-
Thông báo
-
Nội quy Lý Học Plaza
Nội quy này là bản mở rộng Nội Quy - Quy định của Diễn đàn. Khi tham gia mua bán, các thành viên phải tuân theo những quy định sau: Tiêu đề bài viết: Bao gồm: Chỉ dẫn địa lý, Loại hình Mua/Bán, Thông tin mua bán.
Chỉ dẫn địa lý: Tỉnh/thành nơi mua bán. Hoặc sử dụng định nghĩa có sẵn:TQ: Toàn quốc
HCM: TP Hồ Chí Minh
HN: Hà Nội
[*]Ví dụ: HCM - Bán Vòng tay Hổ Phách Nội dung bài viết: Mô tả chi tiết sản phẩm mua/bán
Bắt buộc phải có thông tin liên lạc, giá Mua/Bán
Bài mới đăng chỉ được phép up sau 03 ngày.
Thời gian up bài cho phép: 01 ngày 01 lần.
Các hành vi vi phạm nội quy này sẽ bị xóa bài hoặc khóa tài khoản mà không cần báo trước.
-
Leaderboard
Popular Content
Showing most liked content on 21/06/2010 in Bài viết
-
Bí Ẩn Những Thôn Bát Quái
Thiên Phú and one other liked a post in a topic by HP74
Bí ẩn những thôn bát quái, điền bát quái 21/06/2010 06:50 (VTC News) – Giữa những ngôi nhà cổ trong thôn Bát Quái có rất nhiều ngõ ngách nhỏ, nhà nọ thông sang nhà kia, khúc khuỷu quanh co, chỗ tưởng ngõ thông hóa ra lại là ngõ cụt, biến hóa tài tình dường như không theo quy luật nào… Ruộng Bát Quái ở phía nam núi Ngọc Hoàng ngoại ô Hàng Châu. Trong tiềm thức của người dân Á Đông chịu ảnh hưởng khá lớn từ văn hóa Trung Hoa, Gia Cát Lượng luôn là một hình tượng tuyệt vời của trí tuệ vô song qua ngòi bút tài tình của tác giả La Quán Trung trong bộ tiểu thuyết dã sử “Tam Quốc diễn nghĩa”. Tài, đức, cuộc đời và sự nghiệp của một nhân vật tầm cỡ nhường ấy, trên thông thiên văn, dưới tường địa lý, “lại sai khiến được cả quỷ thần” theo như nhận xét của Chu Du luôn luôn là đề tài không mới nhưng đầy sức hấp dẫn thêu dệt nên nhiều giai thoại, nhiều câu chuyện trong dân gian. “Chung trì” – hồ Chuông hình thái cực âm dương nửa khô nửa trũng là “con mắt” của thôn Bát Quái. Bình sinh, sở học của ông được ghi chép lại cả và trao lại cho Khương Duy, hiệu Bá Ước, trong đó có Bát trận đồ - đỉnh cao nghệ thuật quân sự do chính Khổng Minh sáng tạo ra. Trải qua quá trình biến thiên của lịch sử, bản Bát Trận đồ lưu lạc nơi đâu vẫn còn là một câu hỏi lớn, sự kỳ diệu của “Bát trận đồ” thực hư ra sao vẫn là đề tài gây nhiều tranh cãi. Tuy nhiên, vùng đất Lan Khê thuộc địa bàn tỉnh Triết Giang ngày nay có một thôn tên gọi Bát Quái với kiến trúc đặc biệt có một không hai được cho là mô phỏng theo Bát Trận đồ của Khổng Minh. Thôn Bát Quái tọa lạc tại ngoại ô phía Tây thành phố Lan Khê vốn xưa có tên gọi Cao Long. Đại bộ phận người dân thôn Bát Quái với hơn 3000 nhân khẩu mang họ Gia Cát được coi là hậu duệ của Thừa tướng, Trung Vũ hầu lừng danh nhà Hậu Hán. Bát Quái thôn còn lưu giữ rất nhiều ngôi nhà cổ có kiến trúc từ thời nhà Minh. Hậu duệ của ông hiện sinh sống trải khắp đất nước Trung Quốc, nhưng tập trung đông nhất vẫn là thôn Bát Quái. Tương truyền, thôn Bát Quái được thành lập do Gia Cát Đại Sư, hậu duệ đời thứ 20 của Khổng Minh sống vào thời Nam Tống đưa theo gia đình vợ con tới đây lập nên năm 1340. Để tỏ lòng tưởng nhớ Gia Cát Lượng, cụ tổ 20 đời trước là bậc danh tướng tài ba của mọi thời đại, con cháu ông đã chọn địa điểm xây dựng thôn Bát Quái dựa theo Bát Trận đồ của Khổng Minh. Hồ Chuông là hình ảnh thái cực với hai nửa âm dương rõ rệt, nằm ở trung tâm và là điểm trũng nhất của thôn Bát Quái. Từ con đường vành khuyên ven hồ có 8 ngả đường chính dẫn ra các hướng thông với vành đai ngoài, tạo thành tám cung Khảm, Cấn, Chấn, Tốn, Ly, Khôn, Đoài, Càn. Đường vành đai ngoài bao bọc thôn Bát Quái cao hơn mặt bằng chung của thôn, mỗi một cung lại có một gò đất khá cao, đứng từ trên gò có thể quan sát khá rõ toàn cảnh của thôn và cũng là mô hình biến hóa khôn lường của Bát Quái trận. Đền thờ Khổng Minh Gia Cát Lượng. Được xây dựng từ thời Nam Tống, nhưng kiến trúc các công trình, nhà cửa của thôn Bát Quái còn bảo tồn gần như nguyên vẹn những đặc điểm nổi bật của kiến trúc thời nhà Minh. Giữa những ngôi nhà cổ có rất nhiều ngõ ngách nhỏ, nhà nọ thông sang nhà kia, khúc khuỷu quanh co, chỗ tưởng ngõ thông hóa ra lại là ngõ cụt, biến hóa tài tình dường như không theo quy luật nào. Ven hồ Chuông, người dân thôn Bát Quái còn xây dựng 2 từ đường thờ phụng Gia Cát Lượng, một là Đại công đường, hai là Thừa tướng từ đường với pho tượng Khổng Minh bằng đồng đang cầm quạt lông ngỗng, tư thế thanh thoát, thần thái trang nghiêm. Hai công trình này là nơi thờ tự Khổng Minh duy nhất từ thời Minh vẫn còn giữ được nguyên hiện trạng. Tư tưởng âm dương, bát quái là một đặc trưng nổi bật làm nên văn hóa Trung Hoa ăn sâu vào trong tiềm thức mọi người, để lại dấu ấn trên nhiều lĩnh vực. Cùng với Bát Quái thôn, cũng trong địa bàn Triết Giang còn có ruộng Bát Quái tọa lạc tại phía nam núi Ngọc Hoàng ngoại ô Hàng Châu. Người dân thôn Bát Quái vẫn sinh hoạt, giặt rũ bên hồ Chuông. Theo ghi chép trong cuốn “Tây Hồ du lãm chí”, tháng Giêng năm 1143, ông vua Nam Tống là Tống Huy Tông dẫn theo bách quan đến Nam Giao (Hàng Châu ngày nay) làm lễ tịch điền cầu cho mùa màng bội thu. Thửa ruộng nơi Tống Huy Tông cày được thiết kế thành đồ hình Bát quái với ý nghĩa cầu mong cho vua chúa nhà Tống phúc thọ dồi dào, người nông dân mùa màng tươi tốt. Từ đó trở về sau, Bát Quái điền trở thành một danh lam mà nhiều tao nhân mặc khách Trung Quốc thường hay lui tới thưởng ngoạn. Người dân thôn Ngọc Hoàng vẫn cấy hái, canh tác ngay trên thửa ruộng đặc biệt này. Ngoại trừ vòng tròn âm dương ở giữa được trồng trà Long Tỉnh, một loại trà đặc sản của Hàng Châu và đã nổi tiếng khắp thế giới, trên 8 cung vòng ngoài, theo mùa vụ trong năm người ta cấy lúa, trồng đậu, vừng, ớt, bốn mùa xanh tốt. Bát quái điền tự nhiên thuộc thôn Vạn Phong, Hưng Nghĩa, Quý Châu. Ngoài ruộng Bát quái do bàn tay con người tạo ra ở Hàng Châu, thôn Vạn Phong, huyện Hưng Nghĩa tỉnh Quý Châu cũng có một thửa ruộng Bát quái nhưng thửa ruộng này được hình thành hoàn toàn tự nhiên theo địa thế trũng dần vào tâm tạo thành đồ hình Bát quái khá độc đáo. Đặc biệt dưới thửa ruộng ấy có một mạch nước ngầm chảy qua, vượt hơn 20 km đồng ruộng mới xuất hiện thành dòng đổ ra sông Chu Giang. Hàng trăm năm nay người dân địa phương vẫn canh tác bình thường trên thửa ruộng đặc biệt này và nhiều người quan niệm, ai được đặt chân lên thửa ruộng này sẽ thăng quan phát tài. Hồng Vũ (Tổng hợp từ báo chí Trung Quốc)2 likes -
Ngày Tam Nương
phương thảo 88 liked a post in a topic by NDK
Nhân đọc được bài của bác Thiên Sứ đăng trên blog cá nhân, NDK đã có ý muốn được bác giải thích thêm về ngày này. Được sự đồng ý của bác, NDK xin lập 1 chủ đề mới trong mục này. ---------------------------------------------- Nguyên văn bài viết của bác Thiên Sứ trên blog: SỰ HUYỀN BÍ CỦA NGÀY TAM NƯƠNG . 3 - 7 - 13 - 18 - 22 - 27 Việt lịch Ngay chiều hôm đó, Tuanvietnam.net đăng một phần những câu hỏi và trả lời của tôi trên web của họ. Họ làm cũng nhanh, nhưng với một chủ đề rộng khắp liên quan đến khả năng tiên tri, họ không thể đưa hết lên một lúc tất cả những câu trả lời của tôi trong thời gian khoảng 90 phút, mang tính chất văn nói. Có thể nói rằng: Buổi phỏng vấn trực tuyến diễn ra rất thuận lợi. Nhưng đây là một ngày Tam Nương - 13 tháng Ba năm Canh Dần. Tôi rất kỵ ngày này. Tôi thường nói với thân chủ của tôi rằng: Với bất cứ ngày xấu nào, tôi đều hóa giải được, duy nhất ngày Tam Nương tôi chịu. Trong các sách cổ có nói đến ngày Tam Nương la những ngày xấu. Nhưng họ giải thích rằng: Đó là ngày sinh nhật của ba Mỹ Nhân khuynh đảo xã hội Trung Quốc cổ, đó là: Bao Tự, Đát Kỷ và Điêu Thuyền hoặc Võ Tắc Thiên. Phần lớn các Dịch gia không để ý đến tính chất nguy hiểm của ngày này. Nhưng tôi tìm hiểu ngày Tam Nương rất kỹ, khi mà tôi chưa hề biết đến mạng vi tinh. Những sự kiện lớn trên thế giới xảy ra vào ngày Tam Nương đều thất bại hoặc bị những tác động xấu lâu dài. Tôi đã có những thí nghiệm và quan sát về ngày Tam Nương. Thật khủng khiếp. Dưới đây là vài thí dụ: - Tàu ngầm nguyên tử Kursk chìm vào ngày 12/8/2000. Toàn bộ 118 thủy thủ đoàn trên chiếc tàu ngầm hiện đại nhất của Nga đã ra đi lúc con tàu bị chìm xuống đáy biển Barents sau hai vụ nổ. Tôi tìm hiểu thì nó đã rời cảng vào ngày Tam Nương. - Hội đồng dân tộc Afghanistan họp tại Đức để thành lập chính phủ, dự định vào ngày 12, sau đó họ lùi lại vào ngày 13 Âm lich. Đất nước này đến nay vẫn còn bất ổn. - Cuộc chiến Irak II, đã xảy ra vào ngày Tam Nương 18 tháng Hai Quí Mùi. Tôi rất ấn tượng với ngày này. Bởi vì nó đã được tiên đoán trước một tháng, khoảng thời gian là tôi và chính xác ngày là do Thiên Cơ. Vì sự tiên đoán này của Thiên Cơ, tôi đã có lời khuyên Ngài Bush trên tuvilyso.com, không nên chọn ngày 18 để tiến hành chiến tranh. Đến bây giờ, đất nước này vẫn chưa thật ổn định. Vâng còn nhiều nữa, và đấy là những sự kiện quốc tế, chưa nói đến việc cò con của mấy đại gia. Trong cuộc đời tôi, duy nhất chỉ sự dụng ngày Tam Nương một lần, vì tôi biết rất rõ bí ẩn của nó. Nhưng đấy là do tôi chủ động. Còn hôm nay là do tôi bị động. Tôi gọi điện về nhà nhờ bà xã kiếm tra lại. Bà ấy hy vọng rằng: Tôi không chủ động thì không có gì phải ngại. Tất nhiên. Nhưng đây là cá nhân tôi. Còn những tương tác chủ động để có cuộc phỏng vấn này, tôi phải nghĩ đến. Tôi không thể để những cái xấu ảnh hưởng đến những yếu tố tốt. BÍ ẨN CỦA NGÀY TAM NƯƠNG Trong sự vận động của vũ trụ, ngày Tam Nương tương tự như điểm chết của bánh xe kéo tàu hỏa. Nó kết thúc một chu kỳ vận động để tiếp tục một vòng quay mới. Sáu ngày Tam Nương chính là đỉnh của sáu cực qui ước, trong bố cục liên kết của Bát Quái Hậu Thiên Lạc Việt. Ngày 13 - tháng Ba Canh Dần chính là ngày Thuần Mộc, Tháng Mộc, của năm Tùng Bách Mộc Canh Dần. Đây chính là vị trí của quái Cấn trong Hậu Thiên - "Thành ngôn hồ Cấn". Sự phấn đấu minh chứng Việt Sử 5000 năm văn hiến sang một trang mới. Nó có thể còn đầy gian nan, vì một bối cảnh quốc tế sôi động với những tham vọng của những siêu cường. Họ thi nhau thể hiện mình trên biển và trên không gian. Họ tin rằng: "Ai là kẻ chiếm lĩnh không gian thì sẽ làm bá chủ thế giới". Này tớ bảo cho mà biết: Bí ẩn tuyệt đối của Vũ trụ - trong đó có hòn bi ve quen gọi là Địa Cầu - chỉ có thể tìm thấy ở nền văn hiến Việt trải gần 5000 năm, một thời huy hoảng bên bờ Nam Dương Tử. Nhà tiên tri Vanga đã nói: Một lý thuyết cổ xưa sẽ quay trở lại với nhân loại. Nhưng điều kiện để nó quay lại theo bà Vanga thì không phải bây giờ và khá khắc nghiệt. Thật tội nghiệp vì những tham vọng của con người. Thiên Sứ tôi thật sự không muốn những đau khổ xảy ra trên thế gian. ------------ Bản thân NDK đã có thử tìm trên Internet thì được 1 bài trả lời trên báo SGGP về ngày này, tuy nhiên lại quy thành "mê tín dị doan" nên thôi 0 xét đến. (http://tintuc.xalo.vn/20-630407631/ngay_ta...la_ngay_gi.html) Còn 1 vài bài khác liên quan, tìm thấy ngay trên diễn đàn lyhocdongphuong.org nhưng NDK chưa kịp đọc, xin được đưa đường link cho mọi người tham khảo! http://www.lyhocdongphuong.org.vn/diendan/....php/t3823.html http://www.lyhocdongphuong.org.vn/diendan/...amp;#entry11570 ------------ Đây là câu hỏi NDK đã trao đổi với bác Thiên Sứ: nhưng theo cháu thấy ở đây chỉ có 3 người, vậy còn 3 người nữa là ai? hoặc không thì 3 ngày (không phải ngày sinh của 3 nhân vật này) là ngày gì? Nếu không giải thích theo cách này, ắt phải có cách giải thích khác đúng không bác?Vài thắc mắc nho nhỏ của cháu, mong là không làm phiền bác! Kính chúc bác sức khỏe! -----------Kính mời bác Thiên Sứ và chú bác, anh chị trên diễn đàn cùng vào thảo luận! ----------- Thôi chít, post nhầm mục Tư Vấn, bác Thiên Sứ chuyển giúp cháu sang bên Trao đổi học thuật với ạ! Cháu cảm ơn bác!1 like -
Thân gửi ACE hội viên ! Thời gian gần đây tôi thấy rất nhiều câu hỏi của ACE về việc luận tuổi vợ chồng, chọn năm sinh con, chọn ngày tháng cưới hỏi - động thổ làm nhà, ... nhưng các câu hỏi tản mạn ở nhiều topic khác nhau nên người tư vấn mất nhiều thời gian để "tìm câu hỏi và trả lời" !? Vì ACE tư vấn cũng phải giành thời gian cho việc mưu sinh nên tôi mở topic này để từ vấn cho ACE hội viên những vấn đề có liên quan đến tương quan tuổi vợ chồng con cái, chọn ngày động thổ - làm nhà, ... Tôi yêu cầu các bài viết nhờ tư vấn : - Cung cấp đầy đủ thông tin về ngày tháng năm của người được tư vấn + người thân. Nội dung cần tư vấn phải rõ ràng. - Những câu hỏi đòi hỏi phải phân tích chi tiết (ví dụ như tại sao lại như vậy, hay hãy giải thích ...) sẽ không nhận được câu trả lời mà được chỉ đến các bài viết có tính lý thuyết để người hỏi tự nghiên cứu. - Văn phong nhã nhặn, cách xưng hô "Anh - em". - Việc tư vấn là tùy duyên nên không sốt ruột, lần lượt từ trên xuống dưới. ACE hội viên có khả năng tư vấn có thể vào topic này để cùng trao đổi. Linh Trang1 like
