• Thông báo

    • Bá Kiến®

      Nội quy Lý Học Plaza

      Nội quy này là bản mở rộng Nội Quy - Quy định của Diễn đàn. Khi tham gia mua bán, các thành viên phải tuân theo những quy định sau: Tiêu đề bài viết: Bao gồm: Chỉ dẫn địa lý, Loại hình Mua/Bán, Thông tin mua bán.
      Chỉ dẫn địa lý: Tỉnh/thành nơi mua bán. Hoặc sử dụng định nghĩa có sẵn:TQ: Toàn quốc
      HCM: TP Hồ Chí Minh
      HN: Hà Nội
      [*]Ví dụ: HCM - Bán Vòng tay Hổ Phách ​Nội dung bài viết: Mô tả chi tiết sản phẩm mua/bán
      Bắt buộc phải có thông tin liên lạc, giá Mua/Bán
      Bài mới đăng chỉ được phép up sau 03 ngày.
      Thời gian up bài cho phép: 01 ngày 01 lần.
      Các hành vi vi phạm nội quy này sẽ bị xóa bài hoặc khóa tài khoản mà không cần báo trước.

Leaderboard


Popular Content

Showing most liked content on 20/08/2010 in all areas

  1. Tôi xin gửi hình Ông Khiết Cổ sưu tầm được,để mọi người tham khảo,vì không vào được chủ đề Ông khiết - Biểu Tượng Minh Triết Việt - nên xin phép tạo chủ đề mới - mục đích chính là để mọi người biết thêm một hình ảnh nữa về Ông Khiết...
    1 like
  2. Gia đình Haiphuong có sai lầm là: - Cha mẹ Hai Phương lên ở nhà này chăm sóc con cái, nhưng không báo cho tôi biết - trước đây Haiphuong cho biết bố mẹ không ở đây. Việc này làm thay đổi trạch chủ của ngôi nhà. Bố mẹ Đông trạch, chồng Hải phương Tây trạch. Mặc dù sau đó tôi đã sửa lại. - Không dùng bếp tôi đã chỉ dẫn mà dùng bếp cũ - vô khí - tuy sau này khi biết tôi đã sửa lại theo tuổi của ông bà thân sinh. Haiphuong lưu ý rằng: Với một người khỏe mạnh thì đánh trúng một gậy không sao. Nhưng với một người cận kề cái chết thì chỉ cần một sơ xuất nhỏ có thể rất nguy hiểm. Đây chính là lý do mà tại sao với phụ nữ có mang, hoặc sau khi sinh còn yếu đuối, các cụ kiêng không chuyển giường. Hoàn toàn không hề "mê tín dị đoan". Mà bởi vì, khi chuyển giường thì vị trí tụ khí thay đổi làm ảnh hưởng đến sức khỏe sản phụ đang rất yếu. Huống chi còn không dùng bếp và lại dùng bếp cũ với người đang còn yếu hơn cả sản phụ là chồng Haiphuong. Trước đây, khi những người bị bệnh nặng, còn cần phải chọn người chăm sóc hợp mạng. Bởi vậy, mặc dù tôi đã chỉnh sửa lại, nhưng phải kiên trì. Đợt này ra Hanoi tôi sẽ kiểm tra lại và dùng biện pháp kích khí.
    1 like
  3. Hùng Vương thứ 12- Hùng Chiêu Vương Các nhà khoa học nước cộng hòa nhân dân Trung Hoa nhận định rằng nền văn minh Lạc Việt của dân tộc Bách Việt cổ đại mà đặc trưng là văn hóa lúa nước,văn hóa trống đồng,văn hóa hình kẻ vạch,văn hóa mẹ rồng đã có ảnh hưởng sâu sắc đến văn minh Trung Hoa và văn minh thế giới. Biểu trưng của Lạc Việt quốc cổ đại là trống đồng. Người Lạc Việt cổ đại thờ mặt trời, rồng, chim lạc; sống gần nước, thích bơi chải và có mộ hình thuyền. Lạc Việt cổ quốc thần bí lưu lại vô số vấn đề hóc búa mà đến nay vẫn chưa lý giải được, trong đó có vấn đề đất tổ của người Lạc Việt và kinh đô sớm nhất của Lạc Việt quốc là ở đâu?Những trang sáng lạn của nền văn minh ấy do mưa gió lịch sử và những nguyên nhân con người đã làm cho bị phá vụn,trở nên khó tìm kiếm ký ức xa xưa.Đó là một điều đáng tiếc lớn. Nhưng một dân tộc mất đi ký ức lịch sử thì khó mà cấu thành hiện tại và càng khó nắm định được tương lai. Bởi vậy mà việc tìm hiểu những ký ức lịch sử đã bị mất đi là một tình tiết văn hóa mà một dân tộc không bao giờ tránh né. Do vậy mà từ năm 1974 đến 2007 các nhà khoa học Trung Quốc đã chú trọng khảo sát nghiên cứu lịch sử dân tộc Bách Việt. Ở Quảng Tây đặc biệt chú trọng vùng dân tộc Choang (dân số 17 triệu người, nhóm ngữ Choang-Đồng, tộc ngữ Tày-Thái ) là hậu duệ của người Lạc Việt mà tiền dân của họ đã khai sáng văn minh vùng lưu vực sông Chu Giang (thời nhà Thanh đổi là sông Tây Giang).Trong những vùng có phát hiện trống đồng và khí cụ đồng thau ở Đông Nam Á thì Quảng Tây và Việt Nam là có nhiều nhất, là những nơi có khả năng có kinh đô sớm nhất của Lạc Việt quốc. Nhưng cũng có sách như “Dật Chu thư. Vương Hội giải” phân tích: Lạc Việt thời Thương Chu là một quốc gia nên đất tổ cư của họ phải là nơi có nhiều đồ đồng thau niên đại Thương Chu. Qúi Huyện ở Quảng Tây và Hà Nội ở Việt Nam chỉ khai quật được đồ đồng thau niên đại từ Tam Quốc đến Hán,ít có đồ niên đại Thương Chu do vậy hai nơi này không thể là kinh đô sớm nhất của Lạc Việt quốc. Ngày 11 tháng 3 năm 2007 các nhà khoa học Trung Quốc phát hiện được lượng lớn cổ vật văn hóa Lạc Việt ở sườn tây nam núi Đại Minh Sơn大鳴山 huyện Vũ Minh武鳴縣 tỉnh Quảng Tây (đây là vùng tây nam Quảng Tây là vùng gọi là đất Bá 岜trong “Sử thuyết họ Hùng” của Nhật Nguyên ,là quốc gia Lạc Việt 駱越thời Hùng Vương 雄王thứ 12, gọi là Hùng Chiêu 雄召. Chữ Ba岜 nguyên nghĩa tiếng Choang là núi đá. Đất Ba là đất xưa vua Trụ nhà Ân Thương ban cho ông Tây Bá-Cơ Xương tổ nhà Chu bao gồm Qúy Châu và bắc Quảng Tây). Về địa hình,huyện Vũ Minh là một thung lũng bắc giáp núi Đại Minh Sơn,nơi đó có mỏ đồng trữ lượng lớn bằng 1/3 tổng trữ lượng các mỏ đồng ở Quảng Tây.Nơi đây còn phát hiện được những tảng đá có khắc chữ hình rắn. Dân cư có tập tục thờ mẹ rồng từ thời Thương Chu. Văn hóa thờ Long Mẫu là văn hóa tông giáo của Lạc Việt quốc cổ đại. Những di tích đền thờ Long Mẫu ở Đại Minh Sơn có rất nhiều. Để xác định nơi đây có từng là kinh đô Lạc Việt quốc cổ đại hay không, các nhà khoa học đã khảo sát các mặt như sau: Tìm trong chuyện truyền thuyết và ký ức ngôn từ để xác định các địa danh Lạc Việt. Vùng này có thôn Bản Lục, tiếng Choang là Bản Ô nghĩa là xóm đen ( “Ô” 烏Việt sử đọc biến âm là “ Âu” 鷗). Ở đây có miếu thờ Long Mẫu龍母 cúng ngày 1đến 13 tháng 3 âm lịch, xưa kia miếu có 200 mẫu ruộng hương hỏa ,cho thanh niên trong bản 4 năm một lần rút thăm để giành được vinh dự cày cấy.Thôn Lục Tà, tiếng Choang đọc là luegver nghĩa là Lạc Việt. Thôn Mã Đầu,không có nghĩa là đầu núi Mã Sơn như chữ Hán viết馬頭mà là mã đầu (bến cảng)碼頭 ,người Choang vẫn gọi nó là thôn Cổ Lỗ 古魯theo tiếng Choang nghĩa là nơi thuyền đậu ( “Cổ Lỗ” âm Việt là “Cọc Neo”),thôn này cũng có miếu thờ Long Mẫu.Thôn La Bà 罗婆,theo âm nghĩa là “bà lớn” cũng có miếu thờ Long Mẫu. Trên núi Đại Minh Sơn có miếu Đại Minh Sơn thờ Long Mẫu. Tên các con sông vùng này đều gắn ký ức với Lạc, mà các văn nhân xưa ở huyện Vũ Minh đều giải thích rằng “ Lạc” nghĩa là “nước” (Lạc Việt tức là Nác Việt, Nước Việt, mà quan thoại gọi là Lạc Việt quốc). Đời Thanh có văn nhân Hoàng Quân Cụ viết “Vũ Duyên huyện đồ kinh” có nói: “Nước ở huyện Vũ Duyên có ba dòng lớn là Nam Lưu,Đạt Mông,Đại Lãm”. Nam Lưu còn gọi là Hà Lự,viết là Khả Lự,Vị Long,Vũ Ly đều là do âm “Việt Lạc” mà ra (có nghĩa là dòng nác của người Việt). Sông Đông Giang ở Vũ Minh do ba sông Đạt Á Hà, Cổ Lỗ Hà, Ân Long Hà hợp thành.Bên sông Đông Giang có thôn Lục Lâm陸林 mà người Choang giải thích nghĩa theo âm tiếng Choang là khởi nguồn của nước (vậy thì “Lục Lâm” chính là phiên âm của “nóc nặm” nghĩa là đầu nguồn nước). Người Lạc Việt thân thiết với nước. Thời Hán văn nhân Lưu An viết: “Người dân làm việc dưới nước nên họ xăm mình cho giống như thuồng luồng để tiện đi thuyền hay bơi lội khỏi bị hại”.Người Lạc Việt ở lưu vực Vũ Minh cũng vậy. Thời Thương Chu họ chôn người chết trong mộ hình thuyền,còn tìm thấy ở dốc Ngọc Long nơi có bến Cổ Lỗ.Ở đây còn có đền thờ Long Mẫu mà tiếng Choang gọi là miếu Hắc Đạt ( “Hắc Đạt” chính là âm “nác cập” của tiếng Việt ). Như vậy vùng này xưa kia phải là vùng sông nước mênh mang, thuyền bè tấp nập. Nhưng nay thì nó là vùng bình địa, chỉ có từ lâu rồi người dân vẫn đào cát để bán cho các chủ vựa,đào mãi liên miên lộ ra một dòng sông cát dài từ huyện lỵ Vũ Minh đến tận thị trấn La Bà, lòng sông cát rộng đến gấp 4 lần chiều rộng con sông đã đổi dòng đang còn chảy bây giờ, như là một đại công trường khai thác vật liệu xây dựng vậy. Núi Đại Minh Sơn là tên đặt ra về sau, còn người Choang vẫn nhớ và gọi tên cũ là Ba Thị岜是, nghĩa tiếng Choang là núi gốc (cú pháp Nam Á như tiếng Việt,Thái,Khơ Me). Chữ Ba tiếng Choang nghĩa là núi đá (như Pha, Phia, Pra của tiếng Tày-Thái. Ba 岜này chính là đất Bá 岜trong “Sử thuyết họ Hùng” nói tới). Chữ Thị nghĩa tiếng Choang là gốc (âm tiết “thị” trong tiếng Việt là “phải” là “chợ”, lại có quả “thị” trong chuyện Tấm Cám, không biết có phải do nhớ gốc không mà người Việt mở mang đồng bằng sông Mê Kông đặt tên rất nhiều chợ gọi là “chợ cây thị” mặc dù ở đó chẳng trồng được cây thị có quả.Còn chữ “ thị” thì trong tiếng Việt nó cũng nghĩa là gốc nhưng là gốc đằng mẹ, còn từ “ gốc” nghĩa là gốc đằng cha, “gốc” dẫn đến “trốc” là cái đầu bên trong có “óc” vì nó đã bóc rụng hết các râu ria bên ngoài, từ “trốc” ấy người Thăng Long gọi là “chốc” nghĩa là trên hết - “tôi đặt bát nhang lên chốc bàn thờ” -“chốc” ấy là gốc các từ chủ,chu,chúa ,châu, chiêu, tạo,triệu,triều đều mang nghĩa thủ lĩnh cả .Từ “thị gốc” đã biến thành chữ “thị tộc” 氏族là gốc cả hai đằng mẹ và cha. Người Việt nói “vợ chồng nhà ấy thì ông ta là người đằng Dương tộc-họ Dương,bà ấy người bên Âu thị-họ Âu ”,chẳng ai nói bà ấy người đằng Âu tộc cả, bởi vậy đàn bà Việt có tên lót là chữ “thị”氏, còn nhà thờ họ thì người ta viết là nhà thờ Nguyễn tộc,nhà thờ Lê tộc… chứ không dùng chữ thị vì đã là phụ hệ).Trên núi Ba Thị ở đỉnh Long Đầu có thôn Lộc Khẩu có đền thờ Lạc Việt Vương gọi là Đại Minh Sơn miếu, cũng