• Thông báo

    • Bá Kiến®

      Nội quy Lý Học Plaza

      Nội quy này là bản mở rộng Nội Quy - Quy định của Diễn đàn. Khi tham gia mua bán, các thành viên phải tuân theo những quy định sau: Tiêu đề bài viết: Bao gồm: Chỉ dẫn địa lý, Loại hình Mua/Bán, Thông tin mua bán.
      Chỉ dẫn địa lý: Tỉnh/thành nơi mua bán. Hoặc sử dụng định nghĩa có sẵn:TQ: Toàn quốc
      HCM: TP Hồ Chí Minh
      HN: Hà Nội
      [*]Ví dụ: HCM - Bán Vòng tay Hổ Phách ​Nội dung bài viết: Mô tả chi tiết sản phẩm mua/bán
      Bắt buộc phải có thông tin liên lạc, giá Mua/Bán
      Bài mới đăng chỉ được phép up sau 03 ngày.
      Thời gian up bài cho phép: 01 ngày 01 lần.
      Các hành vi vi phạm nội quy này sẽ bị xóa bài hoặc khóa tài khoản mà không cần báo trước.

Leaderboard


Popular Content

Showing most liked content on 03/07/2010 in all areas

  1. Đừng biến tín ngưỡng thành cuồng si Tác giả: Khánh Linh Tuanvietnam.vn Bài đã được xuất bản.: 16/03/2010 06:00 GMT+7 Vấn đề phức tạp trong thực hành tâm linh ở nước ta hiện nay có phải do điều kiện kinh tế thị trường, hàng hoá quy định hay trước hết do nhận thức không đầy đủ ở mỗi người? - PGS Nguyễn Văn Huy, nguyên GĐ Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam, đặt câu hỏi. LTS: Gần đây, những lễ hội vốn quy mô làng xã hoặc của một vùng như Bà Chúa Kho, Đền Trần, Phủ Giầy... có tiếng là "thiêng", đột nhiên mở rộng đến... tầm quốc gia. Quan chức khắp nơi công khai đánh xe công về "dự lễ", dân chúng thập phương thấy thế càng đổ dồn về "ăn mày lộc thánh". Quan niệm "dương sao âm vậy" gần như đã bị thay bằng "quan sao dân vậy". Nhưng quan chức cấp cao công khai đến lễ hội có nhằm gửi "một thông điệp" nào đó cho dân chúng? Dù là cố ý hay vô tình thì họ cũng đã góp phần làm biến tướng lễ hội và đang chi phối đời sống tín ngưỡng dân gian. Để hiểu rõ hơn vấn đề này, VietNamNet đã có cuộc trao đổi với PGS Nguyễn Văn Huy, nguyên GĐ Bảo tàng Dân tộc học VN. Lẫn lộn giữa tư cách cá nhân và nhà nước - Tôi rất băn khoăn việc hàng loạt lãnh đạo nhà nước, từ cấp cao nhất đến các quan chức các bộ ngành, các địa phương thực hành việc khai ấn ở Lễ khai ấn đền Trần hay làm lễ tịch điền từ vài năm nay. Chưa kể người thực hiện nghi lễ khai ấn lại là những lãnh đạo cấp cao (năm ngoái là Chủ tịch nước, còn năm nay là Phó thủ tướng). Ai cũng biết lễ Khai ấn đền Trần là nghi lễ mang tính tâm linh, tín ngưỡng trong dân gian. Nhiều đền - chùa - phủ khác cũng có những nghi lễ đầu năm của họ. Dù có rất thiêng thì, theo tôi, đây cũng không phải là câu chuyện khai ấn của cơ quan nhà nước, của việc thực hành một động tác cụ thể là đóng dấu khai ấn của bất cứ vị quan chức nào đại diện cho nhà nước. Đó hoàn toàn là công việc của nhà đền. Với sự tham gia của hàng loạt quan chức không phải với tư cách cá nhân mà với tư cách nhà nước phải chăng là đang can thiệp quá sâu vào hệ thống tín ngưỡng, tôn giáo; vô hình chung tạo ra sự khuyến khích, thúc đẩy người dân trong toàn xã hội, biến tín ngưỡng thành một phong trào cầu xin chức vị ở ngôi đền này. Lễ tịch điền xưa là nhà vua với tư cách là thiên tử của đất nước nông nghiệp, là con trời nên ông ta mở luống cày đầu năm mang ý nghĩa giao hòa Trời- Đất, cầu cho những mùa vụ bội thu, sinh sôi nảy nở. Thái Lan, Campuchia là nước quân chủ, còn vua nên vẫn giữ lễ này. Ở Việt Nam, Lễ này đã mất từ lâu, ý nghĩa và bối cảnh không còn nữa, nay lại phục hồi như một di sản văn hoá có đúng không? Nếu muốn thực hành khuyến nông thì có lẽ có nhiều cách làm hay hơn. Cho nên rất cần xem lại một cách cơ bản câu chuyện ranh giới giữa tín ngưỡng, tôn giáo và nhà nước hiện nay. PGS Nguyễn Văn Huy. Ảnh: Khánh Linh - Theo PGS thì cá nhân các nhà lãnh đạo không nên có hành vi khuyến khích việc thực hành tín ngưỡng? Tôn giáo, tín ngưỡng là sự lựa chọn của mỗi người. Nhà nước cần có thái độ rõ ràng, bình đẳng giữa các tôn giáo, chứ không thể thiên về tôn giáo này trong khi lại bỏ quên hay xem nhẹ tôn giáo khác. Hơn nữa một lãnh đạo cơ quan nhà nước dù ở cấp nào có thể tham gia một nghi lễ với tư cách cá nhân, không tiền hô hậu ủng, không quay phim chụp ảnh, mà chỉ như một "tín đồ", thì đó là câu chuyện của cá nhân vị lãnh đạo ấy. Như Tổng thống Hoa Kỳ George Bush khi đến Hà Nội dịp APEC cũng đi lễ nhà thờ Cửa Bắc như một tín đồ, chứ không phải với tư cách tổng thống. Còn ở ta đang có sự lẫn lộn giữa tư cách cá nhân và tư cách đại diện nhà nước. Khi lãnh đạo nhiều cấp cùng có mặt tại Lễ khai ấn đền Trần thì phải phân chia thứ bậc: thẻ đỏ mới được vào trong, thẻ vàng chỉ ở vòng ngoài; rồi ai được có ấn trước, ai phải chờ sau... Thứ bậc của hệ thống chính trị lại trở thành thứ bậc trong một nghi lễ tín ngưỡng dân gian. Lãnh đạo được ưu tiên sắp xếp vào trong, ai cũng sẽ có ấn, thì làm sao trách việc người dân chen lấn xô đẩy ở ngoài? Quá nhiều lãnh đạo có mặt ở các sự kiện Phật giáo, những người của các tôn giáo khác sẽ cảm thấy thế nào? Tôi vẫn cảm thấy có chuyện gì đó chưa ổn nếu không suy xét lại câu chuyện này một cách nghiêm túc, chúng ta sẽ vô tình làm mất đi sự bình đẳng văn hóa trong đời sống tâm linh. Quang cảnh một lễ Khai ấn đền Trần. Ảnh: TTXVN Làm ăn với thần thánh? - Bản thân PGS nhìn nhận thế nào về Lễ khai ấn đền Trần nói riêng, và các nghi lễ tín ngưỡng nói chung? Mùa xuân này tôi đi hội Đền Sóc, cũng mang cành lộc "hoa tre" vàng về cắm ở nhà, vừa như một kỷ niệm đẹp của một dịp đi hội, vừa có ý đặt niềm tin ở lộc Thánh - Thánh Gióng. Nhiều đền, chùa, phủ cũng phát "lộc" theo hình thức này hay hình thức khác. Chính điều này góp phần tạo ra những nét riêng cuốn hút. Tại sao tất cả phải dồn về đền thờ Bà Chúa Kho, chùa Hương hay đền Trần trong thời điểm cao điểm nhất? Phải chăng chỉ giờ khắc ấy mới là linh thiêng như dân gian vẫn quan niệm? Thế những thời điểm khác cũng ở đền ấy, chùa ấy thì sao? Tôi cho rằng rất cần làm cho xã hội nhận thức đúng đắn về tâm linh, để không vượt quá ngưỡng cần có, nếu không sẽ trở thành cuồng si. Niềm tin tâm linh có thể cho con người thêm sự quân bình, thanh thản trong cuộc sống, chứ không phải lên đền, chùa, phủ chỉ để cầu chức vụ, cầu tiền bạc bằng mọi giá. Nhìn cách người ta chen chúc ở các đền, chùa, phủ hiện nay ở nhiều nơi ở đồng bằng Bắc bộ, dễ có cảm giác đây là chốn để làm "kinh tế" với thần thánh, nó khác với truyền thống xưa kia và khác cả với nhiều nơi khác ở nước ta. Đó cũng là điều suy nghĩ. Một vấn đề rất cần đặt ra, không lẽ niềm tin tín ngưỡng của người Kinh lại lớn hơn, mạnh mẽ hơn so với niềm tin tín ngưỡng của người Khmer, người Chăm... cùng trên đất nước ta? Họ cũng có đền, chùa nhưng họ giữ được cốt cách, lề lối mà không bị lôi cuốn "ào ạt", bị "tha hóa" như ta thấy. Cùng một môi trường xã hội như nhau nhưng tại sao trong nhà thờ Công giáo lại giữ được kỷ cương, không có những biến tướng thiên về "kinh tế' như ở nhiều đền chùa hay tín ngưỡng dân gian (như đạo Mẫu...). Còn xin nhìn ra nước ngoài, những nước Phật giáo phát triển mạnh như Ấn Độ, Thái Lan, Lào và cả Trung Quốc nữa... cũng hoàn toàn không có cách ứng xử như người Việt? Nhiều nước phát triển trước chúng ta về kinh tế thị trường nhưng mà họ lại vẫn giữ được niềm tin trong sáng hơn, thuần tuý tâm linh hơn? Họ đến đền chùa để cầu mong đạt được hạnh phúc, bình an, phát đạt hay thăng tiến một cách rất trân trọng, rất văn minh mà không quá phụ thuộc vào tiền bạc và lễ vật dâng cúng. Cho nên vấn đề phức tạp trong thực hành tâm linh ở nước ta hiện nay có phải do điều kiện kinh tế thị trường, hàng hoá quy định hay trước hết do nhận thức không đầy đủ ở mỗi người? Đây là những câu hỏi cần phải nghiêm túc đặt ra. Quang cảnh một Lễ tịch điền. Ảnh: tuoitre.com.vn Quan trí bị dân trí tác động? - Theo PGS, giữa những tín đồ của tôn giáo, tín ngưỡng và những người hành nghề tôn giáo tín ngưỡng ở nước ta, ai làm hỏng ai? Tôi đã có dịp trò chuyện với một vài nhà sư tu nghiệp nhiều năm ở Thái Lan, Ấn Độ về, họ kể bên đó việc tu hành theo giáo lý nhà Phật rất nghiêm. Họ bày tỏ nỗi băn khoăn dường như là chuyện tu hành của ta có nhiều cái "hổng", bị biến tướng, ở đâu đó mang nhiều màu sắc vừa "hàng hóa" vừa tà thuật. Thực tế hiện nay nhiều quan chức không chỉ đi lễ hay cung tiến cho đền chùa, mà họ còn bị "điều khiển" bởi các vị hành nghề tín ngưỡng thông qua hệ thống phong thủy, từ cổng cơ quan nên mở hướng nào, từ chỗ ngồi, cửa ra vào hướng vào đâu, đến việc phải xuất hành giờ nào cũng có người tư vấn. Chính tác động này khiến nhiều người bị phụ thuộc, có cảm giác không làm chủ được tình thế, nếu năng lực bản thân không đủ thì càng phải dựa vào những "thế lực" thần linh, cùng với việc mua quan bán chức mà xã hội đang lên án chẳng hạn? - Biết đâu nhiều lãnh đạo có mặt ở những hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo chỉ hoàn toàn vì vô tình? Theo PGS, lãnh đạo sẽ có vai trò gì trong việc chấn chỉnh sự nhộn nhạo ở các nghi lễ, lễ hội? Quan trọng nhất vẫn là nhận thức của mỗi cá nhân dựa trên nền tảng văn hóa của chính mình và của xã hội. Muốn vậy vai trò của giáo dục là vô cùng quan trọng. Rất cần những người lãnh đạo sáng suốt, minh triết để dẫn dắt xã hội theo đúng hướng, kể cả trong văn hóa. Công bằng mà nói, quan trí cũng bị dân trí tác động. Lúc ban đầu thời Đổi mới, người dân đổ xô đến các đền phủ trước (như đền bà Chúa Kho, phủ Giày) thành phong trào, thành nhu cầu mới của xã hội, rồi mới lan đến quan chức. Nhưng khi quan chức cũng đua nhau có mặt thì lại tác động mạnh hơn nhiều đến đông đảo mọi người. Nếu lãnh đạo dùng thế mạnh dẫn dắt của mình để làm gương cho xã hội, ứng xử bình đẳng, chừng mực với mọi hoạt động tôn giáo tín ngưỡng thì chắc người ta cũng sẽ học theo. ---------------------------------- Nhời bàn của Thiên Sứ. Đoạn trên thì tôi chẳng có ý kiến gì. Nhưng có đoạn này tôi thấy hơi khó hiểu: Như vậy, với vị phó giáo sư này thì phong thủy trở thành một hệ thống tín ngưỡng? Tôi không hiểu được vị này suy nghĩ như thế nào khi cho rằng: Cổng cơ quan mở hướng này thì mê tín dị đoan và tín ngưỡng hơn mở chỗ khác, ngồi hướng này thí là tín ngưỡng còn hướng khác thì không? Nản quá nhỉ? Phong thủy là một khoa học căn cứ vào tiêu chí khoa học cho một phương pháp hoặc lý thuyết khoa học. Có lẽ vị giáo sư này kiến thức hơi không đồng bộ. Thảo nào, vào cái viện bảo tàng do vị này quản lý chẳng có gì để xem.
