-
Thông báo
-
Nội quy Lý Học Plaza
Nội quy này là bản mở rộng Nội Quy - Quy định của Diễn đàn. Khi tham gia mua bán, các thành viên phải tuân theo những quy định sau: Tiêu đề bài viết: Bao gồm: Chỉ dẫn địa lý, Loại hình Mua/Bán, Thông tin mua bán.
Chỉ dẫn địa lý: Tỉnh/thành nơi mua bán. Hoặc sử dụng định nghĩa có sẵn:TQ: Toàn quốc
HCM: TP Hồ Chí Minh
HN: Hà Nội
[*]Ví dụ: HCM - Bán Vòng tay Hổ Phách Nội dung bài viết: Mô tả chi tiết sản phẩm mua/bán
Bắt buộc phải có thông tin liên lạc, giá Mua/Bán
Bài mới đăng chỉ được phép up sau 03 ngày.
Thời gian up bài cho phép: 01 ngày 01 lần.
Các hành vi vi phạm nội quy này sẽ bị xóa bài hoặc khóa tài khoản mà không cần báo trước.
-
Leaderboard
Popular Content
Showing most liked content on 13/08/2010 in all areas
-
Rất cụ thể mà: Trời nắng đẹp để quay phim chụp ảnh. Tiết trời se lạnh để có thể mặc ves và thắt cà là vạt. Bắt đầu từ 0h ngày..... đến hết 24h ngày (7 ngày - viết bằng chữ: Bảy ngày :D ). Đúng thế mới lấy tiền.7.150. 000. 000 VND (Bẩy tỷ, một trăm, năm mươi triệu đồng chẵn). Không bớt một xu. Tất cả mọi chi phí liên quan đến số tiền này do bên A chịu, kể cả 11. 000 tiền lẻ chuyển khoản ở ngân hàng và các loại chi phí khác. Tóm lại, tiền vào túi Thiên Sứ đúng như trên. Nhân danh cá nhân - Trung tâm nghiên cứu Lý học Đông phương hết hạn giấy phép hoạt động trước lễ 15 ngày. Có thể khuyến mãi thêm vài trận mưa vào ban đêm cho đường phố sạch sẽ. Kinh tế thị trường bi wở cũng phải có khuyến mãi mới phù hợp. Hi. :D :) :)6 likes
-
Thông Báo Tắt Server
An Tường and 3 others liked a post in a topic by BabyWolf
Chào các hội viên, Server đã được chuyển hoàn tất. BW đã nhờ một người bạn bên US kiểm tra giùm và thấy vào nhanh hơn trước nhiều. Vì vậy BW nghĩ tình trạng một số hội viên nước ngoài không vào được đã được khắc phục. BabyWolf.4 likes -
Lá Số Tử Vi Của Hồ Quý Ly
nova and 2 others liked a post in a topic by Thiên Sứ
TƯ LIỆU THAM KHẢO ------------------------------- Hành trình tìm mộ Hồ Quý Ly Lá số tử vi của Hồ Quý Ly 12/08/2010 23:55 Việc lên đường tìm kiếm mộ Hồ Quý Ly (cùng những người trong gia tộc họ Hồ bị quân Minh bắt về Trung Quốc) không chỉ là công việc của riêng các nhà hoạt động văn hóa, khảo cổ, mà còn là ước nguyện của bà con các tông phái họ Hồ sinh sống khắp Việt Nam... Một trong những ngôi chùa ở Trung Quốc có thờ các thiền sư người Việt - Ảnh do đoàn tìm mộ Hồ Quý Ly chụp Cái chết của Hồ Quý Ly sau khi bị giam tại Nam Kinh ra sao đến nay chưa ai dám khẳng định rõ ràng. Sử nhà Minh và một số tài liệu tìm được tại các thư viện ở Bắc Kinh, Nam Kinh, Quảng Tây thì vẫn ghi chép chung chung, chứ không thông tin minh bạch về ngày giờ, năm tháng cũng như những chi tiết về phút lâm chung, nhất là mộ táng Hồ Quý Ly nằm ở nơi nào. Chúng tôi đem điều đó ra hỏi một số nhà nghiên cứu chuyên ngành sử học, văn học, và tình cờ trong một buổi chiều đầu thu năm nay - Canh Dần 2010 - chúng tôi được tiếp chuyện với một nhà chiêm tinh học, đồng thời là nhà nghiên cứu gia phả học (xin viết tắt tên vị ấy là H.T), để nghe ông nói về lá số tử vi của Hồ Quý Ly với đôi điều là lạ ghi dưới đây: - Này nhà báo, theo sử liệu để lại, thì Hồ Quý Ly sinh năm Bính Tý, tức năm 1336. Có tài liệu chép sinh trước đó một năm, vào 1335. Ở đây tôi chọn năm Bính Tý 1336 để đi ngược thời gian thử chấm lá số tử vi cho vua Hồ Quý Ly xem sao. Làm việc này thoạt đầu xem ra có vẻ hơi kỳ, vì mọi chuyện trong đời của ông vua đầu triều Hồ này ai cũng biết rồi, còn “chấm” làm chi nữa. Song thật ra, đứng về mặt nghiên cứu chiêm tinh học và trường sinh học - vốn đang được các nhà khoa học hiện đại quan tâm - thì tất cả những người đã chết, đang sống, đều có thể tìm hiểu lá số của họ để biết điều đúng, điều sai từ các kết luận so với thực tế xảy ra. Vì thế, chúng tôi đã tìm hiểu Hồ Quý Ly ở khía cạnh văn hóa tâm linh để “chấm” số và so sánh với những diễn biến trong đời ông. Chúng tôi xin phép được ghi lại đôi dòng “bên lề lịch sử” qua cuộc tiếp xúc ấy. Bấy giờ nhà chiêm tinh vui vẻ đồng ý, song không giải thích rõ, mà đọc mấy câu cho chúng tôi chép liên quan đến lá số của vua Hồ Quý Ly: Sống nhung lụa, chết tha hương. Mộ phần hai đóa Âm - Dương hai màu. Bên tả hình mèo tháng Mão. Bên hữu, hình ngựa chiêm bao Ngọ về... Rồi không nói chi thêm, nhà chiêm tinh hớp cạn ly trà, đứng dậy cáo từ đi mất. Về nhà, chúng tôi ngẫm nghĩ mấy chữ mở đầu của các câu trên là: “Sống nhung lụa”, thì ai cũng biết Hồ Quý Ly xuất thân từ cửa quý tộc, ông có hai người cô ruột được vua Trần Minh Tông tuyển vào cung, một người sinh ra vua Trần Nghệ Tông, người kia sinh vua Trần Duệ Tông. Riêng Hồ Quý Ly được vua Trần Nghệ Tông gả em gái là công chúa Huy Ninh cho. Với những mối quan hệ đậm đà ấy, ông được vua Nghệ Tông tin dùng từ năm 1371, lúc 35 tuổi, phong cho làm Khu mật đại sứ, lại gia tước Trung tuyên hầu. Đến năm 1372, khi Nghệ Tông truyền ngôi lại cho em là vua Duệ Tông, Duệ Tông đã lập em họ của Hồ Quý Ly là Lê thị làm hoàng hậu. Theo đà ấy, Hồ Quý Ly bước vào chính trường với tư thế là một trong những người có trọng trách của cơ quan tối cao nhà Trần, trở thành một trong các quý tộc ngoại thích có ảnh hưởng mạnh nhất đối với vua Trần, đã dần dần tập trung quyền hành để lên ngôi vào năm Canh Thìn 1400. Trước đó, nhà Minh đã lộ rõ nhiều dấu hiệu muốn gấp gáp thôn tính nước ta nên Hồ Quý Ly đã lệnh cho xây thành Tây Đô ở Thanh Hóa, mà sau này, khi nhà khảo cổ học Đỗ Đình Truật đi tìm mộ Hồ Quý Ly và đặt chân đến Lão Hổ Sơn đã sực nhớ đến thành Tây Đô ấy. Chúng tôi hỏi: “Vì sao trên đường sang Trung Quốc tìm mộ Hồ Quý Ly ông lại nhớ đến thành nhà Hồ, tức thành Tây Đô (còn gọi Tây Giai) ở Thanh Hóa, Việt Nam?”. Ông đáp: “Sao lại không nhớ được. Tôi đã liên tưởng ngay thành nhà Hồ khi vừa đến các bãi tha ma đầy mộ vô chủ trên ngọn Lão Hổ Sơn. Là vì cái chết tha phương trên đất Trung Quốc của Hồ Quý Ly có liên hệ nhân quả rất chặt chẽ với những chuỗi hoạt động của đời ông, mà một trong những việc làm quan trọng của ông là quyết định xây thành Tây Đô để ứng phó kịp thời với việc nhà Minh xua quân xâm lăng. Hẳn nhiên nhà Minh không thể để một bộ óc chiến lược như Hồ Quý Ly được sống sót dài ngày để tiếp tục suy tính chống lại họ. Rõ ràng cái chết chưa biết rõ ngày tháng lẫn nơi chôn của Hồ Quý Ly có duyên do rất sâu từ những hoạt động quân sự như xây thành đắp lũy để chống giặc của ông. Nói tới đó, ông Đỗ Đình Truật giở bản thảo cuốn hồi ức về hành trình tìm mộ Hồ Quý Ly để chỉ chúng tôi xem đoạn ông viết về việc thám sát thành nhà Hồ do Hồ Quý Ly ra lệnh xây như sau: “Ngay trong những năm kháng chiến chống Mỹ ác liệt vào giai đoạn 1965 - 1967, đoàn điều tra khảo cổ học của chúng tôi vẫn đến Thanh Hóa, gần cầu Hàm Rồng, để bước đầu nghiên cứu thành nhà Hồ, bởi lẽ theo nhận định của nhà nước lúc bấy giờ, thành nhà Hồ là một di tích quân sự, di tích lịch sử, nói lên ý chí bảo vệ đất nước và chống ngoại xâm. Đầu tiên khi đến đó, chúng tôi đặt vấn đề tại sao Hồ Quý Ly lại chọn vùng núi non của động An Tôn, huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa để xây căn cứ chống quân Minh, và rồi chúng tôi có ngay câu trả lời khi tận mắt nhìn thấy địa thế hiểm yếu của vùng này, với bốn bề núi non bao bọc, mở ra mặt nam và đông nam rộng thoáng mà thôi, lại có dòng sông Mã, sông Chu hợp lưu nữa, thuận cho việc hoạt động của thủy binh. Cung đất mà Hồ Quý Ly chọn xây thành Tây Giai là cung Chấn - nghĩa là cung mạnh và phát địa nhất, cách thủ đô Thăng Long 150 km đường chim bay, và cách quốc lộ xuyên Đông Dương ngày nay khoảng 30 km, cách biển độ 40 km. Cuối đời, khi thế trận thất lợi, Hồ Quý Ly đã chạy về hướng đó, lên núi Thiên Cầm thuộc Kỳ La ở Hà Tĩnh cách thành Tây Đô không xa, rồi cũng tại đó, Hồ Quý Ly bị quân Minh bắt, dẫn khỏi miền Trung để vĩnh viễn đày xa đất Việt...”. (Còn tiếp) Giao Hưởng3 likes -
