-
Thông báo
-
Nội quy Lý Học Plaza
Nội quy này là bản mở rộng Nội Quy - Quy định của Diễn đàn. Khi tham gia mua bán, các thành viên phải tuân theo những quy định sau: Tiêu đề bài viết: Bao gồm: Chỉ dẫn địa lý, Loại hình Mua/Bán, Thông tin mua bán.
Chỉ dẫn địa lý: Tỉnh/thành nơi mua bán. Hoặc sử dụng định nghĩa có sẵn:TQ: Toàn quốc
HCM: TP Hồ Chí Minh
HN: Hà Nội
[*]Ví dụ: HCM - Bán Vòng tay Hổ Phách Nội dung bài viết: Mô tả chi tiết sản phẩm mua/bán
Bắt buộc phải có thông tin liên lạc, giá Mua/Bán
Bài mới đăng chỉ được phép up sau 03 ngày.
Thời gian up bài cho phép: 01 ngày 01 lần.
Các hành vi vi phạm nội quy này sẽ bị xóa bài hoặc khóa tài khoản mà không cần báo trước.
-
Leaderboard
Popular Content
Showing most liked content on 21/07/2010 in all areas
-
Đồng Tiền Và Chữ Tiền
Thiên Phú and 2 others liked a post in a topic by Lãn Miên
Đồng Tiền và Chữ Tiền MẸ TRÒN CON VUÔNG.Dương có trước, Âm có sau(bánh dầy đặt trên, bánh chưng đặt dưới,linga đặt trên, yôni đặt dưới).Vũ trụ(bầu trời) có trước, trái đất có sau.Chữ tròn có trước ,chữ vuông có sau. Trong tiếng Khơ Me từ “PROPRO”nghĩa là lăn tròn,sang tiếng Việt có câu “xa quay kéo sợi chạy “ RO RO”,quạt quay êm “RO”hoặc êm “RU”.Và từ PROPRO dẫn đến từ “VO”trong tiếng Việt.Tiếng Việt,ngôn từ Việt ,là thứ ngôn ngữ cổ xưa nhất của nhân loại.Thời thuộc địa đã có nhà ngôn ngữ học người Pháp khi nghiên cứu tiếng Việt đã phải thốt lên “Tiếng Việt là mẹ của các thứ tiếng trên thế giới”.Lúc đầu tiếng Việt, cũng như các ngôn ngữ Nam Á của chủng tộc Mongoloit phương Nam, cũng là thứ ngôn ngữ chắp dính(đa âm tiết)và chưa có thanh điệu.Mỗi từ là âm tiết chính ở giữa và kèm theo tiền tố và hậu tố.Ngôn ngữ Mongoloit phương Bắc như của người Mông Cổ,người Kim,người Mãn cũng đều là những ngôn ngữchắp dính đa âm tiết.Từ thời tiền sử từ khi người Việt sáng tạo ra thuyết Âm Dương Ngũ Hành,người Việt mới đem từng từ đặt vào trong cái “nôi khái niệm” là cái bọc tròn biểu tượng Âm Dương để “VO”cho nó tròn,quá trình xoay tròn biến hóa trong cái nôi ấy làm cho các râu ria của từ là tiền tố và hậu tố bị vò rụng đi hết,còn lại mỗi từ chỉ còn cái lõi là một âm tiết,và bắt buộc phải nảy sinh thanh điệu,thế là tiếng Việt trở thành có thanh điệu như tiếng nhạc.Quá trình rút ngắn lượng âm tiết của một từ đến chỉ còn tối thiểu là một âm tiết cũng là quá trình tất yếu trong phát triển ngôn ngữ của nhân loại(tin học gọi là sự nén thông tin).Tiếng Mỹ nhiều từ được rút ngắn hơn tiếng Anh,điển hình nhất có từ O.K.(hai âm tiết).Tiếng Nga có từ mang nghĩa “của nhân loại” là “ tre-lô-véc-trét-cki-i”(năm âm tiết)nay thấy có văn bản của họ thay bằng “men-ski-i”(ba âm tiết).Sự phát triển như vậy làm cho tiếng Việt ngày nay có 6 thanh điệu,thực ra là 7 vì có một thanh là âm tiết bị kéo dài ra để mang nghĩa ngược lại.Ví dụ câu Kiều “Mối rằng đáng giá ngàn vàng,dớp nhà nhờ lượng người thương daám nài”,rõ ràng từ “daám” kéo dài ở đây mang nghĩa ngược lại tức “không dám”,giống như kẻ dài (——)là âm thì nghĩa ngược kẻ ngắn(—)là dương.Tiếng Thái có 5 thanh điệu.Tiếng Hán có 4 thanh điệu,thực ra gần được 5 vì có một thanh điệu âm tiết nhẹ.Ấy vậy mà ở các ngôn ngữ lập thể(đơn âm tiết)ngày nay người ta vẫn nói với tốc độ nhanh gấp mấy lần ngày xưa.Thế hệ già ngày nay nghe không kịp tốc độ thanh niên nói trên TV. Từ VO khi ở trong nôi khái niệm Âm Dương nó đã sinh ra nhiều từ thuộc khái niệm Âm và khái niệm Dương(xem bài “ Nôm na là cha mách qué”).Trong các khái niệm đó có khái niệm VIÊN và khái niệm VUÔNG để chỉ trời tròn và đất vuông.VIÊN là VÒM trời,là một vật chứa mênh mông có thể GOM tất cả vào trong lòng nó.VUÔNG cũng là một vật chứa,nhưng nhỏ hơn.Trời tròn có trước nên từ VIÊN dẫn đến từ NGUYÊN là cái khởi thủy(về sau người Hán và người Nhật mượn từ NGUYÊN(nghĩa là khởi thủy) này,họ gọi là “yuán”hay “ên”để chỉ đồng tiền,làm lượng từ của tiền,tiền là một vật thể có diện tích, bằng kim loại hay bằng giấy, chứa một giá trị qui định nào đó gọi là mệnh giá của tiền,lượng từ của tiền nói lên cái diện tích ấy.Tuy nhiên mượn từ NGUYÊN này làm lượng từ cho tiền hóa ra tiền của họ là từ trên trời rơi xuống,cũng như họ đã được hưởng sẵn thành quả từ một nền văn hóa khác đem lại,như ngày xưa vớ được thiên thư).Từ NGUYÊN không mang ý là cái diện tích,nó chỉ mang ý là cái đầu tiên thì làm sao mà làm lượng từ được?(thôi thì “đầu tiên”là “tiền đâu” cũng được vậy) Từ VO đã dẫn đến các từ như sau: (propro)-vo-VŨ-trữ-trự-chữ-chứa-vựa Vuông…Vo…Viên.Trong cái nôi khái niệm khi Vo bắt đầu tách đôi thì nó sinh ra cặp dính là Vướng-Víu tức đang còn dính nhau,chưa lớn hẳn để tách khỏi nhau được.Trong đó con Víu là con Dương,lớn lên nó thành Âm là VUÔNG,con Vướng là con Âm,lớn lên nó thanh Dương là VIÊN.Cái nôi mà VO đẻ ra là VUÔNG…VƯỚNG-VÍU…VIÊN. Vuông dẫn đến: Vuông-Miếng-Khuôn- KHÔN-Công-Đồng-Đoong-Ruộng-Diện-Nương- -Khung-Vùng-Văn Viên dẫn đến: Viên-Viêng-Gom-Vòm-Gồm-CÀN-Tròn-Vòng-Vành-Vầng-Vung Blời nghĩa là mặt trời tiếng Mường đã dẫn đến các từ sau: Bời-Lói-Rọi- Chói-Chời-Giời-Trời-Trụ Rõ ràng là từ CÀN và KHÔN cũng chỉ là những từ chỉ sự chứa.CÀN tượng trời,KHÔN tượng đất.Quẻ CÀN cũng như quẻ KHÔN chứa ý nghĩa đã ghi trong nó bằng ký tự kẻ vạch.Đó là khi con người chưa có chữ viết,chỉ dùng cây QUE cứng để KẺ vạch,sau có chữ khác rồi và đã làm ra giấy mềm, mới dùng cây VIẾT để VẼ và nét chữ của VẼ thì rõ ràng là mềm hơn nét KẺ. Từ “đoong”tiếng Lào là mặt, tức một diện tích(khác với từ “ bộ mặt” thì tiếng Lào gọi là “ nạ”-“lìn má,má lề nạ” nghĩa là “lờn chó,chó liếm mặt”),một sự chứa,nó dẫn đến từ “đồng”và “ruộng”trong tiếng Việt,đều là diện tích của đất,cũng như từ “công”,và ta có từ ghép “đồng ruộng” cũng giống như “đồng đất” là một diện tích đất,và từ ghép“công ruộng”cũng vậy nhưng nó là một diện tích cụ thể hơn.Người Việt dùng từ “đồng” để làm lượng từ cho tiền,bởi chỉ có đồng ruộng của nền văn minh nông nghiệp mới làm ra tiền chứ không phải tiền từ trên trời xuống.Bởi vì thế dù tiền có làm bằng chất liệu đồng là thứ kim loại(từ đồng âm dị nghĩa)ngày xưa hay bằng giấy polime ngày nay thì vẫn gọi là đồng tiền(đồng đây là từ đồng hay ruộng là một cái diện tích có chứa giá trị trong nó),ngày xưa cũng còn gọi “trự tiền”hay “chữ tiền”cũng là cái có chứa giá trị là mệnh giá của nó(“Nom con trâu này đáng được mấy chữ tiền”). Đến đây thì chắc bạn đọc đã thấy rõ cái đồng tiền bằng chất liệu kim loại đồng ngày xưa làm thành hình tròn có lỗ vuông ở giữa(tại sao không làm lỗ tròn cho tiện dây xâu?) là tượng trưng bầu trời mênh mông bao bọc lấy trái đất ,là của người Việt làm ra đầu tiên theo đúng cái lý VIÊN-VUÔNG. Trong tiếng Lào từ “Viêng Chăn”đúng nghĩa của nó là “vầng trăng”của tiếng Lào.Tiếng Lào nói “ đoong chăn” là mặt trăng ý nói cái diện tích,còn “viêng chăn” là vầng trăng, ý nói cái vòng sáng.Âm tiết “viêng chăn”đã được người Quan Thoại ký âm bằng “wan xiang” ,mà hai chữ nho đó biểu ý là “vạn tượng”tức vạn con voi(?).Trong lịch sử thì cái kiểu tam sao thất bản như vầy đếm làm sao cho hết được. Bầu trời và mặt đất đều biểu thị khái niệm “chứa”,trong đó chữ VŨ(do vo tròn chữ propro nghĩa là lăn tròn mà có) để chỉ không gian.Còn để tính được thời gian thì phải dựa vào mặt trời.Từ “Blời”nghĩa là mặt trời của tiếng Mường đã dẫn đến chữ TRỤ nghĩa là thời gian.Và có từ VŨ TRỤ là chỉ cả không gian và thời gian,nên mới có câu “bốn phương tám hướng”. Về ký tự thì lúc đầu chưa có nên làm bằng thắt gút,sau đến kẻ vạch,vẫn chưa đủ ký tự để biểu đạt thì sáng tạo ra chữ nòng –nọc,đó là kiểu chữ tròn,mỗi chữ gồm cái đầu nó to tròn là một cái vòng,xung quanh có nhiều râu ria ngoằn ngoèo biểu đạt tượng thanh.Như vậy là chữ tròn có trước.Về sau thấy chữ kiểu ấy không nghệ thuật nên lại sáng tạo ra loại chữ vuông,gồm một cái hình vuông,còn các ký tự râu ria tượng thanh và biểu ý thì dồn hết vào trong cái ô vuông ấy cho gọn và thế là xuất hiện loại ký tự gọi là “vuông chữ”.Vuông chữ nghĩa là một diện tích chứa ký tự biểu ý và biểu âm .Gọi là “ vuông chữ” thì cũng giống như “vuông ruộng” hay “miếng vườn”,đều là những diện tích có chứa nội dung trong đó,cũng như “ đồng tiền”,vì vuông và đồng cũng như nhau,đều là chỉ diện tích.Chỉ có điều là “vuông chữ”(mà Quan Thoại phiên âm là “wấn dư”-văn tự)thì nó là diện tích nhỏ hơn vuông ruộng rất nhiều,nhỏ đến mức người ta phải gọi nó là “vuông chữ nho nhỏ”tức là những cái vuông ấyrất nhỏ bé đáng yêu, rất xinh xắn.Cái vuông chữ đơn giản nhất là cái ô vuông trống rỗng không có chứa ký tự gì trong ấy cả,đó là chữ MIỆNG(口) và chữ MIẾNG(口),mà ở Quan Thoại thì gọi là KHẨU,miệng là KHẨU và một miếng ăn cũng là KHẨU. Tiếng Nhật cũng rất gần gũi với tiếng Việt,nhưng tiếng Nhật đa âm tiết.Những từ Nhật có một âm tiết như KI là cây,TÊ là tay,MÊ là mắt thì cũng chẳng khác gì tiếng Việt.Những từ Nhật đa âm tiết thì cứ vặt đầu vặt đuôi đi thì cái âm lõi ở giữa còn lại sẽ thấy na-ná từ Việt.Ví dụ từ “cá” tiếng Nhật gọi là “XA- ca- NA”.Người Việt đem cái từ “XA-ca-NA” đó bỏ vào cái nôi khái niệm là biểu tượng Âm Dương của người Lạc Việt để VO,thì khi vo tròn trong nôi đó,nó sẽ bị vò rụng đầu XA và rụng đuôi NA đi mất,còn lại cái lõi giữa một âm tiết là “cá”của tiếng Việt hay “pá”của tiếng Thái(âm tiết ca-na còn để lại trong tiếng Việt các từ“cần”,”cờn”,“còng”,”quèn” là chỉ cửa sông,bến cá như Cần Thơ,Cần Giờ ở Nam Bộ,Cửa Cờn ở Nghệ An,Lạch Quèn,Chợ Còng ở Thanh Hóa).Không thể nói rằng người Nhật đã mượn từ “cá”của tiếng Việt rồi chắp thêm đầu, chắp thêm đuôi cho nó((tô vẽ thêm)để thành từ “xa-ca-na”mà dùng,không thể có cái logic phức tạp hóa ngôn ngữ như vậy mà chỉ có ngược lại.