• Thông báo

    • Bá Kiến®

      Nội quy Lý Học Plaza

      Nội quy này là bản mở rộng Nội Quy - Quy định của Diễn đàn. Khi tham gia mua bán, các thành viên phải tuân theo những quy định sau: Tiêu đề bài viết: Bao gồm: Chỉ dẫn địa lý, Loại hình Mua/Bán, Thông tin mua bán.
      Chỉ dẫn địa lý: Tỉnh/thành nơi mua bán. Hoặc sử dụng định nghĩa có sẵn:TQ: Toàn quốc
      HCM: TP Hồ Chí Minh
      HN: Hà Nội
      [*]Ví dụ: HCM - Bán Vòng tay Hổ Phách ​Nội dung bài viết: Mô tả chi tiết sản phẩm mua/bán
      Bắt buộc phải có thông tin liên lạc, giá Mua/Bán
      Bài mới đăng chỉ được phép up sau 03 ngày.
      Thời gian up bài cho phép: 01 ngày 01 lần.
      Các hành vi vi phạm nội quy này sẽ bị xóa bài hoặc khóa tài khoản mà không cần báo trước.

Leaderboard


Popular Content

Showing most liked content on 27/06/2010 in all areas

  1. Trung Quốc: Khi các quan mê tín VNN Thứ Sáu, 25/06/2010 (GMT+7) Các quan chức ở Trung Quốc đang ngày càng mê tín và điều đó ảnh hưởng tới công việc của họ. Một số vị nhận hối lộ hoặc biển thủ ngân sách công sau khi được thầy bói phán khả năng họ bị bắt là rất thấp. Đổi tên sông, xây cầu vì thầy bói Công chúng đang chú ý tới xu hướng này. Các quan chức thành phố Suqian, tỉnh Giang Tô gần đây đã đổi tên hồ Louma vì từ "louma" có âm tương tự từ thất bại trong tiếng Trung. Tuy vậy, trước sức ép của công chúng, giới chức thành phố phải đổi lại tên ban đầu. Vụ hồ Louma chỉ là một trong vô số ví dụ cho thấy quan chức chính phủ Trung Quốc đang trở nên mê tín như thế nào. Việc tin tưởng mù quáng rằng một vật, một hành động hoặc một tình huống không liên quan với một loạt sự kiện lại có tác động lên sự kiện đó, hay lòng tin phi lý vào những quyền lực thần thánh bí ẩn hiện không còn mới với người Trung Quốc. Tuy nhiên, việc quan chức chính phủ mê tín lại khác vì nó có thể ảnh hưởng tới cuộc sống của người dân. Li Xiangping, giáo sư, giám đốc Trung tâm Tín ngưỡng và Xã hội ở trường đại học Đông Trung Quốc nhận xét, không nên coi sự mê tín của các quan chức đơn giản như một dạng của đức tin. Trên thực tế, nó phản ánh sự thiếu hụt những quy tắc về niềm tin của họ và nó trở thành một vấn đề với xã hội. Cách đây vài năm, có hàng loạt bản tin nói về một tòa án nhân dân quận tại tỉnh Hồ Nam đã tổ chức những buổi lễ cầu cúng mê tín sau khi một tai nạn xảy ra. Vụ việc này được giáo sư Li chú ý và sau một cuộc nghiên cứu kỹ càng, ông Li phát hiện, một số quan chức tin vào những điều mê tín, vốn đã ăn sâu trong xã hội. Theo giáo sư Li, sự mê tín của các quan chức lần đầu tiên trở nên hiển hiện vào những năm 1980 và nó lan rất nhanh trong hai thập niên qua. Những năm của thế kỷ 20 đã làm lộ một số quan chức nổi tiếng là mê tín. Năm 1994, các quan chức thành phố Jiakou, tỉnh Sơn Tây đã thay đổi cấu trúc một trụ sở làm việc theo lời khuyên của thầy bói đất. Hu Jianxue, cựu lãnh đạo đảng thành phố Tai’an, tỉnh Sơn Đông, - lĩnh án tử hình và hoãn 2 năm thi hành án vào năm 1996, thậm chí còn ra lệnh xây dựng một cây cầu vì thầy bói phán nó sẽ giúp ông ta được đề bạt làm phó Thủ tướng. Năm 1999, Jia Yongxiang, một quan chức tham nhũng tại tòa án nhân dân trung thẩm ở Thẩm Dương, tỉnh Liêu Ninh, đã thuê một thầy bói tìm ngày chuyển sang văn phòng mới, không lâu trước khi ông này bị bắt. Tham vọng giành quyền, tiền bạc từ cầu cúng Giáo sư Li đã dùng các biện pháp xã hội học và lịch sử để tìm hiểu nguồn gốc mê tín trong văn hóa. Thờ cúng các vị thần đã từ lâu là một truyền thống của xã hội Trung Quốc và các tín đồ thành thật là không hề thiếu. Tuy nhiên, có không ít người tới chùa với một mục đích rõ ràng: cầu khấn không phải vì tin tưởng mà cầu tiền bạc và quyền lực. Giáo sư Li dùng từ "tư nhân hóa niềm tin" để mô tả hiện tượng này. Nhiều người Trung Quốc coi tôn giáo là vấn đề cá nhân, liên quan tới cuộc đối thoại trực tiếp giữa người có lòng tin với vị thần mà người đó tôn thờ. Họ tin rằng vị thần được tôn sùng là nguồn gốc hạnh phúc và vị thần đó sẽ trao thưởng cho những ai chân thành. Logic như vậy cũng áp dụng với các quan chức muốn được thăng quan tiến chức và có thêm quyền hành. Trong thời kỳ các hoàng đế cai trị Trung Quốc - hoàng đế được cho cho là nhận được quyền lực từ trời và phân bổ quyền cho các thần dân với một hệ thống cấp bậc chặt chẽ, thì việc cầu khấn thánh thần trở thành một niềm tin với không ít quan chức mong muốn một vị trí cao hơn. Lòng tin này vẫn còn tồn tại tới ngày nay, trong cơ cấu xã hội cộng sản Trung Quốc. Vấn đề trên cho thấy một sự trống rỗng nhất định. Mê tín, theo giáo sư Li, về bản chất là sự thể hiện sự ham muốn mù quáng trong việc theo đuổi tiền tài. "Chỉ những người không thể có niềm tin của công chúng mới dùng tới mê tín". Trạng thái tâm lý như vậy của một quan chức có thể là nguyên nhân gây lo lắng, do họ được giao phó một số quyền lực công. Trong xã hội hiện đại, lòng tin của một người thường được coi là vấn đề cá nhân. Tuy nhiên, khi sự mê tín của một quan chức lại can thiệp vào công việc công của ông ta, thì nó cần phải được xem xét. Sau khi nghiên cứu một số trường hợp về những quan chức mê tín liên quan tới tham nhũng, ông Li phát hiện thấy một số đã nhận hối lộ hoặc sử dụng quỹ công sai trái sau khi được thầy bói phán, khả năng họ bị tóm là rất thấp. Điều này cho thấy, có một sự liên kết giữa mê tín và quyền lực, vốn thường dẫn tới tham nhũng. Hoài Linh (Theo ChinaDaily) -------------------------------------------------------------------- Nhời bàn của Thiên Sứ: Một kết luận cực kỳ sai lầm của giáo sư Ly. Vậy nếu thày bói khuyên rằng: "Số ông sẽ đi tù", hoặc khuyên "không nên tham nhũng" thì vị quan tham kia sẽ hiền như đất và trở thành công chức mẫn cán chăng? Với cách nhìn nguyên nhân tham nhũng kiểu giáo sư Ly có thể cho thấy rằng cuộc đấu tranh chống tham nhũng nói chung còn xa vời.
    2 likes
  2. Vài cách dùng bí đao giải khát chữa bệnh Bí đao còn gọi là bí xanh, bí phấn, đông qua, bạch qua, chẩm qua… là một loại quả làm rau và chế biến mứt rất thông dụng. Trong thành phần của nó tuyệt đại bộ phận là nước, hàm lượng dinh dưỡng tương đối thấp và không chứa lipid. Cứ 100g bí đao có 0,4g protid, 2,4g glucid, 19mg canxi, 12mg photpho, 0,3mg sắt và nhiều loại vitamin như: caroten, B1, B2, B3, C… Tính vị trong Đông y Theo Y học cổ truyền, bí đao vị ngọt nhạt, tính mát, có công dụng thanh nhiệt hóa đàm (giải nhiệt và làm tan đờm), trừ phiền chỉ khát (làm mát ruột và hết khát), lợi niệu tiêu thũng (lợi tiểu, làm hết phù), giải độc và giảm béo. Thường được dùng để chữa các chứng bệnh như: đàm nhiệt suyễn khái (bệnh lý hô hấp có ho và khạc đờm do nhiệt), nhiệt bệnh phiền khát, tiêu khát (đái tháo đường), thủy thũng (phù do bệnh thận, bệnh gan, phù khi mang thai...), tiểu tiện bất lợi, tả lỵ do nhiệt, mụn nhọt, béo phì... Bởi vậy, trong điều kiện nóng bức của mùa hè, việc dùng bí đao thường xuyên có một ý nghĩa giải khát và phòng chống bệnh tật rất tốt. Kết quả nghiên cứu hiện đại cho thấy, hàm lượng natri trong bí đao rất thấp nên có tác dụng trị liệu rất tốt đối với chứng xơ vữa động mạch, bệnh động mạch vành, huyết áp cao, viêm thận, phù nề... Hạt bí đao chứa uroenzyme, calabasinin... có tác dụng thanh phế nhiệt, loại mủ, tiêu đờm, lợi thấp, rất thích hợp cho việc trị liệu các bệnh lý đường hô hấp. Tuy nhiên, ngoài cách dùng làm rau ăn, phương thức chế biến bí đao thành các loại nước giải khát còn ít người biết đến. Một số phương thức chế biến bí đao Cách 1: bí đao 500g gọt vỏ, bỏ ruột, rửa thật sạch rồi thái miếng, cho vào máy ép lấy nước, hòa thêm một chút muối, chia uống vài lần trong ngày. Công dụng: ích tỳ, giải nhiệt tiêu độc, lợi niệu trừ phù. Dùng làm nước giải khát về mùa hè rất tốt, có ý nghĩa phòng chống cảm nắng, cảm nóng, mụn nhọt, lở ngứa, rôm sẩy... Cách 2 : bí đao 500g, dưa hấu 500g, đường trắng vừa đủ. Bí đao gọt vỏ, bỏ ruột, rửa thật sạch; dưa hấu lấy ruột, bỏ hạt; hai thứ thái miếng, dùng máy ép lấy nước rồi chế thêm một chút đường trắng, chia uống nhiều lần trong ngày. Công dụng: thanh nhiệt giải thử, trừ phiền chỉ khát, lợi niệu tiêu thũng. Dùng để giải nhiệt, phòng chống say nắng, say nóng... Cách 3: bí đao 100g, bình quả (loại táo quả to nhập khẩu từ Trung Quốc và các nước Đông Âu) 800g, cà rốt 200g, đường phèn 100g, trần bì 20g. Bí đao gọt vỏ bỏ ruột, thái miếng; bình quả rửa sạch, bỏ ruột, thái miếng; cà rốt cạo vỏ, thái miếng; trần bì ngâm nước cho mềm rồi thái chỉ. Tất cả cho vào nồi, đổ vừa nước, nấu trong 30 phút, chế thêm đường phèn, dùng làm nước giải khát. Công dụng: thanh nhiệt hóa đàm, trừ phiền chỉ khát, lợi niệu tiêu thũng, trợ tiêu hóa, ích tỳ chỉ tả. Cách 4: vỏ bí đao 100g, tàm đậu (đậu răng ngựa) 100g, nước 2 lít. Tất cả cho vào nồi nấu trong 2 giờ rồi bỏ bã lấy nước uống trong ngày. Công dụng: kiện tỳ trừ thấp, lợi thủy tiêu thũng. Thường được dùng làm thực phẩm cho những ngưòi tỳ vị hư yếu, ăn chậm tiêu, phù thũng, tiểu tiện bất lợi, nôn ra máu, phụ nữ có thai không đau bụng mà thỉnh thoảng ra máu (thai lậu). Cách 5: bí đao 200g, lá sen 1 cái, nước 1 lít. Bí đao rửa sạch, thái miếng ; lá sen thái vụn. Hai thứ cho vào nồi nấu trong 1 giờ, pha thêm một chút muối, dùng làm nước giải khát. Công dụng: thanh nhiệt, giải thử trừ phiền, lợi thủy tiêu thũng, sinh tân chỉ khát. Dùng rất tốt cho những người bị mụn nhọt, viêm loét miệng lưỡi, béo phì, rối loạn lipid máu... Cách 6: bí đao 200g, xa tiền tử 10g, nước 1 lít. Bí đao rửa sạch, thái miếng cho vào nồi nấu cùng xa tiền tử trong 60 phút rồi bỏ bã, pha thêm một chút muối, dùng làm nước giải khát trong ngày. Công dụng: thanh nhiệt lợi tiểu. Hai thứ phối hợp với nhau tạo nên một loại nước giải khát có tác dụng thanh nhiệt lợi tiểu rất tốt. Cách 7: bí đao 500g, xích tiểu đậu 100g, nước 1 lít. Bí đao rửa sạch, thái miếng, đem nấu với xích tiểu đậu trong 60 phút, chế thêm một chút muối hoặc đường, dùng làm nước giải khát hàng ngày. Công dụng: lợi tiểu tiêu thũng. Thường dùng để làm thực phẩm cho những người bị phù thũng, cước khí, sản phụ thiếu sữa, hoàng đản (vàng da), tiểu tiện bất lợi, trĩ, viêm ruột đi lỏng... ThS. HOÀNG KHÁNH TOÀN (Sức khỏe &đời sống)
    2 likes
  3. "Tình ca" - biểu tượng âm nhạc nước Việt? Tác giả: Nguyễn Đăng TấnBài đã được xuất bản.: 27/06/2010 09:00 GMT+7 Bài ca xuất hiện như cánh vỗ của loài chim, xoa dịu vết thương lòng người xa cách bởi chiến tranh. Và lại như dòng sữa ngọt, nuôi dưỡng chí khí, lòng yêu nước, yêu đời của dân tộc, của lứa đôi. Ca khúc bất hủ như nhật ký con tim Trong cuộc đời mỗi con người, có lẽ chẳng ai không một lần hát Tình ca của Hoàng Việt. Đó chính là nỗi lòng của lứa đôi, của tình yêu và hạnh phúc. Và nhất là khi xa nhau, tình ca như sợi dây tâm tình, là tiếng ngân đồng vọng của người yêu thương gửi đến người yêu thương. Hiếm có một dân tộc nào như dân tộc Việt Nam. Lịch sử đất nước là lịch sử của những cuộc chiến tranh chống xâm lược bạo tàn. Vì thế, mà, như một lẽ đời, những bài ca xuất hiện như cánh vỗ của loài chim, xoa dịu vết thương lòng người xa cách bởi chiến tranh. Và lại như dòng sữa ngọt, nuôi dưỡng chí khí, lòng yêu nước, yêu đời của dân tộc, của lứa đôi. Đã có biết bao ca khúc bất hủ như nhật ký con tim. Người ở hậu phương ngóng chờ người ra trận. Người Nam kẻ Bắc mỏi mắt chờ nhau qua giới tuyến: 'Em ở bên kia bờ giới tuyến; Nhìn sao thao thức mấy đêm rồi", hay "Chiều nay ra đứng trông về; Mắt đượm tình quê đôi mắt đượm tình quê..." Nhạc sĩ Hoàng Việt và vợ Cũng không phải chỉ có dân tộc Việt Nam. Trên thế giới nhiều dân tộc cũng có những cuộc chia ly. Ta bắt gặp người con gái Nga chờ đợi người lính Hồng Quân qua bài Đợi anh về của Xi mô nốp: Mưa có rơi dầm dề, ngày có dài lê thê, anh ơi em vẫn đợi, hay bài hát Cachiusa: Lời hát trong vút bay đi ngân qua màn sương mờ, Biết không chàng ơi! Rằng xa xôi em mong chờ... Dân tộc Nga cũng có một thời mà người lính Hồng Quân hùng dũng bước duyệt binh từ Quảng trường Đỏ tiến thẳng ra mặt trận để mà cứu nguy cho nhân loại trước họa Phát-xít. Và trong những bước chân oai hùng đó, có những người lính Việt. Họ có biết đâu rằng phía sau họ có cả các dân tộc đang chờ, ngay cả những người ở rất xa xôi vẫn chờ. Mỗi bài hát mang một ý nghĩa, dấu ấn riêng, nhưng ở Tình ca cái riêng quyện chặt vào dấu ấn chung của dân tộc. Năm 1954, Hiệp định Giơnevơ ký kết, đất nước chia làm hai miền. Những người con miền Nam tập kết ra Bắc. Họ ra đi để lại đằng sau những mẹ già những người vợ trẻ và cả những mối tình đầu say đắm. Chính trong điều kiện ấy hàng loạt bài hát hay đã ra đời: Câu hò trên bến Hiền Lương, Tình trong lá thiếp, và điển hình nhất là Tình ca của Hoàng Viêt. Ông là người con của đất Thành đồng. Tập kết ra Bắc, còn vợ ông vẫn ở lại miền Nam. Nỗi đau đất nước bị chia cắt, nỗi đau gia đình ly tán của ông đã như được "hóa thân", được gửi gắm vào trong Tình ca khi ông đang học Trường Âm nhạc Việt Nam (1956). Một lời nhắn gửi cho người vợ yêu thương. Ngay sau khi ra đời, bài hát là "một tác phẩm thanh nhạc được dư luận đánh giá là bản tình ca hay nhất thời bấy giờ". Tuy nhiên ít mấy ai biết, Tình ca có số phận khá long đong. Khi ca sỹ Quốc Hương, giọng ca hàng đầu Việt Nam lúc bấy giờ thể hiện Tình ca lần đầu tiên ở Hà Nội, một số người cho rằng ca từ bài hát bi lụy, yếu đuối. Tình ca vì vậy không được tiếp tục phổ biến nữa. Cũng không riêng Tình ca có số phận long đong mà nhiều bài hát hay cũng lênh đênh tương tự. Đôi khi số phận của một tác phẩm lại phụ thuộc vào nhận thức thẩm mỹ của một vài người - nói như Mác: "Thiếu hiểu biết về nghệ thuật". Cũng có khi sự long đong lại phụ thuộc vào cả hoàn cảnh. Không ai được hát lạc giọng trong một dàn đồng ca... Tình yêu lứa đôi quện chặt tình yêu Tổ quốc Tuy nhiên đến cuối những năm 60, bài hát mới được hát lại trên đài phát thanh và trở thành "bài hát trong túi" mỗi người. Còn nhớ dạo đó khi tạm biệt mái trường theo lệnh tổng động viên, chúng tôi những học sinh sinh viên vẫn còn lãng mạn lắm. Lãng mạn đến mức như nhà thơ Hoàng Nhuận Cầm viết "Trong đáy ba lô ai bảo là không có, một đôi ba tiếng chú ve kim". Nói hình ảnh là thế nhưng trong đáy ba lô nhất định phải có một cuốn sách của bạn gái tặng. Tôi đã đọc được một vài quyển sổ như vậy của đồng đội mình. Và thật kỳ lạ họ đều chép Tình ca. Đó chính là lời dặn dò của những "nàng" sinh viên tặng "chàng" lính trẻ rời mái trường ra trận. "Qua núi biếc chập trùng xa xa, Qua bóng mây che mờ quê ta..." Những người lính chúng tôi những lúc sinh hoạt vẫn say sưa hát Tình ca. Có người còn trích cả một đoạn dài gửi về người yêu, nhờ bài hát nói hộ lòng mình: "Khi hát lên tiếng ca gửi về người yêu quê ta, Ta át tiếng gió mưa thét gào cuộn dâng phong ba, Em ơi nghe chăng lời trái tim vọng ra, Rung trong không gian mặt biển sôi ầm vang, Qua núi biếc chập trùng xa xa, Qua bóng mây che mờ quê ta, Tiếng ca đời đời chung thủy thiết tha". Bài hát nói về sự chia ly nhưng không bi lụy mà thật hào sảng. Thật khó có thể tìm được ở đó một lời nào thể hiện sự yếu đuối. Tình yêu đôi lứa bị xa cách bởi chiến tranh, vì vậy cái quyết tâm giành lại tình yêu cũng là cái quyết tâm thắng giặc: "Xua kẻ thù đi mau, dập tắt chiến tranh đẫm máu; Đập tan ngay bao đau khổ và chia ly..." Nhịp bài hát dồn dập, lời bài hát súc tích, nhạc và lời như hỗ trợ nhau, nâng nhau lên. Những ca từ rất giàu hình tượng, lại rất bay bổng. Không hề thấy máu lửa, thấy mùi thuốc súng nhưng lại đậm đặc không khí chiến trường. Những "Thét gào cuộn dâng phong ba, mặt biển sôi ầm vang... cũng là những hình ảnh sôi sục của lòng yêu nước của dân tộc khi bị kẻ thù thách thức. Bài hát mà âm hưởng chủ đạo là sự quện chặt giữa tình yêu lứa đôi với tình yêu Tổ quốc. Giành lại tình yêu cũng là giành lại Tổ quốc bị chia cắt. Tượng đài tình yêu ở đây chính là tượng đài tình yêu Tổ quốc. Tình ca xứng đáng được chọn lựa là biểu tượng âm nhạc của nước Việt chúng ta.
