-
Thông báo
-
Nội quy Lý Học Plaza
Nội quy này là bản mở rộng Nội Quy - Quy định của Diễn đàn. Khi tham gia mua bán, các thành viên phải tuân theo những quy định sau: Tiêu đề bài viết: Bao gồm: Chỉ dẫn địa lý, Loại hình Mua/Bán, Thông tin mua bán.
Chỉ dẫn địa lý: Tỉnh/thành nơi mua bán. Hoặc sử dụng định nghĩa có sẵn:TQ: Toàn quốc
HCM: TP Hồ Chí Minh
HN: Hà Nội
[*]Ví dụ: HCM - Bán Vòng tay Hổ Phách Nội dung bài viết: Mô tả chi tiết sản phẩm mua/bán
Bắt buộc phải có thông tin liên lạc, giá Mua/Bán
Bài mới đăng chỉ được phép up sau 03 ngày.
Thời gian up bài cho phép: 01 ngày 01 lần.
Các hành vi vi phạm nội quy này sẽ bị xóa bài hoặc khóa tài khoản mà không cần báo trước.
-
Leaderboard
Popular Content
Showing most liked content on 29/12/2010 in all areas
-
DỊ NHÂN ĐUỔI MƯA - MỘT KẾT CỤC BUỒN CHO LHDP. Dienbatn Thứ sáu, ngày 15 tháng mười năm 2010 http://dienbatnblog.blogspot.com/2010/10/d...c-buon-cho.html LỜI DẪN : Thời gian vừa qua , rất nhiều thông tin trên báo chí và trang mạng làm ầm ĩ về câu chuyện : Thiên Sứ đuổi mưa . Trong cuộc đời , Thiên Sứ là một người anh , một người bạn và dienbatn rất có cảm tình. Nhưng ngay từ khi có thông tin về vấn đề Thiên Sứ đuổi mưa trong dịp kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long , dienbatn đã gọi điện để ngăn cản . Đây là một việc làm rất tai hại , không chỉ riêng với uy tín của Thiên Sứ mà còn ảnh hưởng rất nhiều đến những người đang nghiên cứu về Lý Học Đông Phương .Thắng hay thua trong cuộc đời này là chuyện thường tình , nhưng nhân danh 5.000 năm Văn hiến và Hồn thiêng của sông núi Việt Nam để vào trò chơi cá cược lại là một cái tội Trời không dung - Đất không tha .Rất nhiều người , rất nhiều môn phái của các họ Đạo trong cả nước vẫn ngày đêm âm thầm cầu nguyện cho Quốc Thái - Dân an - Thiên hạ thái bình , cầu cho sự thành công của lễ hội 1.000 năm tại Thăng Long.Chỉ vì một chút hư danh - Thiên Sứ đã đánh mất đi tất cả . Ngày nay là ngày 8/10/2010. Chỉ còn lại 2 ngày nữa là mọi chuyện sẽ dần lùi vào dĩ vãng, nhưng những dư âm còn lại sẽ khiến cho ta đau đớn khi phải nhớ lại và sẽ là những tháng ngày khó khăn cho những tổ chức , những người đơn độc nghiên cứu Lý học Đông phương . dienbatn xin trích lại một số ý kiến của các trang mạng để các bạn nhận rõ vấn đề. Đây là một câu chuyện thật buồn . Thân ái . dienbatn . VỀ VIỆC TUYÊN BỐ ĐUỔI MƯA/DỰ BÁO THỜI TIẾT DỊP ĐẠI LỄ CUẢ THIÊN SỨ - NGUYỄN VŨ TUẤN ANH ---- KHOA HỌC HAY LÀ CÁI TRÒ ĐÙA QUÁ DAI? "Cụ" Thiên Sứ đã vi phạm một loạt lỗi, bao gồm lỗi về phương pháp khoa học và lỗi về tư cách, đạo lý như sau:1. Nhập nhằng giữa "khả năng dự đoán" và năng lực "đuổi mưa" Ban đầu nói có năng lực đuổi mưa ngày lễ (tiết kiệm cho Nhà Nước một đống tiền đô-la để phá mưa bằng phương pháp khoa học). Sau đó bị dư luận chỉ trích liền đảo lại là "chỉ là dự đoán" chứ không phải "đuổi mưa". Tuy nhiên, "cụ ông 61 tuổi" này lại không hề đứng ra xin lỗi về phát ngôn trước đó của mình. "Cụ" thoái thác là "nói đùa" theo kiểu "Thiên Sứ cười", "Thiên Sứ nói dối ngày Cá Tháng Tư"! Nên nhớ, đây là phát ngôn nghiêm chỉnh, trang trọng của một "nhà nghiên cứu" (như lời của nhiều nhà báo và đệ tử tôn xưng) với một Nhà Nước, 1 Chính Phủ, một Quốc Gia, suy ra cũng là với Nhân Dân, với 1 Dân Tộc; trong một dịp Đại Lễ long trọng của quốc gia và dân tộc. Không thể là việc trẻ con để nói đùa bỡn theo kiểu trẻ con, và đây cũng không phải dịp ngày Cá Tháng Tư để cụ giở trò bỡn cợt. Cụ định bỡn ai? Bỡn Nhà Nước? Bỡn Chính Phủ? Bỡn Dân Tộc? Bỡn vân vân? Đó là chưa kể cụ đã lớn tiếng tuyên bố phát ngôn dám cá bằng uy tín và danh dự của một nhà nghiên cứu, nhân danh nền văn hiến và lịch sử của dân tộc Việt Nam? Bỡn gì ở đây? 2. Đặt vấn đề thù lao (bằng tiền thuế của nhân dân) một cách vô ý thức Để đại lễ diễn ra trong thời tiết thuận lợi, đã có đề xuất dự án "đuổi mưa" (nếu có mưa) bằng phương pháp khoa học - kỹ thuật hiện đại, nhưng dự án này quá tốn kém về chi phí nên Việt Nam đã đồng ý bỏ qua, để tiết kiệm tiền của của nhân dân. Nhưng chi phí đó tuy đắt đỏ nhưng là do giá thành của kỹ thuật đuổi mưa quá tốn kém. Nay cụ Thiên Sứ dùng "năng lực đặc biệt" thì sao lại công khai đòi hỏi một số tiền thưởng quá lớn, trên 7 tỷ đồng? Thậm chí đòi bằng một giọng điệu cao ngạo và phách lối? Nên nhớ, đây là tiền thuế của nhân dân (tiền của Nhà Nước cũng là tiền của dân), là mồ hôi, xương máu của nhân dân. Với ngân sách của cả một quốc gia, số tiền đó tuy không lớn (song cũng có thể dùng để tài trợ cho một ngôi trường, cho trẻ em SOS, cho rất nhiều thứ đáng cho) nhưng với một cá nhân đòi hỏi, số tiền đó là quá lớn, với một công việc như vậy! Mục đích dùng số tiền này, ông Thiên Sứ đã tự giải thích là để xây sửa nhà ở của cá nhân ông (7 tỷ); còn số "tiền lẻ" ông cũng đã nói để chi dùng vào việc gì đó mà nhiều người biết tỏng là để chạy" giấy xin phép" hoạt động cho Trung Tâm ông tạo ra. Việc này miễn bình luận, tự nó nói lên tất cả. Nhưng tôi vẫn xin nói một chút, lý do "đòi tiền" như thế không tốt đẹp (về đạo lý) và không hợp lý (về tư duy). Không lẽ ông định xây nhà biệt thự 20 tỷ thì ông đòi 20 tỷ, con ông cần chục triệu đô-la đi du học ông cũng đòi chục triệu đô-la? Không phải cá nhân ông có việc cần tiền (dù là việc gì không cần biết) thì ông có lý do chính đáng để đòi hỏi tiền bạc. Bỏ ra một số tiền mồ hôi nước mắt của nhân dân không phải là một "trò cười" như vậy! Đấy là chưa kể, đây là một dịp lễ kỷ niệm lịch sử, nếu ông tự coi là công dân Việt Nam yêu nước, yêu giống nòi (hẵng , thì phải nên hành động vì trách nhiệm của bản thân, cho dù ông có khả năng đi, cũng là đóng góp tự nguyện, vô vụ lợi như một người con của đất nước. Là một người tự nhận là "dân Hà Nội", ông phải biết để bảo vệ Thăng Long nói riêng và Việt Nam nói chung còn đến ngày nay, biết bao nhiêu người con Hà Nội và con dân Việt Nam đã hy sinh xương máu và tài sản từ xa xưa lại gần nay? Cái gì sẽ xảy ra nếu những người lính của Trần Hưng Đạo, của Quang Trung v.v... cũng đòi hỏi những giá cả như vậy? Nếu không có họ thì có thể cũng không có gia đình ông, bố mẹ sinh ra ông, để có ngày ông phô diễn lý thuyết của ông và tuyên bố "đuổi mưa" (sau đó nói chữa là "chỉ dự đoán") như hôm nay? Thứ hai, việc ông tuyên bố năng lực là chuyện của ông, việc báo chí "lăng-xê" ông (cũng như họ đã lăng-xê rất nhiều kẻ bất tài mà mạnh miệng khác rồi) là việc của báo chí. Nhà Nước và Nhân Dân có suy nghĩ của họ để chi tiêu tiền và "chấp nhận dự án" một cách khoa học và hiệu quả. Trên suy nghĩ của tôi (và chắc cũng của rất nhiều người), nếu Nhà Nước chấp nhận dự án của ông sẽ là một việc khôi hài, biến Việt Nam thành một quốc gia - dân tộc làm trò tiếu lâm cho dư luận thế giới và chắc chắn là Nhân Dân nói chung sẽ bất bình. Việc ông có thực lực hay không, lý thuyết của ông đúng hay sai chưa cần bàn, một Nhà Nước sẽ biết cách hành động ra sao cho phù hợp, yêu cầu ở đây là Nhà Nước hành động sao cho khoa học, hợp lý chứ không phải là tham gia vào một trò chơi xúc xắc có thể đúng hay trật của ông, đây cũng không phải là dịp để Nhà Nước chính thức cấp phép cho ông thực hiện một cuộc thí nghiệm tính đúng hay sai về thuyết KHHB nào đó mà ông chắc mẩm ông đúng. Thử nghĩ nếu có 100 nhà tự xưng "nhà nghiên cứu KHHB" tạo ra 100 cái lý thuyết như vậy, cũng yêu cầu dự án như vậy, Nhà Nước cũng cho thí nghiệm vào những dịp như thế này? Ông đã hiểu sai về thí nghiệm khoa học. Khoa học (nói chung, chưa nói đến thứ khoa học kiểu của ông) dĩ nhiên cần thí nghiệm, kiểm nghiệm, nhưng không phải với những cách như thế này. Nếu Nhà Nước cũng bắt tay thì tôi xin nói thẳng là làm trò cười cho "thiên hạ" trong và ngoài nước. Chưa nói là đòi đến tiền của bạc tỷ. Cũng như đã nói ở mục 1, đây cũng không phải là cơ hội để nói đùa kiểu Cá Tháng Tư như ông biện hộ. 3. Hiểu sai về "đánh cuộc danh dự học thuật" và đánh đổi được - mất - Thứ nhất, ngay khi ông đoán đúng, điều đó không liên quan gì tới các thứ "học thuyết" khác của ông như Lạc Việt 5000 năm (khi mà Lạc Việt còn ở giai đoạn đồ đá), Lý Số có nguồn gốc Lạc - Việt, đổi chỗ Tốn - Khôn v.v... Vì vậy, đánh cuộc điều này là thiếu đầu óc, phản lô-gíc. Và không thể lấy dự đoán đúng làm "bảo kê" hay "áp lực uy tín" cho các thứ thuyết đó. Cái nào ra cái đó. - Thứ hai, ngay cả khi ông giữ lời hứa, thì không được đem uy tín của ông để đánh đổi (nếu đúng, tôi được cái này, nếu thua, tôi mất cái này), bởi nếu nó không đúng thì không có giá trị gì nữa để mất. Người ta không thể mất những cái không có. Không thể đem một ngôi nhà không có (hay ít ra là chưa chứng minh được nó có) để đem thế chấp: Nếu mất, ông chỉ mất một cái vốn không có (nghĩa là bằng hòa), nếu được thì được rất nhiều (có tiền, có danh dự, được công nhận...) - Thứ 3, dù gì đi nữa, đã làm học thuật (được hô là "nhà nghiên cứu) thì nên "quên ngay" cái kiểu đánh cuộc (nếu được nếu thua) như thế, đó chỉ trò trẻ con. Khoa học không phải là một trò cá cược hay hay một chầu đánh bạc ở Las Vegas. Làng khoa học không phải là một cái Casino, cho dù đánh bằng tiền (hơn 7 tỷ) hay bằng danh dự. Thật đáng buồn là còn nhiều người vẫn ngộ nhận điều này, có thể vì dân trí kém. Không lạ, nếu hiểu biết của họ về công việc học thuật còn quá ấu trĩ như vậy. Còn việc một nhà khoa học vì đạo đức hay tư duy quá tồi mà tự đánh mất uy tín, sự nghiệp hay tiền bạc trong thực tế thì lại là việc khác. Nhưng đó là việc tự nhiên của muôn đời xã hội, làm tốt thì được, làm kém thì mất, chẳng liên quan gì tới cá cược. Ông có thể mất uy tín (và thực tế đã mất) mà chẳng cần dựa vào trò cá cược. Đã nhận là "nhà nghiên cứu", "người làm học thuật" mà còn có trò chơi này thì thật là "hết date", nếu Nhà Nước và Học Giới mà chấp nhận trò chơi này, chẳng phải khôi hài lắm ư? - Thứ tư, một nhà nghiên cứu hay thậm chí một công dân, không được phép và được quyền đưa ra một đòi hỏi và sức ép như vậy, cả về mặt tư cách nghiên cứu, tư cách công dân, cả về tính khoa học trong học thuật. Huống hồ ngôn ngữ, giọng điệu, nội dung cam kết có phần phách lối. - Thứ năm, xét về môn Lý Số Đông Phương, là một bộ phận của văn hóa thấm nhuần minh triết Phương Đông, thì uy tín, danh dự, sức hút phải là "hữu xạ tự nhiên hương" với một cái tâm thành khẩn, vô vụ lợi và "không gây sức ép". - Thứ sáu, việc ông từ chức Giám Đốc Trung Tâm do ông tự lập cũng không phải là một cái giá để đánh đổi cho người khác. Về mặt uy tín, về chữ tín nghĩa, thì ông nên làm điều đó để giữ lời; nhưng về mặt "giá trị trao đổi" thì nó không có Bởi thứ nhất, với người khác, nó vô giá trị, hay chí ít là không chứng minh được giá trị, riêng với người không tin ông, nó bằng 0. Thứ đến, nếu dự báo và khả năng đuổi mưa của ông biến thành trò tiếu lâm (như hiện nay đã chứng tỏ) thì uy tín, danh dự của chỗ ngồi do ông và quý vị đệ tử tự đặt cho ông cũng tự nhiên mất trong mắt nhiều người. Nếu ông còn biết từ chức thì cũng chỉ là để cứu vãn một chút danh dự của người dầu sao còn biết chữ tín và biết tự trọng phần nào. Ông không từ vị trí thì trong con mắt của mọi người (bao gồm cả giới Huyền Học và Đại Chúng) vị trí đó cũng hư vị. Ông không tự nhận mất uy tín thì thực tế cũng đã và sẽ mất, giống như nó buộc phải mất. 4. Hiểu sai về bằng chứng khoa học, về tính kiểm nghiệm sai - đúng trong học thuật Nếu đúng (hay có vẻ đung đúng) thì điều đó có thể là quy luật tự nhiên (đoán hay không đoán, đuổi hay không đuổi thì cũng thế) và ông có thể đoán mò mà đúng; chưa có cơ sở đảm bảo là kết quả thí nghiệm được chứng thực bằng kiểm tra khoa học. Nếu kết quả đúng chưa khẳng định được về khoa học chứ chưa nói là tung tiền thưởng. - Thiên Sứ tuyên bố "đuổi mưa đại lễ" (bây giờ lại có đệ tử tuyên bố "giúp Thiên Sứ đuổi mưa, bão lụt". Ngay cả không mưa thì về khoa học có thể khẳng định là "công do Thiên Sứ đuổi" hay không? Hay nếu không đuổi, hay thậm chí trên đời không có Nguyễn Vũ Tuấn Anh thì trời cũng không mưa? - Ngay nếu Đài Khí Tượng báo mưa mà trời quả thực không mưa, thì có thể chỉ là dự báo của nhà Đài sai, thậm chí có thể là giới hạn của các phương pháp dự báo khoa học của khoa học hiện nay, giới hạn của trang thiết bị khoa học, giới hạn của việc đào tạo và phát triển ngành dự báo thời tiết hiện nay. Chứ chưa phải là khẳng định do công phu "xua mây đuổi bão" của Thiên Sứ (cho dù Thiên Sứ cứ tự nhận là do công phu của mình tùy ý, đó là việc của ông, thích nhận làm tài sản của mình cứ nhận, nhưng để khoa học trao cho tài sản ấy, thì phải có sự chứng minh, khảo tra khoa học). - Ngay cả nếu cả 2 cùng dự đoán, mà dự đoán của Thiên Sứ chuẩn xác hơn (tính cùng thời điểm và dự báo độc lập, cách ly hoàn toàn) thì có 2 khả năng xảy ra: + Thứ nhất: Cùng lắm là dự đoán của Thiên Sứ đúng hơn, chứ không phải là do công phu "xua mây đuổi bão" như ông này tuyên bố mạnh mẽ từ đầu (mặc dầu sau nói lại, nhưng như vậy là làm trò trẻ con, không ai chấp nhận). + Thứ hai: Tuy thực tế đúng với dự đoán của Thiên Sứ hơn, cũng chưa chắc đã khẳng định phương pháp dự đoán của Thiên Sứ đúng. Ta thuyết minh rõ ra cho khả năng thứ 2: * Đoán mò cũng có thể đúng (như người chơi xổ số, chơi lô đề v.v... cũng có thể trúng, dù chẳng có thuật gì) * Đoán mò cũng có thể đúng ngay cho cả khi xác suất trúng cực nhỏ. Bởi về lý thuyết xác suất, nhỏ nghĩa là vẫn tồn tại (thực tế chứng minh: ngay số vé số độc đắc, đoán số đề "ba con số cuối" vẫn có thể trúng) * Đoán thời tiết thì chỉ có Mưa hay Không Mưa. Nói đơn giản là xác suất 50/50. Giống như trò chơi trẻ em vẫn chơi là đoán vật cầm ở tay trái hay tay phải, không phải tay này thì tay kia. Xác suất trúng là 50%. * Trong thực tế, việc tồn tại có một khoảng "không mưa dài hạn" trong vòng 5 hay 10 ngày là có thể. Người đoán đúng chưa chắc đã khẳng định được về mặt học thuật. Thậm chí có thể không mưa cả tháng. Hiện tượng "không mưa lâu ngày" này tuy không phải khi nào cũng có, nhưng không phải là không xảy ra hay quá hiếm hoi. * Huống hồ dự đoán theo kiểu "có thể sẽ mưa" (nghĩa là có mưa cũng đúng, không mưa cũng đúng nốt?), tham khảo bám đuôi dự đoán của nhà Đài Khí Tượng và quan sát thời tiết sát nút ngay gần thời điểm được "dự đoán" v.v... (sẽ bàn thêm về sau) Vì vậy: a) Ngay cả khi đoán đúng thì có thể chỉ là đoán đúng, không phải do công phu xua mây đuổi bão B) Kết quả đúng khác với khẳng định phương pháp học thuật đúng xét về khoa học Điểm này hơi khó, vì với sự hiểu biết của ông Thiên Sứ và đệ tử về khoa học kèm phương pháp kiểm tra, chứng thực khoa học; với thái độ tôn trọng khoa học nghiêm ngặt của họ thì rất khó giải thích cho họ thế nào là khoa học hay không. Việc này là cả kiến thức và văn hóa, đào tạo, rèn giũa cả đời, không thể dạy cho họ qua một hay mười bài tranh luận mà họ hiểu ra (hoặc cũng hiểu được phần nào nhưng không chịu công nhận, vì sợ mất mặt). Nếu không, thì ông ta đã không còn phải là ông Thiên Sứ - Nguyễn Vũ Tuấn Anh như ngày hôm nay. Và đệ tử của ông đã không còn phải là đệ tử ông Thiên Sứ! Ông Thiên Sứ (và đệ tử) dù có hiểu được hay không (mà tôi không hy vọng hão huyền vào việc này, ai dám mơ nghĩ ông ấy hiểu được cao hơn ông ấy chứ?) thì cúng không thể đảo ngược được sự thật này: - Muốn chứng minh cái gì là khoa học thì phải tuân thủ sự nghiêm ngặt của tư duy khoa học và khảo tra khoa học. - Cái chưa được công nhận là khoa học có thể biết đâuvẫn đúng (hay đúng phần nào đó) nhưng công nhận là khoa học thì phải đáp ứng yêu cầu. Thí dụ giản đơn: Người được thả ra có thể là người không đủ bằng chứng (khoa học) buộc tội anh ta, không nhất thiết vô tội, nhưng không đủ bằng chứng thì phải thả. Ngày nào đủ bằng chứng bắt lại. Không có ngày đó thì thôi. Không lẽ không đủ bằng chứng cũng phải buộc tội anh ta (nghĩa là công nhận anh ta có tội). Cũng như không đủ bằng chứng khoa học cũng công nhận khoa học? Hay ông định buộc phải công nhận Tử Vi là khoa học, và "bắt" giảng dạy nó trong Nhà Trường? Phương pháp xem lá số là một phần của phiên tòa? 5. Thiếu trách nhiệm về các hành vi và phát biểu của mình lẫn đệ tử Đệ tử do ông đào tạo, ông chịu trách nhiệm. Dù họ sai lỗi của riêng họ, ông có trách nhiệm giáo dục, nghiêm khắc phê bình họ trước công luận để giữ uy tín, trách nhiệm trước công chúng. Đệ tử của ông cũng thuộc Trung Tâm và "Hội đồng đệ tử" của ông, họ làm sai, nói sai thì cũng là Trung Tâm của ông sai. Đệ tử này được ủy quyền phát biểu (cho ông nói riêng hay cho Trung Tâm của ông nói chung), có trách nhiệm nói đúng sự thật. Nếu sai cũng là cái sai chung (đã nói trên) và Trung Tâm có trách nhiệm chính thức xin lỗi rõ ràng trước dư luận, vì đó là lỗi của "nhân viên Trung Tâm" chứ không phải lỗi của dư luận và bắt họ thông cảm. Không thể chỉ đẩy cho "nhân viên, đệ tử nói sai" là coi như xong chuyện, hòa cả làng! Vấn đề là ai sai? Chẳng lẽ người nghe sai? Họ bắt buộc phải tự mà đi hiểu lại? Hơn nữa, đẩy cho đệ tử sai, biết đâu là trốn tránh trách nhiệm? Ai biết đó là sự thật hay chỉ là việc "hi sinh tiểu tốt để bảo vệ chủ tướng và cả một đội quân"? Nếu như chỉ có thầy - trò các ông tự xác nhận với nhau thì ai biết đó không phải là thỏa thuận nội bộ của các ông, chấp nhận một "khổ nhục kế" hy sinh con tép bảo vệ con tôm nhằm cứu vãn tình hình. Từ bấy nay đã lâu, trong tuyên bố của ông và chính các vị đệ tử, chưa hề có sự giải trình thỏa đáng và công khai tự phê bình chính nhóm của mình? Cuối cùng, người đứng trách nhiệm cao nhất phải có trách nhiệm cao nhất. Quân sai cũng là cái sai của tướng. Con dại cái mang. Ở nước ngoài, những người có tinh thần trách nhiệm và lòng tự trọng cao (cái mà tôi cũng không hi vọng ông sẽ có) thì khi thuộc tướng của mình sai lầm thì họ cũng nhận lỗi, nhiều khi từ chức. Các ông đi làm phong thủy, khi làm sai gia chủ chịu thiệt, các ông cũng đẩy lý do là "do lính làm sai" là phủi trách nhiệm? Gia chủ ráng dài cổ ra mà chịu trận? Nên nhớ, trong các ông ai sai không quan trọng, vấn đề là ai thì đó cũng là các ông, còn người chịu thiệt vẫn là người ta không đổi. Giống như vậy, ông hay đệ tử phát biểu sai, thì cũng là các ông, còn dư luận không có tội gì nhưng lại là người bị nghe điều sai sự thật, phải đọc những bài báo mang tính "NỔ" trái sự thực. Không lẽ họ đáng bị nghe điều trái sự thật? Không thể thanh minh là xong! Phải ai chịu trách nhiệm? Chịu thế nào? Và quay lại, lấy gì chứng minh đó là "đệ tử sai", nếu đó là sự thỏa thuận biến đệ tử phải hy sinh cái danh dự nhỏ bé hơn thầy làm Lê Lai cứu Chúa thì sao? Họ là số ít đệ tử "chịu sống chết theo thầy", nếu chấp nhận điều này cũng không lạ. Nhân dân không cần biết ân nghĩa thầy trò các ông có làm sao, vấn đề là cái gì chứng minh. Nên nhớ đệ tử này cũng là "đệ tử ruột", có "chức vị" "to" trong "Trung Tâm" (Trưởng văn phòng đại diện ở Hà Nội) kia mà. Có phải mèng đâu mà muốn nói sao thì nói. Cho dẫu chấp nhận câu chuyện các ông thanh minh (dù thật hay giả), thì Trung Tâm có trách nhiệm giáo dục, huấn luyện các nhân viên cho đến nhân vật lãnh đạo phải có tinh thần học thuật nói đúng sự thật, là đạo đức của con người nói chung và tư cách và phương pháp làm việc của người làm học thuật nói chúng. 