    4 likes
  2. Quí vị và anh chị em quan tâm thân mến. Hôm qua mùng 2/ 7 2010 Câu Lạc Bộ của FPT tôi đã có buổi thuyết trình về tính khoa học của Phong thủy Lạc Việt. Tôi đã xác định trước tất cả những nhà quản lý của FPT là chỉ có Phong thủy Lạc Việt mới xác định được tính khoa học của nó, trên cơ sở tiêu chí khoa học cho một lý thuyết hoặc một phương pháp được coi là khoa học. Sau đó gần hai tiếng đồng hồ là sự trả lời những câu hỏi liên quan. Dưới đây là những hình ảnh minh họa cho buổi nói chuyện. Một góc mặt tiền của Tập đoàn FPT Trước giờ giao lưu Trong buổi nói chuyện có những câu hỏi phức tạp. Nhưng phần lớn không vượt ra ngoài những câu phản biện lặp lại nhiều lần trên diễn đàn và những thực tế mà tôi đã va chạm. Tuy nhiên có một vấn đề được đặt ra: - Sông Hồng và cả sông Mê Kong xuất phát từ Trung Quốc. Nếu có những sai lầm trong xây dựng giống như trấn yểm về phong thủy thì điều gì sẽ xảy ra? Tôi đã trả lời: - Nếu xét theo quan điểm Phong Thủy Lạc Việt thì họ không có khả năng này. Vì tất cả mọi yếu tố liên quan đến phía Nam Hà Đồ về độ số, quái vị đều bị sai. Nếu xét theo phương pháp ứng dụng của Phong thủy theo cổ thư chữ Hán thì chắc chẳng cần chờ đến bây giờ. Vấn đề còn lại là họ có khả năng làm điều này không. Một giải non sông còn lại của Việt tộc là một tổ hợp cấu trúc phong thủy hoàn hảo tồn tại tương đối độc lập với hình thể địa lý xung quanh xét về mặt phong thủy. Bởi vậy, nhưng sai lầm về kiến trúc trong xây dựng phong thủy của các quốc gia xung quanh sẽ ảnh hưởng rất ít tới Việt Nam. Buổi giao lưu đã kết thúc tốt đẹp.
    3 likes
  3. Cuộc đời là 1 hành trình tâm linh _ sư Tâm Pháp dịch http://www.lyhocdongphuong.org.vn/forum/public/style_emoticons/default/grin.gif Trích từ cuốn "Cuộc đời là một hành trình tâm linh". Tác giả: Thiền sư U Jotika “Cuộc đời là một chuỗi những bài kiểm tra.Khó khăn chính là những bài kiểm tra. Chúng ta đang ở trong một trường đời. Toàn bộ cuộc đời chúng ta là một trường học. Từ khi mới lọt lòng sinh ra cho đến khi nhắm mắt xuôi tay, chúng ta đều học ở dưới mái trường này.” Đó là một trường học không chính thức. Không có giảng đường, phòng học. Tất cả mọi thứ chúng ta nhìn, mọi thứ chúng ta nghe, mọi thứ chúng ta cảm nhận, tất cả hạnh phúc và khổ đau, tất cả mọi vấn đề khó khăn trong cuộc sống, mọi thành công và thất bại đều là bài học cho chúng ta. Cũng như vậy, thất bại cũng là một bài kiểm tra. Chúng ta có thể duy trì một nội tâm quân bình, thanh thản ra sao khi đứng trước thất bại? Bạn thất bại, bạn cố gắng đứng lên. Rồi bạn lại thất bại, và lại cố gượng đứng lên lần nữa. Đây là một bài kiểm tra để xem bạn có thực sự trưởng thành, có đủ dũng khí và tự tin vào chính bản thân mình và tin vào cuộc đời hay không; để xem bạn có cố gắng đứng lên được nữa hay không. Khi đã học cách tin tưởng vào cuộc đời và tự tin vào chính mình, từ khi đó tôi đã học hỏi được nhiều hơn và dễ dàng hơn. Nó là một trò chơi, nhưng là một trò chơi thực sự nghiêm túc. Khi bạn đối mặt với khó khăn và thất bại, điều quan trọng là phải hiểu nó một cách thật sâu sắc và không để mình bị hụt hẫng và trầm uất. Cố gắng tìm ra phương cách tốt nhất để vượt qua nó và tiếp tục thực hành như thế nhiều lần. Bất cứ khi nào đối diện với khó khăn, bạn hãy tự nhắc nhở mình rằng: “Đây là một bài kiểm tra. Đây là một thử thách cho mình. Tôi phải học được điều gì đó từ khó khăn này để trở nên chín chắn và trưởng thành hơn”. Cho dù những khó khăn, vất vả bạn đang phải trải qua đó có nặng nề đau đớn đến đâu, cũng hãy cố gắng duy trì một mức độ quân bình, buông xả nào đó trong tâm. Hãy trầm tĩnh lại một chút và xem xét xem mình có thể học hỏi được gì từ những hoàn cảnh đó không. Hãy chú ý xem mình có thể phát triển được các phẩm chất nội tâm nào đó không. Hãy cố gắng để hiểu biết hơn, yêu thương và khoan dung, tha thứ hơn và cố gắng kham nhẫn, chịu đựng thêm được chút nào hay chút ấy. Ẩn chứa trong mỗi hoàn cảnh mới mà chúng ta đang phải trải qua là một bài học tâm linh cần học hỏi. Toàn bộ cuộc đời này là một bài học tâm linh mà chúng ta sinh ra trên đời để học bài học đó. Chúng ta có mặt ở đây, trên thế gian này, trong kiếp nhân sinh này, trong thời đại này là để học hỏi ra những gì cần học hỏi. . Khi nhìn cuộc đời theo quan kiến đó, từ góc độ đó, tất cả mọi thứ trong cuộc đời bạn sẽ trở nên vô cùng ý nghĩa. Sự trưởng thành phụ thuộc vào việc bạn đã học hỏi được bao nhiêu từ những kinh nghiệm sống của chính mình, chứ không phải từ sách vở, không phải từ những người khác – mà từ chính cuộc đời của bạn. Một trong những niềm vui của cuộc sống là: biết rằng mình đang trưởng thành, mỗi ngày trôi qua bạn đang lớn lên. Một cuộc đời không khó khăn, khúc mắc là một cuộc đời cằn khô và vô vị. Đó là một cuộc đời thật ngây ngô, ấu trĩ, vô vị và vô nghĩa, không hề có cơ hội trưởng thành về mặt tâm linh. Thực ra, chính những hoàn cảnh khó khăn trong cuộc sống mới là những cơ hội để chúng ta học hỏi và phát triển các phẩm chất tâm linh của mình. Khi cuộc sống trở nên khó khăn, bất thuận lợi thì đó là một cơ hội để chúng ta làm cho cuộc sống của mình trở nên đơn giản hơn.
