-
Thông báo
-
Nội quy Lý Học Plaza
Nội quy này là bản mở rộng Nội Quy - Quy định của Diễn đàn. Khi tham gia mua bán, các thành viên phải tuân theo những quy định sau: Tiêu đề bài viết: Bao gồm: Chỉ dẫn địa lý, Loại hình Mua/Bán, Thông tin mua bán.
Chỉ dẫn địa lý: Tỉnh/thành nơi mua bán. Hoặc sử dụng định nghĩa có sẵn:TQ: Toàn quốc
HCM: TP Hồ Chí Minh
HN: Hà Nội
[*]Ví dụ: HCM - Bán Vòng tay Hổ Phách Nội dung bài viết: Mô tả chi tiết sản phẩm mua/bán
Bắt buộc phải có thông tin liên lạc, giá Mua/Bán
Bài mới đăng chỉ được phép up sau 03 ngày.
Thời gian up bài cho phép: 01 ngày 01 lần.
Các hành vi vi phạm nội quy này sẽ bị xóa bài hoặc khóa tài khoản mà không cần báo trước.
-
Leaderboard
Popular Content
Showing most liked content on 22/07/2010 in Bài viết
-
Lớp Phong Thủy Lạc Việt Cơ Bản 03 SP Thiên Sứ, hoangnt, yeuphunu, thuong_geo. Say sưa và trầm tư. Achau, Rờ mọt của Khanhhoang, Khanhhoang, ChieuNam, Hatgaolang, Sunrise. Hatgaolang, Sunrise ngồi thế "tọa Bắc triều Nam" mát trời ông Địa! ChiêuNam, Hatgaolang, Sunrise, hoang256. Rừng Nauy, TrungNhan, Achau, Rờ mọt của Khanhhoang. TrungNhan: để em quay rồi tung lên mạng. Bảo đảm nổi như...bánh phồng. :D Thiên Đồng, Rừng Nauy, Khôi Nguyên, Achau, TrungNhan. Chủ nhà, ngồi vô làm một pô coi. SP Thiên Sứ, Thiên Đồng, Rừng Nauy, Khôi Nguyên, AChau. Phong thủy là tương tác Yeuphunu, SP Thiên Sứ, Hoangnt, Anthanh, Khôi Nguyên Đội Vô định về Phong Thủy Lạc Việt nhận cúp Sâm tửu trước khi đá độ. :D Huấn luyện viên trưởng Thiên Sứ giơ cúp: "Tuyệt, Tuyệt! Hong say!" Sâm tửu mà phối với Ken Cho ra Sinh Khí một phen tưng bừng SP bắt ấn, chuẩn bị...tụ khí :D Sunrise: Phong thủy thì mình...tụ thủy trước. Chẹp chẹp... TrungNhan: Yêu phụ nữ cũng phải cần có cái Phong thủy tốt. Đồng ý không? Yeuphunu: Ừ ừ...chí lý. SP Thiên Sứ, bếp trưởng An Thanh, Thiên Đồng, Rừng Nauy. AN Thanh: Cơm chiên cá mặn nhé?! Ngon hết sảy! ChiêuNam, Hatgaolang, Sunrise, Hoang256: Hatgaolang: Tớ ngồi kiểu Thanh Long Bạch Hổ này.2 likes
-
Đồng Tiền Và Chữ Tiền
Thiên Phú and one other liked a post in a topic by Lãn Miên
Đồng Tiền và Chữ Tiền MẸ TRÒN CON VUÔNG.Dương có trước, Âm có sau(bánh dầy đặt trên, bánh chưng đặt dưới,linga đặt trên, yôni đặt dưới).Vũ trụ(bầu trời) có trước, trái đất có sau.Chữ tròn có trước ,chữ vuông có sau. Trong tiếng Khơ Me từ “PROPRO”nghĩa là lăn tròn,sang tiếng Việt có câu “xa quay kéo sợi chạy “ RO RO”,quạt quay êm “RO”hoặc êm “RU”.Và từ PROPRO dẫn đến từ “VO”trong tiếng Việt.Tiếng Việt,ngôn từ Việt ,là thứ ngôn ngữ cổ xưa nhất của nhân loại.Thời thuộc địa đã có nhà ngôn ngữ học người Pháp khi nghiên cứu tiếng Việt đã phải thốt lên “Tiếng Việt là mẹ của các thứ tiếng trên thế giới”.Lúc đầu tiếng Việt, cũng như các ngôn ngữ Nam Á của chủng tộc Mongoloit phương Nam, cũng là thứ ngôn ngữ chắp dính(đa âm tiết)và chưa có thanh điệu.Mỗi từ là âm tiết chính ở giữa và kèm theo tiền tố và hậu tố.Ngôn ngữ Mongoloit phương Bắc như của người Mông Cổ,người Kim,người Mãn cũng đều là những ngôn ngữchắp dính đa âm tiết.Từ thời tiền sử từ khi người Việt sáng tạo ra thuyết Âm Dương Ngũ Hành,người Việt mới đem từng từ đặt vào trong cái “nôi khái niệm” là cái bọc tròn biểu tượng Âm Dương để “VO”cho nó tròn,quá trình xoay tròn biến hóa trong cái nôi ấy làm cho các râu ria của từ là tiền tố và hậu tố bị vò rụng đi hết,còn lại mỗi từ chỉ còn cái lõi là một âm tiết,và bắt buộc phải nảy sinh thanh điệu,thế là tiếng Việt trở thành có thanh điệu như tiếng nhạc.Quá trình rút ngắn lượng âm tiết của một từ đến chỉ còn tối thiểu là một âm tiết cũng là quá trình tất yếu trong phát triển ngôn ngữ của nhân loại(tin học gọi là sự nén thông tin).Tiếng Mỹ nhiều từ được rút ngắn hơn tiếng Anh,điển hình nhất có từ O.K.(hai âm tiết).Tiếng Nga có từ mang nghĩa “của nhân loại” là “ tre-lô-véc-trét-cki-i”(năm âm tiết)nay thấy có văn bản của họ thay bằng “men-ski-i”(ba âm tiết).Sự phát triển như vậy làm cho tiếng Việt ngày nay có 6 thanh điệu,thực ra là 7 vì có một thanh là âm tiết bị kéo dài ra để mang nghĩa ngược lại.Ví dụ câu Kiều “Mối rằng đáng giá ngàn vàng,dớp nhà nhờ lượng người thương daám nài”,rõ ràng từ “daám” kéo dài ở đây mang nghĩa ngược lại tức “không dám”,giống như kẻ dài (——)là âm thì nghĩa ngược kẻ ngắn(—)là dương.Tiếng Thái có 5 thanh điệu.Tiếng Hán có 4 thanh điệu,thực ra gần được 5 vì có một thanh điệu âm tiết nhẹ.