-
Thông báo
-
Nội quy Lý Học Plaza
Nội quy này là bản mở rộng Nội Quy - Quy định của Diễn đàn. Khi tham gia mua bán, các thành viên phải tuân theo những quy định sau: Tiêu đề bài viết: Bao gồm: Chỉ dẫn địa lý, Loại hình Mua/Bán, Thông tin mua bán.
Chỉ dẫn địa lý: Tỉnh/thành nơi mua bán. Hoặc sử dụng định nghĩa có sẵn:TQ: Toàn quốc
HCM: TP Hồ Chí Minh
HN: Hà Nội
[*]Ví dụ: HCM - Bán Vòng tay Hổ Phách Nội dung bài viết: Mô tả chi tiết sản phẩm mua/bán
Bắt buộc phải có thông tin liên lạc, giá Mua/Bán
Bài mới đăng chỉ được phép up sau 03 ngày.
Thời gian up bài cho phép: 01 ngày 01 lần.
Các hành vi vi phạm nội quy này sẽ bị xóa bài hoặc khóa tài khoản mà không cần báo trước.
-
Leaderboard
Popular Content
Showing most liked content on 22/08/2010 in all areas
-
NGHIỆP CHƯỚNG
phương thảo 88 and 3 others liked a post in a topic by Thiên Sứ
Bởi vậy, chỉ vì chúng ta không nghe được tiếng nói của muôn loài, không chia sẻ được tâm trạng của chúng. Thực sự chúng cũng đau đớn, vui mừng như chúng ta vậy. Bởi vậy, tàn sat chúng sẽ mang nghiệp chướng rất nặng nề. Đây cũng là một trong những nguyên nhân để tôi thường thả chim là vậy.4 likes -
Sẽ Ðược Chữa Trị Miễn Phí. Dưới đây là tổ chứ thiện nguyện mang tên Chiến Dịch Nụ Cười, cơ sở được đặt tại 6435 Tidewater Drive Norfolk, VA 23509, Hoa Kỳ. Ðây là một con tàu y tế đi khắp mọi nơi để làm nhiệm vụ giải phẩu những trẻ em trên thế giới đang mang bịnh tật khó chữa của những gương mặt bị biến đổi, dị dạng, như sứt môi, hàm ếch, ...Trên thế giới mỗi năm có khoảng 200 ngàn trẻ em mang những bệnh tật như vầy. Tuy trụ sở được đặt ở Hoa Kỳ, Chiến Dịch Nụ Cười gồm đủ mọi sắc mọi người tình nguyện trên thế giới. Hiện tại tổ chức này có 60 thiện nguyện viên đi khắp mọi nơi trên thế giới để làm việc thiện nguyện này. Bạn muốn tình nguyện viên trong một nhiệm vụ y tế, bạn có thể tham dự vào hàng ngũ của Chiến Dịch Nụ Cười. Dưới đây là thời khóa biểu của những con tàu sẽ đến Việt Nam vào những ngày: Dưới đây là thời khóa biểu của những con tàu sẽ đến Việt Nam vào những ngày: - 22-26 tháng 8 năm 2010 tại Huế và Sài Gòn - 6-10 tháng 9 năm 2010 tại Hà Nội - 27-30 tháng 9 tại Huế - 3-10 tháng 10 tại Hà Nội - 25-29 tháng 10 tại Huế rồi vào Sài Gòn tháng 11 cho đến khi hoàn tất. - 8-12 tháng 11 tại Huế - 8-12 tháng 11 tại Sài Gòn - 22-26 tháng 11 tại Hà Nội - 6-10 tháng 12 tại Sài Gòn - 13-19 tháng 12 tại Hà Nội - 20-24 tháng 12 tại Huế Mong rằng quý vị sau khi đọc tin này có thể loan báo với báo chí VN, hoặc người thân có con em bị căn bịnh gương mặt biến đổi, dị dạng, như sứt môi, hàm ếch, ... Hãy tìm cho được con tàu Operation Smiles hay gọi là Chiến Dịch Nụ Cười, để chữa bịnh cho con em mình miễn phí hoàn toàn. http://www.operationsmile.org/get_involved...fessionals.html.2 likes
-
Mùa Báo Hiếu
Rừng Nauy and one other liked a post in a topic by wildlavender
MẸ! Trong tâm tưởng muộn màng con viết, Lời cầu mong còn Mẹ mãi trên đời! Tôi muốn nói với tất cả những ai đang còn Mẹ, hãy quay về hãy yêu thương không bao giờ đủ vì ngày Mẹ đi xa ta không thể cúi xuống trãi lưng mình ra để cõng Mẹ lên trời. Mẹ đi đâu thế nào ta suốt đời tìm câu hỏi ấy!2 likes -
Anh chị em thân mến. Sửa lại nhà này theo tôi nghĩ chỉ khoảng từ 20 đến 25 triệu. Hay chúng ta góp tiền vào sửa giúp họ và kêu gọi quỹ từ thiện giúp đỡ. Để trấn yểm miếng đất này cũng không khó khăn lắm. Hiện nay, tôi đang chuẩn bị in cuốn Kỷ Yếu hội thảo - giá phát ban đầu là khoảng 11 triệu/ 500 cuốn. Quỹ hội thảo còn 16 triệu. Trước đây tôi có hứa: Số dư của hội thảo bao nhiêu sẽ đưa vào quỹ từ thiện. Chưa in chưa biết chắc, nhưng tôi đề nghị Wildlavender lập một quỹ riêng giúp sửa phong thủy nhà bà này. Bản thân tôi góp 1 triệu, công vởi số dư của hội thảo vài triệu thì cũng có khởi đầu tốt đẹp. Tôi cũng đề nghị là cuốn Kỷ yếu xác định phát không. Nhưng - ngoài những anh chị em trong Trung Tâm và những vị có bài tham luận - thì mọi người tùy tâm ủng hộ trên mỗi đầu sách. Tất cả số tiền thu được cũng sẽ để giúp bà này sửa lại nhà. Nếu Wildlavender và anh chị em đồng ý thì chúng ta lập mục riêng trong mục Từ Thiện cho gia đình bà này. Toàn bộ Kỷ yếu sẽ giao cho quỹ Từ Thiện phát và kêu gọi ủng hộ. Một bà mẹ có đến 10 đưa con đều điên thì cay đắng quá. Nếu sửa chữa còn dư thì cho bà ấy vốn làm gì thì làm. Tôi tin rằng: Nếu không cải thiện được tình trạng bệnh tật thì cũng bán được giá cho bà ta. Tôi cũng kêu gọi những phong thủy gia có chuyên môn cao, cùng chúng tôi tham gia giúp họ. Anh chị em cho ý kiến đóng góp.2 likes
-
PHONG THỦY NGÔI NHÀ CỦA NGƯỜI MẸ ĂN MÀY NUỐI 10 ĐỨA CON ĐIÊN. Trước tiên, Tôi xin gửi lời cảm ơn tới bạn Mickey và Phóng Viên Phạm Ngoc Dương đã rất nhiệt tình trong việc làm từ thiện. Mickey là học viên lớp PTCB3, đã cho tôi xem đường link này. Nhiệt tình và đầy tình người, Mickey lấy xe riêng rồi gọi cho Phóng Viên Phạm Ngọc Dương-ngừoi đã viêt bài phóng sự này thu xếp cùng tôi đi Hải Phòng. Mục đích để tìm xem liệu có thể dùng Phong Thủy Lạc Việt để giảm bớt nỗi khổ cho Người Mẹ của 10 đứa con điên hay không. Một việc từ thiện và đương nhiên tôi được Sư Phụ Thiên Sứ ủng hộ và khuyến khích. Trước khi lên đường, Tôi có ngồi cùng SP và Mickey, độn được quẻ Hưu-Lưu Niên. Tôi chỉ xác định là có lẽ dưới lòng đất ngôi nhà này có mạch nước ngầm hay cái gì đó rất xấu. Sp cũng đồng ý và nói thêm, có khả năng ngôi nhà này bị bế khí vì ở trong con hẻm. Được SP dặn dò kỹ lưỡng trước khi đi, Tôi và Mickey tràn đầy hy vọng vì có thể giúp được nhân vật trong câu chuyện sau: http://www.vtc.vn/394-255763/phong-su-kham...ua-con-dien.htm Người mẹ ăn mày và 10 đứa con điên 27/07/2010 09:01 (VTC News) - Bà Nở hỏi: “Gầm trời này, cháu có thấy ai khổ như cô không?”. Tôi im lặng. Chẳng biết phải nói thế nào. Không hiểu “bể khổ” có lớn bằng nỗi khổ của bà không nữa. Vào ngõ 239, đường Đà Nẵng (Quận Ngô Quyền, TP. Hải Phòng), hỏi bà Nguyễn Thị Nở, người dân lại hỏi: “Chú ở bệnh viện tâm thần à?”, “Chú đến cho gạo bà Nở hả?”… Vậy mà phải hỏi rất nhiều lần, vòng qua mấy ngóc ngách, tôi mới tìm thấy ngôi nhà có cổng rả xộc xệch. Căn nhà cấp bốn, tường vữa loang lổ, ám khói đen xì. Tôi gọi cổng, người đàn bà tóc muối tiêu, đôi mắt u sầu, quần áo xộc xệch hơn cả cái cổng, chui ra từ căn bếp khói mù mịt. Bà dụi dụi đôi mắt ám khói bảo: “Mời chú vào nhà”. 10 lần rứt ruột đẻ con, thì kết cục bà Nở nhận được là 10 người con tâm thần. Ảnh: Phạm Ngọc Dương. Nhìn ngó mãi, tôi chẳng thấy trong căn nhà rộng chừng 30 mét vuông có thứ gì đáng giá. Có lẽ, để hoang ngôi nhà này, may ra có mấy bà đồng nát xấu bụng nhặt được mấy cái xoong méo mó. Sống giữa thành phố hoa lệ, song bà Nở vẫn đun bếp bằng củi, khói bay mù mịt, làm nức mũi hàng xóm. Bà Nở giải thích: “Gạo ăn còn chẳng có, cháu bảo lấy tiền đâu mà mua ga, mua than. Cô phải đi dọc hai bờ sông Cấm, xem có miếng củi nào dạt vào bờ thì vớt lên phơi, phơi khô thì chẻ ra, bó lại, vác về chất trong bếp đun dần. Hàng xóm xung quanh cũng tốt bụng, ai có giường tủ, bàn ghế mục nát, cũng để dành cho cô. Giường của người chết họ cũng không đốt, không thả trôi sông, mà cho cô chẻ ra đun. Mấy cái chiếu mới trải tạm xuống nền nhà để mấy mẹ con ngủ cũng là của người chết bố thí cho đấy’. Tôi ngồi xuống manh chiếu của gia đình có người mới chết cho mà lòng rưng rưng. Bà Nở ngồi thu lu ở góc nhà, đôi mắt đục buồn nhìn vào bốn bức vách. Cậu con trai Phạm Văn Hậu ngồi góc nhà, cởi trần trùng trục, khoe bộ xương sườn, chẳng nói chẳng rằng gì cả. Cô con gái Phạm Thị Bích thì ngồi ở góc bên kia, nói luôn mồm, nhưng cũng chẳng rõ cô nói gì. Trong ngôi nhà của mẹ con bà, thứ đáng giá nhất là mấy cái xoong méo. Ảnh: Phạm Ngọc Dương. Tôi hỏi mấy câu về cuộc đời bà, rằng đời bà lúc nào thấy khổ nhất, bà Nở chẳng biết bắt đầu từ đâu. Bà bảo: “Suốt đời cô, cô chả thấy lúc nào sướng, lúc nào cũng khổ, cũng không biết lúc nào là khổ nhất cả. 65 tuổi rồi, cô vẫn phải đi ăn mày để nuôi thân, nuôi con, thì cháu bảo đến bao giờ cô mới hết khổ. Không biết, chết đi rồi, ở kiếp khác, cô có khổ nữa không nhỉ?”