• Thông báo

    • Bá Kiến®

      Nội quy Lý Học Plaza

      Nội quy này là bản mở rộng Nội Quy - Quy định của Diễn đàn. Khi tham gia mua bán, các thành viên phải tuân theo những quy định sau: Tiêu đề bài viết: Bao gồm: Chỉ dẫn địa lý, Loại hình Mua/Bán, Thông tin mua bán.
      Chỉ dẫn địa lý: Tỉnh/thành nơi mua bán. Hoặc sử dụng định nghĩa có sẵn:TQ: Toàn quốc
      HCM: TP Hồ Chí Minh
      HN: Hà Nội
      [*]Ví dụ: HCM - Bán Vòng tay Hổ Phách ​Nội dung bài viết: Mô tả chi tiết sản phẩm mua/bán
      Bắt buộc phải có thông tin liên lạc, giá Mua/Bán
      Bài mới đăng chỉ được phép up sau 03 ngày.
      Thời gian up bài cho phép: 01 ngày 01 lần.
      Các hành vi vi phạm nội quy này sẽ bị xóa bài hoặc khóa tài khoản mà không cần báo trước.

Leaderboard


Popular Content

Showing most liked content on 02/08/2010 in all areas

  1. Lối đếm theo hệ nhị phân của người Lạc Việt Kỹ thuật công nghệ cao của nhân loại ngày nay phát triển với tốc độ nhanh đến chóng mặt, tính từng ngày chứ không phải từng năm.Nhưng sự phát triển tư duy của loài người từ khi còn là người nguyên thủy chắc là phải rất chậm chạp.Thể hiện ở đứa trẻ sơ sinh khi bắt đầu tập nói đến khi hiểu và biết đếm từ một đến mười là phải mất dăm tháng.Người Lạc Việt cũng phải trải qua các hệ đếm từ ít con số đến nhiều con số,mà hệ đếm thập phân từ một đến mười là đã có từ rất xa xưa.Các từ chỉ con số trong hệ thập phân là không (nòng), một, hai,ba,bốn,năm,sáu, bảy, tám,chín, mười trong tiếng Việt là những từ thuần Việt.Ở mỗi hệ đếm đã trải qua, dù là ít con số đều để lại dấu ấn của con số nhiều nhất trong hệ đếm đó mang nghĩa là “nhiều”.Ví dụ nếu hệ đếm ban đầu chỉ có 2 con số thì “hai” đã để lại các từ: “bay”(ngôi thứ hai số nhiều), “hăng-hái”, “trống-trải”,bừa-bãi”…,rõ ràng người Việt ai cũng hiểu “hăng-hái”nhiều hơn hăng,”trống-trải”nhiều hơn trống, “bừa -bãi” nhiều hơn bừa.Nếu hệ đếm chỉ có 3 con số thì con số nhiều nhất trong hệ đó là “ba”đã để lại: “cả” là nhiều nhất, là tất cả,tất là hoàn tất tức hết vòng đếm; “đã” cũng là nhiều nhất (ăn “đã”quá rồi,sướng “đã”quá rồi), “chung-chạ”, “vật-vạ”, “la-cà”, “vất-vả”…đều là mang ý nhiều nhất. Nếu hệ đếm chỉ có 4 con số thì con số nhiếu nhất trong hệ đếm đó là “bốn” đã để lại “bọn”, “bộn”, “lổn nhổn”, “lộn-xộn”…đều ý là nhiều.Nếu hệ đếm chỉ có 5 con số thì số đếm nhiều nhất trong hệ đó là “năm” ( “prăm” trong hệ đếm ngũ phân của người Khơ Me) đã để lại “dăm”, “lắm”(Từ này trong Quan Thoại phát âm là “rán” nhưng những từ ghép với “rán” thì lại đều là ghép theo cú pháp Việt,tức chính trước phụ sau,như “dư rán”-tự nhiên,nghĩa là tự sinh ra lắm thứ,chỉ vũ trụ; “thian rán”-thiên nhiên,nghĩa là trời sinh ra lắm thứ,chỉ trái đất; “liẻo rán”-liễu nhiên,tức biết lắm; “hoang rán”-hoang nhiên,tức hoảng lắm; “xin xin rán”-hân hân nhiên tức hớn hở lắm…mà chúng chỉ có trong văn viết chứ không có trong khẩu ngữ.Cú pháp Quan Thoại thì phụ trước chính sau,như nói “hẩn hảo” là rất tốt chứ không nói “tốt lắm”như Việt.Người Hoa vẫn nói “théng xẻo tứa”là nghe hiểu được như cú pháp Việt chứ không nói “thing tứa tủng”là nghe được hiểu như Quan Thoại), “nạm”, “nắm”, “mắm”,chăm-chắm,băm-vằm…đều nghĩa là nhiều.Nếu hệ đếm chỉ có 6 con số thì số nhiều nhất trong hệ đó là “sáu”(người Hồ Nam đến nay vẫn nói là “lấu”) để lại: “sau”(cuối cùng tức hết vòng đếm), “nậu”(số nhiều ngôi thứ ba), “nẫu”, “lâu”, “máu”(ham nhiều), “đau-đáu”, “hau-háu”, “láu-táu”…đều ý là nhiều.Nếu hệ đếm là có 7 con số thì số nhiều nhất của hệ đó là “bẩy” để lại: “bầy”, “sây”, “bầy-hầy”, “lầy-nhầy”, “tung-tẩy”, chối “đây-đẩy”, “vung-vẩy”,run “lẩy-bẩy”…đều ý là nhiều(“Thời các nước Ngô,Sở,Việt,ở đó người ta đông dân và giàu có hơn Trung Nguyên nhiều vì họ lắm lúa gạo,và tiếng nói của họ thuộc hệ ngữ Nam Á khác xa tiếng Trung Nguyên,họ còn có cả hệ đếm thất phân có 7 con số”-theo nhà văn quá cố Nhật Bản Shiba Ryôtarô-trích tạp chí Xưa và Nay,hội sử học Việt Nam).Nếu hệ đếm có 8 con số thì số nhiều nhất của hệ đó là “tám” đã để lại “ham”, “hám”, “tham-lam”, “đẫm”, “thâm”, “thắm”, “thăm-thẳm”, “lảm-nhảm”…đều ý là nhiều.Nếu hệ đếm là 9 con số thì số nhiếu nhất của hệ đó là “chín” đã để lại: “chùm”, “trùm”, “chòm”, “túm- tụm”, “xỉn”, “bịn-rịn”…đều ý là nhiều(Thời Văn Lang đã có hệ đếm này nên Vua Hùng mới đòi “nhiều”nhất là “voi chín ngà,gà chín cựa,ngựa chín hồng mao”).Hệ thập phân chắc là xuất hiện sau cùng,nhưng cũng thời cổ đại rồi,lúc đó là hệ đếm từ số “chắc” đến số “chục”. “Chắc” là 1,là có,là biết( tiếng Tày “chắc”nghĩa là biết, cặp đối nghịch “bố/chắc” của tiếng Tày tức “không/biết”, tương ứng “0/1”,thì cũng như cặp “nỏ/có” của tiếng Việt hay “no/count” của tiếng Anh là “không/đếm”,có 1 rồi mới bắt đầu đếm được chứ). “Chắc” là hạng nhất,là “number one” nên được hơn cả gọi là “đắc”,đậm hơn cả gọi là “đậm-đặc”,nồng hơn cả gọi là “nồng-nặc”,dài hơn cả gọi là “dằng-dặc”,lâu hơn cả gọi là “lâu-lắc”,sáng vàng hơn cả gọi là “vằng-vặc”….Con số “chục”là con số nhiều nhất của hệ đếm này nên “chục” cũng để lại các từ mang ý nhiều như “lục- đục”, “cậy-cục”, “đông-đúc”, “nhung-nhúc”…Nhưng cổ xưa hơn,do người Lạc Việt đã lấy cái nôi là cái bọc tròn biểu tượng Âm Dương như một phương tiện kỹ thuật do mình sáng tạo ra để VO tròn mọi từ đa âm tiết vốn có từ xưa thành từ đơn âm tiết có kèm thanh điệu nảy sinh (đương nhiên),nên số đếm hệ thập phân của người Lạc Việt lúc đầu nó là từ MÔ đến MƯỜI.