    2 likes
  4. Có 1 số giải pháp sau : - bếp dời vào trong góc 1 tí, tọa Thiên Y, hướng Sinh khí - Cầu thang phạm trung cung, treo đèn lồng đỏ to tại trung cung, ngoài ra làm thêm 1 hoặc 2 bậc cầu thang giả (phải đảm bảo tổng số bậc cầu thang - tính luôn chiếu nghỉ - chia cho 4 dư 1 bằng cách trải thảm đỏ, nghiêng xéo về hướng Phục Vị, để tránh đi lên từ Lục Sát. - Giường ngủ tầng trệt quay đầu giường lại như hình vẽ, dời vào giữa để tránh cửa toilet, nhưng được dời qua đến cửa sổ, sẽ không ngủ được. - Xây gờ cao 5cm ở của 2 toilet, toilet trong phòng ngủ hạn chế mở cửa. - Xây gờ cao 10cm ở cửa sau, cửa hạn chế mở nếu ko sử dụng. - Đặt hồ cá cảnh ở phòng khách (vị trí ô hình chữ nhật đỏ) - Phòng ngủ vợ chồng chủ nhà chuyển xuống tầng trệt, bỏ phòng ngủ ở tầng 1. - Dời bàn học của con gái qua hướng sinh khí - Treo đèn tường màu đỏ ở hướng từ hướng cầu thang đi vòng lên tầng hai (từ hướng Nam) đi lên tầng 2. Chị gửi thêm bản vẽ chính xác của các tầng trên để mọi người cùng thảo luận nhé.
    2 likes
  5. Vén bức màn văn minh tiền sử: (Phần 3) Công nghệ nung chảy và các hoạt động khai mỏ tiền sử Tác giả: Ban biên tập Chánh Kiến I.2 Công nghệ nung chảy và các hoạt động khai mỏ thời tiền sử: Chiếc bình kim loại 100.000 năm tuổi Vào tháng 6 năm 1851, Tạp chí Scientific American (quyển 7, trang 298-299), đã đăng một bài viết từ đoạn sao lục ở Boston, trong đó công bố về hai phần của một chiếc bình kim loại được tìm thấy sau khi cho nổ một khối đá cứng tại Meeting House Hill ở Dorchester, Massachusetts. Khi hai phần của chiếc bình được ghép lại, nó tạo thành một chiếc bình hình chuông có chiều cao khoảng 4 ½ inch, 6 ½ inch ở đáy, 2 ½ inch trên đỉnh, và dày khoảng 1/8 inch. Phần vỏ kim loại của bình được cấu tạo bởi thứ hợp kim giữa kẽm và một phần lớn của bạc. Trên vỏ bình có sáu bó hoa khảm bằng bạc tinh khiết, và xung quanh phần bên dưới là môt cành nho hoặc vòng hoa cũng được khảm bằng bạc. Công việc chế tác, khắc, và khảm một cách tinh xảo này đã được thực hiện bởi một vài nghệ nhân không tên tuổi. Và điều đặc biệt là nó đã được tìm thấy dưới một khối đá lớn (một dạng đá trầm tích) ở độ sâu 15 feet dưới mặt đất. Niên đại được ước tính là khoảng 100.000 năm tuổi. Chiếc bình này đã được chuyển từ viện bảo tàng này sang viện bảo tàng khác để trưng bày, và cuối cùng thật không may, nó đã bị biến mất. Giá đỡ nến? Tạp chí Scientific American vào tháng 6 năm 1851 đã công bố một bài báo về chiếc bình kim loại được tìm thấy dưới một khối đá cứng tại Meeting House Hill, Dorchester, Massachussets. Khối đá bao bọc chiếc bình được ước tính khoảng 100.000 năm tuổi. Một chiếc bu-gi điện có từ 500.000 năm trước? Vào ngày 13 tháng 2 năm 1961, ba nhà khảo cổ học – Mike Mikesell, Wallace Lance, và Virginia Maxey – đã thu thập đá hốc tinh ở một địa điểm cách phía đông-nam Olancha, California khoảng 12 dặm. Đá hốc tinh (Geode – đá từ núi lửa) là một loại đá dạng cầu rỗng ruột với cấu trúc dạng tinh thể. Trong ngày đặc biệt đó, khi đang tìm kiếm tại dãy núi Coso, họ đã tìm thấy một hòn đá nằm ngay gần đỉnh núi có độ cao khoảng 4.300 feet so với mực nước biển và 340 feet trên đáy hồ Owens. Họ nhặt nó lên và cứ nghĩ rằng đó là một loại đá hốc tinh, nhưng sau đó họ phát hiện ra rằng không phải, bởi vì nó mang dấu vết của vỏ hóa thạch. Ngày hôm sau, khi Mikesell cắt một nửa hòn đá đó ra, ông gần như đã phá hỏng viên kim cương 10 inch khi cưa nó, hòn đá không hề có cấu trúc tinh thể mà là một thứ gì đó thật bất ngờ. Bên trong đó là một loại thiết bị cơ khí gì đó. Bên dưới lớp đất sét cứng ngoài cùng, sỏi và hóa thạch là một lớp hình lục giác được cấu tạo bằng gỗ mềm dạng mã não hoặc thạch anh. Một lớp vỏ cứng bao quanh lõi hình trụ, có đường kính khoảng ¾ inch, được làm từ gốm hoặc sứ đặc màu trắng. Ở trung tâm của lõi trụ là thanh kim loại rộng khoảng 2 mm, sáng bóng và có mạ đồng. Thanh trụ này, các nhà địa chất đã phát hiện ra rằng đó là một dạng có từ tính, và sau rất nhiều năm bị phơi ngoài không khí, nhưng nó không hề có dấu hiệu của sự oxy-hóa. Đồng thời, bao quanh ống trụ bằng men sứ là những chiếc vòng đồng đã bị ăn mòn. Bị gắn sâu vào trong đá, ngoài chiếc ống trụ kia, còn có thêm hai mẫu vật nữa giống như là một chiếc đinh và một chiếc máy giặt. Các nhà địa chất đã gửi những gì họ tìm thấy tới Hội Charles Fort, nơi chuyên nghiên cứu những điều khác thường. Hội này đã dùng tia-X chiếu vào vật thể hình trụ kia để nghiên cứu các hóa thạch trong đó, và phát hiện ra những chứng cứ để xác nhận rằng đó thực sự là một thiết bị cơ khí. Tia-X đã cho thấy thanh kim loại bên trong kia đã bị ăn mòn ở một đầu, nhưng đầu còn lại có thể được làm từ một thứ vật chất dạng kim loại xoắn. Tóm lại, “đồ tạo tác ở Coso” được tin là một phần của thứ gì đó giống một chiếc máy cơ khí. Phần trục bằng sứ và kim loại được tạo hình cẩn thận này, với những thành phần được làm bằng đồng, gợi ý rằng nó là một dạng thiết bị điện nào đó. So sánh với những thiết bị hiện đại, các nhà nghiên cứu cho rằng nó rất giống một dạng bu-gi đánh lửa. Tuy nhiên, phần đường cong bằng kim loại thì không giống với bất cứ loại bu-gi nào hiện nay. Một nhà địa chất chuyên nghiệp đã kiểm tra mẫu đá trong thiết bị và thấy rằng nó có niên đại vào khoảng 500.000 năm tuổi. Chiếc đinh sắt gẫy hơn 1 triệu năm tuổi Tờ Illinois Springfield Republican đưa tin vào năm 1851: Một doanh nhân tên là Hiram de Witt đã mua lại một mảnh thạch anh chứa vàng có kích thước khoảng bằng bàn tay của một người đàn ông sau chuyến đi tới California, và trong khi cho người bạn xem mảnh đá, nó đã bị trượt từ tay của ông và rơi xuống sàn nhà. Khi đó, ở giữa của miếng thạch anh để lộ ra là một chiếc đinh gẫy, có kích thước của đồng 6 penny, đã bị ăn mòn nhẹ, nhưng hoàn toàn thẳng và có một chiếc đầu đinh hoàn hảo. Miếng thạch anh này có niên đại hơn 1 triệu năm tuổi. Chiếc đinh vít kim loại hơn 21 triệu năm tuổi Năm 1865, một chiếc đinh vít kim loại dài 2 inch đã được tìm thấy trong một mẫu khoáng vật được khai quật từ các mỏ vàng ở thành phố Treasure, Neveda. Chiếc đinh vít đã bị oxy-hóa từ lâu nhưng vẫn giữ nguyên được hình dạng – đặc biệt là hình dạng các đường xoắn của nó – có thể nhìn rất rõ từ mẫu khoáng vật. Mẫu vật này được ước tính có niên đại khoảng 21 triệu năm tuổi. Chiếc móng nhân tạo hơn 40 triệu năm tuổi Năm 1844, Ngài David Brewster đã gửi một báo cáo tới Hiệp hội Tiến bộ Khoa học Anh quốc, và gây ra một chấn động trong giới khoa học. Một chiếc móng, rõ ràng là nhân tạo, đã được tìm thấy với một nửa bị gắn sâu vào một khối đá sa thạch được khai thác từ khu mỏ Kindgoodie gần Inchyra, miền Bắc nước Anh. Nó đã bị ăn mòn rất nhiều, nhưng dù sao vẫn nhận dạng được. Miếng sa thạch này được xác định có niên đại ít nhất 40 triệu năm tuổi. Một sợi dây chuyền vàng được tìm thấy trong đống than đá hơn 300 triệu năm tuổi Vào ngày 9 tháng 6 năm 1891, bà S.W.Culp tại Morrisonvile, Illinois, khi đang xúc than cho vào bếp lò thì một cục than lớn vỡ thành hai mảnh và một sợi dây chuyền vàng ở chính giữa đã rơi ra. Sợi dây chuyền dài khoảng 10 inch, làm bằng vàng 8 carat và nặng cỡ 8 đồng xu penny, được mô tả giống như một dạng “đồ cổ tinh xảo”. Vào ngày 11 tháng 6, thời báo Morrisonvile Times loan tin các nhà điều tra đã chứng minh rằng sợi dây chuyền không chỉ đơn giản là tình cờ rơi vào than. Một phần của than đã bám vào sợi dây chuyền, trong khi phần bị tách rời khỏi nó vẫn mang dấu ấn của chỗ mà sợi dây chuyền đã bị bọc. Tờ báo chỉ nói: “Đây là một thứ dành cho những sinh viên thuộc ngành khảo cổ học, những người muốn bị mệt đầu bởi sự cấu thành địa chất của Trái đất, và luôn tò mò về những điều cổ xưa”. Trong trường hợp này, vật “gây tò mò” bị “rơi ra” từ một viên than đá có từ Kỷ Pennsylvanian – và nó đã có hơn 300 triệu năm tuổi. Chiếc nồi sắt ở trong một khúc than có từ 300 tới 325 triệu năm tuổi Một khám phá tương tự đã xảy ra tại Oklahoma. Vào năm 1912, hai nhân viên của Nhà máy điện Thành phố Thomas, Oklahoma, khi đang xúc than cho vào lò, đã sử dụng nhiên liệu được khai thác gần Wilberton. Có một khúc than quá lớn và không thể cầm được, cho nên hai người thợ đã dùng búa để đập nó ra. Khi khúc than vừa bị vỡ, hai người thợ đã nhìn thấy một chiếc nồi sắt trong đó. Khi chiếc nồi rơi ra từ khúc than, khuôn của nồi có thể nhìn thấy từ các mảnh của khúc than. Vài chuyên gia sau đó đã kiểm tra than bao quanh nồi, và xác định rằng nó đã được hình thành từ 300 tới 325 triệu năm trước. Vào năm 1912, hai nhân viên của Nhà máy điện Thành phố Thomas, Oklahoma đã phát hiện ra một chiếc nồi sắt nằm bên trong một khúc than có niên đại từ 300 tới 325 triệu năm tuổi. (Ảnh chụp bởi: Viện Bảo tàng Bằng chứng Tạo hóa) Quả cầu kim loại 2,8 tỉ năm tuổi Những người thợ mỏ tại Klerksdorp ở Nam Phi đã tìm thấy vài trăm quả cầu kim loại ở trong cùng một tầng vỏ trái đất, với niên đại ước tính tới 2,8 tỉ năm tuổi. Những quả cầu này được khắc các rãnh rất mịn, mà các chuyên gia kết luận rằng chúng không thể được hình thành từ một quá trình tự nhiên. Các quả cầu kim loại giống như thế này đã được tìm thấy ở Nam Phi, trong cùng môt tầng vỏ trái đất, với niên đại ước tính tới 2,8 tỉ năm tuổi (Ảnh chụp bởi Roelf Marx) Hoạt động khai mỏ và luyện kim thời tiền sử Sau đây là một vài khám phá mà các nhà khảo cổ học cho phép chúng ta hiểu thêm về nền văn minh tiền sử. Những khám phá này như là những cánh cửa sổ nhìn vào quá khứ, cho phép chúng ta quan sát được hoạt động khai mỏ, tinh chế kim loại, và tạo ra các sản phẩm thủ công mỹ nghệ của người tiền sử. Năm 1968, Tiến sĩ Koriun Megurtchian người Liên Xô cũ đã khai quật được một di tích, được cho là nhà máy luyện kim cỡ lớn lâu đời nhất trên thế giới, tại địa điểm có tên là Medzamor ở nước cộng hòa Armenia (thuộc Liên Xô cũ). Hơn 4.500 năm trước, những người tiền sử vô danh làm việc tại đó đã có hơn 200 lò nung để sản xuất các loại dụng cụ như lọ, dao, mũi giáo, nhẫn, vòng đeo tay, và một số vật dụng khác. Các thợ thủ công ở Medzamor đeo khẩu trang và đi găng tay khi họ lao động, và những bộ quần áo chuyên dụng của họ được làm bằng đồng, chì, kẽm, sắt, vàng, thiếc, măng-gan và mười bốn loại hợp kim đồng khác. Các lò nung cũng sản xuất một loại sơn kim loại, gạch men và thủy tinh. Các tổ chức khoa học từ Liên Xô, Hoa Kỳ, Anh, Pháp và Đức đã xác nhận rằng một số chiếc kẹp làm bằng thép cao cấp đã được lấy từ các lớp địa chất từ trước thiên niên kỷ thứ I trước Công nguyên. Vào tháng 7 năm 1969, trên tờ Science et Vie, một phóng viên người Pháp tên là Jean Vidal đã bày tỏ niềm tin rằng những phát hiện này đã chỉ ra một giai đoạn phát triển công nghệ không được biết tới. “Medzamor” ông viết, “đã được thành lập bởi những người xuất chúng của các nền văn minh trước đây. Họ sở hữu những kiến thức có được từ thời xa xưa mà chúng ta không biết tới, và xứng đáng được gọi là ‘khoa học’ và ‘công nghiệp’.” Ngoài ra, các nhà khảo cổ học người Mỹ đã phát hiện ra những mỏ đồng thời tiền sử tại Isle Royale ở phía bắc Michigan. Thậm chí cả những người thổ dân da đỏ có tổ tiên sống trong vùng đó từ nhiều thế kỷ trước cũng không biết về sự tồn tại của những mỏ này. Những khu mỏ đó đã chứng minh rằng các hoạt động khai mỏ thời tiền sử đã từng tạo ra hàng nghìn tấn đồng, nhưng các nhà khảo cổ học đã không tìm thấy bất kỳ dấu vết định cư lâu dài nào gần các khu mỏ. Khám phá kỳ lạ nhất là mỏ than Lion tại tiểu bang Utah. Năm 1953, những người thợ mỏ bất ngờ phát hiện ra một đường hầm trong mỏ mà họ chưa từng biết tới. Than trong hầm mỏ đã bị oxy-hóa và mất hết giá trị thương mại – bằng chứng cho thấy hoạt động khai thác mỏ trước đó đã từng được tiến hành trong khu vực này. Vào tháng 8 năm 1953, hai học giả thuộc Khoa Kỹ sư và Nhân chủng học Cổ đại tại Đại học Utah đã điều tra khu mỏ, và tuyên bố rằng những người thổ dân da đỏ ở đây chưa bao giờ sử dụng than. Cả hai mỏ, mỏ đồng tại Isle Royale và mỏ than tại Lion đã chứng minh rằng các thợ mỏ tiền sử đã phát triển các công nghệ khai thác và vận chuyển than tới những nơi xa xôi. [Ban biên tập đã không tìm thấy bằng chứng độc lập xác nhận sự tồn tại của hai mỏ này]. Có một khu vực của các hoạt động khai thác mỏ tiền sử mà các nhà địa chất và nhân chủng học đã cực kỳ quan tâm, nó được phát hiện trong các vỉa đá tại mỏ Pioch Farrus ở Pháp. Từ năm 1786 tới 1788, mỏ đá đã cung cấp một lượng lớn đá vôi để xây dựng lại một tòa nhà Tư Pháp ở địa phương. Thông thường, các thợ mỏ sẽ tìm thấy một lớp bùn nằm giữa các lớp đá. Khi những người thợ mỏ đào đến lớp thứ 11 của đá, tiếp cận độ sâu 12 tới 15 mét dưới lòng đất, thì một lớp bùn đã xuất hiện. Nhưng khi làm sạch lớp bùn này, thì họ đã rất ngạc nhiên khi phát hiện ra các cọc còn lại của những cột đá và những mảnh vỡ, cho thấy rằng đá này đã được cắt và khai thác thác từ trước đó. Đào sâu hơn, họ đã choáng váng khi phát hiện ra tiền xu, tay cầm bằng gỗ của một chiếc búa sắt đã hóa thạch, và các công cụ bằng gỗ khác đã hóa đá. Cuối cùng, họ phát hiện ra một tấm ván đã hóa đá và bị vỡ thành từng mảnh. Sau khi các mảnh vỡ được ghép lại với nhau, nó đã thể hiện chính xác loại ván đã được sử dụng bởi các thợ mỏ; hơn thế nữa, loại ván này chính xác là giống với loại ván đang được sử dụng ngày nay. Đã có rất nhiều khám phá tương tự trong các khu mỏ tiền sử, và rất nhiều di tích bí ẩn khác đã được khai quật. Nó không chỉ làm dấy lên sự tò mò của con người, mà còn gửi một thông điệp quan trọng tới những nhà khảo cổ học – đây là lúc để đẩy nguồn gốc của nền văn minh nhân loại về một thời kỳ vô cùng xa xưa.