. Bà Nguyễn Thị Nở sinh năm 1945, đúng vào năm cả nước chết đói, chết như ngả rạ. Nhà không có gì ăn, cả làng chết đói, thế mà cô bé Nở vẫn sống. Sau này, bố mẹ bảo Nở là người giời, không có gì ăn suốt một tuần mà không chết, mà cứ khóc oe oe. Bà Nở bảo, đời bà là vậy, sinh ra, đã đói, đã khổ rồi. Nếu bà chết đói luôn khi đó, thì bà và chục con người không phải khổ đến thế này. Bà Nở phải ra sông Cấm vớt củi vào những ngày nước lũ mới có thứ để đun. Ảnh: Phạm Ngọc Dương. Bà Nở quê ở xã Cộng Hiền (Vĩnh Bảo, Hải Phòng). Năm 19 tuổi, bà gặp ông Phạm Văn Phong, trai Hà Nội, nhà ở Giảng Võ hẳn hoi. Ông là trai Hà Nội, nhưng nghề nghiệp là bốc vác xi măng ở Nhà máy xi măng Hải Phòng. Bà Nở cũng làm bốc vác xi măng. Hai kẻ nghèo hèn gặp nhau, nên vợ nên chồng. Tôi hỏi: “Gia đình nhà hai bác, có ai bị tâm thần không?”. Bà Nở ngẫm một lát mới nhớ ra rằng, ông ngoại bà bị tâm thần, còn bên chồng thì có anh trai của chồng bị tâm thần. Chẳng biết có mối liên hệ gì không, nhưng bà Nở không tâm thần, ông Phong lại càng bình thường, thế mà đẻ ra tới 10 đứa con tâm thần. Thật là khó tưởng tượng. Tuy nhiên, bà Nở bảo, nguyên nhân đàn con đông đúc của bà bị tâm thần tất thảy không phải vì có mối liên hệ với ông ngoại bà và anh trai chồng, mà có nguyên nhân rất “mê tín dị đoan”, từ cái ngôi nhà “ma ám” này! Theo lời bà Nở, xưa kia, ngôi nhà gia đình bà ở là của một anh lái tàu biển rất giàu có. Anh ta mua ngôi nhà này cho vợ ở và thi thoảng về thăm vợ mỗi chuyến cập bến Hải Phòng. Mỗi lần về, anh ta lại mang về một nắm vàng, vợ đựng đầy ống bơ. Hai vợ chồng vàng đeo lủng liểng khắp người. Thế nhưng, một ngày, hai vợ chồng anh này nổi điên. Lúc tỉnh táo, anh ta đã gọi vợ chồng bà đến, bán cho với giá bằng nửa tháng công bốc vác xi măng. Hai vợ chồng nghèo, tự dưng vớ được ngôi nhà rẻ như cho, nên vui lắm. Sau đó vợ chồng anh này đi đâu, sống chết thế nào thì chẳng ai rõ. Những người con đẹp đẽ như thế này cứ bỗng dưng phát bệnh tâm thần. Ảnh chụp lại. Chẳng biết lời đồn có đúng hay không, hay nặng nợ truyền kiếp, nhưng số phận gia đình bà Nở lại cay nghiệt đến vậy. Bà mê tín dị đoan, rước không biết bao nhiêu thầy cúng về. Tuy nhiên, thầy cúng thì cứ cúng, những đứa con đẹp đẽ thì cứ lần lượt điên khùng, không gì kìm hãm được. Mấy ông thầy cúng chả chế ngự được cái sự điền rồ triền miên trong ngôi nhà này, thì đổ cho “đất nghịch”, đổ cho người Trung Quốc xưa kia “yểm bùa”… Họ còn bảo, nếu họ đuổi tà ma trong nhà, thì họ sẽ bị tà ma… ăn thịt! Thôi thì đủ cả thứ đồn đại, đủ cả thứ dị đoan trong ngôi nhà này. Kết cục thì hồi đầu năm, túng quá, bà Nở tính bán căn nhà để có tiền nuôi con, chữa bệnh cho con, rồi mẹ con ra gầm cầu Bính, Cầu Niệm, Cầu Rào, hay cái gầm cầu nào ở cũng được, ở với bọn nghiện cũng được. Nhưng khốn nỗi, gọi mãi mới có người đến mua. Anh ta tính giá 200 ngàn một mét vuông, miếng đất của bà tổng cộng 60 mét vuông, vậy vị chi là 12 triệu đồng. Cầm 12 triệu đồng thì làm được gì chứ, đủ cho một đứa nằm viện nửa tháng là cùng. Trong khi, những ngôi nhà bên cạnh, họ bán vài trăm triệu, thậm chí tiền tỉ. Ấy vậy mà, đã từng có một vị khách nữa đến trả ngôi nhà giữa TP. Hải Phòng của bà 5 triệu đồng. Sao người ta đang tâm thế nhỉ? Thôi thì, mẹ con bà đành chấp nhận sống giữa thành phố hoa lệ, mà sống cảnh chị Dậu, còn hơn cả chị Dậu nữa chứ.1 like
-
LỜI NÓI ĐẦU. Từ lâu tôi đã giới thiệu Tử Vi Lạc Việt với cộng đồng lý số trên mạng. Tử Vi Lạc Việt chỉ là một sự hiệu chỉnh có tính nguyên lý an sao trên cơ sở coi Hà Đồ là đồ hình căn bản của Lý học Đông phương và một giả thiết khoa học về hiệu ứng tương tác có tính qui luật vận động của các vì sao trong vũ trụ liên quan đến cuộc sống của con người. Một trong những nguyên tắc có yếu tố quyết định trong Tử Vi Lạc Việt là sử dụng bảng Lạc Thư hoa giáp. Chính vì Tử Vi Lạc Việt chỉ là sự hiệu chỉnh một vài yếu tố nên bản thân nó về nguyên tắc không phản bác và mâu thuẫn với bất cứ một trường phái Tử Vi nào đang hiện hành. Nhưng ngược lại nó là điều kiện chứng tỏ sự ứng dụng một cách nhất quán nguyên lý: Hà Đồ phối hậu thiên Lạc Việt. Tôi thí dụ như phái Phúc Tông coi cung phúc đức mang tính quyết định diễn biến đời người thì vẫn ứng dụng những nguyên tắc của phái này trong Tử Vi Lạc Việt. Hoặc như phái Thiên Lương thay đổi phương pháp an sao Trường Sinh vẫn ứng dụng được với Tử Vi Lạc Việt. Tôi hy vọng rằng: Với Tử Vi Lạc Việt chúng ta sẽ tiếp tục nghiên cứu tử vi dưới lăng kính khoa học từ giả thiết được minh chứng trên cơ sở hợp lý lý thuyết: Tử Vi chính là hệ quả qui ước của những hiệu ứng tương tác từ sự vận động có tính quy luật của vũ trụ. Trong Tử Vi Lạc Việt sẽ lấy cuốn Tử Vi Đẩu số của Vấn Đằng Thái Thứ Lang làm cuốn sách căn bản để hiệu chỉnh , có đối chiếu với các cuốn sách khác. Chúng tôi hy vọng rằng: Các quí vị quan tâm có ý kiến phản biện hoặc đóng góp xin mở topic hành lang song hành với topic này. Xin cảm ơn sự quan tâm của quí vị. Thiên Sứ1 like
-
không có gì lo lắng 43 đại hạn vào tài nhưng tiểu hạn vào năm mão có tả hữu xương khúc khoa lộc! làm sao mà chết nổi! năm này bạn sẽ phát tài to! mệnh cách là tử phủ vũ tướng mà có khôi việt kèm thêm không kiếp đắc địa thế kia thì như tướng quân mà kèm theo kiếm lệnh của vua sao mà không giỏi dang đăng đàn bái tướng cho được! nhưng chỉ e là cái gì cũng vậy đã được thì dừng chớ mà ham nữa sẽ hỏng thân sát phá tham mà lại hãm nữa!1 like
-
Bạn không phải nghèo đâu mà quá nghèo luôn. Hề hề. Đi tự tự bây giờ thì sao lấy được cô vợ xinh, hiền??? Chia tay năm 2009 hay 2010 vậy? Ra ngoài trang chủ lấy lá số thì mới có cái để xem chứ nhỉ?!1 like
-
Nếu em là nam thì nên đặt ở hướng chính Bắc (hướng 0 độ) và có thể trang trí trên bàn làm việc một chậu cây kiểng hoặc một số vật dụng thuộc hành kim Nếu em là nữ thì nên đặt ở hướng 30 độ và có thể trang trí trên bàn làm việc một chậu kiểng hoặc một số vật dụng màu đỏ, nếu có thể được thì nên đặt một ngọn đèn sắc đỏ Chúc em luôn thành công trong công việc ! Thân ái !1 like
-
Nhận được câu hỏi của ban, cho một quẻ tốt! bạn đừng chần chờ gì nữa mà nắm lấy cơ hội. Dù thời gian đầu có làm bạn bỡ ngỡ, chật vật âu lo trong c/việc mới nhưng đường dài bạn có nhiều hướng thuận tiện. Không e ân hận vì thay đổi mà chỉ e mình không biết nắm thời cơ. Chúc bạn may mắn!1 like
-
Trước khi tiếp tục tìm hiểu về tính minh triết biểu tượng Cụ Khiết chúng ta chắc nên thống nhất một vấn đề quan trọng sau: đó là không đến bàn đến tận cùng mọi vấn đề vì là không thể tới đích cuối cùng do sự biến đổi không ngừng từng phút giây của sự kiện cụ thể tại thời điểm về lịch sử, văn hóa… mà ta đang quan tâm, ví dụ ta tìm hiểu biểu tượng RỒNG: là gì, từ đâu, khi nào, ai làm đầu tiên, chủng loại sản xuất đầu tiên, vật liệu ban đầu là gì... và chưa Viện nghiên cứu nào xử lý xong… và mãi mãi, ví dụ biểu tượng rồng chỉ khám pháp sớm nhất là trên các loại đồ cổ vào thời Ân Thương. Ta chỉ cô lập, khoanh vùng, phân tích một số ý nghĩa cần thiết chính mà thôi và chỉ sau khi giải quyết xong và nếu cần thiết ta vẫn có thể tiếp tục. Theo phân tích trước ta thấy đồng tiền giữa 2 chân trước tượng trưng hay tên gọi của Cụ Khiết và Đồng tiền này sẽ có hai chữ Thiên ở hai bên và chữ Thiềm cung ở trên dưới. Hoangnt xin chỉnh lại là: Đồng tiền này sẽ có hai chữ Thiên ở trên dưới và chữ Thiềm cung ở hai bên. Còn đồng tiền trên miệng Cụ Khiết ẩn chứa điều gì và nó có liên quan đến đồng tiền tượng trưng kia không? Trước khi đi vào vấn đề ta tiếp tục chú ý thêm một chi tiết nữa để có cái nhìn tổng thể về bàn thờ Cụ Khiết đó là cái lư hương trước bàn thờ. Thông dựng hiện nay ta hay thấy có 3 loại lư hương: có chữ tốt, có hình song long tranh châu và có vòng âm dương lửa trong vùng mây, như vậy cái nào là hợp lý nhất. Ta