    2 likes
  4. Bí mật “huyệt trai tân” giải oan tội hiếp dâm Cập nhật lúc 14:59, Thứ Tư, 19/05/2010 (GMT+7) , “Ngày 22/04/2002, ba thanh niên ở xã Yên Nghĩa, Hà Đông (Hà Nội) là Nguyễn Đình Lợi, Nguyễn Đình Kiên, Nguyễn Đình Tình, phải nhận án tổng cộng 41 năm tù vì tội hiếp dâm, cướp tài sản. Dù các bị cáo đều một mực không nhận tội trước toà. Thậm chí trong phiên phúc thẩm, khi biết bị bác kháng cáo kêu oan, cả ba bị cáo nhất loạt xin…lĩnh án tử hình. Và sau gần 10 năm lĩnh án, ba thanh niên này đã được minh oanbởi một phụ nữ kỳ lạ . Đó là lương y chuyên sâu Phạm Thị Hồng, công tác tại bệnh viện đa khoa Hà Đông (Hà Nội). Chị là người phụ nữ có thận phận đặc biệt, và sự quyết liệt hiếm có khi sẵn sàng tự thiêu để chứng minh nhận định của mình là đúng. Mọi chuyện chỉ bắt đầu khi chị phát hiện ba chàng trai này chưa bao giờ có quan hệ với phụ nữ, nhờ một huyệt đạo bí mật, nói theo dân dã thì họ vẫn còn là trai tân… Từ một huyệt đạo mang tên “Dương Minh” Chị Hồng tự giới thiệu mình là người say mê những pho sách cổ, đặc biệt là các sách về Đông y. Chị thường say sưa nghiên cứu những huyệt đạo, những quy luật âm – dương của cơ thể con người, những kiểu giáo trình này người ta không đưa vào chương trình giảng dạy các trường khoa Đông y. “Chỉ vì tò mò nên tôi đọc tất cả những cuốn sách cổ về y thuật nếu bắt gặp thú vị vô cùng” - chị Hồng nói. Chị kể: vào năm 2006, trại giam Thanh Xuân có đưa đến một phạm nhân nam, còn rất trẻ tuổi tên là Nguyễn Đình Lợi. Bệnh nhân này được nhập viện trong thể trạng suy yếu, gần như liệt nửa người. Sau khi bắt mạch, chị quyết định châm cứu để phục hồi chức năng cho Lợi. Khổ nỗi cậu ta là phạm nhân nên luôn bị xích ở cổ chân mà nơi ấy là một huyệt quan trọng để châm cứu. Thấy vậy chị đề nghị cán bộ của trại giam tháo xích để tiến hành châm cứu. Vị cán bộ trại giam sợ sai nguyên tắc nên từ chối, chị đã phải thuyết phục rằng, phạm nhân này không thể chạy trốn vì anh ta đang bị liệt nửa người…Thuyết phục mãi cán bộ trại giam mới tháo xích và giúp chị bê bệnh nhân lên giường để châm cứu. Huyệt đạo mang tên "Dương Minh" để kiểm tra trinh tiết đàn ông nằm ở vị trí dưới dái tai Cảm kích trước hành động của vị bác sĩ, phạm nhân Lợi bật khóc tức tưởi. Lợi mếu máo rằng, đã lâu lắm rồi chưa được ai quan tâm và chăm sóc tốt như thế…Chị Hồng cười rồi bảo: thanh niên gì mà khóc nhè thế, biết hối hận thì chăm chỉ cải tạo rồi ra thôi…Lần này Lợi lại càng khóc to hơn kêu rằng mình bị oan, nhất định muốn chết!. Thấy lạ, chị Hồng quay sang hỏi cán bộ trại giam thì biết được cậu ta mắc tội tày đình: hiếp dâm, cướp của, lĩnh 16 năm tù. Cái tội hiếp dâm ai cũng ghét, tôi cũng thế nên thấy ghê tởm” - chị Hồng nói. Thế nhưng khi nhìn vào khuôn mặt tái dại, đôi mắt trong sáng của phạm nhân này, bỗng nhiên chị cảm thấy điều gì đó bất thường. Chị bèn hỏi đùa: “cậu quan hệ với phụ nữ bao nhiêu lần rồi?”/. Phạm nhân Lợi giãy nảy rằng, chưa ! Chưa bao giờ quan hệ với phụ nữ. Chị Hồng bật cười rồi doạ: “này, chị là lương y, chị biết nhìn trinh tiết đàn ông đàn bà đấy, đừng nói bừa!”. Nghe vậy, phạm nhân Lợi vẫn kiên quyết khẳng định, mình là trai tân, chưa hề biết thế nào là phụ nữ! Nếu có chết cũng không dám nói bừa! Quá tò mò, chị quyết định bấm huyệt “Dương Minh”, cái huyệt này nằm ở vị trí dưới dái tai. Theo giải thích của chị, những người đàn ông chưa bao giờ quan hệ tình dục với phụ nữ thì cái huyệt ấy vẫn chưa đứt. Huyệt này chỉ đứt khi có khí âm hút vào. Ngược lại với phụ nữ huyệt này gọi là “Khuyết Ấm”, nằm ở vùng ức và nếu chưa có quan hệ với đàn ông thì nó cũng sẽ không đứt. Ngày xưa, khi tuyển cung phi cho vua chúa, những lương y thường xem huyệt này để kiểm tra trinh tiết… Chị mô tả rằng, huyệt này nó như sợi chỉ màu hồng rất đẹp, nếu đúng ngày nó nổi lên, khi ấy cơ thể con người có một luồng khí rất mạnh, tươi mới tinh khôi… đàn ông sẽ trở nên mạnh mẽ, phụ nữ sẽ trở nên đẹp lạ lùng ! Những lương y có nghề sẽ biết cách xem cái huyệt này. Và chị hoàn toàn bất ngờ khi thấy huyệt “Dương Minh” của phạm nhân Lợi còn nguyên vẹn. “Nói thật, lúc ấy tôi vừa mừng vừa lo, mừng vì cậu ta nói thật nhưng lo nhất là sẽ chẳng ai tin chuyện này…” - chị Hồng bùi ngùi nhớ lại. Chị bảo, cái huyệt đạo này người theo học y thuật phương Đông đều biết, nhưng nhiều người không để ý vì nó chẳng mấy tác dụng trong việc chữa bệnh, ngoài chức năng chứng minh sự trinh tiết. Hơn nữa nó lại thuộc y học phương Đông, nếu đem ra làm chứng cứ thì rất khó thuyết phục nguời khác. Nhưng cứ nhìn đôi mắt oan ức của Lợi, trong chị lại dâng lên một quyết tâm lạ lùng: phải minh oan bằng được! Sẽ tự thiêu để chứng minh sự thật Chị đã đi gặp GS. Nguyễn Tài Thu - một trong số ít người quan tâm đến cái huyệt đó. GS. Nguyễn Tài Thu sau khi nghe chị thuật lại sự việc cũng lắc đầu bảo, khó lắm con ạ (GS luôn gọi chị là con ) chuyện này không đùa được, liên quan đến luật pháp, mà cái huyệt này chỉ những người rành y thuật phương Đông mới hiểu, khó làm chứng cứ minh oan lắm…Nói vậy nhưng GS cũng rất thương cho phạm nhân Lợi, chính ông đã móc ví lấy tất cả số tiền trong đó là 800 ngàn đồng gửi chị mua thuốc để tiêm cho Lợi, rồi động viên chị hãy bình tĩnh, làm từng bước cho chắc chắn. Sau nhiều ngày suy nghĩ, chị quyết định tìm đến nhà phạm nhân tìm tài liệu về vụ án, lên Viện kiểm sát xin đọc hồ sơ…chị hết sức bất ngờ vì đó là một vụ án còn nhiều mâu thuẫn, có nhiều tình tiết cần được làm sáng tỏ, nó cũng củng cố thêm cho niềm tin của chị. “Tôi đã quyết định đứng tên viết đơn kêu oan, nhưng lẳng lặng làm, ai hỏi thì nói là tìm hiểu cho biết…” - Chị Hồng nói. Chị đã đi tất cả 36 cơ quan, những nơi liên quan đến vụ việc này, viết vài trăm lá đơn, trình bày tất cả những hiểu biết của mình về y học để chứng minh rằng Lợi vô tội. Tất cả những lá đơn gửi đi đều bặt vô âm tín, nếu có trả lời thì cũng khẳng định rằng bản án đã được tuyên đúng người đúng tội, có cả bản tự thú của phạm nhân, cơ quan pháp luật không sai. Mệt mỏi, chán chường, thỉnh thoảng lại bị ai đó gọi điện hăm doạ, rồi cứ xểnh ra là mất xe máy (chị đã mất tới 4 cái xe máy trong quá trình đi kêu oan giúp). Nhiều người thân bạn bè cũng khuyên can rằng , việc khó lắm lại là người dưng, chẳng quen biết gì, lao đầu vào như thế không may chuốc hoạ vào thân thì khổ “tôi không chịu, tôi vẫn quyết tâm vì tôi có lý do…” - chị Hồng vừa nói vừa lục ra 1 lá thư đã cũ, được ép nhựa cẩn thận. Đó là bức thư của ba chị - một chiến sỹ cách mạng hy sinh rất anh dũng, bạn hoạt động cùng thời với cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt, chính ba Sáu Dân đã giao lại bức thư cho chị hồi còn bé. Trong đó có đoạn “… Con không được phản bội lại chính lương tâm mình với bất kỳ lý do nào. Cuộc sống của con phải lấy nhân nghĩa làm lẽ sống…”. Chị Hồng rơm rớm nước mắt kể: Đời chị chưa bao giờ biết mặt ba. Lá thư này là ba viết cho chị trước lúc địch mang ông ấy ra trường bắn, không lâu sau má chị cũng bị chúng giết chết. Chị được gửi lại cho một gia đình nông dân ở huyện Hoài Đức (Hà Tây cũ). Cha mẹ nuôi của chị cũng tốt vô cùng, họ không bao giờ tiết lộ chị là con nuôi, chỉ sau khi chị lớn, ba Sáu Dân và một số bạn hữu của ba má đẻ chị tìm tới, giao lại lá thư, chị mới biết mình là con nuôi, người gốc Bến Tre, ba má tập kết ra Bắc thì sinh chị, nhưng vì nhiệm vụ cách mạng, họ phải gửi chị lại để tiếp tục vào Nam chiến đấu… “Từ đó tôi lấy đuợc cái đức của ba má mà sống. Tôi không thể chịu đựng được khi thấy sự oan ức mà không hành động!” - chị Hồng khẳng định. Thế rồi đến năm 2008, một lần nữa Lợi đựơc đưa ra bệnh viện điều trị, lần này chị có cơ hội tiếp xúc lâu hơn với bệnh nhân. Chắp nối tất cả các dữ kiện, cùng những chứng cứ thu nhập được, chị quyết định, tìm gặp các vị lãnh đạo cao cấp để minh oan. Thế nhưng mọi chuyện vẫn như vậy, họ vẫn giữ quan điểm ban đầu rằng họ không sai. Quá bức xúc, chị tuyên bố rằng sẽ tự thiêu để chứng minh nhận định của mình. Chị tin rằng, sau cái chết của mình sẽ có người lật lại toàn bộ hồ sơ sự việc. Chị đã tính đến việc gửi lại hai đứa con của mình cho người thân nếu chị tự thiêu. Với sự lỳ lợm đến khó tin cuối cùng câu chuyện cũng đến được Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết, ông đề nghị VKSND tối cao xem xét lại bản báo cáo. Cuối năm 2009, các cơ quan tố tụng có công văn gửi các cấp lãnh đạo thừa nhận: “ quá trình điều tra và xét xử đã có những thiếu xót…cơ quan điều tra đã thiếu khách quan, không đầy đủ và triệt để, những chứng cứ gỡ tội chưa được xác minh làm rõ…”. Và kết quả là họ trả tự do cho ba thanh niên đó. Chúng tôi - những người làm báo đến nghe chị kể chuyện đã hỏi: “Chị định tự thiêu là để làm thật hay doạ nếu họ không nghe?”. Chị Hồng khẳng định: “ tôi không doạ, tôi chưa bao giờ đùa trong chuyện này. Ngày mới gặp Lợi, tôi hứa sẽ đi đến cùng để minh oan, và tôi đã làm như thế. Tôi là lương y, cứu người là nhiệm vụ, và chết vì người khác cũng không phải là cái gì đó ghê gớm!”. Nhìn người phụ nữ 53 tuổi này mà chúng tôi thấy ấm lòng, cuộc sống sẽ đẹp hơn nếu có nhiều và rất nhiều người như chị ! Kiến thức, lòng quyết tâm của chị đã giúp ba chàng thanh niên đòi lại công lý, đòi lại nhân phẩm, và cũng cảnh báo với những người đang cầm cân nảy mực, có trách nhiệm phải thật cẩn trọng với pháp luật vì chỉ một sai xót nhỏ cũng có thể huỷ diệt cuộc đời một con người. Theo Đang yêu
    1 like
  5. "Đến FLI Club "xem" phong thuỷ" - Đây là chương trình giao lưu giữa các thành viên của CLB FLI - CLB dành cho các cán bộ quản lý của tập đoàn FPT, với Chú Thiên Sứ. Chi tiết tại đường link bên dưới. http://chungta.vn/index.php?option=com_con...&Itemid=265 Cháu xin được chúc mừng Chú Thiên Sứ, cùng với những công trình của chú đã ngày càng được nhiều người biết đến và kính nể ạ.