Từ tượng vua Lý ở Hà Nội đến tượng Bồ tát Quảng Đức ở Tp Hồ Chí Minh. Tượng cao trong một không gian thoáng rộng, dáng hùng vĩ và nét mặt quắc thước nhưng vẫn đậm nét đôn hậu vương giã. Tuy không có dữ kiện lịch sử để xác định khuôn mặt của nhà vua ra sao nhưng, theo tường tượng chủ quan của tôi, điêu khắc gia đã lột tả được hình ảnh hùng tráng mà nhân hậu của vị vua sáng lập ra triều Lý. Nhất là vị vua đó đã có viễn kiến nhân văn để thiên đô từ Hoa Lư về Thăng Long cách đây sắp được 1000 năm. Tượng LÝ THÁI TỔ-HÀ NỘI Chỉ đáng tiếc, và buồn, một điều: Ngoài phần khắc tên “Lý Thái Tổ” và năm sanh và năm mất “974 – 1028” dưới chân tượng, trong toàn bộ quần thể kiến trúc to lớn và trang trọng đó của tượng đài, không có một bảng chỉ dẫn nào ghi chú xem “ông” Lý Thái Tổ nầy là ai ? Có công gì với tổ quốc mà được tạc tượng ghi ơn tại địa điểm thanh lịch nhất của thủ đô Hà Nội nầy. Lẽ dĩ nhiên ai cũng còn đọng lại trong trí nhớ của lớp Sử thời trung học vài nét chấm phá mơ hồ về vị vua xuất thân từ cửa nhà chùa nầy. Nhưng thi xong là … hết, trừ ra sau đó chọn ngành Sử làm niềm đam mê hay lẽ kiếm sống thì lại là chuyện khác. Đối với khách du lịch nước ngoài thì lại cả một vấn đề. Cuốn cẩm nang du lịch Lonely Planet nổi tiếng thì chỉ ghi vài dòng ngắn ngủi mà nội dung không biện giải được lý do tại sao một ông vua “cũng thường thôi” mà lại được dân ta ngưỡng mộ tôn thờ đến thế. Ở nước ngoài, thiên hạ cũng … lung tung ! Tại thủ đô Paris bên Pháp, trước cổng chính vào đại học Sorbonne, dưới chân tượng bán thân của nhà tư tưởng Auguste Comte, ta cũng chỉ thấy khắc tên ông rất đơn giản mà thôi, thậm chí không có cả hai mốc thời gian “1798 – 1857” thường phải có nữa. Ngồi trong quán cà phê La Sorbone đối diện, nhấm nháp ly expresso, nhìn khuôn mặt trầm tư của ông, tôi không ngờ ông là một trong những cha đẻ của một bộ môn mà ngày nay có hàng triệu người theo đuổi: Khoa xã hội học. Trong khi đó thì tại thủ đô Washington DC bên Mỹ, trong quần thể đài tưởng niệm Lincoln Memorial, điêu khắc gia Daniel Chester French đã tạc một bức tượng của vị tổng thống giải phóng dân nô lệ Abraham Lincoln bằng cẩm thạch trắng cao hơn 6 mét, và trên mặt tường làm phông cho bức tượng có khắc một câu ghi nhớ ơn ông: “Trong ngôi đền nầy cũng như trong tâm tưởng của nhân dân mà vì họ ông đã cứu lấy tổ quốc, niềm tưởng nhớ đến Abraham Lincoln thì được tôn thờ muôn đời” (In this temple as in the heart of people for whom he saved the Union, the memory of Abraham Lincoln is enshrined forever). Ngoài ra, chính phủ còn cho khắc trên tường bài diễn văn Gettysburg ngắn và bài diễn văn nhậm chức nổi tiếng của ông (vốn là hai áng văn chính luận rất nhân bản và cao cả nói lên lý tưởng nhân đạo và triết lý trị nước của ông). Ta không theo Tây mà cũng không theo Mỹ, cứ thấy đúng thì ta làm. Cho nên “hà tiện” chi mà không làm một văn bia (với thiết kế truyền thống hay hiện đại gì cũng được) với nội dung cô đọng nhưng đầy đủ, ghi lại những thông tin cốt lõi và đặc sắc nhất của cuộc đời vua Lý, vừa để giúp đồng bào ôn lại Sử nước nhà vừa để khơi dậy niềm tự hào dân tộc. * * * Cách đây đúng 45 năm, vào ngày 11/6/1963 (tức ngày 20/4 nhuận năm Quý Mão), Bồ Tát Quảng Đức đã tự thiêu trong tư thế kiết già ở giữa ngã tư hai đường Phan Đình Phùng và Lê Văn Duyệt (nay là ngã tư hai đường Nguyễn Đình Chiểu và Cách Mạng Tháng Tám thuộc Quận 3, Thành phố HCM), trước hàng ngàn Tăng Ni, Phật tử, đồng bào Sài Gòn và các cơ quan truyền thông trong và ngoài nước. Bồ Tát Quảng Đức đã an nhiên tự tại nằm xuống để Ngài trở nên đại hùng đại bi đứng dậy. Nhân dân yêu chuộng công lý và tự do khắp nơi trên thế giới rúng động. Sáu tháng sau, một chế độ độc tài giáo trị đã bị nhân dân miền Nam đứng lên dõng dạc khước từ bằng một tiếng “Không” âm vang bát nhã. Mẫu tượng Bồ tát Quảng Đức được chọn Trước sự hy sinh phi thường và dũng cảm của Hòa thượng Thích Quảng Đức, Chủ tịch Hồ Chí Minh hết sức cảm động và đã có câu đối kính viếng Hòa thượng như sau: Vị pháp thiêu thân vạn cổ hùng huy thiên nhật nguyệt. Lưu danh bất tử bách niên chính khí địa sơn hà. (Theo Phạm Hoài Nam. Bồ tát Thích Quảng Đức, ngọn đuốc xả thân vì Đạo pháp và Tổ quốc. Báo Sài Gòn Giải Phóng, ngày 30-5-2005). Trong khi đó thì tại Sài Gòn, giữa vòng vây dày đặc của các cơ quan mật vụ của chế độ Diệm, một nhà thơ hiền lành nhưng “uy vũ bất năng khuất”, vốn được xưng tụng là thi bá của nền văn học miền Nam thời bấy giờ là thi sĩ Vũ Hoàng Chương, đã xúc động đến tận tâm can mà xuất thần sáng tác ra bài thơ còn lưu truyền muôn thuở: Lửa từ bi Lửa! Lửa cháy ngất tòa sen! Tám chín phương nhục thể trần tâm hiện thành thơ, quỳ cả xuống. Hai vầng sáng rưng rưng, Đông Tây nhòa lệ ngọc, Chắp tay đón một mặt trời mới mọc. Ánh Đạo Vàng phơi phới đang bừng lên, dâng lên ... Ôi đích thực hôm nay trời có mặt, Giờ là giờ hoàng đạo nguy nga, Muôn vạn khối sân si vừa mở mắt, Nhìn nhau: tình huynh đệ bao la l Nam mô Đức Phật Di Đà, Sông Hằng kia bởi đâu mà cát bay? Thương chúng sinh trầm luân bể khổ, Người rẽ phăng đêm tối đất dầy, Bước ra, ngồi nhập định, hướng về Tây, Gọi hết Lửa vào xương da bỏ ngỏ Phật pháp chẳng rời tay. Sáu ngả luân hồi đâu đó, Mang mang cùng nín thở, Tiếng nấc lên từng nhịp bánh xe quay, Không khí vặn mình theo, khóc oà lên nổi gió, Người siêu thăng ... giông bão lắng từ đây ... Bóng Người vượt chín tầng mây, Nhân gian mát rợi bóng cây bồ đề. Ngọc hay đá, tượng chẳng cần ai tạc, Lụa hay tre, nào khiến bút ai ghi. Chỗ Người ngồi, một thiên thu tuyệt tác, Trong vô hình sáng chói nét từ bi. Rồi đây.. Rồi mai sau... Còn chi? Ngọc đá cũng thành tro, lụa tre dần mục nát, Với thời gian, lê vết máu qua đi ... Còn mãi chứ, còn Trái Tim Bồ Tát, Gội hào quang xuống tận chốn A Tỳ. Ôi ! Ngọn lửa huyền vi ... Thế giới ba nghìn, phút giây ngơ ngác, Từ cõi vô minh Hướng về cực lạc, Vần điệu thi nhân chỉ còn là rơm rác, Và cũng chỉ nguyện được là rơm rác. Thơ cháy lên theo với lời kinh, Tụng cho nhân loại hòa bình, Trước sau bền vững Tình Huynh Đệ này. Thổn thức nghe lòng trái đất, Mong thành quả phúc về cây. Nam mô Thích Ca Mâu Ni Phật! Đồng loại chúng con nắm tay nhau tràn nước mắt, Tình thương hiện tháp chín tầng xây. Vũ Hoàng Chương (Sài Gòn, 15-7-1963) Từ hai đầu đất nước xa xôi, cách nhau gần 10 thế kỷ lồng lộng, hai Phật tử Việt Nam là Lý Công Uẫn và Bồ Tát Quảng Đức, một tăng một tục, đã nắm chặt tay nhau để nói chỉ một lời, làm chỉ một chuyện: Xả thân cho chúng sinh, hy sinh vì dân tộc. Được biết Sở Thông tin Văn hoá Tp HCM và GH PGVN đang trong tiến trình hoàn tất khu tượng đài kỹ niệm Bồ Tát Quảng Đức, tôi mạo muội đề nghị thêm vào quần thể kiến trúc nầy hai “văn bia”: Một là hai câu thơ của Chủ tịch Hồ Chí Minh, và một là bài thơ Lữa Từ bi của cố thi sĩ Vũ Hoàng Chương. Có lẽ chử đen khắc trên hai tảng cẩm thạch trắng, nằm riêng rẽ tự nhiên nhưng hòa điệu với thiết kế chung là đẹp và ý nghĩa nhất. Việc làm nầy có nhiều ý nghĩa, mà có lẽ ý nghĩa rõ nét nhất là dân ta có nét văn hóa riêng: Uống nước nhớ nguồn. Tháng 6/2008 Nguyễn Kha nguồn giacngo.vn2 likes
-
