-
Thông báo
-
Nội quy Lý Học Plaza
Nội quy này là bản mở rộng Nội Quy - Quy định của Diễn đàn. Khi tham gia mua bán, các thành viên phải tuân theo những quy định sau: Tiêu đề bài viết: Bao gồm: Chỉ dẫn địa lý, Loại hình Mua/Bán, Thông tin mua bán.
Chỉ dẫn địa lý: Tỉnh/thành nơi mua bán. Hoặc sử dụng định nghĩa có sẵn:TQ: Toàn quốc
HCM: TP Hồ Chí Minh
HN: Hà Nội
[*]Ví dụ: HCM - Bán Vòng tay Hổ Phách Nội dung bài viết: Mô tả chi tiết sản phẩm mua/bán
Bắt buộc phải có thông tin liên lạc, giá Mua/Bán
Bài mới đăng chỉ được phép up sau 03 ngày.
Thời gian up bài cho phép: 01 ngày 01 lần.
Các hành vi vi phạm nội quy này sẽ bị xóa bài hoặc khóa tài khoản mà không cần báo trước.
-
Leaderboard
Popular Content
Showing most liked content on 17/07/2010 in all areas
-
Điều gì có ích cho ta vào lúc chết? Giản dị nhất là hãy loại trừ dần những gì không có ích cho ta. Rõ ràng là khi chết, phần đông những gì ta ưa thích lúc còn sống không còn giúp ích gì cho ta được nữa, ít ra là không giúp trực tiếp. Thế là của cải, gia tài mà ta đã khó khăn lắm mới gom góp được, nay sẽ hoàn toàn vô dụng. Chức vị, thanh danh, tên tuổi cũng thế... Người thân cũng không còn trực tiếp giúp ta được: cha mẹ, con cái, vợ chồng, y sĩ, bạn bè kể cả sư phụ hay đệ tử, không ai ngăn cản nổi cái chết, ngay cả những người mà ta đặt hết tin tưởng và trông cậy cả một đời.Hãy suy nghĩ một chút. Hiển nhiên là khi ta nhắm mắt lìa đời, thân và tâm vi tế sẽ rời khỏi cái vỏ vật chất trước để hướng đến một nơi tái sinh khác, thì của cải và tài sản sẽ hoàn toàn vô dụng, trong ý nghĩa là ta không đem theo được gì cả. Đừng nghĩ rằng vì ta đã thành công và sung túc, ngay cả giàu có đi nữa nên ta có thể đầu thai trở lại cùng với tiền bạc của cải vật chất. Điều này không thể được. Hơn nữa, ta cũng không thể đem bất cứ ai đi theo ta, kể cả những người thân yêu nhất. Ngay cả khi ta cảm nhận được một sự ràng buộc rất mật thiết, trên phương diện tâm linh hay gì khác, với một số người nào đó, những sự ràng buộc này cũng không còn “ích lợi” nữa, trong ý nghĩa là họ không có cách nào đi theo ta một quãng đường xa hơn. Sự thật, chết nghĩa là thân và tâm vi tế phải tiếp tục con đường của mình để hướng đến một cuộc sống mới, nhưng không thể đem theo những gì mà mình đã sở hữu suốt cả cuộc đời vừa mới chấm dứt, cũng không thể dắt theo một người nào, dầu thân thiết đến đâu đi nữa. Vả lại, ngay cả cái thân thể nhờ những nghiệp lực đặc thù nào đó mà ta đã lấy được lúc phôi thai và đã sử dụng từ đầu đến cuối cuộc đời, chính cái thân thể gần gũi và trung thành với ta dường ấy, ta cũng bắt buộc phải bỏ lại sau lưng. Nói tóm lại, tất cả những gì mà suốt đời chúng ta đã gọi là “của tôi”, đã nói là “thuộc về tôi”, “tôi có”, thì khi chết đi đều không thuộc về ta nữa, mà sẽ lọt vào tay những chủ nhân khác, cũng một cách tạm bợ không kém. Điều này áp dụng cho tất cả: tiền bạc, quần áo, nhà cửa, và ngay cả thân thể – thi thể – không còn là của ta, mà sẽ thuộc về những người ở lại, những người thừa kế của ta v.v... Và rồi có một ngày, họ cũng sẽ phải trải qua cảnh huống ấy. Thế thì tất cả những của cải vật chất mà ta sở hữu trong suốt một đời, ta đều phải để lại khi chết đi, và chúng qua tay người khác. Còn đối với người thân, những người gần gũi nhất – cha