Điều này chứng tỏ rằng thời tiền sử tiếng Nhật,tiếng Việt,tiếng Nam Á nói chung là một thể thống nhất.Người Việt sở dĩ “vo tròn”được ngôn từ của mình thành đơn âm tiết vì đã sáng tạo ra được cái phương tiện kỹ thuật là cái hình tròn biểu tượng Âm Dương(thực tế nó chỉ mới là một “bit”thông tin).Việc dùng phương tiện ấy để mài dũa ngôn từ thì trong sách “Việt Nam cội nguồn Bách Việt”của giáo sư Bùi Văn Nguyên có nói là tương truyền do vua Phục Hy dạy . Ví dụ từ tiếng Nhật: (Chú thích:nhiều từ thực ra chỉ là do nghe âm tiết mà liên tưởng,như tiếng lóng vậy,cho nó vui thôi) ê=vẽ(bức tranh),mê=mắt,ki=cây,hi=li(lả,lửa),mô!=mồ!(nào!cũng!),tê=tay, xê=vẻ(vóc người),da=dạ(vậy thì),hên=bên(vùng)… dô-cư=dò kỹ(kỹ càng),dô-bư=hô bảo(kêu gọi),ma-chi=miệt chợ(khu phố),hô-đô=hơi độ(khoảng),tô-ki=thường khi,đa-mê=được mô(không được),đai-bư=đại bộ(phần nhiều),dư-ni=dở nì(không),cư-rai=cỡ rày(khoảng),hô-xi-i=ham xơi(muốn),na-cư-na-cư=nữa cơ nữa cơ(mãi mãi),chư-dôi=chọi(mạnh),chư-ư=cho ướt(mùa mưa),chư-ca-rê-rư=chừ càng run dữ(mệt),chốt-tô=chút tí(một chút),ư-xư-i=ăn xổi(mỏng),i-ư=í ới(nói),hi-cư=hít cơ(nhiễm),côn-na-ni=coi này nè(như thế này),ô-ô-i=ối(nhiều),i-rô-i-rô=rầm rộ(nhiều thứ),i-chi-ban=nhứt hạng,ha-na-mi=hoa mải(ngắm hoa),ca-ta=cách(phương pháp),ha-dư=hãy,ka-cô=quá cổ(quá khứ),đê-rư=đưa ra(ra),ma-dư=mới giờ(sớm trước),nê-chư=nhọc chừ(nhiệt,sốt),cô-oai=sợ hãi,a-xa=ánh xáng(sáng),ka-ra=kể rày(từ đây),ô-ô-ki-i=to cực í(to lớn),ki-nư=chỉ nõn(tơ),kê-xa=cạo xóa(tẩy xóa),chư-cư=chực cập(tới),tô-ca=tức là,bên-ri-na=tiện lợi này,rên-sư=rèn sửa(tập luyện),oa-ca-i=oắt con í(trẻ),gia-mư=giã mưa(trời tạnh),mô-xi=mắc xử(trong trường hợp),hên-di=hẹn giờ(trả lời),i-ai=thi tài(trận đấu),cô-đô-mô=con đỏ mỏ(trẻ con),cô-ta-ê=có đáp(trả lời),ư-chi-ni=ở khi ni(trong khi),can-cô=quan coi(tham quan),xi-kên=thi kiểm,xư-ki-na=xin kết nạp(thích),xô-rô-xô-rô=xả rỗi xả rỗi(thong thả),ta-ma-ni=tản mạn nị(thỉnh thoảng),chư-ki=chăn kỳ(kỳ trăng,tháng),đê-oa=thế là,hôn-tô=hẳn tỏ(thật là),ma-kê-rư=mất cả rồi(thua),dô-ô-di=dấu diếm(việc riêng),mô-nô=món đồ(vật dụng),mư-ri=mô ri(vô lý),ma-đa=mãi đợi(vẫn còn),ba-sô=bãi chỗ(vị trí),dan-nên=giá nên(thật tiếc),cai-ê-rư=quay về rồi(hồi,về),ô-cô-xư=ồ có xảy(xảy ra),ô-nê-gai=ồ nhờ cậy(xin lỗi),cư-rư-ma=cỗ rong mã(xe),gô-ran-na-xai=cố nhìn này(xem!),tô-ô-cư=tột cực(xa),đô-ô-dô=được dô(xin mời),nê-mưi=nghê mắt(buồn ngủ),phư-hei=phủi hết(bất bình),hi-chư-dô=hay chứ dồ(cần thiết),kên-ka=cãi cọ,kin-ên=cấm ngọn(cấm lửa),ki-ư-ní=cóc nghĩ(không ngờ),gô-han=cơm ăn,an-nai=ăn nói(dạy),tên=điểm, tô-cư-ni=tốt cực nị(đặc biệt),đôn-na=đằng nào,ma-chư=mải chờ(đợi),ma-đê=mau đến(đến),dô-mư=dò miệng(đọc),rư-xư=rỗi xéo(đi vắng),ki-rê-i=kẻng ghê í(đẹp),cô-mê=cơm(gạo),a-ư=gặp gỡ,xa-ki=xa khi(khi nãy),ki-da-cư=khách,ka-na-ri=khá nặng ri(khá nhiều),côn-đô=còn độ(độ còn-lần này),xư-gư-ni=xử gấp nị(lập tức),xư-rư=xử rồi(làm),đô-dát –tê=đó răng tề(làm thế nào),ma-chư-ri=mải chơi lễ(lễ hội),mai-ni-chi=mỗi nhật(mỗi ngày),hi-ra-cư=hé ra cơ(mở),oa-cai=oắt con(trẻ tuổi),oa-rư-i=ủ rũ í(xấu xí),hi-giô-ní=hơi ngờ nhé(phi thường),phư-tô=phong tờ(phong bì),ha-rê-rư=hét rét rồi(quang đãng),đê-rư=đưa ra,a-xa=ánh xáng(sáng),ki-ư-cô-ô=cấp cố(tốc hành)… DÔ-oa-i=yếu,Ô-tô-xan=bố bạn,GIÔ-bư-NA=bền,XÔ-ba=bên,TÔ-bư=bay,NA-ra-bê-RƯ=rải bày,dô-gô-RÊ-RƯ=dơ gớm(bẩn),OA-ta-XƯ=tắt(băng qua),XA-ca-NA=cá,GÔ-dai-ma-XƯ=dàn mặt(có mặt),CÔ-tô-RI=chim,KI-Ố-CHƯ-kê-RƯ=cẩn thận,ki-RƯ=cắt,KI-mô-CHI=mó(cảm giác),gan-ba-RƯ=gắng bằng(cố gắng),can-DI-RƯ=cảm thấy,Ô-TÔ-cô-NÔ-CÔ=con(con trai),a-NÊ=ả(chị-tiếng Mường),a-NI=anh,Ư-chư-XƯ=chụp,CA-na-RA-DƯ=nặng(chắc chắn),GÔ-chi-xô=chia xớt(chiêu đãi),NA-gai=dài,CHƯ-kê-RƯ=keo(dính),XÔ-di=dọn,Ư-xô=xạo(nói dối),A-rư-CƯ=rảo(đi bộ),i-CƯ=đi,I-tai=tấy(đau),I-CHƯ-bai=bãi(đầy,bừa bãi),I-rê-RƯ=để,Ư-CHƯ-cư-xi-i=cực xinh(đẹp),ô-ô-dê-I=ối dân(đông đúc),XI-ma-RƯ=mắc(đóng),din-GIA=đền,ta-RI-RƯ=đầy,CHI-Ô-Ô-đô=đúng,đa-XƯ=đưa,tô-Ô-RƯ=tót(đi qua),NI-gai=ngái(đắng),DÔ-da-cư=dằn cọc(đặt trước),OA-ta-RƯ=đưa,HA-I-kên-XƯ-RƯ=hẹn(gặp),chian-TÔ=chẽn(gọn gàng),CHI-ca-CƯ=cận(gần),KA-ga-MI=gương,ki-RA-NA=căm(ghét),Ư-mê=mơ,HÊ-gia=nhà,XÊN-ta-CƯ=tẩy(giặt giũ),giô-DƯ-NA=giỏi,Ô-na-DI=na-ná(giống),Ô-cô-RƯ=cáu,ha-NA=hoa,ha-CƯ=hộp,Ô-ka-XI=kẹo,na-CƯ=nạt(kêu la),ma-mô-NA-CƯ=mau mà(không lâu nữa),ni-cư-I=nhọc cực,na-CƯ=nức nở(khóc),DƯ-I-bưn=bộn(khá nhiều),ki-RƯ=khoác áo,Ô-I-oai=ngợi(khen),I-XÔ-gư=gấp,CÔ-tô-ba=tỏ bày(lời nói),CÔ-ma-XƯ=mắc (lúng túng),XA-mư-i=mướt(rét),chư-CƯ-RƯ=chế(làm),CHƯ-DƯ-cư=kịp(liên tục),tô-RƯ=tóm(lấy),Ư-rê-RƯ=rẽ(lắc lư),phư-tô-RI=phì to(mập),BI-ô-ô-KI=ốm(mắc bệnh),NI-ô-i=mùi,CƯ-mư=mây,Ư-mi=mặn,A-mê=mưa,A-CA-re-i=rọi(minh bạch),XÔ-đa-chư=đút cho(nuôi nấng),HA-na-XƯ=nói,hi-CƯ=hít(nhiễm),ô-ca-GHÊ=nhờ vả,A-ma-I=mát(ngọt),Ô-I-xi-i=xơi(ngon),CAN-ga-ê-RƯ=gợi(nghĩ),KI-chin-TÔ=chỉnh(ngay ngắn),nê-RƯ=nghê(ngủ),BÍCH-kư-RI-XƯ-RƯ=kinh(ngạc nhiên),DA-mê-RƯ=mệt(ngừng lại),MƯ-ca-XI=cũ(xưa kia),mô-CHƯ=mang(xách),MI-can=quýt,HI-rô-I=rộng,RI-dô-ô=dùng,CƯ-RA-bê-RƯ=bì(so sánh),Ư-MA-rê-RƯ=đẻ,Ô-ki-RƯ=khởi(dậy),TA-NÔ-XI-mư=mừng,XÔ-rê-đê=rứa đó(vì thế),Ô-ki-NI=cách(xa)… Cũng do bỏ vào nôi Âm Dương mà vo cho nên cái cụm từ “vuông chữ nho nhỏ”, là một khái niệm,nên nó cũng giống như một từ đa âm tiết của tiếng Nhật,là “vuông-CHỮ -NHO-nhỏ”rất xinh xắn ấy, bị vò rụng mất đầu là “vuông”và rụng mất đuôi là “nhỏ” đi mà chỉ còn lại cái lõi giữa là “CHỮ -NHO”.Đến đây thì ta rõ “vuông chữ”(văn tự)và “chữ nho”là một,và là của người Việt. “VUÔNG CHỮ”đã là của người Việt thì “CHỮ NHO”cũng là của người Việt mà thôi.Vì nó là nằm trong từ “VUÔNG-CHỮ-NHO-NHỎ”bị đem vo trong nôi biểu tượng Âm Dương của người Lạc Việt,ắt vò rụng mất VUÔNG(đầu)và NHỎ(đuôi)còn lại CHỮ NHO(giữa).Đây cũng chính là mẹ “vuông chữ nho nhỏ”đẻ ra con “chữ nho”sau khi đã có thai trong cái bọc Âm Dương,cũng lại chính là mẹ có trước đẻ ra con có sau tức MẸ TRÒN CON VUÔNG. Lãn Miên3 likes -
Chỉ đường tìm mộ liệt sĩ. Một hiện thực khách quan và bí ẩn. Kính thưa quí vị và anh chị em quan tâm. Từ hàng chục năm nay, bắt đầu từ tiểu luận của giáo sư Trần Phương với tựa đề: "Tìm mộ Liệt sĩ - Một hành trình bí ẩn", đã gây ấn tượng mạnh trong dư luận xã hội. Những ý kiến trái chiều của các nhà nghiên cứu khoa học đã can thiệp sâu vào hiện tượng này. Nhưng hiện tượng này vẫn được tồn tại và gần như công khai hoạt động với sự bảo trợ của Liên hiệp các hội khoa học Việt Nam, ở số 1 phố Đông Các. Hoạt động tìm mộ của các nhà ngoại cảm Việt Nam đã giúp cho bao gia đình Việt Nam tìm được thân nhân của mình mất tích trong chiến tranh. Đây là một hoạt động mang tính nhân bản góp phần giải tỏa "nỗi buồn chiến tranh"(*) mà lịch sử để lại. Trên thực tế Thiên Sứ tôi cũng chỉ nghe nói và tham khảo qua tài liệu, tuy đã hai lần can thiệp vào việc tìm mộ bằng cách toán quẻ từ xa, nhằm xác định vị trí chính xác của ngôi mộ. Nhưng đây là lần đầu tiên Thiên Sứ tôi trực tiếp tham gia vào công việc này với thân nhân liệt sĩ. Tôi đang ở Quảng Ngãi làm phong thủy cho một thân chủ ở đây, thì nhận được cú điện thoại của một thân chủ cũ. Anh ta có việc ra Quảng Ngãi giúp gia đình bên vợ tìm mộ một người cháu nuôi là liệt sĩ Vũ Văn Sơn, quê ở Lạch Tray Hải Phòng, hy sinh ở Quảng Ngãi năm 1972. Lần trước, anh ta cũng đi tìm mộ và khi đến địa điểm cần