    1 like
  6. Can Chi phối khóa (720) 1. Ngày Giáp Tý: quẻ số 1 – Nguyên thủ khóa - Càn 2. Ngày Ất Sửu:quẻ số 6 – Mão tinh khóa - Lý 3. Ngày Bính Dần: quẻ số 3 – Tri nhất khóa - Tỷ 4. Ngày Đinh Mão: quẻ số 8 – Bát chuyên khóa – Vô vọng (Kiểm !) 5. Ngày Mậu Thìn: quẻ số 5 – Dao khắc khóa - Khuê 6. Ngày Kỷ Tị: quẻ số 10 - Phản ngâm khóa - Chấn 7. Ngày Canh Ngọ: quẻ số 7 - Biệt trách khóa – Đông nhân 8. Ngày Tân Mùi quẻ số 12 – Tam dương khóa - Tấn 9. Ngày Nhâm Thân quẻ số 9 - Phục ngâm khóa - Cấn 10. Ngày Quý Dậu quẻ số 14 - Lục nghi khóa - Đoài 11. Ngày Giáp Tuất quẻ số 11 – Tam quang khóa - Bí 12. Ngày Ất Hợi quẻ số 16 – Long đức khóa - Ích 13. Ngày Bính Tý quẻ số 13 – Tam kỳ khóa - Dự 14. Ngày Đinh Sửu quẻ số 18 – Phú quý khóa - Đại hữu 15. Ngày Mậu Dần quẻ số 15 - Thời thái khóa - Thái 16. Ngày Kỷ Mão: quẻ số 20 – Chú ấn khóa - Đỉnh 17. Ngày Canh Thìn: quẻ số 17 – Quan tước khóa 18. Ngày Tân Tị quẻ số 22 - Dẫn tòng khóa 19. Ngày Nhâm Ngọ quẻ số 19 – Hiên cái khóa – Thăng 20. Ngày Quý Mùi quẻ số 24 - Phiền xương khóa – Hàm 21. Ngày Giáp Thân quẻ số 21 – Trác luân khóa – Di 22. Ngày Ất Dậu quẻ số 26 - Đức khánh khóa – Nhu 23. Ngày Bính Tuất quẻ số 23 – Hanh thông khóa - Tiệm 24. Ngày Đinh Hợi quẻ số 28 – Hòa mỹ khóa – Phong 25. Ngày Mậu Tý quẻ số 25 – Vinh hoa khóa – Sư 26. Ngày Kỷ Sửu quẻ số 30 - Bế khâu khóa – Khiêm 27. Ngày Canh Dần quẻ số 27 - Hợp hoan khóa - Tỉnh 28. Ngày Tân Mão quẻ số 32 – Tam giao khóa - Cấu 29. Ngày Nhâm Thìn quẻ số 29 - Trảm quan khóa - Độn 30. Ngày Quý Tị quẻ số 34 - Chuế tế khóa - Lữ 31. Ngày Giáp Ngọ quẻ số 31 – Du tử khóa – Quan 32. Ngày Ất Mùi quẻ số 36 – Dâm dật khóa - Ký tế 33. Ngày Bính Thân quẻ số 33 - Loạn thủ khóa – Lâm (kiểm !) 34. Ngày Đinh Dậu quẻ số 38 - Giải ly quái – (???) 35. Ngày Mậu Tuất quẻ số 36 (35) – Xung phá khóa - Quải 36. Ngày Kỷ Hợi quẻ số 40 – Đô ách khóa – Bác 37. Ngày Canh Tý quẻ số 37 – Vu dâm khóa - Tiểu súc 38. Ngày Tân Sửu quẻ số 42 – Truân phúc khóa – Truân 39. Ngày Nhâm Dần quẻ số 39 – Cô quả quái (???) 40. Ngày Quý Mão quẻ số 44 – Hình thương khóa - Tụng 41. Ngày Giáp Thìn quẻ số 41 – Vô lộc tuyệt tự khóa – Bĩ 42. Ngày Ất Tị quẻ số 46 – Thiên họa khóa - Đại quá 43. Ngày Bính Ngọ quẻ số 43 – Xâm hại khóa - Tổn 44. Ngày Đinh Mùi quẻ số 48 – Thiên khấu khóa - Kiển 45. Ngày Mậu Thân quẻ số 45 - Nhị phiền khóa – Minh di 46. Ngày Kỷ Dậu quẻ số 50 – Phách hóa khóa - Cổ 47. Ngày Canh Tuất quẻ số 47 – Thiên ngục khóa - Phệ hạp 48. Ngày Tân Hợi quẻ số 52 – Long chiến khóa – Ly 49. Ngày Nhâm Tý quẻ số 49 – Thiên võng khóa – Mông 50. Ngày Quý Sửu quẻ số 54 – Tai ách khóa – Quy muội 51. Ngày Giáp Dần quẻ số 51 – Tam âm khóa – Trung phu 52. Ngày Ất Mão quẻ số 56 - Cửu xú khóa - Tiểu quá 53. Ngày Bính Thìn quẻ số 53 - Tử kỳ khóa - Vị tê 54. Ngày Đinh Tị quẻ số 58 - Lệ đức khóa – Tùy 55. Ngày Mậu Ngọ quẻ số 55 – Ương cữu khóa - Giải 56. Ngày Kỷ Mùi quẻ số 60 – Toàn cục khóa - Đại súc 57. Ngày Canh Thân quẻ số 57 - Quỷ mộ khóa - Khốn 58. Ngày Tân Dậu quẻ số 2 – Trùng thẩm khóa – Khôn 59. Ngày Nhâm Tuất quẻ số 59 – Bàn châu khóa - Đại tráng 60. Ngày Quý Hợi quẻ số 4 - Thiệp hại khóa - Khảm.
    1 like
  7. Phương Hồng có được gặp sư Tâm Pháp và nghe được 1 số bài pháp của thầy . thấy rất hay và ý nghĩa cho mình http://www.lyhocdongphuong.org.vn/forum/public/style_emoticons/default/grin.gif chia sẻ cho bạn nào quan tâm :D http://www.4shared.com/audio/_yjhDo1K/Balamatda.html http://www.4shared.com/audio/S8PaLMZM/Co_don.html http://www.4shared.com/audio/gyVE5g7R/Thu_Gian.html http://www.4shared.com/audio/kCqeSJK4/Tinh_Thuong.html http://www.4shared.com/audio/kSzbaYJD/Tue_Giac.html Chúc mọi người sức khỏe :D Phương Hồng :P
    1 like
  8. Anh chị em xem bài viết này trên Dân Trí. Biết đâu, chúng ta giúp được họ thì chắc sẽ không bi thảm như thế này. Cụ bà bỏ mạng vì mớ ốc mưu sinh (Dân trí) - 9h sáng nay 3/7, người dân đi làm đồng phát hiện một xác chết nổi ở khe Hòn Chiêng. Nạn nhân được xác định là bà Hồ T.T. (62 tuổi) trú tại xóm 1, xã Ngọc Sơn, Quỳnh Lưu, Nghệ An, mất tích trước đó 3 ngày. Đoạn khe Hòn Chiêng nơi phát hiện thi thể bà T (Ảnh: Ngọc Thái) Theo người nhà bà T, trước đó 3 ngày bà T mang một túi vải, nói với chồng là đi khoảng 2-3 ngày đến một gia đình ở xóm 8 cùng xã để bắt ốc, tranh thủ lúc nước đang cạn đem ra chợ bán kiếm tiền. Sau 3 ngày chưa thấy bà T về, gia đình nóng ruột đi tìm nhưng không thấy bà T đâu cả. Đến sáng nay thì người dân phát hiện thi thể bà T nổi lên ở khe Hòn Chiêng, cách nhà khoảng 500-600m, trên cổ vẫn đeo một túi ốc nặng. Gia đình cùng chính quyền địa phương đưa thi thể bà T về nhà để an táng theo thủ tục địa phương. Được biết, sau khi các con xây dựng gia đình, vợ chồng bà T. ra ăn riêng cách đây đã gần 3 năm. Vì gia đình quá nghèo, đồng ruộng hạn hán quanh năm nên hàng ngày bà T. vẫn thường đi mò ốc ở các khe, hồ trong xã bán kiếm tiền sinh sống. Ngọc Thái - Nguyễn Duy
    1 like
  9. Ngày xưa, chỉ giới nho sĩ mới dùng thể thơ tứ tuyệt. Tuy nhiên, đôi khi giới bình dân cũng có dùng thể loại này để làm thơ hài hước. Xin giới thiệu ba bài: VỊNH CÁI CỐI XAY Trời đất sinh ra cái cối xay Thớt dưới nằm lặng, thớt trên xoay Xoay đi xoay lại, mòn đi cả Trồi lên một cái bằng cổ tay (“Cái bằng cổ tay” là cái trục cối xay). Hai bài sau đây chắc cũng là tác phẩm của người Nghệ Tĩnh: VỊNH CON ONG BÙ Con gì kêu vù vù Ờ ra con ong bù Cái giống eo lưng rứa mà độc Đằng trốc không cắm, cắm đằng khu (Phương ngữ Nghệ Tĩnh: ong bù, ong bầu, trốc: đầu phần trên (như trong thành ngữ ăn trên ngồi trốc; troốc - đọc như trốt, âm nhẹ - là cái đầu trong phương ngữ Thừa Thiên trở ra Bắc Trung bộ); cắm: có nghĩa là “cắn”, và cũng có nghĩa là “cắm vào”). Một anh chàng nọ bắt được con ếch, đem biếu bố vợ. Có người mượn lời mẹ anh ta, làm thơ mắng: Con ếch tháng mười béo quá ga Đem cho bọ gấy, nỏ cho choa Mồ cha cái đứa bất nhân rứa Biết lộ vô, không biết lộ ra Phương ngữ Nghệ Tĩnh: ga; gà; bọ gáy; bố vợ; nỏ: không, chẳng; tao; lộ: vừa có nghĩa là cái lỗ, vừa có nghĩa là chỗ (lộ mô: chỗ nào). “Biết chỗ vô không biết chỗ ra” là một thành ngữ nói về người khù khờ. Dùng từ “lỗ ra” để chỉ người mẹ và từ “lỗ vô” để chỉ người vợ thì quả là rất “độc”. :D :D :D (st)
    1 like