mẹ, con cái v.v... – thì chết có nghĩa là phân ly với họ, vĩnh viễn. Ta sẽ không bao giờ gặp lại họ nữa. Nói thế không có nghĩa là chúng ta sẽ không gặp lại họ trong những kiếp tái sinh, nhưng chắc chắn là sẽ không như trước nữa. Phải, chúng ta có thể gặp lại họ, nhưng trong những bối cảnh hoàn toàn khác biệt, trong ấy mỗi người sẽ có một địa vị không giống chút nào với những quan hệ mà ta đã đan kết trong kiếp sống này, những quan hệ mà ta hằng tha thiết. Để diễn tả tất cả những cảnh phân ly và nhấn mạnh tính chất vĩnh cửu của chúng, đức Phật đã dùng đến đủ loại thí dụ minh họa, nhất là trong kinh Phổ Diệu, Đức Phật đã gợi đến cảnh lá rụng mùa thu. Khi trời trở lạnh và gió thổi mạnh, những chiếc lá trong tán lá hài hòa của ngọn cây bắt đầu rơi xuống và bay tán loạn theo cơn gió lốc. Sau đó, việc cố nhặt chúng về và gắn trở lại lên những cành cây xưa kia để hồi phục tán lá cũ là một công việc vô ích, không thể làm được. Những chiếc lá cây một khi phân tán thì vĩnh viễn không tụ họp được với nhau nữa, giống như những cuộc phân ly sau cái chết, không thể vãn hồi được. Đức Phật dạy rằng không ai có thể phục hồi những hoàn cảnh y như trước. Ngài cũng lấy thí dụ của một dòng nước chảy, nó chảy xuống phía dưới và không bao giờ, không bao giờ chảy ngược về nguồn. Vậy thì điều gì có thể có ích lúc ta chết? Để nhận thấy được, ta phải bắt đầu bằng kiểm nghiệm xem ta có thể mang gì theo khi chết đi. Theo Phật giáo, khi ta lìa một cuộc đời để hướng đến một kiếp tái sinh khác, ta chỉ có thể vỏn vẹn mang theo những gì đã tiêm nhiễm trong tâm, hay chính xác hơn, trong dòng tâm thức. Cái gì đã lắng đọng xuống trong dòng tâm thức? Cũng theo Phật giáo, đó là những “dấu ấn”, hay cũng gọi là những “tiềm năng”. Mỗi khi ta tác động lên một trong 3 bình diện thân, khẩu, ý là ta để lại trong tâm một dấu vết, một năng lượng hay một tiềm năng. Và ta chỉ có thể tác động theo hai phương cách: một là xấu, hai là tốt. Kết quả là những tiềm năng mà chúng ta tích tập theo thời gian có thể hoặc tốt hoặc xấu, tùy theo những hành vi phát khởi ra chúng: nếu mang lại lợi ích thì là thiện, ngược lại nếu tệ hại thì là ác. Nói thế thì điều gì có lợi cho ta khi ta chết? Chúng ta sẽ mang theo, dầu muốn dầu không, tất cả những tiềm năng mà chúng ta đã tàng trữ. Lẽ dĩ nhiên những tiềm năng xấu không thể giúp ích cho ta. Ngược lại, chúng còn gây hại cho ta. Vậy thì cái gì còn lại để ta có thể nhờ cậy vào? Chỉ có những tiềm năng tốt mà thôi. Nếu trong suốt cuộc đời vừa qua chúng ta đã thường xuyên và mạnh mẽ thực hiện những hành vi tốt, chính đáng và vị tha, thì các tiềm năng phát sinh sẽ đi theo chúng ta và rất có lợi cho chúng ta. Chỉ có những hành vi này mà thôi. Ngoài ra, không có gì khác! Diệu Hạnh nguồn phapamthuongchuyen.com4 likes
-