-
Anh em thân mến. Xem topic dự báo thấy loạn cào cào cả. Trận nọ nối trận kia khó theo dõi quá. Chẳng biết ai đoán đúng hay sai. Nên tôi mở thêm topic này để anh em thấy ai đoán đúng - hoặc tự mình - đưa lên đây. Đoán sai thì căn cứ vào thực tế để nghiệm lại quẻ. Cảm ơn anh chị em.1 like
-
Ngày Tam Nương
Hà Uyên liked a post in a topic by haithienha
Nhưng tôi thì lại khác con số 13 lại là số may mắn của tôi khi đến ngày nầy .1 like -
Cháu chỉ có được 10 tuổi đời mà đã có những lời hỏi như vậy ,hay đây là người khác hỏi giùm ;nếu đích thị cháu hỏi ...lời khuyên cháu còn quá nhỏ đễ tìm hiểu về tương lai còn quá xa ...hãy đợi đến tuổi trưởng thành vì cuộc đời còn rất nhiều sự thay đổi còn phải dựa theo hoàn cảnh và ý chí cá nhân của từng người nữa ,đừng đặt quá nhiều vào số phận rồi sẽ thất vọng ...1 like
-
Cảm ơn Amour, bạn đã thông được Lục Nhâm rồi, chúc mừng bạn. 1- Chữ "TÁC" thep tôi hiểu: có nghĩa là khắc bản thân. (!) 2- Thiên chi Tý - Ngọ - Mão - Dậu, và Địa chi Tý - Ngọ - Mão - Dậu, đều không được người xưa quy định là nơi sở ký của Thiên can và Địa can, không hiểu vì nguyên nhân gì lại như vậy (?). Không biết có phải 4 cung Thiên chi là nơi thường tụ hội "phách", còn 4 cung Địa chi thường là nơi tụ hội "du hồn" hay không (?) 3- Thiên can chữ Giáp, phối với Địa chi mang chữ Thân => mang 8 ý nghĩa. Điều này được quy định rất rõ ràng, bởi sự lệ thuộc của 60 Can Chi, thông qua 8 vòng (60 x 8 = 480). Khi Thiên can Địa chi Giáp Thân chỉ mang một ý nghĩa thôi, thì chắc người xưa khó gọi là "Tam minh" (tam thức). Hà Uyên1 like
-
NGỒI THIỀN ĐỂ NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC VÀ TĂNG CƯỜNG SỨC KHỎE Lương y VÕ HÀ Thử nhìn xuống một hồ nước. Khi mặt hồ yên tĩnh, trong xanh ta dễ dàng nhìn rõ được mọi vật dưới đáy. Trái lại, khi làn nước gợn sóng, hình ảnh sẽ bị phản chiếu lệch lạc. Bộ não con người cũng giống như vậy. Khi tinh thần yên tĩnh, tập trung, tâm trí sẽ sáng suốt. Trái lại, khi có tạp niệm xen vào hoặc lúc lo âu căng thẳng, sự phán đoán sẽ kém chính xác. Sự căng thẳng sẽ làm mệt bộ não, cơ thể tiêu phí nhiều năng lượng mà việc giải quyết công việc lại kém hiệu quả. Một sinh viên thiếu tập trung sẽ khó tiếp thu bài giảng. Một công nhân đứng máy lơ đểnh sẽ dễ mắc tai nạn lao động. Một nhà nghiên cứu mà tinh thần không ổn định sẽ khó có thể hoàn thành công trình của mình. Ngoài ra, trong điều kiện phát triễn của nền văn minh công nghiệp với tính cạnh tranh cao, con người luôn phải đối mặt với nhiều loại áp lực thì việc phải gánh chịu stress làm giảm sức đề kháng và dễ dẫn đến nhiều bệnh tật là điều đáng lo ngại. Từ những thực tế nầy nhiều người đã tìm đến với thiền. THIỀN LÀ GÌ? Nói một cách đơn giản, thiền là những phương pháp giúp hình thành thói quen tập trung tư tưởng để làm đúng công việc mà chúng ta muốn làm và đang làm. Đặc biệt thiền giúp điều chỉnh lại tình trạng mất cân bằng giữa hưng phấn và ức chế của hệ thần kinh do quá trình sinh hoạt và làm việc căng thẳng gây ra. Có nhiều phương pháp thiền khác nhau, nhưng tựu trung vẫn là giúp người luyện tập có thể tập trung chú ý vào một điểm ở trong hoặc ngoài cơ thể, vào một đề tài, một hình ảnh hoặc một câu "chú" nhất định nhằm đưa cơ thể tiến dần vào tình trạng nhập tĩnh khi tâm không còn bất cứ ý niệm nào. CÁC BƯỚC THÔNG THƯỜNG CỦA MỘT LẦN NGỒI THIỀN 1. Chuẩn bị: Trước khi ngồi thiền, cần hoàn tất các công việc thường nhật trong ngày để tư tưởng khỏi vướng bận; Tắm rửa sạch sẽ, nới lỏng quần áo; Chọn một nơi yên tĩnh, thoáng mát, không có ruồi muỗi. 2. Tư thế: Có thể chọn tư thế ngồi xếp bằng thông thường, ngồi bán già hoặc ngồi kiết già. Lưng thẳng, cằm hơi đưa vào để cột sống được thẳng. Đầu lưỡi chạm nhẹ nướu răng trên. Hai bàn tay buông lỏng đặt trên hai đùi hoặc đan chéo nhau để trước bụng, miễn sao hai tay cảm thấy thoải mái, dễ giãn mềm cơ bắp là được. Tư thế kiết già (thế hoa sen), đặc biệt thích hợp cho việc ngồi thiền: Ngồi xếp bằng tự nhiên, dùng hai bàn tay nắm bàn chân phải từ từ gấp chân lại và đặt bàn chân lên đùi trái, gót chân ép sát bụng, lòng bàn chân ngửa lên trời. Kế tiếp dùng hai bàn tay nắm bàn chân trái gấp lại, đặt bàn chân trái lên đùi phải, kéo nhẹ gót chân vào sát bụng, bàn chân ngửa lên trời. Các đạo sư Yoga cho rằng vị thế khóa nhau của hai chân trong tư thế kiết già sẽ tạo sức ép lên hai luân xa ở dưới cùng của cơ thể, khiến dòng năng lượng có khuynh hướng đi lên để nuôi dưỡng các trung tâm lực dọc theo cột sống và kiểm soát toàn bộ hệ thần kinh. Những thí nghiệm khoa học về Yoga cho thấy chỉ cần ngồi tư thế hoa sen, dù ta không cố gắng tập trung tư tưởng, vẫn có một sự thay đổi ở sóng não từ nhịp Beta khoảng 20 chu kỳ mỗi giây xuống nhịp Alpha khoảng 8 chu kỳ mỗi giây. Nhịp Alpha là tình trạng sóng não của một người đang trầm tĩnh và minh mẫn. Điều nầy có nghĩa là tự thân tư thế kiết già đã có công năng làm êm dịu thần kinh chưa kể đến những cố gắng khác của việc ngồi thiền. Kết quả trên cũng phù hợp với những lý luận của y học cổ truyền khi biết rằng ở thế kiết già, xương mác ở cẳng chân trái đã tạo một sức ép khá mạnh lên đúng vị trí huyệt Tam âm giao ở chân phải (huyệt Tam âm giao ở chỗ lõm bờ sau xương chày, trên mắt cá chân trong khoảng 6cm). Như vậy, trong suốt thời gian ngồi kiết già, huyệt Tam âm giao sẽ được kích thích liên tục. Tam âm giao là huyệt giao hội của 3 đường kinh âm: Tỳ, Can và Thận nên tác động kích thích này sẽ có tác dụng "thông khí trệ", "sơ tiết vùng hạ tiêu" và điều chỉnh những rối loạn nếu có ở những kinh và tạng có liên quan, đặc biệt là tác dụng "Dưỡng âm kiện Tỳ" và "Sơ Can ích Thận" mà các thầy thuốc châm cứu đều biết khi tác động vào huyệt này. Những người có dấu hiệu căng thẳng thần kinh, những bệnh nhân "Âm hư hỏa vượng" hay gặp các cơn bốc hỏa về chiều và những phụ nữ đang ở tuổi mãn kinh sẽ dễ dàng cảm nhận được hiệu quả khi ngồi vào thế kiết già. 3. Giảm các kích thích giác quan: Một trong những yếu tố quan trọng để dễ nhập tĩnh là không bị các kích thích bên ngoài quấy nhiễu. Người xưa gọi là "bế ngũ quan". Trên thực tế, những quan sát qua điện não đồ cho thấy chỉ cần nhắm mắt để loại bỏ thị giác là đã giảm được 50% các kích thích từ bên ngoài. Do đó, nên nhắm mắt lúc ngồi thiền. Khi nhắm mắt chỉ cần khép hờ để bảo đảm không có sự căng cơ ở vùng mặt. 4. Giãn mềm cơ bắp: Ngày nay, khoa học đã biết rất rõ tác động qua lại giữa 2 yếu tố thần kinh và cơ. Khi thần kinh căng thẳng, trương lực cơ bắp cũng gia tăng. Ngược lại, nếu điều hòa trương lực cơ bắp ở mức thư giãn thì thần kinh cũng sẽ được ổn định. Chúng ta dễ dàng nhận thấy điều này khi quan sát một người đang giận dữ. Khi tức giận, gân cổ nổi lên, cơ bắp căng cứng, bàn tay nắm chặt...; đó là lúc thần kinh quá căng thẳng. Ngược lại, hãy nhìn một người đang ngồi ngủ gật trên xe. Lúc người này thiếp đi là lúc thần kinh ở mức thư giãn, tâm không còn ghi nhận ý niệm gì cụ thể và cơ bắp cũng giãn mềm nên đầu dễ dàng ngoẹo sang một bên. Vì vậy, trong quá trình hành thiền, việc chủ động giãn mềm cơ bắp sẽ thúc đẩy nhanh quá trình thư giãn, nhập tĩnh. Trên thực tế, chỉ cần quan tâm giãn mềm cơ mặt và cơ bàn tay là đủ. Điều này căn cứ vào hai quy luật: Thứ nhất, mặt và hai bàn tay là những vùng phản chiếu có các điểm tương ứng với toàn bộ cơ thể, do đó nếu thư giãn được vùng mặt hay hai bàn tay sẽ thư giãn được toàn thân. Thứ hai, theo học thuyết Paplop, khi tập trung gây ức chế thần kinh một vùng hoặc một điểm ở vỏ não (qua hiệu ứng thư giãn) thì sự ức chế này sẽ lan tỏa gây ức chế toàn bộ vỏ não. 5. Tập trung tâm ý: Đây là giai đoạn chính của buổi hành thiền. Như đã nói ở phần trên, thiền chính là sự tập trung tư tưởng vào một điểm hoặc một đề mục duy nhất để dần dần đạt đến tình trạng trống rỗng, không còn vướng mắc vào bất cứ một ý niệm nào. Để thư giãn thần kinh hoặc để chữa bệnh, chỉ cần duy trì tình trạng tập trung vào điểm hoặc vào đề mục tập trung trong một thời gian nhất định là đủ. Điều quan trọng là nên tập đều đặn hàng ngày, mỗi ngày một hoặc hai lần. Lúc đầu, ngồi khoảng 15 phút mỗi lần, dần dần tăng lên. Sau một thời gian, khi não bộ đã ghi nhận thói quen thiền thì việc ngồi vào tư thế, nhắm mắt, việc đầu lưỡi chạm nhẹ nướu răng trên hoặc ám thị giãn mềm cơ bắp sẽ hình thành nên những phản xạ có điều kiện để đưa người tập vào trạng thái thiền định. Về điểm để tập trung tư tưởng, một vị trí ở vùng bụng dưới mà nhiều trường phái thường chọn làm điểm tập trung khi ngồi thiền là huyệt Đan điền, cách dưới rốn khoảng 3cm. Nên tập trung vào điểm này vì nhiều lẽ. Theo y học cổ truyền, "thần đâu khí đó". Do đó, khi tập trung vào một điểm ở vùng dưới cơ thể thì khí và huyết sẽ lưu chuyển về phía dưới, làm nhẹ áp lực ở vùng đầu, dễ dẫn đến nhập tĩnh. Đan điền còn gọi là Khí hải hay Khí huyệt, ngụ ý là nơi "luyện thuốc", là "bể chứa khí". Đan điền là một huyệt quan trọng trong việc luyện dưỡng sinh của các đạo sĩ, các nhà khí công. Có nhiều trường phái khác nhau và việc tu luyện rất phức tạp. Tuy nhiên, các công phu của đạo gia nói chung và việc phát sinh nội khí để chửa bệnh nói riêng đều dựa vào bí quyết "hồi quang nội thị" hoặc "ngưng thần nhập khí huyệt". Tâm không duyên ra ngoài, hướng đôi mắt vào trong gọi là hồi quang, tập trung thần vào bên trong cơ thể gọi là nội thị. Ngưng thần nhập khí huyệt chính là tập trung tâm ý tại Đan điền để phát sinh nội khí. Lâu dần chân khí được sung mãn sẽ khai thông các kinh lạc bế tắt hoặc bồi bổ cho ngủ tạng để tăng cường sức khoẻ. Một số người tâm dễ xao động có thể cần một phương pháp kiểm soát tâm chặt chẽ hơn. Trường hợp này, nên kết hợp quan sát hơi thở với việc tập trung tại Đan điền bằng cách quan sát sự phồng lên và xẹp xuống tại bụng dưới. Lúc hít vào bụng dưới hơi phồng lên, lúc thở ra bụng dưới hơi xẹp xuống. Chỉ cần thở bình thường. Không cần quan tâm đến thở sâu hay thở cạn, đều hay không đều. Điều quan trọng ở đây là tập trung quan sát để biết rõ ta đang hít vào hay đang thở ra thông qua chuyển động phồng lên hay xẹp xuống ở bụng dưới. Sở dĩ chọn quan sát hơi thở ở bụng dưới mà không phải ở đầu mũi hoặc ở ngực là nhằm tạo quán tính thở sâu kết hợp với việc phát sinh nội khí ở Đan điền như đã dẫn ở phần trên. Thỉnh thoảng sẽ có những lúc tâm bị phân tán, các tạp niệm xen vào. Điều này là bình thường. Chỉ cần khi nhớ ra hãy tập trung trở lại Đan điền hoặc tiếp tục quan sát hơi thở vào ra là đủ. Lâu dần, những tạp niệm sẽ bớt đi, thời gian tập trung sẽ dài hơn, hơi thở sẽ đều, chậm và nhẹ hơn, cho đến lúc không còn ý niệm và quên luôn cả hơi thở. Nếu thường xuyên đạt đến tình trạng này, có nghĩa người tập đã tiến được một bước rất dài. Không chỉ là không bệnh tật mà còn là sự tự tin, cảm thông và hoà hợp để dần dần đạt đến điều mà người xưa gọi là thiên nhân hợp nhất. 6. Xả thiền: Sau khi ngồi thiền, trước khi đứng dậy cần làm một số động tác để cơ thể hết tê mỏi và khí huyết lưu thông bình thường. Từ từ buông thõng hai chân, xoay người qua lại nhiều lần, xoay ở vùng hông và vùng cổ. Dùng hai tay vuốt nhẹ hai bên sóng mũi từ đầu mũi xuống chót cằm, vuốt ấm vành tai. Xoa hai lòng bàn tay vào nhau cho ấm rồi áp vào mắt. Dùng hai bàn tay xoa bóp dọc theo hai chân, từ đùi dài xuống bàn chân. Xoa ấm hai lòng bàn chân. Việc xả thiền tùy thuộc vào mỗi buổi thiền. Nếu chỉ thiền khoảng 15 phút hoặc khi có công việc cần đứng lên gấp thì chỉ cần co duỗi hai chân và xoay người, hoặc lắc cổ qua lại nhiều lần là đủ. NGỒI THIỀN CÓ GÂY NGUY HIỂM GÌ KHÔNG? Một vấn đề cuối cùng mà những người mới tập thiền thường thắc mắc là liệu ngồi thiền có gây nguy hiểm gì không? Câu trả lời sẽ tùy thuộc vào phương pháp và động cơ của việc ngồi