( “Mười” là nhiều nhất nên mới có “thời cơ đã chín muồi”, “ru con con ngủ cho muồi” đều là biểu thị ý nhiều cả).Bởi trong tiếng Khơ Me số 1 là “muôi”,là một thực thể,nó là từ “mỗi” trong tiếng Việt ,ở Quan Thoại nó là chữ 每 đọc là “mẩy” rõ ràng là từ mượn của Việt vì nó không đẻ ra các từ cùng gốc “m” trong nôi khái niệm Âm Dương theo cách sinh sản tự tách đôi của tế bào.Còn MỖI trong nôi khái niệm Âm Dương của người Lạc Việt đã đẻ ra MẬP-MỜ, “mập-mờ” là cái phôi đang tự tách đôi trong cái bọc Âm-Dương,nghĩa của nó là “chưa rõ hẳn,chưa biết là 0 hay là 1”,con MẬP là con Âm(như con Nòng của từ dính Nòng-Nọc) nhưng mang tính dương,lớn đủ trong nôi rồi nó tách hẳn ra độc lập là MỘT(là 1 tức Dương);con MỜ là con Dương( như con Nọc của từ dính Nòng-Nọc) nhưng mang tính âm,lớn đủ trong nôi rồi nó tách hẳn ra độc lập là MÔ (là 0 tức Âm,MÔ mới dẫn đến từ VÔ,âm tiết dân dã có trước,hàn lâm có sau nên mới có chữ vô無;viết là “nam vô A di đà Phật南無阿彌陀佛”nhưng lại tụng là “nam mô A di đà Phật”-tất nhiên đây chỉ là những chữ ký âm cho câu tiếng Phạn).Một thực thể MỖI mà trong tiếng Việt đã thành ra bốn khái niệm: “Mỗi”, “Mập-Mờ”, “Mô”, “Một”,nhưng tổng số âm tiết thì lại là có năm âm tiết:MỖI=MÔ…MẬP-MỜ…MỘT,nếu viết bằng chữ Hán thì được sẵn có một chữ MỖI每 (là âm tiết “mỗi” mà Quan Thoại đã mượn của Việt và phát âm là “mẩy”), còn lại bốn âm tiết kia là MÔ,MẬP,MỜ,MỘT rõ ràng là phải viết bằng chữ Nôm.Các nhà Hán-Nôm học nói là “chữ Nôm khó gấp năm lần chữ Hán”chắc chắn là do cái nguyên nhân này. (Về sự VO tròn-PROPRO nghĩa là lăn tròn- từ đa âm tiết để thành từ đơn âm tiết thì không chỉ ví dụ từ ngôn từ Khơ Me sang ngôn từ Việt,mà còn thấy rõ từ ngôn từ Nhật sang ngôn từ Việt,làm cho từ đa âm tiết bị vò rụng đầu rụng đuôi còn lại mỗi âm tiết lõi ở giữa.Ví dụ “Ô-NA-DI”nghĩa là “giống nhau”của tiếng Nhật,vò rụng mất đầu Ô và đuôi DI,còn lại mỗi NA là “na-ná” rồi thành “như”(ở đây cũng thấy rõ là dân dã “na-ná” có trước rồi mới đến hàn lâm “như” có sau,chữ “như” 如thì đã có sẵn chữ Hán lấy từ người Hoa,chứ “na”và “ná”thì phải bằng hai chữ Nôm thôi).Một câu tiếng Nhật như: “Ni-hôn-Gô Ga,Bê-tô-na mư-Gô Ga,Đê-wa Ô-na-di Đê-xư Nế!”( “Nhật ngữ và Việt ngữ, thế mà, giống nhau đấy nhé” ) dịch theo dân dã (chứ không phải giải thích theo ngữ pháp kiểu hàn lâm) mà đúng sát ý từng từ 100% thì câu đó là “Nhật-Bản Gọi Cả,Việt-Nam Gọi Cả,Thế-mà, Na-Ná Đấy Nhé”.Người Việt vẫn nói “tôi cả anh đi chơi nhé” tức là “tôi và anh đi chơi nhé”,từ “cả” là từ cổ hơn của “và”.Có “Na”(mà tiếng Đài Loan gọi là “la”, Đài-ngữ cũng còn gọi là Đài-la,tiếng Việt có từ “la-lối”, “la lối” om sòm nghĩa là “nói lời” om sòm) rồi mới có “Nói” rồi mới đến “Gọi”(đều là từ thuần Việt cả),mà hàn lâm viết âm tiết “gọi” bằng chữ “Ngữ” 語,Quan Thoại đọc là “ủy”,người Nhật đọc là “Gô”,người Đài Loan đọc là “Gí”, “Đài Gí” là “Đài gọi” , “Đài gọi” chẳng là “tiếng Đài Loan” thì là gì?cũng như Nôm Na nghĩa là người Nam nói hay gọi là tiếng Nam cũng vậy). Cái hình tròn biểu tượng Âm Dương của người Lạc Việt ,chỉ xét khía cạnh số, thì nó đúng là một “bit” thông tin,cho ra 2 giá trị là Âm tức 0 và Dương tức 1.Đó là xét trên một mặt phẳng,đã có được một “bit” thông tin.Nhưng vì nó là một cái bầu hình cầu như một giọt nước,trong đó có con Nòng và con Nọc,nên nếu cứ cắt đối xứng tâm theo đủ các hướng thì sẽ có ty tỷ mặt phẳng tức được ty tỷ “bit” thông tin.Trong tin học thì bit thông tin là đơn vị chuyển tải thông tin,8 bit thì bằng 1byte,rồi nhiều tới KB(ki-lô byte),MB(mê-ga byte),GB(ghi-ga byte).Số giá trị của bit là m=2.Lượng bit sử dụng tức độ dài của thông tin là: n bit. Lượng thông tin có thể chuyển tải là: N, lượng này được tính bằng công thức: N=mn . Như vậy khi người Lạc Việt cổ đại dùng 2 ký tự kẻ vạch như hai giá trị của một bit thông tin là (—) tức 1 và (——) tức 0 để đếm theo hệ nhị phân ,và lấy từ trong cái bầu Âm Dương Lạc Việt ra để sử dụng một lượng chưa nhiều bit thông tin,họ đã tạo ra được: Ở bộ Tứ Tượng thì lượng thông tin có thể chuyển tải là N=mn=22= =4 tổ hợp (chuyển tải được bốn tổ hợp thông tin,tức tứ cái tượng),ở đây độ dài thông tin là n=2 bit ,được ký hiệu bằng hai hàng kẻ vạch.Ở bộ Bát Quái thì lượng thông tin có thể chuyển tải là N=mn= 23=8 tổ hợp (chuyển tải được tám tổ hợp thông tin,tức tám cái quẻ), ở đây độ dài thông tin là n=3 bit ,được ký hiệu bằng ba hàng kẻ vạch.Nếu cứ như vậy đếm tiếp tất sẽ đến độ dài thông tin n=4 bit, ký hiệu bằng bốn hàng kẻ vạch,cho ra lượng thông tin có thể chuyển tải là N=mn=24=16 tổ hợp thông tin.Rồi đến độ dài thông tin n=5 bit,ký hiệu bằng 5 hàng kẻ vạch,cho ra lượng thông tin có thể chuyển tải là N=mn=25=32 tổ hợp thông tin.Nhưng cái sử dụng 4 hàng kẻ vạch và 5 hàng kẻ vạch bị mất tăm tích đâu trong lịch sử ,không còn truyền lại.Nên kế tiếp đến ta còn thấy ngày nay là sử dụng độ dài thông tin n=6 bit, ký hiệu bằng sáu hàng kẻ vạch cho ra lượng thông tin có thể chuyển tải là N=mn=26=64 tổ hợp (chuyển tải được 64 tổ hợp thông tin,tức 64 quẻ dịch).Về con số và hệ đếm nhị phân để chuyển tải thông tin thì chỉ đơn giản vậy thôi,mới dùng đến có 6 bit để chuyển tải được 64 thông điệp,mà thông điệp đầu tiên là 000000 đó là quẻ KHÔN (có 6 bit tức 6 hàng kẻ,mỗi bit ——tức mỗi hàng kẻ mang giá trị là 0 tức Âm) và thông điệp cuối cùng là 111111(có 6 bit tức 6 hàng kẻ,mỗi bit — tức mỗi hàng kẻ mang giá trị là 1 tức Dương).Ngày nay máy tính dùng tới 8 bit (là một byte) để mã hóa con chữ cái Latin,ví dụ chữ A là 01000001,chữ M là 01001101 (tương tự như số điện thoại của anh A và số điện thoại của mụ M,thành phố càng đông hộ dùng càng phải tăng số bit tức số điện thoại càng nhiều con chữ số hơn).Còn bộ nhớ để chứa dữ liệu thì có dung lượng đến hàng trăm GB (Ghigabyte). Dùng 6 bit để chuyển tải được 64 thông điệp (64 quẻ dịch) mới chỉ là dùnglượng bit rất ít,sơ khởi trong công nghệ thông tin (thập niên 60 của thế kỷ trước).Nhưng 64 quẻ dịch của người Lạc Việt lại là có từ thời tiền sử(tức chưa khi còn chưa có chữ viết) cách nay non chục ngàn năm, kể cũng thú vị,nhưng cái thú vị nhất và quan trọng nhất lại là ở ứng dụng từng mỗi thông điệp mà người ta gọi là mỗi quẻ trong 64 thông điệp đó ở khía cạnh triết lý.Về mặt này thì các học giả Trung Hoa hàng mấy nghìn năm qua dùi mài,viết hàng ngàn cuốn sách,thực đáng trân trọng và kính nể.Chứ còn sử dụng có 6 bit thông tin để có 64 