Kính thưa quí vị và anh chị em quan tâm. Theo thông tin tôi biết được thì vào giờ này - 7g 40 phút - đoàn tìm mộ liệt sĩ Sơn đang trên đường từ thành phố Quảng Ngãi trở lại Đức Phổ. Lần này đặc biệt có nhà ngoại cảm Phạm Thị Thủy ở Hanoi mới bay vào hôm qua. Đây chính là nhà ngoại cảm đã tìm mộ liệt sĩ lần trước cho gia đình anh Vịnh và tôi đã toán quẻ cho tìm lùi về phía Tây Nam hai mét và đã tìm được mộ. Tôi chân thành chúc cho họ tìm được lần này. Đây chính là lần thứ hai họ quay lại nơi tìm mộ theo quẻ đoán của tôi từ trước. Tôi yêu cầu họ chụp ảnh chi tiết những hành động tiêu biểu. Nếu mọi chuyện thuận lợi, tối nay họ sẽ về Đà Nẵng và tôi sẽ đưa hình ảnh lên để quí vị và anh chị em tham khảo. Đường bay Đà Nẵng Sài Gòn là đường bay chính và thường xuyên có chuyến bay mỗi ngày, còn từ sân bay Chu Lai vào Sài Gòn thì phải chờ ngày có chuyến bay. Thông tin về cuộc tìm mộ đầy bí ẩn sẽ được cập nhật khi có tin mới. Cảm ơn sự quan tâm của quí vị và anh chị em.3 likes
-
Kính thưa quí vị và anh chị em quan tâm. Bây giờ là 22giờ 16/ 7 2010. Vào lúc 18g chiều nay tôi có gọi điện tới Vinh thì được anh ta cho biết: Đoàn của anh đã hoàn tất 5 lễ, sau đó tiến hành đào theo hướng dẫn của các nhà ngoại cảm. Vị trí đào lần thứ nhất trong ngày hôm nay không tìm thấy. Tiến hành đào lần thứ hai ở cách vị trí tôi chỉ 5 m, cũng chưa tìm thấy. Hiện đoàn đã về thành phố Quảng Ngãi để nghỉ ngơi. Sáng hôm sau tiếp tục tìm cốt. Cho dù là các nhà ngoại cảm dự báo sai ba lần vị trí cụ thể của mộ liệt sĩ và ngày mai mộ tìm được đâu đó trong khu vực khoảng gần một hecta này thì vẫn là một sự chính xác đến tuyệt vời, có thể nói tương đương với sự dẫn đường của vệ tinh cho một tên lửa điều khiển từ xa cách hai ngàn cây số. Phải chăng, trong cấu trúc sinh học của các nhà ngoại cảm Việt có những cơ chế tương ứng với cơ chế của những vệ tinh định hướng và là một sự tổng hợp những cơ chế khác mà sự phát minh khoa học sẽ phát kiến sau này, để có thể biết rõ đến tên những con người sống nơi đây. Đây là một giả thiết, một cách giải thích. Cũng như việc chính các nhà ngoại cảm cho rằng: Đấy là do linh hồn mách bảo, cũng chỉ là một cách giải thích!? Tôi chờ đợi kết quả ngày mai, hay họ còn phải đến đây một lần nữa. Tôi nghĩ rằng: Việc họ quay về Quảng Ngãi để ngày mai lại đến, cũng có thể coi là đến lần thứ hai. Cầu chúc mọi sự may mắn sẽ đến với họ và linh hồn của các vị liệt sĩ sẽ theo phần xương cốt còn lại tìm được trở về với quê xưa. Khả năng ngoại cảm là một hiện thực tồn tại khách quan, nó không phải là một lý thuyết, hay một giả thuyết. Bởi vậy, không thể tự thân nó là mê tín hay không mê tín. Vấn đề là người ta giải thích nó như thế nào thì cách giải thích ấy sẽ quyết định tính khoa học hay phi khoa học. Còn hiện tượng khách quan tự thân tồn tại ngoài tất cả mọi nhận xét và giải thích chủ quan của con người về nó.3 likes
-
Chính vì thế mà chúng ta mới phải đi Nghiên cứu và Thực hành Tâm linh. Có theo chân (hay trực tiếp đi tìm người thân) các đoàn tìm hài cốt thì ta mới "sáng" thêm một số vấn đề về Tâm linh. "Họ" vẫn tồn tại bên ta, bên con cháu "Họ", "Họ" gợi mở những hướng đi nhưng "Họ" lại tạo nên những chốt chặn then chốt để thách thức, thử thách lòng người, lòng thành con cháu. Chính vì vậy đòi hỏi chúng ta phải luôn tự động viên "Cố lên, Cố lên! Tiến lên". Hãy cố gắng, đối đãi nhau bằng tấm lòng! Rồi một ngày ta sẽ có được thứ mà ta mong mỏi kiếm tìm. Kính! Thiên Phú2 likes
-
1 like
-
Nếu chỉ có vết sẹo ở chân thôi ,thì 3 năm nữa ông chồng sẽ bị 1 tai nạn do bị té ngã trên cao hay bị xe cộ tông phải mà chân tay có thương tích .1 like
-
