• Thông báo

    • Bá Kiến®

      Nội quy Lý Học Plaza

      Nội quy này là bản mở rộng Nội Quy - Quy định của Diễn đàn. Khi tham gia mua bán, các thành viên phải tuân theo những quy định sau: Tiêu đề bài viết: Bao gồm: Chỉ dẫn địa lý, Loại hình Mua/Bán, Thông tin mua bán.
      Chỉ dẫn địa lý: Tỉnh/thành nơi mua bán. Hoặc sử dụng định nghĩa có sẵn:TQ: Toàn quốc
      HCM: TP Hồ Chí Minh
      HN: Hà Nội
      [*]Ví dụ: HCM - Bán Vòng tay Hổ Phách ​Nội dung bài viết: Mô tả chi tiết sản phẩm mua/bán
      Bắt buộc phải có thông tin liên lạc, giá Mua/Bán
      Bài mới đăng chỉ được phép up sau 03 ngày.
      Thời gian up bài cho phép: 01 ngày 01 lần.
      Các hành vi vi phạm nội quy này sẽ bị xóa bài hoặc khóa tài khoản mà không cần báo trước.

Leaderboard


Popular Content

Showing most liked content on 05/07/2010 in Bài viết

  1. Bỗng dưng thấy... dốt Xưa nay, tôi vẫn tự biết mình không thông minh lắm. Chỉ biết tư duy kiểu nhỏ lẻ loanh quanh, như là mấy hôm trước, cứ thầm ao ước bằng cách nào đó có được chút xíu trong số tiền tỷ khổng lồ của dự án đường sắt cao tốc, để làm cái cầu bắc qua sông Pô Kô cho bà con vùng sâu vùng xa, người lớn đi làm, trẻ em đi học, đỡ cảnh bắt buộc du lịch mạo hiểm mỗi ngày. Hôm nay không dám ao ước nữa, sợ mang tiếng dốt, vì ao ước như vậy là không ủng hộ đường sắt cao tốc, mà không ủng hộ, chẳng hóa ra IQ của mình thấp. Đại biểu Quốc hội Trần Tiến Cảnh hôm trước phát biểu tại Nghị trường rằng: “Những nơi có chỉ số IQ cao thì họ có đường sắt cao tốc, Việt Nam ta cũng có chỉ số IQ cao”…cứ thế suy ra, lời của đại biểu nhân dân, Việt Nam không thể không có đường sắt cao tốc được! Phải thông minh tột bực mới nghĩ vay 56 tỷ USD để làm đường cao tốc mà chỉ cần dựa vào chỉ số IQ. Tôi ngậm ngùi nghĩ. Giấu dốt được thì mới giấu, chẳng lẽ đi giấu cả sự thông minh? Nghĩ riêng mình, IQ thấp thì không sao, nhưng để cả nước IQ cao mà không làm đường sắt cao tốc, mang tiếng cả nước. Khách nước ngoài đến nước mình, thấy không có đường sắt cao tốc, có nhẽ hiểu sai về dân trí. Như vậy ảnh hưởng đến niềm tự hào dân tộc của chúng ta. Nhưng bởi không thể chỉ nghe có mỗi một vị phân tích về IQ mà nhận ngay ra được sự dốt của mình. Thông minh cũng phải có quá trình, nên cuối cùng lại nghiêng ngả theo ý kiến của một số đại biểu nhân dân khác. Chẳng hạn, chủ nhiệm UB Pháp luật Nguyễn Văn Thuận cho rằng, món quà quý nhất cho con cháu là giải quyết triệt để vấn nạn giao thông hai thành phố lớn trong 10 năm tới. Làm tốt đường bộ cao tốc tránh lũ và cải tạo đường sắt hiện tại, nâng tốc độ lên 200km/h. Có được nền tảng như vậy, đến 2020, thế hệ con cháu giỏi giang và thông minh sẽ hoàn thiện nốt giấc mơ đường sắt cao tốc. Vị Chủ nhiệm UB Pháp luật lo ngại nhất vấn nạn tham nhũng, lãng phí, ông còn hỏi thẳng: “Bao nhiêu phần trăm trong số 56 tỷ USD “rơi” vào túi cá nhân?”. Chuyện này khó nói lắm, cứ cho là không bàn đến đi, 25 năm sau, khi dự án hoàn thành, thậm chí ăn đứt các nước IQ cao vì đường sắt nước mình dài đến trên ngàn rưởi cây lô mếch, thì sẽ có một số người được hưởng sự nhanh, an toàn, thoải mái và tiện lợi, điều đó rõ rồi. 25 năm sau, chắc trẻ em trên dòng Pô Kô cũng đã có thể không phải đu dây qua sông nữa, đường sá không còn ngập lụt tắc nghẽn, cũng không đò không phà cách rách phiền nhiễu mỗi mùa mưa… Và nhiều điều hay ho nữa cũng sẽ đến, miễn chúng không phải biết thế nào là hai từ “vỡ nợ”. Càng nghĩ càng thấy đường sắt cao tốc là rất hay, đi vèo một cái là từ Bắc vô Nam đến ngay đầu kia đất nước. Rồi càng nghĩ lại càng thấy sợ, sợ rất nhiều điều. Thích tiện nghi có ngay mà lại sợ món nợ phải trả cho tiện nghi ấy. Nghèo mà mua ngay ô tô xịn chắc không dám đi. Thế là lại thấy mình IQ thấp, mình dốt, và mình dốt hẳn. Theo Remote Thể thao Văn hoá
    3 likes
  2. Đồng ý với ý kiến của Hoàng Triều Hải. Xem phong thủy phải đến tận nơi mới biết được. Vì những nguyên nhân như HTH đã nói. Có lần tôi đến xem cho một khu siêu thị cho thuê. Mặc dù đã phát hiện hết các cái xấu. Nhưng nó chưa đến mức xấu để hầu hết các Cty thuê gian hàng làm ăn không quá 1 năm thì lại ra đi vì lỗ. Cuối cùng - cũng do "may thày phúc chủ" - tôi nghi ngờ trên nóc nhà có vấn đề, bèn chịu khó đi bộ lên tận tầng mái. Thì ra ở đó có một hòn non bộ rất to, đặt chính ình chính giữa. Trước đây họ tận dụng sân thượng bán Cafe nên trang trí như vậy. Đó cũng là lý do mà tôi thường lưu ý anh chị em Phong Thủy Lạc Việt là tuyệt đối không có hòn non bộ trên các tầng lầu - dù là trong bể cá. Tề Thiên đại thánh bị trấn một hòn núi còn ngóc đầu không nổi http://www.lyhocdongphuong.org.vn/forum/public/style_emoticons/default/unsure.gif .Bởi vậy, đôi khi có những chi tiết nhỏ, làm hỏng đại cuộc trong phong thủy là vậy. Tư vấn trên mạng thường không thể rốt ráo. Nhưng hy vọng sẽ khắc phục được những nét cơ bản.
    3 likes
  3. Kính thưa SP cùng ACE thành viên diễn đàn. Đã lâu, HTH muốn nói đôi lời về việc tư vấn Phong Thủy online mà bản thân HTH rút ra được từ kinh nghiệm của mình. Diễn đàn Lý Học Đông Phương, mục tư vấn Phong Thủy giành cho tất cả các thành viên , hỏi và tư vấn cho các thành viên khác về Phong Thủy bao gồm những người tư vấn là các Học Viên của lớp Phong Thủy Lạc Việt, các Huynh Đệ của Ban Phong Thủy Lạc Việt cũng như các thành viên tư vấn theo Phong Thủy cổ thư Hán. Tuy nhiên, phần đông là các thành viên nhận được tư vấn theo Phong Thủy Lạc Việt. Điều HTH muốn nói ở đây chính là sự khác biệt giữa thực tế và sơ đồ cung cấp trên mạng. Mọi tư vấn của các Thành Viên Phong Thủy Lạc Việt đều rất chuẩn xác theo tiêu chí của PTLV, thế nhưng nó sẽ chỉ đúng với điều kiện đạt được mọi tiêu chí đúng khác của PTLV. Trên thực tế, có rất nhiều yếu tố nhỏ không được thể hiện trên bản vẽ, nhưng lại ảnh hưởng rất lớn tới toàn bộ các yếu tố đúng khác và làm cho lời tư vấn không có hiệu quả. Chỉ lấy một ví dụ nhỏ là cách đo hướng nhà, hay trên thực tế một lỗ thoát nước mưa ở sân, cửa , cổng ra vào thường không được thể hiện trên bản vẽ. Tuy nhỏ nhưng đó là một yếu tố rất rất quan trọng bởi cho dù mọi thứ khác đúng cũng sẽ trở thành vô nghĩa. Hay như hướng giao thông và lưu lượng giao thông trước cửa nhà, trong nhà.vv. Hay như với cách đo hướng, la bàn chịu tác động của các thiết bị điện, dây điện, bê tông..vv nên sai số dẫn tới sai lệch là rất hay thường xảy ra nếu không có kinh nghiệm khi sử dụng la bàn. Do vậy, các thành viên cần tư vấn bên cạnh việc đưa thiết kế sơ đồ nhà nên đưa hình ảnh chụp ngôi nhà, các vị trí kèm theo sơ đồ, càng chi tiết càng giảm thiểu sự sai lệch. HTH cũng muốn nhấn mạnh rằng, cho dù thế nào thì việc tư vấn online chỉ nên coi là sự tham khảo và thành viên được tư vấn, phương án cho dù đúng sai cũng là do bản thân mình tự quyết chứ không phải do người tư vấn. Vài điều tâm sự , mong ACE hiểu tâm ý của HTH. Trân trọng HTH
    2 likes
  4. Chuyện vặt ở đám tắc đường Tắc đường cũng hệt như tắc một cái cống nước. Dòng người đang “chảy” từ từ trên đường, như một thứ chất lỏng mà càng đến gần giờ tan tầm càng đặc sánh lại. Thế rồi bất đồ, chỉ vì một thứ hết sức bé nhỏ ngáng qua đường thôi - tương tự như một chùm tóc rối mắc vào miệng cống - có thể là một chiếc xe máy vượt ẩu, một chiếc xe sọt thồ lấn đường, hay tệ hơn là một vụ va quệt nho nhỏ..., thế là cả khối chất lỏng ấy đông cứng lại thành một cái nút kinh hoàng. Hôm nay cũng thế. Tất cả chỉ vì một chiếc xe máy từ trong ngõ nhao ra tạo thành một mũi “đột phá khẩu” vào giữa dòng xe khổng lồ đang lừ lừ chuyển dịch. Tất cả đều bị kẹt cứng. Cả tuyến đường đều kẹt cứng. Không ai có thể nhúc nhắc được. Cũng như một nhúm tóc trên miệng cống, nếu được gỡ ngay ra thì dòng nước lại chảy bình thường. Tắc đường cũng thế, phải gỡ từ chiếc xe máy đầu tiên gây tắc ấy. Mỗi người nhường một tí sẽ tống khứ được nó sang làn đường bên kia, tự nhiên đường sẽ thông ngay và ai cũng được về nhà sớm. Nhưng ai sẽ là người gỡ? Mọi người đều cau có nhăn nhó, đều cố nhích lên, đều bóp còi inh ỏi. Và kết cục là đường đã tắc lại càng tắc. Phải chờ cảnh sát giao thông thôi. Nhưng cảnh sát giao thông chưa đến, và có thể không đến. Đúng lúc đó vị cứu tinh trên đường phố xuất hiện. Đó là một bác già, mặt đen nhẻm, quần áo xốc xếch, mồ hôi mồ kê nhễ nhại, chẳng hiểu sao bác ta kiếm đâu được một cái còi. Thổi toét một cái thị uy, bác ta nhảy ra giữa dòng đường, hô to: - Nhường nhau một tí nào, bà con ơi. Bà sọt thồ kia, bà lui xe xuống một tí nào. Cô Attila kia, xin cô đừng nhích lên nữa. Cả anh kia - bác ta chỉ thẳng vào mặt tôi - anh nhấc cái đuôi xe anh dẹp hẳn về bên này. Thế nhé, để cho cái cậu tóc vàng này đi trước đi. Cả cậu ở phía sau nữa, sang hết bên kia đường đi. Thế thế... “Nhúm tóc” đã được gỡ, và đã “trôi” được sang được làn đường bên kia. Bác ta lại chạy theo, hô hào mọi người không nống sang làn trái để cho chiếc xe ấy thoát hẳn. Một tay lái xe tải hùng hùng hổ hổ không chịu nhường đường, nhưng thấy bác ta tả xung hữu đột, xông lên tận cửa cabin cũng đành phải cho xe lui lại. Dòng xe cộ bắt đầu nhúc nhích được. Cảm thấy công việc của mình có hiệu quả, lại được mấy cô học trò trong đám kẹt xe vỗ tay hoan hô ầm ĩ, bác ta càng hăng hái muốn thể hiện hơn. Đứng giữa khoảng trống ngã ba, bác ta dang tay, dang chân tuýt còi điều khiển cả dòng xe. Hết làn này đến làn khác. Lúc đầu mọi người còn trật tự nghe theo lời bác ta, sau thấy đi lại đã thuận tiện hơn, họ lại chen lấn, xô đẩy. Mấy cô học trò đi xe đạp yếu thế, bị bẹp vào một góc không sao lách ra được. Tuýt còi chặn dòng xe lại không xong, bác ta lại xông lên dang hay tay chắn cả dòng xe để “giải cứu” cho đám học trò. Như cởi tấm lòng, đám học trò vừa đạp xe thoát ra vừa ngoái lại hô to nửa đùa nửa thật: Hoan hô vị cứu tinh xa lộ! Hoan hô! Chúng cháu cảm ơn bác nhiều! Tôi là người thoát ra gần như cuối cùng trong đám tắc đường hôm ấy, đơn giản vì tôi muốn nán lại quan sát người “thổi tù và hàng tổng” đáng kính này. Khi dòng xe cộ đã trở lại bình thường, bác ta mới kéo vạt áo đẫm mồ hôi trở lại chiếc xe máy của mình. Chiếc xe máy của bác đỗ trên lề đường, trên xe lỉnh kỉnh đồ đạc, ngồi phía sau xe là một cô bé bịt mặt kín mít, vai khoác cặp học sinh, chắc là con gái bác. Hẳn là bác ta đi đón con gái về đến đây, gặp cảnh tắc đường, mới xông ra làm “người hùng”. Bất ngờ, cô bé bỏ bịt mặt ra, chau mày nhìn bố, nói chỏng lỏn: - Bố vừa làm cái trò gì thế, như cái thằng hề giữa đường. Con thật xấu hổ với đám bạn! Bác ta lặng lẽ trèo lên xe, nhẫn nại nổ máy. - Đưa con về đi, muộn hết cả giờ học rồi! - cô bé gắt. Chiếc xe lặng lẽ đi trong buổi chiều nhập nhoạng. Phố xá vừa lên đèn. * * * Cuộc đời là như thế. Đôi khi xả thân vì việc nghĩa, được cộng đồng ủng hộ, nhưng về nhà lại bị chính thân thích mình cười chê. Theo Thể thao Văn hóa
    2 likes
  5. Chắc chắn là không được rồi vì chẳng ai đồng ai cả đâu. Cở 10 thành viên mà như thế này chắc các topic thành "Lẫu Tứ Xuyên" quá.Chân thành góp ý Không nên, không nên và không nên!!!!