nhận thấy thực tế lư hương có song long tranh châu là phổ biến và dùng nhiều nhất, đặc biệt xuất hiện ở hầu như mọi nơi thờ tự, đồng thời hình song long tranh châu có ý nghĩa sâu xa là ròng biểu tượng sự sáng tạo và nuôi dưỡng vũ trụ (theo quan điểm Hoangnt kể từ khi hình thành thuyết âm dương và sẽ bàn sau) và rồng cũng đại diện cho người sáng tạo ra nó, đại diện cho quyên uy tối cao. Cho nên lư hương này là phù hợp nhất. Ta sẽ tạm thời chưa bàn tiếp tương quan về mặt thời gian giữa lư hương, Cụ Khiết, bài vị, câu đối và các vấn đề liên quan khác… mà chỉ quan tâm chúng là một chỉnh thể thể hiện ý nghĩa chung nhất mà ta đang tìm hiểu biểu tượng Cụ Khiết. Kết hợp vị thế tương quan lư hương – bàn thờ, bài vị - câu đối: Bài vị: Hổ sinh nhất kim, ngũ hành chúng trân quý Địa trưởng vạn vật, tứ quý ca bình vinh. Câu đối: Thổ năng sinh bạch ngọc (bên phải Cụ nhìn ra) Địa khả xuất hoàng kim (bên trái Cụ nhin ra). Ta thấy lư hương – bàn thờ, bài vị - câu đối trở thành thế tứ linh thanh long, bạch hổ, chu tước, huyền vũ và vị trí Cụ Khiết tọa là vị trí quan trọng nhất trong thế này là nằm trong vực tài vị và có còn ẩn ý nào không trong cách bố trí này?, sẽ tiếp tục trong các bài khác. (Hiện nay có các tác giả khuyên bảo quay mặt Cụ Khiết vào trong nhà để nhả tiền cho gia chủ, ý này hoàn toàn không đúng). Một bộ bàn thờ sẽ bao gồm nhiều thứ khác như 2 nến, ngũ quả, bình hoa, và nhiêu thứ khác liên quan trong khi rước vào thời xa xưa có thể gồm bát âm, người rước… chúng ta tham khảo sơ đồ của Huynh Dienbatn và sẽ phân tích một cách hợp lý ở những bài sau. Như đã phân tích ở trên ta thấy lư hương đã có vòng tròn âm dương (không có 2 chấm nhỏ) và đông tiền giữa chân Cụ cũng là một biểu tượng âm dương (chưa kể đồng tiền trên miệng cũng sẽ được suy luận tiếp) thì biểu tượng vòng tròn âm dương lửa trên đầu Cụ Khiết có cần thiết không?. Về mặt khách quan thì Cụ Khiết đang là “Thần chủ” được thờ phụng cho nên vòng âm dương có thể có, tuy nhiên thực tế ở khắp nơi ta rất ít thấy xuất hiện nó trực tiếp trên “Thần chủ”. Mặt khác các bộ phận cơ thể chỉ tiềm ẩn ý nghĩa sâu xa chứ không lộ hẳn ra như vòng tròn âm dương, ngoài trừ 3 chân là trường hợp đặc biệt của mật ngữ. Cho nên thực sự là không cần thiết, đặc biệt nó cũng không thay đổi lưng là Phương Nam do độ số 7 của chòm sao Đại Hùng Tinh. Các motip hiện nay phần nhiều không thấy vòng tròn âm dương lửa trên đầu Cụ Khiết rất là khách quan. Hoangnt nhận: - Đồng tiền âm dương giữa chân đã mang ý nghĩa tên Cụ. - Vòng tròn âm dương lửa lư hương mang ý nghĩa tương ứng với song long tranh châu và ý nghĩa này xảy ra thời thuyết âm dương ra đời tức là sẽ phải có ý nghĩa nào đấy (sẽ bàn sau). Kết luận bỏ vòng tròn âm dương lửa trên đầu Cụ Khiết. Như vậy chỉ còn đồng tiền trên miệng Cụ là thay thế được ý nghĩa vị trí này, một vị trí tiêu biểu ở nơi cao nhất. Chúng ta lại tiếp tục quán xét mối tương quan giữa bài vị - câu đối - lư hương có ý nghĩa gì. Bài vị: Hổ sinh nhất kim, ngũ hành chúng trân quý Địa trưởng vạn vật, tứ quý ca bình vinh. Câu đối: Thổ năng sinh bạch ngọc (bên phải Cụ nhìn ra) Địa khả xuất hoàng kim (bên trái Cụ nhin ra). Như vậy khả năng Cụ Khiết được chế tạo bằng chất liệu thổ như vậy có thể bằng đá, đất nung hoặc ngọc, dự kiến này khác với trước đây là bằng gỗ như vậy có mâu thuẫn?... vậy khả năng logic là bằng gỗ dùng cho dân gian và ngọc cho triều đình, tuy nhiên cho tới tận ngày nay chưa phát hiện món đồ cổ nào như vậy (kể cả bằng kim loại vàng, bạc, đồng, gỗ…) do đó khả dĩ mật ngữ chỉ ra nó là biểu tượng đầu tiên khi đã hoàn chỉnh và được tổ chức trong một buổi rước/ cúng ban đầu. Ta cũng chú ý thấy bài vị nói về Thần chủ còn câu đối nói các vấn đê liên quan, trong đó Hổ tương ứng Địa, Địa tương ứng thổ có ẩn ý gì? Và rõ ràng Thổ có ý quan trọng nhất. Chúng ta biết hoàng kim màu ĐỎ, bạch ngọc màu TRẮNG, hổ thuộc quái Cấn/ Địa màu XANH LÁ CÂY và lư hương đồng màu VÀNG, bốn màu nay tạo vào tương sinh vậy trung tâm sẽ là màu ĐEN hành thủy, tức là Cụ Khiết có khả năng màu đen. Kế hợp với Ngọc – Màu đen ta thấy phi logic vì hắc ngọc có thể không có, tuy nhiên ngọc có các màu khác có thể xem xét ở hành thủy tương đương, tức tạm xem đó là ngọc thạch giống loại ngọc tốt vùng Lục yên Yên bái hay ở Tàu bây giờ được bày bán rất nhiều, có màu rất sậm xanh đen. Đấy là lý do Cụ Khiết có tên hay gọi trong dân gian là Cụ Cóc tía. http://phongthuyhoc.com/ Từ đây ta sẽ xem là đang phân tích biểu mẫu Cụ Khiết đầu tiên và ở trong buổi tổ chức cuộc rước lần đầu tiên trong lịch sử với mục tiêu xác định được ngay cả thời điểm lịch sử mà Cụ Khiết ra đời. Ta tiếp tục đi sâu về ý nghĩa khác như số lượng nốt trần trên lưng, kích thước, trọng lượng (mẫu đầu tiên trong lịch sử được chế tác) và ý nghĩa của đồng tiền trên miệng Chụ Khiết ở các bài tiếp theo.1 like
-
1 like
-
Vãng sanh quyết định chơn ngôn. Vãng sanh quyết định chơn ngôn hay Vãng sanh Tịnh độ thần chú là mật ngôn được trì niệm phổ biến trong các khóa lễ Tịnh độ, cầu siêu. Thần chú này có tên đầy đủ là Bạt nhất thiết nghiệp chướng căn bản đắc sanh Tịnh độ Đà la ni. Cứ vào tên của Đà la ni (Tổng trì, thâu nhiếp vạn pháp, tạm gọi là chơn ngôn hoặc thần chú) cho biết thần chú này có công năng phá trừ tất cả nghiệp chướng căn bản, để được vãng sanh về Cực lạc. Theo kinh Niệm Phật Ba la mật, phẩm thứ 7 (HT.Thích Thiền Tâm dịch), Bồ tát Phổ Hiền vì thương xót chúng sanh thời mạt pháp nên nói Đà la ni này để trợ duyên được mau vãng sanh về Tịnh độ: “Lúc bấy giờ, Ngài Phổ Hiền Đại Bồ tát bạch Phật rằng: Thưa Thế Tôn! Con nay vì thương tưởng chúng sanh nơi thời mạt pháp, khi ấy kiếp giảm thọ mạng ngắn ngủi, phước đức kém thiếu, loạn trược tăng nhiều, kẻ chân thật tu hành rất ít. Con sẽ ban cho người niệm Phật thần chú Đà la ni này để thủ hộ thân tâm, nhổ tận gốc rễ nghiệp chướng, trừ sạch phiền não, được mau chóng sanh về Cực lạc, gọi là Bạt nhất thiết nghiệp chướng căn bản đắc sanh Tịnh độ Đà la ni. Liền nói chú rằng: Nam mô a di đa bà dạ, đa tha già đa dạ, đa điệt dạ tha, a di rị đô bà tỳ, a di rị đa tất đam bà tỳ, a di rị đa tỳ ca lan đế, a di rị đa tỳ ca lan đa, già di nị, già già na, chỉ đa ca lệ, ta bà ha Đức Phật A Di Đà - Ảnh tư liệu Người niệm Phật phải giữ giới, ăn chay, thân khẩu ý đều phải thanh tịnh. Ngày đêm sáu thời, mỗi thời tụng 21 biến. Như vậy, diệt được các tội tứ trọng, ngũ nghịch, thập ác và hủy báng Chánh pháp. Thường được Phật A Di Đà hiện trên đỉnh đầu. Hiện đời an ổn, phước lạc. Khi trút hơi thở cuối cùng được tùy nguyện vãng sanh. Trì tụng đến ba chục ngàn biến liền thấy Phật ngay trước mặt”. Xưa nay, phần lớn những hành giả tu tập pháp môn Tịnh độ thường trì niệm thần chú Vãng sanh theo phiên âm tiếng Hán. Chúng ta có thể trì niệm theo nguyên văn tiếng Phạn (đã phiên âm) và tìm hiểu đôi chút về “ý nghĩa” của thần chú này. - Namo Amitàbhàya (Na-mô A-mi-ta-pha-gia) Nam mô A di đa bà dạ Quy mạng Vô Lượng Quang (A Di Đà) - Tathàgatàya (Ta-tha-ga-ta-gia) Đa tha già đa dạ Như Lai - Tadyathà (Ta-di-gia-tha) Đa điệt dạ tha Nên nói thần chú - Amrto dbhave (A-mờ-rật-tô đờ-pha-vê) A di rị đô bà tỳ Cam lộ hiện lên - Amrta sambhave (A-mờ-rật-ta sam-pha-vê) A di rị đa tất đam bà tỳ Cam lộ phát sinh - Amrta vikrànte (A-mờ-rật-ta vi-kờ-răm-tê) A di rị đa tỳ ca lan đế Cam lộ dũng mãnh - Amrta vikrànta gamini (A-mờ-rật-ta vi-kờ-răm-ta ga-mi-ni) A di rị đa tỳ ca lan đa già di nị Đạt đến Cam lộ dũng mãnh - Gagana kìrtti kare (Ga-ga-na kít-ti ka-rê) Già già na, chỉ đa ca lệ Rải đầy hư không - Svàhà (Sờ-va-ha) Ta bà ha Thành tựu cát tường. Như vậy, Bồ tát Phổ Hiền trong pháp hội tại Linh Sơn đã vì chúng sanh đời mạt pháp về sau mà xin phép Thế Tôn tuyên thuyết thần chú Vãng sanh. Theo lời dạy của Bồ tát, nếu có người nào phát nguyện sanh về Cực lạc nhưng vì phước mỏng nghiệp dày, niệm Phật chưa đạt đến nhất tâm thì có thể nương nhờ công đức của thần chú Vãng sanh để được như nguyện. Hành giả thực hành trai giới, giữ ba nghiệp: thân, miệng, ý thanh tịnh; mỗi ngày trì niệm 6 thời, mỗi thời 21 biến thì chắc chắn tiêu trừ tất cả nghiệp chướng, cho dù là ngũ nghịch hay thập ác tội chướng. Thần chú Vãng sanh có tầm quan trọng như thế, nên người tu pháp môn Tịnh độ luôn trì niệm nhằm thú hướng Lạc bang. Nhiên Tự nguồn giacngo.vn1 like
