• Thông báo

    • Bá Kiến®

      Nội quy Lý Học Plaza

      Nội quy này là bản mở rộng Nội Quy - Quy định của Diễn đàn. Khi tham gia mua bán, các thành viên phải tuân theo những quy định sau: Tiêu đề bài viết: Bao gồm: Chỉ dẫn địa lý, Loại hình Mua/Bán, Thông tin mua bán.
      Chỉ dẫn địa lý: Tỉnh/thành nơi mua bán. Hoặc sử dụng định nghĩa có sẵn:TQ: Toàn quốc
      HCM: TP Hồ Chí Minh
      HN: Hà Nội
      [*]Ví dụ: HCM - Bán Vòng tay Hổ Phách ​Nội dung bài viết: Mô tả chi tiết sản phẩm mua/bán
      Bắt buộc phải có thông tin liên lạc, giá Mua/Bán
      Bài mới đăng chỉ được phép up sau 03 ngày.
      Thời gian up bài cho phép: 01 ngày 01 lần.
      Các hành vi vi phạm nội quy này sẽ bị xóa bài hoặc khóa tài khoản mà không cần báo trước.

Leaderboard


Popular Content

Showing most liked content on 18/08/2010 in all areas

  1. Kính chào anh chị em thành viên diễn đàn Tôi rất hân hạnh được giới thiệu tham gia làm thành viên diễn đàn lyhocdongphuong, thông qua một số nội dung của ACE chia sẽ trên diễn đàn tôi thấy đây là một địa chỉ thiết thực để mọi người có thể giao lưu, học hỏi và hỗ trợ nhau trong cuộc sống. Tôi rất quan tâm đến lĩnh vực tướng số và tìm hiểu về triết học phương đông cũng như vấn đề tâm linh, hy vọng thông qua diễn đàn tôi sẽ tìm hiểu để học hỏi thêm nhiều kiến thức mà mình quan tâm từ các thành viên. Ngoài ra, với tư cách là luật sư, tôi thấy mình có thể góp một phần nhỏ bé của mình giúp cho ACE diễn đàn chia sẽ thêm về kiến thức pháp luật. Nếu anh chị nào gặp vấn đề có liên quan đến pháp lý, xin hãy đặt câu hỏi. Tôi sẽ tư vấn cho tất cả những câu hỏi thuộc chuyên môn của mình. Tôi xem đây là cơ hội đóng góp thêm một chuyên mục nhỏ để diễn đàn chúng ta hoạt động ngày càng phong phú hơn và qua đây cũng góp phần giao lưu học hỏi với mọi thành viên trong diễn đàn. Chân thành cám ơn sự đón nhận của các anh chị.
    2 likes
  2. 1 like
  3. VĂN HOÁ TRUNG QUỐC DƯỚI GÓC NHÌN TOÀN CẦU HOÁ. Thứ hai, 16/08/2010, 11:30(GMT+7) VIT - Vương Mông (1934-): nhà văn Trung Quốc đương đại, người tỉnh Hà Bắc. Nổi tiếng từ 1953 với tiểu thuyết Tuổi trẻ muôn năm, 1956 – truyện ngắn Người trẻ tuổi mới đến từ ban Tổ chức. Từ 1963 làm việc tại Tân Cương hơn 10 năm. Về sau làm chủ biên tạp chí Văn học nhân dân, phó chủ tịch Hội Nhà văn TQ, Uỷ viên TƯ ĐCSTQ, Bộ trưởng Bộ Văn hoá, Phó CT phân hội TQ của Hội Văn bút quốc tế. Toàn cầu hoá gây ra nỗi lo văn hoá Toàn cầu hoá (TCH) nhất trí với hiện đại hoá, kết quả của hiện đại hoá tất nhiên dẫn đến TCH. Mác cho rằng sức sản xuất là nhân tố tích cực nhất, năng động nhất trong sự phát triển xã hội, bất cứ sự vật nào cũng không ngăn cản được sự phát triển của sức sản xuất. Lý lẽ này đã chịu được sự thử thách của thời gian, không thể bác bỏ được. Cho dù TCH bị nhiều người phê bình, kháng nghị, song đều không ngăn được nó. TCH mang lại cơ may cho Trung Quốc (TQ), một nước đang phát triển, đồng thời gây ra sự lo lắng về văn hoá. Nếu không tiếp thu kỹ thuật hiện đại thì ta không thể nào có được một đất nước vĩ đại hiện đại hoá, theo CNXH, hơn nữa lại không ngừng phát triển. Chúng ta thấy bất cứ cái gì có lợi cho phát triển sản xuất thì rất dễ được các nước, các nền văn hoá khác nhau tiếp nhận. Như máy bay, điện, máy tính, nhất là công nghệ thông tin, không ai ngăn cản được. Mã vạch, container cả thế giới đều dùng, nhờ chúng mà sản phẩm và thành quả khoa học kỹ thuật (KHKT) của ta có thể trao đổi và cùng hưởng thụ. Nếu không có tiêu chuẩn nhất trí toàn cầu thì sẽ không thể cùng hưởng công nghệ; chẳng hạn bóng đèn anh làm, tôi làm thì không lắp lẫn được cho nhau. Phát minh máy tính và số hoá làm cho TCH được đẩy nhanh, đã thực hiện được xa lộ cao tốc thông tin. Số hoá buộc bạn phải học tiếng Anh – một điều kiện rất bất đắc dĩ, song nó cho ta một cơ hội rất lớn. Nếu bạn muốn dùng máy tính thì dù phần mềm tiếng TQ làm tốt đến đâu cũng vẫn không tránh khỏi việc dùng các thuyết minh và thực đơn bằng tiếng Anh. Điều đó nói lên sự phát triển của bất cứ nước nào cũng không thể tách khỏi thế giới được. Một nước dù chí khí cao, vĩ đại đến đâu cũng chẳng thể xa rời tiến trình TCH. Nói TCH gây ra sự lo lắng về văn hoá là nói TCH làm cho nền văn hoá của một số nước và vùng cảm thấy có nguy cơ bị hoà tan, bị biến đổi. Trước hết là bạn tự đánh mất địa vị của mình. Cái gọi là nguy cơ chấp nhận, tức là các thứ học được đều chủ yếu là của Mỹ, nhưng học xong rồi thì bạn lại vẫn chưa phải là người Mỹ. Nguy cơ này tồn tại trong nhiều nước kể cả Pháp, TQ. Pháp đã áp dụng nhiều biện pháp hạn chế dùng tiếng Anh. TQ đều dùng tiếng Anh: biển báo đường cao tốc, đài truyền hình TQ cũng gọi là CCTV. Ta còn mở kênh truyền hình tiếng Anh, có nhiều tiết mục dạy tiếng Anh. Tôi không có ý phê bình chuyện ấy, điều đó là tất yếu, thậm chí rất tốt. Du khách nước ngoài đến thăm TQ, tuy tiếng TQ là một văn tự rất vĩ đại và được nhiều người dùng nhất thế giới, nhưng tính quốc tế của nó chưa tốt lắm. Thế giới đều dùng tiếng Anh – về lý luận, điều này không thể nói cho rõ được. Phải chăng tiếng Anh tốt nhất, có tính khoa học; điều đó chưa chắc – nhưng bạn nói tiếng Anh thì người ta hiểu. Thủ tướng Ôn Gia Bảo họp báo phải dùng phiên dịch tiếng Anh, không thể nào dùng tiếng Nhật, tiếng Nga được. Nói về lý thì các thứ tiếng đều bình đẳng với nhau, nhưng tiếng Anh có địa vị ưu thế như vậy đấy. Lại nói về lối sống. Lễ Giáng sinh, ngày Valentine, thị trường đều lên cơn sốt. Tết Nguyên đán, Nguyên tiêu, Trung thu thì không thế. Đời sống hàng ngày có ăn mặc ở đi lại, trong đó “ăn” là thế mạnh của TQ, đa số đều thích món ăn TQ. Thế nhưng rất nhiều trẻ em lại thích ăn McDonald’s, gà quay Kentucky, đều là loại thực phẩm rác rưởi của nước ngoài. Bây giờ “mặc” không phải là thế mạnh của TQ nữa. “Đi lại” cũng vậy, có ai ngồi kiệu TQ đâu ? Ở cũng thế, rất khó mà xây loại nhà có mái to tướng kiểu TQ nữa. Phải chăng nên suy nghĩ xem làm thế nào ta mới có lối sống của mình ? Một nỗi lo mới nữa là văn hoá càng ngày càng đại chúng hoá, hàng loạt hoá. Đại chúng hoá có mặt rất tốt, là một kiểu dân chủ của văn hoá, dễ thực hiện việc để mọi người cùng hưởng thụ văn hoá, bình đẳng văn hoá, ai xem cũng hiểu. Đại chúng hoá, hàng loạt hoá thì có thể sản xuất lớn. CD, VCD, DVD, mới đây lại có EVD, đều có thể sản xuất hàng loạt. Vì thế đẻ ra vấn đề: những thứ cao, tinh, quý phái trong văn hoá không phải ai cũng có điều kiện sản xuất, sáng tạo, làm ra, thậm chí không phải ai ai cũng có thể xem hiểu – đó là loại văn hoá có chút “tiểu chúng”, một số thứ cao quý tao nhã – những thứ đó đang có nguy cơ bị mất dần. Nhưng không có cách nào đối phó cả, ở nước ngoài cũng vậy. Thí dụ các phim hoành tráng, họ chỉ cốt sao tiếng động ầm ỹ, chiếm được khán giả, trước hết phải kích thích mạnh khán giả đã. Bạn thích xem phim đó, xem xong thì quên – bạn cho rằng như thế là thành công nhất. Tại sao ? xem xong còn nhớ để làm gì ? chỉ mệt óc. Xét về mặt khác, tiến trình TCH lại làm cho văn hoá tinh hoa ngày càng phân hoá. Tác động và thách thức do TCH mang lại, bạn thích hay không, nó vẫn đến. Khi trao đổi với các bạn Pháp, Đức, là những nước châu Âu cổ xưa, tôi thường thấy họ có thái độ coi thường văn hoá Mỹ. Một lần ăn cơm ở nhà vị lãnh đạo Viện Goethe, khi nói chuyện ở Munich xuất hiện hiệu ăn nhanh McDonald’s, ông ấy tức đến run người, nói ăn uống là một thứ văn hoá, ăn nhanh kiểu Mỹ về cơ bản chỉ có tính tẩm bổ, là phản văn hoá. Khi sang New York, tôi kể chuyện ấy cho một người Mỹ nghe, thì ông này bảo: họ càng chửi thì khách ăn McDonald’s càng đông, ảnh hưởng càng tăng. Sự phát triển nhanh của KHKT, sự giao lưu toàn cầu đã gây thách thức với đời sống đạo đức, tinh thần và đem lại các vấn đề mới. TQ rất coi trọng đạo đức. Đọc Xuân thu chiến quốc, Đông chu liệt quốc chí, cái làm tôi cảm động nhất là quan niệm đạo đức của người xưa, trọng nghĩa khinh chết. Kinh Kha muốn giết vua Tần, khi gặp Phàn Vu Kỳ người Tần trốn sang nước Yên, Kha nói: “Tôi muốn giết vua Tần, nhưng vì vua Tần không tín nhiệm tôi nữa nên không cho tôi vào cung.” Phàn nghe hiểu ngay và nói: “Ông mang cái đầu của tôi đến gặp vua Tần thì vua sẽ tiếp kiến ông