    2 likes
  6. Vén bức màn văn minh tiền sử: (Phần 2) Dấu chân tiền sử Tác giả: Ban biên tập Chánh Kiến I. Dấu chân tiền sử I.1 Dấu chân tiền sử Dấu chân tiền sử trên khối hóa thạch bọ ba thùy Thuyết Tiến hóa hiện tại đang bị thách thức khi các nhà khảo cổ hàng đầu thế giới có được những phát hiện mang tính đột phá căn bản. Các nhà khảo cổ chuyên nghiệp và nghiệp dư đang tiến bước, và sau đó đưa ra những nghi ngờ về Thuyết Tiến hóa đã được công nhận rộng rãi. Những dấu vết và các khối hóa thạch người của các thời đại địa chất xa xưa đã được phát hiện trên toàn thế giới, và điều này có thể cách mạng hóa các lý thuyết hiện đại về sự tiến hóa của loài người. Những khám phá như vậy thu hút việc xem xét lại các học thuyết liên quan đến lịch sử phát triển của loài người. William J. Meister, một người Mỹ, là người thu thập hóa thạch nghiệp dư đầy khao khát, và đã tiến hành một khám phá kinh ngạc vào ngày 01 tháng Sáu năm 1968. Tại Antelope Springs, khoảng 43 dặm về phía Tây Bắc của Delta, tiểu bang Utah, một nơi giàu hóa thạch, Meister đã tìm thấy một tảng đá lớn với một vết chân người. Vết chân này, tuy nhiên, có vẻ như được tạo ra bởi một chiếc dép (xăng đan). Chiếc dép đo được 10 inch (khoảng 26 cm) chiều dài, lòng bàn chân rộng 3 inch (hay 8,9 cm) và gót chân có chiều rộng 3 inch (hay 7,6 cm). Gót chân có vẻ xấp xỉ 1/8 chiều dày (hay 1,7 cm). Ngạc nhiên thay, ông cũng tìm thấy Tam diệp trùng (bọ ba thùy) ngay trong dấu chân ấy. Xin lưu ý rằng Tam diệp trùng là một loài sinh vật biển nhỏ, tồn tại trong khoảng từ 260 đến 600 triệu năm trước, và điều này là một dấu hiệu cho thấy khám phá này có giá trị đối với nguồn gốc của cuộc sống con người thời tiền sử. Phát hiện này rất có thể sẽ bác bỏ Thuyết Tiến hóa đang thịnh hành ngày nay. So sánh khám phá này với giày dép của thời kỳ hiện nay, chúng ta có thể nhận thức được rằng một nền văn minh nào đó đã từng tồn tại khoảng 600 triệu năm trước, và nó phải có một độ phức tạp nhất định. Các hàm ý thực sự của phát hiện này chắc chắn là khó hiểu. Chẳng phải là các nhà sử học hiện đại nên cân nhắc lại Thuyết Tiến hóa hiện nay hay sao? Chẳng phải là những khám phá như vậy cho thấy một con đường khác của sự phát triển nhân loại hay sao? Năm 1968, khối hóa thạch với dấu vết giày bên trên một Tam diệp trùng (bọ ba thùy), sinh vật tồn tại từ 600-260 triệu năm trước đã được khám phá bởi chuyên gia hóa thạch nghiệp dư Meister. (Ảnh được đăng với sự cho phép của Henry Johnson) Trên thực tế, những mối nghi ngờ đã tồn tại trong Thuyết Tiến hóa hiện đại trong suốt thế kỷ 19. Tạp chí Khoa học Mỹ, trong các báo cáo ở tập 5 có đăng nhiều dấu chân hóa thạch được bảo quản rất đẹp, những dấu chân đã được phát hiện bên bờ sông Mississippi của St Louis, trong một khu vực giàu đá vôi, bởi một nhà thám hiểm người Pháp. Các nhà thám hiểm đã báo cáo rằng mỗi dấu chân hiện rõ các đường cong cơ thịt của lòng bàn chân con người. Những khám phá bổ sung được cung cấp trong tài liệu ở tập 7 (trang 364-367, 1885) của Tạp chí Nghiên cứu Di tích Văn hóa Cổ của Hoa Kỳ. Trên cùng bờ sông Mississippi, một dấu chân sâu 1 foot và dài 2 feet, có lẽ được tạo thành bởi một cuộn giấy, cũng đã được tìm thấy. Tất cả những phát hiện này đã được xác định niên đại bằng các kỹ thuật phân rã phóng xạ (tiếp theo 1885 – Sách đã dẫn) và được khám phá là có niên đại xấp xỉ 345 triệu năm. Những khám phá nhân chủng học như vậy đã mạnh mẽ đề xuất rằng cuộc sống con người đã có lâu hơn so với điều mà Thuyết Tiến hóa ngày nay chỉ ra. Hơn nữa, những phát hiện đó cho thấy rằng những nền văn minh loài người tương đương – hoặc tiến bộ hơn – xã hội ngày nay đã từng tồn tại hơn 100 triệu năm trước. Các khám phá khảo cổ đáng kinh ngạc khác đã được báo cáo ở Mỹ. Năm 1927, một nhà địa chất học nghiệp dư đã tìm thấy, trong đá vôi thuộc kỷ Triat tại hẻm núi Fisher thuộc tiểu bang Nevada, một vết in của chiếc giày hóa thạch, ngạc nhiên thay, cũng có một gót chân bị gãy rời ra hoàn toàn. Phương pháp xác định niên đại bằng phóng xạ các-bon cho thấy nó có tuổi khoảng 225 triệu năm. Thật bất ngờ, khi di chỉ gần đây được xem xét lại thông qua kỹ thuật chụp ảnh qua kính hiển vi đã cho thấy phần da trên chân đế đã được khâu vào nhờ hai hàng len, chính xác là cách nhau 1/3 inch. Một kỹ thuật làm giày như vậy đã không hề tồn tại vào năm 1927. Hub Samuel, giám đốc danh dự Bảo tàng Khảo cổ tại Oakland, California, đã tuyên bố trong một quan điểm về phát hiện này rằng “Người thời đại hiện nay (năm 1927) trên trái đất còn chưa thể làm ra loại giày này. Việc nhìn vào loại chứng cứ này cho thấy rằng tại thời điểm mà được cho là của những động vật chân đốt còn chưa được khai hóa, từ hàng triệu năm trước, những người có trí thông minh cao dường như đã từng tồn tại … … ” Hình ảnh phóng lớn của dấu vết giày với một Tam diệp trùng ở góc trên bên trái (Ảnh được đăng với sự cho phép của bảo tàng Creation Evidence) Hai Tao, một chuyên gia hóa thạch nổi tiếng của Trung Quốc, đã tìm thấy một hóa thạch trông như một dấu giày của con người tại Núi Đỏ ở thành phố Urumqi, thuộc tỉnh Tân Cương, Trung Quốc. Hóa thạch này được xác định có niên đại khoảng 270 triệu năm về trước. Chiếc giày có chiều dài khoảng 26 cm, lớn hơn ở phần ngón chân và hẹp hơn ở phần gót chân. Một dấu vết in đường may gấp đôi cũng có thể quan sát được. Phía bên trái của giày in rõ ràng hơn phía bên phải, và độ sâu của vết in có vẻ nông ở giữa và sâu hơn về hai đoạn cuối, cho ấn tượng về một vết in của chiếc giày trái. Khi vết giày này được so sánh với một cái khác được tìm thấy tại hẻm núi Fisher ở Mỹ, nó đã được gọi là “huyền thoại Opatz” của Tân Cương (cho thấy rằng di chỉ này không phù hợp với thời kỳ địa chất). Giả thuyết của Hai Tao được trình bày trong Tạp chí Khoa học Địa chất (Journal of Geographic Science) rằng “huyền thoại Opatz” là một hiện tượng cho lý do để tin tưởng vào một đợt di trú lớn trong khoảng thời gian đó. Cùng với những khám phá về dấu chân người có niên đại vài trăm triệu năm, cho đến những khám phá về cuộn giấy cổ xưa, cũng như các hóa thạch dấu chân khủng long, nhiều vết chân và vết giày hơn nữa đã được phát hiện trong những năm 1970 tại Thung lũng Carrizo ở Tây Bắc Oklahoma. Những dấu tích này xuất hiện trong cả sự hình thành Morrison lẫn đá sa thạch Dakota, chúng có niên đại khoảng 155 đến 100 triệu năm tuổi. Những dấu giày này được xác định rõ ràng hơn, và cho thấy người đeo chúng có kích thước cao hơn mức bình thường, với vết in trung bình dài 20 inch và 8 inch xương bánh chè. Những dấu chân trần bị ăn mòn một ít, nhưng cho thấy bằng chứng của dải áp lực xác định. Một số rất gần với dấu vết khủng long. Nhưng những dấu chân không đúng chỗ cũng được tìm thấy tại các khu vực khác. Nhà nhân chủng học người Mỹ “, quyển IX (1896), trang 66, mô tả các phát hiện của một dấu vết con người hoàn hảo in trong đá khoảng 4 dặm về phía Bắc của Parkersburg, ở bờ Tây Virginia của sông Ohio. Dấu tích dài 14 1/2 inch và được in vào trong một tảng đá lớn. Mặc dù vài đặc điểm đã được đưa ra, một chuyên gia đã tính toán từ loại đá được mô tả, từ vị trí của nó trên bờ sông, và thấy rằng dấu tích phải có ít nhất 150 triệu năm tuổi, theo cách xác định niên đại địa chất hiện đại. Những dấu vết người khổng lồ như vậy cũng được tìm thấy trong các nơi khác. Dấu chân dài 14 inch đã được tìm thấy ở Virginia. Vết tích người khổng lồ với mỗi dấu chân dài khoảng 35 inch đã được tìm thấy trong đá sa thạch ở Kansas. Kích thước của những dấu chân này lớn hơn nhiều so với dấu chân của con người ngày nay, và tất cả các dấu chân đều có 1 triệu năm tuổi. Với những phát hiện về các dấu chân này, đã là đủ để đặt dấu hỏi cho toàn bộ Thuyết Tiến hóa của Darwin, và cách mạng hóa các quan điểm hiện thời về lịch sử sinh học. Thậm chí còn đáng ngạc nhiên hơn nữa, đó là các nhà khoa học đã khám phá ra các di chỉ với hơn vài trăm triệu năm tuổi, những thứ đã tiết lộ công nghệ tiên tiến và nền văn minh của nhân loại vào thời điểm đó. Trong chương kế tiếp, chúng tôi sẽ giới thiệu một số phát hiện khảo cổ học của các công nghệ cổ đại.
    1 like
  7. Kinh doanh là dấn thân, thương trường là cõi Phật? Kinh doanh là một cách dấn thân. Lúc này, thương trường cũng là cõi Phật. Đó cũng là một cách tu, thậm chí tu như thế còn phiền nhiễu gấp mấy trong chùa, nhưng nhờ đó thành quả cũng lớn hơn. Nghe chủ đề buổi thuyết trình "Văn hóa Phật giáo trong kinh doanh", những tưởng sẽ được doanh nhân Tạ Thị Ngọc Thảo chia sẻ về cách thức áp dụng triết lý, văn hóa Phật giáo trong kinh doanh, hay chí ít là kinh nghiệm của bản thân bà - vừa là Phật tử, vừa là doanh nhân. Nhưng bất ngờ, Phật tử Tạ Thị Ngọc Thảo lại chọn một cách tiếp cận hoàn toàn khác: "Chùa làm kinh doanh trong phạm vi có thể - tại sao không?" Đối tượng cụ thể mà bà Tạ Thị Ngọc Thảo hướng đến trong Tuần văn hóa Phật giáo được tổ chức gần đây là chùa Huế, như bà tự nhận: Mong muốn được "khơi dậy tinh thần kinh doanh của một vùng đất văn hiến, đó là tỉnh Thừa Thiên - Huế". Bởi theo bà, Huế có quá nhiều lợi thế. Người Huế luôn tự hào và yêu quý nhất mực mảnh đất này, nhưng Huế còn nghèo quá, mà lý do cụ thể nhất là thu nhập bình quân đầu người thấp - 1.030 USD/ người và tỷ trọng nông nghiệp quá cao 14,5%Tuần Việt Nam đã có cuộc trao đổi với bà Tạ Thị Ngọc Thảo sau buổi thuyết trình có phần gây tranh cãi này. Phật muốn chúng sinh giàu có - Vì sao bà lại chọn nói về đề tài "Chùa làm kinh doanh trong phạm vi có thể - tại sao không?" - Nếu chỉ lo cho đời sống của chùa thì hiện nay hầu như các chùa đều có thể tự túc được, không phải trông cậy nhiều vào nguồn cúng dường. Nhưng để phụng sự xã hội, nhất là các tăng ni dấn thân phụng sự xã hội, thì phải trông vào các nguồn khác, trong đó có nguồn cúng dường, nguồn doanh nghiệp tài trợ... Một trường hợp cụ thể trong hoạt động của giới tu hành hiện nay ở Huế là Phòng khám từ thiện Tuệ Tĩnh đường - nơi khám chữa bệnh cho hơn 250 bệnh nhân nghèo mỗi ngày, thì nguồn thu để duy trì hoạt động luôn là vấn đề đau đầu. Kinh tế phát triển thì không sao, nhưng khi kinh tế suy thoái như hiện nay thì nguồn cúng dường cho chùa bị giảm. Nguồn kinh phí cho công việc phúc lợi xã hội cũng đương nhiên phải giảm. Bác sĩ giám đốc rất lo sẽ đến lúc Tuệ Tĩnh đường phải đóng cửa. Nếu tình huống đó xảy ra thì trước mắt là 250 bệnh nhân nghèo không có nơi để khám bệnh. Để những công trình phúc lợi, từ thiện của Phật giáo hoạt động được bền vững thì nhà chùa phải chủ động được nguồn tài chính, nghĩa là phải có hoạt động kinh doanh để lấy lãi nuôi những hoạt động phúc lợi này. Khi đặt ra vấn đề kinh doanh với giới tu hành thì không chỉ Phật tử, cư sĩ, mà xã hội nói chung cũng dễ phản ứng, trong khi đó kinh doanh như thương gia Lương Văn Can định nghĩa là: "Sử dụng sản phẩm hoặc dịch vụ của mình như phương tiện để giải quyết những vấn đề xã hội và làm cho cuộc sống tốt đẹp hơn", thì kinh doanh có gì là sai trái mà không được làm? Trong cách nhìn của tôi, đó cũng là một cách tu. Nữ doanh nhân - Phật tử Tạ Thị Ngọc Thảo Hơn nữa, trong giới luật có cấm con của Phật tích lũy tài sản, phát sinh lợi nhuận, nhưng con Phật có hai chúng, chúng xuất gia và chúng tại gia. Đức Phật lại rất ủng hộ sự giàu có của chúng sinh. Trong kinh Phật có nói về y báo và chánh báo. Y báo là dựa vào cái mình nương tựa. Nếu bạn được nương tựa vào người chồng làm kinh doanh giàu có lương thiện, cha mẹ là người phúc đức, con của bạn là đứa trẻ thông minh đạo hạnh, thì người ngoài sẽ nhận ra ngay y báo bạn tốt. Bạn đã gieo phúc và bây giờ được nhận.Còn chánh báo thì sao? Đức Phật nói trong khi người ta còn phải ở những căn nhà lụp xụp bên cạnh đống rác hôi hám, thì bạn được ở ngôi nhà khang trang, được thưởng thức những hoa thơm, trái ngọt, ăn những bữa cơm ngon, sống trong không khí trong lành. Đó cũng là do bạn là người trước đó đã gieo phúc rất nhiều và nay được nhận. Nói như thế để thấy quan điểm của Đức Phật là ủng hộ sự giàu có. Với những người xuất gia, Đức Phật khuyên sống thanh bần, vì không muốn con Phật vướng vào những thường tình đó sẽ làm hạn chế sự phụng sự cho đạo pháp, cho chúng sinh. Nhưng những người con Phật có tóc và chúng sinh thì Phật luôn luôn ủng hộ họ giàu có. Văn hóa Phật giáo trong kinh doanh là thế nào? - Bà có nghĩ khi trình bày đề tài này tại Huế sẽ vấp phải những phản ứng không? - Trình bày đề tài chùa làm kinh doanh nơi đất Huế, với tôi là sự thử thách, thậm chí tôi xem đây là một đề tài đột phá tư duy, nhưng không thể không nói. Tôi nghĩ, may mà bây giờ mưa thuận gió hòa, đời sống của tăng ni và của người dân chưa đến nỗi quá khó khăn. Nhưng nếu có một biến cố đột biến xảy ra, chẳng hạn suy thoái kinh tế trầm trọng, thiên tai dịch họa ụp đến bất thường thì mọi chuyện đều thay đổi. Đến lúc này nếu chùa không có cơ sở kinh doanh để chủ động một nguồn thu, duy trì những công trình phúc lợi xã hội mà chùa đang điều hành, thì đời sống của hàng ngàn tăng ni và dân nghèo ở Huế có thể sẽ bị chao đảo. Kinh doanh không hề là vấn đề xấu. Vấn đề là ta sử dụng đồng lợi nhuận đó như thế nào, có đủ sức điều khiển đồng tiền, làm chủ bản thân không? Cái đó thì không phải do tiền, đổ thừa cho đồng tiền là không đúng. Hơn lúc nào hết, trong thời hội nhập hiện nay, chủ động được nguồn thu để làm từ thiện, bớt lệ thuộc vào nguồn cúng dường, thông qua đó tạo việc làm và cơ sở vật chất, thu hút nguồn năng lực trung và cao cấp, góp phần tăng GDP thì chính là văn hóa Phật giáo trong kinh doanh. Trước khi trình bày đề tài "Chùa làm kinh doanh trong phạm vi có thể - tại sao không?" tôi rất lo, vì chỉ cần hai từ kinh doanh giữa Tuần lễ văn hóa Phật giáo thì đã là "nhạy cảm" rồi. Tôi đã thiền 2 tiếng trước buổi thuyết trình, vì tôi chuẩn bị một tinh thần giao lưu căng thẳng hơn. Ngay cả trong lúc trình bày tôi cũng thiền. Sau khi trình bày xong đến phần giao lưu tôi cũng thiền. Tôi hoàn toàn tỉnh thức trong mọi lời nói của mình. Tôi cũng được biết, bài nói chuyện đó gây nhiều sự bàn cãi. Nhưng sau khi thầy Trừng, thầy của rất nhiều tăng ni ở đây. Thầy dạy ở Học viện Phật giáo, vốn là người rất khó tính mà thầy công nhận đây là một đề tài mới, cần thiết, thì tôi nhẹ người, vì đấy chính là tiếng nói phản hồi của Huế. Cũng có lẽ Đức Phật phù hộ nên Huế nhẹ nhàng đón nhận. Tôi mới nhận ra rằng lúc này tôi nói là đúng thời cơ. Nói sớm thì không hay, nói chậm nữa thì qua mất cơ hội. Đưa đề tài này ra lúc này là rất hợp duyên. - Vậy theo bà, những người không phải Phật tử của Huế có thể tiếp nhận điều gì từ buổi thuyết trình của bà? - Tôi lại nghĩ những người chưa phải Phật tử, kể cả Phật tử cũng thấy rằng chùa chủ động kinh doanh là vấn đề cần thiết, nhưng họ không thích những người mặc áo lam lại trực tiếp đứng ra mua bán, đụng chạm với đồng tiền. Nhưng con Phật có hai chúng, chúng xuất gia và cư sĩ tại gia. Bởi thế tôi mới đề xuất giải pháp, nếu trong hàng ngũ cư sĩ có những người có ý tưởng kinh doanh đứng ra thành lập một công ty với HĐQT là các nhà sư thì có làm sao đâu? Những việc gì thật sự đụng đến tiền bạc thì giới cư sĩ làm, còn những việc phụng sự xã hội thì các thầy các sư làm được chứ. Rõ ràng ở đây, những người con Phật cả hai chúng xuất gia và tại gia đều biết rằng đồng lợi nhuận đó sẽ như nước Cam Lồ rưới vào những quãng đời bất hạnh. Kinh doanh cũng là một cách dấn thân. lúc này, thương trường cũng là cõi Phật. Đó cũng là một cách tu, thậm chí tu như thế còn phiền nhiễu gấp mấy trong chùa, do đó thành quả cũng lớn hơn. Muốn làm từ thiện hiệu quả nhà chùa cũng cần tự chủ được về tài chính. Ảnh minh họa Luật nhân - quả luôn ứng nghiệm - Vậy còn những doanh nhân không phải Phật tử, cũng không định kết hợp với nhà chùa làm kinh doanh, thì có thể áp dụng văn hóa Phật giáo như thế nào?- Văn hóa dân tộc ta được xây dựng trên nền tảng văn hóa Phật giáo, nên tất cả những gì lợi cho mình, lợi cho người, đem niềm vui đến cho mình, đem niềm vui đến cho người, hoặc sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp mà có lợi cho người tiêu dùng; sự giàu có của mình góp thêm vào sự giàu có của đất nước, tiền bạc của số người giàu được chia sẻ lại cho số người còn người nghèo, để khoảng cách giàu nghèo rút ngắn lại, thì đó chính là văn hóa Phật giáo. Bất cứ doanh nghiệp nào áp dụng như thế thì giàu một cách bền vững, vì họ làm chủ "thụ dụng" (hưởng thụ và sử dụng đồng tiền mình làm ra). Ngược lại, nếu sự giàu có của mình xâm phạm đến quyền lợi của người khác, đến môi trường, cào cấu vào thiên nhiên rồi trốn thuế, gian lận thương mại, rút ruột công trình để làm giàu cho mình, thì không có cách gì bền vững, không chóng thì chày sẽ đổ vỡ. Theo đúng thuyết nhân quả, gieo gì sẽ gặt nấy. Là một doanh nhân, không cần phải là doanh nhân Phật tử, nếu ngay bây giờ không nghĩ đến chuyện gieo, nghĩ đến nhân duyên, coi chừng sẽ gặp ác báo. Vì thuyết nhân quả là quy luật khách quan do Đức Phật phát hiện ra, chứ không phải vấn đề tâm linh mơ hồ. - Ngoài những "hậu quả" về mặt vật chất, còn những hậu quả về mặt tinh thần thì sao? - Tôi xin kể một trường hợp cụ thể của một người bạn mà tôi không muốn nhắc tên. Người bạn này có một chuỗi nhà hàng chuyên bán thịt thú rừng, giàu có lắm vì họ mua thú rừng của người dân tộc với giá rất rẻ, rồi bán lại với giá rất đắt. Họ có hai người con, một trai, một gái, 18 tuổi và 19 tuổi. Vậy mà cả hai con liên tục ra đi, một người tháng trước xe đụng chết, người con còn lại tháng sau xe đụng chết. Hai vợ chồng nhận ra ngay vấn đề, dẹp ngay chuỗi hàng quán đó, tức thì sám hối. Đó là nhân quả đồng thời. Tôi có đọc những lá thư của những người tử tù là cán bộ rất lớn bên Trung Quốc. Họ kể rằng khi chỉ một chữ ký của họ để uốn một con đường từ hướng Tây qua hướng Nam là họ có được cả chục triệu đô la, do đó họ không kềm lòng được. Họ cũng có ý trách luật pháp không giúp cho họ ngăn chặn việc làm giàu quá dễ dàng như vậy. Họ có nói giá luật pháp chặt chẽ hơn, họ được giám sát nghiêm ngặt hơn, giá họ không kiếm tiền dễ như thế, thì họ đâu đến nỗi? Khi họ có được đồng tiền dễ dàng như vậy, thì vợ của họ theo trai, con của họ thấy tiền nhiều quá thì xài phí phạm, ăn chơi sa đọa, dẫn đến đứa thì nhiễm bệnh thời đại, đứa thì làm gái... Chính bản thân họ liên tục thấy cô đơn, họ mới đi tìm những người tình nhỏ ở Đài Loan. Để giữ những người tình nhỏ đó họ phải dùng những đồng tiền tham nhũng kiếm được, cho đến một ngày những người tình nhỏ quỵt hết những đồng tiền đó, rồi họ bị bắt, và bây giờ thì bị tử hình. Họ kết luận, những đồng tiền kiếm được không trong sạch làm cho lương tâm luôn bị day dứt, không bao giờ có được một giờ vui thật sự trong đời. Họ ao ước nếu cuộc đời còn rộng tay với họ, nhà nước hãy cho họ đến một vùng nào đó xa xôi hiểm trở cũng được, để họ có điều kiện cày cuốc kiếm ra từng mẩu khoai, miếng ăn, để có thời gian họ sám hối. Nhưng một mưu cầu nhỏ nhoi như thế không còn kịp nữa vì vay thì phải trả, đó là luật nhân quả. Vậy thì doanh nhân hãy kinh doanh theo văn hóa Phật giáo, hãy gieo những hạt giống tốt lành, để thu hoạch nhiều quả ngọt. - Trên thế giới đang xuất hiện nhiều doanh nghiệp, với họ mục tiêu quan trọng nhất là phụng sự xã hội, dường như giống triết lý của đạo Phật. Người Việt mình thường tự nhận là theo đạo Phật, nhưng trong kinh doanh lại chưa theo được văn hóa Phật giáo. Vì sao vậy? - Tôi nghĩ rằng hiện nay một số doanh nhân đang gặp khủng hoảng về triết lý sống, vì vậy họ sống theo bản năng, nặng về phần xác, nhẹ về phần hồn. Đã thế pháp luật hiện nay chưa đủ chặt chẽ để buộc những người này phải sống, làm việc và kinh doanh theo pháp luật. Quan sát xã hội tôi thấy không chỉ một số doanh nhân mà đại bộ phận người dân cũng gặp khủng hoảng về triết lý sống. Tại sao xã hội ta hiện nay có quá nhiều người bị khủng hoảng về triết lý sống? Đây là một câu hỏi lớn mà những người có trách nhiệm phải cùng tìm câu trả lời. Khánh Linh (Tuần Việt Nam)
    1 like
  8. Ok. Tốt rồi. Mọi chuyện sẽ tốt lên, cứ yên tâm đi. Chú muốn ứng dụng những ca cực khó để chứng tỏ khả năng của Phong thủy Lạc Việt. Bởi vậy chú không ngần ngại. Lần trước định lao vào với trường hợp của ông Huỳnh Phúc Điền, nhưng không đủ nhân duyên. Gia đình ông ấy có thầy riêng, nên không nhờ chú. Lần vừa rồi lao vào chuyện của thư ký Vietgo, nhưng gia dình lại làm chậm thời gian và thay vì vị trí xây bếp lại xây wc. Tuy nhiên, bệnh đã chựng lại. Để chú có dịp xuống xem lai. Nhưng lần nay hy vọng thành công. Chú vẫn giữ ý kiến nên mời bà ngoại cảm gì đó đến giúp. Nếu bà này đến giúp trong vòng năm ngày có tiến triển thì OK. Nếu chưa thấy gì báo cho chú. Thời gian này chú vẫn còn ở HN, để chú liệu. Phong thủy là một phương tiện và là một phương pháp ứng dụng với tri thức nhận thức qui luật tương tác của thiên nhiên, vũ trụ và con người rất cao cấp. Tri thức hiện đại của con người chưa nhận thức được, nên gán cho nó sự huyền bí. Cũng như cách đây 100 năm, nếu ai đó nói rằng: "Tôi nói chuyện với người bạn ở Hoa Kỳ, mà không liên lạc được" thì có thể phải xem lại khả năng thần kinh. Nhưng bây giờ mà nói thế thì nhà mạng sẽ có thể xin lỗi và xem lại đường truyền . Nói tóm lại - ý chú muốn nói rằng: Cái gì vượt quá khả năng của con người thì thấy nó huyền bí. Khi hiểu ra rồi thì lại chẳng có gì là lạ. Những con người của nền văn minh Atlantic, nếu sống lại thì có lẽ họ coi những phong thủy gia đầy tài ba của chúng ta là những học trò dốt nát đấy. Trong đó có Thiên Sứ :D .
