• Thông báo

    • Bá Kiến®

      Nội quy Lý Học Plaza

      Nội quy này là bản mở rộng Nội Quy - Quy định của Diễn đàn. Khi tham gia mua bán, các thành viên phải tuân theo những quy định sau: Tiêu đề bài viết: Bao gồm: Chỉ dẫn địa lý, Loại hình Mua/Bán, Thông tin mua bán.
      Chỉ dẫn địa lý: Tỉnh/thành nơi mua bán. Hoặc sử dụng định nghĩa có sẵn:TQ: Toàn quốc
      HCM: TP Hồ Chí Minh
      HN: Hà Nội
      [*]Ví dụ: HCM - Bán Vòng tay Hổ Phách ​Nội dung bài viết: Mô tả chi tiết sản phẩm mua/bán
      Bắt buộc phải có thông tin liên lạc, giá Mua/Bán
      Bài mới đăng chỉ được phép up sau 03 ngày.
      Thời gian up bài cho phép: 01 ngày 01 lần.
      Các hành vi vi phạm nội quy này sẽ bị xóa bài hoặc khóa tài khoản mà không cần báo trước.

Leaderboard


Popular Content

Showing most liked content on 16/07/2010 in all areas

  1. Chỉ đường tìm mộ liệt sĩ. Một hiện thực khách quan và bí ẩn. Tiếp theo Sáng hôm sau, chúng tôi dây sớm và chuẩn bị cuộc hành trình. Lúc ấy, tôi mới gặp ba cựu chiến binh chiến trường vốn là bạn chiến đấu của liệt sĩ Sơn. Các anh ấy đều mặc quân phục và mang lon sĩ quan. Người cấp bậc cao nhất là Đại úy. Họ đều đã ra khỏi quân ngũ từ lâu. Làm thủ tục trả phòng, chờ đợi nhau khoảng hơn nửa tiếng chúng tôi mới xuất phát. Đầu tiên là đi ăn sáng. Tài xế taxi đưa chúng tôi đến một quán khá sạch sẽ trong thành phố. Tôi chọn món bánh cuốn. Tôi rất thích món này. Hầu hết mọi người đều chọn như tôi. Bánh cuốn ở đây, ngon như bánh cuốn Hanoi, chỉ có điều là nước chấm không bằng. Mà ẩm thực Việt cái tinh túy của nó còn nằm ở nước chấm. Nhất là những món bình dân như thế này. Trong bữa ăn, tôi xác định với Vịnh: "Lần đi tìm mộ này sẽ không có kết quả ngay. Nhanh thì hôm sau, chậm thì phải đi tìm một lần nữa". Từ thành phố Quảng Ngãi đến Đức Phổ khoảng 40 km, tôi mệt quá, nên ngủ chập chờn trên xe. Trên đường đi, Vịnh chỉ cho tôi những địa danh trên bản đồ mà nhà ngoại cảm Năm Nguyện đã hướng dẫn: Trụ sở Ủy Ban Nhân dân xã Phổ Nhân (Trong cuốn băng có nói rõ địa danh này như sau: Các anh sẽ đến xã "Phổ Nhân" hay "Nhân Phổ"); Nghĩa trang liệt sĩ Xã Phổ Nhân...Xe đi lướt qua nên tôi không chụp hình kịp. Anh Việt an ủi tôi: "Không sao thày ah! Lát nữa chúng ta đằng nào cũng phải quay lại nơi đây!". Xe dừng lại ở Ngã Ba giữa đường lộ và một đường mòn lớn như trong bản đồ. Băng ghi âm lời "cậu" Nguyện (Bà Năm Nguyện tự xưng là cậu và mọi người đều gọi bà bằng "Cậu") - nói rõ: "Tuy gọi là đường mòn , nhưng xe oto vào được". Con đường ấy đây: Cậu Nguyện còn nói rõ rằng: Đi thẳng con đường này sẽ gặp một con suối: Đây chính là con suối mà "Cậu Nguyện" miêu tả trên bản đồ với ngã ba đường mòn: Điều kỳ lạ hơn là trong băng ghi âm "Cậu Nguyện" cũng nói rõ thửa ruộng của một ông có tên bắt đầu bằng vần "Th..". Điều này được miêu tả trên bản đồ mà quí vị có thể thấy chữ "Th.." mé bên trái, bên dưới bản đồ, phía trên chữ "lạch nước". Ông ấy đây và tên là Thành: Ông Thành, chủ miếng ruộng gần mộ Liệt sĩ, người có tên vần "Th..." trong băng và ghi trên bản đồ. Anh Việt, đã tìm được gia đình ông Thành từ hôm qua và nhờ gia đình giúp cơm nước, nấu đồ cúng giỗ. Con rể ông làm địa chính ở xã, chúng tôi cũng nhờ anh giúp liên hệ với bà con có ruộng chứa mộ phần liệt sĩ để thương lượng đào mộ và bồi thường.... Còn đây chính là thửa ruộng của ông Thành trên bản đồ. Tuy nhiên có điều là thửa ruộng của bà "H" thì không tìm thấy. Nhưng đó lại chính là người nữ chủ thửa ruộng tên là Hoa Chem (Hay Cheng - do cách phát âm tôi nghe không rõ). Sau con suối quả là có một thung lũng và có một cái đầm lớn mà dân địa phương gọi là Đầm Hồ. Hoàn toàn chính xác một cách kỳ lạ. Theo hướng dẫn của "Cậu Nguyện" qua băng ghi âm: "Mộ liệt sĩ nằm cách con suối khoảng 75 m nhìn về hướng Bắc và cách đường mòn khoảng 9 m, cách một cây mít lâu năm khoảng 11 m....". Chúng tôi bắt đầu quan sát tất cả các khu vực chung quanh. Cảnh quan chỗ chúng tôi quan sát hoàn toàn đúng hệt như sư miêu tả của "Cậu Nguyện" trong băng ghi âm: Có ruộng, lạc và mía, có cây mít từ hơn 30 năm nay....Sự miêu tả chính xác đến mức kỳ lạ, dù cậu Nguyện chưa hề đến nơi đây. Cậu Nguyện còn cho biết rằng: Gần chỗ liệt sĩ Vũ Văn Sơn nằm có một tòa cổ miếu. Những người dân địa phương cho biết, quả là có tòa miếu cổ này. Nhưng nó đã bị san phẳng vào năm 1967 trong chiến tranh. Bây giờ chỉ còn cái nền miếu. Đây cũng là một địa điểm mà "Cậu Nguyện" yêu cầu chúng tôi phải làm một lễ ở nơi này.... Nơi đây ngày trước 1975 là một vùng chiến tranh. Thửa ruộng mà chúng tôi tìm mộ liệt sĩ nằm giữa hai quả đồi là địa điểm đóng quân của hai bên. Bính lính của cả hai bên đều chết rất nhiều ở đây, tuy không có những trận đánh lớn. Như vậy, khả năng liệt sĩ Sơn nằm ở đây là rất cao. Những cựu quân nhân là bạn chiến đấu của ông - mặc dù vẫn cho rằng anh Sơn hy sinh ở Ba Tơ - nhưng vẫn nhiệt tình cùng gia đình tìm mộ theo hướng dẫn của các nhà ngoại cảm. Bản thân tôi sau khi xác định vị trí trên bản đồ, dùng con lắc để kiểm tra và dự báo một địa điểm mộ liệt sĩ Sơn có khả năng nằm ở trên thửa ruộng trồng lạc. Dùng con lắc để tìm vị trí một liệt sĩ Vũ Văn Sơn. Một người dân địa phương sống ở đây từ 1975, xác định với chúng tôi: Trước đây tại thửa ruộng trồng Lạc này - mà tôi xác định có mộ liệt sĩ - có mấy cái nấm đất, không rõ là mộ, hay đất tự nhiên. Người chủ ruộng sau chiến tranh đã bang nấm làm ruộng. Ông Kiên - Người dân địa phương xác định vị trí những nấm đất trên ruộng trồng lạc (Đậu phộng), trùng khớp với dự báo của tôi. Tuy nhiên, địa điểm mà tôi xác định lại sai lệch với một điểm định vị khác là cây mít. Nó cách xa cây mít 30 năm tuổi đến trên 70 m. Trong khi Cậu Nguyện xác định chỉ cách khoảng 11 m. Nhưng địa điểm mà tôi xác định này lại đúng với hai vị trí định vị khác: Cách con lộ đúng khoảng 9m và gần 70m so với con suối, lạch được định vị trên bản đồ. Liệu Thiên Sứ tôi có thể sai chăng? Tôi yêu cầu anh Vịnh và thân nhân gọi điện cho Cậu Nguyện để xác định vị trí tìm mộ của tôi có đúng không. Nhưng anh Vịnh nói: "Thưa thày! Cậu Nguyện yêu cầu chúng tôi phải làm đủ ba lễ ở ba địa điểm yêu cầu đã, sau đó mới đi tìm và xác định mộ liệt sĩ được. Chúng ta chưa làm lễ, gọi Cậu Ngay sợ không linh". Ba địa điểm đó là: 1 - Nghiã trang liệt sĩ xã Phổ Nhân ghi trên bản đồ. 2 - Tại nền tòa cổ miếu mà cậu Nguyện cho rằng vong linh các liệt sĩ thường tụ về đây. 3 - Tại thửa ruộng được chọn làm địa điểm đào tìm. Tôi đồng ý thực hiện theo yêu cầu của cậu Nguyện. Chúng tôi bắt đầu thực hiện lễ cúng từ nghĩa trang liệt sĩ là địa điểm ghi trên bản đồ chính xác một cách kỳ lạ. Còn tiếp
    10 likes
  2. Chỉ đường tìm mộ liệt sĩ. Một hiện thực khách quan và bí ẩn. Kính thưa quí vị và anh chị em quan tâm. Từ hàng chục năm nay, bắt đầu từ tiểu luận của giáo sư Trần Phương với tựa đề: "Tìm mộ Liệt sĩ - Một hành trình bí ẩn", đã gây ấn tượng mạnh trong dư luận xã hội. Những ý kiến trái chiều của các nhà nghiên cứu khoa học đã can thiệp sâu vào hiện tượng này. Nhưng hiện tượng này vẫn được tồn tại và gần như công khai hoạt động với sự bảo trợ của Liên hiệp các hội khoa học Việt Nam, ở số 1 phố Đông Các. Hoạt động tìm mộ của các nhà ngoại cảm Việt Nam đã giúp cho bao gia đình Việt Nam tìm được thân nhân của mình mất tích trong chiến tranh. Đây là một hoạt động mang tính nhân bản góp phần giải tỏa "nỗi buồn chiến tranh"(*) mà lịch sử để lại. Trên thực tế Thiên Sứ tôi cũng chỉ nghe nói và tham khảo qua tài liệu, tuy đã hai lần can thiệp vào việc tìm mộ bằng cách toán quẻ từ xa, nhằm xác định vị trí chính xác của ngôi mộ. Nhưng đây là lần đầu tiên Thiên Sứ tôi trực tiếp tham gia vào công việc này với thân nhân liệt sĩ. Tôi đang ở Quảng Ngãi làm phong thủy cho một thân chủ ở đây, thì nhận được cú điện thoại của một thân chủ cũ. Anh ta có việc ra Quảng Ngãi giúp gia đình bên vợ tìm mộ một người cháu nuôi là liệt sĩ Vũ Văn Sơn, quê ở Lạch Tray Hải Phòng, hy sinh ở Quảng Ngãi năm 1972. Lần trước, anh ta cũng đi tìm mộ và khi đến địa điểm cần tìm, đã được sự tư vấn của tôi, đào lùi hai mét xuống phía Tây Nam và tìm được mộ. Bởi vậy, anh ấy tín nhiệm tôi. Đây không phải lần đầu tiên tôi toán quẻ xác định địa điểm tìm mộ. Lần trước, có một Việt Kiều Úc làm ăn ở Việt Nam, cũng tìm