Đúng rồi, trong tháng này chị cũng phải di chuyển khá nhiều vì công việc này. Công việc cũng khá tốt nhưng đi xa nên cẩn thận coi chừng tai nạn ở đầu mặt. Nếu có bạn trai rồi thì có thể kết hôn vào cuối năm nay, nếu chưa thì cũng sẽ có bạn trai vào khoảng thời gian đó, quen nhau trong một bữa tiệc hay chuyến đi xa,nếu vậy năm thìn sẽ lên xe hoa. Chị chờ bác haithienha lên luận giải chính xác cho nhé, thân chào!1 like
-
Chỉ đường tìm mộ liệt sĩ. Một hiện thực khách quan và bí ẩn. Tiếp theo Sau khi làm lễ ở nghĩa trang liệt sĩ, chúng tôi tiếp tục về nơi có nền cổ miếu, mà theo băng hướng dẫn của cậu Nguyện thì nơi này tuy chỉ còn nền đất nhưng rất linh thiêng. Về đến nơi thì người dân địa phương tụ tập rất đông. Họ tò mò xem chúng tôi tìm mộ liệt sĩ. Họ hỏi chúng tôi có phải được nhà ngoại cảm Phan Thị Bích Hằng hướng dẫn không? Có bà còn đem khoe chúng tôi gần cả chục VCD của nhà ngoại cảm Phan Thị Bích Hằng. Đủ hiểu nhà ngoại cảm Phan Thị Bích Hằng nổi tiếng cỡ nào. Chúng tôi trả lời là do chi nhánh của cô Phan thị Bích Hằng hướng dẫn. Đồ lễ vàng mã hương nhang đã được gia đình và các vị cựu chiến binh chuẩn bị từ trước. Đồ ăn thức uống dùng trong lễ thì gia đình ông Thành đã nấu nướng, làm giúp chúng tôi rất chu đáo. Lễ thần linh ở nền cổ miếu Chúng tôi lần lượt vào lễ, vì mỗi người đều có công việc của mình. Xong lễ nơi đây, chúng tôi ra thửa ruộng mà tôi đã chọn ban sáng làm lễ. Sắp lễ tại thửa ruộng mà tôi dự báo. Khu vực này có đầy đủ ruộng mía, lạc và đậu như hướng dẫn của câu Nguyện qua băng ghi âm. Phía bên phải hình trên chính là cây mít định vị mộ liệt sĩ mà cậu Nguyện miêu tả trong băng ghi âm. "Lễ bạc, lòng thành......" Một điều kỳ lạ nữa là bà chủ ruộng lạc, nơi chúng tôi sẽ tìm mộ, cũng ra đòi khấn vong linh các liệt sĩ nằm nơi đây. Bà cho biết từ khi về canh tác trên thửa ruộng này, bà luôn nằm mơ thấy ba người bộ đội trẻ đến gặp và xin bà cho ở nhờ. Bà xác định một người xưng tên là Sơn (Trùng với tên liệt sĩ Vũ Văn Sơn), một người tên Dũng và một người nữa bà không nhớ tên.....Bà ra cầu nguyện và an ủi vong linh các liệt sĩ sớm được trở về với quê nhà..... Nhưng có điều là khi cầu nguyên xong, bà xin Âm Dương để chuyển mộ các liệt sĩ về quê nhà thì đều không nghiệm.... Sau bà, người em nuôi - thân nhân gần nhất của liệt sĩ Sơn, xin cũng không ứng. Anh Đại Úy bạn chiến đấu của liệt sĩ Sơn cũng xin mãi mới được. Đợi hết nhang, chúng tôi làm lễ hóa vàng... Hóa vàng..... Xong hoàn tất ba lễ, cũng gần 12 giờ trưa, em nuôi của liệt sĩ Sơn gọi điện cho cậu Nguyện, nhưng không được. Mọi người về nhà ông Thành ăn cơm. Ngày hôm ấy, trời không nắng lắm và cũng không mưa, nhưng tôi vẫn rất mệt vì thức khuya và dậy sớm. Tôi nghĩ công việc của tôi đã hoàn tất, phần còn lại tôi có thể tư vấn từ xa qua điện thoại, nên tôi không ăn cơm và cáo biệt ra về. Vịnh yêu cấu taxi chở tôi về Đà Nẵng. Một cuộc hành trình gần 170 km. Về đến Đà Nẵng, Vusonganh đã đặt phòng khách sạn cho tôi. Tối hôm ấy, thày trò và bạn cũ ăn tối ở một nhà hàng khá sang trọng nơi đây. Teppi, Minh Phương, Thiên Sứ và Vusonganh. Lần nào ra Đà Nẵng, vusonganh cũng rất nhiệt tình và chu đáo. Tối hôm đó, tôi mệt phờ cả người vì thức khuya, dậy sớm lại phơi nắng suốt ngày. Nhưng tôi cũng ráng gọi điện thoại hỏi thăm Vinh xem tình hình tìm mộ như thế nào. Vinh cho biết: Vào đầu giờ chiều, cậu Nguyện và hai nhà ngoại cảm khác cho rằng chỗ tôi chỉ bị sai. Mộ các liệt sĩ nằm phía trên chỗ tôi chỉ gần 30m. Tức là gần cây mít hơn. Họ đã tiến hành đào theo sự chỉ dẫn của các nhà ngoại cảm, nhưng vẫn chưa tìm thấy mộ. Vịnh cho biết: "Ngày mai (16/ 7/ 2010 - tức là ngày tôi đang gõ những hàng chữ này) sẽ tiếp tục làm năm lễ nữa và tiếp tục tìm mộ. Diễn biến thế nào sẽ cho tôi biết sau". Bây giờ là 14 giờ ngày 16/ 7. 