gọi là Chiêu Vương miếu召王庙 ( Hùng Chiêu trong “Sử thuyết họ Hùng”). Tương truyền trong khu miếu có giếng trời mọc một cây khoai sọ (sọ nghĩa là thủ là cái đầu tiên),đẻ ra 99 cây con.Người Lạc VIệt từ đây tỏa đi bốn phương đều mang theo một cây khoai sọ trồng và ở đó lại dựng một miếu thờ Long Mẫu,ở Quảng Tây (đất Bá) có 99 miếu tất cả (khoai sọ còn gọi là khoai môn, có phải là thành ra 99 tông môn?).Miếu này cúng ngày 3 tháng 3 âm lịch. Miếu đã bị phá từ xưa, lụi tàn dưới cỏ dại, chỉ cong vương vất vài cái cối đá niên đại nhà Đường. Cổ thư chữ Hán có nói Ô điền còn gọi là Lạc điền, có thuyết nói đó là ruộng gần hang núi, có thuyết nói đó là ruộng canh tác theo thủy triều lên xuống. Ở đây người Choang giải thích khác: Ngày xưa gặp lũ lụt lớn, đồng ruộng ở đồng bằng sông Uất Giang của người Choang bị nhấn chìm hết, tổ tiên họ phải chạy lên núi Đại Minh Sơn lúc đó còn đầy rừng rậm âm u, không có ruộng mà làm.Tiếng chim Lộ Ô鹭烏 (một giống chim nước lông đen dẫn họ tìm ra được ven suối nên lại có thể làm ruộng nước, vì vậy người Choang sùng bái loài chim nước (chim nác-chim Lạc) nên khắc chim Lạc lên trống đồng, còn ruộng nước của họ gọi là Ô điền烏田. Ở đây từ thôn Tứ Minh thị trấn Mã Đầu huyện Vũ Minh đi thôn Minh Lượng huyện Thượng Lâm có một con đường cổ xếp bằng bậc đá, còn 400 bậc rộng 4 mét,phía đông con đương có một ngọn núi cao 949 mét, tiếng Choang gọi là Ba Bồ nghĩa là núi tổ mẫu. Đường này bắc thẳng đến Liễu Châu, Quế Lâm, nam thông đến Vũ Minh, Nam Ninh, trước thời Minh Thanh là con đường giao thông huyết mạch. Gần thị trấn Lưỡng Giang huyện Vũ Minh có một hang đá vôi gọi là Tổ Công Động, tiếng Choang là Cảm Đạt Công, hang này cũng gọi là miếu Tổ Công, thực ra là thờ Quyết Vĩ Long掘尾龍, mẹ nuôi của Quyết Vĩ Long là Tổ Mẫu, tiếng Choang gọi là Á Bồ婭浦 ( tức “u phò” là mẹ của bố ). Ở thôn Lý Dân thị trấn Cổ Linh huyện Mã Sơn cũng có miếu thờ Long Mẫu có bia gọi là thần Long Mẫu hay Cao Tổ. Những địa danh khác có miếu thờ Long Mẫu đều có tên gốc gác Lạc Việt như Lâm Bồ tiếng Choang nghĩa là sông mẹ (cũng nghe được ra đó là “nặm Phò”, A Động nghĩa là Tổ Mẫu động ( “động A” là âm “hang U”), nay là huyện lỵ Vũ Minh. La Bà Đàm là đầm Đại Tổ Mẫu (“La Bà” nghĩa là “bà lớn”,”bà lên” tức “bà trên” là mẹ của bà nên gọi là Đại Tổ Mẫu),đầm sâu 46 mét ,bên đầm là thị trấn La Bà.Dòng Lâm Bồ chảy từ bắc núi Ba Thị nhập vào Thanh Thủy Hà ở huyện Tân Dương ,thời Tam Quốc nước Ngô đổi tên là huyện Lĩnh Phương,thời Hán thành huyện Lâm Bồ. Lâm Bồ giang thời cổ là thủy đạo quan trọng nối huyện Tân Dương và Thượng Lâm,sông này nay có hồ chứa nước gọi là hồ Long Mẫu.Trong thôn Lâm Bồ còn giếng núi và miếu Sơn Tỉnh (tức giếng núi) thờ Đế Mẫu帝母 mà người Choang hiểu là thờ “mẹ bản địa” (chữ Đế Mẫu là phiên âm,đúng cú pháp phải là Mẫu Đế là âm của từ “mẹ đẻ”,người Choang giải thích là mẹ bản địa chứ không phải giải thích theo chữ Đế Mẫu là mẹ của vua, “mẹ đẻ” thì chắc là thờ bà Âu Cơ). Trống đồng là biểu trưng văn vật của Lạc Việt quốc. “Hậu Hán thư-.Mã Viện truyện”viết: “Viện hiếu kỵ,thiện biệt danh mã,ư Giao Chỉ đắc Lạc Việt đồng cổ,nãi thọ vi mà thức,hoàn ,thượng chi”.Nhưng trống đồng Lạc Việt mà Mã Viện tịch thu đem đúc ngựa cưỡi chơi lúc ấy là trống đồng Lạc Việt thời nào thì không nói,ta chỉ có thể phán đoán đó không phải là những trống đồng niên đại sớm nhất của Lạc Việt.Những trống đồng khai quật được ở Quảng Tây đều là những trống đồng niên đại Tùy hoặc Nam Triều.Lạc Việt quốc diệt vong vào thời thịnh của Hấn Vũ Đế,theo niên đại đó mà đoán thì trống đồng ở Quảng Tây (tìm được tất cả là 600 cái) chỉ là đúc vào thời kỳ muộn của Lạc Việt quốc (đúng thế, bởi vì thời đất Bá là thời Hùng Vương thứ 12 theo “Sử thuyết họ Hùng”).Vậy Lạc Việt quốc thời sớm nhất là ở đâu?Ba cái đặc trưng nhất để nhận biết là trống đồng Lạc Việt là mặt trời ở tâm,vòng chim Lạc đang bay,vòng người hoạt động và thuyền,ba cái đó là quốc trưng của Lạc Việt quốc cổ đại .Ba đặc trưng này trên trống đồng Quảng Tây đều có.Vùng núi Ba Thị còn có truyền thuyết “Ma Lặc du thiên biên” kể rằng năm đó mặt trời chìm mất, toàn cõi tối tăm không cấy trồng gì được,một mẹ chửa quyết đi về phương đông tìm mặt trời.Đi đường đẻ con ra lại bồng con đi tiếp.Hai mẹ con đem trống đồng gõ gọi trời mọc trở lại…Năm 1974 ở thị trấn Lưỡng Giang dưới chân núi Đại Minh Sơn đào được trống đồng kèm 2 thanh kiếm đồng thau dài 50 cm giống kiếm thời Chiến Quốc.Tháng 3-2004 ở dốc đứng sau xóm Bản Bồ thôn Tam Liên thị trấn Lưỡng Giang khi làm đường lâm nghiệp lại xúc được một trống đồng lớn,không may bị vỡ làm đôi,và một trống đồng nhỏ kèm mootk kiếm đồng thau và một chuông đồng nhỏ chôn trong mộ nằm giữa sông Kiếm và sông Triệu.Vùng này tất cả tìm được 5 trống,cái lớn rộng 80 cm, cao 60 cm, có chim Lạc bay, có 4 tượng cóc quanh mặt trống. Đại Minh Sơn trong cổ thư gọi là Mô Nha Sơn,tương truyền là nơi xưa đúc kiềm hóa rồng nên vùng này còn có nhiều địa danh mang tên kiếm.Ở đây có thôn Mô Nha, thôn Mô Dương (tiếng Choang “dương” nghĩa là kiếm, thì cũng như là “gươm” trong tiếng Việt, “Mô Dương” là âm của“mài gươm”) . Di chỉ An Đẳng Ưowng năm 1985 đào được 85 ngôi mộ cổ, có 15 kiếm đồng thau. Di chỉ Tam Liên Viên Nghệ Trường năm 1974 tìm được một trống đồng và 2 kiếm. Giải mã chữ “Chiêu” chính là “Lạc Việt Vương” Vùng Đại Minh Sơn có thể là một cố đô của Lạc Việt quốc.Nếu là cố đô tất nhiên nó phải có di chỉ của Lạc Việt Vương.Nhưng hậu duệ của người Lạc Việt ở đây hầu như đã mất hết ký ức về Lạc Việt Vương.Khảo cổ các di chỉ ở vùng này không còn phán đoán được đâu là di tích của Lạc Việt Vương.Ngẫu nhiên được thông tin từ bài viết của học giả Hà Chính Bình khi nghiên cứu gia phả của hậu duệ quân đội của Nùng trí Cao ở Vân Nam,phát hiện ra hậu duệ bộ đội của Nùng Trí Cao có cách xưng hô độc đáo với Nùng Trí Cao,đó là họ gọi Nùng Trí Cao là “Nùng Nam Chiêu”.Đời sau của Nùng Trí Cao có các họ Nông,Việt, Đao.Mà Chiêu, Việt, Đao trong tiếng Choang cổ đều có nghĩa là đầu lĩnh.Điều này gợi ý tìm ra di tích của Lạc Việt Vương ở Đại Minh Sơn.Chuyên gia nổi tiếng về lịch sử dân tộc Bách Việt là ông Vi Khánh Ổn韋慶穩 trong bài “Thí luận ngữ ngôn của dân tộc Bách Việt” đã khảo chứng bài “Việt nhân ca” chỉ ra rằng các từ Việt ngữ ghi bằng chữ Hán như Châu州, Chiếu昭, Triều朝, đều có ý nghĩa trong Việt ngữ thượng cổ là Vương Tử王子 hoặc Vương Phủ 王府.Từ Vương thì đã mất trong tiếng Choang ngày nay.Còn lại ở vùng Đại Minh Sơn có rất nhiều địa danh “Chiêu”, “Triệu” “Triều”, “Sào”.Vậy thì các di tích ở vùng này như miếu “Chiêu Vương” chính là miếu Lạc Việt Vương, sông “Triệu” chính là sông của Lạc Việt Vương, miếu “Nam Triều” chính là miếu Lạc Việt Vương, suối “Nam Sào” ở thôn Phụng Lâm chính là suối của Lạc Việt Vương.Đại Minh Sơn miếu có người còn viết là Thương Thốn miếu, điều này là không thể,vì cái tên Đại Minh Sơn miếu là cái tên mới đổi thời nhà Thanh do ông tri phủ Lỳ Ngạn Chương đặt,nếu lúc đó là đang thờ Thương Thốn Vương là một hôn quân bạo ngược tàn dân thì ông quan đó không thể đặt tên cho miếu được,tên bị đổi của miếu phải là Chiêu Vương Miếu hoặc là Thủy Tiên Vương Miếu đều nghĩa là Lạc Việt Vương Miếu uy nghi trên đỉnh Long Đầu của Ba Thị là núi gốc của người Choang.Triệu giang có dòng hợp lưu là Kiếm giang, tiếng Choang là Đạt Ương, “đạt” tiếng Choang nghĩa là nước (cũng như “đắc” của tiếng Ba Na, Mơ Nông hay “nác”của tiếng Việt), “ương” tiếng Choang là Kiếm (cũng như “gươm” của tiếng Việt), vùng này tìm được rất nhiều đồ đồng niên đại Chiến Quốc, ở thượng lưu dòng Kiếm Giang là một mỏ đồng nổi tiếng của Quảng Tây.Dân vùng này vẫn nhặt đá quanawngj đồng dưới lòng sông bán cho các chử vựa quặng.Có thể phán đoán vùng này là nơi xưa Lạc Việt Vương luyện đồng đúc kiếm.Thú vị là ở venTriệu giang và chi lưu của nó là Hán Khê có nhiều hang đá có đá mài, dân đều nói là đó là nơi lính của Lạc Việt Vương mài kiếm.Tất nhiên điều này còn thiếu điển tịch, nhưng nhìn những đá mài ngồn ngang rất giống công cụ thời đồ đá mới cho ta liên tưởng đến hàng vạn quân của Lạc Việt Vương mài kiềm chống trả quân Tần Thủy Hoàng một thời bi tráng.Trong các thôn xóm vùng Triệu giang lưu truyền nhiều chuyện cổ về Lạc Việt Vương.Người ta nói Độc Sơn là do con ngựa của Lạc Việt Vương biến thành.Núi Mã Vĩ ở thôn Tụ Quần là do đuôi ngựa của Lạc Việt Vương biến thành.Năm đó đại quân của Tần Thủy Hoàng truy thì thần Long Mẫu từ trên đỉnh núi quăng xuống hai giải vải đỏ,biến thành hai con đường rộng đón quân của Lạc Việt Vương vào núi .Khi quân Tần đuổi đến nơi thi hai giải vải đỏ đó biến thành hai đỉnh Long Đầu Sơn chặn lại,quân Tần hết đường chỉ còn cách đứng đó mà than.Truyện dân gian lưu truyền chỉ là cái bóng của lịch sử.Nhưng nhiều chuyện lưu truyền chứng tỏ Lạc Việt Vương đã từng sống và chiến đấu ở vùng này và được dân Lạc Việt ở đây che chở.Còn một tình tiết nữa là ở vùng này có Tết “Đạt Vương” tức tết Vua Nước, cũng còn gọi là “Đại Vương Tiết” tổ chức vào ngày 20 tháng 7 âm lịch gọi là ngày giỗ Vua Nước tạ thế.Về cái chết của Đạt Vương tức Vua Nước ,ở vùng Ba Thị có câu ngan ngữ: “17 Đạt Vương bị thương, 18 Đạt Vương chết, 19 làm quan tài, 20 chôn Đạt Vương”,chứng tỏ người Choang nhớ thương Đạt Vương đến mức nào.