-
Thông báo
-
Nội quy Lý Học Plaza
Nội quy này là bản mở rộng Nội Quy - Quy định của Diễn đàn. Khi tham gia mua bán, các thành viên phải tuân theo những quy định sau: Tiêu đề bài viết: Bao gồm: Chỉ dẫn địa lý, Loại hình Mua/Bán, Thông tin mua bán.
Chỉ dẫn địa lý: Tỉnh/thành nơi mua bán. Hoặc sử dụng định nghĩa có sẵn:TQ: Toàn quốc
HCM: TP Hồ Chí Minh
HN: Hà Nội
[*]Ví dụ: HCM - Bán Vòng tay Hổ Phách Nội dung bài viết: Mô tả chi tiết sản phẩm mua/bán
Bắt buộc phải có thông tin liên lạc, giá Mua/Bán
Bài mới đăng chỉ được phép up sau 03 ngày.
Thời gian up bài cho phép: 01 ngày 01 lần.
Các hành vi vi phạm nội quy này sẽ bị xóa bài hoặc khóa tài khoản mà không cần báo trước.
-
Leaderboard
Popular Content
Showing most liked content on 04/08/2010 in all areas
-
Hấy?với Hầy!
mars and 2 others liked a post in a topic by Lãn Miên
Hấy? với Hầy! “Trăm năm bia đá thì mòn. Nghìn năm bia miệng vẫn còn trơ trơ” Trên chuyến xe lửa du lịch từ Hà Nội vào Huế,tầu đang giảm tốc độ,chắc là sắp chạy qua một ga nào đó dọc đường.Một ông cụ bỗng lo lắng lớn giọng hỏi bà hành khách ngồi cạnh: “Ga ni ga chi ri o?Phại ga Si mô hầy!”(Ga này ga gì đó cô?Phải ga Si không nhỉ!).Mấy sinh viên Nhật đang mải dán mắt qua cửa sổ ngắm cảnh dọc đường, giật mình liếc nhìn ông cụ,có lẽ vì họ nghe mang máng giọng Nhật.Tầu đã chạy chậm hơn lúc nãy,một cậu sinh viên kịp nhìn thấy nhà ga nhỏ bên đường có chữ “Ga Si” to tướng,vội chỉ tay buột miệng: “Hay,ga Si đê-xư!”(Phải,ga Si đấy!), không biết là anh ta khoe với đồng bọn hay là trả lời cụ già, bọn họ chắc là đang học tiếng Việt ở Hà Nội,đang đi chơi thăm Huế.Chỉ một tiếng “hầy!”thường dùng ở Băc Trung Bộ, dùng để khẳng định ấy đã cho thấy là cái “bia miệng” hàng vạn năm nó vẫn còn trơ trơ.Nó là từ cổ nhất vì nó là từ cơ bản ,cũng như con số đếm một hai ba bốn năm,và dùng với tần xuất lớn nhất trong khẩu ngữ của các cộng đồng người.Người Nhật nói “hay!” tức “phải!”.Người Quảng Đông nói “hầy!” tức “phải!”. “ừm hầy!”là “ừ phải!” (Còn từ “hấy” trong tiếng Bắc Trung Bộ nghĩa là “hỏi gì đấy?”,nó một âm tiết tức “nén thông tin” hơn là ba âm tiết).Chỉ một từ “hầy” đã đủ nói rằng ba cộng đồng người trên có cùng gốc tổ thuở xa xưa.Theo di truyền học (kết quả của Viện nghiên cứu gen ở Pari) thì người Kinh,người Khơ Me,người Hoa ở miền nam Trung Quốc,người Bố Y ở Đài Loan,người Tày-Thái, người Hoa ở Singapo,người Hoa ở Thái Lan,người Mân Nam (Phúc Kiến,Triều Châu,Đài Loan),người Khách Gia( chủ yếu ở Đài Loan) là cùng một tộc người.Vậy thì chính họ là dòng giống Bách Việt của nền văn minh Văn Lang cổ đại.Cũng như từ “nô-ê” trong tiếng Nhật nghĩa là con thuyền,còn trong Kinh Thánh thì kể chuyện thời xưa gặp trận Đại Hồng Thủy loài người lên con thuyền NÔ-Ê của Thượng Đế để thoát được lên núi cao,còn trong tiếng bắc Trung Bộ thì con thuyền gọi là cái “nốc”,nhưng bị khinh là “tiếng nhà quê” nên không đưa vào từ điển tiếng Việt.Từ dân dã là có trước rồi từ hàn lâm mới có sau,chứ chẳng lẽ người dân quê không biết chữ ở Nghệ An thời cổ đại lại đợi đến khi có Kinh Thánh rồi mới mượn từ hàn lâm “nô-ê” để gọi con thuyền nan đơn sơ rách mướp của mình là cái “nốc”?.Cái âm tiết “hầy” ấy làm gì có trong tiếng Quan Thoại,nhưng nếu đọc sách Trung Quốc sẽ được giải thich đó là “âm tiết Hán cổ”,có từ thời Đường hay thời Tống.Nhưng thời Đường thì người Hoa nói tiếng “Thoòng wả” mà đến bây giờ người ta vẫn nói tiếng ấy trên khắp thế giới và gọi là “Thoòng wả” mà người Quan Thoại nghe chẳng hiểu được,hàng mấy ngàn năm mà cái “bia miệng” ấyvẫn còn trơ trơ.Nghiên cứu ngôn ngữ thì cũng như nghiên cứu sử,là phải đứng trên nền khoa học chứ không phải trên nền quốc gia.Người Na Uy,Thụy Điển,Đan Mạch nói vẫn hiểu được nhau,gọi là tiếng Na Uy,tiếng Thụy Điển,tiếng Đan Mạch chẳng qua là vì đó là những quốc gia khác nhau mà thôi.Ngôn từ đương nhiên là có từ mới mượn vào,có từ cũ mất đi không còn dùng nữa nhưng “bia miệng” là cái cánh phát âm của miệng và cú pháp trong khẩu ngữ thì nó còn mãi trơ trơ ( cũng giống như tiếng Việt hiện đại,ngữ pháp thì cứ gò nó vào cho đủ chủ ngữ ,vị ngữ ,tân ngữ trong một câu, như ngữ pháp tiếng Pháp,chứ khẩu ngữ thì người ta vẫn nói hàng ngày như cú pháp trong các câu Kiều thôi,làm gì có phân chia chủ ngữ ,vị ngữ ,tân ngữ… “Rằng năm Gia Tịnh triều Minh”…) và chẳng bao giờ nhập mới cả. Ví dụ câu nghe được trên chuyến xe lửa kia thì từ “ga”rõ ràng là nhập từ Pháp,nó thành thuần Việt rồi .Hay như từ “xích” cũng vậy,cũng là từ Pháp,nhưng nó đã thành thuần Việt đến mức mang máu Việt luôn,cũng đẻ được trong nôi Âm Dương như những từ gốc Việt khác,đó là cái nôi khái niệm của XÍCH đẻ ra XIỀNG…XOĂN-XOẮN…XÊN, ró ràng là cũng thành 5 khái niệm,nhưng cùng một gốc: “xoăn-xoắn” là cái hình hài gồm những vòng tròn móc vào nhau thành chuỗi,vì là hình hài đang trong nôi nên chưa có công năng gì vì nó đã ra khỏi nôi đâu,”xích” là cái thông dụng, công năng để kìm giữ có khoảng cách như cái xích chó, “xiềng”là cái như xích nhưng lớn hơn có công năng để trói, “xên” là cái như xích nhưng công năng của nó là nối liền hai bánh răng truyền động như của xe đạp hay xe máy(còn cái vòng đai nối truyền động cho hai bánh đà thì vẫn gọi là cu-roa như nguyên bản Pháp).Ấy vậy mà các nhà hàn lâm ngôn ngữ học Việt Nam không hề đem những từ như “xên” hay “hầy” vào từ điển tiếng Việt đâu vì cho nó là từ “nhà quê”,họ thích dùng từ “Hán Việt” cho nó “sang”.Đến như từ “MỖI” rõ ràng là do từ “MUÔI” là 1 của tiếng Khơ Me (Quan Thoại mượn thôi,đọc là “mẩy”),trong tiếng Việt MỖI mới đẻ ra MÔ…MẬP-MỜ…MỘT là cùng gốc nôi Âm Dương,chứ trong Quan Thoại thì “mẩy” không đẻ được kiểu tách đôi Âm Dương(do vua Phục Hy không dạy cho họ vì thời đó người Hán còn ở rất xa phía bắc Trung Á),tiếng Quan Thoại có “mẩy”-mỗi là một thực thể, “líng”-linh là 0,”yi”-nhất là 1,mấy từ ấy đâu có thấy gì thể hiện cùng gốc Âm Dương?Nhưng MỖI vẫn được các nhà hàn lâm ngôn ngữ học Việt Nam coi là “từ Hán-Việt” cũng như họ nói “70% các từ dùng trong tiếng Việt hiện đại là từ Hán-Việt”.Nhưng người Hán có cái hay là không kỳ thị ngôn từ các dân tộc khác,họ dùng chữ Hán để chú âm lại hết,được nhiều từ đồng nghĩa thì chia ra dùng từ này ở ngữ cảnh này,từ đồng nghĩa kia thì dùng cho ngữ cảnh khác ,càng phong phú câu văn.(Nhưng xưa kia các vị hàn lâm ở thủ đô thì cực ghét giọng địa phương,nên thời Mao Trạch Đông còn là sinh viên trường Bắc Đại rất tích cực phát biểu,được thầy chỉ đứng lên rồi, nhưng nghe giọng Hồ Nam thì thầy là vị giáo thụ lờ đi không thèm trả lời—Đọc trong “Mao Trạch Đông truyện” NXB Thượng Hải năm 2006) .Bởi vậy bây giờ từ điển Hán mới vô cùng phong phú như vậy (ví dụ “thương” là màu xanh da trời,”thanh”là màu xanh của sự trẻ ,”lam” là màu xanh nước biển-nó do từ “rum” của tiếng Việt,sông Lam gọi là sông Rum,”lục” là màu xanh lá cây…),từ nào nó không phải gốc Hán thì nó là “tiếng Hán cổ”.Ví dụ từ ‘nơ-ron” của cái tế bào óc,nó chỉ mới có từ khi Tây y truyền bá sang phương Đông,người Hán chú bằng hai chữ “nang bào” vốn là ngôn từ Việt, họ đọc là “náng pao”nghe cũng tờ tợ như nơ-ron mà về nghĩa chữ thì chuẩn ,vì “nang”trong tiếng Việt là cái bọc sống sẽ nở ra (trong cái nôi Âm Dương:NỎ…NỞ -NANG…NẬY tức của cái NÒI đang từ không tức “nỏ” phát triển dần lên trong nôi là đang” nở- nang” cho đến lớn hẳn tức “nậy”-nậy nghĩa là lớn, tiếng “nhà quê”, mà hàng chục triệu người Việt ở bắc Trung Bộ vẫn nói hàng ngày).Từ “nang”ấy người Việt vốn dùng để chỉ cái buồng hoa cau khi chưa nở (tức đang còn trong nôi),nghĩa là cái từ đó phải có từ trước thời vua Hùng khi mà tục ăn trầu đã phổ biến.Từ “nang”ấy lại là do từ “pơ-nang” trong tiếng Mã Lai nghĩa là cây cau mà Quan Thoại phiên âm là “pin láng”-tân lang( ở Malaixia có thành phố Pênang).Còn từ bào thì đã rõ rồi,chỉ có người Việt và người Hoa mới có từ “đồng bào” nghĩa là con cùng một bọc.Nhưng khi giải thích từ “nang bào” là chữ “ Hán cổ”thì có nghĩa là người Hán đã nghiên cứu tế bào não từ thời cổ đại chứ chưa đợi đến khi có y học của khoa học phân tích của phương Tây mới biết. Lãn Miên3 likes -
Thông Báo Chiêu Sinh Lớp Phong Thủy Lạc Việt
an thanh and one other liked a post in a topic by Guest
Tất cả học Viên của Khóa I,II,III đã hoàn thành lớp PT Cơ bản đủ điều kiện để đăng ký lớp nâng cao.2 likes -
Trị mụn nhọt, sốt, ho… bằng rau diếp cá SGTT.VN - Rau diếp cá (còn gọi dấp cá, trấp cá, ngư tinh thảo...) có tên khoa học Houltuynia cocdata Thunb, thuộc họ Saururaceae (ảnh). Theo Đông y, diếp cá có tính ấm mát, hơi lạnh, cay... Tác dụng giải nhiệt chống viêm, lợi tiểu, điều hoà kinh nguyệt, giảm đau... Được dùng tươi hoặc sấy khô dưới dạng thuốc sắc. Các thực nghiệm dược lý hiện đại cũng đã chứng minh diếp cá có tác dụng chống nhiễm khuẩn, nâng cao sức đề kháng, lợi tiểu... Mụn nhọt sưng đỏ: lấy vài lá diếp cá rửa sạch, giã nát, khi đi ngủ rịt vào mụn nhọt băng lại, sáng dậy bỏ ra, làm vài lần đến khi khỏi; kinh nguyệt không đều: lá diếp cá 30 – 40g sắc uống thường xuyên; sốt rét: lá diếp cá hai nắm, giã nhỏ, dùng vải bọc lại, xát khắp người vào lúc sắp lên cơn sốt rét, giúp ngủ được và ra mồ hôi; táo bón: lấy 5 – 10g cây diếp cá sao khô, đổ nước nóng vào ngâm từ 10 – 12 phút, sau đó uống thay trà; trẻ lên sởi: lấy một nắm rau diếp cá nguyên cây, sao sơ, sắc uống; quai bị: lấy một ít lá diếp cá tươi, giã nhuyễn đắp lên quai hàm, băng lại cố định, mỗi ngày làm hai lần; ho gà: lá diếp cá tươi 50g nấu đặc uống thay trà từ 5 – 10 ngày liền; vú sưng đau, tắc sữa: diếp cá khô nguyên cây 20g, táo đỏ 10 trái. Cho hai thứ vào nồi, đổ vào 600ml nước, sắc còn lại 200ml, chia đều ba lần uống trong ngày; tiểu buốt, tiểu dắt: rau diếp cá, rau má, rau mã đề mỗi thứ 50g rửa sạch, vò nát lọc lấy nước trong uống; sốt xuất huyết: lấy lá diếp cá, lá rau ngót, lá cỏ mực, mỗi thứ 100g, sắc lấy nước uống trong ngày; đau bụng, đại tiện nhiều lần, ra máu: lá diếp cá 50g sắc uống hàng ngày... ThS.BS Võ Thị Thu – học viện Y dược học cổ truyền Việt Nam2 likes
-
Tin mới nhất 3/8/2010 Nhà máy nhiệt điện Hải Phòng lại nổ, 2 người thiệt mạng 8 giờ sáng ngày 3/8, tại Nhà máy Nhiệt điện Hải Phòng (thuộc địa phận xã Tam Hưng, huyện Thủy Nguyên) xảy ra vụ nổ lớn làm 2 công nhân thiệt mạng và nhiều người bị thương. >> Nổ ở nhà máy nhiệt điện Hải Phòng, 2 người tử nạn Khu vực xảy ra vụ nổ là nhà kho của Nhà máy Nhiệt điện Hải Phòng. Vụ nổ hất tung mái tôn, phá thủng tường nhà kho và làm đổ bức tường bao quanh nhà kho cách đó khoảng 1,5 m. Vụ nổ khoan thủng bức tường phía sau nhà kho Theo thông tin ban đầu, khi một nhóm công nhân Việt Nam (8 người) đang vận chuyển hàng hóa vào trong kho thì phát nổ. 2 công nhân Đỗ Thị Thuỷ, 29 tuổi trú ở thôn 5, xã Tam Hưng và anh Lê Văn Minh, 22 tuổi ở thôn Xanh Soi, xã Thuỷ Đường đang ở trong kho lúc vụ nổ xảy ra đã thiệt mạng tại chỗ. Trước đó, ngày 17-7, tại Nhà máy nhiệt