mộ một người thân chết ở bãi biển Cà Mau, cũng đào không thấy và nhờ sự tư vấn từ xa của tôi. Tôi cũng dùng hình thức toán quẻ để xác định địa điểm và cũng tìm được mộ. Tôi ở lại Quảng Ngãi thêm một ngày để chờ thân chủ của tôi ra và cùng đi tìm mộ với toán của anh ấy.Chiều hôm 13 - 7, anh ta xuống sân bay Đà Năng với người em vợ - thân nhân liệt sĩ - và ra Quảng Ngãi vào chập tối hôm đó. Họ cùng ở Khách sạn Sông Trà Petro với tôi. Đây là một khách sạn cao cấp ba sao khá đầy đủ tiện nghi. Sáng hôm sau, anh ta và người em vợ đi xuống Đức Phổ tiền trạm và chờ đoàn tìm mộ gồm các bạn chiến đấu với mấy người bà con từ Hải Phòng đến. Cả ngày hôm sau - 14 - 7 - vì ban ngày tranh thủ vẽ sơ đồ phong thủy cho thân chủ, nên tôi quên không ăn cơm sáng. Chiều tôi đi ăn cơm sớm và bỏ quên điện thoại đang sar pin ở khách sạn. Bởi vậy, suốt buổi chiều tối hôm ây chúng tôi không gặp nhau. Khoảng 9 giờ tối, anh ta vào phòng tôi tỏ ý lấy làm tiếc vì không gặp để cùng đi ăn tối, anh ta muốn giới thiệu tôi với mấy bạn chiến đấu của liệt sĩ. Có điều mâu thuẫn về địa điểm liệt sĩ Sơn hy sinh giữa các nhà ngoại cảm và bạn chiến đấu của ông là: Tất cả các bạn chiến đấu, đều cho rằng vị liệt sĩ này hy sinh ở trận Ba Tơ cách Đức Phổ 30 km. Nhưng các nhà ngoại cảm thì xác định rằng liệt sĩ Sơn hy sinh ở Đức Phổ. Anh Việt - tên thân chủ của tôi - mở cho tôi nghe băng ghi âm của nhà ngoại cảm Năm Nguyện. Trong băng bà Nguyện miêu tả rành rọt về vị trí chôn vị liệt sĩ này và miêu tả chi tiết đường đi xuống mộ. (Khi tôi viết những dòng này việc đi tìm mộ vẫn tiếp tục, bởi vậy tôi sẽ đưa nội dung cuộn băng lên đây sau). Bà vẽ hẳn một bản đồ địa hình khu vực cần tìm. Dưới đây là bản đồ đi tìm mộ Liệt sĩ Vũ Văn Sơn do bà Năm Nguyện phác thảo. Bản đồ phác thảo tổng quát. Cận cảnh chi tiết vị trí mộ liệt sĩ Xác định mục đích của bản đồ và dấu ấn huyền bí của văn minh Lạc Việt. Sau khi đưa tôi nghe băng và bản đồ, anh ta nói với tôi: "Thày ah, sáng nay tôi đi đến thực địa thì có thể nói rất kỳ lạ! Tất cả những địa danh trên bản đồ và những vị trí ghi trên đó, đều có thật". Anh đăm chiêu: "Tại sao, một người ngồi ở Hanoi, cách xa hàng ngàn cây số lại có thể vẽ chính xác bản đồ cùng địa danh một nơi mà họ chưa bao giờ đến nơi? Thậm chí đến cả tên chủ các thửa đất liên quan đến nơi liệt sĩ nằm cũng đúng luôn?". Tôi chỉ cười cười và chẳng nói gì. Anh hẹn tôi 5 giờ sang mai, cùng lên đường đi Đức Phổ. "Ngày mai, mời thày đi cùng chúng tôi. Thày sẽ chứng kiến tất cả sự huyền bí liên quan đến bản đồ này. Nhưng có điều là vị trị mộ liệt sĩ liên quan đến các vật chuẩn định vị cụ thể như con suối, đường mòn và cây mít có sai lệch. Bởi vậy, nhờ thày định vị chính xác một liệt sĩ nằm ở đâu. Gia đình chúng tôi quyết định đi theo hướng những nhà ngoại cảm chỉ dẫn". Tôi tán thành quyết định của anh Việt và gia đình anh ta. Trong điều kiện này, khả năng tiên tri của các nhà ngoại cảm được tín nhiệm hơn trí nhớ. Còn tiếp. ---------------------------------- * Tựa một cuốn tiểu thuyết nổi tiếng của nhà văn Bảo Ninh.
    9 likes
  3. Chỉ đường tìm mộ liệt sĩ. Một hiện thực khách quan và bí ẩn. Tiếp theo Tôi, Vịnh và một cậu nữa đi taxi riêng ra Nghĩa trang Liệt sĩ xã Phổ Nhân. Các cựu chiến binh - bạn chiến đấu của liệt sĩ Vũ Văn sơn ra sau cùng với đồ lễ, vì xe của chúng tôi hơi nhỏ. Chúng tôi hành lễ ở đây rất nghiêm cẩn và thành tâm. Tôi hy vọng mọi chuyện sẽ tốt đẹp và dự báo của tôi về việc phải đào tìm mộ lần thứ hai sẽ không xảy ra. Nghĩa trang liệt sĩ xã Phổ Nhân - Một địa danh được định vị chính xác trên bản đồ. Chuẩn bị đồ lễ cho đồng đội đã hy sinh.... Đặt lễ Lễ bạc, lòng thành, cầu xin anh linh các vong hồn liệt sĩ....phù hộ Thắp nhang cho đồng đội đã an nghỉ nơi đây..... Hóa vàng...... Trước khi quay về thửa ruộng tìm mộ liệt sĩ, tôi kịp chụp hình những bông hoa màu tím trồng bên nhà thờ của nghĩa trang. Tôi có cảm tình với những sắc hoa màu tìm. màu của sự hy vọng. Tôi ôm màu tím qua thu chết. Để mãi cô liêu với má hồng..... Tôi mong họ sẽ tìm được mộ liệt sĩ Vũ Văn Sơn để trọn nghĩa tình với người đã khuất. Còn tiếp
    9 likes
  4. Chỉ đường tìm mộ liệt sĩ. Một hiện thực khách quan và bí ẩn. Tiếp theo Sau khi làm lễ ở nghĩa trang liệt sĩ, chúng tôi tiếp tục về nơi có nền cổ miếu, mà theo băng hướng dẫn của cậu Nguyện thì nơi này tuy chỉ còn nền đất nhưng rất linh thiêng. Về đến nơi thì người dân địa phương tụ tập rất đông. Họ tò mò xem chúng tôi tìm mộ liệt sĩ. Họ hỏi chúng tôi có phải được nhà ngoại cảm Phan Thị Bích Hằng hướng dẫn không? Có bà còn đem khoe chúng tôi gần cả chục VCD của nhà ngoại cảm Phan Thị Bích Hằng. Đủ hiểu nhà ngoại cảm Phan Thị Bích Hằng nổi tiếng cỡ nào. Chúng tôi trả lời là do chi nhánh của cô Phan thị Bích Hằng hướng dẫn. Đồ lễ vàng mã hương nhang đã được gia đình và các vị cựu chiến binh chuẩn bị từ trước. Đồ ăn thức uống dùng trong lễ thì gia đình ông Thành đã nấu nướng, làm giúp chúng tôi rất chu đáo. Lễ thần linh ở nền cổ miếu Chúng tôi lần lượt vào lễ, vì mỗi người đều có công việc của mình. Xong lễ nơi đây, chúng tôi ra thửa ruộng mà tôi đã chọn ban sáng làm lễ. Sắp lễ tại thửa ruộng mà tôi dự báo. Khu vực này có đầy đủ ruộng mía, lạc và đậu như hướng dẫn của câu Nguyện qua băng ghi âm. Phía bên phải hình trên chính là cây mít định vị mộ liệt sĩ mà cậu Nguyện miêu tả trong băng ghi âm. "Lễ bạc, lòng thành......" Một điều kỳ lạ nữa là bà chủ ruộng lạc, nơi chúng tôi sẽ tìm mộ, cũng ra đòi khấn vong linh các liệt sĩ nằm nơi đây. Bà cho biết từ khi về canh tác trên thửa ruộng này, bà luôn nằm mơ thấy ba người bộ đội trẻ đến gặp và xin bà cho ở nhờ. Bà xác định một người xưng tên là Sơn (Trùng với tên liệt sĩ Vũ Văn Sơn), một người tên Dũng và một người nữa bà không nhớ tên.....Bà ra cầu nguyện và an ủi vong linh các liệt sĩ sớm được trở về với quê nhà..... Nhưng có điều là khi cầu nguyên xong, bà xin Âm Dương để chuyển mộ các liệt sĩ về quê nhà thì đều không nghiệm.... Sau bà, người em nuôi - thân nhân gần nhất của liệt sĩ Sơn, xin cũng không ứng. Anh Đại Úy bạn chiến đấu của liệt sĩ Sơn cũng xin mãi mới được. Đợi hết nhang, chúng tôi làm lễ hóa vàng... Hóa vàng..... Xong hoàn tất ba lễ, cũng gần 12 giờ trưa, em nuôi của liệt sĩ Sơn gọi điện cho cậu Nguyện, nhưng không được. Mọi người về nhà ông Thành ăn cơm. Ngày hôm ấy, trời không nắng lắm và cũng không mưa, nhưng tôi vẫn rất mệt vì thức khuya và dậy sớm. Tôi nghĩ công việc của tôi đã hoàn tất, phần còn lại tôi có thể tư vấn từ xa qua điện thoại, nên tôi không ăn cơm và cáo biệt ra về. Vịnh yêu cấu taxi chở tôi về Đà Nẵng. Một cuộc hành trình gần 170 km. Về đến Đà Nẵng, Vusonganh đã đặt phòng khách sạn cho tôi. Tối hôm ấy, thày trò và bạn cũ ăn tối ở một nhà hàng khá sang trọng nơi đây. Teppi, Minh Phương, Thiên Sứ và Vusonganh. Lần nào ra Đà Nẵng, vusonganh cũng rất nhiệt tình và chu đáo. Tối hôm đó, tôi mệt phờ cả người vì thức khuya, dậy sớm lại phơi nắng suốt ngày. Nhưng tôi cũng ráng gọi điện thoại hỏi thăm Vinh xem tình hình tìm mộ như thế nào. Vinh cho biết: Vào đầu giờ chiều, cậu Nguyện và hai nhà ngoại cảm khác cho rằng chỗ tôi chỉ bị sai. Mộ các liệt sĩ nằm phía trên chỗ tôi chỉ gần 30m. Tức là gần cây mít hơn. Họ đã tiến hành đào theo sự chỉ dẫn của các nhà ngoại cảm, nhưng vẫn chưa tìm thấy mộ. Vịnh cho biết: "Ngày mai (16/ 7/ 2010 - tức là ngày tôi đang gõ những hàng chữ này) sẽ tiếp tục làm năm lễ nữa và tiếp tục tìm mộ. Diễn biến thế nào sẽ cho tôi biết sau". Bây giờ là 14 giờ ngày 16/ 7. 2010. Tôi vẫn chưa nhận được tin tức gì về diễn biến sự việc. Nhưng dù có thế nào, việc vẽ bản đồ chính xác một nơi mà minh chưa hề bước chân tới quả là điều kỳ lạ. Điều này chỉ có thể thực hiện được với bản đồ vệ tinh - một kết quả của nền khoa học kỹ thuật tiên tiến nhất hiện nay. Nhưng ngay cả bản đồ vệ tinh cũng không thể xác định được địa danh trên bản đồ, nếu không có chú thích - và thật là huyền bí khi những nhà ngoại cảm Việt Nam còn định danh được cả tên những người sống quanh đó. Cái này thì nền khoa học tiên tiến nhất cũng chịu. Tôi chân thành cầu chúc cho họ, những con người đầy nhân nghĩa ấy sẽ sớm tìm được mộ liệt sĩ. Tôi sẽ tiếp tục cập nhật sự kiện để quí vị và anh chị em tham khảo. Cảm ơn sự quan tâm của quí vị và anh chị em.