-
Anh Vuivui thân mến. Cảm ơn anh đã chia sẻ. Đúng là mọi việc đều bắt đầu rất đơn giản - như thuyết của Vonfram đã thể hiện - và như quan niệm của Lý học. Nhưng vấn đề đặt ra là: Thời gian bắt đầu từ đâu trong vũ trụ này? Tất nhiên nó do sự vận động. Không có vận động từ hạt vật chất nhỏ nhất đến các thiên hà khổng lồ thì không có ý niệm thời gian. Nhưng suy cho cùng - vật chất - từ hạt vật chất nhỏ nhất, cho đến thiên hà khổng lồ - tự nó không ý thức được nó. Cái gì nhận thức được nó, từ sự vận động chậm nhất đến nhanh nhất? Đó chính là cái tuyệt đối với thời gian bằng /0/ để tương tác với tất cả mọi sự vận động trong thời gian khác /0/ và nhận biết được nó. Vài lời chia sẻ.1 like
-
Anh Thiên Sứ thân mến.Các nhà khoa học không lầm lẫn đâu anh !. Sự nhận thức khác nhau về thời gian là tất yếu và vốn có như đã trải qua hàng bao nhiêu thiên niên kỷ. Như người tây phương, với triết học Hy lạp làm khởi nguồn về nhận thức thế giới thì thời gian là những lát cắt. Trong khi ngưới ấn với triết học ấn độ thì thời gian là con rắn cắn đuôi. Và với người Đông phương, chủ yếu là những vùng dân cư với triết học âm dươn ngũ hành dịch lý làm cơ sở thì thời gian là hình vuông tròn lồng nhau, với giới sinh vật tự nhiên thì có thời sinh học, với những vận động động của nguyên tử thì có thời gian với sự lượng tử hóa, v v... còn nhiều lắm. Nhưng có một tính chất chung là mọi thời gian đều có thể quy chiếu. Hay nói như Đạo, rằng: Vạn vật dều quy tông. Chính cái sự quy tông này mới nói lên bản chất của thời gian. Dù thể hiện có khác nhau như thế nào. Nhưng xin đừng hiểu sự quy chiếu này như là sự thay đổi Thứ nguyên, thang đo. Sự quy tông - nôm na là quy chiếu - có bản chất sâu xa hơn rất nhiều, chứ không đơn giản như mọi người vẫn nghĩ và thấy có vẻ nó như đã được thấy như là một sự chia chẻ một quá trình nhằm thể hiện tốc độ vận động. Cái sự hiểu đó nó chỉ có giá trị rất hạn chế trong khuôn khổ vật lý, mà nay, đã đến lúc, chính các nhà vật lý đã không thỏa mãn với những kết quả như thế. Họ đã và đang từng bươc phá vỡ những định kiến về thời gian như từ trước tới nay vốn đã từng nghĩ nó như vậy. Sự sai lạc hiện nay chỉ là tạm thời, bởi những khám phá vật lý cũng như giới tự nhiên ngày càng phong phú. Sự khách quan của thời gian nó rẩt dễ dàng chứng minh. Bởi những thực nghiệm đơn giản, đồng thời nó cũng có thê giải quyết luôn quan niệm thời gian là sự quy ước. Nên hiểu nội dung" Thời gian biến mất" không có nghĩa có bản chất quy ước, mà cần hiểu vơi nghĩa biến dịch. Cho dù các nhà vật lý chẳng biết cái gì là Dịch. Nhưng sự thực, họ đã có cái hiểu rât dịch lý. Tuy nhiên, cái sự hiểu đó vẫn không đúng với bản chất của thời gian. Nhưng về tiến trình, thì nó chỉ hư là một dạng của sự thăng giáng chân lý mà thôi. Vì vậy, về bản chất, nó không hề phản diện. Do đó, như về nguyên tắc, "Biên độ của mọi thăng giáng sẽ tiệm cận về đường trung bình". Sự thực là đơn giản, chứ không phức tạp quá lắm đâu. Thân ái.1 like
-
8 sinh vật có màu vàng quý hiếm trong tự nhiên 20/08/2010 19:14:25 -Không thể tin nổi trên trái đất lại có những sinh vật giống như thế này. Một sản phẩm kỳ diệu và hoàn hảo của tạo hóa. Chúng thuộc nhiều chủng loại sinh vật khác nhau, có khi là các loài bọ cánh cứng, khi lại là các loài thú, cá hoặc bò sát. Dù là sinh vật nào đi nữa thì đó cũng là món quà tuyệt vời tạo hóa ban cho trái đất. Dưới đây là hình ảnh về chúng: Bọ cánh cứng màu vàng Một loài chim có lông màu vàng ở Châu Phi. Một loài linh trưởng có bờm như sư tử Một loài rắn vàng rất quý hiếm Thằn lằn quý đang trên bờ tuyệt chủng Loài ếch rất độc ở rừng Amazon Cá chép vàng Nhện Nam Mỹ Phú Nguyễn (Theo xinhua)1 like
-
1 like
-
Để tiếp tục theo dõi và hiểu rõ, đề nghị các bạn nên tham khảo các sách của Tác giả Thiên Sứ: "Tính minh triết trong tranh dân gian Việt Nam", "Thời Hùng Vương qua truyền thuyết và huyền thoại", "Tìm về cội nguồn Kinh Dịch", "Thời Hùng Vương và bí ẩn Lục thập hoa giáp"; "Hà Đồ trong văn minh Lạc Việt"…làm chính yếu và nó như chiếc chìa khóa mở ra nên tri thức Phương Đông và các sách liên quan. Như vậy Thần tài Cụ Khiết sẽ được lập bàn thờ riêng biệt, sẽ được bố trí tại vị trí tài vị của căn phòng và được thờ cúng hàng ngày. Việc không dùng khám thờ mà chỉ dùng đôn gỗ tròn ở trường hợp không thờ cúng mà chỉ bố trí hợp cách, tuy nhiên nếu hiểu nên quay trở về trường hợp gốc trước đây. Từ đây dể dàng thấy rằng chúng ta không thể xoay Cụ như chong chóng được. Ta thấy thực tế tại bàn thờ của Cụ Khiết sẽ có các trường hợp khách quan như có bài vị hoặc có bài vị và câu đối. Như vậy trường hợp nào sẽ là sắp xếp hợp lý. Có hai bài vị thực tế thường gặp: Ngũ phương ngũ hổ long thần Tiền hậu địa chủ thần tài hoặc Hổ sinh nhất kim, ngũ hành chúng trân quý Địa trưởng vạn vật, tứ quý ca bình vinh. Bài vị trên nội dùng đề cập rõ ràng tới địa chủ thần tài và long thần ta dễ dàng thấy không hợp lý vì đơn giản là thần tài chứ không phải long thần, và chỉ duy nhất thần tài mà thôi. Bài vị sau lại không rõ ràng do nó không thấy đề cập thần tài, tuy nhiên ta tạm thời chấp nhận và sẽ tiếp tục liên kết với các nội dung khác ở các phần phân tích sau. Chỉ còn lại câu đối Thổ năng sinh bạch ngọc Địa khả xuất hoàng kim tức: Đất hay sinh ngọc trắng Đất khá có vàng ròng. Cũng không thấy nói về thần tài cụ thể ta cũng tạm chấp nhận và sẽ xử lý như trên khi thích hợp. Ta thấy Thần tài Cụ khiết đã được thơ phụng một cách trang trọng và nghiêm cung theo các phong tục tập quán người Việt, do vậy việc quan niệm Bàn thờ thần tài chỉ được ở nơi xó xỉnh, góc nhà, chứ không phải sạch đẹp như bàn thờ tổ tiên hay Thổ công xuất phát từ điển tích xưa là hoàn toàn không hợp lý, điều này chỉ có thể dự đoán là đã bị Hán hóa sao cho dân ta hiểu sai lạc mục đích và triết lý của người Việt xưa nhằm gây thêm một tác nhân cho dân ta không thể giàu mạnh trong hơn 1000 năm cai trị vô cùng khốc liệt và bạo tàn của chúng, nhạc sĩ tài hoa Trịnh Công Sơn đã đau đớn: Một ngàn năm nô lệ giặc Tàu. Một trăm năm đô hộ giặc Tây. Hai mươi năm nội chiến từng ngày. Gia tài của Mẹ, một rừng xương khô. Gia tài của Mẹ, một núi đầy mồ. Suy ngẫm lại biểu tượng Thần tài Cụ Khiết ta thấy ngoài ý nghĩa mong ước chiêu tài thi đó phải là triết là làm giàu, tiền có ý nghĩa như một chiếc chìa khóa vạn năng giải quyết được nhiều việc và lẽ tất nhiên dân giàu thì đất nước sẽ hùng mạnh. Quay lại lịch sử thời Hùng Vương ta thấy trải dài hơn 2000 năm đất nước hòa bình, an vui trong sự lãnh đạo của 18 chi vua Hùng, lý giải điều này xuất phát từ các nguyên nhân cốt lõi nào mà có kết quả như vậy, Hoangnt tạm đưa ra ý kiến nhưng xin không luận bàn: - Quốc gia đã có học thuyết âm dương ngũ hành và kinh dịch, đạo đức kinh tức có nền văn minh cao cấp (so với thời cuộc) xin xem nội dung trong các sách nêu trên trên. - Có đạo nào đó làm quốc đạo? đây cũng là khía cạnh có thể tiếp tục luận bàn về ý nghĩa cóc 3 chân. - Có tổ chức chính quyền từ trung ương đến địa phương dĩ nhiên khác xa so bây giờ. - Có luật pháp và phương pháp quản trị đất nước trong thời bình và ngay cả thời chiến, xin xem thêm nội dung các sách trên. - Có quân đội mạnh cùng vũ khí hiện đại so với thời bấy giờ (vũ khí có thể chế tạo bằng sắt, nỏ thần bắn nhiều tên…). Có đội thủy quân mạnh phù hợp địa thế sông nước quốc gia, , xin xem thêm nội dung các sách trên. - Văn hóa dùng tiền tệ trao đổi là phổ biến và có triết lý làm giàu từ việc Thờ Thần tài Cụ Khiết. Từ các nội dung trên ta thấy việc chế tạo đồng tiền như trên biểu tượng Cụ Khiết là phù hợp với khách quan thực tế tuy nhiên chưa rõ khoảng thời đại nào. Mặt khác ta cũng thấy kết cấu đồng tiền mang ý nghĩa âm dương, chúng hoàn toàn phù hợp với học thuyết trên khi chế tạo trời tròn, đất vuông (có thể là đồng tiền Vạn Lịch). Đây cũng là một ý khi ta luận bàn về đồng tiền nằm giữa hai chân và đồng tiên ở miệng của Cụ và rõ ràng đồng tiền tròn kim loại đục lỗ vuông là thông dụng (có loại có chữ và không có chữ, loại có chữ chiếm đa số). Trong quá trình phân tích chúng ta còn có thể nhận thấy có gì đặc biệt nữa không? Các số 1, 2, 3, 4, 5, 7, 8, 10 đã xuất hiện trên biểu tượng Cụ Khiết còn số 6 và 9 sẽ nằm ở đâu và các con số này có ý nghĩa, mục đích gì?. Chúng ta thống kê các biểu hiện con số khả dĩ như sau: Số 1: Một đồng tiền ở miệng cụ, Chính Cụ là duy nhất, vòng tròn thái cực trên đầu Cụ… Số 2: 2 chân trước, 2 đồng tiền một ở miệng 1 ở giữa 2 chân, 2 chuỗi đồng tiền trên lưng… Số 3: 3 chân… Số 4: 4 móng là tứ tượng của chân thứ 3 ở sau… Số 5: 5 đồng tiền mây lớp trên, ngũ hành như phân tích… Số 6: ? Số 7: 7 điểm chấm trên lưng Cụ, chòm sao Đại hùng tinh… So8: 8 móng bát quái của 2 chân trước… Số 9: ? Số 10: 10 đồng tiên mây bản đế… 10 con số này chính là số lượng đầy đủ của các con số nằm trong đồ hình Lạc thư và Hà đồ Lạc Việt. Chúng ta quay trở lại đồng tiền có chữ cổ nằm giữa 2 chân trước của Cụ Khiết, theo phân tích của Hoangnt trước đây là không cần, tuy nhiên ta thấy nó phổ biến và tồn tại khách quan trong dân gian kể đã hàng ngàn năm, như vậy cũng cần phải có luận cứ xác đáng hơn khi bác bỏ. Hiện nay có motip không có đồng tiền này mà có vô số đồng tiền cùng với các thỏi vàng, bạc như một ngọn đồi nhỏ (trước đây gọi là ngân lượng). Đồng tiền này có ý nghĩa gì và liên quan đến các con số không? Chính từ câu hỏi này bằng cảm nhận giác quan Hoangnt đã thấy mắt xích của nó khi đang phóng con ngựa sắt (xe máy) trên đường Nguyễn Chí Thanh Quận 10 trong nội thành. Ngay khi giải mã mắt xích số 6 - 9 thì trước mặt đã hiện ra con số 9 màu xanh của đèn tín hiệu giao thông, con ngựa sắt đã không dừng lại giữa ngã tư đường mà phóng vụt qua và một ý tướng khác liên tục chợt nảy sinh là Con đường này đi về hướng nào???... và đây cũng sẽ chính là một mắt xích khác nữa. Nó sẽ được giải quyết sau. Chúng ta thấy nếu có đồng tiền giữa 2 chân trước Cụ Khiết, nếu ta lấy chính nó cộng với 8 móng 2 chân trước và cộng với 5 đồng tiền mây lớp trên thì ta có số 9 và 6. Ý tưởng này có vẻ gượng ép, tuy nhiên ta thấy có khả năng và ta cũng thấy sự tồn tại của nó cũng mang tính khách quan trong các motip đang hiện hữu. Tiếp tục xem xét tính hợp lý, ta thấy đồng tiền này có chữ trên mặt và hiện nay không ai có thể đọc được nó vì quá tối cổ, cũng như vậy ta thấy đồng tiền trên miệng Cụ Khiết cũng có thể có chữ hoặc không có chữ cũng là các trường hợp như nhau. Nhằm giải thích hiện tượng này, ta xem xét nội dung bài viết sau: Linh Vật Cát Tường Phong thủy – Tác giả Khánh Linh biên soạn: Sự đa dạng của tiền cát tường: Tiền cát tường là tiền không phải mua bán, cũng không tham gia lưu thông trên thị trường, mà nó phổ biến là được đúc chữ cát tường và tranh cát tường trên bề mặt, với mục đích mang lại may mắn và, cầu tài lộc cho mọi người. Tiền cát tường có khởi nguồn từ thời Tần Hán, cùng với việc sử dụng và đúc tiên xu dần hình thành và phát triển. Căn cứ vào các tranh cát tường và chữ cát tường không giống nhau nên việc đúc tiền cát tường cũng khác nhau, ngoài ra còn ý tưởng khác nhau nên có thể phân ra: Các tặng phảm kỹ niệm như tiên chúc thọ, tiền khánh lễ, tiền trừ tà bảo vệ sinh mệnh, tiền bát quái, 12 con giáp, tiền bùa chú…, tiền dung để chơi như bói quẻ; tiền làm vậ an táng thường đúc các chữ cát như phúc lộc thọ khang ninh, trường mệnh phú quý, kim bảo, phúc lộc thọ song toàn. Có loại mang chữ trường thọ phú quý trên mặt có hình cây và con hưu, kiểu hồ lô bằng đồng vàng, một mặt của quan tiền có hai chữ thiên và mặt khác là chữ thiềm cung (thiềm: con cóc). Một kiểu tiền một mặt có chữ bách niên trường thọ, mặt khác có chữ phú quý trường cửu. Ta nhận thấy mỗi quốc gia đêu có quốc hiệu, ấn triện; các công ty thì có biểu tượng hay gọi là lô gô và trong tranh ngũ hổ Đông hồ trên hòm ấn có dòng chữ Pháp đại uy nỗ… từ đây ta thấy đồng tiền này là tượng trưng cho Cụ Khiết và kết nối nội dung ở trên thi khả năng đồng tiền có một mặt của quan tiền có hai chữ thiên và mặt khác là chữ thiềm cung (thiềm: con cóc) chính là nó. Đồng tiền này sẽ có hai chữ Thiên ở hai bên và chữ Thiềm cung ở trên dưới. Nội dung trên còn hoàn toàn phù hợp với ý nghĩa nội dung bài thơ dân gian đã được truyền tụng đến mãi tận bây giờ: Con cóc là cậu ông trời Ai mà đánh nó thì trời đánh cho. Nếu giả sử rằng chữ này có thể nằm ở đồng tiền trên miệng Cụ Khiết, nhưng rõ ràng không logic ở chỗ nó không ở một vị trí biểu tượng phù hợp. Như vậy có tồn tại đồng tiền tượng trưng Cụ Khiết và vẫn hiện chưa làm thay đổi tính bất hợp lý ở 10 đồng tiền mây 2 lớp của bản đế biểu tượng. Ta sẽ quay lại vấn đề này sau. Hiện nay trong dân gian ta thấy có các tên gọi phổ biến như thần tài, thiềm thừ, cụ Khiết, cụ cóc, cóc 3 chân, con cóc tàu… tuy nhiên từ đây tên chuẩn dễ hiểu nhất chính là Thần tài Cụ Khiết có nguồn gốc từ Việt Nam, hậu duệ của người Việt cổ. Chúng ta chú ý tại Chủ đề “Luận âm dương” của diễn đàn này, các tao nhân mặc khách có luận chữ “Chính danh” và chính đồng tiền đang bình luận mang ý nghĩa nó chính là khẳng định ‘Cụ cóc Việt’. Thật là tuyệt diệu về ẩn ngữ của cha ông, và sự kỳ vĩ của biểu tượng Cụ Khiết, nó đã vượt xa kỹ quan thế giới Vạn lý trường thành ngay cả chúng ta thấy chạy ngoằn ngoèo từ trên mặt trăng bởi nguồn gốc xuất xuất phát nó chỉ là từ mục đích xây thành ngăn chặn quân Phương Bắc tràn vào như dân tộc Khiết Đan… từ thời Tần Thủy Hoàng cho tới kỳ Nhà Thanh mà thôi, không có gì đặc biệt. Chính trái đất cũng chỉ là hạt bụi trong vũ trụ tuy nhiên nó có ý nghĩa vì có con người và sinh vật khác đang sống ở đây, vấn đề này ta tạm gác lại sẽ luận bàn trong một phần ý nghĩa biểu tượng cụ Khiết ở các phần sau. Còn đồng tiền trên miệng Cụ Khiết ẩn chứa điều gì và nó có liên quan đến đồng tiền tượng trưng kia không, chúng ta sẽ cùng tiếp tục.1 like
-
Khởi hành từ Hà Nội lúc 1h30 chiều, chúng tôi tới Hải Phòng lúc 3h kém và cũng không mấy khó khăn tìm tới ngôi nhà của bà Nở. Con ngõ khá sâu, và càng vào sâu càng hẹp. Nhà bà NỞ ở gần trong cùng của ngõ, chỉ thêm vài chục mét nữa là tới phần ngõ cụt. Đây là Mickey , phía xa là phóng viên Dương. Tôi cùng chủ nhà. Ngoài bà Nở, còn có cô con Gái mới từ Viện về. Cô này ngoài bị tâm thần còn bị gan và mới ở bện Viện về. Mỗi năm thì thường xuyên phải vào viện tâm thần một lần. Sau khi về thì chỉ một thời gian lại phát bệnh. Thấy có khách, cô gái chùm chăn kín mít và tránh mặt chúng tôi trong suốt quãng thời gian chúng tôi ở đây. Sau khi chào hỏi Chủ nhà và tự giới thiệu, tôi bắt tay vào công việc. Đo hướng, kiểm tra đất bằng con lắc, xem hình thể xung quanh, và cùng Mickey đo nhà để vẽ sơ đồ. Việc khẳng định đầu tiên sau khi đo con lắc chính là dưới lòng đất của ngôi nhà này có nhiều tạp chất, hóa chất hoặc kim loại xấu. Toàn bộ xung quanh ngôi nhà đều cho kết quả tương tự. Khi đo đất của nhà hàng xóm thì lại bình thường. (đoạn này mickey có quay video lại nhưng vì khá lớn nên tôi chưa upload lên đây). Ngôi nhà này bị thoát khí bởi cống thoát nước ở cổng và cửa, nhưng không có thương xung sát, thương xạ sát. Hình thể thì không có gì đặc biệt. Cạnh nhà có một ngõ nhỏ dẫn vào một khu có 3 nhà nữa Cửa ra sân, và cửa phía xa là cửa nhà VS + Bếp đi qua cửa, bên trái là bể nước Tôi hỏi han rất kỹ lưỡng thì được biết chủ trước của ngôi nhà này , hai vợ chồng sau một thời gian cũng phát bệnh điên và hiện giờ thì cũng ở quanh đó, bệnh tình cũng không biết còn bị điên hay không Sau khi làm xong