-
Thông báo
-
Nội quy Lý Học Plaza
Nội quy này là bản mở rộng Nội Quy - Quy định của Diễn đàn. Khi tham gia mua bán, các thành viên phải tuân theo những quy định sau: Tiêu đề bài viết: Bao gồm: Chỉ dẫn địa lý, Loại hình Mua/Bán, Thông tin mua bán.
Chỉ dẫn địa lý: Tỉnh/thành nơi mua bán. Hoặc sử dụng định nghĩa có sẵn:TQ: Toàn quốc
HCM: TP Hồ Chí Minh
HN: Hà Nội
[*]Ví dụ: HCM - Bán Vòng tay Hổ Phách Nội dung bài viết: Mô tả chi tiết sản phẩm mua/bán
Bắt buộc phải có thông tin liên lạc, giá Mua/Bán
Bài mới đăng chỉ được phép up sau 03 ngày.
Thời gian up bài cho phép: 01 ngày 01 lần.
Các hành vi vi phạm nội quy này sẽ bị xóa bài hoặc khóa tài khoản mà không cần báo trước.
-
Leaderboard
Popular Content
Showing most liked content on 03/08/2010 in all areas
-
Nghe ông Vương nói thì chắc ăn quá! Hẳn viện trưởng Viện Hạt nhân nói thì nhất rùi còn gì. Ai mà đủ kiến để qua mặt ông này. Hết sợ chưa? Nhưng Thiên Sứ tui cái chỉ số IQ còn thấp - thuộc diện không tán thành đường sắt cao tốc - nên có một théc méc nhỏ: 1 - Ngài Vương nói đến sự an toàn của nhà máy hạt nhân đến mức người Nhật ở cách nhà máy Nhật có 500 m. Nhưng xin hỏi ngài Vương cho biết qui chế an toàn hạt nhân của chính phủ Nhật có cho phép người dân ở cách 500m không? Hay đó là do chính phủ Nhật đền bù giải tỏa chưa thỏa mãn nên người Nhật này ỳ ra không chịu ra khỏi nới cư trú, dù chỉ cách nhà máy hạt nhân Nhật 500m? Có ai biết tiếng Nhật xin hỏi Đại sứ quán Nhật xem có phải chính phủ Nhật cho phép người dân nước họ sống cách nhà máy điện hạt nhân 500 m không? Sở dĩ có câu hỏi này do tư liệu của ông Viện trưởng Viện Năng lượng nguyên tử Vương Hữu Tấn công bố. Nếu quả đúng như thế thì nên thuê nhà thầu Nhật làm nhà máy điện Hạt nhân cho Việt Nam, vì độ an toàn gần như tuyệt đối. 2 - Toàn bài viết của ngài Viện trưởng chỉ đặt vấn đề "Không xảy ra sự cố thì không có gì đáng ngại". Còn dân chúng lại đặt vấn đề là" Nếu xảy ra sự số thì cái gì xảy ra?". Liệu có đúng là phóng xạ rò rỉ không vượt quá phạm vi nhà máy không? Có ai rành về việc này xin cung cấp tư liệu về vụ rò rỉ hạt nhân gần đây nhất để kiểm chứng. Vấn đề "nếu" không chỉ giới hạn ở sự cố xuất phát từ kỹ thuật trong cấu trúc thiết kế - vốn rất an toàn" như ngài Vương nói. Mà nó còn từ hàng trăm thứ "bà rằn, bà rí" khác. Thí dụ như động đất chẳng hạn. Hoặc một thí dụ khác: Gần đây lũ lụt ở Tùng Lâm, đẩy hàng ngàn thùng hóa chất xuống sông. Lạy Chúa! Lúc xây kho hóa chất thì chắc chắn họ cũng phải rất chi là "kỹ thuật" để các thùng hóa chất không thể tự lăn xuống sông. Nhưng chỉ một trận lụt như đã thấy, quả là phiền. Chưa hết, khi các nhà khoa học Trung Quốc xác định độ an toàn của đập thủy lợi, nhưng trân lũ lụt hiện nay đang xảy ra thì tình hình thấy có vẻ không an toàn lắm thì phải. Bởi vậy, tôi thấy bài viết của ngài Vương chỉ phù hợp với cách nhìn chủ quan của ngài. Hình như ngài là công dân Trung Quốc thì phải? Bài viết trên VnExpress không nói rõ ngài ở đâu? Híc! Chính ngài Vương thừa nhận người Nhật làm nhà máy điện hạt nhân rất an toàn đấy nhá. Vậy nên mời nhà thấu Nhật làm nhà máy điện hạt nhân cho Việt Nam cho bảo đảm. Nhưng với chỉ số IQ thấp như tôi thì tôi thấy rằng: Nhà máy điện hạt nhân cũng chỉ là một giai đoạn tiến hóa của tri thức khoa học. Cũng như nhà máy điện chạy than chẳng hạn. Khi khoa học phát triển, người ta đã tìm được những nguồn năng lượng sạch và an toàn khác - dù chỉ là mới manh nha nhưng chắc chắn không gây nguy hiểm cho con người - thí dụ như điện mặt trời và năng lượng gió. Anh Quốc đã rất thành công trong việc này. Tôi nghĩ Việt Nam nên nghiên cứu phát triển theo hướng này. Nhà máy điện hạt nhân, cũng như những con đập - các bộ phận của nó đâu phải vĩnh cửu - cho rằng 100 năm sau nó hư hỏng thì cái gì xảy ra?4 likes
-
Cận cảnh di sản văn hóa Hoàng Thành Thăng Long Nằm giữa những tuyến phố tấp nập của thủ đô, khu di tích Hoàng thành Thăng Long bình yên trong nắng hè, ghi dấu những giá trị lịch sử, văn hóa, kiến trúc... của biết bao triều đại. > Hoàng thành Thăng Long được công nhận là Di sản thế giới Hoàng thành Thăng Long là quần thể di tích gắn với lịch sử kinh thành Thăng Long, được các triều đại xây dựng trong nhiều giai đoạn lịch sử. Thành bao quanh bởi đường Trần Phú - Điện Biên Phủ - Độc Lập - Hoàng Văn Thụ - Hoàng Diệu - Phan Đình Phùng và Nguyễn Tri Phương. Ngày 1/8, khu di tích trung tâm Hoàng thành Thăng Long được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa thế giới. Phạm vi di sản được thế giới công nhận chính là khu khảo cổ 18 Hoàng Diệu và các di tích cạnh đó. Đây chính là trục trung tâm của Cấm Thành còn sót lại, gồm: Cột cờ - Đoan Môn - Kính Thiên - Hậu Lâu và Bắc Môn. Đoan Môn, cửa chính đi vào Hoàng thành Điện Kính Thiên, nơi vua và các bá quan trong triều họp bàn quyết định việc nước. Đây vốn là trung tâm của Hoàng Thành. Hậu Lâu, nơi các cung tần mỹ nữ ở. Kiến trúc Hậu Lâu gồm các lớp mái lầu lợp bằng ngói ống, các mái đao trang trí đầu rồng. Cổng dẫn vào điện Kính Thiên được xây gạch với kiểu nóc mái chồng 2 lớp. Súng thần công bằng gang trước cửa điện Kính Thiên Rồng đá trước điện. Thành Bắc Môn được xây bằng đá tảng, gạch nung rất kiên cố từ triều Nguyễn Hai vết đại bác của quân Pháp bắn vào thành Hà Nội ngày 25/4/1882 trên thành Bắc Môn. Tổng đốc Hoàng Diệu đã anh dũng chỉ huy quân dân chiến đấu bảo vệ thành. Toàn cảnh Hoàng thành nhìn từ trên cao. Quang Xuân Nguồn: http://vnexpress.net2 likes
-
Thảm hoạ nguyên tử Chernobyl xảy ra vào ngày 26 tháng 4 năm 1986 khi nhà máy điện nguyên tử Chernobyl ở Pripyat, Ukraina (khi ấy còn là một phần của Liên bang Xô viết) bị nổ. Đây được coi là vụ tai nạn hạt nhân trầm trọng nhất trong lịch sử năng lượng hạt nhân. Do không có tường chắn, đám mây bụi phóng xạ tung lên từ nhà máy lan rộng ra nhiều vùng phía tây Liên bang Xô viết, Đông và Tây Âu, Scandinav, Anh quốc, và đông Hoa Kỳ. Nhiều vùng rộng lớn thuộc Ukraina, Belarus và Nga bị ô nhiễm nghiêm trọng, dẫn tới việc phải sơ tán và tái định cư cho hơn 336.000 người. Khoảng 60% đám mây phóng xạ đã rơi xuống Belarus [1]. Theo bản báo cáo năm 2006 của TORCH, một nửa lượng phóng xạ đã rơi xuống bên ngoài lãnh thổ ba nước cộng hoà Xô viết [2]. Thảm hoạ này phát ra lượng phóng xạ lớn gấp bốn trăm lần so với quả bom nguyên tử được ném xuống Hiroshima. Vụ tai nạn làm dấy lên những lo ngại về sự an toàn trong ngành công nghiệp năng lượng hạt nhân Xô viết, làm đình trệ sự phát triển của ngành này trong nhiều năm, đồng thời buộc chính phủ Xô viết phải công bố một số thông tin. Các quốc gia: Nga, Ukraina, Belarus, ngày nay là các quốc gia độc lập, đã phải chịu chi phí cho nhiều chiến dịch khử độc và chăm sóc sức khoẻ cho những người bị ảnh hưởng từ vụ Chernobyl. Rất khó để kiểm kê chính xác số người đã thiệt mạng trong tai nạn này, bởi vì sự che đậy thông tin thời Xô viết gây khó khăn cho việc truy ra những nạn nhân. Danh sách này không đầy đủ, và chính quyền Xô viết sau đó đã cấm các bác sĩ được ghi chữ “phóng xạ” trong giấy chứng tử [cần dẫn nguồn]. Tuy nhiên, đa số những căn bệnh nguy hiểm về lâu dài có thể dự đoán trước như ung thư, trên thực tế vẫn chưa xảy ra, và sẽ rất khó để gắn nó có nguyên nhân trực tiếp với vụ tai nạn. Những ước tính và những con số đưa ra khác nhau rất xa. Một bản báo cáo năm 2005 do Hội nghị Chernobyl, dưới quyền lãnh đạo của Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) và Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), đưa ra cho rằng có 56 người chết ngay lập tức; 47 công nhân và 9 trẻ em vì ung thư tuyến giáp, và ước tính rằng có khoảng 9.000 người, trong số gần 6.6 triệu, cuối cùng sẽ chết vì một loại bệnh ung thư nào đó. [3] Riêng tổ chức Hoà bình xanh ước tính tổng số người chết là 93.000 nhưng đã ghi trong bản báo cáo của họ rằng “Những con số được đưa ra gần đây nhất cho thấy rằng chỉ riêng ở Belarus, Nga và Ukraina vụ tại nạn có thể đã dẫn tới cái chết thêm của khoảng 200.000 người trong giai đoạn từ 1990 đến 2004.” [4]. Đối phó thảm hoạ tức thời Mức độ thảm họa vượt quá khả năng đối phó của các quan chức địa phương không có sự chuẩn bị cũng như sự thiếu thốn thiết bị thích hợp. Hai trong số bốn máy đo liều lượng tại lò phản ứng số bốn đều có các giới hạn 1 milliröntgen trên giây. Hai chiếc kia có giới hạn 1.000 R/s; sau vụ nổ mọi người không thể vào tiếp cận một máy, còn chiếc kia bị hỏng khi được bật lên. Vì thế kíp kỹ thuật viên tại chỗ chỉ biết chắc chắn rằng mức độ phóng xạ tại đa số các vị trí trong lò phản ứng vượt quá 4 R/h (mức độ thật sự lên tới 20.000 roentgen trên giờ ở một số vị trí; mức gây chết người ở khoảng 500 roentgen trên 5 giờ). Điều này khiến người chỉ huy kíp kỹ thuật viên, Alexander Akimov, cho rằng lò phản ứng còn nguyên vẹn. Bằng chứng về các mảnh graphit và nhiên liệu rơi vung vãi quanh khu vực bị bỏ qua, và những kết quả lấy được từ các máy đo liều lượng khác vào lúc 4:30 sáng giờ địa phương bị gạt bỏ vì ông cho rằng các máy đo đã báo sai. Akimov tiếp tục ở lại với kíp kỹ thuật viên tới sáng, tìm cách bơm nước vào trong lò phản ứng. Không một ai trong số họ mặc quần áo bảo hộ. Đa số họ, gồm cả chính Akimov, đều chết vì tiếp xúc phóng xạ ba tuần sau thảm hoạ. Một thời gian ngắn sau vụ tai nạn, những người lính cứu hỏa tới nơi và tìm cách dập lửa. Họ không được thông báo về mức độ nguy hiểm từ những đám khói phóng xạ và các loại mảnh vụn ở đó. Tới 5 giờ sáng ngọn lửa được dập tắt, nhưng nhiều lính cứu hỏa đã bị nhiễm phóng xạ liều cao. Ủy ban do chính phủ thành lập điều tra vụ tai nạn tới Chernobyl vào buổi chiều ngày 26 tháng 4. Khi đó, 2 người đã chết và 52 người đang nằm trong bệnh viện. Trong đêm ngày 26 tháng 4–27 tháng 4— hơn 24 giờ sau vụ nổ — Ủy ban đối mặt với nhiều bằng chứng cho thấy mức độ phóng xạ rất cao và một số ca nhiễm phóng xạ, nhận thức được sự cần thiết phải phá bỏ lò phản ứng và ra lệnh sơ tán dân cư ở thành phố Pripyat lân cận. Để giảm bớt số hành lý mang theo, người dân ở đó được thông báo rằng sự sơ tán chỉ là tạm thời, trong ba ngày. Vì thế, tại Pripyat vẫn còn nhiều đồ đạc cá nhân không bao giờ được chuyển đi nữa vì nhiễm phóng xạ. Theo những người lính cứu hỏa tận mắt chứng kiến khi tham gia cứu nạn trước khi họ qua đời (như được đưa tin trong loạt phim truyền hình Nhân chứng của BBC), một người cho rằng ông thấy phóng xạ có "vị như kim loại", và thấy cảm giác tương tự cảm giác của gim và kim đâm trên mặt. Trong nỗ lực vô ích nhằm dập tắt đám cháy, số nước được vội vã bơm vào lò phản ứng đã ngấm xuống mặt đất bên dưới lò. Vấn đề là các loại nhiên liệu và nguyên liệu khác đã bắt đầu âm ỉ cháy theo cách của chúng thông qua sàn lò, việc ném các loại nhiên liệu khác từ trực thăng xuống càng gây ủ kín đám cháy khiến nhiệt độ tăng thêm. Nếu nguyên liệu này tiếp xúc với nước, nó có thể gây ra một vụ nổ nhiệt có thể còn nguy hiểm hơn cả vụ nổ đầu tiên và theo ước tính có thể biến một vùng đất có bán kính hàng trăm dặm từ nhà máy trở thành nơi không thể ở được trong vòng ít nhất 100 năm.[cần dẫn nguồn] Để ngăn chặn trường hợp này, "đội xử lý"—các thành viên quân đội và những công nhân khác— được chính phủ Xô viết gửi tới để dọn sạch hiện trường. Hai trong số đó được trang bị đồ bảo hộ ướt để mở các cổng xối nhằm thông hơi cho số nước nhiễm phóng xạ, nhờ thế ngăn chặn khả năng nổ nhiệt.[5] Những người đó, và những người khác thuộc đội xử lý cũng như các lính cứu hỏa tham gia dọn dẹp không được thông báo về sự nguy hiểm họ phải đối mặt. Số rác phóng xạ nguy hiểm nhất được tập hợp bên trong phần còn đứng vững của lò phản ứng. Chính lò phản ứng cũng được bao phủ ngoài bằng các bao cát, chì và bo ném xuống từ máy bay trực thăng (khoảng 5.000 tấn trong tuần lễ sau vụ tai nạn). Tới tháng 12 năm 1986 một quan tài bê tông lớn đã được dựng lên, để phủ kín lò phản ứng và những rác phóng xạ bên trong.(The Social Impact of the Chernobyl Disaster, 1988, p166, by David R. Marples ISBN 0-333-48198-4) Nhiều phương tiện do đội xử lý sử dụng bị bỏ lại rải rác xung quanh vùng Chernobyl cho đến tận ngày nay Những hậu quả tức thời Hiện tượng tan chảy hạt nhân gây ra một đám mây phóng xạ lan rộng tới Nga, Belarus và Ukraina, ngoài ra còn thêm những vùng khác tại châu Âu như một phần Thổ Nhĩ Kỳ, Moldova, Litva, Phần Lan, Na Uy, Thụy Điển, Áo, Cộng hòa Séc và Cộng hòa Slovak, Slovenia, Thụy Sĩ, Đức, Italia, Pháp (gồm cả Corsica [9]) và Anh [10].. Trên thực tế, bằng chứng đầu tiên xuất hiện tại các nước khác là hiện tượng phát tán phóng xạ đã xảy ra không chỉ từ Xô viết mà cả từ Thụy Điển, ngày 27 tháng 4 các công nhân làm việc tại Nhà máy điện nguyên tử Forsmark (gần 1.100 km từ Chernobyl) đã phát hiện thấy các hạt nguyên tử trên quần áo của họ. Chính việc người Thụy Điển tìm kiếm nguồn gốc phát tán phóng xạ và xác định rằng nhà máy điện nguyên tử của họ không bị rò rỉ khiến bắt đầu có những ý kiến lo ngại về một tai nạn hạt nhân nghiêm trọng ở phía tây Liên bang Xô viết. Tại Pháp, nước này cho rằng đám mây phóng xạ đã dừng lại ở biên giới Đức, Italia. Vì thế, một số loại thực phẩm đã bị cấm sử dụng ở Italia vì nguyên nhân phóng xạ (đặc biệt là nấm), chính quyền Pháp không đưa ra bất kỳ một biện pháp đối phó nào, với mục đích ngăn chặn nỗi sợ hãi của người dân. Ô nhiễm từ tai nạn Chernobyl lan ra các vùng nông thôn xung quanh ở mức độ khác nhau, tùy thuộc vào điều kiện thời tiết. Các báo cáo từ phía các nhà khoa học Xô viết và phương Tây cho thấy Belarus tiếp nhận 60% lượng ô nhiễm của toàn bộ Liên bang Xô viết cũ. Tuy nhiên báo cáo TORCH 2006 cho thấy một nửa số hạt hay hơn đã rơi xuống bên ngoài Ukraina, Belarus và Nga. Một diện tích đất đai rộng của Liên bang Nga phía nam Bryansk và nhiều vùng khác phía tây bắc Ukraina cũng bị ô nhiễm. Hai trăm linh ba người phải vào viện ngay lập tức, trong số đó 31 người đã chết (28 trong số này vì nhiễm phóng xạ cấp tính) [cần dẫn nguồn]. Đa số họ là các nhân viên cứu hỏa và những người cứu nạn tìm cách kiểm soát vụ tai nạn, họ không hiểu rõ mức độ nguy hiểm của việc bị nhiễm phóng xạ (từ khói) (để thảo luận về những đồng vị quan trọng hơn trong bụi phóng xạ, xem các sản phẩm phân rã hạt nhân). 135.000 người phải sơ tán khỏi vùng, gồm 50.000 người từ thị trấn Pripyat cạnh đó. Các quan chức y tế dự đoán rằng trong vòng 70 năm tiếp theo tỷ lệ mắc bệnh ung thư sẽ tăng thêm 2% trong số những người đã tiếp xúc 5–12 (tùy theo nguồn) EBq ô nhiễm phóng xạ thoát ra từ lò phản ứng. Khoảng 10 người nữa cũng đã chết vì ung thư do nguyên nhân từ vụ tai nạn. [cần dẫn nguồn] Các nhà khoa học Xô viết thông báo rằng lò phản ứng số 4 của nhà máy Chernobyl chứa khoảng 180-190 tấn nhiên liệu và các sản phẩm phân rã hạt nhân điôxít urani. Ước tính số lượng đã phát tán chiếm từ 5 đến 30%, nhưng một số thành viên đội xử lý đã vào trong quan tài bê tông che phủ ngoài và cả lò phản ứng - như Usatenko và Karpan [cần dẫn nguồn] - cho rằng không quá 5-10% nhiên liệu còn lại bên trong; quả thực, các bức ảnh chụp vỏ lò phản ứng cho thấy nó hầu như trống rỗng. Bởi vì sức nóng mạnh liệt của ngọn lửa, đa số nhiên liệu đã bị đẩy bay lên cao vào khí quyển (vì không có tường chắn ô nhiễm để giữ chúng lại). Những người công nhân tham gia vào quá trình cứu chữa và dọn dẹp sau tai nạn được gọi là "thành viên đội xử lý", nhận những liều phóng xạ cao. Theo các ước tính của Liên Xô, khoảng từ 300.000 tới 600.000 thành viên đội xử lý tham gia vào việc sơ tán một vùng rộng 30 km quanh lò phản ứng, nhưng nhiều người trong số họ vẫn đi vào khu vực này trong thời gian hai năm kể từ vụ tai nạn...[11] Một số trẻ em trong các vùng bị ô nhiễm bị nhiễm phóng xạ ở mức cao tới 50 gray (Gy) vì nhiễm phóng xạ iốt-131, một chất đồng vị có thời gian tồn tại khá ngắn, với thời gian bán rã 8 ngày, do sử dụng sữa bị nhiễm phóng xạ sản xuất trong vùng. Nhiều cuộc nghiên cứu đã chỉ ra rằng tỷ lệ mắc ung thư tuyến giáp trong trẻ em tại Belarus, Ukraina và Nga đã tăng rõ rệt. Ngoài ra cũng có thể nhận thấy số lượng người bị bệnh bạch cầu tăng cao, nhưng điều này sẽ được coi thêm là một bằng chứng trong vài năm tới khi số người mắc các chứng ung thư khác cũng tăng. Chưa có bằng chứng về bất thường trong sinh sản hay những bệnh tật do phóng xạ khác trong dân chúng cả ở vùng bị ô nhiễm hay các vùng lân cận được chứng minh liên quan trực tiếp tới vụ Chernobyl [cần dẫn nguồn]. Ngay sau vụ nổ, người ta lo sợ về tác hại sức khỏe của chất phóng xạ iốt, với chu kỳ bán rã là 8 ngày. Hiện nay thì có lo ngại về chất stronti-90 và xezi-137 ô nhiễm trong đất, với chu kỳ bán rã là 30 năm. Xezi-137 qua đất thấm vào cây cỏ, sâu bọ, các giống nấm, lẫn vào thực phẩm địa phương. Nhiều khoa học gia tiên đoán rằng ảnh hưởng phóng xạ sẽ có tác hại đền nhiều thế hệ trong tương lai. Chính quyền Xô viết tổ chức di tản dân cư chung quanh lò Chernobyl trong 36 tiếng đồng hồ sau vụ nổ. [12][13] Đến tháng 5 1986, dân cư trong vòng bán kính 30 km - khoảng 116.000 người - được di tản định cư nơi khác. Khu vực bỏ trống gọi là "Khu vực xa lánh". Tuy nhiên, tác hại phóng xạ đi xa hơn vòng bán kính 30 km này. Vấn đề tác hại lâu dài với sức khỏe dân chúng hiện nay vẫn chưa ngã ngũ. Ngoài 300.000 người tái định cư vì tai nạn này; hàng triệu vẫn sinh sống trong khu vực bị nhiễm xạ. Tuy thế, phần lớn những người bị tác hại thường bị ít và không có bằng chứng cụ thể chứng minh tăng số tử vong, quái thai và bệnh tật bẩm sinh, ung thư trong những người này. Nếu có xét nghiệm một vài trường hợp, không thể khẳng định nguyên nhân là do tai nạn lò nguyên tử. Hai mươi năm sau thảm hoạ, những quy định hạn chế về sản xuất, vận chuyển và tiêu thụ thực phẩm bị ô nhiễm bụi phóng xạ Chernobyl vẫn có hiệu lực. Tại Anh quốc, 374 trang trại với diện tích 750 km2 và 200.000 con cừu thuộc diện hạn chế này. Tại nhiều vùng tại Thụy Điển và Phần Lan, các quy định được áp dụng cho các loại động vật nuôi, gồm cả tuần lộc, trong tự nhiên và gần tự nhiên. Theo bản báo cáo TORCH 2006, "tại một số vùng thuộc Đức, Áo, Italia, Thụy Điển, Phần Lan, Latvia và Ba Lan, các loại thú hoang dã (gồm lợn lòi và hươu), các loại nấm rừng, trứng cá và cá ăn sâu bọ từ có hàm lượng xezi-137 trên mỗi kg trọng lượng lên tới hàng ngàn Bq", trong khi "tại Đức, mức độ xezi-137 trong thịt lợn lòi hoang ở mức 40.000 Bq/kg. Mức độ trung bình là 6.800 Bq/kg, lớn gấp mười lần giới hạn của EU là 600 Bq/kg". Ủy ban châu Âu cho rằng "Vì thế các quy định đối với một số loại thực phẩm từ một số quốc gia thành viên cần phải được duy trì trong nhiều năm nữa". [10] Năm 2006, các trang trại nuôi cừu ở một số vùng tại Anh vẫn là đối tượng thanh tra, có thể khiến chúng bị cấm tham gia thị trường thực phẩm của con người bởi lượng ô nhiễm tăng lên do nguyên nhân vụ thảm hoạ: "Một số chất phóng xạ, chủ yếu là xezi-137 phóng xạ, đã tích tụ tại một số vùng cao nguyên nước Anh, nơi thường có các trang trại nuôi cừu. Vì những đặc tính hóa học và vật lý đặc biệt của các kiểu đất than bùn tại các vùng đó, xezi phóng xạ vẫn có thể dễ dàng chuyển từ đất vào trong cây cỏ và vì thế tích tụ trong thịt cừu. Một giới hạn tối đa ở mức 1.000 Becquerel xezi phóng xạ trên 1 kilôgam (Bq/kg) đã được áp đặt trên thịt cừu để bảo vệ người tiêu dùng. Giới hạn này được Anh quốc đưa ra năm 1986, dựa trên sự tư vấn từ nhóm chuyên gia của Ủy ban châu Âu theo Điều 31. Theo quyền được quy định trong Luật Bảo vệ Môi trường và Thực phẩm 1985 (FEPA), Các quy định khẩn cấp đã được sử dụng từ năm 1986 để đưa ra những áp đặt giới hạn trên việc vận chuyển và bán thịt cừu vượt mức giới hạn tại một số vùng của Cumbria, Bắc Wales, Scotland và Bắc Ireland... Khi các quy định khẩn cấp được đưa ra áp dụng năm 1986, các vùng hạn chế rất rộng, bao gồm tới 9.000 trang trại và hơn 4 triệu con cừu. Từ năm 1986, các vùng buộc phải tuân theo quy định hạn chế đã giảm nhiều và hiện chỉ còn 374 trang trại, hay một phần các trang trại với khoảng 200.000 con cừu. Con số này có nghĩa số lượng trang trại đã giảm tới 95% kể từ năm 1986, chỉ một số vùng tại Cumbria, Tây Nam Scotland và Bắc Wales, vẫn phải tuân thủ giới hạn này. [14] Tại Na Uy, người Sami bị ảnh hưởng bởi thực phẩm ô nhiễm (tuần lộc đã bị nhiễm phóng xạ khi ăn địa y, vốn là loài rất nhạy cảm với phóng xạ) [15Tranh cãi về những ước tính thương vong Báo cáo của Diễn đàn Chernobyl Tháng 9 năm 2005, một bản thảo báo cáo vắn tắt của Diễn đàn Chernobyl, gồm một số cơ quan Liên hiệp quốc như Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA), Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), Chương trình Phát triển Liên hiệp quốc (UNDP), các tổ chức Liên hiệp quốc khác và các chính phủ Belarus, Liên bang Nga và Ukraina, đưa ra con số dự đoán tổng số người chết vì vụ tai nạn là 4.000 [3]. Con số do WHO đưa ra gồm 47 công nhân đã chết vì hội chứng phóng xạ cấp tính là nguyên nhân trực tiếp của phóng xạ từ vụ thảm họa và 9 trẻ em chết vì ung thư tuyến giáp, trong tổng số 4.000 trường hợp ung thư được xảy ra với tổng số 600.000 người bị phơi nhiễm ở mức độ cao nhất. [16] Bản báo cáo đầy đủ về các hiệu ứng với sức khỏe người dân của WHO được Liên hiệp quốc chấp nhận và được xuất bản tháng 4 năm 2006, gồm có cả việc dự đoán thêm 5.000 trường hợp ảnh hưởng thêm từ những vùng bị ô nhiễm tại Belarus, Nga và Ukraina và cho rằng, tổng số 9.000 sẽ chết vì ung thư trong 6,8 triệu người Xô viết bị nhiễm độc nặng nhất [17]. [sửa] Báo cáo năm 2006 của TORCH Thành viên Đảng Xanh Đức MEP (thành viên của Nghị viện châu Âu) Rebecca Harms, đã tiến hành lập một bản báo cáo (TORCH, The Other Report on Chernobyl) năm 2006 hưởng ứng theo bản báo cáo của Liên hiệp quốc; trong đó cho rằng: "Về diện tích đất đai Belarus (với 22% tổng diện tích) và Áo (13%) là những nước bị ảnh hưởng ô nhiễm ở mức cao nhất. Các nước khác cũng bị ảnh hưởng trầm trọng; ví dụ như, hơn 5% diện tích Ukraina, Phần Lan và nhiều vùng rộng lớn tại Thụy Điển bị ô nhiễm ở mức cao (> 40.000 Bq/m2 xezi-137). Hơn 80% Moldova, phần tại châu Âu của Thổ Nhĩ Kỳ, Slovenia, Thụy Sĩ, Áo và Cộng hoà Slovak bị ảnh hưởng ở mức độ thấp hơn (> 4.000 Bq/m2 xezi-137). 44% nước Đức và 34% Anh quốc cũng bị ảnh hưởng ở mức độ tương tự." (Xem bản đồ phân bố xezi-137 tại châu Âu) [10] IAEA/WHO và UNSCEAR lưu tâm tới những vùng bị ảnh hưởng ở mức cao hơn 40.000 Bq/m2; bản báo cáo của TORCH cũng bao gồm những vùng bị ảnh hưởng ở mức lớn hơn 4.000 Bq/m2 of Cs-137. Bản báo cáo TORCH 2006 "ước tính rằng hơn một nửa lượng iốt-131 từ Chernobyl [làm tăng nguy cơ ung thư tuyến giáp] rơi bên ngoài lãnh thổ Liên bang Xô viết cũ. Có lẽ liên quan tới con số thông báo về những ca ung thư tuyến giáp tăng cao ở Cộng hoà Czech và Anh quốc, nhưng vẫn cần tiến hành nghiên cứu thêm để đánh giá về tác động gây ung thư tuyến giáp tại châu Âu". Bản báo cáo dự đoán rằng sẽ có thêm 30.000 tới 60.000 vụ ung thư gây chết người và cảnh báo rằng những dự đoán về con số thiệt hại nhân mạng do ung thư đó phụ thuộc nhiều vào yếu tố nguy cơ được sử dụng; và dự đoán những ca ung thư tuyến giáp tăng thêm sẽ ở trong khoảng 18.000 và 66.000 tại riêng Belarus phụ thuộc vào hình mẫu phát sinh nguy cơ Tổ chức Hòa bình xanh đã chỉ ra những trái ngược trong các bản báo cáo của Diễn đàn Chernobyl, cho rằng một cuộc nghiên cứu năm 1998 của WHO được trích dẫn trong bản báo cáo năm 2005, đưa ra con số 212 người chết trong tổng số 72.000 người nhiễm [19]. Trong bản báo cáo của mình, Hòa bình xanh cho rằng sẽ có thêm 270.000 ca ung thư có liên quan tới vụ Chernobyl và rằng 93.000 người trong số đó sẽ ở mức nguy hiểm, nhưng cũng nói rõ trong bản báo cáo của họ rằng “Những con số được đưa ra gần đây nhất cho thấy chỉ riêng tại Belarus, và Ukraina thảm họa có thể gây ra khoảng 200.000 cái chết nữa trong giai đoạn 1990 và 2004.” . Blake Lee-Harwood, giám đốc điều hành của Hòa bình xanh, tin rằng ung thư dường như là nguyên nhân của chưa tới một nửa những ca bệnh nặng và rằng "các vấn đề về ruột, tim và hệ tuần hoàn, hô hấp, nội tiết, và đặc biệt là các hiệu ứng trên hệ miễn dịch," cũng gây ra các ca bệnh nặng.Báo cáo tháng 4 năm 2006 của IPPNW Theo một bản báo cáo tháng 4 năm 2006 của chi nhánh Các thầy thuốc quốc tế ngăn chặn chiến tranh hạt nhân (IPPNW) tại Đức, với tiêu đề "Hiệu ứng sức khỏe của Chernobyl", hơn 10.000 người hiện bị ảnh hưởng với bệnh ung thư tuyến giáp và 50.000 ca khác sẽ xảy ra trong tương lai. Bản báo cáo tin rằng hàng chục ngàn cái chết sẽ xảy ra trong số những người nhiễm. Tại châu Âu, có lẽ 10.000 ca dị dạng đã được quan sát thấy trong số trẻ mới sinh vì nguyên nhân phóng xạ từ vụ Chernobyl, với 5.000 ca tử vong trong số trẻ sơ sinh. Họ cũng cho rằng hàng trăm ngàn người làm việc tại địa điểm đó sau khi thảm họa xảy ra hiện đang bị bệnh vì phóng xạ, và hàng chục nghìn người đã chết Theo Liên minh Chernobyl, tổ chức chính của những người bị nhiễm phóng xạ, 10% trong số 600.000 người nhiễm hiện đã chết, và 165.000 người tàn tật. Nguồn: http://vi.wikipedia.org/wiki/Th%E1%BA%A3m_...B%8Da_Chernobyl Dù số liệu trên wikipedia cũng cần phải kiểm chứng lại tính xác thực. Nhưng cũng đủ để thấy được mức độ khủng khiếp của phóng xạ hạt nhân. Không biết nói sao :mellow:2 likes