    1 like
  9. 1 like
  10. Kính gửi chú Thiên Sứ và Diễn đàn Lý học Đông phương! Gần đây chú Thiên Sứ có công bố trong diễn đàn quyển sách "Dương Trạch Tam Yếu" và hướng dẫn đây là tài liệu tham khảo quan trọng cho các lớp học Phong Thủy Lạc Việt. Nhận thấy có thể góp một phần nhỏ bé với Diễn đàn, cháu xin phép được biên tập lại nội dung của sách Dương trạch tam yếu trên website thành sách Ebook ở định dạng PDF. Để tiện cho bạn đọc tham khảo, sách không ghép 7 thiên mà tách từng thiên riêng, khổ giấy A4. Từ Mục lục có thể dễ dàng truy cập đến nội dung bằng cách kích vào tên đầu mục Link download tại http://www.mediafire.com/?0tjtxzxw2qj Nếu việc này không làm hài lòng chú và diễn đàn, cháu mong sự lượng thứ của chú và mọi người. Cháu xin trân trọng cảm ơn và chúc chú và các anh chị em diễn đàn sức khỏe. Do không đủ bài để post trong phần TRAO ĐỔI HỌC THUẬT nên cháu xin phép post ở đây
    1 like
  11. Xin báo tin vui với chú Thiên Sứ và các bạn có tấm lòng quan tâm:(do Hải Phương đang cùng chồng ở nhà trọ gần bệnh viện không có mạng internet nên Trang Bờm mạn phép thay mặt Hải Phương báo tin vui tới mọi người) Chồng của Hải Phương đã về nhà trọ ở khu Cầu Diễn vào lúc 11h ngày 12 tháng 5 âm lịch sau rất nhiều lần cố nài nỉ các bác sĩ được ở lại bệnh viện theo lời khuyên của chú Thiên Sứ. Chiều hôm nay ngày 16/05 âm lịch Trang Bờm có ghé qua thăm 2 vợ chồng Hải Phương và đã thấy được những tiến triển rất đáng mừng của chồng Hải Phương,cụ thể là: *Khi Trang Bờm nói chuyện với anh Hải(cho phép Trang Bờm gọi là anh Hải cho tiện:P) thì thấy anh có biểu hiện như cố muốn ngồi dạy,tay của anh Hải đã có thể duỗi thẳng(trước khi về nhà thì tay của anh Hải vẫn còn co quắp tỳ lên ngực). *Hiện tại chồng của Hải Phương đã có thể uống nước bằng miệng(trước đây là toàn bộ thức ăn và nước uống được cho trực tiếp vào ống thông thẳng với dạ dày qua mũi). *Khi Hải Phương huơ huơ tay trước mặt chồng thì mắt anh có phản xạ liếc theo tay của Hải Phương(trước đây mắt anh có mở nhưng rất vô hồn,khi có vật lạ hay bàn tay huơ huơ trước mặt đều không có phản xạ nào). *Hải Phương cũng có nói với Trang Bờm là từ hôm về nhà trọ( căn nhà được chú Thiên Sứ giúp sửa lại phong thủy từ hồi tháng 3 âm lịch) anh Hải sức khỏe có tiến triển tốt hơn rất nhiều,phản xạ cũng nhanh nhẹn hơn. ....................... Bản thân Hải Phương trước khi sửa phong thủy nhà và ngôi mộ cụ của chồng khi đi khám định kỳ bác sĩ có nói là xương không liền và khả năng phải mổ lại là rất cao.Nhưng sau khi sửa nhà và mộ xong Hải Phương có đi khám lại theo định kỳ thì bác sĩ đã có kết luận khác:chân của Hải Phương chỉ hồi phục hơi chậm thôi còn xương đang liền lại và hoàn toàn không cần phải phẫu thuật lại :wub: ,hi hi.Kỳ diệu quá!!!Không biết là do bác sĩ chuẩn nhầm hay là Phong Thủy Lạc Việt tạo nên kỳ tích :D (Bờm thì Bờm rất tin là do Phong Thủy Lạc Việt quá kỳ diệu và nền văn hiến Lạc Việt là muôn năm :D .Cơ mà khoa học mà đại diện là các lương y áo trắng thì sai làm sao được nhẩy) :D . Hôm nay Trang Bờm cũng có mang tấm hình ngôi mộ sau khi sửa xong của nhà Hải Phương trình chú Thiên Sứ coi :D ,mặc dù có 1 số chỗ sửa không được như ý chú Thiên Sứ nhưng vốn là người 12 phải(chứ không phải là 3 phải nữa) :D nên chú Thiên Sứ vẫn: OK. :P Do vội về nên Bờm chưa chụp được hình của vợ chồng Hải Phương để đưa lên chia vui với cả nhà,Bờm xin tự phạt mình 1 ly :D .Hứa lần sau sẽ có để mọi người cùng chung vui với gia đình Hải Phương. Gia đình Hải Phương thông qua Trang Bờm muốn gửi lời biết ơn sâu sắc đến chú Thiên Sứ cũng như anh chị em đã quan tâm tới sức khỏe của gia đình Hải Phương.( Khi Trang Bờm đã xuống đến cầu thang để ra về vì đã muộn mà mẹ chồng và bố chồng của Hải Phương vẫn đi theo cầm tay và nói với Bờm là tối nay đến gặp chú Thiên Sứ thì nói cả nhà biết ơn chú lắm lắm và tha thiết mời chú về nhà chơi :wub: ). Bản thân Bờm do thời gian vừa rồi may mắn vì thất nghiệp nên được theo chú Thiên Sứ đi sửa phong thủy nhà cũng như mộ cho nhà Hải Phương cũng thấy vô cùng cảm kích trước tấm lòng và sự giúp đỡ của chú Thiên Sứ với gia đình Hải Phương mà chỉ bởi 1 lời kêu cứu thảm thiết trong lúc tuyệt vọng của Hải Phương:" Xin chú Thiên Sứ hãy cứu chồng cháu!).Cảm kích trước tấm lòng của chú Thiên Sứ,vào đọc Topic này hàng ngày với những lời chia sẻ của những người bạn tôi càng cảm thấy có niềm tin và hi vọng vào những tình cảm của con người trên đời này là có thực,nó hiện hữu giữa cả những người cách nhau cả ngàn,cả vạn km,có khi là cả nửa vòng trái đất...Quá phấn khích với những tiến triển về sức khỏe của vợ chồng bạn mà Bờm đã viết những lời này như 1 lời tri ân tới tất cả mọi người. Xin được 1 lần nữa gửi tới các bạn lời cảm ơn sâu sắc không chỉ vì đã sát cánh cùng vợ chồng bạn Bờm suốt thời gian qua mà còn cho Bờm thấy 1 niềm tin yêu hơn vào cuộc sống và những con người xa lạ.Chúc mọi người sức khỏe và bình an!
    1 like
  12. Lỗ hổng luật pháp Tác giả: Tô Văn TrườngBài đã được xuất bản.: 8 giờ trước Công luận đang xôn xao, bàn luận việc thỏa thuận "hợp tác" giữa Petrovietnam thông qua Tổng cục Thuế sẽ có tác động đến các cơ quan nhà nước để sao cho có lợi cho Petrovietnam. Trong thuật ngữ quản trị học có nguyên tắc "không được phép song trùng vai trò quản lý và bị quản lý ở 1 người thuộc 2 cấp phụ thuộc trực tiếp" . Nguyên tắc tối cao của luật pháp là có thể thỏa mãn tối đa lợi ích của cá nhân, nhóm lợi ích này nhưng không được làm hại đến cá nhân và nhóm lợi ích khác. Bởi vậy, công luận đang xôn xao, bàn luận việc thỏa thuận "hợp tác" giữa Petrovietnam thông qua Tổng cục Thuế sẽ có tác động đến các cơ quan nhà nước để sao cho có lợi cho Petrovietnam. Nếu tôi nhớ không nhầm, đây không phải là lần đầu có sự "bắt tay" dạng này. PetroVietnam từng hợp tác với Bộ Tư pháp và một số đơn vị khác về cơ chế quản lý và giáo dục chính trị tư tưởng... Cái khác của lần này là hình như, sự bắt tay này có vẻ lộ liễu như thách thức dư luận xã hội và thể chế nhà nước? Nước ta còn nghèo, ngân sách hiện nay còn dựa vào nguồn thu lớn là tiền bán dầu khí. Khi biết chuyện, một số người mới có cảm giác: Tổng cục Thuế phải có trách nhiệm đặc biệt quan tâm "chăm sóc" đại gia dầu khí để tận thu cho nguồn ngân sách của nhà nước. Hành động bắt tay khiến dư luận đặt câu hỏi, phải chăng có người đang tính chuyện "chung chi" trên lưng những người dân nghèo. Hành động bắt tay khiến dư luận đặt câu hỏi, phải chăng có người đang tính chuyện "chung chi" trên lưng những người dân nghèo khổ.Một khi hai "nhà" ôm hôn thắm thiết trước khi ngồi vào bàn thảo luận, ai dám chắc họ không thông đồng với nhau để bớt xén nguồn thu lớn của ngân sách nhà nước với các khoản thuế đã được ưu ái xem xét. Ở các nước, các nhóm lợi ích có quyền thông qua các hiệp hội ngành nghề, tập đoàn, doanh nghiệp để tác động với các chính sách, quyết sách cụ thể nhưng phải trong khuôn khổ của luật pháp, thể chế, có hành lang pháp lý để sự tác động vào chính sách được minh bạch, không bị lạm dụng. Các thành viên Chính phủ, đặc biệt là các vị dân biểu luôn tiếp cận, lắng nghe các kênh thông tin đa chiều, tỉnh táo, phân tích đánh giá quyền lợi chung của đất nước và tiếng nói của người dân trong quá trình xây dựng các văn bản pháp quy cũng như khi ban hành văn bản pháp luật để đạt được sự đồng thuận cao trong xã hội. Ở Việt Nam, một số lần chúng ta dường như đã buộc phải quen hơn với các quy trình ngược. Không ít các Thông tư, Nghị định trái ngược với Luật; Xây dựng Chiến lược phát triển kinh tế xã hội của đất nước thường rất chậm và đi sau quy hoạch của các ngành, các địa phương; Quy hoạch tổng thể đi sau quy hoạch chi tiết.... Trước đây, Tổng Công ty cao su Việt Nam (nay gọi là Tập đoàn công nghiệp cao su) thỏa thuận riêng với Bộ Tài chính nguyên tắc tính lương theo tỷ lệ doanh số. Đây là việc làm chưa đúng về khoa học quản lý kinh tế vì tiền lương là chi phí bỏ ra để có doanh số cho nên khi doanh số âm thì vẫn phải trả tiền lương. May cho ngành cao su là gặp thuận lợi được mùa, được giá nên lương cao ngất ngưởng so với các doanh nghiệp nông nghiệp khác đang hưởng thang lương theo quy định của Bộ Thương binh xã hội và Bộ Tài chính ban hành. Bởi thế, đây đó người ta mới có cảm giác, dường như một số chủ trương, chính sách đang bị các nhóm lợi ích chi phối, tác động. Đơn cử là các sắc thuế nhập khẩu rất "cảm tính" dẫn đến sự bảo hộ cho sản xuất (ERP- Bảo hộ hữu hiệu) gần như sụp đổ[1]. Nhiều chuyên gia phản bác về tính "hợp pháp" các câu chuyện lobby của Hiệp hội ô tô Việt Nam, Hiệp hội thép và ngay cả Hiệp hội doanh nghiệp trẻ tiến hành dự án các tập đoàn tư nhân! Lobby - Vận động hành lang cần thiết trong sinh hoạt vận động nghị trường nhưng phải công khai, minh bạch trong khuôn khổ của pháp luật. Ngay các nước tư bản lobby cũng có nhiều cái dở, nhưng bù lại họ có hệ thống báo chí, công luận và cả cơ quan chuyên môn luôn "săm soi" vạch ra những cái sai để những người đề xuất, người thẩm định, và người ra quyết định có nhiều cơ sở xem xét, đánh giá vì quyền lợi chung của cả cộng đồng. Đấy là lobby hoạt động trong khuôn khổ Nhà nước pháp quyền. Nó hoàn toàn khác với cái gọi là lobby theo mối quan hệ "móc ngoặc", phạm pháp, có vẻ như đang thịnh hành ở Việt Nam. Đất nước muốn ổn định và phát triển bền vững theo dòng chảy của thời đại, cần phải gấp rút tu chỉnh lại Hiến pháp 1992. Bài trả lời phỏng vấn Tuần Việt Nam của cựu Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Văn An ngày 24/6/2010 về vai trò của nhân dân trong việc phúc quyết và sửa đổi Hiến pháp được đông đảo nhân dân tán thành, ủng hộ rất đáng suy ngẫm. Để các chính sách luôn vì lợi ích của nhân dân, không bị chi phối, tác động vì lợi ích cục bộ của các nhóm lợi ích, phải nâng cao chất lượng "đầu vào" của Ban chấp hành Trung ương, các đại biểu Quốc hội và các thành viên của Chính phủ. Luật Lobby (vận động hành lang), Luật trưng cầu dân ý và Luật tiếp cận thông tin... rất cần thiết. Cần phải cảnh giác trước những ý kiến tham mưu hoặc "những sáng kiến mang lại nhiều lợi ích" do những nhóm lợi ích cục bộ đưa ra nhưng đổi lại là sự hy sinh quyền lợi của đất nước ngày hôm nay và để lại gánh nặng nợ nần cho con cháu chúng ta.
    1 like
  13. 1 like
  14. Theo tôi nghĩ cả 2 vợ chồng khó có dịp xuất ngoại đễ du học .
    1 like
  15. Thầy bà nào chỉ cách giải nạn lạ đời thế ? ông bố vợ có 5 thê 7 thiếp đi nữa có nhằm nhò về cái nạn tù tội của cháu , cháu cũng không có được vợ đôi vợ 3 đâu mà lo ,mai mốt đây cưới được cô vợ ghen cũng khiếp lắm lạng quạng bên ngoài nó cho thành thái- giám đừng đỗ thừa tại học sách giải nạn của thầy nào đó nha .../năm nay có cố gắng cũng chưa cưới được qua năm tới thì OK , không chừng cưới sớm qua năm vợ có thai luôn , có thể có con sanh đôi 1 cặp là gái ,nếu chưa có được số sẽ con sanh đôi... đường công sanh sớm đạt ,may mắn sanh vào tháng 10 âl cho nên không -kiếp cũng không tác động mạnh mẽ được ,Thân có Thất Sát ,số không thọ cho lắm , nếu làm việc cho công quyền thì những nghề có liên quan đến chánh trị hay công an bảo vệ ,những việc có liên quan gần gũi với tù giam ,nếu không cũng sẽ có lần lâm vào vòng lao lý ; công việc thì hay được nhiều người nâng đỡ nhưng kẽ tiểu nhân ghen ghét cũng nhiều . Nói chung số nầy không thể giàu có được ,đường công danh thì dễ thăng tiến nhưng cái may đi liền với rũi trèo càng cao thì té càng nặng ,ban bè tốt cũng có nhưng khi sa cơ thất thế thì hay bị cảnh nhà sập lại thêm bìm bịp nó leo .