thiền. Một số phương pháp thiền có phối hợp với vận khí hoặc có sự hỗ trợ khai mở một số trung tâm lực trong cơ thể nhằm thúc đẩy nhanh quá trình sinh khí và gia tăng nội lực. Các phương pháp này có thể gây những nguy hiểm đi kèm nếu người tập thiếu những kiến thức về khí công, về y học truyền thống hoặc không có đạo sư hướng dẫn để vận dụng và kiểm soát kịp thời nguồn năng lực mới phát sinh. Trái lại, nếu ngồi thiền để đạt đến sự tĩnh lặng trong tâm trí, để thư giãn thần kinh và tăng cường sức khỏe, không vận khí, không bám víu vào bất cứ ảo giác, âm thanh hoặc hình ảnh nào thì không có gì nguy hiểm./. NHỜ ĂN CHAY VÀ NGỔI THIỀN, MỘT BỆNH NHÂN UNG THƯ ĐÃ THOÁT CHẾT VÀ BÌNH PHỤC Bác sĩ Thú y Ian Gawler bị bệnh ung thư xương vào năm 1975. Lúc đó ông vừa đúng 25 tuổi. Ông được đưa vào bệnh viện và kết quả bị cưa mất hết bên chân phải. Một năm sau, bệnh tái phát trầm trọng. Bác sĩ điều trị bảo ông chỉ còn sống sót được trong một thời gian từ 3 tới 6 tháng mà thôi. Trước tình trạng tuyệt vọng đó, ông Gawler không chịu ngồi bó tay và buồn rầu chờ chết mà cương quyết chống chọi với tử thần hầu tìm cho mình một con đường sống. Ông nghiên cứu các phép ăn chay và ngồi thiền của một số giáo phái Đông Phương rồi cương quyết đem ra áp dụng để tự chữa. Được sự hỗ trợ tinh thần của vợ là Grace Gawler, ông Ian Gawler ăn chay một cách nghiêm chỉnh và đúng cách, đồng thời cũng ngồi thiền một cách thành tâm và chăm chỉ. Kết quả bệnh tình của ông càng ngày càng thuyên giảm rõ rệt và cuối cùng đã hoàn toàn bình phục. Năm 1978, lần xét nghiệm y khoa cuối cùng đã chứng minh ông không còn mang mầm móng gì của bệnh ung thư nữa cả. Ba năm sau kể từ ngày khỏi bệnh, ông bà Gawler chu du khắp nước Úc, đem những kiến thức và kinh nghiệm của mình để thuyết giảng và khuyến khích những bệnh nhân đồng cảnh ngộ hãy hun đúc lòng tự tin và áp dụng phương pháp tự chữa bằng cách ăn chay và ngồi thiền. Cũng dựa vào những kinh nghiệm của chính bản thân đó, ông Gawler đã cho xuất bản hai quyển sách liên quan tới dưỡng sinh và sức khỏe. Quyển thứ nhất có nhan đề là You can conquer Cancer (Bạn có thể Khống chế Bệnh Ung thư) và quyển thứ hai là Peace of Mind (Tâm Bình An). Được hỏi vì sao ông nghĩ ăn chay và ngồi thiền là phương pháp tốt để trị bệnh, ông bảo: "Ăn chay để cho cơ thể của chúng ta có cơ hội thanh lọc và đào thãi ra ngoài tất cả những độc tố đã tích lũy lâu ngày và gây bệnh cho chúng ta. Thịt vốn có những độc tố và những mầm bệnh không khác gì cơ thể của con người. Do đó chúng ta không nên hấp thụ thêm những gì có thể gây phương hại cho cơ thể. Vả lại ăn chay cũng phải dùng những loại rau quả tươi tốt để bảo toàn phẩm chất thiên nhiên. Nấu nướng cầu kỳ biến các thức ăn chay trở thành thơm ngon cho hạp với khẩu vị cũng làm mất đi rất nhiều các chất bổ dưỡng cần thiết. Tốt hơn hết chúng ta nên dùng các thức ăn chay giản dị, thuần khiết, chưa qua giai đoạn chế biến khoa học và đầy đủ phẩm chất bổ dưỡng theo nhu cầu của cơ thể". Quan niệm về vấn đề ngồi thiền, ông Gawler bảo: "Sự thiền định không những là một phương pháp tốt khiến cho tinh thần được an ổn mà còn gia tăng sức khỏe, củng cố đặc tính miễn nhiễm của cơ thể và làm cho cơ thể có khả năng bẩm sinh đề kháng lại một số bệnh tật. Việc ngồi thiền đòi hỏi chúng ta phải có lòng tự tin, thành tâm và ý chí cương quyết. Sự ích lợi của việc ngồi thiền giúp chúng ta có cơ hội trở về với trạng thái tĩnh lặng của tinh thần lẫn vật chất. Do đó cơ thể của chúng ta sẽ trở lại vị trí ban đầu còn thanh khiết của lúc sơ sinh: Quân bình thể chất là làm cho chúng ta có một sức khỏe tự nhiên nhờ ở trạng thái thư dãn của các cơ quan và ngũ tạng. Quân bình tinh thần khiến chúng ta có cách suy nghĩ rõ ràng và chín chắn, có khả năng tự chủ và tự quyết định mọi vấn đề một cách nhanh chóng và dứt khoát. Quân bình tâm linh là sự hòa hợp của các bản thể nội tại. Trong lúc ngồi thiền, chúng ta sẽ trực giác được chính mình là ai và từ đó sẽ thấy tâm hồn của mình rất là đơn thuần. Đồng thời lòng vị tha và bác ái càng thêm phát triển. Ngoài ra thể nghiệm trực tiếp trong nội tâm cũng giúp chúng ta củng cố được lòng tin nội tại, saün sàng đối đầu với tất cả mọi thử thách kể cả khi cận kề với cái chết mà mình không thể tránh được. Năm 1992, ông bà Gawler đã cho thành lập trung tâm điều dưỡng tại Yarra Valley ở về phía Đông và cách thủ phủ Melbourne 70 cây số. Trung tâm này có khả năng cung cấp nơi tạm trú cho một số khách thập phương đến tham khảo và thực tập phương thức dưỡng sinh để trị bệnh. Trung tâm cũng có khu riêng biệt cho các bệnh nhân thực tập ngồi thiền. Đặc biệt bà Grace Gawler phụ trách săn sóc và hướng dẫn các bệnh nhân phụ nữ mắc bệnh nan y tự chữa trị mà phần lớn là những phụ nữ bị bệnh ung thư nhũ hoa. Trung tâm cũng mở các khóa hướng dẫn cách thức nấu ăn chay bổ dưỡng và thanh khiết. Hàng năm trung tâm cũng có tổ chức các cuộc hội thảo quốc tế về phương pháp chữa bệnh nan y bằng cách ăn chay và ngồi thiền. Đặc biệt trong hai cuộc hội thảo hồi tháng 3 và tháng 9 năm 1997, bàn thảo về đề tài Phương pháp tự chữa bệnh ung thư hiện đang lan tràn trên thế giới. Ông Gawler bảo thỉnh thoảng cơ quan y tế của chính phủ cũng có theo dõi kết quả của các bệnh nhân đã chữa bệnh ung thư bằng phương pháp ăn chay và ngồi thiền do chính vợ chồng ông chủ trương và điều khiển. Ông bảo chữa bệnh bằng phương pháp này thường không gây ra các phản ứng phụ. Tuy nhiên việc chữa bệnh nan y bằng phương pháp dưỡng sinh không được phổ biến lắm vì chỉ căn cứ trên kinh nghiệm rồi đem ra áp dụng và chờ kết quả, chớ không dựa trên cơ sở khoa học là phân tích, thí nghiệm, chứng minh rồi mới đem ra áp dụng sau. Vì lẽ đó phần đông các chuyên gia y tế đã thờ ơ trước những kết quả tốt đẹp mà phương pháp này đã mang lại khá nhiều ích lợi cho bênh nhân. Tóm lại thảo luận về vấn đề ăn chay và ngồi thiền theo quan niệm tôn giáo sẽ gây ra nhiều tranh cãi. Tuy nhiên phương pháp tự chữa bệnh nan y bằng cách ăn chay và ngồi thiền đã đạt được nhiều kết quả khả quan và đã lôi kéo được sự chú ý của khá đông quần chúng Úc. Ngoài trung tâm chữa bệnh nan y bằng phương pháp dưỡng sinh do ông bà Gawler sáng lập ra ở Victoria, tại tiểu bang New South Wales, cũng có một trung tâm điều dưỡng tương tợ do các bác sĩ và chuyên gia dinh dưỡng của Hội Sức Khỏe Tự Nhiên (Natural Health Association) thiết lập. Đó là trung tâm Hopewood tọa lạc tại khu vực Blue Mountain.1 like
-
Huyết Nhân Ngải
Thiên Phú liked a post in a topic by NDK
Nhìn thấy ánh mắt của tôi, chị Hạnh giả lơ quay đi, nhưng cả ngày hôm đó, tôi hỏi gì chị cũng không trả lời. Khi đám mây đen trong căn nhà tôi nặng trĩu đen kịt, không khí nặng nề đến không chịu nỗi thì chị Hạnh lên tiếng: “Khoái lạc nhỏ phát sinh từ độc ác lớn”. Chị bồi thêm: “buồn cho người bỏ gốc theo ngọn”. Tôi đã chạy đi và úp mặt khóc sướt mướt. Vết rạn đầu tiên trong quan hệ của hai chúng tôi đã tượng, đã thành. Vết rạn trong tâm hồn nhanh chóng nới ra lớn hơn đôi khi chỉ vì một nguyên cớ chẳng ra sao, một câu nói vô tình, một tiếng khua đâu đó lỡ hơi mạnh tay cũng thành đám mây đen mới trong mắt nhau. Chị Hạnh lớn hơn tôi năm tuổi, giống tôi như hai giọt nước. Tôi không biết chị có mặt ở nhà tôi từ lúc nào, chỉ biết rằng chị là học trò của ba. Chị theo ba học luyện ngải và là phụ tá đắc lực cho ba. Nhiều lần tôi tự hỏi mình: Có phải tôi đã yêu chị Hạnh rồi không? Yêu một người nhưng lại thèm muốn một người? Hay tôi chỉ nghiện ngập những buổi lễ “tẩy trần” mây mưa cùng với chị Hạnh bên cạnh chậu huyết nhân ngải? Chị Hạnh là người thích nói những câu chữ sách vở làm cho tôi chẳng biết ra sao. Chị hay lí sự: Ngay lúc nói “chị Hạnh yêu em” thì oái oăm là tình yêu không có mặt, nhưng khi chị Hạnh có tình yêu, em có tình yêu, nhận biết tình yêu của mình thì ngã không có mặt. Sau này thì sự thật diễn ra theo đúng như vậy. Một lần chị Hạnh qua bên sông mua thức ăn, anh ấy đã ép tôi vào gốc cây dương già (chính tôi chủ động dẫn anh ấy tới cõi riêng của mình, nơi mà tôi không thể nhớ hết mình đã bao nhiêu lần ngủ gục mơ màng có một đám cưới trên sông) và tôi cũng choàng tay, đu người cố gắng thuận theo, cố gắng chứng tỏ mình là người đàn bà trăm phần trăm. Mặc dù những lần quan hệ ấy chỉ làm cho tôi thấy đau đớn, ê mình ê mẩy, không một chút cảm giác sung sướng hay đê mê, nhưng tôi an tâm, nhẹ lòng vì như vậy là thuận theo tự nhiên, thuận theo quy luật âm dương, đàn bà cần đàn ông. Ngược lại, với chị Hạnh tôi có tất cả những thứ khao khát kia nhưng sau đó, trong lòng lại ngập tràn cơn sợ hãi. Tôi không sao hiểu nổi mình nữa. Rồi chuyện sẽ xảy ra đã phải xảy ra… Chiếc thúng lướt thật êm làm cho cả tôi lẫn anh chàng ngư phủ không hề biết là chị Hạnh đã đứng sửng ở đó từ lâu. Khi tôi quay đầu lại thì chỉ còn thấy tà áo chị đang vụt vào nhà. Tôi dừng lại vừa túm váy kéo lên vừa chạy theo. Chiến tranh lạnh kéo dài ba ngày đêm. Sáng hôm đó, sau một đêm thao thức, tôi ngủ dậy muộn. Vừa dụi mắt tự dưng người tôi lạnh toát, tôi vừa linh cảm có điều chẳng hay xảy ra, tôi xộc vào phòng chị, trống trơn, tôi lao ra ngoài réo gọi. Ngoài bến, chiếc thúng chai đã biến mất. Bàng hoàng, tôi gục xuống, chuồi hai chân trong cát. Chợt tôi phát hiện chiếc thúng chai lấp ló trong một lùm cây phía dưới. Từ tư thế tuyệt vọng rã rời trên bãi cát, tôi bật dậy như một chiếc lò so. Tôi chạy vào vườn ngải, tôi thở ra mừng thầm trong bụng khi thấy dáng chị trắng nõn trên chiếc sạp tre. Nhưng hỡi ôi cơ thể chị đã lạnh ngắt từ lúc nào. Hạnh của tôi đã cứng lạnh từ lâu, đôi mắt mở trừng trừng nhìn nóc nhà lục giác. Dưới sạp tre, hai chậu huyết nhân ngải đặt cạnh nhau rào rào khua động, khi mà ngoài kia gió lặng đến rợn người. Một ý nghĩ đen tối nhất, lạnh lẽo nhất vừa chạy xuyên qua đầu tôi, trườn dọc sống lưng tôi. Tôi vung mạnh tay hất đổ, trốc gốc hết những cây huyết nhân ngải đang khua động, bằng một sức mạnh tiềm tàng được huy động nhanh chóng, tôi bưng cả những cây ngải khác ném vào lùm dây leo. Cả số phận cây ngải vua- hoa mai xà vương ngải cũng vậy, tôi nhắm mắt ào tới hất phăng bằng toàn lực như hất đổ một ngai vàng trong chốn hoàng cung. Tôi hả người được đôi chút rồi lại bụm mặt khóc nức nở. Mới đây, tôi và chị Hạnh vừa vui vẻ nâng niu trồng, nhân thật nhiều chậu huyết nhân ngải, cả vườn đầy tràn huyết nhân ngải, chậu lớn, chậu nhỏ đều trồng huyết nhân ngải, có điều khi ấy, chúng tôi khéo léo để chúng cách xa nhau… Thoáng cái, tôi đã biến chúng thành một đống hầm bà lằn, lộn nhào vào nhau, chẳng còn giá trị gì. Những bụi ngải ấy bỗng nhiên quơ qua quơ lại, rồi gió lạnh mang đầy âm khí cuộn lên, rít lên từ cái đống hầm bà lằn ấy. Tôi mệt mỏi ngồi bệt xuống, nước mắt tuôn ra ràn rụa, tôi nhớ lại những cuộc hoan lạc thể xác đầu tiên của chúng tôi, một dòng nhiệt luyến sôi lên, rung lên, trào lên khi hai cơ thể của chúng tôi đụng vào nhau và thế giới ảo giác thực sự là thế giới sống của tôi và chị Hạnh. Hạnh ơi! tội nghiệp cho Hạnh quá. Chúng ta dãy dụa thoát khỏi quy luật nhưng có được đâu, em hại chết Hạnh rồi… Em sẽ chết theo Hạnh, sẽ chết!… Những chậu huyết nhân ngải đã ở gần nhau. Gió đã nổi. Em sợ quá Hạnh ơi… Tôi sợ hãi cái chết, một thứ mà tôi không biết, nhưng rõ ràng là tôi đang sợ, tôi sợ cái chết trong sự tưởng tượng của tôi, trong cái gánh lo lắng, lo toan, lo hãi về sự cắt đứt các mối liên hệ mà tôi tưởng tượng là thuộc về mình. Tôi sợ mất chị Hạnh, sợ mất những nghi thức tẩy trần đầy lạc thú, sợ mất đi mái tóc dài mượt mà, sợ nỗi đau sẽ ngập tràn tâm hồn mình, sợ dằn xé, sợ xáo trộn. Không! Tôi thật sự không muốn đánh đổi những gì đang có, dù nó có là bóng tối đi nữa, dù nó có là bi kịch đi nữa, dù nó có là chiếc lồng bùa ngải giam giữ tôi đi nữa (xét cho cùng không ở trong cái lồng này tôi lại ở trong cái lồng khác thôi, tự do tuyệt đối là một ảo tưởng). Chung cục, tôi chỉ muốn nói một điều: tôi sợ. Bất cứ nơi đâu có một dục vọng muốn tự vệ thì nơi đó có sự sợ hãi. Tôi muốn thoát khỏi sự sợ hãi này thì lại gây ra một nỗi sợ hãi khác. Nỗi sợ hãi như một cơn mưa xối xiên vào tâm hồn tôi làm tôi hổn hển nghẹt thở. Tôi dãy dụa thêm được chút nữa rồi gục xuống, gục xuống, bẹp người trên bãi cát mơ hồ. Tôi đã trúng độc huyết nhân ngải. Tôi chỉ kịp biết như vậy rồi thoát nhanh ra khỏi thân xác tôi, một thân xác tội nghiệp quá đỗi. Tôi hiểu tất cả chúng tôi đều qua đời vì cuộc sống trái khuấy, ngược đời của mình. Động Trắng giờ đây vắng lạnh, hoang phế, người làng biển nhắc tới nó như một nơi bị ma ám, quá ghê. Tôi không hiểu vì lời dạy của cha tôi: “Lấy sáng để hiểu tối, lấy tối để hiểu sáng” hay vì thiên năng, thiên phù gì đó của huyết nhân ngải mà tôi không bao giờ được siêu thoát. Tôi luôn bay đi bay về quẩn quanh ở Động Trắng với suối tóc mượt mà đen huyền như của nội tôi, nó không còn rối xù, vàng chạch như lúc sinh thời mê muội của mình. Dường như luôn có một thứ nửa bóng tối nửa ánh sáng đang đùa cợt trên những chiếc lá. Copy nguyên văn từ http://ongvove.wordpress.com/2009/05/21/hu...n-ng%E1%BA%A3i/ -------- Vốn định viết thành 3 bài mà viết nhanh quá nên diễn đàn tự động gộp! :D1 like -
