-
Thông báo
-
Nội quy Lý Học Plaza
Nội quy này là bản mở rộng Nội Quy - Quy định của Diễn đàn. Khi tham gia mua bán, các thành viên phải tuân theo những quy định sau: Tiêu đề bài viết: Bao gồm: Chỉ dẫn địa lý, Loại hình Mua/Bán, Thông tin mua bán.
Chỉ dẫn địa lý: Tỉnh/thành nơi mua bán. Hoặc sử dụng định nghĩa có sẵn:TQ: Toàn quốc
HCM: TP Hồ Chí Minh
HN: Hà Nội
[*]Ví dụ: HCM - Bán Vòng tay Hổ Phách Nội dung bài viết: Mô tả chi tiết sản phẩm mua/bán
Bắt buộc phải có thông tin liên lạc, giá Mua/Bán
Bài mới đăng chỉ được phép up sau 03 ngày.
Thời gian up bài cho phép: 01 ngày 01 lần.
Các hành vi vi phạm nội quy này sẽ bị xóa bài hoặc khóa tài khoản mà không cần báo trước.
-
Leaderboard
Popular Content
Showing most liked content on 26/06/2010 in Bài viết
-
Ngày 11 tháng 5 Canh Dần. Tôi và một số thành viên trên diễn đàn Lý học Đông phương.org.vn đã đến gia đình Wildlavender thắp nhang tưởng niệm thân mẫu của chị vào ngày giỗ đầu. Dưới đây là một số hình ảnh trong lễ tưởng niệm. Wildlavender bên bàn thờ thân mẫu. Chúng tôi đã đến đây để chia sẻ và tưởng niệm cùng chị Wildlavender gồm..... Thiên Đồng, Hạt gạo Làng, cụ già hàng xóm và AChau. Vợ chồng Thiên Sứ Hạt gạo làng và Chau (Lớp Phong thủy Lạc Việt căn bản II). Hà Hồng Nga, AChâu, Hạt gạo làng và Chau. Wildlavender cùng nhóm bạn và người thân trong ngày giỗ đầu của thân mẫu. Những người thân với bà con lối xóm đến chia sẻ và tưởng niệm. Những ca sĩ cải lương chuyên nghiệp chia sẻ những bài ca buồn nhắc nhở công lao của người đã khuất. Khi sinh thời thân mẫu của cô Wildlavender rất thích nghe cải lương. Thiên Sứ thắp nhang tưởng niêm trước di ảnh thân mẫu chị Wildlavender. Hạt Gạo làng. Thành tâm chia sẻ nỗi buồn với chị Wildlavender cùng gia đình quyến thuộc, trong ngày giỗ đầu của thân mẫu chị. Chúng tôi cầu mong vong linh của bà mãi mãi an lạc và phù hộ cho những người con cháu của mình.3 likes
-
Dự Án Khu Đô Thị Mới Thủ Thiêm - Quận 2 Nhìn từ Phong Thuỷ Lạc Việt Nhóm nghiên cứu Phong Thủy Lạc Việt Chịu trách nhiệm chính: Achau Từ những năm 2000. TP HCM đã có những qui hoạch phát triển cho tương lai khi mong muốn Quận 2, đặc biệt là khu đô thị mới Thủ Thiêm sẽ trở thành một trung tâm Thương mại – Tài chính của TP nhằm có những bước đột phá chuyên sâu trong lĩnh vực này trong thời kỳ mới. Gần 10 năm trôi qua, cũng có một số nhà đầu tư cơ sở hạ tầng lớn trong và ngoài nước tới xem xét. Nhưng việc phát triển Quận 2 theo đúng qui hoạch gần như vẫn còn dậm chân tại chỗ. Nhìn trên bản đồ Thành phố HCM, có thể thấy lợi thế của bán đảo Thủ Thiêm nằm ngay giữa khu vực trung tâm của TP. Theo qui hoạch bán đảo Thủ Thiêm có vị trí rất thuận lợi về giao thông: Là cửa ngõ của TP, điểm đầu của nút giao thông xa lộ Hà nội đi các tỉnh phía Bắc, đại lộ Đông Tây đi qua khu vực bán đảo Thủ Thiêm nối liền các tỉnh miền Tây với miền Đông Nam bộ, khoảng cách từ bán đảo Thủ Thiêm đi sân bay quốc tế Long Thành - Đồng Nai trong tương lai cũng không phải là quá xa khi lưư thông bằng xa lộ. Dự án khu đô thị Thủ Thiêm (Hình minh họa) Đã có những phong thủy gia ca ngợi vị trí đắc địa của bán đảo Thủ Thiêm với những khái niệm chuyên môn, mà chúng ta có thể thấy được qua bài viết trên báo TT&VH sau đây: Nhưng ngược theo thời gian, chúng ta có thể thấy không phải chỉ bây giờ, mà ngay cả khi Sài Gòn là một thành phố sầm uất với danh xưng “Hòn ngọc Viễn Đông” thì bán đảo Thủ Thiêm vẫn là một khu vực có rất nhiều hộ dân có thể coi là nghèo, trình độ dân trí thấp. Dù về địa lý chỉ cách những khu vực sầm uất nhất của TP có một con sông Sài Gòn…. Rõ ràng, đây là thực tế trái ngược với những nhận xét của các phong thủy gia khi áp dụng một cách máy móc những khái niệm phong thủy. Không những vậy, mà ngay cả với những quyết tâm - Từ những năm 2000. TP HCM đã có những qui hoạch phát triển cho tương lai khi mong muốn Quận 2, đặc biệt là khu đô thị mới Thủ Thiêm sẽ trở thành một trung tâm Thương mại – Tài chính của TP, nhằm có những bước đột phá chuyên sâu trong lĩnh vực này trong thời kỳ mới. Gần 10 năm trôi qua, cũng có một số nhà đầu tư cơ sở hạ tầng lớn trong và ngoài nước tới xem xét. Nhưng việc phát triển Quận 2 theo đúng qui hoạch gần như vẫn còn dậm chân tại chỗ….. Nếu chúng ta loại suy những yếu tố ngoại quan khác và phân tích những nguyên nhân khiến cho bán đảo Thủ Thiêm chưa phát triển, dưới góc nhìn theo Phong Thuỷ Lạc Việt thì vị trí địa lý ở đây có những khiếm khuyết lớn cần khắc phục với mục đích mang lại sự phồn vinh nơi đây. Xét về Hình lý - Khí Nhìn qua ảnh vệ tinh, ta thấy toàn bộ khu vực đô thị mới bán đảo Thủ Thiêm nằm theo trục Đông Bắc - Tây Nam. Mặc dù được bao bọc bởi sông Sài Gòn. Nhưng lại nằm bên “Tả Ngạn”, có thể thấy rằng toàn bộ khu vực bán đảo không phải là một nơi tụ khí với sự phân tích về khí của Phong thủy Lạc Việt. Về hình dáng, cả khu vực bán đảo như một chiếc chậu bông nông đáy để nghiêng, đổ toàn bộ sinh khí của cuộc đất ra phía miệng chậu (phương Đông Bắc). Toàn bộ bán đảo với rất nhiều kênh rạch, thêm một chỉ dấu rất rõ của một cuộc đất yếu, có thể ví như một bình bông bị nứt rạn nên càng khó có thể giữ được nguồn sinh khí của cuộc đất. Khu vực từ Tây Bắc tới Tây (ô số 1): Khí lực cuộc đất của khu vực này rất kém. Mặc dù có phà Thủ Thiêm & tuyến đường Lương Đình Của nối từ Quận 1 sang. Cách cục của âm dương giao trì nhưng hầu như khu vực này có thể coi là phát triển rất chậm và chỉ mang tính cục bộ , dân cư hầu hết chỉ tập trung ở khu vực bên trái của tuyến đường Lương Đình Của. Khu vực từ Tây Nam- Nam (ô số 2): Khí lực cuộc đất của toàn bộ dải này đã kém lại bị cộng hưởng tác động xấu của sông Sài Gòn càng làm cho khu này khí bị thoái mạnh, nên có thể thấy, dù mật độ dân số của dân cư Quận 2 ngày càng tăng nhưng khu vực này có thể coi là có mật độ cư dân rất thấp. Khu Đông Bắc – Đông (ô số 3) Diện tích của bán đảo Thủ Thiêm khoảng 7km2, như một chiếc chậu bông nông đáy khổng lồ đổ toàn bộ khí lực sang khu Đông (miệng bình) trôi tuột ra phía Đông, nên có thể thấy khu vực này không thể coi là tốt được theo Phong Thuỷ Lạc Việt. Tuy nhiên vì khí dồn vào góc phía Đông, nên ở đây có cơ hội phát triển. Đó chính là khu đô thị mới Thủ Thiêm. Tuy nhiên vì tổng thể vô khí, nên sự phát triển chậm chạp. Dương khí qua các tuyến giao thông chính Phong thủy Lạc Việt quan niệm rằng: Những tuyến đường giao thông đều mang tới dương khí cho cuộc đất do tương tác của những phương tiện vận động, tính chất giống như những dòng sông chảy. Nhưng phân Âm Dương so với sông và là một sự tương tác với các khái niệm đồng đẳng theo Phong Thủy Lạc Việt. Trên cơ sở này, chúng ta xem xét sự tương quan của nguồn khí do giao thông đem lại. Điều này tương tự như ở Bắc sông Hồng (Tả ngạn), trước đây vốn là vùng đất không phát triển. Nhưng từ khi những cây cầu bắc qua