thông điệp thì trong chiến tranh xâm lược Việt Nam của Mỹ người ta đã sử dụng rồi ( hồi đó tôi cứ ngờ ngợ là sao họ lại lấy 64 quẻ dịch của người Việt trong sách của Nguyễn Hiến Lê để làm phần mềm cho công nghệ mà đem wuýnh người Việt ),có điều là sử dụng công nghệ phần cứng của họ ,rồi vận dụng 64 thông điệp theo cách của họ ,chứ không đếm xỉa gì đến khía cạnh triết lý của từng “quẻ dịch” trong lượng 64 thông điệp đó,mới thành ra là lấy 64 quẻ dịch của người Việt để wuýnh người Việt nhưng lại không tư duy triết lý như người Việt tư duy, nên mới wuýnh không lợi người Việt. Cái nôi biểu tượng Âm Dương có con Âm và con Dương quấn quýt ôm tròn lấy nhau ở bên trong là của người Lạc Việt tạo ra như một công cụ để có nhiều ứng dụng trong nhiều lĩnh vực.Cũng lại người Lạc Việt tạo ra ký tự kẻ vạch để rồi có lối đếm nhị phân.Tên gọi các con số từ một đến mười để lại dấu ấn trong ngôn từ Việt đậm nét như thế nào thì như đã trình bày ở trên rồi.Tương tự như vậy,lối đếm nhị phân của người Lạc Việt cũng lại để lại dấu ấn của nó trong ngôn từ Việt.Ở trên ta đã thấy là 2 tổ hợp là nhị nguyên,gấp đôi lên có 4 tổ hợp là tứ tượng,lại gấp đôi lên có 8 tổ hợp là bát quái,gấp đôi lên nữa có 16 tổ hợp,gấp đôi nữa có 32 tổ hợp,gấp đôi nữa được 64 tổ hợp là những quẻ dịch.Nhị nguyên,tú tượng,bát quái và dịch thì còn đến ngày nay như ta thấy,thế còn tổ hợp 16 và tổ hợp 32 để cho nó liên tục trong phát triển đếm thì nó mất đâu mất rồi?Bụi lịch sử đã phủ chìm nó mất tăm tích hay nền văn minh đó đã bị tàn phá cho sụp đổ.Nhưng một chút xíu le lói của cái 16 tổ hợp (còn 32 tổ hợp vẫn chưa thấy đâu) tôi nhìn thấy trong cách đếm trái cây hay hột vịt lộn bán hàng của người dân miền Tây Nam Bộ ,đó là chục=16.Có người giải thích vì đó là do họ hào phóng (sao không lấy chục là 15? hoặc chục là 17 cho nó hào phóng hơn?).Nó ắt phải có nguyên do lịch sử từ trong tâm thức.Người Việt quen đếm từng đôi,ở miền núi phía Bắc dân bản đi chợ bán gà cứ một rọ nhỏ là nhốt hai con gà, trống mái bất kể,có thể nhiều rọ, nhưng một rọ cứ phải là hai con,để dễ gấp đôi gấp đôi số gà đếm bán.Cách đếm ấy chính là đếm lượng thông tin được chuyển tải,tức đếm N=mn,tức đếm theo lũy thừa của cơ số 2.Lối đếm mà số sau cứ gấp đôi số trước sát nó đã để dấu ấn trong ngôn từ Việt bằng nhiều cách nói khác nhau(nghe thì nó có vẻ như tiếng nói lóng của dân buôn lậu): 0=0=ỡm (ỡm=âm=0) 20=1=ờ (ờ=ừ=có=1 , nói “ỡm-ờ” tức nói không rõ là 0 hay1) 21=2=ơi (tiếng gọi ngôi nhân xưng thư hai) 22=4=ấy (tiếng gọi ngôi nhân xưng thứ tư, “tao,mày ,nó,thằng ấy) 23=8=ôm (một ôm bằng tám bó) 24=16=ắp (đầy ắp là đầy một chục của người miền Tây Nam Bộ) 0=0=ứ (ứ=không,không tin cứ hỏi trẻ sơ sinh mới tập nói coi ) 20=1=ừ (ừ =1=có) 21=2=u (ngôi nhân xưng đầu tiên của trẻ là mẹ nó,mẹ=u) 22=4=ấy (ngôi nhân xưng thứ tư, “tao,mày,nó,thằng ấy) 23=8=um (um=túm=tám) 24=16=úp (đủ chục miền Tây rồi) 0=0=bỏ (bỏ=không đếm cái đó,bỏ=0) 20=1=bênh (đứng về một phe gọi là bênh,bênh=1) 21=2=bè (có người thứ hai làm bạn là bắt đầu thành một bè,bè=2) 22=4=bốn 23=8=bản 24=16=bằng (bằng lòng rồi,đủ chục 16 rồi) 0=0=cóc (cóc có=không có , cóc=0) 20=1=cái (cái=một đơn vị để đếm,lượng từ đếm đồ vật) 21=2=cặp (cặp=đôi=2) 22=4=cụm 23=8=cỡm (cỡm=cớm=râm=tám) 24=16=cọc (đủ chục đồng tiền=16) 0=0=chăng (chăng=không=0) 20=1=chiếc (lượng từ,một đơn vị) 21=2=chẵn (có hai mới chẵn,chẵn=2) 22=4=chắt (ngôi thứ tư, “cha,con,cháu ,chắt”) 23=8=chòm 24=16=chục (chục miền Tây Nam Bộ) 0=0=dóc (nói dóc=nói không có thực,dóc=0) 20=1=dé ( lượng từ cấy lúa,đơn vị nhánh lúa) 21=2=duộc (hai đứa vào một duộc) 22=4=dúm 23=8=dỏ (thứ đựng nhỏ,đựng được 8 dé) 24=16=dành (thứ đựng lớn ,đựng được chục dé) 0=0=đếch (đếch có=không có) 20=1=đứa (lượng từ đếm động vật) 21=2=đôi (đôi=2) 22=4=đúm 23=8=đám (phường bát âm phục vụ các đám có 8 người) 24=16=đàn (đủ bầy,đủ chục) 0=0=gột (gột=sạch=0) 20=1=gút (lượng từ đếm thắt gút) 21=2=gánh (một gánh bằng hai thúng) 22=4=gây (bắt đầu nhân ra nhiều=bộn=4) 23=8=gom 24=16=gang (đủ vòng đếm=đủ chục) 0=0=hổng (hổng có=không có,hổng=0) 20=1=hệt (giống hệt=như có,hệt=có=1) 21=2=hai 22=4=ham (bắt đầu thích nhiều) 23=8=hum (số lớn,con hùm=con cọp lớn) 24=16=hàng (xong hàng=đủ chục) 0=0=không 20=1=khía (“nói về khía cạnh này”= “nói về một cạnh này”, khía=1) 21=2=khua (cầm hai đũa mà khoắng) 22=4=khắt (gò bốn thành bó) 23=8=khóm (khóm mía=8 cây mía) 24=16=khựng (đếm đủ chục rồi ,dừng lại) 0=0=láo (nói láo=nói không có sự thực,láo=0) 20=1=lẻ (lẻ=lẻ-loi=1) 21=2=lứa (“xứng đôi vừa lứa”,lứa=2) 22=4=lượm (bốn nắm được một lượm) 23=8=lẫm (để chứa nhiều) 24=16=lấp (đủ khỏa lấp vòng đếm=đủ chục) 0=0=mất (mất=mô=0) 20=1=một 21=2=mai (mai=ngày thứ hai,mày=ngôi nhân xưng thứ hai) 22=4=mang (bắt đầu sang nhiều=đa mang) 23=8=mường (nơi quần cư nhiều) 24=16=mập (đủ béo=đủ chục) 0=0=nỏ (nỏ=mô=không=0) 20=1=nẻ (nẻ=một kẻ) 21=2=nạnh (có hai người là bắt đầu tị nạnh,nạnh=2) 22=4=nửa (đã ở mức giữa) 23=8=nạm (nạm=nắm=nhiều) 24=16=nẫm (nầm-nẫm=tròn lẳn=hết vòng đếm=đủ chục) 0=0=nhẵn (nhẵn=hết nhẵn=0) 20=1=nhỏ 21=2=như (có cái thứ hai mới so sánh ,như cái trước vừa đếm) 22=4=nhớn (bắt đầu nhiều) 23=8=nhóm 24=16=nhận (đủ vòng đếm=đủ chục=giao hàng) 0=0=ngỏ (bỏ ngỏ=bỏ trống=bỏ không,ngỏ=0) 20=1=người (người=kẻ=1,lượng từ đếm người) 21=2=ngài (gọi ngôi nhân xưng thứ hai) 22=4=ngửa (bắt đầu lật sang phía nhiều) 23=8=ngòm (đen ngòm=đen nhiều,ngòm=nhiều,bát quẻ đến 8 là nhiều) 24=16=ngang (đã đủ=hết vòng đếm-chục) 0=0=phét (nói phét=nói điều không có,phét=0) 20=1=phọt (phọt-phẹt=trình độ còn kém,chưa rõ đâu 0 đâu 1, phọt=1) 21=2=phe (chia phe=chia 2 bên để chọi nhau,phe=2) 22=4=phum (bắt đầu nhiều) 23=8=phường (nhiều) 24=16=phải (đủ chục rồi,hài lòng) 0=0=quái (có quái gì đâu=không có gì đâu,quái=0) 20=1=que (que=kẻ=1) 21=2=quang (quang=hai chiếc gióng để gánh) 22=4=quây (bắt đầu nhiều) 23=8=quần (nhiều,8 quẻ là một quần thể