6. Hiểu nhầm danh dự cục bộ với danh dự, uy tín rộng rãi Ông Nguyễn Vũ Tuấn Anh cam đoan có danh dự, uy tín về Huyền Học cũng như học thuật khác (khẳng định quốc gia Lạc Việt 5000 năm văn hiến) và cam kết sẵn sàng mất danh dự và uy tín cá nhân. Nhưng chiểu theo thực tế, "danh dự", "uy tín" đó tuy có nhưng chỉ là một thiểu số. Ngay giới Huyền Học rộng rãi cũng không công nhận. Giới Sử Học và các Khoa Học Gia khác cũng không công nhận. Công chúng bình thường cũng vậy. Bằng chứng là vô số nhà Huyền Học không chấp nhận các lý thuyết này. Thậm chí có cả những người đã là đệ tử của ông đã đồng loạt ra đi trong năm. Thậm mức hơn nữa là có cả những người từng "một thầy - hai trò","cắp cặp theo hầu thầy" trong các cuộc ra mắt (là Kiều Quang Dũng, nickname trên mạng là Dungkq, Mod của trang web vietlyso) cũng đã "cho thầy ra khỏi trang nhà" làm nên cuộc CẬN BIẾN HÓA đại tài và ngoạn mục nhất trong lịch sử các trang web lý số Việt Nam (ngày hôm qua vietlyso còn giương cao ngọn cờ "cơ quan ngôn luận của Trung Tâm xxx", ngày hôm nay đã tháo cờ xuống tắp lự một cách "không kèn không trống", còn Trung Tâm thì bơ vơ không còn trang nhà)! Vậy đó chỉ là "uy tín" gói gọn trong một thiểu số hiếm hoi. Và tôi có thể nói gồm hai bộ phận: - Bộ phận thứ nhất: Những người chưa có hiểu biết đáng kể về Lý Số, nhất là về kiến thức nguyên lý nền tảng, nhưng bị thu hút bởi lớp bọc đường "5000 năm văn hiến", "yêu nước", "dân tộc" và thứ hợp lý đơn giản mà đầu óc họ có thể tiếp thu được. - Bộ phận thứ hai: Những người cũng có hiểu biết nhất định về Lý Số rồi, nhưng cũng vì 2 nguyên nhân trên nên đánh mất khả năng tư duy tỉnh táo của bản thân, trước sức hút ma mị của cảm tính và tư duy đối xứng, hợp lý kiểu chủ nghĩa giản đơn. Và cả những bộ phận liên kết với ông vì "giữ uy tín chung", "hưởng lợi chung" theo lối "môi hở răng lạnh" hay "anh lợi, tôi lợi". Cuối cùng, cho dù là có một số người theo và tôn xưng (cũng như làng Lý Số cũng có hàng loạt những vị chủ trương các "phe phái" được một nhóm đệ tử tôn xưng, có điều đệ tử phái này thì coi thường phái kia và đệ tử phái kia). Chưa có nghĩa là danh dự và uy tín rộng rãi của giới chuyên môn, chưa nói đến giới chuyên môn có khả năng cao nhất. Nếu có một hai người nào "có danh" thì cũng chưa chắc vì có thể có nhiều lý do, vả lại ở đời có dăm vài người có suy nghĩ khác lạ cũng chẳng lạ gì. Còn các đệ tử đã theo thầy như bỏ bùa, thì tất nhiên cái gì chẳng tin thầy sái cổ? Như thực tế đã diễn ra, nhiều cái sai của Thiên Sứ bộ lộ, học trò ỉm đi. Chực thấy điều gì có thể phô trương, hô hào thì bắt đầu nhận vơ vào và tung hô. Uy tín từ những người như vậy có gì bảo đảm? 7. Kết quả không phải khi nào cũng là bảo kê" của sự đúng đắn về phương pháp - Một, ông ấy vẫn có thể sử dụng phương pháp khác nhưng hô ra là dùng phương pháp của ông sáng tạo. Thậm chí, ông có thể dùng Huyền Học không đổi chỗ Tốn - Khôn hay Thủy - Hỏa. Thậm chí, ông có thể không dùng Huyền Học (như chuyện bị phát giác trên mạng, dùng chương trình dự báo thời tiết trên điện thoại di động, rồi bàn với học trò sẽ đưa lên mạng giả làm một quẻ Lạc Việt, còn không quên bảo học trò: Đảm bảo quẻ bói Lạc Việt sẽ danh nổi như cồn). Đây là sự thật, 1 lần bất tín, vạn lần bất tin. - Hai, dự báo đúng một số trường hợp (và cũng sai nhiều trường hợp, như dự báo Obama không trúng cử tổng thống chẳng hạn) chưa khẳng định vị trí của Lạc Việt độn toán như ông tưởng bở. bởi 1 phương pháp tuy có sai nhưng không có nghĩa là sai toàn bộ (như người theo một vài thuyết Tử Vi sai thì anh ta vẫn có thể đúng hay gần đúng một số trường hợp). - Ba, dự báo đúng (phần nào, vì cũng sai nhiều) có thể chẳng có gì cao siêu. Khi Thiên Sứ chính thức thừa nhận có sử dụng cả các bảng báo thời tiết, có cho phép "nói đi nói lại", chỉnh sửa lời dự đoán, kể cả dự báo sau khi đã tiến sát nút thời điểm dự báo (gọi ấm ớ là cận biến hóa, một khái niệm mù mờ và tráo trở). Cho phép lối dự đoán mập mờ, nước đôi hay khó hiểu cụ thể. Khi đoán sai quá chối không được thì đổ lỗi cho "xác suất có thể sai" (dù trước đó đã cam kết không có mưa trong 7 ngày đại lễ, nếu sai từ chức, nếu đúng thì cuỗm hơn 7 tỷ đồng ngân sách cũng là tiền thuế của nhân dân). Khi đoán đúng (bất kể vì lý do gì) thì vỗ tay ầm lên, tự tung hô mình và để đệ tử tung hô). Khi sai có thể biện hộ được thì ra sức biện hộ, dù không một chút thuyết phục (trừ đệ tử quá bảo vệ thầy). Thí dụ: Ngày 25 trước, ông đã đoán trời nắng đẹp, đến chiều Hà Nội mưa (coi hinh sau) Ông ta bảo xác suất đúng là 50%, vì ngày có 2 buổi (sáng và chiều)! Nói thế thì tôi có thể đoán đúng 50% như ông Thiên Sứ:- Một người mù 1 con mắt, tôi xem số đoán "không mù, mắt sáng và đẹp" thì vẫn đúng 50%!? Hay hơn ông Thiên Sứ: - Một người thọ 80 tuổi, đi tù 10 năm, tôi xem số đoán ông không bị đi tù, chỉ sai 10/80, tức đúng 87.5%. Tôi khuyên ông Thiên Sứ nên dũng cảm nhận sai lầm, chứ không nói dựa, nói lập lờ, chối quanh... như vậy. Cho dù sai, nếu thành tâm nhận khuyết điểm, dù đã mất uy tín với công chúng, cũng ít ra còn vớt vát được chút tư cách con người. Thử hỏi, với các kiểu như vậy mà coi là đúng, thì trên đời này cái gì mà chẳng đúng? 8. Dùng một số danh từ rất kêu nhưng sáo rỗng, để che mắt người Điển hình là vụ cận biến hóa. Cận biến hóa được hiểu ra sao? Có phải đây là chữ Hán - Việt nên nghe cao siêu, đem ra lòe người hòng làm cho họ mất khả năng đánh giá? Nói thẳng toẹt ra, thì cái gọi là cận biến hóa chẳng qua là: Trước đã đoán rồi, đến gần thời điểm đó, dựa vào theo dõi thông báo thời tiết, hoặc dựa vào diễn biến tình hình thời tiết khi đó, sợ mình đoán sai mất, thì phải lao ra chỉnh sửa. Chỉnh sửa thì sợ mất uy lực, nói thác ra cận biến hóa. Đây cũng là một bệnh nữa: Bệnh sính nói chữ, nhất là các thứ chữ Hán - Việt, nghe có vẻ cao siêu, dù chưa chắc mình đã hiểu, và những người tung hô cũng chưa chắc hiểu. Chưa nói về ngôn ngữ, cái từ cận biến hóa như vậy có chuẩn chưa, nhưng ít nhất cũng chẳng sáng tạo gì, cái này do "chuyên gia - Tiến sỹ" (nghe tự xưng thế, không rõ có phải không, nhưng viết lách thì ở tầm nên đi học lại trung học phổ thông) Ba Lan người Việt Nam là vuivui mách nước cho. Thật ra là vuivui dùng để phản đối, nhưng Thiên Sứ như người "chết đuối vớ được cọc" bèn ôm ngay từ này về nhai lại, biến thái nó đi để phù hợp với mục đích bào chữa của mình. 9. Nổ các kiến thức khoa học hiện đại (kể cả những thứ cũng chưa được khoa học chưa rõ đúng sai) để làm vàng mã trang kim, lòe người thích khoa học cao siêu nhưng lười học để chinh phục kiến thức khoa học thực sự. Kiến thức khoa học thì như Nguyễn Vũ Tuấn Anh tự nhận là không rành (trên website của ông ta). Nhưng ông ta tha về biết bao bài vở linh tinh như thế mà tỏ ý tán dương (dù tán dương khéo, để khỏi bị trách nhiệm khi họ sai). Nhưng khi tuyên bố trên báo chí thì khác, ông mạnh miệng mượn những cái từ khoa học rất kêu đó làm "make-up" cho cái lý thuyết của ông ta! Khoa học lượng tử là gì, liệu Nguyễn Vũ Tuấn Anh có thể đọc và hiểu được chính xác (cái này những người thân của ông, cụ thể chẳng hạn như con trai ông có thể kiểm chứng). Thế mà mượn lời khoa học "khoa học lượng tử nói ý thức con người có thể tác động lên một photon"? Nguyễn Vũ Tuấn Anh còn làm chị nuôi cho những bài vở trên mạng của ông ta, nuôi nấng những người "lật đổ thuyết tương đối của Einstein", "đề nghị ngừng giảng dạy thuyết tương đối" (chà, nghe gớm nhỉ), rồi đích thân Nguyễn Vũ Tuấn Anh phủ nhận thuyết tương đối, phủ nhận tốc độ cực đại là vận tốc ánh sáng và đưa ra cái có thể gọi là "thuyết tuyệt đối" của ông ta. Ông ta đã hiểu sai tính tương đối với quy luật. Nhầm tưởng tương đối là phản quy luật. Cũng nhầm tưởng mối quan hệ giữa thuyết tương đối với khả năng tiên tri (hay là dự đoán?) của lý học Phương Đông. Đó là cầm nhầm giữa vĩ mô và vi mô. Mặc ai nói gì thì nói, tôi không tin một người với kiểu kiến thức thậm chí khoa học thời phổ thông còn nắm chưa được, nói gì tới những vấn đề cao siêu như "chứng minh Anhxtanh sai!" Khoa học đã được nhiều lần tiến triển cho tới gần nhận thức hoàn hảo hơn, nhưng không phải là với những người như vậy và được tung hô bởi những "đệ tử" và "độc giả" như vậy (nói thật, khả năng khoa học của những người tung hô ông Thiên Sứ tới đâu). Đừng hiểu sai sự tiến triển của khoa học một cách dễ dãi như vậy. Tất nhiên, khi viết những dòng này, tôi phải tự hỏi, tại sao họ lại phải hiểu được sự khó khăn và nghiêm ngặt của khoa học (khoa học thực sự, chứ không phải khoa học để các đệ tử huyền học tung hô, những người sẽ bị đánh trượt ở cửa ngõ làng khoa học thực sự). Cũng đừng sớm dễ dãi mà tự ví mình với những "thiên tài đi trước thời đại"! Số người đó tuy có, nhưng không phải ai cũng đạt được, và ai là những người thỏa mãn những điều kiện để làm những nhà khoa học đó? Phải chăng Anhxtanh ngày xưa đưa ra thuyết tương đối (ban đầu cũng bị phản đối) cũng với những kiến thức lỗ chỗ, học mót từ bài vở báo chí hay Internet đâu đó như ông Nguyễn Vũ Tuấn Anh và cộng sự? Và Anhxtanh cũng đã từng làm việc với một thái độ tôn trọng, tuân thủ khoa học một kiểu trẻ con như vậy? Tất nhiên, điều này không lạ gì, khi ta biết được chính Kiều Quang Dũng (dungkq) - một người từng nhận Thiên Sứ làm sư phụ và sau đó đã hất cẳng thầy ra khỏi vietlyso.com) - cũng từng nổ với tuyên ngôn "học thuyết DũngKQ" và khẳng định đại ý "tên tôi sẽ được ghi vào lịch sử, vào danh sách các nhà triết học tầm cỡ trên thế giới!" Trong đất nước Việt Nam hiện nay, trong số người Việt, không hiếm những hiện tượng ngông cuồng, ảo tưởng, tự ma mị mình... như ông Thiên Sứ và vị học trò đã ly khai là Dungkq. Hiện tượng "lý thuyết Nhiêu" là một minh chứng. Bởi vậy, tôi không hề coi Thiên Sứ là một "thiên tài cô đơn" hay "dị nhân cô đơn". Hãy xem như vụ đòi làm quân sư để lấp dàn khoan dầu khí (cũng đòi số tiền khổng lồ, huyênh hoang viết cả bằng chữ, viết cả số tiền lẻ, số tiền cước mà bên được tư vấn phải chịu hết, làm như sợ phải thiệt vài đồng tiền cước không bằng) thì biết. Với kiểu sáng kiến như vậy, với trình độ chuyên môn như vậy, mà lớn tiếng làm việc ấy, thì chẳng phải coi thường chuyên môn, chẳng phải hoang tưởng về khả năng thực sự của mình sao? Xem thế đủ biết là "hết nói". 10. Về tư cách làm học thuật nghiêm túc, Thiên Sứ thể hiện như thế nào?Cái này bạn đọc theo dõi sát sao đã quá rõ. Không cần nói nhiều. Chỉ cần nói một thí dụ rõ nhất, ban đầu nổ có công năng "đuổi mưa", sau đó phải bào chữa là dự đoán. Cuối cùng mập mờ, vừa nói dự đoán, vừa ngụ ý là vẫn thực hiện các tác động làm "thay đổi thời tiết". Hay như vụ hào hứng đòi nhận 7 tỷ đồng (xin lỗi, trên 7 tỷ) thù lao, sau nói tráo là nói đùa. Việc quốc gia đại sự là việc nghiêm túc, thậm chí là nghiêm khắc, việc chứng minh học thuật là việc người lớn. Sao ông xem như con búp bê để ông đùa giỡn như trẻ con? Đây cũng đâu phải là dịp Cá Tháng Tư để ông bỡn. Và hàng triệu người Việt, bao nhiêu tờ báo mạng, dân tộc này không phải là bạn thân hay người nhà ông để nghe ông nói xạo ngày Cá Tháng Tư như vậy! Tư cách này cũng thấy trong kiểu lập luận biến báo để cãi cùn mình vẫn dự báo đúng của ông Nguyễn Vũ Tuấn Anh. Chỉ tạm điểm xuyết vài điểm về tư cách học thuật như thế, đủ biết rồi. Lời tạm tổng kết cho ông Thiên Sứ: Tôi chẳng có quyền gì hi vọng ông sẽ không phải là ông. Con người, kiến thức của ông đến vậy, cũng đáng trách nhưng đáng buồn nhiều hơn, cho đất nước này, dân tộc này. Khi mà những con người như vậy tạo được một cơn sốt qua các phương tiện truyền thông (được đưa tin như một chuyện nghiêm túc và hot news) và đánh lừa được một bộ phận dư luận. Những hiện tượng như vậy ở đâu cũng có, nhưng chỉ là chuyện ru rú ở một khu vực mà công chúng rộng rãi cùng giới khoa học không thèm nhúng vào mà thôi. Có nhúng vào chăng cũng chỉ là để phản kích khỏi làm lệch lạc công chúng. Vai trò của báo chí hướng dẫn dư luận đúng đắn, thông tin khách quan, trung thực, không ngầm hướng dẫn dư luận, ngầm khen kín đáo (dù vẫn phải đăng các bài phê phán cho có vẻ khách quan và đỡ bị chỉ trích) của một nền báo chí Việt Nam như các bác vẫn tự nhận ở đâu, đã thực sự làm tốt, làm vô tư, khách quan hay không? Câu hỏi này thì phải nhường lại. Lời cuối của người viết: Là một người yêu thích Lý Số và muốn lý số không đi vào con đường nhập nhằng giữa học thuật với lừa bịp hay nói quanh, tôi không thấy lo ngại về riêng nhân vật Nguyễn Vũ Tuấn Anh (người nào đáng hiểu thì họ cũng đã hiểu về ông, bất kể số đệ tử tung hô) nhưng tôi lo ngại về nguy cơ của lý số bị lợi dụng để làm ăn thiếu thành thật hay những chiêu PR rầm rĩ (dù phải đi mua sự nổi tiếng bằng cái giá rất đắt là sự coi thường của đại đa số người biết suy nghĩ). Thậm chí, với một số người nào đó, nó còn gây mất uy tín cho giới ngoại cảm và giới lý số nói chung. Đồng thời, bằng việc cấp phép Trung Tâm hay tạo các diễn đàn công khai để PR mua danh cho những nhân vật kiểu như Nguyễn Vũ Tuấn Anh cũng dẽ tạo hiểu nhầm rằng có sự chứng nhận hay đồng thuận về phía Nhà Nước, nhất là ở những người dân ngây thơ, có suy nghĩ giản dị, cứ thấy có "con dấu đỏ chót", lên báo "tít đỏ", hội thảo rùm beng có chụp hình (không rõ để kỷ niệm hay PR mua uy tín người nhẹ dạ) là hiểu nhầm được công nhận hay có uy tín. Một điều tôi đã e ngại từ lâu nhưng không muốn phát biểu, nhưng nay thì mọi việc đã đi quá giới hạn. Xin hết. Tôi sẵn sàng chấp nhận nếu tôi thua, và ông Thiên Sứ, Nguyễn Vũ Tuấn Anh (tên thật Nguyễn Vũ Diệu, sinh năm Kỷ Sửu như cách nói của giới Lý Số) vẫn chễm chệ trên hào quang và "ngai vàng" của ông ấy. Thỉnh thoảng cuộc đời cũng có một số hiện tượng nhiễu nhương như vậy. Tôi sẽ vui vẻ chấp nhận hiện tượng này như là một sự khiếm khuyết của cuộc đời trần gian vẫn thỉnh thoảng có những nhầm lẫn về giá trị thau vàng. ==================================== Lời bạt cho cơ quan báo chí nào đó: Thật tiếc cho báo chí Việt Nam, người ta (nhà nghiên cứu hẳn hoi nhé) biến mình (một cơ quan truyền thông đang tác nghiệp liên quan đến một sự kiện trọng đại của đất nước) và nhà báo của mình thành nơi tiêu khiển, nói đùa bỡn, xem như là trẻ con... như vậy mà cũng bình chân như vại (tờ báo nào phỏng vấn cái được cãi nhăng là "nói đùa" vậy, bà con nhỉ? tờ nào thế?). ( http://lyso.vn/diendan/viewtopic.php?f=61&...7&start=570 ) SỰ HOANG TƯỞNG VỀ DỊ NHÂN HÔ MƯA GỌI GIÓ Lời tuyên bố đuổi mưa của nhà Phong Thủy Nguyễn Vũ Tuấn Anh trong thời gian gần đây là một sự kiện gây chấn động dư luận. Vậy bản chất sự việc này ra sao, và ông Nguyễn Vũ Tuấn Anh là ai? Là một người nghiên cứu về vật lý toán tại Mỹ, tôi cũng may mắn có cơ hội tìm hiểu đồng thời cả khoa học hiện đại và khoa học huyền bí. Vì vậy, thay mặt cho các đồng nghiệp của tôi tại Lyso.vn và tuvilyso.net, tôi mong muốn cung cấp cho độc giả những thông tin về bản chất của việc dự đoán của Dị Nhân, cũng như những đóng góp xưa nay của ông từ quan điểm của cả hai lãnh vực này. Cơ sở khoa học của Tử Vi, Kinh Dịch, Phong Thủy Trước hết chúng tôi muốn nói rằng những lãnh vực KHHB như tử vi, kinh dịch, phong thủy, gọi hồn không hoàn toàn là mê tín dị đoan mà nên được hiểu là những hiện tượng bí ẩn chưa được khoa học hiểu rõ. Bản chất của việc nghiên cứu Khoa Học (KH) là nhằm tìm hiểu những bí ẩn của giới tự nhiên, và khả năng của con người và bản chất của sự sống là một trong bí ẩn lớn nhất. Cho đến nay, độ chính xác rất cao trong rất nhiều trường hợp dự đoán đã chứng minh đây không thể là sản phẩm của việc đoán mò một cách ngẫu nhiên vô căn cứ mà phải có một cơ sở lý thuyết đằng sau mà đến nay khoa học hiện đại vẫn chưa nhận thức được. Tôi lấy ví dụ khái niệm khí trong Khí Công và trong Phong Thủy (tiếng anh là Qi), từ hàng ngàn năm nay, đã được sử dụng đểthiết kế nhà cửa phù hợp với sức khỏe con người cũng như việc nghiên cứu vận động của khí trong cơ thể con người lại là cơ sở cho Đông Y học. Năm 2002, một nhóm các nhà khoa học từ nhiều trường đại học y học danh tiếng như Harvard, MIT, Oklahoma, Bắc Kinh đã công bố một công trình nghiên cứu trên tạp chí Journal of Scientific Exploration chứng minh khí từ một thành viên trong nhóm là Tiến Sĩ Xin Yan đã gây tác động lên các bộ cảm biến, giống như tia gamma. Xem http://www.scientificexploration.org/journal/jse_16_3_yan.pd f://http://www.scientificexploration.or...e_16_3_yan.pd f://http://www.scientificexploration.or...e_16_3_yan.pd f://http://www.scientificexploration.or...e_16_3_yan.pd f://http://www.scientificexploration.or...e_16_3_yan.pd f://http://www.scientificexploration.or...e_16_3_yan.pd f://http://www.scientificexploration.or...e_16_3_yan.pd f://http://www.scientificexploration.or...e_16_3_yan.pd f://http://www.scientificexploration.or...e_16_3_yan.pd f://http://www.scientificexploration.or...e_16_3_yan.pd f://http://www.scientificexploration.or...e_16_3_yan.pd f://http://www.scientificexploration.or...e_16_3_yan.pd f://http://www.scientificexploration.or...e_16_3_yan.pd f://http://www.scientificexploration.or...e_16_3_yan.pd f Trong lãnh vực Tử Vi/Kinh Dịch, đã có một số tác giả chứng minh đuợc sự tương ứng giữa các sao trong tử vi và một cấu trúc rất phức tạp trong toán học hiện đại là lý thuyết biểu diễn của đại số Lie ngoại lệ cũng như liên hệ giữa Kinh dịch và những lãnh vực KH rất khó như lý thuyết truờng lượng tử. Sự trùng hợp kỳ lạ này gợi ý rằng đằng sau tất cả là một lý thuyết toán học mà đến nay nhân loại chưa được biết và là một lãnh vực nghiên cứu rất nghiêm túc.Sự hoang tưởng có điều kiện trong khoa học? Tuy vậy, thật đáng tiếc những hiện tượng tự nhiên này đã bị nhiều người lợi dụng và gây ra rất nhiều tai tiếng xấu cho những nhà nghiên cứu chân chính trong lãnh vực KHHB. Về mặt khoa học, tôi được biết tác giả Nguyễn Vũ Tuấn Anh-Thiên Sứ đã nhiều lần đề xuất ra các lý thuyết để thống nhất vũ trụ, lật đổ thuyết tương đối của Einstein mặc dù bản thân chỉ tốt nghiệp cấp 3 và chỉ hiểu thuyết tương đối ở mức độ đại chúng. Ông cũng đã liên kết cùng một loạt các Dị Nhân khác đã đứng lên đề xuất bác bỏ hoàn toàn lý thuyết Vụ Nổ Lớn (BigBang) sau khi đọc một số tác phẩm hời hợt về khoa học. Độc giả hoàn toàn có thể kiểm chứng điều này khi “tham quan” trang web của ông. Đổi chỗ Tốn Khôn để hiệu chỉnh lý thuyết Âm dương - Ngũ hành Một trong các phát hiện nổi tiếng của ông Thiên sứ - Nguyễn Vũ Tuấn Anh là hiệu chỉnh lý thuyết Âm dương – Ngũ hành bằng việc “đổi chỗ Tốn Khôn” trong Tử vi Lạc Việt và Phong thủy Lạc Việt. Ứng dụng của Âm dương – Ngũ Hành được chia ra 2 phần, mà cả hai đều có được những “đóng góp thú vị” của ông. 1-Ứng dụng để giải thích các hiện tượng tự nhiên, xã hội, con người. Các bộ môn thuộc những phạm trù này bao gồm: Tử vi, Tử bình, Xem quẻ, Nhân tướng, Địa lý âm trạch và dương trạch, Binh pháp... Ông NVTA và các công sự vì không hiểu Kinh Dịch đã công bố hiệu chỉnh lý thuyết Âm dương – Ngũ hành bằng việc “đổi chỗ Tốn Khôn” rồi đưa ra ứng dụng trong tử vi, độn toán, phong thủy và đề ra các lý thuyết Lạc Việt độn toán, Phong thuỷ Lạc Việt, Tử vi Lạc Việt. Một trong những kết quả trực tiếp của ông chính là việc sử dụng lý thuyết của ông nghĩ ra để gieo quẻ và tuyên bố:”Trong suốt bảy ngày đại lễ trời nắng đẹp, không mưa” và đề nghị nhà nuớc bỏ ra hơn 7 tỷ đồng cho ông để ông đuổi mưa mà gây xôn xao dư luận trong thời gian gần đây. Nhưng sau đó thì thấy 7 tỷ khó xơi, ông đã tuyên bố miễn phí, nhưng vẫn khẳng định mình và học trò có khả năng dùng siêu năng lực để “cận biến hóa” thay đổi thời tiết, và hi vọng kiếm tiền thông qua việc tư vấn phong thủy và "dạy phong thủy online". Đến mấy ngày này, tất cả mọi người đều đã thấy rõ trời mưa tại Hà Nội cũng như việc ông Thiên Sứ bám theo các dự báo thời tiết để “cảm ứng”, “dự báo” một cách hài hước như thế nào. 2-Ứng dụng trong Y học: Đông y học đã từ lâu đã sử dụng triết học âm dương ngũ hành làm hệ thống lý luận của y học, trong đó coi con người chẳng qua là cơ năng của trời và đất thu nhỏ lại, tự nhiên có âm dương ngũ hành thì con người có "thủy hỏa" ngũ tạng. Đông y học cũng sử dụng các quy luật âm dương ngũ hành để giải thích mối quan hệ giữa các phú tạng trong cơ thể. Với lý thuyết của ông Thiên Sứ, nếu có một Lạc Việt Đông y ứng dụng lý thuyết của ông và đổi chỗ Tốn Khôn thì hệ thống kinh mạch và bản đồ huyệt đạo trên cơ thể con người chắc chắn phải thay đổi hoàn toàn. Dị Nhân có thể đổi chỗ Tốn Khôn trong Tử vi, Phong thủy vì những vấn đề đó có sai cũng chưa dẫn đến hậu quả nghiêm trọng, dự báo thời tiết, đuổi bão sai cũng không sao. Nhưng trong Y học, liệu dị nhân có dám “ứng dụng” lý thuyết của ông ta để thay đổi nền Đông Y hay không? Tôi sẽ không ngạc nhiên nếu hầu hết các bệnh nhân ở viện Đông Y sẽ trở nên “tiền mất tật mang”, “lợn lành thành lợn què” nếu được châm cứu, uống thuốc theo “huyệt đạo mới” của ông. Vì thế việc đổi chỗ Tốn Khôn, hiệu chỉnh lại lý thuyết Âm Dương Ngũ Hành của Dị Nhân là hoàn toàn hoang tưởng. Ông Khiết Một sáng tạo vĩ đại khác của Dị nhân là mối liên hệ chặt chẽ giữa những câu thành ngữ lưu truyền trong dân gian Việt Nam, những giá trị văn hóa phi vật thể của nền văn hiến