    8 likes
  5. Kính thưa quí vị và anh chị em quan tâm. Bây giờ là 22giờ 16/ 7 2010. Vào lúc 18g chiều nay tôi có gọi điện tới Vinh thì được anh ta cho biết: Đoàn của anh đã hoàn tất 5 lễ, sau đó tiến hành đào theo hướng dẫn của các nhà ngoại cảm. Vị trí đào lần thứ nhất trong ngày hôm nay không tìm thấy. Tiến hành đào lần thứ hai ở cách vị trí tôi chỉ 5 m, cũng chưa tìm thấy. Hiện đoàn đã về thành phố Quảng Ngãi để nghỉ ngơi. Sáng hôm sau tiếp tục tìm cốt. Cho dù là các nhà ngoại cảm dự báo sai ba lần vị trí cụ thể của mộ liệt sĩ và ngày mai mộ tìm được đâu đó trong khu vực khoảng gần một hecta này thì vẫn là một sự chính xác đến tuyệt vời, có thể nói tương đương với sự dẫn đường của vệ tinh cho một tên lửa điều khiển từ xa cách hai ngàn cây số. Phải chăng, trong cấu trúc sinh học của các nhà ngoại cảm Việt có những cơ chế tương ứng với cơ chế của những vệ tinh định hướng và là một sự tổng hợp những cơ chế khác mà sự phát minh khoa học sẽ phát kiến sau này, để có thể biết rõ đến tên những con người sống nơi đây. Đây là một giả thiết, một cách giải thích. Cũng như việc chính các nhà ngoại cảm cho rằng: Đấy là do linh hồn mách bảo, cũng chỉ là một cách giải thích!? Tôi chờ đợi kết quả ngày mai, hay họ còn phải đến đây một lần nữa. Tôi nghĩ rằng: Việc họ quay về Quảng Ngãi để ngày mai lại đến, cũng có thể coi là đến lần thứ hai. Cầu chúc mọi sự may mắn sẽ đến với họ và linh hồn của các vị liệt sĩ sẽ theo phần xương cốt còn lại tìm được trở về với quê xưa. Khả năng ngoại cảm là một hiện thực tồn tại khách quan, nó không phải là một lý thuyết, hay một giả thuyết. Bởi vậy, không thể tự thân nó là mê tín hay không mê tín. Vấn đề là người ta giải thích nó như thế nào thì cách giải thích ấy sẽ quyết định tính khoa học hay phi khoa học. Còn hiện tượng khách quan tự thân tồn tại ngoài tất cả mọi nhận xét và giải thích chủ quan của con người về nó.
    4 likes
  6. Nhìn hình trụ sở VinaShin này, TD thấy trùng với câu nói dân gian "Hả miệng mắc quai". Nhìn vô thì thấy rất xấu. Kẻ trên thì tranh đấu, kẻ dưới bất tung. Ham ăn nhiều nhưng nuốt không vô. Nếu đúng tòa nhà này ngay con đường đâm vào thì chắc một thời cũng là lẫy lừng.
    3 likes
  7. Kính thưa quí vị yêu thơ Thiên Sứ tôi mới tập làm thơ được vài năm nay. Nhờ cô em gái ưu ái, ngâm cho vài bài và BBW đưa lên mạng. Xin được chia sẻ với quý vị những tâm sự của tôi qua diễn ngâm của các nghệ sĩ. Thiên Sứ
    2 likes
  8. Thưa các bạn, Là thành viên mới của diễn đàn, tôi mạnh dạn mở topic này với hy vọng có thể giúp các thành viên khác có được những thông tin để tham khảo từ lá số tử vi của mình trước khi đưa ra những quyết định về công danh, sự nghiệp. Những thành viên tham gia topic này xin vui lòng đưa ra các thông tin ngắn gọn, đầy đủ, chính xác và các câu hỏi cũng nên gắn gọn, rõ ràng. Với những kiến thức và kinh nghiệm có được, tôi sẽ cố gắng giải đáp cho các thành viên. Xin cảm ơn sự hưởng ứng tham gia của các thành viên. Xin chúc cho diễn đàn ngày càng phát trỉển mạnh mẽ. Huyencodieuly
    1 like
  9. Linhtrang và anh em thân mến. Tôi còn nhớ - nếu không nhầm - thì Linhtrang đã phân tích về hình tượng trụ sở của Cty Vinashin trong khóa I Phong thủy Lạc Việt. Anh chị em nào còn giữ bài này đề nghị chép lại lên đây cùng tham khảo.
    1 like
  10. Quí vị và anh chị em thân mến. Cách đây không lâu, ở Việt Nam cũng phát hiện được mộ táng trên vách đá và những dòng chữ kỳ bí. Bài này đã được đưa vào diễn đàn và nhiều biết và bình luận. Bây giờ lại có một hiện tượng tương tự như vậy ở Trung Quốc bây giờ và là những ngôi mộ cổ xưa. Tôi cho rằng tập tục này ở Việt Nam và ở Trùng Khánh - Nam Dương tử, nơi cư ngụ của Bách Việt cách đây hơn 2000 năm có mối liên hệ với nhàu. Anh chị em và quí vị nào quan tâm xin tìm hộ bài này và chép đưa vào chung topic này. Hy vọng chúng ta khám phá được điều gì đó thú vị. Xin cảm ơn. -------------------------------------- Phát hiện ngàn ngàn quan tài trên vách núi dựng đứng Tintuc Online 14/07/2010 10:37 (GMT +7) Trên vách núi hai bên sông Long Hà dài khoảng hơn 10 km thuộc địa phận Thạch Trụ, Trùng Khánh tồn tại hàng ngàn chiếc quan tài bí hiểm được người dân địa phương đặt cho cái tên là các “động tiên”. Trên vách núi cheo leo dựng đứng, cứ 3 hoặc 5 cái thành một nhóm sắp xếp theo trật tự, bên trong có quan tài gỗ và một số mẩu xương vụn, một vài chiếc răng. Những chiếc “quan tài” này được đẽo sâu vào vách núi, một số có xương, răng người và một số trống rỗng. Giới chuyên gia khảo cổ Trung Quốc cho rằng nhiều khả năng đây là một phương thức an táng người chết độc đáo của người viễn cổ và gọi quần thể này là Bảo tàng quan tài trên vách núi. Tuy nhiên, đến nay chưa phát hiện ghi chép nào về những ngôi mộ hoặc hình thức an táng người chết trên vách núi dựng đứng như vậy. Hơn một ngàn ngôi mộ là hơn một ngàn chiếc quan tài đặt trên vách núi dựng đứng, cái thấp nhất cách mặt đất chừng 5 m, cái cao len tới bốn năm chục mét trên vách núi hai bên bờ sông Long Hà, dòng sông chính chảy qua Thạch Trụ và đổ vào dòng Trường Giang rộng lớn. Những ngôi mộ ở đây được người xưa đục thẳng vào vách núi đều theo hình hộp, vuông vắn và phẳng phiu, hình thành tầng tầng lớp lớp. Trong dân gian nơi đây tồn tại những truyền thuyết về các “động tiên” này, họ cho rằng nhiều cao nhân đạo sỹ muốn cải lão hoàn đồng, họ vào trong các động này bế quan một thời gian, sau đó sẽ tự lột xác và trẻ lại. Quần thể “động tiên” trên vách núi ven sông Long Hà huyện Thạch Trụ. Những “động tiên” này nằm cheo leo trên vách núi dựng đứng, dưới chân núi là dòng nước chảy khá siết. Các chuyên gia khảo cổ cho rằng đặt mộ ở vị trí như vậy mãnh thú sẽ không bao giờ xâm hại được. Những ngôi mộ vách này thông thường có chiều cao, chiều rộng 0,8 m, sâu 2 m. Cho đến ngày nay giới khảo cổ Trung Quốc vẫn chưa tìm hiểu được thêm thông tin nào xung quanh hình thức táng độc đáo có một không hai này của người cổ đại. Theo Hồng Vũ VTC
    1 like
  11. 1 like
  12. Hi. Cả Văn Lang với NKD đều đồng hạng nhất. Nếu ở Sài Gòn thì xin đến tận nhà, mỗi người lựa một chai rượu về nhậu (Trừ chai của cô Winldlavender mới tặng tôi - Cụ rượu này có tuổi thọ khoảng trên 50 năm). Leon giải nhì: Một bộ sách - đề nghị Hoàng Triều Hải liên hệ với Leon gửi bộ sách.