tìm, đã được sự tư vấn của tôi, đào lùi hai mét xuống phía Tây Nam và tìm được mộ. Bởi vậy, anh ấy tín nhiệm tôi. Đây không phải lần đầu tiên tôi toán quẻ xác định địa điểm tìm mộ. Lần trước, có một Việt Kiều Úc làm ăn ở Việt Nam, cũng tìm mộ một người thân chết ở bãi biển Cà Mau, cũng đào không thấy và nhờ sự tư vấn từ xa của tôi. Tôi cũng dùng hình thức toán quẻ để xác định địa điểm và cũng tìm được mộ. Tôi ở lại Quảng Ngãi thêm một ngày để chờ thân chủ của tôi ra và cùng đi tìm mộ với toán của anh ấy.Chiều hôm 13 - 7, anh ta xuống sân bay Đà Năng với người em vợ - thân nhân liệt sĩ - và ra Quảng Ngãi vào chập tối hôm đó. Họ cùng ở Khách sạn Sông Trà Petro với tôi. Đây là một khách sạn cao cấp ba sao khá đầy đủ tiện nghi. Sáng hôm sau, anh ta và người em vợ đi xuống Đức Phổ tiền trạm và chờ đoàn tìm mộ gồm các bạn chiến đấu với mấy người bà con từ Hải Phòng đến. Cả ngày hôm sau - 14 - 7 - vì ban ngày tranh thủ vẽ sơ đồ phong thủy cho thân chủ, nên tôi quên không ăn cơm sáng. Chiều tôi đi ăn cơm sớm và bỏ quên điện thoại đang sar pin ở khách sạn. Bởi vậy, suốt buổi chiều tối hôm ây chúng tôi không gặp nhau. Khoảng 9 giờ tối, anh ta vào phòng tôi tỏ ý lấy làm tiếc vì không gặp để cùng đi ăn tối, anh ta muốn giới thiệu tôi với mấy bạn chiến đấu của liệt sĩ. Có điều mâu thuẫn về địa điểm liệt sĩ Sơn hy sinh giữa các nhà ngoại cảm và bạn chiến đấu của ông là: Tất cả các bạn chiến đấu, đều cho rằng vị liệt sĩ này hy sinh ở trận Ba Tơ cách Đức Phổ 30 km. Nhưng các nhà ngoại cảm thì xác định rằng liệt sĩ Sơn hy sinh ở Đức Phổ. Anh Việt - tên thân chủ của tôi - mở cho tôi nghe băng ghi âm của nhà ngoại cảm Năm Nguyện. Trong băng bà Nguyện miêu tả rành rọt về vị trí chôn vị liệt sĩ này và miêu tả chi tiết đường đi xuống mộ. (Khi tôi viết những dòng này việc đi tìm mộ vẫn tiếp tục, bởi vậy tôi sẽ đưa nội dung cuộn băng lên đây sau). Bà vẽ hẳn một bản đồ địa hình khu vực cần tìm. Dưới đây là bản đồ đi tìm mộ Liệt sĩ Vũ Văn Sơn do bà Năm Nguyện phác thảo. Bản đồ phác thảo tổng quát. Cận cảnh chi tiết vị trí mộ liệt sĩ Xác định mục đích của bản đồ và dấu ấn huyền bí của văn minh Lạc Việt. Sau khi đưa tôi nghe băng và bản đồ, anh ta nói với tôi: "Thày ah, sáng nay tôi đi đến thực địa thì có thể nói rất kỳ lạ! Tất cả những địa danh trên bản đồ và những vị trí ghi trên đó, đều có thật". Anh đăm chiêu: "Tại sao, một người ngồi ở Hanoi, cách xa hàng ngàn cây số lại có thể vẽ chính xác bản đồ cùng địa danh một nơi mà họ chưa bao giờ đến nơi? Thậm chí đến cả tên chủ các thửa đất liên quan đến nơi liệt sĩ nằm cũng đúng luôn?". Tôi chỉ cười cười và chẳng nói gì. Anh hẹn tôi 5 giờ sang mai, cùng lên đường đi Đức Phổ. "Ngày mai, mời thày đi cùng chúng tôi. Thày sẽ chứng kiến tất cả sự huyền bí liên quan đến bản đồ này. Nhưng có điều là vị trị mộ liệt sĩ liên quan đến các vật chuẩn định vị cụ thể như con suối, đường mòn và cây mít có sai lệch. Bởi vậy, nhờ thày định vị chính xác một liệt sĩ nằm ở đâu. Gia đình chúng tôi quyết định đi theo hướng những nhà ngoại cảm chỉ dẫn". Tôi tán thành quyết định của anh Việt và gia đình anh ta. Trong điều kiện này, khả năng tiên tri của các nhà ngoại cảm được tín nhiệm hơn trí nhớ. Còn tiếp. ---------------------------------- * Tựa một cuốn tiểu thuyết nổi tiếng của nhà văn Bảo Ninh.1 like
-
Thiên địa nhân chi lí tối minh, Giang tây nhất quái khởi vu đông , Giang đông nhất quái khởi vu tây, Thử thị mĩ văn cơ môn lí ….. Sơn dữ thuỷ đối cấu sinh xuân , Ai tinh xuất quái giai mạc thủ , Long huyệt sa thuỷ hợp bàn tham , Nhất cá bài lệ thiên bách cá …. Phiên thiên đảo địa đối bất đồng ,bí mật tại huyền không , Duy hữu ai tinh tối vi quý ,tiết lộ thiên cơ bí . Âm dương chi khí quán sơn hà, Kim long nhất động tế tróc mạc , Sa thuỷ quý tinh hướng hợp nghi, Nguyên vận hưng suy ai tinh thuyết. Huyền không đại quái xuất từ Huyền không ngũ kinh bao gồm: “Thanh Nang”, “Thiên Ngọc”, “Áo Ngữ”, “Bảo Chiếu”, “Thanh Nang Tự”; tương đồng với “Nguyên Không Pháp Giám”, “Băng Hải”, “Ngọc Hàm Thông Bí”. Phần căn bản của Huyền không Đại quái cốt yếu ở “ai tinh chân quyết bản sơn tinh”, “ai tinh chân quyết phụ mẫu tinh”, và "hợp cục, phản cục thượng hạ nguyên vận" Vì Huyền không đại quái thực không dễ hiểu nên phần căn bản này Nam phong tạm chia thành mục lục như sau: Mục Lục 1. Luận Huyền không đại quái 2. Huyền không đại quái ai tinh chân quyết 3. La bàn nhị thập tứ sơn bản sơn tinh 4. Huyền không đại quái ai tinh pháp tường giải ai tinh chân quyết bản sơn tinh (dương trạch) ai tinh chân quyết phụ mẫu tinh (âm trạch) 5. Huyền không đại quái chính thần linh thần tường giải 6. Nhị thập tứ sơn ai tinh chân quyết đồ kỳ 7. Luận cửu tinh: đắc thất hợp cục và phản cục đại huyền không thuỷ pháp thiên cơ đồ thượng nguyên nhất, nhị, tam, tứ thuỷ pháp đồ hạ nguyên lục, thất, bát, cửu thuỷ pháp đồ thuỷ pháp thiên cơ chân giải 8. Thượng trung hạ tam nguyên thuỷ pháp giải 1. Luận Huyền không đại quái Huyền không địa lý học, đại để thuỷ tổ là Hoàng Thạch Công, Quách Cảnh Thuần. Hoàng thạch công viết “ thanh nang kinh”, Quách Cảnh Thuần viết “ táng thư”, có thể nói là căn cơ của địa học. Đến Dương Quân Tùng thời Đường viết “thanh nang áo ngữ”, “ thiên ngọc kinh”, “ bảo chiếu kinh”, động triệt lý âm dương. Tăng Cầu Kỷ được chân truyền của Dương Công viết “thanh nang tự” dĩ minh huyền không đại quái chính quyết. Đến cuối thời Minh Tưởng Đại Hồng được Vô Cực Tử chân truyền phát dương quang đại huyền không học, tạo ra cuộc bút chiến trăm năm cùng Tam Hợp, từ những cuộc bút chiến này một số bí quyết đã được tiết lộ nhưng chủ yếu chỉ là phi tinh, riêng đại quái thực sự Tưởng Đại Hồng có nói đến nhưng do dùng ẩn ngữ và rải rác trong một số tài liệu nên hầu như không ai hiểu. Đến sau này từ Dương Thủ Vạn đại sư Huyền không đại quái mới được biết đến rộng rãi. Huyền không đại quái bí bản nếu không được chân sư chỉ dẫn, dẫu đọc ngàn quyển thanh nang, tận hết sinh lực, cuối cùng cũng không có kết quả. Hà đồ tinh nghĩa: Nhất lục cộng tông: thuỷ; nhị thất đồng đạo: hoả; tam bát vi bằng: mộc; tứ cửu tác hữu: kim; ngũ thập cư trung: thổ. Hà đồ, là địa lý chi nguyên. Kỳ thực là thiên vận chi bản, sinh tử chi cơ. Thiên nhất sinh thuỷ, địa lục thành chi: Thuỷ ở bắc phương, nên thiên nhất tại bắc, địa lục cũng tại bắc. Nhất sinh nhất thành, tương vi kinh vĩ. Thiên nhất đương lệnh là chính thần, tức lấy địa lục cũng là chính thần hỗ trợ. Địa lục đương lệnh là chính thần, tức lấy thiên nhất cũng là chính thần hỗ trợ. Lấy lạc thư phương vị đối diện là cửu, tứ làm linh thần. Xưng là nhất lục cộng tông. Địa nhị sinh hoả, thiên thất thành chi: Hoả tại nam phương, nên địa chi nhị tại nam, tức thiên chi thất cũng tại nam, địa nhị đương lệnh là chính thần, tức lấy thiên thất cũng là chính thần hỗ trợ. Thiên thất đương lệnh là chính thần, tức lấy địa nhị cũng là chính thần hỗ trợ. Lấy lạc thư phương vị đối diện là bát, tam làm linh thần, xưng là nhị thất đồng đạo. Thiên tam sinh mộc, địa bát thành chi: Mộc tại đông phương, nên thiên tam tại đông. Địa bát cũng tại đông, thiên tam đương lệnh là chính thần, tức lấy địa bát cũng là chính thần hỗ trợ. Địa bát đương lệnh là chính thần, tức lấy thiên tam cũng là chính thần hỗ trợ. Lấy lạc thư phương vị đối diện là thất, nhị làm linh thần, xưng là tam bát vi bằng. Địa tứ sinh kim, thiên cửu thành chi: Kim tại tây phương, nên địa tứ tại tây, thiên cửu cùng tại tây. Địa tứ đương lệnh là chính thần, tức lấy thiên cửu cũng là chính thần hỗ trợ. Thiên cửu đương lệnh là chính thần, tức lấy địa tứ cũng là chính thần hỗ trợ. Lấy lạc thư phương vị đối diện là nhất, lục làm linh thần, xưng là tứ cửu vi hữu. Thiên ngũ sinh thổ, địa thập thành chi: Thổ cư trung ương, nên thiên ngũ tại trung địa, thập cũng tại trung, là hoàng cực. Ngũ thập ký gởi tứ phương bát khí, xưng là ngũ thập đồng đồ. Hà đồ có lý khí, nhưng không phương vị. Có thể nhưng không dụng, cần Lạc thư phương vị để dùng. Cái tam nguyên khí vận, chính là bản chất hà đồ. Thiên nhất, địa nhị, thiên tam, là thượng nguyên. Địa tứ, thiên ngũ, địa lục, là trung nguyên. Thiên thất, địa bát, thiên cửu, là hạ nguyên. Riêng địa thập với thiên ngũ đồng tại trung nguyên. Lạc thư tinh nghĩa Đới cửu lý nhất. Tả tam hữu thất. Nhị tứ vi kiên. Lục bát vi túc. Ngũ vị cư trung. Cửu nhất hợp thập. Tam thất hợp thập. Nhị bát hợp thập. Lục tứ hợp thập. Lạc thư chi văn, là hà đồ chi số, tương quan với nhau. Có hà đồ mà không có lạc thư, tức có thể mà vô dụng. Có lạc thư mà không có hà đồ, tức có dụng mà không thể. Cái luận tam nguyên khí vận, là bản chất hà đồ. Luận tam nguyên phương vị, không thể nói ngoài lạc thư. Địa số cư tứ ngung, thiên số cư tứ chính, nhất sinh nhất thành, gọi là kinh vĩ. Nhất âm nhất dương, gọi là giao cấu. Cửu trù tòng thử sinh, cửu cung tòng thử phối, cửu tinh tòng thử ai, là kinh văn ngàn năm không đổi. Thiên nhất sinh thuỷ, bắc phương thiên nhất, thượng nguyên đệ nhất vận. Bắc phương chi thuỷ không thể tự sinh, tất cần nam phương thiên cửu chi kim hỗ sinh. Địa lục thành chi, nên tây bắc địa lục là chiếu thần. Địa nhị sinh hoả, tây nam địa nhị, thượng nguyên đệ nhị vận. Tây Nam phương hoả không thể tự sinh, tất cần cấn phương địa bát chi mộc hỗ sinh. Thiên thất thành chi, nên tây phương thiên thất là chiếu thần. Thiên tam sinh mộc, chính đông thiên tam, thượng nguyên đệ tam vận. Đông phương mộc sinh hoả, nên dụng tây phương thiên thất chi hoả để dưỡng chi. Địa bát thành chi, nên đông bắc địa bát là chiếu thần. Địa tứ sinh kim, đông nam địa tứ, trung nguyên thủ vận. Đông Nam kim sinh thuỷ, nên dụng tây bắc địa lục chi thuỷ để dưỡng chi. Thiên cửu thành chi, nên ly phương chi thiên cửu là chiếu thần. Ngũ thập ở trung ương ký gởi tứ phương bát khi nên không luận. Địa lục thành chi, Tây bắc phương địa lục, trung nguyên vận cuối. Thuỷ không thể tự sinh, tất dụng tốn phương địa tứ kim để sinh, khảm phương thiên nhất là chiếu thần. Thiên thất thành chi, Tây phương thiên thất, hạ nguyên đệ nhất vận. Hoả bất năng tự sinh, tất cần đông phương thiên tam chi mộc hỗ sinh. Địa nhị sinh hoả, nên khôn phương địa nhị là chiếu thần. Địa bát thành chi, Đông bắc phương địa bát, hạ nguyên đệ nhị vận. Mộc năng sinh hoả, nên dụng tây nam địa nhị chi hoả để dưỡng chi. Thiên tam sinh mộc, nên đông phương tam mộc là chiếu thần. Thiên cửu thành chi, Nam phương thiên cửu, hạ nguyên đệ tam vận. Kim năng sinh thuỷ. Nên dụng bắc phương thiên nhất chi thuỷ để dưỡng chi. Địa tứ sinh kim, nên đông nam địa tứ là chiếu thần. Đại để tứ sinh tứ thành nói sâu xa là ngũ hành tương sinh chi thể, nói gần hơn là bát quái điên đảo chi dụng. Cái tam nguyên phương vị, là bản thể lạc thư. Nói Lạc thư thực ra cũng không ngoài nghĩa Hà đồ. Tiên hậu thiên quái tinh nghĩa Tiên thiên bát quái, là lý khí của hà đồ. Hậu thiên bát quái, là phương vị của Lạc thư. Tiên hậu tương giao là dụng, là tử sinh hoạ phúc chi đạo. Phân Tiên thiên tứ dương quái thành thượng nguyên: Thượng nguyên nhất bạch khảm quái đương lệnh, tất cần thu ly phương thuỷ, ly tiên thiên là kiền. Nhất lục cộng tông, nên lục bạch kiền là chiếu thần. Thượng nguyên nhị hắc khôn quái đương lệnh, tất cần thu cấn phương thuỷ. Cấn tiên thiên là chấn. Nhị thất đồng đạo, nên thất xích đoài là chiếu thần. Thượng nguyên tam bích chấn quái đương lệnh, tất cần thu đoài phương thuỷ. Đoài tiên thiên là khảm. Tam bát vi bằng, nên bát bạch cấn là chiếu thần. Trung nguyên tứ lục tốn quái đương lệnh, tất cần thu kiền phương thuỷ. Kiền tiên thiên là cấn. Tứ cửu vi hữu, nên cửu tử ly là chiếu thần. Phân tiên thiên tứ âm quái thành hạ nguyên: Trung nguyên lục bạch kiền quái đương lệnh, tất cần thu tốn phương thuỷ. Tốn tiên thiên là đoài. Nhất lục cộng tông, nên nhất bạch khảm là chiếu thần. Hạ nguyên thất xích đoài quái đương lệnh, tất cần thu chấn phương thuỷ, chấn tiên thiên là ly. Nhị thất đồng đạo, nên nhị hắc khôn là chiếu thần. Hạ nguyên bát bạch cấn quái đương lệnh, tất cần thu khôn phương thuỷ, khôn tiên thiên là tốn. Tam bát vi bằng, nên tam bích chấn là chiếu thần. Hạ nguyên cửu tử ly quái đương lệnh, tất cần thu khảm phương thuỷ, khảm tiên thiên là khôn. Tứ cửu vi hữu, nên tứ lục tốn là chiếu thần. Thiên kinh tam quyết, là bí mật thiên địa, bí mật của huyền không đại quái. Dương, Tăng, Tưởng không tiết lộ cũng do câu “thiên cơ” ràng buộc. Người có duyên học được không nên khinh suất xem thường, không dùng bừa khi chưa hiểu hết. 2. Huyền không đại quái ai tinh chân quyết Huyền không đại quái xem “thể dụng làm trọng, hình khí tương hợp” là thiên cổ công thức. Hình, chỉ loan đầu hình thế. Khí, chỉ ai tinh lý khí. Nhất loan đầu; nhị lý khí. Loan đầu là thể, lý khí là dụng, cả hai không thể thiếu một. Loan đầu luận long, huyệt, sa, thuỷ, sát sinh khí thể; lý khí nói nguyên vận, linh chính, nhân sự hưng phế. Huyền không hai chữ, hàm nghĩa số từ 1 đến 9, ý chỉ nguyên vận, điên đảo thuận nghịch huyền cơ. Bí bản viết: “tam nguyên nhất thư, áo diệu vô cùng. Tông quán thiên địa vạn vật, giai lại ngũ hành dĩ thành bại; vượng tướng hưu tù, giai lại tam nguyên dĩ vận hành.” “ thanh nang áo ngữ” viết:“ khôn nhâm ất, cự môn tòng đầu xuất. Cấn bính tân, vị vị thị phá quân. Tốn thìn hợi, tẫn thị vũ khúc vị. Giáp quý thân, tham lang nhất lộ hành.” “ thiên ngọc kinh” viết: “Minh đắc linh thần dữ chính thần, chỉ nhật nhập thanh vân; bất thức linh thần dữ chính thần, đại đại tuyệt trừ căn. Phân định âm dương quy lưỡng lộ, thuận nghịch thôi bài khứ, tri sinh tri tử diệc tri bần, lưu thủ giao nhi tốn.” Lại viết: “thức đắc âm dương lưỡng lộ hành, phú quý đạt kinh thành, bất thức âm dương lưỡng lộ hành, vạn trượng hoả khanh thâm.” “ thanh nang tự” viết: “Sơn thượng long thần bất hạ thuỷ, thuỷ lý long thần bất thượng sơn. Sơn quản sơn hề thuỷ quản thuỷ, thử thị âm dương bất đãi ngôn. Thức đắc âm dương huyền diệu lý, tri kỳ thôi vượng sinh dữ tử. Bất vấn toạ sơn dữ lai thuỷ, đãn phùng tử khí giai vô thủ.” Huyền không đại quái lấy Thái cực, hà lạc, tiên hậu thiên bát quái làm lý luận căn cơ. Thuật thư hùng, kim long, thành môn là chân chính khái niệm, giảng rõ điên đảo thuận nghịch, lập hướng nạp thuỷ, thâu sơn xuất sát. Do nhị thập tứ sơn trừu hào hoán tượng, tuỳ nguyên vận, phân âm dương, nhập trung cung, hoặc thuận hoặc nghịch, gọi là ai tinh. Không luận thuận ai hoặc nghịch phi, đại đạo chí đơn giản, chỉ một bàn là thành; Ở tại gia trung, biết sơn hướng, biết thuỷ khẩu, tức tốc đoán xuất cát hung hoạ phúc cho người. Ai Tinh Chân Quyết Giáp quý thân, tham lang nhất lộ hành; khôn nhâm ất, cự môn tòng đầu xuất; Tý mão mùi, tam bích lộc tồn đáo; tuất kiền tỵ, tứ lục văn khúc chiếu; Thìn tốn hợi, tận thị vũ khúc vị; cấn bính tân, vị vị thị phá quân; Dần canh đinh, nhất lệ tả phụ tinh; ngọ dậu sửu, cửu tử hữu bật thủ. (Lời bàn thêm của Nam Phong ở phần này: Ai tinh chân quyết đã được Nam Phong so sánh với Thư hùng giao cấu đồ và Tiên thiên nguyên vận đồ, tất cả đều chuẩn xác. Đây là từ phép biến quẻ Tiên thiên mà ra, 8 quái tiên thiên lần lượt biến thượng, trung, sơ hào mà sinh 24 sao trên 24 sơn như trên. Tuy nhiên riêng 4 sơn Kiền, Hợi, Tốn, Tị lại không theo quy tắc đó, đây là một bí mật chưa có lời giải.) 3. La bàn nhị thập tứ sơn bản sơn tinh Phương vị----------nhị thập tứ sơn----------giác độ----------bản sơn tinh ----------------------Nhâm-----------------337.6~352.5-------nhị hắc cự môn 2 Chính bắc----------tý----------------------352.6~22.5--------tam bích lộc tồn 3 ----------------------Quý-------------------7.6~22.5-----------nhất bạch tham lang 1 ----------------------Sửu-------------------22.6~37.5----------cửu tử hữu bật 9 Đông bắc-----------cấn-------------------376~52.5-----------thất xích phá quân 7 ----------------------Dần-------------------52.6~67.5----------bát bạch tả phụ 8 ----------------------Giáp------------------67.6~82.5----------nhất bạch tham lang 1 Chính đông--------mão-------------------82.6~97.5----------tam bích lộc tồn 3 ---------------------Ất----------------------97.6~112.5--------nhị hắc cự môn 2 ---------------------Thìn-------------------112.6~127.5-------lục bạch vũ khúc 6 Đông nam---------tốn---------------------127.6~142.5------lục bạch vũ khúc 6 ---------------------Tỵ---------------------142.6~157.5-------tứ lục văn khúc 4 ---------------------Bính------------------157.6~172.5-------thất xích phá quân 7 Chính nam--------ngọ--------------------172.6~187.5------cửu tử hữu bật 9 ---------------------Đinh------------------187.6~202.5------bát bạch tả phụ 8 ---------------------Mùi-------------------202.6~217.5------tam bích lộc tồn 3 Tây nam-----------khôn-----------------217~232.5---------nhị hắc cự môn 2 ---------------------Thân-----------------232.6~247.5-------nhất bạch tham lang 1 ---------------------Canh-----------------247.6~262.5-------bát bạch tả phụ 8 Chính tây---------dậu-------------------262.6~277.5-------cửu