    2 likes
  6. Dự Án Khu Đô Thị Mới Thủ Thiêm - Quận 2 Nhìn từ Phong Thuỷ Lạc Việt Nhóm nghiên cứu Phong Thủy Lạc Việt Chịu trách nhiệm chính: Achau Từ những năm 2000. TP HCM đã có những qui hoạch phát triển cho tương lai khi mong muốn Quận 2, đặc biệt là khu đô thị mới Thủ Thiêm sẽ trở thành một trung tâm Thương mại – Tài chính của TP nhằm có những bước đột phá chuyên sâu trong lĩnh vực này trong thời kỳ mới. Gần 10 năm trôi qua, cũng có một số nhà đầu tư cơ sở hạ tầng lớn trong và ngoài nước tới xem xét. Nhưng việc phát triển Quận 2 theo đúng qui hoạch gần như vẫn còn dậm chân tại chỗ. Nhìn trên bản đồ Thành phố HCM, có thể thấy lợi thế của bán đảo Thủ Thiêm nằm ngay giữa khu vực trung tâm của TP. Theo qui hoạch bán đảo Thủ Thiêm có vị trí rất thuận lợi về giao thông: Là cửa ngõ của TP, điểm đầu của nút giao thông xa lộ Hà nội đi các tỉnh phía Bắc, đại lộ Đông Tây đi qua khu vực bán đảo Thủ Thiêm nối liền các tỉnh miền Tây với miền Đông Nam bộ, khoảng cách từ bán đảo Thủ Thiêm đi sân bay quốc tế Long Thành - Đồng Nai trong tương lai cũng không phải là quá xa khi lưư thông bằng xa lộ. Dự án khu đô thị Thủ Thiêm (Hình minh họa) Đã có những phong thủy gia ca ngợi vị trí đắc địa của bán đảo Thủ Thiêm với những khái niệm chuyên môn, mà chúng ta có thể thấy được qua bài viết trên báo TT&VH sau đây: Nhưng ngược theo thời gian, chúng ta có thể thấy không phải chỉ bây giờ, mà ngay cả khi Sài Gòn là một thành phố sầm uất với danh xưng “Hòn ngọc Viễn Đông” thì bán đảo Thủ Thiêm vẫn là một khu vực có rất nhiều hộ dân có thể coi là nghèo, trình độ dân trí thấp. Dù về địa lý chỉ cách những khu vực sầm uất nhất của TP có một con sông Sài Gòn…. Rõ ràng, đây là thực tế trái ngược với những nhận xét của các phong thủy gia khi áp dụng một cách máy móc những khái niệm phong thủy. Không những vậy, mà ngay cả với những quyết tâm - Từ những năm 2000. TP HCM đã có những qui hoạch phát triển cho tương lai khi mong muốn Quận 2, đặc biệt là khu đô thị mới Thủ Thiêm sẽ trở thành một trung tâm Thương mại – Tài chính của TP, nhằm có những bước đột phá chuyên sâu trong lĩnh vực này trong thời kỳ mới. Gần 10 năm trôi qua, cũng có một số nhà đầu tư cơ sở hạ tầng lớn trong và ngoài nước tới xem xét. Nhưng việc phát triển Quận 2 theo đúng qui hoạch gần như vẫn còn dậm chân tại chỗ….. Nếu chúng ta loại suy những yếu tố ngoại quan khác và phân tích những nguyên nhân khiến cho bán đảo Thủ Thiêm chưa phát triển, dưới góc nhìn theo Phong Thuỷ Lạc Việt thì vị trí địa lý ở đây có những khiếm khuyết lớn cần khắc phục với mục đích mang lại sự phồn vinh nơi đây. Xét về Hình lý - Khí Nhìn qua ảnh vệ tinh, ta thấy toàn bộ khu vực đô thị mới bán đảo Thủ Thiêm nằm theo trục Đông Bắc - Tây Nam. Mặc dù được bao bọc bởi sông Sài Gòn. Nhưng lại nằm bên “Tả Ngạn”, có thể thấy rằng toàn bộ khu vực bán đảo không phải là một nơi tụ khí với sự phân tích về khí của Phong thủy Lạc Việt. Về hình dáng, cả khu vực bán đảo như một chiếc chậu bông nông đáy để nghiêng, đổ toàn bộ sinh khí của cuộc đất ra phía miệng chậu (phương Đông Bắc). Toàn bộ bán đảo với rất nhiều kênh rạch, thêm một chỉ dấu rất rõ của một cuộc đất yếu, có thể ví như một bình bông bị nứt rạn nên càng khó có thể giữ được nguồn sinh khí của cuộc đất. Khu vực từ Tây Bắc tới Tây (ô số 1): Khí lực cuộc đất của khu vực này rất kém. Mặc dù có phà Thủ Thiêm & tuyến đường Lương Đình Của nối từ Quận 1 sang. Cách cục của âm dương giao trì nhưng hầu như khu vực này có thể coi là phát triển rất chậm và chỉ mang tính cục bộ , dân cư hầu hết chỉ tập trung ở khu vực bên trái của tuyến đường Lương Đình Của. Khu vực từ Tây Nam- Nam (ô số 2): Khí lực cuộc đất của toàn bộ dải này đã kém lại bị cộng hưởng tác động xấu của sông Sài Gòn càng làm cho khu này khí bị thoái mạnh, nên có thể thấy, dù mật độ dân số của dân cư Quận 2 ngày càng tăng nhưng khu vực này có thể coi là có mật độ cư dân rất thấp. Khu Đông Bắc – Đông (ô số 3) Diện tích của bán đảo Thủ Thiêm khoảng 7km2, như một chiếc chậu bông nông đáy khổng lồ đổ toàn bộ khí lực sang khu Đông (miệng bình) trôi tuột ra phía Đông, nên có thể thấy khu vực này không thể coi là tốt được theo Phong Thuỷ Lạc Việt. Tuy nhiên vì khí dồn vào góc phía Đông, nên ở đây có cơ hội phát triển. Đó chính là khu đô thị mới Thủ Thiêm. Tuy nhiên vì tổng thể vô khí, nên sự phát triển chậm chạp. Dương khí qua các tuyến giao thông chính Phong thủy Lạc Việt quan niệm rằng: Những tuyến đường giao thông đều mang tới dương khí cho cuộc đất do tương tác của những phương tiện vận động, tính chất giống như những dòng sông chảy. Nhưng phân Âm Dương so với sông và là một sự tương tác với các khái niệm đồng đẳng theo Phong Thủy Lạc Việt. Trên cơ sở này, chúng ta xem xét sự tương quan của nguồn khí do giao thông đem lại. Điều này tương tự như ở Bắc sông Hồng (Tả ngạn), trước đây vốn là vùng đất không phát triển. Nhưng từ khi những cây cầu bắc qua sông Hồng hình thành , như: Cầu Thăng Long, cầu Thanh Trì….vv…xuất hiện thì trở thành khu đô thị trù phú. Giao thông đi lại hiện tại trong bán đảo Thủ Thiêm, gồm 2 tuyến chính như sau: Tuyến đuờng Trần Não từ chân cầu Sài Gòn cắt ngang qua đường Lương Đình Của kéo dài thẳng xuống khu vực phía Nam của bán đảo. Có tính chất tiếp khí từ cầu Sài Gòn và theo trục Bắc Nam. Nhưng do nằm không đắc cách, bị xéo tạo khúc gãy so với góc nhọn xa lộ Hà Nội. Đã vậy, tuyến đường khi chạy qua Thủ Thiêm thì dừng ở sông Sài Gòn, Như vậy, Dương khí bị bế không thông. Nên dù là đường lớn, nhưng việc kinh doanh ở tuyến đường này hầu như còn rất hạn chế. Tuyến đường Lương Đình Của từ phà Thủ Thiêm (Quận 1) đổ sang, chạy cắt ngang đường Trần Não từ ngày hợp tuyến với cầu Thủ Thiêm từ quận Bình Thành đổ sang và do tính tiếp khí tích cực của cây cầu này, cũng làm cho những hộ kinh doanh ở ven đường phát đạt hơn trước. Nhưng cũng chỉ mang tính cục bộ cho cư dân sinh hoạt hai bên đường. Qua đây, có thể thấy tại sao Khu đô thị mới Thủ Thiêm có vị trí rất gần Trung tâm TP, nhưng tốc độ phát triển qui hoạch lại diễn ra chậm trễ đến như vậy. Như vậy, theo quan điểm riêng của người viết từ góc nhìn của Phong thủy Lạc Việt, để khu đô thị mới Thủ Thiêm phát triển được theo đúng ý tưởng đề ra ban đầu thì rất có một qui hoạch thích hợp với vị trí Địa Lý cần tụ khí nơi đây. Người viết rất hy vọng rằng bài viết này dưới góc nhìn của khoa Phong Thủy sẽ góp phần cho khu đô thị Thủ Thiêm được tốt đẹp hơn với mục đích mang lại sự phồn vinh và phát triển của T/P chúng ta. Trong năm nay, theo huyền không thì sao Nhị Hắc vận niên tinh đều chiếu hướng Đông Bắc. Tuy đây là hai sao không được coi là tốt trong sinh hoạt, nhưng lại là sao Quý nhân cho những cuộc đất mới phát triển. Cho nên, người viết hy vọng rằng trong năm nay sẽ có nhiều cơ hội để những nhà đầu tư đến với dự án quy hoạch khu đô thị này.
    1 like
  7. Tôi xin rút gọn những đặc điễm và hòa đồng giữa 2 lá số đễ có 1 giờ sinh chính xác hơn / nói về cung phụ mẫu ; có 2 sự phân biệt rỏ ràng nghiên về giờ Thìn / nói về vấn đề liên hệ bên ngoài ; thì cả 2 đều có phần giống nhau nhưng giờ Thìn thì định rỏ cái tốt và cái xấu hơn giờ Mão / nói về cung tử tức ; bạn có thể có nhiều con tới 4 ,còn giờ Mão xác định rỏ ràng chỉ có 1 / nói về cung thê ngoại hình và tính cách người vợ tuổi tác thì nghiên về giờ Thìn ,trong khi giờ Mão xác định rỏ vợ phải có vết thẹo trên đầu , giờ Thìn thì không nói nhưng có xác định rỏ vợ là trưởng nữ hay đoạt trưởng vì căn cứ vào bộ sao Khôi -vIệt ,thiên khôi cũng là trên đầu nếu theo giờ Thìn người vợ có vết sẹo trên đầu là lý do té ngã bởi 2 sao Long-Điếu ,nếu theo giờ Mão người vợ trên đầu có vết sẹo không phải do té ngã mà bởi đánh nhau với người khác ,bởi sao Tướng-hình-kiếp -Phục ;điều nầy nhờ bạn xác định lại cho rỏ hơn về giờ nào ! nếu vợ xuất thân từ 1 gia đình bình thường không giàu có và không có danh chức ,như vậy sau khi cưới nhau không lâu bạn bắt đầu gặp may mắn về tài lộc hay công danh sự nghiệp bắt đầu thăng tiến từ đó ? nếu vậy nghiên về giờ Thìn /nói về công danh sự nghiệp theo giờ Mão bạn là công tư chức về sư phạm ,nhưng không bao giờ bạn sáng giá được đứng trước người khác chỉ luôn đóng vai trò phụ tá hay diễn viên phụ ;ngược lại với giờ Thìn bạn có nhiều trách nhiệm giao phó và được đánh giá bởi cấp trên là người có nhiều khả năng và thường hay đứng trong các vi trí trưởng hay xếp hàng đứng trước người khác mặc dầu [người bạn không được cao mấy ] nhưng trong vị trí đó bạn thường hay bị kẻ tiểu nhân hay bạn đồng nghiệp ngắm nghía hay chỉ trích vào những sơ hở của bạn nhiều khi muốn bạn rời vị trí đó để họ thay thế ? /bàn về tiền bạc hay tiêu xài mênh có tiểu hao nên ăn xài phung phí rộng rãi ... còn đối với bên gia đình bên trong không đúng thì thôi ? ,theo thiễn nghĩ của tôi thì bạn thiên về giờ Thìn hơn giờ Mão , mặc dầu hình dạng hay màu da không chính xác lắm ,nhưng nếu bạn cao 1m64 so với nam phái bạn không phải là người cao ,theo tôi nam nếu gọi là cao thì phải từ 1m72 trở lên ??? với những lời trên bạn xem lại có đúng với giờ nào ...
    1 like
  8. Một Ví dụ mà Tôi thường ứng dụng và trải nghiệm: Can Chi ngày sinh của Tôi là ngày Ất Mùi, nếu tính theo số TỬ BÌNH hay LỤC NHÂM, thì hiện tại Tôi đang ở trong VÒNG 6. Trước tiên, Tôi tìm hiểu ý nghĩa cấu tạo của VÒNG 6 cho ta biết về những "Sự" gì ? VÒNG 6 ...........................HOÁN ........PHỆ HẠP.........................QUẢI ...TỈNH.....................+.................KHIÊM ..........LÝ...................................BÁC ...........................PHONG - Hướng Nam, đó là sự lìa tan - Phong Thuỷ Hoán - Hướng Bắc, đó là sự thịnh lớn - Lôi Hoả Phong - Hướng Đông, đó là "Mạch nước ngấm không cùng" - Thuỷ Phong Tỉnh - Hướng Tây, đó là sự khiêm tốn - Địa Sơn Khiêm - Hướng Tây - Bắc, đang là sự bong ra từng mảng - Sơn Địa Bác - Hướng Tây - Nam, đang có sự quyết đoán - Trạch Thiên Quải - Hướng Đông - Nam, đang có sự cắn để hợp lại - Trạch Thiên Quải - Hướng Đông - Bắc, đang có nhắc nhở về "sự thận trọng trong đi lại" - Thiên Trạch Lý. Một người bạn có lời mời Tôi đi miền Nam, từ VÒNG 6 xét thấy, phía Nam đang có sự lìa tan, ứng hợp vào tháng nào đây ? Chắc là tháng Nhâm Ngọ vậy. Tôi thành thật cảm ơn bạn mình, và trả lời không thể đi được. Hướng Tây Nam đang có sự quyết đoán, lại có lưu "Lộc Tồn", tôi chiêm đoán rằng: cơ quan mà tôi đã làm việc, đang cân nhắc tiền thưởng cho một số cán bộ lão thành. Khi tính theo số ĐỘN GIÁP thì can ngày sinh Ất Mùi của Tôi cho tôi biết những thông tin gì đây ? .........................................Tân gia Mậu ..................Kỷ gia Canh................................Đinh gia Nhâm (Đinh gia Giáp) ....Mậu / Tân...............................+.......................Ất / Bính ...................Nhâm / Đinh................................Bính / Quý .............................................Canh / Kỷ Như vậy, Can ngày sinh của Tôi đang nhắc nhở tôi, cho tôi biết thông tin rằng: tôi cần phải có sự khiêm tốn (Địa Sơn Khiêm) trong những ngày tới. Không biết số Thái ất của Tôi còn nói cho tôi biết thêm những thông tin gì đây. !