Việt liên hệ đến hình tượng "Ông Khiết", qua những tác phẩm của ông”. Vậy ông Khiết là ai? Tôi xin trả lời luôn để độc giả đỡ mất công thắc mắc: chính là con cóc, hình tượng cóc ngậm tiền bán đầy ngoài các cửa hàng phong thủy, nhưng Dị Nhân vặt mất mất một chân để trở thành ba chân để trở thành hàng độc! Vậy cóc 3 chân ở đâu ra? Cóc 3 chân với ý nghĩa TÀI LỘC gắn liền với truyền thuyết Lưu Hải câu được cóc 3 chân rồi biến thành tiên của Đạo Giáo. Tuy nhiên, đây hoàn toàn không liên quan đến văn hóa Lạc Việt, và hàng ngàn năm, hình ảnh con cóc trong dân gian vẫn 4 chân, mộc mạc, giản dị và gần gũi.. biết nhảy chứ không “ngậm miệng ăn tiền”. Hình 1. Cóc 3 chân Nhưng đến nay , ông NVTA đã vặt mất một chân của con cóc với tên mới “ông Khiết” và trắng trợn tuyên bố “một biểu tượng đầy tính minh triết của nền văn minh Lạc Việt, một thời huyền vĩ ở miến nam sông Dương tử“. Thật đáng sợ khi con cháu chúng ta sẽ tả bài văn về con cóc 3 chân chứ không phải 4 chân ... vì “tượng ông Khiết nhà em như thế”. Kết luận Chúng tôi muốn nói rằng, các lãnh vực KHHB không hoàn toàn là mê tín dị đoan mà cơ sở khoa học của nó đang được phát triển. Tuy nhiên chúng tôi kịch liệt phản đối sự hoang tưởng có điều kiện đã xảy ra từ lâu của ông Dị Nhân đối với chính lãnh vực KHHB, với các ví dụ về đổi chỗ bát quái ngũ hành, lật đổ thuyết tương đối của Einstein, vặt chân ông Khiết mà việc đuổi mưa này chỉ là một ví dụ vô cùng nhỏ. Giới Khoa học huyền bí vô cùng mong muốn không bị đánh đồng với Dị Nhân trong bất cứ một tuyên bố “khoa học” nào của ông từ bây giờ và về sau. Đồng tác giả: Thành viên diễn đàn lyso.vn-tuvilyso.netCommunicated by Whitebear Nghiên Cứu Sinh Tiến Sĩ Đại Học California, Berkeley, Hoa Kỳ. ==================================== NHỮNG ĐỆ TỬ GIÚP SƯ PHỤ ĐÀO HỐ CHÔN MÌNH VÀ LÒNG TỰ TRỌNG ĐỂ MÌNH BỊ LỢI DỤNG MÀ KHÔNG BIẾT Nay mai cái Trung Tâm của ông Thiên Sứ phát triển thành giáo phái, thậm chí thành tôn giáo lớn không chừng, thì Thiên Sứ thành Mohammed và các vị đệ tử hiện nay thành nhóm thánh Tông Đồ đấy nhé. Sẽ được nhân loại vạn năm tôn thờ cả thầy lẫn trò. Có vị đệ tử nào viết lách thành thạo thì chuẩn bị đi viết Kinh Phúc Âm Của Thiên Sứ và Kinh Khải Huyền Nhà Tiên Tri thành cuốn Kinh Tân Ước của Lạc Việt giáo (từ này tôi không bịa, trên mạng có đó) đi nhé. Viết luôn cả Sách Thánh Vụ Tông Đồ Kiểu Lạc Việt Giáo luôn, trong đó kể rõ các vụ thầy trò tung hô nhau hay ỉm đi chuyện xấu cho nhau. Hoàng Triệu Hải sẽ trở thành thánh Phê-rô (thánh Pi-e, nói theo tiếng Pháp, thánh Pi-tơ nói theo tiếng Anh) của Lạc Việt giáo. Nhân loại hãy ghi nhớ những ai có công với Thiên Sứ thì ghi lại lưu cho đời sau để sau này người ta còn có tư liệu chứng cứ mà phong thánh. Trụ sở của Trung Tâm Lý Học Đông Phương 2 nơi thành di tích thánh địa. Hãy chiến đấu hết mình vì sư phụ, các bạn yên tâm, sẽ được phong thánh cả thôi, không thiệt đâu. À, còn cái vầng hào quang đâu rồi, không chịu xuất hiện nhỉ? (Mách nước: Các bác chụp hình đi, rồi đưa ra hiệu phótoshop thêm vào hiệu ứng hào quang là được thôi). Sự thật dù bị bưng bít tới đâu, sẽ có ngày lòi ra sự thật. Còn việc tung hô của những người mất hết năng lực đánh giá, thẩm định khách quan thì không một tơ hào giá trị. Chính sự tung hô thiếu ý thức của các bạn là một phần gây ra hiện tượng "tự tin kiểu Thiên Sứ" và gián tiếp gây nên thảm họa hôm nay của ông ấy. Đáng tiếc là việc của các ông chắc chắn sẽ ít nhiều liên lụy đến uy tín của giới Huyền Học và Ngoại Cảm chứ không phải mình các bạn chịu. Các bạn tung hô, ve vuốt ông Thiên Sứ, lâu ngày ông Thiên Sứ này cứ như ông vua sống trong đám nịnh thần suốt ngày nịnh nọt, tung hô vạn tuế, khiến ông ta đâm ra hoang tưởng luôn về năng lực và vị trí của chính mình, đến nỗi mạnh miệng tuyên bố ì xèo trên giới truyền thông khiến cho có cái ngày nhục hôm nay. Đó là một tội của các bạn. Các bạn a dua cho sư phụ bưng bít, ém nhẹm thông tin không lợi, a tòng cho ông ấy làm giả thông tin quẻ bói, im lặng cho ông ấy ban nick, xóa bài (hoặc phụ giúp ông ấy làm việc này). Lâu ngày làm hư ông ấy, khiến ông ấy tưởng mình là vua, muốn làm gì thì làm, quyền nghiêng thiên hạ, làm cho ông ta quen thói làm dối, nói trá, ăn nói vòng vo, thiếu trung thực, bẻ méo thông tin, PR bằng bất cứ giá nào . Đó là tội thứ hai của các bạn. Các bạn chỉ ca ngợi những gì ca ngợi được, ỉm đi, che dấu đi hay im lặng trước những sai của ông ấy, thậm chí có những cái của ông ấy các bạn không đồng tình nhưng cũng im đi giúp thầy. Càng tạo cho ông ấy ảo tưởng về bản thân và không còn biết xấu hổ hay chùn tay trước những cái sai của mình. Đó là tội thứ 3 của các bạn. Còn bạn nào để ông ấy lợi dụng danh tiếng, kiến thức, quan hệ của mình cho ông ấy "đánh bóng tên tuổi" mà không sớm nhận ra chân chúa nào đáng thờ phụng. Đó là tội kém ý thức cho người lợi dụng hay mua chác mà không biết tự trọng bảo vệ lấy uy tín của thân mình hay chính số phận của mình. Lâu dần khiến ông ấy có thể lợi dụng, mua chác được ai thì lợi dụng, mua chác. Tưởng rằng đời này ai cũng mua chác được, lợi dụng được hay mê hoặc được. Đó là tội thứ 4 của các bạn. Các bạn dùng kiến thức sơ sài của mình để ca ngợi ông ấy (hay người ông ấy thích) khiến ông ấy cũng dùng kiến thức sơ sài của mình ca ngợi các thứ "học giả", các thứ "học thuyết", "bài nghiên cứu" ông ấy thích; khiến ông ấy tưởng lý thuyết của mình đã khoa học lắm, cao minh lắm, tài nhận xét khoa học của ông ấy ghê lắm. Đó là tội thứ 5 của các bạn. Đó là Ngũ Hành, tức "5 thứ hành hạ" của các bạn đã hành hạ sư phụ của các bạn. Góp thêm phần biến ông ấy thành ra người như hôm nay. Ông Thiên Sứ đã sai và thiếu tư cách kể cả từ cái ngày chưa gặp các bạn. Nhưng như một ông hoàng đế sống trong cung điện bịt kín thông tin, trong không khí toàn lời tung hô của đám nịnh thần với "5 thứ hành hạ" kể trên như vậy, mà ông ta không băng hoại thêm mới là lạ! Vậy, việc ông Thiên Sứ tự làm hại mình chưa nói, chính các bạn đã làm tha hóa thêm sư phụ của các bạn và gián tiếp làm hại sư phụ để có kết quả như ngày hôm nay chứ không phải là những người phê bình ông ấy. Xin đừng đổ lỗi cho người khác hay dư luận. Tự đào hố chôn mình, tự đào hố giúp thầy thì đừng đổ lỗi trách ai hại thầy nữa nhé. Kẻ tự hại mình (hay giúp thầy hại thầy) thì không ai giúp họ được. ------------------------- Chú thích: Công nghệ PR, lôi kéo, chụp hình quảng cáo (kể cả chụp hình với bất cứ ai có chút danh vọng, tên tuổi mà chưa chắc Thiên Sứ đã tôn trọng) của Lạc Việt Giáo Phái thì phải công nhận là dày công phu, song chưa phải tinh vi, mà chắc chắn là còn thua chị Lê Kiều Như trên cả thủ thuật cũng như trên "độ lì". Anh nghiên cứu sinh Beawhite có thể lên tiếng xác thực việc Thiên Sứ bày mưu mua danh ở Mỹ. Dịp Thiên Sứ sang Mỹ với con trai du học bên đó, anh Bear có ý mời bữa cơm tình cảm bác cháu, cũng là thường tình vì một người Việt xa nhà lâu ngày, nay có bà con người Việt cùng giống nòi từ trong nước qua thì quý mà đón tiếp. Thế mà Thiên Sứ chủ động đòi: Mời tôi phải mời các nhà khoa học , Tiến sỹ, Nghiên cứu sinh... tới sắp hàng nghe thuyết trình, vỗ tay, tặng hoa khen ngợi, rồi tổ chức quay phim, chụp hình để tung lên mạng. Anh Bear này nghe thế chán quá bỏ luôn lời mời. Kiểu mua danh như thế đấy mà gọi là làm học thuật chân chính chăng. Chỉ có những thứ ngụy thuyết mới phải bày trò diễn tuồng như thế để mua lòng tin kẻ ít hiểu biết nhưng nhẹ dạ, ngây thơ tin vào các thứ tin tức hot, các thứ phim ảnh chụp với các nhân vật này nọ, không biết cách kiểm tra dư luận đánh giá có trọng lượng hơn ở đâu. Tôi cam đoan các cuộc hội thảo nào đấy của Thiên Sứ cũng có phần được vận động theo kiểu này. Có bố trí cả. Đây chưa phải là hồi kết. Nếu Thiên Sứ vẫn còn làm ăn kiểu này (và chắc chắn còn, ngựa đã thành tính thì không thể đổi) thì tuy vẫn lừa được người kiếm được chút cơm cháo đỡ đói, nhưng sẽ còn có một ngày như hôm nay. Đây là điều mà tôi tin tưởng sâu sắc vì sự đời vay trả có quy luật, không cần bói toán hay tiên tri cũng biết được điều đó. Ngày cuối của ông ta còn thê lương và cô đơn hơn hôm nay nhiều. Ai có tai nghe, hãy nghe. Hãy biết tìm chân chúa để đáng mặt thờ phụng. ( http://lyso.vn/diendan/viewtopic.php?f=61&...7&start=590) LỜI CUỐI CHO NHỮNG AI PHẢN BIỆN THIÊN SỨ: Tuy công luận không phải không đủ nhận thức những lẽ giản đơn giữa bịp bợm và học thuật. Nhưng chúng ta là những người có duyên với lý số, do đó có học được những điều nhất định về bộ môn LÝ HỌC PHƯƠNG ĐÔNG mà không phải ai cũng biết (cho dù là người giỏi). Chúng ta có trách nhiệm để làm gì đó phù hợp về kiến thức mà chúng ta học được mà không phải công chúng ai cũng biết. Hiện nay, bộ môn LÝ HỌC này chưa phải là đã được hiểu đúng trong xã hội, kể cả những hiểu nhầm hay do những phần tử "con sâu làm rầu nồi canh". Chúng ta làm được gì để LÝ HỌC được hiểu chính xác hơn? Thứ đến, hiện tượng này đã đi quá giới hạn của nó, trừ những người thiển nghĩ, chúng ta nhận thấy được khả năng liên lụy từ hiện tượng "dị nhân" này là có thật, sẽ kéo theo những hệ lụy có thể có cho làng lý số Việt Nam và gần gũi nhất là lý số mạng. Đó là chưa kể, nếu như đệ tử của Tuấn Anh phát biểu sai (ai biết là có nhận tội thế mạng cho thầy thì cao cả lắm thay) cũng là lỗi chung của Trung Tâm của Tuấn Anh, lỗi riêng của chính Tuấn Anh; cũng vậy lỗi của một dị nhân Thiên Sứ "nổ" cũng là một hiện tượng của làng lý số chúng ta (dù là bộ phận rất thiểu số nhỏ nhoi). Chúng ta có nhiệm vụ cắt khối ung thư này ra khỏi cơ thể chung của làng Lý Số Việt Nam! Dĩ nhiên khi làm việc này, chúng ta chấp nhận mọi sự hiềm khích đến từ những đệ tử của ông ấy hay chính ông ấy, và đến từ những người đến tận nay còn ra tay "hiệp sỹ rởm", "nhân đạo rởm" thậm chí "nhân đạo 2 mặt, 2 lời" bênh ông ấy. Chúng ta sẵn sàng vứt bỏ cái sĩ diện hão không phải lối tỏ ra ta đây là "im lặng cao đạo" của những người thích sống an phận thủ thường, mũ ni che tai, có lợi thì đến, có vụ việc xảy ra về nhà đắp chăn mà ngủ, còn lỡm mình sống được thật hiền triết của bậc kẻ sỹ ẩn nơi núi cao, bất màng thế sự! Nhưng thật tâm cũng đang nghĩ những điều như chúng ta, thậm chí phê phán Thiên Sứ không thua chúng ta hay hơn. Chúng ta chẳng cần cái giả bộ nhân đạo hay cái "mủi lòng" trẻ con. Cuộc sống cái gì cần cắt bỏ thì cắt bỏ. Thần tượng nào cần kéo sập thì kéo sập. Ung nhọt nào cần mổ quăng thì mổ quăng. Ở đây không có sự nhân đạo hay hiếu sát khi một kẻ đã tự mở cửa quan tài cho mình và xã hội chẳng qua chỉ giúp họ những xẻng đất lấp lại những thanh danh xây dựng từ hão huyền huyễn tưởng và sự tung hô cùng sự nhận thức kém hiểu biết của một số người nhẹ dạ hay ngây thơ. Không ai trừ khử ai được trong học thuật, nếu đó là kẻ có học thuật chân chính. Không ai đạp ai được vào đất đen đối với kẻ hoang tưởng, hợm hĩnh rồi đào hố tự chôn mình và học trò cũng tiếp tay thầy không phải là ít để đào cho xong hố đất đó! Nếu đã sợ, đã không làm. Đã làm thì sự sợ hãi chỉ là bóng ma không có thật. Với riêng cá nhân tôi, không chỉ với mục đích trên. Mà còn là sự phản đối với sự đóng cửa khen nhau và khóa chặt miệng dư luận (chỉ để hở ra vài tí gọi là biện minh cho họ vẫn ta đây dân chủ), ai nói trái ý lập tức chém nick bịt mồm, cũng như sự huyên náo nhận mình có uy tín trong giới huyền học với 3 thứ lý thuyết giả cầy bị đông đảo người trong giới ném đá. Tôi không hi vọng họ hiểu được những gì họ có lẽ không hiểu được, nhưng tôi muốn người ta biết rằng, ngoài cái giếng trang nhà Lý Học Đông Phương ấy ra (mà tôi xin nói thật, dù thô tục rằng, chẳng qua chó cậy nhà, gà cậy chuồng mà thôi) thì còn có một bầu trời rộng của làng lý số Việt Nam và ông Nguyễn Vũ Tuấn Anh chẳng qua chỉ là một chấm nhỏ chưa chắc ai để ý trên đó. Cũng nhân đây nhắn ai đó rằng, chớ nhầm tưởng chẳng qua mình lập web, tự nhiên có quyền về mặt kỹ thuật tin học để khóa nick, xóa bài, bịt miệng... mà thấy mình to, quyền hành mình oai. Có tâm phục khẩu phục mới có uy tín. Chó cậy nhà, gà cậy chuồng, có gì mà tự mãn? Có giỏi ra đánh giữa trận tiền, ra giữa thiên hạ mà đối chất, nếu thấy đủ bản lĩnh, hơn là nấp trong nhà mình nói chõ ra. Về mặt kỹ thuật, xóa nick, xóa bài chẳng qua là kỹ thuật web, kỹ thuật forum, tôi và viết forum tung lên host thì nghiễm nhiên có thể cấp quyền admin, mod cho ai thì cho, có gì mà tự mãn? Cái quyền lực kỹ thuật như thế còn thua xa cái quyền lực trần thế chứ chưa nói là cái quyền lực của uy tín học thuật nhé! http://lyso.vn/diendan/viewtopic.php?f=61&...7&start=740 ==================================== "Hồi kết tan nát" của dị nhân ngăn mây đuổi mưa Đại Lễ 08/10/2010 10:40 (VTC News) - Đi qua 2/3 thời gian Đại lễ 1000 năm Thăng Long – Hà Nội, những dự đoán của ông Nguyễn Vũ Tuấn Anh đã bị thực tế thời tiết ở Hà Nội những ngày qua phủ nhận. » Dị nhân cam kết Hà Nội không mưa trong ngày 1/10 » "Dị nhân" dự đoán thời tiết HN đúng hơn Trung tâm KTTV? » Trung tâm dự báo KTTVTƯ họp về "dị nhân đuổi mưa" » Dị nhân "đuổi bão" làm bài test theo lời bạn đọc Những ngày qua, trong khi miền Trung đang khổ sở vật lộn với bão lũ thì nhà lý học Nguyễn Vũ Tuấn Anh cùng nhiều đệ tử của ông vẫn hăng say... "tự hát tự khen". Tất nhiên, nếu không phải vì "dị nhân" này khiến dư luận quan tâm như thời gian qua, sẽ chẳng ai quan tâm đến việc Nguyễn Vũ Tuấn Anh có "động thái" gì. Nhưng bởi "dị nhân" này đã mạnh miệng tuyên bố có năng lực siêu nhiên "ngăn mưa đuổi bão", nên cả "núi" câu hỏi vì sao ông không "động thủ" gì với bão lũ để cứu giúp đồng bào vẫn đang "treo lơ lửng". Trở lại chuyện ông Nguyễn Vũ Tuấn Anh và thời tiết Hà Nội dịp Đại lễ. Ở Hà Nội, Đại lễ 1000 năm đã đi được 2/3 chặng đường, và như mong mỏi của hàng triệu người dân Việt Nam, thời tiết ở Thủ đô Hà Nội những ngày vừa qua tương đối thuận lợi. Các chương trình kỷ niệm của Đại lễ đã thu hút sự chú ý của người dân, tạo ấn tượng đối với những kiều bào và khách quốc tế, hình ảnh Thủ đô Hà Nội - đất nước VN có lịch sử nghìn đời, thân thiện và đáng mến lan tỏa trên thế giới. Trước đó, vấn đề thời tiết trong dịp Đại lễ được coi là nan giải và khó ứng phó của Hà Nội. Bởi với hệ thống thoát nước quá yếu như hiện nay, nếu có mưa và ngập úng, nhiều chương trình kỷ niệm sẽ bị ảnh hưởng, thậm chí phải hủy bỏ. Do vậy, nhiều phương án đã được tính đến, kể cả việc di dời địa điểm tổ chức Đại lễ hay bắn mây phòng mưa. Giữa lúc đó, ông Nguyễn Vũ Tuấn Anh (bút danh Thiên Sứ) đăng đàn cho biết mình là người đã có dự báo trước về trận sóng thần ở Ấn Độ Dương năm 2004 hay cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới năm 2008, từ đó đem "danh dự mấy chục năm hoạt động nghiên cứu cũng như tất cả những học thuyết mình đưa ra" để cam kết sẽ có thời tiết đẹp trong 7 ngày đầu Đại lễ. Nhà nghiên cứu Nguyễn Vũ Tuấn Anh Tuyên bố của nhà lý học này lập tức đã thu hút sự chú ý của dư luận. Với mong muốn Đại lễ có thể thành công tốt đẹp, nên dù đa số không đồng thuận với cam kết của ông Tuấn Anh, thời gian qua các nhà khoa học, đại bộ phận công chúng cũng như các phương tiện truyền thông vẫn chú ý theo dõi sát sao "nhất cử nhất động” của "Thiên sứ" - thậm chí không cần yêu cầu "Thiên sứ" phải chứng minh năng lực siêu nhiên "ngăn mưa đuổi bão" mà chỉ cần "Thiên sứ" đoán đúng về thời tiết Đại lễ. Thế nhưng, đi qua 2/3 thời gian Đại lễ 1000 năm Thăng Long – Hà Nội, những dự đoán của ông Nguyễn Vũ Tuấn Anh đã bị thực tế thời tiết ở Hà Nội những ngày qua phủ nhận hoàn toàn... Dự báo sai, tự nhận đúng (!?) Ngày 30/9, nhà nghiên cứu Nguyễn Vũ Tuấn Anh đã ủy quyền cho “đệ tử” chính thức đăng tải thông báo trên diễn đàn Lý học Đông Phương xác định thời tiết ngày 1/10 tại Hà Nội như sau: Từ 5h -15h ngày 1/10, trong phạm vi bán kính 35 km từ trung tâm Thành phố Hà Nội (Hồ Hoàn Kiếm), trời nắng đẹp và không mưa. Nhưng thực tế, vào đầu giờ sáng ngày 1/10, trời Hà Nội âm u, tại một số khu vực trong trung tâm TP Hà Nội (theo quy ước của nhà nghiên cứu Nguyễn Vũ Tuấn Anh, khu vực trung tâm được xác định trong phạm vi bán kính 35 km từ Hồ Hoàn Kiếm) đã có mưa vừa và mưa to. Về sự thực này, trả lời trên Diễn đàn Lý học Đông Phương, ông Tuấn Anh cho rằng: “Nếu mưa không lớn hơn xe bồn rửa đường thì vẫn không nằm ngoài dự báo của chúng tôi. Bởi vậy, không thể căn cứ vào những cơn mưa nhỏ đó để gọi là phản biện. Hôm nay muốn nói gì thì nói, trời đã không mưa như dự báo của Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Trung ương. Lễ khai mạc diễn ra ngoài trời, trời mát đủ để mặc vest và có nắng để chụp ảnh. Thiên Sứ không ướt như chuột. Tôi nghĩ thế là đủ” (?!) Tiếp tục, đến ngày 3/10, “đệ tử” Hoàng Triều Hải đã đưa ra dự báo về thời tiết ngày 4/10 theo sự ủy thác của "sư phụ" Thiên Sứ: “Có mưa rửa đường trên diện rộng từ đêm tới 5h sáng. Tuy nhiên, lượng mưa không lớn. Ban ngày trời không có mưa, nắng đẹp, tiết trời se lạnh. Buổi tối, tiết trời vẫn... se lạnh, không mưa để đảm bảo bà con từ Miền Nam phải mặc thêm áo gió và tất cả mọi người ra đường tham gia Đại lễ không cần mang theo áo mưa”. Thậm chí sau đó, chính ông Nguyễn Vũ Tuấn Anh đã lên mạng đăng tin cải chính rằng: Trong ngày 4/10, trận mưa rửa đường sẽ không xảy ra. Nhưng thực tế: Chiều tối ngày 4/10, đã có mưa khá nặng hạt trong nhiều giờ tại khu trung tâm TP Hà Nội. Nhiều người đã “đội mưa” đi xem các chương trình biểu diễn nghệ thuật! Trước thực tế này, cả Thiên Sứ cũng như các đệ tử cùng cho rằng: Những hình ảnh người dân “đội mưa” chiều tối 4/10 là “kỳ quặc” (?!) Về việc này, trong thư gửi VTC News, một độc giả đã bức xúc bày tỏ: “Nếu dự đoán đúng (hay có vẻ đung đúng) thì điều đó có thể là quy luật tự nhiên (đoán hay không đoán, đuổi hay không đuổi thì cũng thế), và Nguyễn Vũ Tuấn Anh có thể đoán mò mà đúng (như người chơi xổ số, chơi lô đề... cũng có thể trúng, dù chẳng có thuật gì). Dự đoán thời tiết thì chỉ có mưa hay không mưa, nói đơn giản là xác suất 50/50. Trong thực tế, hiện tượng "không mưa lâu ngày" (5-10 ngày) không phải khi nào cũng có, nhưng không phải là không xảy ra hay quá hiếm hoi. Huống hồ, lại dự đoán theo kiểu "có thể sẽ mưa" nghĩa là có mưa cũng đúng, không mưa cũng đúng nốt, tham khảo “bám đuôi” dự đoán của Trung tâm Dự báo KTTVTƯ và quan sát thời tiết sát nút ngay gần thời điểm được dự đoán! Việc cho phép "nói đi nói lại", chỉnh sửa lời dự đoán, kể cả dự báo sau khi đã tiến sát nút thời điểm dự báo đã bị Thiên Sứ “mập mờ” đặt dưới cái khái niệm gọi là “cận biến hóa”, độc giả phân tích trong thư. Chuyện chưa kể về con số 7 tỷ 150 triệu đồng Ban đầu, ông Tuấn Anh đưa ra cam kết, chỉ cần 7 tỷ 150 triệu đồng ông sẽ làm cho thời tiết Hà Nội trong vòng 7 ngày dịp Đại lễ 1000 năm Thăng Long – Hà Nội sẽ không có một hạt mưa nào. Tiết trời mát mẻ và sẽ có nắng để chụp ảnh. “Nếu không đủ 3 yếu tố trên (không mưa, thời tiết mát, có nắng – pv) sẽ không lấy tiền”, ông Tuấn Anh nhấn mạnh. Số tiền này để làm gì? Theo tìm hiểu và chúng tôi được biết, số tiền này Thiên Sứ dự kiến dùng để mua, sửa nhà đang ở và chi phí cho việc xin giấy phép hoạt động của Trung tâm nghiên cứu Lý học Đông Phương mà ông làm Giám đốc. Sau đó, ông Tuấn Anh đã hủy bỏ điều kiện phải có kinh phí 7 tỷ 150 triệu đồng mà tự nguyện thực hiện cam kết không có thù lao. Ông Tuấn Anh cũng ngỏ ý sẽ có buổi làm việc chính thức và tổ chức hội thảo khoa học để công bố phương pháp thực hiện việc "ngăn mưa đuổi bão" của mình. Phương pháp này cơ bản dựa trên ý chí và năng lực của chính ông. Rồi cũng chính ông Nguyễn Vũ Tuấn Anh và các đệ tử của mình hoặc tuyên bố với báo chí hoặc công khai trên diễn đàn Lý học Đông phương rằng: “Sự việc đã được đẩy đi quá xa. Mọi người có vẻ ác cảm với lời tuyên bố "ngăn mưa" và 7 tỷ 150 triệu đồng là yêu cầu cho vui. Họ cố tình không chịu hiểu là vụ 7 tỷ chỉ là "nổ" cho vui vẻ, xôm tụ diễn đàn” (?!), “việc xác định thời tiết cũng như nhiều dự báo khác là việc thường xuyên của website lyhocdongphuong.org.vn. Hiện tượng dự báo cụ thể thời tiết trong Đại lễ cũng chỉ là một trong những việc này”... Trả lời câu hỏi của phóng viên về thời tiết những ngày Đại lễ nếu nắng đẹp, không mưa… là do kết quả của