    1 like
  13. 1 like
  14. Anh Liễu Ngân Đình có thể chụp ảnh trụ sở của Vinashin đưa lên đây cho mọi người cùng tham khảo không? Nếu có cả bản đồ vệ tinh nữa càng tốt.Cảm ơn anh nhiều
    1 like
  15. Bóng đèn điện được phát minh ở Châu Âu, đen qua Châu Á nó không sáng sao? Lý thuyết 12 cung hoàng đạo của phương Tây chỉ phù hợp với người Tây thôi sao? Bánh mì Châu Âu đem qua Việt Nam, không ăn được sao?
    1 like
  16. Vinashine rơi vào tình cảnh ngày nay, phong thủy ko đẹp ảnh hưởng thế nào đến cái sự tan vỡ này thì còn phải bàn nhưng bản thân những người đứng mũi chịu sào lại làm ăn khuất tất, nên toàn bộ dây dợ cấp dưới đều ko ra gì, cũng như các cụ có câu "Thượng bất trị, hạ tất loạn". Điều này đã được báo trước rồi, nhưng xem ra cái câu "Càng làm to càng mê tín" ko đúng với Tập đoàn này. Tuy nhiên cá nhân tôi cũng cho rằng, cách bài trí mặt tiền của trụ sở Vinashine ở nhà A Số 109 phố Quán Thánh – Ba Đình – Hà Nội rất xấu. Đã ko hợp cảnh quan xung quanh lại còn Kim Mộc Thổ Thủy Hoa bày biện rất rối mắt. Ấy vậy mà người ta ko chú tâm thì cũng chẳng biết là mình vừa đi qua Trụ sở tập đoàn khổng lồ của Việt Nam.
    1 like
  17. Cụ già trăm tuổi kể chuyện quan tài trong hang động 24-05-2010 Người dân xã Trung Xuân (Quan Sơn, Thanh Hóa) đã phát hiện trên những ngọn núi ở đây có nhiều hòm đục bằng thân cây gỗ. Những chiếc quan tài này nằm cheo leo trên đỉnh núi dựng đứng khiến cho dân làng có nhiều câu hỏi lớn chưa có lời giải đáp. Phóng viên đã vượt qua nhiều vách núi và tận mặt chứng kiến kiểu an táng độc đáo này…Tìm nguồn nước, ra hài cốt Anh Hà Văn Hùng, Phó chủ tịch UBND xã Trung Xuân kể cho chúng tôi nghe về câu chuyện lạ kỳ trên núi Phá Họ (người dân thường gọi là núi “trời kêu”). Năm 1997, thời tiết khô hạn, dòng sông Lò chảy qua 5 bản trong xã cạn khô, người dân trong bản phải đi tìm nguồn nước khắp nơi. Ở trước làng có ngọn núi Phá Họ. Núi có nhiều đỉnh thác cheo leo, đến cả những tay thợ săn lão luyện trong bản cũng không dám trèo lên. Trong khi đó, nguồn nước người dân tìm được ngày càng nhỏ giọt. Anh Hùng đánh liều mang theo dây thừng, leo lên đỉnh núi tìm nguồn nước. Nhiều thân gỗ đã mục theo thời gian. Vượt qua các vách đá cheo leo, nham nhở trong suốt 3 giờ đồng hồ, cuối cùng anh Hùng đã lên đến gần đỉnh núi. “Trước mắt tôi hiện ra những chiếc hòm làm từ thân cây gỗ lớn, nằm cheo leo trên vách đá của hang. Dưới cái hang đó là một nguồn nước trong mát. Đi sâu vào bên trong hang còn sót lại bộ hộp sọ to và xương ống chân rất dài. Tôi đã mang chiếc hộp sọ về bản cho mọi người cùng xem. Đây có thể là nơi sinh sống của một gia đình của bộ tộc nào đó.” Được anh Hùng dẫn đường, chúng tôi đã “đột nhập” hang “trời kêu”. Tôi được tận mắt chứng kiến những chiếc hòm được làm bằng các loại thân gỗ quý như lim, lát, pơmu… Một cảm giác rờn rợn gợn lên trong tôi khi nhìn vào những bộ xương người đã bị phân hủy. Duy nhất chỉ còn một bộ xương còn nguyên hộp sọ và xương ống chân. Trong hang có các vật dụng sinh hoạt hằng ngày làm bằng đồ gốm như bát, chum, am… Anh Hùng cho biết, cách đây hơn 10 năm, những bộ hòm bằng gỗ còn nguyên vẹn. Rồi người ta kháo nhau rằng, đây là nơi sinh sống của một bộ tộc giàu có. Sau khi bị diệt vong thì họ để lại nhiều đồ trang sức. Người dân đổ về lùng sục, đập nát các thân gỗ để tìm châu báu. Nay, chỉ còn khoảng 10 bộ hòm bằng thân gỗ tương đối nguyên vẹn. Còn lại là một đống hoang tàn, vỡ nát… Kho quan tài của người xưa? Từ trung tâm xã Trung Xuân, vượt qua con đường núi hiểm trở và dòng sông Lò chảy xiết, hơn 2 giờ đồng hồ sau chúng tôi mới có mặt tại bản Muống. Ngọn núi Pha Dờn được người dân nơi đây ví như “nóc nhà Đông Dương”. Nó không chỉ cao nhất nhì Huyện Quan Sơn mà nếu nhìn từ dưới lên đỉnh núi cheo leo trên một vách đá, với các tảng đá dựng đứng. Điều kỳ lạ là trên đỉnh núi đó lại có một chiếc hang chứa rất nhiều hòm đục bằng thân cây. Hơn 20 năm về trước, trong một lần đi săn, anh Hà Văn Thủy đã bắn một con khỉ bị thương. Lần theo vết máu, anh tiến dần về hướng khỉ chạy thì giật mình kinh hãi khi thấy trong hang có rất nhiều hòm làm bằng thân cây. Thần hồn nát thần tính, anh phi một mạch về bản kể cho người dân nhưng không ai tin. Cũng đúng, bởi đây là địa điểm mà chưa một người dân địa phương nào đặt chân đến. Khi trấn tĩnh lại, một mình anh lại cất công trở lại hang, treo một chiếc bao tải lên thân cây, cắm ra cửa hang để đánh dấu. “Ngọn núi này toàn là đá tai mèo, vách đá thẳng đứng nhưng biết đường lên cũng không khó lắm. Nguy hiểm nhất ở đoạn giữa có nhiều đá, sảy tay cái coi như mất mạng. Nhiều người lên đến gần nửa đã phải đầu hàng vì không biết đường đi lòng vòng, không còn sức để leo tiếp nên phải lùi bước”, anh Thủy cảnh báo. Vượt qua nhiều hang đá, vách núi cheo leo, cuối cùng chúng tôi đã lên được hang hòm. Đây là một chiếc hang rộng chừng 20m2, trên có một cây gỗ vắt ngang, mà theo ông trưởng bản Hà Văn Muông thì cây gỗ này được dùng để bảo vệ hang và để treo đồ đạc. Trải qua hàng mấy trăm năm nhưng thân hòm vẫn còn nguyên vẹn. Theo quan sát của chúng tôi, trong hang hiện có gần 30 bộ hòm, tức gần 60 miếng gỗ úp lại với nhau. Các hòm này lại có các kích cỡ khác nhau như loại lớn nhất có bán kính 50cm, nhỏ hơn thì 40cm. Ở phần đầu thân gỗ được đục rộng hơn so với phần thân và cả 2 đầu đều có hai chốt để định vị vị trí khi chôn cất. “Hòm này làm chủ yếu bằng gỗ gụ, dổi, nghiến… cũng phải đến 300 – 400 năm nhưng gỗ vẫn còn rắn chắc, còn nguyên bản”, anh Thủy quả quyết. Điều lạ là đây lại toàn là những chiếc hòm đã được mở nắp, nhìn vào bên trong không có bất cứ cái gì. Một số người phỏng đoán, có thể nơi đây được người xưa làm nơi chứa hòm để khi người mất mang xuống dưới chôn cất… Chỉ nghe kể lại Đem theo những điều bí ẩn về những chiếc hòm trên đỉnh núi, chúng tôi gặp cụ Hà Văn Khái ở bản Muỗng. Chốn cao sơn dường như đã tiếp thêm sức mạnh cho cụ già hơn trăm tuổi nhưng vẫn còn minh mẫn này. Cụ Khái cho biết, cụ cũng chỉ được nghe ông bà kể lại rằng ngày xưa ở khu vực này có rất nhiều dân tộc khác nhau. Nhiều dân tộc bị tàn sát và phải ẩn nấp vào các hang núi, nên cũng không biết được những người lên trên hang đó là người gốc ở đâu. Các hang có chứa hòm bằng thân gỗ và xương người, trước đây cụ cũng chưa nghe thấy bao giờ. Phong tục của người Thái lấy gỗ về đục thân làm hòm, chôn cất người mất là có từ lâu đời. Trong mỗi gia đình, nhất là nhà có người từ độ tuổi 50 trở lên phải có ít nhất 1 – 2 bộ hòm đục bằng thân cây gỗ tốt. “Trước khi bỏ hòm vào huyệt đạo, phải lấy than từ gỗ để lót một lớp xuống dưới hòm và một lớp than trên hòm rồi mới lấp đất vào. Ngày xưa hỏa táng xong thì lấy tro để chôn, giờ không hỏa táng thì lấy than củi lót xuống dưới với mong muốn người mất đi sẽ được ấm áp, yên lành”, cụ Hà Văn Khái cho biết. “Ngày xưa tôi có nghe cụ đẻ ra bố tôi kể lại về một bộ tộc chân vòng kiềng, bàn chân to, thân người cao lớn, tiếng Thái họ là “người giới”. Người giới đi khai hoang nương rẫy, họ đã có thể làm ra gốm với nhiều loại hoa văn đẹp, được tìm thấy tại các ruộng trong bản. Họ có nhiều đổi mới trong trồng lúa trên các nương rẫy nên đời sống họ rất ổn định. Không hiểu sao họ đã bị một đội quân Hán từ bên Quan Hóa sang giết hại nên bị diệt vong”.