    1 like
  16. Cần biết và cần nghĩ. SGTT - Môn gì cũng cần giải lao huống hồ triết học! Xin bạn đọc tham dự giờ ra chơi của “người kể chuyện” Bùi Văn Nam Sơn, nhân tiện ông sẽ có đôi lời trao đổi cùng “người hâm mộ” về những ý kiến đã nhận được. Thưa bạn đọc quý mến, Mục Chuyện xưa chuyện nay mới chập chững đã được khá nhiều bạn đọc quan tâm, khuyến khích, góp ý, trao đổi. Một sự an ủi cho người viết, nhưng cũng buộc người viết có trách nhiệm thưa rõ hơn nữa mục đích để không lạm dụng thì giờ và sự rộng lượng của bạn đọc. Thật thích thú và biết ơn bạn Nguyễn Văn Hà đã làm hộ cho điều ấy: “Tôi nghĩ đây là một mục hay một “món nhậu” mới (…) Công chúng bây giờ đâu chỉ cần “biết” mà họ cần “nghĩ” nữa”. Vâng, “biết” thì không cùng, và không rõ ta phải sống bao nhiêu kiếp nữa để học hết chữ nghĩa trong thiên hạ? “Biết” là bữa cơm hằng ngày. Nhưng, “nhậu” làm đời vui hơn! Ta không sống để triết lý mà triết lý để sống, hay ít ra, để sống vui hơn, có hương vị hơn. Bữa cơm và món nhậu, đời sống và triết học đều là… những phần tất yếu của cuộc sống: làm sao để triết học vui sống với cuộc đời, và cuộc đời cũng ngẫm nghĩ, ưu tư cùng với triết học? “Nghĩ” để nhận ra rằng mọi việc không đơn giản như mới thoạt nhìn. Và “nghĩ” sẽ buộc ta tìm ra con đường mới, cách đặt vấn đề khác, hy vọng đến gần cái “biết” hơn chăng. Ở phương Tây, bài học vỡ lòng triết học là mấy “Đối thoại” của Platon, được viết theo phong cách của Socrates mà ta mới làm quen. Toàn những câu hỏi tưởng như giản dị: Dũng cảm là gì? Tình bạn là gì? v.v.. Những câu hỏi “là gì” này càng “nghĩ”, càng rối! Laches, một tướng quân (vì thế, đối thoại mang tên ông), trả lời: dũng cảm là xông lên trong chiến trận. Hẹp quá! Rút lui có khi cũng dũng cảm chứ? Thử nhớ đến cuộc “hồi binh Tam Điệp” của Ngô Thì Nhậm và “kéo pháo ra” ở trận Điện Biên Phủ! Vả lại, đâu phải chỉ trong chiến trận mới có sự dũng cảm? Vậy, vấn đề không phải là kể ra những hình thức biểu hiện của nó mà phải định nghĩa bản thân sự dũng cảm! Thử xem nào: dũng cảm là sự kiên định trong tinh thần chăng? Chưa chắc, vì hay ho gì sự kiên định trong mê muội và bảo thủ! Là kiên định trong sự sáng suốt chăng? Ít ai gọi một thầy thuốc tuân theo phác đồ điều trị là “dũng cảm” cả! Là sự sáng suốt khi lường trước được nguy cơ chăng? Nguy cơ là chuyện nhất thời, trong khi cái biết đích thực phải vượt thời gian chứ? Vậy nó là sự tường minh về điều thiện và điều ác? Nếu thế, lấy gì để phân biệt nó với những đức tính khác? Cuộc đối thoại lâm vào bế tắc. Hoạ chăng, phải tìm cho được một cách đặt vấn đề kiểu khác: không thể hiểu được sự dũng cảm nếu xét nó như một đức tính cô lập, và trước khi đặt được câu hỏi mới, rắc rối hơn nữa: đức hạnh là gì? Đối thoại Lysis cũng thú vị không kém. Trong một giai thoại, cụ Khổng từng phải than “hậu sinh khả uý!” khi bị cậu bé Hạng Thác bắt bẻ. Ở đây, Socrates lại chịu khó đối thoại rất dài và rất sòng phẳng với hai bạn trẻ mới mười hai tuổi: Menesenos và Lysis. Ba ông cháu xoay quanh câu hỏi: “Làm sao để gọi ai đó là một người bạn?”. Theo định nghĩa, Socrates chỉ thấy có ba khả năng: thứ nhất, “bạn” là kẻ yêu thích một ai hay một điều gì đó (ví dụ: yêu bóng đá thì gọi là bạn của bóng đá). Thứ hai, “bạn” là người yêu và được yêu, ta gọi đó là tình bạn hay tình yêu giữa hai con người. Thứ ba, “bạn” là kẻ được yêu. Nhưng rồi Socrates tìm mọi cách chứng minh rằng cả ba trường hợp đều không ổn. Rút cục, Menesenos đành đồng ý với kết luận của Socrates: không thể có cái gì được gọi là “người bạn” hay “tình bạn” cả! Bấy giờ Lysis mới can thiệp vào cuộc đối thoại. Cậu phản đối: Làm sao có thể vô lý thế được khi bảo rằng không có tình bạn? Rõ ràng có sai lầm gì đây ở trong lập luận. Socrates khen ngợi Lysis có năng khiếu triết học và biểu đồng tình với Lysis. Nhưng, đối thoại kết thúc ở đó, và ông lẫn Lysis không cho ta biết sai lầm nằm ở đâu. Vui nhất là khi ông bảo: Thôi, tụi mình bàn chuyện khác chơi đi, làm việc ấy mệt quá! Ông đùn công việc ấy lại cho người đọc chúng ta: phân tích lập luận và phát hiện sai lầm không phải dễ, nhưng ai đảm nhận việc ấy là tự mình thực sự làm triết học! Chính sự bế tắc và nan đề khiêu khích và thách thức người đọc để tự họ đi tìm giải pháp. Bạn TT Nha (Hà Nội) “bực mình” trước sự lằng nhằng của “cha con ông chủ quán phở” (SGTT, 2.6.2010) và lại thấy người tường thuật cứ bỏ lửng, không đưa ra “một kết luận rốt ráo và rõ nghĩa” nào cả, bạn đã tự đặt lại vấn đề để thử tìm lấy một cách giải quyết cho mình. Thưa bạn, bạn đã “triết lý” đúng theo tinh thần và sự chờ đợi của Socrates! “Một kết luận rốt ráo và rõ nghĩa” là lý do tồn tại của triết học. Nhưng, nó cũng là một chân trời, càng đến gần, càng lùi xa. Thần thánh thì không thế. Họ không làm nghệ thuật, vì họ đâu biết cái xấu là gì để thấy cần thiết tạo nên cái đẹp? Họ càng không cần đến triết học, vì bản thân họ không thấy “có vấn đề” gì cả! Chỉ có chúng ta, con người hữu hạn và bất toàn, mới làm triết học, đúng theo nghĩa… yêu sự minh triết (philo-sophia). Yêu, vì ta không có sẵn nó nơi mình. Thưa bạn thân mến, Loạt bài này sẽ lần lượt xoay quanh mấy vấn đề thiết thực đã nêu lần trước: hiểu hậu cảnh, quyết định có cơ sở, hành động có trách nhiệm, truyền thông rõ ràng, sống thanh thản, hạnh phúc. Trong khả năng và khuôn khổ cho phép, chúng ta cũng sẽ chỉ cố tiếp cận chúng như một… người yêu, hơn là một kẻ biết. Tại sao yêu? Yêu thế nào? Xin dành cho mấy bài kế tiếp, vào tuần sau. Còn về khuyết điểm trong cách trình bày, đôi khi “có phần cứng nhắc và nhồi nhét” như bạn Lê Thanh Toàn lưu ý, thì quả là một cố tật khó sửa, bởi “quen mất nết đi rồi”. Chỉ xin bắt chước cô Kiều và hứa: Lời vàng vâng lĩnh ý cao Hoạ dần dần bớt chút nào được không! Xin cảm tạ các bạn. Bùi Văn Nam Sơn. nguồn Sgtt.com
    1 like
  17. Sét đánh 2 toà nhà chọc trời cùng lúc (Dân trí) - Một thợ săn ảnh đã ghi lại được khoảng khắc hiếm gặp khi hai tia sét tấn công hai toà nhà chọc trời ở thành phố Chicago, Mỹ vào cùng thời điểm. Tháp Willis và Tháp Trump bị sét đánh cùng lúc. Dòng điện đã truyền xuống các cột thu lôi trên nóc hai công trình biểu tượng của Chicago nằm cách nhau không xa - Tháp Willis và Tháp Trump - vào cùng thời điểm vào tối ngày 23/6. Hiện tượng sét đánh xảy ra trong một cơn cơn giông. Hai tia sét đậm đã thắp sáng vùng trời khu vực xung quanh. Tháp Willis, trước kia là Tháp Sears, là công trình cao nhất ở Chicago, cao 442m với 108 tầng. Toà tháp được xây dựng vào năm 1973. Tháp Sears được đổi tên thành Tháp Willis hồi năm 2009 sau khi công ty môi giới Willis Group Holdings có trụ sở tại London thuê một phần của toà nhà và giành quyền đặt lại tên cho toà tháp. Nhưng đa phần mọi người vẫn gọi nó là Tháp Sears. Còn Tháp Trump, khai trương năm 2008, là công trình cao thứ 2 tại Chicago, cao 423m với 92 tầng.Vào năm 2001, khi việc xây dựng Tháp Trump được công bố lần đầu tiên, nó được kỳ vọng sẽ trở thành toà tháp cao nhất thế giới. Nhưng sau các vụ tấn công 11/9 vào Trung tâm thương mại thế giới ở New York, kế hoạch này đã bị thay đổi. Hai toà tháp, đều do một công ty thiết kế, chỉ nằm cách nhau vài khu phố. Không có thông báo về thiệt hại lớn nào từ hai toà nhà sau vụ sét đánh. An Bình Tổng hợp
    1 like
  18. MỒNG 3 THÁNG 3 ÂM LỊCH - HUYỀN TÍCH MẪU THƯỢNG NGÀN Hàng năm cứ đến “Mùa Trôi nước” nhằm ngày mồng 3 tháng 3 âm lịch, dân gian thường làm bánh trôi bánh chay để cúng mẫu Thượng Ngàn, bà chúa nghề trồng dâu nuôi tằm được dân gian tôn sùng là Nam phương Thánh mẫu của Việt tộc. Người Việt cổ với niềm tin thuở ban sơ vào cha trời mẹ đất, “Người” đã ban phát những giọt nước mưa xuống nhân gian để rồi mẹ đất ấp ủ hạt giống nảy mầm cho mùa vụ gặt hái nhiều, đời sống ấm no sung túc. Trong niềm tin của dân gian thì bà Trời, bà đất và cả bà nước nữa là những thần nữ trong đời sống tâm linh Việt. Đền thờ “Tam Phủ” mọc lên khắp nơi trong cả nước để thờ kính các thần nữ Việt gồm : . Mẫu Thượng thiên là “bà mẹ trên trời” được dân gian sùng bái gọi là Cửu Thiên Huyền nữ, người đã xuống trần gian hoá thân là một bà lão để dạy cho Lộ Bàn, Lộ Bộc chặt cây làm nhà để ở, làm thuyền để di chuyển trên sông nước biển cả. . Mẫu Thượng Ngàn là “Bà mẹ trên rừng” mà theo huyền tích Việt chính là Nam phương Thánh mẫu, vợ của Nam phương Thánh chúa Kinh Dươnng Vương. . Mẫu Thoải là “Bà mẹ nước” nguyên ngữ là mẫu thuỷ, theo huyền tích chính là mẹ Aâu Cơ người đã theo bố Lạc về miền sông nước gọi là “Thuỷ phủ”. Dân gian tôn kính mẹ Aâu nên đã đọc trại âm là mẫu Thoải. Sự tích Nam phương Thánh mẫu và nguyên uỷ của lễ hội bánh Trôi bánh Chay theo “Bách Việt Tộc phả Cổ lục”(7) thì Mẫu Thượng Ngàn là một cô gái xinh đẹp thuộc chi tộc Lộc Y tên là Hồng Đăng Ngàn, con gái cưng của Động Đình Quân chúa vùng hồ Động Đình lưu vực sông Dương Tử thuộc lãnh thổ Văn Lang của Việt tộc. Hồng Đăng Ngàn thường mặc áo màu xanh lục nên mọi người thường gọi là nàng áo xanh. Màu xanh lục là màu xanh biếc pha màu vàng như đá Vân Mẫu còn gọi là Vân Anh nghĩa là ráng mây. Thuở ấy ở núi Tử Di trên thượng nguồn sông Dương Tử có giặc Mạc Ma nổi lên bức hiếp bá tánh. Đế Minh sai Lộc Tục đem quân đi đánh dẹp, khi vừa đi qua hồ Động Đình thuộc quyền cai quản của Động Đình Quân. Lộc Tục ghé thăm chúa vùng để vấn kế dẹp giặc. Chúa hồ Động Đình ân cần đón tiếp và sai con gái hướng dẫn Lộc Tục đi xem thắng cảnh quanh vùng. Trước vẻ đẹp hồn nhiên và sự thông minh lanh lợi của nàng áo xanh, Lộc Tục đem lòng thương nhớ và hứa hẹn cùng nàng sau khi dẹp giặc sẽ cùng nàng nên duyên chồng vợ. Hồng Đăng Ngàn e thẹn cúi đầu không trả lời nhưng trong lòng cũng đã xiêi xiêu trước một Lộc Tục thông minh đĩnh ngộ tài trí hơn người. Lộc Tục kéo quân tiến đánh vào sào huyệt của giặc Mạc Ma, tướng giặc đầu hàng. Để thu phục nhân tâm tránh sự xung đột chết chóc cho người dân quanh vùng. Lộc Tục phủ dụ tướng giặc không được bức hiếp nhân dân rồi giao cho tướng giặc tiếp tục cai quản như xưa. Chúa động Vương Đạo Nhân kế tục dòng họ cai quản vùng đỉnh núi đã mấy trăm năm, nghe uy danh của Lộc Tục vội xuống núi cầu kiến giữa đường gặp Lộc Tục cũng đang trên đường viếng thăm phủ dụ họ Vương. Vương Đạo Nhân vội vàng xuống ngựa kính vái và ca tụng uy đức của Lộc Tục. Lộc Tục khiêm tốn đáp rằng:“Không dám, không dám. Ta vốn là một tiểu tướng vâng mệnh vua cha đi dẹp giặc bảo vệ dân chúng trong khu vực của ngài, chứ đâu dám nhận là chúa công ..”. Thấy rõ đức độ của Lộc Tục, Vương Đạo Nhân lại càng cung kính hơn:“ Hôm nay tôi xin kính vái chúa công. Hai mươi năm sau như có gặp lại Ngài, lại xin kính vái lần nữa. Lòng trời đã định, thần người đều phải cung kính nghe theo !”. Sau khi đánh dẹp xong giặc giã mà không tốn một mũi tên, một giọt máu đổ, Lộc Tục làm biểu dâng lên vua cha. Đế Minh thân hành đến hồ Động Đình làm lễ mừng chiến thắng và phủ dụ dân chúng, đồng thời tổ chức hôn lễ cho Lộc Tục và Hồng Đăng Ngàn. Nhân dịp này, Đế Minh chính thức phong cho Lộc Tục làm vua phương Nam gồm 2 châu Kinh và châu Dương kiêm nhiệm cả vùng phía Bắc Phong Đô. Lộc Tục lên ngôi lấy hiệu là Kinh Dương Vương. Hai mươi năm sau, Đế Minh băng hà, dân chúng 15 bộ và 72 chúa động nhất loạt suy tôn Kinh Dương Vương lên làm Nam phương Thánh Chúa, kế nghiệp Đế Minh đứng đầu 3 vua hậu duệ của Đế Viêm Thần Nông (Xích Đế) nên gọi là Xích Tam Vương.(8) Huyền tích Việt kể rằng Kinh Dương Vương lập đàn tế cáo trời đất trên núi Thiên Đài. Mấy ngàn năm sau, Bác sĩ Trần Đại Sĩ Giám đốc Viện Pháp Trung nhân chuyến công tác ở tỉnh Hồ Nam đã đến thăm núi Thiên Đài. Đền Thiên Đài nằm trên ngọn núi Thiên Đài cao180 mét bên bờ sông Tương gần hồ Động Đình. Trong đền còn đôi câu đối khắc trên đá: “ Thiên Đài đại đại phân Nam Bắc, Lĩnh địa niên niên dữ Việt Thường”. Xin tạm dịch : Đền Trời mãi mãi phân Nam Bắc, Đất Lĩnh ngàn năm đất Việt Thường ..!” Theo Lĩnh Nam Trích quái thì Kinh Dương Vương lấy Long Nữ con gái vua hồ Động Đình, sinh ra Sùng Lãm sau thay vua cha lên ngôi lấy hiệu là Lạc Long Quân. Như vậy Hồng Đăng Ngàn chính là Long Nữ. Lạc Long Quân lấy Aâu Cơ, con gái của Đế Lai dòng Thần Nông phương Bắc sinh ra trăm trứng nở thành trăm con trai, mở đầu cho một trăm chi tộc của Việt tộc mà cổ sử Trung Quốc gọi là Bách Việt. Thời kỳ này, Việt tộc đã từ cao nguyên giữa 2 rặng núi Hi Mã Lạp Sơn và Côn Luân, tiến dọc theo triền sông Hoàng Hà và Dương Tử xuống Ba Thục rồi tới hạ lưu sông Dương Tử định cư quanh vùng hồ Động Đình xuống tận duyên hải phía Nam Trung Hoa. Đất Ba Thục được xem một nôi sinh tụ của nhiều chi tộc Việt trong đó có họ Tàm Tùng là dòng họ chuyên trồng dâu nuôi tằm, dệt tơ lụa. Tàm Tùng nguyên ngữ là bụi cây có con Tằm nên được cư dân bản địa chọn làm họ Tàm Tùng ở nước Thục. Nước Thục thời Xuân Thu Chiến Quốc một thời có nền văn minh khá cao và đã có chữ viết từ lâu. Tổ tiên dân Thục họ Khai Minh, đặt kinh đô ở cảng Thành Đô, Trùng Khánh tỉnh Tứ Xuyên. Thuở xa xưa gọi là Thuỷ Phủ, nơi mà Bố Lạc dẫn 50 con xuống vùng sông nước này định cư khai hoang lập ấp. Thời kỳ này vùng đất Tứ Xuyên đất mới bồi, Quảng Tây, Quảng Đông còn là vùng biển nước mênh mông nên sách sử xưa gọi chung vùng này là Nam Hải. Theo huyền tích Việt thì chính Long Nữ vợ Kinh Dương Vương đã mang nghề trồng dâu nuôi tằm, dệt the, dệt lụa dạy cho dân Bách Việt và từ đó người Việt cổ đã biết dùng quần áo để che thân thay cho vỏ cây như hồi quốc sơ. Nhân dân Bách Việt biết ơn Nam phương Thánh mẫu nên khi bà qua đời được suy tôn là Bà chúa Tằm, bà chúa vùng Lĩnh Nam. Nam phương Thánh mẫu mất ngày mồng 3 tháng 3 nên ngay từ hồi đó cư dân Bách Việt đã chọn ngày mồng 3 tháng 3 là ngày Quốc lễ.(9) Dân gian làm bánh Trôi bánh Chay dâng lên Thánh mẫu với tất cả lòng thành kính. Bánh Trôi làm bằng bột nếp nhào nặn với nước bọc nhân đường phèn bên trong. Sau khi nặn xong, bánh được thả vào nồi nước sôi. Bánh chìm xuống rồi nổi lên, năm lần bảy lượt đến chừng nào nổi hẳn lên mặt nước thì được vớt ra bày vào đĩa. Bánh Chay cũng làm bằng bột nếp nhào nặn với nước nhưng nhân bằng đậu xanh bỏ vỏ, giã nhuyễn rồi cho vào nồi nấu chín. Bánh Chay làm xong cũng thả vào nồi nước sôi như bánh Trôi, đợi khi nào bánh nổi lên thì vớt ra cho vào bát nước đường đợi khi thật nguội ăn mới ngon. Người Việt cổ sống về nghề nông nên sau mỗi mùa vụ đều lấy phẩm vật mới mà đất trời ban phát dâng lên cúng tạ ân. Đến “mùa Trôi nước”, dân gian Việt làm bánh Trôi, bánh Chay dâng cúng Trời đất, Nam phương Thánh mẫu, Tổ tiên ông bà để bày tỏ lòng biết ơn của mình. Từ ý niệm nhân bản đơn sơ chân chất đó theo thời gian đã hun đúc thành truyền thống dâng lễ tạ ân của người Việt cổ. Ngay tự thuở xa xưa, sau ngày Nam phương Thánh mẫu qua đời, bà đã hiển linh phù trợ cho con cháu nên dân gian sùng kính gọi là “Mẫu Thượng Ngàn” như để nhắc nhở hướng vọng về vùng đất Tổ xa xưa ở rừng núi Tam Giang Bắc quê hương của Thánh mẫu. Trong lễ hội Trôi nước ngày mồng 3 tháng 3, ngày giỗ Nam phương Thánh mẫu cũng như ngày giỗ Tổ mồng mười tháng ba, ngày hội đền Hát Môn thờ hai Bà Trưng ngày mồng 5 tháng 3 dân làng nào cũng làm một mâm bánh Trôi gồm 100 bánh làm lễ vật dâng cúng. Sau khi hạ lễ, ông Trưởng lão trước gọi là Già làng về sau gọi là Tiên Chỉ đem 50 bánh đặt trên bè sen thả trôi sông và 50 bánh đem đặt lên núi để nhắc nhở đến sự tích “Bọc điều trăm họ thai chung”, năm mươi con theo cha xuống vùng sông nước, năm mươi con theo mẹ Aâu lên vùng rừng núi chia nhau mà trị theo lời dặn dò của Bố Lạc. Sau khi hạ lễ, banh Trôi bánh Chay thật nguội ăn mới ngon lành đồng thời cũng hàm ý nhắc lại nỗi cực nhọc vất vả của nghề nuôi tằm luôn luôn phải đứng mà ăn cơm nguội nhất là khi tằm ăn rỗi nên dân gian ta có câu “Làm ruộng ăn cơm nằm, chăn tằm ăn cơm đứng” là như thế. Trước đây Hán tộc thống trị dân ta gần một ngàn năm, giới nho sĩ lệ thuộc văn hoá Hán nên cái gì cũng nói là của Hán tộc. Ngày mồng 3 tháng 3 là ngày giỗ Nam phương Thánh mẫu, bà chúa Tằm thì lại bảo là Tết Hàn thực của Tàu. Trong khi đó triều đại Hán do Lưu Bang xuất thân ở vùng sông Hán là đất Bách Việt xưa nên Lưu Bang chịu ảnh hưởng của văn hoá Việt. Lưu Bang cũng tự xưng là Hán man, khi lên ngôi cũng làm lễ tế Li Vưu và chọn Rồng làm vật tổ. Vào dịp lễ hội Trôi nước mồng 3 tháng 3, hoàng hậu và các công chúa đều ra bờ sông làm lễ và hái lá dâu về cho tằm ăn để kén thêm phần tươi tốt như người việt cổ ở Hoa Nam. Thực ra nguồn gốc tết Hàn thực của Tàu như sau: “Nguyên vào thời Xuân Thu năm 654 TDL, tại nước Tấn một chư hầu của triều Chu có loạn. Vua Văn Công nước Tấn lúc đó là công tử Trùng Nhĩ cùng các bầy tôi trong đó có Giới Tử Thôi phải rời nước Tấn đi lánh nạn, long đong lận đận từ nước này sang nước khác. Hết nước Địch tới nước Vệ, đến Tề rồi lại sang Sở vô cùng khổ sở nhục nhã suốt 19 năm trời. Đến một ngày kia, lương thực cạn kiệt cả đoàn tuỳ tùng đói khát. Trùng Nhĩ ngất lịm vì đói. Giới Tử Thôi cầm dao tự cắt thịt đùi mình nướng lên cho chúa công ăn. Aên xong sức khoẻ hồi phục, biết Giới Tử Thôi đã hi sinh tất cả cho mình lòng bèn cảm kích không thôi. Sau 19 năm gian khổ, Trùng Nhĩ khôi phục được đất nước, lên ngôi vua lấy hiệu là Tấn văn Công.Tấn văn Công phong thưởng cho các công thần nhưng vô ý quên mất Giới Tử Thôi. Giới Tử Thôi lòng không hề buồn bực, về nhà đưa mẹ vào núi Miên Sơn ở ẩn.Tấn văn Công hay biết chuyện này vội cho người đi tìm kiếm kêu gọi Giới Tử Thôi về kinh để nhà vua phong thưởng nhưng Giới Tử Thôi ngán ngẩm sự đời quyết chí không ra. Tấn văn Công bèn cho người đốt rừng cố ý buộc Giới Tử Thôi phải chạy ra nhưng mẹ con Giới Tử Thôi quyết chịu chết cháy chứ không ra. Tấn văn Công vô cùng hối hận về việc làm của mình nên cho lập miếu thờ. Hàng năm cứ vào ngày mồng 3 tháng 3 ngày Giới Tử Thôi chết cháy, nhà vua cấm tất cả mọi người không được đốt lửa nên nhà nào cũng phải nấu ăn từ hôm trước để ngay sau ăn vì vậy gọi là tết Hàn thực”. Câu truyện “Quân từ Tàu” hết sức vớ vẩn thế mà gọi là tết Hàn thực trong khi sự tích Mẫu Thượng Ngàn của Việt tộc tràn đầy tính nhân văn cao đẹp đã có trước mấy ngàn năm. Thực ra ngưòi dân Hoa Nam gốc Việt cổ vẫn tưởng nhớ thờ kính Mẫu Thượng Ngàn nhưng bọn nho sĩ Tàu bày đặt ra cái tết Hàn thực hết sức vô nghĩa để người dân Hoa Nam quên dần đi nguồn cội Việt qua huyền tích Mẫu Thượng Ngàn. Lễ tết “Bánh Trôi bánh Chay” của Việt tộc vừa thể hiện ý nghĩa nhân văn cao đẹp, uống nước nhớ nguồn, nhớ về Nam Phương Thánh Mẫu, người khai mở giống dòng và cũng là bà chúa Tằm, bà Tổ của nghề trồng dâu nuôi tằm se tơ dệt lụa của Việt tộc thuở xa xưa. ( Trích trong HUYỀN TÍCH VIỆT sẽ xuất bản vào tháng 4/2008 của PHẠM TRẦN ANH) Nguồn: www.anviettoancau.net Hà Hùng giới thiệu
    1 like
  19. Thật tuyệt quá! NDK đang định tìm thêm tài liệu để viết 1 bài phản đối cái ngày "tưởng nhớ ông Giới Tử Thôi" này, dựa vào truyền thuyết Hai Bà Trưng, ai ngờ lại có người đã lên tiếng! Cảm ơn tác giả Hà Mạnh Hùng đã đăng tải bài viết!