Ấy vậy mà ở các ngôn ngữ lập thể(đơn âm tiết)ngày nay người ta vẫn nói với tốc độ nhanh gấp mấy lần ngày xưa.Thế hệ già ngày nay nghe không kịp tốc độ thanh niên nói trên TV. Từ VO khi ở trong nôi khái niệm Âm Dương nó đã sinh ra nhiều từ thuộc khái niệm Âm và khái niệm Dương(xem bài “ Nôm na là cha mách qué”).Trong các khái niệm đó có khái niệm VIÊN và khái niệm VUÔNG để chỉ trời tròn và đất vuông.VIÊN là VÒM trời,là một vật chứa mênh mông có thể GOM tất cả vào trong lòng nó.VUÔNG cũng là một vật chứa,nhưng nhỏ hơn.Trời tròn có trước nên từ VIÊN dẫn đến từ NGUYÊN là cái khởi thủy(về sau người Hán và người Nhật mượn từ NGUYÊN(nghĩa là khởi thủy) này,họ gọi là “yuán”hay “ên”để chỉ đồng tiền,làm lượng từ của tiền,tiền là một vật thể có diện tích, bằng kim loại hay bằng giấy, chứa một giá trị qui định nào đó gọi là mệnh giá của tiền,lượng từ của tiền nói lên cái diện tích ấy.Tuy nhiên mượn từ NGUYÊN này làm lượng từ cho tiền hóa ra tiền của họ là từ trên trời rơi xuống,cũng như họ đã được hưởng sẵn thành quả từ một nền văn hóa khác đem lại,như ngày xưa vớ được thiên thư).Từ NGUYÊN không mang ý là cái diện tích,nó chỉ mang ý là cái đầu tiên thì làm sao mà làm lượng từ được?(thôi thì “đầu tiên”là “tiền đâu” cũng được vậy) Từ VO đã dẫn đến các từ như sau: (propro)-vo-VŨ-trữ-trự-chữ-chứa-vựa Vuông…Vo…Viên.Trong cái nôi khái niệm khi Vo bắt đầu tách đôi thì nó sinh ra cặp dính là Vướng-Víu tức đang còn dính nhau,chưa lớn hẳn để tách khỏi nhau được.Trong đó con Víu là con Dương,lớn lên nó thành Âm là VUÔNG,con Vướng là con Âm,lớn lên nó thanh Dương là VIÊN.Cái nôi mà VO đẻ ra là VUÔNG…VƯỚNG-VÍU…VIÊN. Vuông dẫn đến: Vuông-Miếng-Khuôn- KHÔN-Công-Đồng-Đoong-Ruộng-Diện-Nương- -Khung-Vùng-Văn Viên dẫn đến: Viên-Viêng-Gom-Vòm-Gồm-CÀN-Tròn-Vòng-Vành-Vầng-Vung Blời nghĩa là mặt trời tiếng Mường đã dẫn đến các từ sau: Bời-Lói-Rọi- Chói-Chời-Giời-Trời-Trụ Rõ ràng là từ CÀN và KHÔN cũng chỉ là những từ chỉ sự chứa.CÀN tượng trời,KHÔN tượng đất.Quẻ CÀN cũng như quẻ KHÔN chứa ý nghĩa đã ghi trong nó bằng ký tự kẻ vạch.Đó là khi con người chưa có chữ viết,chỉ dùng cây QUE cứng để KẺ vạch,sau có chữ khác rồi và đã làm ra giấy mềm, mới dùng cây VIẾT để VẼ và nét chữ của VẼ thì rõ ràng là mềm hơn nét KẺ. Từ “đoong”tiếng Lào là mặt, tức một diện tích(khác với từ “ bộ mặt” thì tiếng Lào gọi là “ nạ”-“lìn má,má lề nạ” nghĩa là “lờn chó,chó liếm mặt”),một sự chứa,nó dẫn đến từ “đồng”và “ruộng”trong tiếng Việt,đều là diện tích của đất,cũng như từ “công”,và ta có từ ghép “đồng ruộng” cũng giống như “đồng đất” là một diện tích đất,và từ ghép“công ruộng”cũng vậy nhưng nó là một diện tích cụ thể hơn.Người Việt dùng từ “đồng” để làm lượng từ cho tiền,bởi chỉ có đồng ruộng của nền văn minh nông nghiệp mới làm ra tiền chứ không phải tiền từ trên trời xuống.Bởi vì thế dù tiền có làm bằng chất liệu đồng là thứ kim loại(từ đồng âm dị nghĩa)ngày xưa hay bằng giấy polime ngày nay thì vẫn gọi là đồng tiền(đồng đây là từ đồng hay ruộng là một cái diện tích có chứa giá trị trong nó),ngày xưa cũng còn gọi “trự tiền”hay “chữ tiền”cũng là cái có chứa giá trị là mệnh giá của nó(“Nom con trâu này đáng được mấy chữ tiền”). Đến đây thì chắc bạn đọc đã thấy rõ cái đồng tiền bằng chất liệu kim loại đồng ngày xưa làm thành hình tròn có lỗ vuông ở giữa(tại sao không làm lỗ tròn cho tiện dây xâu?) là tượng trưng bầu trời mênh mông bao bọc lấy trái đất ,là của người Việt làm ra đầu tiên theo đúng cái lý VIÊN-VUÔNG. Trong tiếng Lào từ “Viêng Chăn”đúng nghĩa của nó là “vầng trăng”của tiếng Lào.Tiếng Lào nói “ đoong chăn” là mặt trăng ý nói cái diện tích,còn “viêng chăn” là vầng trăng, ý nói cái vòng sáng.Âm tiết “viêng chăn”đã được người Quan Thoại ký âm bằng “wan xiang” ,mà hai chữ nho đó biểu ý là “vạn tượng”tức vạn con voi(?).Trong lịch sử thì cái kiểu tam sao thất bản như vầy đếm làm sao cho hết được. Bầu trời và mặt đất đều biểu thị khái niệm “chứa”,trong đó chữ VŨ(do vo tròn chữ propro nghĩa là lăn tròn mà có) để chỉ không gian.Còn để tính được thời gian thì phải dựa vào mặt trời.Từ “Blời”nghĩa là mặt trời của tiếng Mường đã dẫn đến chữ TRỤ nghĩa là thời gian.Và có từ VŨ TRỤ là chỉ cả không gian và thời gian,nên mới có câu “bốn phương tám hướng”. Về ký tự thì lúc đầu chưa có nên làm bằng thắt gút,sau đến kẻ vạch,vẫn chưa đủ ký tự để biểu đạt