiên văn, Lịch-số, Địa-lý đều có uyên nguyên với nhau, mới tước bỏ những rườm rà của người xưa, họp thành khoa Tử-vi mà thần viết trong tập này. Với khoa Tử-vi, bệ hạ có thể biết kẻ trung, người nịnh, thời nào tốt, thời nào xấu mà mưu đại sự. Đó là học tới bậc sơ đẳng. Còn học uyên thâm hơn, có thể nhân số mạng xấu, dùng người nào thì cứu được kẻ bị nạn, và cứu như thế nào ? Thấy kẻ ác thì dùng người nào, cách nào thì trị được, đó là học tới trung đẳng. Còn học tới chỗ uyên thâm cùng cực, có thể làm đảo lộn cả thiên hạ, nắm thiên hạ trong bàn tay. Nhưng bần đạo kính dâng bệ hạ một câu, khi dùng tập sách này, đó là : Chữ Nhân, đừng nên dùng vào những việc ác độc, tổn âm đức. Tiên sinh được các quan xin coi Tử-vi. Họ chỉ việc biên ngày sinh, tháng sinh, năm sinh và giờ sinh, tiên sinh sẽ kêu ra vị đó đang giữ chức vị gì trong triều, cùng sự lập thân ra sao, cuối cùng sự nghiệp sẽ kết thúc như thế nào. Triều thần không ai mà không kính phục. 3.- Cái chết của Hy-Di Sử Sách không ghi tiên sinh ra đời năm nào, mà cái chết của tiên sinh cũng rất mơ hồ. Bộ Triệu Thị Minh Thuyết Tử-vi kinh viết : « Niên hiệu Khai-bảo thứ ba (972), Thái-tổ sai sứ đến Hoa-sơn thỉnh tiên sinh, thì đệ tử cáo rằng tiên sinh ngao du sơn thủy đã ba năm không thấy trở về.» Sau trên mười năm không thấy tiên sinh trở về, đệ tử tiên sinh cho rằng thầy đã quy tiên. Họ họp nhau bầu lấy người chưởng môn. Nhưng khi sinhthời tiên sinh gặp ai dạy người đó, trình độ học trò không đều nhau, mà họ không biết nhau nữa. Cuối cùng vì trong mười năm xa sư phụ, mạnh ai nấy nghiên cứu thành ra khoa Tử-vi có nhiều dị biệt. Các đệ tử của tiên sinh tự ý thu đệ tử, truyền dạy, người có căn cơ thì dạy hết, người không có căn cơ thì dạy ít, thành ra khoa Tử-vi trở thành một khoa bí hiểm của riêng từng nhà, nhiều nhà còn giữ để làm kế sinh nhai, do vậy mới có nhiều khác biệt nhau.1 like
-
Chỉ có cách ;lập gia đình muộn ,lấy chồng phương xa ,hay đi xa mà lấy chồng , khi lể hỏi xong đợi vài năm sau hãy cưới ,thì hy vọng tránh được sự gãy đỗ ly tan .1 like
-
thằng dở người nào nó ko giải được lá số nên mới gào mỏ lên như thế. Quý cô coi ngay mấy cô Hoa Hậu hay Người đẹp mà xem, trước và sau đăng quang, ai chẳng Khổ ơi là Khổ. Toàn nói cái quá đúng thì nói làm gì nhỉ? Đàn ông sao mà khổ hơn đàn bà thế này? lại nói quá đúng, he he he nhưng chẳng ai khen cả, ngược lại có khi còn bị chê. Số cô nhiều chồng ơi là nhiều thế này thì cô cứ lấy xong rồi bỏ, 1 tháng làm 30 vụ cưới và ly hôn thì chẳng mấy mà xong nghiệp quả này. hóa giải thì chẳng ai giải được cho quý cô cả, tự quý cô phải giải thôi. Lên chùa ăn chay, niệm Phật đủ 5 năm nữa thì hòa nhập xã hội sau cũng chưa muộn. Chỉ sợ mông đặt ở đó, miệng lẩm bẩm kinh kệ mà đầu lại nhớ tới Thí chủ da trắng, thịt mềm, đôi môi mỏng quẹo, dáng vẻ thư sinh.1 like
-
PHẦN TIẾP THEO ( Về Tướng phụ nữ ) G _ CHÍN ĐIỀU XẤU CỦA PHỤ NỮ . 1_Quyền cao , mặt xấu : Hại chồng . 2_ Lộ hầu : Chiêu họa . 3_ Đầu xù , mặt bẩn . : Bần tiện. 4_ Đi như rắn bò : Bần tiện , lao khổ . 5_ Cặp chân mày giao nhau , áp mắt : Cùng khốn . 6_ Cạnh mũi có vết móc câu : Hại chồng . 7_ Mắt lộ bốn phía lòng trắng : Vụng , hung hãn . 8 _ Tiếng nói như đàn ông : Khắc sát phu . 9_ Tóc xoăn như ốc : Bần tiện , keo kiệt , khắc tử . Nếu người đàn ông nào lấy người đàn bà bị một trong 9 điều xấu đó tất nhiên sẽ gặp nguy khốn vì đó không phải là tướng “ Vượng phu ích tử “ . H_ CHÍN ĐIỀU TỐT CỦA NGƯỜI PHỤ NỮ 1_ Đầu tròn trán sáng ,bằng phẳng . 2_ Xương nhỏ nhắn , da mịn màng ,thanh sạch . 3_ Môi hồng, bộ răng đều và trắng . 4_ Cặp lông mày dài ,mắt thanh tú . 