của bát quẻ) 24=16=quả (quả=kết quả=trọn vòng đếm=chục) 0=0=rỗng (rỗng=không có=0) 20=1=rõ (rõ=rõ mồn-một=kẻ=1) 21=2=róng (sóng đôi,song song,róng=2) 22=4=rậm (bắt đầu sang nhiều) 23=8=rám (nhiều) 24=16=rạp (đã đầy nặng=đủ chục) 0=0=suông (nói suông=nói không kèm theo gì khác, suông=0) 20=1=sắt (sắt=chắc=1,son sắt=như đinh đóng cột=khẳng định=1) 21=2=song (song đôi=hai người,song=2) 22=4=son (bắt đầu đỏ nhiều) 23=8=sàng (“đi một đoạn đàng,học một sàng khôn”,sàng =nhiều) 24=16=sảy (công đoạn cuối cùng của xay lúa,sảy=đủ vòng đếm=chục) 0=0=tò (tò=toi=chết=hết=0) 20=1=te (“ngẩn tò te”=ngạc nhiên vì trước đó còn mập-mờ,te=1) 21=2=tí (tí=còn ít) 22=4=túm (bắt đầu nhiều) 23=8=tám 24=16=tá (tá=chục 16) 0=0=thín ( “nhãn thín”= “nhẵn không còn gì nữa”, thín=0) 20=1=thọt ( thọt=chỉ còn một,thọt=1) 21=2=thứ ( bắt đầu từ hai là con thứ) 22=4=thầy ( bắt đầu lên trên) 23=8=thắm ( nhiều) 24=16=thập ( đủ chục) 0=0=trống ( trống=không có gì,trống=0) 20=1=trọi ( trơ trọi=một mình,trọi=0) 21=2=trung ( trung=ở giữa,đếm từ 0 đến 24) 22=4=trưa ( trưa=tra=già=quá nửa) 2=3=8=trắm (đã nặng nhiều) 24=16=trúng (đủ chục,hài lòng) 0=0=vắng (vắng=không có mặt,vắng=0) 20=1=vẻ (tỏ vẻ=tỏ ra là một,vẻ=1) 21=2=vài 22=4=vừa (mức trung bình=4) 23=8=vốc 24=16=vặn (đủ chục) 0=0=xo (ngồi buồn xo=ngồi buồn không biết làm gì, xo=0) 20=1=xiên (cái xiên=cái que=kẻ=1) 21=2=xái (trà nước xái=trà nước thứ hai,xái=2) 22=4=xâu (một xâu bốn con cá) 23=8=xúm (nhiều) 24=16=xong (đã đủ chục) Gom lại để bạn đọc dễ theo dõi: 1. Ỡm-Ờ-Ơi-Ấy-Ôm-Ắp 2. Ứ-Ừ-U-Ấy-Um-Úp 3. Bỏ-Bênh-Bè-Bốn-Bản-Bằng 4. Cóc-Cái-Cặp- Cụm-Cỡm-Cọc 5. Chăng-Chiếc-Chẵn-Chắt-Chòm-Chục 6. Dóc-Dé-Duộc-Dúm-Dỏ- Dành 7. Đếch-Đứa-Đôi-Đúm-Đám-Đàn 8. Gột-Gút-Gánh-Gây-Gom-Gang 9. Hổng-Hệt-Hai-Ham-Hum-Hàng 10. Không-Khía-Khua-Khắt-Khóm-Khựng 11. Láo-Lẻ-Lứa-Lượm-Lẫm-Lấp 12. Mất-Một-Mai-Mang-Mường-Mập 13. Nỏ-Nẻ-Nạnh-Nửa-Nạm-Nẫm 14. Nhẵn –Nhỏ-Như-Nhớn-Nhóm-Nhận 15. Ngỏ-Người-Ngài-Ngửa-Ngòm-Ngang 16. Phét- Phọt-Phe-Phum-Phường-Phải 17. Quái-Que-Quang-Quây-Quần-Quả 18. Rỗng-Rõ-Róng-Rậm-Rám-Rạp 19. Suông-Sắt-Song-Son-Sàng-Sảy 20. Tò-Te-Tí-Túm-Tám-Tá 21. Thín-Thọt-Thứ-Thầy-Thắm-Thập 22. Trống-Trọi-Trung-Trưa-Trắm-Trúng 23. Vắng-Vẻ-Vài Vừa-Vốc-Vặn 24. Xo-Xiên-Xái-Xâu-Xúm-Xong Ta hãy xem những cặp từ đối nghịch tương ứng Âm/Dương,tương ứng biểu thị 0/1tức Không/Có trong tiếng Việt: Ỡm/Ờ (Ỡm=Âm=0 , Ờ=Ừ=1,ỠM/Ờ=0/1)) ; Ứ/Ừ ( Ứ/Ừ=0/1. Ở đây thấy rõ là cùng một âm tiết “ư”,chỉ cần thêm thanh điệu đối nghịch Âm/Dương là trắc/bằng tức sắc/huyền là có được hai khái niệm đối nghịch là Ứ/Ừ.Đây không phải là do nhà ngữ pháp học hàn lâm về sau này đặt ra mà là xuất hiện tự nhiên trong lối nói dân dã từ thời cổ đại,tôi quả quyết từ “Ứ”và từ “Ừ” cũng là những từ cổ,cụ thể đứa trẻ Việt sơ sinh khi bắt đầu biết nói những từ đầu tiên thì đó là những âm tiết lõi không có phụ âm đầu ,đó là những từ U (gọi mẹ) , Ứ (lắc đầu) , Ừ (gật đầu) , Ị (đòi ỉa) , Uống (đòi uống), Ăn (đòi ăn), Ẵm (đòi bồng) đều là những nhu cầu sát sườn nhất của nó cả. Ả/Ạ ( Ả là dấu hỏi,Hả?tức không biết,không biết thì mới hỏi,Ả=0, vâng ạ=vâng có, Ạ=có=1, Ả/Ạ=0/1)) BỎ/BÊNH ( BỎ là do gen của MÔ=NỎ=0 , BỎ là không coi tồn tại,không tính,không đếm, BỎ=0 ;tao bênh mày=tao có đồng ý với mày, BÊNH=CÓ=1, BỎ/BÊNH=0/1)). CÓC/CÁI (CÁI là lượng từ một cái khi đếm, CÓC/CÁI=CÓC/CÓ=0/1) DÓC/DÉ (,nói dóc=nói không, DÓC=O;DÉ là lượng từ đếm dé lúa , DÓC/DÉ=0/1) ĐẾCH/ĐỨA (đếch có=không có, ĐẾCH=0; ĐỨA là lượng từ đếm động vật, ĐẾCH/ĐỨA=0/1) GỘT/GÚT (Đây là khi đếm số thắt gút trên sợi dây thừng,GỘT về sau tồn tại ở nghĩa gột sạch tức xóa sạch không còn gì nữa, GỘT=0, GÚT là lượng từ đếm, GỘT/GÚT=0/1) HỔNG/HỆT (HỔNG là do gen của Nòng=0, lỗ hổng là cái lỗ không có gì vướng bên trong, hổng có=không có, HỔNG=0; HỆT là một sự tồn tại, giống hệt cái gì đó là giống một sự tồn tại của cái gì đó,về sau hàn lâm viết “hệt” bằng chữ “hoạt”活nghĩa là sống, có thì mới sống chứ không có lấy gì sống, HỆT=CÓ=1, HỔNG/HỆT=0/1) KHÔNG/KHÍA (KHÍA là lượng từ khi đếm khắc kẻ vạch,một khía=một kẻ, KHÍA=1, KHÔNG/KHÍA=0/1) LÁO/LẺ (nói láo=nói không, “nhược bằng nói láo nói không,ông lôi ra đánh trượng đồng chẳng tha”, LÁO=0, LẺ là lượng từ đếm khi đong lúa, LÁO/LẺ=0/1) MẤT/MỘT (MẤT là không còn, MẤT=0, MẤT/MỘT=0/1) NỎ/NẺ (NỎ=MÔ=0, nỏ có=mô có=không có, NỎ=0, NẺ=LẺ=0, NỎ/NẺ=0/1) NHẴN/NHỎ ( hết nhẵn=hết không còn gì nữa,NHẴN=0; NHỎ là lượng từ đếm trẻ con, NHẴN/NHỎ=0/1) NGỎ/NGƯỜI (bỏ ngỏ=bỏ không, NGỎ=0; NGƯỜI là lượng từ đếm người, NGỎ/NGƯỜI=0/1) PHÉT/PHỌT (nói phét=nói không, PHÉT=0, nước phọt ra=nước có ra, PHỌT=CÓ=1, PHÉT/PHỌT=0/1) QUÁI/QUE (có quái đâu=có mô mồ, QUÁI=MÔ=0; QUE là lượng từ đếm que trong trò chơi đánh chắt của trẻ em gai Việt, QUE=THẺ=KẺ=1, QUÁI/QUE=0/1) RỖNG/RÕ (RỖNG=TRỐNG=KHÔNG=0, hai năm rõ mười=hai năm có mười, RÕ=CÓ=1, RỖNG/RÕ=0/1) SUÔNG/SĂT (canh suông=canh không có thịt, suông=0; tấm lòng son sắt=tấm lòng trước sau như một, SẮT=1, SUÔNG/SẮT=0/1) TÒ/TE (tẽn tò=gặp cái không như mình ngầm đoán, TÒ=cái không=không=0; TE là lượng từ đếm gọng vó cất tép, TÒ/TE=0/1) THÍN/THỌT (nhẵn thín=nhãn không còn gì, THÍN=0; ông thọt=ông một chân, THỌT=1, THÍN/THỌT=0/1) TRỐNG/TRỌI ( nhà bỏ trống=nhà bỏ không, TRỐNG=KHÔNG=0; việc đồng có trọi em mần=việc đồng có một em mần, TRỌI=1, TRỐNG/TRỌI=0/1) VẮNG/VẺ (vắng mặt=không có mặt, VẮNG=0; tỏ ra vẻ anh hùng=tỏ ra một anh hùng, VẺ=1, VẮNG/VẺ=0/1) XO/XIÊN (nói xỏ xiên=nói không nói có, XO/XIÊN=0/1) Bạn sẽ thấy tại sao trong tiếng Việt lại tồn tại quá nhiều từ chỉ số 0 và quá nhiều từ chỉ số 1 như vậy?Và những từ cặp dính Âm-Dương như Mập-Mờ,Lấp-Lửng,Ỡm-Ờ…thì nhiều vô cùng?Điều này chứng tỏ người Lạc Việt là chủ nhân của thuyết Âm Dương và đã quá thuần thục lối đếm nhị phân từ thời cổ đại.
    4 likes
  2. Chưa đâu. Năm tới thiên tai còn kinh hơn. Năm nay mới chỉ là ....."quảng cáo" ra kiểu, làm mẫu, có tính giới thiệu sản phẩm thôi.
