• Thông báo

    • Bá Kiến®

      Nội quy Lý Học Plaza

      Nội quy này là bản mở rộng Nội Quy - Quy định của Diễn đàn. Khi tham gia mua bán, các thành viên phải tuân theo những quy định sau: Tiêu đề bài viết: Bao gồm: Chỉ dẫn địa lý, Loại hình Mua/Bán, Thông tin mua bán.
      Chỉ dẫn địa lý: Tỉnh/thành nơi mua bán. Hoặc sử dụng định nghĩa có sẵn:TQ: Toàn quốc
      HCM: TP Hồ Chí Minh
      HN: Hà Nội
      [*]Ví dụ: HCM - Bán Vòng tay Hổ Phách ​Nội dung bài viết: Mô tả chi tiết sản phẩm mua/bán
      Bắt buộc phải có thông tin liên lạc, giá Mua/Bán
      Bài mới đăng chỉ được phép up sau 03 ngày.
      Thời gian up bài cho phép: 01 ngày 01 lần.
      Các hành vi vi phạm nội quy này sẽ bị xóa bài hoặc khóa tài khoản mà không cần báo trước.

Leaderboard


Popular Content

Showing most liked content on 02/07/2010 in Bài viết

  1. Tìm Phật trong nhà Không chỉ ở trong chùa chúng ta mới có thể tìm thấy Phật - vị thầy đáng kính Pubjeong nói - mà chúng ta có thể tìm thấy Phật ngay trong nhà, ngay trong chính gia đình mình! “Bởi sự đổ vỡ đã khiến cho nhiều ngôi nhà lạnh lẽo như những chiếc vỏ sò, trong khi sự ấm áp của gia đình biến mất”. Pubjeong nhấn mạnh: “Đừng tìm Phật hay Bồ tát ở trong chùa. Chúng ta phải nhận ra suy nghĩ của mình và thông qua sự lắng nghe của trái tim, hướng tất cả về với bản thân và gia đình, và nơi đó, chúng ta tìm thấy Phật”. Ngài Pubjeong nói về điều này trong suốt buổi pháp thoại mùa Xuân tại chùa Gilsang, Seongbuk-dong, Seoul. Buổi thuyết pháp thu hút 1.500 Phật tử tham dự trong quang cảnh rạng rỡ với sắc màu đẹp đẽ của cây lá và sắc hoa anh đào. Ngài kể câu chuyện: “Sau khi người vợ qua đời, một ông lão 70 tuổi nọ đã đến sống với gia đình người con trai. Một hôm, ông lão vào phòng vợ chồng con và tình cờ bắt gặp quyển sổ ghi chép những khoản chi tiêu của gia đình. Trong đó, ông thấy có những dòng ghi: “Khoản chi tiêu cho người nhà quê: W20.000 (US$20)”. Ông bần thần chợt nhận ra rằng: người quê mùa đó, không ai khác, chính là ông. Vậy là, ngay lập tức, ông rời khỏi nhà. Ngài Pubjeong nhận xét: “Một gia đình vắng sự ấm cúng cũng như một cơ thể không có linh hồn”. Ngài cho rằng, lòng ích kỷ và sự cố chấp chính là nguyên nhân gây ra sự đổ vỡ gia đình. “Ngày nay, chúng ta không được sinh ra trong chính ngôi nhà của mình, kỷ niệm sinh nhật cũng thường được tổ chức ở đâu đó, thậm chí khi chết, chúng ta cũng không được tổ chức tang lễ trong nhà. Trong hoàn cảnh như thế, chúng ta cần nhìn lại sâu sắc về ngôi nhà, mái ấm gia đình, nơi mà chúng ta đang sống cùng người thân, đối với ta thật sự là gì”. Pubjeong nhấn mạnh, khi chúng ta muốn tìm hiểu lý do tại sao gia đình mình đổ vỡ, chúng ta hãy học cách lắng nghe trái tim của chúng ta đang thật sự cần đến điều gì. “Ngày nay, ly dị là một việc dễ dàng, nhưng nếu chúng ta không chuyển hóa được nghiệp lực của mình, thì chúng ta cũng không thể tháo gỡ được những gút mắc, trói buộc”, Pubjeong trích dẫn lời dạy của Đức Phật. “Bởi vì thế giới tràn ngập sự vô minh, ô trọc, tham vọng và đau khổ, con người thiếu sự quan tâm lẫn nhau; nên những gì hiện hữu trong trái tim ta mới thực sự quan trọng. Quả thật, cuộc sống chúng ta như thế nào là hoàn toàn do chúng ta định đoạt. Chúng ta hãy nghĩ về gia đình và những người xung quanh như nghĩ về chính bản thân mình từng giờ, từng phút, họ sẽ luôn hiện diện trong trái tim ta”. Ngài Pubjeong kết thúc thời pháp thoại bằng một một câu nói khôi hài: “Chúng ta phải tìm hiểu trái tim ta để sau này, thay vì viết: chi tiền cho người nhà quê W20.000, thì nên viết là: cúng dường Đức Phật W20.000”. Kim Han-su - Đăng Tâm dịch nguồn giacngovn.online
    3 likes
  2. Cuộc điện thoại lúc nửa đêm. Đầu dây bên kia một giọng nói lơ lớ. “Anh có phải là…” Giọng lạ quá, nghe không rõ, tôi định nói “anh nhầm máy” thì chợt nhớ ra ông Lý Xương Căn chưa sõi tiếng Việt. “Lý Xương Căn đây - anh nói - tôi gọi điện báo anh biết tôi đã được nhập quốc tịch Việt Nam rồi. Tôi gọi cho anh để mời họp báo về cuốn sách về Lý Long Tường và đọc quyết định của Chủ tịch nước về việc nhập quốc tịch Việt Nam cho tôi…” Vâng, đó không chỉ là một tin vui đến với ông Lý Xương Căn - hậu duệ đời thứ 31 của vua Lý Thái Tổ - sau 800 năm hoàng tử Lý Long Tường rời đất nước sang đất Cao Ly - mà còn là tin vui của tất cả chúng ta trước Đại lễ Nghìn năm Thăng Long. Buổi lễ sẽ diễn ra vào chiều nay, 28/6 tại Hà Nội. Gần 800 năm trước tại kinh đô Thăng Long có một cuộc chia tay lặng lẽ. Để bảo toàn dòng tộc, một hoàng tử nhà Lý đã phải đành giã từ Tổ quốc Đại Việt yêu dấu để vượt biển ra đi tìm nơi tỵ nạn. Và nơi cập bến hạm đội của hoàng tử là đất nước Cao Ly xa lạ. Chính trên đất nước xa xôi này Lý Long Tường đã phát huy dòng máu anh hùng từng giúp vua Cao Ly đánh bại đội quân xâm lược Nguyên Mông hùng mạnh bậc nhất thời ấy. Trải gần 800 năm lưu lạc trên đất khách, nhưng những người con họ Lý khôn nguôi nhớ thương cố quốc... Gần 800 năm sau, sau quãng dài mấy thế kỷ tha hương lưu lạc, những hậu duệ của Lý Long Tường đã tìm lại tổ quốc và cùng nhau trở về xây dựng quê hương. Trong số ấy người đầu tiên hoàn thành thủ tục trở về là Lý Xương Căn, hậu duệ đời thứ 31 vua Lý Thái Tổ... Lý Xương Căn đã bật khóc khi kể với tôi về nỗi niềm hoài hương của bao thế hệ Lý tộc lưu vong và bởi nỗi mừng hoàn thành thủ tục “quy cố quốc” khi được Chủ tịch nước Việt Nam quyết định công nhận mình là công dân nước Việt... Ra đi và lập nên những chiến công hiển hách Cuộc đổi ngôi từ Lý triều sang Trần triều thế kỷ XIII dù là ngẫu nhiên lịch sử hay sự sắp đặt lịch sử, cũng đã được nói đến nhiều. Nhưng một tất yếu là dòng tộc suy vong sẽ phải chọn con đường bảo toàn và tồn tại. Đó là con đường nào? Có thể phải chạy trốn, phải cải họ để mai danh ẩn tích? Không thiếu những dòng tộc từng vẻ vang mấy thuở đã vì thế mà muôn sau hậu duệ xa rời truyền thống quý tộc danh gia... Theo Giáo sư Phan Huy Lê, Chủ tịch Hội Sử học VN, đem đối chiếu tư liệu ở Hàn Quốc với tư liệu Việt Nam có thể xác định Lý Long Tường là hoàng tử con vua Lý Anh Tông, em vua Lý Cao Tông và là chú vua Lý Huệ Tông... Lý Long Tường khi vừa trưởng thành gặp lúc triều Lý đang buổi suy vong, hoàng triều có quá nhiều biến cố dẫn đến sự sụp đổ của nhà Lý (1009 - 1225). Để tránh thảm họa có thể đến với dòng tộc, Lý Long Tường đã cùng một số tôn thất chọn cuộc ra đi chấp nhận lưu vong. Họ tổ chức một cuộc vượt biển quyết ra đi mà không biết bao giờ trở lại. Hạm đội của vị hoàng tử trẻ tuổi đi về phía Đông và lênh đênh trên biển chịu bao nhiêu bão tố cuồng phong để khi cập bến cảng Cao Ly với quân số chỉ còn một nửa. Cũng dạo đó vua nước Cao Ly nằm mộng thấy có con chim lớn bay đến đất này. Không ngờ đó là vị hoàng tử nước Đại Việt đến từ phương Nam. Lý Long Tường được đón nhận như một sứ giả. Họ Lý được vua Cao Ly cấp cho đất đai cư trú làm ăn. Ông cùng con cháu nhanh chóng hòa nhập vào cuộc sống tại vương quốc Cao Ly, được nhân dân trong vùng mến trọng bởi dù vong quốc vẫn giữ được quốc phong lễ giáo... Gặp lúc đế chế Mông Cổ đem quân tiến đánh Cao Ly, Lý Long Tường dù vong quốc nhưng vẫn mang trong mình dòng máu hào kiệt đã tổ chức lập ra lực lượng kháng chiến cùng quân dân phủ thành và nhân dân địa phương chiến đấu dũng cảm mưu trí, khiến địch phải bỏ chạy. Văn bia chép: Đời An Hiếu vương nước Cao Ly năm Quý Sửu 1253 đại quân Mông Cổ tiến đánh quốc đô, đánh tiếp sang Ủng Tân phía tây gây tình thế nguy cấp. Vì nghĩa khí và chí anh hùng sẵn có trong máu người quân tử Lý Long Tường đem quân giao chiến với quân Mông. Năm tháng trường kỳ kháng chiến, quân Mông Cổ thua hàng rút chạy. Nhà vua khen ngợi sai đổi Trấn Sơn Thành thành Hoa Sơn, phong cho Lý Long Tường làm tướng quân Bạch Mã, lại sai dựng Thụ Hàng môn để ghi nhớ công đức Hoàng thúc Lý Long Tường”. Được viết thành tiểu thuyết ở Hàn Quốc Có thể nói Lý Long Tường có một cuộc đời nhiều bi kịch nhưng vẻ vang lẫm liệt, người đã trở thành anh hùng cả khi ở xứ lạ. Đó là một cuộc đời sóng gió và oanh liệt của một vị hoàng tử nước Việt. Dù có thể có tình tiết chưa được thẩm định, nhưng cuốn tiểu thuyết lịch sử Hoàng thúc Lý Long Tường của Khương Vũ Hạc xuất bản ở Hàn Quốc cách nay hơn 40 năm đã cho thấy vị hoàng tử Đại Việt ấy thật là một đấng anh hào, một người tài hoa, hào hoa nhất bậc. Người rất được mọi người quý mến nể trọng bởi nhân cách, bởi tâm hồn trí tuệ trác việt. Cũng theo cuốn sách trên, Lý Long Tường còn là một người đàn ông đào hoa. Hình ảnh ông bao giờ cũng rất đẹp đẽ trong mắt những giai nhân quốc sắc, dù ở Đại Việt hay khi đã sang Cao Ly... Hai mối tình với tiểu thư mạt vận Ngô Anh Cơ và cô tiểu thư đài các đất Cao Ly Trịnh Anh Cơ đã cho thấy cuộc đời vị hoàng tử ấy thật đẹp và thật bi hùng... Gần 800 năm từ ngày Lý Long Tường và bầu đoàn phiêu bạt, điều đáng quý là từ vị Tổ Long Tường đến các thế hệ con cháu Lý tộc hôm nay không bao giờ nguôi nỗi nhớ cố quốc. Tại Hoa Sơn có ngọn núi Quảng Đại Sơn trên có một nền đá phẳng, tương truyền xưa Lý Long Tường và các thế hệ Lý tộc lên đó ngóng về Nam tưởng nhớ quê nhà. Núi ấy được mang tên Vọng Quốc đàn... Và cuộc trở về trọn vẹn 800 năm là cả một cuộc lưu lạc quá dài so với một dòng tộc. Con đường trở về thật xa xăm cả về không gian và thời gian. Nhưng dòng máu Việt vẫn không thôi chảy trong mỗi người con Lý tộc đất Hoa Sơn. Tôi nhớ năm 1995 một hậu duệ của Lý Long Tường là Lý Xương Căn trong lần diện kiến Tổng Bí thư Đỗ Mười đã tặng vị lãnh đạo Việt Nam bức trướng có đôi câu đối bằng tiếng Hàn: Thân dẫu ở xa muôn vạn dặm/ Hồn lưu Tổ quốc xứ Việt Nam. Lý Xương Căn đã mở đầu một cuộc trở về của Lý tộc bằng chuyến thăm Việt Nam, lên Đình Bảng lễ đền Lý Bát đế. Người con Việt ở xứ Hàn lại cúi đầu trước anh linh tiên tổ mà nguyện trở về với Tổ quốc góp phần xây dựng quê hương. Cuộc trở về của Lý Xương Căn đến hôm nay mới thực trọn vẹn. Chuyện Lý Xương Căn nửa đêm gọi điện thoại cho tôi báo tin anh được nhập quốc tịch Việt Nam có lẽ anh quá vui. Vậy là lần đầu tiên một hậu duệ Lý tộc sau gần 800 năm lưu lạc đã chính thức trở về làm công dân Việt. Căn đã chọn thời điểm mừng Thăng Long - Hà Nội nghìn năm để “nhập hộ khẩu” cũng là một việc làm ý nghĩa. Anh đã làm một cuộc đoàn viên sau bao nhiêu dâu bể của cả một dòng tộc. Vậy là mừng cho Lý Xương Căn. Đất nước thanh bình đi lên no ấm phồn vinh. “Đất lành chim đậu”. Những người con Lý tộc Hoa Sơn đang trở về góp sức dựng xây đất nước cùng trăm ngàn người Việt khắp nơi đương hướng về quê hương. Bén rễ Hà Nội Thực ra từ lâu rồi Lý Xương Căn đã nung nấu câu chuyện lại làm công dân Việt. Dạo năm 2004 anh khoe cậu út của anh đặt tên là Lý Việt Quốc để kỷ niệm ngày sinh cháu tại Việt Nam. Dạo ấy nhà anh thuê chung cư ở Nam Thành Công, ở đó có ba thế hệ gồm bố anh là ông Lý Khánh Huân, vợ chồng anh và ba đứa con anh. Cô chị rất xinh gái, rất giống diễn viên Hàn Quốc năm nào giờ thấy anh khoe đang du học Y khoa bên Mỹ. Cậu thứ hai đang học đại học ở Hà Nội còn Lý Việt Quốc đang học lớp 6 ở Hà Nội. Quốc tuy bé nhưng giỏi tiếng Việt nhất nhà, bởi cậu sinh ra ở Việt Nam, được học tiếng Việt từ nhỏ. Lý Xương Căn khoe “Nhà tôi đã chuyển về khu đô thị Trung Hòa Nhân Chính rồi, còn công ty Việt Lý thì vẫn ở gần Hồ Tây...” Chợt nhớ hôm ở Bắc Ninh tôi có hỏi về câu ca: “Bao giờ rừng Báng hết cây/ Sào khê hết nước Lý nay lại về” có từ bao giờ, một cán bộ bảo tàng tỉnh cho biết đó là câu ca cổ. Anh còn cho biết rừng Báng cạnh làng Đình Bảng đã mất từ lâu. Sông Sào Khê cũng đã cạn dòng chỉ còn vài vũng nước mang dấu vết sông xưa... Không biết là do vật đổi sao dời hay câu ca linh ứng mà hôm nay Lý tộc lại về cố hương. Vâng họ đã về góp sức xây dựng đất nước sau bao nhiêu lưu lạc ngần ấy thời gian... Chiều nay Lý Xương Căn chợt tranh thủ đến ngồi với Lưu Trần Huân, người biên tập cuốn tiểu thuyết về Hoàng tử Lý Long Tường. Anh đến để cảm ơn NXB Chính trị Quốc gia đã ấn hành cuốn sách vào dịp chuẩn bị kỷ niệm Nghìn năm Thăng Long. Lúc nói đến cái quyết định công nhận quốc tịch Việt Nam của Chủ tịch nước, tôi thấy mắt anh ngấn lệ. Hình như anh vui quá muốn khóc. Lệ ấy là lệ mừng ngày “về cố quốc” trọn vẹn của anh đấy Căn ạ!... Một cuộc chia ly xưa và cuộc đoàn viên nay khác nhau thế, mà sao câu chuyện bỗng dưng làm ta xúc động. Có lẽ cái tình người Việt luôn sẵn trong mỗi con người cùng chung Tổ quốc chăng?! ST
    2 likes
  3. Nếu đây chính là cái casino bị đóng cửa thì chắc nhiều người biết chủ của nó. Qua căn nhà này - hình nào khí đó - thì chủ của nó là người từng bỏ xứ ly quê, tay trắng tạo nên sự nghiệp. Tham vọng rất lớn. Nhưng tiếc thay, lại thiếu cân bằng giữa thực lực và ý chí của mình. Anh chị em xem lại các bài tập của anh chị em Phong thủy Lạc Việt khóa I về tòa nhà chung cư Thuận Kiều Plaza: Đây là hình thể gọi là "Nhị quỷ đài kiện". Dễ sinh tranh chấp , kiện cáo. Muốn khắc phục và sử dụng được tòa nhà này cần đập hai cái tháp có mái nhọn và làm lại mái ở giữa.
    2 likes
  4. Mỹ bắt giữ một nhà khoa học hạt nhân của Iran CAND.com.vn 11:30:00 01/07/2010 Sự mất tích và trở lại của nhà khoa học hạt nhân Iran Shahram Amiri vẫn đang là một ẩn số. Hôm 29/6, Shahram Amiri, nhà khoa học hạt nhân Iran bị cho là mất tích hồi tháng 6/2009 bỗng dưng xuất hiện tại Arab Saudi. Trong một đoạn băng chiếu trên truyền hình Iran, Shahram Amiri cho biết anh vừa trốn thoát khỏi bang Virginia của Mỹ và đang trên đường chạy trốn. Shahram Amiri nói: "Tôi tên là Shahram Amiri, công dân của nước Cộng hòa Hồi giáo Iran. Tôi vừa thoát khỏi sự kiểm soát của các nhân viên tình báo Mỹ ở Virginia. Tôi có thể bị tình báo Mỹ bắt lại bất cứ lúc nào. Tôi không được tự do và tôi cũng không được phép liên lạc với gia đình mình. Nếu có chuyện gì xảy ra và tôi không sống để trở về nhà được thì chính phủ Mỹ phải chịu trách nhiệm". Người đàn ông này cũng khẳng định rằng, một năm trước, anh đã bị một nhóm người là nhân viên Cục Tình báo trung ương Mỹ (CIA) bắt cóc khi đang tham dự một lễ hội ở Arab Saudi và bị bí mật đưa về Mỹ. Shahram Amiri cũng cho biết anh đang cố liên hệ với giới chức Iran và một số tổ chức nhân quyền, kêu gọi họ gây sức ép với chính phủ Mỹ để anh được tự do trở về quê hương. Trước đó, truyền hình Iran từng chiếu một đoạn băng video trong đó có một người đàn ông tự xưng là Shahram Amiri, nói rằng anh bị tình báo Mỹ bắt giữ và đang bị giữ ở gần Tucson, Arizona. Hồi tháng 3, kênh ABC News của Mỹ lại đưa tin rằng Shahram Amiri đã chấp nhận nhập quốc tịch Mỹ và đổi lại làm việc cho CIA. Chính quyền Washington ngay lập tức đã bác bỏ thông tin này. Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ Philip Crowley từ chối bình luận về việc Shahram Amiri từng bị bắt và đưa về Mỹ Sự mất tích và trở lại của nhà khoa học hạt nhân Iran Shahram Amiri vẫn đang là một ẩn số. Phạm Hương
    1 like
  5. Người Minangkabau và cội nguồn Việt Chúng ta hãy xem hậu duệ của các tướng lĩnh của Hai Bà Trưng ở Indo Trong đó có những cuốn sách nói về các bài thuốc cổ truyền và thuật bói toán của người Minangkabau, một trong những tộc người chiếm đa số tại đảo Sumatra và có nguồn gốc từ người Việt. Cơ quan trên cho biết đã cử người tới nhiều địa phương trong tỉnh Tây Sumatra để thu thập và "cứu" những văn bản cổ quí hiếm khỏi thất lạc hay mục nát theo thời gian, sau đó sẽ "số hóa" các văn bản tìm được để nghiên cứu. Các nhà nghiên cứu lịch sử Việt Nam và Indonesia cho rằng người Minangkabau có nguồn gốc từ người Việt và hiện chiếm tới 80% trong tổng số 4,5 triệu dân của tỉnh Tây Sumatra. Theo các nhà sử học, mùa Xuân năm 43, một số tướng lĩnh của Hai Bà Trưng cùng những người không chịu khuất phục giặc phương Bắc, đã chạy về phương Nam và cuối năm đó họ tiếp tục lên thuyền ra biển. Những đợt gió mùa Đông Bắc đã đẩy thuyền của họ dạt vào Eo biển Malacca. Tiếp đó, họ định cư tại khu vực phía Tây đảo Sumatra và trở thành dân tộc Minangkabau ngày nay. Dân tộc này hiện còn duy trì chế độ mẫu hệ, trong gia đình, phụ nữ nắm quyền kinh tế. Trong mỗi dòng họ của người Minangkabau, người phụ nữ giữ quyền thừa kế được gọi là Turun Cicik, những người em gái trong hàng thừa kế thứ hai gọi là Turun Nyi. Những âm này, sau giai đoạn dài của lịch sử, đọc lên vẫn thấy hơi giống âm gợi hai tên Trưng Trắc, Trưng Nhị. Người Minangkabau có tục lệ mời khách ăn trầu và những ngôi nhà truyền thống của họ đều có mái cong như hình chiếc sừng trâu, gợi hình ảnh những mái đình, chùa ở Việt Nam. Người Minangkabau còn nổi tiếng buôn bán giỏi và nấu ăn ngon. Nhà sừng trâu của người Minangkabau Ở xứ sở vạn đảo Indonesia, mỗi hòn đảo là một câu chuyện, một bộ tộc kỳ thú, hấp dẫn từ đời sống văn hoá, ẩm thực, và đặc biệt trong kiến trúc nhà ở. Người Minangkabau ở phía Tây đảo Sumatra sống trong những ngôi nhà độc đáo, có mái là hình sừng trâu cong nhọn vút lên nền trời xanh. Nhà lớn (Rumah Gadang) của người Minangkabau Là vùng đất nông nghiệp, con trâu đã trở nên quen thuộc, gần gũi với đời sống người Minangkabau từ ngàn đời. Người Minangkabau sống theo chế độ mẫu hệ, người phụ nữ chiếm vai trò quan trọng trong từng gia đình, cộng đồng, và là chủ sở hữu đất đai, nhà ở... Khu vực người Minangkabau sính sống Ngôi nhà lớn của người Minangkabau có lối kiến trúc rất độc đáo, với những mái cong ấn tượng. Thật thú vị, khi tìm hiểu ra xuất xứ của lối kiến trúc ấy lại gắn liền với một tích truyện lịch sử của cộng đồng người Minangkabau. Tên gọi của người Minangkabau bắt nguồn từ một sự tranh chấp về đất đai giữa người Minangkabau ngày xưa và vị lãnh chúa một bộ tộc láng giềng ở Java. Để tránh xảy ra chiến tranh, người địa phương đề nghị mỗi bên chọn ra một con trâu và tổ chức chọi trâu, trâu bên nào thắng thì bộ tộc đó sẽ là người sở hữu vùng đất tranh chấp. Vị lãnh chúa nọ chọn trong bộ tộc mình con trâu lớn nhất, khoẻ nhất, dữ tợn nhất để đưa ra cuộc thi tài. Người Minangkabau đưa ra con nghé con khát sữa, đầu có cặp sừng mới nhú được mài bén ngót như lưỡi dao. Khi cả hai bên thả trâu ra, con trâu đực không thèm chú ý đến nghé con, vì đang lo mải nhìn quanh tìm đối thủ xứng tầm. Nhưng khi nghé con chạy đến thúc đầu mình vào phần bụng dưới của con trâu đực để tìm bầu sữa, cặp sừng bén đã đâm lủng bụng và giết chết con trâu hung hãn. Người bản địa thắng cuộc, và giải quyết được tranh chấp về đất đai. Cũng từ đó, họ đặt tên cho bộ tộc mình là “trâu thắng trận” (Minangkabau). Và như để nhắc nhớ con cháu đời sau về tên gọi của bộ tộc mình, người Minangkabau mượn hình ảnh cặp sừng trâu để đưa vào kiến trúc nhà ở. Mái nhà cong vút đối xứng có chóp nhọn đều hai bên của người Minangkabau chính là hình ảnh của cặp sừng trâu thắng trận ngày xưa. Hình dáng tổng thể kiến trúc của nhà sừng trâu Hình dáng tổng thể kiến trúc của Rumah Gadang ấn tượng ngoài bộ mái sừng trâu, còn một nét độc đáo khác thể hiện giá trị văn hoá đặc sắc trong xây dựng là những chi tiết trang trí được thể hiện tinh xảo bằng lối chạm khắc, phối màu sặc sỡ phủ kín quanh nhà từ chân cột lên đến nóc mái. Với người Minangkabau, ngôi nhà Rumah Gadang vừa là nơi cư trú, gặp gỡ hội họp trong gia đình, và cả những hoạt động mang tính nghi thức cộng đồng. Ngôi nhà của người Minangkabau thể hiện tính cầu kỳ, tỉ mỉ trong xây dựng, mái nhà là những lớp xếp từ hàng ngàn sợi chỉ được lấy từ thân cây sago – một loại cây thuộc họ cọ, dừa, phần vách được lợp phên tre và gỗ. Do sống ở vùng đồng bằng lúa nước, nên ngôi nhà người Minangkabau thiết kế theo kiểu giống nhà sàn, phần sàn nhà cách mặt đất độ gần hai thước. Nội thất trong nhà được chia làm ba phần thông thoáng nhau không có vách ngăn cách, gian chính ngay giữa nhà là gian tiếp khách, còn lại là khu giường ngủ và bếp. Cửa chính nằm giữa trục ngang của ngôi nhà, cái chóp mái được uốn cong đối xứng theo cửa chính. Những cánh cửa sổ cũng được phân bố đều theo trục đối xứng với cửa chính, và được trang trí bằng những nét chạm khắc chi tiết, được phủ những gam màu mạnh như đỏ, đen, vàng, nâu, trắng, lấy từ những loại cây cỏ và đất đá trong tự nhiên. Ngoài lớp mái cong độc đáo, ngôi nhà còn được chạm khắc rất tinh xảo Trong mỗi ngôi làng của người Minangkabau ở đảo Sumatra có nhiều nhà lớn nhưng ngôi nhà nào lớn nhất, điêu khắc đẹp nhất, thường là nhà của trưởng làng – một phụ nữ – ngôi nhà vừa thể hiện quyền lực và sự giàu có, và đó cũng được xem là nơi công cộng của làng. Ngôi nhà này sẽ được truyền đời từ mẹ, sang con gái, và cứ thế nối tiếp đời nọ đến đời kia. Tuy nhiên, những ngôi nhà nhỏ hơn cũng có những nét tương đồng về hình dáng, điêu khắc, đem lại cho cộng đồng người Minangkabau một đặc trưng riêng, dễ nhận dạng trong lối kiến trúc nhà ở. Và với khách phương xa, hình ảnh những ngôi nhà mái cong độc đáo cùng những chi tiết điêu khắc phong phú, sự phối hợp màu sắc tuy sặc sỡ nhưng rất hài hoà trong tổng thể từ những chạm trổ quanh ngôi nhà, tạo nên một kiến trúc nhà ở đầy tính nghệ thuật cao. Đem lại một đặc trưng thú vị, hấp dẫn khách lạ ngay từ cái nhìn đầu tiên khi diện kiến những ngôi nhà của người Minangkabau.