công việc cơ bản, tôi hỏi thêm về gia đình và được biết em chồng của bà Nở cũng bị điên, hiện đang ở Hà Nôi. Như vậy ở đây còn có thể liên quan tới Âm trạch của dòng họ nội , chồng bà Nở và phần phong thủy ngôi nhà hiên nay cũng không phải là một yếu tố ảnh hưởng cho dù phạm phong thủy. (phần thiết kế phong thủy ngôi nhà này tôi đang vẽ, sẽ đưa lên ngay sau bài viết này). Với hoàn cảnh hiện tại, chúng tôi có thể giúp đỡ bà Nở bằng cách trấn yểm nhưng các yếu tố quan trọng khác như khu nhà VS, bể phốt (hầm cầu), bể nước..vv cũng là gần như phải làm lại hoàn toàn ngôi nhà này, là một khoản chi phí đáng kể. Tuy nhiên, nếu nó có thể giúp Bà Nở thay đổi tình hình thì chắc chúng ta có thể kêu gọi đóng góp, bên cạnh sự hỗ trợ tối đa về truyền thông từ báo VTC. Sau khi xác định tư tưởng như vậy cùng Mickey và phóng viên Dương, chúng tôi xin phép chủ nhà ra về. Trước khi ra cửa, tôi gieo 1 quẻ xem liệu rằng với sự sửa chữa như vậy có thể nào thay đổi cục diện...... Quẻ KINH -LƯU NIÊN. .... Vậy có nghĩa số phân, là nghiệp chướng..... Tôi thực sự buồn, và chia sẻ cùng Mickey. Chúng tôi cùng rút tiền đưa biếu bà Nở 500 ngàn rồi tạm biệt bà Nở. Tôi gọi điện thông báo tình hình với Sư Phụ, và trở về trong tâm trạng trái ngược với lúc xuât phát. Tôi cũng có dự định sẽ quay lại để trấn yểm cùng đá thạch anh, than hoạt tính và gương. Tuy nhiên, công việc nhiều hơn thế nữa chính là bể phốt và.....tận sâu gốc rễ của vấn đề .....là Định Mệnh1 like
-
60. Na ra cẩn trì 61. Ta bà ha Na ra cẩn trì. Hán dịch là “ái hộ” nghĩa là thường nỗ lực bảo bọc che chở tất cả chúng sanh. Câu chú này cũng mang ý nghĩa đại Từ Bi. Đây là Bảo bình thủ nhãn ấn pháp. 62. Ma ra na ra 63. Ta bà ha Ma ra. Hán dịch là “Như ý” Na ra. Hán dịch là “Tôn thượng”. Đây là Quyến sách thủ nhãn ấn pháp. Ấn pháp này có công năng mang lại sự an vui như ý đến cho hành giả, khiến cho các thứ bệnh tật, chướng nạn đều được tiêu trừ. Quyến sách thủ nhãn ấn pháp có rất nhiều diệu dụng. Hành giả có thể kết một sợi dây ngũ sắc rồi hành trì quyến sách ấn pháp vào sợi dây ấy. Thành tựu rồi thì khi phóng sợi dây này ra, các loài yêu ma quỷ quái, ly mỵ vọng lượng đều bị trói chặt. Không thể nào chạy thoát được. Từ đó sẽ tìm cách giáo hóa cho các loài ấy hồi tâm hướng thiện. Đây là diệu dụng của ấn pháp này. Mới xem qua thì có vẻ bình thường nhưng công năng thật khó lường. Trong đạo giáo gọi ấn pháp này là “Khổn tiên thằng”. 64. Tất ra tăng a mục khư da 65. Ta bà ha Tất ra tăng. Hán dịch là “thành tựu – ái hộ”. Nghĩa là thường đem hết sức mình để bảo hộ che chở cho tất cả chúng sanh. A mục khư da. Hán dịch là “bất không, bất xả”. Bất không có nghĩa là hữu. Nhưng đây có nghĩa là diệu hữu. Bất xả có nghĩa là “Bất xả nhất pháp”. Không từ bỏ một việc gì, phải thông thạo tất cả các pháp. Nên có câu kệ: “Chân như lý thượng bất lập nhất trần. Phật sự môn trung bất xả nhất pháp”. Nghĩa là: “Trên phương diện bản thể, lý tánh tức chân như, thì không cần lập một thứ gì nữa cả, dù chỉ là hạt bụi. Nhưng về mặt sự tướng, có nghĩa là việc hành trì, tu đạo thì không được bỏ qua một pháp nào cả”. A mục khư da còn có nghĩa nữa là “ái chúng, hòa hợp”. Nghĩa là thương yêu, hòa hợp, thường cứu giúp tất cả chúng sanh. Câu chú này còn có nghĩa khác là trong tự tánh của mỗi chúng sanh đều có đủ tánh tự tại và tánh công đức thường vẫn tròn đầy. Đây là Bảo phủ thủ nhãn ấn pháp. Khi hành trì ấn pháp này thành tựu, hành giả có thể tránh được nạn tù tội, bất kỳ nơi đâu, bất kỳ mọi lúc, hành giả đều không bị vướng phải các chướng nạn về quan quyền nữa. Quý vị sẽ hỏi: “Nếu tôi tu tập ấn pháp này, liệu tôi có thể phạm pháp mà vẫn không bị bỏ tù hay sao?” Không! Là Phật tử, quý vị không được phạm pháp. Nếu quý vị đã thông hiểu Phật pháp và phát tâm tu học Phật pháp rồi, thì làm gì có chuyện phạm pháp nữa? Còn nếu quý vị làm chuyện phạm pháp, tất nhiên phải bị bắt và ở tù. Tuy nhiên, đôi khi có những người vô tội bị bắt ở tù. Đây là vì họ chưa bao giờ tu tập Bảo phủ thủ nhãn ấn pháp này. 66. Ta bà ma ha a tất đà dạ 67. Ta bà ha Như quý vị đã biết, thế giới chúng ta đang sống là thế giới Ta bà. Ta bà có nghĩa là “kham nhẫn”. Còn được dịch là “nhẫn ái”. Còn dịch là “Thiện thuyết, thiện đáo”. Kham nhẫn có nghĩa là chúng sanh như chúng ta khó có thể chịu đựng nổi những sự thống khổ ở cõi giới Ta bà này. Nhẫn ái có nghĩa là chúng sanh thế giới Ta bà này không những có thể chịu đựng mọi khổ đau mà còn sanh khởi lòng thương yêu mọi loài nữa. Thiện thuyết, thiện đáo nghĩa là, luôn luôn nói lời tốt đẹp, lợi ích khi ở trong thế giới Ta bà. Cùng khuyến khích mọi người hiện thân đến ở cõi giới Ta bà này. Ma ha là lớn. Đây có nghĩa là pháp Đại thừa, tức là Bồ tát đạo. A tất đà dạ. Hán dịch là “vô lượng thành tựu”. Nghĩa là tu tập pháp Đại thừa của hàng Bồ tát có công năng đưa hành giả đến bờ bên kia một cách rốt ráo và thành tựu vô lượng công đức. Đây là Bồ đào thủ nhãn ấn pháp. Khi quý vị tu tập thành tựu ấn pháp này thì trong miệng hành giả thường có vị ngọt của nho, còn hơn vị ngọt của đường. Quý vị hãy chú ý điểm này, trong khi hành trì ấn pháp này mà thấy trong miệng có vị ngọt nghĩa là bắt đầu có sự cảm ứng. Khi thành tựu ấn pháp này rồi, khi quý vị có trồng trọt các loại nông sản, ngũ cốc, thì sâu bọ côn trùng không thể phá hoại mùa màng của quý vị. Còn các loại cây ăn quả như cam, đào, hạnh, lê, … sẽ sinh trưởng rất nhanh và có vị ngọt khác thường. Công năng của Bồ đào ấn pháp này rất lớn và sự thành tựu của pháp Đại thừa là vô lượng vô biên. Tất la tăng a mục khư da. Ở trong đồ hình mạn đà la là hình ảnh biểu tượng cho bổn thể của Dược Vương Bồ tát, người đã dùng vô số phương tiện, dược liệu để chữa bệnh cho chúng sanh. Ta bà ma ha a tất đã dạ ta bà ha là bổn thể của Bồ tát Dược Thượng, người cũng thường dùng vô số phương thuốc để chữa lành bệnh cho chúng sanh. 68. Giả kiết ra a tất đà dạ 69. Ta bà ha Giả kiết ra a tất đà dạ. Hán dịch là “Kim cang luân”. Còn gọi là Kim cang Bạt chiết la. Kim cang luân này có hình tròn nhưng có khác so với Kim cang luân khác. Câu chú này còn có nghĩa là “Hàng phục oán ma”. Khi trong tâm luôn luôn sinh khởi xung khí và bất bình thì gọi là ma. Khi ấy họ thường phê phán mọi điều. Họ nói “Chư Phật thường làm những việc sai trái, cho đến hành Bồ tát, A la hán, chư Thiên, Diêm Vương cũng đều như thế”. Họ phản đối kịch liệt và hằn học đối với tất cả mọi điều. “Tất cả đều là tà vạy”. Họ giống như kẻ cuồng si, chẳng để ý gì đến pháp luật nữa. Họ luôn xung khắc với toàn cả thế gian. Trong nhân gian gọi loại người này là điên cuồng. Trong hàng quỷ thần thì hạng người này được gọi là Ma. Nộ khí của loài ma oán này thường xôn g khắp cõi Trời. Nó thường giận dữ: :Ai cũng đều quá vô lễ với ta!”. Hoặc nó nói: “Phật hả? Ta sẽ đánh bại ngay. Bồ tát hay A la hán ta cũng hạ gục luôn. Còn loài người, ta sẽ ăn thịt hết. Ma quỷ thì ta sẽ chà nát dưới gót chân. Ta sẽ xé nát thân chúng ra cho đến chết!” Oán khí loại ma này thật ghê rợn. Đây là Bạt chiết la thủ nhã ấn pháp. Với Kim cang luân, hành giả có thể đập tan các loài thiên ma ngoại đạo, quỷ thần thành từng mảnh vụn. Bất luận đó là loại ma nào, nó đều bị thu phục và vâng lời khi hành giả dùng Kim cang luân để thi hành ấn pháp này. Ma oán sẽ cung kính đảnh lễ hành giả và thưa: “Con nguyện quy phục ấn pháp. Nguyện theo mọi quy luật, không dám xâm hủy”. Kim cang luân ấn pháp không những chỉ có công năng hàng phục thiên ma ngoại đạo, mà còn có công năng phát ra âm thanh chấn động. Đạo giáo gọi âm thanh này là “Ngũ Lôi Oanh Đảnh”. Sấm sét vốn thường phát sinh từ trên Trời, nhưng các Đạo sĩ Lão giáo có thể phóng ra tiếng sấm từ lòng bàn tay khi họ kết một loại ấn gọi là Chưởng tâm lôi. Tiếng sấm sét vang ra khiến cho thiên ma bị chấn động, thậm chí còn có thể khiến thịt da nó bị tan tành từng mảnh. Khi giảng Kinh Thủ Lăng Nghiêm, tôi có nói về một người bạn thân, có khả năng sử dụng được ấn pháp này. Khi quý vị hành trì thành tựu ấn pháp này rồi, thì sấm sét sẽ vang rền khi quý vị sử dụng ấn pháp và tiếng vang của nó sẽ hàng phục được tất cả các loài ma oán. A tất đà dạ. Hán dịch là “Vô tỷ thành tựu”. Hành giả trì chú này sẽ được thành tựu công đức rất lớn; không có gì so sánh được, cho nên mới khiến cho các loài ma oán đều quy đầu phục thiện. 