-
Thông báo
-
Nội quy Lý Học Plaza
Nội quy này là bản mở rộng Nội Quy - Quy định của Diễn đàn. Khi tham gia mua bán, các thành viên phải tuân theo những quy định sau: Tiêu đề bài viết: Bao gồm: Chỉ dẫn địa lý, Loại hình Mua/Bán, Thông tin mua bán.
Chỉ dẫn địa lý: Tỉnh/thành nơi mua bán. Hoặc sử dụng định nghĩa có sẵn:TQ: Toàn quốc
HCM: TP Hồ Chí Minh
HN: Hà Nội
[*]Ví dụ: HCM - Bán Vòng tay Hổ Phách Nội dung bài viết: Mô tả chi tiết sản phẩm mua/bán
Bắt buộc phải có thông tin liên lạc, giá Mua/Bán
Bài mới đăng chỉ được phép up sau 03 ngày.
Thời gian up bài cho phép: 01 ngày 01 lần.
Các hành vi vi phạm nội quy này sẽ bị xóa bài hoặc khóa tài khoản mà không cần báo trước.
-
Leaderboard
Popular Content
Showing most liked content on 16/06/2010 in Bài viết
-
Theo lá số mới nầy thì người phải có dạng như sau ; dáng hơi cao mặt dài đầy đặn ,nước da ngâm , thân hình rắn chắc nặng cân , lông tóc nhiều rậm , hơi hô [riêu+toái +triệt ] ,là chị cả trong nhà vì có cặp sao [khôi +việt] ,tay chân dài lưng hơi tôm [đế vượng] , hay bị sỗ mũi dị ứng ,viêm xoan , lúc nhỏ có lần bị thủy nạn như chết đuối ,nếu không cũng có lần bị tai nạn bệnh tật thập tử nhất sinh ,tì vị kém bao tử hay đau .2 likes
-
II - Văn minh Lạc Việt. Cội nguồn lịch sử của thuyết Âm Dương Ngũ hành và Kinh Dịch. I - Cội nguồn lịch sử của thuyết Âm Dương Ngũ hành và Kinh Dịch. Nền văn minh Hoa Hạ đã được minh chứng không phải là cội nguồn Lý học Đông phương. Sự mơ hồ, mâu thuẫn trong nội dung và tình trạng bất hợp lý trong hình thành lịch sử từ những văn bản trong cổ thư chữ Hán, đã chứng tỏ điều này. Vậy thì phải có một nền văn minh, một xã hội là chủ nhân của nền văn minh này. Vì nó không thể từ trên trời rơi xuống. Đó là nền văn minh nào? Tìm trong những nền văn minh cổ gần gũi với văn minh Hoa Hạ trong suốt hàng ngàn năm lịch sử như: Cao Ly, Nhật Bản, Ấn độ, Tây Tạng không thể thấy được những dấu ấn khả dĩ mở bức màn huyền bí của Lý học Đông phương. Chỉ có một nền văn minh, tuy được nhắc đến một cách mơ hồ trong quá khứ, nhưng rất gần gũi và ngay sát biên giới với nền văn minh Hoa Hạ cổ. Đó chính là văn minh Văn Lang của người Việt cổ, bên bờ nam sông Dương tử - mà người Hoa Hạ sau này gọi là nước Ba và họ cho rằng đã biến mất một cách bí ẩn vào thế kỷ thứ III BC (Thời điểm sụp đổ của nền văn minh này theo chính sử Việt). Một giả thuyết ban đầu được đặt ra cho cội nguồn lịch sử đích thức của thuyết Âm Dương Ngũ hành và Kinh Dịch thuộc về nên văn minh Bạch Việt xưa - trải gần 5000 năm văn hiến ở Nam Dương tử. Giả thuyết ấy đã được minh chứng, qua những di sản vật thể và phi vật thể còn lại của nền văn minh này, những tư liệu lịch sử, những bằng chứng khảo cổ đã minh chứng những dấu ấn của thuyết Âm Dương ngũ hành còn lại trong nền văn minh này và xác nhận chú quyền của nó. Cho dù những gì còn lại của nền văn minh Bách Việt ở Nam Dương tử chỉ còn lại những mảnh vụn, bởi sự tàn phá của thời gian lịch sử từ hơn 2000 năm qua. Nhưng nó lại chứng tỏ tính hợp lý, khách quan và nhất quán một cách sắc sảo hơn tất cả những di sản đồ sộ từ cổ thư chữ Hán. Những di sản còn lại của nền văn minh Việt ấy, cho thấy một nền tảng tri thức, văn hóa, xã hội làm nên những khái niệm cua thuyết Âm Dương Ngũ hành. Hoàn toàn có khả năng khám phá bức màn huyền bí của văn hóa Đông phương, phục hồi lại một cách hoàn chỉnh học thuyết này và làm sáng tỏ được một thực tại khách quan - từ những tri thức vũ trụ, thiên nhiên, xã hội, cuộc sống và con người mà lý thuyết đó phản ánh. Lịch sử thuyết Âm Dương Ngũ hành và kinh Dịch, được minh chứng thuộc về người Lạc Việt ở Nam Dương tử, sẽ chẳng có tác dụng gì, nếu nó vẫn ngớ ngẩn với nguyên si nội dung mà sách Hán chuyển tải đến ngày nay, theo kiểu "Thái Cực tức là Vô cực"...Nó sẽ chỉ là một thứ tranh chấp bản quyền ngớ ngẩn, vì quyền lợi và thói hư danh của con người, như các vụ kiện xảy ra trên thế giới. Nhưng vấn đề không đơn giản như vậy... II - Nội dung thuyết Âm Dương