việc huy động nguồn lực lý học (có sự tác động của ông Tuấn Anh) hay đơn thuần thời tiết những ngày này diễn ra khách quan như thế, ông Tuấn Anh nói kiểu... "sinh con đầu lòng không gái thì trai": "Một cách tổng quan thì việc dự báo thời tiết không mưa trong 7 ngày vẫn có thể có sai số, tức là có mưa. Do vậy, trong trường hợp không có sai số (không mưa) nghĩa là đã có sự tác động" (?!!). Mặc dù đã buộc phải chuyển từ năng lực "năng mây đuổi mưa" sang năng lực dự báo thời tiết, nhưng ông Nguyễn Vũ Tuấn Anh vẫn phải chịu "hồi kết tan nát" khi dự báo của ông chẳng hơn gì những người đoán mò. Gia Huy - Hoàng Yến http://www.vtc.vn/2-264338/xa-hoi/hoi-k ... dai-le.htm - Nhị - Tam thập nhi lập - Tứ thập nhi bất hoặc - Ngũ thập tri thiên mệnh - Lục thập ngôn bất nghịch nhĩ - Thất thập bất đáo hành trung Đông Kinh - Kỷ Yếu Thư Mục *-- 20 -30 tuổi: Với sức sống bình sinh đầy hứa hẹn, với niềm khát vọng lớn lao chứa đầy nhựa sống .Tri hành hợp nhất; nhận thức qua việc làm, suy nghĩ và hành động ắt hẳn làm lên sự nghiệp. *-- 40 tuổi : Sự nghiệp đã chớm thành .Tự tin - quyết đoán -can đảm - chấp nhận - 4 yếu tố chính để gây sự nghiệp vững vàng; tư tưởng trưóc sau như một. Không nghi hoặc. *-- 50 tuổi: Sự nghiệp đã đạt được theo sở nguyện. Về gia đạo đã yên bề gia thất; hiền nội - tử quang. Tự tri giả bất vưu Nhân - Tri mệnh giả bất oán Thiên. Soi mệnh mình không oán Người - Biết mệnh mình không trách Trời. *-- 60 tuổi: Tai và miệng đồng thuận - không nghịch. Tuổi đã vào ''Thu Liễm'' không còn sinh khí nhiều nên người ta thường nhu thuận lại. *-- 70 tuổi: Xếp áo từ quan. Nhàn du với hương đồng cỏ nội, thảnh thơi với tuế nguyệt sơn phong trong cảnh điền viên hạc nội mây ngàn; du sơn ngoạn thuỷ. Dù có phải về nơi an nghỉ cuối cùng cũng không tiếc nuối. Cụ Sào Nam dịch - Phan Bội Châu - Hải Ngoại Huyết Thư. http://lyso.vn/diendan/viewtopic.php?f=61&...7&start=520 Dù cho kết quả đúng sai thế nào đi chăng nữa , Thiên Sư cũng cần phải : " Lục thập ngôn bất nghịch nhĩ " - Tai và miệng đồng thuận - không nghịch. Tuổi đã vào ''Thu Liễm'' không còn sinh khí nhiều nên người ta thường nhu thuận lại. Phải nhu thuận lại. Đó là cái lý của Trời. Sư mất mát đã vô cùng to lớn , nhưng vào tuổi này , nếu mong muốn thực sự , người ta vẫn có thể xóa bàn cờ làm lại từ đầu . Đời - Đạo luôn gắn liền . Nhất âm - nhất dương chi vi Đạo , Thiên Sư chưa từng học Huyền môn thì cũng đừng có mượn Huyền môn để tự quảng cáo cho mình - Lợi bất cập hại . Vài lời nghịch nhĩ - Dù sao , anh em chém nhau bằng sống chứ không thể bằng lưỡi con dao . Nhưng phạm tội với anh linh Tổ tiên thì vô cùng tai hai , không chỉ cho cuộc sống của riêng mình . Đây quả thực là một câu chuyện buồn . Thân ái . dienbatn . Ngoảnh nhìn lại cuộc đời như giấc mộng . Được,mất , bại, thành bỗng chốc hóa hư không . ==================================== Kính thưa quí vị quan tâm . Những bài viết trên đây vào thời gian báo chí ồn ào về việc "Dị nhân thể duổi mưa". Đáng nhẽ ra - như tôi đã xác định ngay trong thời gian đó "Mọi chuyện rồi cũng sẽ qua đi". Đáng nhẽ tôi cũng chẳng quan tâm đến. Nếu như web của Bưu Điện Việt Nam không kêu lại "chuyện xưa tích cũ" (Bài đã đưa lên đây). Đến lúc đó tôi cũng không buồn. Nhưng hôm nay tôi tình cờ vào Blog của Dienbatn thì thấy toàn bộ bài viết này - Người mà cho đến cách đây 4 tiếng - khi tôi chưa xem bài viết này - tôi vẫn nghĩ là anh em và là con trai cả của thầy giáo dạy tôi môn "Kỹ thuật Đại cương" hồi còn học phổ thông cấp III. Sách xưa ghi rõ: "Người quân tử chơi với bạn đã lâu, khi xa nhau không nỡ nói nhau quá lời". Tôi không có gì để bàn về bài viết của anh ta. Nhưng chắc chắn tôi khổng thể quan hệ tiếp tục với anh ta được nữa. Việc tôi xác định thời tiết Đại lễ diễn ra tốt đẹp - dù với bất cứ nguyên nhân nào - ít ra cũng nên ghi nhận tấm lòng của tôi. Thực tế đã diễn ra như thế nào? Mọi người đều nhận thấy rất rõ. Nhưng tôi cũng đã thấy rất rõ và cũng đã nói trước rằng: Trong vụ việc, không ít kẻ đã phản đối tôi với đủ lời lẽ cay độc. Nhưng nếu tôi thành công thì người ta cũng sẽ tìm cách giải thích sao cho tôi luôn phải sai. Nên tôi cũng chẳng quan tâm đến nó. Còn một sự việc tiếp theo - vì một người nhân danh đang nghiên cứu sinh tiến sĩ ở Hoa Kỳ , nhân danh khoa học chỉ trích và cả bịa đặt với cá nhân tôi. Nên mặc dù những lập luận trong cả bài viết mà tôi chép xuống đây trên blog của Diênbatn không có gì mới, so với bao nhiêu lời chỉ trích tương tự mà tôi đã phải chịu đựng khi minh chứng Việt sử. Nhưng tôi muốn trả lời anh nghiên cứu sinh tiến sĩ ở Hoa Kỳ rằng: Anh hãy hỏi tất cả các nhà khoa học Hoa Kỳ từ giáo sư cho đến Viện sĩ Hàn lâm rằng: Thiên Sứ Nguyễn Vũ Tuấn Anh xác định không có Hạt của Chúa từ tháng 7 - 2008, điều này có đúng không? Tại sao những nhà khoa học trong nhóm nghiên cứu ở châu Âu không công bố kết quả thí nghiệm đi tìm Hạt của Chúa vào tháng 11 - 2010 vửa rồi? Nếu họ xác định chưa tìm ra trong một thí nghiệm thì tôi đợi tiếp cho đến khi cái máy LHC không còn sử dụng được vì hao mòn. Còn nếu họ xác nhận không có Hạt của Chúa qua thí nghiệm vào tháng 11 - 2010 vừa rồi ở máy gia tốc hạt thì anh nên tự nhận thức lại chính con người anh, vì đẳng cấp nghiên cứu sinh tiến sĩ của anh không phải đối tượng mà tôi quan tâm. Còn nếu các nhà khoa học Hoa Kỳ quan tâm vì sao tôi kết luận như vậy và có tinh thần học hỏi - Vì dù sao thí nghiệm lần đầu của nhóm nghiên cứu châu Âu đã thất bại trong mục đích cũng không thành công - thì họ hãy sang Việt Nam để đề nghị tôi giải thích cho họ. Tôi sẽ xem xét và trả lời nếu có công văn chính thức của Viện Hàn lâm khoa học Hoa Kỳ. Tôi có hứa điều này ngay khí xác định "Không có Hạt của Chúa". Nếu họ không hiểu - vì thiếu kiến thức căn bản đúng về Lý học Đông phương - thì đừng nói tôi không biết gì để nói nha! Mặc dù là nghiên cứu sinh ngành Toán, nhưng khả năng của anh cũng chỉ vỗ tay khen Ngô Bảo Châu thôi và chưa đủ đẳng cấp để hiểu ngay chính cái chuyên môn sâu của anh. Một lần nữa tôi bày tỏ sự kính trọng với giáo sư Đào Vọng Đức, người duy nhất tin rằng "Về lý thuyết tôi có thể làm được". Tôi xin phép được khóa topic này và đưa ra khỏi khu vực "chú ý" của mục này. Bởi vì , mọi việc đã qua đi, tôi không muốn nhắc lại.3 likes
-
Oh! Rất hoan hỷ được xác nhận sự đóng góp của 3 bạn "Meiji, Đại Phúc, Van lang" số tiền 1,700,000 đ (một triệu bảy trăm ngàn đồng) Lòng hảo tâm này sẽ được bù đắp liên tiếp ở những phiên chợ CK và gặt hái thêm nhiều đại thắng! Chúc các bạn may mắn!2 likes
-
Báo cáo Văn Lang và Đại Phúc, Sáng nay theo kế hoạch chốt sổ 31/12, MJ đã bán 8000 MHC với giá 7400, giá mua 6300, lời được 8.800.000. trừ phí 300.000, còn lại là 8.500.000 Meiji rất cảm ơn sự nhiệt tình của Văn Lang và Đại Phúc Meiji và Văn Lang, Đại PHúc gứi 20% là 1.700.000 vào quĩ từ thiện của chị Wild nha Meiji rất vui nếu có dịp nhậu 1 bữa hoành tráng với Văn Lang và Đại Phúc, nhưng 2 bạn ở 2 đầu tổ quốc, mình ở giữa nên chẳng biết khi nào thì đủ duyên để gặp nhau. @ Chị Wild ơi, khi nào kiểm tra thấy tiền thì xác nhận giúp em nhé. Happy New Year! Chúc năm mới an lành, hạnh phúc đến tất cả anh chị em trên diễn đàn!2 likes
-
Hôm nay "chính ngọ" Noel, Kimcuong động thổ bàn luận sử dụng một phần mềm tạo ra Sổ tay Điện tử, gọi là Ebook đuôi CHM. Trong một chương trình phần mềm bất kỳ nào đó, thường có kèm theo một cuốn số điện tử để hướng dẫn sử dụng chương trình đó. Bằng việc kích vào tiêu đề Help trong thanh tiêu đề của chương trình đó thì sẽ mở ra cuốn sổ tay như thế. Đó là mô tả để các Độc giả có thể tìm và hình dung thực tế Sổ tay Điện tử là thế nào. Lướt Net tới nửa tháng nay Kimcuong mới tổng hợp và tìm chọn ra một phần mềm đạt một số tiêu chuẩn, không quá chuyên nghiệp cũng không quá đơn giản, để nghiên cứu cách cài đặt và sử dụng. Kết quả là đang bắt đầu có thể tạo ra những cuốn sách điện tử với nội dung tùy ý, trong đó gồm nội dung văn bản bằng Tiếng Việt có dấu và hình ảnh minh họa. Khái quát những bước đầu tiên cho vấn đề này là: -Download và cài đặt phần mềm tạo sách điện tử. -Cài đặt ngôn ngữ Tiếng Việt cho Hệ Điều Hành để hoàn thiện sự hiển thị Tiếng Việt khi sử dụng các chương trình, và ở đây là chương trình tạo sách điện tử. -Lựa chọn và cài đặt chương trình bàn phím Tiếng Việt. Mời các độc giả tự chuẩn bị cafe và theo dõi "thời sự" này. Nếu thấy có tác dụng thì sử dụng, nếu thấy có hiểu biết kiến thức liên quan thì góp ý ạ, :D .1 like
-
Cảm ơn chị.Thực ra công này là của MJ cả đấy, ĐP xấu hổ quá. Sau này có cơ hội sẽ chạy đua cùng với MJ làm việc này, và phải cố gắng nhiều hơn MJ thật nhiều. http://www.lyhocdongphuong.org.vn/forum/public/style_emoticons/default/happy.gif http://www.lyhocdongphuong.org.vn/forum/public/style_emoticons/default/happy.gif :D1 like
-
Hôm nay SHN quay lại kiểm định lại ngưỡng hỗ trợ 22,8. Chart hôm nay để price line cho dễ nhìn:1 like
-
chào bạn phươnghuynh cho tuấn dương hỏi : có phải bạn đi du học năm 18t ,và khi đi gặp vấn đề về pháp luật .đại loại như hải quan tạm giữ do nghi ngờ mang hàng cấm chẳng hạn ?? đến tháng 3 al năm tân mão bạn sẽ tìm được công việc mới quẻ cảm ứng kinh -lưu niên giờ nhâm tuất đến tháng 5 al năm tân mão sẽ quen biết 1 người . đến tháng 9al năm tân mão mới thành đôi ,thành cặp http://www.lyhocdongphuong.org.vn/forum/public/style_emoticons/default/happy.gif . thân ái tuấn dương1 like
-
Lập gia đình sớm , 2 vợ chồng cùng giỏi nên không ai nhượng ai ,dễ sanh sự ,cưới sinh cũng dễ dàng không cần nhiều nghi lễ ,nhưng chắc cũng có 1 thời gian nào đó 2 vợ chồng xa cách ... vợ dạng người hơi cao ,da trắng ,mặt dài mắt sáng , tánh hay lưỡng lự không nhất quyết .1 like
-
Giờ Ngọ /khắc cha cha đã khuất núi sớm ,nếu cha còn thì cha và mẹ đã ly hôn và mẹ bước thêm 1 bước nữa để có anh chị em dị bào cùng mẹ khác cha .Giờ Mùi / cha mẹ bất hòa ,nếu không đương số khong hợp tính với cha mẹ,cha hay mẹ là con trưởng hay trưởng họ ,cha mẹ rất nghiêm khắc với con cái , hay cũng có thời gian xa cách cha hay mẹ .1 like
-
ko phải là rất tốt đâu happy ,tuấn dương nói nếu thi vào mùa xuân sẽ có kết quả tốt hơn so với dự đoán ban đầu . lúc đó vội quá nên viết ko được rõ khi nào có kết quả happy up lên để mọi người kiểm chứng nhé chúc may mắn tuấn dương http://www.lyhocdongphuong.org.vn/forum/public/style_emoticons/default/happy.gif1 like
-
Sẽ có nhiều chuyện đau buồn và xui xẻo xảy ra tiếp trong thời giàn dài ! tình suyên và sự nghiệp sẽ còn làm đau đầu nữa đây !1 like
-
VÀI THUẬT CHỮA BỊNH NHIỆM MẦU trích từ quyển THIÊN NHIÊN HUYỀN BÍ của NGUYỄN HỮU KIỆT lược dịch quyển ISIS UNVEILED của H. P. BLAVATSKY Nguồn: thongthienhoc.com Từ những thời đại cổ xưa nhất, các triết gia đã từng biết rõ khả năng thần diệu của âm nhạc để chữa khỏi một vài chứng bịnh, nhất là những bịnh thuộc về loại thần kinh. Ông Kircher đề cao lối chữa bịnh này sau khi đã có kinh nghiệm bản thân về những ảnh hưởng tốt lành của âm nhạc, và có diễn tả tỉ mỉ loại nhạc cụ mà ông đã dùng. Loại nhạc cụ này gồm có năm cái ly bằng thủy tinh rất mỏng, sắp thành một hàng. Trong hai ly, có hai thứ rượu nho cường độ khác nhau, ly thứ ba đựng rượu mạnh, ly thứ tư đựng dầu ăn và thứ năm đựng nước. Ông cọ ngón tay lên miệng các ly và phát ra năm loại âm thanh rất du dương. Những âm thanh này có tác dụng xoa dịu thần kinh và làm tiêu tan mọi sự đau đớn; dường như làm cho chứng bịnh lui ra khỏi xác thân để hòa lẫn với luồng sóng âm ba của tiếng nhạc và cả hai cùng nương nhau mà tan biến trong không gian. Hai nghìn năm về trước, đạo sư Asclepiades cũng đã dùng âm nhạc để chữa bịnh thần kinh; ông thổi kèn để chữa bịnh đau gân háng, tiếng kèn kéo dài làm cho những đường gân rung động và mọi sự đau đớn đều tiêu tan. Triết gia Démocrite cũng xác nhận rằng nhiều chứng bịnh có thể được chữa khỏi bằng tiếng sáo trầm bỗng du dương. Mesmer đã dùng lại nhạc ly của ông Kircher diễn tả trên đây chữa bịnh bằng khoa nhân điện. Triết gia Maxwell, người Tô Cách Lan, đề nghị ông sẽ chứng minh cho các y viện thấy rằng với vài phương tiện sử dụng từ điển, ông sẽ chữa khỏi bất cứ chứng bịnh nào mà họ đã tuyệt vọng và coi như không thể chữa được, chẳng hạn như bịnh động kinh, bất lực, loạn trí, liệt bại, phù thủng và những chứng sốt kinh niên. Mọi người đều nhớ câu chuyện quen thuộc trong Kinh Thánh về việc trục tà ra khỏi Saul. Đoạn ấy được thuật lại như sau: “Khi Saul bị vong nhập và ám ảnh, David lấy cây đờn thụ cầm (harpe) và gẩy lên những âm thanh réo rắc. Saul liền tươi tỉnh sắc mặt và trở lại trạng thái khỏe mạnh, bình thường, và vong ấy đã xuất . . .” Trong quyển “Từ điển Y thuật”, ông Maxwell có trình bày những quan niệm dưới đây, tất cả đều phù hợp tương tự với những giáo lý của các phái Luyện kim và huyền môn Kabala. “Cái gọi là ‘linh hồn của thế giới’ hay Đại hồn Vũ trụ, là một sinh khí, cũng tế vi, tinh anh, nhẹ nhàng, thanh hư như ánh sáng vậy. Nó là cái tinh thần của sự sống, bàng bạc khắp nơi khắp chốn và ở đâu nó cũng vẫn y như thế . . . Mọi vật chất đều vô tri bất động, trừ phi nó được thấm nhuần cái tinh thần đó. Tinh thần này duy trì mọi vật ở vào trạng thái đặc biệt của nó. Trong thiên nhiên nó vốn thoát ly khỏi mọi chướng ngại và người nào biết cách phối hợp cái tinh thần đó với một thể xác điều hòa, người ấy sẽ sở hữu một kho tàng vô giá quí báu nhất trần gian”. “Cái tinh thần đó là cái Thể đại đồng liên quan cùng khắp tất cả mười phương thế giới và sinh hoạt thấm nhuần tất cả vạn vật. Người nào biết được cái tinh thần sinh hoạt đại đồng đó và sự áp dụng của nó, có thể tránh khỏi mọi bịnh tật”. “Người nào biết sử dụng cái tinh thần đó và trụ nó vào một vật thể nhất định, sẽ thực hiện được mọi hiện tượng nhiệm mầu”. “Người nào biết cách dùng cái tinh thần đó để tác động vào người khác, sẽ có thể chữa khỏi bịnh tật, dù cách biệt với đối tượng đến bao xa trong không gian”. “Người nào biết cách tăng cường sinh khí của tiểu hồn bằng năng lực của Đại hồn Vũ trụ, sẽ có thể đạt tới trạng thái trường sinh bất tử”. “Có một sự giao cảm, hỗn hợp giữa những chơn linh, những phóng phát dẫu cho chúng cách biệt xa nhau. Sự hỗn hợp, giao cảm đó là gì? Đó là sự phóng phát thường xuyên, bất tận, những tia năng lực của một thể xác này qua một thể xác khác”. “Nhưng điều này không phải là không có những nguy cơ, hiểm họa của nó. Nhiều sự lạm dụng tai hại vẫn có thể xảy ra”. Và bây giờ chúng ta hãy xét tới những sự lam dụng quyền năng từ điển của vài hạng đồng tử chữa bịnh. Việc chữa bịnh, để có ý nghĩa xứng đáng với danh từ này, cần phải có đức tin nơi bịnh nhân, hay sức khỏe tráng kiện phối hợp với ý chí mạnh mẽ của ông thầy chữa bịnh. Với một ý chí mạnh mẽ, trợ giúp bởi đức tin, người ta có thể tự chữa khỏi hầu hết một chứng bịnh tật nào. Ngôi mộ một vị thánh, một xá lợi linh thiêng, một linh vật hộ phù, một liều thuốc vạn ứng, một lời tụng sám hối, hay một nghi lễ cúng vái thần linh hoặc việc đặt bàn tay truyền điện hay đọc chân ngôn thần chú v.v. . . điều nào cũng được cả. Đó là vấn đề chỉ tùy thuộc ở tâm tình, tính chất, dùng sự tưởng tượng để tự chữa bịnh lấy mình. Trong hàng ngàn trường hợp, vị bác sĩ, giáo sĩ hay một xá lợi, được gán cho cái quyền năng chữa khỏi bịnh tật, mà thật ra đó chỉ là do tác động ý chí vô thức của người bịnh mà thôi. Đó là trường hợp người đàn bà bị chứng hoại huyết, vạch đường đi rẽ qua đám đông để nắm vạt áo của đức Jésus và liền được khỏi bịnh. Bà ta được cho biết là do bởi đức tin của bà. Ảnh hưởng của tinh thần đối với thể xác mạnh mẽ đến nỗi nó đã từng thực hiện những phép lạ nhiệm mầu trải qua mọi thời đại. Salverte nói: “Biết bao nhiêu bịnh tật nan y đã được chữa khỏi thình lình một cách thần diệu chỉ do sức tưởng tượng. Những y thư của chúng ta chứa đầy các sự kiện như vậy và được coi như những phép lạ”. Nhưng nếu người bịnh không có đức tin thì sao? Nếu y có một thể chất thụ cảm với trạng thái tiêu cực, và nếu người chữa bịnh có sức khỏe tốt, cường tráng, tích cực và cương nghị, y có thể dùng ý chí mạnh mẽ đó đẩy lui chứng bịnh. Người này hữu thức hay vô thức sử dụng nguồn khí lực thiên nhiên và tăng cường ý chí của mình với khí lực tinh hoa của Trời đất, và lập lại sự quân bình đã bị đảo lộn trong hào quang của người bịnh. Y có thể dùng một thập tự giá để trợ lực như Gassner đã làm; hoặc đặt hai bàn tay truyền điển phối hợp với ý chí như Zouave Yacob, hoặc như nhà chữa bịnh trứ danh Newton của Mỹ, ông này đã từng chữa khỏi hàng ngàn bịnh nhân, hoặc dùng lời nói truyền lịnh như đức Jésus và vài vị tông đồ. Nhưng bí quyết sử dụng trong mỗi trường hợp vẫn y như nhau. NHỮNG HẬU QUẢ TAI HẠI Trong tất cả những trường hợp đó, bịnh chữa khỏi thật sự, hoàn toàn và không có những hậu quả di hại. Nhưng nếu một người tự mình đã mắc bịnh mà lại muốn chữa bịnh cho người khác, y chẳng những thất bại mà còn truyền bịnh cho ngưới kia và rút mất sinh lực của người ấy. Các nhà chăn nuôi cho chúng ta biết rằng không nên để những súc vật trẻ ở chung lộn với những súc vật già nua, và những vị y sĩ khôn ngoan ngăn cấm những người lớn để cho những trẻ ấu nhi ngủ trên giường của họ. Truyện tích cổ Do Thái nói rằng khi vua David đã già yếu, ông ta sống chung chạ với một người còn son trẻ và nhờ đó ông ta có thể hấp thụ sinh lực của người này để tăng cường sinh lực của mình. Bà nữ hoàng nước Nga, trong những năm cuối cùng của đời bà, đã bị suy nhược đến nỗi những viên ngự y khuyên bà nên để cho một cô gái đồng quê trẻ trung và khỏe mạnh ngủ chung với bà mỗi đêm. Nhà nữ linh thị Prevorst là bà Hauffé nói rằng bà bảo tồn sự sống chỉ nhờ những luồng từ khí phóng phát ra bởi những người ở chung quanh bà, sự có mặt của bà làm cho những luồng từ khí này được phóng phát ra một cách nhanh chóng lạ thường (Vampirism). Nhà nữ linh thị này hiển nhiên là một người thu hút từ điển và sinh lực của những người khá đầy đủ sức khỏe để chuyển qua cho bà luồng sinh khí của họ. Những người này, không ít thì nhiều, đều bị ảnh hưởng do sự tiêu hao sinh lực. Các nhà hiền triết cổ và Paracelse cũng đã chữa bịnh bằng cách đặt một bộ phận lành mạnh vào chỗ cơ thể bị đau yếu, và trong những tác phẩm về y học của Paracelse, lý thuyết trên của những bậc triết gia cổ đã được nêu ra một cách táo bạo và dứt khoát. Nếu một người mắc bịnh dù là đồng tử hay không mà toan chữa bịnh cho người khác, y có thể còn đủ sức khỏe để làm cho những bịnh của người kia rời khỏi vị trí hiện tại, và chẳng bao lâu nó sẽ xuất hiện trở lại ở một vị trí khác; trong thời kỳ trung gian người bịnh kia tưởng là mình đã được chữa khỏi. Nhưng việc gì sẽ xảy ra nếu chính người chữa bịnh lại mắc bịnh về tinh thần? Việc ấy có thể đưa đến những hậu quả vô cùng tai hại không thể kể xiết; vì chữa một cơn bịnh của thể xác còn dễ dàng hơn là tẩy sạch một tâm hồn bị ô nhiễm bởi một cơn bịnh tinh thần. Những sự bí nhiệm của các hiện tượng ở Norzine, Cévennes và của các nhà tu sĩ phái Jansénistes, vẫn còn là một điều bí hiểm lớn đối với các nhà sinh lý học cũng như tâm lý học. Nếu khả năng tiên tri, cũng như các chứng động kinh và loạn trí, có thể “truyền nhiễm” cho người khác thì mọi thói hư tật xấu cũng thế. Trong trường hợp đó, người chữa bịnh truyền cho người bịnh, bấy giờ là nạn nhân của y, cái chất độc tinh thần nó phá hoại tâm hồn và trí não của người này. Bản tay đụng chạm của y là một sự ô nhiễm, cái nhìn của y là một sự xúc phạm. Người bịnh thụ cảm không có cách nào để tự bảo vệ chống lại sự tác hại đó. Người chữa bịnh hoàn toàn chế ngự đối tượng dưới quyền năng độc hại của y cũng như con rắn nhiếp phục một con chim nhỏ yếu. Một người “đồng tử chữa bịnh” lại có thể gây nên những tai hại vô cùng lớn lao và ngày nay hạng người đó rất nhiều có thể đếm tới hàng trăm. Nhưng, như chúng tôi đã nói ở trên, vẫn có những nhà chữa bịnh chân chính, có khả năng thần diệu, đã nổi tiếng trong lịch sử loài người. Nói chung, thì các bậc hiền triết, thức giả cổ kim, kể từ Pythagore đến Eliphas Levi, từ vị cao cả nhất đến vị khiêm tốn nhất, tất cả đều dạy rằng quyền năng phương thuật thần diệu không bao giờ sở đắc được bởi những kẻ phàm phu, bị lệ thuộc những dục vọng thấp hèn. Chỉ có những tâm hồn thanh tịnh, thuần khiết mới thông công với Thượng Đế và vận dụng được những khả năng thiêng liêng? Chỉ có những người như thế mới có quyền năng chữa lành bịnh tật của thể xác, và được sự dìu dắt, trợ giúp của những ‘sức mạnh vô hình’. Chỉ có những người ấy mới đem lại sự bình an cho những tâm hồn bấn loạn và an ủi kẻ đồng loại khổ đau, bởi vì nước tịnh thủy cam lồ hàn gắn mọi vết đau thương phải đến từ nguồn suối trong lành, không mảy bợn nhơ, nhiễm độc. Chùm nho tươi ngon lành không mọc trên bờ gai góc, cũng như cây đắng không thể sinh trái ngọt. Với tất cả những điều kể trên, nền phương thuật không có gì vượt ra ngoài tự nhiên; nó là một khoa học và chí đến quyền năng ‘trục vong, đuổi tà’ cũng là một ngành của khoa ấy, mà các bậc đạo gia thời cổ đã từng dụng công đặc biệt nghiên cứu. Trong quyển ‘Bí thuật cổ xưa’ Josephus nói: “Phép thuật đuổi tà ra khỏi thể xác người bị vong nhập là một khoa học hữu ích và lành mạnh đối với con người”.1 like