    1 like
  6. Còn thoải mái, mua bao nhiêu cũng có. http://www.lyhocdongphuong.org.vn/forum/public/style_emoticons/default/grin.gif
    1 like
  7. Trực tuyến với Đại sứ Mỹ về 15 năm Việt - Mỹ Tác giả: Tuần Việt Nam Bài đã được xuất bản: 21 phút trước 14g30 chiều nay (2/7), mời độc giả tham gia bàn tròn trực tuyến với Đại sứ Mỹ tại Việt Nam Michael Michalak nhân kỉ niệm 15 năm quan hệ ngoại giao Việt - Mỹ. 15 năm trước, ngày 12/7/1995, Mỹ và Việt Nam - hai nước từng là đối thủ trong cuộc chiến tranh dài ngày nhất trong lịch sử thế giới, bắt tay nhau, chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao. Từ cựu thù trở thành đối tác là chuyện không hiếm xảy ra trong lịch sử thế giới. Nhưng mối quan hệ Việt - Mỹ đặc biệt hơn một mệnh đề đơn giản đó. Hai kẻ cựu thù bình thường hoá mối quan hệ với một hố sâu ngăn cách, sau lưng họ là "một cuộc chiến tranh khốc liệt không thể quên trong lịch sử", với "một hiện tại còn đầy mặc cảm" và phía trước là "một tương lai đầy e ngại". Ngược dòng xa hơn chút nữa về lịch sử, những người cầm quyền nước Mỹ đã từ chối lời đề nghị làm bạn của Hồ Chí Minh, để sau đó, nhảy vào thế chân Pháp, gây nên cuộc chiến tranh khốc liệt ở Việt Nam, cũng là cuộc chiến mà nước Mỹ phải nhận lãnh thất bại cay đắng nhất. Sau khi chiến tranh kết thúc vài năm, Tổng thống Mỹ Jimmi Carter đã muốn đàm phán bình thường hoá quan hệ với Việt Nam. Nhưng cơ hội này, tiếc thay, đã bị bỏ lỡ bởi những nguyên nhân khách quan và chủ quan. Nhìn về suốt chiều dài lịch sử quan hệ Việt - Mỹ, có không ít lần bỏ lỡ cơ hội từ hai phía như vậy. Đại sứ Mỹ tại Việt Nam Michael Michalak 15 năm qua là một chặng đường không suôn sẻ, thậm chí không ít lấn cấn, vướng víu giữa hai bên, vì gánh nặng quá khứ, vì những bất đồng còn tồn tại, nhưng đủ để chứng minh hai bên đều cần nhau và hai bên cùng có lợi trong mối quan hệ ấy. 15 năm, quãng thời gian cũng đủ dài để xoá bớt những nghi kỵ, những mặc cảm còn tồn tại đây đó, để kéo gần lại những khoảng cách và để suy ngẫm về tương lai, với những bước đi mạnh dạn hơn, tin cậy hơn, để hai nước thực sự là đối tác bình đẳng, cùng có lợi, vì hoà bình, an ninh và phát triển của khu vực. Hãy gửi câu hỏi cho Đại sứ Mỹ ngay từ bây giờ vào hộp thư: tuanvietnam@vietnamnet.vn
    1 like
  8. 12 Thiên thần trong môn Đại Lục Nhâm 1 TÝ: THÂN HẬU (THIÊN HẬU)........................................................................................................ 2 SỬU: ĐẠI CÁT (QUÝ NHÂN).......................................................................... ............................... 3 DẦN: CÔNG TÀO (THANH LONG)........................................................................... ...................... 4 MÃO: THÁI XUNG (THIÊN HỢP).......................................................................... ......................... 5 THÌN: THIÊN CƯƠNG (CÂU TRẬN)......................................................................... ...................... 6 TỊ: THÁI ẤT (ĐẰNG XÀ)............................................................................ .................................... 7 NGỌ: THẮNG QUANG (CHU TƯỚC)........................................................................ .................... 8 MÙI: TIỂU CÁT (THÁI THƯỜNG)...................................................................... .......................... 9 THÂN: TRUYỀN TÔNG (BẠCH HỔ)........................................................................... ................... 10 DẬU: TÒNG KHÔI (THÁI ÂM)............................................................................ ........................ 11 TUẤT: HÀ KHÔI (THIÊN KHÔNG)......................................................................... ...................... 12 HỢI: ĐĂNG MINH (HUYỀN VŨ)............................................................................ .................... 1 TÝ: THÂN HẬU (THIÊN HẬU)Tý đứng đầu trong 12 chi nên gọi là đạo vua, Tý tại phương chính Bắc là ngôi của thượng đế nên gọi Tý là Đế Quân. Tý là Nguyệt tướng trong tháng Chạp (12) cuối năm nên có lập đàn lễ rượu, Tý cũng thuộc thủy hay rượu nên gọi Tý là Thân Hậu. HÀNH TIẾT Tý tức Thân hậu là thủy thần (dương thủy) bản gia tại Tý địa bàn, tương tỷ với can Nhâm và sao Thiên Hậu là nguyệt tướng thứ 12, được dùng trong khoảng khí Đại Hàn và tiết Lập Xuân khoảng tháng 12 âm lịch. TƯỚNG SẮC Tý hay Thân hậu là vị thần mặt tròn, sắc ngăm đen, xưa là người đàn bà dâm loạn. CUNG VỊ Tý thuộc cung thủy, chữ Pháp gọi là Verseau, lấy hình người xối nước tượng trưng. Ngôi tại chính Bắc, không có can ký, là tượng của sao Thiên hậu, màu đen, vị mặn, trong ngũ âm thuộc âm cung. Cầm thú là loài dơi chuột, chim én. Tinh tú là sao Dũ, sao Hạ, sao Nguy Dũ, Bức hư nhật, Thủ Nguy, Nguyệt Yếm. SỞ CHỦ Tý chuyên ứng về các việc của phụ nữ, gian dối, ám muội, tư riêng. PHÂN LOẠI Trên trời Tý là sao Hoa cái, Tý cũng là vợ vua, người đàn bà thường dân, người vú nuôi, con hát, nhạc công, thợ nhuộm, trộm cướp, người chết chìm, con nít: • Ngày Bính Đinh mà Tý thiên bàn gia Can chi là loại quỷ thần dưới sông. • Ngày Tý thấy Tý thiên bàn thừa Thanh long hay Huyền vũ là điềm có mưa lớn • Trong khí Đông chí về sau mà thấy Tý thiên bàn gia Tị địa bàn là điềm có mưa tuyết, sương mù • Ngày Ất có Tý gia Tị là quẻ Lục Dương, bị tận tuyệt rất xấu, ứng điềm đau buồn khóc lóc, nhưng có cát tướng lâm Đức hương hay thừa Đức thần thì chuyển họa thành phúc. • Tý thừa các sao: - Huyền vũ, Thanh long: điềm mưa to - Bạch hổ: trẻ con gặp họa, nếu bị địa bàn khắc thì đứa trẻ đó sẽ chết - Thiên hợp: ứng vào người mai mối - Thiên hợp gia Ngọ, hoặc thừa thiên không: lúa non - Bạch hổ gia Thìn địa bàn: người đàn bà làm lính - Câu trận: người lưng gù - Thái thường: người đàn bà ca hát - Thiên không gia Mão địa bàn: thầy tu tà đạo - Quý nhân hay Thiên hợp gia Thân, Hợi: thày tu, bà vãi - Thái âm: là vợ lẽ con đòi, gia Thìn Tị địa bàn là ông bà • Tý thiên bàn gia các địa bàn: - gia Mão: có sự gian tà - gia Tị: điềm bi ai khóc lóc, kể lể sầu bi Tý cũng là con gái nhỏ, việc thai sản, việc dâm dật lén lút, ứng các việc sau: • Trái cật, bọng đái, bệnh đái dắt. Tý thừa Bạch hổ khắc can là bệnh lậu máu • Con sông, ngòi, rãnh, cát, đá, ao sen, bồn hoa. Tý gia Dần Thân là đường lộ • Đá vôi, tro, cây, châu ngọc, địa đồ, sách vở văn chương, bút mực. • Đồ trang sức trên đầu, lồng tre, giỏ tre, sợi dây, đồ đong lường nhỏ. • Đậu hột lớn, Tý thừa Thiên hậu gia Dần Mão là tơ Vải • Tý thừa Huyền vũ gia Hợi là đường đi • Con ó, chim én, cá biển. • Họ Tôn, Tề, Tạ, Nhiếp, Mộc, Tất. Can Canh, Sửu Mùi gia Tý là hộ Phàn, Mùi gia Tý là họ Khương, Thiên hợp gia Tý là họ Khổng, Tý gia Mão là họ Trần, Thân gia Tý là họ Truyên, Ngọ gia Tý là hộ Phùng, cùng các chữ bộ thủy. TÝ THỪA THIÊN TƯỚNG • thừa Quý Nhân: điềm cúng vái thánh thần, việc liên quan tới quỷ thần • thừa Đằng Xà: việc tắm gọi • thừa Châu Tước: sớm ứng với chim én, chiếu ứng với chuột • thừa Thiên Hợp: ứng việc gian dâm, ngày Bính Đinh trai dụ gái, ngày Nhâm Quý gái dụ trai • thừa Câu Trận: việc công vụ • thừa Thanh Long: việc sóc vọng. • thừa Thiên không: sầu bi khóc kể • thừa Bạch Hổ: người đi đường, ngày Nhâm Qúy ứng tắm gội • thừa Thái thường: giống Quý Nhân • thừa Huyền vũ: đạo tặc quấy nhiễu. ngày Nhâm Qúy: đi đường thủy, thế yếu, ngày Bính Đinh: đi đường bộ, thế mạnh • thừa Thái Âm: việc ám muội, thầm lén • thừa Thiên Hậu: thê nữ hầu hạ các nhà quyền quý 2 SỬU: ĐẠI CÁT (QUÝ NHÂN) Sửu là một Nguyệt tướng ở khí Đông Chí trong tháng 11, lúc sự nhỏ đi qua điều lớn trở lại, đạo người thì quân tử được trường tồn, đại nhân gặp điều tốt lớn nên gọi Sửu là Đại Cát. Lại nói Sửu có một hào dương sinh, thượng đế về ngôi của mình nên là điềm lành lớn nên gọi Đại cát. HÀNH TIẾT Sửu thiên bàn là thổ thần, bản gia tại Sửu địa bàn, tương tỷ với can Kỷ và sao Quý Nhân là nguyệt tướng thứ 11, được dùng trong khí đông chí và tiết tiểu hàn vào quãng tháng 11 âm lịch. TƯỚNG SẮC & CUNG VỊ Ngày xưa gọi Sửu là thần giữ trâu, thuộc cung Hạ Yết hay Hạ Kiệt, tiếng pháp gọi là Capriorne lấy hình con trâu làm tượng trưng. Trên có ký can Quý, dưới là mộ của loại kim, tượng của sao Quý Nhân, số 3, vị ngọt, trong ngũ âm thuộc âm chủy, về cầm thú là loại trâu, về tinh tú là sao Đẩu sao Ngưu (Đẩu mộc trại, Ngưu kim ngưu). SỞ CHỦ Chuyên ứng về ruộng đất, vườn tược, tranh đấu. Sửu và Mùi chuyên ứng về điền sản, tiền tài, tiệc lễ vui mừng. CHƯ LOẠI THUỘC Trên trời Sửu là sao Khiên ngưu tinh (dắt trâu), sao Thiên nhĩ (tai trời), Phong bá (thần gió), Vũ sư (thần mưa). • Chồng, cha mẹ, người lớn tuổi, tăng ni, thần phật, người giàu có, tướng quân • Lục súc, con nít, gia Tý là con ba ba • Sửu thuộc về tiến cử, phúc đức, tước vị, oán thù, trù rủa. • Sửu thừa Chu tước gia Dần là biểu tấu dâng vua • Sửu thừa Thái thường gia Thân Dậu là Thiên cù (ngã tư đường trời) • Mão gia Sửu hay Sửu gia Mão là Lôi vũ (mưa sấm) • Sửu gia Thái tuế là nắm quyền tể tướng • Lá lách, ruột non, trọc tóc, mắt • Hợi gia Sửu, Sửu gia Hợi là lòi ruột • Lầu gác, đài các hội họp, vườn dâu, kho lúa, ruộng nương, vách tường • Sửu thừa Quý nhân gia Dần là bảo điện của quan lại vua chúa • Sửu thừa Quý nhân gia Thân là nhà của thày tu, ẩn sĩ • Sửu thừa Thanh long gia Hợi là cây cầu • Sửu là vật trang sức để trên đầu (lược trâm, kẹp tóc...) • Giày dép, cái cân, nhà cửa, khí cụ cân đo đong đếm • Sửu vào ngày Mão là cái xe, kiệu của quý nhân • Sửu gia Mùi là vật chẳng còn nguyên • Sửu gia Thiên không là người chết non • Sửu đoán tiên người là họ Điền, Tiên Ngưu, Ngô, Triệu, Dương, Uông, Đổng Nhạc - Sửu Mùi gia Hợi Tý là họ Uông - các họ chữ thổ SỬU THỪA THIÊN TƯỚNG • Sửu thừa Quý Nhân: là hạng trưởng giả, hạng cao cả trong một khu, cũng là điềm được mời thỉnh. • Sửu thừa Đằng Xà: là con ba ba, trâu, rắn, cũng là loại ma quái • Sửu thừa Chu tước: ứng việc tiến cử người hiền, ngày Bính Đinh thì ứng chắc, ngày Nhâm Quý ứng việc quan, kiện tụng, khẩu thiệt • Sửu thừa Thiên hợp: là chiếc xe, Sửu lâm Mão địa bàn cũng thế • Sửu thừa Câu trận: là vị tướng quân, gia Mão càng chắc • Sửu thừa Thanh long: ứng việc cầu, cảng, bến vì Sửu thổ có ký can Quý thủy là nước, thanh long là cây cầu mộc nên có tượng là cây cầu bắc qua bến nước, ngày Tân càng ứng chắc. • Sửu thừa Thiên không: là loại ba ba, súc vật, rắn làm quái. • Sửu thừa Bạch hổ: là thần gió • Sửu thừa Thái thường: ứng việc ruộng nương, nhà cửa • Sửu thừa Huyền vũ: sửu Thiên bàn không bao giờ thừa Huyền vũ • Sửu thừa Thái âm: là chỗ hoang phế, tha ma, mộ địa • Sửu thừa Thiên hậu: là thần làm mưa 3 DẦN: CÔNG TÀO (THANH LONG) Dần tức Công tào là nguyệt tướng trong tháng 10, là lúc vạn vật tựu chứa, công cán, một năm đã thành tựu, hợp tất cả các sổ sách của các chi bộ mà gom về một tào (quan thụ) nên gọi Dần là Công tào, nghĩa là công cán về một tào. HÀNH TIẾT & TƯỚNG SẮC & CUNG VỊ Dần thuộc dương mộc, bản gia tại Dần địa bàn, tương tỷ với can Giáp và sao Thanh long là nguyệt tướng thứ 10, được dùng trong khí tiểu tuyết vào quãng tháng 10 âm lịch. Dần là thần Công tào, mặt vuông, sắc xanh, có râu, thể lực lớn, tài năng, xưa là chức Cải bệnh. Dần thuộc cung Nhân mã, tiếng pháp gọi là Eagittere, dùng hình người quân đội hay người dương súng bắn tượng trưng, ở ngôi Đông Bắc (cung Cấn) nhưng gần bên đông hơn bên Bắc, trên có ký can Giáp, dưới là chỗ khởi sinh ra loại hỏa (loại hỏa khởi trường sinh tại Dần), tượng của sao Thanh long, số 7, vị chua, màu xanh. Luận về ngũ âm là tiếng Chủy, về cầm thú là loài mèo, beo, hổ, về tinh tú là sao Vĩ sao Cơ (Vĩ hỏa hổ, Cơ thủy báo). SỞ CHỦ Dần cũng như Thanh long chuyên ứng các vật liệu về cây, về văn thư hôn nhân, tài bạch, các sự việc của quan lại. CHƯ LOẠI THUỘC • Tam tiêu, mật, gân, mạch máu, tóc, mắt • Xã tắc, công nha, chùa chiền, am chùa, cây to có thần ở, núi rừng • cây có bông, tấm che gió, gươm báu, máy đập, quan quách, lò lửa, lư hương, ghế ngồi thiền. Dần gia Ngọ là rường cột. Trên trời Dần là ngôi sao Tam thái, thừa Bạch hổ gia Thân thì ứng điềm gió lớn. Dần cũng là quan thừa tướng, người khách, đốc bưu (quan kiểm duyệt về thư tín), gia trưởng, chàng rể. Gặp Thiên hợp, Thanh long là hạng tú tài, thừa Chu tước gia Thân là chư tăng. Gia Hợi là khách đi thuyền. Dần cũng ứng về sự mời thỉnh, lễ tiệc vui vẻ. Cũng là bốn góc. Gia Mão là văn chương, gia lục hợp hay tam hợp là tin tức. Thừa Đằng xà gia Tị Ngọ là ngũ sắc. TÊN HỌ • Dần thuộc về những họ Tô, Tăng, Kiều, Trình và các chữ có bộ mộc • Tuất gia Dần là họ Đỗ • Thái âm gia Dần là họ Châu • Dần gia Mão hay Mão gia Dần là họ Lâm DẦN THỪA THIÊN TƯỚNG • Dần thừa Quý nhân: điềm được mời thỉnh • Dần thừa Đằng xà: là loại miêu ly (mèo đồng) là ma quái • Dần thừa Châu tước: là vật liệu làm bó đuốc • Dần thừa Thiên hợp: ngày Nhâm Quý là bụi cây, ngày Bính Đinh là củi (vì Bính Đinh thuộc hỏa làm cây khô). • Dần thừa Câu trận: là chức quan phụ thuộc • Dần thừa Thanh long: là người đạo sĩ • Dần thừa Thiên không: là loại quái miêu ly (mèo chồn) • Dần thừa Bạch hổ: ban ngày ứng hổ beo, ban đêm ứng miêu ly • Dần thừa Thái thường: là sách vở • Dần thừa Huyền vũ: nhiều màu sắc tạp loạn, tô điểm lộn xộn • Dần thừa Thái âm: quan thì được điềm tốt, dân thì không hay • Dần thừa Thiên hậu: là người tòng sự, theo giúp việc 4 MÃO: THÁI XUNG (THIÊN HỢP) Mão và Dậu là hai cái cửa lăng ngọc của Nhật Nguyệt và Ngũ tinh, lại tương xung, và mão là chỗ xung chiếu nên gọi là Thái xung, loại luân xung, có 12 nguyệt tướng luân chuyển trong tháng, là lúc hai khí âm dương bị xung động, triệt xé, hủy hoại, ly tán, xung tán nên gọi là Thái xung. HÀNH TIẾT & TƯỚNG SẮC & CUNG VỊ Mão hay Thái xung là mộc thần (âm mộc) bản gia tại Mão địa bàn, tương tỷ với Can Ất và sao Thiên hợp, là nguyệt tướng thứ tư, được dùng trong khí sương giáng và tiết lập đông vào quãng tháng 10 âm lịch. Mão là vị thần mặt dài sắc xanh, trán cao, có râu, thân hình tròn, cao, nhỏ, gian xảo, bất chính. Xưa là quan coi việc nhạc. Mão thuộc cung thiên yết, tiếng pháp gọi là Scorpion dùng hình tượng con bọ cạp hay con rết làm hình tượng, ngôi tại chính đông (cung Chấn), không có can ký, là tượng của sao Thiên hợp, số 0, vị chua, màu xanh. Luận về ngũ âm là âm Vũ. Cầm thú là loại thỏ, chồn, lạc đà, tinh tú là sao Đệ, Phòng. CHƯ LOẠI THUỘC Mão chuyên ứng việc xe ngựa, ngựa trạm. Trên trời Mão là thần sấm sét, lại cũng là chim trời (thiên cầm), tai, mắt, điện xẹt. Mão là con trưởng, ông chủ, người đàn ông lớn tuổi, người mẹ, cô, anh em, con cái trẻ nhỏ, thày tu, trộm cắp. Mão thừa Thiên hợp gia Dần, Thân là nghệ thuật. MÃO THỪA THIÊN TƯỚNG • Mão thừa Quý nhân: là người thuật sĩ • Mão thừa Đằng xà: chủ về sự nước nôi • Mão thừa Châu tước là sấm sét, điện • Mão thừa Thiên hợp: Mão thiên bàn không hề thừa Thiên hợp? • Mão thừa Câu trận: là thày tu, nhưng ngày Giáp thì thày tu không tinh khiết, ít pháp bảo. • Mão thừa Thanh long: là rừng cây, là mưa, ngày Kỷ thì mưa rất to • Mão thừa Thiên không: là thày tu, nhưng ngày Giáp thì thày tu không tinh khiết, ít pháp bảo. Còn ngày Bính Đinh thì thày tu chân chính, giảng dạy rành dọt. • Mão thừa Bạch Hổ: chủ sự việc trên đất cạn • Mão thừa Thái thường: Thái thường tức Mùi, Mùi với Mão tam hợp nên ứng thuận hợp về việc thuyền xe • Mão thừa Huyền vũ: là con sông, Giang Hà • Mão thừa Thái Âm: ứng việc anh em, ngày Giáp càng chắc • Mão thừa Thiên hậu: Mão là cái cửa riêng, Thiên hợp là đàn bà, gặp nhau tất chủ sự dâm loạn. 5 THÌN: THIÊN CƯƠNG (CÂU TRẬN) Thìn là một nguyệt tướng luân chuyển trong khoảng tháng 3, là lúc sinh khí và sự cứng chắc của thảo mộc được thâm nhập vào bên trong thân cây, Thiên cương có nghĩa là như vậy. HÀNH TIẾT & TƯỚNG SẮC & CUNG VỊ Thìn tức Thiên cương, là thổ thần (dương thổ) bản gia tại Thìn địa bàn tương tỷ với can Mậu và sao Câu trận, là nguyệt tướng thứ 3, được dùng trong khoảng thời gian của khí Thu phân và tiết hàn lộ vào quãng tháng 8 âm lịch. Thiên cương là vị thần sắc vàng mặt tròn đầy, có râu. Thời xưa làm người giữ ngục. Thìn thuộc cung Thiên xứng, tiếng Pháp gọi là Ezicace, dùng cái cân làm tượng trưng. Ngôi tại Đông Nam (cung Tốn) nhưng gần bên Đông hơn bên Nam, trên có ký can Ất, dưới là thủy mộ và thổ mộ (thủy thổ mộ tại Thìn), tượng là sao Câu trận, số 7 màu vàng, vị ngọt, luận ngũ âm là tiếng Thương. Cầm thú là loài cá, rồng, tinh tú là sao Giác sao Cang (giác mộc giao, cang kim long). SỞ CHỦ & CHƯ LOẠI THUỘC • Thìn chuyên ứng về các vụ đánh đập, kiện tụng, chết chóc, ruộng đất, nhà cửa, việc cũ trở lại mới, Thìn cũng là cái ngục, ruột, thây người chết, chột mắt, nhòm ngó • Thìn là mái nhà, chùa chiền, lan can, ngòi rãnh, mồ mả, ruộng vườn, mạch đất. Thừa Thiên hậu gia Hợi là nước biển, thừa Huyền vũ gia Tị là nước giếng, thừa Thiên không là dốc núi. • Thìn cũng là áo mũ bằng sắt, nước lọc, gông cùm, cái vò đựng nước, đựng rượu. Tiền đồng, vật liệu. Thìn gia hỏa (Tị Ngọ Bính Đinh) là chài lưới. • Thìn cũng là sắc thờ, việc ngang ác, ngang ngạnh hung dữ, khinh bỉ, tranh đấu động dao mác. Như thừa Châu tước hay Câu trận lại khắc Can (ngày Nhâm Quý) thì ứng có việc quan sự. Thìn làm sơ truyền khắc Can (tác Quỷ) là điềm có tranh đấu chết chóc. Thìn thừa Bạch hổ tất có chuyện bi ai khóc lóc. Thìn gia Can chi là điềm có kinh sợ. Thìn làm sơ truyền hay mạt truyền lại gia vào Thìn địa bàn là điềm có sự lo buồn. Thìn thừa Thiên hậu ứng thai nghén, thừa Đằng xà hay Bạch hổ lại khắc can thì ứng chuyện tự sát. Lại nói Thìn là thiên lao, Tuất là địa ngục đều chuyên ứng về tù ngục và các chuyện cửa quan. Trên trời Thìn là ngôi sao Đẩu (một trong chòm sao Bắc Đẩu), lại cũng gọi là sao Thiên khốc, Ngục thần, Thiên la, Tả thiên mục. Thìn cũng là chức tể công, đại tướng quân, quản gia, cháu, đánh cá. Thìn gia Nguyệt kiến là quan giám tu. Thìn thừa Bạch hổ gia Mão địa bàn (tử địa) hay gia kim (Canh Tân Thân Dậu) là người làm nghề giết mổ súc vật. THÌN THỪA THIÊN TƯỚNG Thìn thừa Quý nhân: Thìn thiên bàn không hề thừa Quý nhân Thìn thừa Đằng xà: là điềm bị trói buộc, quán buộc. ngày Nhâm mà Thìn thiên bàn tác hào phụ mẫu cũng là điềm trai gái ràng buộc nhau. Thìn thừa Châu tước: ứng điều dối trá Thìn thừa Thiên hợp: là người đồ tể Thìn thừa Câu trận: tất có sự chiến đấu Thìn thừa Thanh long: mùa Xuân Hạ là con công, mùa Thu Đông là con Cá hoặc cũng có khi ứng loài công. Thìn thừa Thiên không: Thìn thiên bàn không hề thừa sao Thiên không. Thìn thừa Bạch hổ: Bạch hổ là ác thần, Thìn cũng là hung thần, nay gặp nhau tất ứng cho loại người hung tợn Thìn thừa Huyền vũ: là tả tướng quân, trong chòm sao Bắc Đẩu là vị Thiên cương trấn nhiếp bọn yêu tà, trộm cướp Thìn thừa Thái âm: là bọn người đứng hai bên chầu quan. Thìn thừa Thiên hậu: là đất lồi lõm, ao hồ lởm chởm. 6 TỊ: THÁI ẤT (ĐẰNG XÀ) Tị là một nguyệt tướng dùng vào quãng tháng 7, tháng này trăm thứ hạt đều thành thục, cứng cáp nên gọi tị là Thái Ất. HÀNH TIẾT & TƯỚNG SẮC & CUNG VỊ Tị tức Thái Ất là hỏa thần (âm hỏa) tương tỷ với can Bính và sao Đằng xà, nguyệt tướng thứ bảy dùng trong khoảng khí xử thử và tiết bạch lộ vào tháng 7 âm lịch. Thái ất là vị thần trán dô, hình mạo cao, miệng rộng tóc vàng, mắt lớn mắt nhỏ. Ngày xưa là người thợ rèn đúc. Tị là cung xử nữ hay song nữ, tiếng pháp gọi là Vierge, dùng hình hai người nữ tượng trưng. Ngôi tại Đông Nam mà gần Nam hơn Đông. Trên có ký can Mậu, dưới là chỗ sinh ra loại Kim (kim trang sinh tại Tỵ). Tị là tượng sao Đằng xà, số 4, vị đắng, màu đỏ sẫm lấm chấm. Trong ngũ âm thuộc tiếng Dốc, về cầm thú là con ve, con giun, rắn. Về tinh tú là sao Dực và sao Chân (Dực hòa xà, chân thủy dân). SỞ CHỦ & LOẠI THUỘC Chuyên ứng các việc tranh đấu, gây cãi, lo sợ quái lạ, cũng ứng về tai họa bất ngờ, sự ban thưởng. Tị gia Thìn gọi là tiến phục, tốt. Thìn gia Tị gọi là thoái phục, xấu. Trên trời Tị là sao Thái Ất, khoảng sau khí đông chí thì ứng về tuyết. • Tị ứng về xe đánh ngựa, cô gái, người đàn bà có huyền thuật, họa sĩ, người thợ mộc, người đầu bếp, người bán hàng hóa, người ăn xin, kẻ điếu tang (Tị thừa Bạch hổ là ngoại tang), là ca nhi (Tị thừa Thái âm là người nữ ca sĩ). • Tị ứng về thai sản (thừa Đằng xà gia Thìn là song thai), buồn lo, văn học, tìm kiếm, khinh rẻ, cuồng vọng. Tị khắc Can chi là điềm bị lăng mạ, chửi rủa. Tị gia Dậu hay Dậu gia Tị là bị lưu đày. • Tị là trái tim, là tam tiêu, yết hầu, răng chấm đỏ, nốt ruồi nhỏ, tan nhang. • Tị là chiếc xe, xe tang, vàng, sắt, châu ngọc, cái khuôn, cái hộp, tơ lụa, khí cụ âm nhạc, ống tiêu, ống so, đồ gốm, gạch ngói, cung tên hoa quả, cái búa, cái rìu, lò bếp. • Tị gia Mùi hay Mùi gia Tị là giếng nước và cái bếp liền nhau. Ngày Tị Hợi mà thấy Tuất gia Tị là bếp và cầu tiêu (nhà xí) liền nhau. • Tị thuộc lửa, ánh sáng • Tị thuộc loại côn trùng biết bay, chim, thằn lằn, con lươn, rắn. Nguyệt yểm gia Tị là điềm nằm mộng thấy rắn (xem bài 35) • Tị thuộc họ Trần, Thạch, Triệu, Điền, Trương, Kinh, Xa, Chu, Sở - Sửu gia Tị: họ Kỷ - Thiên hợp gia Tị: họ Sở - Dần gia Tị: họ Địch - Tý gia Tị: họ Lũng TỊ THỪA THIÊN TƯỚNG • Tị thừa Quý nhân: điềm được biếu tặng, khen thưởng • Tị thừa Đằng xà: ngày Tân ngày Dậu có tai họa bất ngờ, tháng 6 có Tị thừa Nguyệt yểm tất có tai họa liên miên và gặp điều quái lạ, nếu chiếm bệnh thì gọi là điếu khách: chết. Chiếm ngày Tân ngày Dậu càng chắc. • Tị thừa Châu tước: điềm bị mắng chửi, nhục mạ. - Ngày Giáp thì do tiền tài mà gây ra tranh cãi, - ngày Mậu do quan nhân, văn tự, ruộng đất mà gây ra tranh cãi, - ngày Canh tuy không hung cũng tối tăm bế tắc • Tị thừa Câu trận: điềm thổi tiêu, sáo, điềm giải thoát kiện tụng, tù ngục được tha. • Tị thừa Thiên hợp: gọi là Thiên minh sát, chủ sự ve kêu. • Tị thừa Thanh long: có khách, có chiêu đãi ăn uống trong lễ tiệc (nữ chiêu đãi viên) • Tị thừa Thiên không: là loài thủy trùng. • Tị thừa Bạch hổ: Tị là cái xe, Bạch hổ chủ có tang nên gọi là xe tang. Cũng là mũi tên để bắn, vật quanh co. • Tị thừa Thái thường: là lò bếp, ngày Bính Đinh thấy Thái thường gia Tị địa bàn càng ứng chắc việc bếp núc nấu nướng. • Tị thừa Huyền vũ: gọi là Phá hoại sát, tức là mưu sự bị phá hại, bị giải tán, chủ về bất thành. • Tị thừa Thái âm: ứng việc bếp núc • Tị thừa Thiên hậu: phụ nữ bất chính, điềm bất lợi cho phụ nữ. 7 NGỌ: THẮNG QUANG (CHU TƯỚC) Ngọ thuộc hỏa, ở chính cung Ly là nơi chiếu sáng bốn phương, ánh sáng không ngừng nên gọi ngọ là Thắng Quang, vì Thắng là có sức lực mạnh hơn lên, còn Quang là sáng rõ. Giờ Ngọ cũng là giờ mặt trời chiếu sáng bốn phương và rực rỡ hơn hết nên mới gọi ngọ là Thắng quang. HÀNH TIẾT & TƯỚNG SẮC & CUNG VỊ Ngọ là dương hỏa, bản gia tại Ngọ địa bàn, tỷ với can Bính và sao Châu tước là nguyệt tướng thứ 6, được dùng trong khoảng khí Đại thử và tiết lập Thu vào quãng tháng 6 âm lịch. Thắng quang là vị thần mặt tròn đỏ, thân thể to lớn, xưa làm chức quan giữ ngựa cho vua. Ngọ là cung sư tử, tiếng Pháp gọi là Lion dùng hình con sư tử tượng trưng. Ngồi tại chính Nam tức cung Ly, không có can ký, tượng sao Châu tước, số 9, vị đắng, màu đỏ. Luận ngũ âm là tiếng Cung, cầm thú là con ngựa, con hoẵng, con nai. Tinh tú là sao Tinh và sao Trương (Tinh nhật mã, Trương nguyệt lộc). SỞ CHỦ & CHƯ LOẠI THUỘC Ngọ chuyên ứng các điều quái lạ, sáng láng văn minh, tơ vải, văn thư, việc quan. Trên trời Ngọ là sao Thiên vương lưỡng tính, cũng gọi là Tả thiên mục là hình tượng của lửa. • Ngọ cũng là cung phi, là kẻ đi sứ cho vua, là người đàn bà ca hát, đình trưởng, người hiền, thầy tu, người cưỡi ngựa, người con gái nuôi tằm. • Ngọ ứng việc kinh sợ, thưa kiện, tin tức, màu mè, sáng láng - gia Thân là điều nghi hoặc, gây gổ, trù rủa - thừa Chu tước gia Dần là văn thư - gia Hợi là thai ngén (hỏa lâm tuyệt hương) • Ngọ là trái tim, chính giữa, con mắt, miệng. Ngọ gia Hợi là đau tim • Ngọ là cung điện, nhà cửa, mái nhà, cửa thành, ruộng nương, đường xá, lò gốm, lò luyện kim. Ngọ thừa Thái thường gia Thân Dậu là nhà bếp • Ngọ là đuốc lửa, hơi lửa, cờ tinh, quần áo, tờ thêu, sách vở, mắc áo • Ngọ là con ngựa, tơ tằm, chim trĩ, đậu nhỏ • Ngọ thuộc các họ Tiêu, Trương, Hứa, Lý, Châu mã, Chu - Ngọ thừa Thiên hợp là họ Liễu - thừa Câu trận gia Hợi là họ Địch - thừa Đằng xà gia Tý là họ Bằng. NGỌ THỪA THIÊN TƯỚNG • Ngọ thừa Quý nhân: là người hiền lành. Ngày Tân tuy Ngọ khắc Tân nhưng việc xấu hóa ra tốt. • Ngọ thừa Đằng xà: điềm có kinh sợ. Ngày Tân Mùi thì sự kinh sợ mau đến, các ngày khác chậm hơn • Ngọ thừa Châu tước: điềm có tin tức chân thật, vị Ngọ thuộc hỏa có tính lễ nghĩa, Châu tước thuộc văn thư tin tức. • Ngọ thừa Thiên hợp: chữ nghĩa thông đạt, ngày Bính Đinh ứng sự hội họp đông người ở nha môn. Ngày Nhâm Quý ứng người đàn bà làm mai mối. • Ngọ thừa Câu trận: Câu trận là tượng quan võ, hương kỳ, quan bản thổ. Ngọ là chỗ cao nhất, nay Ngọ sinh Câu trận tất là người lớn tuổi nhất trong khu. • Ngọ thừa Thanh long: Thanh long là tượng quan văn, nay thừa Ngọ tức là rồng bay lên trời, ám chỉ người đi xứ hay đại sứ nước ngoài. • Ngọ thừa Thiên không: Thiên không thổ được Ngọ sinh, gọi là thổ công, thợ đắp đất, nền nhà. • Ngọ thừa Bạch hổ: ứng về đường ngõ, lối đi, bạch hổ là sao bạch lộ, đao kiếm, binh khí. Bạch hổ kim được ngọ hỏa hun đúc thành binh khí. • Ngọ thừa Thái thường: ứng về ruộng nương, nhà cửa, ngũ cốc. • Ngọ thừa Huyền vũ: gọi là Tả mục tướng quân, lại nói mặt trời đã mở, điềm trộm cướp bị bại. • Ngọ thừa Thái âm: Thái âm là tỳ thiếp, Ngọ là bậc cao cả, nên nói là cung phi. • Ngọ thừa Thiên hậu: thiên hậu là cung nữ: - ngày Giáp: người đàn bà nhỏ, tươi tốt - ngày Mậu: người nữ da sắc vàng, mập và xấu - ngày Canh: người nữ gày ốm, hay bệnh mà có lễ nghĩa - ngày Nhâm Quý: người nữ có nhan sắc đẹp mà dâm - ngày Nhâm: dâm dật - ngày Quý: loạn luân 8 MÙI: TIỂU CÁT (THÁI THƯỜNG) Mùi là một tiểu tướng luân chuyển ở quãng tháng 5 trong khí hạ chí và tiết tiểu thử, lúc ấy vạn vật biến trở: lớn quá nhỏ lại, cái lớn đang tiêu tàng mà cái nhỏ đang nảy nở, muôn việc đều được tiểu thành nên gọi Mùi là Tiểu Cát. HÀNH TIẾT, TƯỚNG SẮC & CUNG VỊ Mùi là thổ thần (âm thổ) bản gia tại Mùi địa bàn, tương tỷ với can Kỷ và sao Thái thường là nguyệt tướng thứ 5 được dùng trong khoảng khí Hạ chí và tiết tiểu thử tháng 5 âm lịch. Mùi là thần làm gió (Phong bá), xưa là quan coi giữ âm nhạc. Mùi thuộc cung Cự Giải, tiếng Pháp gọi là Cancer, dùng con cua làm tượng. Ngôi tại Tây Nam, gần Nam hơn Tây. Trên có ký can Đinh và can Kỷ, dưới là mộc mộ (loại mộc mộ tại Mùi), là tượng của sao Thái thường, số 8, màu vàng. Về ngũ âm là tiếng Chủng, về cầm thú là loài dê, cừu, chim ưng. Tinh tú là sao Quỷ, sao Tỉnh (Quỷ kim dương, Tỉnh mộc can), vị ngọt. SỞ CHỦ & SỞ THUỘC Mùi chuyên ứng các việc lễ tạ, cúng vái, ăn uống, rượu tiệc. Trên trời mùi là Thiên tửu tinh, lại là thần làm gió, quỷ thần ở trong nhà, gia Tị Ngọ thì gọi là Thiên nhĩ. • Mùi là người bảo vệ, lễ nhạc, cúng tế. • Cha mẹ, người già cả, cô dì, chị dâu, em gái, người làm mối, người đàn bà nghèo khó, thợ nấu rượu, thợ làm nón. - gia Hợi: cha kế - gia Mậu? là mẹ kế • là lễ tiệc, hội hè ăn mừng - ngày Mậu Kỷ mà Mùi thừa Thanh long: được mời thỉnh - Mùi gia hành niên, lại thừa ly thần là điềm ly biệt • Mùi cũng là điềm nóng/hạn, thừa Châu tước gia Hợi Tý là hoàng trung (sâu cắn lúa) • Mùi là đình viện, vách tường, thổ sản, giếng nước, suối nước, lò gốm, phòng trà, quán rượu, nơi tiếp đón khách - ngày Ất Giáp là phân địa (nơi chôn người) - gia Thìn là vười hoa - gia Mão là rừng cây • Mùi là cá biển, chén, mâm, áo, mũ, ấn tín, thuốc chữa bệnh, mạ, lúa, bức rèm, cây dâu, chai, chén - thừa Thanh long or Thiên hậu lại gia Dần Mão là vừng mè. • Mùi thuộc họ Châu, Tấn, Cao, Dương. Theo hán tự là những chữ có bộ thổ hay có chữ Dương. MÙI THỪA THIÊN TƯỚNG • Mùi thừa Quý nhân: gia Hợi địa bàn hay Hợi thừa Quý nhân gia Mùi địa bàn tất có chuyện giết lợn để cúng tế thần (Hợi là lợn, Mùi là dê, Quý nhân là thần thánh). • Mùi thừa Đằng xà: Mùi là cúng vái còn Đằng xà tức Tị là cái xe tang: ứng điềm cúng tế người chết. Nếu thừa Tang xa, Táng phách (bài 47) là điềm phải đội khăn tang. • Mùi thừa Châu tước: ứng kiện tụng, giấy tờ tới cửa công • Mùi thừa Thiên hợp: Mùi không khi nào thừa Thiên hợp. • Mùi thừa Câu trận: ngày Nhâm Quý ứng việc tranh nhau, vì Mùi & Câu trận thuộc thổ, khắc với Nhâm Quý thủy. • Mùi