điện Hải Phòng đã xảy ra vụ nổ khí ga công nghiệp khiến 2 người chết, 2 người bị thương. Cả 4 người này đều mang quốc tịch Trung Quốc. Sau vụ nổ lần trước, phía chủ đầu tư đề nghị phía nhà thầu Trung Quốc trình biên bản xác minh nguồn gốc xuất xứ, thành phần của loại hóa chất này nhưng phía Trung Quốc chưa làm. Họ chỉ cho biết, đây là loại hóa chất dùng trong quá trình chống đông sơn mà không trình giấy phép sử dụng, nguồn gốc xuất xứ. Theo nhiều người dân trong khu vực, rất có thể vụ nổ lần này có cùng nguyên nhân với vụ nổ trước (nổ hóa chất). Như vậy, chỉ trong vòng chưa đầy 1 tháng, tại công trình Nhà máy Nhiệt điện Hải Phòng liên tiếp xảy ra 2 vụ nổ làm 4 người chết, nhiều người bị thương Sau vụ nổ lần trước, phía chủ đầu tư đề nghị phía nhà thầu Trung Quốc trình biên bản xác minh nguồn gốc xuất xứ, thành phần của loại hóa chất này nhưng phía Trung Quốc chưa làm. Họ chỉ cho biết, đây là loại hóa chất dùng trong quá trình chống đông sơn mà không trình giấy phép sử dụng, nguồn gốc xuất xứ. Theo nhiều người dân trong khu vực, rất có thể vụ nổ lần này có cùng nguyên nhân với vụ nổ trước (nổ hóa chất). Như vậy, chỉ trong vòng chưa đầy 1 tháng, tại công trình Nhà máy Nhiệt điện Hải Phòng liên tiếp xảy ra 2 vụ nổ làm 4 người chết, nhiều người bị thương Tổ máy số 1 của Nhà máy nhiệt điện Hải Phòng mới đi vào hoạt động, hòa vào lưới điện quốc gia từ tháng 12-2009, sau đó xảy ra sự cố khiến tổ máy phải ngừng hoạt động. Tháng 6-2010, tổ máy số 1 của Nhà máy nhiệt điện Hải Phòng mới vận hành trở lại thì liên tiếp xảy ra sự cố. Theo Đông Phong Bee ---------------------------------------------- PS: Luôn có tiềm ẩn nguy cơ và rủi ro, người có trách nhiệm luôn có phát ngôn an toàn!2 likes
-
@ mekhoailang, Dạo này Thiên Đồng bận đến nổi không có thời gian để thả diều nữa, cho nên bốc quẻ cũng hơi lăn tăn. Thôi tài mượn quẻ của NDK luận lại. Quẻ này này NDK trả lời hơi không tập trung, ý chính phải trả lời là không nên đầu tư tiếp nữa, nhưng bán đi trong thời điểm này sẽ chịu lỗ, để lâu thì chôn vốn, tiến thoái lưỡng nan, nên giữ lại trong vòng 5 tháng thấy không ổn nữa thì bán. Quẻ tới là Kinh Lưu Niên Bảo vệ luận văn vất vả, khá tốt. Được các hội đồng giám khảo đánh giá có những tưởng táo bạo, nhưng trong quá trình thì họ luôn bắt bẻ, gây khó. Kết quả 9/10. Quẻ tiếp là Khai tốc Hỷcó thể sẽ có con, nhưng cẩn thận sức khỏe, chú ý huyết áp tim mạch kẻo ảnh hưởng chuyện con cái. Chúc hạnh phúc Thiên Đồng1 like
-
Xin thử giúp anh (chị) 1 quẻ gọi là tham khảo xem sao! Nên đầu tư tiếp hay bán mảnh đất đi? Giờ Ngọ ngày 24 tháng 6 năm Canh Dần Tử - Đại An Khu đất này chắc đẹp lắm? Có khả năng sau này sẽ trở thành khu trung tâm. Tuy nhiên điều kiện hiện tại có vẻ không thuận lợi và sẽ có mất mát chút đỉnh. Cứ bình tĩnh chờ thời xem thế nào. Nhanh thì cuối năm nay, chậm thì bằng giờ này sang năm có thể mọi chuyện sẽ thông. --------- Bảo vệ luận văn có tốt 0? Đây là kỳ bảo vệ mang tính chất quyết định, quan trọng nên không tránh khỏi tâm trạng lo âu. Nhưng mọi việc có vẻ không suôn sẻ cho lắm, mong rằng do 1 sự cố nào đó mà buổi bảo vệ 0 được diễn ra. Lần 1 không được thì lần 2 chắc chắn thành công. --------- Năm tới có nhóc 0? Nhà này có vẻ sốt ruột chuyện con cái. Khoảng đầu năm tới chăng? :rolleyes: --------- Mấy lời này chỉ để tham khảo (nhất là câu thứ 1). Nhà bác hỏi bác Thiên Sứ để có chỉ dẫn chuẩn hơn nhé! ^_^ Chúc nhà bác may mắn!1 like
-
Cố gắng học thật giỏi để được ở lại trường làm giảng viên, nhiều bạn tốt và bạn quí, nên lấy vợ muộn - khoảng ngoài 30 thì tốt Ăn tiêu nên tiết kiệm, kiếm tiền khó lắm1 like
-
1 like
-
1 like
-
Lấy lại lá số của người vợ (giờ Mùi): http://www.lyhocdongphuong.org.vn/apps/LaS...reen&size=2 Người chồng: http://www.lyhocdongphuong.org.vn/apps/LaS...reen&size=2 Năm vừa rồi anh có người đàn bà khác? Năm nay chưa thấy li dị chỉ thấy sự xa cách của 2 người, nếu cả 2 vượt qua được năm sau, thì năm 2012 tình cảm vợ chồng hài hòa lại.1 like
-
1 like
-
Nhà này còn có ai sống cùng với vợ chồng, như bố mẹ hay anh chị không ? Nếu chỉ có hai vợ chồng và con thì Chồng phi cung Đoài - Tây trạch, nhà hướng Đông Nam là Phúc Đức trạch. Tuy nhiên, cần có hướng chính xác, ví dụ bao nhiêu độ chứ hướng Đông nam thôi thì chưa đủ. Nhà này, hướng đi từ đường/ngõ vào cổng là từ tay phải hay tay trái qua.1 like
-
Gửi giáo sư Viện trưởng Viện Năng lượng nguyên tử Vương Hữu Tấn để tham khảo. Chắc khi thiết kế đập Tam Hiệp, người ta cũng bào đảm như ông về cái nhà máy hạt nhân mà ông đang nói. Tuy nhiên đây là một thí dụ về sự cố. -------------------------------------------------------------- “Đảo rác” xâm lấn đập Tam Hiệp Trung Quốc Thứ Ba, 03/08/2010 - 23:00 (Dân trí) - Trong đợt mưa lũ gần đây, hàng ngàn tấn rác đã bị cuốn trôi xuống hồ chứa của đập Tam Hiệp khổng lồ Trung Quốc. Rác dày đến nỗi người ta có thể "dạo bộ" trên mặt hồ. Trung Quốc: Hồ chứa đập Tam Hiệp lên cao, đe dọa gây lụt lớn Đập Tam Hiệp là dự án thủy điện lớn nhất thế giới. Chen Lei, một quan chức cấp cao của Công ty đập Tam Hiệp Trung Quốc, cho biết trên tờ China Daily rằng hiện mỗi ngày có tới 3.000 tấn rác được thu lượm ở con đập, nhưng vẫn không đủ sức người để dọn sạch tất cả số rác bị cuốn trôi xuống đập. “Khối lượng rác khổng lồ ở khu vực đập có thể chặn cổng của đập Tam Hiệp”, ông Chen cho hay, ám chỉ đến các cổng cho phép tàu thuyền đi qua sông Dương Tử. Công