  10. Vài cách dùng bí đao giải khát chữa bệnh Bí đao còn gọi là bí xanh, bí phấn, đông qua, bạch qua, chẩm qua… là một loại quả làm rau và chế biến mứt rất thông dụng. Trong thành phần của nó tuyệt đại bộ phận là nước, hàm lượng dinh dưỡng tương đối thấp và không chứa lipid. Cứ 100g bí đao có 0,4g protid, 2,4g glucid, 19mg canxi, 12mg photpho, 0,3mg sắt và nhiều loại vitamin như: caroten, B1, B2, B3, C… Tính vị trong Đông y Theo Y học cổ truyền, bí đao vị ngọt nhạt, tính mát, có công dụng thanh nhiệt hóa đàm (giải nhiệt và làm tan đờm), trừ phiền chỉ khát (làm mát ruột và hết khát), lợi niệu tiêu thũng (lợi tiểu, làm hết phù), giải độc và giảm béo. Thường được dùng để chữa các chứng bệnh như: đàm nhiệt suyễn khái (bệnh lý hô hấp có ho và khạc đờm do nhiệt), nhiệt bệnh phiền khát, tiêu khát (đái tháo đường), thủy thũng (phù do bệnh thận, bệnh gan, phù khi mang thai...), tiểu tiện bất lợi, tả lỵ do nhiệt, mụn nhọt, béo phì... Bởi vậy, trong điều kiện nóng bức của mùa hè, việc dùng bí đao thường xuyên có một ý nghĩa giải khát và phòng chống bệnh tật rất tốt. Kết quả nghiên cứu hiện đại cho thấy, hàm lượng natri trong bí đao rất thấp nên có tác dụng trị liệu rất tốt đối với chứng xơ vữa động mạch, bệnh động mạch vành, huyết áp cao, viêm thận, phù nề... Hạt bí đao chứa uroenzyme, calabasinin... có tác dụng thanh phế nhiệt, loại mủ, tiêu đờm, lợi thấp, rất thích hợp cho việc trị liệu các bệnh lý đường hô hấp. Tuy nhiên, ngoài cách dùng làm rau ăn, phương thức chế biến bí đao thành các loại nước giải khát còn ít người biết đến. Một số phương thức chế biến bí đao Cách 1: bí đao 500g gọt vỏ, bỏ ruột, rửa thật sạch rồi thái miếng, cho vào máy ép lấy nước, hòa thêm một chút muối, chia uống vài lần trong ngày. Công dụng: ích tỳ, giải nhiệt tiêu độc, lợi niệu trừ phù. Dùng làm nước giải khát về mùa hè rất tốt, có ý nghĩa phòng chống cảm nắng, cảm nóng, mụn nhọt, lở ngứa, rôm sẩy... Cách 2 : bí đao 500g, dưa hấu 500g, đường trắng vừa đủ. Bí đao gọt vỏ, bỏ ruột, rửa thật sạch; dưa hấu lấy ruột, bỏ hạt; hai thứ thái miếng, dùng máy ép lấy nước rồi chế thêm một chút đường trắng, chia uống nhiều lần trong ngày. Công dụng: thanh nhiệt giải thử, trừ phiền chỉ khát, lợi niệu tiêu thũng. Dùng để giải nhiệt, phòng chống say nắng, say nóng... Cách 3: bí đao 100g, bình quả (loại táo quả to nhập khẩu từ Trung Quốc và các nước Đông Âu) 800g, cà rốt 200g, đường phèn 100g, trần bì 20g. Bí đao gọt vỏ bỏ ruột, thái miếng; bình quả rửa sạch, bỏ ruột, thái miếng; cà rốt cạo vỏ, thái miếng; trần bì ngâm nước cho mềm rồi thái chỉ. Tất cả cho vào nồi, đổ vừa nước, nấu trong 30 phút, chế thêm đường phèn, dùng làm nước giải khát. Công dụng: thanh nhiệt hóa đàm, trừ phiền chỉ khát, lợi niệu tiêu thũng, trợ tiêu hóa, ích tỳ chỉ tả. Cách 4: vỏ bí đao 100g, tàm đậu (đậu răng ngựa) 100g, nước 2 lít. Tất cả cho vào nồi nấu trong 2 giờ rồi bỏ bã lấy nước uống trong ngày. Công dụng: kiện tỳ trừ thấp, lợi thủy tiêu thũng. Thường được dùng làm thực phẩm cho những ngưòi tỳ vị hư yếu, ăn chậm tiêu, phù thũng, tiểu tiện bất lợi, nôn ra máu, phụ nữ có thai không đau bụng mà thỉnh thoảng ra máu (thai lậu). Cách 5: bí đao 200g, lá sen 1 cái, nước 1 lít. Bí đao rửa sạch, thái miếng ; lá sen thái vụn. Hai thứ cho vào nồi nấu trong 1 giờ, pha thêm một chút muối, dùng làm nước giải khát. Công dụng: thanh nhiệt, giải thử trừ phiền, lợi thủy tiêu thũng, sinh tân chỉ khát. Dùng rất tốt cho những người bị mụn nhọt, viêm loét miệng lưỡi, béo phì, rối loạn lipid máu... Cách 6: bí đao 200g, xa tiền tử 10g, nước 1 lít. Bí đao rửa sạch, thái miếng cho vào nồi nấu cùng xa tiền tử trong 60 phút rồi bỏ bã, pha thêm một chút muối, dùng làm nước giải khát trong ngày. Công dụng: thanh nhiệt lợi tiểu. Hai thứ phối hợp với nhau tạo nên một loại nước giải khát có tác dụng thanh nhiệt lợi tiểu rất tốt. Cách 7: bí đao 500g, xích tiểu đậu 100g, nước 1 lít. Bí đao rửa sạch, thái miếng, đem nấu với xích tiểu đậu trong 60 phút, chế thêm một chút muối hoặc đường, dùng làm nước giải khát hàng ngày. Công dụng: lợi tiểu tiêu thũng. Thường dùng để làm thực phẩm cho những người bị phù thũng, cước khí, sản phụ thiếu sữa, hoàng đản (vàng da), tiểu tiện bất lợi, trĩ, viêm ruột đi lỏng... ThS. HOÀNG KHÁNH TOÀN (Sức khỏe &đời sống)
    1 like
  11. Bác Thiên Sứ để tóc dài nhìn "phiêu" hơn nhiều bác ơi! http://www.lyhocdongphuong.org.vn/forum/public/style_emoticons/default/smile.gif
    1 like
  12. Cảm ơn Picasa84 có lời giới thiệu. Dưới đây là hình ảnh của buổi giao lưu của Thiên Sứ với các thành viên CLB FPT.
    1 like
  13. Người Minangkabau và cội nguồn Việt Chúng ta hãy xem hậu duệ của các tướng lĩnh của Hai Bà Trưng ở Indo Trong đó có những cuốn sách nói về các bài thuốc cổ truyền và thuật bói toán của người Minangkabau, một trong những tộc người chiếm đa số tại đảo Sumatra và có nguồn gốc từ người Việt. Cơ quan trên cho biết đã cử người tới nhiều địa phương trong tỉnh Tây Sumatra để thu thập và "cứu" những văn bản cổ quí hiếm khỏi thất lạc hay mục nát theo thời gian, sau đó sẽ "số hóa" các văn bản tìm được để nghiên cứu. Các nhà nghiên cứu lịch sử Việt Nam và Indonesia cho rằng người Minangkabau có nguồn gốc từ người Việt và hiện chiếm tới 80% trong tổng số 4,5 triệu dân của tỉnh Tây Sumatra. Theo các nhà sử học, mùa Xuân năm 43, một số tướng lĩnh của Hai Bà Trưng cùng những người không chịu khuất phục giặc phương Bắc, đã chạy về phương Nam và cuối năm đó họ tiếp tục lên thuyền ra biển. Những đợt gió mùa Đông Bắc đã đẩy thuyền của họ dạt vào Eo biển Malacca. Tiếp đó, họ định cư tại khu vực phía Tây đảo Sumatra và trở thành dân tộc Minangkabau ngày nay. Dân tộc này hiện còn duy trì chế độ mẫu hệ, trong gia đình, phụ nữ nắm quyền kinh tế. Trong mỗi dòng họ của người Minangkabau, người phụ nữ giữ quyền thừa kế được gọi là Turun Cicik, những người em gái trong hàng thừa kế thứ hai gọi là Turun Nyi. Những âm này, sau giai đoạn dài của lịch sử, đọc lên vẫn thấy hơi giống âm gợi hai tên Trưng Trắc, Trưng Nhị. Người Minangkabau có tục lệ mời khách ăn trầu và những ngôi nhà truyền thống của họ đều có mái cong như hình chiếc sừng trâu, gợi hình ảnh những mái đình, chùa ở Việt Nam. Người Minangkabau còn nổi tiếng buôn bán giỏi và nấu ăn ngon. Nhà sừng trâu của người Minangkabau Ở xứ sở vạn đảo Indonesia, mỗi hòn đảo là một câu chuyện, một bộ tộc kỳ thú, hấp dẫn từ đời sống văn hoá, ẩm thực, và đặc biệt trong kiến trúc nhà ở. Người Minangkabau ở phía Tây đảo Sumatra sống trong những ngôi nhà độc đáo, có mái là hình sừng trâu cong nhọn vút lên nền trời xanh. Nhà lớn (Rumah Gadang) của người Minangkabau Là vùng đất nông nghiệp, con trâu đã trở nên quen thuộc, gần gũi với đời sống người Minangkabau từ ngàn đời. Người Minangkabau sống theo chế độ mẫu hệ, người phụ nữ chiếm vai trò quan trọng trong từng gia đình, cộng đồng, và là chủ sở hữu đất đai, nhà ở... Khu vực người Minangkabau sính sống Ngôi nhà lớn của người Minangkabau có lối kiến trúc rất độc đáo, với những mái cong ấn tượng. Thật thú vị, khi tìm hiểu ra xuất xứ của lối kiến trúc ấy lại gắn liền với một tích truyện lịch sử của cộng đồng người Minangkabau. Tên gọi của người Minangkabau bắt nguồn từ một sự tranh chấp về đất đai giữa người Minangkabau ngày xưa và vị lãnh chúa một bộ tộc láng giềng ở Java. Để tránh xảy ra chiến tranh, người địa phương đề nghị mỗi bên chọn ra một con trâu và tổ chức chọi trâu, trâu bên nào thắng thì bộ tộc đó sẽ là người sở hữu vùng đất tranh chấp. Vị lãnh chúa nọ chọn trong bộ tộc mình con trâu lớn nhất, khoẻ nhất, dữ tợn nhất để đưa ra cuộc thi tài. Người Minangkabau đưa ra con nghé con khát sữa, đầu có cặp sừng mới nhú được mài bén ngót như lưỡi dao. Khi cả hai bên thả trâu ra, con trâu đực không thèm chú ý đến nghé con, vì đang lo mải nhìn quanh tìm đối thủ xứng tầm. Nhưng khi nghé con chạy đến thúc đầu mình vào phần bụng dưới của con trâu đực để tìm bầu sữa, cặp sừng bén đã đâm lủng bụng và giết chết con trâu hung hãn. Người bản địa thắng cuộc, và giải quyết được tranh chấp về đất đai. Cũng từ đó, họ đặt tên cho bộ tộc mình là “trâu thắng trận” (Minangkabau). Và như để nhắc nhớ con cháu đời sau về tên gọi của bộ tộc mình, người Minangkabau mượn hình ảnh cặp sừng trâu để đưa vào kiến trúc nhà ở. Mái nhà cong vút đối xứng có chóp nhọn đều hai bên của người Minangkabau chính là hình ảnh của cặp sừng trâu thắng trận ngày xưa. Hình dáng tổng thể kiến trúc của nhà sừng trâu Hình dáng tổng thể kiến trúc của Rumah Gadang ấn tượng ngoài bộ mái sừng trâu, còn một nét độc đáo khác thể hiện giá trị văn hoá đặc sắc trong xây dựng là những chi tiết trang trí được thể hiện tinh xảo bằng lối chạm khắc, phối màu sặc sỡ phủ kín quanh nhà từ chân cột lên đến nóc mái. Với người Minangkabau, ngôi nhà Rumah Gadang vừa là nơi cư trú, gặp gỡ hội họp trong gia đình, và cả những hoạt động mang tính nghi thức cộng đồng. Ngôi nhà của người Minangkabau thể hiện tính cầu kỳ, tỉ mỉ trong xây dựng, mái nhà là những lớp xếp từ hàng ngàn sợi chỉ được lấy từ thân cây sago – một loại cây thuộc họ cọ, dừa, phần vách được lợp phên tre và gỗ. Do sống ở vùng đồng bằng lúa nước, nên ngôi nhà người Minangkabau thiết kế theo kiểu giống nhà sàn, phần sàn nhà cách mặt đất độ gần hai thước. Nội thất trong nhà được chia làm ba phần thông thoáng nhau không có vách ngăn cách, gian chính ngay giữa nhà là gian tiếp khách, còn lại là khu giường ngủ và bếp. Cửa chính nằm giữa trục ngang của ngôi nhà, cái chóp mái được uốn cong đối xứng theo cửa chính. Những cánh cửa sổ cũng được phân bố đều theo trục đối xứng với cửa chính, và được trang trí bằng những nét chạm khắc chi tiết, được phủ những gam màu mạnh như đỏ, đen, vàng, nâu, trắng, lấy từ những loại cây cỏ và đất đá trong tự nhiên. Ngoài lớp mái cong độc đáo, ngôi nhà còn được chạm khắc rất tinh xảo Trong mỗi ngôi làng của người Minangkabau ở đảo Sumatra có nhiều nhà lớn nhưng ngôi nhà nào lớn nhất, điêu khắc đẹp nhất, thường là nhà của trưởng làng – một phụ nữ – ngôi nhà vừa thể hiện quyền lực và sự giàu có, và đó cũng được xem là nơi công cộng của làng. Ngôi nhà này sẽ được truyền đời từ mẹ, sang con gái, và cứ thế nối tiếp đời nọ đến đời kia. Tuy nhiên, những ngôi nhà nhỏ hơn cũng có những nét tương đồng về hình dáng, điêu khắc, đem lại cho cộng đồng người Minangkabau một đặc trưng riêng, dễ nhận dạng trong lối kiến trúc nhà ở. Và với khách phương xa, hình ảnh những ngôi nhà mái cong độc đáo cùng những chi tiết điêu khắc phong phú, sự phối hợp màu sắc tuy sặc sỡ nhưng rất hài hoà trong tổng thể từ những chạm trổ quanh ngôi nhà, tạo nên một kiến trúc nhà ở đầy tính nghệ thuật cao. Đem lại một đặc trưng thú vị, hấp dẫn khách lạ ngay từ cái nhìn đầu tiên khi diện kiến những ngôi nhà của người Minangkabau.
    1 like
  14. 1 like
  15. Theo một kết quả nghiên cứu được đăng tải trên tạp chí Lancet Oncology Journal ngày 13/6, việc sử dụng rộng rãi các loại thuốc điều trị huyết áp có thể làm tăng nguy cơ ung thư. Nghiên cứu do tiến sỹ Ilke Sipahi và các đồng nghiệp tại Đại học Case Western Reserve ở Cleveland, Mỹ, tiến hành cho thấy những bệnh nhân sử dụng các loại thuốc điều trị huyết áp ARB có nguy cơ cao hơn 1,2% mắc các căn bệnh ung thư mới so với những người không dùng thuốc. "Nguy cơ tăng cao mắc bệnh ung thư mới vẫn ở mức thấp, nhưng điều này rất quan trọng," tiến sỹ Sipahi phát biểu. Khi các nhà khoa học xem xét tác động của việc dùng các loại thuốc điều trị huyết áp đối với nguy cơ mắc các căn bệnh ung thư thì chỉ có bệnh ung thư phổi là ít có nguy cơ khi mà tỷ lệ mắc bệnh ung thư mới giữa nhóm bệnh nhân dùng thuốc và không dùng thuốc rất thấp chỉ khoảng 0,2%. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy những loại thuốc này không làm tăng nguy cơ tử vong do ung thư, nhưng theo lời các nhà khoa học thì bệnh ung thư phát triển từ từ và những ca tử vong do ung thư có thể không tìm thấy trong các nghiên cứu tương đối ngắn. Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu trên mới chỉ xem xét trên ba loại thuốc điều trị huyết áp do Cơ quan Dược phẩm và Thực phẩm Mỹ thông qua - telmisartan, losartan, và candesartan. Hiện vẫn chưa rõ về hiệu ứng của các loại thuốc điều trị huyết áp khác. Ông Martin Ledwick của Viện nghiên cứu ung thư ở Anh cũng nói rằng vào thời điểm này vẫn chưa có đủ chứng cứ để đưa ra bất kỳ kết luận chắc chắn nào về các loại thuốc điều trị huyết áp có thể ảnh hưởng đến nguy cơ mắc các căn bệnh ung thư mới. Cần phải tiếp tục thực hiện các nghiên cứu để khẳng định điều này. Thuốc ức chế ARB và ACE có tác dụng lên hệ Renin-Angiotensin, mà hệ này điều hòa huyết áp. Thuốc ức chế ACE vận hành bằng cách ức chế men chuyển đổi Angiotensin không hoạt hóa thành dạng hoạt hóa. Angiotensin hoạt hóa sẽ co thắt hay làm hẹp động mạch, nhưng dạng không hoạt hóa thì không thể. Với thuốc ức chế ACE, như liệu pháp đơn độc, 50-60% người da trắng đạt được huyết áp điều chỉnh. Đối với loại thuốc này, người da đen cũng có đáp ứng nhưng đòi hỏi liều lượng và tần suất sử dụng cao hơn, tốt nhất là khi thuốc ức chế ACE kết hợp với thuốc lợi tiểu./. Theo TTXVN
    1 like
  16. http://www.lyhocdongphuong.org.vn/forum/public/style_emoticons/default/grin.gif . Khè khè.
