-
Thông báo
-
Nội quy Lý Học Plaza
Nội quy này là bản mở rộng Nội Quy - Quy định của Diễn đàn. Khi tham gia mua bán, các thành viên phải tuân theo những quy định sau: Tiêu đề bài viết: Bao gồm: Chỉ dẫn địa lý, Loại hình Mua/Bán, Thông tin mua bán.
Chỉ dẫn địa lý: Tỉnh/thành nơi mua bán. Hoặc sử dụng định nghĩa có sẵn:TQ: Toàn quốc
HCM: TP Hồ Chí Minh
HN: Hà Nội
[*]Ví dụ: HCM - Bán Vòng tay Hổ Phách Nội dung bài viết: Mô tả chi tiết sản phẩm mua/bán
Bắt buộc phải có thông tin liên lạc, giá Mua/Bán
Bài mới đăng chỉ được phép up sau 03 ngày.
Thời gian up bài cho phép: 01 ngày 01 lần.
Các hành vi vi phạm nội quy này sẽ bị xóa bài hoặc khóa tài khoản mà không cần báo trước.
-
Leaderboard
Popular Content
Showing most liked content on 24/08/2010 in all areas
-
Lạc Việt Ngữ Là Nôm Na
tuấn dương and 4 others liked a post in a topic by Lãn Miên
Ngôn ngữ Bách Việt là Nôm na Các nhà khoa học Trung Quốc khi nghiên cứu về ngôn ngữ của dân tộc Bách Việt đã nhận định rằng Bách Việt ngữ là ngôn ngữ dính黏著語 (chứ không phải ngôn ngữ chắp dính), nó là “đơn âm thành nghĩa” tức nói ra một tiếng là mang một nghĩa rõ ràng, không giống như Hán Ngữ (Hán ngữ thường là hai âm tiết ghép với nhau mới cho ra một nghĩa), về Bách Việt ngữ cổ , khi dịch một âm tiết Việt thành Hán ngữ thường phải dịch thành hai chữ Hán. Nghiên cứu của các nhà ngôn ngữ học Trung Quốc chỉ rõ, sau khi dân tộc Bách Việt đã bị Hán hóa, rất nhiều từ chữ mà họ đã từng sử dụng còn lưu lại nguyên dạng trong từ vựng của không ít ngôn ngữ các dân tộc hiện nay, ví dụ trong ngôn ngữ các dân tộc thiểu số hệ ngữ Choang-Đồng và Miêu-Dao ở TQ, mà vẫn thường được gọi là “phương ngữ miền nam của Hán ngữ”.Thậm chí từ gốc của Bách Việt còn thấy trong ngôn ngữ các dân tộc ở Indonexia, Malaixia, Haiti, Niudilân và các dân tộc Nam Đảo. Ví dụ từ Việt “nhền nhện (nguyên gốc là nền nện”, cũng như “nớn” sau đọc mềm đi là “nhớn”) thì tiếng thổ dân Niudilân là “na nai”, tiếng thổ dân Haiti là “nana nana”, tiếng Khách Gia ở Đài Loan là “la kia”, tiếng Malai-Indonexia là “lawa lawa”; từ Việt “mau lên” tiếng thổ dân Madagatca là “gao len”. Tiếng Nhật Bản cũng có rất nhiều từ là từ ngôn ngữ Nam Đảo. Sở dĩ tiếng Việt chỉ còn là “đơn âm thành nghĩa” vì người Việt đã VO tròn mọi từ đa âm tiết của ngôn ngữ chắp dính Nam Á trong cái “nôi khái niệm” là cái “hình cầu biểu tượng Âm Dương” của người Lạc Việt, như một cái VÒ là cái VỎ chứa đựng mọi khái niệm cũng như VŨ là bầu không gian của vũ trụ chứa đựng tất cả, để nó bị VÒ rụng mất đầu và đuôi còn lại trọi một âm tiết lõi. Bởi vậy từ vựng tiếng Việt chủ yếu là từ đơn âm tiết và từ láy có hai âm tiết dính nhau không thể đảo ngược (nó là do từ một âm tiết sinh ra khi đang tự tách đôi thành hai nửa Âm Dương còn dính nhau trong nôi khái niệm và đang lớn dần lên để biến hình và tách rời hẳn khi nở ra khỏi nôi). Ví dụ khái niệm “đưa một phần tử rời cái tổng thể mà nó vốn gắn bó” tiếng Việt chỉ diễn tả bằng một “tiếng” là “KHỎI”. Từ KHỎI nầy rõ ràng là xuất hiện từ một cái tổng thể là KHỐI, một khối là một tổng thể. Từ KHỐI ở trong nôi khái niệm nó tự tách đôi thành KHÍT-KHAO còn dính nhau, trong nôi ấy “khít” đang trưởng thành dần về phía Âm hơn tức phía ít để rồi nở ra thành KHÉP, “khao” đang trưởng thành về phía Dương hơn là “lao” tức “lào” tức “lão” tức “lãnh” cho đến lớn, như “lồ” của khổng lồ, để rồi nở ra thành KHỎI. Cái nôi ấy là KHÉP…KHÍT-KHAO…KHỎI, đi từ “khép” đến “khỏi” là đi từ “ tĩnh” đến “động”, từ “kín mít” đến “tự do”. Từ KHỎI đã dẫn đến hàng trăm từ đơn âm tiết trong tiếng Việt mà chỉ cần phát âm một tiếng là đủ thấy ý “rời cái tổng thể” , để dùng trong các sắc thái khái niệm khác nhau. Nhưng trong tiếng Hán thì cái từ Việt một âm tiết ấy phải dịch thành một chữ Hán kèm với từ “khai” nữa là hai chữ Hán.Ví dụ tiếng Việt nói “lìa” tiếng Hán phải dịch là “ly khai”, tiếng Việt nói “rụng” tiếng Hán phải dịch là “lạc khai”…Nhưng từ “khai” mới chỉ là một phần khái niệm nhỏ của “khỏi” mà thôi, chỉ khi nào con người đạt đến trạng thái “khỏi” thật sự tức tự do hoàn toàn thì mới phát hiện được tiềm năng của chính mình như Lão Tử từng nói.Cái chuỗi các từ mà từ KHỎI dẫn đến trong tiếng Việt mới chỉ đếm qua loa đã là như sau: KHỎI-khơi-cơi-cời-dời-di-đi-chi-chọi-chói-rọi-cởi-xới-bới-tưới-rưới-rời-sôi-lôi-lái-moi- mổ-sổ-bỏ-trổ-nổ-nở-nã-né-xé-bẻ-rẽ-vẽ-vỡ-rỡ-dỡ-giơ-đổ-xả-ngả-thả-phá-ra-rải-vãi-bày-lấy-lẩy-bẩy-chạy-nhảy-bay-bứng-vung-rụng-tung-bong-tâng-tách-tan-dâng-nâng-tranh-tránh-lánh-lãnh-lĩnh-lỉnh-lan-tràn-đẵn-cắt-chặt-xắt-cất-nhấc-bốc-bóc-móc-róc-dốc-dứt-đứt-rút-tụt-tút-tát-vớt-rắc-lắc-vứt-viết-chiết-vuốt-vuột-bước-tuột-lột-lọc-lọt-rót-rây-sẩy-nẩy-nảy-xảy-sảy-sàng-văng-vần-luồn-tuồn-khuân-chuồn-chuyền-chuyển-chém-ném-nới-tời-xoi-KHỎI. Đủ thấy có độc lập(KHỐI) và có tự do (KHỎI) sẽ đẻ ra tất cả. Độc lập có trước cũng như vũ trụ là MỘT có trước, mới có tự do có sau. Nhưng tiếng Việt cũng có từ hai âm tiết.Ví dụ hai từ hoàn toàn đồng nghĩa với nhau đi ghép với nhau như là một từ hai âm tiết là để chỉ ý nhiều cái cùng chủng loại, như “đồng ruộng” thì “đồng”= “ruộng”= “vuông” là cái diện tích đất nhưng “đồng ruộng” có ý là nhiều diện tích đất, hay “gà qué” thì “gà” là của người Việt nói, “qué” tức “cáy” là của người Tày hay người Hoa nói cùng một con cả nhưng “gà qué” ý là nhiều loại gà, hay “chó má” thì “chó” là của người Việt nói, “má” là của người Tày hay người Lào nói cùng một con cả nhưng “chó má” ý là nhiều loại chó.Trong cách ghép ấy thì qui luật là cứ từ nào có sử dụng trong tiếng Việt trước thì được xếp đứng trước cũng như qui luật bất di bất dịch là chính trước phụ sau. Những kết cấu khác ghép hai hay ba âm tiết thì nó là cụm từ chứ không phải một từ.Ví dụ cụm từ “cu tí” là “con trai”, là do “kẻ”= “cò”= “KÔ”= “con”=“cu”= “tu”= “tí”= “tử”= “ZỬ ” mà chữ nho viết là 子nghĩa là một phần tử, cũng đồng thời mang ý là con trai. Trong các cách phát âm trên của một từ thì “KÔ” là của tiếng Nhật (kodomo là con trai), “tu” là của tiếng Tày (“tu má” là con chó,kết cấu cú pháp chính trước phụ sau), “ZỬ ” là của tiếng Quan Thoại ( “cẩu zử” là con chó, kết cấu cú pháp phụ trước chính sau),còn lại đều là của tiếng Việt.Vậy trong các từ đồng nghĩa ấy cái nào có trước tiên? Rõ ràng là từ “kẻ” có trước tiên vì nó nằm trong biểu ý của chữ nho 子 là một cái KẺ vạch ngang (—) là phần tử Dương, là cái có đầu tiên trong vũ trụ và cái kẻ vạch biểu trưng cho Dương ấy là nét ký tự đầu tiên của người Lạc Việt, còn cái nét 了đó là chữ “rồi” tức “rồi đời” tức “liễu” là kết liễu, kết thúc cuộc đời. Chữ 子 (đọc là “tử” ) biểu ý cho KẺ hay CON thì kẻ nào cũng vậy, con nào cũng vậy, dù là con vật hay con người đều hiện diện từ bắt đầu( — ) cho đến kết thúc(了 )sự tồn tại của nó.Cái âm tiết là “tử” mang lại cái biểu âm cho chữ TỰ mà chữ nho viết là 字 (tức宀 là hình + âm là子 = biểu ý) nghĩa là con (người) ở dưới mái nhà ( mà bộ “miên” 宀 tức từ “mái” nhà của tiếng Việt, tiếng Hán mái nhà gọi là “kai” tức “cài” hay “đậy” là cái nắp úp như lều vải bạt của dân du mục đồng cỏ-kiến trúc nóc bầu tròn như Thiên Đàn ở Bắc Kinh hay các tháp ở Matcơva của Nga là ảnh hưởng văn hóa kiến trúc của dân Tácta Mông Cổ, người Nga là dân Slavơ đã có pha trộn với Tácta, dù dân số đông gấp nhiều lần dân các nước Slavơ khác, người Nga vẫn công nhận mẫu tự Slavơ là do người Slavơ cổ ở Bungari sáng tạo ra, người Bungari là dân Slavơ cổ sau đã có pha trộn với Thổ Nhĩ Kỳ).Con người đã biết làm nhà để ở tức đã văn minh rồi nên mới có chữ. Cũng bởi cái qui luật cụm từ ghép trong tiếng Việt là cái từ có trước đứng trước, cái từ có sau đứng sau nên tôi mới nghi ngờ cụm từ “ông Nam Tào Bắc Đẩu”, rồi “ông Nam Tào” , “sổ Nam Tào” chứ chưa từng nghe thấy từ “ông Bắc Đẩu”, nên mới nêu ra đây để nhờ Thầy Thiên Sứ giải thích giùm. Nghe đến mấy từ ấy ai cũng thấy rờn rợn kính sợ, đúng như “đại uy nỗ” trong tranh ngũ hổ Hàng Trống.Ví dụ nghe bị vào sổ Nam Tào tức hiểu là đã bị vào sổ đen của thần chết. Rồi nghe nói là phải “cúng ông Nam Tào Bắc Đẩu”.Vậy Nam Tào Bắc Đẩu là một ông hay hai ông? hay là Nam Tào=Bắc Đẩu?Tra trong tử điển tiếng Việt thì không thấy có mấy từ đó. Từ điển tiếng Việt (nxb KHXH 1977) có giải thích từ “bắc đẩu” là “chòm sao về phương Bắc,trông như một cái gàu sòng lớn”, từ “nam tào” là “tên một vì sao về phương Nam”, không có từ “ông Nam Tào” và cũng không có từ “ông Nam Tào Bắc Đẩu”.Từ điển Hán Việt (nxb KHXH) có chữ Bắc Đẩu tinh北斗星 là “sao Bắc Đẩu” và chữ Nam Đẩu Tinh南斗星 là “sao Nam Đẩu”. Từ điển bách khoa Việt Nam (nxb từ điển bách khoa Hà Nội 2003) có từ “bắc đẩu” chứ không có từ “nam tào”, và cũng không có từ “ông Nam Tào” hay “ông Nam Tào Bắc Đẩu”. Không biết trong thiên văn học có vì sao “Nam Đẩu” không?mà trong máy tính thì có chữ “bắc đẩu tinh”北斗星, có chữ “nam đẩu”南斗 chứ lại không có chữ “nam đẩu tinh”南斗星, đó là cái mà tôi cần hỏi. Vì “nam tào”= “nam đẩu” thì rõ ràng rồi, đó là do phát âm mà thôi, chữ thì chỉ là một南斗.Còn cái “Ông Nam Tào Bắc Đẩu” như dân gian nói nếu chỉ là một ông là “chòm sao Bắc Đẩu” mà họ thờ một cách kính sợ trong tranh ngũ hổ thì tức là “Nam Tào”= “Bắc Đẩu”, chẳng qua là tên gọi có trước ghép cùng tên gọi có sau mà thôi. Nếu đúng như vậy thì rõ ràng là thuở xưa người ta dùng la bàn gọi là cái “Kim chỉ Nam” để tìm ra hướng “Nam Tào” là hướng của dịch lý chỉ hướng bắc cực, cái tên Nam sau bị con người đổi cách gọi là Bắc chăng ?chứ trục trái đất thì vẫn thế?5 likes -
Lạc Việt Ngữ Là Nôm Na
hiki and 4 others liked a post in a topic by Thiên Sứ
Anh Lãn Miên thân mến. Xin cảm ơn anh vì bài viết. Hiện chúng tôi đang ổn định lại nhân lực cho trang chủ. Vài ngày sau, xin được đưa bài viết này của anh ra trang chủ Lý học Đông phương. Về phần tôi - xin trình bày cách hiểu của tôi về cụm từ "Nam Tào - Bắc đẩu" như sau: Trong huyền thoại và truyền thuyết Đông phương của người Việt ở Nam Dương tử (Sau này bị Hán hóa) thì Nam Tào và Bắc đẩu là hai ông tiên thừa lệnh Thượng Đế coi giữ sổ sách về sinh tử ở trần gian. Bắc đẩu coi việc sinh, Nam Tào coi việc tử. Bắc đẩu ở trên nên là Dương - coi sổ sinh. Nam tào ở dưới nên là Âm coi việc tử. Trong Hà Đồ phối Hậu Thiên Lạc Việt liên hệ với địa cầu giải thích rất rõ việc Dương trên Âm dưới và các quẻ trong bát quái....vv.... Nhưng chúng ta chỉ thấy có Bắc đẩu tinh là chòm sao Bắc đẩu, không thấy có nam đẩu tinh. Bởi vì Bắc đẩu tinh là cái hiện hữu - Vật là Âm, nên tính là Dương. Nam đẩu tinh là tính quy ước - thuộc giá trị trí tuệ vô hình thuộc Dương - nên tính là Âm. Theo tôi không có chòm sao Nam Đẩu tinh, mà chỉ có "nam đẩu", tức là chỉ có những ngôi sao ở phương Nam. Vậy Nam tào chính là sự đọc trại Nam tòa. Nơi cư ngụ và phán xét của những linh hồn chết do thần Nam Tào quản lý. Vài lời chia sẻ, không tự cho là đúng. Xin để tham khảo.5 likes -