nhân dọn rác bị mưa lũ cuốn trôi xuống sông Dương Tử. Sông Dương Tử là tuyến đường thương mại quan trọng đối với thành phố Trùng Khánh ở thượng nguồn và các khu vực khác tại các tỉnh miền tây Trung Quốc. Các bức ảnh cho thấy những vạt nước khổng lồ phun ra từ con đập bị “hòa” đầy rác, trong đó có giày dép, chai lọ, cành cây, bọt biển… Hàng ngàn tấn rác đang "xâm lấn" hồ chứa nước tại đập Tam Hiệp trong đợt mưa lũ mới đây. (Ảnh các công nhân đang thu lượm rác gần đập Tam Hiệp) Theo báo cáo chính thức, kể từ đầu mùa mưa vào tháng 7, khoảng 50.000m2 mặt nước hồ chứa của đập Tam Hiệp đã bị rác che phủ. Và những khối rác này có độ dày lên tới 60cm, thậm chí ở một số chỗ người ta có thể đi bộ lên trên được, tờ Hubei Daily cho hay. “Khối lượng rác khổng lồ như thế có thể làm hỏng chân vịt và đáy của tàu bè qua lại”, ông Chen cho hay. “Rác phân hủy cũng thể gây hại tới cảnh quan và chất lượng nguồn nước”. Một công nhân dọn rác bị cuốn trôi xuống sông Dương Tử, đoạn ở tỉnh An Huy. Đập Tam Hiệp là dự án thủy điện lớn nhất thế giới, được xây dựng một phần là để khống chế lũ lụt dọc sông Dương Tử. Chi phí xây dựng đập này lên đến hơn 37,5 tỷ USD và buộc 1,3 triệu người phải tái định cư. Rác trên sông Dương Tử dày tới nỗi có thể "dạo bộ" được trên mặt sông. Các nhà môi trường nhiều năm qua đã cảnh báo rằng hồ chức nước tại đập Tam Hiệp có thể bị biến thành hồ chứa rác thải thô và hóa chất công nghiệp độc hại của thành phố Trùng Khánh gần đó và lo ngại rằng phù sa bị mắc kẹt sau con đập có thể gây xói mòn dưới hạ nguồn. Các nhà môi trường cũng cho rằng suốt gần một thập niên qua Trung Quốc đạt được bước tiến rất nhỏ trong việc hạn chế ô nhiễm bên trong và quanh hồ chứa nước đập Tam Hiệp. Theo ông Chen, mỗi năm Trung Quốc phải chi khoảng 100 triệu tệ để dọn từ 150.000-200.000 m3 rác bị cuốn xuống đập. Phan Anh Theo Reuters1 like
-
Chào cô Wildlavender, chiều nay tommydang có chuyển 1,000,000 vào quĩ từ thiện của diễn đàn với nội dung: Gửi tiền ủng hộ quỹ từ thiện của trung tâm theo ý nguyện của anh Hạt gạo làng khi làm tư vấn phong thủy. Nhờ cô check giùm nhé.1 like
-
Lối đếm theo hệ nhị phân của người Lạc Việt Kỹ thuật công nghệ cao của nhân loại ngày nay phát triển với tốc độ nhanh đến chóng mặt, tính từng ngày chứ không phải từng năm.Nhưng sự phát triển tư duy của loài người từ khi còn là người nguyên thủy chắc là phải rất chậm chạp.Thể hiện ở đứa trẻ sơ sinh khi bắt đầu tập nói đến khi hiểu và biết đếm từ một đến mười là phải mất dăm tháng.Người Lạc Việt cũng phải trải qua các hệ đếm từ ít con số đến nhiều con số,mà hệ đếm thập phân từ một đến mười là đã có từ rất xa xưa.Các từ chỉ con số trong hệ thập phân là không (nòng), một, hai,ba,bốn,năm,sáu, bảy, tám,chín, mười trong tiếng Việt là những từ thuần Việt.Ở mỗi hệ đếm đã trải qua, dù là ít con số đều để lại dấu ấn của con số nhiều nhất trong hệ đếm đó mang nghĩa là “nhiều”.Ví dụ nếu hệ đếm ban đầu chỉ có 2 con số thì “hai” đã để lại các từ: “bay”(ngôi thứ hai số nhiều), “hăng-hái”, “trống-trải”,bừa-bãi”…,rõ ràng người Việt ai cũng hiểu “hăng-hái”nhiều hơn hăng,”trống-trải”nhiều hơn trống, “bừa -bãi” nhiều hơn bừa.Nếu hệ đếm chỉ có 3 con số thì con số nhiều nhất trong hệ đó là “ba”đã để lại: “cả” là nhiều nhất, là tất cả,tất là hoàn tất tức hết vòng đếm; “đã” cũng là nhiều nhất (ăn “đã”quá rồi,sướng “đã”quá rồi), “chung-chạ”, “vật-vạ”, “la-cà”, “vất-vả”…đều là mang ý nhiều nhất. Nếu hệ đếm chỉ có 4 con số thì con số nhiếu nhất trong hệ đếm đó là “bốn” đã để lại “bọn”, “bộn”, “lổn nhổn”, “lộn-xộn”…đều ý là nhiều.Nếu hệ đếm chỉ có 5 con số thì số đếm nhiều nhất trong hệ đó là “năm” ( “prăm” trong hệ đếm ngũ phân của người Khơ Me) đã để lại “dăm”, “lắm”(Từ này trong Quan Thoại phát âm là “rán” nhưng những từ ghép với “rán” thì lại đều là ghép theo cú pháp Việt,tức chính trước phụ sau,như “dư rán”-tự nhiên,nghĩa là tự sinh ra lắm thứ,chỉ vũ trụ; “thian rán”-thiên nhiên,nghĩa là trời sinh ra lắm thứ,chỉ trái đất; “liẻo rán”-liễu nhiên,tức biết lắm; “hoang rán”-hoang nhiên,tức hoảng lắm; “xin xin rán”-hân hân nhiên tức hớn hở lắm…mà chúng chỉ có trong văn viết chứ không có trong khẩu ngữ.Cú pháp Quan Thoại thì phụ trước chính sau,như nói “hẩn hảo” là rất tốt chứ không nói “tốt lắm”như Việt.Người Hoa vẫn nói “théng xẻo tứa”là nghe hiểu được như cú pháp Việt chứ không nói “thing tứa tủng”là nghe được hiểu như Quan Thoại), “nạm”, “nắm”, “mắm”,chăm-chắm,băm-vằm…đều nghĩa là nhiều.Nếu hệ đếm chỉ có 6 con số thì số nhiều nhất trong hệ đó là “sáu”(người Hồ Nam đến nay vẫn nói là “lấu”) để lại: “sau”(cuối cùng tức hết vòng đếm), “nậu”(số nhiều ngôi thứ ba), “nẫu”, “lâu”, “máu”(ham nhiều), “đau-đáu”, “hau-háu”, “láu-táu”…đều ý là nhiều.Nếu hệ đếm là có 7 con số thì số nhiều nhất của hệ đó là “bẩy” để lại: “bầy”, “sây”, “bầy-hầy”, “lầy-nhầy”, “tung-tẩy”, chối “đây-đẩy”, “vung-vẩy”,run “lẩy-bẩy”…đều ý là nhiều(“Thời các nước Ngô,Sở,Việt,ở đó người ta đông dân và giàu có hơn Trung Nguyên nhiều vì họ lắm lúa gạo,và tiếng nói của họ thuộc hệ ngữ Nam Á khác xa tiếng Trung Nguyên,họ còn có cả hệ đếm thất phân có 7 con số”-theo nhà văn quá cố Nhật Bản Shiba Ryôtarô-trích tạp chí Xưa và Nay,hội sử học Việt Nam).Nếu hệ đếm có 8 con số thì số nhiều nhất của hệ đó là “tám” đã để lại “ham”, “hám”, “tham-lam”, “đẫm”, “thâm”, “thắm”, “thăm-thẳm”, “lảm-nhảm”…đều ý là nhiều.Nếu hệ đếm là 9 con số thì số nhiếu nhất