    2 likes
  3. Thân gửi ACE hội viên ! Thời gian gần đây tôi thấy rất nhiều câu hỏi của ACE về việc luận tuổi vợ chồng, chọn năm sinh con, chọn ngày tháng cưới hỏi - động thổ làm nhà, ... nhưng các câu hỏi tản mạn ở nhiều topic khác nhau nên người tư vấn mất nhiều thời gian để "tìm câu hỏi và trả lời" !? Vì ACE tư vấn cũng phải giành thời gian cho việc mưu sinh nên tôi mở topic này để từ vấn cho ACE hội viên những vấn đề có liên quan đến tương quan tuổi vợ chồng con cái, chọn ngày động thổ - làm nhà, ... Tôi yêu cầu các bài viết nhờ tư vấn : - Cung cấp đầy đủ thông tin về ngày tháng năm của người được tư vấn + người thân. Nội dung cần tư vấn phải rõ ràng. - Những câu hỏi đòi hỏi phải phân tích chi tiết (ví dụ như tại sao lại như vậy, hay hãy giải thích ...) sẽ không nhận được câu trả lời mà được chỉ đến các bài viết có tính lý thuyết để người hỏi tự nghiên cứu. - Văn phong nhã nhặn, cách xưng hô "Anh - em". - Việc tư vấn là tùy duyên nên không sốt ruột, lần lượt từ trên xuống dưới. ACE hội viên có khả năng tư vấn có thể vào topic này để cùng trao đổi. Linh Trang
    1 like
  4. Dù gian nan nhưng chuyến đi của Wild đã hoàn thành bởi những đứa trẻ sẽ đến trường từ những món quà của chúng ta. Trường Mẫu giáo Liêng Srônh ở Ấp Đăk măng, xã Đạ rsal, Huyện Đam rông Tỉnh Lâm Đồng. Nơi này được mang địa danh ngã ba Đông dương giáp các tỉnh Đắk Lắk+Đắc Nông+Lâm Đồng. Khởi Hành 17g30 cho chuyến đi dài 300km từ Tp Hcm đi đến Ngã ba Lâm Hà phải đổi xe nhỏ bởi muốn đi vào nơi này 75km đường đèo khúc khuỷu, cùi chõ, zic zắc chỉ có phương tiện duy nhất là xe 16 chỗ. Đến nơi vào lúc 2g sáng, có được một chỗ ngã lưng là căn nhà xây tường hiếm hoi của Cô hiệu trưởng. Dậy sớm với sương mù dằng dặc của phố núi chập chùng, cách nơi Wild trọ 1km là giáp ranh tỉnh Đak Lắk. Cô gái người dân tộc đi chợ bằng phương tiện xe gắn máy bởi nhà cô còn sâu và xa hơn nữa. Chúng tôi đến trường dưới cơn mưa tầm tã của phố núi và đát đỏ dưới chân. Đường đi cheo leo đèo dốc lại thêm mây thấp thật gần tạo nên một trận mưa kéo dài suốt đường đi đến trường. Không còn điều kiện cho chúng tôi đi thêm những phân hiệu khác. (Còn tiếp)
    1 like
  5. “Hiện đại hóa” truyện cổ tích hay làm lệch lạc trí tưởng tượng của trẻ thơ? *Chị Phương Oanh, giáo viên Trường Ngoại ngữ Saigontech chia sẻ: Tôi có hai con trai nhỏ 3 tuổi và 4 tuổi rất thích được nghe truyện cổ tích. Vừa rồi, tôi dạo một số nhà sách thấy có bán nhiều truyện tranh màu sắc rất đẹp, nhưng khi đọc kỹ tôi thấy nội dung sai lệch cũng như hình ảnh có chỗ rất kỳ quặc. Nếu đã gọi là truyện cổ tích thì nên để như nó vốn có, đó là kho tàng truyện cổ vô giá của Việt Nam; "hiện đại hóa" truyện cổ tích như kiểu này sẽ làm hỏng thế giới tâm hồn của trẻ em. Là mẹ, tôi không chọn mua cho con những truyện tranh này bởi truyện đã trở thành một loại truyện gì đó khác xa truyện cổ tích. Thế giới ước mơ bay bổng Truyện cổ tích là sách mà bất cứ đứa trẻ nào cũng muốn đọc, khám phá và gởi gắm tâm hồn vào những câu chuyện thần tiên, ngây ngô và trong sáng. Thư viện nhỏ của những ngôi trường tiểu học ở miền quê, dù nhỏ hẹp vẫn dành một góc để trưng bày trang trọng những quyển truyện cổ tích, và ở đó chưa bao giờ vắng những đứa trẻ mê mẩn với những trang sách cũ nhàu được giữ từ năm này sang năm khác. Ở thành thị, nhiều sân chơi cho trẻ em hơn nhưng truyện cổ tích luôn là thế giới sinh động, sắc màu và được trẻ nhỏ say mê đọc, chìm đắm trong thế giới thần tiên. Những đứa trẻ tuổi lên 6, lên 7 như chúng tôi thuở trước đã từng hồi hộp, lo sợ từng giây khi đọc truyện Bạch Tuyết và bảy chú lùn, khi nàng bị mụ dì ghẻ tìm cách sát hại, cũng từng khao khát mình trở thành cô Tấm hiền lành, được gặp Bụt để được xin những điều ước… Trong thế giới thần tiên đó, trẻ em bắt gặp mình trong những nhân vật ngây ngô, trong sáng như: chú bé mồ côi hiếu học, cô Tấm bước ra từ quả thị, cô bé quàng khăn đỏ, chú ếch biến thành hoàng tử, là nàng tiên, là công chúa... Từ những câu chuyện bay bổng này, trẻ em được vây quanh bên bà để được xem bà têm trầu cánh phượng để biết mâm trầu mà nàng Tấm mời vua lúc ở nhà bà lão nghèo như thế nào và í ới với nhau đọc những câu văn giàu giai điệu: "Bống bống bang bang lên ăn cơm vàng cơm bạc nhà ta, đừng ăn cơm hẩm cháo hoa nhà người", hay "Thị ơi thị rơi bị bà, bà về bà ngửi chứ bà không ăn"… đã thuộc nằm lòng. Theo năm tháng, tâm hồn những đứa trẻ tuổi 13, 14 cũng được nuôi dưỡng lớn dần lên theo những trang sách mộc mạc nhưng lung linh và đầy mầu nhiệm. Trẻ sẽ thấy mình muốn trở thành những nhân vật hiện thực hơn, có khát vọng, nhân hậu, tốt bụng và lòng trắc ẩn. Đó là người anh cả hiền lành trong Ăn khế trả vàng, là anh hùng Thạch Sanh giết chằn tinh, là Sơn Tinh, hay Mai An Tiêm… để giúp người và giúp đời. Thế giới thần tiên, linh diệu của Bụt trong câu chuyện cổ tích đã chắp cánh cho những ước mơ bay bổng mà những đứa trẻ muốn có mình ở đó. Từ thế hệ này đến thế hệ khác, trẻ em luôn mơ ước, tưởng tượng, hồi hộp và khóc cười như chính mình có mặt trong từng trang sách, ở đó chính mình trở thành những nhân vật có lòng vị tha, tốt bụng, anh hùng. Thế giới mầu nhiệm đã phân định rõ ràng giữa cái tốt và cái xấu, giữa người tốt và người xấu… Và, trẻ em muốn làm việc tốt và muốn trở thành người tốt. "Hiện đại hóa" hay là làm lệch lạc trí tượng tượng của trẻ thơ? Thời gian gần đây, một số nhà sách phát hành những tập truyện cổ tích bằng hình ảnh, màu sắc rất bắt mắt làm phong phú thêm góc đọc cho thiếu nhi. Với hình ảnh được gọi là "hiện đại hóa" truyện cổ tích làm người đọc nhất là phụ huynh rất mừng vì sẽ giúp cho trẻ em tiếp cận thêm kho tàng truyện cổ quý và bổ ích cho thế giới mơ mộng của trẻ. Thế nhưng càng đọc kỹ, những ai từng nằm lòng truyện cổ tích càng thất vọng và cảm thấy vô cùng khó chịu khi truyện "ngày xửa ngày xưa" được "hiện đại hóa" một cách… kỳ quặc. Với lý do cố gắng "hiện đại hóa" truyện cổ tích, thời gian gần đây Công ty Truyện tranh Art Sign kết hợp NXB Giáo dục cùng Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển giáo dục Phương Nam xuất bản hai bộ truyện tranh cổ tích. Phần I gồm 20 truyện cổ tích chọn lọc Việt Nam, phần II gồm truyện thần thoại và cổ tích nước ngoài. Một loạt những câu chữ ngớ ngẩn thuộc hàng quái dị trong nhiều tình tiết: vợ An Tiêm nói chuyện với chồng: "Anh nói đó nha", An Tiêm bán dưa cho khách và nói: "hàng hiếm mà ông anh" (Sự tích quả dưa hấu), đến ngôn ngữ nửa ta nửa tây "Ok, xong ngay" (Nàng tiên thứ chín), tình tiết