tử hữu bật 9 --------------------Tân-------------------277.6~292.5-------thất xích phá quân 7 --------------------Tuất------------------292.6~307.5-------tứ lục văn khúc 4 Tây bắc----------kiền------------------307.6~322.5--------tứ lục văn khúc 4 --------------------Hợi------------------322.6~337.5--------lục bạch vũ khúc 6 4. Huyền không đại quái ai tinh pháp tường giải Huyền không đại quái luận nguyên vận chia làm thượng nguyên và hạ nguyên (thượng hạ nhị nguyên bát vận). Tam nguyên chia thành nhị nguyên. Thượng nguyên gồm 1, 2, 3,4, hạ nguyên gồm 6, 7, 8, 9. vận 5 10 năm đầu do vận 4 quản, 10 năm sau do vận 6 quản (ngũ hoàng tiền 10 niên quy vận 4, hậu 10 niên quy vận 6) kỳ thực cũng chính là tam nguyên cửu vận, chỉ bất quá đem ngũ vận chia đôi, nửa trước thuộc thượng nguyên, nửa sau thuộc hạ nguyên. “thanh nang tam tự kinh” viết: “đại huyền không, dụng cửu tinh”. Tức dùng cửu tinh thuận nghịch ai mà luận cát hung mộ trạch. Huyền không đại quái tại thượng hạ nguyên vận dụng tinh không giống nhau, cửu tinh chia hai lộ âm dương, dương thuận âm nghịch. Tức dương nhất lộ, âm nhất lộ. Huyền không đại quái ai tinh âm dương nhị trạch dụng tinh không giống nhau. Dương trạch với âm trạch ai tinh hai cách cần phân biệt rõ, không thể lẫn lộn. Nhị thập tứ sơn ai tinh, chỉ dùng ai tinh chân quyết bên trên mà lập tinh bàn, dương trạch nhập trung bài tinh bàn, ai tinh dùng bản sơn tinh; âm trạch nhập trung bài tinh bàn, ai tinh dùng phụ mẫu tinh. Phụ mẫu tinh do bản sơn tinh nghịch kinh tứ vị (987654321←) mà ra. Tinh tuỳ thượng hạ nguyên vận mà thuận phi hoặc nghịch phi, nên nói điên điên đảo, thuận nghịch hành. Ai tinh chân quyết bản sơn tinh (dương trạch) Toạ giáp quý thân sơn, tham lang nhất lộ hành; nhất bạch là bản sơn tinh, thượng nguyên dùng nhất bạch nhập trung thuận hành, hạ nguyên nhất bạch nhập trung nghịch hành. Toạ khôn nhâm ất sơn, cự môn tòng đầu xuất; nhị hắc là bản sơn tinh, thượng nguyên dùng nhị hắc nhập trung thuận hành, hạ nguyên nhị hắc nhập trung nghịch hành. Toạ tý mão mùi sơn, tam bích lộc tồn đáo; tam bích là bản sơn tinh, thượng nguyên dùng tam bích nhập trung thuận hành, hạ nguyên tam bích nhập trung nghịch hành. Toạ tuất kiền tỵ sơn, tứ lục văn khúc chiếu; tứ lục là bản sơn tinh, thượng nguyên dùng tứ lục nhập trung thuận hành, hạ nguyên tứ lục nhập trung nghịch hành. Toạ thìn tốn hợi sơn, lục bạch vũ khúc vị, lục bạch là bản sơn tinh, thượng nguyên dùng lục bạch nhập trung nghịch hành. Hạ nguyên lục bạch nhập trung thuận hành. Toạ cấn bính tân sơn, thất xích thị phá quân; thất xích là bản sơn tinh, thượng nguyên dùng thất xích nhập trung nghịch hành. Hạ nguyên thất xích nhập trung thuận hành. Toạ dần canh đinh sơn, bát bạch tả phụ ứng; bát bạch là bản sơn tinh, thượng nguyên dùng bát bạch nhập trung nghịch hành. Hạ nguyên bát bạch nhập trung thuận hành. Toạ ngọ dậu sửu sơn, cửu tử hữu bật tinh. Cửu tử là bản sơn tinh, thượng nguyên dùng cửu tử nhập trung nghịch hành. Hạ nguyên cửu tử nhập trung thuận hành. Ai tinh chân quyết phụ mẫu tinh (âm trạch) (1) thất xích là nhất bạch phụ mẫu tinh (1→7), thượng nguyên dùng thất xích nhập trung nghịch hành. Hạ nguyên thất xích nhập trung thuận hành. Bát bạch là nhị hắc phụ mẫu tinh (2→8), thượng nguyên dùng bát bạch nhập trung nghịch hành. Hạ nguyên bát bạch nhập trung thuận hành. Cửu tử là tam bích phụ mẫu tinh (3→9), thượng nguyên dùng cửu tử nhập trung nghịch hành. Hạ nguyên cửu tử nhập trung thuận hành. Nhất bạch là tứ lục phụ mẫu tinh (4→1), thượng nguyên dùng nhất bạch nhập trung thuận hành, hạ nguyên nhất bạch nhập trung nghịch hành. Nhị hắc là ngũ hoàng phụ mẫu tinh (5→2), thượng nguyên dùng nhị hắc nhập trung thuận hành, hạ nguyên nhị hắc nhập trung nghịch hành. Tam bích là lục bạch phụ mẫu tinh (6→3), thượng nguyên dùng tam bích nhập trung thuận hành, hạ nguyên tam bích nhập trung nghịch hành. Tứ lục là thất xích phụ mẫu tinh (7→4), thượng nguyên dùng tứ lục nhập trung thuận hành, hạ nguyên tứ lục nhập trung nghịch hành. Ngũ hoàng là bát bạch phụ mẫu tinh (8→5), thượng nguyên dùng ngũ hoàng nhập trung thuận hành, hạ nguyên ngũ hoàng nhập trung nghịch hành. Lục bạch là cửu tử phụ mẫu tinh (9→6), thượng nguyên dùng lục bạch nhập trung nghịch hành. Hạ nguyên lục bạch nhập trung thuận hành. Huyền không đại quái ai tinh chỉ lấy toạ sơn (24 sơn) ai tinh nhập trung phi tinh, từ đó luận bát phương linh chính cát hung; cùng một sơn hướng thượng hạ nguyên vận bài bàn không giống nhau. Không có vận tinh, hướng tinh nhập trung. Cứ toạ sơn ai tinh là 1,2,3,4, ở thượng nguyên vận sẽ thuận phi cửu cung, hạ nguyên vận sẽ nghịch phi cửu cung. (1,2,3,4 thượng thuận hạ nghịch) Cứ toạ sơn ai tinh là 6,7,8,9, ở thượng nguyên vận sẽ nghịch phi cửu cung, hạ nguyên vận sẽ thuận phi cửu cung. (6,7,8,9 thượng nghịch hạ thuận) Âm dương hai trạch cửu cung theo thứ tự lạc thư(trung ngũ→ lục→ thất→ bát→ cửu→ nhất→ nhị→ tam→ tứ cung) ai bài, các cung phi đáo tại thượng nguyên hoặc hạ nguyên 90 năm không thay đổi. Sơn hướng bất biến thì tinh nhập trung vĩnh viễn bất biến, chỉ theo nguyên vận mà thay đổi thuận nghịch nên Nguyên không có nói “Ai tinh thượng hành đảo bài 9 cung” là ý như vậy. Ví dụ: dương trạch dần sơn thân hướng, dần canh đinh tam sơn bản sơn tinh là bát bạch, tức dùng bát bạch tinh nhập trung. Không luận tại thượng nguyên hoặc hạ nguyên xây cất, cứ theo nguyên vận hiện tại, nếu là thượng nguyên dùng bát bạch tinh nhập trung nghịch hành bài bàn, nếu là hạ nguyên bát bạch nhập trung thuận hành bài bàn. Thượng nguyên bài bàn nghịch hành ai tinh: 9---4---2 1---8---6 5---3---7 Hạ nguyên bài bàn thuận hành ai tinh: 7---3---5 6---8---1 2---4---9 Hợp cục pháp tắc: Huyền không đại quái lấy hợp cục pháp tắc làm trọng(chính thần chính vị trang, bát thuỷ nhập linh đường). Ở nơi chính thần, linh thần đóng tất cần địa thế phù hợp, chính là nói hình khí phối hợp. Nếu như phạm nhằm linh chính điên đảo, bài bàn tính toán lý khí cũng chỉ là uổng phí mà thôi. Thượng nguyên lấy 1,2,3,4 làm chính thần, những nơi này cần cao, lai thuỷ, lai phong, lai khí; 6,7,8,9 làm linh thần, nhưng nơi này cần không(trống), xuất thuỷ, xuất phong, xuất khí. Hạ nguyên lấy 6,7,8,9 làm chính thần, những nơi này cần cao, lai thuỷ, lai phong, lai khí; 1,2,3,4 làm linh thần, nhưng nơi này cần không(trống), xuất thuỷ, xuất phong, xuất khí. Sơn thuỷ hình thế-lý khí hợp cục chính như câu “thuỷ lý long thần bất thượng sơn, sơn thượng long thần bất hạ thuỷ”, nếu không hợp hình cục, đừng luận ai tinh làm gì. Các cung cửu tinh cát hung, theo hợp cục pháp tắc mà đoán. Ai tinh cửu tinh bản thân tinh không cát không hung, cát hung kết quả hoàn toàn ở căn cứ hợp cục(chính thần chính vị trang, bát thuỷ nhập linh đường) hoặc phản cục (thượng sơn hạ thuỷ) mà luận định. Muốn hiểu cát hung ứng tại người nào, việc gì… cần dùng cửu tinh phối với hình tượng hoàn cảnh mà phân tích. (phần này còn: Đại quái linh chính điên đảo Đại quái định cục bí mã) Nguồn:HuyềnKhongLySo.com1 like
-
Dự Án Khu Đô Thị Mới Thủ Thiêm - Quận 2 Nhìn từ Phong Thuỷ Lạc Việt Nhóm nghiên cứu Phong Thủy Lạc Việt Chịu trách nhiệm chính: Achau Từ những năm 2000. TP HCM đã có những qui hoạch phát triển cho tương lai khi mong muốn Quận 2, đặc biệt là khu đô thị mới Thủ Thiêm sẽ trở thành một trung tâm Thương mại – Tài chính của TP nhằm có những bước đột phá chuyên sâu trong lĩnh vực này trong thời kỳ mới. Gần 10 năm trôi qua, cũng có một số nhà đầu tư cơ sở hạ tầng lớn trong và ngoài nước tới xem xét. Nhưng việc phát triển Quận 2 theo đúng qui hoạch gần như vẫn còn dậm chân tại chỗ. Nhìn trên bản đồ Thành phố HCM, có thể thấy lợi thế của bán đảo Thủ Thiêm nằm ngay giữa khu vực trung tâm của TP. Theo qui hoạch bán đảo Thủ Thiêm có vị trí rất thuận lợi về giao thông: Là cửa ngõ của TP, điểm đầu của nút giao thông xa lộ Hà nội đi các tỉnh phía Bắc, đại lộ Đông Tây đi qua khu vực bán đảo Thủ Thiêm nối liền các tỉnh miền Tây với miền Đông Nam bộ, khoảng cách từ bán đảo Thủ Thiêm đi sân bay quốc tế Long Thành - Đồng Nai trong tương lai cũng không phải là quá xa khi lưư thông bằng xa lộ. Dự án khu đô thị Thủ Thiêm (Hình minh họa) Đã có những phong thủy gia ca ngợi vị trí đắc địa của bán đảo Thủ Thiêm với những khái niệm chuyên môn, mà chúng ta có thể thấy được qua bài viết trên báo TT&VH sau đây: Nhưng ngược theo thời gian, chúng ta có thể thấy không phải chỉ bây giờ, mà ngay cả khi Sài Gòn là một thành phố sầm uất với danh xưng “Hòn ngọc Viễn Đông” thì bán đảo Thủ Thiêm vẫn là một khu vực có rất nhiều hộ dân có thể coi là nghèo, trình độ dân trí thấp. Dù về địa lý chỉ cách những khu vực sầm uất nhất của TP có một con sông Sài Gòn…. Rõ ràng, đây là thực tế trái ngược với những nhận xét của các phong thủy gia khi áp dụng một cách máy móc những khái niệm phong thủy. Không những vậy, mà ngay cả với những quyết tâm - Từ những năm 2000. TP HCM đã có những qui hoạch phát triển cho tương lai khi mong muốn Quận 2, đặc biệt là khu đô thị mới Thủ Thiêm sẽ trở thành một trung tâm Thương mại – Tài chính của TP, nhằm có những bước đột phá chuyên sâu trong lĩnh vực này trong thời kỳ mới. Gần 10 năm trôi qua, cũng có một số nhà đầu tư cơ sở hạ tầng lớn trong và ngoài nước tới xem xét. Nhưng việc phát triển Quận 2 theo đúng qui hoạch gần như vẫn còn dậm chân tại chỗ….. Nếu chúng ta loại suy những yếu tố ngoại quan khác và phân tích những nguyên nhân khiến cho bán đảo Thủ Thiêm chưa phát triển, dưới góc nhìn theo Phong Thuỷ Lạc Việt thì vị trí địa lý ở đây có những khiếm khuyết lớn cần khắc phục với mục đích mang lại sự phồn vinh nơi đây. Xét về Hình lý - Khí Nhìn qua ảnh vệ tinh, ta thấy toàn bộ khu vực đô thị mới bán đảo Thủ Thiêm nằm theo trục Đông Bắc - Tây Nam. Mặc dù được bao bọc bởi sông Sài Gòn. Nhưng lại nằm bên “Tả Ngạn”, có thể thấy rằng toàn bộ khu vực bán đảo không phải là một nơi tụ khí với sự phân tích về khí của Phong thủy Lạc Việt. Về hình dáng, cả khu vực bán đảo như một chiếc chậu bông nông đáy để nghiêng, đổ toàn bộ sinh khí của cuộc đất ra phía miệng chậu (phương Đông Bắc). Toàn bộ bán đảo với rất nhiều kênh rạch, thêm một chỉ dấu rất rõ của một cuộc đất yếu, có thể ví như một bình bông bị nứt rạn nên càng khó có thể giữ được nguồn sinh khí của cuộc đất. Khu vực từ Tây Bắc tới Tây (ô số 1): Khí lực cuộc đất của khu vực này rất kém. Mặc dù có phà Thủ Thiêm & tuyến đường Lương Đình Của nối từ Quận 1 sang. Cách cục của âm dương giao trì nhưng hầu như khu vực này có thể coi là phát triển rất chậm và chỉ mang tính cục bộ , dân cư hầu hết chỉ tập trung ở khu vực bên trái của tuyến đường Lương Đình Của. Khu vực từ Tây Nam- Nam (ô số 2): Khí lực cuộc đất của toàn bộ dải này đã kém lại bị cộng hưởng tác động xấu của sông Sài Gòn càng làm cho khu này khí bị thoái mạnh, nên có thể thấy, dù mật độ dân số của dân cư Quận 2 ngày càng tăng nhưng khu vực này có thể coi là có mật độ cư dân rất thấp. Khu Đông Bắc – Đông (ô số 3) Diện tích của bán đảo Thủ Thiêm khoảng 7km2, như một chiếc chậu bông nông đáy khổng lồ đổ toàn bộ khí lực sang khu Đông (miệng bình) trôi tuột ra phía Đông, nên có thể thấy khu vực này không thể coi là tốt được theo Phong Thuỷ Lạc Việt. Tuy nhiên vì khí dồn vào góc phía Đông, nên ở đây có cơ hội phát triển. Đó chính là khu đô thị mới Thủ Thiêm. Tuy nhiên vì tổng thể vô khí, nên sự phát triển chậm chạp. Dương khí qua các tuyến giao thông chính Phong thủy Lạc Việt quan niệm rằng: Những tuyến đường giao thông đều mang tới dương khí cho cuộc đất do tương tác của những phương tiện vận động, tính chất giống như những dòng sông chảy. Nhưng phân Âm Dương so với sông và là một sự tương tác với các khái niệm đồng đẳng theo Phong Thủy Lạc Việt. Trên cơ sở này, chúng ta xem xét sự tương quan của nguồn khí do giao thông đem lại. Điều này tương tự như ở Bắc sông Hồng (Tả ngạn), trước đây vốn là vùng đất không phát triển. Nhưng từ khi những cây cầu bắc qua sông Hồng hình thành , như: Cầu Thăng Long, cầu Thanh Trì….vv…xuất hiện thì trở thành khu đô thị trù phú. Giao thông đi lại hiện tại trong bán đảo Thủ Thiêm, gồm 2 tuyến chính như sau: Tuyến đuờng Trần Não từ chân cầu Sài Gòn cắt ngang qua đường Lương Đình Của kéo dài thẳng xuống khu vực phía Nam của bán đảo. Có tính chất tiếp khí từ cầu Sài Gòn và theo trục Bắc Nam. Nhưng do nằm không đắc cách, bị xéo tạo khúc gãy so với góc nhọn xa lộ Hà Nội. Đã vậy, tuyến đường khi chạy qua Thủ Thiêm thì dừng ở sông Sài Gòn, Như vậy, Dương khí bị bế không thông. Nên dù là đường lớn, nhưng việc kinh doanh ở tuyến đường này hầu như còn rất hạn chế. Tuyến đường Lương Đình Của từ phà Thủ Thiêm (Quận 1) đổ sang, chạy cắt ngang đường Trần Não từ ngày hợp tuyến với cầu Thủ Thiêm từ quận Bình Thành đổ sang và do tính tiếp khí tích cực của cây cầu này, cũng làm cho những hộ kinh doanh ở ven đường phát đạt hơn trước. Nhưng cũng chỉ mang tính cục bộ cho cư dân sinh hoạt hai bên đường. Qua đây, có thể thấy tại sao Khu đô thị mới Thủ Thiêm có vị trí rất gần Trung tâm TP, nhưng tốc độ phát triển qui hoạch lại diễn ra chậm trễ đến như vậy. Như vậy, theo quan điểm riêng của người viết từ góc nhìn của Phong thủy Lạc Việt, để khu đô thị mới Thủ Thiêm phát triển được theo đúng ý tưởng đề ra ban đầu thì rất có một qui hoạch thích hợp với vị trí Địa Lý cần tụ khí nơi đây. Người viết rất hy vọng rằng bài viết này dưới góc nhìn của khoa Phong Thủy sẽ góp phần cho khu đô thị Thủ Thiêm được tốt đẹp hơn với mục đích mang lại sự phồn vinh và phát triển của T/P chúng ta. Trong năm nay, theo huyền không thì sao Nhị Hắc vận niên tinh đều chiếu hướng Đông Bắc. Tuy đây là hai sao không được coi là tốt trong sinh hoạt, nhưng lại là sao Quý nhân cho những cuộc đất mới phát triển. Cho nên, người viết hy vọng rằng trong năm nay sẽ có nhiều cơ hội để những nhà đầu tư đến với dự án quy hoạch khu đô thị này.1 like
-
Thư Mời (V/v Tham gia công tác từ thiện) Thay mặt cho Trung tâm nghiên cứu Lý Học Đông Phương và các nhà hảo tâm trong và ngoài diễn đàn, Wildlavender thân mời các Anh Chị Em có quan tâm đến mảnh đời bất hạnh của cháu bé trong bài báo nêu trên và có chút thời giờ rảnh rổi, cùng tham gia một buổi công tác từ thiện, cùng đến tận nơi giúp cháu bé bất hạnh nói trên. Chương trình Ngày chủ nhật 25/7/2010 (tức 14/6/ canh dần) 9h00: Họp mặt tại Trung tam nghiên cứu Lý Học Đông Phương, địa chỉ số A75/6F/14 đường Bạch Đằng, P.2, Q. Tân Bình. 9g30: khởi hành đến bệnh viện Nhi Đồng 2. Thăm và trao tiền ủng hộ cho cháu bé. 10h30: kết thúc chuyến thăm từ thiện. Rất mong sự đóng góp và có mặt của các quý Anh Chị Em. Wildlavender.1 like
-
Gửi scara, nên sinh năm 2013 Quý Tị là mạng Hỏa theo Lạc Việt Hoa Giáp. (Sách Tàu gọi là mạng Thủy, là sai). Theo đúng vậy thì nhà này sẽ rất khá. Chúc hạnh phúc. Thiên Đồng1 like
-
Cách đây hai giờ, có một đọc giả của diễn đàn, gọi lại theo số của văn phòng gặp Thiên Đồng, với lời lẽ hết sức cảm động và nóng lòng muốn tham gia ngay công tác từ thiện cho cháu bé, nếu có thể tổ chức được ngay. Thiên Đồng đành khất lại cho một cái hẹn chính xác và cụ thể, khi có sự sắp xếp chắc chắn của Trung tâm, cũng như sự đóng góp của các Mạnh Thường Quân. Thiên Đồng1 like
-
Tiến hành thăm bé đi W ah. Cá nhân tôi góp 500. 000 VND. W nói bà xã tôi chi, hoặc W cứ chi về tôi thanh toán.1 like
-
Minhthien đưa nick của Mieumap vào mục Trao đổi học thuật.1 like
-
Vâng chúng ta nên có chuyến đi đến Nhi Đồng 2 để thăm cháu vào ngày cuối tuần này. Mời ACE nào có thời gian tham gia, đăng ký Anh Thiên Đồng vp Trung Tâm đt số: 3 8486867.1 like
-
Nếu các bạn ở Sài Gòn có kế hoạch đi thăm thì cho tôi gửi chút ít. Việc này không chỉ giúp cháu bé mà còn các cháu khác có hoàn cảnh tương tự (đang và có thể trong tương lai) ở bệnh viện Nhi Đồng1 like
-
Vừa đọc bài trên VNExpress xong , thấy nặng trĩu trong lòng . Ai làm cha - làm mẹ mà ko xót thương cho cháu bé ! Ước gì có một phép màu nào đó cho cháu được có sức khỏe bình thường như mọi cháu bé khác !!! Ước gì... Con của mình ... mỗi sáng chỉ đi nhà trẻ thôi mà lúc giao cháu cho cô Bảo mẫu ... đã thấy ánh mắt nhìn của con dõi theo mình nó đã ... thấy đứt ruột như thế nào .. huống chi cháu bé này ... mất hẳn tình thương cha mẹ từ lúc tấm bé đến giờ . Chị Wild... em biết chị vừa có tang khó cho Bác ở nhà xong và chị vẫn đang có nhiều chuyện cần phải cáng đáng nhưng mong chị .... chiếu cố cho cháu bé này một chút chị nhé ! Nếu có kế hoạch .. đi thăm cháu .. em xin tham gia với chị . Mong tin chị! P/S: có thể tiền & vật chất dành cho cháu bây giờ ko còn là điều thiết yếu nhưng ..... chút tình thương của ace dành cho cháu .. em nghĩ còn giá trị nhiều hơn ngàn lần!1 like
-