của hệ đó là “chín” đã để lại: “chùm”, “trùm”, “chòm”, “túm- tụm”, “xỉn”, “bịn-rịn”…đều ý là nhiều(Thời Văn Lang đã có hệ đếm này nên Vua Hùng mới đòi “nhiều”nhất là “voi chín ngà,gà chín cựa,ngựa chín hồng mao”).Hệ thập phân chắc là xuất hiện sau cùng,nhưng cũng thời cổ đại rồi,lúc đó là hệ đếm từ số “chắc” đến số “chục”. “Chắc” là 1,là có,là biết( tiếng Tày “chắc”nghĩa là biết, cặp đối nghịch “bố/chắc” của tiếng Tày tức “không/biết”, tương ứng “0/1”,thì cũng như cặp “nỏ/có” của tiếng Việt hay “no/count” của tiếng Anh là “không/đếm”,có 1 rồi mới bắt đầu đếm được chứ). “Chắc” là hạng nhất,là “number one” nên được hơn cả gọi là “đắc”,đậm hơn cả gọi là “đậm-đặc”,nồng hơn cả gọi là “nồng-nặc”,dài hơn cả gọi là “dằng-dặc”,lâu hơn cả gọi là “lâu-lắc”,sáng vàng hơn cả gọi là “vằng-vặc”….Con số “chục”là con số nhiều nhất của hệ đếm này nên “chục” cũng để lại các từ mang ý nhiều như “lục- đục”, “cậy-cục”, “đông-đúc”, “nhung-nhúc”…Nhưng cổ xưa hơn,do người Lạc Việt đã lấy cái nôi là cái bọc tròn biểu tượng Âm Dương như một phương tiện kỹ thuật do mình sáng tạo ra để VO tròn mọi từ đa âm tiết vốn có từ xưa thành từ đơn âm tiết có kèm thanh điệu nảy sinh (đương nhiên),nên số đếm hệ thập phân của người Lạc Việt lúc đầu nó là từ MÔ đến MƯỜI.( “Mười” là nhiều nhất nên mới có “thời cơ đã chín muồi”, “ru con con ngủ cho muồi” đều là biểu thị ý nhiều cả).Bởi trong tiếng Khơ Me số 1 là “muôi”,là một thực thể,nó là từ “mỗi” trong tiếng Việt ,ở Quan Thoại nó là chữ 每 đọc là “mẩy” rõ ràng là từ mượn của Việt vì nó không đẻ ra các từ cùng gốc “m” trong nôi khái niệm Âm Dương theo cách sinh sản tự tách đôi của tế bào.Còn MỖI trong nôi khái niệm Âm Dương của người Lạc Việt đã đẻ ra MẬP-MỜ, “mập-mờ” là cái phôi đang tự tách đôi trong cái bọc Âm-Dương,nghĩa của nó là “chưa rõ hẳn,chưa biết là 0 hay là 1”,con MẬP là con Âm(như con Nòng của từ dính Nòng-Nọc) nhưng mang tính dương,lớn đủ trong nôi rồi nó tách hẳn ra độc lập là MỘT(là 1 tức Dương);con MỜ là con Dương( như con Nọc của từ dính Nòng-Nọc) nhưng mang tính âm,lớn đủ trong nôi rồi nó tách hẳn ra độc lập là MÔ (là 0 tức Âm,MÔ mới dẫn đến từ VÔ,âm tiết dân dã có trước,hàn lâm có sau nên mới có chữ vô無;viết là “nam vô A di đà Phật南無阿彌陀佛”nhưng lại tụng là “nam mô A di đà Phật”-tất nhiên đây chỉ là những chữ ký âm cho câu tiếng Phạn).Một thực thể MỖI mà trong tiếng Việt đã thành ra bốn khái niệm: “Mỗi”, “Mập-Mờ”, “Mô”, “Một”,nhưng tổng số âm tiết thì lại là có năm âm tiết:MỖI=MÔ…MẬP-MỜ…MỘT,nếu viết bằng chữ Hán thì được sẵn có một chữ MỖI每 (là âm tiết “mỗi” mà Quan Thoại đã mượn của Việt và phát âm là “mẩy”), còn lại bốn âm tiết kia là MÔ,MẬP,MỜ,MỘT rõ ràng là phải viết bằng chữ Nôm.Các nhà Hán-Nôm học nói là “chữ Nôm khó gấp năm lần chữ Hán”chắc chắn là do cái nguyên nhân này. (Về sự VO tròn-PROPRO nghĩa là lăn tròn- từ đa âm tiết để thành từ đơn âm tiết thì không chỉ ví dụ từ ngôn từ Khơ Me sang ngôn từ Việt,mà còn thấy rõ từ ngôn từ Nhật sang ngôn từ Việt,làm cho từ đa âm tiết bị vò rụng đầu rụng đuôi còn lại mỗi âm tiết lõi ở giữa.Ví dụ “Ô-NA-DI”nghĩa là “giống nhau”của tiếng Nhật,vò rụng mất đầu Ô và đuôi DI,còn lại mỗi NA là “na-ná” rồi thành “như”(ở đây cũng thấy rõ là dân dã “na-ná” có trước rồi mới đến hàn lâm “như” có sau,chữ “như” 如thì đã có sẵn chữ Hán lấy từ người Hoa,chứ “na”và “ná”thì phải bằng hai chữ Nôm thôi).Một câu tiếng Nhật như: “Ni-hôn-Gô Ga,Bê-tô-na mư-Gô Ga,Đê-wa Ô-na-di Đê-xư Nế!”( “Nhật ngữ và Việt ngữ, thế mà, giống nhau đấy nhé” ) dịch theo dân dã (chứ không phải giải thích theo ngữ pháp kiểu hàn lâm) mà đúng sát ý từng từ 100% thì câu đó là “Nhật-Bản Gọi Cả,Việt-Nam Gọi Cả,Thế-mà, Na-Ná Đấy Nhé”.Người Việt vẫn nói “tôi cả anh đi chơi nhé” tức là “tôi và anh đi chơi nhé”,từ “cả” là từ cổ hơn của “và”.Có “Na”(mà tiếng Đài Loan gọi là “la”, Đài-ngữ cũng còn gọi là Đài-la,tiếng Việt có từ “la-lối”, “la lối” om sòm nghĩa là “nói lời” om sòm) rồi mới có “Nói” rồi mới đến “Gọi”(đều là từ thuần Việt cả),mà hàn lâm viết âm tiết “gọi” bằng chữ “Ngữ” 語,Quan Thoại đọc là “ủy”,người Nhật đọc là “Gô”,người Đài Loan đọc là “Gí”, “Đài Gí” là “Đài gọi” , “Đài gọi” chẳng là “tiếng Đài Loan” thì là gì?cũng như Nôm Na nghĩa là người Nam nói hay gọi là tiếng Nam cũng vậy). Cái hình tròn biểu tượng Âm Dương của người Lạc Việt ,chỉ xét khía cạnh số, thì nó đúng là một “bit” thông tin,cho ra 2 giá trị là Âm tức 0 và Dương tức 1.Đó là xét trên một mặt phẳng,đã có được một “bit” thông tin.Nhưng vì nó là một cái bầu hình cầu như một giọt nước,trong đó có con Nòng và con Nọc,nên nếu cứ cắt đối xứng tâm theo đủ các hướng thì sẽ có ty tỷ mặt phẳng tức được ty tỷ “bit” thông tin.Trong tin học thì bit thông tin là đơn vị chuyển tải thông tin,8 bit thì bằng 1byte,rồi nhiều tới KB(ki-lô byte),MB(mê-ga byte),GB(ghi-ga byte).Số giá trị của bit là m=2.Lượng bit sử dụng tức độ dài của thông tin là: n bit. Lượng thông tin có thể chuyển tải là: N, lượng này được tính bằng công thức: N=mn . Như vậy khi người Lạc Việt cổ đại dùng 2 ký tự kẻ vạch như hai giá trị của một bit thông tin là (—) tức 1 và (——) tức 0 để đếm theo hệ nhị phân ,và lấy từ trong cái bầu Âm Dương Lạc Việt ra để sử dụng một lượng chưa nhiều bit thông tin,họ đã tạo ra được: Ở bộ Tứ Tượng thì lượng thông tin có thể chuyển tải là N=mn=22= =4 tổ hợp (chuyển tải được bốn tổ hợp thông tin,tức tứ cái tượng),ở đây độ dài thông tin là n=2 bit ,được ký hiệu bằng hai hàng kẻ vạch.