2010. Tôi vẫn chưa nhận được tin tức gì về diễn biến sự việc. Nhưng dù có thế nào, việc vẽ bản đồ chính xác một nơi mà minh chưa hề bước chân tới quả là điều kỳ lạ. Điều này chỉ có thể thực hiện được với bản đồ vệ tinh - một kết quả của nền khoa học kỹ thuật tiên tiến nhất hiện nay. Nhưng ngay cả bản đồ vệ tinh cũng không thể xác định được địa danh trên bản đồ, nếu không có chú thích - và thật là huyền bí khi những nhà ngoại cảm Việt Nam còn định danh được cả tên những người sống quanh đó. Cái này thì nền khoa học tiên tiến nhất cũng chịu. Tôi chân thành cầu chúc cho họ, những con người đầy nhân nghĩa ấy sẽ sớm tìm được mộ liệt sĩ. Tôi sẽ tiếp tục cập nhật sự kiện để quí vị và anh chị em tham khảo. Cảm ơn sự quan tâm của quí vị và anh chị em.1 like
-
IV.- KẾT LUẬN: Vấn đề thờ, cúng và lễ bái là những biểu tượng tín ngưỡng có giá trị chẳng những về phương diện hình thức và còn hữu ích không nhỏ về phương diện tâm linh. Thờ, cúng và lễ bái là nhu cầu cần thiết cho con người không thể thiếu trong việc tu tập đào luyện đạo đức làm người. Vấn đề trên chẳng những cần thiết cho cá nhân mình, cho gia đình mình trong đời này, mà hơn nữa, đây cũng là một nhu cầu hữu ích cho thế hệ con cháu mai sau. Chẳng những thế vấn đề THỜ, CÚNG và LỄ BÁI còn là một yếu tố cần thiết trong việc tạo dựng nhân lành cho cuộc đời mình ở kiếp sau. Điều này rất quan trọng kể cả hình thức lẫn nội dung, kể cả sự tướng cho đến lý tánh, để chúng ta và tất cả chúng sanh sớm giải thoát phiền não khổ đau và được an vui tự tại trong sự giác ngộ. Thờ ở đây nhằm thể hiện sự tưởng niệm, tỏ bày lòng Tôn Kính dâng lên các bậc Tổ Tiên và các vị Thánh Đức mà mình đã gởi trọn niềm tin. Người Thờ Cúng và Lễ Bái là tự tạo điều kiện giao cảm, thiết lập điểm tựa cho Tâm Linh giữa họ với Bề Trên mỗi khi cảm thấy tâm hồn lạc lỏng mà chính họ cần đến quyền năng hỗ trợ của Tiền Nhân. Thờ ở đây còn là một hình thức giáo dục gia đình, nhắc nhở con cháu ý niệm được bổn phận làm người đối với bề trên trong sự nghiệp kế thừa Truyền Thống. Hình Thức Thờ Tự cũng tạo phương tiện cho con cháu noi gương đức hạnh của Tiền Nhân để soi sáng cõi lòng tu tâm dưỡng tánh. Cúng ở đây nhằm tri ân sâu dầy của Tổ Tiên, của Thánh Hiền đáng kính với sự dâng hiến lễ vật quý trọng và mong cầu ơn trên chứng minh gia hộ. Ngoài ra Cúng kỵ còn tăng trưởng phước Ông Bà cho dòng họ Cháu Con và tăng trưởng Đạo Lực giải thoát cho Tín Đồ qua hệ thống Tâm Linh làm gạch nối giữa người nguyện cầu với các bậc Tiền Nhân Thánh Đức. Có thể nói Cúng Kỵ rất cần thiết cho việc giáo dục gia đình ý niệm Truyền Thống Tổ Tiên, lý tưởng Giống Nòi và làm tròn nghĩa vụ Đạo Đức con người. Muốn bồi dưỡng Tâm Linh lành mạnh, người Đạo Đức và Hiếu Nghĩa không thể không Thờ, Cúng và Lễ Bái Tổ Tiên, Chư Phật và Thánh Hiền. Lễ Bái ở đây nhằm báo ân với cung cách quy ngưỡng, hướng về, cũng như noi gương đức hạnh