ngay.” Nói đoạn rút kiếm tự chém phăng đầu mình. Ngày nay, do KHKT phát triển, nhiều cái vĩ đại nếu dùng KHKT đo lường thì không còn vĩ đại nữa, do đó đời sống tinh thần, quan niệm đạo đức, mỹ đức, nghĩa hiệp, cao cả, nên thơ đều bị thách thức. Cho nên cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX có câu nói “Thượng Đế chết rồi” – người ta vốn sùng bái Thượng Đế, mọi hành động đều làm theo ý chí của Thượng Đế, nhưng sự phát triển KHKT làm cho bạn cảm thấy trên thế giới này tìm chẳng ra một vị thánh nào nhân cách hoá như thế nữa – cho nên “Thượng Đế chết rồi”. Thời nay thậm chí xuất hiện câu “Con người chết rồi”. Ý nói con người không còn là trung tâm của vũ trụ nữa. Thí dụ, trong đời sống tinh thần của nhiều dân tộc xưa kia, Mặt Trăng là một ước mơ vĩnh viễn chỉ có thể nhìn thấy mà không thể với tới. Nhưng người Mỹ đã lên Mặt Trăng, phát hiện đấy chỉ là một thiên thể chết, chẳng có chú Cuội, chị Hằng, cây đa gì hết. Ước mơ của con người không còn nữa. Đã có biết bao người ca tụng tình yêu, nhưng từ ngày có Freud, cái gì ông ta cũng đem ra làm thực nghiệm tuốt, cho nên người Mỹ nói “Tình yêu là một hiện tượng bệnh tâm thần.” Nếu xét về quan điểm y học, quan điểm phối giống của thú y, thì tình yêu chết rồi. Ngày nay xuất hiện nhiều công nghệ thăm dò, thấu thị. Người đẹp đến đâu, khi chụp cắt lớp lấy phim ra xem, bạn sẽ chẳng thấy cảm giác đẹp đâu cả, dù người đó là Tây Thi hay Điêu Thuyền. TCH cũng đem lại cái gọi là sự va chạm văn hoá. Dù nhiều người TQ không tán thành quan niệm va chạm văn hoá do Huntington đề xuất, nhưng va chạm văn hoá đúng là có, bạn không thể không thừa nhận. TQ có truyền thống Nho giáo tương đối gần đời thường, nên có thể tiếp thu nội dung theo đòi tiến bộ, theo đòi đời sống sung túc giầu có. Nhưng văn hoá một số nước và dân tộc thì khó tiếp thu các nội dung ấy, không thể cưỡng chế họ tiếp thu. Vì có những nỗi lo nói trên, trên toàn thế giới đang rầm rộ triển khai một trào lưu tư tưởng chống TCH, chống khoa học hoá, chống chủ nghĩa kỹ thuật, chống thuyết duy phát triển – có người gọi là “trào lưu tư tưởng phái tả mới”. Không chỉ hạn chế trong “phái tả mới”; thí dụ phái Frankfurt gồm một số triết gia phương Tây mấy năm gần đây rất nổi tiếng tố cáo: đằng sau TCH, đằng sau sự phát triển kỹ thuật và công nghiệp văn hoá đều có một kiểu thống trị của tư bản, một kiểu thống trị của siêu cường quốc, nó sẽ gây tai hoạ cho loài người. TQ cũng có trào lưu ấy nhưng chưa làm mạnh như phương Tây. Một số trí thức TQ, nhất là người ở phương Tây, họ nắm được một số vũ khí tư tưởng phê phán mạnh Mỹ và phương Tây, nhưng vì dùng tiếng TQ để phê phán nên bạn cảm thấy điều đó còn xa cách xã hội TQ. Thí dụ TQ thì phê phán chủ nghĩa khoa học gì được, vì ở nông thôn TQ mê tín còn nhiều hơn khoa học. Văn hoá truyền thống của Trung Quốc Cái gọi là văn hoá truyền thống TQ là định hướng giá trị cơ bản, phương thức sinh hoạt cơ bản, phương thức tư duy cơ bản, phương thức tổ chức xã hội cơ bản và đặc sắc thẩm mỹ cơ bản mà dân tộc Trung Hoa mấy nghìn năm nay phát triển và kế thừa, trên cơ bản chưa bị gián đoạn. Xét về luân lý và chính trị học, là sự bổ sung lẫn nhau giữa nhà Nho với đạo Nho, là Tứ Thư. Xét về tư duy, triết học, đó là văn hoá Hán ngữ và chữ Hán, là Kinh Dịch, là sùng bái khái niệm và phán đoán trực quan. Xét về khu vực và kinh tế là văn hoá Hoàng Hà là chính, bổ sung cho văn hoá Sở, là văn hoá nông nghiệp. Xét về phương thức tổ chức xã hội là sự bổ sung cân bằng của chuyên chế phong kiến và tư tưởng dân bản. Xét về văn hoá dân gian là âm dương bát quái, huyết thống tông pháp, là món ăn TQ, Trung y, thuốc Bắc và sùng bái hỗn hợp đa thần, là trung hiếu tiết nghĩa tuyên truyền mạnh trong kịch hát truyền thống. Văn hoá truyền thống TQ đang trải qua thử thách rất lớn, đang xuất hiện một kiểu tái sinh, có thể nói là một kỳ tích. Sau Chiến tranh Thuốc phiện, do nỗi nhục mất nước, tình hình TQ không được sáng sủa. Một số nhà yêu nước tiên tri tiên giác áp dụng thái độ phê phán mạnh nhất nền văn hoá TQ. Lỗ Tấn bảo thanh niên chớ nên đọc sách TQ, đọc sách nước ngoài xong thì bạn trở nên tự cường, phấn đấu, đấu tranh; đọc sách TQ xong thì lòng bạn yên tĩnh, không cầu tiến, chỉ nhẫn nại. Lỗ Tấn là người phái tả. Phái hữu cũng vậy. Ngô Trĩ Huy (người Quốc dân đảng) bảo: Vứt hết sách cổ vào nhà vệ sinh. Một số người trẻ khác cũng đưa ra lắm khẩu hiệu rất mạnh, đặc biệt căm ghét chữ Hán, văn hoá TQ, cho rằng chữ Hán khó học. Tại sao TQ chuyên chế ? Vì chữ Hán khó học, chỉ có một thiểu số tinh anh học được, nên họ mặc sức áp bức quần chúng. Tôi hồi trẻ cũng tin quan điểm đó. Đại học giả ngôn ngữ Lã Thúc Tương nói TQ có thực hành văn tự phiên âm thì mới thực hiện được dân chủ. Chủ tịch Mao tuy rất ghét sùng ngoại, nhưng lại ủng hộ cải cách chữ Hán, ông có một danh ngôn Lối thoát của chữ Hán là La tinh hoá. Tiền Huyền Đồng còn yêu cầu tất cả người TQ học tiếng Anh từ tiểu học, bỏ tiếng TQ. Hiện nay ngày càng nhiều người thấy văn hoá TQ rất có giá trị, không thể tiêu diệt nổi. Tuy có mặt lạc hậu, xơ cứng, thối nát, nhưng nó càng có các mặt linh hoạt, mở, có thể hấp thu, thích ứng, tự điều tiết, giành được sức sống mới. Trong lịch sử rất hiếm một dân tộc cổ xưa và một nước lớn có thái độ như vậy đối với nền văn hoá của mình. Nếu thời Ngũ tứ không có các bậc tiên tri tiên giác phát ra những lời rung trời chuyển đất như vậy, thì sao có được TQ sau này ? Chưa biết chừng ngày nay chúng ta vẫn dừng lại ở giai đoạn “Tử viết” “Thi vân”, bởi lẽ sức mạnh của nền văn hoá TQ quá lớn. Phong trào “Phá 4 cái cũ” hồi năm 1966 lại càng đả phá không có giới hạn văn hoá TQ cũ. Nhưng sau đại nạn đó, tình hình hiện nay là ngày càng nhiều người thấy văn hoá TQ rất có giá trị. Rất nhiều thứ ta nhầm tưởng là đúng thì nay lại không thế. Thí dụ chữ Hán, khó học một chút nhưng không phải đặc biệt khó mà cũng có quy luật. Văn tự phiên âm có hơn 20 chữ cái, nhiều nhất 30, mỗi chữ thay cho một âm, âm ấy chẳng có ý nghĩa gì. Thế mà chữ Hán thì bao hàm cả âm thanh, hình tượng, quan hệ lôgic, chứa một bức tranh đẹp. Nhất là sau khi giải quyết thành công việc đưa chữ Hán vào máy tính thì chẳng ai đòi tiêu diệt chữ Hán nữa. Hiện nay văn hoá TQ sống động trở lại, lại lên cơn sốt mới, thể hiện sức tái sinh, hoàn toàn có thể theo kịp bước tiến của hiện đại hoá, TCH đồng thời lại giữ được nét đặc sắc, tư cách, sức hấp dẫn, thể hiện niềm tin và tự hào của chúng ta đối với văn hoá TQ. Chữ Hán bản thân đại diện một phương pháp tư duy, khác nhiều với văn hoá phương Tây, đây là vấn đề rất phức tạp. Truyện ngắn Mắt của đêm tôi đăng báo năm 1979, được dịch ra nhiều thứ tiếng. Các dịch giả đều gọi điện đến hỏi tôi: “Chữ mắt của ông là số nhiều hay số ít ? Là eye hay eyes ?” Tôi ngớ người ra, vì chữ “mắt’ trong truyện có 3 ý. Một là nhân cách hoá đêm, nên nó không có vấn đề số ít số nhiều. Hai là nhân vật chính trong truyện, tên là Trần Cảo; tôi không nói rõ anh ta chột mắt hoặc anh dũng hy sinh trong chiến đấu, nên dĩ nhiên là eyes rồi. Thứ ba, tôi viết trên công trường có một bóng đèn ánh sáng vàng vọt, đó là “single”. Cho nên mắt của đêm không thể chia thành eye hay eyes. Tôi giải thích thế họ chẳng hiểu, họ nói gì tôi cũng chẳng hiểu. Tôi cho rằng chữ mắt trong chữ Hán càng bản chất hơn một con mắt, hai con mắt. Chữ Hán của ta có một kiểu chủ nghĩa bản chất. Thí dụ nói con “bò”, đây là bản chất; sau đó đến sữa bò, bò sữa, bò con, bò đực, bò cái v.v…Nhưng trong tiếng Anh không có một chữ thống nhất như thế. Bò dùng cattle, nghĩa là đại gia súc, cũng có nghĩa là bò. Bò cái cow, bơ butter, bò con vealer, thịt bò beef; giữa các chữ ấy không có mối lệ thuộc nào. Người TQ rất coi trọng cái bản chất đó, thậm chí một, hai, ba trong tiếng TQ cũng được đặc biệt coi trọng. TQ vô cùng coi trọng một, cho rằng mọi sự vật trên thế giới đều phải có một gốc gác (bản nguyên) tập trung, không thể biến đổi cũng không thể lặp lại. Cho nên phế bỏ Hán ngữ thì sẽ rất lôi thôi, là một tai hoạ. Triết gia Vương Quốc Duy tự tử vì thấy văn hoá TQ sắp đi đứt. Chúng ta sống đến ngày nay nhìn thấy văn hoá TQ phát đạt, rực rỡ, đúng là rất may mắn. Văn