Ở bộ Bát Quái thì lượng thông tin có thể chuyển tải là N=mn= 23=8 tổ hợp (chuyển tải được tám tổ hợp thông tin,tức tám cái quẻ), ở đây độ dài thông tin là n=3 bit ,được ký hiệu bằng ba hàng kẻ vạch.Nếu cứ như vậy đếm tiếp tất sẽ đến độ dài thông tin n=4 bit, ký hiệu bằng bốn hàng kẻ vạch,cho ra lượng thông tin có thể chuyển tải là N=mn=24=16 tổ hợp thông tin.Rồi đến độ dài thông tin n=5 bit,ký hiệu bằng 5 hàng kẻ vạch,cho ra lượng thông tin có thể chuyển tải là N=mn=25=32 tổ hợp thông tin.Nhưng cái sử dụng 4 hàng kẻ vạch và 5 hàng kẻ vạch bị mất tăm tích đâu trong lịch sử ,không còn truyền lại.Nên kế tiếp đến ta còn thấy ngày nay là sử dụng độ dài thông tin n=6 bit, ký hiệu bằng sáu hàng kẻ vạch cho ra lượng thông tin có thể chuyển tải là N=mn=26=64 tổ hợp (chuyển tải được 64 tổ hợp thông tin,tức 64 quẻ dịch).Về con số và hệ đếm nhị phân để chuyển tải thông tin thì chỉ đơn giản vậy thôi,mới dùng đến có 6 bit để chuyển tải được 64 thông điệp,mà thông điệp đầu tiên là 000000 đó là quẻ KHÔN (có 6 bit tức 6 hàng kẻ,mỗi bit ——tức mỗi hàng kẻ mang giá trị là 0 tức Âm) và thông điệp cuối cùng là 111111(có 6 bit tức 6 hàng kẻ,mỗi bit — tức mỗi hàng kẻ mang giá trị là 1 tức Dương).Ngày nay máy tính dùng tới 8 bit (là một byte) để mã hóa con chữ cái Latin,ví dụ chữ A là 01000001,chữ M là 01001101 (tương tự như số điện thoại của anh A và số điện thoại của mụ M,thành phố càng đông hộ dùng càng phải tăng số bit tức số điện thoại càng nhiều con chữ số hơn).Còn bộ nhớ để chứa dữ liệu thì có dung lượng đến hàng trăm GB (Ghigabyte). Dùng 6 bit để chuyển tải được 64 thông điệp (64 quẻ dịch) mới chỉ là dùnglượng bit rất ít,sơ khởi trong công nghệ thông tin (thập niên 60 của thế kỷ trước).Nhưng 64 quẻ dịch của người Lạc Việt lại là có từ thời tiền sử(tức chưa khi còn chưa có chữ viết) cách nay non chục ngàn năm, kể cũng thú vị,nhưng cái thú vị nhất và quan trọng nhất lại là ở ứng dụng từng mỗi thông điệp mà người ta gọi là mỗi quẻ trong 64 thông điệp đó ở khía cạnh triết lý.Về mặt này thì các học giả Trung Hoa hàng mấy nghìn năm qua dùi mài,viết hàng ngàn cuốn sách,thực đáng trân trọng và kính nể.Chứ còn sử dụng có 6 bit thông tin để có 64 thông điệp thì trong chiến tranh xâm lược Việt Nam của Mỹ người ta đã sử dụng rồi ( hồi đó tôi cứ ngờ ngợ là sao họ lại lấy 64 quẻ dịch của người Việt trong sách của Nguyễn Hiến Lê để làm phần mềm cho công nghệ mà đem wuýnh người Việt ),có điều là sử dụng công nghệ phần cứng của họ ,rồi vận dụng 64 thông điệp theo cách của họ ,chứ không đếm xỉa gì đến khía cạnh triết lý của từng “quẻ dịch” trong lượng 64 thông điệp đó,mới thành ra là lấy 64 quẻ dịch của người Việt để wuýnh người Việt nhưng lại không tư duy triết lý như người Việt tư duy, nên mới wuýnh không lợi người Việt. Cái nôi biểu tượng Âm Dương có con Âm và con Dương quấn quýt ôm tròn lấy nhau ở bên trong là của người Lạc Việt tạo ra như một công cụ để có nhiều ứng dụng trong nhiều lĩnh vực.Cũng lại người Lạc Việt tạo ra ký tự kẻ vạch để rồi có lối đếm nhị phân.Tên gọi các con số từ một đến mười để lại dấu ấn trong ngôn từ Việt đậm nét như thế nào thì như đã trình bày ở trên rồi.Tương tự như vậy,lối đếm nhị phân của người Lạc Việt cũng lại để lại dấu ấn của nó trong ngôn từ Việt.Ở trên ta đã thấy là 2 tổ hợp là nhị nguyên,gấp đôi lên có 4 tổ hợp là tứ tượng,lại gấp đôi lên có 8 tổ hợp là bát quái,gấp đôi lên nữa có 16 tổ hợp,gấp đôi nữa có 32 tổ hợp,gấp đôi nữa được 64 tổ hợp là những quẻ dịch.Nhị nguyên,tú tượng,bát quái và dịch thì còn đến ngày nay như ta thấy,thế còn tổ hợp 16 và tổ hợp 32 để cho nó liên tục trong phát triển đếm thì nó mất đâu mất rồi?Bụi lịch sử đã phủ chìm nó mất tăm tích hay nền văn minh đó đã bị tàn phá cho sụp đổ.Nhưng một chút xíu le lói của cái 16 tổ hợp (còn 32 tổ hợp vẫn chưa thấy đâu) tôi nhìn thấy trong cách đếm trái cây hay hột vịt lộn bán hàng của người dân miền Tây Nam Bộ ,đó là chục=16.Có người giải thích vì đó là do họ hào phóng (sao không lấy chục là 15? hoặc chục là 17 cho nó hào phóng hơn?).Nó ắt phải có nguyên do lịch sử từ trong tâm thức.Người Việt quen đếm từng đôi,ở miền núi phía Bắc dân bản đi chợ bán gà cứ một rọ nhỏ là nhốt hai con gà, trống mái bất kể,có thể nhiều rọ, nhưng một rọ cứ phải là hai con,để dễ gấp đôi gấp đôi số gà đếm bán.Cách đếm ấy chính là đếm lượng thông tin được chuyển tải,tức đếm N=mn,tức đếm theo lũy thừa của cơ số 2.Lối đếm mà số sau cứ gấp đôi số trước sát nó đã để dấu ấn trong ngôn từ Việt bằng nhiều cách nói khác nhau(nghe thì nó có vẻ như tiếng nói lóng của dân buôn lậu): 0=0=ỡm (ỡm=âm=0) 20=1=ờ (ờ=ừ=có=1 , nói “ỡm-ờ” tức nói không rõ là 0 hay1) 21=2=ơi (tiếng gọi ngôi nhân xưng thư hai) 22=4=ấy (tiếng gọi ngôi nhân xưng thứ tư, “tao,mày ,nó,thằng ấy) 23=8=ôm (một ôm bằng tám bó) 24=16=ắp (đầy ắp là đầy một chục của người miền Tây Nam Bộ) 0=0=ứ (ứ=không,không tin cứ hỏi trẻ sơ sinh mới tập nói coi ) 20=1=ừ (ừ =1=có) 21=2=u (ngôi nhân xưng đầu tiên của trẻ là mẹ nó,mẹ=u) 22=4=ấy (ngôi nhân xưng thứ tư, “tao,mày,nó,thằng ấy) 23=8=um (um=túm=tám) 24=16=úp (đủ chục miền Tây rồi) 0=0=bỏ (bỏ=không đếm cái đó,bỏ=0) 20=1=bênh (đứng về một phe gọi là bênh,bênh=1) 21=2=bè (có người thứ hai làm bạn là bắt đầu thành một bè,bè=2) 22=4=bốn 23=8=bản 24=16=bằng (bằng lòng rồi,đủ chục 16 rồi) 0=0=cóc (cóc có=không có , cóc=0) 20=1=cái (cái=một đơn vị để đếm,lượng từ đếm