Ông Hà Văn Bình (Chủ tịch UBND xã Trung Xuân). Giả thuyết mới về "mai táng treo" Căn cứ vào số lượng quan tài nhiều và kích thước lớn nhỏ khác nhau, có thể động có chứa quan tài treo ở huyện Quan Hóa (Thanh Hóa) là khu mộ của các gia tộc lớn. Nếu không phải của Thượng tướng quân Khằm Ban thì cũng là người có thế lực khác như các tạo mường, tạo cai, mụ mường, họ luông... >> Bí ẩn chưa có lời giải về động Hang Ma ở Mộc Châu Năm 2007, trên Báo CAND - Chuyên đề ANTG, chúng tôi đã đưa những thông tin về việc phát hiện những cỗ quan tài độc mộc, có cỗ dài tới 2,8m, rộng 0,48m nằm trong hang động trên vách đá cheo leo từ ngàn năm trước ở huyện Quan Hóa (Thanh Hóa). Các nhà khoa học đã vào cuộc, đi tìm lời giải cho câu hỏi: Chủ nhân của những cỗ quan tài này là ai? Tại sao những cỗ quan tài nặng cả trăm kilôgam ấy lại được đưa lên hang đá cheo leo mà không phải là "thổ táng", "thủy táng", "hỏa táng" hoặc "điểu táng"…? Phát hiện thêm nhiều quan tài cổ treo Trong khi những bí ẩn xung quanh các động có chứa quan tài treo ở huyện Quan Hóa (Thanh Hóa) vẫn chưa có lời giải thích thỏa đáng, thì một ngày nắng nóng tháng 5/2010, chúng tôi nhận được thêm thông tin từ người dân địa phương: Tại huyện miền núi, biên giới Quan Sơn (Thanh Hóa), gần đây liên tiếp phát hiện thêm nhiều hang động treo các quan tài cổ tương tự. Số lượng hang động nhiều hơn, số quan tài cũng nhiều không kém. Chúng tôi hăm hở lên đường. Huyện Quan Sơn nằm cuối quốc lộ 217A, giáp nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào, cách trung tâm TP Thanh Hóa chừng 140km về phía Tây Bắc, cách Hà Nội gần 200km (đi theo quốc lộ 6 rồi rẽ vào đường 20B). Quan Sơn vốn được tách ra từ huyện Quan Hóa cũ, có 4 dân tộc anh em Thái, Mường, Mông, Kinh sinh sống trên nền đất cũ của Châu Quan Da cổ xưa, với các tổng Cổ Nam, Tam Lư, Hữu Sơn, Hữu Thủy. Những hang động mà người dân cho biết, đều nằm dọc theo dòng sông Lò, một trong những nhánh đầu nguồn của dòng sông Mã sau khi bôn ba trên đất bạn trở về đất Việt, cách động quan tài Quan Hóa chỉ chừng vài chục kilômét theo đường chim bay. Vách núi cửa hang Pha Quen, nơi có chứa các quan tài cổ. Anh Ngân Văn Hà, 45 tuổi, người dân tộc Thái, cẩn thận giắt dao rừng, cài chiếc đèn soi lên trán, rồi hăm hở dẫn chúng tôi rời bản đến chân ngọn núi đá dựng đứng nằm ngay kề dòng sông Lò, thuộc bản Máy (xã Trung Thượng, huyện Quan Sơn, Thanh Hóa). Đường chinh phục vách núi Pha Hang Quen cực kỳ mạo hiểm. Hang núi Pha Quen không rộng và sâu như động Pó Cúng (hay Hang Ma, Lụng Buốc Mu) bên huyện Quan Hóa, mà khá tối và chật hẹp vì chỉ có một cửa động. Động sâu chừng 15m, cao hơn 7m, khá khô thoáng, nhưng đầy mùi ẩm mốc. Các cỗ quan tài đều đã không còn nguyên vẹn và sắp xếp khá lộn xộn, hoặc do thời gian phong hóa, hoặc do bàn tay của một số người dân vô ý thức xâm hại. Chiếc quan tài lớn nhất dài chừng 2,7m, rộng khoảng 0,4m, nhỏ hơn một chút so với cỗ quan tài lớn nhất bên động Pó Cúng (Quan Hóa), và có khá nhiều quan tài nhỏ. Cách quần thể hang động núi Pha Hang Quen không xa, ở các hang núi của Pha Dờn (bản Muỗng, xã Trung Xuân, Quan Sơn) cũng còn khá nhiều cỗ quan tài như vậy. Đường lên hang núi Pha Dờn xa và hiểm trở hơn nhiều, nhiều đoạn phải dùng dây thừng để đu bám vào các vách đá, đi phải mất chừng nửa buổi mới leo đến nơi được. Hang núi Pha Dờn rộng rãi, cao thoáng như trong lòng một ngôi nhà sàn lớn, có nhiều hang hốc bên trong. Theo số đếm của anh Hà Văn Niêm, Trưởng bản Muỗng, trong hang chứa hơn 50 tấm "thuyền", tức gần 30 bộ quan tài cổ. Ấy là chưa tính, phía dưới cuối hang vẫn còn một hố sâu chừng 2m, như một chiếc giếng rộng, do không đủ đèn đuốc, dây rợ, nên chưa ai dám vào khám phá tận cùng hang núi. Anh Đinh Công Báo, cán bộ văn hóa xã Trung Xuân cho biết thêm: "Vẫn trong ngọn núi Pha Dờn này, người dân địa phương vừa phát hiện thêm một hang núi khác, có chứa nhiều quan tài, ước tính khoảng 40 - 50 bộ. Đường vào hang núi này còn hiểm trở, xa xôi hơn, nên nhà báo chưa vào khám phá được đâu. Cũng như ở các hang động khác, số quan tài ở đây cũng mục ruỗng khá nhiều do thời gian để trong hang động đã quá lâu". Người Thái cổ có phải là chủ nhân? Như đã nói, năm 2007, dư luận xôn xao về việc lần đầu tiên phát hiện động quan tài bí ẩn ở Quan Hóa, các nhà khoa học đã vào cuộc, đưa ra nhiều giả thuyết để lý giải bí ẩn. Nhưng mỗi giả thuyết đều chưa đi đến tận cùng sự việc, chưa xác định đích danh chủ nhân của các cỗ quan tài, mà gọi chung chung là người xưa; chưa chứng minh được phương pháp vận chuyển, đưa các cỗ quan tài lên hang núi cheo leo khả thi nhất… Tuy nhiên, với ý thức bảo tồn và phát huy di tích độc đáo, từ năm 2007, huyện Quan Hóa đã tiến hành xây dựng dự án du lịch tâm linh cho khu vực Hang Ma, trong tuyến du lịch cộng đồng chung của tỉnh Thanh Hóa và các tỉnh bạn. Những dấu tích huyền quan táng còn lại trong các hang động tại Thanh Hóa. Tiến sĩ Nguyễn Gia Đối nhận định: "Chủ nhân của những cỗ quan tài chắc chắn là một tộc người thuộc dòng Bách Việt, đã cư trú ở vùng đất Quan Hóa từ ngàn năm trước". Khi vị tộc trưởng uy tín người Thái ở huyện Quan Hóa cũ (huyện Quan Sơn mới tách ra từ năm 1997), ông Phạm Hồng Nêu chưa qua đời, có trao đổi với người viết bài một giả thiết rằng: chủ nhân của những hang động quan tài này là những người Thái cổ. Vì người Thái từng sống ở đây từ rất lâu đời, những hang động phát hiện ở xã Trung Xuân, Trung Thượng (Quan Sơn) đều thuộc đất Mường Chự, tổng Cổ Nam; động Pó Cúng (Quan Hóa) thuộc Mường Ca Da của người Thái cổ. Căn cứ vào số lượng quan tài nhiều và kích thước lớn nhỏ khác nhau, có thể đây là khu mộ của các gia tộc lớn, có địa vị trong cộng đồng. Nếu không phải của Thượng tướng quân Khằm Ban (còn gọi là Chu Kha Lài - người xăm mình; trấn giữ toàn bộ miền biên viễn phía Tây Tổ quốc thời Hậu Lê), thì cũng là người có thế lực khác như các tạo mường, tạo cai, mụ mường, họ luông... Phải là người giàu có, thế lực thì mới tập hợp được một số lượng người đông đảo, đủ sức đưa các cỗ quan tài lên động. Và cũng phải là mộ phần của một gia tộc, vì có nhiều cỗ quan tài lớn nhỏ trong động không chứa xương, chưa từng có dấu tích mai táng. Người ta để dành để táng cho những người có thân phận đặc biệt khác chăng? Tiến sĩ Nguyễn Gia Đối cho biết: "Mấy năm nay, việc nghiên cứu vẫn dừng lại tại chỗ, chưa có gì mới hơn", điều đó đồng nghĩa, trước khi tính đến phát huy giá trị di tích, người dân địa phương, du khách cần hiểu rõ và có ý thức bảo tồn các hang động kỳ lạ này. Như ông Lò Đình Múi, Chủ tịch UBND huyện Quan Sơn khẳng định: "Trước mắt, cán bộ địa phương đã đến các hang động trên địa bàn để tìm hiểu, báo cáo cơ quan chức năng cấp trên; đồng thời chỉ đạo thực hiện bảo tồn nguyên trạng, không để người dân tự ý vào các hang động chứa những dấu tích của người xưa này". Sau khi khám phá các hang động có chứa quan tài mới ở Quan Sơn trở về Hà Nội, chúng tôi có hỏi ý kiến của Tiến sĩ Nguyễn Gia Đối (Viện Khảo cổ học), người đã trực tiếp tham gia nghiên cứu thực địa hàng tháng trời về các quan tài treo tại Thanh Hóa trước đây. Tiến sĩ Nguyễn Gia Đối vẫn giữ nguyên quan điểm "giải mã" của mình xung quanh hình thức đưa các quan tài vào treo trong hang động quan tài này. Những bí ẩn tại hang động ở Quan Sơn cũng tương tự, gần như trùng khớp với bí ẩn tại hang động Quan Hóa, nên hoàn toàn có thể giải thích được. Việc các quan tài được đưa vào treo trong động núi mà không chôn vùi, hỏa táng…, thuật ngữ chuyên ngành khảo cổ gọi nghi thức mai táng này là "huyền quan táng", "nhai táng chế", "nhai động táng" hay "ma nhai táng". Từ chữ "huyền", "nhai" (vách núi đá dựng đứng) kết hợp với chữ "động" (hang động) hoặc chữ "quan" (quan tài) cho ta hình dung rằng, đây là hình thức để đưa quan tài của người chết vào an nghỉ trong các hang động trên vách núi đá cao, thẳng, thường là bên các con sông suối lớn.