sông Hồng hình thành , như: Cầu Thăng Long, cầu Thanh Trì….vv…xuất hiện thì trở thành khu đô thị trù phú. Giao thông đi lại hiện tại trong bán đảo Thủ Thiêm, gồm 2 tuyến chính như sau: Tuyến đuờng Trần Não từ chân cầu Sài Gòn cắt ngang qua đường Lương Đình Của kéo dài thẳng xuống khu vực phía Nam của bán đảo. Có tính chất tiếp khí từ cầu Sài Gòn và theo trục Bắc Nam. Nhưng do nằm không đắc cách, bị xéo tạo khúc gãy so với góc nhọn xa lộ Hà Nội. Đã vậy, tuyến đường khi chạy qua Thủ Thiêm thì dừng ở sông Sài Gòn, Như vậy, Dương khí bị bế không thông. Nên dù là đường lớn, nhưng việc kinh doanh ở tuyến đường này hầu như còn rất hạn chế. Tuyến đường Lương Đình Của từ phà Thủ Thiêm (Quận 1) đổ sang, chạy cắt ngang đường Trần Não từ ngày hợp tuyến với cầu Thủ Thiêm từ quận Bình Thành đổ sang và do tính tiếp khí tích cực của cây cầu này, cũng làm cho những hộ kinh doanh ở ven đường phát đạt hơn trước. Nhưng cũng chỉ mang tính cục bộ cho cư dân sinh hoạt hai bên đường. Qua đây, có thể thấy tại sao Khu đô thị mới Thủ Thiêm có vị trí rất gần Trung tâm TP, nhưng tốc độ phát triển qui hoạch lại diễn ra chậm trễ đến như vậy. Như vậy, theo quan điểm riêng của người viết từ góc nhìn của Phong thủy Lạc Việt, để khu đô thị mới Thủ Thiêm phát triển được theo đúng ý tưởng đề ra ban đầu thì rất có một qui hoạch thích hợp với vị trí Địa Lý cần tụ khí nơi đây. Người viết rất hy vọng rằng bài viết này dưới góc nhìn của khoa Phong Thủy sẽ góp phần cho khu đô thị Thủ Thiêm được tốt đẹp hơn với mục đích mang lại sự phồn vinh và phát triển của T/P chúng ta. Trong năm nay, theo huyền không thì sao Nhị Hắc vận niên tinh đều chiếu hướng Đông Bắc. Tuy đây là hai sao không được coi là tốt trong sinh hoạt, nhưng lại là sao Quý nhân cho những cuộc đất mới phát triển. Cho nên, người viết hy vọng rằng trong năm nay sẽ có nhiều cơ hội để những nhà đầu tư đến với dự án quy hoạch khu đô thị này.1 like
-
Chân thành cảm ơn sự tham dự cùng lễ vật dâng cúng của vợ chồng Sư Phụ cùng Achau, Hatgaolang, Thiên Đồng, Công Minh để tưởng niệm ngày Tiểu Trường của Thân Mẫu Wild. Sự có mặt của các thân hữu gần xa đã đến chia sẽ là niềm an ủi lớn lao rất nhiều cho gia đình Wild.1 like
-
Cháu ơi ! thời buổi nầy trai thì 30t trở đi mới lập gia đình ,gái thời 25t trở đi mới lấy chồng ,cháu mới 19t đời ... chưa có sự nghiệp gì hết ,còn cơm cha áo mẹ lấy vợ về thì sẽ ra sao ? nhưng nói sơ về cung thê của cháu nên lấy vợ muộn và lập gia đình trong điều kiện rất khó khăn hay cần phải cưới nhanh cưới gấp trong bất ngờ ,sợ vợ là cái chắc ... còn lá số của người nữ thì cũng nên lập gia đình muộn nếu không cũng hình khắc chia ly ,với cung số có Liêm -Sát ,kiếp- khốc- tang chắc cũng là sát thủ giết vài ông chồng ,hay quạt mồ cho cỏ mau xanh rồi mới an hưởng hạnh phúc về duyên sau ...1 like
-
1 like
-
Từ Hán-việt
Văn Lang liked a post in a topic by viethq22
Bản chất của Wiki hay nhiều loại từ điển online khác là từ điển "mở", nghĩa là nó được xây dựng nhờ sự đóng góp của những thành viên online có nhiệt tình, chứ không hẳn là của những chuyên gia hoặc nguồn tài liệu đã được khẳng định. Những giải thích trên Wiki có thể được thay đổi, mở rộng, rút bớt...nên không thể lấy đó làm tiêu chuẩn. Cái lợi của nó là sự tiện dụng thôi chứ không nằm ở tính chính xác. Cũng tương tự như vậy, các bài viết trên internet không được coi là tài liệu tham khảo chính thống bởi nó có thể là tài liệu thứ cấp (đã được copy, chỉnh lý từ 1 nguồn khác) và có thể bị xóa khỏi server, nay thấy, mai không. Vì vậy chú Thiên Sứ khẳng định "Không nên coi cái gì trên Wiki viết đều là chân lý" là hoàn toàn đúng.Wiki hay những từ điển tương tự chỉ được coi là một nguồn tài liệu tham khảo mang tính mở rộng không hơn không kém.1 like -
Từ Hán-việt
Lãn Miên liked a post in a topic by Rin86
Khi tiếp cận với nền khoa học tiến bộ của phương Tây người Nhật đã dùng những từ Kanji (Hán tự) sẵn có để sáng tạo nên những từ mới dịch từ chữ Tây sang. Ví dụ như từ sinh học, ở Châu Á không có từ này nhưng người Nhật đã ghép từ sinh với từ học thành từ sinh học. Sau đó Trung Quốc và Việt Nam đã mang những từ này về và sử dụng. Chúng ta phải cám ơn người Nhật vì đã phát minh ra những từ ghép này dựa trên những từ Kanji sẵn có.1 like -
Đoán GiẤc MỘng
Rùa liked a post in a topic by Thiên Đồng
@ Crystal, Theo giấc mơ thì có thể nghĩ rằng trong gia đình sẽ có người bệnh, cha mẹ hoặc chồng con. @ Rùa Giấc mơ thấy rắn, thường là có kẻ tiểu nhân ám hại. Kẻ xấu dèm pha đố kị. Và bạn sẽ có một cuộc đối đầu với kẻ này một cách nẩy lửa. Bạn phải chịu lép vế hay phương hại một thời gian ngắn, nhưng sau đó tình thế sẽ đổi thay, kẻ hại bạn tự dưng trở thành kẻ chiến bại thảm hại về uy tín và tinh thần. Vài dòng tham khảo. Thiên Đồng1 like -
Trận Uruguay – Hàn Quốc Sinh – Đại an Hàn quốc thắng 2-1 hoặc 3-2 Trận Trận Mỹ - Ghana Thương – lưu niên Có thể hòa trong trận đấu chính, sau đó mỹ vuơn lên thắng ở hiệp đấu phụ 2-1 hoặc 1-01 like
-
MỒNG 3 THÁNG 3 ÂM LỊCH - HUYỀN TÍCH MẪU THƯỢNG NGÀN Hàng năm cứ đến “Mùa Trôi nước” nhằm ngày mồng 3 tháng 3 âm lịch, dân gian thường làm bánh trôi bánh chay để cúng mẫu Thượng Ngàn, bà chúa nghề trồng dâu nuôi tằm được dân gian tôn sùng là Nam phương Thánh mẫu của Việt tộc. Người Việt cổ với niềm tin thuở ban sơ vào cha trời mẹ đất, “Người” đã ban phát những giọt nước mưa xuống nhân gian để rồi mẹ đất ấp ủ hạt giống nảy mầm cho mùa vụ gặt hái nhiều, đời sống ấm no sung túc. Trong niềm tin của dân gian thì bà Trời, bà đất và cả bà nước nữa là những thần nữ trong đời sống tâm linh Việt. Đền thờ “Tam Phủ” mọc lên khắp nơi trong cả nước để thờ kính các thần nữ Việt gồm : . Mẫu Thượng thiên là “bà mẹ trên trời” được dân gian sùng bái gọi là Cửu Thiên Huyền nữ, người đã xuống trần gian hoá thân là một bà lão để dạy cho Lộ Bàn, Lộ Bộc chặt cây làm nhà để ở, làm thuyền để di chuyển trên sông nước biển cả. . Mẫu Thượng Ngàn là “Bà mẹ trên rừng” mà theo huyền tích Việt chính là Nam phương Thánh mẫu, vợ của Nam phương Thánh chúa Kinh Dươnng Vương. . Mẫu Thoải là “Bà mẹ nước” nguyên ngữ là mẫu thuỷ, theo huyền tích chính là mẹ Aâu Cơ người đã theo bố Lạc về miền sông nước gọi là “Thuỷ phủ”. Dân gian tôn kính mẹ Aâu nên đã đọc trại âm là mẫu Thoải. Sự tích Nam phương Thánh mẫu và nguyên uỷ của lễ hội bánh Trôi bánh Chay theo “Bách Việt Tộc phả Cổ lục”(7) thì Mẫu Thượng Ngàn là một cô gái xinh đẹp thuộc chi tộc Lộc Y tên là Hồng Đăng Ngàn, con gái cưng của Động Đình Quân chúa vùng hồ Động Đình lưu vực sông Dương Tử thuộc lãnh thổ Văn Lang của Việt tộc. Hồng Đăng Ngàn thường mặc áo màu xanh lục nên mọi người thường gọi là nàng áo xanh. Màu xanh lục là màu xanh biếc pha màu vàng như đá Vân Mẫu còn gọi là Vân Anh nghĩa là ráng mây. Thuở ấy ở núi Tử Di trên thượng nguồn sông Dương Tử có giặc Mạc