Ngũ hành nhìn từ văn minh Lạc Việt. Nền văn minh Lạc Việt xác định khác hẳn về nguyên lý căn để của tất cả các phương pháp ứng dụng trong cổ thư chữ Hán. Đó là nguyên lý: "Hà Đồ phối Hậu Thiên Lạc Việt". Đây chính là chiếc chìa khóa mở ra tất cả những bí ẩn của nền văn minh Đông phương, một thời bí ẩn đến huyền vĩ. Nguyên lý này đã thay thế cho nguyên lý "Hậu Thiên Văn Vương phối Lạc Thư", mà văn bản chữ Hán miêu tả có nguồn gốc từ trên lưng con rủa ở sông Lạc Thủy.Từ nguyên lý căn để này, giải thích một cách hợp lý tất cả các vấn đề liên quan trong mọi phương pháp ứng dụng và điều quan trong hơn cả là nó đã thống nhất tất cả các phương pháp ứng dụng trong nguyên lý căn để này. Từ đó, nó xác định rằng: Thuyết Âm Dương Ngũ hành chính là một học thuyết nhất quán, hoàn chỉnh, có tính hợp lý nội tại, tính quy luật và tính khách quan - ngay từ sự hình thành nên nó - và khả năng tiên tri. Hay nói cách khác: Nội dung thuyết Âm Dương Ngũ hành phục hồi nhân danh nền văn hiến Lạc Việt với lịch sử trải gần 5000 năm, hoàn toàn phù hợp với tiêu chí khoa học hiện đại cho một lý thuyết khoa học. Trên cơ sở này chính là điều kiện để thống nhất tất cả những cái gọi là "trường phái " Phong Thủy trong các giai đoạn phát triển khác nhau được coi là xuất phát từ văn minh Hán, trở về với cội nguồn đích thực của nó là một khoa ứng dụng nổi tiếng của nền văn minh Đông phương - Tôi gọi tên là Phong Thủy Lạc Việt để xác định lịch sử của nó và phân biệt với khái niệm phong thủy vốn lưu truyền sai lệch trong các bản văn chữ Hán. Phong thủy Lạc Việt là một thí dụ sinh động cho sự thay đổi và minh chứng một cách khoa học cho chính bộ môn này. Đó chính là sự tổng hợp một cách nhất quán, hoàn chỉnh và hợp lý tất cả những mảnh vụn bị Hán hóa của Phong thủy - quen gọi là trường phái và mâu thuẫn lẫn nhau. III - Khả năng phản ánh thực tại khách quan & giải thích hợp lý các vấn đề liên quan: Trân cơ sở nguyên lý căn để được xác định từ văn minh Lạc Việt - "Hậu Thiên Lạc Việt phối Hà Đồ" - Thuyết Âm Dương Ngũ hành đã chứng tỏ rất rõ nét một thực tại khách quan làm nền nền tảng nhận thức tạo ra nó. Đó chính là tri thức thiên văn cổ Đông phương và sự tương tác có tính quy luật của vũ trụ. Hòa toàn không hề mơ hồ và huyền bí như trong cổ thư chữ Hán. III - 1: Nó minh chứng rằng: Tử Vi chính là các hiệu ứng tương tác có qui luật từ các ngôi sao trên Thái Dương Hệ và trên bầu trời Thái Dương hệ So sánh tính chất Ngũ hành của Hà đồ với Thiên Bàn 12 cung Tử Vi Hậu thiên Lạc Việt phối Hà đồ Đồ hình thiên bàn 12 cung tử vi III - 2: So sánh Hà Đồ phối Hậu Thiên Lạc Việt với mô hình qui ước tương quan trái Đất và bầu trời Hoàng Đạo. III - 3: So sánh vận động quĩ đạo chuyển động đảo biểu kiến khi quan sát các vì sao từ trái Đất với qui ước biểu kiến trong cách tính đại hạn của Tử Vi. Phương pháp tính lưu Đại Hạn trong Tử Vi Hiệu ứng chuyển động đảo biểu kiến quỹ đạo chuyển động của các vì sao khi quan sát từ Trái Đất. III - 4: Giải thích mối liên hệ của cửu tinh trên Thái Dương Hệ với Địa cầu (Được đặt tên theo Ngũ Hành - Kim Mộc Thủy Hỏa Thổ...) vv......vv....... IV - Kết luận: Có thể nói rằng: Kể từ khi xác định cội nguồn Lý học Đông phương thuộc về nền văn minh Lạc Việt với lịch sử trải gần 5000 năm văn hiến, thuyết Âm Dương Ngũ hành đã chứng tỏ là một học thuyết khoa học nhất quán, hoàn chỉnh có khả năng miêu tả mọi điều trong vũ trụ và cuộc sống quanh ta bằng những khái niệm của nó và khả năng tiên tri. Đây không phải là một sự phủ nhận những giá trị học thuật và những phương pháp ứng dụng đã tồn tại hàng thiên niên kỷ với phương pháp luận của thuyết Âm Dương Ngũ hành. Mà chỉ là sự hiệu chỉnh từ nguyên lý căn để và giải thích một cách hợp lý bằng một cách khác. Sự hiệu chỉnh này về cội nguồn lịch sử và nguyên lý căn để của thuyết Âm Dương Ngũ hành và bát quái đã chứng tỏ tính phù hợp với tất cả mọi tiêu chí khoa học của thuyết Âm Dương Ngũ hành. Học thuyết này - sau khí hiệu chỉnh