hoá truyền thống còn bao gồm ẩm thực, đời sống, y dược, rất nhiều thứ trực quan, cảm thấy được. Thí dụ Trung y có đường đỏ tính nhiệt, đường trắng tính mát, đường phèn càng mát, càng khứ hoả. Tôi thấy đây là một loại trực quan, không có căn cứ thực chứng, nhưng tôi thích nó. Khi sốt, tôi không uống nước pha đường đỏ mà pha đường phèn vào nước hoa cúc. Thật khác phương pháp của nước ngoài. Tín ngưỡng tôn giáo của TQ cũng rất đặc biệt. Một nước lớn thế mà không có tôn giáo thống nhất. Người TQ có thái độ rất linh hoạt đối với tôn giáo; tư duy của chúng ta chẳng giống bất cứ ai. Chúng ta nói “Lục hợp chi ngoại tồn nhi bất luận”. Lục hợp là không gian ba chiều, mỗi chiều là hai mặt tương đối, cho nên là lục hợp. Lục hợp chi ngoại tồn nhi bất luận tức là cái gì thuộc về tính sau chót thì ta không bàn luận song cũng không phản đối. Đó là đa thần luận linh hoạt lấy cái tôi là chính. Vua bếp canh bếp cho ta, thần cửa canh cửa, thần tài giúp ta kiếm tiền. Lỗ Tấn từng nói “Khổng Tử kính thần như thần tại”. Một câu nói quá thông minh. Không một tín đồ ngoan đạo nào trên thế giới có thể nói được lời như vậy. Nhưng ông cũng không tuyên truyền thuyết vô thần, chẳng nói tôn giáo là lừa bịp. Ông không phản đối kính thần. Phương thức tư duy của người TQ rất hay. Tôi quen một nhà Hán học người Đức rất giỏi tiếng TQ, lấy vợ Đài loan, sau vợ đòi ly dị. Bà ấy bảo: “Ông Vương Mông này, người Đức học tiếng TQ, học Kinh Dịch, Lão Tử, đáng sợ quá ! Thành ma quỷ rồi, vì ông ấy kết hợp cái lạnh lùng tàn nhẫn kiểu Đức với cái lắm mưu ma chước quỷ kiểu TQ.” Dĩ nhiên tôi không nói dân tộc ta lắm mưu mô xảo quyệt, nhưng tư duy của ta vô cùng linh hoạt – đó là sự thật. Xưa kia bao nhiêu nơi ở châu Á biến thành thuộc địa, nhưng chẳng ai khuất phục nổi dân tộc Trung Hoa, vì ta có nền văn hoá của mình. Nền văn hoá ấy giúp ta vượt qua khó khăn. Xây dựng Trung Quốc thành một nước lớn văn hoá (*) Ta nên xây dựng nước mình thành một nước lớn văn hoá, và thực tế đã như vậy. Điều này có quan hệ với phát triển quan khoa học. Ta không thể chỉ nói GDP đầu người, thu nhập quốc dân, vì trong tương lai có thể dự kiến, ta sẽ chưa đuổi kịp các nước phát triển. Nhưng ta vẫn sống trong một nước vĩ đại, vẫn có cống hiến đặc biệt cho loài người, vì ta có văn hoá Trung Hoa. Nền văn hoá ấy là cái gốc để dựng nước, là niềm kiêu hãnh, là quang vinh của ta. Hiện nay, CNXH mang màu sắc TQ đang bừng bừng phát triển, hôm nay ta có thể rất sung sướng nói chuyện vấn đề văn hoá ở đây, bàn về cái gốc của văn hoá TQ. Tháng 11 năm 2004 tôi có đi thăm nước Nga. Liên Xô dựng nước hơn 70 năm mà sản lượng nông nghiệp chưa bằng mức cao nhất thời Sa hoàng. Thu nhập bình quân đầu người của nước Nga hiện nay kém xa mức đạt được thời Liên Xô. Không riêng gì chúng ta mà bà Thatcher, ông Brzezinski đều cho rằng văn hoá TQ ghê gớm quá, có thể “gặp dữ hoá lành, gặp rủi hoá may”. Khi cần kiên trì thì có thể kiên trì hơn bất cứ ai; khi cần linh hoạt thì cái gì cũng linh hoạt, thế nào cũng tìm ra lối thoát, phương hướng tiến lên – đó là sức sống của văn hoá TQ. Chúng ta không đóng cửa làm văn hoá mà có thái độ cởi mở, học hỏi nền văn hoá ưu tú của toàn thế giới; cái gì học được thì cái đó trở thành của ta. TQ chúng ta đặc biệt có năng lực về mặt này. Hồi tôi dự diễn đàn đỉnh cao văn hoá, báo chí làm rùm beng nói Vương Mông đề xuất phải mở “chiến dịch bảo vệ Hán ngữ”. Tôi có nói thế đâu – chỉ cần học tốt Hán ngữ là được, mở chiến dịch bảo vệ làm gì ? Học Hán ngữ không mâu thuẫn với học Anh ngữ; học tốt tiếng mẹ đẻ thì mới có thể học tốt ngoại ngữ. Học giỏi ngoại ngữ rồi, quay lại so sánh để biết cái đẹp và đặc sắc của ngôn ngữ mẹ đẻ. Ông Cố Hồng Dánh là người giỏi ngoại ngữ nhất TQ. Một lần ông đi tầu điện ngầm ở London, cầm ngược tờ báo Times đọc, mấy thanh niên người Anh bên cạnh cười bảo nhau “Cái lão TQ để đuôi sam này hắn đọc chữ ngược.” Ông quay lại nói bằng giọng Oxford tiêu chuẩn: “Các bạn trẻ ơi, tiếng Anh của các bạn quá đơn giản. Nếu tôi đọc thuận thì là sự xỉ nhục trí lực của tôi. Đọc ngược thế này là trò chơi của tôi đấy.” Ông cũng cực giỏi tiếng TQ. Còn ông Tiền Trọng Thư nữa, thạo 7 thứ tiếng Anh, Đức, Nga, Tây Ban Nha, Pháp, Ý, Bồ Đào Nha. Ông làm thơ kiểu cổ rất hay. Cho nên ta chưa giỏi Trung văn là chưa giỏi Trung văn chứ không phải vì học tiếng Anh. Ngược lại, chưa giỏi tiếng Anh cũng chẳng phải vì quá giỏi tiếng TQ, mà do chưa chịu khó học tiếng Anh. Năm 1998, tôi sang Mỹ có nói về năng lực hấp thu và cải tạo của văn hoá TQ. Tôi kể: khi TQ cải cách mở cửa, hãng CocaCola mới đầu làm ăn không thành công ở TQ là do khi bán một chai CocaCola to lại biếu một cốc uống nước. Làm thế nhất định không thành công. Bây giờ thì dần dần thành công rồi, rất nhiều người uống. Nhưng người TQ hấp thu CocaCola rồi thì nhất định sẽ thay đổi. Lúc ấy tôi chưa biết có thay đổi gì. Sau mới biết, người TQ dùng CocaCola để nấu canh, để làm thuốc chữa cảm cúm. Chuyện ấy người Mỹ không tiếp thu nổi. Bác sĩ Mỹ rất ít khi kê đơn khi sốt chưa tới 39 độ mà chỉ đề nghị uống nhiều nước đá, uống chút Coca, bớt mặc quần áo. Khác với thói quen của người TQ khi bị cảm lại đắp chăn ngay. Người Mỹ còn bảo đi tắm bồn đi, ta thì chẳng dám làm thế. Cho nên tôi nhấn mạnh văn hoá TQ tuyệt đối không được đóng cửa. Ta cần thận trọng về văn hoá, tuyệt đối không được dễ dàng phủ định thứ gì. Bây giờ ta mới lấy làm tiếc là Bắc Kinh phá các tường thành; nhiều kiến trúc có giá trị bị dỡ bỏ để xây dựng kiến trúc mới, rất đáng tiếc. Văn hoá TQ đang có ảnh hưởng ngày càng lớn với thế giới, tuy bắt đầu ở tầng nấc thấp: kungfu, châm cứu, đậu phụ đều đã có tính thế giới. Có một đại sư thái cực người Mỹ đóng vai chính trong phim truyền hình “Thái cực”. Một số thành phố lớn ở Mỹ chỗ nào cũng thấy bán đậu phụ. Cho nên ta phải rất có niềm tin vào văn hoá của TQ./. Tác giả: Vương Mông - Bài nói tại “Diễn đàn Quang minh”. Nguyễn Hải Hoành lược dịch Nguồn: Quang minh nhật báo 1.6.2006 Ghi chú: Đây là bài nói nổi tiếng của Vương Mông. Vì là văn nói không phải văn viết, nên câu văn không chỉnh. Bài rất dài, tôi đã rút gọn lại còn một nửa. ------------------------------------------- *Chú thích: Nguyên văn tựa nhỏ này là: "Xây dựng nước ta thành một nước lớn văn hoá". Vì để người Việt Nam xem thì khái niệm "nước ta" rất phản cảm. Nên tôi sửa lại thành: Xây dựng Trung Quốc thành một nước lớn văn hoá. Thiên Sứ
    1 like
  4. 1 like
  5. Giờ Dần /người hơi cao ,mặt dài ,chân mày đậm râu tóc rậm ,nước da hơi ngâm , thân hình rắn chắc , mắt kém hay cận ; tánh tình cô độc nghiêm cẩn ít nói hay xa cách hững người thân ,bạn bè ít giao lưu kém ; lúc nhỏ có lần bị thủy nạn may mắn có người kịp thời cứu vớt trên người có bệnh về da và viêm cánh.../ cha mẹ không thuận ,cha người có chức không cao lắm nhưng danh thì được nhiều người biết đến và hâm mộ ,cha thường hay vắng nhà vì công việc ,nếu không đương số thường ít gặp mặt cha hay có thời gian xa cha lúc nhỏ /có anh chị em dị bào cùng cha khác mẹ anh chị em khá đông từ 5-7 trở lên ,nhưng không thuận hòa cũng thường hay xa cách nhau . Có thể đang làm có liên quan đến 1 trong 2 nghề [1] ; sư phạm hay liên quan đến ngành giáo dục , có danh chức khá có thể đang là giảng viên hay hiệu trưởng 1 trường nào đó / nghề [2] là nghề có liên quan đến y dược chuyên khoa tổng quát,\. Giờ Sửu / dáng người cao trung bình mặt to hơi vuông hay tròn đầy đặn ,nước da hơi sạm dễ bắt nắng ,thân hình nở nang ,tánh tình khá nóng tánh ,giao thiệp rộng hiếu khách nhanh nhẹn hoạt bát bạn bè nhiều , khéo ăn nói có nhiều người tin phục ;có lần bị tai nạn về xe cộ hay té ngã có thương tích ở đầu hay ở mặt bên phải ,lúc sinh ra mẹ sanh khó hay sanh bị vẫn còn trong bọc ,ha có gọi là sanh bọc điều /anh chị em hiếm người chỉ có được 1-2 người lại cũng không thuận / cha mẹ lúc thiếu thời nghèo khổ ,về sau cũng chỉ hơi khá ,2 thân cũng đã có đôi lần bỏ nhau rồi tái hợp lại ... /hiện đang làm 1 trong 2 nghề ; [1] ,có liên quan đến ngành y dược ,có thể là 1 bác sĩ hay phụ tá bác sĩ chuyên khoa về giải phẫu ;[2] có lẽ là đang trong nghề có máu lạnh như công an hay các việc thẫm vấn điều tra tội phạm .