Huyết Nhân Ngải
Thiên Phú liked a post in a topic by NDK
Nhân đọc lại 1 bài viết cũ cô Lavender sưu tầm, đã có đưa lên diễn đàn này, tôi nhớ ra 1 truyện ngắn mới đọc cách đây không lâu, xin được chép lại đây cho quý vị cùng đọc. Truyện ngắn Huyết Nhân Ngải của tác giả Nguyễn Hiệp, đăng trên báo Văn nghệ (tôi không rõ số nào) và được in trong tập truyện ngắn Cafe Hàng Hành của NXB Hội Nhà Văn. Đây là bài cũ của cô Lavender: http://www.lyhocdongphuong.org.vn/diendan/....php/t7288.html Vì lí do độ dài, có thể gây nản cho người đọc (đọc trên máy tính khác với đọc sách thường), nên tôi xin được tách ra làm 2 đến 3 bài chứ không có ý câu bài. Nếu BQT diễn đàn thấy không phù hợp thì xin cứ gộp lại thành 1 bài. ------------- Huyết Nhân Ngải Truyện ngắn của Nguyễn Hiệp Chị Hạnh dường như đọc được suy nghĩ của tôi, vừa đi chị vừa nói: -Thầy bắt gặp, chị chẳng biết nói sao, nhưng em đã quyết, chị chẳng ngăn nữa. Dứt khoát không được sợ sệt, hốt hoảng nghe chưa! Vào vườn ngải em phải bình tĩnh, tâm thế giản dị. Công việc luyện ngải không dễ dàng đâu. Khi quỳ trước cây mai hoa xà vương ngải, chị Hạnh bảo: “Cúi xuống! Đừng nhìn!” Tôi răm rắp làm theo sự chỉ dẫn của chị Hạnh. Được một thoáng, trí tò mò của tôi lại nổi loạn, tôi hé mắt, hình dung như mình đang đứng trước một con người tinh anh, nhãn quang cực mạnh, tay chân tôi tự nhiên lại hơi run run, mồ hôi lạnh rịn ra hai bên thái dương. Tôi ngước nhìn lần nữa rồi không sao cúi xuống được, tôi bị mê hoặc bởi những cánh hoa màu sắc lạ lùng: ngoài hồng thắm, trong tím thẫm, lại pha lốm đốm những chấm vàng, giữa các ranh giới chuyển tiếp màu ấy là trăm hồng nghìn tía lung linh. Tia mắt tôi bị hút vào những vùng màu sắc ma quái, tim tôi loạn nhịp, tự dưng cảnh vật chung quanh biến đổi, chao đảo, những cánh hoa như đàn chim phượng đang vỗ cánh bay lên, lượn vòng rồi đậu xuống vai tôi, tóc tôi, môi tôi, mũi tôi. Hương hoa thơm dịu phảng phất. Người tôi lâng lâng, tôi nghĩ chỉ cần mình nhấc đôi cánh tay là có thể bay lên như những cánh phượng hoàng, cánh tôi sẽ chao nhoè, đồng tử tôi sẽ loé những tia sáng bén nhọn. Tôi cảm giác mình đang cháy đến nơi, đang rã ra đến nơi, đang nhỏ bé, triệt tiêu. Tôi bước tới định hít thật sâu cho lồng ngực mình cho ắp đầy làn hương quyến rũ ấy, liền bị chị Hạnh đưa cánh tay nõn nà vòng ngang ngực cản lại. “Em phải tắm rửa sạch sẽ mới đến gần được. Đó là vua ngải.” Tắm rửa sạch sẽ. Tôi hiểu điều đó có nghĩa là chúng tôi phải qua một nghi lễ kiểu như tẩy trần. Trong căn nhà lục giác, chị Hạnh hướng dẫn tôi tư thế nằm trên chiếc sạp tre. Chị cũng khoả thân như tôi sau khi đặt một chậu lá giống lá hẹ xùm xuề phía dưới sạp, tôi không hiểu đó là loại lá gì nhưng tôi ngửi được mùi hăng hăng nồng nồng. Tôi hỏi “Lá gì vậy?”, chị Hạnh có vẻ bí mật, đưa một ngón tay trước môi, chị trườn mình lên cơ thể tôi rồi ghé môi sát tai tôi khẽ khàng tiếng gió: “Huyết… nhân… ngải”. Tôi hơi giật mình, tôi từng nghe ba nhắc đến loại ngải này, chỉ cần để hai chậu ngải cạnh nhau là gió sẽ nổi lên, người luyện ngải sẽ bị vong mạng, vô phương cứu chữa. Chị Hạnh lại tiếp tục thì thầm vào tai tôi: Loại ngải quý đó em, ban ngày, lá nó xanh bình thường, nhưng đêm thì ửng đỏ, chi hoa, cuống hoa mảnh như không có thật, hoa đỏ bầm, nhỏ li ti, lửng lơ nở vào những đêm trăng thu. Lúc ấy không gian chậu cây như đang xuất huyết, như đang đẫm lệ. Những ngôi sao máu vừa sa. Những bông hoa máu vừa vỡ. Những túi hương máu nặng mùi tanh tanh nồng nồng vương vãi, đậm đặc trong vòng năm bảy sãi tay. Chỉ cần hít một ít hương thơm này cũng đủ cho người khoẻ nhất ngay lặp tức rơi vào trạng thái ảo giác mơ hồ… Một loài hổ ở tận rừng sâu ăn hết thịt những người đàn bà tuổi dần nhưng chừa lại quả tim, đúng ngày đúng tháng, đủ khí âm dương quả tim người ấy liền mọc thành loại ngải này… Hạt giống tim người. Tôi chưa từng nghe cái gì ám ảnh hơn thế. Tôi lại rùng mình vì chợt nhớ tôi cũng tuổi dần mà. Chị Hạnh đưa vào miệng tôi một lát củ gì đó làm lưỡi tôi hơi tê tê. “Em cứ ngậm, cứ thư giãn; tắm rửa bằng ngay chính ý nghĩ của mình, tắm rửa bằng ngay chính ý nghĩ của mình, tắm rửa bằng ngay chính… ý… nghĩ… của… mình, … Tôi chưa kịp nghe hết câu nói cuối cùng của chị Hạnh thì đã trôi đi, nhẹ tênh, bồng bềnh, rồi rơi vụt đi như một chiếc lá nhỏ vừa xiên ngang trong gió. Nơi đó, tôi thấy mình đang bơi trong một không gian mờ ảo, có một cành lá vuốt ve trên thân thể tôi, vuốt ve cả những vùng da nhạy cảm mà từ khi lớn lên, qua tuổi dậy thì, chỉ duy nhất có bàn tay tôi sờ mó, kì cọ trong những lần tắm táp. Tôi cảm nhận có gì đó trơn ướt lướt dọc gang bàn chân mình, vờn lên cổ mình, lên đỉnh ngực mình. Đôi môi tôi chợt cảm nhận làn hương vị ngọt ngào, rồi cái vị ngọt ấy lan chảy trong răng lưỡi, ứ tràn trong cổ họng tôi. Môi tôi nút chùn chụt theo bản năng như một đứa bé vừa rứt rời nhau thai đã biết nút dưỡng chất ngọt thơm từ bầu vú mẹ. Da tôi thức dậy bởi những cơn sóng nhỏ, xương gân tôi rướn duỗi khát khao, thần kinh tôi thức dậy thúc giục, đòi hỏi… Tôi ưỡn người, cơn rùng mình kéo dài. Đau. Một cảm giác đau nhói ở đâu đó trên cơ thể. Vai tôi từ từ nhú lên đôi cánh nhỏ, đôi cánh khẽ khàng cử động, rồi nhịp lên nhịp xuống thật sự. Cơ thể tôi cũng nhịp lên nhịp xuống. Tôi không làm chủ được đôi cánh ấy, tôi muốn khóc vì bất lực. Tôi thì thầm “Cánh ơi, cánh ơi!” Chợt tôi thấy mình bay lên giữa mênh mang lặng im, càng lên cao sương khói càng dày hơn, xung quanh mịt mờ, rồi tôi bay đến một vùng trời không còn màu sắc ngự trị, tất cả trong veo, những đám mây trong veo, da trời trong veo, tôi trong veo, không có ranh giới nào ở đây cả. Lạ lùng là ý nghĩ tôi cũng trong veo, không một gợn lo lắng, không một gợn buồn thương, không mảy may hối tiếc, chỉ lâng lâng, choáng ngợp trong cảm giác mới mẻ. Dường như tất cả là hư vô, với hư vô, trong hư vô… Tỉnh dậy, tôi thấy mình không còn nằm trên sạp tre, chị Hạnh đã bế tôi vào nhà, tôi chợt thấy thần kinh mình rất nhạy, nhưng lại không còn tập trung vào được bất cứ suy nghĩ hay công việc gì, cơ thể mình có một số thay đổi. Thay đổi rõ rệt nhất là mái tóc đen mượt chấm lưng của tôi bỗng nhiên xù lên, những sợi tóc từ cổ trở xuống phình to, nâu cháy, đùn rối trong nhau. Tôi với tay lấy cây lược, cây lược nhựa dẻo hằng ngày trơn tuột theo mái tóc mượt của tôi mà nay chợt sựng lại, không nhúc nhích thêm được tí nào nữa. Các ngón tay của tôi co lại giật mạnh đến đau nhói da đầu mà mớ tóc rối ấy vẫn không thay đổi. Tôi bất lực soi nó trong gương, rồi cứ thế đứng nhìn sững hàng giờ liền, những giọt nước mắt tôi lăn tràn trên má giờ đã se khô, lem luốc làn da. Chị Hạnh ôm tôi vào lòng, ấp mặt tôi vào ngực chị, tôi thổn thức trong tư thế như vậy. Nhớ ngày tôi mới để tóc dài, nhìn mái tóc tôi, ba hay kể chuyện về bà nội: …Bà nội tôi muốn gội đầu phải đứng trên bộ vạt tre vì mái tóc như suối. Suối tóc thật sự, nếu xoả ra trên bộ ngựa một thì dòng suối ấy sẽ lượn vòng, chảy tràn từ mút này đến đầu kia, phần còn lại tuôn xuống như thác nước bay, như phi tuyền huyễn mộng. Má tôi và một người dì nữa nhắc ghế cao đứng hai bên, người thì cẩn thận múc từng gáo dừa nước bồ kết đổ điệu nghệ, từ từ dọc theo mái tóc sao cho nước bồ kết thấm đều hết mái tóc mà không vương vãi ra ngoài, người thì dùng các ngón tay vuốt mãi cho sạch tóc rồi dùng chiếc gáo khác múc nước mưa để lâu năm xả cho tóc thật mượt mới thôi. Phải mất cả buổi mới gội xong mái tóc. Hong tóc cũng là một kì công mà chỉ có bà tôi mới đủ kiên nhẫn đứng hàng giờ liền, phải đứng ở nơi có gió mà lại không có bụi. Hôm nào trời oi nồng, không gió, má và dì tôi phải thay nhau cầm quạt mo cau quạt liên tục, mà phải quạt sao cho đường quạt lên xuống phải thật dài theo hết chiều dài mái tóc. Chỉ bàn tay dịu dàng khéo léo của má tôi chải tóc cho bà là bà ưng ý nhất. Càng nhớ lại chuyện kể về mái tóc bà nội, nước mắt tôi càng tuôn ràn rụa trên má. * * * Người làng tôi vẫn tin rằng ba tôi sinh nghề tử nghiệp: “Ông giáo Thư luyện ngải trúng ngải mà chết.” Có người còn tán như thiệt: “Một cây ngải nâu được ăn trứng gà sống và uống huyết gà nhiều quá quay lại hại ngay chính người luyện. Ông giáo Thư đã trúng độc của cây ngải nâu, thúi hết cả lục phủ ngũ tạng…” Sự qua đời đột ngột của ba tôi làm tâm hồn tôi tê điếng vậy mà cứ qua bên kia sông là tôi lại nghe đầy lỗ tai những lời bàn tán, tôi chỉ còn biết lẳng lặng quay đi, tôi sợ người ta phát hiện ra tôi, phát hiện ra tội lỗi của tôi, tôi sợ người ta gợi đến vết thương, nỗi dằn vặt, ân hận đau xé trong lòng mình. Động Trắng, nơi cha con tôi sinh sống cách làng một dòng sông, nằm tách về phía biển, chỉ qua lại bằng thúng chai, vốn đã xa lạ với những ngư dân, nên mọi chuyện dễ thành đề tài đàm tiếu, thêm thắt mắm muối, một đồn trăm, không đồn thành có của thiên hạ. Chỉ người vừa trong nhà vừa tội nhân như chị Hạnh, vừa là học trò vừa là người giúp việc cho ba và như tôi, đứa con gái ruột rà duy nhất của ba là biết rõ nguyên nhân thật sự… - Thần chưa suy mà quỷ đã lộng… Trời ơi! Lũ quỷ… Ba tôi đứng như trời trồng, lầm bầm rồi đột ngột hét lên, ném mạnh cái bay xới đất, chị Hạnh ép sát vào người tôi vừa né tránh vừa bảo vệ cho tôi. Chúng tôi lồm cồm quơ vội đống áo quần, bò xuống núp dưới chiếc sạp tre. Tôi đưa mắt len lén qua kẽ ngón tay: Ba tôi đã nằm sóng xoài, bất động. Tôi bật dậy xỏ váy, tròng vội chiếc áo thun lên người rồi lao ra… Chị Hạnh lật đật loay hoay mãi với mái chèo, cuối cùng thì chiếc thúng chai cũng hết xoay tròn, rời khỏi bờ, cà giật bơi đi trên con nước ròng mỗi lúc một duềnh lên, (không hiểu có phải tại tôi quá sợ không mà trong trí tôi bây giờ vẫn còn như in cái mặt nước sông xanh ngắt dập duềnh chao đảo ấy). Hai đùi tôi mỏi rã rượi lại chịu sức nặng của đầu ba đang nằm ngoẹo trên đùi nên tê cứng, mất cảm giác, thỉnh thoảng tôi sửa lại đầu ba tôi, hết đặt đùi phải lại qua đùi trái, sửa đến lần thứ năm thứ sáu gì đó thì thúng cặp bờ. Tôi làm mọi việc như một chiếc máy, đầu óc trống rỗng, cơn ngây ngất ban chiều vẫn chưa dứt hẳn. Qua bên kia sông, chị Hạnh một đầu võng, tôi một đầu, hai đứa lúp xúp chạy qua hết mấy chục đám ruộng muối, lên bờ xuống ruộng mãi rồi cũng đến được trạm xá… * * * Dường như có một thứ thời gian nào đó ngấm dày, mọc rễ trong tầng tầng lớp lớp mảnh đất này? Ít ra là với những gì đã trải qua khiến tôi có cảm giác như thế. Dường như có một thứ nửa bóng tối nửa ánh sáng đang đùa cợt trên những chiếc lá mùa xuân tội nghiệp. Tôi chưa bao giờ tin vào mùa xuân nhưng tôi lại rất thương những chiếc lá non, ít ra nó cũng cho ta cảm giác hy vọng, một loại hy vọng từ trong linh thức, đó là được tái sinh, tôi luôn ước ao được tái sinh tới một vòm trời mới lạ… Tôi chợt nhớ lại lời ba tôi thường dạy: “Lấy tối hiểu sáng, lấy sáng hiểu tối”. Lúc ấy, tôi chưa hiểu ba tôi muốn nói gì, tôi nghĩ có lẽ chỉ là những câu nói kiểu người lớn dùng bít kín ý thức của tôi mà thôi. Từ ngày Hạnh của tôi vĩnh viễn ra đi, xuân này, tôi mới về lại nhà mình, tôi lại đi lang thang trên con đường lởm chởm đá sau nhà như tôi đã từng đi ngày ngày trong một thời gian dài của đời mình. Đó là sở thích? Không, đó là thói quen, đã là thói quen thì không cưỡng được. Con đường ấy tuy trước đây chỉ là một trong nhiều con đường khác nhau trong vườn, ba tôi không buộc tôi đi con đường đó nhưng ông đã không cho tôi có chọn