Đạt Uông tức vua nước còn phải khảo sát xem có phải là Lạc Việt Vương hay không, nhưng mỗi năm ngày13 đến 20 tháng 7 âm lịch người Choang ở Đại Minh Sơn đều làm giỗ vong hồn gọi là “Qủi Tiết” kéo dài đến ngày “Đạt Uông Tiết” là cao trào,lúc đó như là tiết quốc tang cùa người Choang.Các địa danh miếu Đại Vương,bến Đại Vương, núi Đại Vương.có nhiều ở Quang Tây cho thấy Đại Vương tức Đạt Uông tức vua Nước có ảnh hưởng hết sức sâu sắc trong người Choang. Văn vật và cổ kinh thư tiết lộ diện mạo của Lạc Tướng và Lang Binh. Lạc Việt là một nước xưng hùng ở Lĩnh Nam.Trong “Sử ký.Nam Việt úy đà liệt tuyện” Tư Mã Trinh đã viết: “Giao Chỉ có lạc điền theo thủy triều mà làm,người ăn ruộng ấy gọi là lạc nhân,có Lạc Vương, Lạc Hầu, Chư huyện xưng là Lạc Tướng có triện đồng”. Người Lạc Việt có Vương, Hầu, Tướng.Sự thực này sử bất tuyệt thư.Những danh xưng cụ thể này không giống Trung Nguyên.Từ “Vương” người Choang gọi là “Chiêu”, cũng viết thành “Triệu”, “Triều”, “Chu”, “Sào”, “Tạo”, “Đao” nghĩa là “Đầu”.Lạc Việt Vương xưng là Chiêu Hùng,Chiêu Lào ( “hùng” tiếng Choang nghĩa là lớn, đó là âm “hồng” hay “rộng” của tiếng Việt, tiếng Việt còn có từ “rộng lớn”; “lào” tiếng Choang nghĩa là lớn, nó là từ còn trong nôi của Việt ở cái nôi LÉP…LỚN-LAO…LÃNH, lép trong xóm thì không thể hiểu được lãnh thổ văn hóa là nó rộng mênh mông), Từ “chiêu lào” trong tiếng Choang hiện đại nghĩa là “thời viễn cổ”( “chiêu lào” tức “chu-cha lâu” của tiếng Việt).Lạc Việt Vương của Việt Nam , sử thư dịch là Hùng Vương tức Đại Vương.Ở vùng Đại Minh Sơn có bài ca “Xướng cổ thế gian” trong đoa có câu ca rằng: “Ba Thị cao là cao. Công Lang quản thượng phương. Chúng bối song tiễn nỗ. Thủ Công Lang lãnh địa” tức là “Núi gốc cao cao là. Ông Làng quản từ trên. Dân đeo nỏ hai tên. Giữ đất của Ông Làng”. Công Lang trong “Bố lạc đà kinh thi” cũng gọi là Lang Lào tức Vua Lớn.Trong “Kinh Thư”có nói thời cổ có một lần đại hồng thủy tức đại nước rộng ngập hết tất cả chỉ còn núi Lang Lào, núi Ngao Sơn, núi Châu Mi (Ngao Sơn và Châu Mi ở đâu thì không rõ chứ núi Lang Lào chính là vùng Đại Minh Sơn ngay nay.”Lang” tiếng Choang nghĩa là một quẩn thể có liên lạc với nhau ( đó là từ “làng” của tiếng Việt).Công Lang là thủ lĩnh của Lang (tức Ông Làng, người Việt vẫn nói “mày đi mà hỏi ông làng,ông xã ấy,tao không biết”).Lang Lào là đại thủ lĩnh ( tức Ông Làng Lớn, người Việt vẫn nói “sống lâu lên lão làng”). Qua bài “Xướng cổ thế gian” cũng thấy rõ là vùng Đại Minh Sơn diện tích nhỏ, mới chỉ có Công Lang hoặc Lang Lào.Ở đây người Choang có điệu múa “Lạc Động” có người đóng vai tướng quân và người đóng vai nữ thần. Trong Viêt Nam Cổ Sử “Hồng Bang thị truyện”có viết: “Thời cổ ,Lạc Việt tôn Hùng Trưởng làm chúa,hiệu là Hùng Vương,quốc hiệu là Văn Lang quốc,dưới có tướng là Lạc Tướng,vương tử là quan Lang,nữ là Mị Nương”. Vương tử của Hùng Vương gọi là “Quan Lang” đồng âm với “Công Lang” ở Đại Minh Sơn, “Lạc Tướng” đồng nghĩa với “Lạc Động”.Rõ ràng là Lạc Việt dù có thiên đô đi nơi nào thì các tên Vương, Hầu, Tướng, Tương cơ bản vẫn giống nhau.Diện mạo Lạc Động của Lạc Việt ở Đại Minh Sơn thì cổ thư ghi rất thiếu.Nhưng căn cứ vào di vật đào được lượng lớn ở đây và theo truyền thuyết thì có thể đại thể đoán định: Các đồ tùy chôn theo ít,không có mộ lớn của Lạc Việt Vương nhưng khẳng định là có mộ của Lạc Động tức Lạc Tướng. Đáng chú ý là mộ chôn ở hang núi đá vôi ở Lương Giang huyện Vũ Minh có đồ chôn theo bằng đông thau 12 thứ,cách chôn đơn giản,thể hiện dáng mạo là mộ của một Lạc Tướng. Ngày 26 tháng 7 năm 2006 tại Độc Sơn, tiếng Choang là Ba Độc là một ngọn núi lớn,sông Kiếm tử hướng tây bắc chảy qua như con rồng ôm lấy núi.Độc Sơn giống con chiến mã ngoẹo đầu lại bảo vệ Bản Phan thôn Tam Liên,ở đây đào được 5 trống đồng và các đồ khác.Trên núi có miếu Thánh Đường Tự, có bia đá được sửa năm Quang Tự (1898).Trên đường nhỏ lên núi tình cờ phát hiện một rìu đá thời đá mới,như vậy Độc Sơn có tầng văn hóa rất sâu.Năm 1986 ở núi này có phát hiện mộ cổ được 14 vật trong đó có 4 kiếm đồng dài 30 cm,qua đồng,khiên đồng,tên đồng xếp dưới chân chủ mộ,vú khí đã cũ tàn nhưng còn khá sắc,đây chính là mộ của một Lạc Tướng.Trong lời hát của bài “Xướng cổ thế gian” thì dân chúng Lạc Việt quốc vừa là binh vừa là dân làm ruộng,người nào lưng cũng đeo cung nỏ bắn được một lần hai mũi tên,họ gọi là Lang Binh hay lính của Công Lang.Quân đội là tiêu chí quyền lực của quốc gia. Tướng soái Lạc Việt đều tinh thành sùng võ,vũ khí của Lang Binh tinh xảo chứng tỏ quân đội Lậc Việt đương thời có trình độ chính qui hóa rất cao.Đại Minh Sơn có tinh binh cường tướng chứng tỏ đây là một trung khu của vương quốc. Trích: http://www.rauz.net.cn/article/faenzcieng/...200703/327,html Đối chiếu “Sử thuyết họ Hùng” Nhật Nguyên. Tóm tắt: Hùng Chiêu Vương – Quốc Tiên Lang cũng là ông Tây Bá; Cơ Xương , Chu Văn Vương cũng là Lang Liêu, An Dương Vương, cổ Thục và bà Âu Cơ trong truyền thuyết Bọc trăm trứng . Chiêu vương và Chu vương là cận âm rất dễ nhận ra , truyền thuyết chỉ thêm chữ Hùng vào để xác định dòng giống mà thôi. Văn Lang và Âu Lạc là 2 tên của 1 quốc gia và chính là ‘Trung Hoa’ của thiên hạ thời nhà Chu. Bài 24 - Hùng thứ 12: Hùng Chiêu - 1* Nước Cao-Ly hay Cao- Lê của Sùng Lãm. - Hoa văn dịch là nước Sùng , Kinh Thư gọi là nước Lê là phần tây bắc ( xưa) của Hồng bang thời nhà Hạ , cũng là đất Giữa thời lập quốc ngày nay là đất Bắc và bắc trung Việt. - 2 * Nước Đào hay nước Thao., là phần phía đông của Hồng bang thời nhà HẠ còn được gọi là đất Đông Hạ nay là Quảng đông Trung quốc. - 3 * Đất phong của Tây bá Xương thường gọi tắt là đất Bá cổ sử Việt gọi là Âu biến âm của ‘ô’ nghĩa là màu đen , ‘phương Ô’ đồng nghĩa với ‘Huyền phương’ trong cửu thiên tức phương Nam (xưa) nay là tây nam Quảng tây. - 4 * Nước Mật tu ký âm sai của Mặt tây nay là Vân nam Trung quốc. - 5 * Nước Thục còn gọi là đất Quý đất gốc tổ của nhà Chu nay là Quý châu Trung quốc. Hoa sử thường ghép nước Thục với đất Bá ông tây bá Xương thành đất Ba- Thục . - 6 * đất trung tâm của nhà Thương hay ‘trung Hoa’ thời Thương , sử Việt gọi là Việt Thường sau là đất Đường-Ngô nay là Hồ nam và Giang tây Trung quốc. - 7 * Nước Việt , đất dành riêng thờ Sơn tinh quốc chúa hay Hạ vũ nay là Phúc kiến- Chiết giang Trung quốc. - 8 * đất trung tâm của nhà Ân- Thương nay là Hà nam Trung quốc , đây là phần đất cực Nam ( xưa) của Trung –Hoa , nơi có đất Hà nội là mảnh đất duy nhất vượt Hoàng hà về phía bắc (phương hiện nay), nơi đây Trụ vương đã xây biệt đô Triều ca. - 9 * Nước Qủy phương là nước đã được nói đến trong kinh Dịch , chính xác là nước Cửu phương , phương số 9 là phương tây của Hà thư , cửu còn biến âm thành ‘cẩu’ nghĩa là con chó vì dân nhà Tần chọn chó Sói làm thần thú tượng trưng cho tộc mình , Quỷ phương còn được gọi là Xuyên Thục nghĩa là đất tây-nam (xưa) , Hoa sử thường gọi tắt là đất Thục gây ra sự lẫn lộn với Ba thục ;việc này ảnh hưởng rất lớn khi tìm hiểu về lịch sử Trung hoa , đất Qủy phươngnay là Tứ xuyên Trung quốc. ********* Vua khai sáng : – Quốc Tiên Lang dị bản : Lang Liêu lang Danh hiệu khác trong sử Việt : An dương vương , Thục vương tử. Danh hiệu khác trong sử Hoa : Cơ xương , Chu Văn Vương Quốc hiệu : Văn Lang – Âu Lạc Niên đại : cách đây 3.100 năm Lưu tồn vật chất là những hiện vật khảo cổ thuộc nền văn hóa Đông sơn sớm ,Việt nam . Theo truyền thuyết dân gian Quốc tiên lang còn được gọi là : Lang Liêu , Cổ Thục. Văn lang đồng nghĩa với Văn vương ; trong thiên khảo luận này đã nhiều lần ban đến , khi ta nói nước Văn lang tức là nói nước của vua Văn , là danh xưng cổ xưa của nước Việt ngày nay. Quốc tiên lang nghĩa là vua khai quốc.
    1 like
  4. Xin ủng hộ ý kiến của Sư phụ và Hoàng Anh tham gia đóng góp vào quỹ này
    1 like
  5. - Nó xấu như thế này bạn ạ."Hình Riêu phận gái long đong, Ví chẳng hại chồng thì cũng phản phu". Sinh ngày Bính tý là ngày âm dương lệch nên hôn nhân thường không thuận lợi . Anh em cô sau này mỗi người phiêu dạt một phương không sống gần nhau
    1 like
  6. 1973 Năm nay làm nhà phạm vào hoang ốc. Nếu quyết tâm làm thì 30/8 âm lịch nên động thổ
    1 like
  7. Cám ơn vusonganh rất nhiều,như thế này mọi người đều nhìn thấy,tốt quá rồi...
    1 like
  8. 1 like
  9. Anh vuivui thân mến. Vật chất luôn vận động - đó là bản chất của sự tồn tại khách quan. Nếu không có sự cảm nhận tính vận động của ý thức nói chung thì không có ý niệm về thời gian. Con người quy ước thời gian dựa trên sự vận động khách quan cụ thể. Sơ dĩ tôi xác định thời gian là khái niệm quy ước của con người chính vì lẽ đó. Chính do tính khách quan của sự vận động và tính chủ quan của ý niệm trong ý thức các động vật bậc cao, mà cao cấp nhất là tính qui ước về đơn vị thời gian của con người; nên các nhà khoa học đã lầm lẫn cho rằng "Thời gian biến mất". Nếu thời gian là khách quan tồn tại thì sẽ không có sự lầm lẫn này. Thời gian phụ thuộc vào tốc độ vận động. Với tốc độ tuyệt đối thì thới gian bằng /0/. Nếu thời gian là khách quan thì nó không lệ thuộc vào tốc độ vận động. Vài lời chia sẻ.
    1 like
  10. Lớp PTCB sẽ mở vào ngày 25/08 tới đây. Khi đã được xác nhận ghi danh và đóng học phí đương nhiên Bạn sẽ thấy lớp có nghĩa bạn đã được add nick mình vào Topic có bài giảng, bạn theo dõi bài và thảo luận cùng ace đồng khóa về những gì mình tiếp thu.