Theo tôi thì sau này anh sẽ khá giả hơn người em nhiều, nếu như bây giờ chưa có được là bởi do vận số của anh chưa tới, tôi không nghĩ anh bị tù tội nặng nhưng ra ngoài anh hay bị dính vào hình pháp, và lời nói thường kiêu kỳ thiếu tôn trọng mà dễ xảy ra tranh cãi xô xát, cung phúc hay bị người ta thưa kiện mà hao tốn nhiều, cung phúc xấu nên đi xa lập nghiệp thì tốt hơn, tôi nghĩ anh dễ bị họa về cơ thể chứ hình tù thì cũng có dính dáng đến pháp luật nhưng không nặng lắm. Cô em năm sau về có thể là về chơi nhưng gia đạo cô ta sẽ có nhiều biến động trong năm này...1 like
-
Kính thưa quí vị quan tâm. Anh Phạm Khắc Khải có nói với tôi là ứng dụng nguyên lý đổi chỗ Tốn Khôn phối Hà đồ vào việc hiệu chỉnh nhà của anh Hứa Văn Tình - một người nổi tiếng được dư luận biết đến. Kết quả việc ứng dụng này chưa rõ. Ý anh muốn đợi khi có kết quả sẽ đưa lên diễn đàn. Chính tôi đã đề nghị nên đưa lên diễn đàn ngay để chứng tỏ tính khách quan của việc ứng dụng nguyên lý này. Nếu sự ứng dụng này cho kết quả sai tôi sẽ tự đến kiểm tra xem anh Phạm Khắc Khải sai lầm ở chỗ nào. Nếu cho một kết quả tốt thì đây là một bằng chứng khách quan nữa minh chứng cho nguyên lý Hậu Thiên Lạc Việt phối Hà Đồ - trong ứng dụng phong Thủy. Tôi tự tin tính khoa học của nguyên lý này , nên đã đề nghị anh Khải công khai việc này trên diễn đàn, trước khi có kết quả. Tôi cũng xin lưu ý quí vị là anh Khải chưa hề học qua một khóa Phong Thủy Lạc Việt nào, mà chỉ tham khảo qua sách và các bài viết liên quan của tôi.1 like
-
Như đã đưa ra nhận định và phán đoán ngay từ đầu khu vực này ắt hẳn có sự bất hợp lý đứng dưới góc độ Phong thủy. Được sự kiểm chứng đúng về Vị trí phán đoán từ phía các anh em trên diễn đàn. Nay Phạm Cương xin được đưa ra sự kiến giải cho sự bất hợp lý về PT này. Theo Phạm Cương khu vực dấu X trên bản đồ là nơi xảy ra hiện trường án mạng bởi vì những lý do như sau: 1. Chúng ta hãy quan sát phần hành lang giao thông giưa 2 khu vực giáp ranh, một bên là HTV và một bên là Khu nhà ĐH Xã hội và Nhân văn. Khu vực này được phân chia và tạo nên bởi 2 tòa nhà có chiều cao rất lớn. Như vậy với bề rộng của ngõ không quá lớn , áng chùng khoảng 6-7 m khoảng không gian phía trên thì rất cao được hình thành từ 2 tòa nhà cao tầng sẽ tạo nên một kiểu kiến trúc như khe núi gây nên một hiệu ứng xung khí lớn. 2. Về mặt hình thể có thể thấy khu vực khe núi này là nơi hội tụ của nhiều hình thức kiến trúc ko có lợi tạo nên nhữngtương tác xấu. Có thể kể ra từ trên cao nhìn xuống bên kia đường có ngôi nhà tựa như một nắm đấm lao về phía trước. Khu đằng sau của HTV có dạng như một khẩu súng thò nòng ra. Tòa nhà chính lớn của HTV trông như một cỗ xe tăng đồ sộ lao về phía trước. Có thể coi như phần Đường giao thông này bị chèn ép từ nhiều phía. Nói trên lý thuyết phong thủy. hình khí tương tác với tính chất nơi ở ( hình nào thì khí nấy) có thể nhận định là những nhân viên làm việc trong HTV phải chịu sức ép rất lớn từ nhiều phía, sức ép này có những mặt tốt có những mặt không tốt, nếu biết vượt qua sẽ như cá vượt vũ môn vậy. Tuy nhiên về cơ bản thì nếu cổng cửa chính mở phía này sẽ phải gặp rât sức ép, thậm chí còn bị xì trét rất lớn đối với nhân viên cũng như lãnh đạo Cơ quan. 3. Nhưng tại sao những tai họa xấu lại không nằm trong cơ quan này mà lại nằm ở cơ quan ở Phía lân cận? Chúng ta hãy cùng để ý và quan sát tiếp trên đồ hình: Như giới thiệu Khu vực tòa nhà chính của HTV vì là đài truyền hình nên là nơi có rất nhiều thiết bị Điện tử, sóng vô tuyết và trạm Thu phát hình, Những thiết bị điện này nhìn chung có những tương tác ko có lợi đối với con người về mặt sức khỏe và tâm sinh lý. Chúng ta cũng biết là thường trong những gia đình mà có để tạm Phát BTU của viễn thông trên mái nhà thì thường “lành ít dữ nhiều”. Ở trường hợp cụ thể này khối nhà của HTV tích tụ rất nhiều từ trường, sóng điện từ...v.v.. tóm lại là rất nhiều tạp xạ và chỉ chờ thời cơ để phát tiết ra. Nhìn về hình thể trên cao tòa nhà này có một điểm như cái mấu ở ngay sát hành lang lối ra. Chỉa thảng vào khu vực đánh dấu X trên đồ hình. Với hình thức như vậy thì vô hình chung khu vực dấu X này nhận đủ các tương tác đước tiết ra từ tòa nhà HTV. Đó là điểm cực kì xấu. Bên cạnh đó, khu nhà chữ X này lại nằm ở thế bị động khi so sánh tương tác, Tòa nhà này hướng ra phía cổng và có tư thế quay lưng lại với tòa nhà HTV có vai trò như vật thể tương tác. Nên trong tư thế luôn bị động với tương tác xấu. Và cái tương tác xấu vì thế mà dễ hình thành hơn., Đặc biệt khi Ngõ trên là nơi Kiến phá giao tranh về mặt hình thể như đã phân tích ở trên. Nếu lấy các vec tơ làm mô hình thể hiện chiều của xung khí, sự tương tác đó có lực tương tác xấu đó có mức độ bằng ba vec tơ trên cộng lại. Nên khó tránh được sự không may mắn đến bất ngờ là ở chỗ đó. Chính những yếu tố cộng hưởng trên là nguyên nhân gây nên những tương tác xấu đến khu vực nghiên cứu. Những tương tác xấu này vô hình chung tạo nên một khu vực nhiều tai họa nó tựa như một lỗ đên thu hút những người xấu số lại vậy Kết luận: Sự việc không may mắn đối với một người nào đó ko phải là chuyện hay ho để nói tới nói lui trong lúc trà dư tửu hâu. Nhưng sự thật về những ảnh hưởng của những công trình xây dựng thiếu những nghiên cứu về Pt mà hậu quả thì ngày ngày vẫn sờ sờ. Bởi vậy Phạm Cương hy vọng với những kiến giải của mình đưa ra mổ xẻ những ảnh hưởng xấu của 1 trường hợp cụ thể nhằm đúc kết kinh nghiệm. Để những công trình xây dựng của chúng ta hướng trong tương lai luôn có đc sự bình an, may mắn và thật bền vững!1 like
-
NGÔI MỘ KẾT BỊ LỘ THIÊN CƠ Nguyễn Viết Trường Có lẽ trong chúng ta, một lần trong đời thế nào cũng có nghe nói đến “Mộ Kết”,nhưng vì sao mà có? thì đa phần mọi người đều không rành hoặc hiểu chưa thuần nhất … Thông thường chúng ta thấy ngôi mộ nào do “Mối” xông lên,mỗi ngày đất đắp mộ một lớn ra, thì gọi là mộ kết, và thân nhân của ngôi mộ đó chắc chắn sẽ được hồng phúc…giàu sang, phú quý v.v… Trước năm 1975,trong khu nghiã trang Mặc đĩnh Chi, tại Sài gòn, chúng ta thấy cũng có vài ngôi mộ như vậy! nhưng… nếu mộ bị xây bao phủ bằng xi măng kiên cố, mộ không có Mối xông! thì… thật khó mà có thể luận định? Trong phạm vi bài viết này, xin cho phép Tôi được lạm bàn về : Ngôi mộ bà Nội của Tôi cũng đã được gọi là Mộ Kết, nhưng lại bị “lộ thiên cơ”! Kết là gì? ảnh hưởng ra sao? khi bị “lộ thiên cơ” thì hậu quả sẽ ra như thế nào? Xin mời mọi người cùng đọc tiếp …. Vào đầu thập niên 40, gia đình Họ Hàng của Tôi sống ở Nam Định, ngôi nhà số 41 phố Hàng Sắt là nơi Ông Nội Tôi thường trú,nhà có 03 tầng lầu , to rộng và dài, dưới bán hàng sắt,và một vài thứ khác , trên để ở,ngoài chỗ để ở ra còn có chỗ thờ Quan Công,Lưu Bị ,Ngũ Hổ,chỗ thờ Gia Tiên , rất khang trang và uy nghi ở tầng thứ hai…và đặc biệt hơn hết là phòng đọc sách của Ông Nội Tôi,chứa đựng rất nhiều sách hiếm quý, mà từ ngày Bà Nội mất đi, ông Nội Tôi thường hay dành nhiều thời giờ ở trong đó… Hơn 03 năm sau ngày Bà Nội Tôi mất, gia đình Bác T….của Tôi có chuyện buồn, Bác T…. gái bị bệnh lao phổi, mỗi ngày một kiệt quệ thấy rõ,chữa thuốc Tây rồi lại thuốc ta mà nào có thấy hiệu quả? Bác T…. trai tuy là người theo Tây học nhưng đến lúc rối trí cũng đành tin vào lời thầy bói? Vào thời điểm này sự mê tín dị đoan vẫn còn ảnh hưởng lớn trong dân gian, vì vậy việc tin tưởng vào bói toán vẫn còn có “cái lý của nó”! Theo như lời của thày bói thì: “ Sở dĩ bác T…. gái cứ đau hoài không khỏi, lý do là:ngôi mộ của Bà Nội Tôi bị động, cần phải bốc mộ,cho mát mẻ,con cháu mới khoẻ mạnh, ăn nên làm ra,công danh phát triển???” Thông thường thì một người mất đi,sau 03 năm thân nhân có thể bốc mộ, do đó việc bốc mộ của Bà Nội Tôi sau 03 năm thì cũng hợp lý thôi, tuy nhiên khi Bác T…. trai xin bốc mộ thì ông Nội Tôi không mấy đồng ý, thấy khó có thể lay chuyển ngay được ông Nội Tôi,Bác T…. trai nghĩ ra một cách là cầu cứu tới anh chị em trong gia đình,hy vọng mọi người đồng ý thì ông Nội Tôi cũng sẽ siêu lòng? Ông nội Tôi có 05 người con trai và 03 người con gái,nhưng người con Cả mất sớm (khi chết còn là “Trai Tân”), nên rất “Linh”thỉnh thoảng đôi lúc hay “nhập”vào bác S…. để báo cho mọi người biết những gì sẽ xảy ra để biết mà tránh hay nên làm, Mọi người trong gia đình chỉ cần nhờ bác S…. thắp nhang, khấn, là bác Cả Tôi sẽ hiện về và nhập vào Bác S…. để nói chuyện cùng mọi người, nghe nói thì chẳng mấy ai tin, nhưng đó lại là chuyện có thật100%. Trong thế giới Khoa Học này, có những chuyện huyền bí cho đến nay chưa có ai giải thích chính xác được ,bởi chuyện này xảy ra có thật ,trước mắt, nên