Ông Khiết - Một biểu tương minh triết của văn minh Lạc Việt. Sự xác định phát minh ra la bàn thuộc về văn minh Việt cổ. Website Lý học Đông Phương Hướng dẫn: Thiên Sứ Biên soan: Achau Bổ sung: Thiên Đồng Trong hội thảo "Tính khoa học của Phong thủy", do Trung Tâm nghiên cứu Lý học Đông phương tổ chức tại Hanoi, ở khách sạn La Thành ngày 15 - 12 - 2009, Hoàng Triều Hải là một thành viên nghiên cứu và hiện là trưởng đại diện Văn Phòng Hanoi của Trung tâm đã giới thiệu "Ông Khiết" - một vật trấn yểm độc đáo của Phong Thủy Lạc Việt. Ông Khiết chính là một món quà tặng của Trung Tâm cho các vị khách quí tham dự hội thảo. Đây cũng chính là một biểu tượng đầy tính minh triết của nền văn Lạc Việt, một thời huyền vĩ ở miến nam sông Dương tử.... Ông Khiết - quà tặng của Trung tâm trong hội thảo. Ảnh: TTNCLHĐP Tính minh triết Việt qua biểu tượng Ông Khiết Có lẽ, hầu hết người Việt Nam khi bước vào đời, trước nhưng khó khăn của cuộc sống đầy bon chen, sát phạt, thì thường tự an ủi với câu thành ngữ rất phổ biến: "Ngậm miệng ăn tiền". Hoặc trước những bất công xã hội, những sự ức chế thì ông cha ta cũng thường nói: "Cóc cũng phải mở miệng". Hay trong đời thường, trước những khó khăn không thể vượt qua, người ta thường thách đố nhau: "Đợi đến cóc mọc râu" mới làm được việc đó. Đã từ lâu, nhà nghiên cứu Nguyễn Vũ Tuấn Anh, đã phát hiện mối liên hệ chặt chẽ giữa những câu thành ngữ lưu truyền trong dân gian Việt Nam, những giá trị văn hóa phi vật thể của nền văn hiến Việt liên hệ đến hình tượng "Ông Khiết", qua những tác phẩm của ông: "Tính minh triết trong tranh dân gian Việt Nam", "Thời Hùng Vương qua truyền thuyết và huyền thoại", "Tìm về cội nguồn Kinh Dịch", "Thời Hùng Vương và bí ẩn Lục thập hoa giáp"; "Hà Đồ trong văn minh Lạc Việt"…nhằm phục hồi hệ thống lý thuyết Âm Dương Ngũ Hành thuộc về nền văn hiến Việt 5000 năm huyền vĩ phía Nam Dương Tử. Có thể nói rằng: Trong suốt lịch sử trải gần 5000 năm đó, hình tượng "Ông Khiết" - cụ Cóc - luôn gắn bó với nền văn hóa truyền thống Việt. Chúng ta có thể nhận thấy ngày hình ảnh "Ông khiết" Việt trong nền văn hiến Việt qua những di sản khảo cổ từ hàng ngàn năm trước: Đây là những di vật khảo cổ của người Việt, đã làm thế giới phải ngạc nhiên và thú vị trước một nền văn minh và kỹ thuật phát triển thể hiện một đỉnh cao không những trong kỹ thuật đúc đồng mà ngay cả trong nghệ thuật khắc nổi và hình họa. Những chi tiết trên trống đồng phản ánh một hình thái xã hội với chiều sâu của nó, xác định một nền văn minh Văn Lang rực rỡ của Việt tộc. Một trong những chi tiết độc đáo, được đắp nổi trên tang trống Lạc Việt từ hàng ngàn năm trước là những những con vật bình dị, nhưng rất thân thuộc trong xã hội văn minh lúa nước, đó là hình ảnh con Cóc. Trống đồng Lạng Sơn, loại Heger II, trưng bày tại Bảo tàng lịch sử Việt Nam, Hà Nội, Việt Nam. Trống đồng Đông Sơn và hình tượng cóc - Ông Khiết. Tượng cóc trên trống đồng Đông Sơn Tượng cóc trên mặt trống Heger II Đã có nhiều học giả có những cách lý giải khác nhau về con Cóc trong các nghiên cứu khoa học. Có thuyết cho rằng Cóc là biểu hiện cho tình trạng thời tiết trong mùa màng, như “Cóc nghiến răng thì trời sẽ mưa”. Những hình ảnh Cóc trên trống đồng xuất hiện rất thường xuyên trong các di vật khảo cổ và người ta càng khó hiểu khi có những hình tượng Cóc giao hoan, không những giữa hai cá thể mà những ba cá thể (!). Nhiều học giả có ý kiến cho đó là biểu trưng cho tính ngưỡng phồn thực cổ xưa của văn hóa Việt!? Tượng 3 cóc giao phối. Không chỉ ở nhưng di vật khảo cổ xác định hình tượng Ông Khiết đã tồn tại từ lâu trong nền văn hiến Việt trải gần 5000 năm lịch sử, mà hình tượng này còn tồn tại trong văn hóa truyền thống dân gian Việt Nam cho đến tận bây giờ. Những chuyện liên quan đến Cóc là nhân vật chính có thể kể ra đây là: Chuyện Trê Cóc, Cóc kiện trời, Thày đồ Cóc...Trong văn học dân gian Việt thì có thể nói ông Cóc có một vị trí đặc biệt được tôn trong: Con cóc là cậu ông trời. Ai mà đánh nó thì trời đánh cho Ông Trời - Thượng Đế - cai quản cả vũ trụ mà nhân loại phải kính trọng, nhưng cóc lại còn là "Câu ông Trời" thì đủ hiểu cóc có địa vị như thế nào! Không những thế, cóc còn là thầy dậy, là sự truyền đạt văn hóa và chỉ mình Cóc làm được chuyện này. Lão Oa độc giảng - Thày Đồ Cóc - Tranh dân gian làng Đông Hồ. Ông Trời chính là biểu tượng của sức mạnh vũ trụ, cóc là Cậu ông Trời và là độc quyền giảng dậy, truyền đạt văn hóa! Phải chăng con cóc là hình tượng muốn gợi mở một suy nghiệm liên quan đến những bí ẩn vũ trụ được ẩn chưa trong nền văn minh Khoa Đểu - đó là loại chữ hình con nòng nọc - con của cóc. Trong ca dao tục ngữ Việt, còn những câu thành ngữ liên quan đến ông Cóc và đặc biết là Ông Khiết - một biểu tượng cách điệu của con Cóc - một cách kỳ lạ, mà chúng tôi lần lượt trình bày với bạn đọc dưới đây: "Ngậm miệng ăn tiền". Một câu thành ngữ độc đáo của nền văn hóa dân gian Việt. Các nhà nghiên cứu, phê bình cho rằng câu thành ngữ này có một nội dung ích kỷ, thiếu tính đấu tranh, chỉ biết lợi cho mình....Nhưng kỳ lạ thay! Đây chính là biểu tượng của Ông Khiết: Hình tượng Ông Khiết - "Ngậm miệng ăn tiền". Thế gian này chẳng ai có thể ngậm miệng ăn tiền cả. Câu thành Ngữ Việt "Ngậm miệng ăn tiền" chỉ mang tính hình tượng, nhằm miêu tả một nội dung khác. Nhưng với hình tượng "Ông Khiết" thì đúng cả đến nghĩa đen. Các thày bà còn khuyên thân chủ mua Ông Khiết về để thờ và cứ phải" sáng quay ra, tối quay vào" để ông mang tiền về cho gia chủ. Hàng ngàn năm đã trôi qua - kể từ khi nền văn minh Khoa Đẩu của Việt tộc sụp đổ ở miến nam sông Dương Tử, hình tượng Ông Khiết "ngậm miệng ăn tiền" vì có khả năng "mang tiền về cho thân chủ" - nên mãi mãi lưu truyền đến ngày nay - phải chăng đã hàm chứa sự gìn giữ những bí ẩn của nền văn minh Khoa Đẩu? Hình tượng Ông Khiết nguyên thủy thì đồng tiền trong miệng có thể tháo rời ra được. Nhưng ngày nay, để tiện vận chuyển và sản xuất, người ta đã hàn dính đồng tiền vào miệng Ông Khiết, hoặc đúc dính liền đồng tiền và mình Ông Khiết thành một khối. Tuy nhiên, vẫn còn có những nơi làm hình tượng này theo đúng truyền thống - họ không đúc liền đồng tiền vào miệng Ông Khiết. Và điều này lại liên quan một cách kỳ lạ đến câu thành ngữ "Cóc mở miệng". "Cóc mở miệng" Câu thành ngữ lưu truyền trong dân gian Việt Nam này có nội dung nói đến những chuyện hy hữu, bất khả kháng. Cả đời, hiếm khi ai nghe được tiếng cóc. Có đánh chết, cóc cũng im, không một tiếng kêu. Các cụ gọi là "gan cóc Tía". Nhưng với hình tượng Ông Khiết, nếu rút đồng tiền ra khỏi miệng cóc thì ta thấy ngay "Cóc mở miệng". Ngậm miệng ăn tiền...và..... Cóc mở miệng! Chính vì mối liên hệ chặt chẽ giữa hình tượng của Ông Khiết và những câu thành ngữ trong văn hóa dân gian Việt, nhà nghiên cứu Nguyễn Vũ Tuấn Anh đã tiến hành dùng con lắc cảm xạ kiểm tra và phát hiện ở miệng Ông Khiết, khi bỏ đồng tiền ra, có một hiệu ứng bức xạ rất mạnh. Hiện tượng này được nhà cảm xạ Dư Quang Châu - Trưởng ban cảm xạ Trung Tâm nghiên cứu tiềm năng con người - dùng máy đo xác định: Ở các bộ phận khác nhau trên mình Ông Khiết, đèn báo không sáng toàn phần.... Trung bình có bẩy đơn vị đèn sáng..... Chỗ ít nhất chỉ có ba đơn vị đèn sáng...... Nhưng tại miệng Ông Khiết, đèn sang toàn phần, đã chứng tỏ có một bức xạ rất mạnh ở đây. Một hiện tượng cần lưu ý là: Nếu ta để đồng tiền trở lại vào miệng Ông Khiết thì hiện tượng bức xạ yếu hẳn. Hiện tượng "Cóc mở miệng" nói lên điều gì? Phải chăng những điều gần như không tưởng trở thành có thể? Trong thành ngữ dân gian Việt Nam có câu "Bao giờ cóc mọc râu". Một câu thành ngữ có tính ví von với hình tượng so sánh với những việc gần như không tưởng. Cóc thì chẳng bao giờ mọc râu cả, vậy thì những việc làm sẽ chẳng bao giờ thành công ví như chờ đến khi "cóc mọc râu" vậy. Nhưng kỳ lạ thay! Một lần nữa câu thành ngữ dân gian Việt này lại liên hệ rất cụ thể với hình tượng Ông Khiết: Bạn đọc hãy nhìn kỹ xem: Ở hai bên mép Ông Khiết có hai sơi râu thật..... " Cóc mọc râu" đúng cả nghĩa đen với hình tượng Ông Khiết. Phải chăng, chính hình tượng Ông Khiết muốn nhắc nhở hậu thế rằng: Những điều không tưởng vẫn có khả năng trở thành hiện thực?! Trong bài "Hòn Vọng Phu" của nhạc sĩ Lê Thương có câu: Ta cố đợi ngàn năm. Một