nguyên lý căn để và giải thích bằng một cách khác, nhân danh cội nguồn thuộc về Việt sử 5000 năm văn hiến - đã giải thích từ sự hình thành vũ trụ cho đến mọi vần đề liên quan đến con người, từ những hạt vật chất đến các thiên hà khổng lồ có tính quy luật, tính khách quan và khả năng tiên tri. Đây chính là tiêu chí của một lý thuyết thống nhất khoa học mà nhân loại đang mơ ước. Tri thức khoa học hiện đại đang tiếp tục tiến về phía trước. Nhưng lý thuyết khoa học mới nhất bây giờ và trong tương lai, có thể đúng và có thể sai. Nhưng tất cả những tri thức khoa học được thừa nhận là phản ánh chân lý khách quan, đều có thể tìm thấy những điểm tương đồng của nó trong thuyết Âm Dương Ngũ hành - nhân danh nền văn hiến Việt trải gần 5000 năm lịch sử. Để kết luận bài viết này trên diễn đàn, tôi xin được nhắc lại câu nói nổi tiếng của SW Hawking: Nếu quả thực có một lý thuyết thống nhất, thì chính nó quyết định còn người có tìm ra nó hay không? Xin cảm ơn sự quan tâm của quí vị.(*). Còn tiếp -------------------------- * Chi tiết về những minh chứng này. Xin xem các sách đã xuất bản và các tiểu luận của Thiên Sứ - Nguyễn Vũ Tuấn Anh trên diễn đàn lyhocdongphuong.org.vn và trên trang chủ của diễn đàn2 likes
-
Chiêu sinh lớp Phong Thủy Lạc Việt thực hành Khóa 1 Trung Tâm Nghiên Cứu Lý Học Đông Phương, được sự đồng ý của Giám Đốc Trung Tâm chính thức chiêu sinh lớp Phong Thủy Lạc Việt thực hành Khóa 1 Lớp Phong Thủy Thực hành được tổ chứ học tại trụ sở của Trung Tâm: - Tại HCM: A75/6F/14 Bạch Đằng, Phường 2, Quận Tân Bình, Tp HCM. Điện thoại: 08-8 3848.6867 - Tại HN: VPDD số 1A Đặng Dung -Hà Nội. Điện thoại 04-37160606 Lớp Phong Thủy Lạc Việt thực hành Khóa 1, dự kiến khai giảng vào đầu tháng 7 năm 2010. Thời gian chiêu sinh bắt đằu từ ngày 15 tháng 6 năm 2010 (tức là ngày 4 tháng 5 năm Canh Dần). Anh chị em Học Viên các khóa PTLV CB1, 2,3 và thành viên diễn đàn Lý học Đông Phương cũng như các bạn quan tâm có nhu cầu, có thể đăng ký học trực tiếp tại trung tâm , qua chủ đề này hoặc đăng ký qua hộp thư: HCM: info@lyhocdongphuong.org.vn. Hanoi: hoangtrieuhai@gmail.com 1. Nội dung học: v Thực hành đo phân cung theo Bát Trạch Lạc Việt. v Thiết kế Phân cung phòng, bếp, và thiết kế nhà theo Bát Trạch Lạc Việt. v Phân tích về Loan Đầu trong Phong Thuỷ Lạc Việt. v Phân tích về Dương Trach trong Phong Thuỷ Lạc Việt. v Kiến thức cơ bản về Huyền Không Phong Thuỷ Lạc Việt. v Tổng kết về sự Nhất Quán trong Phong Thuỷ Lạc Việt. Sau khóa học, các Học Viên có đủ khả năng để thực hành Phong Thủy theo Bát Trạch Lạc Việt. 2. Thời gian đào tạo: 3 tháng, 2 buổi / tuần vào các buổi chiều từ 17h-19h. 3. Học phí: 1.500.000 đồng/ tháng. TM BQT1 like
-
Thưa các bạn, Là thành viên mới của diễn đàn, tôi mạnh dạn mở topic này với hy vọng có thể giúp các thành viên khác có được những thông tin để tham khảo từ lá số tử vi của mình trước khi đưa ra những quyết định về công danh, sự nghiệp. Những thành viên tham gia topic này xin vui lòng đưa ra các thông tin ngắn gọn, đầy đủ, chính xác và các câu hỏi cũng nên gắn gọn, rõ ràng. Với những kiến thức và kinh nghiệm có được, tôi sẽ cố gắng giải đáp cho các thành viên. Xin cảm ơn sự hưởng ứng tham gia của các thành viên. Xin chúc cho diễn đàn ngày càng phát trỉển mạnh mẽ. Huyencodieuly1 like
-
Mặt trăng có nhiều nước hơn chúng ta tưởng VnExpress Một nghiên cứu mới đây cho thấy lượng nước bên dưới bề mặt "chị Hằng" lớn hơn ít nhất 100 lần so với tính toán trước kia của giới khoa học. > Mặt trăng có ba loại nước Ảnh: wordpress.com. “Nếu chúng ta có thể lấy toàn bộ nước bên dưới bề mặt của mặt trăng, lượng nước đó sẽ tạo thành một đại dương có độ sâu 1 m bao phủ toàn bộ bề mặt hành tinh này”, National Geographic dẫn lời Francis McCubbin, một nhà địa chất của Viện Khoa học Carnegie tại Mỹ. Phát hiện của nhóm McCubbin có ý nghĩa to lớn đối với tham vọng chinh phục vũ trụ của loài người trong tương lai. Nếu lượng nước trên mặt trăng cực lớn thì con người