Ma nổi lên bức hiếp bá tánh. Đế Minh sai Lộc Tục đem quân đi đánh dẹp, khi vừa đi qua hồ Động Đình thuộc quyền cai quản của Động Đình Quân. Lộc Tục ghé thăm chúa vùng để vấn kế dẹp giặc. Chúa hồ Động Đình ân cần đón tiếp và sai con gái hướng dẫn Lộc Tục đi xem thắng cảnh quanh vùng. Trước vẻ đẹp hồn nhiên và sự thông minh lanh lợi của nàng áo xanh, Lộc Tục đem lòng thương nhớ và hứa hẹn cùng nàng sau khi dẹp giặc sẽ cùng nàng nên duyên chồng vợ. Hồng Đăng Ngàn e thẹn cúi đầu không trả lời nhưng trong lòng cũng đã xiêi xiêu trước một Lộc Tục thông minh đĩnh ngộ tài trí hơn người. Lộc Tục kéo quân tiến đánh vào sào huyệt của giặc Mạc Ma, tướng giặc đầu hàng. Để thu phục nhân tâm tránh sự xung đột chết chóc cho người dân quanh vùng. Lộc Tục phủ dụ tướng giặc không được bức hiếp nhân dân rồi giao cho tướng giặc tiếp tục cai quản như xưa. Chúa động Vương Đạo Nhân kế tục dòng họ cai quản vùng đỉnh núi đã mấy trăm năm, nghe uy danh của Lộc Tục vội xuống núi cầu kiến giữa đường gặp Lộc Tục cũng đang trên đường viếng thăm phủ dụ họ Vương. Vương Đạo Nhân vội vàng xuống ngựa kính vái và ca tụng uy đức của Lộc Tục. Lộc Tục khiêm tốn đáp rằng:“Không dám, không dám. Ta vốn là một tiểu tướng vâng mệnh vua cha đi dẹp giặc bảo vệ dân chúng trong khu vực của ngài, chứ đâu dám nhận là chúa công ..”. Thấy rõ đức độ của Lộc Tục, Vương Đạo Nhân lại càng cung kính hơn:“ Hôm nay tôi xin kính vái chúa công. Hai mươi năm sau như có gặp lại Ngài, lại xin kính vái lần nữa. Lòng trời đã định, thần người đều phải cung kính nghe theo !”. Sau khi đánh dẹp xong giặc giã mà không tốn một mũi tên, một giọt máu đổ, Lộc Tục làm biểu dâng lên vua cha. Đế Minh thân hành đến hồ Động Đình làm lễ mừng chiến thắng và phủ dụ dân chúng, đồng thời tổ chức hôn lễ cho Lộc Tục và Hồng Đăng Ngàn. Nhân dịp này, Đế Minh chính thức phong cho Lộc Tục làm vua phương Nam gồm 2 châu Kinh và châu Dương kiêm nhiệm cả vùng phía Bắc Phong Đô. Lộc Tục lên ngôi lấy hiệu là Kinh Dương Vương. Hai mươi năm sau, Đế Minh băng hà, dân chúng 15 bộ và 72 chúa động nhất loạt suy tôn Kinh Dương Vương lên làm Nam phương Thánh Chúa, kế nghiệp Đế Minh đứng đầu 3 vua hậu duệ của Đế Viêm Thần Nông (Xích Đế) nên gọi là Xích Tam Vương.(8) Huyền tích Việt kể rằng Kinh Dương Vương lập đàn tế cáo trời đất trên núi Thiên Đài. Mấy ngàn năm sau, Bác sĩ Trần Đại Sĩ Giám đốc Viện Pháp Trung nhân chuyến công tác ở tỉnh Hồ Nam đã đến thăm núi Thiên Đài. Đền Thiên Đài nằm trên ngọn núi Thiên Đài cao180 mét bên bờ sông Tương gần hồ Động Đình. Trong đền còn đôi câu đối khắc trên đá: “ Thiên Đài đại đại phân Nam Bắc, Lĩnh địa niên niên dữ Việt Thường”. Xin tạm dịch : Đền Trời mãi mãi phân Nam Bắc, Đất Lĩnh ngàn năm đất Việt Thường ..!” Theo Lĩnh Nam Trích quái thì Kinh Dương Vương lấy Long Nữ con gái vua hồ Động Đình, sinh ra Sùng Lãm sau thay vua cha lên ngôi lấy hiệu là Lạc Long Quân. Như vậy Hồng Đăng Ngàn chính là Long Nữ. Lạc Long Quân lấy Aâu Cơ, con gái của Đế Lai dòng Thần Nông phương Bắc sinh ra trăm trứng nở thành trăm con trai, mở đầu cho một trăm chi tộc của Việt tộc mà cổ sử Trung Quốc gọi là Bách Việt. Thời kỳ này, Việt tộc đã từ cao nguyên giữa 2 rặng núi Hi Mã Lạp Sơn và Côn Luân, tiến dọc theo triền sông Hoàng Hà và Dương Tử xuống Ba Thục rồi tới hạ lưu sông Dương Tử định cư quanh vùng hồ Động Đình xuống tận duyên hải phía Nam Trung Hoa. Đất Ba Thục được xem một nôi sinh tụ của nhiều chi tộc Việt trong đó có họ Tàm Tùng là dòng họ chuyên trồng dâu nuôi tằm, dệt tơ lụa. Tàm Tùng nguyên ngữ là bụi cây có con Tằm nên được cư dân bản địa chọn làm họ Tàm Tùng ở nước Thục. Nước Thục thời Xuân Thu Chiến Quốc một thời có nền văn minh khá cao và đã có chữ viết từ lâu. Tổ tiên dân Thục họ Khai Minh, đặt kinh đô ở cảng Thành Đô, Trùng Khánh tỉnh Tứ Xuyên. Thuở xa xưa gọi là Thuỷ Phủ, nơi mà Bố Lạc dẫn 50 con xuống vùng sông nước này định cư khai hoang lập ấp. Thời kỳ này vùng đất Tứ Xuyên đất mới bồi, Quảng Tây, Quảng Đông còn là vùng biển nước mênh mông nên sách sử xưa gọi chung vùng này là Nam Hải. Theo huyền tích Việt thì chính Long Nữ vợ Kinh Dương Vương đã mang nghề trồng dâu nuôi tằm, dệt the, dệt lụa dạy cho dân Bách Việt và từ đó người Việt cổ đã biết dùng quần áo để che thân thay cho vỏ cây như hồi quốc sơ. Nhân dân Bách Việt biết ơn Nam phương Thánh mẫu nên khi bà qua đời được suy tôn là Bà chúa Tằm, bà chúa vùng Lĩnh Nam. Nam phương Thánh mẫu mất ngày mồng 3 tháng 3 nên ngay từ hồi đó cư dân Bách Việt đã chọn ngày mồng 3 tháng 3 là ngày Quốc lễ.(9) Dân gian làm bánh Trôi bánh Chay dâng lên Thánh mẫu với tất cả lòng thành kính. Bánh Trôi làm bằng bột nếp nhào nặn với nước bọc nhân đường phèn bên trong. Sau khi nặn xong, bánh được thả vào nồi nước sôi. Bánh chìm xuống rồi nổi lên, năm lần bảy lượt đến chừng nào nổi hẳn lên mặt nước thì được vớt ra bày vào đĩa. Bánh Chay cũng làm bằng bột nếp nhào nặn với nước nhưng nhân bằng đậu xanh bỏ vỏ, giã nhuyễn rồi cho vào nồi nấu chín. Bánh Chay làm xong cũng thả vào nồi nước sôi như bánh Trôi, đợi khi nào bánh nổi lên thì vớt ra cho vào bát nước đường đợi khi thật nguội ăn mới ngon. Người Việt cổ sống về nghề nông nên sau mỗi mùa vụ đều lấy phẩm vật mới mà đất trời ban phát dâng lên cúng tạ ân. Đến “mùa Trôi nước”, dân gian Việt làm bánh Trôi, bánh Chay dâng cúng Trời đất, Nam phương Thánh mẫu, Tổ tiên ông bà để bày tỏ lòng biết ơn của mình. Từ ý niệm nhân bản đơn sơ chân chất đó theo thời gian đã hun đúc thành truyền thống dâng lễ tạ ân của người Việt cổ. Ngay tự thuở xa xưa, sau ngày Nam phương Thánh mẫu qua đời, bà đã hiển linh phù trợ cho con cháu nên dân gian sùng kính gọi là “Mẫu Thượng Ngàn” như để nhắc nhở hướng vọng về vùng đất Tổ xa xưa ở rừng núi Tam Giang Bắc quê hương của Thánh mẫu. Trong lễ hội Trôi nước ngày mồng 3 tháng 3, ngày giỗ Nam phương Thánh mẫu cũng như ngày giỗ Tổ mồng mười tháng ba, ngày hội đền Hát Môn thờ hai Bà Trưng ngày mồng 5 tháng 3 dân làng nào cũng làm một mâm bánh Trôi gồm 100 bánh làm lễ vật dâng cúng. Sau khi hạ lễ, ông Trưởng lão trước gọi là Già làng về sau gọi là Tiên Chỉ đem 50 bánh đặt trên bè sen thả trôi sông và 50 bánh đem đặt lên núi để nhắc nhở đến sự tích “Bọc điều trăm họ thai chung”, năm mươi con theo cha xuống vùng sông nước, năm mươi con theo mẹ Aâu lên vùng rừng núi chia nhau mà trị theo lời dặn dò của Bố Lạc. Sau khi hạ lễ, banh Trôi bánh Chay thật nguội ăn mới ngon lành đồng thời cũng hàm ý nhắc lại nỗi cực nhọc vất vả của nghề nuôi tằm luôn luôn phải đứng mà ăn cơm nguội nhất là khi tằm ăn rỗi nên dân gian ta có câu “Làm ruộng ăn cơm nằm, chăn tằm ăn cơm đứng” là như thế. Trước đây Hán tộc thống trị dân ta gần một ngàn năm, giới nho sĩ lệ thuộc văn hoá Hán nên cái gì cũng nói là của Hán tộc. Ngày mồng 3 tháng 3 là ngày giỗ Nam phương Thánh mẫu, bà chúa Tằm