thừa Thiên không: là suối nước, giếng nước. Thừa thêm các ác sát như Kim thần, Đại sát, Chi hình/hại (bài 3) là giếng bị hư hại. Tháng 4 chiếm thì Mùi thừa Thiên nhĩ, mà Thiên nhĩ gặp Thiên không thì cái tai thông suốt, nếu đi tìm bắt kẻ gian là có tin đích xác. • Mùi thừa Bạch hổ: ngày Giáp Ất gọi là "Phần mộ sát" ứng việc mồ mả. Chôn cất ngày Ất, Kỷ Tân ứng có gió to • Mùi thừa Thái thường: Mùi tức thần cốc, ứng về lúa nếp vừng đậu ngô khoai: - ngày Nhâm Quý: mùi thừa Thái thường lâm Can thì ứng về rượu. Lại luận là: Mùi và Thái thường thuộc âm thổ, ứng về gạo nếp hay rượu tiệc, lại khắc can Nhâm Quý tức là tự hại bản thân (ý nói say xỉn rượu chè). - ngày Bính Đinh thấy Thái thường ở Mùi thiên bàn và Quý nhân ở Hợi ứng điềm dùng lợn để tế thần. • Mùi thừa Huyền vũ: mùi không bao giờ thừa Huyền vũ. • Mùi thừa Thái Âm: có liên hệ tới cô dì • Mùi thừa Thiên hậu: có việc liên hệ tới mẹ, bà 9 THÂN: TRUYỀN TÔNG (BẠCH HỔ) Thân hay truyền tông là một nguyệt tướng trong tiết tháng 4, lúc vạn vật được đến cùng tột, lúc này truyền âm mà tông dương (rước âm đưa dương) nên gọi là Truyền Tông. HÀNH TIẾT, TƯỚNG SẮC, CUNG VỊ Thân là kim thần (dương kim) bổn gia tại Thân địa bàn, tương tỷ với can Canh và thiên tướng Bạch Hổ là nguyệt tướng thứ 4, được dùng trong khoảng thời gian khí Tiểu Mãn và tiết Mang Chủng vào quãng tháng 4 âm lịch. Truyền tông hình dáng thấp ngắn, mặt tròn tai nhỏ, để râu tóc, thân hình to, ngày xưa là người đi đường. Thân là cung song tử (sinh đôi), dùng hình tượng cặp sinh đôi làm hình tượng, tiếng pháp gọi là Cémeeux. Ngôi tại Tây Nam nhưng gần bên Tây hơn bên Nam, trên có ký can Canh và dưới là nguồn sinh ra thủy thổ (thủy thổ trường sinh tại Thân), tượng của sao Bạch hổ, số 7, vị cay, màu trắng. Luận về ngũ âm là tiếng Chủng, luận cầm thú là loại khỉ, vượn. Tinh tú là sao chủng (chủng hỏa hầu). SỞ CHỦ, CHƯ LOẠI THUỘC Thân chuyên ứng về việc đưa truyền, việc đi đường, đưa tin tức, tật bệnh. Trên trời Thân là thiên tiền tinh (sao ứng tiền bạc) cũng gọi là sao Thiên Quý, lại cũng gọi là Thiên y. Thân là người đi đường, người dân, người làm việc công, thợ bạc, người có tang chế, người đi đánh giặc, binh sĩ dùng cơm chiều, người buôn bán, cái thây bị giết. • Thân là phổi, ruột dài, xương, thịt, tiếng nói • Thân ứng tật bệnh, tang chế, thây người chết • Thân là vú cho con bú, tiền đưa biếu tặng • Thân là nơi chiêu an, thờ phụng, thành trì, mái nhà, đường xá, ao hồ, lăng tẩm, linh cữu • Thân là gấm vóc lụa là, sợi dây, kinh sách, dây nhạc cụ, nếp lớn hột. Thân gia Tị, Dần là đao binh (gia hình) • Thân gia Tý Ngọ địa bàn: quân lính đào ngũ • Thân thừa Thiên hợp: thầy thuốc chính danh • Thân thừa Bạch hổ: người đi săn bắn • Thân thừa Thanh long gia Dần Thân Tị Hợi: người cậu hay thầy tu • Thân gia Hợi khắc Can: thủy nạn • Thân thừa Câu trận: cừu thù, cướp bóc • Thân thừa Huyền vũ gia Hợi Tý: sai lời, thất hứa, ngày Nhâm Quý thì ứng việc tồi tệ dâm ô • Ứng với quan Đình Úy hay Nguyên soái vào các trường hợp: - Thân gia Hợi vào các ngày Hợi Mão Mùi - Thân gia Dần vào ngày Thân Tý Thìn • Thân thuộc họ Viên, Quách, Thân, Tấn, Hầu, Hàn, Đặng, những họ có chữ kim trong hán tự. THÂN THỪA THIÊN TƯỚNG • Thân thừa Quý nhân: Quý nhân thổ chủ về ruộng đất, Thân là chỗ sinh thủy bị Quý nhân khắc, nên nói về việc đi thu thuế ruộng đất • Thân thừa Đằng xà: Đằng xà tức Tị là cái xe tang, Thân tức Bạch hổ chủ sự chết, toàn ứng sự tang lễ chết chóc: - ngày Giáp: đám tang của hạng quan quý (vì Giáp là Thanh long ứng hạng quan quý) - ngày Mậu: đám tang của bọn tôi tớ (vì Mậu tức Thiên không ứng hạng nô tỳ) cũng có khi ứng hạng quan nhân tử trận - ngày Canh: đám tang người không bệnh mà tự cuồng loạn hủy mình chết - ngày Bính Đinh: hỏa táng, lò thiêu • Thân thừa Chu tước: chủ sự săn bắn ở đồng ruộng • Thân thừa Thiên hợp: chủ về sự mua bán trao đổi: - ngày Nhâm Quý: ứng người nữ mua bán hoặc đem lễ vật mai mối - ngày Bính Đinh: ứng người nam mua bán, có sự trao đổi mua bán với quan lại • Thân thừa Câu trận: Câu trận chủ tranh đấu: - ngày Kỷ do oan cừu mà tranh đấu, vì ngày Kỷ can Đức tại Dần, nên Dần mộc bị Thân kim khắc, khắc nên sinh oán cừu. • Thân thừa Thanh long: Thân ứng con đường, Thanh long ứng thiên lý mã: - ngày Giáp: do việc tiền bạc mà phải xuất hành, hoặc được tiền bạc, tin tức nơi xa nên xuất hành - ngày Mậu: có việc liên quan tới giấy tờ mà bọn nô tỳ ra đi - ngày Nhâm thấy tam truyền là thủy cục (Thân Tý Thìn) mà sơ truyền là Gian thần: đàn bà dâm loạn bị bại lộ mà phải lên đường. Gian thần: mùa Xuân tại Dần, Hạ tại Hợi, Thu tại Thân, Đông tại Tị. • Thân thừa Thiên không: ứng về sự mài giã, hao mất, tiêu mòn • Thân thừa Bạch hổ: đều ứng với đao binh tang thương, sát hại: - ngày Giáp: Thanh long chủ sự nên vì tiền tài mà sinh thương tổn, nhưng kim với thổ tương sinh nên không sinh ra chiến đấu - ngày Canh: Bạch hổ chủ sự nên ắt động đao binh, nhưng vì ngày Canh can Đức tại Thân nên chẳng bị thương tàn. Ngày Canh có lợi về việc gặp đại nhân nhưng cũng có ẩn điều bất nghĩa. - ngày Nhâm: Thiên hậu chủ sự nên do đàn bà mà thương tàn lẫn nhau - ngày Quý: Huyền vũ chủ sự nên ứng điềm đạo tặc làm hại lẫn nhau, nhưng không hung tợn • Thân thừa Thái thường: có việc đánh cướp • Thân thừa Huyền vũ: có việc cướp giật đánh phá • Thân thừa Thái âm: chiếm nhằm ngày Tân mà Thân được vượng tướng khí thì ứng lúa mì, tù tử khí ứng việc giữ thành. • Thân thừa Thiên hậu: Thiên hậu thủy trường sinh tại Thân, nên ứng về việc hồ ao: - ngày Giáp, Mậu: ứng cái hồ - ngày Bính Đinh: mây che, sự việc rất ám muội, đề phòng mưu kế mà bị tổn hao (Thân kim sinh Thiên hậu thủy, Thiên hậu khắc Bính Đinh) 10 DẬU: TÒNG KHÔI (THÁI ÂM) Dậu = Tòng khôi, khôi là sao Đầu mà tòng là theo, vì vậy sao Tòng khôi là sao khôi thứ nhì (sao đẩu thứ nhất là Hà khôi). Ứng vào tháng 3, lúc ấy các loại thảo mộc đều tòng theo, sự sống phát triển cây lá nảy nở. Dậu là kim thần (âm kim) bổn gia tại Dậu địa bàn, tương tỷ với can Tân và sao Thái âm, là nguyệt tướng thứ 3 được dùng trong khí Cốc Vũ và tiết Lập Hạ vào quãng tháng 3 âm lịch. TƯỚNG SẮC, CUNG VỊ Tòng khôi thần hình đoan chính, khí sắc vàng trắng, xưa là cô đồng bà bóng. Dậu thuộc cung kim ngưu, chữ Pháp gọi là Taureau dùng con bò sừng làm tượng trưng. Ngôi tại chính Tây, không có can ký và không thừa can lộc. Dậu là tượng sao Thái âm, số 6, vị cay, màu trắng. Luận ngũ âm là tiếng Vũ, luận cầm thú là loại trĩ, chim. Tinh tú là sao Vị sao Hào (Vị thổ trĩ, Hào nhật kê). SỞ CHỦ, SỞ THUỘC Dậu chuyên ứng các việc gian dấu, giải tán, thưởng tặng, tin tức, đao kiếm, nô tỳ, phụ nữ. Trên trời Dậu là văn tinh, ứng về văn học. Dậu là cung đoài tức cái đầm nước, vì vậy Dậu gia Tý là mưa dầm, gia Tuất là sương, gia Sửu là tuyết, gia Hợi là sông, gia Dậu lại thừa Thiên hậu hay Huyền vũ là sông Cửu Giang. • Dậu là cánh cửa của kẻ làm việc ám muội (tử môn) • Đàn bà quý trọng, tớ gái, người thợ, người bán rượu: - vượng địa: thiếu nữ - hưu, suy thừa Thiên không: à đào, đào hát, gái mãi dâm - thừa Thanh long, Thiên hợp: tỳ thiếp, vợ nhỏ ở riêng - thừa Thái âm gia Can chi: vợ nhỏ thành vợ lớn - thừa Thiên không: tớ nhỏ tuổi - thừa Thiên không gia Tý Sửu: tớ già - thừa Thiên hợp gia Dần Thân: cô vãi - thừa Thái thường: gái đờn ca - gia Dần địa bàn: lộc quan, cái thây của người bị xử tử - gia Dần thừa Bạch hổ: tang chế, ngày Ất là áo tang sẽ đến - thừa Bạch hổ gia Dần Thân Tị Hợi: binh sĩ ở biên thùy. • Dậu là lông, da, lỗ miệng (đoài), lỗ tai, mắt, móng, xương, tinh huyết. Gia Thìn Tuất Sửu Mùi là tính mệnh, là tiểu trường (ruột non) • là tháp trắng, đường đi, đường mòn, miếu, nhà thờ, lẫm, nếp nhỏ hột. Tấm bia, vàng bạc, vật trang sức, trân châu, gương soi, đồng, chì, sắt, đá, cỏ, cành, sợi. • là rượu, nước tương, rau cải, gừng tỏi • là họ Triệu, Kim, Lạc, Thạch. • • DẬU THỪA THIÊN TƯỚNG • Dậu thừa sao Quý nhân: xem vào mùa Thu thì dậu được vượng khí, xem vào tháng tứ quý thì Dậu được tướng khí nên ứng với điềm tốt được thưởng tặng. Nếu xem vào mùa Xuân thì Dậu bị tù khí, vào mùa Hạ thì dậu bị Tử khí, tất ứng với điềm bị Quý nhân quở trách, chiếm hỏi tù ngục kiện tụng ắt bị gông cùm. • Dậu thừa sao Đằng xà: ứng điềm ma quái, xem vào tháng 2 thì Dậu là Nguyệt Yểm, là vị thần hay sinh ra việc quái gở. • Dậu thừa Châu tước: ứng về loại chim, gà. Ngày Giáp, Ất là điềm tù ngục, kiện tụng, vì văn thư mà có chuyện nhiễu hại (vì Dậu khắc Can). • Dậu thừa Thiên hợp: Thiên hợp tức Mão, Mão với Dậu đều thuộc "tư môn" (cánh cửa riêng) cho nên ứng cả trong lẫn ngoài, tả hữu đồng tính việc âm thầm ám muội. • Dậu thừa Câu trận: Câu trận là sao chiến đấu, hoạt động, tất có giải tán. Như ngày Giáp chiếm quẻ thì Giáp khắc Câu trận, Câu trận thổ sinh Dậu nên cả hai bên đều có thế lực để đánh nhau. Chiếm vào ngày Mậu Canh thì Mậu Canh đối với Câu trận và Dậu tương sinh tương tỷ nên không có việc đánh nhau mà tự giải tán. Ngày Nhâm Quý chiếm thì Câu trận khắc Nhâm Quý cho nên được, giải tán mà không có ơn nghĩa gì cả. • Dậu thừa Thanh long: Dậu vượng tướng khí thì việc ứng về tiền bạc, nếu Dậu làm sơ truyền thì sự việc ắt có thủy có chung. Dậu hưu tù tử khí là con dao nhỏ. • Dậu thừa Thiên không: Thiên không là tớ trai, Dậu là tớ gái, 2 đứa ở cùng nhau tất sẽ trao đổi lời lẽ, tư thông cùng nhau. • Dậu thừa Bạch hổ: Dậu và Bạch hổ đều thuộc kim, nếu Dậu được vượng tướng khí thì kim đó ứng vào vàng bạc, ngọc ngà châu báu; nếu Dậu bị tù tử khí thì kim đó ứng vào con dao. • Dậu thừa Thái thường: là loại nếp nhỏ, ngày Nhâm Quý thì lúa nếp hạt to chắc vì Dậu được Nhâm Quý tương sinh. Ngày Mậu sinh hạt to chắc, ngày Canh thì hạt quá già, bởi Canh và Dậu đều thuộc kim là loại cứng rắn. • Dậu thừa Huyền vũ: Dậu kim sinh Huyền vũ thủy nên gọi là bờ nước, nhưng ngày Kỷ chiếm thì khô cạn vì Kỷ thổ khắc Huyền vũ thủy. • Dậu thừa Thái âm: ngày Tân chiếm quẻ thì Tân với Thái âm cùng một loại (đều là âm kim), nếu Dậu được vượng tướng khí thì ứng vàng ngọc. Nếu Dậu hưu tù tử khí thì ứng vào con dao hay chuyện chém giết. Ngày Bính Đinh thì ứng về tiền tài vì Dậu là kim khí gặp Bính Đinh hỏa được đúc thành tiền. Ngày Giáp mùa Xuân thì Dậu và Thái âm bị tù khí, ắt ứng việc tôi tớ trai cùng vợ lẽ tính điều gian xảo. Ngày Mậu thổ sinh Dậu và Thái âm tất có sự hôn nhân. Ngày Canh thì Dậu và Thái âm cùng can ngày đồng là kim, tỷ hòa và làm vượng khí cho nhau, ứng vào việc tiền bạc. • Dậu thừa Thiên hậu: Dậu thuộc cung Đoài là cái đầm, gặp Thiên hậu là thủy, vậy ứng việc nguồn nước dồi dào, quẻ ứng các việc liên quan tới nước, đầm, lại là điều bên trong và bên ngoài tư thông nhau; Dậu là cái cửa riêng, Thiên hậu là phụ nữ nay gặp nhau tất ứng chuyện đàn bà làm chuyện thầm lén. 11 TUẤT: HÀ KHÔI (THIÊN KHÔNG) Tuất thiên bàn hay Hà khôi, cũng gọi là Thiên khôi, là sao đẩu thứ nhất ngôi ở cung Tuất. Hà khôi ứng động trong tháng 2 ở giữa mùa Xuân, lúc vạn vật đều sạch sẽ, gọn gẽ và thu hút sinh khí nên gọi là khôi (khôi là tụ lại). HÀNH TIẾT, TƯỚNG SẮC, CUNG VỊ Tuất là thổ thần (dương thổ), bổn gia tại Tuất địa bàn. Tương tỷ với can Mậu và sao Thiên không là nguyệt tướng thứ hai được dùng trong khoảng khí Xuân phân và Tiết Thanh minh. Ngày xưa Tuất là kẻ giữ ngục, canh nhà giam. Tuất là cung Bạch Dương, dùng con chim đực làm tượng trưng. Ngôi ở phương Tây Bắc, nhưng ở gần bên Tây hơn, trên có ký can Tân, dưới là hỏa mộ (hỏa chết tại Tuất). Tuất tượng sao Thiên không, vị ngọt, màu vàng, trong ngũ âm là tiếng Thương, về cầm thú là loại chó, chó sói. Trong tinh tú là sao Khuê sao Lâu (Khuê mộc lang, Lâu kim câu). SỞ CHỦ, VẬT LOẠI Tuất sở chủ các việc có liên quan tới ấn thọ (huân huy chương), việc dối trá, tiêu thoát, hư hao, mất tài vật, việc nô tỳ, sự tụ tập đông người. Tuất dụng làm sơ truyền thì ứng việc cũ trở lại mới. Trên trời Tuất là sao đẩu, là thiên la, Tuất cũng là địa hộ, Tuất thừa Huyền vũ gọi là ép thần hay êm thần. • Tuất là chức Tư trực, người hiền, thầy tu, trưởng giả, thợ săn bắn, sát hại, người hung ác, tiểu đồng, nô bộc. • Tuất là người cậu, ông, em gái. • Tuất thừa Bạch hổ khắc Can: kẻ cướp mạnh mẽ • Tuất gia Nguyệt kiến (cung tháng địa bàn): quan ty tra xét • Tuất gia Thái tuế (cung năm địa bàn): quan đô hạt (quản khu vực lớn). • Tuất thừa Chu tước gia Can hay Chi là quan trưởng • Tuất thừa Huyền vũ: kẻ ăn xin • Tuất gia Dậu, Tuất: binh sĩ • Tuất là mệnh môn, bọng đái, chân đi. • Tuất là thành quách, chùa chiền, nhà hư, những vật sinh trong đất: - ngày Giáp thấy Tuất gia Dần: vách tường hư hỏng - thừa Bạch hổ và được dùng làm sơ truyền: mồ mả - thừa Câu trận: là lao ngục - thừa Đằng xà lại gia Tị Ngọ: lò vôi gạch, lò sứ hay lò đúc kim khí • Tuất là sắc phục của công nhân, giày dép, khí giới của binh lính: - thừa Chu tước: huy, huân chương - thừa Huyền vũ lâm hình (Sửu, Mùi) là cái gông cùm - thừa Câu trận gia Thân: đá • Tuất cũng là ruộng nương, ngũ cốc, vừng đậu lúa ngô • Tuất thuộc về họ Ngụy, Vương, những chữ có bộ thổ hay chữ túc. TUẤT THỪA THIÊN TƯỚNG • Tuất thừa Quý nhân: không bao giờ Quý nhân thừa Tuất thiên bàn, cũng không bao giờ lâm Tuất địa bàn. • Tuất thừa Đằng xà: ứng về loại chó sói, chó, yêu quái quấy nhiễu: - mùa Xuân chiêm nhằm các ngày Thìn Tuất Sửu Mùi: gọi là Thiên cẩu, tất có loại ma quái do loại khuyển hóa thành - ngày Mậu: gọi là Vàng yểm sát: ứng với việc nguy hại - ngày Giáp Ất, Dần Mão: gọi là Thi ứng, ứng với điềm vui mừng. Tuất thừa Đằng xà và các ngày Thìn Tuất Sửu Mùi tất ứng với loại ma quái, còn ngày Giáp Ất Dần Mão Tuất thừa cát tướng thì ứng với các việc tốt như thai sản, hôn nhân. • Tuất thừa Chu tước: gọi là Chu tước nhập mộ, trong việc kiện tụng ắt có hệ thuộc vào hạng người thư ký, tùy phái. • Tuất thừa Thiên hợp: Thiên hợp tức Mão, Mão với Tuất lục hợp, Mão đứng trước Tuất 5 cung nên gọi là Đức thần của Tuất (theo cách an Chi Đức). Vì vậy Tuất thừa Thiên hợp gọi là Đức hợp, chiếm việc gì cũng tốt lành. • Tuất thừa Câu trận: Tuất là sao Thiên khôi chủ sự tụ tập đông người, Câu trận cũng chủ sự nhóm góp, nên Tuất thừa Câu trận thể nào cũng có cuộc hội họp đông người như hội nghị, liên hoan, văn nghệ. • Tuất thừa Thanh long: Tuất là vị thần tập chứng, Thanh long là nơi đô hội, luận về quan vị là người có quyền cai trị một địa hạt. • Tuất thừa Thiên không: Tuất với Thiên không tương tỷ đồng ngôi, ứng các việc có liên quan tới nô tỳ, sự trốn mất, sai lạc, điềm tôi tớ bất lương, chẳng trốn mất cũng trộm cắp của mình. • Tuất thừa Bạch hổ: Tuất là địa hộ (cửa đất) Bạch hổ là táng môn (cửa chôn cất) ứng chuyện chôn người xuống huyệt. Ngày Nhâm Quý hỏi bệnh mà gặp Tuất là hào quan quỷ lại thừa sao Bạch hổ gọi là lũy hổ sát, người bệnh ắt chết. • Tuất thừa Thái thường: Tuất là cái ấn, Thái thường là huy chương, vậy tất ứng điềm được thưởng tặng huy chương. • Tuất thừa Huyền vũ: Huyền vũ chủ đạo tặc, Tuất chủ đào vong, nay gặp nhau là điềm vì sự trộm cắp mà phải đi trốn tránh (cũng ứng tương tự như Tuất thừa Thiên không). • Tuất thừa Thái âm: Thái âm là tỳ thiếp, ứng vụ hôn nhân, lại cũng ứng việc gian, giấu, trốn tránh, cũng giống như Tuất thừa Thiên không. • Tuất thừa Thiên hậu: ngày Bính chiếm quẻ: Thiên hậu thủy khắc Bính hỏa tác quan tinh, điềm có lợi cho hàng quan nhân, quân tử. Rất có lợi cho sự yết kiến người trên. 12 HỢI: ĐĂNG MINH (HUYỀN VŨ) Hợi là chỗ bắt đầu sinh một hào dương, tức là chỗ ánh sáng phát ra nên gọi Hợi là Đăng minh (sáng lên) cũng gọi hợi là Thiên môn (cửa trời). HÀNH TIẾT, TƯỚNG SẮC, CUNG VỊ Hợi là thủy thần (âm thủy), bản gia tại Hợi địa bàn, tương tỷ với can Quý và sao Huyền vũ là nguyệt tướng thứ nhất, được dùng trong khoảng khí Vũ thủy và tiết Kinh trập vào tháng riêng âm lịch. Hợi là người thợ, mặt dài, tóc vàng, da đen. Hợi là cung Song ngư, tiếng pháp gọi là Poissone tượng trưng bởi hình hai con cá. Ngôi tại Tây Bắc, ngôi ở gần bên Bắc hơn bên Tây. Trên có ký can Nhâm, dưới là chỗ sinh ra loại mộc (mộc trường sinh tại Hợi). Hợi là tượng sao Huyền vũ, số 4, vị mặn, màu đen, về ngũ âm là tiếng Dốc, về tinh tú là sao Thất (thất hỏa trú) và sao Bích (bích thủy), về cầm thú là các loại heo, gấu. Hợi là ngôi tại cửa trời, nơi âm khí cùng tận và khí dương bắt đầu hưng khởi. SỞ CHỦ, CHƯ LOẠI THUỘC Hợi vốn ứng điềm lành, thường là điềm được mời thỉnh, có việc âm thầm tư riêng, việc chẳng trong sạch. Hợi thừa hung tướng là có điềm tranh tụng tù ngục, bị đắm đuối, nếu là ngày Tỵ Dậu Sửu thì ứng điềm trốn mất, có sự tìm kiếm. Trên trời Hợi là vũ sư (thần làm mưa), cũng gọi là Thiên mã, Thiên nhĩ. • là con trẻ, tướng quân, người đàn bà, thương khách, kẻ đi xin, Hợi gia Dậu là người say rượu • là lá gan, quả thận, con cá, mắt lé - Hợi gia Thân vào các ngày dương (Giáp Bính Mậu Canh Nhâm) là đầu tóc - Hợi gia Mùi vào các ngày âm (Ất Đinh Kỷ Tân Quý) là cái chân (chân để đi) - Hợi gia Thìn: bệnh khốc - Hợi gia Thìn Tuất Sửu Mùi: bệnh tả - Hợi gia Tỵ hay Tỵ gia Hợi: cái đầu, mặt • Hợi thừa các thiên tướng: - thừa Huyền vũ: trộm cắp - thừa Thiên hậu: bọn cướp, sát hại, bọn gian thần - thừa Quý nhân gia Dần: nơi vua chúa ở thừa - thừa Thanh long: cao lâu, gia Dần là lầu gác thừa (thừa thãi) - thừa Thiên hợp: cái gác, gia Mão là cái đài, nơi đăng đàn • Hợi là cái đình, cung viện, vườn tược, hang lỗ, nền vách, tường. Hợi gia Tuất hoặc ngày Giáp Ất Hợi gia Thiên không, gia Tị là nơi chó heo tiểu tiện hay nhà ngục. • Hợi là bức địa đồ, sách vở, mực viết, tàn lọng, nón lá, vòng tròn. Hợi gia Tỵ là ông sao. • Hợi là kho lẫm, cung điện, pho tượng • Hợi gia Dậu là lúa gạo, Châu tước gia Hợi (địa bàn) là muối. HỢI THỪA THIÊN TƯỚNG • Hợi thừa Quý nhân: gọi là Quý nhân lên cửa trời, điềm được bề trên mời thỉnh, nếu có sao Dịch mã càng ứng chắc. Quý nhân lâm Hợi địa bàn cũng đoán tương tự. • Hợi thừa Đằng xà: • Hợi thừa Chu tước: chu tước là thần gió (phong thần) còn Hợi là thần thổi tiêu, Hợi thừa Chu tước thì ứng việc thổi tiêu sáo, điềm được giải tỏa khỏi những chuyện hung hại nhất là việc thưa kiện, ắt sẽ giải hòa, tù tội được phóng thích. • Hợi thừa Thanh long: thừa Thanh long lại lâm Hợi địa bàn thì ứng việc có quan hệ lâu dài. • Hợi thừa Thiên hợp: Hợi thủy sinh Thiên hợp mộc, mộc cũng tràng sinh tại Hợi nên ứng việc con cái, tiểu nhi, ấu tử mới sinh. • Hợi thừa Câu trận: Câu trận chủ tụng sự, nay Câu trận khắc Hợi tất ứng việc tù ngục: - ngày Giáp Nhâm Quý: ứng việc chiến đấu, người đi xa giận hờn - ngày Mậu Canh: không có hại gì, vì Câu trận tỷ hòa với Mậu, tương sinh với Canh • Hợi thừa Thiên không: Hợi là heo, Thiên không là chỗ bỏ không, hang lỗ. Hợi thừa Thiên không là chỗ heo tiểu tiện dơ bẩn. • Hợi thừa Bạch Hổ: Hợi là chỗ sinh ra mộc, Bạch hổ kim khắc mộc nên ứng điềm họa hoạn, thương tàn. • Hợi thừa Thái thường: Thái thường là lúa nếp, bổn gia tại Mùi, Mùi với Hợi tác tam hợp nên ứng về kho lẫm, lương lộc. • Hợi thừa Huyền vũ: Hợi là bổn gia của Huyền vũ, Huyền vũ là đạo tặc nên nói đạo tặc về nhà. • Hợi thừa Thái âm: Hợi là tượng của Huyền vũ chủ gian tà, Thái âm chủ việc ám muội. Gặp nhau thường ứng với các việc lén lút ẩn giấu. • Hợi thừa Thiên hậu: Hợi và Thiên hậu cùng là thủy, gặp nhau tất thủy quá vượng nên ứng việc đắm đuối, bị lôi cuốn, bị chết chìm.
    1 like
  9. Cảm ơn Vusonganh cho thông tin. Thật sự là tôi không thể nhớ hết được. Nhưng tôi nhắc lại dự báo của tôi trong thời gian ra Đà Nẵng làm chương trình truyền hình: Năm nay sẽ không có một cơn bão lớn nào đánh vào Đà Nẵng. Vusonganh đưa cái hình này vào quán cafe lớp Phong Thủy Lạc Việt II, tôi phân tích để anh chị em cùng tham khảo.
    1 like
  10. Chắc là muộn rồi, vì ngày xưa các cụ iu nhau từ lúc 13, 18 đôi mươi mà chưa lấy chồng thì coi như ở vậy :D . Còn bi giờ sau 25 thì bị coi là ế :D , Dim 27 là quá ế http://www.lyhocdongphuong.org.vn/forum/public/style_emoticons/default/eyelash.gif -> Lấy chồng bi giờ chắc chắn hạnh phúc Chúc mừng Dim nhé
    1 like
  11. Quả vải - Thức ăn, vị thuốc ích tâm ôn tỳ Theo Đông y, quả vải đặc tính đại nhiệt (hạt vải còn nhiệt hơn cả cùi vải nên cần thận trọng khi làm thuốc). Cùi vải vị rất ngọt không độc (có tài liệu viết có độc có lẽ do tính quá ngọt nóng của vải). Vải có tác dụng ích tâm, ôn tỳ, tư thận, bổ huyết, dưỡng can, trừ phiền khát, làm tỉnh táo tinh thần, minh mẫn trí óc, tăng sức lực, tăng thân nhiệt, trừ hàn, tráng dương, tiêu thũng, làm đẹp nhan sắc. Quả vải thường được dùng dưới hai dạng tươi và khô. Để ăn dùng cả hai dạng, để làm thuốc thường dùng dạng khô. Cả hai cách dùng để ăn và làm thuốc, tươi hay khô, đều phải có liều lượng. Dùng có chừng mực, thì mới đem lại lợi ích và tránh được điều không mong muốn. Nếu cho thuốc nhiệt (vải) vào bệnh nhiệt, là lửa đỏ đổ dầu thêm, nên có hại! Vải chỉ gây hại cho cơ thể thường là do người khỏe, ăn quá nhiều hoặc không biết tạng mình nhiệt không thể hợp tính nóng của vải và người bệnh không biết kiêng kỵ khi đang có bệnh thuộc dương, có hỏa nhiệt, âm hư hỏa vượng đường huyết cao (thì không nên ăn vải). Quả vải có thế chưa bệnh suy nhược thần kinh và thể lực kể cả liệt dương Như chúng ta đã biết "vải nóng" nếu ăn nhiều sẽ phát ra các bệnh viêm nhiệt như trẻ em ngứa, nhiều rôm sảy, mụn nhọt, trằn trọc khó ngủ, táo. Người dân Trung Quốc có câu ví "Một quả vải bằng 3 bó đuốc". Giới y dược Đông phương nói, vải gây "bốc hỏa", có thể dẫn đến "chứng bệnh lệ chi" (say vải) với các chứng hồi hộp, choáng váng, nhức đầu... thường xảy ra ở những người khỏe mạnh ăn quá nhiều vải một lúc.Có trường hợp co giật. Sách Bản thảo tụng tân đã viết: Ăn vải quá nhiều sẽ bị phát sốt, phiền khát... sưng chân răng, chảy máu mũi... Người tạng nhiệt có bệnh nhiệt không nên ăn vải. Một số công dụng chữa bệnh từ vải: 1. Suy nhược thần kinh và thể lực kể cả liệt dương - Vải tươi 500g-1.000g ngâm vào một lít rượu 7-10 ngày. Uống vào chiều tối, mỗi lần 25-30ml. - Vải khô 10 quả: ăn vào chiều tối trong một thời gian 1-2 tháng. Tốt nhất vào các mùa mát lạnh thu đông. 2. Đau bụng, tiêu chảy cấp mạn, tỳ hư gây ngũ canh tiết tả (đi ngoài lỏng sáng sớm). Nấu cháo vải khô 5-10 quả. Có thể cho thêm các vị như hoài sơn, hạt sen 10g, bạch biển đậu 10g. 3. Sa dạ con. Dùng cùi vải tươi 500g sắc uống, hoặc ngâm rượu uống. Dạ con sau đẻ lâu co: Cùi vải khô 10 quả sắc uống. 4. Đậu, sởi không mọc - cùi vải khô 16g sắc uống. 5. Hôi mồm: Cùi vải khô nhai ngậm. 6. Mụn nhọt sưng tấy: Cùi vải tươi hoặc khô giã nhuyễn với ô mai đắp. 7. Nấc lâu không khỏi: 7 quả vải đốt tồn tính nghiền nát uống với nước nóng (loại trừ nấc hàng tuần trong một số bệnh nan y...). 8. Khô cô khản họng ở ca sĩ, giáo viên: Hàng ngày nhai ngậm vài cùi vải khô để bảo dưỡng thanh đới. Không dùng khi có viêm nhiệt, kèm răng lợi chảy máu. 9. Tim đập nhanh mạnh (hồi hộp) thở nhanh khi gắng sức: ngâm cùi vải khô hoặc vải khô nấu nước để uống. 10. Đau mỏi vai, lưng, đau bụng do lạnh: Sắc vải tươi hoặc vải khô để uống. Chữa các chứng bệnh do ăn vải gây ra: Lấy vỏ quả vải sắc uống hoặc uống cốc nước chanh nóng. Theo BS. Phó Thuần Hương Sức khỏe & Đời sống
    1 like
  12. Hàng nghìn người xem 'tượng phật' nổi lên từ đất Một gò đất giữa vườn cao su bạt ngàn bỗng nhô cao và có hình dáng trông như phật ngồi đã khiến hàng nghìn người dân tứ xứ đổ xô về chiêm bái. Kích thước gò đất có hình dáng tượng phật dài khoảng 50 cm, ngang 30 cm được hình thành trong vườn cao su thuộc công ty cao su Bến Cát (ấp Rạch Bắp, xã An Tây, huyện Bến Cát, Bình Dương). * Ảnh 'tượng phật' nổi lên từ đất Khối đất có hình giống như tượng phật được được đưa về chùa . Theo nhiều người dân xung quanh và công nhân cạo mủ cao su, trước đó "tượng phật" chỉ là gò mối bình thường. Vài ngày gần đây, gò đất này bắt đầu nhô cao hơn. Đến sáng 30/6, hình dáng gò đất càng giống như tượng phật đang ngồi thiền. Gò đất có hình tượng phật mọc lên giữa vườn cao su. Ảnh: Nguyệt Kiều. Thông tin "tượng phật" nổi lên từ đất nhanh chóng lan xa, gây sự hiếu kỳ, tò mò trong dư luận. Dòng người đổ xô về xem tượng phật đông nghịt làm náo loạn cả khu vực. Thậm chí nhiều tín đồ ở các tỉnh thành lân cận cũng lũ lượt thuê xe đến để xem, cúng bái. Chiều 30/6, tại khu vực xuất hiện ‘tượng phật’ đã có hàng nghìn lượt người từ khắp nơi đổ xô về. Một loạt dịch vụ ăn theo cũng xuất hiện như bán nhang đèn, hoa quả... Để ngăn dòng người đổ xô về ngày một đông làm ảnh hưởng an ninh trật tự trên địa bàn, chiều cùng ngày, chính quyền địa phương đã phối hợp cùng huyện hội Phật giáo huyện Bến Cát tổ chức di dời gò đất hình "tượng phật" về chùa Long Hưng Cổ Tự (xã Tân Định, huyện Bến Cát). Khi lực lượng chức năng di dời gò đất này đi, hàng trăm người dân đã đứng xung quanh chấp tay khấn vái. Dòng người và xe sau đó còn bám theo sau để tiễn đưa "tượng phật" về chùa. Nhiều người cho rằng, rất có thể sau những cơn mưa vừa qua, do lực nước rơi đã làm xói mòn gò đất tạo nên "tượng phật" đất này. Nguyệt Kiều
    1 like
  13. Rất cân nhắc khi tường thuật một câu chuyện riêng tư của gia đình tôi đến với các cao nhân và Ace trên diễn đàn, hiện tượng này có thể thường xuyên đến với nhiều người có khi ta vô tình nên không nhận biết? Bố tôi vừa qua đời ngày 3/6/2010 tại tp Marseille (miền nam nước Pháp), sau khi nhận Visa tôi lên đường để lo phần hậu sự vào ngày 7/6/2010 và có mặt tại Pháp ngày 8/6/2010. Nghĩ ngơi 1 ngày, chờ đợi 1 ngày tôi được đưa đến nhìn mặt lần cuối trước khi tiến hành thủ tục hỏa táng vào lúc 14g địa phương ngày 11/6/2010 nhằm vào 19g tại vn. Vòng vo để các bạn hiểu được rằng tuy không chủ động nhưng tôi vẫn tránh được ngày tam nương, ngày nhập và động quan của Bố, và đã có một hiện tượng cực kỳ đáng quan tâm mà tôi đã có cách biện giải của tôi tuy vẫn chưa hết lẽ. Ngày ấy tôi hết sức cẩn thận lo gọi điện về vn để dặn dò người nhà lo phần hoa trái nhang đèn từ sáng, tất nhiên là hoa thật tươi và trái thật ngon! Giờ ra xe tôi lại điện về lần nữa để nhắc nhở vào đúng 19g vn hãy thắp cho tôi 3 nén nhang khấn xin tôi nhận diện Bố như trình Ông ngày tôi đến với Ông, và sẽ đón đưa Bố về với quê hương với dòng họ. Tiếp đó sau hai tiếng là giờ cử hành tưởng niệm đồng thời nhấn nút hỏa thiêu, ở nhà cũng lại thắp nhang cho thật đủ đầy nghi lễ khi đó tương đương 21g vn. Công việc còn lại chúng tôi chờ Nhân Viên hỏa táng báo xong phần việc của họ, chúng tôi ra về. Có lẽ lúc đó là khoảng hơn 22g vn. Mọi người hay đúng hơn là 2 người thân của tôi tại vn đến giờ ngủ. Sẽ không có gì đáng nói nếu không có hiện tượng mà tôi sẽ kể cho các bạn nghe dưới đây. Vào khoảng 3g sáng vn, người thân của tôi chợt thức giấc bởi sự lóe sáng của chiếc điện thoại để bên cạnh do sạc pin báo đầy, và cô ấy cũng thức dậy để thắp tiếp một nén nhang, chợt nhìn thấy bình hoa Lys mới cắm ban sáng đã héo rủ một cách buồn bã cả lá và hoa, nhìn kỹ hơn nữa trong bình khô cạn chẳng còn giọt nước, khô một cách kỳ lạ và rủ một cách đáng thương!! Cô ấy đã gọi điện cho tôi vào đầu giờ sáng của ngày mới để kể câu chuyện này với vẻ hoang mang, nhưng tôi lại có cách lý giải của tôi, vào khoảnh khắc đó lòng tôi cũng xót như ai đốt, thân xác bố tôi đang được thiêu đốt bởi một ngọn lửa của lò thiêu hiện đại với nhiên liệu Gas thì thể nào hoa nơi bàn thờ ông sao chịu nổi với sức nóng? Cảm ứng chăng? Nhưng sâu xa hơn là gì? là một hiện tượng tương tác siêu hình vượt không gian mà khoa học có lý giải được điều này? Khi ấy bên đây tôi trở về căn nhà của Bố vào lúc 22g địa phương, thật nhẹ nhàng mở cửa nhưng Bà mẹ kế tôi vẫn chưa ngủ nên khi bước vào phòng Bà đã bật dậy và nói với tôi "vừa rồi có ai gọi điện thoại cứ ồm ồm không nghe được gì! Má cố hỏi ai đấy nói gì tôi chả nghe gì cả! Tôi cúp máy đây! Thì lại nghe rất rõ câu trả lời "Thôi được rồi" đúng chất giọng câu cửa miệng của Bố khi còn sống. Điều này với tôi không bất ngờ không lạ lẫm nhưng người sống trên 50 năm trên đất pháp như Mẹ kế tôi sẽ không dễ dàng liên tưởng đến mối liên hệ tâm linh hay sự kết nối giữa quan hệ âm dương trong thời khắc này. Là hiện tượng mà chỉ có ở sự tương quan của đông phương chúng ta mới nhận biết được. Còn tiếp
    1 like
  14. Và sáng hôm sau theo lời thuật lại, người nhà tôi cắt cuống châm nước cả bình hoa lại tươi mới như chưa từng héo rủ... nếu như chính các bạn ở trong hoàn cảnh của tôi cũng sẽ hiểu hiện tượng trên là lẽ tự nhiên giao cảm của hương linh người đã khuất.