    1 like
  20. 1 like
  21. - Sư binh sập xám! Tại sao không? Binh xập xám là hình tướng còn tu là cái tâm. Bởi vậy sư cứ binh xập xám thoải mái. Sư cầm đồ, sư đi picnic.... :D . - Vậy lấy cái gì để phân biệt người tu kẻ tục? - Lấy cái áo cà sa . Phật tử: Minh Tính - Nguyễn Vũ Tuấn Anh.
    1 like
  22. Đá của ma thuật 25/06/2010 14:31 (GMT +7) Thời nay, những người lắm tiền nhiều của sử dụng đá quý như vật trang sức cho bản thân hay décor nội thất nhằm phô trương sự giàu sang của mình. Rất ít người trong số họ hiểu về tinh thần của đá quý. Hầu hết nhiều người không biết rằng, trên cả giá trị vật chất ấy là một giá trị tinh thần rất lớn. Đó là giá trị tâm linh. Linh vật của các nhà tiên tri Các nhà trường sinh học trên thế giới cho rằng thạch anh giúp con người giao tiếp với vũ trụ và với thế giới siêu nhiên, giúp chúng ta nhìn thấy quá khứ và tiên đoán tương lai. Vì có truyền thuyết cho rằng thạch anh có một sức mạnh tiềm ẩn bên trong nên nó còn được gọi là đá của ma thuật. Nhà tiên tri Jane Dickson nổi tiếng thế giới cực kỳ coi trọng việc nhìn vào viên đá thạch anh của mình mỗi khi tiên lượng. Bà là người đã báo trước cho tổng thống Mỹ Roosevelt về thời gian còn lại của ông trên cõi đời, bà cũng là người nói trước về việc John Kennedy sẽ trở thành tổng thống Mỹ 5 năm trước khi việc đó xảy ra và nhiều sự kiện quan trọng khác của thế giới.Gần đây, hàng loạt thí nghiệm do các nhà khoa học và bác sĩ tâm lý nổi tiếng của Mỹ tiến hành cho thấy, những hình ảnh hiện lên trên viên đá thạch anh là có thật chứ không hề là bịa đặt. Những sự việc, hiện tượng thu nhận được trong các cuộc thí nghiệm với con người cụ thể càng củng cố quan điểm cho rằng, thạch anh có một số tính năng thông tin đặc biệt mà khoa học rồi đây sẽ phải khám phá. Trang sức chữa bệnh Thạch anh thuộc loại đá bán quý (semi-gemstone), rất cứng, chỉ cứng sau kim cương. Bạn có thể thử độ thật của chúng khi cần phân biệt với hàng giả bằng cách xem độ mát lạnh của đá khi áp chúng vào má. Đá thạch anh được con người phát hiện từ gần 300.000 năm trước, là loại tinh thể nhiều màu hồng, tím, xanh rất bắt mắt. Nhiều dấu tích cho thấy con người thời kỳ tiền sử đã biết sử dụng thạch anh làm đồ trang sức và biết đến khả năng chữa bệnh của nó. Thạch anh tím có thể chữa bệnh mất ngủ, giúp con người giữ được niềm tin và lòng dũng cảm. Trang sức làm từ thạch anh hồng giúp con người tăng cường thể lực và tinh thần. Ngày nay, nhiều loại đá thạch anh anh được dùng trong các thiết bị mas-sage để day vào các huyệt đạo giúp lưu thông khí huyết và điều tiết năng lượng. Những người Hy Lạp cổ sử dụng các chiếc cốc làm bằng đá thạch anh đỏ và cho rằng nó sẽ giúp lọc chất độc hoặc uống rượu mà không bị say. Vòng đeo tay làm bằng thạch anh tóc là loại thạch anh quý nhất, tuổi cao nhất có tác dụng rất lớn trong việc tăng cường sức khỏe, giải trừ tật bệnh, tốt cho tình duyên, quan hệ xã hội. Khi mua, bạn nên nhờ chuyên gia về phong thủy tư vấn để chọn màu đá thạch anh phù hợp với cung mạng, giúp phát huy tối đa tác dụng của thạch anh. Biểu tượng tốt đẹp trong phong thủyĐặc tính của thạch anh là đá thiên nhiên có dương khí rất mạnh, vì trải qua vài triệu năm hình thành, đá thạch anh thu hút năng lượng dương cực mạnh, có thể đem đến sự may mắn trong cuộc sống và công việc, chống lại sự ảnh hưởng của năng lượng xấu. Khoa học cũng đo được những dao động riêng của thạch anh rất lớn nên thường dùng thạch anh trong công nghiệp vũ trụ, công nghệ đo lường... Chính vì mang một quyền lực siêu nhiên mạnh mẽ nên thạch anh còn được gọi dưới một cái tên khác: Đá Phong Thủy (Fengshui Stone). Đây được coi là một món hàng độc dành cho những đại gia chơi đá cảnh và được dùng như một món bùa hộ mệnh, có nhiều ích lợi đối với gia trạch và bản thân gia chủ. Để phát huy được hết những ích lợi của thạch anh, cần lưu ý một số điểm chính sau đây: 1. Gia đình bình an - tài vận thông thuận: Đá cầu thạch anh - động thạch anh - thạch anh hình trụ khối lớn - đá Hắc Diệu Thạch đặt ở các góc nhà. Tác dụng: Truyền khí từ tường, không những bảo hộ gia trung bình an, tránh tà mà còn giúp lưu thông không khí trong nhà đem lại nhiều may mắn. 2. Cải thiện phong thủy và tích tài khí: Đặt động thủy tinh trong nhà có tác dụng hóa xung giải sát, ngoài ra còn có thể tích phú, tích lộc. 3. Trấn thạch, tránh tà, vừa vượng vừa phát: Đặt động thạch anh hoặc thạch an hình trụ ở góc tài lộc ở trong phòng làm việc, công ty hoặc trong nhà có tác dụng trấn án - tránh tà - chặn sát khí, giúp bạn làm ăn thịnh vượng, phát đạt. 4. Tăng cường phát triển trí tuệ và ổn định trạng thái tinh thần: Đặt thạch anh tím trên bàn học hoặc đầu giường giúp bạn phát huy trí tuệ và cải thiện thị lực. 5. Khử sóng từ phát ra từ tivi, máy tính, lò vi sóng: Bên cạnh tivi, máy tính, lò vi sóng đặt một sản phẩm thuộc gia tộc họ thạch anh màu trắng, có tác dụng giảm bớt bức xạ phát ra. 6. Nhà không được hướng: Đối diện chính cửa ra vào là đường cái hoặc vị trí nhà ở góc đường hình chữ L, cửa nhà có cây to hoặc cột điện nên treo trước cửa ra vào một quả chuông gió bằng đá thuộc họ thạch anh hoặc góc nhà hướng cửa ra vào đặt động thạch anh tím có thể tránh tà. 7. Khử mùi: Cửa nhà vệ sinh treo thạch anh hoặc đặt thạch anh có thể giải uế khí. 8. Hiện tượng bóng đè: Đầu giường oạc dưới chân giường nen để một tảng thạch anh hình trụ hoặc một sản phẩm bất kỳ thuộc họ thạch anh có thể hóa giải hiện tượng bị bóng đè. 9. Nơi buôn bán: Tại quầy bán hàng đặt thạch anh tím hoặc màu phấn hồng giúp tăng cường nhân duyên và duyên bán hàng. 10. Cách cầu tài: Dùng Trận thất tinh hoặc thạch anh vàng cầu tài; Lục Du Linh gây dựng sự nghiệp - tài phúc. 11. Cải thiện tình cảm, thắt chặt nhân duyên: Đầu giường đặt thạch anh phấn hồng có tác dụng dung hòa tình cảm giữa bạn bè, người thân, cải thiện mối quan hệ chăn gối hai vợ chồng. Theo Thu Trang TGĐÔ
    1 like
  23. Cô này có nói "Họ cũng có ý trách luật pháp không giúp cho họ ngăn chặn việc làm giàu quá dễ dàng như vậy. Họ có nói giá luật pháp chặt chẽ hơn, họ được giám sát nghiêm ngặt hơn, giá họ không kiếm tiền dễ như thế, thì họ đâu đến nỗi?" vậy sao hong nghĩ lại nếu sư thày kinh doanh dựa trên sự cúng dường và ủng hộ của Phật Tử thì cũng dẫn đến tình trạng tiêu cực như ông tham quan bên Trung Quốc nọ? Kinh doanh là 1 ngành nghề quan trọng trong xã hội, nhưng người đời với người đời kinh doanh với nhau có sự công bằng là anh vì đồng tiền mà mua bán, tui cũng vậy, đồng vốn bỏra thì đồng lời thu vô. Về luật nhân quả cũng vậy, làm ăn trái lương tâm thì sau này quả nó lại tự vận vào người. Làm ăn chính đáng Sư thày kinh doanh thì trước hết chắc chắn có sự ủng hộ của Phật Tử, công Phật Tử, của Phật Tử, kinh doanh thì theo ý thày. Thứ nhất về mặt cạnh tranh là không công bằng so với thương nhân thường phải tự bỏ công bỏ vốn ra làm ăn. Thứ hai nếu tiền lời dùng vào việc chính đáng thì không nói làm gì, nhưng ai rảnh mà đi canh mấy thày hoài? Mấy thày là người đang tu chứ cũng chưa phải Thánh Thép gì, chuyện động lòng phàm có hay không tui không có bằng chứng, nhưng nói túm lại là nếu có thì Phật tử làm sao biết được? Phật Pháp cấm sư sãi kinh doanh ắt cũng có cái lý của nó. Có điều ở thời buổi đảo điên này coi bộ nói lý chiều nào nghe cũng thuận tai nhỉ, cứ nhưng nhưng vài cái như bà Tạ Thị Thanh Thảo là các sư cứ việc thoải mái mở sạp bán hàng thoải mái như ... người bình dân trong sân Chợ Lớn hết ...