thì lại bảo là Tết Hàn thực của Tàu. Trong khi đó triều đại Hán do Lưu Bang xuất thân ở vùng sông Hán là đất Bách Việt xưa nên Lưu Bang chịu ảnh hưởng của văn hoá Việt. Lưu Bang cũng tự xưng là Hán man, khi lên ngôi cũng làm lễ tế Li Vưu và chọn Rồng làm vật tổ. Vào dịp lễ hội Trôi nước mồng 3 tháng 3, hoàng hậu và các công chúa đều ra bờ sông làm lễ và hái lá dâu về cho tằm ăn để kén thêm phần tươi tốt như người việt cổ ở Hoa Nam. Thực ra nguồn gốc tết Hàn thực của Tàu như sau: “Nguyên vào thời Xuân Thu năm 654 TDL, tại nước Tấn một chư hầu của triều Chu có loạn. Vua Văn Công nước Tấn lúc đó là công tử Trùng Nhĩ cùng các bầy tôi trong đó có Giới Tử Thôi phải rời nước Tấn đi lánh nạn, long đong lận đận từ nước này sang nước khác. Hết nước Địch tới nước Vệ, đến Tề rồi lại sang Sở vô cùng khổ sở nhục nhã suốt 19 năm trời. Đến một ngày kia, lương thực cạn kiệt cả đoàn tuỳ tùng đói khát. Trùng Nhĩ ngất lịm vì đói. Giới Tử Thôi cầm dao tự cắt thịt đùi mình nướng lên cho chúa công ăn. Aên xong sức khoẻ hồi phục, biết Giới Tử Thôi đã hi sinh tất cả cho mình lòng bèn cảm kích không thôi. Sau 19 năm gian khổ, Trùng Nhĩ khôi phục được đất nước, lên ngôi vua lấy hiệu là Tấn văn Công.Tấn văn Công phong thưởng cho các công thần nhưng vô ý quên mất Giới Tử Thôi. Giới Tử Thôi lòng không hề buồn bực, về nhà đưa mẹ vào núi Miên Sơn ở ẩn.Tấn văn Công hay biết chuyện này vội cho người đi tìm kiếm kêu gọi Giới Tử Thôi về kinh để nhà vua phong thưởng nhưng Giới Tử Thôi ngán ngẩm sự đời quyết chí không ra. Tấn văn Công bèn cho người đốt rừng cố ý buộc Giới Tử Thôi phải chạy ra nhưng mẹ con Giới Tử Thôi quyết chịu chết cháy chứ không ra. Tấn văn Công vô cùng hối hận về việc làm của mình nên cho lập miếu thờ. Hàng năm cứ vào ngày mồng 3 tháng 3 ngày Giới Tử Thôi chết cháy, nhà vua cấm tất cả mọi người không được đốt lửa nên nhà nào cũng phải nấu ăn từ hôm trước để ngay sau ăn vì vậy gọi là tết Hàn thực”. Câu truyện “Quân từ Tàu” hết sức vớ vẩn thế mà gọi là tết Hàn thực trong khi sự tích Mẫu Thượng Ngàn của Việt tộc tràn đầy tính nhân văn cao đẹp đã có trước mấy ngàn năm. Thực ra ngưòi dân Hoa Nam gốc Việt cổ vẫn tưởng nhớ thờ kính Mẫu Thượng Ngàn nhưng bọn nho sĩ Tàu bày đặt ra cái tết Hàn thực hết sức vô nghĩa để người dân Hoa Nam quên dần đi nguồn cội Việt qua huyền tích Mẫu Thượng Ngàn. Lễ tết “Bánh Trôi bánh Chay” của Việt tộc vừa thể hiện ý nghĩa nhân văn cao đẹp, uống nước nhớ nguồn, nhớ về Nam Phương Thánh Mẫu, người khai mở giống dòng và cũng là bà chúa Tằm, bà Tổ của nghề trồng dâu nuôi tằm se tơ dệt lụa của Việt tộc thuở xa xưa. ( Trích trong HUYỀN TÍCH VIỆT sẽ xuất bản vào tháng 4/2008 của PHẠM TRẦN ANH) Nguồn: www.anviettoancau.net Hà Hùng giới thiệu1 like
-
Chi-lê 1 : 2 Tây Ban Nha Thụy Sĩ 0 : 0 Hôn-đu-rát Bồ Đào Nha 0 : 0 Bra-xin Bắc Triều Tiên 0 : 3 Bờ Biển Ngà ----------- - Bờ Biển Ngà áo xanh - 3 Mộc 2 Hỏa - thắng Bắc Triều Tiên 0 bàn cãi! :D Đội này nếu mặc áo vàng sậm thì theo em không thể nào thắng 3 - 0 như hôm qua được! - Braxin và BĐN: Trận này không hiểu ra sao! :D Tiểu Cát cho BĐN là kq hòa thì thôi cũng đc nhưng Braxin áo vàng Thổ sinh về Kim của Tử mà sao lại hòa được nhỉ? Hơn nữa 2 Mộc lại khắc vào Thổ !?? Phải ngẫm lại kỹ mới được! - Chile - Tây Ban Nha: Chile đỏ Hỏa, 2 Hỏa 2 Mộc mà vẫn thua, có lẽ do hóa hết về Vô vong Thổ, TBN Thủy mới được Kinh Kim sinh mới mạnh lên. Trận này cũng phải suy ngẫm thêm! ----------- Vòng đấu loại trực tiếp đã đến: Mở đầu: Uruguay - Nhật Bản: Thủy <= Kim (Nhật áo trắng) Sinh - Đại An Mộc - Mộc Hỏa - Mộc - Mộc 2 đội đá quá kín kẽ, dè chừng. Thắng thua không thể phân định trong 120' thi đấu mà phải đến những quả 11m. Trận đấu này có phần hơi buồn ngủ, ít các pha bóng nguy hiểm được tạo ra bởi cả 2 đội, bóng chủ yếu dền dứ ở khu giữa sân. Nhật có thể là đội sẽ tạo được nhiều đường lến bóng/cơ hội hơn. Uruguay có thể sẽ thắng trong trận này Tỉ số 11m: 5 - 3 hoặc 8 - 7 cho Uruguay1 like
-
Nếu NDK ở Hanoi thì chiều, hoặc tối mai sẽ có mưa. Yên tâm đi. Mưa sẽ kéo dài một tuần hoặc hơn, tùy theo thời tiết :D .1 like
-
Xem những mô tả sau đây có giống em không nhé, người ốm, hơi cao, da ngâm, mặt có vết, mắt to và lồi, tính hơi ương ngạnh, hơi nóng tính. Răng không đều, dễ bị hư hay sâu. Có bệnh lý đường tiêu hóa. Mắt cận thị?1 like
-
Từ Hán-việt
hiki liked a post in a topic by Thiên Sứ
Khổng tử chính là người Việt là một giả thuyết rất có cơ sơ khoa học. Nhưng nó được ghép tên Khổng tử và gắn cho cội nguồn của Khổng An Quốc - người tự nhận là cháu 20 đời của Không Tử - và chính là quan đại thần phụ trách hiệu chỉnh các trước tác của văn hiến Việt, dưới thời Hán Vũ Đế (180 BC). Nền văn hiến Việt bị mạo danh từ lúc này.Tôi đã xem kỹ đến từng dấu phẩy trong cuốn Chu Dịch. Chỉ ngay trong cuốn này cho thấy: Chu Văn Vương và Khổng tử hoàn toàn là tên gán ghép.1 like -
Từ Hán-việt
hiki liked a post in a topic by Thiên Luân
Đệ tử có bạn học tiếng Trung, người bạn này có 1 ng thầy TQ, chính người thầy này (cũng là nhà nghiên cứu ngôn ngữ) kể lại rằng từ Hán Việt (nhưng cách gọi hiện nay) là từ Việt, được văn minh Hán tiếp thu, đến đời nhà Đường - Tống thì triều đình cấm triệt để, ko cho sử dụng nữa, bắt buộc toàn bộ các từ này phải được chuyển ngữ hoặc thay thế sang từ thuần Hán. Cho nên từ Hán Việt (hiện nay) chỉ có ở VN mà thôi, TQ ko có xài chung! Cũng chính ông này khẳng định Khổng Tử thực chất là người Việt. Điều này cho thấy TQ vẫn còn lưu giữ, năm giữ rất nhiều bí mật về quá khứ lích sử dân ta. Có điều họ che đậy quá tốt. Tiếc là ông này đã về lại TQ ... Những điều này TL cũng nghe kể lại mà thôi, cần phải xác minh thêm nhiều, nhưng "không có lửa sao có khói"...1 like -
Năm Mão hy vọng có thai ,đến năm Thìn mới có con hy vọng cao là con trai đầu lòng .1 like
-
Chị thấy năm Thìn nhiều cơ hội hơn chứ nhỉ?1 like
-
Theo tôi thì năm Mão vợ chồng chị sẽ có thằng cu, công việc ngoài 32 tuổi gặt hái nhiều thành công cả về công danh lẫn tài lộc1 like
-
Con trai đầu lòng chị ạ. Cu cậu thông minh hơn người, tính trầm nhưng hiếu thảo, sau làm nên nghiệp lớn nhờ làm quan. Đứa sau là gái. Thông minh, cơ xảo hay nũng nịnh ba mẹ. Đặc biệt là ông bà năm nay tuy năm dần, theo quan niệm của mọi người là năm không nên sinh để tuy nhiên tuổi của anh chị nên có con vào năm nay, đặc biệt là có con trai thì rất tốt. Nếu năm nay sinh nhất định là con trai1 like
-