    1 like
  15. Lần trước tôi và Dienbatn cũng trấn yểm một ngôi mộ bị sụt do nước ngầm. Sau khi trấn yểm tôi cũng dự báo sẽ có mưa - mặc dù đang mùa khô. Khoảng một giờ sau mưa rất to và chỉ giới hạn khu vực nghĩa trang và rộng hơn một chút. Bây giờ cũng vậy, giống nhau ở chỗ đều trấn thủy khí. Nhưng khác ở chỗ là lần trước là Âm thủy (Dưới mặt đất), còn bây giờ là Dương Thủy (Trên mặt đất) và đang mùa mưa. Lúc về trên xe Rừng Nauy đề nghị tôi giải thích vì sao làm như vậy. Giải thích việc này rất phức tạp vì cần kiến thức chuyên môn sâu. Bởi vậy, tôi chỉ nêu hiện tượng sẽ xảy ra để biện minh thay cho lời giải thích. Tức là sẽ xuất hiện hiện tượng bất thường do tương tác Âm Dương. Theo phương pháp luận của thuyết Âm Dương Ngũ hành thì trấn thủy khí tất thủy khí bế sẽ xảy ra mưa. Tôi chỉ đặt một hòn non bộ nhỏ vào bên phải mộ. Đây cũng là việc "may thày, phước chủ", nếu nước trong ống xi măng ở bên trái mộ thì việc trấn yểm phức tạp hơn nhiều. Phong thủy - kể cả Âm trạch lẫn Dương trạch, đều là những phương pháp có tính quy ước, tính nguyên tắc....Do con người nhận thức tự nhiên mà ứng dụng, tuy phản ánh tự nhiên nhưng không phải tự nhiên. Bởi vậy, nên đều có giới hạn của nó. Chẳng có gì là huyền bí cả. Cũng như cách đây 100 năm, nếu bạn kể chuyện đến một nơi mà ngoài trời đang nóng riêng ngôi nhà bạn bước vào thì mát lạnh, cánh cửa tự động mở ra và bạn có thể nói chuyện với người cách nửa vòng trái Đất, rồi xem những hình ảnh xảy ra ở tận bên Tây...thì hoặc là người ta bảo bạn nói phét. Còn nếu người ta tin bạn thì đoán chắc bạn lạc vào xứ thần tiên. Nhưng bây giờ bạn vào sân bay mà không đúng như thế, chắc bạn sẽ không hài lòng. Đại để nó như vậy.
    1 like
  16. Hiện tượng thứ hai có thật từ câu chuyện của thành viên Rừng Nauy. Trấn yểm mộ phần Một học viên lớp Phong Thủy Lạc Việt cơ bản 03 có biệt danh là Rừng Nauy gọi đến Thiên Đồng để kể về một giấc mơ kỳ lạ. Chuyện rằng vị thân phụ của Rừng Nauy mất cách đây đã lâu, nhưng có một đêm, người chị ruột của Rừng Nauy ngủ mơ thấy ông về, cho biết rằng ngay trên đầu mộ tự dưng có ai để một chậu nước và trên chậu nước có một cái cây. Khi tỉnh dậy người chị liền nói với người nhà và sau đó Rừng Nauy cùng chồng tức tốc chạy đến nghĩa trang để xem thực hư ra sao của điềm báo trong mộng. Đến nơi, thật bất ngờ, phía đầu mộ bên trái của cụ là một vật hình trụ tròn bằng xi măng, như ống cống của đường phố, cao hơn 1m, đường kính cỡ 80cm, trong có nước, ở ngay đó, và ở phía trên, cách trụ tròn đó gần 2m là một cây Sứ non, đã cao hơn 1.5m. Hình tượng tương tự như trong giấc mơ mà ông cụ quá cố đã báo. Thật kinh ngạc. Cô bạn Rừng Nauy hỏi Thiên Đồng như thế có sao không và nếu không có cách để di dời hai vật ấy thì làm cách nào, vì sợ động đến chuyện mồ mã. Thiên Đồng bảo cần nên hỏi Sư Phụ Thiên Sứ. Vậy là cô nàng cùng phu quân đến xin sự tư vấn của Sư Phụ Thiên Sứ. Một cuộc hẹn đi đến thực địa thẩm định. Đến ngày, Rừng Nauy đi cùng chồng và một anh bạn là Khôi Nguyên, cũng cùng là học viên lớp Phong Thủy cơ bản 03 đến đón Sư Phụ đi, Thiên Đồng cũng cấp tráp tháp tùng theo đoàn để thẳng tiến nghĩa trang. Băng qua nhiều hàng mộ rồi cũng đến mộ của cụ thân sinh của cô Rừng Nauy. Sư phụ Thiên Sứ, Thiên Đồng, Rừng Nauy và phu quân cùng lễ bái ông cụ xong thì Sư Phụ tiến hành quán xét khu mộ. Sau khi xem xét xung quanh xong và dùng con lắc kiểm tra, Sư Phụ chỉ một chỗ bên trái mộ và bảo: “Trấn nơi đây". Trên đường về, trong xe, Rừng Nauy thắc mắc muốn hỏi rõ vì sao phải làm như vậy? Sư Phụ Thiên Sứ trả lời: -Tôi nói gọn như thế này cho cô nghe, sau khi làm xong thì có hai khả năng xảy ra - Nếu trời hôm đó nắng thì sau khi đặt vật trấn yểm xong thì sẽ có mưa chỉ quanh khu vực nghĩa trang hay rộng hơn tí, hoặc là cả ngày hôm đó mưa (vì Nam Bộ đang trong mùa mưa) thì làm xong trời sẽ nắng ráo. Có nghĩa sẽ có sự thay đổi trái qui luật để nhận biết hiệu ứng của việc trấn yểm hay chính xác hơn thế giới âm chứng thực tác động của vật thể lên âm phần. Mọi sự vận động của con người đều có sự tương tác nhất định theo định luật của vũ trụ mà chúng ta hay giới khoa học đang hướng tới để có sự giải mã ? Nhưng qua công trình nghiên cứu của phong thủy Lạc Việt đã chứng minh một cách khách quan mọi sự kiện không để bị đánh đồng với mê tín hay huyền bí mà người đời thường nghi hoặc. Theo như ngày đã định, người nhà của Rừng Nauy tiến hành việc trấn yểm mộ như tư vấn. Cả ngày đó, từ sáng đến khi bắt đầu làm là 14g00 thì nắng tốt. Đến 14g47 thì Rừng Nauy gọi điện đến Thiên Đồng báo rằng vừa làm xong việc trấn yếm như tư vấn của Sư Phụ, vẩn còn nắng. Nhưng sau đó Rừng Nauy lại gọi đến Thiên Đồng bảo: - Có mưa Thiên Đồng ơi! Thiên Đồng coi xem mấy giờ rồi? - Ba giờ kém năm. (14g55) Nghĩa là ngay sau 8 phút của khi trấn yểm xong thì trời có mưa, mưa rào giữa nắng và hạt hơi to trong khoảng thời gian ngắn rồi tạnh. Tôi kể lại và chờ thêm sự giải thích từ các bậc học giả uyên thâm hay các nhà khoa học ngoại cảm. Đồng thời có lời xin phép Rừng Nauy vì đã đưa câu chuyện riêng này, nhằm khẳng định giá trị của PTLV chúng ta.
    1 like
  17. Dưới đây là những câu chuyện hài liên quan đến chuyên ngành của giáo sư Đoàn Lệ Thanh, giúp bạn đọc giảm xì choét. . ---------------------------------------------------------------------------- Văn của học sinh (phần 2) cuoi.xitrum.net Chuyện kể về một anh sinh viên người Hung sang Việt Nam làm nghiên cưú sinh môn tiếng Việt. Cuối đợt nghiên cứu trường ÐHQG Hà Nội tổ chức một kì thi gọi là kiểm tra trình độ của từng nghiên cứu sinh. Ðề văn ra như sau: "Anh (chị) hãy giải thích câu ca dao: Gió đưa cành trúc la đà Tiếng chuông Thiên Mụ, canh gà Thọ Xương." Ðọc xong đề, anh chàng sinh viên khoái trí lắm vì nghĩ rằng không có gì là khó, nhất là khi anh có mang theo cả từ điển. Sau một hồi tra cứu chảy nước mắt, xem ra anh ta đã tường tận nhiều điều: "Gió đưa (được) cành trúc" thì ắt hẳn phải là gió to, ý hẳn là có bão. Với từ "la" anh phân vân giữa hai cách hiểu: + "la" là sự kết hợp giữ lừa và ngựa. + "la" anh đoán rằng đề đã in sai, phải là lao mới đúng. Và anh đã chọn cách hiểu này. "Ðà" là thanh tà vẹt để tàu có thể chuyển động trên đó. "Thiên mụ" : đàn bà trời - ý hẳn là vợ trời.| " Thọ" : nhiều lần (lâu) Và cuối cùng anh ta đã cho ra đời một sản phẩm bất hủ: “Trời nổi cơn bão lớn Lao xuống tà vẹt đường Vợ trời đánh một tiếng chuông Canh gà húp vội, hóc xương mấy lần” o O o Ðề bài: Em hãy phân tích nghệ thuật tả người của Nguyễn Du trong tác phẩm Truyện Kiều Bài làm của một học sinh lớp 9 ở tỉnh Bình Dương có đoạn viết như sau: "...Nguyễn Du có thể nói là sư phụ trong việc sử dụng nghệ thuật biến hoá (?). Ông tả Từ Hải thiệt "ngầu": "vai năm tấc", " thân mười thước"- y như ông Thần Ðèn (chứ ngoài đời làm sao có thiệt). ông tả chỗ này còn độc đáo hơn: "Râu hùm, hàm én, mày ngài". Trên một nhân vật có tới ba đại diện loài vật: hổ-chim-bướm. Thật tài quá xá! " Lời phê của giáo viên: Dùng từ ngữ cẩu thả; phân tích bậy bạ; tưởng tượng loạn xạ; thiệt cũng "tài quá xá"! 1 điểm. • o O o Ðời thừa Ðề bài: Em hãy ghi lại sự giằng xé, quằn quại trong nội tâm của Văn sĩ Hộ (Ðời Thừa) Bài làm: Văn sĩ Hộ sinh trưởng trong một gia đình có truyền thống thể thao, các anh em của Văn sĩ Hộ đều là những cầu thủ xuất sắc trong đội hình đội tuyển Sông Lam - Nghệ An. Ðặc biệt là người anh cả văn Sĩ Hùng- người đã ghi nhiều bàn thắng quan trọng cho đội tuyển Việt Nam tại Seagames 19 và Tiger Cup 98... Thử hỏi con người "tài không cao, phận thấp, chí khí uất" sống trong một gia đình toàn những người nổi t! iế ng và tài năng như vậy thì làm sao Văn Sĩ Hộ có thể thoát khỏi sự giằng xé, quằn quại trong nội tâm - không "Ðời thừa" sao được??? o O o Một câu chuyện có thật 100% của học sinh cấp 3 bình về tấm lòng người mẹ của bà cụ Tứ trong chuyện " Vợ nhặt" của nhà văn Kim Lân. "Trong cuộc sống sinh hoạt đời thường, hàng ngày chúng ta đã từng được thưởng thức rất nhiều loại lòng, như lòng lợn, lòng chó, lòng gà, lòng vịt" chúng đều rất ngon và có vị riêng biệt khác nhau, nhưng tất cả đều không thể bằng lòng.... mẹ." Lời phê của thầy giáo: "vào đề so sánh khập khiễng, nhưng rất bất ngờ"(O điểm) o O o Đề 1: Viết về nhân vật Thúy Kiều Một bạn học sinh lớp 9 PTCS T.A, Huế đã viết như sau: "Thúy Kiều là 1 người con gái tài sắc vẹn toàn, song nàng đã bị chế độ phong kiến vùi vào đống bùn nhơ. Đến nỗi, chịu không nổi, nàng đã nhảy xuống sông Tiền giang tự vẫn. May thay lúc đó có một bà đảng viên đi công tác về, bà liền nhảy xuống sông cứu nàng. Sau đó, Kiều giác ngộ và đi theo con đường Cách Mạng." o O o Đề 2: "Em hãy phát biểu cảm nghĩ của mình về việc Nguyễn Du đã để lại cho chúng ta tác phẩm Kiều". Một bạn lớp 11 PTTH Cái bè, đã viết: "... Nguyễn Du là lão tiền bối của chúng ta. Mặc dù tiền bối đã sớm ra đi vào một chiều gió lạnh, nhưng vẫn làm chấn động cả giới hậu bối của chúng ta, qua bí kíp võ công "Vương Thúy Kiều" hay còn gọi là "Đoạn Trường Thất Thanh". Bằng chứng là qua các kỳ thi, pho bí kíp này lại xuất hiện và làm "thất điên bác đảo" cả giới "hậu bối" chúng ta ..." o O o Đề 3: "Em hãy tường thuật lại diễn biến chiến dịch Điện Biên Phủ". Bài làm của 1 học sinh lớp 9 trường PTCS cấp 2: ".... Quân địch đánh ra, quân ta đánh vào ào ào như lá tre rụng, đồng chí phe ta đánh thằng cha phe nó ghê hết sức.... Kết qủa: Sau 55 ngày đêm chiến đấu oai hùng, ngày 7-1-1991, phe ta thắng phe nó, chúng ta đã giết sống được 16,200 chúng nó, phanh thây 62 máy bay (em quên mất tên của máy bay, xin cô thông cảm)" o O o Đề 4: "Trong các tác phẩm em đã học và đọc thêm, em thích tác phẩm nào nhất ? Vì sao ? Hãy chứng minh ?" Bài làm của bạn NAT, lớp 10B PTTH, đã viết: " Trong kho tàng văn học VN, ca dao dân ca rất giàu tình nghĩa... Trong các tác phẩm đó em thích nhất là tác phẩm "Tắt đèn" của chị Dậu. Vì nó đã thể hiện tinh thần chống lại sự bóc lột phụ nữ của chế độ phong kiến. Chứng tỏ chị đã bán con và chó để thể hiện tinh thần kiên quyết đó..." o O o Đề 5: "Em hãy phân tích trình tự diễn biến tâm trạng nàng Kiều trong đoạn trích "Những nỗi lòng tê tái." Bài làm của bạn NCT, lớp 10A PTTH Phú Nhuận, có đoạn đã viết: "Nay hoàng hôn đã lại mai hôn hoàng". Qua đó ta thấy tên khách họ Hoàng thật là tàn nhẫn, hắn hôn Thúy Kiều đã rồi lại bắt Kiều hôn lại , làm cho Kiều ngày càng biến thành gái lầu xanh chuyên nghiệp, muốn ngóc đầu lên cũng không nổi..." o O o Đề 6: "Em hãy cho biết sự bất công của phụ nữ dưới chế độ phong kiến. Bằng các tác phẩm đã học của Hồ Xuan Huong, Nguyễn Du, hãy chứng minh ?” Một bạn tên Hoài Nhân, lớp 9 PTCS viết: "Sự bất công của người phụ nữ dưới chế độ phong kiến đó là: Họ không được tham dự bóng đá quốc tế, họ không được lái xe nhất là các loại xe con, xe gắn máy . Ngày nay, quyền giải phóng phụ nữ đã được củng cố. Hàng năm người ta lấy ngày 8/3 làm quốc khánh phụ nữ.." o O o Đề 7: "Sau khi đọc tác phẩm "Tắt đèn" của Ngô Tất Tố, em có suy nghĩ gì về nhân vật chị Dậu?" Bài làm của bạn NHT lớp 10B, viết: "Sau khi chiêu xong tác phẩm Tắt đèn của Ngô Tất Tố, em có suy nghĩ như sau: Chị Dậu là một nàng con gái có bộ lòng yêu chồng, thương con cực đại. Nàng ta rất chi dũng cảm, không sợ roi vọt. Chẳng hạn, khi thấy chồng bị đánh đập, nàng hùng dũng chưởng lại bằng mấy cú ka-ra-tê hết sức đẹp mắt... " o O o Đề 8: "Trong bài Bình Ngô Đại cáo của Nguyễn Trãi, đoạn thơ nào đã nói lên sức mạnh và khí thế dũng mãnh của quân ta trong cuộc kháng chiến?" Một bạn nam đã viết: Đoạn thơ sau nói lên sức mạnh và khí thế dũng mãnh của cha ông ta: "Đánh 1 trận giặc không kinh ngạc, đánh 2 trận tan tác quân ta" o O o Đề 9: "Anh chị hãy phân tích hình ảnh người lính VN qua thơ ca kháng chiến chống Mỹ" ( điển hình như bài thơ Dáng đứng Việt Nam của Lê Anh Xuân) Trong bài viết của 1 bạn lớp 12A3 PTTH Phụng Hiệp, CL có đoạn: "Người lính của Lê Anh Xuân là một nét đẹp trong muôn vàn cái đẹp của người lính. Tuy đã gục ngã, nhưng anh cố bò mà ngồi dậỵ.. Anh ngã xuống đường băng Tân Sơn Nhất, Anh xỉu rồi anh giải phóng quân ơi, Nhưng anh gượng ngồi trên xác trực thăng và chết đứng trong khi đang đứng bắn" Bài làm của 1 bạn lớp 12 ở Bến tre, viết: "...Trên đường băng Tân Sơn Nhất, 1 anh giải phóng tự nhiên nằm đó. Một chị đi ngang thấy anh tự nhiên nằm nên lại rờ vào mình anh và lắc lắc mấy cái, chị thấy anh nằm im nên nghĩ anh đã chết... Anh giải phóng quân mất đi trong mình không có 1 thứ giấy tờ, một tấm ảnh nào, kể cả giấy chứng minh nhân dân cũng không có..." o O o Đề 10: "Em hảy cho biết ý nghĩa của câu thơ "Bàn tay ta làm nên tất cả, có sức người sỏi đá cũng thành cơm". "Theo em nghĩ thì nếu hiểu suông thì câu này rất tối ưu là vô nghĩa vì sỏi đá thì khó có thể biến thành cơm được trừ phi các nhà khoa học VN đã chế tạo ra một chất hóa học nào mà có thể biến được sỏi và đá thành thực phẩm. Còn nếu đi sâu vào ý nghĩa của câu thơ này, chúng ta phải thấy ngay là đây không phải là những sỏi đá bình thường mà theo em nghĩ thì tác giả muốn đề cập tới các mỏ đá quí của đất nước ta. Vì chỉ có đào mỏ lấy đá quí thì mới có giá trị và có thể bán để mua cơm ăn mà thôị Và chẳng những đào được đá quý có cơm ăn mà còn dư tiền mua mấy trăm gram thịt xào lên làm món mặn và có một tô canh nóng hổi nữa."
    1 like
  18. Tân Hoa Xã đưa tin "Mỹ cam kết tăng cường quan hệ đối tác toàn diện lâu dài với Việt Nam" Thứ tư, 30/06/2010, 19:01(GMT+7) Đại sứ Mỹ tại Việt Nam Michael Michalak VIT - Trong năm 2009, Việt Nam có 12823 lưu học sinh du tại Mỹ, chiếm vị trí thứ 8 trong danh sách các quốc gia gửi sinh viên tới Mỹ để đào tạo. Đại sứ Mỹ Michalak bày tỏ sẵn lòng trợ giúp chính phủ Việt Nam về tăng cường cơ sở hạ tầng giáo dục và tăng gấp đôi số sinh viên Việt Nam sang Mỹ du học. Đại sứ Mỹ tại Việt Nam, ông Michael Michalak, tuyên bố tại Hà Nội rằng "Mỹ cam kết sẽ tăng cường quan hệ đối tác toàn diện và lâu dài với Việt Nam." Ông Michael Michalak đã đưa ra tuyên bố trên trong một cuộc họp báo tổ chức vào ngày thứ Ba (29/6) nhằm nêu bật những thành tựu trong quan hệ song phương giữa Việt Nam và Mỹ trong suốt 15 năm qua. Mối quan hệ kinh tế song phương Việt Nam - Mỹ đã mở rộng đáng kể kể từ khi hai nước bình thường hóa quan hệ ngoại giao vào năm 1995, Đại sứ Michalak phát biểu. Đồng thời, cũng kể từ đó kim ngạch thương mại hai chiều Việt - Mỹ đã tăng hơn 3.300%. Trong năm 2009, Mỹ là nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất tại Việt Nam và thương mại song phương Việt - Mỹ đạt 15,4 tỉ USD. Hiện, Mỹ đang nỗ lực để tăng xuất khẩu sang Việt Nam, Đại sứ Mỹ tại Việt Nam Michael Michalak cho biết. Xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường Mỹ đã tăng gấp đôi kể từ năm 2006. Và đó sẽ là mối quan hệ thương mại song phương cùng có lợi nếu Mỹ có thể tăng xuất khẩu vào thị trường Việt Nam, Đại sứ Michael Michalak nói. Năm 2010, Mỹ và Việt Nam, cùng với 6 đối tác khác sẽ tổ chức đàm phán về thỏa thuận thương mại tự do khu vực trong khuôn khổ Quan hệ đối tác xuyên Thái Bình Dương, một nền tảng tiềm năng cho hội nhập kinh tế toàn khu vực châu Á - Thái Bình Dương mà sẽ mang lại nhiều lợi ích kinh tế cho cả Việt Nam và Mỹ, Đại sứ Michael Michalak phát biểu. Bên cạnh mối quan hệ kinh tế và thương mại, hai nước Việt - Mỹ cũng đang thúc đẩy tăng cường hợp tác trong nhiều lĩnh vực khác. Đại sứ Mỹ Michalak cho rằng, một trong ba ưu tiên chính của ông là dành cho ngành giáo dục của Việt Nam và bày tỏ sẵn lòng nỗ lực trợ giúp chính phủ Việt Nam về tăng cường cơ sở hạ tầng giáo dục và tăng gấp đôi số sinh viên Việt Nam sang du học tại các trường của Mỹ. Trong năm 2009, Việt Nam đã tiến chiếm vị trí thứ tám trong danh sách các quốc gia gửi sinh viên tới Mỹ để đào tạo, với 12.823 lưu học sinh Việt Nam tại các trường học ở Mỹ, tăng lên từ vị trí thứ 13 trong năm học 2008. Ngoài ra, hợp tác quân sự giữa hai nước cũng đã phát triển mạnh mẽ trong suốt 15 năm qua, Đại sứ Mỹ tại Việt Nam Michael Michalak phát biểu. “Chúng tôi tin rằng hợp tác quân sự bền vững giữa Mỹ và Việt Nam sẽ góp phần tăng cường hòa bình và ổn định trong khu vực”, Michael Michalak bày tỏ. Mỹ sẽ tiếp tục trợ giúp Việt Nam nhằm tăng cường khả năng tìm kiếm và cứu hộ, trợ giúp nhân đạo, cứu trợ thiên tai, y học quân sự và an ninh hàng hải, Đại sứ Michael Michalak tuyên bố. Hơn nữa, 5 năm trước đây, hai nước đã tăng cường thúc đẩy hợp tác trong các lĩnh vực được xem là nhạy cảm, như các hoạt động gìn giữ hòa bình, huấn luyện chống khủng bố và hợp tác chống ma tuý, an ninh biên giới, và chống phổ biến vũ khí, Đại sứ Michalak nói. Được biết, Việt Nam và Mỹ đã vượt qua một chặng đường khá dài trong khoảng thời gian 15 năm ngắn ngủi và 2 nước có thể tự hào về những thành tựu đã đạt được. Giờ đây, mối quan hệ đối tác tích cực dựa trên nguyên tắc hợp tác, tôn trọng và cùng có lợi đã thay thế cho sự ngờ vực trước đây, Đại sứ Michael Michalak phát biểu. Thành Long (Theo THX)
    1 like
  19. Người Pháp nói về chọn quốc hoa cho VN Laurent Séverac - chuyên gia mùi hương và Patrice Gautier- doanh nhân, hai người Pháp tỏ quan tâm quanh chọn quốc hoa của Việt Nam. Laurent Séverac: Với tôi, chỉ có hoàng lan Tôi đến Việt Nam được 17 năm, nghề nghiệp chính là chế tạo tinh dầu từ hoa. Hoàng lan, ngọc lan đó là HOA VIỆT NAM đối với tôi. Hoa sen cũng tốt đấy, nhưng với tôi, với nước hoa, thì hoàng lan vẫn là nhất. Hoa sen chỉ mọc ở đầm, hồ, ao còn hoàng lan ở Hà Nội và khắp miền đất nước, trồng nhiều nhất ở các ngôi chùa. Như tôi thấy, người Việt cũng hay đến chùa đấy chứ. Việt Nam là đất nước có nhiều loại hoa đẹp: Mai, đào, hoa nhài… nhưng tôi không thể chọn loài nào khác ngoài hoàng lan, vừa đẹp lại thơm nữa. Laurent Séverac không chỉ là chuyên gia cho chuỗi các khách sạn, bar có tiếng ở Việt Nam: Sofitel Metropole, Sofitel Plaza, Novotel Phan Thiết, Mandarin Nha Trang, Inter Continential và Six Senses Spa mà còn là chuyên gia tư vấn mùi hương cho nhiều doanh nghiệp châu Á và Việt Nam. Laurent dùng mùi hương chế tạo một số loại rượu mang tên mình. Laurent say mê hoàng lan, vì tinh dầu này được dùng trong điều trị bằng xoa bóp dầu thơm. Tinh dầu hoàng lan cũng được dùng rộng rãi trong công nghiệp sản xuất nước hoa theo phong cách phương Đông. Mùi hoàng lan pha trộn khá tốt với phần lớn các loại mùi cây cỏ, hoa quả và gỗ. Patrice Gautier: Không hoa sen thì biết chọn gì Tôi đến Việt Nam 10 năm, biết đến hoa sen, hoa mai, hoa đào. Tôi thích nhất hoa sen vì nó đặc biệt, hương thơm, ướp trà cũng rất ngon. Mai, đào đẹp nhưng thực sự không đặc trưng, ấn tượng. Người nước ngoài thấy ấn tượng nhất với hoa sen, không phải mai, đào. Bản thân tôi là người Pháp, sinh ra ở Bretagne, khi đến Việt Nam ấn tượng nhất với sen-loài hoa mà hầu khắp các nước châu Âu không có. Tám năm nay tôi sống ở Quảng An (Hà Nội), cứ đến dịp lại ra hồ sen ở phủ Tây Hồ thưởng hoa. Tôi còn có anh bạn làm quản lí ở một hồ sen ở đó. Khí hậu Việt Nam khá hợp với tôi, chỉ hơi nóng một chút. Quê hương tôi lạnh quá và mưa nhiều. Tôi chọn hoa mào gà. Tại sao ư? Theo tôi, nếu chọn một con vật tiêu biểu làm biểu tượng cho đất nước ta thì đó là con gà trống. Nó tiêu biểu cho chủ nghĩa anh hùng của dân tộc ta - Giáo sư Vũ Khiêu nêu quan điểm nghiêm túc của ông về quốc hoa, và cả quốc phục. Ảnh minh họa Theo tôi, chọn quốc hoa là việc nên làm. Sớm hay muộn cũng làm, nên không nhất thiết đặt vấn đề đã cần chưa. Nếu bây giờ có thể làm được thì cứ làm. Nhiều người muốn chọn hoa mai hay hoa đào. Tôi thấy những hoa đó không tiêu biểu cho Việt Nam. Hoa mai và hoa đào của Trung Quốc đẹp hơn nhiều. Họ cũng có hàng trăm, hàng ngàn bài thơ vịnh về hai loại hoa này. Đào và mai của chúng ta không thể so sánh được. Không nên lấy nó làm đại diện cho Việt Nam. Hoa sen cũng vậy. Sen có ở rất nhiều nước, đặc biệt là Ấn Độ. Nó không phải là loài hoa đặc trưng của chúng ta. Giáo sư Đặng Vũ Khiêu: Tôi chọn hoa mào gà Tôi chọn hoa mào gà. Tại sao ư? Theo tôi, nếu chọn một con vật tiêu biểu làm biểu tượng cho đất nước ta thì đó là con gà trống. Nó tiêu biểu cho chủ nghĩa anh hùng của dân tộc ta. Trong dân ta có câu “Xưa nay gà trống vẫn anh hùng/ Cất tiếng chào đời thế giới rung”. Gà trống là con vật được quý trọng trên đất nước Việt Nam. Trong một đàn gà thì gà trống bao giờ cũng đứng đầu, săn sóc cả đàn. Nếu có con vật khác đến thì nó sẽ chiến đấu đến cùng để bảo vệ đàn gà của mình. Vì vậy, gà trống rất xứng đáng. Từ đó, hoa mào gà- hình tượng của cái mào trên đầu con gà trống cũng có thể được xem là bông hoa của chủ nghĩa anh hùng. Bông hoa đỏ rực lên, như màu của trái tim, của dòng máu, của lý tưởng dân tộc ngàn đời. Thế của hoa mào gà cũng đẹp, luôn luôn vươn cao. Tiêu biểu cho ý chí vươn, thể hiện tấm lòng son sắt, thể hiện trái tim của người Việt với Tổ quốc mình, với cả nhân loại. Thôn quê Việt Nam trước đây, nhà nào cũng trồng cây hoa mào gà nên không thể nói là nó không gần gũi với đại đa số người dân. Chọn quốc phục cũng cần thiết. Nhìn lại trang phục của các thời kì lịch sử, nhiều bộ rất đẹp. Nhưng cũng không nên bê nguyên xi trang phục của thời nào để làm quốc phục. Chỉ nên xem xét lại vẻ đẹp của các trang phục trong lịch sử, từ đó kế thừa, vẽ ra trang phục mới phù hợp với cuộc sống. Quốc phục phải đẹp mắt, gọn gàng, tiện dụng. Đừng nghĩ quốc phục là phải quay về quá khứ. Đừng ăn sẵn của tổ tiên. Tổ tiên chắc cũng phiền lòng nếu con cháu không nghĩ ra được bộ quần áo thích hợp với thời đại của mình, cuộc sống của mình. Nên dũng cảm tìm ra quốc phục mới phù hợp và đẹp mắt. Không phải cứ phục cổ mới là dân tộc đâu. Tính dân tộc cũng chính là tính hiện đại, hai cái đó thống nhất. Quay về quá khứ không có nghĩa là giữ gìn bản sắc dân tộc. Thế là đánh mất mình vào trong quá khứ. Buộc mình quay lại quá khứ hay hòa tan theo bên ngoài đều có thể xem là một sự tha hóa, biến mình thành người khác. Phải tự chọn con đường đi, chọn bộ quần áo phù hợp để mặc. Quan niệm giữ bản sắc dân tộc là phải giữ mọi thứ của cha ông là quan niệm lạc hậu, nệ cổ. Có thể lựa chọn thành tựu chung của thế giới nếu nó phù hợp với chúng ta, biến thành của chúng ta thì đã thành dân tộc rồi. Cái gì phù hợp nhất với sự phát triển của đất nước ta, với hoài bão của con người ta, chí lớn của dân tộc ta bây giờ thì cái đó là dân tộc. Cốt lõi của bản sắc dân tộc ta là lòng yêu nước, sự vươn lên, là tấm lòng bao la với bạn bè thế giới. Giáo sư Đặng Vũ Khiêu, học giả nghiên cứu văn hóa Việt Nam, Viện trưởng đầu tiên của Viện Xã hội học Việt Nam, nguyên Phó chủ nhiệm Ủy ban Khoa học Xã hội (nay là Viện Khoa học Xã hội VN). Tác giả 30 cuốn sách, tham gia biên soạn 30 cuốn sách về nhiều lĩnh vực: Triết học, văn học, nghệ thuật, văn hóa, xã hội. Các tác phẩm của ông về văn hóa bao gồm: Đẹp, Anh hùng và nghệ sĩ, Cách mạng và nghệ thuật…Tác phẩm lớn nhất của ông là bộ sách Bàn về văn hiến Việt Nam ba tập, gần 1.500 trang. Ông nhận Giải thưởng Hồ Chí Minh về khoa học công nghệ đợt I, năm 1996. Năm 2000, nhận danh hiệu Anh hùng lao động thời kì đổi mới. Năm 2006, ông được trao Huân chương Độc lập hạng Nhất vì thành tích đặc biệt xuất sắc trong sự nghiệp phát triển khoa học xã hội và nhân văn. Nhược điểm của một số ứng viên Ngoài các ưu điểm mà ai cũng biết thì hoa đào, sen, mai cũng có nhược điểm, “gây khó khăn” cho người bầu chọn Hoa sen: Không nở quanh năm mà chỉ nở vào mùa hè, tuy nhiên thời gian nở hoa kéo dài hơn so với đào, mai. Trùng lặp với quốc hoa của Ấn Độ và Sri Lanka, là biểu tượng của Phật giáo. Hoa mai: Chỉ nở vào mùa xuân; ở miền Bắc chưa phát triển nhiều. Hoa đào: Nguồn gốc sâu xa từ phía Bắc. Hiện tại hoa đào phía Bắc (Trung Quốc, Nhật Bản...) có chủng loại phong phú và chất lượng cao hơn - hoa to, bền, đẹp hơn. Hoa tre: Không đẹp, ít xuất hiện trên thực tế. Chỉ trồng ở nông thôn. Ít thông dụng trong trang trí (kể cả cắt cành, hoa chậu, trồng làm phong cảnh, trang trí). Hoa gạo: Không đẹp, không có hương thơm. Chỉ nở vào tháng ba. Không phù hợp để trang trí mọi nơi, mọi lúc. Không có giá trị lịch sử. Ít giá trị thẩm mỹ, hội họa. (Đánh giá của Viện Nghiên cứu rau quả, dựa theo dự thảo tiêu chí quốc hoa Việt Nam) Theo Tiền Phong
    1 like