    1 like
  24. Hiện tượng người chết sống lại đâu là sự thật? Chỉ trong vòng gần 1 năm qua, trên các phương tiện truyền thông, báo chí đã ghi nhận không ít hơn 2 trường hợp người chết sống lại. Sự kiện này đã làm hao tốn biết bao nhiêu bút mực, công sức của nhiều người, trong đó có cả những người làm công tác y tế; và cũng gây ra không biết bao nhiêu chuyện dở khóc dở cười cho những người còn sống. Hồi dương? Vậy đâu là sự thật của những hiện tượng trên? Thật ra, trong y văn và trong lịch sử loài người, hiện tượng này xảy ra không phải là hiếm. Có những công trình đã công bố cho thấy, cứ 100.000 người chết thì có một người được cho là sống lại. Trong dân gian cũng truyền tụng rất nhiều câu chuyện về hiện tượng trên. Một số người chuyên cải táng mộ theo phong tục của một số vùng phía Bắc còn cho biết: Khi cải táng nhiều ngôi mộ, họ rất hay gặp hiện tượng bộ xương người chết nằm ở nhiều tư thế rất lạ, mặc dù khi được chôn họ đều được đặt nằm ở tư thế thẳng, ngay ngắn. Phần lớn những trường hợp này đều xảy ra ở những người chết trẻ và chết đột ngột. Nhiều công trình nghiên cứu cho thấy, khi còn sống, con người với một cơ thể khỏe mạnh và hệ thần kinh hoàn hảo đã liên tục phát ra những sóng điện từ với rất nhiều tần số khác nhau. Đã có nhà khoa học cho rằng, những sóng điện từ này có bản chất giống những tia phóng xạ và nó tăng lên khi hoạt động của cơ thể ở trong những trạng thái đặc biệt như khi đang kề cận cái chết, tình trạng lên đồng hay ảnh hưởng của một số hóa chất. Ở trong tình trạng này, những chất morphin nội sinh sẽ sản xuất ra nhiều và gây nên những tình trạng cận sinh mà khoa học ngày nay vẫn chưa thể hiểu hết nổi. Bản năng sinh tồn của con người là rất mạnh, nhiều khi nó giúp cơ thể vượt qua được những tình trạng thập tử nhất sinh. Đây là một bản năng tự nhiên, không hề phụ thuộc vào hoàn cảnh, môi trường sống hay việc người đó có được rèn luyện học tập hay không về khả năng này. Trong tình trạng hoạt động nội sinh của cơ thể và các phản ứng hóa học tăng cao, có thể sinh ra những hiện tượng mà từ xưa con người đã biết đến gọi là hiện tượng hồi dương. Hiện tượng này tạo ra một số hiệu ứng sinh học như con người có thể tỉnh lại, hiện tượng thần giao cách cảm v.v... Giống như ngọn nến sắp tắt, những đốm lửa cuối cùng cố gắng lóe sáng chiếu rọi cho cuộc đời một niềm tin vô tận vào sự bất diệt của muôn loài. Chết lâm sàng và chết thật sự Theo các chuyên gia y học, có hai hình thái cơ bản của cái chết đó là chết lâm sàng và chết thực sự. Hiện tượng chết lâm sàng xảy ra khi bệnh nhân coi như đã lìa đời với nhịp tim không đếm được, không có hiện tượng hô hấp, có nghĩa là bệnh nhân không còn thở nữa. Nhưng hoạt động của não bộ vẫn còn, tương đồng với việc điện não đồ vẫn còn ghi nhận những sóng đặc trưng cho sự sống của con người. Phần lớn những trường hợp gọi là người chết sống lại đều xảy ra ở những tình huống chết lâm sàng này. Còn những trường hợp chết thật sự là những cái chết được xác định rõ ràng bằng điện tim, điện não và các dấu hiệu sinh học khác và phải làm lại sau 6 giờ như luật pháp của một số nước tiên tiến quy định. Các xét nghiệm này đều cho thấy, thật sự người chết đã về cõi vĩnh hằng. Trước đây, khi còn là thầy thuốc trẻ chưa có kinh nghiệm, chúng tôi cũng đã vài lần chứng kiến hiện tượng hồi dương ở một số bệnh nhân nặng kề cận cái chết. Điển hình là bệnh nhân bị ung thư gan, có nhiều người đã rơi vào tình trạng hôn mê rất nặng, nhịp thở yếu, tim nghe rời rạc, mạch không bắt được, huyết áp bằng không. Bệnh nhân được người nhà xin về để tránh chết ở bệnh viện, theo tập tục truyền thống của người Á Đông sau khi đã được các thầy thuốc và nhân viên y tế tận tình giải thích. Nhưng thật kỳ lạ, hôm sau chúng tôi được mời đến xem bệnh và chứng kiến một hiện tượng kỳ lạ: Bệnh nhân ngồi dậy, tỉnh táo hoàn toàn và đòi ăn cháo. Có người còn đòi xuống giường tập thể dục và gặp người thân. Thấy hiện tượng trên, chúng tôi vừa mừng cho gia đình người bệnh vừa thật sự lo lắng không biết mình đã có gì nhầm lẫn trong chẩn đoán hay không? Hôm sau, bệnh nhân chết sau khi ăn miếng cháo cuối cùng của cuộc đời. Và cho đến ngày hôm nay, với những bệnh nhân nặng, khi có hiện tượng hồi dương như trên, chúng tôi đều thông báo cho gia đình bệnh nhân về khả năng bệnh nhân sẽ ra đi vĩnh viễn trong một thời gian gần nhất. Để tránh hiện tượng hồi dương và người chết sống lại làm khổ người sống và người sống làm khổ lẫn nhau, các nước phát triển trên thế giới có những quy định rất chặt chẽ về việc xác định về cái chết của con người. Nhiều trường hợp phải có sự chứng kiến của những người đại diện cho pháp luật. Thu Hiền (sưu tầm) nguồn vitinfo.com.vn
    1 like
  25. NGỒI THIỀN ĐỂ NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC VÀ TĂNG CƯỜNG SỨC KHỎE Lương y VÕ HÀ Thử nhìn xuống một hồ nước. Khi mặt hồ yên tĩnh, trong xanh ta dễ dàng nhìn rõ được mọi vật dưới đáy. Trái lại, khi làn nước gợn sóng, hình ảnh sẽ bị phản chiếu lệch lạc. Bộ não con người cũng giống như vậy. Khi tinh thần yên tĩnh, tập trung, tâm trí sẽ sáng suốt. Trái lại, khi có tạp niệm xen vào hoặc lúc lo âu căng thẳng, sự phán đoán sẽ kém chính xác. Sự căng thẳng sẽ làm mệt bộ não, cơ thể tiêu phí nhiều năng lượng mà việc giải quyết công việc lại kém hiệu quả. Một sinh viên thiếu tập trung sẽ khó tiếp thu bài giảng. Một công nhân đứng máy lơ đểnh sẽ dễ mắc tai nạn lao động. Một nhà nghiên cứu mà tinh thần không ổn định sẽ khó có thể hoàn thành công trình của mình. Ngoài ra, trong điều kiện phát triễn của nền văn minh công nghiệp với tính cạnh tranh cao, con người luôn phải đối mặt với nhiều loại áp lực thì việc phải gánh chịu stress làm giảm sức đề kháng và dễ dẫn đến nhiều bệnh tật là điều đáng lo ngại. Từ những thực tế nầy nhiều người đã tìm đến với thiền. THIỀN LÀ GÌ? Nói một cách đơn giản, thiền là những phương pháp giúp hình thành thói quen tập trung tư tưởng để làm đúng công việc mà chúng ta muốn làm và đang làm. Đặc biệt thiền giúp điều chỉnh lại tình trạng mất cân bằng giữa hưng phấn và ức chế của hệ thần kinh do quá trình sinh hoạt và làm việc căng thẳng gây ra. Có nhiều phương pháp thiền khác nhau, nhưng tựu trung vẫn là giúp người luyện tập có thể tập trung chú ý vào một điểm ở trong hoặc ngoài cơ thể, vào một đề tài, một hình ảnh hoặc một câu "chú" nhất định nhằm đưa cơ thể tiến dần vào tình trạng nhập tĩnh khi tâm không còn bất cứ ý niệm nào. CÁC BƯỚC THÔNG THƯỜNG CỦA MỘT LẦN NGỒI THIỀN 1. Chuẩn bị: Trước khi ngồi thiền, cần hoàn tất các công việc thường nhật trong ngày để tư tưởng khỏi vướng bận; Tắm rửa sạch sẽ, nới lỏng quần áo; Chọn một nơi yên tĩnh, thoáng mát, không có ruồi muỗi. 2. Tư thế: Có thể chọn tư thế ngồi xếp bằng thông thường, ngồi bán già hoặc ngồi kiết già. Lưng thẳng, cằm hơi đưa vào để cột sống được thẳng. Đầu lưỡi chạm nhẹ nướu răng trên. Hai bàn tay buông lỏng đặt trên hai đùi hoặc đan chéo nhau để trước bụng, miễn sao hai tay cảm thấy thoải mái, dễ giãn mềm cơ bắp là được. Tư thế kiết già (thế hoa sen), đặc biệt thích hợp cho việc ngồi thiền: Ngồi xếp bằng tự nhiên, dùng hai bàn tay nắm bàn chân phải từ từ gấp chân lại và đặt bàn chân lên đùi trái, gót chân ép sát bụng, lòng bàn chân ngửa lên trời. Kế tiếp dùng hai bàn tay nắm bàn chân trái gấp lại, đặt bàn chân trái lên đùi phải, kéo nhẹ gót chân vào sát bụng, bàn chân ngửa lên trời. Các đạo sư Yoga cho rằng vị thế khóa nhau của hai chân trong tư thế kiết già sẽ tạo sức ép lên hai luân xa ở dưới cùng của cơ thể, khiến dòng năng lượng có khuynh hướng đi lên để nuôi dưỡng các trung tâm lực dọc theo cột sống và kiểm soát toàn bộ hệ thần kinh. Những thí nghiệm khoa học về Yoga cho thấy chỉ cần ngồi tư thế hoa sen, dù ta không cố gắng tập trung tư tưởng, vẫn có một sự thay đổi ở sóng não từ nhịp Beta khoảng 20 chu kỳ mỗi giây xuống nhịp Alpha khoảng 8 chu kỳ mỗi giây. Nhịp Alpha là tình trạng sóng não của một người đang trầm tĩnh và minh mẫn. Điều nầy có nghĩa là tự thân tư thế kiết già đã có công năng làm êm dịu thần kinh chưa kể đến những cố gắng khác của việc ngồi thiền. Kết quả trên cũng phù hợp với những lý luận của y học cổ truyền khi biết rằng ở thế kiết già, xương mác ở cẳng chân trái đã tạo một sức ép khá mạnh lên đúng vị trí huyệt Tam âm giao ở chân phải (huyệt Tam âm giao ở chỗ lõm bờ sau xương chày, trên mắt cá chân trong khoảng 6cm). Như vậy, trong suốt thời gian ngồi kiết già, huyệt Tam âm giao sẽ được kích thích liên tục. Tam âm giao là huyệt giao hội của 3 đường kinh âm: Tỳ, Can và Thận nên tác động kích thích này sẽ có tác dụng "thông khí trệ", "sơ tiết vùng hạ tiêu" và điều chỉnh những rối loạn nếu có ở những kinh và tạng có liên quan, đặc biệt là tác dụng "Dưỡng âm kiện Tỳ" và "Sơ Can ích Thận" mà các thầy thuốc châm cứu đều biết khi tác động vào huyệt này. Những người có dấu hiệu căng thẳng thần kinh, những bệnh nhân "Âm hư hỏa vượng" hay gặp các cơn bốc hỏa về chiều và những phụ nữ đang ở tuổi mãn kinh sẽ dễ dàng cảm nhận được hiệu quả khi ngồi vào thế kiết già. 3. Giảm các kích thích giác quan: Một trong những yếu tố quan trọng để dễ nhập tĩnh là không bị các kích thích bên ngoài quấy nhiễu. Người xưa gọi là "bế ngũ quan". Trên thực tế, những quan sát qua điện não đồ cho thấy chỉ cần nhắm mắt để loại bỏ thị giác là đã giảm được 50% các kích thích từ bên ngoài. Do đó, nên nhắm mắt lúc ngồi thiền. Khi nhắm mắt chỉ cần khép hờ để bảo đảm không có sự căng cơ ở vùng mặt. 4. Giãn mềm cơ bắp: Ngày nay, khoa học đã biết rất rõ tác động qua lại giữa 2 yếu tố thần kinh và cơ. Khi thần kinh căng thẳng, trương lực cơ bắp cũng gia tăng. Ngược lại, nếu điều hòa trương lực cơ bắp ở mức thư giãn thì thần kinh cũng sẽ được ổn định. Chúng ta dễ dàng nhận thấy điều này khi quan sát một người đang giận dữ. Khi tức giận, gân cổ nổi lên, cơ bắp căng cứng, bàn tay nắm chặt...; đó là lúc thần kinh quá căng thẳng. Ngược lại, hãy nhìn một người đang ngồi ngủ gật trên xe. Lúc người này thiếp đi là lúc thần kinh ở mức thư giãn, tâm không còn ghi nhận ý niệm gì cụ thể và cơ bắp cũng giãn mềm nên đầu dễ dàng ngoẹo sang một bên. Vì vậy, trong quá trình hành thiền, việc chủ động giãn mềm cơ bắp sẽ thúc đẩy nhanh quá trình thư giãn, nhập tĩnh. Trên thực tế, chỉ cần quan tâm giãn mềm cơ mặt và cơ bàn tay là đủ. Điều này căn cứ vào hai quy luật: Thứ nhất, mặt và hai bàn tay là những vùng phản chiếu có các điểm tương ứng với toàn bộ cơ thể, do đó nếu thư giãn được vùng mặt hay hai bàn tay sẽ thư giãn được toàn thân. Thứ hai, theo học thuyết Paplop, khi tập trung gây ức chế thần kinh một vùng hoặc một điểm ở vỏ não (qua hiệu ứng thư giãn) thì sự ức chế này sẽ lan tỏa gây ức chế toàn bộ vỏ não. 5. Tập trung tâm ý: Đây là giai đoạn chính của buổi hành thiền. Như đã nói ở phần trên, thiền chính là sự tập trung tư tưởng vào một điểm hoặc một đề mục duy nhất để dần dần đạt đến tình trạng trống rỗng, không còn vướng mắc vào bất cứ một ý niệm nào. Để thư giãn thần kinh hoặc để chữa bệnh, chỉ cần duy trì tình trạng tập trung vào điểm hoặc vào đề mục tập trung trong một thời gian nhất định là đủ. Điều quan trọng là nên tập đều đặn hàng ngày, mỗi ngày một hoặc hai lần. Lúc đầu, ngồi khoảng 15 phút mỗi lần, dần dần tăng lên. Sau một thời gian, khi não bộ đã ghi nhận thói quen thiền thì việc ngồi vào tư thế, nhắm mắt, việc đầu lưỡi chạm nhẹ nướu răng trên hoặc ám thị giãn mềm cơ bắp sẽ hình thành nên những phản xạ có điều kiện để đưa người tập vào trạng thái thiền định. Về điểm để tập trung tư tưởng, một vị trí ở vùng bụng dưới mà nhiều trường phái thường chọn làm điểm tập trung khi ngồi thiền là huyệt Đan điền, cách dưới rốn khoảng 3cm. Nên tập trung vào điểm này vì nhiều lẽ. Theo y học cổ truyền, "thần đâu khí đó". Do đó, khi tập trung vào một điểm ở vùng dưới cơ thể thì khí và huyết sẽ lưu chuyển về phía dưới, làm nhẹ áp lực ở vùng đầu, dễ dẫn đến nhập tĩnh. Đan điền còn gọi là Khí hải hay Khí huyệt, ngụ ý là nơi "luyện thuốc", là "bể chứa khí". Đan điền là một huyệt quan trọng trong việc luyện dưỡng sinh của các đạo sĩ, các nhà khí công. Có nhiều trường phái khác nhau và việc tu luyện rất phức tạp. Tuy nhiên, các công phu của đạo gia nói chung và việc phát sinh nội khí để chửa bệnh nói riêng đều dựa vào bí quyết "hồi quang nội thị" hoặc "ngưng thần nhập khí huyệt". Tâm không duyên ra ngoài, hướng đôi mắt vào trong gọi là hồi quang, tập trung thần vào bên trong cơ thể gọi là nội thị. Ngưng thần nhập khí huyệt chính là tập trung tâm ý tại Đan điền để phát sinh nội khí. Lâu dần chân khí được sung mãn sẽ khai thông các kinh lạc bế tắt hoặc bồi bổ cho ngủ tạng để tăng cường sức khoẻ. Một số người tâm dễ xao động có thể cần một phương pháp kiểm soát tâm chặt chẽ hơn. Trường hợp này, nên kết hợp quan sát hơi thở với việc tập trung tại Đan điền bằng cách quan sát sự phồng lên và xẹp xuống tại bụng dưới. Lúc hít vào bụng dưới hơi phồng lên, lúc thở ra bụng dưới hơi xẹp xuống. Chỉ cần thở bình thường. Không cần quan tâm đến thở sâu hay thở cạn, đều hay không đều. Điều quan trọng ở đây là tập trung quan sát để biết rõ ta đang hít vào hay đang thở ra thông qua chuyển động phồng lên hay xẹp xuống ở bụng dưới. Sở dĩ chọn quan sát hơi thở ở bụng dưới mà không phải ở đầu mũi hoặc ở ngực là nhằm tạo quán tính thở sâu kết hợp với việc phát sinh nội khí ở Đan điền như đã dẫn ở phần trên. Thỉnh thoảng sẽ có những lúc tâm bị phân tán, các tạp niệm xen vào. Điều này là bình thường. Chỉ cần khi nhớ ra hãy tập trung trở lại Đan điền hoặc tiếp tục quan sát hơi thở vào ra là đủ. Lâu dần, những tạp niệm sẽ bớt đi, thời gian tập trung sẽ dài hơn, hơi thở sẽ đều, chậm và nhẹ hơn, cho đến lúc không còn ý niệm và quên luôn cả hơi thở. Nếu thường xuyên đạt đến tình trạng này, có nghĩa người tập đã tiến được một bước rất dài. Không chỉ là không bệnh tật mà còn là sự tự tin, cảm thông và hoà hợp để dần dần đạt đến điều mà người xưa gọi là thiên nhân hợp nhất. 6. Xả thiền: Sau khi ngồi thiền, trước khi đứng dậy cần làm một số động tác để cơ thể hết tê mỏi và khí huyết lưu thông bình thường. Từ từ buông thõng hai chân, xoay người qua lại nhiều lần, xoay ở vùng hông và vùng cổ. Dùng hai tay vuốt nhẹ hai bên sóng mũi từ đầu mũi xuống chót cằm, vuốt ấm vành tai. Xoa hai lòng bàn tay vào nhau cho ấm rồi áp vào mắt. Dùng hai bàn tay xoa bóp dọc theo hai chân, từ đùi dài xuống bàn chân. Xoa ấm hai lòng bàn chân. Việc xả thiền tùy thuộc vào mỗi buổi thiền. Nếu chỉ thiền khoảng 15 phút hoặc khi có công việc cần đứng lên gấp thì chỉ cần co duỗi hai chân và xoay người, hoặc lắc cổ qua lại nhiều lần là đủ. NGỒI THIỀN CÓ GÂY NGUY HIỂM GÌ KHÔNG? Một vấn đề cuối cùng mà những người mới tập thiền thường thắc mắc là liệu ngồi thiền có gây nguy hiểm gì không? Câu trả lời sẽ tùy thuộc vào phương pháp và động cơ của việc ngồi thiền. Một số phương pháp thiền có phối hợp với vận khí hoặc có sự hỗ trợ khai mở một số trung tâm lực trong cơ thể nhằm thúc đẩy nhanh quá trình sinh khí và gia tăng nội lực. Các phương pháp này có thể gây những nguy hiểm đi kèm nếu người tập thiếu những kiến thức về khí công, về y học truyền thống hoặc không có đạo sư hướng dẫn để vận dụng và kiểm soát kịp thời nguồn năng lực mới phát sinh. Trái lại, nếu ngồi thiền để đạt đến sự tĩnh lặng trong tâm trí, để thư giãn thần kinh và tăng cường sức khỏe, không vận khí, không bám víu vào bất cứ ảo giác, âm thanh hoặc hình ảnh nào thì không có gì nguy hiểm./. NHỜ ĂN CHAY VÀ NGỔI THIỀN, MỘT BỆNH NHÂN UNG THƯ ĐÃ THOÁT CHẾT VÀ BÌNH PHỤC Bác sĩ Thú y Ian Gawler bị bệnh ung thư xương vào năm 1975. Lúc đó ông vừa đúng 25 tuổi. Ông được đưa vào bệnh viện và kết quả bị cưa mất hết bên chân phải. Một năm sau, bệnh tái phát trầm trọng. Bác sĩ điều trị bảo ông chỉ còn sống sót được trong một thời gian từ 3 tới 6 tháng mà thôi. Trước tình trạng tuyệt vọng đó, ông Gawler không chịu ngồi bó tay và buồn rầu chờ chết mà cương quyết chống chọi với tử thần hầu tìm cho mình một con đường sống. Ông nghiên cứu các phép ăn chay và ngồi thiền của một số giáo phái Đông Phương rồi cương quyết đem ra áp dụng để tự chữa. Được sự hỗ trợ tinh thần của vợ là Grace Gawler, ông Ian Gawler ăn chay một cách nghiêm chỉnh và đúng cách, đồng thời cũng ngồi thiền một cách thành tâm và chăm chỉ. Kết quả bệnh tình của ông càng ngày càng thuyên giảm rõ rệt và cuối cùng đã hoàn toàn bình phục. Năm 1978, lần xét nghiệm y khoa cuối cùng đã chứng minh ông không còn mang mầm móng gì của bệnh ung thư nữa cả. Ba năm sau kể từ ngày khỏi bệnh, ông bà Gawler chu du khắp nước Úc, đem những kiến thức và kinh nghiệm của mình để thuyết giảng và khuyến khích những bệnh nhân đồng cảnh ngộ hãy hun đúc lòng tự tin và áp dụng phương pháp tự chữa bằng cách ăn chay và ngồi thiền. Cũng dựa vào những kinh nghiệm của chính bản thân đó, ông Gawler đã cho xuất bản hai quyển sách liên quan tới dưỡng sinh và sức khỏe. Quyển thứ nhất có nhan đề là You can conquer Cancer (Bạn có thể Khống chế Bệnh Ung thư) và quyển thứ hai là Peace of Mind (Tâm Bình An). Được hỏi vì sao ông nghĩ ăn chay và ngồi thiền là phương pháp tốt để trị bệnh, ông bảo: "Ăn chay để cho cơ thể của chúng ta có cơ hội thanh lọc và đào thãi ra ngoài tất cả những độc tố đã tích lũy lâu ngày và gây bệnh cho chúng ta. Thịt vốn có những độc tố và những mầm bệnh không khác gì cơ thể của con người. Do đó chúng ta không nên hấp thụ thêm những gì có thể gây phương hại cho cơ thể. Vả lại ăn chay cũng phải dùng những loại rau quả tươi tốt để bảo toàn phẩm chất thiên nhiên. Nấu nướng cầu kỳ biến các thức ăn chay trở thành thơm ngon cho hạp với khẩu vị cũng làm mất đi rất nhiều các chất bổ dưỡng cần thiết. Tốt hơn hết chúng ta nên dùng các thức ăn chay giản dị, thuần khiết, chưa qua giai đoạn chế biến khoa học và đầy đủ phẩm chất bổ dưỡng theo nhu cầu của cơ thể". Quan niệm về vấn đề ngồi thiền, ông Gawler bảo: "Sự thiền định không những là một phương pháp tốt khiến cho tinh thần được an ổn mà còn gia tăng sức khỏe, củng cố đặc tính miễn nhiễm của cơ thể và làm cho cơ thể có khả năng bẩm sinh đề kháng lại một số bệnh tật. Việc ngồi thiền đòi hỏi chúng ta phải có lòng tự tin, thành tâm và ý chí cương quyết. Sự ích lợi của việc ngồi thiền giúp chúng ta có cơ hội trở về với trạng thái tĩnh lặng của tinh thần lẫn vật chất. Do đó cơ thể của chúng ta sẽ trở lại vị trí ban đầu còn thanh khiết của lúc sơ sinh: Quân bình thể chất là làm cho chúng ta có một sức khỏe tự nhiên nhờ ở trạng thái thư dãn của các cơ quan và ngũ tạng. Quân bình tinh thần khiến chúng ta có cách suy nghĩ rõ ràng và chín chắn, có khả năng tự chủ và tự quyết định mọi vấn đề một cách nhanh chóng và dứt khoát. Quân bình tâm linh là sự hòa hợp của các bản thể nội tại. Trong lúc ngồi thiền, chúng ta sẽ trực giác được chính mình là ai và từ đó sẽ thấy tâm hồn của mình rất là đơn thuần. Đồng thời lòng vị tha và bác ái càng thêm phát triển. Ngoài ra thể nghiệm trực tiếp trong nội tâm cũng giúp chúng ta củng cố được lòng tin nội tại, saün sàng đối đầu với tất cả mọi thử thách kể cả khi cận kề với cái chết mà mình không thể tránh được. Năm 1992, ông bà Gawler đã cho thành lập trung tâm điều dưỡng tại Yarra Valley ở về phía Đông và cách thủ phủ Melbourne 70 cây số. Trung tâm này có khả năng cung cấp nơi tạm trú cho một số khách thập phương đến tham khảo và thực tập phương thức dưỡng sinh để trị bệnh. Trung tâm cũng có khu riêng biệt cho các bệnh nhân thực tập ngồi thiền. Đặc biệt bà Grace Gawler phụ trách săn sóc và hướng dẫn các bệnh nhân phụ nữ mắc bệnh nan y tự chữa trị mà phần lớn là những phụ nữ bị bệnh ung thư nhũ hoa. Trung tâm cũng mở các khóa hướng dẫn cách thức nấu ăn chay bổ dưỡng và thanh khiết. Hàng năm trung tâm cũng có tổ chức các cuộc hội thảo quốc tế về phương pháp chữa bệnh nan y bằng cách ăn chay và ngồi thiền. Đặc biệt trong hai cuộc hội thảo hồi tháng 3 và tháng 9 năm 1997, bàn thảo về đề tài Phương pháp tự chữa bệnh ung thư hiện đang lan tràn trên thế giới. Ông Gawler bảo thỉnh thoảng cơ quan y tế của chính phủ cũng có theo dõi kết quả của các bệnh nhân đã chữa bệnh ung thư bằng phương pháp ăn chay và ngồi thiền do chính vợ chồng ông chủ trương và điều khiển. Ông bảo chữa bệnh bằng phương pháp này thường không gây ra các phản ứng phụ. Tuy nhiên việc chữa bệnh nan y bằng phương pháp dưỡng sinh không được phổ biến lắm vì chỉ căn cứ trên kinh nghiệm rồi đem ra áp dụng và chờ kết quả, chớ không dựa trên cơ sở khoa học là phân tích, thí nghiệm, chứng minh rồi mới đem ra áp dụng sau. Vì lẽ đó phần đông các chuyên gia y tế đã thờ ơ trước những kết quả tốt đẹp mà phương pháp này đã mang lại khá nhiều ích lợi cho bênh nhân. Tóm lại thảo luận về vấn đề ăn chay và ngồi thiền theo quan niệm tôn giáo sẽ gây ra nhiều tranh cãi. Tuy nhiên phương pháp tự chữa bệnh nan y bằng cách ăn chay và ngồi thiền đã đạt được nhiều kết quả khả quan và đã lôi kéo được sự chú ý của khá đông quần chúng Úc. Ngoài trung tâm chữa bệnh nan y bằng phương pháp dưỡng sinh do ông bà Gawler sáng lập ra ở Victoria, tại tiểu bang New South Wales, cũng có một trung tâm điều dưỡng tương tợ do các bác sĩ và chuyên gia dinh dưỡng của Hội Sức Khỏe Tự Nhiên (Natural Health Association) thiết lập. Đó là trung tâm Hopewood tọa lạc tại khu vực Blue Mountain.