thì sáng tạo ra chữ nòng –nọc,đó là kiểu chữ tròn,mỗi chữ gồm cái đầu nó to tròn là một cái vòng,xung quanh có nhiều râu ria ngoằn ngoèo biểu đạt tượng thanh.Như vậy là chữ tròn có trước.Về sau thấy chữ kiểu ấy không nghệ thuật nên lại sáng tạo ra loại chữ vuông,gồm một cái hình vuông,còn các ký tự râu ria tượng thanh và biểu ý thì dồn hết vào trong cái ô vuông ấy cho gọn và thế là xuất hiện loại ký tự gọi là “vuông chữ”.Vuông chữ nghĩa là một diện tích chứa ký tự biểu ý và biểu âm .Gọi là “ vuông chữ” thì cũng giống như “vuông ruộng” hay “miếng vườn”,đều là những diện tích có chứa nội dung trong đó,cũng như “ đồng tiền”,vì vuông và đồng cũng như nhau,đều là chỉ diện tích.Chỉ có điều là “vuông chữ”(mà Quan Thoại phiên âm là “wấn dư”-văn tự)thì nó là diện tích nhỏ hơn vuông ruộng rất nhiều,nhỏ đến mức người ta phải gọi nó là “vuông chữ nho nhỏ”tức là những cái vuông ấyrất nhỏ bé đáng yêu, rất xinh xắn.Cái vuông chữ đơn giản nhất là cái ô vuông trống rỗng không có chứa ký tự gì trong ấy cả,đó là chữ MIỆNG(口) và chữ MIẾNG(口),mà ở Quan Thoại thì gọi là KHẨU,miệng là KHẨU và một miếng ăn cũng là KHẨU. Tiếng Nhật cũng rất gần gũi với tiếng Việt,nhưng tiếng Nhật đa âm tiết.Những từ Nhật có một âm tiết như KI là cây,TÊ là tay,MÊ là mắt thì cũng chẳng khác gì tiếng Việt.Những từ Nhật đa âm tiết thì cứ vặt đầu vặt đuôi đi thì cái âm lõi ở giữa còn lại sẽ thấy na-ná từ Việt.Ví dụ từ “cá” tiếng Nhật gọi là “XA- ca- NA”.Người Việt đem cái từ “XA-ca-NA” đó bỏ vào cái nôi khái niệm là biểu tượng Âm Dương của người Lạc Việt để VO,thì khi vo tròn trong nôi đó,nó sẽ bị vò rụng đầu XA và rụng đuôi NA đi mất,còn lại cái lõi giữa một âm tiết là “cá”của tiếng Việt hay “pá”của tiếng Thái(âm tiết ca-na còn để lại trong tiếng Việt các từ“cần”,”cờn”,“còng”,”quèn” là chỉ cửa sông,bến cá như Cần Thơ,Cần Giờ ở Nam Bộ,Cửa Cờn ở Nghệ An,Lạch Quèn,Chợ Còng ở Thanh Hóa).Không thể nói rằng người Nhật đã mượn từ “cá”của tiếng Việt rồi chắp thêm đầu, chắp thêm đuôi cho nó((tô vẽ thêm)để thành từ “xa-ca-na”mà dùng,không thể có cái logic phức tạp hóa ngôn ngữ như vậy mà chỉ có ngược lại.Điều này chứng tỏ rằng thời tiền sử tiếng Nhật,tiếng Việt,tiếng Nam Á nói chung là một thể thống nhất.Người Việt sở dĩ “vo tròn”được ngôn từ của mình thành đơn âm tiết vì đã sáng tạo ra được cái phương tiện kỹ thuật là cái hình tròn biểu tượng Âm Dương(thực tế nó chỉ mới là một “bit”thông tin).Việc dùng phương tiện ấy để mài dũa ngôn từ thì trong sách “Việt Nam cội nguồn Bách Việt”của giáo sư Bùi Văn Nguyên có nói là tương truyền do vua Phục Hy dạy . Ví dụ từ tiếng Nhật: (Chú thích:nhiều từ thực ra chỉ là do nghe âm tiết mà liên tưởng,như tiếng lóng vậy,cho nó vui thôi) ê=vẽ(bức tranh),mê=mắt,ki=cây,hi=li(lả,lửa),mô!=mồ!(nào!cũng!),tê=tay, xê=vẻ(vóc người),da=dạ(vậy thì),hên=bên(vùng)… dô-cư=dò kỹ(kỹ càng),dô-bư=hô bảo(kêu gọi),ma-chi=miệt chợ(khu phố),hô-đô=hơi độ(khoảng),tô-ki=thường khi,đa-mê=được mô(không được),đai-bư=đại bộ(phần nhiều),dư-ni=dở nì(không),cư-rai=cỡ rày(khoảng),hô-xi-i=ham xơi(muốn),na-cư-na-cư=nữa cơ nữa cơ(mãi mãi),chư-dôi=chọi(mạnh),chư-ư=cho ướt(mùa mưa),chư-ca-rê-rư=chừ càng run dữ(mệt),chốt-tô=chút tí(một chút),ư-xư-i=ăn xổi(mỏng),i-ư=í ới(nói),hi-cư=hít cơ(nhiễm),côn-na-ni=coi này nè(như thế này),ô-ô-i=ối(nhiều),i-rô-i-rô=rầm rộ(nhiều thứ),i-chi-ban=nhứt hạng,ha-na-mi=hoa mải(ngắm hoa),ca-ta=cách(phương pháp),ha-dư=hãy,ka-cô=quá cổ(quá khứ),đê-rư=đưa ra(ra),ma-dư=mới giờ(sớm trước),nê-chư=nhọc chừ(nhiệt,sốt),cô-oai=sợ hãi,a-xa=ánh xáng(sáng),ka-ra=kể rày(từ đây),ô-ô-ki-i=to cực í(to lớn),ki-nư=chỉ nõn(tơ),kê-xa=cạo xóa(tẩy xóa),chư-cư=chực cập(tới),tô-ca=tức là,bên-ri-na=tiện lợi này,rên-sư=rèn sửa(tập luyện),oa-ca-i=oắt con í(trẻ),gia-mư=giã mưa(trời tạnh),mô-xi=mắc xử(trong trường hợp),hên-di=hẹn giờ(trả lời),i-ai=thi tài(trận đấu),cô-đô-mô=con đỏ mỏ(trẻ con),cô-ta-ê=có đáp(trả lời),ư-chi-ni=ở khi ni(trong khi),can-cô=quan coi(tham quan),xi-kên=thi kiểm,xư-ki-na=xin kết nạp(thích),xô-rô-xô-rô=xả rỗi xả rỗi(thong thả),ta-ma-ni=tản mạn nị(thỉnh thoảng),chư-ki=chăn kỳ(kỳ trăng,tháng),đê-oa=thế là,hôn-tô=hẳn tỏ(thật là),ma-kê-rư=mất cả rồi(thua),dô-ô-di=dấu diếm(việc riêng),mô-nô=món đồ(vật dụng),mư-ri=mô ri(vô lý),ma-đa=mãi đợi(vẫn còn),ba-sô=bãi chỗ(vị trí),dan-nên=giá nên(thật tiếc),cai-ê-rư=quay về rồi(hồi,về),ô-cô-xư=ồ có xảy(xảy