    1 like
  9. Tuyệt bút công phu Năm 1973, những trang sách viết tay của ông từng được đưa đi triển lãm và một ông quốc vụ khanh đã trả giá đến 50 lượng vàng. Năm nay ông Phạm Ngọc Thuận đã 76 tuổi, gác bút từ lâu vì mắt đã mờ. Ông sống một mình trong căn từ đường được xây dựng từ 1903 ở xã Bình Thạnh, huyện Tuy Phong (Bình Thuận) và hằng ngày chiêm nghiệm về một nghệ thuật do chính ông là người khai sinh nhưng lại không có hậu duệ! Tác phẩm lòng người Năm 1967, chân phải của ông Thuận bị gãy trong một vụ tai nạn nên không thể làm được việc nặng. Từ đó, với ngòi bút sắt “bắp chuối” (còn gọi là ngòi viết “lá bầu”) và mực Pelikan của Đức, ông Thuận bắt đầu viết thư pháp để giết thời gian, song càng viết ông càng mê quên cả ăn uống. Không những có tuyệt kỹ về thư pháp công phu, ông Thuận còn có cách vẽ tranh rất độc đáo bằng cách dùng bút sắt để chấm từng nét một. Có lẽ bức tranh Bác Hồ khổ 40 x 60 cm do ông Thuận sáng tác là bức tranh lạ nhất về Bác. Ngày 19-5-1977 ông bắt đầu chấm nét bút đầu tiên và đúng ngày 19-5-1980 bức tranh mới hoàn thành. Ông Thuận kể vẽ râu Bác là khó nhất vì nét quá mảnh nên phải dùng kính lúp và phải mất ba năm mới vẽ xong hình Bác. Nhiều họa sĩ đều vẽ Bác tĩnh nhưng ông vẽ hình động và tinh ý mới thấy trong một bức tranh mà Bác ở ba trạng thái khác nhau: Bác nói, Bác nghe và Bác nghĩ! “Soi kính lúp trên đôi môi của Bác sẽ thấy dòng chữ nhỏ Không có gì quý hơn độc lập tự do; soi vào tai sẽ thấy dòng chữ Đời đời nhớ ơn Bác Hồ vĩ đại và soi lên trán sẽ hiện ra dòng chữ Trung với Đảng, hiếu với dân!”. Phông bức tranh chân dung Bác Hồ được ông Thuận thiết kế bằng lá cờ Tổ quốc. Nếu đưa kính lúp vào sẽ lần lượt đọc được đầy đủ tiểu sử, Tuyên ngôn độc lập, Nhật ký trong tù và Di chúc của Bác. “Không tiền tuyệt hậu” Nghệ thuật thư pháp công phu được chia làm hai cách: viết như in và viết chữ chừa trắng tô đen. Cách viết đầu tiên, muốn viết một trang 13 x 19 cm phải mất hết 10 ngày mới hoàn thành; còn cách viết thứ hai, để hoàn tất một trang ông Thuận phải mất đến gần ba tháng! Chọn cuốn Việt Nam danh nhân từ điển với độ dày hơn 1.000 trang, ông gò lưng nắn nót suốt 10 năm trời nhưng chỉ được nửa cuốn. Để cho ra một trang chép tay như in, ngoài việc tỉ mỉ nắn nót từng dấu chấm phẩy, từng chân chữ, ông Thuận còn phải chia cột, chừa lề sao cho thật thẳng và đều nhau. Theo ông Thuận, muốn thế phải vừa viết từ trái sang phải và viết thụt lùi như chữ Hán từ phải sang trái. Bởi thế những trang sách viết tay của ông Thuận luôn làm người xem kinh ngạc vì đều tăm tắp, không một lỗi nhỏ. Một trang sách viết như in của ông Thuận (trái). Ông Thuận cầm cây viết có ngòi bút bắp chuối đã viết ra hàng chục trang viết khiến nhiều người kinh ngạc. Chữ X làm ông khốn khổ nhất vì rất khó viết sắc nét trong cái kẻ của nó và phải mất nửa tiếng gò đi gò lại ông mới vừa lòng. Trong khi chữ t dễ viết hơn cả. Sau này khi những trang sách viết tay của ông Thuận được đưa đi triển lãm ở Sài Gòn, Đà Lạt..., nhiều người bái phục trước bút pháp như thần của ông và học giả Nguyễn Hiến Lê đã phải ghi nhận là “không tiền tuyệt hậu!”. Chở chữ nghĩa rong chơi Năm 1970, không hiểu bằng cách nào mà ông Mai Thọ Truyền - Quốc vụ khanh đặc trách văn hóa của chính quyền Sài Gòn lại biết đến thư pháp công phu của ông Thuận nên có ý mời đưa tác phẩm vào Sài Gòn triển lãm. Tuy nhiên, số lượng trang sách lúc bấy giờ vẫn còn khiêm tốn và chưa đa dạng nên ông Thuận khất lần. Trong thư đề ngày 25-11-1970, ông Mai Thọ Truyền đặt vấn đề: “Năm 1962, ở New York, tôi có thấy một cuốn thánh kinh viết tay theo lối chữ Gothique sắc sảo như in và xưa gần mười thế kỷ. Cuốn tự điển của em nếu đem vào thư viện quốc gia hay viện bảo tàng, về sau sẽ có cái giá trị quý báu như thế. Sẵn thư viện sắp hoàn thành, tôi có ý mua để đặt vào một chỗ trang trọng lưu về hậu thế và tôi đề nghị 1 triệu đồng…”. Ông Thuận chưa nhận được số tiền tương đương 50 cây vàng lúc bấy giờ vì chưa hoàn thành cuốn sách. Đến năm 1973, ông quyết định chở chữ nghĩa của mình đi triển lãm theo lời mời của Hội Việt-Mỹ và Đại học Vạn Hạnh. Ngoài nửa cuốn Việt Nam danh nhân tự điển, ba trang thánh kinh viết tay bằng tiếng Pháp, hai lá bồ đề viết chữ bằng bút sắt, ông Thuận còn mang theo một số bức tranh do mình vẽ. Sinh viên Trường Mỹ thuật Gia Định, Viện Đại học Vạn Hạnh, Văn Khoa, Trường Y kéo nhau đến thưởng lãm. Ông Flood - Giám đốc Hội Việt-Mỹ Sài Gòn nhận định: “Người ta chỉ có thể phục sự kiên nhẫn vô biên của nghệ sĩ. Có lẽ công trình độc đáo của đời sống vị này chứa đựng một thông điệp triết lý nào chăng…” (nguyên văn tiếng Anh, Nguyễn Hiến Lê dịch). Còn Thượng tọa Thích Minh Châu - Viện trưởng Viện Đại học Vạn Hạnh thì ghi vào sổ: “Đây là một thiên tài đặc biệt và là một nghệ sĩ thật đáng lưu tâm để giới thiệu”. Ông Thuận chọn cuốn Việt Nam danh nhân tự điển để viết vì đó là cuốn sách ông yêu mến và những nhân vật trong đó đều xuất chúng, có người đã đổ máu giành độc lập cho đồng bào mình. Hôm triển lãm, ông Flood chỉ vào bìa sách đọc to bằng tiếng Việt dòng chữ “Việt Nam oai hùng bất khuất” và hỏi ông Thuận: “Bất khuất là gì?”. Giữa rất đông người xem, ông Thuận đưa cái chân cà nhắc tiến lên một bước rồi trả lời: “Bất khuất là không chịu quỳ gối!”. Khán phòng lặng im một hồi và sau đó vỡ òa tiếng vỗ tay… Giữ gìn tiếng Việt Đọc sách, đọc báo thấy in sai chính tả, câu chữ què quặt là ông viết thư, lặn lội đến bưu điện gửi thư phản ánh, đề nghị nói lại cho rõ. Một lần vào năm 2002, ông đến chợ Đồn ở Phú Trinh, Phan Thiết thấy bia địa chỉ đỏ “Nghĩa sĩ Cần Vương Cao Hành” viết hành quyết bằng “hành huyết”; “giành” thành “dành”, ông đã bất bình la lớn khiến bà con đi chợ hôm đó một phen lên ruột. Sau đó, ông tìm cách gặp chủ tịch tỉnh Bình Thuận để phản ánh và viết thư gửi đến Thành ủy TP Phan Thiết. Sau này khi đã sửa lại, Thành ủy Phan Thiết gửi thư cảm ơn, ông mới chịu thôi. Theo ông, thư pháp không thể chỉ viết bằng bút lông. Những tác phẩm thư pháp của ông cái thì viết bằng ngón chân cái và có cái ông lại viết bằng bàn chải đánh răng! Ông Thuận nói ông rất thích giai thoại về nhà thư pháp Trương Húc đời Đường bên Tàu, vị này dùng cả đầu tóc chấm mực để viết một bức tranh để đời. Tiếc thay, cơm áo, gạo tiền luôn đeo đuổi. Năm 2000, căn từ đường hơn 100 tuổi dột nát trầm trọng và có nguy cơ đổ sụp nên ông đành đổi tất cả tác phẩm của cả đời mình để lấy 2.000 USD sửa nhà. Bây giờ ông chỉ còn giữ lại vài trang của cuốn Việt Nam danh nhân tự điển và bức tranh Bác được chụp ảnh lại để lâu lâu lấy ra ngắm nghía, hoài niệm. Người đang sở hữu phần lớn tác phẩm của ông hiện ở TP.HCM. Mỗi khi thấy nhớ những đứa con tinh thần, ông liền đón xe đò vào ngồi hàng giờ bên những trang sách ố vàng. Lấy cho tôi xem bức tranh đen trắng có tên Suy tưởng mà chỉ cần xem là muốn từ bỏ ngay thuốc lá, ông nói: “Tài sản duy nhất của tôi chỉ còn bức tranh này nhưng nếu ai mua được giá khoảng vài trăm USD, đủ tiền mổ mắt thì tôi sẽ bán”. Ông nói khi mắt đã sáng, ông sẽ dùng thư pháp viết một bài thơ mà nhà thơ Vũ Hoàng Chương đã tặng ông mấy chục năm về trước. Kính bái Học giả, dịch giả Giản Chi-Nguyễn Hữu Văn PHƯƠNG NAM
    1 like
  10. Can Chi ngày sinh của Tôi là ngày Ất Mùi, nếu tính theo số LỤC NHÂM, thì hiện tại Tôi đang ở trong VÒNG 6. Trước tiên, Tôi tìm hiểu ý nghĩa cấu tạo của VÒNG 6 cho ta biết về những "sự" gì ? VÒNG 6 ...........................HOÁN ........PHỆ HẠP.........................QUẢI ...TỈNH.....................+.................KHIÊM ..........LÝ...................................BÁC ...........................PHONG - Hướng Nam, đó là sự lìa tan - Phong Thuỷ Hoán - Hướng Bắc, đó là sự thịnh lớn - Lôi Hoả Phong - Hướng Đông, đó là "Mạch nước ngấm không cùng" - Thuỷ Phong Tỉnh - Hướng Tây, đó là sự khiêm tốn - Địa Sơn Khiêm - Hướng Tây - Bắc, đang là sự bong ra từng mảng - Sơn Địa Bác - Hướng Tây - Nam, đang có sự quyết đoán - Trạch Thiên Quải - Hướng Đông - Nam, đang có sự cắn để hợp lại - Trạch Thiên Quải - Hướng Đông - Bắc, đang có nhắc nhở về "sự thận trọng trong đi lại" - Thiên Trạch Lý. Một người bạn có lời mời Tôi đi miền Nam, từ VÒNG 6 xét thấy, phía Nam đang có sự lìa tan, ứng hợp vào tháng nào đây ? Chắc là tháng Nhâm Ngọ vậy. Tôi thành thật cảm ơn bạn mình, và trả lời không thể đi được. Hướng Tây Nam đang có sự quyết đoán, lại có lưu "Lộc Tồn", tôi chiêm đoán rằng: cơ quan mà tôi đã làm việc, đang cân nhắc tiền thưởng cho một số cán bộ lão thành. Khi tính theo số ĐỘN GIÁP thì can ngày sinh Ất Mùi của Tôi cho tôi biết những thông tin gì đây ? .........................................Tân gia Mậu ..................Kỷ gia Canh................................Đinh gia Nhâm (Đinh gia Giáp) ....Mậu / Tân...............................+.......................Ất / Bính ...................Nhâm / Đinh................................Bính / Quý .............................................Canh / Kỷ Như vậy, Can ngày sinh của Tôi đang nhắc nhở tôi rằng: cần sự khiêm tốn vậy. ! Không biết số Thái ất của Tôi còn nói cho tôi biết thêm những thông tin gì đây. !
    1 like
  11. Theo tôi chúng ta chỉ đóng góp ủng hộ và không sở hữu bức tranh. Nhưng thành thật đề cập đến tình huống xảy ra là cụ tặng lại bức tranh cho người giúp cụ. Trường hợp người được tặng là tôi thì bức tranh này sẽ bán đấu giá dùng vào mục đích từ thiện.
    1 like
  12. Tôi không biết giá mổ hai mắt bao nhiêu tiền, nhưng ngày xưa tôi mổ hai mắt hết đúng 9. 000. 000 VND, tương đương 2 cây vàng thời đó (1998). Bây giờ có thê rẻ hơn so với vàng, nhưng chắc cũng phải 20. 000. 000 VND cho hai con mắt. Wild cứ đi hỏi giá đi. Tôi hy vọng sẽ có những người hảo tâm giúp cụ, như là hành vi bảo vệ, gìn giữ những giá trị văn hóa Việt.Tôi tin rằng cụ sẽ nhận, nếu chúng ta biết cách trình bày.
    1 like
  13. Buồn nhỉ? Những siêu cường trên thế giới này - là những nước phát minh ra đường sắt cao tốc thì lại không có mục đích dùng đường sắt cao tốc như là một phương tiện tiếp tục phát triển trong tương lai. Nếu nó là một phương tiện vận chuyển hữu hiệu thì chắn chắn trên đất nước các siêu cường đường sắt cao tốc đã đầy ra, chứ họ không phát triển sân bay và đường cao tốc như đã làm. May quá! Không phải mình mình có chỉ số IQ thấp. Hi.
    1 like
  14. Phương Hồng nghiên cứu 1 môn nào đó trên diễn đàn đi, cũng không phải không tiếp thu được, biết đâu sẽ khai thác được khả năng tiềm ẩn của mình ^^
    1 like
  15. Kin - Lưu Niên: Tượng quẻ chính là Vua, là Thượng Đế, vậy nên Đức sẽ vô địch. Còn trận chung kết, kết quả thế nào sẽ cần phải đợi tới lúc bóng lăn thì mới đoán tỷ số.
    1 like
  16. Winldlavender thân mến. Một thiên tài chỉ bán một cuốn sách có ngay 50 lượng vàng, nay bán cả tác phẩm tâm huyết của mình chỉ lấy vài trăm dol để mổ mắt thì đau lòng quá. Thiên Sứ tình nguyện tặng 200 USD cho ông mổ mắt và mong các quí vị có tấm lòng hảo tâm cùng đóng góp để giúp ông.
    1 like
  17. Chạnh lòng nhớ câu chuyện đã đọc lâu rồi và ở đâu không nhớ! Có một người đàn ông mù với cây gậy dò đường, bị chen lấn trong dòng người qua lại. Lẽ ra ông có quyền cất lên tiếng nói : bà con ơi xin hãy nhường đường cho kẻ mịt mờ ánh sáng như tôi! Nhưng ông lại nghĩ : Chen chúc giữa lòng đường chật hẹp để biết rằng chung quanh tôi vẫn còn có nhiều người và đời không quạnh vắng. Lời bình : Mở rộng cửa lòng mình qua cách nhìn lạc quan để thấy cuộc đời vẫn sắc màu.