-
Kính gởi anh chị, cô chú, Không biết trường hợp này có được diễn đàn quan tâm không và trường hợp này có thật sự như nội dung bài báo không? Các anh chị cô chú nào bằng chuyên môn của mình không biết có tìm hiểu thử được không? .... Riêng Crescent thì chẳng có chuyên môn nhưng vừa trải nghiệm hạnh phúc làm mẹ, nên đọc bài này thấy đau lòng cho bé quá... http://www.lyhocdongphuong.org.vn/forum/public/style_emoticons/default/sad.gif Nhưng ngay cả tên bé, bài viết cũng ko đề cập(???) Nếu nhóm tổ chức từ thiện của diễn đàn có quan tâm, vui lòng cho Crescent góp với .... Mong tin. Cảm ơn những ai đã dành chút thời gian đọc bài viết này của Crescent Không bút viết nào diễn tả hết nét thiên thần trong ánh mắt của trẻ thơ .... ------------------------------------ Bé gái mắc bạo bệnh bị bố mẹ bỏ rơi Gầy gò như đứa trẻ mới sinh, mũi vướng víu đầy ống thở, song cứ 4h chiều, giờ mà cả phòng bệnh ồn ào hơn vì các phụ huynh được phép vào thăm con, mắt bé gái ngoài 8 tháng tuổi lại rơm rớm nước. Hình ảnh ấy, những giọt nước ấy trên khóe mắt ngây thơ của cô bé ấy nếu ai không tinh ý sẽ không nhận ra, song nó thường xuyên khiến các bác sĩ Khoa Hồi sức cấp cứu chống độc Bệnh viện Nhi Đồng 2, TP HCM cay sống mũi... Thật ra, nước mắt của người chứng kiến cảnh đau lòng đã rơi từ 5 tháng trước. Sức cùng lực kiệt, nhưng ánh mắt cô bé luôn hướng về nơi có tiếng người. Ảnh: Thiên Chương. "Đó là một buổi chiều lạnh giữa tháng 1, cũng là buổi chiều thứ 4 chúng tôi chờ đợi mà không thấy chị Vũ Thị Dung và anh Nguyễn Đức Trọng, bố mẹ của bé vào thăm. Nhìn nhau lắc đầu, một người trong số chúng tôi buộc miệng 'thế là xong'. Và kể từ đó, chúng tôi thay nhau làm bố mẹ", bác sĩ Đoàn Thị Lê Bình người đang trực tiếp chăm sóc cho bé, rưng rưng kể. Không cần phải tìm lại hồ sơ, bác sĩ Bùi Thị Thùy Tâm cùng công tác tại khoa này, nói như thể thuộc lòng bệnh án: Ngày 6/11, vừa mới sinh xong, bé được bố mẹ đưa đến bệnh viện trong tình trạng cơ thể suy kiệt. Bố mẹ khai quê ở Hưng Yên, sống bằng nghề làm ruộng... Các xét nghiệm cho thấy bé bị tắc ruột và bệnh tim bẩm. Không thể tự thở, bệnh nhi phải thở máy kéo dài và đây là nguyên nhân khiến bé mắc thêm biến chứng xơ phổi. "Tháng đầu tiên, chiều nào anh Trọng và chị Dung cũng vào thăm con trong giờ thăm nuôi, nhưng sau đó thì thưa dần. Cho đến một buổi chiều nọ, chờ hoài chỉ thấy bé nằm một mình, trong khi những cháu khác đều có người thân vào thăm. Rồi ba ngày sau cũng vậy", bác sĩ Tâm nói. Chiều 20/7, non nửa năm sau ngày bị cha mẹ ruột từ bỏ, bé gái còn chưa kịp được đặt tên vẫn một mình nằm trong lồng kính thoi thóp sống. Toàn thân chỉ nặng 3,4 kg, mặt lưng và chân nổi đầy mẩn đỏ do nằm viện quá lâu, cô bé 8 tháng tuổi trông như một trẻ sơ sinh gầy gò. Thế nhưng ánh mắt thì lại rất sáng. Ánh mắt luôn hướng về phía có tiếng người như thể trông đợi hoặc hướng về phía cửa. "Lạ lắm nhà báo ạ, mới hơn nửa tuổi mà ánh mắt của cô bé như biết biểu lộ đủ mọi cảm xúc. Nó thường buồn hiu vào mỗi chiều nhưng khi được các bác sĩ hay điều dưỡng vỗ về thì lim dim long lanh như đang hạnh phúc", một điều dưỡng nói. Đầy sức sống mỗi khi được yêu thương là thế, toe miệng cười khi được động viên "cố lên con nhé" là thế, song cũng theo các bác sĩ, chỉ cần cơn đau ùa về là lập tức "cái thân thể nhỏ bé như một cánh tay người lớn kia lại run lên bần bật, mặt tím tái, khóc tức tưởi". Bác sĩ Vũ Quốc Bảo, Trưởng khoa Hồi sức cấp cứu và chống độc, tiết lộ, cuộc sống của em chỉ còn được tính bằng tháng bằng ngày. "Bé đã quá yếu, giờ không phải là lúc để xem xét vì sao bố mẹ bé lại bỏ em, rằng họ quá nhẫn tâm hay quá nghèo. Với chúng tôi, ưu tiên hàng đầu vẫn là làm sao để bé sống được càng lâu càng tốt. Cháu đã không gặp may, cần phải được yêu thương nhiều hơn", bác sĩ Bảo nói. Thế nhưng cũng theo các bác sĩ tại khoa, tiền điều trị đã hết ngoài trăm triệu đồng, nhưng dù cố gắng cách mấy thì tiên lượng cũng rất chi dè dặt vì bé đã quá yếu. Chưa hết, bệnh tim bẩm sinh như cái án tử vẫn còn treo lơ lửng có thể đến bất cứ lúc nào. "Bé yếu quá, thở còn phải dùng máy, làm sao chúng tôi dám tiến hành phẫu thuật", một bác sĩ nói. Đến thăm con mắc bệnh tại khoa, đang buồn rầu thiểu não vì con bị bệnh phải nằm viện, nhưng khi quay sang nghe chuyện, rồi nhìn qua góc phòng, thấy cảnh con bé nằm đơn độc, mắt nhìn xa xắm, nhiều phụ huynh đã bật khóc thành tiếng. Chỉ hơn 30 phút thăm nuôi, câu "Trời ơi, sao mà con tội nghiệp quá" đã nặng đi trên môi của không ít người. Thiên Chương Độc giả hảo tâm muốn giúp đỡ, có thể liên hệ Tổ trợ giúp bệnh nhân nghèo Bệnh viện Nhi Đồng 2, TP HCM. Điện thoại 0822.284.692 (trong giờ hành chính)1 like
-
Dù gian nan nhưng chuyến đi của Wild đã hoàn thành bởi những đứa trẻ sẽ đến trường từ những món quà của chúng ta. Trường Mẫu giáo Liêng Srônh ở Ấp Đăk măng, xã Đạ rsal, Huyện Đam rông Tỉnh Lâm Đồng. Nơi này được mang địa danh ngã ba Đông dương giáp các tỉnh Đắk Lắk+Đắc Nông+Lâm Đồng. Khởi Hành 17g30 cho chuyến đi dài 300km từ Tp Hcm đi đến Ngã ba Lâm Hà phải đổi xe nhỏ bởi muốn đi vào nơi này 75km đường đèo khúc khuỷu, cùi chõ, zic zắc chỉ có phương tiện duy nhất là xe 16 chỗ. Đến nơi vào lúc 2g sáng, có được một chỗ ngã lưng là căn nhà xây tường hiếm hoi của Cô hiệu trưởng. Dậy sớm với sương mù dằng dặc của phố núi chập chùng, cách nơi Wild trọ 1km là giáp ranh tỉnh Đak Lắk. Cô gái người dân tộc đi chợ bằng phương tiện xe gắn máy bởi nhà cô còn sâu và xa hơn nữa. Chúng tôi đến trường dưới cơn mưa tầm tã của phố núi và đát đỏ dưới chân. Đường đi cheo leo đèo dốc lại thêm mây thấp thật gần tạo nên một trận mưa kéo dài suốt đường đi đến trường. Không còn điều kiện cho chúng tôi đi thêm những phân hiệu khác. (Còn tiếp)1 like
-
Thu Say - Thiên Sứ
VN339 liked a post in a topic by BabyWolf
Kính thưa quí vị yêu thơ Thiên Sứ tôi mới tập làm thơ được vài năm nay. Nhờ cô em gái ưu ái, ngâm cho vài bài và BBW đưa lên mạng. Xin được chia sẻ với quý vị những tâm sự của tôi qua diễn ngâm của các nghệ sĩ. Thiên Sứ1 like -
Chiều 18g00, ngày 3/8/2010, Thiên Đồng cùng một học viên của diễn đàn là anh Yeuphunu đến khoa thần kinh ở bệnh viện Chợ Rẫy để thăm một trường hợp khó khăn theo như đề nghị của cô Wildlavender. Chị Nguyễn Thị Hà, 44 tuồi, quê ở Huế, có chồng và 2 con trai, một tên là Cao Xuân Hùng, đang là sinh viên Trung cấp ngành Tài chính ngân hàng, ở Tp HCM, một là Cao Xuân Trung vẫn đang là học sinh lớp 9 ở quê. Trước đây chị Hà là y tá của cơ quan đường sắt Huế, là nguồn kinh tế chính của gia đình. Sau khi phát hiện mình bị ưng thư đa u xơ thì nghỉ việc, vì mất sức và vì phải chăm lo cho chồng cũng bị ung thư. Chồng chị tên Cao Đình Tuấn, 49 tuổi, làm nghề thợ nề, nghỉ làm từ lâu do bị mất sức, vì bệnh ung thư quai hàm và đã xạ trị. Bậy giờ đang chờ hóa trị. Nhập viện liên tục và gia đình trở nên khốn khó túng bấn. Chị Hà cũng thân bệnh ung thư, nhưng liên tục chăm lo cho chồng. Khi căn bệnh trở nên nặng nề chị phải vào nhập viện ở Bệnh viện Chợ Rẫy. Bác sĩ bảo là chị bị ung thư đa u xơ khắp người. Hiện tại mối nguy hiểm lớn nhất là khối u ở ngay xương sống và não. Khối u ở não thường làm chị nhức đầu, chóng mặt. Khối u ở xương sống hay làm chị mệt mỏi, tê bại, nếu không mổ khối u này trước thì rể của nó sẽ chèn tủy sống và dẫn đến liệt nửa ngưới. Vì vậy đợt phẩu thuật khối u này sẽ được thực hiện vào ngày 5/8/2010 này. Nhưng đến giờ chị vẫn không có tiền trang trải cho cuộc phẩu thuật đó. Chị đã đóng trước 6 Triệu đồng cho chi phí phẩu thuật sắp tới nhưng các phần phí khác thì vẫn không có, mọi cái đều bế tắc. Theo như lời chị nói thì đợt mổ khối u ở não nếu có thì chi phí cũng phải lên đến 100 triệu đồng. Trước ngày chị mổ khối u ở cột sống thì chồng chị phải từ Huế vào Tp HCM để chăm cho chị. Hai bệnh nhân chăm cho nhau. Đứa con trai út ở nhà tự lo cho mình. Phòng của bệnh nhân ở thật chật chội. Theo lời chị Hà thì 3 người bệnh chung một giường (loại giường cho 1 người nằm). (?) Chúng tôi đến đó thì có anh Đông là hàng xóm cùng quê với chị ở đó, nhiệt tình đón tiếp chúng tôi và cung cấp thông tin về chị Hà và gia đình. Mong rằng sẽ có những bàn tay thiện, tấm lòng vàng hoan hỉ mà giúp chị Hà qua cơn bỉ cực, khốn khó này. Bệnh nhân Nguyễn Thị Hà bên cái giường dành cho 3 bệnh nhân. anh yeuphunu hỏi thăm tình hình sức khỏe. yeuphunu, chị Hà, con trai lớn, anh Đông hàng xóm. Thiên Đồng1 like
-
Lo ngại sẽ ảnh hưởng đến Việt Nam Trung Quốc vừa thông qua dự án xây dựng nhà máy điện hạt nhân tại TP cảng Phòng Thành (Quảng Tây), cách biên giới nước ta (Móng Cái, Quảng Ninh) chỉ 60 km. Thông tin này đang dấy lên lo ngại về mức độ ảnh hưởng tới VN. Theo Nhân dân Nhật báo, Ban cải cách và phát triển quốc gia Trung Quốc ngày 15.7 đã chính thức thông qua dự án xây dựng Nhà máy điện hạt nhân (NMĐHN) tại TP Phòng Thành (tỉnh Quảng Tây) với 6 lò phản ứng hạt nhân. Giai đoạn 1 sẽ xây trước 2 lò phản ứng CPR-1000, có công suất 1,08 GW, vốn đầu tư 24 tỉ nhân dân tệ (3,5 tỉ USD), khởi công ngay cuối tháng 7 này. Thời gian xây dựng cho một lò phản ứng khoảng 56 tháng và dự tính đưa vào hoạt động từ giữa năm 2015-2016. Nhà máy điện hạt nhân Điền Loan ở Giang Tô - Trung Quốc. Ảnh: power.com.cn Công ty TNHH công trình điện hạt nhân Quảng Tây (thuộc Tập đoàn điện hạt nhân Quảng Tây) chịu trách nhiệm quản lý xây dựng công trình. Vai trò thiết kế chính 2 lò phản ứng này được giao cho Tập đoàn năng lượng hạt nhân Quảng Đông trên nền tảng công nghệ nước ngoài và 80% vật liệu sử dụng được sản xuất trong nước. NMĐHN ở Phòng Thành chỉ là 1 trong 23 dự án trọng điểm với tổng vốn 682,2 tỉ tệ mà Chính phủ Trung Quốc đã công bố từ đầu tháng 7 sẽ xây dựng tại các tỉnh kém phát triển. Tính tới nay, nước này đã có 4 nhà máy điện hạt nhân với 11 lò phản ứng đã đi vào hoạt động. Ông Vương Hữu Tấn, Viện trưởng Viện Năng lượng nguyên tử (Việt Nam) cho biết: “Theo quy định của Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA), các nước khi xây dựng NMĐHN đều phải có báo cáo phân tích an toàn và chia sẻ thông tin. VN mới đây đã tham gia Công ước An toàn hạt nhân, qua đó, hằng năm sẽ được chia sẻ thông tin an toàn hạt nhân với các nước”. Ông Ngô Đặng Nhân, Cục trưởng Cục An toàn bức xạ, hạt nhân (Bộ Khoa học - Công nghệ), cho rằng bất cứ một quốc gia nào khi tham gia Công ước về an toàn bức xạ hạt nhân đều phải tuân thủ mọi quy định. NMĐHN có an toàn hay không phụ thuộc vào nhiều yếu tố như công nghệ, quá trình vận hành, bảo dưỡng... “Trung Quốc có quyền xây dựng NMĐHN trên đất của họ. Việc xây NMĐHN gần biên giới VN, nếu hoạt động bình thường thì không có gì cả, nhưng khi đã mất an toàn, mức độ phát tán, thất thoát phóng xạ trong không khí có thể ảnh hưởng lên tới cả ngàn km. Trong trường hợp này, châu Á cũng sẽ bị ảnh hưởng chứ không riêng gì Việt Nam. Tuy nhiên khả năng sự cố khó có thể xảy ra vì sau sự cố nổ nhà máy điện nguyên tử Chernobyl (Liên Xô cũ), nhiều bài học kinh nghiệm đã được rút ra. Hiện nay, công nghệ thế giới đã có bước tiến vượt bậc, khả năng kiểm soát an toàn hiện nay rất cao”, ông Nhân nhìn nhận. Đồng quan điểm trên, ông Tạ Văn Hường, Vụ trưởng Vụ Năng lượng (Bộ Công thương) nhận định: “Trung Quốc sẽ phải theo tiêu chuẩn quốc tế về mức độ an toàn, không thể tự quyết được. Nếu sự cố xảy ra cũng tùy từng mức độ, nếu sự cố trầm trọng như Chernobyl thì khu vực ảnh hưởng rất rộng, toàn châu Á chứ không riêng gì VN, song sự cố nhỏ sẽ không có vấn đề gì”. Ông Nguyễn Quang Hào, Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ kỹ thuật an toàn bức xạ hạt nhân (Cục An toàn bức xạ, hạt nhân), cho hay: “Theo khuyến cáo của công ước quốc tế, đối với các NMĐHN, trong vùng bán kính từ 30 - 35 km phải có biện pháp an toàn để hỗ trợ ứng phó với sự cố. Theo đó, khi đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, cũng phải tính đến phương án đảm bảo an toàn cho người dân. NMĐHN của Trung Quốc xây dựng cách Móng Cái 60 km, tức nằm ngoài khu vực lên kế hoạch”. Mặc dù IAEA không quy định xây dựng NMĐHN phải có ý kiến của nước láng giềng, nhưng ông Hào cho rằng nên có công ước quốc tế quy định khoảng cách xây dựng NMĐHN gần nhất đến biên giới để các quốc gia láng giềng cùng xây dựng phương án khi có sự cố. Ông Vương Hữu Tấn cho biết: “Chúng tôi đã trình Chính phủ việc lắp đặt mạng lưới các trạm quan trắc ở các tỉnh sát biên giới Trung Quốc để quan trắc về thời tiết như gió mùa đông bắc, đồng thời có thể đưa ra những đánh giá, tác động của NMĐHN ở TP cảng Phòng Thành (Quảng Tây) tới Việt Nam”. Trao đổi