đồ vật) 21=2=cặp (cặp=đôi=2) 22=4=cụm 23=8=cỡm (cỡm=cớm=râm=tám) 24=16=cọc (đủ chục đồng tiền=16) 0=0=chăng (chăng=không=0) 20=1=chiếc (lượng từ,một đơn vị) 21=2=chẵn (có hai mới chẵn,chẵn=2) 22=4=chắt (ngôi thứ tư, “cha,con,cháu ,chắt”) 23=8=chòm 24=16=chục (chục miền Tây Nam Bộ) 0=0=dóc (nói dóc=nói không có thực,dóc=0) 20=1=dé ( lượng từ cấy lúa,đơn vị nhánh lúa) 21=2=duộc (hai đứa vào một duộc) 22=4=dúm 23=8=dỏ (thứ đựng nhỏ,đựng được 8 dé) 24=16=dành (thứ đựng lớn ,đựng được chục dé) 0=0=đếch (đếch có=không có) 20=1=đứa (lượng từ đếm động vật) 21=2=đôi (đôi=2) 22=4=đúm 23=8=đám (phường bát âm phục vụ các đám có 8 người) 24=16=đàn (đủ bầy,đủ chục) 0=0=gột (gột=sạch=0) 20=1=gút (lượng từ đếm thắt gút) 21=2=gánh (một gánh bằng hai thúng) 22=4=gây (bắt đầu nhân ra nhiều=bộn=4) 23=8=gom 24=16=gang (đủ vòng đếm=đủ chục) 0=0=hổng (hổng có=không có,hổng=0) 20=1=hệt (giống hệt=như có,hệt=có=1) 21=2=hai 22=4=ham (bắt đầu thích nhiều) 23=8=hum (số lớn,con hùm=con cọp lớn) 24=16=hàng (xong hàng=đủ chục) 0=0=không 20=1=khía (“nói về khía cạnh này”= “nói về một cạnh này”, khía=1) 21=2=khua (cầm hai đũa mà khoắng) 22=4=khắt (gò bốn thành bó) 23=8=khóm (khóm mía=8 cây mía) 24=16=khựng (đếm đủ chục rồi ,dừng lại) 0=0=láo (nói láo=nói không có sự thực,láo=0) 20=1=lẻ (lẻ=lẻ-loi=1) 21=2=lứa (“xứng đôi vừa lứa”,lứa=2) 22=4=lượm (bốn nắm được một lượm) 23=8=lẫm (để chứa nhiều) 24=16=lấp (đủ khỏa lấp vòng đếm=đủ chục) 0=0=mất (mất=mô=0) 20=1=một 21=2=mai (mai=ngày thứ hai,mày=ngôi nhân xưng thứ hai) 22=4=mang (bắt đầu sang nhiều=đa mang) 23=8=mường (nơi quần cư nhiều) 24=16=mập (đủ béo=đủ chục) 0=0=nỏ (nỏ=mô=không=0) 20=1=nẻ (nẻ=một kẻ) 21=2=nạnh (có hai người là bắt đầu tị nạnh,nạnh=2) 22=4=nửa (đã ở mức giữa) 23=8=nạm (nạm=nắm=nhiều) 24=16=nẫm (nầm-nẫm=tròn lẳn=hết vòng đếm=đủ chục) 0=0=nhẵn (nhẵn=hết nhẵn=0) 20=1=nhỏ 21=2=như (có cái thứ hai mới so sánh ,như cái trước vừa đếm) 22=4=nhớn (bắt đầu nhiều) 23=8=nhóm 24=16=nhận (đủ vòng đếm=đủ chục=giao hàng) 0=0=ngỏ (bỏ ngỏ=bỏ trống=bỏ không,ngỏ=0) 20=1=người (người=kẻ=1,lượng từ đếm người) 21=2=ngài (gọi ngôi nhân xưng thứ hai) 22=4=ngửa (bắt đầu lật sang phía nhiều) 23=8=ngòm (đen ngòm=đen nhiều,ngòm=nhiều,bát quẻ đến 8 là nhiều) 24=16=ngang (đã đủ=hết vòng đếm-chục) 0=0=phét (nói phét=nói điều không có,phét=0) 20=1=phọt (phọt-phẹt=trình độ còn kém,chưa rõ đâu 0 đâu 1, phọt=1) 21=2=phe (chia phe=chia 2 bên để chọi nhau,phe=2) 22=4=phum (bắt đầu nhiều) 23=8=phường (nhiều) 24=16=phải (đủ chục rồi,hài lòng) 0=0=quái (có quái gì đâu=không có gì đâu,quái=0) 20=1=que (que=kẻ=1) 21=2=quang (quang=hai chiếc gióng để gánh) 22=4=quây (bắt đầu nhiều) 23=8=quần (nhiều,8 quẻ là một quần thể của bát quẻ) 24=16=quả (quả=kết quả=trọn vòng đếm=chục) 0=0=rỗng (rỗng=không có=0) 20=1=rõ (rõ=rõ mồn-một=kẻ=1) 21=2=róng (sóng đôi,song song,róng=2) 22=4=rậm (bắt đầu sang nhiều) 23=8=rám (nhiều) 24=16=rạp (đã đầy nặng=đủ chục) 0=0=suông (nói suông=nói không kèm theo gì khác, suông=0) 20=1=sắt (sắt=chắc=1,son sắt=như đinh đóng cột=khẳng định=1) 21=2=song (song đôi=hai người,song=2) 22=4=son (bắt đầu đỏ nhiều) 23=8=sàng (“đi một đoạn đàng,học một sàng khôn”,sàng =nhiều) 24=16=sảy (công đoạn cuối cùng của xay lúa,sảy=đủ vòng đếm=chục) 0=0=tò (tò=toi=chết=hết=0) 20=1=te (“ngẩn tò te”=ngạc nhiên vì trước đó còn mập-mờ,te=1) 21=2=tí (tí=còn ít) 22=4=túm (bắt đầu nhiều) 23=8=tám 24=16=tá (tá=chục 16) 0=0=thín ( “nhãn thín”= “nhẵn không còn gì nữa”, thín=0) 20=1=thọt ( thọt=chỉ còn một,thọt=1) 21=2=thứ ( bắt đầu từ hai là con thứ) 22=4=thầy ( bắt đầu lên trên) 23=8=thắm ( nhiều) 24=16=thập ( đủ chục) 0=0=trống ( trống=không có gì,trống=0) 20=1=trọi ( trơ trọi=một mình,trọi=0) 21=2=trung ( trung=ở giữa,đếm từ 0 đến 24) 22=4=trưa ( trưa=tra=già=quá nửa) 2=3=8=trắm (đã nặng nhiều) 24=16=trúng (đủ chục,hài lòng) 0=0=vắng (vắng=không có mặt,vắng=0) 20=1=vẻ (tỏ vẻ=tỏ ra là một,vẻ=1) 21=2=vài 22=4=vừa (mức trung bình=4) 23=8=vốc 24=16=vặn (đủ chục) 0=0=xo (ngồi buồn xo=ngồi buồn không biết làm gì, xo=0) 20=1=xiên (cái xiên=cái que=kẻ=1) 21=2=xái (trà nước xái=trà nước thứ hai,xái=2) 22=4=xâu (một xâu bốn con cá) 23=8=xúm (nhiều) 24=16=xong (đã đủ chục) Gom lại để bạn đọc dễ theo dõi: 1. Ỡm-Ờ-Ơi-Ấy-Ôm-Ắp 2. Ứ-Ừ-U-Ấy-Um-Úp 3. Bỏ-Bênh-Bè-Bốn-Bản-Bằng 4. Cóc-Cái-Cặp- Cụm-Cỡm-Cọc 5. Chăng-Chiếc-Chẵn-Chắt-Chòm-Chục 6. Dóc-Dé-Duộc-Dúm-Dỏ- Dành 7. Đếch-Đứa-Đôi-Đúm-Đám-Đàn 8. Gột-Gút-Gánh-Gây-Gom-Gang 9. Hổng-Hệt-Hai-Ham-Hum-Hàng 10. Không-Khía-Khua-Khắt-Khóm-Khựng 11. Láo-Lẻ-Lứa-Lượm-Lẫm-Lấp 12. Mất-Một-Mai-Mang-Mường-Mập 13. Nỏ-Nẻ-Nạnh-Nửa-Nạm-Nẫm 14. Nhẵn –Nhỏ-Như-Nhớn-Nhóm-Nhận 15. Ngỏ-Người-Ngài-Ngửa-Ngòm-Ngang 16. Phét- Phọt-Phe-Phum-Phường-Phải 17. Quái-Que-Quang-Quây-Quần-Quả 18. Rỗng-Rõ-Róng-Rậm-Rám-Rạp 19. Suông-Sắt-Song-Son-Sàng-Sảy 20. Tò-Te-Tí-Túm-Tám-Tá 21. Thín-Thọt-Thứ-Thầy-Thắm-Thập 22. Trống-Trọi-Trung-Trưa-Trắm-Trúng 23. Vắng-Vẻ-Vài Vừa-Vốc-Vặn 24. Xo-Xiên-Xái-Xâu-Xúm-Xong Ta hãy xem những cặp từ đối nghịch tương ứng Âm/Dương,tương ứng biểu thị 0/1tức Không/Có trong tiếng Việt: Ỡm/Ờ (Ỡm=Âm=0 , Ờ=Ừ=1,ỠM/Ờ=0/1)) ; Ứ/Ừ ( Ứ/Ừ=0/1. Ở đây thấy rõ là cùng một âm tiết “ư”,chỉ cần thêm thanh điệu đối nghịch Âm/Dương là trắc/bằng tức sắc/huyền là có được hai khái niệm đối nghịch là Ứ/Ừ.