    1 like
  6. Vào tháng Güla, Swayambhu đông nghịt người chiêm bái, đủ mọi lứa tuổi, mọi thành phần. Không chỉ Phật tử mà cả người theo đạo Hindu (hoặc Phật giáo cải sang Hindu) cũng đi đến Swayambhu để tỏ lòng kính ngưỡng Đức Phật. Họ leo lên 365 bậc đá của ngọn đồi, vượt qua những khu rừng thưa, những tượng đá của các linh vật, những pho tượng Phật cổ bằng đá to ngoại cỡ, và những con khỉ ngồi dọc theo đường đi để chờ thức ăn… để lên tới đỉnh đồi. Người người chen chúc nhau trong không gian chật hẹp và càng chật hẹp hơn bởi đèn dầu, cờ phướn, tượng Phật và tranh cuộn Thangka trang hoàng các tự viện và bàn thờ, bởi mùi nhang trầm hòa quyện cùng tiếng chuông và tiếng quay của những bánh xe cầu nguyện đặt vòng quanh bảo tháp. Đây đó, những nhóm Tăng Ni ngồi tụng thật lớn những bộ kinh Phật cho mọi người cùng nghe, trong khi những nhóm nhạc tài tử thì tụ tập bên cạnh những tháp đá và chơi những bản nhạc cổ truyền hoặc hát lời ngợi ca chư Phật. Theo truyền tụng, việc chiêm bái trong tháng Güla này đã được thực hiện ở Thung lũng Kathmandu từ nhiều thế kỷ, có lẽ từ 2.500 năm trước. Nghi thức này lặp lại mỗi ngày trong suốt tháng Güla. Những ngày về sau của tháng lễ, số lượng các nhóm nhạc và người cầu nguyện càng đông khi những người ở xa xôi hơn cũng tề tựu về. Vajracharya (Giai cấp tư tế Phật giáo của cộng đồng Newar) đọc kinh Phật nhân mùa Gũla. . Tại Patan (thành phố cổ nhất của Thung lũng Kathmandu, nơi được mệnh danh là thành phố Phật giáo), trong khi mưa thỏa cơn khát của đất đai và vạn vật, Phật tử nhắc nhở nhau nhớ lại những lời Phật dạy. Phật tử Newari ở đây thực hiện một tháng lễ quan trọng bằng cách tỏ lòng tôn kính Đức Phật, nhắc nhở nhau cố gắng thực hiện ngũ giới trong cuộc sống hàng ngày, tối thiểu là một tháng. Những nữ Phật tử tắm gội sạch sẽ và chỉ ăn một bữa mỗi ngày trong suốt tháng Güla. Mỗi ngày, trước khi nấu nướng thức ăn trong ngày, những người phụ nữ nắn những cái tháp nhỏ bằng đất sét (Caitya) và cầu nguyện trước chúng với lòng tin rằng, hành động đó sẽ tích lũy công đức cho chính họ và gia đình. Những cái tháp nhỏ đó được cầu nguyện và giữ cẩn thận cho đến ngày cuối cùng của tháng Güla. Vào ngày cuối cùng của tháng Güla, những người phụ nữ thực hiện một nghi lễ đặc biệt: mặc những bộ trang phục đẹp nhất mà họ có cùng với nữ trang đắt tiền, họ bưng những cái tháp nhỏ trong một cái khay bạc hoặc đồng, theo sau những nhóm nhạc cổ truyền, đi tới một dòng sông gần nhà. Ở đây họ thực hiện nghi lễ cuối cùng trước các caitya rồi đặt chúng xuống nước. Kết thúc mùa Güla, số Caitya có thể lên đến hơn trăm ngàn cái. Vào ngày thứ tám của tháng Güla, Phật tử ở Patan thực hiện lễ "Pancha Dana" - lễ dâng cúng năm thứ vật thực (gạo lức, gạo trắng, đậu, lúa mì và muối). Đó chính là lễ cúng dường cho các chư Tăng Ni theo nghi thức cổ truyền. Huyền thoại truyền rằng đó chính là ngày Siddhartha từ bỏ lối tu khổ hạnh để chọn con đường Trung đạo và sau đó chứng ngộ thành Phật. Trong ngày Pancha Dana, các cửa hiệu và nhà cửa trang hoàng với hoa và các tranh tượng Phật. Phụ nữ ngồi trước cửa nhà với những cái bồn bằng đồng chứa đầy 5 thứ phẩm vật dâng cúng (nguồn gốc của Vu lan bồn(?), và dâng mỗi lần đầy hai tay vào bình bát của các Tăng Ni đi khất thực ngang qua theo phong tục được chính Đức Phật thực hành hơn 2.500 năm trước. Các Tăng Ni ban phước lành cho mỗi thí chủ bằng cách cầm những cuốn kinh Phật chạm vào trán của họ, cầu chúc cho họ nhận được phước duyên và sự bảo hộ của chư Phật. Khi trời chạng vạng tối, một nhà sư đi vòng quanh thành phố và lắc một cái chuông báo hiệu kết thúc ngày Pancha Dana, khi đó các Tăng Ni không nhận thêm lễ vật dâng cúng nữa. Sau đó, vào ngày thứ 28 của tháng Güla, Pancha Dana lại được tổ chức ở hai thành phố khác của Thung lũng Kathmandu là Kathmandu và Bhaktapur. Kinh Phật cổ được trưng bày nhân mùa Güla Bahi Doe Boyegu, sự trưng bày các tượng Phật trong sân chùa, rơi vào ngày thứ 12, và có thể kéo dài vài ngày, tùy thuộc vào quyết định của cộng đồng Sakya của tự viện đó. Trong ngày này, những thánh tích và tượng cổ được trưng bày cho công chúng chiêm bái và cầu nguyện. Đó là những tượng gỗ tuổi đời vài thế kỷ, có tượng đã bị mối mọt làm hư hại. Đó là những bức tranh cuộn Thangka, và những tấm thảm treo tường cổ, thể hiện cuộc đời Đức Phật hoặc các Thánh tăng, đó còn là những hạt gạo ngoại cỡ được cho rằng đã được trồng ở Thung lũng Kathmandu vào thời cổ đại. Mỗi ngày có đến hàng trăm người đến chiêm bái ở mỗi tự viện. Tại một ngôi chùa ở Thamel, những cuốn kinh cổ hơn ngàn năm tuổi, viết bằng mực hoàng kim, được trưng bày một lần duy nhất trong năm cũng vào dịp này. Vào ngày rằm, Phật tử tề tựu tại các bảo tháp Asoka ở Patan để cầu nguyện. Vào ngày thứ 17, diễn ra lễ Mata-Ya, lễ Đèn. Vào ngày ấy, mọi người bưng những cây đèn dầu đi không mệt mỏi vòng quanh khắp các đường lớn, hẻm nhỏ của Patan, để cầu nguyện cho những người thân đã chết. Họ đi chân trần, mặc những bộ đồ đẹp nhất và tụng đọc những bài ngợi ca chư Phật. Đi đầu luôn luôn là những nhóm nhạc cổ truyền. Bắt đầu từ tờ mờ sáng, những đoàn người kéo đi xuyên qua mê cung của các con đường nhỏ hẹp và hẻm hóc của thành phố cổ Patan, rắc gạo, tiền xu và bột đỏ lên tất cả các khám thờ tượng, tháp, chùa, đền dọc theo đường đi. Họ đi càng nhanh khi trời đã đến giữa trưa, và quan niệm rằng càng khổ nhọc bao nhiêu thì người thân đã khuất của họ sẽ bớt đau khổ bấy nhiều. Họ rắc những đồng xu trên đường đi trong khi gọi tên người thân đã khuất, trong khi những người khác hát vang những bài ca ngợi ca sự chiến thắng của Đức Phật trước ma vương. Đến quá trưa thì hầu hết mọi người gần như kiệt sức, bột đỏ chảy dài trên thân thể thành những dòng mồ hôi đỏ, bám đầy cả trên tóc, trên quần áo. Nhưng họ vẫn không dừng lại. Một số thanh niên và đàn ông của những gia đình có người thân chết trong vòng một năm qua cởi trần và quỳ lạy trong đất bụi trước mỗi khám thờ dọc đường. Jyapu, cộng đồng nông dân bản địa của Thung lũng Kathmandu, tin chắc rằng lễ Đèn là để tưởng niệm người thân đã khuất của họ. Chúng tôi nghĩ rằng Güla chính là từ nguyên của Vu lan khi phiên âm sang tiếng Trung Quốc. Cũng như Vu lan bồn là để chỉ cái chậu chứa năm thứ vật thực cúng dường chư Tăng trong ngày Pancha Dana. Một điều thú vị là từ Kathmandu Valley cho đến Trung Hoa, Việt Nam, Nhật Bản, Triều Tiên thì ở đâu tinh thần kính ngưỡng chư Phật, chư Tăng và báo hiếu cũng là trọng tâm của lễ Vu lan. n Nguyễn Phú (Nguyệt San Giác Ngộ số 173
    1 like
  7. Ngày 9 tháng 7 âm lịch năm Canh Dần 8h39 phút Quẻ Tử Tốc Hỷ Em có dự định gì trong tháng này? Đoán: Dự định đi học, có thể là học nghề. Bác đang tâm trạng không muốn thực hiện dự định này vì thấy hơi mờ mịt và khó khăn. Dự định có như ý muốn hay không? Đoán: Dự định sẽ như ý muốn nhưng phải tự vượt lên chính mình. Dự định này liên quan đến việc gì? Đoán: đi học để xin việc làm. Việc văn hóa giáo dục. Tất cả dùng quẻ chính, không dùng quẻ độn. Mong các thầy chỉ giáo.