    1 like
  11. tôi nghĩ file này ổn rồi,chắc không lung tung như mấy file ở trên,nếu như có thể được,BQT xóa giúp tôi những file trên,để mọi người xem không bị rối mắt... Cám ơn BQT. http://www.mediafire.com/i/?rgdk2h8ww8k5vdy http://www.mediafire.com/i/?wsiwzn2e1wttk14 http://www.mediafire.com/i/?dw82pipjr3zvc3a http://www.mediafire.com/i/?efoq0h262z6ac1c http://www.mediafire.com/i/?0cwah2hecb3l0ha http://www.mediafire.com/i/?q6fdaxos560zm4i http://www.mediafire.com/i/?x6t2322iw3jrjrt http://www.mediafire.com/i/?1p3555hn3452432 http://www.mediafire.com/i/?cuigaf9ugb31j22 http://www.mediafire.com/i/?expg95sk2ydpddf
    1 like
  12. Chúng ta đều là khách trọ. Có một người lỡ đường trong đêm tối tìm đến gõ cửa một nhà nọ để xin ngủ nhờ qua đêm. Người chủ nhà không chấp thuận cho người khách lạ tá túc. Hết sức nhẫn nại, người khách cố gắng thuyết phục chủ nhà: - Ông có thể trả lời tôi ba câu hỏi không? Tôi tin chắc là sau khi trả lời ba câu hỏi này, ông sẽ vui lòng giúp tôi. Người chủ nhà tỏ ra tò mò và có hứng thú trước thái độ của người khách lạ: - Ông muốn hỏi điều gì? Người khách nói: - Xin ông cho hỏi, trước đây ai ở căn nhà này? Chủ nhà đáp: - Bố mẹ của tôi. Người khách hỏi tiếp: - Xin cho hỏi, trước bố mẹ ông thì ai ở? - Ông bà của tôi. Người khách lại hỏi: - Vậy sau ông thì ai sẽ ở đây? Chủ nhà tỏ ra bực bội: - Sau tôi là con cháu của tôi ở chứ ai! Lúc bấy giờ vị khách mới nói: - Thưa ông, vậy thì ông cũng là người ở nhờ như mọi người, nhưng ông là người ở nhờ lâu hơn tôi vậy thôi. Sao ông nỡ lòng nào không giúp tôi ở nhờ một đêm chứ? Sau một lúc trầm ngâm suy nghĩ, người chủ nhà như chợt nhận ra điều gì, ông tỏ ra cởi mở, niềm nở mời người khách vào nhà. Suốt đêm hai người còn vui vẻ trò chuyện với nhau rất tâm đắc. (Theo Thế giới trong ta). BÀI HỌC ĐẠO LÝ: Đức Phật thường dạy các đệ tử rằng, tài sản của cải là của chung năm nhà: vua quan sung công hoặc chiếm đoạt, nạn nước trôi, lửa cháy, trộm cướp, vợ con phá tán. Tài sản của cải không là của riêng ai, nay trong tay người này, mai về tay kẻ khác. Đức Phật cũng dạy vạn pháp vô ngã, vô thường. Thân con người còn không thật có (vô ngã, do duyên sinh), huống chi là tài sản của cải là vật ngoài thân. Người khách lỡ đường trong câu chuyện trên rất chí lý khi thấy rằng không có ngôi nhà nào là tài sản vĩnh viễn của một người, mà trải qua nhiều thời kỳ nó thuộc sở hữu của nhiều người. Như vậy không ai là ông chủ thật sự cả, tất cả chỉ là những khách trọ mà thôi. Người thì trọ trong thời gian ngắn, người thì trọ trong thời gian dài. Cho nên ông Bàng Uẩn sau khi ngộ đạo đã đem tất cả của cải đổ xuống sông, có lẽ ông muốn khai thị rằng mọi thứ ở đời chỉ là giả huyễn. Phật hoàng Trần Nhân Tông đã xem ngai vàng như đôi dép bỏ, xả ly hết thảy một cách nhẹ nhàng. Trong khi ai cũng khư khư bám giữ những gì thuộc về mình, không ai chấp nhận sự vô thường dù sự thật đổi thay luôn hiển hiện. Cũng chính vì thế mà người ta luôn đau khổ. Không có ta (ngã), không có cái của ta (ngã sở), nhưng ai cũng thấy có ta, có cái của ta nên mới chịu nhiều đau khổ. Nếu thấy được vạn vật đều là duyên sinh vô ngã, không cố chấp bám víu, thuận theo lẽ vô thường, biết chấp nhận sự đổi thay, thịnh suy, được mất thì lòng thanh thản, không khổ não lo buồn. Muốn được tâm bình thản như thế thật không dễ, nhưng nếu nỗ lực tu tập thì sẽ thành tựu. Thực tập thiền quán về vô thường, vô ngã để có thể buông bỏ xả ly, thì dẫu phải đối mặt với nhiều biến động trong đời lòng cũng bớt giận dỗi, muộn phiền và tâm không chao đảo. Sống với từ bi, vô ngã, vị tha thì tấm lòng rộng mở, tự tại thong dong và lợi đạo ích đời. Phan Minh Đức. nguồn giacngo.vn
    1 like
  13. Nghe Tướng Trung Quốc bàn về niềm tin và đạo đức www.tuanvietnam.net: Lưu Á Châu sinh năm 1952, là con rể cố Chủ tịch nước Trung Quốc Lý Tiên Niệm, có thời là Phó Chính uỷ bộ đội không quân Trung Quốc, nay là Chính uỷ Trường đại học Quốc phòng Trung Quốc, từng là giáo sư thỉnh giảng của ĐH Stanford Mỹ. Ông đồng thời là một nhà văn có tiếng, chủ nhân một số giải thưởng văn học. Các bài viết của ông ngôn từ mạnh dạn, quan điểm mới mẻ (nhất là quan điểm đối với Mỹ), lập luận sắc bén của ông được dư luận rất quan tâm. Dưới đây là phần lược dịch bài nói ngày 11/9/2002 của ông - Trung tướng không quân Lưu Á Châu, lúc đó là Chính uỷ bộ đội không quân Quân khu Thành Đô Trung Quốc, trước các cán bộ quân đội cấp tiểu đoàn trở lên tại căn cứ không quân Côn Minh, Vân Nam. Tuần Việt Nam xin đăng lại ý kiến cá nhân của ông, một vị Trung tướng của Trung Quốc để rộng đường dư luận. Mời quý bạn đọc gần xa, trong nước và nước ngoài gửi bài, ý kiến trao đổi, tranh luận. Người phê phán văn hoá Trung Hoa Trong quá khứ, tôi trước tiên là người kế thừa văn hoá Trung Hoa, sau đó mới là người phê phán văn hoá Trung Hoa. Hiện nay tôi trước tiên là người phê phán văn hoá Trung Hoa sau đó mới là người kế thừa. Lịch sử phương Tây là một bộ sử sửa cái xấu, cái sai thành cái tốt, cái đúng. Lịch sử Trung Quốc thì là một bộ sử sửa cái tốt cái đúng thành cái xấu cái sai. Thời cổ, phương Tây cái gì cũng cấm, chỉ có điều không cấm bản năng con người. Trung Quốc cái gì cũng không cấm, riêng bản năng thì cấm. Người phương Tây dám thể hiện bản thân, tức thể hiện tư tưởng mình và còn dám phô bầy thân xác loã lồ của mình. Trung Quốc chỉ biết mặc quần áo, mặc quần áo cho tư tưởng. Mặc bao giờ cũng dễ hơn cởi. Phương Tây đả kích mặt đen tối của mình, cho nên tìm được ánh sáng, tư tưởng của họ đang bay bổng. Chúng ta ca ngợi sự sáng sủa của mình, kết quả đem lại bóng tối nghìn năm. Trung Quốc không có nhà tư tưởng, chỉ có nhà mưu lược. Hegel từng nói: "Trung Quốc không có triết học." Tôi cho rằng mấy nghìn năm nay Trung Quốc chưa sản sinh được nhà tư tưởng nào. Nhà tư tưởng tôi nói là những người như Hegel, Socrates, Plato, những nhà tư tưởng ấy có cống hiến to lớn đối với tiến trình văn minh nhân loại. Lão Đan [tức Lão Tử - ND], bạn nói ông ấy là nhà tư tưởng phải không? Chỉ dựa vào "Đạo đức kinh" 5000 chữ mà có thể làm nhà tư tưởng ư? Đấy là chưa nói "Đạo đức kinh" của ông có vấn đề. Khổng Tử có thể coi là nhà tư tưởng chăng? Thế hệ chúng ta xem xét ông thế nào? Tác phẩm của ông bị xem xét ra sao? Tác phẩm của ông chưa từng cung cấp cho nội tâm người Trung Quốc một hệ thống giá trị có thể đối kháng quyền lực thế tục. Cái mà ông cung cấp là tất cả xoay xung quanh quyền lực. Ông Lưu Á Châu Nếu Nho học là một tôn giáo thì đó là một tôn giáo rởm; nếu là tín ngưỡng thì là tín ngưỡng rởm; nếu là triết học thì đó là triết học của xã hội quan trường hoá. Xét trên ý nghĩa này thì Nho học có tội với người Trung Quốc. Trung Quốc không thể có nhà tư tưởng, chỉ có nhà mưu lược. Xã hội Trung Quốc là xã hội binh pháp, dân tộc ta chỉ tôn sùng nhà mưu lược. Một Gia Cát Lượng chẳng mấy thành công về sự nghiệp lại được người ta kỷ niệm nhiều lần. Ông ấy bụng dạ kém khoáng đạt, cách dùng người cũng chưa thích hợp. Có tư liệu cho thấy ông ta còn là kẻ lộng quyền. Nhưng chính con người như thế lại được nâng lên tầm cao phát sợ. Đây cũng là một phác hoạ tâm hồn dân tộc ta. Dưới hình thái xã hội như thế có ba loại hành vi thịnh hành ở Trung Quốc. Ba loại hành vi thịnh hành tại Trung Quốc 1.Thuật nguỵ biện. Con trai tôi năm nay thi vào khoa báo chí một trường đại học. Khoa này là một trong những khoa báo chí tốt nhất Trung Quốc. Tôi bảo nó: Đưa giáo trình cho bố xem. Đọc xong tôi bảo thứ này không đáng đọc. Trong giáo trình có một suy đoán như sau: Trung Quốc phát minh ra thuốc nổ; thuốc nổ truyền tới châu Âu đã phá tan dinh luỹ phong kiến Trung thế kỷ của châu Âu. Thật nực cười. Thuốc nổ anh phát minh ra phá tan dinh luỹ phong kiến của người ta, thế sao dinh luỹ của chính anh lại không bị phá vỡ? Ngược lại còn vững chắc hơn? Tại Đại học Quốc phòng Trung Quốc, khi thảo luận vấn đề Đài Loan có một quan điểm được nhiều người tán đồng như sau: Đài Loan như một cái ổ khoá. Nếu không giải quyết được vấn đề Đài Loan thì ổ khoá ấy sẽ khoá chặt cánh cổng lớn của Trung Quốc, Trung Quốc sẽ không có lối ra biển cả. Đó là sự nguỵ biện. Tây Ban Nha sau khi trở thành cường quốc biển, đâu có thể ngăn cản anh hàng xóm Bồ Đào Nha cũng trở thành cường quốc biển. Eo biển Dover của Pháp cách nước Anh có 28 hải lý, Anh Quốc có thể ngăn cản Pháp trở thành cường quốc biển không? Trung Quốc mất biển, chủ yếu là do tầng lớp thống trị Trung Quốc nhiều đời chưa có quan điểm Quyền lực biển. Có lẽ mọi người chưa chú ý tới chuyện một số hội Phật Giáo, Đạo giáo thường đứng ra chủ trì việc phê phán một số đoàn thể mê tín phong kiến, các vị đạo trưởng ung dung nói năng, phê phán người ta là mê tín phong kiến. Tôi muốn cười thầm nhưng lại không nhịn được cười thành tiếng. Bảo người ta là mê tín phong kiến, lẽ nào ông là duy vật chăng? Chẳng phải cũng là mê tín đó sao? 2. Đối ngoại lôi kéo vỗ về, đối nội tàn nhẫn. Văn minh châu Âu và văn minh Trung Quốc hầu như đồng thời cất bước nhưng châu Âu hình thành nhiều quốc gia nhỏ, Trung Quốc hình thành một đại đế quốc thống nhất. Nói tới chuyện này chúng ta thường hí hửng phấn khởi. Thực ra châu Âu hình thành nhiều quốc gia như thế chính là một dạng thể hiện tư tưởng tự do của họ. Tuy hình thành nhiều quốc gia như vậy nhưng bao nhiêu thứ có liên quan đến văn minh nhân loại chính là sinh ra từ các tiểu quốc chia tách ra ấy. Còn chúng ta đã làm được gì cho văn minh thế giới? Có thể khẳng định, thống nhất giang sơn có mối quan hệ tất nhiên nào đó với tư tưởng thống nhất. Xã hội mưu lược là xã hội hướng nội. Tôi từng nghiên cứu kỹ sự khác biệt giữa Trung Quốc với Mỹ. Trên mặt công việc quốc tế, về cơ bản Trung Quốc mềm mỏng, còn trên mặt công việc trong nước thì cứng rắn. Nước Mỹ ngược lại, họ rắn trên mặt công việc quốc tế, mềm trên mặt công việc trong nước. Chẳng còn nhớ trong một cuốn sách nào đấy tôi có đề cập vấn đề này, có lẽ là cuốn Đánh giá nguy hiểm tác chiến với Đài Loan, và kết luận: Chuyện này là do sự khác biệt văn hoá