70. Ba đà ma yết tất đà dạ 71. Ta bà ha Ba đà ma. Hán dịch là “Hồng liên hoa”. Yết tất đà dạ. Hán dịch là “Thiện trắng”. Hồng liên hoa này là siêu việt tất cả mọi loài và thành tựu vô lượng công đức. Khi quý vị tu tập Hồng liên hoa thủ nhãn ấn pháp này thành tựu rồi, nếu quý vị muốn sanh ở cõi Trời thì ước nguyện ấy rất dễ thành tựu như ý. 72. Na ra cẩn trì bàn đà ra dạ 73. Ta bà ha Na ra cẩn trì. Hán dịch là “Hiền thủ”. Hiền là thánh hiền. Thủ là giữ gìn, canh giữ hộ trì. Bàn đà ra dạ dịch nghĩa là Quán Thế Âm, Quán Tự Tại. Đây là Thí vô úy thủ nhãn ấn pháp mà Bồ tát Quán Thế Âm thường dùng để cứu độ chúng sanh, giúp cho mọi loài không còn sợ hãi trong mọi lúc, mọi nơi. 74. Ma bà lợi thắng yết ra da 75. Ta bà ha Ma bà lợi thắng. Hán dịch là “Đại dõng”, cũng dịch là “anh hùng đức”, nghĩa là đức hạnh của bậc đại anh hùng. Bồ tát Quán Thế Âm cũng được gọi như thế. Yết ra da. Hán dịch là “sinh tánh” hoặc là “bổn tánh”. Nghĩa là tự tánh bản hữu của chúng sanh vốn sẵn có đức hạnh của bậc đại anh hùng. Đức hạnh của đại anh hùng chính là do hành trì Tổng nhiếp thiên tý thủ nhã ấn pháp, ấn pháp này có công năng hàng phục mọi loài ma oán không chỉ ở thế giới này mà khắp cả đại thiên thế giới. Hành giả tu tập ấn pháp này nên biết đây là ấn pháp quan trọng nhất trong tất cả bốn mươi hai ấn pháp. Vì khi hành trì ấn pháp này, thì tất cả bốn mươi hai ấn pháp kia đều có đủ trong ấn pháp này. Quý vị có thể thắc mắc: “Thế thì tôi chỉ cần hành trì một ấn pháp này thôi cũng đủ, chẳng cần hành trì bốn mươi mốt ấn pháp kia nữa”. Nếu quý vị lười biếng thì cứ làm. Nếu không phải là kẻ lười biếng, thì nên hành trì tất cả bốn mươi hai ấn pháp. Mặt khác, quý vị muốn làm kẻ lười biếng và thích tu tập để trở thành một vị Bồ tát lười thì cứ tu tập ấn pháp cuối cùng này trong bốn mươi hai ấn pháp kia. Sẽ phải mất khá nhiều thời gian mới thành tựu được. Tuy nhiên, vì quý vị là người lười biếng nên sẽ không được thành tựu sớm là điều hiển nhiên. Thế nên các pháp đều là bất định. Nếu quý vị không muốn trở thành một vị Bồ tát lười, quý vị sẽ chẳng bận tâm thời gian lâu hay mau để tu tập các ấn pháp này. 76. Nam mô hắc ra đát na đá ra dạ da Câu này đã được giảng rõ ở phần đầu Kinh văn rồi. Nhưng có trường hợp quý vị bị quên, nên tôi sẽ giảng lại lần nữa. Những người tuy có nhớ, nhưng không được rõ ràng, nghe lại lần này sẽ được rõ thêm. Những người đã nhớ kỹ rồi, nghe được một lần này nữa lại càng hiểu sâu hơn. Nếu tôi giảng chưa rõ, quý vị cứ hỏi tôi ngay tức khắc, vì cách tôi giảng Kinh hoàn toàn khác với các Pháp sư. Tôi không dùng tài liệu hoặc các luận giải. Nam mô có nghĩa là “Quy y”. Quy y gì? Con xin uy y Tam bảo. Hắc ra đát na có nghĩa là “bảo”: quý báu. Đá ra dạ dịch là “Tam”: ba Toàn câu nghĩa là con nguyện quy y Tam bảo. Con nguyện đem cả thân tâm tánh mạng để quy y. Như những Phật tử tại gia đã quy y Phật, quy y Pháp, quy y Tăng. Đó là quy y Tam bảo. Quy y Tam bảo tức là quy y với toàn thể chư Phật trong ba đời, khắp cả mười phương, cùng tận hư không pháp giới. Cũng tức là quy y với tất cả pháp trong ba đời, mười phương, cùng tận hư không pháp giới. Cũng chính là đem hết thân tâm tánh mạng quy y với tất cả các bậc Hiền thánh tăng trong ba đời, mười phương, cùng tận hư không pháp giới. Hư không, chẳng bao giờ cùng tận. Tất cả các cõi nước đều nằm trong pháp giới này. Có tất cả mười pháp giới, trong đó bốn cõi giới của các bậc Thánh Hiền và sáu cõi giới của chúng sanh phàm phu. Bốn cõi giới của bậc Hiền Thánh là: Phật, Bồ tát, Thanh văn, Duyên giác. Sáu cõi giới phàm phu là: Trời, người, A tu la, súc sanh, ngạ quỷ, địa ngục. Mười phương là: Bắc, Đông, Nam, Tây, Đông Bắc, Tây Bắc, Đông Nam, Tây Nam, đó là tám. Thêm phương trên và phương dưới tất cả là mười. Ba đời là quá khứ, hiện ại, vị lai. Chúng ta quy y với Phật bảo trong suốt khắp mười phương ba đời. Những lời đức Phật dạy được gọi là Pháp bảo. Tam tạng Kinh điển được diễn đạt qua mười hai phần Kinh văn (bộ Kinh). Tất cả Kinh điển do đức Phật nói ra được gọi là Pháp bảo. Pháp bảo không chỉ hiện hữu và lưu hành trong nhân gian mà còn lưu hành khắp cả hư không và pháp giới. Khi nào quý vị có được ngũ nhãn, lục thông rồi thì quý vị mới thâm nhập được vào chân Kinh. Có nghĩa là quý vị đọc được “vô tự chân Kinh”. Trong hư không, bất kỳ lúc nào thích, quý vị đều đọc được chân kinh mà không cần hở môi. Lục Tổ đã từng nói: “Khi mê Pháp Hoa chuyển Khi ngộ chuyển Pháp Hoa”. “Vô tự” không có nghĩa là Kinh không có chữ. Mà chính là hàng phàm phu không thấy được chữ. Tuy nhiên, khi quý vị nhìn sâu vào hư không, quý vị có thể thấy được chư Phật đang tụng Kinh. Một số vị đang tụng Kinh Pháp Hoa, một số vị đang tụng Kinh Thủ Lăng Nghiêm và một số vị khác đang tụng Kinh Hoa Nghiêm. Chư Phật đều đang tụng Kinh và trì chú như thần chú Thủ Lăng Nghiêm. Chư Phật luôn luôn hành trì các thời khóa tụng ấy. Nhờ thế nên Pháp bảo được hiện hữu và lưu truyền suốt khắp tận hư không pháp giới. Chúng ta cũng quy y Tăng bảo suốt cả ba đời, cùng tận hư không pháp giới. Thành phần nào tạo thành Hiền Thánh Tăng? Chính là các đại Bồ tát, các đại A la hán, các đại Tỳ kheo tăng. Đá ra dạ có nghĩa là “tam”: ba. Chúng ta quy y với Tam Bảo trong suốt mười phương, ba đời cùng tận hư không pháp giới. Da có nghĩa là “đảnh lễ”. Là quy y và cung kính đảnh lễ trước Tam Bảo. 77. Nam mô a lị da Nam mô. Hán dịch là “quy y”. A lị da. Hán dịch là “Thánh giả”, cũng có nghĩa là “Thánh Hiền”. Câu chú này thể hiện sự quy y với tất cả các Hiền Thánh Tăng. 78. Bà lô kiết đế Bà lô kiết đế. Hán dịch là “quán”. 79. Thước bàn ra da Thước bàn ra da. Hán dịch là “tự tại”. Toàn câu Bà lô kiết đế thước bàn ra da có nghĩa là Quán Tự Tại tức là Bồ Tát Quán Thế Âm. 80. Ta bà ha Bồ tát Quán Tự Tại đã thành tựu tất cả mọi công đức. Ta bà ha có nghĩa là thành tựu công đức vô lượng vô biên. 81. Án tất điện đô Nay phần kinh văn của thần chú đã được tụng rồi. Tiếp theo là phần chân ngôn. Thông thường có chữ Án luôn luôn dẫn đầu cho phần chân ngôn này. Nên chữ Án mang ý nghĩa “dẫn sinh nghĩa”. Tất nghĩa là “thành tựu”. Điện đô. Hán dịch là “ngã giới” là đạo tràng, lãnh thổ, cương vực của mình đã được kiết giới thành tựu. Phạm vi kiết đại giới là 800 do tuần (yojanas) và trung giới là 600 do tuần. Trong phạm vi đã được kiết giới này, hành giả thường được an lạc và yên tịnh, tất cả mọi công đức đều được thành tựu và bản nguyện đều được như ý. Chẳng hạn như khi tôi đã kiết giới đạo tràng trong phạm vi địa hạt San Francisco (Cựu Kim Sơn) thì trong toàn bộ vùng này sẽ không xảy ra động đất hoặc những thiên tai khác. Vì các vị hộ pháp, thiện thần đều phải hộ trì cho nguyện lực của đạo tràng được thành tựu. Phạm vi và ý nghĩa kiết giới lớn làm sao! Một hạt vi trần cũng rộng lớn bao la rồi. Vì một hạt vi trần của hành giả là bao hàm vô lượng vi trần vô lượng thế giới, và vô lượng vi trần trong thế giới cũng chỉ hàm ẩn trong một vi trần. Vì vậy, nếu một vi trần hoại diệt thì vô lượng vi trần đều hoại diệt. Một hạt vi trần tồn tại thì vô lượng vi trần cũng tồn tại. Đó là sự vi diệu của sự kiết giới. 82. Mạn đà ra Mạn đà ra. Hán dịch là “đạo tràng”, cũng dịch là “Pháp hội”. Nghĩa là đạo tràng của hành giả nhất định phải thành tựu. Pháp hội của hành giả nhất định phải thành tựu. 83. Bạt đà da Bạt đà da dịch là “Toại tâm viên mãn”. Chẳng hạn như khi tôi muốn một vi trần kh6ng hoại thì nó sẽ không hoại. Nếu tôi muốn tất cả các vi trần không bị tan hoại thì các vi trần ấy sẽ kết hợp lại với nhau. Khi tôi niệm Án, tất điện đô mạn đà ra bạt đà da ta bà ha với tâm nguyện sẽ không có nạn động đất xảy ra ở San Francisco (Cựu Kim Sơn), hoặc nếu có nạn động đất lớn thì nạn ấy biến thành nhỏ, nạn nhỏ thì biến thành không có. Nhờ vậy nên không có nạn động đất, không có ai sợ hãi. Thế nên gọi là sự thành tựu. Tùy theo tâm nguyện mà đều được như ý (toại tâm viên mãn). Nếu quý vị có niềm tin chí thành, thì thấy rất là màu nhiệm. Còn nếu quý vị không tin, là vì quý vị chẳng thích thú gì với những điều mầu nhiệm như trên. 84. Ta bà ha Ta bà ha dịch là “thành tựu”. Thành tựu điều gì? Thành tựu mọi thệ nguyện của hành giả. Bất luận quý vị phát tâm nguyện gì, quý vị sẽ đạt được như ý khi niệm Án tất điện đô mạn đà ra bạt đà da ta bà ha. Những vị khi làm lễ thế phát xuất gia cũng trì niệm câu chú này. Có nghĩa là ước nguyện việc xuất gia tu học Phật pháp sẽ được như ý thành tựu viên mãn. Đến đây thì Kinh Đại Bi Tâm Đà La Ni và chú Đại Bi đã được giảng giải xong. Nay tôi cũng đã giảng hết bốn mươi hai thủ nhãn ấn pháp, đó là phần sau của Kinh Đại Bi Tâm Đà La Ni. Còn phần sau nữa là khoa nghi hành trì, là phương pháp tu hành, nay tôi không nhắc lại nữa. Năm trước, một số đệ tử có tâm nguyện được nghe giảng chú Đại Bi. Đến nay quý vị nghe giảng gần một năm. Pháp hội này được xem như thành tựu viên mãn. Tôi nguyện rằng quý vị có phát tâm hành trì điều gì cũng được như ý, tất cả đều được Bạt đà da ta bà ha, tức là thành tựu viên mãn tâm nguyện của mình. Mỗi người có sự phát nguyện khác nhau, nên sự thành tựu cũng không đồng, nhưng đều viên mãn cả. Nguyện cho tất cả Phật tử có duyên được nghe Kinh Đại Bi Tâm Đà La Ni này đều sớm thành tựu quả vị Phật, vì đây là ước nguyện của những người thâm tín chư Phật. Một khi quý vị đã chứng được quả vị Phật tức là mọi việc đều “toại tâm mãn nguyện” rồi. Tác giả: Hòa thượng Tuyên Hóa1 like
-
Phòng ngủ là nơi được sử dụng nhiều nhất trong một căn nhà. Cuộc đời của con người có đến một phần ba thời gian là dành để ngủ; giấc ngủ không chỉ đảm bảo việc phục hồi sức khỏe mà còn duy trì sự minh mẫn để đưa ra những quyết định đúng trong cuộc sống. Vì vậy, việc thiết kế không gian của phòng ngủ là rất quan trọng. Theo nguyên tắc của những nhà thiết kế phong thủy thì một phòng ngủ tốt cần chú ý đến những điểm cơ bản sau: - Cửa phòng ngủ không được đâm thẳng vào giường vì dễ gây tâm lý bất an. Tốt nhất, nếu phòng hình chữ nhật, thì giường và cửa phòng ngủ nên ở hai khu vực chéo nhau. - Giường không được nằm dưới dầm hoặc nằm dưới khu vực mà tầng phía trên bố trí phòng vệ sinh hoặc tầng phía dưới là vị trí đặt bếp. - Về cảnh quan trong và ngoài phòng ngủ: nên tránh không để bất cứ vật nhọn như: giá sách, mắc treo quần áo, tủ kệ có góc nhọn hoặc bên ngoài nhà có cột điện sát nhà, ăng-ten, ống khói... chĩa vào giường hoặc phòng ngủ vì sẽ gây mất ngủ, ảnh hưởng xấu tới hệ thống thần kinh của người nằm trong phòng. - Đầu giường nên có chỗ tựa vững chắc; tốt nhất là giường nên được kê sát vào tường; cần chú ý không trổ cửa sổ hoặc cửa ra vào ở nơi bức tường đó. Nếu không thể có sự lựa chọn trong trường hợp này, tốt nhất là đầu giường nên tránh cửa sổ. Yêu cầu quan trọng của phòng ngủ là phải có không gian ấm áp, yên tĩnh. Ngày nay, các bạn trẻ thường có xu hướng đưa nhiều thiết bị giải trí hiện đại vào phòng ngủ, điều này có thể gây những ảnh hưởng không nhỏ tới giấc ngủ cũng như tâm sinh lý vợ chồng. Nhiều vấn đề rắc rối trong cuộc sống vợ chồng cũng bắt nguồn từ những nguyên nhân như trên. Các loại thiết bị điện tử như máy thu hình, máy tính, dàn âm thanh thường tạo những luồng điện từ - mang động tính rất dễ tác động lên con người lúc ngủ; mà khi ngủ là lúc bộ não con người rất dễ bị xâm hại nên những luồng điện trường này sẽ làm cho giấc ngủ trở nên bất an, cơ thể mệt mỏi, dễ nổi nóng. Do đó trong bố cục nội thất, phòng ngủ chỉ nên bố trí những thiết bị điện tử tối thiểu như: máy nghe CD nhỏ hoặc nếu dùng ti vi nên dùng loại màn hình tinh thể lỏng (loại này bức xạ sóng vô tuyến giảm nhiều so với các loại ti vi CRT thông thường). Trong phòng ngủ nên treo những bức hình đám cưới hoặc những vật dụng gợi kỷ niệm đẹp của vợ chồng, treo thêm những bức tranh trẻ con ngộ nghĩnh, hoặc những bức tranh trang trí nhẹ nhàng. Nếu có bố trí bàn gương trang điểm thì nên tránh gương chiếu trực diện vào giường ngủ. Về bố cục màu sắc trong phòng ngủ cũng nên chọn những tông màu ấm áp, nhẹ nhàng. Nguồn: ST. ________________________ If everything is bold, nothing is bold. http://noithat.tumblr.com/1 like
-
Cảm Xạ Ai Cập
viethung liked a post in a topic by Thiên Đồng
Những con lắc Ai Cập khác nhau (4) Tháng 3 2007 03:21 (DQC) Ở phần này, chúng tôi đề cập đến các kiểu con lắc mà nếu chỉ căn cứ vào hình thể của chúng thì thoạt đầu đều tương tự nhau. Chúng là những bản sao của bùa Ouadj. 1. CON LẮC AI CẬP BẰNG GỖ VÀ CHÌ Nguyên mẫu của con lắc Ai Cập là làm bằng sành. De Bélizal và Morel nghĩ ra cách làm con lắc bằng gỗ, và cho thêm chì để cho trọng lượng bằng với con lắc mẫu. Từ đó, con lắc này đã được các nhà sản xuất sao chép với nhiều mẫu mã khác nhau. Con lắc Ai Cập có thể bằng gỗ thiết mộc, gỗ mun hay gỗ hoàng dương đổ thêm chì. Ba kiểu này tương đương nhau. Một nhà Cảm xạ học ở Bordeaux (nay đã mất), bà Barrès, đã cho sản xuất các con lắc Ai Cập từ 3 loại gỗ này. Lý tính của con lắc không nằm trong các tính năng đặc biệt của các loại gỗ này. Vấn đề là những thay đổi về mặt kỹ thuật và kinh tế. Mỗi lần thấy một nghệ nhân sáng chế ra một kiểu con lắc mới lạ là bà tính toán lại để làm sao con lắc đó tương tự được với các tiêu chuẩn được De Bélizal và Morel đặt ra. 2. CON LẮC BẰNG SÀNH (GRÈS) Được Jean de la Foret đưa ra, ông là một người thừa kế khác của Chauméry và De Bélizal. Nó cũng gần giống với các đặc tính và các khả năng của loại con lắc đã được mô tả ở trên. 3. NHỮNG CON LẮC AI CẬP BẰNG CHẤT HỖN HỢP Được tạo ra vào những năm 80, các con lắc này mang một số đặc tính của con lắc mẫu của Ai Cập. Chúng tôi nghĩ rằng bảng phân tích này có sự sai lệch về mặt tâm lý của vấn đề. Một số nhà thực nghiệm say mê sinh thái học và thiên nhiên không chấp nhận rằng con lắc được làm bằng một chất liệu hỗn hợp lại có thể cho ra được một kết quả chính xác. Một số người khác, thích nghiên cứu cái mới lạ của các điều huyền bí. Số người còn lại giữ quan điểm khách quan hơn. 4. CÁC CON LẮC AI CẬP BẰNG GỖ KHÔNG NHẬN THÊM CHÌ: Giống như con lắc bằng chất hỗn hợp, tất cả những con lắc bằng gỗ không đổ thêm chì đều tương tự với con lắc mẫu của Ai Cập về mặt hình dáng, còn kích thước thì hoàn toàn khác biệt với con lắc Ai Cập và theo các nhà sản xuất, tất cả những con lắc Ai Cập bằng gỗ không chì, không nhất thiết mang hình dáng như nhau. Chúng cũng khác nhau về trọng lượng tùy theo từng loại gỗ được dùng để chế tạo. 5. CON LẮC AI CẬP BẰNG NÉPHRITE Về nguyên tắc, đây là loại con lắc tốt nhất. Bùa Ouadj được De Bélizal và Chaumery tìm được làm bằng sành, bằng felspath xanh lá cây… con lắc bằng néphrite (amphibole), thường được gọi là ngọc thạch, gần giống nhất với mô tả trong Tử Thư và tốt hơn mẫu lắc được Chaumery và De Bélizal sử dụng. Khi làm một quả lắc trên đá không dễ dàng như trên gỗ. Giữa hai con lắc bằng néphrite thoạt nhìn giống nhau lại có những khác biệt lớn hơn là hai con lắc cùng loại làm bằng gỗ. Để đạt được điều đó, từ nhiều năm trước, người ta đã thử nghiệm trên nhiều mẫu lắc với nhiều hình dạng và nhiều loại chất liệu khác nhau và thấy rằng con lắc bằng gỗ hoặc bằng sành và nhất là bằng inox thì chuyển động nhanh hơn và sự thu nhận bức xạ cũng nhạy hơn. Ngoài ra có một con lắc, không nhiều, như con lắc được làm bằng sừng trâu không phát hiện được các hiệu năng so với một con lắc bằng gỗ. Phần lớn trong số chúng tương đương với một con lắc Ai Cập bằng gỗ hoặc bằng sành. Kiểu con lắc Ai Cập loại bùa duy nhất được mang trong người để bảo vệ sức khoẻ. Nguồn: camxahoc.com1 like