Số điện thoại đẹp: "May rủi khôn lường!" Thứ hai, 23 Tháng 8 2010 09:14 Cách đây ít ngày, số điện thoại 0x88888888 đã chính thức chọn được chủ nhân sau một thời gian dài nằm trong kho số của Viettel. Theo tiết lộ của nhà mạng, giá của chiếc sim đặc biệt này không dưới 10 chữ số… . Nhiều người thích số điện thoại đẹp Theo quan niệm của nhiều người, số điện thoại 0x88888888 là con số thịnh vượng. Ngoài việc minh chứng đẳng cấp của chủ sở hữu, nhiều người tin rằng số 8 (âm Hán Việt đọc là "bát", thường được đọc chệch là "phát") tượng trưng cho sự phát đạt, đem tới vận may cho người sử dụng. Tuy nhiên, dưới góc nhìn của nhiều chuyên gia phong thủy, số điện thoại có tám chữ số 8 này chưa hẳn đã đẹp… "Tôi khẳng định 0x88888888 là số không đẹp" Theo chuyên gia phong thủy Nguyễn Tuấn Kiệt (Công ty Cổ phần Phong thủy Việt Nam, 166 Nguyễn Thái Học, Kim Mã, Ba Đình, Hà Nội), sim số đẹp có thể chia làm 2 dạng. Thứ nhất là sim số đẹp theo nghĩa dễ nhớ. Loại này đã có từ khi hình thành thị trường sim số. Chuyên gia Nguyễn Tuấn Kiệt - ảnh VTC Nhưng 2, 3 năm trở lại đây bắt đầu có khái niệm sim phong thủy. Trong khi sim số đẹp theo kiểu dễ nhớ chỉ có giá trị về kinh tế thì để đánh giá một sim phong thủy đẹp lại phụ thuộc vào rất nhiều tiêu chí. Chuyên gia Tuấn Kiệt cho rằng, số điện thoại 0x88888888 chỉ đơn thuần là một số dễ nhớ chứ xét về ý nghĩa phong thủy, đó chưa hẳn là một con số đẹp. “Để đánh giá một số điện thoại đẹp trước hết phải xem bản thân số đó có phải là số đẹp hay không? Thứ hai phải xem số đó có hợp với người sử dụng hay không? Tiêu chí này phụ thuộc vào đối tượng sử dụng. Số điện thoại 0x88888888 có quá nhiều số 8, mà theo phong thủy, số 8 là một số âm nên dãy số 0x88888888 là một dãy số quá nhiều âm tính. Theo thuyết âm dương ngũ hành, một dãy số đẹp thì âm dương phải cân bằng, những gì thái quá đều không tốt. Ngoài ra, theo quan niệm của kinh dịch, dãy số 0x88888888 thuộc quẻ Bĩ - mang một ý nghĩa chỉ sự suy thoái. Chưa xét đến việc người sử dụng có hợp với số 0x88888888 hay không, nhưng chiếu theo quan niệm của phong thủy tôi khẳng định 0x88888888 là một số không đẹp”, chuyên gia Tuấn Kiệt nói. "May rủi khôn lường" Ông Nguyễn Phúc Giác Hải - Chủ nhiệm bộ môn Thông tin dự báo, Trung tâm nghiên cứu Tiềm năng con người (thuộc Liên hiệp các Hội KHKTVN) lại cho rằng 0x8888888 là một số “tiện”, giúp người ta giảm thiểu chức năng của bộ nhớ nhưng chứa đựng sự may rủi khôn lường. Ông Nguyễn Phúc Giác Hải - ảnh VTC Ông Hải cho biết: Hiện nay, trên thế giới đã có khoa số học Numerology, môn khoa học nghiên cứu ý nghĩa của những con số và mối quan hệ của con số với con người. Và tùy theo mỗi dân tộc mà có quan điểm khác nhau về các con số. Ở Việt Nam thì kiêng những con số lẻ, thích con số chẵn như quan niệm “chớ đi ngày 7 chớ về ngày 3”. Hay như trường phái Pitago, một trường phái triết học cổ Hy Lạp lại quan niệm con số 4 là một số đẹp. Bởi vì, trường phái này cho rằng con người có 10 ngón tay, mà tổng các số từ 1 đến 4 lại bằng 10. Trường phái Pitago cũng lý giải ý nghĩa của số 4 như sau: Trong hình học, số 1 xác định được 1 điểm, số 2 xác định được 1 đường thẳng, số 3 xác định được 1 mặt phẳng nhưng số 4 thì xác định được 1 không gian. Do vậy, số 4 đã xác định được thế giới chúng ta đang tồn tại nến số 4 là một con số đẹp. Nhưng người Trung Quốc lại sợ con số 4 vì khi phát âm số này đọc là “tứ”, gần với chữ “tử” là chết. Người Trung Quốc thích số 8 vì khi đọc, chữ “bát” gần chữ “phát”. Theo ông Hải, quan niệm về cái đẹp của mỗi con số theo các dân tộc là mỗi khác. "Dãy số 0x88888888 có phải là con số đẹp không? Đánh giá đó tùy vào quan niệm của từng tầng lớp, từng con người. Nhưng, theo tôi, dãy số đó trước hết là một số “tiện” vì khi sử dụng sẽ giúp chúng ta giảm chức năng của bộ nhớ". "Hơn nữa, số 0x88888888 đã được mua với giá rất đắt và chắc chắn người mua mong rằng con số đó sẽ đem lại cho mình sự may mắn. Vậy, người sở hữu số điện thoại 0x88888888 trước tiên phải là một người có khả năng tài chính cao. Nhưng cái phúc, họa rất khôn lường và chúng ta không thể biết được khi sở hữu số điện thoại “tuyệt vời” đó là may hay rủi. Ví như có người nào đó vì ghen tức với số điện thoại đó của anh, họ sẽ tìm cách hại anh để có số đó. Trong công việc làm ăn, nhiều người e anh “chảnh” khi sử dụng số đó sẽ không gọi điện thoại cho anh nữa… Do vậy, theo tôi, con người nên sống đúng với bổn phận để làm sao duy trì được cái phúc và bớt đi những cái họa. May rủi phải xây dựng trên nền tảng đạo đức”, ông Hải chia sẻ. "Tôi sẽ bán ngay với giá 100.000 đồng" Theo ông Nguyễn Vũ Tuấn Anh, Giám đốc trung tâm nghiên cứu Lý học Đông Phương, ông sẽ không bao giờ bỏ tiền ra mua mua số điện thoại 0x88888888 và nếu ai mua tặng ông số điện thoại này dù là giá 1 tỷ đồng, ông sẵn sàng bán ngay chỉ với giá 1 trăm nghìn đồng chứ không dùng. Ông Nguyễn Vũ Tuấn Anh Để chứng minh cho quan điểm của mình, ông Tuấn Anh nhắc lại một câu chuyện tương tự về số điện thoại đẹp đã xảy ra trên thế giới: “Ở Bulgaria đã từng phải bỏ đi một số điện thoại có có 9 số 8 (0888888888) sau khi 3 người sử dụng số này đều qua đời trong vòng 10 năm. Chủ sở hữu đầu tiên của số điện thoại huyền thoại này là ông Vladimir Grashnov, cựu giám đốc điều hành hãng điện thoại di động Mobitel, nơi phát hành số 0888 888 888 đã qua đời vì căn bệnh ung thư ở tuổi 48. Trùm mafia Bulgaria Konstantin Dimitrov, người sở hữu số điện thoại này sau đó cũng bị ám sát tại Hà Lan ở tuổi 31 khi đang mang số điện thoại bên mình. Sim số đẹp này được chuyển sang cho doanh nhân Konstantin Dishliev, nhưng ông này cũng bị ám sát bên ngoài một nhà hàng Ấn Độ tại thủ đô Sofia của Bulgaria”. Ông Tuấn Anh cho biết, hiện nay, có một lý thuyết xuất phát từ lý học Đông Phương, tạm gọi là lý thuyết về những con số. Lý thuyết này khẳng định, các con số khi đọc lên, âm thanh đó sẽ tác động đến con người, ảnh hưởng đến số phận con người. Theo quan niệm ở một số nước phương Đông, người ta cho rằng số 8 khi phát âm là “bát” thì nó có nghĩa là “phát”. Vậy, trong trường hợp của số điện thoại 0x88888888 khi đọc lên sẽ là …phát phát… phát mà theo lý học những gì cực thịnh sẽ phải đi đến hồi suy… “Nhiều đại gia khi gọi điện thoại đến số máy của tôi cũng hiển thị những số có bốn số 8, năm số 8. Điều đó chứng tỏ rất nhiều người chuộng số 8. Cứ cho rằng lý thuyết của họ là đúng, tôi không phản đối. Nhưng tôi chưa thấy vị đại gia nào sử dụng nhiều số 8 lại có một kết cục trọn vẹn đến cuối cuộc đời cả". Theo tôi, số điện thoại 0x88888888 là con số rất nguy hiểm. Tôi khuyên mọi người không nên mua số điện thoại này”, ông Tuấn Anh kết luận. Tại Việt Nam, số điện thoại 0x88888888 của Viettel đã nhận được sự quan tâm đặc biệt của người tiêu dùng. Trên nhiều diễn đàn, không ít các bạn trẻ bày tỏ niềm ao ước có được số điện thoại “thịnh vượng” bậc nhất kia cũng như sự ngưỡng mộ đối với chủ nhân của chiếc sim “khủng” này. Được biết, chủ sở hữu của sim số 0x88888888 là một người thành đạt. Chia sẻ với báo giới, chủ sở hữu của số sim này cho biết, anh mua số điện thoại này không phải để bán mà một phần là nhằm thỏa mãn niềm đam mê đối với những con số và hơn hết đó là sự chân thành, mong muốn đóng góp một phần nhỏ bé của mình cho quỹ từ thiện, với mục đích giúp đỡ những người thiếu may mắn có cơ hội nhận được sự quan tâm nhiều hơn của xã hội. "Nếu đã làm điều thiện, thì theo tôi, số điện thoại ấy sẽ không hại chủ" - một chuyên gia nghiên cứu tâm linh (xin giấu tên) cho biết. Theo: VTC ------------------------------------------------ Hi. Hôm đó Thiên Sứ tui xỉn quá nên ra giá có 100. 000 đ cho số sim đẹp. Bằng chứng là xác hai chai bia chụp trong hình. Đây là con số thống kê bia còn chưa đúng sự thật :D . Đúng ra phải bán 1.000. 000đ. So với một tỷ vẫn còn rẻ chán.3 likes
-
Định Nghĩa ChiỀu Là Gì?
Nhật Tâm and one other liked a post in a topic by Thiên Sứ
Nếu chúng ta định nghĩa "chiều" như kiến thức đã học ở chương trình phổ thông có nghĩa là hướng chuyển động của một vật thể từ điểm xuất phát thì gọi là chiều chuyển động của vật thể đó. Nếu chỉ quan niệm như vậy thì chúng ta có một vũ trụ đa chiều. Nhưng nếu chúng ta quy ước những chiều không gian tối thiểu để thể hiện hình khối của một vật thể thì vũ trụ gồm ba chiều quy ước trong không gian. Tôi mở topic này vì vấn đề liên hệ với bài viết của Nhật Tâm với mục đích trao đổi ý kiến.2 likes -
Hi! Sư Thiến tui vốn cũng hay đùa giỡn. Thí dụ như mục "Thiên Sứ cười". "Tai nạn Thiên Sứ vào thứ Sáu ngày 13" Thực ra đây là một dự báo thời tiết của Lạc Việt độn toán. Trong 10 ngày Lễ hội kỷ niệm 1000 năm Thăng Long thời tiết nắng đẹp, tiết trời hơi se lạnh. Có thể có mưa nhỏ vào ban đêm. Tình trạng trên kéo dài ít nhất bảy ngày trước và trong ngày lễ hội chính. Tôi chính thức dự báo như vậy và việc cá độ 7,150. 000. 000 đ chỉ là nói đùa. Thành thật xin lỗi.2 likes
-
Mẹo dùng nước gừng nóng chữa bệnh, làm đẹp 23/08/2010 09:27 (GMT +7)Nghiên cứu mới đây nhất cho thấy, dùng gừng tươi để chế biến thành nước gừng nóng sau đó dùng để uống cũng là một bài thuốc hay có thể vừa có tác dụng phòng ngừa vừa chữa nhiều chứng bệnh thường gặp.1. Lở loét khoang miệng Dùng nước gừng tươi thay trà để uống và súc miệng thường xuyên, khoảng 2-3 lần mỗi ngày, hiệu quả sẽ khiến bạn thấy bất ngờ, khoảng 60-90% vết lở loét đều biến mất. 2. Viêm nha chu Thường xuyên dùng nước trà tươi nóng để súc miệng hoặc uống đều có hiệu quả chữa trị bệnh viêm nha chu. Nên uống hoặc súc miệng mỗi ngày 2 lần vào buổi sáng và tối. Dùng gừng tươi để chế biến thành nước gừng nóng sau đó dùng để uống cũng là một bài thuốc hay Nếu cổ họng bị dát, ngứa hoặc đau có thể cho thêm chút muối ăn vào hòa tan và uống nóng, mỗi ngày uống khoảng 2-3 lần.3. Phòng ngừa và trị sâu răng Mỗi buối sáng và tối kiên trì súc miệng bằng nước gừng nóng hoặc uống nước gừng nóng nhiều lần trong ngày có tác dụng bảo vệ răng, phòng ngừa và trị chứng sâu răng hiệu quả. 4. Đau một bên đầu Khi thấy đau một bên hoặc đau nửa đầu, dùng nước gừng nóng xoa đều ra hai tay sau đó bóp đều quanh vùng đầu bị đau khoảng 15 phút, cảm giác đau đớn sẽ nhanh chóng giảm dần, thậm chí có thể tiêu biến hoàn toàn. 5. Say rượu bia Dùng nước gừng nóng để uống không những thúc đẩy quá trình lưu thông máu mà còn giúp tiêu tan lượng cồn trong máu, nhanh chóng đánh bật cơn say sỉn và tình trạng đau đầu lúc tỉnh dậy sau khi uống say. Có thể cho thêm chút mật ong vào nước gừng nóng và uống làm nhiều lần càng tăng thêm hiệu quả giã rượu. 6. Sắc mặt nhợt nhạt Rửa mặt thường xuyên bằng nước gừng nóng vào mỗi buổi sáng và tối có tác dụng làm cho da mặt hồng hào, sắc mặt nhợt nhạt do thiếu chất, thiếu ngủ hay lao lực sẽ nhanh chóng tan biến. Nên duy trì thói quen rửa mặt như vậy trong vòng 60 ngày liên tiếp. Theo đó, rửa mặt bằng nước gừng nóng cũng phát huy tác dụng nhất định đối với những vết thâm nám và làn da khô ráp. 7. Trị gàu Có thể dùng nước gừng nóng thay thế dầu gội đầu để trị gàu. Trước tiên nên thái gừng tươi thành những miếng nhỏ hoặc giã nát, sau đó đắp đều lên da đầu khoảng 10-15 phút, cuối cùng dùng nước gừng nóng gội lại thật sạch. 8. Đau lưng và đau vai Khi bị đau lưng và đau vai, nên dùng nước gừng nóng cho thêm chút muối và giấm ăn. Dùng khăn thấm đều hỗn hợp gừng tươi, mật ong và giấm lên chỗ bị đau làm nhiều lần. Cách làm này giúp cơ bắp được thoải mái, lưu thông máu giảm đau hiệu quả. . 9. Trị giun kim Trước khi đi ngủ, nên vệ sinh hậu môn bằng nước gừng tươi nóng, đồng thời uống khoảng 1-2 cốc nước gừng nóng, kiên trì trong khoảng 10 ngày có tác dụng diệt giun kim hiệu quả. 10. Hôi chân Cho thêm chút muối và giấm ăn vào nước gừng nóng, sau đó ngâm chân khoảng 15 phút, lau khô, để chân thoáng mát, mùi hôi sẽ tự khắc biến mất. 11. Cao huyết áp Khi huyết áp tăng cao đột ngột, có thể dùng nước gừng tươi nóng ngâm chân khoảng 15-20 phút. Nước gừng nóng mặc dù tiếp xúc bên ngoài chân nhưng thông qua các huyệt đạo ở lòng bàn chân sẽ khiến huyết quản giãn nở, theo đó, huyết áp từ từ hạ xuống. Theo Phạm Hằng Dân Trí2 likes
-
TƯ LIỆU THAM KHẢO Gửi ACE, Dưới đây là các bài audio đọc cho quyển sách "Hành trình về phương Đông. Phần 1 Phần 2 Phần 3 Phần 4 Phần 5 Phần 6 Phần 7 Phần 8 Phần 9 Phần 101 like
-
Đại tướng Võ Nguyên Giáp sẽ chứng kiến được Đại lễ 1.000 năm Thăng Long Vitinfo Thứ hai, 12/04/2010, 11:22(GMT+7) Theo Đại tá Huyên, sức khỏe Đại tướng Võ Nguyên Giáp ổn định, tỉnh táo và Đại tướng sẽ có mặt trong dịp sinh nhật lần thứ 100 của mình (25-8), hơn nữa để được chứng kiến Đại lễ 1000 năm Thăng Long. Cả nước đang rất quan tâm đến tình hình sức khỏe của Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Đại tá Nguyễn Huyên, trợ lý của Đại tướng Võ Nguyên Giáp cho biết năm nay, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã bước sang tuổi 100. Tuổi cao, sức yếu, hiện Đại tướng đang được điều dưỡng tại viện quân y 108, sức khỏe ổn định tỉnh táo. Báo CAND dẫn lời dẫn lời Đại tá Huyên cho biết, 25/8 là sinh nhật của Đại tướng. Bệnh viện đang hết lòng chăm sóc, giữ gìn sức khỏe của Đại tướng để Đại tướng có mặt trong dịp sinh nhật của mình và hơn nữa là chứng kiến Đại lễ 1000 năm Thăng Long - Hà Nội, như mong muốn của đồng bào và chiến sĩ cả nước". Theo Nhà báo & Công luận1 like