đại gia đình nhà Tôi không ai phủ nhận!ngay chính Ba Tôi là người theo Tây Học ,chẳng tin vào nhửng chuyện ma quỷ, đồng bóng v.v…cũng phải đồng ý là có thật!vì khi chuyện xảy ra có Ba Tôi ở đó!!! Anh em trong gia đình tuy mỗi người mỗi nơi,nhưng khi nhận được thông tin KHẨN của bác T…. trai của Tôi thì tất cả đều thu xếp việc nhà, để về nhà ông Nội Tôi,hầu họp mặt gia đình… Trước khi mọi người “mời” bác Cả Tôi “về”, thì bác S…. nằm ngủ mơ thấy: một người bằng Vàng!!! nhưng nói lại cho mọi người hay thì vì đang rối bời câu chuyện, nên không được chú ý ! Khi mọi người hiện diện đầy đủ tại nhà ông Nội Tôi,tối đến ,mọi người đề nghị hãy “thỉnh” bác Cả Tôi về để xin ý kiến, dĩ nhiên Bác S….là người đại diện anh em trong gia đình,thắp nhang khấn bác Cả về… Mọi người ngồi xung quanh bác S…. chờ đợi,chẳng bao lâu bác Cả Tôi hiện về,nhập vào bác S…. giống như mọi lần trước,có một điều lạ là mỗi khi bác Cả nhập vào bác S…. thì giọng nói nghe đúng là giọng của bác Cả!? Thoạt tiên bác Cả nói với bác Nh…. là : • Chú Nh…. hãy vào dưới cầu thang đuổi con nhỏ người làm đi chỗ khác,nó đang núp ở đó để tò mò muốn nghe lén,chuyện gia đình không nên cho người lạ hay biết? Bác Nh…. đến dưới cầu thang,thì quả thật con bé người làm đang xanh máu mặt núp trong đó!!! Tiếp nối Bác Cả Tôi nói với Ba Tôi : * Chú Tr….,chú có học võ, khoẻ mạnh hơn mọi người hãy thử “Kéo tay”với Anh xem sao? Ba Tôi vâng lời kéo tay với bác S…. tôi thì bị bác S…. thắng một cách rất dễ dàng và nhẹ nhàng…mọi người lúc đó tin chắc bác Cả Tôi đã “nhập” vào bác S…. rồi! Qua trò chuyện giữa người Âm và người Dương,thì Bác Cả Tôi góp ý : • Cái gì Trời cho , thì ráng mà giữ lấy, • Mộ của Mẹ quý lắm!? Sau đó Bác Cả Tôi “Thăng”, mọi người cũng phân vân lắm, ông Nội Tôi nằm trong phòng tuy nghe hết nhưng không ra, và cũng chẳng góp ý gì , ông Tôi là người nhân từ, quảng đại,thương con,quý cháu,mỗi lời nói đều cân nhắc kỹ càng, sự im lặng của Ông Nội Tôi cũng ngầm tỏ ý : “Các con muốn làm gì thì làm, nhưng Bố thì chẳng muốn bốc mộ, Bố cũng đành tôn trọng quyết định của các con thôi!miễn là các con đồng lòng?” Bác T…. Tôi cố gắng thuyết phục mọi người, nên cuối cùng thì đã được toại ý. Và thế là công việc bốc mộ Bà Nội Tôi được tiến hành sau đó…………… Phái đoàn tham dự,ngoài tất cả anh em trong gia đình còn có sự hiện diện của ông Nội Tôi nữa ,ông lặng lẽ đi theo mọi người,nét mặt đăm chiêu,im lặng, ông như chỉ muốn là một chứng nhân đối với việc làm thuận ý, đồng lòng của các con !?...... Sau khi cúng vái xong xuôi, theo lệnh của thày cúng , gia đình cho người cắt cổ con gà , máu gà được vảy để trừ tà ma,khi nhang tàn thì những người phu bốc mộ bắt đầu làm việc…chính ra trước khi mở nắp quan tài, thày phải thắp một cây nến (đèn cày)trên nắp quan tài, rồi **c một lỗ nhỏ sát cạnh , nếu hơi trong quan tài thoát ra làm tắt ngọn nến,thì không được tiếp tục nữa,còn nếu **c xong mà nến vẫn cháy thì mới cho bốc mộ?Một phần dị đoan,một phần cũng do kinh nghiệm truyền khẩu mà tương truyền như thế. Nắp quan tài đang được mở ra, thì từ đằng xa mọi người thấy người giữ nghĩa trang đang hối hả chạy đến,vừa chạy tới vừa la lên: • Ngưng…Ngưng …đừng mở ??? Nhưng, nắp đã được mở ngay khi người giữ nghĩa trang chạy vừa tới sát bên mộ Bà Nội Tôi, ông ta vừa nhìn xuống quan tài vừa hốt hoảng nói lớn tiếng: • Mộ kết mà sao lại cho phép mở ? Thày cúng chắc cũng hiểu được sự tắc trách của mình, xanh máu mặt ,gượng gạo nói như phân bua: • Trời lạnh quá,mọi người lại hối thúc,nên Tôi phải làm nhanh,cướp giai đoạn, đâu ngờ lại xảy ra như vậy! Mọi người chồm sát tới mộ bà Nội Tôi,thì thấy phía nắp trong của quan tài kết bằng những sợi như sáp, trông như mạng nhện, những khớp xương của Bà Nội Tôi,có những lớp trông như sáp bao quanh, toàn bộ xương người còn nguyên vẹn,một lớp như thạch (sương sa) bao phủ………. Trong bàng hoàng của mọi người, bàc T…. trai, ngồi phệt xuống đất, đôi mắt vốn dĩ đã thiếu ngủ lâu ngày, mất ít nhiều sự tinh anh, nay mở trao tráo nhìn xuống mộ mẹ mình…nỗi đau đớn,hối hận,kinh hãi của Bác lúc bấy giờ, làm sao ai trong anh em có thể đo lường chính xác??? Ông Tôi sau khi quan sát tình hình,thật chậm rãi và khoan dung, nói vừa đủ cho các con nghe : • Cho tiếp tục thôi…. Ông không phê bình,không quy trách nhiệm cho một ai, trong những giây phút khó xử nhất như thế này, mới thấy sự bao dung ,sự độ lượng cao cả của Ông Tôi…. Và thế là, những người phu tiếp tục làm việc trong sự lo âu tột độ của thày cúng!!!chẳng biết mọi người sẽ đối xử với mình ra sao? Nhưng nói cho cùng,sự thể đã rồi, chẳng ai quan tâm phiền trách đến ông thày cúng làm gì … Bởi những chỗ tiếp nối của xương đã dính chặt vào nhau bằng một chất như sáp ong,nên thật khó khăn cho các người phu làm việc tháo rửa , Sau khi toàn bộ hài cốt, được gỡ ra và rửa bằng rượu trắng,rồi cho vào một cái hũ bằng sành,có “Khằng” cẩn thận để chôn lại,Mọi người lặng lẽ ra vể…. Trời buổi sáng miền Bắc hôm đó,lạnh giá, mù sương, khung cảnh thật buồn và ảo não làm sao,có ai hay chăng ngày đó chính là ngày thê lương nhất của ông Nội Tôi và các con cháu của ông? Một sự mất mát không thể bù đắp được,một mốc thời gian cho những ngày bất hạnh tiếp nối trong gia đình…. Trở về nhà,mọi người vô cùng bối rối, Bác S…đề nghị hãy “mời” Bác Cả về thỉnh ý xem sao?mọi người đồng ý liền, Khi Bác Cả về, “nhập” vào Bác S…và nói: • Anh đã nói mà sao không nghe?chuyện đến nước này quả là rất nghiêm trọng, Mộ của Mẹ Kết như vậy là “Kết Tam Đại” có nghĩa ba đời được hiển vinh, con cháu có người làm tới Tứ Trụ Triều Đình,nhưng nay “Bị lộ Thiên Cơ”, con cháu chắc chắn bị khốn đốn vô cùng, có thể có người không có cái gáo dừa mà ăn cơm! Anh sẽ cố gắng tháo gỡ,tuy sẽ không đến nỗi như thường tình,nhưng sẽ có những bất ngờ xảy đến,lành dữ tới đâu tùy vào “Cái đức cũa nhà mình”? Anh nay sống ở trên Trời,cúng Anh thì cúng với trái cây,chứ đừng cúng bằng đồ mặn!... Nhớ phải tu thân tích đức,mọi chuyện mới hạnh thông. Mọi người nghe nói vậy cũng vơi đi nỗi kinh hoàng, đến lúc đó ai cũng tiếc là không nghe lời Bác Cả, không quan tâm đến những gì Bác S…kể về giấc mộng của Bác!và nhất là vì thương hoàn cảnh của gia đình Bác T….mà bỏ qua những hành động ngăn cản của Ông Tôi!!! …………………………………………† ?…………………………. Thời gian sau đó ….Khởi đầu là Bác T….gái mất, chị Ch…con của Bác T….cũng mất tiếp theo, Me Tôi qua đời sau khi sanh ra Tôi được 11 tháng, Anh chị em trong gia đình bị phân tán, liên hệ ruột thịt cũng ảnh hưởng xấu đi nhiều,Mỗi gia đình đều có những chuyện đau lòng, lộn xộn, nhưng cuộc sống bết bát nhất vẫn còn cơm ngày ba bữa mà ăn,có lẽ Bác Cả Tôi đã tận tình giúp đỡ,nên Qua đời Ông Tôi , đời Ba Tôi, đời chúng Tôi,nay đời con cháu chúng Tôi không còn bị ảnh hưởng nữa, Bọn trẻ gia đình nào cũng học hành giỏi dáng, cần cù làm ăn,và có một tương lai rực sáng… Trong thời loạn lạc,di cư, Ông Tôi đã cùng sống với gia đình của Ba Tôi, Ông Tôi nhân từ lắm,sống giản đơn và luôn hòa mình cùng mọi người trong gia đình, Ông dạy chúng Tôi rất nhiều về cách sống sao cho đáng sống,có một câu Tôi còn nhớ Ông dạy: “Ông Trời sanh ra con người,cho con người hai cái mắt để nhìn mọi sự,cho con người hai cái tai để mà lắng nghe học hỏi,cho con người hai lỗ mũi để mà biết mùi vị trên đời,nhưng….chỉ cho con người một cái Mồm để diễn tả cảm nghĩ,do đó hãy: nhìn nhiều,nghe nhiều, ngửi nhiều, nhưng hãy nói ít, làm được như vậy mới xứng đáng làm NGƯỜI” Khi hồi cư về Hải Phòng thì Ông Tôi sống với gia đình Bác T….Tôi và mất sau đó, Xuốt thời gian sau cho đến lúc qua đời, mọi người không bao giờ thấy ông Tôi trách cứ con cái về sự vụ việc Bốc Mộ cả, nếu ông có nói gì về chuyện này,chỉ là có tính cách kể lại chuyện mà thôi Và Tôi,nay tường trình lại câu chuyện này, theo sự góp nhặt những chi tiết nơi Ba Tôi, và một vài người uy tín trong dòng họ, Bởi đây là một chuyện có thật, những tình tiết viết trong đây không là hư cấu vì trọng tâm của Tôi chỉ muốn ghi lại cho con cháu đời sau được rõ,và những đọc gỉả được hiểu thêm về một câu chuyện thật,mang tính huyền bí,đã xảy ra trong giai đoạn lịch sử của một dòng họ, câu chuyện bao quanh chủ đề : NGÔI MỘ KẾT nhưng lại BỊ LỘ THIÊN CƠ. Cali.03/14/2006 Nguyễn Viết Trường Vanhoaphungdong.com1 like
-
Mình thấy trong sách có phương pháp sử dụng La kinh để hóa giải những điểm xấu về phong thủy nhà mà không thể thay đổi hướng được. Thấy hay hay nên đăng để mọi người tham khảo1 like