với PV Thanh Niên hôm qua 22.7, PGS-TS Nguyễn Nhị Điền, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Hạt nhân Đà Lạt (Lâm Đồng), cho rằng về nguyên tắc, việc Trung Quốc có dự án sẽ xây dựng NMĐHN ở TP Phòng Thành sẽ không ảnh hưởng gì đến VN. Chuyện phát triển điện hạt nhân là tất yếu và nếu không xảy ra sự cố thì người dân dù có ở bên cạnh nhà máy 1 km cũng không sao. Xung quanh ý kiến nếu NMĐHN ở TP Phòng Thành xảy ra sự cố vào mùa đông thì sẽ rất dễ đe dọa đến Hà Nội, PGS-TS Nguyễn Nhị Điền nói “vấn đề này khó nói về mặt định lượng”, bởi còn tùy thuộc vào loại thiết kế của lò như thế nào (2 hay 3 vòng bao bọc) và mức độ tai nạn đến đâu, nặng hay nhẹ. Bình thường, nếu xảy ra sự cố nhẹ thì chỉ nằm trong lò phản ứng thôi, trường hợp nặng thì phóng xạ mới theo ống khói thoát ra ngoài. Tuy nhiên cũng còn phụ thuộc vào việc lượng phóng xạ thoát ra ngoài là bao nhiêu, đồng thời còn phải theo hướng gió, mưa thì mới biết được ảnh hưởng ra sao. “Với công nghệ mới như hiện nay thì sẽ không gây nổ, tỷ lệ mất an toàn năng lượng hạt nhân là rất thấp, hàng triệu sự kiện mới có sự cố" PGS, TS Điền nói. Nếu có sự cố, 10 giờ sau Hà Nội có thể bị ảnh hưởng Trao đổi với PV Thanh Niên, PGS - TS Nguyễn Đình Hòe, Trưởng ban Phản biện xã hội - Hội Bảo vệ thiên nhiên và môi trường VN, cho biết điều chúng ta quan tâm nhất hiện nay là Trung Quốc sẽ xây NMĐHN tại Quảng Tây bằng công nghệ gì, đổ chất thải ở đâu và kiểm soát chất thải như thế nào, trình độ kỹ thuật vận hành điện hạt nhân của họ ra sao? Ông Hòe nhấn mạnh: “Bất cứ một NMĐHN nào cũng tiềm ẩn nguy cơ rủi ro tuy nguy cơ này là rất thấp. Miền Bắc nước ta có địa hình vòng cung, gió mùa đông bắc di chuyển với tốc độ 20 - 25 km/giờ, dưới chiều gió này, nếu nhà máy ở Quảng Tây gặp sự cố, phát lên bầu không khí những ion nhiễm xạ thì 10 giờ sau đã gây ảnh hưởng tới Hà Nội rồi. Tôi nghĩ hai nước phải hiệp thương để có cơ chế cung cấp thông tin phù hợp nhất”. Chiều qua 22.7, ông Nguyễn Xuân Long, Phó giám đốc Sở Khoa học - Công nghệ tỉnh Quảng Ninh, cho biết: “Chúng tôi đã nắm được thông tin về việc Chính phủ Trung Quốc xây dựng nhà máy điện hạt nhân tại Phòng Thành từ 3 tháng trước. Sở đã báo cáo lãnh đạo tỉnh thông tin này”. Theo ông Long, tháng 6.2010 UBND tỉnh Quảng Ninh đã phê duyệt đề tài “Nghiên cứu các luận cứ nhằm xây dựng kế hoạch ứng phó sự cố phóng xạ trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh”. “Một trong những căn cứ nêu lên tính cấp thiết của đề tài này nêu rõ: Quảng Ninh có đường biên giới với Trung Quốc nên có nguy cơ bị tác động bởi các sự cố có khả năng xảy ra đối với các NMĐHN của Trung Quốc được xây dựng tại Quảng Tây, tiếp giáp Quảng Ninh”, ông Long nói. Đề tài nêu trên được UBND tỉnh đặt hàng Trung tâm Hỗ trợ kỹ thuật an toàn bức xạ và ứng phó sự cố, thuộc Cục An toàn bức xạ và hạt nhân, Bộ Khoa học - Công nghệ. Dự kiến đề tài sẽ hoàn thành vào quý IV năm 2011. Khi đề tài hoàn tất sẽ nêu ra các kịch bản như bị rò rỉ nguồn, mất nguồn phóng xạ... và các giải pháp ứng phó, trong đó cũng tính tới cả khả năng bị tác động bởi nguy cơ mất an toàn phóng xạ từ phía Trung Quốc. Ông Long cho biết thêm: “Sở Khoa học - Công nghệ đang và sẽ đề xuất trang bị thêm thiết bị đo nồng độ bức xạ tại khu vực cửa khẩu Móng Cái. Chúng tôi cũng đã xây dựng xong bản đồ số cơ sở dữ liệu phông nền phóng xạ tại các khu du lịch, khu dân cư, các địa bàn dọc tuyến quốc lộ từ Móng Cái đến Đông Triều. Dữ liệu này sẽ là cơ sở để so sánh, phát hiện các khu vực có nồng độ phóng xạ tăng bất thường”... Quang Duẩn - Káp Long - Mộc Lan Độ an toàn của nhà máy điện hạt nhân Với hơn 500 NMĐHN nằm rải rác tại 30 nước trên thế giới hiện nay, an toàn hạt nhân là vấn đề luôn gây sự bàn cãi trên toàn thế giới, nhất là sau khi các vụ nổ lò phản ứng lần lượt xảy ra tại những cường quốc về công nghệ hạt nhân như Nga, Mỹ, Nhật. Theo Hiệp hội Hạt nhân Mỹ (ANC), trong điều kiện bình thường, người dân sống trong bán kính 80 km kể từ vị trí một nhà máy điện hạt nhân vẫn bị phơi nhiễm phóng xạ nhưng ở mức cực thấp. Trong trường hợp có sự cố, tầm ảnh hưởng cúa phóng xạ được chia làm 2 vùng, theo Cơ quan cứu trợ khẩn cấp liên bang Mỹ (FEM). Vùng 1 có bán kính 16 km kể từ nhà máy trong đó con người có nguy cơ nhiễm phóng xạ trực tiếp. Vùng 2 tiếp giáp vùng 1 kéo dài ra đến bán kính 80 km tính từ nhà máy, trong đó các chất liệu phóng xạ có thể ảnh hưởng đến nguồn nước, lương thực và gia súc. Theo khuyến cáo của Bộ Y tế Mỹ, trong trường hợp xảy ra sự cố tại lò phản ứng hạt nhân, những người sống trong bán kính 16km kể từ nhà máy cần phải biết được khu vực di tản của mình. Các công ty năng lượng phải công bố thông tin này trước đó. Tại tiểu bang Virginia, những người sống trong khu vực có nguy cơ xảy ra sự cố hạt nhân được cung cấp sẵn một vỉ thuốc potassium iodide để chống lại sự tích tụ phóng xạ trong cơ thể. Nói về tai nạn liên quan đến NMĐHN, chắc không ai quên được thảm họa Chernobyl (Ukraine) vào năm 1986. Đã 24 năm trôi qua, nơi này vẫn chưa thoát khỏi danh sách 10 thành phố ô nhiễm nhất thế giới. Sau vụ nổ hơi đầu tiên khiến 2 người thiệt mạng, lò phản ứng bị phá hủy sau đó, giải phóng một đám mây phóng xạ khổng lồ lan rộng xuống phía tây Liên Xô (cũ), Đông và Tây Âu. Số lượng phóng xạ thải ra trong vụ này gấp 400 lần quả bom nguyên tử mà Mỹ ném xuống Hiroshima. Khoảng 600.000 người buộc phải sơ tán. Ước tính có hơn 4.000 người thiệt mạng do mắc các bệnh ung thư xuất phát từ nhiễm phóng xạ và hậu quả của nó được cho là sẽ còn kéo dài qua nhiều thế hệ. Đến nay, khu vực 30 km xung quanh nhà máy vẫn chưa thích hợp cho con người định cư. Nếu xét về kỹ thuật, kiểu lò RBMK (còn gọi là lò graphit nước nhẹ LWGR) dùng trong nhà máy Chernobyl không đảm bảo bằng lò PWR (lò nước áp lực) hiện đang được nhiều nước sử dụng. Có tin cho rằng NMĐHN Hồng Sa vừa được Trung Quốc thông qua kế hoạch xây dựng tại Phòng Thành cũng sử dụng loại lò này. Thế nhưng sự cố tại lò PWR cách đây 6 năm tại nhà máy Mihama, cách Tokyo (Nhật) 320 km về phía tây, vẫn gây nên quan ngại. Phe ủng hộ điện hạt nhân thì cho rằng không thể có vụ nổ hạt nhân giống như bom nguyên tử tại các NMĐHN vì bom nguyên tử sử dụng nhiên liệu làm giàu trên 95%, trong khi nhiên liệu tại các nhà máy có độ tinh chế từ 3 - 5%. Tuy nhiên, vấn đề chất thải phóng xạ mới là điều đáng lo ngại. Theo tính toán của giới chuyên gia, trung bình một tổ máy của NMĐHN công suất 1.000 MW thải ra 30-50m3 chất thải phóng xạ hoạt độ thấp và trung bình đã xử lý và 30 tấn nhiên liệu đã cháy. Nếu chất thải phóng xạ hoạt độ thấp và trung bình ít nguy hiểm, có thể biến thành rác thường sau 200 - 300 năm thì nhiên liệu đã cháy có hoạt độ phóng xạ cao và chu kỳ phân hủy kéo dài, có khi đến cả 100.000 năm. Thụy Miên (tổng hợp)1 like
-
1 like
-
Lối đếm theo hệ nhị phân của người Lạc Việt Kỹ thuật công nghệ cao của nhân loại ngày nay phát triển với tốc độ nhanh đến chóng mặt, tính từng ngày chứ không phải từng năm.Nhưng sự phát triển tư duy của loài người từ khi còn là người nguyên thủy chắc là phải rất chậm chạp.Thể hiện ở đứa trẻ sơ sinh khi bắt đầu tập nói đến khi hiểu và biết đếm từ một đến mười là phải mất dăm tháng.Người Lạc Việt cũng phải trải qua các hệ đếm từ ít con số đến nhiều con số,mà hệ đếm thập phân từ một đến mười là đã có từ rất xa xưa.Các từ chỉ con số trong hệ thập phân là không (nòng), một, hai,ba,bốn,năm,sáu, bảy, tám,chín, mười trong tiếng Việt là những từ thuần Việt.Ở mỗi hệ đếm đã trải qua, dù là ít con số đều để lại dấu ấn của con số nhiều nhất trong hệ đếm đó mang nghĩa là “nhiều”.Ví dụ nếu hệ đếm ban đầu chỉ có 2 con số thì “hai” đã để lại các từ: “bay”(ngôi thứ hai số nhiều), “hăng-hái”, “trống-trải”,bừa-bãi”…,rõ ràng người Việt ai cũng hiểu “hăng-hái”nhiều hơn hăng,”trống-trải”nhiều hơn trống, “bừa -bãi” nhiều hơn bừa.Nếu hệ đếm chỉ có 3 con số thì con số nhiều nhất trong hệ đó là “ba”đã để lại: “cả” là nhiều nhất, là tất cả,tất là hoàn tất tức hết vòng đếm; “đã” cũng là nhiều nhất (ăn “đã”quá rồi,sướng “đã”quá rồi), “chung-chạ”, “vật-vạ”, “la-cà”, “vất-vả”…đều là mang ý nhiều nhất. Nếu hệ đếm chỉ có 4 con số thì con số nhiếu nhất trong hệ đếm đó là “bốn” đã để lại “bọn”, “bộn”, “lổn nhổn”, “lộn-xộn”…đều ý là nhiều.Nếu hệ đếm chỉ có 5 con số thì số đếm nhiều nhất trong hệ đó là “năm” ( “prăm” trong hệ đếm ngũ phân của người Khơ Me) đã để lại “dăm”, “lắm”(Từ này trong Quan Thoại phát âm là “rán” nhưng những từ ghép với “rán” thì lại đều là ghép theo cú pháp Việt,tức chính trước phụ sau,như “dư rán”-tự nhiên,nghĩa là tự sinh ra lắm thứ,chỉ vũ trụ; “thian rán”-thiên nhiên,nghĩa là trời sinh ra lắm thứ,chỉ trái đất; “liẻo rán”-liễu nhiên,tức biết lắm; “hoang rán”-hoang nhiên,tức hoảng lắm; “xin xin rán”-hân hân nhiên tức hớn hở lắm…mà chúng chỉ có trong văn viết chứ không có trong khẩu ngữ.Cú pháp Quan Thoại thì phụ trước chính sau,như nói “hẩn hảo” là rất tốt chứ không nói “tốt lắm”như Việt.Người Hoa vẫn nói “théng xẻo tứa”là nghe hiểu được như cú pháp Việt chứ không nói “thing tứa tủng”là nghe được hiểu như Quan Thoại), “nạm”, “nắm”, “mắm”,chăm-chắm,băm-vằm…đều nghĩa là nhiều.Nếu hệ đếm chỉ có 6 con số thì số nhiều nhất trong hệ đó là “sáu”(người Hồ Nam đến nay vẫn nói là “lấu”) để lại: “sau”(cuối cùng tức hết vòng đếm), “nậu”(số nhiều ngôi thứ ba), “nẫu”, “lâu”, “máu”(ham nhiều), “đau-đáu”, “hau-háu”, “láu-táu”…đều ý là nhiều.Nếu hệ đếm là có 7 con số thì số nhiều nhất của hệ đó là “bẩy” để lại: “bầy”, “sây”, “bầy-hầy”, “lầy-nhầy”, “tung-tẩy”, chối “đây-đẩy”, “vung-vẩy”,run “lẩy-bẩy”…đều ý là nhiều(“Thời các nước Ngô,Sở,Việt,ở đó người ta đông dân và giàu có hơn Trung Nguyên nhiều vì họ lắm lúa gạo,và tiếng nói của họ thuộc hệ ngữ Nam Á khác xa tiếng Trung Nguyên,họ còn có cả hệ đếm thất phân có 7 con số”-theo nhà văn quá cố Nhật Bản Shiba Ryôtarô-trích tạp chí Xưa và Nay,hội sử học Việt Nam).Nếu hệ đếm có 8 con số thì số nhiều nhất của hệ đó là “tám” đã để lại “ham”, “hám”, “tham-lam”, “đẫm”, “thâm”, “thắm”, “thăm-thẳm”, “lảm-nhảm”…đều ý là nhiều.Nếu hệ đếm là 9 con số thì số nhiếu nhất của hệ đó là “chín” đã để lại: “chùm”, “trùm”, “chòm”, “túm- tụm”, “xỉn”, “bịn-rịn”…đều ý là nhiều(Thời Văn Lang đã có hệ đếm này nên Vua Hùng mới đòi “nhiều”nhất là “voi chín ngà,gà chín cựa,ngựa chín hồng mao”).Hệ thập phân chắc là xuất hiện sau cùng,nhưng cũng thời cổ đại rồi,lúc đó là hệ đếm từ số “chắc” đến số “chục”. “Chắc” là 1,là có,là biết( tiếng Tày “chắc”nghĩa là biết, cặp đối nghịch “bố/chắc” của tiếng Tày tức “không/biết”, tương ứng “0/1”,thì cũng như cặp “nỏ/có” của tiếng Việt hay “no/count” của tiếng Anh là “không/đếm”,có 1 rồi mới bắt đầu đếm được chứ). “Chắc” là hạng nhất,là “number one” nên được hơn cả gọi là “đắc”,đậm hơn cả gọi là “đậm-đặc”,nồng hơn cả gọi là “nồng-nặc”,dài hơn cả gọi là “dằng-dặc”,lâu hơn cả gọi là “lâu-lắc”,sáng vàng hơn cả gọi là “vằng-vặc”….Con số “chục”là con số nhiều nhất của hệ đếm này nên “chục” cũng để lại các từ mang ý nhiều như “lục- đục”, “cậy-cục”, “đông-đúc”, “nhung-nhúc”…Nhưng cổ xưa hơn,do người Lạc Việt đã lấy cái nôi là cái bọc tròn biểu tượng Âm Dương như một phương tiện kỹ thuật do mình sáng tạo ra để VO tròn mọi từ đa âm tiết vốn có từ xưa thành từ đơn âm tiết có kèm thanh điệu nảy sinh (đương nhiên),nên số đếm hệ thập phân của người Lạc Việt lúc đầu nó là từ MÔ đến MƯỜI.( “Mười” là nhiều nhất nên mới có “thời cơ đã chín muồi”, “ru con con ngủ cho muồi” đều là biểu thị ý nhiều cả).Bởi trong tiếng Khơ Me số 1 là “muôi”,là một thực thể,nó là từ “mỗi” trong tiếng Việt ,ở Quan Thoại nó là chữ 每 đọc là “mẩy” rõ ràng là từ mượn của Việt vì nó không đẻ ra các từ cùng gốc “m” trong nôi khái niệm Âm Dương theo cách sinh sản tự tách đôi của tế bào.Còn MỖI trong nôi khái niệm Âm Dương của người Lạc Việt đã đẻ ra MẬP-MỜ, “mập-mờ” là cái phôi đang tự tách đôi trong cái bọc Âm-Dương,nghĩa của nó là “chưa rõ hẳn,chưa biết là 0 hay là 1”,con MẬP là con Âm(như con Nòng của từ dính Nòng-Nọc) nhưng mang tính dương,lớn đủ trong nôi rồi nó tách hẳn ra độc lập là MỘT(là 1 tức Dương);con MỜ là con Dương( như con Nọc của từ dính Nòng-Nọc) nhưng mang tính âm,lớn đủ trong nôi rồi nó tách hẳn ra độc lập là MÔ (là 0 tức Âm,MÔ mới dẫn đến từ VÔ,âm tiết dân dã có trước,hàn lâm có sau nên mới có chữ vô無;viết là “nam vô A di đà Phật南無阿彌陀佛”nhưng lại tụng là “nam mô A di đà Phật”-tất nhiên đây chỉ là những chữ ký âm cho câu tiếng Phạn).Một thực thể MỖI mà trong tiếng Việt đã thành ra bốn khái niệm: “Mỗi”, “Mập-Mờ”, “Mô”, “Một”,nhưng tổng số âm tiết thì lại là có năm âm tiết:MỖI=MÔ…MẬP-MỜ…MỘT,nếu viết bằng chữ Hán thì được sẵn có một chữ MỖI每 (là âm tiết “mỗi” mà Quan Thoại đã mượn của Việt và phát âm là “mẩy”), còn lại bốn âm tiết kia là MÔ,MẬP,MỜ,MỘT rõ ràng là phải viết bằng chữ Nôm.Các nhà Hán-Nôm học nói là “chữ Nôm khó gấp năm lần chữ Hán”chắc chắn là do cái nguyên nhân này. (Về sự VO tròn-PROPRO nghĩa là lăn tròn- từ đa âm tiết để thành từ đơn âm tiết thì không chỉ ví dụ từ ngôn từ Khơ Me sang ngôn từ Việt,mà còn thấy rõ từ ngôn từ Nhật sang ngôn từ Việt,làm cho từ đa âm tiết bị vò rụng đầu rụng đuôi còn lại mỗi âm tiết lõi ở giữa.Ví dụ “Ô-NA-DI”nghĩa là “giống nhau”của tiếng Nhật,vò rụng mất đầu Ô và đuôi DI,còn lại mỗi NA là “na-ná” rồi thành “như”(ở đây cũng thấy rõ là dân dã “na-ná” có trước rồi mới đến hàn lâm “như” có sau,chữ “như” 如thì đã có sẵn chữ Hán lấy từ người Hoa,chứ “na”và “ná”thì phải bằng hai chữ Nôm thôi).Một câu tiếng Nhật như: “Ni-hôn-Gô Ga,Bê-tô-na mư-Gô Ga,Đê-wa Ô-na-di Đê-xư Nế!”