-
http://www.mediafire.com/?awoqthjain98l8x1 like
-
Anh xem lại tuổi của mẹ vợ 1975 chắc là sai đó mẹ hơn con 12 tuổi. Anh nên có bản vẽ phương án nhà cần xây, hướng nhà đo theo la bàn chính xác để mọi người tư vấn cho anh.Mến.1 like
-
NHỮNG BÀI THƠ HAY
tom_xp liked a post in a topic by Du Ca
Mùa Lá Rụng Olga Berggolts Mùa thu ở Matxcơva người ta thường treo những tấm biển trên các đại lộ, với dòng chữ : "Tránh đừng động vào cây, mùa lá rụng" Những đàn sếu bay qua. Sương mù và khói toả. Mátxcơva, lại đã thu rồi! Bao khu vườn như lửa chói ngời Vòm lá trải ánh sẫm vàng rực rỡ, Những tấm biển treo dọc trên đại lộ Nhắc những ai đang đầy đủ lứa đôi Nhắc cả những ai cô độc trong đời: "Tránh đừng động vào cây, mùa lá rụng!" Ôi trái tim tôi, trái tim của một mình tôi Ðập hồi hộp giữa phố hè xa lạ Buổi chiều kéo miên man trong mưa giá Khẽ rung lên bên khuôn cửa sáng đèn Ở đây tôi có ai khi xuôi ngược một mình, Ai sẽ đến bên tôi, ai làm tôi vui sướng: "Tránh đừng đụng vào cây, mùa lá rụng!" Nhắc suốt đường cũng chỉ bấy nhiêu thôi! Nếu không còn gì ao ước nữa trong tôi Thì có nghĩa chẳng còn gì để mất! Anh đã từng ở nơi đây, từng là người thân nhất Sao bây giờ làm người bạn cũng không? Tôi chẳng hiểu vì sao, cứ ngùi ngẫm trong lòng Rằng tôi đã phải xa anh vĩnh viễn... Anh - con người không vui, con người bất hạnh Con người đi cô độc quá trên đời! Thiếu cẩn trọng chăng? Hay chỉ đáng nực cười? Thôi hãy biết kiên tâm. Mọi điều đều phải đợi... Dịu dàng quá, dịu dàng không chịu nổi Cơn mưa rơi thầm thì lúc chia li Mưa tối rầm, nhưng ấm áp nhường kia Mưa run rẩy trong ánh trời lấp loá... Anh hãy cố vui lên, con đường hai ngả, Tìm hạnh phúc yên lành trong ấm áp cơn mưa!... Tôi ra ga, lòng lặng lẽ như xưa Một mình với mình thôi, không cần ai tiễn biệt. Tôi không biết nói cùng anh đến hết Nhưng bây giờ, còn phải nói gì thêm! Cái ngõ con đã tràn ngập màu đêm Những tấm biển dọc đường càng thấy trống "Tránh đừng đụng vào cây, mùa lá rụng!" (Bản dịch của Bằng Việt)1 like -
Với lá số bạn đưa: ko lấy nhau được, Luật hôn nhân Việt Nam chưa cho phép. Còn lá số này: muốn lấy thì phải cưới ngay, ko người khác cưa mất. Cô này duyên ngầm, ăn nói khéo, zai lúc nào cũng lượn vòng quanh. http://www.lyhocdongphuong.org.vn/apps/LaS...reen&size=21 like
-
Học cao hiểu rộng và tài năng. Tuy nhiên tài năng có được ứng dụng thực tế trong cuộc sống hay không lại là vấn đề khác. Giaback nông cạn, với chút kiến thức nhặt nhạnh ki cóp của các bác và ACE trong diễn đàn, cứ nghĩ giúp cho mấy cô cậu mới lớn giải đáp vài tò mò về tương lai, âu cũng là thêm ích sống. Dư mà phải công nhận, học từ Vo Vi chữ Nhẫn và Tĩnh. Hy vọng cậu tìm được bản thân .1 like
-
ANh đi công tác từ thứ năm tới chủ nhật mới về HN, cho nên sang tuần em lên cũng được. Số dt của VP là 37160606.1 like
-
Cái này còn cha nội của "trứng đá"1 like
-
nếu anh dùng Paint mở hình này thì a có thể kéo cái mũi tên ấy vào tâm nhà , mũi tên chỉ hướng nhà nó lệch ranh Chấn-Khôn sang Khôn(Thìn) cũng phải 2-3 độ . Gia chủ có thể đính chính lại ! ps : giờ Thìn ngày 15 tháng 7 năm Canh Dần , quẻ Đỗ Tốc hỷ , hướng Đ.Nam.1 like
-
(VTC News) - Cách đây ít ngày, số điện thoại 0x88888888 đã chính thức chọn được chủ nhân sau một thời gian dài nằm trong kho số của Viettel. Theo tiết lộ của nhà mạng, giá của chiếc sim đặc biệt này không dưới 10 chữ số… » Viettel miễn cước Data khi sử dụng dịch vụ I-Web » Viettel tặng 50% giá trị thẻ nạp trong 3 ngày » Từ tháng 8, Viettel nhập lô iPhone 3GS thứ 2 Theo quan niệm của nhiều người, số điện thoại 0x88888888 là con số thịnh vượng. Ngoài việc minh chứng đẳng cấp của chủ sở hữu, nhiều người tin rằng số 8 (âm Hán Việt đọc là "bát", thường được đọc chệch là "phát") tượng trưng cho sự phát đạt, đem tới vận may cho người sử dụng. Tuy nhiên, dưới góc nhìn của nhiều chuyên gia phong thủy, số điện thoại có tám chữ số 8 này chưa hẳn đã đẹp… "Tôi khẳng định 0x88888888 là số không đẹp" Theo chuyên gia phong thủy Nguyễn Tuấn Kiệt (Công ty Cổ phần Phong thủy Việt Nam, 166 Nguyễn Thái Học, Kim Mã, Ba Đình, Hà Nội), sim số đẹp có thể chia làm 2 dạng. Thứ nhất là sim số đẹp theo nghĩa dễ nhớ. Loại này đã có từ khi hình thành thị trường sim số. Chuyên gia phong thủy Nguyễn Tuấn Kiệt Nhưng 2, 3 năm trở lại đây bắt đầu có khái niệm sim phong thủy. Trong khi sim số đẹp theo kiểu dễ nhớ chỉ có giá trị về kinh tế thì để đánh giá một sim phong thủy đẹp lại phụ thuộc vào rất nhiều tiêu chí. Chuyên gia Tuấn Kiệt cho rằng, số điện thoại 0x88888888 chỉ đơn thuần là một số dễ nhớ chứ xét về ý nghĩa phong thủy, đó chưa hẳn là một con số đẹp. “Để đánh giá một số điện thoại đẹp trước hết phải xem bản thân số đó có phải là số đẹp hay không? Thứ hai phải xem số đó có hợp với người sử dụng hay không? Tiêu chí này phụ thuộc vào đối tượng sử dụng. Số điện thoại 0x88888888 có quá nhiều số 8, mà theo phong thủy, số 8 là một số âm nên dãy số 0x88888888 là một dãy số quá nhiều âm tính. Theo thuyết âm dương ngũ hành, một dãy số đẹp thì âm dương phải cân bằng, những gì thái quá đều không tốt. Ngoài ra, theo quan niệm của kinh dịch, dãy số 0x88888888 thuộc quẻ Bĩ - mang một ý nghĩa chỉ sự suy thoái. Chưa xét đến việc người sử dụng có hợp với số 0x88888888 hay không, nhưng chiếu theo quan niệm của phong thủy tôi khẳng định 0x88888888 là một số không đẹp”, chuyên gia Tuấn Kiệt nói. "May rủi khôn lường" Ông Nguyễn Phúc Giác Hải - Chủ nhiệm bộ môn Thông tin dự báo, Trung tâm nghiên cứu Tiềm năng con người (thuộc Liên hiệp các Hội KHKTVN) lại cho rằng 0x8888888 là một số “tiện”, giúp người ta giảm thiểu chức năng của bộ nhớ nhưng chứa đựng sự may rủi khôn lường. Ông Nguyễn Phúc Giác Hải - Chủ nhiệm bộ môn Thông tin dự báo, Trung tâm nghiên cứu Tiềm năng con người. Ông Hải cho biết: Hiện nay, trên thế giới đã có khoa số học Numerology, môn khoa học nghiên cứu ý nghĩa của những con số và mối quan hệ của con số với con người. Và tùy theo mỗi dân tộc mà có quan điểm khác nhau về các con số. Ở Việt Nam thì kiêng những con số lẻ, thích con số chẵn như quan niệm “chớ đi ngày 7 chớ về ngày 3”. Hay như trường phái Pitago, một trường phái triết học cổ Hy Lạp lại quan niệm con số 4 là một số đẹp. Bởi vì, trường phái này cho rằng con người có 10 ngón tay, mà tổng các số từ 1 đến 4 lại bằng 10. Trường phái Pitago cũng lý giải ý nghĩa của số 4 như sau: Trong hình học, số 1 xác định được 1 điểm, số 2 xác định được 1 đường thẳng, số 3 xác định được 1 mặt phẳng nhưng số 4 thì xác định được 1 không gian. Do vậy, số 4 đã xác định được thế giới chúng ta đang tồn tại nến số 4 là một con số đẹp. Nhưng người Trung Quốc lại sợ con số 4 vì khi phát âm số này đọc là “tứ”, gần với chữ “tử” là chết. Người Trung Quốc thích số 8 vì khi đọc, chữ “bát” gần chữ “phát”. Theo ông Hải, quan niệm về cái đẹp của mỗi con số theo các dân tộc là mỗi khác. "Dãy số 0x88888888 có phải là con số đẹp không? Đánh giá đó tùy vào quan niệm của từng tầng lớp, từng con người. Nhưng, theo tôi, dãy số đó trước hết là một số “tiện” vì khi sử dụng sẽ giúp chúng ta giảm chức năng của bộ nhớ". "Hơn nữa, số 0x88888888 đã được mua với giá rất đắt và chắc chắn người mua mong rằng con số đó sẽ đem lại cho mình sự may mắn. Vậy, người sở hữu số điện thoại 0x88888888 trước tiên phải là một người có khả năng tài chính cao. Nhưng cái phúc, họa rất khôn lường và chúng ta không thể biết được khi sở hữu số điện thoại “tuyệt vời” đó là may hay rủi. Ví như có người nào đó vì ghen tức với số điện thoại đó của anh, họ sẽ tìm cách hại anh để có số đó. Trong công việc làm ăn, nhiều người e anh “chảnh” khi sử dụng số đó sẽ không gọi điện thoại cho anh nữa… Do vậy, theo tôi, con người nên sống đúng với bổn phận để làm sao duy trì được cái phúc và bớt đi những cái họa. May rủi phải xây dựng trên nền tảng đạo đức”, ông Hải chia sẻ. "Tôi sẽ bán ngay với giá 100.000 đồng" Theo ông Nguyễn Vũ Tuấn Anh, Giám đốc trung tâm nghiên cứu Lý học Đông Phương, ông sẽ không bao giờ bỏ tiền ra mua mua số điện thoại 0x88888888 và nếu ai mua tặng ông số điện thoại này dù là giá 1 tỷ đồng, ông sẵn sàng bán ngay chỉ với giá 1 trăm nghìn đồng chứ không dùng. Để chứng minh cho quan điểm của mình, ông Tuấn Anh nhắc lại một câu chuyện tương tự về số điện thoại đẹp đã xảy ra trên thế giới: “Ở Bulgaria đã từng phải bỏ đi một số điện thoại có có 9 số 8 (0888888888) sau khi 3 người sử dụng số này đều qua đời trong vòng 10 năm. Chủ sở hữu đầu tiên của số điện thoại huyền thoại này là ông Vladimir Grashnov, cựu giám đốc điều hành hãng điện thoại di động Mobitel, nơi phát hành số 0888 888 888 đã qua đời vì căn bệnh ung thư ở tuổi 48. Ông Nguyễn Vũ Tuấn Anh, Giám đốc trung tâm nghiên cứu Lý học Đông Phương. Trùm mafia Bulgaria Konstantin Dimitrov, người sở hữu số điện thoại này sau đó cũng bị ám sát tại Hà Lan ở tuổi 31 khi đang mang số điện thoại bên mình. Sim số đẹp này được chuyển sang cho doanh nhân Konstantin Dishliev, nhưng ông này cũng bị ám sát bên ngoài một nhà hàng Ấn Độ tại thủ đô Sofia của Bulgaria”. Ông Tuấn Anh cho biết, hiện nay, có một lý thuyết xuất phát từ lý học Đông Phương, tạm gọi là lý thuyết về những con số. Lý thuyết này khẳng định, các con số khi đọc lên, âm thanh đó sẽ tác động đến con người, ảnh hưởng đến số phận con người. Theo quan niệm ở một số nước phương Đông, người ta cho rằng số 8 khi phát âm là “bát” thì nó có nghĩa là “phát”. Vậy, trong trường hợp của số điện thoại 0x88888888 khi đọc lên sẽ là …phát phát… phát mà theo lý học những gì cực thịnh sẽ phải đi đến hồi suy… “Nhiều đại gia khi gọi điện thoại đến số máy của tôi cũng hiển thị những số có bốn số 8, năm số 8. Điều đó chứng tỏ rất nhiều người chuộng số 8. Cứ cho rằng lý thuyết của họ là đúng, tôi không phản đối. Nhưng tôi chưa thấy vị đại gia nào sử dụng nhiều số 8 lại có một kết cục trọn vẹn đến cuối cuộc đời cả". Theo tôi, số điện thoại 0x88888888 là con số rất nguy hiểm. Tôi khuyên mọi người không nên mua số điện thoại này”, ông Tuấn Anh kết luận. Tại Việt Nam, số điện thoại 0x88888888 của Viettel đã nhận được sự quan tâm đặc biệt của người tiêu dùng. Trên nhiều diễn đàn, không ít các bạn trẻ bày tỏ niềm ao ước có được số điện thoại “thịnh vượng” bậc nhất kia cũng như sự ngưỡng mộ đối với chủ nhân của chiếc sim “khủng” này. Được biết, chủ sở hữu của sim số 0x88888888 là một người thành đạt. Chia sẻ với báo giới, chủ sở hữu của số sim này cho biết, anh mua số điện thoại này không phải để bán mà một phần là nhằm thỏa mãn niềm đam mê đối với những con số và hơn hết đó là sự chân thành, mong muốn đóng góp một phần nhỏ bé của mình cho quỹ từ thiện, với mục đích giúp đỡ những người thiếu may mắn có cơ hội nhận được sự quan tâm nhiều hơn của xã hội. "Nếu đã làm điều thiện, thì theo tôi, số điện thoại ấy sẽ không hại chủ" - một chuyên gia nghiên cứu tâm linh (xin giấu tên) cho biết.1 like
-