lựa khác và một khi đã đi thì nó thành con đường của mình, thật khó mà rẽ lối nào nữa, dù điều có được trên con đường ấy chỉ là sự cô đơn tột đỉnh, hoang mang tột độ và nỗi khát khao tột cùng. “Con gái! Ba cấm con vào vườn ngải! Con đi lối kia!” Ba tôi chỉ tay và tôi tin đó là mệnh lệnh, loại mệnh lệnh có lợi cho tôi, vì tôi, nhưng trí tò mò nông nỗi của tôi thì lại lên tiếng mách bảo: Phải vào đường kia bằng mọi cách. Trong suốt thời gian dài chưa lần nào tôi nhận ra, dù chỉ là cảm giác khi đặt những bước chân mình vào trong vườn ngải là đã bước ngược vào chính con người mình. Bao năm qua, tôi đã đi trong ảo giác, cuộn tròn trong những bức vách hoa lá tưởng tượng do mình tạo ra. Nhớ lúc ban đầu, tôi trèo lên hàng rào ngó đăm đăm vào vườn ngải, tìm cách vượt rào, ba phát giác kịp lúc, tôi bị ba mạnh tay quất cho mấy roi và tụng đi tụng lại bài giáo huấn bất tận. Già lớn sợ nhân, trẻ non sợ quả. Có lẽ chính ba tôi cũng đã phần nào sợ rằng thế giới ngải của ông sẽ tạo ra một tấn kịch muôn màu sắc mà nhân vật chính là con gái cưng của mình. * * * Tôi đã bị cuốn quá lâu vào một loại trạng thái xoáy tròn, ảo giác về sự trong sáng, về ánh mặt trời, về lẽ sống ngoan ngoãn, tuân phục. Đè nén và xoáy tròn. Chỉ có cuộc bùng nổ chính bên trong mình đang chờ tôi phía trước. Từ lâu tôi không còn tin sự chấp nhận cô đơn của mình trên con đường đá lởm chởm bên ngoài vườn ngải là một loại ý chí và là thiện chí, những bài giáo huấn bất tận, những ngôn từ đạo đức, tinh tế, cao siêu, lý tưởng đã bị tôi lờn mặt và coi thường, tôi đã trở thành một kẻ thực tế và hoài nghi cao độ, nhưng bề ngoài, tôi vẫn cố giữ những biểu hiện của một con “ngố rừng” ngây ngô hết thảy, với mọi nơi, mọi lúc, mọi vấn đề. Tôi có một cõi riêng là gốc dương già, chiều nào tôi cũng ngồi ở đó nhìn đăm đắm ra bờ sông về phía làng biển. Có lần tôi nhìn thấy rõ ràng đám cưới của mình ngang qua dòng sông, hơn chục chiếc thúng chai dán chữ song hỉ đỏ lòm lòm, tiếng cười nói rôm rả cả khúc sông. Tôi thấy mình là cô dâu áo dài khăn đóng đang ngồi nép mình bẻn lẻn bên chàng rể khôi ngô tuấn tú. Bỗng nhiên chiếc thúng chai chở dâu rể rơi vào ao lò, một vòng xoáy dữ dằn đột ngột xuất hiện giữa dòng. Tôi ú ớ rồi hét lên thảng thốt. Tôi đưa tay dụi mắt lia lịa, té ra nảy giờ ngủ gục mơ màng. Tôi bàng hoàng nhìn lại, chỉ mang mang con nước màu ve chai nối với vùng trắng loá bên kia. Đường chân trời không một bóng người, tạnh im, hoang dại. Ba tôi là một giáo sư dạy môn vạn vật, đã nghỉ việc. Từ Sài Gòn ông về ở hẳn Động Trắng nhiều năm rồi. Ba tôi có nỗi đam mê tột cùng là nuôi luyện ngải, trước năm 1975, thỉnh thoảng ông đi nước ngoài để săn tìm ngải quý về luyện. Khi về khu vườn của ông bà nội tôi để lại ở Động Trắng này, ông đã mang hết ngải về đây. Trong khu vườn ngải rào lưới kín bưng, dây leo phủ kín, chỉ có ông và người học trò của ông là ra vào được. Ba tôi âm thầm luyện ngải, tuyệt không nói gì với bên ngoài. Khi tới kỳ quan trọng trong quá trình luyện ngải, ông ở luôn trong vườn ngải cả ngày. Đưa cặp mắt lén lút qua bức rào tôi vẫn thấy công việc trồng và luyện ngải: Đầu tiên ông cho các chất tượng trưng ngũ hành như diêm sinh, sắt, gỗ mục, muối và ít đất lấy trên núi cao vào chậu đất nung, trộn đều rồi trồng ngải vào. Xong, ông đem đặt lên một bàn thờ trong căn nhà lục giác, ông nhắm mắt, đọc thần chú. Tôi hỏi, chị Hạnh, học trò của ba giải thích: Đó là công việc truyền phù. Chị Hạnh thường thì thầm giảng qua loa cho tôi về công việc của ba, có lúc bị vặn hỏi vào thế bí, hết đường né tránh, thay vì phải giảng tới nơi chị lại nhe hàm răng trắng như ngọc của mình ra cười huề cả làng. Chị nói: Khi được luyện, cây ngải sẽ mất rất nhiều thiên năng nhưng bù lại sẽ tăng thiên phù. Tôi hỏi: Thiên năng là gì? Thiên phù là gì? Chị phẩy tay cười trừ. Tôi biết chị không được phép, tức quá tôi mạnh dạn hỏi ba. Ba ân cần giảng đó là năng lực tự nhiên và năng lực của người luyện, nhưng giảng xong thì cả tôi và chị Hạnh đều phải trả giá bằng một buổi quỳ trên xơ mít khô, hai đầu gối thủng lỗ chỗ, đau buốt cả tuần vẫn chưa hết. Ba tôi có kiểu phạt lạ đời (ông thường kể cho tôi nghe kiểu phạt này ông thường bị khi ông còn học ở bậc tiểu học). Ba không muốn tôi biết những điều liên quan đến ngải nhưng ông cũng không muốn tôi hiểu ông giấu tôi điều gì đó. Ngày ba hấp hối ở trạm xá, nghe tiếng khóc của tôi, mí mắt ba khẽ rung rung, tôi nắm bàn tay gầy guộc của ba áp vào má mình hồi lâu. Đôi môi chợt mấp máy, ba thều thào yếu ớt “Mai…rồng…” Ba tôi chỉ nói được vậy rồi xuôi tay. Đám tang ba tôi đã qua hơn ba tháng, ngồi trước mộ ông trong ngày giỗ Bách nhật, tôi mới giật mình hiểu được mấy tiếng ú ớ tưởng như vô nghĩa ấy. Ba muốn nhắc đến cây ngải quý mà ba chăm chú, khổ công luyện nhiều năm nay, nó là cây mai hoa xà vương ngải, vua ngải, có lẽ cây ngải này đã hoá ngải rồng. Theo lời ba tôi, nếu quả thật ba tôi đã tinh luyện thành cây ngải rồng thì cực kì quý giá, ngậm ngải rồng dao chặt không đứt, rắn độc cắn cũng chữa trị được. Tội nghiệp ba, luyện được ngải rồng là tâm huyết một đời của ba, vậy mà vừa chớm thành công ông đã từ giã cõi đời. Nhớ lại ngày tôi bị lạc trong cơn mê đắm ảo giác, đó là lần thứ hai tôi về quê và cũng là lần nghỉ hè cuối trong quãng đời áo trắng, tôi về Động Trắng nghỉ hè. Phần vì thèm muốn điều bị ngăn cấm nên chạng vạng tối rồi mà tôi vẫn quyết định kéo cánh cổng vào khu vườn ngải. Bước qua bao nhiêu là ngải, chậu cao, chậu thấp, chậu nhỏ, chậu to, chợt tôi sựng lại. Đôi chân tôi rụt rè, chậm dần rồi dừng hẳn. Tôi không thắng được nỗi sợ hãi. Tôi phải quay lại nhà kéo thêm chị Hạnh, học trò của ba đi cùng. Để rồi sau đó tôi thường xuyên bước vào đó để “tắm rửa” cùng chị Hạnh như có một ma lực nào đó đẩy đôi bàn chân của tôi, dường như con người tôi không còn chút can thiệp nào của ý thức. Chị Hạnh “tắm rửa” cho tôi bằng chính ngay thân xác mình, đôi lần tôi cũng chủ động “tắm rửa”lại cho chị. Tuy nhiên khi dẫn thân xác vào “vùng” ấy, chúng tôi lại nghĩ mình đang tắm rửa bằng chính ý nghĩ của mình. Có một hoặc hai nhân cách khác tồn tại cùng lúc với chính con người bản năng của chúng tôi. Sự cọ sát thân thể của hai chúng tôi được che đậy bởi những ý nghĩ thanh sạch, những ảo giác bay bổng và chúng tôi luôn tin như vậy. Cả tôi và chị Hạnh đều biết sự thật nhưng không ai nói ra hoặc là chúng tôi đang bị cuốn đi, không còn điều kiện để quay trở lại, để nhìn nhận mọi sự việc một cách thấu đáo và bình tĩnh. Chị Hạnh cũng không tỏ tình với tôi, những lúc lọt thỏm mềm nhũn người trong vòng tay âu yếm của chị, những lúc nằm trên chiếc sạp tre cuồng mê ấy, chúng tôi chỉ im lặng, có lẽ mọi lời nói trong cái gọi là “tình yêu tha thiết” giữa một đứa con gái mới lớn như tôi và chị Hạnh là thừa. Chỉ cần một buổi thiếu thốn da thịt chị Hạnh, thiếu thốn những lời kêu gọi tắm rửa bằng ý nghĩ là mái tóc rối của tôi vàng chạch hẳn ra, những sợi tóc phình to hơn, xù rối hơn, đầu tôi đau như búa bổ. Có lúc tôi còn thấy cả bà nội tôi hiện về đang đứng gội đầu trên bộ vạt tre và dòng suối tóc lượn chảy bất tận. Những lúc ấy, dù là nửa đêm tôi cũng lọ mọ đi qua buồng của chị như ma dẫn, tôi vạch mùng chui vào áp mình vào cơ thể chị như một kẻ khao khát đến ngây dại.1 like -
Bài viết sau tôi tình cờ đọc trên diễn đàn http://lichsuvn.info và được gởi lên bởi yevon. Tác giả bài viết này có yêu cầu: "BẤT CỨ AI ĐỌC TOPIC NÀY PHẢI YÊN LẶNG NGẪM KỸ NHỮNG GÌ TÔI VIẾT TRƯỚC KHI CÓ Ý KIẾN. NẾU AI CHƯA ĐỌC MÀ LẠI POST BÀI LẢM NHẢM NHỮNG GÌ TÔI ĐÃ VIẾT, TÔI MONG TÊN ĐÓ BỊ XEM LÀ SPAM". Dù đúng dù sai, dù lý luận theo cơ sở khoa học nào đi chăng nữa. Thì đây cũng là một bài viết thú vị và bổ ích dành cho những ai yêu thích văn học dân gian nước Việt ta. Truyện Tấm Cám là 1 câu chuyện gây tranh cãi dữ dội bởi những con dân đất Việt từ hàng chục năm nay ( vì sao chỉ là hàng chục thì lát nữa sẽ biết), chung quy cũng chỉ vì xoay quanh cái ending “ấy” mà ra cả. Phe thì cho là nhân vật chính độc ác đạo đức giả blap blap gì đó ( trong The Gioi Ngoi But mới hôm qua có 1 troll như thế), Phe thì ra sức bảo vệ “ con người đáng thương bị áp bức hiện đang bước vào giai đoạn con giun xéo lắm cũng quằn.”. Nói một cách khách quan thì tôi cũng từng thuộc 1 trong 2 loại troll ấy, và mất ít nhất 3 năm cho đến khi sáng ra tất cả với những tài liệu tìm thấy được. Trong 3 năm đó, thậm chí ngay cả tôi vẫn còn lầm lẫn chẳng ít và tuyên truyền sai cũng chẳng ít. Tôi không nghĩ bài viết này có thể dập tắt được phong trào troll, nhất là phong trào đến từ phái troll “ độc ác dã man” bởi lẽ đơn giản tôi ko nghĩ mình hơn troll ( ngó đoạn văn vừa trên), chẳng qua là may mắn biết nhiều hơn 1 chút. Demou, sự thực vẫn luôn là sự thật, như cụ luật sư wiwi của lichsuvn đã nói “ ngu ngốc là 1 vấn đề khách quan, nó ko cần biết anh biết nhiều hay biết ít.”, vì thế tôi mạn phép bỏ sức ra trình bày tất cả những tư liệu của các nhà nghiên cứu về câu chuyện cổ nổ tiếng xếp hàng kinh điển của nhân loại này. SỰ THẬT ĐẰNG SAU TRUYỆN TẤM CÁM I. Xuất xứ:1.1. Gốc tích, quê quán: Tấm không phải là tên thật của nhân vật nữ chính trong truyện. Kỳ thực, tên phổ thông nhất của cô ta là “ Tro Bếp” ( Cinderella theo tiếng Anh) , dịch sang tiếng Việt là “Lọ Lem”. Cái tên này được dùng chung tất cả các nước châu Âu. Tùy nước mà tên gọi có khác nhau đôi chút: Pháp: Cendrillon Ý: Cenerentola Rumani: Cenusotca Nga: Cernuska hay Doluska … Tất cả cái tên đều có nghĩa chung là “ Tro Bếp”. Còn ở các nước ngoài phạm vi châu Âu, cái tên này thay đổi nhiều hơn, không còn phụ thuộc vào ý nghĩa từ “Tro Bếp” nữa : VN: Tấm- Cám TQ: Diệp Hạn Choang: Ta Gia - Ta Luân Tày: Tua Gia - Tua Nhi Chăm: Neang Cantoc - Neang SongAngcat/ Mu Gajaung - Mu Haloek Campuchia: Neang Kantoc - Neang Chong Angkaat Myanma: Bé Xre: Gơ Liu Hre: Ú Thái: Ý Ưởi Hmong: Gàu Nà Các tên khác: Kajong - Halek Ko Giong – Hu Lếch. Lưu ý 1 điều: Bạch Tuyết thuộc 1 motip truyện gần giống chứ không phải là Tro Bếp, đừng hiểu lầm. 1.2. Các phiên bản: Thật sự là khó có thể thống kê hết đã từng có bao nhiêu phiên bản Tro Bếp trên toàn thế giới, ta chỉ có thể biết rằng mức độ phổ biến của câu chuyện này cực kỳ rộng lớn, từ đất Nga xa xôi đến VN mưa rào, xuyên qua Trung Đông sa mạc, tràn xuống cả Châu Phi nóng nực. Không đâu là không có “Tro Bếp”, hầu như không dân tộc nào là không có ít nhất một phiên bản như thế cho mình. Chỉ riêng Việt Nam thôi người ta đã tìm ra ít nhất 35 phiên bản. Theo một cuốn sách cũ mà tôi quên mất tựa đề, truyện “Tro Bếp” có tổng cộng ít nhất 200 phiên bản trên toàn thế giới ( 200 hay 2000 tui ko còn nhớ rõ, phải chi tôi tìm lại được cuốn ấy, chỉ còn nhớ tác giả hình như là Đinh Gia Khánh.). Đó là chưa tính đến những truyện được phóng tác từ motip này, ví dụ như bộ phim Lọ Lem lừng danh của Want Disney hay câu chuyện Tro Bếp của Andescen viết lại. 1.3. Tro Bếp tồn tại từ bao giờ: Không bao giờ có thể biết. Nhưng nếu xét trên bình diện chung của truyện cổ, vốn là những truyện xuất hiện từ thế kỷ thứ 10 sau công nguyên, khi những thể loại như sử thi, thần thoại, anh hùng ca đã chìm vào dĩ vãng thì ta tạm chấp nhận Tro Bếp là một idol xuất hiện vào thế kỷ thứ 10. Bản Diệp Hạn của Trung Quốc cũng ghi nhận sự xuất hiện sớm nhất của nó là thế kỷ thứ 9, vậy là suy luận của chúng ta tạm xem là trùng khớp. II. Những chi tiết chung trong motip truyện: 2.1. Con cá hay người mẹ? Quý vị chắc chẳng quên được chi tiết con cá bị mần thịt nhỉ? Phiên bản Tro Bếp của ta xem con cá là hình ảnh người mẹ của Tấm. Kỳ thực, hầu hết những phiên bản motip ở riêng khu vực Đông Á mà theo hướng “ Tấm – Cám không phải là chị em ruột” thì hầu như đều viết 1 chi tiết rất quan trọng rằng: “ cái con/ thứ đó là mẹ Tro Bếp đầu thai.”