chàng Thạch Sanh bị Lý Thông xô rớt xuống hố sâu và công chúa con vua Thủy Tề nói: "anh đẹp trai gì ơi" (Thạch Sanh). Hay, ngôn ngữ gây "điếng người" của thế giới tuổi teen như: "Hô hố, bái bai", "thấy cái gì chết liền", dì ghẻ chửi bới Tấm "Tấm mày hâm à, mày câm à, sao mày đâm thủng cái mâm" (Tấm Cám)… không thể xuất hiện trong truyện cổ tích. Và vô vàn chi tiết làm sai lệch nội dung theo kiểu câu văn ba xu như: chàng hoàng tử út Liêu Trai trong Bánh chưng bánh dày mơ thấy thần linh về báo mộng bày cách làm món ăn từ hạt gạo để dâng vua cha đã được "sáng tạo" thành cảnh liêu trai mơ thấy mình lạc vào cuộc thi Vào bếp với người nổi tiếng, hay chi tiết Mai An Tiêm nghĩ chim ăn được thì người cũng ăn được bị biến thành Mai An Tiêm tự gieo trồng, chăm bón rồi mới cho cả nhà ăn thử, hoặc tình tiết không có trong truyện truyền thống là vợ An Tiêm dùng sắc đẹp của mình để dẫn dụ đàn cá về… những tình tiết vô cùng nhảm nhí này được "đặt để" trong những lý lẽ làm "hiện đại hóa" truyện cổ tích hay "thể hiện dưới dạng hài hước, hóm hỉnh" để có lối cảm thụ mới (!?) như lời nói đầu của sách. Về mặt hình ảnh, Art Sign vẽ theo phong cách hiện đại, tuy nhiên nhiều chi tiết vẽ phi lý rất buồn cười, đó là hình ảnh dì ghẻ của Tấm gọi hai con về bằng cách nói qua… micro, hay chi tiết dì ghẻ khuyến khích chị em bắt nhiều tép sẽ thưởng cho một chiếc yếm đỏ mang... biểu trưng của đồng tiền-$ (Tấm Cám), vua Hùng, cha Mỵ Nương thì được vẽ đeo kiếng mát và được giải thích bằng câu thoại: "Con gái ta có sắc đẹp rạng rỡ như ánh mặt trời đến ta còn không thể nhìn trực tiếp nữa là" (Sơn Tinh Thủy Tinh), hay như hình ảnh đống vàng bốn số 9999 trong truyện Chiếc bật lửa vàng; và rất nhiều hình ảnh nhân vật sử dụng vũ khí hiện đại mang hơi hướm bạo lực. Trong nỗ lực làm phong phú thêm thế giới cổ tích cho thiếu nhi, Công ty Sách Nhã Nam kết hợp với NXB Mỹ thuật xuất bản loạt truyện cổ tích vào tháng 6-2010 là điều đáng mừng, thế nhưng có những câu chuyện với tình tiết "chửi bới" rất tai hại lại xuất hiện trong truyện, như "mèo là đồ chó", "mèo nó đểu giả lắm"…(Đeo nhạc cho mèo). Đầy dẫy tình tiết, hình ảnh vô lý, áp đặt, khiên cưỡng trong truyện tranh cổ tích "hiện đại hóa" làm cho thế giới trong sáng, bay bổng, lung linh và ngôn ngữ mộc mạc, giản dị của truyện cổ tích biến thành thế giới "tả pí lù". "Hiện đại hóa" truyện cổ tích theo kiểu này chẳng khác nào xuyên tạc truyện cổ tích, làm méo mó thế giới tâm hồn, khát vọng trẻ thơ. Một điều đáng lo ngại nữa là, hiện nay trên các diễn đàn mạng xuất hiện truyện cổ tích bị làm méo mó nội dung, hình ảnh được vẽ theo lối game online Võ Lâm Truyền Kỳ đầy hình ảnh bạo lực, ngôn ngữ hết sức ngớ ngẩn, xuyên tạc làm chệch hẳn nội dung theo lối…nhảm nhí và thiếu hiểu biết. Đối tượng "sáng tạo" này là những cô cậu tuổi teen muốn làm giang hồ trong truyện cổ tích. Nếu để trẻ vô tình đọc những truyện này sẽ làm trẻ có cái nhìn sai lệch, tâm hồn bị khô cứng… thật tai hại lắm thay. Việc tái hiện truyện cổ tích bằng tranh sẽ giúp trẻ dễ tiếp nhận hơn qua hình ảnh trực quan sinh động là một cách làm đáng trân trọng. Thế nhưng, cách làm này đã bị đi chệch theo hướng có hại, làm mất đi hình ảnh trong sáng, ngôn ngữ mộc mạc, tình tiết, kết cấu giản dị và cả một thế giới lung linh trong truyện cổ tích. Sự "hiện đại hóa" cũng sẽ làm ảnh hưởng đến sự phán đoán, phân biệt đúng sai, thật giả khi đây là những hình ảnh ban đầu mà trẻ tiếp nhận. Vô tình hay cố ý, các NXB và các đơn vị liên kết xuất bản đã bỏ qua những tình tiết có vấn đề trong khâu biên tập hoặc biên tập một cách hời hợt. Và điều đáng nói là những truyện này lại phát hành rộng rãi tại các nhà sách cho khách hàng là trẻ em. Hiện nay có người đã bỏ ra cả cuộc đời để cất công sưu tầm, nghiên cứu và bảo tồn truyện cổ tích, thì hiện tượng "hiện đại hóa" truyện cổ tích chẳng khác nào tiếp tay làm cho kho tàng quý giá của ông bà ta dần mất đi. Truyện cổ tích được các thế hệ này đến thế hệ khác nâng niu và gìn giữ bởi nơi đó cất giữ những điều hay để người lớn dạy cho trẻ biết cách làm người. Thế giới trong trẻo của truyện cổ tích chắp cánh cho trẻ thơ những ước mơ đầu đời, giúp trẻ em nhận thức và phân ranh những giá trị về lòng tốt, tình yêu thương, nghị lực, cách ứng xử, sự lễ độ… giữa cái ác, cái xấu, lòng ích kỷ, hận thù. Truyện cổ tích cũng được các nhà chuyên môn khuyên phụ huynh nên đọc cho trẻ nghe càng sớm càng tốt, nó sẽ giúp cho trẻ hình thành tính cách, nuôi dưỡng và phát triển tâm hồn nhờ vào ngôn ngữ trong sáng, hình ảnh vừa mộc mạc vừa lung linh phép mầu… Diệu Ẩn nguồn giacngo.vn
    1 like
  6. Viethq22 vừa từ Huế trở về, mặc dù năm nào cũng đi Huế nhưng bây giờ chịu khó quan sát hơn nên phát hiện thấy đồ hình âm dương Lạc Việt ở trên văn bia trong các lăng tẩm của vua Nguyễn, viethq22 đã nhận thấy đồ hình này trên văn bia "Khiêm Cung Ký" trong lăng Vua Tự Đức và trên văn bia lăng Vua Khải Định. Văn bia lăng vua Minh Mạng hình như cũng có nhưng viethq22 quên không chụp hình nên không dám khẳng định. Hiện chỉ có hình ảnh văn bia lăng Vua Tự Đức đưa lên đây để mọi người cùng xem xét. Những hình ảnh này khiến viethq22 nghĩ đến những dòng chảy văn hóa truyền thống đích thực của người Việt vẫn âm thầm chảy không chỉ trong dân gian mà cả trong tầng lớp thượng lưu của xã hội. Điều đó cũng phản ánh sức mạnh của một nền văn hóa thực sự mang tính bản địa và có giá trị, được chính thức công nhận bởi nhà nước chứ không chỉ là chuyện tự phát của nhân dân. Thông tin về lăng Vua Tự Đức Lăng được xây dựng vào năm 1864 và hoàn thành vào năm 1867 trên diện tích 475ha. Lăng Tự Đức là một quần thể công trình kiến trúc, trong đó có nơi chôn cất vua Tự Đức tọa lạc trong một thung lũng hẹp thuộc làng Dương Xuân Thượng, tổng Cư Chánh (cũ), nay là thôn Thượng Ba, xã Thủy Xuân, thành phố Huế. Lúc mới xây dựng, lăng có tên là Vạn Niên Cơ, sau cuộc nổi loạn Chày Vôi, Tự Đức bèn đổi tên thành Khiêm Cung. Sau khi Tự Đức mất, lăng được đổi tên thành Khiêm Lăng. Lăng Tự Đức có kiến trúc cầu kỳ, phong cảnh sơn thủy hữu tình và là một trong những lăng tẩm đẹp nhất của vua chúa nhà Nguyễn.
    1 like
  7. Nick chị ntpt cũng có đó, hơi ngược với anh thôi.
    1 like
  8. 1 like
  9. Mảnh đất đó ai đứng tên mua thế? Nếu đúng ngày sinh này thì dù là giờ tị hay ngọ cũng mua được trong tháng 3 âl vừa rồi, hay là chờ tới cuối tháng 8 âl xem sao. Nếu sinh giờ tị thì đương số khó có con, năm nay thì chắc là không. Năm mão hy vọng có tin vui 1 cặp sinh đôi...