có thể đặt căn cứ tại hai cực của hành tinh này. Các phi hành gia có thể uống nước trên mặt trăng. Chúng ta cũng có thể điện phân nước để tạo ra oxy và hydro – hai dạng nhiên liệu dành cho tên lửa đẩy. Ngoài ra các nhà du hành còn có thể dùng khí oxy để thở. Ngày 9/10/2009, tàu vũ trụ của NASA phóng một tên lửa nặng 2.200 kg xuống hố Cabeus (có đường kính 100 km) ở cực nam mặt trăng. Sau đó một tàu vũ trụ khác đưa thiết bị thăm dò xuống vị trí vụ nổ để xem có tinh thể băng bắn ra hay không. Dữ liệu mà thiết bị thăm dò gửi về nhận thấy trong đám bụi bốc lên từ vụ nổ có nhiều tinh thể băng và hơi nước. Đa số giới khoa học tin mặt trăng hình thành khi một thiên thể có kích thước tương đương sao Hỏa va phải trái đất cách đây 4,5 tỷ năm. Lượng vật chất văng ra từ vụ va chạm cô đặc lại và tạo nên mặt trăng. Macma (đá nóng chảy) xuất hiện trong quá trình hình thành cửa mặt trăng và các phân tử nước bị giữ lại khi macma nguội và biến thành tinh thể. National Geographic cho biết, McCubbin và các cộng sự phân tích những mẫu đá mà các tàu Apollo mang về từ mặt trăng từ 40 năm trước cùng một thiên thạch từ mặt trăng rơi xuống châu Phi để tìm hiểu lượng nước trong chúng. Những viên đá đó thuộc loại đá rất phổ biến bên dưới bề mặt "chị Hằng". Chúng chứa apatite - có công thức hóa học là Ca5F(PO4)3. Đây là loại khoáng chất được hình thành từ vài tỷ năm trước, khi phần bên trong của mặt trăng vẫn còn chứa đầy macma. Bằng cách phân tích các hạt ion trong apatite, các nhà khoa học có thể xác định được tỷ lệ hợp chất hydroxyl - chứa cả nguyên tử O và H. Từ tỷ lệ hợp chất hydroxyl họ sẽ tính ra tỷ lệ nước. Kết quả phân tích cho thấy lượng nước trên mặt trăng chiếm từ 5 tới 64 phần tỷ khối lượng hành tinh này, tức là lớn hơn ít nhất 100 lần so với mọi dự đoán trước kia. Tuy nhiên, phần lớn nước nằm trong tầng đá của mặt trăng. "Do tỷ lệ nước trong chất khoáng cực thấp nên trong suốt vài chục năm qua giới khoa học không thể phát hiện ra nó.", Bradley Joliff, một chuyên gia của Đại học Washington tại Mỹ và cũng tham gia nghiên cứu, cho biết. McCubbin cũng khẳng định trước khi nghiên cứu của ông được tiến hành, chưa có nhà khoa học nào tìm thấy nước trong các chất khoáng trên mặt trăng. Minh Long -------------------------------------------- Lời bàn của Thiên Sứ: Nhân danh những hiểu biết cá nhân của tôi về Lý học, tôi luôn xác định rằng: Mặt trăng không thể có nước như khái niệm nước trên trái Đất, thâm chí cả với khái niệm "nước đá" của chúng ta. Nó có thể có những dạng cấu trúc phân tử gần giống với nước và thể hiện dưới một hình thức khác. Nếu như các nhà khoa học tìm được nước trên mặt trăng thì toàn bộ lý thuyết về khí của tôi phục hồi nhân danh nền văn hiến Việt sẽ bị coi là sai và phải xem xét lại toàn bộ.1 like
-
Tuần -Triệt gặp bất cứ sao nào cũng phá đi tính chất của sao đó ,nhưng ngược lại không có sao nào có thể giải phá được cặp hung thần nầy .1 like
-
Hãy tưởng tượng bạn đang ở dưới một bầu trời xanh trong không một gợn mây.Bây giờ hãy tưởng tượng xem xung quanh bạn, khung cảnh nào làm cho bạn cảm thấy thư giãn nhất? 1.Một cánh đồng tuyết trắng xóa 2.Mặt biển xanh thăm thẳm 3.Một ngọn núi xanh rờn 4.Một cánh đồng hoa vàng Diễn giải nè :P :) :D Diễn giải: Màu xanh của bầu trời có sức ve vuốt làm dịu tâm hồn bạn. Còn những khung cảnh xung quanh thể hiện những khả năng tiềm ẩn trong tâm hồn không bị khuấy động của bạn. 1.Một cánh đồng tuyết trắng xóa: Bạn được tặng một khả năng nhạy cảm đặc biệt, có thể nắm bắt tình huống ngay từ cái nhìn đầu tiên và nhanh chóng tìm ra chìa khóa giải mã cho vấn đề phức tạp mà không cần phải có chứng cớ hay lời giải thích nào. Bạn có thể đưa ra những quyết định sáng suốt và tầm nhìn xa trông rộng. Hãy tin vào những linh cảm đầu tiên của mình bởi chúng là những người dẫn đường sáng suốt của bạn. 2.Mặt biển xanh thăm thẳm: Bạn có khả năng bẩm sinh giữa những mối quan hệ giữa người với người. Chỉ cần sự hiện diện của bạn đã là một sự giúp đỡ cho người khác làm việc được suôn sẻ hơn. Điều đó làm bạn trở thành một thành viên quan trọng trong bất cứ êkíp nào. 3.Một ngọn núi xanh rờn: Bạn có khả năng biểu lộ cảm xúc rất giỏi. Bạn luôn tìm được những lời lẽ thích hợp để diễn tả những gì mình cảm thấy và làm người khác nhận ra họ đang thực sự nghĩ gì. Khi mọi người chia sẻ với bạn, họ sẽ cảm thấy thoải mái hơn rất nhiều. 4.Một cánh đồng hoa vàng: Bạn là một kho kiến thức và sáng tạo, thường bất ngờ bật ra những ý tưởng và tiềm năng vô hạn. Hầu như không có việc gì là không thực hiện được với bạn.1 like