    1 like
  26. LA BÀN-CÁCH SỬ DỤNG ( Link dẫn ) Hướng nhà: Hướng nhà là một trong nhiều căn bản của Huyền Không Phi Tinh. Tuy là căn bản nhưng lại đòi hỏi nhiều kinh nghiệm . Nếu không thì sẻ nhận thức sai về phương hướng của căn nhà . Phái phi tinh dùng hướng nhà chứ không dùng hướng cửa như phái bát trạch Đại đa số hướng nhà đều đi chung với hướng cửa ngoại trừ vài trường hợp như cửa mở bên hông nhà, nhà có kiến trúc khác thường, v.v. Nói một cách đơn giản thì hướng nhà phải là hướng đối ngược với hướng của người đi tới nhà . Như người đi tới hướng Nam để tới nhà thì hướng nhà là hướng bắc. Có người dùng cách lấy dương làm hướng, theo cách này thì dương là nơi khí động, có thủy, thấp v.v. Như vậy sẻ gặp nhiều trường hợp rất khó quyết định, thí dụ như có nhà phía sau trống trải và thấp còn phía trước thì có đường lộ và đôi khi cao hơn phía sau vậy làm sao định hướng. Có nhà phía sau rộng và thoáng, phía trước hẹp lại có đường . Đo hướng nhà thì đơn giản hơn nhận định hướng, chỉ cần chọn một vách nhà song song với hướng của nhà, sau đó căng một sợi giây song song với vách đó và chạy ra khỏi nhà khoản 2-3 mét . Để la bàn song song với sợi giây đó và xem bao nhiêu độ . Nếu có khả năng canh bằng mắt thì không cần dùng giây . Trong một vài trường hợp không có vách nào song song với hướng nhà thì chọn một vách vuông gốc với hướng nhà mà đo, sau đó cộng hoặc trừ 90 độ thì sẻ được hướng nhà Tại sao phải làm như dưới đây ? Tại gì đó là một cách đo chính xác nhất mà không cần phải có nhiều kinh nghiệm. Có người thì đứng giửa nhà hay trước cửa nhìn ra hoặc đứng trước nhà nhìn vào v.v. Những cách này không thể chính xác được . Tại sao ? đó là gì la bàn không có điểm tựa, và người đứng không có điểm tựa, nhích một chút là đã sai lệch thấp nhất củng 1 độ. Sai lệch 1 độ là rất lớn có thể dẩn tới kết quả đảo ngược . Tại sao? đó là gì khi phân kim ta phân 24 sơn ra 60 long rồi có người lại phân ra 384 quẻ như vậy 0.5 độ đã có thể từ quẻ này sang quẻ khác rồi đừng nói gì tới 1 độ http://aycu07.webshots.com/image/375...2040803_rs.jpg dưới đây là hình ảnh loại la bàn thông dụng hiện nay có bán ở nhiều nhà sách và siêu thị Reduced: 62% of original size [ 1024 x 768 ] - Click to view full image Cân chỉnh trước khi đo Reduced: 62% of original size [ 1024 x 768 ] - Click to view full image đặt cạnh la bàn song song với sợi giây hoặc cạnh gạch (nếu nền nhà vuông chuẩn). Đọc độ số thẳng từ vạch vàng xuống Reduced: 62% of original size [ 1024 x 768 ] - Click to view full image Khi muốn đo một nền nhà chuẩn bị xây cất: - cầm la bàn trên tay cho chuẩn, không nghiêng ngả - Đứng phía sau khu đất, mắt nhìn qua khe , sợi giây chuẩn và hai nọc tiêu. - Nhìn qua mắt kính xuyên xuống vạch vàng để đọc độ số. Reduced: 62% of original size [ 1024 x 583 ] - Click to view full image
    1 like
  27. Nhời bàn của Thiên SứTrước đây, rộ lên một cách diễn đạt một con đướng đại lộ lớn trong dự án chạy xuốt Hanoi là "Trục Tâm Linh", hay "Trục Hoàng Đạo". Cách gọi làm giới kiến trục ngơ ngác và hổng dám có ý kiến, vì nó nằm ngoài "chuyên môn". Nhưng giới phong thủy cũng ....ngớ ngẩn luôn. Vì trong các sách "Thánh hiền" để lại không có công trình kiến trúc đường lộ nào gọi là "Trục Tâm Linh" cả (Ngoại trừ những quần thể kiến trúc có kết cấu trên một trục thẳng hàng và liên quan đến vị trí vào những thời điểm nhất định của các vì sao trong vũ trụ. Nhưng nó lại ở tận....Ai Cập. Và họ cũng không gọi nó là "trục Tâm linh" khi dịch ra tiếng Việt). Nhưng lúc đầu, những nhà làm dự án cứ gọi như thế cho nó "Oai". Bây giờ thì được các quan chức kết luận là không phải. Thôi thì gọi là gì cũng được. Nhưng cái vấn đề là có cần thiết về mặt thực tế phải có một con đường như vậy hay không? Nó mang lại những điều lợi thiết thực cho việc phát triển Hanoi bây giờ và tương lai? Con đường đó có phải là giải pháp duy nhất đúng để bảo đảm sự phát triển đó hay không? Tương lai của con người ngày càng có xu hướng tiết kiệm thời gian: Tốc độ cao trong di chuyển, truyền đạt thông tin....để đạt mục đích của nó. Nhưng một con đường xuyên tâm như vậy trong một khu vực nhỏ - như Hanoi mở rộng - so với tổng thể quốc gia vốn không lớn như Việt Nam thì có cần thiết không? Chẳng ai làm một con đường tốn kém như vậy với mục đích phóng xe cho nhanh lên Ba Vì để....đi Ao Vua chơi cả. Cho rằng, trong tương lai khi vực cuối đường sẽ là nơi có những dự án kinh tế đồ sộ khiến cho nó phải có một con đường nối với Trung tâm văn hóa, chính trị xã hội ở Hà Nội cũ, thì điều này cũng chưa phải là lý do để làm con đường như vậy. Chưa nói đến việc dự án kinh tế cần thiết phải có một trục đường đó có khả thi hay không? Hay nó cũng chỉ là một ý tưởng chủ quan để rồi phải bỏ không cho hoang phế (Tôi đã nhìn thấy những khu đô thi ngay tại Hanoi, mà những khu nhà xây nên không có người ở)? Trên đây, tôi chỉ trình bày một cái nhìn trực quan với các vấn đề đặt ra và chỉ đặt ra với mục đích nhằm tới sự có lợi, chưa nói đến việc mặt trái của việc làm con đường có khả năng làm xáo trộn không gian văn hóa xung quanh Hà Nội cũ như Tiến Sĩ Nguyễn Xuân Diện nói tới ở bài trên. Còn nếu xét về phương pháp luận của khoa phong thủy - vốn là kiến thức tổng hợp nghiên cứu sự tương tác nhiều mặt của môi trường - thì vấn đề còn phức tạp hơn nhiều.
    1 like
  28. Theo quan điểm của Luận tuổi Lạc việt thì "yêu nhau cứ lấy", sau đó chọn năm sinh con cho phù hợp sẽ hóa giải hoặc khắc chế bớt tương quan xấu của bố mẹ (nếu có).Nam tuổi Hợi cưới năm nào cũng được trừ 3 năm tam tai Tị-Ngọ-Mùi. Nữ tuổi Thìn thì chọn tháng 4 , 10 âl thì được Đại lợi, chọn tháng 5,11 âl được Tiểu lợi. Chọn năm Nhâm Thìn - 2012 sinh con. Linh Trang KhangDuong vẽ hình đồ 12 cung của tử vi thì sẽ thấy 4 cung Dần-Ngọ-Mùi -Hợi tạo thành hình thang cân có trục đối xứng ở giữa. Đây là cách cục đặc biệt theo Luận tuổi Lạc việt.Linh Trang Từ năm 2010 (Canh Dần) đến 2018 (Mậu Tuất) thì năm nào cưới cũng được.Linh Trang Năm Tân mão -2011 sinh con được. Nếu muốn đạt được cách cục đẹp thì năm Tân mão-2011 sinh thêm bé nữa và năm Mậu Tuất - 2018 sinh bé út. Vậy chọn năm Quý tị - 2013 nhé ! Vợ chồng 75-78 đã có con đầu sinh năm nào ?Vợ chồng 80-81 : tránh 3 năm tam tai Dần-Mão-Thìn không nên cưới. Sinh con đầu năm Quý tị - 2013.
    1 like
  29. mấy năm nay không hiểu kẻ nào tung tin rằng người Việt Nam tổ chức lễ bánh trôi bánh chay để tưởng nhớ Giới Tử Thôi bên Trung Quốc! Thật là láo toét!
    1 like
  30. Nên dùng kính trong bình thường. Còn các màu khác sẽ lợi bất cập hai. Chắc anh có địa vị khá quan trọng trong Cty, nhân viên dưới quyền anh làm việc nhiệt tình. Trong thời gian gần đây Cty anh có nhiều chuyện bực mình, công việc chưa được như ý. Nếu đúng như vậy thì kính trong, dày, mài cạnh là thích hợp.
    1 like
  31. Bánh trôi và những bí ẩn văn hóa Theo quốc lộ 32, hướng Hà Nội - Sơn Tây, đến Km 26 rẽ phải đi chừng 7km là đến đền Hát Môn (xã Hát Môn, huyện Phúc Thọ). Nơi đây gần 2.000 năm trước, Hai Bà Trưng đã lập đàn thề khởi nghĩa: "Một xin rửa sạch nước thù Hai xin nối lại nghiệp xưa họ Hùng Ba khỏi oan ức lòng chồng Bốn xin vẻn vẹn sở công lênh này". Hàng năm, nhân dân làng Hát Môn tổ chức ba ngày lễ hội lớn để thờ cúng nhị vị vua bà. Đó là các ngày: Mùng bốn tháng Chín, hai tư tháng Chạp và mùng sáu tháng Ba. Trong ba lễ hội trên thì lễ hội ngày mùng sáu tháng Ba được tổ chức long trọng nhất bởi đây là ngày giỗ của Hai Bà. Vào ngày lễ hội này, toàn thể nhân dân làng Hát Môn cùng làm bánh trôi để dâng cúng, tưởng nhớ Hai Bà. Tuy nhiên, không phải bánh nào cũng được mang vào hậu cung để lễ. Theo phong tục, bánh để lễ tại bản đền phải là bánh do các cụ trong Ban lễ hội đảm nhiệm và công việc làm bánh trôi để cúng các vua bà diễn ra khá cầu kỳ, cẩn trọng và qua nhiều công đoạn khác nhau. Để chuẩn bị cho lễ hội thì trước lễ hội độ một tháng, các bô lão trong làng họp lại và bầu ra 10 cụ có gia đình khỏe mạnh, sống hòa thuận, có đầy đủ con trai, con gái, cháu trai, cháu gái, không tang chế và có kinh nghiệm làm bánh vào Ban tu lễ. Ban tu lễ cùng với cụ Tiên chỉ, chủ tế có trách nhiệm làm bánh để thay mặt cho toàn thể dân làng dâng cúng Hai Bà Trưng. Người ta bảo, nếu năm nào Ban tu lễ làm tốt thì Hai Bà đẹp lòng sẽ phù hộ cho toàn thể dân làng được nhân khang, vật thịnh. Ngược lại, năm nào Ban tu lễ làm không chu đáo sẽ bị các vua bà quở trách, chê phạt và người bị đầu tiên là Ban tu lễ. Cùng với việc chọn Ban tu lễ để làm bánh thì các bô lão phải chọn ra một gia đình cũng phải khỏe mạnh, sống hòa thuận, có đầy đủ con trai, con gái, cháu trai, cháu gái, không tang chế để Ban tu lễ đến làm bánh dâng cúng Hai Bà. Gia đình nào được chọn thì trước ngày lễ khoảng một tháng phải sửa sang nhà cửa, rửa chum, rửa vại phơi kỹ ngoài nắng để đựng nước sạch. Nước sạch này được lấy từ cái giếng sạch nhất trong làng về lọc qua vải rồi đổ vào chum để dùng rửa bánh trước khi dâng bánh cúng lễ. Nước này là nước chí thành. Theo các cụ kể thì trước kia chum nước chí thành được che bằng lá cờ đại, nay thì được thay bằng phông, bạt. Trong ngày làm bánh thì bàn thờ gia tiên của gia chủ được chuyển sang gian bên để nhường chỗ cho quan giám trai (quan khâm sai đại thần) về ngự, giám sát quá trình làm bánh cúng. Để làm được bánh trôi cúng, các cụ trong Ban tu lễ phải chuẩn bị từ khâu chọn gạo. Gạo làm bánh phải là gạo nếp cái hoa vàng do hàng giáp lo, nay thì Ban tu lễ phải đi tìm mua. Gạo nếp phải đều hạt và được nhặt sạch sẽ, không lẫn gạo tẻ, không bị đầu ruồi hay gãy tấm. Chiều ngày mùng bốn, chủ tế làm lễ ở đền để báo cáo Hai Bà Trưng và xin phép rước ngài giám trai cùng toàn bộ đồ lễ, bát hương... về nhà làm bánh. Sau khi lễ xin phép xong thì một đoàn cờ lọng cùng đồ tế lễ rước từ đền về trong tiếng nhạc rộn ràng của phường bát âm. Sang ngày mùng năm, các cụ trong Ban tu lễ bắt đầu làm bánh cúng. Công việc đầu tiên là đổ gạo ra chậu, đãi sạch rồi tãi ra cho ráo nước, sau đó gạo lại được ngâm ủ cho rích nước, khoảng ba tiếng sau thì đem đổ vào cối đá để giã. Gạo giã được phân làm ba loại để riêng: Gạo giã lượt 1, lượt 2 gọi là vỏ gạo (loại 1); gạo giã lượt 3, lượt 4 (loại 2); gạo giã lượt 5 (loại 3). Sau khi giã xong, Ban tu lễ phân thành hai loại. Gạo giã lượt 3, lượt 4 là ngon nhất nên được dùng để làm bánh dâng cúng Hai Bà, gạo giã lượt 1, lượt 2 và lượt 5 dùng làm bánh dâng cúng các quan. Số gạo giã thành bột đó lại tiếp tục được ủ lại để hôm sau, ngày mùng sáu thì bắt đầu đem ra làm bánh. Sáng ngày mùng sáu, vào lúc 1 giờ sáng, các loại bột trên được đem ra rảy nước cho đến đủ độ rồi cho vào cối giã cho đến khi mềm, mịn, dẻo thì bắt ra mâm để nặn thành bánh. Các cụ nặn bột đã luyện thành từng viên bánh tròn to như quả mận và lần lượt trải đều ra mâm. Khi bánh đã nặn xong, cụ chủ tế từ từ thả bánh vào nồi luộc. Cụ thận trọng đưa thanh tre cật dài khoảng 1m, hai đầu buộc chặt với nhau tạo thành hình giọt nước để khoắng nhẹ cho bánh khỏi dính vào nhau. Khi luộc bánh, lửa phải đều và không được to quá. Các cụ luộc bánh cho tới khi bánh nổi thì dùng vợt vớt ra thau nước lã, sau đó vớt cho vào bát, mỗi bát khoảng 12, 13 viên. Riêng hai bát dâng lên Hai Bà và quan giám trai để 17, 18 viên. Bánh được xếp xung quanh bát, giữa để rỗng khoảng bằng trôn chén. Chỗ rỗng này để ban tu lễ rót nước mật vào khi dâng cúng. Nước mật gồm có mật, hồi, quế, thảo quả đem đun và lọc qua vải. Xung quanh miệng bát, các cụ dùng chiếc lạt giang buộc phần nửa chiếc bánh nhô lên khỏi miệng bát để phần này chờm ra như những cánh hoa sen. Khi hành lễ, các cụ dùng 17 bát, trong đó có hai bát 17, 18 viên (một để cúng Hai Bà, một cúng quan giám trai). Bánh trôi để hành lễ này thực chất là bánh chay - bánh không nhân, còn bánh trôi ở nhà dân thì vẫn có nhân bằng đường đỏ. Điều đặc biệt trong lễ hội này là dân làng không được ăn bánh trôi trước ngày mùng sáu, trước khi dâng bánh cúng Hai Bà. Tục làm bánh trôi ra đời và gắn liền với những ngày cuối đời của Hai Bà Trưng. Truyền thuyết kể lại rằng: Ngày mùng sáu tháng Ba năm Quý Mão (năm 42) khi Hai Bà Trưng chuẩn bị xuất quân đi đánh giặc thì có một bà lão hàng quán nghèo xin gặp và dâng hai đĩa bánh trôi để tỏ lòng thành kính. Hai Bà Trưng đã vui vẻ nhận và ăn những đĩa bánh trôi của bà lão hàng quán một cách ngon lành trước lúc xung trận. Ngày nay, dưới ánh sáng của phương pháp nghiên cứu liên ngành có thể bước đầu giải mã phong tục làm bánh trôi của dân làng Hát Môn như sau: Thứ nhất: Phong tục làm bánh trôi trong lễ hội ở Hát Môn là ánh xạ của các nghi lễ nông nghiệp vào trong sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng của cư dân làm lúa nước. Những viên bánh trôi, sản phẩm của lúa gạo trong lễ hội đền Hát Môn, là tín ngưỡng thờ lúa, đề cao hạt lúa, gửi gắm những ước mơ về nhân khang vật thịnh, phong đăng hòa cốc. Đây là lớp nghĩa nguyên thủy trong các lớp nghĩa. Thứ hai: Tục làm bánh trôi được khúc xạ, tích hợp vào các loại hình tín ngưỡng khác. Đó là tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên - thờ cúng các vị anh hùng dân tộc. Xét trên khía cạnh này thì phong tục làm bánh trôi để dâng cúng hai đức vua bà đã thể hiện truyền thống đạo lý tốt đẹp của dân tộc. Đó là đạo lý "Uống nước nhớ nguồn", luôn luôn ghi nhớ và biết ơn người có công với tổ quốc, nhân dân. Thứ ba: Xét trên phương diện phong tục học thì phong tục làm bánh trôi ở Hát Môn đã phản ánh, lý giải nguồn gốc của viên bánh trôi Việt Nam, phản ánh sự đa dạng, phong phú của văn hóa vùng miền và góp phần khẳng định tính bản địa của phong tục làm bánh trôi ở Việt Nam. Thứ tư: Sự tích bánh trôi không chỉ kể về nguồn gốc của bánh trôi mà còn phản ánh thái độ, tình cảm của nhân dân về cái chết của Hai Bà. Thực tế thì Hai Bà Trưng đã anh dũng hi sinh nhưng nhân dân không muốn đón nhận tin buồn ấy nên đã thần kì hóa cái chết bằng cách cho Hai Bà bay về trời giống như Thánh Gióng. Gần hai nghìn năm đã đi qua nhưng phong tục làm bánh trôi và lễ hội đền Hát Môn vẫn có một sức sống kỳ lạ. Làm nên sức sống dẻo dai, bền bỉ này là do sự đan xen, tích hợp của các lớp tín ngưỡng và các vỉa trầm tích văn hóa quy tụ vào những nhân vật lịch sử của dân tộc Việt Nam - Hai Bà Trưng. Phan Ngọc Anh Nguồn: http://www.baohatay.com.vn/intrang.asp?id=90921 Hà Hùng giới thiệu
    1 like