  20. Trung Hoa hay Việt? http://vn.360plus.yahoo.com/thiensulacviet Đăng ngày: 16:31 26-06-2010 Hôm nay trên Vietnamnet.vn có bài viết mà nội dung nhằm nhắc nhở nhân loại biết ơn những phát minh của người Hoa Hạ. Nhưng tôi lại xác định với các bạn rằng: Chính nền văn hiến huyền vĩ của người Lạc Việt trải gần 5000 năm lịch sử mới thực sự là chủ nhân của những phát minh này. Các bạn hãy xem nguyên văn bài viết và sau đó là phần minh chứng của tôi ------------------------------------------------------------. BÀI TRÊN VIETNAMNET.VN Người Trung Hoa thật sự đã phát minh ra những gì? Cập nhật lúc 07:33, Chủ Nhật, 20/06/2010 (GMT+7)Trong thế giới hiện đại, chúng ta nghiễm nhiên hưởng thụ những thành quả của khoa học công nghệ và cho rằng đấy là những lợi ích tất yếu mà vô tình quên đi “những kẻ trồng cây” từ ngàn xưa. Ngày nay, những đường cáp quang có thể truyền một lượng thông tin khổng lồ với tốc độ ánh sáng; bạn ngồi vào xe hơi và ra lệnh cho hệ thống định vị toàn cầu đưa bạn đến nơi cần đến…Cuộc sống với chúng ta ở thế kỷ 21 thật khá dễ dàng và thuận lợi.Có được điều này chúng ta phải biết ơn những bậc tiền bối đã gieo những "hạt mầm công nghệ đầu tiên” cho sự tiến bộ của nhân loại.Có lẽ không có nền văn minh cổ đại nào có nhiều đóng góp cho sự tiến bộ của loài người hơn nền văn minh Trung Hoa. Sau đây xin giới thiệu một số phát minh vĩ đại nhất, có ảnh hưởng nhất đến quá trình phát triển của nhân loại. 1. Thuốc súng Thuốc súng chỉ là một sáng chế tình cờ? Có truyền thuyết cho rằng thuốc súng là sáng chế tình cờ của một nhà giả kim khi ông đang tìm phương thuốc trường sinh cho con người. Nhưng oái ăm thay, cái mà ông ta thu được lại là một trong những phương thức lấy đi sinh mạng con người nhanh nhất.Thành phần ban đầu của thuốc súng gồm nitrat kali, than chì và lưu huỳnh. Nó được giới thiệu lần đầu vào năm 1044 trong “Tuyển tập những Kỹ thuật Quân sự quan trọng nhất” do Zeng Goliang biên soạn. Theo sách này, thuốc súng đã được phát minh trước đó một thời gian, và có 3 hỗn hợp thuốc súng khác nhau được sử dụng làm pháo hiệu và pháo hoa trước khi được ứng dụng trong lĩnh vực quân sự để chế tạo các quả lựu đạn thô sơ đầu tiên.Qua thời gian sử dụng, người ta biết rằng thêm các kim loại khác nhau vào hỗn hợp thuốc súng sẽ tạo ra nhiều màu sắc đẹp rực rỡ, từ đó pháo hoa hiện đại ra đời. 2. La bàn Nếu không có la bàn chúng ta sẽ không đi đến được nơi nào hết. Chiếc la bàn đầu tiên được thiết kế chỉ về hướng Nam, bởi vì lúc bây giờ người Trung Hoa xem phương Nam là phương chính, và họ muốn mở rộng bờ cõi về phương nam. Những chiếc la bàn đầu tiên được chế tạo vào khoảng thế kỷ thứ 4 trước công nguyên, và được làm từ đá nam châm.Đá nam châm là quặng sắt từ - chúng sẽ mang từ tính khi bị sét đánh trúng và cho ra một loại khoáng chất bị hút về cả 2 cực bắc và nam. Hiện tại chúng ta vẫn chưa biết cụ thể ai là chủ nhân của ý tưởng vô cùng thông minh: dùng đá nam châm để phân biệt phương hướng; nhưng theo các bằng chứng khảo cổ thì người Trung Hoa là tác giả của phát hiện này. Các nhà khảo cổ đã tìm thấy những chiếc môi làm từ loại đá này có thể cân bằng trên một cái bảng dò, giúp các thầy bói thời đó dò tìm phương hướng tốt. 3. Giấy Nếu không có giấy, sẽ không có bản đồ. Nếu không có bản đồ, làm sao khám phá thế giới. Hiện vẫn chưa rõ ai là người đầu tiên đưa ra ý tưởng chuyển những suy nghĩ trong đầu thành ngôn ngữ viết. Có 3 giả thiết cho ý tưởng này hoặc là thuộc về người Sumerian ở Mesopotamia, hoặc là người Harappa ở khu vực Afghanistan ngày nay, hoặc là người Kemite ở Ai Cập. Ngôn ngữ viết xuất hiện lần đầu tiên cách đây khoảng 5 ngàn năm, còn nếu tính luôn cả những tranh vẽ trong hang động thì thời gian mà ý tưởng được chuyển thể thành ngôn ngữ ký tự thậm chí còn sớm hơn rất nhiều.Nhưng mọi thứ đã thay đổi từ khi một người Trung Quốc tên Cai Lun phát minh ra mẫu giấy đầu tiên, là tiền thân của các loại giấy hiện đại ngày nay. Trước phát minh này của Cai Lun, người Trung Quốc thường viết trên những thanh tre hoặc những dải lụa; cho đến năm 105 sau công nguyên, Cai Lun đã nghĩ ra cách tạo một hỗn hợp sợi gỗ và nước, rồi sau đó nén chúng lên một miếng vải dệt. Những lỗ li ti trên mảnh vải sẽ thấm hết nước trong hỗn hợp hồ nhão, để lại một mặt giấy thô và khô ráo. Tuy nhiên, người ta vẫn chưa rõ Cai Lun đã viết điều gì trên mảnh giấy đầu tiên ông làm được. 4. Mì Món ăn có tuổi thọ 4 ngàn năm. Nếu mì sợi là món ăn yêu thích của bạn, bạn phải cám ơn người Trung Quốc, chứ không phải người Ý, vì đã sáng chế ra món ăn này. Vào năm 2006, khi các nhà khảo cổ khai quật 1 khu dân cư 4 ngàn năm tuổi tại Lajia, tỉnh Qinghai (gần biên giới Tây Tạng), họ đã phát hiện được một cái tô bị lật úp bên dưới có những sợ mì. Mì sợi có lẽ là phát minh cổ xưa nhất của người hiện đại; nó được làm từ 2 loại hạt kê, và cả 2 loại hạt này đã được người Trung Hoa trồng từ cách đây 7 ngàn năm; và ngày nay họ vẫn dùng chúng để chế tạo sợi mì. 5. Xe cút-kít Dụng cụ thô sơ vô hại này đã từng là một công cụ chiến tranh. Người Trung Hoa cũng góp phần làm giảm gánh nặng lao động cho con người với việc chế tạo chiếc xe cút-kít. Vào khoảng thế kỷ thứ 2 SCN, một đại tướng triều Hán tên Jugo Liang được cho là đã nghĩ ra ý tưởng làm một chiếc xe tải có 1 bánh xe dùng để chuyên chở những đồ nặng. Tuy nhiên ông đã không thiết kế cho chiếc xe này 2 tay cầm; vì vậy sau này chiếc xe được cải thiện và người ta đã thêm vào 2 tay cầm để thuận tiện cho việc điều khiển. Với sáng tạo này, Jugo là người "đi trước” người Châu Âu khoảng 1.000 năm.Ban đầu, chiếc xe được sáng chế để phục vụ cho quân đội. Nó được dùng để làm các rào chắn di động, và dùng để chuyên chở vũ khí. Người Trung Hoa đã giữ bí mật phát minh này trong nhiều thế kỷ.Cũng có một câu chuyện dân gian kể rằng người phát minh ra chiếc xe cút-kít là một người nông dân tên Ko Yu ở thế kỉ thứ 1 trước CN. Mặc dù tính xác thực của câu chuyện còn chưa rõ, nhưng có 1 điểm chung giữa Jugo và Ko: cả 2 đều giữ bí mật phát minh của mình bằng cách mô tả nó bằng…mật mã. 6. Máy ghi địa chấn Nhà thiên văn Chang Heng và chiếc địa chấn kế đầu tiên được ông phát minh. Máy đo địa chấn Richter. Mặc dù đến năm 1935, thang đo địa chấn Richter mới được Charles Richter chế tạo, nhưng trước đó từ lâu người TQ đã tìm cách chế tạo chiếc máy dò động đất đầu tiên của thế giới – địa chấn kế. Nhà thiên văn Chang Heng đã phát minh ra một địa chấn kế vào thời nhà Hán khoảng đầu thế kỷ thứ 2 SCN, và đó là một dụng cụ bằng đồng rất tinh xảo.Đây là một chiếc bình bằng đồng khá nặng; bên ngoài có gắn 9 con rồng cách đều nhau; phía dưới mỗi con rồng là một con ếch há mồm, mặt ngước lên trên. Một quả lắc được treo bên trong chiếc bình, nó sẽ đứng yên cho tới khi nào có một chấn động. Chấn động này sẽ kích hoạt một đòn bẩy làm chuyển động 1 hòn bi trong miệng của con rồng nằm ở phía hướng đến tâm chấn. Hòn bi này sẽ rơi ra khỏi miệng rồng và rớt thẳng xuống miệng con ếch phía dưới. Mặc dù chiếc địa chấn kế đầu tiên này có vẻ thô sơ, nhưng phải đến 1.500 năm sau người phương Tây mới phát minh ra phiên bản địa chấn kế của họ. 7. Rượu Đây là thứ đồ uống không thể thiếu trong các cuộc vui. Những người thích “nhậu” nên cám ơn người TQ về các phát hiện ra cồn ethanol và isopropyl, cũng như bia, rượu vang, và rượu mạnh. Đây là các thứ đồ uống không thể thiếu trong các cuộc vui của chúng ta ngày nay. Người ta cho rằng việc lên men rượu là kết quả đúc kết từ nhiều quá trình chế biến thực phẩm tương tự có từ trước đó.Theo một số ghi chép, vào khoảng đầu thế kỷ thứ 3 TCN, người TQ đã biết cách tinh chế các loại thực phẩm như dấm và nước tương đậu nành bằng cách cho lên men và chưng cất. Rượu cồn ra đời không lâu sau đó. Tuy nhiên, các phát hiện khảo cổ gần đây cho thấy việc cho lên men thực phẩm và việc sáng tạo ra đồ uống có cồn thậm chí đã có từ trước đó rất lâu. Những mảnh vỡ của một chiếc bình gốm 9.000 năm tuổi có các dấu vết còn sót lại của cồn đã được tìm thấy tại tỉnh Henan. Phát hiện này đã chứng tỏ rằng người TQ là những người đầu tiên biết nấu rượu (trước đây người ta cho rằng người Arab đã sáng tạo ra thức uống có cồn, tuy nhiên phải đến khoảng 1.000 năm sau họ mới biết đến rượu). 8. Diều Diều là một phần không thể thiếu trong văn hóa TQ hơn 2.400 năm qua. Hai người đàn ông sống ở TQ thời cổ đại chia nhau sở hữu một trong những “bằng sáng chế” nổi tiếng nhất của TQ. Vào khoảng thế kỷ thứ tư TCN, Gongshu Ban và Mo Di, một nhà bảo trợ nghệ thuật và một triết gia, đã sáng chế ra một con diều có hình dạng giống một con chim có thể bay lượn trong gió. Sáng chế này của họ sau đó nhanh chóng trở nên nổi tiếng. Về sau này, người ta đã cải tiến và thêm vào thiết kế ban đầu của con diều một vài chi tiết để sử dụng nó cho một số mục đích khác ngoài mục đích giải trí. Chẳng hạn như dùng diều để câu cá ở những vùng nước khó tiếp cận. Diều còn được ứng dụng trong quân đội khi người ta dùng chúng như những chiếc “máy bay” không người lái để thả những quả đạn vào công sự của kẻ thù. Vào năm 1232, người TQ đã sử dụng những con diều để rải truyền đơn vào một trại giam tù binh chiến tranh của Mông Cổ, khuyến khích những tù binh TQ đang bị giam giữ ở đây nổi loạn và cướp trại. 9. Dù lượn Dù lượn đã từng được dùng như một hình phạt ở TQ xưa. Vào khoảng cuối thế kỷ thứ 6 SCN, người Trung Hoa đã cố gắng chế tạo một con diều sao cho đủ lớn và tuân theo nguyên tắc khí động học để có thể nâng được một người có cân nặng trung bình. Không lâu sau đó, người ta đã quyết định không buộc dây cho con diều lớn này để xem nó có thể làm được chuyện gì, và đó chính là phiên bản dù lượn đầu tiên của thế giới. Nhưng vào ngày đó người ta không dùng dù lượn này để tìm kiếm cảm giác mạnh mà nó được sử dụng như một hình thức tra tấn. Các hoàng đế ra lệnh trói các phạm nhân hay các tù binh chiến tranh vào những con diều này và bắt họ nhảy xuống những vách đá. Đã có một người sống sót sau khi bay được 2 dặm và hạ cánh an toàn. Với sáng chế này, người TQ đã đi trước người Châu Âu đến 1335 năm. 10. Lụa Con đường tơ lụa. Các đế chế Mông Cổ, Hy Lạp, và La Mã một thời đã từng rất “nóng mặt” với các phát minh quân sự của Trung Quốc như thuốc súng. Tuy nhiên, tơ lụa lại chính là phát minh giúp Trung Quốc cổ đại “hòa giải” với các đế quốc hùng mạnh khác. Một xưởng sản xuất lụa ở TQ xưa. Lụa TQ lúc bấy giờ được ưa chuộng đến nỗi nó đã giúp kết nối TQ với các quốc gia khác trên thế giới thông qua việc buôn bán sản phẩm này. Tơ lụa TQ đã “dệt” nên con đường tơ lụa huyền thoại một thời, xuất phát từ TQ sang đến tận Địa trung hải, châu Phi, Trung Đông và châu Âu. Phương pháp sản xuất loại tơ tằm tự nhiên của người TQ đã tồn tại từ cách đây 4.700 năm. Các nhà khảo cổ đã tìm thấy một cuộn tơ trong một lăng mộ được xây vào thời Laingzhu (kéo dài từ năm 3330 đến năm 2200 TCN). Người TQ lúc bấy giờ đã tuyệt đối giữ bí mật và bảo vệ cẩn thận phát minh của họ, cho tới khi các nhà truyền giáo châu Âu phát hiện ra trứng tằm và đưa chúng về phương. Đỗ Quyên tổng hợp ------------------------------------------------------------- BÌNH LUẬN CỦA THIÊN SỨ Sử Ký Tư Mã Thiên đã xác định "Nam Dương tử là nơi Bách Việt ở". Cho đến thế kỷ thứ III BC, biên giới của dân tộc Hán vẫn không vượt quá bờ nam sông Dương Tử. Chúng ta có thể thấy rất rõ điều này qua chính những bản đồ của những nhà sử học thuộc đất nước Trung Hoa hiện đại và quốc tế (Xem "Lịch sử Trung Quốc 5000 năm"). Nền văn minh Lạc Việt sụp đổ ở đây vào thế kỷ thứ III BC (2879 - 258 BC), sau một thời huy hoàng của dân tộc Việt. Văn minh Hoa Hạ đã tiếp thu được những di sản của nền văn minh này và Hán hóa trải hơn 2000 năm. Bởi vậy, rất tiếc, những cái gọi là phát minh nói trên - ngoại trừ máy ghi địa chấn được phát minh vào đời Đường - không có sở cứ nào của người Trung quốc cả. Nhưng cũng cần xác định rằng: Nó cũng dựa trên nền tảng tri thức cổ còn lại của người Lạc Việt bên bờ nam Dương Tử ngày xưa. Bây giờ chúng ta xét từng mục một: 1 - Thuốc súng. Bài trên viết. Đây là tư liệu cổ nhất, nhắc đến phát minh thuốc súng là của người Hán. Cứ cho rằng trước thế kỷ XI AC vài trăm năm. Nhưng có thể nói rằng: Từ thời Tam Quốc, người ta đã dùng thuốc nổ trong chiến tranh. Thí dụ trận đánh trong hang Thượng Phương giữa Gia Cát Lượng và Tư Mã Ý. Hay trận chiến giữa Gia Cát Lượng với dân tộc thiểu số ở Tây Nam Trung Hoa - là Mạch Hoạch. Hoặc điển hình hơn là trận hải chiến Xích Bích. Tất nhiên, những hỏa thuyền của liên quân Ngô Thục không thể chỉ chất củi khô và rơm rạ. Để phát huy sức mạnh, nó cần có chất gây cháy nổ như diêm sinh, diêm tiêu và than min. Đây chính là tiền đề của thuốc nổ , hoặc gây cháy nhanh với một công thức như sau: 10% diêm sinh, 30% diêm tiêu còn lại là than cây xoan nghiền mịn. Gia Cát Lượng là người ở Nam Dương Tử. Gia Cát Lượng thì không tự nhận là người phát minh ra thuốc súng. Vậy chứng tỏ rằng: Nền tảng tri thức của vùng này chính là tiền đề cho phát minh của Gia Cát Lương. Rất tiếc, một dân tộc đã mất nước, nên những tư liệu lịch sử liên quan đến Bách Việt rất mơ hồ và gần như không còn gì cả. Tuy nhiên chúng ta có quyền nghi ngờ điều này. Tư liệu tuy không có, nhưng những chứng cứ gián tiếp khiến cho một suy luận hợp lý cho thấy người Trung quốc không phải là chủ nhân phát minh ra thuốc súng. Tất nhiên, cá nhân tôi thừa nhận tư liêu trên là trung thực và khách quan với nội dung của nó. Nhưng điều đó chỉ là sự ghi nhận hiện tượng xảy ra vào thời gian trước thế kỷ XI mà thôi, không phải là sự chứng minh sự phát minh ra thuốc súng của văn minh Hoa Hạ. Có thể người Hoa Hạ đã dựa trên căn bản nền tảng phát minh thuốc nổ có từ lâu trong cộng đồng Bách Việt ở Nam Dương tử và chế ra thuốc súng dùng trong quân sự và được ghi nhận trong tài liệu này. . 2. La bàn La bàn thì rõ ràng không thể do người Trung quốc phát minh ra. Chúng ta xem lại hai tư liệu liên quan đến sự phát minh ra la bàn vốn được coi là của người Trung Hoa. 1 - Truyền thuyết ghi nhận trong trận đánh Hoàng Đế Xuy Vưu tại Trác Lộc (Trên 5000 năm cách ngày nay). Xuy Vưu làm phép khiến trời đất mù mịt. Một vị đại thần của Hoàng Đế phát minh ra cái xe chỉ nam và nhờ cái xe này, Hoàng Đế chỉ huy quân đội, phá tan đạo quân của Xuy Vưu. 2 - Sứ giả Việt Thường đến kinh đô cống vua Nghiêu một con rùa lớn (3000 năm cách ngày nay), trên mai rủa có ghi việc trời đất mở mang bằng Khoa Đẩu tự. Vua Nghiêu sai tặng sứ Việt thường chiếc La bàn để định hướng về nước. Sau hai tư liệu trên thi không có một tác giả Trung Hoa nào tự giới thiệu là người phát minh ra la bàn. Chúng ta cũng biết rằng: Chính các nhà sử học Trung Quốc cũng cho rằng lịch sử văn minh Hoa Hạ chỉ rõ ràng trong khoảng thế kỷ thứ VIII BC. Như vậy, hai hiện tượng trên chỉ là huyền thoại. Nếu Việt sử thời Hùng Vương bị coi là những huyền thoại không đáng tin cậy và bị "Hầu hết các nhà khoa học trong nước" với "cộng đồng khoa học quốc tế" xúm lại phủ định - thì - nhân danh chính tiêu chí này của cái "hầu hết" và "công đồng" nói trên - cá nhân tôi có quyền một cách công bằng đặt lại vấn đề huyền thoại Trung Hoa đó có đáng tin cậy không? Đừng có phản biện cách đặt vấn đề này nha - khi đây chính là tiêu chí của các vị. Quí vị "cộng đồng" và "hầu hết" thì có thể muốn nói gì thì nói. Còn tôi thì không dễ dàng như vậy. Bởi vậy, tôi không thể nói bừa được. Thậm chí không được phép sai. Trước đây tôi vẫn im lặng về những việc này mà tôi chỉ tập trung vào chứng minh Việt sử 5000 năm văn hiến. Nhưng nay thì tôi nghĩ cần phải làm sáng tỏ toàn diện mọi vấn đề nhân danh khoa học. Cái "hầu hết" và "cộng đồng" cũng nhân danh khoa học mà. Có phải thế không nhỉ? Mà khoa học thì không thể thông tin một chiều chứ nhỉ? Có thể nói rằng: Cho đến ngày hôm nay, tất cả mọi người có chút ít học vấn trở lên, đều không hề hoài nghi việc nền văn minh Hán sáng tạo ra cái la bàn. Mặc dù chẳng có bằng chứng nào cả ngoài hai truyền thuyết nói trên. Bài báo trên là một thí dụ cho về sự tiếp thu một kiến thức chỉ để khoe khoang trên bàn nhậu và giải thích với phụ nữ xinh đẹp. Bài báo viết: Trước hết, thế kỷ thứ IV BC chính là thời điểm bắt đầu cho sụp đổ của nhà nước Văn Lang bên bờ nam Dương Tử. Và xác nhận của bài báo về thời điểm phát minh la bàn là thời điểm mà chính sử Trung Quốc tương đối rõ ràng. Vậy tại sao nó không xác định được tác giả? Nếu thời điểm lịch sử mà bài báo trên được xác định là đúng thì vấn đề đặt ra là: Tại sao người Trung Quốc phải đặt v/d "sáng tạo" ra hẳn hai truyền thuyết nói trên - với thời gian lịch sử cách nhau hàng thiên niên kỷ? Vậy cái la bàn thật sự được coi là của người Hoa Hạ - có kim sắt nhiễm từ chạy trên đó như ngày nay - phải sáng tạo sau đó và vào thời kỳ nào mà lịch sử Trung Hoa không hề ghi nhận?Khoa phong thủy đã được chứng minh rằng: Nó thuộc về nên văn hiến Lạc Việt một thời huy hoàng bên bờ nam Dương Tử. Tất yếu cái la bàn là vật bất ly thân của môn này không thể ra đời trong văn minh Hán. Quí vị cũng cần quán xét một hiện tượng là: Kim tự tháp Keop nổi tiếng của Ai Cập có đường chéo góc trùng khớp hoàn toàn với kinh tuyến Bắc Nam của địa cầu và là kinh tuyến đi qua đất liền dài nhất thế giới. Làm thế nào để họ xác định chính xác trục Bắc Nam mà xây nên Kim Tự tháp vĩ đại này? Tất nhiên, mong rằng đừng có vị nào cãi cùn là họ kéo một sợi dây nối từ cực Bắc đến cực nam của Địa cầu và xây theo sợi dây đó nhé.Cũng có ý kiến cho rằng: Người Ai Cập căn cứ vào sao Bắc Đẩu để xác định phương Bắc. Mới nghe thì có vẻ có lý và có nhiều ngươi đồng tình. Nhưng vấn đề đặt ra ở đây là trục Địa cầu nối kinh tuyến dài nhất theo hướng Bắc Nam, chứ không phải phương Bắc. Làm sao người Ai Cập biết trục Địa Cầu nằm đúng phương Bắc Nam mà nhìn sao Bắc Đẩu, nếu không có la bàn - hoặc một cái gì đó tương tự như vậy - để xác định phương hướng các vì sao trên bầu trời với một kiến thức thiên văn vượt trội . Điều này đã chứng tỏ qua vị trí các vì sao tương quan với các Kim Tự Tháp. Ở đây, tôi cũng cần lưu ý thêm quý vị là: Sử Ký Tư Mã Thiên dành hẳn một truyện cho những thày chuyên coi ngày, tựa là "Nhật giả liệt truyện", nhưng lại không hể nhắc tới khoa Phong Thủy vốn được coi là xuất hiện từ thế kỷ thứ III BC - tức là trước cả Tư Mã Thiên hàng 100 năm - như tài liệu trên ghi nhận. Ông ta cũng không hề có một chữ nào nói đến sự ứng dụng khoa Phong thủy trong các công trình xây cất của triều đình Hán. Tất nhiên, ông cũng không hề xác nhận la bàn là do phát minh của văn minh Hoa Hạ. Đừng bảo là ông ta quên nhé. Về việc này, trong một buổi nói chuyện về cội nguôn kinh Dịch, đã có một "kẻ sĩ" sấn sổ hỏi tôi với vẻ mặt mãn nguyện và đắc thắng: Anh có văn bản nào xác định tác giả Kinh Dịch là của Việt Nam không? Anh có di vật khảo cổ nào chứng minh điều đó không? Tôi trả lời ngay và không cần tư duy - vì tôi đã lường trướng điều này từ lâu rồi - câu trả lời gọn lỏn: "Tôi không có một văn bản và di vật khảo cổ nào xác định điều này. Ít ra là đến lúc này. Nhưng di vật khảo cổ không phải là bằng chứng duy nhất chứng minh cho lịch sử. Văn bản nếu có thì số phận nó sẽ ra sao khi Nam Dương Tử trải hơn 2000 năm Hán hóa. Nhưng những mâu thuẫn trong nội dung và lịch sử Kinh Dịch đã chứng tỏ nó không thể thuộc về văn minh Hán. Tôi đặt vấn đề cho rằng: Cho dù bây giờ có một văn bản tối cổ xác định rằng vua Nghiêu Thuấn là của người Việt và Kinh Dịch là của Việt Nam thì điều đó nó cũng chỉ đặt ra được một giả thuyết có cơ sở dựa trên di vật khảo cổ và văn bản đó, chứ nó cũng không chứng minh được Kinh Dịch là của Việt Nam, nếu như người ta không đủ khả năng phân tích để nhận thấy những yếu tố mâu thuẫn trong lịch sử và nội dung kinh Dịch khiến nó không phải của người Hán. Trong lớp Phong Thủy Lạc Việt II, một học viên đã viết tiểu luận, chứng minh rằng: "Ông Khiết - một vật trấn yểm lợi hại của Phong Thủy Lạc Việt - chính là biểu tượng minh chứng la bàn là của người Việt". Nhưng vì nó mang tính giải mã một biểu tượng, nên tôi còn cân nhắc cho công bố sự minh chứng này. Tất cả cũng chỉ vì giới khoa học quốc tế chưa có một tiêu chí xác định cho một phương pháp giải mã đúng. Tôi không muốn những thằng ngu - luôn rêu rao rằng: Thiên Sứ lấy huyền thoại chứng minh cho lịch sử - kiếm cớ sinh sự. Ở đây, tôi cần đặt thêm một vấn đề là: Lịch sử xác minh người Ai Cập đã tìm ra sắt vào thế kỷ thứ VIII BC và thời đại đồ sắt đã xuất hiện ở nam Dương Tử từ thế kỷ VIX BC, bằng chứng những di vật khảo cổ là những chiếc vòng sắt tìm thấy ở biên giới bắc Thái Lan theo tư liệu của tác giả "Địa đàng phương Đông - một quá khứ bị lãng quên" đã cho thấy sắt phổ biến từ lâu ở nền văn minh nam Dương Tử. Điều này trùng khớp với sự tích Thánh Gióng chống giặc Ân Thương với vũ khí bằng sắt. Bởi vậy, với đồ sắt đã có từ lâu như vậy, không có lý do gì mà sau đó hơn 1200 năm sau, người Trung Quốc trưng cái la bàn bằng đá nam châm để xác định la bàn là phát minh của họ cả. La bàn, một phương tiện không thể thiếu được trong khoa Phong Thủy, không thể là của người Hán khi môn Phong thủy và cả thuyết Âm Dương Ngũ hành không thuộc về nền văn minh này. 3 - Giấy. Người viết bài báo trên đã dùng phiên âm latin để đọc tên người phát minh ra giấy được coi là của Trung Quốc, - một cái tên nghe dễ thuyết phục và ấn tượng, vì nó không được phiên âm Hán Việt - nhằm chứng minh cho tính đặc Tàu của tên người phát minh: "Cai Lun" . Vâng! Rất Tàu. Híc! Thực ra phiên âm Hán Việt của người này là Thái Luân. Bài báo trên cũng không nói rõ Thái Luân phát minh ra giấy vào thời gian nào. Nhưng rất tiếc cho tác giả. Thái Luân là người Việt ở Nam Dương Tử và ông ta được coi là phát minh ra giấy vào đầu thời Đông Hán (Xem "Bách Việt tiên hiền chí"). Nhưng có thể xác định rằng: Dùng lá cây làm phương tiện chuyển tải văn tự đã có từ thời tối cổ trên thế gian này. Cho đến ngày nay, một số chùa chiền Khơ Me ở Việt Nam vẫn còn tục dùng lá làm phương tiện chuyển tải chữ viết. Bắt nguồn từ lá làm phương tiện chuyển tải chữ viết, dẫn đến việc phát minh ra giấy làm từ bột lá là một khoảng cách không dài về khả năng tư duy. Người Ai Cập đã phát minh ra giấy trên một loại cây sậy gọi là Papyrus trước cả Thái Luân. Trên trống đồng Bách Việt cũng ghi rõ hình ảnh của người giã bột giấy (Xem "Thời Hùng Vương qua truyền thuyết và huyền thoại"). Những bức tranh dân gian Việt thể hiện nội dung tối cổ với một ý nghĩa khác hẳn văn minh Hán , miêu tả về những bí ẩn của minh triết Đông phương, cho thấy người Việt phải làm ra giấy trước thời Bắc Thuộc lần thứ nhất, mới có thể lưu lại những bức tranh như vậy. Thái Luân - Cai lun - chỉ là người trao công nghệ làm giấy của Bách Việt lên vua Hán mà thôi. Và dù sao thì ông ta cũng là người Việt. Điều này cũng tương tự như Trần Đoàn Lão Tổ dịch ra tiếng Hán cuốn Tử Vi Đẩu số và dâng cho vua Tống . Sau đó Tử Vi bằng tiếng Hán được phổ biến trong xã hội Hán. Nghiễm nhiên ông ta là người sáng tạo ra môn Tử Vi, mặc dù cho đến bây giờ, cả cái thế giới này chẳng hiểu phương pháp dự đoán của Tử Vi xuất phát từ một thực tại nào. Nhiều thằng ngu đến mức độ thế này - Chỉ cần để sản xuất ra một cái bật lửa ga, cũng cần một nền tảng tri thức xã hội về hóa dầu, hóa học, kỹ thuật cơ khí...vv...., Nhưng để đẻ ra cả một phương pháp dự đoán với phương pháp luận của thuyết Âm Dương Ngũ hành thể hiện một tư duy trừu tượng cao cấp với những quy ước chặt chẽ thì chỉ cần "Trực ngộ tâm linh". Vậy mà không ít người tin như "sấm". Thiên Sứ tôi thấy cuốn Tử Vi nào lạ cũng muốn mua xem. Nhưng mở ra mà thấy giới thiệu Trấn Đoàn Lão tổ đẻ ra môn Tử Vi thì lập tức trả lại trên kệ sách. Bởi vì chắc chắn cuốn sách đó không có gì mới lạ đáng xem. Xã hội Trung Hoa cổ đại không hề có nền tảng tri thức xã hội làm cơ sở phát minh ra giấy. Ngoại trừ sau đó họ chiếm đoạt được nền văn minh Lạc Việt ở Nam Dương Tử từ thế kỷ thứ IV BC. Bài trên viết: Đúng quá! Vậy kiến thức của người Ai Cập dựng nên Kim Tự Tháp - một hình thể nhân tạo với một tư duy trừu tượng rất sâu sắc về cả kiến thức thiên văn, địa lý rất cao cấp và vô cùng đồ sộ được chuyển tải bằng cái gì? Viết trên đất sét àh? Cả thuyết Âm Dương Ngũ hành với sự ứng dụng rộng khắp trong mọi lĩnh vực của cuộc sống viết bằng gì khi kiến thức trở thành phổ biến? Viết lên mai rùa cho đến khi Văn Lang sụp đổ àh? Nếu thế thì chắc rùa trên thế giới không còn con nào. Sứ giả Việt thường dâng vua Nghiêu con rùa ghi việc trời đất mở mang. Lạy Chúa! Viết bằng chữ chứ gì nữa. Những tờ giấy đầu tiên viết trên đó bằng văn Khoa Đẩu! Đấy là chữ Thiên Thư mà các sĩ phu Tàu phải xác nhận đấy! (Xem Thủy Hử). Chữ Khoa Đẩu hiện nay vẫn còn dấu tích ở Đài Loan và các vùng cao của Việt Nam. Gần đây, nhà nghiên cứu Đỗ Văn Xuyền đã chứng minh rằng: Đây chính là chữ Việt cổ. 4. Mì Bột mì là thực phẩm chính của người Trung Hoa cho đến ngày nay và của cả người phương Tây. Điều này không cần bản cãi. Nhưng vấn đề là sự phát minh ra mì sợi thì có phải là của người Trung Quốc không? Họ căn cứ vào đâu để chứng minh điều này? Chúng ta xem lại đoan văn liên quan ở trên: Tôi hoàn toàn nghi ngờ tư liệu này. Bởi vì tôi không tin những phần tử hữu cơ thực vật đã qua chế biến và ngậm trong nước sôi như những sợi mì này - tức là đã bị phân hủy cơ chế tế bào của nó - và bị chôn xuống đất có thể tồn tại hơn 4000 năm. Vô lý đến cùng cực. Nếu cứ cho rằng những di vật khảo cổ tìm được là những sợi mỳ kia là có thật, thì những chứng cở hợp lý liên quan cũng bác bỏ điều này. Vì vậy, vấn đề đặt ra việc chế biến ra sợi mỳ có phải bắt đầu từ văn minh Hoa Hạ không? Với tôi thì hoàn toàn không. Người Việt có một món ăn mà trên thế giới này hầu như không thấy có ở các dân tộc ăn gạo - đó chính là sợi bún. Tôi đã từng làm trục cắt mì cho các cơ sở chế biến mì sợi của những gia đình người Hoa gia công mì sơi cho nhà nước vào thời bao cấp. Tôi thấy rằng để chế ra những sợi mỳ thì công nghệ đơn giản hơn nhiếu so với chế ra sơi bún. Việc chế tạo ra những sợi bún của ẩm thực Việt đòi hỏi một quy trình rất phức tạp trong sử lý bột ướt (Chứ không phải bột khô như quy trình tạo mì sợi). Tất nhiên, điều này cho thấy sự vượt trôi của ẩm thực Việt từ thời xa xưa so với ẩm thực Trung Hoa. Vì dân tộc Hán không ăn gạo. Cho đến ngày hôm nay, dân tộc Việt là dân tộc duy nhất trên thế giới dùng thực phẩm làm biểu tượng văn hóa. Đó chính là chiếc bánh chưng, bánh dầy . Trong cuộc thi tài mà lịch sử ghi nhận từ thời Hùng Vương dựng nước ấy, tất nhiên đâu chỉ có cặp sản phẩm duy nhất là chiếc bánh chưng, bánh dày. Cho dù Trần Quốc Vương cố tình giải thiêng linh vật của nền văn minh Việt (Khái niệm "giải thiêng" này là của Trần Quốc Vượng trong bài viết của ông ta) - thì cặp bánh chưng, bánh dày dùng làm biểu tượng văn hóa Việt là không thể phủ nhận. Điều này chứng tỏ rằng: Từ ngàn năm trước Việt tộc đã đạt trình độ rất cao cấp trong ẩm thực, nên mới có thể dùng thực phẩm làm biểu tượng văn hóa. Cho đến ngày hôm nay - khi tôi đang gõ những dòng chữ này - chưa có một nền văn minh hiện đại nào có biểu tượng văn hóa bằng thực phẩm. Bởi vậy, cho dù cả cái thế giới này, xúm vào hạ bệ nền văn hiến Việt với sự hưởng ứng của cái gọi là đám "hầu hết" trong nước cũng chẳng thể nào xóa bỏ được những thực tế khách quan đang tồn tại trong văn hóa Việt, từ thời Hùng Vương dựng nước. Đến đây, tôi không thể không nói tới hiện tượng các báo mạng chính thống trong nước lên tiếng về suy thoái của văn hóa và giáo dục Việt. Nhưng không ít trong số những học giả đang lên tiếng ầm ĩ ấy, lại là kẻ vô tình - tôi chưa nói đến cố ý - đang xóa sổ nền văn hóa này. Thí dụ như Trần Quốc Vương với bài giải thiêng cặp bánh chưng, bánh dày. Hoặc những kẻ khoác áo học giả vênh váo đòi phục hồi chữ Hán trong trường học. Chữ Hán là một phương tiện rất cần thiết trong việc nghiên cứu cổ văn hóa sử. Nó có thể là môn học bắt buộc có tính chuyên ngành. Nhưng không thể ép học sinh phổ thông học lại thứ chữ bị áp đặt trong thời nô lệ Bắc phương này. (Xem bài nói về hội thảo ngôn ngữ Việt gần đây ở T/p HCM). Nếu vậy thì sao không đặt vấn đề học tiếng Pháp luôn. Những sự dốt nát và sai lầm từ ngay cả những trí thức gọi là cao cấp như vậy, làm sao mà khá được. Bởi vậy, hoàn toàn không phải ngẫu nhiên khi Winldlavender - một thành viên của diễn đàn lyhocdongphuong.org.vn - hồ hởi nói với tôi từ mấy năm trước: "Ông bộ trưởng giáo dục mới có quyết tâm cải cách giáo dục, em hy vọng nền giáo dục Việt sẽ sáng sủa hơn". Tôi trả lời rằng: Còn anh và còn em đây. Nếu như người ta vẫn dạy học sinh và phổ biến quan niệm "Thời Hùng Vương chỉ là liên minh 15 bộ lạc" với những người dân "ở trần đóng khố" thì sẽ chẳng có ông bộ trưởng nào làm nổi điều này. Điều này chẳng có gì là bí ẩn, hoặc tâm linh cả. Nhưng hãy chịu khó suy luận thì sẽ thấy ngay nguyên nhân của vấn đề. Kẻ không chịu suy luận là người cuồng tín. Kẻ không dám suy luận là người nô lệ. Kẻ không thể suy luận là người ngu xuẩn. Quay trở lại với sự phát minh ra mỳ sợi được coi là của người Hán, nhưng đó cũng chỉ là tiếp thu một cách đơn giản sự chế biến phát minh ra sợi bún của người Việt, khi dân tộc Việt đã có một nghệ thuật ẩm thực vào bậc thày của thế giới tính đến ngày hôm nay - qua biểu tượng bánh chưng bánh dày. Điều này còn được chứng tỏ rằng: Ngay địa điểm tìm thấy cái gọi là "những sợi mỳ đó" cách đây 4000 năm có phải là địa bàn sinh sống của người Hán không, còn phải xét lại. Nước Văn Lang: Bắc giáp Đông Đình Hồ, Nam giáp Hồ Tôn, Đông giáp Đông Hải và Tây giáp Ba thục. 5 - Xe cút kít Chúng ta xem lại nguyên văn đoạn cho rằng xe cút kít là phát minh của văn minh Hán: Lại những dẫn chứng với tên tuổi cụ thể phiên âm latin cho có vẻ đặc Tàu và còn làm ra vẻ bí ẩn "giữ bí mật phát minh" một cách mập mờ, khiến người đọc cứ tưởng người Tàu phát minh ra xe cút kít thật, nhưng tại chưa muốn nói ra. Trong khi đó, chỉ cần một tư duy đơn giản cũng đủ để chế tạo ra cái xe này. Đã vậy lại còn mập mờ là "giữ bí mật phát minh" nữa chứ. Vậy họ làm ra cái xe cút kít để thờ àh? Nếu đã đẩy ra đường thì ai mà chẳng nhìn thấy. Chỉ những phát minh trừu tượng và cao cấp mới cần giữ bí mật. Mà cao cấp đến siêu đẳng thì cũng chằng cần giữ bí mật. Bởi vì muốn ăn cắp cũng phải đủ "chình độ" mới ăn cắp nổi. Thực chất cái gọi là xe cút kít này chỉ là hình ảnh thu nhỏ của chiến xa hai bánh đã có từ rất lâu trên khắp thế giới từ cả ngót...... ngàn năm trước BC. Trong các chiến xa thời cổ đại từ Châu Âu, đến châu Á đề có hai bánh xe và càng đàng trước. Chỉ cần thêm một bánh xe đằng sau và thu nhỏ nó lại thì thành xe cut kít. Lạy Chúa! Một phát minh vĩ đại. Đến bây giờ ở các vùng nông thôn xa thành thị của Trung Quốc vẫn còn dùng. Chán hẳn. Cái này thì không cần tranh chấp bản quyền. Để "phát minh" ra loại xe này, không cần phải có một tư duy trừu tượng cao cấp hơn cái bánh chưng, bánh dày. 6 - Máy ghi địa chấn. Chỉ riêng cái máy ghi địa chấn này thì tôi tạm thời có thể thừa nhận nó do ông Cheng Heng phát minh ra. Tuy nhiên, nếu nó chỉ được gọi là phát minh vào thời Đông Hán (Có một tài liệu khác tôi xem được - thông qua hình thức truyện tranh thiếu nhi - thì vào đầu nhà Đường. Cũng theo tài liệu này thì chỉ có 8 con rồng cho 8 phương. Không biết con thứ 9 ở đâu ra?). Bởi vì nó chỉ là một cái máy duy nhất và mang tính chuyên dùng. Nhưng hình ảnh con cóc và con rồng trên thuộc về văn minh Lạc Việt, nên tôi vẫn đặt vấn đề hoài nghi nền tảng tri thức xã hội của người Việt cổ ở Nam Dương tử là tiền đề cho phát minh này. Hình tượng rồng dành cho vua và hoàng tộc, cho đến thời Hán không hề được nhắc tới trong Sử Ký của Tư Mã Thiên. Nhưng truyền thuyết lịch sử Việt với danh xưng Lạc Long Quân - Vua rồng Lạc Việt - đã xác định hình tượng rồng được lựa chọn làm biểu tượng của vua từ thời tối cổ trong văn hiến Việt. Trên trống đồng hình tượng rồng cũng đã được thể hiện. Ngay trong bài "Y phục thời Hùng Vương" tôi cũng chứng