    1 like
  18. Lá số nầy các cao thủ ngại mà không dám phán ;nếu đã đúng chính xác với giờ ngày tháng năm sinh rồi ... giải theo lá số , mệnh có cách ; Liêm -Xương hãm địa + phÁ- Xương ,thiếu niên táng mạng hay cũng bị tù tội lao lý ,cuộc đời long đong vất vã ; Liêm -Phá- Hỏa- Linh tự ải đầu đà ,chết về thắt cổ hay tự tử [ có thể do bi lụy về tình mà ra]
    1 like
  19. Hì hì, không biết làm sao được như Bác, chắc 34 năm nữa http://www.lyhocdongphuong.org.vn/forum/public/style_emoticons/default/grin.gif ... muh không biết được chưa :D
    1 like
  20. Xin góp thêm ý kiến bạn xem lại giờ nào thì đúng với bạn nhiều hơn .giờ Mão / dạng người thấp hay lùn ,tay chân ngắn ,nước da hơi trắng mặt vuông vắn hay tròn đầy đặn nhưng nhỏ ,trên tay hay chân có bị gẫy hay trật xương do bị tai nạn về xe cộ mà ra ,tánh tình bất nhất hay thay đôit thiếu lập trường ham thích đi chơi xa từ nhỏ đã sớm xa gia đình , hay cuộc đời từ trước tới nay nay đây mai đó thay đổi chổ ở và công việc luôn ,khi ra ngoài hay bị mang tai mang tiếng xấu không gây được thiện cảm với người bên ngoài ...hiện đang làm việc công tư chức có liên quan đến sư phạm ,giáo viên hay y tá ,được hưởng của phụ ấm hay tổ nghiệp đễ lại rất nhiều có nhà cửa cao ráo rộng rãi ; cha mẹ vất vã hay bệnh hộan đau yếu hình khắc bất hòa các con cái cũng không hợp tính với cha mẹ ,1 trong song thân là có người chấp nối ,anh chị em trong gia đình có tối đa là 3 gái nhiều hơn trai nhưng tất cả đều vất vã và ly tán trên đường đời , anh em không nhờ cậy và ít khi gặp mặt nhau ,có người anh chị cả chết non hay mang cố tật khi còn trong bụng mẹ . Hiếm con con cái chỉ có 1 lại phải mang cố tật từ khi mới lọt lòng mẹ ,có con dị bào cùng mẹ khác cha [nếu có] ;vợ dạng người gầy hơi cao dáng vẽ cục mịch ,nước da ngâm đen trênddaauf phải có vết sẹo to dài ,mắt nhỏ hay mắt 1 mí ; tiền bạc ăn xài khá rộng rãi bên ngoài dễ bị các nàng móc túi ,bản thân khá giả giàu có trong đời không mấy khi túng thiếu hay bận tâm đến cuộc sống sinh nhai . giờ Thìn / người thấp hơi ốm nhỏ người ,nước da ngâm mặt nhỏ dài ,răng thiếu hay thưa không đều ,dạ dầy yếu hay đau ,lúc nhỏ hay bị mụn nhọt ,khi ngũ hay bị nghẹt thở ở cuống họng ,trái cổ nổi cao to hay có bệnh về đường hô hấp ... khuông mặt buồn mắt lõm có quầng thâm , trông hơi khắc khổ khó tánh , khi đi ra ngoài thường hay bị tranh chấp về lời nói bạn bè thân người tốt thì ít kẻ tiểu nhân hãm hại thì nhiều,về tiền bạc ra ngoài ăn xài rất rộng rãi đối với người ngoài ,bên trong gia đình thì hơi bũn xĩn keo kiết với vợ con . Cha mẹ khá giả nhân đức hiền hậu và có tuổi thọ cao có danh chức chuyên về hành chánh ...;anh chị em trong gia đình chỉ có 3 người trai nhiều hơn gái ,anh chị em trong nhà không thuận hòa ,con cái có được 3-4 đứa có đứa là quí tử ,có con dị bào cùng cha khác mẹ [nếu có] vợ chồng chênh lệch nhau nhiều tuổi ,vợ xuất thân từ 1 gia đình có danh giá khá giả và có học thức ,thường là trưởng nữ nếu không cũng đoạt trưởng , vợ dạng người hơi cao [so với nữ] khuôn mặt dài đầy đặn da hơi ngâm ,to xương da thịt rắn chắc nặng cân ,tóc dày mũi cao dáng người thanh cao nghiêm nghị ít nói ngoại giao kém.
    1 like
  21. Chưa chắc đã man rợ đâu! Đấy cũng chỉ là một suy luận của các nhà khảo cổ thôi. Cũng như bức tranh miêu tả một Pharaon ném những đứa trẻ con xuống sông, được suy luận là một hình thức hiến tế man rợ. Nhưng thực ra đó là biểu tượng cho một sự minh triết sâu sắc hơn nhiều. Tất nhiên, cũng chỉ là một suy luận.
    1 like
  22. Quả bóng đá 3000 năm trước Những người Mesoamerica đã chế tạo ra nhiều loại cao su với những đặc tính khác nhau từ cách đây hơn 3.000 năm, trước khi Charles Goodyear ngẫu nhiên phát hiện ra hiện tượng lưu hóa cao su vào giữa thế kỷ XIX. Những nghiên cứu mới nhất của các nhà khoa học thuộc Học viện Công nghệ Massachusetts (MIT) cho thấy, người Aztec, Olmec và Maya thuộc khu vực văn minh Mesoamerica cổ đại đã biết cách tạo ra các sản phẩm cao su từ nhựa thiên nhiên được tìm thấy trong một số loại cây. Những người thợ làm cao su cổ đại thu hoạch nhựa từ các cây cao su rồi trộn nó với nước ép từ cây bìm bìm, thành phần giúp cho nhựa cứng bớt giòn hơn để tạo nên các sản phẩm cao su. Thông qua nghiên cứu, các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng, bằng việc thay đổi các tỉ lệ của hai thành phần này người ta đã tạo ra nhiều loại cao su có đặc tính khác nhau. Trong đó, một số loại cao su có tính đàn hồi rất cao có thể đã được dùng để tạo ra những quả bóng trong các trận bóng đá của người Mesoamerica. Một quả bóng làm từ nhựa cây của người Olmec. Ảnh: NatGeo. Theo những ghi chép của người Maya cổ đại, các trận thi đấu bóng đá của họ thường mang ý nghĩa tôn giáo – cầu phúc và trừ tà. Người Maya kết thúc các trận đấu của mình bằng một nghi lễ hiến tế mà bên thua sẽ bị chặt đầu. Thay đổi tỉ lệ các thành phần còn có thể tạo ra những loại cao su rất bền. Theo các nhà khoa học, đây có thể là vật liệu để tạo nên những chiếc dép xăng-đan bằng cao su của người Aztec mà các nhà thám hiểm Tây Ban Nha từng nhắc tới trong các ghi chép của mình. Các cây bìm bìm thường mọc ở bên cạnh cây cao su. Và ở một số nền văn hóa thuộc khu vực Mesoamerican, cả hai loại cây này đều được coi là những loại cây thần thánh. Chẳng hạn, do cây bìm bìm có thể tạo ra ảo giác cho con người, vì vậy chúng được sử dụng trong các nghi lễ tôn giáo. Khung thành được sử dụng trong các trận bóng của người Maya. Ảnh: Internet. Để có những bằng chứng chắc chắn cho kết luận của mình, Michael Tarkanian, chuyên gia thuộc Trung tâm nghiên cứu Vật liệu Nhân chủng học và Khảo cổ học thuộc Học viện MIT và các đồng sự của mình đã lấy nguyên liệu từ những cây cao su mọc và hoa bìm bìm mọc ở Mexico rồi đem về phòng thí nghiệm và chế tạo cao su theo cách của người Mesoamerica cổ đại. Tarkanian cho rằng, việc nền văn minh Aztec, Maya hay các nền văn minh khác đã có thể tạo nên các loại cao su tính năng cao hoàn toàn không khiến người ta ngạc nhiên. Mặc dù luôn bị coi là tộc người nguyên thủy, dã man nhưng những người Aztec lại có tinh thần khám phá khoa học rất cao. Những thí nghiệm mà họ từng tiến hành trong lĩnh vực luyện kim và nhiều lĩnh vực đã chứng tỏ điều này. "Khoa học, kỹ thuật và sự phát triển các kỹ năng nghề đã giúp họ cố gắng kết hợp các thành phần khác nhau để tạo ra cao su”, Tarkanian nói. Sau khi những nguyên liệu này được trộn với nhau, cần khoảng 10 phút để cao su hình thành và thêm 5 phút nữa để chúng cứng lại. Như vậy, những người thợ sản xuất cao su thời cổ đại chỉ có khoảng vài phút để tạo nên hình dạng cuối cùng của sản phẩm. Trong phòng thí nghiệm, Tarkanian và đồng sự của mình chủ yếu chế tạo những miếng cao su theo công thức của người Mesoamerica, tuy nhiên họ cũng đã làm một vài quả bóng. “Vào cuối học kỳ, chúng tôi đã chơi một trận bóng theo kiểu của người Mesoamerica. Đội thua đã bị chặt đầu”, Tarkanian nói đùa. Kết quả của chương trình nghiên cứu này sẽ được đăng tải trên tạp chí “Latin American Antiquity" số ra tháng tới. --------------- Cái nền văn minh Nam Mỹ này thật đáng kinh ngạc! http://www.lyhocdongphuong.org.vn/forum/public/style_emoticons/default/sad.gif Mỗi tội man rợ quá!
    1 like
  23. 1 like
  24. Quí vị và anh chị em quan tâm thân mến. Hôm qua mùng 2/ 7 2010 Câu Lạc Bộ của FPT tôi đã có buổi thuyết trình về tính khoa học của Phong thủy Lạc Việt. Tôi đã xác định trước tất cả những nhà quản lý của FPT là chỉ có Phong thủy Lạc Việt mới xác định được tính khoa học của nó, trên cơ sở tiêu chí khoa học cho một lý thuyết hoặc một phương pháp được coi là khoa học. Sau đó gần hai tiếng đồng hồ là sự trả lời những câu hỏi liên quan. Dưới đây là những hình ảnh minh họa cho buổi nói chuyện. Một góc mặt tiền của Tập đoàn FPT Trước giờ giao lưu Trong buổi nói chuyện có những câu hỏi phức tạp. Nhưng phần lớn không vượt ra ngoài những câu phản biện lặp lại nhiều lần trên diễn đàn và những thực tế mà tôi đã va chạm. Tuy nhiên có một vấn đề được đặt ra: - Sông Hồng và cả sông Mê Kong xuất phát từ Trung Quốc. Nếu có những sai lầm trong xây dựng giống như trấn yểm về phong thủy thì điều gì sẽ xảy ra? Tôi đã trả lời: - Nếu xét theo quan điểm Phong Thủy Lạc Việt thì họ không có khả năng này. Vì tất cả mọi yếu tố liên quan đến phía Nam Hà Đồ về độ số, quái vị đều bị sai. Nếu xét theo phương pháp ứng dụng của Phong thủy theo cổ thư chữ Hán thì chắc chẳng cần chờ đến bây giờ. Vấn đề còn lại là họ có khả năng làm điều này không. Một giải non sông còn lại của Việt tộc là một tổ hợp cấu trúc phong thủy hoàn hảo tồn tại tương đối độc lập với hình thể địa lý xung quanh xét về mặt phong thủy. Bởi vậy, nhưng sai lầm về kiến trúc trong xây dựng phong thủy của các quốc gia xung quanh sẽ ảnh hưởng rất ít tới Việt Nam. Buổi giao lưu đã kết thúc tốt đẹp.
    1 like
  25. Nếu đây chính là cái casino bị đóng cửa thì chắc nhiều người biết chủ của nó. Qua căn nhà này - hình nào khí đó - thì chủ của nó là người từng bỏ xứ ly quê, tay trắng tạo nên sự nghiệp. Tham vọng rất lớn. Nhưng tiếc thay, lại thiếu cân bằng giữa thực lực và ý chí của mình. Anh chị em xem lại các bài tập của anh chị em Phong thủy Lạc Việt khóa I về tòa nhà chung cư Thuận Kiều Plaza: Đây là hình thể gọi là "Nhị quỷ đài kiện". Dễ sinh tranh chấp , kiện cáo. Muốn khắc phục và sử dụng được tòa nhà này cần đập hai cái tháp có mái nhọn và làm lại mái ở giữa.
    1 like
  26. Bài số #13, chúng ta đã có ví dụ về VÒNG 8, hệ thống 60 can chi phối hợp với Hào từ của 8 quẻ thuộc Vòng 8. Nhận xét thấy: - Mỗi quẻ Dịch có 6 hào, ta ví dụ mỗi một Hào trong quẻ Dịch tương đương với đơn vị tính là một ngày. Như vậy, một vòng Dịch Can Chi sẽ tương đương với 60 ngày. Thuận tự hết 8 vòng, thì số ngày là: 60 x 8 = 480 ngày tương đương với 480 hào từ. - Khi người xưa quy định sự phối hợp Thiên can với quẻ Dịch, thì can Giáp - Nhâm phối với quẻ Càn, can Ất - Quý phối với quẻ Khôn. Từ nguyên nhân này, đã nảy sinh ra số "Trùng lưu" (Lão Tử gọi là Trùng hư), cụ thể như sau: - Số 1 ~ số 49 ==> Giáp Tý <=> Nhâm Tý - số 2 ~ số 50 ==> Ất Sửu <=> Quý Sửu - số 9 ~ số 21 ==> Nhâm Thân <==> Giáp Thân - số 10 ~ số 22 ==> Quý Dậu <==> Ất Dậu - số 11 ~ số 59 ==> Giáp Tuất <==> Nhâm Tuất - số 12 ~ số 60 ==> Ất Hợi <==> Quý Hợi - số 19 ~ số 31 ==> Nhâm Ngọ <==> Giáp Ngọ - số 20 ~ số 32 ==> Quý Mùi <==> Ất Mùi - số 21 ~ số 9 ==> Giáp Thân <==> Nhâm Thân - số 22 ~ số 10 ==> Ất Dậu >==> Quý Dậu - số 29 ~ số 41 ==> Nhâm Thìn <==> Giáp Thìn - số 30 ~ số 42 ==> Quý Tị <==> Ất Tị - số 31 ~ số 19 ==> Giáp Ngọ <==> Nhâm Ngọ - số 32 ~ số 20 ==> Ất Mùi <==> Quý Mùi - số 39 ~ số 51 ==> Nhâm Dần <==> Giáp Dần - số 40 ~ số 52 ==> Quý Mão <==> Ất Mão - số 41 ~ số 29 ==> Giáp Thìn <==> Nhâm Thìn - số 42 ~ số 30 ==> Ất Tị <==> Quý Tị - số 49 ~ số 1 ==> Nhâm Tý <==> Giáp Tý - số 50 ~ số 2 ==> Quý Sửu <==> Ất Sửu - số 51 ~ số 39 ==> Giáp Dần <==> Nhâm Dần - số 52 ~ số 40 ==> Ất Mão <==> Quý Mão - số 59 ~ số 11 ==> Nhâm tuất <==> Giáp Tuất - số 60 ~ số 12 ==> Quý Hợi <==> Ất hợi Như vậy, trong 24 ngày được gọi là "trùng lưu" này, thì số ngày thực tính mang thông tin, chỉ còn 12 ngày, vậy nên số "thông tin" thực có sẽ là 60 - 12 = 48, tương đương với một vòng Dịch Can Chi - Khi trải qua 8 vòng thì số "thông tin" là 48 x 8 = 384, tương đương với số hào của 64 quẻ Dịch. Ta có thể đưa ra một kết luận rằng: trong quá trình thực tính, thì tổng số hào của Kinh Dịch là 480 hào, được phân làm 8 vòng, mỗi một vòng là 60 hào tương đương với 60 can chi, trong mỗi một vòng thì số "trùng lưu" sẽ là 12. Từ đây, chúng ta nhận thức được tại sao LẠC VIỆT ĐỘN TOÁN chỉ dùng đơn vị số quẻ là 48. Nhưng bên trong số 48 này, vẫn ẩn tàng số "trùng hư", để thuận theo số chu kỳ của thời gian là 60. 480 HÀO LÀ SỐ THỰC CỦA KINH DỊCH.