    1 like
  10. Tiếp xúc với các Cô phụ trách, Wild thật ngỡ ngàng với những câu chuyện từ môi trường giáo dục ở vùng cao đầy nắng gió này. Cả xã chưa nhà nào có cái tivi, một tiện nghi phổ thông so với người dân thành phố thì ở đây là niềm mơ ước của các Cô để dỗ trẻ đến trường. Dí dỏm hơn nữa là ngày Thầy cô 20/11 các em còn được phụ huynh khuyến khích đến trường mong có tí quà bánh gì từ các Cô? Các Cô Giáo ở đây đã quen với điều kiện nghịch lý này nên trích tiền túi mua cho các cháu ít quà bánh ngọt, khác với những thức ăn thường ngày khoai, sắn, bánh tráng và bắp để mong các cháu hứa với cô sẽ đến trường. Ngược với hình ảnh ở đây, TP HCM hay các tp phát triển khác vào ngày này ngành giáo dục luôn được tri ân hoa, thiệp và những món quà giá trị để thể hiện tình cảm của phụ huynh dành cho giáo viên. Nhưng các Cô đã thật thà bày tỏ: Chúng tôi chỉ muốn các em đừng bỏ học đừng bỏ con chữ để cuộc đời được thay đổi. Cái truyền hình của Trung tâm tặng đã là điều kiện tốt nhất để lôi kéo các em. Và tôi chợt có so sánh nếu các bạn nào trong ngành này ở tp thường xuyên ta thán cảnh kẹt xe hãy đến với các em nơi này :) . Tha hồ thông thoáng về giao thông và cần có tấm lòng. Hình ảnh tổng hợp số quà tặng. Trong đó còn có 1 tivi 17 incn, một cassette, một ấm nước đun nhanh và thùng đồ chơi của gia đình Compack gởi tặng. Cô hiệu trưởng và cô hiệu phó đã nhận quà tặng của trung tâm. Số quà trao tặng được mua gồm có: 2 Tivi LG 29 inch. 60 bộ quần áo, 200 khăn lau mặt cho trẻ em, 4 bộ móc nhựa phơi khăn. Cô Hiệu trưởng đã xem số khăn dành cho các em. Bên cạnh là Tivi và Cassette được tặng kèm theo quà của Trung tâm. Người đã giới thiệu ngôi trường này đến với chúng ta, anh đã đóng góp một phần công sức cho chuyến đi này được trọn vẹn, anh đang lắp ráp tivi để các cháu được thưởng thức ngay phần quà của mình. Cô hiệu trưởng đã mời được một số giáo viên và học sinh, cùng với Wild có một ảnh kỷ niệm Được ngồi xem ti vi, trên khuôn mặt các cháu thể hiện sự lạ lẫm khi lần đầu tiên được tiếp xúc với phương tiện truyền thông này. cô hiệu trưởng đang viết lời cám ơn Cô hiệu trưởng chuyển phong thư cám ơn đến trung tâm. Hóa đơn mua quà tặng cùng thư cám ơn sẽ được post lên vào ngày mai.
    1 like
  11. 'Sát nhân' thầm lặng sống trong nghĩa trang Cập nhật lúc 16:53, Thứ Năm, 29/07/2010 (GMT+7) - "Sát nhân" thầm lặng trú ẩn trong nghĩa trang. Những vết lở loét trên thân thể nạn nhân loang dần. Nạn nhân có thể "bất đắc kỳ tử". Thời gian gần đây, Bệnh viện Bệnh Nhiệt Đới TP.HCM đã tiếp nhận hai trường hợp bị mắc một chủng loại nấm nguy hiểm, hiếm gặp và rất khó chẩn đoán. Các bệnh nhân này đều còn rất trẻ, tổn thương do nấm gây ra khiến họ không thể hòa nhập với cộng đồng, thậm chí tính mạng cũng bị đe dọa nghiêm trọng. Suốt nhiều năm khổ sở Sinh viên trường Cao đẳng tên Trần Quốc A., 20 tuổi, ngụ tại quận Bình Tân, TP.HCM đã phải sống cảnh khốn khổ do mắc chứng bệnh lạ suốt hơn 2 năm qua. Đang sống trong quãng thời gian đẹp nhất của đời sinh viên, bỗng dưng vào một ngày, A. phát hiện vùng da phía dưới hai cánh tay nổi mẩn đỏ, ngứa ngáy. Chẳng bao lâu sau, vệt đỏ lan rộng ra nhiều phần khác của cơ thể như bụng, đùi, hai bên hố chậu… Bệnh nhân A. khi đã hồi phục. Ảnh: Thanh Huyền A. hoảng sợ đi khám nhiều nơi và đều được chẩn đoán là bị chàm bội nhiễm. Tuy nhiên, dù tích cực điều trị thuốc kháng sinh, kháng viêm theo toa của bác sĩ, vùng da chàm đỏ chẳng hề thuyên giảm. Vết thương trên da của A. càng ngày càng ngứa ngáy, lở loét, chảy nước khiến anh vô cùng đau đớn mỗi khi mặc quần áo. Cứ đến tiết học thể dục, A. lại viện cớ bị ốm để trốn ở nhà vì sợ bạn bè phát hiện mình mắc chứng bệnh quái lạ. Cuối cùng, trong lần đến khám tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt Đới TP.HCM, A. đã may mắn tìm được lời giải đáp cho căn bệnh của mình cũng như chấm dứt những tháng ngày đầy đau khổ, tự ti và mặc cảm. Sau khi soi tươi và cấy sang thương da cho A., các bác sĩ của bệnh viện đã phát hiện những khúm nấm Aspergillus hình tròn. Ngay lập tức, bệnh nhân được dùng thuốc đặc trị, sau 5 tuần đã hoàn toàn bình phục. Những vết loét đỏ trên da dần khô và teo lại. Qua điều tra bệnh sử, BS Trần Phủ Mạnh Siêu, Trưởng khoa Xét nghiệm Bệnh viện Bệnh Nhiệt Đới TP.HCM cho biết, có khả năng môi trường sống của A. cạnh nghĩa trang Bình Hưng Hòa chính là nguyên nhân khiến cậu ta bị mắc loại nấm này (nấm Aspergillus thích mọc trên những chất hữu cơ phân hủy). Tính mạng của chị Tạ Thị H., sinh năm 1965, ngụ tại huyện Châu Thành, tỉnh Long An cũng đang hết sức nguy hiểm do bị nấm Aspergillus đóng thành một khối u trong phổi. Nấm Aspergillus trong phổi. Ảnh: Thanh Huyền Chị H. từng được chẩn đoán bị khối u phổi lành tính và chỉ định mổ. Tuy nhiên, trong ca phẫu thuật, bác sĩ đã không dám cắt đi khối u vì phát hiện các bướu trên phổi của bệnh nhân dính với nhau và có những hoạt tử bã đậu. Kết quả sinh thiết cho thấy, khối u kia chính là do những tế bào nấm Aspergillus đóng lại. Trường hợp của nữ bệnh nhân này vô cùng phức tạp. Các bác sĩ không dám can thiệp phẫu thuật bóc tách bởi khối nấm xâm lấn rất gần động mạch chủ. Chỉ cần sơ sẩy một li khi thao tác làm động mạch vỡ ra thì bệnh nhân sẽ chết ngay tại chỗ bởi không có cách nào kịp thời cầm được máu. Aspergillus sống trong thực phẩm mốc Chúng ta khó mà ngờ được nấm Aspergillus chính là loại nấm mốc mà dân gian vẫn thường gọi. Chúng tồn tại khắp nơi trong thiên nhiên, trên cây xanh và ở cả thực phẩm như ngô, lúa hay thức ăn ôi thiu… Loại nấm này có chủng lây truyền cho con người qua đường hô hấp, lơ lửng trong không khí và phát tán theo gió. Nếu bị nấm Aspergillus nhiễm vào phổi sẽ rất khó nhận biết bởi không có triệu chứng rõ rệt. Chỉ khi nào tế bào nấm xâm lấn vào phế quản thì bệnh nhân mới có phản xạ ho. Theo BS Siêu, loại nấm Aspergillus chính là kẻ giết người thầm lặng, chúng âm thầm phát triển trong cơ quan nội tạng, xâm lấn lên động mạch chủ, gây vỡ động mạch làm người bệnh "bất đắc kỳ tử". Hiện nay, cách duy nhất để phát hiện nhiễm nấm Aspergillus nội tạng là qua các kỳ khám tổng quát định kỳ. Bác sĩ Siêu khuyên người dân nên chụp phổi 6 tháng/lần để kịp thời tầm soát bệnh. BS lưu ý người dân không ăn và hít phải các thực phẩm bị mốc để tránh nguy cơ lây nhiễm nấm Aspergillus. Thanh Huyền
    1 like
  12. Sáng mai, Quốc hội sẽ bàn thảo về Quy hoạch Hà Nội tại hội trường. Chương trình thảo luận này sẽ không được truyền hình trực tiếp trên sóng Đài Truyền hình Việt Nam. Đành chờ nghe các PV thuật lại vậy! Ngày mai, chắc Quốc hội sẽ bàn chủ yếu về Trục Thăng Long và TTHCQG sẽ đưa lên Ba Vì vì đó là hai vấn đề cộm cán gây bức xúc trong dư luận nhất..Tôi được biết có một số đại biểu Quốc hội thường xuyên ghé đọc Blog này (trong đó có 3 vị nói trực tiếp với tôi điều này). May mắn đêm nay, có đại biểu nào lạc vào đây trong một đêm khó ngủ, đọc đến những dòng chữ này, thì là điều tôi mong đợi nhất. Trước đây, tôi đã phát biểu về việc làm ngược đời của Bộ Xây Dựng (mà chủ yếu là anh em ông Bộ trưởng Nguyễn Hồng Quân và Thứ trưởng Nguyễn Đình Toàn). Bộ này thay mặt Chính phủ VN thuê nhà tư vấn nước ngoài PPJ làm đồ án quy hoạch. Nhà tư vấn lại thuê lại 2 Viện của Việt Nam làm cho họ(1 của Bộ Xây dựng và 1 của UBND TP Hà Nội). Có lẽ vì thế mà anh em ông Bộ trưởng cứ xông lên Truyền hình và báo chí để bảo vệ quyết liệt cho đồ án này (?). Có lẽ vì đồ án quy hoạch do người Việt Nam làm, nên nhất định phải đưa vào một tí tâm linh cho nó đậm đà