. Hãy điểm sơ sơ lại list truyện Tro Bếp: TQ: Diệp Hạn ( mẹ Diệp Hạn hóa thành cá vân mắt đỏ, bị ăn…) Choang: Ta Gia - Ta Luân ( mẹ Ta Gia thành chim khách/ chim quạ, bị ăn thịt…) Tày: Tua Gia - Tua Nhi ( Mẹ Tua Gia thành bò, bị ăn thịt) Myanma: Bé ( mẹ Bé thành rùa, bị ăn thịt) Hre: Ú ( Mẹ được vua Thủy Tề cứu hóa thành người cá) Hmong: Gàu Nà ( mẹ Gàu Nà thành bò/ chim, bị ăn thịt.) Thái: Ý Ưởi ( mẹ chết biến thành con cá vàng nhỏ.) Như vậy, ta thấy rằng rất nhiều phiên bản Tấm Cám đã mô tả việc mẹ con Cám ăn thịt mẹ Tấm dưới 1 hình thức ước lệ ( mẹ Tấm đang trong lốt cái gì đó). Cái “con cá” ấy, hầu như luôn thể hiện ám chỉ “ là 1 hóa thân của 1 người thân Tấm.” chứ không đơn thuần là con vật dùng để luyện lấy Ultima weapon ( ý tôi nói là vụ chôn xương để lấy áo quần đẹp á.). Thậm chí 1 vài dị bản, Mẹ Tấm đóng thay luôn cả vai trò của ông tiên giúp Tấm cưới vua ( cái này khá ít, chỉ có thể xem là trường hợp cá biệt). Cái ý nghĩa này thường xuất hiện khi “ Tấm – Cám không phải là chị em ruột” ( bởi nếu là chị em ruột, tức mẹ Tấm còn sống, thì con cá ấy là hiện thân của kí rì đây?) Ý nghĩa “ cái con bị ăn thịt ấy là mẹ/ cha của tôi đầu thai” theo khảo sát cho đến thời điểm hiện tại, chỉ thấy xuất hiện ở khu vực Đông Á mà thôi. Những nơi khác nó đơn giản chỉ là vật dùng để chôn xương lấy áo, với xuất xứ có khi chỉ là rất bá vơ như “ Tro Bếp đang ngồi khóc thì con cá ở đâu bơi lại”, hoặc trọng đại hơn 1 chút là “ thần hiện ra tặng cho con cá.” 2.2. Sự giúp đỡ từ thế lực siêu nhiên: Cái này chắc tôi ko phải nói nhiều. Đơn giản là trừ vài cá biệt, mẹ/cha đã chết của Tấm ở các bản Đông Á sẽ vừa đóng vai trò “ cái con bị ăn thịt” vừa đóng luôn vai trò ông tiên, thì hầu hết các phiên bản đều giao nhiệm vụ giúp đỡ này cho 1 thế lực bất bình thường VD như Bụt ( Việt Nam), hay đạo sĩ, thần thánh, bà tiên,… 2.3. Chiếc giày hay bàn chân? Tấm ở VN được hoàng tử/vua phát hiện qua chiếc hài thêu. Tro Bếp ở châu Âu được phát hiện qua chiếc giày pha lê/ thủy tinh. 1 số nước khác, Tro Bếp được phát hiện qua những món còn … trần tục hơn VD như …guốc gỗ. Sự phổ biến của phiên bản “ nhận biết qua thứ người ta mang dưới chân” khiến không ít người nhầm lẫn đôi giày làm thứ giúp nhà vua phát hiện ra và công nhận Tro Bếp. Kỳ thực, nếu ta để ý, nguyên nhân Tro Bếp được phát hiện là do “ chiếc giày quá nhỏ, nhỏ đến nỗi những cô gái có đôi chân nhỏ nhất cũng vẫn còn lớn hơn đôi giày kỳ lạ đến hai lần.”. Sau này, người ta phát hiện ra một số phiên bản khẳng định điều này. VD như bản Campuchia hay một số bản khác tại những xứ không quen đi giày dép, Neang Cantoc ( Tro Bếp) được nhận ra nhờ vua trông thấy đôi bàn chân nhỏ nhắn chẳng lầm vào đâu được. Như vậy, thứ giúp Tro Bếp được nhận ra và trở thành hoàng hậu là … đôi bàn chân nhỏ chứ không phải chiếc giày nhỏ. Sự ngộ nhận này đã tồn tại trong rất nhiều thế hệ. 2.4. Tái sinh liên tục: Đặc điểm riêng của các bản Tro Bếp vùng Đông Á là câu chuyện chưa kết thúc sau khi Tấm thử giày mà sẽ kéo dài quan 1 lần hoạn nạn nữa với sự kiện tái sinh liên tục. Tấm sau khi chết sẽ liên tục biến thành đủ thứ cây cỏ , con vật cho đến khi nhà vua nhận ra. Lần này dĩ nhiên là dông dài và phức tạp hơn vụ thử giày hồ nửa đầu truyện. Thống kê 1 số quá trình biến hóa của vài phiên bản tiêu biểu: Bản Chăm của Landes: rùa – măng – chim – cây thị Bản Chăm của Leclere: rùa – chim – măng – cây pen Bản Việt của Vũ Ngọc Phan: chim – cây xoan – khung cửi – cây thị Bản Việt của Landes: Chim – măng – cây thị Bản Tày: Chim – tre – 2 quả trứng Bản Xơ Rê: trúc – chim – cây thị Bản Hơ Rê: chim – cà – cam Bản Khmer: chuối – tre Bản Myanma: Bồ câu – đu đủ Bản Lào: quả tum Bản Thái Lan: chim Ta lưu ý 1 điều: hầu hết các phiên bản thì Tro Bếp có sự trùng hợp là bị biến thành chim và bị ăn thịt. 2.5. Ending của Cám: Trừ vài bản phóng tác của Andescen hay người khác, hầu hết đều ghi nhận kết cục ko tốt đẹp gì cho Cám ( 100% là bị giết theo nhiều cách khác nhau.). cái này sẽ được đề cập ở mục III. III. Sự Thật? 3.1. Dì ghẻ con chồng hay chị em sinh đôi? Có lẽ ít người phát hiện ra điều này. Nhưng có ít nhất 2 kiểu OP cơ bản khác nhau, dẫn tới 2 cái ending cơ bản cũng khác nhau tương ứng. Thường nhắc đến Tấm Cám hay Tro Bếp, ta thường nghĩ đến 1 câu chuyện về xung độ “ dì ghẻ - con chồng”, nhưng thực tế không phải như vậy. Tấm Cám có đến 2 motip cơ bản là motip “ Tấm – Cám là chị em cùng cha khác mẹ” và “ Tấm – Cám là chị em ruột sinh đôi.”, một motip khá thịnh hành ở Đông Nam Á. Điều này nghe tưởng như đùa nhưng thực sự số bản theo motip “ chị em sinh đôi” là rất lớn. Theo thống kê, ít nhất nó bao gồm: chiếm tới 2 trong tổng số 3 bản Chăm thu thập được. các bản Campuchia Bản Tấm Cám VN ( bản của Landes và bản của Jeanneau) Các bản của dân tộc ít người trong phạm vi VN. … *. Nếu theo motip “ dì ghẻ con chồng” thì diễn biến câu chuyện thường là: - 1 thế lực siêu nhiên bảo Tro Bếp nuôi cái gì đó ( ăn được), 90% “cái gì đó” là người thân cô ta đầu thai. - “cái gì đó” ấy sẽ bị ăn, Tro Bếp sẽ sử dụng những phần còn lại để có đồ đi dự hội và gặp gỡ “người ấy”. - “Người ấy” đi tìm Tro Bếp, nhận ra cô nhờ chiếc giày chỉ vừa với đôi chân nhỏ. - Tro Bếp sau khi làm vợ 1 thời gian, trở về nhà, bị mẹ con dì ghẻ giết và đánh tráo. - Tro Bếp tái sinh liên tục. - Tro Bếp và người ấy gặp lại nhau. Ending: - Mẹ con dì ghẻ bị tiêu tùng, bởi những thế lực khác nhau tùy theo phiên bản mỗi nước. *. Nếu theo motip “ chị em sinh đôi” thì câu chuyện sẽ thu hẹp về phạm vi gia đình và mâu thuẫn 2 chị em hơn, cụ thể: - Tấm – Cám được mẹ/cha dặn đi bắt cá, người bắt nhiều sẽ được xem là chị ( và Tấm bị Cám tráo giỏ.). - 1 thế lực siêu nhiên bảo Tro Bếp nuôi cái gì đó ( ăn được), 90% “cái gì đó” không có can hệ máu mủ gì với người thân đã chết cả ( vì bà mẹ vẫn còn sống sờ sờ kia). “ Cái gì đó” đơn giản chỉ dùng để làm bạn và để lấy áo quần dạ hội. - “cái gì đó” ấy sẽ bị ăn, Tro Bếp sẽ sử dụng những phần còn lại để có đồ đi dự hội và gặp gỡ “người ấy”. - “Người ấy” đi tìm Tro Bếp, nhận ra cô nhờ chiếc giày chỉ vừa với đôi chân nhỏ. - Tro Bếp sau khi làm vợ 1 thời gian, trở về nhà, bị mẹ và em ruột giết chết và đánh tráo, thường là theo lối giội nước sôi rồi băm xác đem giấu. Do là chị em sinh đôi nên người em giả dạng rất dễ dàng. - Tro Bếp tái sinh liên tục. - Tro Bếp và người ấy gặp lại nhau. Ending: - Cám bị ưu tiên chết, cái chết nhấn mạnh vào vấn đề “ Cám cố gắng giống chị để tiếp tục đánh tráo”. Bà mẹ ruột thì tùy, thường là chẳng nghe đá động gì cả. Lý do đơn giản vì motip này đã hoàn toàn thiên về xung đột chị em. Như ta thấy, 2 chuỗi motip này dẫn tới 2 cái ending thuộc loại “ liếc thì có vẻ giống nhưng xem kỹ mới thấy khác.”. Thường ở motip “ dì ghẻ con chồng”, nó mang ý nghĩa “ tòa án, trừng trị” nơi 1 ai đó ( tuyệt đối không phải Tấm) sẽ đứng ra phân xử Cám và làm mắm cô ta gửi mẹ sau khi sự thật phơi bày. Còn nếu theo motip “chị em sinh đôi” thì ending theo hướng nhấn mạnh vào vấn đề “ Cám cố đánh tráo lần thứ 3” vốn đã xảy ra suốt mạch truyện. Để hiểu rõ hơn, tôi nêu ra list các ending: - Tày: Tua Gia Tua Nhi ( Mẹ vua sai Tua Gia khoan về nhà mà giả làm người bán bánh. Hoàng Hậu Tua Nhi ko nhận ra, hỏi cô bán bánh làm sao mà trắng đẹp thế, cô trả lời nhờ tắm nước sôi. Hoàng hậu hí hửng làm ngay, chết.) - Ý( đảo Sicile): Cenerentola ( vua giết và làm mắm cô con gái, gửi mụ dì ghẻ. Khi mụ ăn, con mèo nói: “ cho tôi chút gì tôi khóc giúp cho”. Mụ đuổi mèo đi. Sau mụ phát hiện ra sự thật, chết. Mèo lại kêu “ mụ không cho tôi gì cả, tôi chẳng khóc giúp đâu.”) - Campuchia: Neang Kantoc ( Hoàng hậu giả Neang Chong Angkaat chạy vào rừng, mất hút vĩnh viễn ko ai còn nhìn thấy. ---- > làm điểm tâm cho cọp beo. Cha thì bị cá sấu lôi đi) - Myanma: Bé (Hoàng hậu giả đòi đem gươm thần phân xử. Gươm thần giết người, vua làm mắm biếu dì ghẻ) - Xre: Gơ Liu ( Gơ Lat bị hoàng tử lệnh làm mắm) - Hre: Ú (. Cao bị chồng Ú giết làm đồ ăn, cha mẹ bị ong đốt chết) - Thái: Ý Ưởi ( Nghe Ý Ưởi nói trắng nhờ tắm nước sôi, Ý Nọong nấu nước sôi, nằm vào máng bảo Ý Ưởi giội hộ.) Còn nhiều, nhiều, nhiều nữa. Nhưng tôi đá ra chỉ nhiêu đây thôi. Tóm lại là như thế này: - Theo phiên bản “ dì ghẻ” thì không thể có đoạn bắt tép nhưng thường lại thêm vào chi tiết con vật nuôi của Tấm là cha/mẹ hóa thân. Còn đoạn kết luôn là Hoàng hậu giả bị vạch mặt và bị chủ yếu là chồng của Tro Bếp biến thành mắm cá ( quái quỷ gì mà dân xưa ghiền mắm cá thế ko biết, tận đến cả Châu Âu như Ý cũng mắm cá) hoặc “nhẹ nhàng” hơn là bị thần thánh ( thánh kiếm, thần linh) hay động vật ăn thịt “thưởng thức” ( như bản Campuchia một người chạy vào rừng chơi với beo, 1 người chơi với cá sấu). - Theo phiên bản “ sinh đôi” thì câu chuyện nghiêng về xung đột chị em và nhấn mạnh sự giống nhau của 2 người. Bắt buộc phải có vụ bắt tép để phân xử ai chị ai em. Chi tiết “con cá là cha mẹ” bị loại bỏ. Tấm phải chết vì nước sôi. Cái chết của Cám liên quan đến chủ đề “ sự đánh tráo” nhiều hơn. Do Tấm sau khi trở về đã trắng hơn trước, Cám cấp tốc tìm cách trắng như Tấm để nhanh chóng giết người và tráo đổi lần nữa. Tấm thật thà giải thích nguyên nhân mình trắng ( Bởi thế nên đoạn giữa của motip “sinh đôi”, Tấm bị giết hầu như phải vì bị giội nước sôi hoặc là bị chặt cau rồi rớt vào hố nước sôi,… bắt buộc phải có nước sôi). Cám hý hửng làm theo ( hài hước hơn là Cám rủ Tấm cùng đi … tắm trắng, nấu nước, rồi bảo Tấm giội phụ, Tấm thật thà giội giúp, ai ngờ… như bản của Thái.) Nhưng vấn đề ở đây là ending theo phương pháp “trừng phạt” cho cả mẹ con Cám lại có thể áp dụng luôn cho cả motip “ chị em sinh đôi” miễn là cho Tấm đứng ngoài. Sự lộn xộn đến từ chỗ này. 3.2. Lịch sử bản Tấm Cám mà ta biết. Thực tế cái gọi là “ truyện cổ tích Tấm Cám” mà ta vẫn thường nghe hiện nay không phải là bản Tấm Cám gốc mà là bản … viết của nhà nghiên cứu Vũ Ngọc Phan. Ông đã dựa vào các mẫu truyện Tấm Cám mà Landes, Leclere, … đã thu thập hồi cuối thế kỷ 19. Mà bản có nội dung gần với bản Tấm cám ta biết nhất là bản tìm thấy năm 1886 của G.Jeanneau. Cụ Vũ đã dựa vào những bản tìm thấy năm 1886 này, thêm mắm bỏ muối 1 ít, thế là viết ra câu chuyện “Tấm Cám revenge độc nhất vô nhị trong lịch sử Tro Bếp, phiên bản cổ tích duy nhất có sự phát triển tích cách nhân vật” ( tự hào đi). Cụ thể bản Tấm Cám 1886 chung quy là thế này: - Tấm – Cám là chị em sinh đôi - 2 người đi bắt tép để được xét ai là chị, ai là em - Tấm bị giội nước sôi hoặc bị chặt cau rơi vào hố nước sôi - Tấm tái sinh nhiều lần rồi gặp được vua. - Tấm trở về, trắng đẹp hơn xưa. Cám muốn đánh tráo tiếp bèn hỏi “ Chị ơi, sao chị trắng thế?”. Tấm trả lời “ ngày xưa chị bị em giội nước sôi nên trắng”. Cám nghe theo đi làm ngay. Tiêu Tùng. - Tấm làm mắm Cám gửi dì ghẻ. Còn bản của Vũ Ngọc Phan là thế này: - Tấm – Cám là chị em cùng cha khác mẹ - 2 người đi bắt tép để … giành yếm - Tấm bị chặt cau chết, chẳng có nước sôi nước lạnh gì cả, chỉ có ao hay giếng mà thôi. - Tấm tái sinh nhiều lần, gặp lại vua. - Tấm trở về, trắng đẹp hơn xưa. Cám thấy Tấm trắng đẹp quá nên ghen ghét, bèn hỏi “ Chị ơi, sao chị trắng thế?”. Tấm trả lời “ muốn trắng thì để chị giúp cho”. Cám nghe theo đi làm ngay. Tấm bảo Cám đào cái hố rồi chui xuống, Tấm kêu quân đổ nước sôi xuống. Cám tiêu tùng. - Tấm làm mắm Cám gửi dì ghẻ. Như ta thấy, bản tìm được năm 1886 đã có dấu hiệu chắp ghép và phi lý ở đoạn ending. Cụ thể là lẽ ra chỉ dừng ở đoạn Cám làm theo, chết, thì nó lại phang tiếp thêm đoạn Tấm làm mắm Cám. Từ cái ending “ bắt chước thất bại” phổ thông của motip “ chị em sinh đôi”, Ko biết vô tình hay cố ý, G. Jeanneau đã thêm vào đoạn “ Tấm mắm cám gửi dì ghẻ”, trong khi đáng ra có chi tiết này thì ko thể có chi tiết kia và ngược lại ( và người làm mắm cám theo đúng logic phải là 1 ai đó ngoài Tấm). Đó là theo tư duy logic cổ truyền cổ motip Tấm Cám. Cụ Vũ Ngọc Phan có lẽ cũng đã nhìn thấy điều kỳ cục này nên đã cố sức sửa, mà càng sửa càng… bậy. Cụ thể cụ đổi Tấm Cám từ chị em sinh đôi sang dì ghẻ con chồng. Đã thế, cụ sửa luộn vụi bắt cá phân định chị em thành “giành yếm”, biến chi tiết đó thành thừa thãi. Vụ chặt cau thì cụ bỏ luôn nước sôi. Dẫn đến hệ quả tất yếu là khi Cám hỏi “ sao giờ chị trắng” thì Tấm làm sao nói “ tại hồi đó em giội nước sôi chị” cho được ( vì có bị giội đâu mà nói)? Thế là cụ “ đâm lao thì phóng theo lao”, sửa luôn lời nói của Tấm thành 1 câu lừa gạt “ muốn trắng thì để chị giúp cho” và thế là cụ đã đạt tới mục đích hàn gắn những chi tiết có vấn đề ở ending thành ending trả thù độc nhất vô nhị ( chưa tính ba cái câu mắm muối của cụ: “ lấy tranh chồng chị”, “ lấy chồng tao “ … gì gì ấy nhé). Và con cháu cụ cho nến nay được thỏa thuê mà bình luận cái sự ác độc của Tấm 1 cách phí thời gian mà chẳng hiểu gì. 3.3. Những trục trặc của bản Tấm Cám hiện đại của Vũ Ngọc Phan: Chúng ta lưu ý 1 điều thuộc về căn bản của truyện cổ tích: đó là nhân vật không bao giờ có sự phát triển tính cách. Như Thạch Sanh, dù bị đúng 1 kẻ lừa nhiều lần vẫn tin sái cổ kẻ đó. Những truyện “ Ăn Khế trả vàng” cũng thể hiện người em như 1 kẻ ngốc, thật thà kể cho anh chuyện con quạ, thật thà đổi nhà, trong khi tên baka nhất cũng sẽ tự hiểu tên anh tự dưng ôm cả nhà cửa ra đổi là vì lý do gì. Đây là cái đặc trưng cơ bản trong tính cách nhân vật, mà nhiều người thời nay đọc thường gọi là “nhân vật hiền lành, thụ động, thật thà,…ngu ngu.”