quyết định. Văn hoá Trung Quốc có tính khép kín, kín đáo, hướng nội. Văn hoá Mỹ thì cởi mở, hướng ngoại. Tư tưởng đại nhất thống cũng là tư tưởng kiểu hướng nội. Điều đó giải thích vì sao trước bọn xâm lược nước ngoài thì chúng ta là bầy cừu, trước đồng bào mình thì chúng ta là lang sói. Ngót trăm lính Nhật là đủ để áp giải 50 nghìn tù bình quân Quốc Dân Đảng đến Yến Tử Cơ [một địa danh thuộc tỉnh Giang Tô - ND] xử bắn. Chưa nói đến chống lại, các tù binh này chẳng có cả tới dũng khí bỏ chạy nữa kia. 3. Hành vi thô bỉ. Sự thô bỉ về tinh thần ắt đem lại sự thô bỉ trong hành vi. Sự cao quý tinh thần ắt sẽ đem lại sự cao quý trong hành vi. Khoảng hai chục năm trước khu phố nhà tôi có xảy ra chuyện như sau: Một đôi vợ chồng li dị, ông chồng dẫn cô bồ mới về nhà, hai vợ chồng cãi nhau. Bà vợ chạy lên gác trên muốn nhảy lầu. Rất nhiều người xúm lại xem. Có kẻ vì hí hửng khi thấy người khác gặp tai nạn mà hét to: "Nhảy đi, nhảy đi!" Về sau cảnh sát đến cứu được bà kia xuống, những người xem thậm chí còn cảm thấy tiếc rẻ. Tôi thở dài một cái rồi về nhà, mở ti-vi xem. Đúng lúc ấy trên ti-vi đang chiếu bộ phim kể về một chuyện có thật xảy ra ở châu Âu. Chuyện như sau: Một nước nào đó, nhớ mang máng là Hungary thì phải, 70 năm trước có một anh thợ mỏ trẻ sắp cưới vợ. Trong lần cuối cùng xuống giếng mỏ trước ngày cưới thì mỏ xảy ra sụt lở, anh thợ kia mãi mãi không thể trở về. Cô dâu không thể tin rằng người yêu của mình có thể bỏ cô mà đi, cứ thế đằng đẵng chờ 70 năm trời. Cách đây ít lâu người ta sửa lại hầm mỏ, phát hiện thấy trong vũng nước đọng ở chỗ sâu có một xác người. Đó chính là chàng rể- thợ mỏ nọ bị vùi dưới giếng 70 năm trước. Vì dưới ấy không có không khí, xác lại ngâm trong nước có khoáng chất nên người ấy trông vẫn trẻ như lúc chết. Cô dâu thì đã là bà lão tóc bạc phơ. Bà cụ ôm lấy người yêu khóc nức nở. Bà quyết định tiếp tục làm lễ cưới của họ. Cảnh này thật quá xúc động: Cô dâu 80 tuổi mặc áo cưới trang trọng một màu trắng như tuyết. Tóc cũng trắng như tuyết. Người yêu của bà thì vẫn trẻ như xưa, mắt nhắm nghiền nằm trên cỗ xe ngựa. Hôn lễ và tang lễ đồng thời tiến hành. Bao nhiêu người rơi lệ. Vụ 11/9 thử thách trình độ đạo đức quốc dân Vụ 11/ 9 năm ngoái là sự việc có thể khảo nghiệm trình độ đạo đức của dân tộc ta nhất. Hôm nay [tức 11/09/2002 - ND] vừa đúng tròn một năm sự kiện ấy. Vụ 11/ 9 tuy không thể thay đổi thế giới nhưng đã thay đổi nước Mỹ. Đồng thời, thế giới sau ngày ấy rất khó trở lại trước sự kiện này. Khi xảy ra vụ 11/9, ít nhất trong một quãng thời gian sau đó nước ta bị bao phủ bởi một bầu không khí không lành mạnh. Tối hôm 12/9, có người bạn gọi điện thoại cho tôi nói sinh viên ĐH Bắc Kinh và ĐH Thanh Hoa đang khua chiêng gõ trống. Tôi bảo đội tuyển bóng đá quốc gia Trung Quốc còn chưa lọt vào vòng sau kia mà, phải đến mồng 7/10 đội Trung Quốc mới đấu trận cuối cùng với đội Liên hiệp Vương quốc A Rập, nếu thắng thì sẽ lọt vào danh sách dự World Cup. Một lúc sau mới biết thì ra sinh viên Trung Quốc đang chúc mừng việc toà tháp đôi Mỹ bị đánh sập. Tòa tháp đôi của Mỹ bị tấn công ngày 11/09/2001 Báo chí nước ngoài đưa tin: Hồi ấy có một đoàn nhà báo Trung Quốc đang ở thăm Mỹ, khi thấy hình ảnh toà nhà Trung tâm Thương mại thế giới bị đánh phá, các thành viên đoàn nhà báo này bất giác vỗ tay. Đây là một dạng ngấm văn hoá; điều đó không thể trách họ, bọn họ đã không thể kiềm chế được bản thân. Kết quả họ bị [chính phủ Mỹ - ND] tuyên bố là những người mãi mãi không được hoan nghênh. Hồi ấy tôi đang ở Không quân Bắc Kinh [1], mấy hôm ấy đều có người ở bộ đội đến thăm, gặp ai tôi cũng hỏi quan điểm của họ đối với vụ 11/9. Tất cả đều trả lời: Đánh bom hay lắm. Sau này tôi nói đây là một tình trạng rất đáng buồn. Nếu những người ấy yêu mến Trung Quốc, thế thì có cứu được Trung Quốc hay không? Về giới truyền thông thì càng chẳng nên nhắc tới. Ở Trung Quốc, nơi không có tin tức nhất là trên báo chí. Năm 1997 công nương Diana chết vì tai nạn giao thông. Cho dù Diana là người thế nào, hoàng gia Anh Quốc ra sao thì ít nhất bà ấy cũng có giá trị tin tức. Các tờ báo lớn trên thế giới đều đăng tin này trên trang nhất, riêng báo chí Trung Quốc không đăng tin ấy. Hôm đó tin tức đầu bảng của các tờ báo lớn ở Bắc Kinh là "Các trường trung, tiểu học Bắc Kinh hôm nay khai giảng". Tin này chẳng khác gì tin "Người Bắc Kinh hôm nay ăn sáng rồi", chỉ có cái giá trị [thông tin - ND] ấy thôi. Tối hôm 11/9 tôi ngồi xem chương trình "Tiêu điểm phỏng vấn" trên ti-vi. Tôi muốn xem xem "những cái miệng lưỡi của đất nước" đánh giá tiêu điểm vụ 11/9 như thế nào. Kết quả chương trình "Tiêu điểm phỏng vấn" hôm ấy có nội dung là nói về việc các chi bộ ở nông thôn tăng cường xây dựng chi bộ gì gì đó. Bạn muốn xem cái gì thì không có cái ấy. Cái bạn không muốn nghe thì người ta cứ nói cho mà nghe. Dĩ nhiên, những cái miệng lưỡi của quốc gia thì vô tội. Văn hoá truyền thống ảnh hưởng tới quan niệm đạo đức Năm 1999 Mỹ tấn công Nam Tư. Trung Quốc đứng ra phản đối. Cái giá của lần ấy là Đại sứ quán Trung Quốc tại Nam Tư bị bắn phá. Suýt nữa thì Trung Quốc lại đứng ra lần nữa. Đoàn tàu văn hoá này của chúng ta có quán tính lớn, chở chúng ta, những kẻ có khiếm khuyết đạo đức, phóng như bay tới điểm chót. Hồi ấy có người còn đề xuất nhân dịp này tấn công Đài Loan, ra tay một lần là xong. Có thể thông cảm với nỗi lòng của các bạn ấy, nhưng bấy giờ quả thật không phải là thời cơ thích hợp. Hồi ấy tôi nghĩ, vụ 11/9 chết bao nhiêu người, đều là người vô tội. Cái mất đi là sinh mạng con người, thứ tôn nghiêm nhất trên thế giới. Những sinh mạng ấy không có liên quan với chính phủ Mỹ. Chúng ta dùng thái độ như vậy đối xử với người ta, nhưng người ta không dùng thái độ như vậy đối xử với ta. Thảm án Dover hình thành sự đối chiếu rõ rệt với việc này. Năm 2000, một đoàn người Phúc Kiến vượt biên trái phép ngồi trong xe thùng bịt kín cập cảng Dover lên đất Anh Quốc. Vì ngồi mấy chục giờ trong thùng xe thiếu không khí, tất cả đều chết ngạt [2], chỉ có 2 người sống sót. Khi vụ này bị phanh phui, không một quan chức nào của Đại sứ quán Trung Quốc xuất đầu lộ diện. Cuối cùng dân chúng Anh Quốc vùng Dover tự phát làm lễ truy điệu và lễ thắp nến tưởng niệm những người đã chết. Rất nhiều trẻ em tham dự, chúng cầm trong tay những thứ đồ chơi chế tạo tại Trung Quốc. Nhân đây xin nói thêm, hiện nay 90% đồ chơi trên thế giới là Made in China. Nhà báo hỏi lũ trẻ: Tại sao các cháu dự lễ truy điệu? Bọn trẻ nói: Họ cũng là người cả mà; các thứ đồ chơi trong tay chúng cháu cầm đây có thể là do những người trong số họ sản xuất. Không một người Trung Quốc nào có mặt trong buổi lễ truy điệu ấy. Thế nào là văn minh, thế nào là không văn minh? Tôi đang suy nghĩ. Thờ ơ, coi nhẹ sinh mạng con người thật đáng sợ Thật là đáng sợ khi người ta ca ngợi khủng bố. Trung Quốc thoát thai từ nền văn hoá giáo dục Trung Quốc, trước hết thờ ơ coi khinh sinh mạng của chính mình, từ đó mới có thái độ coi tính mạng của người khác, nước khác như trò trẻ con. Bản thân không có quyền lực quý trọng sinh mạng mình, cũng không cho người khác có cái quyền ấy. Tâm trạng "khán giả" năm xưa từng bị Lỗ Tấn hồi trẻ phê phán chính là được tôi luyện như vậy đấy. Nhà văn Lỗ Tấn Người Trung Quốc xem cảnh giết người khác, không ai không vui mừng phấn khởi. Giai cấp thống trị cố ý đem người ta ra giết tại nơi đông người. Kẻ bị thống trị thì hưởng thụ tại nơi đông người cái cảm giác khoái trá của kẻ thống trị. Nhất là khi xử tử bằng kiểu tùng xẻo, kéo dài ba ngày, người xem đông nghìn nghịt. Cả đến những chủ sạp hàng nhỏ cũng bày hàng ra bán tại đấy. Đao phủ còn bán bánh màn thầu dính máu. Trung Quốc ngày nay không có tục tùng xẻo nữa. Nhưng xử án tại nơi đông người cũng là sự mở rộng tập quán đó. Người nước ta năm nào đi xem giết Lục Quân Tử Đàm Tự Đồng [3] như đi trẩy hội. Với những người như thế, trong cuộc chiến tranh Giáp Ngọ [4] ta sao mà không mất Đài Loan. Con cháu họ, tức chúng ta, nếu lại như họ thì làm sao mà giải phóng được Đài Loan. Khi có kẻ xấu hành hung trên xe buýt, những người đi xe đều im thin thít. Dựa vào những con người ấy đi giải phóng Đài Loan ư? Dựa vào họ để thực hiện 4 hiện đại hoá ư? Bạn thực hiện 4 hiện đại hoá rồi thì có lợi gì nhỉ? Sáng nay khi tập thể dục tôi tranh thủ xem truyền hình, chương trình quảng cáo "Tin tức buổi sáng", sản phẩm nào bán chạy nhất? Đó là cửa chống trộm. Đây là nỗi buồn của một dân tộc. Bạn xem đấy, nhà chúng ta ở chẳng khác gì cái cũi. Tại Thành Đô, tôi ở căn nhà mấy vị chính uỷ không quân tiền nhiệm từng ở. Tôi vào xem, ôi chao, như vào nhà giam ấy. Cửa sổ, ban công đều bao bọc bằng hàng rào chấn song chống trộm. Tôi bảo dỡ bỏ hết. Hôm nọ đọc một cuốn sách có tên "Trung Quốc có thể nói Không". Tôi bảo, anh có thể nói Không, nhưng anh đứng sau cánh cửa chống trộm mà nói Không; đó chẳng phải là dũng sĩ mà là kẻ hèn nhát. Kiều Lương [5] nói chí lý: [Đó là] "Những người yêu nước khi gặp bọn trộm cướp mà còn lánh mặt nhưng lại dũng cảm dõng dạc nói Không với một cường quốc ở xa tít mù!" Cần nhìn nhận nước Mỹ một cách khách quan toàn diện. Nước Mỹ là một quốc gia như thế nào? Nhớ lại hồi trẻ từng nghe một câu nói hình dung thành phố New York: Cái tốt nhất trên thế giới và cái xấu nhất trên thế giới cộng lại với nhau thì là New York. Dùng câu ấy để hình dung nước Mỹ ngày nay có thích hợp hay không? Thế hệ quân nhân chúng ta, những quân nhân đảm nhận niềm hy vọng tương lai của tổ quốc, vừa không nên làm "phái thân Mỹ", cũng chẳng thể làm "phái chống Mỹ" một cách đơn giản, mà nên làm "phái hiểu Mỹ" chín chắn. Hiểu kẻ địch thì mới chiến thắng được kẻ địch. Đánh giá thấp đối thủ tức là đánh giá thấp chính mình. Thác Bạt Đạo [6] đổi tên nước của Nhu Nhiên thành "Nhu Nhu", ý là sâu bọ, nhưng chính ông lại bị con sâu ấy đánh bại. Thế thì ông chẳng bằng con sâu nữa kia. Mỹ không muốn Trung Quốc hùng mạnh, hoàn toàn cũng như Trung Quốc không muốn Mỹ xưng bá. Mối quan hệ Trung Quốc- Mỹ có xung đột nhưng cũng có lợi ích chung nhất định. Làm thế nào hoá giải xung đột, phát triển lợi ích chung là việc các nhà ngoại giao Trung Quốc hiện nay nên cố gắng làm. Trung Quốc muốn phát triển thì không thể cắt đứt sự đi lại với thế giới. Thế giới hiện nay là đơn cực, chỉ khi nào Mỹ suy sụp thì mới có thể xuất hiện thế giới đa cực. Chúng ta vừa không thể cắt quan hệ với Mỹ lại vừa không thể có quá nhiều kỳ vọng về Mỹ. Hiện nay mà đối kháng với Mỹ thì chưa phải là thời cơ thích hợp nhất. Lợi ích quốc gia nên mãi mãi là chuẩn tắc cao nhất cho hành động của chúng ta. Chúng ta cần nhẫn nại; nhẫn nại không phải là mềm yếu, chỉ có khuất phục mới là mềm yếu. Đấu tranh ngoại giao càng cần đấu trí Dĩ nhiên Mỹ không từ bỏ dã tâm diệt chủ nghĩa xã hội. Dĩ nhiên Mỹ không muốn Trung Quốc trỗi dậy, không muốn kinh tế Trung Quốc phát triển đi lên. Nhưng cần nhớ cho kỹ: Khi đấu tranh với đối thủ, nhất định phải làm cho đối thủ của anh nhìn thấy cái tình hình họ không muốn thấy nhất. Người Mỹ muốn người Trung Quốc đánh nội chiến; chúng ta quả thật đánh nội chiến rồi. Họ không rúc trong chăn mà cười đến nôn ruột thì mới lạ chứ. Dĩ nhiên nhất mực "Nằm gai nếm mật, thao quang dưỡng hối [vờ ngu giả dại/ giấu tài - ND]" cũng không được. Là một nước lớn, Trung Quốc có thể làm theo cách như một võ hiệp thời xưa ẩn vào núi sâu khổ luyện võ công, chờ khi võ nghệ cao cường rồi tái xuất quyết thắng kẻ địch chăng? Với số dân và tài nguyên của Trung Quốc, đặc biệt là với nền văn hoá của mình, Trung Quốc không thể lớn mạnh như nước Mỹ được, huống chi Mỹ cũng chẳng dừng lại không tiến lên. Vẫn là Mao Trạch Đông nói chí lý: "Đánh vẫn cứ phải đánh, đàm [đàm phán - ND] vẫn cứ phải đàm, hoà vẫn cứ phải hoà." Con người cần khôn ngoan tài trí, đấu tranh ngoại giao lại càng cần khôn ngoan. Phải dắt mũi người ta mà đi chứ đừng bị người ta dắt. Khơ-rut-xôp là một tay khôn ngoan. Tôi xin kể cho các bạn nghe chuyện này: Tại một đại hội nọ [ý nói Đại hội XX đảng Cộng sản Liên Xô - ND], Khơ-rut-xôp ra sức vạch trần và phê phán chế độ chính trị tàn bạo của Stalin. Có người chuyển lên một mẩu giấy chất vấn Khơ-rut-xôp: Bản thân Khơ-rut-xôp cũng là một thành viên trong tập đoàn quyền lực nòng cốt khi Stalin nắm chính quyền. Vì sao hồi ấy ông không đứng lên chống lại sự độc đoán của Stalin? Khơ-rut-xôp cao giọng đọc nội dung mẩu giấy kia rồi lớn tiếng nói với mọi người: Đây là mẩu giấy của ai thế? Xin người đó đứng ra! Đứng ra nào! ... Bên dưới nhốn nháo một lúc nhưng chẳng thấy ai đứng ra cả. Khơ-rut-xôp nói: Mọi người xem đấy, chúng ta hiện nay dân chủ như thế này, trong tình hình chẳng có gì phải sợ hãi mà ngay cả đồng chí viết mẩu giấy này cũng không dám đứng ra. Vậy hãy nghĩ xem, trong bầu không khí dưới thời Stalin thống trị ấy có người nào dám đứng ra cãi lại Stalin không? Cả hội trường vỗ tay. Chúng ta đấu tranh với Mỹ nên có sự khôn ngoan ấy của Khơ-rut-xôp. Khi cần thao quang dưỡng hối thì thao quang dưỡng hối đến tận nhà. Như một câu đồng chí Đặng Tiểu Bình năm nào nói với Thủ tướng Canada Trudeau (đại ý): Cái Thao quang dưỡng hối chúng tôi nói bao gồm cả việc không cần giữ thể diện cũng nhất định phải giữ mối quan hệ với quốc gia phát triển nhất trên thế giới. Ý của đồng chí Đặng Tiểu Bình là Trung Quốc nhất định phải bước cùng nhịp với văn minh thế giới, không thể xa rời nền văn minh thế giới. Không có lý do căm ghét Mỹ Trong sự kiện 11/9, trừ một số quốc gia cá biệt, một bộ phận dân chúng Trung Quốc (chứ không phải là chính phủ) đã tỏ ra mình ở cách nền văn minh dòng chính của thế giới một khoảng cách xa nhất. Khi cần đấu tranh thì một tấc cũng không nhường. "Sùng bái Mỹ" là không đúng, "Thân Mỹ" không đúng, "Ghét Mỹ" cũng không đúng. Chính phủ và chính khách Mỹ vừa giống dân chúng Mỹ lại vừa không giống. Bạn cần phải có trí tuệ cao để phân biệt họ. Trong quá khứ, vì để giúp Trung Quốc thoát khỏi ách thống trị thực dân mà Mỹ đánh bại Nhật, họ có cống hiến lớn đối với tiến bộ văn minh của xã hội Trung Quốc. Hai nước Trung Quốc- Mỹ không có xung đột lợi ích căn bản. Ngày nay, do lợi ích của Mỹ rải khắp toàn cầu nên 2 nước có xung đột. Nhưng chúng ta vẫn phải dùng tấm lòng đạo đức để bình xét sự vật chứ không thể kích động. Tôi từng nói rằng đối với Nhật, một nước từng tàn sát mấy chục triệu đồng bào ta, mà chúng ta thường xuyên nói 2 nước "phải đời đời kiếp kiếp hữu hảo với nhau". Thế thì chúng ta có lý do nào để căm ghét nhân dân Mỹ từng giúp ta đánh bại Nhật? Những cái đáng sợ của Mỹ Đâu là chỗ thực sự đáng sợ của nước Mỹ? Tuy rằng Mỹ có quân đội mạnh nhất thế giới, khoa học kỹ thuật tiên tiến nhất thế giới, nhưng tôi cho rằng những cái đó không đáng sợ. Nghe nói máy bay tàng hình của Mỹ thường xuyên ra vào bầu trời Trung Quốc rất thoải mái, nhưng điều ấy chẳng có gì đáng sợ cả. Cái đáng sợ của họ không phải là những thứ ấy. Năm 1972, tôi học ở Đại học Vũ Hán, lên lớp giờ chính trị. Một thầy giáo khoa chính trị nói: "Nước Mỹ là đại diện của các nước tư bản mục nát, suy tàn, đã sắp xuống mồ, hết hơi rồi." Tôi, một sinh viên công nông binh mặc bộ quân phục, đứng ngay lên phản bác: "Thưa thày, em cảm thấy thầy nói không đúng ạ. Tuy rằng nước Mỹ không giống Trung Quốc là mặt trời nhô lên lúc 8- 9 giờ sáng, nhưng Mỹ cũng chẳng phải là mặt trời đang lặn gì gì đó, mà là mặt trời lúc giữa trưa ạ." Thầy giáo bực mình, tái mét mặt ấp úng nói: "Cái cậu học sinh này, sao dám nói thế hả!" Ông ấy không hỏi tôi tại sao lại nói thế, mà dùng một chữ "dám". Lúc đó tôi thấy hết tâm trạng của ông. Chính là cái nước tư bản mục ruỗng suy tàn ấy vào thập niên 90 thế kỷ trước đã lãnh đạo cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật mới nhất trên thế giới. Tôi tốt nghiệp đại học đúng vào lúc bắt đầu cải cách mở cửa. Tôi lại có một quan điểm: Nước Mỹ là quốc gia do hàng chục triệu con người không yêu tổ quốc mình hợp thành, nhưng họ đều rất yêu nước Mỹ. Hồi ấy rất nhiều người lãnh đạo vừa chửi Mỹ vừa gửi con cái mình sang Mỹ. Một sự tương phản lớn! Nói một thôi một hồi rồi, vậy thì cái đáng sợ của Mỹ là ở đâu? Tôi cảm thấy có ba điểm. Điểm thứ nhất, không thể coi thường cơ chế tinh anh của Mỹ. Chế độ cán bộ, chế độ tranh cử của Mỹ có thể bảo đảm những người quyết sách đều là tinh anh. Bi kịch của Trung Quốc chúng ta, lớn đến nhà nước, nhỏ tới từng đơn vị, phần lớn tình hình là người có tư tưởng thì không quyết sách, người quyết sách thì không có tư tưởng. Có đầu óc thì không có cương vị, có cương vị thì không có đầu óc. Nước Mỹ ngược hẳn lại, cơ chế hình tháp của họ đưa được những người tinh anh lên. Nhờ thế, 1 là họ không mắc sai lầm; 2 là họ ít mắc sai lầm; 3 là mắc sai lầm thì có thể nhanh chóng sửa sai. Chúng ta thì mắc sai lầm, thường xuyên mắc sai lầm, mắc sai lầm rồi thì rất khó sửa sai. Mỹ dùng một hòn đảo Đài Loan nhỏ xíu để kiềm chế Trung Quốc chẵn nửa thế kỷ. Nước cờ này họ đi thật linh hoạt, thật thần kỳ. Một Đài Loan làm thay đổi hẳn sinh thái chính trị quốc tế. Điều tôi lo ngại nhất là bộ khung chiến lược phát triển Trung Quốc trong thế kỷ mới sẽ vì vấn đề Đài Loan mà biến dạng. Ngày nay, đối với các dân tộc có thế mạnh thì tính quan trọng của lãnh thổ đã giảm nhiều, đã chuyển từ tìm kiếm lãnh thổ sang tìm kiếm thế mạnh của quốc gia. Người Mỹ không có yêu cầu lãnh thổ đối với bất cứ quốc gia nào. Nước Mỹ không quan tâm lãnh thổ, toàn bộ những gì họ làm trong thế kỷ XX đều là để tạo thế. Tạo thế là gì? Ngoài sự lớn mạnh về kinh tế thì là lòng dân chứ còn gì nữa! Có lòng dân thì quốc gia có lực ngưng tụ, lãnh thổ mất rồi sẽ có thể lấy lại. Không có lòng dân thì khẳng định đất đai anh sở hữu sẽ bị mất. Có nhà lãnh đạo quốc gia chỉ nhìn một bước. Nước Mỹ hành sự thường nhìn 10 bước. Vì thế cho nên mỗi sự kiện lớn toàn cầu xảy ra sau ngày Thế chiến II chấm dứt đều góp phần làm tăng cường địa vị nước Mỹ. Nếu chúng ta bị họ dắt mũi thì có thể sẽ mất hết mọi con bài chiến lược. Tôi nhiều lần nói là trung tâm chiến lược của Mỹ sẽ không chuyển sang châu Á đâu, song điều đó không có nghĩa là Mỹ không bao vây Trung Quốc. Rất nhiều bạn chỉ thấy Mỹ bao vây Trung Quốc về quân sự, cũng như rất nhiều người chỉ thấy khoảng cách chênh lệch về KHKT và trang bị vũ khí giữa 2 nước mà chưa nhìn thấy sự mất cân đối nghiêm trọng hơn sự lạc hậu về trang bị trên mặt chiến lược lớn, nhất là trên tầng nấc ngoại giao. Sau vụ 11/9, Mỹ nhanh chóng chiếm Afghanistan trong vòng 2 tháng, từ phía Tây bao vây Trung Quốc. Sức ép quân sự của Nhật, Đài Loan, Ấn Độ cũng chẳng bớt đi. Xem ra chúng ta giành được từ vụ 11/9 một số lợi ích trước mắt, song các lợi ích đó không quá 1- 2 năm có thể biến mất. Tôi cho rằng bao vây chiến lược đối với Trung Quốc là một kiểu khác, không phải là quân sự mà là siêu việt quân sự. Bạn xem đấy, mấy năm gần đây các nước xung quanh Trung Quốc tới tấp thay đổi chế độ xã hội, biến thành cái gọi là quốc gia "dân chủ". Nga, Mông Cổ thay đổi rồi, Kazakhstan thay đổi rồi. Cộng thêm các nước trước đây như Hàn Quốc, Phillippines, Indonesia, lại cộng thêm vùng Đài Loan. Đối với Trung Quốc, sự đe doạ này còn ghê gớm hơn đe doạ quân sự. Đe doạ quân sự có thể là hiệu ứng ngắn hạn, còn việc bị cái gọi là các quốc gia "dân chủ" bao vây là hiệu ứng dài hạn. Điểm thứ hai, sự độ lượng và khoan dung của nước Mỹ. Bạn nên sang châu Âu, sau đó sang Mỹ, bạn sẽ thấy một sự khác biệt lớn: Sáng sớm, các đường phố lớn ở châu Âu chẳng có người nào cả, còn tại Mỹ sáng sớm các phố lớn ngõ nhỏ đều có rất nhiều người tập thể dục, thậm chí cả ngày như thế. Tôi có một câu nói: Tập thể dục là một phẩm chất, tập thể dục đại diện cho một kiểu văn hoá khí thế hừng hực đi lên. Một quốc gia có sức sống hay không, chỉ cần xem có bao nhiêu người tập thể dục là biết. Người Mỹ có thể lấy quốc kỳ làm quần lót để mặc. Hồi ở Mỹ tôi có mua một chiếc quần cộc cờ sao vạch. Tôi thường xuyên mặc chiếc quần ấy. Tôi mặc nó là để khinh miệt nó, là để trút giận, là một dạng trút sự bực bội và thoả mãn về tâm lý. Người Mỹ mặc nó là