-
Tăng trưởng GDP năm 2010 sẽ vượt chỉ tiêu(Dân trí) - Tăng trưởng GDP của Việt Nam năm 2010 sẽ đạt khoảng 6,7%, vượt chỉ tiêu 6,5% đã được Quốc hội thông qua. Mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô và kiềm chế lạm phát, tăng trưởng kinh tế được đánh giá là tích cực.Số liệu thống kê của Bộ Kế hoạch và Đầu tư đưa ra trong họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 8/2010 ngày 31/8 cho thấy: lũy kế tính từ đầu năm đến 15/8/2010, tổng thu ngân sách nhà nước đạt 313,5 nghìn tỷ đồng, bằng 67,9% dự toán năm; tổng chi ngân sách nhà nước ước khoảng 353,5 nghìn tỷ đồng, bằng 60,7% dự toán năm. Theo đánh giá, thu chi ngân sách đạt kế hoạch và cao hơn nhiều so với cùng kỳ năm trước, bảo đảm cho các nhu cầu chi ngân sách nhà nước, chủ động và kịp thời đáp ứng các nhu cầu phát sinh. Tăng trưởng kinh tế Việt Nam 2010 sẽ vượt chỉ tiêu đề ra Trong 8 tháng đầu năm 2010, tổng kim ngạch xuất khẩu ước đạt trên 44,5 tỷ USD, tăng 19,7% so với cùng kỳ năm 2009 và gấp 3 lần so với chỉ tiêu kế hoạch về tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu đã được Quốc hội thông qua. Tổng kim ngạch nhập khẩu ước khoảng 52,7 tỷ USD, tăng 24,4% so với cùng kỳ năm trước. Xu hướng nhập siêu tiếp tục giảm, bằng 15% kim ngạch xuất khẩu. Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài 8 tháng đầu năm thực hiện 7,25 tỷ USD, tăng 3,6% so với cùng kỳ năm 2009. Vốn ODA giải ngân ước đạt 1.810 triệu USD, bằng 74,5% so với kế hoạch giải ngân của cả năm và tăng 13,5% so với cùng kỳ năm trước; trong đó: vốn vay nước ngoài khoảng 1.654 triệu USD, vốn viện trợ không hoàn lại khoảng 156 triệu USD. Giá trị sản xuất công nghiệp đạt hơn 504 nghìn tỷ đồng, tăng 13,7% so với cùng kỳ năm trước, cao hơn so với kế hoạch cả năm. So với tháng 12/2009, chỉ số giá tiêu dùng tháng 8/2010 tăng 5,08%. Tính bình quân, chỉ số giá 8 tháng đầu năm 2010 tăng 8,61% so với cùng kỳ 2009. Về thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế, giá trị sản xuất công nghiệp tăng 13,7% so với cùng kỳ năm trước và cao hơn kế hoạch năm (12%), trong đó khu vực kinh tế ngoài quốc doanh tăng 12,7%, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài 17,3%. Các khu vực khác như: sản xuất nông - lâm - thủy sản, dịch vụ, phát triển doanh nghiệp cũng phát triển theo chiều hướng tích cực. Dự báo, tăng trưởng GDP quý III/2010 đạt khoảng 7,18% và cả năm 2010 tăng khoảng 6,7%, vượt chỉ tiêu trên 6,5% đã được Quốc hội thông qua. Trong xu thế phục hồi kinh tế toàn cầu khá rõ ràng và do sản xuất trong nước lấy lại được đà tăng trưởng nên các thành viên Chính phủ có chung nhận định, tốc độ tăng trưởng GDP của quý III và quý IV/2010 sẽ tăng cao hơn tốc độ tăng trưởng quý I, quý II/2010. Tuy nhiên, nền kinh tế nước ta vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức như: giá cả trên thị trường thế giới có xu hướng tăng sẽ gây áp lực đến mặt bằng giá cả trong nước, đặc biệt là các tháng cuối năm; các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh vẫn gặp khó khăn trong huy động vốn do lãi suất cho vay của các ngân hàng còn ở mức khá cao; thiên tai, bão lũ và dịch bệnh vẫn còn có nguy cơ xảy ra và diễn biến phức tạp, ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống của người dân. Thông qua Báo cáo kế hoạch phát triển KT - XH năm 2011, kế hoạch phát triển KT - XH 5 năm 2011 - 2015 trước khi trình Bộ Chính trị và Quốc hội, Thủ tướng và các thành viên Chính phủ thống nhất: trong giai đoạn sắp tới cần tập trung phấn đấu quyết liệt phát triển kinh tế với tốc độ tăng trưởng nhanh và bền vững. Trên cơ sở tiếp tục chuyển đổi cơ cấu, tái cấu trúc nền kinh tế, nâng cao chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh và chủ động hội nhập quốc tế, tạo nền tảng để đến năm 2020 đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Trong đó, chú trọng ổn định kinh tế vĩ mô; nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo, chất lượng nguồn nhân lực; chú trọng đào tạo để phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cho các lĩnh vực trọng yếu của nền kinh tế; tăng nhanh tỷ lệ lao động qua đào tạo. Bên cạnh đó, cần phát triển mạnh mẽ hệ thống kết cấu hạ tầng, hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN. Tăng trưởng GDP năm 2010 đạt 6,78% Tăng trưởng GDP năm nay đạt được do tất cả các ngành, lĩnh vực đều đạt tốc độ tăng trưởng cao hơn so với cùng kỳ năm trước. Con số trên vừa được Bộ Kế hoạch và Đầu tư công bố trong một bản báo cáo phát đi tại cuộc họp Chính phủ thường kỳ ngày hôm nay, 29/12. Như vậy, mục tiêu đạt mức tăng trưởng 6,5% trong năm nay đã được vượt qua. Theo bộ này, trong điều kiện kinh tế thế giới và trong nước còn nhiều khó khăn sau khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế thế giới, nền kinh tế nước ta đã sớm ra khỏi tình trạng suy giảm, từng bước phục hồi và tăng trưởng khá nhanh trong năm 2010, nhất là về cuối năm. Cụ thể, tăng trưởng GDP quý 1/2010 đạt 5,84%, nhưng đến quý 2 đã tăng 6,44%, quý 3 tăng 7,18% và quý 4 ước tăng 7,34%. Như vậy, mức tăng GDP quý 4 năm nay đạt cao nhất kể từ quý 2/2008. Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng lưu ý, mức tăng trưởng GDP năm nay đạt được do tất cả các ngành, lĩnh vực đều đạt tốc độ tăng trưởng cao hơn so với cùng kỳ năm trước. Giá trị gia tăng ngành công nghiệp và xây dựng đạt cao nhất trong các ngành kinh tế cấp 1, tăng 7,7%; tiếp đến là dịch vụ tăng 7,52%; khu vực nông, lâm và thủy sản tăng năm nay tăng 2,78%1 like
-
Dự đoán VNI 31/12/2010: Giờ Mùi ngày 24/11/Canh Dần -> Quẻ Đỗ Đại An: Tăng khoảng 7 điểm Closse 485,xx điểm. ==================== Lấy tham chiếu hôm nay VNI 478,75 điểm.1 like
-
Cảm ơn MJ nhiều.Khu đô thị Vĩnh Điềm Trung do ông anh là GĐ, ĐP mua dc giá gốc. Thực lòng cũng kg muốn mua cc, nhưng đất đẹp thì DT lớn nên kg đủ $ sài. Cả căn hộ đó tổng $ có 500, nếu mua đứt dc thì để đó thi thoảng vào nghĩ dưỡng cho thoải mái. Rất mong sau này gặp được MJ, sẽ NC thêm về BDS do MJ nói. http://www.lyhocdongphuong.org.vn/forum/public/style_emoticons/default/grin.gif :D :)1 like
-
quy cô dứt điểm cu cậu này đi thôi, sang năm va vào tình duyên mới rồi. Việc tránh hạn trinh tiết là khó lắm - nếu ko nói là vô vọng, cho nên nếu bác sĩ bảo cưới thì chắc là khó tránh nhưng ko phải ko tránh được. Quý cô còn quá trẻ để cưới hay để bế bé. Tốt nhất là tập trung vào việc học tập và làm việc, mai mốt đi làm sẽ gặp ối Giai ngon. Đừng tự vạch mắt soi gương dả ma dọa chính mình nữa. Nên lấy chồng muộn ngoài 30, tầm 33 là chuẩn, nên làm nhiều việc thiện đến hết đời sẽ có quả báo tốt.1 like
-
Chúc mừng Meji. Chúc Meji năm mới đỏ cả bạc lẫn tình nghen.1 like
-
quý anh này mà có người xui đi hiến tinh trùng làm phúc để giải mọi vướng víu của cuộc sống thì có khi đi cho dài dài, thường xuyên và liên tục cũng nên. ha ha ha Giải quyết mọi ân oán với Vợ đi, rồi sẽ được thăng quan, phát tài. Quý anh nợ vợ từ kiếp trước tới giờ cũng chưa trả xong, bị vợ mắng cũng phải ngồi im mà nghe.1 like
-
MJ có gì đâu mà ngưỡng mộ, MJ rùa thôi mà. Đại Phúc mua nhà ở Vĩnh Điềm Trung theo suất nào thế, có mua được giá gốc k? muốn đầu tư về Nha trang thì MJ tư vấn cho, về bất động sản thì MJ rất OK đó. Nếu ĐP đã mua rồi thì thôi k bàn nữa, nhưng chung cư đó thì k ngon lắm và k sinh lời đâu. chỉ dành cho những người thu nhập thấp và có nhu cầu thật sự về chỗ ở, chứ đầu tư thì k ngon.khu đó lại bị lụt nữa. MJ đang chuẩn bị đầu tư vào 1 miếng cực ngon luôn, mặt đường 36m của khu hành chính mới, đất có giấy tờ thổ cư hẳn hoi mới nên mua và phải xem qui hoạch cho thật kỹ. MJ có ông anh làm phó phòng tài nguyên môi trường nên coi kỹ mới mua. Nếu đầu tư thì k nên đầu tư căn hộ vì NT k như Hà nội và TpHCM, người thì ít mà đất rộng lắm và nhiều dự án nhà phố, đa số dân chỉ thích sống biệt thự nên căn hộ rất khó tìm người mua. Nếu Đại PHúc kiếm được tiền từ chứng khoán thì nên mua bất động sản tại NT, bảo đảm là an toàn và lời . Nha trang rất đẹp và giàu tiềm năng. Nếu ĐP có việc gì cần ở NT thì cứ tin tưởng mà nhờ MJ nha, MJ sẽ làm đến nơi đến chốn đó.1 like
-
PHƯƠNG PHÁP LIỄU SANH THOÁT TỬ HAY CỨU ĐỘ TRUNG ẤM THÂN ________________________________________ Cư sĩ Liễu Địch Nguyên Dịch giả: Thích Quang Phú LỜI GIỚI THIỆU Trước đây 2512 năm, đức Phật đã từng dạy các đệ tử rằng: "Trong một bát nước có đến tám mươi bốn ngàn vi trùng". Thời ấy, nếu ai đã nghe qua, chắc không khỏi mỉm cười mà cho là hoang đường hay vô lý, rồi đem lòng ngờ vực không tin. Những mặc dầu ai không tin thì sự thật bao giờ cũng là sự thật: không phải vì không tin mà kém mất phần giá trị của nó. Tập sách "LIỄU SINH THOÁT TỬ" hay "CỨU ĐỘ TRUNG ẤM THÂN" này chính do LIÊU - ĐỊCH - NGUYÊN cư sĩ đã dày công sưu tầm trong các kinh điển mà biên tập ra, Thầy THÍCH-QUANG-PHÚ Giáo sư Phật học Đường BÁO - QUỐC, sau khi đã dịch xong, thầy đưa cho tôi xem: tôi nhận thấy trong đó có nhiều điểm rất hay đối với nhơn tâm thế đạo. Không những thế, nó cũng có thể giúp ích một phần nào cho những ai đang nghiên cứu về thần linh học". Tôi thiết tưởng hàng Phật tử xuất gia nên coi vào đấy mà lo trau dồi đức hạnh, đào luyện thân tâm; hầu cứu vớt sinh linh được thoát vòng đan khổ, để thực hành công việc lợi-tha trong muôn một; và hàng Phật-tử tại-gia cũng nên xem vào đấy mà thực hành cứu độ cho thân linh, trong những phút cuối cùng "ngàn thu nhất biệt"; hầu mong tỏ lòng hiếu thảo chơn chánh, và cải bỏ những tục lệ phiền phức sai lầm trong khi tang lễ; hầu gây nên một phong tục chánh tín Phật pháp ở tương lai. Như thế hẳn là một tập sách đáng đem lưu truyền đây đó. Còn nói về Trung-Ấm-Thân, thì theo như lời Phật đã dạy: "Chỉ có người nào chừng được đạo nhãn mới xem thấy, ngoài ra những kẻ phàm phu chưa chứng thánh trí, thì không thể nào trông thấy được". Thế thì nó có hoang đường mê tín hay không sẽ có thời gian trả lời. Cũng như ngày nay không cần phải giải thích, nhưng với sự thật mọi người đều thấy trong nước có vô số vi trùng. Với thời gian hiện tại, tôi rất mong rằng các hàng Phật-tử tại-gia cũng như xuất-gia, ai nấy đều y theo trong đó mà thực hành, thì người đã chết cũng như người còn sống sẽ được hưởng thọ nhiều phần lợi ích. Thật ra, với đạo Phật không phải chỉ chú trọng trong khi sắp chết, nhưng vì muốn được an vui. Cho nên ngoài những phương pháp cần phải thực hành khi đang sống, Đức Phật còn chỉ cho ta những phương pháp cần phải thực hành trong khi sắp chết hay đã chết. Vậy thì chúng ta không có quyền nói: "Đạo Phật chỉ chú trọng cái chết mà bỏ quên cái sống". Cũng bởi lẽ ấy, nên tôi xin kính lời giới thiệu cùng toàn thể Phật-tử. P.L 2512 BÁO QUỐC ngày mồng 10 tháng chạp năm Kỷ Sửu Giám-đốc Phật-học-Đường Báo - Quốc THÍCH - TRÍ - PHÚ THAY LỜI TỰA Sống trong vũ-trụ, đã là vật hữu-hình tất nhiên phải có sanh diệt, có thành hoại. Đó là công lệ của muôn pháp, mà cũng là định-luật bất di bất dịch của cuộc đời. Thì sống, chết, chỉ là lẻ thường, cần gì mà ta phải quan tâm đến?- Có lẽ cũng vì ý nghĩ ấy, nên ngày xưa đức Khổng-phu-tử đã trả lời với học trò mình bằng một câu tuy gọn gàng, nhưng đầy trách móc: "Chưa biết được việc sống, thì đâu biết được việc chết !". Nhưng sống ở đời. Trừ những hạng ngu mê vô tri-thức, thiếu học hỏi, thiếu suy nghiệm và những kẻ chỉ biết say đắm theo vật dục, mà không biết đến đời sống của tinh-thần, ngoài ra những kẻ có tri-thức, có học hỏi biết suy nghiệm thì: ngoài những phút hoan lạc, những giờ lo sống, nếu họ muốn nhận chân được ý nghĩa của cuộc đời và xây đấp một hạnh phúc vĩnh viễn cho tương lai chắc họ không khỏi băn khoăn tự hỏi: "Sanh từ đâu mà đến? Chết rồi sẽ đi đâu và chết rồi đã hết khổ chưa? Muốn tránh thoát những nỗi khổ ở đời thì phải làm thế nào? - Với những câu hỏi ấy, sẽ làm cho họ phải thắc mắc trong tâm trí; vì đấy là những vấn đề khó khăn chưa có ai giải quyết được một cách rành mạch. Gần đây ông LIÊU-ĐỊCH-NGUYÊN cư-sĩ ra tập sách: "PHƯƠNG PHÁP LIỄU SINH THOÁT TỬ" này, cũng không ngoài mục-đích để trả lời những câu hỏi như trên. Tập sách nhỏ này, với cái lượng của nó tuy hẹp hòi, nhưng chỉ ngần ấy trang, bấy nhiêu điều mục, nhờ ở cái tài khéo sắp đặt và diễn tả của tác-giả có thể cho ta thấy: về mọi trạng thái, và mọi hành vi, và những ý nghĩ lạ lùng của con người trong khi sắp chết, hay đã chết. Hơn nữa tác giả còn vạch rõ cho ta một con đường để xu-hướng là: áp dụng phương pháp niệm Phật để cứu độ thân trung ấm. Như thế, thì cái lượng của nó tuy nhỏ, nhưng cái phẩm của nó vẫn lớn vậy. Với những điều đã diễn tả sau đây, chính là những tài liệu mà tác giả đã thu gặt được trong các kinh luận, thật không phải ức thuyết hay bịa đặt. Đọc đến nó các bạn sẽ thấy lắm chuyện ly-kỳ và không khỏi sanh tâm ngờ vực là: hoang đường hay mê tín. Nhưng chúng ta nên biết rằng những cảnh tượng lạ lùng ấy, chỉ là những huyễn ảnh của tâm thức biến hiện, và do năng lực của nghiệp duyên mà cảm thấy đó thôi. Điều đó dùng như câu "Tuy chúng sinh làm, ứng sở tri lượng, tuần nghiệp phát hiện" trong kinh THỦ-LĂNG-NGHIÊM đức Phật đã dạy. Thật là một quyển sách có giá-trị, và rất cần cho những kẻ sơ cơ trên bước đường tu tập. Vì nhận thấy lợi ích không phải ít và bổn phận lợi tha thúc dục, nên tôi không quản lời lẽ vụng về, văn chương non nớt, tạm dịch ra đây để cống hiến các chư vị thiện tín, hầu mong ai nấy đồng hiểu đồng tu, đồng được siêu sinh thoát tử. NAM MÔ SIÊU-LẠC-ĐỘ BỒ-TÁT MA-HA-TÁT BÁO QUỐC ngày 15-11-2512 (Kỷ Sửu) Dịch giả cẩn chi THÍCH-QUANG PHÚ Hiểu được lẽ sống, thoát ly được sự chết và sanh về Cực Lạc, tức là bất sanh bất diệt. Nhưng hiểu được lẽ sống và thoát được sự chết, đâu phải là việc dễ! Đối với Phật pháp, phải có một lòng tin chắc chắn, phải tu trì có sẵn, hay nhờ có thiện căn đời trước, đến khi lâm chung gặp được thiện tri thức chỉ giáo cho mà chăm lòng niệm Phật. Nhờ thần lực của Phật và Bồ tát dắt dìu, mà được sanh về thế giới Cực Lạc phương Tây, hay vãng sanh về Tịnh độ ở phương khác. Như thế, vẫn không phải như lời sai lầm của kẻ si mê trong thế tục đã nói: "Chết rồi là xong". Bởi vì chưa rõ được việc sống, thì đâu biết được việc chết? Sống rồi chết, chết rồi sống; sống với chết không bao giờ thôi, xoay vần quanh quẩn thì làm sao xong được? Những người tin Phật, đối với thế tình xem bằng đôi mắt lãnh đạm, xét được kỹ, nhận được sâu, thấu hiểu cuộc đời là khổ, nhân sinh là đáng thương; vì đối thế tình nhận được rõ ràng, mới gọi là hiểu được lẽ sống. Còn thế nào là thoát được sự chết? Tức như chúng ta đang sống đây, không luận việc công hay việc tư, thư nhàn hay bận rộn. Đối với một câu danh hiệu A Di Đà, nếu đem toàn thân mà nương tựa, niệm nào, niệm nào cũng cầu đến Lạc bang, tâm nào, tâm nào cũng chán nhàm uế độ. Được thế, thì đến khi chết quyết được vãng sanh; và được thế mới gọi là thoát được sự chết. Nhưng những kẻ chưa được liễu sinh, chưa chứng thoát tử, thì như trong Kinh Phật đã dạy: "Họ phải đi vào giai đoạn Trung ấm". Thân Trung ấm ấy sẽ tùy theo nghiệp lực mà thọ sinh, thời gian thọ sinh có lâu mau không quyết định. Những điều đã thuật lại trong tập này là đem phương pháp niệm Phật mà cứu độ cho thân Trung ấm ấy được siêu sinh thoát tử, và được sanh về cõi Cực Lạc. Nay chia ra từng điều mục và thuật lại như sau. Nếu ai xem rồi, chịu tuần tự y theo pháp mà thực hành cứu độ, thì sẽ chứng được Vô sanh pháp nhẫn và chắc chắn được liễu sinh thoát tử vậy. 1- THUYẾT MINH VỀ TRUNG ẤM. Trung ấm cũng gọi là Trung hữu; tức như chúng ta khi thân này đã chết, thì gọi là Tử ấm cũng gọi là Tử hữu. Đến khi tái sinh thân sau, thì gọi là Sinh ấm cũng gọi là Sinh hữu. Giữa khoảng đã chết và chưa sanh, trải qua 49 ngày, riêng có một cái thân thì gọi là Trung ấm (thế tục gọi là linh hồn, kỳ thật tên tuy đồng, nhưng ý nghĩa thì khác). Nói một cách thiển cận hơn thì sau khi đã rời khỏi chỗ này, chưa sanh vào chỗ khác, trong khoảng đã chết và chưa sanh, không dính gì với hai bên, ở giai đoạn trung gian ấy, thì gọi là Trung hữu hay Thần thức, tức là Trung ấm vậy. Chỉ trừ những người đã sẵn có tu trì và những người chí thiện thì liền thọ sanh; hoặc sanh về Tịnh độ hay sanh lên Thiên giới. Còn những người cực ác cũng như thế, tắt hơi thở liền đọa vào ác thú; không vào thân Trung ấm. Ngoài ra đều phải trải qua giai đoạn Trung ấm vậy. (Đúng theo trong kinh thì ý nghĩa của thân là tích tụ; nghĩa là chứa nhóm; tức như cái thân của chúng ta đây là do nhiều nguyên chất hòa hiệp nhóm góp mà tạo thành, nên gọi là tích tụ. Thế thì sau khi thân này đã chết và chưa thọ thân sau, trong giai đoạn ấy không thể gọi là thân được. Vì trong đó chỉ có nghiệp thức mà thôi, chưa có tinh huyết của cha mẹ hòa hiệp và những nguyên chất khác để cấu tạo. Cho nên tuy trong giai đoạn ấy có thể tạm gọi là thân, vì đủ có sự thấy, nghe, hay, biết, qua, lại v. v... nhưng dó chỉ là cái giả ảnh do nghiệp thức biến hiện, trong kinh Phật có chỗ gọi là Sắc công năng: là cái sắc thân do nơi chủng tử của nghiệp thức mà biến hiện. Cho nên thân Trung ấm là một trạng thái tinh tế, không phải có mắt, tai thô tướng như thân này, mặc dù nó vẫn đủ tác dụng thấy, nghe, hay biết. Thế nên nó có thể xuyên qua tất cả chướng ngại vật và cũng bởi thế nên ta không trông thấy được). 