Thienphu xin trả lời: + Tổng số Bát Nhang trong tư gia nên lẻ - không nên chẵn. Tốt nhất là 05 hoặc 09, ... + Ban thờ Gia Tiên nên có 03 Bát Nhang: * Ở giữa là Bát Nhang Tổ Tiên. * Bên Trái là Bát Nhang Tổ Cô (người rất linh thiêng, trông coi Tộc Họ (12 Vị Tiên Cô)). * Bên Phải là Bát Nhang Tổ Cậu (các Chư Vị Thần Linh (thông thường là 06 Vị)). + Hóa Bát Nhang thường ứng nghiệm với 03 trường hợp như sau: * Hóa từ trên xuống (và hóa toàn bộ): Tốt. * Hóa từ dưới lên (chân/gốc (phần dưới) nhang bị cháy, phần trên còn lại và ngã lung tung sang bên): Hung. * Hóa một phần và gây cháy xém những chân nhang còn lại: Bề Trên gởi thông điệp: nên xem xét lại mọi việc trong gia đình, đã có điều gì đấy bất ổn. + Trường hợp Bạn nêu không nằm trong trường hợp đầu mà có thể là trường hợp cuối! Thông qua phương pháp cảm ứng, Thienphu cho rằng Bạn và gia đình có/nhận phúc đức từ Bề Trên (có thể là Phật/Thánh/Gia Tiên), có tài nhưng ít thôi, trong tương lai gần phải cẩn thận mọi việc, xem xét lại việc Tổ Tông, thờ cúng, mồ mả, ... Chúc An Lành, Hạnh Phúc và Thịnh Vượng!1 like
-
THÔNG BÁO Về việc thay đổi Trụ sở VPDD Hà Nội Từ tháng 6/2010, Văn Phòng Đại Diện TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU LÝ HỌC ĐÔNG PHƯƠNG tại Hà Nội chuyển về Trụ sở mới, Địa chỉ : Số 1A- Phố Đặng Dung - Quận Ba Đình - Hà Nội. Tel: 04-37160606 Mobile: 0903420020 Kính báo1 like
-
TƯ LIỆU THAM KHẢO Đại tá Đỗ Kiên Cường : Chiến binh “quét sạch” ngoại cảm giả danh! 08/10/2007 Ngọai cảm là một hiện tượng kỳ bí gây lúng túng cho các nhà khoa học. Ở Việt Nam ta, sau nhiều năm dài nhân dân chiến đấu bảo vệ Tổ Quốc, có rất nhiều liệt sỹ chưa tìm được mộ. Vào thời buổi kinh tế phát triển, thân nhân gia đình đã không tiếc tiền của đi tìm hài cốt các anh. Bên cạnh một số người có khả năng đặc biệt tìm được mộ của người chết, cũng không ít kẻ lợi dụng điều này mà kiếm tiền vô lương tâm, tạo nên "cơn sốt ảo" về sự hiện diện của những người siêu phàm được gọi là "ngọai cảm". Một bài phỏng vấn đại tá Đỗ Kiên Cường trên Vietimes, nhà khoa học chân chính quyết tâm làm sáng tỏ những trường hợp này sẽ cho chúng ta biết thêm về người được mệnh danh là "chiến binh quét sạch ngọai cảm giả danh". Đại tá, nhà nghiên cứu Đỗ Kiên Cường, công tác tại Viện Vật lý Y Sinh học - Trung tâm Khoa học kỹ thuật và công nghệ quân sự - Bộ Quốc phòng xứng đáng là một Người chiến binh cần mẫn của khoa học thực nghiệm chân chính. Bằng tấm khiên vàng của chủ nghĩa duy vật biện chứng, chiến binh Đỗ Kiên Cường đã lần lượt "càn quét" sạch những sự mù mờ, sự lừa mị do những kẻ mạo danh ngoại cảm gây ra. Phóng viên (PV): Ông theo dõi loạt bài về ngoại cảm trên VieTimes từ đầu? Ông Đỗ Kiên Cường (ĐKC): Tôi đọc VieTimes sau khi đọc bài Không được lạm dụng “thánh thần”. Và tôi rất nhất trí với quan điểm của báo. PV: Là người nghiên cứu chuyên sâu, xin ông cung cấp cho độc giả cái nhìn khái quát về tình hình nghiên cứu ngoại cảm trên thế giới và tại Việt Nam. ĐKC: Việc nghiên cứu ngoại cảm một cách khoa học được bắt đầu từ 1882 tại Anh, khi Hội nghiên cứu tâm linh (Psychical Society) đầu tiên trên thế giới được thành lập. PV: Xin lỗi vì ngắt lời ông. Về thuật ngữ, hình như không có sự phù hợp giữa tiếng Việt và tiếng Anh? ĐKC: Đúng vậy. Trong tiếng Anh có hai thuật ngữ là duy linh luận (spiritualism) và thông linh luận (spiritism). Chúng thường được đánh đồng với nhau. Duy linh luận là niềm tin tôn giáo - triết học về sự tồn tại sau cái chết. Và chúng ta có thể liên lạc với người chết qua giới đồng cốt. Về mặt khoa học, đây là quan điểm sai lầm. Liên quan với các hiện tượng lạ, tiếng Anh dùng thuật ngữ psychical, cũng được dịch ra tiếng Việt là tâm linh. Nó nghiên cứu ngoại cảm, viễn di tâm học (như làm cong thìa bằng ý nghĩ chẳng hạn), hiện tượng “ma” ám, “ma” quấy rối (poltergeist) và cảm xạ. PV: Đó là những thuật ngữ chuyên môn thuần túy, bạn đọc dễ bị rối… ĐKC: Vì thế không nên dùng thuật ngữ tâm linh khi bàn về các hiện tượng lạ. Theo tôi khi nói về sự tồn tại sau cái chết, nên dùng thuật ngữ duy linh. Khi nói về ngoại cảm, nên dùng thuật ngữ lạ hay dị thường. Cuối cùng, nên dùng thuật ngữ tinh thần thay cho tâm linh. Chẳng hạn, nên viết “đời sống tinh thần” thay cho “đời sống tâm linh”. Xin quay lại việc nghiên cứu ngoại cảm trên thế giới. Đầu tiên giới nghiên cứu tập hợp thông tin trên các phương tiện thông tin đại chúng rồi phân tích chúng. Và nghịch lý nhanh chóng xuất hiện: càng nghiên cứu cẩn thận càng thấy rằng, không thể dùng chúng như những bằng chứng khoa học. PV: Vì sao vậy, thưa ông? ĐKC: Vì thông tin trên báo chí dựa trên lời kể. Cần lưu ý rằng, nhận thức của chúng ta do sở nguyện và kỳ vọng chi phối; còn ký ức, nhất là về các sự kiện lạ thường, thường không chính xác. Khi ta nghĩ một sự kiện là dị thường, ta chỉ nhớ những gì khẳng định tính dị thường, mà quên mọi thông tin về tính không dị thường của nó. Vì thế khi đọc các bài viết về ngoại cảm trên một số tờ báo ở nước ta thời gian vừa qua, ta chỉ thấy thông tin ủng hộ, mà không thấy thông tin phản bác, vì chúng không được ghi nhớ. PV: Vậy có thể khắc phục nhược điểm đó như thế nào? ĐKC: Đưa ngoại cảm vào các phòng thí nghiệm. Nửa đầu thế kỷ 20, người ta dùng các phương pháp khá thô sơ (như đoán ý nghĩ một người đang lật các quân bài). Sau đó là các phương pháp tinh xảo hơn như dùng máy phát màu tự động để nghiên cứu tiên tri những năm 1970 (máy tự động phát ánh sáng một trong bốn màu, nhà ngoại cảm phải đoán màu trước khi ấn nút phát) hay thí nghiệm Ganzfeld để nghiên cứu thần giao cách cảm những năm 1980 (một nhà ngoại cảm lần lượt xem bốn bức tranh rồi gửi ý nghĩ cho một nhà ngoại cảm khác ở căn phòng bên cạnh; người này có nhiệm vụ tìm ra chúng trong số những bức tranh trong phòng). PV: Kết quả các thí nghiệm đó thế nào, thưa ông? ĐKC: Thất vọng. Đoán ý nghĩ người lật bài không thể xem là khoa học, vì nhà ngoại cảm có thể đọc ngôn ngữ cơ thể (hiệu ứng Hans thông minh). Còn các thí nghiệm về tiên tri hay thần giao cách cảm chỉ đạt tỉ lệ thành công khoảng 33-35%, dù giới ngoại cảm học đã rất kiên trì (trong thí nghiệm tiên tri, các nhà ngoại cảm đã bấm nút máy phát hơn một triệu lần!). PV: Nhưng 35% cũng đã lớn hơn tỉ lệ ngẫu nhiên 25%, cho thấy tiên tri có thật ? ĐKC: Ban đầu cũng có ý kiến như vậy. Nhưng khi khảo sát cụ thể hơn, người ta thấy một người thiết kế thí nghiệm lại tham gia thí nghiệm và đóng góp 2/3 số kết quả thành công. Vì thế kết quả nghiên cứu không được thừa nhận. PV: Sau đó thì sao ? ĐKC: Hai thập kỷ nay, giới ngoại cảm học không đưa ra được một phương pháp nghiên cứu mới nào. Gần đây giới khoa học ít quan tâm đến các hiện tượng dị thường nói chung, ngoại cảm nói riêng so với trước đây. Có thể họ đã thất vọng. PV: Vậy họ làm gì, thưa ông ? ĐKC: Để khuyến khích giới ngoại cảm, nhiều tổ chức và cá nhân đã treo các giải thưởng rất có giá trị cho bất cứ nhà ngoại cảm nào thành công trong một thí nghiệm được thiết kế đặc biệt để ngăn chặn sự truyền tin qua năm giác quan. Sự ngăn chặn như thế là cần thiết, vì ngoại cảm là sự cảm nhận phi ngũ quan. Hiện Quĩ James Randi (ảo thuật gia Mỹ, đồng sáng lập Ủy ban điều tra khoa học các tuyên bố về hiện tượng dị thường CSICOP, có công phát