-
Một thành viên kỳ cựu của diễn đàn, gửi cho tôi hình ảnh một nơi mà tình cờ ghé qua trong một chuyến du lịch miền sơn cước ở Nam bộ. Những hình ảnh này mang đến cho tôi một cảm giác đây là phế tích của một công trình kiến trúc cổ xưa bằng đá. mang dấu ấn của nền văn hóa cổ Đông phương. Nhưng tại sao nó lại ở miền Nam Bộ khi dấu tích cổ xưa của nó không thể từ vài trăm năm nay, mà có thể từ hàng ngàn năm trước. Tôi suy nghĩ mãi không ra, nên đưa những hình ảnh này chia sẻ với anh chị em. Đầu rắn? Tượng rùa? Đầu sấu? Con gì đây? Đầu rùa?1 like
-
Từ trước đến giờ em có được khen là nói chuyện "có duyên" không vậy???? Cái tiêu đề và nội dung hỏi, đọc xong chẳng ai muốn trả lời1 like
-
Có phải dạng người nhỏ ốm gầy , thân hình thô ,tóc hoăn hay hoe vàng ,tánh tình nóng nảy hay liều lĩnh như nam tính ... vui vẽ ăn nói hoạt bát và rất thích ca hát hay các môn về nghệ thuật hội họa ?1 like
-
Theo lá số của giờ Sửu có lẽ không đúng nhưng với giờ Tý thì hợp hơn.1 like
-
Vợ chồng bằng tuổi thì năm kỵ đẻ con gái, năm hợp đẻ con trai là tốt. Các năm 2010-2013 là năm kỵ, 2014-2017 là năm hợp. Năm Nhâm Thìn - 20121 like
-
Thế thì bạn xem lại giờ sinh xem có chính xác không? Có phải dạng người cao nhưng dáng hơi thô mặt vuông vắn đầy đặn da hơi ngăm nhưng mặt lúc nào cũng đỏ, vẻ mặt lúc nào cũng có vẻ đượm buồn hay mắt có quầng thâm, cha mẹ vất vả không hợp nhau, lúc nhỏ đã có lần xa cách song thân. Anh em may mắn thì chỉ có được 1 người là nữ. Lúc trước 5 tuổi có mang tang người nào trong họ, là người nam? Lúc trước có lần suýt chết vì thủy tai... Góp ý với bạn 1 chút về lá số giờ này. Bạn nên đưa ra 1 số đặc điểm về bản thân và lá số giờ tý để bác xác định giờ sinh lại cho chính xác nhé, thân chào.1 like
-
- Cục 61 (Năm Cảnh hưng thứ 5, Giáp Tý, Bính Tý, Giáp Tý) Thái ất ở cung 6 Kế thần ở Dần Văn xương ở Tý Thủy kích ở Hợi Chủ 25. Đỗ Khách 33. Thuần dương. Vô địa Chủ đại tướng ở cung 3. Phát Khách đại tướng ở cung 4. Cách Chủ tham tướng ở cung 9. Hiệp khách Khách tham tướng ở cung 2. Phát - Cục 62 Thái ất ở cung 6 Kế thần ở Sửu Văn xương ở Sửu Thủy kích ở Cấn. Chủ 34. Hạ hòa. Đủ Khách 26. Thuần dương. Đủ Chủ đại tướng ở cung 6. Tù Khách đại tướng, khách tham tướng ở cung giữa. Chủ tham tướng ở cung 8. Phát - Cục 63 Thái ất ở cung 6 Kế thần ở Tý Văn xương ở Cấn Thủy kích ở Mão Chủ 25. Đỗ Khách 22. Thuần âm Chủ đại tướng, chủ tiểu tướng ở cung giữa. Đỗ Khách đại tướng ở cung 2. Phát Khách tham tướng ở cung 6. Tù - Cục 64 Thái ất ở cung 7 Kế thần ở Hợi Văn xương ở dần Chủ 16. Hòa. Tam tài đủ Khách 11. Âm trung trùng dương Chủ đại tướng ở cung 6. Bách Khách đại tướng ở cung 1. Bị chủ hiệp Chủ tham tướng, khách tham tướng ở cung 8. Phát - Cục 65 Thái ất ở cung 7 Kế thần ở Tuất Văn xương ở Mão Thủy kích ở Mùi Chủ 15. Đỗ Khách 1. Đơn dương. Vô địa Chủ đại tướng, chủ tham tướng ở cung giữa. Đỗ Khách đại tướng ở cung 1. Phát Khách tham tướng ở cung 3. Cách - Cục 66 Thái ất ở cung 7 Kế thần ở Dậu Văn xương ở Thìn Thủy kích ở Thân Chủ 12. Hạ hòa. Vô địa Khách 34. Hạ hòa. Vô địa Chủ đại tướng ở cung 2. Bách Khách đại tướng ở cung 4. Phát Chủ tham tướng ở cung 6. Hiệp Khách tham tướng ở cung 2. Nội bách - Cục 67 Thái ất ở cung 8 Kế thần ở Thân Văn xương ở Tốn Thủy kích ở Tuất Chủ 25. Đỗ Khách 2. Đơn âm. Vô địa Chủ đại tướng, chủ tham tướng ở cung giữa. Đỗ Khách đại tướng ở cung 2. Phát Khách