( “Nhật ngữ và Việt ngữ, thế mà, giống nhau đấy nhé” ) dịch theo dân dã (chứ không phải giải thích theo ngữ pháp kiểu hàn lâm) mà đúng sát ý từng từ 100% thì câu đó là “Nhật-Bản Gọi Cả,Việt-Nam Gọi Cả,Thế-mà, Na-Ná Đấy Nhé”.Người Việt vẫn nói “tôi cả anh đi chơi nhé” tức là “tôi và anh đi chơi nhé”,từ “cả” là từ cổ hơn của “và”.Có “Na”(mà tiếng Đài Loan gọi là “la”, Đài-ngữ cũng còn gọi là Đài-la,tiếng Việt có từ “la-lối”, “la lối” om sòm nghĩa là “nói lời” om sòm) rồi mới có “Nói” rồi mới đến “Gọi”(đều là từ thuần Việt cả),mà hàn lâm viết âm tiết “gọi” bằng chữ “Ngữ” 語,Quan Thoại đọc là “ủy”,người Nhật đọc là “Gô”,người Đài Loan đọc là “Gí”, “Đài Gí” là “Đài gọi” , “Đài gọi” chẳng là “tiếng Đài Loan” thì là gì?cũng như Nôm Na nghĩa là người Nam nói hay gọi là tiếng Nam cũng vậy). Cái hình tròn biểu tượng Âm Dương của người Lạc Việt ,chỉ xét khía cạnh số, thì nó đúng là một “bit” thông tin,cho ra 2 giá trị là Âm tức 0 và Dương tức 1.Đó là xét trên một mặt phẳng,đã có được một “bit” thông tin.Nhưng vì nó là một cái bầu hình cầu như một giọt nước,trong đó có con Nòng và con Nọc,nên nếu cứ cắt đối xứng tâm theo đủ các hướng thì sẽ có ty tỷ mặt phẳng tức được ty tỷ “bit” thông tin.Trong tin học thì bit thông tin là đơn vị chuyển tải thông tin,8 bit thì bằng 1byte,rồi nhiều tới KB(ki-lô byte),MB(mê-ga byte),GB(ghi-ga byte).Số giá trị của bit là m=2.Lượng bit sử dụng tức độ dài của thông tin là: n bit. Lượng thông tin có thể chuyển tải là: N, lượng này được tính bằng công thức: N=mn . Như vậy khi người Lạc Việt cổ đại dùng 2 ký tự kẻ vạch như hai giá trị của một bit thông tin là (—) tức 1 và (——) tức 0 để đếm theo hệ nhị phân ,và lấy từ trong cái bầu Âm Dương Lạc Việt ra để sử dụng một lượng chưa nhiều bit thông tin,họ đã tạo ra được: Ở bộ Tứ Tượng thì lượng thông tin có thể chuyển tải là N=mn=22= =4 tổ hợp (chuyển tải được bốn tổ hợp thông tin,tức tứ cái tượng),ở đây độ dài thông tin là n=2 bit ,được ký hiệu bằng hai hàng kẻ vạch.Ở bộ Bát Quái thì lượng thông tin có thể chuyển tải là N=mn= 23=8 tổ hợp (chuyển tải được tám tổ hợp thông tin,tức tám cái quẻ), ở đây độ dài thông tin là n=3 bit ,được ký hiệu bằng ba hàng kẻ vạch.Nếu cứ như vậy đếm tiếp tất sẽ đến độ dài thông tin n=4 bit, ký hiệu bằng bốn hàng kẻ vạch,cho ra lượng thông tin có thể chuyển tải là N=mn=24=16 tổ hợp thông tin.Rồi đến độ dài thông tin n=5 bit,ký hiệu bằng 5 hàng kẻ vạch,cho ra lượng thông tin có thể chuyển tải là N=mn=25=32 tổ hợp thông tin.Nhưng cái sử dụng 4 hàng kẻ vạch và 5 hàng kẻ vạch bị mất tăm tích đâu trong lịch sử ,không còn truyền lại.Nên kế tiếp đến ta còn thấy ngày nay là sử dụng độ dài thông tin n=6 bit, ký hiệu bằng sáu hàng kẻ vạch cho ra lượng thông tin có thể chuyển tải là N=mn=26=64 tổ hợp (chuyển tải được 64 tổ hợp thông tin,tức 64 quẻ dịch).Về con số và hệ đếm nhị phân để chuyển tải thông tin thì chỉ đơn giản vậy thôi,mới dùng đến có 6 bit để chuyển tải được 64 thông điệp,mà thông điệp đầu tiên là 000000 đó là quẻ KHÔN (có 6 bit tức 6 hàng kẻ,mỗi bit ——tức mỗi hàng kẻ mang giá trị là 0 tức Âm) và thông điệp cuối cùng là 111111(có 6 bit tức 6 hàng kẻ,mỗi bit — tức mỗi hàng kẻ mang giá trị là 1 tức Dương).Ngày nay máy tính dùng tới 8 bit (là một byte) để mã hóa con chữ cái Latin,ví dụ chữ A là 01000001,chữ M là 01001101 (tương tự như số điện thoại của anh A và số điện thoại của mụ M,thành phố càng đông hộ dùng càng phải tăng số bit tức số điện thoại càng nhiều con chữ số hơn).Còn bộ nhớ để chứa dữ liệu thì có dung lượng đến hàng trăm GB (Ghigabyte). Dùng 6 bit để chuyển tải được 64 thông điệp (64 quẻ dịch) mới chỉ là dùnglượng bit rất ít,sơ khởi trong công nghệ thông tin (thập niên 60 của thế kỷ trước).Nhưng 64 quẻ dịch của người Lạc Việt lại là có từ thời tiền sử(tức chưa khi còn chưa có chữ viết) cách nay non chục ngàn năm, kể cũng thú vị,nhưng cái thú vị nhất và quan trọng nhất lại là ở ứng dụng từng mỗi thông điệp mà người ta gọi là mỗi quẻ trong 64 thông điệp đó ở khía cạnh triết lý.Về mặt này thì các học giả Trung Hoa hàng mấy nghìn năm qua dùi mài,viết hàng ngàn cuốn sách,thực đáng trân trọng và kính nể.Chứ còn sử dụng có 6 bit thông tin để có 64 thông điệp thì trong chiến tranh xâm lược Việt Nam của Mỹ người ta đã sử dụng rồi ( hồi đó tôi cứ ngờ ngợ là sao họ lại lấy 64 quẻ dịch của người Việt trong sách của Nguyễn Hiến Lê để làm phần mềm cho công nghệ mà đem wuýnh người Việt ),có điều là sử dụng công nghệ phần cứng của họ ,rồi vận dụng 64 thông điệp theo cách của họ ,chứ không đếm xỉa gì đến khía cạnh triết lý của từng “quẻ dịch” trong lượng 64 thông điệp đó,mới thành ra là lấy 64 quẻ dịch của người Việt để wuýnh người Việt nhưng lại không tư duy triết lý như người Việt tư duy, nên mới wuýnh không lợi người Việt. Cái nôi biểu tượng Âm Dương có con Âm và con Dương quấn quýt ôm tròn lấy nhau ở bên trong là của người Lạc Việt tạo ra như một công cụ để có nhiều ứng dụng trong nhiều lĩnh vực.Cũng lại người Lạc Việt tạo ra ký tự kẻ vạch để rồi có lối đếm nhị phân.Tên gọi các con số từ một đến mười để lại dấu ấn trong ngôn từ Việt đậm nét như thế nào thì như đã trình bày ở trên rồi.Tương tự như vậy,lối đếm nhị phân của người Lạc Việt cũng lại để lại dấu ấn của nó trong ngôn từ Việt.Ở trên ta đã thấy là 2 tổ hợp là nhị nguyên,gấp đôi lên có 4 tổ hợp là tứ tượng,lại gấp đôi lên có 8 tổ hợp là bát quái,gấp đôi lên nữa có 16 tổ hợp,gấp đôi nữa có 32 tổ hợp,gấp đôi nữa được 64 tổ hợp là những quẻ dịch.Nhị nguyên,tú tượng,bát quái và dịch thì còn đến ngày nay như ta thấy,thế còn tổ hợp 16 và tổ hợp 32 để cho nó liên tục trong phát triển đếm thì nó mất đâu mất rồi?Bụi lịch sử đã phủ chìm nó mất tăm tích hay nền văn minh đó đã bị tàn phá cho sụp đổ.Nhưng một chút xíu le lói của cái 16 tổ hợp (còn 32 tổ hợp vẫn chưa thấy đâu) tôi nhìn thấy trong cách đếm trái cây hay hột vịt lộn bán hàng của người dân miền Tây Nam Bộ ,đó là chục=16.Có người giải thích vì đó là do họ hào phóng (sao không lấy chục là 15? hoặc chục là 17 cho nó hào phóng hơn?).Nó ắt phải có nguyên do lịch sử từ trong tâm thức.Người Việt quen đếm từng đôi,ở miền núi phía Bắc dân bản đi chợ bán gà cứ một rọ nhỏ là nhốt hai con gà, trống mái bất kể,có thể nhiều rọ, nhưng một rọ cứ phải là hai con,để dễ gấp đôi gấp đôi số gà đếm bán.Cách đếm ấy chính là đếm lượng thông tin được chuyển tải,tức đếm N=mn,tức đếm theo lũy thừa của cơ số 2.Lối đếm mà số sau cứ gấp đôi số trước sát nó đã để dấu ấn trong ngôn từ Việt bằng nhiều cách nói khác nhau(nghe thì nó có vẻ như tiếng nói lóng của dân buôn lậu): 0=0=ỡm (ỡm=âm=0) 20=1=ờ (ờ=ừ=có=1 , nói “ỡm-ờ” tức nói không rõ là 0 hay1) 21=2=ơi (tiếng gọi ngôi nhân xưng thư hai) 22=4=ấy (tiếng gọi ngôi nhân xưng thứ tư, “tao,mày ,nó,thằng ấy) 23=8=ôm (một ôm bằng tám bó) 24=16=ắp (đầy ắp là đầy một chục của người miền Tây Nam Bộ) 0=0=ứ (ứ=không,không tin cứ hỏi trẻ sơ sinh mới tập nói coi ) 20=1=ừ (ừ =1=có) 21=2=u (ngôi nhân xưng đầu tiên của trẻ là mẹ nó,mẹ=u) 22=4=ấy (ngôi nhân xưng thứ tư, “tao,mày,nó,thằng ấy) 23=8=um (um=túm=tám) 24=16=úp (đủ chục miền Tây rồi) 0=0=bỏ (bỏ=không đếm cái đó,bỏ=0) 20=1=bênh (đứng về một phe gọi là bênh,bênh=1) 21=2=bè (có người thứ hai làm bạn là bắt đầu thành một bè,bè=2) 22=4=bốn 23=8=bản 24=16=bằng (bằng lòng rồi,đủ chục 16 rồi) 0=0=cóc (cóc có=không có , cóc=0) 20=1=cái (cái=một đơn vị để đếm,lượng từ đếm đồ vật) 21=2=cặp (cặp=đôi=2) 22=4=cụm 23=8=cỡm (cỡm=cớm=râm=tám) 24=16=cọc (đủ chục đồng tiền=16) 0=0=chăng (chăng=không=0) 20=1=chiếc (lượng từ,một đơn vị) 21=2=chẵn (có hai mới chẵn,chẵn=2) 22=4=chắt (ngôi thứ tư, “cha,con,cháu ,chắt”) 23=8=chòm 24=16=chục (chục miền Tây Nam Bộ) 0=0=dóc (nói dóc=nói không có thực,dóc=0) 20=1=dé ( lượng từ cấy lúa,đơn vị nhánh lúa) 21=2=duộc (hai đứa vào một duộc) 22=4=dúm 23=8=dỏ (thứ đựng nhỏ,đựng được 8 dé) 24=16=dành (thứ đựng lớn ,đựng được chục dé) 0=0=đếch (đếch có=không có) 20=1=đứa (lượng từ đếm động vật) 21=2=đôi (đôi=2) 22=4=đúm 23=8=đám (phường bát âm phục vụ các đám có 8 người) 24=16=đàn (đủ bầy,đủ chục) 0=0=gột (gột=sạch=0) 20=1=gút (lượng từ đếm thắt gút) 21=2=gánh (một gánh bằng hai thúng) 22=4=gây (bắt đầu nhân ra nhiều=bộn=4) 23=8=gom 24=16=gang (đủ vòng đếm=đủ chục) 0=0=hổng (hổng có=không có,hổng=0) 20=1=hệt (giống hệt=như có,hệt=có=1) 21=2=hai 22=4=ham (bắt đầu thích nhiều) 23=8=hum (số lớn,con hùm=con cọp lớn) 24=16=hàng (xong hàng=đủ chục) 0=0=không 20=1=khía (“nói về khía cạnh này”= “nói về một cạnh này”, khía=1) 21=2=khua (cầm hai đũa mà khoắng) 22=4=khắt (gò bốn thành bó) 23=8=khóm (khóm mía=8 cây mía) 24=16=khựng (đếm đủ chục rồi ,dừng lại) 0=0=láo (nói láo=nói không có sự thực,láo=0) 20=1=lẻ (lẻ=lẻ-loi=1) 21=2=lứa (“xứng đôi vừa lứa”,lứa=2) 22=4=lượm (bốn nắm được một lượm) 23=8=lẫm (để chứa nhiều) 24=16=lấp (đủ khỏa lấp vòng đếm=đủ chục) 0=0=mất (mất=mô=0) 20=1=một 21=2=mai (mai=ngày thứ hai,mày=ngôi nhân xưng thứ hai) 22=4=mang (bắt đầu sang nhiều=đa mang) 23=8=mường (nơi quần cư nhiều) 24=16=mập (đủ béo=đủ chục) 0=0=nỏ (nỏ=mô=không=0) 20=1=nẻ (nẻ=một kẻ) 21=2=nạnh (có hai người là bắt đầu tị nạnh,nạnh=2) 22=4=nửa (đã ở mức giữa) 23=8=nạm (nạm=nắm=nhiều) 24=16=nẫm (nầm-nẫm=tròn lẳn=hết vòng đếm=đủ chục) 0=0=nhẵn (nhẵn=hết nhẵn=0) 20=1=nhỏ 21=2=như (có cái thứ hai mới so sánh ,như cái trước vừa đếm) 22=4=nhớn (bắt đầu nhiều) 23=8=nhóm 24=16=nhận (đủ vòng đếm=đủ chục=giao hàng) 0=0=ngỏ (bỏ ngỏ=bỏ trống=bỏ không,ngỏ=0) 20=1=người (người=kẻ=1,lượng từ đếm người) 21=2=ngài (gọi ngôi nhân xưng thứ hai) 22=4=ngửa (bắt đầu lật sang phía nhiều) 23=8=ngòm (đen ngòm=đen nhiều,ngòm=nhiều,bát quẻ đến 8 là nhiều) 24=16=ngang (đã đủ=hết vòng đếm-chục) 0=0=phét (nói phét=nói điều không có,phét=0) 20=1=phọt (phọt-phẹt=trình độ còn kém,chưa rõ đâu 0 đâu 1, phọt=1) 21=2=phe (chia phe=chia 2 bên để chọi nhau,phe=2) 22=4=phum (bắt đầu nhiều) 23=8=phường (nhiều) 24=16=phải (đủ chục rồi,hài lòng) 0=0=quái (có quái gì đâu=không có gì đâu,quái=0) 20=1=que (que=kẻ=1) 21=2=quang (quang=hai chiếc gióng để gánh) 22=4=quây (bắt đầu nhiều) 23=8=quần (nhiều,8 quẻ là một quần thể của bát quẻ) 24=16=quả (quả=kết quả=trọn vòng đếm=chục) 0=0=rỗng (rỗng=không có=0) 20=1=rõ (rõ=rõ mồn-một=kẻ=1) 21=2=róng (sóng đôi,song song,róng=2) 22=4=rậm (bắt đầu sang nhiều) 23=8=rám (nhiều) 24=16=rạp (đã đầy nặng=đủ chục) 0=0=suông (nói suông=nói không kèm theo gì khác, suông=0) 20=1=sắt (sắt=chắc=1,son sắt=như đinh đóng cột=khẳng định=1) 21=2=song (song đôi=hai người,song=2) 22=4=son (bắt đầu đỏ nhiều) 23=8=sàng (“đi một đoạn đàng,học một sàng khôn”,sàng =nhiều) 24=16=sảy (công đoạn cuối cùng của xay lúa,sảy=đủ vòng đếm=chục) 0=0=tò (tò=toi=chết=hết=0) 20=1=te (“ngẩn tò te”=ngạc nhiên vì trước đó còn mập-mờ,te=1) 21=2=tí (tí=còn ít) 22=4=túm (bắt đầu nhiều) 23=8=tám 24=16=tá (tá=chục 16) 0=0=thín ( “nhãn thín”= “nhẵn không còn gì nữa”, thín=0) 20=1=thọt ( thọt=chỉ còn một,thọt=1) 21=2=thứ ( bắt đầu từ hai là con thứ) 22=4=thầy ( bắt đầu lên trên) 23=8=thắm ( nhiều) 24=16=thập ( đủ chục) 0=0=trống ( trống=không có gì,trống=0) 20=1=trọi ( trơ trọi=một mình,trọi=0) 21=2=trung ( trung=ở giữa,đếm từ 0 đến 24) 22=4=trưa ( trưa=tra=già=quá nửa) 2=3=8=trắm (đã nặng nhiều) 24=16=trúng (đủ chục,hài lòng) 0=0=vắng (vắng=không có mặt,vắng=0) 20=1=vẻ (tỏ vẻ=tỏ ra là một,vẻ=1) 21=2=vài 22=4=vừa (mức trung bình=4) 23=8=vốc 24=16=vặn (đủ chục) 0=0=xo (ngồi buồn xo=ngồi buồn không biết làm gì, xo=0) 20=1=xiên (cái xiên=cái que=kẻ=1) 21=2=xái (trà nước xái=trà nước thứ hai,xái=2) 22=4=xâu (một xâu bốn con cá) 23=8=xúm (nhiều) 24=16=xong (đã đủ chục) Gom lại để bạn đọc dễ theo dõi: 1. Ỡm-Ờ-Ơi-Ấy-Ôm-Ắp 2. Ứ-Ừ-U-Ấy-Um-Úp 3. Bỏ-Bênh-Bè-Bốn-Bản-Bằng 4. Cóc-Cái-Cặp- Cụm-Cỡm-Cọc 5. Chăng-Chiếc-Chẵn-Chắt-Chòm-Chục 6. Dóc-Dé-Duộc-Dúm-Dỏ- Dành 7. Đếch-Đứa-Đôi-Đúm-Đám-Đàn 8. Gột-Gút-Gánh-Gây-Gom-Gang 9. Hổng-Hệt-Hai-Ham-Hum-Hàng 10. Không-Khía-Khua-Khắt-Khóm-Khựng 11. Láo-Lẻ-Lứa-Lượm-Lẫm-Lấp 12. Mất-Một-Mai-Mang-Mường-Mập 13. Nỏ-Nẻ-Nạnh-Nửa-Nạm-Nẫm 14. Nhẵn –Nhỏ-Như-Nhớn-Nhóm-Nhận 15. Ngỏ-Người-Ngài-Ngửa-Ngòm-Ngang 16. Phét- Phọt-Phe-Phum-Phường-Phải 17. Quái-Que-Quang-Quây-Quần-Quả 18. Rỗng-Rõ-Róng-Rậm-Rám-Rạp 19. Suông-Sắt-Song-Son-Sàng-Sảy 20. Tò-Te-Tí-Túm-Tám-Tá 21. Thín-Thọt-Thứ-Thầy-Thắm-Thập 22. Trống-Trọi-Trung-Trưa-Trắm-Trúng 23. Vắng-Vẻ-Vài Vừa-Vốc-Vặn 24. Xo-Xiên-Xái-Xâu-Xúm-Xong Ta hãy xem những cặp từ đối nghịch tương ứng Âm/Dương,tương ứng biểu thị 0/1tức Không/Có trong tiếng Việt: Ỡm/Ờ (Ỡm=Âm=0 , Ờ=Ừ=1,ỠM/Ờ=0/1)) ; Ứ/Ừ ( Ứ/Ừ=0/1. Ở đây thấy rõ là cùng một âm tiết “ư”,chỉ cần thêm thanh điệu đối nghịch Âm/Dương là trắc/bằng tức sắc/huyền là có được hai khái niệm đối nghịch là Ứ/Ừ.