minh rằng: Đó chính là y phục triều đình Văn Lang và trong đó đã dùng hình tượng rồng trong y phục. Còn hình tượng cóc thì thôi khỏi bàn. Tất cả những dấu ấn này đã xác minh nền văn hiến Việt một thời huy hoàng ở miền nam sông Dương Tử. Văn minh Hán đã tiếp thu được những giá trị còn lại ở đây, sau khi văn hiến Lạc Việt bị sụp đổ vào thế kỷ thứ III BC. 7 - Rượu. Bây giờ đến "rượu". Món hẩu của đại tiền bối Chí Phèo, người đã để lại di sản văn hóa là cái lò gạch nổi tiếng làng Vũ Đại cho Thiên Sứ. Bởi vậy, Thiên Sứ tôi hiểu giá trị và nguồn gốc của rượu đủ đế xác minh rằng: Chẳng việc gì phải cám ơn nền văn minh Trung Hoa cả. Còn lâu họ mới làm ra rượu. Viết đến đây, thật tội nghiệp cho nền văn minh Trung Hoa, chưng ra mấy cái cổ điển gọi là phát minh đầu tiên của nhân loại, mà xét ra thấy cũng mù mờ. Cái ghê gớm nhất đáng trưng ra - tuy cũng không phải của họ, nhưng ít ra cũng đáng để cho thế giới phải giật minh xem lại - Đó chính là thuyết Âm Dương Ngũ hành. Tuy nó không phải của Trung Quốc, nhưng những kho tàng văn bản đồ sộ trên đất nước này đủ có giá trị đấy. Nhưng cái gì cũng có cái giá của nó. Bây giờ chúng ta xem lại xem, rượu có đúng là của người Trung Quốc phát minh ra không, khi bài viết xác định điều này: Một sự xác định rất chi là "phong long", lại một thủ thuật dùng chữ latin gọi là địa điểm khảo cổ: Henan? Hà Nam - Đây chính là một vùng ở Nam Dương Tử, mà 9000 năm trước, có khi chính dân tộc Hán chưa hình thành , chưa nói đến nó có thể sở hữu phát minh này. Có lẽ, những người bạn của tôi và quí vị độc giả đã nhận thấy một chứng cứ mơ hồ của những kẻ sính khảo cổ và thiếu hẳn tư duy phân tích khi mà chỉ căn cứ vào địa điểm khảo cổ để quyết định sở hữu dân tộc. Tức là sự xác định không gian tuyệt đối hiện đang sở hữu của dân tộc đó và không đếm xỉa tới không gian lịch sử của di vật có thuộc về dân tộc đó không. Tôi thí dụ: Không thể căn cứ vào những di vật khảo cổ trên Úc Châu mà bảo chiếc bumerang là sản phẩm của người Anh khi họ thống trị nơi đây. Bởi vậy, với những tư duy ngớ ngẩn khoác áo học giả ấy chính là những kẻ làm đảo lộn những giá trị của chân lý. Chỉ cách đây hơn 2300 năm, chính các sử gia Trung Hoa xác định giới hạn sinh hoạt của người Hán không vượt qua bờ nam Dương Tử. Chúng ta có thể tìm tư liệu này ngay trong cuốn "Lịch sử Trung Quốc 5000 năm" của các sử gia Trung Quốc viết. Vậy địa danh Henan - Hà Nam này không thể do tổ tiên của người Hán thống trị vào thời gian đó. Chính sự xập xí xập ngầu của cách phiên âm latin cho tiếng Trung Quốc trong văn bản - khi nó chưa được chuẩn hóa và phổ biến trong văn hóa Việt - làm tác giả có thể dịch sang một nghĩa khác và chỉ một địa danh khác. Nhưng còn một chứng cứ khác thuyết phục hơn nhiều cho cái di vật bkhảo cổ khốn khổ đó, đủ để chứng tỏ rằng: Chính người Việt mới là dân tộc làm ra rượu sớm nhất ở phương Đông. Điều cốt lõi cấn quán xét là rượu làm bằng chất liệu gì? Tất cả những bợm nhậu trên thế gian này đều xác định ngay: Rượu chủ yếu làm từ gạo. Đây là sản phẩm của các dân tộc dùng gạo làm thực phẩm chính. Và cũng chính là của người Lạc Việt ở nam Dương tử. Cho đến tận ngày hôm nay - khi tôi đang gõ những hàng chữ này - tất cả những người nói tiếng Hoa ở nam Dương tử - trải qua hơn 2000 năm Hán hóa - vẫn chưa bỏ được thói quen ăn cơm so với người Hán chính thống ở phương Bắc ăn mỳ. Cho dù về mặt hình thức, họ nói tiếng Hoa. Những trẻ em Việt thế hệ thứ hai sinh tại Hoa Kỳ có em gần như không biết nói tiếng Việt, nhưng không có nghĩa chúng là người Anh. Và chúng vẫn ăn cơm chứ không lấy bánh mỳ làm thực phẩm chính. Cho dù, người Việt và gốc Á nói chung so với người Âu - Phi chỉ là thiểu số. Điều này cho thấy rằng: Việc thay đổi thói quen sử dụng lương thực chính của một dân tộc là rất khó. Đây là một dấu chứng nữa cho thấy người Nam Dương tử không phải là người Hán. Những công trình nghiên cứu về zen di truyền của bác sĩ Trần Đại Sỹ cũng xác minh điều này. Họ có zen của người Lạc Việt. Thậm chí người Nhật Bản, các giáo sư sinh học hàng đầu của họ đã xác định: zen di truyền của người Nhật giống người Việt hơn tất cả các dân tộc khác ở Á Châu - đây là phát hiện khoa học mới nhất - cách đây vài năm (Điều này tôi đã nói từ lâu về nguồn gốc dân tộc Nhật Bản. Cuốn lâu nhất viết về v/d này - 1998 - là "Thời Hùng Vương qua truyền thuyết và huyền thoại". Giáo sư Trần Quang Vũ - Khoa Vật Lý thiên văn Đại học tổng hợp Thụy Sĩ - sau khi nghiên cứu các tác phẩm của tôi - đã đặt vấn đề liên hệ với các giáo sư Nhật Bản và là người đầu tiên cho tôi thông tin này, khi ông dự hội nghị quốc tế với các giáo sư Nhật. Sau đó công trình này được giới khoa học Nhật công bố công khai. Tôi đã chứng minh rằng: Việc Hán hóa ngôn ngữ và văn tự trải hàng ngàn năm ở nam Dương Tử - là tất yếu cho một đế chế phải có ngôn ngữ và chữ viết thống nhất và chính thống - đã khiến cho các bản văn và ngôn từ của người Việt nơi đây bị thay đổi. Khi mà chỉ mới hơn 40 năm, thế hệ người Việt thứ hai trên đất Hoa Kỳ đã gần như không biết tiếng Việt. Hơn 2000 năm Hán hóa ở bờ nam sông Dương tử, không phải là con số để đọc trong một giây. Rượu, không phải người Hán sáng tạo từ bột mỳ. Người châu Âu trong thần thoại tối cổ của họ đã có vị thần đầu người minh dê làm ra rượu từ những trái nho. Người Ai Cập cũng sáng tạo ra rượu mà không cần đến văn minh Hán, các vị thần của họ - tức là thể hiện một nền văn minh tối cổ - cũng uống rượu bí tỷ. Một công trình nghiên cứu thiên văn cho thấy lượng phân tử giống như rượu đầy trong vũ trụ. Ở đây tôi chưa nói đến kỹ thuật nấu rượu phụ thuộc vào chất men. Rượu làm bằng nho và bằng gạo phải có loại men thích hợp và hoàn toàn khác nhau, mới thành rượu được. Men rượu nho không thể dùng để chế rượu gạo. Thậm chí cùng một chất liệu như nhau là gạo, cùng một công thức men như nhau, nhưng được chế tạo vào thời điểm thời tiết khác nhau cũng ra chất lượng rượu khác hẳn. Ấy thế cho nên rượu gạo của người Việt ở nam Dương tử không phải nhập men rượu từ văn minh Hán. Cái này tôi biết rõ vì ngày xưa nhà bà xã tôi nấu rượu và chính bà ấy đi bỏ rượu bán với tôi. 8 - Diều Bây giờ đến con diều giấy trẻ em chơi. Bài viết trên mô tả phát minh ra diều của người Hán như sau:[/size] Có thể nói rằng, cho đến ngày nay thì người Việt chơi diều nhiều hơn cả. Từ trẻ con đến người lớn. Bây giờ cuộc sống bận rộn với nhiều đồ chơi thể hiện đẳng cấp như tàu bay, cano điều khiển điện tử và game tràn ngập, nên diều chỉ còn ở vùng đồng quê xa thành thị . Nhưng có thể khẳng định rằng: Hình ảnh con diều với tiếng sáo vi vu trên những cách đồng quê đã trở thành một hình ảnh thân thuộc chỉ sau cánh cò bay và lũy tre làng. Những ai lớn tuổi chắc chưa quên hình ảnh cánh diều của tuôi thơ, dù ở ngay nơi thành thị. Tiếng sao diều thậm trí đã trở thành một nghệ thuật gắn liền với cánh diều. Những nghệ nhân Việt tài hoa có thể tạo ra những âm thanh gây xao xuyến trong không gian từ tiếng sao diều của họ. Tại sao diều lại phổ biến trong văn hóa Việt như vậy? Tất nó phải có một truyền thống từ thời rất xa xưa. Trong bài viết trên - do tiếng Hoa chuyển âm thành tiếng latin chưa được phổ biến - tôi không hiểu Gongshu Ban là ai. Ban thì có thể hiểu là Bản, Gong thì là Công, nhưng Gongshu thì chịu. Nhưng Mo Di thì chắc chắn là Mặc Địch. Đây là người cất công ba năm làm ra con diều bằng gỗ, nhưng chơi một giờ đã hỏng. Một câu chuyện nổi tiếng và bị Khổng tử chê với đám học trò. Tại sao thế nhỉ? Người Việt có làm diều bằng gỗ bao giờ? Họ vót nan diều bằng tre và phất diều bằng giấy. Xa xưa hơn nữa, cánh diều chính làm bằng vải. Vậy thì tại sao Mặc Địch phải cất công gọt con diều bằng gỗ đến ba năm? Tre đâu? Vải đâu mà Mặc Địch phải cầu kỳ đến thế? Và người Việt sáng tạo ra con diều bằng tre với giấy và vải từ bao giờ với bắt đầu từ con diều gỗ của Mặc Địch? Chính những giá trị văn hóa truyền thống Việt với con diều và cả một nền văn hiến đầy nhân bản, đã xác định rằng: Con diều là một sáng tạo của dân tộc Việt. Chỉ sau khi nền văn minh Văn Lang sụp đổ ở miến nam Dương Tử và trải hàng ngàn năm Hán hóa, nghiễm nhiên những giá trị văn hóa này thuộc về văn minh Hán. Nhưng may thay, tổ tiên anh hùng và bất khuất của người Việt đã phục hưng giống nòi từ thế kỷ X AC, nên những giá trị Việt mới có cơ hội phục hồi. 10 - Lụa Trước hết, chúng ta phải xác định rằng: "Con đường tơ lụa" nổi tiếng trong lịch sử văn minh nhân loại chỉ bắt đầu từ thế kỷ thứ II BC, dưới thời Hán Vũ Đế - tức là sau khi Văn Lang sụp đổ hoàn toàn ở bờ nam sông Dương Tử - do Trương Khiên về nước vào năm 126 BC, sau khi đi công du Tây Phương theo lệnh của vua Hán Vũ Đế. Sau đó hàng chục năm sau, con đường tơ lụa nổi tiếng mới hình thành và thịnh vượng hàng trăm năm sau đó. Và bây giờ chúng ta xét đến tơ lụa có phải do người Trung Hoa phát minh ra không? Có thể xác định rằng: Điều này hoàn toàn không. Bởi vì: Ngay từ thời cổ đại cho đến ngày nay, lụa Hàng Châu và Quảng Đông vẫn là thủ phủ của nghề tơ lụa Trung Hoa. Phía Bắc Dương tử không hề có một địa danh nào có truyền thống nuôi tằm dệt lụa như vậy. Không lẽ sau thế kỷ thứ III BC, người Hán mới đem "phát minh của họ sản xuất đại trà ở Quảng Đông và Hàng Châu? Còn trước đó, họ sản xuất ở đâu bên bờ Bắc Dương tử? Không lẽ nơi tập kết sản phẩm tơ lụa ở Tây An phía Tây Bắc Trung Hoa mà nơi sản xuất lại đặt ở Đông Nam cho nó xa xội vạn dặm vậy? Điều này cho thấy rằng: Nghề trồng dâu nuôi tằm hoàn toàn có xuất xứ từ văn minh Lạc Việt ở bờ nam sông Dương tử và khi Văn Lang sụp đổ, nó nghiễm nhiên thuộc về văn minh Hoa Hạ sau hàng ngàn năm Hán hóa. Những di tích, di sản còn lại, chứng minh điều này. Các bạn của tôi đang xem blog này thân mến. Con người ta vì những bận rộn sinh kế hàng ngày, nên ít ai để ý đến nguồn gốc những phát minh ra cái diều, ra địa chấn kế , ra tơ lụa...vv..Nói tóm lại, nó chỉ là những câu chuyện phiếm trên bàn nhậu, hoặc để chứng tỏ sự uyên bác với các quí bà, quí cô ngồi cùng bàn cafe. Bởi vậy, con người thường dễ dãi với sự nhận thức về nguồn gốc của nó. Edison phát minh ra bóng đèn, mọi người đều nói thế và tôi cũng biết thế. Bây giờ người ta phát hiện ra không phải Edison phát minh ra cái đèn. Cũng chẳng có gì đáng quan tâm, nếu bóng đèn không giảm giá và ít hỏng hơn. Cũng biết thế. Nhưng với lịch sử nền văn minh của cả một dân tộc thì nó lại là một chuyện khác. Nó không còn là chuyện tỏ vẻ với phụ nữ và có cái để nói trên bàn nhậu. Nó không còn là chuyện thơ tình và thơ tán gái. Huyền thoại về nguồn gốc của cả một nền văn hóa Đông phương đầy bí ẩn - mà cả thế giới này dễ dãi tin là của văn minh Hoa Hạ - đã sụp đổ. Nó thuộc về văn minh Lạc Việt ở Nam Dương tử. Tất yếu, dân tộc này không chỉ sở hữu một học thuyết sẽ là tương lai tri tuệ của nhân loại, như lời tiên tri của bà Vanga. Mà nó còn phải có cả một nền tảng tri thức văn hóa, kinh tế xã hội để duy trì những giá trị siêu việt của nó. Nếu không như vậy thì nó sẽ không thể tồn tại. Chẳng có một thế giới mất điện nhưng lại duy trì được kiến thức liên quan đến máy vi tính. Cho nên, Thiên Sứ tôi viết bài này, chính là xác định những giá trị kinh tế văn hóa xã hội và những gía trị tri thức làm nền tảng của một dân tộc sở hữu đích thực những gía trị của thuyết Âm Dương Ngũ hành. Nhân loại sẽ đi về đâu, nếu như những nguồn tài nguyên ngày càng cạn kiệt và con người hiện đại đã nhìn thấy rõ và không cần phải vận dung tư duy trừu tượng cao cấp của con người. Hoặc là chiến tranh để giải quyết sự sinh tồn khi trái đất ngày càng hẹp lại và tài nguyên ngày càng ít đi? Hoặc là con người hãy xem xét lại chính mình để sống hài hòa với thiên nhiên và tồn tại với những giá trị nhân bản? Nếu như bài viết trên khuyên con người phải nhớ ơn nền văn minh Hoa Hạ đã phát minh ra những thứ như rượu, giấy...vv....thì chính nền văn minh Hoa Hạ phải biết ơn nền văn hiến Lạc Việt. Thế giới này muốn thoát khỏi hiểm họa trước mắt thì con đường duy nhất là : Tôn vinh Việt sử gần 5000 năm văn hiến - chủ nhân đích thực của thuyết Âm Dương Ngũ hành - Lý thuyết thống nhất vũ trụ.
    1 like
  21. Làm trong sáng tiếng Việt bằng cách học chữ Hán. Xin bình chọn ý kiến Đoàn Lê Giang là ý kiến nhảm nhí nhất từng được nghe. :D . Viễn cảnh 1 em 20x sẽ nói thế này : " Tháng Lục vừa rồi, ngộ bắt phi cơ đi Hoa Thịnh Đốn, tình cờ diện kiến bọn khủng bố đặt bom phi trường, báo hại ngộ phải vắt cước lên cổ chẩu quá chừng "
    1 like
  22. Có lần tôi đi với một anh bạn trẻ người Trung Quốc quê ở huyện Vân Mộng (sách sử nói vùng đồng lầy Vân Mộng ngày xưa là người Bách Việt ở) tỉnh Hồ Bắc vào hiệu sách.Nhìn thấy cuốn từ điển Hán -Việt(nxb khoa học xã hội),anh ta buột miệng: "Trông quyển từ điển Hán-Việt đồ sộ mà thấy hãi,tiếng Hán làm gì có nhiều từ thế,tiếng Hán chỉ có khoảng ba nghìn từ thôi,còn lại là từ của các tộc phi Hán".Tôi mới nhớ lại trong cuốn sách "Việt Nam -cội nguồn Bách Việt"của giáo sư Bùi Văn Nguyên mà tôi đọc năm 1986,trong đó giáo sư có nói,cái chữ vuông nó chính là chữ của dân tộc ta.Vậy đúng là chữ vuông (chữ Nôm)có trước Hán tự. Tôi lại nghe một cụ già người Triều Châu ở Việt Nam kể câu chuyện cỏ truyền thế này:" Ngày xửa ngày xưa ông huyện Triều Châu là người bản địa, lại rất được lòng dân,nên dân Triều Châu sống dễ chịu,làm ăn khấm khá.Năm đó quan thiên triều về bắt các ông huyện phải đi thi lại hết.Thí sinh trải giấy trên sân cặm cụi viết.Ông huyện Triều Châu viết đều tay, chữ mã ông bỏ sót mất một chấm.Ông vẫn mải viết không để ý,lúc đó có bầy kiến đen bu lại tụ vào cái chỗ ông sót chấm.Viết xong soát lại ông thấy mình viết chữ đều đúng cả,chữ mã cũng thấy đủ bốn chấm,nên yên tâm ngồi chờ giám thị đi thu quyển.Giám thị cuộn bải thi lại đem đi,mấy con kiến bị động nên bò tản đi hết cả.Thành ra ông huyện Triều Châu bị đánh rớt.Thiên triều cử quan khác không phải người Triều Châu về thay.Quan này ác,không được lòng dân,dân Triều Châu bất bình nên bỏ xứ đi gần hết." Tôi cứ ngẫm nghĩ,trong bài thi của ông ấy tất nhiên còn nhiều chữ khác cũng có bộ hỏa gồm bốn chấm,sao ông ấy không viết sai ,mà lại sai ở chữ mã,vì ngựa và vó ngựa vốn là của dân thảo nguyên phương Bắc,nó còn lạ lẫm đối với người phương Nam,chứ nếu là chữ trâu chắc ông ấy không thể viết sai.Lại nữa,dân Triều Châu phải bỏ xứ mà đi chắc là họ oán cái chữ MÃ làm cho họ bị mất ông huyện của họ.Chữ MÃ ấy chính là ám chỉ Mã Viện chứ còn ai?sao câu chuyện lại không hư cấu là sai chính tả một chữ nào đó khác mà lại phải là chữ mã? Thế mới biết thời Hai Bà Trưng khởi nghĩa là cả khắp vùng Nam sông Dương Tử.Gia phả các dòng họ ở Việt Nam có nói nhiều dòng họ Việt thời Mã Viện đánh đã phải bỏ vùng Hoa Nam chạy về Việt Nam,ví dụ họ Hàn chia thành hai bộ phận,chạy bằng đường biển vào Bình Định thì vẫn giữ là họ Hàn,chạy bằng đường bộ thì đến định cư ở Lạng Sơn,hòa nhập với người Tày và đổi họ thành họ Vi,đó là tổ tiên của ông Vi Văn Định.Đồng bào Hoa ở Bình Dương nói rằng,trong lịch sử ,mỗi khi xã hội phong kiến bên Trung Quốc biến động thì người Hoa ở Hoa Nam khi chạy loạn nghĩ đến đầu tiên là chạy về Việt Nam chứ không phải đầu tiên là nơi nào khác.Tại sao lại như vậy?Ngạn ngữ Việt Nam có câu "Máu mô thơm thịt nấy"để nói cái gen đồng bào,nên đứa trẻ sơ sinh còn chưa nhận thức và tầm thị lực còn rất ngắn,nhưng hễ bố mẹ hay người thân đến gần thì nó mừng,chứ người lạ đến gần háy bế nó thì nó khóc ré lên ngay vì người lạ "nặng vía".Nhiều mảnh vụn dân gian mà làm sáng tỏ sự thật lịch sử vậy.
    1 like
  23. Vén bức màn văn minh tiền sử: (Phần 3) Công nghệ nung chảy và các hoạt động khai mỏ tiền sử Tác giả: Ban biên tập Chánh Kiến I.2 Công nghệ nung chảy và các hoạt động khai mỏ thời tiền sử: Chiếc bình kim loại 100.000 năm tuổi Vào tháng 6 năm 1851, Tạp chí Scientific American (quyển 7, trang 298-299), đã đăng một bài viết từ đoạn sao lục ở Boston, trong đó công bố về hai phần của một chiếc bình kim loại được tìm thấy sau khi cho nổ một khối đá cứng tại Meeting House Hill ở Dorchester, Massachusetts. Khi hai phần của chiếc bình được ghép lại, nó tạo thành một chiếc bình hình chuông có chiều cao khoảng 4 ½ inch, 6 ½ inch ở đáy, 2 ½ inch trên đỉnh, và dày khoảng 1/8 inch. Phần vỏ kim loại của bình được cấu tạo bởi thứ hợp kim giữa kẽm và một phần lớn của bạc. Trên vỏ bình có sáu bó hoa khảm bằng bạc tinh khiết, và xung quanh phần bên dưới là môt cành nho hoặc vòng hoa cũng được khảm bằng bạc. Công việc chế tác, khắc, và khảm một cách tinh xảo này đã được thực hiện bởi một vài nghệ nhân không tên tuổi. Và điều đặc biệt là nó đã được tìm thấy dưới một khối đá lớn (một dạng đá trầm tích) ở độ sâu 15 feet dưới mặt đất. Niên đại được ước tính là khoảng 100.000 năm tuổi. Chiếc bình này đã được chuyển từ viện bảo tàng này sang viện bảo tàng khác để trưng bày, và cuối cùng thật không may, nó đã bị biến mất. Giá đỡ nến? Tạp chí Scientific American vào tháng 6 năm 1851 đã công bố một bài báo về chiếc bình kim loại được tìm thấy dưới một khối đá cứng tại Meeting House Hill, Dorchester, Massachussets. Khối đá bao bọc chiếc bình được ước tính khoảng 100.000 năm tuổi. Một chiếc bu-gi điện có từ 500.000 năm trước? Vào ngày 13 tháng 2 năm 1961, ba nhà khảo cổ học – Mike Mikesell, Wallace Lance, và Virginia Maxey – đã thu thập đá hốc tinh ở một địa điểm cách phía đông-nam Olancha, California khoảng 12 dặm. Đá hốc tinh (Geode – đá từ núi lửa) là một loại đá dạng cầu rỗng ruột với cấu trúc dạng tinh thể. Trong ngày đặc biệt đó, khi đang tìm kiếm tại dãy núi Coso, họ đã tìm thấy một hòn đá nằm ngay gần đỉnh núi có độ cao khoảng 4.300 feet so với mực nước biển và 340 feet trên đáy hồ Owens. Họ nhặt nó lên và cứ nghĩ rằng đó là một loại đá hốc tinh, nhưng sau đó họ phát hiện ra rằng không phải, bởi vì nó mang dấu vết của vỏ hóa thạch. Ngày hôm sau, khi Mikesell cắt một nửa hòn đá đó ra, ông gần như đã phá hỏng viên kim cương 10 inch khi cưa nó, hòn đá không hề có cấu trúc tinh thể mà là một thứ gì đó thật bất ngờ. Bên trong đó là một loại thiết bị cơ khí gì đó. Bên dưới lớp đất sét cứng ngoài cùng, sỏi và hóa thạch là một lớp hình lục giác được cấu tạo bằng gỗ mềm dạng mã não hoặc thạch anh. Một lớp vỏ cứng bao quanh lõi hình trụ, có đường kính khoảng ¾ inch, được làm từ gốm hoặc sứ đặc màu trắng. Ở trung tâm của lõi trụ là thanh kim loại rộng khoảng 2 mm, sáng bóng và có mạ đồng. Thanh trụ này, các nhà địa chất đã phát hiện ra rằng đó là một dạng có từ tính, và sau rất nhiều năm bị phơi ngoài không khí, nhưng nó không hề có dấu hiệu của sự oxy-hóa. Đồng thời, bao quanh ống trụ bằng men sứ là những chiếc vòng đồng đã bị ăn mòn. Bị gắn sâu vào trong đá, ngoài chiếc ống trụ kia, còn có thêm hai mẫu vật nữa giống như là một chiếc đinh và một chiếc máy giặt. Các nhà địa chất đã gửi những gì họ tìm thấy tới Hội Charles Fort, nơi chuyên nghiên cứu những điều khác thường. Hội này đã dùng tia-X chiếu vào vật thể hình trụ kia để nghiên cứu các hóa thạch trong đó, và phát hiện ra những chứng cứ để xác nhận rằng đó thực sự là một thiết bị cơ khí. Tia-X đã cho thấy thanh kim loại bên trong kia đã bị ăn mòn ở một đầu, nhưng đầu còn lại có thể được làm từ một thứ vật chất dạng kim loại xoắn. Tóm lại, “đồ tạo tác ở Coso” được tin là một phần của thứ gì đó giống một chiếc máy cơ khí. Phần trục bằng sứ và kim loại được tạo hình cẩn thận này, với những thành phần được làm bằng đồng, gợi ý rằng nó là một dạng thiết bị điện nào đó. So sánh với những thiết bị hiện đại, các nhà nghiên cứu cho rằng nó rất giống một dạng bu-gi đánh lửa. Tuy nhiên, phần đường cong bằng kim loại thì không giống với bất cứ loại bu-gi nào hiện nay. Một nhà địa chất chuyên nghiệp đã kiểm tra mẫu đá trong thiết bị và thấy rằng nó có niên đại vào khoảng 500.000 năm tuổi. Chiếc đinh sắt gẫy hơn 1 triệu năm tuổi Tờ Illinois Springfield Republican đưa tin vào năm 1851: Một doanh nhân tên là Hiram de Witt đã mua lại một mảnh thạch anh chứa vàng có kích thước khoảng bằng bàn tay của một người đàn ông sau chuyến đi tới California, và trong khi cho người bạn xem mảnh đá, nó đã bị trượt từ tay của ông và rơi xuống sàn nhà. Khi đó, ở giữa của miếng thạch anh để lộ ra là một chiếc đinh gẫy, có kích thước của đồng 6 penny, đã bị ăn mòn nhẹ, nhưng hoàn toàn thẳng và có một chiếc đầu đinh hoàn hảo. Miếng thạch anh này có niên đại hơn 1 triệu năm tuổi. Chiếc đinh vít kim loại hơn 21 triệu năm tuổi Năm 1865, một chiếc đinh vít kim loại dài 2 inch đã được tìm thấy trong một mẫu khoáng vật được khai quật từ các mỏ vàng ở thành phố Treasure, Neveda. Chiếc đinh vít đã bị oxy-hóa từ lâu nhưng vẫn giữ nguyên được hình dạng – đặc biệt là hình dạng các đường xoắn của nó – có thể nhìn rất rõ từ mẫu khoáng vật. Mẫu vật này được ước tính có niên đại khoảng 21 triệu năm tuổi. Chiếc móng nhân tạo hơn 40 triệu năm tuổi Năm 1844, Ngài David Brewster đã gửi một báo cáo tới Hiệp hội Tiến bộ Khoa học Anh quốc, và gây ra một chấn động trong giới khoa học. Một chiếc móng, rõ ràng là nhân tạo, đã được tìm thấy với một nửa bị gắn sâu vào một khối đá sa thạch được khai thác từ khu mỏ Kindgoodie gần Inchyra, miền Bắc nước Anh. Nó đã bị ăn mòn rất nhiều, nhưng dù sao vẫn nhận dạng được. Miếng sa thạch này được xác định có niên đại ít nhất 40 triệu năm tuổi. Một sợi dây chuyền vàng được tìm thấy trong đống than đá hơn 300 triệu năm tuổi Vào ngày 9 tháng 6 năm 1891, bà S.W.Culp tại Morrisonvile, Illinois, khi đang xúc than cho vào bếp lò thì một cục than lớn vỡ thành hai mảnh và một sợi dây chuyền vàng ở chính giữa đã rơi ra. Sợi dây chuyền dài khoảng 10 inch, làm bằng vàng 8 carat và nặng cỡ 8 đồng xu penny, được mô tả giống như một dạng “đồ cổ tinh xảo”. Vào ngày 11 tháng 6, thời báo Morrisonvile Times loan tin các nhà điều tra đã chứng minh rằng sợi dây chuyền không chỉ đơn giản là tình cờ rơi vào than. Một phần của than đã bám vào sợi dây chuyền, trong khi phần bị tách rời khỏi nó vẫn mang dấu ấn của chỗ mà sợi dây chuyền đã bị bọc. Tờ báo chỉ nói: “Đây là một thứ dành cho những sinh viên thuộc ngành khảo cổ học, những người muốn bị mệt đầu bởi sự cấu thành địa chất của Trái đất, và luôn tò mò về những điều cổ xưa”. Trong trường hợp này, vật “gây tò mò” bị “rơi ra” từ một viên than đá có từ Kỷ Pennsylvanian – và nó đã có hơn 300 triệu năm tuổi. Chiếc nồi sắt ở trong một khúc than có từ 300 tới 325 triệu năm tuổi Một khám phá tương tự đã xảy ra tại Oklahoma. Vào năm 1912, hai nhân viên của Nhà máy điện Thành phố Thomas, Oklahoma, khi đang xúc than cho vào lò, đã sử dụng nhiên liệu được khai thác gần Wilberton. Có một khúc than quá lớn và không thể cầm được, cho nên hai người thợ đã dùng búa để đập nó ra. Khi khúc than vừa bị vỡ, hai người thợ đã nhìn thấy một chiếc nồi sắt trong đó. Khi chiếc nồi rơi ra từ khúc than, khuôn của nồi có thể nhìn thấy từ các mảnh của khúc than. Vài chuyên gia sau đó đã kiểm tra than bao quanh nồi, và xác định rằng nó đã được hình thành từ 300 tới 325 triệu năm trước. Vào năm 1912, hai nhân viên của Nhà máy điện Thành phố Thomas, Oklahoma đã phát hiện ra một chiếc nồi sắt nằm bên trong một khúc than có niên đại từ 300 tới 325 triệu năm tuổi. (Ảnh chụp bởi: Viện Bảo tàng Bằng chứng Tạo hóa) Quả cầu kim loại 2,8 tỉ năm tuổi Những người thợ mỏ tại Klerksdorp ở Nam Phi đã tìm thấy vài trăm quả cầu kim loại ở trong cùng một tầng vỏ trái đất, với niên đại ước tính tới 2,8 tỉ năm tuổi. Những quả cầu này được khắc các rãnh rất mịn, mà các chuyên gia kết luận rằng chúng không thể được hình thành từ một quá trình tự nhiên. Các quả cầu kim loại giống như thế này đã được tìm thấy ở Nam Phi, trong cùng môt tầng vỏ trái đất, với niên đại ước tính tới 2,8 tỉ năm tuổi (Ảnh chụp bởi Roelf Marx) Hoạt động khai mỏ và luyện kim thời tiền sử Sau đây là một vài khám phá mà các nhà khảo cổ học cho phép chúng ta hiểu thêm về nền văn minh tiền sử. Những khám phá này như là những cánh cửa sổ nhìn vào quá khứ, cho phép chúng ta quan sát được hoạt động khai mỏ, tinh chế kim loại, và tạo ra các sản phẩm thủ công mỹ nghệ của người tiền sử. Năm 1968, Tiến sĩ Koriun Megurtchian người Liên Xô cũ đã khai quật được một di tích, được cho là nhà máy luyện kim cỡ lớn lâu đời nhất trên thế giới, tại địa điểm có tên là Medzamor ở nước cộng hòa Armenia (thuộc Liên Xô cũ). Hơn 4.500 năm trước, những người tiền sử vô danh làm việc tại đó đã có hơn 200 lò nung để sản xuất các loại dụng cụ như lọ, dao, mũi giáo, nhẫn, vòng đeo tay, và một số vật dụng khác. Các thợ thủ công ở Medzamor đeo khẩu trang và đi găng tay khi họ lao động, và những bộ quần áo chuyên dụng của họ được làm bằng đồng, chì, kẽm, sắt, vàng, thiếc, măng-gan và mười bốn loại hợp kim đồng khác. Các lò nung cũng sản xuất một loại sơn kim loại, gạch men và thủy tinh. Các tổ chức khoa học từ Liên Xô, Hoa Kỳ, Anh, Pháp và Đức đã xác nhận rằng một số chiếc kẹp làm bằng thép cao cấp đã được lấy từ các lớp địa chất từ trước thiên niên kỷ thứ I trước Công nguyên. Vào tháng 7 năm 1969, trên tờ Science et Vie, một phóng viên người Pháp tên là Jean Vidal đã bày tỏ niềm tin rằng những phát hiện này đã chỉ ra một giai đoạn phát triển công nghệ không được biết tới. “Medzamor” ông viết, “đã được thành lập bởi những người xuất chúng của các nền văn minh trước đây. Họ sở hữu những kiến thức có được từ thời xa xưa mà chúng ta không biết tới, và xứng đáng được gọi là ‘khoa học’ và ‘công nghiệp’.” Ngoài ra, các nhà khảo cổ học người Mỹ đã phát hiện ra những mỏ đồng thời tiền sử tại Isle Royale ở phía bắc Michigan. Thậm chí cả những người thổ dân da đỏ có tổ tiên sống trong vùng đó từ nhiều thế kỷ trước cũng không biết về sự tồn tại của những mỏ này. Những khu mỏ đó đã chứng minh rằng các hoạt động khai mỏ thời tiền sử đã từng tạo ra hàng nghìn tấn đồng, nhưng các nhà khảo cổ học đã không tìm thấy bất kỳ dấu vết định cư lâu dài nào gần các khu mỏ. Khám phá kỳ lạ nhất là mỏ than Lion tại tiểu bang Utah. Năm 1953, những người thợ mỏ bất ngờ phát hiện ra một đường hầm trong mỏ mà họ chưa từng biết tới. Than trong hầm mỏ đã bị oxy-hóa và mất hết giá trị thương mại – bằng chứng cho thấy hoạt động khai thác mỏ trước đó đã từng được tiến hành trong khu vực này. Vào tháng 8 năm 1953, hai học giả thuộc Khoa Kỹ sư và Nhân chủng học Cổ đại tại Đại học Utah đã điều tra khu mỏ, và tuyên bố rằng những người thổ dân da đỏ ở đây chưa bao giờ sử dụng than. Cả hai mỏ, mỏ đồng tại Isle Royale và mỏ than tại Lion đã chứng minh rằng các thợ mỏ tiền sử đã phát triển các công nghệ khai thác và vận chuyển than tới những nơi xa xôi. [Ban biên tập đã không tìm thấy bằng chứng độc lập xác nhận sự tồn tại của hai mỏ này]. Có một khu vực của các hoạt động khai thác mỏ tiền sử mà các nhà địa chất và nhân chủng học đã cực kỳ quan tâm, nó được phát hiện trong các vỉa đá tại mỏ Pioch Farrus ở Pháp. Từ năm 1786 tới 1788, mỏ đá đã cung cấp một lượng lớn đá vôi để xây dựng lại một tòa nhà Tư Pháp ở địa phương. Thông thường, các thợ mỏ sẽ tìm thấy một lớp bùn nằm giữa các lớp đá. Khi những người thợ mỏ đào đến lớp thứ 11 của đá, tiếp cận độ sâu 12 tới 15 mét dưới lòng đất, thì một lớp bùn đã xuất hiện. Nhưng khi làm sạch lớp bùn này, thì họ đã rất ngạc nhiên khi phát hiện ra các cọc còn lại của những cột đá và những mảnh vỡ, cho thấy rằng đá này đã được cắt và khai thác thác từ trước đó. Đào sâu hơn, họ đã choáng váng khi phát hiện ra tiền xu, tay cầm bằng gỗ của một chiếc búa sắt đã hóa thạch, và các công cụ bằng gỗ khác đã hóa đá. Cuối cùng, họ phát hiện ra một tấm ván đã hóa đá và bị vỡ thành từng mảnh. Sau khi các mảnh vỡ được ghép lại với nhau, nó đã thể hiện chính xác loại ván đã được sử dụng bởi các thợ mỏ; hơn thế nữa, loại ván này chính xác là giống với loại ván đang được sử dụng ngày nay. Đã có rất nhiều khám phá tương tự trong các khu mỏ tiền sử, và rất nhiều di tích bí ẩn khác đã được khai quật. Nó không chỉ làm dấy lên sự tò mò của con người, mà còn gửi một thông điệp quan trọng tới những nhà khảo cổ học – đây là lúc để đẩy nguồn gốc của nền văn minh nhân loại về một thời kỳ vô cùng xa xưa.