tham tướng ở cung 6. Phát - Cục 68 Thái ất ở cung 8 Kế thần ở Mùi Văn xương ở Tị Thủy kích ở Tý. Yểm thái ất Chủ 17. Trùng dương trong âm Khách 8. Đơn dương. Vô thiên Chủ đại tướng ở cung 7. Phát Khách đại tướng ở cung 8. Tù Chủ tham tướng ở cung 1. Bách Khách tham tướng ở cung 4. Phát - Cục 69 Thái ất ở cung 8 Kế thần ở Ngọ Văn xương ở Ngọ Cách Thủy kích ở Cấn Chủ 16. Hạ hòa. Đủ Khách 23. Trung hòa. Vô địa Chủ đại tướng ở cung 6. Phát Khách đại tướng ở cung 2. Cách Chủ tham tướng ở cung 8. Tù Khách tham tướng ở cung 6. Phát - Cục 70 Thái ất ở cung 9 Kế thần ở Thìn Văn xương ở Mùi Thủy kích ở Mão Chủ 30. Cô dương. Vô nhân Khách 4. Đơn âm. Vô địa Chủ đại tướng ở cung 3. Hiệp khách Khách đại tướng ở cung 4 Chủ tham tướng ở cung 9. Tù Khách tham tướng ở cung 2 - Cục 71 Thái ất ở cung 9 Kế thần ở Thìn Văn xương ở Khôn Thủy kích ở Tị. Kích Chủ 29. Trung hòa. Đủ Khách 32. Trung hòa. Vô địa Chủ đại tướng ở cung 9. Tù Khách đại tướng ở cung 2. Bách Chủ tham tướng ở cung 7. Bị khách hiệp Khách tham tướng ở cung 6. Hiệp - Cục 72 Thái ất ở cung 9 Kế thần ở Mão Văn xương ở Khôn Thủy kích ở Ngọ. Ngoại bách Chủ 29. Trung hòa. Đủ Khách 31. Trùng dương Chủ đại tướng ở cung 9. Tù Khách đại tướng ở cung 1. Cách Chủ tham tướng ở cung 7 Khách tham tướng ở cung 3. Phát1 like
-
Lá số nầy lạ thật ,mệnh -thân - phúc đức -phụ mẫu đều vô chính diệu /lúc nhỏ sanh ra khó nuôi hay mới lọt lòng mẹ ra đã có mang tang ai ? bệnh tật phải nhờ người nuôi dưỡng khoãng thời gian trước 14t ? /hỏi thật hiện nay cha mẹ cháu giàu có ? trong mình cháu có mang ám tật gì không ? nếu cha mẹ giàu có và trong người bình thường thì rất xấu ... cần phải thay đổi thì mới thọ hơn .1 like
-
Hì hì bạn kể chuyện như lá số kể chuyện ấy nhỉ :( Cho hỏi bạn có hay bị căng thẳng thần kinh, trong người lúc nào cũng sốt ruột không an hay không? Hay có bị bệnh khí huyết?1 like
-
Chúc mừng bác BW! Phải xem lại cách luận quẻ của mình thôi! :(1 like
-
Pho tượng "Phật cưỡi vua" duy nhất có ở Việt Nam Pho tượng độc đáo đã được ghi vào kỉ lục Guiness Có thể nhiều người biết về chùa Hòe Nhai (Hà Nội), đất tổ của phái Tào Động Việt Nam, nhưng có lẽ không nhiều người đã từng nhìn thấy bức tượng một ông vua đời Hậu Lê hàng ngày hàng giờ phủ phục, và trên lưng ông, là Phật Thích Ca. Đây là pho tượng cùng với một mã văn hóa không nơi nào khác trên thế giới có. Sắc lệnh cấm trừ đạo Phật Theo lời kể của nhà sư Thích Tâm Hoan, pho tượng này là kết quả từ một cuộc pháp nạn của các tăng ni Phật giáo Việt Nam năm 1678. Khoảng thời gian hậu Trần đó, khi Phật giáo không còn được đứng ở vị trí quốc giáo nữa, thay vào đó là Nho giáo thịnh hành hơn bao giờ hết. Phật giáo Việt Nam đã trải qua một giai đoạn bị cho rằng không có lợi gì cho xã hội, các tăng ni phật tử sống trong chùa lười nhác và ăn bám xã hội. Đỉnh điểm là đến thời vua Lê Hy Tông đã có một sắc lệnh đuổi hết các sư sãi lên rừng, ai không đi sẽ bị trừng trị nặng nề. Đạo Phật khi đó đã phải trải qua một thời kỳ nhọc nhằn. Một trong số những hòa thượng đắc đạo pháp danh Tông Diễn, được biết đến với tên Tổ Cua, Tổ Cáy cũng bị buộc phải đi qua con đường hoặc sinh hoặc tử này. Hòa thượng Tông Diễn là thế hệ thứ hai của phái Tào Động tại Việt Nam. Việc ông thả toàn bộ mớ cua mẹ mua được xuống ao khi nhìn thấy chúng khóc (sùi bọt) là lý do ông mang tên Tổ Cua, Tổ Cáy. Cũng sau sự kiện phóng sinh cua, ông đã lên chùa theo Phật, được biết đến như một danh tăng lỗi lạc của kinh thành Thăng Long lúc bấy giờ. Không cam tâm thấy tăng chúng phải trải qua pháp nạn quá nặng nề đó, hòa thượng Tông Diễn đã tìm cách len lỏi trở lại kinh thành Thăng Long, tìm cách giáo hóa vị vua Lê Hy Tông đầy quyền uy và kì thị, vị vua mà sau này, nguyện phủ phục dưới Phật để sám hối những lỗi lầm đã phạm. Hòa thượng Tông Diễn đã dùng một "phương tiện" để có thể gặp được vua Hy Tông, ông nói dối rằng có một viên ngọc quý muốn dâng tặng. Tuy nhiên, vua Hy Tông kiêu ngạo chỉ cho người ra lấy