ra),ô-nê-gai=ồ nhờ cậy(xin lỗi),cư-rư-ma=cỗ rong mã(xe),gô-ran-na-xai=cố nhìn này(xem!),tô-ô-cư=tột cực(xa),đô-ô-dô=được dô(xin mời),nê-mưi=nghê mắt(buồn ngủ),phư-hei=phủi hết(bất bình),hi-chư-dô=hay chứ dồ(cần thiết),kên-ka=cãi cọ,kin-ên=cấm ngọn(cấm lửa),ki-ư-ní=cóc nghĩ(không ngờ),gô-han=cơm ăn,an-nai=ăn nói(dạy),tên=điểm, tô-cư-ni=tốt cực nị(đặc biệt),đôn-na=đằng nào,ma-chư=mải chờ(đợi),ma-đê=mau đến(đến),dô-mư=dò miệng(đọc),rư-xư=rỗi xéo(đi vắng),ki-rê-i=kẻng ghê í(đẹp),cô-mê=cơm(gạo),a-ư=gặp gỡ,xa-ki=xa khi(khi nãy),ki-da-cư=khách,ka-na-ri=khá nặng ri(khá nhiều),côn-đô=còn độ(độ còn-lần này),xư-gư-ni=xử gấp nị(lập tức),xư-rư=xử rồi(làm),đô-dát –tê=đó răng tề(làm thế nào),ma-chư-ri=mải chơi lễ(lễ hội),mai-ni-chi=mỗi nhật(mỗi ngày),hi-ra-cư=hé ra cơ(mở),oa-cai=oắt con(trẻ tuổi),oa-rư-i=ủ rũ í(xấu xí),hi-giô-ní=hơi ngờ nhé(phi thường),phư-tô=phong tờ(phong bì),ha-rê-rư=hét rét rồi(quang đãng),đê-rư=đưa ra,a-xa=ánh xáng(sáng),ki-ư-cô-ô=cấp cố(tốc hành)… DÔ-oa-i=yếu,Ô-tô-xan=bố bạn,GIÔ-bư-NA=bền,XÔ-ba=bên,TÔ-bư=bay,NA-ra-bê-RƯ=rải bày,dô-gô-RÊ-RƯ=dơ gớm(bẩn),OA-ta-XƯ=tắt(băng qua),XA-ca-NA=cá,GÔ-dai-ma-XƯ=dàn mặt(có mặt),CÔ-tô-RI=chim,KI-Ố-CHƯ-kê-RƯ=cẩn thận,ki-RƯ=cắt,KI-mô-CHI=mó(cảm giác),gan-ba-RƯ=gắng bằng(cố gắng),can-DI-RƯ=cảm thấy,Ô-TÔ-cô-NÔ-CÔ=con(con trai),a-NÊ=ả(chị-tiếng Mường),a-NI=anh,Ư-chư-XƯ=chụp,CA-na-RA-DƯ=nặng(chắc chắn),GÔ-chi-xô=chia xớt(chiêu đãi),NA-gai=dài,CHƯ-kê-RƯ=keo(dính),XÔ-di=dọn,Ư-xô=xạo(nói dối),A-rư-CƯ=rảo(đi bộ),i-CƯ=đi,I-tai=tấy(đau),I-CHƯ-bai=bãi(đầy,bừa bãi),I-rê-RƯ=để,Ư-CHƯ-cư-xi-i=cực xinh(đẹp),ô-ô-dê-I=ối dân(đông đúc),XI-ma-RƯ=mắc(đóng),din-GIA=đền,ta-RI-RƯ=đầy,CHI-Ô-Ô-đô=đúng,đa-XƯ=đưa,tô-Ô-RƯ=tót(đi qua),NI-gai=ngái(đắng),DÔ-da-cư=dằn cọc(đặt trước),OA-ta-RƯ=đưa,HA-I-kên-XƯ-RƯ=hẹn(gặp),chian-TÔ=chẽn(gọn gàng),CHI-ca-CƯ=cận(gần),KA-ga-MI=gương,ki-RA-NA=căm(ghét),Ư-mê=mơ,HÊ-gia=nhà,XÊN-ta-CƯ=tẩy(giặt giũ),giô-DƯ-NA=giỏi,Ô-na-DI=na-ná(giống),Ô-cô-RƯ=cáu,ha-NA=hoa,ha-CƯ=hộp,Ô-ka-XI=kẹo,na-CƯ=nạt(kêu la),ma-mô-NA-CƯ=mau mà(không lâu nữa),ni-cư-I=nhọc cực,na-CƯ=nức nở(khóc),DƯ-I-bưn=bộn(khá nhiều),ki-RƯ=khoác áo,Ô-I-oai=ngợi(khen),I-XÔ-gư=gấp,CÔ-tô-ba=tỏ bày(lời nói),CÔ-ma-XƯ=mắc (lúng túng),XA-mư-i=mướt(rét),chư-CƯ-RƯ=chế(làm),CHƯ-DƯ-cư=kịp(liên tục),tô-RƯ=tóm(lấy),Ư-rê-RƯ=rẽ(lắc lư),phư-tô-RI=phì to(mập),BI-ô-ô-KI=ốm(mắc bệnh),NI-ô-i=mùi,CƯ-mư=mây,Ư-mi=mặn,A-mê=mưa,A-CA-re-i=rọi(minh bạch),XÔ-đa-chư=đút cho(nuôi nấng),HA-na-XƯ=nói,hi-CƯ=hít(nhiễm),ô-ca-GHÊ=nhờ vả,A-ma-I=mát(ngọt),Ô-I-xi-i=xơi(ngon),CAN-ga-ê-RƯ=gợi(nghĩ),KI-chin-TÔ=chỉnh(ngay ngắn),nê-RƯ=nghê(ngủ),BÍCH-kư-RI-XƯ-RƯ=kinh(ngạc nhiên),DA-mê-RƯ=mệt(ngừng lại),MƯ-ca-XI=cũ(xưa kia),mô-CHƯ=mang(xách),MI-can=quýt,HI-rô-I=rộng,RI-dô-ô=dùng,CƯ-RA-bê-RƯ=bì(so sánh),Ư-MA-rê-RƯ=đẻ,Ô-ki-RƯ=khởi(dậy),TA-NÔ-XI-mư=mừng,XÔ-rê-đê=rứa đó(vì thế),Ô-ki-NI=cách(xa)… Cũng do bỏ vào nôi Âm Dương mà vo cho nên cái cụm từ “vuông chữ nho nhỏ”, là một khái niệm,nên nó cũng giống như một từ đa âm tiết của tiếng Nhật,là “vuông-CHỮ -NHO-nhỏ”rất xinh xắn ấy, bị vò rụng mất đầu là “vuông”và rụng mất đuôi là “nhỏ” đi mà chỉ còn lại cái lõi giữa là “CHỮ -NHO”.Đến đây thì ta rõ “vuông chữ”(văn tự)và “chữ nho”là một,và là của người Việt. “VUÔNG CHỮ”đã là của người Việt thì “CHỮ NHO”cũng là của người Việt mà thôi.Vì nó là nằm trong từ “VUÔNG-CHỮ-NHO-NHỎ”bị đem vo trong nôi biểu tượng Âm Dương của người Lạc Việt,ắt vò rụng mất VUÔNG(đầu)và NHỎ(đuôi)còn lại CHỮ NHO(giữa).Đây cũng chính là mẹ “vuông chữ nho nhỏ”đẻ ra con “chữ nho”sau khi đã có thai trong cái bọc Âm Dương,cũng lại chính là mẹ có trước đẻ ra con có sau tức MẸ TRÒN CON VUÔNG. Lãn Miên2 likes -
Cám ơn Compack đã đưa thông tin về ngôi chùa Diệu pháp, nơi cưu mang những Cụ già neo đơn, những em cơ nhỡ, và có một quán cơm Từ thiện đặt tai cửa chùa cho khách ăn miễn phí. Nơi đây giáp với dòng sông Thanh Đa cũng được Phật tử khắp nơi đến phóng sinh Chim, cá, rùa cùng các loài thủy sãn. Trung Tâm của chúng ta đã viếng thăm hai lần ở đây, có lẽ cần tìm một mãnh đời nào khác hoặc hoàn cảnh khác để thăm Compack ạ! Chúng ta đã có chung 1 tấm lòng hội đủ duyên còn nhiều chuyến đi nữa. http://www.lyhocdongphuong.org.vn/diendan/...showtopic=10373 Xin mời xem tại link này!2 likes
-
Conson : Côn sơn = Bão số 1 Chanthu : Chấn thủ = Bão số 2 Chưa có gió to được đâu, chỉ là mưa mưa thôi. Hãy đề phòng khi có cơn kế tiếp.1 like