    1 like
  8. Vì bởi ; khi lệch 1 canh giờ thì cung số tiến lên 1 cung hay lùi lại 1 cung ,rất ít có trường hợp thay 1 canh giờ mà hoàn toàn thay đổi hết lá số nếu gặp trường hợp như vậy thì sự phân biệt rất rỏ ràng giữa 2 lá số và sự nhận định rất chính xác ,khi thay đổi 1 canh giờ thì hầu hết các sao đều nằm tại chổ ,chỉ trừ sao nào được an bởi giờ sinh mới thay đổi ,thường thì chỉ thay đổi ở phụ tinh nên ý nghĩa không rỏ ràng ; khi thay 1 canh giờ thì lưu tiểu hạn hay các sao lưu động vẫn không thay đổi ,cho nên nếu dựa vào năm cưới của đương số thì chắc có sự trùng hợp cùng 1 năm của 2 lá số ;ví dụ như lá số của đương số trên .khi thay 1 canh giờ giữa Tuất và Hợi thì cung mệnh người nầy từ chổ nằm ở Sửu nhích qua Tý nhưng các sao chính tình và trung tinh vẫn không thay đổi ,cho nên nếu lấy điều kiện huynh đệ hay cha mẹ tức là cung số đã di chuyển 1 cung tức có sự thay đổi phần nào , nếu dựa vào cung mệnh lấy bản thân hình dáng của đương số thì có sự hoàn toàn khác hẳn giửa mệnh tại Sữu có Liêm-Tướng và mệnh tại Tý Thiên cơ ,khi lệch 1 cung thì cung huynh đệ cũng chuyển từ dương qua âm ,như lá số trên nếu gIỜ tUẤT cung huynh đệ dưong cung tức có anh chị em dị bào cùng cha khác mẹ , nếu theo giờ Hợi cung huynh đệ âm cung có anh chị em cùng mẹ khác cha .nhưng theo hìng dạng và tính tình của người nầy tôi nghĩ rằng người nầy sinh vào giờ Tuất vì đúng với hình dáng và tánh tình ,ngoài ra mệnh có Liêm trinh vượng cũng là đào hoa thứ 2 tức có nhiều gái hay mê gái cũng nên ,về giờ Tuất mệnh giáp xương giáp khúc chỉ người thông minh học nhanh mau hiểu ,nhưng kém không bằng giờ Hợi có khúc thêm khôi hay việt thì thi đổ đầu cao ,học cao có nhiều cấp bằng hơn giờ Tuất .
    1 like
  9. Kiếm bản đồ chi tiết khó quá các bác ah, bác nào quê Nam Định hoặc biết rõ Nam Định, xác định làng Quyết thắng đi. Không thì phải thực địa rồi : không biết sao không up dc lên photobk nhỉ http://www.lyhocdongphuong.org.vn/forum/public/style_emoticons/default/sad.gif các bác tải về xem tạm vậy :D ps: đường màu đỏ là đường bộ, màu xanh là đường thuỷ, đường chấm gạch là ranh giới !!!
    1 like
  10. Số phận là mặc định ,giờ ngày tháng sanh ra không thể thay đổi , dòng đời như dòng sông đang chảy ,phải dựa theo dòng nước mà tiến thủ không thể cưỡng lại mệnh số của mình ,có thể dùng óc thông mính trí óc xét đoán để thuận theo thời thế mà sống , có thể gia hay giảm nhưng không thể nào trốn chạy được số phận của mình ,hãy can đảm mà chấp nhận như người thiếu nợ đến lúc hạn kỳ phải trả ,không thể dùng bùa phép hay ếm đối mà hóa giải được ,nếu được thế gian nầy không ai dại mà ôm chịu cái khổ cả ... cháu cũng chua có hỏi nào xác đáng về cuộc đời của mình ?
    1 like
  11. Các mẫu cắt tỉa dưa hấu tuyệt đẹp Thứ Sáu, 13/08/2010 - 10:54 (Dân trí) - Nghệ nhân Taj Mahal đã biến tấu những quả dưa hấu vô hồn thành các tác phẩm độc đáo. Nghệ thuật điêu khắc trên trái cây đã xuất hiện cách đây khoảng 700 năm ở vùng Viễn Đông, Nga. Khi đó trái cây được chạm trổ chỉ xuất hiện tại các bữa tiệc hoàng gia và được cắt tỉa phỏng theo hình dáng của các loại hoa hoặc những nhân vật truyền thuyết. Tuy nhiên, ngày nay các nghệ nhân thường cắt tỉa mô phỏng theo theo đủ mọi kiểu dáng để tạo ra các tác phẩm điêu khắc. Đó có thể là những chú chim cánh cụt mũm mĩm cho tới ngôi đền Taj Mahal nổi tiếng ở Ấn Độ. Bằng đôi tay khéo léo và lòng đam mê nghệ thuật, anh Takashi Itoh - một bếp trưởng của khách sạn nổi tiếng ở Nhật Bản đã cho ra đời hàng loạt tác phẩm nghệ thuật sống động, chân thực chỉ với dao trổ và dưa hấu. 8 năm qua, Takashi đã cho ra đời hàng trăm tác phẩm điêu khắc trên dưa hấu. Với hình đơn giản, anh chỉ mất 20 phút để hoàn thiện, nhưng với những hình phức tạp và cầu kỳ phải mất từ 40-90 phút. TQT Theo DM
    1 like
  12. Bách Việt Tiên Hiền Chí hodovietnam.vn 05/04/2007 Giới Thiệu "Bách Việt Tiên Hiền Chí" là một tác phẩm quan trọng cho những ai muốn tìm hiểu về nguồn gốc của chủng tộc Bách Việt ngày xưa. "Theo bộ đại từ điển Từ Hải Hợp đính, gọi tắt là Từ Hải, viết bằng lối chữ phồn thể, xuất bản tháng 3 năm 1947 (tái bản tháng 2 năm 2003) thì: "Bách Việt (chữ Việt bộ Tẩu), tên của chủng tộc, cũng viết là Bách Việt (chữ Việt bộ Mễ). Theo sách Thông Khảo Dư Địa Khảo Cổ Nam Việt: Từ Ngũ Lĩnh về phía Nam, cùng thời với Đường, Ngu, Tam Đại, là nước của Man Di, ấy là đất của Bách Việt." "Bách Việt (chữ Việt bộ Tẩu), tên của chủng tộc, cũng viết là Bách Việt (chữ Việt bộ Mễ). Theo sách Thông Khảo Dư Địa Khảo Cổ Nam Việt: Từ Ngũ Lĩnh về phía Nam, cùng thời với Đường, Ngu, Tam Đại, là nước của Man Di, ấy là đất của Bách Việt." Từ Hải còn ghi chú thêm: "Từ Giao Chỉ đến Cối Kê, bảy, tám nghìn dặm, Bách Việt sống lẫn lộn với các dân tộc khác, nhưng luôn luông giữ cá tính của dân tộc(Bách Việt tạp cư, các hữu chủng tính). Xem như vậy, Bách Việt , từ núi Ngũ lĩnh đổ xuống phương Nam, vừa là nước, vừa là sắc dân, sự hiện diện đã được ghi nhận, từ thời thượng cổ Đường ( vua Nghiêu), Ngu ( vua Thuấn), Tam Đại ( Hạ, Thương, Chu). Và, người Bách Việt có cá tính riêng và luôn luôn giữ cá tính nầy. Đúng với sự khẳng định của Nguyễn Trãi, trong bài Bình Ngô Đại Cáo: Sơn xuyên chi phong vực ký thù Nam Bắc chi phong tục diệc dị Sơn hà cương vực đã chia Phong tục Bắc Nam cũng khác Trần Trọng Kim - Bùi Kỷ dịch "Bách Việt Tiên Hiền Chí", như tựa đề, là một công trình sưu tập, nghiên cứu, ghi lại một cách công phu hành trạng, công nghiệp, ngôn từ, tư tưởng của các danh nhân người Bách Việt , trải qua nhiều triều đại của Trung Hoa. Những danh nhân này, với phong cách cao quý, tài năng vượt bực, tư tưởng cao siêu, đã là thành phần nồng cốt xây dựng nên nền văn minh, mà ngày nay, thế giới gọi là văn minh Trung Hoa. Trung Tâm Nghiên Cứu Văn Hóa Việt Nam đã sưu tập được hai bộ "Bách Việt Tiên Hiền Chí". Một bản in năm Tân Mão (1831), đời Thanh, chữ lớn, khắc đẹp, nơi tên tác giả đề là Thuận Đức Âu Đại Nhậm (ông Âu Đại Nhậm, người ở Thuận Đức). Bản thứ hai, in vào năm Dân Quốc thứ hai mươi sáu (1936), chữ nhỏ, bản khắc có nhiều chữ không rõ, nơi tên tác giả đề là Minh Thuận Đức Âu Đại Nhậm Trinh Bá soạn (soạn bởi ông Âu Đại Nhậm, tự là Trinh Bá, người ở Thuận Đức, đời nhà Minh). Như vậy, tác giả của sách là Âu Đại Nhậm. Theo Tứ Khố Toàn Thư Tổng Mục Đề Yếu, Âu Đại Nhậm, tên chữ là Trinh Bá, người huyện Thuận Đức, tỉnh Quảng Đông, làm quan đời Gia Tĩnh, triều Minh, đã từng giữ những chức vụ huấn đạo Giang Tô, đổi làm học chánh Quang Châu, rồi về triều làm bác sĩ Quốc Tử Giám, chúc vụ sau cùng của ông là hộ bộ lang trung ở Nam Kinh. Phần lớn cuộc đời làm quan của ông là ở đất Bách Việt cũ, nên ông có nhiều cơ hội tìm hiểu, sưu tập những chứng tích về tiên hiền Bách Việt. Vả chăng, Âu Đại Nhậm, gốc tích từ Thuận Đức, Quãng Đông, cũng là người thuộc gốc Bách Việt. Thuận Đức là một huyện thuộc Quảng Đông, phía Đông Nam huyện Nam Hải, gần giáp Giang Tây, chạy ra tới biển. Tên huyện được đạt thời nhà Minh, tiếp tục giữ dưới thời nhà Thanh. Đến đời vua Quang Tự nhà Thanh, Thuận Đức được mở rộng thành một hải cảng lớn, nỗi tiếng là nơi sản xuất và xuất cảng tơ, lụa, vân, sa... (Xin đừng lầm với phủ Thuận Đức thuộc tỉnh Trực lệ. Phủ nầy được lập vào đời nhà Tống, vào thời Kim, Nguyên đổi thành bộ, đến đời Minh đổi lại là phủ. Nhà Thanh vẫn giữ nguyên theo nhà Minh. Đến thời Dân Quốc, tên Thuận Đức bị bãi bỏ. Như vậy, bộ "Bách Việt Tiên Hiền Chí" được viết bởi một người gốc Bách Việt, từng làm quan nhiều năm ở đất Bách Việt cũ, viết về tiên hiền Bách Việt. Tóm tắt, đây là bộ sách của người Bách Việt viết về tiền nhân Bách Việt. Nhận thấy tầm quan trọng của bộ "Bách Việt Tiên Hiền Chí", đối với dân tộc Việt Nam (là một trong Bách Việt), nhất là trong giai đoạn nầy, giai đoạn mà Việt tộc đang phải chống chọi với những cuộc xâm lăng văn hóa từ nhiều phía, Trung Tâm Nghiên Cứu Văn Hóa Việt Nam đã đề nghị giáo sư Trần Lam Giang phiên dịch bộ sách nầy ra Việt ngữ và giáo sư đã mau mắn nhận lời, coi đây là một công tác mà anh em giao phó, để giúp cho các thế hệ trẻ có thêm tài liệu xác tín khi tìm hiểu về quá khứ của dân tộc. Người xưa có câu "chu tầm chu, mã tầm mã", nghĩa là "những người sống trên thuyền thì tìm đến và sống với những người sống trên thuyền; giống dân sống trên lưng ngựa thì tìm đến và sống với giống dân sống trên lưng ngựa." Câu nầy phân biệt rõ rang sự khác nhau giữa hai chủng tộc, Việt ở phương Nam và Tàu ở phương Bắc; giữa giống dân sống định cư, làm ruộng trên vùng sông nước và giống dân sống du mục trên lưng ngựa, khác nhau từ nếp sống, phong tục tập quán đến văn hóa. Trong Kinh Thi, với thiên Chu Nam và Thiệu Nam, Khổng Tử đã ca tụng nền văn minh rực rỡ của phương Nam và vị vạn thế sư biểu của Bắc tộc đã học hỏi rất nhiều ở nền văn minh nầy, đem áp dụng và đặt ra những quy luật xã hội cho các giống dân phương Bắc... Trong kinh Xuân Thu, Khổng Tử đã ghi lại bao nhiêu trường hợp cha giết con, cha cướp vợ của con, con cướp vợ của cha, anh em dâm loạn với nhau, bề tôi giết chúa, trong giới vua chúa quý tộc Trung Hoa. Điều nầy, chứng tỏ rằng, trong khi Bách Việt ở phương Nam đã đi vào đời sống nề nếp của văn minh nông nghiệp, thì Bắc tộc Trung Hoa vẫn còn dã man với nếp sống du mục. Khổng Tử đã đem những gì nghiên cứu, sưu tập, học hỏi của nền văn minh Bách Việt phương Nam, đạt để thành những quy luật, trật tự xã hội cho phương Bắc. Bởi vậy, ông mới xác định công việc của ông là "thuật nhi bất tác" Trải qua các triều đại Tần, Hán, Đường, Tống, Bắc tộc Trung Hoa đã xâm lăng, thôn tính được đất đai Bách Việt, nhưng ngược lại đã bị nền văn minh Bách Việt đồng hóa. Hởi ơi, Bách Việt ngày nay còn lại những dòng tộc nào? Có còn chăng là Việt Văn Lang trên mảnh đất hình chữ S ven bờ Đông Hải. Lịch sử của Việt Văn Lang là chống chọi triền miên với các cuộc xâm lược của Bắc tộc, để gìn giữ nền độc lập, tự chủ cho mảnh đất cuối cùng của Bách Việt ở cõi trời Nam. Ngày nay, người Đài Loan xác định nguồn gốc Bách Việt của họ, gồm Điền Việt từ Vân Nam, Việt Đông từ Quảng Đông, Quảng Tây và Mân Việt từ Phúc Kiến, Chiết Giang, với mục đích muốn tuyên bố độc lập cho đảo quốc nầy. Cũng ngày nay, do các công trình khảo cổ, nghiên cứu chủng tộc, người ta xác định dân tộc Nhật Bổn vốn phát xuất từ Việt Đông. Việt Văn Lang không cần xác định gì hết về nguồn gốc, vì từ ngàn xưa, vẫn vững chân trên lãnh thổ của mình. Chẳng những vậy, Việt Văn Lang còn "cầm búa đi khai phá phương Nam" (đúng theo ý chí của tiền nhân khi dung bộ "tẩu" viết nên chữ Việt), để mở rộng cơ đồ xuống tận mũi Cà Mau... Đọc "Bách Việt Tiên Hiền Chí" để hiểu rõ sự khác biệt giữa văn hóa Bách Việt và văn hóa Bắc tộc Trung Hoa; để phân biệt đâu là văn minh Bách Việt trong nền văn minh mà thế giới ngày nay gọi là văn minh Trung Hoa. Trên tường bên trong lăng Triệu Mạt ở Quảng Châu là nhiều tranh vẽ hoặc khắc trên đá thể hiện văn minh của thời Bách Việt vốn vẫn còn ảnh hưởng qua ngôn ngữ và văn hoá người Quảng Đông. Người Quảng Châu vẫn dùng từ 'Việt' rất nhiều, nhưng chữ Việt đây theo bộ Mễ, không phải Tẩu, dù có thể trước đây được dùng qua lại Ghi chú: "Bách Việt tiên hiền chí " tác giả Âu Đại Nhiệm viết vào năm 1554 Trung Tâm Nghiên Cứu Văn Hóa Việt Nam trân trọng giới thiệu tác phẩm nầy. Theo nguồn "Việt Nam Gia phả" ----------------------------------- Nhời bàn của Thiên Sứ: Tôi thường tự cho mình cô đơn trong học thuật khi minh chứng Việt sử 5000 năm văn hiến. Bởi vì, một trong những quan niệm của tôi là Lạc Việt là khái niệm chung chỉ dân tộc Việt, tức Bách Việt. Nhưng có thể nói. Nhiều học giả cho rằng: Lạc Việt chỉ một bộ phận trong Bách Việt. Tôi giới thiệu bài này vì nó nhắc đến cuốn sách mang tính tư liệu có giá trị, chứ không có ủng hộ quan niệm của bài viết nhận xét về cuốn này. Rất tiếc, tôi chưa thấy trang web ở Việt Nam nào giới thiệu cuốn sách này, nên phải sử dụng bài này.