sự trêu chọc bỡn cợt, bản chất khác. Người Mỹ có thể đốt quốc kỳ nước mình ngoài phố. Đới Húc [7] nói: Nếu một quốc gia có thể đốt cả quốc kỳ của mình thì anh còn có lý do nào đi đốt quốc gia ấy nữa? Ông Lưu Á Châu Điểm thứ ba, sức mạnh vĩ đại về tinh thần và đạo đức. Đây là điều đáng sợ nhất. Vụ 11/9 là một tai nạn. Khi tai hoạ ập đến, thể xác ngã xuống trước tiên, nhưng linh hồn vẫn đứng. Có dân tộc khi gặp tai nạn thể xác chưa ngã mà linh hồn đã đầu hàng. Trong vụ 11/9 có xảy ra 3 sự việc đều có thể để chúng ta qua đó nhìn thấy sức mạnh của người Mỹ. Việc thứ nhất, sau khi phần trên toà nhà Thương mại thế giới bị máy bay đâm vào, lửa cháy đùng đùng, tình thế ngàn cân treo sợi tóc. Khi mọi người ở tầng trên qua cửa thoát hiểm chạy xuống phía dưới, tình hình không rối loạn lắm. Người ta đi xuống, lính cứu hoả xông lên trên. Họ nhường lối đi cho nhau mà không đâm vào nhau. Khi thấy có đàn bà, trẻ con hoặc người mù tới, mọi người tự động nhường lối đi để họ đi trước. Thậm chí còn nhường đường cho cả một chú chó cảnh. Một dân tộc tinh thần không cứng cáp tới mức nhất định thì dứt khoát không thể có hành vi như vậy. Đứng trước cái chết vẫn bình tĩnh như không, e rằng không phải là thánh nhân thì cũng gần với thánh nhân. Việc thứ hai, hôm sau ngày 11/9, cả thế giới biết vụ này do bọn khủng bố người A Rập gây ra. Rất nhiều cửa hàng, tiệm ăn của người A Rập bị những người Mỹ tức giận đập phá. Một số thương nhân người A Rập cũng bị tấn công. Vào lúc đó có khá nhiều người Mỹ tự phát tổ chức đến đứng gác trước các cửa hiệu, tiệm ăn của người A Rập hoặc đến các khu người A Rập ở để tuần tra nhằm ngăn chặn xảy ra bi kịch tiếp theo. Đó là một tinh thần thế nào nhỉ. Chúng ta thì từ xưa đã có truyền thống trả thù. Thành Đô nơi tôi ở, ngày xưa Đặng Ngải [8] sau khi chiếm được Thành Đô, con trai của Bàng Đức [9] giết sạch giá trẻ gái trai gia đình Quan Vũ. Trả thù đẫm máu, lịch sử loang lổ vết máu không bao giờ hết. Việc thứ ba, chiếc máy bay Boeing 767 bị rơi ở Pennsylvania vốn dĩ bị không tặc dùng để đâm vào Nhà Trắng. Sau đấy hành khách trên máy bay vật lộn với bọn khủng bố nên mới làm máy bay rơi. Vì lúc ấy họ đã biết tin toà nhà Thương mại thế giới và Lầu Năm Góc bị máy bay đâm vào nên họ quyết định không thể không hành động, phải đấu tranh sống chết với bọn khủng bố. Cho dù trong tình hình ấy họ còn làm một chuyện thế này: Quyết định biểu quyết thông qua có nên chiến đấu với bọn khủng bố hay không. Trong giờ phút quan hệ tới sự sống chết ấy, họ cũng không cưỡng chế ý chí của mình lên người khác. Sau khi toàn thể mọi người đồng ý, họ mới đánh bọn không tặc. Dân chủ là gì; đây tức là dân chủ. Ý tưởng dân chủ đã thấm vào sinh mạng của họ, vào trong máu, trong xương cốt. Một dân tộc như thế mà không hưng thịnh thì ai hưng thịnh. Một dân tộc như thế không thống trị thế giới thì ai có thể thống trị thế giới. Nên tham khảo kinh nghiệm thành công của Mỹ Tôi thường có ý nghĩ quái lạ như thế này: Những vũ khí đỉnh cao nhất, KHKT tối tân và lực lượng vũ trang mạnh nhất trên thế giới nếu nằm trong tay những người như thế là rất thích hợp. Bao giờ cũng hơn nằm trong tay người Nhật, người Libya, người Iraq chứ? Cho là nằm trong tay chúng ta thì chúng ta có thể làm gì, điều đó cũng chưa thể biết. Nước Mỹ, quốc gia này có rất nhiều kinh nghiệm thành công, đáng để chúng ta tham khảo học tập. Sau vụ 11/9, Mỹ không thành lập Uỷ ban 11/9, không lập Bộ Chỉ huy ứng phó tình trạng khẩn cấp gì gì đó. Tôi cực lực phản đối những thứ không thực tế. Sau khi đến bộ đội không quân Thành Đô, tôi chủ trương hoặc không họp hoặc ít họp hành. Cuộc họp nào không thể không họp thì họp ngắn thôi. Đến nơi trước tiên tôi thay đổi việc học tập của các Uỷ viên thường vụ thành tự học. Cầm văn kiện đọc thì học được cái gì kia chứ. Tôi đang đấu tranh với thế lực thói quen. Lực lượng cá nhân tôi có hạn nhưng tôi không thể không đấu tranh. Cho dù sứt đầu mẻ trán cũng không được nản chí. Chẳng hạn nói chung khi xuống thăm bộ đội, tôi đều không ăn cơm. Chỉ cần có thể về nhà trong ngày thì tôi đều mang theo lương khô chứ không ăn cơm bộ đội. Khi ở bộ đội không quân Bắc Kinh tôi đến sư đoàn 33 cũng thế. Nếu không thể không ăn thì tôi chỉ ăn đơn giản. Tuy rằng nói uống một chén rượu chưa đủ làm đổ cờ đỏ, ăn một bữa cơm chưa thể mất giang sơn, nhưng nhiều lần quá, lãng phí quá, tích tiểu thành đại thì rất khó nói. Có người nói đánh Đài Loan chẳng cần dùng vũ khí mới gì cả, cứ cho mấy vị cán bộ lên đảo ấy ăn nhậu các thứ của họ 2- 3 năm thì bảo đảm ăn hết các thứ của họ. Còn một chuyên tiếu lâm nữa nói về chuyện họp hành. Có ông cục trưởng ốm sắp chết đến nơi, chỉ có điều không trút được hơi thở cuối cùng. Bà vợ bảo con cháu đến đông đủ cả rồi, ông yên tâm lên đường đi. Không được, chưa chết được. Vợ lại nói, mọi chuyện đều thu xếp ổn thoả rồi, ông yên tâm lên đường đi. Không được, chưa chết được. Vợ bảo, tài sản nhà ta đã thu xếp xong xuôi cả rồi, ông cứ đi đi. Cũng chưa được đâu. Về sau, vẫn là tay thư ký tương đối hiểu ông ta bèn ghé tai cục trưởng nói: "Báo cáo cục trưởng, mọi người đến đủ cả rồi, ta họp thôi ạ." Lúc ấy cục trưởng mới hả lòng hả dạ nhắm mắt xuôi tay. Dĩ nhiên đây là chuyện bịa nhưng nó nói lên sự phản cảm, chán ghét của mọi người đối với thói quen ấy. Sự kiện 11/9 là cơ hội của nước Mỹ, cũng là cơ hội của Trung Quốc. Làm không tốt thì Trung Quốc trở thành vật hy sinh lớn nhất của sự kiện đó. Vấn đề then chốt là anh nắm cơ hội thế nào, toàn thế giới đều đứng trước dịp xóc lại quân bài. Khi nghiên cứu nước Mỹ, chúng ta nên nắm được nội hàm thực sự của nó, không thể chỉ xem cái nhỏ mà phải xem cái lớn. Có một câu chí lý thế này: Hay bàn luận về khuyết điểm của người khác thì anh là kẻ đạo đức thấp kém. Hay bàn luận về khuyết điểm của nhân loại thì anh là một nhà tư tưởng. .... Hôm nay lần đầu tiên gặp các cán bộ cấp tiểu đoàn trở lên của căn cứ Côn Minh, tôi đã nói chuyện nhiều thế này với thái độ vô cùng thẳng thắn và mạnh dạn. Đây là thành quả nghiên cứu của tôi, tôi chịu trách nhiệm về bài nói của mình. Chỗ nào tôi nói đúng thì các đồng chí ghi nhớ. Chỗ nào nói sai thì các đồng chí nghe tai bên này, cho ra tai bên kia, tủm tỉm cười bỏ qua, chớ cho là chuyện gì cả. Mỗi người là một cá thể, mỗi cá thể đều tự do. Tôi không thể yêu cầu áp đặt tư tưởng của tôi cho các đồng chí, tôi lại càng không thể yêu cầu đem tư tưởng của các đồng chí thống nhất vào một tư tưởng nào đó. Chuyện đó không thể được, nhưng chúng ta lại cứ khăng khăng tìm kiếm khả năng ấy, đây là chuyện hão huyền, trên thực tế không làm nổi. ------------------------- [1]: Tác giả đang là Chủ nhiệm chính trị bộ đội Không quân của Quân khu Bắc Kinh] [2]: 60 người này lấy hộ chiếu sang Đông Âu rồi chui vào xe container chở bằng tàu biển từ Bỉ bí mật sang Anh, ngày 19/6 /2000, hải quan cảng Dover kiểm tra container phát hiện 58 người chết] [3]: Đàm Tự Đồng: Nhà chính trị cuối đời Thanh, chủ trương duy tân, sau khi phong trào Duy tân Trung Quốc thất bại, ông bị xử tử cùng 5 người khác, 6 chí sĩ này được gọi là Lục Quân tử. [4]: Chiến tranh Giáp Ngọ: Chiến tranh Trung Quốc- Nhật xảy ra năm Giáp Ngọ tức năm 1894. Kết quả Nhật thắng, Trung Quốc phải cắt đảo Đài Loan cho Nhật]. [5]: Thiếu tướng không quân, nhà văn Trung Quốc nổi tiếng [6]: Tức Thế tổ Bắc Nguỵ, Thái Vũ hoàng đế, vị thống soái kỵ binh kiệt xuất thời Nam Bắc Triều. Dẫn quân diệt các nước Hạ, Bắc Yên,... thống nhất phương Bắc; diệt nước Hãn của Nhu Nhiên tại Mông Cổ [7]: Đại tá không quân Trung Quốc, viết nhiều chuyên luận quân sự, chính trị [8]: 197-264, tướng giỏi nước Nguỵ, năm 263 đánh Thục Hán, đầu tiên chiếm Thành Đô, là công thần diệt Thục của họ Tư Mã. [9]: Bàng Đức là một viên tướng chủ chốt của Tào Tháo Nguyễn Hải Hoành giới thiệu và lược dịch
    1 like
  14. cháu thấy bác Thiên Sứ nói rất đúng trong vật lý có khái niệm hạt và phản hạt chứ cháu chưa từng nghe cái gì là phản vật chất.Mấy bài báo dạng này phải xem lại lương tâm của mấy ông nhà báo có bằng lương tháng không đã đa số là thổi phồng để thu hút người xem hoặc họ dịch từ tiếng anh ra trật lất(chưa kể mấy ông nhà báo nước ngoài cũng là nói láo ăn tiền :D ).chỉ nhìn cái câu "chỉ cần vài gram đã phá hủy cả trái đất" thì cái công thức năng lượng của Einstein e=mc2 chắc đem vứt :D :P http://www.lyhocdongphuong.org.vn/forum/public/style_emoticons/default/sleep.gif
    1 like
  15. Thời gian không phải là quy ước, thời gian cũng chẳng phải là ảo tưởng. Thời gian cũng là thực tại, chứ không phải là không có. Thời gian là một thực tại khách quan. Thân ái.
    1 like
  16. Anh chị em lớp Phong Thủy Lạc Việt thân mến. Từ nay về sau, nếu chúng ta có thể đặt làm ông Khiết ở những cơ sở sản xuất và dùng trong yếu tố thứ 5 của Phong thủy Lạc Việt thì cố gắng đề nghị họ bỏ hai cái chấm trên đầu ông Khiết, để biểu tượng Âm Dương mang tính thuần Việt. Trên tượng ông Khiết này, còn một biểu tượng bí ẩn nữa. Anh chị em có nhận thấy biểu tượng này không? Và nội dung nó nói lên điều gì?
    1 like
  17. Cứ theo cách hiểu của ông Lê Văn Lan thì người dân Việt chỉ biết đến ngày giỗ tổ từ năm 1917 hay sao? Vậy trước đó đến thờ các vua Hùng ai hương khói? Khi những chứng tích đền Hùng được thừa nhận đã tồn tại từ trước thế kỷ X.Kiếm được văn bản, bia ký ghi thế nào thì nói thế đó, tôi nghĩ để làm được điều này không cần bằng giáo sư. Một bài viết ngớ ngẩn, không hề có cơ sở lý luận hợp lý, không căn cứ vào một tư liệu tối thiểu, hoặc dẫn chứng trong bài viết, tự nhiên phang một câu: Tác giả bài viết này đã từng phán trước bàn dân thiên hạ:Hai Bà Trưng là Vương chứ không phải là Vua. Thế gian này loạn cả, vì xét tất cả lịch sử nhân loại, chẳng có quốc gia nào có danh xưng chính thống là Vua cả. Toàn gọi hoàng đế, Vương, tổng thống....Vậy mà cũng có người vỗ tay đấy. Bởi vậy, việc học Sử ở Việt Nam nói riêng và vấn đề giáo dục ở Việt Nam nói chung, không trở thành vấn nạn sao được với những trí tuệ đẳng cấp giáo sư kiểu này?