hiện khả năng “nhìn cong thìa” của nhà ngoại cảm lừng danh Yuri Geller chỉ là trò ảo thuật) treo giải 1 triệu đôla Mỹ. Các Tổ chức nghi ngờ tại Mỹ, Pháp, Úc, Canada… treo giải 200 ngàn euro/nước. Ngoài ra cũng phải kể thêm sồ tiền thưởng 50 triệu đôla của chính phủ Mỹ cho bất cứ ai giúp tìm ra trùm khủng bố Bin Laden. Không ai cấm các nhà ngoại cảm giành được khoản tiền lớn này, nếu họ thực sự có khả năng. PV: Đã có nhà ngoại cảm nào nhận được tiền chưa ? ĐKC: Khoảng vài chục nhà ngoại cảm đã tham gia nhưng đều thất bại. Giải thưởng vẫn chờ được trao. PV: Quay trở lại Việt Nam, ông nghĩ sao về những nghiên cứu dùng ngoại cảm tìm mộ thời gian vừa qua ? ĐKC: Tôi không thể ngạc nhiên hơn được nữa. PV: Ngạc nhiên? Như thế nào và tại sao ? ĐKC: Khoảng 10 năm trước, khi thấy một nghiên cứu kết luận rằng nhà ngoại cảm Nguyễn Văn Liên đạt tỉ lệ thành công 70% khi tìm mộ, tôi rất ngạc nhiên, vì tôi vốn không tin ngoại cảm. Nhưng tôi bị thuyết phục khi biết có cả tổ chức khoa học hình sự nhà nước tham gia nghiên cứu. Tôi từng viết bài đăng báo cố gắng giải thích “khả năng” của ông Nguyễn Văn Liên. Tuy nhiên khi trực tiếp đọc báo cáo tổng kết, tôi hoàn toàn thất vọng. PV: Điều gì làm ông thay đổi thái độ như thế ? ĐKC: Có nhiều nguyên nhân. Trong đó quan trọng nhất là không ai trong nhóm tác giả có kiến thức cần thiết về ngoại cảm. Tôi khẳng định như vậy vì sau đó tôi đã gặp một phó giám đốc một trung tâm nghiên cứu chuyên về tiềm năng con người, còn viện trưởng một viện nghiên cứu thì nhờ tôi tìm tài liệu. Chính vì thiếu kiến thức chuyên ngành nên họ không thiết kế được thí nghiệm có kiểm soát và bị nhà ngoại cảm “làm xiếc”. PV: Nhưng tỉ lệ thành công 70% cho thấy ông Nguyễn Văn Liên đã giúp được nhiều gia đình tìm được hài cốt người thân ? ĐKC: Con số đó không đáng tin vì nó thu được dựa trên cái gọi là thử nghiệm tại hiện trường (field test). Trong các hiện tượng lạ, thử nghiệm tại hiện trường luôn thành công, trong khi thử nghiệm có kiểm soát luôn thất bại. Thử nghiệm tại hiện trường là phương pháp thấy sao ghi vậy, nên không kiểm soát được các kênh cảm giác. Vì thế nhà ngoại cảm có thể nhận được nhiều chỉ dẫn cảm giác từ xung quanh. Chẳng hạn trong cảm xạ học, nhà ngoại cảm có thể tìm được nước ngầm do các chỉ dẫn hay ám hiệu địa hình (đất ẩm ướt, cây cỏ xanh tươi hơn…). Khi xóa hết các ám hiệu, khả năng giảm xuống bằng với tìm kiếm ngẫu nhiên (tức đoán mò). Ngoại cảm tìm mộ cũng vậy, khi đến nơi chôn cất liệt sĩ (thông tin này có thể thu được từ dồng đội, chính quyền địa phương…), thấy một nơi cây cỏ xanh tươi hơn, bên dưới nhiều khả năng có cốt. PV: Đó là về ông Nguyễn Văn Liên và bà Năm Nghĩa. Nhưng nhiều nhà ngoại cảm khác đã được nghiên cứu và được tặng thường, như được tặng gương Huyền Thông của Liên hiện khoa học công nghệ tin học ứng dụng UIA. Ông nghĩ sao về việc này ? ĐKC: Khi thấy bộ môn cận tâm lý của một trung tâm nghiên cứu khẳng định cô đồng Phương - Thanh Hóa có khả năng gọi vong người chết, tôi nghĩ ngay là họ thiếu kiến thức. Tuy nhiên chỉ đến khi đọc bài trả lời phỏng vấn VieTimes của ông Vũ Thế Khanh, Tổng Giám đốc UIA, tôi mới biết cụ thể sự thiếu kiến thức đó là như thế nào. Khi đọc bài Khi “ngoại cảm” chiếu yêu… khoa học, tôi thấy ông Vũ Thế Khanh hoàn toàn không biết ngoại cảm là gì. Hệ quả là ông không biết bố trí các thực nghiệm đúng cách. Vì thế mọi nghiên cứu và kết luận với sự tham gia của ông Vũ Thế Khanh và UIA đều mắc sai lầm nghiêm trọng trong quan niệm và trong phương pháp. Cần bác bỏ chúng. Xin nhấn mạnh rằng, những nghiên cứu đó rất nguy hại đối với xã hội vì góp phần phổ biến sự mê tín và các quan niệm phản khoa học. Một người bạn kể với tôi rằng, khi được hỏi tại sao lại tin “ngoại cảm tìm mộ”, người anh trai trả lời là mấy viện nghiên cứu đã khẳng định thì phải tin chứ. PV: Mấy viện nghiên cứu với rất nhiều nhà khoa học danh tiếng… Vậy điều gì quyết định sự đúng sai ? ĐKC: Cái quyết định sự đúng sai là bằng chứng khách quan. Nhà thiên văn Carl Sagan, cha đẻ Chương trình tìm kiến nền văn minh ngoài trái đất SETI (bằng cách theo dõi sóng điện từ liên hành tinh) từng đặt ra tiêu chuẩn: Tuyên bố dị thường đòi hỏi chứng cớ dị thường. Ngoại cảm tìm mộ hay lúa nhân điện (trồng lúa không dùng phân bón và thuốc trừ sâu, chỉ cần nhà nhân điện mỗi tuần đến nhìn ruộng vài lần mà lúa tốt bời bời!) là những tuyên bố dị thường. Tuy nhiên bằng chứng về chúng thì rất sơ sài và kém thuyết phục. Vậy theo tiêu chuẩn Sagan thì ngoại cảm tìm mộ hoàn toàn không đáng tin. Cần nhấn mạnh thêm rằng, kiến thức là quan trọng, nhưng quan điểm khoa học quan trọng hơn . Khi nghiên cứu ngựa Hans, một hội đồng chuyên môn gồm nhiều nhà khoa học tên tuổi thất bại, chỉ vì họ “muốn tin”. Trong khi đó chàng sinh viên Pfungst mới ra trường (học trò của vị giáo sư tham gia hội đồng) thành công vì quan niệm đúng (ngựa thì không biết làm toán!). Tương tự, phóng viên VieTimes hay phóng viên báo Công an Thành phố Hồ Chí Minh, tuy kiến thức có thể không bằng các nhà khoa học UIA, nhưng khám phá được sự thật vì có quan niệm đúng đắn (không có linh hồn). PV: Vậy tại sao các nhà khoa học đó muốn tin và tại sao các nhà ngoại cảm tiếp tục thuyết phục chúng ta rằng, khả năng của họ không phải là sự lừa gạt ? ĐKC: Với một số nhà khoa học không màng danh lợi, họ muốn tin vì bản chất của con người là như vậy (con người tiến hóa để tin các hiện tượng lạ có thật). Với số còn lại thì là chuyện danh lợi. Tôi được biết, mấy năm trước “gạo nhân điện” được bán 10.000 đ/kg, gấp đôi mức thông thường, mà bao nhiêu cũng hết! Ngoại cảm tìm mộ cũng vậy. PV: Ông đã đọc bài Gửi các nhà “ngoại cảm” giả danh! chưa? Xin ông cho biết ý kiến về những yêu cầu mà cũng là thách thức của bạn đọc đối với các nhà ngoại cảm. ĐKC: Tôi đã đọc và thấy bạn đọc rất sáng suốt. Những thách thức đó thì tự cổ chí kim, từ đông sang tây, không một nhà ngoại cảm giả danh và không giả danh nào làm được. Tôi xin khẳng định như vậy với tư cách một người đã gần 30 năm nghiên cứu vật lý y sinh học và các hiện tượng dị thường, trong đó có ngoại cảm. Xin lưu ý một vấn đề. “Ngoại cảm giả danh” thì không nói làm gì, vì đó là sự giả danh. Tuy nhiên ngay cả ngoại cảm không giả danh cũng bất lực trước các thách thức mà bạn đọc đã nêu. Trong các bài viết của mình, tôi viết về ngoại cảm không giả danh. Và như đã trình bày, ngoại cảm là không đáng tin, vì không vượt qua được các thử nghiệm có kiểm soát. PV: Hãy giả định một tình huống là tuy được cung cấp đầy đủ thông tin mà nhiều người vẫn tin ngoại cảm. Khi đó ông nói gì ? ĐKC: Tôi không nói gì cả. Và tôi dẫn Blackmore. Từng xuất hồn và sau hơn 30 năm nghiên cứu thoát xác cùng nhiều hiện tượng lạ khác, nữ tâm lý gia Susan Blackmore đưa ra định luật Blackmore thứ nhất: “Khát vọng muốn tin các hiện tượng dị thường của con người lớn hơn mọi chứng cớ phản bác”. Đó là bản chất con người. Tuy nhiên tôi phản đối mọi sự tuyên truyền hay trục lợi từ ngoại cảm và các hiện tượng lạ khác. PV: Cuối cùng ông muốn gửi lời nhắn gì tới giới ngoại cảm nước nhà, kể cả giả danh và không giả danh ? ĐKC: Tôi muốn nhắn rằng, nếu có khả năng thực sự, xin đừng kiếm những khoản tiền còm từ người dân nghèo và thiếu hiểu biết trong nước nữa. Hãy tìm kiếm vinh quang và tiền bạc từ chính phủ Mỹ, Quĩ James Randi, cũng như từ nhiều tổ chức và cá nhân khác trên toàn thế giới. PV: Thật là một đề nghị trị giá hơn 50 triệu đô la Mỹ! Tôi nghĩ là không một nhà ngoại cảm có khả năng thực sự nào cầm lòng được. Xin cảm ơn ông. Nhóm phóng viên VieTimes1 like