5_ Ngón tay thon, bàn tay đầy đặn . 6_ Tiếng nói nhẹ ,âm thanh như suối chẩy êm . 7_ Bước đi ngay ngắn , khoan thai ,tự nhiên .Tư thế nằm ngồi nhàn hạ . 8_ Cừơi mà không lơi lả ,không hở lợi . 9_ Thần khí thanh hòa ,da thơm mịn màng . Khi quan sát người phụ nữ mà không có điều kiện đi sâu xem chi tiết, chỉ thoáng qua nếu họ có đủ 3 tiêu chuẩn “ 3 trắng , 3 đen , 3 đỏ .” ta cũng đã thấy người phụ nữ này có tương lai sáng sủa . Ba trắng là : Da trắng , răng trắng , bàn tay trắng . Ba đen là : Tóc đen, mắt đen , lông mày đen . Ba đỏ là : Môi đỏ , lưỡi đỏ , móng tay đỏ .( Nếu được thêm một đỏ nữa là gót chân đỏ _ Ta thường nói gót chân son _thì càng hay .) Trước khi tạm dừng để tới các chương sau đề cập tới CHỈ TAY và NỐT RUỒI , LỐC CỐC TỬ tôi có một mẩu chuyện ngắn muốn kể lại cho các quý độc giả , chuyện này ngày xưa Mẹ tôi thường kể cho anh em chúng tôi . Chuyện kể rằng : “ Có một ông Thầy Tướng rất nổi tiếng khắp vùng ,khách tới xem đông lắm ! Một hôm có một người bạn ở phương xa đến nói rằng “ Tôi không tin về xem tướng ! “.Ông Thầy Tướng hỏi lại :” Tại sao anh không tin ? “. Anh kia nói :” Theo thầy nói chỉ có những người có tướng tốt như da trắng, tai to mặt lớn,v .v . .thì mới giầu có , hạnh phúc , con cháu mới thành đạt. Thế tại sao ở vùng quê kia có một tay địa chủ dáng người thì thấp bé , mắt lại lé ,da lại đen . . .mà tại sao mấy chục năm nay càng ngày càng giầu có . Vợ lại đảm đang , con cái học hành lại thi đỗ cao . Vậy là ngược lại với lời thầy nói .” Ông Thầy không tin, nói :” Anh đưa tôi đi tận nơi xem nhé ! “. Anh kia vui vẻ nhận lời . Sau mấy giờ lặn lội , khoảng gần trưa , hai người đến một nơi đồng ruộng thẳng cánh cò bay , lúa chin vàng nặng trĩu bông , đang vào mùa gặt .Anh bạn chợt chỉ tay đến một khoảng cách hơi xa có mấy người đang lúi húi gặt lúa : “ Người địa chủ mà tôi nói kia kìa .” Hai người tiến lại gần . Sau hồi chào hỏi ,tay bắt mặt mừng , người địa chủ mời cả hai về nhà . Mới đi được một đoạn ngắn, chợt người tá điền đi cạnh chỉ tay ra phía xa trên đường đi tới và nói với người địa chủ : “Ông chủ ơi ! Ở đằng kia có mấy người đang gặt trộm lúa của đồng ta ! Để tôi đến bắt họ giải lên quan nhé ! “ Nhưng người địa chủ ngăn lại và nói : “ Không được , năm nay đói kém , mất mùa , dân đói khổ mà ruông nhà ta lại tốt , cứ để cho họ lấy một ít có sao đâu ! Nhà ta có mất một ít thì vẫn thừa ăn ,nhưng họ không có ít đó thì gia đình họ sẽ đói !”. Nói xong ,ông địa chủ quay lại nói với anh bạn và ông thầy : “ Chúng ta đi đường này tắt về nhà gần hơn ,đừng để họ thấy chúng ta .” Ngừoi tá điền thì hậm hực , còn ông Thầy Tướng cúi đầu ngẫm nghĩ . Đến nhà người địa chủ quả nhiên như anh bạn nói . Nhà cửa khang trang sạch sẽ . Vào đến sân , những tá điền đang làm việc đứng dậy lễ phép cúi chào rồi lại tiếp tục làm . Bước vào hiên nhà bà vợ có tướng phúc hậu đon đả chào hỏi .Ngay sau đó bốn người con đủ trai , gái từ trong buồng bước ra khoanh tay lễ phép cúi chào . Vào đến trong nhà , ông Thầy thấy ngay một bàn thờ đang nghi ngút khói hương . Trên cao sát tường là ba bức tranh thờ Đức Phật Tổ Như Lai , Đúc Quan Thế Âm Bồ Tát và Đức Thánh Mẫu Thiên Cung .Đặt trên bàn thờ là 5 bát nhang đang tỏa khói hương thơm ngào ngạt , tàn nhang lộc xoắn suýt . Ông thầy Tướng quay sang nói với người bạn : “ Bây giờ tôi đã hiểu ra nguyên nhân . “ Nguyên nhân đó là gì chăc các độc giả đọc đến đây đã hiểu lý do mà người địa chủ có TƯỚNG MẠO xấu mà lại thành công vẹn tròn .Đó là TÂM ĐỨC . Các cụ từ xưa đã dậy chúng ta ĐỨC NĂNG THẮNG SỐ . Xin cám ơn các bạn đã bớt thời gian đọc câu chuyện này.1 like