    1 like
  18. <h2 class="contentheading"> Thanh Hóa: Bí ẩn những quan tài cổ trong hang đá </h2> Thứ bảy, 22 Tháng 5 2010 02:47 manager Với những thông tin ít ỏi ban đầu về sự tồn tại của một hệ thống hang động chứa cả trăm quan tài cổ ở vùng núi, biên giới Quan Sơn (Thanh Hóa), chúng tôi đã làm cuộc hành trình khám phá ngược miền tây Thanh Hóa. Khám phá bên dòng sông Lò Đổ về sông Mã tại xã Hồi Xuân, huyện Quan Hóa là dòng sông Lò. Chưa năm nào, nước sông Lò lại cạn đến thế. Nhưng, để đến được chân ngọn núi có tên gọi địa phương là Pha Hang Quen (núi hang Thoáng đãng) nằm kề sông Lò, thuộc bản Máy, xã Trung Thượng, huyện Quan Sơn, chúng tôi phải dùng bè mảng (được ghép buộc chặt bằng những cây luồng chắc chắn) chèo qua sông. Không ai nghĩ rằng đường lên hang có chứa những quan tài cổ là những vách núi dựng đứng. Từ cửa hang, dễ dàng nhìn thấy những cỗ quan tài cổ có niên đại hàng trăm năm trước, thế nhưng để vào được trong hang còn phải vượt, bò qua một vách đá dựng thẳng đứng cao tới hàng chục mét. Động sâu chừng 15m, cao hơn 7m, khô thoáng nhưng có mùi ẩm mốc. Trong hang có tất cả 14 cỗ quan tài không còn nguyên vẹn và nằm lộn xộn, được đục từ nguyên thân cây gỗ lớn, nhỏ, chiếc nào cũng có một hoặc hai đầu chốt bằng gỗ. Cỗ quan tài lớn nhất dài chừng 2,7m, rộng khoảng 0,4m. Phần lớn số quan tài ở đây đều nhỏ. Bên cạnh những chiếc quan tài, chúng tôi còn tìm thấy những vật như nắp của ché rượu cần đã đen kịt. Trong quan tài vẫn còn những mảnh xương người. Ngân Văn Hà, người dẫn chúng tôi leo sang miệng hang thứ hai (cách hang thứ nhất khoảng chục mét) nói: “Tôi đã nhiều lần khám phá cả ba chiếc hang trên vách đá này. Hang thứ hai có hai cỗ quan tài, không còn xương. Hang thứ ba có gần hai mươi cỗ và còn xương sọ, răng hàm…”. Chúng tôi tiếp tục tới hang của núi Pha Dờn, bản Muỗng, xã Trung Xuân, huyện Quan Sơn. Đường lên Pha Dờn hiểm trở hơn. Trong lòng hang rộng rãi, cao thoáng và có nhiều hang hốc bên trong, có gần 30 bộ quan tài cổ như ở Pha Hang Quen. Phía cuối hang còn một hố sâu gần 3m nhưng chưa ai dám vào đây khám phá, vì quá tối và thiếu thiết bị an toàn. Anh Đinh Công Báo, cán bộ xã Trung Xuân cho biết: “Ngoài hang này ra, trong khu vực núi Pha Dờn, dân địa phương vừa phát hiện thêm một hang núi khác cũng chứa hơn 40 bộ quan tài”. Cần giải thích khoa học Năm 2007, báo chí từng thông tin về những cỗ quan tài độc mộc như thế này nằm trong hang động trên vách đá cheo leo từ hàng trăm năm trước ở huyện miền núi Quan Hóa (Thanh Hóa). Đến nay, giới khoa học vẫn chưa có giải thích cụ thể về những cỗ quan tài đó và những điều liên quan. Việc phát hiện thêm hàng loạt hang động có chứa quan tài cổ ở Quan Sơn như bổ sung những điều bí ẩn cần được lý giải. Anh Lê Văn Thuận, Giám đốc Trung tâm Văn hóa Thông tin Thể dục Thể thao huyện Quan Sơn cho biết: Sau khi phát hiện ra hệ thống hang động này, ngành chức năng địa phương đã có phương án bảo vệ nguyên trạng hang. Ngoài ra, Trung tâm cũng đã cố gắng thu thập thông tin từ dân bản địa để góp phần giải đáp những câu hỏi: Chủ nhân của những cỗ quan tài là ai? Tại sao có thể đưa được chúng lên hang?… Nhưng chưa có giải thích nào đủ sức thuyết phục. Ông Lò Đình Múi, Chủ tịch UBND huyện Quan Sơn khẳng định: “Chúng tôi xác định, công tác bảo tồn các hang động có chứa quan tài cổ để phục vụ nghiên cứu khoa học là nhiệm vụ quan trọng cho đến khi bí mật của các khu vực hang động này được giải thích cặn kẽ bằng khoa học. Đây là một di sản văn hóa vật thể và phi vật thể của người xưa để lại, liên quan đến táng tục của tộc người Việt xưa. Hình thức mai táng này đã qua lâu rồi, nay không còn nữa và các dấu tích sẽ dần biến mất?”. Một số người già ở địa phương cho rằng, thuở xưa, nước sông Lò dâng cao sát miệng hang Pha Hang Quen, nên người xưa dễ dàng đưa các cỗ quan tài vào táng trong hang. Giả thuyết tương tự đã từng được người già ở huyện Quan Hóa đưa ra năm 2007, khi người ta phát hiện trong hang đá lưng chừng núi cũng có một tảng đá người xưa. (Đã có một số nhà khoa học về huyện Quan Hóa nghiên cứu, nhận định ban đầu: Những mộ cổ rất có thể là mộ các quan quân thuở xưa đi đánh giặc ở miền biên thùy và hy sinh, được táng tập thể...). Hoàng Lam (Tiền phong) Hàng dãy quan tài nằm lồ lộ ngay trước mặt, một cảnh tượng hãi hùng xảy đến và người chứng kiến chỉ biết đứng chôn chân. Với những thông tin ít ỏi ban đầu về sự tồn tại của một hệ thống hang động chứa cả trăm quan tài cổ ở vùng núi, biên giới Quan Sơn (Thanh Hóa), chúng tôi đã làm cuộc hành trình khám phá ngược miền tây Thanh Hóa. Các bó quan tài trong hang Pha Hang Quen. Khám phá bên dòng sông Lò Đổ về sông Mã tại xã Hồi Xuân, huyện Quan Hóa là dòng sông Lò. Chưa năm nào, nước sông Lò lại cạn đến thế. Nhưng, để đến được chân ngọn núi có tên gọi địa phương là Pha Hang Quen (núi hang Thoáng đãng) nằm kề sông Lò, thuộc bản Máy, xã Trung Thượng, huyện Quan Sơn, chúng tôi phải dùng bè mảng (được ghép buộc chặt bằng những cây luồng chắc chắn) chèo qua sông. Không ai nghĩ rằng đường lên hang có chứa những quan tài cổ là những vách núi dựng đứng. Từ cửa hang, dễ dàng nhìn thấy những cỗ quan tài cổ có niên đại hàng trăm năm trước, thế nhưng để vào được trong hang còn phải vượt, bò qua một vách đá dựng thẳng đứng cao tới hàng chục mét. Động sâu chừng 15m, cao hơn 7m, khô thoáng nhưng có mùi ẩm mốc. Trong hang có tất cả 14 cỗ quan tài không còn nguyên vẹn và nằm lộn xộn, được đục từ nguyên thân cây gỗ lớn, nhỏ, chiếc nào cũng có một hoặc hai đầu chốt bằng gỗ. Cỗ quan tài lớn nhất dài chừng 2,7m, rộng khoảng 0,4m. Phần lớn số quan tài ở đây đều nhỏ. Bên cạnh những chiếc quan tài, chúng tôi còn tìm thấy những vật như nắp của ché rượu cần đã đen kịt. Trong quan tài vẫn còn những mảnh xương người. Ngân Văn Hà, người dẫn chúng tôi leo sang miệng hang thứ hai (cách hang thứ nhất khoảng chục mét) nói: “Tôi đã nhiều lần khám phá cả ba chiếc hang trên vách đá này. Hang thứ hai có hai cỗ quan tài, không còn xương. Hang thứ ba có gần hai mươi cỗ và còn xương sọ, răng hàm…”. Chúng tôi tiếp tục tới hang của núi Pha Dờn, bản Muỗng, xã Trung Xuân, huyện Quan Sơn. Đường lên Pha Dờn hiểm trở hơn. Trong lòng hang rộng rãi, cao thoáng và có nhiều hang hốc bên trong, có gần 30 bộ quan tài cổ như ở Pha Hang Quen. Phía cuối hang còn một hố sâu gần 3m nhưng chưa ai dám vào đây khám phá, vì quá tối và thiếu thiết bị an toàn. Anh Đinh Công Báo, cán bộ xã Trung Xuân cho biết: “Ngoài hang này ra, trong khu vực núi Pha Dờn, dân địa phương vừa phát hiện thêm một hang núi khác cũng chứa hơn 40 bộ quan tài”. Một số mẫu xương trong hang Pha Hang Quen. Cần giải thích khoa học Năm 2007, báo chí từng thông tin về những cỗ quan tài độc mộc như thế này nằm trong hang động trên vách đá cheo leo từ hàng trăm năm trước ở huyện miền núi Quan Hóa (Thanh Hóa). Đến nay, giới khoa học vẫn chưa có giải thích cụ thể về những cỗ quan tài đó và những điều liên quan. Việc phát hiện thêm hàng loạt hang động có chứa quan tài cổ ở Quan Sơn như bổ sung những điều bí ẩn cần được lý giải. Anh Lê Văn Thuận, Giám đốc Trung tâm Văn hóa Thông tin Thể dục Thể thao huyện Quan Sơn cho biết: Sau khi phát hiện ra hệ thống hang động này, ngành chức năng địa phương đã có phương án bảo vệ nguyên trạng hang. Ngoài ra, Trung tâm cũng đã cố gắng thu thập thông tin từ dân bản địa để góp phần giải đáp những câu hỏi: Chủ nhân của những cỗ quan tài là ai? Tại sao có thể đưa được chúng lên hang?… Nhưng chưa có giải thích nào đủ sức thuyết phục. Ông Lò Đình Múi, Chủ tịch UBND huyện Quan Sơn khẳng định: “Chúng tôi xác định, công tác bảo tồn các hang động có chứa quan tài cổ để phục vụ nghiên cứu khoa học là nhiệm vụ quan trọng cho đến khi bí mật của các khu vực hang động này được giải thích cặn kẽ bằng khoa học. Đây là một di sản văn hóa vật thể và phi vật thể của người xưa để lại, liên quan đến táng tục của tộc người Việt xưa. Hình thức mai táng này đã qua lâu rồi, nay không còn nữa và các dấu tích sẽ dần biến mất?”. Một số người già ở địa phương cho rằng, thuở xưa, nước sông Lò dâng cao sát miệng hang Pha Hang Quen, nên người xưa dễ dàng đưa các cỗ quan tài vào táng trong hang. Giả thuyết tương tự đã từng được người già ở huyện Quan Hóa đưa ra năm 2007, khi người ta phát hiện trong hang đá lưng chừng núi cũng có một tảng đá người xưa. (Đã có một số nhà khoa học về huyện Quan Hóa nghiên cứu, nhận định ban đầu: Những mộ cổ rất có thể là mộ các quan quân thuở xưa đi đánh giặc ở miền biên thùy và hy sinh, được táng tập thể...). 24H.COM.VN (Theo Tiền phong)
    1 like
  19. Quan tài cheo leo trên vách đá (Dân trí) - Những chiếc quan tài treo trên các vách đá dựng đứng là một nghi lễ chôn cất truyền thống của người dân tại vùng Sagada, Philippines. Nghi lễ chôn cất truyền thống của người dân nơi đây đã tồn tại hàng ngàn năm qua. Sau khi mất, gia đình sẽ đặt người chết vào trong chiếc quan tài và mang đến một hang động để an táng. Nhưng thay vì được chôn xuống dưới đất, chiếc quan tài lại được treo trên các vách đá hoặc đặt dưới các tảng đá lớn trong hang động. Theo quan niệm của người dân, những chiếc quan tài được treo trên những vách núi dựng đứng để người đã khuất có thể ở gần với Thượng đế và tổ tiên của mình hơn. Do ảnh hưởng của thiên nhiên, những chiếc quan tài cũng cũ dần, nó bị hỏng và rơi xuống, người ta lại đặt chúng vào những vị trí thấp hơn. Hầu hết những chiếc quan tài mới có kích thước lớn hơn và màu sắc sặc sỡ hơn. Phong tục này cũng có tại một số nơi khác trên thế giới như Trung Quốc.