    1 like
  27. Hàng nghìn người xem 'tượng Phật' nổi lên từ đất Một gò đất giữa vườn cao su bạt ngàn bỗng nhô cao và có hình dáng trông như Phật ngồi đã khiến hàng nghìn người dân tứ xứ đổ xô về chiêm bái. Kích thước gò đất có hình dáng tượng Phật dài khoảng 50 cm, ngang 30 cm được hình thành trong vườn cao su thuộc công ty cao su Bến Cát, ấp Rạch Bắp (An Tây, Bến Cát, Bình Dương). * Ảnh 'tượng Phật' nổi lên từ đất Theo nhiều người dân xung quanh và công nhân cạo mủ cao su, trước đó "tượng Phật" chỉ là gò mối bình thường. Vài ngày gần đây, gò đất này bắt đầu nhô cao. Đến sáng 30/6, hình dáng gò đất càng giống như tượng Phật đang ngồi thiền. Gò đất có hình tượng phật mọc lên giữa vườn cao su. Ảnh: Nguyệt Kiều. Thông tin "tượng Phật" nổi lên từ đất nhanh chóng lan xa, gây sự hiếu kỳ, tò mò trong dư luận. Dòng người đổ xô về xem đông nghịt làm náo loạn cả khu vực. Thậm chí nhiều tín đồ ở các tỉnh thành lân cận cũng lũ lượt thuê xe đến để xem, cúng bái. Chiều 30/6, tại khu vực xuất hiện ‘tượng Phật’ đã có hàng nghìn lượt người từ khắp nơi đổ xô về. Một loạt dịch vụ ăn theo cũng xuất hiện như bán nhang đèn, hoa quả... Để ngăn dòng người đổ xô về ngày một đông làm ảnh hưởng an ninh trật tự trên địa bàn, chiều cùng ngày, chính quyền địa phương đã phối hợp cùng Hội Phật giáo huyện Bến Cát tổ chức di dời gò đất hình "tượng Phật" về chùa Long Hưng Cổ Tự tại xã Tân Định (Bến Cát). Khi lực lượng chức năng di dời gò đất này đi, hàng trăm người dân đã đứng xung quanh chấp tay khấn vái. Dòng người và xe còn bám theo sau để tiễn đưa "tượng Phật" về chùa. Nhiều người cho rằng, rất có thể sau những cơn mưa vừa qua, do lực nước rơi đã làm xói mòn gò đất tạo nên "tượng Phật" đất này. Gò đất có hình tượng Phật mọc lên giữa vườn cao su khiến nhiều người xôn xao đem lễ vật đến cúng. Hàng nghìn người dân hiếu kỳ đổ đến xem, các dịch vụ ăn theo cúng bái gây náo loạn cả khu vực. Dòng xe ôtô từ Tp Hcm và các tỉnh thành cũng kéo về xem cúng bái. khối đất có hình tượng phật được đem về chùa. Nguyệt Kiều nguồn vnexpress.net
    1 like
  28. Tiếp tục tìm những thông tin về chữ Khoa Đẩu, PhucTuan thấy có một tài liệu cổ nhắc đến, đó là một bản phổ chí nói về quan hệ Việt - Chăm do tác giả Võ Văn Thắng đăng trên trang vannghedanang.org. Trong bài nghiên cứu trên, rất nhiều hướng nghiên cứu có thể gọi là rất mới về nước Chiêm Thành. Tuy nhiên tất cả những vấn đề trên chúng ta cũng cần phải xem xét kĩ lưỡng. PhucTuan sẽ bôi đen những đoạn thông tin đáng chú ý. Ngay ở đoạn đầu đoạn trích cuốn phổ chí có ghi chép rằng thủy tổ của những người Chiêm này là vua Lạc (Lạc Long Quân?). Truy tư ngã thuỷ tổ Lạc hoàng sinh hạ ngã tộc. Thượng cổ thời cựu/phấn tích tại Thanh Lam động, hiệu Việt Thường bộ, trung cổ di vu Lâm Châu (kim Lâm Bình địa), cận cổ di vu Đà Bàn (kim Bình Định địa) cải hiệu Chiêm Thành quốc, yểm hữu Thanh Hà (kim Thanh Hoa địa) dĩ nam chí Thạch Bi động (kim Thuận Thành địa) kế thế tương truyền quốc chủ hữu lục thập bát thế kỷ (cựu thổ âm xưng dung anh). Phàm tôn tộc thế hệ giai dụng khoa đẩu tự biên lục. Từ thời thượng cổ sinh sống tại động Thanh Lam đối chiếu với chú thích như sau: Căn cứ vào cách nói ở một chỗ khác trong phổ chí, Thanh Lam được hiểu là vùng Lam Sơn, Thanh Hoá. (Xem chú thích 28,29). Hiệu là bộ Việt Thường, liệu có phải những người Chiêm Thành này gốc gác tổ tiên cũng nằm trong những bộ mà các vị vua Hùng đã cai trị. Vì một lí do nào đó, có thể là do sự xâm chiếm của các dân tộc khác nên một bộ phận những người này đã di cư và trở thành những người Chiêm. Thời trung cổ dời vào Lâm Châu (nay là đất Lâm Bình[6]), thời cận cổ lại dời vào Đà Bàn (nay là đất Bình Định), đổi hiệu là nước Chiêm Thành, bao trùm cả Thanh Hà (nay là đất Thanh Hoa), về nam tới động Thạch Bi (nay là đất Thuận Thành[7]), tiếp nối các đời làm chủ đất nước, gồm 68 thế kỷ (đất cũ thổ âm gọi là “dung anh”) Các thế hệ đều dùng chữ khoa đẩu[8] để biên chép. Đoạn giải thích có ghi: [8] Theo truyền thuyết được chép trong Nghệ Văn Chí của Hán Thư thì vào cuối đời Hán Vũ Đế (140-67 tr C.N.), Lỗ Cung Vương phá nhà Khổng Tử để mở rộng cung thất mà được mấy chục thiên Thượng Thư, Lễ Ký, Luận Ngữ, Hiếu Kinh dấu ở trong vách và đều chép bằng thứ chữ cổ. Lỗ Cung Vương thấy hình thể các chữ cổ ấy ngoằn ngoèo, bèn cho là hình những con nòng nọc, do đó mà có danh từ khoa đẩu văn.(Nguyễn Văn Dương, Lược sử chữ Hán). Theo cách viết ở một đoạn sau của phổ chí này, thì khoa đẩu được hiểu là dùng để chỉ chữ Chiêm, một loại chữ cũng có dạng ngoằn ngoèo.( Xem Chú thích 10 và 27) PhucTuan không cho rằng chữ Khoa Đẩu ở đây ám chỉ chữ của Chiêm Thành. Trong đoạn chép có ghi là các thế hệ đều dùng chữ Khoa Đẩu để ghi chép. Nếu như thực sự tổ tiên họ ở Thanh Hóa, vậy thì chữ Khoa Đẩu mà các nhà khảo cổ học đã tìm thấy ở vùng Thanh Hóa mới thực sự là chữ viết của họ. Những điều này lại thật là trùng hợp qua những bằng chứng khảo cổ học ở Thanh Hóa, hay những chữ Khoa Đẩu còn sót lại trong hệ thống những chữ Mường. Qua những ghi chép trong cuốn phổ chí qua các đời từ rất lâu nên rất có thể chữ Chiêm (chữ Khoa Đẩu) của họ cũng là xuất phát từ chữ Khoa Đẩu cổ. Bản thân những chữ Khoa Đẩu cũng đã bị tàn phá rất nhiều nên khi những người "Việt" này di cư vào vùng trung xen lẫn với người dân bản địa và dựa trên nền chữ Khoa Đẩu cổ sáng tạo ra một bộ chữ mới cũng là điều rất có thể. Giả thiếṭ những suy diễn trên là đúng, chữ Chiêm ngày nay là cũng là một sản phẩm từ chữ Khoa Đẩu thì lại có một điều trùng hợp nữa. Trong một bài nghiên cứu có tựa đề là Tiếng Chàm có thể là nguồn gốc văn tự Phi Luật Tân (Philipines) http://www.lyhocdongphuong.org.vn/diendan/...?showtopic=9497 Điều này có vẻ đúng với giả thiết của bác Thiên Sứ là đã có một cuộc di dân của người Việt cổ ra khác các vùng lân cận. Những người Việt cổ này chỉ mang được những gì rất ít ỏi còn sót lại của một nền văn minh khác. Trải qua bao các thế hệ những giá trị này đã bị hao mòn đi không ít, nhưng cái gốc của nó thì thực sự vẫn còn. Tư bổn tộc niệm dĩ ngã tộc nguyên cư đồng căn, tán cư tứ chánh, thiên các nhất phương, nhược vô phổ chí, hậu thế thất truyền, khủng chí vân nhưng vong khước thân thân chi nghĩa, nãi đồng hội kê thượng cổ, trung cổ, cập cận cổ thế hệ, tắc tự biên khoa đẩu. Dịch: Lúc bấy giờ trong tộc nghĩ rằng tộc ta nguyên thuộc cùng một gốc, nay rải rác ở tứ phương mỗi người một ngả, không có phổ chí thì đời sau thất truyền, sợ đến nỗi quên mất cái nghĩa bà con, bèn cùng kê các đời từ thượng cổ, trung cổ cho đến cận cổ đều viết bằng chữ khoa đẩu.[24] Tự ngã Tiên công quy Trần chi nhật Trần triều nghi ngã dân hữu biệt dạng tự chỉ, khủng sinh biệt dạng âm thư, nghiêm cấm học Chiêm văn tự Dịch: Kể từ thời Tiên công ta về với nhà Trần, triều Trần nghi dân ta có dạng chữ riêng, sợ sinh ra có tiếng nói và sách vở khác biệt , nên nghiêm cấm việc học chữ Chiêm. Qua 2 đoạn trên ta thấy rằng trong ý đoạn văn chữ Khoa Đẩu và chữ Chiêm Thành phải là 2 dạng chữ viết khác nhau. Nếu như coi Khoa Đẩu là chữ Chiêm thì có lẽ là một sai lầm. Chữ Khoa Đẩu như là một biểu tượng văn hóa của cha ông họ, là cái mà họ nghĩ về cội nguồn, tình nghĩa, chỉ được ghi chép những điều gì thuộc về̀ thượng cổ, trung cổ, cận cổ. Chữ Khoa Đẩu này hẳn phải là một loại chữ cổ hơn chữ Chiêm. Dưới đây là bài nghiên cứu về bản phổ chí: MỘT BẢN PHỔ CHÍ NÓI VỀ QUAN HỆ VIỆT – CHĂM (Kỳ 1) I. GIỚI THIỆU Trong các tài liệu có tính chất phổ thông, nước Chiêm Thành (hay Champa) thường được nhắc đến như là một vương quốc hình thành ở vùng đất miền Trung Việt Nam, I. GIỚI THIỆU Trong các tài liệu có tính chất phổ thông, nước Chiêm Thành (hay Champa) thường được nhắc đến như là một vương quốc hình thành ở vùng đất miền Trung Việt Nam, từ khoảng thế kỷ II và tồn tại đến thế kỷ XVII. Lãnh thổ của vương quốc này ở thời kỳ rộng lớn nhất bao gồm từ Quảng Bình đến Bình Thuận ngày nay. Lịch sử của nước Chiêm Thành được viết chủ yếu dựa theo các nguồn tư liệu của các nhà du hành và sử gia Trung Quốc, cùng một số văn bia chữ Phạn và chữ Chăm. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, một số nhà nghiên cứu về Đông Nam Á và Việt Nam muốn xác định lại khái niệm Champa. Theo đó, không nên hiểu Champa như một quốc gia với một lịch sử mạch lạc và liên tục do các sử gia thế kỷ XX khái quát nên. Champa được nhìn nhận như là một từ chỉ chung cho nhiều vương quốc hoặc nhiều tiểu quốc cùng tồn tại ở dải đất miền Trung và có những thời kỳ thịnh suy không đồng đều.[1] Cách nhìn này có tác dụng gợi mở một số giả thuyết mới trong việc nghiên cứu văn minh Champa, đồng thời cũng thúc đẩy việc tìm kiếm thêm những nguồn tư liệu mới. Bài viết này giới thiệu một bản phổ chí hiện được cất giữ trong một gia đình ở một làng miền Trung Việt Nam, trong đó chứa đựng những thông tin mới mẻ về mối quan hệ Việt - Chăm và về sự hình thành cư dân ở miền Trung Việt Nam vào thế kỷ XIV, XV. Bản phổ chí được viết bằng chữ Hán, gồm 24 trang khổ 15 x 30. Ở trang đầu có ghi dòng chữ lớn: Đà Sơn, Đà Ly nhị xã Phan tộc phổ chí (Phổ chí của tộc Phan hai làng Đà Sơn và Đà Ly). Dòng đầu của phổ chí cho thấy phổ chí này được viết vào năm 1806[2]. Từ trang 2 đến trang 7 là phần lược thuật về lịch sử của tộc, trong đó nói rằng tổ tiên của tộc đã từng là người đứng đầu của một vùng. Từ giữa trang 7 đến trang 24 là phần liệt kê các thế hệ tổ tiên của tộc, bắt đầu từ ông tổ chết vào đầu thế kỷ XV, được xem là đời thứ nhất, đến ông tổ đời thứ mười ba. Cuối tập phổ chí, những người biên soạn tự xưng là con cháu thế hệ mười bảy. II. PHIÊN ÂM, DỊCH VÀ CHÚ THÍCH Trong phạm vi một bài viết, chúng tôi xin chọn giới thiệu 7 trang đầu và một trang về vị tổ đời thứ ba, là phần chứa nhiều thông tin mới lạ nhất trong tập phổ chí. Chúng tôi muốn được lưu ý là: Bản phổ chí có khá nhiều chi tiết xem ra có vẻ phi lý và nhầm lẫn, tuy nhiên, nếu được xử lý như một nguồn tư liệu dân gian, thì có khi những điều phi lý, nhầm lẫn lại trở nên chấp nhận được và có ý nghĩa. Phiên âm: Đà Sơn Đà Ly nhị xã Phan tộc phổ chí. Gia Long bính dần ngũ niên tứ nguyệt thập tứ nhật. Phan tộc Đà Sơn xã trưởng phái tự tôn Phan Tấn Nguyên, Đà Ly xã thứ phái tự tôn Phan Hữu Nga, đồng bổn tộc đẳng. Kê Nhơn vì Tiên công cao cao tổ huý nhật hội tề truy lục tộc phổ sự. Truy tư ngã thuỷ tổ Lạc hoàng sinh hạ ngã tộc. Thượng cổ thời cựu/phấn tích tại Thanh Lam động, hiệu Việt Thường bộ, trung cổ di vu Lâm Châu (kim Lâm Bình địa), cận cổ di vu Đà Bàn (kim Bình Định địa) cải hiệu Chiêm Thành quốc, yểm hữu Thanh Hà (kim Thanh Hoa địa) dĩ nam chí Thạch Bi động (kim Thuận Thành địa) kế thế tương truyền quốc chủ hữu lục thập bát thế kỷ (cựu thổ âm xưng dung anh). Phàm tôn tộc thế hệ giai dụng khoa đẩu tự biên lục. Đãi ngã hậu chúa cống sứ Trung Hoa, mục đỗ Trung Hoa văn hoá dĩ triêm nhập ngã lân bang chi Giao Chỉ, Tượng Quận đẳng bộ, gia gia kinh sử, xứ xứ canh vân, phi như ngã quốc tục tiễn mộc, bá hoà, phần sơn thực mạch chi lậu tập giả tỉ. Chúa tâm khoái mộ, nhơn triệu Trung Hoa tú sĩ sổ thập bối, dẫn hồi giáo ngã tôn tộc quốc dân. Hậu chúa niên lão, sách hoàng trưởng tử vi Phó chúa, sai tú sĩ Trịnh Giác Mật phụ đạo Phó chúa tại Đà Giang biệt trướng. Hậu chúa hoằng ai báo chí nguỵ Mật (x) sát Phó chúa, tự lập vi Đà Giang quốc vương. Ngã Tiên công thị hậu chúa hoàng đệ, văn nguỵ Mật nội hữu thập bối tú sĩ, ủng binh thanh ứng, ngoại hữu Tàu ô, Ngô binh trấn chư hải khẩu, ngã Tiên công liệu lực bất chi, nãi uỷ Thượng Thành động (kim Qui Nhơn đồn) Bí động trưởng thủ quốc, công phụng quốc tỉ, đồ tịch, tộc phổ bôn Giao Chỉ cầu yết Trần chúa khất sư trụ Mật. Trần chúa giá dĩ quốc nữ, khuyến công lưu cư, sai tướng phù Mật thu Đà Giang địa. Quốc nội nha tướng hiệp chư châu trưởng, động trưởng ủng lập Bí động trưởng vi quốc chúa. Như Trần cầu hôn, Bí chúa nhập nhoá, nha tướng Sạ Đẩu tiếm xưng quốc chúa, cử binh cự Trần, tranh Đà Giang địa. Trần chúa nộ, hưng sư tiến thảo, phù hoạch Sạ Đẩu. Thời Trần quan binh vãn ngã quốc, kiến quốc tục hủ lậu, hồi thân, Trần chúa khuyến ngã Tiên công cập Bí chúa quân dĩ quốc tế phong quan tước, hồi hiểu thổ trưởng, tù trưởng thuận hiệp Chiêm Thành, Giao Chỉ vi nhất quốc tỉ đắc đồng hoá, sĩ trí phú cường, lánh phân chủ trị. Ngã Tiên công tự niệm dĩ ngã quốc chúa hoăng, tướng bạn, địa tước dân bần, thế nan tự chủ, thỉ thính Trần chúa chi ngôn. Trần chúa thụ ngã Tiên công dĩ Đô chỉ huy sung thập tam châu kinh lược chiêu dụ xử trí sứ. Công lãnh chỉ hành hiểu các châu động quan dân hàm giai quy thuận. Công thân hồi thỉnh cấp ngưu canh điền khí tịnh thỉnh phát Giao Chỉ sảo thức văn tự nhàn thục nông nghiệp chi dân. Hứa công lãnh tựu các xứ thiết lập trang trại phân trú, (x) tập ngã thổ dân dĩ văn tự canh giá đẳng sự. Công cải các châu tù trưởng vi lệnh doãn quan, trí các động trưởng, lại trưởng vi cai trại tri thâu đẳng chức. Mỗi trại cấu thương lượng trữ điền túc chi cấp quan dân cập hoà ương điền khí đẳng chủng. Vãn Trần Trùng Quang nhị niên, thổ dân tiến hoá ước dĩ thái bán, công thân thỉnh phân Hoá Châu tự ải Vân Trà Ngâm động (kim Câu Đê xã) dĩ nam chí Trà Khúc động (kim Tư Nghĩa phủ) lập nhứt Đà Bàn huyện (chỉ cải Điện Bàn huyện địa, kim quát tận Quảng Nam dinh tứ chí), thiết điền số thượng hạ nhị tổng, mỗi tổng cai trị thập xã, mỗi xã khán thủ tam ngũ thập trại. Đinh tắc Giao dân, thổ dân đồng nhứt ngạch tịch. Địa tắc công tư điền thổ các biệt phân canh. Tồn như thổ dân gián hữu chấp mê cổ tục bất thuận tùng hoá dã, tắc thính biệt thôn sách, các trí phu trưởng kiểm thủ dĩ biểu nhứt thị đồng nhơn chi nghĩa. Thân văn, Trần chúa gia tưởng vân: thác thổ khai canh bất phụ chỉ huy chức trách, hoá dân thành tục, quả thù xử trí quyền nghi, chỉ tứ Thành hoàng tướng quân Thuận quốc công tước, cấp hứa trại điền tự Trà Ngâm động chí Lầu Cấu (kim Quan Quê xã), Nội Đồng (kim Đà Ly xã), Trà Na (kim Đà Sơn xã), Nô Cố (kim La Bông, La Châu, Phú Sơn tam xã), Đồng Quan (kim Cẩm Toại xã), Phủ Thượng (kim Tích Phú xã) đẳng động cai ngũ thập trại, nhận thâu lương túc dĩ cung gia quyến chi nhu, truyền tử lưu tôn vĩnh vi thế lộc. Thiểu đáp gia huân, dụng chiêu (x) mạng, công cụ xuất sản bửu hoá cống tạ, thân khất cáo lão trí sự, thừa chỉ sai nhị công tử đại lãnh phụ tước kinh lược các châu động trại, thính tự quyền nghi, tuỳ địa xử trí doãn hiệp cai phụ tiền mao hiệu thành trọng thưởng. Nhị công tử lãnh chỉ thời ngã tiên công hồi thiết tư phủ tại Đà Sơn xã, Trà Na trại, công trí các cai trại Kiều Lệnh vi xã trưởng, cựu động trưởng Đỗ Tuyết vi tri thâu, Nguyễn Đăng khán thủ tuỳ hầu công phủ. Trưởng công tử (Công Chánh) thiết công phủ tại Đà Câu xã (kim cải Lạc Câu), thứ công tử (Công Nhâm) thiết công phủ tại Nội Đồng trại (kim Đà Ly xã) thiết huyện nha tại Kỳ La trại (kim Đà Ly địa). Cập văn Hồ tướng quốc di Trần tộ, Tiên công triệu nhị công tử hồi, vị: nhị tử hệ Trần ngoại sanh, Trần tộ nhược di, tảo liệu như hà dĩ miễn hoạ cập. Trưởng công tức thân thỉnh thị dưỡng song thân từ chức tỵ nạn, gia quyến nhưng cư Đà câu phủ đệ, công hồi tùng phụ thị dưỡng. Thứ công tận thâu trại tịch, tiến yết Hồ công, trá xưng bái hạ tân chánh, phụng lãnh Hồ triều chỉ mạng dĩ tỵ hiềm nghi. Hồ công tứ yến, nãi chỉ sai công nhận Giao Chỉ lưu dân, giải Trần tôn thất, Ngô bạn dân, phân tháp các trại khẩn điền. Công niệm dĩ Trần hệ mẫu tộc, công tuân nhận, hồi xuất thương túc, sức cấu gia cư, mỗi táo cấp điền ngũ mẫu hoặc thất mẫu quản nghiệp. Hồ Khai Đại nhị niên, công thân tự tiền thiết mỗi xã kiêm khán tam ngũ thập trại, kim thừa phân tháp Trần dân, Ngô dân dữ tứ chánh lưu dân tấu tập nhật đa, nhứt xã chi trưởng nan năng châu tất, thỉnh hứa công lượng tuỳ mỗi trại điền thổ quảng hiệp, hộ khẩu đa thiểu, cải trại vi xã, thôn, phường, ấp, các trí xã trưởng cai trị tỷ dị kiềm phòng. Hồ công doãn hứa. Công nãi cải trại, tăng thiết tổng xã, hựu cải Nội đồng, Kỳ La, La Hồng đẳng trại vi Đà Ly xã, trí động truởng cai trại Phùng Văn Mươi vi xã trưởng, cựu xã trưởng Ung Văn Lào vi tri thâu, khán thủ công vụ (công chủ các tổng xã, tự chỉ tuy tồn nhưng bất biên nhập ( ) bổn tộc phổ ngoại). Khai Đại tam niên tứ nguyệt thập tứ nhật, Tiên công hoăng, công hồi cư tang, tứ niên chánh nguyệt sơ thất nhật tiếp ngộ mẫu tang, công suất gia quyến lưu cư Đà Ly phủ đệ, công dữ công huynh đồng cư vu tiên công phủ đệ dĩ chí chung lão. Tư bổn tộc niệm dĩ ngã tộc nguyên cư đồng căn, tán cư tứ chánh, thiên các nhất phương, nhược vô phổ chí, hậu thế thất truyền, khủng chí vân nhưng vong khước thân thân chi nghĩa, nãi đồng hội kê thượng cổ, trung cổ, cập cận cổ thế hệ, tắc tự biên khoa đẩu. Tự ngã Tiên công quy Trần chi nhật Trần triều nghi ngã dân hữu biệt dạng tự chỉ, khủng sinh biệt dạng âm thư, nghiêm cấm học Chiêm văn tự, trí kim cựu phổ tuy tồn kim bất thức tự, thất tường cổ nhân danh tích, chỉ đồng mặc ký ngã liệt tiên tổ di ngôn, lược trần sự khoản, lưu chiếu kỳ Lạc Câu, Trà Sơn, Trà Kiệu, Bảo An, An Hoà, Bàn Lãnh, Câu Nhí, Phú Sơn, Tích Phú, Câu Đê, Quan Quê, Hoá Quê, nguyên dữ ngã đồng tông chi các Phan tộc tộc trưởng. Kim nhật toàn vô hội diện, trí nan tường cứu hiệp biên, triếp cảm cung thự ngã tiên công vi đệ nhất đợi cao tổ, cẩn tuỳ thế thứ lịch kê vu hậu, tỷ ngã hậu nhân y thức tục biên lưu thuỳ vạn đợi vĩnh viễn vô cương, tư cung lục. Kê Đệ nhất đợi cao cao tổ khảo khai lập Điện Bàn huyện, Trần phong Thành hoàng Thuận quốc công Phan Công Thiên tiên công chi vị. (Thường niên chánh nguyệt sơ lục nhật lễ sinh, tứ nguyệt thập tứ nhật lễ kỵ) Mộ táng xã nội Nhiêu Trà Na xứ, Phan Địch thổ. .. .. .. Đệ tam đợi cao tổ khảo Lê phong Thuận Hoá hầu Phan Công Minh quí công chi vị . (Nhị nguyệt sơ tứ nhật lễ sinh, thập nhị nguyệt sơ bát nhật lễ kỵ) Mộ tại Bàu Môn thượng xứ, thổ phụ. .. .. Công thiếu chí bất thần Hồ, thường du lương túc trạch văn võ chi tinh nhuệ giả, cấp thực phân giáo tự Điện Bàn dĩ nam các xứ hoàng đinh, cường giả tập võ, nhược giả học văn, tự thất bát tuế chí thập thất bát tuế nhi đồng thành đạt giả đa số. Công đệ trách dĩ hư phí, công vị: ngã thị Chiêm chủng, vi Trần ngoại tôn, tư Trần hữu tru di ngụy Mật, nghịch Đẩu chi công, doãn thù quốc phẫn, bất cảm bội đức cam thọ thử thập tam châu vi vô chủ chi khư, ngã thổ địa, ngã nhân dân phi Hồ tặc sở đắc nhi hữu, khước cảm nhưỡng đoạt, huỷ ngã tổ quốc động tháp, phúc ngã ngoại tổ tôn lăng, ngã khởi cam tâm toạ thị, ngã sĩ binh tinh thực túc, ngã quyết thừa cơ thu phục cố địa. Tiếp văn Lê hoàng khởi nghĩa, công vị: Lê chủng bổn Thanh Lam động nhân, đồng ngô Chiêm môn, công tức xuất xi biến dụ các châu huyện bị biện lương tiền cập sơn hải sản thực cống hiến Lê binh, tuyển nạp tráng sĩ tùng Lê vũ dực, Lê chúa nhậm tạ. Cập Lê đại định, hậu tứ phong công dĩ hầu tước. .. .. .. VÕ VĂN THẮNG [1] Xem: Keith W. Taylor, The Early Kingdoms, in Nicolas Tarling (ed.) The Cambridge History of Southeast Asia, Vol I, Cambridge University Press, 1994, tr 153. - Trần Quốc Vượng, Miền Trung Việt Nam và Văn Hóa Champa, Tạp chí Nghiên Cứu Đông Nam Á, số 4/1995, tr. 8-24. [2] Căn cứ vào loại giấy, dạng chữ viết, nội dung văn bản và sau khi tham khảo ý kiến của một số nhà chuyên môn, chúng tôi tin rằng niên đại này là đúng. MỘT BẢN PHỔ CHÍ NÓI VỀ QUAN HỆ VIỆT – CHĂM (KỲ 2) Dịch nghĩa: Phổ chí tộc Phan hai làng Đà Sơn và Đà Ly Ngày mười bốn tháng tư năm Bính Dần, niên hiệu Gia Long năm thứ năm[1]. Ông Phan Tấn Nguyên, là cháu tự tôn của phái trưởng tộc Phan làng Đà Sơn[2]. Ông Phan Hữu Nga, là cháu tự tôn của phái thứ tộc Phan làng Đà Ly[3]. Cùng các ông trong tộc Phan. Kê Nhơn vì Nhân ngày lễ kỵ Tiên công cao cao tổ, cùng nhóm họp lại để làm việc truy lục tộc phổ. Nhớ lại, thuỷ tổ chúng ta là vua Lạc sinh ra tộc chúng ta. Thời thượng cổ sinh sống tại động Thanh Lam[4], hiệu là bộ Việt Thường[5], thời trung cổ dời vào Lâm Châu (nay là đất Lâm Bình[6]), thời cận cổ lại dời vào Đà Bàn (nay là đất Bình Định), đổi hiệu là nước Chiêm Thành, bao trùm cả Thanh Hà (nay là đất Thanh Hoa), về nam tới động Thạch Bi (nay là đất Thuận Thành[7]), tiếp nối các đời làm chủ đất nước, gồm 68 thế kỷ (đất cũ thổ âm gọi là “dung anh”). Các thế hệ đều dùng chữ khoa đẩu[8] để biên chép. Đến lúc ông hậu chúa chúng ta đi sứ triều cống Trung Hoa, thấy tận mắt nền văn minh Trung Hoa đã thâm nhập vào các lân bang của chúng ta là hai bộ Giao Chỉ và Tượng Quận, nhà nhà kinh sử, xứ xứ cày bừa, không như tập tục lạc hậu của nước ta chỉ biết đốn cây, gieo lúa, đốt núi trồng ngô. Chúa lấy làm khoái mộ, nhơn đó mời vài mươi “tú sĩ’’ (người tài giỏi) Trung Hoa đưa về bày dạy cho dân trong nước ta. Hậu chúa già, giao cho con trai cả làm Phó chúa, sai tú sĩ Trịnh Giác Mật theo giúp Phó chúa tại dinh riêng Đà Giang. Khi nghe tin Hậu chúa chết, ngụy Mật bèn giết Phó chúa, tự lập làm vua nước Đà Giang. Tiên công chúng ta là em ruột hậu chúa, nghe tin ngụy Mật bên trong thì có mấy mươi tú sĩ hò hét ủng hộ, bên ngoài thì có lính Ngô, lính Tàu ô trấn giữ các cửa biển, tiên công ta liệu sức không thể chống lại được, bèn uỷ quyền cho ông Bí, động trưởng động Thượng Thành (nay là đồn Quy Nhơn) giữ nước, còn Tiên công mang quốc ấn và các giấy tờ sổ sách của tộc chạy sang đất Giao Chỉ, tìm đến vua nhà Trần, xin binh tướng về diệt Mật.[9] Vua nhà Trần gả (cho tiên công) một quốc nữ [10] và khuyên tiên công ở lại, rồi sai tướng đi đánh bắt ngụy Mật thu hồi đất Đà Giang. Trong nước, các tướng họp với các ông châu trưởng, động trưởng tôn lập ông Bí động trưởng làm quốc chúa. (Ông chúa Bí) cầu hôn nhà Trần, khi ông chúa Bí đi làm rể, viên tướng Sạ Đẩu chiếm ngôi quốc chúa, cử binh đánh Trần, tranh đất Đà Giang. Vua Trần tức giận, cử binh đánh bắt được Sạ Đẩu[11]. Quan binh nhà Trần đến nước ta, thấy phong tục nước ta lạc hậu, trở về tâu vua, vua Trần khuyên Tiên công ta và Bí chúa nên theo phép rể của nhà vua mà lãnh quan tước trở về bàn với các ông thổ trưởng, tù trưởng thuận hiệp Chiêm Thành và Giao Chỉ thành một nước để cùng tiến hoá đợi đến lúc giàu mạnh sẽ chia ra tự chủ.[12] Tiên công ta tự nghĩ rằng nước ta chúa đã chết, tướng làm phản, đất hẹp, dân nghèo, thế khó tự chủ, nên nghe theo lời vua nhà Trần.Vua Trần phong cho Tiên công chúng ta chức Đô chỉ huy kinh lược chiêu dụ xử trí sứ coi trong mười ba châu.[13] Ông lãnh chỉ đi chiêu dụ, quan dân các châu động đều quy thuận.