Mừng thọ Đại tướng Võ Nguyên Giáp tại nhà riêng. Nhiều mái đầu bạc đã gặp lại nhau trong căn phòng nhỏ ở số 30 Hoàng Diệu - Hà Nội sáng nay (23/8) cùng ôn lại những kỷ niệm cũ về "anh Văn" (Đại tướng Võ Nguyên Giáp), người anh cả của Quân đội nhân dân Việt Nam. Tham dự cuộc gặp mặt của những người từng làm việc trong Văn phòng Đại tướng còn có các nhà sử học và những người bạn thân thiết với gia đình. Người dẫn đường Là thư ký đảm trách giúp việc về khoa học, giáo dục cho Đại tướng Võ Nguyên Giáp thời kỳ 1976 - 1989, đại tá Nguyễn Ngọc Thanh tha thiết mong lịch sử đánh giá đúng vai trò của Tướng Giáp đối với nền khoa học nước nhà. Ông Thanh nhớ lại, ngay khi Đại tướng được giao phụ trách khoa học, kỹ thuật, nhiều nhà khoa học, trong đó có GS Hoàng Tụy đã thẳng thắn bày tỏ băn khoăn, không hiểu rồi vị nguyên soái lẫy lừng trong quân đội có tiếp tục "lập chiến công" trên mặt trận khoa giáo mới hay không. "Và rồi chỉ 5, 6 năm sau, nhiều người đã phải công nhận rằng, ở Đại tướng có tầm nhãn quan chiến lược về khoa học, qua những công văn, nghị quyết và ý kiến gửi lên Bộ Chính trị và Chính phủ, quyết sách về nhiều vấn đề quan trọng", ông Thanh nói. Như nguyên Viện trưởng Viện năng lượng hạt nhân Đà Lạt Phạm Duy Hiển chia sẻ, chúng ta vẫn chưa đúc kết được công lao Đại tướng trong phát triển của khoa học, giáo dục nước nhà. Không có điều kiện dự cuộc họp mặt, GS Hoàng Tụy gửi lời nhắn mong chuyển tới Đại tướng: "Tôi luôn nhớ lời hứa với Đại tướng là làm sao cho nền khoa học, giáo dục Việt Nam đạt tới đỉnh cao trí tuệ. Tôi sẽ phấn đấu nốt phần đời còn lại của mình cho mục tiêu này. Hiện tượng Ngô Bảo Châu khẳng định thành công của trí tuệ Việt Nam chứ không phải thành công của nền khoa học - giáo dục Việt Nam". Với nhiều người, Tướng Giáp không chỉ "đóng đinh" trong huyền thoại ở vị trí người anh cả của quân đội mà với sự quan tâm, trăn trở cho vận nước, ông còn hiện diện ở nhiều lĩnh vực khác của đời sống. Thành viên Ủy ban khởi nghĩa Hà Nội, Chánh văn phòng Quân ủy Trung ương Lê Trọng Nghĩa run run xúc động: "Tôi vẫn thấy trong thời kỳ đấu tranh xây dựng đất nước hoà bình, đấu tranh cho tự do, dân chủ hiện nay hình ảnh anh Văn. Vẫn thật cao quý, đáng trân trọng. Vị tướng kiệt xuất của quân đội, giờ đây vẫn đang đứng cạnh chúng ta trong cuộc đấu tranh mới xây dựng tự do, dân chủ". Nhà thơ Việt Phương nói với sang: "Không chỉ đứng cùng chúng ta mà vẫn dẫn đường chúng ta". "Người có công với Hoàng thành Thăng Long" Câu chuyện miên man không dứt khi nhà sử học Phan Huy Lê kể lại những "duyên nợ" của Tướng Giáp - Chủ tịch danh dự Hội sử học Việt Nam - với những người làm sử. S Phan Huy Lê: "Ông là vị tướng hiếm hoi không chỉ có binh nghiệp lừng lẫy mà còn soạn binh thư hiện đại" "Cả thế giới đều nói ông đã đi vào lịch sử bằng tài năng nhân cách, thiên tài quân sự, nhà văn hóa lớn. Nhưng tôi muốn nói ở khía cạnh sử học, hiếm có vị tướng nào trên thế giới vừa có binh nghiệp lẫy lừng vừa soạn được những cuốn binh thư hiện đại, tổng kết về lý luận", ông Phan Huy Lê khẳng định. Vị tướng huyền thoại, trong suốt quá trình chỉ huy cuộc kháng chiến đã vừa làm sử, tham gia vào lịch sử lại vừa viết sử, những trang sử sống động. Theo GS Phan Huy Lê, lịch sử quân sự Việt Nam chỉ có hai pho "binh thư", của Trần Quốc Tuấn và Võ Nguyên Giáp. Cũng theo ông Lê, với tác phong, tư duy chiến lược, Đại tướng đã có nhiều cống hiến lớn lao cho nền sử học Việt Nam, với nhiều ý kiến xác đáng giúp các nhà sử học biên soạn sách về lịch sử chống ngoại xâm, các trường phái quân sự Việt Nam, về Nguyễn Trãi... Một kỷ niệm đáng nhớ về tác phong nghiêm ngặt, chuẩn mực của ông, đó là khi ý kiến "chiến tranh nhân dân yêu nước chống ngoại xâm đã có từ thời Trần" gây tranh cãi, thì Đại tướng đề nghị các nhà sử học phải đi tìm cứ liệu để chứng minh. Quả thật, các sử gia đã tìm được từ "dân binh" được dùng dưới thời nhà Trần, để nói về lực lượng vũ trang nhân dân. Đại tướng cũng đề nghị những người làm sử phải tìm trong ngôn ngữ từng thời kỳ để thấy nghệ thuật quân sự, vai trò của người dân trong các cuộc chiến tranh. Ông cũng không hài lòng việc các dịch giả diễn giải chữ "manh lệ" (dân cày, tôi tớ, nô lệ) trong "Bình Ngô đại cáo" của Nguyễn Trãi thành chữ "dân nghèo". Bởi chữ dân nghèo không nói hết được sự tham gia của người dân. Tướng Giáp cũng đưa ra nhiều kiến nghị mong vực dậy nền sử học nước nhà. GS Phan Huy Lê cũng tin tưởng rằng vị tướng huyền thoại sẽ không thể không tham gia Đại lễ 1.000 năm Thăng Long sắp tới đây. Bởi, ông là người có công lao cực kỳ lớn trong bảo tồn Hoàng thành Thăng Long, ở giai đoạn đầu tiên khó khăn nhất để giữ gìn di sản, từ đó mới có căn cứ lập hồ sơ. Theo ông Phan Huy Lê, "Đại tướng vẫn quan tâm tới các vấn đề thời sự, tới vận mệnh dân tộc, di sản văn hóa dân tộc". Ngoài lẵng hoa tươi, Hội Sử học cũng gửi tặng gia đình Đại tướng cuốn sách viết về 59 vị nguyên soái huyền thoại trong lịch sử 2.500 năm của thế giới. Đại tướng Võ Nguyên Giáp là người Việt Nam duy nhất, cũng là người duy nhất còn sống có mặt trong cuốn sách này. Ông Phạm Khắc Lãm (phải) kể về một quyết định lui quân của Tướng Giáp: "Một vị tướng hô tiến công khi xông lên không quan trọng bằng một vị tướng hô rút quân khi thấy quân có thể tổn thất lớn. Đó là lòng thương người" Đại tá Nguyễn Huy Toàn tặng lại gia đình Đại tướng bức ảnh Đại tướng bên bờ suối. Lê Nhung - Ảnh: Lê Anh Dũng nguồn vietnamnet.vn1 like
-
LỜi CÁm Ơn
Thiên Đồng liked a post in a topic by thuthu1101
thuthu1101!Là một thành viên mới, chưa đóng góp được gì cho diễn đàn, nhưng hoàn cảnh thất vọng của thuthu, lại được BÁC THIÊN SỨ và ANH CHỊ EM lớp phong thuỷ quan tâm, giúp đỡ. Thật bất ngờ và xúc động khi BÁC THIÊN SỨ và ANH CHỊ EM đã bỏ thời gian đến tận nhà thuthu, để xem xét nơi ở của gia đình, nơi mà 10 năm qua thuthu có một cuộc sống khó khăn, buồn tủi, âu cũng là duyên may, hay vận hạn cuộc đời của thuthu mở sang trang mới. Những dòng tâm sự này, thuthu gửi lời tri ân chân thành tới BÁC THIÊN SỨ và ANH CHỊ EM đã hướng dẫn cải tạo, can thiệp những sai lầm trong thời gian qua, do những thiết kế nhà cũ, đã ảnh hưởng đến gia đình thuthu, đưa đến những mất mát đau buồn, nay bức tường đen tối đã được mở, niềm tin nơi cuộc sống đã trở lại với tinh thần của thuthu, trong tâm trạng chờ sự thay đổi. Theo chỉ định của BÁC THIÊN SỨ và ANH CHỊ EM, một lần nữa thuthu xin gửi lời cảm ơn đến BÁC THIÊN SỨ và toàn thể ANH CHỊ EM, những người đi trước đã toàn tâm, dốc sức đem kiến thức đã học đến với gia đình thuthu.1 like -
hê hê... đọc bài của anh chàng cao to số khổ này mà mình đứt hơi, vì nó hơi thiếu dấu chấm dấu phảy một tí. Bạn biết không, ngày xưa đến đánh điện tín người ta còn phải đọc như thế này cơ: Em ơi phảy sau khi em bỏ anh anh thấy mình khổ quá chấm. :D)1 like
-
NÊN ĐỔI VÌ CHỮ THĂNG LONG CÒN NHIỀU ẨN Ý SÂ XA KHÁC, HOANGNT ĐANG PHÂN TÍCH. Ý NGHĨA MANG TÍNH LỊCH SỬ VÀ NGUỒN GỐC CHỈ 1 PHẦN PHÉNG SỦI THÔI. Xã tắc bao phen chồn ngựa đá. Non sông ngàn thuở vững âu vàng.1 like
-
. . . Năm 2006, tôi và Giáo sư Vũ Đình Cự bàn nhau dấy lên một cuộc vận động trong giới trí thức KIẾN NGHỊ VỚI NHÀ NƯỚC PHỤC HỒI TÊN THĂNG LONG cho Thủ đô của chúng ta nhân dịp 1.000 năm Thăng Long. Anh Cự thì nguyên là Phó Chủ tịch Quốc hội nên sẽ phát biểu tại những hội nghị quan trọng, còn tôi thì viết bài trên báo giấy Người Hà Nội và trên báo điện tử VietNamNet và viết bản kiến nghị gửi tới TỨ TRỤ TRIỀU ĐÌNH. Mặt khác, chúng tôi cũng đã chuẩn bị một cuộc Hội thảo Khoa học long trọng tại Văn Miếu và mời GS Vũ Khiêu đọc bài diễn văn khai mạc. Chúng tôi đã gửi tài liệu hoặc đã trực tiếp gặp rất nhiều học giả tiếng tăm như Nhà văn Tô Hoài, GS Hoàng Tụy, GS Vũ Khiêu, GS Vũ Tuyên Hoàng (nay đã mất) Nhà Hà Nội học Nguyễn Vinh Phúc, Chủ tịch LHHVHNT Hà Nội nhà thơ Bằng Việt, GS Sử học Phan Huy Lê, TTK Hội KHLS Việt Nam Dương Trung Quốc… Đặc biệt Hội KHLS sẵn sàng đứng ra tổ chức Hội thảo KH, Đại tướng Võ Nguyên Giáp còn viết thư riêng yêu cầu Hội KHLS Việt Nam phải sớm tổ chức Hội thảo Khoa học PHỤC HỒI TÊN THĂNG LONG, nên tình hình càng khả quan hơn. Anh Dương Trung Quốc yêu cầu tôi chuyển cho anh những tư liệu đã chuẩn bị để anh sắp xếp sử dụng khi cần… Ai cũng ủng hộ cả, thế nhưng từ đó đến nay vẫn chưa có hội thảo vì không ai dám quyết định. Nhưng rồi thời gian cứ trôi qua, năm 2007 Hàn quốc vào làm QH Đô thị Sông Hồng, mọi người bận nghiên cứu ý kiến phản biện để bác bỏ QH phi thực tế đó. Năm 2008 thì cả nước rộn lên về Nghị quyết Mở rộng địa giới hành chính Thủ đô, rồi dồn dập rất nhiều dự án phi lý xuất hiện như Hầm đường bộ xuyên qua hồ Tây, Tòa nhà EVN 13 tầng ở hồ Hoàn Kiếm, Dự án thép Vân Phong, Trung tâm Thương mại cao 17 tầng ở chợ Âm Phủ, Khách sạn Novotel on the Park… Đến hôm nay thì hai vấn đề cực kỳ nghiêm trọng đang khuấy động nhân dân cả nước và kiều bào ở nước ngoài: Dự án cao tốc Bắc Nam và Quy hoạch Thủ đô Hà Nội. Nhận định về hiện tượng này, Thầy tôi chỉ nói gọn một câu: - “Người nói làm gì có người nghe mà chẳng cãi nhau”. Rồi Thầy giải thích: - “Hà Nội thuộc hành thủy, là nước. Việt Nam thuộc hành hỏa, là lửa. Thủy hỏa tương khắc. Thủ đô càng mạnh, thủy càng vượng thì hỏa càng bị diệt, đất nước càng lao đao. Cãi nhau là không tránh khỏi. Chỉ có cách phục hồi tên THĂNG LONG, hành thổ, tên đất nước Việt Nam, hành hỏa, hỏa thổ tương sinh, đất nước ta mới yên hàn thịnh vượng”. Để cho tôi vững tin hơn, Thầy tôi giải thích thêm thế này: - “Năm 1010 kinh đô tên Thăng Long, hành thổ. Đất nước tên Đại Việt, hành hỏa. Hỏa thổ tương sinh. Hai triều đại Lý Trần 400 năm phát triển thịnh vượng. Từ thế kỷ XV đến XVIII vua Lê đổi tên kinh đô là Đông Đô [1], hành mộc, nhưng Hoàng thành vẫn là Thăng Long, hành thổ. Mộc thổ tương khắc nên triều đình phân hóa, vua tôi lủng củng, anh em chia lìa, Nam Bắc phân tranh. Tuy vậy, tên đất nước vẫn là Đại Việt, hành hỏa, sau thế kỷ XVII đổi là Việt Nam [2] cũng là hành hỏa. Hỏa thổ tương sinh, hỏa mộc cũng tương sinh nên đất nước vẫn phát triển mở rộng xuống phía Nam. Năm 1802 vua Gia Long lên ngôi lập kinh đô ở Phú Xuân, Huế, thành Thăng Long bị đập phá và bị hạ thấp hơn kinh thành Huế. Năm 1831 vua Minh Mạng lập ra tỉnh Hà Nội, hành thủy. Thành Hà Nội chỉ là một trấn thành. Trong 179 năm, nước ta bị gần 80 năm người Pháp đô hộ và tuy nước VNDCCH thành lập ngày 2/9/1945 lấy Hà Nội làm Thủ đô nhưng ta đã trải qua 5 cuộc chiến tranh chống Pháp, chống Nhật, chống Mỹ, chống Trung Quốc rồi lại chống Trung Quốc, chưa kể nội bộ trong nước luôn luôn có cãi nhau, đánh nhau bằng súng đạn và không súng đạn ngày càng trầm trọng… Nếu ta chưa phục hồi tên Thăng Long thì còn loạn ly. Mặt khác, khi chúa Nguyễn Phúc Ánh lên ngôi lấy niên hiệu “Gia Long” tức “nhà giàu”, như vậy nhà vua chỉ quan tâm đến sự sung túc mà không quan tâm đến thế con rồng bay lên trời cao nữa. Vả lại vào thời đó có một số kẻ nịnh nhà vua, sợ việc nhắc đến âm tiết “long” (rồng) thì phạm húy nhà vua nên mỗi khi có việc liên quan đến âm tiết “long” họ đều phát âm thành “lung”. Hai chữ “long” và “lung” viết ra gần giống nhau nhưng nghĩa thì khác hẳn: “Long là rồng”, “lung thêm bộ trúc là lao tù, là cái lồng tre”. Chính bởi lẽ đó, các sĩ phu Bắc Hà mới uất hận vì chuyện phạm húy này lắm”. Thầy tôi bảo hãy suy nghĩ để hiểu tại sao khi Vua Khải Định sang Pháp thì Nguyễn Ái Quốc lại viết vớ kịch Con rồng tre và tại sao khi ngồi ở nhà lao Quảng Tây, Nguyễn Ái Quốc lại làm bài thơ chiết tự có câu “Nhà lao mở cửa ắt rồng bay”. (st)1 like
-