    1 like
  20. Về nguyên tắc thì bất cứ một sự kiện gì cũng đều là nguyên nhân dẫn đến một khả năng dự báo. Ông Trịnh Xuân Thuân viết: Để giải thích một sự kiện dù rất nhỏ, cũng phải viện dẫn đến toàn bộ lịch sử hình thành vũ trụ. Câu nói của ông Trịnh Xuân Thuận không phải là mới. Mà ông ta chỉ diễn đạt dưới một hình thức khác ý tưởng tương tự của minh triết Đông Phương với tư cách là một nhà khoa học mà thôi. Từ đó suy ra: Mọi hiện tượng trong vũ trụ này đều có liên quan và tương tác lẫn nhau. Như vậy, về mặt lý thuyết - phản ánh thực tại nhận thức được - thì chỉ cần một hiện tượng dù rất nhỏ, cũng có thể suy ra mối liện hệ đến sự hình thành và diễn biến tương lai của một sự việc khác. Bởi vậy, với sự xuất hiện của một mô hình - nhưng đã được chấp thuận là một dự án chính thức xây dựng thì có thể dự báo. Đúng như Hungnguyen viết: Mô hình trụ sở chính thức của Vinashin tất nhiên là hiện tượng gần gũi ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của họ có thể dự báo.Trong Lạc Việt độn toán đạt đến cấp III vẫn dùng những hình ảnh , hiện tượng ngẫu nhiên có vẻ như không liên hệ với sự kiện để dự đoán về sự kiện ấy. Như: Gần đây, Văn Lang nhìn hình ảnh con tê giác chay ngang đường, đoán Tây Ban Nha thắng đội Đức. Hoặc ngày xưa, Thanh Vân nhìn hình bà gánh hàng rong đoán ông Obama sẽ trúng cử tổng thống Hoa Kỳ chẳng hạn. Về việc "xem tướng" nhà thì là một trong những học phần của Phong Thủy Lạc Việt. Bài về dự án trụ sở Vinashin chính là một bài tập của học phần này.
    1 like
  21. Thưa, Trụ sở này hình như chưa xây, nên lực tương tác chưa xuất hiện. Ngay khi nghiệm thu đưa vảo sử dụng cũng cần phải có thời gian phát tác. Vậy mô hình chỉ có giá trị như một điềm dự báo. Phải không ạ ? Về hình thể khối nhà, ngày nay với sự phát triển vũ bão của vật liệu, kỹ thuật và công nghệ xây dựng, sự hổ trợ đắc lực của đồ hoạ 3D thực tế ảo, các KTS và chủ đầu tư thoát dần khỏi các khối nhà vuông vằn, tròn trịa chỉnh chu, nghiêm trang như thường thấy 10 năm về trước; cộng với hệ lý luận thẩm mỹ toàn câu hậu hiện đại, và nhu cầu thương mại, cần thiết tạo điểm độc đáo, bản sắc riêng, không lặp lại, ...họ đưa ra các khối kiến trúc ngày càng lạ lùng, thậm chí kỳ quái. Những khối nhà hình thể phong thủy kỳ cục như thế này sẽ tiếp tục xuất hiện ngày càng nhiều ở thế giới và Việt nam. Hot nhất ở Sài gòn hiện nay, sắp đưa vào sử dụng là toà nhà Bitexco Financial Tower, theo PR thì có hình dáng mô phỏng búp sen, nhưng giống hay không thì tuỳ người nhìn. Thỉnh sư phụ nhín chút thời gian viết sách và phổ biến bài bản căn cơ, khoa học, nói có chứng có lý, cách xem tướng các toà nhà, những nguyên tắc cơ bản khi sáng tác, xem như giúp đở nền kiến trúc nước nhà :D
    1 like
  22. Thưa Sư Phụ, Hình thể này như khúc bị búa chẻ đôi, gọi là Phủ sát, nội chỉ bấy nhiêu thôi cũng cực kỳ xấu. Lại thêm phía công trình dưới nhẹ tếch, thiên thẹo, lệch lạc cũng lại xấu. Hình thể này cũng tạo ra cái sự "hớ hênh", như ai kéo cái...phẹt - ma - tuya. Xấu thiệt. Thiên Đồng
    1 like
  23. Nhân dịp đi chơi Ba Vì,tôi đã soạn bài này và kể trong buổi trò chuyện quanh lửa trại Cảm ơn Lý Học diễn đàn Cho tôi tư liệu để làm bài văn Biết đường kể chuyện cháu con Nuôi hồn dân tộc, vững lòng mai sau Tục thờ Vua Bà-Hai Bà Trưng, tục thờ anh hùng cứu nước của nhân dân Bách Việt “Kể năm hơn bốn nghìn năm Tổ tiên rực rỡ ,anh em thuận hòa Hồng Bàng là tổ nước ta Nước ta lúc ấy gọi là Văn Lang”— Hồ Chí Minh Từ thời Lạc Long Quân,lãnh thổ đã chia rõ Bắc và Nam,phía Bắc sông Dương Tử là dân của Khan nên gọi là người Hán,phía Nam sông Dương Tử là dân của Lang đó là người Bách Việt. Sự kiện Lạc Long Quân lên làm vua và phân định Bắc-Nam còn để lại đến ngày nay di tích là ngôi đền thờ trên núi Thiên Đài cao 179m gần sông Tương thuộc thành phố Trường Sa tỉnh Hồ Nam,với đôi câu đối: 天台代代分南北 靈地年年與越常 THIÊN ĐÀI ĐẠI ĐẠI PHÂN NAM BẮC LINH ĐỊA NIÊN NIÊN DỮ VIỆT THƯỜNG (Thiên Đài Nam-Bắc chia đôi Đất thiêng mãi mãi là nơi Việt Thường) Nước Văn Lang của người Lạc Việt (tức Nác Việt—Nước Việt) của người Bách Việt,là các dân tộc anh em ,cùng gen Mongoloit-phương Nam,cùng hệ ngữ Nam Á, bắc giáp hồ Động Đình(vùng Hồ Nam),đông giáp Đông Hải,tây giáp Ba Thục(vùng Tứ Xuyên,lúc đó là nước của người Ba,là dân tộc cổ đại nay đã tuyệt diệt),nam giáp Hồ Tôn(vùng Nam Bộ Việt Nam ngày nay).Đây là điều mà trong cổ thư chữ Hán bên Trung Quốc và trong Đại Việt sử ký toàn thư của Việt Nam đều có nói. Cuộc khởi nghĩa của hai bà Trưng chống cuộc xâm lăng của Hán Vũ Đế đã được sự hưởng ứng của toàn dân Bách Việt,trong đó có 162 nữ tướng ở 65 châu đã đứng lên cầm quân đánh đuổi Tô Định và Mã Viện của nhà Hán.Sự oanh liệt của cuộc khởi nghĩa và sự hy sinh trác liệt trong chiến trận của Hai Bà đã lưu lại tục thờ Vua Bà ở năm tỉnh phía nam sông Trường Giang và ở Việt Nam ,còn lại trong tín ngưỡng dân gian của người Việt Nam ở Việt Nam và của người Hoa ở vùng Hoa Nam cho đến ngày nay. Ở Hồ Nam có đền thờ Vua Bà có đôi câu đối như sau: 一劍南湖惊武帝 千刀北岭鎮劉龍 NHẤT KIẾM NAM HỒ KINH VŨ ĐẾ THIÊN ĐAO BẮC LĨNH TRẤN LƯU LONG (Hồ Nam Vũ Đế kinh hồn Gươm đao Bắc Lĩnh đuổi dồn Lưu Long) Ở một đền thờ khác cũng thuộc tỉnh Hồ Nam có đôi câu đối như sau: 積稠洞庭威鎮漢 芳流名史力扶征 TÍCH TRÙ ĐỘNG ĐÌNH UY TRẤN HÁN PHƯƠNG LƯU DANH SỬ LỰC PHÙ TRƯNG (Quân đông bạt Hán Động Đình Lưu thơm danh sử dốc lòng phù Trưng) Miếu thờ ba nữ tướng do Trần Thiếu Lan cầm đầu hưởng ứng khởi nghĩa Hai Bà Trưng đánh Tô Định ở Hồ Nam có đôi câu đối như sau: 慷慨扶征時不利 短長逐定節肝云 KHẢNG KHÁI PHÙ TRƯNG THỜI BẤT LỢI ĐOẠN TRƯỜNG TRỤC ĐỊNH TIẾT CAN VÂN (Gian nan vẫn với Bà Trưng Đánh đuổi Tô Định một lòng tâm can) Ở bến Bồ Lãng ngã ba sông ,vùng thượng du sông Trường Giang, nơi giáp Tứ Xuyên có đền thờ ba danh tướng đã hy sinh trong cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng,có đôi câu đối như sau: 江上三英扶女主 浦浪百族哭神征 GIANG THƯỢNG TAM ANH PHÙ NỮ CHÚA BỒ LÃNG BÁCH TỘC KHỐC THẦN TRƯNG (Phò Bà ,miền thượng theo chân Trăm họ Bồ Lãng khóc thần Vua Trưng) Nhắc lại trận chiến oanh liệt ở miền thượng, giáp Tứ Xuyên,đền thờ Hai Bà Trưng ở Ngọc Động Gia Lâm Hà Nội cũng có đôi câu đối như sau: 载北息征塵功劳逐定 浦浪揚怒浪義重扶征 TÁI BẮC TỨC CHINH TRẦN CÔNG LAO TRỤC ĐỊNH BỒ LÃNG DƯƠNG NỘ LÃNG NGHĨA TRỌNG PHÙ TRƯNG (Đuổi Tô Định,bụi Bắc chinh Sóng hờn Bồ Lãng nhớ tình phò Trưng) Hai Bà Trưng quyết lãnh đạo nhân dân đánh đuổi quân