Ông trở về xin (vua Trần) cấp trâu bò, dụng cụ làm nông đồng thời xin một số dân Giao Chỉ đã thuần thục nghề nông và biết một ít chữ nghĩa. Vua nhà Trần cho ông trông coi các xứ, thiết lập trang trại chia nhau để ở, dạy cho thổ dân chúng ta học hành và cày cấy. Ông đổi các chức châu trưởng, tù trưởng thành chức lệnh doãn quan, đặt các chức động trưởng, lại trưởng thành các chức cai trại, tri thâu. Mỗi trại dựng kho để chứa lúa dùng vào việc chi cấp cho quan và dân và chứa các thứ lúa giống, nông cụ. Đến năm thứ hai niên hiệu Trùng Quang[14], ước hơn nửa số dân trong xứ đã tiến hoá, công thân thỉnh phân Hoá Châu từ động Trà Ngâm Aỉ Vân (nay là làng Câu Đê[15]), phía nam đến động Trà Khúc (nay là phủ Tư Nghĩa[16]) lập một huyện Đà Bàn (chỉ của vua sửa lại là huyện Điện Bàn[17], nay bao quát toàn bộ dinh Quảng Nam), chia số ruộng đất ra làm hai tổng, thượng và hạ, mỗi tổng cai trị mười xã, mỗi xã trông coi vài mươi trại. Về dân số thì dân Giao Chỉ và dân địa phương cùng chung một ngạch tịch, về ruộng đất thì phân ra các loại công điền, tư điền và đều chia ra để canh tác. Trong số dân địa phương, có người còn chấp mê tập tục cũ, không thuận theo sự khai hoá ấy thì chia ra ở riêng thôn sách có các phu trưởng kiểm tra, quản lý, nêu ra cách đối đãi coi mọi người như nhau. Vua nhà Trần gia khen rằng: Mở mang, khai khẩn đất đai, không phụ chức trách chỉ huy, giáo hoá nhân dân thành nề nếp xứng đáng với quyền nghi xử trí, ban tước “ Thành hoàng tướng quân thuận quốc công”, cấp cho trang trại ruộng đất từ động Trà Ngâm cho đến các động Lầu Cấu (nay là làng Quan Quê), Nội Đồng (nay là làng Đà Ly), Trà Na (nay là làng Đà Sơn), Nô Cố (nay là ba làng La Bông, La Châu, Phú Sơn), Đồng Quan (nay là làng Cẩm Toại), Phủ Thượng (nay là làng Tích Phú)[18] cai quản 50 trại, thu nhận lúa thóc để chi dùng cho gia quyến, truyền cho con cháu muôn đời hưởng lộc. Để đền đáp ân huệ của vua, ông mang các thứ sản vật quý để cống tạ, và xin được nghỉ vì tuổi già. Vua giao cho hai con của ông lãnh chức tước của cha, kinh lược các châu động trại, toàn quyền xử lý các việc địa phương, kế tục được các việc của cha thì sẽ được trọng thưởng. Hai người con nhận lãnh chỉ của vua. Tiếp đến, Tiên công chúng ta về dựng tư phủ tại trại Trà Na làng Đà Sơn, cử các ông cai trại Kiều Lệnh giữ chức xã trưởng, cựu động trưởng Đỗ Tuyết giữ chức tri thâu, ông Nguyễn Đăng làm khán thủ lo việc trong phủ.[19] Ông con trai trưởng (Công Chánh) dựng công phủ tại làng Đà Câu (nay đổi thành Lạc Câu), ông con trai thứ (Công Nhâm) dựng công phủ tại trại Nội Đồng (nay là làng Đà Ly) đặt huyện nha tại trại Kỳ La (nay là đất Đà Ly). Đến khi nghe viên tướng họ Hồ dời đổi ngôi nhà Trần[20], Tiên công gọi hai con về, nói: hai con là cháu ngoại nhà Trần, nhà Trần đã bị suy yếu, dời đổi, hai con ắt nguy, hãy sớm lo liệu cách nào để khỏi gặp hoạ. Ông con trưởng lập tức xin từ chức, lấy cớ về nuôi cha mẹ, để tránh nạn. Gia quyến thì vẫn ở chỗ cũ là dinh phủ Đà Câu, còn ông về hầu hạ cha, Ông con trai thứ thâu hết giấy tờ sổ sách đến yết kiến quan nhà Hồ, nói dối là chào mừng chính quyền mới và vâng lĩnh công việc triều Hồ để tránh hiềm nghi. Viên quan nhà Hồ thiết đãi yến tiệc rồi giao cho ông nhận số lưu dân Giao Chỉ, tha dòng tôn thất nhà Trần, dân phản nhà Ngô chia ở các trại để khẩn ruộng. Ông nghĩ đến tộc Trần là tộc mẹ, ông bằng lòng nhận lời, về xuất lúa trong kho, cho làm nhà để ở, mỗi bếp cấp năm, bảy mẫu ruộng để quản nghiệp[21]. Năm thứ hai niên hiệu Hồ Khai Đại[22], nguyên từ trước ông đã đặt mỗi xã kiêm quản vài mươi trại, nay thừa lệnh phân cho dân đến ở, dân Trần, dân Ngô cùng dân tứ phương đến ở ngày một nhiều, một vị xã trưởng khó lòng châu tất việc quản lý, ông xin cho được phép tuỳ ruộng đất mỗi trại rộng hay hẹp, hộ khẩu nhiều hay ít mà đổi trại thành xã hoặc thôn, phường, ấp, và đều đặt các ông xã trưởng cai trị để dễ kiềm phòng. Quan nhà Hồ chấp thuận. Ông bèn đổi trại thành tổng xã rồi đổi các trại Nội Đồng, Kỳ La, La Hồng thành Đà Ly xã, đặt ông động trưởng cai trại Phùng Văn Mươi làm xã trưởng, ông cựu động trưởng Ung Văn Lào làm tri thâu, trông coi công việc của xã ( phần ông trông coi hết các tổng xã, giấy tờ tuy còn nhưng không biên vào tộc phổ). Năm thứ ba niên hiệu Khai Đại[23], tháng tư ngày mười bốn, Tiên công qua đời, ông về cư tang. Năm thứ tư, tháng giêng ngày mùng bảy, tiếp gặp tang mẹ, ông để gia quyến ở lại phủ đệ Đà Ly, còn ông và ông anh về ở phủ đệ của Tiên công cho đến cuối đời. Lúc bấy giờ trong tộc nghĩ rằng tộc ta nguyên thuộc cùng một gốc, nay rải rác ở tứ phương mỗi người một ngả, không có phổ chí thì đời sau thất truyền, sợ đến nỗi quên mất cái nghĩa bà con, bèn cùng kê các đời từ thượng cổ, trung cổ cho đến cận cổ đều viết bằng chữ khoa đẩu.[24] Kể từ thời Tiên công ta về với nhà Trần, triều Trần nghi dân ta có dạng chữ riêng, sợ sinh ra có tiếng nói và sách vở khác biệt , nên nghiêm cấm việc học chữ Chiêm[25]. Vì thế tuy phổ chí cũ vẫn còn, nhưng nay không biết chữ nên không phân biệt rõ được danh tích của người xưa, chỉ cùng lặng lẽ ghi lại những lời truyền miệng của liệt vị tiên tổ, trình bày sơ lược sự việc, lưu chiếu tại Lạc Câu, Trà Sơn, Trà Kiệu, Bảo An, An Hoà, Bàn Lãnh, Câu Nhí, Phú Sơn, Câu Đê, Tích Phú, Quan Quê, Hoá Quê ở các vị tộc trưởng tộc Phan cùng gốc chúng ta. Hôm nay không họp mặt hết được nên không thể tra cứu tường tận để biên chép đầy đủ, bèn kính cẩn tạm đặt Tiên công ta làm vị cao tổ đời thứ nhất và tuỳ theo thứ tự các đời sau mà liệt kê tiếp theo, để cho con cháu sau này y theo thể thức đó mà biên chép nối theo, lưu truyền mãi muôn đời về sau không dứt. Nay cung kính biên chép. Kê Đời thứ nhất; cụ ông cao tổ, khai lập huyện Điện Bàn, (triều) Trần phong tước Thành hoàng Thuận quốc công, tên huý là Phan Công Thiên. (Hàng năm, mùng 6 tháng giêng lễ sinh, mười bốn tháng tư lễ kỵ). Mộ chôn trong làng, xứ đất Nhiêu Trà Na, đất thổ Phan Địch. .. .. .. Đời thứ ba: cụ ông cao tổ, triều Lê phong tước Thuận Hoá hầu, tên huý là Phan Công Minh ( Mùng bốn tháng hai lễ sinh, mùng tám tháng mười hai lễ kỵ). Mộ tại xứ Bàu Môn Thượng, đất gò. .. .. Ông thưở nhỏ chí không phục nhà Hồ, thường tuyển chọn người tinh nhuệ văn võ cấp lúa gạo để dạy cho lớp trai tráng các xứ từ Điện Bàn vào Nam, người khoẻ thì học võ, người yếu thì học văn, thiếu niên từ bảy, tám tuổi đến mười bảy, mười tám tuổi thành đạt rất nhiều. Em ông trách ông phí công, phí của. Ông nói: Chúng ta là nòi giống Chiêm, là cháu ngoại nhà Trần, nhờ nhà Trần mà diệt được giặc Mật, giặc Đẩu, rửa được mối hận của nước nhà không dám quên ơn đức (nhờ đó mà khỏi) cam chịu mười ba châu này là bãi đất trống không chủ. Đất đai của chúng ta, nhân dân của chúng ta không phải nhờ giặc Hồ mà có, mà chúng lại dám chiếm đoạt, phá huỷ động tháp của tổ quốc ta, dày xéo lăng tẩm tổ tiên bên ngoại ta, lẽ nào ta lại đành lòng ngồi yên mà nhìn vậy sao ? Ta đây chờ cho binh lính giỏi, lương thực đủ, ta quyết thừa cơ thu phục đất cũ. Tiếp đến, nghe tin vua Lê[26] khởi nghĩa. Ông nói: dòng giống họ Lê gốc người động Thanh Lam[27], cùng một nòi giống Chiêm của ta, ông bèn xuất tiền của, kêu gọi các châu huyện chuẩn bị lương tiền, cùng các loại lương tiền cùng các loại thực phẩm để cống hiến cho binh lính nhà Lê. Vua Lê trọng tạ. Đến lúc nhà Lê dựng đựoc cơ nghiệp, phong cho ông tước hầu. .. .. III. BÌNH LUẬN 1. Có một cách nghĩ thông thường rằng cư dân miền Trung Việt Nam hiện nay là hậu duệ của những người Việt từ các tỉnh phía bắc di dân vào trong khi cư dân Chiêm Thành bị đẩy lùi dần về phía nam. Nhưng bản phổ chí cho thấy cư dân của miền Trung Việt Nam không phải chỉ là “thuần Việt”. Một số người Chiêm Thành hay “thổ dân” đã ở lại, cộng cư, pha trộn với những người mới đến. 2.Một số nhà nghiên cứu thừa nhận giả thuyết rằng có nhiều tiểu quốc với các vị vua của từng tiểu quốc cùng tồn tại đồng thời ở Champa. Nhưng câu hỏi : “Những vị vua này là ai ?” vẫn còn là một ẩn số.[28] Bản phổ chí nói rằng tổ tiên của tộc thuộc “Chiêm chủng” và đã từng là “chúa”của nước Chiêm Thành. Quê hương khởi thuỷ của họ là vùng Thanh Hoá, sau đó đi dần vào phía nam cho đến lúc định cư sau cùng ở Đà Bàn. Điều này được viết theo ký ức và không phù hợp với các điều trong sử sách đã viết về lịch sử cư dân Chiêm Thành, tuy vậy ký ức ấy có thể phản ảnh một thực tế nào đó trong lịch sử. Có thể có nhiều nhóm “người Chiêm Thành” khác nhau, trong đó các nhóm sống ở bắc Champa có nguồn gốc khác với các nhóm phía nam Champa. Trong quá trình lịch sử, các nhóm phía bắc có thể đã hội nhập mạnh mẽ hơn, và gần như đồng hoá, vào một cộng đồng người Việt nói chung, trong khi đó các nhóm phía nam tiếp tục còn duy trì một số nét khác biệt và con cháu họ là những người Chăm ở các tỉnh miền nam Việt Nam hiện nay. 3. Phổ chí có nhắc lời một vị tổ đời thứ ba nói rằng ông ta “cùng chủng Chiêm” với vua Lê. Ý tưởng lạ này cũng đáng chú ý. Hiện nay, nguồn gốc tộc người của Lê Lợi vẫn chưa được nghiên cứu đầy đủ và có ý kiến cho rằng Lê Lợi thuộc tộc Mường. Lam Sơn, quê hương của Lê Lợi, được dân địa phương gọi theo âm cổ là “làng Cham”. [29] Liệu có mối quan hệ nào giữa tộc người Mường và nhóm ngươì Chàm ở vùng bắc Champa ?[30] 4.Dù cho có bao nhiêu nhóm tộc ngưòi đã sống ở Champa và dù cho văn hoá của các nhóm này có khác nhau bao nhiêu thì tất cả cũng đã hoà trộn và hình thành một văn hoá chung, ở đó khó mà phân biệt được đâu là Chiêm, đâu là Việt, đâu là những yếu tố khác. Và tất cả đã làm nên một cộng đồng cư dân với những đặc trưng văn hoá phong phú tại miền Trung Việt Nam.[31] Tài liệu tham khảo Đại Việt Sử Ký Toàn Thư, tập 1, Khoa học xã hội, Hà Nội, 1983 Đại Việt Sử Ký Toàn Thư, tập 2, Khoa học xã hội, Hà Nội, 1985 Đại Việt Sử Ký Toàn Thư, tập 4, Khoa học xã hội, Hà Nội, 1973 Đại Nam Nhất Thống Chí, tập 2, Khoa hoc xã hội, Hà Nội, 1970 Dư Địa Chí, trong Nguyễn Trãi Toàn Tập, Khoa học xã hội, Hà Nội, 1977 Hồng Đức Bản Đồ, Sài Gòn 1962. Dohamide, Doriheim, Dân tộc Chàm lược sử, Sài Gòn, 1965. Lê Qúy Đôn, Phủ Biên Tạp Lục, Khoa học xã hội, Hà Nội, 1977 Nguyễn Văn Siêu, Phương Đình Địa Dư Chí, Tự Do, Sài Gòn, 1959 Nguyễn Tài Cẩn, Giáo trình Lịch sử ngữ âm tiếng Việt, Giáo Dục, Hà Nội, 1995 Nguyễn Văn Dương, Lược Sử Chữ Hán, Tài liệu in ronéo dành cho sinh viên Đai học Văn Khoa Huế, 1974 Phan Huy Lê, Phan Đại Doãn, Khởi Nghĩa Lam Sơn, Khoa học xã hội, Hà Nội, 1977. Phan Huy Lê, Trần Quốc Vượng, .. ., Lịch Sử Việt Nam, tập 1, ĐHTHCN, Hà Nội, 1983 Trần Quốc Vượng, Miền Trung Việt Nam và Văn Hóa Champa, Tạp chí Nghiên Cứu Đông Nam Á, số 4/1995. Vũ Ngọc Khánh, Lê Lợi, con người và sự nghiệp, Thanh Hoá, 1985. Maspero, G., Le Royaume du Champa, Paris, 1928. Keith W. Taylor, The Early Kingdoms, in Nicolas Tarling (ed.) The Cambridge History of Southeast Asia, Vol I, Cambridge University Press, 1994. VÕ VĂN THẮNG [1] 1806 [2] Đà Sơn: tên một làng ở chân núi phía nam đèo Hải Vân, tên làng vẫn còn đến ngày nay. [3] Đà Ly: tên một làng dọc hai bên bờ con sông đổ ra cửa Đà Nẵng, cách làng Đà Sơn chừng 15km về phía nam. Đà Sơn và Đà Ly là hai trong số một ít địa danh có ghi trong một bản đồ thế kỷ 17 (in trong tập: Hồng Đức Bản Đồ, Sài Gòn 1962, tr.149) [4] Căn cứ vào cách nói ở một chỗ khác trong phổ chí, Thanh Lam được hiểu là vùng Lam Son, Thanh Hoá. (Xem chú thích 28,29) [5] Sách Thuỷ Kinh Chú, Cựu Đường Thư, Địa Lý Chí cho biết Việt Thường ở vào miền quận Cửu Đúc (tức miền Hà Tĩnh). Văn hiến thông khảo cho rằng Việt Thường xưa là tương đương với nước Lâm ấp, sau là Chiêm Thành. Minh sử và Đai Minh Nhất Thống Chí cũng cho r ằng Việt Thường là đất Lâm ấp (Nguyễn Trãi Toàn Tập, tr 563). Theo Đại Việt Sử Ký Toàn Thư (Kỷ Hồng Bàng) thì trong nước Văn Lang của các vua Hùng có một bộ tên là bộ Việt Thường. Phương Đình Địa Dư Chí cho rằng các tỉnh Nghệ An, Quảng Nghĩa đều là đất Việt Thường xưa (tr 135,156). Đại Nam Nhất Thống Chí (tỉnh Quảng Nam) viết: “Quảng Nam xưa là đất Việt Thường Thị”(tr 291) [6] Lâm Bình: nguyên là đất châu Địa Lý của Chiêm Thành, nay là phần đất tỉnh Quảng Bình. Năm 1069, Lý Thánh Tông đánh Chiêm Thành, bắt được vua Chiêm là Chế Củ. Chế Củ dâng ba châu Địa Lý, Ma Linh, Bố Chính. Năm 1075, Lý Nhân Tông đổi Địa Lý ra châu Lâm Bình. [7] Theo Phủ Biên Tạp Lục : “Năm Đinh Sửu (1697), (chúa Nguyễn) sai tướng đi đánh Chiêm Thành. Vua nước ấy xin hàng phục, hàng năm nộp cống phú. Nhân lấy đất từ Phan Rí, Phan Rang trở về tây đặt làm hai huyện An Phước và Hoà Đa phủ Bình Thuận, đổi nước Chiêm Thành làm trấn Thuận Thành, phong cho con vua cũ nước ấy làm cai cơ, tước hầu” (tr.64) [8] Theo truyền thuyết được chép trong Nghệ Văn Chí của Hán Thư thì vào cuối đời Hán Vũ Đế (140-67 tr C.N.), Lỗ Cung Vương phá nhà Khổng Tử để mở rộng cung thất mà được mấy chục thiên Thượng Thư, Lễ Ký, Luận Ngữ, Hiếu Kinh dấu ở trong vách và đều chép bằng thứ chữ cổ. Lỗ Cung Vương thấy hình thể các chữ cổ ấy ngoằn ngoèo, bèn cho là hình những con nòng nọc, do đó mà có danh từ khoa đẩu văn.