-
Thưa bác, cháu đặt câu hỏi "Hậu quả của bão số 2 đối với Việt Nam là gì?" Sáng nay ở Hà Nội mưa vừa, có nơi mưa khá to (khoảng Mỹ Đình - Từ Liêm, các vùng khác cháu chưa kiểm chứng được) trong khoảng 2 tiếng (11h đến 1h).1 like
-
Nhớ cái hồi trước năm 2000, còn sống ở đây (tuyến đường Trần Não) phải nói là tuyến đường đầy ổ gà, ổ voi, mùa nắng thì bụi bay mù mịt, mùa mưa thì lầy lội, bùn xìn bê bét, còn cái cầu Đen bắt qua cái kênh bằng sắt lót ván gỗ, xe lớn chạy riết làm gẫy ván gỗ taọ nên cái hố nhỏ, đi xe cứ sợ lọt, rồi chấp vá lại nhìn cái cầu thấy thảm hại, nay thì ngon lành rồi.Anh Achau nói về khí hay lắm đó, đúng vậy, những tuyến đường đang khởi tạo là sự dẫn khí từ trung tâm TP cho vùng này, với lại trong vận 8 này thì vùng này là nơi sẽ phát triển mạnh chứ không phải trong năm nay mà thôi, taọ nên đà phát triển về phía Đông, Đông Nam sau này.1 like
-
Rất tiếc là gia đình Compack đã ko có điều kiện để tham gia cùng ace ... cho Tịnh xá này ( Cái này chắc phải gọi là Tịnh xá chị Wild ạ!) vì .... đã có kế hoạch trước đó đi thăm và tặng quà cho các cụ già neo đơn tại một Tu viện bên q.Bình Thạnh. Cũng từ đó mà Compack phát hiện ra thêm một địa điểm nuôi dưỡng các cháu bé khuyết tật - cơ nhỡ gần Tu viện này là : Chùa DIỆU PHÁP. Chị Wild , ko biết chị có biết trung tâm này chưa chị nhỉ ?! .. em định hôn nào sẽ tìm vào hỏi thăm tình hình cụ thể và chụp hình để về đưa lên diễn đàn một địa chỉ mới .. cho công việc Từ thiện chị nhé!1 like
-
Hà hà, 3 cái comment cùng một lúc. Chắc là của cái đám dở hơi hoặc của một trang web nào đó. http://www.lyhocdongphuong.org.vn/forum/public/style_emoticons/default/grin.gif . FPT, nó mời đúng người, đúng chuyên môn, chứ chẳng dại gì nó mời cái đám dở hơi, lên show mặt lên truyền hình. :P Thôi, kệ chúng nó đi chú Thiên Sứ ơi. :D . Mọi người đang đợi chú viết tiếp câu chuyện đi tìm mộ liệt sĩ kia kìa. :D .1 like
-
Chân thành cám ơn thịnh tình của ThiênPhu11 đã toàn tâm phát trì hội chẩn việc lễ và cũng cám ơn lời đề nghị hợp sức dâng thành của ACE LHĐP chỉ e ngại mỗi người bận một việc vì rơi vào ngày giữa tuần. Wild thật sự còn bối rối việc nhà lại lo thiếu sót, nếu ACE đã có lòng xin mở lời cầu nguyện hồi hướng công đức cầu siêu Thân Phụ Wild là Ông Trần văn Hạ. Hưởng thọ 78t tại ngôi tam bảo. Đã là điều quý báu vô lượng.1 like
-
Hạnh phúc hay đau buồn đều do tâm tạo. Mong Cô tịnh tâm để bảo đảm sức khỏe và chăm lo sắp xếp công việc! Sự lo lắng, phiền muộn là rất không nên cho một người (Đức Phật gọi đây là nỗi sợ hãi) rất cần được giải tỏa và giải tỏa ngay lập tức! Ý kiến của con trình bày qua bài viết chưa có tính thuyết phục cao nhưng tất cả những gì con muốn làm, muốn gởi đến Cô là mong Cô an tâm. Hậu sanh chúng ta luôn thầm hỏi: Liệu chúng ta có hoàn toàn làm chủ, kiểm soát được số phận, sự an nguy của bản thân hay không?! Theo Thiên Phú là hoàn toàn có thể! Vì, Cổ Nhân dạy: Con người chịu ảnh hưởng sâu sắc bởi Nhân - Duyên - Nghiệp - Quả (hay vắn tắt hơn: Nhân - Quả). Không Thầy Bà nào, Đạo Pháp nào trực tiếp giúp cho ta một cuộc sống với chất lượng cao hơn hay thấp hơn mà thực tế là chính bản thân ta Vượt ... Vũ Môn thông qua quá trình Tu - Tập, Tu - Học và Tu – Hành. Sự thể hiện, sửa đổi của bản thân ta chắc chắn sẽ được Phật – Thánh ghi nhận và cuộc đời ta vì thế mà sẽ tốt đẹp hơn. Quay trở lại với chuyện của Cô: Những việc Cô đã làm (những đóng góp, bài viết, những kiến thức) cho mọi người, cho Diễn đàn; những thông tin thể hiện qua chữ ký của Cô; những suy nghĩ, quan điểm của Cô cho thấy Cô là người đang thực hiện Tu – Học theo Pháp Môn cao nhất của Phật Pháp: Pháp Môn Niệm Phật/Pháp Môn A Di Đà. Cô đã gieo Nhân tốt, Cô lại đang Tu – Tập tốt, vậy Cô sẽ chuyển được Nghiệp thôi. Vậy nếu cho dầu có chuyện gì không hay xảy đến thì: Nếu nặng sẽ thành nhẹ, chuyện nhẹ thì sẽ thành không đáng kể. Cầu chúc Cô và Gia đình sức khỏe, bình an, hạnh phúc và thịnh vượng! Cầu Chúc Linh Hồn Ông được Vãng Sanh Miền Cực Lạc! Kính! Thiên Phú1 like
-