    1 like
  13. Rất cụ thể mà: Trời nắng đẹp để quay phim chụp ảnh. Tiết trời se lạnh để có thể mặc ves và thắt cà là vạt. Bắt đầu từ 0h ngày..... đến hết 24h ngày (7 ngày - viết bằng chữ: Bảy ngày :D ). Đúng thế mới lấy tiền.7.150. 000. 000 VND (Bẩy tỷ, một trăm, năm mươi triệu đồng chẵn). Không bớt một xu. Tất cả mọi chi phí liên quan đến số tiền này do bên A chịu, kể cả 11. 000 tiền lẻ chuyển khoản ở ngân hàng và các loại chi phí khác. Tóm lại, tiền vào túi Thiên Sứ đúng như trên. Nhân danh cá nhân - Trung tâm nghiên cứu Lý học Đông phương hết hạn giấy phép hoạt động trước lễ 15 ngày. Có thể khuyến mãi thêm vài trận mưa vào ban đêm cho đường phố sạch sẽ. Kinh tế thị trường bi wở cũng phải có khuyến mãi mới phù hợp. Hi. :D :) :)
    1 like
  14. Do sự tồn tại của Đại ngã trong cấu trúc và bản thể của mình con người hợp với “Trời, Đất “ thành Một . Đó là nội dung của nguyên lý Thiên Địa Nhân. Về mắt sinh học nguyên lý đó biểu hiện như sau: Năng lượng của trời đi xuyên qua luân xa 7 Bách hội, rồi chảy xuống theo con đường tủy sống. Mặt khác năng lượng của Đất đi qua luân xa 1 Hội âm, rồi chảy lên phía trên , cũng theo con đường tủy sống. Theo Phương Đông, Trời được coi là Dương còng Đất là Âm. Như thế trong con người Dương giáng Âm thăng. Chính hai quá trình Dương giáng Âm thăng này của năng lượng Trời Đất trong tủy sống của nhân thế đã tạo ra được mọi nguồn năng lượng cho sự sống của con người .Do các năng lượng này giao nhau nên người xưa nói rằng con người là vạch nối giữa đất và trời. Nền văn hóa truyền thống Việt Nam đó đã mang trong long nó một tinh hoa nào đó. Và một số câu hỏi cần đặt ra một cách rất nghiêm túc. Những chiến công hiển hách của dân tộc chúng ta từ trước đến nay phải chăng là do một sức mạnh của một tinh hoa nào đó của chính dân tộc chúng ta,. Nếu vậy, tinh hoa đó là gì và tìm ở nơi đâu.? Theo lịch sử, một trong những vấn đề có liên quan là vấn đề Địa Linh và Địa Linh sinh Nhân Kiệt. Trong Văn Miếu Quốc Tử Giám Có Đoạn “Hiền tài là nguyên khí của đất nước …….” Tất nhiên hiền tài với nhân kiệt là đồng nghĩa. Còn nguyên khí chính là bản thể của Địa Linh. Đất nước chúng ta có những Địa Linh như Núi Tản Viên, Tam Đảo , Ngũ Hành Sơn , núi Yên Tử , Hồ Tây , Hồ Hoàn Kiếm, Chùa Hương. Điều quan trọng là đề ra một cách thực nghiêm túc các nguyên tắc , phương pháp bảo vệ các Địa Linh đó và tìm hiểu nghiên cứu về các địa linh này. Địa Linh liên quan đến Núi và Sông Philippin là án của Viêt Nam theo thế đất phong thủy Chẳng hạn, nguyên khí từ Trời xuống trên rặng núi Hymalaya theo hình xoắn lốc, xem như một anten. Dẫy núi này vươn cao ở hai đầu giữa là Bình nguyên Tây Tạng. Về phía Ấn Độ là đỉnh Kailas, về phí Trung Quốc là đỉnh Côn Luân. Thiên nguyên khí sau khi xuống đỉnh Kailas, sẽ thấm vào một hố tròng gọi là hố tròn Manasovara , nước hồ là một trường hấp thụ nguyên khí đó. Nguyên khí này được 4 dòng sông Bramaputas, Indus, Kamakli ,Stulej mang theo và tạo nên nền văn minh Ấn Độ. Còn Thiên nguyên khí xuất phát từ đỉnh Côn Luân sẽ thấm vào một hồ hình bán nguyệt tên là Raskatal và được hai dòng sông Hoàng Hà và Dương Tử mang đi để tạo nên nền văn minh Trung Hoa. Cuối cùng dòng sông thứ năm xuất phát từ hồ Manasovara là Cửu Long Giang đi băng qua Vân Nam, Lào, Campuchie và chảy về Việt Nam suốt từ Bắc chí Nam dọc theo dẫy Trường Sơn ở đó nó lại mang them nguyên khí của dẫy núi này và tạo nên nền văn minh Việt. Các địa linh lại liên quan đến một hệ thống nào đó gọi là Hàng rào tâm linh, quan hệ hữu cơ đến các hiền tài, các anh hùng dân tộc là một hệ thông tinh hoa tạo nên nền văn hóa dân tộc và che chắn cho dân tộc. Chiến lược giáo dục tương lai cho con em chúng ta sẽ liên quan đến các vấn đề phát hiện, bảo vệ và phát triển Tinh hoa trên như thế nào? Nguồn:http://thanhtanvien.com
    1 like
  15. Trước khi đi vào các thế đất cụ thể sau này, cần lưu ý đến một số điểm sau: 1. Các thế đất này là thế đất tự nhiên, được hình thành theo quy luật Thiên - Địa nào đó. Nếu có thể cho phép đi xa hơn theo một kiểu ngoại suy nào đó từ nhân thể, thì Mặt Đất – cũng giống như hình thể con người - phải có những chỗ lồi, chỗ lõm, những chỗ “phát, nhận” năng lượng từ trong ra ngoài và từ ngoài vào trong…Các chỗ lõm này phải tuân theo các quy luật xác định, nhằm bảo vệ, duy trì sự tồn tại của con người hay Quả Đất. Ngày nay, một số thế đất tự nhiên đã bị san bằng - tại các thành thị chẳng hạn- và chủ yếu chỉ còn lại ở các vùng đồi núi, cao nguyên, các vùng con người chưa hề đặt chân tới. Tuy nhiên, con người trong thế kỷ sau sẽ trở lại với thiên nhiên một phần nào, hạn chế phần nào sự phá phách Thiên Nhiên của mình, và từ đó một phần nào sẽ sống trong bối cảnh Thiên Nhiên sẵn có với các thế đất của nó. Trước mắt, có thể quan sát các thế đất của tổ tiên nhiều đời. Theo thống kê của Pháp (Raymong Réant) thì hài cốt tổ tiên còn ảnh hưởng đến người sống trong 600 năm. 2. Trong phần tiếp theo sau đây, có một số thế đất có dạng đặc biệt, như dạng cái bút (có đầu nhọn). Cổ nhân xem đây là biểu tượng của khoa bảng, của sự thành đạt trong thi cử…Nếu đối chiếu với nền văn minh hiệnđại, thì biểu tượng của khoa bảng không chỉ là cái bút kiểu xưa mà còn phải là cái bút bi hay cái máy vi tính! Thành thử cần hiểu các thế đất sau đây như thế nào, khi có xuất hiện hình bút? Để tôn trọng văn hoá truyền thống, chúng tôi vẫn giữ lại ý nghĩa biểu tượng khoa bảng của thế đất hình bút.(tác giả xin trân trọng cảm ơn anh Trần Xuân Hiến đã giứp đỡ tác giả trong việc dịch một số tư liệu từ tiếng Trung Hoa sang tiếng Việt). www.thanhtanvien.com
    1 like
  16. Sáng mai, Quốc hội sẽ bàn thảo về Quy hoạch Hà Nội tại hội trường. Chương trình thảo luận này sẽ không được truyền hình trực tiếp trên sóng Đài Truyền hình Việt Nam. Đành chờ nghe các PV thuật lại vậy! Ngày mai, chắc Quốc hội sẽ bàn chủ yếu về Trục Thăng Long và TTHCQG sẽ đưa lên Ba Vì vì đó là hai vấn đề cộm cán gây bức xúc trong dư luận nhất..Tôi được biết có một số đại biểu Quốc hội thường xuyên ghé đọc Blog này (trong đó có 3 vị nói trực tiếp với tôi điều này). May mắn đêm nay, có đại biểu nào lạc vào đây trong một đêm khó ngủ, đọc đến những dòng chữ này, thì là điều tôi mong đợi nhất. Trước đây, tôi đã phát biểu về việc làm ngược đời của Bộ Xây Dựng (mà chủ yếu là anh em ông Bộ trưởng Nguyễn Hồng Quân và Thứ trưởng Nguyễn Đình Toàn). Bộ này thay mặt Chính phủ VN thuê nhà tư vấn nước ngoài PPJ làm đồ án quy hoạch. Nhà tư vấn lại thuê lại 2 Viện của Việt Nam làm cho họ(1 của Bộ Xây dựng và 1 của UBND TP Hà Nội). Có lẽ vì thế mà anh em ông Bộ trưởng cứ xông lên Truyền hình và báo chí để bảo vệ quyết liệt cho đồ án này (?). Có lẽ vì đồ án quy hoạch do người Việt Nam làm, nên nhất định phải đưa vào một tí tâm linh cho nó đậm đà truyền thống, vì thời gian qua người ta nói về cái chiếu dời đô của Lý Công Uẩn rất nhiều (?). Trục Tâm linh (sau gọi tránh là Trục Thăng Long) vừa được bày ra tức thì đất hai bên trục này và cả vùng núi Ba Vì sôi lên ùng ục. GS. Trần Trọng Hanh gọi trục đường này là cái mũi tên đã được đặt lên cái cung để bắn vào TTHCQG Ba Vì. Cách nói rất hình ảnh của GS Trần Trọng Hanh làm tôi nhớ đến một câu chuyện đã xảy ra cách đây khoảng 1000 năm mà tôi có dịp đọc trong tài liệu và khảo sát trên thực địa. Đó là khi triều đình nhà Lý xây dựng chùa Dạm trên núi Lãm Sơn (Quế Võ, Bắc Ninh), quy mô hoành tráng, là một trong những "chùa hoàng gia"(Chữ dùng của PGS. Chu Quang Trứ) nối tiếng trong lịch sử. . Cột đá Chùa Dạm hoành tráng vẫn đang thách thức hậu thế. Hiện nay không ai khẳng định được đây là cái gì. Khi chùa dựng xong, nhà vua nghe theo ai đó xui bậy, cho đào một con ngòi để tiện bề thuyền ngự của nhà vua và hoàng gia ghé vào bến nước tận chân núi trước cửa chùa. Nhưng, chỉ một thời gian ngắn, chùa Dạm trở thành phế tích. Nay chỉ còn một cột đá (có phiên bản đặt tại Bảo tàng Mỹ Thuật VN, Hà Nội), một tấm bia mờ hết chữ nghiêng ngả trong tàn hoang bụi rậm, và mấy chục tấm tảng kê chân cột. Còn con ngòi - tên gọi là NGÒI CON TÊN - tức Ngòi Mũi Tên) thì vẫn còn đó. Nay, lên núi Lãm Sơn, đứng ở nền phế tích chùa Dạm nhìn xuống, vẫn là ngòi CON TÊN, nước trắng xóa như chiếc mũi tên bằng thép đang lăm lăm bắn vào phế tích! Hoang tàn bia đá ngả nghiêng Chùa hoàng gia giờ chỉ còn những tảng kê chân cột Tôi cũng phân tích rằng: Trong lịch sử, xứ Đoài chính là nơi nhà Lý nhốt giữ tù binh; là nơi ẩn cư của các kẻ sĩ lánh đời, chán đời, bất đắc chí, bất lực và quay lưng với thời cuộc. Còn nay thì sao? Xứ Đoài hiện là nơi nhà nước xây dựng những trung tâm giáo dưỡng phục