-
mấy năm nay không hiểu kẻ nào tung tin rằng người Việt Nam tổ chức lễ bánh trôi bánh chay để tưởng nhớ Giới Tử Thôi bên Trung Quốc! Thật là láo toét!1 like
-
Nên dùng kính trong bình thường. Còn các màu khác sẽ lợi bất cập hai. Chắc anh có địa vị khá quan trọng trong Cty, nhân viên dưới quyền anh làm việc nhiệt tình. Trong thời gian gần đây Cty anh có nhiều chuyện bực mình, công việc chưa được như ý. Nếu đúng như vậy thì kính trong, dày, mài cạnh là thích hợp.1 like
-
Dạ đệ tử cũng nghĩ như Sư Phụ vậy, cho nên khi nhờ làm gương mà thợ vẽ lên bề mặt thì bị tèm lem (xấu hình ảnh bát quái Lạc Việt) rồi che mất phần quan trọng là gương, chính điều này làm cho đệ tự không thích và nhờ người tráng thủy từ phía sau tới, nếu tráng thủy thì sẽ không mất phần gương và trông nó đẹp hơn. còn theo đệ tử nghĩ hình hậu thiên Lạc Việt là để mình đưa hình ảnh của mình lên thôi1 like
-
Kính gởi: Phán Quan.vothuong cũng đang cần cái gương này, tuy nhiên khi dán decan vô thì hơi bị xấu và không biết hiệu quả có cao không, vothuong đang nhờ người bạn chuyên về gương làm dùm cho vài cái, nhưng vẫn bị xấu lém ;) . đang nhờ làm lại, nếu Phan Quan có cần sau khi vothuong hoàn tất có thể gởi tặng 01 cái làm kỷ niệm hỉ. thân1 like
-
Sắc màu theo phong thủy. KTS Phạm Cương Ban phong thủy Lạc Việt Trung tâm nghiên cứu Lý học Đông phương Thế giới quanh ta muôn màu muôn sắc. Sắc màu làm nên cuộc sống về mặt thẩm mỹ nhưng đồng thời chúng cũng hàm chứa bên trong đó những giá trị về tinh thần. Sắc màu có ảnh hưởng lớn dến tâm lý con người, đồng thời cũng biểu hiện cá tính của chủ nhân sử dụng chúng. Nếu biết cách sử dụng hợp lý màu sắc trong trang trí nhà cửa sẽ không chỉ đem đến cho chúng ta một ngôi nhà đẹp mà còn là sức khỏe và sự bình yên..... Trong nghệ thuật bài trí nhà cửa, màu sắc thường chủ yếu thể hiện là màu vôi ve, màu sơn của tường, màu trần nhà hay màu sàn, thảm, ngoài ra còn là màu sắc của đồ nội thất và các vật trang trí trong phòng. Mỗi màu sắc đều gợi nên cảm giác tâm lý tương ứng : · Màu đỏ: (Hỏa) Mang năng lượng dương rất dồi dào, giúp giảm thiểu không gian, phóng đại vật thể. Gợi cảm giác ấm áp, thêm sức mạnh nên dùng cho phòng ăn, gian bếp , cũng có thể dùng cho phòng làm việc hoặc phòng trẻ con. · Màu vàng: (Thổ) Có tác dụng kích thích ăn uống, có lợi cho khả năng tiêu hóa, tượng trưng cho lý trí, sự quyết đoán, cương ngạch. Không nên dùng cho nhà tắm, nên dùng cho gian bếp, cửa chính hoặc phòng khách. · Màu xanh lá cây( Mộc). tượng trưng cho sinh khí, sức khỏe. nên dùng cho phòng khách hoặc phòng ăn, không nên dùng cho phòng tắm. · Màu xanh lam (Thủy) là biểu tượng của hòa bình, trầm tư và nhẫn nại mang năng lượng âm tích cực nên dùng bài trí k hông gian nghỉ ngơi thư giãn hoặc phòng ngủ cá nhân. Không nên bài trí phòng làm việc, không gian tiếp khách hoặc phòng ăn. · Màu tím thể hiện sự kiên định, kiên trì, cao quí nhưng cũng mang hướng buồn thương. màu này mang năng lượng âm nhiều hơn nên dùng cho phòng ngủ, không nên dùng cho phòng tắm nhà bếp. · Màu phấn hồng (Hỏa) biểu thị sự thuần khiết, lãng mạn, say mê có thể dùng cho phòng ngủ nhưng nên thận trọng không nên dùng cho phòng bếp hoặc phòng ăn. · Màu xanh sẫm - lá cọ(Âm Mộc) có tính ổn định, trầm lắng nên sử dụng thận trọng không nên bố trí cho phòng ngủ nên dùng cho phòng làm việc, không gian đọc sách, thư giãn nghỉ ngơi. · Màu trắng( Kim) là màu của sự trong trắng tinh khiết nhưng lại gây cảm giác lạnh lẽo, ương ngạnh nên dùng cho phòng tắm, gian bếp, không nên sử dụng cho Phòng ăn và phòng trẻ con. Màu này mang năng lượng dương rất lớn có thể dùng để bổ trợ những không gian thấp, hẹp tù túng tối tăm. · Màu đen (Thủy) là màu của sự độc lập cá tính, mang năng lượng âm nhiều nên đôi khi tạo cảm giác đen tối, tội ác. Không nên dùng cho phòng trẻ con, thư phòng, phòng khách. Có thể sử dụng linh hoạt khi cần che dấu những lỗi nào đấy trong phòng. Cân bằng Âm, Dương trong sử dụng màu sắc: Trong thực tế trang trí, hầu hết chúng ta đều muốn sử dụng nhiều màu khác nhau, điều này không đáng ngại. Nhưng nên lưu ý: để tạo được một không gian mang tính sang trọng thì không nên dùng quá 3 màu. Và quan trọng hơn là nên cân bằng âm dương trong sử dụng màu sắc. Thường thì màu sắc được chia thành hai dạng : màu trầm và màu rực. Màu trầm mang năng lượng âm dễ đem lại sự an toàn, tĩnh tại. Màu rực mang năng lượng dương đem lại sự tích cực đôi khi là kích thích, mạo hiểm. Khi chọn lựa màu sắc cho một nố cục nội thất cần lưu ý điều này. Chẳng hạn khi bài trí khu vực phòng ăn, nếu bạn sử dụng quá nhiều màu trầm (âm) thì không gian này sẽ dễ trở nên ảm đạm không có lợi cho khí thế ẩm thực, lúc này ta có thể dùng các dùng màu trang trí một góc tường nào đó bằng gam rực rỡ như màu đỏ chẳng hạn thì không khí lập tức sẽ thay đổi theo hướng tích cực. Hoặc trong phòng ngủ vợ chồng, nếu sử dụng những màu sắc quá rực rỡ như màu đỏ thì lại dễ kích thích thần kinh không lợi cho giấc ngủ mà đôi khi đó lại là ngòi nổ tạo xung đột giữa 2 người. Lúc này ta nên pha thêm đỏ( dương) với đen hoặc xanh lá (âm) giúp làm mềm gam màu (cân bằng âm dương) mà bạn vẫn có được tông màu yêu thích. Ngoài phương pháp cân bằng âm dương bằng pha màu trực tiếp, sử dụng đèn chiếu để tạo ánh sáng cũng là một biện pháp rất hay mà lại đem lại hiệu quả bất ngờ. Trong kì tới chúng ta sẽ tiếp tục bàn thêm về vấn đề này1 like
-