    1 like
  18. II - GIẢI MÃ NGÀY GIỖ TỔ HÙNG VƯƠNG MÙNG 10 THÁNG 3 Nguyễn Vũ Tuấn Anh II - 1: Ý nghĩa ngày giỗ Tổ 10 - 3. Sử sách và truyền thuyết không hề ghi lại ngày mất của vị vua Hùng đầu tiên hoặc cuối cùng. Vậy ngày giỗ Tổ vua Hùng mùng 10 tháng 3 xuất phát từ đâu? Hàng năm vào ngày giỗ Tổ Vua Hùng, là dịp để những người Việt Nam tưởng nhớ đến cội nguồn từ thời huyền sử. Dù ai đi ngược về xuôi Nhớ ngày giỗ Tổ mùng mười tháng ba. Thời Hùng Vương đã trở thành huyền sử, còn sót lại chăng chỉ còn là những tục ngữ ca dao và truyền thuyết lưu truyền trong dân gian. Nhưng ngày giỗ Tổ Hùng Vương vẫn ăn sâu vào tâm linh người Lạc Việt. Trải qua hơn 1000 năm Bắc thuộc, dưới ách đô hộ phong kiến Bắc phương, tiếp theo là 1000 năm hưng quốc với bao thăng trầm của lịch sử, tâm linh của người Lạc Việt vẫn luôn nhớ về cội nguồn. Ngày giỗ Tổ mùng mười tháng ba là một trong những ngày lễ hội thiêng liêng nhất của người Lạc Việt. Truyền thuyết Con Rồng Cháu Tiên của người Lạc Việt, lần đầu tiên được chép lại trong cuốn sách Lĩnh Nam Chích Quái của Trần Thế Pháp với tựa đề là “Hồng Bàng Thị”. Người viết lời tựa trong cuốn sách này là Vũ Quỳnh, người làng Mộ Trạch, huyện Đường An Hải Dương, sinh năm 1453 mất năm 1516, ông viết bài tựa vào năm 1492. Người viết lời tựa sau cho cuốn sách này vào năm 1493 là Kiều Phú người làng Lạp Hạ, huyện An Sơn, tỉnh Sơn Tây, sinh năm 1450. Hai ông đã thừa nhận những truyện chép trong Lĩnh Nam Chích Quái đã được lưu truyền trong dân gian từ lâu. Trong bài tựa của mình , ông Vũ Quỳnh đã viết: “Những truyện chép ở đây là sử ở trong truyện chăng ?”. Truyền thuyết Con Rồng Cháu Tiên được các nhà sử học Việt Nam ghi lại trong các bộ chính sử và nằm ở phần ngoại kỷ vì sự huyền ảo của câu chuyện. Đã có rất nhiều học giả phân tích tìm hiểu nội dung kỳ bí của truyền thuyết về thuở ban đầu lập quốc của người Lạc Việt. Những số liệu trong truyền thuyết Con Rồng Cháu Tiên có một sự liên hệ và trùng khớp một cách kỳ lạ với hai đồ hình nổi tiếng thiêng liêng trong truyền thuyết của nền văn minh Hoa Hạ và liên quan đến ngày giỗ Tổ Hùng Vương, đó là Lạc Thư và Hà Đồ. Độ số của Lạc Thư – Hà Đồ là 100 vòng tròn, trong đó có 50 vòng tròn đen, 50 vòng tròn trắng. Từ hai đồ hình trên, tạo ra hai hình vuông gọi là Cửu Cung Lạc Thư và Cửu Cung Hà Đồ. HÀ ĐỒ CỬU CUNG LẠC THƯ CỬU CUNG Qua đồ hình trên thì bạn đọc nhận thấy rằng: # 100 quả trứng tương ứng với 100 vòng tròn . # 50 người con theo cha tương ứng với 50 vòng tròn trắng, thuộc Dương, tượng là theo Cha (Dương). # 50 người con theo mẹ tương ứng với 50 vòng tròn đen, thuộc Âm, tượng là theo Mẹ (Âm). # 15 bộ mà truyền thuyết nói tới trùng khớp với số của Ma Phương Lạc Thư có tổng ngang dọc chéo đều bằng 15 . # 18 đời vua trùng khớp với tổng số Cửu Cung Lạc Thư và Cửu Cung Hà Đồ (9 x 2 = 18). Ngày mùng 10 tháng 3 - ngày giỗ Tổ Hùng Vương? Đây lại là một con số trùng với trung cung Hà Đồ đó là 5 – 10 thuộc về ngôi Hoàng Cực. Trong đó: Tháng 3 là tháng Thìn (tượng là Rồng) – trùng khớp với biểu tượng của Lạc Long Quân (giống Rồng) chính là tháng thứ 5 nếu kể từ tháng Tí (Tức tháng Một năm trước. Trong cách tính tháng của người Việt như sau: * Tháng Một: Tý; * Tháng Chạp - tháng thứ 2: Sửu; * Tháng Giêng - tháng thứ 3: Dần; * Tháng Hai - tháng thứ 4: Mão; * Tháng Ba - tháng thứ 5: Thìn/ Rồng)(*). 18 thời Hùng Vương với nhiều vị vua, không thể giỗ chung một ngày. Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương 10 tháng 3 chính là một biểu tượng của nền văn hiến vĩ đại của người Lạc Việt. Như vậy, truyền thuyết Con Rồng cháu Tiên và ngày giỗ Tổ Hùng Vương hoàn toàn trùng khớp một cách kỳ lạ với nội dung của Lạc Thư – Hà Đồ. Vấn đề cũng chưa phải dừng ở đây. Trong truyền thuyết về thời Lập quốc của dân tộc Việt còn một chi tiết nữa là: 50 người con theo Mẹ Ấu Cơ suy tôn người con trưởng lên làm vua. 49 người con còn lại đi cai trị khắp nơi. Đây chính là số Đại Diễn trong Kinh Dịch dùng trong Bói cỏ thi - một phương pháp bói tối cổ của Đông phương. Nếu bạn hỏi tại sao lại phải bớt đi một mà không dùng số 50? Tôi xin được trả lời rằng: Chính truyền thuyết Con Rồng - Cháu Tiên đã trả lời rất rõ ràng và người ta không thể tìm được câu trả lời trong các bản văn chữ Hán. Sự trùng khớp hợp lý đến kỳ lạ của các sản phẩm trí tuệ thuộc về văn minh Lạc Việt với một giá trị kỳ vĩ của văn hoá Đông Phương là thuyết Âm Dương Ngũ hành và Bát quái , đã cho thấy cội nguồn đích thức của những di sản văn hoá đó thuộc về văn minh Lạc Việt Như vậy, cùng với những di sản văn hoá phi vật thể khác, tổ tiên ta muốn nhắc nhở cho con cháu về một nền văn minh kỳ vĩ của một đất nước gần 5000 năm văn hiến và Lạc Thư – Hà Đồ và Kinh Dịch có nguồn gốc từ nền văn minh Lạc Việt. Như vậy, ngày giỗ Tổ Hùng Vương, không phải là ngày giỗ theo cách hiểu là ngày kỷ niệm ngày mất của một vị Vua Hùng trong 18 thời Hùng Vương(**), mà chính là ngày tưởng niệm giá trị huyền vĩ của nền văn hiến Việt, mà tổ tiên đã tôn vinh, trong thời dựng nước ở miền nam sông Dương tử. II - 2: Những vấn đề tồn nghi. Qua những tư liệu ở trên cho chúng ta thấy trong quá trình lịch sử, người Việt đã tồn tại nhiều ngày giỗ Tổ. Tại sao lại có nhiều ngày giỗ như vậy, trong khi phong tục Việt chỉ có một ngày giỗ chính? Tất nhiên, đây là điều cần giải thích. Trước khi giải thích điều này, chúng ta cần thừa nhận một thực tế khách quan, tồn tại hiển nhiên rằng: Ngày giỗ Tổ Hùng Vương từ lâu đã in sâu vào Tâm linh Việt tộc, từ ngàn xưa và ngay cả trong đêm tối của ngàn năm Bắc Thuộc. Sau này, vào thời Hưng Quốc Đinh, Lê Lý Trần....các triều đại chính thức coi là ngày Quốc Lễ. Tất nhiên, trong hơn 1000 năm Bắc thuộc đó, người Việt chỉ còn giữ lại trong tâm khảm mình sự tưởng niệm về ngày Giỗ Tổ, như là một sự tưởng niệm và tôn vinh Tổ Tiên. Và ngày đó được ghi nhân vào đầu trung tuần tháng Ba Âm lịch, từ 10, 11 và 12 như các tài liệu nói tới. Vậy cội nguồn đích thực của ngày giỗ tổ đích thực từ đâu trong ba ngày này. Điều này tôi đã chứng minh: Đó chính là ngày 10 - tháng Ba là độ số của Trung Cung Hà Đồ. Xin xem lại đồ hình Hà Đồ dưới đây: Vậy tại sao lại có ngày 11 và ngày 12? Điều này rõ ràng trái với truyền thống văn hiến Việt - chỉ có một ngày giỗ. Vậy trong ba ngày trên : Mùng 10, 11 và 12 sẽ chỉ có một ngày duy nhất đúng và hai ngày kia là sự biến tướng của ngày chính thức. Xét trong phong tục cổ Việt và còn lưu truyền ở các vùng Nam Dương tử về ngày giỗ, có một hiện tượng rất đáng chú ý sau đây: Trong việc chọn ngày giỗ, có một vtậpp quán chọn ngày sau ngày chết một ngày. Thí dụ, ngày mất là ngày mùng 8, thì giỗ vào ngày mùng 9. Ngày mất gọi là ngày Sinh (Tức ngày Dương) với ý nghĩa là trong ngày này, người thân vẫn còn sống dù chỉ một giờ. Về ý nghĩa sinh học thì người mất phải chờ sau 24 giờ, mới xác định được đã chết hẳn. Còn ngày hôm sau gọi là ngày Tử, và chọn làm ngày giỗ cho con cháu. Bởi vậy, sự xác định ngày giỗ Tổ Hùng Vương 10 tháng 3 là ngày chính thức, hoàn toàn chính xác. Còn các ngày sau đó là do sự thất truyền qua hàng ngàn năm Hán hóa về giá trị đích thực của ngày tôn vinh giá trị văn hiến Việt, qua sự giải thích trên, nên đã lùi lại một, hai ngày. Tất nhiên, cũng không loại trừ ông cha ta lấy các ngày 11, 12 để gìn giữ sự bí ẩn của nền văn hiến Việt: Coi Hà Đồ là nguồn gốc của những giá trị Lý Học Đông phương. Các trí giả uyên bác đời Nguyễn đã phục hồi lại những giá trị này: Lấy ngày 10 tháng 3 - độ số của Trung cung Hà Đồ - biểu tượng của nền văn hiến Việt - làm ngày tôn vinh tổ tiên. Chân thành cảm ơn sự quan tâm của quí vị. ------------------------ Chú thích * : Tháng Tí - tức tháng 11 âm lịch – trong dân gian còn gọi là tháng Một và phân biệt giữa số đếm 1 là số đầu tiên, nên gọi tháng đầu trong năm sau Tết là tháng Giêng. Tháng Một không phải là tiếng gọi tắt của tháng 11 mà là tháng đầu tiên theo thứ tự 12 con giáp. Cũng như tháng Sửu là tháng thứ 2 gọi là tháng Chạp để phân biệt với tháng 2 theo số đếm.Chúng tôi đã có bài viết liên quan đến cách gọi này của người Việt với nội dung có liên hệ với các chòm sao Thiên Cực Bắc với chu kỳ 6000 năm. Xin tham khảo đường kink sau: **: Nguyên văn cổ thư là "Thập bát thế", có thể hiểu là 18 thời đại các vua Hùng. Chứ không thể hiểu là 18 đời vua Hùng. Trong phát âm của người Việt thường gọi nôm và phổ biến là "Đời". Điều này, khiến những người có quan điểm phủ nhận văn hóa sử truyền thống Việt, thường căn cứ vào đấy để suy luận chủ quan cho rằng: 18 đời Hùng Vương chỉ gồm 18 vị vua trị vì.Hiện tượng lẫn lộn "Đời" và "Thời" trong ngôn ngữ Việt còn thể hiện ngay trong văn viết có tính bác học và nghiên cứu cho đến gần đây. Chúng ta xem cuốn "Kinh Dịch - Vũ Trụ quan Đông phương" của giáo sư Nguyễn Hữu Lượng - Đại học Vạn Hạnh Sài Gòn trước 1975 - thì cũng thấy rằng, ông nhiều lần dùng chữ "Đời" để thể hiện một triều đại. Thí dụ: "Thời nhà Minh" thì ông vẫn viết là "Đời nhà Minh".
    1 like
  19. Tất nhiên câu chuyện hài hước này hình như có từ thế kỷ 19 gì đó nhưng đến bây giờ thì khác rồi người ta có thể chế tạo chất đó ở trong các phòng thí nghiệm của vệ tinh trên Vũ Trụ bằng cách đẩy các chất nào đó vào với nhau để gây ra phản ứng tạo nên các chất mới. Nếu như "Chất hoà tan mọi chất" này được tạo ra trong Vũ Trụ thì người ta làm sao mang được nó xuống mặt đất cơ chứ bởi vì đa số các chất không thể dùng từ trường... khống chế được nó. Ví dụ một cục đất thì lực vật lý nào có thể giúp nó thắng được lực hấp dẫn của trái đất ? (Nếu như tôi không nhầm thì một bài báo cũng trên báo An ning thế giới có đăng là hãng Boing đã mua phát minh của một người Nga và đang chế tạo máy bay không chịu lực hấp dẫn của trái đất). Còn chất "Phản vật chất" thì theo lý thuyết của Vật Lý học hiện đại có các hạt có khối lượng Dương, Âm và bằng không, vậy thì trước khi chế tạo chất "Phản vật chất", người ta phải chế ra được vật liệu làm bằng chất có khối lượng bằng không để đựng các hạt "Phản vật chất" trong đó.
    1 like
  20. Cái thứ vật chất tạo ra lực từ trường ( hay xung lực tương tự) thì có thể bị hòa tan dễ dàng nhưng với điều kiện tiếp xúc được với nó, nhưng từ trường thì không thể hòa tan, chỉ có thể triệt tiêu ( một cơ chế làm việc khác ) Tựu trung không ngoài ý, cần tránh " lối mòn " khi tư duy. Có những cái tưởng như không tưởng thời xưa, bây giờ trở thành cái có thể. Có những cái tưởng như chân lý, bây giờ phải chịu sự xét lại, âu cũng là lẽ thường tình. Thân mến.
    1 like
  21. Câu chuyện này đâu có gì hài hước. Muốn chứa đựng, cầm giữ, sử dụng "chất có thể hòa tan mọi chất " thì dùng từ trường ( hay những lực tương tư ) treo nó lơ lửng trong không khí. Khi muốn bắn nó đi thì cũng dùng loại lực này ép nó đi.
    1 like
  22. Chào bác Vu Long Vật chất có khối lượng âm là cái gì bác Vu Long, bác cho cái định nghĩa. Liêm trinh nghĩ đã là vật chất thì chỉ có khối lượng bằng không (như hạt photon...nhưng e là do chưa có công cụ đo nên gọi khối lượng của nó bằng không mà thôi) và khối lượng dương thôi chứ.Kính bác
    1 like
  23. Từ phản vật chất ở đây cũng chỉ bao hàm chỉ loại vật chất có khối lượng âm. Theo tôi hiểu thì cứ cho họ chế tạo được loại phản vật chất này thì họ dùng cái gì để đựng nó cơ chứ. Câu chuyện này cũng tương tự câu chuyện hài hước một nhà bác học đãng trí rất nhiệt tình khi nhận nghiên cứu đề tài "Tạo ra một chất có thể hòa tan mọi chất".
    1 like
  24. Chào cụ tiến sỹ Theo các hiểu biết khoa học hiện đại của liêm trinh chỉ khi nào cố máy hơn 10 tỷ đô kia tạo ra được vụ nổ giống vụ nổ lớn thì may ra mới có thể tìm ra được phản hạt và nó tồn tại trong một thời gian cực ngắn rồi phản ứng với hạt hết sạch nên không có phản vật chất. Liêm trinh nghĩ đó là cái bẫy của người mỹ để cho các nước khác dốc sức người sức của vào nghiên cứu một cái vô bổ thôi.Nói vui chứ!!!!!!!!!!nếu có phản vật chất thì phản vật chất thông minh hơn vật chất nhiều!!!!!!!!!. Phản vật chất sẽ điều khiển vật chất!!!!!!!!! chứ vật chất không thể điều khiển phản vật chất được !!!!!!! Kính cụ
    1 like
  25. 6 người (với số vốn bằng nhau) là kể cả chồng em rồi, thì 2 người 1975, 2 người 1976, 1 người 1973, 1 người 1974 Nhưng có 2 người (1975 & 1974) nhờ người khác đứng tên giùm, nên trong giấy phép sẽ là 1975, 1973, 1968, 1979 và 2 người 1976. Trong đó, chồng em 1975 làm chủ tịch. Em 1977 làm giám đốc thuê trên danh nghĩa. (hơi rắc rối, khó hiểu 1 chut ) - Lĩnh vực kinh doanh: buôn bán sảm phẩm nhựa, cao su; dịch vụ về chế biến nông sản - Khai trương: giấy phép xong rồi nên khai trương khi nào cũng được. Anh coi giúp em với ạ. Với chồng em năm nay bắt đầu làm ăn vậy thì có tốt và thuận lơi không? hay phải đợi đến khi nào ạ? Em chân thành cảm ơn.
    1 like