Đây không phải là do nhà ngữ pháp học hàn lâm về sau này đặt ra mà là xuất hiện tự nhiên trong lối nói dân dã từ thời cổ đại,tôi quả quyết từ “Ứ”và từ “Ừ” cũng là những từ cổ,cụ thể đứa trẻ Việt sơ sinh khi bắt đầu biết nói những từ đầu tiên thì đó là những âm tiết lõi không có phụ âm đầu ,đó là những từ U (gọi mẹ) , Ứ (lắc đầu) , Ừ (gật đầu) , Ị (đòi ỉa) , Uống (đòi uống), Ăn (đòi ăn), Ẵm (đòi bồng) đều là những nhu cầu sát sườn nhất của nó cả. Ả/Ạ ( Ả là dấu hỏi,Hả?tức không biết,không biết thì mới hỏi,Ả=0, vâng ạ=vâng có, Ạ=có=1, Ả/Ạ=0/1)) BỎ/BÊNH ( BỎ là do gen của MÔ=NỎ=0 , BỎ là không coi tồn tại,không tính,không đếm, BỎ=0 ;tao bênh mày=tao có đồng ý với mày, BÊNH=CÓ=1, BỎ/BÊNH=0/1)). CÓC/CÁI (CÁI là lượng từ một cái khi đếm, CÓC/CÁI=CÓC/CÓ=0/1) DÓC/DÉ (,nói dóc=nói không, DÓC=O;DÉ là lượng từ đếm dé lúa , DÓC/DÉ=0/1) ĐẾCH/ĐỨA (đếch có=không có, ĐẾCH=0; ĐỨA là lượng từ đếm động vật, ĐẾCH/ĐỨA=0/1) GỘT/GÚT (Đây là khi đếm số thắt gút trên sợi dây thừng,GỘT về sau tồn tại ở nghĩa gột sạch tức xóa sạch không còn gì nữa, GỘT=0, GÚT là lượng từ đếm, GỘT/GÚT=0/1) HỔNG/HỆT (HỔNG là do gen của Nòng=0, lỗ hổng là cái lỗ không có gì vướng bên trong, hổng có=không có, HỔNG=0; HỆT là một sự tồn tại, giống hệt cái gì đó là giống một sự tồn tại của cái gì đó,về sau hàn lâm viết “hệt” bằng chữ “hoạt”活nghĩa là sống, có thì mới sống chứ không có lấy gì sống, HỆT=CÓ=1, HỔNG/HỆT=0/1) KHÔNG/KHÍA (KHÍA là lượng từ khi đếm khắc kẻ vạch,một khía=một kẻ, KHÍA=1, KHÔNG/KHÍA=0/1) LÁO/LẺ (nói láo=nói không, “nhược bằng nói láo nói không,ông lôi ra đánh trượng đồng chẳng tha”, LÁO=0, LẺ là lượng từ đếm khi đong lúa, LÁO/LẺ=0/1) MẤT/MỘT (MẤT là không còn, MẤT=0, MẤT/MỘT=0/1) NỎ/NẺ (NỎ=MÔ=0, nỏ có=mô có=không có, NỎ=0, NẺ=LẺ=0, NỎ/NẺ=0/1) NHẴN/NHỎ ( hết nhẵn=hết không còn gì nữa,NHẴN=0; NHỎ là lượng từ đếm trẻ con, NHẴN/NHỎ=0/1) NGỎ/NGƯỜI (bỏ ngỏ=bỏ không, NGỎ=0; NGƯỜI là lượng từ đếm người, NGỎ/NGƯỜI=0/1) PHÉT/PHỌT (nói phét=nói không, PHÉT=0, nước phọt ra=nước có ra, PHỌT=CÓ=1, PHÉT/PHỌT=0/1) QUÁI/QUE (có quái đâu=có mô mồ, QUÁI=MÔ=0; QUE là lượng từ đếm que trong trò chơi đánh chắt của trẻ em gai Việt, QUE=THẺ=KẺ=1, QUÁI/QUE=0/1) RỖNG/RÕ (RỖNG=TRỐNG=KHÔNG=0, hai năm rõ mười=hai năm có mười, RÕ=CÓ=1, RỖNG/RÕ=0/1) SUÔNG/SĂT (canh suông=canh không có thịt, suông=0; tấm lòng son sắt=tấm lòng trước sau như một, SẮT=1, SUÔNG/SẮT=0/1) TÒ/TE (tẽn tò=gặp cái không như mình ngầm đoán, TÒ=cái không=không=0; TE là lượng từ đếm gọng vó cất tép, TÒ/TE=0/1) THÍN/THỌT (nhẵn thín=nhãn không còn gì, THÍN=0; ông thọt=ông một chân, THỌT=1, THÍN/THỌT=0/1) TRỐNG/TRỌI ( nhà bỏ trống=nhà bỏ không, TRỐNG=KHÔNG=0; việc đồng có trọi em mần=việc đồng có một em mần, TRỌI=1, TRỐNG/TRỌI=0/1) VẮNG/VẺ (vắng mặt=không có mặt, VẮNG=0; tỏ ra vẻ anh hùng=tỏ ra một anh hùng, VẺ=1, VẮNG/VẺ=0/1) XO/XIÊN (nói xỏ xiên=nói không nói có, XO/XIÊN=0/1) Bạn sẽ thấy tại sao trong tiếng Việt lại tồn tại quá nhiều từ chỉ số 0 và quá nhiều từ chỉ số 1 như vậy?Và những từ cặp dính Âm-Dương như Mập-Mờ,Lấp-Lửng,Ỡm-Ờ…thì nhiều vô cùng?Điều này chứng tỏ người Lạc Việt là chủ nhân của thuyết Âm Dương và đã quá thuần thục lối đếm nhị phân từ thời cổ đại.1 like
-
Thương thì chưa đủ Xót nữa anh ạ! Cuộc sống miền cao đã tạo nên suy nghĩ lớn lên với núi rừng với cái gùi trên lưng thì không cần cái chữ để làm gì? cái ăn lo trước đã... Gởi thêm đến ACE quan tâm! Cháu bé áo vàng đeo vòng cổ (con chủ tịch xã) mà còn ốm đói như thế! Thử hỏi các cháu khác (con dân) thì thế nào nhỉ?1 like
-
“Hiện đại hóa” truyện cổ tích hay làm lệch lạc trí tưởng tượng của trẻ thơ? *Chị Phương Oanh, giáo viên Trường Ngoại ngữ Saigontech chia sẻ: Tôi có hai con trai nhỏ 3 tuổi và 4 tuổi rất thích được nghe truyện cổ tích. Vừa rồi, tôi dạo một số nhà sách thấy có bán nhiều truyện tranh màu sắc rất đẹp, nhưng khi đọc kỹ tôi thấy nội dung sai lệch cũng như hình ảnh có chỗ rất kỳ quặc. Nếu đã gọi là truyện cổ tích thì nên để như nó vốn có, đó là kho tàng truyện cổ vô giá của Việt Nam; "hiện đại hóa" truyện cổ tích như kiểu này sẽ làm hỏng thế giới tâm hồn của trẻ em. Là mẹ, tôi không chọn mua cho con những truyện tranh này bởi truyện đã trở thành một loại truyện gì đó khác xa truyện cổ tích. Thế giới ước mơ bay bổng Truyện cổ tích là sách mà bất cứ đứa trẻ nào cũng muốn đọc, khám phá và gởi gắm tâm hồn vào những câu chuyện thần tiên, ngây ngô và trong sáng. Thư viện nhỏ của những ngôi trường tiểu học ở miền quê, dù nhỏ hẹp vẫn dành một góc để trưng bày trang trọng những quyển truyện cổ tích, và ở đó chưa bao giờ vắng những đứa trẻ mê mẩn với những trang sách cũ nhàu được giữ từ năm này sang năm khác. Ở thành thị, nhiều sân chơi cho trẻ em hơn nhưng truyện cổ tích luôn là thế giới sinh động, sắc màu và được trẻ nhỏ say mê đọc, chìm đắm trong thế giới thần tiên. Những đứa trẻ tuổi lên 6, lên 7 như chúng tôi thuở trước đã từng hồi hộp, lo sợ từng giây khi đọc truyện Bạch Tuyết và bảy chú lùn, khi nàng bị mụ dì ghẻ tìm cách sát hại, cũng từng khao khát mình trở thành cô Tấm hiền lành, được gặp Bụt để được xin những điều ước… Trong thế giới thần tiên đó, trẻ em bắt gặp mình trong những nhân vật ngây ngô, trong sáng như: chú bé mồ côi hiếu học, cô Tấm bước ra từ quả thị, cô bé quàng khăn đỏ, chú ếch biến thành hoàng tử, là nàng tiên, là công chúa... Từ những câu chuyện bay bổng này, trẻ em được vây quanh bên bà để được xem bà têm trầu cánh phượng để biết mâm trầu mà nàng Tấm mời vua lúc ở nhà bà lão nghèo như thế nào và í ới với nhau đọc những câu văn giàu giai điệu: "Bống bống bang bang lên ăn cơm vàng cơm bạc nhà ta, đừng ăn cơm hẩm cháo hoa nhà người", hay "Thị ơi thị rơi bị bà, bà về bà ngửi chứ bà không ăn"… đã thuộc nằm lòng. Theo năm tháng, tâm hồn những đứa trẻ tuổi 13, 14 cũng được nuôi dưỡng lớn dần lên theo những trang sách mộc mạc nhưng lung linh và đầy mầu nhiệm. Trẻ sẽ thấy mình muốn trở thành những nhân vật hiện thực hơn, có khát vọng, nhân hậu, tốt bụng và lòng trắc ẩn. Đó là người anh cả hiền lành trong Ăn khế trả vàng, là anh hùng Thạch Sanh giết chằn tinh, là Sơn Tinh, hay Mai An Tiêm… để giúp người và giúp đời. Thế giới thần tiên, linh diệu của Bụt trong câu chuyện cổ tích đã chắp cánh cho những ước mơ bay bổng mà những đứa trẻ muốn có mình ở đó. Từ thế hệ này đến thế hệ khác, trẻ em luôn mơ ước, tưởng tượng, hồi hộp và khóc cười như chính mình có mặt trong từng trang sách, ở đó chính mình trở thành những nhân vật có lòng vị tha, tốt bụng, anh hùng. Thế giới mầu nhiệm đã phân định rõ ràng giữa cái tốt và cái xấu, giữa người tốt và người xấu… Và, trẻ em muốn làm việc tốt và muốn trở thành người tốt. "Hiện đại hóa" hay là làm lệch lạc trí tượng tượng của trẻ thơ? Thời gian gần đây, một số nhà sách phát hành những tập truyện cổ tích bằng hình ảnh, màu sắc rất bắt mắt làm phong phú thêm góc đọc cho thiếu nhi. Với hình ảnh được gọi là "hiện đại hóa" truyện cổ tích làm người đọc nhất là phụ huynh rất mừng vì sẽ giúp cho trẻ em tiếp cận thêm kho tàng truyện cổ quý và bổ ích cho thế giới mơ mộng của trẻ. Thế nhưng càng đọc kỹ, những ai từng nằm lòng truyện cổ tích càng thất vọng và cảm thấy vô cùng khó chịu khi truyện "ngày xửa ngày xưa" được "hiện đại hóa" một cách… kỳ quặc. Với lý do cố gắng "hiện đại hóa" truyện cổ tích, thời gian gần đây Công ty Truyện tranh Art Sign kết hợp NXB Giáo dục cùng Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển giáo dục Phương Nam xuất bản hai bộ truyện tranh cổ tích. Phần I gồm 20 truyện cổ tích chọn lọc Việt Nam, phần II gồm truyện thần thoại và cổ tích nước ngoài. Một loạt những câu chữ ngớ ngẩn thuộc hàng quái dị trong nhiều tình tiết: vợ An Tiêm nói chuyện với chồng: "Anh nói đó nha", An Tiêm bán dưa cho khách và nói: "hàng hiếm mà ông anh" (Sự tích quả dưa hấu), đến ngôn ngữ nửa ta nửa tây "Ok, xong ngay" (Nàng tiên thứ chín), tình tiết chàng Thạch Sanh bị Lý Thông xô rớt xuống hố sâu và công chúa con vua Thủy Tề nói: "anh đẹp trai gì ơi" (Thạch Sanh). Hay, ngôn ngữ gây "điếng người" của thế giới tuổi teen như: "Hô hố, bái bai", "thấy cái gì chết liền", dì ghẻ chửi bới Tấm "Tấm mày hâm à, mày câm à, sao mày đâm thủng cái mâm" (Tấm Cám)… không thể xuất hiện trong truyện cổ tích. Và vô vàn chi tiết làm sai lệch nội dung theo kiểu câu văn ba xu như: chàng hoàng tử út Liêu Trai trong Bánh chưng bánh dày mơ thấy thần linh về báo mộng bày cách làm món ăn từ hạt gạo để dâng vua cha đã được "sáng tạo" thành cảnh liêu trai mơ thấy mình lạc vào cuộc thi Vào bếp với người nổi tiếng, hay chi tiết Mai An Tiêm nghĩ chim ăn được thì người cũng ăn được bị biến thành Mai An Tiêm tự gieo trồng, chăm bón rồi mới cho cả nhà ăn thử, hoặc tình tiết không có trong truyện truyền thống là vợ An Tiêm dùng sắc đẹp của mình để dẫn dụ đàn cá về… những tình tiết vô cùng nhảm nhí này được "đặt để" trong những lý lẽ làm "hiện đại hóa" truyện cổ tích hay "thể hiện dưới dạng hài hước, hóm hỉnh" để có lối cảm thụ mới (!?) như lời nói đầu của sách. Về mặt hình ảnh, Art Sign vẽ theo phong cách hiện đại, tuy nhiên nhiều chi tiết vẽ phi lý rất buồn cười, đó là hình ảnh dì ghẻ của Tấm gọi hai con về bằng cách nói qua… micro, hay chi tiết dì ghẻ khuyến khích chị em bắt nhiều tép sẽ thưởng cho một chiếc yếm đỏ mang... biểu trưng của đồng tiền-$ (Tấm Cám), vua Hùng, cha Mỵ Nương thì được vẽ đeo kiếng mát và được giải thích bằng câu thoại: "Con gái ta có sắc đẹp rạng rỡ như ánh mặt trời đến ta còn không thể nhìn trực tiếp nữa là" (Sơn Tinh Thủy Tinh), hay như hình ảnh đống vàng bốn số 9999 trong truyện Chiếc bật lửa vàng; và rất nhiều hình ảnh nhân vật sử dụng vũ khí hiện đại mang hơi hướm bạo lực. Trong nỗ lực làm phong phú thêm thế giới cổ tích cho thiếu nhi, Công ty Sách Nhã Nam kết hợp với NXB Mỹ thuật xuất bản loạt truyện cổ tích vào tháng 6-2010 là điều đáng mừng, thế nhưng có những câu chuyện với tình tiết "chửi bới" rất tai hại lại xuất hiện trong truyện, như "mèo là đồ chó", "mèo nó đểu giả lắm"…(Đeo nhạc cho mèo). Đầy dẫy tình tiết, hình ảnh vô lý, áp đặt, khiên cưỡng trong truyện tranh cổ tích "hiện đại hóa" làm cho thế giới trong sáng, bay bổng, lung linh và ngôn ngữ mộc mạc, giản dị của truyện cổ tích biến thành thế giới "tả pí lù". "Hiện đại hóa" truyện cổ tích theo kiểu này chẳng khác nào xuyên tạc truyện cổ tích, làm méo mó thế giới tâm hồn, khát vọng trẻ thơ. Một điều đáng lo ngại nữa là, hiện nay trên các diễn đàn mạng xuất hiện truyện cổ tích bị làm méo mó nội dung, hình ảnh được vẽ theo lối game online Võ Lâm Truyền Kỳ đầy hình ảnh bạo lực, ngôn ngữ hết sức ngớ ngẩn, xuyên tạc làm chệch hẳn nội dung theo lối…nhảm nhí và thiếu hiểu biết. Đối tượng "sáng tạo" này là những cô cậu tuổi teen muốn làm giang hồ trong truyện cổ tích. Nếu để trẻ vô tình đọc những truyện này sẽ làm trẻ có cái nhìn sai lệch, tâm hồn bị khô cứng… thật tai hại lắm thay. Việc tái hiện truyện cổ tích bằng tranh sẽ giúp trẻ dễ tiếp nhận hơn qua hình ảnh trực quan sinh động là một cách làm đáng trân trọng. Thế nhưng, cách làm này đã bị đi chệch theo hướng có hại, làm mất đi hình ảnh trong sáng, ngôn ngữ mộc mạc, tình tiết, kết cấu giản dị và cả một thế giới lung linh trong truyện cổ tích. Sự "hiện đại hóa" cũng sẽ làm ảnh hưởng đến sự phán đoán, phân biệt đúng sai, thật giả khi đây là những hình ảnh ban đầu mà trẻ tiếp nhận. Vô tình hay cố ý, các NXB và các đơn vị liên kết xuất bản đã bỏ qua những tình tiết có vấn đề trong khâu biên tập hoặc biên tập một cách hời hợt. Và điều đáng nói là những truyện này lại phát hành rộng rãi tại các nhà sách cho khách hàng là trẻ em. Hiện nay có người đã bỏ ra cả cuộc đời để cất công sưu tầm, nghiên cứu và bảo tồn truyện cổ tích, thì hiện tượng "hiện đại hóa" truyện cổ tích chẳng khác nào tiếp tay làm cho kho tàng quý giá của ông bà ta dần mất đi. Truyện cổ tích được các thế hệ này đến thế hệ khác nâng niu và gìn giữ bởi nơi đó cất giữ những điều hay để người lớn dạy cho trẻ biết cách làm người. Thế giới trong trẻo của truyện cổ tích chắp cánh cho trẻ thơ những ước mơ đầu đời, giúp trẻ em nhận thức và phân ranh những giá trị về lòng tốt, tình yêu thương, nghị lực, cách ứng xử, sự lễ độ… giữa cái ác, cái xấu, lòng ích kỷ, hận thù. Truyện cổ tích cũng được các nhà chuyên môn khuyên phụ huynh nên đọc cho trẻ nghe càng sớm càng tốt, nó sẽ giúp cho trẻ hình thành tính cách, nuôi dưỡng và phát triển tâm hồn nhờ vào ngôn ngữ trong sáng, hình ảnh vừa mộc mạc vừa lung linh phép mầu… Diệu Ẩn nguồn giacngo.vn1 like