2- TUẦN TỰ VÀ TRẠNG THÁI KHI BỐN ĐẠI PHÂN LY. Trong thân người, chất cứng rắn thuộc về đất, chất lưu động thuộc về nước, hơi ấm thuộc về lửa, sự chuyển động thuộc về gió, bốn nguyên chất này cùng khắp cả thế giới nên gọi là đại. 1.Trạng thái địa đại lấn áp thủy đại: Lúc đó, khắp trong thân người, cho đến một lỗ lông; đều có cảm giác nặng nề mỏi mệt xâm lấn vào trong tạng phủ, cho đến trong các lóng đốt, đều cảm thọ sự áp bức chướng ngại đau đớn xâm ngất, không thể tả được. Thế nên biểu hiện những trạng thái: tay chân co rút, gân mạch run rẩy. Đây là những triệu chứng về địa đại lấn áp thủy đại vậy. 2. Trạng thái thủy đại lấn áp hỏa đại: Lúc đó, hơi lạnh truyền khắp trong thân thể rồi thấm vào cốt tủy thì nội tạng rung động, gan ruột đều giá lạnh, khí lạnh trong ngoài xâm lấn nhau, dù cho lửa lò cũng khó trừ được sự khổ ấy. Tuy nằm trên băng tuyết cũng không thể sánh nổi một phần trong muôn phần! Bấy giờ bề ngoài nhan sắc nhợt nhạt, hơi thở khò khè, thân mình run rẩy; Đấy là triệu chứng của thủy đại lấn áp hỏa đại vậy. 3. Trạng thái hỏa đại lấn áp phong đại: Lúc đó, sinh cơ đã lui mất hơn phân nửa, sức chống chọi đã yếu dần, sự khổ lại thêm nhiều, nên phong đại thổi hỏa đại, nóng như lửa đốt. Trong thì ngũ tạng, ngoài thì tứ chi, khác nào nung nướng, thừa lóng đốt như bị cắt chặt đau đớn quá nên cứng đơ như lẻ gỗ. Khi đó, hiện ra ngoài nhan sắc ửng đỏ, tinh thần tối tăm, hơi thở ra thì nhiều nhưng hít vào thì ít. Đấy là triệu chứng của hỏa đại lấn áp phong đại. 4. Trạng thái phong đại phân ly: Lúc đó, thân thể của người bệnh bỗng nhiên cảm thọ một thứ gió mãnh liệt thổi bạt thân thể tan nát như vi trần, hết sức đau đớn rã rời. Khi ấy, bốn đại đều phân ly, sáu căn bại hoại, chỉ còn nghiệp thức (trong này nói là nghiệp thức cũng như thông thường nói là thần thức) tùy theo nghiệp lực đã tạo lúc sống còn mà thọ sanh. Xét ra, nếu được sanh về Tịnh độ ở phương Tây thì được nhờ oai thần của Phật A Di Đà, Ngài đến dẫn đi. Nếu sanh lên Thiên giới thì có chư Thiên nghinh tiếp, nhờ ở thiện nghiệp của mình nên khi nghiệp thức bỏ thân được nhiều khoái cảm, và không bị những cảnh khổ như trên. Chỉ có một điều rất cần là: gia nhân quyến thuộc phải dè dặt chớ khóc lóc rộn ràng. Vì sợ làm cho kẻ chết bị tình thương lôi quấn, tham đắm theo cảnh thế gian, chướng ngại cho sự vãng sinh vậy; Cũng không nên gấp rút động đậy như dọn dẹp mền nệm, chùi rửa thay đổi áo quần, cần phải để yên độ tám tiếng đồng hồ, rồi sẽ tắm rửa thân thể, thay đổi quần áo và nhập liệm. Nếu không theo như thế, thì khi nghiệp thức chưa hoàn toàn bỏ thân, bị xúc động phải cảm thọ sự đau đớn nhân đó mà sinh ra hận tức phải đọa vào ác đạo. Lại nên xét kỹ lúc sanh thời của người chết, hoặc tuy rằng tin Phật, nhưng biếng nhác không tu trì, hoặc vì chưa đủ tín nguyện thâm thiết, vì nghiệp chướng nặng nề, thì khi lâm chung bị mê mờ, tức là hiểu được người đó chưa được vãng sanh. Khi ấy, nên mời các vị Thiện tri thức tu Tịnh độ tôn đối trước thi thể của người chết, hay đối trước linh sàng của người chết, vì vong linh mà khai thị. Còn gia quyến phải mỗi ngày ba phen luân phiên niệm Phật cứu độ, để dắt dìu cho nghiệp thức của người chết chăm chú về Cực Lạc, vì khi đó chỗ thọ sinh chưa quyết định, có thể chuyển đổi, nên nếu đúng như pháp mà cứu độ thì có thể trở vọng về chơn, chuyển phàm thành Thánh một cách dễ dàng. 3- BẮT ĐẦU VÀO CẢNH TRUNG ẤM. Sau khi người đó hơi thở đã tắt, thần thức rời khỏi thân, nếu chưa liền được giải thoát, thì phần nhiều phải trải qua một trạng thái tối tăm mờ mịt trong một thời hạn lâu đến ba ngày rưỡi hoặc đến bốn ngày rồi sau mới có cái cảm giác minh mẫn, đó là bắt đầu vào cảnh Trung ấm. Nhờ ở sự minh mẫn ấy nên có thể ở trong một khoảnh khắc mà thấy được gia nhân quyến thuộc... Lại nữa, thông thường người chết khi nghiệp thức đã rời thân, thường hay mê muội, nên cứ đắn đo mà tự hỏi: Ta đã chết hay chưa chết? Người đó cũng hay mơ màng mà thấy được thân thuộc, mỗi mỗi đều hiện ra trước mắt, in như gặp nhau trong cảnh mộng. Xét ra thì trong lúc đó, người chết không tự biết rằng mình đã chết hay chưa chết, thì những thân thuộc nên mỗi ngày ba phen vì họ mà luân phiên niệm Phật, để nhờ oai lực của Phật dắt dìu họ được vãng sanh về Cực Lạc. Như thế thì dù có nghiệp duyên cũng không trở ngại được; Ví như mặt trời đã mọc lên, thì phá tan đêm tối. Cũng như thế, trí tuệ thanh tịnh sáng suốt của Phật có thể tiêu diệt nghiệp lực tăm tối của chúng sanh vậy. Vả lại trong lúc ấy, nghiệp thức của người chết hoặc đi vào thế giới mới, chính họ cũng đang ngơ ngác, chưa biết mình sẽ đi vào đâu là phải. Thế nên phải nhờ phương pháp niệm Phật để cứu độ cho họ. Phải mời những bậc Thiện tri thức khai thị cho họ biết xu hướng về nước Cực Lạc. Thiện tri thức sẽ dùng những lời sau đây mà khai thị: "Nguyễn mỗ... nếu người đến trên mặt nước hoặc trước tấm gương mà soi thì ngươi sẽ không thấy được diện tượng của ngươi hiện vào nữa, vì thân Trung ấm này đã rời sắc thân tứ đại do huyết nhục tạo nên trong nhân gian. Ngươi nên biết, khi đã vào giai đoạn Trung ấm thân, chỉ có một điều cần thiết là: Lúc này ngươi không nên nhớ nghĩ gì nữa, chỉ nên chuyên tâm niệm Phật A Di Đà và Bồ tát Quán Thế Âm đến cứu độ. Khi đó, Phật A Di Đà cùng Bồ tát Quán Thế Âm sẽ cảm ứng mà đến. Mong ngươi phải khéo tự phát ý niệm Phật". Thiện tri thức phải như trên đọc ba phen cho rõ ràng mà khai thị. Gia quyến phải một ngày ba phen luân phiên niệm Phật để cứu độ. 4- SỰ XÚI GIỤC CỦA NỖI LÒNG QUYẾN LUYẾN. Thân Trung ấm khi chưa được giải thoát, hay chưa trải qua giai đoạn đầu thai thì nghiệp thức ấy khi mê muội, khi minh mẫn. Có khi bỗng thấy bà con, bạn bè ở vào một nơi nào đó, giống như gặp nhau trong cảnh mộng. Cho nên, họ sẽ đến trước các người trong cảnh mộng đó mà nói năng kể lể; nhưng các người đó hoàn toàn không hiểu được. Khi ấy họ buồn rầu không thể tả xiết, giận dữ khác thường. Bỗng lại nghe người ta gọi đến tên mình mà than khóc; thì liền thấy được bà con bạn bè đến một bên thây xác của mình than khóc, hay thấy được các phẩm vật đã sắp bày trên bàn thờ. Rồi họ sẽ tự lẩm bẩm rằng :"Ta đã chết rồi! Làm thế nào? Làm thế nào?" Khi đã sanh ra một niệm ấy, thì tự biết hết sức đau khổ, khác nào con cá bị nướng trong lò lửa đỏ! Nhưng đây còn là ở trong sự mờ tối, cho nên khi thấy vợ con than khóc liền đến vỗ về an ủi: "Ta còn đây, không nên khóc!" Nhưng các người than khóc kia cũng vẫn không thôi nghỉ. Khi dó, trong lòng họ giận dữ, phẩn uất, cho nên vội vàng bỏ đi. Nhưng trong chừng khoảnh khắc vì lòng ái kiến vọng chấp chưa trừ cho nên vội vàng trở lại, để mong đáp lại sự tức giận khi trước đã gặp. Nhưng rồi cũng vẫn không vừa ý những cảnh tượng đã gặp và đã cảm thọ; cho nên vẫn có thái độ như trước. Cứ thế mãi, trải qua đôi ba phen gặp gỡ như thế, nên sự buồn bực dập dồn; càng trải qua càng thêm mãnh liệt. Vì lòng phiền muộn xúi giục càng thêm mạnh mẽ, đến nỗi họ không muốn suy xét đến cảnh giới lành dữ như thế nào, dù cho có mất giá trị thế nào, ta cũng không cần mến tiếc. Chỉ cần được thác sanh, để cởi bỏ cái khổ bơ vơ không nơi nương tựa. Những kẻ đầu thai vào ác đạo thường thường đều bởi duyên cớ ấy cả. (Thân Trung ấm tuy còn luyến ái bà con bạn bè, nhưng ngặt nỗi đã bị cách đời, nên không làm thế nào được, cho nên chớ có một mảy may luyến ái; và dù cho trở lại được sắc thân tứ đại, thì cũng chẳng qua trở lại chịu khổ sanh tử mà thôi. Vậy nên phải dẹp bỏ cái vọng tưởng được sống trở lại; hãy tự yên ổn, chăm lòng niệm Phật A Di Đà và Bồ tát Quán Thế Âm, để cầu Ngài cứu đoä). Thiện tri thức phải theo như lời đã nói trên mà khai thị. Gia thuộc phải vì họ mà niệm Phật để cứu độ cho họ. 5- NHỮNG CẢNH TƯỢNG RÙNG RỢN DO ÁC NGHIỆP CHIÊU CẢM. Khi nghiệp thức đã ở vào giai đoạn Trung ấm, thì mê rồi lại tỉnh, tỉnh rồi lại mê, phải cảm thọ những điều không yên ổn, không tự tại. Và có một thứ nghiệp phong mãnh liệt, thổi đưa nghiệp thức đi vào phương hướng vô định; cũng như mảy lông bị gió cuốn: qua, lại, lên, xuống đều tùy theo chiều gió thổi. Cái thân ấy không do ở ý mình, phải phiêu lưu không nhất định. Bỗng nhiên lại gặp một thứ ánh sáng vô cùng mãnh liệt, vùn vụt chớp lòe, tia sáng chói lòa, không thể mở mắt mà xem được. Ánh sáng ấy chuyển biến giống như áng mây mùa thu, hiện ra những hình thái lạ lùng để hăm dọa người đã chết. Và ở trong những chỗ ánh sáng mạnh mẽ, lớn lao ấy đã xuyên qua, phát ra một thứ tiếng rất dữ dội, không có gì sánh kịp. Nó có thể mạnh gấp ngàn lần sấm sét. Một khi nghe đến càng thêm ghê rợn; có thể tan gan nát mật. Lại có một loại quỷ Dạ-xoa thật là đáng sợ, nắm cầm rất nhiều binh trượng, hầm hét dậm đạp đua nhau mà đến; muốn giết tính mạng của người chết. Bọn ấy rất đông, giành trước giựt sau, nhảy nhót mà đi đến. Hoặc hiện ra vô số loài ác thú hung tợn rượt đuổi theo; hoặc biến làm người tàn ác để áp bức, hoặc làm cuồng phong, bão vũ, sấm chớp, sương mù phủ kín; đem kẻ chết nhốt vào trong đó. Hoặc là núi lở, bể dậy sấm. Hoặc biến thành luồng lửa mạnh bay đi thiêu đốt. Tất cả những cảnh tượng đã thấy. Tiếng tăm đã nghe, làm cho thân Trung ấm khiếp sợ muốn ngất, hoảng hốt không chỗ nương tựa, lại không có đường để tránh thoát, chỉ có cách là mong nhờ cuồng phong đưa đẩy để lánh thân mà thôi. Trong thấm thoát lại bị đuổi theo lấn áp, rồi chạy đến trên chót núi nhìn xuống thấy có ba cái hố: một trắng, một đen và một đỏ; hết sức sâu thẳm và lại bị thúc giục, toan nhào đầu xuống, khi đó thân Trung ấm không thể không quay mình tìm nơi ẩn núp. Hoặc vào trong hang núi để lánh nạn. Thế nên chuyển sinh đầu thai làm thân: rắn, muông, lang, beo, cọp v.v... luôn luôn phải ở trong khổ thú. (Như trên đã thuật nên khai thị: "Biến thành nghiệp phong mãnh liệt, biến làm ánh sáng mênh mông, biến làm tiếng tăm rùng rợn... đều do nghiệp lực mà chiêu cảm. Nếu biết thân Trung ấm không phải là thân huyết nhục, mà chính là cái thân do một thứ vi tế tứ đại tạo thành; thì tuy có cuồng phong, lửa cháy, sấm sét... vẫn không thể hại được. Tức như ba cái hố: một đen, một trắng, một đỏ kia cũng là do ba độc tính căn bản là: Tham dục, sân khuể, ngu si từ nhiều đời nhiều kiếp mà hiện ra đó thôi. Trong khi ấy nên thật nhận rằng: Bao nhiêu ác tướng kia đều do nghiệp thức biến hiện, nhưng nay vì không may phải trải qua cảnh giới ấy, thì chỉ có cách yên lòng không rối loạn, chuyên cần niệm Phật A Di Đà và Bồ tát Quán Thế Âm để cầu Ngài đến cứu độ"). Thiện tri thức phải theo như trên mà khai thị. Đại chúng phải niệm Phật để giúp cho họ được tiêu trừ nghiệp chướng, thì sẽ được sinh về Cực Lạc luôn luôn khỏi các khổ não. 6- PHÂN PHÁN MÀU SẮC HƠN KÉM CỦA HÀO QUANG. Thân Trung ấm vì trải qua cảnh khổ, nên tự nghĩ rằng: "Thương thay! Chỗ cảm thọ của ta vì sao mà khổ thế! Ta sẽ đi tìm chỗ nào có thân thể để sống". Nhân đó bèn chạy khắp bốn phương, tâm ý tán loạn không chịu dừng nghỉ. Có khi thì ở nơi cầu cống, có khi thì ở nơi miếu vũ yên lặng và có khi ở nơi các lăng tháp... Nhưng đó chỉ nghỉ tạm trong một lúc chẳng được lâu dài, vì cái sắc thân tứ đại Trung ấm rất nhẹ nhàng, khác hẳn cái sắc thân lúc sống còn thường làm trở ngại. Cho nên, khi đó không khỏi buồn rầu tự biết mình bấp bênh mất chỗ nương tựa. Buồn lo quá đỗi, nên tự nghĩ rằng: "Ta nay chỉ muốn được thân người, dù cho phải đổi mất giá thế nào cũng không tiếc". Cho nên lần lữa tìm lại cái thi thể của mình trước kia, nhưng thi thể ấy, đã bị bà con bạn bè đem bỏ vào hòm, hay đã chôn xuống đất, hoặc đã dùng lửa mà đốt rồi. Vì thế không có thây nào mà nhập vào, nên buồn rầu khôn xiết. Tâm hồn nguội lạnh như tro tàn: lo buồn rối rắm. Khi đó liền có những luồng ánh sáng yếu ớt của lục phàm (nhân, thiên, A-tu-la, địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh) bỗng nhiên hiển hiện trong đó tùy theo nghiệp lực của kẻ chết cảm ứng với đạo nào thì luồng ánh sáng của đạo ấy sẽ càng rực rỡ hơn lên. Ánh sáng của đạo trời thời hơi trắng, ánh sáng của đạo người thì hơi vàng, ánh sáng của đạo A-tu-la thì hơi lục, ánh sáng của đạo địa ngục thì như khói đen, ánh sáng của đạo ngạ quỷ thì hơi đỏ, ánh sáng của đạo súc sanh thì hơi xanh. Lại nữa, các cõi Phật trong năm phương cũng phóng ra những hào quang rực rỡ và mạnh như: hào quang sắc xanh chói lòa, hào quang sắc trắng trong sạch, hào quang sắc vàng trong bóng như ngọc, hào quang sắc đỏ mãnh liệt. Như thế có rất nhiều thứ hào quang của Chư Phật chói lòa lẫn nhau. nhưng vì nghiệp lực nên kẻ chết sợ hãi những hào quang mãnh liệt của Chư Phật đã soi đến, mà chỉ ưa thích những thứ hào quang yếu ớt trong sáu đạo: thiên, nhơn, A-tu-la, địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh đã soi đến mà thôi. Cho nên họ đã đầu thai vào lục đạo, luôn luôn chịu các khổ não. (Như trên đã thuật, những ánh sáng của lục đạo dịu dàng dễ chịu, nên làm cho kẻ chết có những cảm giác vừa ý nhưng ánh sáng ấy chính là những ánh sáng lục đạo, không nên tham đắm, cần phải tránh xa. chỉ nên chăm lòng thành kính tự mình phát tâm, phấn khởi tinh thần mà niệm Phật A Di Đà và Bồ tát Quán Thế Âm. Phải bỏ cái dễ mà đi đến cái khó, không nên khiếp nhược, phải đi đến chỗ hào quang mãnh liệt, vì hào quang mãnh liệt ấy là hào quang của Chư Phật, hào quang ân huệ, hào quang giải thoát, là hào quang vượt phàm thành Thánh. Nếu đem toàn thân mà nương vào trong đó, tức là bước lên cõi Phật thường thường an vui, xa lìa cái khổ não đắm chìm trong lục đạo). Thiện tri thức, phải theo như trên mà khai thị, gia thuộc phải ở trong bốn mươi chín ngày ấy, theo tuần tự luân phiên mỗi ngày ba phen niệm Phật để cứu độ. Bởi vì thông thường người chết, nghiệp của họ phải trải qua bốn mươi chín ngày biến vào giai đoạn Trung ấm. Nếu ở trong bốn mươi chín ngày đó mà niệm Phật cứu độ, thì quyết định có một ngày nào trong những số ngày ấy, chắc được như pháp mà giải thoát. 7- SỰ PHÂN PHÁN CỦA CẢNH GIỚI MINH PHỦ. Người ta lúc sống còn, làm lành hay làm dữ, đều có quỷ thần xem xét. Nếu làm việc lành thì có thiên thần coi về việc lành, ghi lại công việc của mình đã làm. Nếu làm việc dữ thì khi đó cũng có ác thần coi về việc dữ ghi lại những việc dữ của mình đã làm. Cho nên thân Trung ấm một phen thấy vị thần kia, không khỏi hết sức lo sợ khủng khiếp, toàn thân run rẩy, nhưng cứ ngu si mà nói dối rằng: "Tôi chưa từng làm những việc dữ như thế". Khi đó quỷ vương chủ mạng bảo với người chết rằng: "Thì đây, ta có cái gương chiếu nghiệp này, ngươi nên soi vào đấy. Khi ấy tức thì trong gương, nghiệp lành hay nghiệp dữ đều hiển hiện rõ ràng; cho nên dù có chối cãi cũng không ích gì. Khi đó có kẻ ngục chủ hình dáng dữ tợn, lấy dây buộc vào cổ người tội mà dắt đi, và dùng những cực hình để hành phạt như: chặt đầu, mổ bụng, moi bụng, hút não, ăn huyết thịt, nhai xương... hết sức đau đớn nhưng vẫn không chết, và sau khi thân thể đã tan nát rồi, dần dần đầy đủ trở lại như cũ và lại chịu cực hình tiếp luôn không ngớt. (Trong khi các vị thần chủ việc lành hay chủ việc dữ hiện ra ở trước mắt để sát hạch tội lỗi, thì không nên sợ hãi, cũng không nên chối cãi, vì phải biết rằng: thân Trung ấm dù phải trải qua bao phen tan nát đi nữa cũng không thể chết được, huống chi thật tính của tự thân là không thật có, thì cần gì phải sợ? Tức như bọn ngục tốt kia cũng là nghiệp thức biến hiện, tự thể của nó là không, thì không đúng với lẽ phải. Nếu khi thấy có quỷ vương chủ mạng đến, thì ngươi nên tự xưng với quỷ vương chính trực ấy rằng: "Tôi, pháp danh... quy y với...". thì khi đó dù cho người có chịu cực hình đi nữa, cũng không tổn hại). Thiện tri thức phải theo như trên mà khai thị. đại chúng phải niệm Phật mà cứu độ, thì dù phải trải qua bốn mươi chín ngày mà chưa được vãng sanh đi nữa,cũng vẫn có khả năng đắc độ vậy. 8- NHỮNG PHƯƠNG THỨC LÚC CHUYỂN SINH . Nếu người chết lúc sống còn đối với Phật pháp chưa đủ sự tín ngưỡng thâm thiết, thì thân Trung ấm phải trải qua đường lối quanh co, dần dà không quyết định. Vì vọng niệm bồng bột, cho nên dù đã trải qua nhiều phen khai thị, vẫn chưa được vãng sanh. Chính trong lúc đó, người chết cũng không tự biết là mình đã gần đến chỗ thọ sanh. Bấy giờ, thân Trung ấm hoặc gặp phải cuồng phong bão vũ, giá tuyết, mưa đá... làm cho họ tối tăm mù mịt và các loài ác thú xua đuổi theo sau, trong nhất thời sáp đến; nếu người nào nghiệp chướng nặng nề, thì sẽ bị hăm dọa và vì trốn tránh mà đi vào cảnh khổ, còn ai có đủ nghiệp lành thì đi đến chỗ an vui. Trong một khoảnh khắc quan hệ và mau chóng ấy nếu đời trước họ chưa có công phu tu tập đoạn tâm, thì cảm thấy được hai thân nam, nữ giao hội, khi đó tà niệm dấy động, sanh lòng yêu ghét, nên tức thì thác sanh. Hoặc thác thai vào các loài súc vật, hoặc thác thai lại làm thân người, tùy theo nghiệp lực sai khác của người chết mà cảm thọ. Nếu người nào về nghiệp đàn ông nhiều thì thấy đàn bà liền sanh lòng yêu mến. Còn người nào về nghiệp đàn bà nhiều, thì thấy đàn ông liền sanh lòng yêu mến. Khi đó vì cảm thọ sự dục lạc nên bị tối tăm và mất cả trí giác. Đấy là thân Trung ấm đã diệt, mà sanh vào thai sanh hay noãn sanh vậy. Sau khi đã thác thai vào một loài nào, thì phải trải đủ những thời gian tương đương với loài ấy rồi mới được sanh nở. Nếu phải thác sanh làm thân chó, thì tìm ổ mà nương tựa cho đến lúc khôn lớn. Nếu làm thân một con lợn thì đi đến trong chuồng mà nương tựa cho đến khi khôn lớn. Nếu làm thân một con kiến, thì bò vào trong hang mà ở, cho đến khi khôn lớn. Nếu làm thân một con trùn, một con giòi, một con nghé, một con dê... đều tùy theo nghiệp lực sai khác, đáng sanh vào loài nào thì phải sanh về loài ấy, đều phải trải qua ngày tháng và thọ mạng được bao nhiêu, mỗi mỗi đều được tương đương với loài ấy. Khi đã thọ sanh những thân hình ấy, thì dù muốn tránh thoát, cũng không sao thoát được. Và còn có những nỗi khổ kịch liệt như đui, điếc, câm, ngọng, ngu si, nhơ bẩn và mặc dầu cho người ta giết hại, sự đau đớn kịch liệt kia không thể nào kể xiết được. (Còn có những khổ sở phải sa vào trong ngạ quỷ, địa ngục v.v... rộng như trong kinh đã nói. Nếu được may mắn thì sanh lên cõi Trời, cõi Người, và A-tu-la tức là ba đạo lành, nhưng các cõi đó đều phải chịu khổ sanh tử luân hồi, không bao giờ thôi nghỉ. Cho nên Thiện tri thức phải theo những lời như sau đây mà khai thị: Thương thay! Người làm những ác nghiệp gì mà bị kết xâu khổ sở như thế. Người từ nhiều kiếp đến nay phải đắm chìm trong sanh tử mà chưa được ra khỏi, đều do bệnh căn của ác tập này vậy. Nay đây nếu không tự cứu độ, cứ chất chứa những lòng ghen ghét thương yêu, thì có khác chi tự hãm mình vào trong bể khổ; trải qua nhiều kiếp không thể ra khỏi đó sao?! Ngươi phải mạnh mẽ mà phấn khởi lên; phải luôn luôn trừ bỏ tà niệm thương ghét rất đê tiện ấy đi, đừng để sanh khởi làm nhơ nhớp tâm niệm, ngươi phải tự trách, tự răn mình như thế, phải lập lời thệ nguyện mạnh mẽ, quyết định không dối mình. Cho nên trong kinh đã nói: "Chỉ có lời thệ nguyện mới đóng bít được thai môn mà thôi". 9- CHUYỂN SANH LÊN THAI GIỚI. Vì cái niệm cầu sinh của người chết quá bồng bột, dù đã trải qua nhiều phen khai thị cũng vẫn không trừ được lòng huyễn vọng ấy, cho nên vẫn chưa được vãng sanh Tịnh độ. Khi đó, thân Trung ấm vì nhờ sức thiện nghiệp mà thấy được cảnh giới chư Thiên (các cõi trời) nào là kỹ nữ trang nghiêm chơi bời vui thú, biết bao cảnh tượng đẹp tươi. Khi đó sanh lòng ưa thích, vội vàng đi đến. Vả có thiên thần đem thiên y (áo của trời) và kỹ nhạc đến rước. Bấy giờ bà con tống táng, dù có than khóc thảm thiết đến đâu cũng không thể làm lay chuyển lòng họ; trái lại ta thấy người chết vẫn mỉm cười hớn hở, nhan sắc tươi vui. Vì tâm của Trung ấm thân đã duyên vào cảnh giới vui vẻ của chư Thiên, cho nên người đời dù than khóc thảm thiết, họ cũng không nghĩ đến. Nhưng nếu Sinh ấm (thân sau) chưa thành, thì thân thuộc khóc than còn có thể lôi kéo được lòng họ. (Sanh lên thiên giới tuy là vui sướng hơn ở nhân gian, nhưng vẫn còn trong vòng tam giới: dục giới, sắc giới và vô sắc giới, chưa khỏi luân hồi, thì cũng không khỏi được cái khổ hỏa trạch (ví dụ sự khổ trong ba cõi cũng như lửa nung nấu, nên gọi là hỏa trạch) sao bằng sự vui vô lậu hoàn toàn ở Tây phương Cực Lạc!) 10- CHUYỂN SANH VỀ BỐN CHÂU. Thân Trung ấm đủ có cái thông linh không thể nghĩ ngợi, thông linh ấy chính do nghiệp lực của Trung ấm mà cảm được, có thể ở trong một chốc lát, đi khắp cả bốn đại châu: hoặc quanh núi Tu-di mau chóng hơn trong khoảng một phen cánh tay co duỗi. Tùy theo ý muốn, mống niệm liền đến; cho đến đủ có những huyễn pháp biến hiện. 1. Sanh về Đông Thắng Thần châu. Nếu thân Trung ấm được cảm sanh về Đông Thắng Thần châu thì liền thấy biến thành một cái hồ, trong đó có những chim hồng, chim nhạn, kết thành bầy lũ, trống mái đuổi nhau dạo chơi trên mặt nước. Nếu kẻ chết đi đến chỗ ấy, tức là sanh về Đông Thắng Thần châu. (Cần phải cẩn thận chỗ khởi tâm, phải cương quyết chớ đi đến châu ấy: vì đến châu ấy, dù được an vui, nhưng đắm trước theo sự an vui đó, làm xao lãng chỗ tấn tu, thì không thể siêu sanh thoát tử được, cho nên không nên đến). 2- Sanh về Nam Thiệm Bộ châu (nghĩa của nó là Thắng kim; vì ở châu này có thứ kim sắc đặc biệt), thân Trung ấm nếu được cảm về Nam Thiệm Bộ châu, thì cảm thấy hiện ra những cung điện huy hoàng của châu ấy, thấy như vậy tức là sẽ sanh về Nam Thiệm Bộ châu. (Nếu ai chưa hết ý niệm cầu sanh thì nên cầu sanh về châu này; vì ở đây hiện có Phật pháp lưu hành, vẫn có thể tu trì mà siêu thoát) 3. Sanh về Tây Ngưu Hóa châu (cõi này buôn bán đổi chác đều dùng bằng trâu, không dùng đến tiền tệ), thân Trung ấm nếu sắp được cảm sanh về Tây Ngưu Hóa châu thì sẽ thấy có một cái hồ, hai bên bờ có trâu gặm cỏ, thấy như vậy tức là sẽ sanh về Tây Ngưu Hóa châu. (Châu này tuy là giàu có thật, nhưng cũng không nên đến; vì sự giàu có hay làm tăng trưởng tham tâm, mà phế bỏ đạo nghiệp, cho nên không nên đến). 