ngàn năm nữa sẽ qua.... Nhạc sĩ Lê Thương sáng tác bài hát nổi tiếng này của ông, khi mà tất cả các nhà nghiên cứu văn hóa sử Việt còn sống ngày nay chưa sinh ra ở trên đời..... Hơn hai ngàn năm đã trôi qua, kể từ khi nền văn hiến huyền vĩ Việt sụp đổ ở miến nam sông Dương Tử, ông Khiết đã "Ngậm miệng ăn tiền". Đến nay, Ông Khiết đã mở miệng và thể hiện những điều mà trước đây gần như không tưởng - "Cóc mọc râu". Qua hình tượng Ông Khiết, đã xác định một nền văn hiến huyền vĩ ở bờ nam sông Dương Tử - nền văn minh Khoa Đẩu - đã sở hữu một lý thuyết thống nhất vũ trụ mà nhân loại đang mơ ước. Đó chính là thuyết Âm Dương Ngũ hành. Ông Khiết và thuyết Âm Dương Ngũ hành. Ngay trên đầu ông Khiết, đã đội Âm Dương, cho chúng ta thấy hình tượng Ông Khiết có mối liên hệ chặt chẽ với thuyết Âm Dương Ngũ hành. Do đó hình tượng này phải là một sự lựa chọn liên quan mật thiết đến học thuyết này. Nếu chúng ta có thể cách điệu hóa hình tượng ông Khiết ba chân đầy huyền bí này thành hình kỷ hà thì sẽ có hình tam giác cho thân ông Khiết với đỉnh ở miệng Ông Khiết và một hình tam giác khác có đỉnh là chân sau ông Khiết. Và đây chính là biểu tượng của Do Thái giáo - một tôn giáo cổ xưa nhất của nhân loại và nay chính là lá cờ của quốc gia Isarael. Đồng thời đây cũng chính là biểu tượng của đồ hình Hậu Thiên Lạc Việt với sự kết hợp hai quái Đoài Tốn và Cấn Chấn thành đồ hình tam âm, tam Dương. Xin xem hình minh họa dưới đây: Không ai có thể phủ nhận sự liên quan giữa bát quái với Ngũ hành trong ứng dụng. Biểu tượng của ông Khiết liên quan đến Thuyết Âm Dương Ngũ hành là việc rất rõ ràng không cần phải bàn cãi, ít nhất với xoáy Âm Dương mà Ông Khiết mang trên đầu. Nhưng vấn đề cũng chưa dừng lại ở đấy, mà biểu tượng này còn liên quan mật thiết với những tri thức vũ trụ và xác định: Thuyết Âm Dương Ngũ hành chính là sự tổng hợp của những tri thức vũ trụ, khi mà trên lưng Ông Khiết chính là hình tượng của chòm sao Đại Hùng Tinh - Chòm sao Thiên cực Bắc của bầu trời Thái Ất trong lý học Đông phương. Bạn đọc có thể so sánh hình dưới đây: Chòm sao Đại Hùng tinh trên bầu trời Thái Ất hiện nay (Chấm đen trên hình minh họa). So sánh với các chấm trên lưng ông Khiết...... Như vậy, chúng ta dễ dàng nhận ra rằng: Ông Khiết chính là biểu tượng hoàn hảo của nền văn minh Khoa Đẩu (Con ông Khiết chính là nòng nọc - Khoa Đẩu tự - văn tự chính thống của nền văn minh Lạc Việt), miêu tả một cách cô đọng nhất những nguyên lý căn để của thuyết Âm Dương Ngũ hành và một thực tại mà học thuyết này phản ánh: Đó chính là những quy luật vũ trụ tương tác với Địa cầu, mà chòm sao Thiên Cực Bắc chính là chòm sao định vị căn bản cho mọi sự vận động, tương tác đó. Nhưng vấn đề cũng không chỉ dừng lại ở đây, hình tượng Ông Khiết còn xác định rằng: La bàn chính là sản phẩm có từ lâu trong nền văn minh cổ nhân loại và không phải do người Trung Quốc phát minh. Biểu tượng Ông Khiết - Xác định la bàn là phát minh của người Việt cổ. Từ hàng ngàn năm nay, cả thế giới này vẫn ngộ nhận la bàn là phát minh của nền văn minh Hoa Hạ, cũng như cho rằng Kinh Dịch và thuyết Âm Dương Ngũ hành của người Trung Hoa vậy. Có thể nói rằng trên hầu hết những website nghiên cứu đều thống nhất nói về điều này. Nhà nghiên cứu Trần Trọng Kim chép trong Việt Nam Sử Lược "... và ông Chu Công Ðán lại chế ra xe chỉ Nam để đem: "... và ông Chu Công Ðán lại chế ra xe chỉ Nam để đem xứ Việt thường về nước." (quyển 1, trang 13). Còn theo sự khảo cứu của Châu Âu cho rằng la bàn từ dùng kim nam châm được các nhà hàng hải Trung Hoa dùng khoảng năm 1100 Tây lịch. Theo học giả Alexander Neckam viết trong sách Desutensilibus (Nói về các dụng cụ) thì các thủy thủ Anh,vào năm 1190, đã từng dùng la bàn cho những chuyến hải hành trên cách đại dương. Khoảng từ năm 1220 người Arập đã bắt đầu dùng la bàn và khoảng 1250 thì người Viking cũng đã biết dùng loại công cụ định hướng này một cách thường thức. Họ còn trưng ra nhưng cái gọi là "di vật khảo cổ" để xác định la bàn là phát minh của người Hoa Hạ: Chiếc thìa chỉ Nam - một di vật được coi là phát minh của người Hoa Hạ vào thế kỷ II BC. Thế giới theo thói quen nhận thức đó, mặc nhiên ngộ nhận sự phát minh La Bàn là của người Trung Quốc. Nhưng một bí ẩn còn chưa được giải thích, một câu hỏi còn đang bỏ lững, khi đặt cho câu hỏi rằng những công trình kim tự tháp của Ai Cập, Hy Lạp, Inca, Maya, Zoque ở Trung Mỹ, được xác định phương hướng để xây dựng hay các cấu trúc công năng của tháp cũng thể hiện khả năng, công dụng xác định được phương hướng, xác định được sao Cực Bắc, các hướng chính Bắc, chính Nam, chính Đông, chính Tây - với độ sai biệt siêu việt hơn độ sai biệt lý tưởng cho phép của xây dựng thời hiện đại - thì thời đó các nền văn minh hơn 5000 năm này họ xác định hướng bằng gì? Nếu cho rằng: Các nền văn minh cổ xưa đã dùng sao Thiên Cực Bắc để tìm hướng Bắc, thì chúng ta đều biết rằng: Hướng Bắc của chòm sao Thiên cực Bắc không hoàn toàn trùng khớp với phương Bắc của Địa cầu. Sự chính xác của các công trình kiến trúc nổi tiếng thời cổ đại, như Kim Tự Tháp Kim tự tháp Keop nổi tiếng của Ai Cập có đường chéo góc trùng khớp hoàn toàn với kinh tuyến Bắc Nam của địa cầu và là kinh tuyến đi qua đất liền dài nhất thế giới. Làm thế nào để họ xác định chính xác trục Bắc Nam mà xây nên Kim Tự tháp vĩ đại này? Cũng có ý kiến cho rằng: Người Ai Cập căn cứ vào sao Bắc Đẩu để xác định phương Bắc. Mới nghe thì có vẻ có lý và có nhiều ngươi đồng tình. Nhưng vấn đề đặt ra ở đây là trục Địa cầu nối kinh tuyến dài nhất theo hướng Bắc Nam, chứ không phải phương Bắc. Làm sao người Ai Cập biết trục Địa Cầu nằm đúng phương Bắc Nam mà nhìn sao Bắc Đẩu, nếu không có la bàn - hoặc một cái gì đó tương tự như vậy - để xác định phương hướng các vì sao trên bầu trời với một kiến thức thiên văn vượt trội . Điều này đã chứng tỏ qua vị trí các vì sao tương quan với các Kim Tự Tháp. Chúng ta xem lại hai tư liệu liên quan đến sự phát minh ra la bàn vốn được coi là của người Trung Hoa. 1 - Truyền thuyết ghi nhận trong trận đánh Hoàng Đế Xuy Vưu tại Trác Lộc (Trên 5000 năm cách ngày nay). Xuy Vưu làm phép khiến trời đất mù mịt. Một vị đại thần của Hoàng Đế phát minh ra cái xe chỉ nam và nhờ cái xe này, Hoàng Đế chỉ huy quân đội, phá tan đạo quân của Xuy Vưu. 2- Sứ giả Việt Thường đến kinh đô cống vua Nghiêu một con rùa lớn (3000 năm cách ngày nay), trên mai rủa có ghi việc trời đất mở mang bằng Khoa Đẩu tự. Vua Nghiêu sai tặng sứ Việt thường chiếc La bàn để định hướng về nước.Sau hai tư liệu trên thi không có một tác giả Trung Hoa nào tự giới thiệu là người phát minh ra la bàn. Chúng ta cũng biết rằng: Chính các nhà sử học Trung Quốc cũng cho rằng lịch sử văn minh Hoa Hạ chỉ rõ ràng trong khoảng thế kỷ thứ VIII BC. Huyền thoại thì không phải là cơ sở để tin cậy như một chứng cứ thuyết phục, nếu không giải thích được những vấn đề liên quan đến nó. Khoa phong thủy đã được chứng minh rằng: Nó thuộc về nên văn hiến Lạc Việt một thời huy hoàng bên bờ nam Dương Tử. Tất yếu cái la bàn là vật bất ly thân của môn này không thể ra đời trong văn minh Hán.Quí vị cũng cần quán xét một hiện tượng là: Ở đây, tôi cũng cần lưu ý thêm quý vị là: Sử Ký Tư Mã Thiên dành hẳn một truyện cho những thày chuyên coi ngày, tựa là "Nhật giả liệt truyện", nhưng lại không hể nhắc tới khoa Phong Thủy vốn được coi là xuất hiện từ thế kỷ thứ III BC - tức là trước cả Tư Mã Thiên hàng 100 năm - như tài liệu trên ghi nhận. Ông ta cũng không hề có một chữ nào nói đến sự ứng dụng khoa Phong thủy trong các công trình xây cất của triều đình Hán. Tất nhiên, ông cũng không hề xác nhận la bàn là do phát minh của văn minh Hoa Hạ. Những chứng cứ trên xác định việc phát minh la bàn không thuộc về văn