Xin gửi tặng diễn đàn cuốn sách ebook "Xây Dựng Nhà Ở Theo Địa Lý - Thiên Văn - Dịch Lý" của tác giả Trần Văn Tam. Định dạng: PDF, scanned Số trang: 686 Dung lượng: 23MB Download tại: Giới thiệu về nội dung Xây Dựng Nhà Ở Theo Địa Lý - Thiên Văn - Dịch Lý: Hai yêu cầu cơ bản trong cuộc sống con người là ăn và ở, ngay từ thời nguyên thuỷ con người đã biết chọn nơi ở có điều kiện thích hợp nhất về gió và nước, đó là ý nghĩa xuất phát của thuật phong thuỷ. Cuốn " Xây dựng nhà ở theo địa lý-thiên văn-dịch lý " này có mục đích giới thiệu quan điểm " Thiên, Địa, Nhân đối ứng " hay còn gọi là thuyết " Tam Tài " trong triết học cổ Phương Đông, thể hiện trong việc áp dụng các kiến thức Thiên văn, Địa lý và Dịch lý trong việc làm nhà. Làm nhà theo Thiên văn là việc chọn các ảnh hưởng tốt nhất của Mặt Trời, Mặt Trăng và các vị tinh tú vào ngôi nhà. Làm nhà theo Địa lý là việc chọn các vị trí thế đất có nguồn nước đến, dòng nước đi, chọn phương hướng và bố cục phù hợp nhất với tâm sinh lý con người, làm cho không khí được điều hoà, môi trường trong sạch và tươi mát. Đó là những nhân tố hợp lý và khoa học trong Phong Thuỷ, chúng ta nên kế thừa và phát triển. Những quy luật, hiện tượng và sự biến động trong không gian và thời gian là vô cùng vô tận, những hiểu biết của con người, nhất là sự hiểu biết của một đời người ngằn ngủi với vũ trụ vô tận lại cạng hạn hẹp. Vì vậy sự kế thừa là đương nhiên và trong kế thừa chúng ta càng cần phải chọn lọc kỹ càng. Mục lục: Phần I: Sự ra đời của khoa địa lý, thiên văn Chương 1: Khái quát về kinh dịch Chương 2: Kinh dịch là cơ sở của khoa địa lý thiên văn Chương 3: Những khái niệm về địa lý cổ truyền Phần II: Địa lý thực hành Chương 1: Dương Trạch Chương 2: Thuỷ Pháp Chương 3: Chọn hướng nhà theo 64 quẻ của kinh dịch Chương 4: Chọn ngày khởi công và xây dựng nhà Chương 5: Các công trình phụ Chương 6: Chế hoá Chương 7: La kinh Tóm tắt: Các bước chọn hướng nhà Ghi chú: Đây là tài liệu tham khảo, không phải quan điểm của Phong Thủy Lạc Việt.1 like
-
Theo tôi: Chính xác là như vậy. Có thể đây là câu chuyện cảnh tỉnh lòng tham và sự bạc nghĩa của con người, lấy cụ Tả Ao làm nguyên nhân.Tôi có xem chuyện "Bát tiên quá hải". Tiên ông Lã Đồng Tân giúp cho một bà nghèo sống bằng nghề bán nước giếng, bằng cách lấy mấy hạt gạo bỏ vào giếng nước của bà ta. Từ đó giếng chảy ra toàn rượu. Bà ta trở nên giàu có. Hơn 10 năm sau, tiên ông quay lại ghé thăm. Lúc ấy bà ta nhà cao cửa rộng, con cái đầy đàn. Tiên ông hỏi: Nhà bà còn thiếu thống gì nữa không? Con rể trả lời: Thưa tiên ông, nhà tuy đầy đủ, nhưng có rượu mà không có bã rượu cho lợn ăn. Tiên ông than rằng: Lòng tham của con người không có chỗ để dừng. Nói xong, Lã Đồng Tân lấy cây gậy khoắng xuống giếng. Mấy hạt gạo dính vào đầu gậy. Khi ông bay đi, giếng rượu lại trở thành nước lã.1 like
-
Nếu câu chuyện này có thật thì cụ Tả Ao chơi "ác" quá! ------------------------------------ CẢ LÀNG BỊ TUYỆT DIỆT VÌ ĐỘNG ĐẾN LONG MẠCH NÚI BA VÌ Nguyễn Xuân Diện 08-06-2010 . Từ thưở bé, ông nội tôi thường kể cho tôi nghe những câu chuyện cổ của địa phương. Ông cũng thường đọc cho tôi nghe những câu ca dao, tục ngữ, những câu sấm, câu vè được lưu truyền ở xứ Đoài. Một trong những câu chuyện mà tôi rất ấn tượng đó là chuyện về ông thầy địa lý Tả Ao.Chuyện rằng: Ngày xửa ngày xưa, làng La ở xứ Đoài (cách làng tôi 4 km) có đón được thầy địa lý Tả Ao về để xem đất. Thầy ở trong làng hàng năm trời. Dân làng thay nhau cung phụng ông. Hàng ngày dâng lên ông toàn những món ăn ngon. Sáng sớm, khi ông thức dậy là có một chiếc chậu đồng sẵn nước nóng để ông rửa mặt. Đêm thì đệ lên một chậu để ông ngâm chân. Rồi ông tìm được cho làng một cuộc đất tốt để làm đình, phát 18 quận công. Khi ông dời chân đi, dân làng nói chuyện tạ ơn ông. Ông nói: Dân làng với tôi đã rất thịnh tình, tôi không nhận gì nữa, chỉ xin một khóm tre non để tôi trồng ở góc ao đình. Sau này, làng phát văn võ quận công, tôi quay lại, xin ngả bụi tre đó, chẻ lạt để xâu tiền. Xâu được bao nhiêu thì lấy bấy nhiêu. Thế rồi ông xách tay nải lên đường.