ngọc. Hòa thượng Tông Diễn bèn cho một tấm biểu đã viết sẵn vào một chiếc hộp chuyển vào cho vua Hy Tông. Trong biểu chỉ có những điều đơn thuần dễ hiểu như: hãy nhìn vào đời Trần, đời Lý, các vua hết sức coi trọng đạo Phật và rồi quốc gia thịnh trị, đạo Phật khiến người ta biết ăn uống đúng mực, không sân si, không giết người cướp của, nó như một viên ngọc quý của quốc gia, vậy tại sao cho đến giờ đạo Phật lại bị cho rằng không mang lại lợi ích gì cho xã hội... Vua Hy Tông mở chiếc hộp và đọc chiếu mới bừng tỉnh, cho vời hòa thượng Tông Diễn vào trò chuyện. Sau khi nghe hòa thượng thuyết pháp, bèn rút lại sắc lệnh đã ban. Vua Hy Tông từ đây hết sức sửa mình, tự nguyện đề nghị với hòa thượng Tông Diễn rằng nên làm một bức tượng mà trong đó, vua phủ phục dưới Phật, để thể hiện sự sám hối và sửa mình một cách cẩn trọng của ông. Đây là bức tượng độc đáo nhất của văn hóa Phật giáo Việt Nam, mang tính cách Việt và lịch sử Việt, không nơi nào trên thế giới có một mã văn hóa như thế. Sự sửa mình trí tuệ "Trong triết học nhà Phật, nghĩa gốc của chữ tu là sửa, con người hàng ngày thể nào rồi cũng đụng chạm đến đời sống của chúng sinh hoặc làm những điều bị ngăn cấm. Vua Lê Hy Tông đã vi phạm một điều rất lớn là phá đạo, trong khi đạo Phật luôn chủ trương đường lối không dùng sự thủ tiêu và tàn nhẫn, đó là một cách "cai trị" mà không cần vũ trang, đó là Phật trị", TS Hán học Cung Khắc Lược nhận xét, "dáng nằm như gãy đó thể hiện một sự quy phục tuyệt đối, dáng mẫu mực của sự thuần phục, ra sức, nó hơn hẳn sự thành khẩn của mọi nền phê bình. Đó là sự chân thành, một sự thay đổi xuất phát từ sâu sắc trong tim chứ không gượng ép và do đó, đây không phải là một sự trừng phạt". Thoạt nhìn bức tượng thấy một người ngồi trên lưng một người, có vẻ như dữ tợn, như thể đây là một sự trừng phạt đáng thương xót. Tuy nhiên, pho tượng này nằm ở một tầng cao về trí tuệ, một sự sửa mình để sống tốt hơn, một người ở cấp độ cầm quyền cao nhất cũng phải xem lại chính mình. Sự ngự trị trong cõi này còn có một cõi ngự trị siêu hùng ưu việt hơn, đó là lực lượng của trí tuệ, một sự tự thân, của bản thể duy nhất. "Pho tượng này là để muôn đời chứ không phải là để hoài cổ, như một di tích. Vị vua này đã nghĩ đến một mai hậu của tấm lòng con người, rằng muốn phát triển và thúc đẩy thì phải thay đổi, phải nhận ra mình và cung kính sửa bỏ, thành thực và có một thái độ, nghị lực lớn thì mới đạt được trí tuệ để thay đổi nhân quần xã hội", TS. Cung Khắc Lược nói. Đây cũng là một pho tượng cho thấy mối liên hệ rất thú vị giữa tôn giáo và chính trị Việt Nam trung đại. Nó là một điển hình mẫu mực của tâm linh, cho thấy con người phải sửa bỏ thì mới đạt được kết quả nhất định. Nếu ai muốn đạt được mong muốn tâm linh nào đó thì pho tượng này là bài học tốt nhất, mặc dù thoạt nhìn với hiểu biết nhỏ bé thì chúng ta có thể thấy sợ, thấy một điều gì dữ dội, trừng phạt nhân quả, nhưng nhìn kĩ thì sẽ thấy rằng con người ai cũng có sai lầm và quan trọng là khi biết sửa bỏ, người ta được tha thứ. Những người đã có tuổi già, hay những người đã từng trải qua gió táp trong cuộc đời, và khi nhìn lại những cuộc kiểm điểm của đời mình, ai cũng sẽ thấy rằng pho tượng như một vị mặn trên lưỡi và hẳn nhiên sự sửa bỏ ấy đúng cho tất cả mọi người, một ví dụ kì lạ của sự tĩnh lặng sửa bỏ toàn thiện. "Sống trên đời ai cũng có lỗi lầm nhưng ít người chịu nhận, có nhận thì họ cũng chỉ tự nhận với mình hoặc nhận với nhau, những người sẽ không đánh giá và quy tội họ, hoặc có người nhận thì chỉ là nhận suông thôi, không chịu sửa. Vị vua này, người mang quyền lực tối cao trong một nhà nước đã biết nhận lỗi, sửa lỗi. Sự sám hối này không chỉ cho mình ông, mà còn để răn dạy bao thế hệ về sau nữa", nhà sư Thích Tâm Hoan chỉ dạy. Lai lịch của phái Tào Động Tào Động tông là một tông phái Thiền quan trọng tại Trung Quốc được hai vị Thiền sư sáng lập, là và đệ tử là . Người ta ghép hai chữ đầu của tên hai vị này và gọi là