    1 like
  17. Người thương mãi nón cổ làng Chuông Từ chiến trường trở về quê nhà khi chỉ còn một chân, ông không ngờ rằng mình lại lao vào một cuộc chiến nữa. Trải qua biết bao gian khổ, nhiều lúc tưởng chừng không đủ sức đi tiếp nhưng rồi sức mạnh của ý chí và tinh thần quả cảm của ông đã giúp cho cuộc khôi phục nghề nón thúng quai thao cổ truyền thắng lợi. Về làng Chuông, người ta nói đến nghệ nhân Phạm Trần Canh với một niềm khâm phục xen lẫn tự hào. Âu có lẽ bởi tình yêu và đôi bàn tay tài hoa khéo léo của nghệ nhân già ấy đã góp phần làm sống lại nét đẹp cho những chiếc nón cổ làng Chuông thủa nào. Rơi nước mắt vì làng nón Chúng tôi cho xe chạy dọc con đê xã Phương Trung, huyện Thanh Oai, Hà Nội để được ngắm nhìn những nõn lá cọ được phơi nắng trắng triền đê. Làn nắng vàng rọi xuống từng bó lá, một mùi hương dìu dịu lan tỏa khắp không trung, đẩy lùi đi ký ức của một thời nón đau thương. Người làng Chuông không biết ai là ông tổ của nghề nón, chỉ nghe tổ tiên kể lại chiếc nón ra đời và gắn bó với mảnh đất Chuông giàu văn hóa tự thủa nào. Những chiếc nón trắng đặc trưng của làng từ thời phong kiến đã từng được dùng cung tiến hoàng hậu, công chúa trong cung cấm. Nghệ nhân Phạm Trần Canh kể lại rằng, cách đây chừng ba thế kỷ, làng Chuông vẫn làm nón, nhưng là nón cổ. Nón cổ dày, cũng làm bằng lá, nhưng nan và vành rộng, chủ yếu dùng để che nắng cho các bà, các chị khi đi làm công việc đồng áng. Không chỉ có che nắng, mà còn có bộ đôi là nón và tơi để che mưa. Hơn thế nữa, Nón Chuông đẹp dáng lại bền, được dùng là kỷ vật tạo ra vẻ dịu dàng của bao cô gái bước lên xe hoa về làm dâu nhà chồng. Cả xứ Bắc Kỳ không mấy nơi là không biết tới nón làng Chuông. Trong sâu thẳm ký ức của người nghệ nhân già vẫn còn nhớ đến những năm tháng chiến tranh kéo dài làm xóa nhòa trong trí nhớ mọi người về cách làm nón quai thao tinh xảo một thời. Người dân làng Chuông lúc đó, phần thì li tán, phần chết vì bom đạn, đói kém, số còn lại cũng chỉ duy trì cách làm nón thông thường. Ông Canh thủa ấy mới 16 tuổi đã phải nén đau thương cho những chiếc nón cổ đang dần tan biến cùng lửa đạn chiến trường để vác ba lô tham gia vào Vệ quốc đoàn làm liên lạc cho trung đội 27, tiểu đoàn Đống Đa. Khi hòa bình lập lại thì những nghệ nhân già nhất trong làng cũng mất đi, không kịp truyền lại nghề cho con cháu. Từ đó, chẳng ai còn biết cách làm nón cổ truyền ra sao nữa. Miệt mài với đường kim mũi chỉ. Ảnh Tự Lập Một chân đi tìm nón cổ Năm 1954, với thương tật 2/4, cụ Canh trở về nơi đã sinh ra mình cùng người vợ quê gốc Nghệ An. Về làng thấy chẳng còn ai biết làm nón cổ, ông xót xa khi chứng kiến cái nét đẹp của quê hương đang dần mai một, vậy là ý chí không ngại gian khổ của "anh bộ đội Cụ Hồ" đã thôi thúc cụ khôi phục tinh hoa làng nghề. Những dòng ký ức của tuổi ấu thơ tràn về, cái thời lên 9, lên 10, ông đã được người mẹ của mình cho xem làm các mẫu nón cổ truyền sao mà đẹp đến thế. Rồi có ngày, một số đoàn văn công, đoàn quan họ đã tìm về làng để đặt làm những chiếc nón cổ, nón thúng quai thao làm phục trang biểu diễn càng làm cho ông quyết tâm khôi phục lại nghề khâu nón cổ truyền. Từ đó, ông bắt đầu cuộc hành trình làm "sống lại" chiếc nón cổ quê mình. Chỉ còn một chân vậy mà ông đã gắng rong ruổi khắp chốn, đến các vùng Bắc Ninh, Hưng Yên, Thái Bình... tìm mua những chiếc nón thúng quai thao, nón dân tộc Thái cũ. Vất vả lắm, vì cầu phà nhiều, mỗi khi xuống bến phà khổ lắm. Đi cái chân gỗ lại phải dắt cái xe xuống bến phà khó và khổ vô cùng. Nhưng ngày nào chưa tìm ra, là ngày đó còn ăn không ngon, ngủ không yên. Cả tháng lăn lộn khắp các tỉnh để dò hỏi, nghe ngóng hễ ở đâu có nón là ông Canh lại mày mò đến hỏi mua cho bằng được. Có những đợt thời tiết thay đổi, vết thương tái phát, phần còn lại của chân phải bị thương nhức buốt ông đã nghĩ đến chuyện ra về tay trắng. Nhưng ông lại nhìn cái chân và nghĩ: "chẳng nhẽ mình đã tàn lại còn bị phế ư?". Rồi bàn chân ông lại tiếp tục bước trên những nẻo đường xa quê. Tìm khắp chốn, rồi rui rủi thế nào ông lại về Hà Nội, vào một ngôi chùa ông đã tìm thấy chiếc nón cổ. Sau đó, ông ra chợ Đồng Xuân và nhờ một người phụ nữ mua hộ. Sư chùa biết được tấm lòng của ông nên đã không lấy tiền. Nhưng ông vẫn dấu bà nhà trả 30 ngàn cho người mua hộ nón. Ông vui sướng mang về tháo rời ra để nghiên cứu kích cỡ, kiểu dáng, cách khâu rồi ghi chép lại một cách tỉ mỉ. Bằng trí nhớ của mình, ông hình dung lại cách làm nón mà ngày xưa bà nội từng làm. Ngoài những chiếc nón truyền thống, ông Canh còn khôi phục cả những chiếc nón của người Hoa. Ảnh Tự LậpMang tinh hoa trở lại Những ngày đầu, chưa quen, kim đâm loạn xạ, khắp người chỗ nào cũng có vết trầy xước của tre nứa và kim đâm. Thấy ông đánh vật với những đường kim mũi chỉ, không ăn, không ngủ; lo lắng cho sức khoẻ của bố, các con ông đều khuyên ngăn, nhưng ông một mực không chịu. Ông tự nhủ: "Đời lính Cụ Hồ, đánh giặc khó vậy còn làm được, thì có gì không làm được... Sau một thời gian kiên trì, mày mò, ông cũng hoàn thành được chiếc nón quai thao - nón ba tầm. Cuối cùng cái nghề nón cổ xưa của ông cha đã trở lại. Ông mừng lắm, rồi ông bật khóc như một đứa trẻ. Có lẽ ai cũng nhận ra rằng, những chiếc nón cổ dường như bị "bỏ rơi" do ảnh hưởng của nền kinh tế thị trường. Hơn thế nữa, làm nón cổ, đòi hỏi nhiều công đoạn công phu tỉ mỉ mà lợi nhuận lại không cao, cho nên nó dần chìm vào quên lãng là điều rất dễ dàng. Làm nón cổ công phu và phức tạp từ khâu làm lá, lắp lá vào rồi khâu nón, cạp nón cho đến trang trí... Tất cả đòi hỏi người thợ phải thật kiên trì, khéo léo để chiếc nón tròn, khít, mịn từ mép lá đến đường kim mũi chỉ. Làm ra được một chiếc nón quai thao phải mất 3 ngày, đòi hỏi người thợ bỏ ra nhiều công sức và thời gian gấp mấy lần những chiếc nón bình thường. Một chiếc nón quai thao muốn hoàn thành phải trải qua 6 công đoạn, mỗi công đoạn có những cái khó khác nhau. Những chiếc lá cọ chở từ Phú Thọ về sẽ được đem đi phơi nắng chừng 3 ngày. Khi lá cọ đã chuyển từ xanh sang trắng và khô lại, chúng sẽ được cắt ra, độ dài tuỳ thuộc vào đường kính vành nón định làm. Trong công đoạn đầu tiên này và cũng khó nhất là việc là lá bằng lưỡi cày nung nóng, làm cho lá thẳng ra. Một chiếc nón quai thao cổ thường ghép bằng 4 lọn lá, phía bên trong mặt nón được ghép bằng những mảnh vải đỏ hoặc vàng trải phẳng, chỗ buộc quai nón được đan bằng những sợi chỉ nhiều màu sắc... Với sự cần mẫn và lòng yêu nghề, cuối cùng, ông đã hoàn thành những chiếc nón quai thao, nón ba tầm đầu tiên. Những chiếc nón cổ được hồi sinh trở thành phục trang quen thuộc của các đoàn nghệ thuật và là một vật dụng trang trí nghệ thuật trong các ngôi nhà. Nhưng ông lại sợ một ngày nào đó khi ông ngã xuống, chiếc nón quai thao ấy lại thất truyền một lần nữa. Vì thế, ông đã mở lớp dạy làm nón miễn phí cho người dân quanh vùng. Không phân biệt nam nữ, già trẻ, chỉ cần có một tấm lòng yêu nghề, muốn giữ gìn và phát huy nét đẹp truyền thống là ông dạy liền. Tính đến nay cũng đã có gần 100 người theo học. Giờ đây, ở cái tuổi "cổ lai hy", sức khỏe hạn chế đi nhiều nhưng nghệ nhân Phạm Trần Canh vẫn không ngừng sáng tạo. Ngày ngày, ông vẫn cần mẫn với công việc làm nón. Ông còn phục chế lại nhiều mẫu nón cổ khác như nón dân tộc Thái, nón chóp dứa, nón lá già ghép sóng, nón Hồng Kông... Với nghệ nhân Phạm Trần Canh duy trì nghề làm nón cổ không chỉ góp phần vào việc gìn giữ, bảo tồn những nét văn hóa độc đáo của Việt Nam. Mà ông còn giúp cho giới trẻ nhận ra rằng để tinh hoa làng nghề mai một là có tội với ông cha. Tác giả: Tự LậpBài đã được xuất bản.: 27/06/2010 06:00 GMT+7 Tuànvietnamnet
    1 like
  18. Hầu hết người Vn đều sai giờ sanh /vì lúc 5am là giữa 2 canh giờ Dần và Mão ,cháu cần lấy 2 lá số giờ nầy đễ các cao thủ so sánh ,xác định giờ sinh qua hình dạng tính tình ,dị tật trong người hay sự liên quan đến anh chị em và cha mẹ.