cao quý và ý chí siêu thoát của các bậc Tôn Kính để tu tập. Người Lễ Bái mong cầu sau này kế thừa xứng đáng sự nghiệp của Tiền Nhân trên con đường giác ngộ và giải thoát khổ đau sanh tử. Phận làm cha mẹ cần phải giải thích cho con cháu hiểu rõ ý nghĩa và giá trị Thờ, Cúng và Lễ Bái. Con cháu nhờ đó tiếp nối sự nghiệp Thờ, Cúng và Lễ Bái của Tổ Tiên cho đúng đạo lý. Truyền Thống Văn Hóa Việt Nam, Vấn đề Thờ, Cúng và Lễ Bái là hình ảnh linh động nhất, cao đẹp nhất, sâu đậm nhất của một Dân Tộc có hơn Bốn Ngàn Năm Văn Hiến. Hình ảnh Thờ, Cúng và Lễ Bái làm sống dậy tinh thần Hiếu Nghĩa và Đạo Đức Nhân Luân của con Lạc cháu Hồng, Việt Nam bất diệt. nguồn daophatngaynay.com1 like
-
Nhân dịp đi chơi Ba Vì,tôi đã soạn bài này và kể trong buổi trò chuyện quanh lửa trại Cảm ơn Lý Học diễn đàn Cho tôi tư liệu để làm bài văn Biết đường kể chuyện cháu con Nuôi hồn dân tộc, vững lòng mai sau Tục thờ Vua Bà-Hai Bà Trưng, tục thờ anh hùng cứu nước của nhân dân Bách Việt “Kể năm hơn bốn nghìn năm Tổ tiên rực rỡ ,anh em thuận hòa Hồng Bàng là tổ nước ta Nước ta lúc ấy gọi là Văn Lang”— Hồ Chí Minh Từ thời Lạc Long Quân,lãnh thổ đã chia rõ Bắc và Nam,phía Bắc sông Dương Tử là dân của Khan nên gọi là người Hán,phía Nam sông Dương Tử là dân của Lang đó là người Bách Việt. Sự kiện Lạc Long Quân lên làm vua và phân định Bắc-Nam còn để lại đến ngày nay di tích là ngôi đền thờ trên núi Thiên Đài cao 179m gần sông Tương thuộc thành phố Trường Sa tỉnh Hồ Nam,với đôi câu đối: 天台代代分南北 靈地年年與越常 THIÊN ĐÀI ĐẠI ĐẠI PHÂN NAM BẮC LINH ĐỊA NIÊN NIÊN DỮ VIỆT THƯỜNG (Thiên Đài Nam-Bắc chia đôi Đất thiêng mãi mãi là nơi Việt Thường) Nước Văn Lang của người Lạc Việt (tức Nác Việt—Nước Việt) của người Bách Việt,là các dân tộc anh em ,cùng gen Mongoloit-phương Nam,cùng hệ ngữ Nam Á, bắc giáp hồ Động Đình(vùng Hồ Nam),đông giáp Đông Hải,tây giáp Ba Thục(vùng Tứ Xuyên,lúc đó là nước của người Ba,là dân tộc cổ đại nay đã tuyệt diệt),nam giáp Hồ Tôn(vùng Nam Bộ Việt Nam ngày nay).Đây là điều mà trong cổ thư chữ Hán bên Trung Quốc và trong Đại Việt sử ký toàn thư của Việt Nam đều có nói. Cuộc khởi nghĩa của hai bà Trưng chống cuộc xâm lăng của Hán Vũ Đế đã được sự hưởng ứng của toàn dân Bách Việt,trong đó có 162 nữ tướng ở 65 châu đã đứng lên cầm quân đánh đuổi Tô Định và Mã Viện của nhà Hán.Sự oanh liệt của cuộc khởi nghĩa và sự hy sinh trác liệt trong chiến trận của Hai Bà đã lưu lại tục thờ Vua Bà ở năm tỉnh phía nam sông Trường Giang và ở Việt Nam ,còn lại trong tín ngưỡng dân gian của người Việt Nam ở Việt Nam và của người Hoa ở vùng Hoa Nam cho đến ngày nay. Ở Hồ Nam có đền thờ Vua Bà có đôi câu đối như sau: 一劍南湖惊武帝 千刀北岭鎮劉龍 NHẤT KIẾM NAM HỒ KINH VŨ ĐẾ THIÊN ĐAO BẮC LĨNH TRẤN LƯU LONG (Hồ Nam Vũ Đế kinh hồn Gươm đao Bắc Lĩnh đuổi dồn Lưu Long) Ở một đền thờ khác cũng thuộc tỉnh Hồ Nam có đôi câu đối như sau: 積稠洞庭威鎮漢 芳流名史力扶征 TÍCH TRÙ ĐỘNG ĐÌNH UY TRẤN HÁN PHƯƠNG LƯU DANH SỬ LỰC PHÙ TRƯNG (Quân đông bạt Hán Động Đình Lưu thơm danh sử dốc lòng phù Trưng) Miếu thờ ba nữ tướng do Trần Thiếu Lan cầm đầu hưởng ứng khởi nghĩa Hai Bà Trưng đánh Tô Định ở Hồ Nam có đôi câu đối như sau: 慷慨扶征時不利 短長逐定節肝云 KHẢNG KHÁI PHÙ TRƯNG THỜI BẤT LỢI ĐOẠN TRƯỜNG TRỤC ĐỊNH TIẾT CAN VÂN (Gian nan vẫn với Bà Trưng Đánh đuổi Tô Định một lòng