Tào Động. Mặc dù mục đích tu tập trong hai trường phái và Tào Động như nhau nhưng phương pháp tu tập cụ thể thì có khác biệt. Tào Động tông chú trọng đến phương pháp tức là , "chỉ an nhiên là đủ", Lâm Tế tông chủ trương phương pháp , là quán . Trong thế kỉ 13, Thiền sư Nhật là đưa tông này qua Nhật và Tào Động trở thành môn phái Thiền quan trọng, ngày nay vẫn còn. Trong tông Tào Động tại Nhật, phương pháp - một trong những thành phần tu học quan trọng của - đã thất truyền từ thời Minh Trị.Thiền Tào Động được Thiền sư (1636-1704) truyền sang Việt Nam giữa thế kỉ thứ 17. Sư rời Đại Việt năm 1664, cùng với hai đệ tử sang Trung Quốc, đến Hồ Châu học đạo với Thiền sư và ở đó ba năm sau mới về. Thông Giác truyền giáo cho và phái này hoạt động ở Đàng ngoài (miền Bắc), rất thịnh hành cuối thế kỉ 17 và đầu 18. Đàng trong (miền Trung), thiền Tào Động do một Thiền sư Trung Quốc là (1633-1704), hiệu Đại Sán Hán Ông truyền dạy. Năm 1695, theo lời mời của chúa Nguyễn Phúc Chu, Sư đến Thuận Hoá. Sư là người tổ chức giới đàn Thiền Lâm với hàng ngàn người tham dự. Nhất Cửu Tư Nam nguồn giac ngo online1 like
-
quý cậu chạy đôn, chạy đáo làm gì. vốn quý cậu có tính nông nổi, lại thêm trước mắt có nhiều điểm sáng quá hoặc tối quá. Tất cả chỉ là từ từ học và làm, tất cả chỉ là "khiêm cung tự hạ" ắt thành tài. chuyện của bố quý cậu trong năm nay, còn gặp nhiều khó khăn, vất vả, có khi phải to tiếng, cãi vã mới thành công. Hùn hợp hay kinh doanh thì nên suy nghĩ kỹ.1 like
-
Tướng pháp phụ nữ - Phần 3 Cốt tướng Trong phép xem tướng, tâm tướng quan trọng nhất, rồi tới thần khí, tiếp theo là hình tướng. Nói thẳng ra trong hình tướng chỉ có 3 thứ phải xem: cốt tướng, nhục tướng và tướng khí huyết. Phần này bàn về cốt tướng. Cốt tướng là tướng xương, tức trên người cứ chỗ nào có xương thì liệt cả vào cốt tướng mà xem. Cốt tướng cần đạt các tiêu chuẩn sau thì mới coi là đẹp: - Thẳng thắn: Các loại xương cổ, vai, cánh tay, chóng chân, cột sống...phải thẳng thớm, ngang bằng, không được cong, vênh, lệch. Ngay cả xương trán cũng phải thẳng ( trán hói nếu có thông minh cũng dễ hỏng đường gia thất). Xương ngón tay cũng thẳng mới tốt, ngón tay cong là sức khoẻ kém và vất vả, nhiều khi còn thể hiện xấu tính. - Đều đặn: Xương đều đặn thể hiện ở sự cân đối, những phần xương lộ hẳn ra như gò má, đầu gối, mắt cá chân... thì nên có hình tròn trặn, vuông vắn, không nên nhọn và lệch . - Được thịt tương trợ: Câu này có lẽ hơi khó hiểu .Nó gồm có hai ý, thứ nhất là xương nên được thịt bao bọc chẳng nên lộ ra ngoài, thứ hai là xương và thịt phải cân nhau. Nên gầy quá béo quá theo tướng mà nói thường là không tốt. Lộ xương có nhiều ý, phổ biến nhất là vất vả, dù quan hay dân thì đều nhọc nhằn sương gió, gian khổ. Các tướng khác mà kém thì là người dưới trong xã hội, hoặc chết non. Cách lộ xương chỉ có tướng Hoả toàn cục thì đỡ nhất, tiếp theo là tướng Kim. Nhưng ngay cả với hai cách này, ý nghĩa xấu của lộ xương vẫn còn, chỉ có chế giảm đi và được bù lại bởi những cách khác. - Chắc chắn thanh tú: Xương ở trong thịt thì sao biết thanh tú chắc chắn? Câu trả lời là coi móng tay, móng chân, tóc và răng, trong đó răng là quan trọng nhất. Nên to dài khít, chắc, trắng trong. Xương thanh tú thì sang trọng, tài lộc, nếu cộng thêm các tướng tốt khác thì tuổi thọ và sức khoẻ rất khá, tình duyên cũng may mắn luôn. Tướng pháp phụ nữ - Phần 4 Tướng phụ nữ sát chồng Sát chồng có nghĩa không thuận lợi đường hôn nhân, không phải "chết chồng". Mức không thuận lợi này có thể đa dạng: li hôn, cãi vã, bất hoà, hay một trong hai kém về sức khoẻ và tuổi thọ. - Ánh mắt ác hay ánh mắt như khóc, tối và ướt. - Lông mày thô, như đàn ông. - Mũi gầy, mủi nhỏ xíu. - Mũi thấp tẹt. - Xương má xương mặt quá to và lộ. - Đôi bàn tay gân guốc như nam giới. - Giọng nói the thé, cao vút. - Hai đôi bàn tay lệch lạc thấy rõ. - Gò má cao và nhọn, hay mũi thấp mà gò má cao. - Hàm răng khấp khểnh, môi mỏng. Trích Nhân tướng học1 like