minh Hán cổ. Cóc với đôn cố định. Hình tượng Cóc thật sự là bình dị và phổ thông như đã thấy, nhưng kết cấu lại đưa đến những sự trùng hợp mang tính tương đồng hay định hướng cho một sự suy nghiệm hợp lý giữa các hiện tượng liên quan. 1 - Ông Khiết được đặt trên đôn tròn có thể xoay các hướng tương làm cho miệng nhọn của hình tượng như một mũi tên chỉa về các phương tương tự mũi kim nam châm luôn xoay tít và chỉ hướng Bắc Nam khi đã ổn định. Do vậy, đôn đế thường được thiết kế tròn và bằng vật liệu không phải là kim loại, tương đồng với việc thiết kế vỏ la bàn bằng vật liệu không tạo sự nhiễm từ. 2 - Miệng Ông Khiết ngậm một đồng tiền tròn - theo quan điểm Lý học Đông Phương thì tượng tròn thuộc kim - Hình tượng này cho thấy tính hút kim loại - tiêu biểu là sắt - của La bàn. Những hình ảnh tiền bạc mà tượng cóc ngồi lên, cũng có thể tượng trưng cho tượng Kim, kim loại bị từ trường hút giữ. Như vậy tính từ lực được thể hiện qua hình tượng ẩn dụ mang tính thường thức phổ thông qua ý nghĩa cầu tài chiêu lộc. Nhưng đó là ẩn ngữ nhằm miêu tả một tri thức bị che lấp bởi hàng ngàn năm Hán hóa. Cấu trúc của miệng Ông Khiết hơi nghiêng chếch lên, nên khi ta chỉ cần cho đồng tiền vào đúng miệng là tự nó vào sâu tiếp trong miệng Ông Khiết, nói lên khi cho kim loại tới gần nam châm sẽ hút được nó. 3 - Lưng ông Khiết mang chòm sao Bắc Đẩu và nhìn lên trời, cho thấy ông nhìn về hướng Bắc..... 4 - Chân ông Khiết có nhiều đồng tiền nhỏ xung quanh, hình tượng thuộc kim một lần nữa được tái hiện, cho ta thấy nam châm có thể hút được kim loại từ rất nhiều chiều. Trong khi đế lại được chế tác hình tròn và bằng loại vật liệu khác và tách rời với ông khiết, muốn nói rằng, vỏ của la bàn phải được làm bằng loại vật liệu khác mang dáng dấp của hình tròn và không phải là kim loại, không phải là nam châm thì la bàn mới hoạt động được. 5 - Qua tác nghiệp đo xung khí bằng máy RFI của Nhà cảm xạ học Dư Quang Châu, cũng như sử dụng đo xung xạ bằng con lắc của nhà nghiên cứu lý học Nguyễn Vũ Tuấn Anh cho thấy rằng: Khi Ông Khiết ngậm đồng tiền, không tạo xung khí, trời đất giao thoa, nói lên trái đất vẫn chịu sự tưong tác của thiên văn. Khi rút đồng tiền ra, miệng Ông Khiết tạo ra một xung khí phát thẳng, có thể coi là chỉ dấu chiều từ trường trái đất Đương nhiên ông cha ta không muốn bị thất truyền, nên ngoài việc mang tính chiêu tài để lưu truyền, ông cha ta thêm chùm sao Đại Hùng tinh trong tranh dân gian Việt in hình của chòm sao trên lưng trong tượng ông Khiết. Trong buổi hội thảo về "Tính khoa học của phong thuỷ trong kiến trúc và xây dựng", nhà tổ chức đã trao tặng các đại biểu tượng Ông Khiết trên đế tròn. Đây cũng là biểu tượng và mong muốn phổ biến một hình tượng minh triết Việt đến với mọi người. Chúng tôi luôn tuân thủ nguyên tắc: Không sử dụng sử giải mã những biểu tượng, truyền thuyết làm bằng chứng khoa học để minh chứng cho Việt sử 5000 năm vắn hiến. Nhưng, chúng tôi vẫn trân trọng giới thiệu một cách nhìn về tính minh triết Việt qua di sản của tổ tiên Lạc Việt để lại. Ẩn truyền của ông cha ta khi nói: “Con cóc là cậu ông Trời” thật là ý nghĩa. Và một điều thú vị khác nữa là: Trong cuốn "Cội nguồn trăm họ" của giáo sư Bùi Văn Nguyên, tác giả cho rằng - Kinh Dương Vương tên húy là Nguyễn Minh Khiết. Như vậy, danh từ "Khiết" chính là thủy tổ khai sáng nền văn minh Lạc Việt - Nền văn minh Khao Đẩu một thời huyền vĩ ở miến nam sông Dương tử.. Achau2 likes
-
Sưu Tầm Biển Hiệu độc
hiki and one other liked a post in a topic by HungNguyen
Có sao nói dzậy Đã xuất khẩu thì phải thành thơ hừm....ngẫm lại thấy đúng đó chớ. Sức khỏe là vàng Nhà báo mà ăn nói mẫu mực thế lày thì chít rùi CSGT pó tay Không dám bình lựng2 likes -
Không “bắn mây” ngăn mưa dịp Đại lễ (Dân trí) - Trước sự tốn kém, phức tạp của phương án bắn mây ngăn mưa trong dịp Đại lễ, Phó Thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng đã nhất trí với việc không áp dụng phương án này như đề xuất của Chủ tịch UBND TP Hà Nội và Bộ trưởng Văn hoá, Thể thao & Du lịch.Tại buổi làm việc của Ban chỉ đạo Quốc gia kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long, Thứ trưởng Bộ Văn hoá, Thể thao & Du lịch Lê Tiến Thọ cho biết, Bộ Tài nguyên – Môi trường đã báo cáo xin lùi thời gian trình Ban tổ chức phương án can thiệp khi gặp thời tiết bất lợi đến ngày 18/8 vì đến nay chưa xác định rõ được công nghệ và kinh phí thực hiện. “Sau ngày 18/8 nếu Bộ TN & MT không đưa ra được phương án thực hiện đề nghị Ban chỉ đạo kỷ niệm 1.000 năm cho ý kiến đề Ban tổ chức triển khai phương án dự phòng khi gặp thời tiết bất lợi, không thể tổ chức tại quảng trường Ba Đình”, ông Thọ nói. Phát biểu sau đó, Bộ trưởng Văn hoá, Thể thao & Du lịch Hoàng Tuấn Anh cho rằng, việc bắn mây nước ta chưa làm bao giờ và cũng rất tốn kém. Ông Tuấn Anh đề nghị, nếu dịp Đại lễ mưa nhỏ, mưa vừa, phải chấp nhận mặc áo mưa, còn nếu mưa lớn phải tổ chức tại sân vận động Mỹ Đình thay vì tổ chức tại quảng trường Ba Đình. Cần một "kịch bản" chu đáo cho trường hợp mưa lớn trong dịp Đại lễ (Ảnh: Việt Hưng) Có cùng quan điểm lo ngại tốn kém như ông Tuấn Anh, nhưng Chủ tịch UBND Thành phố, Nguyễn Thế Thảo còn cho rằng, việc bắn mưa cũng có giới hạn và trong trường hợp mưa bão không thể bắn được.Từ những phân tích của mình, ông Thảo hạ quyết tâm “mưa cũng làm” chỉ trừ trường hợp mưa bão. Tuy nhiên, theo ông Thảo phải có phương án dự phòng trong trường hợp có mưa. Kết luận buổi làm việc, Phó thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng cho rằng, nếu bắn mây phải tốn vài chục triệu đô, chưa kể việc nước ngoài phải đưa máy bay vào bắn, rất phức tạp. “Nếu ta làm được thì nên làm, đằng này ta chưa làm được thì thôi”, Phó Thủ tướng đồng ý với các đề xuất. Theo Phó Thủ tướng, cần có sự chủ động ứng phó với các hiện tượng bất thường của thời tiết và dù Đại lễ là dịp hết sức quan trọng, nhưng cũng cần phải tiết kiệm. Bên cạnh lo ngại về vấn đề mưa, để bảo đảm an toàn cho máy bay trực thăng bay qua Quảng trường Ba Đình trong ngày 10/10, theo đề nghị của Bộ Quốc phòng, Ban tổ chức cũng đã đề xuất Ban chỉ đạo xem xét cho chuyển nội dung các cháu thiếu nhi thả bóng bay và chim bồ câu về mốc sau chương trình nghệ thuật, tức vào đúng 10giờ, 10 phút. Theo Thứ trưởng Lê Tiến Thọ, việc thả chim bồ câu vào 10 giờ, 10 phút đúng thời điểm kết buổi lễ sẽ tạo được dấu ấn.1 like
-
Lựa chọn là ở quý khách ạ ! Ăn nhậu cũng phải có s-lô-gân nó mới sung Lưu ý đến thế này là cấm có lộn đi đâu được hít Cạnh tranh với toàn tuyến Gà già nấu phở mới ngon ??! Phim Hàn quốc Miễn bình lựng1 like
-
1 like
-
Cũng đậu nhưng không cao . Cũng đậu nhưng không cao .1 like
-
Bấy lâu không vào được diễn đàn để trả lời câu hỏi nhắn tin của cháu ; theo tôi thấy cả 2 lá số đều không có sự truyền tinh như cháu nói , lá số của ntpt lấy cho người vợ chính xác hơn vì năm nay thể hiện người nầy có tang mẹ ; năm nay vợ chồng chia tay là do vận số đã đến ,lá số của cô kia mệnh có không -hồng ít ra cũng phải có đôi 3 đời chồng rồi mới ổn định cuộc sống ;thiên di có riêu- hỹ ,người nầy khi đi ra ngoài dể nhạy cảm với người khác phái hay ngược lại cũng dể cho người khác lưu luyến / thuyền kia chắc đã có bến đỗ ,cháu cũng nên tìm đò khác để mà quá giang ,năm 2012 sẽ có cơ hội rồi mọi chuyện cũng sẽ qua nhanh ,cũng như tính của cháu dể bị lụy nhưng cũng cũng sẽ dể quên .1 like
-
1 like
-
Chọn Vợ
Hạt gạo làng liked a post in a topic by CHIEUNAM