xâm lược để “dựng lại nghiệp xưa họ Hùng”.Mười tám thời đại Hùng Vương nối tiếp nhau trải gần 3000 năm của nước Văn Lang,ở mỗi thời đại đó, ai được dân bầu lên làm vua cũng đều gọi là Vua Hùng,một thời kỳ lịch sử của nền văn minh Lạc Việt rực rỡ.Hãy nghe kể chuyện xưa… Nghe kể chuyện xưa Tôi nghe kể chuyện mấy ngàn năm Dân Việt cần cù vượt khó khăn Đắp đập, ngăn đê khi lũ lụt Khơi sông, tát suối lúc khô cằn Ghe thuyền ra biển tôm cá bắt Cung nỏ lên rừng thú vật săn Đo nắng, ngắm trăng nên lịch pháp Muôn đời truyền mãi sách kinh văn. Minh Xuân Họa lại bài Nghe kể chuyện xưa 適應自然,興旺農林魚商,鴻庬氏已千年越困 明知日月,創造陰陽五運,越洛書得萬世流傳 THÍCH ỨNG TỰ NHIÊN,HƯNG VƯỢNG NÔNG LÂM NGƯ THƯƠNG, HỒNG BÀNG THỊ DĨ THIÊN NIÊN VIỆT KHỐN. MINH TRI NHẬT NGUYỆT,SÁNG TẠO ÂM DƯƠNG NGŨ VẬN, VIỆT LẠC THƯ ĐẮC VẠN THẾ LƯU TRUYỀN. Ngàn năm thích ứng thiên nhiên Hồng Bàng con cháu vươn lên cần cù. Vạn năm sách Việt không mờ Âm Dương Bát Quái bây giờ còn soi Chuyện trầu cau Tôi nghe kể chuyện miếng trầu cau Tình cảm gia đình mãi đậm màu Tân Lang,Lưu thị đều trọng nghĩa Anh em chồng vợ chết vì nhau. Dưới trời cao vút ngọn cây cau Quấn quít xanh xanh cánh lá trầu Đá vôi nồng vị do lòng đất Trầu nhai cho nước đỏ lên màu. Nước hồng có phải nước Hồng Bang? Xích Quỉ—Quẻ Ly đất của Lang Câu chuyện trầu cau lưu truyền mãi Ngàn năm têm đậm nghĩa xóm làng. Minh Xuân Họa lại bài Chuyện trầu cau Quẻ Ly có phải tấm lòng? Giữa sàn nhà, bếp lửa hồng lung linh (*) Ba chân kiềng,một vòng cong Muôn năm vững chãi một lòng chữ Tâm.(**) (*)Loại nhà sàn có bếp đặt ở giữa sàn nhà,đồng bào ta vẫn gọi là “nhà quẻ ly”. (**)Chuyện ba người chung tình cùng nhảy vào đống lửa chết là hình ảnh của chữ Tâm có bốn nét là ba chân kiềng một vòng cong,nhưng bốn nét của chữ Tâm lại là từ bốn nét của quẻ Ly.Người Việt thường nói “lửa lòng”mà ít nói “nhiệt huyết”. Hiếu với trời đất Tôi nghe kể chuyện nước Văn Lang Lang Liêu dâng bố chẳng bạc vàng Mà tấm lòng thành gom trời đất Vuông tròn đúc đủ nghĩa thế gian. Âm Dương một đạo để ngàn đời Rọi sáng đường đi cả tộc người Bánh chưng, bánh dầy vui ngày tết Tưởng nhớ Lang xưa với sách trời. Minh Xuân Họa lại bài Hiếu với trời đất Nghìn năm Dương ở trong Âm Vạn năm Âm vẫn cứ nằm trong Dương Viên văn với lại chữ vuông (*) Bánh cúng nhắn gửi cháu con Lạc Hồng Trê còn cãi nổi Cóc không? (**) Vạn năm khoa học tỏ lòng thế gian.(***) (*)Viên văn là văn tự bằng những hình tròn trong Lạc thư và Hà đồ,nó có trước,như gợi nhắc của cái bánh dầy. Chữ vuông là gợi nhắc của cái bánh chưng,là loại văn tự có sau của Việt. (**)Chuyện Trê và Cóc.Mất nước một nghìn năm.Chữ Nòng-Nọc đã bị hủy diệt,nhưng tổ tiên vẫn nhắn gửi cháu con hãy nhớ lấy văn hóa dân tộc qua chuyện Trê Cóc,qua tranh Thầy đồ Cóc,qua câu “Con Cóc là cậu ông trời” Thiên thư vốn tự sách trời Qua tay kẻ khác vẫn đòi về ta. (***)Các ngành khoa học hiện đại đang chứng minh cho thế giới thấy rõ nguồn gốc của văn minh Đông phương chính là văn minh Lạc Việt.
    1 like
  24. Tôi nhớ bài của Linhtrang hay nhất, phân tích rất kỹ về hình tượng này. Ngoài ý của Nhidiasinh cón một số ý khác sau: - Con tàu ra khơi với cánh buồm lớn nhưng thân tàu quá bé nhỏ. - Giống như một con dao lớn chặt miếng thịt quá bé. - Chân đế mong manh, nhưng đỡ mốt khối lớn, hình thể nghiêng lệch. Kết luận là xấu. Tham vong tuy cao xa, nhưng thực lực lại mong manh. Khi tôi về sẽ cố gắng tìm bài viết đó đưa lên đây.
    1 like
  25. Xin chào Thầy.Em nhớ hồi còn bên VLS, có một thành viên bàn là cái tòa nhà này nhìn tổng thể như người cụt chân chống nạng vậy, em nhớ đại khái là như vậy. Còn theo em thì hai tòa nhà giống như hai cái cây đang vươn thẳng lên trời, tự nhiên bị chặt cụt mất cái ngọn đi, trong PT có khái niệm hình nào khí đó, như vậy cái tòa nhà như cái cây bị chặt như vậy không chết thì cũng là một gốc cây khô, dù đó là hai tòa nhà cao tầng. Nhưng nếu ta không xét yếu tố PT thì ở đây ta thấy dụng ý rất rõ ràng của nhà thiết kế, hai tòa nhà kết hợp với nhau tạo thành chữ V, tạo nên cái logo Vinashin cực lớn.
    1 like
  26. Mô hình trụ sở Vinashin - Tuanvietnam.net Hình mới tìm thêm trên "gu gồ" Linhtrang và anh chị em thân mến. Đây là mô hình trụ sở Vinashin. Hình này Linh Trang và anh chị em khóa I Phong Thủy Lạc Việt đã xác định rất xấu. Một sự sụp đổ được báo trước từ 2006 - qua phương pháp phân tích hình thể của Phong Thủy Lạc Việt.
    1 like
  27. ÂM KHÍ SUY Ác mộng “hố địa ngục” xuất hiện tại Mỹ Thứ Ba, 13/07/2010 - 07:04 (Dân trí) - Một “hố địa ngục” sâu hoắm đã xuất hiện tại Florida, Mỹ, nuốt trọn chiếc Toyota Camry và khiến 11 gia đình sống tại khu chung cư gần đó phải đi sơ tán. "Hố địa ngục" ở Florida. Hố đất sụt xuất hiện sáng sớm ngày Chủ nhật tại bãi đỗ xe của khu chung cư Làng Bordeaux thuộc thành phố Tampa. Các nhân viên điều tra ước tính cái hố có bề rộng từ 6,7-7,6m và sâu ít nhất 5,2m. Một chiếc ô tô Toyota Camry đã bị "nuốt chửng" và nằm lọt thỏm trong đó. Các quan chức tin rằng chiếc xe đang ngày càng trôi xuống sâu hơn.“Hố địa ngục” khiến khu chung cư Bordeaux bị hư hại và 11 gia đình sống tại đây đã được sơ tán. Họ không được phép trở lại nhà cho tới khi hố được lấp đầy. "Hố địa ngục" là hiện tượng sụt lún bề mặt của trái đất, thường gây ra do sự xói mòn. Hồi tháng trước, một hố địa ngục khổng lồ đã xuất hiện tại Guatemala. Các hố tương tự cũng xuất hiện hàng loạt tại Trung Quốc.
    1 like
  28. THỦY ỦNG ĐỊA HỘ Mô hình một trong nhiều dự án của Vinashin và .... Nguồn Vitilfo Anh chị em thân mến. Khái niệm Hỏa Thiêu thiên môn khá phổ biến trong Phong Thủy nói chung - cái này anh chị em học Phong Thủy Lạc Việt đều biết rồi. Nhưng "Thủy ủng Địa hộ" thì chỉ riêng ở Phong Thủy Lạc Việt (Do vấn đề Tốn Khôn). Anh chị em nhìn xem cái dự án này của Vinashin. Chết tại bàn.....Bảo đảm dự án này chưa thực hiện mà chỉ có trên giấy. Vì nó phạm Phong thủy ngay từ....trên giấy.
    1 like
  29. @ Phan Phương Linh, Hóa giải thì sinh con năm Nhâm Thìn 2012, nhà này con út theo Lạc Việt Hoa Giáp thì mạng Thủy, nên nhà này te tua từ năm ngoái, sang năm nay te tua hơn. Cứ theo Tàu thì con là mạng Hỏa, nếu đúng Hỏa thiệt thì phát lâu rồi. Hic. @ Đặng Hương Ly cứ sinh đi thì sẽ tốt mọi bề, nên canh sinh tháng Giêng, 2, 4 và 5 năm 2012. Cha bé sẽ phát phú phát quý hơn. @ Linhbill Cứ sinh 2011, không còn năm hợp nữa, nếu chờ thêm nữa. Tùy bạn. Thiên Đồng
    1 like