Đình làng để ở nơi đất đẹp, trước đình có ao làm minh đường. Làng vượng lắm, có đến 18 quận công, nổi danh trong triều ngoài trấn. Sau, bụi tre lên xanh um. Dân làng mới họp bàn rằng, nếu cứ để bụi tre thế này, sau ông thầy Tả Ao về thì biết bao nhiêu tiền cho đủ để ông xâu tiền, mới lại bàn triệt búi tre đi. Bẵng đi một thời gian, ông Tả Ao lại thăm làng. Chuyện trò hồi lâu ông mới hỏi đến bụi tre thì dân làng nói nó đã chết lụi rồi. Ông buồn lòng nhưng cũng làm như không có chuyện gì xảy ra. Ông mới bảo làng có muốn phát nữa không, thì dân làng còn muốn phát nữa, cả văn lẫn võ, cả đinh lẫn tài. Ông bảo vậy thì hãy xẻ núi Tản Viên, dẫn nước về ao đình để thủy tụ nữa. Dân làng tưởng thật, xẻ núi dẫn nước về ao. Núi Tản Viên bị xẻ, động vào chân voi chân ngựa, toàn long mạch cả, khiến cho đất đào lên cứ đỏ như thịt trâu thịt ngựa, nước thì đỏ như máu. Chỉ trong một thời gian ngắn, làng La lụn bại. Làng mắc dịch và chết gần hết, số còn sống sót thì phiêu bạt khắp nơi. Riêng Hội đồng lý dịch, kỳ mục có máu mặt trong làng đều hộc máu mà đột tử cả, không anh nào thoát. Đám con cháu họ đi du học hoặc buôn bán ngoài tỉnh không lụn bại thì cũng hư hỏng, tiêm la, lở loét, bệnh tật cả. Làng La thành ra một làng không còn một bóng người. Ngày nay, địa phận làng La chính là làng Nhân Lý, xã Yên Mỹ, ngoại thị Sơn Tây. Dân làng Nhân Lý chính là người dân trong vùng, sau một thời gian kéo đến ở, ăn thừa tự trên đất làng La xưa. Ca dao cổ Xứ Đoài có câu rằng: Bây giờ có “Thủy nhập điền” Gặt mùa vừa đoạn thì liền cấy chiêm Đằng trong có một làng La Bởi một nhời nói ấy mà tiệt tông Tả Ao đóng hướng bảo lại lấy công Rằng làng mới cãi rằng không kia mà Tả Ao mới bảo bạc bội kia mà Tả Ao mới bảo làng là đào sông Tả Ao mới bảo đào sông Nó đứt mạch đất tiệt tông kia mà. Việc xẻ núi Tản Viên (Ba Vì) xin chớ lấy làm chơi. Cách đây khoảng hơn 10 năm, người ta đào bới, xẻ núi ở địa phận xã Minh Quang, huyện Ba Vì. Nước chảy ra trâu bò uống đều bị trụy thai cả. Dân cư dùng nước đó đều ốm yếu, mắc bệnh. Khi ấy, anh em báo chí lên điều tra và viết bài lên tiếng thì người ta mới dừng chuyện đào bới.1 like
-
(em cũng chưa hiểu gương lồi này là gương như nào ) ??? Cái này phải đọc lại sách vật lý phổ thông phần Quang học nhé. Mãi chơi quên hết lời cô dặn dò rùi. Hé he. Còn đây là hình của kiếng ...... Gương cầu lồi là gương có bề mặt là một phần của hình cầu và có lớp bạc hướng về mặt lồi. Gương cầu lồi cho ta ảnh ảo và nhỏ hơn vật. Vùng nhìn thấy của gương cầu lồi rộng hơn vùng nhìn thấy của gương phẳng có cùng kích thước. Gương cầu lồi có thể biến một chùm tia sáng song song thành chùm tia phản xạ phân kì, từ chùm tia hội tụ thành chùm tia phản xạ phân kì hay song song. Người ta dùng cái tô đỏ trên để vào phong thũy thui. Dể ợt ****/ Có vài cách trấn kiểu sát nầy, đặt ông Quan Công trấn sát cũng được nhưng chứng tõ thầy nầy chưa cao tay ấn, cũng phãi thôi vì là cô Phùng dùng phong thũy theo tràng phái (giáo viên sư phạm)....... Cô lại sử dụng tinh thần dân tộc lên cao, đúng là tàu thâm thiệt. Tàu họ dụng tượng Quan Công trấn sát cầu phúc lợi, có ly do nhất định của nó như họ cho rằng ông QC là thần linh nhà trời, dựa vào uy dũng công đức khi còn tại thế của ông ấy để trấn tromg phong thũy ...vv. Nhưng dù sao đó là thần nhân dân tộc cũa họ. Nên họ thờ Quan Công thì ta củng nên tôn trọng, ko pĩ báng vì đó là một người có Đức Dũng. Nhưng luôn nhớ đây vẩn là người Tàu. Trong khi nước Việt ta có một anh hùng dân tộc rất nổi tiếng được thế giới ghi nhận. Ngài công đức vô lượng, pháp thuật cao cường sát qũy trừ tà, uy linh hiển hách, đời đời thờ phụng .... đó là Đức Thượng Phụ Thượng Quốc Công Bình Bắc đại nguyên soái Quốc công Tiết chế Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn. Gia hiếu tử, quốc trung thần, công liệt chiến đan thanh, ninh chỉ lưỡng hồi an xã tắc; Văn kinh thiên, vũ bát loạn, anh linh tham khí hóa, thượng lưu chung cổ điện sơn hà” Trần Khánh Dư, một tướng giỏi cùng thời đã hết lời ca ngợi ông :... "Lấy ngũ hành cảm ứng với nhau, cân nhắc cửu cung, không lẫn âm dương...". ( nếu so sánh công lao thành tựu ra thì ông Quan Công còn thua xa Ngài - Người Hoa vùng Nam TQ xưa kia họ còn dụng mượn danh Ngài để dạy và nuôi dưỡng đứa trẻ nhỏ ) . Tho61ng kê mà đầy đũ ra thì cả nước hiện nay phải có đến gần 1 ngàn nơi có thiết lập bàn thờ Ngài. Hàng năm những dịp lễ hội, quan dân nô nức dâng hương tưởng nhớ và cầu khẫn. Thế mà người ta không phụng sự Ngài ngay tại gia, mà nương nhờ công đức của Ngài cầu phúc tránh họa. Người Việt mừoi muơi lại cứ rước ông Quan Công bên tàu về thờ.Thật là thiếu sót và thiếu hiểu hiểu biết nghiêm trọng. Phải nói là người Tàu từ bấy lâu họ xấu với mình trong cái chuyện thôn tính đất đai, cai trị nhân lực.... Nhưng phải thừ nhận họ có nhiều cái giõi hơn mình. Ghét hay không thích là về quan điễm sống này nọ, còn giõi thì phải học thôi. Nội cái Nho - Y _ Lý _ Số họ cũng đầy người có tên tuỗi bấy lâu. Không vì lịch sử ngườn gốc nọ kia mà ta đang đưa nó về đúng sự thật của vấn đề mà rồi giũ bỏ tất cả, đó là cực đoan. Còn nữa là trong Y _ Lý _ Số, các nhà Y Lý 1chân chính phải là người có đức độ, thương người, ko hám dnh lợi. Còn không trời ko dung đất ko tha, ai đi vào cái món này cả Việt Tàu Cao Ly Nhự bổn .... mà chẵng biết. Nên cũng ko nói tất cả đêu xấu được. Vậy họ có cái hay thì mình học, nhưng học thì học áp dụng phải có định hướng, quan điểm và tư tưởng Việt. ( Phải xây dựng phát triển đất nước bằng nền kinh tế thị trường, theo định hướng XHCN và tư tưởng HCM ) chớ ! Nếu cậu có tâm, nên di thĩnh tượng Ngài Hưng Đạo Đại Vương về thờ để trấn sát trừ tai. Nói trộm zía chứ đại diện các cơ quan công quyền thứ bậc lớn đùng còn lạy Ngài như tế sao khi có việc này kia. Huống chi cái đồn CA phương nhỏ tí đó. Năm xưa tôi có đọc được bài : Linh thiêng đức thánh Trần trên trang web nào đó, rất giá trị cậu tìm đọc cho rõ, không bảo là tôi ba xạo.1 like
-
Thông Báo Mới Về Lớp Ptcb 3
giadinhbook liked a post in a topic by Guest
THÔNG BÁO CHÍNH THỨC VỀ LỚP PHONG THUỶ CƠ BẢN KHÓA 3 Kính gửi các thành viên diễn đàn Trung tâm Nghiên cứu Lý học Đông phương và học viên đăng ký theo học lớp PTCB 3: Thay mặt BQT diễn đàn, giảng viên và trợ giảng lớp PTCB 3, Artemisia xin thông báo những vấn đề mới liên quan đến lớp PTCB 3: I/. Về thời gian: - Lớp sẽ khai giảng vào ngày 26 tháng 3 năm Canh Dần (Tức ngày 09/05/2010) - Khóa học kéo dài 3 tháng, dự kiến từ 09/05/2010 đến 09/08/2010 II. Học phí & các thủ tục hành chính liên quan: - Học viên cần đóng học phí đầy đủ để vào lớp trước ngày 5 hàng tháng. - Học phí hàng tháng là 3OO.OOO VND - Học viên có thể đóng hoàn tất học phí vào trước thời điểm khai giảng lớp học hoặc đóng theo từng tháng. - Học viên nếu đã đăng ký theo học và hoàn tất học phí (trọn khóa hoặc từng tháng), nếu ngưng học giữa khóa sẽ không được hoàn trả học phí. Trong một số trường hợp đặc biệt sẽ được xem xét để chuyển hoàn lại cho Học Viên. - Học viên có thể đóng học phí qua hình thức chuyển khoản tại ngân hàng: Tên tài khoản: Nguyễn Thuỳ Liên Số TK: 0181001168578 - Vietcombank Tân Thuận Hoặc đóng trực tiếp tại VP Trung tâm. ĐỊa chỉ: A75/6F/14 - Bạch Đằng - Phường 2 - Tân Bình - Khi chuyển khoản qua ngân hàng, học viên vui lòng ghi rõ: Tên Username - Học phí PTCB 3. - Các giáo trình, tài liệu trong quá trình học nếu cần mua, học viên tự chi trả. III/ Về hình thức học và quy chế của lớp - Lớp PTCB 3 cũng giống các lớp học khác được tổ chức trên diễn đàn, sẽ được tổ chức Dạy - Học Online. Các thành viên đăng ký theo học, khi hoàn thành thủ tục, sẽ được chuyển nick vào lớp PTCB 3. - Học viên khi được đưa vào lớp học phải hoàn toàn chịu trách nhiệm về username của mình. Nghiêm cấm mọi hình thức chia sẻ Username cho người khác sử dụng, sao chép giáo trình bài giảng đưa cho người ngoài. - Các A/C Học viên gửi thông tin cá nhân của mình vào hộp tin nhắn của Arrtemisia bao gồm: Họ tên Địa chỉ Số điện thoại Mail Hình thức liên lạc thuận tiện nhất Artemisia kính báo.1 like -
- Chính là dựa vào cung phi đó, nhưng hai bạn cung phi đâu có phạm tuyệt mạng gì đâu - Việc phối cung phi thực ra chỉ dùng trong phong thủy thôi Chán nhỉ! Thân mến1 like
-
- Đã có rất nhiều mục trả lời về tứ hành xung rồ, chắc bạn không chịu đọc kỹ. Trong mục luận tuổi này có rất nhiều. - Trong đời sống, hầu như ai ai cũng đều biết tứ hành xung, chiếm 100% không kể học sinh phổ thông trở xuống. - Trường hợp của bạn, về tứ hành xung chỉ có Tý - Ngọ xung nhau, Mão - Dậu xung nhau, không có chuyện Tý Mão xung nhau. - Thiên can Giáp mộc sinh Đinh hỏa. - Mạng kim (Giáp Tý) sinh mạng thủy (Đinh Dậu) theo Lạc Thư hoa giáp (tìm đọc cuốn Hà Đồ trong văn minh Lạc Việt của chú Thiên Sứ - Nguyễn Vũ Tuấn Anh để biết tại sao). - Về cung phi, bạn là Khôn và bạn trai là Ly (theo Phong thủy Lạc Việt) phối nhau ra họa hại thì chỉ hay khắc khẩu chút chút như chuyện hàng ngày của tất cả các cặp vợ chồng. Còn theo sách cổ thì bạn cung Khôn, bạn trai là cung Đoài phối với nhau ra Sinh khí thì càng tốt. Như vậy tuổi hai bạn hoàn toàn không xung một chút nào, lấy nhau rất tốt. Tại sao lại không thể lấy nhau được nhỉ? :angry: :( - Hiện bạn trai đang bị tam tai ba năm Dần - Mão - Thìn, không nên cưới. Thân mến1 like
-
1 like