1. VƯỢNG PHU ÍCH TỬ Thần tướng Ma Y đặt tảng nền: Tân nương muốn đón chớ nên quên: Khô chân (*) rắn rỏi nên dâu thảo , Gân mặt trang nghiêm đáng vợ hiền . Mạnh Mẫu mỏng mày sinh quỷ tử , Âu Cơ hay hạt nở thiên tiên . Thần Đoàn Lão Tổ còn căn dặn : "Tại mẫu tử tôn đặng phúc duyên ." (*) Ca dao : Khô chân, gân mặt đắt tiền cũng mua. 2. HÃM PHU KHẮC TỬ Có nhà dịch lý rất uyên thâm Nhắc nhở dân gian chớ nhận lầm: Chân chĩnh mập lù: Nòi ác phụ, Đít vò núng nính: Thứ cuồng dâm . Mặt mo dày cộm: Phường lang hạnh , Lưng thớt chè bè: Loại cẩu tâm (*) Lấy vợ kén tông, chồng kén giống, Mới mong hảo hợp tới trăm năm. (*) Ca dao : Chân chĩnh, đít vò, mặt mo, lưng thớt là tướng xấu của đàn bà Ruồi đen đậu mép, khóe môi thâm; Cảnh giác không thôi bé cái lầm: Mũi hếch, cằm nghiêng điềm tuyệt tự, Mông cao, ngực nẩy nét tà dâm. Liếm môi, rụt cổ phường đa trá, Liếc mắt đưa tình thói nhị tâm. Lấy vợ kén ngao, chồng kén đế, Vui vầy ngắn tháng với dài năm.1 like -
Nếu cuộc thi vào tháng 8 âl thì sẽ đậu nhưng không cao ; nếu thi trong tháng 09 âl thì đạp phải vỏ dưa .1 like
-
Lá số của người nam / mệnh tham lang vượng địa phùng hóa kỵ ; thiên di có vũ khúc số nầy sau sẽ là người doanh thương buôn bán xuôi ngược sau rất giàu có ... nếu chọn đi về võ nghiệp cũng thành công hay chuyên về hành chánh quản trị .Nhưng người nầy cũng không thể hiển đạt trước 35t .1 like
-
Với lá số giờ Dậu có vẽ thích hợp hơn / dáng người hơi cao dong dỏng người không mập xương cũng không to ,nước da trắng , mặt dài trán hơi hẹp ,sóng mũi thấp tóc hơi cứng hay có tóc bạc sớm ,tánh tình hơi nóng tính nhưng thâm trầm ít khi biểu lộ ra ngoài ,giận hờn ai thì để dành trong bụng đợi đến khi thái quá mới thốt ra , làm việc gì hay suy nghĩ đắn đo có nhiều lựa chọn rồi dể thay đổi vào giờ phút chót /lúc nhỏ có lần bị thủy nạn sông biển ... cha mẹ có chức vị nhưng kém danh luôn ở vị thế bị kềm kẹp ở những nơi kém bề thế có thể hửu danh vô thực /hình như có anh em dị bào cùng mẹ khác cha ? anh em sau sẽ ở xa mà không có sự giúp đở lẫn nhau .1 like
-
Bệnh viện Trung Quốc đổ sập vì 'hố địa ngục' Tại phòng khám trong một bệnh viện ở tỉnh Sơn Tây, Trung Quốc, đổ sập vì hai "hố địa ngục" bỗng dưng xuất hiện trên đường sáng qua. "Hố địa ngục" xuất hiện giữa đường phố ở thành phố Thái Nguyên, Sơn Tây. Ảnh: News.china.com Hai hố này sâu tới 8m và rộng tới 15m. Một hố có thể nuốt chửng hai chiếc xe buýt, news.hexun.com cho biết. Ảnh: News.china.com Tòa phòng khám của bệnh viện nhân dân tỉnh Sơn Tây bắt đầu nứt ra và sụt dần. Ảnh: News.china.com. Tòa nhà của bệnh viện nhân dân tỉnh Sơn Tây từ từ sụp xuống lúc 9h20. Rất may, toàn bộ bệnh nhân và nhân viên trong bệnh viện đã sơ tán kịp và không ai bị thương. Ảnh: news.hexun.com. Hiện trường gần vụ sập tòa nhà đã bị phong tỏa. Ảnh: news.hexun.com. Nguyên nhân khiến hai chiếc hố này xuất hiện được cho là rò rỉ đường ống dẫn nước ngầm tại đây. Ảnh: news.hexun.com. nguồn vnexpress.net1 like
-
Thông Báo Chiêu Sinh Lớp Phong Thủy Lạc Việt
Red Hat liked a post in a topic by Guest
Xác nhận có 750,000 đ(bảy trăm năm mươi ngàn đồng)/01 tháng/ PTNC của CeyLin. Xác nhận có 750,000 đ(bảy trăm năm mươi ngàn đồng)/01 tháng/PTNC của Red Hat.1 like -
Putin 'nổi lên' từ tro tàn Theo giới phân tích, từ những đám khói mù mịt vây kín khu vực Moscow, từ những lúng túng xung quanh vụ scandal gián điệp của mùa hè này, Vladimir Putin đang “tái sinh” như một người đàn ông quyền lực nhất nước Nga, ứng viên đầy sáng giá cho ghế tổng thống trong cuộc tuyển cử sắp tới. Hơn hai năm kể từ khi quy định nhiệm kỳ đã buộc Vladimir Putin từ bỏ văn phòng tổng thống, thay vào đó là ghế thủ tướng Nga, ông Putin và Tổng thống Dmitry Medvedev dường như luôn sát cánh bên nhau. Nhưng rất nhiều nhà phân tích từ lâu đã dự đoán rằng, một trong hai người cuối cùng sẽ không còn “đồng hành” với người còn lại. Tháng trước, tình hình đã thay đổi. Trong khi ông Medvedev dường như quẩn quanh ở Kremlin, thì Putin lại “xông xáo” đi khắp đất nước cùng báo chí. Ông thăm hỏi các nạn nhân hỏa hoạn, quở trách quan chức và công khai thúc giục Tổng thống Nga những gì cần làm về thảm họa cháy rừng. Ông tổ chức một cuộc họp khẩn cấp với các thống đốc khu vực tại Moscow, chỉ trích họ không sẵn sàng đối phó với thảm họa. Tuần trước, ông bay tới khu vực Nizhny Novgorod, đi thăm một ngôi làng dường như chỉ còn đống tro tàn. Ở đó, Putin bắt tay từng người lính cứu hỏa mặt mũi còn ám khói, động viên từng người dân. "Trước mùa đông, tất cả các ngôi nhà sẽ được dựng lại”, Thủ tướng Nga tuyên bố trước đám đông dân làng, và các mạng lưới truyền hình phát đi hình ảnh này trên khắp nước Nga. ’’Ông hứa với chúng tôi chứ?”, một phụ nữ hỏi. "Vâng, tôi hứa’’, Putin trả lời, đồng thời nhấn mạnh mỗi thành viên trong các gia đình vùng chịu tổn thất của hỏa hoạn sẽ được nhận hơn 6.000 USD bồi thường. Putin ôm chặt một người phụ nữ bày tỏ sự cảm thông, và bà đã ôm chặt ông bày tỏ sự ngưỡng mộ. Trong một bản tin tiếp theo trên truyền hình, người ta thấy hình ảnh Putin đứng trong một rừng cây, tay cầm điện thoại trò chuyện với Tổng thống Nga Medvedev - người khi ấy vẫn đang ngồi ở văn phòng tại điện Kremlin và nghe thông tin từ Putin về việc kiểm soát hỏa hoạn. Lilia Shevtsova, một chuyên gia Kremlin tại Trung tâm Moscow Carnegie cho hay, cuộc trò chuyện có ý nghĩa nhiều hơn vấn đề đối phó với thảm họa. "Với tôi, nó là một tín hiệu rõ ràng, Putin đã bắt tay vào chiến dịch tranh cử tổng thống”, bà nói. “Ông ấy cần thể hiện quả quyết rằng, đất nước này do ông kiểm soát”. Thậm chí ngay trong bữa tiệc với các điệp viên Nga bị Mỹ trục xuất hồi đầu tháng 7, nơi ông cùng hát với các điệp viên, cũng mang nét điển hình của Putin, tiến sĩ Shevtsova nhấn mạnh. ’’Ông ấy nắm giữ trách nhiệm và thể hiện rằng, ông ấy không lừa dối chính mình”. Mới nhất là vào ngày 10/8, Thủ tướng Nga đã lái phi cơ Be-200 để dập tắt ngọn lửa đang bùng phát tại Riadan. Ông cùng Bộ trưởng Tình trạng khẩn cấp Sergey Shoigu và Tỉnh trưởng Riadan Oleg Kovalev lái chiếc Be-200, lấy nước từ sông Oka và đổ xuống các cánh rừng đang bốc cháy ở ngoại ô thành phố Riadan. Vladimir Putin đã hoàn thành công việc của mình trong vòng một giờ rưỡi với hai lượt bay và ước tính lượng nước đổ xuống cánh rừng Riadan khoảng 24 tấn. Trong chuyến đi này, ông Putin còn phát hiện ra một đám cháy rừng gần sát với một ngôi làng. Ngay lập tức, ông đã lệnh cho giới chức trách tỉnh này khẩn trương dập tắt tránh gây thêm thiệt hại cho dân chúng. Sau chuyến bay tham gia cứu hỏa, Putin còn đi thăm một ngôi làng khác bị lửa thiêu rụi và một lần nữa cam kết với người dân rằng, họ sẽ được đền bù thỏa đáng. Ông cũng tái khẳng định với người dân của Moscow, chính phủ sẽ có biện pháp giải quyết những đầm lầy than bùn bên ngoài thành phố vốn thường xuyên gây ra các đám cháy trong mùa hè. Ông nói, khoảng 10 triệu USD sẽ được chi dùng cho vấn đề này. Trong thảm họa cháy rừng, hình ảnh Putin xuất hiện ở khắp nơi Lái phi cơ tham gia cứu hỏa ngày 10/8 "Tái sinh" hình ảnh một người quyền lực nhất nước Nga Gặp gỡ lính cứu hỏa hôm 4/8 Xông xáo với những chuyến đi Thăm hỏi động viên người dân vùng thảm họa Đứng giữa hiện trường, gọi điện thoại trao đổi cùng Tổng thống Medvedev Thị sát tình hình ngày 30/7 Thụy Phương (Theo Latimes, AP, Rian, Reuters)1 like
-
Thôi mà quí vị! Không bàn chuyện chính trị. Ông Putin bay thể đủ thể hiện sự quan tâm của lãnh đạo với thường dân rồi. Một mình ông ta với vài chuyến bay về hiệu quả đóng góp dập lửa không hơn hai cái máy bay với phi công chuyên nghiệp. Nếu tôi là ông ta, tôi chỉ bay một chuyến thị sát và giành thời gian để nghĩ ra cách chỉ đạo khống chế cháy rừng với biện pháp hiệu quả. Với cương vị thủ tướng, ông ta không thích hợp với việc ngồi máy bay phun nước. Việc cần làm của ông ta với quyền lực thủ tướng là chỉ đạo và điều phối để dập tắt đám cháy. Việt Nam chưa cần Putin ngồi máy bay phun nước, vì chưa cháy rừng to thế bao giờ.Về điều này thì Lý học có thể dự đoán được.1 like
-
Hoàn toàn đúng như vậy!Cảm ơn Văn Lang1 like