    1 like
  24. Từ Hán - Việt (?) Từ "Hán Việt" mà ta thường quen gọi thực ra nó là từ Việt,trừ những từ mới thời hiện đại do người Trung Quốc hay người Nhật Bản dùng chữ Hán dịch các khái niệm xã hội,khoa học kỹ thuật từ tiếng phương Tây,rồi người Việt Nam dịch lại từ những từ bằng chữ Hán đó như "xã hội","cộng hòa"v.v.Ví dụ từ "quản lý"là ta lấy từ Trung Quốc,nhưng từ ấy không phải do người Trung Quốc đặt ra mà là lấy từ Nhật Bản,do người Nhật dùng hai chữ Kanji là 管理(”quản lý”-mà họ đọc là “kanri”gọi là nói theo “gô ôn” tức “ Ngô âm”)để dịch khái niệm management.Hai chữ Kanji (Hán tự)ấy ghép như vậy là đúng cú pháp tiếng Nhật,có nghĩa là "dùng lý mà quản"(vì người Nhật nói ngược ta,"ăn cơm” thì họ nói là "cơm ăn"),người Trung Quốc và người Việt Nam mượn nguyên si từ "Quản Lý" đó về dùng để khỏi phải mất công dịch từ management đều bị sai cú pháp cả ,bởi "quản lý"theo cú pháp Hán hay cú pháp Việt đều cho nghĩa là "quản cái lý".Dùng lý mà quản thì mọi việc đều sẽ vào đúng,chứ còn quản cái lý thì làm sao mà quản được?Cho nên trong xí nghiệp của Trung Quốc và của Việt Nam vấn đề management vẫn kém xa xí nghiệp của Nhật Bản là vì vậy. Còn cây lúa và con lợn thì xuất xứ đầu tiên của nó là từ nền văn minh Văn Lang.Hạt cây lúa người Việt gọi là hạt lúa,hạt lúa phơi khô rồi cất kho gọi là hạt thóc,lúa giống là nói về các giống lúa khác nhau,chứ hạt lúa để làm giống thì gọi là hạt thóc giống."Thóc” ấy sau người Hán có được từ người Việt nên họ gọi là "cốc".Thóc xay ra thành "gạo",gạo nấu chín thành thứ mềm dẻo gọi là"cơm gạo"và người Việt nói tắt từ “cơm gạo”là “cơm”.Từ “kơm”trong tiếng Việt nghĩa nguyên thủy là “thứ ăn được”,gốc do từ “kin” của tiếng Tày –Thái nghĩa là “ăn”,bởi vậy người Việt có khi bữa ăn chỉ có khoai sắn hay bo bo nhưng vẫn gọi là ăn bữa cơm.Từ “cơm gạo” người Tày gọi là “kin khảu",người Thái Lan gọi là "kin khao"đều nghĩa là ăn cơm.Người Hán ăn sản phẩm gạo ấy từVăn Lang phía nam bán lên nên gọi cây lúa cho ra “gạo”là "đạo"và phải ghép với từ thủy là "thủy đạo"để chỉ cây lúa nước,bởi họ lạ lùng là thứ cây lương thực ấy phải trồng dưới ruộng nước chứ không như lúa mì của họ trồng trên đất khô của thảo nguyên.Người Nhật lại lấy từ "cơm"của tiếng Việt để gọi gạo là "cômê",truyền lên Trung Nguyên phía bắc, người Hán lại gọi “cômê” là "mễ"hay “đạo mễ”nghĩa là gạo(phát âm là “mỉ”hay “tạo mỉ”).Chữ “mễ”mà xuất xứ là từ chữ “cơm” của tiếng Việt như vậy thì chữ “miến”cũng là xuất xứ từ tiếng Việt mà thôi,do người Việt chế biến ra miến từ bột dong và bột đậu xanh.Đến thời mà nghề trồng lúa nước phổ biến khắp vùng nam Trường Giang,lúc ấy xứ các nước Ngô, Sở, Việt đều giàu có và đông dân hơn Trung Nguyên nhiều,và thời ấy dân Ngô,Sở, Việt đều nói các thứ tiếng thuộc hệ ngữ Nam Á-người Ôn Châu ngày nay ở Triết Giang mà nói tiếng Ôn Châu thì người Trung Quốc phía bắc nghe chỉ hiểu được 3%).Giống lúa loài người trồng đầu tiên là lúa nếp,sau dân số đông lên,có đồng bằng rộng lớn mới tìm ra giống lúa tẻ có năng suất cao hơn ,đó là giống thứ hai sau lúa nếp,gọi là lúa “tẻ”(do gen từ “tê”là 2 trong tiếng Khơ Me-Tiếng Việt thuộc hệ ngữ Nam Á ,nhóm ngữ Môn-Khơ Me,người Môn ở bên Mianma).Vì vậy người Văn Lang thường ăn cơm gạo tẻ,còn gạo nếp chỉ dùng khi cúng giỗ nhớ tổ tiên.Người Hán phiên âm chữ “nếp”là “nua”và gọi gạo nếp là “nua mỉ” Con lợn người Việt gọi là "Lợn",người Tày gọi là "Đồn",người Hán phiên âm thành "Thún",chữ ấy lại gọi là tiếng Hán cổ,nay không dùng,người Hán gọi là "Tru"tức "chư".Lợn , gà và vịt thả đồng gắn liền với nông nghiệp lúa nước.Những loài chim thuần dưỡng rồi nuôi ở nhà để lấy thịt và trứng,người Hán gọi là “gia cầm”,nhưng chữ “cầm” thì lại do người Hán phiên âm chữ “chim”của tiếng Việt và họ đọc là “xín”(vì họ không phát âm được âm ngậm có “m”cuối).Điều náy chứng tỏ nghề nuôi chim nhà lấy thịt là xuất xứ từ Đông Nam Á.Người Hán dòng giống Mông Cổ là dân du mục đồng cỏ.Họ có nuôi chim thì chỉ là nuôi vài con chim ưng để giúp săn thỏ trên thảo nguyên chứ không có nền nông nghiệp nuôi chim nhà để lấy thịt và trứng.Người Hán gọi chim là “niẻo”tức “điểu”.Người Thái chắc là thuần dưỡng gà đầu tiên.Nhà ở của người Thái có biểu tượng con gà ở hai chái nóc nhà.Người Việt có tục cưới xong thì chú rể lại mặt nhà gái bằng một con gà trống.Tục cưới của người Tày nhất định phải có một đôi gà,nếu vì lý do ví dụ chiến tranh chú rể đi xa không có mặt trong lễ cưới được thì trong lễ cưới cô dâu bế một con gà trống.
    1 like
  25. Khổng tử chính là người Việt là một giả thuyết rất có cơ sơ khoa học. Nhưng nó được ghép tên Khổng tử và gắn cho cội nguồn của Khổng An Quốc - người tự nhận là cháu 20 đời của Không Tử - và chính là quan đại thần phụ trách hiệu chỉnh các trước tác của văn hiến Việt, dưới thời Hán Vũ Đế (180 BC). Nền văn hiến Việt bị mạo danh từ lúc này.Tôi đã xem kỹ đến từng dấu phẩy trong cuốn Chu Dịch. Chỉ ngay trong cuốn này cho thấy: Chu Văn Vương và Khổng tử hoàn toàn là tên gán ghép.
    1 like
  26. Đệ tử có bạn học tiếng Trung, người bạn này có 1 ng thầy TQ, chính người thầy này (cũng là nhà nghiên cứu ngôn ngữ) kể lại rằng từ Hán Việt (nhưng cách gọi hiện nay) là từ Việt, được văn minh Hán tiếp thu, đến đời nhà Đường - Tống thì triều đình cấm triệt để, ko cho sử dụng nữa, bắt buộc toàn bộ các từ này phải được chuyển ngữ hoặc thay thế sang từ thuần Hán. Cho nên từ Hán Việt (hiện nay) chỉ có ở VN mà thôi, TQ ko có xài chung! Cũng chính ông này khẳng định Khổng Tử thực chất là người Việt. Điều này cho thấy TQ vẫn còn lưu giữ, năm giữ rất nhiều bí mật về quá khứ lích sử dân ta. Có điều họ che đậy quá tốt. Tiếc là ông này đã về lại TQ ... Những điều này TL cũng nghe kể lại mà thôi, cần phải xác minh thêm nhiều, nhưng "không có lửa sao có khói"...
    1 like
  27. Cảm ơn những lý giải của anh Lãn Miên. Bàn về từ Hán Việt, có một học giả thống kê có trên 30. 000 từ Hán Việt dùng trong ngôn ngữ Việt. Và thế là các học ....giả cho rằng tiếng Việt bắt nguồn từ tiếng Hán. Ở đây tôi chưa bàn đến việc các yếu tố khác đủ để chứng minh rằng tiếng Hán không bao giờ la nguồn gốc của tiếng Việt về nguyên tắc. Chỉ cần bàn đến 30. 000 từ gọi là Hán Việt dùng trong tiếng Việt này. Đến đây, tôi xin lưu ý quí vị quan tâm là: Vào đầu thời Trung Hoa Dân Quốc, có hai vị học giả Trung Hoa có ý tưởng xóa nạn mù chữ cho người Hán, bèn chọn lọc 1000 từ thông dụng và dạy họ viết thông thạo 1000 từ này (Tư liệu này tôi xem lâu nên quên mất tên hai vị này. Quí vị nào nhớ xin bổ sung). Như vậy chứng tỏ răng: Người Hán không thể do sự truyền bá văn hóa qua sự tiếp xúc giữa dân chúng mà phổ biến trên 30. 000 từ trở thành từ Hán Việt cho dân Việt dùng được (Có văn tự thể hiện ngôn từ). Nó phải xuất phát từ một qui định mang tính chuẩn hóa quốc gia. Ai làm được điều này? Bây giờ tôi xin đặt vấn đề: Bây giờ tất cả các viện Hàn Lậm của các siêu cường với kinh phí không giới hạn cho mục đích, chuyển toàn bộ tiếng Anh thành một loại ngữ âm Anh - Việt và phổ biến trong dân Việt để họ dùng từ Anh Việt với phát âm tiếng Việt trong đời sống thì quy mô của nó sẽ phải như thế nào? Và để thống nhất thứ ngôn ngữ đó thì cần những điều kiện gì trong toàn thể dân Việt? Chưa nói đến tính hợp lý giữa hệ thống cấu trúc ngôn ngữ Việt và sự liên quan đến từ Hán Việt. Bởi vậy, vấn đề được đặt ra trên cơ sở một suy luận hợp lý là: Để có một hệ thống chuẩn hóa trong toàn bộ tiếng Hán Việt phổ biến trong ngôn ngữ Việt phải là một quá trình rất lâu dài và được chuẩn hóa mang tính quốc gia. Điều này đòi hỏi một nhà nước có sự phát triển liên tục về văn hóa và thể chế và nó chỉ có thể giải thích được với nhà nước Văn Lang của các vua Hùng với các học giả uyên bác của nền văn hiến Việt. Từ đó cần phải đạt lại vấn đề: Tiếng Hán từ đâu mà ra, chứ không thể là tiếng Việt có nguồn gốc Hán. Trong khi tiếng Việt - một ngôn ngữ cao cấp - có khả năng dịch tất cả các ngôn ngữ trên thế giới ra tiếng Việt. Ngược lại tất cả ngôn ngữ khác, không có khả năng này. Ngay cả ngôn ngữ Trung Hoa vốn gần gũi với văn hiến Việt bởi sự giao thoa hàng ngàn năm, cũng không thể dịch được ngôn ngữ Việt ra tiếng Hoa một cách hoàn chỉnh so với chiều ngược lại.
    1 like
  28. Nền văn minh Samuier (Bí ẩn của những điều vượt qua trí tuệ con người ) Ai đã sáng tạo ra nền văn minh Samuier? Các nhà lịch sử học cho rằng, cực văn minh Trái Đất, nơi khởi nguồn, có khả năng là khu vực sinh sống của người Samuier. Vì các nền văn minh Maya và Samuier có rất nhiều điểm tương tự, thậm chí giống nhau. Người Samuier đột nhiên xuất hiện, rồi lại đột nhiên biến mất khỏi vùng hạ du sông Tigre và Sông Euphrate. Vào khi nào, bằng cách nào họ đã học được chữ hình chêm và kỹ thuật kiến trúc bảo tháp cho đến nay vẫn là câu đố lịch sử khó giải, là một sự thách thức đối với các nhà khảo cổ học. Samuier là thành phố có nền văn minh lâu đới nhất trong lịch sử các nền văn minh nhân loại, hình thành khoảng 4000 năm trước Công Nguyên. Nó đột nhiên xuất hiện ở khu vực hạ du hai con Sông Tigre và Euphrate thuộc vùng Trung Đông, tức phía Nam Iraq ngày nay. Các nhà lịch sử chính thống và các nhà khảo cổ học đã có được ý kiến thống nhất khi cho rằng: Thành phố Samuier không chỉ là cội nguồn văn minh phương Đông cổ đại sau này mà còn có thể nói một cách chuẩn xác, nó là cội nguồn của nền văn minh Thế giới hiện đại. Thành phố Samuier nằm ở khu vực Mesopotamie (Vùng Lưỡng Hà). Khu vực này hàng nghìn năm trở lại đây luôn luôn là khu vực có môi trường tồi tệ, khô hạn, nóng nực, sông ngòi có dòng chảy hung hãn, không thích hợp cho việc sinh sống của con người. Vậy tại sao nền văn minh sớm nhất của con người lại được sản sinh ra từ hoàn cảnh tự nhiên vô cùng khắc nghiệt. Nói tới nền văn minh Samuier, điều mà người ta nghĩ tới đầu tiên là phát minh văn tự hình chêm (một loại văn tự do người miền Nam Mesopotamie sáng tạo từ 3000 năm trước Công Nguyên, nét chữ giống cái chêm. Người Babylon, Ba Tư... đều đã từng sử dụng loại văn tự này). Người Samuier không chỉ phát minh ra chữ viết mà còn phát minh ra các loại kỹ thuật như: Cày ruộng, xây dựng, tưới tiêu, nhiều nghành khoa học hình học, pháp luật, thiên văn học, toán học và cả phương pháp quản lý dân chủ của Nhà nước, thành phố... Hơn nữa, đứng từ góc độ thời gian lịch sử mà nói, tất cả những tri thức này của người Samuier đều được sáng tạo một cách đột ngột trong khoảng thời gian cực ngắn. Thực tế này càng khiến các nhà sử học và khảo cổ học không thể hiểu nổi, cũng không thể tranh cãi hay bàn bạc được điều gì. Họ chỉ có thể đặt câu hỏi: Ai là người có bản lĩnh lớn như thế trong khoảnh khắc đã khiến cho người Samuier trở nên thông minh để sáng tạo ra một nền văn minh không thua kém bất kỳ nền văn minh nào của các quốc gia ở thế kỷ XX. Tiến sỹ Thaytacasag, nhà Khoa học Vũ trụ Mỹ đã đưa ra cách giải độc đáo: "Văn minh Samuier là dựa vào sự giúp đỡ của sinh vật hệ nhân loại vô cùng hùng mạnh mà được sản sinh ra". Cuối Thế kỷ II trước Công Nguyên Jisirosuansi của Babylon đã vận dụng sách cổ văn thần điện viết cuốn sử Babylon với độ tin cậy rất cao. Sách đã viết: "Khi nhân loại ở vùng Babylon cổ xưa sống cuộc sống hoang dã giống như loài thú hoang không có trật tự, ở vịnh Ba Tư xuất hiện một loài sinh vật Oyanasi hình thể giống cá, nhưng phía dưới đầu cá lại có một cái đầu khác, có chân tay giông như người, tiếng nói cũng giống người". Loài sinh vật này, ban ngày xuất hiện ở biển, nói chuyện với con người, dạy con người văn hóa, nghệ thuật, khoa học, pháp luật, kiến trúc, nguyên lý hình học, hái lượm hoa quả, phân biệt thực vật,... nhưng nó không ăn gì mà vẫn tồn tại. Do loài sinh vật này là động vật lưỡng thể, nên khi Mặt trời lặn về phía Tây, nó liền nhảy xuống biển ẩn náu dưới đó, đến sáng lại lập tức xuất hiện". Cách giải lý này, thực sự khiến người ta khó tiếp thu. Tiến sỹ Calusag suy đoán, khoảng 4000 năm trước Công Nguyên hoặc sớm hơn, nền văn minh ngoài nhân loại đã tiếp xúc với loài người ở bờ biển Vịnh Ba Tư, mà di tích Aliduo cổ nhất của Samuier lại ở chính trên mảnh đất này. Di tích Aliduo hiện đã được các nhà khảo cổ học xác nhận, căn cứ vào kết quả phân tích được ghi lại bằng văn tự chêm rằng "Aliduo trước nạn Đại Hồng Thủy là đô thành sớm nhất của ngũ quyền từ trên trời giáng xuống". Tiến sỹ Calusag còn chỉ rõ: "Nếu như lấy loài sinh vật Oyanasi có thân thể giống như cá coi như là áo Vũ trụ hoặc áo lặn, cái đầu khác dưới cái đầu cá chỉ là cái mặt của mũ Vũ trụ hoặc mũ lặn, thì chúng ta có thể kết luận một cách nhanh chóng, đó chính là sinh vật có tính trí năng hệ phi nhân loại trong đại dương". Ngoài ra, còn có rất nhiều người thử nghiệm đưa ra kiến giải của mình với chủ trương: tích cực và mạnh dạn giải thích nền văn minh Samuier. Nhà ngôn ngữ học kiêm nhà nghiên cứu lịch sử cổ đại Trung Đông quốc tịch Mỹ nhưng mang trong mình huyết thống Trung Đông tên là Caglia Xijin, nói: "Cội nguồn nền văn hóa Samuier có thể nói là dựa vào sự giúp đỡ của người ngoài hành tinh, cũng có ý kiến cho rằng: Trước nạn "Đại Hồng Thủy", Samuier bị người ngoài hành tinh xâm chiếm, biến thành đất thuộc địa, nền văn minh Samuier chính là di sản văn hóa của họ được giữ lại trên mảnh đất thuộc địa này". Caglia Xijin đã quan xát và nhận thấy, xuyên suốt các nền văn hiến của khu vực Trung Đông Mesopotamie (từ Samuier đến Asayria), Ai Cập, Hilblai đến Thánh Kinh cùng một ngôn ngữ đã từng xuất hiện, đều có một từ đơn "Sai mu", và bất luận là tài liệu gì đều thường xuyên lấy nó dùng trong trường hợp ghi lại những cuộc đi lại của các thiên thần trên trời hoặc của con người lên trời. "Sai mu" trong văn tự hội thoại (hình thái sớm nhất của văn tự chêm) lúc đó có ý nghĩa là lên cao vuông góc - lên thẳng. Từ đó có thể thấy, nó phải là vật thể phi hành như các loại tên lửa, phi thuyền vũ trụ. Trên thực tế, trong bài thơ ca tụng dân lên nữ thần Isidare của Babylon có một câu thơ miều tả rất rõ nó đúng là một vật thể phi hành: "Nữ thần ở trên trời cưỡi "Sai mu" bay xuống Trái đất, nơi loài người sinh sống". Ngoài các điều này ra các tác phẩm hội họa, phù điêu, điêu khắc thời đó cũng đều có vật thể hình dáng giống như tên lửa. Rất có khả năng những tác phẩm đó được làm ra để biểu thị sức mạnh của "Sai mu". Cội nguồn của nền văn minh Samuier có nhiều cách giải thích nhưng đều rối ren, chưa thống nhất, giống như cách nói "Người nhân thấy thế gọi là nhân, người trí thấy vậy gọi là trí". Dù là cách nói nào đi chăng nữa, chúng ta vẫn phải chờ các nhà khảo cổ học tiếp tục khảo sát và nghiên cứu. Nguồn : Khoahoc.com.vn
    1 like
  29. Lục bát và các dòng thơ lục bát Inrasara I. Lục bát Lục bát, lâu nay ta hay có thói quen xem nó thuần Việt. Nhưng không. Đây là thể thơ gần như của chung các dân tộc Đông Nam Á. Bởi cơ cấu ngôn ngữ dị biệt nên “lục bát” mỗi nơi phát triển mỗi khác. Ngay từ cuối thế kỉ XVI - đầu thế kỉ XVII được ghi nhận là thời điểm ra đời của sử thi Akayet Dewa Mưno, lục bát Chăm đã rất chuẩn mực. Trước đó nữa, trong panwơc pađit ca dao Chăm, lục bát là thể thơ được độc quyền sử dụng. Chăm gọi nó là thể ariya. Thử xét qua lục bát Việt và Chăm. 1. Lục bát Chăm gieo vần lưng. Chữ thứ sáu dòng lục hiệp với chữ thứ tư dòng bát: Thei mai mưng deh thei o Drơh phik kuw lo yaum sa urang Ai đến từ đằng kia xa Giống người yêu ta riêng chỉ một người Hiện tượng này cũng thấy trong ca dao Việt: Trèo lên cây bưởi hái hoa Bước xuống vườn cà hái nụ tầm xuân 2. Ariya gieo cả vần bằng lẫn vần trắc. Ở trường hợp này, người Chăm gieo vần cũng khá linh hoạt, họ không nhất thiết cứ một cặp bằng rồi đến một cặp trắc. Có khi cả đoạn dài tác giả chỉ sử dụng độc vần bằng, nhưng đột hứng chúng ta thấy vần trắc xuất hiện: Mai baik dei brei pha crong Tangin dei tapong kauk luk mưnhưk Bbuk ai tarung yuw harơk Tangin dei pơk nhjwơh yuw tathi Về đi em cho đùi gác Bàn tay em vuốt, đầu xức dầu thơm Tóc anh bù rối như rơm Tay em vuốt thì mượt như lược chải Đây là loại vần dù hiếm nhưng cũng có xuất hiện trong thơ ca dân gian Việt: Tò vò mà nuôi con nhện Ngày sau nó lớn nó quện nhau đi Nhưng không như ở lục bát Việt, vần trắc tồn tại khá bình đẳng với vần bằng trong ariya Chăm. Thậm chí trong một bài thơ dài, nó gần như đứng xen kẽ. 3. Tiếng Chăm là ngôn ngữ đa âm tiết nên khác với lục bát Việt, số lượng tiếng được đếm trong ariya Chăm cũng khác. Có hai trường hợp xảy ra: - Dạng đếm âm tiết: dòng lục gồm sáu âm tiết và dòng bát tám âm tiết, không lệ thuộc vào lượng chữ trong câu thơ. - Dạng đếm theo lượng trọng âm của từ: Hiện tượng đọc lướt, nén chữ (compression), hay nuốt âm (elision) là chuyện bình thường gần như là thuộc tính của ngôn ngữ đa âm tiết, nhất là trong sáng tác thơ ca. Tiếng Chăm không là ngoại lệ. Dấu vết của cách đếm này cũng có mặt trong vài bài ca dao Việt xưa: Mình nói dối ta mình hãy còn son Ta đi qua ngõ ta thấy con mình bò Con mình những trấu cùng tro Ta đi xách nước tắm cho con mình Nhưng khi lục bát Việt phát triển ổn định, nó dừng lại ở 6-8. Các cách tân sau này không quan tâm đến lượng âm tiết trong câu mà đặt nặng ở vắt dòng và nhất là ngắt nhịp. Thì lục bát Chăm vẫn phát triển theo kiểu trương nở. 4. Về thanh điệu: Cũng như thanh điệu trong lục bát Việt xưa, ariya Chăm phát triển khá linh hoạt. Linh hoạt cả khi thanh điệu của lục bát Việt ổn định ở: Bằng Trắc Bằng / Bằng Trắc Bằng Bằng. Lục bát Việt khi xưa có vần trắc. Và khi bài thơ hơn hai cặp lục bát có lối gieo cả vần bằng lẫn trắc thì chúng mang dáng dấp của thể song thất lục bát. Tò vò mà nuôi con nhện Ngày sau nó lớn nó quện nhau đi Tò vò ngồi khóc tỉ ti Nhện ơi nhện hỡi mầy đi đàng nào 5. Ngoài các thể lục bát kể trên, người Chăm còn có thể pauh catwai (biến thể từ ariya) mà mỗi cặp lục bát đều đứng biệt lập như một bài thơ hoàn chỉnh với đầy đủ ý nghĩa, được kết nối liên hoàn đến cả mấy trăm câu mà vẫn thống nhất qua giọng điệu, tư tưởng. Hình thức không khác mấy so với Choka (trường ca) của Nhật (Choka là Shika: 5-7 âm được kết nối liên hoàn). 6. Đến nay, các nhà nghiên cứu chưa thể khẳng định thời điểm ra đời của lục bát, càng không biết dân tộc nào khai sinh ra nó nữa. Nhưng điều chắc chắn là có sự ảnh hưởng và tác động qua lại. Từ thập niên 50 của thế kỉ trước, giới làm thơ Chăm có sáng tác theo thể lục bát thuần Việt: ổn định, chỉ gieo vần bằng và hiệp vần ở chữ thứ 6 dòng bát. Dù vậy, cái khung của ngôn ngữ đa âm tiết vẫn chưa hết “gò bó” thể ariya Chăm. Để nó không bao giờ hết là nó, nghĩa là đặc trưng Chăm. (Phần I này lược tóm từ: “So sánh lục bát Chăm – Việt”, Tạp chí Văn hóa - nghệ thuật, số 09.2001). II. Các dòng/ khuynh hướng lục bát Việt Không kể các tác phẩm cổ điển sáng tác theo thể lục bát như Truyện Kiều, Lục Vân Tiên,… lục bát hiện đại Việt Nam phát triển theo 4 dòng chính. - Dòng lục bát dân gian, mà lục bát Nguyễn Bính là rất tiêu biểu. Nhịp thơ nhịp nhàng, ngôn ngữ dung dị dễ hiểu, hình ảnh thơ quen thuộc và gần gũi với đời sống thôn quê Việt Nam. Rất gần với ca dao. Sau Nguyễn Bính, đã có nhiều nhà thơ đi theo và phát triển xu hướng lục bát này, Đồng Đức Bốn đậm hơn cả. - Dòng lục bát trí tuệ. Có thể xem Lửa thiêng của Huy Cận thời Thơ Mới là thành tựu mở đầu. Mới mẻ ở đề tài và ý tưởng, ngôn từ trí tuệ và chắt lọc bên cạnh là độ nén của ý thơ tạo nên thứ thi pháp rất hiện đại. - Dòng lục bát huyền ảo. Dòng này nẩy nở và phát triển mạnh ở miền Nam thời sáng tác [và ảnh hưởng] Phật giáo thịnh hành: Huy Tưởng, Tuệ Mai và nhất là Phạm Thiên Thư với Động hoa vàng (1973) và Trại hoa đỉnh đồi (1975). Ngôn ngữ thơ mơ mơ hồ hồ bên cạnh hình ảnh mông lung, ý tưởng thiếu rành mạch, tạo một cảm giác miên man, mong manh, huyền ảo. Bài thơ đôi lúc chuyển nhịp khá bất ngờ. - Dòng lục bát hậu hiện đại. Mở đầu bằng Bùi Giáng. Sáng tác của ông giai đoạn sau, nhất là các bài thơ mà tỉ lệ từ Hán Việt lấn át. Có khi bài thơ chỉ là một chuỗi liên hệ âm, thanh, vần, phép nói lái trong ngôn ngữ nối tiếp hoặc chồng chéo lên nhau, lồng vào nhau như thể một ma trận chữ vô nghĩa; rồi cả chuỗi hình ảnh, ý nghĩ dẫm đạp lên nhau, xô đẩy, nhảy cóc rối tù mù. Bài “Ngẫu hứng” đã được Nguyễn Hưng Quốc bình rất độc đáo. Một hôm gầu guốc gầm ghì Hai hôm gần gũi cũng vì ba hôm Bôm ha? đạn hả? bao gồm Bồm gao gạo đỏ bỏ gồm gạo đen. Sau Bùi Giáng, ta thấy Nguyễn Duy sáng tác theo xu hướng này, nhưng không đậm bằng. Các bạn trẻ Sài Gòn sau đó đẩy lục bát hậu hiện đại đi xa hơn nữa. Bên cạnh bốn dòng trên, ta còn thấy sự thể Du Tử Lê đã cố ý cắt nát lục bát bằng các dấu chấm, phẩy, gạch chéo… để tạo nhịp mới, nhịp chỏi cho thể thơ vốn khá mềm mại này – một cố ý thuần kĩ thuật. Nằm nghe - chăn gối rơi. Cùng tháng năm bằn bặt.- Phật còn ở không Tôi nhìn - tôi rất chon von núi non âm bản. - rừng son vẽ.- Buồn Hôm nói chuyện ở Lớp Cử nhân tài năng tại Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn TP Hồ Chí Minh vào năm 2006, một sinh viên tụng ca lục bát Đồng Đức Bốn, bị tôi hỏi vặn: bạn đã đọc lục bát Bùi Giáng, Phạm Thiên Thư chưa? Câu trả lời là - chưa! Tôi nói: thế thì bạn chưa thể bàn về lục bát được. Đơn giản, nếu là độc giả phổ thông, bạn có thể cảm [cúm, mạo] nhận hay khen chê tùy hứng, nhưng khi bạn đang ngồi giảng đường để trở thành người đọc chuyên nghiệp ở thì tương lai (nhà phê bình, giáo viên dạy văn,…) thì bạn cần đọc hệ thống, nghĩa là phải nhận diện thơ lục bát trong tiến trình của nó. Không thể khác. Trên đây, tôi chỉ phân loại mang tính gợi ý. Đề tài gợi mở nhiều hướng nghiên cứu rộng và sâu hơn. ---------------------------- Về tác giả : Nhà thơ Inrasara tên thật là Phú Trạm, sinh ngày 20 tháng 9 năm 1957 tại làng Chakleng - Mỹ Nghiệp, thị trấn Phước Dân, huyện Ninh Phước tỉnh Ninh Thuận, Việt Nam. Ông là một nhà thơ gốc Chăm nổi tiếng của Việt Nam hiện nay http://vi.wikipedia.org/wiki/Inrasara
    1 like
  30. người ta đã từng phát hiện rất nhiều ống cống bằng đất nung thời Hùng Vương, chứng tích của một đô thị đã từng tồn tại thời Hùng Vương.