-
Ủa người khác đứng tên mua đất xem lá số của chị e rằng thiếu chính xác, nếu như vậy năm nay hao tốn cũng nhiều về việc này hy vọng tới tháng 9,10 sẽ có nhiều chuyển biến, rất cẩn thận coi chừng bị người khác lừa gạt hao tốn tiền của nhé. Năm tới theo tôi đoán là gái, như nói từ trước lá số giờ tỵ rất hiếm muộn con, nên dù có thai cũng phải cẩn thận, chờ tháng 6 âl năm Mão xem sao...Cung nô của chị cũng xấu lắm kết hợp với mấy bà dì thì không ăn thua rồi1 like
-
Chưa đâu. Năm tới thiên tai còn kinh hơn. Năm nay mới chỉ là ....."quảng cáo" ra kiểu, làm mẫu, có tính giới thiệu sản phẩm thôi.1 like
-
Tiếp xúc với các Cô phụ trách, Wild thật ngỡ ngàng với những câu chuyện từ môi trường giáo dục ở vùng cao đầy nắng gió này. Cả xã chưa nhà nào có cái tivi, một tiện nghi phổ thông so với người dân thành phố thì ở đây là niềm mơ ước của các Cô để dỗ trẻ đến trường. Dí dỏm hơn nữa là ngày Thầy cô 20/11 các em còn được phụ huynh khuyến khích đến trường mong có tí quà bánh gì từ các Cô? Các Cô Giáo ở đây đã quen với điều kiện nghịch lý này nên trích tiền túi mua cho các cháu ít quà bánh ngọt, khác với những thức ăn thường ngày khoai, sắn, bánh tráng và bắp để mong các cháu hứa với cô sẽ đến trường. Ngược với hình ảnh ở đây, TP HCM hay các tp phát triển khác vào ngày này ngành giáo dục luôn được tri ân hoa, thiệp và những món quà giá trị để thể hiện tình cảm của phụ huynh dành cho giáo viên. Nhưng các Cô đã thật thà bày tỏ: Chúng tôi chỉ muốn các em đừng bỏ học đừng bỏ con chữ để cuộc đời được thay đổi. Cái truyền hình của Trung tâm tặng đã là điều kiện tốt nhất để lôi kéo các em. Và tôi chợt có so sánh nếu các bạn nào trong ngành này ở tp thường xuyên ta thán cảnh kẹt xe hãy đến với các em nơi này :) . Tha hồ thông thoáng về giao thông và cần có tấm lòng. Hình ảnh tổng hợp số quà tặng. Trong đó còn có 1 tivi 17 incn, một cassette, một ấm nước đun nhanh và thùng đồ chơi của gia đình Compack gởi tặng. Cô hiệu trưởng và cô hiệu phó đã nhận quà tặng của trung tâm. Số quà trao tặng được mua gồm có: 2 Tivi LG 29 inch. 60 bộ quần áo, 200 khăn lau mặt cho trẻ em, 4 bộ móc nhựa phơi khăn. Cô Hiệu trưởng đã xem số khăn dành cho các em. Bên cạnh là Tivi và Cassette được tặng kèm theo quà của Trung tâm. Người đã giới thiệu ngôi trường này đến với chúng ta, anh đã đóng góp một phần công sức cho chuyến đi này được trọn vẹn, anh đang lắp ráp tivi để các cháu được thưởng thức ngay phần quà của mình. Cô hiệu trưởng đã mời được một số giáo viên và học sinh, cùng với Wild có một ảnh kỷ niệm Được ngồi xem ti vi, trên khuôn mặt các cháu thể hiện sự lạ lẫm khi lần đầu tiên được tiếp xúc với phương tiện truyền thông này. cô hiệu trưởng đang viết lời cám ơn Cô hiệu trưởng chuyển phong thư cám ơn đến trung tâm. Hóa đơn mua quà tặng cùng thư cám ơn sẽ được post lên vào ngày mai.1 like
-
Trên đời có 3 cái "Tu",Thứ nhất tu tâm,thứ nhì tu đạo,thứ ba tu chùa! Khi bước vào chùa kính phật thì ngỡ sẽ gặp "Sư" nếu không gặp Sư thì cũng có "Tăng" để những vướng mắt trong tâm hồn được cứu giải; đó là vì tôi nghỉ tới (ĐẠO)...) Còn người hành đạo như thế nào thì để đạo xét tâm. Biết được cái “sai” của người, mà không đạo cho người hay, thì đạo bất chính! Biết cái “nạn” của người mà không đạo cho người biết thì đạo bất tâm!!!...Tâm chưa trọn,đạo chưa tròn,thì làm sao dụng chùa chứ!? Có một hôm tôi nhìn thấy đám lục bình trôi giữa dòng sông,tôi tự chợt nghĩ rằng! Trong đạo có ta, nhưng trong ta có đạo không? Cũng như phong thủy luận khí học này, dùng đất phải điểm hướng,dùng trạch phải điểm tâm. Trước tiên muốn điểm trạch nào thì phải dụng “tâm” nếu tâm không chuẩn sai 1 ly đi một dặm.Tôi nghỉ rằng điều đó các nhà phong thuỷ ai cũng đều lưu tâm hàng đầu cả khi bước vào điểm trạch, vì nếu tâm không chuần thì làm sao điểm đến được long lai, để mạch khí vào huyệt vị khởi sắc tố cho trạch. Vì trong trạch lớn còn sinh ra nhiều trạch nhỏ nếu trạch đó có! tôi gọi đó là (Trong trạch có trạch). Muốn nói cho người ta hiểu. Hãy hiểu những gì mình đã nói!!!1 like
-
@ luu huynh, - sửa chữa với quy mô trên thì là động thổ rồi. - nên để qua tháng 8 làm, ngày 11 hay 12 tháng 8 âm. - hướng nhà thì xem qua thực địa mới quyết được. Thiên Đồng1 like
-
Doanh nhân sợ thua 'ông trời' Nguồn: vnexpress.net Buôn bán đang vào cầu bỗng chốc tài sản tiêu tan hơn một nửa sau vụ cháy chợ, tóc đã nhiều sợi bạc, bà Bình gắng gượng dựng lại sự nghiệp giống như những ngày đầu khốn khó. Trận hỏa hoạn xảy ra tại chợ Đồng Xuân 16 năm về trước đã khiến cho toàn bộ kho hàng của bà Bình bị thiêu trụi. Hơn nửa gia tài theo bà hỏa bay đi, tinh thần của bà cũng suy sụp. "Tôi chợt nhớ tới lời thầy bói cách đó vài năm nói rằng tôi có thể bị mất trắng tài sản chỉ trong một đêm. Nhưng nếu qua được vận hạn tuổi 53 này, tôi có thể xoay sở và gỡ lại toàn bộ. Lúc đó, tôi mới vỡ ra là - cái số đã định thì rất khó cưỡng", bà Bình nhớ lại. Gom số tiền còn lại, bà Bình chạy vạy vay thêm được chút vốn liếng để xây dựng lại từ đầu. "Đôi lúc chán nản, tôi đã ngửa mặt lên trời than rằng: Nếu trời thương thì giúp con vượt qua giai đoạn khó khăn này", bà nói. Và rồi, trời không phụ lòng người. Trong lúc chờ sửa sang, xây dựng lại chợ, bà thuê tạm một quầy hàng nhỏ trên phố để buôn bán. Cứ thế "góp gió thành bão, tích tiểu thành đại", nhờ kinh nghiệm và mối làm ăn sẵn có từ trước, bà trở thành "trùm" cung cấp các sản phẩm quần áo, vải vóc cho các đầu mối tại nhiều tỉnh thành... Giờ thì bà Bình tuyệt đối tin rằng ngoài sự cố gắng của bản thân, nếu không gặp thời và chưa "đứng số" thì rất khó đạt được kết quả như mong muốn. "Sống chết có mệnh. Giàu sang do trời"- câu nói này đang trở thành câu cửa miệng của nhiều doanh nhân khi lý giải cho sự thành bại của mình. Vị tổng giám đốc một doanh nghiệp có tiếng tâm sự rằng: "Khi vận đen đã gõ cửa thì cố gắng mấy cũng không vớt vát được nhiều". Thương vụ thất bại bạc tỷ của ông cách đây 8 năm được ông cho là có liên quan đến chuyện "khôn ngoan chẳng lại với giời". Ấy là sự chần chừ mà bỏ lỡ cơ hội, quá tin vào bản thân mà quên mất rằng nhân có hòa nhưng thiên chưa thuận, địa chưa lợi. Trong một lần chiêu đãi bạn bè sau thương vụ làm ăn lớn, ông cắt tiết 3 con tôm hùm, cả 3 con đều không ra chút máu nào. Bạn bè thân cho rằng đó là điềm gở báo trước có vận đen, còn ông thì cho rằng đó chỉ là do mình không có kinh nghiệm. Thế nhưng, sau đó, liên tiếp những thất bại đã xảy ra. Dự án đang thi công bị chậm lại do khiếu kiện, tổ chức tín dụng siết cho vay, đối tác nước ngoài phá sản nên dự án hợp tác bị gián đoạn... Chưa hết, năm ấy, ông còn suýt nữa bị mất mạng khi một con chó từ đâu chạy ngang trước đầu chiếc xe bạc tỷ của ông. Xe phanh đột ngột rồi kẹo lái, đâm sầm vào một cây cổ thụ bên đường. "Quả thật, khi vận đen đến, mọi tính toán của mình đều trật lất. Nói như thế không phải là mình ỉ lại, quá tin vào trời đất. Nhưng quả thật, trong cuộc sống có những cái mình không thể giải thích được", vị tổng giám đốc này nói với VnExpress.net. Năm 2009, một công ty chứng khoán ở Hà Nội được đánh giá là rất thành công với thành tích về tự doanh (kinh doanh) cổ phiếu. Nhờ đánh giá đúng xu hướng, chọn cổ phiếu cỡ vừa và nhỏ, công ty này đã thắng lớn, bất chấp khủng hoảng và hậu suy thoái. Thế nhưng, sang năm 2010, việc chọn xu hướng đúng, cổ phiếu được mua có các yếu tố cơ bản tốt nhưng do những tác động cực kỳ bất thường của thị trường thế giới, tự doanh của công ty này lỗ nặng. Lãnh đạo công ty than thở: “Chẳng thể dự đoán trước điều gì với cái ngành này. Đôi khi khôn ngoan cũng chẳng lại với trời. Một số người cứ nhắm mua bừa thì lại gặp may và chiến thắng, còn mình làm bài bản, tính toán cẩn thận thì lại thất thu”. Thị trường hàng không Việt Nam cuối năm 2008 cũng xuất hiện những đợt sóng mới khi ông chủ Hà Hùng Dũng tuyên bố thực hiện chuyến bay thương mại đầu tiên sau khoảng vài tháng chuẩn bị. Ngay từ đầu, giới chuyên gia đã nhìn nhận việc ông Tổng Hà Dũng cất cánh trong bối cảnh thị trường đang đối mặt với khủng hoảng, suy thoái là thiếu các điều kiện cần và đủ như - Thiên thời - Địa lợi - Nhân hòa. Quả nhiên, sau khoảng một năm cất cánh, Indochina Airlines ngừng hoạt động và đối mặt với con số nợ lên tới vài chục tỷ đồng. Bản thân ông Dũng tại thời điểm nhận giấy phép kinh doanh cũng đã không ít lần gặp khó khi phải đổi tên từ Speed up (Tăng Tốc) sang hãng hàng không Đông Dương - Indochina Airlines. Cái tên "Tăng Tốc" khi chuyển đổi sang cách viết của tiếng Anh thì từ "Tăng Tốc" biến thành "Tang Toc" và mỗi người nhìn vào đều có thể suy luận thành "Tang Tóc" hay một vài từ tương tự. Tổng giám đốc Hà Hùng Dũng trong lần trao đổi với VnExpress.net cũng cho rằng khi trời không giúp thì mọi cố gắng, nỗ lực của mình rất khó đạt được. "Tôi không phải là người mê tín nhưng luôn tin rằng có thế lực thứ 3 mà chúng ta chưa thể chạm tới hoặc không lý giải nổi. Đôi khi ta đề ra nhiều kế hoạch nhưng không thể thực hiện được vì bàn tay của thế lực thứ ba lái theo chiều hướng khác", ông Dũng nói. Phan Linh Anh1 like
-
'Sát nhân' thầm lặng sống trong nghĩa trang Cập nhật lúc 16:53, Thứ Năm, 29/07/2010 (GMT+7) - "Sát nhân" thầm lặng trú ẩn trong nghĩa trang. Những vết lở loét trên thân thể nạn nhân loang dần. Nạn nhân có thể "bất đắc kỳ tử". Thời gian gần đây, Bệnh viện Bệnh Nhiệt Đới TP.HCM đã tiếp nhận hai trường hợp bị mắc một chủng loại nấm nguy hiểm, hiếm gặp và rất khó chẩn đoán. Các bệnh nhân này đều còn rất trẻ, tổn thương do nấm gây ra khiến họ không thể hòa nhập với cộng đồng, thậm chí tính mạng cũng bị đe dọa nghiêm trọng. Suốt nhiều năm khổ sở Sinh viên trường Cao đẳng tên Trần Quốc A., 20 tuổi, ngụ tại quận Bình Tân, TP.HCM đã phải sống cảnh khốn khổ do mắc chứng bệnh lạ suốt hơn 2 năm qua. Đang sống trong quãng thời gian đẹp nhất của đời sinh viên, bỗng dưng vào một ngày, A. phát hiện vùng da phía dưới hai cánh tay nổi mẩn đỏ, ngứa ngáy. Chẳng bao lâu sau, vệt đỏ lan rộng ra nhiều phần khác của cơ thể như bụng, đùi, hai bên hố chậu… Bệnh nhân A. khi đã hồi phục. Ảnh: Thanh Huyền A. hoảng sợ đi khám nhiều nơi và đều được chẩn đoán là bị chàm bội nhiễm. Tuy nhiên, dù tích cực điều trị thuốc kháng sinh, kháng viêm theo toa của bác sĩ, vùng da chàm đỏ chẳng hề thuyên giảm. Vết thương trên da của A. càng ngày càng ngứa ngáy, lở loét, chảy nước khiến anh vô cùng đau đớn mỗi khi mặc quần áo. Cứ đến tiết học thể dục, A. lại viện cớ bị ốm để trốn ở nhà vì sợ bạn bè phát hiện mình mắc chứng bệnh quái lạ. Cuối cùng, trong lần đến khám tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt Đới TP.HCM, A. đã may mắn tìm được lời giải đáp cho căn bệnh của mình cũng như chấm dứt những tháng ngày đầy đau khổ, tự ti và mặc cảm. Sau khi soi tươi và cấy sang thương da cho A., các bác sĩ của bệnh viện đã phát hiện những khúm nấm Aspergillus hình tròn. Ngay lập tức, bệnh nhân được dùng thuốc đặc trị, sau 5 tuần đã hoàn toàn bình phục. Những vết loét đỏ trên da dần khô và teo lại. Qua điều tra bệnh sử, BS Trần Phủ Mạnh Siêu, Trưởng khoa Xét nghiệm Bệnh viện Bệnh Nhiệt Đới TP.HCM cho biết, có khả năng môi trường sống của A. cạnh nghĩa trang Bình Hưng Hòa chính là nguyên nhân khiến cậu ta bị mắc loại nấm này (nấm Aspergillus thích mọc trên những chất hữu cơ phân hủy). Tính mạng của chị Tạ Thị H., sinh năm 1965, ngụ tại huyện Châu Thành, tỉnh Long An cũng đang hết sức nguy hiểm do bị nấm Aspergillus đóng thành một khối u trong phổi. Nấm Aspergillus trong phổi. Ảnh: Thanh Huyền Chị H. từng được chẩn đoán bị khối u phổi lành tính và chỉ định mổ. Tuy nhiên, trong ca phẫu thuật, bác sĩ đã không dám cắt đi khối u vì phát hiện các bướu trên phổi của bệnh nhân dính với nhau và có những hoạt tử bã đậu. Kết quả sinh thiết cho thấy, khối u kia chính là do những tế bào nấm Aspergillus đóng lại. Trường hợp của nữ bệnh nhân này vô cùng phức tạp. Các bác sĩ không dám can thiệp phẫu thuật bóc tách bởi khối nấm xâm lấn rất gần động mạch chủ. Chỉ cần sơ sẩy một li khi thao tác làm động mạch vỡ ra thì bệnh nhân sẽ chết ngay tại chỗ bởi không có cách nào kịp thời cầm được máu. Aspergillus sống trong thực phẩm mốc Chúng ta khó mà ngờ được nấm Aspergillus chính là loại nấm mốc mà dân gian vẫn thường gọi. Chúng tồn tại khắp nơi trong thiên nhiên, trên cây xanh và ở cả thực phẩm như ngô, lúa hay thức ăn ôi thiu… Loại nấm này có chủng lây truyền cho con người qua đường hô hấp, lơ lửng trong không khí và phát tán theo gió. Nếu bị nấm Aspergillus nhiễm vào phổi sẽ rất khó nhận biết bởi không có triệu chứng rõ rệt. Chỉ khi nào tế bào nấm xâm lấn vào phế quản thì bệnh nhân mới có phản xạ ho. Theo BS Siêu, loại nấm Aspergillus chính là kẻ giết người thầm lặng, chúng âm thầm phát triển trong cơ quan nội tạng, xâm lấn lên động mạch chủ, gây vỡ động mạch làm người bệnh "bất đắc kỳ tử". Hiện nay, cách duy nhất để phát hiện nhiễm nấm Aspergillus nội tạng là qua các kỳ khám tổng quát định kỳ. Bác sĩ Siêu khuyên người dân nên chụp phổi 6 tháng/lần để kịp thời tầm soát bệnh. BS lưu ý người dân không ăn và hít phải các thực phẩm bị mốc để tránh nguy cơ lây nhiễm nấm Aspergillus. Thanh Huyền1 like