. Kỳ thực, nói các nhân vật “ngu ngu” thôi thì chưa đúng, ta phải bảo rằng họ chỉ là cái máy không hề có suy nghĩ thì đúng hơn. Cũng bởi chỉ là cái máy phát thanh gượng ép của tác giả dân gian cách đây 1000 năm nên mỗi nhân vật chỉ luôn đóng chết 1 nhân cách. Thạch Sanh thật thà, nghe lời thì sẽ luôn nghe lời, dù là 2 lần bị dụ đi gặp chằn và đại bàng. Cũng tương tự, Tấm dẫu bị bạc đãi thế nào thì vẫn tin sái cổ khi nghe em/ mẹ chặt cây câu mà lại nói mình đuổi …kiến. Nếu kể ra thì ko biết bao giờ mới xong. Một điều nữa là tính cách nhân vật luôn được trình bày ngay ở đầu câu chuyện. VD như trong “ ăn khế trả vàng” nói thẳng ngay: Người anh tham lam, người em thật thà. Và tính cách nhân vật cứ đóng chết như thế cho đến khi kết thúc. --- > vậy, nếu nhân vật cổ tích mang cái đặc trưng cơ bản là “ tính cách mỗi người đóng chết theo lời giới thiệu ban đầu” thì sao cái gọi là “ Truyện cổ tích Tấm Cám” ( thực tế là truyện … hiện đại Tấm Cám. Tác giả: Vũ Ngọc Phan.) mà ta biết lại xuất hiện chi tiết mô tả Tấm gian hùng, Tào Tháo ở đoạn cuối, khi mà ngay từ đầu truyện đã quy ước đóng chết rằng “ Cám lười biếng, tham lam, độc ác, Tấm hiền hậu, thật thà, đảm đang.”??? 1 nhân vật bị đóng chết nhân cách là “hiền” thì tuyệt đối chỉ có thể cam chịu, cố sống rồi chờ ai đó giúp đỡ, hơi hơi chủ động hơn là mong đối thủ chết 1 cách vô tình. Chúng ta ngày nay đọc vào có thể bảo Tấm – Cám của Thái ( 2 người rủ nhau đi tắm trắng, Tấm thật lòng kể nguyên nhân mình trắng, thực lòng giúp Cám trắng đẹp, ai ngờ Cám chết ấy.) hay Thạch sanh của ta là đạo đức giả lộ liễu. Ờ, há 1 người bị người kia giết nhiều lần vậy mà có thể thật thà giúp đỡ người đó? Ờ, há Thạch Sanh ko cách gì mà ko biết Lý Thông là kẻ hại mình? Há ảnh ko hề biết chuyện ông trời – cha ảnh, sẽ sét đánh mẹ con anh Lý khi họ về? … Nếu xét theo 1 tác phẩm hiện đại, cái điều nghi vấn đó là chính xác. Nhưng xét theo tư duy logic của truyện cổ 1000 năm trước, điều các vị đang suy nghĩ đây mới là … phi logic. Thạch Sanh hiền, người em hiền, Tấm hiền, … thì cứ đóng chết như thế, sao sao thây kệ, có hợp logic thực tế không cũng mặc. Đơn giản đến cực kỳ. Nhưng đáng tiếc, khi chế biến Tấm Cám, cụ Vũ Ngọc Phan ko hề để ý chi tiết “luật tâm lý” tối quan trọng này của cổ tích. Thế nên cụ đã nhìn cái bản bị chắp ghép ending 1 cách vô tình hay cố ý của G.Jeanneau thành 1 bản bị lỗi, nhưng là bị lỗi do “ chưa thể hiện rõ cái kết trả thù” chứ ko phải là cái mâu thuẫn tâm lý ko thể xảy ra của Tấm trong đoạn kết, TỨC LÀ NHÌN THEO CÁI NHÌN HIỆN ĐẠI, CHO RẰNG TRUYỆN MIÊU TẢ CHƯA SÁT SỰ TRẢ THÙ. Thế nên cụ mới thêm mắm bớt muối, biến cả chị em sinh đôi thành cùng mẹ khác cha, tạo ra cái bản mà ta biết. Và chỉ ở 1 bản Tấm Cám duy nhất của Vũ Ngọc Phan này, người ta mới có thể phăng ra cái gọi là “ logic phát triển tính cách nhân vật Tấm” ( Hoàng Tiến Tựu), thậm chí… thơ văn hơn là “ từ 1 cô gái hiền lành nhân hậu trở thành 1 cô gái có tinh thần…đấu tranh” ( Phạm Xuân Nguyên”, hoặc là giàu tính triết học như trong bài viết “ Bàn về cách ứng xử của truyện cổ tích Tấm Cám “ đăng trên tạp chí văn hóa dân gian số 4 năm 1996, tác giả Bùi Văn Tiếng dựa vào: “ tôi cứ bị ám ảnh bởi ý kiến của L.Tonstoi: 1 trong những lầm lẫn vĩ đại nhất khi xét đoán con người là chúng ta hay gọi và xác định… người này tốt, người kia ác,… trong khi con người là tất cả…” rồi cứ thế phăng tá lả thành: “ đây là chỗ thiếu nhân văn nhất nhưng lại là chỗ nhân văn hơn cả trong cách ứng xử nghệ thuật của tác giả Tấm Cám. Thì ra 1 người dịu dàng như Tấm cũng có thể trở thành độc ác, vì thế, muốn tự hoàn thiện mình, con người phải hết sức cảnh giác trước nguy cơ tha hóa…. Phải chăng đó là bức thông điệp mà người nghệ sĩ dân gian xưa, thông qua cách ứng xử nghệ thuật độc đáo của Tấm Cám, muốn gửi đến thế hệ mai sau?” ( ặc, trí tưởng tượng bay xa ko cần cả sữa Fristi) 3.4. Trục trặc trong bản Tấm Cám 1886 của G.Jeanneau: Như trên vừa trình bày, Tấm cám mà ta biết thực ra là bản viết của tác giả “độc đáo, nhân văn hơn cả” Vũ Ngọc Phan đã chỉnh sửa ( và vô tình làm nó tệ thêm) dựa trên phiên bản Tấm Cám cuối thế kỷ 19 do G.Jeanneau thu thập. Tất cả căn nguyên đến chỉ từ cái đoạn “ Tấm thật thà hướng dẫn, Cám tự làm” rồi bị thêm vào khúc sau “ Tấm làm mắm Cám” với 2 tính cách Tấm trái ngược hoàn toàn mà chỉ cách nhau có vài câu. Vì sao bản 1886 lại có sự chắp ghép 2 ending thế này? - trong quá trình nghiên cứu, đối chiếu 2 bản của người Choang ở Quảng Tây và bản người Tày ở VN, người ta xác định rằng:“ 2 bản này vốn cùng 1 gốc.”. Lam Hồng Ân nhận xét: “ Bản Ta Gia – Ta Luân của người Choang rất có thể là bản biến dị của truyện nàng Diệp Hạn của TQ.”. Qua sự công bố này, ta có thể khẳng định 1 sự giao thoa tình tiết truyện lẫn nhau 1 cách vô tình trong các dân tộc sống gần nhau. Bản 1886 tìm thấy ở Mỹ Tho, 1 vùng đất Nam Bộ với đầy dân di cư từ các tộc khác nhau như Chăm, Việt, Cam,… mà mỗi dân tộc lại mang theo mình dăm bảy truyện Tấm Cám. Đặt những thứ na ná ấy ở gần nhau thì thế tất yếu là rồi những chi tiết của chúng sẽ bị trộn lẫn vào nhau lúc nào ko biết, tạo ra hiện tượng 1 câu chuyện với “ râu ông nọ cắm cằm bà kia” mà ta thấy. Xét ra, Tấm cám của Cam – Việt – Chăm giống nhau 1 cách kỳ lạ chi tiết “ chị em sinh đôi”, “ Tấm bị giội nước”,… điều này càng củng cố suy luận trên, chỉ khác Ending 1 chút là bị 1 thế lực ko phải Tấm giết hại, hay là đi tắm trắng với nhau vô tình chết mà thôi . Và ta nên nhớ, cho đến bản 1886, sự “ trộn lẫn” này ở bản VN chỉ mới là thêm cái câu “ Tấm lấy xác cám làm mắm gửi dì ghẻ” ráp thêm vào đoạn trước “ Tấm và Cám cùng nhau đi tắm trắng, Cám nhờ Tấm giội hộ, Tấm thật thà giúp,…”, chứ chưa bị trộn lẫn lộn xộn đến mức ráp cả 2 motip “ dì ghẻ” và “ chị em sinh đôi” vào 1 như Vũ Ngọc Phan đã làm. - Tại sao lại là nước sôi? Kha khá số bản Tấm Cám đi theo hướng Cám bắt chước giội nước sôi rồi chết này, thậm chí có bản như Myanma, Cám chẳng hề nghe Tấm nói mà chỉ là nghe theo 1 bà hàng nước bá vơ nào đó rồi làm theo và chết. Những bản khác thì Cám và Tấm rủ nhau đi tắm trắng, hoặc Cám nghe Tấm kể rồi tự tắm 1 mình. Câu hỏi đặt ra là “ ai lại có thể nghĩ ra chuyện 1 người hý hửng tin vào chiêu tắm trắng bằng nước sôi?”. Câu hỏi này tưởng khó trả lời, ai ngờ thật dễ: Đơn giản vì đã có 1 thời nhân loại chứ chẳng chỉ Đông Nam Á có 1 niềm tin thần bí vào chiêu hồi sinh nhờ than và nước nóng. Ở New Ghine, Victoria, Melanedi,… vẫn còn lưu lại tàn tích niềm tin “ chết vì nước sôi rồi tái sinh” này. Ở 1 số vùng, người tham dự lễ phải nằm xuống để người ta rắc than hồng nóng lên, hoặc bò qua 1 ngôi nhà dài hẹp đang có người tưới nước sôi từ trên xuống. Medea lừng danh Fate/Stay night, trong truyền thuyết cũng từng hồi sinh 1 con dê bằng cách băm vằm nó rồi ném vào nồi nước sôi. Như vậy, chi tiết Cám tin tưởng rồi bắt chước đi tắm trắng bằng nước sôi, hay chuyện Tấm may mắn ngã vào hố nước sôi hay bị giết bằng nước sôi mà hồi sinh là 1 niềm tin cổ đại, vô cùng logic đối với người xưa. ( Còn ai ngày nay muốn thử xem có hồi sinh thật không thì… mời.) - Tại sao lại là làm mắm và mẹ ăn con? Nếu vừa trên tôi đã giải thích nền tảng cảm hứng của cái ending “ chị em sinh đôi, Cám bắt chước tắm nước sôi và chết” thì chi tiết “ Cám bị vua/thần/ kiếm làm mắm và mẹ Cám ăn nhầm” bên mô tip dì ghẻ con chồng lại chịu ảnh hưởng từ 1 motip truyện cổ tích khác cực kỳ na ná. Đó là motip phù thủy ăn nhầm thịt con cũng nổi tiếng ko kém mà ta hay nghe nhất là “ Căn nhà bánh ngọt”, “ Chú Bé Tí Hon”. Hãy để ý kỹ, trong những truyện kiểu “ nhà bánh ngọt” cũng có đề cập tới vấn đề cha mẹ trong gia đình. “ Dù ghẻ ôm đứa con riêng của chồng vào bỏ trong rừng.”, đó là cái mở đầu của những truyện kiểu này. Vô tình, nó hao hao cái OP “dì ghẻ” của motip Tro Bếp. Như trên đã nói, trong thế giới cổ tích, những thứ hao hao nhau thì rất dễ bị trộn vào nhau. Còn ở đây, loại motip câu chuyện “ mụ phù thủy ăn nhầm thịt con” và motip Tấm Cám “ dì ghẻ con chồng với cái ending mẹ ăn nhầm con” lại giống nhau đến kỳ lạ. Ta điểm sơ: Tấm Cám “ dì ghẻ”: - Ý( đảo Sicile): Cenerentola ( vua giết và làm mắm cô con gái, gửi mụ dì ghẻ. Khi mụ ăn, con mèo nói: “ cho tôi chút gì tôi khóc giúp cho”. Mụ đuổi mèo đi. Sau khi ăn gần hết mắm, mụ phát hiện ra sự thật, chết. Mèo lại kêu “ mụ không cho tôi gì cả, tôi chẳng khóc giúp đâu.”) - VN ( Vũ Ngọc Phan): “ Tấm ( đáng lẽ là ai đó ngoài Tấm) làm mắm gửi mụ dì ghẻ. Khi mụ ăn, con quạ đậu gần đó kêu “ ngon ngỏn ngòn ngon, mẹ ăn thịt con, có còn xin miếng”. Mụ nổi giận đuổi quạ đi. Sau khi ăn gần hết mắm, mụ phát hiện sự thật, chết. Mụ phù thủy ăn thịt nhầm con: - Chú bé tí hon ( Pháp): vợ chồng nghèo bỏ rơi 7 đứa con trong rừng. Chúng lạc vào nhà mụ yêu tinh có 7 đứa con gái đều ăn thịt người. Tí hon là em út trong 7 đứa con bị bỏ rơi, thông minh nhất, đã lừa tráo 7 cái mũ của 7 anh em lên đầu 7 đứa con gái đang ngủ rồi cùng nhau bỏ trốn. Trong đêm tối, mụ dì ghẻ giết nhầm những đứa con mình mà không biết. - truyện của người Berberes ( Châu Phi): 1 đứa trẻ bị mụ chằn bắt ăn thịt, bị đứa trẻ lừa giết con gái mụ thay thế. Mụ ăn thịt con mà ko biết. Khi ăn, một con mèo bảo “ Thịt ấy có mùi sữa bà đấy!”. Mụ nổi giận đánh đuổi con mèo. -truyện cổ Bắc Âu ghi 1 câu chuyện tương tự: 1 đứa trẻ bị mụ phù thủy bắt được, đã giết tráo đứa con gái mụ để thay thế. Mụ phù thủy không biết, cứ đinh ninh múc súp bày cho cả nhà ăn, cho con mèo một phần. Mèo nói: “ Nhổ đị, mẹ chồng ăn thịt nàng dâu.” …. Như trên, ta đã thấy sự tương đồng giữa motip truyện “ mụ phù thủy ăn nhầm con” và những bản Tấm Cám thuộc motip “ dì ghẻ con chồng”. Sự khác nhau giữa cái OP và Ending hầu như ko lớn. Chỉ là ở Tấm Cám “ dì ghẻ con chồng”, thường là 1 ai đó trừ nhân vật chính đứng ra làm việc đó, trong khi trong “ mụ phù thủy ăn nhầm con” thường đó là chính nhân vật chính. Sự khác biệt ko lớn này đã bắt đầu gây ra hệ quả hòa trộn vào nhau. Bằng chứng qua không ít phiên bản đã thể hiện sự giao thoa vô tình giữa 2 motip vốn dễ bị xem là na ná nhau này khi mẹ con Cám được mô tả là “ mụ yêu tinh mê hoặc cha Tấm, chuyên ăn thịt người”/ “mụ vợ kế là phù thủy ăn thịt người” ( VD như truyện Ú Thêm của Thái) hay tương tự với truyện của người Iceland. Rõ ràng nhất của chi tiết giao thoa này là câu chuyện nổi tiếng Bạch Tuyết với motip giống như nằm giữa “ Tấm Cám: dì ghẻ con chồng” và “ mụ phù thủy ăn nhầm con”. Chính sự na ná này cuối cùng đã khiến Vũ Ngọc Phan vô tình mắm muối thêm cho bản Tấm Cám 1886 của G.Jeanneau theo hướng motip truyện “ mụ phù thủy ăn nhầm con”, khi ông chuyển luôn nhiệm vụ làm mắm biếu dì ghẻ thẳng cho nhân vật chính. Thậm chí vụ con quạ kêu rồi bị đuổi đánh cũng na ná đến trùng khớp những cái ending “ phù thủy ăn con”. - Mâu thuẫn chủ đạo của Tấm Cám, chị em hay dì ghẻ con chồng ? Thật thảm hại là 90% người được hỏi sẽ trả lời là “dì ghẻ” nhưng thực tế là ko phải vậy. Trừ đi số lượng những bản khá lớn theo motip “ chị em sinh đôi” thì những bản theo motip “dì ghẻ” cũng đều nên lên sự chủ động rất nhiều của Cám. Cám bảo mẹ ngăn Tấm đi hội, Cám bảo mẹ cấm Tấm thử giày, Cám bảo mẹ chặt cau giết Tấm, Cám làm thịt chim, chặt xoan, đốt khung cửi. Thậm chí nhiều ending theo motip dì ghẻ ghi sự ngoan cố đến mức liều chết của Cám lên đến cực điểm. VD bản của Myanma, Hoàng hậu giả vẫn ngoan cố phủ nhận tội ác, đòi mang cả kiếm thần ra xử và chỉ bị giết khi kiếm thần tự phóng tới băm Cám ra như bùn. Như vậy, Đặc điểm cơ bản của Tấm Cám là mâu thuẫn chị em, trong khi đặc điểm của “ Mụ phù thủy ăn nhầm con” thường mâu thuẫn phải là “ mụ dì ghẻ/ phù thủy – đứa con sắp bị ăn thịt.”