    1 like
  19. Phim tài liệu Nhật về Điện Biên Phủ do tướng Giáp dẫn chuyện TUANVIETNAM.NET Tác giả: Huỳnh Phan Bài 21/06/2010 06:00 GMT+7 Điện Biên Phủ - Cuộc chiến 56 ngày đêm làm thay đổi thế giới là bộ phim tài liệu dài 50 phút do hãng NDN thực hiện, đã được phát trên đài NHK vào tháng 7.2004 trên toàn nước Nhật, và hai lần qua vệ tinh trên toàn thế giới, nhân kỷ niệm 50 năm chiến thắng Điện Biên Phủ. Kỳ 1; Kỳ 2 Điều đặc biệt của bộ phim này là Đại tướng Võ Nguyên Giáp chính là người dẫn chuyện, và lời kể của ông được bổ sung bằng các hình ảnh, lời nói của các nhân chứng. Sau khi xem lại đĩa phim, Đại tướng Võ Nguyên Giáp, theo lời kể của người thư ký, đã nhận xét rằng "đây là bộ phim hay, trung thực, và thể hiện được trọn vẹn diễn biến của chiến dịch Điện Biên Phủ". Để thực hiện được điều này, ngoài các nhân chứng ở Việt Nam, các nhà làm phim NDN đã sang Pháp để gặp những nhân chứng từ phía bên kia trận tuyến. Nhưng điều làm Matsumoto, nhà đạo diễn nổi tiếng về phim chiến tranh của Nhật Bản, cảm thấy hồi hộp nhất là phút giây đầu tiên nhìn thấy Tướng Giáp tại tư gia. "Một ông già ngoại cửu tuần chầm chậm đi ra phòng khách, từ từ ngồi xuống ghế, và thở rất khó nhọc. Tôi đã thoáng lo sợ, bởi chương trình của chúng tôi dứt khoát phải có cuộc phóng vấn Tướng Giáp", Matsumoto nhớ lại. "Nhưng chỉ khi câu hỏi đầu tiên được đặt ra, vẻ mặt Lão Đại tướng đột nhiên thay đổi, mắt ông sáng lên, lanh lợi. Giọng nói ông dõng dạc, và đặc biệt ông nhớ đến từng chi tiết mà không cần xem lại giấy tờ gì cả", Matsumoto giải thích về sự chuyển trạng thái từ "lo lắng" đến "ngỡ ngàng" của mình. Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã kể rằng trước khi lên Điện Biên Phủ, ông đã đến chào Chủ tịch Hồ Chí Minh. "Lúc ra về, vừa bắt tay tôi, Bác vừa căn dặn: Chắc thắng hãy đánh, không chắc thắng không đánh", Tướng Giáp kể lại. Để ngăn chặn sự mở rộng vùng tự do của phía Việt Nam, Pháp đã quyết định xây dựng một cứ điểm "bất khả chiến bại" ở vùng Tây Bắc, cách biên giới với Lào chừng 15 km theo đường chim bay. Cứ điểm Điện Biên Phủ nằm trong một thung lũng bao quanh bởi đồi núi, gồm 45 trận địa bao quanh Sở chỉ huy, với tổng số 16 ngàn quân. Nghi ngờ chủ trương "đánh nhanh - thắng nhanh", bao trùm trong tất cả chủ huy và binh sĩ Việt Nam lúc đó, Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp đã cho trinh sát ngày đêm nắm lại tình hình Điện Biên Phủ, nhất là việc di chuyển của quân Pháp. Tướng Giáp đã kết luận rằng "đối đầu với quân Pháp mạnh như vậy không thể thắng được, mà chỉ hy sinh vô ích. Ông đưa ra chủ trương mới là "đánh chắc - tiến chắc". Chiến thuật của vị Tổng tư lệnh là vạch ra là bí mật vận chuyển một số lượng lớn vũ khí ra chiến trường, tấn công bất ngờ, khiến địch trở tay không kịp. Quân lương, vũ khí, và đặc biệt là hơn 20 khẩu pháo 105 ly, chiến lợi phẩm thu được từ quân Pháp và do Trung Quốc viện trợ, đã được đưa lên Điện Biên Phủ, với biết bao công sức, kể cả sự hy sinh tính mạng, của bộ đội và dân công. Tướng Giáp kể rằng khi quân đội Pháp bắt đầu nghĩ là quân đội Việt Nam chắc không đánh nữa, thì ngày 13.3.1954, ông hạ lệnh tấn công tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ. Mục tiêu đầu tiên là cứ điểm Him Lam. "Kế hoạch tác chiến của Tướng Giáp quả là không thể tin được, vì tất cả chúng tôi đều không nghĩ là địch rất mạnh. Không ai nhìn thấy pháo, và cũng không đoán được chúng nằm ở đâu. Một sĩ quan pháo binh của chúng tôi đã hốt hoảng tự sát. Thật đáng kinh ngạc!", cựu Trung tá Bizon, chỉ huy binh đoàn dù của Pháp ở Điện Biên Phủ, hồi tưởng. "Chúng tôi không đặt pháo trên đỉnh đồi, mà đặt bên sườn đồi, vì đặt trên đỉnh rất dễ bị lộ. Pháo được ngụy trang và giấu trong hầm, nên quân Pháp không hề nhận ra. Và đến ngày 8.3.1954, tất cả pháo 105 ly đã được bố trí bao vây lấy các căn cứ của quân Pháp", cựu pháo thủ Trần Xuân Luật, người trực tiếp tham gia chiến dịch, giải thích. Sau một tháng của chiến dịch, quân đội và dân công Việt Nam, với hệ thống giao thông hào của mình, đã bao vây quân Pháp ở một cự ly rất gần, tới mức có thể nhìn rõ mặt nhau. "Công sự cuối cùng đã được đào đến tận đỉnh đồi, nơi đơn vị tôi chốt giữ. Cứ 5 ngàn người ngã xuống thì một vạn người lên thay. Vì vậy, một vạn quân Pháp ở đây có thể bị tiêu diệt hết", cựu trung tá Bizon nói. Tướng Giáp giải thích: "Chiến thuật đào công sự này là do chuyên gia Trung Quốc giới thiệu, được rút ra qua bài học chiến tranh với Mỹ ở Triều Tiên của Quân Giải phóng Trung Quốc. Tấn công từ hệ thống công sự này bắt đầu phát huy mạnh mẽ tác dụng, và có uy lực rất lớn." Chiến dịch 56 ngày đêm đã kết thúc với sự đầu hàng của Tướng De Catri. Việt Nam đã chiến thắng! Nhưng với một cái giá không nhỏ: gần 8000 người đã chết, và gần gấp đôi số đó bị thương, so với 2700 binh sĩ Pháp bị chết và mất tích, 4400 bị thương và 10 ngàn bị bắt làm tù binh. "Tôi chưa về nhà ngay mà lên ngựa đi báo cáo với Bác Hồ. Bác nói: Mừng chú thắng trận trở về. Nhưng tiếp theo ta còn phải đánh Mỹ nữa", Tướng Giáp nhớ lại. Bộ phim gần như kết thúc bằng câu nói của Tướng Giáp: "Lúc ta chuẩn bị đánh Mỹ, Liên Xô và Trung Quốc đều khuyên rằng 'làm sao đánh được Mỹ, các anh bỏ ý định đó đi'. Tôi đã trả lời rằng 'nếu chúng ta đánh theo cách của Liên Xô và Trung Quốc, chắc chẳng chịu được một tiếng đồng hồ. Nhưng theo cách đánh của Việt Nam thì chiến thắng là điều có thể." 21 năm sau, điều đó đã thành hiện thực! Và một năm sau khi thực hiện bộ phim này, Matsumoto lại có cơ hội thực hiện tiếp hai tập phim về chiến tranh Việt Nam, phát trên NHK, nhân kỷ niệm 60 năm kết thúc của Đại chiến thế giới thứ hai. Còn tiếp kỳ 4.......
    1 like
  20. Trung tâm Nghiên cứu Lý học Đông Phương Căn cứ vào đơn từ nhiệm và quyết định ngừng tham gia công tác của anh Phạm Cương, xét thấy nhu cầu hoạt động thực tế của Văn phòng Đại diện Hà Nội nguyên do anh Phạm Cương quản lý, Trung tâm Nghiên cứu Lý học Đông phương quyết định thay đổi nhân sự và trụ sở hoạt động của VPDD Hà Nội. - Quyết định ngừng tham gia công tác của ông Phạm Hoàng Cương. Ông Phạm Hoàng Cương thôi giữ Trưởng văn phòng Đại diện Trung tâm Nghiên cứu Lý học Đông phương tại Hà Nội cũng như tham gia công tác tại Trung Tâm. - Quyết định thay đổi trụ sở Văn phòng Đại diện Trung tâm Nghiên cứu Lý học Đông phương tại Hà Nội. Trụ sở hoạt động mới đặt tại: Số 8- Ngõ 41/10 - Đường Hồng Hà - Phường Phúc Xá - Quận Ba Đình - Hà Nội. - Quyết định bổ nhiệm ông Hoàng Triệu Hải giữ chức Trưởng văn phòng đại diện Trung tâm Nghiên cứu Lý học Đông phương tại Hà Nội. CÁC QUYẾT ĐỊNH VÀ HÌNH ẢNH BÀN GIAO CON DẤU: Quyết định ngừng công tác của ông Phạm Hoàng Cương Quyết định đổi Trụ sở Văn phòng Đại diện Hà Nội Quyết định ông Hoàng Triệu Hải giữ chức Trưởng văn phòng Đại diện Trung tâm tại Hà Nội Ông Phạm Hoàng Cương bàn giao con dấu và các giấy tờ pháp lý cho đại diện Trung tâm tại Hà Nội Trung tâm Nghiên cứu Lý học Đông phương kính báo.
    1 like
  21. Ngày này nắng gay gắt, sân nhà Cụ Liên AE chúng tôi có một chỗ ngồi trò chuyện với Cụ rợp bóng, được giải khát với những cốc trà đá ven đường. Trước mặt nhà Cụ là một bến đò đã tồn tại trên 50 năm vẫn còn sử dụng được để qua bên kia sông chỉ cần một cái quay đầu là tới đường Phạm Thế Hiển vẫn giúp cho người dân ở tận cùng của Quận 8 có phương tiện ngắn nhất để tiếp giáp với tp. AE chúng tôi cũng sử dụng phương tiện cổ lỗ này để về lại Quận 5. A Chau đã thanh niên xung phong qua cầu trước! Giờ thì không dám tự tin vào tay lái lụa của mình, cầu gỗ gập ghềnh quá ! Một phương tiện thô sơ cổ lỗ xỉ đã vận chuyển được những phương tiện hiện đại như xe gắn máy của chúng tôi, phải chăng đây là những nghịch lý mà đôi khi chúng ta vẫn phải nương nhờ như hoàn cảnh này đây. Chúng tôi đã ra về vào giữa trưa với điều kiện này, nhưng cũng thú vị khi được sử dụng sự đi lại bằng chuyến đò máy rẻ tiền.
    1 like
  22. Đến hoàn cảnh thứ 3 mà chúng tôi ghé thăm, cũng là nhà thuê nhưng với giá 500,000 đ, chồng chạy xe ôm với thu nhập không ổn định, vợ lại mang bệnh u xơ tử cung không tiền chạy chữa dù đựoc các Bác sĩ đề nghị phẩu thuật, chị đã được một hội từ thiện Tin Lành hứa giúp nhưng hiện nay gia cảnh Chị không có tiền để bắt đầu khám để được điều trị. Chúng tôi cũng đã gởi tặng trường hợp này 1,000,000 đ. Anh Mót đã ghi cho chúng tôi biên nhận A Chau đã trao tặng cho gia đình anh Mót.
    1 like
  23. Nhóm chúng tôi đã có sân của Cụ ngồi đợi với trà đá được chiêu đãi của mạnh thường quân hướng dẫn. Bà Mười (ngồi thứ ba tính từ trái qua) người vừa được chúng tôi ghé thăm cũng đã vào pose ảnh trước cửa nhà Cụ Liên. Căn nhà thứ hai mà chúng tôi được giới thiệu tiếp theo. hình tam giác nhọn vỏn vẹn 3m2 cho diện tích tổng của căn nhà, của một bà cụ 85 tuổi thuê với giá 150,000 đ (một trăm năm mươi ngàn đồng)?tháng. Chỗ ngủ không đủ duỗi chân của Cụ với đầu nệm vát vào cạnh tường. Đây là ngạch cửa của căn nhà cụ thuê với giá 150,000 đ/tháng Đây là góc nhà vệ sinh của căn hộ. Wild đã trao tặng Cụ số tiền 1,000,000 đ (một triệu đồng) Biên nhận của cụ được người quen ghi giúp.
    1 like
  24. Người đàn bà mà chúng tôi tìm gặp đã chạy chợ từ tờ mờ sáng với chậu tôm cá vụn tham gia mua bán đắp đỗi qua ngày về mở cânh cửa đầu tiên để tiếp chúng tôi. Là một tấm tôn được dựng đứng với cái khoen làm ổ khóa? Đây là tấm lưới B40 cũng được khóa vì Bà phải 2 lần mở khóa bằng chìa. Bà đang bước vào ngạch cửa nhà mình. Toàn bộ vật dụng trong nhà đều được tập trung lên chiéc sạp ván ghép bằng nhiều mãnh gỗ nơi khô ráo của căn nhà vì mùa nước lên bà chỉ có nơi này để tránh ngập. Và nhà vệ sinh không có? Tôi hỏi bà: thế sinh hoạt cá nhân ở đâu? Bà chỉ về phía bến sông trước mặt nhà, Đó là nơi tắm giặt và vệ sinh cá nhân. !!!! Như một mớ ve chai còn dùng được đối với một người nghèo đây là gia tài cần phải bảo quản. Chúng tôi đã trao tặng Bà 1,000,000 đ. bà đã viết cho chúng tôi vài dòng biên nhận. Tổng thể căn nhà nhìn từ phía bên kia đường.
    1 like