-
Kính thưa quí vị quan tâm. Đối khi thân chủ đến xem một lá số Tử Vi thường hỏi người tư vấn:"Thầy xem giúp tôi nên chọn nghề gì thích hợp?". Còn bài viết dưới đây thì chứng tỏ thày thuốc cũng có chức năng tương tự thày bói. Phải chăng Tử Vi chính là bảng mã hóa những thành tựu trong y khoa liên quan đến những tương tác từ vũ trụ? ----------------------------------------- Chụp cắt lớp não giúp chọn nghề nghiệp phù hợp 28/07/2010 11:01 (GMT +7) Trong tương lai, kỹ thuật chụp cắt lớp có thể được sử dụng để xác định khối lượng chất xám ở những vùng khác nhau của não bộ, giúp con người có thể lựa chọn nghề nghiệp phù hợp nhất với năng lực của họ. v ảnh minh họa Tiến sĩ Richard Haier, trưởng nhóm nghiên cứu thuộc trường Đại học Y tại bang California của Mỹ đã tiến hành phân tích các dữ liệu não bộ của hơn 40 người ở độ tuổi từ 18-35, từng trải qua tám thử nghiệm về năng khiếu tại Quỹ Nghiên cứu Johnson O"Connor để hướng nghiệp. Những người tham gia nghiên cứu được chụp cắt lớp não để xác định khối lượng chất xám ở từng vùng khác nhau. Kết quả nghiên cứu cho thấy chụp cắt lớp có thể bổ trợ cho các thử nghiệm năng khiếu giúp mọi người tự tin hơn trong việc lựa chọn hoặc quyết định nghề nghiệp lý tưởng cho mình. Theo Tiến sĩ Richard Haier, mối liên hệ giữa não bộ và nghề nghiệp cho phép người này có ưu thế hơn hẳn người khác về một nghề nào đó. Mọi người đều có thể học lái xe, nhưng không phải ai cũng trở thành người lái xe đua vì điều đó cần có những nhận thức đặc biệt liên quan đến việc xử lý xe ở tốc độ cực cao Theo VietNamnet1 like
-
Thư cảm ơn của bệnh viện 9g30 sáng 25/7/2010 khởi hành tới bệnh viện. Làm kiểu một tấm trước khi đi Anh yeuphunu, cô Wildlavender, thiên đồng, Chị An Thanh Cặp đôi đi làm từ thiện trẻ đẹp, duyên dáng và năng động nhất Khanhhoang và bạn Tới cổng bệnh viện Nhi Đồng 2 Chờ một tí để vào trong yeuphunu, Compack, Wildlavender, Anthanh, cháu của Anthanh, Thiên Đồng, Khanh, VanLang. yeuphunu, Compack, Wildlavender, Anthanh, cháu của Anthanh, Khanh, Hoàng, VanLang. Trên đường tới Khoa hồi sức Máy hết pin...1 like
-
Sáng nay ACE Lý Học Đông Phương gồm: Compack, An Thanh, Yêuphunu, khanhhoang và bạn gái, Vanlang, Thiên Đồng, Rừngnauy và Con gái, cùng với Wild đến BV Nhi Đồng II thăm cháu bé theo bài viết. Thời tiết hôm nay mát mẻ lại đi dưới hàng me hơn trăm tuổi tạo cho chúng tôi một cảm giác bước chân đi nhẹ tênh, mà lòng không kém phần nôn nao sớm gặp bé Nhân Ái. Và đấy Bé....với những vết đỏ do băng dán thường xuyên gắn vào 2 bên má cháu, chúng tôi không thể ghi thêm tấm ảnh nào vì vướng qui định. (ảnh này có được do công của VănLang :mellow: ) Người phụ trách sau khi hướng dẫn thăm cháu đã trở về văn Phòng nhận số tiền chúng ta tặng. vẫn cần một chữ ký của người đại diện trao tặng. Cuối cùng ACE đã có một ảnh kỷ niệm bên ngoài phòng của cháu bé.1 like
-
Không cần lo lắng vì nhà máy điện hạt nhân ở Quảng Tây Viện trưởng Viện Năng lượng nguyên tử Vương Hữu Tấn cho rằng người dân không nên lo lắng về việc Trung Quốc sắp xây nhà máy điện hạt nhân ở một nơi cách Việt Nam 60 km. Trung Quốc vừa thông qua kế hoạch xây một nhà máy điện hạt nhân ở Fangchengchang (Phòng Thành Cảng), thành phố duyên hải của khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây, giáp với tỉnh Quảng Ninh của Việt Nam. Trong giai đoạn 1 Trung Quốc sẽ bắt đầu xây trước hai lò phản ứng CPR-1000 có công suất 1,08 GW vào cuối tháng 7 này. CPR-1000 là loại lò thuộc thế hệ II+ và do Trung Quốc tự thiết kế. Viện trưởng Vương Hữu Tấn cho biết, phần lớn nhà máy điện hạt nhân ngày nay sử dụng lò phản ứng thế hệ II và được xây dựng theo các quy trình an toàn nghiêm ngặt nên khả năng xảy ra sự cố là rất thấp. Sau sự cố nổ nhà máy điện nguyên tử Chernobyl (Liên Xô cũ), công nghệ hạt nhân thế giới đã có bước tiến vượt bậc. Khả năng kiểm soát an toàn hạt nhân hiện nay cao hơn rất nhiều so với công nghệ được áp dụng trong nhà máy Chernobyl. Trong trường hợp trục trặc xảy ra dẫn tới rò rỉ phóng xạ thì chất phóng xạ sẽ không thoát ra khỏi phạm vi nhà máy. Vì thế, theo ông Tấn, khoảng cách 60 km từ nhà máy tại Phòng Thành Cảng tới Quảng Ninh không gây nguy hiểm. Tại Nhật Bản, có những nơi người dân sống cách nhà máy điện hạt nhân chừng 500 m. Cả Trung Quốc và Việt Nam đều tham gia Công ước An toàn hạt nhân. Theo quy định của Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA), khi xây dựng nhà máy điện hạt nhân, hàng năm các nước tham gia Công ước An toàn hạt nhân phải cung cấp báo cáo phân tích an toàn và chia sẻ thông tin. Do đó Việt Nam sẽ nhận được thông tin về an toàn hạt nhân từ Trung Quốc cũng như các nước khác. Ngoài ra Trung Quốc cũng phải tuân theo quy định quốc tế về an toàn khi xây dựng nhà máy tại thành phố Phòng Thành Cảng. Theo ông Vương Hữu Tấn, phía Trung Quốc luôn sẵn sàng tiếp chuyên gia Việt Nam tham quan và tìm hiểu các nhà máy điện hạt nhân của nước này. Vì vậy việc tìm hiểu nhà máy tại Phòng Thành Cảng để đánh giá mức độ an toàn là việc nằm trong khả năng của chuyên gia Việt Nam. Viện Năng lượng nguyên tử đã trình Chính phủ kế hoạch lắp đặt mạng lưới các trạm quan trắc ở các tỉnh sát biên giới Trung Quốc để quan trắc thời tiết. Mạng lưới này cũng có thể phát hiện dấu hiệu rò rỉ phóng xạ (nếu có) từ nhà máy điện hạt nhân tại nhà máy Phòng Thành Cảng tới Việt Nam. Minh Long nguồn vnexpress.net1 like
-
THÔNG BÁO KHẨN CẤP CỦA DIENBATN Thời gian qua các trang blog : http://vn.360plus.yahoo.com/dienbatn http://vn.360plus.yahoo.com/lythienhuonghn/ cùng các địa chỉ Mail : dienbatn@yahoo.com - lythienhuonghn@yahoo.com - lythienhuongvn@yahoo.com của dienbatn liên tục bị kẻ xấu cướp mất quyền điều khiển . Cả số điện thoại : 0904392219 cũng bị mất . Trong thời gian này , dienbatn chỉ còn lại hai trang dự phòng là : http://dienbatn0904392219.multiply.com http://dienbatnblog.blogspot.com/ Số điện thoại mới của dienbatn : 0942627277. Email : dienbatnbis@yahoo.com Tạm thời trong thời gian chờ khắc phục , các bạn gọi theo số điện thoại ở trên . Thân ái . dienbatn.1 like
-
Lợi thế của các cơ sở kinh doanh cùng ngành trên cùng một khu vực, qua góc nhìn của Phong Thuỷ Lạc Việt. Achau Trong cuộc sống sinh hoạt thường nhật, có những tuyến đường đã chở nên quá quen thuộc khi ta muốn mua sắm một vật phẩm cụ thể nào đấy, ví như các phố Hàng Lược, Hàng Mã, Hàng Chiếu… ngoài Hà Nội hay đường Bạch Đằng, đường Ngô Gia Tự, đuờng Lý Thường Kiệt, đường Võ Thị Sáu …..v.v. ở T/p HCM. Khi xã hội phát triển, ta có thể thấy có siêu thị chuyên bán về các mặt hàng điện máy, có siêu thị lại chuyên bán các mặt hàng phục vụ cho cuộc sống sinh hoạt thường nhật…. v.v.. rồi Chợ Nhật Tảo, chợ Dân Sinh ở Tp HCM. Qua quan sát, có thể nhận thấy rằng, các cơ sở kinh doanh ở những nơi tập trung nhiều cửa hàng cùng bán một ngành hàng có thể coi là phát đạt hơn, so với các cơ sở kinh doanh cùng ngành hàng (hay mặt hàng cùng loại) khi mở riêng lẻ. Điều này hoàn toàn được lý giải một cách nhất quán dưới góc độ phân tích của Phong thuỷ Lạc Việt Phong thuỷ Lạc Việt cho rằng, bên cạnh những tiêu chí tốt cần theo phong thủy cho một cửa hàng kinh doanh như: hướng tốt, cấu trúc phù hợp, vận tốt & phù hợp với cảnh quan môi trường xung quanh ...vv..... thì việc chọn vị trí, xây dựng hay thiết kế các cơ sở này để đón đựơc luồng sinh khí càng nhiều, càng tôt là một yếu tố rất cần thiết. Trên cơ sở này thì một cửa hàng ở những khu phố càng đông người qua lại thì sinh khí càng dồi dào. Từ đó chúng ta dễ dàng nhận thấy rằng: Khi các cửa hàng cùng một ngành hàng, được tập trung ở một khu vực thì sẽ quy tụ khách hàng có nhu cầu mua sắm mặt hàng đó có nhiều lựa chọn hơn, so với họ đến một cửa hàng kinh doanh mặt hàng đó, ở khu vực đơn lẻ. Chính vì vậy, khu vực kinh doanh tập trung sẽ dồi dào sinh khí, do lượng khách có nhu cầu về mặt hàng đó tập trung hơn. Một lợi thế hơn rất nhiều nữa là: Do mục đích mua sắm của những khách hàng đến khu vực kinh doanh cùng ngành hàng là những ý tưởng đồng nhất. Ta thấy rằng, việc một cửa hàng được thiết kế phù hợp với phong thuỷ sẽ kéo theo một luồng khí nhất định tới cửa hàng đó & khi có nhiều cửa hàng nằm trên cùng một khu vực hay một tuyến đường sẽ kéo theo nhiều nguồn sinh khí tới khu vực/ hay tuyến đường này. Trong những thời điểm nào đó thì đây chính là những yếu tố làm cộng hưởng luồng dương khí trong khu vực. Qua thời gian, nguồn sinh khí được cộng hưởng ngày càng mạnh nên & làm cho khí lực kéo tới khu vực này ngày càng trở nên thuần nhất & tinh khiết. Do việc tập trung các cửa hàng hay các cơ sở kinh doanh cùng ngành hàng trên cùng một khu vực, lâu dần & qua thời gian sẽ kéo theo nhiều khách hàng có cùng một nhu cầu tới. Việc này, bộ môn Phong Thuỷ Lạc Việt quán xét cho rằng dương khí trong khu vực này càng ngày càng thịnh & làm cho các cơ sở kinh doanh ở đây ngày một phát đạt hơn. Hiệu ứng của tính minh triết Việt “đồng thanh tương ứng, đồng khí tương cầu” đã được cộng hưởng & phát tác. Có thể thấy rằng, sự tập trung các cơ sở kinh doanh có cùng một ngành hàng là một yếu tố rất có lợi - xét theo Phong Thủy Lạc Việt – khi chúng ta muốn chọn một địa điểm để kinh doanh. Việc chọn địa điểm ở những khu vực như vậy, sẽ làm cho các cơ sở kinh doanh ở đây thuận lợi hơn rất nhiều so với các cơ sở kinh doanh cũng mặt hàng đó ở những hoạt động đơn lẻ, do tính tụ khí của người tiêu dùng Trong phạm vi mở rộng đối tượng quán xét, chúng ta cũng có thể thấy đó là các Khu Công nghiệp, Khu công nghệ cao.... Hay những tòa nhà cao ốc văn phòng, không khí làm việc cũng sẽ hơn hẳn nếu so với nhưng cơ sở đó hoạt động ở những nơi đơn lẻ. Bởi vậy, từ cái nhìn của Phong thủy Lạc Việt, việc hoạt động kinh doanh và làm việc tập trung là một trong những yếu tố có lợi trong việc kinh doanh buôn bán, xét về sự tập trung khí lực. Thiết nghĩ, Ông cha ta ngày xưa cũng có câu: "Buôn có bạn, bán có phường" là hoàn toàn chính xác. Trên đây là những kiến giải của Achau dưới góc độ Phong thủy Lạc Việt. Cám ơn sự quan tâm của các ACE.1 like
-
Chào Anh Nguyenvu, Cảm ơn Anh đã đóng góp cho bài viết của HTH. Nói về vấn đề Âm khí, Dương khí, HTH hiểu là Âm Dương phải tương đồng chứ nếu chỉ có Dương khí không thì gọi là cô Dương, và là âm dương bất tương đồng. Như vậy theo anh nói ở vùng cực bắc dương khí lớn, như vậy có nghĩa là không có âm khí. Tức nhiên , âm dương bất tương thì người ta không làm nhà. Ngược lại cũng vậy. HTH cũng hiểu, vùng núi thường âm khí rất vượng do rừng núi nhưng không có nghĩa là không có dương khí. Trong bài viết HTH không dám bàn tới chuyện long mạch và huyệt khí, mà chỉ dám nhìn về khía cạnh rất nhỏ là Nhà Sàn. Điều rõ ràng, Mai Châu là vùng đất tụ khí theo cách nhìn của HTH và cảm ơn thông tin của anh , mà từ đó khẳng định về việc Mai Châu là vùng đất tụ khí nên các vị trí chủ chôt của tỉnh Hòa Bình do người Mai Châu nắm giữ. Nhưng HTH cũng cho rằng, các vị trí chủ chốt ấy đều không sống trong nhà sàn truyền thống. HTH rất mong được học hỏi từ Anh. Trân trọng HTH1 like
-
1 like