-
NGÔI NHÀ 11.500 NĂM TUỔI. Dân tri.com.vn Các nhà khảo cổ Anh cho biết họ đã phát hiện ngôi nhà 11.500 năm tuổi và đây được cho là cổ nước tại Anh. Dấu vết của ngôi nhà hình tròn bằng gỗ được tìm thấy tại một địa điểm gần Scarborough, Bắc Yorkshire và có niên đại từ năm 8.500 trước Công nguyên. Các nhà khảo cổ tin rằng ngôi nhà này được xây dựng sớm hơn 500 năm so với ngôi nhà từng được tin là cổ nhất tại Anh trước đó. An Bình Tổng hợp1 like
-
Như vậy những ai còn cho rằng thời đại Hùng Vương cách ngày nay 2300 năm chắc càng ngày càng giật mình quá. Văn minh toàn cầu có sự tương ứng với nhau theo đà phát triển của nhân loại. Nếu nước Anh có ngôi nhà cách đây 10.500 năm thì nền văn minh Lạc Việt cũng (cho dù có sai số) cũng không cách con số kia quá nhiều. Như vậy càng rõ ràng hơn về nền văn hiến Việt 5000 năm (đây có lẽ vẫn là con số khiêm tốn).1 like
-
100. 000 usd thì hơi rẻ. Thiên Sứ cần 7 tỷ VND để mua và sửa cái nhà đang ở, công thêm 150 triệu (W biết anh cần 150 triệu lẻ để làm gì). Hợp đồng cam kết lấy tiền sau. Bảo kê thời tiết 7 ngày, thời gian do ban tổ chức lựa chọn. Nội dung hợp đồng: Trời nằng đẹp để quay phim chụp ảnh. Tiết trời se lạnh để mặc ves và thắt cà là vạt. OK chưa? Cho dù có bão thì đi bão chỗ khác chơi, hoặc vào khi khác. Còn TT có hoạt động vĩnh viễn hay không thì bàn sang chuyện khác. Dù sao cũng cảm ơn W.1 like
-
Mừng cho adc có "đối tượng" mới nhé :D Kệ, vui qua ngày qua tháng cũng được mà :), mong kết thúc làm chi...1 like
-
Topic này thuộc về nội dung của Phong Thủy. Ông Chủ Tịch Tập đoàn Vinashin không thể mời thấy phong thủy loại cơm gạo rồi. Tất nhiên phải rất giỏi. Sự thất bại của Vinashin không thể kết luận là Phong Thủy sai. Hơn nữa, trong lúc đang đắc thời, chưa chắc người ta đã tin vào điều mà ngườii ta không hiểu lắm. Điều này cũng chứng tỏ rằng: Phong Thủy cũng chỉ là một phương pháp tác động, một thứ công cụ hỗ trợ cho cuộc sống bởi những tri thức về quy luật tương tác mà con người nằm bắt được, rồi qui ước trong phương pháp ứng dụng. Cho dù nó thuộc về một trí thức cao cấp và vượt trội thì cũng không nằm ngoài định lệ này. Nó cũng tương tự như các phương pháp ứng dụng của khoa học hiện đại, làm phong phú thêm cho định lượng cuộc sống của con người, nhưng không thể thay đổi định tính của những quy luật thăng trầm - quen gọi là định mệnh. Vận đã suy thì phong Thủy cũng chỉ đỡ được phần nào mà thôi. Phong thủy của một ngôi gia, của trụ sở của cả một tập đoàn, thậm chí của cả một thành phố....vẫn phải lệ thuộc vào điều kiện thinh suy của cả khu vực môi trường nó tọa lạc. Cả cái môi trường ấy - với vị trí một quốc gia - thì còn lệ thuộc vào quy luật tương tác của vũ trụ lên Địa cầu này. Có điều là biết trước thì sự tiến thoái dễ dàng hơn mà thôi. Lý học Đông phương là một tri thức cực kỳ cao cấp. Nhưng dù có tài đến như Tề Thiên Đại thánh thì vẫn không vượt qua được quy luật của tạo hóa. Bàn tay của Phật tổ chụp Đại Thánh trong truyện Tây Du Ký cho thấy một biểu tượng của Âm Dương Ngũ hành - Đại thánh không vượt qua được.1 like
-
Kính thưa quí vị quan tâm. Đối khi thân chủ đến xem một lá số Tử Vi thường hỏi người tư vấn:"Thầy xem giúp tôi nên chọn nghề gì thích hợp?". Còn bài viết dưới đây thì chứng tỏ thày thuốc cũng có chức năng tương tự thày bói. Phải chăng Tử Vi chính là bảng mã hóa những thành tựu trong y khoa liên quan đến những tương tác từ vũ trụ? ----------------------------------------- Chụp cắt lớp não giúp chọn nghề nghiệp phù hợp 28/07/2010 11:01 (GMT +7) Trong tương lai, kỹ thuật chụp cắt lớp có thể được sử dụng để xác định khối lượng chất xám ở những vùng khác nhau của não bộ, giúp con người có thể lựa chọn nghề nghiệp phù hợp nhất với năng lực của họ. v ảnh minh họa Tiến sĩ Richard Haier, trưởng nhóm nghiên cứu thuộc trường Đại học Y tại bang California của Mỹ đã tiến hành phân tích các dữ liệu não bộ của hơn 40 người ở độ tuổi từ 18-35, từng trải qua tám thử nghiệm về năng khiếu tại Quỹ Nghiên cứu Johnson O"Connor để hướng nghiệp. Những người tham gia nghiên cứu được chụp cắt lớp não để xác định khối lượng chất xám ở từng vùng khác nhau. Kết quả nghiên cứu cho thấy chụp cắt lớp có thể bổ trợ cho các thử nghiệm năng khiếu giúp mọi người tự tin hơn trong việc lựa chọn hoặc quyết định nghề nghiệp lý tưởng cho mình. Theo Tiến sĩ Richard Haier, mối liên hệ giữa não bộ và nghề nghiệp cho phép người này có ưu thế hơn hẳn người khác về một nghề nào đó. Mọi người đều có thể học lái xe, nhưng không phải ai cũng trở thành người lái xe đua vì điều đó cần có những nhận thức đặc biệt liên quan đến việc xử lý xe ở tốc độ cực cao Theo VietNamnet1 like
-
Kính chào các quý vị, Hiện nay Laido đã hoàn thiện La kinh tiếng việt phiên bản 03 (La kinh tiếng việt 1 mặt xoay) và 04 (La kinh tiếng việt 02 mặt xoay. Xin được giới thiệu cụ thể như sau: CÁC TẦNG CỦA LA KINH TIẾNG VIỆT 1. Mô tả: La Kinh Tiếng Việt (La kinh Lái đò) được Việt hoá. Các vòng được sắp xếp theo cách giản tiện nhất, quy về một cách xem để dễ sử dụng cho người mới học. Mặt la kinh: được làm bằng hợp kim. Chống rỉ và chống được ăn mòn khi bị tác động bởi ngoại cảnh (ở mức cho phép). Công nghệ in chuẩn, độ sắc nét cao, không bị phai khi sử dụng. Thân la kinh và bàn xoay được đúc bằng nhựa cứng, chất lượng cao, chống co ngót (theo ý kiến nhà sản xuất đã cam kết). 2. Số vòng La Kinh Laido: Vòng 1: Thiên trì. Dùng để xác định phương vị. Kim thiên trì luôn chỉ hướng Nam, 180độ. Vòng 2: Tám quẻ tiên thiên (Càn Khảm Cấn Chấn Tón Ly Khôn Đoài). Vòng 3,4: Vòng Hậu thiên, Tám hướng (Đông, Tây, Nam, Bắc, Đông Bắc, Tây Nam, Tây Bắc, Đông Nam) và độ số hậu thiên của tám các quẻ (Nhất Khảm, nhì Khôn, tam Chấn, tứ Tốn, Ngũ Trung, lục Càn, thất Đoài, bát Cấn, cửu Ly). Vòng 5,6: Tam nguyên long (Thiên nguyên long, Địa nguyên long và Nhân nguyên long) và âm dương, độ số dùng cho kiêm hướng trong Huyền không phi tinh. Vòng 7,8: Hai mươi tư sơn hướng (chính châm) và phân âm dương (âm dương long). Vòng 9: Vòng nạp giáp. Vòng 10: Phương kiếp sát. Vòng 11: Hoàng tuyền (Tám can, bốn quái và 12 địa chi). Vòng 12: Vòng Trung châm nhân bàn. Vòng 13: Vòng Phùng châm thiên bàn. Vòng 14: 60 long thấu địa (60 phân kim). Vòng 15,16: Bát biến du niên hay là Bát trạch phối quái hậu thiên (ẩn trong là cửu tinh tham lang, vũ khúc, ...). Vòng này bằng 8 vòng nếu sắp xếp theo lối thông thường. Vòng 17: Xuyên sơn 72 long. Vòng 18: 120 phân kim. Vòng 19: Hai tám sao. Vòng 20: Độ số (được chia nhỏ đến từng độ). Vòng 21,22: Vòng tràng sinh (vòng âm và vòng dương thuận nghịch). Vòng 23,24: Vòng phúc đức và cách khởi phúc đức (theo Bát trạch minh cảnh). Trân trọng, Laido1 like
-
Chào mọi người, Mọi người không phải hoang mang làm gì. Đúng như bạn nói đó. Nếu để trong bao bì và úp mặt La kinh xuống thì nó coi như không còn tác dụng. Nó chỉ có tác dụng khi ngửa mặt lên và chiếu về đâu đó hoặc để tại vị trí nào đó mà thôi. Còn nhớ khi tôi làm La kinh, hôm đó mang vào phòng ngủ quên không cất đi. Đêm đó cả nhà không ngủ được, nhất là trẻ con. La kinh tiếng việt in mặt Bóng - nó còn có tác dụng như 1 cái gương phẳng phản chiếu nữa, nên khi dùng nó rất mạnh. Xin hiến cho các bạn 1 cách dùng nữa (nếu thích thì thử dùng): Nhà nào mà có con lộ trực xung, có thể đem La kinh tiếng việt treo trước cửa để hóa giải, đảm bảo có kết quả hay đến bất ngờ (hóa giải sát khí, ...). Nên nhớ để mũi kim chỉ 180 độ và treo lên, Nam trên Bắc dưới. Trân trọng Laido1 like
-
Kính thưa các Quý vị quan tâm, Laido xin chia sẻ thêm chút thông tin: Nếu ai muốn sử dụng Lakinh Tiếng việt bền hơn, lâu dài hơn thì khi dùng xong phải úp mặt la kinh xuống, để ngửa tuổi thọ trục kim sẽ giảm đi nhiều hơn. thân mến Laido1 like
-
ChuyỆn GÌ ĐÂy?