Đây không phải là do nhà ngữ pháp học hàn lâm về sau này đặt ra mà là xuất hiện tự nhiên trong lối nói dân dã từ thời cổ đại,tôi quả quyết từ “Ứ”và từ “Ừ” cũng là những từ cổ,cụ thể đứa trẻ Việt sơ sinh khi bắt đầu biết nói những từ đầu tiên thì đó là những âm tiết lõi không có phụ âm đầu ,đó là những từ U (gọi mẹ) , Ứ (lắc đầu) , Ừ (gật đầu) , Ị (đòi ỉa) , Uống (đòi uống), Ăn (đòi ăn), Ẵm (đòi bồng) đều là những nhu cầu sát sườn nhất của nó cả. Ả/Ạ ( Ả là dấu hỏi,Hả?tức không biết,không biết thì mới hỏi,Ả=0, vâng ạ=vâng có, Ạ=có=1, Ả/Ạ=0/1)) BỎ/BÊNH ( BỎ là do gen của MÔ=NỎ=0 , BỎ là không coi tồn tại,không tính,không đếm, BỎ=0 ;tao bênh mày=tao có đồng ý với mày, BÊNH=CÓ=1, BỎ/BÊNH=0/1)). CÓC/CÁI (CÁI là lượng từ một cái khi đếm, CÓC/CÁI=CÓC/CÓ=0/1) DÓC/DÉ (,nói dóc=nói không, DÓC=O;DÉ là lượng từ đếm dé lúa , DÓC/DÉ=0/1) ĐẾCH/ĐỨA (đếch có=không có, ĐẾCH=0; ĐỨA là lượng từ đếm động vật, ĐẾCH/ĐỨA=0/1) GỘT/GÚT (Đây là khi đếm số thắt gút trên sợi dây thừng,GỘT về sau tồn tại ở nghĩa gột sạch tức xóa sạch không còn gì nữa, GỘT=0, GÚT là lượng từ đếm, GỘT/GÚT=0/1) HỔNG/HỆT (HỔNG là do gen của Nòng=0, lỗ hổng là cái lỗ không có gì vướng bên trong, hổng có=không có, HỔNG=0; HỆT là một sự tồn tại, giống hệt cái gì đó là giống một sự tồn tại của cái gì đó,về sau hàn lâm viết “hệt” bằng chữ “hoạt”活nghĩa là sống, có thì mới sống chứ không có lấy gì sống, HỆT=CÓ=1, HỔNG/HỆT=0/1) KHÔNG/KHÍA (KHÍA là lượng từ khi đếm khắc kẻ vạch,một khía=một kẻ, KHÍA=1, KHÔNG/KHÍA=0/1) LÁO/LẺ (nói láo=nói không, “nhược bằng nói láo nói không,ông lôi ra đánh trượng đồng chẳng tha”, LÁO=0, LẺ là lượng từ đếm khi đong lúa, LÁO/LẺ=0/1) MẤT/MỘT (MẤT là không còn, MẤT=0, MẤT/MỘT=0/1) NỎ/NẺ (NỎ=MÔ=0, nỏ có=mô có=không có, NỎ=0, NẺ=LẺ=0, NỎ/NẺ=0/1) NHẴN/NHỎ ( hết nhẵn=hết không còn gì nữa,NHẴN=0; NHỎ là lượng từ đếm trẻ con, NHẴN/NHỎ=0/1) NGỎ/NGƯỜI (bỏ ngỏ=bỏ không, NGỎ=0; NGƯỜI là lượng từ đếm người, NGỎ/NGƯỜI=0/1) PHÉT/PHỌT (nói phét=nói không, PHÉT=0, nước phọt ra=nước có ra, PHỌT=CÓ=1, PHÉT/PHỌT=0/1) QUÁI/QUE (có quái đâu=có mô mồ, QUÁI=MÔ=0; QUE là lượng từ đếm que trong trò chơi đánh chắt của trẻ em gai Việt, QUE=THẺ=KẺ=1, QUÁI/QUE=0/1) RỖNG/RÕ (RỖNG=TRỐNG=KHÔNG=0, hai năm rõ mười=hai năm có mười, RÕ=CÓ=1, RỖNG/RÕ=0/1) SUÔNG/SĂT (canh suông=canh không có thịt, suông=0; tấm lòng son sắt=tấm lòng trước sau như một, SẮT=1, SUÔNG/SẮT=0/1) TÒ/TE (tẽn tò=gặp cái không như mình ngầm đoán, TÒ=cái không=không=0; TE là lượng từ đếm gọng vó cất tép, TÒ/TE=0/1) THÍN/THỌT (nhẵn thín=nhãn không còn gì, THÍN=0; ông thọt=ông một chân, THỌT=1, THÍN/THỌT=0/1) TRỐNG/TRỌI ( nhà bỏ trống=nhà bỏ không, TRỐNG=KHÔNG=0; việc đồng có trọi em mần=việc đồng có một em mần, TRỌI=1, TRỐNG/TRỌI=0/1) VẮNG/VẺ (vắng mặt=không có mặt, VẮNG=0; tỏ ra vẻ anh hùng=tỏ ra một anh hùng, VẺ=1, VẮNG/VẺ=0/1) XO/XIÊN (nói xỏ xiên=nói không nói có, XO/XIÊN=0/1) Bạn sẽ thấy tại sao trong tiếng Việt lại tồn tại quá nhiều từ chỉ số 0 và quá nhiều từ chỉ số 1 như vậy?Và những từ cặp dính Âm-Dương như Mập-Mờ,Lấp-Lửng,Ỡm-Ờ…thì nhiều vô cùng?Điều này chứng tỏ người Lạc Việt là chủ nhân của thuyết Âm Dương và đã quá thuần thục lối đếm nhị phân từ thời cổ đại.1 like
-
Vợ lúc sanh ra có khó nuôi, khi sanh ra có mang tang tai, có bệnh lý về khí huyết hay cơ xương khớp? Vợ cao? có đi xuất ngoại lần nào chưa? có bệnh lý về đường tiêu hóa (ruột)? Chồng là người cao vừa tầm? mặt dài? hau mơ tưởng cao xa mà ít khi thực hiện (mơ tưởng chuyện viễn vông)? Tóc có xoăn hay hoe vàng hay sớm bị bạc? Răng dễ hư hay xấu? Hay bị viêm họng? khó nuốt? Năm nay, 2 vợ chồng đã quay lại với nhau lần nào chưa?1 like
-
Thương thì chưa đủ Xót nữa anh ạ! Cuộc sống miền cao đã tạo nên suy nghĩ lớn lên với núi rừng với cái gùi trên lưng thì không cần cái chữ để làm gì? cái ăn lo trước đã... Gởi thêm đến ACE quan tâm! Cháu bé áo vàng đeo vòng cổ (con chủ tịch xã) mà còn ốm đói như thế! Thử hỏi các cháu khác (con dân) thì thế nào nhỉ?1 like
-
Kính thưa quí vị quan tâm. Đối khi thân chủ đến xem một lá số Tử Vi thường hỏi người tư vấn:"Thầy xem giúp tôi nên chọn nghề gì thích hợp?". Còn bài viết dưới đây thì chứng tỏ thày thuốc cũng có chức năng tương tự thày bói. Phải chăng Tử Vi chính là bảng mã hóa những thành tựu trong y khoa liên quan đến những tương tác từ vũ trụ? ----------------------------------------- Chụp cắt lớp não giúp chọn nghề nghiệp phù hợp 28/07/2010 11:01 (GMT +7) Trong tương lai, kỹ thuật chụp cắt lớp có thể được sử dụng để xác định khối lượng chất xám ở những vùng khác nhau của não bộ, giúp con người có thể lựa chọn nghề nghiệp phù hợp nhất với năng lực của họ. v ảnh minh họa Tiến sĩ Richard Haier, trưởng nhóm nghiên cứu thuộc trường Đại học Y tại bang California của Mỹ đã tiến hành phân tích các dữ liệu não bộ của hơn 40 người ở độ tuổi từ 18-35, từng trải qua tám thử nghiệm về năng khiếu tại Quỹ Nghiên cứu Johnson O"Connor để hướng nghiệp. Những người tham gia nghiên cứu được chụp cắt lớp não để xác định khối lượng chất xám ở từng vùng khác nhau. Kết quả nghiên cứu cho thấy chụp cắt lớp có thể bổ trợ cho các thử nghiệm năng khiếu giúp mọi người tự tin hơn trong việc lựa chọn hoặc quyết định nghề nghiệp lý tưởng cho mình. Theo Tiến sĩ Richard Haier, mối liên hệ giữa não bộ và nghề nghiệp cho phép người này có ưu thế hơn hẳn người khác về một nghề nào đó. Mọi người đều có thể học lái xe, nhưng không phải ai cũng trở thành người lái xe đua vì điều đó cần có những nhận thức đặc biệt liên quan đến việc xử lý xe ở tốc độ cực cao Theo VietNamnet1 like
-
1 like
-
1 like