tâm can) Ở bến Bồ Lãng ngã ba sông ,vùng thượng du sông Trường Giang, nơi giáp Tứ Xuyên có đền thờ ba danh tướng đã hy sinh trong cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng,có đôi câu đối như sau: 江上三英扶女主 浦浪百族哭神征 GIANG THƯỢNG TAM ANH PHÙ NỮ CHÚA BỒ LÃNG BÁCH TỘC KHỐC THẦN TRƯNG (Phò Bà ,miền thượng theo chân Trăm họ Bồ Lãng khóc thần Vua Trưng) Nhắc lại trận chiến oanh liệt ở miền thượng, giáp Tứ Xuyên,đền thờ Hai Bà Trưng ở Ngọc Động Gia Lâm Hà Nội cũng có đôi câu đối như sau: 载北息征塵功劳逐定 浦浪揚怒浪義重扶征 TÁI BẮC TỨC CHINH TRẦN CÔNG LAO TRỤC ĐỊNH BỒ LÃNG DƯƠNG NỘ LÃNG NGHĨA TRỌNG PHÙ TRƯNG (Đuổi Tô Định,bụi Bắc chinh Sóng hờn Bồ Lãng nhớ tình phò Trưng) Hai Bà Trưng quyết lãnh đạo nhân dân đánh đuổi quân xâm lược để “dựng lại nghiệp xưa họ Hùng”.Mười tám thời đại Hùng Vương nối tiếp nhau trải gần 3000 năm của nước Văn Lang,ở mỗi thời đại đó, ai được dân bầu lên làm vua cũng đều gọi là Vua Hùng,một thời kỳ lịch sử của nền văn minh Lạc Việt rực rỡ.Hãy nghe kể chuyện xưa… Nghe kể chuyện xưa Tôi nghe kể chuyện mấy ngàn năm Dân Việt cần cù vượt khó khăn Đắp đập, ngăn đê khi lũ lụt Khơi sông, tát suối lúc khô cằn Ghe thuyền ra biển tôm cá bắt Cung nỏ lên rừng thú vật săn Đo nắng, ngắm trăng nên lịch pháp Muôn đời truyền mãi sách kinh văn. Minh Xuân Họa lại bài Nghe kể chuyện xưa 適應自然,興旺農林魚商,鴻庬氏已千年越困 明知日月,創造陰陽五運,越洛書得萬世流傳 THÍCH ỨNG TỰ NHIÊN,HƯNG VƯỢNG NÔNG LÂM NGƯ THƯƠNG, HỒNG BÀNG THỊ DĨ THIÊN NIÊN VIỆT KHỐN. MINH TRI NHẬT NGUYỆT,SÁNG TẠO ÂM DƯƠNG NGŨ VẬN, VIỆT LẠC THƯ ĐẮC VẠN THẾ LƯU TRUYỀN. Ngàn năm thích ứng thiên nhiên Hồng Bàng con cháu vươn lên cần cù. Vạn năm sách Việt không mờ Âm Dương Bát Quái bây giờ còn soi Chuyện trầu cau Tôi nghe kể chuyện miếng trầu cau Tình cảm gia đình mãi đậm màu Tân Lang,Lưu thị đều trọng nghĩa Anh em chồng vợ chết vì nhau. Dưới trời cao vút ngọn cây cau Quấn quít xanh xanh cánh lá trầu Đá vôi nồng vị do lòng đất Trầu nhai cho nước đỏ lên màu. Nước hồng có phải nước Hồng Bang? Xích Quỉ—Quẻ Ly đất của Lang Câu chuyện trầu cau lưu truyền mãi Ngàn năm têm đậm nghĩa xóm làng. Minh Xuân Họa lại bài Chuyện trầu cau Quẻ Ly có phải tấm lòng? Giữa sàn nhà, bếp lửa hồng lung linh (*) Ba chân kiềng,một vòng cong Muôn năm vững chãi một lòng chữ Tâm.(**) (*)Loại nhà sàn có bếp đặt ở giữa sàn nhà,đồng bào ta vẫn gọi là “nhà quẻ ly”. (**)Chuyện ba người chung tình cùng nhảy vào đống lửa chết là hình ảnh của chữ Tâm có bốn nét là ba chân kiềng một vòng cong,nhưng bốn nét của chữ Tâm lại là từ bốn nét của quẻ Ly.Người Việt thường nói “lửa lòng”mà ít nói “nhiệt huyết”. Hiếu với trời đất Tôi nghe kể chuyện nước Văn Lang Lang Liêu dâng bố chẳng bạc vàng Mà tấm lòng thành gom trời đất Vuông tròn đúc đủ nghĩa thế gian. Âm Dương một đạo để ngàn đời Rọi sáng đường đi cả tộc người Bánh chưng, bánh dầy vui ngày tết Tưởng nhớ Lang xưa với sách trời. Minh Xuân Họa lại bài Hiếu với trời đất Nghìn năm Dương ở trong Âm Vạn năm Âm vẫn cứ nằm trong Dương Viên văn với lại chữ vuông (*) Bánh cúng nhắn gửi cháu con Lạc Hồng Trê còn cãi nổi Cóc không? (**) Vạn năm khoa học tỏ lòng thế gian.(***) (*)Viên văn là văn tự bằng những hình tròn trong Lạc thư và Hà đồ,nó có trước,như gợi nhắc của cái bánh dầy. Chữ vuông là gợi nhắc của cái bánh chưng,là loại văn tự có sau của Việt. (**)Chuyện Trê và Cóc.Mất nước một nghìn năm.Chữ Nòng-Nọc đã bị hủy diệt,nhưng tổ tiên vẫn nhắn gửi cháu con hãy nhớ lấy văn hóa dân tộc qua chuyện Trê Cóc,qua tranh Thầy đồ Cóc,qua câu “Con Cóc là cậu ông trời” Thiên thư vốn tự sách trời Qua tay kẻ khác vẫn đòi về ta. (***)Các ngành khoa học hiện đại đang chứng minh cho thế giới thấy rõ nguồn gốc của văn minh Đông phương chính là văn minh Lạc Việt.1 like