(Nguyễn Văn Dương, Lược sử chữ Hán). Theo cách viết ở một đoạn sau của phổ chí này, thì khoa đẩu được hiểu là dùng để chỉ chữ Chiêm, một loại chữ cũng có dạng ngoằn ngoèo.( Xem Chú thích 10 và 27) [9] Một số sách về lịch sử Champa có chép là: Năm 315, vua Champa có một cố vấn người Trung Hoa. Khi vua Champa chết, vị cố vấn này tiếm ngôi.(Nguyễn Văn Siêu, tr.182; Dohamide, tr.31, Phan Huy Lê (1983), tr.292, 293), Maspero, tr 56-58). Tên gọi Trịnh Giác Mật và Đà Giang có nhắc đến trong Đại Việt Sử Ký Toàn Thư ở một sự ki ện xảy ra năm 1280 và không có liên quan gì đến Champa. [10] Có thể hiểu là một người con gái trong hoàng tộc [11] Đại Việt Sử Ký Toàn Thư có chép việc Sạ Đẩu là chúa nước Chiêm Thành, bị giết trong một trận giao tranh với quân Việt do vua Lý Thánh Tông chỉ huy vào năm 1044. Dường như đối với các tác giả phổ chí này, các vua đời Trần và trước đời Trần đều được gọi chung là “Trần Chúa” [12] Phổ chí nhắc đến hai trường hợp làm rể vua Việt. Trong sử Việt, có nhắc đến trường hợp vua Trần gả công chúa Huyền Trân cho vua Chăm là Chế Mân vào năm 1306, với món sính lễ vua Chăm dâng cho vua Trần là phần đất Ô, Lý, nay là vùng Quảng Trị, Thừa Thiên, và Đà Nẵng. [13] Đại Việt Sử Ký Toàn Thư có chép một số trường hợp các quan, tướng của Chiêm Thành lánh nạn sang Đai Việt, được vua Việt phong quan tước và giao trông coi các vùng giáp ranh vói Chiêm Thành, như trường hợp con trai của vua Chăm Chế A Nan năm 1352, trường hợp tướng Chiêm Thành Chế Ba Điệt năm 1397, và trường hợp hai con trai của Chế Bồng Nga năm 1390, 1402. [14] Trùng Quang là niên hiệu của vua Trần Quý Khoáng(1409-1413). Chỗ này có sự nhầm lẫn , không thống nhất với chi tiết ở đoạn sau, nói rằng Phan Tiên công qua đời năm Hồ Khai Đại thứ ba, 1405. [15] Câu Đê: tên làng ở chân núi phía nam đèo Hải Vân. [16] Thuộc tỉnh Quảng Ngãi ngày nay. [17] Địa danh Điện Bàn xuất hiện trong Dư Địa Chí (của Nguyễn Trãi, thế kỷ XV ?) là tên gọi một huyện cực nam của Đại Việt thời bây giờ, nay là phần đất từ đèo Hải Vân (Đà Nẵng) đến khoảng sông Thu Bồn (Quảng Nam) [18] Các địa danh này hiện thuộc tỉnh Quảng Nam và thành phố Đà Nẵng. [19] Các ông Phan Công Thiên, Kiều Lệnh, Đỗ Tuyết, Nguyễn Đăng được nhân dân làng Đà Sơn xem là tiền hiền của làng, cúng tế hàng năm. Tại nhà thờ làng hiện còn giữ các sắc phong của các vua Nguyễn cho các vị tiền hiền này. [20] Hồ Quý Ly phế nhà Trần vào năm 1400. [21] Theo Đại Việt Sử Ký Toàn Thư, cuộc tiến quân của nhà Hồ vào vùng Quảng Nam xảy ra vào năm 1402, thu thêm được đất của Chiêm Thành, lập ra các châu Thăng, Hoa, Tư, Nghĩa. Người Chiêm Thành có số đi, số ở lại. Năm 1403, nhà Hồ đem những người không có ruộng mà có của dời đến Thăng Hoa, biên chế thành quân ngũ. Quan lại ở các lộ, phủ, châu, huyện xem đất cho họ ở. [22] Khai Đại là niên hiệu của Hồ Hán Thương, bắt đầu từ 1403. [23] Tức năm 1405 [24] Xem chú thích 10. [25] Đai Việt Sử Ký Toàn Thư có chép: “(Đời vua Trần,1374) xuống chiếu cho quân và dân không được mặc áo, chải đầu theo người phương Bắc và bắt chước tiếng nói các nước Chiêm, Lào”. Dư Địa Chí cũng có chép việc này. [26] Lê Lợi bắt đầu cuộc khởi nghĩa vào năm 1418 tại Lam Sơn, Thanh Hoá. Sau 20 năm kháng chiến chống Minh, Lê Lợi giành thắng lợi và lên ngôi vua năm 1428. [27] Xem chú thích 6 [28] Keith W. Taylor, The Early Kingdoms, in Nicolas Tarling (ed.) The Cambridge History of Southeast Asia, Vol I, Cambridge University Press, 1994, tr 157. [29] -Phan Huy Lê, Phan Đại Doãn, Khởi Nghĩa Lam Son, Nxb KHXH, 1977, tr 121,157 -Vũ Ngọc Khánh, Lê Lợi, con người và sự nghiệp, Nxb Thanh Hoá, 1985, tr 22, 50, 51 [30] Các kết quả nghiên cứu công bố gần đây của ngành ngôn ngữ học lịch sử cũng cung cấp một số chứng cứ cho mối quan hệ này. (Xem: Nguyễn Tài Cẩn, Giáo trình Lịch sử ngữ âm tiéng Việt) [31] Tác giả xin chân thành cám ơn bà con tộc Phan ở hai làng Đà Sơn, Đà Ly và nhiều địa phương khác đã giúp đỡ, phối hợp trong việc khảo sát, nghiên cứu bản phổ chí độc đáo này.
    1 like
  29. VÌ SAO BÃO XOÁY THEO CHIỀU NGƯỢC KIM ĐỒNG HỒ VÀ HẦU HẾT Ở PHÍA BẮC XÍCH ĐẠO? II - HẬU THIÊN LẠC VIỆT VÀ NHỮNG HIỆU ỨNG TƯƠNG TÁC TỰ THÂN CỦA ĐỊA CẦU Anh chị em thân mến! Hình dưới đây mô tả Địa cầu với trục nghiêng Bắc Nam là 22 độ 5. Như vậy chúng ta thấy rằng Bắc Nam chính là hai hướng chịu lực từ trường của trái Đất, khoa học hiện đại đã biết rằng lực này tương tác từ Bắc xuống Nam. Chúng ta cũng biết rằng: Trái Đất quay từ Tây sang Đông và tất yếu lực tương tác sẽ theo chiều ngược lại từ Đông sang Tây. Tất cả những lực này đều là lực tương tác bởi nhựng hiệu ứng tự thân của địa cầu. Hợp lực của hai lực này chính là hướng Tây Nam. Anh chị em xem hình minh họa dưới đây: Đến đây anh chị em thấy rằng: Những lực tương tác Bắc - Nam Đông và hiệu ứng hợp lực của nó Tây Nam đều cùng thuộc tính là những hiệu ứng tự thân của địa cầu. Đây chính là bốn hướng của Đông Tứ trạch trong Phong Thủy Lạc Việt. Trong đó có ba hướng tạo hiệu ứng chính là Bắc Nam (hiệu ứng từ trường) và Đông (hiệu ứng tương tác do trái Đất quay quanh trục ) thuộc Dương và hợp lực của nó Tây Nam thuộc Âm; là hoàn toàn phù hợp với tính chất 3 quái Khảm, Ly, Chấn tứ chính thuộc Dương và Tốn (Vị trí Tây Nam theo Phong Thủy Lạc Việt) thuộc quái tứ di - Âm. Như vậy ngoài việc minh chứng sự đổi chỗ Tốn Khôn trên cở sở giải thích hợp lý các vần đề liên quan nó còn tiếp tục chứng tỏ tính hợp lý liên quan đến việc giải thích các hiện tương thiên nhiên liên quan đến vũ trụ và địa cầu. III - HIỆU ỨNG VŨ TRỤ VÀ BÃO TRÊN ĐỊA CẦU Bây giờ chúng ta quán xét đến vấn đề đặt ra trong topic này: Vì sao bão luôn xoáy ngược theo chiều kim đồng hồ và hầu hết ở phía trên Xích Đạo? Chúng ta thấy rằng: Trái Đất chuyển từ Tây sang Đông thì toàn bộ khí quyển của trái Đất cũng vận động từ Tây sang Đông. Như vậy do khối lượng và vận tốc của khí quyển thì một lực tương tác cũng hình thành theo chiều này. Nhưng chúng ta cũng biết rằng trục Tấy Đông của trái Đất - đường Xích Đạo nghiêng so với mặt phẳng Hoàng Đạo là 22 độ 5 (qui ước). Trên mặt phẳng Hoàng Đạo chúng ta sẽ phải thừa nhận - Đừng bắt Thiên Sứ chứng minh bằng các phương tiện khoa học thực nghiệm với số đo cụ thể - hoặc nếu không thừa nhận thì coi như giả thuyết rằng: Một hiệu ứng từ ngoài vũ trụ tương tác với địa cầu biểu tượng bằng những mũi tên xanh theo hướng từ phải sang trái song song với đường Hoàng Đạo (Hình minh họa dưới đây). Hợp lực của hai lực này và hiệu ứng của từ trường Bắc nam khiến chúng hướng về phía Đông Bắc từ hướng Tây Nam - quái Tốn theo Hậu thiên Lạc Việt. Đây chính là lý do tại sao quái Tốn trong kinh Dịch có thuộc tính là Gió. Xin xem hình minh họa dưới đây: Qua hình minh họa trên chúng ta thấy rằng: 1) Chính hiệu ứng tương tác từ bên ngoài vũ trụ làm cho những cơn bão hầu hết chỉ ở phía Bắc Bán cầu và phải xoáy theo chiều ngược kim đồng hồ và chúng đẩy hiệu ứng dịch chuyển hướng Tây Đông lên phía trên với hướng gần như ngược lại. Do những hiệu ứng tự thân gần như không đổi nên - hiệu ứng vũ trụ càng mạnh thì bão xoáy càng lớn. 2) Chính sự thay đổi vị trí các vì sao trong bầu trời Ngân Hà xung quanh trái Đất (Lý học Đông phương gọi là bầu trời Thái Ât) sẽ thay đổi hiệu ứng tương tác với địa cầu và làm ảnh hướng đến thời tiết trên trái Đất. Đây chính là lý do các môn Thái Ất, Kỳ môn Lạc Việt độn toán, Dịch bốc ....- có thể dự báo trước hầu hết thiên tai trên trái Đất - vì nó là hệ quả của sự nhận thức ưu việt những quy luật vận đông tương tác với tầm cỡ vũ trụ mà tôi đã nhiều lần nhắc đến (Còn tất cả các cơ quan dự báo của khoa học hiện đại mới chỉ đưa trên các số liệu đo đạc liên quan đến các thông số có trên địa cầu, như sức và hướng gió, độ ẩm..vv...một cách khiêm tốn). Như vậy, một lần nữa chúng ta đã chứng minh một cách sắc sảo rằng: Tất cả sự huyền vĩ của Lý học Đông phương nhân danh nền văn hiếu ưu tú của lịch sử Việt đã chứng tỏ một tri thức vũ trụ cực kỳ sâu sắc. Nền văn minh Hán chỉ là sự cóp nhặt những mảnh còn lại vụn vặt, rơi vỡ và sai lệch của nền văn hiến Việt khi bị sụp đổ ở miền Nam sông Dương tử từ hơn 2000 năm trước. Anh chị em thân mến. Bài viết trên đã chứng tỏ rằng: Chính những hiệu ứng tương tác từ vũ trụ là tác nhân quan trọng làm nên sự biến đổi khí hậu trên trái đất. Nếu chúng ta coi các hiệu ứng tương tác tự thân của trái Đất (từ trường, sự vận động tự thân Tấy Đông...) là không đổi thì hiệu ứng tương tác từ vũ trụ thay đổi - do tương quan vị trí của các vì sao dịch chuyển trong vũ trụ với địa cầu. Sự vận động có quy luật trong vũ trụ mà những di sản còn lại trong lý học Đông phương đã chứng tỏ sự tổng hợp những qui luật vận động đó trong hàng trăm triệu năm (Các phép tính thái ất , kỳ môn chứng tỏ điều này). Chính sự thay đổi có quy luật của vũ trụ trong tương quan với địa cầu làm nên khả năng tiên tri của các phương pháp dự báo đông phương mà điển hình là Thái Ất, Kỳ môn và Lạc Việt độn toán. Tất nhiên điều này không thể giải thích chúng xuất phát từ văn minh Hán vĩ đại, mà vào thời Văn Vương bị giam ở Ngục Dữu lý trực ngộ tâm linh mà làm ra Hậu Thiên quái dị, rồi Trần Đoàn lão tổ chợt ngộ ra môn tử vi cứ như trên trơì rơi xuống. Mà nó chỉ có thể xuất phát từ một nền văn minh kỳ vĩ đã từng tồn tại trên địa cầu với những chứng cứ liên hệ chứng tỏ một thời trên địa cầu đã có sự thống nhất về văn hóa. Tổ tiên chúng ta người Lạc Việt chính là một trong số những hậu duệ còn sống sót của nền văn minh này khi nhân loại bị một đại họa toàn cầu xóa sổ. Một lần nữa tôi bày tỏ sự tiếc thương với một trí thức lớn đã ra đi - Giáo sư vật lý thiên văn Trần Quang Vũ. Tôi nghĩ ông sẽ chia sẻ được với tôi. Thật đau xót thay!
    1 like