Lễ hội của trái Tim. Thêm một lần nữa mùa Báo hiếu Vu lan lại về! Vu lan về là dịp để cho toàn thể mọi người, không phân biệt tôn giáo, màu da, chủng tộc, không phân biệt giàu nghèo, sang hèn, trí thức, nông dân, thắp sáng ngọn đèn yêu thương đang âm ỉ cháy trong trái tim của mỗi người. Chúng ta có thể gọi Vu lan là "Lễ hội của trái tim"; bởi lẽ, trong giờ phút thiêng liêng này con tim của mọi người cùng đập chung một nhịp, đôi mắt cùng nhìn về một hướng, tâm tư cùng nhớ nghĩ về những bậc ân nhân lớn nhất trong cuộc đời mình: Mẹ và cha! Nhớ nghĩ về mẹ cha là để yêu thương và để được yêu thương! Yêu thương mẹ cha bởi vì người đã ban tặng cho chúng ta sự sống thiêng liêng để được hiện hữu trong cuộc đời này! Yêu thương mẹ cha, vì người đã trao cho chúng ta một gia tài trí tuệ để nhận chân được giá trị của cuộc đời! Yêu thương mẹ cha, vì người đã tặng chúng ta một trái tim nhân ái để nuôi dưỡng mạch nguồn của sự sống! Chúng ta cũng có thể gọi Vu lan là lễ hội tình người, vì hiếu tâm là gốc rễ của tất cả tình cảm tốt đẹp trong cuộc đời, là căn bản của mọi điều thiện. Dường như thi hào Nguyễn Du - danh nhân văn hóa thế giới - cũng quan niệm như thế nên đã viết rằng: " Như nàng lấy hiếu làm trinh, Bụi nào cho đục được mình ấy vay " 1 Có thể nói rằng Vu lan là một trong những hoạt động quan trọng và có ý nghĩa nhất trong các lễ hội của loài người, bởi lẽ không có nền văn hóa, văn minh nào của nhân loại không ca ngợi tình cha, nghĩa mẹ! Không có quốc gia, xứ sở nào lại không giáo dục công dân của mình phải nhớ đến ân nghĩa sinh thành. Đối với người Á Đông, đặc biệt là người Việt Nam, hiếu đạo hay tinh thần tri ân báo ân này đã trở thành đức tính tự nhiên, lưu chuyển trong mạch sống người Việt. Hiếu đạo đã ăn sâu vào tâm khảm của mỗi con người, từ lúc cất tiếng chào đời cho đến khi trăm tuổi. Dĩ nhiên, phẩm chất cao đẹp và thiêng liêng ấy không phải tự nhiên mà có, mà chính là sự kết tinh của một truyền thống văn hóa được un đúc từ lâu đời, và được truyền trao lại con cháu, xứng hợp với phong tục tập quán, bản tính của người Việt. Do vậy, cái gì đi ngược lại với nghĩa sống này, sẽ bị mọi người chối bỏ. Mặc dù thế, có rất ít tôn giáo trên hành tinh này đề cập đến đạo hiếu; thậm chí một số tôn giáo còn cấm thờ tổ tiên, ông bà, cha mẹ. Vì lý do này, nhiều tôn giáo ngoại nhập đã gặp không ít trở ngại khi truyền bá sang châu Á, cụ thể là Trung Quốc, Việt Nam... Trái lại, từ lúc xuất hiện cho đến nay, đạo Phật du nhập vào xứ sở nào cũng được nhiều người chấp nhận. Đặc biệt, từ đầu thế kỷ XX trở đi, đạo Phật đang được con người của nhiều dân tộc trên thế giới hân hoan chào đón và xem như là một lý tưởng sống cao đẹp, hội đủ cả hai yếu tố vật chất và tâm linh. Nguyên nhân chủ yếu là giáo lý Phật giáo được xây dựng trên nền tảng nhân bản, gắn liền đời sống vật chất với tinh thần, đời với đạo, cá nhân với gia đình, tôn giáo và quốc gia xã hội. Tại Việt Nam, trải qua hơn 2.000 năm cùng tồn tại và phát triển, giáo lý Phật giáo và tư tưởng Việt Nam đã có sự gặp gỡ và tương đồng trong nhiều lãnh vực liên hệ đến triết lý sống, đặc biệt là quan niệm về hiếu đạo. Nếu người Việt cho rằng cha mẹ còn sống như Phật còn sống 2, thờ quỷ thần, trời đất không bằng thờ cha mẹ; Phật giáo cũng dạy cha mẹ là đấng thần linh cao nhất trong các loại thần linh 3. Cả Phật giáo và văn hóa Việt cùng chủ trương rằng ân cha nghĩa mẹ như là núi cao biển rộng, khó có thể nghĩ bàn, khó có thể so sánh. Chín tháng cưu mang, ba năm nhũ bộ, thức khuya, dậy sớm, tảo tần nắng mưa để lo lắng cho con từ khi con lọt lòng đến lúc cha mẹ nhắm mắt là công ơn khó đền trả. Sự hy sinh một cách thầm lặng từ vật chất đến tinh thần để đàn con trẻ có cuộc sống vui vẻ, hạnh phúc, thành đạt là một việc làm khó ai có thể kham chịu được, ngoại trừ hai đấng sinh thành. Vì lý do này, Đức Phật tuyên bố rằng có hai hạng người không thể trả ơn: Đó là mẹ và cha 4. Do vậy, hiện thực hóa tâm hiếu, đạo hiếu trong cuộc sống hàng ngày chính là cách tốt nhất để mọi người đáp đền ơn nghĩa muôn một của mẹ cha. Qua việc làm này người ta còn có thể từng bước hoàn thiện được phẩm chất tốt đẹp của một con người chân chính như lời kinh sau đây: "Này các Tỷ kheo, thế nào là chân nhân? Đó người biết tri ân và báo ân" 5. Thêm vào đó, không một ai trong tất cả chúng ta lại không mong ước con cái mình sẽ là những người hiếu thảo. Muốn được như thế, tự thân mỗi chúng ta phải là những người con có hiếu, là những người luôn thể hiện được tinh thần báo hiếu - tri ân, bởi lẽ theo lý nhân quả của Phật giáo và kinh nghiệm của tổ tiên chúng ta: "… Hiếu thuận sinh ra con hiếu thuận, ngỗ nghịch con nào có khác chi Xem thử trước thềm mưa xối nước, Giọt sau giọt trước có sai gì" 6 Càng có ý nghĩa hơn nữa khi đạo Phật chủ trương rằng người nào muốn học đạo giải thoát, giác ngộ, muốn trở thành một Phật tử thì không thể không hiếu với mẹ cha, vì tâm hiếu là tâm Phật, hạnh hiếu là hạnh Phật. Với những ý nghĩa như thế, lễ hội trái tim này có lẽ đã chuyên chở đầy đủ những chất liệu sống cần thiết mà một nền văn hóa tốt đẹp cần phải hội đủ. Đây là lý do tại sao Lễ hội Vu lan Báo hiếu của Phật giáo đã được đại đa số người Việt chấp nhận và đã từng bước xã hội hóa trở thành một ngày lễ trọng đại, thiêng liêng của dân tộc. Bởi vì, việc làm đầy ý nghĩa này đã và đang làm cho lòng người ấm lại, có thể hàn gắn được những khoảng cách tâm lý giữa cha mẹ và con cái do lối sống vật chất thực dụng mang lại, sẽ xóa tan được những mặc cảm tội lỗi do vô tình hay không biết mà người ta đã phạm phải. Hy vọng nghệ thuật sống đạo đức, nhân văn này sẽ mãi lưu chuyển trong nếp tư duy, suy nghĩ của con dân nước Việt, sẽ thắp sáng mãi ngọn lửa văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam từ ngàn xưa cho đến ngàn sau! Thiền thất Từ Mãn Củ Chi- TP.HCM, tháng 8-2010 Viên Trí nguồn giacngo.vn1 like
-
Gia đình Haiphuong có sai lầm là: - Cha mẹ Hai Phương lên ở nhà này chăm sóc con cái, nhưng không báo cho tôi biết - trước đây Haiphuong cho biết bố mẹ không ở đây. Việc này làm thay đổi trạch chủ của ngôi nhà. Bố mẹ Đông trạch, chồng Hải phương Tây trạch. Mặc dù sau đó tôi đã sửa lại. - Không dùng bếp tôi đã chỉ dẫn mà dùng bếp cũ - vô khí - tuy sau này khi biết tôi đã sửa lại theo tuổi của ông bà thân sinh. Haiphuong lưu ý rằng: Với một người khỏe mạnh thì đánh trúng một gậy không sao. Nhưng với một người cận kề cái chết thì chỉ cần một sơ xuất nhỏ có thể rất nguy hiểm. Đây chính là lý do mà tại sao với phụ nữ có mang, hoặc sau khi sinh còn yếu đuối, các cụ kiêng không chuyển giường. Hoàn toàn không hề "mê tín dị đoan". Mà bởi vì, khi chuyển giường thì vị trí tụ khí thay đổi làm ảnh hưởng đến sức khỏe sản phụ đang rất yếu. Huống chi còn không dùng bếp và lại dùng bếp cũ với người đang còn yếu hơn cả sản phụ là chồng Haiphuong. Trước đây, khi những người bị bệnh nặng, còn cần phải chọn người chăm sóc hợp mạng. Bởi vậy, mặc dù tôi đã chỉnh sửa lại, nhưng phải kiên trì. Đợt này ra Hanoi tôi sẽ kiểm tra lại và dùng biện pháp kích khí.1 like
-
Câu đối ở cửa đền An Duơng Vương ở Cổ Loa: Chiêu lăng tùng bách kim hà xứ Thục quốc sơn hà tự cố cung. Dịch nghĩa Tùng bách Chiêu lăng đâu chốn cũ Non sông nước Thục đó cố cung. Lăng An Dương Vương được gọi là Chiêu lăng. Vua Chủ của Cổ Loa rõ ràng chính là Chiêu hay Chu thiên tứ.1 like
-
Hùng Vương thứ 12- Hùng Chiêu Vương Các nhà khoa học nước cộng hòa nhân dân Trung Hoa nhận định rằng nền văn minh Lạc Việt của dân tộc Bách Việt cổ đại mà đặc trưng là văn hóa lúa nước,văn hóa trống đồng,văn hóa hình kẻ vạch,văn hóa mẹ rồng đã có ảnh hưởng sâu sắc đến văn minh Trung Hoa và văn minh thế giới. Biểu trưng của Lạc Việt quốc cổ đại là trống đồng. Người Lạc Việt cổ đại thờ mặt trời, rồng, chim lạc; sống gần nước, thích bơi chải và có mộ hình thuyền. Lạc Việt cổ quốc thần bí lưu lại vô số vấn đề hóc búa mà đến nay vẫn chưa lý giải được, trong đó có vấn đề đất tổ của người Lạc Việt và kinh đô sớm nhất của Lạc Việt quốc là ở đâu?Những trang sáng lạn của nền văn minh ấy do mưa gió lịch sử và những nguyên nhân con người đã làm cho bị phá vụn,trở nên khó tìm kiếm ký ức xa xưa.Đó là một điều đáng tiếc lớn. Nhưng một dân tộc mất đi ký ức lịch sử thì khó mà cấu thành hiện tại và càng khó nắm định được tương lai. Bởi vậy mà việc tìm hiểu những ký ức lịch sử đã bị mất đi là một tình tiết văn hóa mà một dân tộc không bao giờ tránh né. Do vậy mà từ năm 1974 đến 2007 các nhà khoa học Trung Quốc đã chú trọng khảo sát nghiên cứu lịch sử dân tộc Bách Việt. Ở Quảng Tây đặc biệt chú trọng vùng dân tộc Choang (dân số 17 triệu người, nhóm ngữ Choang-Đồng, tộc ngữ Tày-Thái ) là hậu duệ của người Lạc Việt mà tiền dân của họ đã khai sáng văn minh vùng lưu vực sông Chu Giang (thời nhà Thanh đổi là sông Tây Giang).Trong những vùng có phát hiện trống đồng và khí cụ đồng thau ở Đông Nam Á thì Quảng Tây và Việt Nam là có nhiều nhất, là những nơi có khả năng có kinh đô sớm nhất của Lạc Việt quốc. Nhưng cũng có sách như “Dật Chu thư. Vương Hội giải” phân tích: Lạc Việt thời Thương Chu là một quốc gia nên đất tổ cư của họ phải là nơi có nhiều đồ đồng thau niên đại Thương Chu. Qúi Huyện ở Quảng Tây và Hà Nội ở Việt Nam chỉ khai quật được đồ đồng thau niên đại từ Tam Quốc đến Hán,ít có đồ niên đại Thương Chu do vậy hai nơi này không thể là kinh đô sớm nhất của Lạc Việt quốc. Ngày 11 tháng 3 năm 2007 các nhà khoa học Trung Quốc phát hiện được lượng lớn cổ vật văn hóa Lạc Việt ở sườn tây nam núi Đại Minh Sơn大鳴山 huyện Vũ Minh武鳴縣 tỉnh Quảng Tây (đây là vùng tây nam Quảng Tây là vùng gọi là đất Bá 岜trong “Sử thuyết họ Hùng” của Nhật Nguyên ,là quốc gia Lạc Việt 駱越thời Hùng Vương 雄王thứ 12, gọi là Hùng Chiêu 雄召. Chữ Ba岜 nguyên nghĩa tiếng Choang là núi đá. Đất Ba là đất xưa vua Trụ nhà Ân Thương ban cho ông Tây Bá-Cơ Xương tổ nhà Chu bao gồm Qúy Châu và bắc Quảng Tây). Về địa hình,huyện Vũ Minh là một thung lũng bắc giáp núi Đại Minh Sơn,nơi đó có mỏ đồng trữ lượng lớn bằng 1/3 tổng trữ lượng các mỏ đồng ở Quảng Tây.Nơi đây còn phát hiện được những tảng đá có khắc chữ hình rắn. Dân cư có tập tục thờ mẹ rồng từ thời Thương Chu. Văn hóa thờ Long Mẫu là văn hóa tông giáo của Lạc Việt quốc cổ đại. Những di tích đền thờ Long Mẫu ở Đại Minh Sơn có rất nhiều. Để xác định nơi đây có từng là kinh đô Lạc Việt quốc cổ đại hay không, các nhà khoa học đã khảo sát các mặt như sau: Tìm trong chuyện truyền thuyết và ký ức ngôn từ để xác định các địa danh Lạc Việt. Vùng này có thôn Bản Lục, tiếng Choang là Bản Ô nghĩa là xóm đen ( “Ô” 烏Việt sử đọc biến âm là “ Âu” 鷗). Ở đây có miếu thờ Long Mẫu龍母 cúng ngày 1đến 13 tháng 3 âm lịch, xưa kia miếu có 200 mẫu ruộng hương hỏa ,cho thanh niên trong bản 4 năm một lần rút thăm để giành được vinh dự cày cấy.Thôn Lục Tà, tiếng Choang đọc là luegver nghĩa là Lạc Việt. Thôn Mã Đầu,không có nghĩa là đầu núi Mã Sơn như chữ Hán viết馬頭mà là mã đầu (bến cảng)碼頭 ,người Choang vẫn gọi nó là thôn Cổ Lỗ 古魯theo tiếng Choang nghĩa là nơi thuyền đậu ( “Cổ Lỗ” âm Việt là “Cọc Neo”),thôn này cũng có miếu thờ Long Mẫu.Thôn La Bà 罗婆,theo âm nghĩa là “bà lớn” cũng có miếu thờ Long Mẫu. Trên núi Đại Minh Sơn có miếu Đại Minh Sơn thờ Long Mẫu. Tên các con sông vùng này đều gắn ký ức với Lạc, mà các văn nhân xưa ở huyện Vũ Minh đều giải thích rằng “ Lạc” nghĩa là “nước” (Lạc Việt tức là Nác Việt, Nước Việt, mà quan thoại gọi là Lạc Việt quốc). Đời Thanh có văn nhân Hoàng Quân Cụ viết “Vũ Duyên huyện đồ kinh” có nói: “Nước ở huyện Vũ Duyên có ba dòng lớn là Nam Lưu,Đạt Mông,Đại Lãm”. Nam Lưu còn gọi là Hà Lự,viết là Khả Lự,Vị Long,Vũ Ly đều là do âm “Việt Lạc” mà ra (có nghĩa là dòng nác của người Việt). Sông Đông Giang ở Vũ Minh do ba sông Đạt Á Hà, Cổ Lỗ Hà, Ân Long Hà hợp thành.Bên sông Đông Giang có thôn Lục Lâm陸林 mà người Choang giải thích nghĩa theo âm tiếng Choang là khởi nguồn của nước (vậy thì “Lục Lâm” chính là phiên âm của “nóc nặm” nghĩa là đầu nguồn nước). Người Lạc Việt thân thiết với nước. Thời Hán văn nhân Lưu An viết: “Người dân làm việc dưới nước nên họ xăm mình cho giống như thuồng luồng để tiện đi thuyền hay bơi lội khỏi bị hại”.Người Lạc Việt ở lưu vực Vũ Minh cũng vậy. Thời Thương Chu họ chôn người chết trong mộ hình thuyền,còn tìm thấy ở dốc Ngọc Long nơi có bến Cổ Lỗ.