Bánh trôi và những bí ẩn văn hóa Theo quốc lộ 32, hướng Hà Nội - Sơn Tây, đến Km 26 rẽ phải đi chừng 7km là đến đền Hát Môn (xã Hát Môn, huyện Phúc Thọ). Nơi đây gần 2.000 năm trước, Hai Bà Trưng đã lập đàn thề khởi nghĩa: "Một xin rửa sạch nước thù Hai xin nối lại nghiệp xưa họ Hùng Ba khỏi oan ức lòng chồng Bốn xin vẻn vẹn sở công lênh này". Hàng năm, nhân dân làng Hát Môn tổ chức ba ngày lễ hội lớn để thờ cúng nhị vị vua bà. Đó là các ngày: Mùng bốn tháng Chín, hai tư tháng Chạp và mùng sáu tháng Ba. Trong ba lễ hội trên thì lễ hội ngày mùng sáu tháng Ba được tổ chức long trọng nhất bởi đây là ngày giỗ của Hai Bà. Vào ngày lễ hội này, toàn thể nhân dân làng Hát Môn cùng làm bánh trôi để dâng cúng, tưởng nhớ Hai Bà. Tuy nhiên, không phải bánh nào cũng được mang vào hậu cung để lễ. Theo phong tục, bánh để lễ tại bản đền phải là bánh do các cụ trong Ban lễ hội đảm nhiệm và công việc làm bánh trôi để cúng các vua bà diễn ra khá cầu kỳ, cẩn trọng và qua nhiều công đoạn khác nhau. Để chuẩn bị cho lễ hội thì trước lễ hội độ một tháng, các bô lão trong làng họp lại và bầu ra 10 cụ có gia đình khỏe mạnh, sống hòa thuận, có đầy đủ con trai, con gái, cháu trai, cháu gái, không tang chế và có kinh nghiệm làm bánh vào Ban tu lễ. Ban tu lễ cùng với cụ Tiên chỉ, chủ tế có trách nhiệm làm bánh để thay mặt cho toàn thể dân làng dâng cúng Hai Bà Trưng. Người ta bảo, nếu năm nào Ban tu lễ làm tốt thì Hai Bà đẹp lòng sẽ phù hộ cho toàn thể dân làng được nhân khang, vật thịnh. Ngược lại, năm nào Ban tu lễ làm không chu đáo sẽ bị các vua bà quở trách, chê phạt và người bị đầu tiên là Ban tu lễ. Cùng với việc chọn Ban tu lễ để làm bánh thì các bô lão phải chọn ra một gia đình cũng phải khỏe mạnh, sống hòa thuận, có đầy đủ con trai, con gái, cháu trai, cháu gái, không tang chế để Ban tu lễ đến làm bánh dâng cúng Hai Bà. Gia đình nào được chọn thì trước ngày lễ khoảng một tháng phải sửa sang nhà cửa, rửa chum, rửa vại phơi kỹ ngoài nắng để đựng nước sạch. Nước sạch này được lấy từ cái giếng sạch nhất trong làng về lọc qua vải rồi đổ vào chum để dùng rửa bánh trước khi dâng bánh cúng lễ. Nước này là nước chí thành. Theo các cụ kể thì trước kia chum nước chí thành được che bằng lá cờ đại, nay thì được thay bằng phông, bạt. Trong ngày làm bánh thì bàn thờ gia tiên của gia chủ được chuyển sang gian bên để nhường chỗ cho quan giám trai (quan khâm sai đại thần) về ngự, giám sát quá trình làm bánh cúng. Để làm được bánh trôi cúng, các cụ trong Ban tu lễ phải chuẩn bị từ khâu chọn gạo. Gạo làm bánh phải là gạo nếp cái hoa vàng do hàng giáp lo, nay thì Ban tu lễ phải đi tìm mua. Gạo nếp phải đều hạt và được nhặt sạch sẽ, không lẫn gạo tẻ, không bị đầu ruồi hay gãy tấm. Chiều ngày mùng bốn, chủ tế làm lễ ở đền để báo cáo Hai Bà Trưng và xin phép rước ngài giám trai cùng toàn bộ đồ lễ, bát hương... về nhà làm bánh. Sau khi lễ xin phép xong thì một đoàn cờ lọng cùng đồ tế lễ rước từ đền về trong tiếng nhạc rộn ràng của phường bát âm. Sang ngày mùng năm, các cụ trong Ban tu lễ bắt đầu làm bánh cúng. Công việc đầu tiên là đổ gạo ra chậu, đãi sạch rồi tãi ra cho ráo nước, sau đó gạo lại được ngâm ủ cho rích nước, khoảng ba tiếng sau thì đem đổ vào cối đá để giã. Gạo giã được phân làm ba loại để riêng: Gạo giã lượt 1, lượt 2 gọi là vỏ gạo (loại 1); gạo giã lượt 3, lượt 4 (loại 2); gạo giã lượt 5 (loại 3). Sau khi giã xong, Ban tu lễ phân thành hai loại. Gạo giã lượt 3, lượt 4 là ngon nhất nên được dùng để làm bánh dâng cúng Hai Bà, gạo giã lượt 1, lượt 2 và lượt 5 dùng làm bánh dâng cúng các quan. Số gạo giã thành bột đó lại tiếp tục được ủ lại để hôm sau, ngày mùng sáu thì bắt đầu đem ra làm bánh. Sáng ngày mùng sáu, vào lúc 1 giờ sáng, các loại bột trên được đem ra rảy nước cho đến đủ độ rồi cho vào cối giã cho đến khi mềm, mịn, dẻo thì bắt ra mâm để nặn thành bánh. Các cụ nặn bột đã luyện thành từng viên bánh tròn to như quả mận và lần lượt trải đều ra mâm. Khi bánh đã nặn xong, cụ chủ tế từ từ thả bánh vào nồi luộc. Cụ thận trọng đưa thanh tre cật dài khoảng 1m, hai đầu buộc chặt với nhau tạo thành hình giọt nước để khoắng nhẹ cho bánh khỏi dính vào nhau. Khi luộc bánh, lửa phải đều và không được to quá. Các cụ luộc bánh cho tới khi bánh nổi thì dùng vợt vớt ra thau nước lã, sau đó vớt cho vào bát, mỗi bát khoảng 12, 13 viên. Riêng hai bát dâng lên Hai Bà và quan giám trai để 17, 18 viên. Bánh được xếp xung quanh bát, giữa để rỗng khoảng bằng trôn chén. Chỗ rỗng này để ban tu lễ rót nước mật vào khi dâng cúng. Nước mật gồm có mật, hồi, quế, thảo quả đem đun và lọc qua vải. Xung quanh miệng bát, các cụ dùng chiếc lạt giang buộc phần nửa chiếc bánh nhô lên khỏi miệng bát để phần này chờm ra như những cánh hoa sen. Khi hành lễ, các cụ dùng 17 bát, trong đó có hai bát 17, 18 viên (một để cúng Hai Bà, một cúng quan giám trai). Bánh trôi để hành lễ này thực chất là bánh chay - bánh không nhân, còn bánh trôi ở nhà dân thì vẫn có nhân bằng đường đỏ. Điều đặc biệt trong lễ hội này là dân làng không được ăn bánh trôi trước ngày mùng sáu, trước khi dâng bánh cúng Hai Bà. Tục làm bánh trôi ra đời và gắn liền với những ngày cuối đời của Hai Bà Trưng. Truyền thuyết kể lại rằng: Ngày mùng sáu tháng Ba năm Quý Mão (năm 42) khi Hai Bà Trưng chuẩn bị xuất quân đi đánh giặc thì có một bà lão hàng quán nghèo xin gặp và dâng hai đĩa bánh trôi để tỏ lòng thành kính. Hai Bà Trưng đã vui vẻ nhận và ăn những đĩa bánh trôi của bà lão hàng quán một cách ngon lành trước lúc xung trận. Ngày nay, dưới ánh sáng của phương pháp nghiên cứu liên ngành có thể bước đầu giải mã phong tục làm bánh trôi của dân làng Hát Môn như sau: Thứ nhất: Phong tục làm bánh trôi trong lễ hội ở Hát Môn là ánh xạ của các nghi lễ nông nghiệp vào trong sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng của cư dân làm lúa nước. Những viên bánh trôi, sản phẩm của lúa gạo trong lễ hội đền Hát Môn, là tín ngưỡng thờ lúa, đề cao hạt lúa, gửi gắm những ước mơ về nhân khang vật thịnh, phong đăng hòa cốc. Đây là lớp nghĩa nguyên thủy trong các lớp nghĩa. Thứ hai: Tục làm bánh trôi được khúc xạ, tích hợp vào các loại hình tín ngưỡng khác. Đó là tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên - thờ cúng các vị anh hùng dân tộc. Xét trên khía cạnh này thì phong tục làm bánh trôi để dâng cúng hai đức vua bà đã thể hiện truyền thống đạo lý tốt đẹp của dân tộc. Đó là đạo lý "Uống nước nhớ nguồn", luôn luôn ghi nhớ và biết ơn người có công với tổ quốc, nhân dân. Thứ ba: Xét trên phương diện phong tục học thì phong tục làm bánh trôi ở Hát Môn đã phản ánh, lý giải nguồn gốc của viên bánh trôi Việt Nam, phản ánh sự đa dạng, phong phú của văn hóa vùng miền và góp phần khẳng định tính bản địa của phong tục làm bánh trôi ở Việt Nam. Thứ tư: Sự tích bánh trôi không chỉ kể về nguồn gốc của bánh trôi mà còn phản ánh thái độ, tình cảm của nhân dân về cái chết của Hai Bà. Thực tế thì Hai Bà Trưng đã anh dũng hi sinh nhưng nhân dân không muốn đón nhận tin buồn ấy nên đã thần kì hóa cái chết bằng cách cho Hai Bà bay về trời giống như Thánh Gióng. Gần hai nghìn năm đã đi qua nhưng phong tục làm bánh trôi và lễ hội đền Hát Môn vẫn có một sức sống kỳ lạ. Làm nên sức sống dẻo dai, bền bỉ này là do sự đan xen, tích hợp của các lớp tín ngưỡng và các vỉa trầm tích văn hóa quy tụ vào những nhân vật lịch sử của dân tộc Việt Nam - Hai Bà Trưng. Phan Ngọc Anh Nguồn: http://www.baohatay.com.vn/intrang.asp?id=90921 Hà Hùng giới thiệu1 like