hồi nhân phẩm, trung tâm cai nghiện. Hơn thế Ba Vì còn là nơi người ta xây dựng siêu nghĩa trang có thể giải quyết việc an táng của thành phố chục triệu dân. .Xứ Đoài chưa bao giờ là vùng kinh tế năng động. Nơi này chỉ thích hợp để bảo tồn văn hóa, làm du lịch văn hóa và du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng. Đã 12 năm nay, Khu Công nghệ Cao Hòa Lạc đặt ở đây nhưng đến nay vẫn chưa triển khai được bao nhiêu. Đại học Quốc gia cũng vậy. Hình như, tự vùng đất này đã có cơ chế tự bảo vệ rồi! Sấm Trạng Trình nói rằng: “Đoài phương tĩnh nhất khu”(xứ Đoài là một phương yên tĩnh”) là vì thế. Nếu đưa Trung tâm Hành chính Quốc gia về chân núi Ba Vì, tức là đặt Chính phủ và các cơ quan của chính phủ vào trạng thái nghỉ ngơi, không năng động, không linh hoạt… thì rất tai hại. .Ngoài ra, chúng ta đều biết vùng Sơn Tây là nơi Bộ Quốc Phòng đặt các trường đào tạo sỹ quan cho quân đội, cũng là nơi đóng quân của nhiều đơn vị quân đội, nhà máy quốc phòng. Ở đấy là vùng khí hậu khắc nghiệt (dân gian nói “Chó ăn đá, gà ăn sỏi”, và “nắng Sơn Tây, mây Ba Vì”) và địa hình địa vật tự nhiên phù hợp với việc thao diễn, luyện tập của quân đội. Vì thế, đưa Trung tâm Hành chính quốc gia về đây sẽ gây xáo trộn nơi này! Các bản đồ địa chất cũng cho thấy vùng núi Ba Vì có nhiều vết đứt gãy. Tại khu vực mà đồ án quy hoạch dự kiến đặt TTHCQG lại là vùng có hai đường đứt gãy giao nhau, càng tăng thêm lo ngại nếu đặt ở đây các công trình xây dựng lớn. Vì những lẽ trên, tôi rất mong các đại biểu Quốc hội nước ta không nên biểu quyết đưa TTHCQG lên vùng Ba Vì nói chung và lên xã Yên Bài nói riêng. Và chúng ta cần phải nói KHÔNG với cái Trục Tâm linh (Trục Thăng Long) đã được nhà tư vấn PPJ và Bộ Xây Dựng vẽ ra. Nguyễn Xuân Diện. Nguồn:nguyenxuandien.blogspot.com
    1 like
  17. Nghề dệt vải có từ thời nào? 11/07/2010 06:57:28 - Những bằng chứng khảo cổ tìm được đã cho thấy, nghề dệt vải có từ thời đại đá mới, cách ngày nay khoảng 6.000 năm. Nghề dệt vải nguyên thủy thực chất là sự phát triển của các kỹ năng đan lát bằng mây tre được thay thế bởi những sợi vỏ cây nhỏ mảnh hơn. Và như vậy quá trình phát sinh kỹ năng dệt vải gắn liền với sự ra đời và phát triển của hai yếu tố kỹ thuật: tạo sợi vỏ cây và tạo ra những dụng cụ "đan lát" cho loại hình sợi nhỏ mảnh này - que dẫn, bàn dệt và máy dệt. Chúng tôi đã chú ý đi tìm những bằng chứng như vậy trong khảo cổ học và phát hiện những bằng chứng sớm nhất của việc xe xoắn sợi vỏ cây ở Việt Nam xuất hiện vào khoảng thiên niên kỷ thứ 4 trước Công nguyên. Dấu vết của những sợi làm từ vỏ cây được xe xoắn đầu tiên đã phát hiện trên bề mặt một số mảnh gốm cổ thuộc giai đoạn muộn của văn hóa Đa Bút - một nền văn hóa khảo cổ học thời đại đồ đá mới phân bố chủ yếu ở các thung lũng và đồng bằng hai bên sườn dãy Tam Điệp, nay thuộc địa phận Ninh Bình và Thanh Hóa, khi mà mực nước biển đang dâng cao tới mức 4 - 6m so với hiện nay. Trước đó, các sợi buộc quanh những bàn đập gỗ dùng trong quá trình tạo dáng đồ gốm là những sợi vỏ cây không được xe xoắn. Việc sử dụng sợi xe xoắn với những dụng cụ chuyên biệt đánh dấu một bước tiến quan trọng trong lịch sử kỹ thuật loài người. Những vệt in sợi vỏ cây được xe xoắn trên đồ gốm Đa Bút cách ngày nay 5 - 6 ngàn năm. Bởi vì, xét trên phương diện tiến trình kỹ thuật học, thì kỹ năng xe xoắn sợi không chỉ đơn thuần có ý nghĩa trong việc tạo ra những dây buộc, đan bền chắc hơn mà còn mở đường cho hàng loạt kỹ thuật nguyên thủy khác có sử dụng lực xoắn, lực đàn hồi, quy luật xoay tròn trên một điểm (ví dụ bàn xoay trong nghề gốm, tiện gỗ, đá...). Kỹ năng xe xoắn sợi vỏ cây thời văn hóa Đa Bút gắn liền với một dụng cụ thường được gọi là dọi xe chỉ. Tại địa điểm Gò Trũng (huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa) thuộc nền văn hóa này các nhà khảo cổ đã phát hiện một hiện vật đá mỏng dẹt được mài tròn, đường kính gần 10cm, ở giữa có khoan lỗ. Hiện vật này có thể được coi là có chức năng tương tự như quả dọi xe chỉ bằng đất nung sau này. Người xưa cắm một chiếc que vào lỗ chính giữa hiện vật. Sợi vỏ cây được buộc vào thân que đó để treo lơ lửng. Tác động lực một chiều của con người vào rìa cạnh phiến đá tròn sẽ khiến nó quay tít quanh trục que cắm và nhờ thế làm sợi dây tước từ vỏ cây xoắn dần lại, trở nên săn chắc, đanh gọn hơn. Đây chính là tiền đề kỹ thuật cho phép phát triển kỹ thuật đan lát tre nứa trước đây thành việc dệt ra các tấm lưới, tấm vải với sự thay thế các nan tre mây bằng các sợi vỏ cây được xe xoắn đó. Hàng trăm quả "chì lưới" bằng đá cũng đã được phát hiện ở địa điểm Gò Trũng nói trên. Phát hiện này giúp khẳng định sự tồn tại của lưới đánh cá ở Việt Nam ít nhất cũng từ 6.000 năm trước. Như vậy, sự xuất hiện của kỹ thuật xe xoắn sợi vỏ cây và bằng chứng gián tiếp của lưới đánh cá là tiền đề kỹ thuật cho sự ra đời của nghề dệt vải thời đại đá mới Việt Nam cách ngày nay 6.000 năm. Nguyễn Việt Trung tâm nghiên cứu tiền sử Đông Nam Á.
    1 like
  18. Vải sợi thời văn hóa Đông Sơn 13/07/2010 09:44:03 - Văn hóa Đông Sơn là nền văn hóa thời kim khí đã đạt đỉnh cao nhất ở Việt Nam và ảnh hưởng rộng ra toàn vùng Đông Nam Á trong khoảng thời gian từ 2.500 năm - 1.800 năm cách ngày nay. TIN LIÊN QUAN Nghề dệt vải có từ thời nào? Nhờ những tiến bộ của khai quật khảo cổ học, tư liệu vải sợi của thời kỳ này thu được khá nhiều với tư cách là trang phục hay vải liệm quấn quanh xác chết. Trước đây, khi đào được những quan tài thân cây khoét rỗng nổi tiếng ở Việt Khê (Hải Phòng) và Châu Can (Hà Tây cũ), các nhà khảo cổ học đã nhận thấy những vết vải còn lại trong quan tài. Nhưng phải đến năm 2000, bằng một kỹ thuật tách lọc đặc biệt, nhóm các nhà nghiên cứu của Trung tâm Tiền sử Đông Nam Á mới có thể thu thập, bảo tồn những tấm vải cổ trên 2.300 năm tuổi vô cùng quý giá đó từ quan tài M1 của cuộc khai quật khu mộ Châu Can năm 2000. Những cuộc khai quật tiếp theo tại những khu mộ Đông Sơn như Động Xá, tỉnh Hưng Yên (2002, 2004) và Yên Bắc, tỉnh Hà Nam (2004) đã đưa khỏi lòng đất hàng ngàn những mảnh vải như vậy. Hiện tại bộ sưu tập vải hiếm hoi của văn hóa Đông Sơn đang được lưu giữ, bảo tồn tại Bảo tàng Phạm Huy Thông thuộc Trung tâm Tiền sử Đông Nam Á, Việt Nam. Lớp vải phủ trên sườn trái của một nam thanh niên 18 - 20 tuổi được chôn trong mộ Châu Can - M1/2000. Kết quả nghiên cứu đã cho phép xác nhận nguồn gốc vật liệu của các tấm vải Đông Sơn đó. Sợi dệt vải Đông Sơn đa số được làm từ vỏ cây gai và cây lanh. Ngoài ra còn có những bằng chứng gián tiếp xác nhận việc sử dụng sợi tơ tằm muộn nhất là từ 2.300 năm trước. Đó là dấu in những túi lụa (52x35/cm2) bọc tiền đồng, gương đồng và vệt để lại của những sợi lụa được dùng làm sợi màu trang trí trên các tấm vải gai đương thời. Ngoài ra, tại địa điểm Yên Bắc, trong một quan tài thân cây khoét rỗng chứa hài cốt một em bé, chúng tôi đã phát hiện một loại vải làm từ một thứ sợi vỏ cây rất mảnh, ít xe xoắn khác hẳn với sợi gai và sợi lanh từng có. Hiện tại vẫn chưa xác định được chúng làm từ sợi của loại cây nào. Trên 90% số lượng tiêu bản vải thời Đông Sơn được ghi nhận dệt trơn. Đó là loại hình dệt hiện còn phổ biến ở hầu khắp các dân tộc miền núi Việt Nam. Bên cạnh đó, hiện đã phát hiện 2 trong số 60 mộ Đông Sơn ở Động Xá có loại vải gai mang đặc trưng dệt đúp. Vải của cư dân Đông Sơn đã được dệt theo cách lồng các đoạn sợi đã nhuộm màu chàm hay tơ tằm theo chiều các sợi dọc để tạo nên những tấm vải có hoa văn gồm các băng sọc dọc có độ rộng khác nhau. Kiểu vải như vậy thường thấy trên trang phục người trang trí trên các đồ đồng miền núi gắn với vùng văn hóa thượng nguồn sông Hồng Đa phần số lượng tiêu bản vải Đông Sơn hiện có thuộc về những tấm vải liệm quấn quanh xác chết. Nhiều trường hợp chứng tỏ những tấm vải này có trang trí chủ yếu bằng những đường sọc dọc bằng tơ tằm hay bằng sợi lanh nhuộm màu. Một số ít là vải trang phục mang những dấu hiệu gia công như khâu viền, đơm thêu, thắt lưng... khiến cho việc phục dựng trang phục đương thời chủ yếu vẫn phải dựa vào những hình tượng người được thể hiện trên đồ đồng khai quật được. Trong thời Đông Sơn, ở phía bắc Việt Nam chúng tôi chưa từng phát hiện việc sử dụng sợi bông. Tuy nhiên, những mảnh vải thuộc bình tuyến văn hóa Đông Sơn vừa mới phát hiện ở Gò Quê (Quảng Ngãi) cho thấy có thể việc sử dụng sợi bông đã xuất hiện ở miền Nam Việt Nam từ trước Công nguyên. Có lẽ tương tự tình hình phát hiện sợi bông và gai trong một số địa điểm khảo cổ học thời đại sắt ở Thái Lan. Nguyễn Việt Trung tâm nghiên cứu tiền sử Đông Nam Á.
    1 like