Ở đây còn có đền thờ Long Mẫu mà tiếng Choang gọi là miếu Hắc Đạt ( “Hắc Đạt” chính là âm “nác cập” của tiếng Việt ). Như vậy vùng này xưa kia phải là vùng sông nước mênh mang, thuyền bè tấp nập. Nhưng nay thì nó là vùng bình địa, chỉ có từ lâu rồi người dân vẫn đào cát để bán cho các chủ vựa,đào mãi liên miên lộ ra một dòng sông cát dài từ huyện lỵ Vũ Minh đến tận thị trấn La Bà, lòng sông cát rộng đến gấp 4 lần chiều rộng con sông đã đổi dòng đang còn chảy bây giờ, như là một đại công trường khai thác vật liệu xây dựng vậy. Núi Đại Minh Sơn là tên đặt ra về sau, còn người Choang vẫn nhớ và gọi tên cũ là Ba Thị岜是, nghĩa tiếng Choang là núi gốc (cú pháp Nam Á như tiếng Việt,Thái,Khơ Me). Chữ Ba tiếng Choang nghĩa là núi đá (như Pha, Phia, Pra của tiếng Tày-Thái. Ba 岜này chính là đất Bá 岜trong “Sử thuyết họ Hùng” nói tới). Chữ Thị nghĩa tiếng Choang là gốc (âm tiết “thị” trong tiếng Việt là “phải” là “chợ”, lại có quả “thị” trong chuyện Tấm Cám, không biết có phải do nhớ gốc không mà người Việt mở mang đồng bằng sông Mê Kông đặt tên rất nhiều chợ gọi là “chợ cây thị” mặc dù ở đó chẳng trồng được cây thị có quả.Còn chữ “ thị” thì trong tiếng Việt nó cũng nghĩa là gốc nhưng là gốc đằng mẹ, còn từ “ gốc” nghĩa là gốc đằng cha, “gốc” dẫn đến “trốc” là cái đầu bên trong có “óc” vì nó đã bóc rụng hết các râu ria bên ngoài, từ “trốc” ấy người Thăng Long gọi là “chốc” nghĩa là trên hết - “tôi đặt bát nhang lên chốc bàn thờ” -“chốc” ấy là gốc các từ chủ,chu,chúa ,châu, chiêu, tạo,triệu,triều đều mang nghĩa thủ lĩnh cả .Từ “thị gốc” đã biến thành chữ “thị tộc” 氏族là gốc cả hai đằng mẹ và cha. Người Việt nói “vợ chồng nhà ấy thì ông ta là người đằng Dương tộc-họ Dương,bà ấy người bên Âu thị-họ Âu ”,chẳng ai nói bà ấy người đằng Âu tộc cả, bởi vậy đàn bà Việt có tên lót là chữ “thị”氏, còn nhà thờ họ thì người ta viết là nhà thờ Nguyễn tộc,nhà thờ Lê tộc… chứ không dùng chữ thị vì đã là phụ hệ).Trên núi Ba Thị ở đỉnh Long Đầu có thôn Lộc Khẩu có đền thờ Lạc Việt Vương gọi là Đại Minh Sơn miếu, cũng gọi là Chiêu Vương miếu召王庙 ( Hùng Chiêu trong “Sử thuyết họ Hùng”). Tương truyền trong khu miếu có giếng trời mọc một cây khoai sọ (sọ nghĩa là thủ là cái đầu tiên),đẻ ra 99 cây con.Người Lạc VIệt từ đây tỏa đi bốn phương đều mang theo một cây khoai sọ trồng và ở đó lại dựng một miếu thờ Long Mẫu,ở Quảng Tây (đất Bá) có 99 miếu tất cả (khoai sọ còn gọi là khoai môn, có phải là thành ra 99 tông môn?).Miếu này cúng ngày 3 tháng 3 âm lịch. Miếu đã bị phá từ xưa, lụi tàn dưới cỏ dại, chỉ cong vương vất vài cái cối đá niên đại nhà Đường. Cổ thư chữ Hán có nói Ô điền còn gọi là Lạc điền, có thuyết nói đó là ruộng gần hang núi, có thuyết nói đó là ruộng canh tác theo thủy triều lên xuống. Ở đây người Choang giải thích khác: Ngày xưa gặp lũ lụt lớn, đồng ruộng ở đồng bằng sông Uất Giang của người Choang bị nhấn chìm hết, tổ tiên họ phải chạy lên núi Đại Minh Sơn lúc đó còn đầy rừng rậm âm u, không có ruộng mà làm.Tiếng chim Lộ Ô鹭烏 (một giống chim nước lông đen dẫn họ tìm ra được ven suối nên lại có thể làm ruộng nước, vì vậy người Choang sùng bái loài chim nước (chim nác-chim Lạc) nên khắc chim Lạc lên trống đồng, còn ruộng nước của họ gọi là Ô điền烏田. Ở đây từ thôn Tứ Minh thị trấn Mã Đầu huyện Vũ Minh đi thôn Minh Lượng huyện Thượng Lâm có một con đường cổ xếp bằng bậc đá, còn 400 bậc rộng 4 mét,phía đông con đương có một ngọn núi cao 949 mét, tiếng Choang gọi là Ba Bồ nghĩa là núi tổ mẫu. Đường này bắc thẳng đến Liễu Châu, Quế Lâm, nam thông đến Vũ Minh, Nam Ninh, trước thời Minh Thanh là con đường giao thông huyết mạch. Gần thị trấn Lưỡng Giang huyện Vũ Minh có một hang đá vôi gọi là Tổ Công Động, tiếng Choang là Cảm Đạt Công, hang này cũng gọi là miếu Tổ Công, thực ra là thờ Quyết Vĩ Long掘尾龍, mẹ nuôi của Quyết Vĩ Long là Tổ Mẫu, tiếng Choang gọi là Á Bồ婭浦 ( tức “u phò” là mẹ của bố ). Ở thôn Lý Dân thị trấn Cổ Linh huyện Mã Sơn cũng có miếu thờ Long Mẫu có bia gọi là thần Long Mẫu hay Cao Tổ. Những địa danh khác có miếu thờ Long Mẫu đều có tên gốc gác Lạc Việt như Lâm Bồ tiếng Choang nghĩa là sông mẹ (cũng nghe được ra đó là “nặm Phò”, A Động nghĩa là Tổ Mẫu động ( “động A” là âm “hang U”), nay là huyện lỵ Vũ Minh. La Bà Đàm là đầm Đại Tổ Mẫu (“La Bà” nghĩa là “bà lớn”,”bà lên” tức “bà trên” là mẹ của bà nên gọi là Đại Tổ Mẫu),đầm sâu 46 mét ,bên đầm là thị trấn La Bà.Dòng Lâm Bồ chảy từ bắc núi Ba Thị nhập vào Thanh Thủy Hà ở huyện Tân Dương ,thời Tam Quốc nước Ngô đổi tên là huyện Lĩnh Phương,thời Hán thành huyện Lâm Bồ. Lâm Bồ giang thời cổ là thủy đạo quan trọng nối huyện Tân Dương và Thượng Lâm,sông này nay có hồ chứa nước gọi là hồ Long Mẫu.Trong thôn Lâm Bồ còn giếng núi và miếu Sơn Tỉnh (tức giếng núi) thờ Đế Mẫu帝母 mà người Choang hiểu là thờ “mẹ bản địa” (chữ Đế Mẫu là phiên âm,đúng cú pháp phải là Mẫu Đế là âm của từ “mẹ đẻ”,người Choang giải thích là mẹ bản địa chứ không phải giải thích theo chữ Đế Mẫu là mẹ của vua, “mẹ đẻ” thì chắc là thờ bà Âu Cơ). Trống đồng là biểu trưng văn vật của Lạc Việt quốc. “Hậu Hán thư-.Mã Viện truyện”viết: “Viện hiếu kỵ,thiện biệt danh mã,ư Giao Chỉ đắc Lạc Việt đồng cổ,nãi thọ vi mà thức,hoàn ,thượng chi”.Nhưng trống đồng Lạc Việt mà Mã Viện tịch thu đem đúc ngựa cưỡi chơi lúc ấy là trống đồng Lạc Việt thời nào thì không nói,ta chỉ có thể phán đoán đó không phải là những trống đồng niên đại sớm nhất của Lạc Việt.Những trống đồng khai quật được ở Quảng Tây đều là những trống đồng niên đại Tùy hoặc Nam Triều.Lạc Việt quốc diệt vong vào thời thịnh của Hấn Vũ Đế,theo niên đại đó mà đoán thì trống đồng ở Quảng Tây (tìm được tất cả là 600 cái) chỉ là đúc vào thời kỳ muộn của Lạc Việt quốc (đúng thế, bởi vì thời đất Bá là thời Hùng Vương thứ 12 theo “Sử thuyết họ Hùng”).Vậy Lạc Việt quốc thời sớm nhất là ở đâu?Ba cái đặc trưng nhất để nhận biết là trống đồng Lạc Việt là mặt trời ở tâm,vòng chim Lạc đang bay,vòng người hoạt động và thuyền,ba cái đó là quốc trưng của Lạc Việt quốc cổ đại .Ba đặc trưng này trên trống đồng Quảng Tây đều có.Vùng núi Ba Thị còn có truyền thuyết “Ma Lặc du thiên biên” kể rằng năm đó mặt trời chìm mất, toàn cõi tối tăm không cấy trồng gì được,một mẹ chửa quyết đi về phương đông tìm mặt trời.Đi đường đẻ con ra lại bồng con đi tiếp.Hai mẹ con đem trống đồng gõ gọi trời mọc trở lại…Năm 1974 ở thị trấn Lưỡng Giang dưới chân núi Đại Minh Sơn đào được trống đồng kèm 2 thanh kiếm đồng thau dài 50 cm giống kiếm thời Chiến Quốc.Tháng 3-2004 ở dốc đứng sau xóm Bản Bồ thôn Tam Liên thị trấn Lưỡng Giang khi làm đường lâm nghiệp lại xúc được một trống đồng lớn,không may bị vỡ làm đôi,và một trống đồng nhỏ kèm mootk kiếm đồng thau và một chuông đồng nhỏ chôn trong mộ nằm giữa sông Kiếm và sông Triệu.Vùng này tất cả tìm được 5 trống,cái lớn rộng 80 cm, cao 60 cm, có chim Lạc bay, có 4 tượng cóc quanh mặt trống. Đại Minh Sơn trong cổ thư gọi là Mô Nha Sơn,tương truyền là nơi xưa đúc kiềm hóa rồng nên vùng này còn có nhiều địa danh mang tên kiếm.Ở đây có thôn Mô Nha, thôn Mô Dương (tiếng Choang “dương” nghĩa là kiếm, thì cũng như là “gươm” trong tiếng Việt, “Mô Dương” là âm của“mài gươm”) . Di chỉ An Đẳng Ưowng năm 1985 đào được 85 ngôi mộ cổ, có 15 kiếm đồng thau. Di chỉ Tam Liên Viên Nghệ Trường năm 1974 tìm được một trống đồng và 2 kiếm. Giải mã chữ “Chiêu” chính là “Lạc Việt Vương” Vùng Đại Minh Sơn có thể là một cố đô của Lạc Việt quốc.Nếu là cố đô tất nhiên nó phải có di chỉ của Lạc Việt Vương.Nhưng hậu duệ của người Lạc Việt ở đây hầu như đã mất hết ký ức về Lạc Việt Vương.Khảo cổ các di chỉ ở vùng này không còn phán đoán được đâu là di tích của Lạc Việt Vương.Ngẫu nhiên được thông tin từ bài viết của học giả Hà Chính Bình khi nghiên cứu gia phả của hậu duệ quân đội của Nùng trí Cao ở Vân Nam,phát hiện ra hậu duệ bộ đội của Nùng Trí Cao có cách xưng hô độc đáo với Nùng Trí Cao,đó là họ gọi Nùng Trí Cao là “Nùng Nam Chiêu”.Đời sau của Nùng Trí Cao có các họ Nông,Việt, Đao.Mà Chiêu, Việt, Đao trong tiếng Choang cổ đều có nghĩa là đầu lĩnh.Điều này gợi ý tìm ra di tích của Lạc Việt Vương ở Đại Minh Sơn.Chuyên gia nổi tiếng về lịch sử dân tộc Bách Việt là ông Vi Khánh Ổn韋慶穩 trong bài “Thí luận ngữ ngôn của dân tộc Bách Việt” đã khảo chứng bài “Việt nhân ca” chỉ ra rằng các từ Việt ngữ ghi bằng chữ Hán như Châu州, Chiếu昭, Triều朝, đều có ý nghĩa trong Việt ngữ thượng cổ là Vương Tử王子 hoặc Vương Phủ 王府.Từ Vương thì đã mất trong tiếng Choang ngày nay.Còn lại ở vùng Đại Minh Sơn có rất nhiều địa danh “Chiêu”, “Triệu” “Triều”, “Sào”.Vậy thì các di tích ở vùng này như miếu “Chiêu Vương” chính là miếu Lạc Việt Vương, sông “Triệu” chính là sông của Lạc Việt Vương, miếu “Nam Triều” chính là miếu Lạc Việt Vương, suối “Nam Sào” ở thôn Phụng Lâm chính là suối của Lạc Việt Vương.Đại Minh Sơn miếu có người còn viết là Thương Thốn miếu, điều này là không thể,vì cái tên Đại Minh Sơn miếu là cái tên mới đổi thời nhà Thanh do ông tri phủ Lỳ Ngạn Chương đặt,nếu lúc đó là đang thờ Thương Thốn Vương là một hôn quân bạo ngược tàn dân thì ông quan đó không thể đặt tên cho miếu được,tên bị đổi của miếu phải là Chiêu Vương Miếu hoặc là Thủy Tiên Vương Miếu đều nghĩa là Lạc Việt Vương Miếu uy nghi trên đỉnh Long Đầu của Ba Thị là núi gốc của người Choang.Triệu giang có dòng hợp lưu là Kiếm giang, tiếng Choang là Đạt Ương, “đạt” tiếng Choang nghĩa là nước (cũng như “đắc” của tiếng Ba Na, Mơ Nông hay “nác”của tiếng Việt), “ương” tiếng Choang là Kiếm (cũng như “gươm” của tiếng Việt), vùng này tìm được rất nhiều đồ đồng niên đại Chiến Quốc, ở thượng lưu dòng Kiếm Giang là một mỏ đồng nổi tiếng của Quảng Tây.Dân vùng này vẫn nhặt đá quanawngj đồng dưới lòng sông bán cho các chử vựa quặng.Có thể phán đoán vùng này là nơi xưa Lạc Việt Vương luyện đồng đúc kiếm.Thú vị là ở venTriệu giang và chi lưu của nó là Hán Khê có nhiều hang đá có đá mài, dân đều nói là đó là nơi lính của Lạc Việt Vương mài kiếm.Tất nhiên điều này còn thiếu điển tịch, nhưng nhìn những đá mài ngồn ngang rất giống công cụ thời đồ đá mới cho ta liên tưởng đến hàng vạn quân của Lạc Việt Vương mài kiềm chống trả quân Tần Thủy Hoàng một thời bi tráng.Trong các thôn xóm vùng Triệu giang lưu truyền nhiều chuyện cổ về Lạc Việt Vương.Người ta nói Độc Sơn là do con ngựa của Lạc Việt Vương biến thành.Núi Mã Vĩ ở thôn Tụ Quần là do đuôi ngựa của Lạc Việt Vương biến thành.Năm đó đại quân của Tần Thủy Hoàng truy thì thần Long Mẫu từ trên đỉnh núi quăng xuống hai giải vải đỏ,biến thành hai con đường rộng đón quân của Lạc Việt Vương vào núi .Khi quân Tần đuổi đến nơi thi hai giải vải đỏ đó biến thành hai đỉnh Long Đầu Sơn chặn lại,quân Tần hết đường chỉ còn cách đứng đó mà than.Truyện dân gian lưu truyền chỉ là cái bóng của lịch sử.Nhưng nhiều chuyện lưu truyền chứng tỏ Lạc Việt Vương đã từng sống và chiến đấu ở vùng này và được dân Lạc Việt ở đây che chở.Còn một tình tiết nữa là ở vùng này có Tết “Đạt Vương” tức tết Vua Nước, cũng còn gọi là “Đại Vương Tiết” tổ chức vào ngày 20 tháng 7 âm lịch gọi là ngày giỗ Vua Nước tạ thế.Về cái chết của Đạt Vương tức Vua Nước ,ở vùng Ba Thị có câu ngan ngữ: “17 Đạt Vương bị thương, 18 Đạt Vương chết, 19 làm quan tài, 20 chôn Đạt Vương”,chứng tỏ người Choang nhớ thương Đạt Vương đến mức nào.Đạt Uông tức vua nước còn phải khảo sát xem có phải là Lạc Việt Vương hay không, nhưng mỗi năm ngày13 đến 20 tháng 7 âm lịch người Choang ở Đại Minh Sơn đều làm giỗ vong hồn gọi là “Qủi Tiết” kéo dài đến ngày “Đạt Uông Tiết” là cao trào,lúc đó như là tiết quốc tang cùa người Choang.Các địa danh miếu Đại Vương,bến Đại Vương, núi Đại Vương.có nhiều ở Quang Tây cho thấy Đại Vương tức Đạt Uông tức vua Nước có ảnh hưởng hết sức sâu sắc trong người Choang. Văn vật và cổ kinh thư tiết lộ diện mạo của Lạc Tướng và Lang Binh. Lạc Việt là một nước xưng hùng ở Lĩnh Nam.Trong “Sử ký.Nam Việt úy đà liệt tuyện” Tư Mã Trinh đã viết: “Giao Chỉ có lạc điền theo thủy triều mà làm,người ăn ruộng ấy gọi là lạc nhân,có Lạc Vương, Lạc Hầu, Chư huyện xưng là Lạc Tướng có triện đồng”. Người Lạc Việt có Vương, Hầu, Tướng.Sự thực này sử bất tuyệt thư.Những danh xưng cụ thể này không giống Trung Nguyên.Từ “Vương” người Choang gọi là “Chiêu”, cũng viết thành “Triệu”, “Triều”, “Chu”, “Sào”, “Tạo”, “Đao” nghĩa là “Đầu”.Lạc Việt Vương xưng là Chiêu Hùng,Chiêu Lào ( “hùng” tiếng Choang nghĩa là lớn, đó là âm “hồng” hay “rộng” của tiếng Việt, tiếng Việt còn có từ “rộng lớn”; “lào” tiếng Choang nghĩa là lớn, nó là từ còn trong nôi của Việt ở cái nôi LÉP…LỚN-LAO…LÃNH, lép trong xóm thì không thể hiểu được lãnh thổ văn hóa là nó rộng mênh mông), Từ “chiêu lào” trong tiếng Choang hiện đại nghĩa là “thời viễn cổ”( “chiêu lào” tức “chu-cha lâu” của tiếng Việt).Lạc Việt Vương của Việt Nam , sử thư dịch là Hùng Vương tức Đại Vương.