. Những sự na ná quá nhiều thế này đã tạo ra thảm cảnh truyện Tấm Cám với cái ending bị ghép ( chỉ 1 cái ending thôi) năm 1886, qua tay các nhà phục chế như Vũ Ngọc Phan, nó được thêm đủ thứ mắm tôm từ bao nhiêu motip na ná Tấm Cám, tạo ra cái phiên bản Tấm Cám bị error độc nhất vô nhị, nơi nhân vật chính có hành động giống như đang phát triển tính cách. Và đó là tất cả căn nguyên của bao nhiêu buổi hội thảo chửi nhau um sùm từ gần 50 năm nay. Có một số người như Phan Hải Triều đã nêu luận cứ nghi vấn “ có 1 sự chắp nối khiên cưỡng, pha trộn yếu tố ngoại lai” trong truyện Tấm Cám mà ta biết hiện nay ( bản Vũ Ngọc Phan). Ông ta đã nói đúng 1 phần dù thực tế không có bằng chứng gì, chỉ thuần đổ cho nước ngoài trong khi khẳng định “ người VN hiền thế sao mà thế được”. Sự thật, truyện Tấm Cám của Vũ Ngọc Phan trở thành như thế là kế quả do pha trộn nhiều chi tiết từ các motip không phải Tấm Cám, lại thêm sự cắt bỏ những chi tiết quan trọng trong bản 1886 mà người thu thập cứ tưởng là motip thừa ( VD như chẳng hiểu gì về tín ngưỡng hồi sinh nhờ nước nóng hay sự nhấn mạnh mâu thuẫn chị em ruột, cứ sợ “ bạo lực”, “ đoạn này 2 đứa rủ nhau đi tắm sao mà giả giả quá” rồi thêm mắm bỏ muối khiến cho nó vốn chẳng bạo mấy, giờ chính thức trở thành “horror”.). Đó là lỗi của người thu thập và biên tập vậy. Tổng hợp từ: - bài viết của nhà nghiên cứu Đinh Gia Khánh. - Về cái chết của mẹ con người dì ghẻ trong truyện Tấm Cám ( Phó giáo sư Chu Xuân Diên. Tạp chi Văn Hóa Dân Gian số 2/ 1999) -Truyện Tấm Cám và sự đánh tráo số phận con người ( Nguyễn Tấn Đắc). ------- Sau khi trình bày xong toàn bộ origin và nguyên nhân xuất hiện từng chi tiết từ nước sôi đến mắm cá lóc và “dì ghẻ” hay “chị em ruột”. Có lẽ nhiều người đọc vẫn thấy rối. Vấn đề thực ra rất dễ hiểu nhưng giải thích thì nó rất lòng vòng. Điều đó là đương nhiên, bởi Tấm Cám của Vũ Ngọc Phan ra như thế vì ông đã vô tình trộn nó vào 1 đống rối bùi nhùi. Ngay cả khi tôi cố tổng hợp phân tích ra nguyên nhân vì sao chỉ có 1 bản của Vũ Ngọc Phan có chi tiết trả thù bởi nhân vật chính vốn ko thể nào xuất hiện trong truyện cổ, hay vì sao cái end lại dần dần bị biến tấu, lai ghép như thế, chắc chắn có nhiều người vẫn còn ráng lý sự. “ Biết đâu truyện Tấm Cám của VN là cá biệt nằm ngoài những suy luận đó?”. Ờ, vậy giải thích thế nào về những bản gốc 1886 mang toàn mấy nét nằm trong vòng suy luận ấy? “ Đó là ý của cậu, còn độc giả có quyền cảm nghĩ theo những cách riêng.”. Ờ, đó là quyền tự do thôi. Nhưng cảm nghĩ luôn phải dựa trên 1 cái nền gì đó có ý nghĩa nhất định. Tôi vừa chứng minh cái truyện Tấm Cám này là 1 bản bị “trộn” error hoàn toàn chỉ do vô tình bị ảnh hưởng từ các motip khác và ko hiểu ý nghĩa motip truyện Tấm Cám căn bản. Nếu có ai vẫn cố dựa trên cái ko ý nghĩa để suy ra “ ý truyện TC nói rằng con người ai cũng có 2 mặt” thì tôi cũng chẳng biết nói gì. Như Picasso đã nói cái đó là đồ tô màu nhưng những người ko biết mà ko cần biết vẫn tuyên bố đó là 1 “bức tranh tuyệt tác giàu ý nghĩa” thì đó là quyền của họ. Nói cho cùng, suy diễn lung tung là quyền của thiên hạ mà. Ko có nó mấy cái Topic " Tấm Cám" biết lấy gì mà nói ngoại trừ " I am the Troll."? Nếu ai bảo tôi giờ phải làm sao với cái bản error, tôi nghĩ chỉ có 1 phương pháp là viết lại nó theo đúng motip cơ bản: - Nếu theo motip "dì ghẻ con chồng" thì ending là Cám bị cái gì đó ngoài Tấm giết, làm mắm gửi mẹ. Đơn giản hơn thì cứ " 2 mẹ con sợ bị trách tội, bỏ chạy vào rừng" làm tráng miệng cho cọp beo như bản Campuchia. - Nếu theo motip "chị em sinh đôi" thì cứ như bản của người Thái. Cám hỏi, Tấm thật thà trả lời, 2 người rủ nhau đi tắm trắng, Cám chết. Không đá động gì bà mẹ. Hết.1 like
-
1 like
-
Gia cát Dự cái nào Trận Bồ đào nha – Triều tiên Ngày Nhâm Dần – thủy, tháng nhâm ngọ mộc 10/5, giờ Mão Đỗ - ĐẠi an Triều tiên mà ghi bàn trước thì càng chắc thua Kết luận: Bồ đào nha thắng chắc Triều tiên cũng ghi được bàn thắng vào lưới đội Bồ đào nha. Chênh 1 đến 2 bàn Trận Chile – THụy Sỹ Cảnh – lưu niên KL: Hòa hoặc chênh 1 bàn thắng cho thụy sỹ Trận Tây ban nha – Honduras Giờ Thìn Cảnh – lưu niên KL: Hòa hoặc chênh 1 bàn thắng cho Honduras1 like
-
Kết Quả Dự Báo Từng Trận Trong World Cup 2010
Guest liked a post in a topic by NDK
(Tiếp) New Zealand - Xlovakia NDĐ: Cuti, NDK, Leon, BW KQ: Cuti, NDK, Leon, Bờ Biển Ngà - Bồ Đào Nha NDĐ: Cuti, Random, BW, Leon, NDK, Văn Lang KQ: Văn Lang (0 ghi quẻ và cách luận :D) Brazil - Bắc Triều Tiên NDĐ: Cuti, Leon, NDK, BW, Bá Kiến, KQ: Cuti, NDK, BW. Honduras - Chile NDĐ: NDK, Leon, Cuti, Random KQ: Random, Tây Ban Nha - Thụy Sỹ NDĐ: Văn Lang, Vietha, Random, Cuti, BW, Leon, NDK KQ: Vietha, Nam Phi - Uruguay NDĐ: Dim, Random, Leon, NDK, BW, KQ: Dim, NDK Argentina - Hàn Quốc NDĐ: Cuti, Văn Lang, Tuấn Dương, Dim, Phong Vân, Leon, Thiên Đồng, NDK KQ: Văn Lang, Phong Vân, Leon, NDK Pháp - Mexico NDĐ: Vietha, Phong Vân, Leon, Dim, Thiên Đồng, NDK, Random, Văn Lang, Cuti KQ: Dim Hy Lạp - Nigeria NDĐ: Phong Vân, Dim, Leon, Thiên Đồng, NDK, Văn Lang KQ: Thiên Đồng, Văn Lang Đức - Serbia NDĐ: Cuti, Leon, NDK, Random, BW, Văn Lang, KQ: NDK, Mỹ - Xlovenia NDĐ: NDK, Leon, Random, Văn Lang, Cuti, KQ: NDK, Leon, Anh - Algery NDĐ: NDK, Leon, Random, Văn Lang, KQ: sai Hà Lan - Nhật Bản NDĐ: Thiên Đồng, Leon, NDK, Văn Lang KQ: Thiên Đồng, Leon, Văn Lang, Ghana - Úc NDĐ: Thiên Đồng, Leon, NDK, Văn Lang, KQ: NDK, Văn Lang, Cameroon - Đan Mạch NDĐ: Leon, NDK (quên 0 ghi tỉ số thắng cho Đan Mạch, tiếc quá T__T), BW KQ: Leon (chênh lệch bàn thắng),1 like -
(Tiếp) Đức - Úc: NDĐ: TinhTam, BW, Cuti, Doccocauthang II, NDK, Random KQ: TinhTam, BW, Cuti, Doccocauthang II, Random Hà Lan - Đan Mạch: NDĐ: NDK, Cuti, Bá Kiến, BW, Tinhtam, Leon, Random, Doccocauthang II, KQ: NDK, Bá Kiến, BW, TinhTam(đúng về chênh lệch bàn thắng), Random Cameroon - Nhật Bản: NDĐ: Leon, Random, NDK, TinhTam, BW, KQ: Leon (0 có tỉ số) Italia - Paraguay: NDĐ: Leon, Tinhtam, NDK, BW, KQ: Sai1 like
-
Kính bác Thiên Sứ, Cháu xin tổng hợp ra đây 7 trận đầu tiên cho mọi người tiện theo dõi, chỉ ghi ai đã đoán đúng và có đúng tỉ số hay không. Còn lại nếu đoán sai thì sẽ tự nghiệm lại quẻ! Việc nữa, cháu thấy có một phần mềm nhỏ rất tiện cho mọi người theo dõi World cup cũng như theo dõi những dự báo của mình khá hay. Mọi người xem tại đây: Báo Dân trí và tải về tại đây. ------------- - Kết quả = người đoán đúng. - Người đoán đúng tỉ số có tên màu đỏ Nam Phi - Mexico Người dự đoán: NDK, Babywolf, Random Kết quả: sai Pháp - Uruguay: NDĐ: BW, NDK, Kết quả: BW, NDK Hàn Quốc - Hy Lạp NDĐ: Doccocauthang II, NDK, BW KQ: Doccocauthang II, BW Argentina - Nigeria NDĐ: Random, NDK, BW KQ: Random, BW Anh - Mỹ NDĐ: BW, NDK, Trạng Lợn, KQ: BW, NDK Algeria - Xlovenia NDĐ: Doccocauthang II, TinhTam, BW KQ: Doccocauthang II, TinhTam Ghana - Serbia NDĐ: NDK, Doccocauthang II, Random, TinhTam, KQ: NDK (Đang dừng ở trang 3 topic Dự đoán WC)1 like
-
Cầu chúc bình an cho haiphuong, chồng bạn và gia đình. Mọi người sẽ luôn mong tin tốt lành từ bạn.1 like
-
mong bình an đến với gia đình chị !!!1 like
-
Những ánh đèn điện rực rỡ, đầy màu sắc vui nhộn hoặc ấm áp, nhấp nháy hay trầm ngâm, đều là dấu hiệu của cuộc sống con người. Trong những dịp đặc biệt như Giáng Sinh hay Năm mới, những ánh đèn lại càng có ý nghĩa báo hiệu những niềm vui tụ họp hay thể hiện không khí náo nhiệt đang bao trùm lên mọi người. Bạn đang ngồi trong nhà chờ cô bạn thân đến đón đi chơi đêm Giáng Sinh. Bạn chống cằm mơ màng suy nghĩ về ý nghĩa của những ngọn đèn trong cuộc sống của mình. Nhắm mắt lại vài giây nào, và bạn liên tưởng đến loại đèn nào? 1. Đèn cao áp trên phố 2. Đèn bàn 3. Đèn neon 4. Đèn chùm lời giải Bạn biết chút ít về công việc của các đạo diễn chứ? Mỗi cảnh quay, đạo diễn sẽ phải lựa chọn xem diễn viên chính sẽ phải xuất hiện trong hoàn cảnh thế nào, bên cạnh những dụng cụ gì để thể hiện rõ nhất tính cách của anh ta. Trong kịch bản này cũng vậy. Bạn chính là đạo diễn, và đồng thời là nhân vật chính trong một cảnh quay. Loại đèn hiện ra trong đầu bạn cho thấy bạn là con người như thế nào? 1. Đèn cao áp: Không có nghĩa là bạn luôn trong tình trạng cô đơn, nhưng bạn có sở thích ở một mình. Khi đó bạn có thể thoả sức tưởng tượng mọi thứ theo ý mình. Hình ảnh chiếc đèn đường cũng thường hay xuất hiện trong những cảnh lãng mạn của một đôi tình nhân trên màn ảnh. Vì thế, ở một khía cạnh nào đó, bạn khá bay bổng, hay bồng bềnh với những ý tưởng của mình. Thỉnh thoảng đãng trí là “bệnh” của bạn. 2. Đèn bàn: Bạn thuộc tuýp bận rộn và cầu tiến. Một ngày của bạn luôn đầy ắp những kế hoạch: cho công việc, người thân, bạn bè, người yêu. Nhưng nếu bạn cứ tham công tiếc việc như thế, rất dễ stress đấy. Nghỉ ngơi một chút không có nghĩa là bạn thụt lùi đâu. Ngược lại nó sẽ giúp bạn chuẩn bị tinh thần và sức khoẻ để còn tiến xa hơn nữa. Hãy biết tự chăm sóc mình! 3. Đèn neon: Loại đèn luôn gắn với cuộc sống sinh hoạt thường nhật của mọi nhà. Bố mẹ bạn có thể yên tâm vì bạn là một đứa con ngoan ngoãn: học hành, ăn ngủ đều đặn. Nhưng nó cũng cho thấy cuộc sống của bạn có phần hơi nhàm chán: ngày nào cũng chỉ có chừng ấy công việc diễn ra đều đều. Bạn nên thử có chút thay đổi! 4. Đèn chùm: Hình ảnh này cho thấy bạn là người có nhiều hoài bão lớn lao. Bạn có nhiều ước mơ, ưa tìm tòi, song kết quả thường không mĩ mãn như bạn mong muốn. Vấn đề là đôi lúc bạn chưa được thực tế lắm. Xây dựng thành công của mình từ những ước mơ nhỏ hơn, đó là cách chắc chắn nhất để biến mọi ước mơ thành hiện thực. Mọi người đã chọn kết quả như thế nào vậy? Hãy chia sẻ nào :lol:1 like
-
Nếu có người yêu thì cũng xảy nha nhiều xích mích ghen tuông trong năm này vào khoảng tháng 5 hay 9 âl, mà chi tay nhau vào cuối năm nay hay đầu năm tới. Nhưng cũng trong năm tới có được giới thiệu mà có tình yêu mới nhưng cũng trải qua nhiều độ sóng gió qua năm thìn mới lên xe hoa. Năm sau đi đứng cẩn thận coi chừng té ngã gãy tay chân, có nhiều chuyện buồn thay đổi về tình cảm xảy ra cãi vã tranh chấp, sức khỏe cha hay mẹ không được tốt, trong họ hàng có thể có tang người họ xa, mưu sự cũng thành công nhưng phải qua nhiều khó khăn. Sự nghiệp sau này quan lộ rất hanh thông nếu đi về công chức nhà nước sau có chức vị cao được đứng trên nhóm nhiều người, công danh tài lộc ngoài 40t mới vững bền đạt nhiều thành tựu... minhy thân mến góp ý với bạn 1 chút về những câu hỏi bạn đưa ra để học hỏi thêm kinh nghiệm luận giải, bạn chờ bác haithienha lên tư vấn chính xác cho nhé, thân chào!1 like
-
KHAI TRƯƠNG THƯ VIỆN ĐIỆN TỬ . dienbatn khai trương THƯ VIỆN ĐIỆN TỬ miễn phí . Các bạn có thể tải về để đọc . Nguồn sách là của dienbatn và các cuốn sách sưu tầm khác trên các trang web khác khoảng gần 10.000 cuốn , dienbatn sẽ đưa lên dần. Tạm thời chia ra các chuyện mục sau : 1/ SÁCH PHONG THỦY - TỬ VI - TỬ BÌNH - THÁI ẤT- KINH DỊCH - NHÂN TƯỚNG ... 2/ SÁCH HUYỀN MÔN ( BÙA CHÚ, NGẢI NGHỆ ...) 3/SÁCH VỀ MẬT TÔNG VÀ CÁC ĐẠO PHÁP KHÁC . 4/SÁCH NGHIÊN CỨU . 5/ SÁCH VĂN HỌC . 6/ CÁC BÀI KHẢO CỨU SƯU TẦM . dienbatn xin cảm ơn nguồn sách của các trang web khác khi sưu tầm đã lâu mà quên mất nguồn . Chúc các bạn có thêm nhiều tư liệu cho việc nghiên cứu của mình. Thân ái . dienbatn . Tải sách tại đây : http://vn.360plus.yahoo.com/dienbatn/artic...4&next=35821 like
-
Chuyên mục luận tuổi, chọn ngày của LinhTrang
Guest liked a post in a topic by Lilisa
6 người (với số vốn bằng nhau) là kể cả chồng em rồi, thì 2 người 1975, 2 người 1976, 1 người 1973, 1 người 1974 Nhưng có 2 người (1975 & 1974) nhờ người khác đứng tên giùm, nên trong giấy phép sẽ là 1975, 1973, 1968, 1979 và 2 người 1976. Trong đó, chồng em 1975 làm chủ tịch. Em 1977 làm giám đốc thuê trên danh nghĩa. (hơi rắc rối, khó hiểu 1 chut ) - Lĩnh vực kinh doanh: buôn bán sảm phẩm nhựa, cao su; dịch vụ về chế biến nông sản - Khai trương: giấy phép xong rồi nên khai trương khi nào cũng được. Anh coi giúp em với ạ. Với chồng em năm nay bắt đầu làm ăn vậy thì có tốt và thuận lơi không? hay phải đợi đến khi nào ạ? Em chân thành cảm ơn.1 like