truyền thống, vì thời gian qua người ta nói về cái chiếu dời đô của Lý Công Uẩn rất nhiều (?). Trục Tâm linh (sau gọi tránh là Trục Thăng Long) vừa được bày ra tức thì đất hai bên trục này và cả vùng núi Ba Vì sôi lên ùng ục. GS. Trần Trọng Hanh gọi trục đường này là cái mũi tên đã được đặt lên cái cung để bắn vào TTHCQG Ba Vì. Cách nói rất hình ảnh của GS Trần Trọng Hanh làm tôi nhớ đến một câu chuyện đã xảy ra cách đây khoảng 1000 năm mà tôi có dịp đọc trong tài liệu và khảo sát trên thực địa. Đó là khi triều đình nhà Lý xây dựng chùa Dạm trên núi Lãm Sơn (Quế Võ, Bắc Ninh), quy mô hoành tráng, là một trong những "chùa hoàng gia"(Chữ dùng của PGS. Chu Quang Trứ) nối tiếng trong lịch sử. . Cột đá Chùa Dạm hoành tráng vẫn đang thách thức hậu thế. Hiện nay không ai khẳng định được đây là cái gì. Khi chùa dựng xong, nhà vua nghe theo ai đó xui bậy, cho đào một con ngòi để tiện bề thuyền ngự của nhà vua và hoàng gia ghé vào bến nước tận chân núi trước cửa chùa. Nhưng, chỉ một thời gian ngắn, chùa Dạm trở thành phế tích. Nay chỉ còn một cột đá (có phiên bản đặt tại Bảo tàng Mỹ Thuật VN, Hà Nội), một tấm bia mờ hết chữ nghiêng ngả trong tàn hoang bụi rậm, và mấy chục tấm tảng kê chân cột. Còn con ngòi - tên gọi là NGÒI CON TÊN - tức Ngòi Mũi Tên) thì vẫn còn đó. Nay, lên núi Lãm Sơn, đứng ở nền phế tích chùa Dạm nhìn xuống, vẫn là ngòi CON TÊN, nước trắng xóa như chiếc mũi tên bằng thép đang lăm lăm bắn vào phế tích! Hoang tàn bia đá ngả nghiêng Chùa hoàng gia giờ chỉ còn những tảng kê chân cột Tôi cũng phân tích rằng: Trong lịch sử, xứ Đoài chính là nơi nhà Lý nhốt giữ tù binh; là nơi ẩn cư của các kẻ sĩ lánh đời, chán đời, bất đắc chí, bất lực và quay lưng với thời cuộc. Còn nay thì sao? Xứ Đoài hiện là nơi nhà nước xây dựng những trung tâm giáo dưỡng phục hồi nhân phẩm, trung tâm cai nghiện. Hơn thế Ba Vì còn là nơi người ta xây dựng siêu nghĩa trang có thể giải quyết việc an táng của thành phố chục triệu dân. .Xứ Đoài chưa bao giờ là vùng kinh tế năng động. Nơi này chỉ thích hợp để bảo tồn văn hóa, làm du lịch văn hóa và du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng. Đã 12 năm nay, Khu Công nghệ Cao Hòa Lạc đặt ở đây nhưng đến nay vẫn chưa triển khai được bao nhiêu. Đại học Quốc gia cũng vậy. Hình như, tự vùng đất này đã có cơ chế tự bảo vệ rồi! Sấm Trạng Trình nói rằng: “Đoài phương tĩnh nhất khu”(xứ Đoài là một phương yên tĩnh”) là vì thế. Nếu đưa Trung tâm Hành chính Quốc gia về chân núi Ba Vì, tức là đặt Chính phủ và các cơ quan của chính phủ vào trạng thái nghỉ ngơi, không năng động, không linh hoạt… thì rất tai hại. .Ngoài ra, chúng ta đều biết vùng Sơn Tây là nơi Bộ Quốc Phòng đặt các trường đào tạo sỹ quan cho quân đội, cũng là nơi đóng quân của nhiều đơn vị quân đội, nhà máy quốc phòng. Ở đấy là vùng khí hậu khắc nghiệt (dân gian nói “Chó ăn đá, gà ăn sỏi”, và “nắng Sơn Tây, mây Ba Vì”) và địa hình địa vật tự nhiên phù hợp với việc thao diễn, luyện tập của quân đội. Vì thế, đưa Trung tâm Hành chính quốc gia về đây sẽ gây xáo trộn nơi này! Các bản đồ địa chất cũng cho thấy vùng núi Ba Vì có nhiều vết đứt gãy. Tại khu vực mà đồ án quy hoạch dự kiến đặt TTHCQG lại là vùng có hai đường đứt gãy giao nhau, càng tăng thêm lo ngại nếu đặt ở đây các công trình xây dựng lớn. Vì những lẽ trên, tôi rất mong các đại biểu Quốc hội nước ta không nên biểu quyết đưa TTHCQG lên vùng Ba Vì nói chung và lên xã Yên Bài nói riêng. Và chúng ta cần phải nói KHÔNG với cái Trục Tâm linh (Trục Thăng Long) đã được nhà tư vấn PPJ và Bộ Xây Dựng vẽ ra. Nguyễn Xuân Diện. Nguồn:nguyenxuandien.blogspot.com
    1 like
  13. Kính thưa quí vị quan tâm. Đối khi thân chủ đến xem một lá số Tử Vi thường hỏi người tư vấn:"Thầy xem giúp tôi nên chọn nghề gì thích hợp?". Còn bài viết dưới đây thì chứng tỏ thày thuốc cũng có chức năng tương tự thày bói. Phải chăng Tử Vi chính là bảng mã hóa những thành tựu trong y khoa liên quan đến những tương tác từ vũ trụ? ----------------------------------------- Chụp cắt lớp não giúp chọn nghề nghiệp phù hợp 28/07/2010 11:01 (GMT +7) Trong tương lai, kỹ thuật chụp cắt lớp có thể được sử dụng để xác định khối lượng chất xám ở những vùng khác nhau của não bộ, giúp con người có thể lựa chọn nghề nghiệp phù hợp nhất với năng lực của họ. v ảnh minh họa Tiến sĩ Richard Haier, trưởng nhóm nghiên cứu thuộc trường Đại học Y tại bang California của Mỹ đã tiến hành phân tích các dữ liệu não bộ của hơn 40 người ở độ tuổi từ 18-35, từng trải qua tám thử nghiệm về năng khiếu tại Quỹ Nghiên cứu Johnson O"Connor để hướng nghiệp. Những người tham gia nghiên cứu được chụp cắt lớp não để xác định khối lượng chất xám ở từng vùng khác nhau. Kết quả nghiên cứu cho thấy chụp cắt lớp có thể bổ trợ cho các thử nghiệm năng khiếu giúp mọi người tự tin hơn trong việc lựa chọn hoặc quyết định nghề nghiệp lý tưởng cho mình. Theo Tiến sĩ Richard Haier, mối liên hệ giữa não bộ và nghề nghiệp cho phép người này có ưu thế hơn hẳn người khác về một nghề nào đó. Mọi người đều có thể học lái xe, nhưng không phải ai cũng trở thành người lái xe đua vì điều đó cần có những nhận thức đặc biệt liên quan đến việc xử lý xe ở tốc độ cực cao Theo VietNamnet
    1 like
  14. Tại sao chúng ta lại đeo nhẫn cưới ở ngón áp út ? Bạn đã bao giờ thắc mắc tại sao người ta lại đeo nhẫn cưới ở ngón áp út chưa? Người Trung Quốc có một cách giải thích rất thú vị và thuyết phục. Theo họ, ngón tay cái tượng trưng cho cha mẹ, ngón tay trỏ tượng trưng cho anh em, ngón giữa là chính bạn, ngón áp út tượng trưng cho người bạn đời của bạn, và ngón út tượng trưng cho con cái của bạn. Bây giờ bạn hãy để hai bàn tay đối diện nhau, gập ngón tay giữa lại và áp sát chúng vào nhau, đồng thời cho hai bàn tay mở ra nhưng các ngón tay còn lại chống vào nhau ở đầu mút ngón tay Tại sao chúng ta lại đeo nhẫn cưới ở ngón áp út ? Bây giờ bạn hãy thử tách hai ngón tay cái, rồi sau đó ngón tay trỏ và ngón út rời nhau ra… Bạn sẽ thấy chúng tách nhau ra dễ dàng. Đó là bởi cha mẹ bạn không thể sống suốt đời với bạn. Anh em bạn cũng sẽ có gia đình riêng và sẽ rời xa bạn. Cuối cùng con cái bạn cũng vậy, chúng sẽ tạo dựng cuộc sống của riêng mình chứ không thể sống cùng bạn mãi mãi. Thế còn ngón áp út thì sao? Bạn sẽ thấy ngạc nhiên khi bạn không thể tách rời chúng ra khỏi nhau! Là vì bạn cùng người bạn đời được số phận mang đến với nhau để hòa quyện, gắn bó với nhau không thể tách rời suốt cả cuộc đời. Cho dù tất cả thế giới này bỏ hai bạn ra đi và cuộc sống của hai người có trải qua bao thăng trầm, ngọt đắng đến thế nào đi nữa. Đó chính là lý do tại sao người ta lại đeo nhẫn cưới ở ngón áp út. __________________ Bài từ Web chuyenhot.com
    1 like
  15. Trong phim "V trả thù" (V for vendetta) có 1 câu nói thế này: "Bất kì một vật gì trong vũ trụ này, khi bạn tác động vào chúng 1 lực, bạn sẽ nhận lại được 1 phản lực cân bằng và ngược chiều!"Có thể hiểu đây là 1 phát biểu của ngành vật lý. Nhưng suy rộng ra, đó là cái thế cân bằng của vũ trụ, chính là mối quan hệ nguyên nhân - kết quả. NDK luôn nhớ câu nói này để chiêm nghiệm, cố gắng giảm càng nhiều "tác động xấu" và tăng "tác động tốt" xuất phát từ bản thân mình. NDK xin trích đăng lại 1 đoạn bài phỏng vấn của báo Vietnamnet với Đức Pháp Vương Gyalwang Druk về quy luật nhân quả: ----------- Vui vui ngoài lề 1 tí: Đội Anh năm 66 sút bóng chưa qua vạch vôi lại được công nhận - Anh thắng Đức. Hôm qua Anh sút qua vạch hẳn 20m lại không đc công nhận - Anh thua Đức! :D
    1 like