Ở vùng Đại Minh Sơn có bài ca “Xướng cổ thế gian” trong đoa có câu ca rằng: “Ba Thị cao là cao. Công Lang quản thượng phương. Chúng bối song tiễn nỗ. Thủ Công Lang lãnh địa” tức là “Núi gốc cao cao là. Ông Làng quản từ trên. Dân đeo nỏ hai tên. Giữ đất của Ông Làng”. Công Lang trong “Bố lạc đà kinh thi” cũng gọi là Lang Lào tức Vua Lớn.Trong “Kinh Thư”có nói thời cổ có một lần đại hồng thủy tức đại nước rộng ngập hết tất cả chỉ còn núi Lang Lào, núi Ngao Sơn, núi Châu Mi (Ngao Sơn và Châu Mi ở đâu thì không rõ chứ núi Lang Lào chính là vùng Đại Minh Sơn ngay nay.”Lang” tiếng Choang nghĩa là một quẩn thể có liên lạc với nhau ( đó là từ “làng” của tiếng Việt).Công Lang là thủ lĩnh của Lang (tức Ông Làng, người Việt vẫn nói “mày đi mà hỏi ông làng,ông xã ấy,tao không biết”).Lang Lào là đại thủ lĩnh ( tức Ông Làng Lớn, người Việt vẫn nói “sống lâu lên lão làng”). Qua bài “Xướng cổ thế gian” cũng thấy rõ là vùng Đại Minh Sơn diện tích nhỏ, mới chỉ có Công Lang hoặc Lang Lào.Ở đây người Choang có điệu múa “Lạc Động” có người đóng vai tướng quân và người đóng vai nữ thần. Trong Viêt Nam Cổ Sử “Hồng Bang thị truyện”có viết: “Thời cổ ,Lạc Việt tôn Hùng Trưởng làm chúa,hiệu là Hùng Vương,quốc hiệu là Văn Lang quốc,dưới có tướng là Lạc Tướng,vương tử là quan Lang,nữ là Mị Nương”. Vương tử của Hùng Vương gọi là “Quan Lang” đồng âm với “Công Lang” ở Đại Minh Sơn, “Lạc Tướng” đồng nghĩa với “Lạc Động”.Rõ ràng là Lạc Việt dù có thiên đô đi nơi nào thì các tên Vương, Hầu, Tướng, Tương cơ bản vẫn giống nhau.Diện mạo Lạc Động của Lạc Việt ở Đại Minh Sơn thì cổ thư ghi rất thiếu.Nhưng căn cứ vào di vật đào được lượng lớn ở đây và theo truyền thuyết thì có thể đại thể đoán định: Các đồ tùy chôn theo ít,không có mộ lớn của Lạc Việt Vương nhưng khẳng định là có mộ của Lạc Động tức Lạc Tướng. Đáng chú ý là mộ chôn ở hang núi đá vôi ở Lương Giang huyện Vũ Minh có đồ chôn theo bằng đông thau 12 thứ,cách chôn đơn giản,thể hiện dáng mạo là mộ của một Lạc Tướng. Ngày 26 tháng 7 năm 2006 tại Độc Sơn, tiếng Choang là Ba Độc là một ngọn núi lớn,sông Kiếm tử hướng tây bắc chảy qua như con rồng ôm lấy núi.Độc Sơn giống con chiến mã ngoẹo đầu lại bảo vệ Bản Phan thôn Tam Liên,ở đây đào được 5 trống đồng và các đồ khác.Trên núi có miếu Thánh Đường Tự, có bia đá được sửa năm Quang Tự (1898).Trên đường nhỏ lên núi tình cờ phát hiện một rìu đá thời đá mới,như vậy Độc Sơn có tầng văn hóa rất sâu.Năm 1986 ở núi này có phát hiện mộ cổ được 14 vật trong đó có 4 kiếm đồng dài 30 cm,qua đồng,khiên đồng,tên đồng xếp dưới chân chủ mộ,vú khí đã cũ tàn nhưng còn khá sắc,đây chính là mộ của một Lạc Tướng.Trong lời hát của bài “Xướng cổ thế gian” thì dân chúng Lạc Việt quốc vừa là binh vừa là dân làm ruộng,người nào lưng cũng đeo cung nỏ bắn được một lần hai mũi tên,họ gọi là Lang Binh hay lính của Công Lang.Quân đội là tiêu chí quyền lực của quốc gia. Tướng soái Lạc Việt đều tinh thành sùng võ,vũ khí của Lang Binh tinh xảo chứng tỏ quân đội Lậc Việt đương thời có trình độ chính qui hóa rất cao.Đại Minh Sơn có tinh binh cường tướng chứng tỏ đây là một trung khu của vương quốc. Trích: http://www.rauz.net.cn/article/faenzcieng/...200703/327,html Đối chiếu “Sử thuyết họ Hùng” Nhật Nguyên. Tóm tắt: Hùng Chiêu Vương – Quốc Tiên Lang cũng là ông Tây Bá; Cơ Xương , Chu Văn Vương cũng là Lang Liêu, An Dương Vương, cổ Thục và bà Âu Cơ trong truyền thuyết Bọc trăm trứng . Chiêu vương và Chu vương là cận âm rất dễ nhận ra , truyền thuyết chỉ thêm chữ Hùng vào để xác định dòng giống mà thôi. Văn Lang và Âu Lạc là 2 tên của 1 quốc gia và chính là ‘Trung Hoa’ của thiên hạ thời nhà Chu. Bài 24 - Hùng thứ 12: Hùng Chiêu - 1* Nước Cao-Ly hay Cao- Lê của Sùng Lãm. - Hoa văn dịch là nước Sùng , Kinh Thư gọi là nước Lê là phần tây bắc ( xưa) của Hồng bang thời nhà Hạ , cũng là đất Giữa thời lập quốc ngày nay là đất Bắc và bắc trung Việt. - 2 * Nước Đào hay nước Thao., là phần phía đông của Hồng bang thời nhà HẠ còn được gọi là đất Đông Hạ nay là Quảng đông Trung quốc. - 3 * Đất phong của Tây bá Xương thường gọi tắt là đất Bá cổ sử Việt gọi là Âu biến âm của ‘ô’ nghĩa là màu đen , ‘phương Ô’ đồng nghĩa với ‘Huyền phương’ trong cửu thiên tức phương Nam (xưa) nay là tây nam Quảng tây. - 4 * Nước Mật tu ký âm sai của Mặt tây nay là Vân nam Trung quốc. - 5 * Nước Thục còn gọi là đất Quý đất gốc tổ của nhà Chu nay là Quý châu Trung quốc. Hoa sử thường ghép nước Thục với đất Bá ông tây bá Xương thành đất Ba- Thục . - 6 * đất trung tâm của nhà Thương hay ‘trung Hoa’ thời Thương , sử Việt gọi là Việt Thường sau là đất Đường-Ngô nay là Hồ nam và Giang tây Trung quốc. - 7 * Nước Việt , đất dành riêng thờ Sơn tinh quốc chúa hay Hạ vũ nay là Phúc kiến- Chiết giang Trung quốc. - 8 * đất trung tâm của nhà Ân- Thương nay là Hà nam Trung quốc , đây là phần đất cực Nam ( xưa) của Trung –Hoa , nơi có đất Hà nội là mảnh đất duy nhất vượt Hoàng hà về phía bắc (phương hiện nay), nơi đây Trụ vương đã xây biệt đô Triều ca. - 9 * Nước Qủy phương là nước đã được nói đến trong kinh Dịch , chính xác là nước Cửu phương , phương số 9 là phương tây của Hà thư , cửu còn biến âm thành ‘cẩu’ nghĩa là con chó vì dân nhà Tần chọn chó Sói làm thần thú tượng trưng cho tộc mình , Quỷ phương còn được gọi là Xuyên Thục nghĩa là đất tây-nam (xưa) , Hoa sử thường gọi tắt là đất Thục gây ra sự lẫn lộn với Ba thục ;việc này ảnh hưởng rất lớn khi tìm hiểu về lịch sử Trung hoa , đất Qủy phươngnay là Tứ xuyên Trung quốc. ********* Vua khai sáng : – Quốc Tiên Lang dị bản : Lang Liêu lang Danh hiệu khác trong sử Việt : An dương vương , Thục vương tử. Danh hiệu khác trong sử Hoa : Cơ xương , Chu Văn Vương Quốc hiệu : Văn Lang – Âu Lạc Niên đại : cách đây 3.100 năm Lưu tồn vật chất là những hiện vật khảo cổ thuộc nền văn hóa Đông sơn sớm ,Việt nam . Theo truyền thuyết dân gian Quốc tiên lang còn được gọi là : Lang Liêu , Cổ Thục. Văn lang đồng nghĩa với Văn vương ; trong thiên khảo luận này đã nhiều lần ban đến , khi ta nói nước Văn lang tức là nói nước của vua Văn , là danh xưng cổ xưa của nước Việt ngày nay. Quốc tiên lang nghĩa là vua khai quốc.1 like
-
Anh chị em thân mến. Sửa lại nhà này theo tôi nghĩ chỉ khoảng từ 20 đến 25 triệu. Hay chúng ta góp tiền vào sửa giúp họ và kêu gọi quỹ từ thiện giúp đỡ. Để trấn yểm miếng đất này cũng không khó khăn lắm. Hiện nay, tôi đang chuẩn bị in cuốn Kỷ Yếu hội thảo - giá phát ban đầu là khoảng 11 triệu/ 500 cuốn. Quỹ hội thảo còn 16 triệu. Trước đây tôi có hứa: Số dư của hội thảo bao nhiêu sẽ đưa vào quỹ từ thiện. Chưa in chưa biết chắc, nhưng tôi đề nghị Wildlavender lập một quỹ riêng giúp sửa phong thủy nhà bà này. Bản thân tôi góp 1 triệu, công vởi số dư của hội thảo vài triệu thì cũng có khởi đầu tốt đẹp. Tôi cũng đề nghị là cuốn Kỷ yếu xác định phát không. Nhưng - ngoài những anh chị em trong Trung Tâm và những vị có bài tham luận - thì mọi người tùy tâm ủng hộ trên mỗi đầu sách. Tất cả số tiền thu được cũng sẽ để giúp bà này sửa lại nhà. Nếu Wildlavender và anh chị em đồng ý thì chúng ta lập mục riêng trong mục Từ Thiện cho gia đình bà này. Toàn bộ Kỷ yếu sẽ giao cho quỹ Từ Thiện phát và kêu gọi ủng hộ. Một bà mẹ có đến 10 đưa con đều điên thì cay đắng quá. Nếu sửa chữa còn dư thì cho bà ấy vốn làm gì thì làm. Tôi tin rằng: Nếu không cải thiện được tình trạng bệnh tật thì cũng bán được giá cho bà ta. Tôi cũng kêu gọi những phong thủy gia có chuyên môn cao, cùng chúng tôi tham gia giúp họ. Anh chị em cho ý kiến đóng góp.1 like
-
Calligraphy with Music¨C Dedication to the Gods Guarding the Fa in the Human World Sưu tầm từ : http://www.zhengjian.org/celestialmelody/ xem tại: http://media.zhengjian.org/media/2002-4-24-shu-fa.swf1 like
-
(Zing) - Đám mây hình ống này dài 1.000km, cao từ 1 đến 2km và có lúc di chuyển đến 60 km/h, xuất hiện ở vịnh Carpentaria, miền Bắc Australia. Các chuyên gia khí tượng cho biết đây là một hiện tượng rất hiếm.>> Cảnh đẹp kinh ngạc ở công viên Bryce Canyon >> 16 điểm du lịch 'đáng giá' nhất hành tinh Hình ảnh ngoạn mụcđược người dân ở vịnh Carpentaria ghi lại. Ở một góc nhìn khác. Như một cây cầu vắt ngang qua bầu trời. Nhìn từ trên cao... Đám mây này dài đến 1.000km. Cao từ 1 đến 2 km. Cụm mây bồng bềnh tuyệt đẹp. Theo các nhà khí tượng, đây là một hiện tượng rất hiếm thấy. An Bình Theo V.B1 like
-
Chúc thọ Đại tướng Võ Nguyên Giáp sang tuổi 100 Chủ nhật, 15/08/2010, 00:36(GMT+7) VIT - Ngày 25/8 tới là ngày sinh nhật của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, năm nay Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã bước sang tuổi 100. Đại tướng Võ Nguyên Giáp nhận hoa mừng thọ Ngày 12/04 báo điện tử Nhà báo & Công luận đưa tin, Đại tá Nguyễn Huyên, trợ lý của Đại tướng Võ Nguyên Giáp cho biết năm nay, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã bước sang tuổi 100. Theo Đại tá Huyên, sức khỏe Đại tướng Võ Nguyên Giáp ổn định, tỉnh táo và Đại tướng sẽ có mặt trong dịp sinh nhật lần thứ 100 của mình (25-8), hơn nữa để được chứng kiến Đại lễ 1000 năm Thăng Long. Chúc Đại tướng trường thọ với sinh nhật lần thứ 100 vào ngày 25/8/2010 và hiện diện với toàn dân, toàn quân trong Đại lễ kỷ niệm Thăng Long nghìn tuổi. Nhân dân Việt Nam luôn tự hào có Đại tướng Võ Nguyên Giáp - người anh hùng đã góp phần làm rạng danh dân tộc. PV Tin tổng hợp1 like
-
Theo Phật Giáo, thế giới và tất cả chúng sinh là có liên hệ với nhau và chịu sự ước chế của Pháp vũ trụ về nghiệp báo. Dù cho một cá nhân sống thế nào với cuộc sống của họ ở hiện tại, bất kỳ những việc bất hảo hoặc đức từ quá khứ của một người sẽ tới với họ ở hiện tại. Lịch sử đã lưu lại nhiều truyền thuyết như thế ... đây là một trong số những câu chuyện ... Xưa kia ở vùng Ấn Độ cổ, có một chàng trai trẻ là con duy nhất trong một gia đình. Cậu là một người con hiếu thảo làm việc chăm chỉ và quan tâm tới mọi công việc trong gia đình. Do bố mẹ đã già, công việc của cậu ngày càng nặng. Gia đình cậu thúc giục cậu phải tìm một người vợ để giúp đỡ cậu trong công việc, nhưng cậu đã từ chối và kiên quyết làm việc một mình. Sau nhiều nỗ lực bền bỉ của bà mẹ, cậu cuối cùng đã lập gia đình. Thoạt đầu người vợ giúp trông nom bố mẹ già, nhưng không lâu sau cô ngày càng trở nên hằn thù với họ. Cô than phiền với chồng, nhưng người chồng không để tâm tới chuyện này. Một ngày, khi người chồng ra khỏi nhà, cô vợ tung rác khắp nhà và đổ lỗi cho bố mẹ chồng, những người lúc đó đã mù loà. Sau những than phiền và áp lực dai dẳng, người chồng đã động lòng và đồng ý giải quyết với bố mẹ mình. Anh bảo với bố mẹ rằng những người họ hàng của họ ở một vùng khác muốn họ tới thăm, rồi giúp họ lên một chiếc xe đẩy và bắt đầu đẩy thẳng vào trong rừng. Tại rừng sâu, anh thả bố mẹ xuống và bỏ đi khi nói với bố mẹ rằng anh đang trông chừng bọn cướp thường lai vãng ở khu vực đó. Chàng trai trẻ sau đó giả tiếng động và tiếng gào thét của bọn trộm cướp, làm như đang tấn công xe. Bố mẹ của anh, với tất cả tình yêu dành cho con trai mình, bảo với anh hãy tự cứu chính mình, vì họ đã già và mù loà. Họ cầu khẩn ‘bọn cướp’ hãy để con bà yên. Trong lúc họ khóc, chàng trai trẻ đã đánh và giết cha mẹ mình. Chàng trai sau đó đã bỏ lại thi thể của họ trong rừng sâu trước khi quay trở về nhà. Hàng ngàn năm sau đó, khoảng 500 năm trước Công Nguyên, Phật Thích Ca đã giảng và truyền Pháp của Ngài khắp Ấn Độ suốt nhiều năm. Phật Thích Ca có nhiều đệ tử. Trong số 10 đại đệ tử nam có một người là Mục Kiền Liên. Mục Kiền Liên đã đắc quả vị Alahán qua tu luyện và là tôn giả đệ nhất thần thông. Cho dù các đệ tử khác có thể có một hoặc hai khả năng, Mục Kiền Liên đã đạt được cả sáu thần thông. Thần thông mạnh nhất là khả năng có thể biến đổi chính bản thể thành bất kỳ cái gì ngài muốn. Một ngày Phật Thích Ca dẫn 500 đệ tử tới thăm Thế giới Tavatimsa. Trên đường tới đó, họ đã quấy rầy Naga vĩ đại, Nandopananda là một con rắn hổ mang chúa khổng lồ. Nandopananda đã thề phá hoại sự trở lại của Phật Thích Ca, và tự quấn mình xung quanh núi Tu Di. Trên đường họ trở về, một trong các đệ tử, người đã