-
I.- KHI CÚNG ÔNG BÀ: Khi cúng ông Bà, con cháu phải tập họp đầy đủ trước bàn thờ Tổ Tiên và ăn mặc chỉnh tề, im lặng. Gia Chủ đại diện lên đèn và đọc thầm bài Kệ Đốt Dèn: KỆ ĐỐT ĐÈN: Đốt sáng đèn Tâm, Nguyện cho chúng sanh, Chiếu tỏa mười phương, Tẩy trừ mê ám. Nam Mô Nhiên Đăng Vương Bồ Tát. (3 lần) Tiếp theo Gia Chủ đốt ba cây hương và đọc thầm Thần Chú Đốt Hương: CHÚ ĐỐT HƯƠNG: Tinh Hương kết vần mây thể, Thơm khắp ba cõi mười phương, Năm Uẩn biến thành trong sạch, Trần ai ba độc thanh lương. Án Phóng Ba Tra Tá Ha. (3 lần) Tới cả con cháu đều quỳ xuống và Gia Chủ đại diện nguyện hương. KỆ NGUYỆN HƯƠNG: Đem tất lòng thành kính, Nguyện kết đài Mây-hương, Dâng lên khắp mười phương, Cúng dường ngôi Tam Bảo, Cúng Cửu Huyền Thất Tổ, Nội Ngoại cả hai bên, Niệm ơn trên hiển linh, Ứng lòng Từ chứng giám, Gia hộ đàn con cháu, Sớm lập Đức bồi Tâm, Khiến tỏ rạng Tông Môn, Lưu danh thơm kim cổ. Nam Mô Hương Cúng Dường Bồ Tát. (3 lần) Kế đến cầu nguyện: Hôm nay ngày lành tháng tốt, chính là ngày kỷ niệm (Kể tên họ, tuổi và năm, tháng, ngày, giờ tạ thế của người mình cúng kỵ). Để tỏ lòng tưởng niệm, nhớ nghĩa thâm ân, gia đình chúng con gồm có........... (liệt kê tên họ) thành tâm sắm sửa trai nghi, hương hoa, quả phẩm thanh khiết dâng lên, trước hết cúng dường Cửu Huyền Thất Tổ, Thất Thế Phụ Mẫu, đa sanh Phụ Mẫu, Lục Thân Quyến Thuộc, Nội Ngoại Hương Linh, trên đến Cao Tằng Tổ Khảo, dưới đến Tử Tôn Tằng Huyền, và tiếp theo cúng dường Hương Linh (Tên họ người mình cúng kỵ).Duy nguyện, chư Hương Linh quang lâm án Tiền chứng minh công đức, gia hộ con cháu chúng con, tai chướng tiêu trừ, thân tâm hương thới, mạng vị bình an căn lành tăng trưởng, bốn mùa không còn chút tai ương, tám tiết phước lớn như đông hải. Gia đình hưng thịnh, quyến thuộc tăng phúc đoàn viên, cầu chi đều như ý, nguyện tất cả được tùng tâm. Nam Mô Linh Tự Tại Bồ Tát. (3 lần) Tóm lại, vấn đề Cúng là một cung cách rất thiết yếu của người có Tín Ngưỡng đối với Tổ Tiên, đối với Hiền Thánh mà bổn phận làm người không thể thiếu trong việc cải tiến bản thân, cũng như xây dựng xã hội an lạc thật sự về phương diện Tâm Linh. Cúng là một hành động tri ân và báo ân Tiền Nhân với mọi hình thức biểu tượng mà con người ý niệm được thâm ân không thể thiếu nghĩa vụ. Cúng cũng là một phương thức giáo dục con người ý thức Truyền Thống Tổ Tiên, lý tưởng Giống Nòi và Tín Ngưỡng để họ làm tròn bổn phận làm người. Nhất là người Phật Tử, chúng ta phải cúng, nhằm thể hiện tâm linh để bất cẩu giao cảm với chư Phật, mong nhờ Tam Bảo gia hộ cho mình được an lành trên con đường Giác Ngộ và Giải Thoát. Đây là ý nghĩa và giá trị của Cúng Dường. Ý nghĩa và giá trị Cúng Dường được trình bày qua Sự cũng như qua Lý để làm quy cách căn bản cho Phật Tử chánh tín hành trì, ngõ hầu giúp đỡ họ sớm kết duyên lành với chư Phật trong mười phương.1 like