4. Sanh về Bắc Câu Lô châu. (Châu này gọi là Thắng xứ; vì ở đây sung sướng như cõi Trời). Thân Trung ấm nếu được cảm sanh về Bắc Câu Lô châu thì sẽ thấy có một cái hồ, và trên bờ cũng có các loài súc vật và cây cối… thấy như vậy tức là sẽ sanh về Bắc Câu Lô châu. (Châu này tuy sống lâu và sung sướng, nhưng ở đây không có Phật pháp lưu hành thì càng không nên đi đến, mà cần phải trở lại gấp). Thiện tri thức nên đối trước linh sàng, theo như trên mà khai thị để cho họ biết mà lựa chọn thân sau. Trung ấm thân mặc dù rong ruổi ở chốn xa xôi, nhưng một khi nghe kêu gọi thì lập tức trở lại; vì họ đủ có thần thông nghiệp lực hữu lậu và những khả năng đặc biệt có thể ghi nhớ những điều đã trải qua và hiểu rõ được sự lý. Lúc sống còn, tuy là tai mắt không minh mẫn, nhưng lúc này thì tính thấy, tính nghe càng minh mẫn hơn, ngặt nỗi nghiệp duyên lôi cuốn nên không khỏi trở vào sanh tử. Lại nữa, thân Trung ấm đã thoát khỏi sắc thân huyết nhục không còn là sắc thân thô ngại nữa; cho nên dù là đất, đá, gò, nhà cửa cho đến lớn như Tu-di cũng không qua được. Chỉ có Pháp tọa Kim cang của Phật và tử cung trong thân mẹ thì không thể qua khỏi; vì một khi đã vào trong tử cung, tức thành thân sau vậy. (Xét trong Mật giáo có nói về cách thức chọn thai rất hay, cho nên thiện tri thức phải theo như sau đây mà khai thị cho kẻ chết: "Ngươi hãy lắng nghe! Vì ngươi cũng đủ có ít nhiều thần thông, thì nên đi khắp trong các châu mà xem xét; nếu thấy châu nào có Phật pháp lưu hành thì nên đến đó thọ sanh. Nếu sẽ do nơi vật bất tịnh giao cấu mà xuất sinh (bất tịnh: chỉ chỗ tinh huyết của mẹ cha) thì ngươi liền cảm giác được một thứ hương vị, nghe rồi sanh lòng ưa đắm; tức là bị nó hấp dẫn vào trong thể chất bất tịnh mà thác thai. Cho nên trong khi đó, dù có sắc tướng gì hiện ra trước mắt ngươi (đây chỉ cho trạng thái trong thai) thì ngươi không nên khởi lên cảm giác để phân biệt về sắc tướng của vật đó. Như thế đã không nên có tham tưởng, cũng không nên sanh lòng ghen ghét vì thông thường thiện thai hay nhận lầm là ác thai, và ác thai hay nhận lầm là thiện thai. Thấy thiện thai cũng không nên sanh lòng ưa đắm, thấy ác thai cũng không nên sanh lòng chán nhàm, chỉ phải một lòng an trú nơi cảnh vô phân biệt. Nếu trái lại thì bị hoặc nghiệp tà niệm mà phải đọa vào súc sinh. Bởi vậy trong khi có thai tạng nào hiện ra truớc mắt ngươi thì ngươi cứ yên tâm không nên lo lắng, cần phải chăm lòng quy y Tam bảo (Phật, Pháp, Tăng), phải khởi lên ý niệm như sau này: Tôi nay phát nguyện, nguyện làm vị thế vương hay là Bà-la-môn hoặc làm con vị trưởng giả vĩ đại, hoặc làm con bậc Tất địa thành tựu là dòng dõi trong sạch không nhơ bẩn đủ có chánh tín về Phật pháp và có đại phúc đức, có thể làm lợi ích cho chúng sanh, bởi thế cho nên tôi nguyện sanh vào những dòng dõi ấy. Phát nguyện xong, đợi đến khi thấy được hào quang sắc trắng của chư Thiên hay hào quang sắc vàng của loài người; trong đó những cung điện quý báu, nhà cửa đồ sộ, cho đến vườn tược v.v… thì ngươi hãy buông lòng mà đi thẳng vào trong đó chớ có đoái hoài. Được vậy, thì được sanh vào Thiên đạo". Thiện tri thức phải theo như trên mà khai thị bảy phen. (Nếu phải thác sanh vào nhà hạ tiện, thì người chết sẽ nghe có bao nhiêu tiếng tăm rộn ràng ức hiếp, và thấy thân mình đi vào trong cảnh bụi rừng lau sậy, những cảnh không vừa ý. Như sanh vào nhà tôn quý thì sẽ thấy hoàn toàn yên lặng, hoặc nghe thấy mình được bước lên cung điện ở vào những cảnh tượng vừa ý vậy). (còn nữa)1 like
-
VinaCapital: Dòng vốn nước ngoài sẽ vào nhiều trong 2011 Trả lời phỏng vấn PV, ông Andy Ho - Giám đốc đầu tư Tập đoàn VinaCapital cho rằng dòng vốn của nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam năm 2010 chưa cao so với các nước trong khu vực. Tuy vậy trong nửa sau của năm 2011 dòng vốn này sẽ tăng mạnh hơn do tình hình kinh tế vĩ mô được dự báo sẽ ổn định. Thưa ông, theo số liệu của Ủy ban chứng khoán, tính đến hết tháng 11-2010 khoảng 920 triệu đô la Mỹ vào thị trường chứng khoán Việt Nam, trong đó là 1/3 đầu tư vào trái phiếu và 2/3 đầu tư vào cổ phiếu. Ông nghĩ sao về con số này? So với các nước trong khu vực thì dòng vốn vào Việt Nam đang ở mức cao hay thấp? Ông Andy Ho: Số liệu của Ủy ban Chứng khoán cho thấy trong hơn 900 triệu đô la Mỹ vốn ròng vào thị trường chứng khoán có 2 thành phần: bao gồm vốn vào thị trường cổ phiếu và trái phiếu. Trong bối cảnh đô la Mỹ mất giá trên toàn cầu và các nền kinh tế Mỹ, châu Âu phục hồi chậm, dòng vốn đầu cơ gián tiếp đã chuyển hướng mạnh vào các nền kinh tế mới nổi dẫn đầu là Ấn Độ (28,4 tỉ đô la Mỹ), Hàn Quốc (19,33 tỉ), Đài Loan (9,07 tỉ) và các quốc gia Đông Á do mức định giá cổ phiếu ở mức thấp. Với các nước xung quanh Việt Nam, như Thái Lan, vốn đầu tư vào cổ phiếu khoảng 1,8 tỉ đô la Mỹ, Indonesia 2,2 tỉ đô la Mỹ, Philippines 1,2 tỉ đô la Mỹ (theo số liệu của Bloomberg). Nếu so sánh, con số 600 triệu đô la Mỹ đầu tư ròng vào cổ phiếu tại thị trường Việt Nam dù là khá cao nhưng vẫn nhỏ hơn các nước trong khu vực. Theo tôi, dòng vốn chưa vào nhiều vì nhà đầu tư vẫn lo ngại về lạm phát cao (11.75% năm 2010 so với 6.5% năm 2009), đồng tiền không ổn định (đồng Việt Nam mất giá khoảng 10% tính từ tháng 11-2009) và các đánh giá thiếu lạc quan về môi trường đầu tư Việt Nam trong ngắn hạn của các tổ chức xếp hạng quốc tế. Trong khi đó, việc quy mô vốn vào thị trường trái phiếu khoảng 300 triệu đô la Mỹ, thấp hơn so với cổ phiếu cho thấy lãi suất trái phiếu đang ở mức thấp, không hấp dẫn (hiện nay khoảng 11%), do quyết tâm kiềm chế lãi suất của chính phủ trong khi lạm phát ở mức cao 11.75%). Trong khi đó, mức định giá cổ phiếu đang ở mức hợp lý hơn. Trong bối cảnh kinh tế vĩ mô còn nhiều khó khăn, thì các yếu tố nào khiến nhà đầu tư nước ngoài quan tâm đến thị trường chứng khoán Việt Nam? Liệu dòng vốn này có tiếp tục tăng trong năm 2011? - Nhà đầu tư dài hạn tại thị trường Việt Nam thường quan tâm đến tiềm năng trong trung và dài hạn của thị trường chứng khoán Việt Nam thể hiện qua mức định giá cổ phiếu so sánh với mức độ tăng trưởng lợi nhuận các công ty (tăng trưởng lợi nhuận đến từ hiệu quả của các dự án đầu tư mở rộng và mức độ tiêu dùng nội địa gia tăng tại một thị trường mới nổi như Việt Nam). Các nhà đầu tư, trong đó có VinaCapital cũng quan tâm đến định hướng chính sách vĩ mô của chính phủ và cho rằng một chính sách tập trung vào phát triển ổn định, bền vững sẽ hấp dẫn các nhà đầu tư với dòng tiền dài hạn mạnh dạn tham gia vào thị trường Việt Nam. Tôi tin tưởng rằng nền kinh tế vĩ mô của Việt Nam sẽ ổn định hơn và các dòng vốn đầu tư sẽ có thể tăng mạnh từ nửa sau năm 2011. Theo ông, để thu hút thêm dòng vốn nước ngoài, Việt Nam cần làm gì? - Theo ý kiến của các chuyên gia giàu kinh nghiệm với các thị trường mới nổi, một thị trường với chính sách phát triển tốt đi kèm với các ưu đãi đầu tư hấp dẫn khi được quảng bá rộng rãi trên thị trường vốn quốc tế sẽ tạo động lực mạnh mẽ cho các dòng vốn đầu tư tham gia. Do đó việc quảng bá mạnh mẽ hình ảnh môi trường đầu tư Việt Nam và tiềm năng của nền kinh tế Việt Nam ra thị trường quốc tế là việc làm cần thiết trong thời gian tới. Ngoài dòng vốn này, thị trường chứng khoán Việt Nam năm 2011 liệu có thể có được dòng tiền tốt hơn từ các nguồn khác không? Vì sao? - Các nhà kinh tế học dự báo rằng mức độ mở rộng tiền tệ và tăng trưởng tín dụng sẽ thấp hơn 2010, trong đó các khoản vay cho chứng khoán và bất động sản vẫn trong xu hướng được kiểm soát nhằm tránh hiện tượng đầu cơ. Trong bức tranh tổng thể đó, khả năng dịch chuyển các dòng tiền đầu cơ giữa các tài sản sẽ tùy vào hoàn cảnh thị trường từng thời điểm nhưng chắc chắn dòng tiền vào chứng khoán sẽ tăng dần lên theo đà hồi phục và ổn định của nền kinh tế. Như vậy, ông dự báo như thế nào về sự tăng trưởng của thị trường chứng khoán Việt Nam năm 2011? - Mặc dù sẽ chịu áp lực lạm phát cao trong những tháng đầu năm 2011, thị trường chứng khoán sẽ có thể đón nhận các hỗ trợ tích cực khi các nỗ lực kiểm soát lạm phát thu được những kết quả tốt trong quí 2,quí 3. Thêm vào đó các giải pháp cho tăng trưởng đươc đẩy mạnh hơn nhằm đạt mục tiêu GDP tăng 7,5% năm 2011 so với mức 6,7% trong năm 2010, trong bối cảnh mặt bằng lãi suất được hạ thấp và tốc độ giải ngân tín dụng gia tăng. Theo tôi, khả năng kiểm soát lạm phát, hạ lãi suất, ổn định tỷ giá và mức tăng trưởng lợi nhuận của các công ty trong 2011 sẽ quyết đinh mức tăng trưởng VN Index. Và với các dự báo như hiện nay thì có khả năng VN Index sẽ không tăng mạnh trong nửa đầu năm và thay vào đó sẽ đi lên vào nửa sau của 2011 nếu lạm phát giảm về 8-9%, lãi suất huy động về 12% và cho vay ở khoảng 15%, tỷ giá đồng Việt Nam ổn định và mức định giá P/E (thị giá trên thu nhập của cổ phiếu) trở về mức hợp lý so với khu vực (hiện nay đang thấp hơn các nước trong khu vực 20-25%). Trong năm 2011, VinaCapital dự định sẽ rót vốn vào các lĩnh vực nào? Vốn vào Việt Nam của quỹ có tăng lên không? - Các quỹ đầu tư do VinaCapital quản lý vẫn tập trung đầu tư vào các lĩnh vực giàu tiềm năng tăng trưởng trong trung và dài hạn bao gồm bất động sản, phát triển cơ sở hạ tầng, lĩnh vực công nghệ cao, cổ phiếu niêm yết và chưa niêm yết, trái phiếu doanh nghiệp, trái phiếu chính phủ... Trong năm 2011 dự kiến các quỹ sẽ tiếp tục gia tăng quy mô đầu tư vào thị trường tùy theo tình hình hồi phục của chứng khoán toàn cầu nói chung và Việt Nam nói riêng. Xin cảm ơn ông!1 like
-
Không thể là giờ Tỵ ,vì thiên Tướng mà gặp tuần thì người hơi lùn ,chỉ còn 2 giờ là Ngọ -Mùi thì mới là :Giờ Ngọ /người cao trung bình ,mặt nhỏ da ngâm ,ăn nói kém ,mắt rất yếu,lúc nhỏ sanh ra rất khó nuôi cho đến lớn ,thương hay bị dính dấp tới tù tội và bị đánh đập ,trong người phải có ám tật ;nếu là giờ nầy vợ người hơi cao [nữ] nước da rắng mặt dài ,chuyên nghề về sư phạm hay có liên quan đến y-dược ,cũng có thể là người buôn bán ,rất giỏi ,tánh tình quyết đoán ,giỏi tề gia nội trợ cũng như giao tế với bên ngoài ,đương nhiên là trưởng gia . giờ Mùi / dáng người hơi cao ,miệng rộng gò mà cao ,mặt dài nước da hơi trắng ,có khiếu ăn nói ,lời nói có nhiều người tin phục ,có bệnh về phong thấp xưng khớp hay thận yếu , bệnh trĩ , tánh tình cẩn thận làm việc gì cũng có kế hoạch ,biết tùy cơ ứng xử ;giờ nầy thì có vợ người trung bình không cao mặt đày đặn hơi tròn , mắt sáng to trán cao đại cáp dầy,nước da tối không được trắng ,miệng cười có duyên tánh tình vui vẽ hoạt bát ,nhưng thiếu quyết đoán ,vợ chồng không thuận ,nên lập gia đình muộn mới có thể chung sống lâu bền .1 like
-
Tài liệu: Ebook dạng CHM. Nội dung: -Hướng dẫn bằng hình ảnh cài đặt Hệ Điều Hành phần hỗ trợ Ngôn ngữ Việt Nam. -Hướng dẫn bằng hình ảnh điều khiển Unikey và Vietkey để làm việc bằng Tiếng Việt với chương trình WinCHM Ghi chú: Sau khi tải về, chỉ việc kích đúp vào file để mở sách ra xem. -Link mediafire: http://www.mediafire.com/?m5g0mmzrd72fzf41 like
-
Tiếp theo Trong hộp tùy chọn Regional and Language Options, chọn thẻ Languages > Detailes : Thấy bật lên hộp Text Services and Input Languaes > Add : Thấy bật lên hộp Add Input Language : Tại mục Input language chọn bàn phím là Vietnamese : Tại ô Keyboard layout : > chọn là US : Còn tiếp1 like
-
Tiếp theo: Sau khi khởi động lại máy tính thì thực hiện các lệnh để vào trở lại hộp tùy chọn Regional Language Options. Từ màn hình ngoài, kích nút Start > Control Panel : Thấy bật lên cửa sổ Control Panel > Date, Timem Language, and Regional Options : Thấy bật lên cửa sổ Date, Timem Language, and Regional Options > Regional and Language Options : Thấy bật lên hộp tùy chọn Regional and Language Options : Còn tiếp1 like
-
NTH ra quẻ Cảnh vô vong : quẻ này cho thấy bạn cũng không chắc chắn về năng lực học của bạn (có thể bạn chỉ học môn bạn thi ở mức trung bình mà thôi) . bạn thì phần nhiều sẽ đỗ , nhưng NTH nghĩ bạn sẽ không đạt điểm cao . cũng như bạn tuấn dương nói vậy . điễm thi chỉ đủ đỗ mà thôi . điểm khoảng trung bình !... chúc bạn thi tốt và an lạc1 like
-
Tiếp theo phần cài đặt ngôn ngữ Tiếng Việt cho Hệ Điều Hành. Cũng trong hộp thoại Regional Language Options chọn thẻ Regional Options : Tại khung Locations > Vietnam : Kích Apply : Thấy bật lên hộp thông báo Insert Disk, hãy thả đĩa Windows có phiên bản đúng với thông báo: (Thông báo này yêu cầu cần thả đĩa chương trình Hệ Điều Hành Windows XP Professional Service Pack 3) Sau khi thả đĩa vào thì hộp thông báo Insert Disk sẽ tự tắt, tiếp theo là hộp thông báo việc cài đặt: Quá trình cài đặt sẽ kết thúc bằng tùy chọn khỏi động lại Windows > Yes : Còn tiếp1 like
-
Tiếp theo phần cài đặt ngôn ngữ Tiếng Việt cho Hệ Điều Hành. Trong hộp thoại Regional Language Options chọn thẻ Language : > Đánh dấu chọn vào ô lệnh Install files for complex script and right-to-left languages include Thai : Thấy bật lên thẻ thông báo Install Supplemental Language Support >OK : > Nếu muốn xem được chữ Hán trên Windows XP, hãy chọn luôn ô lệnh Install files for East Asian languages : Thấy bật lên thẻ thông báo Supplemental Language Support > OK : Còn tiếp1 like
-
-Vấn đề thứ nhất: +Tải về phần mềm tạo sách điện tử tại liên kết sau: +Trang chủ: http://www.softany.com/ +Phần mềm phiên bản dùng có giới hạn thời gian sử dụng: http://www.softany.com/winchm/index.htm +Giới thiệu giao diện làm việc của phần mềm và các giao diện của các sản phẩm sản xuất từ phần mềm đó: http://www.softany.com/winchm/screenshots.htm -Vấn đề thứ hai: +Cài đặt ngôn ngữ Tiếng Việt cho Hệ Điều Hành. +Thực ra khi cài đặt Hệ Điều Hành (ví dụ Windows XP 3...) thường người ta không chọn phần cài đặt Ngôn Ngữ. Nhưng khi sử dụng máy tính để làm việc với các chương trình phần mềm nào đó hay để lướt Net thì có thể cài đặt bổ xung phần ngôn ngữ tùy chọn (ở đây là ngôn ngữ Tiếng Việt, hoặc là Tiếng Hán, các ngôn ngữ Asian...) để sự hiển thị mặt chữ của ngôn ngữ đã chọn được chuẩn hơn. Đối với vấn đề sử dụng chương trình tạo Ebook này thì việc cài đặt này là cần thiết để hoàn thiện một cách tốt nhất mặt chữ Tiếng Việt trong không gian làm việc của chương trình này. +Thế tức là phải chuẩn bị đĩa CD chương trình Hệ Điều Hành (ví dụ Windows XP 3- ^_^ 8.000VND/CD) đúng với chương trình Hệ Điều Hành đang dùng của mỗi máy để cài đặt bổ xung sự hiển thị mặt chữ theo ngôn ngữ tùy chọn. +Đây không phải là chuyển đổi sự hiển thị Tiếng Anh sang Tiếng Việt, mà là để hiện thị tốt mặt chữ Tiếng Việt ở những phần có Tiếng Việt. -Vấn đề thứ ba: +Lựa chọn và cài đặt chương trình bàn phím Tiếng Việt. +Với chương trình bàn phím gõ Tiếng Việt Unikey, trong đó chọn bảng mã Unicode Tổ Hợp và cách gõ Telex là lựa chọn tốt nhất. +Với chương trình bàn phím gõ Tiếng Việt Vietkey, Kimcuong kinh nghiệm thấy rõ là có sự hạn chế so với Unikey đối với vấn đề gõ Tiếng Việt có dấu ngay trong việc sử dụng phần mềm tạo sách điện tử. +Túm lại là cần sử dụng Unikey: +Tải chương trình Unikey ở đây: ++Phiên bản Unikey 3.62 http://www.echip.com.vn/echiproot/Softwares/unikey/uk362.zip ++Phiên bản Unikey 4.0 RC2 dành cho Windows 32-bit https://sourceforge.net/projects/unikey/fil...32.zip/download P / S-Kimcuong: Nội dung này không phải quảng cáo nhưng cũng giống giống quảng cáo...cái này thì không biết sẽ thế nào. Thật tế mục đích của nó là bắt buộc cho nội dung của chủ đề, :D .1 like
-
(Tiếp theo) Tu có chuyển được nhân quả không? Từ lâu, chúng ta thường nghe nói gieo nhân nào thì chịu quả nấy, tức là ai tạo nhân gì thì phải thọ quả báo đúng như vậy, không sai. Song, trong kinh Phật có dạy như vậy không? Đây là điều mà chúng ta phải tìm hiểu cho tường tận, vì đa số người mới tu đều nghĩ rằng: Xưa kia làm điều tội ác, ngày nay tu hành là mong giảm bớt khổ đau. Nhưng, nếu trước đã gây nhân nào sau phải chịu quả nấy thì tu để làm gì? Tu cốt cho hết khổ, mà nếu gây nhân nào phải thọ nhận quả nấy thì tu đâu có hết khổ? Nếu chúng ta hiểu theo nghĩa nông cạn, đơn giản là tác nhân nào thọ quả nấy thì sẽ thối tâm không tu được. Lý nhân quả của đạo Phật không cố định là tác nhân nào thọ quả nấy, mà cũng không phải tác nhân mà không thọ quả, nó rất phức tạp. Kinh A Hàm Phật có dạy: Người gây nhân bất thiện, trước hoặc sau họ biết tu thân, tu giới, tu tâm thì quả sẽ đổi thay. Nếu người gây nhân bất thiện mà không biết tu thân, tu giới, tu tâm thì gây nhân nào sẽ thọ quả nấy. Đó là nhân nào quả nấy và gây nhân mà biết chuyển nghiệp thì quả cũng đổi thay. Phật có ví dụ một nắm muối nếu hòa tan trong tô nước lạnh thì tô nước ấy mặn không uống được. Cũng nắm muối đó, nếu hòa tan trong lu nước lớn dung lượng độ vài ba trăm lít thì nước trong lu sẽ uống được, nhưng vị nước hơi mẳn mẳn. Và nếu nắm muối đó hòa tan trong một hồ nước dung tích bốn năm ngàn lít, nước không còn mặn, dùng xài bình thường. Nhân bất thiện là dụ cho vị mặn của nắm muối hòa tan trong tô nước thì quả cũng mặn không giải khát được. Nếu nhân mặn của mắm muối hòa tan trong lu nước thì quả mặn loãng ra, nước có thể tạm giải khát được. Nếu nhân mặn của mắm muối hòa tan trong hồ nước lớn, thì quả mặn không thấm vào đâu, nước dùng xài bình thường. Cũng vậy, người mà không biết tu thân, tu giới, tu tâm tạo nhân ác thì trả quả ác nguyên vẹn dụ như nắm muối tan trong tô nước, không giải khát được. Nếu người biết tu thân, tu giới thì dụ như nắm muối tan trong lu nước, tuy vị nước mẳn nhưng cũng tạm dùng được. Còn người biết tu thân, tu giới, tu tâm dụ như nắm muối tan trong hồ nước to, vị nước không mặn, dùng xài bình thường. Vậy, nếu tu thân, tu giới, tu tâm thì nghiệp quả sẽ chuyển sẽ chuyển không thọ đúng như khi gây nhân. Như vậy nếu gây nhân ác mà không biết tu, không chuyển nghiệp thì tác nhân nào thọ quả ấy không sai chạy. Nếu gây nhân ác biết tu thân, tu giới là có chuyển nghiệp thọ quả báo nhẹ hơn. Còn gây nhân ác biết tu thân, tu giới, tu tâm gần như chuyển hoàn toàn. Cho nên tu là chuyển đau khổ được an vui. Kiểm lại, chúng ta từ nhỏ đến già, không ai là người hoàn toàn thiện lành, cũng có lúc người này làm người kia khóc than, cũng có lúc người kia làm người nọ oán hận. Như vậy, là đã tạo nhân xấu. Nếu hiện tại tu mà vẫn trả quả xấu như cũ thì tu có lợi ích gì? Thế nên phải biết, tu là chuyển quả xấu, tuỳ theo sức huân tu nhiều hay ít mà quả tuỳ theo đó chuyển đổi. Sau đây, Phật dạy: Có một gia chủ nuôi một bầy dê, một hôm có người thường dân tới trộm dê, bị gia chủ bắt được đánh, đưa ra pháp luật bỏ tù. Lần khác, kẻ trộm dê là người người của quan lớn sai tới, gia chủ chỉ bực tức nói năng đôi lời chớ không đối xử thậm tệ như người thường dân trước. Kế tiếp, kẻ trộm dê do lính của vua sai đến, thì gia chủ không dám nói nặng nhẹ gì cả mà chỉ van xin năn nỉ đừng bắt dê. Trong ba trường hợp trên chứng minh rằng: Người không biết tu thân, tu giới, tu tâm gây nhân bao nhiêu thì phải trả quả bấy nhiêu. Vì vậy mà nói nhân nào quả nấy, đó là dụ người thường dân trộm dê không thế lực. Trường hợp người trộm dê là lính của quan thì chỉ bị trách móc nặng nhẹ. Đó là dụ cho người biết tu thân, tu giới, tuy có tạo nhân ác nhưng thọ quả báo nhẹ hơn. Trường hợp người trộm dê là lính của vua, thì không bị đánh đập, không bị nói nặng nhẹ. Đó là dụ cho người tuy có tạo nhân ác nhưng biết tu thân, tu giới, tu tâm thì nghiệp quả được hoá giải. Như vậy để thấy cùng tạo nhân ác, tùy theo khả năng tu tập cao thấp mà thọ quả sai khác. Nếu biết tu thì quả liền chuyển, không cố định như người không biết tu. Khi biết rõ người có tu thân tu giới tu tâm thì sẽ thoát được những nghiệp quả đã gây trước kia; tuy nói thoát mà không phải hết hoàn toàn. Nghĩa là nắm muối vẫn hòa tan trong hồ nước, song vì nước trong hồ quá nhiều nên không thấy mặn. Cũng như chú lính của nhà vua trộm dê, tuy chủ dê không đánh đập không nói nặng nhẹ, nhưng trong lòng chủ nhà không vui, không cảm tình. Đó là nhân quả sai biệt theo khả năng tu tập. Thế nào là tu thân tu giới tu tâm? Tu thân là nơi thân này không làm điều ác, tất cả mọi điều ác dù lớn hay nhỏ đều phải tránh, còn mọi điều thiện phải cố gắng làm, luôn luôn nhớ và làm đó là biết tu thân. Tu giới là Phật tử tại gia, sau khi quy y rồi, Phật dạy phải giữ năm giới: 1/ Không sát sanh: Là không được giết