thường xuyên đi lại vùng này, thắc mắc thật là kỳ lạ vì anh ta không thể nhìn thấy núi Tu Di. Phật Thích Ca bảo anh rằng Naga đã cuộn xung quanh núi. Khi nghe thấy vậy nhiều đệ tử đã sẵn sàng thu phục ác thú khổng lồ. Nhưng Phật Thích Ca, nhận ra năng lực của con rắn, đã từ chối yêu cầu của họ và thay vào đó cho phép Mục Kiền Liên đối đầu với con ác thú. Mục Kiền Liên biến thân thành một con rắn khổng lồ để đánh nhau với con quái vật. Nando-pananda phóng ra một luồng hơi độc để đuổi ông đi, Mục Kiền Liên đáp trả với một luồng hơi của chính mình. Hai con rắn trao đổi những luồng hơi. Naga sau đó thở ra lửa vào Mục Kiền Liên, Mục Kiền Liên đã đáp trả bằng một hơi lửa lớn hơn làm bị thương con rắn hổ mang. Chính Mục Kiền Liên lại không bị tổn hại gì. Vị Alahán sau đó biến mình thành nhỏ bé và bay từ tai này của Naga sang tai kia, rồi sau đó từ lỗ mũi này sang lỗ mũi kia. Ông sau đó đã bò xuống cổ họng của Nando-pananda và đi lên xuống bên trong con rắn khổng lồ. Từ đầu tới đuôi, từ đuôi tới đầu. Con rắn đã nổi khùng lên vì bị quấy phá trong ruột và đã chuẩn bị ép Mục Kiền Liên đến chết một khi ông xuất hiện. Nhưng Mục Kiền Liên đã thoát ra mà nó không biết. Con rắn sau đó phun một luồng hơi độc vào vị Alahán, nhưng ngài chẳng hề nao núng. Phật Thích Ca sau đó đã ban cho Mục Kiền Liên thêm năng lực để đánh bại con quái vật. Ông đã biến hoá thành Garuda, một con đại bàng thần khổng lồ, là đối thủ đáng gờm của Naga. Naga đã cố chuồn đi nhưng đại bàng khổng lồ đã tóm hắn và mang hắn lại chỗ Phật Thích Ca. Nando-pananda đã cầu xin sự nhân từ và thỉnh cầu trở thành một đệ tử. Phật Thích Ca bảo hắn rằng những môn đồ của Phật là thiện, và đã chấp nhận lời thỉnh cầu của hắn. Trải qua nhiều năm, bởi vì những gì Phật Thích Ca truyền là chính pháp, nó nhanh chóng phổ biến rộng rãi. Nhiều giáo phái và tôn giáo đã trở nên đồi bại và suy đồi đã để mất những tín đồ sang đạo của Phật Thích Ca. “Mệnh lệnh của Jains” (Ni Kiền Giáo) là một nhóm người đã đi theo con đường cùng của người sáng lập. Mục Kiền Liên với thiên mục của mình đã thấy những môn đệ của Phật có một sự tái sinh một cách thần thánh, trong khi những môn đệ của những môn phái đã suy tàn thì rơi vào khốn khổ, những dạng tồn tại thấp hơn loài người. Khả năng của ông là nhìn thấy ảnh hưởng của nghiệp lực và các cảnh giới khác, cùng với khả năng thuyết giáo tuyệt vời đã giúp nhiều đệ tử đi theo con đường của Phật. Tại Ma Kiệt Đà, một nhóm những người theo Ni Kiền Giáo đã rất tức giận với sự thiếu tôn trọng, họ dự định tống khứ Mục Kiền Liên. Trong khi thất bại với việc minh chứng cho những thiếu sót của họ, họ tập trung tất cả lời trách mắng, sự đố kỵ và nỗi tức giận lên Mục Kiền Liên. Phân vân với việc thực hiện mục đích của chính họ, nỗi sợ hãi bị phơi bày, họ đã thuê những sát thủ để giết vị La Hán. Lúc đó Mục Kiền Liên sống cô độc và hành thiền tại một túp lều ở Kalasila gần thành Vương Xá cổ xưa. Mục Kiền Liên lúc đó đã cảm nhận rằng ông đang rất gần với điểm kết thúc sự tu luyện của mình, và cảm thấy cơ thể của ông chỉ còn một cái gì đó cuối cùng dính mắc ông với thế giới này. Ngay khi những sát thủ đến lều của ông để tìm ông; Mục Kiền Liên vận đến những thần thông vĩ đại của mình làm chính bản thân ông biến mất. Những tên cướp đã tìm khắp mọi nơi và thậm chí bỏ đi. Mục Kiền Liên không hề lo lắng cho bản thân, nhưng ông hiểu rằng nếu những tên cướp mà giết ông, một vị La Hán, thì chúng sẽ phải chịu một sự thống khổ khủng khiếp dưới Địa Ngục. Ông đã cầu mong cứu rỗi chúng khỏi một số phận đáng sợ như vậy. Tuy nhiên nhưng tên cướp bị thúc đẩy bởi sự tham lam về tiền tiếp tục quay lại túp lều, tìm kiếm Mục Kiền Liên. Trong sáu ngày liên tiếp chúng tìm kiếm và mỗi lần Mục Kiền Liên đều biến mất. Vào ngày thứ bảy, những tên sát thủ lại trở lại tìm kiếm, Mục Kiền Liên lại chuẩn bị biến mất, nhưng chợt phát hiện ra ông đã mất các thần thông của mình… Những tên sát thủ đã tìm thấy ông, quẳng ông xuống đất, và sau đó đánh đập Mục Kiền Liên. Chúng bẻ gãy tay và chân rồi bỏ ông nằm lại trong vũng máu. Những tên cướp bị sốc bởi chính điều chúng đã làm, nhưng mê muội với phần thưởng, đã bỏ đi ngay lập tức. Sức mạnh về thể chất và tinh thần của Mục Kiền Liên là rất mạnh mẽ, nên ông không hề chết. Ông vận dụng năng lượng cuối cùng và mang chính bản thân mình tới chỗ của Phật Thích Ca. Ông đảnh lễ Phật lần cuối và xin phép được chết. Ngay khi được chấp nhận, Mục Kiền Liên trút hơi thở cuối cùng và nhập Niết Bàn. Các môn đồ và các đệ tự bị sốc và tức giận với cái chết của người thầy thân yêu. Nhà vua đã ra lệnh một cuộc điều tra vị giết hại và đã bắt được bọn sát thủ. Chúng đã khai rằng chúng đã được thuê bởi nhóm người theo Ni Kiền Giáo tại Ma Kiệt Đà. Nhà vua đã tra tấn những tín đồ Ni Kiền Giáo và giết họ theo những đạo luật vào thời điểm đó cho tội sát nhân. Các đệ tử đã hỏi Phật Thích Ca tại sao Mục Kiền Liên lại có một kết cụ thảm khốc như thế. Phật Thích Ca đã giải thích … trong quá khứ, Mục Kiền Liên đã mắc một tội ác nghiêm trọng. Ông đã giết chính cha mẹ của mình. Mục Kiền Liên là thanh niên trẻ tuổi ở đoạn đầu của câu chuyện này người đã hết sức nhẫn tâm đánh đập và giết chết cha mẹ không có khả năng tự vệ và mù loà. Việc giết hại cha mẹ của một người được coi là một trong năm trọng tội trong Phật giáo. Phật Thích Ca đã giải thích rằng Mục Kiền Liên đã chịu đựng ở Địa Ngục trong nhiều ngàn năm và thậm chí là thân La Hán, ông vẫn không có sự lựa chọn nào ngoài việc phải chết với cái chết khắc nghiệt mà cha mẹ ông đã phải chịu đựng nhiều năm trước đó. Bất kể rất nhiều việc tốt ông đã thực hiện, rất nhiều người ông đã cứu độ, và sự vĩ đại của những thần thông của ông, Mục Kiền Liên không thể thoát khỏi món nợ nghiệp báo. Phật Thích Ca bảo các đệ tử của mình là không nên thất vọng hay buồn bã bởi kết cục của ông, vì ông đã được giải phóng khỏi thân thể của mình và gánh nặng cuối cùng, và cuối cùng đã đắc Niết Bàn.1 like
-
Hiện tượng thứ hai có thật từ câu chuyện của thành viên Rừng Nauy. Trấn yểm mộ phần Một học viên lớp Phong Thủy Lạc Việt cơ bản 03 có biệt danh là Rừng Nauy gọi đến Thiên Đồng để kể về một giấc mơ kỳ lạ. Chuyện rằng vị thân phụ của Rừng Nauy mất cách đây đã lâu, nhưng có một đêm, người chị ruột của Rừng Nauy ngủ mơ thấy ông về, cho biết rằng ngay trên đầu mộ tự dưng có ai để một chậu nước và trên chậu nước có một cái cây. Khi tỉnh dậy người chị liền nói với người nhà và sau đó Rừng Nauy cùng chồng tức tốc chạy đến nghĩa trang để xem thực hư ra sao của điềm báo trong mộng. Đến nơi, thật bất ngờ, phía đầu mộ bên trái của cụ là một vật hình trụ tròn bằng xi măng, như ống cống của đường phố, cao hơn 1m, đường kính cỡ 80cm, trong có nước, ở ngay đó, và ở phía trên, cách trụ tròn đó gần 2m là một cây Sứ non, đã cao hơn 1.5m. Hình tượng tương tự như trong giấc mơ mà ông cụ quá cố đã báo. Thật kinh ngạc. Cô bạn Rừng Nauy hỏi Thiên Đồng như thế có sao không và nếu không có cách để di dời hai vật ấy thì làm cách nào, vì sợ động đến chuyện mồ mã. Thiên Đồng bảo cần nên hỏi Sư Phụ Thiên Sứ. Vậy là cô nàng cùng phu quân đến xin sự tư vấn của Sư Phụ Thiên Sứ. Một cuộc hẹn đi đến thực địa thẩm định. Đến ngày, Rừng Nauy đi cùng chồng và một anh bạn là Khôi Nguyên, cũng cùng là học viên lớp Phong Thủy cơ bản 03 đến đón Sư Phụ đi, Thiên Đồng cũng cấp tráp tháp tùng theo đoàn để thẳng tiến nghĩa trang. Băng qua nhiều hàng mộ rồi cũng đến mộ của cụ thân sinh của cô Rừng Nauy. Sư phụ Thiên Sứ, Thiên Đồng, Rừng Nauy và phu quân cùng lễ bái ông cụ xong thì Sư Phụ tiến hành quán xét khu mộ. Sau khi xem xét xung quanh xong và dùng con lắc kiểm tra, Sư Phụ chỉ một chỗ bên trái mộ và bảo: “Trấn nơi đây". Trên đường về, trong xe, Rừng Nauy thắc mắc muốn hỏi rõ vì sao phải làm như vậy? Sư Phụ Thiên Sứ trả lời: -Tôi nói gọn như thế này cho cô nghe, sau khi làm xong thì có hai khả năng xảy ra - Nếu trời hôm đó nắng thì sau khi đặt vật trấn yểm xong thì sẽ có mưa chỉ quanh khu vực nghĩa trang hay rộng hơn tí, hoặc là cả ngày hôm đó mưa (vì Nam Bộ đang trong mùa mưa) thì làm xong trời sẽ nắng ráo. Có nghĩa sẽ có sự thay đổi trái qui luật để nhận biết hiệu ứng của việc trấn yểm hay chính xác hơn thế giới âm chứng thực tác động của vật thể lên âm phần. Mọi sự vận động của con người đều có sự tương tác nhất định theo định luật của vũ trụ mà chúng ta hay giới khoa học đang hướng tới để có sự giải mã ? Nhưng qua công trình nghiên cứu của phong thủy Lạc Việt đã chứng minh một cách khách quan mọi sự kiện không để bị đánh đồng với mê tín hay huyền bí mà người đời thường nghi hoặc. Theo như ngày đã định, người nhà của Rừng Nauy tiến hành việc trấn yểm mộ như tư vấn. Cả ngày đó, từ sáng đến khi bắt đầu làm là 14g00 thì nắng tốt. Đến 14g47 thì Rừng Nauy gọi điện đến Thiên Đồng báo rằng vừa làm xong việc trấn yếm như tư vấn của Sư Phụ, vẩn còn nắng. Nhưng sau đó Rừng Nauy lại gọi đến Thiên Đồng bảo: - Có mưa Thiên Đồng ơi! Thiên Đồng coi xem mấy giờ rồi? - Ba giờ kém năm. (14g55) Nghĩa là ngay sau 8 phút của khi trấn yểm xong thì trời có mưa, mưa rào giữa nắng và hạt hơi to trong khoảng thời gian ngắn rồi tạnh. Tôi kể lại và chờ thêm sự giải thích từ các bậc học giả uyên thâm hay các nhà khoa học ngoại cảm. Đồng thời có lời xin phép Rừng Nauy vì đã đưa câu chuyện riêng này, nhằm khẳng định giá trị của PTLV chúng ta.1 like
-
Đệ tử thiết nghĩ: Sư phụ Thiên Sứ, đại diện Trung tâm Nghiên cứu Lý học Đông Phương cũng nên kính tặng Đại tướng Võ Nguyên Giáp những tác phẩm về Lý học Lạc Việt do SP viết. Để Cụ Võ Nguyên Giáp cũng mừng vui về trí tuệ của ông cha ta ngày trước!!! & cũng tự hào về con cháu ta ngày nay...!!! Hy vọng, hành động đầy ý nghĩa này làm cụ Võ Nguyên Giáp khỏe thêm nhiều!1 like
-
SO SÁNH HÌNH TƯỢNG ÂM DƯƠNG TRÊN ĐỒ GỐM SỨ VIỆT HIỆN ĐẠI. Ống sứ chứa hương - nhang được minh họa bằng hình Âm Dương truyền thống Việt. Chúng ta so sánh với cũng một vật dụng tương tự, nhưng được "hiện đại hóa" bằng kiến thức kinh Dịch Tàu: Hình bên trái là ông đựng hương - nhang thể hiện hình Âm Dương Tàu. Hình bên phải thể hiện hình Âm Dương truyền thống Việt. Qua so sánh hình tượng Âm Dương trên hai vật dụng cùng tác dụng trên, chúng ta thấy rằng: Khi thông tin chưa bùng nổ, trong các làng quê Việt các làng nghề vẫn sản xuất theo kiểu truyền nghề "cha truyền con nói". Nên những tri thức di sản văn hóa phi vật thể Việt không bị ảnh hưởng và còn lưu truyền rải rác sót lại đến ngày nay. Nhưng khi những phương tiện thông tin bùng nổ, nhưng tri thức liên quan đến thuyết Âm Dương Ngũ hành xuất phát từ văn minh Hán và những hình ảnh minh họa lan truyền đến làng quê Việt thì những nghệ nhân tỏ ra "cập nhật kiến thức" đã sửa lại đồ hình Âm Dương truyền thống trên các sản phẩm của họ. Điều này khiến những sản phẩm truyền thống Việt mang những hình tượng sai lệch. Bây giờ chúng ta so sánh hình tượng con rồng liên quan đến đồ hình Âm Dương Việt và con rồng liên quan đến đồ hình Âm Dương Tàu: Hình bên trái là rồng có hình tượng cận - hiện đại với các họa tiết phức tạp. Còn hình bên phải mang những nét đặc trưng rất đơn giản. Chúng ta cũng có thể so sánh các họa tiết khác như đám mây, quầng lửa mặt trời....trên các họa tiết minh họa thì ở đồ hình Âm Dương truyền thống đơn giản và mang tích cách điệu cao. Còn ở các họa tiết theo đồ hình Âm Dương Tàu thì rất chi tiết và phức tạp. Trong nghệ thuật hội họa - tính cách điệu và đơn giản hóa càng cao thì càng chứng tỏ tính cao cấp trong nghệ thuật. Chỉ cần qua hai hình tượng này chúng ta cũng nhận thấy sự cổ điển của hình tượng rồng đi theo đồ hình Âm Dương Việt có tự ngàn xưa so với với lối vẽ bắt chước hình tượng rồng cận hiện đại đi kèm theo đồ hình Âm Dương Tàu. Sự xuất hiện đồng thời của các đồ gốm sứ Việt có hai hình tượng khác nhau này , cho tôi có thể khẳng định rằng: Loại đồ hình gốm sứ vẽ các hình Âm Dương Tàu và rồng cận hiện đại xuất hiện cách đây gần nhất 30 năm và không quá 80 năm.1 like