    1 like
  31. Khám phá văn minh đô thị đầu tiên Timnhanh.com Ngày cập nhật 08/04/2010 09:06:00 Một thị trấn tiền sử nằm yên trong lòng đất khu vực Trung Đông gần Syria suốt 6.000 năm qua mới được khai quật. Qua đó, người ta đã khám phá được manh mối về những thành phố đầu tiên ở Trung Đông trước thời phát minh ra bánh xe. Theo trang web LiveScience, đó là thị trấn Tell Zeidan, có niên đại khoảng 6.000 – 4.000 năm trước Công nguyên, có trước cả các nền văn minh đô thị đầu tiên trên thế giới ở Trung Đông cổ đại. Thị trấn này nằm tại giao lộ các tuyến giao thương lớn thời cổ xưa ở Mesopotamia. Đây là một trong những địa điểm lớn nhất của văn hóa Ubaid ở phía Bắc Mesopotamia. Một bình đựng nước được tìm thấy tại thị trấn tiền sử Tell Zeidan. Ảnh: FOX NEWS Các nhà khảo cổ ở Viện Đông phương thuộc đại học Chicago (Mỹ) và các đồng nghiệp ở Syria đang nghiên cứu thị trấn này. Hiện họ đã có chứng cứ về việc giao dịch khoáng chất obsidian, sản xuất cũng như phát triển việc chế biến đồng. Đồng thời, các nhà khoa học còn phát hiện sự tồn tại tầng lớp quý tộc trong xã hội vốn sử dụng những con dấu bằng đá để xác định quyền sở hữu hàng hóa và các vật phẩm văn hóa.Chứng cứ trên củng cố điều các nhà khảo cổ từ lâu đã phỏng đoán rằng người Ubaid nằm trong số những người đầu tiên ở Trung Đông từng hình thành việc phân chia ra các nhóm xã hội căn cứ theo quyền lực và của cải. Theo Đất Việt
    1 like
  32. “Ta rằng hỡi ôi! Số người thác ở đây trăm đời sau vẫn là ma khách. Nay các ngươi đều được về đây, thi thể các ngươi thoát khỏi cảnh ngâm thây đáy nước, dãi nắng bãi cỏ hoang, ăn gió uống sương hồn phách chập chờn như đom đóm...”. Đây là những chữ được khắc trên tấm bia dựng tại cánh đồng Tốt Động, nơi diễn ra trận huyết chiến lịch sử giữa nghĩa quân Lam Sơn và giặc Minh, địa danh sáng chói trong Đại cáo bình ngô: “Ninh Kiều máu chảy thành sông tanh trôi vạn dặm Tốt Động thây chất đầy nội nhơ để ngàn năm…” Quá khứ Mùa Đông năm Bính Ngọ - 1426, nghĩa quân Lam Sơn với những cuộc vây thành bức hàng khiến quân Minh lâm vào thế chia cắt bị động không ứng cứu cho nhau được. Tháng Mười, vua Minh phong cho Thái tử Hoài vương hầu Vương Thông chức Chinh Di tướng quân, mang 5 vạn quân và 5 ngàn ngựa cùng Thượng thư Bộ binh Trần Hiệp và Tham tướng Mã Anh sang ứng cứu. Khi đến Đông Quan, Vương Thông lập tức cách chức một loạt tướng cũ, thành lập bộ chỉ huy mới, cùng với Sơn Thọ, Mã Kỳ, Phương Chính, Trần Hiệp, Lý Lượng... tổ chức một cuộc hành quân bão táp với 15 vạn người, “dài đến mười dặm, mũ giáp lòa trời, cờ tàn rợp nội, tự cho là đánh một trận có thể quét sạch quân ta”- (Lam Sơn thực lục). Vương Thông chia quân làm hai mũi tiến công. Mũi chính với 10 vạn quân do đích thân Vương Thông chỉ huy, hành quân từ Đông Quan qua Tốt Động, vòng lên đánh úp bản doanh nghĩa quân Lam Sơn đang náu trên vùng Cao Bộ (thuộc huyện Chương Mỹ, Hà Tây). Hiệu lệnh hiệp đồng là “khi nào có súng hiệu là hai bên đánh thế gọng kìm vào quân ta”- (Việt sử toàn thư). Lúc này Lê Lợi và đại quân vẫn đóng trong Thanh Hóa. Những đội quân tham gia bức thành Đông Quan và chia cắt các phủ lộ chỉ có vài ngàn người do các tướng Nguyễn Xí, Lý Triện, Lê Lễ, Lê Ngân... chỉ huy. Đoán được âm mưu của giặc, nghĩa quân Lam Sơn đã bố trí tại Tốt Động một trận địa phục kích. Tốt Động cách Hà Nội 25km về phía Tây Nam. Thời đó nơi đây là một đầm lầy ngập tràn lau lách. Nghĩa quân Lam Sơn tham gia trận đánh chỉ chưa đầy 3.000 người và 2 thớt voi chiến, xét về tương quan lực lượng thì thua xa quân của Vương Thông. Nhưng, nhờ khôn khéo chọn địa hình có lợi và bố trí lực lượng hợp lý, đặc biệt đã biết dùng kế nghi binh (cho bắn súng hiệu giả lừa Vương Thông tiến quân sớm hơn kế hoạch), nên nghĩa quân Lam Sơn đã có một trận đánh ngoạn mục. Đạo quân của Vương Thông hùng hổ tiến quân. Nhưng con đường duy nhất đi qua Tốt Động quá nhỏ hẹp, một bên là những gò cao, một bên là đầm lầy. Đạo binh của Vương Thông đang ào ào như thác lũ bắt buộc phải “bóp thắt” theo dạng cổ chai, đội hình hành quân kéo dài hàng chục dặm từ Ninh Kiều (một địa điểm trên sông Đáy thuộc xã Mai Lĩnh ngày nay) đến Tốt Động. Tại quyết chiến điểm, khi một tiếng súng lệnh nổ vang, voi chiến cùng nghĩa quân Lam Sơn hò nhau xông ra. Quân giặc bị bất ngờ, “cả người và ngựa lồng lên hoảng sợ nhảy xuống đầm lầy, giày xéo lên nhau chết chìm không biết bao nhiêu mà kể”. Tiền quân tan vỡ, hậu quân dồn lên ứng cứu, và cứ thế hết lớp này đến lớp khác, cánh đồng Tốt Động trở thành mồ chôn xác giặc Minh. Trận chiến diễn ra từ giờ Ngọ đến giờ Thân. 5 vạn quân giặc bị chết tại chỗ, 1 vạn bị bắt sống. Thượng thư Trần Hiệp và nội quan Lý Lượng bị chém đầu. Vương Thông bị trọng thương phải bỏ chạy về Đông Quan đóng cửa thành viết thư cầu viện binh. Trận Tốt Động có ý nghĩa chiến lược, buộc nhà Minh phải điều Liễu Thăng và Mộc Thạnh mang 12 vạn quân sang cứu nguy, để rồi cả hai đạo quân này đều bị đánh bại trong chiến dịch Chi Lăng - Xương Giang nổi tiếng năm 1427, khiến Vương Thông không còn đường nào khác phải chấp nhận đầu hàng. Theo truyền thuyết, xác giặc Minh nổi trên đồng nhiều không kể xiết, cá trê ăn xác giặc nên sinh sôi nhiều vô kể. Dân làng liền đặt tên là đồng Trê. Nơi nhân dân Tốt Động mang gạo ủng hộ nghĩa quân thì đặt tên đồng Gạo. Vài năm sau khi giành độc lập, vua Lê Thái Tổ đã xuống chiếu cho làng Tốt Động thu nhặt hài cốt giặc Minh chôn vào 300 ngôi đại mộ, hàng năm cúng tế đàng hoàng. Đến năm Bính Dần - 1866, vua Tự Đức ra chiếu cho làng Tốt Động làm “việc nghĩa chủng”, quy tụ hài cốt về một đại mộ, xây bó đá ong và đặt tên nơi đó là đồng Mồ. Trên đồng Mồ đặt tấm bia đá “di ngôn”, do cử nhân Bộ lại Đặng Tĩnh Trai thừa soạn. Hiện tại Làng Tốt Động có một cái lễ đặc biệt. Vào ngày 24 tháng Chạp hàng năm, dân làng mang cơm cháo rượu thịt... lên đồng Mồ và đọc bài văn cúng “ma khách”: “Hỡi ơi các vong hồn! Vua ta có lòng nhân nghĩa, ra sắc chỉ cho thu nhặt hài cốt, xây mồ. Vì không nơi nương tựa, các ngươi hãy nhớ ngày này trở về đây mà hưởng tết. Lòng thành lễ mọn, các ngươi cùng hưởng, không phải e lệ chi…”. Trong khi thầy cúng đọc, trẻ em chăn trâu trên đồng sẽ đóng vai những “ma khách” đói khát chầu chực quanh chiếu lễ vật chỉ chờ thầy cúng đọc đến câu “ô hô cẩn cốc” là tranh nhau cướp. Bởi thế lễ này mang tên Cướp cháo cầu. Tục cướp cháo cầu tại “bia di ngôn” vẫn còn được duy trì đến tận ngày hôm nay. Đỗ Tiến Thụy
    1 like
  33. Nguồn: Cinet tổng hợp TRỐNG ĐỒNG ĐÔNG SƠN - VĂN VẬT KỲ DIỆU CỦA NỀN VĂN MINH CỔ Trống đồng Đông Sơn tiêu biểu cho nền Văn hóa Đông Sơn của người Việt cổ. Những chiếc trống này trong suốt hàng nghìn năm đã là văn vật tượng trưng cho tinh hoa văn hoá cũng như ý chí quật cường của dân tộc ta. Trong những nghi lễ trang nghiêm cũng như dịp hội hè vui vẻ, tiếng trống đồng trầm hùng vang vọng tạo ra một không khí uy nghi, làm tăng lòng tự hào dân tộc và làm cho kẻ thù phải khiếp sợ. Quê hương của trống đồng Đông Sơn là miền Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ Việt Nam. Trống đồng Đông Sơn đã tồn tại trong khoảng thời gian từ thế kỷ thứ 7 trước Công nguyên đến thế kỷ 6 sau Công Nguyên. Nó là sản phẩm đầy trí tuệ của người Việt cổ. Tổ tiên ta đã vượt lên những khắc nghiệt của thiên nhiên bằng sự dũng cảm, thông minh và sáng tạo hiếm có đã tạo nên kỹ thuật luyện kim đồng thau bản địa, nền văn hóa đồng thau vào loại bậc nhất Đông Nam Á. Và những chiếc trống đồng Đông sơn chính là sản phẩm của nền văn minh nông nghiệp phát triển ấy. Trống đồng Việt Nam có nhiều loại hình, nhưng tất cả đều khởi nguồn từ trống Đông Sơn mà đỉnh cao là sự hoàn thiện kỹ thuật chế tạo là trống đồng Ngọc Lũ. Trống đồng là biểu hiện tập trung nhất những thành tựu trong sinh hoạt kinh tế, văn hóa, xã hội và quyền uy của một nhà nước được xác lập đầu tiên trên đất nước ta - Nhà Nước Hùng Vương. Trống đồng và những hình khắc họa trên trống đã giúp chúng ta ngày nay hình dung được đôi nét về cuộc sống của người Việt cổ ở thời xa xưa ấy. Hoa văn trên trống đồng có nhiều loại, kiểu bố trí hợp lý trên các phần mặt, tang và thân trống. Nó được các nhà nghiên cứu tìm hiểu, phân tích để làm một trong những cơ sở khoa học trong phân loại trống và khắc họa những nét sinh hoạt kinh tế, xã hội, văn hóa Đông Sơn thời bấy giờ. MỘT HIỆN VẬT TIÊU BIỂU CỦA VĂN HOÁ NGƯỜI VIỆT CỔ Trống Đồng Đông Sơn là một loại nhạc cụ dùng trong các buổi lễ hay khi đi đánh nhau. Trống đồng được tìm thấy ở nhiều nơi trên đất Việt Nam, như Thanh Hóa (Đông Sơn, 24 trống), Hà Đông (9 trống), Bắc Ninh, Cao Bằng (mỗi tỉnh 3 trống), Hà Nam, Hà Nội, Hoà Bình, Kiến An (mỗi nơi 2 trống), Nam Định, Lào Cai, Sơn Tây, Yên Bái, Hải Dương, Nghệ An, Thủ Dầu Một, Kontum (mỗi nơi một trống). Trống đồng đẹp nhất phải kể đến các trống Ngọc Lũ, Hoà Bình, và Hoàng Hạ. Giữa mặt trống là hình ngôi sao, phần nhiều là sao 12 cánh, xen giữa các cánh sao là họa tiết lông công hoặc những đường vạch chéo có hình tam giác lồng vào nhau. Bao quanh các ngôi sao có hình người, vật, động vật và hoa văn hình học. Hoa văn hình học thường thấy là : đường chấm nhỏ, vành chỉ trơn, vòng tròn chấm giữa tiếp tuyến, vòng tròn đồng tâm chấm giữa có tiếp tuyến, hoa văn hình chữ gẫy khúc, hoa văn răng cưa và vạch ngắn song song Thân trống thường có hình thuyền, hình vũ sĩ, hình một số chim, thú thông thường thì chỉ có hoa văn hình học. Quai trống thường làm theo hình dây thừng bện. Trống đồng Đông Sơn được phân loại theo sự phân bố của những hình khắc và hoa văn trên trống: Ảnh cinet Nhóm A Tiểu nhóm A1 Gồm 6 trống: Ngọc Lũ I, Hoàng Hạ, Sông Đà, Khai Hoá, Bản Thôm và Quảng Xương. Đặc điểm: Hình khắc phong phú, gồm hình người và động vật, trong đó hình người đóng vai trò chủ đạo Tang trống khắc 6 chiếc thuyền và ở giữa thân trống có hình vũ sĩ đứng trong các ô chữ nhật. Hoa văn: Hoạ tiết lông công xen giữa các cánh sao, hoa văn hình chữ gãy khúc và có hoa văn răng cưa Tiểu nhóm A Gồm 8 trống : Miếu Môn, Vũ Bị, Đồi Ro, Làng Vạc I, Làng Vạc II, Pha Long, Phú Xuyên và Hoà Bình. Đặc điểm: Giống tiểu nhóm A1 là tang trống cũng có cảnh đua thuyền, nhưng số lượng thuyền thay dổi, nhưng trên mặt trống không có cảnh sinh hoạt như ở nhóm A1. Ngoài ra có thêm những động vật kỳ dị như con vật đầu chim, có 4 chân và đuôi dài như đươi cáo hoặc là hình con vật 4 chân, có bờm, đuôi cuộn, mõm há. Thay vào hình vũ sĩ là hình bò hay hình chim. Hoa văn: Hoa văn chủ đạo là hoạ tiết tam giác lồng nhau xen giữa các cánh sao và hoa văn răng cưa. Hình dáng trống đồng làng vạc Nhóm B Nhóm này chiếm số lượng nhiều nhất, gồm 26 trống : Duy Tiên, Yên Tập, Ngọc Lũ II, Phú Duy, Núi Gôi, Việt Khê, Làng Vạc III, Làng Vạc IV, Định Công I, Định Công II, Định Công III, Cửu Cao, Mật Sơn, Thiết Cương, Phương Tú, Pắc Tà, Giải Tất, Bình Phủ, Hà Nội, Hoằng Vinh, Vĩnh Ninh, Đông Sơn I, Đông Sơn II, Đông Sơn II, Đông Sơn IV, Đào Thịnh. Đặc điểm: Hình ngôi sao trên mặt trống phần nhiều là 12 cánh, ngoài ra có một ít là hình sao 8 cánh và 10 cánh. Vành chim trên mặt trống thường khắc 4 con, một vài trống là 6 con. Hoạ tiết lông công đã có biến thể, hình tam giác phủ vạch chéo, hình chữ gẫy khúc và vạch ngắn song song. Nhóm C Gồm 11 trống: Hữu Chung, Đông Hiếu, Đa Bút, Phú Phương I, Phú Phương II, Nông Cống, Thôn Bùi, Chợ Bờ, Đắc Glao, Thôn Mống, Hàng Bún. Đặc điểm: Trên mặt trống xuất hiện 4 khối tượng cóc và vành hoa văn hình chim cách điệu bao quanh ngôi sao. Ngôi sao phần nhiều có 12 cánh, vành chim có từ 4 đến 10 con. Trên mặt trống có 6 dạng văn chủ yếu sau: hình tam giác lồng nhau, vòng tròn đồng tâm chấm giữa và có tiếp tuyến, vạch ngắn song song, chữ M lồng nhau, đường gấp khúc liên tiếp tạo thành những ô hình quả trám và hoa văn có hình trâm. Ngoài ra còn có nhiều trống minh khí có kích thước nhỏ, trên trống lại có rất ít hoa văn trang trí nên không được đưa vào hệ thống phân loại trên. Hình dáng trống đồng Phú Thương DẤU ẤN CỦA TRIỀU ĐẠI HÙNG VƯƠNG TRÊN TRỐNG ĐỒNG ĐÔNG SƠN Trống đồng Đông Sơn làm chúng ta liên tưởng đén truyền thuyết người Việt và người Mường. Truyền thuyết "trăm trứng" của người Việt kể rằng Bố Rồng và Mẹ Âu chia làm đôi số 100 người con của mình: 50 con theo cha về biển, 50 con theo mẹ lên núi (tức là địa bàn Phong Châu), cử người con trưởng làm vua lấy hiệu là Hùng, đặt tên nước làVăn Lang, truyền được 18 đời đều gọi là vua Hùng. Truyền thuyết "Trăm Trứng" của người Mường (kể lại trong sử thi "Đẻ Đất Đẻ Nước" ) nói: 50 người con về miền đồng bằng trở thành tổ tiên người Việt; 47 người đi lên miền núi, họ là tổ tiên của các dân tộc miền núi, còn lại 3 người sinh ra từ những trứng đầu tiên: Tá Cài, Tá Cần, và Dạ Kịt. Sau khi anh cả là Tá Cài bị rắn cắn chết, các mường mời Tá Cần lên ngôi vua. Tá Cần lấy bà Chu Bà Chương sinh được 18 con: 9 con trai và 9 con gái. Họ trở thành lang (thủ lĩnh) và chia nhau đi coi giữ các bản Mường. Qua hai truyền thuyết trên, chúng ta lưu ý đến con số 18. Các sách sử cổ của ta như Việt Nam thế chí, Đại Việt Sử lược, Đại Việt Sử ký Toàn thư...và ngọc phả Hùng Vương hiện lưu trử tại đền Hùng đều nói đến con số 18 đời vua Hùng. Truyền thuyết và phong tục cổ truyền của dân gian ta nhiều lần nhắc tới con số 18: Truyện Bánh chưng bánh giầy kể rằng vào cuối đời vua Hùng thứ 6, vua đã truyền ngôi, khônng phải cho con cả mà là cho con trai thứ 18, tên là Lang Chiêu, người đã làm được và đem dâng vua hai thứ bánh ngon lành và ngụ nhiều ý nghĩa. Truyện Ông Dóng ghi lại chi tiết: người anh hùng làng Dóng bảo sứ giả của vua Hùng đúc cho ngựa sắt cao 18 thước, với ngựa này Dóng sẽ đi dẹp giặc. Truyền thuyết về vua Thục An Dương và thành Cổ Loa cho biết vòng trong cùng của thành có 18 u hoả hồi. Trong tục rước nõn nường phổ biến ở khá nhiều địa phương vùng trung du và miền đồng bằng Bắc Bộ, dân gian xưa mang đi trong đám rước 18 cái nõn và 18 nường (là những vật tượng trưng có ý nghĩa phồn thực). Con số 18 được nhắc đi nhắc lại nhiều lần trong nhiều trường hợp khác nhau chắc có một vị trí quan trọng trong thế giới quan của người Việt cổ. Tìm hiểu các trống đồng Đông Sơn, lại thấy thêm một điểm đặc sắc. Đếm kỹ số lượng chim trong các vành chim bay - loại chim được nhiều nhà nghiên cứu xem là vật tổ của người Việt cổ - thì mỗi vành có đúng 18 chim! Một điều rất lý thú nữa là: ở vành chim trên mặt trống sông Đà tìm được trong một bản Mường thuộc tỉnh Hoà Bình, lúc đầu nghệ nhân sơ ý nên chỉ chia vành ra 17 cung bằng nhau, khi khắc trên khuôn đúc đến hình chim thứ 16 thì chỉ còn lại có một đoạn, vì vậy bắt buộc nghệ nhân phải khắc hai hình chim vào đoạn cuối cùng này cho đủ số 18 chim (nếu không làm như vậy thì vành chỉ đủ chỗ cho 17 chim thôi). Điều này một lần nữa cho thấy ý nghĩa rất quan trọng, rất cơ bản của con số 18 trong đời sống tinh thần người Việt cổ. Phải chăng con số 18 đời các vua Hùng là 18 dòng họ đầu tiên kết hợp với nhau trong liên minh bộ lạc Văn Lang, lấy tổ hợp bộ lạc chim - Rồng làm nồng cốt? Bản thân con số 18 có mặt trên trống đồng, sự hiện diện của 18 chim vật tổ trên các trống đồng cổ nhất, to nhất, đẹp nhất của trống Ngọc Lũ, trống Sông Đà, trống Khai Hoá... phải chăng đó là dấu ấn cụ thể của triều đại 18 vua Hùng, là căn cứ vật chất xác nhận sự tồn tại của thời đại Hùng Vương dựng nước. TRỐNG ĐỒNG ĐÔNG SƠN: TÁI HIỆN NỀN VĂN HOÁ VÀ XÃ HỘI LẠC VIỆT Trống đồng Đông Sơn là sản phẩm của nền văn minh nông nghiệp phát triển. Những chiếc trống này là một hiện vật vô cùng qúy báu, một trong những niềm tự hào sâu sắc của văn minh Việt Nam, nói với chúng ta rất nhiều điều, hoặc sáng tỏ hoặc còn đầy bí ẩn, về cuộc sống và tâm hồn của tổ tiên ta. Việc phát hiện ra những lưỡi cày đồng và những hình bò được khắc trên thân trống chứng tỏ thời kỳ này đã biết sử dụng sức kéo động vật vào canh tác nông nghiệp. Ngoài ra, các nghề đánh cá, săn bắn, chăn nuôi gia súc và sản xuất thủ công cũng phát triển trong thời kỳ này. Phần lớn những nơi phát hiện có trống đồng phân bố dọc theo triền những con sông lớn ở đồng bằng Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ. Trống có thể đã được phân phối bằng đường thuỷ. Ngoài ra, trong xã hội Lạc Việt còn có tồn tại sự bất bình đẳng về tài sản. Điều này được phản ánh rõ ràng trong sự phân bố những hiện vật tuỳ táng ở các ngôi mộ giàu nghèo thuộc thời đại đồng thau. Quan niệm tôn giáo của người Việt cổ: tục sùng bái mặt trời và chim vật tổ Ngôi sao trên mặt trống đồng là biểu trưng cho mặt trời mà tục thờ mặt trời là một hình thức của đạo sùng bái tự nhiên được phản ảnh rộng rãi trong phong tục tập quán cổ truyền của người Việt. Những hình người hoá trang thành chim trên trống đồng mang ý nghĩa tín ngưỡng vật tổ, mà vật tổ đây là một loài chim. Trong truyền thuyết của người Việt, người Mường có câu chuyện trăm trứng mang ý nghĩa vật tổ.Cuộc hôn nhân Bố Rồng(Lạc Long)-Mẹ Âu (Âu Cơ) phản ánh sự liên kết của hai bộ lạc thờ Rồng và thờ Chim thần. Theo dõi những hình người khắc trên trống đồng, chúng ta thấy những nhân vật chiếm vị trí trung tâm trong các sinh hoạt và nghi lễ thường được hoá trang thành chim, họ tự trang sức mình bằng những chiếc mũ hình chim, hoặc bộ quần áo lông chim, thậm chí những vũ khí, công cụ sản xuất, mũi thuyền, nóc nhà cũng làm theo hình chim, được trang trí hình chim, được trang sức lông chim. Hình ảnh người - chim Việt cổ chẳng những thể hiện một cách có hệ thống trên các trống đồng mà còn thấy trên nhiều thạp đồng, rìu đồng nữa. Chính loài chim bay, có mào, cổ và chân dài, có mặt trên hầu khắp các trống Đông Sơn từ chiếc sớm nhất đến chiếc muộn nhất, giống chim nước gần với loài cò, sếu, vạc ấy là chim vật tổ của người Việt cổ. Hình ảnh vật tổ Rồng (giao long) giống vật thần thoại kết hợp trong mình nó những nét của cá sấu, rắn nước... thấy khắc trên thạp đồng Đào Thịnh (Yên Bái), trên rìu đồng Đông Sơn, trên mảnh áo giáp đồng tìm thấy ở Hà Nam. Vật tổ hươu (người Mường gọi hươu là mẹ, cá là cha) thấy khắc trên mặt nhiều trống đồng, trên thạp Việt Khê và trên rìu Đông Sơn - Vật tổ cóc (dân gian ta suy tôn cóc là cậu ông trời) cũng thấy trên nhiều trống đồng (Hữu Chung, Đông Hiếu, Đa Bút, Phú Phương, Nông Cống, Thôn Bùi, Chợ Bờ, Đắc Giao, Thôn Mông...) Trong số những con vật thiêng này tách ra một cặp quan trọng đó là cặp Rồng - Chim phản ánh sự kết hợp giữa hai bộ lạc lớn thờ Rồng và thờ Chim, sự hình thành liên minh bộ lạc người Việt cổ lấy tổ hợp bộ lạc Rồng - Chim làm nồng cốt. Cảnh đua thuyền, cảnh hiến tế, cảnh đánh trống, đánh chiêng, giã gạo, múa nhảy thấy trên trống đồng đều là những nghi lễ liên quan đến tín ngưỡng nông nghiệp, có thể xem đó là cảnh lễ cầu mùa, hội mừng mùa, những ngày hội lễ tiêu biểu của nền văn minh nông nghiệp Việt cổ. Trống đồng Đông Sơn còn cho chúng ta những hình ảnh cụ thể về trang phục, về nghệ thuật kiến trúc, chạm khắc, trang trí, nghệ thuật ca múa nhạc của người Việt cổ. Trang phục Quần áo được tả trên trống có các loại như: áo hai vạt ngắn, áo hai vạt dài, váy, khố...Họ đội nhiều loại mũ, tết các kiểu tóc khác nhau. Nghệ thuật kiến trúc Dựa theo những hình khắc trên trống đồng thấy có 2 loại hình kiến trúc là nhà sàn mái cong và nhà sàn mái tròn. Nhà có 2 cột chống ở phía đầu nhà, hai đầu và ở giữa có kê thang để lên sàn. Nhà mái tròn thường có một người (hoặc không có người) đứng giữa cửa, hai bên của có chắn phên. Nhà mái tròn có thể liên quan đến tín ngưỡng và tạm gọi là "nhà thờ". Còn những ngôi nhà có mái cong như hình thuyền lại có nhiều người có thể liên hệ rằng đó là "nhà ở". Hai góc mái có những đường hồi hoa văn trang trí. Có thể nói nhà sàn là loại hình kiến trúc chủ yếu của người Lạc Việt. Tượng trang trí Có tượng hình chó trên mặt trống nhỏ Đông Sơn, tượng cóc trên mặt các trống nhóm C. Hình tượng còn rất sơ lược nhưng nếu so sánh với thời đại hậu kỳ đồ đá mới có nghệ thuật vẫn chỉ là dạng hoa văn minh họa, thì chúng ta mới thấy bước tiến bộ về mặt nghệ thuật cũng như về kỹ thuật điêu khắc ở thời đại đồ đồng. Vũ nghệ Trên trống đồng, những người múa thường được phục trang bằng những bộ quần áo như : mũ lông chim cao hoặc mặt nạ, tay đôi tkhi cầm vũ khí. Mỗi tốp người múa thường có từ 3,4 hoặc 6 đến 7 người. Trong tốp này có người thổi khèn còn những người còn lại biểu hiện theo một động tác thống nhất, chuyển động từ trái sang phải, người sau nối tiếp người trước một quãng đều đặn, tất cả điều hành vòng quanh ngôi sao (mặt trời). Âm nhạc Theo hình khắc trên trống đồng thì thấy có hai loại nhạc khí được sử dụng bấy giờ là khèn và trống. Có hai cách sử dụng trống: Trống một người biểu diễn như hình người cầm trống trong nhà hay trên thuyền để giữ nhịp. Trống diễn tấu trong một dàn trống. Người đánh trống ngồi hoặc đứng trên sàn, cầm gậy dài đánh theo chiều đứng. Trống được đặt trên những chiếc giá sát đất. Kiểu đánh này vẫn được nhìn thấy hiện nay ở những ngày hội của đồng bào Mường ở các tỉnh Hoà Bình. Nghệ thuật tạo hình Nghệ thuật trống đồng khá độc đáo, đặc trưng bởi kỹ thuật khắc chạm trên khuôn tạo ra những hình ảnh khắc chìm chủ yếu trên mặt trống, còn trên thân trống thì là hình khắc hơi nổi. Nghệ nhân đã xây dựng hình ảnh trong những bố cục tròn trên mặt trống và ô chữ nhật trên thân trống, bên trong loại bố cục này thì hình ảnh được sắp xếp rất cân đối. Hình ảnh con người luôn được dĩen tả theo tư thế động : múa, giã gạo, đánh trống, bơi chải...Về mặt bố cục, tất cả người, động vật đều diễu hành quanh ngôi sao giữa mặt trống. Đặc biệt, phần tạo hình ở đây hơi giống kiểu tạo hình Ai Cập. Ví dụ : tốp người múa trên mặt trống có ngực hướng thẳng về phía khán giả, chân và đầu theo lối nhìn nghiêng. Còn trong hình chim bay thì thân cánh và đuôi được tả theo hình nhìn từ trên xuống, còn đầu thì theo lối nhìn nghiêng. Hình khắc cảnh sinh hoạt trên trống đồng Những kiến thức khoa học Kỹ thuật đúc: Trống đồng là một hiện vật khá lớn. Chiếc trống cỡ lớn có đường kính mặt trống xấp xỉ 90 cm, chiều cao trên dưới 60 cm, nặng gần 100 kg, hình thể phức tạp : tang trống phần trên phình ra hình nón cụt, giữa thắt lại hình trụ tròn, phần chân loe ra hình phễu. Để đúc một vật như vậy không hề đơn giản. Những nghiên cứu đã chỉ ra rằng trống được đúc bằng khuôn hai mảnh, rìa mặt trống còn để lại những dấu vết cách đều, đó là dấu vết con kê để căn đều chiều dày thành trống trên khuôn đúc. Để đúc thành công như vậy thì người nghệ nhân phải đạt được hàng loạt các yêu cầu về kỹ thuật như phải có một nhiệt độ cao để nung chảy hợp kim đồng, phải tìm được vật liệu chịu lửa để làm khuôn đúc, phải nắm vững được tính năng hóa lý của mỗi kim loại trong hợp kim đồng, đặc biệt là phải có kỹ thuật đúc với tay nghề thành thạo. Quan sát hệ thống hoa văn dày đặc và tinh xảo trên trống Ngọc Lũ 1 và trống Hoàng Hạ có thể kết luận được xã hội Lạc Việt có những người thợ đúc lành nghề. Số lượng những cánh sao, động vật, những hình thuyền trong vành hầu hết đều là số chẵn. Điều này chứng tỏ người Lạc Việt đã rất chú ý đến việc tính đếm. Trong số những số lượng cánh sao nổi bật lên là con số 12 (chiếm 46,1% tổng số). Số này liên quan đến số lượng tháng trong một năm. Các nhóm thuyền khắc trên trống thể hiện sự phát triển về kỹ thuật quân sự của thời này. Trong số 436 người được khắc trên các trống có 175 người cầm vũ khí (40,1%). Các loại vũ khí gồm : giáo, rìu, cung, dao găm và mộc. Hình khắc chim muông trên trống đồng GÌN GIỮ CHO MUÔN ĐỜI SAU Tại Viện bảo tàng lịch sử Việt Nam ở thủ đô Hà Nội, bên bờ sông Hồng, ở vị trí trung tâm của phòng trưng bày đầu tiên dành cho thời đại Hùng Vương dựng nước, khách tham quan thấy có hai chiếc trống đồng lớn: trống Ngọc Lũ và trống Hoàng Hạ là hai trong những chiếc trống cổ nhất, lớn nhất, và đẹp nhất, hai văn vật nổi tiếng trong bộ văn vật tiêu biểu cho nền văn minh Việt cổ thời đại dựng nước: bộ trống đồng Đông Sơn. Viện bảo tàng lịch sử lại tổ chức thêm một Phòng trưng bày chuyên đề trống đồng Đông Sơn. Diện tích trưng bày chuyên đề này với hơn 100 hiện vật quý báu, với những biểu hiện bước đầu về trống đồng cũng đã giúp chúng ta hiểu thêm được khá nhiều về nguồn gốc, quê hương, chức năng, công dụng, đặc điểm tính chất... của trống đồng, và thông qua những hoa văn trang trí trên trống, hình dung được một cách sinh động hiện thực xã hội, hiện thực văn hoá vật chất và tinh thần của thời đại dựng nước. Ở vị trí trang trọng trong phòng trưng bày chuyên đề trống đồng Đông Sơn thấy có chiếc Ngọc Lũ I được coi là chiếc trống có kích thước to lớn, hình dáng cổ kính, tập trung hoa văn phong phú nhất và đã thu hút được sự chú ý của nhiều người xem cũng như của nhiều nhà nghiên cứu. Vào năm 1903, người ta thấy chiếc trống lớn và đẹp này tại chùa Đọi (Long Đội Sơn) thuộc làng Ngọc Lũ, tỉnh Hà Nam. Trống do một cụ già tìm được khi đắp đê sông Hồng và đưa về để ở chùa làng. Từ đó chiếc trống đồng Ngọc Lũ được cả thế giới biết tiếng và trở thành một trong những di vật đồng thau tiêu biểu nhất. Trống được bảo quản tương đối nguyên vẹn, được phủ ngoài một lớp pa-tin màu xanh ngả sang xám. Trống có hình dáng cân đối gồm 3 phần hài hoà: tang phình, thân thon, đế choãi. Mặt trống hơi tràn ra ngoài tang một ít tạo thành đường gờ nổi giữa mặt và tang trống. Gắn vào tang và phân giữa thân trống là 4 chiếc quai chia thành hai cặp ở hai phía, trang trí văn bện thừng. Ở mặt trống cũng như tang trống và thân trống đều có trang trí hoa văn chia thành hai loại: một loại là hoa văn hình học, một loại là những hình khắc người, động vật và cảnh vật. Trên mặt trống ở chính giữa là một mặt trời với 14 tia chiếu ra chung quanh, sau đó là 16 vòng hoa văn. Nội dung các hoa văn phong phú, sinh động: đó là những người hoá trang hình chim cầm lao, giáo, khèn... một giàn cồng chiêng có người đánh, người giã gạo chày đứng, hình chim bay, nhà sàn mái hình thuyền có chim, gà đậu trên nóc và người ở bên trong, cảnh người đang đánh trống đồng. Vòng hoa văn thứ 8 là những con hươu đang thong thả bước và chim đang bay. Vòng thứ 10 là những con chim mỏ dài, đuôi dài đang bay và những con chim mỏ ngắn đang đậu. Trên tang trống có 10 vòng hoa văn trong đó có khắc hình những chiếc thuyền cong có sàn có lái mũi đang chở những người cầm rìu, giáo, cung tên cùng với chó, chim, trống đồng, bình đồng. Thân trống có 6 khung, hoa văn, mỗi khung là hình hai người hoá trang thành chim cầm rìu và mộc. Chân trống không trang trí. Trống Ngọc Lũ là chiếc trống đồng phải nói là đẹp nhất, có hình dáng hài hoà, có hoa văn phong phú nhất trong số những chiếc trống đã tìm thấy ở Việt Nam, ở Đông Nam Á và trên thế giới. Không phải ngẫu nhiên mà các nhà kỹ thuật và nghệ sĩ của thời đại dựng nước xưa kia đã dồn công sức để chế tạo những chiếc trống đồng tuyệt diệu như những chiếc trống đồng Đông Sơn. Đó chính là sự đúc kết tinh hoa văn hoá của người xưa vào một hiện vật tiêu biểu nhất của văn hóa Việt cổ, của nền văn minh sông Hồng - Trống đồng Đông Sơn.
    1 like
  34. Cảm ơn Hiki. Triều Đại Nam Việt được chính sử Việt thừa nhận là một triều đại chính thống trong lịch sử Việt Nam. Triều đại này bảo vệ những giá trị văn hóa Việt và quyền lợi, lãnh thổ của dân tộc Việt. Sự phủ nhận triều đại này là phi lý xét về mặt khoa học.
    1 like