người. Vì ai cũng muốn sống thì mạng sống phải được tôn trọng, không nên giết mạng sống của người. Nếu giết mạng sống của người thì bị luật pháp trừng trị. Vì tôn trọng mạng sống của mình nên phải tôn trọng mạng sống của người. Đó là lẽ công bằng, trái với lẽ công bằng là tội lỗi. Ngoài ra, đối với những con vật lớn như trâu bò heo chó tránh được bao nhiêu là tốt bấy nhiêu. Chủ yếu là không giết người. Một là tự tay mình giết. Ví dụ mình oán thù ai thì tự mình đến giết người đó chết. Hai là sai bảo người khác giết, ví dụ mình oán thù người nào, mình không trực tiếp giết được bèn xúi bảo hay mướn người khác giết. Ba là hoan hỷ khi nghe thấy giết. Ví dụ mình oán thù người nào đó tự mình không giết được, khi thấy nghe người đó bị giết, mình vui mừng thích thú. Như thế là phạm tội sát sanh. Vì tự tay giết là thân tạo nghiệp ác, sai bảo người giết là miệng tạo nghiệp ác, nghe thấy người giết sanh tâm vui mừng là ý tạo nghiệp ác, nên Phật cấm không cho Phật tử làm. 2/ Không được trộm cướp: Phàm của cải của người khác, chẳng được không cho mà lấy từ một cây kim, một ngọn cỏ cũng vậy, tất cả các vật chẳng được không cho mà lấy. Hoặc trộm lấy, hoặc cướp giựt, hoặc lừa gạt mà lấy, cho đến trốn xâu lậu thuế cũng đều gọi là trộm cắp. 3/ Không tà dâm: Người Phật tử sau khi lập gia đình có đôi bạn rồi mà mình còn đi ngoại tình với người khác là phạm tội tà dâm. Vì đó là duyên cớ làm cho gia đình mất hạnh phúc, làm cho gia đình tan vỡ, là cái nhân gây đau khổ cho mình cho người, vì vậy mà Phật cấm. 4/ Không nói dối: Nói dối có bốn trường hợp phạm tội. a) Chuyện có nói không, chuyện không nói có, cốt lừa gạt để lấy tiền lấy của người. :D Nổi giận nói lời hung dữ, thô ác mắng chửi người, vu oan người. c) Dùng lời hoa mỹ văn chương thêu dệt để lừa gạt người. d) Nói đâm thọc làm cho đôi bên bất hòa thù oán nhau. Đó là những trường hợp nói dối thì phạm tội. Nếu nói dối để cười cho vui, hoặc để trấn an người bệnh người khổ, hoặc để cứu mạng người thì không phạm. 5/ Không uống rượu: Nói đơn giản là rượu, ngoài ra các thứ như á phiện, xì ke, ma túy đều không được dùng. Vì nó là cái nhân sanh ra bệnh hoạn, làmcho tiêu tán tài sản, mất hết trí tuệ. Nhưng, nếu vì lý do đau bệnh, cần phải uống thuốc rượu để trị bệnh thì được phép uống. Phật dạy giữ năm giới là vì lòng từ bi, sợ chúng sanh vi phạm thì bị đau khổ. Nên giữ gìn không phạm thì được an vui. Đó là tu giới. Tu tâm, có nhiều người nói tôi lo tu tâm thôi lo đi chùa cũng vậy, lạy Phật để làm gì? Vậy, tu tâm là tu thế nào? Tâm là chỉ cho mọi ý niệm xấu ác như tham, sân, si... Tu tâm là bỏ được lòng tham lam, tính sân hận, đố kyﬠsi mê... Tham thì ai cũng có, và có nhiều loại như tham danh, tham lợi, tham tài, tham sắc, tham ăn, tham ngủ... ở đậy tôi chỉ đề cập tham ăn và tham ngủ, được mọi người coi là nhỏ mọn, song muốn bỏ không phải là dễ. Ăn nếu dở quá thì không vui, nếu không no thì cũng không được; ăn thì muốn cho ngon cho no đủ. Ngủ thì phải ngủ cho đủ giấc, nếu bắt dậy sớm thì không vui. Vì vậy, chúng ta lúc nào cũng kẹt trong vòng tham muốn, mà đó là cái bệnh chung của mọi người, không ai là không có. Tu là dẹp bỏ lòng tham, còn sân và si luôn luôn đi chung, hễ có sân là có si. Thuở xưa có một gia đình gồm có ba người, người con đi làm ngoài đồng, ông nội và cháu ở nhà, ông đưa cho cháu hai cái tô và hai đồng bảo: -Cháu hãy đi mua một đồng tương và một đồng chao. Đứa cháu cầm tô và tiền đi một lúc về hỏi: -Thưa ông nội, đồng nào mua tương đồng nào mua chao? Ông rầy cho nó một hồi, rồi bảo: -Đồng nào mua cũng được. Nó liền chạy đi, một lúc lâu trở về hỏi: -Thưa ông nội, hai cái tô cái nào đựng tương cái nào đựng chao? Ông giận quá tát cho nó mấy tát tai, nó khóc lu bù. Ngay khi đó, người con đi cày về, tay cầm cây roi đánh trâu, thấy con mình bị ông già đánh, nó la khóc nên nổi giận nói: -Ông đánh con tôi, tôi đánh con ông cho ông biết. Người con liền cầm roi tự quất lên mình túi bụi, ông già nóng ruột quá nói: -Mày đánh con tao, tao treo cổ cha mày cho mày biết. Ông liền làm vòng, đút đầu vô treo cổ. Kết luận câu chuyện, quý vị thấy gia đình đó si mê ở mức độ nào? Nếu nói ngu thì gia đình đó không ai bằng. Đứa cháu đã ngu, người cha còn ngu hơn, đến ông nội lại quá ngu! Ngu là do nổi giận mà ra vậy. Nên có sân là có si, làm mà không biết sai không biết hại. Xét lại xem, chúng ta có làm những chuyện na ná như vậy không? Tưởng chừng như không, nhưng khi có làm mà không hay. Chẳng hạn lúc nào đó, con làm trái ý, cha mẹ nổi giận chửi "Mày là đồ trâu đồ chó..." Nếu có người hỏi "Nó là trâu là chó, vậy cha mẹ nó là gì???". Làm cha mẹ chửi con như vậy có khôn không? Thế mà có lắm người chửi như vậy!!! Nên biết, hễ nổi sân là liền ngu, không biết phải quấy. Tưởng nói cho đỡ bực, nhưng không ngờ tự ngầm nhận mình là trâu là chó. Vì con là trâu chó, cha mẹ đương nhiên phải là trâu chó mới sanh con trâu chó. Hoặc có người khi giận con thì chửi ông cố nội, ông cố ngoại nó... Ông cố nội ông cố ngoại nó là ai? Là ông nội ông ngoại mình. Vậy mà khi giận thì người ta cứ nói cứ làm. Chẳng khác gì người kia đánh con ông già để cho ổng tức, nhưng tự đánh mình thì mình đau. Rồi ông già treo cổ cha nó, cho nó hoảng sợ, nhưng rồi chính ông chết! Vì sân si mà chúng ta không nhận biết điều phải lẽ trái, cứ làm bậy, nói bậy, khiến cho thiên hạ chê cười. Nên ca dao Việt Nam có câu: Sân si nghiệp chướng không chừa, Bo bo mà giữ tương dưa làm gì. Tu mà không chịu bỏ tham, bỏ sân, bỏ si mà cứ khoe "tôi ăn chay một tháng mười ngày, 15 ngày v.v..." Ăn chay, ăn tương dưa là để chừa tham sân si. Có chừa bỏ được tham sân si thì tâm mới sáng suốt, tâm sáng suốt thì không nói bậy làm bậy, không nói bậy làm bậy thì nghiệp chướng theo đó mà giảm. Nếu không chừa bỏ tham sân si thì nghiệp chướng tội lỗi khó mà hết được. Tuy nói tu thân, tu tâm, nhưng chủ yếu là tu tâm. Nếu tu tâm mà được viên mãn thì mọi nghiệp chướng không còn, mọi họa khổ sẽ hết, không phải trả nặng nề như lúc gây tạo. Nói nhân nào quả nấy là chưa chính xác, chưa lột lý nhân quả, vì chỉ đúng một trường hợp là người không biết tu, còn đối với người biết tu thì không đúng. Nếu người tạo nghiệp ác nhiều, vì yếu đuối không cố gắng làm lành, chắc rằng nghiệp ác khó chuyển đổi. Ví dụ có nhiều người lỡ nghiện rượu đều được bác sĩ và bạn tốt khuyên nên bỏ rượu, vì uống rượu hại sức khỏe, tinh thần không minh mẫn, tốn kém tiền bạc, vợ con khốn khổ, gia đình không hạnh phúc. Nghe lời khuyên, họ hiểu, thấy rõ uống rượu là tai hại. Nhưng có người không bỏ được, vì tâm hồn họ yếu đuối bạc nhược. Lại có người ý chí mạnh mẽ biết uống rượu có hại dứt khoát bỏ ngay. Vậy, nghiệp cũng có thể chuyển được mà cũng có thể chuyển không được, tùy theo ý chí mạnh hay yếu của mọi người. Có nhiều Phật tử lấy làm thắc mắc hoặc nuối tiếc về những người tu xuất. Vì họ cho rằng các thầy các cô có rất nhiều duyên phước mới được xuất gia tu hành. Tại sao có nhiều người tu mười mấy hai mươi năm học hành tương đối cũng thông, bỗng dưng cởi áo hoàn tục. Họ hỏi: -Thầy tu ở trong đạo an ổn quá, tại sao lại hoàn tục cho phiền lụy? Các thầy trả lời chung chung: -Tại nghiệp của tôi nó lôi. Qúy vị nghĩ sao? Ai tu có nghiệp cũng bị nghiệp lôi hoàn tục hết, hay có người bị lôi có người chuyển nghiệp đổi nghiệp? Nếu ai tu cũng bị nghiệp lôi hoàn tục, thì chắc chắn không có người tu tới nơi tới chốn. Chúng ta sanh ra trong đời này đều có liên hệ với quá khứ, kẻ có nghiệp này người có nghiệp khác... Song, tùy theo ý chí của mỗi người yếu hay mạnh mà chuyển được nghiệp hay không. Đừng đổ thừa nghiệp, để rồi tu, nếu gặp cảnh nghịch lòng, trái ý liền bỏ đạo về đời, lại nói do nghiệp lôi. Người như thế là người không ý chí, không gan dạ, tinh thần cầu tiến quá thấp. Tuy nhiên chúng ta đừng khinh những người tu hoàn tục. Khi Phật còn tại thế, Tỳ Kheo Ni Liên Hoa Sắc chứng quả A La Hán, trên đường đi giáo hóa, bà gặp các cô gái trẻ, bà rủ: -Các con nên xuất gia đi tu. Các cô thưa: -Các con còn nhỏ dại, ham ăn, ham ngủ tu không được. Bà nói: -Không sao cứ đi tu. Các cô nói: -Đi tu không làm tỳ kheo ni, lỡ tụi con phạm giới đọa địa ngục thì sao? -Không sao, lỡ đọa địa ngục, hết quả báo trở lên tu tiếp. Theo Bà Liên Hoa Sắc thì nếu tu phạm giới bị đọa hết quả báo thì trở lại tu nữa, vì chủng tử tu hành vẫn còn, gặp duyên thì nhớ lại. Nếu người chưa tu lỡ tạo nghiệp ác bị đọa, hết quả báo không có chủng tử cũ thì biết bao giờ mới tu được. Bây giờ tuy người tu phạm giới bị đọa có thua kém những người tu khác, nhưng với người chưa tu vẫn có phần hơn, vì họ còn chủng tử cũ, đủ duyên họ phát tâm tu trở lại. Tới đây, tôi xin đi xa một chút là trình bày lý nhân quả theo tinh thần thiền tông. Trong "Chứng Đạo Ca" của Thiền Sư Huyền Giác có hai câu: Liễu, tức nghiệp chướng bổn lai không, Vị liễu, ưng tu hoàn túc trái. Nếu liễu ngộ thì nghiệp chướng xưa nay là không, còn nếu chưa liễu ngộ thì phải đền nợ trước. Những nhân ác, những nghiệp bất thiện đã gây tạo từ trước, nếu tu hành không liễu ngộ thì phải trả đủ. Còn nếu tu mà liễu ngộ được thì nghiệp chướng cũ theo đó mà hóa giải không còn. Sau có một thiền khách tên Hạo Nguyệt đến Thiền Sư Trường Sa Cảnh Sầm hỏi rằng: -Cổ Đức có nói: "Liễu tức nghiệp chướng bổn lai không; vị liễu ưng tu hoàn túc trái". Như Tổ Sư Tử và Tổ Huệ Khả vì sao lại đền nợ trước? Trường Sa bảo: -Đại đức chẳng biết bổn lai không. Hạo Nguyệt hỏi: -Thế nào là bổn lai không? -Ngiệp chướng. -Thế nào là nghiệp chướng? -Bổn lai không. Tại sao nói nghiệp chướng bổn lai không? Theo Phật giáo thì nghiệp là động lực chi phối đời sống con người từ đời trước cho tới đời này và mãi về sau. Nếu con người còn tạo nghiệp thì còn trôi lăn trong vòng luân hồi sanh tử. Song, dùng trí quan sát cho kỹ thì nghiệp không thật. Ví dụ ông A nói lời hung ác (khẩu nghiệp) làm cho ông B buồn giận, sau ông A hối hận ăn năn xin lỗi ông B, ông B vui vẻ tha thứ. Khẩu nghiệp ác của ông A trước làm cho ông B buồn giận sau hối hận xin lỗi thì ông B hết buồn giận. Như vậy, nghiệp ác thật thì không đổ được, vì nó không thật nên chuyển được. Nghiệp còn là khi tâm chúng ta mê, nếu biết thức tỉnh chuyển nó thì nó hết, nên nói nghiệp vốn không thật. Tuy không thật, nhưng nếu chúng ta mê thì nó kéo đi mãi trong vòng luân hồi sanh tử không dừng. Đã nói "Nghiệp chướng bổn lai không" tại sao Tổ Sư Tử bị hành hình, Tổ Huệ Khả chết trong tù? Trong kinh, Phật nói có nhân là có quả, nhưng quả đến còn tùy theo sức tu cao thấp mà chuyển. Tổ Sư Tử khi tới nước Kế Tân giáo hóa, bị ngoại đạo sàm tấu Ngài truyền bá tà đạo nên vua tức giận đích thân cầm gươm đến chỗ ngài hỏi: -Thầy được không tướng chưa? -Đã được. -Đã được thì còn sợ chết chăng? -Đã lìa sống chết thì đâu có sợ. -Chẳng sợ thì có thể cho trẫm cái đầu chăng? -Thân chẳng phải của ta, huống nữa là cái đầu. Vua liền chặt đầu ngài rơi xuống đất. Với con mắt phàm phu thì thấy ngài bị trả quả chặt đầu. Nhưng dưới con mắt liễu ngộ của ngài thì thấy năm uẩn là không thật, năm uẩn còn mất là trò chơi, nên Ngài không tiếc cái đầu thì có gì gọi là trả? Sở dĩ chúng ta thấy ngài trả nghiệp là vì chúng ta chưa liễu ngộ còn thấy năm uẩn thật. Tổ Huệ Khả cũng vậy, khi Ngài ngộ đạo ở Tổ Bồ Đề Đạt Ma, sau Ngài truyền tâm ấn cho Tổ Tăng Xán. Ngài nói:"Ta còn chút duyên để đi trong nhân gian". Rồi Ngài Đến giáo hóa ở một vùng nọ cũng bị người sàm tấu Ngài là người truyền đạo không đúng chánh pháp, quan địa phương bắt giam Ngài. Khi bị giam trong khám, Ngài chỉ cười mà không buồn. Ngài nói duyên ta hết ở đây, rồi Ngài tịch ở trong khám. Đối với chúng ta khi bị nhốt trong khám, thấy đó là một hình phạt rất khổ đau, nhưng đối với Ngài, Ngài không thấy có những sự kiện bực bội, đớn đau, nên Ngài cười. Như vậy, ở tù mà không thấy ở tù, chết trong khám mà không thấy chết trong khám, đó là do Ngài liễu đạo. Cái quả mà chúng ta thấy Ngài trả, nhưng đối với Ngài thì không có trả. Tôi lấy một ví dụ thực tế cho dễ hiểu, ông Tần thuở xưa chửi bới làm ông Tấn tức giận. Nhưng vì ông Tấn yếu thế nên ôm hận không dám trả lời. Sau ông Tấn có cơ hội trả thù ông Tần, ông Tần đã biết tu và ngộ đạo, khi bị ông Tấn chửi, ông Tần chì cười mà không giận. Hồi xưa ông chửi thì ông Tấn giận, nay ông Tấn chửi thì ông Tần cười. Vậy ông Tần có trả quả không? Người không tu thấy ông Tần bị chửi, cho là ông Tần trả quả. Nhưng với ông Tần là người liễu đạo, nghe tiếng chửi như gió thoảng ngài tai, qua rồi thì mất, nên cười mà không buồn. Vậy, dù cho nghiệp chướng xảy ra người đời thấy kinh hoàng khủng khiếp nên thấy có trả, nhưng đối với người liễu đạo thì không có giá trị, nến thấy không có trả. Thế nên, chư Tổ không thấy trả nghiệp mà người phàm tục thì thấy có trả nghiệp. Để thấy, chúng ta tu từ thấp là giữ năm giới, thân không làm ác là đã chuyển được bao nhiêu thứ khổ đau rồi. Nếu tu tiến hơn nữa là bỏ tham lam, sân giận, si mê, tham sân si càng ít, tâm càng trong sáng, càng thanh thoát, do đó mà được an vui. Và nếu tu tới chỗ viên mãn thì mọi nghiệp chướng đối với mình coi như không có; nếu không bị nghiệp chi phối làm cho đau khổ thì không giải thoát là gì? Hiện nay có một số Phật tử mê tín quan niệm sai lầm, cho rằng tụng kinh Kim Cang, tụng kinh Pháp Hoa đổ nghiệp, do tu do tụng kinh nên xẩy ra nhiều tai nạn... Vậy nghiệp đó đổ bằng cách nào? Do tụng kinh nghiệp nó tràn ra, hay do xưa kia tạo nhiều nghiệp ác bậy giờ đổ bớt đi??? Đã là Phật tử tại sao không tìn hiểu nghiệp đổ bằng cách nào, mà chỉ nghe nói đổ nghiệp là không dám tụng kinh nữa. Học đạo như vậy quá sai lầm, tu là để chuyển nghiệp, giảm nghiệp, chuyển và giảm không có nghĩa là thêm, là đổ ra. Nếu xưa kia tạo mghiệp ác, đáng lý trả bằng sự đánh đập, hoặc trả bằng tai nạn mất nhân mạng, nhưng nhờ biết tu nên chỉ bị mắng chửi hay bị trộm cắp mất tiền của. Khi bị mắng chửi hay mất tiền của nên quán xét: có thể nghiệp chướng của mình phải trả bằng tai nạn nặng nề khổ đau hơn nhiều, nhờ biết tụng kinh nên được chuyển nghiệp chỉ bị mắng chửi mất tiền của thì quá tốt. Xét như vậy, thì sự tu học mới tiến bộ, ngược lại, nghe nói đổ nghiệp cứ tin suông rồi hoảng sợ không tu nữa, là sai lầm. Lại có nhiều Phật tử quan niệm rằng đi chùa quy y biết tu rồi, thì kể từ đây về sau cuộc sống sẽ bình an không có gì trở ngại. Tu là phải hanh thông mọi việc, nếu có trục trặc thì thối chí nản lòng không tu. Chúng ta nhớ, tu là bỏ ác làm lành, thì ở trong đời nếu có tai nạn xảy ra, biết đó là nghiệp quá khứ còn rơi rớt lại, không sợ hãi, không thối chí, vững lòng tin mà tiến tu không thối chuyển. Đừng nghĩ tu là mọi nghiệp xấu sạch hết, môi việc xảy ra đều như ý. Chính Đức Phật là người tu hành công đức viên mãn, thế mà Ngài còn gặp những cái khó khăn nguy hiểm. Có lần Ngài đi giáo hóa ở một làng Bà La Môn, gia đình nọ giỏi về tướng số, sanh được một người con gái rất đẹp. Ông Bà La Môn này muốn gả con gái ông cho người có đủ ba muơi hai tướng tốt, nhưng tìm mãi chưa dược. Bỗng một hôm tình cờ ông gặp Phật đang đi giáo hóa, ông mừng quá chạy về nhà kêu vợ ra xem. Bà ra thấy Phật rất hài lòng, đúng là đủ ba mươi hai tướng tốt, bà bèn ngỏ ý gả con gái cho Ngài. Phật nói "Đối với bà thì con gái bà đẹp, song, đối với ta đó là một dãy da hôi thúi, tất cả trong thân nàng đều là bất tịnh". Nghe Phật đáp, bà buồn, trở về nhà thuật lại câu chuyện cho con gái nghe. Cô tự ái nổi giận, ôm lòng thù oán thề rằng sẽ trả thù Phật. Sau cô được làm hoàng hậu của một nước, bấy giờ Phật đến giáo hóa ở xứ đó, hoàng hậu bèn tập hợp du đãng chận đường Phật để mắng chửi. Tôn Giả A Nan đi theo Phật, thấy du đãng vây mắng thậm tệ, ngài không chịu nổi, mới nói: -Bạch Thế Tôn, xin Thế Tôn đi nước khác giáo hóa. Phật hỏi: -Đi đâu? A Nan thưa: -Thế Tôn đi nước nào cũng được, vì ở nước này cứ bị người vây chửi, con không cam chịu được. Phật hỏi: -Giả sử đi tới chỗ khác bị người ta chửi nữa thì A Nan tính sao? A Nan thưa: -Nếu tới đó mà bị chửi nữa thì chúng ta về nước Xá Vệ, Ma Kiệt Đà... chỗ mà Thế Tôn có nhiều đệ tử ở đó giáo hóa. Phật hỏi: -Nếu là thầy thuốc giỏi, A Nan có nên đề bảng: "Tôi chỉ trị những bệnh nhẹ, không trị những bịnh nặng" chăng? A Nan thưa: -Bạch Thế Tôn, không được, thầy thuốc giỏi phải trị bệnh nặng mới cứu được nhiều người. Phật nói: -Cũng vậy, dân ở đây họ nhiều mê muội như người bệnh nặng, nên gặp ta họ chửi. Thôi, thong thả, để ta giáo hóa họ, vì họ cần ta. Du đãng tiếp tục chửi Phật. A Nan nói: -Họ cứ chửi Thế Tôn hoài, làm sao giáo hóa được? -Chừng nào họ không nghe lời nói của ta thì ta đi. Nghe Phật trả lời A Nan như vậy, du đãng nói: -Thôi, Cù Đàm ở đây giáo hóa, chúng tôi sẽ nghe lời Ngài dạy. Từ đó Phật nói pháp giáo hóa với họ. Quý vị thấy, Phật mà còn bị người chửi mắng huống là chúng ta. Nhưng điều quan trọng là Tôn Giả A Nan cũng như chúng ta còn tâm phàm, nên nghe chửi không chịu được. Còn Phật đã giác ngộ tiếng chửi đối với Ngài như gió thoảng ngoài tai. Ngài không động tâm, nên thương họ là những người mê muội bệnh nặng, nên nói pháp cứu chữa. Cũng vậy, Chúng ta khi phát tâm tu, nếu gặp người làm khó không nên buồn giận mà phải quán khởi lòng thương và cảm hóa họ. Nhất là những Phật tử có gia đình mà biết tu, hoặc bị chồng hay vợ, hay con làm khó dễ, đó là cơ hội tốt để mình tu, chớ buồn giận và đừng cho rằng bạn mình con mình phá rối không cho mình tu. Mà nên xét nghĩ thương bạn thương con, vì chưa hiểu đạo còn mờ tối nên cần sự cảm hóa của mình. Thế nên, tất cả mọi khó khăn, những lời xúc não, nếu chúng ta biết tu, tâm sáng suốt hóa giải tất cả thì được an vui. Một lần khác Phật đi giáo hóa vùng Bà La Môn, các tu sĩ Bà La Môn thấy đệ tử của mình theo Phật nhiều quá, nên ra đón đường Phật chửi. Phật vẫn thong thả đi, họ đi theo sau chửi. Thấy Phật thản nhiên làm thinh, họ tức, chận Phật lại hỏi: -Cù Đàm có điếc không? -Ta không điếc. -Ngài không điếc tại sao không nghe tôi chửi? -Này Bà La Môn, nếu nhà ông có đám tiệc, thân nhân tới dự, mãn tiệc họ ra về, ông lấy quà tặng, họ không nhận thì quà ấy về ai? -Quà ấy về tôi chứ ai. -Cũng vậy, ông chửi ta, ta không nhận thì thôi. Người kêu tên Phật chửi mà Ngài không nhận. Còn chúng ta, những lời nói bóng nói gió ở đâu đâu cũng lắng nghe để buồn để giận. Như vậy mới thấy những lời cuồng dại của chúng sanh Ngài không chấp không buồn. Còn chúng ta do si mê, chỉ một lời nói nặng, nói hơn, ôm ấp mãi trong lòng, vì vậy mà khổ đau triền miên. Chúng ta tu là tập theo gương của Phật, mọi tật xấu của mình phải bỏ, những hành động lời nói không tốt của người đừng quan tâm, như thế mới được an vui. Trong kinh Phật ví dụ người ác mắng chửi người thiện, người thiện không nhận lời mắng chửi đó. Người ác giống như người ngửa mặt lên trời phun nước bọt, nước bọt không tới trời mà rơi xuống mặt người phun. Thế nên, có thọ nhận mới dính mắc khổ đau, không thọ nhận thì an vui hạnh phúc. Từ đây về sau, quý vị có ai nghe ai nói gì về mình dù tốt hay xấu, chớ nên thọ nhận thì sẽ được an vui. Đa số chúng ta có cái tật nghe người nói không tốt về mình qua miệng người thứ hai thứ ba, thì tìm phăng ra manh mối để thọ nhận rồi nổi sân si phiền não, đó là kẻ khờ không phải người trí. Tuy có chướng duyên bên ngoài mà chúng ta biết giải không thọ nhận đó là tu. Không phải tu là cầu an suông, mà phải có người thử thách để có dịp coi lại mình đã làm chủ được mình chưa. Nếu còn buồn giận vì một vài lý do bất như ý bên ngoài đó là tu chưa tiến. Tinh thần nhân quả của đạo Phật không phải gây nhân nào chịu quả ấy trọn vẹn, ngoại trừ người không biết tu thì nhân quả không sai khác. Còn với người biết tu thì nhân quả biến chuyển theo công phu tu hành cao thấp mà có sai khác. Tu là chuyuển nghiệp giảm hết phiền não khổ đau để được an vui hạnh phúc, đó là tu đúng theo lời Phật dạy. Nếu tu sai thì không chuyển được nghiệp nên phiền lụy cứ dai dẳng khổ đau không đứt trừ, lại còn thối chí tu tập, không được lợi ích gì cả. Tôi mong rằng quý Phật tử sau khi nghe pháp nên nghiệm xét ứng dụng tu hành để trên đường tu mỗi ngày mỗi tiến cho hết khổ được vui. http://www.buddhismtoday.com/viet/phatphap...huyennghiep.htm1 like