hiki liked a post in a topic by Thiên Sứ
Quẻ của tôi lại mang một ý nghĩa khác và điều này cũng giải thích được quẻ Tử Đại An của NKD. Quẻ nội Vô Vong ứng với VNN, cho thấy VNN không hề có việc đòi tiền của IG. Nhưng Quẻ ngoại vì IG đang bị nguy cơ rút giấy phép ở rừng đầu nguồn, nên tìm cách gây sự - Thương. Để có một email với nội dung theo ý muốn làm bằng chứng thì tôi cũng làm được, chứ không cần đến cao thủ vi tính. Tôi đã chứng kiến một cao thủ chui vào máy tính của bạn và điều khiển chính ngay cái máy tính của bạn, nhân danh bạn và gửi email cho bạn của bạn. Kinh quá! Đã vậy các hacker còn cho rằng đây là chuyện nhỏ thuộc hàng tập sự. Bởi vậy, cái email không phải là bằng chứng chứng minh, vì người nhận email có thể sửa nội dung email nhận được. Nếu cơ quan điều tra - bất kể quốc gia nào - mà căn cứ vào cái email thì thật ngớ ngẩn. Vấn đề còn lại là những nguyên nhân dẫn đến hình thành cái email đó có thật hay không? Trong một cuộc họp công khai với đầy đủ bộ sậu giữa VNN và IG thì không thể nào ai đó công khai đòi tiền để đổi lấy sự im lặng cả. Nếu đây là một thỏa thuận thì nó phải là thỏa thuận cá nhân và trong vòng bí mật. Bởi thế chẳng ai lại có thể ngang nhiên gửi email đòi tiền cả. Đây chỉ là sự bịa đạt của IG, nhằm hạ bệ VNN để bảo vệ quyền lợi của họ trong việc đầu tư rừng đầu nguồn của Việt Nam. Do trong vụ việc này VNN to mồm nhất. Tại sao IG lại chủ động đến gặp VNN đề nghị hợp tác - Khi mà chính VNN là tờ báo alo lớn nhất vụ việc này? Tất nhiên đây là âm mưu đã được chuẩn bị sẵn. Tôi nghĩ: Bản chất của vấn đề là gì? Nguyên nhân gần gũi là IG muốn chứng tỏ việc đầu tư vào rừng đầu nguồn và biên giới VN chỉ là chuyện nhỏ, cho nên việc báo chí VN alo chỉ là chuyện vòi tiền. Có tiền là im. Nguyên nhân suy luận gần gũi là họ muốn bảo vệ số tiền đã đầu tư. Nhưng nguyên nhân quan trọng và dù diễn biến thế nào vẫn là bản chất của vấn đề: Việt Nam có thể cho nước ngoài đầu tư vào các khu vực liên quan đến an ninh lãnh thổ như vị trung tướng nào đó nêu ra hay không. Không nên để hình tướng của vụ việc làm thay đổi cái nhìn về bản chất của vấn đề. Quẻ Tử Đại An cũng có ý nghĩa tương tự: Đại An là bản thể nội vụ - tức là VNN không có vấn đề vòi tiền. Nhưng điều kiện ngoại cảnh Tử đang bất lợi, gây sức ép làm mất uy tín của VNN. Kinh Lưu Niên là quẻ này đã gây chấn động đến cấp cao nhất của VN và nội vụ đang được bàn tính. Mọi việc sẽ rõ ràng trong tháng 6 đầu tháng 7 Âm lịch của Việt Nam. Cá nhân Thiên Sứ tôi sẽ giúp VNN làm sáng tỏ vấn đề, nếu được yêu cầu.1 like -
Chào Anh Chị Em trên diễn đàn. Khi tìm hiểu những phương pháp để lập quẻ Dịch, trong MAI HOA DỊCH SỐ của ngài Thiệu Ung, có phương pháp CHIẾT TỰ SỐ. Theo sách "Bí bản trắc tự toàn thư", ngài Tự Thạch đã nổi danh thiên hạ về khoa Chiết tự. Chữ Quốc ngữ VN có thể xây dựng nên phương pháp Chiết tự này. Tham khảo từ Nguồn: Dichminh.co.cc, được xây dựng Chiết tự số như sau: A : 3 nét ; Ă : 4 nét ; Â : 5 nét B : 3 nét C : 1 nét D : 2 nét ; Đ : 3 nét E : 4 nét ; Ê : 6 nét G : 2 nét ; H : 3 nét I : 1 nét K : 3 nét L : 2 nét M : 4 nét N : 2 nét O : 2 nét Ô : 4 nét Ơ : 3 nét P : 2 nét Q : 3 nét R : 3 nét S : 1 nét T : 2 nét U : 1 nét Ư : 2 nét V : 2 nét X : 2 nét Y : 3 nét Sắc(/) : 1 nét Huyền (\) : 1 nét Hỏi (?) : 2 nét Ngã (~) : 1 nét Nặng (.) : 1 nét Một ví dụ về khoa Chiết tự số tương ứng với chữ Quốc ngữ: Câu thành văn như sau: Trèo lên ngọn cây, thấy mình cao quá, Mọi người ở dưới thấp, nên tự chán. Cụ thể: - "Trèo lên ngọn cây": tổ hợp Chiết tự số làm Ngoại quái - "thấy mình cao quá": tổ hợp Chiết tự số làm Nội quái Thực hiện: - Chữ "Trèo": T = 2, r = 3, e = 4, 0 = 2, dấu "huyền" = 1 => 2 + 3 + 4 + 2 + 1 = 12 - Chữ "lên": l = 2, ê = 6, n = 2 => 2 + 6 + 2 = 10 - Chữ "ngọn": n = 2, g = 2, 0 = 2, n = 2, dấu "nặng" = 1 => 2 + 2 + 2 + 2 + 1 = 9 - Chữ "cây": c = 1, â = 5, y = 3 => 1 + 5 + 3 = 9 Tổ hợp câu "Trèo lên ngọn cây" = 12 + 10 + 9 + 9 = 40 40 / 8 = 5 => được quái Khôn. - Chữ "thấy": t = 2, h = 3, â = 5, y = 3, dấu "sắc" = 1 => 2 + 3 + 5 + 3 + 1 = 17. - Chữ "mình": m = 4, i = 1, n = 2, h = 3, dấu "huyền" = 1 => 4 + 1 + 2 + 3 + 1 = 11 - Chữ "cao": c = 1, a = 3, 0 = 2 => 1 + 3 + 2 = 6 - Chữ "quá": q = 3, u = 1, a = 3, dấu "sắc" = 1 => 3 + 1 + 3 + 1 = 8 Tổ hợp câu: "thấy mình cao quá" = 17 + 11 + 6 + 8 = 42 42 / 8 = 5 dư 2 => được quái Đoài Câu: "Trèo lên ngọn cây, thấy mình cao quá" được quẻ ĐỊA TRẠCH LÂM. Tiếp tục với vế đối là câu: "mọi người ở dưới thấp, nên tự chán", lại phân câu này thành 02 quái: - Chữ "mọi": m = 4, 0 = 2, i = 1, dấu "nặng" = 1 => 4 + 2 + 1 + 1 = 8 - Chữ "người": n = 2, g = 2, ư = 2, ơ = 3, i = 1, dấu "huyền' = 1 => 2 + 2 + 2 + 3 + 1 + 1 = 11 - Chữ "ở": ơ = 3, dấu "hỏi" = 2 => 3 + 2 = 5 - Chữ "dưới": d = 2, ư = 2, ơ = 3, i = 1, dấu "sắc" = 1 => 2 + 2 + 3 + 1 + 1 = 9 - Chữ "thấp": t = 2, h = 3, â = 5, p = 2, dấu "sắc" = 1 => 2 + 3 + 5 + 2 + 1 = 16 Tổ hợp câu: "mọi người ở dưới thấp" = 8 + 11 + 5 + 9 + 16 = 59 59 / 8 = 7 dư 3 => được quái Ly - Chữ "nên": n = 2, ê = 6, n = 2 => 2 + 6 + 2 = 10 - Chữ "tự": t = 2, ư = 2, dấu "nặng" = 1 => 2 + 2 + 1 = 5 - Chữ "chán": c = 1, h = 3, a = 3, n = 2, dấu "sắc" = 1 => 1 + 3 + 3 + 2 + 1 = 10 Tổ hợp câu: "nên tự chán" = 10 + 5 + 10 = 25 25 / 8 = 3 dư 1 => được quái Càn Câu "mọi người ở dưới thấp, nên tự chán" được quẻ HOẢ THIÊN ĐẠI HỮU. - Tượng hai quẻ Lâm thừa Đại hữu: theo Bốc Dịch, động hào 3, 4, 6 - Theo Dịch Lâm được quẻ Lâm chi Đại hữu. Chúng ta tham khảo thêm một phương thức lập quẻ Dịch. Hà Uyên.1 like
-
1 like